Thiên Sứ

Năm 2016 Và Bính Thân Việt Lịch

129 bài viết trong chủ đề này

Phác họa bức tranh thế giới năm 2016

Thứ hai, 14/12/2015 - 23:00
 

Năm 2015 với nhiều sự kiện và biến động lớn về địa chính trị trên toàn thế giới sắp khép lại. Có lẽ nhiều người đang tự hỏi thế giới trong năm 2016 sẽ ra sao?

 

phac-hoa-buc-tranh-the-gioi-nam-2016.jpg

2016 có thể sẽ là một năm không mấy yên bình của thế giới.

Tâm điểm Trung Đông - Bắc Phi

Theo báo cáo mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS), năm 2016, việc đối phó với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng vẫn là tâm điểm hàng đầu ở Trung Đông - Bắc Phi.

Với những vụ khủng bố vừa qua cũng như các hoạt động dụ dỗ tìm kiếm thành viên, IS ngày càng cho thấy tổ chức này hoàn toàn khác biệt với những tổ chức khủng bố trong lịch sử. Dự báo năm tới, IS có thể sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động đến một số nước như Saudi Arabia, Ai Cập, Yemen và Libya, thậm chí vươn xa hơn sang khu vực hạ Sahara - châu Phi và Tây Nam Á. Tuy nhiên, trọng tâm của IS vẫn là bảo vệ lãnh thổ trọng yếu của mình tại Syria và Iraq.

Trong khi đó, chiến lược hiện nay của Mỹ và các nước phương Tây đối với IS tại Syria và Iraq lại chưa đủ để tiêu diệt gốc rễ căn bản của các cuộc xung đột tại Syria và Iraq. Để đối phó với mối đe dọa đang tiếp tục sinh sôi nảy nở, theo trang Geopolitical Futures (Mỹ) - "người anh cả" sẽ phải áp dụng một chiến lược mới là lôi kéo ít nhất một trong bốn quốc gia lớn trong khu vực, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Saudi Arabia và Israel vào cuộc chiến chống IS, chỉ khi đó địa bàn hoạt động chính của tổ chức này mới bị bao vây ba bề bốn bên. Theo CSIS, nhiều khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bước chân vào cuộc chiến chống IS để có được sự ủng hộ của người Mỹ nhằm bảo vệ lợi ích của mình ở Trung Đông.

Các chuyên gia của CSIS cho rằng, vấn đề hạt nhân Iran vẫn chưa thể khiến Mỹ hoàn toàn an tâm. Thoả thuận hạt nhân Iran không đồng nghĩa với sự cải thiện lớn trong quan hệ Mỹ - Iran. Trước sức mạnh quân sự ngày càng lớn của Tehran, Washington sẽ phải tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực, thúc đẩy hỗ trợ quốc phòng, tập trận chung với các đồng minh. Mặt khác, Mỹ cần tìm cách giải quyết mối quan hệ căng thẳng, bất đồng trên nhiều lĩnh vực với Isarel, không để ảnh hưởng đến an ninh nước này. Thời gian tới, Mỹ sẽ ngày càng khó bảo đảm cam kết bảo vệ Israel khi quốc gia Trung Đông này đang phải đối đầu với những mối đe doạ phi đối xứng đến từ Hezbollah và Hamas, hay các cuộc tấn công tên lửa đạn đạo từ Iran. Thêm vào đó, Israel cũng không còn phù hợp với chiến lược Trung Đông của Mỹ như trước kia nữa.

 

Châu Âu và hai cuộc khủng hoảng

Theo CSIS, tiếp nối dư âm của năm 2015, giới lãnh đạo lục địa già sẽ phải đương đầu với nhiều thách thức trong năm mới với hai cuộc khủng hoảng chồng chéo.

Thứ nhất, khủng hoảng kinh tế sẽ chuyển từ Hy Lạp sang Italy buộc nước này đối phó với tỷ lệ thất nghiệp cao và huy động các khoản vay.

Thứ hai, khủng hoảng tị nạn sẽ càng phức tạp bởi các cuộc tấn công khủng bố. Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia dự đoán Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ đưa ra một chính sách tị nạn chung cho toàn châu lục và tăng cường lực lượng tuần tra biên giới. Tuy nhiên, cam kết này sẽ gây bất đồng trong các nước thành viên, đặc biệt là những nước không muốn gánh trách nhiệm tuần tra biên giới yếu kém của một số nước khác như Hy Lạp và Hungary.

Trong vấn đề Ukraine, Mỹ và châu Âu đã huy động sức mạnh chính trị, quân sự và kinh tế nhằm chống lại Nga kể từ tháng 2/2014 nhưng sự chia rẽ trong NATO vẫn còn tồn tại. Trong khi các đồng minh Đông Âu muốn tập trung vào Nga thì các quốc gia phía Nam lại muốn tập trung vào sự bất ổn tại Trung Đông và Bắc Phi. Do đó, trong năm tới, Mỹ có thể sẽ dẫn đầu NATO đóng vai trò trung gian giúp đàm phán một thỏa thuận giải quyết xung đột tại khu vực, đồng thời lôi kéo thêm những đồng minh là "hàng xóm" của Nga.

Moscow có thể sẽ đồng ý một cách chính thức hay không chính thức với thỏa thuận đó mặc dù cấu trúc của văn bản này có thể không rõ ràng và cuộc xung đột không vì thế mà sẽ hoàn toàn chấm dứt. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của Nga vẫn là đảm bảo các nước láng giềng châu Âu, bao gồm cả Ukraine, ở thế trung lập. Vì vậy, Moscow sẽ tiếp tục củng cố tiềm lực quân sự của mình còn Mỹ ắt phải tiếp tục tăng cường các biện pháp ngăn chặn.

Châu Á - điểm nóng cạnh tranh chiến lược

Ở châu Á, những vấn đề kinh tế cơ bản sẽ nổi lên, kể cả với nước lớn như Trung Quốc. Nếu đa số các nước gắn liền sức mạnh quốc gia với nhiều yếu tố như quân sự, kinh tế, xã hội thì sức mạnh của Trung Quốc hoàn toàn dựa vào kinh tế. Bởi vậy, nếu nền kinh tế trì trệ, vị thế của Bắc Kinh trong khu vực theo đó cũng giảm sút. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới buộc sẽ phải đưa ra các biện pháp để kiểm soát sự mất cân bằng kinh tế.

Trong bối cảnh Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2017 đã gần kề, sức ép đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ nhiều phía ngày một lớn hơn. Trước thực tế đó, công cuộc cải cách của ông Tập sẽ có những thay đổi theo một cách tiếp cận chậm rãi hơn để đảm bảo quyền lực của mình và việc ưu tiên phát triển kinh tế, ưu tiên ổn định tình hình chính trị nội bộ.

Liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông, các chuyên gia dự đoán rằng sẽ không có xung đột nghiêm trọng nào xảy ra trong năm 2016. Tuy nhiên, phía Trung Quốc chắc chắn sẽ không ngừng các hoạt động tranh chấp trên biển như một cách thức để khẳng định vị thế hàng đầu khu vực của mình.

Theo ông Danny Russel, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á, thì có tới ba điểm lấn đất của Trung Quốc ở Trường Sa thậm chí còn lớn hơn cả hòn đảo tự nhiên lớn nhất ở đây. Tổng diện tích Trung Quốc lấn đất tương đương khoảng hơn 800 ha (bằng 1.500 sân bóng).

Trong khi đó, Mỹ cũng có cơ hội để củng cố vị trí của mình tại châu Á - Thái Bình Dương và có thể sẽ tiếp tục dẫn dắt cấu trúc an ninh khu vực trong nhiều năm tới. Mặt khác, bằng con đường Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Washington sẽ có nhiều cơ hội để củng cố sự hiện diện và vai trò địa chính trị của mình ở đây.

Tại bán đảo Triều Tiên, theo các chuyên gia, năm 2016, để thể hiện uy quyền tuyệt đối của mình, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể sẽ thực hiện hàng loạt hành động khiêu khích quy mô nhỏ nhằm thể hiện sức mạnh quân sự nhưng không dẫn tới chiến tranh thực sự. Tuy vậy, cũng không thể xem thường điểm nóng này vì chỉ một tính toán sai lầm cũng có thể dẫn đến khủng hoảng ở đây trong năm tới.

 

Mỹ Latinh vượt qua trắc trở kinh tế

Trên Geopolitical Futures, các nhà nghiên cứu cho rằng Mỹ Latinh tuy đứng bên lề sân khấu chính nhưng cũng không kém phần quan trọng.

Trong năm tới, khu vực này sẽ tiếp tục phải đương đầu và đối mặt với những tác động tiêu cực. Trong đó có thách thức về tài chính do ảnh hưởng của sự sụt giảm của đồng Nhân dân tệ (NDT) và sự tăng mạnh của đồng USD trong khi các nước này hầu như bị phụ thuộc kinh tế vào xuất khẩu nguyên liệu thô và giá hàng hóa thấp.

Tình hình trên buộc hai nền kinh tế lớn của khu vực là Argentina và Brazil sẽ phải bắt đầu thực hiện cải cách chính trị và kinh tế hướng dần tới các chính sách trung hữu hơn, chẳng hạn như việc mở cửa thương mại. Những cải cách này sẽ biến các nước Mỹ Latinh trở nên hấp dẫn hơn đối với các nguồn vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp.

Với những dự đoán trên, có thể thấy năm 2016 có lẽ sẽ là một năm không mấy yên bình của thế giới. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hy vọng rằng, sự bắt tay của Mỹ, Nga và các nước phương Tây vừa qua trong cuộc chiến chống khủng bố sẽ là một tín hiệu tốt đầu tiên cho nền hòa bình, thịnh vượng chung của thế giới trong tương lai.

 

Theo chuyên gia Bonnie Glaser của CSIS, ngoài việc tăng cường hiện diện trên biển, Trung Quốc có thể sẽ tiến hành nhiều hành động áp đặt hơn như bắt tàu cá ở các vùng biển mà họ cho là của mình.

 

 

Theo Thu Trang (tổng hợp)

Thế giới và Việt Nam

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa quý vị và anh chị em.

Trong những năm qua, trên cơ sở những tri thức của Lý học Việt, Thiên Sứ tôi đã hóa giải không ít những lời tiên tri của những nhà tiên tri lừng danh thế giới và cả những khoa học gia, khi những lời tiên tri , dự báo đó về những thảm họa cho con người. Và Thiên Sứ tôi đã đúng. Thí dụ như tiên tri của những khoa học gia Hoa Kỳ về một trận động đất hủy diệt bờ biển phái Tây Hoa Kỳ. Nhưng nó đã không xảy ra bởi tiên tri của Thiên Sứ tôi. Hoặc sự hoài nghi về Ngày Tận Thế 21 12 2012 cũng không xảy ra với sự quyết đoán của tôi.

Trong năm 2016 Bính Thân Việt lịch. Có những lời tiên tri - được gán ghép với những nhà tiên tri tên tuổi như Nostradamus, Vanga - rất bất lợi cho nền văn minh toàn cầu, như bài dẫn dưới đây. Bởi vậy, vào đầu năm, như thường lệ Thiên Sứ tôi sẽ nhân danh nền văn hiến Việt, tiếp tục hóa giải những tiên tri có thể là giả mạo này, khi nó mang lại những bất lợi cho con người.

 

TƯ LIỆU THAM KHẢO VỀ NHỮNG LỜI TIÊN TRI 2016

Bắc bán cầu sẽ hủy diệt trong năm nay?

 

Nếu quả thực lời tiên đoán của nhà tiên tri mù nổi tiếng Vanga trở thành hiện thực, thì trong năm nay toàn bộ động, thực vật ở Bắc bán cầu sẽ bị hủy diệt.

>> Rùng mình tiên đoán hiểm họa năm 2014, 2016?
>> Chuyện về nữ tiên tri huyền thoại Vanga
>> Đền thiêng Nhật từng có sấm truyền ngày tận thế?

Những lời tiên đoán của tiên tri Vanga

Báo chí Nga đưa tin, vào tháng 5 tới, một quyển sách bao gồm bộ sưu tập các lời tiên đoán của bà Vangelia Gushterove – nhà tiên tri nổi tiếng với tên gọi Baba Vanga sẽ được xuất bản.

vanga.jpg
Nhà tiên tri mù nổi tiếng người Bulgary, bà Vanga.

Dưới đây là một số lời tiên đoán của bà Vanga:

Tháng 11-2010: Chiến tranh thế giới lần III bùng nổ và sẽ kết thúc vào tháng 10-2014. Loài người sẽ sử dụng đến vũ khí hạt nhân và vũ khí hóa học để tiêu diệt nhau.

Năm 2011: Bụi phóng xạ sẽ tiêu diệt hết các loài động vật và thực vật ở Bắc bán cầu. Sau đó, người Hồi giáo sẽ khơi mào cuộc chiến tranh hóa học chống lại những người châu Âu còn may mắn sống sót.

Năm 2014: Hầu hết mọi người sẽ mắc bệnh ung thư da hoặc các bệnh về da khác như một hệ quả tất yếu của cuộc chiến tranh hóa học.

Năm 2016: Châu Âu gần như vắng bóng con người.

Năm 2018: Trung Quốc sẽ trở thành bá chủ thế giới. Các quốc gia đang phát triển sẽ hết áp bức, bóc lột hoặc trở thành nước đi xâm chiếm các nước khác. Thế giới sẽ ngừng việc sản xuất dầu. Vào năm đó, đầu tiên bạn sẽ đi tàu chạy bằng năng lượng mặt trời. Trong khi đó, sẽ phát hiện ra sự sống ngoài hành tinh, đồng thời khám phá ra bí mật của việc hình thành sự sống trên trái đất.

Năm 2023: Quỹ đạo của trái đất có chút thay đổi.

Năm 2025: Dân cư ở châu Âu sẽ còn rất thưa thớt.

Năm 2028: Sẽ tạo ra một nguồn năng lượng mới. Nạn đói dần dần được khắc phục. Tàu vũ trụ sẽ bay tới được sao Kim.

Năm 2033: Băng ở Bắc cực tan chảy.

Năm 2043: Nền kinh tế thế giới phát triển mạnh.

Năm 2046: Người ta có thể tạo ra mọi bộ phận của cơ thể con người. Việc thay thế các bộ phận trên cơ thể sẽ trở thành biện pháp trị liệu tốt nhất.

Năm 2066: Mỹ sử dụng một loại vũ khí đặc biệt để tấn công người Hồi giáo, đó là khí hậu. Thời tiết đột ngột cực lạnh.

Năm 2076: Xã hội Cộng sản chủ nghĩa được hình thành.

Năm 2084: Thiên nhiên phục hồi.

Năm 2088: Xuất hiện căn bệnh mới – lão hóa trong vòng vài giây.

Năm 2097: Chữa được bệnh lão hóa nhanh chóng.

Đó mới chỉ là một trong số các thảm họa sắp xảy đến theo như lời tiên đoán rùng mình của nhà tiên tri mù nổi tiếng người Bulgaria – bà Vanga.

Tính xác thực

Nhiều người không mong những dự đoán của bà Vanga sẽ trở thành sự thực. Tuy nhiên, người ta cho rằng khoảng 65% trong số những tiên đoán về thảm họa mà loài người sẽ gặp phải đó sẽ trở thành sự thực. Điều đáng sợ hơn là một người từng chơi với nhiều bạn bè của Vanga cho biết cuộc đời họ đã diễn ra y như những gì Vanga dự đoán. Thậm chí họ còn biết được thời điểm và lý do họ lìa đời.

Nhà tiên tri này từng tiên đoán chuẩn xác về vụ tấn công khủng bố ngày 11-9 ở Mỹ, sự bùng nổ Đại chiến thế giới thứ 2, cải tổ kinh tế chính trị ở Liên bang Xô Viết cũ, cùng với đó là cái chết của công nương Diana và thậm chí vụ chìm tàu ngầm nguyên tử Kursk.

Vào năm ngoái, mối quan hệ căng thẳng giữa Israel và dải Gaza càng làm tăng thêm mâu thuẫn ở Trung Đông. Và cho đến hiện tại, người ta vẫn dấy lên mối lo ngại rằng xung đột tại đây vẫn đang rất căng thẳng.

vanga1.jpg
Trái đất sẽ bị hủy diệt vào năm 2012?

Trong năm nay, trận động đất và cơn sóng thần dữ dội tại Nhật Bản khiến hàng nghìn người thiệt mạng và hàng nghìn người khác hiện vẫn đang bị mất tích, nhiều lò phản ứng hạt nhân ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima I đang có nguy cơ phát nổ và rò rỉ chất phóng xạ khiến không ít người lo ngại về nguy cơ các loài sinh vật trên toàn Bắc bán cầu sẽ bị tiêu diệt do bụi phóng xạ như lời bà Vanga tiên đoán.

Phần thứ 2 trong lời tiên đoán của bà Vanga về năm 2011 là người Hồi giáo sẽ tiến hành chiến tranh hóa học chống lại những người châu Âu phải chăng là sự ám chỉ tới cuộc chiến đang diễn ra tại Libya? Nhất là khi ông Gaddafi từng tuyên bố ông có cả vũ khí hóa học và quyết chiến với phe đối lập để “biến Libya thành một Việt Nam thứ hai” nếu các nước phương Tây giúp phiến quân nổi dậy chống lại ông.

Điều này khiến nhiều người lo sợ vì bị ảnh hưởng bởi các chất hóa học trong cuộc chiến này. Và nếu đúng như lời bà Vanga tiên đoán thì thảm họa loài người bị nhiễm căn bệnh về da sẽ xảy ra. Những người châu Âu tham chiến ở Libya từ đó sẽ có thể chết dần chết mòn vì căn bệnh này và rồi năm 2016 châu Âu sẽ trở nên trống vắng!

Trong năm 2012 tới, theo nhiều nhà tiên tri, sẽ xảy ra một sự kiện thiên văn học phá hủy thế giới vào ngày 21-12. Cũng theo họ, khoảng thời gian từ ngày 21 đến ngày 23-12 sẽ là thời điểm tận thế của thế giới. Trái đất, mặt trời và lỗ đen trong dải ngân hà sẽ thẳng hàng khiến cả thế giới bị diệt vong. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học cho rằng sự cố đó dù có xảy ra cũng chỉ tác động xấu đến sức khỏe của con người chứ trái đất chưa thể diệt vong được.

Cập nhật: 11/04/2011 Theo VTC

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO VỀ NHỮNG LỜI TIÊN TRI 2016

Lời tiên tri rợn người của bà Vanga về năm 2016
 

09/12/2015 10:29

 

(NLĐO)- Lời tiên đoán nghe có vẻ khó tin nhưng hẳn sẽ khiến những người yếu tim băn khoăn bởi thời gian gần đây, châu Âu đã bắt đầu phải gánh chịu những thảm họa đáng lo ngại từ những kẻ cực đoan thân nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

 

Nhà tiên tri mù nổi tiếng Baba Vanga từng khiến cả thế giới rợn tóc gáy khi nhìn thấy trước cả vụ khủng bố chấn động 11-9, thảm họa sóng thần 26-12-2004 và sự ra đời của IS… Những lời tiên tri của bà về tương lai vẫn còn rất nhiều và chỉ có tương lai mới có câu trả lời về sự chuẩn xác của nó. Và những tiên đoán của nữ tiên tri người Bulgaria đã qua đời từ năm 1996 này về những sự kiện sẽ diễn ra trong năm 2016 sắp tới hẳn sẽ khiến châu Âu đứng ngồi không yên.

 

loi-tien-tri-ron-nguoi-cua-ba-vanga-ve-n

Bà Baba Vanga. Ảnh: News

 

Theo người phụ nữ huyền bí khiến nhiều nhà khoa học phải sửng sốt này, năm tới châu Âu sẽ chìm trong vòng vây của những kẻ Hồi giáo cực đoan và cuộc chiến mà bà đã tiên đoán trước đó bắt đầu từ Mùa Xuân Ả Rập năm 2010 sẽ tràn ra khỏi biên giới Syria – nơi “những kẻ Hồi giáo cực đoan sẽ sử dụng chiến tranh hóa học chống lại châu Âu”, và xây nền móng vương quốc “caliphate” của chúng vào năm 2043 lấy thủ đô Rome của Ý làm trung tâm.

Bà Vanga nói rằng châu Âu sẽ “tận thế” vào năm 2016 sau khi toàn bộ dân cư không còn và để lại một lục địa già trơi trọi, một vùng đất không còn dấu hiệu của sự sống.

loi-tien-tri-ron-nguoi-cua-ba-vanga-ve-n

Trên mạng tràn lan những hình ảnh như thế này liên quan tới những lời tiên tri đã trở thành hiện thực của bà Vanga.

 

Lời tiên đoán nghe có vẻ khó tin nhưng hẳn sẽ khiến những người yếu tim hoang mang bởi thời gian gần đây, châu Âu đã bắt đầu phải gánh chịu những thảm họa đáng lo ngại từ những kẻ cực đoan thân nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Bà Vanga tên thật là Vangelia Pandeva Dimitrova, bị mù từ năm 12 tuổi và sống gần trọn cuộc đời ở vùng núi Pupite thuộc dãy núi Kozhuh, Bulgaria. Trong khoảng 50 năm hành nghề tiên tri, bà đã đưa ra hàng trăm lời tiên đoán và không ít trong số đó đã trở thành hiện thực. Giới khoa học cho tới nay vẫn chưa có lời giải thích xác đáng cho hiện tượng này. Phân tích các số liệu thu thập được, các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận gần 80% những dự đoán của Baba Vanga đã trở thành sự thực.

 

Những lời tiên đoán đã trở thành hiện thực:

Sự bắt đầu và kết quả của Chiến Tranh Thế Giới thứ 2

Ngày chết của vua Bulgaria - Tsar Boris 3 (1918-1943)

Sự tan rã của Tiệp Khắc (1992)

Cuộc bạo động năm 1968 ở CH Liban

Chiến tranh năm 1979 ở Nicaragua

Cuộc xung đột năm 1974 ở CH Cyprus

Cuộc bầu cử của Indira Gandhi và cái chết của bà sau đó

Sự tan rã của Liên Bang Xô-Viết (1991)

Sự tan rã của vương quốc Nam Tư

Sự hợp nhất của Đông Đức và Tây Đức (10-1990), và sự hình thành CHLB Đức.

Sự chiến thắng của Boris Yeltsin trong cuộc bầu cư tổng thống Nga

Thảm họa hạt nhân ở Chernobyl , Ukraina (4-1986)

Ngày mất của Stalin – nhà lãnh đạo tối cao của LB Xô Viết (05-03-1953)

Cuộc tấn công vào tòa tháp đôi của Mỹ ngày 11-9-2001

Tổng thống thứ 44 của Mỹ là người da màu

Thảm họa chìm tàu ngầm Kursk của Nga ngày 12-8-2000

Các cuộc xung đột ở Syria

Việc tách Crimea khỏi Ukraine

 

 

 

 

Những lời tiên đoán chờ câu trả lời từ tương lai

Năm 2016 Châu Âu sẽ vắng bóng người

Hòa bình sẽ ngự trị trên trái đất trong 1000 năm. Con người sẽ nhận ra sự tồn tại của thế giới tâm linh

Khoảng năm 2020 xe lửa sẽ chạy bằng năng lượng mặt trời và mẹ Trái Đất sẽ được nghỉ ngơi

Khoảng năm 2018-2020 các nhà khoa học sẽ tiến hành các dự án sản xuất năng lượng helium 3 từ không gian

Vào năm 2050 con người sẽ đi du lịch đến một thế giới mới với tốc độ nhanh hơn 10 lần tốc độ của ánh sáng

200 năm nữa, loài người sẽ kết nối được với người anh em của mình đến từ hành tinh khác

 

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa quý vị và anh chị em.

Dưới đây là bài viết của Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn, thành viên nghiên cứu của TTNC LHDP về ngày tốt xấu và hướng xuất hành năm Bình Thân 2016 Việt Lịch. Bài viết này, căn cứ theo Huyền Không Lạc Việt, vị trí Thái Tuế chiếu và xung chiếu, cùng nhiều yếu tố khác trong ngành Địa Lý Lạc Việt  - tức ngành phong thủy nổi tiếng trong nền văn minh Đông phương huyền vĩ, để xác định những vấn đề nêu trên. Bài viết của Thiên Đông Bùi Anh Tuấn, ngõ hầu giúp quý vị và anh chị em, gần lành, tránh dữ trong năm Bính Thân nhiều biến động của thế giới, từ góc nhìn của Địa Lý Lạc Việt.

Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em.

=========================.

 

NGÀY TỐT NĂM BÍNH THÂN 2016

Vận khí Thiên Hà thủy

Dùng cho Tất niên, xuất hành, khai trương, động thổ.

 

Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương 

Tiễn năm cũ đi đón xuân mới đến, người Việt ta, theo phong tục Đông phương cổ truyền, có tục ăn tất niên, xuất hành, xông đất, chọn ngày khai trương và chọn ngày xây sửa nhà để cầu may mắn, tài lộc, tránh hung tìm cát. 
Ban biên tập diễn đàn Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương sưu tầm, tìm hiểu so sánh, đối chiếu đề xuất về các ngày gọi là tốt để quý vị bạn đọc tham khảo.

 

Dùng cho năm Bính Thân 2016, vận khí (mệnh tuổi) Thiên Hà Thủy theo Lạc Thư Hoa Giáp.
Tất Niên:
Đây là ngày kết thúc một năm làm việc vất vả, ngày nhìn lại những thành quả lao động của năm cũ.
Những ngày tốt theo Việt lịch trong tháng Chạp (12) Việt lịch:

Ngày 09**, 10, 16, 17, 21**, 24**, 29**…kỵ giờ Mão.

Trong đó những ngày tốt nhất có đáng dấu hai hoa thị (*). Các doanh nghiệp có thể chọn ngày 24, hoặc 29 để có một kết thúc tốt đẹp cho trăm nghiệp trăm nghề để chuẩn bị cho một năm mới vạn sự an lành.

Ngày Lập Xuân:
Ngày 26  âm tháng Chạp năm Ất Mùi, tức là ngày 04/02/2016 Tây lịch.

 

 

Hinhngaytotnam2016HK.jpg
 

Xuất hành:
Ngày tốt theo Việt lịch: 
Mồng 06 tháng Giêng năm Bính Thân, nhằm ngày thứ Bảy13.02.2016 Tây lịch

Đây là ngày Minh Đường Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu công danh, sự nghiệp, học hành, thăng quan, phát tài, phát lộc và phát triển trong mọi sự.
Giờ tốt trong ngày:
Giờ Mão, từ 05g20 đến 7g19 
Giờ Mùi, từ 13g20 đến 15g19 
Giờ Dậu, từ 17g20 đến 19g19
 

Hoặc:
Mồng 09 tháng Giêng năm Bính Thân, nhằm ngày thứ Ba 16.02.2016 Tây lịch
Đây là ngày Kim Quỹ Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu công danh, sự nghiệp, học hành, thăng quan, phát tài, phát lộc và phát triển trong mọi sự.
Giờ tốt trong ngày:
Giờ Tý, từ 23g20 đến 01g19 
Giờ Ngọ, từ 11g20 đến 13g19 
Giờ Thân, từ 15g20 đến 17g19
(Trong trường hợp không thể chờ đến ngày 6 hoặc 9/ tháng Giêng, quý vị và anh chị em có thể cho ngày tốt, tuy kem 1ho7n, nhưng không xấu theo bản chọn ngày tốt xấu nắm Bính Thân, kèm dưới đây)

Hướng Xuất Hành:
Hướng tốt xuất hành là hướng Đông (hướng Giáp/ Mão/ Ất, từ 67,5 - 112,5 độ). Tốt nhất là cứ chính Đông 90 độ.  Hướng được coi là tốt thì cũng kén người có bản lãnh, mạo hiểm, trí dũng và quyết đoán.

Hinhngaytotnam2016.jpg
 

Hướng Tốt Để Động Thổ:

Theo Huyền Không Lạc Việt, niên tinh Nhị Hắc  nhập trung, phương Tây Nam gặp Thái Tuế, phương Đông Bắc Xung Thái Tuế, tam sát ở Nam Đông Nam, Nam, Nam Tây Nam, do vậy phương động thổ an toàn nhất là hướng Đông . Cụ thể là phương Giáp, Mão, Ất từ 67,5 - 112,5 độ. Tuy nhiên, nếu quý vị và anh chị em có thể phân cung điểm hướng chính xác thì có thể động thổ đúng sơn Thìn thuộc Đông Nam 157.5 đến 172.5 độ Đông Nam.

Ngày Tốt Khai Trương:
Ngày tốt theo Việt lịch:
Mồng 06 tháng Giêng năm Bính Thân, nhằm ngày thứ Bảy 13.02.2016 Tây lịch

Đây là ngày Minh Đường Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu quan, cầu tài, cầu lộc, thăng tiến và phát triển trong mọi sự.
Giờ tốt trong ngày: 
Giờ Mão, từ 05g20 đến 7g19 
Giờ Mùi, từ 13g20 đến 15g19 
Giờ Dậu, từ 17g20 đến 19g19

Hoặc 
Mồng 09 tháng Giêng năm Bính Thân, nhằm ngày thứ Ba 16.02.2016 Tây lịch

Đây là ngày Kim Quỹ Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu công danh, sự nghiệp, học hành, thăng quan, phát tài, phát lộc và phát triển trong mọi sự.
Giờ tốt trong ngày:
Giờ Tý, từ 23g20 đến 01g19 
Giờ Ngọ, từ 11g20 đến 13g19 
Giờ Thân, từ 15g20 đến 17g19

 

Tuổi tốt để xông đất, mở hàng và khai trương:
Chọn tuổi:
Mậu Thìn 1988, Giáp Thìn 1964, Kỷ Tỵ  1989, Kỷ Mùi 1979, Mậu Tý 1948, Kỷ Hợi 1958, Tân Dậu 1981.
Những tuổi như trên được mời mua mở hàng khai trương đầu năm,động thổ xây sửa nhà, dự lễ về nhà mới, đi đón cô dâu về nhà chồng, tiễn đưa người thân đi làm ăn xa, đón em bé từ bảo sanh viện về nhà, dự lễ cúng đầy tháng, dự lễ cúng thôi nôi cho em bé, dự lễ cúng đáo tuế, cúng thất tuần cho gia chủ sẽ được cát tường đại lợi.Nhưng hãy chọn người tử tế đàng hoàng, nhân cách đầy đủ, trí tuệ thông minh, hiền hậu nhân từ. Phúc lộc đầy đủ.

Lưu ý
Là họ phải không trong thời gian thọ tang. Nam nữ đều tốt. Người được mời xông đất, khai trương đâù năm kiêng mặc áo trắng hoặc đen.
Áo mặc tông màu xanh biển, màu xanh da trời, xanh lá cây là thuận nhất với năm Bính Thân vận khí Thiên Hà Thủy.
Năm Bính Thân vận khí Thiên Hà Thủy có lẽ là năm mà Lý học Đông phương và các nhà khoa học dễ nhất trí về một nền kinh tế toàn cầu vẫn còn khó khăn. 



 

Cầu chúc quý vị một năm mới
AN LẠC VUI KHỎE MAY MẮN THỊNH VƯỢNG

 

*

*    *

 

 

NGÀY TỐT NĂM BÍNH THÂN 2016

Vận khí Thiên Hà Thủy

Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương

Dùng cho khai trương, động thổ, sửa chữa xây cất nhà cửa, nhập trạch (vào nhà mới), tân gia, cưới hỏi, an trang, ký kết hợp đồng, khởi sự, giao dịch, đi - về…những công việc quan trọng.
Theo Việt lịch thì những ngày tốt của các tháng là các ngày như sau:
Lưu ý: Các ngày có đánh dấu (**) là ngày Hoàng Đạo
Tháng Giêng:

Ngày 02, 04, 06**, 08, 09**, 20, 28, 30 kỵ giờ Dần

Tháng Hai:

Ngày 01**, 08, 20, 21…kỵ giờ Tỵ.

Tháng Ba:

Ngày 04, 20**, 21, 28 …kỵ giờ Thân.

Tháng Tư:

Ngày 01**, 04**, 08, 25** …kỵ giờ Thìn.

Tháng Năm:

Ngày 01**, 04**, 20**…kỵ giờ Dậu.

Tháng Sáu:

Ngày 10**, 15 …kỵ giờ Mão.

Tháng Bảy:

Ngày 04**, 15**,…kỵ giờ Dần.

Tháng Tám:

Ngày 11, 25, 26…kỵ giờ Tỵ.

Tháng Chín:

Ngày 04**, 08, 17**…kỵ giờ Thân.

Tháng Mười:

Ngày 01, 02**, 15, 17… kỵ giờ Thìn.

Tháng Một (11):

Ngày 02**, 09**, 19**, 26…kỵ giờ Dậu.

Tháng Chạp (12):

Ngày 04, 06**, 15, 16**, 26**, 28…kỵ giờ Mão.

Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn

9 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà phong thủy dự đoán về thế giới năm 2016

 

 Các nhà chiêm tinh và phong thuỷ dự đoán nguy cơ xung đột sẽ ít hơn hai năm trước, tình hình kinh tế có nhiều dấu hiệu khả quan, trong khi một số cá nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

 

501421994.jpg

Năm 2016 được dự đoán ít có xung đột hơn hai năm trước. Ảnh minh hoạ: Gettty

 

Năm Bính Thân sẽ bắt đầu từ ngày 7/2/2016 và kết thúc vào ngày 27/1/2017. Theo dự báo của Gotohoroscope, trang web chuyên về chiêm tinh và dự đoán phong thủy, 2016 sẽ là năm tuơi sáng và sống động, nhiều sự kiện hấp dẫn và có quy mô lớn. 

Trong 12 con giáp, Thân là hiện thân siêu hình cho yếu tố con người và là thần hộ mệnh chính của năm 2016. Vì vậy, năm nay sẽ là năm của con người. 

Năm Bính Thân được tượng trưng bởi hai nguyên tố Hoả và Kim mà theo quy ước thứ tự của Ngũ hành, Hoả và Kim tương khắc, do đó có thể dẫn đến mất cân bằng, gây tiêu cực và bất hoà. Mâu thuẫn và xung đột quốc tế vẫn có nguy cơ xảy ra nhưng không quá bạo lực. 

Theo Raymond Lo, nhà phong thủy và chiêm tinh học Hong Kong, năm 2016 sẽ tương đối ít bạo lực hơn so với năm 2014 và 2015. Việc đạt được thoả thuận và các điều ước quốc tế nhằm giải quyết xung đột và tranh chấp cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ông cũng dự đoán khả năng xảy ra xung đột trên biển, các vụ tai tại đường thuỷ và thảm hoạ hàng không.

Trong năm nay, nhu cầu đi du lịch sẽ nhiều hơn, đặc biệt là đối với những người sinh năm Dần, Ngọ, Tuất, Hợi, Mùi. Điều này có thể tác động đến nguy cơ xảy ra va chạm giao thông và thường liên quan đến tai nạn ôtô. Ông cũng dự đoán trong năm dương hỏa, thảm hoạ cháy nổ và đại dịch cúm có thể nổ ra. Tháng 2, 5 và 11 là các tháng xấu trong năm.

 

Dấu hiệu của khả quan, linh hoạt, tiến bộ

2016 có nhiều dấu hiệu khả quan, tích cực đối với nền kinh tế và điều này sẽ tiếp tục kéo dài đến nửa đầu năm 2017. Đây là năm thuận lợi với các hoạt động kinh doanh sản xuất, ngành công nghiệp thuộc lĩnh vực năng lượng, giải trí, thị trường, tài chính, giao thông vận tải xây dựng, công nghệ cao, khai thác. Các ngành ngân hàng, kỹ sư, máy tính năng động hơn nhưng sức cạnh tranh lớn.

Bính Thân là năm biểu tượng của sự lạc quan, tiến bộ và linh hoạt. 2016 có thể không phải một năm yên bình, khi xung đột và bất hoà trong các mối quan hệ quốc tế vẫn hiện hữu, nhưng con người lạc quan, cởi mở, tự tin và sáng tạo để mang lại giải pháp cho những trở ngại đó. Các thảm họa tự nhiên như cháy rừng, vấn đề hạt nhân, mưa bão và dịch bệnh vẫn chiếm ưu thế.

Trong năm 2016, các sao và ngũ hành sẽ đem lại vận may cho người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu, khám phá như chuyên gia, nhà khoa học, nhà thám hiểm. Các ứng dụng của robot và máy bay không người lái sẽ phổ biến hơn.

Tuy nhiên, các lá số tử vi năm 2016 cho tất cả cung hoàng đạo và năm sinh đều chỉ ra rằng dù nghề nghiệp là gì, mỗi người trong chúng ta cũng nên phấn đấu để đạt được thành công nhất định.

 

Thoải mái hơn năm 2015

Thân là con vật đứng hàng thứ 9 trong 12 con giáp, số 9 tượng trưng cho tham vọng, phiêu lưu và sự thông thái. Bà Marites Allen, nhà phong thủy người Philippines, cho biết dù không phải tất cả mọi người đều may mắn vào năm tuổi, nhưng năm Thân sẽ rất thuận lợi với người tuổi này.

Người tuổi Tý, Thìn, Tỵ, những tuổi hợp với Thân, cũng có thể gặp may mắn tương tự. Người tuổi Dần, khắc với Thân, có thể gặp nhiều khó khăn trong năm tới. Họ có thể gặp nhiều biến chuyển hoặc thay đổi trong cuộc sống như chuyển việc, chuyển nhà. Người tuổi Dần nên hạn chế đi về các nơi theo hướng tây nam vì đây là hướng của sao Thái Tuế. 

Người thuộc nhóm cung Đất (Kim Ngưu, Xử Nữ, Ma Kết) sẽ có nhiều may mắn trong nửa đầu năm, nhưng phải thận trọng và tính toán kế hoạch phù hợp kể từ sau tháng 8. 

Người thuộc nhóm cung Khí (Song Tử, Thiên Bình, Bảo Bình) có thể cảm thấy thoải mái hơn so với năm 2015.

Người thuộc nhóm cung Lửa (Kim Ngưu, Sư Tử, Nhân Mã) có thời gian dành cho các đam mê, sở thích cá nhân và có thể đạt được thành công lớn trong năm nay. 

Sự nhạy cảm của người thuộc nhóm cung Nước (Cự giải, Thiên Yết, Song Ngư) có thể giúp họ dễ dàng cảm nhận những rắc rối có thể xảy ra.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ bảy, 02/01/2016 - 16:26

Dự đoán số phận của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng trong năm 2016
 
 
   
Dân trí Trong 1 năm qua, IS đã gây ra nhiều vụ tấn công đẫm máu. Trước nguy cơ bành trướng của IS tại Syria và Iraq, liên quân do Mỹ đứng đầu và Nga đã không kích riêng rẽ nhằm ngăn chặn nhóm thánh chiến cực đoan này. IS sẽ ra sao trong thời gian tới?
 >> Cuộc chiến chống IS - một năm nhìn lại
 >> Cuộc chiến chống IS kéo dài, ai hưởng lợi?

 

du-doan-so-phan-cua-nhom-nha-nuoc-hoi-gi
Các tay súng của IS (Ảnh: AFP)

Mục tiêu của IS

Các chuyên gia cho rằng IS vẫn sẽ tiếp tục là một thách thức lớn với an ninh toàn cầu trong năm 2016. Xuất hiện ban đầu với tên gọi ISIS hoặc ISIL, nhóm thánh chiến cực doan này nhanh chóng thu hút sự chú ý bằng việc tuyên bố muốn thành lập Nhà nước Hồi giáo, cái tên có nghĩa khẳng định tư tưởng thống trị thế giới Hồi giáo và tham vọng bằng mọi cách để ép buộc 1,6 tỷ người theo đạo Hồi phải phục tùng IS.

Phát triển với xuất phát điểm là một nhánh của mạng lưới khủng bố al-Qaeda ở Iraq, IS nhanh chóng tận dụng cơ hội có được từ cuộc xung đột ở Syria và tình hình bất ổn ở Iraq để phát triển. Sau đó, nhóm thánh chiến cực đoan này tuyên bố cắt đứt quan hệ với al-Qaeda và thành lập Nhà nước Hồi giáo. Hiện IS đang kiểm soát một khu vực rộng lớn có diện tích gần bằng bang Connecticut của Mỹ. Đây là một khu vực trải dài từ miền Bắc Syria tới miền Trung Iraq.

Với tư tưởng thánh chiến cực đoan, các tay súng của IS tin rằng chúng sẽ sớm tham gia một trận chiến của "Ngày tận thế" và giành chiến thắng. Năm 2015, IS đã tuyên bố nhắm tới những mục tiêu mới từ Tây Phi tới các thành lớn ở châu Âu. Do vậy, IS chắc chắn vẫn sẽ là một trong những mối nguy với an ninh toàn cầu trong năm tới.

Sự lớn mạnh của IS trong năm 2015

Trong năm 2015, IS đóng vai trò tổ chức xã hội ở những khu vực mà nhóm này kiểm soát. Chúng hoạt động với các chức năng như một chính phủ không được cộng đồng quốc tế công nhận, bao gồm các hoạt động như đăng ký giấy khai sinh tới lưu thông loại tiền tệ riêng và các chiến dịch tuyên truyền. Tổng thống Mỹ Barack Obama từng thừa nhận rằng các hoạt động của IS chỉ bị ảnh hưởng đôi chút từ chiến dịch không kích của liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu.

Trên thực tế, IS đã mở rộng bằng cách thu nhận hoặc hỗ trợ các nhóm khủng bố ở khu vực khác, bao gồm Boko Haram ở Nigeria hay các nhóm cũ của Taliban của Afghanistan. Bên cạnh đó, IS được cho là đã truyền cảm hứng cho những phần tử cực đoan tiến hành các vụ tấn công tàn bạo trong năm qua như vụ đánh bom đềm thờ của người Shiite ở Yemen làm 137 người thiệt mạng, vụ đánh bom nhằm vào máy bay của Nga tại Ai Cập hay các vụ tấn công du khách ở Tuynidi.

Bản đồ ảnh hưởng của IS

2015 là năm IS cho thấy chúng có thể ở mọi nơi trên thế giới, hoặc chí ít tại một số nơi, vẫn những có phần tử hành động theo kiểu "chó sói đơn độc" để khẳng định sự hiện diện của nhóm Thánh chiến cực đoan này. Các vụ tấn công như vậy gần như không thể phát hiện ra trước được, ví dụ như vụ tấn công ở thành phố San Bernardino của bang California. Đây là vụ việc đang tạo ra nhiều khó khăn cho giới chức tình báo Mỹ.

Không chỉ có vậy, quá trình tuyển mộ các tay súng của IS cũng đang được tiến hành ngay tại nước Mỹ qua các hình thức như kêu gọi trực tuyến trên mạng xã hội hoặc từ các cộng đồng. Vấn đề này đang gióng lên hồi chuông báo động cho các lực lượng an ninh Mỹ, gây ra nhiều khó khăn trong việc lên kế hoạch ngăn chặn các vụ tấn công đẫm máu. Ví dụ như vụ tấn công làm cả thế giới bàng hoàng hồi tháng 11 tại Paris. Những vụ tấn công liên tiếp của IS ngay tại một thành phố trung tâm của châu Âu, khiến 130 người thiệt mạng, đã làm rung chuyển cả thế giới.

Điều gì sẽ đến trong năm 2016?

Vụ tấn công ở Pháp có thể sẽ là một bước ngoặt cho cuộc chiến chống IS trong năm 2016. Các giá trị của thế giới phương Tây đang trở nên mong manh trong cuộc chiến hiện nay, từ những rào cản nhân đạo đối với người nhập cư Syria tới vấn đề mở cửa biên giới giữa các quốc gia Liên minh châu Âu. Chắc chắn rằng IS sẽ phải đối mặt với những cuộc không kích mới và dữ dội hơn từ phương Tây, nhưng việc chỉ phá hủy các cơ sở hạ tầng của IS sẽ không hiệu quả khi hệ tư tưởng của nhóm thánh chiến cực đoan này vẫn đang được truyền bá.

Chiến dịch không kích mà Nga tiến hành ở Syria theo đề nghị của Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể tạo ra những trở ngại mới. Theo đó, có các ý kiến cho rằng chiến dịch của Nga sẽ làm yếu đi các nhóm đối lập ở Syria, qua đó giúp IS có thêm cơ hội giành được những thắng lợi trên bộ.

Tuy nhiên, mọi vấn đề liên quan tới IS không chỉ là "câu chuyện về súng đạn". Khi Mỹ chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống vào năm tới, ngoại giao sẽ đóng vai trò quan trọng nếu khoảng cách giữa các quốc gia tham gia "cuộc chiến ủy thác", như Nga, Iran, Arập Xêút và các nước khác, vẫn chưa được thu hẹp. Giới chức lãnh đạo Mỹ sẽ phải nỗ lực thuyết phục những nhân tố chính liên quan, đặc biệt là cộng đồng người Sunni ở Iraq, đánh đuổi IS khỏi các thị trấn và thành phố của họ. Còn tại Syria, Mỹ vẫn cần thêm nhiều sự ủng hộ để có thể hối thúc các bên có liên quan nhất trí cho một lộ trình hòa bình tại quốc gia Trung Đông này.

Thế giới có thể chưa thể loại bỏ được IS trong năm 2016 vì có quá nhiều vấn đề phức tạp liên quan. Tuy nhiên, nếu Mỹ và Nga không sớm tìm được tiếng nói chung cho vấn đề Syria, cũng như cần phải sớm có sự hỗ trợ để quân đội Iraq ổn định lại tình hình trong nước, IS có thể tiếp tục phát triển thành một trong những nhóm khủng bố đáng sợ nhất của thế kỉ 21.

Ngọc Anh

Share this post


Link to post
Share on other sites
Những kịch bản tồi tệ của kinh tế thế giới 2016
03/01/2016 08:50 GMT+7
 

TT - Các chuyên gia của trang Huffington Post đã đưa ra các đánh giá về khả năng xảy ra tình huống và mức độ nghiêm trọng của nó.

 

10d8be69.jpgLắp đặt hệ thống thông khí mới tại một văn phòng công ty ở Thượng Hải (Trung Quốc). Sau những năm tháng phát triển nóng, Trung Quốc đang trả giá từ nạn ô nhiễm - Ảnh: Reuters
 
 Hãng tin kinh tế Bloomberg đã giới thiệu 10 kịch bản kinh tế tồi tệ cho năm 2016. 
 

1. Dầu thô lên 100 USD/thùng

Có một loạt sự kiện xấu sẽ xảy ra nối tiếp nhau: lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trên đà thua cuộc quấy phá bằng cách tấn công các cơ sở sản xuất và lọc dầu chính, mức sản xuất dầu của thế giới cũng bị rối loạn do một loạt sự kiện như bạo lực bùng phát trở lại ở vùng đồng bằng Niger, rối loạn chính trị ở Venezuela và lãnh đạo Algeria Abdelaziz Bouteflika qua đời.

Song song đó, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không thể tăng mức sản xuất…

Mức độ khả thi: 3/10. Mỗi sự kiện nêu trên có khả năng xảy ra cao, nhưng khả năng chúng xảy ra liên tiếp trong giai đoạn 12 tháng tới lại rất thấp.

Mức độ nghiêm trọng: 7/10. Giá dầu vọt lên thẳng đứng trong khi kinh tế thế giới, đặc biệt kinh tế Trung Quốc và châu Âu, đang ở vị thế mong manh thì có thể dẫn đến tình trạng suy thoái toàn cầu. Trong hoàn cảnh đó, việc khai thác khí đá phiến sẽ tăng trở lại để bù đắp và sau đó giá dầu lại giảm.

 

2. Anh rời Liên minh châu Âu (EU)

Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố sẽ trưng cầu ý dân để Anh rời EU vào tháng 6.

Ông Boris Johnson, vị thị trưởng London rất được lòng dân, quyết định tiến hành chiến dịch lật đổ ông Cameron và thành công. Các ngân hàng và quỹ đầu tư rời nước Anh, sau đó sẽ là các hoạt động kinh tế.

Mức độ khả thi: 4/10. Khó có khả năng Anh rời EU. Người Anh có thái độ ngờ vực với EU, nhưng cũng sợ nguy cơ khó khăn khi rời EU. Chiến dịch vận động trưng cầu ý dân sẽ là một kiểu chiến dịch “hù dọa”, trong đó các chính trị gia giải thích với cử tri rằng rời EU sẽ là “thảm họa”.

Mức độ nghiêm trọng: 1/10. Thực tế nếu Anh rời EU thì ảnh hưởng kinh tế gần như không có gì. Nước Anh không xài đồng euro nên xem như chính sách đồng tiền chung cũng không bị xem lại.

Về mặt “danh tính”, Anh rời EU nhưng vẫn ở trong Cộng đồng kinh tế châu Âu, theo kiểu như Na Uy và Thụy Sĩ dù không làm thành viên EU nhưng lại có nền kinh tế phát triển hơn EU.

 

3. Hệ thống tài chính thế giới rúng động vì bị tin tặc tấn công

Tin tặc Nga và Iran liên kết với nhau tấn công phối hợp nhắm vào hệ thống tài chính Mỹ nhằm trả đũa các quyết định trừng phạt kinh tế. Các giao dịch trên thị trường tài chính ngừng trệ, đồng USD và các giá trị tài chính khác sụp đổ; vàng và bất động sản cao cấp sẽ bùng nổ giá.

Mức độ khả thi: 5/10. Những nguy cơ liên quan đến tấn công mạng là rất quan trọng do tính phức tạp và đan xen trong hệ thống tin học hiện nay.

Mức độ nghiêm trọng: 7/10. Vụ tấn công nếu có xảy ra và thành công sẽ dẫn đến suy thoái toàn cầu, do lẽ thị trường mất lòng tin vào các thể chế tài chính và các hệ thống tin học vốn là nền tảng của hoạt động kinh tế hiện nay.

 

4. EU tan rã:

Các thành viên EU bị tấn công hàng loạt theo kiểu tấn công xảy ra tại Paris ngày 13-11-2015, trong khi đó cuộc khủng hoảng di cư từ Trung Đông tiếp tục gia tăng, gây rối loạn. Thủ tướng Đức Angela Merkel bị đẩy đến chỗ từ chức do quyết định tiếp nhận người di cư trong năm 2015.

Các đảng cực hữu thắng thế khắp châu Âu. Cuộc khủng hoảng gây lo ngại về đồng euro và từ đó các hiệu ứng domino xảy ra liên tiếp, dẫn đến sự tan rã thể chế cộng đồng chung.

Mức độ khả thi: 4/10. Khả năng xảy ra khủng bố vẫn cao và cuộc khủng hoảng di cư sẽ làm tăng sức mạnh cho các đảng cực hữu, nhưng lịch sử đã cho thấy các thể chế của châu Âu từng phản kháng được những kiểu khủng hoảng nghiêm trọng như thế này.

Mức độ nghiêm trọng: 8/10. Sự phân rã, rối loạn của EU sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị rất nghiêm trọng và mang tính căn cơ ở châu Âu. Khu vực cộng đồng kinh tế hàng đầu thế giới không còn tồn tại cùng đồng tiền chung sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Nhưng cũng phải thấy rằng khi đồng tiền chung không còn sẽ có thể là khởi đầu cho sự khởi động mới của các nền kinh tế châu Âu.

 

5. Khủng hoảng kinh tế và chính trị ở Trung Quốc

Rõ ràng trong vài năm gần đây kinh tế Trung Quốc không còn “khỏe” như trước. Tình trạng thất nghiệp đông có thể dẫn đến những cuộc nổi loạn ở các khu công nghiệp. Chính quyền trung ương đáp trả bằng cách trấn áp, kiểm duyệt…

Song song đó, nước Mỹ, dưới sự lãnh đạo của một tổng thống mới chuyên quyền hơn, quyết liệt đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông và vấn đề Đài Loan. Bên quân đội lên nắm quyền ở Bắc Kinh và cuộc khủng hoảng địa chính trị toàn cầu bùng nổ.

Mức độ khả thi: 6/10. Các số liệu kinh tế Trung Quốc bị cho là “được thổi phồng” nên kinh tế Trung Quốc bị ví như lâu đài cát.

Thể chế chính trị Trung Quốc còn yếu và vai trò chính trị của cánh quân đội còn rất quan trọng dù ít được thể hiện công khai. Vì thế, khả năng đối đầu Mỹ - Trung vẫn có thật.

Mức độ nghiêm trọng: 7-10/10. Mức độ được tính theo biên độ vì nó tùy thuộc vào diễn tiến sự vụ. Ở mức thấp nhất thì cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị ở Trung Quốc sẽ dẫn đến suy thoái toàn cầu.

Ở mức độ cao nhất, cuộc khủng hoảng địa chính trị do đối đầu với Mỹ sẽ có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân…

(Còn tiếp)

 

NGUYỄN QUÂN

======================

Lão Gàn nói trước: về cơ bản kinh tế thế giới năm Bính Thân Việt lịch 2016 như cái lẩu nghèo dinh dưỡng, nhạt hẳn so với 2015. Chi tiết sẽ thông báo sau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế giới năm 2016 tiếp tục đầy bất ổn

03/01/2016 11:01 GMT+7
 

TTO - Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải - trưởng khoa Chính trị quốc tế, Học viện Ngoại giao và giáo sư Carl Thayer - Học viện Quốc phòng Úc trả lời Tuổi Trẻ về những vấn đề nóng bỏng của thế giới năm 2016.

 

Trong năm 2015, thế giới đã chứng kiến hàng loạt sự kiện gây chấn động, từ sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), Nga can thiệp quân sự vào Syria cho đến việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông.

Theo tiến sĩ Đỗ Sơn Hải và giáo sư Thayer, còn nhiều vướng mắc và khủng hoảng của năm 2015 sẽ tiếp tục kéo dài suốt năm 2016.

 

daonhantao1-1451786724.jpg

Năm 2015 Trung Quốc ồ ạt bồi lấn, xây đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông - Ảnh: CSIS

 

* Trong năm 2015, Trung Quốc liên tục tăng cường xây đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông. Liệu Trung Quốc sẽ còn tiếp tục những gì năm 2016? 

- Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải: Dự báo được hành động tiếp theo của Trung Quốc trên Biển Đông là việc làm hết sức khó khăn đối với mọi nhà nghiên cứu, giống như người đứng ở nơi sáng mà phải nói về những điều trong bóng tối vậy.

Về tổng thể, Trung Quốc sẽ không ngại thực hiện bất cứ một giải pháp nào, như thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Đáng lo ngại nhất là việc Trung Quốc có thể tiến hành các biện pháp tuần tra, kiểm soát trên Biển Đông như thể đó là ao nhà của họ.

Có hai việc mà chắc Trung Quốc chưa muốn làm trong thời gian tới. Một là va chạm với Mỹ hay ở một mức độ nào đó là với Nhật và Ấn Độ. Hai là sử dụng công cụ pháp lý (tương tự như Philippines), bởi có Trung Quốc chưa tích lũy đủ bằng chứng để khẳng định chủ quyền.

Phản ứng của ASEAN trước các hành động của Trung Quốc chắc chắn sẽ vẫn ở mức ngoại giao là chính. Phản ứng của Mỹ có lẽ cũng chỉ dừng lại ở mức răn đe như đã từng làm trong năm 2015, như đưa hạm tàu USS Lassen hay máy bay B52 vào Biển Đông.

Năm 2016 là năm bầu cử nên Nhà Trắng cũng không dám đánh cược uy tín chính trị của đảng Dân chủ vào sự kiện này. Đụng độ bất ngờ trên Biển Đông phụ thuộc rất nhiều vào khả năng kiềm chế của chính Trung Quốc. 

- Giáo sư Carl Thayer: Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng các hạ tầng trên bảy đảo nhân tạo trái phép. Ba đường băng dài 3.000 m sẽ đi vào hoạt động. Tàu cảnh sát biển và hải quân Trung Quốc sẽ thường xuyên tới các đảo nhân tạo này.

Bắc Kinh sẽ tiếp tục quân sự hóa chúng bằng chiến dịch triển khai các thiết bị điện tử và kỹ thuật để hỗ trợ lực lượng hàng hải của nước này.

Chắc chắn quân đội Mỹ sẽ tiếp tục các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trên biển Đông. Các tàu chiến Trung Quốc sẽ tìm cách chặn những cuộc tuần tra trên biển và trên không của lực lượng Mỹ. Nhưng Bắc Kinh sẽ không dám gây hấn dẫn tới đụng độ vũ trang trên biển Đông.

 

parispatrol-jpg-1451786772.jpg

Binh sĩ Pháp tuần tra ở Paris sau vụ tấn công khủng bố đêm 13-11-2015 - Ảnh: Reuters

 

* Trong năm 2015, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đã đánh mất một số vùng lãnh thổ ở Iraq và Syria, nhưng tổ chức các cuộc tấn công khủng bố ở ba châu lục. Cuộc chiến chống IS sẽ tiếp diễn thế nào?

- Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải: Cứ nhìn việc các nước phải thắt chặt an ninh trong đêm giao thừa 2016 cũng đủ khẳng định nguy cơ khủng bố có thể hiện hữu ở bất cứ đâu.

Hơn nữa, cách tốt nhất để IS tồn tại trước các chiến dịch không kích của các cường quốc tại Syria, hoặc sự thay đổi chiến thuật của liên quân Mỹ - Iraq (qua việc đánh chiếm lại thành phố Ramadi), chính là việc tiến hành các vụ khủng bố ngay tại châu Âu và Mỹ.

Mọi giải pháp mà các nước đã và đang tiến hành chưa thể tiêu diệt được IS, đặc biệt nếu IS bắt đầu phân tán lực lượng ra ngoài thánh địa tại Syria và Iraq.

Giờ đây, cộng đồng quốc tế đang trông chờ vào một Mặt trận thống nhất chống IS có thể được thành lập sau khi Hội đồng Bảo an LHQ thông qua được nghị quyết về vấn đề này. Đây có thể là một vũ khí mới giúp cuộc chiến chống khủng bố thu được hiệu quả hơn.

- Giáo sư Carl Thayer: IS và các mạng lưới của chúng ở nước ngoài có khả năng tiếp tục thực hiện những cuộc giết chóc quy mô lớn tại phương Tây. Có thể trong năm 2016 những cuộc thảm sát như vụ Paris sẽ lặp lại. IS cần “tiếng vang” để tiếp tục chiêu mộ cực đoan và cũng có ý đồ tấn công báo thù các nước đã tham gia chiến dịch không kích ở Syria.

Năm 2016, IS có thể sẽ tiếp tục suy yếu, nhưng điều đó không làm mối đe dọa khủng bố của IS giảm đi. IS sẽ tăng cường mở rộng hoạt động ở nhiều quốc gia Trung Đông và châu Phi, trong đó có Libya ở rất gần châu Âu.

 

tinanhilap-jpg-1451786811.jpg

Người tị nạn vượt biển đến Hi Lạp - Ảnh: Reuters

 

* Trong năm 2015, châu Âu rơi vào cuộc khủng hoảng di cư và tị nạn nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến II.  Liệu cuộc khủng hoảng này có thể phá hủy hệ thống Schengen?

- Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải: Khi Hungaria dựng lên hàng rào thép gai dọc biên giới, sau đó là Đức, Áo bắt đầu kiểm soát biên giới gắt gao thì hệ thống Schengen có lẽ chỉ còn trên giấy mà thôi.

Đây cũng là điều khiến các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đang lo ngại, vì sau Schengen sẽ kéo theo những nền tảng pháp lý, những giá trị cơ bản khác của EU.

EU đang rơi vào tình trạng lưỡng nan - muốn duy trì hệ thống Schengen nhưng khả năng đang không đủ, đặc biệt là sự chia rẽ trong nội bộ khối.

- Giáo sư Carl Thayer: Châu Âu sẽ không từ bỏ cơ chế đi lại tự do Schengen cho những ai đi vào khu vực một cách hợp pháp. Nhưng các nước sẽ siết chặt kiểm soát biên giới.

Mỗi quốc gia châu Âu sẽ áp dụng chính sách riêng để xử lý vấn đề di cư và tị nạn. Châu Âu nhận ra rằng dòng người di cư và tị nạn hiện tại vượt quá khả năng giải quyết của khu vực.

Một nguy cơ tiềm ẩn là những kẻ cực đoan giả dạng làm người tị nạn thực hiện tấn công khủng bố đẫm máu như vụ tấn công Paris đêm 13-11-2015.

Khi đó dư luận châu Âu sẽ phản đối dữ dội các kế hoạch tiếp nhận người di cư và tị nạn. Làn sóng cực hữu, bài ngoại, phản đối người tị nạn sẽ tiếp tục bùng lên ở châu Âu.  

* Năm 2015, Mỹ và 11 quốc gia đã hoàn tất đàm phán TPP. Tuy nhiên vướng mắc còn tồn tại ở Quốc hội Mỹ. Liệu Tổng thống Barack Obama có thể thuyết phục quốc hội phê chuẩn TPP?

- Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải: Tôi nghĩ hoàn toàn có thể. Sự chống đối TPP của phe Cộng hòa chỉ là phản ứng theo thói quen đối lập chính trị với Dân chủ, chứ thực chất họ có cùng mục tiêu kinh tế trong TPP với Nhà Trắng. 

- Giáo sư Carl Thayer: Đây là câu hỏi rất khó trả lời trong năm bầu cử tổng thống Mỹ. Đảng Dân chủ quyết tái đắc cử và lực lượng ủng hộ họ phản đối TPP. Hãy nhớ rằng cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton từng vận động cho TPP nhưng rồi lại lên tiếng phản đối hiệp định này.

Ở Mỹ có nhiều người cho rằng Tổng thống Obama sẽ không thể thuyết phục Quốc hội phê chuẩn TPP trong những tháng tới, đặc biệt khi các cuộc bầu cử sơ bộ bắt đầu diễn ra, mở đường cho cuộc bầu cử tổng thống. TPP sẽ là vấn đề của Quốc hội Mỹ vào năm 2017.

 

clinton4-jpg-1451787340.jpg

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton là ứng cử viên lớn của vị trí tổng thống Mỹ - Ảnh: Reuters

* Ông dự báo như thế nào về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016? Có khả năng tỷ phú Donald Trump gây bất ngờ và giành chiến thắng hay không, hay cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ trở lại Nhà Trắng như dự báo? 

- Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải: Trong vài chục năm gần đây, bầu cử tổng thống Mỹ luôn đem đến những bất ngờ ngoài sức tưởng tượng, như gần nhất là chiến thắng của tổng thống Barack Obama.

Căn cứ vào số liệu thống kê thì đã đến lúc đảng Cộng hòa giành chiến thắng. Căn cứ vào chương trình tranh cử thì cả Donald Trump lẫn bà Hillary Clinton chưa cho thấy họ đưa ra điều gì mới có thể thu hút sự ủng hộ vượt trội của cử tri. 

Giáo sư Carl Thayer: Bà Hillary Clinton nhiều khả năng sẽ giành vé của Đảng Dân chủ. Hãy còn quá sớm để dự đoán về Donald Trump bởi ông ta phải đối mặt với nhiều đối thủ khác của Đảng Cộng hòa.

Chưa thể dự đoán ai sẽ giành vé của Đảng Cộng hòa cho đến khi các cuộc bầu cử sơ bộ diễn ra. Và thậm chí các cuộc bầu cử sơ bộ cũng chưa chắc đã xác định được ứng cử viên cụ thể và đại hội của Đảng Cộng hòa sẽ chứng kiến một cuộc chiến căng thẳng.

Nếu điều đó xảy ra, Đảng Cộng hòa sẽ bị chia rẽ trầm trọng khi bước vào cuộc bầu cử tổng thống tháng 11-2016. Và khi đó, bà Clinton sẽ hưởng lợi lớn.

 

 

Kinh tế Trung Quốc "hạ cánh cứng"?

* Năm 2015, đã có nhiều tin xấu về nền kinh tế Trung Quốc như thị trường chứng khoán khủng hoảng, Bắc Kinh phá giá đồng nhân dân tệ, GDP giảm... Khả năng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới “hạ cánh cứng” có lớn không và ảnh hưởng của nó?

- Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải: Tôi không nghĩ điều tồi tệ này sẽ xảy ra, bởi nó sẽ bất lợi cho tất cả chứ không riêng gì Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc cũng đang có những nỗ lực nhằm tránh tình trạng này.

Xét cho cùng, với mô hình quản lý vĩ mô thuộc về nhà nước như hiện nay, chính phủ Trung Quốc vẫn đủ khả năng huy động trí lực của quốc gia để thực hiện các chính sách.

- Giáo sư Carl Thayer: Khả năng nền kinh tế Trung Quốc “hạ cánh cứng” là có thể nhưng không lớn. Trong năm 2016, Trung Quốc sẽ tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế từ phụ thuộc vào xuất khẩu sang phụ thuộc vào tiêu dùng nội địa. 

Hiện nay, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu. Các nền kinh tế mới nổi sẽ chịu cú sốc lớn nhất.

Trên thực tế các quốc gia cung cấp tài nguyên cho Trung Quốc đã bắt đầu cảm nhận được ảnh hưởng xấu từ việc nhu cầu của Trung Quốc sụt giảm.

 

 

 
HIẾU TRUNG (Thực hiện)

======================

Năm tới Trung Quốc "Hạ cánh cứng" thì chưa. Nhưng khủng khoảng cục bộ của nền kinh tế này sẽ xảy ra. Sự khủng hoảng cục bộ này của nền kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng thế nào đến toàn cục của nó thì cái này "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ..." Vì nó liên quan đến "canh bạc cuối cùng" sẽ diễn biến và kết thúc như thế nào.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dự đoán hưng vong của các cường quốc 10 năm tới

Chủ nhật, 03/01/2016, 18:00 (GMT+7)

 

(Quốc tế) - Những biến động lớn khiến Nga, Mỹ, Trung Quốc… 10 năm tới sẽ rất khác hiện tại, theo công ty phân tích tình báo tư nhân Stratfor (Mỹ).

 Bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2016 qua lăng kính quốc tế

 

Trong dự báo đưa ra vào đầu năm 2016, Stratfor tin rằng thế giới trong thập kỷ tới sẽ trở nên nguy hiểm hơn với sự suy thoái quyền lực Mỹ và những cường quốc khác hứng chịu khủng hoảng và suy thoái liên tiếp.

 

1. Nga bị phân rã

du-doan-hung-vong-cua-cac-cuong-quoc-10-

 

“Sẽ không có cuộc đảo chính nào ở Moscow, tuy nhiên khả năng yếu kém để duy trì và kiểm soát Liên bang Nga rộng lớn sẽ khiến quốc gia này sụp đổ”, Stratfor cảnh báo. “Liên bang Nga sẽ tan rã”.

 

Các lệnh trừng phạt kinh tế, giá dầu giảm, đồng rúp giảm, chi phí quân sự gia tăng, mâu thuẫn nội bộ tăng cao sẽ khiến cho chính quyền trung ương Nga suy yếu.

Nga sẽ không bị chia năm xẻ bảy nhưng quyền lực của Moscow sẽ bị giảm tới mức Nga sẽ biến thành nhiều vùng tự trị khác nhau thay vì một lãnh thổ độc nhất, ổn định.

 

2. Mỹ dùng vũ lực để duy trì ưu thế hạt nhân quốc gia

du-doan-hung-vong-cua-cac-cuong-quoc-10-

 

Vũ khí hạt nhân Nga trải khắp một diện tích rộng lớn. Nếu như sự tan rã về chính trị ở Nga xảy ra như Stratfor dự đoán thì nguy cơ mỗi khu vực tự trị sở hữu một lượng khí tài khổng lồ là hoàn toàn có cơ sở.

Sự phân tán của kho vũ khí hạt nhân Nga trong 10 năm tới “sẽ là thảm họa tồi tệ nhất thập kỷ”. Và như vậy, chắc chắn Mỹ sẽ phải điều bộ binh khắp nước Mỹ nhằm đảm bảo an toàn cho kho vũ khí.

 

3. Đức sẽ có vấn đề nghiêm trọng

du-doan-hung-vong-cua-cac-cuong-quoc-10-

 

Đức là quốc gia xuất khẩu và được lợi rất nhiều từ tự do mậu dịch, thương mại xuyên suốt EU và đồng tiền chung euro.

Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa rằng nếu khủng hoảng đồng euro xảy ra, Đức sẽ hứng chịu nhiều tác động liên hoàn và dẫn tới chủ nghĩa bài euro trong nội địa.

Nhu cầu trong nước không thể bù đắp cho sự thiếu hụt nếu vấn đề khủng hoảng euro và xuất khẩu sụt giảm xảy ra. Quốc gia này chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng trì trệ như Nhật Bản trước đây.

Các chuyên gia ở Stratfor nhận định Đức sẽ gánh chịu nhiều tác động kinh tế nghiêm trọng trong thập niên tới.

 

4. Ba Lan là một trong những lãnh đạo châu Âu mới

 

du-doan-hung-vong-cua-cac-cuong-quoc-10-

Ba Lan giống Đông Đức và tình hình sẽ không tồi tệ lắm. “Trung tâm phát triển kinh tế và ảnh hưởng chính trị sẽ là Ba Lan”, báo cáo viết.

 

Dân số Ba Lan không sụt giảm nhiều như những quốc gia châu Âu khác. Quốc gia phồn thịnh nhất biên giới phía Tây nước Nga sẽ trở thành bá chủ khu vực và dần dần chiếm vị thế lớn hơn trong ưu thế địa chính trị toàn châu Âu.

 

5. Sẽ có 4 châu Âu

du-doan-hung-vong-cua-cac-cuong-quoc-10-

 

Châu Âu sẽ không như kì vọng và không thể trở thành một khu vực hợp nhất. Trong tương lai, châu Âu sẽ chia thành 4 khu vực lớn là Tây Âu, Đông Âu, Scandinavia và Anh.

Liên minh châu Âu vẫn tồn tại ở mặt nào đó, tuy nhiên nền kinh tế, chính trị, quân sự của toàn châu Âu sẽ bị kiểm soát bởi các mối quan hệ đa phương hoặc song phương hạn hẹp.

 

6. Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là đồng minh thân cận nhưng vì lí do khác

 

du-doan-hung-vong-cua-cac-cuong-quoc-10-

 

Một số quốc gia Ả Rập đang gặp bất ổn và Stratfor tin rằng mâu thuẫn này chưa chấm dứt ngay trong thập kỷ tới. Quốc gia được hưởng lợi lớn nhất là Thổ Nhĩ Kỳ với đường biên giới từ Biển Đen tới Syria và Iraq.

Thổ Nhĩ Kỳ dù không muốn cũng phải giải quyết mâu thuẫn ở biên giới với những quốc gia Ả Rập láng giềng. Khi chính quyền Ankara mạnh hơn, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là đồng minh không thể thiếu của Mỹ.

Ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ nếu cho phép Mỹ đặt căn cứ quân sự gần biên giới Armenia thì Mỹ phải giúp quốc gia Tây Nam Á này đối phó với Nga.

“Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vẫn tiếp tục cho Mỹ tham gia vào công việc chính trị và quân sự ở quốc gia mình. Mỹ sẽ giúp đỡ nhưng cái giá đổi lại là phải chung tay hạn chế sức mạnh của Nga”.

 

7. Trung Quốc sẽ gặp vấn đề lớn

 

du-doan-hung-vong-cua-cac-cuong-quoc-10-

10 năm tới, Trung Quốc sẽ đối mặt kinh tế suy giảm khiến bất đồng của người dân trong nước gia tăng.

 

Bắc Kinh còn phải đối mặt với vấn đề nữa lớn hơn, đó chính là phát triển kinh tế không đều giữa các vùng miền. Khu vực ven biển phát triển quá nóng nhưng miền tây thì ít được tiếp cận thị trường quốc tế và do đó nghèo hơn. Đô thị hóa càng làm cho vấn đề nghiêm trọng.

Sự bất cập về kinh tế của vùng ven biển và vùng nội địa Trung Quốc chỉ đào sâu thêm hố ngăn cách trong nước. Mâu thuẫn vùng miền từ lâu đã tồn tại cố hữu trong lịch sử Trung Quốc.

Chính sách đầu tư nhiều hơn hoặc tái bổ sung nguồn lực cho các vùng nghèo khó chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các thế lực kinh tế vùng ven biển.

 

8. Nhật sẽ là cường quốc hải quân mới

 

du-doan-hung-vong-cua-cac-cuong-quoc-10-

 

Nhật Bản có truyền thống hải quân nhiều thế kỉ. Trung Quốc đang hiện đại hóa lực lượng hải quân và chắc chắn sẽ kiểm soát mạnh tay hơn khu vực Biển Đông, biển Hoa Đông và thậm chí cả Ấn Độ Dương.

Nhật không còn lựa chọn nào khác là ngăn cản sự trỗi dậy và bành trướng của Trung Quốc và bảo vệ các tuyến hàng hải cốt lõi của mình. Với nền kinh tế Mỹ suy yếu, Nhật sẽ phải tự tay xây dựng “cơ đồ”.

 

9. Biển Đông chưa “dậy sóng”

 

du-doan-hung-vong-cua-cac-cuong-quoc-10-

 

Các quốc gia trong khu vực sẽ chưa leo thang quân sự ở Biển Đông, tuy nhiên đây vẫn là điểm nóng của bất ổn khu vực.

“Đánh nhau vì những đảo nhỏ không mang lại giá trị lớn về kinh tế nên không thể là vấn đề trong khu vực này”, báo cáo dự đoán.

“Hơn nữa, thế chân vạc sẽ xuất hiện. Nga sẽ dần mất đi khả năng bảo vệ các lợi ích trên biển. Nhật và Trung Quốc sẽ ngăn cản quốc gia còn lại chiếm thêm đảo hoặc biển”.

 

10. Sẽ có 16 “tiểu Trung Quốc”

 

du-doan-hung-vong-cua-cac-cuong-quoc-10-

 

Kinh tế Trung Quốc sẽ giảm tốc, phát triển sản xuất đình đốn. Điều này là tin vui cho nhiều quốc gia. Những công việc tay chân đơn giản mà Trung Quốc vốn “nuốt trọn” sẽ được chia đều cho 16 quốc gia đang phát triển khác với tổng dân số 1,15 tỉ người.

Vậy nên khi nền kinh tế Trung Quốc kém phát triển, các biến đổi chính trị, kinh tế sẽ diễn ra.

Các quốc gia gồm Mexico, Nicaragua, Dominica, Peru, Ethiopia, Uganda, Kenya, Tanzania, Bangladesh, Myanmar, Sri Lanka, Lào, Việt Nam, Campuchia, Philippines và Indonesia sẽ có nhiều cơ hội hơn về kinh tế khi việc làm đa dạng hơn xuất hiện.

 

11. Mỹ suy yếu

du-doan-hung-vong-cua-cac-cuong-quoc-10-

 

Khi thế giới trở thành một địa điểm hỗn loạn và khó dự đoán hơn trong 10 năm tới, Mỹ sẽ khôn ngoan hơn với những phản ứng trước thách thức mới thay vì giải quyết mọi vấn đề.

Một nền kinh tế hàng đầu thế giới, sản xuất năng lượng nội địa gia tăng, xuất khẩu giảm, sự an toàn do vị trí địa lý biệt lập sẽ giúp Mỹ có ưu thế để tránh được các cuộc khủng hoảng liên miên trên thế giới.

“Mỹ sẽ vẫn là cường quốc về chính trị, kinh tế, quân sự hàng đầu thế giới nhưng sẽ ít tham gia giải quyết các vấn đề hơn so với trước đây”.

(Theo Dân Việt)

Share this post


Link to post
Share on other sites
Học giả chính trị nổi tiếng George Friedman đưa ra 10 dự đoán về cục diện thế giới 2016

Đại kỷ nguyên

 

Học giả chính trị nổi tiếng người Mỹ là George Friedman vào năm 2009 đã viết cuốn sách “Tương lai 100 năm” (The Next100Years). Những dự đoán của ông George Friedman được giới quan sát nhận định có tỉ lệ chính xác rất cao. Đặc biệt có thể thấy như việc ông đã dự đoán đúng 5 năm sau Crimea sáp nhập vào Nga.

 

George-Friedman-va-10-du-doan-ve-cuc-die
Học giả chính trị nổi tiếng người Mỹ là George Friedman đã đưa ra 10 dự đoán về tình hình thế giới năm 2016. (Ảnh: Chụp màn hình/Youtube)

 

Gần đây, ông lại đưa ra 10 dự đoán về cục diện thế giới năm 2016 như sau:

1. Người Mỹ sẽ ra oai ở Nam Hải, nhưng tránh giao chiến với Trung Quốc

George Friedman cho biết, tranh chấp chủ quyền ở đảo Hải Nam trong năm 2016 sẽ không dẫn đến xung đột lớn, nhưng Trung Quốc sẽ tiếp tục khẳng định chủ quyền ở khu vực này, còn Mỹ có thể sẽ “xuất quân” thị uy nhưng sẽ tránh để không xảy ra giao chiến.

2. Kinh tế Trung Quốc sẽ ảnh hưởng toàn cầu

George Friedman cho rằng, Trung Quốc thực hiện giải quyết vấn đề “kinh tế mất thăng bằng” sẽ gây ảnh hưởng cho những quốc gia có nền kinh tế quá dựa dẫm vào việc xuất khẩu sang Trung Quốc. Với các nước Đông Á, năm 2016 sẽ là một năm khó khăn, châu Phi và Mỹ Latinh cũng sẽ chịu tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế của Trung Quốc.

 

George-Friedman-va-10-du-doan-ve-cuc-die

Trung Quốc thi hành chính sách giải quyết tình trạng nền kinh tế mất cân đối làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới những nước quá phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc. Với những nước Đông Á, năm 2016 sẽ là năm rất khó khăn. (Ảnh: Internet)

 

3. Nhà nước Hồi giáo cực đoan IS chịu nhiều thất bại, nhưng vẫn mở rộng phạm vi hoạt động

IS trở thành vấn đề nan giải ở khu vực Trung Đông, tuy tổ chức này sẽ hứng chịu nhiều thất bại nhưng phạm vi hoạt động dự kiến sẽ mở rộng đến Ả Rập Saudi, Ai Cập, Yemen, Libya, Sub-Saharan châu Phi và Tây Nam Á.

 

4. Thổ Nhĩ Kỳ thành sức mạnh mới của Mỹ ở Trung Đông để đánh IS

Vì việc mở rộng thế lực của IS nên Mỹ buộc phải thay đối chiến lược. Mặc dù các nước láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Saudi Arabia và Israel không muốn tham gia vào cuộc chiến chống IS, nhưng Mỹ sẽ lôi kéo ít nhất một quốc gia vào cuộc chiến để gánh vác nhiệm vụ bảo vệ hòa bình khu vực.

Do Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm đến hành động của Nga tại Syria cùng vấn đề giá năng lượng quốc tế sụt giảm nên nước này sẽ ngày càng thân Mỹ và sẽ được Mỹ lựa chọn.

 

5. Nga và Ukraine hòa giải

Năm 2016, Nga và Ukraine sẽ đạt thỏa thuận hòa bình chính thức hoặc phi chính thức. Việc này làm người Đức “vui mừng”, vì mối đe dọa từ khu vực phía Đông được hóa giải, tuy nhiên người Mỹ không hoan nghênh đồng minh khu vực này, họ lo lắng đây có thể là tiền đề để Nga khống chế toàn diện Ukraine.

 

6. Nguy cơ giải thể Liên minh châu Âu

Sau sự kiện khủng bố Paris làm tình trạng dân tỵ nạn ở châu Âu thành vấn đề nan giải, để giải quyết vấn đề này cần chính sách dân tị nạn thống nhất của châu Âu và xây dựng lực lượng quân đội tuần tra vùng biên giới. Tuy nhiên các nước yếu như Hy Lạp, Hungary … không muốn chịu trách nhiệm tuần tra biên giới. Hai vấn đề trên cộng thêm Ukraine chưa thể tham gia vào Liên minh châu Âu sẽ làm châu Âu bị chia rẽ. Khi sức mạnh của Liên minh suy giảm thì nước thành viên sẽ chú trọng tăng cường vấn đề chủ quyền.

 

7. Nguy cơ tài chính từ Hy Lạp chuyển sang Ý

Tỷ lệ thất nghiệp và nợ nần ngày càng cao sẽ khiến Ý trở thành “trung tâm” nguy cơ tài chính mới thay thế cho Hy Lạp.

 

8. “Định nghĩa lại” châu Mỹ Latinh

Dù năm 2016 không xảy ra xung đột ở châu Mỹ Latinh, nhưng khu vực này vẫn sẽ tự định nghĩa lại mình. Chính phủ các nước sẽ từ bỏ chính sách khuynh tả giúp kinh tế khu vực phát triển mạnh, những cải cách về thương mại và chi tiêu công sẽ tăng cường nguồn đầu tư từ nước ngoài vào.

 

9. Venezuela thành ngoại lệ ở Mỹ Latinh

Tại Venezuela, tình hình bất ổn sẽ khiến nền kinh tế nước này gặp khó khăn làm cản trở sự phát triển của đất nước, khiến quốc gia nay trở thành một ngoại lệ duy nhất của châu Mỹ Latinh.

 

10. Đông Phi lấp lánh những “ngôi sao mới”

Một số quốc gia châu Phi đang được hưởng những lợi ích của giá dầu và hàng hóa thấp. Nền kinh tế các nước đông Phi như Ethiopia, Kenya, Tanzania trở thành những “ngôi sao mới” của tiểu vùng Sahara châu Phi.


Tinh Vệ biên dịch

Share this post


Link to post
Share on other sites
Nhiều nước méo mặt theo giá dầu
05/01/2016 10:58 GMT+7
 

TT - Giá dầu lao dốc và chưa thấy dấu hiệu của khả năng hồi phục ổn định. Những hệ lụy trước mắt rất rõ ràng.

 

de4a32cc.jpgKiểm tra đường ống dầu của Công ty PetroChina ở tỉnh Tứ Xuyên. Sự sụt giảm nhu cầu của Trung Quốc là một trong những lý do khiến giá dầu giảm - Ảnh: Reuters

 

Kết thúc năm 2015, giá dầu đã giảm đến 35%, còn 37 USD/thùng, thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đà lao dốc cũng gây hoang mang khi chỉ 18 tháng trước giá dầu vẫn còn ở mức ngất ngưởng 108 USD/thùng.

Tuy nhiên, đây chưa phải là điều tồi tệ nhất khi Tập đoàn Goldman Sachs đưa ra kịch bản mức trung bình giá dầu trong tháng 2-2016 chỉ vào khoảng 38 USD/thùng. Đây là mức giá hiếm thấy suốt năm ngoái.

Bữa tiệc của giá dầu cao ngất ngưởng đã qua, ít nhất trong hai hoặc ba năm nữa

OYSTEIN BERENTSEN (giám đốc phụ trách dầu thô của Công ty Strong Petroleum ở Singapore)

 

Suy sụp vì mất tiền

Sự sụt giảm giá dầu càng kéo dài, tác động của nó lên các nước sản xuất dầu càng nhức nhối. Các khoản thặng dư khổng lồ biến thành thâm hụt, các chính sách xã hội hào phóng bị thay bằng những biện pháp thắt lưng buộc bụng. Những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất phần lớn chính là các thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Chính phủ Venezuela, nước có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới, đã quen với việc chi tiêu tiền từ sản xuất dầu cho các chương trình lương hưu, chăm sóc y tế, phúc lợi xã hội và thậm chí hỗ trợ vấn đề nhà ở và các cửa hàng tạp hóa. Nhưng nền kinh tế này đang đứng bên bờ vực khủng hoảng.

Lạm phát trong năm 2015 đã tăng hơn 150% và dự kiến vượt 200% trong năm nay. Chính phủ không còn khả năng chi trả, trong khi các nguồn nhu yếu phẩm và lương thực thiếu hụt.

Sự bất ổn kinh tế làm thay đổi cán cân chính trị khi phe đối lập đã có chiến thắng đầu tiên sau 17 năm trong cuộc bầu cử hồi tháng trước và một nhân vật đối lập vừa lên giữ chức chủ tịch quốc hội hôm 3-1-2016.

Thủ lĩnh của OPEC, Saudi Arabia, cũng chịu chung số phận. Nguồn thu từ dầu chiếm đến 75% thu nhập của nước này và sự sụt giảm giá dầu khiến chính quyền Riyadh thâm hụt gần 100 tỉ USD trong năm ngoái, buộc phải thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng trong năm 2016.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thậm chí cảnh báo Saudi Arabia có thể phá sản trong vòng năm năm tới.

“Đó là một lời nhắc nhở rằng ngay cả nhà sản xuất dầu chi phí thấp nhất thế giới cũng cần giá cao hơn để cân bằng ngân sách và mức giá hiện tại khó làm được điều này” - CNN dẫn lời chiến lược gia Kit Juckes của Tập đoàn tài chính Société Générale.

Nigeria, nhà sản xuất dầu lớn nhất của châu Phi, cũng phụ thuộc lớn vào dầu mỏ, chiếm đến 90% xuất khẩu. Nhưng truyền thông địa phương cho biết nhiều công chức chính quyền đang bị nợ lương hàng tháng trời trong khi tình trạng cúp điện, thiếu hụt năng lượng xảy ra như cơm bữa.

Ở Trung Đông, Iraq điêu đứng với giá dầu dù đang cần nguồn tài chính cho cuộc chiến chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Iraq sản xuất lượng dầu thô kỷ lục trong năm 2015 nhưng không đủ bù đắp khoản sụt giảm.

Với Nga, sự sụt giảm giá dầu gây sức ép lớn lên nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây do cuộc khủng hoảng Ukraine và đang cần tiền cho cuộc chiến chống IS ở Syria.

Xuất khẩu dầu và khí đốt chiếm gần một nửa doanh thu của Matxcơva và ngân sách của chính phủ được xây dựng trên mức giá dầu tối thiểu là 50 USD/thùng. Đồng rúp cũng mất giá đến 20% trong năm qua.

“Đỉnh điểm của những vấn đề vẫn chưa qua” - cựu bộ trưởng tài chính Nga Alexei Kudrin nói trên Hãng tin Interfax. Theo tính toán của IMF, GDP của Nga giảm 3,8% trong năm 2015 và tiếp tục giảm thêm 0,6% trong năm nay.

 

Hai chiều dự báo

Theo giới phân tích, giá dầu đang chịu sức ép lớn bởi sự sụt giảm nhu cầu từ các nước tiêu thụ dầu lớn như Trung Quốc. Trong khi đó để giữ vững thị phần trước những nhà sản xuất ở Mỹ và một số nước khác, OPEC vẫn cương quyết không cắt giảm sản lượng dầu.

Iran, một thành viên của OPEC, thậm chí đang tăng tốc cho mục tiêu 1,5 triệu thùng/ngày trong năm nay để quay lại nhóm các nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới sau một thời gian dài bị cấm vận.

Giá dầu sẽ là bài toán đau đầu cho các nước xuất khẩu dầu trong năm 2016. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), tổ chức theo dõi xu hướng thị trường tại các quốc gia giàu nhất, dự đoán tình trạng thừa mứa sẽ kéo dài đến gần hết năm 2016, đồng nghĩa với việc giá dầu vẫn chưa chạm đáy.

Giới đầu tư cũng có cơ sở để tin rằng các nhà sản xuất dầu sẽ phải cắt giảm chi phí để sống sót và tiếp tục bán dầu giá rẻ trong năm nay để trả nợ. Dù vậy, một số nhà phân tích vẫn lạc quan rằng giá dầu có thể phục hồi vào cuối năm 2016, dự báo mức giá trung bình của dầu Brent sẽ vào khoảng 57 USD/thùng.

Nhưng cũng có những dự báo bi quan hơn nhiều. “Bong bóng hàng hóa đã xì hơi ba lần trong 100 năm qua: lần đầu tiên sau Thế chiến thứ nhất, lần thứ hai sau cú sốc giá dầu những năm 1980 và lần thứ ba đang diễn ra trước mắt” - nhà kinh tế Dhaval Joshi của Công ty nghiên cứu BCA (London) nói trên báo Guardian.

Ông Joshi dự báo giá dầu sẽ giảm xuống mức 25 USD/thùng và duy trì mức này trong dài hạn.

 

Giá dầu giảm 1 USD, doanh thu của Petro Vietnam mất 5.400 tỉ đồng

Báo cáo tại hội nghị “Tổng kết công tác năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016” do Bộ Công thương tổ chức sáng 31-12-2015, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã nêu ra những thách thức do giá dầu giảm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dầu khí.

Theo ông Nguyễn Quốc Khánh - quyền chủ tịch kiêm tổng giám đốc PVN, nếu giá dầu giảm 1 USD/thùng thì doanh thu toàn tập đoàn giảm 5.400 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước giảm 1.500 tỉ đồng và lợi nhuận hợp nhất sau thuế giảm 560 tỉ đồng.

Cụ thể, ông Khánh cho biết dự kiến giá thành khai thác dầu trung bình tại các mỏ trong nước năm 2016 là 27,4 USD/thùng, trong đó mỏ có giá thành cao nhất là mỏ Sông Đốc (giá thành 58 USD/thùng), mỏ có giá thành thấp nhất là mỏ Cửu Long (Sư Tử Vàng - Sư Tử Đen, giá thành 12,7 USD/thùng).

Với giá thành nêu trên, nếu xuất bán thì Nhà nước có nguồn thu 18-20 USD/thùng. Trong trường hợp giá dầu xuất bán trên 45 USD/thùng thì khai thác dầu của PVN tại các mỏ sẽ đạt hiệu quả. Tuy nhiên nếu giá dầu xuất bán dưới 45 USD/thùng, một số mỏ sẽ khó khăn, nếu dừng khai thác thì Nhà nước không có nguồn thu, còn PVN lỗ phần chi phí bảo dưỡng mỏ.

Để ứng phó với phương án giá dầu giảm, ông Khánh cho biết lãnh đạo PVN đã chỉ đạo các đơn vị và nhà thầu rà soát tổng thể để tiết kiệm tối đa chi phí vận hành, đồng thời cân đối sản lượng giá thành từng mỏ để điều chỉnh sản lượng từng mỏ trên nguyên tắc tối thiểu là đảm bảo thu ngân sách nhà nước và bảo toàn vốn của tập đoàn.

“PVN sẽ tập trung rà soát tiết giảm thêm các loại chi phí từ 10-20% ở tập đoàn và các đơn vị thành viên” - ông Nguyễn Quốc Khánh cho biết.

Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Công thương và PVN tìm các phương án tốt nhất để đối phó xu hướng giá dầu còn có thể giảm mạnh.

TTXVN

 

Dầu nhích 
lên chút

Động thái Saudi Arabia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran đã khiến giá dầu mỏ tại châu Á tăng lên trong phiên giao dịch ngày 4-1-2016.

Theo Reuters, tính đến chiều 4-1 (giờ VN) tại thị trường Singapore, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) của Mỹ giao tháng 2-2016 tăng 77 cent (tương đương 2,08%) lên 37,81 USD/thùng, giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn tăng 3,3% lên 38,50 USD/thùng. Đây là mức giá cao nhất trong ba tuần qua.

Ông Bernard Aw, chuyên gia phân tích thị trường thuộc IG Markets (Singapore), cho rằng giá dầu mỏ đang dần phục hồi dịp đầu năm mới do các thị trường châu Á lo ngại căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông có thể đe dọa nguồn cung dầu mỏ.

Tuy nhiên, ông cho rằng tình trạng dư cung dai dẳng trên toàn cầu, hiện ở mức 0,5-2 triệu thùng/ngày, sẽ tiếp tục kéo giá dầu đi xuống trong dài hạn, trừ phi sản lượng của Saudi Arabia cũng như của Iran và các nước sản xuất dầu giảm đáng kể.

TÚ ANH

 

 
TRẦN PHƯƠNG (tranphuong@tuoitre.com.vn)

=========================================

Ông Joshi dự báo giá dầu sẽ giảm xuống mức 25 USD/thùng và duy trì mức này trong dài hạn.

 

Năm ngoái có người dự đoán giá dầu sẽ giảm xuống 20US/ Thùng, lão Gán phán: "Không đến nỗi tệ vậy, Nhưng nó sẽ giảm xấp sỉ 40 USD/ Thùng". Sau này, trong lời tiên tri bổ sung, lão Gàn hạ xuống sấp xỉ 30 USD/ thùng. Năm này lão Gàn xác định rằng: "Giá dầu sẽ xuống xấp sỉ 32 Dollar/ Thùng, biên độ giao động cả năm là 4 Dollar/ thùng. Tức là từ 28 đến 36 Dollar/ thùng. Lão sẽ công bố chính thức điều này trong Đại hội dự báo Bính Thân 2016 tới đây của TTNC VH Cổ Đông phương. Và ngay trên diễn đàn này.

Theo thông lệ: Đúng ngày mùng một Tết tại topic này TTNC LHDP sẽ công bố "Lời tiên tri Bính Thân 2016". Nhưng lần này sẽ chi tiết hơn.

Chia sẻ với quý vị và anh chị em.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa quý vị và anh chị em quan tâm.

Bài viết dưới đây trên Fb của Nickname Huy Trương - Một nhà chiêm tinh học Tây Phương có tên tuổi - chuyên dự báo những vấn đề kinh tế qua chiêm tính, đã được nghiệm đúng với những lời tiên tri của ông. Và kèm theo là một bài viết trên Blog Vietnam financial astrology(VFA) với câu nói nổi tiếng của tỷ phú JB Morgan: "Triệu phú có thể không tin thuật chiêm tinh, nhưng tỷ phú nhất định phải dùng thuật chiêm tinh".

Bài viết theo tôi là rất hay, có những luận cứ liên quan đến Lý học và liên hệ với những sự kiện đã xảy ra và đang xảy ra trên thế giới. Tuy nhiên kết luận của ông Huy Trương có đúng hay không chúng ta cấn tham khảo và chờ thời gian.

Nhưng vì tính tiên tri của nó, tôi đưa lên đây để quý vị và anh chị em tham khảo những dự báo của ông liên quan đến năm Bính Thân 2016.

Xin cảm ơn

========================

TƯ LIỆU THAM KHẢO

NĂM 2016:

KHỞI ĐẦU CHO SỰ TRỖI DẬY CỦA NƯỚC NGA TẠI TRUNG ĐÔNG. GIẶC TÀU TUNG HOÀNH Ở BIỂN ĐÔNG:

Giá dầu có hồi phục vào năm 2016?

Huy Truong

 

Sự trỗi dậy của nước Nga một sự thực đã và đang được kiểm chứng trong năm 2015. Nước Nga, vốn được xem là "Kẻ phản chúa" sẽ như thế nào trong năm 2016? Ảnh hưởng của Nga đến thị trường dầu và cuộc chiến dầu mỏ-tiền tệ.

 

Với sức mạnh quân đội hùng hậu, vị trí địa lý ÂU Á, một nhà lãnh đạo độc tài như Putin, một quốc gia có chủ nghĩa bảo thủ và đang trên con đường giành lại vị trí lãnh đạo sau Chiến Tranh lạnh, Nước Nga bây giờ đang trỗi dậy,trỗi dậy và trỗi dậy. Các học giả phương Tây đang cảnh báo với nước Mỹ: Họ đang đánh giá quá thấp lực lượng quân đội của Nga và sự trỗi dậy của nước Nga

Năm 2014-2015, nước Nga dính phải đòn ác từ Mỹ và Saudi Arabia từ việc hạ gục giá dầu để diệt Nga. Nhưng nước Nga, vẫn đứng đó. Dự trữ vàng chẳng hề sứt mẻ tí nào mà ngược lại còn tăng thêm 200 tấn (từ 1,000 tấn lên 1,200 tấn). Nga trả đòn Mỹ bằng cách bán tống bán Tháo trái phiếu Mỹ. Và tất nhiên, Nga rủ thêm cả Trung Quốc, Đài Loan, và Brazil cùng tham gia trò chơi bán tháo trái phiếu chính phủ Mỹ. Kết quả là, thanh khoản của thị trường trái phiếu chính phủ lớn nhất thế giới, nơi được mệnh danh là phi rủi ro, bị sụt giảm thanh khoản trầm trọng. Mất đi thanh khoản, đồng nghĩa FED không thể chơi trò chơi vương quyền, in tiền vô tội vạ. Đó là lý do tại sao từ năm 2013, FED phải lên kế hoạch rút QE3 và bắt đầu chuẩn bị cho việc tăng lãi suất đồng Bạc Xanh. Mỹ phải tăng giá đồng bạc xanh, để hạ giá dầu và hạ Nga bất chấp việc đồng Bạc Xanh tăng giá cũng đang hủy hoại nước Mỹ. Và quan trọng hơn Mỹ phải cứu lấy vị thế siêu cường của đồng USD, phải giữ được trái tim của nước Mỹ. USD bị mất vị trí siêu cường, thì con đường sụp đổ của nước Mỹ trở nên quá gần gũi.

Nhưng đó, không phải là đòn trả đũa hay nhất của nước Nga. Việc Nga không kích Syria là một sự thách thức cho nước Mỹ và Phương Tây. Điều này phải lật lại lịch sử của 40 năm trước. Khi Mỹ và Saudi Arabia bắt tay nhau để neo đồng USD (vừa bị Nixon hủy bỏ chế độ bản vị vàng) vào dầu mỏ. Mỹ và Saudi Arabia đã tạo ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 để đưa USD lên vị trí đồng tiền thanh toán quốc tế. Chính vì vậy, Trung Đông là nơi huyết yếu của nước Mỹ. Nếu mất Trung Đông như Saudi Arabia, đồng USD sẽ chẳng còn nơi nương tựa. Và hàng tấn USD được in ra sẽ lập tức hủy hoại nước Mỹ.

Năm 2016, khi cả Mỹ và Nga đều đã đến Syria, chắc chắn đây là năm của sự leo thang quân sự. Mục đích của Nga là quá rõ ràng...Dầu và Giá dầu...Dầu là tương lai dài hạn và giá dầu là ngắn hạn, mục đích trước mắt. Về dài hạn, Nga muốn lật Mỹ ở Trung Đông, kiểm soát nguồn cung dầu mỏ để từ đó loại bỏ luật lệ thanh toán dầu bằng đồng USD. Còn ngắn hạn, Nga đang muốn gây chiến để tạo ra chiến tranh, yếu tố giúp giá dầu tăng giá. Năm 2014-2015, khi Mỹ và liên minh không kích Syria và Saudi Arabia bơm dầu, giá dầu đã hạ nhưng năm 2016 thì chưa hẳn. Xung đột tại khu vực Trung Đông sẽ trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Lực lượng hải quân của NGa đang lớn mạnh, Mỹ giờ đây giật mình với sức mạnh hải quân của Nga, có đủ sức đấu chọi với Mỹ.

Nếu bạn nghĩ rằng, nước Nga đang yếu thế thì hãy nhìn lại giai đoạn 1997-1998, Khi Saturn và Neptune tạo góc (waxing square), nước Nga cũng ở vị thế gần như hiện nay. Việc đồng USD tăng giá 20% trong giai đoạn năm 1997 đã khiến cho giá dầu giảm về mức đáy thấp. Nga trải qua cuộc khủng hoảng tiền tệ y hệt như bây giờ. Nhưng sau đó thì sao, với sự xuất hiện của Putin, nước Nga đã vượt qua khủng hoảng và kéo giá dầu tăng trở lại. Năm 2016, Saturn và Neptune tạo góc waning square. Vậy lịch sử có lặp lại. Trên quan điểm chu kỳ, tôi đang nhìn thấy điều đó. Ít nhất là Nga sẽ tìm mọi cách để đấy giá dầu lên trở lại.. Vấn đề là khi nào trong năm 2016. Gã độc tài Putin, một ông vua uy quyền sẽ lợi dụng khoảng trống quyền lực khi Mỹ sẽ Bầu Cử Tổng Thống vào tháng 11.2016 để hành động chăng. 6 tháng trước bầu cử Tổng Thống Mỹ, thời điểm quá nhạy cảm cho thế giới.

Nếu như Nga trỗi dậy ở Trung Đông, Giặc Tàu sẽ làm loạn tại Biển Đông. Giặc Tàu chưa phải la superpower trên thế giới nhưng tại Biển Đông, giặc Tàu đang là siêu cường. Mỹ đã đến Biển Đông, cũng làm vài động tác hù dọa nhưng vẫn là ở quá xa. Nói thực, Mỹ không muốn sa lầy ở Biển Đông trong khi đang kẹt cứng ở Trung Đông, phải lo chiến đấu với thằng Nga. Con Bài của Mỹ tại Biển Đông là rất rõ ràng- Nhật Bản. Mỹ muốn mượn tay Nhật Bản để kiềm chế Trung Quốc. Nhưng liệu Nhật có dám manh động quá trớn hay không thì lại là chuyện khác. Nhật Bản bị bao vây bởi Trung Quốc và một Triều Tiêu liều mạng (nhìn mặt Kim Jong Un thì có vẻ ớn ớn, dễ làm liều). Vì vậy, ở Biển Đông, Giặc Tàu đang là bá chủ. Mỹ đến nhưng cũng chỉ ngó lơ.

Năm 2014, các bạn có nhớ gì không. Tháng 3.2014, Nga đem quân đánh Crimea, khiến cả Mỹ lẫn Nato chịu cứng. Chỉ 1-2 tháng sau, Trung Quốc đem ngay cái giàn khoan HD981 ra thách thức Việt Nam cọi làm gì nhau. Trung Quốc sẽ luôn hành động khi Nga hành động.

Năm 2016, Trung Quốc đang ngửi thấy mùi. Trung Quốc biết rằng, Nga đang trỗi dậy ở Trung Đông. Saudi Arabia và Iran đang quay sang choảng nhau. Trung QUốc giờ đây đang quân sự hóa Biển Đông và đang mở rộng tầm hoạt động của không quân. Đầu năm 2016, Trung Quốc đang thử đáp may bay xuống đảo Chữ Thập thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam mà Tàu chiếm trái phép.

Giá dầu năm 2016 thì sao? Nhiều người quá bi quan. Goldman Sachs chỉ tới con số 20 USD/thùng. Nhiều người cho rằng, có thể mất cả chục năm nữa, giá dầu mới trở lại mức trên 100 USD.

 

 

NĂM 2016:

KHỞI ĐẦU CHO SỰ TRỖI DẬY CỦA NƯỚC NGA TẠI TRUNG ĐÔNG. GIẶC TÀU TUNG HOÀNH Ở BIỂN ĐÔNG:

Giá dầu có hồi phục vào năm 2016?

Wednesday, 6 January 2016

Sự trỗi dậy của nước Nga một sự thực đã và đang được kiểm chứng trong năm 2015. Nước Nga, vốn được xem là "Kẻ phản chúa" sẽ như thế nào trong năm 2016? Ảnh hưởng của Nga đến thị trường dầu và cuộc chiến dầu mỏ-tiền tệ.
 
Đối với những người yêu mến nước Mỹ và nền văn minh Phương Tây, thật khó để chấp nhận rằng, đề chế này đang ngày một suy tàn. Phương Tây đã thống trị toàn cầu hơn 600 năm nay và họ đang là đế chế lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Nhưng quyền lực đang chuyển từ Tây sang Đông. Nước Mỹ và Châu Âu đang mất dần vị thế của một đế chế và di chuyển quyền lực sang cho các quốc gia ở Châu Á. Lưu ý rằng, lập luận này không đến từ những người theo thuyết cộng sản viễn vong, hay chủ nghĩa xã hội dân túy ở Venuezuela vì nói chung, những ngôn từ “Tư bản giãy chết” “Mỹ chỉ là con hổ giấy” thì cộng sản vẫn hô hào ngày qua ngày, chủ yếu mang màu sắc chính trị chứ không phải khoa học. Nói chung, ghét nhau thì chửi nhau thôi chứ chẳng có nghiên cứu gì (Trường hợp của Marx thì xin rút lại một nửa lời nói).
 
Tôi muốn nói đến lập luận của chính một số học giả phương tây, họ là những nhà khoa học và do đó chúng ta cần trân trọng những gì họ nghiên cứu. Nói đến sự suy tàn của Phương Tây thì một số học giả đã nói đến như “The Decline of the West” (1918) của Oswald Spengler (Đức), sau đó có một số tác giả như “Sự Cáo Chung của Phương Tây” của David Marquand (2011)....Nhưng đáng chú ý nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất là cuốn sách “Civilization: The West and The Rest) xuất bản năm 2011 của giáo sư lịch sử Naill Ferguson của Đại học Harvard. Ferguson cho rằng, Mỹ và Phương Tây đang đi đến giai đoạn cuối cùng của tăng trưởng mà họ tạo dựng từ cuộc cách mạng công nghiệp và hậu công nghiệp trong suốt 600 năm qua. Quyền lực chuyển dần cho Châu Á.
 
Ferguson cho rằng, có 6 lý do hay 6 killer apps (những sát thủ tạo nên sự thịnh vượng. Thuật ngữ này được lấy trong tin học, khi những ứng dụng mới ra đời (app) giết chết ngay lập tức những apps cũ).
1/Cạnh tranh (Competition), 2/ Cách mạng khoa học (Scientific Revolution), 3/ Quyền sở hữu (Property Rights), 4/ Y tế hiện đại (Modern Medicine), 5/ Xã hội tiêu dùng (The Consumer Society) và 6/ Đạo đức trong công việc (The Work Ethic).
 
Nhưng giờ đây, phương tây đang thụt lùi và một số quốc gia ở Châu Á đang làm tốt hơn Châu Âu trên cả 6 lĩnh vực này. Đi thẳng vào vấn đề, Ferguson nói quyền lực chuyển từ Tây sang Đông như một quy luật mang tính lịch sử nhưng không thể trả lời chính xác là ai: Đọc sách của ông có vẻ như người ta đang hiểu Ferguson ngầm chỉ Trung Quốc. Nhưng nói thực, tôi không thích Trung QUốc (nói thẳng ra là cực ghét Tàu) và với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu về Trung Quốc, tôi thấy rất khó để Trung Quốc có thể gánh nổi trọng trách vĩ đại này.
 
Tôi không hiểu nhiều về vấn đề chính trị để phán xét, nhưng dưới góc nhìn về chiêm tinh học và đặc biệt sau khi quan sát chu kỳ Saturn/Neptune với nước Nga, tôi đang nhìn thấy sự trỗi dậy của nước Nga. Tôi thấy một số học giả phương tây gần đây, bất chấp nước Nga đang khốn đốn bởi giá dầu thấp, họ đang nhìn thấy sức mạnh Nga ngày càng một lớn hơn, quyền lực hơn. Jonathan Adelman, giáo sư của đại học Denver, chuyên nghiên cứu về quốc tế và nước Nga vào tháng 9.2015 đã phát biểu trên Foxnews rằng, Nước Nga đang trở thành một superpower. Nói gì thì nói, Nga là quốc gia duy nhất ở Châu Á, đủ sức chơi “đấu súng”với Mỹ và Phương Tây [Trung Quốc thì còn khuya. Ấn Độ thì núp bóng không nói tới. Còn Nhật Bản thì theo Mỹ rồi. ]
 
Xem một số bài viết nói về sự trỗi dậy của nước Nga.
 
 
 
Dù thế nào đi nữa, Nga đã dùng vũ lực lấy lại được Crimea, Nam Ossetia, Abkhazia, một phần của Ukraine bằng những biện pháp quân sự khiến Mỹ và NaTo chỉ biết “đứng ngó”. Giờ đây, Mỹ và Nga đang chơi Star wars ở Syria. Dù Liên Bang Xô viết đã sụp đổ, nhưng Nga là quốc gia duy nhất gây dựng cho mình một liên minh để đấu chọi với Mỹ ở vùng Trung Đông. Nga chính là người cung cấp vũ khí giúp Iran làm giàu hạt nhân, đối chọi với Mỹ và Saudi Arabia ở Trung Đông. Vào đầu năm 2016, Saudi Arabia và Iran quay sang “chọi nhau”. Tất nhiên rồi, khi cả Mỹ và Nga đều đã không kích Syria thì hai đồng minh của hai bên cũng phải lên súng.
 
Vớisức mạnh quân đội hùng hậu, vị trí địa lý ÂU Á, một nhà lãnh đạo độc tài như Putin, một quốc gia có chủ nghĩa bảo thủ và đang trên con đường giành lại vị trí lãnh đạo sau Chiến Tranh lạnh, Nước Nga bây giờ đang trỗi dậy,trỗi dậy và trỗi dậy. Các học giả phương Tây đang cảnh báo với nước Mỹ: Họ đang đánh giá quá thấp lực lượng quân đội của Nga và sự trỗi dậy của nước Nga
 
Năm 2014-2015, nước Nga dính phải đòn ác từ Mỹ và Saudi Arabia từ việc hạ gục giá dầu để diệt Nga. Nhưng nước Nga, vẫn đứng đó. Dự trữ vàng chẳng hề sứt mẻ tí nào mà ngược lại còn tăng thêm 200 tấn (từ 1,000 tấn lên 1,200 tấn). Nga trả đòn Mỹ bằng cách bán tống bán Tháo trái phiếu Mỹ. Và tất nhiên, Nga rủ thêm cả Trung Quốc, Đài Loan, và Brazil cùng tham gia trò chơi bán tháo trái phiếu chính phủ Mỹ. Kết quả là, thanh khoản của thị trường trái phiếu chính phủ lớn nhất thế giới, nơi được mệnh danh là phi rủi ro, bị sụt giảm thanh khoản trầm trọng. Mất đi thanh khoản, đồng nghĩa FED không thể chơi trò chơi vương quyền, in tiền vô tội vạ. Đó là lý do tại sao từ năm 2013, FED phải lên kế hoạch rút QE3 và bắt đầu chuẩn bị cho việc tăng lãi suất đồng Bạc Xanh. Mỹ phải tăng giá đồng bạc xanh, để hạ giá dầu và hạ Nga bất chấp việc đồng Bạc Xanh tăng giá cũng đang hủy hoại nước Mỹ. Và quan trọng hơn Mỹ phải cứu lấy vị thế siêu cường của đồng USD, phải giữ được trái tim của nước Mỹ. USD bị mất vị trí siêu cường, thì con đường sụp đổ của nước Mỹ trở nên quá gần gũi.
 
Nhưng đó, không phải là đòn trả đũa hay nhất của nước Nga. Việc Nga không kích Syria là một sự thách thức cho nước Mỹ và Phương Tây. Điều này phải lật lại lịch sử của 40 năm trước. Khi Mỹ và Saudi Arabia bắt tay nhau để neo đồng USD (vừa bị Nixon hủy bỏ chế độ bản vị vàng) vào dầu mỏ. Mỹ và Saudi Arabia đã tạo ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 để đưa USD lên vị trí đồng tiền thanh toán quốc tế. Chính vì vậy, Trung Đông là nơi huyết yếu của nước Mỹ. Nếu mất Trung Đông như Saudi Arabia, đồng USD sẽ chẳng còn nơi nương tựa. Và hàng tấn USD được in ra sẽ lập tức hủy hoại nước Mỹ. 

Nước Mỹ và Phương Tây vẫn nói về Nga và Trung Quốc như những kẻ đi ngược lại với giá trị Phương Tây: độc đoán, dối trá, một nền kinh tế ponzi. Nhưng thực ra, chính nước Mỹ và Phương Tây mới là kẻ dối trá nhất. Bằng việc loại bỏ tiền tệ ra khỏi vàng, nước Mỹ và Phương Tây đã tạo ra một thứ thuế ảo gọi là lạm phát, một công cụ cướp đoạt tài sản của người dân. Mỹ và Phương Tây đã mất đi cái gọi là trung thực, đạo đức. Phố Wall chưa bao giờ là kẻ đạo đức. (Tôi vẫn nhớ câu nói của tác giả Michael Lewis trong cuốn sách Big Short: "Muốn làm gì có ích cho đời, đừng bao giờ đến phố Wall). Phố Wall và nước Mỹ đang chơi trò chơi Ponzi lớn nhất trong lịch sử loài người bằng cách in hàng tấn tiền, can thiệp mạnh tay vào thị trường tài chính để "dấu bụi dưới thảm" và tiếp tục tạo ra cái vẽ đẹp mã bên ngoài. 

Syria, không phải nhân vật chính trong cuộc chơi này. Nó là con tốt mà Nga và Mỹ đang tranh giành. Sau Syria, hoặc là đến lượt Iran hoặc là Saudi Arabia.
 
Nga đã tiếp quản Iran do chính quyền Liên Bang Xô Viết để lại từ sau khi đem quân vào Tehran để lật đổ chế độ thân Mỹ trong cuộc cách mạng hồi giáo 1979. Và giờ đây, Nga và Iran đang là đồng minh lớn ở khu vực Trung Đông. Còn nhớ năm 2011, lúc khủng hoảng eo Hormuz, Mỹ nhăm nhe dọa Iran thì Nga lập tức đem tàu chiến ra dọa lại.
 
Năm 2016, khi cả Mỹ và Nga đều đã đến Syria, chắc chắn đây là năm của sự leo thang quân sự. Mục đích của Nga là quá rõ ràng...Dầu và Giá dầu...Dầu là tương lai dài hạn và giá dầu là ngắn hạn, mục đích trước mắt. Về dài hạn, Nga muốn lật Mỹ ở Trung Đông, kiểm soát nguồn cung dầu mỏ để từ đó loại bỏ luật lệ thanh toán dầu bằng đồng USD. Còn ngắn hạn, Nga đang muốn gây chiến để tạo ra chiến tranh, yếu tố giúp giá dầu tăng giá. Năm 2014-2015, khi Mỹ và liên minh không kích Syria và Saudi Arabia bơm dầu, giá dầu đã hạ nhưng năm 2016 thì chưa hẳn. Xung đột tại khu vực Trung Đông sẽ trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Lực lượng hải quân của NGa đang lớn mạnh, Mỹ giờ đây giật mình với sức mạnh hải quân của Nga, có đủ sức đấu chọi với Mỹ.
 
Nếu bạn nghĩ rằng, nước Nga đang yếu thế thì hãy nhìn lại giai đoạn 1997-1998, Khi Saturn và Neptune tạo góc (waxing square), nước Nga cũng ở vị thế gần như hiện nay. Việc đồng USD tăng giá 20% trong giai đoạn năm 1997 đã khiến cho giá dầu giảm về mức đáy thấp. Nga trải qua cuộc khủng hoảng tiền tệ y hệt như bây giờ. Nhưng sau đó thì sao, với sự xuất hiện của Putin, nước Nga đã vượt qua khủng hoảng và kéo giá dầu tăng trở lại. Năm 2016, Saturn và Neptune tạo góc waning square. Vậy lịch sử có lặp lại. Trên quan điểm chu kỳ, tôi đang nhìn thấy điều đó. Ít nhất là Nga sẽ tìm mọi cách để đấy giá dầu lên trở lại.. Vấn đề là khi nào trong năm 2016. Gã độc tài Putin, một ông vua uy quyền sẽ lợi dụng khoảng trống quyền lực khi Mỹ sẽ Bầu Cử Tổng Thống vào tháng 11.2016 để hành động chăng. 6 tháng trước bầu cử Tổng Thống Mỹ, thời điểm quá nhạy cảm cho thế giới.
 
Nếu như Nga trỗi dậy ở Trung Đông, Giặc Tàu sẽ làm loạn tại Biển Đông. Giặc Tàu chưa phải la superpower trên thế giới nhưng tại Biển Đông, giặc Tàu đang là siêu cường. Mỹ đã đến Biển Đông, cũng làm vài động tác hù dọa nhưng vẫn là ở quá xa. Nói thực,  Mỹ không muốn sa lầy ở Biển Đông trong khi đang kẹt cứng ở Trung Đông, phải lo chiến đấu với thằng Nga. Con Bài của Mỹ tại Biển Đông là rất rõ ràng- Nhật Bản. Mỹ muốn mượn tay Nhật Bản để kiềm chế Trung Quốc. Nhưng liệu Nhật có dám manh động quá trớn hay không thì lại là chuyện khác. Nhật Bản bị bao vây bởi Trung Quốc và một Triều Tiêu liều mạng (nhìn mặt Kim Jong Un thì có vẻ ớn ớn, dễ làm liều). Vì vậy, ở Biển Đông, Giặc Tàu đang là bá chủ. Mỹ đến nhưng cũng chỉ ngó lơ.
 
Năm 2014, các bạn có nhớ gì không. Tháng 3.2014, Nga đem quân đánh Crimea, khiến cả Mỹ lẫn Nato chịu cứng. Chỉ 1-2 tháng sau, Trung Quốc đem ngay cái giàn khoan HD981 ra thách thức Việt Nam cọi làm gì nhau. Trung Quốc sẽ luôn hành động khi Nga hành động.
 
Năm 2016, Trung Quốc đang ngửi thấy mùi. Trung Quốc biết rằng, Nga đang trỗi dậy ở Trung Đông. Saudi Arabia và Iran đang quay sang choảng nhau. Trung QUốc giờ đây đang quân sự hóa Biển Đông và đang mở rộng tầm hoạt động của không quân. Đầu năm 2016, Trung Quốc đang thử đáp may bay xuống đảo Chữ Thập thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam mà Tàu chiếm trái phép.
 
Giá dầu năm 2016 thì sao? Nhiều người quá bi quan. Goldman Sachs chỉ tới con số 20 USD/thùng. Nhiều người cho rằng, có thể mất cả chục năm nữa, giá dầu mới trở lại mức trên 100 USD.
 
Tôi chỉ có chart này muốn tặng: Giữa RSI và đường giá đang tiềm ẩn sự phân kỳ dương. Năm 2016, dầu sẽ chạm đáy và bật tăng mạnh. Những cú ăn đậm. Nhưng quan trọng là khi nào? và lúc nào trong năm 2016 giá dầu sẽ chạm đáy. Đó là sự thú vị của Oil và một trader cần phải sẵn sàng.
oil%2B2016.PNG
 

------------
Bình luận của chiêm tinh gia Arch Crawford
IS OIL NEAR an IMPORTANT BOTTOM? DON'T BET ON IT!
 
oil%2B2.png
 
 
  1. OIL FUTURES HAVE SUFFERED THE 2ND WORST DECLINE IN RECENT DECADES!  That top in 2008 was the day hurricane Katrina made landfall in the area of our major oil refineries! In very recent years, Neptune has entered the sign of Pisces which modern astrologers says it “rules.” It may be that this planet in its own sign has brought the world this abundance of Oil! Anyway, that’s what some of them say. It will be in Pisces for a very long time between 1 and 2 decades. So maybe oil has had it for now?     On a more ‘down to earth’ topic, the technical conditions of the oil price have been very helpful in projecting these lower regions. It remains a negative picture for now, but could bounce temporarily from that trendline, yet may still approach the 33 level without too much ado.     So far though, this trendline has arrested the onslaught for a longer period than any other on the way down. Our advice now would be to take at least half of the tremendous profits off the table and leave a quarter to a third or so to see if it breaks much further.               CP - February 2, 2015
  2. OIL has remained on our negative balance sheet as below the 200-Day MA and most-times below the 50-Day. It has now closed below everything but the August low at 37.75.  The action must be considered critical and immediate and only needs to break that final low to prove the near certainty of our case for $32-$34.             CP -  December 7, 2015
  3. We notice that December 21, the Winter Solstice, OIL broke to our projected $32-$34 by dipping to 33.98.  We seriously doubt that the final low has been reached, though another try at a decent bounce is certainly not out of the question.  The agreement with Iran will allow them to sell OIL on Western markets as of next month, and that may put a limit on any bounce potential. If they feel they have a long way to go to catch up, they could flood the market all over again!  Some other commodities continue sinking & none have maturing bottom patterns as of yet. Let us watch!   1/4/16
News tonight (Sunday) about Iran being miffed about the execution of Shi’ite cleric by Saudi Arabia. Iranians torched the Saudi embassy in Tehran and Saudi’s told Iranian embassy officials to “Go home.” Oil +3% in Asian markets. Anything can happen if these two go at each other. Our Astronomic section: “More news of war/betrayal Sun/Mon” Crawford Perspectives - January 4, 2016

 
----------------------
Phần đọc thêm: Lịch sử về nước Nga, một đế chế đang trỗi dậy
 
Còn Xét về lịch sử mã nói, chỉ có nước Nga hiện nay là hiện thân của những đế quốc lớn từng đe dọa Phương Tây. Trung Quốc tuy từng là đế quốc số 1 thế giới, nhưng đó là thời đại gươm giáo kiếm cách đây cả 1,000 năm: từ thời Tần Thủy Hoàng cho đến nhà Đường cao ngạo, cọi phương Tây chỉ là lũ man di mọi rợ, VàTrung Quốc cũng chưa bao giờ mở rộng được bờ cõi để đe dọa được Phương Tây.
Nhưng Trong lịch sử. Đế Chế Nga Hoàng từng thống trị 8,8 triệu dặm vuông, gần như bao trọn biên giới của Phương Tây. Khởi đầu từ công quốc Matxcơva nhỏ bé, sau 2 thế kỷ bị người Mông Cổ thống trị, dân tộc Nga đã đột nhiên xuất hiện như một quái vật, lù lù đập vào mắt những người Châu Âu vốn coi họ như những kẻ mọi rợ, và vào mắt các dân tộc Châu Á vốn còn chưa biết họ sinh sống ở đâu.
Bắt đầu từ năm 1580, khi người Châu Âu còn đang say mê với những cuộc chinh phục đường biển sang châu Mỹ, thì dưới thời Sa Hoàng Ivan bạo chúa, người Matxcơva đã ồ ạt tiến về viễn đông và Siberi. Trong vòng 70 năm, họ đã mở rộng lãnh thổ lên gần gấp 2 lần nước Mỹ ngày nay. Lãnh thổ của họ kéo dài từ miền rừng Siberi trù phú đến bờ biển Bắc Âu, chạm mặt với Thuỵ Điển.
Từ 1700, Peter Đại Đế sau cuộc cải cách hành chính và quân đội, đã lại xây dựng một nước Nga lớn mạnh, đánh bại Thuỵ Điển là cường quốc Châu Âu lớn nhất khi đó. Caterine II kế nghiệp, tiếp tục sự nghiệp chia cắt Ba Lan, tấn công Thổ Nhĩ kỳ, kéo dài biên giới đến Biển Đen.
Sau chiến thắng trước Napoleon, Nước Nga tiếp tục duy trì thế mạnh là cường quốc quân sự lớn nhất châu Âu. Các Sa Hoàng sau đó, tiếp tục truyền thống, đã tiến vào Đông Âu và Balkan, tiến quân vào chỉ cách Istanbul có 10 dặm, chiếm đóng Ukraina, Crime. Thổ Nhĩ Kỳ tuyệt vọng đã phải kêu cứu Anh - Pháp. 3 Đại cường quốc hợp sức đánh bại nước Nga tại Xevastopol, ngăn chặn đà tiến của nước Nga về phía tây. Nhưng dường như tham vọng của các Sa Hoàng là không giới hạn. Họ quay về Trung Á. Chỉ trong vài chục năm, Người Nga tiến qua Turkestan, vượt 2000 dặm biên giới, tiến sát Afghanistan, cạnh tranh quyết liệt với ảnh hưởng của người Anh tại Ấn Độ. Cả 3 lần người Anh tiến đánh Afghanistan nhằm đẩy lùi mối đe doạ Nga, thì cả 3 lần đều thất bại, nặng nề
Đối với Trung Quốc, Nga tranh giành ảnh hưởng mạnh mẽ tại thảo nguyên Mông Cổ. Thời kỳ Mãn Thanh, Nga ép Trung Quốc phải ký các hiệp ước bất bình đẳng một cách độc đoán chẳng khác gì các đế quốc phương Tây. Nga cũng tranh đoạt Triều Tiên với Nhật bản, song lần này phải chịu thất bại tại cuộc chiến 1905.
Điều đáng sợ hơn là lịch sử đế chế Nga luôn có những cuộc tái sinh đáng sợ. Sau khi chế độ Nga Hoàng sụp đổ những tưởng Phương Tây sẽ trở thành kẻ thống trị thế giới thì Liên Bang Xô Viết, một đề chế khác tái sinh từ năm 1917 trở thành thế lực đối chọi với Mỹ. Liên Bang Xô Viết tạo nên thành trì của phe Xã Hội chủ nghĩa, chống lại phát xinh Đức, Nhật, Italia, và là kẻ thù đáng sợ của Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh.
Do đó, Nga là quốc gia duy nhất hiện nay là hậu thế của những Đế quốc từng gây nỗi khiếp sợ cho cả Phương Tây (Mông cổ cũng còn nhưng hiện nay chỉ là kẻ mạt hạng).
Ngày nay, Liên Bang Xô Viết đã sụp đổ nhưng lại sản sinh ra nước Nga, một quốc gia nổi lên từ năm 1998 với sự lãnh đảo của Putin. Liệu lịch sử có lặp lại hay không? cũng giống như Liên bang xô viết từng tái sinh từ đế chế Nga Hoàng để chống lại Phương Tây, thì ngày nay Nước Nga cũng tái sinh từ đề chế Liên Bang Xô Viết để chống lại Phương Tây
 
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Nhiều nước méo mặt theo giá dầu
05/01/2016 10:58 GMT+7
 

TT - Giá dầu lao dốc và chưa thấy dấu hiệu của khả năng hồi phục ổn định. Những hệ lụy trước mắt rất rõ ràng.

 

de4a32cc.jpgKiểm tra đường ống dầu của Công ty PetroChina ở tỉnh Tứ Xuyên. Sự sụt giảm nhu cầu của Trung Quốc là một trong những lý do khiến giá dầu giảm - Ảnh: Reuters

 

 

 
TRẦN PHƯƠNG (tranphuong@tuoitre.com.vn)

=========================================

Năm ngoái có người dự đoán giá dầu sẽ giảm xuống 20US/ Thùng, lão Gán phán: "Không đến nỗi tệ vậy, Nhưng nó sẽ giảm xấp sỉ 40 USD/ Thùng". Sau này, trong lời tiên tri bổ sung, lão Gàn hạ xuống sấp xỉ 30 USD/ thùng. Năm này lão Gàn xác định rằng: "Giá dầu sẽ xuống xấp sỉ 32 Dollar/ Thùng, biên độ giao động cả năm là 4 Dollar/ thùng. Tức là từ 28 đến 36 Dollar/ thùng. Lão sẽ công bố chính thức điều này trong Đại hội dự báo Bính Thân 2016 tới đây của TTNC VH Cổ Đông phương. Và ngay trên diễn đàn này.

Theo thông lệ: Đúng ngày mùng một Tết tại topic này TTNC LHDP sẽ công bố "Lời tiên tri Bính Thân 2016". Nhưng lần này sẽ chi tiết hơn.

Chia sẻ với quý vị và anh chị em.

 

 

 

Giá dầu về 30 USD/thùng trong 10 ngày tới

 

01:30 PM - 07/01/2016

Thanh Niên Online

 

Biến động hỗn loạn tại thị trường Trung Quốc đang đẩy giá dầu đi xuống. Hãng tài chính Nhật Bản Nomura Holdings dự báo dầu Brent xuống đến 30 USD/thùng trong 10 ngày tới. Ngân hàng UBS thậm chí còn nhìn thấy mức giá thấp hơn.

thu-thao_XYXX.jpg?w=80&h=80&crop=auto&sc

Thu Thảo

Theo Bloomberg, giá dầu thô kỳ hạn giảm 3,3% ở London (Anh) vào hôm nay 7.1 do lo ngại kinh tế giảm sút ở đất nước là nhà tiêu dùng hàng hóa lớn nhất thế giới. Cũng trong hôm nay, giá giao ngay cho loại dầu rẻ nhất thế giới Western Canadian Select, xuống chỉ còn 19,81 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ khi nó được theo dõi vào năm 2008.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) sáng nay cắt giảm tỷ giá tham chiếu nhân dân tệ xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3.2011, kích hoạt đợt bán tháo, khiến thị trường chứng khoán nước này đóng cửa sớm chỉ sau 29 phút giao dịch.
Theo tập đoàn tài chính Nhật Bản Nomura Holdings, giá dầu Brent sẽ xuống đến 30 USD/thùng trong vòng 10 ngày tới. Ngân hàng UBS cho rằng thực trạng thừa cung sẽ còn đẩy giá cả xuống sâu hơn.
“Thị trường giao dịch trên sự tham lam và nỗi sợ hãi, ngay bây giờ, nỗi lo đang thắng thế sự tham lam. Thị trường hàng hóa tương lai luôn nhìn về phía trước, và họ lo ngại rằng việc phá giá nhân dân tệ báo hiệu suy yếu gia tăng của nền kinh tế Trung Quốc”, nhà phân tích Gordon Kwan ở hãng Nomura tại Hồng Kông cho hay.
2015 là năm thứ ba dầu giảm giá vì Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) bỏ trần hạn ngạch sản xuất, làm ngập thị trường nhằm giữ thị phần. Kho dự trữ dầu ở Cushing, bang Oklahoma - trung tâm phân phối dầu thô Mỹ - đã tăng lên mức kỷ lục trong khi các kho trữ dầu trên cả nước này duy trì 100 triệu thùng, trên mức trung bình 5 năm, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA).
Giá dầu Brent giao tháng 2 giảm xuống còn 33,09 USD/thùng trên sàn giao dịch ICE Futures Europe ở London. Giá dầu WTI giao tháng 2 giảm xuống còn 32,77 USD/thùng.
Ngân hàng Thế giới (WB) hôm 6.1 cho hay kinh tế thế giới sẽ gặp khó trong năm nay khi tăng trưởng chậm lại tại Trung Quốc kéo dài đợt suy giảm nhu cầu các loại hàng hóa. WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2016 xuống còn 2,9% từ mức 3,3%.
“Chuyện giá dầu thay đổi ngay sau khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá chỉ ra nhu cầu của nước này sẽ bị ảnh hưởng bởi nội tệ yếu. Mỗi lần Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu, bạn sẽ thấy động thái này lập tức ảnh hưởng đến chuyện mua vào USD khi thị trường tiền tệ toàn cầu cố gắng cân đo lại”, chuyên gia phân tích thị trường Angus Nicholson tại hãng IG ở Melbourne (Úc) cho hay.

Thu Thảo

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo chí Pháp:

Mô hình kinh tế Trung Quốc - cỗ máy sản sinh khủng hoảng

Thứ bảy, 09/01/2016 - 10:00
  

Dân trí Báo chí Pháp ngày 8/1/2016 nhận định kinh tế thị trường của Trung Quốc là cội nguồn gây khủng hoảng, là vấn nạn không giải pháp, khiến chứng khoán xáo trộn, là mối đe dọa với cả Bắc Kinh và thế giới.

 >> Chính sách kinh tế "không giống ai" khuấy đảo Trung Quốc
 >> Kinh tế Trung Quốc qua mô hình “tăng trưởng kiệt sức”

 

mo-hinh-kinh-te-trung-quoc-co-may-san-si

Nhiều chuyên gia lo ngại mô hình Trung Quốc sẽ "hạ cánh thô bạo". (Nguồn: lematin.ma)

 

Nhật báo Le Monde nhận xét: "Trung Quốc là mối nguy hiểm kinh tế số một" (La Chine, danger économique numéro un). Sàn giao dịch lao đao, đồng tiền bị phá giá và tốc độ phát triển kinh tế chậm lại của Trung Quốc đã gây hiệu ứng lo âu trên toàn cầu.

Báo Les Echos cho hay, Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc đã phải can thiệp với hàng loạt biện pháp khẩn cấp như hạ giá đồng nhân dân tệ, giới hạn bán cổ phần, bơm tiền mặt vào thị trường nhưng hủy bỏ "cầu chì an ninh tự động" 7%.

Theo Le Figaro, Trung Quốc đang làm thị trường tài chính thế giới lao đao và càng lúc càng lo ngại rơi vào một cuộc khủng hoảng mới. Ngân hàng Thế giới cũng báo động nguy cơ kinh tế, tài chính, xã hội, địa chính trị đều gia tăng trên khắp địa cầu.

Vì đâu nên nỗi?

Theo Le Figaro, Trung Quốc đang ở trong thời kỳ "lột vỏ" đầy nguy hiểm và nhiều chướng ngại. Thứ nhất là không còn gây được niềm tin và thứ hai là giá nhân công lên cao. Trong bối cảnh tình hình địa chiến lược trên toàn cầu có nhiều bất trắc, giá nhiên liệu giảm, căng thẳng ở Trung Đông và quả bom H của Triều Tiên gây xôn xao dư luận, giới đầu tư đang mất hết tin tưởng vào nền kinh tế được đánh giá là lớn thứ hai này của thế giới.

Một nhà kinh tế độc lập tại Thượng Hải nhận định năm 2016 sẽ vô cùng khó khăn đối với Bắc Kinh. Ngay giới tài phiệt Trung Quốc cũng "hốt của mà chạy" sang Canada, Mỹ hay Úc để đầu tư vào ngành công nghệ tiên tiến và thị trường địa ốc để được an toàn.

Trong vòng ba tháng cuối năm 2015, 367 tỉ USD đã bị tẩu tán ra khỏi Trung Quốc. Dấu hiệu nguy hiểm thấy rõ là công nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc, đầu tầu kinh tế quốc gia đã bị hụt hơi. Chính sách tái cấu trúc lĩnh vực quốc doanh là cuộc cải cách khó khăn nhất về mặt xã hội của Chủ tịch Tập Cận Bình. Vì thế, chính quyền mới có thái độ do dự. Thái độ do dự này đang làm cho thị trường tài chính bất an.

Guồng máy kinh tế Trung Quốc "trục trặc" và đáp án xã hội dân sự

Cũng cùng nhận định, tờ Liberation phân tích qua bài viết "Mô hình Trung Quốc: cỗ máy khủng hoảng" rằng công nghiệp thiếu sức cạnh tranh, sức mua của dân thấp, đầu cơ địa ốc, tẩu tán tài sản, đầu tư bỏ chạy là biểu hiện rõ nhất về tình trạng "khốn đốn" của cường quốc kinh tế số hai thế giới này.

Cho dù chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt thông tin, nhưng vẫn phải báo cáo chỉ số hoạt động ngày càng giảm sút của ngành công nghiệp PMI (Purchasing Managers Index). Tin này không khác gì mồi lửa châm vào thùng thuốc súng khiến giới đầu tư và đầu cơ phải bán tống bán tháo cổ phần.

Thị trường Trung Quốc mất sức hấp dẫn, được cho là vì ba lý do.

Một là, tiền lương tăng lên trung bình 8% trong những năm gần đây, làm doanh nghiệp chỉ muốn dời nhà máy sang các nước khác.

Thứ hai, sức mua của người dân không cao.

Thứ ba là bong bóng địa ốc đang sắp vỡ vì những người có tiền không mua mà còn bán ra để chạy sang Úc, hay sang Mỹ.

Theo Nhật báo Cánh tả của Pháp, Trung Quốc không phải là "cứu tinh của thế giới" như từng được mô tả trước đây. Ngược lại, chế độ kinh tế có định hướng kiểu Trung Quốc này đang trở nên bất ổn định mà nhiều nhà kinh tế dự báo sẽ "hạ cánh một cách thô bạo".

 

mo-hinh-kinh-te-trung-quoc-co-may-san-si

Biểu hiện nền kinh tế Trung Quốc đang lao đao. (Nguồn: latribune.fr)

 

Nhật báo kinh tế Les Echos đưa ra giải pháp: chính tệ nạn tham ô là căn bệnh trầm kha của Trung Quốc và nhiều nước đang phát triển. Toa thuốc đầu tiên là phải trao trách nhiệm việc nước cho "xã hội công dân".

Trong những điều bất hạnh với Trung Quốc cũng tạo ra cả cái rủi và cái may cho nhiều nước. Chẳng hạn như trong nhóm những nước và vùng lãnh thổ bị "thua thiệt" có Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Mỹ và Đức, vì những nước này phải giảm xuất khẩu sang Trung Quốc. Ngược lại, trong nhóm những nước "thắng" có Việt Nam, Indonesia, vì có cơ may "hốt bạc" từ những nhà đầu tư rời bỏ thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, cũng theo Le Monde, cụ thể ra sao thì vẫn còn phải chờ thực tế trả lời.

Quý Cao (tổng hợp từ báo chí Pháp)

===========================

Kinh tế thế giới năm Bính Thân Việt lịch 2016 sẽ như cái mền rách.....Trung Quốc "hạ cánh một cách thô bạo" trong năm Bính Thân thì chắc chưa. Nhưng khủng khoảng sẽ xảy ra thì là cái chắc.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Hết chó mèo chuyển sang ăn cỏ, dân Syria đang chết dần vì đói
12/01/2016 09:04 GMT+7
 

TTO - Sự kiện người dân thành phố Madaya ở Syria phải ăn cỏ để cầm hơi đã khiến dư luận thế giới chấn động. Tuy nhiên, đó mới chỉ là “phần nổi của tảng băng”. 

chetdoi-jpg-1452554646.jpg

Một thanh niên ở Madaya gầy còm, ốm yếu vì đói - Ảnh: Reuters

 

Cái đói là thảm họa đang giết dần hàng triệu người dân Syria. “Những câu chuyện đau lòng về nạn đói tại Madaya chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm khổng lồ - CNN dẫn lời ông Philip Luther, đại diện Tổ chức Ân xá quốc tế (AI) tại Trung Đông và Bắc Phi.

Trên khắp cả nước Syria, người dân đang chết dần vì đói. Cả chính quyền Syria và các nhóm vũ trang đều sử dụng cái đói như một vũ khí chiến tranh. Cả hai bên đều đùa giỡn với sinh mạng của hàng trăm nghìn, hàng triệu người vô tội”.

Bỏ đói thường dân thực tế là một chiến thuật tàn bạo vẫn thường được sử dụng trong chiến tranh. Nhưng chẳng phải đến giờ người dân Syria mới đói.

Quốc gia Trung Đông này đã chìm vào nội chiến từ tháng 3-2011. Hàng loạt thành phố lớn bị đánh bom trở thành những đống gạch vụn. Hàng trăm nghìn người đã thiệt mạng, hơn 4 triệu người bỏ nhà cửa đi di tản.

Phái uống nước bẩn để chống khát

Tháng 9-2013, Tổ chức Cứu trợ trẻ em công bố báo cáo với tựa đề "Cái đói ở một vùng chiến sự: Cuộc khủng hoảng đang leo thang đằng sau xung đột Syria".

Báo cáo mở đầu với thông điệp khắc khoải của em bé Ali, 13 tuổi. “Ở Syria, chúng cháu chẳng còn thực phẩm và không đủ nước sạch. Chúng cháu chỉ có mỗi đậu lăng. Vì vậy chúng cháu ăn đậu lăng hằng ngày” - Ali viết.

Ước tính trước năm 2011 khoảng 8 triệu người Syria sống nhờ nghề nông. Theo Tổ chức Cứu trợ trẻ em, tính đến năm 2013 chiến tranh đã gây thiệt hại nông nghiệp lên đến 2 tỉ USD. Thực phẩm ngày càng cạn kiệt, giá cả tăng vọt lên hàng trăm phần trăm.

“Trong bốn ngày sống dưới hầm tránh bom đạn, con trai tôi chỉ ăn một mẩu bánh mì nhỏ và hai ly nước. Nhưng rồi mọi thứ cũng hết sạch. Tình cảnh vô cùng tuyệt vọng” - báo cáo dẫn lời bà Jamila, một người sống ở khu vực biên giới Syria, kể.

Kể cả ở những nơi có thực phẩm, người dân Syria cũng phải đối mặt với sự lựa chọn cực kỳ khó khăn: chịu đói hoặc chấp nhận nguy hiểm tính mạng khi đi tìm đồ ăn. Đã có rất nhiều người thiệt mạng khi xếp hàng chờ xin bánh mì hoặc khi đi kiếm thực phẩm.

“Những vụ giội pháo diễn ra hằng ngày. Bạn chẳng biết lúc nào nó xảy ra. Đụng độ giữa các nhóm vũ trang cũng nổ ra thường xuyên. Đạn bắn tứ tung khắp nơi. Đi kiếm thực phẩm là nhiệm vụ bất khả thi” - nạn nhân Amjab ở Deir ez Zor than thở.

Nạn nhân Roula khi đã trốn cùng gia đình đến được biên giới kể lại khoảng thời gian khủng khiếp. “Trước chiến tranh chúng tôi sống thoải mái, là nông dân nên có đủ bánh mì, sữa, bột mì, sữa chua.. Nhưng khi chiến tranh nổ ra, thành phố bị vây hãm, thực phẩm cạn sạch và trở nên vô cùng đắt đỏ. Chúng tôi cho bọn trẻ con ăn tất cả những gì có thể kiếm được, từ lá cây đến những quả hạt dại” - cô Roula mô tả.

“Tôi phải cho cả gia đình uống nước bẩn để chống khát. Nhưng lũ trẻ bị tiêu chảy và trở nên vô cùng yếu ớt. Khi đi di tản chúng tôi chẳng có gì trong tay. Tôi phải cho con ăn khoai tây sống nhặt được trên đường. Tôi không dám đốt lửa nấu nướng vì sợ bị dính đạn. Lũ trẻ khóc ròng rã khi phải ngủ với cái bụng rỗng. Lũ trẻ phải chịu đựng nhiều đau khổ nhất” - Roula khóc.

 

chetdoi2-1-1452554717.jpg

Hàng nghìn người ở Yarmouk xếp hàng chờ nhận thực phẩm cứu trợ từ LHQ - Ảnh: AFP/Getty Images

 

Ăn sạch chó mèo rồi ăn cỏ, dân đang chết dần vì đói

Năm 2014, Homs, thành phố lớn thứ ba ở Syria, trở thành biểu tượng của những đau khổ mà người dân Syria phải hứng chịu. Khi đó chính quyền Syria cản trở các tổ chức quốc tế đưa hàng cứu trợ đến Homs, nơi bị quân nổi dậy chiếm. Lực lượng nổi dậy bị cáo buộc chiếm hết thực phẩm của người dân. Vì bất cứ lý do nào thì cái đói cũng là nỗi ám ảnh đối với người dân Homs.

Tạp chí News Week dẫn lời anh Rami, một người dân sống ở khu phố cổ tại Homs, kể bất chấp nguy hiểm, khi quá đói anh vẫn phải mò ra đường tìm thức ăn. “Tôi chui vào những ngôi nhà bỏ hoang với hi vọng các gia đình đi di tản để quên thực phẩm ở đâu đó” - Rami kể. Nhưng hầu như ngày nào anh cũng chỉ có thể hái cỏ về ăn tạm.

“Chả có gì để ăn cả. Ăn cỏ thì chịu không nổi. Ở đây mọi người đang chết đói” - Rami đau đớn. Do không kiếm đâu ra thức ăn, người dân Homs cũng ăn sạch chó mèo trong thành phố. Nhưng nguồn thịt từ chó mèo rồi cũng cạn.

Ở nhiều nơi khác cũng vậy. Hồi tháng 2-2014, báo chí quốc tế cũng xôn xao với thông tin về việc trại tị nạn của 112.000 người Palestine ở Yarmouk, ngoại ô Damascus, bị bao vây, trở thành chiến trường khốc liệt giữa quân đội Syria và lực lượng nổi dậy.

Cái đói trở nên quá sức chịu đựng, hàng nghìn trẻ em nơi đây bị suy dinh dưỡng nặng. Sau đó Cơ quan Cứu trợ và việc làm cho người Palestine của Liên Hiệp Quốc (UNRWA) đưa được thực phẩm vào Yarmouk. Bức ảnh chụp cảnh hàng nghìn người xếp hàng dài nhiều kilômet để chờ nhận thực phẩm cứu trợ được truyền thông quốc tế đăng tải ồ ạt. Khi đó, báo Daily Mail mô tả bức ảnh này là: “Bức tranh thảm khốc về sự khổ đau”.

Ngay từ năm 2014, các tổ chức quốc tế đã khẳng định 10 triệu người Syria phải đối mặt với nạn đói. Trên thực tế không phải là ở các thành phố, thị trấn tại Syria không có thực phẩm. Vấn đề là giá thực phẩm cực kỳ đắt đỏ, do đó nhiều gia đình không có tiền mua.

Ví dụ ở thủ đô Damascus giá một ký bột mì chỉ khoảng 79 cent, nhưng ở thành phố Madaya lên đến 120 USD. Sữa tại Damascus giá 1,06 USD/lít, ở Madaya là 300 USD/lít. Tương tự, gạo ở Damascus là 1,32 USD/kg, ở Madaya là 120 USD/kg.

 

Bỏ đói người dân - chiến thuật tàn bạo

Ở thời điểm hiện tại, Madaya, nơi bị quân đội Syria bao vây, không phải là thành phố duy nhất bị cô lập, rơi vào cảnh thiếu thực phẩm nghiêm trọng.

Thành phố Zabadani gần Madaya vẫn còn 500 người bị mắc kẹt và đang sống lay lắt. Ước tính 177.000 người ở các thành phố phía đông Damascus bị quân chính phủ vây hãm. Nhưng không chỉ có quân đội Syria vây hãm các thành phố.

Ở miền bắc, Foah và Kafarya bị quân nổi dậy cô lập. Một trong số các lực lượng đang bao vây hai thành phố này là nhóm khủng bố Mặt trận Al-Nusra, chi nhánh của Al-Qaeda ở Syria. Ước tính 12.000 người bị mắc kẹt trong hai thành phố này. Xa nữa là hai thị trấn Nubl và Al-Zaharaa bị quân nổi dậy cô lập từ năm 2012. Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) bao vây thành phố Deir ez Zor ở phía đông khiến 200.000 người bị mắc kẹt tại đây.       

“Chưa bao giờ chiến thuật bỏ đói lại được sử dụng có hệ thống và tàn bạo đến vậy ở khu vực Trung Đông” - News Week dẫn lời giáo sư nghiên cứu Trung Đông Jean-Pierre Filiu thuộc Trường Quan hệ quốc tế Paris (Pháp) phẫn nộ nhận định.

Cả phe quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy đều dùng chiêu thức độc địa này để ép buộc các thành phố và thị trấn đối kháng phải đầu hàng.

Trên CNN, nhà báo Frida Ghitis nhận định trước đây dư luận quốc tế chủ yếu biết đến chiến tranh Syria với những hình ảnh giết chóc tàn bạo. Nhưng cái đói cũng là tội ác tàn bạo không kém.

“Khi nói đến Syria, chúng ta hãy nhớ rằng đó không phải là chủ đề về chiến thuật chiến tranh, về chính trị hay tư tưởng. Đó là vấn đề về con người. Sự khổ đau mà người dân Syria phải chịu đựng đã đổ dầu vào đám lửa khiến xung đột leo thang” - nhà báo Ghitis nhấn mạnh.

 

SƠN HÀ

========================

Cầu xin Thượng Đế hãy chấm dứt cuộc chiến ở Xyria.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế giới 2016:

Cần những “cú sốc” để chuyển gam màu từ xám sang hồng

 
Thứ ba, 12/01/2016 - 21:00
   

Dân trí Trước tình trạng màu xám (tâm trạng chán nản) đang được cho là bao trùm thế giới, hệ thống chính trị quốc tế bị ví như một “con bệnh” đang dần phục hồi sau thời kỳ dài liêu xiêu từ khủng hoảng tài chính năm 2008.
 >> 2016: Thế giới vẫn biến động
 >> Những thách thức với an ninh toàn cầu năm 2016

can-nhung-cu-soc-de-chuyen-gam-mau-tu-xa

Ám ảnh "màu xám" lan tràn sau loạt vụ khủng bố Paris cuối năm 2015

Nhà báo Gideon Rachman vừa có bài phân tích về tình hình thế giới trên báo Financial Times, chúng tôi lược dịch lại từ bản tiếng Nga qua Inosmi.ru.

Trong năm 2015, màu xám (sự bất an) được cho là bao phủ lên mọi trung tâm sức mạnh và quyền lực của toàn thế giới. Từ Washington, Berlin, Brazilia tới Moscow, Tokyo, Bắc Kinh... đâu đâu các phương tiện truyền thông và cả dư luận người dân đều phản ánh rõ cảm giác lo lắng và hoang mang.

Quan ngại toàn cầu như vậy xem ra có vẻ không bình thường nếu xem xét lại xu hướng chung khi ngược dòng lịch sử.

Trong ít nhất 30 năm qua, luôn có ít nhất một cường quốc thế giới được hưởng một thời kỳ lạc quan nhất định:

Сuối thập niên 1980, Nhật Bản nổi lên như một mũi nhọn thành công nhờ bùng nổ công nghiệp và xu hướng tích cực mua lại các khối tài sản lớn trên toàn thế giới.

Sang thập niên 1990, người Mỹ nổi bật trong ánh hào quang khi giành được thắng lợi trong chiến tranh lạnh, cũng như đạt được mức tăng trưởng kinh tế dài hạn đáng nể.

Sang đầu những năm 2000, Liên minh châu Âu (EU) đạt mức độ cực thịnh khi thiết lập được hệ thống đồng tiền chung euro và tăng gần gấp đôi số lượng thành viên.

Còn trong 1 thập kỷ gần đây nhất, sự “trỗi dậy” của Trung Quốc lại gây ra nhiều phản ứng trên thế giới.

Nhưng sau những biến động lớn vừa xảy ra, các nước lớn đều như cùng chia sẻ một cảm giác chung là không chắc chắn và lo sợ.

Đặc biệt với Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo một đất nước được đánh giá là phát triển năng động hơn nhưng cũng khó dự đoán hơn so với những người tiền nhiệm của ông. Nhiều giới chức và đặc biệt là doanh nhân bị ám ảnh bởi tâm lý lo lắng không biết mình liệu có sẽ trở thành đối tượng của chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra hay không.

Đà suy giảm trong phát triển kinh tế Trung Quốc lập tức ảnh hưởng tới toàn cầu. Một ví dụ cụ thể là khi Trung Quốc phát triển kinh tế kiểu bùng nổ, họ đã kéo theo cả Brazil như chiếc canô kéo vận động viên lướt sóng. Nhưng năm nay, tăng trưởng kinh tế Brazil đã “biến mất dưới những con sóng dữ" khi suy giảm tới 4,5%. 

Tại châu Âu, tâm trạng ảm đạm cũng đang chiếm ưu thế, nhất là sau hai loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại kinh đô ánh sáng Paris. Suy thoái kinh tế đã khiến “lục địa già” liêu xiêu trong nhiều năm qua và đã xuống đến mức một “mốc” mới hồi tháng 7/2015 khi Hy Lạp đối mặt với nguy cơ bị trục xuất khỏi khu vực đồng euro. 

Trong khi đó, nước Đức vốn nổi lên như một ngọn hải đăng của quyền lực chính trị và kinh tế, cũng đang phải đối mặt với vấn đề người tị nạn. Dòng người tị nạn đổ sang châu Âu đã làm nảy sinh bất đồng giữa Đức với các quốc gia Nam Âu và Đông Âu. Cùng lúc Anh đe dọa sẽ rút khỏi EU và quan điểm đó được một lượng cử tri lớn của Pháp chia sẻ.

Nếu chỉ đánh giá từ các chỉ số kinh tế, Mỹ là ngoại lệ không bị "màu xám" ám ảnh với thành tích năm thứ sáu liên tiếp duy trì tốc độ phát triển kinh tế. Tỉ lệ thất nghiệp dưới 5% và giữ vị thế “thống trị nền kinh tế Internet”. Tuy nhiên tâm trạng chán nản chung cũng ảnh hưởng tới nhiều cử tri Mỹ. 

Triển vọng về việc ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa thường có những phát biểu “thiếu tế nhị” Donald Trump có thể trở thành tổng thống Mỹ, được cho là nói lên 1 điều rằng nước Mỹ đang mâu thuẫn với chính mình.

Trong lĩnh vực chính trị và an ninh, tình trạng phức tạp vẫn tiếp diễn tại Trung Đông. Sự can thiệp từ bên ngoài xem ra vẫn không thể khôi phục lại trật tự khu vực, mà thậm chí tình trạng hỗn loạn còn lan sang cả các khu vực mới ở châu Phi và châu Âu, thể hiện qua làn sóng khủng bố mang danh "thánh chiến" liên tục xảy ra.

Yếu tố bất ổn chung quan trọng nhất và cũng khó kiểm soát nhất là sự bất bình đẳng giai cấp vẫn còn đó, khoảng cách giàu – nghèo càng dãn xa, người dân phẫn nộ vì nạn tham nhũng vẫn còn đất sống…

Những tác động trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội - chính trị càng như làm nền cho sự nổi lên của các tính cách và hành động mạnh mẽ như của Tổng thống Nga Vladimir Putin, tỷ phú Mỹ Donald Trump và cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trước tình trạng "màu xám" bao trùm thế giới như vậy, hệ thống chính trị quốc tế bị ví như một “con bệnh” đang dần phục hồi sau thời kỳ dài liêu xiêu từ khủng hoảng tài chính năm 2008, với hy vọng sẽ chuyển sang gam màu hồng lạc quan hơn.

Nhưng nếu không có những “cú sốc” lớn, tiến trình phục hồi trên thế giới có lẽ sẽ vẫn tuần tự diễn ra song “bệnh nhân” vẫn rất dễ bị tổn thương. Chỉ cần một vụ tấn công khủng bố lớn hoặc một cuộc suy thoái kinh tế mạnh, rất có thể sẽ là dấu hiệu về một thảm họa thực sự!? 

Thành Long (lược dịch)

==========================

Trước tình trạng "màu xám" bao trùm thế giới như vậy, hệ thống chính trị quốc tế bị ví như một “con bệnh” đang dần phục hồi sau thời kỳ dài liêu xiêu từ khủng hoảng tài chính năm 2008, với hy vọng sẽ chuyển sang gam màu hồng lạc quan hơn.

Nhưng nếu không có những “cú sốc” lớn, tiến trình phục hồi trên thế giới có lẽ sẽ vẫn tuần tự diễn ra song “bệnh nhân” vẫn rất dễ bị tổn thương. Chỉ cần một vụ tấn công khủng bố lớn hoặc một cuộc suy thoái kinh tế mạnh, rất có thể sẽ là dấu hiệu về một thảm họa thực sự!?

 

 

"Hy vọng của nhân loại đến từ phương Đông", nhà tiên tri nổi tiếng Hoa Kỳ đã phát biểu như vậy. Cần hiểu phương Đông với niểm hy vọng nó mang lại không phải là sự phồn vinh kinh tế của những siêu cường mang lại. Không bao giờ có chuyện đó. Mà là giá tri tri thức đích thực của nền văn minh này, sẽ mở ra một tầm nhìn mới cho sự giải quyết những bế tắc hiện nay trong mọi lĩnh vực từ khoa học, xã hội....vv....Đây chính là danh xưng văn hiến của một dân tộc có chiều dài lịch sử gần 5000 trong lịch sử văn minh nhân loại. Đó là nền văn hiến Việt.  Cá nhân tôi xác định như vậy và sẵn sàng đối thoại với tất cả những viện Hàn lâm hàng đầu về vấn đề này. Không thừa nhận điều này thì sự phát triển của cả nền văn minh này sẽ gặp thảm họa. Như bài báo trên đã đạt vấn đề này và tôi cũng đã nói lâu rồi. Tôi cũng cảnh báo rằng: Mọi chuyện trên thế gian này đều có giới hạn.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

DỰ BÁO NĂM BÍNH THÂN VIỆT LỊCH - 2016

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Nguyên giám đốc TTNC Lý học Đông phương.

 

Kính thưa quý vị

Với cái nhìn của cá nhân tôi thì năm Bính Thân Việt lịch 2016 sẽ là một năm thế giới có nhiều hy vọng vì những điểm sáng màu hồng và cũng rất nhiều điểm tối bao trùm lên sự phát triển của nền văn minh. Chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn trong bài viết dưới đây:

Kính thưa quý vị

Tính chất phức tạp của năm Bính Thân 2016 theo nhận xét của chúng tôi, chính vì nó là năm bản lề chuyển tiếp của nửa vận 8 - Từ 2004 đến hết 2023 - từ Dương sang Âm.Do đó, mọi sự kiện hoặc sẽ tiếp tục phát triển sang một giai đoạn mới, hoặc sẽ phải kết thúc.Đấy là nguyên lý Lý học Đông phương và cũng là nguyên tắc chung của bản dự báo này.

Những căn cứ để dự báo của chúng tôi dựa trên các phương pháp dự báo Đông phương cổ được hiệu chỉnh trên chuẩn mực là tiêu chí khoa học cho một lý thuyết, hoặc một phương pháp khoa học được coi là đúng. Phương pháp mà chúng tôi dự báo trong bài này căn cứ chủ yếu vào Huyền Không Lạc Việt và Lạc Việt độn toán, với nguyên lý căn để là "Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt", phối hợp với một số môn dự báo cổ Đông phương khác và có tham khảo những dự báo của một số nhà tiên tri.

Để bắt đầu cho bài viết, chúng tôi giới thiệu với quý vị đồ hình Huyền không Lạc Việt của cả hai phương pháp thuận nghịch cho năm Bính Thân 2016 dưới đây:

 

 

 

Hinhngaytotnam2016HK.jpg
 

Thực hiện đồ họa Huyền Không: Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn.

Hiệu chỉnh và biên tập: Nhị Địa Sinh. Hoàng Triều Hải.

Chỉ đạo: Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

 

Chúng tôi xin được lưu ý rằng:

Nhưng con số bên trái là các sao phi thuận của Huyền Không Lạc Việt. Các con số bên phải là các sao phi nghịch của Huyền không Lạc Việt. Danh xưng Huyền không Lạc Việt là kết quả nghiên cứu các giá trị của Thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt, trong lĩnh vực Phong thủy. Huyền không Lạc Việt phi tinh trên đồ hình có tính nguyên lý căn để là "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt", khác với phương pháp của Huyền Không phi tinh theo cổ thư chữ Hán là đồ hình "Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn Vương". Tuy nhiên, tính chất tương tác và luận đoán của các sao không thay đổi. Nhưng vị trí của các sao có thay đổi quan trọng ở các phương vị Đông Nam, Nam, Tây Nam và Tây. Huyền không Lạc Việt là một chuyên môn chuyên ngành sâu trong hệ thống Phong Thủy Lạc Việt. Chúng tôi đưa lên đây để quý vị nghiên cứu và đối chiếu so sánh, nếu có sự quan tâm.

Phương pháp chủ yếu thứ hai mà chúng tôi sử dụng trong bài viết này là Lạc Việt độn toán. Đây cũng là một công trình nghiên cứu của TTNC Lý học Đông  phương.Đó là sự phục hồi và kết hợp  hai phương pháp dự báo cổ còn lưu truyền là Lục Nhâm Đại Độn và Bát Môn độn giáp với danh xưng là "Lạc Việt độn toán". Bộ môn tiên tri Lạc Việt độn toán dựa trên căn bản vận hành của chu kỳ "Lạc Thư hoa giáp". Chu kỳ Lạc Thư hoa hoa giáp" khác "Lục thập hoa giáp" theo cổ thư chữ Hán ở vị trí hai hành Thủy và Hỏa.

Quẻ Lạc Việt độn toán khi tôi cảm ứng viết bài này, là: Kinh Đại An. Quẻ đầu năm cho năm Bính Thân - giờ Tý, ngày mùng 1 tháng Giêng Bính Thân, là: Đỗ Tốc hỷ.

Phân tích cả hai quẻ này thì quẻ ngoại là: Kinh thuộc kim, chủ tiền bạc, kinh tế, sát phạt, máy móc cơ khí, sự tiếp nối....mang tính đột phá, chấn động. Quẻ nội là Đại An thuộc hành thổ tại trung cung, mô tả các vị trí trung tâm quyền lực kinh tế, đất đai, nhà cửa, gia đình....vv....

Sự phối hợp giữa hai quẻ này cho thấy mọi sự kiện trong năm Bính Thân đều diễn biến rất nhanh đến  kết quả của nó (Đỗ Tốc Hỷ) và mang tính quyết liệt có tính dứt điểm (Kinh Đại An). Trong trường hợp này thì quẻ Kinh Đại An là quẻ đầu, sẽ mô tả giai đoạn đầu chi phối nửa đầu năm; quẻ Đỗ tốc Hỷ là quẻ sau, sẽ mô tả giai đoạn sau chi phối nửa cuối năm. Điều này cũng tương ứng với mô hình mô tả Huyền Không Lạc Việt, khi sao Thái Tuế chiếu hai sơn "Tốn" & Thân, thuộc phương Tây Nam, theo nguyên lý căn để của lý học Việt là "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt", gồm ba sơn là Mùi/ Tốn / Thân (sách cổ chữ Hán là "Mùi / Khôn/ Thân"). Trong Huyền không Lạc Việt phân loại các số 3/ 8 (Tam bích/ Bát bạch - còn là số biểu kiến của sao Thái Tuế) thuộc hành Mộc; 4/ 9 thuộc Kim (Tứ lục/ Cửu tử); 6/ 1 (Lục bạch/ Nhất bạch) trong đó Lục bạch (6) thuộc Âm kim đới Thủy - sách Hán thuộc Kim - và Dương Thủy (1); 2/ 7 thuộc Hỏa (Nhị hắc/ Thất xích); 5/ 10 thuộc hành Thổ thuộc Trung cung.

Trên cơ sở này, chúng tôi dự báo cho năm Bính Thân 2016, như sau:

 

Kinh tế thế giới:

Năm nay theo Huyền Không Lạc Việt phi thuận là Nhị Hắc tinh - Hỏa đới Thổ -  và Tứ lục Âm kim nhập trung. Nhị Hắc là một đại lượng xấu trong Huyền Không, chủ về bệnh tật;âm mưu mờ ám, lại tương sinh Tứ Lục Âm kim, thuộc vận tám do Bát Bạch Mộc tinh quản. Như vậy Mộc khí của Bát Bạch quản vận bị sinh xuất và khắc lại Nhị Hắc - mối liên hệ tiếp theo là Nhị Hắc lại sinh Tứ lục Âm Kinh khắc lại Thái Tuế Bát bạch chủ vận. Cho nên nền kinh tế thế giới năm nay có thể nói rất hỗn độn và tiếp tục suy thoái so với năm Ất Mùi 2015. Thậm chí có nhiều chính phủ sụp đổ chính vì sự suy thoái này.  Những kế hoạch, những dự liệu phục hưng kinh tế của nhiều quốc gia, hoàn toàn bị đảo lộn hoặc thất bại. Nhiều siêu cường tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng kinh tế và cả xã hội. Nhiều tập đoàn lớn có tầm cỡ quốc tế phá sản, nạn thất nghiệp tăng cao, đời sống khó khăn. Sẽ có những chính phủ của một số quốc gia không làm hết nhiệm kỳ vì những vấn đề nóng trong xã hội của họ.

Hoa Kỳ, nước được coi là đầu tầu kinh tế thế giới vẫn tiếp tục phát triển với một tốc độ nhanh hơn năm Ất Mùi 2015, nhưng chưa đủ mạnh để kéo cả đoàn tàu đoàn tàu kinh tế thế giới. Mọi chuyện tương tự như năm Ất Mùi 2015, nhưng ở chiều hướng của sự khó khăn hơn . Bởi những nguyên nhân sau đây:

- Giá dầu tiếp tục giảm sâu xuống còn xấp xỉ 32 USD/ Thùng. Biên độ giao động trong năm là 4USD. Tức là giá dầu thấp nhất trong năm sẽ xuống 28USD/ Thùng và cao nhất là 36USD/ Thùng.

- Sự khủng hoảng có tính hỗn loạn của năm Bính Thân, khiến các nhà đầu tư quốc tế dè dặt hơn trong việc đầu tư các cơ sở sản xuất mới. Khiến cho nền kinh tế thế giới thêm phần không mấy sáng sủa.  Nếu như năm ngoái, chúng tôi đã xác định rằng:

 

"những thủ đoạn kinh tế của các siêu cường nhằm bảo vệ quyền lợi quốc gia xuất hiện và có thể coi đó là hình ảnh của một cuộc chiến tranh kinh tế"

 

 

- thì năm nay Bính Thân 2016, có thể nói rằng: Cuộc chiến kinh tế tiếp tục xảy ra ở một cấp độ quyết liệt hơn và mang tính dứt điểm.

Về chủ đề này, có lẽ chúng tôi cần bàn thêm về nền kinh tế của các siêu cường có ảnh hưởng thế giới là :

1/ Trung Quốc.

Có thể nói rằng: Đã có nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng Trung Quốc sẽ khủng hoảng nặng nề và hạ cánh cứng trong năm nay.

Nhưng xét trên bản đồ Huyền không thì hầu như những khu vực kinh tế chủ yếu của Trung Quốc ở phần phía Đông và Đông Nam lại được bao phủ bằng sao Cửu Tử (9) và Lục Bạch (6). Nhưng vì là một siêu cường kinh tế thứ II trên thế giới, cho nên sự luận đoán phải tính đến ảnh hưởng từ Trung Tâm bản đồ Huyền Không. Cho nên, nền kinh tế nước này trong năm nay, chưa thể hạ cánh cứng, và bản chất nó vẫn còn mạnh. Mặc dù có khá nhiều ngành nghề phá sản và dấu hiệu suy thoái, khủng hoảng bắt đầu xuất hiện, khiến những mâu thuẫn xã hội bắt đầu nảy sinh. Nhưng chính phủ Trung Quốc vẫn khắc phục được, dù chật vật. Đất nước này để sang năm bàn tiếp.

2/ Nga.

Nước Nga nằm trên hai phương là Bắc: do sao Bát bạch (8) và Thất xích (7) quản. Và Đông Bắc: Do sao Ngũ hoàng (5) và Nhất Bạch (1) quản. Bởi vậy, nước Nga sẽ tiếp tục thể hiện sự mạnh mẽ của họ ở bề ngoài trong các vấn đề quốc tế. Nhưng nền kinh tế dầu lửa của nước Nga chủ yếu lại ở Đông Bắc, là phương xung Thái Tuế, lại do sao Ngũ hoàng Đô Thiên sát quản, khắc Nhất Bạch. Cho nên, sự hy vọng về nền kinh tế nước Nga không thực hiện được và lại ảm đạm hơn cả năm 2015. Nếu chính phủ Nga không cân đối được các mối quan hệ xã hội liên quan đến kinh tế thì chính nền kinh tế này sẽ hạ cánh cứng vào cuối trong năm Bính Thân Việt lịch.

3/ Nhật Bản.

3/ Nước Nhật nằm trọn trong phần phía Đông của bản đồ Huyền Không Lạc Việt do sao Cửu Tử (9) và Lục Bạch (6) quản.Cho nên nước Nhật vẫn phát triển mạnh mẽ về kinh tế quốc phòng. Chính phủ của ngài Abe tiếp tục có những quyết sách lớn cho sự phồn vinh của nước Nhật.

4/ Khối EU

Khối này năm gần trọn trong phương vị Tây Bắc: do sao Tam Bích (3) phi tinh thuận nghịch quản, lại là phương Tuế Phá. Cho nên năm nay gặp rất nhiều sự khủng khoảng về kinh tế do ảnh hường từ các mâu thuẫn nội bộ khối, mâu thuẫn bên ngoài. Do đó, năm nay nền kinh tế EU về căn bản chậm phát triển. Tùy hoàn cảnh cụ thể sẽ có những nước khủng khoảng kinh tế nặng nề. Khối EU chia rẽ rất sâu sắc, nhưng không tan rã trong năm nay.

 Bởi vậy, kết luận của chúng tôi cho vấn đề kinh tế thế giới năm Bính Thân 2016, là: Năm Bính Thân 2016 là một năm mà sự khủng khoảng kinh tế thế giới được lặp lại xấu nhất từ trước đến nay - kể từ sau 2008. Nhưng nó diễn biến bởi các nguyên nhân khác.

 

Thiên tai

Thiên tai năm Bính Thân 2015 vẫn một nhịp điệu tăng nặng so với những năm trước.

1/ Động đất, núi lửa, sạt lở:

Nếu như năm ngoái chúng tôi đã cho rằng:

 

"chủ yếu tập trung vào núi lửa, động đất, sụt lở nhiều hơn so với năm 2014. Tần xuất và cường độ các vụ động đất sẽ xuất hiện lớn hơn nhiều so với năm Giáp Ngọ 2014. Nếu như năm 2014, động đất 8,6 độ richter đã xuất hiện ở ngoài khơi New Dilan, thì năm Ất Mùi rất có khả năng xảy ra trên đất liền và gây tai họa cho cuộc sống con người."

 

 

Năm Ất mùi 2015 đã chứng nghiệm lời tiên tri với trận động đất kinh hoàng ở Nepal với hàng trăm ngàn người chết và mất tích. Và hàng loạt những trận động đất với cường độ lớn xảy ra trên khắp thế giới. Tuy nhiên,  năm nay những trận động đất lớn vẫn tiếp tục xảy ra, nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng. Bởi vì tuy bị xung Thái Tuế ở phương Đông Bắc - Âm Mộc và là biểu tượng của trái Đất trên Hà Đồ (Xem "Tìm về cội nguồn kinh Dịch" - Nguyễn Vũ Tuấn Anh), nhưng lại do hai sao Cửu Tử và Nhất Bạch quản, nên tai họa trực tiếp với con người giảm, so với năm Ất Mùi 2015.

2/ Bão tố, lũ lụt, thủy tai:

Những thiên tai như bão lụt vẫn rất cần đề phòng và những cơn siêu bão vẫn tiếp tục xuất hiện và đe dọa cuộc sống của con người. Tuy nhiên, tần xuất, cường độ và tác hại của bão lụt năm nay không mạnh và gây thiệt hại lớn, như các năm trước. Vì năm nay tuy Thủy khí quản theo Lạc Thư hoa giáp, nhưng hầu hết các sao Huyền không mang tính khắc, hoặc hoá giải Thủy khí đều nằm ở những vị trí có tính triệt thủy khí.Ngoại trừ Nam Mỹ ở phía Tây Nam bản đồ Huyền Không Lạc Việt. Nhìn chung năm Bính Thân 2016, xét về mức độ phá hoại sự sống và tài sản của con người thì thủy tai và các vấn đề liên quan không nặng như các năm trước.

3/ Hỏa tai: Cháy rừng, núi lửa, và các loại cháy nổ do con người gây ra, không liên quan đến chiến tranh, hay phá hoại.

Nếu như năm ngoái chúng tôi xác định vấn đề này tăng nặng, thì năm nay ngược ngược lại, các hiện tượng Hỏa tai giảm so với năm ngoái. Tuy nhiên, những nước hay xảy ra cháy rừng như Úc, Hoa Kỳ, hoặc Mexico vẫn cần đề phòng, vì năm nay nạn cháy rừng vẫn xảy ra, nhưng không nghiêm trọng như năm Ất Mùi 2015.

 

 Dịch bệnh.

Có thể nói: Năm Bính Thân 2016 là một năm mà dịch bệnh rất ấn tượng trên thế giới.Cần xác định rằng: Ngay nửa đầu năm những ổ dịch đã xuất hiện và đe dọa cuộc sống bình yên của con người ở những vùng lãnh thổ, hoặc thành phố không may mắn. Nếu so với năm Giáp Ngọ 2014 thì dịch bệnh nặng nề hơn nhiều trong năm Bính Thân 2016. Những loại dịch bệnh liên quan đến phổi, đường tiêu hóa, máu huyết xuất hiện. Bởi vì năm nay - Bính Thân Việt lịch - sao Nhị hắc (2) quản Trung cung. Đây chính là sao chủ về dịch bệnh, bệnh tật.

Tuy nhiên, đến cuối năm sẽ giảm cường độ và cuộc sống trở lại bình thường ở những quốc gia mà các loại dịch bệnh này hoành hành.

Về dịch bệnh thì năm Bính Thân nghiêm trọng không kém năm Giáp Ngọ 2014, hoặc hơn. Vì thêm những yếu tố của bệnh lạ xuất hiện. Bởi vậy, con người cần đề phòng để bảo vệ sức khỏe và sự bình yên.

 

 Tai nạn.

Có thể nói: Trong hai năm liên tiếp, là năm Giáp Ngọ và Năm Ất Mùi - 2014/ 2015 - những tai nạn máy bay xảy ra liên tiếp và nặng nề, khiến cho con người có những tổn thất lớn lao. Riêng năm 2014 Giáp Ngọ là 5 vụ tai nạn máy bay chở khách , làm chết hàng trăm người mỗi vụ. Năm Ất Mùi 2015 cũng 4 vụ tương tự. Thì trong năm Bính Thân số lượng vụ giảm hơn. Khả năng tối đa chỉ ba vụ.

 Nhưng những tai nạn khác làm tổn hại nhân mạng cho con người, như: lật phà, chìm tàu, đâm xe, cháy nổ, sập hầm mỏ...vv... vẫn tăng nặng và nhất là nửa đầu năm.

 

 Khủng bố.

Năm ngoái, chúng tôi đã xác định:

Trích:

"Trận chiến giữa IS và các quốc gia chống khủng bố sẽ xảy ra vào khoảng giữa năm nay, sớm là tháng 3, chậm không quá tháng 8 theo Việt lịch. Những tổ chức khủng bố lớn như Al Qaeda và IS ngày càng suy thoái. Nhưng trong năm Ất Mùi 2015, chủ nghĩa khủng bố vẫn tồn tại và đe dọa những đối tượng của nó".

Giữa năm ngoái, các siêu cường như Nga, Mỹ Pháp đã chính thức tuyên chiến với các tổ chức khủng bố như nhà nước tự xưng IS. Và trận chiến của các quốc gia liên quan đã có nhiều thắng lợi trên các mặt trận.

Nhưng năm nay, tuy các tổ chức khủng bố tiếp tục suy yếu và tan rã. Nhưng hành vi khủng bố vẫn tiếp tục tăng nặng ở các quốc gia châu Âu, Nga và cả Trung Quốc, Ấn Độ với một số nước châu Á. Riêng Hoa Kỳ, tương đối an toàn vì mạng lưới an ninh của nước này. Nếu có khủng bố thì hậu quả không đáng kể.

 

Chiến tranh và nguy cơ xung đột ở các điểm nóng trên thế giới.

1/ Trung Đông.

Cuộc chiến giữa IS với các lực lượng Đồng minh cùng với các quốc gia như Nga....sẽ bùng nổ mạnh mẽ vào nửa đầu năm và làm tan rã nền tảng của tổ chức này trong năm nay. Nhưng các điểm nóng khác lại bùng lên, bởi những nguyên nhân khác do mâu thuẫn giữa các quốc gia. Mâu thuẫn tôn giáo là nguyên nhân chính của các cuộc chiến tranh và bạo loạn ở đây. Nhưng cuối năm, sức nóng giảm dần.

2/ Cao Ly.

 Các vấn đề ở bán đảo Cao Ly sẽ có những diễn biến mới, căng thẳng hơn. Nhưng chưa bùng nổ thành chiến tranh. Riêng vấn đề Cao Ly , xu hướng thống nhất ngày càng rõ ràng hơn vào nửa cuối năm, cho dù hình thức bên ngoài - ít nhất ở nửa đầu năm - vẫn tỏ ra chưa có sự nhượng bộ nào giữa hai miền Cao Ly. Nhưng năm nay sẽ xác định sự thống nhất giữa hai miền Cao Ly xảy ra theo phương thức nào: Chiến tranh hay hòa bình.Tuy nhiên, tôi cho rằng xu hướng thống nhất trong hòa bình sẽ là viễn cảnh của đất nước này.

3/  Biển Hoa Đông và biển Đông:Có thể nói biển Đông và Hoa Đông năm nay đặc biệt căng thẳng. Nếu năm ngoái chúng tôi xác định :

Biển Đông và Hoa Đông " tiếp tục căng thẳng với cường độ lớn dần, đặc biệt vào cuối năm. Nhưng chưa xảy ra chiến tranh ở vùng biển này"

 

- thì - năm nay Bính Thân 2016, phải xác định rằng: Bóng ma chiến tranh bắt đầu bao phủ Tây Thái Bình Dương. Mọi chuyện sẽ rất căng thẳng nhất là bắt đầu từ tháng Ba Việt lịch. Những ngôn ngữ ngoại giao sẽ thay đổi nhiều danh từ. Từ nửa cuối năm, những va chạm có tính bạo lực sẽ xảy ra giữa quân đội các bên liên quan.Nhưng chiến tranh lớn có thể xảy ra hay không thì việc này có lẽ còn một dịp may cuối cùng để có thể hòa hoãn, một cách không chắc chắn. Sự căng thẳng trên biển Đông trong năm nay, sẽ bộc lộ rõ ràng chính sách ngoại giao và mối quan hệ quốc tế của những quốc gia liên quan.

4/ Chiến  tranh mạng.

Có thể nói nó đã xảy ra và đang tiếp tục xảy ra. Tuy nhiên năm nay sự nổi bật của chiến tranh mạng là với các tổ chức khủng bố, hacke  nhiều hơn là các quốc gia có đối đầu. Tuy nhiên, trong năm Bính Thân, tính nghiêm trong hơn về hậu quả của chiến tranh mạng sẽ xuất hiện một cách rõ rệt và góp phần căng thẳng hơn cho những quốc gia không có quan hệ thân thiện.

 

Khoa học kỹ thuật:

1/ Y học:

Sẽ có những phát minh mang lại niềm vui cho các bệnh nan y , như: ung thư.... Những tri thức chữa bệnh của nền Y học Đông phương ngày càng được chú ý hơn. Sẽ xuất hiện những phương pháp điều trị mới chữa được nhiều loại bệnh cho con người. Đây là dự báo của chúng tôi từ năm ngoái và không thay đổi dự báo này.

2/ Lịch sử:

Nếu năm ngoái chúng tôi đã xác định:

"Sẽ có những phát hiện mới, hoặc từ những di vật khảo cổ đã bị lãng quên làm thay đổi cách nhìn của con người với quá khứ"

 

Thì năm nay chúng tôi chỉ bổ xung thêm là những kết quả của sự phát hiện này sẽ trở thành đề tài khoa học và sẽ xuất hiện những công trình nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề này làm thay đổi nếp nghĩ cổ điển của giới khoa học về cổ sử của nền văn minh hiện nay.

 

3/ Khoa học kỹ thuật dân sự:

Xu hướng robot hóa và những phát minh  phỏng sinh học ngày càng hoàn thiện. Con người bắt chước thiên nhiên và cả chính con người một cách hoàn hảo hơn.Hầu hết những thành tựu liên quan đến cơ giới máy móc đều có những thành tựu đột phá

 

4/ Khoa học kỹ thuật quân sự:

Có phát triển mới đột biến cho phát minh quân sự trong năm Bính Thân 2016. Những thí nghiệm cho sự phát triển khoa học quân sự về cả sách lược và phương pháp tiến hành chiến tranh, cũng như của những phát minh quân sự đột biến sẽ có nhiều thí nghiệm đạt được trong năm nay. Khả năng xuất hiện công khai về một loại vũ khi khi nổ gây hiệu ứng tương tự như sóng âm tàn sát trên diện rộng.

 * Định nghĩa của tôi về khái niệm "phát minh quân sự đột biến" là:

Sự phát minh ra phương tiện chiến tranh dựa trên nguyên lý và phương pháp mới hoàn toàn so với phương tiện chiến tranh đã có trước nó.

 

Thí dụ như bom nguyên tử so với bom thường. Bom điện từ trường so với bom nguyên tử; pháo điện từ, súng laze...được coi là những phát minh quân sự đột biến.

 

 Môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm

Đây vẫn tiếp tục là vấn nạn của con người trong năm Bính Thân 2016 và ngày càng nghiêm trọng hơn. Nhất là vấn đề môi trường. Ở một số quốc gia trở thành khủng hoảng môi trường.Những thực phẩm bẩn tiếp tục được phát hiện. Nhưng vào nửa cuối năm,sẽ xuất hiện những biện

 

Các vấn đề tệ nạn xã hội.

Không có dấu hiệu giảm so với năm Ất Mùi 2015, mà có chiều hướng tăng lên. Những vụ buôn người, nhập cư lậu và tai họa liên quan, như đắm tàu vẫn không thay đổi cường độ. Những tệ nạn xã hội khác như: ma túy, mãi dâm, trộm cắp, giết người cướp của vẫn tiếp tục hoành hành và trở thành vấn nạn.Lời tiên tri này không thay đổi so với Ất Mùi 2015

 

VIỆT NAM NĂM BÍNH THÂN 2016

 

Năm Ất Mùi 2015,, tôi đã phát biểu:

 

"Là một quốc gia có sự liên quan kinh tế toàn cầu, nên trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khủng hoảng, tất nhiên Việt Nam bị ảnh hưởng. Nhìn chung tôi thấy bức tranh kinh tế Việt Nam trong năm 2014, chưa có sự khởi sắc rõ rệt.

Nhưng năm nay, điều đặc biệt lại là có sự khởi sắc về kinh tế của Việt Nam vào nửa cuối năm. Nếu bức tranh kinh tế thế giới nói chung là ảm đảm thì Việt Nam và một số nước đang phát triển là một ngoại lệ".

 

Thì  trong năm Bính Thân 2016, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam có chiều hướng chậm lại so với năm 2015. Sẽ xuất hiện những đại doanh nghiệp mất cân đối trong kinh doanh.Tuy nhiên, những doanh nghiệp mới nổi sẽ cân bằng trở lại cho nền kinh tế và sự an cư lạc nghiệp của con người.

Đặc biệt ngành Công nghệ thông tin của Việt Nam sẽ có nhiều tiến bộ vượt bậc. Việt Nam sẽ có nhiều thành tựu trong lĩnh vực này.

Riêng lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam năm nay tiếp tục khởi sắc ở những phân khúc nhà xã hôi. nhưng nhìn chung vẫn chưa có dấu hiệu khả quan như thời kỳ thịnh vượng của ngành này vào trước 2008. Xu hướng của bất động sản năm nay mang một nội dung khác, là các doanh nghiệp bất động sản có nhiều cơ hội hợp tác với nước ngoài. Xu hướng nhà ở xã hội tiếp tục phát triển. Nếu hình ảnh liên tiếp hai năm từ 2013/ 2014 tôi có mô tả là bất động sản cận tử và  năm Ất Mùi 2015, bất động sản có dấu hiệu thở thoi thóp trở lại, thì năm Bính Thân 2016 bất động sản Việt Nam có.

Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của quý vị.

10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Thưa quý vị và anh chị em.

Trong những năm qua, trên cơ sở những tri thức của Lý học Việt, Thiên Sứ tôi đã hóa giải không ít những lời tiên tri của những nhà tiên tri lừng danh thế giới và cả những khoa học gia, khi những lời tiên tri , dự báo đó về những thảm họa cho con người. Và Thiên Sứ tôi đã đúng. Thí dụ như tiên tri của những khoa học gia Hoa Kỳ về một trận động đất hủy diệt bờ biển phái Tây Hoa Kỳ. Nhưng nó đã không xảy ra bởi tiên tri của Thiên Sứ tôi. Hoặc sự hoài nghi về Ngày Tận Thế 21 12 2012 cũng không xảy ra với sự quyết đoán của tôi.

Trong năm 2016 Bính Thân Việt lịch. Có những lời tiên tri - được gán ghép với những nhà tiên tri tên tuổi như Nostradamus, Vanga - rất bất lợi cho nền văn minh toàn cầu, như bài dẫn dưới đây. Bởi vậy, vào đầu năm, như thường lệ Thiên Sứ tôi sẽ nhân danh nền văn hiến Việt, tiếp tục hóa giải những tiên tri có thể là giả mạo này, khi nó mang lại những bất lợi cho con người.

 

TƯ LIỆU THAM KHẢO VỀ NHỮNG LỜI TIÊN TRI 2016

Bắc bán cầu sẽ hủy diệt trong năm nay?

 

Nếu quả thực lời tiên đoán của nhà tiên tri mù nổi tiếng Vanga trở thành hiện thực, thì trong năm nay toàn bộ động, thực vật ở Bắc bán cầu sẽ bị hủy diệt.

>> Rùng mình tiên đoán hiểm họa năm 2014, 2016?

>> Chuyện về nữ tiên tri huyền thoại Vanga

>> Đền thiêng Nhật từng có sấm truyền ngày tận thế?

Những lời tiên đoán của tiên tri Vanga

Báo chí Nga đưa tin, vào tháng 5 tới, một quyển sách bao gồm bộ sưu tập các lời tiên đoán của bà Vangelia Gushterove – nhà tiên tri nổi tiếng với tên gọi Baba Vanga sẽ được xuất bản.

vanga.jpg

Nhà tiên tri mù nổi tiếng người Bulgary, bà Vanga.

Dưới đây là một số lời tiên đoán của bà Vanga:

Tháng 11-2010: Chiến tranh thế giới lần III bùng nổ và sẽ kết thúc vào tháng 10-2014. Loài người sẽ sử dụng đến vũ khí hạt nhân và vũ khí hóa học để tiêu diệt nhau.

Năm 2011: Bụi phóng xạ sẽ tiêu diệt hết các loài động vật và thực vật ở Bắc bán cầu. Sau đó, người Hồi giáo sẽ khơi mào cuộc chiến tranh hóa học chống lại những người châu Âu còn may mắn sống sót.

Năm 2014: Hầu hết mọi người sẽ mắc bệnh ung thư da hoặc các bệnh về da khác như một hệ quả tất yếu của cuộc chiến tranh hóa học.

Năm 2016: Châu Âu gần như vắng bóng con người.

Năm 2018: Trung Quốc sẽ trở thành bá chủ thế giới. Các quốc gia đang phát triển sẽ hết áp bức, bóc lột hoặc trở thành nước đi xâm chiếm các nước khác. Thế giới sẽ ngừng việc sản xuất dầu. Vào năm đó, đầu tiên bạn sẽ đi tàu chạy bằng năng lượng mặt trời. Trong khi đó, sẽ phát hiện ra sự sống ngoài hành tinh, đồng thời khám phá ra bí mật của việc hình thành sự sống trên trái đất.

Năm 2023: Quỹ đạo của trái đất có chút thay đổi.

Năm 2025: Dân cư ở châu Âu sẽ còn rất thưa thớt.

Năm 2028: Sẽ tạo ra một nguồn năng lượng mới. Nạn đói dần dần được khắc phục. Tàu vũ trụ sẽ bay tới được sao Kim.

Năm 2033: Băng ở Bắc cực tan chảy.

Năm 2043: Nền kinh tế thế giới phát triển mạnh.

Năm 2046: Người ta có thể tạo ra mọi bộ phận của cơ thể con người. Việc thay thế các bộ phận trên cơ thể sẽ trở thành biện pháp trị liệu tốt nhất.

Năm 2066: Mỹ sử dụng một loại vũ khí đặc biệt để tấn công người Hồi giáo, đó là khí hậu. Thời tiết đột ngột cực lạnh.

Năm 2076: Xã hội Cộng sản chủ nghĩa được hình thành.

Năm 2084: Thiên nhiên phục hồi.

Năm 2088: Xuất hiện căn bệnh mới – lão hóa trong vòng vài giây.

Năm 2097: Chữa được bệnh lão hóa nhanh chóng.

Đó mới chỉ là một trong số các thảm họa sắp xảy đến theo như lời tiên đoán rùng mình của nhà tiên tri mù nổi tiếng người Bulgaria – bà Vanga.

Tính xác thực

Nhiều người không mong những dự đoán của bà Vanga sẽ trở thành sự thực. Tuy nhiên, người ta cho rằng khoảng 65% trong số những tiên đoán về thảm họa mà loài người sẽ gặp phải đó sẽ trở thành sự thực. Điều đáng sợ hơn là một người từng chơi với nhiều bạn bè của Vanga cho biết cuộc đời họ đã diễn ra y như những gì Vanga dự đoán. Thậm chí họ còn biết được thời điểm và lý do họ lìa đời.

Nhà tiên tri này từng tiên đoán chuẩn xác về vụ tấn công khủng bố ngày 11-9 ở Mỹ, sự bùng nổ Đại chiến thế giới thứ 2, cải tổ kinh tế chính trị ở Liên bang Xô Viết cũ, cùng với đó là cái chết của công nương Diana và thậm chí vụ chìm tàu ngầm nguyên tử Kursk.

Vào năm ngoái, mối quan hệ căng thẳng giữa Israel và dải Gaza càng làm tăng thêm mâu thuẫn ở Trung Đông. Và cho đến hiện tại, người ta vẫn dấy lên mối lo ngại rằng xung đột tại đây vẫn đang rất căng thẳng.

vanga1.jpg

Trái đất sẽ bị hủy diệt vào năm 2012?

Trong năm nay, trận động đất và cơn sóng thần dữ dội tại Nhật Bản khiến hàng nghìn người thiệt mạng và hàng nghìn người khác hiện vẫn đang bị mất tích, nhiều lò phản ứng hạt nhân ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima I đang có nguy cơ phát nổ và rò rỉ chất phóng xạ khiến không ít người lo ngại về nguy cơ các loài sinh vật trên toàn Bắc bán cầu sẽ bị tiêu diệt do bụi phóng xạ như lời bà Vanga tiên đoán.

Phần thứ 2 trong lời tiên đoán của bà Vanga về năm 2011 là người Hồi giáo sẽ tiến hành chiến tranh hóa học chống lại những người châu Âu phải chăng là sự ám chỉ tới cuộc chiến đang diễn ra tại Libya? Nhất là khi ông Gaddafi từng tuyên bố ông có cả vũ khí hóa học và quyết chiến với phe đối lập để “biến Libya thành một Việt Nam thứ hai” nếu các nước phương Tây giúp phiến quân nổi dậy chống lại ông.

Điều này khiến nhiều người lo sợ vì bị ảnh hưởng bởi các chất hóa học trong cuộc chiến này. Và nếu đúng như lời bà Vanga tiên đoán thì thảm họa loài người bị nhiễm căn bệnh về da sẽ xảy ra. Những người châu Âu tham chiến ở Libya từ đó sẽ có thể chết dần chết mòn vì căn bệnh này và rồi năm 2016 châu Âu sẽ trở nên trống vắng!

Trong năm 2012 tới, theo nhiều nhà tiên tri, sẽ xảy ra một sự kiện thiên văn học phá hủy thế giới vào ngày 21-12. Cũng theo họ, khoảng thời gian từ ngày 21 đến ngày 23-12 sẽ là thời điểm tận thế của thế giới. Trái đất, mặt trời và lỗ đen trong dải ngân hà sẽ thẳng hàng khiến cả thế giới bị diệt vong. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học cho rằng sự cố đó dù có xảy ra cũng chỉ tác động xấu đến sức khỏe của con người chứ trái đất chưa thể diệt vong được.

Cập nhật: 11/04/2011 Theo VTC

 

 

NHỮNG DỰ ĐOÁN ĐƯỢC COI LÀ CỦA BÀ VANGA

Những dự đoán đã sai:

 

Tháng 11-2010: Chiến tranh thế giới lần III bùng nổ và sẽ kết thúc vào tháng 10-2014. Loài người sẽ sử dụng đến vũ khí hạt nhân và vũ khí hóa học để tiêu diệt nhau.

 

Năm 2011: Bụi phóng xạ sẽ tiêu diệt hết các loài động vật và thực vật ở Bắc bán cầu. Sau đó, người Hồi giáo sẽ khơi mào cuộc chiến tranh hóa học chống lại những người châu Âu còn may mắn sống sót.

 

Năm 2014: Hầu hết mọi người sẽ mắc bệnh ung thư da hoặc các bệnh về da khác như một hệ quả tất yếu của cuộc chiến tranh hóa học.

 

 

Nhưng dự đoán mà tôi coi là sai:

 

1/ Năm 2016: Châu Âu gần như vắng bóng con người.

 

2/ Năm 2018: Trung Quốc sẽ trở thành bá chủ thế giới. Các quốc gia đang phát triển sẽ hết áp bức, bóc lột hoặc trở thành nước đi xâm chiếm các nước khác. Thế giới sẽ ngừng việc sản xuất dầu. Vào năm đó, đầu tiên bạn sẽ đi tàu chạy bằng năng lượng mặt trời. Trong khi đó, sẽ phát hiện ra sự sống ngoài hành tinh, đồng thời khám phá ra bí mật của việc hình thành sự sống trên trái đất.

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH

Tôi sẽ phân tích tại sao sai vào tôi nay.

 

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI BÍNH THÂN VIỆT LỊCH - 2016
 

Kinh tế toàn cầu:

Cho nên nền kinh tế thế giới năm nay có thể nói rất hỗn độn và tiếp tục suy thoái so với năm Ất Mùi 2015. Thậm chí có nhiều chính phủ sụp đổ chính vì sự suy thoái này.  Những kế hoạch, những dự liệu phục hưng kinh tế của nhiều quốc gia, hoàn toàn bị đảo lộn hoặc thất bại. Nhiều siêu cường tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng kinh tế và cả xã hội. Nhiều tập đoàn lớn có tầm cỡ quốc tế phá sản, nạn thất nghiệp tăng cao, đời sống khó khăn. Sẽ có những chính phủ của một số quốc gia không làm hết nhiệm kỳ vì những vấn đề nóng trong xã hội của họ.

 

​IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

19/01/2016 17:34 GMT+7
 

TTO - Ngày 19-1, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 và cảnh báo các nền kinh tế mới nổi đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ lớn.

 

imf-1453199627.jpg

Nhà kinh tế trưởng Maurice Obstfeld của IMF cảnh báo về tình hình kinh tế toàn cầu năm 2016 - Ảnh: Irish Times

 

Theo AFP, IMF dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ chỉ tăng trưởng 3,4% trong năm nay. Con số này thấp hơn 0,2% so với mức dự báo IMF đưa ra hồi tháng 10-2015.

IMF cho rằng GDP Mỹ sẽ chỉ đạt 2,6%, châu Âu 1,7%, còn Trung Quốc chỉ 6,3%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 6,9% của năm 2015 mà Bắc Kinh vừa công bố.

IMF cảnh báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại, đồng USD tăng giá, giá dầu thô sụt giảm và bất ổn chính trị đều là những nguy cơ đe dọa các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Nga, nhiều nước Trung Đông… và ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu là rất nghiêm trọng.

IMF cho rằng tăng trưởng Trung Quốc sẽ tiếp tục chậm lại cho đến hết năm 2017 và cảnh báo về những mối nguy hiểm lớn nếu chính quyền Bắc Kinh không quản lý hiệu quả quá trình cải cách kinh tế. Nếu GDP Trung Quốc tiếp tục giảm, nhân dân tệ sẽ tiếp tục mất giá, gây sức ép lên các đồng tiền khác.

Theo IMF, giá dầu “sụp đổ” không có tác động tích cực lên tăng trưởng như mong đợi, mà trở thành gánh nặng kéo tụt sức mạnh tài chính của các nước xuất khẩu dầu khí, đồng thời buộc toàn bộ ngành dầu khí phải cắt giảm đầu tư.

Trong năm 2015, giá dầu đã giảm tới gần 50% và trong hai tuần đầu tiên của năm 2016 giảm thêm 22%, hiện xuống dưới 29 USD/thùng. IMF nhận định nhiều khả năng giá dầu sẽ tiếp tục giảm thêm 17,6% trong năm 2016 và sẽ chỉ tăng lên phần nào trong năm 2017.

“Chúng ta sẽ phải đối mặt với một năm khó khăn, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển” - nhà kinh tế trưởng Maurice Obstfeld của IMF nhận định.

 
SƠN HÀ

====================

Đâu đó trên diễn đàn này, từ năm 2015, lão Gàn đã phát biểu: Kinh tế thế giới năm 2016 như cái mền rách. Vì là chính văn đọc tại hội nghị , nên lão Gàn mô tả một cách lịch sự là "hỗn độn và suy thoái", vậy thôi. Chú đúng ra phải gọi là "cái mền rách". Còn kinh tế Trung Quốc tuy chưa hạ cánh cứng trong năm nay, nhưng cũng suy thoái nặng nề. Đúng trước mùng một Tết,lão Gàn sẽ biên tập lại lời tiên tri này. Nội dung ko thay đổi, nhưng mô tả chính xác hơn.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI BÍNH THÂN VIỆT LỊCH 2016

Giá dầu xuống tới 32 Dollar/ Thùng với biên độ giao động 4 Dollar. Tức là từ khoảng 28 Dollar/ Thùng tới 36 Dolar/ Thùng....

=================================

Giá dầu rơi sốc xuống dưới 27 USD/thùng
21/01/2016 09:46 GMT+7

TTO - Rạng sáng nay trên thị trường Mỹ, giá dầu lại tiếp tục lao dốc đến 6,7% và đã rơi xuống dưới ngưỡng 27 USD/thùng.

 

gia-dau-1453342953.jpg

Thị trường dầu vẫn đang trong chuỗi ngày ảm đạm - Ảnh: Reuters

 

Cụ thể, giá dầu giao tháng 2 trên thị trường NewYork mất tới 1,91 USD/thùng, tức 6,7%, xuống còn 26,55 USD/thùng. Với mức giá này, tính ra vàng đên đã mất giá hơn 25% kể từ đầu năm tới nay.

Diễn biến mới nhất của thị trường dầu xuất hiện khi báo cáo của Viện xăng dầu Mỹ cho thấy dự trữ dầu của nước này tuần vừa qua lại tăng thêm 4,6 triệu thùng lên đạt mức 485,2 triệu thùng.

Điều này càng đổ thêm dầu vào lửa đối với tình trạng sức cung đang vượt cầu trên toàn thế giới.

Trong lúc này, thế giới thời gian gần đây vốn đang đối mặt với tình trạng dư cung đáng kể sau khi Iran được nới lỏng bớt các điều kiện cấm vận kinh tế, trong đó có việc gỡ hạn chế xuất khẩu dầu.

“Iran đang gia tăng tốc độ chiếm thị phần đã mất ở châu Âu. Một cuộc chiến tranh giành thị phần bất chấp giá đang có nguy cơ trầm trọng hơn”, John Kilduff, sáng lập viên quỹ Again Capital LLC tại New York, nhận định.

Trước cơn suy thoái ngày càng nặng của giá dầu, thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua cũng chứng kiến một phiên lao dốc thảm hại.

Chốt phiên, chỉ số Dow Jones mất 1,56%, S&P 500 mất 1,17%. Chỉ số công nghệ Nasdaq giảm nhẹ nhất, với mức sụt giảm 0,12%.

Đến đầu giờ sáng 21-1, dầu hồi lại về mức 28,79 USD/thùng trên thị trường Singapore.

 
NHẬT VY

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hành vi khủng bố tiếp tục tăng nặng ở các nước chấu Á, như Ấn độ......

====================================

Ấn Độ: bắt giữ 4 sinh viên âm mưu tấn công thủ đô

21/01/2016 15:28 GMT+7
 

TTO - Lực lượng cảnh sát thành phố New Delhi vừa bắt giữ bốn sinh viên bị tình nghi là thành viên của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) 

 

ando-1453364852.jpg

Cảnh sát Ấn Độ tuần tra ở New Delhi - Ảnh: Times of India

 

Các sinh viên này đang lên kế hoạch tấn công các địa điểm sầm uất ở thủ đô Ấn Độ.

Hãng tin Times of India dẫn lời một viên chức an ninh cấp cao cho biết 4 đối tượng kể trên bị lực lượng đặc nhiệm Delhi bắt giữ ở bang Uttarakhand, miền bắc Ấn Độ.

Tại thời điểm bị bắt, cả 4 nghi can đều đang đọc các tài liệu tuyên truyền về IS và cách thức chế tạo bom. Tuy nhiên cảnh sát không thu giữ được bất kỳ vũ khí nào tại hiện trường.

Đây là lần đầu tiên cảnh sát Ấn Độ phát hiện ra đường dây của IS trong nước.

Theo nguồn tin an ninh thủ đô, 4 đối tượng trên có tên Akhlaq, Osama, Mohammad Azim và Mohammad Mahroz, đều nằm trong độ tuổi từ 18 đến 22. Hiện tất cả nghi phạm đều đã bị đưa về New Delhi.

Trước vụ bắt giữ chấn động, Kamrul Hassan, anh trai của Akhlaq cho biết: “Đây thật sự là cú sốc lớn đối với toàn bộ gia đình tôi. Em tôi rất hiền lành, và luôn muốn trở thành một kỹ sư giống như tôi. Lần cuối tôi thấy nó là khi nó đang chuẩn bị cho kỳ kiểm tra. Tôi chúc nó may mắn, và cho nó tiền đi lại. Đến trưa nay, tôi mới biết nó đã bị bắt. Gia đình tôi thật sự rất lo lắng”.

Theo kết quả điều tra, cả 4 nghi can trên đều có mối liên hệ với Shafi Armar, người tuyển quân cho Ansar Al Twahid, một nhóm khủng bố ở Ấn Độ. Quá trình điều tra vẫn đang tiếp diễn.

Vụ bắt giữ làm dấy lên mối lo ngại rằng IS có thể đã vươn vòi bạch tuộc đến Ấn Độ để tiến hành các cuộc tấn công đẫm máu, nhất là trong bối cảnh Tổng thống Pháp Francois Hollande chuẩn bị đến thăm Ấn Độ với tư cách là khách mời chính trong lễ diễu binh Ngày Cộng hòa vào sáng 26-1 tới.

 
HẢI YẾN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhiều tập đoàn lớn bị phá sản hoặc khủng khoảng nặng nề.....

===================================

Cổ phiếu còn 9.000 đồng, Bầu Đức mất 4.500 tỷ đồng trong hơn một năm

21/01/2016 05:56
Cổ phiếu HAG lại vừa thiết lập đáy mới, khiến tài sản chứng khoán của Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai - Đoàn Nguyên Đức giảm tổng cộng 4.446 tỷ đồng so với đầu năm 2015.
 

1_21434.jpg

 

Khối lượng giao dịch tăng mạnh lên 8,5 triệu đơn vị song phiên giao dịch 20/1 cũng đánh dấu điểm đáy mới của cổ phiếu HAG khi giá chỉ còn 9.000 đồng. Đây là mức thấp nhất kể từ khi Hoàng Anh Gia Lai niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2008.

Bảng điện tử tại thời điểm kết phiên giao dịch chỉ thưa thớt lệnh mua vào, cho thấy rất ít nhà đầu tư mạo hiểm bắt đáy HAG. Trước đó, mã này cũng đã có một phiên giảm sàn 6,1% ngày 18/1.

Thời điểm Giá cổ phiếu 02/01/2014 18.500 đồng 05/01/2015 20.200 đồng 31/12/2015 10.400 đồng 20/01/2016 9.000 đồng

Trên thực tế, HAG đã mất giá hơn 50% trong năm 2015 và đang tiếp tục giảm mạnh trong năm 2016. So với phiên mở cửa 2016, cổ phiếu này đã giảm tiếp 1.400 đồng, tương đương gần 13,5% thị giá. Cho đến nay, Hoàng Anh Gia Lai vẫn chưa đưa ra thông điệp nào về việc cổ phiếu của tập đoàn giảm mạnh.

Cổ phiếu xuống thấp kỷ lục khiến tài sản chứng khoán của Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức mất thêm 487 tỷ, xuống còn 3.129 tỷ đồng sau 12 phiên giao dịch. So với khối tài sản đầu năm 2015 là 7.575 tỷ đồng, tài sản của Bầu Đức đã "bốc hơi" khoảng 4.446 tỷ đồng.

Nếu như cổ phiếu HAG không ngừng giảm, rất có thể Bầu Đức sẽ lại mất vị trí giàu thứ 4 trên sàn chứng khoán vào tay bà Phạm Thúy Hằng – Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup. Tính đến 20/1, tài sản của Bầu Đức chỉ còn cao hơn bà Hằng 223 tỷ đồng.

Tính đến 30/9/2015, tổng tài sản của Hoàng Anh Gia Lai đạt 47.603 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả tăng lên 30.722 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn đã vượt 13.000 tỷ đồng, nợ dài hạn hơn 17.600 tỷ đồng. Doanh thu tăng 117%, đạt 5.203 tỷ đồng song lợi nhuận của tập đoàn vẫn giảm gần 19% xuống 1.342 tỷ đồng.

Ảnh hưởng chung từ xu hướng giảm của chứng khoán châu Á, trong nước phiên 20/1 cũng đỏ sàn. VN-Index kết phiên mất hơn 6 điểm xuống 529 điểm. Toàn sàn có 143 mã giảm, trong khi chỉ có 69 mã tăng. HNX-Index giảm nhẹ 0,4 điểm, xuống còn 73,9 điểm. Thanh khoản hai sàn ở mức gần 2.300 tỷ đồng.

 

Bạch Dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI BÍNH THÂN 2016

Kinh tế thế giới như cái mền rách, chỉ có nền kinh tế Hoa Kỳ như một con rùa lười biếng chậm chạp đang nhúc nhích về phía trước.

================================

Tỉ phú Mỹ cảnh báo bi kịch khó tránh của Trung Quốc

Thứ sáu, 22/01/2016 - 15:00
 

Tỉ phú người Mỹ George Soros dự đoán nền kinh tế Trung Quốc sẽ “hạ cánh cứng” và càng gia tăng áp lực giảm phát lên kinh tế toàn cầu.
 >> Mô hình kinh tế Trung Quốc - cỗ máy sản sinh khủng hoảng
 >> George Soros: Mỹ bên bờ vực thế chiến thứ 3 với Trung Quốc

 

Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình bên lề Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos - Thụy Sĩ hôm 21-1, ông Soros cho biết: “Hạ cánh cứng là thực tế không thể tránh khỏi. Dĩ nhiên là tôi chẳng mong đợi điều đó và đang theo sát”. (Hạ cánh cứng phản ánh tình huống xảy ra khi nền kinh tế một nước nhanh chóng chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp, sau đó là suy thoái).

Ông Soros cho biết trong khi Trung Quốc có nguồn lực để kiểm soát tình hình nhưng sự suy thoái ở đó sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới. Nhà đầu tư này cho biết ông dự đoán Standard & Poor 500 Index sẽ tiếp tục “đi xuống”, chỉ số này vốn đã giảm 8,5% trong năm nay. Theo ông Soros, hiện vẫn còn quá sớm để mua cổ phiếu. Trước đó, các nhà đầu tư hàng đầu khác trong tuần này nói rằng thị trường vẫn chưa thấy đáy.

 

ti-phu-my-canh-bao-bi-kich-kho-tranh-cua

Tỉ phú người Mỹ George Soros. (Ảnh: Bloomberg)

 

Tỉ phú Soros cũng chia sẻ vào cuối năm 2015, ông đã mua trái phiếu Kho bạc Mỹ, bán những tài sản có liên quan đến các nước sản xuất hàng hóa, đồng thời đặt cược rằng các đồng tiền châu Á sẽ giảm giá so với USD. “Vấn đề quan trọng hiện tại là giảm phát. Đó là một môi trường mà chúng ta vẫn chưa thể làm quen” – ông Soros nhận định, nói thêm về những ảnh hưởng của giá dầu giảm và vấn đề phá giá cạnh tranh.

Trong một ý khác, ông Soros nói rằng sẽ rất ngạc nhiên nếu Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất 1 lần nữa sau động thái hồi tháng 12-2015. Thậm chí, FED còn đang đứng trước nguy cơ phải cắt giảm lãi suất nhưng kể cả như vậy, hiệu quả trong việc kích thích kinh tế cũng chẳng như mong đợi. Theo ông, FED đã mắc sai lầm trong việc nâng lãi suất khi chờ đợi quá lâu và đã bỏ lỡ cơ hội.

Khi FED thay đổi lãi suất, giảm phát đã hình thành và người tiêu dùng không muốn chi tiêu vì họ hy vọng có thể mua hàng hóa với giá rẻ hơn trong tương lai. Do đó, tỉ phú cảnh báo năm 2016 sẽ là “một năm khó khăn”. Không lâu trước đây, ông còn cảnh báo rằng thế giới có thể phải đối mặt với một cuộc khủng tương tự như vào thời điểm 2008.

 

ti-phu-my-canh-bao-bi-kich-kho-tranh-cua

Thị trường chứng khoán quy mô 6,8 nghìn tỷ USD của Trung Quốc liên tục chao đảo trong năm 2015. (Ảnh: Bloomberg)

 

Cùng ngày, phát biểu tại Davos, Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Nguyên Triều nhấn mạnh đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thế giới của nước này vẫn không thay đối. Ông Lý cho biết chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi thị trường chứng khoán ổn định hơn và không có ý định phá giá đồng nhân dân tệ.

Theo H.Bình/Bloomberg

Người Lao động

================================

Tỉ phú người Mỹ George Soros dự đoán nền kinh tế Trung Quốc sẽ “hạ cánh cứng” và càng gia tăng áp lực giảm phát lên kinh tế toàn cầu.

 

Năm nay nền kinh tế Trung Quốc chưa diễn biến hoàn toàn theo định nghĩa về hạ cánh cứng. Nhưng nó sẽ từ trạng thái tăng trưởng cao xuống còn tăng trưởng thấp. Nhưng sang năm sẽ là suy thoái và khủng khoảng nặng nề.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI BÍNH THÂN 2016

* Kinh tế thế giới Bính Thân 2016, như cái mền rách, chỉ có nền kinh tế Hoa Kỳ như một con rùa lười biếng chậm chạp đang nhúc nhích về phía trước.

* Nhiều tập đoàn lớn bị phá sản hoặc khủng khoảng nặng nề.....

===========================

Tỷ phú Soros:
EU trên bờ vực sụp đổ

Hồng Mai |

22/01/2016 14:45

 

Nhà đầu tư tài chính nổi tiếng George Soros cảnh báo rằng Liên minh châu Âu (EU) đang trên “bờ vực của sự sụp đổ” vì cuộc khủng hoảng di cư, và rằng liên minh này đang ở trong “mối nguy hiểm như thể đá một quả bóng lên dốc” với cách thức xử lý hiện nay.
 

soros-1453448432144.jpg

Ông George Soros.

Trả lời phỏng vấn tờ “New York Review of Books”, giữa vô số các vấn đề đang thách thức châu Âu, ông Soros cho rằng vấn đề di cư là mối đe dọa lớn nhất. Ước tính trên một triệu người tị nạn đã được đưa tới châu Âu chỉ riêng trong năm 2015, phần đông họ đến từ Syria.

Theo tỷ phú tài chính người Mỹ, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã “tiên đoán chính xác về hiểm họa của cuộc khủng hoảng di cư” có thể phá hủy châu Âu và một số điều trong đó đã trở thành sự thật.

Nữ lãnh đạo này đã mở cửa nước Đức đón người tị nạn, đánh dấu một thay đổi đột biến trong chính sách của mình. Ông Soros đã bày tỏ sự hoan nghênh với quyết định của bà Merkel.

Ông chỉ trích giới chức châu Âu vì đã không đưa ra được một chính sách tị nạn hợp lý, biến vấn đề di cư từ một “khủng hoảng có thể giải quyết” thành một “khủng hoảng chính trị kịch liệt”, đồng thời gây hoảng sợ không chỉ cho những người tìm kiếm nơi ở mới mà còn cho công chúng.

Ông Soros cũng gợi ý EU nên ban hành trái phiếu dài kỳ để tận dụng nguồn kinh phí lo cho người di cư. Và gánh nặng trái phiếu sẽ được phân bổ công bằng giữa các nước thành viên chấp nhận người di cư và các nước có chủ trương chối bỏ.

Ngoài vấn đề người tị nạn, ông Soros cho rằng nền kinh tế kiệt quệ ở Hy Lạp – nước đang được EU giải ngân hàng tỷ USD cứu trợ - cũng là một vấn đề thách thức khối đồng tiền chung eurozone. Trong trường hợp Anh quyết định rời bỏ, EU sẽ còn yếu kém hơn nữa.

Bên cạnh đó, Soros cũng đưa ra những nhận định ảm đạm về Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

theo Báo tin tức

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI BÍNH THÂN 2016

* Kinh tế thế giới Bính Thân 2016, như cái mền rách, chỉ có nền kinh tế Hoa Kỳ như một con rùa lười biếng chậm chạp đang nhúc nhích về phía trước.

==============================

Trung Quốc 'bốc hơi' 676 tỉ USD

 09:00 AM - 23/01/2016

Thanh Niên

 

Trung Quốc đang đối mặt nguy cơ thất thoát vốn nghiêm trọng và tình trạng này vẫn chưa có điểm dừng, đẩy nền kinh tế đến viễn cảnh “hạ cánh nặng nề”.

 

24a_PFAX.jpg?w=665&encoder=wic&subsampli

Nhân dân tệ có thể mất thêm 3% giá trị vào cuối năm 2016 - Ảnh: Reuters

 

CNN ngày 22.1 dẫn báo cáo của Viện Tài chính quốc tế (IIF, trụ sở tại Washington D.C, Mỹ) ước tính khoảng 676 tỉ USD đã “bốc hơi” khỏi Trung Quốc vào năm ngoái. Con số này gấp nhiều lần so với tổng số 111 tỉ USD thất thoát tại tất cả thị trường mới nổi, bao gồm cả Trung Quốc, vào năm 2014.
Theo tính toán của tổ chức bao gồm đại diện hầu hết các ngân hàng và tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới này, tình trạng “chảy máu” vốn đặc biệt tăng tốc vào quý 4/2015, do giới đầu tư nước ngoài ngày càng tỏ ra lo lắng về “sức khỏe” của nền kinh tế Trung Quốc với tỷ lệ tăng trưởng chậm lại và tình trạng hỗn loạn của thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, các công ty nội địa cũng đổ xô chi trả những khoản vay nước ngoài trong lúc nhân dân tệ suy yếu.
Hiện Bắc Kinh áp đặt giới hạn tối đa số tiền cá nhân có thể mang khỏi nước này là 50.000 USD/năm và thậm chí còn khống chế số lượng tiền mặt mà người dân có thể rút từ các máy ATM ở nước ngoài. Tuy nhiên, theo IIF, giới đầu tư vẫn đang cố gắng rút tiền khỏi Trung Quốc trước đà mất giá của nhân dân tệ và các thị trường chứng khoán liên tục chao đảo.
Điều đáng ngại hơn nữa là các nhà quan sát nước ngoài cảnh báo tình trạng nói trên vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Trung Quốc đang đối mặt “nguy cơ thất thoát nguồn tài chính nghiêm trọng trong lúc nền kinh tế tiếp tục vật lộn trước những luồng gió ngược về mặt vĩ mô đồng thời phải can thiệp mạnh tay để ổn định tiền tệ”, báo cáo của IIF viết. Theo CNN, giới chuyên gia nước ngoài dự báo đến cuối năm 2016, nhân dân tệ sẽ còn mất thêm 3% giá trị so với hiện nay.
 
Thế giới đối mặt làn sóng vỡ nợ mới
Nhân Diễn đàn Kinh tế thế giới đang diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ, Chủ tịch Ủy ban Kiểm tra thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) William White cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đang rất bất ổn, có thể dẫn tới làn sóng phá sản và vỡ nợ. “Tình hình hiện nay còn tệ hơn hồi năm 2007. Chúng tôi đã dùng hết mọi biện pháp vĩ mô để chống đỡ nền kinh tế”, tờ The Telegraph dẫn lời ông White nói.
Mới đây, Citigroup cũng cảnh báo rằng kinh tế thế giới đang trên bờ vực suy thoái với viễn cảnh các ngân hàng trung ương sẽ giảm các gói kích thích tăng trưởng trong khi kinh tế Trung Quốc gặp vấn đề. Từ đó, ngân hàng này cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm nay xuống còn 2,7%, theo CNBC.
Trọng Kha

 

 

Thụy Miên

 

===========================

“Tình hình hiện nay còn tệ hơn hồi năm 2007. Chúng tôi đã dùng hết mọi biện pháp vĩ mô để chống đỡ nền kinh tế”, tờ The Telegraph dẫn lời ông White nói.

 

Ngài William White cũng dũng cảm nhể?!

Share this post


Link to post
Share on other sites