Thiên Đồng

Thần Y Việt Nam

4 bài viết trong chủ đề này

VỊ LƯƠNG Y HƠN 60 NĂM TẬN TÂM VỚI SỰ NGHIỆP CHỮA BỆNH DA LIỄU VÀ CÂU CHUYỆN VỀ NGƯỜI NỐI TIẾP SỰ NGHIỆP

 

Khắp chốn kinh thành Thăng Long xưa ai ai cũng đều biết tới câu chuyện của hai cha con Danh y Trần Kim Quang và nữ tử Lương y Trần Kim Thu với những bài thuốc chữa các bệnh da liễu và chăm sóc sắc đẹp cho cung tần mỹ nữ Hoàng triều Thăng Long. Đặc biệt trong số đó là bài thuốc chữa nám tàn nhang cho các cung tần mỹ nữ Hoàng triều nổi danh thiên hạ và cả các nước láng giềng, được Vua và các Vương phi, cung tần vô cùng quý trọng, biệt đãi.

 

Xuất thân từ dòng tộc có truyền thống làm nghề y, bốc thuốc chữa bệnh cứu người với nhiều bài thuốc gia truyền chuyên chữa các bệnh về da liễu, nổi bật trong số đó phải kể đến bài thuốc chữa nám da tàn nhang nổi danh khắp chốn kinh thành. Ngay từ hồi nhỏ Lương y Trần Kim Thu đã được cha của mình là Danh y Trần Kim Quang chỉ dạy cho nhiều y thuật cao thâm và điều chế nhiều bài thuốc hiệu nghiệm chữa bệnh. Với tố chất thông minh, lanh lợi, Lương y Trần Kim Thu đã tiếp thu rất nhanh và ghi chép tỉ mỉ, cẩn thận những lời người cha truyền dạy. Lớn lên, bà cùng người cha của mình nổi tiếng khắp nơi không chỉ bởi giỏi y thuật mà còn bởi y đức và tấm lòng bao dung của mình.

 

luong-y-tran-kim-thu1-280x300.jpg

Lương y nhân dân Trần Kim Thu

 

Vào thời kỳ của vua Trần Thái Tông, khi đó trong triều xuất hiện một loại bệnh lạ khiến dân chúng hoang mang. Triều đình hạ lệnh cho các thái y, ngự y trong cung tìm ra phương thuốc loại trừ căn bệnh trên đồng thời cho người đi khắp nơi tìm người hiền tài về cùng triều đình chữa bệnh. Khi biết được tin đó, hai cha con đã lập tức vào cung cùng các thái y trong cung nghiên cứu tìm ra phương pháp kiềm chế và loại trừ căn bệnh lạ đó.

 

Sau đó, hai cha con bà đã được vua trọng thưởng và giữ lại trong cung chuyên chữa bệnh và chăm sóc sắc đẹp cho các cung tần mỹ nữ trong triều. Kể từ đó, bà cùng người cha của mình tiếp tục nghiên cứu ra nhiều bài thuốc chăm sóc sắc đẹp trong Hoàng cung và được các Vương phi, Quý phi, cung tần mỹ nữ vô cùng quý trọng.

 

Sau đó, do tuổi cao sức yếu cụ Trần Kim Quang đã qua đời và để lại cho bà rất nhiều công thức về các bài thuốc quý mà cụ đã dày công tìm tòi, nghiên cứu. Lo hậu sự cho cha xong, bà trở lại Hoàng cung để tiếp tục công việc của mình, nghiên cứu và hoàn thiện thêm nhiều bài thuốc mới từ thảo dược quý như: bài thuốc chăm sóc sắc đẹp Hoàng cung, Bài thuốc giữ gìn nét thanh xuân, bài thuốc làm trắng da từ thảo dược, bài thuốc giảm béo giữ vóc dáng ngọc ngà, bài thuốc giúp tăng cường mùi hương cơ thể, bài thuốc giúp tóc dài đen mượt và đặc biệt là bài thuốc chữa nám tàn nhang cho các Vương phi, Quý phi, cung tần mỹ nữ Hoàng Triều. Những bài thuốc của bà đều được coi là các món quà quý mà Vua thường dùng để ban cho các cung tần mỹ nữ có công trạng, được Vua sủng ái.

Tuy nhiên đến cuối đời vua Trần Minh Tông, triều đình lúc đó rối ren, nhiều biến động, bà đã quyết định rời chốn kinh thành về quê ở ẩn, tiếp tục bốc thuốc chữa bệnh. Tại đây bà chú trọng hơn đến những bệnh ngoài da thường gặp chữa cho người dân nghèo miễn phí chứ không lấy tiền. Hơn 60 năm cống hiến hết mình với tấm lòng và y đức cao cả, bà được bà con khắp nơi biết đến và người dân yêu quý gọi bà với tên gọi Lương y nhân dân Trần Kim Thu.

 

Hiện nay nhiều bài thuốc của bà vẫn còn được áp dụng vào thực tế điều trị các bệnh về da liễu, trong số đó phải kể đến bài thuốc trị nám tàn nhang nổi tiếng một thời. Bài thuốc đã được Lương y, Bác sĩ Ngọc Anh nghiên cứu và phát triển bài thuốc. Lương y Bác sĩ Ngọc Anh là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, ứng dụng thảo dược đông y trong điều trị nám tàn nhang (người chuyên sưu tầm, nghiên cứu các bài thuốc bí truyền cổ phương và phát triển hoàn thiện các bài thuốc này để ứng dụng vào thực tế điều trị).

Trải qua quá trình nghiên cứu kéo dài suốt 5 năm, Lương y, Bác sĩ Ngọc Anh đã kết hợp cùng một số đơn vị chuyên môn hàng đầu về da liễu như Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để thành lập đề tài nghiên cứu nhằm hoàn thiện và phát triển bài thuốc dựa theo công thức từ bài thuốc của Lương y nhân dân Trần Kim Thu để lại. Qua nhiều lần nghiên cứu, điều chỉnh và hoàn thiện, thành công từ đề tài đã cho ra Bộ sản phẩm Thảo dược Đông y Trị nám tàn nhang Vương Phivới 3 bộ riêng biệt phù hợp với từng loại da và từng tình trạng bệnh của bệnh nhân. Đây là Bộ sản phẩm được giới chuyên môn, bác sĩ hàng đầu về da liễu đánh giá cao về tính hiệu quả và độ an toàn cho bệnh nhân khi sử dụng. Bên cạnh đó, Bộ sản phẩm Thảo dược Đông y Trị nám tàn nhang Vương Phiđược đông đảo bệnh nhân sử dụng và đã thoát khỏi tình trạng nám tàn nhang của mình.

 

Theo một kết quả nghiên cứu độc lập của Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc Dân Tộc được công bố vào tháng 5/2011:

 

Bài thuốc áp dụng cho khoảng 400 bệnh nhân bị nám da tàn nhang. Sau quá trình sử dụng thuốc kết hợp với chế độ dinh dưỡng và chăm sóc da hợp lý đã đưa đến kết quả:

– 276 người hết các tình trạng nám da, tàn nhang trên các vùng da bị bệnh

– 79 người khỏi từ 80 – 90% các tình trạng bệnh

– 45 người giảm các vết nám, tàn nhang so với ban đầu

– Hầu hết các trường hợp đều không bị tái phát trở lại

Đây là kết quả thử nghiệm tốt nhất mà gần như chưa bài thuốc nào đạt được.

 

Chia sẻ về điều này, Bác sĩ Ngọc Anh cho biết: Chính Bác sĩ cũng bất ngờ về kết quả này bởi bấy lâu nay bác sĩ thường chú tâm đến việc nghiên cứu và điều trị bệnh chứ cũng ít khi để ý đến các con số thống kê. Cũng theo lời Bác sĩ Ngọc Anh thì những kết quả này sẽ là nguồn động lực to lớn để bác sĩ tiếp tục nghiên cứu ra nhiều bài thuốc chữa các bệnh về da liễu.

Hiện nay, Bộ sản phẩm Thảo dược Đông y Trị nám tàn nhang Vương Phi đang được ứng dụng tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc để điều trị rộng rãi cho bệnh nhân nám tàn nhang cả trong và ngoài nước.

Theo Tạp chí Thế giới Phụ nữ

Share this post


Link to post
Share on other sites

luong-y-tran-kim-thu1-280x300.jpg

Lương y nhân dân Trần Kim Thu

 

 Ngày xưa vào thời phong kiến đã có "Lương y nhân dân" rồi à?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tuệ Tĩnh Thiền sư, ông tổ ngành dược Việt Nam

 

Tue-Tinh.jpg

 

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1930 -?) được gọi tắt Tuệ Tĩnh. Quê gốc tại làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thái, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là tỉnh Hải Dương). Ông có nhiều bộ sách như:  Nam dược thần hiệuvà Hồng Nghĩa giác tư y thư  rất nổi tiếng và có ý nghĩa về lịch sử y hoc và văn học Việt Nam. Ông được phong là ông tổ ngành dược Việt Nam.

 

Tiểu sử Tuệ Tĩnh Thiền sư.

 

Theo những tài liệu nghiên cứu, ngôn ngữ học Việt Nam có ghi Tuệ Tĩnh thuộc đời nhà Trần.Tên thật ông là Nguyễn Bá Tĩnh (阮伯靜), biệt hiệu là Tráng Tử Vô Dật quê ở làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thái, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là tỉnh Hải Dương). Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh là người đã đặt nền móng trong việc xây dựng nên y học cổ truyền

 

Ông mô côi mẹ từ lúc 6 tuổi và được các sư tại chùa Hải Triều và chùa Giao thuy nuôi ăn học. Đến năm 22 tuổi ông đỗ đạt thi cử nhưng ko ra làm quan mà đi tu tại chùa và lấy pháp danh là Tuệ Tĩnh. Trong thời gian đi tu, ông chuyên tâm nghiên cứu y học cổ truyền, làm thuốc chữa bệnh cứu người.

 

Đến năm 55 tuổi, với kiến thức uyên bác về y dược của mình, ông bị cống sang nhà Minh ở Trung Quốc. Sang Trung Quốc ông vẫn nghiên cứu về y học và làm thuốc. Tài năng của ông được vua Minh phong là Đại y Thiền sư. Ông qua đời tại Giang Nam Trung Quốc không rõ năm nào.

 

Tuệ Tĩnh trong thời gian tại Trung Quốc luôn nhớ về quê hương và luôn mong muốn được trở về quê hương. Chính vì vậy trên bia mộ ông có dòng chữ “Ai về nước Nam cho tôi về với”.

Năm 1960 tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đi sứ sang Trung Quốc, vô tình thấy mộ Tuệ Tĩnh. Cảm động với lời nhắn gửi của ông, tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đã sao chép lại rồi tạc đá mang về Hải Dương.

 

Công trình y – dược của Tuệ Tĩnh.

 

Trước khi sang Trung Quốc, trong thời gian ở trong nước, ông luôn chú trong trông cây thuốc, chữa bệnh và giảng dạy y đồ cho các tăng đồ. Ông đã tổng hợp những kiến thức y – dược của mình để viết nên bộ sách Nam dược thần hiệu chia làm 10 khoa. Hồng Nghĩa giác tư y thư (2 quyển) biên soạn bằng quốc âm, trong đó có bản thảo 500 vị thuốc nam, viết bằng thơ Nôm Đường luật, và bài “Phú thuốc Nam” 630 vị cũng bằng chữ Nôm.

Nguồn : Wikipedia

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tuệ Tĩnh Thiền sư, ông tổ ngành dược Việt Nam

 

Tue-Tinh.jpg

 

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1930 -?) được gọi tắt Tuệ Tĩnh. Quê gốc tại làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thái, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là tỉnh Hải Dương). Ông có nhiều bộ sách như:  Nam dược thần hiệuvà Hồng Nghĩa giác tư y thư  rất nổi tiếng và có ý nghĩa về lịch sử y hoc và văn học Việt Nam. Ông được phong là ông tổ ngành dược Việt Nam.

Nguồn : Wikipedia

Sư huynh xem lại năm sinh của cụ Tuệ Tĩnh

Share this post


Link to post
Share on other sites