Guest

Vì Sao Lại Phân Loại Đông – Tây Trạch Trong Phong Thủy Địa Lý - Bát Trạch

4 bài viết trong chủ đề này

VÌ SAO LẠI PHÂN LOẠI ĐÔNG – TÂY TRẠCH TRONG PHONG THỦY ĐỊA LÝ  - BÁT TRẠCH?

Hoàng Triều Hải.

Bản quyền thuộc về TTNC Lý học Đông phương và tác giả

 

Phong thủy địa lý (PTĐL) được ứng dụng rộng rãi trong kiến trúc xây dựng và nếu ai quan tâm tới PTĐL đều biết cách tính hướng hung -cát của các hướng đối với chủ nhà, sẽ có 4 hướng tốt và 4 hướng xấu đối với trạch Chủ. Cung mạng trạch chính là cung bản mạng của chủ nhà và trong môn Bát Trạch sẽ chia mạng trạch làm hai nhóm: Đông tứ trạch (hay còn gọi là Đông trù) và Tây tứ trạch (hay còn gọi là Tây trù).

 

Tuy nhiên, ít ai đặt câu hỏi vì sao lại chỉ có hai nhóm mà không phải là 4 nhóm ? Hoặc sao không phải là Bắc tứ trạch hay Nam tứ trạch ? Có thể nói rằng: việc ứng dụng Phong thuỷ trong cổ thư chữ Hán, coi như là một tiên đề miễn bàn cãi. Đó chính là nguyên nhân để bộ môn Phong thuỷ vốn dĩ là khoa học, trở thành mê tín dị đoan.

Từ cái trên nền tảng kiến thức của Phong thuỷ Địa lý Lạc Việt, nhằm khẳng định tính khoa học trong bộ môn Phong thuỷ và thêm các yếu tố để chứng minh sự chính xác trong việc đổi chỗ Tốn-Khôn  - Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt của PTĐL Lạc Việt, kết hợp với những tri thức khoa học hiện đại, tôi cố gắng trình bày cái hiểu của tôi cho vấn nạn này.

Rất mong được mọi người đóng góp ý kiến cho vấn đề thêm hoàn thiện.

 

I. NHÓM ĐÔNG TÂY TRẠCH:

Trước hết, hãy xét tới cách chia nhóm, vì sao lại chia nhóm : Đông –Tây chứ không phải là Nam-Bắc?

Trước hết, chúng ta xét đến quĩ đạo của trái đất quay quanh mặt trời  sẽ tạo ra Ngày & Đêm, Sáng-Tối. Và theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành (ÂDNH) tương ứng sẽ là cặp phạm trù Dương và Âm.

1.jpg

Nửa phía Tây của trái đất là ban ngày thì nửa phía Đông của trái đất sẽ là ban đêm.

Ngược lại, khi nửa trái đất đón ánh sáng mặt trời thì cả hai nửa bán cầu trên (Bắc bán Cầu) và dưới (Nam bán Cầu) đều là Ngày hoặc đều là Đêm. Do vậy Đông – Tây mang tính qui luật Âm Dương: Âm trưởng Dương tiêu, Dương trưởng Âm tiêu mô tả sự vận động của tự nhiên nên tính qui luật đó được phân chia thành nhóm chịu tác động của qui luật tự nhiên đó.

Trong sự vận động của trái Đất, ngày và đêm - tức Đông Tây - chính là chịu sự tương tác trực tiếp của vũ trụ. Do đó, cổ nhân đã phân định Đông & Tây trạch.

Xin được lưu ý rằng, qui luật này là mô tả sự vận động Âm-Dương và không có nghĩa là Đông và Tây sẽ áp dụng cho người sinh vào buổi sáng hay buổi tối.

Chúng ta có thể nhận thấy rằng, trục từ trường trái đất được tính theo cực Bắc và cực Nam của trái đất, nhưng nếu xét theo phương thẳng đứng thì chúng ta nhận thấy trục trái đất theo phương thẳng đứng lại là trục Tây Bắc-Đông Nam tức là trục Càn-Khôn (336,5 độ trên la kinh là sơn Hợi thuộc quẻ Càn-hướng Tây bắc)  do trục biểu kiến theo cực Bắc-Nam của trái đất nghiêng 23,5 -24,5 độ so với trục đứng.

2.jpg

Như vậy Hậu thiên Lạc Việt Bát quái đồ mô tả trục Càn-Khôn chính là trục thẳng đứng so với mặt phẳng quỹ đạo của trái Đất. Tức đường Bạch Đạo.

3.jpg

Trong phong thủy Bát trạch thì Bắc-Nam được coi là trục Phúc Đức (Diên Niên) của người Đông tứ trạch và theo Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Viêt, chúng ta lại thấy được sự mô tả trục biểu kiến của sự vận động trái đất bằng trục Càn-Khôn <tức là Cha-Mẹ (hướng Tây Bắc-Đông Nam) và theo Phong thủy địa lý Lạc Việt thì Càn-Khôn chính là trục Phúc Đức (Diên Niên) của người Tây tứ trạch , và trục Tây Nam (tốn)- Đông Bắc (cấn) là trục Sinh-Tử.

Những người thuộc Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch lại tiếp tục được phân chia thuộc nhóm nào dựa trên cơ sở Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt (theo các phương pháp truyền thống là Lạc Thư phối Hâu Thiên Văn Vương ) là nhóm gồm các quẻ tương ứng với hướng trên Hà Đồ , sẽ là hướng hợp với chủ nhà có mạng trạch được tính theo năm sinh của chủ nhà theo bảng tính Bát Trạch tam nguyên. Dựa trên Hà Đồ mà năm sinh được quy thành Quẻ tương ứng với Cung mệnh của chủ nhà.

Đông tứ trạch gồm: quẻ Khảm-Ly-Chấn-Tốn tương ứng với các   hướng  là : Bắc-Nam-Đông-Tây Nam theo PT ĐL Lạc Việt trên cơ sở Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt  .Còn theo cổ thư thì các hướng Bắc-Nam-Đông-Đông Nam trên cơ sở Lạc Thư phối Hâu Thiên Văn Vương.

4.jpg

Tây tứ trạch gồm: quẻ Càn-Khôn-Cấn-Chấn tương ứng với các  hướng  là : Tây Bắc-Đông Nam –Tây- Đông Bắc theo PT ĐL Lạc Việt trên cơ sở Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt . Còn theo cổ thư thì các hướng  Tây Bắc- Tây Nam –Tây- Đông Bắc trên cơ sở Lạc thư phối Hâu Thiên Văn Vương.

Hà Đồ được sắp xếp theo chiều tương sinh ngũ hành của các quẻ mà ý nghĩa của số quẻ cũng như ngũ hành theo số của Lạc Thư  được sắp xếp theo chiều ngũ hành tương Khắc của chữ Vạn) : 1-6 thuộc hành Thủy, 3-8 thuộc hành Mộc, 2-7 thuộc hành Hỏa và 4-9 thuộc Hành Kim.

5.jpg

Ở đây đã có sự gượng ép khi đưa 4-9 vào hành Hỏa và 2-7 vào hành Kim khi mà Hà Đồ sắp xếp theo chiều ngũ hành tương Sinh. Rất nhiều cuốn sách và tác giả đã đề cập tới ý nghĩa và ngũ hành  Hà Đồ và Lạc Thư, nhưng khi sắp xếp trên Bát quái cửu cung thì hoàn toàn không đề cập tới Hà Đồ.

6.jpg

Vấn đề ở chỗ, có sự gượng ép từ ý nghĩa của các con số trên Ma Phương 3x3. tuy có sự trùng hợp, nhưng ý nghĩa giữa Bát quái đồ và Ma Phương 3x3 lai khác nhau. Nếu sắp xếp các con số theo Hà Đồ và Bát Quái theo tượng Số Ngũ Hành tương sinh ( bỏ qua sắp việc sắp xếp Quẻ theo hướng).  Theo cách đó, ta sẽ được Hà Đồ Phối Hậu Thiên Lạc Việt. Có lẽ quá cứng nhắc khi nhất định phải sắp xếp sao cho khi cộng hàng dọc và hàng ngang để luôn có tổng là 15 đã làm mất đi ý nghĩa của chiều ngũ hành tương sinh trên Hà Đồ. Để tìm hiểu thêm về Ma phương 3x3 và Hà Đồ sẽ phân tích ở một bài viết khác.

7.jpg

Tham khảo thêm về lý thuyết Hà Đồ Phối Hậu Thiên Lạc Việt - Đổi chỗ quẻ Tốn (tây nam)- Khôn (đông nam) qua các bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh có nick name Thiên Sứ Lạc Việt, là người phát hiện phục hồi và ứng dụng  lý thuyết này.

Tính hợp lý và thống nhất được thể hiện thêm trên các yếu tố sau;

1/ Trong các cuốn sách về Huyền Không cũng như Kinh Dịch đều đề cập tới ý nghĩa,biểu tượng  của các con số trong Hà Đồ và Lạc Thư. Ý nghĩa của Hồng Phạm Cửu trù với Lạc Thư và Hà Đồ sẽ không bàn kĩ ở bài viết này. Tuy nhiên ta có thể nhận thấy sự sắp xếp nguyên gốc của Lạc Thư (từ chữ Tỉnh mà tổ tiên sáng tạo ra Lạc Thư – theo Gs.Lương Kim Định) là sự đối lập của các cặp quẻ mà ngũ hành xung khắc trên hình chữ Vạn.

Trong cuốn Thẩm thị Huyền Không của tác giả Thẩm trúc Nhưng, có đề cập tới cát hung của cửu tinh trên Hà Đồ nhưng chỉ để tham khảo.

Nếu ta bỏ qua Hướng trên Hà Đồ mà chỉ ghép các Quẻ theo chiều ngũ hành tương sinh, chúng ra sẽ có đồ hình Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt.

2/ Trên Tiên thiên Bát quái đồ, chúng ta sẽ thấy xuất hiện 8 tam giác đối nhau qua đỉnh. Mỗi cặp tam giác đối nhau có tổng số hào Âm và tổng số hào Dương luôn bằng nhau  .Đây chính là định luật bất dịch của Tiên thiên Bát quái đồ.-   Nếu chúng ta áp dụng định luật này đối với Lạc Thư phối Hậu thiên bát quái Văn Vương, định luật này bị phá bỏ hoàn toàn. Ví dụ : Càn - Tốn có tổng số 5 hào Dương+1 hào Âm.

8.jpg

-       Nếu chúng ta áp dụng định luật này đối với Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt: hoàn toàn thỏa mãn định luật của Tiên thiên bát quái đồ. Ví dụ : Càn-Khôn có tổng 3 hào Dương + 3 Hào Âm.

       “Không có gì xảy ra trên vòm trời xanh kia mà không có phần đối xứng lại ở quả đất này”

9.jpg

II. Ý NGHĨA CÁT HUNG ĐỐI VỚI TRẠCH CHỦ

1.     Đông tứ trạch: Khảm – Ly - Chấn - Tốn, theo Địa Lý phong thủy Lạc Việt tương ứng với các hướng Bắc- Nam – Đông – Tây Nam.

Vì sao lại xếp nhóm các Quẻ này vào nhóm Đông tứ trạch mà không phải là hướng khác ?

Theo phép Qui tàng dịch thì các cặp quẻ thuộc Đông trạch khi phối hợp với nhau, thì được Cát hướng tức là các quẻ Sinh khí (Cấn), Phúc Đức (Càn), Thiên Y (Đoài), Phục Vị (chính là quẻ đó). Nếu phối hợp với các quẻ thuộc Tây tứ trạch sẽ  gặp Hung hướng tức là hóa thành  các quẻ Ngũ Quỉ (Tốn), Lục Sát (Ly), Tuyệt Mạng (Khảm), Họa Hại (Chấn)

2.     Tây tứ trạch: Càn – Khôn - Cấn - Đoài ứng với các hướng Tây Bắc – Đông Nam - Đông Bắc – Tây. Khi phối với các quẻ cùng nhóm sẽ được các quẻ Cấn - Càn - Đoài - Khôn thành Phục vị và phối hợp với các quẻ thuộc nhóm Đông tứ trạch sẽ thành các quẻ Tốn - Khảm - Ly - Chấn

 

Tên của các Hướng biểu trưng cho mức độ Cát –Hung chứ không phải là ý nghĩa theo nghĩa đen của từ, vì mức độ Cát-Hung còn phụ thuộc nhiều yếu tố quan trọng khác trong phong thủy.

 

Còn lý do vì sao quẻ Càn - Cấn - Đoài - Khôn Phục Vị lại được coi là Cát và KHảm -Ly -Chấn-Tốn lại bị coi là Hung thì xin được trình bày ở bài viết khác.

Con cảm ơn SP Thiên Sứ đã góp ý cho bài viết của đệ tử.

Hà nội tháng 4 năm 2016

10.jpg

Mạnh Đại Quân (hth)

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

theo td :

nếu phân loại đông-tây trạch dựa vào quỹ đạo của trái đất xoay quanh mặt trời (ngày-đêm , sáng- tối) thì sẽ phát sinh 1 vài vấn đề 

a+ khu vực hiệu quả nhất của bát trạch(tính từ tâm)

b+ khu vực ko thể phát huy hiệu quả tuyệt đối của bát trạch ( xuôi về 2 đầu cực nam-bắc , hiệu quả sẽ giảm sút dần , ko còn  sự rõ nét như những khu vực trung tâm)

 

từ đó ta nhận thấy :

+tại những khu vực phương pháp bát trạch ko thể phát huy toàn bộ hiệu quả ,cần phải có các phương pháp khác bổ sung như huyền không-hình thể-dương trạch .như vậy mới có thể đạt hiệu quả tốt nhất trong vấn đề xây dựng theo phong thủy 

 

+phong thủy tàu chia : bát trạch -huyền không-dương trạch -hình thể thành các phái riêng biệt ..nên họ sẽ gặp rắc rối khi rơi vào trường hợp (b) . 

 

+trong khi đó  phong thủy lạc việt ko tách rời các trường phái , mà coi nó là 1 thể thống nhất nên dù rơi vào trường hợp nào cũng có thể xử lý linh hoạt và triệt để  ^_^

 

@ trước đây td có giao lưu với mấy thầy bên bát trạch : chỉ riêng việc định tâm nhà  cũng đã đủ cãi nhau tóe lửa  :D

ấn tượng nhất phải nói đến thầy định tâm nhà  theo kiểu ú tim (trốn tìm)..rằng thì là  tìm được tâm nhà rất khó , vì nó chạy lung tung (tâm động)...ko cố định 1 chỗ , phải có đủ  kinh nghiệm mới xác đinh nổi ...thật là muốn cười té ghế  :P  :P  :P

 

ngẫm lại nếu hệ thống kỳ kinh bát mạch trong đông y nó cũng chạy loạn xạ  như vậy thì các thầy dựa vào phương pháp nào mà châm cứu , dò huyệt  :P

 

căn nhà và cơ thể người vốn dĩ có rất nhiều điểm tương đồng , ai nghiên cứu pt lâu năm đều có thể nhận thấy  -_-

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mãi mới thấy có bài phản biện, Cảm ơn Tuan Duong. Sẽ trả lời từng phần nhá, đang bận lu bu nên chưa ngồi đàng hoàng viét bài được.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quay trở lại vấn đề của TD đưa ra:

1. Khu vực hiệu quả nhất của bát trạch tính từ tâm: Trái đất tròn nên từ tâm tới các điểm trên bề mặt có R bằng nhau. Vậy nên có thể nói rằng Địa khí Trái đất phân bố đêu trên bề mặt trái đất và tất nhiên không có chỗ nào hiệu quả hơn chỗ nào.

2. Tại điẻm cực Bắc và cực Nam, với điều kiện là đúng đỉnh tức là kim la bàn chỉ hướng Nam hoặc Bắc cho 8 hướng. Điều này SP Thiên Sứ có bài viết phân tích rồi.

 

Việc phân chia làm hai mệnh trạch theo Đông - Tây đã tồn tại như một thực tế và chỉ áp dụng nên Xét trên quan điểm Âm - Dương thì tính hợp lý cho việc phân chia này là hợp lý nhất.

Thân 

 

 

theo td :

nếu phân loại đông-tây trạch dựa vào quỹ đạo của trái đất xoay quanh mặt trời (ngày-đêm , sáng- tối) thì sẽ phát sinh 1 vài vấn đề 

a+ khu vực hiệu quả nhất của bát trạch(tính từ tâm)

b+ khu vực ko thể phát huy hiệu quả tuyệt đối của bát trạch ( xuôi về 2 đầu cực nam-bắc , hiệu quả sẽ giảm sút dần , ko còn  sự rõ nét như những khu vực trung tâm)

 

từ đó ta nhận thấy :

+tại những khu vực phương pháp bát trạch ko thể phát huy toàn bộ hiệu quả ,cần phải có các phương pháp khác bổ sung như huyền không-hình thể-dương trạch .như vậy mới có thể đạt hiệu quả tốt nhất trong vấn đề xây dựng theo phong thủy 

 

+phong thủy tàu chia : bát trạch -huyền không-dương trạch -hình thể thành các phái riêng biệt ..nên họ sẽ gặp rắc rối khi rơi vào trường hợp ( B) . 

 

+trong khi đó  phong thủy lạc việt ko tách rời các trường phái , mà coi nó là 1 thể thống nhất nên dù rơi vào trường hợp nào cũng có thể xử lý linh hoạt và triệt để  ^_^

 

@ trước đây td có giao lưu với mấy thầy bên bát trạch : chỉ riêng việc định tâm nhà  cũng đã đủ cãi nhau tóe lửa  :D

ấn tượng nhất phải nói đến thầy định tâm nhà  theo kiểu ú tim (trốn tìm)..rằng thì là  tìm được tâm nhà rất khó , vì nó chạy lung tung (tâm động)...ko cố định 1 chỗ , phải có đủ  kinh nghiệm mới xác đinh nổi ...thật là muốn cười té ghế  :P  :P  :P

 

ngẫm lại nếu hệ thống kỳ kinh bát mạch trong đông y nó cũng chạy loạn xạ  như vậy thì các thầy dựa vào phương pháp nào mà châm cứu , dò huyệt  :P

 

căn nhà và cơ thể người vốn dĩ có rất nhiều điểm tương đồng , ai nghiên cứu pt lâu năm đều có thể nhận thấy  -_-

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites