Posted 22 Tháng 5, 2016 HƯỚNG NHÀ Ở HAI CỰC TRÁI ĐẤT.HayNhững vấn nạn và tính khoa học của ngành Địa Lý phong thủy Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt. 1/ PHẦN MỞ ĐẦUQuý vị và anh chị em thân mến. Bắt đầu từ một bài viết trên báo Xây Dựng bàn về hướng nhà trong chung cư, mà trong đó hầu hết các phong thủy gia cho rằng cần phải lấy hướng ban công làm hướng nhà. Điều này khác hẳn với truyền thống luôn lấy hướng cửa làm hướng nhà. Sự xác định cứ như đúng rồi của các phong thủy gia này, dựa trên căn bản lý luận nào để xác định? Khi mà toàn bộ hệ thống phương pháp luận mang tính lý thuyết của nền văn minh Đông phương, cho đến nay vẫn hoàn toàn bí ẩn?! http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/quy-hoach-kien-truc/kien-truc/cach-xac-dinh-huong-cua-can-ho-chung-cu.html Bởi vậy có thể nói đây là một trong những vấn nạn của ngành Địa lý phong thủy Đông phương. Và đó không phải vấn nạn duy nhất. Tôi đã đưa ra rất nhiều vấn nạn của ngành Phong thủy học Đông phương. Mà còn hàng trăm vấn nạn khác phải giải quyết, kể cả những vấn nạn từ nguyên lý căn bản. Chính vì những vấn nạn này và nhiều vấn đề khác trong nội hàm hệ thống lý thuyết của ngành Địa Lý Phong thủy học Đông phương, mà giới khoa học chính thống hiện nay vẫn hoài nghi tính khoa học của phong thủy. Mặc dù cá nhân tôi đã có rất nhiều cố gắng để chứng minh tính khoa học của nó. Một cuộc hội thảo về tính khoa học của phong thủy, quy mô nhất từ trước đến giờ này trong lịch sử phát triển của nền văn minh, do tôi phối hợp với Hội Đông Nam Á tổ chức tại Hanoi, vào ngày 15/ 12/ 2009 vẫn chưa đủ sức thuyết phục giới khoa học quốc tế. Có lẽ vì sức lan tỏa của nó không đủ rộng. Nhà khoa học Việt kiều nổi tiếng ở Úc là giáo sư Nguyễn Văn Tuấn - viết bài sau hội thảo - cho rằng: Phong thủy là giả khoa học và tôi đã biện minh trước những luận cứ của ông. Hiện nay, rất nhiều người - ngoài giới khoa học thực thụ và kể cả các thầy phong thủy nổi tiếng (Tôi không bàn đến những loại thầy bà phong thủy phọt phẹt, chém gió, đập ruồi) - cũng rất mơ hồ về tính khoa học của ngành Phong thủy Địa Lý học Đông phương. Bởi vậy tôi phải viết luận đề này để tiếp tục làm sáng tỏ tính khoa học của nó.Về hình thức mô tả của luận đề này là giải quyết những vấn nạn phong thủy về mặt ứng dụng lý thuyết của nó trên thực tế - qua bài báo được chia sẻ. Nhưng về nội dung đích thực mà luận đề này hướng tới là xác định một cách chắc chắn rằng: Ngành Địa Lý phong thủy Đông phương là một ngành khoa học thật sự. Cho dù khái niệm khoa học được định nghĩa như thế nào. Với mục đích chuyển tải nội dung đó, tất nhiên nó sẽ phải rất dài và đồ sộ. Cho nên, tôi sẽ phải chia làm nhiều kỳ. Rất mong quý vị và anh chị em thông cảm.PHẦN I/ NHỮNG VẤN NẠN CỦA ĐỊA LÝ PHONG THỦY ĐÔNG PHƯƠNG.Thưa các bạn.Cho đến ngày hôm nay, khi tôi đang gõ những hàng chữ này, ngành Địa Lý phong thủy Đông phương đã phổ biến rộng rãi khắp thế giới. Giới phong thủy cũng có rất nhiều thần tượng ở cả những nước tiêu biểu cho nền văn minh hiện đại, kể cả Hoa Kỳ. Nhưng chưa có ai trong giới tinh hoa của ngành Địa Lý phong thủy Đông phương chứng minh được phong thủy là một ngành khoa học. Và cũng như cả một quá trình lịch sử hàng ngàn năm của ngành Địa Lý phong thủy Đông phương, nó chưa bao giờ được công nhận là một ngành học chính thống - Kể cả ở Trung Hoa, vốn tự nhận là cái nôi của nền văn minh Đông phương, xuất xứ của ngành Địa Lý phong thủy Đông phương - cũng chưa bao giờ coi những hệ thống trí thức của nó như là một giá trị chính thống được công nhận. Nó chỉ được lưu truyền trong dân gian và tồn tại đến ngày nay, bởi niềm tin vào hiệu quả của nó trong dân gian. Về mặt chính thức, thì chính người Trung Quốc đã định nghĩa về phong thủy trong từ điển của họ: "Phong thủy là một tín ngưỡng cổ xưa của nền văn minh Trung Hoa". Tức ngay chính nền văn minh Trung hoa, tự nhận là cội nguồn của ngành Địa Lý phong thủy Đông phương, cũng không thể thừa nhận nó là một ngành khoa học.Tôi có thể xác định rằng: Những vấn nạn trong ngành Địa Lý Phong Thủy Đông phương nằm ngay trong chính nội hàm cấu trúc của hệ thống tri thức của nó. Đó là sự mâu thuẫn giữa những cái gọi là "các trường phái phong thủy Trung Hoa". Và sự mâu thuẫn đó, còn nằm ngay trong nội hàm của hệ thống phương pháp luận, của từng cái gọi là trường phái đó. Đó là: Sự bí ẩn của các khái niệm, những nguyên lý và quy ước trong các phương pháp ứng dụng....Chỉ nội những mâu thuẫn và bí ẩn đó không thôi, cũng đủ để là cả một vấn nạn vô cùng đồ sộ phải giải quyết. Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đấy.Sự phát triển của nền văn minh hiện đại, đã tiếp tục đặt ra những vấn nạn rất cụ thể khi áp dụng những phương pháp luận trong hệ thống lý thuyết của Địa Lý Phong Thủy Đông phương, mà nó phải giải quyết. Đó là những trường hợp, như: hướng nhà trong một căn hộ chung cư phải như thế nào? (Thí dụ như nội dung bài báo đã trích dẫn); Thế nào là trạch mạng chủ? Thế nào là hướng bếp, khi mà những cái bếp từ hiện đại nằm chìm trong mặt bếp và không còn cái cửa lò bếp truyền thống?..vv...và ...vv. ...Đó là những ví dụ nhỏ nhoi và Địa Lý Phong Thủy Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - tức Địa Lý Phong thủy Lạc Việt, đã giải quyết từ lâu trên thực tế. Kể cả vấn đề: "Hướng nhà ở hai cực trái Đất".Tôi cần xác định ngay rằng: Chỉ có Địa lý phong thủy Lạc Việt, nhân danh nền văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử, cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương, mới đủ khả năng giải quyết tất cả những vấn nạn từ ngay trong nội hàm cấu trúc có tính hệ thống và sự giải thích hợp lý với tất cả mọi vấn nạn khi ứng dụng vào ngành kiến trúc xây dựng của nền văn minh hiện đại và xác định được tính khoa học của nó. Cho dù những tri thức khoa học tinh hoa của nền văn minh hiện đại định nghĩa khái niệm khoa học như thế nào.Còn tiếp 7 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 5, 2016 HƯỚNG NHÀ Ở HAI CỰC TRÁI ĐẤT.HayNhững vấn nạn và tính khoa học của ngành Địa Lý phong thủy Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt. (Tiếp theo) 2/ HƯỚNG NHÀ Ở HAI CỰC TRÁI ĐẤT. Thưa quý vị và anh chị em.Tôi chưa đến đúng hai cực của trái đất, để làm một thí nghiệm chứng tỏ một cách trực quan cho mọi người nhìn thấy. Tức là, nói theo cách nói đã trở thành thành ngữ trong giới khoa học - ít nhất ở Việt Nam - là được "khoa học công nhận" và có cái gọi là "cơ sở khoa học". Nhưng tôi có thể chắc chắn về mặt lý thuyết rằng: Nếu chúng ta đặt một cái la bàn tại đúng điểm cực của trái Đất, thì nó sẽ quay vòng tròn với một tốc độ rất nhanh và vừa quay vừa rung lắc do sự rung lắc của Địa cầu. Về mặt lý thuyết thì nếu chúng ta ở cực Bắc của Địa cầu thì bất cứ quay về hướng nào, chúng ta cũng đang nhìn về hướng Nam, và ngược lại ở cực Nam của Địa cầu. Trong ngành Địa Lý Phong thủy Lạc Việt, đã định danh với những khái niệm sau: 1/ Hướng nhà: Hướng đường thẳng nối từ tâm nhà ra phía cửa chính; 2/ Sơn nhà: Hướng đường thẳng nối từ tâm nhà ra phía sau, ngược với hướng nhà; 3/ Tọa nhà: Vị trí mảnh đất có giới hạn bởi ranh đất mà ngôi nhà xây dựng trên đó. Trường hợp này ngôi nhà tọa ở điểm cực bắc của Địa cầu. Như vậy, với một ngôi nhà tọa ở điểm cực Bắc của Địa Cầu thì về lý thuyết nó luôn có hướng chính Nam và ngược lại với tọa ở cực Nam của Địa cầu. Trên cơ sở này chúng ta cùng xem xét từng trường hợp của các hệ thống lý luận chuyên ngành trong phong thủy là: Bát trạch, Loan đầu, Huyền không và Cấu trúc hình lý khí (Dương trạch). Trong phong thủy từ các cổ thư chữ Hán còn lại thì đó là những trường phái xuất hiện trong lịch sử văn minh Trung Hoa, được phát minh bởi những nhân tài Trung Hoa. Hệ luận của những cái gọi gọi là trường phái này, không chỉ mâu thuẫn ngay trong hệ thống phương pháp luận cấu trúc nội hàm của nó, mà nó còn là sự mâu thuẫn giữa các trường phái. Nhưng ngược lại, trong Địa Lý phong thủy Lạc Việt, nhân danh nền văn hiến Việt - thì đấy là những chuyên ngành mô tả những hệ quy chiếu phản ánh những yếu tố tương tác riêng phần nói trên. Và Địa Lý phong thủy Lạc Việt xác định tất cả những cái gọi là trường phái trong cổ thư Trung Hoa, thực chất chỉ là những mảnh vụn còn sót lại của ngành Địa Lý phong thủy Lạc Việt, lần lượt được phát hiện trong lịch sử văn minh Hán, từ khi nền văn hiến Việt sụp đổ bên bờ Nam sông Dương Tử từ hơn 2000 năm trước. Do đó, trên cơ sở này, chúng ta xem xét sự giải quyết về mặt lý thuyết, lần lượt từng chuyên ngành mô tả các yếu tố tương tác mà cổ thư chữ Hán gọi là trường phái". 2.1/ Huyền không Lạc Việt:Trên cơ sở những dữ kiện được nêu ra thì vấn đề định vị các đại lượng tương tác của vũ trụ trong ngành Huyền không Lạc Việt và nó vẫn có thể ứng dụng được với một ngôi nhà tọa ở hai cực của trái Đất. Tất nhiên, nó phải được giả định diện tích ngôi nhà lớn hơn diện tích giao động của điểm cực của trái Đất (Theo các nghiên cứu khoa học trước đây là vòng tròn có đường kính một mét vuông) [Xin nói qua về hệ thống Huyền không để quý vị và anh chị em nào không am tường, có thể hiểu đuợc ý niệm căn bản và đối chiếu với những luận cứ của tôi.Phương pháp Huyền không Lạc Việt được mô tả như sau: Theo các văn bản từ cổ thư chữ Hán, thì Huyền Không là một trường phái, có hệ thống lý luận riêng, tách rời và mâu thuẫn với các cái gọi là trường phái khác của phong thủy Tàu. Cũng theo mô tả trong các sách cổ chữ Hán, thì phái Huyền Không ra đời vào thế kỷ XV AV, do Triệu Cửu Phong công bố. Phương pháp này có 9 đại lượng được gọi là sao (tinh) đánh số từ 1 đến 9 - Tùy theo thời điểm năm nhập trạch (vào ở) - chín đại lượng này được phân bổ theo tám hướng chung quanh ngôi nhà và ở giữa. Căn cứ vào tính chất được mặc định của 9 đại lượng được phân bổ trên cơ sở dữ liệu đầu vào là thời gian nhập trạch. Chuyên gia phong thủy theo phương pháp này có thể dự báo được tương lai tốt xấu của gia chủ, liên quan đến vị trí các đại lượng qua việc phân bổ tám phương và trung tâm ngôi nhà với tính chất của nó. Việc phân bổ tính chất các sao với dữ liệu đầu vào là thời gian nhập trạch, chỉ là yếu tố dự đoán căn bản ban đầu. Theo diễn biến thời gian, các chuyên gia phong thủy Huyền Không, tiếp tục phân bổ các sao của thời gian tiếp theo để dự đoán vận hạn đối với người cư ngụ trong nhà. Phương pháp Huyền không phong thủy cũng là cả một hệ thống kiến thức đồ sộ. Nhưng về căn bản có thể tóm tắt là: Nó gồm 9 đại lượng được gọi là sao, phân bổ trên 8 hướng với dữ kiến là hướng nhà và sự vận động của các đại lượng này theo thời gian]. Như vậy, với Huyền Không Lạc Việt - và kể phương pháp Huyền Không còn lưu truyền - thì những dữ liệu đầu vào liên quan vẫn đầy đủ. Đó là: Hướng nhà chính Nam và thời gian. Đương nhiên một phiên tinh bàn Huyền không vẫn được thực hiện. Bởi vì khi đã định vị nhà hướng Nam thì tất cả các sơn hướng khác để phiên tinh vẫn được định vị từ hướng Nam của ngôi nhà. 2.2/ Bát trạch Lạc Việt, Chứng minh tương tự như trên. 2.3/ Loan Đầu Lạc Việt. Trên cơ sở nhà chính Nam thì các vị trí cảnh quan môi trường ảnh hưởng đến ngôi nhà từ các hướng khác nhau sẽ lấy hướng chính Nam làm chuẩn để định vị.2.4/ Cấu trúc Hình Lý Khí Lạc Việt (Tương ứng với Dương trạch trong cổ thư chữ Hán). Đương nhiên về "Khí" ở Bắc cực luôn phải là cực Dương (Dương thuộc Âm Khí của Địa cầu). Có hai trường hợp xảy ra: Nếu vùng tâm của Bắc cực không đóng băng , hoặc băng rất mỏng - tùy theo chu kỳ vận khí của Địa Cầu - thì có thể coi đây là thời kỳ mà Âm Dương hài hòa. Nếu băng ở vùng cực Bắc đóng dày thì Âm thịnh Dương suy.Ngược lại ở Nam cực được coi là cực Âm (Âm thuộc Âm Khí của Địa cầu). Cho nên với tương tác của Dương khí từ vũ trụ thì băng ở Nam cực luôn đóng và dày. BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites