Thiên Sứ

Phong Thủy Là Một Ngành Khoa Học Hay Tâm Linh?

2 bài viết trong chủ đề này

PHONG THỦY LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC HAY TÂM LINH?
Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh

 

Thưa các bạn.
Một tổ chức nghiên cứu khoa học phi chính phủ thuộc Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam có mời tôi tham gia tham luận cho một cuộc tọa đàm liên quan đến phong thủy và tâm linh. Tôi khẳng định phong thủy là một khoa học và không phải là một môn học ứng dụng tâm linh. Và tôi đề nghị viết bài theo hướng này, thể hiện quan điểm của tôi. Ban Tổ chức đồng ý. Tuy nhiên, vì công việc kiếm sống và tôi sang Mỹ làm phong thủy, nên ko có cơ hội tham gia. Bởi vậy, tôi viết bài này để chứng minh với các bạn rằng: Phong thủy là một ngành khoa học theo đúng mọi nội hàm của khái niệm này, cho dù các nhà khoa học thuộc nền văn minh hiện nay định nghĩa như thế nào về khái niệm khoa học.

Thưa các bạn

Trong từ điển của Trung Quốc hiện đại, họ đã định nghĩa về khái niệm Phong thủy như sau: "Phong thủy là một tín ngưỡng cổ xưa trong văn hóa truyền thống Trung Quốc".

Là một nền văn minh tự nhận là cội nguồn của Phong thủy và thế giới này mặc nhiên thừa nhận, đã có định nghĩa như vậy thì có thể nói phong thủy là một hiện tượng tâm linh đã được mặc định. Và cho đến tận ngày hôm nay, khi tôi đang gõ những hàng chữ này, có thể nói số đông con người khi nghĩ về môn phong thủy vẫn coi là một vấn đề "mê tín dị đoan", một thứ tín ngưỡng mơ hồ và là một điều gì đó còn bí ẩn chưa giải thích được. Như vậy, đến đây có hai vấn đề cần giải quyết:

1/ Ngành Địa lý phong thủy phương Đông có phải là một tín ngưỡng không?

2/ Ngành Địa lý phong thủy phương Đông có phải là một ngành khoa học hay không?

Chúng ta cần giải quyết hai vấn đề trên.

 

I/ PHONG THỦY CÓ PHẢI LÀ MỘT TÍN NGƯỠNG HAY KHÔNG?

Thưa các bạn.

Để xác định vấn đề này, chúng ta cần phải xem lại định nghĩa về khái niệm "tín ngưỡng".

Theo thư viện mở wikipedia định nghĩa "tín ngưỡng" như sau:

 

  Quote

Tín ngưỡng là một niềm tin có hệ thống. mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình yên cho bản thân và mọi người. Tín ngưỡng còn là thể hiện giá trị của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống bền vững. đôi khi được hiểu là tôn giáo.

Tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian. tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì thường là không mang tính dân gian. Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo.

Cơ sở của mọi tôn giáo, tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào những cái "siêu nhiên" hay gọi là "cái thiêng" cái đối lập với cái "trần tục", cái hiện hữu mà con người có thể sờ mó, quan sát được. Niềm tin vào "cái thiêng" thuộc về bản chất con người, nó ra đời và tồn tại, phát triển cùng với con người và loài người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng giống như đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm...

https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADn_ng%C6%B0%E1%BB%A1ng

 

 

Trên cơ sở này, chắc các bạn từ chính các phong thủy gia và những người đã đọc qua vài cuốn sách nói về Phong thủy, cũng thấy rằng: Bản chất của ngành Địa Lý phong thủy Đông phương nói chung, không hề có bất cứ một hiện tượng nào để có thể phù hợp với định nghĩa về khái niệm "tín ngưỡng" nói trên. Trong tất cả các bản văn cổ về Phong thủy cho thấy: nó không phải là một hệ thống giáo lý và không có bất cứ một biểu tượng tâm linh nào liên quan và được mô tả có tính thần quyền, như "Thần Cây Đa", "Ma cây đề", thậm chí "sơn thần, thổ địa"...vv....cũng không có. Bởi vậy, hoàn toàn không hề có một cơ sở nào để xác định ngành Địa Lý phong thủy phương Đông là một tín ngưỡng.

Vậy thì, cái định nghĩa "Phong thủy là một tín ngưỡng cổ xưa" trong tự điển Trung Hoa hoàn toàn là một sai lầm. Nói đúng hơn là qua định nghĩa của từ điển Trung Hoa, cho thấy một cách hiểu sai về Phong thủy. Đây chính là một bằng chứng nữa chứng tỏ rằng: Chính nền văn minh Trung Hoa - vốn tự nhận là nguồn gốc của nền phong thủy Đông phương - cũng không hiểu gì về phong thủy. Và là sự tự xác nhận cội nguồn phong thủy không thể thuộc về nền văn minh này.

Tôi đã định nghĩa về bản chất của phong thủy nhiều lần trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn, nhưng tạm thời chưa nhắc lại ở đây. Mà chỉ lưu ý các bạn đang chia sẻ bài viết này của tôi, rằng:

Rõ ràng ngành Địa lý phong thủy Đông phương là một phương pháp ứng dụng trong kiến trúc, xây dựng với những phương pháp, nguyên lý có tính quy luật, tính khách quan, có hiệu quả và có khả năng tiên tri. Như vậy, chỉ cần tính hiệu quả và khả năng tiên tri đã xác định sự khác biệt tuyệt đối so với bất cứ một khái niệm nào được mô tả về nội dung của cả tôn giáo lẫn tín ngưỡng trên thế gian. Bởi vì, tất cả hệ thống tín ngưỡng và tôn giáo trong lịch sử văn minh nhân loại đều thiếu tính quy luật và khả năng tiên tri. Ngược lại, tính quy luật và hiệu quả ứng dụng tính quy luật có khả năng tiên tri thuộc về phạm trù của các lý thuyết nhân danh khoa học.

Như vậy, sau khi xác định rằng: Ngành Địa lý phong thủy Đông phương không phải là một tín ngưỡng và chính những hiệu quả ứng dụng trải dài hàng Thiên niên kỷ trong xã hội Đông phương là cơ sở để đặt vấn đề bản chất khoa học của nó . Tôi sẽ chứng minh điều này với các bạn trong phần tiếp theo đây. Tức là trả lời cho vấn đề được đặt ra: 2/ Ngành Địa lý phong thủy phương Đông có phải là một ngành khoa học hay không?

 

II/ ĐỊA LÝ PHONG THỦY ĐÔNG PHƯƠNG THỰC SỰ LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC.

II/ 1. Tiêu chí khoa học thẩm định một lý thuyết khoa học với di sản phong thủy qua bản văn chữ Hán.

 

Thưa các bạn.

TTNC LHDP đã tổ chức một cuộc hội thảo quy mô chứng minh rằng: "Phong thủy là một ngành khoa học" với sự tham dự của hơn 400 đại biểu, tại hội trường khách sạn La Thành 208 Đội Cấn Hanoi vào ngày 15/ 12/ 2009. Nhiều đại biểu là giáo sư đầu ngành của các ban ngành thuộc các hội khoa học và cơ quan nghiên cứu khoa học của Việt Nam.

Hôm nay, trong bài viết này, tôi muốn chứng minh rõ hơn về bản chất khoa học của ngành Phong thủy Đông phương.

Thưa các bạn.

Trước hết, tôi cần khẳng định rằng: Không cần có kiến thức chuyên sâu về phong thủy, chỉ cần bạn đọc xong - dù hiểu hay không hiểu - một cuốn sách phổ biến nhất về phong thủy đang lưu truyền ở Việt Nam là cuốn Bát trạch Minh Cảnh bán với giá 20. 000VND. Qua cuốn sách này, các bạn sẽ thấy rât rõ rằng:

1/ Không hề có biểu tượng thần quyền nào trong phương pháp ứng dụng phong thủy.

2/ Hoàn toàn có tính quy luật, tính khách quan trong phương pháp ứng dụng. Mặc dù tạm thời chưa bàn đến tính phản ánh đúng hay sai của những quy luật này.

3/ Có cơ sở phương pháp luận liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành và có tính hệ thống, mặc dù chưa hoàn chỉnh.

4/ Có tính lưu truyền có thể nhận thức được để có sự tiếp tục kế thừa trong nền văn minh.

5/ Có tính hiệu quả của sự ứng dụng và có khả năng tiên tri. Tính hiệu quả và khả năng tiên tri của ngành Địa Lý phong thủy Đông phương đã được xác định hàng Thiên niên kỷ trong xã hội Đông phương và là nguyên nhân để nó tồn tại đến ngày hôm nay. Có thể nói rằng: Chưa một lý thuyết khoa học hiện đại nào, có thể tự hào về sự tồn tại lâu dài hàng Thiên niên kỷ như những ngành ứng dụng của Lý học Đông phương, trong đó có phong thủy.

Như vậy, xét trên 5 yếu tố này thì ngành Địa lý phong thủy Đông phương hoàn toàn có những tố chất của một lý thuyết khoa học ứng dụng trong kiến trúc và xây dựng.

Các nhà nghiên cứu khoa học có thể đặt vấn đề về một tiêu chí khoa học thẩm định một lý thuyết được coi là khoa học, là:

 

"Một lý thuyết được coi là khoa học thì những mô hình biểu kiến của nó phải phản ánh một thực tại có thể quan sát được".

 

Trong khi đó, ký hiệu Bát quái, sự phân cung sơn hướng, quy định mệnh trạch và các danh tử, khái niệm của ngành Phong Thủy học Đông phương, như: "khí", sự vận động của các đại lương được mô tả như sao trong Huyền không, sự ảnh hưởng của các phương hướng đến cuộc sống của con người trong ngôi gia...vv... hết sức mơ hồ và không biết phản ánh một thực tại nào? Vậy thì phải chăng nó chưa thể coi là một lý thuyết ứng dụng khoa học, do chưa thỏa mãn được tiêu chí trên?

Nhưng, như tôi đã trình bày: chính hiệu quả ứng dụng và khả năng tiên tri - khi hoàn toàn không hề có biểu tượng thần quyền - là một bằng chứng xác định những quy luật tồn tại khách quan  trên thực tế đằng sau những mô hình biểu kiến, các phương pháp, quy định và nguyên lý ứng dụng của Địa Lý phong thủy Đông phương. Và cũng chính hiệu quả ứng dụng với khả năng tiên tri là nguyên nhân để ngành Địa Lý phong thủy học Đông phương tồn tại hàng Thiên niên kỷ đến ngày hôm nay, mà không hề có một biểu tượng thần quyền của tín ngưỡng và tâm linh.

Như vậy, vấn đề được đặt ra: "Một lý thuyết được coi là khoa học thì những mô hình biểu kiến của nó phải phản ánh một thực tại có thể quan sát được", chỉ có thể là một hướng nghiên cứu cần tiếp tục khám phá những thực tại quan sát được, qua những mô hình biểu kiến, những khái niệm, những quy tắc và nguyên lý của ngành Địa Lý Phong thủy học Đông phương. Chứ không phải là một luận cứ bác bỏ tính khoa học của ngành Địa Lý phong thủy Đông phương.

Hơn nữa, chính hiệu quả ứng dụng của ngành Địa Lý phong thủy Đông phương và khả năng tiên tri của nó, cũng chính là một phần của thực tại khách quan có thể quan sát được - cho dù con người chưa hiểu được bản chất của thực tại tương tác này. Và điều này đã làm nên sự tồn tại của ngành Địa lý Phong thủy trải hàng Thiên niên kỷ trong xã hội Đông phương. Vì vậy, vấn đề tiếp tục được đặt ra: về tính khoa học của hệ thống lý thuyết thể hiện qua hệ thống phương pháp luận của ngành Địa Lý phong thủy học Đông phương, thể hiện ở những tố chất nào?

Thưa các bạn.

Ngành Địa lý phong thủy học Đông phương là cả một hệ thống lý thuyết và phương pháp luận mô tả hệ thống lý thuyết đó trong ứng dụng. Do đó, để thẩm định một hệ thống lý thuyết nhân danh khoa học, ta phải ứng dụng tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng, để so sánh đối chiếu với hệ thống lý thuyết ứng dụng của ngành Địa Lý phong thủy Đông phương. Tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng phát biểu rằng:

 

"Một lý thuyết hoặc một giả thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng, nếu nó giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, tính nhất quán, hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri".

 

Ứng dụng tiêu chí khoa học này vào các hệ thống phương pháp luận qua những di sản mô tả liên quan đến sự ứng dụng của Phong thủy trong cổ thư chữ Hán, thì chúng ta nhận thấy những điểm sau đây:

1/ Không có tính nhất quán.

Các cái gọi là trường phái Phong thủy Tàu hoàn toàn mâu thuẫn trong ngay chính nội hàm của nó và sự liên quan giữa những cái gọi là trường phái của Tàu với nhau. Chưa nói đến các di sản khác thuộc về ngành phong thủy nhưng tồn tại rời rạc và không nằm trong các trường phái nào.

2/ Không có tính hệ thống.

Đương nhiên khi không có tính nhất quán thì cũng không có tính hệ thống, mặc dù tất cả các cái gọi là trường phái phong thủy Tàu đều mô tả như hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

3/ Không có tính hoàn chỉnh.

Tổng hợp hai vấn đề trên, tất nhiên chúng không thể có tính hoàn chỉnh.

4/ Tính quy luật và tính khách quan.

Trong tất cả các phương pháp của các trường phái phong thủy theo bản văn chữ Hán đều thể hiện tính quy luật cục bộ. Tất nhiên, nó cũng phản ánh tính khách quan từ những quy luật này. Nhưng tính khách quan được thể hiện ở tính quy luật chưa được thẩm định, cho nên nó chỉ mang tính lý thuyết và không phải vì thế nó phản ánh một thực tại khách quan có thể quan sát được. Cho nên vấn đề thứ 5 được đặt ra là:

5/ Khả năng tiên tri.

Khả năng tiên tri của các trường phái, hoặc các phương pháp rời rạc không thuộc trường phái nào đều rất hạn chế.

Do đó, nếu chúng ta xét những di sản ngành Địa Lý phong thủy học Đông phương từ những di sản còn lại qua cổ thư chữ Hán, thì hoàn toàn không phù hợp với tiêu chí khoa học để thẩm định một lý thuyết khoa học được coi là đúng.

Nhưng đến đây, một vấn đề khác được đặt ra, là: những phương pháp luận trong ứng dụng của ngành Địa lý phong thủy học Đông phương đều mang dấu ấn của thuyết Âm Dương ngũ hành và Bát quái. Hay nói một cách khác: Ngành Địa Lý phong thủy học Đông phương là một hệ luận chuyên ngành của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bởi vậy, không thể cả một hệ thống phương pháp luận chuyên ngành, là hệ quả của một lý thuyết sản sinh ra nó, lại đầy mâu thuẫn, không hoàn chỉnh và thiếu tính hệ thống, tính nhất quán?!

Hơn thế nữa, bản thân thuyết Âm Dương Ngũ hành trong các bản văn chữ Hán cũng đầy rẫy những mâu thuẫn, từ lịch sử hình thành, nội dung và cơ sở phương pháp luận. Cho đến tận ngày hôm nay, khi tôi đang gõ hàng chữ này, ngay cả những nhà nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc, cả cổ lẫn kim, cũng không thể xác định được thuyết Âm Dương Ngũ hành ra đời và hình thành trong thời điểm nào trong lịch sử văn minh Trung Hoa!

Người ta không thể tìm được một cái đúng từ một cái sai.

Bởi vậy, phần tiếp theo tôi sẽ trình bày với các bạn là: Cội nguồn văn minh Đông phương và tính khoa học đích thực của Địa Lý phong thủy Lạc Việt.

 

Còn tiếp

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

II/ ĐỊA LÝ PHONG THỦY ĐÔNG PHƯƠNG THỰC SỰ LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC.

Tiếp theo

II/ 2. Sự phục hồi thuyết Âm Dương Ngũ hành và hệ thống lý thuyết ứng dụng của ngành phong thủy học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt.

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH

Share this post


Link to post
Share on other sites