Lê Bá Trung

Triết học Âm Dương

1 bài viết trong chủ đề này

Triết học Âm dương Ngũ hành là một hệ lý thuyết đa cấu trúc. Mỗi một cấu trúc là một tập hợp các đối tượng kết hợp với nhau đúng theo nguyên lý Âm dương Ngũ hành. Tính chất Âm dương Ngũ hành của một đối tượng (trong một cấu trúc) được xác định đồng thời 2 yếu tố là tính chất Âm dương và tính chất Ngũ hành, tức là: một đối tượng được xác định tính chất là Âm (hoặc Dương) thì nhất thiết phải có cả tính chất xác định trong Ngũ hành, và ngược lại, một đối tượng được xác định tính chất trong Ngũ hành thì nhất định phải có tính chất xác định là Âm (hoặc Dương).

Các cấu trúc cơ bản của Triết học Âm dương Ngũ hành gồm 5 cấu trúc sau:

-Cấu trúc thiên can

-Cấu trúc địa chi

-Cấu trúc nhân thể

-Cấu trúc số

-Cấu trúc tượng

Kết hợp một cấu trúc này với một cấu trúc khác là một nguyên lý Âm dương Ngũ hành hợp nhất trong Triết học Âm dương Ngũ hành.

A-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành cơ bản của cấu trúc thiên can

Thiên can có 10 đối tượng. Tính chất Âm dương Ngũ hành của 10 thiên can được xác định như sau:

Giáp có tính chất là Dương mộc. Ất có tính chất là Âm mộc.

Bính có tính chất là Dương hỏa. Đinh có tính chất là Âm hỏa.

Mậu có tính chất là Dương thổ. Kỷ có tính chất là Âm thổ.

Canh có tính chất là Dương kim. Tân có tính chất là Âm kim.

Nhâm có tính chất là Dương thủy. Quý có tính chất là Âm thủy.

Posted ImageClick this bar to view the full image.Posted Image

Bảng 1. Tính chất Âm dương Ngũ hành của 10 Thiên can

B-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành cơ bản của cấu trúc địa chi

Địa chi có 12 đối tượng. Tính chất Âm dương Ngũ hành của 12 Địa chi được xác định như sau:

Tý có tính chất là Dương thủy.

Sửu có tính chất là Âm thổ.

Dần có tính chất là Dương mộc.

Mão có tính chất là Âm mộc.

Thìn có tính chất là Dương thổ.

Tị có tính chất là Âm hỏa.

Ngọ có tính chất là Dương hỏa.

Mùi có tính chất là Âm thổ.

Thân có tính chất là Dương kim.

Dậu có tính chất là Âm kim.

Tuất có tính chất là Dương thổ.

Hợi có tính chất là Âm thủy.

Posted ImageClick this bar to view the full image.Posted Image

Bảng 2. Tính chất Âm dương Ngũ hành của 12 Địa chi

C-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành cơ bản trong cấu trúc nhân thể (phần Tạng, Phủ và Kinh)

Trong hệ thống Kinh Lạc của Nhân thể có 12 Kinh chính, từ mỗi Kinh chính có một nhánh tách ra gọi là Kinh biệt. 12 Kinh biệt đi sâu vào cơ thể liên lạc với Tạng hoặc Phủ cùng tên.

1-Tính chất (mới-theo Rubi) Âm dương Ngũ hành của 12 đường kinh được xác định như sau:

Kinh Phế có tính chất là Dương kim. Kinh Đại tràng có tính chất là Âm kim.

Kinh Tỳ có tính chất là Dương thổ. Kinh Vị có tính chất là Âm thổ.

Kinh Tâm có tính chất là Dương hỏa. Kinh Tiểu tràng có tính chất là Âm hỏa.

Kinh Bàng quang có tính chất là Âm thủy. Kinh Thận có tính chất là Dương thủy.

Kinh Tâm bào lạc có tính chất là Âm thổ. Kinh Tam tiêu có tính chất là Dương thổ.

Kinh Đởm có tính chất là Âm mộc. Kinh Can có tính chất là Dương mộc.

2-Hệ đại chu thiên

Đại chu thiên là hiện tượng khí "huyết" chảy trong 12 đường kinh chính 50 vòng mỗi ngày, mỗi vòng theo trình tự sau:

Posted ImageClick this bar to view the full image.Posted Image

Bảng 3. Tính chất Âm dương Ngũ hành, giờ vượng và giờ suy của 12 đường kinh

Trong bảng trên, "giờ vượng" là giờ mà đường Kinh tương ứng là wợng nhất, "giờ suy" là giờ mà đường Kinh tương ứng là suy nhất.

D-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành cơ bản trong cấu trúc số

1-Tiền đề Âm dương Ngũ hành của hệ thập phân trong cấu trúc số

Thiên nhất sinh Thuỷ, Địa lục thành chi

Địa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi

Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi

Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi

Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi

Trời lấy số 1 mà khởi sinh hành Thuỷ, Đất lấy số 6 mà tạo thành hành Thuỷ.

Đất lấy số 2 mà khởi sinh hành Hỏa, Trời lấy số 7 mà tạo thành hành Hỏa.

Trời lấy số 3 mà khởi sinh hành Mộc, Đất lấy số 8 mà tạo thành hành Mộc.

Đất lấy số 4 mà khởi sinh hành Kim, Trời lấy số 9 mà tạo thành hành Kim.

Trời lấy số 5 mà khởi sinh hành Thổ, Đất lấy số 10 mà tạo thành hành Thổ.

Các số lẻ 1,3,5,7,9 gọi là số của Trời, số Dương hay số Cơ, trong đó 1,3,5 là số Sinh của Trời, 7,9 gọi là số Thành của Trời.

Các số chẵn 2,4,6,8,10 gọi là số của Đất, số Âm hay số Ngẫu, trong đó 2,4 gọi là số Sinh của Đất, còn 6,8,10 gọi là số Thành của Đất.

2-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành của hệ thập phân trong cấu trúc số

Số 1 có tính chất là Dương thủy, số 6 có tính chất là Âm thuỷ.

Số 2 có tính chất là Âm hỏa, số 7 có tính chất là Dương hỏa.

Số 3 có tính chất là Dương mộc, số 8 có tính chất là Âm mộc.

Số 4 có tính chất là Âm kim, số 9 có tính chất là Dương kim.

Số 5 có tính chất là Dương thổ, số 10 có tính chất là Âm thổ.

3-Hệ quả Âm dương Ngũ hành của hệ thập phân trong cấu trúc số

Theo luật Ngũ hành sinh, khắc hệ thập phân trong cấu trúc số được sắp xếp thành 2 đồ hình Hà đồ và Lạc thư.

Posted ImagePosted Image

Hình Hà đồ và Lạc thư

Posted Image

Hình 3. Ngũ hành sinh, khắc

Luật Ngũ hành tương sinh là nguyên lý của đồ hình 9 cung Hà đồ:

Kim sinh Thuỷ

Thuỷ sinh Mộc

Mộc sinh Hoả

Hoả sinh Thổ

Thổ sinh Kim

Posted ImageClick this bar to view the full image.Posted Image

Hình 4. 9 cung Hà đồ

Luật Ngũ hành tương khắc là nguyên lý của đồ hình 9 cung Lạc thư:

Kim khắc Mộc

Mộc khắc Thổ

Thổ khắc Thủy

Thủy khắc Hỏa

Hỏa khắc Kim

Posted Image

Hình 5. 9 cung Lạc thư

Nguon:Hoangthantai

Share this post


Link to post
Share on other sites