Posted 20 Tháng 5, 2016 Lịch sử 5.000 năm của nhân loại là một bức tranh sống động, hùng tráng và cũng thấm đẫm từ bi của Thần đối với con người. Từ khi khai Thiên lập Địa, cho đến khai sáng nền văn minh, truyền thừa văn hóa cho nhân loại … tất cả đều là sự an bài chi tiết của Thần, là một đặc ân mà Thần ban cho con người. (Ảnh: Internet) Bàn cổ khai thiên lập địa, Nữ Oa vá trời, Phục Hi họa Bát Quái, Thần Nông nếm bách thảo, Thương Hiệt tạo sử … triển hiện cho chúng ta một bức tranh lịch sử vô cùng rõ ràng: Sáng Thế Chủ đã có sự an bài rất trật tự từ sáng thế, tạo người, đặt định sự sinh tồn của nhân loại, hoàn cảnh sinh sống, truyền thụ văn hóa cho nhân loại, giáo hóa nhân loại, quy phạm đạo đức hành vi của con người. Trên cơ sở này, Sáng thế chủ an bài Thần Phật hạ thế, truyền Pháp độ nhân, dạy con người tu luyện, đặt định nền văn hóa cho nhân loại, khiến con người có thể phản bổn quy chân trở về Thiên quốc. Khai sáng văn minh nhân loại, Thần truyền văn hóa Từ xưa đã ghi lại, Sáng thế chủ khai sáng nhân loại nơi tam giới. Từ những niên đại vô cùng xa xưa, Bàn Cổ phụng mệnh Sáng thế chủ, sáng tạo nên hệ ngân hà bao gồm cả tiểu vũ trụ của chúng ta trong đó. Sau đó, một số Thần bắt đầu mô phỏng hình tượng của mình mà tạo nên con người trên tinh cầu này. Có ghi chép rằng, Nữ Oa dùng bùn đất để nặn ra con người dựa theo hình dáng của mình. Trong Kinh Thánh cũng ghi lại, Thượng Đế dùng bùn đất dựa theo hình tượng của mình mà tạo ra con người. Trong các nền văn hóa khác nhau đều nhắc tới các Thần khác nhau tạo ra các chủng loại người khác nhau, đồng thời lại vì sự phồn vinh của thế giới này, mà sáng tạo nên vạn vật trong Trời Đất. Thiên nhiên vừa mới tạo ra, cương quyết bướng bỉnh, tạo mọi gió mưa thống khổ. Nhưng dù mưa như thế nào, tuyết như thế nào, v.v…, Thần vẫn trải qua bao nhiêu năm nuôi dưỡng, dần dần thái độ con người đã thuần phục thiên nhiên, tạo nên một loại cuộc sống hoàn cảnh sinh tồn. Xuân – Hạ – Thu – Đông, 4 mùa rõ ràng, nhân loại có thể an cư lạc nghiệp. Con người mới được tạo ra, giống như trẻ con mới sinh, cái gì cũng không biết, không có nhận thức, không biết đối ứng với tự nhiên, không có năng lực xã hội. Thời kỳ này, Thần trực tiếp chăm sóc nhân loại, đặt định một loại hoàn cảnh sinh tồn cho con người, bồi dưỡng năng lực sinh tồn cho con người, dần dần khiến tư tưởng con người trở nên phong phú, và có thể tự mình bước đi. Hữu Sào Thị dạy con người dùng cây làm sào, chống đỡ mưa gió để tránh bị thương. Toại Nhân Thị “dùng đá đánh lấy lửa”, giúp con người nấu nướng thức ăn, khỏi phải ăn thịt sống như các loài cầm thú. Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại có ghi chép tương tự về Prometheus là người đã cướp ngọn lửa từ thần Zeus và trao cho nhân loại. Phục Hi thị, có đại thần lực, ông ngửa mặt nhìn trời, cúi xem pháp thuật, vẽ ra Bát Quái, để lại cho nhân loại một công cụ để kết nối với Thần. Nói cách khác, Bát Quái từ khi vừa mới khai sinh đã là một loại có thần thông kỳ diệu khai thông thiên địa tự nhiên. Thời kỳ Phục Hi, đã xảy ra đại hồng thủy mang tính hủy diệt, theo Sở bạch thư ghi lại, sau khi bị hồng thủy quét qua, tất cả còn lại chỉ là một đống hỗn độn; vì thế Phục Hi tiến hành sáng thế, quy chính sự vận hành của mặt trời, mặt trăng, bốn mùa trong trời đất, điều hòa âm dương. Tới thời kỳ Thần Nông thị, cùng với sự sinh sản của nhân loại, nhu cầu đối với thực vật cũng tăng lên, ông bắt đầu dạy một nhóm người cày cấy, lấy ngũ cốc, chế tạo cày bừa, khai sáng thời đại nông canh, được đời sau gọi là Ngũ Cốc Thần. Ông dùng cây cỏ, nếm thử làm thuốc, khai sinh ra y dược, bởi vậy lại được tôn làm Dược Vương. Thần Nông khai sáng ra thị trường giao dịch, trao đổi với nhau, khai sáng ra ngành thương nghiệp. Tiếp đến tiến vào thời đại Hoàng Đế, mở màn lịch sử 5.000 năm huy hoàng. Hoàng đế định thiên hạ, thống nhất và dung hợp các bộ lạc Hoa Hạ, hòa thành một chủ. Đây là dân tộc Trung Hoa gồm các bộ lạc, các thị tộc lần đầu tiên thống nhất liên minh, mở ra thời đại thành tựu về văn hóa giáo dục võ công, thể hiện ra đạo lý “binh chinh thiên hạ, vương giả trị quốc”. Hoàng Đế lập ra nhiều chức quan lại, luật pháp, tạo ra kết cấu xã hội, tạo ra chữ viết, các ngành nghề trong xã hội dần dần được hình thành, may quần áo, chế tạo tàu xe, chế biến thực phẩm, chế nhạc cụ, chế y học, v.v…, khai sáng nền văn minh huy hoàng của nhân loại. Hoàng Đế tu đạo, cuối cùng đắc đạo cưỡi rồng thăng thiên, đặt định văn hóa tu luyện đắc đạo thành tiên. Ông được tôn là ông tổ của Trung Hoa. “Thương Hiệt tạo tự” là thời kỳ huy hoàng nhất trong lịch sử văn minh nhân loại. Có ghi chép rằng, Thương Hiệt được Hoàng Đế phong cho làm chức quan chép sử, “sinh ra là đã có thể đọc sách, lại biết Hà Đồ Lạc Thư, biết thiên địa biến đổi, ngẩng mặt nhìn sao biết xu thế xoay chuyển, cúi xuống nhìn cá chim, núi đồng dùng ngón tay vẽ lại, mà chế ra văn tự”. Hoài Nam Tử – Vốn kinh ghi lại: “Ngày xưa Thương Hiệt tạo tự, thiên vũ túc, quỷ dạ khốc”, tức là Thương Hiệt tạo chữ, trời mưa kê, quỷ khóc đêm. Chữ Hán là chữ tượng hình, là biểu tượng, hình dạng của chữ đối ứng với hiện tượng thiên văn, có thể nối liền các tin tức giữa Trời, đất, người và Thần. Đến bây giờ khai quật chữ giáp cốt, tổng cộng có chừng hơn 5 nghìn tự, là những văn tự vô cùng hoàn mỹ. Phần lớn những văn tự được khắc ở mai rùa, thú cốt, đồng khí, đồ gốm, ngọc thạch đều là tế tự, ghi chép lại quẻ bói toán, bởi vì khi đó văn tự là dùng để ghi chép hiện tượng thiên văn, tế thần, kính thần. Nói cách khác, ở chu kỳ trước, văn tự là dùng để ghi lại “Thần” sự, mà không ghi chuyện của “người”. Thời kỳ Chuyên Húc, đã xảy ra sự kiện “tuyệt thiên địa thông”, chính là đoạn tuyệt mối liên hệ trực tiếp giữa Thần và người, từ đó người dần dần rời xa Thần. Thời kỳ Nghiêu đế đã xảy ra một đợt đại hồng thủy, chỉ còn rất ít người sống sót. Trong an bài của Sáng thế chủ, ba vị thánh quân Nghiêu, Thuấn, Vũ, thừa tiền khải hậu, khai sáng đại sân khấu Thần Châu. Ba người họ là sau đại hồng thủy mới khai phá nền văn minh mới, sáng tạo ra thế giới mới. Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, cuối cùng hoàn thiện đại sân khấu Thần Châu này. Thư đồng văn, xa đồng quỹ (chữ viết cùng một loại chữ, bánh xe cùng một trục), sáng tập ra văn hóa 5 ngàn năm, đặt định vận mệnh của Trung Hoa thiên cổ. Hán Vũ Đế gạt bỏ bách gia, sửa đổi tận gốc, chủ trương Nho giáo tôn sùng Đạo giáo, đặt định văn hóa chính thống Thiên Nhân hợp nhất, kế thừa trên cơ sở thể chế của Tần triều, khiến cho người đời sau cho đến Thanh triều xây dựng một cơ cấu chính thể ổn định. Trong lịch sử Trung Quốc, các triều đại cứ lần lượt nổi lên rồi bị chìm xuống, là vở kịch lớn trình diễn từng màn từng màn cảm động nhân tâm trên vũ đài lịch sử, triển hiện ra những cuộn tranh hùng vĩ của lịch sử, kể ra vô số câu chuyện buồn vui cảm động lòng người. Vua Vũ sắp xếp Cửu Châu, nhà Tần chiếm 6 nước Hán đăng cơ. Trung Nguyên tranh giành, lớp lớp anh hùng xuất hiện, một triều đại vừa kết thúc, lại mội triều đại mới mở màn, không ngừng đặt định và biến hóa dựa trên cơ sở văn hóa lấy đạo đức làm trung tâm. Quá trình 5.000 văn hóa Thần truyền, là Thần rèn luyện, quá trình thành tựu nhân loại, là công trình có kết cấu vĩ đại bồi dưỡng lối suy nghĩ của con người. Từng triều đại đều là những chúng sinh từ các thiên quốc với các phong thái khác nhau hạ thế kết duyên, đều mang đặc điểm văn hóa của riêng mình, xuất hiện với thân người làm những việc cần làm để đến hoàn thành sứ mệnh. 5.000 văn hóa tích lũy uyên thâm, đã phóng xuất ra ánh hào quang chói sáng. Văn hóa truyền thống Trung Hoa là Sáng thế chủ an bài từng dân tộc người trong lịch sử Thần Châu mà tạo thành. Hồng thủy ngập trời, Phục Hi sáng thế Phục Hi thị là Thủy tổ (người sáng lập) ra nền văn minh lần này của chúng ta. Ông thuận theo sự biến hóa kỳ diệu của vũ trụ, phù hợp với tự nhiên, phép Trời và hình tượng Đất, khai sáng tân vũ trụ, làm Trời Đất luôn thay đổi, có bốn mùa, có sao tinh. Thời kỳ Phục Hi, thiên địa phát sinh biến đổi lớn, đại hồng thủy hủy diệt thế giới, cuối cùng sau nhiều năm, chỉ có người ở vùng núi Côn Lôn may mắn còn sót lại. Thời kỳ này ngoài truyền thuyết anh em Phục Hi cưỡi hồ lô chạy thoát, còn có truyền thuyết về sự hủy diệt của các lục Atlantis, MU, tất cả đều ăn khớp với nhau, diễn ra cách đây khoảng chừng 10.000 năm. Sau hồng thủy, thiên địa bất phân, rơi vào trạng thái hỗn độn, xuất hiện vết tích của Thần Phục Hi sáng thế. Sở bạch thư ghi lại quá trình Phục Hi sáng thế như sau: Thời thượng cổ có Đại Long, tên là Phục Hi, sống ở Lôi Trạch, ngụ ở sông Hoài. Lúc ấy Trời đất và ngày đêm lẫn lộn, thế giới bị rơi vào trạng thái hỗn độn mông muội, tối tăm mù mịt, hoang tàn chết chóc. Chỉ có mưa gió nổi lên, hồng thủy tràn ra. Phục Hi lấy Nữ Oa, sinh 4 người con. Bốn người con này là bốn vị thần quản lý 4 mùa 4 phương. Mùa Xuân do anh cả (lão đại) gọi là Thanh Kiền, làm chủ Đông phương, mùa hạ do người anh thứ hai (lão Nhị) gọi là Chu Tứ Đan làm chủ Nam phương, mùa Thu do người anh thứ 3 (lão tam) gọi là Hoàng Nan làm chủ Tây phương, mùa Đông do em út (lão tứ) tên là Huề Mặc Kiền làm chủ Bắc phương. Tứ Thần mở rộng trời đất thống trị, quản lý sao tinh, khiến trời đất biến đổi, bốn mùa và sao tinh xoay chuyển. Phục Hi và Nữ Oa trong bức họa thời Hán triều, một tay cầm khuôn phép, ý chỉ là người sáng tạo vũ trụ; một tay nâng nhật nguyệt, ý chỉ là chúa tể của vũ trụ. Vũ trụ sau khi được tạo ra, lại bị mất cân bằng. “Thiên hựu bách tuế, nhật nguyệt cứ sinh. Cửu châu bất bình, sơn lăng bị, tứ thần nãi sạ, chí vu phúc”. Do đó đã dùng ngũ mộc là thanh mộc, xích mộc, hoàng mộc, bạch mộc, hắc mộc để chống đỡ trời đất. “Điện tứ cực” điều chỉnh lại sự mất cân bằng của vũ trụ. Sau đó Phục Hi, Nữ Oa tiếp tục làm công chủ của thiên hạ. Cộng Công không phục nên đã phát động phản loạn, Nữ Oa lệnh cho Chúc Dung chinh phạt, Cộng Công bị đánh bại, tức giận đụng phải Bất Châu Sơn, khiến núi nở, trụ trời bị gãy, đất bị nứt, trời nghiêng về hướng Tây Bắc, mặt Trời và mặt Trăng rời chỗ. “Tứ cực phế, cửu châu liệt, thiên bất kiêm phục, địa bất chu tái; hỏa viêm nhi bất diệt, thủy hạo dương nhi bất tức”, chính là nói trời sập đất nứt, lửa lớn cháy lan, hồng thủy tràn nan, chim tàn sát bừa bãi, thú vật hoành hành. Trời không thể bao trùm đất, đất không thể chứa được được toàn bộ vạn vật, hỏa hoạn chói chang không tắt, hồng thủy cuồn cuộn không ngớt. Nữ Oa “luyện ngũ cốc để vá trời, bẻ chân ngao để chống trời, giết hắc long để tế Ký Châu, lấy tro của cây sậy để đắp đê ngăn hồng thủy”, đã quy chính được trật tự vận hành của Trời Đất, từ đó nhân loại có thể ăn cư lập nghiệp. Sau mấy ngàn năm lịch sử, đến thời kỳ vua Nghiêu, Trời đất lại một lần nữa có biến đổi lớn, đại hồng thủy lại tràn lan khắp nơi hủy diệt nên văn minh của nhân loại. Nghiêu, Thuấn, Vũ đã thừa tiền khải hậu, lại bắt đầu lịch trình sáng thế. Bảo An, theo NTDTV Share this post Link to post Share on other sites