longphibaccai

Kỳ Lạ: Bà Lang Nùng Chữa Bệnh Tự Kỷ Ở Hà Nội Bằng Bí Quyết "lấy Gió"

1 bài viết trong chủ đề này

Kỳ lạ: Bà lang Nùng chữa bệnh tự kỷ ở Hà Nội bằng bí quyết "lấy gió"
Đăng ngày 03/03/2016 09:15
 
Bằng hai đồng bạc trắng, một chai nước rễ cây và bí quyết “lấy gió” của dân tộc Nùng, bà Lục Thị Bích đã chữa trị cho nhiều cháu bé mắc chứng tự kỷ.

ba-lang-nung-chua-benh-tu-ly-o-ha-noi-4.

Chân dung bà lang Lục Thị Bích và hai đồng bạc để cạo gió

 

Con trai đẹp như tranh vẽ, vậy mà...

 

Tìm đến nhà anh Trần Minh Khang (SN 1971, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) vào một chiều đông lạnh, PV được chứng kiến một khung cảnh gia đình vô cùng đầm ấm. Người vợ tất bật nấu bữa cơm tối, trong khi anh Khang cùng hai cô con gái quây quần ở phòng khách vui đùa với bé trai chừng hơn 2 tuổi.

Bé trai khôi ngô, đối đáp rất đáng yêu. Sau mỗi câu nói của bé, các thành viên trong gia đình đều cười lớn. Giải thích về điều này, anh Khang phân trần: “Gần đây cháu mới nói được như vậy nên chúng tôi rất vui sướng. Lúc trước, cháu bị tự kỷ, có nói được câu nào đâu”.

Làm nghề lái xe khách đường dài, anh Khang lập gia đình từ năm 2002. Năm 2004, anh sinh cháu gái đầu lòng. Ba năm sau đó, con gái thứ hai của anh cũng chào đời. Nghĩ rằng con cái là của trời cho, anh Khang cũng không nghĩ đến việc sinh thêm để cầu mong con trai.

Bẵng đi gần 7 năm, khi con gái thứ hai của anh Khang chuẩn bị vào lớp 1, bố mẹ anh Khang ở quê bỗng “làm căng” về việc anh phải có con trai để nối dõi tông đường. Nghĩ rằng tình hình kinh tế của gia đình cũng ổn định và không muốn trái lời cha mẹ, anh Khang và vợ đồng ý sinh cháu thứ ba. 

Đầu năm 2014, vợ anh Khang hạ sinh cháu trai trong niềm hân hoan của hai bên nội ngoại. Đứa bé đẹp như tranh vẽ, lớn nhanh như thổi. Anh Khang nhớ lại: “Vợ chồng tôi đặt tên con là Huy Mạnh. Trong những tháng đầu, Huy Mạnh phát triển bình thường, thậm chí là rất tốt. Cháu mập mạp, hồng hào, khỏe mạnh.

 

ba-lang-nung-chua-benh-tu-ly-o-ha-noi-5.

Cháu Huy Mạnh hiện giờ hoạt bát, nhanh nhẹn

 

Tuy nhiên, được 8-9 tháng tuổi mà cháu vẫn chưa có phản ứng khi được gọi, cứ ngơ ngơ, lại thường xuyên khóc đêm. Vợ chồng tôi thấy các biểu hiện như vậy đã hơi sợ sợ, nhưng cứ kiên trì theo dõi xem sao...”.

Những tháng tiếp theo, cháu Huy Mạnh vẫn tiếp tục lớn nhanh như thổi. Cháu ăn nhiều, ít vận động nên béo tròn, chân tay ngấn mập. Cùng với sự phát triển của cân nặng, cháu càng lúc càng có những biểu hiện lạ lùng, không giống với những đứa trẻ bình thường. 

Anh Khang kể: “Đối với những đứa trẻ bình thường, dưới 1 tuổi là đã có phản xạ khi được gọi rồi. Đằng này, cháu Mạnh cứ bơ đi khi bố mẹ gọi. Nó chẳng để ý gì cả. Với lại, trẻ con thì phải hòa đồng, phải chơi đùa với chúng bạn. Mạnh lại không như vậy, nó không chơi với ai hết. Đứa nào ngồi gần là nó đánh.

Chứng kiến biểu hiện của cháu như vậy, vợ chồng tôi đã lên mạng tìm hiểu và thấy rằng có khả năng cháu bị chứng tự kỷ thể nhẹ. Hai vợ chồng run lắm, song, vẫn kiên trì quan sát xem diễn biến của cháu thế nào, liệu có tự khỏi được hay không?”.

Về sau, Huy Mạnh càng lúc càng có nhiều biểu hiện rõ ràng của chứng tự kỷ. Cứ đêm về, cháu lại khóc ngằn ngặt vang cả nhà, không ai dỗ được. Bên cạnh đó, cháu không đi một cách bình thường mà chỉ kiễng chân và chạy bạt mạng. Bất chấp quãng đường ngắn hay dài, cháu cứ lao đi vun vút như mũi tên.

Lại nữa, nếu có điều gì không vừa ý, bất kể đang ở chỗ nào, cháu đều ngã ngửa ra sau để ăn vạ. Nhiều lần, cháu bị sưng u đầu do thả người tự do vào cạnh tường hay đống gạch đá. Nghiêm trọng hơn nữa, cháu hoàn toàn không nói một lời nào. Nếu muốn thứ gì đó, cháu chỉ biết cầm tay bố mẹ lôi đi chứ không biết chỉ hay đòi hỏi gì hết. 

Anh Khang kể: “Đến khi biểu hiện của cháu đã nặng, hai vợ chồng tôi mới lo sốt vó. Lúc bấy giờ, chúng tôi mới tìm hiểu kỹ về chứng tự kỷ và những hậu quả tai hại mà nó mang lại. Hai vợ chồng lo đến ốm người. Chẳng lẽ, ông trời lại đối xử với vợ chồng chúng tôi tệ bạc đến thế! Cho chúng tôi đứa con nhưng lại khiến nó không được phát triển thành một người bình thường”.

 

Kiên trì theo đuổi phương pháp của bà lang người Nùng
 

Đến bây giờ, anh Khang cũng không giải thích được nguyên nhân khiến cháu Huy Mạnh mắc chứng tự kỷ. Anh bị ám ảnh khi nghĩ đến tương lai của đứa con trai bé bỏng. Qua tìm hiểu, anh Khang biết rằng hậu quả của bệnh tự kỷ rất nghiêm trọng: Nó ảnh hưởng không chỉ bản thân đứa trẻ, gia đình mà còn cả xã hội.

Trẻ tự kỷ không được phát hiện sớm, hoặc phát hiện sớm nhưng gia đình không chấp nhận can thiệp và rơi vào tình trạng nặng, kèm theo chậm phát triển trí tuệ thì sau này sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tâm thần. Xét về bảng phân loại bệnh tật của Tổ chức Y tế Thế giới, rất có thể trẻ tự kỷ sẽ trở thành bệnh nhân tâm thần.

Đáng sợ hơn nữa, hiện nay vẫn chưa có thuốc để chữa tự kỷ. Điều này khiến anh Khang vô cùng hoang mang. Chẳng lẽ, anh phải để mặc con trai trở thành bệnh nhân tâm thần? 

Trong khi đang quẫn bách và không biết làm thế nào thì tôi được giới thiệu về bà lang Lục Thị Bích ở gần nhà” – anh Khang chia sẻ - “Bà Bích là người dân tộc Nùng, mang theo bí quyết chữa bệnh của người Nùng xuống Hà Nội. Nghe nói, nhiều đứa trẻ đã được bà chữa khỏi chứng tự kỷ. Tôi cũng muốn thử xem cách chữa của bà như thế nào nên đem cháu Huy Mạnh đến gặp bà Bích”.

ba-lang-nung-chua-benh-tu-ly-o-ha-noi-6.

Kiên trì theo đuổi cách chữa bệnh tự kỷ kỳ lạ của bà lang Nùng, con trai anh đã khỏe mạnh

 

Qua quan sát của anh Khang, cách chữa bệnh của bà Bích khá đơn giản. Bà sử dụng hai đồng bạc to bằng lòng bàn tay, dày khoảng nửa cm để cạo gió cho cháu bé. Trong lúc cạo gió, bà bôi cho đứa bé một loại nước có mùi hơi hắc, được làm từ rễ các loại cây. Đồng thời, bà bấm vào các đại huyệt trên người cháu bé.

Sau khi được cạo gió, trên thân cháu bé xuất hiện rất nhiều vết tím đen – theo bà Bích, đấy là dấu hiệu cho thấy “gió” đang thoát ra. Mỗi ngày, bà lặp lại quá trình lấy gió đó một lần. Liên tục trong hơn 3 tháng, anh Khang đưa con đến gặp bà Bích để được lấy gió như thế. 

Phương pháp đơn giản, song hiệu quả lại khiến anh Khang bất ngờ. Sau một tuần được cạo gió, cháu Huy Mạnh bắt đầu ngủ yên giấc hơn, không quấy phá như trước. Thêm một tháng nữa, cháu bập bẹ nói được những chữ đơn giản. Lại thêm một tháng nữa, cháu đi đứng vững chắc, không chạy vô thức như trước.

Qua 3 tháng điều trị bằng cách đặc biệt của bà lang Bích, cháu Huy Mạnh gần như trở thành đứa trẻ bình thường như các bạn cùng trang lứa. 

Anh Khang xúc động nói: “Thật sự, tôi không hiểu nhiều về cách chữa bệnh của bà Bích, song, đúng là nó rất có tác dụng đối với con trai tôi. Hiện giờ, cháu ngủ ngon, không khóc đêm, khả năng nói phát triển nhanh. Nói chung là hoàn thiện rồi... Tôi vô cùng vui mừng khi nghe con cất tiếng gọi cha mẹ”.

 

Kỳ sau: Lý giải về phương pháp chữa tự kỷ bằng cách cạo gió của bà lang xứ núi lạc giữa Thủ đô

 

Hoài Sơn

(Theo Người Giữ Lửa)

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay