Posted 14 Tháng 12, 2015 Tôi lập chuyên mục này để cùng các thành viên diễn đàn cùng đàm luận. Trên Địa bàn của môn Độn Giáp, có sai số về phương vị của hai cung Tốn (4), Khôn (2) và độ số 7, 9 của hai cung Ly (7), Đoài (9) khi tham chiếu cấu trúc Hậu Thiên Bát Quái/ Huyền không phi tinh phối Hà đồ của Địa cầu. Địa bàn Độn giáp có sai số: Trục quỷ môn trong phong thủy: Những ghi chú: - Khi phi tinh thuận/ nữ hay nghịch/ nam đều bắt đầu bằng sao Nhất Bạch thủy tinh/ 1 nhập trung cung nhằm xác định phi cung của một "Người" sinh năm nào đó!. - Khi phi tinh gặp cung Thổ (5) trong Độn giáo: dùng nguyên lý Dương độn/ gửi cung Tốn/ 4 (đã chuyển vị trí Tốn - Khôn) - Tử môn và Âm độn/ gửi cung Cấn/ 8 - Sinh môn (đối xứng qua Trung cung là quy tắc bất di bất dịch khi đề cập đến Âm Dương). Huyền không phi tinh nhằm xác định Phi cung Nam và nữ để tính toán Bát Trạch cũng rơi vào tình trạng này. Cấn Tốn đối xứng qua trung cung: - Trong Độn giáp, tùy Dương độn (cung Khảm, Cấn, Chấn, Khôn) hay Âm độn (cung Ly, Tốn, Đoài, Càn) thì dùng phi tinh thuận hay nghịch. - Khi tiên tri cho toàn cục thế giới trên Địa cầu, hiện chưa rõ dùng phương pháp phi tinh thuận hay nghịch -> từ đó, khi phi tinh trên địa bàn của một ngôi gia cho một năm nào đó thì chọn phương án thuận/ nghịch? Trong sách Tam Nguyên Cửu Vận của tác giả Hoàng Tuấn, thì phi tinh năm và tháng là dùng phi tinh nghịch?. Cũng theo nghiên cứu của cố giáo sư Hoàng Phương thì "Phi tinh năm" hiện đang thuộc "Chu kỳ phi nghịch". Cuốn Kỳ Môn Độn giáp của Nguyễn Mạnh Bảo có lý giải Chu kỳ phi nghịch này, tuy nhiên nếu tham chiếu đến "mốc" thiên văn, lịch pháp lại phải bắt đầu từ "Thất tinh hội tụ" hay một cái mốc cực kỳ xa xôi như của Thái Ất lên đến hơn mười triệu năm Tích tuế -> cái này thì thế giới biết chắc là không phải là "đồ cổ" của mình rồi mà là hàng "siêu hiệu" của Việt Nam. Chúng ta chưa thấy lý giải về vấn đề này đến tận cùng, tuy nhiên có thể hiểu là trong thời gian qua đã sử dụng phi tinh nghịch là phổ biến, ví dụ cho năm 2015: Huyền không phi tinh nghịch 2015 Trong Độn Giáp, Hà đồ được dùng là công thức cơ bản sử dụng trong việc tính toán tương tác, tác giả Nguyễn Mạnh Bảo cũng đã nói về vấn đề này trong cuốn Kỳ môn độn giáp trên nhưng vẫn còn sai số hai cung Tốn, Khôn và các Thiên tinh khác tùy cung. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 12, 2015 Tôi sẽ sử dụng lại một phần kết quả nghiên cứu và những khám phá mới từ trước về quy tắc - trình tự - ứng dụng Độn Giáp của bác Vô Trước tại chuyên mục: "Cơ sở học thuyết Âm Dương Ngũ Hành". Trích một phần nội dung từ "Cơ sở học thuyết Âm Dương Ngũ Hành": " 3. Môn Độn Giáp và trường khí Vũ ảnh hưởng tới Trái đất: Trong môn Độn giáp các Sao Trực phù, Trực sử tương ứng với ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ lên Trái đất như những nghiên cứu trên như sau: - Cung Sao âm ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ tới Trái đất theo vòng Thiên can (Cung chủ) được gọi là Trực phù. - Cung Sao âm ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ tới Trái đất theo giờ (Cung chủ) được gọi là Trực phù sa Địa bàn. - Cung Cảm ứng Sao âm ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ tới Trái đất theo vòng Thiên can lên sự vật trên Trái đất được gọi là Trực sử. - Cung cảm ứng Sao âm ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ tới Trái đất theo giờ lên sự vật trên Trái đất được gọi là Trực sử sa Địa bàn. Posted Image Hình không hiện lên được Như vậy, thực chất của môn Độn Giáp theo cổ thư truyền lại là một môn khảo sát trường khí của Vũ trụ ảnh hưởng tới Trái đất, trong việc dự đoán tương lai. " Luận giải: - Chúng ta biết, dữ liệu đầu vào của Độn giáp bao gồm: Năm - tháng - ngày - giờ: Từ tháng, ngày là biết được Tiết khí (1 năm có 24 Tiết khí) và nó thuộc giai đoạn Thượng, Trung, Hạ nào của Tiết khí để từ đó xác định được độ số Cục Tiết khí, Dương độn hay Âm độn. - Dương độn ứng Tiết khí thuộc các cung Dương: Khảm, Cấn, Chấn, Khôn (đã đổi Tốn Khôn). Âm độn thuộc các cung Âm: Ly, Tốn, Đoài, Càn. Do vậy, cần phải quán xét trục phân tách Âm Dương độn trên la kinh và công thức Hậu Thiên Bát Quái/ Huyền không phi tinh phối Hà đồ của địa cầu -> Âm Dương độn là do vị trí của địa cầu so với Mặt trời trên đường xích đạo, ứng với chu kỳ tương tác nào: xuân, hạ, thu, đông theo vòng tương sinh Hậu Thiên Bát Quái trong 1 năm. La kinh đã đổi Tốn Khôn - Như vậy, cấu trúc của các quy luật tương tác được tính toán nằm trong chu kỳ chuyển vận của địa cầu quay xung quanh mặt trời trong một năm. Quy luật tương tác này theo "Cơ sở học thuyết Âm Dương Ngũ Hành" khám phá ra: đó là Thiên Can (10), Địa Chi (12) -> Lục thập hoa giáp (bao gồm cả Thiên Can và Địa Chi) và Phi tinh (9). Bội số chung nhỏ nhất của ba quy luật trên là 180, với đơn vị thời quán xét nhỏ nhất là "giờ" -> tức bội số chung nhỏ nhất là 180 giờ = 15 ngày = chu kỳ "sinh - vượng - mộ" của 1 Tiết khí = 3 chu kỳ Lục thập hoa giáp (60: 1 chu kỳ Ngũ vận lục khí) của "Giờ Can Chi". - Theo nội dung "Cơ sở học thuyết Âm Dương Ngũ Hành" ở trên, cấu trúc tính toán dựa trên trường khí quy ước của "Sao" (Phù) theo vòng Thiên can và theo Giờ Can Chi lên trái đất - Cửa (Sử) tại thời điểm tính toán đã xác định, đây là một cặp số liệu quan trọng nhất trong bài toán Độn giáo. Tham khảo các quỹ tích hành tinh Chúng ta có câu hỏi: Trường khí vũ trụ tương tác có quy luật này là trường khí như thế nào? Trực phù ứng với...? Trực sử ứng với...? Chú ý: - Sử dụng Âm lịch. - Mỗi bài viết sẽ được cập nhật và điều chỉnh thường xuyên. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 12, 2015 Do bài toán liên quan đến bộ môn Huyền không phi tinh, cho nên chúng ta cũng cần lược qua các vấn đề và quy trình phi tinh đã và đang được sử dụng một cách phổ biến. Theo cố giáo dư Nguyễn Hoàng Phương, trong cuốn Tích hợp đa văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai, chúng ta đang sống trong Tiết Sử Thử từ 1864-2044, thuộc Âm độn, do vậy quy tắc phi tinh niên vận (năm) là "Phi tinh nghịch". Kết quả này cũng được trình bày trong cuốn Kỳ môn độn giáp của chí sĩ Nguyễn Mạnh Bảo. Trong cuốn Lý thuyết tam nguyên cửu vận của giáo sư Hoàng Tuấn cũng là phi tinh nghịch. Sách tham khảo: Cũng theo Nguyễn Mạnh Bảo, Độn giáp dùng công thức Hà đồ tức bài toán đang dùng công thức Huyền không phi tinh trên Hà đồ. Tại thời điểm của 2 cuốn sách nói trên các tác giả chưa thực hiện công đoạn đổi chỗ Tốn, Khôn và độ số 7, 9 của hai cung Ly, Đoài. Quy ước Bát Môn dựa trên Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ của địa cầu: Theo một số dự liệu xác định trên cơ sở thiên văn, lịch pháp từ các cuốn sách khác nhau, chúng ta đang ở trong Hạ nguyên, vận 8 từ 2004-2023 - thuộc trường khí của sao Bát bạch - thuộc tính Âm Mộc trên Hà đồ: Tam nguyên cửu vận: Quỹ đạo thăng giáng của Cửu Tinh (9 sao) trên Hà độ tạo thành 81 bước thay đổi (bao gồm 1 chu kỳ gồm cả Phi tinh thuận và nghịch) gọi là Lường Thiên Xích - Thước đo trời. Công thức Huyền không phi tinh phối Hà đồ của địa cầu: Hiện tại, Huyền không phi tinh liên quan đến bộ môn Bát trạch trong phong thủy, trong đó Phi cung mạng của một người nam hay nữ được xác định: - Cung mạng phi tinh Nam được xác định theo Phi tinh nghịch cho niên vận, bắt đầu bằng Khảm - Nhất bạch thủy tinh (1). - Cung mạng phi tinh Nữ được xác định theo Phi tinh thuận cho niên vận, bắt đầu bằng Ngũ Hoàng - Ngũ Hoàng thổ tinh (5). - Khi phi tinh gặp sao Ngũ Hoàng (5) nhập trung cung, Nam sẽ chọn cung Khôn nữ cung Cấn. Hai căn cứ trên hiện chưa được giải thích rõ ràng, đặc biệt tại sao Nam bắt đầu bằng Nhất bạch thủy tinh và Nữ khởi đầu bằng ngũ Hoàng thổ tinh và Nam sẽ chọn cung Khôn nữ cung Cấn? Nguyên tắc phi tinh xác định phi cung Nam Nữ đang sử dụng (Nữ khi dùng Ngũ Hoàng - 5 và phi nghịch xuống 4 - 3 - 2 - 1..., thì trong đó riêng cung Ngũ Hoàng - 5 sẽ được đổi thành cung Cấn - 8): Chúng ta luôn nhận thức về tính "Dương xướng Âm họa" của nguyên lý Âm Dương trong Hậu Thiên Bát Quái/ Huyền không phi tinh phối Hà đồ của địa cầu đi cùng Nam & Nữ (đang sống trên địa cầu, một thành phần đặc biệt của địa cầu), nếu chu kỳ hiện nay trong tiết Xử thử là "Phi tinh nghịch" thì theo nguyên lý "Dương xướng Âm họa", "Dương trước Âm sau"... thì Phi tinh nghịch cho Nam và nghịch đảo lại, phi tinh thuận cho Nữ. Từ việc xác định phi cung Nam bắt đầu bằng Nhất bạch thủy tinh, độ số 1, Dương Thủy, cung Khảm trên Hà đồ thì Nữ cùng "xướng họa" phải ở Thất Xích hỏa tinh, độ số 7, Dương Hỏa, cung Ly trên Hà đồ. Hiện tại, Nữ bắt đầu bằng sao Ngũ Hoàng 5 nhập trung cung (đổi thành Cấn). Nguyên nhân sao Ngũ Hoàng nhập trung cung cũng không ăn khớp tý nào về tính cân bằng với Nhất bạch thủy tinh. Mặt khác, về mặt thực tại, nếu có sai số phi cung nữ sao không thấy điều gì đặc biệt xảy ra? Vấn đề này là do quy tắc" Âm thuận tùng Dương" nên khi ứng dụng các bộ môn phong thủy trong xã hội, người Nam "thường" là gia chủ cho nên xác suất biến động do sai số phi cung từ người nữ làm gia chủ là rất nhỏ. Kết luận: 1> Vậy thì, theo sự hợp lý mang tính hệ thống, khi tính phi cung nữ ứng với nam phi nghịch Nhất bạch thủy tinh thì Nữ phi thuận phải bắt đầu bằng sao Thất Xích hỏa tinh. Đây là hai cung đối xứng nhau qua trung cung trên quy ước Dương độn và Âm độn. Quy ước này sẽ kết thúc vào năm 3304 tiết Đại Tuyết, bắt đầu vào năm 3305 thì nghịch đảo lại: Nữ phi nghịch bằng Nhất bạch thủy tinh và Nam phi thuận bằng Thất Xích hỏa tinh, nhằm xác định lại cung phi Nam Nữ dùng trong Bát Trạch và các bộ môn khác liên quan. 2> Đồng thời, khi phi tinh gặp Ngũ Hoàng thì Nữ chọn cung Cấn và Nam chọn cung Tốn, đối xứng qua trung cung, một nguyên tắc bất di bất dịch của nguyên lý Âm Dương. Sau năm 3305, Nữ chọn cung Tốn, Nam chọn cung Cấn. 3> Địa cầu đang trong chu kỳ của tiết Xử Thử, cho nên khi tiên đoán xã hội thế giới, quốc gia, gia cư... thì dùng Phi tinh nghịch cho niên vận. Sau năm 3305, dùng phi tinh thuận. 4> Tương tác theo Huyền không phi tinh khi được dùng để xác định Phi cung nam nữ thì đã chứng tỏ một vấn đề: Tương tác Huyền không bao trùm địa cầu -> đó là Quy luật vận động cửu tinh thuận nghịch lên Hà đồ của địa cầu theo quy ước Dương Âm độn -> Quy tắc thuận nghịch cho "Nam" và "nghịch thuận" cho Nữ. Ở đây, Nam và Nữ là một thành tố quy ước Âm Dương là "tập con" của "tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành" Địa cầu. Ghi chú: - Các bài toán không những liên quan đến sự hợp lý về mặt tổng thể, chi tiết mà còn cho cả kết quả ứng dụng trong xã hội như bộ môn phong thủy... nữa. - Chúng ta chưa xét đến sự hợp lý đối đối với bộ môn cực kỳ chính xác cho đến tận 1 mũi kim như Đông y chẳng hạn... - Chúng ta chưa so sánh Âm lịch với lịch Maya về cái năm Dương lịch đặc biệt 2012. - Hiện chưa truy bắt mốc chuẩn thiên văn và Âm lịch dùng trong các bộ môn Độn giáp, Thái ất như trình bày. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 12, 2015 Trích lại bài viết của cụ Hà Uyên để cùng tham khảo: Lục Nhâm là một trong ba môn Tam thức, bao gồm Thái ất - Lục Giáp - Lục Nhâm. Lục Nhâm là một môn có giá trị ứng dụng rất lớn trong đời sống, chủ toàn vẹn pháp thức về "NHÂN". Đối với Thái Ất thì chủ toàn vẹn về "THIÊN", sự phối hợp của những chu kỳ hành tinh với Trái đất và con người định cư trên trái Đất. Còn đối với Lục Giáp Kỳ môn thì chủ vẹn toàn pháp thức về "ĐỊA". Điều lệ mà Lục Nhâm quy định: Đất và Trời được phân thành 12 cung, đối ứng với Đất được gọi là Địa bàn, đối ứng với Trời được gọi là Thiên bàn. Tên gọi được sử dụng cho từng cung của Thiên bàn và Địa bàn giống nhau: Tý - Sửu - Dần - Mão - Thìn - Tị - Ngọ - Mùi - Thân - Dậu - Tuất - Hợi. Lục Nhâm căn cứ vào cung của mặt Trời và cung của trái Đất đối xung nhau, hình thành nên pháp thức Lục Nhâm. Cung của mặt Trời được định Danh là Nguyệt tướng. Đối với trái Đất khi đối xung với mặt Trời, thì căn cứ vào Giờ đương chiêm nghiệm hay là giờ sinh của Vận Nhân - do bởi trái Đất tự xoay quanh 12 giờ làm một ngày. Nguyệt Tướng - cung của mặt Trời, thông qua Nguyệt kiến, được xác định: NGUYỆT KIẾN Tháng Giêng: kiến Dần, --> Lập xuân - Vũ thủy Tháng Hai kiến Mão: --> Kinh chập - Xuân phân Tháng Ba kiến Thìn: --> Thanh minh - Cốc vũ Tháng Tư kiến Tỵ: --> Lập hạ - Tiểu mãn Tháng Năm kiến Ngọ: Mang chủng - Hạ chí Tháng Sáu kiến Mùi: --> Tiểu thử - Đại thử Tháng Bảy kiến Thân: Lập thu - Xử thử Tháng Tám kiến Dậu: --> Bạch lộ - Thu phân Tháng Chín kiến Tuất: --> Hàn lộ - Sương giáng Tháng Mười kiến Hợi: --> Lập đông - Tiểu tuyết Tháng Một kiến Tý: --> Đại tuyết - Đông chí Tháng Chạp kiến Sửu: Tiểu hàn - Đại hàn NGUYỆT TƯỚNG- Vũ thủy - Kinh chập: --> nguyệt tướng Hợi - Đăng minh - Xuân phân - Thanh minh: nguyệt tướng Tuất - Hà khôi - Cốc vũ - Lập hạ: --> nguyệt tướng Dậu - Tòng khôi. - Tiểu mãn - Mang chủng: --> nguyệt tướng Thân - Truyền tống. - Hạ chí - Tiểu thử: --> nguyệt tướng Mùi - Tiểu cát - Đại thử - Lập thu: --> nguyệt tướng Ngọ - Thắng quang. - Xử thử - Bạch lộ: --> nguyệt tướng Tỵ - Thái ất - Thu phân - Hàn lộ: nguyệt tướng Thìn = Thiên cương. - Sương giáng - Lập đông: --> nguyệt tướng Mão - Thái Xung. - Tiểu tuyết - Đại tuyết: --> nguyệt tướng Dần - Công tào. - Đông chí - Tiểu hàn: --> nguyệt tướng Sửu - Đại cát. - Đại hàn - Lập xuân: nguyệt tướng Tý - Thần hậu. Trong khoảng Thời gian mà Trái đất trải qua 1 cung của mặt Trời, thì được định là 1 Nguyệt tướng, tương ứng với một Khí và một Tiết. Do bởi Trái Đất chuyển động theo chiều nghịch của mặt Trời, nên trải qua hết cung Hợi , sau đó Nguyệt tướng tiếp đến cung Tuất, Dậu, Thân, ...vv...mỗi cung được phối với một Khí và một Tiết. Lục Nhâm căn cứ vào Nguyệt tướng và Giờ chiêm quẻ (giờ sinh Vận nhân), khi an Nguyệt tướng vào giờ chiêm quẻ - lấy đây làm điểm khởi nguyên giữa Thiên và Địa, giữa Trời và Đất. Một ví dụ: Lấy Năm - tháng - ngày - giờ sinh của cháu bé mất tích - cháu An làm ví dụ. - Vận nhân, sinh 21/4/1990 d.l, giờ Tuất --> 26/3 a.l Canh Ngọ. Trong khí Cốc vũ bắt đầu ngày 25/3 â.l, khí Cốc vũ được khởi từ giờ Thân. Phải căn cứ vào giờ chuyển Khí - Tiết của mỗi tháng, để xác định Nguyệt tướng. Như vậy, Vận nhân có Nguyệt tướng là: Dậu - Tòng khôi. - Trong môn Lục Nhâm: TỨ BẢN là nơi được xác định là gốc. Tứ bản bao gồm: CAN - CHI - BẢN MỆNH - HÀNH NIÊN. Trong đó: 1/-Can là Can của ngày chiêm quẻ, hay là Can của ngày sinh, được ký gửi vào một cung của Địa bàn như sau: 1)- Ngày Giáp thì can Giáp được gửi vào cung Dần của Địa bàn.2)- Ngày Ất...............Ất............................Thìn................3)- Ngày Bính............Bính.........nt................Tị..................4)- Ngày Đinh............Đinh...........................Mùi.................5)- Ngày Mậu............Mậu..........nt...............Tị...................6)- Ngày Kỷ...............Kỷ..............................Mùi................7)- Ngày Canh...........Canh..........................Thân..............8- Ngày Tân...............Tân...........................Tuất..............9)- Ngày Nhâm...........Nhâm..........................Hợi................10)- Ngày Quý............Quý............................Sửu.............. 1.2/- Chi là Chi của ngày chiêm quẻ hay là Chi của ngày sinh, được an vào cung có cùng tên với Địa bàn. 1.3/- Bản mệnh: là Chi của năm sinh ra đời, còn được gọi là Địa mệnh, được an vào cung có cùng Chi với Địa bàn. 1.4/- Hành niên: - Đối với Nam: kể 1 tuổi tại cung Dần địa bàn, thuận hành tới 2 tuổi tại Mão, 3 tuổi tại Thìn,...vv...- Đối với Nữ: kể 1 tuổi tại cung Thân địa bàn, nghịch hành 2 tuổi tới cung Mùi, 3 tuổi tới cung Ngọ,...vv... Theo ví dụ trên: lấy nguyệt tướng Dậu gia vào cung Tuất, tức là giờ chiêm quẻ hay là Giờ sinh của Vận nhân (chữ viết "in - đỏ" là Thiên bàn, chữ viết "thường - đậm" là Địa bàn). ..Chi thần..............Can thần..........................................................THÌN.....................TỊ..................NGỌ........................MÙI..[ Tị ]..................[ Ngọ ]............[ Mùi ] ...................[ Thân ]Can ngày ....MÃO - Can thượng thần...........................................THÂN......[ Thìn ]..................................................................[ Dậu ]Chi ngày sinh .....DẦN.........................................................................DẬU......>> Nguyệt tướng............................[ Mão ]..................................................................[ Tuất ]...--> Giờ chiêm, giờ sinh................. ....SỬU......................TÝ...................HỢI........................TUẤT........................................................[ Dần ]..............[ Sửu ].............[ Tý ]...................[ Hợi ] - Định lệ của Lục Nhâm: 1.1)- CAN THẦN: là Chi trên Thiên bàn, có đồng một tên với Can được ký gửi vào Địa bàn, có nghĩa rằng "chữ Thiên bàn có đồng tên với can địa bàn. Được lập như sau: - Ngày Giáp thì định chi Dần thiên bàn là Can thần- Ngày Ất thì định chi Thìn thiên bàn là Can thần- Ngày Bính - Mậu thì định chi Tị thiên bàn là Can thần.- ngày Đinh - Kỷ thì định chi Mùi thiên bàn là Can thần- Ngày Canh thì định chi Thân thiên bàn là Can thần- Ngày Tân thì định chi Tuất thiên bàn là Can thần- Ngày Nhâm thì định chi Tý thiên bàn là Can thần.- Ngày Quý thì định chi Sửu thiên bàn là Can thần. Đối với ví dụ trên của cháu An, can chi ngày sinh là Bính Thìn, thì tại cung Ngọ của Địa bàn gặp chi Thiên bàn là chi Tị, có chứa can Bính và Mậu. Cho nên, chi Tị thiên bàn được gọi là Can thần. 1.2)- CAN THƯỢNG THẦN: tại cung Địa bàn của ngày đang xem, hay tại cung Địa bàn ngày sinh, gặp Chi nào của Thiên bàn, thì Chi này được gọi là Can thượng thần. Theo như ví dụ này, Chi ngày xem là Thìn, ta xem tại cung Thìn Địa bàn có chi Thiên bàn nào an vào, đó là chi Mão thiên bàn. Định danh cho chi Mão thiên bàn này là: Can thượng thần. Tôi ghi chú các vấn đề: - Nguyệt Tướng - cung của mặt Trời, thông qua Nguyệt kiến: chúng ta chú ý, "cung của mặt trời" lại thông qua "Nguyệt Tướng" tức "hình tướng của mặt trăng", ở đây phải có những ẩn ý, vì dựa trên sự quan sát và quy ước 12 tháng trong 1 năm, ứng khoảng 12 chu kỳ vận động của mặt trăng trên đường Bạch đạo xung quanh trái đất. - Có nhận thức tính quy luật của vị trí Mặt trăng và Mặt trời tại bất kỳ một thời điểm nào đó như "Nhật nguyệt đồng tranh" chẳng hạn, rõ trong Tử vi. - Còn cung của mặt trời: rất khó quan sát qua thiên văn, mặc dù vẫn nhận biết mặt trời đang nằm trong cung nào, chẳng hạn cung Song Ngư?. - Phải nhận thức rõ được Thiên bàn và Địa bàn, chưa nói đến Nhân bàn: Thiên bàn để luận giải tương tác và phương vị...? Địa bàn để luận giải tương tác hay phương vị...? - Thiên bàn trong bộ môn Độn giáp được quy ước trên 8 cung (nhưng kết quả tính toán dựa trên công thức không phải là 8, cần chú ý vấn đề này) cho phù hợp với Bát Môn để luận giải -> cần xem lại. - Trong bộ môn Độn giáp: sử dụng Thiên bàn và Địa bàn, còn con người luận giải được gọi là Nhân bàn - đặc tính của Cá nhân đó. Độn giáp thiên về quân sự, như vậy Nhân bàn có lẽ là quân cơ của mỗi bên, chẳng hạn tinh hay nhuệ, nhiều hay ít, thiên về vũ khí gì như đặc trưng về cưỡi ngựa/ bắn cung/ múa kiếm trên lưng ngựa rất thiện chiến của quân đội Mông Cổ...-> gặp Đại Việt thì... tiêu rồi! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 12, 2015 Trích lại các bài viết về bộ môn Thái Ất của cụ Hà Uyên để tham khảo các chu kỳ tương tác lớn và rất lớn (Hiện nay đang ở trong Hội Ngọ, nhưng cũng có nhà nghiên cứu xác định chúng ta đang ở trong Hội Thìn). THÁI ẤT DIỄN QUÁI YẾU GIẢI LỜI NÓI ĐẦUTheo quan niệm của người xưa, Thái Ất là thần của trời đất. Xét quan hệ giữa sao Thái Ất và 16 vị sao khác vận động trong không gian và thời gian x ba phạm trù thiên, địa, nhân (tam tài), phối hợp x x x thuyết âm dương ngũ hành, thập thiên can, x x x trong cấu trúc cửu cung và 12 phân dã, x x x và dự đoán được các việc gió, mưa, lụt, hạn trong x x, sự trị loạn, no đói trong nhân sự, sự thắng thua trong quân sự. Theo truyền thuyết, x x x Hoàng đế do mong muốn đem lại thái bình, x x x x nước, no ấm hạnh phúc cho muôn dân nên x x x x Thần Phong Hậu xem xét âm dương ngũ hành x x lịch số của trời đất, dựa vào các nguyên lý của Hà đồ Lạc thư, Thái cực Lưỡng nghi lập ra Thái ất thần số. Sau đó, x công, Lưu hầu phát triển thêm. Đến đời Tống, x x đóng góp thêm nhiều kinh nghiệm. Các nho sĩ đời Minh bổ sung, chú giải, nên môn học quý giá này càng thêm sáng tỏ.Tới Trương Hoa phối hợp Thái ất thần số với 64 quẻ dịch kinh thích ứng liên vận các thời đại, nội dung môn học càng thêm phong phú, cụ thể. Bảng nhỡn Lê Quý Đôn đánh giá cao môn Thái ất học. Ông nói: “ Thuyết Thái ất, phần nhiều nói về binh pháp. Địch ta, chủ khách, lợi hại, được mất, các cơ thịnh suy, trị loạn, cái thế thắng thua, yên nguy đều được diễn giải rõ ràng. Làm tướng mà không biết môn học Thái ất sẽ không biết rõ nên đánh hay giữ, tiến hay ngừng, khó quyết đoán các mưu kế khi ra trận địa. Trong triều đình nếu không biết môn Thái ất sẽ sai lầm ở sự động hay tĩnh, tiến công hay thoái thủ, khó quyết đoán những sách lược lớn.”Môn học thuyết cổ dù lớn bao nhiêu cũng không thể vượt qua những điều kiện lịch sử không nhất định. Đãi cát tìm vàng là mong muốn thiết tha của người cầu học BÀI 1:SỐ CỦA 12 HỘI Cấu trúc thời gian (đồng thời cũng là cấu trúc không gian) của vũ trụ (thiên – địa – nhân) được thể hiện thành 12 Hội.Trước khi bàn về nội dung của 12 Hội, ta nên biết một số khái niệm thời gian có liên quan tới Hội. 1 đại nguyên = 30 nguyên (30 x 12 x 30 x 12 x 30) = 3.888.000 năm= 30 năm 1 nguyên = 12 hội (12 x 30 x 12 x 30) = 129.600 năm= 1 năm (360 ngày). 1 hội = 30 vận (30 x 12 x 30) = 10.800 năm= 30 ngày (1 tháng) 1 vận = 12 thế = 6 nguyên = 5 nguyên tý = 360 năm(12 x 30) = 12 giờ (1 ngày) 1 thế = 2 niên tiết = 30 năm = 30 phút1 năm = (30 : 30) = 1 phút 1 tháng = 1phút / 12 = 1 giây1 giây = 1 giây/ 30 = 1 giây Chú ý :Phép tính Thái ất lấy Hội làm cơ sở tính toán, đơn vị tính toán. Do đó, ta quy ước: Hội = N = 1Cho nên ta có: N = 1 = 10.800 năm Cách tính của Thái ất lấy bội số ( và số chia ) 12; 30 làm cơ sở.Tính chất 1 phút và 1 năm, 1 ngày và 1 vận, 1 tháng và 1 hội về cơ bản là thống nhất. Số từng hội:Hội Tý = 10.800 năm = 129.600 tháng = 3.888.000 ngày = 46.656.000 giờ = 1.399.680 phân = 16.796.160.000 saoHội Sửu = 21.600 năm = 259.200 tháng = 7.776.000 ngày (HTý x 2)= 93.312.000 giờ = 2.799.360.000 phân = 33.592.320.000 saoHội Dần = 32.400 năm = 388.800 tháng = 11.654.000 ngày (HTý x 3)= 139.968.000 giờ = 419.904.000 phân = 5.038.848.000 saoHội Mão = 43.200 năm = 518.400 tháng = 15.552.000 ngày (HTý x 4)= 186.624.000 giờ = 5.598.720.000 phân = 67.184.640.000 saoHội Thìn = 54.000 năm = 648.000 tháng = 19.440.000 ngày (HTý x 5)= 233.280.000 giờ = 6.998.400.000 phân = 83.980.800.000 saoHội Tị = 64.800 năm = 777.600 tháng = 23.327.000 ngày (HTý x 6)= 279.936.000 giờ = 3.398.080.000 phân = 100.776.960.000 saoHội Ngọ = 75.600 năm = 907.200 tháng = 27.216.000 ngày (HTý x 7)= 326.592.000 giờ = 9.797.760.000 phân = 117.573.120.000 saoHội Mùi = 86.400 năm = 1.036.800 tháng = 31.104.000 ngày (HTý x 8)= 373.248.000 giờ = 1.197.440.000 phân = 134.369.280.000 saoHội Thân = 97.200 năm = 1.166.400 tháng = 34.992.000 ngày (HTý x 9)= 419.904.000 giờ = 12.597.120.000 phân = 151.165.440.000 saoHội Dậu = 108.000 năm = 1.296.000 tháng = 38.880.000 ngày (HTý x 10)= 466.560.000 giờ = 1.399.680.000 phân = 167.961.600.000 saoHội Tuất = 118.800 năm = 1.425.600 tháng = 42.768.000 ngày (HTý x 11)= 513.216.000 giờ = 15.396.480.000 phân = 18.475.760.000 saoHội Hợi = 129.600 năm = 1.555.200 tháng = 46.656.000 ngày (HTý x 12)= 559.872.000 giờ = 16.796.160.000 phân = 201.553.920.000 sao CÔNG THỨC :1x 12 x 30 x 12 x 30 x 12 Quan hệ tương đương:Hội Tý = 1 tháng – Hội Thìn = 5 tháng – Hội Thân = 9 tháng. Hội Sửu = 2 tháng – Hội Tị = 6 tháng – Hội Dậu = 10 tháng.Hội Dần = 3 tháng – Hội Ngọ = 7 tháng – Hội Tuất = 11 tháng. Hội Mão = 4 tháng – Hội Mùi = 8 tháng – Hội Hợi = 12 tháng Hình vẽ THÁI ẤT THIÊN BÀN CƠ SỞ cuối bài 1 BÀI 2NGŨ NGUYÊN TÝ Mỗi vận (360 năm) chia ra năm phần. Mỗi phần gọi là 1 nguyên tý. Một nguyên tý có 72 năm (360 : 5). Năm phần này hợp thành ngũ nguyên tý. Tên của ngũ nguyên tý là tên của các thiên can, phối hợp với địa chi tý. (Chi đứng đầu trong hệ thống 12 địa chi), cụ thể là:Nguyên giáp týNguyên bính týNguyên mậu týNguyên canh týNguyên nhâm tý. TAM NGUYÊN THƯỢNG, TRUNG, HẠ Mỗi vận chia thành 6 phần là:Thượng nguyên ( 2 lần )Trung nguyên ( 2 lần )Hạ nguyên ( 2 lần )Mỗi nguyên 60 năm ÂM CỤC VÀ DƯƠNG CỤC Theo quy định, từ năm 1324 đến năm 2403 (1.080) thuộc dương. Từ năm 2.404 đến năm 3.483 thuộc âm. Hiện nay, chúng ta đang sống trong thế kỷ thuộc dương.Bảng A Số nguyên tý từ năm 1.324 đến năm 2.403 (1080 năm) thuộc dươngNguyên giáp tý 1324 – 1395........1684 – 1755........2044 – 2115 Nguyên bính tý 1396 – 1467........1756 – 1827........2116 – 2187Nguyên mậu tý 1468 – 1539........1828 – 1899........2188 – 2259 Nguyên canh tý 1540 – 1611........1900 – 1971........2260 – 2331Nguyên nhâm tý 1612 – 1683.......1972 – 2043........2332 – 2463...............................I.......................II......................III.......... Mỗi nguyên tý 72 năm [(72 x 15) = 18 nguyên]Bảng B Số nguyên tý từ năm 2404 đến năm 3483 (1080 năm) thuộc âmNguyên giáp tý 2404 – 2475.........2764 – 2835..........3124 – 3195 Nguyên bính tý 2476 – 2547.........2836 – 2907..........3196 – 3267Nguyên mậu tý 2548 – 2619.........2908 – 2979..........3268 – 3339 Nguyên canh tý 2620 – 2691.........2980 – 3051..........3340 – 3411Nguyên nhâm tý 2692 – 2763.........3052 – 3123..........3412 – 3483...............................I.........................II........................III............ Như vậy, ta có 3 ngũ nguyên tý (1080) thuộc dương, và 3 ngũ nguyên tý thuộc âm. Theo nguyên lý “ Nhất âm nhất dương chi vị đạo ”. Do đó, 1080 năm tiếp theo ngũ nguyên tý là 2404 – 3483 thuộc âm.Niên cục thuộc các nguyên tý dương gọi là niên cục dương, thuộc các nguyên tý âm gọi là niên cục âm. Ba ngũ nguyên tý bao gồm 18 nguyên (60 x 18 = 1080). Các thượng, trung, hạ nguyên từ năm 1684 đến năm 2403, gồm 12 nguyên (720 năm) = 2 vận Thượng nguyên 1684 – 1743.........1864 – 1923..........2044 – 2103..........2224 – 2283Trung nguyên...1744 – 1803..........1924 – 1983..........2104 – 2163..........2284 – 2343 Hạ nguyên.......1804 – 1863..........1984 – 2043..........2164 – 2223..........2344 – 2403.............................I..........................II........................III.......................IV THÁI DƯƠNG THẬP NHỊ CUNG XÁThái dương thập nhị cung xá tức là 12 cung thuộc vòng hoàng đạo trong chiêm tinh học cổ đại phương Tây. Thập nhị địa chi phối hợp với 12 cung hoàng đạo như sau: Tý phối hợp với.......11 Bảo Bình....Năm 1684 Bắc...................................................................1743Sửu phối hợp với.....10 Ma kiệt..............1744........................................................1803 Đông BắcDần phối hợp với......9 Nhân mã............1804...................................................................1863Mão phối hợp với......8 Thiên yết...........1864 Đông...................................................................1923Thìn phối hợp với......7 Thiên xứng........1924...................................................................1983 Đông NamTị phối hợp với.........6 Song nữ.............1984....................................................................2043Ngọ phối hợp với......5 Sư tử.................2044 Nam....................................................................2103Mùi phối hợp với.......4 Cự giải...............2104....................................................................2163 Tây NamThân phối hợp với.....3 Âm dương...........2164....................................................................2223Dậu phối hợp với......2 Kim ngưu............2224 Tây....................................................................2283Tuất phối hợp với.....1 Bạch dương.........2284....................................................................2343 Tây BắcHợi phối hợp với.....12 Song ngư............2344....................................................................2403Tý phối hợp với.........Bảo bình...............2404 Bắc....................................................................2463Mỗi cung tương ứng với 60 năm (1 nguyên) Từ năm 2404 đến năm 3483 thuộc các nguyên tý âm. Từ đó ta suy ra từ năm 1323 lùi lại 1080 năm tức là từ năm 244 đến năm 1523 thuộc các nguyên tý âm. Từ năm 1324 lại bắt đầu phối hợp với Bảo bình trong “Thái dương thập nhị cung xá” với dương niên cục thuộc nguyên giáp tý dương.Bảng C Số nguyên tý từ năm 244 đến năm 1323 thuộc các nguyên tý âmNguyên giáp tý.....244 – 315..........604 – 675............964 – 1035 Nguyên bính tý.....316 – 387..........676 – 747............1036 – 1107Nguyên mậu tý.....388 – 459..........748 – 819............1108 – 1179 Nguyên canh tý....460 – 531...........820 – 891............1180 – 1251Nguyên nhâm tý...532 – 603...........892 – 963............1252 – 1323...............................I.......................II.........................III............. Thượng nguyên..244 – 303......424 – 483......604 – 663......784 – 863......964 – 1023.......1144 - 1203Trung nguyên....304 – 363......484 – 543......664 – 723......844 – 923......1024 – 1083......1204 – 1263 Hạ nguyên........364 – 423......544 – 603......724 – 783......904 – 983......1084 – 1143......1264 – 1323............................I...................II................III.................IV...................V.....................VI.............18 nguyên (60 x 18 = 1080) SỐ NIÊN CỤCMỗi nguyên tý có 72 năm. Niên cục được đánh số từ 1 đến 72 trong mỗi nguyên tý.Niên cục được tính theo chu kỳ của mỗi vận 360 năm. Ví dụ:- Năm 1570, theo bảng A ở trên, thuộc nguyên Canh tý dương. Nguyên Canh tý dương bắt đầu từ năm 1540.Ta coi: 1540 = 1Vậy 1541 = 2 ; 1542 = 3 ; 1543 = 4 ; 1544 = 5……Cứ thế ta tính tiếp, sẽ có : 1550 = 11 ; 1560 = 21 ; 1570 = 31Do đó, năm 1570 thuộc nguyên Canh tý dương, dương niên cục 31. - Năm 1644, theo bảng A, thuộc nguyên Nhâm tý dương. Nguyên Nhâm tý dương bắt đầu từ năm 1612Ta coi: 1612 = 1Vậy: 1613 = 2 ; 1614 = 3 ; 1615 = 4 ; 1616 = 5……Cứ thế ta tính tiếp, sẽ có: 1622 = 11 ; 1632 = 21 ; 1642 = 31 ; 1643 = 32 ; 1644 = 33Do đó năm 1644 thuộc nguyên Nhâm tý dương, dương nguyên cục 33.- Năm 2404, theo bảng B ở trên, thuộc nguyên Giáp tý âm. Nguyên Giáp tý âm bắt đầu từ năm 2404.Ta coi: 2404 = 1Do đó, năm 2404 thuộc nguyên Giáp tý âm, âm niên cục 1 - Năm 2478, theo bảng B, thuộc nguyên Bính tý âm. Nguyên Bính tý âm bắt đầu từ năm 2476.Ta coi: 2476 = 1 ; 2477 = 2 ; 2478 = 3Do đó, năm 2478 thuộc nguyên Bính tý âm, âm niên cục 3. SỐ NGUYỆT CỤC Cục tương ứng với tháng gọi là Nguyệt cục.Gốc tính nguyệt cục là ngày mồng 1, tháng Giáp tý ,năm Giáp tý, thuộc triều đại Nguyên Gia thời nhà Tống Trung Quốc (tương ứng với ngày 7 tháng 12 năm 424 sau công nguyên).- Thử tính số nguyệt cục tháng Bính Dần, năm Kỷ Mão (năm 1999). Ta tính như sau:Từ tháng Giáp tý, năm Giáp tý (năm 424) đến tháng Quý hợi (trước tháng Giáp tý) năm Kỷ Mão (trước năm Canh Thìn tức là năm 1999), ta có:1999 – 424 = 1575 năm (năm Mậu Dần, tháng Kỷ Mão)1575 x 12 tháng = 18.900 tháng (tháng Hợi, năm Mậu Dần) Từ tháng Giáp tý, năm Kỷ Mão đến tháng Mậu Dần, năm Canh Thìn, có 3 tháng:18.900 tháng + 3 tháng = 18.903 tháng (Bính Dần, năm Kỷ Mão)Dùng công thức I : 19.903 : 360 = số dư 183Dùng công thức II : 183 : 72 = số dư 39 Năm 2000 thuộc nguyên Nhâm tý dương, ta nói : tháng Bính Dần năm Kỷ Mão (năm 1999) có nguyệt cục dương 39 thuộc nguyên Nhâm tý dương. BÀI 3 SỐ NHẬT CỤCGốc tính nhật cục từ ngày mồng 1 tháng Giáp tý, năm Quý Hợi thuộc triều đại Cảnh Bình đời nhà Tống – Trung Quốc (ứng với ngày 19/2/423 dương lịch)Điểm mấu chốt của cách tính nhật cục là tính số ngày từ gốc tính nhật cục đến ngày đang xét.Ví dụ: Tính nhật cục ngày 14/02/1992 (âm lịch). Bước đầu tiên là tính số ngày từ gốc tính nhật cục (ngày 19/2/423) đến ngày 18/01/1992. Trước hết, ta tính tròn số năm phải xét.Vậy tính đến tháng 2 năm 1992, ta có: 1992 – 423 = 1569 nămTiếp đó, ta tính số ngày tròn trong 1569 năm: (1569 x 365,2422) – 10 = 573.055 ngàyBước tiếp theo, ta tính số ngày từ 19/01/1992 đến ngày 14/12/1999. Số ngày theo dương lịch, ta có:19/1/1992 – 31/1/1992 = 13 ngày1/2/1992 – 29/2/1992 = 29 ngày 1/3/1992 – 31/3/1992 = 31 ngày1/4/1992 – 30/4/1992 = 30 ngày 1/5/1992 – 31/5/1992 = 31 ngày1/6/1992 – 30/6/1992 = 30 ngày 1/7/1992 – 31/7/1992 = 31 ngày1/8/1992 – 31/8/1992 = 31 ngày 1/9/1992 – 30/9/1992 = 30 ngày1/10/1992 – 31/10/1992 = 31 ngày 1/11/1992 – 30/11/1992 = 30 ngày1/12/1992 – 14/12/1992 = 14 ngày ...........................Cộng = 331 ngàySố ngày từ 18/2/423 đến 14/12/1999 là: 573.055 + 331 = 573.386 ngàyTính tiếp theo công thức I: 573.386 : 360 = số dư 266Cuối cùng tính theo công thức II: 266 : 72 = số dư 19 Ngày 14/2/1992 sau Đông chí thuộc dương (sau ngày hạ chí thuộc âm). Ta nói: ngày 14/2/1992 có dương nhật cục 50 thuộc nguyên nhâm tý dương, hạ nguyên.(*)Ta biết rằng: ngày 21 (Giáp tý) tháng 11 (Nhâm tý) năm Nhâm thân.Gốc tính (Lê Quý Đôn): Âm lịch – mồng 1 – tháng 11 – Giáp týNăm Giáp tý (dương lịch 7/12/424) SỐ THỜI CỤCCách tính thời cục là dung số Can chi cho ngày và giờ. Gốc của Can chi ngày là ngày Giáp Tý = 1 ; ngày Ất Sửu = 2 ; ngày Bính Dần = 3…v.v… Thử tính thời cục giờ Giáp Tý, ngày Giáp Thìn (tương ứng với ngày 23/1/1992)Giờ Giáp Tý là giờ đầu tiên của ngày Giáp Thìn. Ta có: giờ Giáp Tý = 1Tính từ ngày Giáp Tý = 1 đến ngày Giáp Thìn, ta có: ngày Giáp Thìn = 41Nhưng ta chỉ tính đến hết ngày Quý Mão (trước ngày Giáp Thìn)Ngày Quý Mão có số Can chi = 40Mỗi ngày có 12 giờ âm lịch: 40 x 12 = 480 giờ âm lịchCộng thêm giờ Giáp Tý ngày Giáp Thìn, ta có: 480 + 1 = 481 giờ âm lịchTính tiếp, ta dùng công thức I: 481 : 360 = số dư 121Cuối cùng, ta dùng công thức II: 121 : 72 = số dư 49Ngày 23/1/1993 sau Đông chí. Tính thời cục cũng lấy thời gian từ Đông chí về sau thuộc dương, từ Hạ chí về sau thuộc âm.Từ kết quả tính toán trên đây, ta nói: ngày 23/1/1993 có dương thời cục 49 thuộc nguyên tý… Cách tính số niên cục, nguyệt cục, nhật cục, thời cục gọi là “Tứ kế” (tuế kế, nguyệt kế, nhật kế, thời kế)Theo nguyên tắc “Tề nguyên Giáp Tý”, gốc tính đầu tiên của “Tứ kế” là giờ Giáp Tý, ngày Giáp Tý, tháng Giáp Tý, năm Giáp Tý, nguyên Giáp Tý thuộc Hội Giáp Tý. BÀI 4 NHỊ THẬP TỨ TIẾT KHÍ VÀ GIAO HỘI CỦA MẶT TRỜI MẶT TRĂNGĐại hàn: Mặt trăng vận hành tại cung Sửu, mặt trời vận hành tại cung TýGiao hội tại khoảng giữa cung Sửu và cung Tý (tại…..)Vũ thuỷ: Mặt trăng vận hành tại cung Dần, mặt trời vận hành tại cung HợiGiao hội tại khoảng giữa cung Dần và cung Hợi (tại…..)Xuân phân: Mặt trăng vận hành tại cung Mão, mặt trời vận hành tại cung TuấtGiao hội tại khoảng giữa cung Mão và cung Tuất (tại…..)Cốc vũ: Mặt trăng vận hành tại cung Thìn, mặt trời vận hành tại cung DậuGiao hội tại khoảng giữa cung Thìn và cung Dậu (tại…..)Tiểu mãn: Mặt trăng vận hành tại cung Tị, mặt trời vận hành tại cung ThânGiao hội tại khoảng giữa cung Tị và cung Thân (tại…..)Hạ chí: Mặt trăng vận hành tại cung Ngọ, mặt trời vận hành tại cung MùiGiao hội tại khoảng giữa cung Ngọ và cung Mùi (tại…..)Đại thử: Mặt trăng vận hành tại cung Mùi, mặt trời vận hành tại cung NgọGiao hội tại khoảng giữa cung Mùi và cung Ngọ (tại…..)Xử thử: Mặt trăng vận hành tại cung Thân, mặt trời vận hành tại cung TịGiao hội tại khoảng giữa cung Thân và cung Tị (tại…..)Thu phân: Mặt trăng vận hành tại cung Dậu, mặt trời vận hành tại cung ThìnGiao hội tại khoảng giữa cung Dậu và cung Thìn (tại…..)Sương giáng: Mặt trăng vận hành tại cung Tuất, mặt trời vận hành tại cung MãoGiao hội tại khoảng giữa cung Tuất và cung Mão (tại…..)Tiểu tuyết: Mặt trăng vận hành tại cung Hợi, mặt trời vận hành tại cung DầnGiao hội tại khoảng giữa cung Hợi và cung Dần (tại…..)Đông chí: Mặt trăng vận hành tại cung Tý, mặt trời vận hành tại cung SửuGiao hội tại khoảng giữa cung Tý và cung Sửu (tại…..) CÁC SAO CƠ BẢN TRONGTHÁI ẤT THẦN SỐ Trong thái ất thần số, các sao cơ bản gồm: Sao Thái ất ; sao Kế thần ; sao Văn xương ; sao Thuỷ kíchSao Thái ất: Theo các sách kinh điển, sao Thái ất là tôn thần của thiên đế, ở trước sao Bắc thần, chủ sai khiến 16 thần. Sao Thái ất chủ về dự đoán gió mưa, hạn hán, lụt lội, chiến tranh, đói rét, bệnh tật. Xem xét tình hình trong nước, sao Thái ất chủ sự hưng vong, lịch số dài ngắn.Sao Thái ất vận hành trong 8 cung qua bát quái, không vào trung cung. Tại mỗi cung, sao Thái ất cư trú 3 năm: năm thứ nhất gọi là Lý thiên, năm thứ 2 gọi là Lý địa, năm thứ 3 gọi là Lý nhân. Ở năm thứ nhất, chức năng Lý thiên của sao Thái ất có nhiệm vụ điều chỉnh các thất lạc độ số các hiện tượng mặt trời, mặt trăng, các sao xấu biến động phát sáng gây những hiện tượng quái gở.Ở năm thứ 2, chức năng Lý địa của sao Thái ất có nhiệm vụ điều chỉnh những biến động về núi lở, đất hõm, sông xê dịch, đất đai, cây cối. Ở năm thứ 3, chức năng Lý nhân của sao Thái ất có nhiệm vụ điều chỉnh những biến động về vua tôi, các hiện tượng cha con khẩu thiệt, đói rét, lưu vong trong nhân dân.Sau 24 năm, sao Thái ất đi hết 1 vòng bát quái Phép tính sao Thái ất trong Tuế kế Bài ca: Cục dương Thái ất khởi tự cung CànMỗi cung trú lại 3 nămĐi thuận từ số 1 đến 9Cục âm, Thái ất khởi từ Tốn 9Tính nghịch từ số 9 đến số 1Chú ý là không vào số 5Số dư sau khi tính là cung Thái ất tớiTính từ năm Giáp tý đời Thiên hoàng đến năm ta cần tìm là bao nhiêu năm gọi là tích niênLấy tích niên chia cho số 3600 (đại chu thiên)Số dư nhỏ hơn 360 chia cho số 240. Được số dư tính tiếp như sau: bắt đầu tính 1 từ Càn2 Ly3 Cấn4 Chấn(không vào 5)6 Đoài7 Khôn8 Khảm9 TốnTính thuận, hết vòng lại trở về ban đầu Lẻ 1 là Lý thiênLẻ 2 là Lý địaLẻ 3 là Lý nhânXem ngược về những năm đã qua, mỗi năm giảm đi 1 số. Xem xuôi về những năm sắp tới, mỗi năm thêm 1 số. Ví dụ 1:Tính từ năm Giáp tý đời Thiên hoàng đến năm 2000 theo quy ước là 10.155.917 năm. Năm ta cần tìm là năm Canh Ngọ, niên hiệu chính trị năm thứ 13 triều Lê, có tích niên là 10.155.487 năm (một phép tính khác là 10.153.847 năm). Vậy năm Canh Ngọ nói trong ví dụ tương ứng với năm 1570. Lấy tích niên 10.155.487 chia cho 3600, có số dư là 247, nhỏ hơn số 360.Lại lấy số dư 247 chia cho số 240, được số dư là 7. Khởi Thái ất tính 1 từ Càn. Trú lại 3 năm. Còn dư 4 sang 2 Ly, lại trú 3 năm.Còn dư 1 sang 3 Cấn.Vậy là Thái ất đi vào cung 3 Cấn 1 năm.Số 1 tức là năm thứ nhất tương ứng với Lý thiên.Muốn tìm niên cục của năm Canh Ngọ trong ví dụ, ta lấy số dư 247 nói trên chia cho số 72, được số dư 31. Năm 1570, theo bảng A, thuộc nguyên Canh tý dương, vậy ta có dương niên cục 31 thuộc nguyên Canh tý dương – trung nguyên, ta nói:Năm Canh Ngọ niên hiệu chính trị năm thứ 13 triều Lê dương nguyên cục 31 thuộc nguyên Canh tý dương – trung nguyên sao Thái ất đi vào cung Cấn 3 một năm, ứng với Lý thiên.Ví dụ 2: Tính từ năm Giáp tý đời Thiên hoàng đến năm Nhâm Thìn, niên hiệu Quang Hưng năm thứ 15 triều Lê.Được tích niên là 10.155.509 năm. Vậy năm Nhâm Thìn nói trong ví dụ tương ứng với năm 1592Lấy tích niên 10.155.509 chia cho số 3600. Được số dư là 269. Số 269 nhỏ hơn 360.Lại lấy số 269 chia cho số 240, được số dư là 29Lại lấy số 29 chia cho số 24, được số dư là 5.Khởi Thái ất tính 1 từ Càn, trú tại 3 năm.Còn dư 2. Vậy Thái ất đi vào cung Ly 2 hai năm, tương ứng với Lý địaMuốn tìm niên cục của năm Nhâm Thìn trong ví dụ, ta lấy số dư 269 chia cho số 72, được số dư 53 Năm 1592, theo bảng A thuộc nguyên Canh Tý dương, vậy ta có dương niên cục 53 thuộc nguyên Canh tý dương – trung nguyên. Sao Thái ất đi vào cung Ly 2 hai năm ứng với Lý địaVí dụ 3: Tính từ năm Giáp tý đời Thiên hoàng đến năm 1644.Được tích niên là 10.155.561 nămLấy số tích niên 10.155.561 chia cho số 3600. Được số dư là 321Lại lấy số dư 321 chia cho số 240, được số dư là 9.Khởi Thái ất tính 1 từ Càn, trú lại 3 nămCòn dư 6 sang cung Ly 2, trú lại 3 nămCòn dư 3 sang cung Cấn 3. Vậy sao Thái ất vào cung Cấn 3 ba năm, tương ứng với Lý nhânMuốn tính niên cục năm 1644 trong ví dụ, ta lấy số dư là 321 chia cho số 72, được số dư 33. Năm 1644 theo bảng A thuộc nguyên Canh Tý dương. Vậy ta có dương nguyên cục 33 thuộc nguyên Nhâm tý dương – hạ nguyên. Ta nói:Năm 1644 dương niên cục 33, nguyên Nhâm tý dương – hạ nguyên. Sao Thái ất đi vào cung Cấn 3 ba năm, tương ứng với Lý nhân.Ví dụ 4: Tính từ năm Giáp tý đời Thiên hoàng đến năm 1732, được số tích niên là 10.155.649 nămLấy số tích niên 10.155.649 chia cho số 3600, được số dư là 49. Số 49 nhỏ hơn số 360.Số dư 49 nhỏ hơn số 240 cho nên lấy số dư 49 chia cho 24, được số dư là 1.Khởi Thái ất tính 1 từ Càn, trú lại năm thứ nhất tương ứng với Lý thiên.Muốn tính niên cục của năm 1732, ta thấy số dư 49 nói trên nhỏ hơn số 72. Vậy ta có dương niên cục 49, nguyên Giáp tý dương (theo bảng A), thượng nguyên. Ta nói:Năm 1732 dương niên cục 49, nguyên Giáp tý dương – thượng nguyên. Sao Thái ất vào cung Càn 1 năm thứ nhất tương ứng với Lý thiên.Ví dụ 5: Tính từ năm Giáp tý đời Thiên hoàng đến năm 1756, được số tích niên là 10.155.673Lấy số tích niên 10.155.673 chia cho số 3600 được số dư là 73Lấy số dư 73 chia cho số 24 được số dư là 1Khởi Thái ất tính 1 từ Càn, trú lại năm thứ nhất, tương ứng với Lý thiênMuốn tính niên cục năm 1756, ta lấy số dư 73 chia cho số 72, được số dư là 1. Vậy theo bảng A, ta có dương niên cục 1, nguyên Bính tý dương – trung nguyên, ta nói:Năm 1756 dương niên cục 1, nguyên Bính tý dương – trung nguyên. Sao Thái ất đi vào cung Càn 1 năm thứ nhất ứng với Lý thiên.Ví dụ 6: Tính từ năm Giáp tý đời Thiên hoàng đến năm 2000, được số tích niên là 10.155.917 nămLấy số tích niên 10.155.917 chia cho số 3600 được số dư là 29Số dư 29 nhỏ hơn số 240 cho nên ta chia 29 cho 24, được số dư là 5Khởi Thái ất tính 1 từ Càn, trú lại 3 nămCòn dư 2, sang Ly 2 hai năm, tương ứng với Lý địaMuốn tính niên cục của năm 2000, ta thấy số dư 29 nói trên nhỏ hơn 72 vậy có dương niên cục là 29 nguyên Nhâm tý dương (theo bảng A), hạ nguyên. Ta nói:Năm 2000 dương niên cục 29 nguyên Giáp tý dương – hạ nguyên. Sao Thái ất đi vào cung Ly 2 hai năm, tương ứng với Lý địa. Ví dụ 7:Tính từ năm Giáp tý đời Thiên hoàng đến năm 2404, có số tích niên là 10.156.321 năm.Lấy số tích niên 10.156.321 chia cho số 3600, được số dư là 1.Số dư 1 nhỏ hơn 24. Lấy số đó khởi Thái ất, năm 2404 thuộc cục âm.Cục âm tính nghịch, khởi Thái ất tính 1 từ Tốn 9, tức là vào cung Tốn 9 một năm, tương ứng với Lý thiên.Muốn tìm niên cục của năm 2404, ta thấy số dư 1 nhỏ hơn 72. Vậy ta có âm niên cục 1, nguyên Giáp tý âm (theo bảng B, thượng nguyên. Ta nói:Năm 2404 âm niên cục 1, nguyên Giáp tý âm – thượng nguyên. Sao Thái ất đi vào cung Càn 1 một năm, tương ứng với Lý thiên. Ví dụ 8:Tính từ năm Giáp tý đời Thiên hoàng đến năm 2464, được số tích niên là 10.156.381 năm.Lấy số tích niên 10.156.381 năm chia cho số 3600, được số dư là 61Lại lấy số dư 61 chia cho số 24, được số dư là 13.Lấy số đó khởi Thái ất. Năm 2464 thuộc cục âm. Cục âm tính nghịch, Thái ất khởi từ Tốn 9, trú lại 3 nămDư 10, sang Khảm 8, trú 3 nămDư 7, sang Khôn 7, trú 3 nămDư 4, sang Đoài 6, trú 3 nămDư 1, sang Thái ất vào Chấn 4 một năm, ứng với Lý thiên. Muốn tìm niên cục của 2464 ta thấy số dư 61 nhỏ hơn 72. Vậy ta có âm niên cục 61, nguyên Giáp tý âm – trung nguyên. Ta nói:Năm 2464 âm niên cục 61 nguyên Giáp tý âm – trung nguyên. Sao Thái ất đi vào cung Chấn 4 một năm, ứng với Lý thiên. GHI CHÚ: - Cục dương tính thuận từ Càn 1 đến Tốn 9...Cục âm tính nghịch từ Tốn 9 đến Càn 1.- Thái ất không vào trong cung 5Số Quái ứng với dương cục và âm cục số đều bằng 10 Ví dụ:Số cục âm 1 và số cục dương 1 ứng với Càn 1 và Tốn 9, cộng lại bằng 10Một quái ứng với x tam tài thiên – địa – nhân Ví dụ:Dương cục 1 có Càn 1 ứng với ThiênDương cục 2 có Càn 1 ứng với ĐịaDương cục 3 có Càn 1 ứng với Nhân SAO KẾ THẦN Người xưa nói: “Sao kế thần là con rồng đuốc của sao Thái ất”Phương pháp tìm cung có sao kế thần đóng. Kế thần Tý niên khởi từ DầnTrong thập nhị thần phải nghịch tuầnThời kế: hạ chí, từ thân khởi,Cục âm, 12 thần cũng tính ngược.Tích thập nhị tính, chia dần điSố dư rơi cung nào là kế thần đóng.Cách tìm kế thần: năm Tý khởi từ cung Dần, rồi lần lượt tính ngược 12 địa chi.Tính giờ theo phương pháp tiết hạ chí, khởi từ giờ Thân. Cục âm 12 địa chi cũng tính ngược. Lấy số 12 mà chia dần đi. Số dư rơi vào cung nào là nơi kế thần đóng.Tính năm nào, số tích niên là bao nhiêu. Lấy số 12 theo phép Đại tiểu chu mà chia. Mười hai thân là từ Tý, Sửu đến Tuất, Hợi – số dư (kể cả 12) là ngôi ở của kế thần. Cách tính như sau: lấy năm Tý khởi từ cung Dần, tính ngược lại, tới đâu là biết cung kế thần đóngBốn cách tính theo niên kế, nguyệt kế, nhật kế, thời kế đều tính nghịch. Duy có tính nhật kế, thời kế từ Hạ chí dùng cục âm, khởi Tý từ cung Thân tính nghịch lại.Năm Tý khởi từ Dần, đi ngược 12 năm là hết 1 vòng trời (chu thiên)Trình tự khởi từ Dần, tính nghịch 12 địa chi: Dần – Sửu – Tý – Hợi – Tuất – Dậu – Thân – Mùi – Ngọ - Tị - Thìn – Mão – (Dần)… Tính theo nhật kế, thời kế từ hạ chí dùng âm cục, trình tự khởi từ Thân, tính nghịch 12 địa chi: Thân – Mùi – Ngọ - Tị - Thìn – Mão – Dần – Sửu – Tý – Hợi – Tuất – Dậu – (Thân)…Ví dụ 1 Tìm kế thần của năm Canh Ngọ, niên hiệu chính trị năm thứ 13 triều Lê.Được số tích niên là 10.155.487 nămLấy số 10.155.478 chia cho số 12. Được số dư là 7. Khởi năm Giáp tý kể là 1, từ Dần tính ngược đến 7 thấy Canh ngọ ở cung Thân, tức là kế thần ở cung Thân. Cụ thể là:1-Năm Tý tại Dần (tính nghịch)2-Năm Sửu tại Sửu3-Năm Dần tại Tý4-Năm Mão tại Hợi5-Năm Thìn tại Tuất6-Năm Tị tại Dậu7-Năm Ngọ tại Thân (cung kế thần đóng)Muốn tìm cục năm Canh Ngọ trong ví dụ, ta lấy số tích niên 10.155.487 chia cho số 3600. Được số dư là 247. Lấy số dư 247 chia cho số 72, được số dư là 31. Năm Canh Ngọ trong ví dụ tương ưng với năm 1570 dương lịch, thuộc nguyên Canh Tý dương (theo bảng A). Ta nói:Năm Canh Ngọ niên hiệu Chính trị năm thứ 13, triều Lê, tương ứng năm dương lịch 1570 có dương niên cục 31, nguyên Canh Tý dương – trung nguyên. Sao kế thần đóng cung Thân.Ví dụ 2: Tìm kế thần năm 1592Được số tích niên là 10.155.509 năm.Lấy số 10.155.509 năm chia cho số 12, được số dư là 5. Tính toán như sau:1-Năm Tý tại Dần2-Năm Sửu tại Sửu3-Năm Dần tại Tý4-Năm Mão tại Hợi5-Năm Thìn tại Tuất (cung kế thần đóng)Muốn tìm niên cục 1592, ta lấy số tích niên 10.155.509 năm chia cho số 3600. Được số dư là 269. Lấy số dư 269 chia cho số 72, được số dư là 53. Ta nói:Năm 1592 có dương niên cục 53 nguyên Canh Tý dương – trung nguyên. Sao kế thần đóng cung Tuất. Ví dụ 3:Tìm kế thần năm 1599, được số tích niên là 10.155.516 năm. Lấy số tích niên 10.155.516 chia cho số 12, được số dư là 12. Tính toán như sau:1-Năm Tý tại Dần2-Năm Sửu tại Sửu3-Năm Dần tại Tý4-Năm Mão tại Hợi5-Năm Thìn tại Tuất6-Năm Tị tại Dậu7-Năm Ngọ tại Thân8-Năm Mùi tại Mùi9-Năm Thân tại Ngọ10-Năm Dậu tại Tị11-Năm Tuất tại Thìn12-Năm Hợi tại Mão (cung kế thần đóng) Muốn tìm niên cục năm 1599, ta lấy số tích niên 10.155.516 năm chia cho số 3600, được số dư là 276.Lấy số dư 276 chia cho 72, được số dư là 60. Ta nói:Năm 1599 dương lịch có dương niên cục 60 nguyên Canh tý dương – trung nguyên. Sao kế thần đóng tại cung Mão. SAO VĂN XƯƠNGCòn có tên là Thiên mục. Như phép thời kế dùng cách này để dẹp quân đánh úp và nghe ngóng tình hình giặc để phòng bị. Phương pháp tính:Văn xương thiên mục khởi Thân hươngThập lục cung gian thuận suy tườngSố chí càn khôn lưu song toánÂm cục khởi Dần cấn tốn phươngTích niên thập bát luỹ trừ ngoạiDự đoán trú xứ tứ Văn xương. Văn xương thiên mục khởi từ cung Thân. Trong khoảng 16 cung tích thuận đến cung Càn Khôn, lưu lại 2 số. Âm cục khởi từ cung Dần, tính đến cung Cấn, cung Tốn cũng lưu lại 2 số.Tích số của năm chia cho số 18. Số dư tính đến cung Mão là Văn xương ở cung ấy.Mười sáu cung tương ứng với 16 thần là:1-Càn: Ân đức.................. 9-Tốn: Đại trắc2-Hợi: Đại nghĩa...............10-Tị: Đại thần3-Tý: Địa chu...................11-Ngọ: Thiên uy4-Sửu: Dương đức.............12-Mùi: Thiên đạo5-Can: Hoà đức................13-Khôn: Đại vũ6-Dần: La hầu..................14-Thân: Vũ đức7-Mão: Cao tùng...............15-Dậu: Thái thốc8-Thìn: Thái dương...........16-Tuất: Âm chủ Số tích niên là bao nhiêu, đem chia cho số 18 của phép cục chu. Số còn lại không đủ 18, tính bắt đầu từ cung Thân, thuận theo 16 thần. Nếu gặp cung Càn, cung Khôn lưu lại một số, số dư tính đến cung nào thì Văn xương ở cung ấy.Ví dụ 1: Xem năm Canh Ngọ niên hiệu Chính trị năm thứ 13 triều Lê tương ứng với năm 1570 dương lịch. Được số tích niên là 10.155.487 năm. Chia số 10.155.487 cho số 18 của phép cục chu, được số dư là 13.Khởi từ cung - Thân kế là 1- Dậu kế là 2- Tuất kế là 3- Càn kế là 4,5 (tính 2 lần)- Hợi kế là 6- Tý kế là 7- Sửu kế là 8- Cấn kế là 9- Dần kế là 10- Mão kế là 11- Thìn kế là 12- Tốn kế là 13 (cung Văn xương đóng)Cung Tốn theo hệ 16 thập tương ứng với Đại trắc. Vậy theo phép tính nói trên, năm Canh Ngọ (1570) Văn xương thiên mục ở cung Đại trắc (Tốn). Muốn tìm niên cục năm Canh ngọ (1570), ta lấy số tích niên 10.155.487 năm chia cho số 3600, được số dư là 247. Lấy số dư 247 chia cho số 72, được số dư là 31. Năm Canh Ngọ (1570) thuộc nguyên Canh tý dương (theo bảng A) – trung nguyên. Dương niên cục 31. Ta nói:Năm Canh Ngọ (1570) có dương niên cục 31, nguyên Canh tý dương – trung nguyên. Sao Văn xương thiên mục đóng tại cung Đại trắc (Tốn)Ví dụ 2: Tìm Văn xương thiên mục năm 1592 dương lịch. Được số tích niên là 10.155.509 năm. Chia số 10.155.509 cho số 18 của phép cục chu, được số dư là 17.Khởi từ cung: - Thân kế là 1- Dậu kế là 2- Tuất kế là 3- Càn kế là 4,5 (tính 2 lần)- Hợi kế là 6- Tý kế là 7- Sửu kế là 8- Cấn kế là 9- Dần kế là 10- Mão kế là 11- Thìn kế là 12- Tốn kế là 13- Tị kế là 14- Ngọ kế là 15- Mùi kế là 16- Khôn kế là 17 (cung Văn xương đóng)Vậy theo phép tính nói trên, năm 1592 dương lịch, Văn xương thiên mục ở cung Đại vũ (Khôn). Muốn tìm niên cục năm 1592, ta lấy số tích niên 10.155.509 chia cho số 3600, được số dư là 269. Lấy số dư 269 chia cho số 72, được số dư là 53. Ta nói:Năm 1592 có dương niên cục 53, nguyên Canh tý dương (theo bảng A) – trung nguyên. Sao Văn xương thiên mục đóng tại cung Đại vũ (Khôn)Ví dụ 3: Tìm Văn xương thiên mục năm 1599 dương lịch. Được số tích niên là 10.155.516 năm. Chia số 10.155.516 cho số 18 của phép cục chu, được số dư là 6.Khởi từ cung: - Thân kế là 1- Dậu kế là 2- Tuất kế là 3- Càn kế là 4,5 (tính 2 lần)- Hợi kế là 6 (cung Văn xương đóng)Vậy theo phép tính nói trên, năm 1599 dương lịch có Văn xương thiên mục ở cung Đại nghĩa (Hợi). Muốn tìm niên cục năm 1599 dương lịch, ta lấy số tích niên 10.155.516 chia cho số 3600, được số dư là 276. Lấy số dư 276 chia cho số 72, được số dư là 60. Ta nói:Năm 1599 có dương niên cục 60, nguyên Canh tý dương – trung nguyên. Sao Văn xương thiên mục đóng tại cung Đại nghĩa (Hợi) SAO KHÁCH MỤC THUỶ KÍCH Sao khách mục Thuỷ kích còn có tên là Địa mục. Như phép thời kế, dùng cách này để an vị khách là kỳ binh và nghe ngóng tình hình quân giặc để chuẩn bị đối phó.Phương pháp tính là: Khách mục Thuỷ kích khởi nguyên nhân,Cấn vi hoa đức, gia kế thầnVăn xương lâm xứ vi Thuỷ kíchKhách mục tất ta khán Thiên luân.Chỗ khởi đầu để tìm khách mục Thuỷ kích: Cấn là Hoa đức, gia vào kế thần. Nói chung Văn xương tới là thuỷ kích. Khách mục tất xem Thiên luân. Hiểu rõ nơi Kế thần đóng, đặt Hoa đức vào đó. Xem trên niên bàn, Văn xương tới cung nào là Thuỷ kích ở đó.Ví dụ 1: Xem năm Canh Ngọ, niên hiệu Chính trị năm thứ 13 triều Lê, tương ứng với năm 1570 dương lịch.Kế thần năm 1570 ở Thân, gia cung Cấn (Hoà đức)Tính thuận Dậu gia cung Dần (La thân)...............Tuất gia cung Mão (Cao tùng)...............Càn gia cung Thìn (Thái dương)...............Hợi gia cung Tốn (Đại trắc)...............Tý gia cung Tị (Đại thần)...............Sửu gia cung Ngọ (Thiên uy)...............Cấn gia cung Mùi (Thiên đạo)...............Dần gia cung Khôn (Đại vũ)...............Mão gia cung Thân (Vũ Đức)...............Thìn gia cung Dậu (Thái thốc) Văn xương năm 1570 ở Tốn gia cung Tuất (âm chủ) – Thuỷ kích đóng. Ta nói:Năm Canh Ngọ (1570) Thuỷ kích đóng tại Tuất, âm chủ. Dương niên cục 31, nguyên Canh tý dương – trung nguyên.Ví dụ 2: Tìm vị trí của sao Thuỷ kích năm 1592 dương lịch.Kế thần năm 1592 dương lịch ở Tuất, gia cung Cấn (Hoà đức)Tính thuận Càn gia cung Dần (La thân)................Hợi gia cung Mão (Cao tùng)................Tý gia cung Thìn (Thái dương)................Sửu gia cung Tốn (Đại trắc)................Cấn gia cung Tị (Đại thần)................Dần gia cung Ngọ (Thiên uy)................Mão gia cung Mùi (Thiên đạo)................Thìn gia cung Khôn (Đại vũ)................Tốn gia cung Thân (Vũ Đức)................Tị gia cung Dậu (Thái thốc)................Ngọ gia cung Tuất (Âm chủ)................Mùi gia cung Càn (Âm đức) Văn xương năm 1592 ở Khôn gia cung Hợi (Đại nghĩa) – Thuỷ kích đóng. Ta nói:Năm 1592 dương lịch Thuỷ kích đóng tại Hợi, Đại nghĩa. Dương niên cục 53, nguyên Canh tý dương – trung nguyên.Ví dụ 3: Tìm vị trí của sao Thuỷ kích năm 1599 dương lịch.Kế thần năm 1599 dương lịch ở Mão, gia cung Cấn (Hoà đức)Tính thuận Thìn gia cung Dần (La thân)................Tốn gia cung Mão (Cao tùng)................Tị gia cung Thìn (Thái dương)................Ngọ gia cung Tốn (Đại trắc)................Mùi gia cung Tị (Đại thần)................Khôn gia cung Ngọ (Thiên uy)................Thân gia cung Mùi (Thiên đạo)................Dậu gia cung Khôn (Đại vũ)................Tuất gia cung Thân (Vũ Đức)................Càn gia cung Dậu (Thái thốc) Văn xương năm 1599 ở Hợi gia cung Tuất (Âm chủ) – Thuỷ kích đóng. Ta nói:Năm 1592 dương lịch Thuỷ kích đóng tại Tuất, Âm chủ. Dương niên cục 60, nguyên Canh tý dương – trung nguyên.TÌM CHỦ KHÁCH TỪNG NĂM Phương pháp tính: Chủ, khách nhị mục toán như hàChỉ khán hành cung số kỷ đaGián thần khơi nhật, tứ cung tứ,Lục cung khởi lục, thuận hành qua.Thái ất cung tiền, bất lãng việt,Đắc số tiện vi chủ toán ma.Hữu thần nhị mục lâm Thái ất,Chỉ thử cung trung chỉ toán ca. Chủ và khách hai vị tính như thế nào ? Chỉ cầu xin cung đi số là bao nhiêu ? Tính chủ từ Văn xương, tính khách từ Thuỷ kích. Thuỷ kích phối gián thần khởi 1. Cung 4 khởi từ 4, cung 6 khởi từ 6.Tính thuận, đến trước cung Thái ất ngừng lại. Số tìm được là chủ. Nếu hai thần Chủ và Khách lâm vào Thái ất, lấy cung đó và ngừng tính.Cần biết rõ Văn xương, Thuỷ kích, dấu cung nào (theo bát quái). Bắt đầu tính cùng với ngôi gián thần (Dần, Thân, Tị, Hợi – Thìn , Tuất, Sửu, Mùi) Nếu như cung quái vị là đầu tiên tất xét số cung thuộc quái vị để khởi tính. Nếu gián thần là ngôi đầu tiên, lấy số 1 mà tính, rồi tính tiếp theo thứ tự xác định. Không tính số ngôi gián thần, đều đến trước cung Thái ất là ngưng lại.Xem số dư là bao nhiêu, lấy chủ khách mà tính. Nếu Nhị mục đóng ở cung có Thái ất, tất cả y số của cung ấy mà ghi số cung của khách đóng. Ví dụ 1:Năm Canh Ngọ, niên hiệu Chính trị năm thứ 13 triều Lê, tương ứng năm 1570 dương lịch. Dương niên cục 31, tìm cung chủ đóng. Phép tính diễn ra như sau: Tính chủ từ Văn xương. Ta biết rằng năm 1570 Văn xương đóng tại cung Tốn 9.Tính khởi từ số:.................9 Tốn. Tính thuận theo cấu trúc bát quái.................2 Ly.................7 Khôn.................6 Đoài.................1 Càn.................8 Khảm (đến Cấn là cung Thái ất đóng, phải ngừng lại)Cộng được: 33Số không quá 5 là Vô địa. Lại tính khách. Lấy Thuỷ kích gián thần đóng là số 1.Thuỷ kích đóng:Cung Tuất (gián thần)..số 1 (theo bát quái)Cung Càn (gián thần)...số 1Cung Khảm (gián thần) số 8 (Thái ất đóng cung Cấn 3).....................Cộng là :..10Được số 10, không vào cửa Tù mà là Hoà. Định nghĩa một số khái niệm:Phát: Nếu đại, tiểu tướng (Tham tướng) không ở cùng 1 cửa. Văn xương không bị Tù, Bách. Thuỷ kích không bị yểm kích là Tướng phát. Phát có nghĩa là lợi mà hưng phát thành công. Quan: Nếu như đại, tiểu tướng ở cùng một cửa. Văn xương gặp Tù, Bách. Thuỷ kích gặp yểm kích là tướng không phát động được. Bởi vì số tính của Chủ Khách cùng 1 cung với Thái ất. Văn xương hoặc đại, tiểu tướng lại có số cùng bằng nhau là Quan. Quan có nghĩa là hai bên giao chiến tranh đoạt nhau, thế một sống một chết, nếu cứ làm sẽ bất lợi.Chủ khi tính được đa (nhiều) và hoà là thắng. Nếu tính được thiểu (ít) và bất hoà là bại.Tù: Thái ất cùng Văn xương, Đại, tiểu tướng xâm lấn nhau, dưới phạm trên, bị táng vong, thua bại. Bách: Hai bên Tủ Hữu Thái ất gặp Thiên mục, Địa mục và Đại, Tiểu tướng bức sát bản cung; biểu lộ trên dưới lấn át nhau, tả hữu bức bách nhau.........Trước là ngoài, sau là trong. Giờ (thần) là cấp cung là hoan; ở sau Thái ất.........Thái tuế ở trước cung Thái ất là phản.Yểm: Là Thuỷ kích tới cung Thái ất. Âm thịnh dương suy, trên lấn át, dưới tiếm quyền. Thấy như vậy tất dùng mệnh toán để phối hợp xem hoà hay bất hoà. Tính được hoà là tốt, bất hoà là xấu.........Thái ất ở các cung 3, 8, 4, 9 là dương; mà tính được số 1, 3, 5, 7 là lẻ, lóc dương; thế là trùng dương, chủ về hạn hán, hoả tai.........Nếu Thái ất ở các cung 1, 6, 2, 7 là âm; mà tính được số 2, 4, 6, 8 là chẵn; là trùng âm, chủ về mưa lụt, nước to. Đều là theo số tính thấy bất hoà.........Nếu Thái ất ở cung dương, tính được số chẵn; ở cung âm tính được số lẻ, là tính được hoà.........Hai sao Thiên mục, Địa mục lấy các cung Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài là dương; mà lấy Hợi, Sửu, Dần, Thân, Tị, Mùi, Thân, Tuất (ngôi gián thần) là âm.........Nếu ở cung dương tính được số chẵn, ở cung âm tính được số lẻ là hoà; trái lại là bất hoà.........Số 3, 9 gặp cung Dần, Thìn là thuần dương. Số 4, 8 gặp cung Sửu, Tị là tạp dương.........Số 3, 6 gặp Hợi, Mùi là thuần âm. Số 1, 7 gặp Thân, Tuất là tạp âm. Các số 33, 39 tính được là trùng dương; các số 22, 26 tính được là trùng âm........Thái ất, Thiên mục đóng ở cung âm mà số tính được 24, 28 là tạp trùng âm tai hoạ rất lớn........Thái ất, Thiên mục đóng ở cung dương, số tính được 13, 19, 31, 37 là tạp trùng dương, tai hoạ vừa vừa, quá lắm là trong ngoài có lập mưu........Thái ất, Thiên mục ở cung âm mà số tính được 11, 17 là dương ở trong âm. Bên trong có âm mưu; đều lấy số tính được nhiều và hoà là thắng, trái với thế là bại........Thái ất, Thiên mục đóng ở cung dương, số tính được 33, 39 là thuần dương, là thái quá, chủ về điều hung, về vua bạo ngược........Thái ất, Thiên mục đóng ở cung âm mà số tính được 22, 26 là thuần âm; thái quá cũng là yểm. Nếu gặp cung 2, cung 8 là định khí; cung 4, cung 6 là tuyệt khí........Tính “niên kế” là nhà vua gặp hung; cung 9 là thuần âm. Cung 1 là tuyệt dương, bề tôi gặp điều dữ xấu, bị giết. Kích: là Thuỷ kích bức bách gần Thái ất. Phía trước là tả, phía sau là hữu, bên trong đâm chém nhau, trên lấn át, dưới tiếm quyền. Nếu gặp giờ “kích” tai hoạ rất lớn. Nếu gặp cung “Kích” tai hoạ chậm hơn. Bên trong gặp rắc rối từ các bà hậu, bà phi; bên ngoài gặp phiền nhiễu từ ngoại quốc.Ví dụ 2: Tính Chủ Khách năm 1592 dương lịch. Dương niên cục 53. Nguyên Canh tý dương , trung nguyên.Thái ất đóng tại cung Ly 2 – Lý địaVăn xương đóng tại cung Đại vũ (Khôn 7)Thuỷ kích đóng tại cung Hợi – Đại nghĩa.Phép tính diễn ra như sau: Tìm cung Chủ đóng, trước hết tính từ Văn xương tại Khôn 7.........................................................................Đoài 6..........................................................................Càn 1........................................................................Khảm 8..........................................................................Cấn 3.........................................................................Chấn 4............Đến Ly 2 là cung Thái ất đóng phải ngừng lại Tốn 9...............................................................Cộng được: 38Tìm cung Khách đóng, lấy Thuỷ kích gián thần đóng là số 1Thuỷ kích đóng cung.........Hợi số 1..................................Khảm số 8.....................................Cấn số 3...................................Chấn số 4Thái ất đóng tại cung Ly 2 Tốn số 9..................................Cộng được: 25Thái ất đóng cung Ly 2 là âm. Số tính được 25 là lẻ. Ví dụ 3:Tính Chủ Khách năm 1599 dương lịch. Dương niên cục 60. Nguyên Canh tý dương , trung nguyên.Thái ất đóng tại cung Chấn 4Văn xương đóng tại cung Đại nghĩa (Hợi)Thuỷ kích đóng tại cung Tuất, âm chủ. Phép tính diễn ra như sau:Tìm cung Chủ đóng, trước hết tính từ Văn xương tại Hợi 1.....................................................................Khảm 8........................................................................Cấn 3...............................................Thái ất đóng tại Chấn 4............................................................Cộng được: 12 Tiếp đến tính Khách, lấy Thuỷ kích gián thần đóng là số 1Thuỷ kích đóng cung Tuất số 1..............................Càn số 1...........................Khảm số 8..............................Cấn số 3.....Thái ất đóng tại Chấn số 4......................Cộng được: 13Thái ất đóng cung Chấn 4 là dương. Số tính được 13 là lẻ. TÌM CHỦ, KHÁCH ĐẠI TƯỚNG VÀ THAM TƯỚNG Phương pháp tính:Chủ, Khách, Đại tướng suy pháp đồng,Khứ thập linh giả tức hành cung.Thập toán khứ cửu, chỉ dụng nhất,Tham tướng y Đại tam nhân thống.Đắc số vi cung, thủ lĩnh số,Phát, bách, tù, quan, khán cát hung. Chủ, Khách, Đại tướng cùng 1 phép tính. Trừ 10, số thừa ra là hành cung. Mười trừ 9 còn 1; Tham tướng dựa vào phương pháp tìm Đại tướng. Số Đại tướng nhân 3 lấy số lẻ. Tính phát, bách, tù, quan để xem tốt hay xấu.Ví dụ 1: Xem năm Canh Ngọ, niên hiệu Chính trị năm thứ 13 triều Lê tương ứng với năm 1570 dương lịch. Dương niên cục 31.Chủ tính được là 33; trừ đi 30, dùng 3, là Đại tướng ở cung 3; mà Thái ất cùng ở cung 3, là TÙ. Tù là có sự tang ma, vong bại. Chủ Tham tướng lấy số 3 của Đại tướng mà nhân với 3 (3 x 3 = 9), tức là chủ Tham tướng ở cung 9, mà Văn xương cũng ở cung 9; cũng là TÙ, là xấu.Tiếp đến tính Khách là 10. Bỏ 9 chỉ dùng 1 tức là Khách Đại tướng ở cung 1. Không gặp tù, bách, yểm, kích là tướng phát, là cát. Lấy 3 x 1 vẫn là 3, tức là Khách Tham tướng ở cung 3, cũng cùng cung với Thái ất tức là TÙ, là tiểu tướng bất lợi.Cục này, Thái ất tuy trợ Chủ, mà Chủ lại bất hoà. Hai tướng gặp tù nên an cư, không thể hành động trước. Khách hoà, tướng phát, lợi về khách. Nên an cư, lợi về hành động sau.Thiên mục ở trước là trong có thể công ngoài; ở sau là ngoài có thể công trong. Từ Càn đến Thìn là trong. Từ Tốn đến Tuất là ngoài.Thái ất ở các cung 1, 8, 3, 4 là “Thiên nội” là trợ Chủ, không thể đem quân cống phạt, muốn đánh địch, không nên khởi động trước, nên hậu ứng. Thái ất ở các cung 2, 9, 6, 7 là “Thiên ngoại”, là trợ Khách, lợi việc lấy binh đánh dẹp. Nếu muốn đánh địch phải đánh trước, không nên khởi động sau.Ví dụ 2: Xem năm 1592 dương lịch. Dương niên cục 53.Thái ất đóng cung Ly 2 hai nămVăn xương đóng cung Đại vũ (Khôn 7)Chủ tính được là 38Khách tính được là 25Chủ tính được 38; trừ đi 30, dùng 8. Tức là Đại tướng ở cung 8, mà Thái ất ở cung 2, không bị TÙ. Chủ tham tướng lấy số 8 của Đại tướng mà nhân với 3 (8 x 3 = 24). Trừ đi 20, dùng số 4.Tức là Chủ tham tướng ở cung 4, mà Văn xương đóng ở cung 7, Thái ất ở cung 2, không bị TÙ.Khách tính được số 25. Bỏ đi 20, dùng số 5, tức là Khách đại tướng ở cung 5 mà Thái ất ở cung 2, Văn xương đóng cung 7 là không bị TÙ. Lấy 3 x 5 = 15. Bỏ đi 10, dùng số 5, tức là Khách tham tướng đóng cung 5, mà Thái ất đóng cung 3, Văn xương đóng cung 7, là không bị tù.Ví dụ 3: Xem năm 1599 dương lịch. Dương niên cục 60.Thái ất đóng cung Chấn 4Văn xương đóng cung HợiChủ tính được là 12Khách tính được là 13Chủ tính được 12, bỏ đi 10, dùng số 2; tức là Chủ đại tướng đóng cung Ly 2 mà Thái ất đóng cung Chấn 4, Văn xương đóng cung Hợi, là không bị tù. Chủ tham tướng lấy số 2 của Chủ đại tướng nhân với 3 (2 x 3 = 6). Tức là Chủ tham tướng đóng cung Đoài 6, mà Thái ất đóng cung Chấn 4, Văn xương đóng cung Hợi là không bị tù.Khách tính được số 13. Bỏ đi 10, dùng số 3; tức là Khách đại tướng đóng cung Cấn 3; mà Thái ất đóng cung Chấn 4, Văn xương đóng cung Hợi là không bị tù. Lấy 3 x 3 = 9. Tức là Khách tham tướng đóng cung Tốn 9. Thái ất đóng cung Chấn 4, Văn xương đóng cung Hợi, là không bị tù. PHÉP TÌM ĐỊNH KẾ MỤC Phương pháp tính:Vi Khách tối nan minh định kế. Tiệm dĩ Tuế hợp gia tuế chi.Văn xương lâm sứ vi khởi toán. Thái ất cung tiền chỉ toán thì.Đại, Tham diệc như Chủ, Khách pháp, Tù, quan, cách, đôi tu bất nghi.Là Khách rất khó rõ cho nên định kế mục. Bèn lấy tuế hợp gia vào tuế chi. Khởi tính từ cung Văn xương đóng. Ngừng lại trước cung Thái ất. Đại tướng, Tham tướng cũng giống phép tính chủ. Khách gặp tù, quan, cách, đôi là không hợp. Xem trên thiên bàn thấy Văn xương đến cung nào, tất cung Thân ở dưới là Kê mục. Lấy cung bản vị khởi tính như cung thân x là đầu tiên, theo cung số để khởi tính gián thần x là đầu tiên. X khởi số 1 mà tính, sau chi dùng cung thân x. Tính số đến trước cung Thái ất thì ngừng lại.Xem số “kích” được bao nhiêu, trừ 10 dùng số lẻ. Số đó là nơi định kế mục Đại tướng đóng. Lấy số đó nhân với 3 là nơi định kế Tham tướng đóng. Xem tù, cách, bách, quan cũng như phép trước.Tác dụng của định kế mục: Tình hình của Khách (đối phương) khó tiên đoán, cho nên lập phép định kế mục để trùng thẩm. Ví dụ 1:Xem năm Tân Mùi, niên hiệu Chính trị, năm thứ 14 triều Lê (tương ứng với năm 1571 dương lịch) để định kế mục. Năm ấy Thái ất đi vào cục 32 dương. Thái ất ở cung 3 Cấn, Thiên mục ở Tị, Đại thần. Lấy Tuế hợp, viết chữ Ngọ trên tuế chi MùiTuế hợp: Tí hợp Sửu Dần hợp HợiMão hợp Tuất Thìn hợp DậuTị hợp Thân Ngọ hợp MùiNhìn Thiên mục Văn xương ở Tị, lâm vào trên cung 2 Ly – Ngọ (thiên uy), vậy Ngọ là cung để định kế mục. Ngọ là đầu tiên ở cung Ly số 2 (khởi tính thuận)Khôn – 7 Đoài – 6Càn – 1 Khảm – 8Thái ất đóng cung Cấn – 3 Cộng được = 24Không có quân, tù, cách, bách là hoà Bỏ đi 20, còn 4. Vậy Khách định kế Đại tướng tại cung 4.Lấy 4 x 3 = 12. Bỏ đi 10, còn 2; tức là Khách định kế Tham tướng ở cung 2. Ví dụ 2:Định kế mục năm 1570 dương lịch, tướng ứng với năm Can chi âm lịch là Canh ngọ. Dương niên cục 31. Thái ất đóng cung 3 Cấn.Văn xương tại 9 Tốn, Đại trắc. Lấy tuế hợp, viết chữ Mùi trên tuế chi Ngọ: Mùi – Ngọ (Ly 2)Văn xương ở Tốn 9 trên gián thần Tị Tị là đầu tiên số 1Ly la đầu tiên số 2 Khôn là đầu tiên số 7Đoài là đầu tiên số 6 Càn là đầu tiên số 1Khảm là đầu tiên số 8 Thái ất tại cung 3 CấnCộng được : 25 Bỏ đi 20, còn 5.Vậy Khách định kế Đại tướng tại cung 5. Lấy 5 x 3 = 15Bỏ đi 10, còn 5; tức là Khách định kế Tham tướng cũng ở cung 5. Ví dụ 3:Định kế mục năm 1592 dương lịch, tương ứng với năm can chi âm lịch là Nhâm Thìn. Tuế hợp của tuế chi Thìn là Dậu. Viết chữ Dậu trên tuế chi Thìn: Dậu – Thìn dương niên cục 53.Thái ất đóng cung Ly 2 Văn xương đóng cung Khôn 7, Đại vũ.Văn xương ở Khôn 7 trên gián thần Thân Thân là đầu tiên số 1Đoài là đầu tiên số 6 Càn là đầu tiên số 1Khảm là đầu tiên số 8 Cấn là đầu tiên số 3Chấn là đầu tiên số 4 Tốn là đầu tiên số 9Thái ất đóng Ly 2 Cộng được : 32Bỏ đi 30, còn 2. Vậy Khách định kế Đại tướng ở cung 2. Lấy 2 x 3 = 6 Vậy khách định kế Tham tướng ở cung 6. PHÉP TÌM BÁT MÔN TRONG TUẾ KẾ Phương pháp tính:Tuế kế bát môn trí tích niên Nhị Thiên tứ bách luỹ trừ tiên.Thiên hạ phụ trừ nhị bách tử Dư toán khai môn vị thủ truyền.Tam thập ước chi cầu sứ trực Mệnh gia Thái ất tả chu truyềnKhai, Hưu, Sinh môn vị tam cát Đỗ, Tử, Thương hồ đại hưng ngônKinh vãn tiểu hưng, cảnh tiểu cát Vượng, Tướng bội hề, khắc giảm yêu.Thái ất, Thiên mục cát môn lập Tam bất cụ hề, nghi thủ kiênTam môn cụ hề, ngũ tướng phát Xuất sư chiến thắng, tất công tuyền.Phương pháp tính là: Tìm năm xem Bát môn, lấy số tích niên chia cho số 2400. Dưới 1000 chia tiếp cho 240. Số dư tính bắt đầu từ khai môn.Lấy số 36 mà ước đi để tìm Trực sứ. Gia Thái ất lên đây mà tính thuận đi. Ba cửa cát là Khai, Hưu, Sinh. Ba cửa Đỗ, Tử, Thương là đại hung. Cửa Kinh xấu vừa, của Cảnh lành vừa. Gặp Vượng, Tướng thì tăng bội. Gặp khắc, giảm bớt. Thái ất, Thiên mục đứng ở cát môn. Ba cửa không đủ, nếu cố thủ bền bỉ. Ba cửa đủ, năm tướng phát, ra quân chiến đấu tất thắng hoàn toàn.Số tích niên là bao nhiêu, lấy phép Đại Chu bát môn là 2400 trừ dần đi. Dưới số 1000, trừ tiếp cho 240. Không đủ 240 là số dư của môn chu, lấy từ môn ước dần đi với số 30, đặt khi môn tính thuận, tức là được trực sứ của Bát môn. Lấy trực sứ gia Thái ất, tính quay về trái, tức là biết cửa nào thuộc khu phận nào, tai hoạ hay cát lợi.Bát môn là Hưu, Sinh, Thương, Đỗ, Cảnh, Tử, Kinh, Khai. Nếu tính theo Lạc thư, bát môn thứ tự như sau:1-Hưu 5-Khai 2-Tử 6-Kinh3-Thương 7-Sinh 4-Đỗ 8-CảnhCó cửa cát, có cửa hung. Phương nào gặp Vượng, Tướng có khí, phúc sẽ tăng gấp bội. Phương nào gặp khắc chế, không có khí, sự lành dữ giảm đi một nửa. Mỗi cửa 30 năm 1 lần đổi thế là 30 x 8 = 240 năm hết 1 Chu (vòng) của 8 cửa. Lấy cửa Khai là đầu tiên, tính vòng theo trái. Hết vòng lại bắt đầu.Nếu Thái ất, Thiên mục ở dưới cửa Khai và Sinh là 2 cửa không đủ: vì Hữu và Đỗ đối nhau. Sinh và Tử đối nhau. Đứng ở đất lành hướng về cửa xấu. Nếu không đủ đã có cửa cảnh ở giữa 2 cửa Đỗ và Tử. Nếu Thái ất, Thiên mục ở dưới cửa Hưu, là 3 cửa không đủ: vì cửa Hưu và cửa Cảnh đối nhau, là bên trái bên phải bị cách ức ở cửa Đỗ và cửa Tử. Bất lợi cho việc dấy quân Nếu ba cửa đủ, năm tướng phát, tám cửa khai thông, đường sá thanh thản, chiến đấu thắng lợi cả về công và thủ. Năm tướng là:Thái ất là gián tướng Văn xương là chủ thương tướngThuỷ kích là khách thương tướng Hai Đại tướng của Chủ và Khách.Nếu Thuỷ kích không bị yểm, kích; Văn xương không bị tù, bách, Đại tiểu tướng không tương quan, và số tính được là trường hoà, là 5 tướng phát. Cửa không đủ, tướng không phát, cửa lấy không thông là điềm quân bị thua, tướng bị chết.Ví dụ 1: Xem năm Tân Mùi, niên hiệu Chính trị năm thứ 14, tìm Trực sứ, tương ứng với năm 1571 dương lịch.Số tích niên được 10.155.488 năm Lấy phép Đại chu bát môn mà chia. Số dư là 128.Dưới số 240, nên lấy số 30 của bát môn trừ dần đi. Bắt đầu từ Khai môn, trừ đi 30. Hưu môn trừ đi 30. Sinh môn trừ đi 30. Thương môn trừ đi 30Trừ qua 4 cửa là 120. Còn dư là 8. Vậy Trực sứ ở cửa Đỗ. Lấy Đỗ gia Thái ất ở cung 3 Cấn, tức là cửa Cảnh ở cung 4 Chấn, cửa Tử ở cung 9 Tốn, cửa Kinh ở cung 2 Ly, cửa Khai ở cung 7 Khôn, cửa Hưu ở cung 6 Đoài, cửa Sinh ở cung 1 Càn, cửa Thương ở cung 8 Khảm, mà thấy được lành hay dữ.Năm ấy, Thái ất ở dương niên cục 32, đóng cung 3 Cấn; hợp với cửa Đỗ. Thiên mục ở Tị, hợp với cửa Tử; Chủ tính được là 2, 10, 5 cửa Đỗ. Thuỷ kích ở Tý kích Thái ất. Khách tính được là 8, đoản. Khách Đại tướng bị nội bách. Khách Tham tướng là ngoại bách. Kế thần ở Mùi Cục này, Thái ất Thiên mục không đứng ở ba cửa Khai, Hưu, Sinh là tam cát môn (là ba cửa đều đủ, có thể xuất quân). Thái ất gặp Thuỷ kích. Khách Đại tướng, Tham tướng gặp kích Bách. Chủ nhân ở cửa Đỗ là vô môn.Như số khách đoản. Chủ - Khách đều bất lợi, không thể đánh một cách miễn cưỡng. Ví dụ 2:Xem năm 1924, tương ứng với năm Can chi âm lịch là Giáp Tý. Số tích niên là 10.155.841 năm Lấy số tích niên 10.155.841 năm chia cho số 2400. Số dư được 1.441. Chia tiếp số 1441 cho 240. Số dư được 1.Vậy Trực sứ ở Khai môn. Năm 1924, Thái ất ở dương niên cục 1, đóng tại cung 1 Càn. Lấy Khai gia Thái ất ở cung 1 Càn. Vậy Khai môn cũng tại cung 1 càn. Trực sứ cũng ở Khai môn.Văn xương đóng tại cung Thân, hợp với cửa tử Thuỷ kích đóng tại cung 7 Khôn hợp với cửa tửVí dụ 3: Xem năm 1954, tương ứng với năm Can chi âm lịch là Giáp Ngọ. Số tích niên là 10.155.871 nămLấy số 10.155.871 năm chia cho số 2400. Số dư được 1471. Chia tiếp số 1471 cho số 240. Số dư được 31. Bắt đầu từ khai môn, trừ đi 30, còn dư 1. Vậy trực sứ ở Hưu môn.Năm 1954, Thái ất ở dương niên cục 55, đóng tại cung 3 Cấn Lấy Hữu môn gia vào Thái ất tại cung Cấn 3Văn xương đóng tại cung Mão hợp với cửa Hưu Thuỷ kích đóng tại cung Sửu hợp với cửa Khai TÌM THÁI ẤT TRONG NGUYỆT KẾ Phương pháp tính:Nguyệt kế chi pháp tuế kế đồng Thái ất tam nguyệt di nhất cungTiên bố tích niên giảm nhất toán Nguyệt thực thập nhị thừa chi côngTam bách lục thập trừ bất tận Dư toán nhập cục, lý tư thôngThái ất cứ 3 tháng là rời 1 cung. Trước tiên, đặt số tích niên của năm, rồi giảm đi 1. Số tháng dư nhân với 12; rồi chia cho 360. Số dư là nơi nguyệt kế Thái ất đóng. [(Tích niên – 1) x 12] / 360 = (Số dư / 60) : 72 = Cục Thái ất đóngVí dụ 1: Tìm tháng Giêng năm Canh Ngọ, niên hiệu Chính trị năm thứ 13 triều Lê, tương ứng năm 1570 dương lịch.Nguyên kế có gốc tính là tháng Giáp Tý, năm Giáp tý, triều đại Nguyên gia nhà Tống – Trung Quốc. Ngày đầu tháng Giáp tý năm đó tương ứng với ngày 7 tháng 12 năm 424 dương lịch Số tích niên đến năm Canh Ngọ (1570) là 1.147 nămGiảm đi 1. Lấy số 12 tháng nhân lên, được số tháng Dần là 13.752 tháng, chia với số 3600. Số dư dưới 3600 chia tiếp cho số 360, được số dư là 72. Số 72 lấy phép chu kỳ 60 chia 1 lần 60 là Thượng nguyên Giáp tý.Kỷ thứ nhất số dư là 12. Từ Giáp tý đến Ất Hợi là trúng số 12 tháng. Vậy tháng 10 của năm Kỷ Tị là tháng Ất Hợi vào kỷ thứ 2, trung nguyên Giáp Tý. Lại từ tháng 11 đến tháng giêng, lấy 3 mà tính được số 15. Tức là biết tháng giêng năm Canh Ngọ là tháng Mậu Dần.Số dư 72 nói trên, thêm 3 là 75, chia cho 72, dư 3 là tháng Mậu Dần, chính vào nguyên tý dương cục 3. Thái ất ở cung 1 Càn. Thiên mục ở Tuất. Chủ toán 1 chu Đại tướng ở cung 1. Chủ Tham tướng ở cung 3. Kế thần ở Tý, Thuỷ kích ở Hợi. Khách toán số 40. Khách Đại tướng ở cung 4. Khách Tham tướng ở cung 2. Ví dụ 2:X niên đầu tiên hiệu Nguyên gia nhà Tống, tháng 11 năm Giáp x đến năm Nhâm tý, tương ứng với năm1732 dương lịch. Được số tích niên là 1309 nămSố 1309 giảm đi 1 rồi tính. Lấy số 12 tháng mà nhân, được số tháng thực là 15.696 tháng. Chia 15.696 tháng cho số 3600, được số dư là 216.Lấy 216 chia tiếp cho số 60, được số dư là 36. Từ Giáp kể là 1, tính đến Kỷ Hợi vừa đúng 36. Đó là tháng 10 Kỷ Hợi năm Tân Hợi (trước năm Nhâm Tý đang tính); tức là vào kỷ nguyên Thượng nguyên Giáp týLại từ tháng 11 Canh tý năm Tân Hợi đến tháng giêng năm Nhâm tý thêm 3 số để tính, cộng với số dư 36 ở trên được 39; tức là tháng Nhâm Dần năm Nhâm tý. Số dư 216 nói trên, thêm 3 là 219. Lấy 219 chia cho 72, được số dư là 3; tức là tháng Nhâm Dần năm Canh tý đi vào nguyên Canh tý dương cục thứ 3.Thái ất ở cung 1 Thiên mục ở cung TuấtChủ toán được 1 Chủ đại tướng đóng cung 3Khách, toán được 40 Khách đại tướng đóng cung 4Khách tham tướng đóng cung 2 Ví dụ 3:Xem năm Giáp tý niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 5 triều Lê, tương ứng với năm 1744 dương lịch. Từ gốc tính nguyệt kế đến năm 1744 được số tích niên là 1321 năm.Số 1321 năm giảm đi 1 để tính. Lấy số 12 tháng nhân lên được 15840 tháng. Số 15.840 chia cho số 3600, được số dư là 360Chia tiếp 360 cho số 60. Số dư là 60. Từ Giáp tý kể là 1 tính đến 60 gặp Quý Hợi. Đó là tháng 10 Quý Hợi năm Quý Hợi.Lại lấy số 3 gia vào mà tính, tất từ tháng giêng năm Giáp tý là tháng Bính Dần. Số dư 360 nói trên thêm 3 là 363 chia cho số 72, được số dư là 3. Vậy tháng Bính Dần năm Giáp tý (1744) đi vào cục 3 nguyên Giáp tý dương (vị trí các sao như năm 1732)Thái ất ở cung 1 Thiên mục ở cung TuấtChủ toán được 1 Chủ đại tướng đóng cung 1Chủ tham tướng đóng cung 3 Khách, toán được 40Khách đại tướng đóng cung 4 Khách tham tướng đóng cung 2 PHÉP TÌM NHẬT KẾ Phương pháp tính:Nhật kế chi pháp, nguyệt kế cầu Nguyệt thực số đắc tiện vi đầuNhuận pháp tam thập nhị phân ngoại Ngũ thập thất sao quy trừ chuTrừ đắc nhuận số gia nguyệt thực, Nhật bình hội pháp tử tế sưu.Sưu bố nhị thập cửu nhật toán, Ngũ thập tam phân sao lục hưu.Nhật bình nguyệt thực tương thừa liễu. Nhật kế tích số thử truyền lưuMuốn tìm nhật kế, dựa vào nguyệt kế mà tính. Đầu tiên lấy số tháng thực. Dùng phép tính tháng nhuận là 32 phân 57 dây mà quy trừ. Tính được số nhuận thì thêm vào số tháng thực. Tính để ứng dụng nhất bình hội pháp. Tìm số 29 ngày 53 phân 6 dây là ngừng. Lấy số nhật bình nhân với số nguyệt thực là thấy tích số của nhật kế (số tích nhật).Tìm số tháng thực, lấy phép nhuận là 32 phân 57 dây quy trừ đi. Được bao nhiêu tháng nhuận, lẻ bao nhiêu. Số lẻ đó không góp vào số tháng thực cùng tính Còn số lẻ, dùng nhật bình hội pháp là 29 ngày 53 phân 6 dây mà nhân. Tích số (cùng số lẻ), lấy phép Đại tiểu chu 3600 mà chia. Nếu số dư không bằng số 360, chia tiếp cho số 60. Số dư là nhật kế của Giáp tý vào kỷ nguyên vào cục giống như phép tìm niên kế.Nếu như muốn tìm Thất nguyên cầm tinh đóng ngày đó, tìm số tích nhật, lấy số 28 sao mà chia, số dư khởi sao cơ đến số cuối cùng đóng ở sao nào, tức là ngày đó gặp sao ấy. Ví dụ 1:Theo phép tính nhật kế, tìm ngày mồng 6 tháng giêng năm Canh Ngọ niên hiệu chính trị thứ 13 triều Lê tương ứng với năm 1570 dương lịch. Từ gốc tính nguyệt kế, đến tháng ấy, năm ấy, được số tích nguyệt là 13.755 tháng thực. Lấy phép nhuận nguyệt là 32 phân 57 dây làm phép quy trừ, được số tháng nhuận là 222 tháng, dư 1 phân không 96, không bằng phép nhuận. Bỏ không dùng mà tính gộp vào số tháng thực, cộng được là 14.177 tháng.Lấy nhật bình hội pháp là 29 ngày 53 phần 06 dây nhân lên được 418.625 ngày 78 phân 56 dây. Lấy phép Đại tiểu chu mà chia, được số dư là 305. Lấy phép 60 Giáp tý mà chia tiếp số dư 305; 5 lần 60 bằng 300. Số dư 305 – 300 = 5. Tức là vào kỷ Giáp tý, còn dư 5.Vậy, ngày 30 tháng 12 năm Kỷ tị (trước năm Canh ngọ) đi vào kỷ nguyên Giáp tý thứ 6, là ngày Mậu Thìn. Lại gia số 6 để tính, số dư 5 nói trên + 6 = 11. Tức là ngày mồng 6 tháng giêng năm Canh Ngọ là ngày Giáp tuất.Số dư 305 nói trên, gia thêm 6 thành 311. Lấy số 311 chia cho số 72, được số dư 23. Vậy, năm Canh Ngọ (1570) thuộc nguyên Canh tý dương, trung nguyên, dương niên cục 23, ngày Giáp Tuất. Thái ất đóng cung 9Chủ toán là 16 Chủ Đại tướng đóng cung 6Chủ Tham tướng đóng cung 8 Kế thần đóng cung ThìnThuỷ kích đóng cung Thân Thiên mục đóng cung 1 CànKhách toán là 23 Khách đại tướng đóng cung 3Khách Tham tướng đóng cung 9 Ví dụ 2:Theo phép nhật kế, tìm ngày 14 tháng 12 năm 1992 dương lịch, năm Can chi Nhâm Thân. Ta biết rằng gốc tích nhật kế, theo quy ước là ngày 19 tháng 2 năm 423.Ngày 19/02/423 chắc còn trong tháng Giáp Dần, năm Quí Hợi. Phép tính diễn ra như sau:1992 – 423 = 1596 năm dương lịch Hiệu số từ ngày 14 (đang xét) đến ngày 19 (gốc tính nhật kế): 19 ngày – 14 ngày = 5 ngàySố ngày “x” trong dương lịch là 10 ngày. Theo bài 3 “số nhật cục”, số ngày tính đến 14 tháng 12 năm 1992, có 573.353 ngày. Lấy số 573.353 ngày chia cho số 360, được số dư là 1.Số dư 1 nhỏ hơn 60. Vậy ngày 14 tháng 12 năm 1992 đi vào kỷ nguyên Giáp tý thứ nhất, tính theo Can chi là ngày Giáp tý năm Nhâm Thân Tính tiếp theo phép tính đã nói trong bài 3 “Số nhật cục”, ta có:Ngày 14/12/1992 thuộc nguyên Nhâm Tý dương, hạ nguyên, dương nhật cục 17, ngày Giáp tý. Thái ất đóng cung 7 KhônKế thần đóng cung Tuất Văn xương đóng cung 7 KhônThuỷ kích đóng cung Hợi Chủ toán là 7Chủ đại tướng đóng cung 7 Khôn Chủ tham tướng đóng cung 1 CànKhách toán là 27 Khách Đại tướng đóng cung 7 KhônKhách Tham tướng đóng cung 1 Càn. Lại lấy số tích nhật 537.353 ngày chia cho 28 sao, được số dư là 25. Khởi sao cơ là 1. Tính đến 25 ứng với sao Đế. Vậy ngày Giáp tý năm Nhâm Thân gặp sao Đế Thổ lạc. PHÉP TÍNH THỜI KẾ Phương pháp tính:Thời kế định ư nhị Chí trung Nhược phùng Giáp Tý tiện vị tôngNhất nhất tu hạ Thập nhị toán Dương nhật dụng thời số kỷ chungGiáp Tý lục thập dư tích toán Nhị thập tứ số trừ hành cungNhất pháp ngũ nhật vi nhất kỷ Ngũ lục tam tuần lục kỷ chungĐông chí tiết hậu dụng dương độn Hạ chí âm cục độn bất đồngHữu thổ chi quân minh tuế kế Nguyệt kế tu ư khanh dữ cốngNhật kế chung quan giai cộng dụng Vận trù tướng soái thời kế thông.Thời kế định ở trong 2 chí (Đông chí và Hạ chí). Nếu gặp Giáp Tý là Đông chí. Dương ngày dùng giờ bao nhiêu là hết. Số dư của tích số sau khi chia cho Giáp Tý 60 là bao nhiêu, lại lấy số 24 chia hành cung.Một phép khác là: Lấy 5 ngày là 1 kỷ 5 x 6 = 3 tuần. 6 kỷ là kết thúc.Sau tiết Đông chí, dùng dương độn. Sau tiết Hạ chí dùng âm độn Bậc vua có đất nước, xem tuế kế. Nguyệt kế xem cho bậc công khanh. Nhật kế dùng cho các quan và dân chúng. Tướng soái vận trù việc quân xem thời kế.Trước tiên, xác định là sau tiết Đông chí, dùng cục dương. Lấy ngày Giáp Tý để khởi đầu tính đến ngày cần xem tích số là bao nhiêu. Giảm đi 1.Lấy phép 12 giờ mà chia. Dư không đầy số 60 là vào kỷ. Lại lấy phép 72 ước dần đi là vào cục. Sau Hạ chí dùng cục âm. Thái ất khởi từ cung 9Ví dụ 1: Xem giờ Đinh Sửu, ngày Canh Thìn mười sáu tháng 11 năm Canh Ngọ niên hiệu Chính trị năm thứ 13 triều Lê.Phép tính diễn ra như sau: Khởi tính từ Giáp Tý đến Canh Thìn cộng là 17 số.-Giáp Tý 1 -Kỷ Tị 6 -Ất Hợi 12 -Ất Sửu 2 -Canh Ngọ 7 -Bính Tý 13-Bính Dần 3 -Tân Mùi 8 -Đinh Sửu 14 -Đinh Mão 4 -Nhâm Thân 9 -Mậu Dần 15-Mậu Thìn 5 -Quý Dậu 10 -Kỷ Mão 16 -Giáp Tuất 11 -Canh Thìn 17Số 17 giảm đi 1 rồi nhân với 12 giờ, được số 192. Lại tính Tý, Sửu là 2 giờ gia 2 số cộng là 194Lấy 194 chia cho số 60, được 3 lần. Đây là ba kỷ thượng – trung – hạ nguyên Giáp Tý. Số dư là 14. Tức là tính đến giờ Đinh Sửu ngày, tháng nói trên, gặp kỷ thứ tư, thượng nguyên Giáp Tý.Lại lấy số 194 nói trên chia cho số 72, được 2 lần 60, số dư 50; tức là qua nguyên Giáp Tý, Bính Tý, vào nguyên Mậu Tý; sau Đông chí là dương thời cục 50 Thái ất đóng cung 1 CànKế thần đóng cung Sửu Văn xương đóng cung TịThuỷ kích đóng cung Ngọ Chủ toán là 16Chủ Đại tướng đóng cung 6 Đoài Chủ Tham tướng đóng cung 8 KhảmKhách toán là 15 Khách Đại tướng đóng cung 5Khách Tham tướng đóng cung 5 Ví dụ 2:Xem giờ Ất Sửu, ngày Giáp Thìn, tháng giêng năm Quý Dậu (tương ứng với ngày 24/1/1993 dương lịch) Dương lịch: 1993 niên 1 nguyệt 23 nhật 1 thời ;Âm lịch: 1993 niên 1 nguyệt 1 nhật 1 thờiCan chi: Quý Dậu - Giáp Dần - Giáp Thìn - Ất Sửu ;Tuần không: [Tuất Hợi - Tý Sửu - Dần Mão - Tuất Hợi]Tích Niên: 10.155.910 - 310 - 22 ;Tích Nguyệt: 121.870.911 - 111 - 39 ;Tích Nhật: 3.709.369.601 - 161 - 17 ;Tích Thời: 44.512.435.202 - 122Nhập Kỷ Nguyên Cục số: Nguyên thứ 2-Bính Tý - Kỷ thứ 2 - Dương độn 50 cụcPhép tính diễn ra như sau: Khởi tính từ Giáp Tý đến Giáp Thìn, cộng là 41 số-Giáp Tý 1 – Giáp Tuất 11 – Giáp Thân 21 – Giáp Ngọ 31 – Giáp Thìn 41 -Ất Sửu 2 ……Số 41 giảm đi 1, rồi nhân với 12 giờ (40 x 12 = 480 giờ) Lại tính Tý, Sửu là 2 giờ; 480 gia hai được số 482Lấy số 482 : 60 = 8, dư 2. Tám lần tương ứng với trung nguyên Giáp Tý (lần thứ 3) Số dư 2, tức là tính đến giờ Ất Sửu, ngày tháng nói trên gặp Hạ nguyên Giáp Tý (lần thứ 3). Cụ thể là:Lần thứ nhất 1-Thượng nguyên Giáp Tý I: 602-Trung nguyên Giáp Tý II: 60 3-Hạ nguyên Giáp Tý III: 60Lần thứ hai 4-Thượng nguyên Giáp Tý I: 605-Trung nguyên Giáp Tý II: 60 6-Hạ nguyên Giáp Tý III: 60Lần thứ ba 7-Thượng nguyên Giáp Tý I: 608-Trung nguyên Giáp Tý II: 60 9-Hạ nguyên Giáp Tý III: 2……Cộng được : 482 giờ Lại lấy số 482 chia cho số 72, được 6 lần, có số dư 50. Tức là qua các nguyên tý:Lần thứ nhất Nguyên Giáp Tý số 1Nguyên Bính Tý số 2 Nguyên Mậu Tý số 3Nguyên Canh Tý số 4 Nguyên Nhâm Tý số 5Lần thứ hai Nguyên Giáp Tý số 1Nguyên Bính Tý số 2…… Ta nói: giờ Ất Sửu, ngày Giáp Thìn, tháng giêng năm Quý Dậu (24/1/1993) vào nguyên Bính Tý; sau Đông chí là dương khởi cục 50Thái ất đóng tại cung 1 Càn Kế thần đóng tại cung SửuVăn xương đóng tại cung Tị Thuỷ kích đóng tại cung NgọChủ toán là 16 Chủ Đại tướng đóng tại cung 6 ĐoàiChủ Tham tướng đóng tại cung 8 Khảm Khách toán là 15Khách Đại tướng đóng tại cung 5 Khách Tham tướng đóng tại cung 5. CHÍN SAO THUỘC THÁI ẤT Chín sao thuộc Thái ất là các sao trong vùng sao Bắc đẩu. 16 năm 1 lần đổi ngôi đi trong khoảng can và chi.90 năm là 1 tiểu chu, 900 năm là 1 đại chu. 1 là Chính tinh, còn gọi là Khu; tên là Thiên anh.2 là Pháp tinh, còn gọi là Toàn; tên là Thiên Nhậm 3 là Hội tinh, còn gọi là Cơ; tên là Thiên Trụ4 là Phạt tinh, còn gọi là Quyền; tên là Thiên Tâm 5 là Sát tinh, còn gọi là Hoành; tên là Thiên Cầm6 là Nguy tinh, còn gọi là Khai dương; tên là Thiên Phụ 7 là Bộ tinh, còn gọi là Dao Quang; tên là Thiên Xung8 là Huyền Qua, còn gọi là Thiên Nhuế. 9 là Chiêu Dao, còn gọi là Thiên Bồng.Chín sao trên nếu gặp Thái ất ở những năm yểm, bách, khai, tù, kích, cách, đề, hiệp tất sinh tai hoạ Phương pháp tính:Đặt từ thượng cổ Giáp Tý thượng nguyên đến năm cần tìm. Số tích niên là bao nhiêu, dùng phép cửu tinh đại chu là số 900 mà chia. Số dư dưới 900, lấy phép tiểu chu là số 90 chia tiếp.Nếu không hết thì lấy vòng sao Số dư lấy số sau đem 10 mà ước trừ đi, số tìm được là số cung của sao đóng.Cách tìm số niên: Tính từ 1 là Thiên Bồng, đi thuận theo 9 sao. Ngoài số 9 là trực phù 9 sao và số năm. Thứ tự và vị trí 9 sao khi chưa động:1-Thiên Bồng là Lục Mậu tinh (6 năm có can Mậu đứng đầu), đóng cung 1 Càn. Chủ về biến động, không yên việc thay đổi 2-Thiên Nhuế là Lục Kỷ tinh (6 năm có can Kỷ đứng đầu), đóng cung 2 Ly. Chủ về chiến tranh, quân sự, trộm cướp, hưng phế.3-Thiên Xung là Lục Canh tinh (6 năm có can Canh đứng đầu), đóng cung 3 Cấn. Chủ về việc chinh chiến, sát phạt. 4-Thiên Phụ là Lục Tân tinh (6 năm có can Tân đứng đầu), đóng cung 4 Chấn. Chủ về việc kho tang, ngũ cốc. Cát5-Thiên Cầm là Lục Nhâm tinh (6 năm có can Nhâm đứng đầu), đóng cung 5 ở giữa. Chủ về việc giết, trừng trị kẻ có tội. Cát. 6-Thiên Tâm là Lục Quý tinh (6 năm có can Quý đứng đầu), đóng cung 6 Đoài. Chủ về việc đánh dẹp kẻ vô đạo. Cát.7-Thiên Trụ là Lục Đinh tinh (6 năm có can Đinh đứng đầu), đóng cung 7 Khôn. Chủ về tai hoạ, tổn hại; hiệu lệnh. 8-Thiên Nhậm là Lục Bính tinh (6 năm có can Bính đứng đầu), đóng cung 8 Khảm. Chủ về âm hình, việc của nữ chúa.9-Thiên Anh là Lục Ất tinh (6 năm có can Ất đứng đầu), đóng cung 9 Tốn. Chủ về dương đức của bậc nhân quân. Giáp là đầu hang. Trực phù là sứ của các tinh cung.Dùng Trực phù để phối hợp với 9 sao. Khi muốn tìm các năm Lục Giáp đến thì đặt vào cung trực phù muốn tìm. Ví dụ:Các năm Lục ất, theo cách tìm nói trên, thấy Lục ất tương ứng với sao Thiên Anh. Vậy gia Thiên Anh vào cung 9 Tốn làm trực phù (khi chưa động) Các năm Lục Bính, gia Thiên Nhậm vào cung 8 Khảm làm trực phù (khi chưa động).Nếu như Lục Bính, tìm được Thiên Bồng làm trực phù tất thứ nhất lấy Thiên Bồng đưa vào cung 8 Khảm, trên cung Thiên Nhậm. Thứ hai, đưa Thiên Nhuế vào cung 9 Tốn trên cung Thiên Anh.Thứ ba, đưa Thiên Xung vào cung 1 Càn trên cung Thiên Bồng. Thứ tư, đưa Thiên Phụ vào cung 2 Ly trên cung Thiên NhuếThứ năm, đưa Thiên Cầm vào cung 3 Cấn trên cung Thiên Xung Thứ sáu, đưa cung Thiên Tâm vào cung 4 Chấn trên cung Thiên PhụThứ bảy, đưa Thiên Trụ vào cung 5 T trên cung Thiên Cầm. Thứ tám, đưa Thiên Nhậm vào cung 6 Đoài trên cung Thiên Tâm.Thứ chín, đưa Thiên Anh vào cung 7 Khôn trên cung Thiên Trụ. Ví dụ 2:Tìm trực phù năm 1570 (năm Canh Ngọ âm lịch trung nguyên) Số tích niên tính đến năm 1570 là 10.155.487 nămLấy số 10.155.487 chia cho số 90, được số dư là 67 Lại chia tiếp 67 cho 10, được 6 lần và số dư là 7Vậy trực phù ở cung 7 (năm thứ 7), tương ứng với Lục Đinh. Lại lấy số dư 67 chia cho 9, được số dư là 4. Vậy trực phù là Thiên phụ 4 đóng cung 7 Khôn (năm thứ 7)Năm Canh Ngọ thuộc nguyên Canh Tý dương tính thuận, Thiên Bồng tại Giáp Tý Mậu đóng cung 7 Khôn. M7 T1 D4 Giáp Tý Mậu 7 Thiên Bồng Thiên phụ trực phù giáp ngọ TânK8 N2 B5 Giáp Tuất Kỷ 8 Thiên Nhuế Thiên Cầm giáp Thìn Nhâm C9 Q3 A6 Giáp Thân Canh 9 Thiên Xung Thiên Tâm giáp Dần QuýGiáp Ngọ Tân 1 Thiên Phụ Thiên Trụ Đinh Kỳ. Giáp Thìn Nhâm 2 Thiên Cầm Thiên Nhậm Bính KỳGiáp Dần Quý 3 Thiên Tâm Thiên Anh ất Kỳ Đinh Kỳ 4 Thiên Trụ Thiên Bồng giáp Tý MậuBính Kỳ 5 Thiên Nhậm Thiên Nhuế giáp Tuất Kỷ Ất Kỳ 6 Thiên Anh Thiên Xung giáp Thân CanhVí dụ 3: Tìm Trực phù năm 2000 (năm Canh Thìn, nguyên Nhâm Tý dương hạ nguyên)Số tích niên đến năm 2000 là 10.155.917 năm Lấy số 10.155.917 chia cho số 90, được số dư là 47Số 47 lớn hơn 10. Lại lấy số 47 chia cho số 10, được 4 lần, số dư là 7. Vậy Trực phù đóng cung 5 (năm thứ 7), tương ứng với Lục Nhâm. M5 T8 Đ2K6 N9 B3 C7 Q1 A4Lại lấy số dư 47 chia cho 9, được số dư là 2. Vậy Trực phù là Thiên Nhuế 2 đóng cung 5 T Năm Canh Thìn thuộc nguyên Nhâm Tý dương, hạ nguyên, tính thuận, Thiên Bồng, tại Giáp Tý Mậu đóng cung 5 T (năm thứ 7)Giáp Tý Mậu 5 Thiên Bồng Thiên Nhuế trực phù giáp Tuất kỷ Giáp Tuất Kỷ 6 Thiên Nhuế Thiên Xung Giáp thân canhGiáp Thân Canh 7 Thiên Xung Thiên Phụ giáp Ngọ Tân Giáp Ngọ Tân 8 Thiên Trụ Thiên Cầm giáp Thìn NhâmGiáp Thìn Nhâm 9 Thiên Cầm Thiên Tâm giáp Dần Quý Giáp Dần Quý 1 Thiên Tâm Thiên Trụ đinh KỳĐinh Kỳ 2 Thiên Trụ Thiên nhậm Bính Kỳ Bính Kỳ 3 Thiên Nhậm Thiên Anh ất kỳẤt Kỳ 4 Thiên Anh Thiên Bồng Giáp Tý Mậu Ví dụ 4:Tìm trực phù năm 2404 dương lịch (năm Giáp Tý nguyên Giáp Tý âm, thượng nguyên) Số tích niên tính đến năm 2404 là 10.156.321 nămLấy số 10.156.321 chia cho 90, được số dư là 1. Vậy trực phù là Thiên Bồng 1 đóng cung 1 Càn (năm thứ nhất) tương ứng với Lục MậuNăm Canh Thìn, nguyên Giáp Tý âm, thượng nguyên; tính thuận, Thiên Bồng tại Giáp Tý mậu đóng cung 1 Càn (năm thứ nhất) M1 T7 Đ4 Giáp tý 1 Thiên Bồng Thiên Bồng trực phù Giáp Tý MậuK9 N6 B3 Giáp Tuất Kỷ 9 Thiên Nhuế Thiên Nhuế giáp Tuất kỷ C8 Q5 A2 Giáp Thân Canh 8 Thiên Xung Thiên Xung giáp Tân canhGiáp Ngọ Tân 7 Thiên phụ Thiên phụ Giáp Ngọ Tân Giáp Thìn Nhâm 6 Thiên Cầm Thiên Cầm giáp Thìn NhâmGiáp Dần Quý 5 Thiên Tâm Thiên Tâm Giáp Dần Quý Đinh Kỳ 4 Thiên Trụ Thiên Trụ Đinh kỳBính Kỳ 3 Thiên Nhậm Thiên Nhậm Bính kỳ Ất kỳ 2 Thiên Anh Thiên Anh Ất kỳ CHÍN SAO THUỘC VĂN XƯƠNG Chín sao thuộc Văn xương là sư của Thái ất. Mỗi sao 30 năm đi qua 1 cung, là trực sư. Đặt vào 5 cung liên can cần tìm xem tới khu vực nào, để xem biến đổi về lành dữPhương pháp tính: Tính từ năm thương nguyên Giáp Tý đến năm cần tìm xem số tích niên là bao nhiêu. Lấy phép Cửu tinh đại chu thiên là 2700 mà chia. Số dư dưới 2700, dùng phép cửu tinh tiểu chu, chia tiếp cho số 270. Số dư dưới lấy số 30 ước trừ đi, sẽ được cung số. Những số còn lại không hết là tính vào cung để tìm số năm. Bắt đầu từ cung 1 là Văn xương, đi qua 9 cung. Ngoài số đó là số cung mà trực sứ đóng.Thứ tự 9 sao thuộc Văn xương (khi chưa động) 1-Văn xương ở cung 1 Càn, có can Nhâm2-Huyền Phượng ở cung 2 Ly, có can Đinh. 3-Minh Ly ở cung 3 Cấn, có can Giáp.4-Âm Đức ở cung 4 Chấn, có can Ất 5-Chiêu Dao ở cung 5 T có can Mậu Kỷ6-Hoà Âm ở cung 6 Đoài, có can Tân 7-Huyền Vũ ở cung 7 Khôn, có can Canh8-Huyền Minh ở cung 8 Khảm, có can Quý 9-Hùng Minh ở cung 9 Tốn, có can Bính.Ví dụ 1: Tìm trực sứ năm 2000 (năm Canh Thìn, nguyên Nhâm Tý dương, hạ nguyên)Số tích niên đến năm 2000 là 10.155.917 năm Lấy số 10.155.917 chia cho số 270, được số dư là 137.Số 137 nhỏ hơn 270. Ta chia tiếp 137 cho 30; được 4 lần, có số dư là 17. Vậy trực sứ đóng cung 5 (năm thứ 17)Lại lấy số dư 137 chia cho số 9 sao. Được 15 lần, có số dư là 2. Vậy ta có Trực sứ là Huyền Phượng 2, đoán cung 5 T (năm thứ 17) Năm Canh Thìn, nguyên Nhâm Tý dương hạ nguyên, trực sứ Huyền Phượng 2 đóng tại cung 5 T (năm thứ 17). Ta có bảng sau:Lục nghi tam kỳ Cửu tinh Thái ất Lục nghi tam kỳ Cửu tinh Thái ất Cửu tinh Văn Xương Giáp Tý Mậu 5 Thiên Bồng Giáp Tuất kỷ Thiên Nhuế TP Huyền PhươngGiáp Tuất kỷ 6 Thiên Nhuế Giáp Thân Canh Thiên Xung Minh LyGiáp Thân Canh 7 Thiên Xung Giáp Ngọ Tân Thiên Phụ Âm ĐứcGiáp Ngọ Tân 8 Thiên Phụ Giáp Thìn Nhâm Thiên Cầm Chiêu DaoGiáp Thìn Nhâm 9 Thiên Cầm Giáp Dần quý Thiên Tâm Hoà ÂmGiáp Dần quý 1 Thiên Tâm Đinh kỳ Thiên Trụ Huyền VũĐinh kỳ 2 Thiên Trụ Bính kỳ Thiên Nhậm Huyền MinhBính kỳ 3 Thiên Nhậm Ất kỳ Thiên Anh Hùng MinhẤt kỳ 4 Thiên anh Giáp Tý Mậu Thiên Bồng Văn XươngGiáp Tý Mậu 5 Thiên Bồng Thiên Nhuế trực phù giáp Tuất kỷGiáp Tuất Kỷ 6 Thiên Nhuế Thiên Xung Giáp thân canhGiáp Thân Canh 7 Thiên Xung Thiên Phụ giáp Ngọ TânGiáp Ngọ Tân 8 Thiên Trụ Thiên Cầm giáp Thìn NhâmGiáp Thìn Nhâm 9 Thiên Cầm Thiên Tâm giáp Dần QuýGiáp Dần Quý 1 Thiên Tâm Thiên Trụ đinh KỳĐinh Kỳ 2 Thiên Trụ Thiên nhậm Bính KỳBính Kỳ 3 Thiên Nhậm Thiên Anh ất kỳẤt Kỳ 4 Thiên Anh Thiên Bồng Giáp Tý Mậu Ví dụ 2:Tìm trực sứ năm 2404 dương lịch (năm Giáp Tý, nguyên Giáp tý âm thượng nguyên) Số tích niên đến năm 2404 là 10.156.321 nămLấy số 10.156.321 chia cho 270, được số dư là 1 Vậy trực sứ đóng cung 1 Càn (năm thứ nhất), và ta có trực sứ là Văn xương 1Năm Giáp Tý, nguyên Giáp Tý âm, thượng nguyên, Trực sứ Văn xương 1 đóng tại cung 1 Càn (năm thứ nhất). Ta có bảng sau: Lục nghi tam kỳ Cửu tinh Thái ất Lục nghi tam kỳ Cửu tinh Thái ất Cửu tinh Văn XươngGiáp Tý Mậu 1 Thiên Bồng Giáp kỷ mậu Thiên Bồng TP Huyền Phương Giáp Tuất kỷ 9 Thiên Nhuế Giáp Hợi kỷ Thiên Nhuế Minh LyGiáp Thân Canh 8 Thiên Xung Giáp Thân Canh Thiên Xung Âm Đức Giáp Ngọ Tân 7 Thiên Phụ Giáp Ngọ Tân Thiên Phụ Chiêu DaoGiáp Thìn Nhâm 6 Thiên Cầm Giáp Thìn Nhâm Thiên Cầm Hoà Âm Giáp Dần quý 5 Thiên Tâm Giáp Dần quý Thiên Tâm Huyền VũĐinh kỳ 4 Thiên Trụ Đinh kỳ Thiên Trụ Huyền Minh Bính kỳ 3 Thiên Nhậm Bính kỳ Thiên Nhậm Hùng Minh Ất kỳ 2 Thiên anh Ất kỳ Thiên Anh Văn Xương. QUÂN CƠ Quân cơ Thái ất chủ tượng về nhân quân. Khởi ở Ngọ, đi thuận theo 12 thần địa chi đến địa phận nào thì mùa màng được không loạn lạc, tướng khoẻ, quân mạnh, vua sửa đức độ.Phương pháp tính: Khởi từ Ngọ, mỗi cung đóng lại 30 năm tư thiên, 10 năm tư địa, 10 năm tư nhân. Một vòng là 360 năm. (Khởi từ Ngọ, mỗi cung đóng lại 30 năm: 10 năm tư thiên, 10 năm tư địa, 10 năm tư nhân. Một vòng là 360 năm.)Tính từ năm Giáp Tý thượng nguyên đến năm cần tìm, số tích niên là bao nhiêu, thêm số Bang doanh sai là 250, lấy phép Đại chu là 3600 mà chia, không hết là Bang sai. Số dư lấy hành bang là 30 đem ước trừ đi. Số tìm được là Bang số. Không đầy 30 là vào Bang.Để tìm số của năm cần tìm Bang số khởi tính từ Ngọ, tính lần lượt theo 12 cung. Ngoài số tức là được Quân cơ đóng và số năm. Quân cơ từ năm Tân Tị niên hiệu Vạn Lịch năm thứ 9 triều Minh, là niên hiệu Quang Hưng năm thứ 4 triều Lê (Mậu Dần 1578 – 1599), vào cung Hợi đầy 30 năm. Đến năm Tân Hợi niên hiệu Hoằng Định năm thứ 12 triều Lê (Canh Tý 1600 – 1619), vào cung Tý. Đến năm Tân Tị, niên hiệu Dương Hoà năm thứ 7 triều Lê (Ất Hợi 1635 – 1643) vào cung Sửu. Đến năm Tân Hợi niên hiệu Cảnh Trị năm thứ 19 triều Lê (Quý Mão 1663 – 1671) vào cung Thìn. Đến năm Tân Tị, niên hiệu Chính Hoà năm thứ 22 triều Lê (Canh Thân 1680 – 1705) vào cung Tị.Từ năm Tân Hợi (1311 dương lịch) - (1671) - (2031) Tân Tị (1341 dương lịch) - (1701) - (2061)Tân Hợi (1371 dương lịch) - (1731) - (2091) Tân Tị (1401 dương lịch) - (1761) - (2121)Tân Hợi (1431 dương lịch) - (1791) - (2151) Tân Tị (1461 dương lịch) - (1821) - (2181)Tân Hợi (1491 dương lịch) - (1851) - (2211) Tân Tị (1521 dương lịch) - (1881) - (2241)Tân Hợi (1551 dương lịch) - (1911) - (2271) Tân Tị (1581 dương lịch) - (1941) - (2301)Tân Hợi (1611 dương lịch) - (1971) - (2331) Tân Tị (1641 dương lịch) - (2001) - (2361)Năm Tân Tị Quang Hưng năm thứ tư là năm 1581 vào cung Hợi 30 năm Năm Tân Hợi Hoằng Định năm thứ 12 là năm 1611 vào cung Tý 30 nămNăm Tân Tị Dương Hoà năm thứ bảy là năm 1641 vào cung Sửu 30 năm Năm Tân Hợi Cảnh Trị năm thứ chín là năm 1671 vào cung Dần 30 nămNăm Tân Tị Chính Hoà năm thứ 22 là năm 1701 vào cung Mão 30 năm Số tích niên tính đến năm 1581 là 10.155.498 năm. Thêm 250, thành 10.155.748Lấy số 10.155.748 chia cho số 3600, được số dư là 148 Lại lấy số 148 chia cho 30 được 4 lần, và có số dư là 28Từ cung Ngọ, ta đếm xuống 4, gặp cung Dậu. Lại lấy số 28 chia cho 12 tháng, được 2 lần và số dư là 4 (tức là 3 lần thiếu). Từ Dậu, ta đếm tiếp xuống 3 lần và gặp Hợi.Vậy Quân cơ đóng tại cung Hợi. Ta nói: Năm Tân Tị niên hiệu Quang Hưng thứ tư triều Lê (Mậu Dần 1578 – 1599) tương ứng với năm dương lịch 1581 thuộc nguyên Canh Tý dương, trung nguyên, Quân cơ vào cung Hợi.(Cách an này cần kiểm lại) THẦN CƠThần cơ là biểu tượng của phụ tướng Phương pháp tính:Cũng khởi đầu từ cung Ngọ, đi thuận theo 12 thần (12 địa chi) Nơi Thần cơ đến sẽ xuất hiện hiền thần, nhân dân yên vui, ngũ cốc phong phú.Mỗi cung trụ lại 3 năm. 36 năm là 1 vòng. Tính từ thượng nguyên Giáp Tý đến năm cần tìm.Số tích niên của năm là bao nhiêu gia sai số 250 Lấy số 360 mà chia. Nếu chưa hết, lấy số 36 mà chia.Chia không hết, dùng chu kỳ cung. Số dư ước trừ dần đi với 3 là số cung đóng. Số không đủ đưa vào cung để tìm số năm (niên)Số năm (niên) khởi từ cung Ngọ, tính thuận theo 12 thần, số dư là Thần cơ. Số năm (niên) và khu vực cũng tính như vậy. Thần cơ từ năm Quý Tị, niên hiệu Vạn Lịch năm thứ 21 triều Minh Trung Quốc, tương đương niên hiệu Quang Hưng năm thứ 16 triều Lê Việt Nam, đi vào cung Dần.Năm Quý Hợi niên hiệu Vĩnh Tộ thứ năm đi vào cung Dậu Năm Bính Thân niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 12 triều Lê đi vào cung TýNăm Canh Thân niên hiệu Cảnh Hưng năm đầu triều Lê, đi vào cung Thân; năm thứ 20 năm Kỷ Mão đi vào cung Mão. Năm Quý Tị, Quang Hưng thứ 16 tương đương năm Dần 1593 dương lịch.Năm Quý Hợi, Vĩnh Tộ thứ 5 tương đương năm Dậu 1623 dương lịch. Năm Bính Thân, Vĩnh Trịnh thứ 12, tương đương năm 1716 dương lịch.Năm Canh Thân, Cảnh Hưng năm đầu tương đương năm Tý 1740 dương lịch Năm Kỷ Mão, Cảnh Hưng năm thứ 20, tương đương năm Thân 1759 dương lịch(Cách an này cần kiểm lại) Tính đến năm 1593, số tích niên là 10.155.510 năm.Số 10.155.510 gia 250 thành 10.155.760 Lấy số 10.155.760 chia cho số 360, được số dư là 160.Lại lấy 160 chia cho 36, được 4 lần, có số dư là 16. Từ cung Ngọ, ta đếm xuống 4, gặp cung Dậu.Lại lấy số 16 chia cho 3, được 5 lần, số dư là 1. Tức là 6 lần thiếu. Từ cung Dậu, ta đếm thuận 6 gặp cung Dần. Từ cung Dần, ta đếm 1 (số dư) vẫn là Dần.Vậy Thần cơ đóng tại cung Dần, ta nói: Năm Quý Tị, niên hiệu Quang Hưng thứ 16 triều Lê, tương đương năm dương lịch1593, thuộc nguyên Canh Tý dương, trung nguyên, Thần cơ vào cung Dần. DÂN CƠ Dân cơ là biểu tượng của dân chúng. Tới nơi nào, ở đó dân giàu, được mùa, không có tai hoạ về binh đao, bệnh tật.Phương pháp tính: Khởi tính từ cung Tuất. Mỗi năm 1 ngôi. Tính thuận đi 12 thần (12 địa chi)Tính từ Thượng nguyên Giáp Tý đến năm cần tính. Số tích niên là bao nhiêu năm, gia sai số là 250. Lấy phép Đại chu 360 mà chia. Nếu chưa hết, lấy phép tiểu chu là 36 chia tiếp. Nếu chưa hết, lại lấy số 12 mà ước trừ dần đi.Khởi từ cung Tuất, tính theo thứ tự 12 thần. Số thừa là nơi đóng của Dân cơ. Số tính năm và khu vực, cũng tính như trên. Cả ba cơ quân, thần, dân tới đâu đều không nên khởi sự công phạt, chiến đấu. Xét kỹ thời thế, hướng vào cung đó mưu cầu sự cát lợi.Dân cơ từ năm Quý Hợi, niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 5 (năm dương lịch 1623) đi vào cung Mùi Năm Canh Thân, niên hiệu Cảnh Hưng năm đầu (năm dương lịch 1740) đi vào cung Thìn.Năm Tân Tị, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 22 (năm dương lịch1761) đi vào cung Sửu. Dần cơ do mỗi cung ở 1 năm nên ko bị saiTính đến năm 1623 (năm Quý Hợi), số tích niên là 10.155.540 năm Số 10.155.540 gia số 250 thành 10.155.790Lấy số 10.155.790 chia cho 360, được số dư là 190. Chia tiếp số 190 cho số 36, được số dư là 10Số 10 nhỏ hơn số 12, tức là được 1 lần thiếu. Ta khởi tính từ Tuất, coi là 1 đến 10 gặp Mùi.Vậy năm Quý Hợi (năm 1623) Dân cơ đi vào cung Mùi. Ta nói: Năm 1623 dương lịch (năm Quý Hợi), nguyên Nhâm Tý dương, trung nguyên, Dân cơ đi vào cung Mùi. NGŨ PHÚC Ngũ phúc là thần ở trên trời, cùng Thái ất cho phúc lành.Ngũ phúc du hành qua 5 cung: Càn, Tốn, Khôn, Cấn và cung giữa. Mỗi cung trụ lại 45 năm: 15 năm Lý thiên, bốn mùa thuận hoà, tám tiết an vui. 15 năm Lý địa, núi sinh ngọc tốt, đất đẻ cỏ thiêng. 15 năm Lý nhân, đời sinh người giỏi, dân yên nước giàu. Đến cung nào, ở cung đó vua có phúc, dân giàu mạnh. Cung chiếu cũng thế, không có binh đao, hạn lụt, ốm đau. Phương pháp tính:Tính đến năm cần xem, số tích niên được bao nhiêu năm, gia sai số cung là 115, lấy phép Đại chu là 2250 mà chia. Nếu không hết lấy phép Tiểu chu là 225 mà chia. Số không hết là vòng tính cung. Số dư lấy 45 ước trừ dần đi. Lấy số tính được là cung số. Số không đầy là cung đóng vào. Tìm số năm (niên), bắt đầu tính từ Càn, qua Cấn, Tốn, Khôn, trung cung. Tức là được cung Ngũ phúc đóng và được số cung số năm.1-Cung Hoàng Bí, khu Tuất, Càn, Hợi (cung 1 Càn) 2-Cung Hoàng Thuỷ, khu Sửu, Cấn, Dần (cung 3 Cấn)3-Cung Hoàng Thất, khu Thìn, Tốn, Tị (cung 9 Tốn) 4-Cung Hoàng Đình, khu Mùi, Khôn, Thân (cung 7 Khôn)5-Cung Huyền Thất, khu Tý, Ngọ, Mão, Dậu (cung 5 trung ương) Năm Giáp Tý niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 6 vào cung Cấn 3 (năm 1624)Năm Kỷ Dậu, niên hiệu Cảnh Trị thứ 7 vào cung Tốn 9 (năm 1669) Năm Quý Tị, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 9 vào cung Khôn 7 (năm 1713)Năm Kỷ Mão, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 20 vào trung cung (năm 1759) Tính đầu năm 1759 (năm Kỷ Mão), số tích niên được là 10.155.676 nămGia sai số 115 thành số 10.155.791. Lấy 10.155.791 chia cho số 2250, được số dư là 1541Lại lấy 1541 chia cho số 225, được 6 lần, có số dư là 191 Chia tiếp 191 cho số 45, được 4 lần, có số dư là 11. Tức là được 5 lần thiếu. Tính từ Càn là 1; Cấn là 2; Tốn 3; Khôn 4. Đến số 5 vào Trung cung. TỨ THẦN, THIÊN ẤT, ĐỊA ẤT, TRỰC PHÙ TỨ THẦN là đầu của khí thuỷ, nước có đạo thì thịnh, nước vô đạo thì bại vong. Ở đất vô đạo, là quê hương của chiến tranh, binh đao, hạn lụt, nhân dân cấu xé lẫn nhau.Phương pháp tính: Tính số tích niên được bao nhiêu, dùng phép Đại chu 360 mà chia; không hết dùng phép Tiểu chu 36 chia tiếp. Không hết dùng cung chu. Số dư lấy 3 mà ước trừ dần đi; số tính được là cung số không đầy số là cung đi vào. Để tìm số năm (niên) Thượng nguyên khởi từ cung 1, đi thuận qua 9 cung, tiếp đó qua giáng cung, Minh đường, Ngọc đường. Cứ 3 năm thì rời cung, hết lại quay về bắt đầu. Trung nguyên khởi từ cung 9. Hạ nguyên khởi từ cung 5. Một vòng là 36 năm.Tứ thần năm Chính Hoà thứ năm là Giáp Tý thượng nguyên khởi ở Dần (năm 1684) Năm Mậu Ngọ niên hiệu Vĩnh Hựu thứ tư vào cung Thân (năm 1738)Năm Giáp Tý niên hiệu Cảnh Hưng thứ năm vào cung Tuất (năm 1744) Năm Ất Dậu niên hiệu Cảnh Hưng thứ 26 vào cung Tị (năm 1765)Ví dụ: Tìm tứ thần năm 1738 (năm Mậu Ngọ), thượng nguyên. Tính số tích niên được 10.155.655 nămLấy 10.155.655 chia cho số 360, được số dư là 55 Chia tiếp 55 cho số 36, được số dư là 19.Chia tiếp 19 cho số 3, được 6 lần, có số dư là 1. Tức là 7 lần thiếu. Từ Dần coi là 1, đếm thuận đến 7, ta gặp Thân. Ta nói: Năm Mậu Ngọ (năm 1738 dương lịch), nguyên Giáp Tý dương, thượng nguyên, Tứ thần đi vào cung Thần. THIÊN ẤT là khí Nghịch Kim của cung 6. Đến cung nào thì binh đao khởi lớn; đến nước nào tức là có nghĩa quyết đoán về được hay thua. Phương pháp tính:Tính số tích niên được bao nhiêu, dùng phép Đại chu 360 mà chia. Tiếp đến lấy 3 mà ước trừ đi là cung số. Tính thuận theo 9 cung, sau đến Giáng cung, Minh đường, Ngọc đường mà vận hành. Thượng nguyên khởi cung 6, Trung nguyên khởi cung 2, Hạ nguyên ở Giáng cung. Cứ 3 năm thì rời cung. Một vòng 36 năm.Thiên ất, năm Giáp Tý niên hiệu Chính Hoà thứ năm khởi ở Mùi (năm 1684) Năm Mậu Ngọ (năm 1738), niên hiệu Vĩnh Hựu thứ tư vào cung Sửu.Năm Giáp Tý (năm 1744) niên hiệu Cảnh Hưng thứ năm vào cung Mão Năm Ất Dậu (năm 1765) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 26 vào cung Tuất.****** Tính Thiên ất năm 1738 (năm Mậu Ngọ), thượng nguyên. Tính số tích niên được 10.155.655 năm.Lấy 10.155.655 chia cho số 360, được số dư là 55 Chia tiếp 55 cho số 36, được số dư là 19Lại chia 19 cho số 3, được 6 lần, có số dư là 1; tức là được 7 lần thiếu Từ Mùi, coi là 1; đếm thuận đến 7, ta gặp Sửu. Ta nói:Năm Mậu Ngọ (năm 1738 dương lịch), nguyên Giáp Tý dương, thượng nguyên Thiên ất đi vào cung Sửu. ĐỊA ẤT là 6 can kỷ, là thổ thần. Giữ cung nào tất có binh đao, đói khát, mất mùa. Vào nước vô đạo thì hung dữ, binh đao càng nhiều.Phương pháp tính cung giống phương pháp tính Tứ thần, Thiên ất. Thượng nguyên khởi cung 9. Trung nguyên khởi cung 5. Hạ nguyên cung 1.Ba năm rời 1 cung. Một vòng là 36 năm. ******Địa ất năm Giáp Tý, niên hiệu Chính Hoà thứ 5 khởi ở Tuất (năm 1684) Năm Mậu Ngọ niên hiệu Vĩnh Hựu thứ tư triều Lê (năm 1738) đi vào cung 7 Thìn.Năm Giáp Tý niên hiệu Cảnh Hưng thứ 5 triều Lê (năm 1744) đi vào cung Ngọ Năm Ất Dậu niên hiệu Cảnh Hưng thứ 26 triều Lê (năm 1765) đi vào cung Sửu.Ví dụ: Năm Mậu Ngọ (năm 1783), thượng nguyên.Tính số tích niên được 10.155.655 năm Lấy 10.155.655 chia cho số 360, được số dư là 55.Chia tiếp 55 cho 36, được 6 lần, có số dư là 1; tức là được 7 lần thiếu. Từ Tuất coi là 1, đếm thuận đến 7, ta gặp Thìn. TRỰC PHÙ là Hoả thần, là sứ tinh của trời, quan sát sự thiện ác trong nhân gian, hoạ phúc của dân chúng. Nếu lâm vào nước vô đạo tất xảy ra hạn lụt, đao binh, nhân dân tan tác. Phương pháp tính toán cũng như phương pháp tính Tứ thần.Thượng nguyên khởi từ cung 5; trung nguyên cung 1; Hạ nguyên cung 9. Đi thuận, 3 năm là rời cung. Một vòng là 36 năm. Trực phù năm Giáp Tý niên hiệu Chính Hoà thứ năm triều Lê (năm 1684) khởi ở NgọNăm Mậu Ngọ, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ tư triều Lê (năm 1738) đi vào cung Tý Năm Giáp Tý, niên hiệu Cảnh Hưng thứ năm triều Lê (năm 1744) đi vào cung Dần.Năm Ất Dậu, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 26 triều Lê (năm 1765) đi vào cung Dậu. Ví dụ:Tính Trực phù năm 1744 (năm Giáp Tý), trung nguyên. Tính số tích niên được 10.155.661 năm.Lấy 10.155.661 chia cho số 360, được số dư là 61 Chia tiếp 61 cho số 36, được số dư là 25.Lại chia 25 cho số 3, được 8 lần, có số dư là 1; tức là được 9 lần thiếu. Từ Ngọ coi là 1, đếm thuận đến 9, ta gặp Dần. Ta nói: Năm Giáp Tý (năm 1744), trung nguyên, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 5 triều Lê, trực phù đi vào cung Dần. TRỰC PHÙ là Hoả thần, là sứ tinh của trời, quan sát sự thiện ác trong nhân gian, hoạ phúc của dân chúng. Nếu lâm vào nước vô đạo tất xảy ra hạn lụt, đao binh, nhân dân tan tác. Phương pháp tính toán cũng như phương pháp tính Tứ thần.Thượng nguyên khởi từ cung 5; trung nguyên cung 1; Hạ nguyên cung 9. Đi thuận, 3 năm là rời cung. Một vòng là 36 năm. Trực phù năm Giáp Tý niên hiệu Chính Hoà thứ năm triều Lê (năm 1684) khởi ở NgọNăm Mậu Ngọ, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ tư triều Lê (năm 1738) đi vào cung Tý Năm Giáp Tý, niên hiệu Cảnh Hưng thứ năm triều Lê (năm 1744) đi vào cung Dần.Năm Ất Dậu, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 26 triều Lê (năm 1765) đi vào cung Dậu. Ví dụ:Tính Trực phù năm 1744 (năm Giáp Tý), trung nguyên. Tính số tích niên được 10.155.661 năm.Lấy 10.155.661 chia cho số 360, được số dư là 61 Chia tiếp 61 cho số 36, được số dư là 25.Lại chia 25 cho số 3, được 8 lần, có số dư là 1; tức là được 9 lần thiếu. Từ Ngọ coi là 1, đếm thuận đến 9, ta gặp Dần. Ta nói:Năm Giáp Tý (năm 1744), trung nguyên, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 5 triều Lê, trực phù đi vào cung Dần. TIỂU DU THÁI ẤTPhương pháp tính tiểu du Thái ất giống như phương pháp tính Tuế kế Thái ất ở trên. Tiểu du Thái ất tính từ năm Canh Dần, niên hiệu Trường Hưng năm đầu (TQ) tức là năm 930 vào cung 7 KhônNăm Bính Dần (năm 966) vào cung 8 Khảm Năm Nhâm Dần (năm 1002) vào cung 9 TốnNăm Mậu Dần (năm 1038) vào cung 1 Càn Năm Giáp Dần (năm 1074) vào cung 2 LyNăm Canh Dần (năm 1110) vào cung 3 Cấn Năm Bính Dần (năm 1146) vào cung 4 ChấnNăm Nhâm Dần (năm 1182) vào cung 6 Đoài Năm Mậu Dần niên hiệu Kiến Gia thứ 8 triều Lý (năm 1218) vào cung 7 Khôn.Năm Giáp Dần, niên hiệu Nguyên Phong thứ tư triều Trần (năm 1254) vào cung 8 Khảm Năm Canh Dần (năm 1290) vào cung 9 TốnNăm Nhâm Dần (năm 1362) vào cung 2 Ly Năm Bính Dần (năm 1326) vào cung 1 Càn.Năm Mậu Dần, niên hiệu Kiến Tân năm đầu tiên triều Trần (năm 1398) vào cung 3 Cấn Năm Giáp Dần, niên hiệu Thiệu Bình năm đầu tiên triều Lê (năm 1434) vào cung 4 ChấnNăm Canh Dần, niên hiệu Hồng Đức năm đầu triều Lê (năm 1470) vào cung 6 Đoài Năm Bính Dần, niên hiệu Đoan Khánh thứ hai triều Lê (năm 1506) vào cung 7 Khôn.Năm Nhâm Dần, niên hiệu Nguyên Hoà thứ 10 triều Lê (năm 1542) vào cung 8 Khảm Năm Mậu Dần (năm 1578) vào cung Tốn.Năm Giáp Dần, niên hiệu Hoằng Định thứ 15 triều Lê (năm 1614) vào cung 1 Càn Năm Canh Dần niên hiệu Khánh Đức thứ hai triều Lê (năm 1650) vào cung 2 LyNăm Bính Dần, niên hiệu Chính Hoà thứ 7 triều Lê (năm 1686) vào cung 3 Cấn. Năm Nhâm Dần, niên hiệu Bảo Thái thứ 3, triều Lê (năm 1722) vào cung 4 ChấnNăm Mậu Dần niên hiệu Cảnh Hưng thứ 19 triều Lê (năm 1758) vào cung 6 Đoài. Ví dụ:Tính tiểu du Thái ất năm 1758 (năm Mậu Dần), trung nguyên. Tính số tích niên được 10.155.675 nămTheo phương pháp tính toán ghi trong bài 4 về cách tìm sao Thái ất trong Tuế kế, ta lấy 10.155.675 chia cho số 3600; được số dư là 75. Lấy 75 chia cho số 36; được 3 lần, số dư là 3. Tức là được 4 lần thiếu.Bắt đầu tính 1 từ 3 Cấn 2 đến 4 Chấn3 đến Không vào số 5 4 đến 6 Đoài.Ta nói: Năm 1758 (năm Mậu Dần), nguyên Bính Tý dương, trung nguyên, Tiểu du Thái ất đi vào cung 6 Đoài. ĐẠI DU THÁI ẤTĐại du Thái ất là chi phối khí của 7 sao; là Kim thần. Tuần hành 8 cung, không vào cung giữa. Đại du Thái ất 36 năm chủ trị một cung 12 năm Lý thiên, 12 năm Lý địa, 12 năm Lý nhân; 288 năm hết 1 vòng thi hành sự trừng phạt (36 x 8 = 288)Phương pháp tính: Từ thượng nguyên Giáp Tý đến năm cần tìm, tính số tích niên là bao nhiêu, gia sai số cung là 34. Lấy phép Đại chu 2880 mà chia; không hết là cung chu. Số dư lấy phép tiểu chu là 288 chia tiếp; không hết là cung chu. Số dư lại lấy phép hành cung 36 mà ước trừ dần đi. Số được là số cung. Số không đầy là số vào cung. Để tìm số tính năm, bắt đầu từ cung 7, tính thuận sang 8 qua 9, 1, 2……Không vào cung giữa 5. Ngoài số tính tức là được cung Đại du Thái ất đóng, và vào cung đó để tìm số năm.Năm Bính Dần, niên hiệu Chính Đức năm đầu (năm 1506), Đại du Thái ất ở cung 7 Năm Nhâm Dần niên hiệu Gia Tĩnh thứ 21 (năm1542) ở cung 8.Năm Mậu Dần, niên hiệu Vạn Lịch thứ 6 (năm 1578) ở cung 9 Năm Giáp Dần niên hiệu Vạn Lịch thứ 42 (năm 1614) ở cung 1.Năm Canh Dần niên hiệu Khánh Đức thứ 2 triều Lê (năm 1650) ở cung 2. Ví dụ:Tìm Đại du Thái ất năm Canh Dần (năm 1650), nguyên Nhâm Tý dương, hạ nguyên. Tính đến năm 1650 được số tích niên là 10.155.567 nămGia sai số 34 thành số 10.155.601 Lấy 10.155.601 chia cho số 2880, được số dư là 721Chia tiếp 721 cho số 288, được số dư là 145. Lại chia 145 cho số 36; được 4 lần, có số dư là 1. Tức là được 5 lần thiếu.Khởi tính 1 từ cung 7 Khôn 2 từ cung 8 Khảm3 từ cung 9 Tốn 4 từ cung 1 Càn5 từ cung 2 Ly Tính đến 5, ta gặp cung 2 Ly. Vậy Đại du Thái ất năm 1650 đóng cung 2 Ly. Ta nói:Năm Canh Dần (1650), nguyên Nhâm Tý dương, hạ nguyên. Đại du Thái ất đóng cung 2 Ly. PHƯƠNG VỊ PHÚC TINH QUA CÁC NĂMCung phúc tính đóng Niên can Dần GiápSửu Ất Tý BínhHợi Đinh Thân MậuMùi Kỷ Ngọ CanhTị Tân Thìn Nhâm Mão Quý NHỊ THẬP BÁT TÚ Nhị thập bát tú chia thành 4 nhóm thuộc 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Cụ thể như sau:Nhóm 7 sao thuộc phương Đông: -Sao Giốc (hành mộc), chủ về đại nhân lo quân xuất trận.-Sao Cang (hành kim), dân an vui. -Sao Đê (hành thổ), bên trong có bầy tôi phản nghịch; trung cung phải phòng hoả hoạn.-Sao Phòng (Nhật – Thái dương), bên trong lo về việc động binh. -Sao Tâm (Nguyệt – Thái âm), thái tử và các vương hầu lo nghĩ.-Sao Vỹ (hành hoả), chốn hậu cung có điều kinh sợ; Hậu phi có tai hoạ. -Sao cơ (hành thuỷ), có việc binh đao, quân sĩ lưu vong.Nhóm 7 sao thuộc phương Bắc: -Sao Đẩu (hành mộc). Bề tôi mất tước lộc. Nhân dân xâm lấn nhau.-Sao Ngưu (hành kim). Thóc cao, gạo kém. Dân đói. Trâu, bò, dê chết nhiều. -Sao Nữ (hành thổ). Hậu phi ốm đau. Hoả hoạn-Sao Hư (Nhật – Thái dương). Cải cách chính sách. Xoá tội khoan dung. -Sao Nguy (Nguyệt – Thái âm). Đất cát hưng thịnh. Nhiều bệnh tật.-Sao Thất (hành hoả). Đại thần giấu mưu hiểm, không chịu theo năm mất mùa. -Sao Bích (hành thuỷ). Văn chương hưng thịnh. Bỏ việc binh đao. Đại phát.Nhóm 7 sao thuộc phương Nam: -Sao Tỉnh (hành mộc). Sông ngòi, đầm ao ứ đọng. Giặc cướp, dân chúng lưu vong.-Sao Quỷ (hành kim). Hậu phi thất thế. Nhân dân nhiều bệnh tật. -Sao Liễu (hành thổ). Dân chúng đói khát, mất mùa, lưu vong.-Sao Tinh (Nhật – Thái dương). Hoả hoạn -Sao Trương (Nguyệt – Thái âm). Có nhiều biến đổi về lễ nghi.-Sao Dực (hành hoả). Âm dương mất thứ tự. Nhiều mưa lụt. -Sao Chẩn (hành thuỷ). Thua bại. Chết chóc. Đại tang. Mất mát. Các sao trên là tuỳ theo Tuế kế Thái ất vào cung nào, nhà nào mà xem xét các năm có sự việc làm chủ. Lại có 1 phép tính là: lấy Kế thần gia Hoà Đức vào, rồi xem cung Thuỷ kích tới để xét cát hung.Lại suy tính cung mà năm Thái ất tới để xét sâu hay nông như Thái ất lý thiên, dựa vào sao thứ nhất; Lý địa dựa vào sao thứ hai; Lý nhân dựa vào sao thứ ba. Nếu Thuỷ kích không ở các cung Tý, Ngọ, Mão, Dậu mà lâm vào 1 sao thì sao đó phải đảm đương; lâm vào 2 sao thì chia đều để quản một năm.An nhị thập bát tú theo năm: -Sao Giốc: Các năm 1890, 1918, 1946, 1974, 2002, 2030, 2058……(A + 28) -Sao Đẩu: Các năm 1869, 1897, 1925, 1953, 1981, 2009, 2037……(B + 28) -Sao Khuê: Các năm 1876, 1904, 1932, 1960, 1988, 2016, 2044……(C + 28) -Sao Tinh: Các năm 1883, 1911, 1939, 1967, 1995, 2023, 2041……(D + 28) Ví dụ:Nhị thập bát tú ngoài việc tính theo năm còn tính theo tháng, ngày để xét cát hung trong các khoảng thời gian tương ứng. Xin tham khảo thêm vạn niên lịch từng năm.Ví dụ: Năm Kỷ Mão 1999 Mồng 1 tháng giêng âm lịch Sao Vĩ (cả tháng: sao Tinh)Mồng 1 tháng hai âm lịch Sao Đẩu (cả tháng: sao Trương) Mồng 1 tháng ba âm lịch Sao Ngưu (cả tháng: sao Dực)Mồng 1 tháng tư âm lịch Sao Nữ (cả tháng: sao Chẩn) Mồng 1 tháng năm âm lịch Sao Nguy (cả tháng: sao Giốc)Mồng 1 tháng sáu âm lịch Sao Thất (cả tháng: sao Cang) Mồng 1 tháng bảy âm lịch Sao Bích (cả tháng: sao Đê)Mồng 1 tháng tám âm lịch Sao Lâu (cả tháng: sao Phòng) Mồng 1 tháng chín âm lịch Sao Vị (cả tháng: sao Tâm)Mồng 1 tháng mười âm lịch Sao Tất (cả tháng: sao Vĩ) Mồng 1 tháng mười một âm lịch Sao Sâm (cả tháng: sao Cơ)Mồng 1 tháng chạp âm lịch Sao Quỷ (cả tháng; sao Đẩu) Chú ý:Chu kỳ hoàn nguyên của nhị thập bát tú là 7 năm (tức là sau 84 tháng mới trở về 1 tháng cùng tên sao). Tháng nhuận không có tên sao, mà lấy tên sao của tháng kề trước.****** Nhóm 7 sao thuộc phương Đông tương ứng với sao Thanh Long.Nhóm 7 sao thuộc phương Bắc tương ứng với sao Huyền Vũ. Nhóm 7 sao thuộc phương Tây tương ứng với sao Bạch Hổ.Nhóm 7 sao thuộc phương Nam tương ứng với sao Chu Tước. ******Ngày tiết khí: Giữa xuân (Xuân phân)Mưa rào (Cốc vũ) Duối vàng (Tiểu mãn)Giữa hè (Hạ chí) Nóng nực (Đại thử)Mưa ngâu (Xử thử) Giữa thu (Thu phân)Sương sa (Sương giáng) Hanh heo (Tiểu tuyết)Giữa đông (Đông chí) Giá rét (Đại hàn)Ẩm ướt (Vũ thuỷ) Ngày trung khí:Trong sáng (Thanh minh) Đầu hè (Lập hạ)Tua rua (Mang chủng) Nắng oi (Tiểu thử)Đầu thu (Lập thu) Nắng nhạt (Bạch lộ)Mát mẻ (Hàn lộ) Đầu đông (Lập đông)Khô úa (Đại tuyết) Chớm rét (Tiểu hàn)Đầu xuân (Lập xuân) Sâu nở (Kinh trập)****** Tháng tiết khí :Tháng Dần (tháng giêng) Lập xuân -Vũ Thuỷ Tháng Mão (tháng hai) Kinh trập -Xuân phânTháng Thìn (tháng ba) Thanh minh -Cốc vũ Tháng Tị (tháng tư) Lập hạ -Tiểu mãnTháng Ngọ (tháng năm) Mang chủng -Hạ chí Tháng Mùi (tháng sáu) Tiểu thử -Đại thửTháng Thân (tháng bảy) Lập thu -Xử thử Tháng Dậu (tháng tám) Bạch lộ -Thu phânTháng Tuất (tháng chín) Hàn lộ -Sương giáng Tháng Hợi (tháng mười) Lập đông -Tiểu tuyếtTháng Tý (tháng mười một) Đại tuyết -Đông chí Tháng Sửu (tháng chạp) Tiểu hàn -Đại hàn TÍNH CHẤT NHỊ THẬP BÁT TÚ 1-Sao Giốc (hành mộc): TốtGiốc tinh: Được việc, thân thế vinh hiển. Đi thi đỗ. Gặp quý nhân.Giá thú, hôn nhân, sinh con đều tốt. Nên tránh các việc mai tang, sửa sang mộ phần.2-Sao Cang (hành kim): Xấu Cang tinh: Đứng trưởng nên đề phòng giữ mình.Công việc làm ăn phải tính toán rành rẽ. Tránh các việc chôn cất, hôn nhân.Làm ẩu sẽ có hậu quả xấu. 3-Sao Đê (hành thổ): XấuĐê tinh: Rất xấu Phải đề phòng các việc động thổ, hôn nhân, kinh doanh, ký kết, xuất hành, xây cất, hay gặp tai ương, hỏng việc.4-Sao Phong (Nhật – Thái dương): Tốt Phong tinh: Rất tốt. Điền tài thịnh vượngGiàu sang, hạnh phúc vẹn toàn. Xây cất, cưới xin, gia cảnh đều đẹpSĩ, nông, công, thương đều hoà hài. 5-Sao Tâm (Nguyệt – Thái âm): XấuSao Tâm: Rất xấu. Cẩn thận giữ gìn trong mọi công việc Tránh ăn hỏi, cưới xinKinh doanh dễ thua lỗ, kiện tụng. 6-Sao Vĩ (hành hoả): TốtVĩ tinh: Chiếu sáng. Rất tốt Nên làm nhà, cưới hỏi đều hanh thongXuất ngoại, kinh doanh có nhiều thuận lợi. Thăng quan, tiến chức, sự nghiệp hưng thịnh.7-Sao Cơ (hành thuỷ): Tốt Cơ tinh: Sáng chiếu giúp mọi người.Sự nghiệp cao cả viễn cảnh đẹp Nhà to, cửa rộng. Bạc tiền nhiều.Phúc đức ông cha để lại lâu dài. 8-Sao Đẩu (hành mộc): TốtĐẩu tinh: Sáng láng, dồi dào. Hôn nhân, sinh nở đều vẹn toàn.Chăn nuôi, cấy gặt, tiền của nhiều. Làm nhà, thả cá đều tốt.9-Sao Ngưu (hành kim): Xấu Ngưu tinh: Tốn sức, hao tài.Tránh việc xây dựng, dễ gặp chuyện bi ai. Cưới hỏi, đi xa nhà nên cẩn thậnKinh doanh, trồng trọt dễ mất cả vốn lẫn lãi. 10-Sao Nữ (hành thổ): XấuNữ tinh: Phụ nữ phải giữ mình Quan hệ, giao thiệp đề phòng kẻ sở khanh.Sinh nở nên tìm thầy thuốc, bà đỡ giỏi. Dễ bị hao tài, tốn của, thiệt hại gia đình.11-Sao Hư (Nhật – Thái dương): Xấu Sao Hư chủ về tai ương, hư tổn.Nam nữ gần nhau phải giữ gìn. Khôn ba năm dại một giờ để lại đau khổ về sau.12-Sao Nguy (Nguyệt – Thái âm): Xấu Nguy tinh: Kỵ nhất việc làm nhà, dễ gây nguy hại cho người trong gia đình. Tránh việc hiếu, việc kinh doanh sợ bị khuynh gia bại sản.13-Sao Thất (hành hoả): Tốt Thất tinh: Chiếu sáng, công việc hanh thông.Công danh sự nghiệp vinh hiển. Mở hiệu, làm nhà đều được thịnh đạtHôn nhân, con cái nên người. 14-Sao Bích (hành thuỷ): TốtBích tinh: Làm mọi việc đều thuận nhân tình Cưới hỏi, sinh con đều đạt mong muốn.Thương mại, kinh doanh nhiều lợi lộc Làm nhà, lợp mái đều được khang ninh.15-Sao Khuê (hành mộc): Xấu Khuê tinh: Tuy xấu nhưng cũng có phần lành.Vợ chồng hoà thuận, có phúc lộc. Chỉ cần tránh các việc mở hang, động thổ, đưa ma, sửa sang mộ phần.16-Sao Lâu (hành kim): Tốt Sao Lâu: Lợp mái nhà rất tốt.Thêm người thêm của, cơ nghiệp hưng thịnh. Hôn nhân vào ngày tháng ứng với sao lâu, sinh quý tử.Nhậm chức vào ngày đó sẽ mau thăng chức. 17-Sao Vị (hành thổ): TốtVị tinh: Chủ về vinh hoa, phú quý. Trong mọi việc, nên cố gắng thực hiện.Nên tiến hành các việc mua bán, xây nhà, cưới hỏi. Các công to việc lớn rất thuận lợi.18-Sao Mão (Nhật – Thái dương): Xấu Mão tinh: Nên cẩn thận việc chăn nuôi.Làm nhà, làm cửa dễ gây thiệt hại về người. Làm quan, nhậm chức đề phòng tai hoạ.Hôn nhân, giá thú sợ hạnh phúc kém lâu bền. 19-Sao Tất (Nguyệt – Thái âm): TốtTất tinh: Chiếu sáng, điều hoà mọi việc. Nông trang, thóc gạo, lụa tằm bội thu.Nên xây dựng, nhà cửa, tiến hành hôn thú. Sẽ sinh được con cái nên người.20-Sao Chuỷ (hành hoả): Xấu Chuỷ tinh: Nên cẩn thận dễ mắc việc kiện cáo.Vàng nén, bạc kho cũng hết. Làm việc quan, có chức có danh càng phải giữ gìn.Làm thầy, làm thợ cần dè chừng chuyện tai tiếng. 21-Sao Sâm (hành thuỷ): TốtSâm tinh: Còn gọi là văn xương, văn khúc. Mưu cầu sự nghiệp là đại cát tường.Mở hiệu, xây nhà rất tốt. Tránh hôn thú sợ có chuyện chia rẽ về sau.22-Sao Tỉnh (hành mộc): Tốt Tỉnh tinh: Chỉ cần tránh việc tangCác việc sau đều tốt Thi cử, mưu công danh, trồng trọt.Chăn nuôi, làm nhà, hôn thú. 23-Sao Quỷ (hành kim): XấuQuỷ tinh: Chiếu rọi dễ gây chuyện buồn thương. Làm nhà dễ khiến chủ nhân vong mệnh.Tránh cưới xin, chỉ lợi việc hiếu, việc tang. 24-Sao Liễu (hành thổ): XấuLiễu tinh: Chiếu rọi gây lắm chuyện nguy nan. Hao tài, tổn sức, bi thương.Nên chăm làm việc thiện. 25-Sao Tinh (Nhật – Thái dương): XấuTinh tinh chiếu rọi, tránh hôn thú, vợ chồng dễ ruồng bỏ nhau. Tốt nhất là tiến hành việc làm nhà, thứ hai là lo việc công danh.26-Sao Trương (Nguyệt – Thái âm): Tốt Trương tinh: nên cưới hỏi, làm nhà, mở hàng, nhập học, tang ma sẽ để lại phúc ấm lâu dài27-Sao Dực (hành hoả): Xấu Dực tinh tối kỵ việc làm nhà, dễ xảy ra tai nạn, thiệt hại chủ nhà.Nam nữ gần nhau nên giữ gìn. Mê đắm nguyệt hoa dễ gây chuyện xót xa. 28-Sao Chẩn (hành thuỷ): TốtChẩn tinh: Chiếu rọi chủ về sự vẻ vang. Thăng quan, thăng cấp, tài lộc cũng tăng. Việc hiếu, việc hôn nhân, kinh doanh buôn bán đều rất tốt. CHU THIÊN Chu thiên (1 vòng trời) có 12 cung.Mỗi cung 30 độ Mỗi độ 60 phútMỗi phút 60 giây Mỗi giây 60 viMỗi vi 60 tiêm Mỗi tiêm 60 hốtMỗi hốt 60 mang Mỗi ngày 12 giờ (giờ cổ)Mỗi giờ 24 khắc Mỗi khắc 15 phútMỗi phút 60 giây. (Đến vi, tiêm, hốt, mang cũng tương tự)Một khắc có 15 phút, tất 4 khắc là 60 phút, 8 khắc là 1 giờ (4 khắc là sơ nhất khắc, sơ nhị khắc, sơ tam khắc, sơ tứ khắc; tức là chính nhất khắc, chính nhị khắc, chính tam khắc, chính tứ khắc).120 phút là 1 giờ 12 giờ là 1440 phút (tức là 1 ngày) 30 ngày là 43.200 phút TÍNH TUẾ KẾ Tính Tuế kế, tức là tính niên cụcPhương pháp tính: Tính số tích niên từ thượng nguyên Giáp Tý thiên hoàng cổ đại, đến năm Mậu Ngọ, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 6 (năm 1798 dương lịch); được 10.155.715 năm, là vào trung nguyên Giáp Tý, kỷ thứ 2; vào nguyên Bính Tý dương, dương niên cục 43.Tra bảng “Thái ất 72 âm dương cục” (bài 9). Ta được: Thái ất đóng cung 8 KhảmVăn xương ở Tý vào cung 8 Khảm Chủ toán số 8 (Đơn dương, vô thiên)Chủ Đại tướng đóng cung 8 Khảm (tù) Chủ tham tướng đóng cung 4 Chấn (Phát)Kế thần ở Thân. Thuỷ kích ở Tị (Đại thần)Khách toán số 17 (tạp trùng dương) Khách đại tướng đóng cung 7 Khôn (Phát)Khách tham tướng đóng cung 1 Càn (nội Bách) Tính tiếp: Quân cơ ở MùiThần cơ ở Mão Dân cơ, Ngũ phúc ở cung giữa 5Tứ thần ở Thìn Thiên Ất ở DậuĐịa ất ở Ngọ ******Ví dụ : Tính Tuế kế năm Tân Hợi niên hiệu Tự Đức thứ 6 (năm 1853 dương lịch); được số tích niên là 10.155.768 năm.Tra “Bảng Thái ất 72 âm dương cục” (bài 9). Ta được: Thái ất đóng cung 8 Khảm, năm thứ hai là Lý địa, ở kỷ Giáp Tý thứ 3, Hạ nguyên được 48 năm. Tức là năm Giáp Tý 10 năm, đến Giáp Tuất 10 năm, đến Giáp Thân 10 năm.Tính đủ 48 năm là thuộc năm thứ 8 của tuần Giáp Thìn, tức là năm Tân Hợi. Vào nguyên Mậu Tý dương, dương niên cục 24. ******TÍNH NGUYỆT KẾ Ngắt từ năm Giáp Tý, niên hiệu Nguyên Gia năm đầu, triều Tống tháng 11 Giáp Tý (năm 424 dương lịch); tính đến năm Mậu Ngọ niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 6 (triều Tây Sơn) năm 1798 dương lịch cộng được số tích niên là 1.673 năm.TÍNH NHẬT KẾ. Khởi từ năm Mậu Thân niên hiệu Hoằng Trị năm đầu triều Minh (năm 1488 dương lịch), tính được số 243. Dùng số đó tính theo năm một tiến, một lùi. Nếu gặp năm nhuận thì phải lùi. Nếu tiến, dùng những năm đã qua là số 24 tháng. Nếu lùi, dùng những số tháng thiếu của năm đã qua.Giả dụ như ngày mồng 1 Tết năm nay ở sau ngày mùng 1 Tết năm ngoái, phải dùng phép lùi. Nếu ngày mùng 1 Tết sang năm mà đứng trước ngày mồng 1 Tết năm nay, phải dùng phép tiến.Lùi tất không quá số 5, 6. Tiến tất không quá số 24 (là số nhất định)Trước hết lấy Kỷ để tìm ngày, tiếp sau lấy nguyên để tìm cục (giống như phép tính năm) ******LUẬN VỀ QUAN, TÙ, YỂM, BÁCH, KÍCH Quan:-Có nghĩa là 2 bên giao chiến, thế 1 sống 1 chết, 2 bên phòng bị lẫn nhau, tướng văn tướng võ đều phải kiêng kỵ. -Có biểu tượng lấn át, tranh đoạt nhau. Nếu cứ làm sẽ bất lợi. Chỉ khi tính được đa (nhiều) và hoà là thắng; tính được thiếu (ít) và bất hoà là bại.-Có ý nghĩa là sự việc không kịp tới bậc nhân quân. -Về vị trí tức là Chủ, Khách Đại tướng, tiểu tướng cùng ở 1 cung, phải thay nhau mà quan phòng. Tình hình ác liệt như 2 cọp trong 1 rừng, hai thuồng luồng 1 suối. Khi có thịnh suy, thế không đội trời chung được, phải xem nhị Mục ở cung nào mà dùng Ngũ hành để quyết đoán, sẽ rõ sự thắng bại.-Khách Đại tướng, Khách Tiểu tướng phạm vào Thuỷ kích là Chủ quan Khách. -Tuế kế mà gặp như thế là chủ tướng bất hoà.Tù: -Tù là Thái ất, Văn xương, Đại tướng, Tiểu tướng xâm lấn lẫn nhau. Có ý nghĩa là dưới phạm trên, trói buộc, bài xích nhau, cố chấp nhau; sẽ bị hoạ tang vong, thua bại.-Về vị trí là Thái ất và Văn xương cùng đóng 1 cung. -Ở đất dịch tuyệt là rất dữ.-Ở đất Tuyệt âm, Tuyệt dương là tự thua, không lợi cho bên hành động trước. Kích:-Kích là Thuỷ kích ở bên phải, bên trái cung Thái ất cùng lấn đánh lẫn nhau. -Ngoại kích là các nước chư hầu xâm lấn, tôi con, bề dưới phản nghịch. Nước ngoài vào xâm lăng.-Nội kích là kẻ cận thần cùng họ với Hậu phi gây sự phế bỏ, giết chóc. -Thần gặp kích tất gấp. Cung gặp kích là chậm.-Nhà vua và tướng đều phải kiêng kỵ. Bách:-Bách là bên tả, bên hữu Thái ất gặp Thiên Mục, Địa mục và Đại tướng, Tiểu tướng bức sát gần bản cung. Chỉ vào sự xâm lấn, bức bách kìm giữ. Biểu lộ tình hình trên dưới lấn át nhau, tả hữu bức bách nhau. -Trước là ngoài, sau là trong.-Thần là cấp, cung là hoãn, ở sau Thái ất. -Năm dương, tai hoạ nhẹ. Năm âm tai hoạ nặng. Bách còn có nghĩa là Chủ, Khách, nhị Mục, tứ Tướng và Kế mục ở bên phải bên trái cung Thái ất, biểu hiện tình hình bầy tôi bức bách vua.-Ngoại bách là đại thần ngược lại mệnh vua có âm mưu bên trong, cùng họ có âm mưu phản nghịch, Hậu phi 2 lòng. -Nội ngoại Bách kích là trong ngoài liên kết mưu mô. Số tính là bất hoà thì thua; nếu cùng ở cung Dịch tuyệt là trước sau bại.-Ở đằng trước cung ấy là minh bách; sự việc xảy ra từ bên ngoài. -Ở đằng sau cung ấy là ám bách; sự việc xảy ra từ bên trong.Phản: -Phản là Thái tuế đóng trước cung Thái ất; có ý nghĩa phản nghịch, không tuân lệnh, dưới chống đối trên.Yểm: -Yểm là Thuỷ kích tới cung Thái ất. Có ý nghĩa âm thịnh, dương suy, dường mối nhà vua không còn trên lấn áp, dưới tiếm quyền, tụ tập cướp giết. Phàm thấy như vậy thì dùng mệnh toán để phối hợp xem hoà và bất hoà. Một âm, một dương gọi là đạo, tính được hoà. Khí được thuận, là tốt. Nếu bất hoà, khí nghịch là xấu.-Thái ất ở các cung 3, 8, 4, 9 là dương; tính được số 1, 3, 5, 7 là lẻ; thế là trùng dương; chủ về sự khó khăn, hạn hán, hoả tai. -Thái ất ở các cung 1, 6, 2, 7 là âm, tính được số 2, 4, 6, 8 là chẵn, thế là trùng âm; chủ về mưa dầm, lụt, nước to, đều là theo số tính thấy bất hoà.-Nếu Thái ất ở dương cung, tính được số chẵn; ở âm cung, tính được số lẻ, là tính được hoà. -Hai sao Thiên mục, Địa mục lấy các cung Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài là dương; lấy các cung Hợi, Sửu, Dần, Thìn, Tị, Mùi, Thân, Tuất, ngôi gián thần đóng là âm.-Ở cung dương, tính được số chẵn, ở cung âm tính được số lẻ là hoà. Trái lại là bất hoà. -Số 3, 9 gặp cung Dần, Thìn là thuần dương.-Số 4, 8 gặp Sửu, Tị là tạp dương. -Số 2, 6 gặp Hợi, Mùi là thuần âm.-Số 1, 7 gặp Thân, Tuất là tạp âm. -Các số 33, 39 tính được là trùng dương.-Các số 22, 26 tính được là trùng âm. -Thái ất, Thiên mục đóng ở âm cung, số tính được 24, 28 là tạp trùng âm; tai hoạ rất lớn.-Thái ất, Thiên mục đóng ở cung dương, số tính được 19, 13, 31, 37 là tạp trùng dương. Tai hoạ vừa vừa, quá lắm là trong ngoài có lập mưu. Ở cung âm mà số tính được 11, 17 là dương ở trong âm, bên trong có âm mưu. Đều lấy số tính được nhiều và hoà là thắng; trái với thế là bại. -Thái ất, Thiên mục đóng ở cung dương số tính được 33, 39 là thuần dương, là thái quá; chủ về điều hung, va bạo ngược. Đóng ở cung âm mà số tính được 22, 26 là thuần âm, là thái quá, cung là yểm. Nếu gặp cung 2, cung 8 là dịch khí; cung 4, cung 6 là tuyệt khí, tính niên kế là nhà vua gặp hung. Và cung 9 là thuần âm, cung 1 là tuyệt dương, chủ về việc bầy tôi gặp điều dữ, xấu mà bị giết.-Yểm là Thuỷ kích gia vào cung Thái ất là âm yểm dương, gặp tình hình này thì chính trị không thi hành được, kỷ cương nhà vua mất, bầy tôi mạnh, vua yếu; thân chết, nước mất, trộm cướp, binh đao, lụt hạn, bệnh dịch. -Nếu yểm ở cung dịch tuyệt là nhà vua gặp dữ lớn; ở đất tuyệt dương, tuyệt âm, là đại thần bị giết.-Nếu yểm chủ đại tướng mà số tính về chủ không hoà là dữ, số tính hoà là lành. Đại tướng tuy gặp dữ nhưng Tham tướng số tính được hoà lợi, lấy tiểu tướng đánh thì thắng. Nếu Tham tướng bị yểm thì tiểu tướng gặp điều dữ. Cách: -Cách là Khách mục, Đại tiểu tướng cùng đối xung với Thái ất, Cách biến thành tiếm đoạt, chống cự ở đất dịch tuyệt là rất dữ. -Chủ cách khách quan; nếu chiến đấu tất chủ thắng. Chủ quan, khách cách; nếu chiến đấu thì khách thắng. Chủ khách nhà số tính là bất hoà thì bại. Tuế kế mà gặp như vậy là bề tôi ở dưới, lừa dối kinh nhờn nhà vua. Kích:-Kích là Thuỷ kích bức bách gần Thái ất, tiền tả hậu hữu; trong là lấn át, đâm chém nhau, trên lấn áp, dưới tiếm quyền. -Nếu gặp thần “kích” thì tai hoạ rất gấp nếu gặp cung “kích” là tai hoạ chậm hơn. Từ vua chúa đến thứ dân, các quan văn võ đều nên kiêng kỵ. Nếu cứ làm sẽ bất lợi. Bên trong gặp rắc rối phía các bà hậu, bà phi; bên ngoài gặp phiền nhiễu từ các phiên thần hay ngoại quốc.-Kích còn là Thuỷ kích ở bên phải, bên trái cung Thái ất. Có ý nghĩa là cùng lấn đánh lẫn nhau. -Ngoại kích là các nước chư hầu xâm lấn, tôi con phản nghịch, nước ngoài vào xâm lăng.-Nội kích là kẻ cận thần cùng họ với Hậu phi có âm mưu phế bỏ, giết chóc. -Thần gặp kích là gấp, cung gặp kích thì chậm. Nhà vua và tướng tá đều phải kiêng kỵ.-Như xem năm Canh Ngọ, niên hiệu Chính trị thứ 13 triều Lê (năm dương lịch 1570), chủ tính được 33, trừ đi 30, dùng 3 tức là Chủ Đại tướng ở cung 3 mà Thái ất cũng ở cung 3 là Tù. Tù tức là có sự tang vong, là điều xấu. -Chủ Tham tướng, lấy số 3 mà nhân, 3 x 3 = 9, tức là Chủ Tham tướng ở cung 9, mà văn xương cũng ở cung 9, cũng là Tù, là xấu.-Lại tính Khách là 10, bỏ 10 dùng 1, tức là Khách Đại tướng ở cung 1, không gặp Tù, Bách, Yểm, Kích là tướng phát, là lành. -Lấy 3 x 1 = 3, tức là Khách Tham tướng ở cung 3, cùng cung với Thái ất; tức là tù, là Tiểu tướng bất lợi.-Cục này, Thái ất tuy trợ chủ, mà chủ lại bất hoà; hai tướng gặp tù, nên an cư, không thể hành động trước. -Khách hoà, tướng phát; lợi về khách; nên an cư vì lợi về hành động sau.-Thiên mục ở trước là trong có thể công ngoài; ở sau là ngoài có thể công trong. Từ Càn đến Thìn là trong. Từ Tốn đến Tuất là ngoài. -Thái ất ở các cung 1, 8, 3, 4 là Thiên nội, là trợ thủ, không thể đem quân công phạt. Muốn đánh địch, không nên khởi động trước, tức là nên hậu ứng.-Nếu Thái ất ở các cung 2, 3, 6, 7 là Thiên ngoại là trợ khách, lợi cho việc dấy binh đánh dẹp; nếu muốn đánh địch, không nên tiến sau, mà phải đánh trước. -Xét theo Tuế kế, năm Canh Ngọ niên hiệu Chính trị thứ 13 triều Lê, tương ứng với năm 1570 dương lịch, thuộc nguyên Canh Tý dương, trung nguyên, dương niên cục 31.Theo “Bảng Thái ất 72 âm dương cục”, cục dương 31 có các sao đóng tai các cung như sau: Thái ất đóng cung 3Kế thần đóng cung Thân Văn xương đóng cung TốnThuỷ kích đóng cung Tuất Chủ toán số 33Chủ Đại tướng đóng cung 3 Chủ Tham tướng đóng cung 9.Khách toán số 10 Khách Đại tướng đóng cung 1Khách Tham tướng đóng cung 3 Đối:-Đối là chủ mục đối xứng với cung Thái ất, có ý nghĩa là sự xung đột, đối kháng nhau, là bậc đại thần có hai long, lừa dối vua, chặn đường người hiền, ghét đuổi bậc trung lương. -Nếu Chủ mục, Khách mục, Đại tướng, Tiểu tướng đối với cung với Thái ất thì tướng lại hiệp mưu gian, bề tôi dối trá.Đề hiệp: -Đề hiệp là Chủ mục, Khách mục cùng 2 tướng hoặc 1 tướng mà Hiệp cùng Thái ất, Chủ mục, Khách mục cùng 2 Đại tướng, Tiểu tướng ở cung chính ấy là Đề hiệp.-Nếu chủ mục, Khách mục ở gián thần, Chủ khách hai tướng cùng Thái ất hiệp nhị Mục ở gián thần là Hiệp quan. -Nếu chủ khách mục, tương quan số tính mà Trường hoà là thắng.-Nếu chủ khách mục, hoặc 2 tướng hoặc 1 tướng mà cùng Thái ất hiệp chủ khách mục hoặc đại tiểu tướng, ấy là vừa tôi đồng mưu, cùng giết kẻ bất nghĩa bất đạo. -Nếu nhị Mục với Đại tiểu tướng cùng hiệp Thái ất là chính sự trong tay bậc đại thần, bề tôi chuyên quyền. Số tính hoà mà có cách đối cung Thái ất là dữ; bất hoà mà không có cách đối cung thì trước thắng sau bại.-Khách mục, Đại Tiểu tướng hiệp Chủ mục ở cung gián thần thì khách thắng, nếu như hiệp Thái ất thì trước thắng sau bại. -Nếu Chủ Đại tướng gặp tù ở cung Thái ất cũng là khách thắng.-Nếu nhị Mục cùng bốn tướng hiệp lẫn nhau là 2 bên cùng dương có âm mưu. -Nếu Thiên về hiệp 1 tướng một Mục tất bên hiệp sẽ bại.-Khách tại nội, ngoại gặp Bách mà hiệp đều là bất lợi cho việc hành động trước. -Nếu Văn xương gặp tù bách mà khách Đại Tiểu tướng hiệp là đều bất lợi chủ. Chấp đề: -Chấp đề là Thái ất hợp cùng hai cửa Khai và Sinh.Đề cách: -Đề cách là Thái ất xung với hai cửa Khai và Sinh.-Chủ khách Đại tiểu tướng ở cửa Sinh đến xung cách là dữ, không nên cử sự. Xem việc quân cũng như thế. Tứ quách cố:-Tứ quách cố là văn xương gặp tù ở cung Thái ất. Chủ đại tiểu tướng lại cùng gặp Quan hoặc có Thuỷ kích, hoặc khách Đại tiểu tướng tương quan, hoặc cùng chủ đại, tiểu tướng tương quan. -Tuế kế mà gặp như thế là có hoạ thoán ngôi, kẻ dưới giết bề trên.-Có Khách tham tướng, văn xương cùng có mặt chủ đại tướng cùng khách đại tướng tương quan. -Có kiêm cả Yểm, Bách, Quan, Cách, là “Tứ quách đô”, là bất lợi cho việc xuất quân, đều bị Yểm không thong, mọi việc không thành. Đó là rất hung. CHỌN CHỦ KHÁCH VÀ THÁI ẤT, NHỊ MỤC TỐT XẤU. Âm dương hoà hay bất hoà là nói về Thái ất, Chủ Khách, nhị Mục, thần nào đóng ở cung nào. Chủ về tai hoạ do bầy tôi mạnh.Tuy ở cung dương mà tính được thuần dương cũng không tốt. Nếu năm đó tính được số 14, 18, 23 là Thương hoà; chủ về tám phương bình an, nước có điềm lành. Nhị mục mà được như vậy là các tướng đại lợi. Các số 23, 36, 29 là Thứ hoà. Chủ về tình hình thiên hạ yên hoà, nhân dân vui vẻ, mùa màng được.Các số 12, 16, 27, 34, 38 là Hạ hoà. Chủ về chín cõi bình an, cơm no áo đủ. Tuế kế mà gặp như vậy là năm thông thuận. Tính được các số 16, 26, 36, 17, 27, 37, 18, 28, 38, 19, 29, 39 là Tam tài đều đủ. Tính Tuế kế mà gặp thế, lại không có Quan, Tù, Yểm, Bách, Cách, Đối, Đề, Hiệp phạm vào là chủ về việc trời, giáng phúc lành, dân yên, mùa được.Nếu số tính được các số đơn: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 không đến số 10 là số đến số 10 là số Vô thiên. Hoặc gặp quan, tù, yểm, bách, cách, tuyệt và âm dương bất hoà là trời có biến đổi lạ thường, hai sao bị ăn khuyết, năm vì sai lệch, sao Tuệ (sao chổi), sao Bột (sao thổ) xuất hiện là có tai hoạ về sương buông và mưa đá. Nếu tính được số 11, 12, 13, 14, 21, 23, 24, 31, 32, 33, 34 số tính không quá 5 là 5 là Vô Địa. Hoặc gặp các điều xấu thì mặt đất có nhiều biến đổi lạ thường như núi lở, đất rung, sông cạn, nước bồng; thậm chí còn có sâu bọ nảy sinh, dân chúng xâu xé lẫn nhau.Nếu tính được số 10, 20, 30, 40 là số không qua 1 là Vô nhân. Hoặc có các điều phạm về bất hoà thì con người có biến đổi lạ thường (cãi cọ, lật lọng, dối trá, trộm cướp…). Thậm chí còn loạn lạc, tật dịch, phiêu bạt, mất mùa, chết đói, rất nhiều tai hoạ. Nếu như tính được các số 2, 12, 32 là đủ ba x của năm tương phát, lợi việc dấy binh xuất quân.Nếu như số tính được 10 là Tướng quân, được 5 là Lại sĩ, được 1 là binh lính. Không trúng số 10 là không có Tướng; ra quân không có lợi cho chủ tướng. Không trúng số 5 là không có Lại sĩ; bất lợi cho phó tướng. Không trúng số 1 là không có binh lính; bất lợi cho quân sĩ. Nếu như tính được từ số 16 trở lên là Hoà, là Tướng, Lại, quân lính đều đầy đủ; lợi cho việc dấy quân, làm trăm việc.Nếu dưới số 16, số đơn từ 9 trở lên là bất lợi cho việc ra quân, kỵ trăm việc. LUẬN VỀ CHỦ KHÁCH, TRƯỚC SAU.Như dân quân ở đồng bằng, cờ trống cùng trông, thấy nhau; hành động trước là khách, ứng phó sau là chủ. Nếu ở thời an cư, hành động trước là chủ, ứng phó sau là khách.Sách phong giốc chiêm nói: Làm vua một xứ, độc 1 mình là chủ; đem quân vào đất lạ là khách. Sách Thống tôn nói: Lấy Trung Quốc là chủ thì xem chủ mục, Văn xương. Lấy rọ ngoài là chủ thì nhìn khách mục, Thuỷ kích. Sách Đăng dàn nói: Như bốn tướng cùng 1 cung, thì Khách có thể Quan được Chủ, chủ không thể Quan được Khách. Đương lúc như vậy nên cử binh trước để ứng chiến với Khách.Nếu là Chủ mà khởi sự sau thì gặp đại hung. Muốn rõ Thiên đạo, trước phải suy tính Chủ, sau suy tính Khách. Nếu cả chủ khách đều được kế lành, ba cửa đủ, năm tướng phát, âm dương hoà là lợi cho việc dấy binh, đi đâu được đó. Khởi sự trước là thắng, khởi sự sau tất bại.Nếu chủ khách đều gặp kế xấu, ba cửa không đủ, năm tướng không phát, âm dương không hoà thì khởi sự trước là bại, khởi sự sau sẽ thắng. Tính về cát hung, trường là thắng, đoản là bại.Tính chủ khách, lấy trường nhiều là thắng; đoản ít là thua. Trường nhiều thì nên vào sâu; trường ít thì vào nông. Xem nước ngoài động tĩnh ra sao, lấy giờ của phép tính khách mà xem vào cửa Đỗ thì giặc không đến. Cửa đủ, tướng phát, âm dương hoà, chủ khách đều hội ở trước Thái ất thì giặc đến hàng.Như xem rợ Bắc Dịch, khách mục chuyển mà đi về phía Nam là giặc đến; chuyển đi về phía Bắc là giặc không đến. Xem về việc quân địch cho sứ đến giảng hoà, có thể tin hay không, nên xem Thái ất chế ngự.Như tính thời kế Thái ất ở cung 2 là Ly hoả. Thuỷ kích đến Thân, Vũ Đức là kim, Hoả chế khắc kim là sứ bên địch thực hàng.Xem có phản gián hay không, nên xem Khách mục trước và sau. Như Thái ất ở cung 1 Càn.Nếu chủ khách Đại tướng, Tiểu tướng, Thuỷ kích đến các cung 6, 7, 2 là ngoài, là trước; đến các cung 8, 3, 4, 9 là trong, là sau. Nếu Khách mục Thuỷ kích đến Tuất là có giặc đến nhòm ngó.Xem quân giặc đến nhiều hay ít, nếu lấy số khách tính được 16 trở lên, âm dương thịnh là quân giặc nhiều, có tướng mạnh. Nếu được dưới số 15 thì quân giặc ít. Thiên mục đến phía trái thì giặc từ phía Đông kéo đến; đến phía phải thì giặc từ phía Tây kéo đến; vào cửa Đỗ thì giặc không đến. Xem về sự đối địch, nên xem thế mây gió, chim bay, muông chạy. Cung Thái ất sở tại mà có gió mây, chim muông từ giữa bay lên thì phải chuẩn bị gấp. Như Thái ất ở cung Tốn là mộc, mà gió mây chim thú từ phương Càn kim bay tới là chế ngự Thái ất; là rất xấu.Gió mây, chim muông từ khu Chủ Đại tướng, Thái ất, Tòng Đức lại thì cần đánh gấp, vì Chủ Đại tướng lợi. Nếu từ cung khách mục, Đại tướng lại thì nên chuẩn bị đối phó với địch. Chọn ngày, chọn giờ nên xem cách tính ngày và giờ. Nếu lợi, sẽ dấy quân. Khắc chế không nên theo. (Phép tính ngày và giờ sẽ nói rõ ở sau)Xét chủ khách là vô thường, tuỳ người mà hoạt biến. Như xem năm Kỷ Tị niên hiệu Chính thống triều Minh, Thái ất vào cục 64. Thái ất đóng cung 2 Ly, trợ khách.Khách 24, hoà. Đại tướng phát, lợi là Khách lợi ở hành động trước.Chủ 38, tuy hoà, tham tướng phát nhưng Đại tướng gặp cách là trên dưới gặp cửa Đỗ. Thuỷ kích cũng bị cách là đổi thay biến dịch.Văn xương bị Bách Khách Tham tướng gặp tù là bức hiếp, trì trệ, giằng co, công kích, không lợi cho chủ; nên cố thủ.Lại Khách mục ở Khảm là thuỷ khắc Thái ất là hoả; rất xấu. Năm ấy Dã Tiên làm giặc, Vương Chấn (bầy tôi đời vua anh Tông triều Minh) không nghe lời bàn của quần thần, ép vua thân chinh, bị thua ở Thổ mộc (một địa danh ở Trung Quốc).Vua đi tuần thú phương Bắc, chỉ lấy tính về chủ, về Khách đều được hoà, cuối cùng quay được về. Đó là sự nghiệm về Trung Quốc là chủ, rợ ngoài là khách; ứng phó là Chủ, hành động trước là Khách. Năm Bính Tuất niên hiệu Vĩnh Lạc nhà Minh, Thái ất vào cục 13 Thái ất ở cung 9, trợ kháchKhách là 23, trường hoà. Tham tướng tùĐại tướng phát lợi cho khách, lợi hành động trước. Chủ là 16, hoàHai tướng phát, cùng lợi cho chủ. Chủ đoản, khách trường. Trường mà nhiều là thắng.Chủ và Khách đều tính được số lành. Lợi cho việc dấy quân; khởi sự trước là thắng, khởi sự sau là bại. Khách mục ở Thân là kim, khắc Thái ất mộc; rất xấu.Văn xương đối xứng với Thái ất là xung tai. Năm ấy, nhà Minh sai tướng Hoàng Trung đem quân đưa Trần Thiện Binh về nước ta. Chúa họ Hồ cự chiến ở Lạng Sơn; trước thua sau thắng. Vua Thành Tổ nhà Minh cả giận, phát đại quân sang đánh. Trương Phụ và Mộc Thanh chỉ huy 2 đạo quân cùng tiến, phá quân Hồ, chiếm đất Giao Châu.Chỉ lấy Chủ tính được hoà, các cửa đủ, tướng phát nên cuối cùng thu phục lại được và lập quốc. Đó là nghiệm về ở đất vua là chủ vào 6 cõi khác là khách; ứng chiến sau là Chủ, khởi động trước là Khách. Năm Canh Dần niên hiệu Vĩnh Lạc, Thái ất vào cục 27, Thái ất đóng cung 1 Càn, trợ thủ. Chủ 30, trường hoà.Đại tướng tù. Thái ất ở kim khắc Thuỷ kích là mộc. Lợi chủ, lợi cho hành động sau.Khách 26, chủ đại. Tiểu tướng hiệp khách đại tướng, bất lợi cho khách.Năm ấy, Bản nhà Thất lý chống lệnh triều đình. Vua Thành Tổ tự đem quân đi đánh phương Bắc. Đánh bại chúng ở sông Cán Nan. Đó là Trung Quốc, rợ ngoài là Khách, khác cõi là Khách. Năm Mậu Tuất niên hiệu Vĩnh Lạc Thái ất đóng cung 4Chủ 25 Cửu là Đỗ.Đại tướng phát. Lợi cho Khách, lợi cho sự hành động trước. Năm ấy đức Cao Hoàng triều ta khởi binh ở Lam Sơn, lần lần đánh giặc đều thắng. Quan Tam Ty nhà Minh phải giảng hoà kéo quân về Bắc.Nước An Nam mới thu phục lại được, bởi vì bên kia chiếm nước ta, chia ra quận huyện thì họ là chủ, ta chỉ là 1 chốn khởi binh thì ta là khách. Thế là trong nước là Chủ, ngoài nước là Khách, mà có cái nghĩa đất là của vua đã rõ ràng. Năm Đinh Mùi niên hiệu Tuyên Đức, Thái ất vào cục 44. Thái ất đóng cung 8Số tính là trường. Văn xương bị ngoài Bách.Khách mục khắc chế Khách tham tướng cách Đối bất lợi cho Chủ nhân Khách đoản cũng bất lợi nhưng được Thượng hoàKhách đại tướng và tiểu tướng hiệp chủ tham tướng. Chủ đại tướng hiệp khách tham tướng là 2 bên đối địch nhau, cùng mưu diệt nhau.Tình thế này, khởi động trước là bại, khởi động sau mới thắng. Trong khung cảnh cờ trống cùng trông thấy nhau thì khởi động trước là Khách, khởi động sau là Chủ.Đức Cao Hoàng ta đã vây Đông Đô, các lộ đã hạ được cả. Tháng 2 năm ấy, hai thượng tướng là Lê Triện và Lê Công Thành bị thua, chết hại binh lính hàng vạn người. Tháng 10, đại tướng nhà Minh là Liễu Thăng đem bảy vạn quân đến xâm phạm. Quân ta nhử đánh ở trên ải Chi Lăng, phá tan quân địch, chém chết Liễu Thăng.Đó là biểu tượng của sự hai bên cùng o ép lẫn nhau (hỗ hiệp). Khởi sự trước là bại, chủ khách vô thường là thế. Cho nên, nhất thời, hai bên cùng chiếm 1 cục, đều nên lấy đó mà suy lường mới rõ nghĩa của Chủ Khách; quyết được thời cơ hành động sau hay trước. Khách tính được thượng hoà thì tám phương thanh bình, khang thái, thiên hạ ngừng binh. Từ đó Nam Bắc kết giao hoan hỷ, trong ngoài không còn chuyện gì. CÁC SỐ PHỐI HỢP NGŨ ÂM Các số phối hợp ngũ âm như sau:-Số 1 là cung -Số 2 là tỷ cung.Có biến động ở vua, số tính mà hoà, không có Tù, Bách thì vua có phúc lành. Bất hoà lại có Tù, Bách là trời biến động, vua có điều lo. Như xem năm Kỷ Mão, niên hiệu Vũ Đức thứ 2 triều Đường, năm này Thái ất vào cục 16, nguyên Giáp Tý.Thái ất ở cung 7 Thiên mục ở Mùi, Thiên đạo.Chủ tính được 1, hoà. -Số 3 là Chuỷ.-Số 4 là Tỷ chuỷ. Có biến ở tôn miếu. Số tính hoà là có tăng bổ, chủ về tôn thần. Bất hoà và bách, kích lập tức bị phế hoại.Như xem năm Đinh Mùi niên hiệu Thái Khang thứ 8 triều Tấn; năm này Thái ất vào cục 44. Thái ất đóng cung 8Thiên mục đóng cung Sửu, dương đức Chủ tính được 33, Chuỷ.Thiên mục, gián thần gặp Bách Chủ Đại tướng ở ngoài cung BáchNăm ấy nhà Thái miếu gặp tai họa -Số 5 là Vũ.-Số 6 là Tỷ Vũ Có biến ở bậc Hậu phi. Số tính mà hoà, không gặp Tù, Kích, Bách, Hiệp thì lành; trái lại là dữ.Như xem năm Đinh Mão niên hiệu Nguyên Đỉnh thứ 3 triều Hán. Thái ất vào cục thứ tư. Thái ất đóng cung 2Thiên mục tại Càn, âm đức. Chủ tính được 25 là Vũ Đỗ không thông vô môn.Thuỷ kích ở Sửu, dương đức Khách tính được 7, bất hoà.Năm ấy Thái hậu mất. -Số 7 là Thương.-Số 8 là Tỷ Thương. Có biến ở con cháu. Tính được hoà, không gặp Quan, tù, yểm, bách là chủ về việc Thái tử được lập; trái thế là có sự lo.Như xem năm Giáp Thân niên hiệu Thiên Tích năm đầu triều Nguỵ. Thái ất vào cục 17. Thái ất đóng cung 7Thiên mục tại Khôn, Đại vũ. Chủ tính được 7Năm ấy lập Hoàng thái tử. -Số 9 là Giốc-Số 6 là Tỷ Vũ Có biến ở bậc Hậu phi. Số tính mà hoà, không gặp Tù, Kích, Bách, Hiệp thì lành; trái lại là dữ.Như xem năm Đinh Mão niên hiệu Nguyên Đỉnh thứ 3 triều Hán. Thái ất vào cục thứ tư. Thái ất đóng cung 2Thiên mục tại Càn, âm đức. Chủ tính được 25 là Vũ Đỗ không thông vô môn.Thuỷ kích ở Sửu, dương đức Khách tính được 7, bất hoà.Năm ấy Thái hậu mất. -Số 10 là Tỷ Giốc.Có biến ở dân chúng. Tính được hoà, không gặp Tù, Bách, là dân yên vật thịnh. Trái thế là phát sinh tật dịch, đói rét, sâu bệnh. Như xem năm Bính Tý, niên hiệu Kiến An năm đầu triều Hán. Thái ất đi vào cục 25.Thái ất đóng cung 1 Càn Thiên mục tại Tý, địa chủ.Chủ tính được 39 Năm ấy có bệnh dịch lớnTừ số 1 phối với Cung là suy nghiệm về tai biến phát. Xem năm, tháng, ngày, giờ đều lấy năm Kế thần đóng, thêm vào Hoà Đức. Xét rõ Thái ất đi đến cung thần nào là kỳ hạn tai biến phát sinh. Thái ất ở cung 2 Ly, chủ năm, tháng Ngọ gặp tai hoạ. Thái ất đóng cung 9 Tốn, các năm Thìn Tị gặp tai hoạ (việc Hoàng Hựu nhà Tống). Năm Nhâm Thìn, Thái ất đóng cung 7 Khôn, kế thần ở Tuất. Lấy Tuất đặt là Cấn, Hoà Đức, tính thuận.Càn ở Dần Hợi ở MãoTý ở Thìn Sửu ở TốnCấn ở Tị Dần ở NgọMão ở Mùi Thìn ở KhônTốn ở Thân Tị ở DậuNgọ ở Tuất Mùi ở CànKhôn ở Hợi Thái ất lâm Hợi, tháng 10 là thời điểm có tai hoạ Hoặc Thái ất, Thiên mục cùng lâm vào cung 3 tất các năm, tháng Sửu, Dần là thời hạn có tai hoạ. THÁI TUẾ Thái tuế là biểu tượng cho người chủ lãnh đạo các thần.Đi tuần thú quốc gia, thăm hỏi các địa phương, đem quân ra trận, kiểm tra nơi cảnh giới, đều không thể không xem cho kỹ. Nếu Tuế quân (Thái tuế) và Thái ất cùng gặp Cách là đại hung. Thái ất đóng cung 3 mà Thái tuế ở Mùi là cách. Có sao chổi xuất hiện ở phương Tây Nam, là các nước phía Đông Bắc bại hoại trước, các nước phía Tây Nam bại hoại sau. Nếu sao chổi xuất hiện ở phương Đông Bắc thì trái lại. Hiện tượng này chủ về sự lưu vong, tật bệnh.Thái ất đóng cung 4, Thái tuế ở cung Dậu cũng là cách. Khi có sao Thái Bạch xuất hiện ở phương Tây là nước phía Đông bại hoại trước, nước phía Tây bại hoại sau. Nếu sao chổi xuất hiện ở phương Đông thì ngược lại. Hiện tượng này chủ về sự binh đao, tật dịch, lưu vong.Thái ất đóng cung 8, Thái tuế ở cung Ngọ cũng là cách. Khi có sao Huỳnh hoặc xuất hiện ở phương Nam, là nước phía Bắc bại hoại trước, nước phía Nam bại hoại sau.u sao đó xuất hiện ở phương Bắc thì ngược lại. Hiện tượng này chủ về sự loạn lạc, tang thương. Thái ất ở cung 9, Thái tuế ở Tuất Hợi cũng là cách. Khi có sao Bột xuất hiện ở phương Tây là nước ở phương Đông bị bại hoại trước; nước ở phương Tây bị bại hoại sau. Nếu sao Bột xuất hiện ở phương Đông thì ngược lại. Hiện tượng này chủ về sự tang thương, tật bệnh.Khi có sao chổi xuất hiện ở phương Tây Bắc, là nước ở phương Đông Nam bại hoại trước; nước ở phương Tây Bắc bại hoại sau. Nếu sao Chổi xuất hiện ở phương Đông Nam thì ngược lại. Hiện tượng này chủ về sự binh đao, tang thương, tật bệnh. Nếu Thái ất ở các cung 3, 8, 4, 9 lại bị cách mà Thái tuế ở các cung Ngọ, Mùi, Thân, Dậu đều có sát khí yêu tinh hiện ở phương đó thì nhà vua nên tu sửa đức độ, làm tốt chính sự để tránh đi. Và nên đổi niên hiệu, xá hình tội thay đổi chính lệnh để ứng phó với sự biến động nên xảy ra.Ngoài những năm nói ở trên là không bị cách, và do nguyên nhân có sinh khí. THÁI ÂMGiả dụ như năm Tý thì Thái tuế đóng cung Tý; cung Hợi là hợp thần. Sau hai cung tức là cung Tuất là cung Thái âm đóng. Các năm khác dựa theo đó mà tính. Thái âm là vị hậu phi của Tuế đức, chủ về dạy dỗ, khuyên bảo, hứa hẹn. Ở sau Thái tuế 2 thần. Như tính về Thái ất mà Thái ất và Thái âm cùng cung là tất có nước láng giềng đem tiến cống con gái đẹp.Văn xương hoặc Thuỷ kích cùng cung với Thái âm là Hậu phi có lòng nghiêng ngả, phụ nữ chủ về mưu mô. Nhà vua gặp năm như thế thì phải thân thiết với các trung thần, xa lánh kẻ dèm nịnh, cẩn mật với tả hữu, dứt việc nữ sắc, để phòng suy vi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 12, 2015 Trích lại một bài viết của VinhL trong đối thoại với cụ Hà Uyên để cùng tham khảo: Theo VinhL suy luận thì ông Nguyển Mạnh Bảo và cụ Đỗ Quân cũng chỉ là Dịch giả thôi bác ạ, nếu có thì cũng chỉ nghiên cứu chút chút thôi. Như vấn đề tiết khí vũ trụ trong quyển Kỳ Môn Độn Giáp của ông NMB thì cũng không nhất quán. Trong quyển của cụ Đỗ Quân thì dẫn chứng giải thích mới học thì hiểu chút đỉnh, vài năm sau bắt đầu lúng túng, 5 năm sau thì gần như bị tẩu hỏa nhập ma. Sau đây VinhL xin dần giải tặng bác một thí dụ sai của cụ Đỗ Quân trong quyển “Độn Giáp Lược Giải”, trang 214, cách 8: Lục Qúy gia Đinh Xà Yêu KiêùChủ binh mạo thử mạc bạch kiềnThượng nhiên ngộ địch chung tao hạiCấp thiên mậy Kỷ khả tiêu giao. Lục Quý gia Đinh là cách Xà Yêu Kiều. Cách này trên khắc dưới lợi khách không lợi chủ. Vv… Thi dụ: Tiết Đông Chí, Thượng Nguyên, ngày Giáp Thân, giờ Quý Dậu. Dương Độn 1 Cục Mậu 1……Tân 4……….Ất 9Kỷ 2……..Nhâm 5……..Bính 8Canh 3……Quý 6………Đinh 7 Ta có chực phù chực sử :Thiên Bồng / 1……….Hưu Môn / 1 Can Quý trong địa bàn mang số 6 ta có: Thiên Bồng / 6……….Hưu Môn / 1 Theo cách trên ta có phương trình thức:Qúy / Đinh……….Thiên Tâm / 7……….Kinh Môn 7 Bởi vì Sao Đằng Xà lâm Hưu Môn. Trong Hưu Môn có can Quý. Can Quý trên địa bàn mang số 6 nên ta có chực phù là Thiên Tâm. Đinh Kỳ mang số 7 nên ta có chực sử là Kinh môn và số 7 cũng là lạc cung. Cách này gọi là Xà Yêu Kiều. [bạch Hổ 4---------][Châu Tước 9--][Cửu Địa 2 Tử----------------][Lục Hợp 3 Thương][---------5------][Kinh 7 Cửu Thiên------------][sinh 8 Thái Âm----][Hưu 1 Đằng Xà][Chực Phù 6 Thiên Bồng Khai] Thiên Bồng / 6, Hưu Môn khởi từ cung Khãm có Kinh Môn / 7 Đó là thí dụ cho cách Xà Yêu Kiều, mới chỉ có một quẻ cho giờ Quý Dậu thôi mà phương trình thức này nọ củng đã phức tạp, tính toán phiền phức rồi nói chi tính quẻ cho 12 giờ hay vài ngày để tìm cách tốt. Vì vậy càng học càng lẫn quẫn trong mấy cái phương trình thức khó hiểu đừng nói chi ứng dụng. Xà Yêu Kiều tức là Quý gia Đinh. Chỉ có đơn giản như đang giởn vậy thôi. Ta chỉ cần lập quẻ trên cửu cung thì đã thấy rỏ rồi. Phương pháp tính như sau: 1/Dương Độn 1 Cục, Giờ Quý Dậu tức tuần Giáp Tý, tức Mậu Giáp Tý Mậu khởi 1 ở Khãm, Trực Phù là Bồng Tinh, Trực Sử là Hưu Môn Ta có địa bàn như sau: [Tân,Phụ,Đổ--------][Ất,Anh,Cảnh--------][Kỷ,Nhuế,Tử][Canh,Xung,Thương][Nhâm,Cầm----------][Đinh,Trụ,Kinh][bính,Nhậm,Sinh----][(Mậu),(Bồng),(Hưu)][Quý,Tâm,Khai] 2/Trực phù Mậu (Giáp Tý) gia Thời Can Quý (ở cung 6) [Ất Tân,Anh-----][Kỷ Ất,Nhuế------][Đinh Kỷ,Trụ------][Tân Canh,Phụ--][Nhâm,Cầm-------][Quý Đinh,Tâm----][Canh Bính,Xung][bính (Mậu),Nhậm][(Mậu) Quý,(Bồng)] 3/Trực Sử gia Thời Chi, Giáp Tý Mậu Bồng Hưu ở cung 1, Ất Sửu 2, …., Nhâm Thân 9, Quý Dậu 1. Vậy Trực Sử gia lên cung 1. [Ất Tân,Anh,Đổ-------][Kỷ Ất,Nhuế,Cảnh------][Đinh Kỷ,Trụ,Tử--------][Tân Canh,Phụ,Thương][Nhâm,Cầm-------------][Quý Đinh,Tâm,Kinh----][Canh Bính,Xung,Sinh-][bính (Mậu),Nhậm,(Hưu)][(Mậu) Quý,(Bồng),Khai] 4/An Bát Thần, Dương Độn đi thuận khởi từ Trực Phù (trên thiên bàn), Phù, Xà, Âm, Hợp, Trần, Tước, Địa, Thiên, ta có một quẻ Kỳ Môn như sau: [Ất Tân,Anh,Đổ,Trần-------][Kỷ Ất,Nhuế,Cảnh,Tước-----][Đinh Kỷ,Trụ,Tử,Địa--------][Tân Canh,Phụ,Thương,Hợp][Nhâm,Cầm------------------][Quý Đinh,Tâm, Kinh,Thiên-][Canh Bính,Xung,Sinh,Âm--][bính (Mậu),Nhậm, (Hưu),Xà][(Mậu) Quý,(Bồng),Khai,Phù] Nay ta coi ở cung 7 có Quý gia Đinh, đó chính là Xà Yêu Kiều!!! Xem lại cách giải thích của cụ Đổ Quân như sau: Bởi vì Sao Đằng Xà lâm Hưu Môn. Trong Hưu Môn có can Quý (VinhL không thấy can Quý ở Hưu Môn nào đâu???). Can Quý trên địa bàn mang số 6 nên ta có chực phù là Thiên Tâm (Trực Phù ở quẻ là Thiên Bồng tinh mà). Đinh Kỳ mang số 7 nên ta có chực sử là Kinh môn (Trực Sử của quẻ là Hưu Môn mà) và số 7 cũng là lạc cung. Cách này gọi là Xà Yêu Kiều.-> Sai hoàn toàn và không hợp lý chút nào. Ngày xưa tướng ra trận chỉ bấm trên tay để điền quẻ Kỳ Môn, chứ đâu lập phương trình thức như cụ Đỗ Quân hay ông Nguyễn Mạnh Bảo mà tính tới tính lui lộn xà ngầu, lập xong quẻ thì quân giặc tới trước cửa rồi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 12, 2015 Dùng Thái Ất để tính Tuế Sai Thấy mục Thái Ất và Độn Giáp này nó đìu hiu quá, nên dù tài sơ học thiểu VinhL cũng xin đóng góp chút chút. Cái mốc quan trong trong môn Thái Ất là năm Thượng Cổ Giáp Tý, năm mà theo Thái Ất là có thất tinh liên châu, là điểm xuất phát trung để tính tích tuế và kỷ dư. Nay VinhL xin dùng cái mốc quan trọng này để nghiên cứu cái ảnh hưởng của Tuế Sai vào tiết Xuân Phân. Khoa Thiên Văn học hiện đại dùng giao điểm của hai vòng xích đạo và hoàng đạo để làm điểm móc cho các xích kinh (Right Ascension - RA) của các sao, và điểm này củng là điểm Vernal Equinox (Xuân Phân) của thời tiết. Sự tương quan giữa vòng Zodiac của Tây phương và vòng Địa chi của Đông phương như sau: Tuất Aries 0 độ (điểm Xuân Phân – Vernal Equinox)Dậu Taurus 30 độThân Gemini 60 độMùi Cancer 90 độNgọ Leo 120 độTỵ Virgo 150 độThìn Libra 180 độMão Scorpio 210 độDần Sagittarius 240 độSữu Capricornus 270 độTý Aquarius 300 độHợi Pisces 330 độ Lập số của 12 cung địa chi là Tý 1, Sửu 2, Dần 3, Mão 4, ...., Hợi 12 Chu kỳ của vòng tuế sai theo đông phương là 25920 năm. Tức trục trái đất sẻ quay một vòng 12 cung trong 25920 năm. Vậy trong 25920/12 = 2160 năm sẻ đi một cung. Nay chúng ta dùng phương pháp của môn Thái Ất để tính các điểm Lập Xuân và so sánh với phương pháp Thiên Văn học. Phương Pháp Tính như sau: Lấy Tích Tuế của năm tính chia cho chu kỳ Tuế Sai 25920 để tìm thừa số. Sau đó lấy thừa số được chia cho 2160, cộng thêm 2 để xem mốc Xuân Phân đến cung nào. Theo đông phương thì dùng điểm Đông chí nhưng ta dùng điểm Xuân Phân cho nên phải cộng thêm 2 vì tiết Xuân Phân cách Đông chí 2 cung. Tóm lại công thức như sau:Cung = Ceiling[((10153917 + năm) mod 25920)/2160] + 2 Chúng ta sẻ tính toán các năm như sau: 1) 4713 B.C, April 29((10153917 – 4713) mod 25920) / 2160 = 14484/2160 = 6.71Làm chẳn lên là 7 cộng thêm 2 là 9, cung số 9 tức cung Thân, điểm Xuân Phân ở cung Thân.Theo trình thiên văn tây phương thì:April 29, năm 4713 B.C. 18h40m00s là điểm Vernal Equinox Xuân Phân, xích kinh của mặt trời là 0h00m00.117s ở cung Gemini – cung Thân 2) 2553 B.C., April 12((10153917 – 2553) mod 25920) / 2160 = 16644 / 2160 = 7.71Làm chẳn lên là 8 cộng thêm 2 là 10, cung số 10 là cung Dậu, điểm Xuân Phân ở cung Dậu.Theo trình thiên văn Tây Phương thì:April 12 năm 2553 B.C. 5h00m00s là điểm Vernal Equinox Xuân Phân, xích kinh của mặt trời là 0h00m00.101s ở cung Taurus – cung Dậu 3) 960 B.C., March 30((10153917 – 960) mod 25920) / 2160 = 18237 / 2160 = 8.44Làm chẳn lên là 9 cộng thêm 2 là 11, cung số 11 là cung Tuất, điểm Xuân Phân ở cung Tuất.Theo trình thiên văn Tây Phương thì:March 30 năm 960 B.C. 15h30m00s là điểm Vernal Equinox Xuân Phân, xích kinh của mặt trời là 0h00m00.055s ở cung Aries – cung Tuất. 4) 393 B.C., March 25((10153917 – 393) mod 25920) / 2160 = 18804 / 2160 = 8.71Làm chẳn lên là 9 cộng thêm 2 là 11, cung số 11 là Tuất, vậy điểm Xuân Phân ở cung TuấtTheo trình thiên văn Tây Phương thì:March 25 năm 393 B.C. 21h07m00s là điểm Vernal Equinox Xuân Phân ở cung Aries – cung Tuất 5) 206 B.C, March 25((10153917 – 206) mod 25920) / 2160 = 18991 / 2160 = 8.79Làm chẳn lên là 9 cộng thâm 2 là 11, cung số 11 là Tuất, điểm Xuân Phn ở cung TuấtTheo trình thiên văn Tây Phương thì:March 25 năm 206 B.C. 3h41m00s là điểm Vernal Equinox Xuân Phân ở cung Aries – cung Tuất 6) 960 A.D., March 15((10153917 + 960) mod 25920) / 2160 = 20157 / 2160 = 9.33Làm chẳn lên là 10, cộng thêm 2 là 12, tức cung Hợi, vậy điểm Xuân Phân ở cung Hợi.Theo trình thiên văn Tây Phương thì:March 15 năm 960 A.D. 7h15m00s là điểm Vernal Equinox Xuân Phân ở cung Pisces – cung Hợi 7) 1279 A.D., March 13((10153917 + 1279) mod 25920) / 2160 = 20476 / 2160 = 9.48Làm chẳn lên là 10, cộng thêm 2 là 12, tức cung Hợi, vậy điểm Xuân Phân ở cung HợiTheo trình thiên văn Tây Phương thì:March 13 năm 1279 A.D. 14h03m00s là điểm Vernal Equinox Xuân Phân ở cung Pisces – cung Hợi 8) 2000 A.D., March 20((10153917 + 2000) mod 25920) / 2160 = 21197 / 2160 = 9.81Làm chẳn lên là 10, cộng thêm 2 là 12, tức cung Hợi, điểm Xuân Phân ở cung HợiTheo trình thiên văn Tây Phương thì:March 20, năm 2000 A.D. 7h37m00.00s là điểm Vernal Equinox Xuân Phân ở cung Pisces – cung Hợi 9) 2008 A.D., March 20((10153917 + 2008) mod 25920) / 2160 = 21205 / 2160 = 9.82Làm chẳn lên là 10, cộng thêm 2 là 12, tức cung Hợi, điểm Xuân Phân ở cung Hợi Theo trình thiên văn Tây Phương thì: March 20 năm 2008 A.D. 5h50m00s là điểm Vernal Equinox Xuân Phân ở cung Pisces – cung Hợi. 10) Nếu dùng phương pháp của Thái Ất thì năm nào điểm Xuân Phân mới chuyển sang cung Tý? Chúng ta dùng năm 2000 để tính, theo như trên thì thừa số của Tích Tuế chia cho chu kỳ Tuế Sai là 21197, và sau đó chia chia cho 2160 được 9 gần tới 10. Ta muốn có được kết quả là 10 khi chia cho 2160 thì thừa số phải là 21600. Vậy 21600 – 21197 = 403 năm nữa tức là năm 2000+ 403 = 2403.((10153917 + 2403) mod 25920) / 2160 = 21600 / 2160 = 10 vừa đúng 10. Vậy năm 2404 điểm Xuân Phân sẻ chuyển đến cung Tý((10153917 + 2404) mod 25920) / 2160 = 21601 / 2160 = 10.000462963 tứ bắt đầu đi vào cung 11 11 cộng thêm 2 là 13 tức là 1 cung Tý. Năm 2404 là năm Giáp Tý!!! Theo trình thiên văn Tây Phương thì đến năm 2598 thì điểm Xuân Phân mới đến cung Aquarius. March 20 năm 2598 6h33m00s là điểm Vernal Equinox Xuân Phân ở cung Aquarius – cung Tý, và xích kinh của mặt trời là 0h00m00.145s. 2598 – 2404 = 194 năm. Sự khác biệt là 194 năm thì khoảng 2.69 độ xích kinh. So sánh các năm đã tính ở trên thì ta thấy hoàn toàn phù hợp. Phương pháp dùng mốc của Thái Ất để tính đi sớm hơn phương pháp Thiên Văn hiện nay khoảng 194 năm (tức năm 2403), 2.69 độ xích kinh, hoặc 0.75% sai biệt. Tôi ghi chú: - Theo Dương lịch Maya chu kỳ vũ trụ kết thúc vào năm 2012, còn theo Âm lịch phải xem xét tương ứng với những chu kỳ khác, nhỏ thì như Lục thập hoa giáp chẳng hạn, đồng thời cũng phải xét đến thực tại biến chuyển trên địa cầu như thế nào đấy về tự nhiên nữa -> Sẽ thấy năm chuyển cung là năm 2013? Cách nhau theo cách tính 2403-2013 = 390 năm (sai số tích lũy so với 25.920 năm là 1.5% là quá lớn) và nếu là đúng thì cách phi tinh niên vận phải thay đổi lại. - Trên đây, chỉ là thuật toán chứ chưa rõ điểm mốc chuẩn về gốc thời gian tính toán: Tích Tuế sao lại ở con số trên 10 triệu năm? Rất khó khăn về mặt thực tại nhận biết thiên văn -> hay từ mốc thiên văn lớn quy chiếu đến mốc biến đổi nhỏ của vạn vật như con người chẳng hạn...? - Nếu chiếu theo lịch Maya kết thúc chu kỳ vũ trụ 25.920 năm vào năm 2012, thì cách tính Cục của Thái Ất và Huyền không phi tinh đã phải thay đổi sau năm 2013! Đồng thời, Độn giáp cũng phải xem lại nốt. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 12, 2015 Tôi trích lại một bài viết của anh Mộc Công về thiên văn, lịch pháp trong trao đổi với bác Vô Trước và anh Dichnhan07 Lịch pháp là cơ sở của mọi phương pháp bói toán phương Đông. Tất cả môn dự báo đều phải lấy dữ liệu đầu vào là giờ, ngày, tháng, năm âm lịch. Hơn nữa Đông Á vốn là nền văn hóa lúa nước, nơi mà khí hậu trở thành điều quan trọng nhất cho nông gia, cho nên việc dự báo và tìm chu kỳ của thời tiết đã được nghiên cứu rất kỹ từ lâu thông qua Âm Dương Lịch. Sử Ký chép: đời vua Đường Nghiêu, có sứ giả Việt Thường vào chầu dâng con Thần Quy trên lưng có chép chữ khoa đẩu về lịch. Nghiêu sai chép lại rồi dùng nó để làm lịch và gọi là Quy Lịch, lúc bầy giờ tháng nhuận mới được thêm vào. Thuấn sau này sai quan Thái Sử quan sát chuyển động mặt trời và mặt trăng để định ra tiết khí và định quy tắc thêm tháng Nhuận. Tức là thời Nghiêu Thuấn theo như Sử Ký đã biết đến khái niệm tháng Nhuận và sau này Thuấn (vốn là dòng Bách Việt-Kinh Thư (Thuấn điển)) đã vận dụng những hiểu biết về thiên tượng để tìm quy tắc thêm vào các tháng nhuận. Những khám phá khảo cổ thì lại chỉ chứng minh rằng những di tích sớm nhất về lịch được ghi trên những tấm giáp cốt từ thời nhà Thương. Các tấm này chỉ ra 1 năm có 12 tháng, thỉnh thoảng có thêm tháng 13 và thậm chí là tháng 14. Ngày tháng trong lịch sử Đông Á được biết đến sớm nhất bắt đầu từ năm 841 TCN (thời kỳ Cộng Hòa của nhà Tây Chu) (841-828). Do Chu Lệ Vương là một hôn quân, cho nên nhân dân đã làm loạn đánh vào kinh đô bức Lệ Vương phải lưu vong, hai đại thần có uy tín là Chu Công và Thiệu Công đã được cử lên làm nhiếp chính thay Vua. Hai ông này đã đem con của mình ra chết thay cho Thái Tử Cơ Tịnh để giữ lại dòng dõi cho nhà Chu, và để chứng tỏ sự vô tư hai ông đã cho mời Sử Quan hàng ngày ghi chép lại cụ thể thời gian những việc làm của họ để thông báo cho toàn dân biết và giám sát. Việc chép sử bắt đầu từ đây, và chỉ từ năm 841 TCN trở về sau ngày tháng mới được rõ ràng còn thì trước đó không ai kiểm chứng được. Nhưng qua những ghi chép của Sử Ký thì thời nhà Chu lịch được sử dụng với tháng nhuận được thêm vào một cách tùy tiện không có quy tắc nào. Lịch Tứ Phân bắt đầu được dùng khoảng từ năm 484 TCN thời Chiến Quốc là Lịch đầu tiên được tính toán cẩn thận ở Trung Quốc. Gọi là Tứ Phân vì nó cho biết 1 năm có 365 1/4 ngày (365.25 ngày) và có những đặc điểm rất quan trọng đáng chú ý như sau: 1. Quy tắc chu ký 235 tháng (=19 năm) tức là chu kỳ Meton ở Lịch La mã xưa 2.Tháng nhuận được chèn thêm vào sau tháng 12 3. Ngày Đông Chí nằm ở tháng đầu tiên của năm. Từ điều thứ ba ta có thể thấy lịch Tứ Phân là lịch Kiến Tý tức là năm bắt đầu bằng tháng Tý. Ngày xưa việc xác định ngày Đông Chí là công việc quan trọng nhất của thiên quan. Đông Chí là ngày mà đêm dài nhất và ngày ngắn nhất, tượng là nhất dương sinh vạn vật bắt đầu hình thành từ tịch diệt, cho nên Đông Chí là ngày mà Thiên Tử phải tế trời để cầu chúc cho thiên hạ vạn vật sinh linh được an hòa hưởng phúc của Trời ban (Chu Lễ). Xác định sai ngày Đông Chí chức Quan phải bị chém không tha. Và vào ngày Đông Chí thì Mặt Trời mọc lên từ cung Thìn, và do mãi nó ko mọc (ngày ngắn nhất) cho nên họ tin là ở đó có Thiên Cương sát thần kéo giữ không cho mặt trời lên do đó cung Thìn là Rồng tượng cho Thiên Tử ( vì phải tế trời) và còn có tên là Thiên La (lưới trời) do nó kèo bắt Mặt Trời ko cho mọc. Từ năm 256 TCN, Tần Chiêu Vương (307-250) diệt nhà Chu dời Cửu đỉnh về Hàm Dương thì ông ta cũng cho sửa lại quy tắc Lịch để chứng tỏ quyền uy của mình. Tháng nhuận được thêm vào là tháng phụ đứng sau tháng thứ 9 của năm, năm mới bắt đầu vào tháng thứ 10 của Năm và Đông Chí rơi vào tháng thứ 11. Tức là năm mới bắt đầu trước Đông Chí một tháng. Sau Tần Thủy Hoàng (247-210) cho dời năm mới vào tháng sau Đông Chí tức là dùng lịch Kiến Sửu, và từ đây nó được dùng cho đến tận năm 104 TCN. Tuy nhiên quy tắc chi tiết về tháng Nhuận chỉ được biết đến chặt chẽ với lịch Thái Sơ vào năm 104 TCN dưới thời Hán Vũ đế (141-87). Lịch Thái Sơ có những đặc điểm: 1.Đông Chí rơi vào tháng thứ 11 của năm 2.Tháng nhuận có thể được thêm vào bất cứ tháng nào miễn là trong tháng đó Mặt Trời không đi qua điểm Trung Khí ( quy tắc Trung Khí của lịch Thái Sơ). Qua đó có thể thấy lịch Thái Sơ là lịch Kiến Dần ( năm mới bắt đầu từ tháng Dần). Lịch Thái Sơ được dùng cho đến tận năm 1645 khi giáo sỹ Thang Nhượng Vọng theo chỉ dụ của vua Thuận Trị (1644-1661) soạn lại Lịch dựa vào tính toán bằng Hàm Lượng Giác của Toán học Tây Phương. Lịch này có đặc điểm sau 1. Đông Chí rơi vào tháng thứ 11 của năm 2.Chuyển động thực của Mặt Trời đc dùng để tính tiết khí thay vì chuyển động biểu kiến như trước kia. Từ 1645 đến tận 1929 không có 1 chỉnh sửa quan trọng nào đối với Lịch. 1929 thì Trung Hoa Dân Quốc công nhận lịch Gregory làm lịch chính thức nhưng những ngày lễ cổ truyền vẫn dùng theo Âm dương lịch. Chính vì do sử dụng công cụ và khái niệm từ phương Tây đưa vào từ lịch Gregory mà lịch âm dương của Tàu có rất nhiều tiền bộ và đơn giản hóa các quy tắc nhất là về tiết khí và tháng nhuận nhưng mà nó đã đem đến những chuyện rất hi hữu xảy ra mà không ai biết phải làm thế nào. Hiện nay các nhà nghiên cứu về lịch của Tàu họ tin rằng tính toán với những khái niệm của lịch 1645 sẽ cho ra sai số và họ tìm cách đo đạc để chỉnh sửa . Vì lí do áp dụng lịch Gregory với quy định mỗi ngày bắt đầu từ 0h và chia ra mỗi giờ của Đông Á bằng 2 h của Tây phương mà ngày bắt đầu chênh 14,3 phút so với giờ chuẩn đo tại đài thiên Văn Tử Kim Sơn của Nam Kinh. Điều đó dẫn đến 1. Năm 1978, Trung Thu điểm sóc khi đó là 3 tháng 9 lúc 0:07 phút giờ chuẩn Trung Quốc dựa theo múi giờ từ Greenwich, trong khi đó tại Hồng Kong, Việt Nam lịch truyền thống vẫn được dùng với quy tắc tính giờ ko theo giờ phương Tây thì điểm sóc rơi vào 23:53 phút ngày 2 tháng 9. Kết quả là Đại lục ăn tết Trung Thu vào ngày 17.9 còn các vùng phía Nam trong đó có Việt Nam ăn tết Trung Thu ngày 16.9 sớm hơn 1 ngày. 2. 1984-1985 năm mới Mặt Trời nằm trong cung Ma Kết và Bảo Bình trong tháng 11. Sau đó thì đi vào cung Song Ngư trong tháng kế tiếp lẽ ra đó phải là tháng 1, nhưng mà sau đó Mặt Trời lại ko đi vào cung nào trong tháng kế tiếp thành ra để giữ cho Đông Chí vào tháng 11 , các nhà làm lịch của Tàu buộc phải đổi tháng Dần thành tháng Sửu và tháng Dần lùi đi 1 tháng, cho nên năm 1985 Đại lục ăn tết chậm hơn 1 tháng so với Việt Nam và Hồng Kong. Qua đó có thể thấy: -Nhà Chu sử dụng lịch kiến Tý với quy tắc tháng nhuận tùy tiện -Nhà Tần lại dùng kịch kiến Sửu với quy tắc về tháng nhuận -Nhà Hán từ Vũ Đế mới dùng lịch kiến Dần với quy tắc chặt chẽ về tháng nhuận -Việc tính toán lịch với công cụ và khái niệm của Tây Phương đã đưa đến những sai số và sự kiện gây tranh cãi vào năm 1978, 1985 và gần đây nhất là năm 2007 giữa VN ta ( nơi mà lịch truyền thống vẫn được sử dụng) và Trung Quốc. Vài dòng về lịch sử Lịch pháp hi vọng có thể giúp ích được mọi người. Tôi viết bài này cũng vì qua PM trao đổi với anh Vô Trước. Việc dùng lịch Kiến Tý, Kiến Sửu hay Kiến Dần ko liên quan gì đến trục quay do tuế sai cả anh ạ, tất cả là do ý chí chủ quan của nền quân chủ mà thôi. Chỉ duy nhất có lịch Thái Sơ là được làm dựa trên quan trắc thiên văn cẩn thận có ghi chép lại trong Sử Ký và do Tư Mã Thiên có tham gia cho nên ông đã đặc biệt ghi chép lại cẩn thận để hậu thế có thể biết. Mong rằng bài viết của tôi có thể giúp ích được cho anh Vô Trước ít nhiều. Vô Trước: Rất cám ơn anh Mộc Công! Bài viết giúp ích cho tôi nhiều. Tuy nhiên, theo tôi có lẽ đó chỉ là những hiện tượng, sự việc trong lịch sử được ghi chép lại, chưa chắc đã là bản chất của lịch pháp. Tôi luôn nghĩ rằng, lịch ADNH lấy vận động của trường khí ADNH làm cơ sở chứ chưa chắc là do các quan trắc mặt trời hay mặt trăng. Nhiều người cho rằng học thuyết ADNH ra đời dựa trên quan sát thiên văn. Còn tôi lại cho rằng, quan sát thiên văn phù hợp với học thuyết ADNH chú học thuyết này dựa trên cơ sở tổng quát hơn nhiều.... Có như vậy nó mới có thể đóng vai trò của một lý thuyết thống nhất. Tất cả chỉ mới là giả thuyết. Còn rất nhiều việc phải làm! Dichnhan07: Lịch nhà nước tôi đã kiểm chứng và thấy chuẩn nên mọi người có thể an tâm lập quẻ Mai Hoa. Tôi ghi chú: Chứng tỏ khả năng Âm lịch Việt đang chuẩn và nền tảng của nó OK đến thế nào. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 12, 2015 Tìm hiểu về bộ sách kỳ bí THÁI ẤT THẦN KINH Xưa nay khi nói đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, đa phần ai cũng nhắc đến Sấm ký và bộ Thái Ất Thần kinh. Đồng thời ai cũng bảo Thái Ất Thần kinh là sách do Bảng nhãn Lương Đắc Bằng đem từ Bắc quốc về truyền cho trò yêu. Nhưng cụ thể câu chuyện đó ra sao thì mỗi người kể một kiểu nên nó cũng kỳ bí như chính môn “Dự đoán học”. Với dòng họ Lương bộ sách này liên quan trên nhiều góc độ và tôi cũng từng hiểu như mọi người. Song qua nhiều năm tìm hiểu, nhất là những tháng ngày rảnh việc “chờ hưu” càng tìm kỹ càng ngẫm ra rằng “thế nhưng không phải thế”!. Nhân tháng có ngày “Nhà giáo Việt Nam”, tưởng nhớ cặp Cha-Con thầy giáo (Lương Hay-Lương Đắc Bằng) đào tạo cho đất Việt hai Trạng nguyên xuất chúng (Lương Thế Vinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm), thử tìm hiểu về hậu trường bộ sách Kỳ bí “Thái Ất Thần kinh”. 1. Bí hiểm của sách “Thái Ất Thần kinh”: Thái Ất thần kinh 太乙神经 hay Thái Ất là một mô thức thuật số cơ bản trong tam thức (Thái Ất, Độn giáp, Lục nhâm đại độn) của lý số Đông phương, chủ yếu nghiên cứu các tính toán liên quan đến sự hưng vong của các triều đại, các trận pháp ở tầm cỡ chiến lược. Trong đó, Thái Ất thiên về Thiên, nó nghiên cứu sự chuyển động của các tinh tú ảnh hưởng đến Trái Đất, đến con người. Tương truyền sách này từ rất xưa, lâu lắm rồi, Thái Ất Chân Nhân 太乙真人[1] ban xuống trần thế nếu hiểu được có thể biết thiên cơ, họa phúc cõi trần, nhìn thấu tương lai, thông thiên địa hầu cứu nhân gian. Nếu cuốn sách này vào tay người hiền tài thì có thể bảo hộ và cứu giúp nhân gian tránh được nạn kiếp; còn nếu như rơi vào tay kẻ gian thần thì nhân gian sẽ xẩy ra đại loạn. Lai lịch bộ sách lưu hành một cách bí ẩn từng có hai giả thuyết: - “Thái Ất Thần kinh” là bộ sách rất quý, dạy về các môn địa lý, chiêm tinh, chỉ cách xét đoán những việc kiết hung. Có người nói Quốc sư nhà Thục Hán (蜀漢, 221-263) thời Tam Quốc là Gia Cát Lượng (諸葛亮, 181–234) được người đời sau tôn sùng và mến phục tài trí, một phần lớn nhờ nghiên cứu “Thái Ất Thần kinh”. Bộ sách này chỉ có hai bản mà Cụ Lương Ðắc Bằng may mắn có một bản sau truyền lại cho Nguyễn Bỉnh Khiêm, còn một bản nữa ở bên Bắc quốc. Bộ sách này, cũng theo thuyết trên đây, rất khó hiểu nên người đọc kém, không có trí thông minh siêu việt không thể lãnh hội được dù có sách quý trong tay. Đến thời Tống (宋朝, 960-1279), một đạo sĩ rất nổi tiếng là Triệu Nga cũng đã đúc kết kinh nghiệm cổ truyền viết thành sách nhưng chưa có lời giải vì lời giải còn lưu lạc ở một phương khác. - Nhưng cũng có người cho rằng bộ sách đó không có gì là kỳ diệu và thần bí cả. Đó là sách Thái Huyền của Dương Hùng 楊雄, một danh nho sinh vào khoảng đời Hán Tuyên đế (漢宣帝, 91 -49 tCn) và mất khoảng cuối đời Vương Măng (王莽,45 tCn-23). Dương Hùng thuở nhỏ thông minh, thích học, nhưng ghét lối từ chương, ưa tìm những điển tích sâu xa uyên bác, chuyên nghiên cứu về dịch học. Chính ông đã làm ra sách Thái Huyền để giảng thuyết âm dương vũ trụ, nhưng với lối văn cầu kỳ khó hiểu, nhiều người không phục, cho là lập dị. Sở dĩ bộ “Thái Ất Thần kinh” được xem như loại sách quý là vì người ta muốn quan trọng hóa, thần bí hóa vấn đề. 2. Hình thành “Thái Ất Thần kinh” của người Việt: Tương truyền rằng trong một lần đi sứ sang Minh quốc (明朝, 1368- 1644), Thượng thư Bảng nhãn Lương Đắc Bằng (尚書榜眼梁得朋, 1472 – 1516)[2],do cơ duyên gặp người đồng tộc[3] mách bảo, thành ý nên cụ có được bộ “Thái Ất Thần kinh” mang về, nhưng đọc cũng không hiểu mấy. Những năm cuối thời Lê Tương Dực (黎襄翼, 1495 – 1516), nhận thấy dù đem hết tâm sức ra giúp nước cũng không thể vãn hồi được tình thế ông cáo quan về quê Thanh Hóa dạy học. Bởi mến, tin người trò yêu là Nguyễn Bỉnh Khiêm (阮秉謙, 1491-1585) có cha hiền lành đức độ[4], người mẹ xinh đẹp thông minh, giỏi tướng số văn thơ[5] và bản thân trò đặc biệt thông minh hơn người nên ông hết lòng truyền thụ kiến thức. Một hôm, cụ Lương Đức Bằng ốm, biết rằng mình không sống lâu được nữa bèn gọi Nguyễn Bỉnh Khiêm đến căn dặn: - Nay thày sắp sửa xa rời các con, thày không có điều gì dặn lại các con chỉ khuyên các con: kẻ ra làm quan thì luôn nhớ ba chữ “thanh, thận, cần”, kẻ về ẩn dạy học thì luôn nhớ bốn chữ “an bần, lạc đạo”. Nghỉ một lát, cụ Bảng nhãn nói tiếp: - Thày có chút việc riêng muốn nhờ cậy con: do muộn mằn đến nay thầy mới có con đang còn trong bụng mẹ nó và ta đã dặn nếu sinh con trai đặt tên là Hữu Khánh. Sau này, nhờ con thay thầy mà dạy bảo và dìu dắt nó đi theo con đường ngay. Ðược như vậy, dù thầy có ở suối vàng được mãn nguyện lắm. Ngừng lời, Lương Đắc Bằng chỉ một cái tráp nhỏ, đặt ở đầu giường rồi bảo Nguyễn Bỉnh Khiêm: - Con hãy mang tráp đến đây, mở ra lấy một bộ sách mà ta đã gói kỹ vào để sẵn trong ấy. Nguyễn Bỉnh Khiêm vâng lời, làm theo ý thầy. Cụ Bằng lại bảo tiếp: - Thầy cho con quyển sách này, vì thầy nghĩ chỉ có con mới có thể hiểu nổi, nhưng con phải hứa với thầy là phải giữ gìn sách cẩn thận, đọc kỹ, khi hiểu mang ra giúp đời, làm việc thiện. Quyển sách này được một dị nhân đồng tộc trao cho trên đường đi sứ sang Minh quốc trở về. Cụ ấy còn dặn ta: Chừng nào trong tâm linh muốn cho ai thì người ấy sẽ được phần. Nay, thầy giao quyển sách này lại cho con, ấy là con có phần. Người học trò đất Trung Am lạy tạ nhận lời. Khi Lương Đắc Bằng tạ thế[6], Nguyễn Bỉnh Khiêm ở lại chịu tang 3 năm. Sau đó, ông về quê, tự học và đến khoa thi năm Đại Chính thứ 6 (大正六年,Ất Mùi, 1535) ông đi thi đỗ Trạng nguyên 狀元. Làm quan dưới triều Mạc, ông được bổ dụng Tả thị lang bộ Lại 吏部左侍郎,sau thăng Thượng thư 吏部尚書 kiêm Đông các Đại học sĩ 東閣大學士,được phong tước Trình Tuyền Hầu 程璿侯 rồi thăng tới Trình Quốc Công 程國公 và do ông đỗ Trạng nên dân gian gọi là Trạng Trình 狀程. Lúc rảnh, nhất là sau khi cáo quan về quê năm 1542, nhớ lời thầy, Nguyễn Bỉnh Khiêm mang sách đọc thấy không lĩnh hội được gì mấy, ông bèn mang sách cất đi, thỉnh thoảng lại lấy ra đọc, đọc xong rồi lại cất, cứ như thế mãi. Cho tới một hôm, có một người khách đến cho Nguyễn Bỉnh Khiêm một bài thơ. Ông mở ra xem thì thấy ý tứ bài thơ có phần liên hệ với những câu trong bộ sách của thầy Bằng trao, mà ông đã cất công sức đọc nhiều lần nhưng chưa thông được. Ông hiểu đây là một phần của bộ sách bí ẩn kia và ông đã gộp chúng để nghiền ngẫm. Nhờ kiến thức từ thầy và mẹ truyền thụ lại thấu hiểu bộ sách này mà về sau Nguyễn Bỉnh Khiêm tinh thông lý số, hiểu về quá khứ, đoán được tương lai, thế cuộc. Vì vậy mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đưa ra lời khuyên hữu ích với Nguyễn Hoàng (阮潢, 1525 - 1613), Trịnh Kiểm (鄭檢, 1503- 1570), con cháu Mạc Mậu Hợp (莫茂洽, 1560-1592) đồng thời viết ra được những lời tiên tri cho hàng trăm năm sau. Những lời tiên tri ấy tập hợp trong tập Sấm Ký Nguyễn Bỉnh Khiêm mà dân gian quen gọi là Sấm Trạng Trình 狀程讖 tiên đoán việc đời sau, gắn với nhiều giai thoại kỳ thú. Cũng cần nhắc lại là: ngoài việc nghiền ngẫm sách, áp dụng để đưa ra những lời khuyên với các thế lực Nguyễn, Trịnh, Mạc nên đã giữ yên đất nước một thời gian dài, cụ Trạng còn nuôi dạy người con trai duy nhất của ân sư là Lương Hữu Khánh[7] nên người theo đúng ý nguyện của thầy. Đồng thời cũng chính cụ Trạng đã cưu mang một người cháu thầy Bằng là Lương Đắc Cam梁贵公諱甘字三郎 từ Thanh ra, đưa sang lập nghiệp bên xã Lao Chữ 牢渚, tổng Dương Áo 陽襖, huyện Tân Minh 新縣, phủ Nam Sách 南策, trấn Hải Dương 海陽 (nay là thôn Chử Khê, xã Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng), lập ra nhiều chi phái họ Lương ở Tiên Lãng, An Lão (thuộc tf Hải Phòng) ngày nay. Như vậy, từ sách quý do thầy tin tưởng giao phó, do cơ duyên lại được tiếp thu kiến thức y lý từ người thầy tài năng đức độ và trí thông minh thiên bẩm với kinh nghiệm bản thân, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã soạn ra bộ “Huyền Phạm” và sau này Phạm Đình Hổ (范廷琥, 1768-1840) dựa vào đó soạn ra bộ là “Huyền Phạm tiết yếu”. Theo một số tác giả thì đây là một công trình nghiên cứu công phu. Nó tổng hợp nguyên lý Âm dương, Ngũ hành, Bát quái của Triết học cổ truyền, gộp được các cách khoa dự đoán Kỳ Môn tản mát trong dân gian; nó là sự tổng hợp sức mạnh chuẩn xác của triết học toán rút ra từ vũ trụ, là nguồn tri thức hữu thể để hiện thực mệnh sống của con người với môi trường cảm ứng giữa người và trời đất cùng vạn vật. Những giá trị đó trong sách của Dương Hùng thời Hán, Triệu Nga thời Tống chưa đạt được. Như vậy phải chăng yếu tố “đem từ Bắc quốc về” chỉ là do đời sau đặt ra để tăng giá trị bộ sách bởi tính “tự ti” của người Việt hồi ấy! Bộ sách ấy do cụ Trạng đất Vĩnh Lại soạn ra, dựa vào quan điểm lý dịch Việt, có tham khảo các sách viết về chủ đề này bên Hán, Tống. Chính người Trung Hoa đã khen “An Nam lý học hữu Trình Tuyền”! 3. Sách quý ra với công chúng: Bộ sách này lưu hành bí ẩn trong dân gian, chưa được khắc in nên luôn trong tình trạng “tam sao thất bản”. Sang Thế kỷ XX, do cơ duyên, Nguyễn Ngọc Doãn (1912-1989) với bút hiệu là Thái Quang Việt tiếp cận và dịch ra quốc ngữ năm 1972 gồm 5 cuốn, được Nhà Xuất bản Văn Hoá Dân tộc phát hành với tên gọi Thái Ất Thần kinh ghi tên tác giả là Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 2002, Nhà Xuất bản Văn Hoá Dân tộc cho tái bản sách Thái Ất Thần kinh được sửa chữa, bổ sung thêm những phần thiếu sót. Sách quý đã tìm thấy (tuy chưa đầy đủ), đã được dịch, đã in và phát hành (có chú dẫn đàng hoàng) nhiều người tìm đọc nhưng mấy ai đã hiểu. Cái tâm lý “đồn thổi” của người Việt làm tăng tính ly kỳ của những lời Tiên tri nhưng làm bí hiểm hơn những gì cụ Trạng để lại. Sinh thời, Trạng Trình cũng thấy Thái Ất thực là khó mà khó nhất trong các môn toán của tiền nhân. Bởi thế cụ có soạn bộ “Du Lỗ” và viết bài tựa về “Ngọc Tướng Huyền Cơ” để giúp riêng những ai kém thông minh vẫn có thể hiểu được. Thời Nguyễn, chỉ có các quan làm việc tại triều đình mới biết và bí mật truyền lại cho con cháu nên nó chỉ là sách chép tay nên càng kỳ bí. 4. Tâm nguyện: Nay sách in ra, phổ biến rộng là lợi thế của thời hiện đại nhưng tính “nguyên bản” chắc chi đảm bảo. Trong thời @ mấy ai tinh thông thực học như thời chữ Nho lên ngôi và tư duy kỹ thuật thời nay cũng khác xưa nên mọi lý thuyết trong bộ sách Thái Ất Thần kinh cũng như Sấm ký chỉ nên coi là tài liệu tham khảo. Coi nó là “mê tín” là sai nhưng sử dụng nó như là lá bùa lý giải, dự đoán tất cả cũng không đúng. Là người bụng chứa một phần “Ngũ xa thư” 五車書 và chỉ sô IQ chẳng đến nỗi nào nhưng đọc đi đọc lại Phần mở đầu và 7 Cuốn với 466 trang khổ A4 mà chẳng hiểu gì nhiều bởi lời văn cổ lại đầy những thuật toán bí hiểm (tuy đã được người dịch chú giải đề đáp), chỉ hiểu rằng: đây không phải sách dạy xem bói!. Thế mà có người “giấu giấu diếm diếm”, bảo lĩnh hội được và bỗng dưng trở nên “thầy” phán đủ các lĩnh vực. Phục thật! Hay mình dốt mà không biết? Thôi kệ họ! Ngưỡng mộ, kính trọng cụ Trạng quê hương, người gắn với Viễn tổ và Thượng tổ dòng họ Lương xã Chiến Thắng huyện An Lão (gốc từ Tiên Lãng sang khoảng năm 1750) tôi tìm hiểu và biên soạn lại chuyện này. Cũng là một nén tâm hương dâng lên tiền nhân, lưu giữ lại cho bà con ai quan tâm thì đọc, tự rèn mình, tìm cách ứng nhân xử thế hợp nhất chứ không mong trở thành “nhà nghiên cứu”, nhất là “Chiêm tinh gia” chi cả! Lương Đức Mến, tháng 11/2013- [1] là sư phụ của Na Tra 哪吒 ở trên thượng giới và là người rất nghiêm khắc với các học trò của mình. Một vị tiên tốt bụng, ông lúc nào cũng luôn theo em gái đồng thời cũng là vợ của Phục Hi 伏羲 là Nữ Oa 女娲 có tính tình lôi thôi và rất ít khi cưỡi mây.Mà lúc nào Thái Ất chân nhân cũng cưỡi chim hạc tiên Tiểu Hắc Bạch (chim hạc), đây cũng là thú cưng của ông. [2] Có tài liệu viết 1477-1526, tức cụ mất năm Bính Tuất, 1526 đời Lê Cung Hoàng vào dịp Trần Cảo đã kéo quân uy hiếp kinh thành. [3] Con cháu Lương Nhữ Hốt (梁汝笏, ?-1428). Ông người xã Trác Vinh, huyện Cổ Đằng, thuộc tỉnh Thanh Hóa, đỗ Thái Học sinh thời nhà Trần. Lương Nhữ Hốt là tướng nhà Hồ nhưng năm 1406, khi quân Minh kéo sang, theo lời chiêu dụ của tướng Minh là Hoàng Phúc, ông ra làm việc cho quân Minh và được cử làm tri phủ Thanh Hoa. Cũng vì vậy, khoảng 1407-1409 ông đến lập ấp tại Triều Hải trang và đổi tên trang này thành xã Hội Triều. Cuối năm 1427, khi viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạnh bị đánh tan, Vương Thông buộc phải giảng hoà rút về, Lương Nhữ Hốt đầu hàng Nghĩa quân Lam Sơn, được Lê Lợi xá tôi. Nhưng sau đó, ông vẫn không phục, liên kết với những người từng hợp tác với quân Minh trước đây như Trần Phong, Đỗ Như Trung mưu chống lại nhà Lê. Lê Thái Tổ bèn bắt 3 người cầm đầu này giết chết vào ngày 24/11/1428, sau đó hạ chiếu tha hết cho các thủ hạ. Để giữ hòa khí với nhà Minh, vua Lê Thái tổ không tru lục đến thân thích các đầu lĩnh. Những người con của Lương Nhữ Hốt di cư sang tỉnh Vân Nam còn Lương Nhữ Hốt được nhà Minh truy phong tước Lãng Lăng Đại Vương. [4] Giám sinh Nguyễn Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên ở làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). [5] Bà Nhữ Thị Thục (? - ?), con gái út của quan Tiến sĩ Thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan (1443-1523) triều Lê Thánh Tông ở làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương (nay là thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng). Nội ngoại đôi bên thuộc hai phủ nhưng thực ra chỉ cách con sông Hàn (Tuyết Giang) và ở bên này nhìn rõ cây đa đầu làng bờ bên kia. [6] Có nhiều tài liệu viết khác nhau về năm mất của cụ Bảng nhãn. Kết hợp lại có thể nhận xét Cụ thọ hơn 50 tuổi nên mất Bính Tý 1516 hay Bính Tuất 1526 hoặc khoảng giữa 2 mốc đó. [7] 梁有慶 (1517 – 1590) là con Bảng nhãn Lương Đắc Bằng với người “dắng thiếp (媵妾, tức vợ bé và bà này là em Chính thất Hoàng Thị Phục) sau khi cụ Thượng mất 5 tháng và sau này theo họ Nguyễn Bỉnh Khiêm từ năm 18 tuỏi. Lương Hữu Khánh là bậc Danh thần khai nghiệp nhà Lê Trung Hưng. Bởi “trong vạch kế, ngoài chống giặc” nên mưu lược, văn võ của ông được tôn trọng, nhiều lần lập công lớn và được cử làm Thượng thư bộ Lại 吏部尚書, kiêm Tổng tài Quốc sử Quán 國史館總裁, tước Thái tể 太宰- Đạt quận công 達郡公. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 12, 2015 Trích của DALA Thái Ất Thần Kinh đúng tương truyền là của cụ Trạng Trình ( Thần Kinh không phải là quyển kinh sách, mà Thần Kinh là tiếng ngày xưa để chỉ Việt Nam, Thần Châu là Trung Quốc). Dòng Thái Ất này là của riêng cụ Trạng, bản thân quyển Thái Ất Thần Kinh cũng có nhiều chỗ khác với Thái Ất thống tông bảo giám, Thái Ât thông tông đại toàn của Tàu, đúng sai thì phải dựa vào 1 yếu tố khác hoàn toàn khoa học đó là........ Tại sao lại có con số 10153917 để cộng vào tìm Tuế kể? Liệu có chính xác không? Căn cứ của nó ở đâu. Tự dưng cụ Trạng Trình được quả táo rơi vào đầu rồi nghĩ ra Đại chu là 3600 đơn vị thời gian, tiểu chu là 360, rồi chia tiếp 72, chu kỳ của Thái Ất là 24 năm???? Một câu hỏi lớn đấy... và cũng chỉ có thể giải thích cặn kẽ nhờ........ Thái Ất là môn học thống tất cả đạo học vì nó bao gồm cả Tinh Đẩu, Quẻ Dịch, Kỳ Môn Độn Giáp. Có dạy cách điều binh khiển tướng, xem cát hung mưa nắng, quyết định sự an nguy của cả một quốc gia. Cho nên ngày xưa sách về Thái Ât thuộc dạng CẤM THƯ chỉ truyền trong Hoàng Tộc. Ở Việt Nam ta, thư tịch của cụ Trạng sau khi mất chỉ có Vua chúa mởi được xem. Chính vì thế đến nay môn học đấy thành ra tam sao thất bổn... Tàu bảo Tàu đúng, Việt bảo Việt không sai... không thể biết được. Bước đầu tiên để xác định lại cơ sở cho nó là bằng cách dùng.............Posted Image, chỉ mới là bước đầu chưa thể nói khơi lại được cả học thuyết Thái Ất. Trích của KARAJANAi cũng biết môn Thái Ất và môn Độn Giáp có những liên quan mật thiết đến nhau , và như vô tình hai môn này có rất nhiều điểm tương đồng. Bản thân tôi cũng luôn có ý tưởng phải chẳng Thái Ất và Độn Giáp chính có cùng một nguồn, phải chăng Thái Ất nó chính là phần bao quát hơn , tổng quát hơn của Độn Giáp... phải chăng Thái Ất chính là đứng đầu trong Tam Thức thống nhất đạo của mọi nhà...??? Những câu hỏi như vậy làm tôi băn khoăn và day dứt hàng chục năm nay. Sách Tàu sách Ta về Thái Ất và Độn Giáp tương đối ít nhưng xin thưa bản thân tôi KHÔNG TIN vào sách của mấy ông Tàu, kẻ cứ tự coi mình là chân lý... nếu sách Tàu về Thái Ất mà đúng thì Tứ Khố Toàn Thư, Thái Ất Thông Giải,... đầy ra đấy sao chẳng có ông nào dùng nó để luận đoán... xin đừng nói rằng : "Thái Ất khó, ít có ai thông hiểu "... câu này vô lý lắm... chẳng nhẽ dân tộc 1,3 tỷ dân như Tàu lại không tìm nổi một người thông hiểu Thái Ất và Độn Giáp. Những truyền thuyết của cụ Trạng Trình về bộ Thái Ất Thần Kinh có thể cho ta thấy... dân Tàu dù có là Gia Cát Lượng cũng chỉ thông hiểu được phần nào của Thái Ất mà thôi, người thực sự có thể nói thấu hiểu được Thái Ất chắc trong lịch sử chỉ có cụ Trạng Trình - một người VIỆT NAM.... Với môn Thái Ất, phương châm nghiên cứu của tôi là : "Khoan đã, tại sao Thánh lại dạy như thế? Lão Thánh này dạy đúng hay dạy bậy??? ", sách Tàu hay sách ta đều có giá trị ngang nhau hết, chủ yếu là mình phải tự mày mò, tìm hiểu để nó biến thành của mình , của riêng mình không phụ thuộc gì vào sách vở cả. Hơn nữa Thái Ất là một môn KHOA HỌC cho nên xuất phát điểm của nó phải là một nền tảng rất tự nhiên, hiển nhiên trong cuộc sống chứ không phải là một thứ gì đó NHÂN TẠO. Và con đường mà tôi chọn là con đường THIÊN VĂN. Nếu lấy sao Bắc Thần làm tâm và dựa vào Nhị Thập Bát Tú để phân định ra 4 hướng chính , 8 phương. Quan sát chùm Bắc Đẩu Thất Tinh, theo Thiên Văn Hiện Đại thật ra là 8 sao do 1 sao là sao kép , và đứng giữa chùm Bắc Đẩu Thất Tinh với sao Bắc Thần là 1 ngôi sao cũng rất sáng... gọi là sao Thái Ất. Thái Ất này cộng với 8 sao trong chòm Bắc Đẩu để tạo nên cái gọi là Cửu Tinh Quý Thần. Bằng quan sát với một cái kính Thiên Văn các bạn có thể dễ kiểm chứng là sao Thái Ất này sau xấp xỉ 2 ngày (24 h : 1h âm lịch = 2h Dương lich) thì quay về đúng vị trí cũ. Cái này nó chính khẳng định cho câu nói : "Thái Ất hành 3 giờ, 3 ngày, 3 tháng, 3 năm ở 1 cung , hành qua 8 cung , không vào cung giữa ". Thái Ất không bao giờ đi vào cung giữa ( vị trí của sao Bắc Thần chiếm đóng ). Thái Ất thì vậy... như vậy Đại Tướng Khách Tướng mà vào trung cung hết thì sao??? Sách Thái Ất Thần Kinh không hể nhắc đến chuyện này mà chỉ nói là Đại Tướng Chủ ở trung cung cho nên Không Toán.... thật ra cái này có đúng không??? Nhất là khi dùng Thái Ất cho việc dùng binh ( Kể Giờ) vị trí của các Đại Tướng và Tham Tướng vô cùng quan trọng... nó mà vào cung giữa thì thế nào??? Thái Ất hành 3 năm một cung, qua 8 cung = 24 năm. Đây chính là chu kỳ của một hành trên Hà Đồ theo qui luật Cách bát sinh tử - Sinh Vượng Mộ - (Ba giai đoạn), mỗi giai đoạn tám năm = 24 năm .Sau đó chuyển sang hành khác . Đi ngược trên Hà Đồ thành Lục thập Hoa giáp theo sách Hán cổ . Đi thuận trên Hà Đồ thành Lạc thư Hoa giáp theo văn minh Lạc Việt . Chu Kỳ 24 năm của Sao Thái Ất, trùng chu kỳ 24 năm của 2 vòng (Âm Dương)Thái Tuế (Sao Mộc). Nếu biết đích xác sao Thái Ất là sao nào, hoặc là cái gì, thì chúng ta đã cầm được cái chìa khoá . Như đã nếu ở trên, Thái Ất không bao giờ vào trung cung bởi vì Thái Ất không bao giờ đồng cung , hay nói khác đi là đi vào địa phận của sao Bắc Thần. Người xưa tin tưởng rằng : sao Bắc Thần luôn cố định trên bầu trời cho nên nó là hình ảnh của Thượng Đế chí tôn. Còn chòm Bắc Đẩu Thất Tinh là thần của Thiên Đế , nó trấn giữ ngay cửa ra vào Tử Vi Viên. Bắc Đẩu Thất Tinh này là nơi chuyên giữ sổ sinh tử coi xét về vận mệnh của con người, quản từ đời sống thường ngày cho đến công danh bổng lộc, sống chết. Chính vì thế mà Gia Cát Lượng khi muốn xin thêm tuổi thọ phải đặt 7* 7 = 49 ngọn đèn theo 7 phương vị khác nhau của chòm Bắc Đẩu Thất Tinh, trong đó ngọn đèn bổn mệnh đặt ngay tại vị trí của sao Thiên Quyền của chòm Bắc Đẩu Thất Tinh. Và chòm Bắc Đẩu Thất Tinh này cùng các thần khác đựơc cai quản bởi thần Thái Ất. Thái Ất đứng ngay giữa sao Bắc Thần và chòm Bắc Đẩu, nó thay trời đứng đầu 16 thần. Nắm ngôi vị chủ tể. Khi Thái Ất bị xung với Thái Tuế, Thái Tuế tượng là Vua dưới hạ giới. Vua bị xung với Thái Ất thì chắc chắn là không có gì tốt đẹp, thường là băng vong , và cứ khi nào Thái Ất xung Thái Tuế là có sao chổi ( bất kể lớn nhỏ ) phạm vào địa phận của toà Tử Vi Viên. Lịch sử ghi chép rất rõ ràng : Năm thứ 8 đời Lữ Hậu, sao chổi rất lớn hiện ra đi vào địa phận toà Tử Vi Viên, chạy sát sang toà Thái Vi , Lữ Hậu nói : " Đó là điềm vì ta ". Tháng 8 năm đó Lữ Hậu băng. Và còn nhiều nhiều nữa mà các bạn có thể tìm đọc trong chính sử. Bàn về các Đại Tướng, Tham Tướng Chủ và Khách. Đại Tham Tướng Chủ an theo Chủ Mục , Đại Tham Tướng Khách an theo Khách Mục. Bất cứ 1 trong 4 tướng này mà vào trung cung ( lưu ý : 4 vị tướng này không hề có trên bầu trời, họ đặt ra với mục đích sâu xa nhất là dùng binh.) , tức là 4 Tướng phạm vào địa phận của sao Bắc Thần. Bắc Thần là Thượng Đế chí tôn , cho nên bất cứ Tướng nào phạm vào thì đó đều là điềm không hay, nếu Toán lại không hoà thì tối hung. Cho nên khi hành quân , cứ thấy Đại Tướng Chủ Khách mà vào trung cung là Toán Chủ Khách không tính và án binh bất động ( nên nhớ là dùng binh phải xem KỂ GIỜ). Kể Đại Tướng là an theo Kể Thần, nó đo độ số u minh của Thái Ất... nhưng U Minh là cái gì?? Trong TH cả Toán Chủ và Khách đều không hoà, việc ra quân bất lợi thì phải xem đến Kể Đại Tướng... Kế Đại Tướng không ép, cách, Toán Kể hoà, Cửa Kể đủ thì mai phục chờ tiến binh sẽ lợi cho chủ, ngược lại thì nên án binh bất động. Định Đại Tướng được an từ Định Mục nó đóng vai trò trợ giúp cho Thái Tuế ( Định Mục an dựa vào Thần Hợp). Trong môn Thái Ất có một thần tối cao đó là thần Ngũ Phúc. Ngũ Phúc chính là chòm Tiểu Hùng gồm 5 sao , trong đó sao Bắc Thần đứng đầu. Ngũ Phúc đi đến đâu thì giáng phúc đến đấy.... chỉ trừ hai cung Dần Mão là nơi hãm địa. Ngũ Phúc vào trung cung thì giáng phúc cho bốn phương, dù có chiến tranh cũng ít thiệt hại, chết người. Do Ngũ Phúc là Bắc Thần tối cao cho nên quyền giải hạn của nó rất lớn , Thái Tuế xung Thái Ất nhưng có Ngũ Phúc thì tai hoạ không còn. Đại Du hành sát đến đâu, nơi đấy binh lửa rợp trời, nếu có Ngũ Phúc tai hoạ giảm đi một nửa. Trích KARAJANA: Ngày xưa quan sát bầu trời, người cổ đã phát hiện ra rằng, có một ngôi sao luôn cố định trên bầu trời , đó là sao Bắc Đẩu (Polaris) ( dĩ nhiên Trái Đất của chúng ta có chuyển động Tuế Sai cho nên vị trí sao Polaris thay đổi sau cỡ 12000 năm, vị trí hiện nay là ở sao Alpha trong chòm Tiểu Hùng). Người xưa nhận thấy rằng xung quanh Polaris có một số chòm sao chỉ chuyển động xung quang nó mà không bao giờ đi xuống dưới đường chân trời. Với thế giới quan trong chế độ Phong Kiến, các nhà Thiên văn đã phân bầu trời ra nhiều chòm sao và 3 khu vực gọi là TAM VIÊN lấy sao Polaris là Trung Tâm. Tam Viên bao gồm Tử Vi Viên ở giữa, Thái Vi Viên ở phía đông và Thiên Thị Viên nằm ở phía nam tòa Tử Vi Viên. Đề định ra 4 hướng, các nhà Thiên Văn xưa đã lấy sao Bắc Thần làm trung tâm, và chọn 4 chòm sao rất lớn là Thanh Long ( hướng Đông), Chu Tước (hướng Nam), Bạch Hổ (hướng Tây) và Huyền Vũ (hướng Bắc). Bốn chòm sao lớn này bao gồm 28 vị Tinh Tú xét theo chu kỳ chuyển động của Mặt Trăng, mà ngày nay chúng ta gọi là Nhị Thập Bát Tú. Ngoài Tam Viên, Nhị Thập Bát Tú các nhà Thiên văn xưa còn nhận thấy 7 Đại Diệu Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ Nhật Nguyệt là sáng nhất trên bầu trời ( dĩ nhiên là với mắt thường). Do sự du nhập của Phạn Lịch mà có thêm hai sao La Hầu và Kế Đô. Chín sao này được gọi là Cửu Diệu. Ngoài những sao kể trên, bầu trời còn hàng hà sa số các vì sao khác nữa, mà các nhà Thiên Văn gọi chung là Thiên Cương và Địa Sát. Chúng ta sẽ đi lần lượt từ Tam Viên đến Nhị Thập Bát Tú , Cửu Diệu , Thiên Cương Địa Sát và cuối cùng là ứng dụng. Về cách phân chia bầu trời, chúng ta nên biết qua về Ngũ Phục ( cách phân chia đất ngày xưa của các Hoàng Đế Trung Hoa). Từ Trung Ương ( Hoàng Cung) tính ra xa bán kính 500 dặm gọi là Triều Phục tức nơi của Vua , Hoàng Hậu, Thái Tử, Vương Hầu,... Tiếp thêm ra xa 500 dặm nữa gọi là Hầu Phục tức nơi ở của các quan lại, hầu gia, đại thần, chư hầu. Tiếp thêm ra xa 500 dặm nữa là Tuy Phục nơi dành cho dân cư, và quân lính, quân sự. Xa hơn nữa là Y Phục và Hoàng Phục là các ùng ngoài nơi sự cai trị của Vua đã trở nên rất lỏng lẻo, hoang vu hẻo lánh. Bầu trời cũng được phân chia như vậy với sao Bắc Thần ( Bắc Cực) là trung tâm. SAO BẮC THẦN Ngày xưa các Hoàng Đế Trung hoa xem Hoàng Cung là trung tâm của thế giới trần gian. Ứng với Sao Bắc Thần trên Trời là Trung Tâm của Thượng Giới, nơi cư ngụ của Ngọc Hoàng Thượng Đế, chúa tể của muôn loài. Cho nên họ xem Trục nối giữa sao Bắc Thần và Hoàng Cung là Trục Trời Đất, vạn vật sinh linh phải xoay quanh nó. Hoàng Đế xưng là Thiên Tử ( con trời). Xin các bạn lưu ý, việc xem Hoàng Cung là trung tâm của thế giới không chỉ có ở Trung Hoa mà ở tất cả các dân tộc khác. Người Hồi Giáo họ xem Thánh địa Mecca là trung tâm của Thế Giới, người Thiên Chúa họ xem thánh địa Jerusalem là trung tâm của Thế Giới, Louis XIV tự ví mình như Hoàng Đế Mặt Trời, mọi nơi phải xoay quanh Paris,... Chính vì thế mà sao Bắc Thần trong tín ngưỡng người Trung Hoa vô cùng thiêng liêng, nó là nơi có Linh Tiêu Bảo Điện với 10000 phòng (vạn tuế), còn Tử Cấm Thành của Hoàng Đế luôn luôn xây theo trục Bắc Nam, Vua ngồi quay mặt về hướng Nam xưng Trẫm là con của Trời, khi tế Trời thì chắp tay quay mặt về hướng Bắc mà lạy, đó chính là hướng về sao Bắc Thần vậy. Tử Cấm Thành thời Minh Thanh bao gồm 9999 phòng, không có một nơi nào dám xây thành 10000 hay ứng với con số 10. Vì con số 10 là con số của Trời, chỉ có Ngọc Hoàng được sử dụng. Vua là con Trời nên phải kém đi, cho nên con số 9 ngày xưa là con số tốt nhất ở trần gian. Ngọc Hoàng Thượng Đế ngự trên sao Bắc Thần tôn hiệu đầy đủ là : " Cao Thiên Thượng Thánh Đại Từ Nhân Giả Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn Huyền Khung Cao Thượng Đế". Cho nên mỗi một triều đại chỉ có vị Vua khai sáng mới được tôn xưng là Thái Tổ Cao Hoàng Đế ( tức thụy hiệu lấy trùng chữ CAO với Ngọc Hoàng) để ghi nhận công lao to lớn thay trời dẹp loạn. Cũng có nhiều Hoàng Đế vì khiêm cung mà không dám lấy Thụy hiệu là CAO mà lấy chữ khác ví dụ Ngụy Thái Tổ Vũ Hoàng Đế (Tào Tháo). Ở đây xin lưu ý một chú ý quan trọng. Có nhiều sách ghi rằng sao Bắc Thần chính là Vua dưới hạ giới, điều này là SAI. Không có vị Vua nào dám to gan thế cả. Biểu tượng cho vua là sao Tử Vi. Tử Vi là sao nào xin nói rõ hơn trong phần Tử Vi viên. Posted Image Chính giữa là Tam viên, xung quang là Nhị Thập Bát Tú, ngoài ra còn lại là vô vàn các sao và chúm sao được gộp chung là Thiên Cương và Địa Sát. ử Vi Viên là khu vực trung tâm hình tròn bao quanh Thiên Cực ( sao Bắc Thần) cách một góc 40 độ. Tử Vi Viên bao gồm 160 sao và được chia thành 30 chùm sao lớn nhỏ. Tử Vi Viên mang nghĩ là Khu Tường Vây Quanh (viên), Tử là màu đỏ tía màu của sự huyền bí thiêng liêng, Vi là Hoa ( sách sử chép có một loại hoa sắc đỏ tía gọi là hoa Tử hay Hán gọi là Tử Vi). Như vậy Tử Vi Viên chính như là khu Hoàng Thành màu đỏ tía ( Tử Cấm Thành), là nơi ở của Ngọc Hoàng Thượng Đế, tổng quản trời đất và các thần. Chính vì vậy người xưa khi quan sát Thiên Văn đã chia Tử Vi Viên thành các chòm sao có hình tượng từ Vua, Thái Tử,... cho đến chợ búa... cách tưởng tượng này tạo nên hình ảnh một xã hội trên thượng giới cũng như xã hội loài người nơi trần gian. Riêng Tử Vi Viên là hình tượng của Tử Cấm Thành dưới hạ giới nơi ở của Vua. Chú thích các sao chính trong bản đồ trên: 1. Bắc Cực (gồm 5 sao trong chòm Tiểu Hùng Tinh)1.1 Thái Tử sao Gamma1.2 Hoàng Đế sao Kschi1.3 Hoàng Tử ( Thứ Tử) sao Epsilon1.4 Hậu cung sao Delta1.5 Thiên Cực ( sao Bắc Thần) sao Alpha(ghi bên trái là tên Thiên Văn cỗ Trung Hoa, ghi bên phải là theo Thiên Văn Hiện Đại)2.Tứ Phụ (4 sao)3.Câu Trần (6 sao)a. Thiên Hoàng Đại Đế4.Thiên Trụ ( 5 sao)5.Ngự Nữ (4 sao)b.Nữ Sửc.Trụ Sử6.Thượng Thư (5 sao)7.Thiên Sàng (6 sao)8.Đại Lý (2 sao)9.Âm Đức (2 sao)10.Lục Giáp (6 sao)11.Ngũ Đế nội tọa (5 sao)12.Hoa Cái (7 sao)13.Cống (9 sao)14.Tử Vi Tả Viên ( 8 sao) bao gồmi. Tả Xuii.Thượng Tểiii.Thiếu tểiv.Thượng bậtv.Thiếu Bậtvi.Thượng Vệvii. Thiếu Vệviii.Thiếu Thừa15.Tử Vi Hữu Viên (7 sao) bao gồmi.Hữu Xuii.Thiếu Úyiii.Thượng Phụiv.Thiếu Phụv.Thượng vệvi.Thiếu Vệvii.Thượng Thừad.Thiên Ấte.Thái Ất16.Nội Trù ( 2 sao)17.Bắc Đẩu ( gồm 7 sao chính là chòm sao Đại Hùng Ursa major)i.Thiên Xu sao Alpha-Duthii.Thiên Toàn sao Beta-Merakiii.Thiên Cơ sao Gamma-Phecdaiv.Thiên Quyền sao Delta-Megrezv.Ngọc Hoành sao Epsilon-Aliothvi.Khai Dương sao Kschi-Mizarvii.Dao Quang sao Nuy-Alkaid Ngoài ra chùm Bắc Đẩu còn có 1 phụ tinh mà bằng mắt thường không nhìn thấy được ( sẽ nói rõ hơn về chùm Bắc Đẩu trong phần tiếp theo) 18.Thiên Thương (3 sao)h.Huyền Qua19.Tam Côngk.Tướng Quốc.20.Thiên Lým.Thái Dương Thủn.Thái Tôn21.Thiên Lao (6 sao)22.Thế (4 sao)23.Văn Xương ( 6 sao)24.Nội Cấp (6 sao)25.Tam Sư( 3 sao)26.Bát Cốc (8 sao)27.Phó Xá (9 sao)28.Thiền Trù (6 sao)29.Thiên Bồi ( 5 sao) Nhìn tổng quan chúng ta có thể thấy ngay hình ảnh một Hoàng Cung với Vua, Hậu Cung Thái Tử ở giữa có Ngự Nữ , Đầu bếp( Thiên Trù) hầu hạ. Hai bên là hai hàng Cấm vệ Quân ví như tường thành bảo vệ ( Tử Vi tả Hữu Viên), được đứng đầu bởi các vị Đại Thần ( Thượng tể, Thái Úy,....) Ngoài cấm thành là nơi Trường Quốc Tử Giám ( Văn Xương), các nơi làm việc của toàn bộ Triều đình. Qua đó chúng ta thấy sự thiêng liêng của Tử Vi Viên mà người xưa gán cho nó. SAO thứ hai của chòm Tiểu Hùng có tên là ĐẾ , sao này có sắc sáng đỏ tía là sáng thứ hai trong chùm Tiểu Hùng (sau sao Bắc Thần), cho nên nó có tên là sao TỬ VI, và đây chính là sao TỬ VI trong môn Tử Vi của chúng ta. Tiếp theo xin nói về Bắc Đẩu Thất Tinh Bắc Đẩu Thất Tinh nằm ngay tại cửa ra vào Tử Vi Viên, cho nên nó được ví như vị thấn thay mặt Trời nhìn xuống trần gian cai quản cuộc sống của muôn dân, xem xét người tốt xấu để định công hay phat. Bắc Đẩu Thất Tinh bao gồm 7 sao : Thiên Xu, Thiên Toàn, Thiên Cơ, Thiên Quyền, Ngọc Hoành, Khai Dương, Dao Quang. Trong 7 sao này thì sao Thiên Quyền là mờ nhất nhưng lại ở vị trí trung tâm, thành ra lại là quan trọng nhất , nó được xem như nơi ở của Trung Thiên Bắc Đẩu, người chuyên giữ bản mệnh của mọi người trên trần gian. Ngày xưa khi làm lễ cúng sao giải hạn , thường sắp 7 ngọn đèn theo hướng chòm Bắc Đẩu, trong đó ngọn ở vị trí sao Thiên Quyền là ngọn đèn bản mệnh. Người xưa đã thấy rõ vai trò rất quan trọng của chòm Bắc Đẩu trong việc xác định thời tiết, làm lịch ( sẽ nói rõ hơn trong phần ứng dụng). Ngoài ra bên cạnh 7 sao chính chòm Bắc Đẩu còn có 1 phụ tinh nằm cạnh sao Khai Dương. Nó hợp với sao Thái Ất ở trên thành Cửu Tinh Quý Thần trong môn Thái Ất. Xin được nói thêm vài dòng với anh Thái Ất Chùm Bắc Đẩu Thất Tinh bao gồm 2 phần, phẩn Khôi gồm 4 sao Thiên Toàn Thiên Cơ Thiên Xu Thiên Quyền, phần tiêu gồm 3 sao Ngọc Hoành, Khai Dương , Dao Quang. Riêng sao Khai Dương có một phụ tinh quay quanh nó nữa để tạo nên một sao kép. Trong Tử Vi sao Thiên Xu là sao Tham Lang, Thiên Toàn là sao Cự Môn, sao Dao Quang chính là sao Phá Quân. THÁI VI VIÊN Ngày xưa các nhà Thiên Văn phương đông gọi đường chuyển động của Mặt Trời là Hoàng Đạo, của Mặt Trăng là Bạch Đạo. Nhưng do Bạch Đạo không có tâm là ở Bắc Thiên Cực cho nên khi chia ra Tử Vi Viên thì hai phía Đông và Nam vẫn còn có khoảng trống và khoảng trống phía Đông gọi là Thái Vi Viên. Tử Vi Viên là nơi cung cấm của Thiên Đế thì Thái Vi Các bạn hẳn đã thấy rõ, trong Thái Vi Viên cũng có hình ảnh của một triều đình thu nhỏ nhưng mà là của Chư hầu và thêm vào đó các sao Tam Công, Cửu Khanh chính là các đại thần trụ cột đầu triều ngày xưa tại trung ương Trong môn Tử Vi của chúng ta liên hệ đến Thái Vi Viên rất ít, cho nên không nói kỹ đến ở đây. Nhưng trong môn Thái Ất khi xét đến họa hại của Thủy Kích, Thái Vi Viên đóng một vai trò rất quan trọng. THIÊN THỊ VIÊN : Thiên Thị Viên nằm ở phía Đông Tử Vi Viên, nó tượng trưng cho chốn thị tứ, chợ búa, buôn bán. Một khung cảnh đời sống hết sức thường ngày dưới hạ giới. Chính vì thế, khi nghiên cứu về Thái Ất có sao Dân Cơ , nó chính là 5 sao nằm ở Trung Tâm chòm Thiên Thị Viên. Và do đó tính chất của Dân Cơ chủ về tài lộc, giàu có, buôn bán, là sao tụ tài, chứ không phải là sao chủ công danh quyền chức như Quân Cơ (nằm trong Tử Vi Viên) và Thần Cơ (nằm trong Thái Vi Viên). NHỊ THẬP BÁT TÚ Xung quanh TRUNG THIÊN có các hướng của nó Đông Tây Nam Bắc được đại diện bởi 4 chòm sao rất lớn là THANH LONG, BẠCH HỔ, CHU TƯỚC, và HUYỀN VŨ. Phương Đông đại diện bở chòm THANH LONG ( rồng xanh), chính vì thế Phương Đông tượng trưng cho Mộc và có màu xanh. bao gồm:1.Giác Mộc Giảo( cá sấu)2.Cang Kim Long(rồng)3.Đế Thổ Bức(dơi)4.Phòng Nhật Thố (thỏ)-> đứng chính giữa chòm Thanh Long là MÃO5.Tâm Nguyệt Hồ (Cáo)6.Vĩ Hỏa Hổ (Hổ)7.Cơ Thủy Báo(Báo) Posted Image Phương Bắc đại diện bởi chòm HUYỀN VŨ (Rùa Đen), chính vì thế Phương Bắc tượng trưng cho Thủy có màu đen, bao gồm:1.Đẩu Mộc Giải( con giải)2.Ngưu Kim Ngưu(trâu)3.Đề Thổ Lạc(nhím)4.Hư Nhật Thử(chuột)->đứng chính giữa chòm Huyền Vũ là TÝ5.Ngụy Nguyệt Yến ( chim yến)6.Thất Hóa Trư (lợn)7.Bích Thủy Dư(cừu) Posted Image Phương Tây đại diện bởi chòm BẠCH HỔ(Hổ Trắng), do vậy phương Tây tượng trưng cho Kim khí có màu trắng, bao gồm:1.Khuê Mộc Lang(chó sói)2.Lâu Kim Cẩu(chó nhà)3.Vị Thổ Trệ (chim trĩ)4.Mão Nhật Kê (gà)->đứng giữa chòm Bạch Hổ là DẬU5.Tất Nguyệt Ô( quạ)6.Chủy Hỏa Hầu(khỉ)7.Sâm Thủy Viên(vượn) Posted Image Phương Nam đại diện bởi chòm Chu Tước( chim sẻ đỏ), do vậy phương Nam tượng trưng cho Hỏa có màu đỏ, bao gồm:1.Tỉnh Mộc Hãn(bò)" có sách ghi Tỉnh Mộc Ngạn"2.Quỷ Kim Dương(dê)3.Liễu Thổ Chương(cheo)4.Tinh Nhật Mã(ngựa)->đứng giữa chòm Chu Tước là Mã5.Trương Nguyệt Lộc(hươu)6.Dực Hỏa Xà(rắn)7.Chân Thủy Dẫn( giun) Posted Image 28 vị sao trên sách xưa gọi là Nhị Thập Bát Tú chia làm 4 khu vực quanh Hoàng Đạo. Người Trung Quốc tin rằng mỗi một vị thần coi giữ 1 sao, quyền năng ảnh hưởng mạnh mẽ lên con người phàm trần. Dựa vào đó họ đã chọn ra 12 con Địa Chi để thể hiện sự ảnh hưởng này. Trong 12 con này, những con tôi gạch chân ở trên, đứng giữa chòm sao tượng cho CHÍNH Đông, Tây, Nam, Bắc. Do vậy mà Tý Ngọ Mão Dậu chính là Tứ Chính vậy. Nhị Thập Bát Tú dựa trên chu kỳ của Mặt Trăng, chính xác ra là 29,24 ngày. Nhưng do họ xác định được 28 sao, thành ra mỗi 1 ngày Mặt Trăng đi qua xấp xỉ 1 sao. Và họ coi chu kỳ của Mặt Trăng xấp xỉ 28 ngày. Xuất phát từ những sai số Thiên Văn này mà Âm Lịch của tổ tiên chúng ta càng tính về sau càng sai, và việc chỉnh sửa Lịch là điều bắt buộc. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 12, 2015 KARAJAN Thái Ất hành 3 năm một cung, qua 8 cung = 24 năm. Đây chính là chu kỳ của một hành trên Hà Đồ theo qui luật Cách bát sinh tử - Sinh Vượng Mộ - (Ba giai đoạn), mỗi giai đoạn tám năm = 24 năm .Sau đó chuyển sang hành khác . Đi ngược trên Hà Đồ thành Lục thập Hoa giáp theo sách Hán cổ . Đi thuận trên Hà Đồ thành Lạc thư Hoa giáp theo văn minh Lạc Việt. Chu Kỳ 24 năm của Sao Thái Ất, trùng chu kỳ 24 năm của 2 vòng (Âm Dương) Thái Tuế (Sao Mộc). Nếu biết đích xác sao Thái Ất là sao nào, hoặc là cái gì, thì chúng ta đã cầm được cái chìa khoá. Chu kỳ cách bát sinh tử Như đã nếu ở trên, Thái Ất không bao giờ vào trung cung bởi vì Thái Ất không bao giờ đồng cung , hay nói khác đi là đi vào địa phận của sao Bắc Thần. Người xưa tin tưởng rằng : sao Bắc Thần luôn cố định trên bầu trời cho nên nó là hình ảnh của Thượng Đế chí tôn. Còn chòm Bắc Đẩu Thất Tinh là thần của Thiên Đế , nó trấn giữ ngay cửa ra vào Tử Vi Viên. Bắc Đẩu Thất Tinh này là nơi chuyên giữ sổ sinh tử coi xét về vận mệnh của con người, quản từ đời sống thường ngày cho đến công danh bổng lộc, sống chết. Chính vì thế mà Gia Cát Lượng khi muốn xin thêm tuổi thọ phải đặt 7* 7 = 49 ngọn đèn theo 7 phương vị khác nhau của chòm Bắc Đẩu Thất Tinh, trong đó ngọn đèn bổn mệnh đặt ngay tại vị trí của sao Thiên Quyền của chòm Bắc Đẩu Thất Tinh. Và chòm Bắc Đẩu Thất Tinh này cùng các thần khác đựơc cai quản bởi thần Thái Ất. Thái Ất đứng ngay giữa sao Bắc Thần và chòm Bắc Đẩu, nó thay trời đứng đầu 16 thần. Nắm ngôi vị chủ tể. Khi Thái Ất bị xung với Thái Tuế, Thái Tuế tượng là Vua dưới hạ giới. Vua bị xung với Thái Ất thì chắc chắn là không có gì tốt đẹp, thường là băng vong , và cứ khi nào Thái Ất xung Thái Tuế là có sao chổi ( bất kể lớn nhỏ ) phạm vào địa phận của toà Tử Vi Viên. Lịch sử ghi chép rất rõ ràng : Năm thứ 8 đời Lữ Hậu, sao chổi rất lớn hiện ra đi vào địa phận toà Tử Vi Viên, chạy sát sang toà Thái Vi , Lữ Hậu nói : " Đó là điềm vì ta ". Tháng 8 năm đó Lữ Hậu băng. Và còn nhiều nhiều nữa mà các bạn có thể tìm đọc trong chính sử. Bàn về các Đại Tướng, Tham Tướng Chủ và Khách. Đại Tham Tướng Chủ an theo Chủ Mục , Đại Tham Tướng Khách an theo Khách Mục. Bất cứ 1 trong 4 tướng này mà vào trung cung ( lưu ý : 4 vị tướng này không hề có trên bầu trời, họ đặt ra với mục đích sâu xa nhất là dùng binh.) , tức là 4 Tướng phạm vào địa phận của sao Bắc Thần. Bắc Thần là Thượng Đế chí tôn , cho nên bất cứ Tướng nào phạm vào thì đó đều là điềm không hay, nếu Toán lại không hoà thì tối hung. Cho nên khi hành quân , cứ thấy Đại Tướng Chủ Khách mà vào trung cung là Toán Chủ Khách không tính và án binh bất động ( nên nhớ là dùng binh phải xem KỂ GIỜ ). Kể Đại Tướng là an theo Kể Thần, nó đo độ số u minh của Thái Ất... nhưng U Minh là cái gì?? Trong TH cả Toán Chủ và Khách đều không hoà, việc ra quân bất lợi thì phải xem đến Kể Đại Tướng... Kế Đại Tướng không ép, cách, Toán Kể hoà, Cửa Kể đủ thì mai phục chờ tiến binh sẽ lợi cho chủ, ngược lại thì nên án binh bất động. Định Đại Tướng được an từ Định Mục nó đóng vai trò trợ giúp cho Thái Tuế ( Định Mục an dựa vào Thần Hợp). Trong môn Thái Ất có một thần tối cao đó là thần Ngũ Phúc. Ngũ Phúc chính là chòm Tiểu Hùng gồm 5 sao , trong đó sao Bắc Thần đứng đầu. Ngũ Phúc đi đến đâu thì giáng phúc đến đấy.... chỉ trừ hai cung Dần Mão là nơi hãm địa. Ngũ Phúc vào trung cung thì giáng phúc cho bốn phương, dù có chiến tranh cũng ít thiệt hại, chết người. Do Ngũ Phúc là Bắc Thần tối cao cho nên quyền giải hạn của nó rất lớn , Thái Tuế xung Thái Ất nhưng có Ngũ Phúc thì tai hoạ không còn. Đại Du hành sát đến đâu, nơi đấy binh lửa rợp trời, nếu có Ngũ Phúc tai họạ giảm đi một nửa. Mỗi năm cầm quyển lịch vạn niên lên, điều đầu tiên mà hàng triệu hàng tỷ người chúng ta xem chắc chắn là rà tìm xem năm nay chúng ta bị hạn sao gì chiếu. Theo kiến thức ít ỏi của tôi thì sách Lịch Vạn Niên đưa ra 9 sao hạn : Thái Dương, Thái Âm, La Hầu, Kế Đô, Thổ Tú, Mộc Đức, Hoả Đức, Thuỷ Diệu và Thái Bạch. Những sao trên các sách Lịch Vạn Niên đưa ra có sao xấu, sao tốt, tốt cho nữ, xấu cho nam hay ngược lại và cách cúng hoá giải. Nhưng thật sự có đúng là như vậy không? Nguyên nhân từ đâu mà có những sao này? Để đi sâu phân tích về 9 sao hạn này chúng ta cần biết về Thiên Văn, tính chất của nó. Thực tế ra thì những gì mà Lịch Vạn Niên nói về 9 sao này quả thật là một mớ hổ lốn, chẳng đâu vào đâu, chỉ để lường gạt mà thôi. Họ không hiểu gì về những kiến thức của Phương Đông ngày xưa. Bài viết này xin phân tích lần lượt 9 tinh đẩu trên, nó là sao nào trên bầu trời, ảnh hưởng ra sao theo 2 quan niệm Cổ điển và Hiện đại nhằm cung cấp một cái nhìn đúng đắn về 9 tinh đẩu này. Quan sát Thiên Văn từ xa xưa, ông cha ta đã để ý đến 7 tinh đẩu sáng nhất mà chúng ta nhìn thấy trên bầu trời là Mặt Trời, Mặt Trăng, và 5 hành tinh Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ. 7 tinh đẩu này được gọi là Thất Đại Diệu và người xưa tin rằng cai quản nó là 7 vị Tinh Quân , có quyền năng rất lớn và ảnh hưởng cực mạnh lên số phận con người. THÁI DƯƠNG Thái Dương là Mặt Trời là tinh hoa của ban ngày, là tinh hoa của tạo hoá, ban phát sư sống cho muôn loài, được cai quản bởi Thái Dương Đế Quân, ngự tại cung Quang Minh, cầm đầu trong Thất Đại Diệu. Không một ai là không được hưởng ân huệ của Thái Dương. Chính vì thế mà hạn đến sao Thái Dương là hạn rất tốt nhưng sách Lịch Vạn Niên lại nói tốt cho nam mà xấu cho nữ... thật là vô lý quá. Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh, sự ảnh hưởng của Mặt Trời lên con người chúng ta là lớn nhất trong tất cả các tinh đầu. Khi Mặt Trời vào chu kỳ hoạt động mạnh thì chúng ta được tác dụng rất tích cực của nó , các nhà khoa học còn chứng minh được rõ ràng, những nhà khoa học tài năng của thế kỷ 20 này đều được sinh ra vào đúng chu kỳ hoạt động mạnh của Mặt Trời. Đó là hiện đại, còn ngày xưa chưa có khoa học như thời nay cho nên họ mới tin là Thái Dương Đế Quân chiếu Mệnh thì rất may mắn và phải cúng để giải hạn. Thực tế ra Mặt Trời tác động lên chúng ta là bằng Lực Hấp dẫn và Từ Trường của nó, có cầu cúng thì Định Luật Newton cũng vẫn thế, chẳng giải quyết được gì. THÁI ÂM Thái Âm là Mặt Trăng , là tinh hoa của ban đêm, được cai quản bởi Thái Âm thần quân ngự tại cung Quảng Hàn. Thái Âm ban phát ân huệ của nó cho mọi người , người xưa tin rằng Thái Âm tượng cho người mẹ , là sự dịu dàng, phú quý. Hạn đến sao Thái Âm là rất tốt... hic thế nhưng sách Lịch Vạn Niên lại nói tốt cho nam không tốt cho nữ... thật tôi chẳng thể hiểu được. Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh, ảnh hưởng về lực hấp dẫn của Mặt Trăng lên chúng ta chỉ đứng sau Mặt Trời , về Từ Trường chỉ thua Mặt Trời và Mộc Tinh. Người xưa thì tin rằng, Thái Âm mang lại sự quyền quý cao sang , và khoa học hiện đại cũng chỉ ra sự ảnh hưởng của Thái Âm lên mỗi chúng ta. Và Lực Hấp Dẫn hay Từ Trường của nó dù có cầu cúng thì nó vẫn được tính bằng Định luật của Newton và các phương trình của Maxwell... như vậy cầu cúng để làm gi????? MỘC ĐỨC Mộc Đức chính là sao Mộc , sách xưa gọi là Đông Chấn Cửu Khí Mộc Đức tinh quân. Vượng ở hướng chính đông, là Tuế Quân, đứng đầu cai quản các thần. Người Phương Đông xưa cũng đã tin tưởng rằng Thái Tuế ảnh hưởng cực mạnh lên con người, ảnh hưởng này có cả tốt và xấu. Người Phương Tây thì tin rằng sao Mộc là nơi ngự của thần Jupiter ( Goethe) vị thần tối cao của các thần, thần sấm sét đầy quyền năng. Chính vì thế mà hạn đến sao Mộc Đức thì có cả tốt và xấu. THỔ TÚ Thổ Tú chính là sao Thổ , sách xưa gọi là Trung Ương Nhất Khí Thổ Tú tinh quân. Phương Đông nghiên cứu thấy nó chuyển động rất chậm chạp cho nên tin rằng nó là thần của Thiên Đế đi tuần vòng quanh để kiểm tra công việc của các thần. Cho nên hạn đến sao này là sao xấu vì gặp THANH TRA có vui vẻ bao giờ Posted Image... ngay ở Phương Tây họ cũng gán sao Thổ là nơi ngự trị của thần Saturn ( cha của Jupiter, bị con lật đổ) tưởng trưng cho sự già nua chết chóc. Như vậy hạn đến sao này đa phần là xấu , khoa học hiện đại cũng khẳng định sao Thổ làm triết giảm ảnh hưởng của Mộc Tinh lên Trái Đất. THUỶ DIỆU Thuỷ Diệu chính là sao Thuỷ, sách xưa gọi là Bắc Khảm Lục Khí Thuỷ Diệu Tinh Quân. Sao này chuyển động rất nhanh, cho nên phương Tây gán nó cho thần Mercury , thần truyền tin, buôn bán và lường gạt. Còn Phương Đông dựa vào đó để an sao Thiên Mã. Chính vì thế hạn đến sao này chủ yếu thiên về kinh doanh buôn bán, nhưng cẩn thận bị lừa, nói chung là tốt có xấu có. HOẢ ĐỨC Hoả Đức chính là sao Hoả, sách xưa gọi là Nam Ly Thất Khí Hoả Đức Tinh Quân. Sao này ở Châu Âu tượng trưng cho thần chiến tranh, còn Phương Đông ta thì đó là thần Huỳnh Hoặc. Ảnh hưởng của nó là xấu, hạn đến sao Hoả Đức là hạn sự việc bất ngờ đến, nhưng kết quả không rõ ràng, tốt không ra tốt, xấu không ra xấu ( do sự nhập nhằng của Huỳnh Hoặc ) THÁI BẠCH Thái Bạch chính là sao Kim , sách xưa gọi là Tây Đoài Ngũ Khí Thái Bạch Kim Tinh hoặc là Trường Canh Tinh, do sao này mãi đến gần sáng mới tắt, sáng một mình khi những sao khác đã tắt. Từ quan sát đó mà người xưa tin rằng Thái Bạch tượng cho sự cô độc, là tài tinh quyền tinh. Hạn đến sao Thái Bạch là chủ sự việc kéo dài nhưng rồi cũng thành công, và đặc điểm nổi bật của nó là cô độc. LA HẦU - KẾ ĐÔ Hai sao này là hai sao không có thực trên bầu trời. Nó xuất phát từ việc quan sát Nhật Thực, Nguyệt Thực. Người xưa không thể giải thích về hai hiện tượng này cho nên họ nghĩ Mặt Trời Mặt Trăng bị ăn mất và rất sợ hãi. Tại Ấn Độ họ tin rằng có hai vị ác thần đã che mất Mặt Trời Mặt Trăng , vị thần che mất Mặt Trời là Rahu và che Mặt Trăng là Kethu. Sau này sự du nhập của Phạn Lịch vào Trung Hoa, tên được hán hoá thành ra La Hầu và Kế Đô. La Hầu tối hung cho Nam vì nó che mất Mặt Trời, Kế Đô tối hung cho Nữ vì nó che mất Mặt Trăng. Cho nên hai vị tinh đẩu này tuy không có thật nhưng cũng được xếp ngang hàng với 7 vị Tinh Quân ở trên thành Cửu Đại Diệu. Hạn đến sao này là xấu, nhưng thực tế ra nó chẳng có ảnh hưởng gì đến chúng ta cả. Một sự lo lắng thừa. Bài này tôi có gắng trình bày dễ hiểu, không dám đả kích ai, chỉ mong đem lại một cái nhìn khoa học hơn về 9 vị sao hạn này, giúp chúng ta bớt lo lắng để tập trung vào việc khác. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 12, 2015 KARAJAN: 1. Thái Ất Nhật Kể nhập cục: 1.1 Dẫn Nhập: Phép xem Nhật Kể tức là tính toán số ngày tích lại đến ngày sinh để vào cục. Sách Tàu họ chép Nhật Kể có mốc tính là vào ngày mồng 1 tháng Giáp Tý năm thứ nhất niên hiệu Cảnh Bình (đời Tống Phế Đế Lưu Huệ (423-424)), nhằm ngày19/2 năm 423 sau Công Nguyên - Dương Lịch. Còn Thái Ất Thần Kinh chép là sau Đông Chí chọn ngày Giáp Tý gần nhất để làm mốc tính. Thực tế ra phép Thái Ất là phép đếm rồi chia lấy số dư gọi là TOÁN, đếm thì phải có MỐC để đếm giống như Vật Lý phải có Hệ Quy Chiếu. Tôi chọn theo Thái Ất Thần Kinh, sau này tôi sẽ chứng minh hai cách tính trên là gần như là như nhau bằng Đồng Dư thức và Lịch Pháp. Còn một vấn đề nữa là sách Tàu họ ghi sau Hạ Chí đến trước Đông Chí thì dùng Cục Âm. Từ Đông Chí sang đầu Hạ Chí thì dùng Cục Dương cho Nhật Kể. Thái Ất Thần Kinh chép ngoài Thời Kể thì không dùng Cục Âm cho các Kể khác. (Chỉ có một ngoại lệ duy nhất là dùng Nhật Kể để xem ngày ra quân thì có chia ra Độn Âm Cục và Độn Dương Cục). Về Thiên Văn và Khí Hậu thì bắt đầu từ Đông Chí đến đầu Hạ Chí khí dương bắt đầu sinh và phát triển đến cực thịnh. Hạ Chí đến đầu Đông Chí thì khí Âm bắt đầu hình thành và phát triển đến cực thịnh. Cho nên mới có cái lý chia ra xen hai kiểu Độn Cục Âm hay Dương như trên. Riêng về cái này, tôi không dám bảo ai đúng ai sai, chỉ xin lần lượt trình bày cả hai cách để mọi người cùng suy nghĩ, tự đoán cho mình xem cái nào đúng hơn. 1.2 Cách tính: Cách tính như sau từ sau tiết Đông Chí của năm trước đó chọn ngày Giáp Tý gần nhất để làm mốc tính. Đếm từ ngày Giáp Tý đó đến NGÀY SINH của mình được bao nhiêu ngày gọi là số TÍCH NHẬT. Ví dụ:Nam sinh ngày 17 tháng 1 năm 1980 ( Âm Lịch) - Bát Tự sẽ là :Canh Thân Mậu Dần N.Ất Hợi Đinh Hợi +Đổi ra Dương Lịch là ngày 3 tháng 3 năm 1980.+Ta thấy ngày ĐÔNG CHÍ gần nhất trước ngày 3/3 năm 1980 là ngày 22 tháng 12 năm 1979. Từ ngày Đông Chí này ta tìm ngày Giáp Tý gần nhất là ngày 23/12 năm 1979.+Như vậy ngày 23/12 năm 1979 là mốc để tính Tích Nhật. Ta tính từ ngày 23/12 đến ngày 3/3 thì có tất cả là 72 ngày. Như vậy TÍCH NHẬT là 72. +Lấy TÍCH NHẬT chia cho 72, số thành cộng với 1 là số Nguyên, số dư là số Cục. Như trường hợp trên, 72 chia 72 được 0 dư 72 -> như vậy là vào cục 72 - Nguyên thứ nhất. TÍCH NHẬT là nòng cốt của phép Nhật kể để an các sao trong Quẻ Ất, phải tính rất cẩn thận, nếu sai coi như toàn bộ sai. Một lá số Thái Ất bao gồm 16 cung: có 12 cung Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất , Hợi và thêm 4 cung Càn nằm chen giữa Tuất và Hợi, Cấn nằm giữa Sửu và Dần. Tốn nằm giữa Thìn và Tỵ, Khôn nằm giữa Mùi và Thân. Bốn cung Càn, Cấn, Tốn , Khôn chính là bốn góc của Lá Số Thái Ất. Trên 16 cung này lần lượt ghi tên 16 Thần của môn Thái Ất ( tên của 16 Thần, cũng như vị trí đóng xin xem Hình Vẽ). 16 cung này được chia ra làm các cung Chính Thần vị và các cung Gián Thần vị. Chính Thần Vị gốm 8 cung : CÀN được phối số 1, NGỌ ( ứng quẻ LY) được phối số 2, CẤN được phối số 3, MÃO ( ứng quẻ CHẤN) được phối số 4, cung chính giữa được phối số 5, cung DẬU ( ứng quẻ ĐOÀI) được phối số 6, cung KHÔN được phối số 7, cung TÝ ( ứng quẻ KHẢM) được phối số 8, cung TỐN được phối số 9. ( Xin xem thêm hình vẽ) Các cung Chính Thần Vị cần phải nhớ kỹ đó là các cung nào và được phối với con số nào. Gián Thần Vị gồm các cung Dần, Thìn, Tỵ, Mùi, Thân, Tuất, Hợi và Sửu. Các cung Gián Thần Vị không được phối với số nào cả.Một lá số Thái Ất bao gồm 16 cung: có 12 cung Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất , Hợi và thêm 4 cung Càn nằm chen giữa Tuất và Hợi, Cấn nằm giữa Sửu và Dần. Tốn nằm giữa Thìn và Tỵ, Khôn nằm giữa Mùi và Thân. Bốn cung Càn, Cấn, Tốn , Khôn chính là bốn góc của Lá Số Thái Ất. Trên 16 cung này lần lượt ghi tên 16 Thần của môn Thái Ất ( tên của 16 Thần, cũng như vị trí đóng xin xem Hình Vẽ). 16 cung này được chia ra làm các cung Chính Thần vị và các cung Gián Thần vị. Chính Thần Vị gốm 8 cung : CÀN được phối số 1, NGỌ ( ứng quẻ LY) được phối số 2, CẤN được phối số 3, MÃO ( ứng quẻ CHẤN) được phối số 4, cung chính giữa được phối số 5, cung DẬU ( ứng quẻ ĐOÀI) được phối số 6, cung KHÔN được phối số 7, cung TÝ ( ứng quẻ KHẢM) được phối số 8, cung TỐN được phối số 9. ( Xin xem thêm hình vẽ) Các cung Chính Thần Vị cần phải nhớ kỹ đó là các cung nào và được phối với con số nào. Gián Thần Vị gồm các cung Dần, Thìn, Tỵ, Mùi, Thân, Tuất, Hợi và Sửu. Các cung Gián Thần Vị không được phối với số nào cả. Bốn cung Chính Thần Vị là CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN có tình thông thần:+Cung CÀN thông thần với hai cung kẹp hai bên là cung Tuất và cung Hợi+Cung KHÔN thông thần với hai cung Mùi và Thân+Cung CẤN thông thần với hai cung Dần và Sửu+Cung TỐN thông thần với hai cung Tỵ và Thìn. Thế nào là THÔNG THẦN? Nó có nghĩa là bốn cung CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN thông với các cung đã kể trên, sau này ví dụ Mệnh an tại cung THÂN hay cung MÙI thì phải xem cả các Sao đóng tại cung KHÔN vì đó là cung Thông Thần của bản Mệnh, quan trọng như các sao Tọa Thủ trong mệnh không kém tý nào cả. Hay ví dụ như cung xung chiếu của cung Dần là cung Thân không chưa đủ mà nó chính là hai cung THÂN + KHÔN. Xin mọi người lưu ý kỹ, việc về các cung Thông Thần rất dễ thiếu sót khi xem lá số và dể sai vì Tam Hợp và Xung Chiếu nó hơi khác so với Tử Vi. Trong môn Thái Ất không xét đến cung Nhị Hợp. Sau khi đã hình dung rõ ràng về hình ảnh một Lá Số Thái Ất như thế nào, xung chiếu, tam hợp chiếu và đặc biệt là khái niệm về các cung Thông Thần, chúng ta mới có thể đi vào an các sao của Thái Ất và bắt đầu luận đo Phép an cung Mệnh Thân: Sau khi in ra Tứ Trụ của Giờ, Ngày Tháng Năm sinh, ta lấy CHI của Tháng Sinh trỏ lên CHI của Năm Sinh đếm theo chiều THUẬN đến CHI của Giờ Sinh, dừng lại ở đâu thì an cung Mệnh tại đó, khi đếm bỏ qua 4 cung CÀN CẤN TỐN KHÔN không kể. Ví dụ như Lá Số đã nói ở trên (17 tháng 1 năm Canh Thân, giờ Hợi)đổi ra Tứ Trụ sẽ là : Canh Thân Mậu Dần N.Ất Hợi Đinh Hợi Lấy CHI của Tháng Sinh là DẦN để lên cung THÂN ( CHI của Năm Sinh). Từ cung Thân kể là DẦN, đếm theo chiều thuận Dần ở cung Thân, Mão ở cung Dậu, Thìn ở cung Tuất, Tỵ ở cung Hợi ( bỏ qua cung CÀN), Ngọ ở cung Tý, Mùi ở cung Sửu, Thân ở cung Dần ( bỏ qua cung CẤN), Dậu ở cung Mão, Tuất ở cung Thìn, Hợi ở cung Tỵ (bỏ qua cung TỐN)-> Mệnh an tại cung TỴ. Sau đó lần lượt Dương Nam, Âm Nữ theo chiều thuận; Âm Nam Dương Nữ theo chiều nghịch lần lượt an 12 cung ( cũng bỏ qua 4 cung CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN không tính).1.Mệnh2.Huynh Đệ3.Phu Thê4.Tử Tức5.Tài Bạch6.Điền Trạch7.Quan Lộc8.Nô Bộc9.Tật Ách10.Phúc Đức11.Tướng mạo12.Phụ Mẫu Cung an THÂN được an như sau:Xem NGÀY SINH có CHI gì thì an cung THÂN vào cung có ĐỊA CHI tương ứng trong Lá Số Thái Ất. Ví dụ như Lá Số trên sinh ngày Ất Hợi cho nên cung An THÂN an ở cung Hợi. Khác với Tử Vi, cung an THÂN trong môn Thái Ất có thể an tại bất kỳ 1 trong 12 cung. Phép an sao Thái Ất: Thái Ất hành 3 ngày thì qua một cung, lần lượt qua 8 cung Chính Thần Vị , tổng là 24 ngày thì hết một chu trình. Sao Thái Ất được an như sau:+Lấy TÍCH NHẬT chia cho 24 lấy SỐ DƯ+SỐ DƯ này là Số Bị Chia đem chia cho 3, ta thu được Thương Số và Số Dư.+Bắt đầu khởi từ cung CÀN ( cho Dương Cục) chuyển theo chiều thuận và từ cung TỐN ( cho Âm Cục) chuyển theo chiều ngược, lần lượt đi qua các cung CHÍNH THẦN VỊ theo đúng thứ tự số phối của các cung CHÍNH THẦN, không vào cung GIỮA, mổi cung kể 1 lần, đếm đến THƯƠNG SỐ + 1 thì dừng lại và an sao Thái Ất ở đó. Ví dụ TÍCH NHẬT 12.+12 / 24 được 0 dư 12+Số dư 12 chia 3 được 4 dư 0 Như vậy là Thái Ất đã đi qua 4 cung trong tổng số 8 cung Chính Thần ( chưa hết 1 chu kỳ) và đang ở cung thứ 4 được 3 ngày ( tức ngày cuối cùng). Ta khởi từ cung CÀN ( vì được phối số 1), sau đó đếm đến cung NGỌ ( phối số 2), cung CẤN ( phối số 3) cung CHẤN ( phối số 4) -> an Thái Ất ở cung CHẤN ( tức cung Mão). cho Dương Cục Nếu là Âm Cục chúng ta khởi từ cung TỐN ( phối số 9 ) đếm ngược lại cung có số 8 là cung TÝ, cung có số 7 là cung KHÔN, cung có số 6 là cung DẬU -> đã đi được 4 cung vậy Thái Ất an tại DẬU. Ví dụ 2 TÍCH NHẬT 31+Lấy 31 chia 24 được 1 dư 7+Lấy 7 chia 3 được 2 dư 1 như vậy Thái Ất đã đi hết 1 Chu Kỳ 24 ngày và đang ở ngày thứ 7 của Chu kỳ thứ 2.7 chia 3 được 2 dư 1, như vậy Thái Ất đã ở cung 1 được 3 ngày, cung 2 củng 3 ngày và đang ở cung thứ 3 mới được 1 ngày ( còn 2 ngày nữa mới sang cung thứ 4). Dương Cục : cung thứ nhất là cung CÀN, cung 2 là cung NGỌ -> như vậy Thái Ất đang ở cung CẤN được 1 ngày Âm Cục: cung thứ nhất là cung TỐN, cung 2 là cung TÝ-> như vậy Thái Ất đang ở cung KHÔN được 1 ngày. An sao Văn Xương ( hay còn gọi là THIÊN MỤC) Văn Xương được an như sau:+Tích Nhật chia cho 18 lấy số dư.+Khởi từ cung Thân ( cho Dương Cục) hoặc cung Dần ( cho Âm Cục) chuyển xuôi 16 thần ( nghĩa là đi theo chiều xuôi lần lượt qua 16 cung) , nếu gặp Càn Khôn thì lưu 2 Toán ( cho Dương Cục) , gặp Cấn Tốn thì lưu 2 toán ( cho Âm Cục). Ví dụ: Tích Nhật 82+ 82 chia 18 được dư 10.+Từ cung Thân bắt đầu đếm 1, Dậu là 2, Tuất là 3 , đến cung CÀN phải lưu 2 Toán cho nên đếm 4 và 5, Hợi là 6, Tý là 7, Sửu là 8, Cấn là 9, Dần là 10-> an Văn Xương tại cung DẤN+Nếu là Âm Cục thì từ cung Dần đếm là 1, Mão là 2, Thìn là 3, TỐN phải lưu hai Toán cho nên đếm 4 và 5, Tỵ là 6, Ngọ là 7, Mùi là 8 , Khôn là 9, Thân là 10 -> an Văn Xương tại THÂN An sao Kể Thần ( hay còn gọi là Văn Kể hoặc Kể Mục) Kể Thần được an như sau:+Tích Nhật chia cho 12 lấy số dư.+Khởi cung Dần ( cho Dương Cục), cung Thân ( cho Âm Cục) lần lượt đi theo chiều nghịch qua 12 cung ( bỏ 4 cung Càn Khôn Cấn Tốn), đi hết số dư dừng lại thì an Kể Thần. Ví dụ: Tích Nhật 82 ( như trên)+82 chia 12 dư 10+Khởi từ cung Dần kể là 1, đếm theo chiều nghịch đến Sửu là 2, Tý là 3, Hợi là 4, Tuất là 5, Dậu là 6, Thân là 7, Mùi là 8, Ngọ là 9, Tỵ là 10 -> an Kể Thần tại Tỵ.+Nếu là Âm Cục khởi từ cung Thân là 1, đếm theo chiều nghịch đến Mùi là 2, Ngọ là 3, Tỵ là 4, Thìn là 5, Mão là 6, Dần là 7, Sửu là 8, Tý là 9 , Hợi là 10-> an Kể Thần tại Hợi An sao Thủy Kích ( hay còn gọi là KHÁCH MỤC)Sao Thủy Kích an dựa vào hai sao Văn Xương và Kể Thần.+Tìm trên Lá số xem Văn Xương và Kể Thần ở cung nào.+Từ cung có Kể Thần đếm theo chiều thuận đến cung có Văn Xương xem tất cả có bao nhiêu cung ( khi đếm phải tính luôn cả 4 cung Càn Khôn Cấn Tốn).+Khởi từ cung Cấn đếm theo chiều thuận đến số cung đã tính ở bước 2, dừng lại ở đâu an Thủy Kích ( ở đó) -> dùng cho Dương Cục+Khởi từ cung Thân đếm theo chiều nghịch đến số cung đã tính ở bước 2, dừng lại ở đâu an Thủy Kích ở đó -> dùng cho Âm Cục Ví dụ : như trên Tích Nhật 82 , ta đã tìm được Văn Xương an ở cung Dấn. Và Kể Thần an ở cung Tỵ.+Từ cung Tỵ đếm theo chiều thuận đến cung Dần thì có tất cả là 13 cung. Tỵ, Ngọ, Mùi, Khôn, Thân, Dậu, Tuất, Càn, Hợi, Tý, Sửu, Cấn, Dần.+Từ cung Cấn chuyển theo chiều thuận 13 cung sẽ đến cung CÀN-> an Thủy Kích ở CÀN Đối với Âm Cục ta cũng làm tương tự như trên, nhưng Thuỷ Kích khởi từ cung THÂN chuyển ngược. An sao Kể Định ( hay còn gọi là Định Mục): Muốn xác định Kể Định phải dựa vào Văn Xương, Thái Tuế và Thần Hợp:+Sinh vào NGÀY nào thì an Thái Tuế tại cung có ĐỊA CHI tương ứng trong Lá Số.+Tìm ngày NHỊ HỢP với NGÀY SINH và an vào cung đó Thần Hợp.+Từ cung an Thần Hợp đếm theo chiều thuận đến cung an sao Văn Xương xem có bao nhiều cung ( khi đếm phải đếm luôn cả 4 cung CÀN KHÔN CẤN TỐN).+Từ cung an Thái Tuế đếm đi theo chiều thuận bấy nhiêu cung như đã tính ở bước 2 , dừng lại ở đâu thì an Định Mục ở đấy. Ví dụ : Tích Nhật 82 tức sinh ngày Ất Dậu+An Thái Tuế tại Dậu+Cung Nhị Hợp với cung Dậu là cung Thìn-> an Thần Hợp tại Thìn+Như đã biết, Văn Xương an ở cung Thần.+Từ cung Thìn đến cung Thân theo chiều thuận gồm có 7 cung+Khởi từ cung Dậu theo chiều thuận 7 cung sẽ đến cung Cấn-> an Định Mục tại Cấn Toán Chủ và hai sao Đại Tướng Chủ, Tham Tướng Chủ: Đại Tướng Chủ và Tham Tướng Chủ là hai tướng phụ tá của Chủ Mục. Nó nắm quyền binh sinh sát trong nội phủ, cai quản binh quyền ở gần Vua. Để an hai vị Tướng này phải tính Toán Chủ. Toán Chủ được tính như sau:+Xác định Thái Ất và Văn Xương đang ở các cung nào cung nào.+Đi theo chiều thuận từ Văn Xương đến cung CHÍNH THẦN gần Thái Ất nhất, và cộng toàn bộ những chữ số được gán cho các cung CHÍNH THẦN ( xem ảnh lá số) lại, được bao nhiêu đó là Toán Chủ. Lưu ý nếu Văn Xương đứng ở cung CHÍNH THẦN thì chỉ tính cung Chính Thần, các cung Gián Thần bỏ qua. Nếu Văn Xương đứng ở cung GIÁN THẦN thì chỉ cung Gián Thần nơi Văn Xương đứng tính là 1 rồi cộng với các cung CHÍNH THẦN khác, các cung GIÁN THẦN còn lại cũng bỏ qua. Ví dụ như trên ta tính được Thái Ất an ở Tốn, Văn Xương ở Thân( Nhật Kể 72)+Theo chiều thuận từ Văn Xương đến Thái Ất thì cung CHÍNH THẦN gần Thái Ất nhất là cung MÃO có biệt số là 4.+Văn Xương ở Thân là cung GIÁN THẦN như vậy tính là 1, sau đó các cung CHÍNH THẦN còn lại từ THÂN -> MÃO là DẬU có biệt số 6, CÀN có biệt số 1, TÝ có biệt số 8 CẤN có biệt số 3.+Cộng hết lại : 1 + 6 + 1 + 8 + 3 + 4 = 23.Như vậy Toán Chủ là 23. Sau khi tính được Toán Chủ nếu lớn hơn 10, 20, 30 thì bỏ chứ số hàng chục chỉ lấy chữ số hàng đơn vị. Xem chữ số này là số mấy thì an Đại Tướng Chủ vào cung có số tương ứng. Ví dụ Toán chủ được 15 , bỏ số 1 đi còn lại số 5, số 5 là số của cung Giữa-> an Đại Tướng Chủ ở cung giữa.Toán chủ được 27, bỏ đi số 2 còn lại số 7, số 7 là số của cung KHÔN-> an Đại Tướng Chủ ở KHÔN Toán chủ được các số tròn chục như 10, 20, 30, 40 ,... thì bỏ chữ số hàng đơn vị mà lấy chữ số hàng chục. Ví dụ Toán chủ được 10, bỏ số 0 đi còn lại số 1, số 1 là số của cung CÀN-> an Đại Tướng chủ ở cung CÀN Sau khi an Đại Tướng Chủ, ta lấy số của cung an Đại Tướng Chủ nhân 3 lên, nếu lớn hơn 10 thì bỏ đi chữ số hàng chục, chỉ lấy chữ số hàng đơn vị, xem chữ số này ứng với cung nào thì an Tham Tướng Chủ vào cung đó. Ví dụ Đại Tướng Chủ ở cung giữa mang số 5. Lấy 5 * 3 = 15, bỏ 1 còn số 5-> Tham Tướng Chủ cũng ở cung giữa.Đại Tướng Chủ ở cung Khôn mang số 7. Lấy 7* 3= 21, bỏ số 2 còn số 1-> an Tham Tướng Chủ ở cung CÀN. Toán Khách và hai Khách Tướng : Đại Tướng Khách, Tham Tướng Khách: Toán Khách được xác định như sau:+Xem trên bản đồ Thái Ất thấy Thuỷ Kích đóng ở cung nào, kể từ cung này theo chiều thuận, đếm đến cung CHÍNH THẦN gần Thái Ất nhất.+Cộng toàn bộ những số ở các cung CHÍNH THẦN đã đi qua, bỏ qua các cung GIÁN THẦN, nếu Thuỷ Kích nằm tại cung Gián Thần thì chỉ tính cung Gián Thần này 1, các cung Gián Thần khác đều bỏ qua. Kết quả được bao nhiêu chính là Toán Khách. Ví dụ:Thuỷ Kích đóng tại cung Khôn, Thái Ất đóng tại cung Tốn. Theo chiều thuận ta thấy cung CHÍNH THẦN gần cung TỐN nhất là cung CHẤN ( Mão).Thuỷ Kích đóng tại cung Chính Thần cho nên bỏ qua hết các cung Gián Thần, đi từ cung KHÔN đến cung CHẤN sẽ đi qua các cung CHÍNH THẦN sau ĐOÀI, CÀN, KHẢM, và CẤN. Cộng hết các số phối tại các cung Chính Thần lại ta được: 7+6+1+8+3+4=19-> Toán Khách là 19. Cũng như trên nhưng nếu Thuỷ Kích nằm ở cung Mùi, thì do Mùi là cung Gián Thần nên tính thêm là 1, còn các cung Gián Thần khác đều bỏ qua hết, và chúng ta được Toán Khách là 20. Sau khi tính được Toán Khách chúng ta an hai vị Khách Tướng là Đại Tướng Khách và Tham Tướng Khách. Toán Khách nếu lớn hơn 10 thì bỏ chữ số hàng chục chỉ lấy chữ số hàng đơn vị. Nếu Toán Khách được các số tròn chục 10, 20, 30,... thì bỏ chữ số hàng đơn vị mà lấy chữ số hàng chục. Sau đó an Đại Tướng Khách vào cung Chính Thần có số tương ứng. Ví dụ nhu trên ta tính được Toán Khách 19, bỏ 1 còn 9 như vậy Đại Tướng Khách an tại cung mang số 9 là cung TỐN. Lấy số cung của cung an Đại Tướng Khách nhân 3, nếu lớn hơn 10 thì bỏ chữ số hàng chục chỉ lấy chữ số hàng đơn vị, an Tham Tướng Khách vào cung có số tương ứng vừa tính được. Ví dụ ta thấy ở trên Khách Đại Tướng an ở cung 9, lấy 9 nhân 3 = 27, bỏ 2 còn 7-> an Tham Tướng Khách tại cung mang số 7 là cung KHÔN Toán Kể - Kể Đại Tướng, Kể Tham Tướng: Bắt đầu từ cung an Kể Thần đi theo chiều thuận đến cung CHÍNH THẦN gần Thái Ất nhất:+Nếu Kể Thần đóng tại cung Chính Thần thì cộng tất cả các số gán cho các cung CHÍNH THẦN kể từ cung Kể Thần đóng đến cung Chính Thần gần Thái Ất nhất, các cung Gián Thần bỏ qua.+Nếu Kể Thần đóng tại cung Gián Thần thì tính cung Gián Thần này là 1 , các cung Gián Thần khác bỏ qua và làm như bước trên. Ví dụ: Thái Ất đóng tại cung CẤN, Kể Thần đóng tại cung Tuất.+Theo chiều thuận thì cung Chính Thần gần Thái Ất nhất là cung KHẢM biệt số 8.+Cung Tuất là cung Gián Thần, cho nên tính là 1, sau đó cung CÀN là Chính Thần được 1, cung Khảm được 8-> Toán kể là 1+1+8=10. Khi tính được Toán Kể , nếu là các số tròn chục như 10,20,30,40 thì bỏ hàng đơn vị lấy hàng chục, nếu là số không tròn chục thì bỏ hàng chục lấy hàng đơn vị. An Kể Đại Tướng và cung CHÍNH THẦN có biệt số tương ứng vừa tìm được ở bước trên. Lấy biệt số cung Kể Đại Tướng nhân 3, nếu lớn hơn 10 thì bỏ đi hàng chục chỉ lấy hàng đơn vị, và an Kể Tham Tướng vào cung CHÍNH THẦN tương ứng với số vừa tìm được. Ví dụ: + Ở trên ta tính Toán Kể la 10, như vậy bỏ 0 lấy 1, 1 là biệt số của cung CÀN-> an Kể Đại Tướng vào cung CÀN+ Lấy 1*3 = 3, như vậy an Kể Tham Tướng vào cung có mang biệt số 3 là cung CẤN. Toán Định - Định Đại Tướng - Định Tham Tướng: Tìm Định Mục an tại cung nào, đếm theo chiều thuận đến cung CHÍNH THẦN gần Thái Ất nhất. Công toàn bộ biệt số của các cung CHÍNH THẦN vị khi đi qua, nếu Định Mục ở cung Gián Thần thì tính là 1, các cung Gián Thần khác bỏ qua, nếu Định Mục ở cung Chính Thần thì bỏ toàn bộ các cung Gián Thần không kể. Ví dụ:+Định Mục đóng tại cung Dần, Thái Ất đóng tại cung Khôn.+Theo chiều thuận từ cung Dần thì cung CHÍNH THẦN gần Thái Ất nhất là cung Ngọ (LY) có số 2.+Định Mục ở cung Gián Thần ( Dần) cho nên tính là 1, lần lượt đi qua Mão (Chấn) (3), TỐN (9) , NGỌ (LY) (2)-> Toán Định là 1+3+9+2=15 Tính Toán Định xong nếu lớn hơn 10 thì bỏ hàng chục chỉ dùng hàng đơn vị, nếu là số tròn chục thì bỏ hàng đơn vị mà lấy hàng chục. An Định Đại Tướng vào cung tương ứng với số vừa tìm được. Lấy số cung của Định Đại Tướng nhân với 3, lớn hơn 10 thì chỉ dùng hàng đơn vị, bỏ hàng chục, an Định Tham Tướng vào cung tương ứng với số vừa tìm được. NGŨ PHÚC: Ngũ Phúc là đệ nhất phúc tinh, đi đến đâu nơi đấy không binh cách, có nó nơi Thân Mệnh thì Phúc, Lộc, Thọ, Khang Ning. Ngũ Phúc ở trong tòa Tử Vi Viên, đi lần lượt qua 5 cung là CÀN, CẤN, TỐN, KHÔN và cung GIỮA. Mỗi cung lưu trú 45 ngày. Dùng 225 ngày để đi hết một chu kỳ Muốn an sao Ngũ Phúc ta làm theo các bước sau đây:+Tích Nhật cộng với doanh sai là 115.+Lấy kết quả tìm được chia cho 225 , lấy số dư.+Lấy số dư vừa tìm được chia 45, tìm Thương Số.Thương số bằng 1 -> Ngũ Phúc ở cung CẤNThương số bằng 2 -> Ngũ Phúc ở cung TỐNThương số bằng 3 -> Ngũ Phúc ở cung KHÔNThương số bằng 4 -> Ngũ Phúc ở cung GiữaThương số bằng 5 hoặc 0 -> Ngũ Phúc ở cung CÀN Ví dụ: Tích Nhật 255+Lấy 255 + 115 = 370+370=225 * 1 + 145-> Số dư của phép chia 370 cho 225 là 145+Lấy 145 đem chia cho 45 được 3 dư 10.+Thương số là 3-> Ngũ Phúc an tại cung KHÔN. TAM CƠ ( hay là Quân Cơ, Thần Cơ, Dân Cơ) Quân Cơ, Thần Cơ, Dân Cơ đi qua 12 cung ( Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi), không đóng tại 4 cung CÀN, KHÔN, CẤN , TỐN. Quân Cơ khởi từ cung Ngọ, ở mỗi cung 30 ngày, mất 360 ngày để đi hết một chu kỳ. Thần Cơ khởi từ cung Ngọ, ở mỗi cung 3 ngày, mất 36 ngày để đi hết một chu kỳ. Dân Cơ ở cung Tuất, mỗi một cung ở một ngày, mất 12 ngày để đi hết một chu kỳ. Đế an Tam Cơ, chúng ta làm một bước chung như sau: Lấy Tích Nhật thêm doanh sai 250. +Với Quân Cơ: lấy số vừa tính được ở trên chia cho 360 lấy số dư. Đem số dư này chia cho 30 lấy Thương Số. Khởi từ cung Ngọ tính là 1, đếm theo chiều thuận đến (Thương Số + 1), dừng lại ở cung nào thì an sao Quân Cơ tại cung đó. +Với Thần Cơ: lấy số Tích Nhật thêm 250, chia 36 lấy số dư. Đem số dư này chia cho 3 lấy Thương Số. Khởi từ cung Ngọ tính là 1, đếm theo chiều thuận đến (Thương Số + 1) , dừng lại ở cung nào thì an sao Thần Cơ tại cung đó. +Với Dân Cơ: lấy Tích Nhật thêm 250, chia 12 lấy số dư, khởi từ cung Tuất là 1, đếm theo chiều thuận đến Số Dư, dừng lại ở cung nào thì an Dân Cơ ở cung đó. __________________ 4 vị Thần hung : Tứ Thần, Thiên Ất, Địa Ất, Trực Phù: +Bốn vị Thần hung này lần lượt đi qua 9 cung Chính Thần, Giáng Cung, Minh Đường, Ngọc Đường. Sách Thái Ất Thần Kinh chép : Giáng Cung ở cung Tỵ, Minh Đường ở cung Thân, Ngọc Đường ở cung Dần; sách của Tàu chép Giáng cung là cung 9 TỐN, Minh Đường là cung 1, Ngọc Đường là cung 7. Tôi chọn theo Thái Ất Thần Kinh. +Bốn vị Thần Hung này hành qua 12 cung, mỗi cung ở 3 năm, như vậy cần 36 năm để đi hết một chu kỳ. +Để an chính xác bốn vị Thần Hung chúng ta làm như sau:.Các bạn nên viết ra tờ giấy theo thứ tự sau: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tỵ Thân Dần.Lấy Tích Nhật chia cho 36 lấy số dư..Số dư đem chia cho 3 lấy Thương số và Dư số (2).Tứ Thần khởi từ cung 1 và đếm là 1, theo chiều thuận lần lượt đi qua các cung đã viết theo thứ tự như trên, đến (Thương số +1) dừng lại ở cung nào an Tứ Thần vào cung đó..Thiên Ất khởi cung 6, Địa Ất khởi cung 9, Trực Phù khởi cung 5 và cũng đếm hoàn toàn như vậy, hết vòng thì quay lại. Ví dụ : Tích Nhật được 39+Lấy 39 chia 36 dư 4+3 chia 3 được 0 dư 3+Như vậy Tứ Thần an ở cung 2, Thiên Ất ở cung 7, Địa Ất cung Tỵ, Trực Phù cung 6. __________________ Tiểu Du và Tiểu Du Thiên Mục: Riêng trong phép Thái Ất Nhật Kể, Tiểu Du luôn đồng cung Thái Ất, và nó chính là Thái Ất. Tiểu Du Thiên Mục cũng chính là Văn Xương, nhưng vị trí đứng thì khác:+Tích Nhật chia 18 lấy số dư+Khởi từ cung KHÔN đếm theo chiều thuận đến hết số dư, dừng lại ở đâu, an Tiểu Du Thiên Mục ở đó. (Khi qua CÀN hay KHÔN phải tính 2 lần). Sau này khi luận về Mệnh, Tiểu Du Thiên Mục cũng chính là Văn Xương, có nó nhập miếu ở Mệnh, mà trong 4 Trụ chính , Thân Mệnh lại có thêm Văn Xương nữa là cách hai Văn Xương đi cùng nhau. Nếu cả hai sao này đều nhập miếu thì tài năng vượt trội hẳn người thường, học một biết mười, sau này là trụ đá của nhà nước. __________________ Ngoài những sao đã an ở trên, còn có một sao nữa là PHI PHÙ nó là ác thần, sao này chỉ có bảng liệt kê vị trí đứng của nó, chứ cách an ra sao thì không thấy nói đến ( tài liệu gốc bị mất mấy trang nói về cách an sao Phi Phù), cho nên bạn nó có điều kiện thì tìm bảng này ở trong Thái Ất Thần Kinh để tự an sao PHI PHÙ cho mình. Như vậy sau khi an xong chúng ta thấy: Sao chủ là THÁI ẤT và TIỂU DU. Đi theo nó có tất cả 4 Mục ( 4 Mắt)+ Văn Xương ( và Tiểu Du Thiên Mục) hay là Chủ Mục nó là phụ tướng của Thái Ất, soái lãnh binh quyền ở gần Vua. Theo hầu nó có Đại Tướng Chủ và Tham Tướng Chủ+Kể Thần hay là Kể Mục là con rồng đuốc của Thái Ất, đo độ số của Thái Ất ở chốn U Minh, là thần hiệu lệnh truyền đạt ý chỉ của Trời. Nó dùng để trợ CHỦ, nắm quyền giám sát. Theo hầu nó có Kể Đại Tướng và Kể Tham Tướng.+Thuỷ Kích hay là Khách Mục giữ vai trò khích bác bên ngoài, đến Thượng Đế cũng phải e dè. Là Hung Thần chủ tai hoạ binh đao hạn hán. Nắm giữ uy quyền sinh sát và huỷ diệt. Theo hầu nó có Đại Tướng Khách và Tham Tướng Khách.+Kể Định hay là Định Mục là phụ tướng của Thái Tuế, đo lường độ số hiện tại của Thái Ất, nó nắm vai trò trợ khách. Theo hầu nó có Định Đại Tướng và Định Tham Tướng. Như vậy Thái Ất là Vua thống cả bầu trời, đứng trước sao Bắc Thần thụ mệnh của Thiên Đế cai quản về thiên tai lũ lũt dịch bệnh..... liên quan đến nó có 4 MỤC, mỗi Mục chia nhau nắm giữ những phận sự khác nhau, tương hỗ hoặc tương phản nhau. Hoà thì CÁT mà không HOÀ thì hung. Cho nên thuật Thái Ất chú trọng nhất vào con TOÁN, Toán Hoà thì Cát, Toán không hoà thì Hung. Toán Hoà dầu có bị Yểm, Bách, Tù, Giam, Kích cũng ít tai nạn, Toán Không Hoà dầu Mệnh có quý thần cũng không bền lâu. Ngũ Phúc là chòm sao Thiên Hoàng Đại Đế nằm trong Tử Vi Viên, chủ ban ân, giáng phúc. Nơi nào gặp Thuỷ Kích hay Đại Du hình sát nếu có Ngũ Phúc thì tai ương bay sang phương đối xung. Mệnh Thân có nó chủ Phúc Lộc Thọ Khang Ninh. Quân Cơ nằm gần sao Bắc Thần trong Toàn Tử Vi Viên ( trong Quân Cơ có sao Tử Vi của chòm Tiểu Hùng) chủ phúc đức, quyền hành, phú quý. Thân Mệnh, hay 4 trụ chính có nó là tối quý. Thần Cơ nằm trong toà Thái Vi Viên, chủ về phúc đức, thông minh, tài năng an bang định quốc. Nhập miếu ở Mệnh Thân hay bốn trụ chính là quan đến Tam Công. Dân Cơ nằm trong toàn Thiên Thị Viên, có nó ở Mệnh Thân hay 4 trụ chính tuy không làm quan Thanh Hiển xong cũng là phú gia địch quốc ít ai bì. Cung Tài Bạch có Dân Cơ là tối quý. Sau đây tôi chấm dứt về phần an sao. Bắt đầu từ lần sau xin nói về thế thức Yếm, Tù Bách Cách, về con Toán của Thái Ất. Hy vọng khi đọc xong các bạn đã có thể tự an cho mình một Lá Số Thái Ất __________________ Thái Ất và các thể thức biến hóa: Thần Thái Ất động không ngừng, cứ 3 đơn vị thời gian rời 1 cung, hành 1 chu kỳ hết 24 đơn vị thời gian. Trong quá trình di chuyển tất không thể không gặp các cách sau đây: YẾM: + Thủy Kích cùng cung Thái Ất gọi là Yểm. Gặp Thái Tuế thì cha con dễ ly tán hoặc bất hòa không ở chung với nhau. Hạn Dương Cửu mà gặp thì nhà dễ bị trộm cắp hoặc có việc liên quan đến pháp luật hình ngục.+ Nếu trong lá số bị Yểm thì khi hạn đến cung đó nếu rơi vào lúc tuổi trẻ sẽ bị nhọt sảy, khó nuôi, đời sống cực khổ, rượu chè. Rơi vào lúc trung tuần (từ ngoài 40) thì phá tán sản nghiệp, lúc tuổi già thì bệnh tật ốm đau nặng. KÍCH: +Thủy Kích ở trước cung Thái Ất là Ngoại Kích, Thủy Kích ở sau cung Thái Ất là Nội Kích.+Nếu Thủy Kích nằm ở cung CHÍNH THẦN và cách Thái Ất 1 cung GIÁN THẦN thì gọi là CUNG KÍCH.+Nếu Thủy Kích nằm ở cung GIÁN THẦN và sát ngay cung Thái Ất thì gọi là THỜI KÍCH.+Thái Tuế mà gặp thì gia đạo xảy ra lục đục, nhà cửa đất đai bị cháy, bị mất cắp.+Số hạn mà gặp thì quan chức mất hết, tính mạng nguy, bệnh tật liên miên.+Cung Kích tai nạn đến chậm, Thời Kích tai nạn đến nhanh. BÁCH +Thủy Kích cùng 8 Tướng ở trước hay sau Thái Ất gọi là BÁCH.+Thái Tuế mà gặp tai họa đều phát. Hạn gặp thì tổ nghiệp tan tành, phá gia bại sản. CÁCH +Thủy Kích ở cung Xung chiếu với Thái Ất gọi là CÁCH, Thủy Kích cùng với 4 Tham Tướng ở cung xung chiếu với Thái Ất cũng gọi là CÁCH.+Thân, Mệnh bị Cách là có họa lớn. HẠN mà gặp tai họa hình ngục đếu phát. Nếu Thủy Kích lại cùng Thái Tuế xung Thái Ất thì thê thiếp không vẹn toàn.+Người già mà gặp hạn này tất phải đoán là hạn chết. TÙ +Tám Tướng cùng Văn Xương hoặc chỉ Tám Tướng cùng cung Thái Ất gọi là TÙ.+Hạn Dương Cửu mà gặp nếu lại ở 4 cung Tý Ngọ Mão Dậu, Tốn, Càn thì tất phát bệnh điên cuồng loạn trí.+Hạn Bách Lục mà gặp cùng Thái Tuế, Toán lại không hòa tất tật bệnh kinh quái, hại vợ hại con. TÍNH +Văn Xương cùng Thái Ất cùng cung gọi là TÍNH ( Chặn). Hai tướng Khách cùng cung Văn Xương, hoặc hai Tướng Chủ gọi là Khách chặn chủ, hai tướng Chủ ở cùng cung Thủy Kích hoặc hai Tướng Khách gọi là Chủ chặn Khách.+Ngày giờ mà gặp lục thân không hòa, gia đình bất an.+Số hạn mà gặp nếu rơi vào cung Mệnh là hạn chết, rơi cung Cha Mẹ là mất cha mẹ, vào cung Thê Thiếp mà mất vợ mất chồng, vào cung Quan là mất quyền. ĐỐI +THái Ất và Văn Xương đối nhau gọi là ĐỐI, Khách Chủ 4 Tướng mà đối cung Thái Ất cũng là ĐỐI+Thủy Kích đối cung Văn Xương gọi là GIAM.+Hạn mà gặp nếu Toán không hòa thì bệnh nặng, có khi mạng vong. __________________ TOÁN HOÀ - TOÁN KHÔNG HOÀ : Trong môn Thái Ất Nhật Kể, Toán tuy không đóng vai trò quan trọng sống còn như trong Thái Ất thời kể, nhưng không thể xem thường nó được. Mệnh Thân rất tốt nhưng Toán không hoà, hạn đến các cung có Yểm, Kích, Cách, Bách thì hoạ đến thân, quan chức mất hết, có khi vong mạng. Toán hoà, Mệnh Thân tốt dù có bị Yểm Kích Cách Bách cũng là tai nạn nhỏ dễ tránh. 1. Toán như đã trình bày từ trước gồm Toán Chủ, Toán Kể, Toán Khánh và Toán Định. Để xem xét HOÀ hay không HOÀ cần phải để ý bốn Mục : Chủ Mục ( Văn Xương) cho Toán Chủ, Kể Mục (Kể Thần) cho Toán Kể, Khách Mục ( Thuỷ Kích) cho Toán Khách, Định Mục cho Toán Định. +Khi các MỤC đóng ở cung CHÍNH THẦN thì ta gọi là các MỤC đóng ở cung Dương, đóng ở các cung GIÁN THẦN thì ta gọi là các MỤC đóng ở cung Âm. +Chủ Mục đóng tại cung Dương, Toán Chủ là số CHẴN; Chủ Mục đóng tại cung Âm, Toán Chủ được số LẺ thì ta gọi Toán Chủ HOÀ. Chủ Mục đóng tại cung Âm , Toán chủ được Chẵn; hay là Chủ Mục đóng tại cung Dương mà Toán Chủ được Lẻ thì ta gọi TOÁN CHỦ không HOÀ. Đối với Kể Mục, Khách Mục, Định Mục xét hoàn toàn tương tự như trên. 2. Sau khi đã xem xét hết 4 MỤC, thì xem đến Thái Ất. Thái Ất đóng cung Dương, Toán được Chẵn hay Thái Ất đóng cung Âm, Toán được Lẻ ta nói Toán Hoà, nếu không như thế thì là Toán Không Hoà. Lần lượt xét qua Toán Chủ, Toán Kể, Toán Khách, Toán Định để biết Hoà hay không Hoà Toán nếu thoả mãn được cả 2 điều kiện trên là rất tốt, nếu chỉ thoả điều kiện 1 mà không thoả 2 thì vẫn coi là TOÁN HOÀ, điều kiện 1 bị vi phạm là Toán không HOÀ. Cho nên Điều Kiện 1 là quan trọng hơn điều kiện 2. Khi Toán đã HOÀ, lại chia ra 3 loại: Thượng Hoà, Trung Hoà, Hạ Hoà+Thượng Hoà là các Toán mang số 14, 18 : cả đời vinh hiển, làm quan cao, giàu có, đời sống phong thịnh, đất trời khánh hội.+Trung Hoà là các Toán mang số 23,29,32,36: phúc lộc dày, tai nạn không gặp.+Hạ Hoà là các Toán mang số 12,16,21,27,34,38: tài lộc đầy đủ, ít tai nạnĐược 3 loại Toán Hoà này thì dù có vận hạn xấu, cũng ít lo tai nạn, đổi hung hoá cát. Khi Toán không HOÀ, ta chia ra xét những trường hợp sau:+Toán được 13,19,31,37 gọi là toán tạp trùng dương. Gặp phải Toán này là người tẹp nhẹp, chậm chạp, gặp Vận Hạn xấu, hạn Dương Cửu, hạn Bách Lục chắc chắn gặp kiện cáo, hình ngục tù tội. Nếu không cũng phải gió cắn răng mà chết.+Toán được 24,28 gọi là toán tạp trùng âm. Gặp phải Toán này là người phiêu lưu, gặp vận số xấu thì mất của, mất việc, nếu hạn quá xấu có thể mạng vong.+Toán được 11,17 gọi là toán nội âm trùng dương. Gặp phải Toán này là người cuộc đời gặp nhiều trở ngại. Nếu bị Ép, Yếm tất phát cuồng, lâm vào hình ngục. Hạn Dương Cửu, Bách Lục tất không tránh khỏi tai hoạ.+Toán được 33, 39 gọi là toán thuần dương. Gặp phải Toán này là người hung bạo. Gặp hạn Dương Cửu, Bách Lục tất tai nạn tổn hao điền sản của cải mạnh mẽ, nếu hạn quá xấu tất chết nơi tù ngục.+Toán được 22, 26 gọi là toán thuần âm. Gặp phải Toán này là người quá nhu nhược, vận hạn xấu tất vướng vào tranh cãi, kiện tụng. Người nữ mà gặp là phường đa dâm, bất chính.+Toán vô thiên: nghĩa là Toán được số từ 1 đến 9 ( chưa tròn chục) : khắc hại cha, lúc bé ở gần khiến cho cha phá sản, mất nghiệp.+Toán vô địa: nghĩa là toán được 1-> 4; 11->14; 21->24; 31->34 ( chữ số hàng đơn vị nhỏ hơn 5): khắc hại mẹ, sau này lớn lên khắc hại vợ, phá bỏ hết sản nghiệp.+Toán vô nhân: nghĩa là toán được các số tròn chục 10, 20, 30, 40: có nghịêp nhưng phá bỏ hết, có quan không chính, việc làm hư dối, dai dẳng, ăn mặc không đủ. Chú thích:+ 1-> 4 nghĩa là 1, 2, 3, 4. 11->14: 11,12,13,14;.....+Khi xem xét Toán Hoà hay không hoà phải xem xét cẩn thận từng bước như trên lần lượt cho Toán Chủ, Toán Kể, Toán Khách, Toán Định. Nếu Toán Hoà, phải xem mình được Thượng, Trung hay Hạ Hoà, nếu không nằm trong số đó thì chỉ là bình thường. Nếu Toán không hoà, phải xem mình bị vướng vào những loại nào, nếu không vào các loại đã kể trên thì củng chỉ là bình thường, không đáng lo lắm.+Toán vô thiên, vô địa, vô nhân gọi chung là Toán TAM TÀI KHÔNG, nếu vận hạn đến cung có Yểm, Kích, Cách, Tính lại có Sát Thần hãm là những người lục thân xa lìa, phá tán tổ nghiệp, làm điều bất chính. Mệnh dù có Cát Thần, Phúc Thần đến cứu giúp cũng vẫn không khỏi gian nan vất vả, khắc hại mẹ cha, sau này lìa xa bản quán. __________________ VẬN HẠN Vận Hạn trong môn Thái Ất rất phức tạp, cho nên tôi sẽ trình bày từ từ từng bước một các loại Vận Hạn, và phân tích kỹ lưỡng ảnh hưởng của nó. Vận Hạn trong môn Thái Ất bao gồm Hạn Dương Cửu, Hạn Bách Lục, Hạn Lưu Niên, Hạn Lộc và Hạn Mã. Trong đó quan trọng nhất phải kể đến Hạn Dương Cửu và Hạn Bách Lục. Để luận đoán vận hạn đòi hỏi phải có kiến thức về Kinh Dịch và 64 Quẻ Dịch. Cho nên điều kiện là đã biết và hiểu 64 quẻ Dịch. Nếu không thì không xem nổi Vận Hạn trong môn Thái Ất. 1. Hạn Dương Cửu Để tính hạn Dương Cửu chúng ta làm theo các bước sau:+Tìm CAN của NGÀY SINH và xem CAN này hoá thành HÀNH nào trong Ngũ Hành. Giáp Kỷ hoá Thổ. Ất Canh hoá Kim. Bính Tân hoá Thuỷ. Đinh Nhâm hoá Mộc. Mậu Quý hoá Hoả +Sau đó tìm vị trí TRƯỜNG SINH của HÀNH này đóng ở cung nào thì dùng cung đó để khởi tính Hạn. Trong HÀ ĐỒ: Trời lấy 1 mà sinh Thuỷ, lấy 2 mà sinh Hoả, lấy 3 sinh Mộc, lấy 4 sinh Kim và lấy 5 sinh Thổ. Cho nên khi đã định được vị trí cung Trường Sinh của Hành hợp hoá Can Ngày, ta khởi như sau:. Hành Thổ thì Trường Sinh ở Ngọ, ở cung Ngọ ghi số 5. Hành Kim thì Trường Sinh ở Tỵ, ở cung Tỵ ghi số 4. Hành Thuỷ thì Trường Sinh ở Thân, ở cung Thân ghi số 1. Hành Mộc thì Trường Sinh ở Hợi, ở cung Hợi ghi số 3. Hành Hoả thì Trường Sinh ở Dần, ở cung Dấn ghi số 2 Ví dụ: Nam, sinh ngày Mậu Dần. +Mậu hoá HOẢ, Hoả Trường Sinh ở Dần+Bắt đầu từ cung Dần theo chiều THUẬN ( cho con trai), theo chiều NGHỊCH ( cho con gái). Đây là con trai ( trong ví dụ) cho nên sẽ đi theo chiều thuận.Chúng ta ghi ở Dần số 2 ( tức là năm 2 tuổi bắt đầu vào hạn Dương Cửu và hạn ở cung Dần), sang cung Mão ghi số 4 ( tức là từ năm 4 tuổi hạn Dương Cửu bắt đầu đi vào cung Mão),.... cứ tính như vậy lần lượt đi qua 12 cung ( không tính các cung CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN). Ví dụ: Nữ, sinh ngày Giáp Tý. +Giáp hoá Thổ, Thổ Trường Sinh ở Ngọ.+Ghi ngay ở cung Ngọ số 5. Do là con gái nên đi theo chiều nghịch. Như vậy cung Tỵ ghi số 10,..... tức là ( bắt đầu từ năm 5 tuổi hạn Dương Cửu ở Ngọ), bắt đầu từ năm 10 tuổi hạn Dương Cửu ở Tỵ ,.... * Ghi chú: bản thân tôi nghi ngờ vị trí Trường Sinh của hành Thổ ở Ngọ, đúng ra là nên ở DẦN, nhưng sách ghi nguyên bản như vậy nên tôi chép ra y nguyên không dám sửa chữa. Các bạn dùng kiểm tra Vận Hạn rồi tự điều chỉnh. + Hạn Dương Cửu đến cung nào, nếu gặp Cát Thần Phúc Thần thì đời hoạnh phát. Toán Hoà lại không bị Yểm Kích Cách Bách Tính thì đường lối thênh thang, làm gì cũng suôn sẻ. Trái lại nếu gặp Hung Thần, lại ở 4 cung sau Tý Ngọ Mão Dậu, thì rất hung. Toán Hoà thì tai hoạ đến nhanh mà qua cũng nhanh, Toán không hoà tất thân mang hoạ, rơi vào cung nào cung đó chịu.Như gặp cả Hung Thần và Cát Thần phải chia ra xem Hung Thần đóng ở cung đó là nơi Sinh Vượng hay Tử Tuyệt, nếu đóng nơi Sinh Vượng thì tai hoạ to, đóng nơi Tử Tuyệt thì Hung Thần hết lực không thành hoạ. Cát Thần cũng vậy nếu Vượng Tướng mới hoạnh phát được, chứ còn bị Tử Tuyệt cũng chỉ là cái vỏ không có chất, hữu danh vô thực, không tác dụng cứu giải. __________________ HẠN BÁCH LỤC Để tính hạn Bách Lục chúng ta cần biết sơ về Hà Đồ và số của Ngũ Hành phối trong Hà Đồ. Trong Hà Đồ chúng ta có: +Trời lấy 1 sinh Thuỷ và Đất lấy 6 để thành Thuỷ, như vậy Tổng số SINH THÀNH cho Thuỷ là 6+1=7.Thiên Can Nhâm, Quý; Địa Chi Tý, Hợi thuộc Thuỷ cho nên được phối với số 7. +Trời lấy 2 sinh Hoả và Đất lấy 7 để thành Hoả, như vậy Tổng số SINH THÀNH cho Hoả là 2+7=9.Thiên Can Bính, Đinh; Địa Chi Tỵ, Ngọ thuộc Hoả cho nên được phối với số 9. +Trời lấy 3 sinh Mộc và Đất lấy 8 để thành Mộc, như vậy Tống số SINH THÀNH của Mộc là 3+8=11Thiên Can Giáp Ất; Địa Chi Dần, Mão thuộc Mộc cho nên được phối với số 11. +Trời lấy 4 sinh Kim và Đất lấy 9 để thành Kim, như vậy Tống số SINH THÀNH của Kim là 4+9=13Thiên Can Ật, Canh; Địa Chi Thân, Dậu thuộc Kim cho nên được phối với số 13 +Trời lấy 5 sinh Thổ và Đất lấy 10 để thành Thổ, như vậy Tổng số SINH THÀNH của Thổ là 5+10=15Thiên Can Mậu, Kỷ; Địa Chi Thìn Tuất Sửu Mùi thuộc Thổ cho nên được phối với số 15. Để tính hạn Bách Lục, chúng ta dùng CAN CHI của Giờ Sinh và Ngày Sinh. +Dùng ngày sinh và giờ sinh đổi ra số theo như số phối đã chỉ ở trên cho Địa CHi và Thiên Can cùng ngũ hành nạp âm của Can Chi Ngày, Giờ. Cộng hết tất cả các số lại. +Sau khi tìm ra đem Tổng số trên công với 55 ( số Trời Đất). +Lấy số vừa tìm được đem chia cho 60 lấy phần dư , phần dư này gọi là SỐ CHỊU KHÍ. +Từ NGÀY SINH kể là số 1 chuyển ngược vòng Lục Thập Hoa Giáp đến Số Chiu Khí, dừng lại ở đâu đó là Ngày Chịu Khí. Xem Ngày Chịu Khí có CAN CHI gì và tìm xem CAN của Ngày Chịu Khí hoá hợp thành Ngũ Hành nào và mang số mấy ( về Thiên Can hợp hoá - xin xem lại phần Hạn DƯƠNG CỬU ) +Xem Ngũ Hành hợp hoá của CAN Ngày Chịu Khí Trường SInh ở cung nào thì cung đó là cung khởi tính Hạn Bách Lục. Đại Hạn 10 năm 1 cung ( không tính 4 cung Càn Khôn Cấn Tốn) đi theo chiều thuận cho Nam, chiều nghịch cho Nữ. Tiểu Hạn 1 năm 1 cung ( không tính 4 cung Càn Khôn Cấn Tốn) đi theo chiều nghịch cho Nam và chiều thuận cho Nữ. Ví dụ : Nam, sinh ngày Mậu Dần, giờ Canh Thân. Phải tìm hạn Bách Lục?? +Đổi hết CAN CHI của Ngày Giờ Sinh ra số :Mậu là Thổ -> 15Dần là Mộc -> 11Mậu Dần nạp âm là Thổ -> 15Canh là Kim ->13Thân là Kim -> 13Canh Thân nạp âm là Mộc -> 11Lập tổng: 15+11+15+13+13+11=78 +Cộng với số Trời Đất 55 : 78+55=133. +Đem 133 chia cho 60 lấy số dư. 133 =60*2 + 13-> số dư là 13 +Từ Ngày Sinh là Mậu Dần tính là 1 chuyển ngược vòng Lục Thập Hoa Giáp như vậy là Đinh Sửu mang số 2, Bính Tý mang số 3 ,.... cho đến Bính Dần thì thấy mang số 13 = SỐ CHỊU KHí thì dừng lại -> Ngày CHịu Khí là BÍNH DẦN. +BÍNH, TÂN hoá Thuỷ, mang số 1. Thuỷ Trường Sinh ở THÂN. +Như vậy từ cung Thân khởi 1 Tuế. Do là con trai cho nên Đại hạn đi theo chiều thuận và Tiểu Hạn đi theo chiều nghịch. Như vậy từ 1 - 10 tuổi , Đại Hạn Bách Lục ở cung Thân , 11-20 tuổi ở cung Dậu, 21-30 tuổi ở cung Tuất, 31-40 tuổi ở cung Hợi,.....Tiểu Hạn năm 1 tuổi ở cung Thân, 2 tuổi ở cung Mùi, 3 tuổi ở cung Ngọ,..... __________________ PHI LỘC - PHI MÃ Để Tính hạn Phi Lộc và Phi Mã căn cứ vào CAN của Năm Sinh. Xem CAN Năm Sinh hợp hoà thành Hành nào, Hành này Trường Sinh ở đâu thì đó là nơi khởi tính Hạn. Hạn Lộc đi xuôi, hạn Mã đi ngược , cứ 10 năm đi qua 1 cung. Ví dụ :Sinh Năm Quý Hợi.Mậu Quý hoá Hoả , khởi 2 ở cung Trường Sinh của Hoả là Dần. Như vậy từ lúc 2 tuổi đến 11 tuổi hạn Mã ỡ Dần. Từ 12-21 tuổi ở Sửu ,....Từ 2 đến 11 tuổi hạn Lộc ở Dần, từ 12-21 tuổi ở Mão ,.... Hạn Lộc chủ về phát tài, có lộc. Lộc rơi vào đâu, ở cung đó sẽ có Lộc ăn.Nếu đi với Hung Thần sẽ biểu hiện cho việc mất của ( nếu ở cung Tài), mất nhà đất ( nếu ở cung Điền). Cân nhác Cát Hung để rõ được Lộc hay mất Lộc. Hạn Mã chủ về hanh thông, di chuyển. Nếu cung nhập hạn xấu là chủ tai nạn. __________________Tôi chỉ trình bày ở đây hạn Dương Cửu , Bách Lục, Phi Mã, Phi Lộc... ngoài ra nhiều dị bản còn có cả Đại Hạn, Tiểu Hạn,.... thực tế ra là chỉ làm cho Thái Ất thêm rắc rối. Bắt đầu từ bài sau, tôi sẽ luận về tính chất các sao của Thái Ất __________________ THÁI ẤT Thái Ất là tôn thần của Thiên Đế, đứng đầu 16 Thần. Nó ở hành 3 năm , 3 tháng, 3 ngày, 3 giờ 1 cung Thần. Chỉ đóng tại 8 cung Chính Thần và không vào Trung Cung. 3 khoảng đơn vị thời gian này lại chia ra Lý Thiên, Lý Địa, Lý Nhân.Thái Ất hành Lý Thiên thì tạo ra mưa gió, bão lụt , trời trăng đổi vần; hành Lý Địa thì gây ra động đất , sâu bệnh, mùa màng thất bát; hành Lý Nhân thì gây ra tật bệnh, chết người số lượng lớn. Đó là khi xem về Tuế Kể , dựa vào điềm trời báo này mà Vua phải nghiêm chỉnh sửa mình , sửa sang Pháp Luật, thì mưa thuận gió hoà, dân sống yên vui. Ở Kể Ngày, Mệnh Thân có sao Thái Ất chủ công danh, quyền lực, có tư cách lớn với đời. Thái Ất nhập miếu tại Dần, Mão, Hợi, Mùi ; đắc địa tại Tý, Hợi, Thìn, Tuất; hãm tại Thân, Dậu, Ngọ, Tỵ. Thái Ất cư Hợi là Khoa Danh, ở Dần là nơi Vượng địa, ở Mão là nhập miếu. Ví Mệnh Thân ở các cung trên có Thái Ất lại thêm Kể Thần, Quân Cơ, Thần Cơ, Dân Cơ là người học nghiệp tinh thông, thi cử đỗ đạt, trên đời hiếm có. Thái Ất nhập miếu mà gặp phải Thuỷ Kích là phá cách chủ cuộc đời lận đận khắc hại cha mẹ, duy có hai tuổi Mậu Quý Thái Ất + Thuỷ Kích tại hai cung Dần , Tuất là bậc chân nhân Thiên Tử. Thái Ất gặp Thiên Ất là chủ về văn chương sắc cạnh, hùng hổ chứ không cẩm tú trau chuốt. Thái Ất gặp Ngũ Phúc là bậc anh linh tuấn kiệt, sinh con quý tử, công huân sự nghiệp rạng rỡ. Nhưng nếu ở hai cung Ngọ, Dậu là nơi hãm của Ngũ Phúc và Thái Ất thì cuộc đời thất bại, hoàn toàn là phá cách, chỉ trông mong vào vận hạn để mát mặt một thời gian , kết cục cũng không toàn vẹn. Thái Ất đi cùng Thần Cơ là người có hình dung thần thái, tướng mạo hiền, là bậc siêu quần, nếu có đi tu cũng là bậc chân nhân tiên giả. Nếu có thêm Đại Tướng Chủ và Đại Tướng Khách từ các cung Xung Chiếu và Tam Hợp chiếu vào là bậc sang nơi điện các, không ở ngôi Vua nhưng quyền nghiêng thiên hạ, nắm giữ binh quyền. Thái Ất đi cùng Quân Cơ là bậc văn võ toàn tài , nhưng ăn về Hậu vận, thưở thiếu thời khó khăn. Thái Ât đi với Phi Phù ở cung hãm là người cả đời lêu lổng, hại vợ con. Nếu có Ngũ Phúc thì cuộc đời dễ chịu hơn nhưng vợ con cũng không toàn vẹn. Tóm lại chúng ta thấy THÁI ẤT cũng như Tử Vi, Thái Tuế trong Tử Vi rất cần các Cát Thần đồng cung sẽ là người có tư cách lớn, nắm quyền trong thiên hạ. Ngược lại nếu gặp các Hung Thần thì cũng lẹt đẹt, vướng vào luật pháp tù tội. Ví dụ như Ngày Sinh xung đối với cung an Thái Ất thì ta gọi là Thái Tuế bị xung. Thái Tuế tượng Vua, xung Vua chẳng yên bao giờ , cho nên mệnh bị Xung Thái Tuế là cách cuộc đời gặp nhiều bất mãn, phải đấu tranh cực khổ Ngoài ra khi xem Lá Số Thái Ất phải chú ý kỹ đến 4 Trụ : Năm, Tháng, Ngày, Giờ. Ví dụ: Nhâm Tý Nhâm Tý N.Đinh Sửu Quý SửuKhi tính toán sẽ thấy Mệnh an ở Sửu, cung an Thân cũng ở Sửu. Ngoài việc xem xét kỹ cung Mệnh Thân phải chú ý rất kỹ cung Tý nữa ( vì nó là Trụ Năm và Trụ Tháng). Tầm quan trọng của nó không kém gì Mệnh Thân. Phép xem Thái Ất do chú ý cả Mệnh Thân và Bốn Trụ đồng thời Vận Hạn cho nên rất phức tạp. __________________ NGŨ PHÚC Ngũ Phúc nằm trong Tòa Tử Vi Viên hầu Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ngũ Phúc nhập miếu tại Thân, Dậu, Thìn, Tuất. Mệnh, Thân có Ngũ Phúc mà Mệnh Thân lại đóng ngay trên ngôi Ngày Giờ , cho hai tuổi Đinh Nhâm là bậc chân nhân xuất thế, điềm báo của Thiên Tử xuất hiện. Các tuổi khác cũng phú quý hội đủ Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh. Ngũ Phúc cho hai tuổi Đinh, Nhâm là sao đầu trời Lộc , cư Thìn, Tuất là đáy lộc, cư Thân là khoa danh. Ngũ Phúc đồng cung Quân Cơ, Thần Cơ, Dân Cơ thì lộc trập trùng, xuất tướng nhập tướng. Ngũ Phúc ở Thân đồng cung có Văn Xương là trụ đá của nhà nước, đồng cung Đại Tướng Chủ là tướng nơi nội phủ, nắm giữ binh quyền, quý không nói hết. Ngũ Phúc ngoài tác dụng công danh, lộc, quyền nó còn là đệ nhất giải thần trong môn Thái Ất. Nó gặp hung thần cũng chế bớt cái hung của hung thần, gặp nhiều hung thần một lúc thì đời vất vả nhưng cũng không đến nỗi tuyệt mệnh. Kỵ đồng cung với Thái Ất, Phúc giảm đi một nửa, đời nhiều lận đận. Đồng cung Thủy Kích ở Mệnh Thân, năm tháng ngày giờ thì tai họa bay sang phương đối xung. Duy ở hai cung Dần Mão là nơi Ngũ Phúc hãm cho nên mất hết tính cứu giải, công danh. Mệnh Thân có Ngũ Phúc hãm thì cả đời tập tễnh, nếu cung Tật Ách đóng vào đây thì sức khoẻ yếu như sên. Ngũ Phúc rơi vào trung cung thì không được hưởng gì từ sao Ngũ Phúc, thật là đáng tiếc lắm. Ngoài ra Ngũ Phúc còn là sao chủ thiện, là đài các thần, có nó ở Mệnh Thân là người lương thiện , dáng vẻ cao sang. Ngũ Phúc là đệ nhất phúc thần nhưng rất ngại gặp Phi Phù và Thủy Kích. Chỉ trừ khi gặp Thủy Kích ở Tuất mà phải là hai tuổi Mậu Quý thì đại phát phúc, nếu gặp vận hạn tốt sẽ là Vua sáng nghiệp thời thái bình. Các bạn khi học Thái Ất với tôi, nên đọc thật lỹ bài SƠ LƯỢC VỀ THIÊN VĂN mà tôi đã nhờ BCH chuyển vào mục này cho chúng ta. Thái Ất trong Tam Thức thiên về Thiên do nó nghiên cứu sự chuyển động của các Tinh Tú ảnh hưởng lên Trái Đất, lên con người khác hẳn với Độn Giáp vốn bản chất là Địa Lý. Cho nên học Thái Ất mà Thiên Văn không biết 1 tý gì thì e có học đến già cũng chỉ biết KINH dạy rằng.... chứ không thể hiểu được bản chất sâu sắc của nó là gì. Ngoài ra phải nói trước phép xem Thái Ất cái thần diệu không phải là xem MỆNH cho con người, các bạn có thể xem bằng Tử Vi đơn giản hơn nhiều. Thái Ất thần diệu ở chỗ xem xét cho cả 1 dân tộc quyết thịnh suy bĩ thái cho 1 quốc gia và để dùng binh. Có một số tác giả họ cứ cố quy hết Thái Ất ra quẻ để luận đoán, làm như vậy có một lợi thế lớn là đơn giản hoá được Thái Ất, nhưng lại đánh mất đi cái thần là THIÊN VĂN. Tôi xem Thái Ất chú trọng vào các Thần và Toán, sau đó mới dùng quẻ để bổ sung cho nó, chứ không dùng quẻ làm cái chính. Thái Ất có nhiều chỗ rất khó hiểu, bản thân tôi cũng chỉ dám nhận là người đứng ở ngoài cửa và nhìn vào 1 khu vườn mênh mông chứ chưa dám nhận là người đặt chăn lên ngưởng cửa đó, nói chi đến chuyện bước vào khu vườn đó. Cho nên khi tôi trình bày mọi người nên suy nghĩ cho kỹ đừng vội tin ngay, phải sửa chữa cho tôi để chúng ta cùng nhau khai mở được một chút gì đó về môn đệ nhất Tam Thức này. Tôi ghi chú các vấn đề: - Huyền không phi tinh niên vận hiện nay, chỉ dùng 1 chiều nghịch mà thôi. Theo Hoàng Tuấn, huyền không phi tinh thuận nghịch cho ngày, giờ. - Độn giáp phân cục Âm Dương cho ngày, giờ. - Thái Ất đi thuận chiều kim đồng hồ, qua 8 cung, 3 năm một cung. Chỉ có Thời kể thì phân cục Âm Dương. - Làm sao biết con số Tích tuế 10.135.917 đúng hay sai? Dựa trên các quy luật thiên văn lớn? -> Cần tìm độ lệch hiện nay của Lục thập hoa giáp (Âm Dương) với mốc thời gian chuẩn 2013 theo lịch Maya với sự so sánh tới sự biến đổi địa cầu? -> Để tìm ra sai số năm của Tích tuế do người xưa đã làm lệch có chủ đích và tìm được năm gốc Tích tuế? Độ lệch xác định thông qua chu kỳ vũ trụ 25.920 năm! - 16 cung Thái Ất: dựa trên quy luật "sinh, thành, suy hủy" của một 4 hành mộc, hỏa, kim, thổ? -> Quy luật của Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ của địa cầu. - Thái Ất cũng đang sai phương vị Tốn, Khôn. - Thái Ất khởi từ cung Càn, còn Độn giáp khởi từ cung Khảm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 12, 2015 Sử ký - Thiên quan thư Dịch giả: Tích Dã Hán - Tư Mã Thiên soạnLưu Tống - Bùi Nhân tập giảiĐường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa Sách ẩn: Xét: Các ngôi sao trên vòm trời có năm cung. Cung là khoảng trời của các ngôi sao. Vị trí của các ngôi sao cũng có trật tự cao thấp như thứ bậc quan lại của con người, cho nên gọi là 'thiên quan'. Chính nghĩa: Trương Hành nói: "Các ngôi sao lấp lánh trên vòm trời, có bảy ngôi sao chuyển động, đó là mặt trời, mặt trăng, ngũ tinh. [1] Mặt trời là gốc của khí dương, mặt trăng là gốc của khí âm. Ngũ tinh là gốc của ngũ hành. Các ngôi sao sắp xếp, cho nên người sinh ở đất, thần thành ở trời, sắp xếp lẫn lộn, đều có chia thành nhóm. Ứng vào khoảng đất nào thì tượng trưng cho muôn vật ở đó, với triều đình thì tượng trưng cho quan lại, với con người thì tượng trưng cho sự việc. Dựa vào ngôi sao chủ mà chia thành năm cung, là có ba mươi lăm ngôi sao chủ, một chòm sao ở cung giữa, gọi là bắc đẩu; bốn chòm sao bao quanh mỗi chòm đều có bảy ngôi sao, cộng là hai mươi tám ngôi sao; mặt trời, mặt trăng chuyển động mà tỏ rõ tốt xấu vậy." 1. Cung giữa: Sách ẩn: Văn diệu câu chép: "Cung giữa có Đại Đế, sao chủ là chòm sao bắc cực. Chỗ ấy sinh khí, là nơi có cửa Lưu Tinh." Sao thiên cực [2] Sách ẩn: Xét: Nhĩ nhã chép: "Sao bắc cực còn gọi là sao bắc thần." Xuân thu hợp thành đồ chép: "Chòm sao bắc thần có năm ngôi sao, ở giữa cung Tử Vi." Vật lí luận của Dương Tuyền chép: "Sao bắc cực ở giữa vòm trời, là nơi tận cùng phía bắc của khí dương. Tận cùng phía nam là là khí dương lớn nhất, tận cùng phía bắc là khí âm lớn nhất. Mặt trời, mặt trăng, ngũ tinh chuyển động đến chỗ khí âm tận cùng thì không sáng, chuyển động đến chỗ khí dương tận cùng thì chiếu sáng, cho nên đấy là nơi tận cùng của sáng-tối, nóng-lạnh vậy." là một ngôi sao sáng, là vị trí của thần Thái Nhất; Sách ẩn: Xét: Xuân thu hợp thành đồ chép chép: "Cung Tử Vi là nhà của Đại Đế, là thần Thái Nhất." Chính nghĩa: Thái Nhất là tên khác của Thiên Đế. Lưu Bá Trang nói: "Thái Nhất là vị thần tôn quý nhất trong các vị thần trên trời." bên cạnh có ba ngôi sao tượng trưng cho tam công, Chính nghĩa: Ba ngôi sao tượng trưng cho tam công ở phía đông của chuôi chòm sao bắc đẩu, lại ở phía tây muỗm của chòm sao bắc đẩu, đều là tượng trưng cho Thái úy, Tư đồ, Tư không, tượng trưng cho sự biến chuyển của âm dương, tượng trưng cho sự việc quan trọng. Nếu chuyển động thì không tốt, đứng im thì tốt, nếu sao kim, sao hỏa phạm vào thì đều xấu. Có người nói ba ngôi sao ấy tượng trưng cho các con của thần Thái Nhất. Phía sau sao thiên cực có bốn ngôi sao xếp thành hình cái móc, trong đó có một ngôi sao lớn sau cùng tượng trưng cho Chính phi. Sách ẩn: Xét: Viên thần khế chép: "Ngang với chòm sao thần cực [chòm sao bắc đẩu] là bốn ngôi sao theo sau tượng trưng cho Hậu phi, có ngôi sao chiếu sáng tượng trưng cho Thái phi." Lại xét: Tinh kinh chép bốn ngôi sao xếp thành hình móc câu ở sau sao thiên cực là 'Tứ phụ'. Có sáu ngôi sao thuộc chòm sao câu trần gọi là 'Lục cung', tượng trưng cho sáu quân. So với đây không giống nhau. ba ngôi sao còn lại là tượng trưng cho bọn hậu cung. Có mười hai ngôi sao bao quanh bảo vệ tượng trưng cho bầy tôi. Các ngôi sao trên đều thuộc khoảng trời gọi là cung tía. ... [www.sidneyluo.net] ___________________ Chú giải: [1] Ngũ tinh: chỉ năm ngôi sao sáng trên bầu trời là sao hỏa, sao kim, sao mộc, sao thổ, sao thủy.[2] Sao thiên cực: là sao bắc cực. Thẳng phía trước miệng chòm sao Bắc đẩu có ba ngôi sao xếp thành hình thon dài ở đầu bắc, lúc rõ lúc không, gọi là chòm sao Âm đức, Sách ẩn: Xét: Văn diệu câu chép: "Chòm sao Âm đức tượng trưng cho rường mối của thiên hạ." Tống Quân cho rằng là tỏ rõ cái đức của mình là đạo thường. Chính nghĩa: Tinh kinh chép: "Ba ngôi sao của chòm sao âm đức ở trong cung Tử Vi, ở phía tây cung Thượng Thư, tượng trưng cho người tỏ ra đức huệ, cứu giúp kẻ khốn khó. Nhìn không sáng là điềm tốt; thấy sáng là điềm vua mới lên ngôi." Lại chép: "Chòm sao Âm đức là tượng trưng cho người chủ trong cung. Nếu chòm sao này dao động là điềm báo có tranh giành trong cung, phi tần ganh ghét nhau." có một ngôi sao gọi là sao Thiên nhất. Chính nghĩa: Thiên nhất là một ngôi sao ở ngoài cửa Xương Hạp, tượng trưng cho thần Thiên Đế, tượng trưng cho thần chiến tranh, biết được tốt xấu của con người. Nếu sáng mà rõ thì âm dương dung hòa, vạn vật đẹp, con người tốt; nếu không, trái lại nếu một ngôi sao trong chòm sao Thái nhất chuyển động đến phía nam sao Thiên nhất, cũng tượng trưng cho thần Thiên Đế, đứng đầu sai khiến mười sáu vị thần, biết được mưa gió, nước lụt, khô hạn, binh cách, đói kém, bệnh dịch. Nếu thấy không sáng và chuyển động là điềm báo có tai họa. Tinh kinh chép: "Hai ngôi sao Thiên nhất, Thái nhất tượng trưng cho đế vương lên ngôi. Sao này thường không ẩn. Nếu ẩn là điềm báo việc phế lập không đúng với trật tự, tông miếu không được cúng tế." Phía trái cung tía có ba ngôi sao gọi là chòm sao Thiên thương, phía phải cung tía có năm ngôi sao gọi là chòm sao Thiên bì. Sách ẩn: Vi Chiêu đọc là 'phẫu'. Thi vĩ chép: "Ba sao thương, năm sao bì, phía trái phải chuôi đẩu, người cầm thương, kẻ cầm gậy." Tinh tán của họ Thạch chép: "Tám sao thương bì, phòng bị khác thường." Chính nghĩa: Bì, đọc là 'bàng chưởng phiên'. Năm ngôi sao của chòm sao Thiên bì ở phía đông bắc chòm sao Nữ sàng, tượng trưng cho quân tiên phong của thiên tử, đấy là quân sĩ của thiên tử. Nhìn nhòm sao này không sáng rõ là điềm báo trong nước có dấy binh. phía sau cung tía có sáu ngôi sao xếp ngang qua dải Ngân Hán đến chòm sao Doanh thất, gọi là chòm sao Các đạo. Sách ẩn: Xét: Lạc hiệp đồ chép: "Chòm sao Các đạo là chòm sai ở ngoài chòm sao Bắc đẩu." Họ Thạch nói: "Sáu ngôi sao của chòm sao Các đạo là cỗ xe mà thần trên trời cưỡi." Chính nghĩa: Dải Ngân Hán là sông trời. Chòm sao Doanh thất có bảy ngôi sao, tượng trưng cho cung của thiên tử, cũng gọi là cung đen, cũng gọi là miếu sạch, trượng trưng cho thiên tử, cũng là cung riêng nhà khác của thiên tử. Sáu ngôi sao của chòm sao Các đạo ở phía bắc chòm sao Vương lương, như con đường vắt ngang qua gác, là con đường để thiên tử muốn đi chơi đến cung riêng. Nếu thấy một ngôi sao trong chòm sao này không sáng rõ là điềm báo đường đi không thông, nếu chòm sao này dao động là điềm báo trong cung có kẻ dấy binh. Chòm sao Bắc đẩu có bảy ngôi sao, Sách ẩn: Xét: Xuân thu vận đẩu xu chép: "Chòm sao Bắc đẩu, một là sao Thiên xu, hai là sao Tuyền, ba là sao Ki, bốn là sao Quyền, năm là sao Hành, sáu là sao Khai dương, bảy là sao Dao quang. Từ ngôi sao thứ nhất đến ngôi sao thứ bốn là cái miệng, từ ngôi sao thứ năm đến ngôi sao thứ bảy là cái chuôi, hợp lại thành hình cái muôi." Văn diệu câu chép: "Chòm sao Bắc đẩu tượng trưng cho miệng lưỡi của trời, sao Hành thuộc cái chuôi, miệng là sao Tuyền, sao Ki." Trường lịch của Từ Chỉnh chép: "Chòm sao Bắc đẩu có bảy ngôi sao, mỗi ngôi sao cách nhau chín ngàn dặm. Có hai ngôi sao mờ không rõ, cách nhau tám ngàn dặm." vốn gọi là "Tuyền, Ki, Ngọc hành để sửa 'thất chính'." Sách ẩn: Thượng thư chép: "Tuyền, Ki". Mã Dung nói: "Tuyền là một thứ ngọc đẹp. Ki là máy 'hồn thiên nghi', xoay tròn được, cho nên gọi là 'Ki'. Hành là cái ống ngang trong đó. Lấy ngọc Tuyền làm máy, lấy ngọc làm ống ngang, có lẽ là coi trọng các ngôi sao trên vòm trời." Trịnh Huyền chú Đại truyện chép: "Cái ống ngang trong máy là trục xoay, khung ngoài là đòn ngọc." Thượng thư đại truyện chép: "Thất chính là nói về mùa xuân, mùa thu, mùa đông, mùa hạ, các ngôi sao trên vòm trời, đất đai, đạo làm người, cho nên phải sửa. Đạo làm người ngay thì muôn vật hòa thuận." Mã Dung chú giải Thượng thư chép: "Chòm sao Bắc đẩu có bảy ngôi sao, đều tượng trưng cho các sự việc. Sao thứ nhất là chủ mặt trời; sao thứ hai là chủ mặt trăng; sao thứ ba là chủ sao Hỏa, gọi là sao Huỳnh hoặc; sao thứ tư là chủ sao Sát thổ, gọi là sao Trấn; sao thứ năm là chủ sao Phạt thủy, gọi là sao Thần; sao thứ sáu chủ sao Nguy mộc, gọi là sao Tuế; sao thứ bảy chủ sao Phiếu kim, gọi là sao Thái bạch. Mặt trời, Mặt trăng, ngũ tinh đều khác, cho nên gọi là 'thất chính'." Phần chuôi muôi của chòm sao Bắc đẩu nối liền với chòm sao Long giác, Tập giải: Mạnh Khang nói: "Chòm sao Long giác là chòm sao ở phía đông của vòm trời." Chính nghĩa: Xét: Chòm sao Long giác là tượng trưng cho ải trời, giữa đó là cửa trời, trong là sân trời, là chỗ mà đường hoàng đạo chạy qua, bảy ngôi sao chuyển qua. Phía trái của chòm sao Long giác là sao Lí, tượng trưng cho hình pháp, phía nam là đường thái dương; phía phải của chòm sao Long giác là sao Tướng, tượng trưng cho quân tướng. Phía bắc là đường thái âm. Đấy là ba ba cửa trời, cho nên chòm sao này sáng thì thiên hạ yên ổn, người hiền giữ ngôi vị; nếu không thì trái lại. ngôi sao Hành ở giữa chòm sao Nam đẩu, phần miệng muôi của chòm sao Bắc đẩu dựa vào phần đầu của chòm sao Sâm. Chính nghĩa: Nói là chòm sao Bắc đẩu ở phía bắc, phần chuôi muôi ngang với phần miệng muôi dựa vào phần đầu của chòm sao Sâm; phần chuôi muôi của chòm sao Bắc đầu nối liền với chòm sao Long giác. Sáu ngôi sao của chòm sao Nam đẩu tượng trưng cho miếu trời, là là vị trí tượng trưng của quan Thừa tướng, Thái tể, chủ việc tiến cử người hiền lành, trao tước bổng, lại chủ việc binh, còn gọi là chòm sao Thiên cơ. Phía nam là hai ngôi sao tượng trưng cho cầu trời; ở giữa có một ngôi sao tượng trưng cho Thừa tướng của trời; phía bắc có hai ngôi sao tượng trưng cho phủ trời, sân trời. Chòm sao Bắc đẩu sáng rõ là điềm báo pháp lệnh ôn hòa, tước lộc được ban hành; nếu không thì trái lại. Chòm sao Sâm chủ về việc chém giết, lại chủ việc tù ngục, chủ việc hình phạt. Có ba ngôi sao trong đó bày ngang hàng là tượng trưng cho ba vị tướng quân, phía đông bắc là vai trái, chủ Tả tướng quân; phía tây bắc là vai phải, chủ Hữu tướng quân; phía đông nam là chân trái, chủ Hậu tướng quân; phía tây nam là chân phải, chủ Thiên tướng quân. Ở giữa là ba ngôi sao nhỏ tượng trưng cho việc đánh dẹp, là Đô úy của trời, chủ việc trông coi các nước Nhung-Địch, thường không sáng, nếu sáng là có rối loạn, đại thần mưu phản, dấy binh, người Di-Địch đánh nhau. Buổi chiều tối thì thấy rõ phần chuôi muôi của chòm sao Bắc đẩu, phần chuôi muôi này ứng với chỗ từ núi Hoa về phía tây nam. Buổi nửa đêm thì thấy rõ phần giữa của chòm sao Bắc đẩu, phần miệng muôi này ứng với vùng sông Hà, sông Tế của Trung Quốc. Buổi sáng sớm thì thấy rõ phần miệng muôi của chòm sao Bắc đẩu, phần miệng muôi ứng với chỗ từ miền Hải-Đại về phía đông bắc. Chòm sao Bắc đẩu tượng trưng cho cái xe của Thiên Đế, chuyển động ở chính giữa, coi xét bốn phương, phân biệt âm dương, tỏ rõ bốn mùa, cân bằng ngũ hành, thay đổi tiết độ, sắp đặt phép tắc, đều dựa vào chòm sao Bắc đẩu. Phần miệng muôi của chòm sao Bắc đẩu đội liền sáu ngôi sao, gọi là chòm sao Văn Xương, Sách ẩn: Văn diệu câu chép: "Chòm sao Văn Xương tượng trưng cho phủ trời." Hiếu kinh viên thần khế chép: "Văn là chỉ các ngôi sao xếp bày, xương là chỉ rường mối của trời." một là sao Thượng tướng, hai là sao Thứ tướng, ba là sao Qúy tướng, bốn là sao Tư mệnh, năm là sao Tư trung, sáu là sao Tư lộc. Sách ẩn: Xuân thu nguyên mệnh bao chép: "Sao Thượng tướng chủ việc oai võ, sao Thứ tướng chủ việc tả hữu, sao Quý tướng chủ việc văn giáo, sao Tư lộc chủ việc thưởng công đãi sĩ, sao Tư mệnh chủ việc già trẻ, sao Tư tai chủ việc tai họa." Ở trong phần miệng muôi của chòm sao Bắc đẩu có chòm sao Quý Nhân Lao. Tập giải: Mạnh Khang nói: "Truyện chép: 'Chòm sao Thiên lí có bốn ngôi sao ở giữa phần miệng muôi của chòm sao Bắc đẩu. Chòm sao Quý Nhân Lao còn có tên là chòm sao Thiên lí'." Chính nghĩa: Nếu thấy rõ trong phần miệng muôi có chòm sao ấy là điềm báo người tôn quý bị bắt giam. Ở dưới phần miệng muôi của chòm sao Bắc đẩu có sáu ngôi sao, xếp thành mỗi cặp đối nhau, gọi là chòm sao Tam năng. Sách ẩn: Dưới phần miệng muôi có sáu ngôi sao, mỗi cặp đối nhau, gọi là chòm sao Tam thai. Xét: Hán thư Đông Phương Sóc truyện chép: "Xin kể sáu ngôi sao của chòm sao Thái giai." Mạnh Khang nói: "Thái giai là Tam thai." Ứng Thiệu dẫn Hoàng Đế Thái giai lục phù kinh chép: "Chòm sao Thái giai tượng trưng cho ba cái bậc thềm của thiên tử; bậc thềm trên, ngôi sao trên tượng trưng cho nam chủ; ngôi sao dưới tượng trưng cho nữ chủ; bậc thềm giữa, ngôi sao trên tượng trưng cho chư hầu tam công, ngôi sao dưới tượng trưng cho khanh đại phu; bậc thềm dưới, ngôi sao trên tượng trưng cho kẻ sĩ, ngôi sao dưới tượng trưng cho dân thường. Ba bậc thềm ngang bằng thì âm dương hòa hợp, mưa gió nhu thuận; nếu không cân bằng thì thóc lúa không mọc, đông tuyết hè sương, thiên hạ bạo ngược, ưa dấy binh giáp. Thêm cung điện, mở vườn tược, đấy là cái hại của bậc thềm trên." Chòm sao Tam năng sáng rõ ngang nhau thì vua tôi hòa đồng; không ngang nhau thì phản nghịch. Chòm sao Phụ sáng gần Tập giải: Mạnh Khang nói: "Tại bên cạnh ngôi sao thứ sáu của chòm sao Bắc đẩu." Chính nghĩa: Tượng trưng cho đại thần. Chòm sao này thường nhỏ mà sáng; nếu to mà sáng là điềm báo bầy tôi cướp ngôi vua; nếu nhỏ mà không sáng thì bầy tôi không được tin dùng; nếu to sáng ngang với chòm sao Bắc đẩu thì binh cách nổi lên; nếu mờ mà xa chòm sao Bắc đẩu thì bầy tôi không bị giết chết thì cũng cách chức; nếu cận thần chuyên quyền, bỏ hiền dùng nịnh thì chòm sao Phụ mọc sừng; cận thần nắm lấy ấn phù, mưu cướp xã tắc thì chòm sao Phụ mọc cánh; nếu không thì chết. thì đại thần được tin dùng; nếu chòm sao Phụ nhỏ xa thì đại thần yếu kém. Bên cạnh phần chuôi muôi của chòm sao Bắc đẩu có hai ngôi sao, một ở trong gọi là sao Mâu, còn gọi là sao Chiêu dao; Tập giải: Mạnh Khang nói: "Gần chòm sao Bắc đẩu có sao Chiêu dao, tượng trưng cho cái mâu của trời." Tấn chước chép: "Chòm sao Canh hà có ba ngôi sao tượng trưng cho cái mâu, đao kiếm của trời. Chiêu dao là một ngôi sao trong đó." Sách ẩn: Xét Thi kí lịch xu chép: "Trong chòm sao Canh hà có sao Chiêu dao, tượng trưng cho quân rợ Hồ." Tống Quân nói: "Ngôi sao Chiêu dao trong chòm sao Canh hà." Lạc chấp đồ chép: "Chòm sao Canh hà có sao Thiên mâu." một ở ngoài gọi là sao Thuẫn, còn gọi là sao Thiên phong. Tập giải: Tống Quân nói: "Ở ngoài là ở xa chòm sao Bắc đẩu, tại phía nam sao Chiêu dao, còn có tên là sao Huyền qua." Chính nghĩa: Tinh kinh chép: "Chòm sao Canh hà là chòm sao Kích kiếm, nếu sao này không rõ là điềm báo tiến thoái không ngừng, dấy lên binh đao, sẽ gây hại ở biên cảnh." Có mười lăm ngôi sao xếp thành hình cái vòng nối liền phần chuôi muôi của chòm sao Bắc đẩu, gọi là chòm sao Tiện Nhân Lao. Sách ẩn: Xét: Thi kí lịch xu chép: "Chòm sao Tiện Nhân Lao còn gọi là chòm sao Thiên ngục." Lạc chấp đồ chép: "Chòm sao Liên doanh là chòm sao Tiện Nhân Lao." Tống Quân cho rằng chòm sao Liên doanh là chòm sao Quán tác. Chính nghĩa: Chòm sao Quán tác có chín ngôi sao ở trước chòm sao Thất công, còn gọi là chòm sao Liên tác, chủ việc pháp luật, ngăn cường bạo, là chòm sao Tiện Nhân Lao. Cửa nhà ngục có một chòm sao làm cửa, tượng trưng cho muốn mở. Chòm sao này hiện rõ là điềm báo bị bắt giam; không hiện rõ là điềm báo hình phạt giảm bớt. Dao động là điềm báo dùng rìu búa, rỗng bên trong là điềm báo đổi niên hiệu; cửa mở là có tha tội. Nếu người chủ lo lắng thì thấy cửa mở, có ngôi sao sáng ở trong là có kẻ bị chết trong ngục. Thường xem vào nửa đêm, nếu một ngôi sao không hiện rõ là có việc vui nhỏ; hai ngôi sao không hiện rõ là có ban thưởng; ba ngôi sao không rõ là người chủ ra lệnh tha tội. Trong chòm sao này có nhiều ngôi sao sáng thì có nhiều người bị bắt giam, rỗng thì được thả ra. Nếu sao Thiên nhất, sao Thiên thương, sao Thiên bì, sao Mâu, sao Thuẫn dao động, tia sáng lớn thì có kẻ dấy binh. Thái sử công nói: Từ lúc mới có người dân đến nay, có vị vua nào không từng xem qua Mặt trời, Mặt trăng, các ngôi sao? Đến thời Ngũ gia, tam đại nối tiếp mà làm rõ hơn. Chính nghĩa: Xét: Ngũ gia là chỉ Hoàng Đế, Cao Dương, Cao Tân, Đường Nhiêu, Ngu Thuấn. Tam đại là chỉ Hạ, Thương, Chu. Ý nói từ lúc có dân đến nay, ai từng không xem qua Mặt trời, Mặt trăng, các ngôi sao? Cho đến đời Ngũ đế, Tam đại thì cũng được nối tiếp mà làm rõ âm dương lịch trời. Trong là dân đội mũ, ngoài là dân Di-Địch, chia vùng đất giữa thành mười hai châu, trên thì xem sao ở vòm trời, dưới thì nhìn vật ở mặt đất. Trời thì có trăng sao, đất thì có ngũ hành. Trên trời có ngũ tinh thì dưới đất có ngũ hành. Trên trời có ngôi sao thì dưới đất có bờ cõi. Tam quang [1] là gốc của âm dương, khí gốc từ đất, cho nên thánh nhân sắp đặt được nó. Từ thời U-Lệ về trước đã xưa rồi. Người các nước xem cái biến hóa của trời đều khác nhau, các nhà đoán vật lạ để hợp với sự việc, sách vở bản vẽ thời ấy đoán tốt xấu không có phép tắc gì. Cho nên Khổng Tử soạn lục kinh, chép việc lạ mà không bàn đến. Còn như chuyện mệnh trời thì không kể tới; nếu kể tới thì không đợi nói rõ; nếu kể cho kẻ không biết thì dẫu nói cũng không hiểu rõ. Ngày xưa có những người truyền lại số trời là: từ thời Cao Tân về trước thì có Trọng, Lê; Chính nghĩa: Tả truyện chép: "Sái Mặc nói: 'Con của họ Thiếu Hạo tên là Lê làm Hỏa chính, hiệu là Chúc Dung'. Là quan coi việc về hành hỏa, biết số trời. thời Đường-Ngu thì có Hi, Hòa; Chính nghĩa: Họ Hi, họ Hòa làm quan coi xét trời đất, bốn mùa. thời nhà Hạ thì có Côn Ngô; Chính nghĩa: Côn Ngô là con của Lục Chung. Ngu Phiên nói: "Côn Ngô tên là Phàn, lập nên họ Kỉ, phong ở ấp Côn Ngô." thời Ân Thương thì có Vu Hàm; Chính nghĩa: Vu Hàm là bầy tôi giỏi của nhà Ân, vốn là người nước Ngô, mộ tại trên núi Hải Ngu huyện Thường Thục châu Tô. Con tên là Hiền cũng ở đấy. nhà Chu thì có Sử Dật, Trường Hoằng; Chính nghĩa: Sử Dật là quan Thái sử tên là Doãn Dật thời Vũ Vương nhà Chu. Trường Hoằng là quan Đại phu thời Linh Vương nhà Chu. ở nước Tống thì có Tử Vi; ở nước Trịnh thì có Bì Táoơ Chính nghĩa: Bì Táo là quan Đại phu của nước Trịnh. ở nước Tề thì có Cam Công; Tập giải: Từ Quảng nói: "Có người nói Cam Công tên là Đức, vốn là người nước Lỗ." Chính nghĩa: Thất lục chép là người nước Sở, thời Chiến quốc soạn sách Thiên văn tinh chiêm có tám quyển. ở nước Sở thì có Đường Mạt; ở nước Triệu thì có Doãn Cao; ở nước Ngụy thì có Thạch Thân. Chính nghĩa: Thất lục chép Thạch Thân là người nước Ngụy, thời Chiến quốc soạn sách Thiên văn có tám quyển. Các ngôi sao chuyển động trên vòm trời, cứ ba mươi năm lại có một biến đổi nhỏ, trăm năm lại có biến đổi vừa, năm trăm năm lại có biến đổi lớn; ba lần biến đổi lớn là một kỉ, ba kỉ là một lần lớn. Đấy là số lớn vậy. Người trị nước phải coi trọng ba lần năm lượt ấy. Sách ẩn: Ba lần năm lượt là nói ba mươi năm lại có một biến đổi nhỏ, năm trăm năm lại có biến đổi lớn. Trên dưới đều trải mấy ngàn năm, sau đó người trong thiên hạ mới sửa thêm. ... [www.sidneyluo.net] ____________________ Chú giải: [1] Tam quang: chỉ Mặt trời, Mặt trăng, ngôi sao. 2. Cung đông: Tên là cung Thương Long. Sách ẩn: Xét: Văn diệu câu chép: "Cung đông là chỗ của Thương Đế, có thần là con rồng." Có chòm sao Phòng, chòm sao Tâm. Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: Cung Đại Thần có chòm sao Phòng, chòm sao Tâm, chòm sao Vĩ." Lí Tuần nói: "Cung Đại Thần là cung Thương Long, là cung sáng nhất." Chòm sao Tâm tượng trưng cho triều đình, Sách ẩn: Xuân thu thuyết đề từ chép: "Chòm sao Phòng, chòm sao Tâm tượng trưng cho triều đình, là chỗ Thiên Vương ban bố chính lệnh." Thượng thư vận kì viên chép: "Chòm sao Phòng ở con đường của bốn vùng ven." Tống Quân nói: "Giữa bốn ngôi sao có ba con đường, là chỗ mà Mặt Trời, Mặt Trăng, ngũ tinh chuyển động ra vào." có một sao lớn gọi là sao Thiên Vương, trước sau nó các sao con. Sách ẩn: Hồng phạm ngũ hành truyện chép: "Có sao lớn của chòm sao Tâm tên là sao Thiên Vương. Có sao trước nó tượng trưng cho con cả; sau nó tượng trưng cho con thứ.". Ba ngôi sao này không thường thẳng hàng, nếu thẳng là điềm báo Thiên Vương lầm kế. Chòm sao Phòng tượng trưng cho phủ trời, còn gọi là chòm sao Thiên Tứ. Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Chòm sao Thiên Tứ là chòm sao Phòng." Thi kí lịch xu chép: "Chòm sao Phòng tượng trưng cho ngựa trời, chủ việc xe ngựa." Phía bắc của nó có ngôi sao tượng trưng cho con ngựa bên phải, gọi là sao Hữu Tham. Bên cạnh có hai ngôi sao, gọi là chòm sao Câm; Sách ẩn: Chòm sao Phòng có hai ngôi sao là sao Cầm. Nguyên mệnh bao chép: "Hai sao Câu-Câm làm bờ ngăn, chủ việc xét nét, nên phòng giữ hơn thường." Chính nghĩa: Nếu sao này sáng mà gần chòm sao Phòng là điềm báo thiên hạ cùng lòng. Nếu giữa giữa sao Câu-Câm, chòm sao Phòng-Tâm có ngôi sao lạ xuất hiện và chuyển ra là điềm báo có động đất. phía bắc có một sao gọi là sao Hạt. Chính nghĩa: Thuyết văn chép: "Hạt là cái chốt trục xe. Hai đầu xuyên vào nhau." Tinh kinh chép: "Có một ngôi sao tượng trưng cho cái chốt trục, ở phía đông bắc chòm sao Phòng, chủ việc then khóa." Nếu không ở vị trí vốn có của nó là điềm bào cầu bến chẳng thông, cửa cung không được khóa; nếu đúng vị trí thì ngược lại. Phía đông bắc có mười hai ngôi sao xếp thành hình cong gọi là chòm sao Kì, Chính nghĩa: Có hai đầu tượng trưng cho cái cờ, đầu bên trái có chín ngôi sao ở phía trái chòm sao Hà Cổ; đầu bên phải có chín ngôi sao ở phía phải chòm sao Hà Cổ. Đều tượng trưng cho cờ trống của nhà trời, cho nên lấy làm lá cờ. Nếu chòm sao này sáng sủa rõ ràng thì việc quân được lành; nếu không thì việc quân gặp xấu; nếu không ở đúng vị trí vốn có của nó thì là điềm báo cầu bến không thông; nếu nó dao động là điềm báo có kẻ dấy binh. trong đó có bốn ngôi sao tượng trưng cho chợ trời, gọi là chòm sao Thiên Thị, Chính nghĩa: Chòm sao Thiên Thị có hai mươi ba ngôi sao, tại phía đông bắc chòm sao Phòng-Tâm, tượng trưng cho chỗ tụ hội trao đổi chợ búa của nhà nước, còn tượng trưng cho lá cờ của nhà trời. Nếu chòm sao này sáng thì điềm báo quan coi chợ nghiêm ngặt, nhà buôn không được lời; nếu hốt nhiên không sáng là điềm báo ngược lại. Nếu các ngôi sao trong đó tụ hội nhiều thì điềm báo năm đó được mùa, nếu tụ hội ít thì năm đó đói kém. Nếu có sao Huỳnh Hoặc phạm vào là điềm báo có việc giết bầy tôi bất trung. Nếu sao chổi xuất hiện xẹt qua chòm sao đó thì nên dời chợ chuyển đô. Nếu có sao lạ xuất hiện trong đó là điềm báo có kẻ dấy binh lớn; sao lạ chuyển ra ngoài là điềm báo có tang lớn. trong đó có sáu ngôi sao tượng trưng cho lầu chợ, gọi là chòm sao Thị Lâu. Nếu các ngôi sao trong chòm sao này tụ nhiều thì điềm báo có đủ của cải, nếu rỗng thì điềm báo hao tổn của cải. Có các ngôi phía nam chòm sao Phòng tượng trưng cho quan coi quân kị, gọi là chòm sao Kị Quan. Có chòm sao Giác, bên trái là sao Lí, bên phải là sao Tướng. Sách ẩn: Sao Lí tượng trưng cho quan coi việc hình pháp. Họ Thạch nói: "Ngôi sao mé trái chòm sao Giác tượng trưng cho ruộng trời. Ngôi sao mé phải chòm sao Giác tượng trưng cho cửa trời."[/color=red] Có ngôi sao Đại Giác tượng trưng cho sân đình của Thiên Vương. Sách ẩn: Xét: Viên thần khế chép: "Sao Đại Giác là là chỗ ngồi chờ." Tống Quân nói: "Là ghế ngồi của Thiên Đế." Chính nghĩa: Sao Đại Giác ở giữa chòm sao Nhiếp Đề kẹp hai bên, tượng trưng cho bậc đế vương. Nếu sáng rõ màu vàng là điềm báo thiên hạ hòa đồng. Hai bên cạnh nó đều có ba ngôi sao xếp thành hình cong như chân vạc gọi là chòm sao Nhiếp Đề. Chính nghĩa: Chòm sao Nhiếp Đề có ngôi sao kề sao Đại Giác, tượng trưng cho đại thần, thường xếp thẳng phía chuôi chòm sao Bắc Đẩu, tượng trưng cho tám tiết, xét vạn sự. Nếu màu sắc dịu dịu không sáng mà lớn là điềm báo nhà vua có lo lắng, có sao lạ xuất hiện trong đó là điềm báo có thánh nhân nhận lấy chính lệnh. Chòm sao Nhiếp Đề thẳng hướng chỉ của phần chuôi chòm sao Bắc Đẩu để tượng trưng cho mùa tiết, cho nên gọi là Nhiếp Đề Cách. Chòm sao Cang tượng trưng cho miếu ngoài, Sách ẩn: Nguyên mệnh bao chép: "Chòm sao Cang có bốn ngôi sao tượng trưng cho sân miếu." Chính nghĩa: Là chỗ vâng nghe chính lệnh. Nếu sáng rõ là điềm báo bầy tôi trung thành, thiên hạ yên ổn; nếu không là trái lại. chủ về bệnh tật. Hai đầu nam bắc nó có hai ngôi sao lớn, gọi là chòm sao Nam Môn. Chính nghĩa: Chòm sao Nam Môn có hai ngôi sao ở phía nam chòm sao Khố Lâu, tượng trưng cho cửa ngoài của nhà trời. Nếu sáng thì điềm báo rợ Đê-Khương mạnh, nếu mờ thì người Di làm phản; nếu có ngôi sao lạ xuất hiện ở giữa thì quân địch ở ngoài sắp kéo đến. Chòm sao Đê tượng trưng cho gốc của trời, Sách ẩn: Tôn Viêm cho rằng các ngôi sao phía dưới của chòm sao Giác-Cang họp thành chòm sao Đê, như là cái cây có gốc. Chính nghĩa: Tinh kinh chép: "Chòm sao Đê có bốn ngôi sao tượng trưng cho điện chính, là chỗ mà bầy tôi nghe chầu. Nếu chòm sao này sáng rõ thì bầy tôi vâng lệnh." Hợp thành đồ chép: "Chòm sao Đê tượng trưng cho chỗ nghỉ." chủ về bệnh dịch. Sách ẩn: Tháng ba cây du, cây giáp rụng lá, cho nên chủ về bệnh dịch. Nhưng lúc ấy mọi vật dẫu sinh sôi nhưng Mặt trời mọc ở khoảng chòm sao Khuê, gây khí độc, cho nên có bệnh dịch." Chính nghĩa: Ba chòm sao Đê-Phòng-Tâm thuộc hành hỏa, theo địa chi thuộc cung mão, tại phân dã của nước Tống. Chòm sao Vĩ có chín ngôi sao tượng trưng cho chín người con, Sách ẩn: Nguyên mệnh bao chép: "Chòm sao Vĩ có chín ngôi sao, chòm sao Cơ có bốn ngôi sao, là sân bãi của hậu cung." Chính nghĩa: Chòm sao Vĩ là bến chẻ củi, theo địa chi thuộc cung dần, tại phân dã của nước Yên. Chín ngôi sao của chòm sao Vĩ tượng trưng cho hậu cung, cũng là chín người con. Một ngôi sao gần chòm sao Tâm là Hậu, ba ngôi sau là Phi, ba ngôi sao nữa là Tần, hai ngôi cuối là Thiếp. Nếu sáng đều là điềm báo lớn bé hòa thuận, hậu cung yên ổn mà có nhiều con; nếu không thì trái lại; nếu sao Kim, sao Hỏa phạm vào là điềm báo hậu cung có dấy binh; nếu sáng tối khác thường là vợ lớn-bé gây loạn, kẻ hầu gái lộn xộn. tượng trưng cho vua-tôi; nếu các ngôi sao cách xa là điềm báo bất hòa. Chòm sao Cơ tượng trưng cho người khách ngạo mạn, Sách ẩn: Tống Quân nói: "Ngạo mạn là xấc láo. Chòm sao Cơ có hình như cánh tay dương lên, tượng trưng cho vẻ xấc láo. Chòm sao Cơ lại giống như cái sọt đựng đồ, có đồ đựng đồ vứt, tượng trưng cho khách lúc đến lúc đi." Chính nghĩa: Chòm sao Cơ chủ về tám hướng gió, cũng là chỗ ở của hậu phi. Nếu chuyển động vào khoảng phân dã của vùng sông Hà là điềm báo người trong nước ăn thịt lẫn nhau; nếu sao Kim, sao Hỏa phạm vào là điềm báo thiên hạ sẽ loạn; nếu Mặt Trăng mọc ở khoảng chòm sao ấy thì có gió nổi lên. tượng trưng cho miệng lưỡi. Sách ẩn: Thi chép: "Chòm sao Cơ phía nam là miệng của ông trời." Là nói chòm sao Cơ có lưỡi, tượng trưng cho lời nói. Nếu sao Hỏa phạm vào chòm sao Giác Sách ẩn: Xét: Vi Chiêu nói: "Sao Hỏa là sao Huỳnh Hoặc." thì có chiến tranh. Nếu sao Hỏa phạm vào chòm sao Phòng-Tâm, cũng là điều mà bậc đế vương ghét. Chính nghĩa: Nếu sao Huỳnh Hoặc phạm vào chòm sao Cơ-Vĩ-Đê thì nó sẽ chiếu thành tia sáng, là sẽ có việc đánh trận. Nếu sao Huỳnh Hoặc phạm vào chòm sao Phòng-Tâm mà chòm sao Phòng-Tâm cũng chiếu thành tia sáng thì bậc đế vương cũng ghét việc này. 3. Cung nam: Tên là cung Chu Điểu, Chính nghĩa: Chòm sao Liễu có tám ngôi sao xếp thành hình cái mỏ chim đỏ, tượng trưng cho quan coi về nhà bếp của trời, chủ về nấu ăn và món ngon. có chòm sao Quyền, chòm sao Hành. Tập giải: Mạnh Khang nói: "Cung Hiên Viên là chòm sao Quyền, cung Thái Vi là chòm sao Hành." Sách ẩn: Xét: Văn diệu câu chép: "Cung nam là chỗ của Xích Đế, có thần là con chim đỏ." Chính nghĩa: Bốn ngôi sao của chòm sao Quyền ở phía tây đuôi chòm sao Hiên Viên, chủ việc đốt lửa, phòng giữ lúc nguy cấp. Nếu chòm sao này sáng là việc yên ổn; nếu không sáng là có việc nguy cấp; nếu dao động chiếu tia sáng cũng có việc nguy cấp. Chòm sao Hành là cung Thái Vi. Chòm sao Hành là cung Thái Vi, là đình của tam quang. Sách ẩn: Tống Quân nói: "Thái Vi là cung phía nam của Thiên Đế. Tam quang là Mặt Trời, Mặt Trăng, ngũ tinh." Có mười hai ngôi sao bao quanh tượng trưng cho phiên thần. [/color=red]Sách ẩn: Xuân thu hợp thành đồ chép: "Chòm sao Thái Vi chủ việc nghi thức, có mười hai ngôi sao, chủ việc phòng giữ việc quân nguy cấp." Chính nghĩa: Ngoài chòm sao Thái Vi có mười ngôi sao ở chòm sao Dực-Chẩn, tượng trưng cgo cung đình của thiên tử, là ghế ngồi của Ngũ Đế, nhà ở của mười hai chư hầu. Ngoài nó là tượng trưng cho phiên thần, cửu khanh. Phía tây nó tượng trưng cho tướng quân; phía đông nó tượng trưng cho Thừa tướng; phía nam có bốn ngôi sao tượng trưng cho quan lại trông coi hình pháp, gọi là chòm sao Chấp Pháp; giữa nó là tượng trưng cho hai cánh cửa, phía trái phải hai cánh cửa gọi là cửa bên. Trong cửa có sáu ngôi sao tượng trưng cho chư hầu. Chính nghĩa: Trong đó có năm ngôi sao tượng trưng cho chư hầu, ở tại sân của Thiên Đế. Những ngôi sao này thường sáng sủa rõ ràng; nếu mập mờ là điềm báo các chỗ đều bị tai họa, lớn thì giết chóc, nhỏ thì chạy trốn; nếu dao động thì có kẻ chuyên quyền lấn vua. Nên xét vị trí của nó để đoán thì không lầm. Lại nói năm ngôi sao tượng trưng cho chư hầu này ở sông Ngân Hán phía bắc chòm sao Đông Tỉnh, chủ việc cất nhắc hạ xuống, nên phòng giữ việc không may. Lại nói là chủ về âm-dương, xét được-mất. Một là tượng trưng cho thầy của vua, hai là bạn của vua, ba là Tam công, bốn là Bác sĩ, năm là Thái sử. Năm kẻ ấy là kẻ mà thiên tử nên xét kĩ. Nếu sáng sủa rõ ràng thì lớn nhỏ cân bằng, là phúc của nhà nước; nếu không thì trên dưới tranh nhau, trung thần không được dùng. Trong đó có năm ngôi sao tượng trưng cho ghế ngồi của Ngũ Đế, gọi là chòm sao Ngũ Đế Tọa. Sách ẩn: Thi hàm thần vụ chép năm ngôi sao là năm vị thần, phía đông là chỗ của Thương Đế, có vị thần tên là Linh Uy Ngưỡng, thuộc giống của loài rồng xanh. Chính nghĩa: Một sao là chỗ ngồi của Hoàng Đế, ở giữa cung Thái Vi, có thần tên là Hàm Xu Nữu. Bốn ngôi sao bên cạnh ngôi sao tượng trưng cho ghế ngồi của Hoàng Đế. Thương Đế ở phía đông gọi là thần Linh Uy Ngưỡng; Xích Đế ở phía nam gọi là thần Xích Tiêu Nộ; Bạch Đế ở phía tây gọi là thần Bạch Chiêu Củ; Hắc Đế ở phía bắc gọi là thần Hiệp Quang Kỉ. Ghế của Ngũ Đế cùng đặt là điềm thần linh tụ mưu. Nếu năm ngôi sao này sáng mà rõ là điềm báo thiên tử được lòng của trời đất; nếu không thì thất lạc. Sau nó có mười lăm ngôi sao tụ họp đông đúc, tượng trưng cho vị trí của các quan Lang, gọi là chòm sao Lang Vị, Chính nghĩa: Chòm sao Lang Vị có mười lăm ngôi sao, tại phía đông chòm sao Ngũ Đế Tọa trong cung Thái Vi. Nguyên sĩ thời nhà Chu, Quang lộc, Trung tán, Gián nghị thời nhà Hán là ba quan Lang trong đó. Là quan Thượng thư lang ngày nay. Chòm sao này lớn nhỏ sáng đều, thường có sắc rõ là điềm lành. bên cạnh có một ngôi sao lớn gọi là sao Tướng Vị. Chính nghĩa: Sao Tướng Vị là một ngôi sao phía đông bắc chòm sao Lang Vị, chủ việc phòng giữ việc quân, là Tả-Hữu trung lang tướng ngày nay. Nếu to mà sáng, có tia chiếu là điềm báo tướng quân phóng túng khó đỡ được. Mặt Trăng, ngũ tinh chuyển động theo hướng thuận đúng đường đi, Sách ẩn: Vi Chiêu nói: "Đúng đường đi không trái ngược. Hướng thuận là từ phía tây sang." xét nó ra ở đâu thì giữ ở đó, bị thiên tử bắt giết. Sách ẩn: Tống Quân nói: "Xét Mặt Trời, Mặt Trăng, ngũ tinh chuyển động ở hướng vào sao nào, quan thuộc trong khoảng không quá mười lăm ngày xin thiên tử ra lệnh đi đánh giết kẻ đó." Nếu vào ngược mà không đúng đường đi là tượng trưng cho việc trái lệnh; phạm vào chòm Ngũ Đế Tọa, tỏ rõ điềm báo, Tập giải: Tấn chước chép: "Phạm vào chỗ của nhà vua, tỏ rõ họa phúc." Sách ẩn: Tống Quân nói: "Vào ngược là từ phía đông sang, không đúng đường đi, không vào theo đường lớn. Là kẻ muốn trái lệnh, thiên tử ra lệnh bắt giết kẻ đó." Chính nghĩa: Ý nói Mặt Trăng, ngũ tinh vào ngược, không theo đúng đường, xét vào chỗ mà nó phạm vào chòm sao Ngũ Đế Tọa trong cung Thái Vi thì tất có hình phạt giết chóc, đều là điềm báo bầy tôi hùa nhau mà mưu lấn vua trên. là điềm báo bầy tôi hùa mưu làm loạn. Nếu sao Kim-Hỏa phạm vào thì lại càng hơn. Sách ẩn: Xét: Sao Hỏa chủ việc hại vật mà sao Kim chủ việc dấy binh, là điềm báo rất nguy cấp. Còn nếu là sao Mộc-Thủy-Thổ lại việc nhỏ. Chính nghĩa: Nếu sao Kim-Hỏa vào ngược, không theo đúng đường, phạm vào chòm Ngũ Đế Tọa thì điềm báo nguy cấp còn hơn là Mặt Trăng, sao Thủy-Thổ-Mộc phạm vào. phía tây cung Thái Vi có năm ngôi sao rủ xuống gọi là cung Thiếu Vi, tượng trưng cho Sĩ đại phu. Sách ẩn: Xuân thu hợp thành đồ chép: "Cung Thiếu Vi tượng trưng cho kẻ sĩ ở ẩn." Thiên quan chiêm chép: "Cung Thiếu Vi có một ngôi sao tượng trưng cho kẻ sĩ ở ẩn." Chính nghĩa: Cung Thiếu Vi có bốn ngôi sao, ở phía tây nam bắc của cung Thái Vi, sao thứ nhất là Xứ Sĩ, sao thứ hai là Nghị Sĩ, sao thứ ba là Bác Sĩ, sao thứ tư là Đại Phu. Nếu sáng rõ màu vàng là kẻ sĩ tài năng được dùng; nếu không sáng là trái lại; Mặt Trăng, ngũ tinh phạm vào là điềm báo kẻ sĩ lo lắng, đổi quan Tể tướng. Chòm sao Quyền là cung Hiên Viên. Cung Hiên Viên hình như con rồng. [/color=red]Tập giải: Mạnh Khang nói: "Hình như con rồng bay lên." Sách ẩn: Viên thần khế chép: "Cung Hiên Viên có mười hai ngôi sao, là chỗ ở của hậu cung." Tinh tán của họ Thạch cho rằng cung Hiên Viên có hình rồng, chủ về hậu phi. Chính nghĩa: Cung Hiên Viên có mười bảy ngôi sao, tại phía bắc chòm sao Thất Tinh, có hình con rồng vàng, là thần chủ việc mưa tuyết, tượng trưng cho hậu cung. Âm dương giao cảm mà thành sấm sét, vui thành mưa, giận thành gió, loạn thành sương mù, đọng thành tuyết, tan thành sương, tụ thành khí mây, đứng thành cầu vồng, rời thành quầng sáng, chia thành vầng quang. Hai mươi tư tiết khí đều do cung Hiên Viên làm chủ. Ngôi sao lớn chủ về đàn bà, thứ đến một ngôi sao phía bắc là chủ về đàn ông, thứ đến một ngôi sao phía bắc là chủ về phi tần, các ngôi sao tiếp sau đều là thứ phi. Phía nam ngôi sao chủ đàn bà có một ngôi sao nhỏ là sao Ngự Nữ; phía trái có một ngôi sao là sao Thiếu Dân, tượng trưng cho họ hàng của thứ phi; phía phải có một ngôi sao là sao Đại Dân, tượng trưng cho họ hàng của Thái hậu. Nếu sao nhỏ sáng màu vàng là tốt; lớn sáng là điềm hậu cung tranh giành; nếu chuyển động là điềm báo người trong nước tan chạy; phía đông tây có tia sáng phát ra là điềm báo họ hàng của hậu cung bị thua vỡ; sao Thủy-Hỏa-Kim phạm vào cung Hiên Viên là điều mà đàn bà ghét. Trước có một ngôi sao lớn tượng trưng cho Thái hậu; bên cạnh có ngôi sao nhỏ tượng trưng cho bọn hậu cung người hầu. Nếu Mặt Trăng, ngũ tinh phạm vào nó thì xét điềm báo cũng như xét chòm sao Hành. Chòm sao Đông Tỉnh chủ về việc nước lụt. Sách ẩn: Nguyên mệnh bao chép: "Chòm sao Đông Tỉnh có tám ngôi sao, chủ việc cân bằng nước ngập." Phần khúc gấp phía tây nó có ngôi sao gọi là sao Việt. Chính nghĩa: Chòm sao Đông Tỉnh có tám ngôi sao, một ngôi sao gọi là sao Việt, có bốn ngôi sao gọi là chòm sao Dư Quỷ, có một ngôi sao gọi là sao Chất tượng trưng cho đầu chim thuần, theo địa chi thuộc cung mùi, đều tại phân dã của nước Tần. Có một sao lớn nằm trên đường hoàng đạo, tượng trưng cho đình chờ của nhà trời, chủ việc nước lụt, cân bằng việc pháp lệnh. Nếu đế vương dùng pháp lệnh cân bằng thì chòm sao Tỉnh sáng mà xếp thẳng. Có sao Việt liền ở phía trước chòm sao Tỉnh, chủ việc coi xét kẻ hoang dâm mà chém kẻ đó. Thường không sáng rõ, nếu sáng mà ngay thẳng, hoặc dao động thì có điềm báo thiên tử dùng búa rìu phạt đại thần; Mặt Trăng phạm vào chòm sao này thì có nổi mưa gió. Phía bắc sao Việt có chòm sao Bắc Hà; phía nam là chòm sao Nam Hà; Chính nghĩa: Chòm sao Nam Hà có ba ngôi sao, chòm sao Bắc Hà có ba ngôi sao, chia ra ở phía nam bắc của của chòm sao Đông Tỉnh, đặt thành cái gông, chòm sao Nam Hà là cái gông phía nam, còn gọi là chòm sao Dương Môn, cũng gọi là chòm sao Việt Môn; chòm sao Bắc Hà là cái gông phía bắc, còn gọi là chòm sao Âm Môn, cũng gọi là chòm sao Hồ Môn. Giữa hai cái gông là đường đi của tam quang. Nếu chòm sao phía nam không rõ là chính đạo miền nam không thông, nếu phía bắc thì cũng vậy; nếu dao động hoặc có sao Hỏa phạm vào là điềm báo Trung Quốc có dấy binh. Lại nói nếu dao động là người Hồ-Việt gây loạn, hoặc liên kết cận thần để gây biến. giữa chòm sao Nam-Bắc Hà, chòm sao Thiên Khuyết tượng trưng cho cửa khuyết. Sách ẩn: Tống Quân nói: "Xem sáu ngôi sao của hai chòm sao Nam-Bắc Hà là biết tốt xấu. Là nói cái tận cùng của cửa cầu, biết được thật giả." Chính nghĩa: Hai sao Khuyết-Khâu ở phía nam chòm sao Nam Hà tượng trưng cho cửa khuyết của của thiên tử, cửa sổ của chư hầu, cũng tượng trưng cho gác treo bảng chính lệnh. Nếu sao Kim-Hỏa phạm vào là điềm báo có việc binh ở dưới cửa khuyết. Chòm sao Dư Quỷ chủ việc thờ quỷ; trong đó có ngôi sao sáng trắng tên là sao Chất. Tập giải: Tấn chước chép: "Chòm sao Dư Quỷ có năm ngôi sao, trong đó có một ngôi sao sáng trắng là sao Chất." Chính nghĩa: Chòm sao Dư Quỷ có bốn ngôi sao, chủ việc cúng tế, là mắt của trời, chủ việc xem xét rõ kế gian. Ngôi sao phía đông bắc chủ việc chứa ngựa, ngôi sao phía đông nam chỉ việc chứa quân, ngôi sao phía tây nam chủ việc chứa vải lụa, ngôi sao phía tây bắc chủ việc chứa vàng ngọc, tùy theo nó chuyển động mà đoán. Một ngôi sao giữa chủ việc chứa xác chết, còn có tên là sao Chất, chủ việc tang ma cúng tế. Chòm sao Quỷ sáng rõ là điềm báo được mùa thóc; không sáng là điềm báo trăm họ li tán. Sao Chất thường mờ không sáng, nếu sáng là có dấy binh, đại thần bị giết, người dưới cũng chết theo. Nếu sao Hỏa phạm vào chòm sao Nam-Bắc Hà thì có dấy binh, lúa không được mùa. Cho nên xét đức thì xem ở chòm sao Hành, xem ở chòm sao Hoàng, xét có thương tổn hay không thì xem ở sao Việt, Tập giải: Tấn chước chép: Xét có thương tổn thì xem hình ở sao Việt." Sách ẩn: Xét: Xét đức xem chòm sao Hành, chòm sao Hành cân bằng mọi vật, cho nên đức được công bình, thành hình ở ở chòn sao Hành. Xem ở chòm sao Hoàng, tượng trưng cho chỗ để xe của nhà vua, nói là nhà vua đi xem, thành hình ở chòm sao Hoàng. Thương tổn thì xem hình ở sao Việt, nếu nhà vua đức kém thì cũng hiện rõ ở sao Việt, ý nói nếu tổn kém thì dùng rìu búa mà chém đi. xét hoạ thì xem ở chòm sao Tỉnh, Tập giải: Tấn chước chép: "Chòm sao Đông Tỉnh chủ việc nước lụt, nếu sao Hỏa phạm vào thì bên cạnh thì thiên tử sẽ có họa về lửa cháy, cho nên nói là họa." xét có bị bắt giết hay không thì xem ở sao Chất. Tập giải: Tấn chước chép: "Sao Huỳnh Hoặc phạm vào chòm sao Dư Quỷ, sao Chất thì đại thần bị bắt giết." Chòm sao Liễu có hình cái mỏ chim, chủ về cây cỏ. Chính nghĩa: Chòm sao Liễu có tám ngôi sao, chòm sao Tinh có bảy ngôi sao, chòm sao Trương có sáu ngôi sao, là phần bụng của chim, theo địa chi thuộc cung ngọ, đều tại phân dã của nhà Chu. Chòm sao Liễu là phần mỏ của cung Chu Điểu, chủ việc bếp núc của nhà trời, chủ việc món ăn, trộn mùi vị. Nếu sáng rõ là lành, nếu sao Kim-Hỏa phạm vào là điềm báo trong nước có dấy binh lớn. Chòm sao Thất Tinh là phần cổ chim, tượng trưng cho ống tròn, chủ việc nguy cấp. Chính nghĩa: Chòm sao Thất Tinh tượng trưng cho cái cổ chim, còn có tên là chòm sao Thiên Đô, chủ việc áo quân gấm thêu, chủ việc nguy cấp. Nếu sáng thì tốt, tối là xấu; nếu sao Kim-Hỏa phạm vào là trong nước có việc binh lớn. Chòm sao Trương là cái nang, tượng trưng cho nhà bếp, chủ về khách mời ăn uống. Chính nghĩa: Chòm sao Trương có sáu ngôi sao xếp thành hình cái nang, chủ việc bếp núc ăn uống mời đãi khách. Nếu sáng thì tốt, tối là xấu. Sao Kim-Hỏa phạm vào là trong nước có dấy binh lớn. Chòm sao Dực là lông cánh, chủ về khách phương xa. Chính nghĩa: Chòm sao Dực có hai mươi hai ngôi sao; chòm sao Chẩn có bốn ngôi sao, có một sao Trường Sa, chòm sao Hạt có hai ngôi sao, hợp lại là sao Chẩn có bảy ngôi sao đều là phần đuôi chim, theo địa chi thuộc cung tị, phân dã của nước Sở. Chòm sao Dực có có hai mươi hai ngôi sao tượng trưng cho phủ nhạc của nhà trời, chủ về người Di-Địch, cũng chủ về khách phương xa. Nếu sáng rõ là lễ nhạc được nổi lên, người Di bốn phương thần phục; nếu chuyển động là điềm báo thiên tử phát binh để dẹp loạn. Chòm sao Chẩn là cái xe, chủ về gió. Sách ẩn: Tống Quân nói: "Chòm sao Chẩn có bốn ngôi sao ở trong, lại có hai ngôi sao làm cái chốt trục trái phải, tượng trưng cho cái xe." Chính nghĩa: Chòm sao Chẩn có bốn ngôi sao, chủ về bầy tôi phụ tá, lại chủ về xe cưỡi, cũng chủ về gió. Nếu sáng rõ là dùng được xe cưỡi, nếu sao Thái Bạch phạm vào là điềm báo việc học trong thiên hạ vỡ lở, văn nho mất nghiệp, binh cách trỗi lên; nếu sao Huỳnh Hoặc phạm vào là điềm báo phương nam có nước không vâng lệnh, nên phát binh đánh nước đó; nếu sao Thần phạm vào là miền sông Tứ, đất Từ có chết chóc. Bên cạnh có nó có một ngôi sao nhỏ là sao Trường Sa, Chính nghĩa: Sao Trường Sa là một ngôi sao trong chòm sao Chẩn, chủ về tuổi thọ. Nếu sáng thì tuổi thọ dài, con cháu đông đúc. các ngôi sao thuộc chòm sao này thường không sáng; nếu bốn ngôi sao sáng đều và ngũ tinh phạm vào chòm sao Chẩn thì có binh cách dấy lên. Sách ẩn: Tống Quân nói: "Ngũ tinh chủ việc đi sứ. Đi sứ động thì binh cách cũng động." Các ngôi sao phía nam chòm sao Chẩn họp thành chòm sao Thiên Khố Lâu; Chính nghĩa: Có chòm sao Thiên Khố, chủ về đánh giết, phân dã của nước Tần, tại chòm sao Ngũ Xa. trong đó có chòm sao Ngũ Xa. Chòm sao Ngũ Xa có tia sáng lại nhiều ngôi sao hoặc không đủ là điềm xe ngựa không đặt yên. [chỉ việc động xe ngựa là có binh loạn] 4. Cung tây: Sách ẩn: Văn diệu câu chép: "Cung tây là chỗ của Bạch Đế, có thần là con hổ trắng." Tên là cung Hàm Trì, Chính nghĩa: Cung Hàm Trì có ba ngôi sao, tại giữa chòm sao Ngũ Xa, phía nam chòm sao Thiên Hoàng, là chỗ mà chim cá dựa vào. Nếu sao Kim phạm vào là điềm báo dấy binh. Nếu sao Hỏa phạm vào là điềm báo có tai họa. còn gọi là chòm sao Thiên Ngũ Hoàng. Chòm sao Thiên Ngũ Hoàng là chỗ để xe của Ngũ Đế. Sách ẩn: Xét: Nguyên mệnh bao chép: "Cung Hàm Trì chủ về ngũ cốc, có năm ngôi sao đều chủ về một loại cây lúa. Cung Hàm Trì là nói lúa mọc ở nước, đều mọc đều ra hạt, chủ về cuối mùa thu, cho nên còn gọi là chỗ để xe của Ngũ Đế, lấy xe chở lúa mà bán vậy." Chính nghĩa: Chòm sao Ngũ Xa có năm ngôi sao, chòm sao Tam Trụ có chín ngôi sao, tại phía đông bắc chòm sao Tất, là chỗ để xe của năm thứ quân của thiên tử. Phía tây bắc nó có một ngôi sao lớn là chòm sao Thiên Khố, chủ sao Thái Bạch, là phân dã của nước Tần. Tiếp đến phía đông bắc là chòm sao Thiên Ngục, chủ sao Thần, phân dã của nước Yên-Triệu. Tiếp đến phía đông là chòm sao Thiên Thương, chủ sao Tuế, phân dã của nước Vệ-Lỗ. Tiếp đến phía đông nam là chòm sao Tư Không, chủ sao Trấn, phân dã của nước Sở. Tiếp đến phía tây nam là chòm sao Khanh, chủ sao Huỳnh Hoặc, phân dã của nước Ngụy. Nếu các sao của chòm sao Ngũ Xa cùng sáng, đều thấy chòm sao Tam Trụ là điềm báo kho tàng đầy; nếu không thì nhà nước hết lương thực, có dấy binh. Nếu chòm sao Ngũ Xa-Tam Trụ có biến thì đều dựa vào phân dã của nước nào mà xét điềm báo. Nếu chòm sao Tam Trụ ra vào một tháng thì gạo đầy gấp ba lần, trong hai năm mà ra ba tháng thì đầy gấp chục lần, trong ba năm mà chòm sao Tam Trụ ra không gần nhau với chòm sao Thiên Thương là điềm báo xuất quân, gạo đầy, chuyển thóc đi ngàn dặm; chòm sao Trụ ra ngược lại càng hơn. Nếu sao Hỏa phạm vào là điềm báo thiên hạ có khô hạn; nếu sao Kim phạm vào là điềm báo có dấy binh; nếu sao Thủy phạm vào là điềm báo có nước lụt. Nếu sao Hỏa phạm vào là có khô hạn; sao Kim phạm vào là có dấy binh; sao Thủy phạm vào là có nước lụt. Sách ẩn: Là nói sao Hỏa-Kim-Thủy phạm vào chòm sao Thiên Ngũ Hoàng, đều dẫn đến các tai họa. Xét: Tống Quân nói: "Không nói đến sao Mộc-Thổ, là vì sao Mộc-Thổ là sao có đức, không có hại ở đấy vậy." Giữa có chòm sao Tam Trụ; chòm sao Tam Trụ không thấy là có dấy binh. Chòm sao Khuê còn gọi là chòm sao Phong Thỉ, chủ về kênh rạch. Chính nghĩa: Khuê, đọc là 'khổ khuê phiên', có mười sáu ngôi sao. Chòm sao Lâu có ba ngôi sao, còn gọi là chòm sao Giáng Lâu, theo địa chi thuộc cung tuất, phân dã của nước Lỗ. Chòm sao Khuê là phủ khố của nhà trời, còn gọi là chòm sao Thiên Thỉ, cũng gọi là chòm sao Phong Thỉ, chủ về kênh rạch. Phía tây nam có một ngôi sao lớn, gọi là sao Thiên Thỉ Mục. Nếu sáng là điềm lành. Chòm sao này thường không thấy đầy đủ, nếu đầy đủ là có dấy binh. Nếu mờ là điềm báo bầy tôi chuyên quyền. Thường cũng không mở cửa không định sẵn, nếu vậy sẽ có kẻ áo vải xưng mệnh ở hang núi. Nếu ngũ tinh phạm vào chòm sao Khuê là điềm báo nhà vua kém đức, đại thần chuyên quyền, không ai ngăn được. Nếu đế vương không sửa việc cúng tế thì chòm sao Khuê dao động. Nếu có nếu long lanh có ánh sáng là điềm báo cận thần có mưu tiếm ngôi vua, cũng là điềm báo người dân thiếu đói. Nếu sao Thái Bạch phạm vào chòm sao Khuê là điềm báo người Hồ-Mạch có loạn, có thể đánh được họ. Nếu sao Huỳnh Hoặc phạm vào là nạn nước lụt liên miên ba năm. Nếu sao Trấn-Tuế phạm vào là điềm báo có lợi cho Trung Quốc, có thể dấy binh động quân, chém diệt kẻ vô đạo. Chòm sao Lâu chủ việc tụ họp dân chúng. Chính nghĩa: Chòm sao Lâu có ba ngôi sao, chủ vườn, chăn nuôi muông thú để làm đồ cúng tế, cũng chủ việc tụ họp dân chúng. Nếu dao động là có quân dân tụ họp; sao Kim-Hỏa phạm vào là có dấy binh. Chòm sao Vị chủ về kho tàng. Chính nghĩa: Chòm sao Vị có ba ngôi sao, chòm sao Mão có bảy ngôi sao, chòm sao Tất có tám ngôi sao, họp lại thành chòm sao Đại Lương. Theo địa chi thuộc cung dậu, phân dã của nước Triệu. Chòm sao Vị chủ về kho tàng, là chỗ chứa ngũ cốc. Nếu sáng thì thiên hạ hòa bình, ngũ cốc đầy đủ; nếu không là trái lại. Có chòm sao phía nam nó là chòm sao Quái Tích. Tập giải: Như Thuần nói: "Chỗ chứa cỏ gọi là 'quái'." Chính nghĩa: Chòm sao Sô có sao ngôi sao, tại phía tây chòm sao Thiên Uyển, chủ việc chứa cỏ. Nếu không thấy là điềm báo bò ngựa bị bệnh chết, sao Hỏa phạm vào là có tai họa. Chòm sao Mão gọi là chòm sao Mao Đầu, Chính nghĩa: Chòm sao Mão có bảy ngôi sao, gọi là chòm sao Mao Đầu, chủ về người Hồ, cũng là việc tù ngục. Nếu sáng là việc xét tù ngục trong thiên hạ yên ổn; mờ là hình phạt rườm rà. Sáu ngôi sao sáng ngang với ngôi sao lớn là điềm báo nước lụt sắp lên, có quân lớn dấy lên; dao động như nhảy múa là điềm báo quân rợ Hồ dấy lên mạnh mẽ; có một sao không thấy là điềm xấu có binh cách. là chòm sao chủ về người Hồ, chủ về việc tang. Chòm sao Tất còn gọi là chòm sao Hãn Xa, Chính nghĩa: Chòm sao Tất có tám ngôi sao, gọi là chòm sao Hãn Xa, chủ về quân ở biên ải, chủ về việc săn bắt. Có ngôi sao lớn trong đó là sao Thiên Cao, chủ về tướng ở biên ải, chủ về việc vỗ về người rợ ở bốn phương. Nếu chòm sao này sáng to là thiên hạ yên, người rợ phương xa đến cống; nếu sắc kém là biên ải có loạn. Đều dao động là có dấy binh; nếu Mặt Trăng phạm vào thì mưa nhiều. chủ về quân ở biên ải, chủ về việc săn bắt. Cạnh ngôi sao lớn của nó có một ngôi sao nhỏ là sao Phụ Nhĩ. Chính nghĩa: Một ngôi sao tên là sao Phụ Nhĩ ở dưới sáu ngôi sao của chòm sao Tất, ở góc đông nam sao Thiên Cao, chủ về việc nhà vua nghe lời được mất, dò xét lỗi lầm. Nếu sao này sáng là Trung Quốc suy yếu, biên ải có giặc cướp; nếu di động là có kẻ xu nịnh; si chuyển vào chòm sao Tất là điềm báo trong nước có dấy binh. Sao Phụ Nhĩ dao động là có bầy tôi gièm pha làm loạn ở bên. Giữa chòm sao Mão-Tất có chòm sao Thiên Nhai. Sách ẩn: Nguyên mệnh bao chép: "Chòm sao Tất là bậc thềm của nhà trời." Nhĩ nhã chép: "Trong chòm sao Đại Lương có chòm sao Mão." Tôn Viêm nói: "Giữa chòm sao Mão-Tất là con đường chính để Mặt Trời, Mặt Trăng, Ngũ Tinh chuyển động ra vào, ví như cầu bến vậy." Chính nghĩa: Chòm sao Thiên Nhai có hai ngôi sao, ở giữa chòm sao Tất-Mão, chủ về ranh giới của nhà nước. Phía nam chòm sao Thiên Nhai là phân dã của nước Hoa-Hạ, phía bắc là phân dã của nước Di-Địch. Sao Thổ-Kim phạm vào là điềm báo quân rợ Hồ lấn vào. Phía nam nó là phân dã của nước âm; phía bắc nó là phân dã của nước dương. Tập giải: Mạnh Khang nói: "Âm là phía tây nam, thuộc cung quẻ Khôn, là nước từ sông Hà núi Hoa về phía bắc; dương là nước từ sông Hà núi Hoa về phía nam." Chòm sao Sâm tượng trưng cho con hổ trắng. Chính nghĩa: Chòm sao Tuy có ba ngôi sao, chòm sao Sâm có ba ngôi sao, ngoài có bốn ngôi sao nữa họp lại thành chòm sao Thực Trầm, theo địa chi thuộc cung thân, phân dã của nước Ngụy, có hình con hổ trắng. Sâm, đọc là 'sắc lâm phiên'. Ba ngôi sao xếp thẳng hàng gọi là chòm sao Hành Thạch. Tập giải: Mạnh Khang nói: "Chòm sao Sâm có ba ngôi sao, trong cung Bạch Hổ, đông tây thẳng hàng như cái cân. Dưới có ba ngôi sao, hình như cái dùi, gọi là chòm sao Phạt, Tập giải: Mạnh Khang nói: "Ở giữa chòm sao Sâm, trên nhỏ dưới lớn, cho nên nói là hình cái dùi." Tấn chước chép: "Ba ngôi sao này xếp thành hình hơi vẹo, không phải hình cái dùi." chủ việc chặt chém. Ngoài nó có bốn ngôi sao, là vai trái phải, đùi trái phải. Bên cạnh có ba ngôi sao nhỏ, gọi là chòm sao Tuy Huề, tượng trưng cho đầu con hổ, chủ việc giữ quân. Chính nghĩa: Chòm sao Tuy Huề là đầu hổ, chủ việc thu giữ quân lính. Nếu sao Kim-Thủy phạm vào là nhà nước thay đổi chính lệnh, có tai họa. Phía nam nó có bốn ngôi sao, gọi là chòm sao Thiên Xí. Chính nghĩa: Chòm sao Thiên Xí có bốn ngôi sao, ở phía đông sao Bính, chủ về chuồng xí. Nếu màu vàng là tốt; màu xanh và trắng là đều xấu; không thấy là có bệnh tật. Dưới chòm sao Thiên Xí có một ngôi sao gọi là sao Thiên Thỉ. Chính nghĩa: Một ngôi sao Thiên Thỉ ở phía nam chòm sao Thiên Xí, xem đoán giống với chòm sao Thiên Xí. Sao Thiên Thỉ có màu vàng là tốt; màu xanh, trắng, đen là xấu. Phía tây nó có chín ngôi sao xếp hình gấp khúc, chia làm ba phần: một phần gọi là chòm sao Thiên Kì, Chính nghĩa: Chòm sao Thiên Kì có chín ngôi sao ở phía tây chòm sao Sâm, tượng trưng cho lá cờ trời, chỉ việc vẫy gọi gần xa đến nghe lệnh. Nếu bậc đế vương chặt chém đúng lẽ thì chòm sao Thiên Kì thẳng cong đúng lối; nếu không thì có dấy binh ở ngoài, là việc đáng lo. Nếu sáng mà ít sao thì có nhiều người chết. hai là chòm sao Thiên Uyển, Chính nghĩa: Chòm sao Thiên Uyển có mười sáu ngôi sao hình vòng tròng, ở phía nam chòm sao Tất, là chỗ mà thiên tử nuôi nấng cầm thú. Nếu mờ ít sao thì có nhiều người chết. ba là chòm sao Cửu Du. Chính nghĩa: Chòm sao Cửu Du có chín ngôi sao, ở phía nam chòm sao Ngọc Tỉnh, là cờ quân của thiên tử, dùng để vẫy lệnh quân lính tiến lùi, cũng ra lệnh cho các châu quận. Thường không hay dao động, nếu dao động là chín châu chia rẽ, người dân mất mùa, hiệu lệnh đều không thông, có rối ren trong nước. Nếu sao Kim-Hỏa phạm vào là có loạn. Phía đông nó có một ngôi sao lớn là sao Lang. Chính nghĩa: Một ngôi sao Lang ở pphía đông nam chòm sao Sâm. Sao Lang tượng trưng cho tướng ở ngoài bãi, chủ về việc cướp chiếm. Nếu không đúng vị trí thì có người dân ăăn thịt lẫn nhau; có mày vàng trắng lại sáng là điềm lành; nếu có tia sáng màu đỏ là có dấy binh, sao Kim-Mộc-Hỏa phạm vào cũng như vậy. Nếu tia sáng sao Lang đổi màu là có nhiều giặc cướp. Dưới có bốn ngôi sao gọi là chòm sao Hồ, Chính nghĩa: Chòm sao Hồ có chín ngôi sao, ở phía đông nam sao Lang, là cây cung của trời vậy, dùng để đánh kẻ phản loạn trốn tránh, lại chủ việc ngăn giặc cướp và trị kẻ gian tà. Nếu chòm sao Hồ dao động hướng về sao Thiên Thỉ thì có nhiều giặc cướp; nếu sáng mà đổi màu cũng như vậy. Sao Thiên Thỉ không thẳng với sao Lang lại có nhiều giặc; nếu dãn hết cỡ là thiên hạ hết dấy binh. thẳng hướng với sao Lang. Gần mặt đất kề với sao Lang có một ngôi sao lớn gọi là sao Nam Cực Lão Nhân. Chính nghĩa: Một ngôi sao Lão Nhân ở phía nam chòm sao Hồ, còn gọi là sao Nam Cực, chủ về tuổi thọ dài ngắn của con người, thường vào buổi sớm ngày thu phân thì xuất hiện ở cung bính, buổi tối ngày xuân phân xuất hiện ở cung đinh. Nếu xuất hiện là nhà nước kéo dài, gọi là là sao Thọ Xương, thiên hạ yên ổn; nếu không thấy là điềm báo nhà vua có việc lo lắng. Sao Nam Cực Lão Nhân hiện là yên ổn; không hiện là có dấy binh. Thường vào ngày thu phân thấy được nó ở ngoài thành phía nam. Nếu sao Phụ Nhĩ phạm vào giữa chòm sao Tất là có dấy binh. 5. Cung bắc: Tên là cung Huyền Vũ, Sách ẩn: Văn diệu câu chép: "Cung bắc là chỗ của Hắc Đế, có thần tên là Huyền Vũ." Chính nghĩa: Chòm sao Nam Đẩu có sáu ngôi sao, chòm sao Khiên Ngưu có sáu ngôi sao, đều ở cung bắc, gọi là cung Huyền Vũ. có chòm sao Hư, chòm sao Nguy. Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Huyền Hiêu là chòm sao Hư." Lại chép: "Bắc Lục là chòm sao Hư." Chính nghĩa: Chòm sao Hư có hai ngôi sao, chòm sao Nguy có ba ngôi sao, còn gọi là chòm sao Y Hieê, theo địa chi thuộc cung tí, phân dã của nước Tề. Chòm sao Hư chủ việc chết tang, khóc lóc, lại chủ về việc cúng tế cầu đảo ở miếu đường nơi thành ấp, là quan Trủng tể của nhà trời, chủ việc trông coi thiên hạ, cất chứa muôn vật. Nếu động là có điềm báo chết tang khóc lóc; sao Hỏa phạm vào là thiên tử sắp đem quân đi đánh; sao Thủy phạm vào là người dân đói kém; sao Kim phạm vào là bầy tôi dấy binh. Chòm sao Nguy chủ về việc cúng tế tông miếu, chủ về chợ búa, khung nhà. Nếu động là có việc đắp đất; sao Hỏa phạm vào là thiên hạ có binh cách; sao Thủy phạm vào là bầy tôi dưới mưu lấn nhà vua. Chòm sao Nguy chủ về nóc nhà; Sách ẩn: Tống Quân nói: "Phần trên của chòm sao Nguy là một ngôi sao ở vị trí cao, bên cạnh là hai ngôi sao ở dưới có hình như cái nóc nhà." Chính nghĩa: Hai ngôi sao nóc nhà ở phía nam của chòm sao Nguy, chủ về cung điện mà thiên tử ở. Sao Kim-Hỏa phạm vào là trong nước có dấy binh; nếu có sao chổi xẹt qua lại càng xấu. chòm sao Hư chủ về việc tang khóc. Sách ẩn: Họ Diêu xét Kinhchâu chiêm cho rằng chòm sao này có hai ngôi sao, ngôi sao phía nam chủ việc tang khóc. Giữa chòm sao Hư có sáu ngôi sao, thường không sáng, nếu sáng là có tang lớn. Phía nam nó có chòm sao gọi là chòm sao Vũ Lâm Thiên Quân. Chính nghĩa: Chòm sao Vũ Lâm có bốn mươi lăm ngôi sao, tụ thành nhóm ba ngôi sao, phân tán tại phía nam chòm sao Lũy Bích Trận, là quân của trời, cũng là quân lính túc vệ của nhà trời. Nếu không thấy là thiên hạ loạn; sao Kim-Hỏa-Thủy phạm vào là có dấy binh. Phía tây nó là chòm sao Lũy, Chính nghĩa: Chòm sao Lũy Bích Trận có mười hai ngôi sao, xếp ngang tại phía nam chòm sao Doanh Thất, là rào lũy của quân nhà trời. Nếu ngũ tinh phạm vào đều là có dấy binh, tướng quân chết., còn gọi là chòm sao Việt. Bên cạnh có một ngôi sao lớn là sao Bắc Lạc. Nếu sao Bắc Lạc hơi mờ nhạt, mà chòm sao Vũ Lâm Thiên Quân dao động có tia sáng ít sao và ngũ tinh phạm vào sao Bắc Lạc, Chính nghĩa: Một ngôi sao Bắc Lạc ở phía tây nam chòm sao Vũ Lâm, là cửa quân của nhà trời. Cửa Bắc Lạc ở thành Tràng An cũng tượng trưng như vậy. Chủ việc khác thường, để coi xét quân lính. Nếu sáng là quân yên; mờ tối là có dấy binh; sao Kim-Hỏa phạm vào là có binh cách, có quân địch phạm vào cửa ải; nếu sao Thổ-Mộc phạm vào thì lành. phạm vào chòm sao Vũ Lâm Thiên Quân thì có dấy binh. Nếu sao Kim-Hỏa-Thủy phạm vào lại càng xấu. Sao Hỏa phạm vào thì việc binh có lo lắng. Sao Thủy phạm vào thì có tai họa. Sao Mộc-Thổ phạm vào thì việc quân tốt. Tập giải: Hán thư âm nghĩa chép: "sao Mộc, sao Hỏa phạm vào sao Bắc Lạc là lành." Phía đông chòm sao Nguy có sáu ngôi sao, xếp thành từng cặp giống nhau, gọi là chòm sao Tư Không. Chính nghĩa: Phía đông chòm sao Nguy có từng cặp giống nhau là chòm sao Tư Mệnh. Chỉ có một sao Tư Không mà thôi, lại không phải ở phía đông chòm sao Nguy, e rằng chữ 'Mệnh' lầm thành chữ 'Không'. Chòm sao Tư Mệnh có hai ngôi sao ở phía bắc chòm sao Hư, chủ việc tống tang; chòm sao Tư Lộc có hai ngôi sao pử phía bắc chòm sao tư Mệnh, chủ việc quan lại; chòm sao Nguy có hai ngôi sao ở phía bắc chòm sao Tư Lộc, chủ về nguy vong; chòm sao Tư Phi có hai ngôi sao ở phía bắc chòm sao Nguy, chủ việc lỗi lầm, đều là chức quan sắp đặt. Nếu sáng to là vua có nỗi lo; sáng thường là lành. Chòm sao Doanh Thất là miếu thờ tổ tiên, Sách ẩn: Nguyên mệnh bao chép: "Chòm sao Doanh Thất có mười ngôi sao, chủ về các loại đất gốm, bắt đầu lập rường mối, nặn đất xây nhà." Nhĩ nhã chép: "Chòm sao Doanh Thất còn gọi là chòm sao Định." Quách Phác nói: "Định là chính. Thiên hạ làm cung thất, đều lấy giữa chòm sao Doanh Thất làm chính." gọi là cung Li, cung Các Đạo. Sách ẩn: Xét: Kinh châu chiêm xét: "Cung Các Đạo là cung Vương Lương Kì, có sáu ngôi sao." Giữa sông Ngân Hán có bốn ngôi sao gọi là chòm sao Thiên Tứ. Sách ẩn: Xét: Nguyên mệnh bao chép: Giữa sông Ngân Hán có bốn ngôi sao gọi là chòm sao Kị, còn gọi là chòm sao Thiên Tứ. Bên cạnh có một ngôi sao gọi là sao Vương Lương. Sách ẩn: Xuân thu hợp thành đồ chép: "Sao Vương Lương chủ về ngựa của nhà trời." Chính nghĩa: Chòm sao Vương Lương có năm ngôi sao, ở giữa sông chòm sao Khuê-Bắc Hà, tượng trưng cho quan Phụng ngự của thiên tử. Nếu dao động là ruổi ngựa, là điềm quân kị đầy đồng; nếu có sao lạ phạm vào là cầu bến không thông; sao Kim-Hỏa phạm vào đều là điềm có nạn binh cách. Cạnh sao Vương Lương là sao Sách Mã, Chính nghĩa: Một ngôi sao Sách ở phía trước sao Vương Lương, chủ người đánh xe của thiên tử. Nếu dao động đến trước sao Vương Lương hoặc đến sao sao Mã, tên khác là sao Sách Mã, ruổi ngựa là động binh. Xét: Có người quận Dự Chương tên là Chu Đằng, tên chữ là Thúc Đạt, người huyện Nam Xương, làm quan Ngự sử. Vào lúc Hoàn Đế sắp đến chỗ ngoài thành phía nam, Đằng ngẩng xem thiên văn, nói: "Đế vương ứng với tượng trên trời, nay các sao cung giữa và sao Sách Mã đều không dao động, hôm sau nhà vua chắc chẳng đi ra." Đến canh tư, Hoàng thái tử chết, nhà vua bèn thôi. dao động là điềm xe ngựa đầy đồng. Bên cạnh có tám ngôi sao bắc ngang qua sông Ngân Hán, gọi là chòm sao Thiên Hoàng. Sách ẩn: Nguyên mệnh bao chép: "Chòm sao Thiên Hoàng chủ về kênh sông Hà, để cho các vị thần qua sông, đi khắp bốn phương." Tống Quân nói: "Chòm sao Thiên Hoàng là bến sông trên trời." Bên cạnh chòm sao Thiên Hoàng là chòm sao Giang Tinh. Chính nghĩa: Chòm sao Giang Tinh có bốn ngôi sao, ở phía bắc chòm sao Vĩ, chủ Thái Âm. Thường không sáng, nếu sáng và dao động là có nước ngập; nếu chòm sao này sáng rõ thì không ngăn được nước lụt. Chòm sao Giang Tinh dao động là điềm người dân phải lội nước. Chòm sao Xử Cữu có bốn ngôi sao ở phía nam chòm sao Nguy. Chính nghĩa: Chòm sao Xử có ba ngôi sao, ở bên cạnh sao Trượng Nhân, chủ về lương thực của quân lính. Nếu thẳng với chòm sao Cữu là tốt, không ngang nhau với chòm sao Cữu là quân lính bị hết lương. Chòm sao Cữu ở phía nam, chủ việc giã dạo. Nếu ngược là năm đó đói to, ngưỡng lên là được mùa lớn. Có chòm sao Bào Qua, Sách ẩn: Xét: Kinh châu chiêm chép: "Chòm sao Bào Qua còn có tên là Thiên Kê, ở phía đông chòm sao Hà Cổ. Nếu chòm sao Bào Qua sáng thì năm đó được mùa to." Chính nghĩa: Bào, đọc là 'bạch bao phiên'. Chòm sao Bào Qua có năm ngôi sao, ở phía bắc chòm sao Li Châu, là vườn quả của thiên tử. Nếu sáng sủa rõ ràng là năm đó được mùa, nếu không thì quả hạt không được mùa; nếu sao lạ phạm vào thì cá muối sẽ đắt. có ngôi sao ánh sáng màu xanh đen phạm vào thì cá muối sẽ đắt. Chòm sao Nam Đẩu Chính nghĩa: Chòm sao Nam Đẩu có sáu ngôi sao ở phía nam. là miếu của trời, phía bắc nó là chòm sao Kiến Tinh. Chính nghĩa: Chòm sao Kiến có sáu ngôi sao, ở phía bắc chòm sao Đẩu, gần đường hoàng đạo, [1] là cửa đô của nhà trời. Giữa chòm sao Đẩu-Kiến là đường đi của thất diệu, [2] cũng chủ về xe cờ. Nếu dao động là người dân bị mệt, nếu không thì không sao; Mặt Trăng có quầng là điềm báo giao long xuất hiện, bò ngựa bị bệnh dịch; nếu Mặt Trăng, ngũ tinh phạm vào thì đại thần sắp mưu loạn, cửa cầu không thông và có nước ngập. Chòm sao Kiến Tinh là cờ cắm ở miếu. Chòm sao Khiên Ngưu là đồ cúng tế. Chính nghĩa: Chòm sao Khiên Ngưu là đồ cúng tế, cũng là cửa cầu. Phía bắc nó có hai ngôi sao, một là sao Tức Lộ, hai là sao Tụ Hỏa. Lại trên nó có một ngôi sao, chủ về đường đi; thứ đến có hai ngôi sao, chủ về cửa cầu; thứ đến có hai ngôi sao chủ nước Nam Việt. Nếu sáng rõ là cửa cầu thông suốt; nếu không sáng là không thông suốt, bò trong thiên hạ bị bệnh chết; nếu chuyển động vào dòng Ngân Hán thì thiên hạ sẽ loạn. Phía bắc nó là chòm sao Hà Cổ. Sách ẩn: Tôn Viêm nói: "Cờ của chòm sao Hà Cổ có mười hai ngôi sao, ở phía bắc chòm sao Khiên Ngưu, có người nói chòm sao Hà Cổ là thuộc chòm sao Khiên Ngưu." Có ngôi sao lớn trong chòm sao Hà Cổ là sao Thượng Tướng; bên trái phải là sao Tả Tướng- Hữu Tướng. Chính nghĩa: Chính nghĩa: Chòm sao Hà Cổ có ba ngôi sao ở phía bắc chòm sao Khiên Ngưu, chủ việc cờ quân. Có lẽ là tượng trưng cho ba vị tướng quân của thiên tử. Ngôi sao lớn ở giữa là Đại tướng quân, phía nam là sao bên trái là Tả tướng quân, phía bắc là sao bên phải là Hữu tướng quân, chủ về sắm sửa cửa cầu và ngăn tai họa. Nếu sáng suốt rõ ràng thì tướng quân lành, dao động là gặp xấu, có quân dấy loạn; thẳng hàng là tướng lập được công; cong thì tướng lầm kế. Từ ngày xưa truyền lại chòm sao Khiên Ngưu-Chức Nữ vào ngày bảy tháng bảy gặp nhau là chòm sao ấy. Chòm sao Vụ Nữ, Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Chòm sao Tu Nữ gọi là chòm sao Vụ Nữ." Chính nghĩa: Chòm sao Tu Nữ có bốn ngôi sao, cũng gọi là chòm sao Vụ Nữ, là quan Thiếu phủ của nhà trời. Chòm sao Nam Đẩu-Khiên Ngưu-Vụ Nữ đều thuộc cung Tinh Kỉ, theo địa chi thuộc cung sửu, phân dã của nước Việt, nhưng chòm sao Đẩu-Ngưu là phân dã của nước Ngô. Tu Nữ là tên gọi của vợ lẽ, hạng thấp trong bọn đàn bà, chủ về vải lụa may vá cưới gả. Nếu sao Thủy phạm vào là muôn vật không tốt; sao Hỏa phạm vào là vải lụa có đầy, nhiều người chết; sao Thổ phạm vào thì có người đàn bà chết; sao Kim phạm vào thì có dấy binh. phía bắc có chòm sao Chức Nữ. Chính nghĩa: Chòm sao Chức Nữ có ba ngôi sao ở phía đông chòm sao Thiên Kỉ phía bắc sông Ngân Hán, là con gái của nhà trời, chủ về hạt quả vải lụa vật báu. Nếu đế vương có lòng hiếu thông đến thần minh thì ba ngôi sao này cùng sáng; nếu không thì mờ mà nhỏ, việc làm của đàn bà trong thiên hạ bị bỏ trễ; nếu sáng thì được tốt; nếu sao sáng to mà có tia thì vải lụa đắt lên; nếu không thấy thì có dấy binh. Tấn thư thiên văn chí chép: "Thái sử lệnh của nhà Tấn tên là Trần Trác xét sách chép về các ngôi sao mà ba nhà Cam-Thạch-Vu soạn, có cả thảy hai trăm tám mươi ba quan, một ngàn bốn trăm sáu mươi tư ngôi sao, lấy đó làm rường cột. Nay nói sơ qua như vậy để sắp đặt thiên quan." Chòm sao Chức Nữ là cháu gái của nhà trời. Sách ẩn: Chòm sao Chức Nữ là cháu của trời. Xét: Kinh châu chiêm chép: "Chòm sao Chức Nữ còn có tên là chòm sao Thiên Nữ, là con gái của thiên tử." Thái sử công tìm cái biến đổi của vòm trời thời xưa nhưng chưa có cái xét được ở ngày nay. Xét qua khoảng hai trăm bốn mươi hai năm chép trong kinh Xuân thu có thấy Mặt Trời bị che ba mươi sáu lần, sao chổi xuất hiện ba lần, Chính nghĩa: Tháng bảy năm thứ mười bốn thời Văn Công có sao phạm vào chòm sao Bắc Đẩu; mùa đông năm thứ mười bảy thời Chiêu Vương có sao chổi xẹt vào chòm sao Đại Thần; năm thứ mười ba thời Ai Công có sao chổi xuất hiện ở khoảng trời phía đông. vào thời Tương Công nước Tống có sao rơi như mưa. Chính nghĩa: Là nói ngày đầu mậu thân tháng giêng năm thứ mười sáu thời Hi Công, có năm khối đá vụn rơi xuống nước Tống. Bấy giờ thiên tử suy yếu, chư hầu dùng sức đánh dẹp, ngũ bá thay nhau nổi lên, Chính nghĩa: Triệu Kì chú giải Mạnh Tử chép: "Đấy là Hoàn Công nước Tề, Văn Công nước Tấn, Mục Công nước Tần, Tương Công nước Tấn, Trang Vương nước Sở." đổi làm chủ mệnh, từ đó về sau người ta lấy đông hiếp ít, nước lớn chiếm nước nhỏ. Các nước Tần, Sở, Ngô, Việt là nước Di-Địch nhưng mạnh lên xưng bá. Chính nghĩa: Tổ tiên của vua nước Tần là Phi Tử lúc đầu được phong ở nước Tần, đất ấy tại chỗ rợ Nhung phía tây. Vua nước Sở tên là Dục Hùng lúc đầu được phong ở đất Đan Dương, là chỗ rợ Man châu Kinh. Vua nước Ngô là Thái Bá trú ở nước Ngô, nhà Chu nhân đó phong cho ở nước Ngô, hiệu là Câu Ngô. Tổ tiên vua nước Việt là con của vua Thiếu Khang lúc đầu được phong ở nước Việt để coi việc cúng tế vua Vũ, đất ấy là đất Việt phía đông. Đều là đất của người Nhung-Di, cho nên nói là nước Di-Địch. Sau này Mục Công nước Tần, Trang Vương nước Sở, vua Hạp Lư nước Ngô, vua Câu Tiễn nước Việt đều được phong làm bá. Họ Điền cướp ngôi vua nước Tề, Chính nghĩa: Năm thứ hai mươi ba thời An Vương nhà Chu thì Khang Công nước Tề chết, nhân đó Điền Hòa chiếm nước Tề mà lập làm vua nước Tề. ba nhà chia nước Tấn, Chính nghĩa: Năm thứ hai mươi sáu thời An Vương nhà Chu thì Vũ Hầu nước Ngụy, Văn Hầu nước Hàn, Kính Hầu nước Triệu cùng diệt Tĩnh Công nước Tấn mà chia nước Tấn làm ba nước. vào thời Chiến quốc. Tranh nhau ở việc đánh chiếm, cùng nổi binh cách, nhiều thành ấp bị phá, do đó đói kém, bệnh dịch khổ sở, vua tôi cùng lo lắng, việc cúng tế xem xét sao trời để đoán tốt xấu lại càng sốt sắng. Gần đây bảy nước mười hai chư hầu thay nhau xưng vương. Chính nghĩa: Vào năm thứ ba thời Hiếu Cảnh nhà Hán có Ngô Vương tên là Tị, Sở Vương tên là Mậu, Triệu Vương tên là Toại, Hoài Nam Vương tên là Tịch Quang, Truy Xuyên Vương tên là Hòên, Giao Đông Vương tê là Hùng Cừ. những kẻ nêu thuyết 'tung hoành' nối theo, mà những người như Cao, Đường, Cam, Thạch lại dựa vào việc xảy ra ở thời ấy để bàn về thư truyện của mình, cho nên việc bói đoán ấy lẫn lộn như gạo muối. Chính nghĩa: Lẫn lộn là lộn xộn. Gạo muối là lặt vặt. Ý nói là bọn Cao, Đường, Cam-Thạch dựa theo việc xảy ra ở thời mình mà bàn về những việc quái lạ mà thư truyện chép, cho nên việc bói đoán của họ lộn xộn lặt vặt. Có chép tại Hán thư ngũ hành chí. Hai mươi tám chòm sao chủ mười hai châu, Chính nghĩa: Hai mươi tám chòm sao trên vòm trời là nói phía đông có Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ; phía bắc có Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích; phía tây có Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Tủy, Sâm; phía nam có Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn. Tinh kinh chép: "Giác-Cang là phân dã của nước Trịnh, chủ châu Duyện; Đê-Phòng-Tâm là phân dã của nước Tống, chủ châu Dự; Vĩ-Cơ là phân dã của của nước Yên, chủ châu U; Nam Đẩu-Khiên Ngưu là phân dã của nước Ngô-Việt, chủ châu Dương; Tu Nữ-Hư là phân dã của nước Tề, chủ châu Thanh; Nguy-Thất-Bích là phân dã của nước Vệ, chủ châu Tinh; Khuê-Lâu là phân dã của nước Lỗ, chủ châu Từ; Vị-Mão là phân dã của nước Triệu, là châu Kí; Tất-Tủy-Sâm là phân dã của nước Ngụy, chủ châu Ích; Đông Tỉnh-Dư Quỷ là phân dã của nước Tần, chủ châu Ung; Liễu-Tinh-Trương là phân dã của nhà Chu, chủ miền Tam Hà; Dực-Chẩn là phân dã của nước Sở, chủ châu Kinh." chòm sao Bắc Đẩu chủ hai mươi tám chòm sao này đã có từ xưa nay đã lâu rồi. Chính nghĩa: Ý nói chòm sao Bắc Đẩu dựng nên mười hai cung sao, chủ mười hai châu, hai mươi tám chòm sao, đã dùng từ xưa, đến nay đã lâu lắm rồi. Muốn xét điềm báo của nước Tần thì xem ở sao Thái Bạch, đoán ở sao Lang, chòm sao Hồ. Chính nghĩa: Sao Thái Bạch, sao Lang, chòm sao Hồ đều là những ngôi sao ở phía tây, cho nên xem để đoán về nước Tần. Muốn xét điềm báo của các nước Ngô-Sở thì xem ở sao Huỳnh Hoặc, đoán ở chòm sao Điểu Hành. Chính nghĩa: Sao Huỳnh Hoặc, chòm sao Điểu Hành, đều là các ngôi sao ở phía nam, cho nên xét về nước Ngô-Sở. Chòm sao Điểu Hành là chòm sao Liễu. Còn chép là chòm sao Chú Trương. Xét điềm báo về nước Yên-Tề thì xem ở sao Thần, đoán ở chòm sao Hư-Nguy. Chính nghĩa: Sao Thần, chòm sao Hư-Nguy đều là các ngôi sao ở phía bắc, cho nên xem xét nước Yên-Tề. Xét điềm báo về nước Tống-Trịnh thì xem ở sao Tuế, đoán ở chòm sao Phòng-Tâm. Chính nghĩa: Sao Tuế, chòm sao Phòng-Tâm đều là các ngôi sao ở phía đông, cho nên xem xét nước Tống-Trịnh. Xét điềm báo về nước Tấn cũng xem ở sao Thần, đoán ở chòm sao Sâm, sao Phạt. Chính nghĩa: Sao Thần, chòm sao Sâm, sao Phạt đều là các ngôi sao ở phía bắc, phía tây, cho nên xem xét nước Tấn. Kịp lúc nước Tần chiếm lấy nước Tam Tấn, nước Yên, nước Đại, từ sông-núi về phía nam là đất Trung Quốc. Chính nghĩa: Sông là sông Hà. Núi là núi Hoa. Từ núi Hoa và sông Hà về phía nam là đất Trung Quốc. Trung Quốc đối với trong bốn cõi là hướng về phía đông nam, là phía dương; Chính nghĩa: Nhĩ nhã chép: "Cửu Di, Bát Địch, Thất Nhung, Lục Man là ở trong bốn cõi." Trung Quốc từ sông núi hướng về phía đông nam là phía dương. Phía dương là Mặt Trời, sao Tuế, sao Huỳnh Hoặc, sao Trấn; Chính nghĩa: Mặt Trời là dương. Sao Tuế chủ ở phía đông, sao Huỳnh Hoặc chủ ở phía nam, sao Trấn chủ ở phía giữa, đều tại phía nam và phía đông, là phía dương. đoán ở các ngôi sao phía nam chòm sao Thiên Nhai, chòm sao Tất phía ấy. Chính nghĩa: Chòm sao Thiên Nhai có hai ngôi sao, chủ chòm sao Tất-Mão, chủ về ranh giới của đất nước. Phía nam chòm sao Thiên Nhai là nước của người Hoa-Hạ, phía bắc chòm sao Thiên Nhai là nước của người Di-Địch, vậy là chòm sao Tất chủ phía dương. Phía tây bắc là các nước người Hồ, Mạch, Nguyệt Chi, là dân mặc áo choàng da đeo cung tên, là phía âm; Chính nghĩa: Mạch, đọc là 'mạch'. Chi, đọc là 'chi'. Từ sông-núi về phía tây bắc là các nước Tần-Tấn, là phía âm. Phía âm là Mặt Trăng, sao Thái Bạch, sao Thần; Chính nghĩa: Mặt Trăng là âm. Sao Thái Bạch chủ phía tây, sao Thần chủ phía bắc, đều tại phía bắc và phía tây, là phía âm. đoán ở các ngôi sao phía bắc chòm sao Thiên Nhai, chòm sao Mão chủ phía ấy. Chính nghĩa: Phía bắc chòm sao Thiên Nhai là nước của người Di-Địch, vậy thì chòm sao Mão làm chủ phía ấy, là phía âm. Cho nên sông núi ở Trung Quốc thường chảy về phía đông bắc, đầu nguồn của nó là ở đất Lũng-Thục, phía cuối ngọn là ở miền Bột-Kiệt. Chính nghĩa: Ý nói sông và núi ở Trung Quốc chảy về phía đông bắc, như đầu núi Nam ở núi Thông dãy núi Côn Lôn chạy theo phía đông bắc liền núi Lũng mà đến núi Nam, núi Hoa, qua sông Hà lên phía đông bắc đến tận núi Đãng Thạch. Nguồn nước sông Hà chảy từ dãy núi Côn Lôn; sông Vị, sông Mân có nguồn từ núi Lũng, đều chảy về phía đông-đông bắc vào biển Bột. Cho nên người Tần-Tấn ưa dùng binh, Tập giải: Vi Chiêu nói: "Nước Tần-Tấn ởgóc tây nam lên phía bắc là phía âm, vẫn giống với dân đeo cung tên là người Hồ-Mạch, cho nên ưa dùng binh. cũng xem ở sao Thái Bạch, sao Thái Bạch chủ Trung Quốc, mà người Hồ-Mạch nhiều lần xâm lấn Trung Quốc, Chính nghĩa: Tinh kinh chép: "Nếu sao Thái Bạch ở phía bắc, Mặt Trăng ở phía nam thì Trung Quốc thua; nếu sao Thái Bạch ở phía nam, Mặt Trăng ở phía bắc thì Trung Quốc không thua." chỉ xem sao Thần, sao Thần chuyển động ra vào nhanh chóng, cho nên sao này thường chủ người Di-Địch, đây là lẽ thường. Đây là thay làm khách và chủ. Chính nghĩa: Tinh kinh chép: "Sao Thần không ra thì sao Thái Bạch là khách, sao Thần ra thì sao Thái Bạch là chủ. Sao Thần, sao Thái Bạch không theo nhau, dẫu là chủ việc quân nhưng không đánh. Sao Thần mọc ở phía đông, sao Thái Bạch mọc ở phía tây, nếu sao Thần mọc ở phía tây thì sao Thái Bạch mọc ở phía đông ngăn cách, trên bãi dấu có binh nhưng không đánh, vào chòm sao nào thì mới đánh. Nếu sao Thần vào giữa sao Thái Bạch năm ngày, vào rồi ra lên phía trên thì mất quân tổn tướng, khách thắng. Nếu không ra thì khách thua. Xem cờ phất về phía nào. Sao Huỳnh Hoặc đổi màu, ngoài thì trị binh, trong thì sửa lệnh, cho nên nói: "Dẫu có thiên tử sáng suốt cũng phải xem sao Huỳnh Hoặc mọc ở đâu." Sách ẩn: Đây là dựa vào Xuân thu văn diệu câu, cho nên nói là "cho nên nói". Chư hầu thay nhau mạnh lên, bấy giờ có ghi lại những việc quái lạ nhưng không chép lại được. Vào thời Thủy Hoàng nhà Tần, trong mười lăm năm có sao chổi xuất hiện bốn lần, có lần xuất hiện lâu đến tám chục ngày, dài suốt cả vòm trời. Sau đó nhà Tần bèn đem binh diệt sáu nước, chiếm cả Trung Quốc, ngoài đánh người rợ bốn phía, người chết ngổn ngang, do đó bọn vua Trương Sở [1] cùng nổi dậy, trong vòng ba chục năm, Chính nghĩa: Từ năm thứ mười sáu thời Thủy Hoàng nhà Tần dấy binh diệt nước Hàn đến năm thứ năm thời Cao Tổ nhà Hán diệt Hạng Vũ là ba mươi năm. quân lính dẫm xéo lẫn nhau không sao kể hết. Từ thời đánh Si Vưu [2] đến nay chưa từng có như vậy. Vào lúc Hạng Vũ cứu thành Cự Lộc, sao Uổng Thỉ xẹt về phía tây, chư hầu miền Sơn Đông bèn hợp tung, sang phía tây chôn quân Tần, giết sạch người thành Hàm Dương. Nhà Hán nổi lên, ngũ tinh tụ [3] ở chòm sao Đông Tỉnh. Lúc bị vây ở huyện Bình Thành, Sách ẩn: Năm thứ bảy thời Cao Tổ nhà Hán. Mặt Trăng có bảy vòng quầng sáng ở chòm sao Sâm-Tất. Xét: Thiên văn chí chép: "Đoán rằng giữa chòm sao Tất-Mão là chòm sao Thiên Nhai. Phía bắc chòm sao Thiên Nhai là chủ rợ Hồ. Phía nam chòm sao Thiên Nhai là chủ Trung Quốc. Chòm sao Mão là chủ nước Hung Nô, chòm sao Sâm là chủ nước Triệu; chòm sao Tất là chủ quân ở biên giới. Năm đó Cao Tổ tự đem quân đánh nước Hung Nô, đến huyện Bình Thành, bị Mặc Đốn vây bảy ngày mới thoát." Vậy thì vòm trời có dấu hiệu báo trước. Bảy vòng quầng sáng là điềm báo bị vây bảy ngày. Vào lúc họ Lữ làm loạn, Mặt Trời bị che lấp, buổi ngày trời tối. Bảy nước Ngô-Sở phản nghịch, sao chổi xuất hiện dài mấy trượng, sao Thiên Cẩu xẹt qua phân dã của nước Lương; kịp lúc dấy binh, rút cuộc thây phơi máu chảy ở nước ấy. Các năm Nguyên Quang, Nguyên Thú, cờ Si Vưu hai lượt xuất hiện, dài đến nửa vòm trời, sau đó ở kinh sư xuất quân đi đánh bốn lần, Chính nghĩa: Năm Nguyên Quang thứ nhất, bọn Thái trung đại phu tên là Vệ Thanh đánh nước Hung Nô; năm Nguyên Thú thứ hai, bọn Quán quân Hầu tên là Khứ Bệnh đánh rợ Hồ; năm Nguyên Đỉnh thứ năm, bọn Vệ úy tên là Lộ Bác Đức phá nước Nam Việt; kịp lúc bọn Hàn Thuyết phá nước Đông Việt và phá rợ Di miền tây nam, đặt ra hơn chục quận; năm Nguyên Phong thứ nhất, Lâu thuyền tướng quân tên là Dương Bộc đánh nước Triều Tiên. hơn chục năm đánh rợ Di-Địch, mà đánh rợ Hồ lại càng gắt hơn. Điềm báo nước Việt mất là sao Huỳnh Hoặc phạm vào chòm sao Nam Đẩu; Chính nghĩa: Chòm sao Nam Đẩu là phân dã của Ngô-Việt. điềm báo nước Triều Tiên bị diệt là sao chổi xẹt qua chòm sao Nam Hà; Sách ẩn: Xét: Thiên văn chí chép: "Giữa năm Nguyên Phong thời Vũ Đế, sao chổi xẹt vào chòm sao Hà Thú, đoán rằng: 'Chòm sao Nam Thú là cửa của người Việt, chòm sao Bắc Thú là cửa của người Hồ'. Sau đó quân Hán đánh diệt nước Triều Tiên, lập nên quận Lạc Lãng-Huyền Thố. Nước Triều Tiên ở ngoài biển là biểu tượng như nước Việt, lại ở phía bắc là ứng với đất của rợ Hồ." Chòm sao Hà Thú là chòm sao Nam Hà-Bắc Hà. đem quân đánh nước Đại Uyển, có sao chổi xẹt vào sao Chiêu Dao. Chính nghĩa: Một ngôi sao Chiêu Dao ở sao phần chuôi của chòm sao Bắc Đẩu, chủ quân rợ Hồ. Nếu tia sáng đổi mài thì có binh cách nổi lên. Đấy là những dấu hiệu lớn rõ ràng, còn như những dấu hiệu nhỏ lặt vặt khác thì không thể kể hết. Do đó thấy rằng không có dấu hiệu nào xuất hiện trước mà không ứng với các việc xảy ra theo nó. Xem đường chuyển động của Mặt Trăng-Mặt Trời Chính nghĩa: Tấn chước chép: "Sao Thái Tuế chuyển đến ngày tứ trọng [1] thì sao Tuế chuyển đến ba chòm sao; sao Thái Tuế chuyển đến ngày tứ mạnh-tứ quý [2] thì sao Tuế chuyển đến hai chòm sao. Hai chòm sao nhân tám ngày mạnh-quý là mười sáu chòm sao. Ba chòm sao nhân bốn ngày trọng là mười hai chòm sao, cả thảy sao Tuế chuyển qua hai mươi tám chòm sao, mười hai năm thì tròn một vòng vòm trời." để đo sao Tuế chuyển động thuận hay nghịch. Sách ẩn: Họ Diêu xét: Thiên quan chiêm chép: "Sao Tuế còn gọi là sao Ứng, sao Kinh, sao Kỉ." Vật lí luận chép: "Mỗi năm chuyển đến một chòm sao, gọi là sao Tuế, vậy mười hai năm thì tròn một vòng vòm trời." Chính nghĩa: Thiên quan chép: "Sao Tuế là vị thần phương đông chủ hành mộc, tượng trưng cho Thương Đế. Màu sắc của nó sáng mà bên trong có màu vàng là thiên hạ yên ổn. Sao Tuế thường sáng mà không dao động, nếu dao động thì nghề làm ruộng bị mất mùa. Sao Tuế chuyển động nhanh chậm thì không nên đánh nước tương ứng với nó, có thể đánh nước khác; chuyển động sai đường thì nhiều người dân bị bệnh; thấy sẽ có việc vui. Vị vua của nước ở tương ứng với nó có may mắn thì nó sẽ không dao động. Nếu vua nước đó hay cáu giận thì nó sẽ tỏa tia sáng, là không có lòng nhân; sao Tuế vận chuyển ngược đường thì vua nươc đó càng nhân đức. Sao Tuế chủ nghề nông, chủ về ngũ cốc." Thiên văn chí chép: "Chủ về mùa xuân, chủ những ngày giáp-ất, chủ mùa xuân trong bốn mùa. Chủ về lòng nhân trong ngũ thường, chủ về tướng mạo trong ngũ sự. Nếu nhà vua có lỗi là tướng mạo bị lầm, khiến cho pháp lệnh trái ngược, làm tổn hại hành mộc, sẽ có sao Tuế phạt tội." Chủ về hành mộc ở phương đông, chủ mùa xuân, chủ ngày giáp-ất. Nếu nhà vua làm mất lẽ phải thì sao Tuế xuất hiện phạt tội. Sao Tuế chuyển động có lúc nhanh lúc chậm, Sách ẩn: Xét: Thiên văn chí chép: "Ngũ tinh hễ mọc sớm gọi là chuyển động nhanh, chuyển động nhanh ứng với người khách; mọc muộn gọi là chuyển động chậm, ứng với chủ nhà. Ngũ tinh chuyển động nhanh hay chậm, tất có dấu hiệu trên vòm trời hiện ra."[.color] chuyển động đến chòm sao nào thì ứng với nước đó. Chuyển đến phân dã của nước nào thì không nên đánh nước đó, chỉ nên đánh nước khác. Nó chuyển động hơi nhanh về phía trước gọi là 'nhanh', hơi chậm gọi là 'chậm'. Nếu nhanh thì nước ứng với nó có nạn binh cách không được nghỉ ngơi; nếu chậm thì nước ứng với nó sẽ có việc lo lắng, tướng chết, quân nước đó thua vỡ. Nó chuyển đến đâu, ngũ tình đều chuyển theo mà hội tụ ở cùng một chòm sao, Sách ẩn: Xét: Năm đầu thời Cao Đế nhà Hán, ngũ tinh đều tụ ở chòm sao Đông Tỉnh. Xét Thiên văn chí cũng chép là năm đó sao Tuế mọc ở chòm sao Đông Tỉnh, cho nên bốn ngôi sao chuyển theo mà tụ ở đấy. là điềm báo nước tương ứng dưới nó có lẽ phải mà có được thiên hạ. ... [www.sidneyluo.net] ______________________ Chú giải: [1] Tứ trọng: chỉ bốn ngày trọng xuân là giữa mùa xuân, trọng hạ là giữa mùa hạ, trọng thu là giữa mùa thu, trọng đông là giữa mùa đông.[2] Tứ mạnh-tứ quý: chỉ bốn ngày mạnh xuân là đầu mùa muân, mạnh hạ là đầu mùa hạ, mạnh thu là đầu mùa thu, mạnh đông là đầu mùa đông; bốn ngày quý xuân là cuối mùa xuân, quý hạ là cuối mùa hạ, quý thu là cuối mùa thu, quý đông là cuối mùa đông. Xem đường chuyển động của Mặt Trăng-Mặt Trời Chính nghĩa: Tấn chước chép: "Sao Thái Tuế chuyển đến ngày tứ trọng [1] thì sao Tuế chuyển đến ba chòm sao; sao Thái Tuế chuyển đến ngày tứ mạnh-tứ quý [2] thì sao Tuế chuyển đến hai chòm sao. Hai chòm sao nhân tám ngày mạnh-quý là mười sáu chòm sao. Ba chòm sao nhân bốn ngày trọng là mười hai chòm sao, cả thảy sao Tuế chuyển qua hai mươi tám chòm sao, mười hai năm thì tròn một vòng vòm trời." để đo sao Tuế chuyển động thuận hay nghịch. Sách ẩn: Họ Diêu xét: Thiên quan chiêm chép: "Sao Tuế còn gọi là sao Ứng, sao Kinh, sao Kỉ." Vật lí luận chép: "Mỗi năm chuyển đến một chòm sao, gọi là sao Tuế, vậy mười hai năm thì tròn một vòng vòm trời." Chính nghĩa: Thiên quan chép: "Sao Tuế là vị thần phương đông chủ hành mộc, tượng trưng cho Thương Đế. Màu sắc của nó sáng mà bên trong có màu vàng là thiên hạ yên ổn. Sao Tuế thường sáng mà không dao động, nếu dao động thì nghề làm ruộng bị mất mùa. Sao Tuế chuyển động nhanh chậm thì không nên đánh nước tương ứng với nó, có thể đánh nước khác; chuyển động sai đường thì nhiều người dân bị bệnh; thấy sẽ có việc vui. Vị vua của nước ở tương ứng với nó có may mắn thì nó sẽ không dao động. Nếu vua nước đó hay cáu giận thì nó sẽ tỏa tia sáng, là không có lòng nhân; sao Tuế vận chuyển ngược đường thì vua nươc đó càng nhân đức. Sao Tuế chủ nghề nông, chủ về ngũ cốc." Thiên văn chí chép: "Chủ về mùa xuân, chủ những ngày giáp-ất, chủ mùa xuân trong bốn mùa. Chủ về lòng nhân trong ngũ thường, chủ về tướng mạo trong ngũ sự. Nếu nhà vua có lỗi là tướng mạo bị lầm, khiến cho pháp lệnh trái ngược, làm tổn hại hành mộc, sẽ có sao Tuế phạt tội." Chủ về hành mộc ở phương đông, chủ mùa xuân, chủ ngày giáp-ất. Nếu nhà vua làm mất lẽ phải thì sao Tuế xuất hiện phạt tội. Sao Tuế chuyển động có lúc nhanh lúc chậm, Sách ẩn: Xét: Thiên văn chí chép: "Ngũ tinh hễ mọc sớm gọi là chuyển động nhanh, chuyển động nhanh ứng với người khách; mọc muộn gọi là chuyển động chậm, ứng với chủ nhà. Ngũ tinh chuyển động nhanh hay chậm, tất có dấu hiệu trên vòm trời hiện ra." chuyển động đến chòm sao nào thì ứng với nước đó. Chuyển đến phân dã của nước nào thì không nên đánh nước đó, chỉ nên đánh nước khác. Nó chuyển động hơi nhanh về phía trước gọi là 'nhanh', hơi chậm gọi là 'chậm'. Nếu nhanh thì nước ứng với nó có nạn binh cách không được nghỉ ngơi; nếu chậm thì nước ứng với nó sẽ có việc lo lắng, tướng chết, quân nước đó thua vỡ. Nó chuyển đến đâu, ngũ tình đều chuyển theo mà hội tụ ở cùng một chòm sao, Sách ẩn: Xét: Năm đầu thời Cao Đế nhà Hán, ngũ tinh đều tụ ở chòm sao Đông Tỉnh. Xét Thiên văn chí cũng chép là năm đó sao Tuế mọc ở chòm sao Đông Tỉnh, cho nên bốn ngôi sao chuyển theo mà tụ ở đấy. là điềm báo nước tương ứng dưới nó có lẽ phải mà có được thiên hạ. 1. Vào năm Nhiếp Đề Cách: Sách ẩn: Sao Thái Tuế [1] ở cung dần, vào buổi sáng tháng giêng, sao Tuế mọc ở phía đông. Xét: Nhĩ nhã chép: "Sao Tuế ở cung dần gọi là Nhiếp Đề Cách." Lí Tuần nói: "Ý nói là muôn vật nhận khí dương mà mọc lên, cho nên gọi là Nhiếp Đề Cách. Cách là mọc lên." Sao Tuế Âm chuyển từ bên trái sang ở cung dần. Sao Tuế chuyển từ bên phải sang ở cung sửu. Tháng giêng sao Tuế mọc ở chòm sao Nam Đẩu-Khiên Ngưu ở phía đông, gọi là sao Giám Đức. Sách ẩn: Là tên gọi của sao Tuế mọc ở phía đông vào buổi sáng tháng giêng. Từ đoạn chép dưới là xuất từ lời văn Tinh kinh của họ Thạch. Lại chép: "Sao Tuế ở chòm sao Nam Đẩu-Khiên Ngưu, nếu chuyển sai đường thì mọc ở phần chuôi của chòm sao Bắc Đẩu." Hán thư thiên văn chí chép lời của họ Thạch và lịch Thái Sơ có chỗ không giống. Màu sắc xanh sẫm có tia sáng. Nếu chuyển sai đường thì mọc ở chòm sao Liễu. Nếu mọc sớm thì năm đó có nước lụt, mọc muộn thì có khô hạn. Sao Tuế mọc, chuyển về phía đông mười hai độ, được trăm ngày mới thôi, lại chuyển ngược; chuyển ngược tám độ, được trăm ngày lại chuyển về phía đông. Một năm chuyển được ba mươi độ bảy phần mười sáu phân, mỗi ngày chuyển được một phần mười hai phân, mười hai năm thì chuyển tròn một vòng vòm trời. Thường mọc vào buổi sáng ở phía đông, lặn vào lúc chập tối ở phía tây. 2. Vào năm Thiền Át: Sách ẩn: Tại cung mão. Vào buổi sáng tháng hai, sao Tuế mọc ở phía đông. Nhĩ nhã chép: "Tại cung mão gọi là năm Thiền Át." Lí Tuần nói: "Khí dương đẩy muôn vậy mà mọc lên, cho nên gọi là Thiền Át. Thiền là hết. Át là dừng." Sao Tuế Âm tại cung mão, sao Tuế ở cung tí. Vào buổi sáng tháng hai thì mọc ở chòm sao Vụ Nữ-Hư-Nguy, gọi là sao Giáng Nhập. Sao lớn có tia sáng. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở chòm sao Trương, năm đó sẽ có nước lụt to. 3. Vào năm Chấp Từ: Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Tại cung thìn là năm Chấp Từ." Lí Tuần nói: "Những loài ẩn nấp đều thong thả mà mọc lên, cho nên gọi là Chấp Từ. Chấp là ẩn náu. Từ là thong thả." Sao Tuế Âm ở cung thìn, sao Tuế ở cung hợi. Vào buổi sáng tháng ba mọc ở chòm sao Doanh Thất-Đông Bích, gọi là sao Thanh Chương. Sao Thanh Chương rất sáng. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở chòm sao Chẩn. Nếu mọc sớm thì năm đó trời khô hạn, mọc muộn thì có nước lụt. 4. Vào năm Đại Hoang Lạc: Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Tại cung tị là năm Đại Hoang Lạc." Họ Diêu nói: "Muôn vật đều phơi phới mà mọc lên, rồi chợt rời rạc, cho nên gọi là Hoang Lạc." Sao Tuế Âm ở cung tị, sao Tuế ở cung tuất. Vào buổi sáng tháng tư, sao Tuế mọc ở chòm sao Khuê-Lâu-Vị-Mão, gọi là sao Biền Chủng. Tập giải: Từ Quảng nói: "Còn gọi là sao Lộ Chương." Sách ẩn: Thiên văn chép chép là Lộ Chủng. Chính nghĩa: Biền, đọc là 'bạch biên phiên'. Chủng, đọc là 'chi dũng phiên'. Sáng rừng rực màu đỏ, có tia sáng. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở chòm sao Cang. 5. Vào năm Đôn Tang: Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Tại cung ngọ là năm Đôn Tang." Tôn Viêm nói: "Đôn là đầy. Tang là là khỏe. Ý nói muôn vật tươi tốt." Vi Chiêu nói: "Đôn, đọc là 'đốn'."Sao Tuế Âm ở cung ngọ, sao Tuế ở cung dậu. Vào buổi sáng tháng năm mọc ở chòm sao Vị-Mão-Tất, gọi là sao Khai Minh. Tập giải: Từ Quảng nói: "Còn gọi là sao Thiên Tân." Sách ẩn: Thiên văn chí chép là sao Khải Minh. Màu sáng sực rỡ là năm đó ngưng việc quân, chỉ có lợi cho vương hầu, không có lợi cho việc quân. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở chòm sao Phòng. Nếu mọc sớm thì năm đó có khô hạn, mọc muộn là có nước lụt. 6. Vào năm Diệp Hiệp: Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Tại cung mùi là năm Diệp Hiệp." Lí Tuần nói: "Khí dương nuôi nấng muôn vật, cho nên gọi là Hiệp Hiệp. Hiệp là hòa. Hiệp là hợp." Sao Tuế Âm ở cung mùi, sao Tuế ở cung Thân. Vào buổi sáng tháng sáu thì sao Tuế mọc ở chòm sao Tuỷ Huề-Sâm, gọi là sao Trường Liệt. Màu sáng rõ ràng là năm đó dùng binh có lợi. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở chòm sao Cơ. ... [www.sidneyluo.net] _________________ Chú giải: [1] Thái Tuế: còn gọi là sao Tuế Âm-Thái Âm, là một ngôi sao giả được đặt ra xem như chuyển động ngược với sao Tuế. Sao Tuế chuyển động ngược với Mặt Trời, cho nên đặt ra sao Thái Tuế chuyển động cùng chiều với Mặt Trời. 7. Vào năm Thôn Than: Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Tại cung thân là năm Thôn Than." Lí Tuần nói: "Thôn Than là nói về dáng vẻ muôn vật trổ lên rồi rạp xuống." Thôn, đọc là 'tha côn phiên'. Than, đọc là 'tha đan phiên'. Sao Tuế Âm ở cung thân, sao Tuế ở cung mùi. Vào buổi sáng tháng bảy, sao Tuế mọc ở chòm sao Đông Tỉnh-Dư Quỷ, gọi là năm Đại Âm. Màu sắc sáng trắng. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở chòm sao Khiên Ngưu. 8. Vào năm Tác Ngạc: Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Tại cung dậu là năm Tác Ngạc." Lí Tuần nói: "Tác Ngạc là nói về dáng vẻ muôn vật đâm lên mà mọc." Ngạc, đọc là 'ngạc'. Thiên văn chí chép là Tác Ngạch, đọc là 'ngũ ngạch phiên'. So với Sử kí-Nhĩ nhã đều khác. Sao Tuế Âm ở cung dậu, sao Tuế ở cung ngọ. Vào buổi sáng tháng tám, sao Tuế mọc ở chòm sao Liễu-Thất Tinh-Trương, gọi là sao Trường Vương. Sáng rõ có tia thì nước ứng với nó việc lành, lúa chín. Nếu chuyển sai đường thì có thấy mọc ở chòm sao Nguy. Năm đó có khô hạn nhưng việc lành, có tang về đàn bà, người sân bị bệnh. 9. Vào năm Yêm Mậu: Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Tại cung tuất gọi là năm Yêm Mậu." Tôn Viêm nói: "Mọi vật đều bị che lấp, cho neê gọilà Yêm Mậu. Yêm là che. Mậu là lấp." Thiên văn chí chép là Yểm Mậu. Sao Tuế Âm ở cung mậu, sao Tuế ở cung tị. Vào buổi sáng tháng chín, sao Tuế mọc ở chòm sao Dực-Chẩn, gọi là sao Thiên Huy. Sách ẩn: Họ Lưu đọc là 'huy duy phiên'. Sáng rõ màu trắng. Nếu chuyển sai đường thì có thấy ở chom sao Đông Bích. Năm đó có nước lụt, có tang về đàn bà. 10. Vào năm Đại Uyên Hiến: Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Tại cung hợi là năm Đại Uyên Hiến." Tôn Viêm nói: "Uyên là sâu. Đẩy vạn vật vào chỗ sâu, nói là che lấp ở ngoài." Sao Tuế Âm ở cung hợi, sao Tuế ở cung thìn. Vào buổi sáng tháng mười, sao Tuế mọc ở chòm sao ở chòm sao Giác-Cang, gọi là sao Đại Chương. Tập giải: Từ Quảng nói: "Còn gọi là sao Thiên Hoàng." Sách ẩn: Xét: Thiên văn chí cũng chép là Thiên Hoàng. Màu xanh sẫm, buổi sáng sao Tuế như nhảy nhót hoặc ẩn dấu thì gọi là sao Chính Bình. Năm đó nên dấy binh được, tướng soái tất có công; nếu vua nước ứng với nó có đức thì sẽ thu lấy bốn cõi. Nếu chuyển sai đường thì sẽ thấy mọc ở chòm sao Lâu. 11. Vào năm Khốn Đôn: Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Ở cung tí là năm Khốn Đôn." Tôn Viêm nói: "Khốn Đôn là lẫn lộn. Ý nói muôn vật mới mọc, lẫn lộn ở dưới suối vàng." Sao Tuế Âm ở cung Tí, sao Tuế ở cung mão. Vào buổi sáng tháng mười một, sao Tuế mọc ở chòm sao Đê-Phòng-Tâm, gọi là sao Thiên Tuyền. Rất sáng có màu vàng là có việc lành ở sông hồ, không lợi cho việc dấy binh. Nếu chuyển sai đường thì có thấy ở chòm sao Mão. 12. Vào năm Xích Phấn Nhược: Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: " Tại cung sửu là năm Xích Phấn Nhược." Lí Tuần nói: "Ý nói khí dương bốc lên. Nhược là thuận." Sao Tuế Âm ở cung sửu, sao Tuế ở cung dần. Vào buổi sáng tháng mười hai, sao Tuế mọc ở chòm sao Vĩ-Cơ, gọi là sao Thiên Hạo. Sách ẩn: Hạo, đọc là 'hạo'. Đen bóng, màu đen rất sáng. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở choò sao Sâm. Sao Tuế phải mọc đúng chỗ của nó mà lại không đúng chỗ, mọc đúng chỗ nhưng lại dao động sang bên phải hoặc sang bên trái, không nên chuyển đi lại chuyển đi, hoặc hội với sao khác thì nước ứng với nó sẽ gặp việc xấu. Nếu mọc lâu ở nước nào là điềm báo vua nước đó có đức dày. Nếu tỏa tia sáng hoặc dao động lúc to lúc nhỏ, nhiều lần đổi màu thì vua nước ứng với nó sẽ có việc buồn. Nếu sao Tuế chuyển động sai chỗ như sau: Chuyển về phía đông bắc được ba tháng thì xuất hiện chòm sao Thiên Bảng, Chính nghĩa: Bảng, đọc là 'bồ giảng phiên'. Phần cốt của sao Tuế sẽ tan ra thành chòm sao Thiên Thương-Thiên Bồi-Thiên Xung-Thiên Hoạt-Quốc Tinh-Thiên Sàm và chòm sao Đăng Thiên-Kinh Chân và chòm sao Thiên Viên, Thiên Viên, Thương Tổi, đều là điềm báo tai họa. Chòm sao Thiên Bảng còn gọi là chòm sao Giác Tinh, phần đầu giống ngôi sao mà phần đuôi lại nhọn, dài bốn trượng, mọc ở phía đông bắc, phía tây. Nếu nó mọc thì thiên hạ có nạn binh cách. dài bốn trượng, Sách ẩn: Xét: Thiên văn chí chép lời văn trên đều xuất từ Tinh kinh của họ Cam, mà Thiên văn chí cũng chép cả lời của họ Thạch, nhưng đây không chép. Họ Thạch tên là Thân, họ Cam tên là Đức. đuôi nhọn, tiến về phía đông nam, được ba tháng thì sinh ra sao chổi, Chính nghĩa: sao chổi trên bầu trời còn có tên là sao quét, phần đầu giống ngôi sao, phần đuôi giống cái chổi, nhỏ thì dài mấy thước, lớn thì suốt cả bầu trời, nhưng nó vốn không tỏa sáng, phải mượn ánh sáng của Mặt Trời mà tỏa sáng, cho nên xuất hiện vào buổi đêm thì chuyển về phía đông, xuất hiện vào buổi sáng thì chuyển về phía tây, như phía nam hoặc phía bắc của Mặt Trời đều hướng theo ánh sáng của Mặt Trời. Tỏa ra tia sáng về phía nào thì gây tai họa ở phía đó, nếu xuất hiện sẽ có dấy binh, thay cũ đổi mới, nước mà sao chổi hướng về sẽ suy yếu. dài hai trượng giống sao chổi. Nếu lùi về phía tây bắc thì ba tháng sau sinh ra chòm sao Thiên Sàm, Chính nghĩa: Sàm, đọc là 'sở hàm phiên'. Chòm sao Thiên Sàm mọc ở phía tây nam, dài bốn trượng, đuôi nhọn. Kinh Phòng nói: "Chòm sao Thiên Sàm là biểu tượng của binh cách, máu đỏ chảy trên mặt đất trải ngàn dặm, xương khô phơi la liệt." Thiên văn chí chép: "Chòm sao Thiên Thương chủ về binh loạn." dài bốn trượng, đuôi nhọn. Lùi về phía tây nam được ba tháng thì mọc ra chòm sao Thiên Thương, Chính nghĩa: Thương, đọc là 'sở hàng phiên'. Chòm sao Thiên Thương dài mấy trượng, hai đầu nhọn, mọc ở phía tây nam. Nếu nó xuất hiện thì không quá ba tháng sẽ có nạn nước loạn mất, vua nằm chết. Thiên văn chí chép: "Vào thời Hiếu Văn, vào buổi đêm có chòm sao Thiên Thương mọc ở phía tây nam, đoán rằng là điềm báo có binh loạn. Tháng mười một năm thứ sáu, người Hung Nô vào quận Thượng-Vân Trung, nhà Hán phát binh để giữ kinh sư." dài mấy trượng, hai đầu nhọn. Xem kĩ nó xuất hiện ứng với nước nào thì nước đó không nên làm việc dùng binh. Nó xuất hiện nổi rồi lại chìm thì nước ứng với nó sẽ có việc đắp đất; nếu xuất hiện chìm rồi lại nổi thì nước ứng nó sẽ mất. Nếu màu đỏ mà có tia thì nước ứng với nó sẽ có việc lành, chống giữ mà đánh nước khác sẽ không thắng được. Nếu màu đỏ vàng mà đậm thì nước ứng với nó sẽ được mùa to. Nếu màu xanh trắng hoặc đỏ thẫm thì nước ứng với nó sẽ có việc buồn. Nếu sao Tuế chuyển vào Mặt Trăng thì nước ứng với nó sẽ cách chức quan Tể tướng; nếu phạm với sao Thái Bạch thì nước ứng với nó sẽ vỡ quân. Sao Tuế còn gọi là sao Nhiếp Đề, sao Trung Hoa, sao Ứng, sao Kỉ. Chòm sao Doanh Thất là thanh miếu, sao Tuế là miếu. Sao Quốc Hoàng, Chính nghĩa: Sao Quốc Hoàng lớn mà màu đỏ như sao Nam Cực Lão Nhân, cách mặt đất ba trượng, hình như bó đuốc lửa. Nếu xuất hiện thì trong ngoài sẽ có nạn binh cách. lớn mà màu đỏ, hình như sao Nam Cực. Tập giải: Từ Quảng nói: "Là sao Lão Nhân." Xuất hiện ở đâu là ở đó có dấy binh, binh mạnh, nếu đánh chỗ ấy sẽ không có lợi. Sao Chiêu Minh, Sách ẩn: Xét: Xuân thu hợp thành đồ chép: "Là thần của Xích Đế, hình như sao Thái Bạch, có bảy tia sáng." Thích danh chép là sao Bút, có một dải khí, đuôi nhọn như cái bút, cũng gọi là sao Bút. lớn mà màu trắng, không có tia sáng lúc lên lúc xuống. Tập giải: Mạnh Khang nói: "Hình như cái khung cửi va chân, trên khung có chín cái chổi hướng lên, là cốt của sao Huỳnh Hoặc. Xuất hiện ở nước nào thì nước đó có binh cách, nhiều việc. Sao Ngũ Tàn, Sách ẩn: Mạnh Khang nói: "Ngoài sao có khí màu xanh như quầng sáng, có tua, là cốt của sao Trấn." Chính nghĩa: Sao Ngũ Tàn còn gọi là sao Ngũ Phong xuất hiện ở phân dã phía chính đông miền đông. Hình như sao Thần, cách mặt đất khoảng sáu-bảy trượng. Nếu xuất hiện là điềm báo ngũ phân hủy hoại, đại thần bị bắt giết. Xuất hiện ở phân dã phía chính đông miền đông. Hình sao này giống sao Thần, cách mặt đất khoảng sáu trượng. Sao Đại Tặc, Tập giải: Mạnh Khang nói: "Hình như cái chổi, dài chín thước, là cốt của sao Thái Bạch." Chính nghĩa: Sao Đại Tặc còn gọi là sao Lục Tặc, mọc ở phía chính nam, phân dã ở phương nam. Sao này cách mặt đất khoảng sáu trượng, lớn mà màu đỏ, nhiều lần dao động có tia sáng, nếu xuất hiện thì tai họa khắp thiên hạ. Xuất hiện ở phân dã phía chính nam phương nam. Sao này cách mặt đất khoảng sáu trượng, lớn mà màu đỏ, nhiều lần dao động, có tia. Sao Tư Nguy, Tập giải: Mạnh Khang nói: "Sao này lớn mà có đuôi, hai sừng, là cốt của sao Huỳnh Hoặc." Chính nghĩa: Sao Tư Nguy mọc ở phân dã phía chính tây phương tây. Lớn như sao Thái Bạch, cách mặt đất khoảng sáu trượng. Xuất hiện là điềm báo thiên tử làm việc bất nghĩa mất nước mà hào kiệt nổi lên. Mọc ở phân dã phía chính tây miền tây. Sao này cách mặt đất khoảng sáu trượng, lớn mà màu trắng, giống sao Thái Bạch. Sao Ngục Hán, Tập giải: Mạnh Khang nói: "Giữa màu xanh ngoài màu đỏ, dưới có hai cái chổi dọc ngang, là cốt của sao Trấn." Hán thư thiên văn chí chép sao Ngục Hán còn gọi là sao Hàm Hán. mọc ở phân dã phía chính bắc phương bắc. Sao này cách mặt đất khoảng sáu trượng, lớn mà màu đỏ, nhiều lần dao động, xem kĩ phía trong có màu xanh. Trên là sao xuất hiện ở bốn phân dã, không chỉ xuất hiện ở một phương, ứng với dưới nó sẽ có binh cách, đánh không được lợi. Mạch đất có ánh sáng, xuất hiện ở bốn góc, cách mặt đất khoảng ba trượng, ánh sáng như Mặt Trăng mới mọc. Nếu xuất hiện ở đâu thì ở đấy có loạn; nếu loạn tất diệt, nếu có đức thì mới yên. Sao Chúc, hình như sao Thái Bạch, Tập giải: Mạnh Khang nói: "Trên sao này có ba cái chổi hướng lên trên, là cốt của sao Trấn." Đã xuất hiện rồi không chuyển động. Xuất hiện rồi sẽ tự mất, ứng với thành ấp nào thì nơi đó có loạn. Giống sao mà không phải sao, như mây mà chẳng phải mây gọi là dải Quy Tà. Tập giải: Lí Kì nói: "Tà, đọc là 'xà'." Mạnh Khang nói: "Sao này có hai đầu chổi màu đỏ hướng lên trên, trên có nắp như dải khí, dưới có các sao liền kề nhau." Nếu dải Quy Tà xuất hiện thì có kẻ theo hàng. Sao là khí tan của kim, gốc của nó là lửa. Nếu sao nhiều thì tốt, sao ít thì xấu. Dòng Ngân Hán cũng là khí tan của kim, Sách ẩn: Xét: Nước sinh từ kim, khí tan là khí hơi. Hà đồ quát địa tượng chép: "Dòng Hà Tinh là dòng Thiên Hán." gốc của nó là nước. Nếu dòng Ngân Hán có nhiều sao thì có nhiều nước ngập, ít sao thì khô hạn, Tập giải: Mạnh Khang nói: "Dòng Thiên Hán là dòng Hà Hán. Nước sinh từ kim. Nhiều hay ít là nói sao trong dòng Thiên Hán nhiều hay ít." đấy là lẽ thường. Tiếng Thiên Cổ là tiếng như sấm mà không phải sấm, tiếng phát ra từ đất mà không phải từ đất. Tiếng nó phát ở đâu là có binh cách ở đó Sao Thiên Cẩu, hình như dải sao băng lớn, Tập giải: Mạnh Khang nói: "Sao này có đuôi, bên cạnh có cái chổi ngắn, dưới có hình như con chó, là cốt của sao Thái Bạch." có tiếng, khi xẹt xuống mặt đất thì có hình như con chó. Xẹt xuống có lửa sáng, nhìn từ xa như có lửa cháy rừng rực suốt đến bầu trời. Phần dưới nó tròn như mấy khoảnh ruộng, trên nhọn thì có màu vàng, là điềm trong ngàn dặm việc quá quân giết tướng. Sao Cách Trạch, Sách ẩn: Còn đọc là Hạc Đạc, lại đọc là Cách Trạch. Cách, đọc là 'hồ khách phiên'. như hình lửa cháy. Màu vàng trắng, mọc từ đất lên. Dưới lớn, trên nhọn. Nếu xuất hiện là điềm không cần trồng mà gặt được, không có việc đắp đất thì có cái hại lớn. Cờ Si Vưu, Tập giải: Mạnh Khang nói: "Là cốt của sao Huỳnh Hoặc." Tấn chước chép: "Lữ thị xuân thu chép nó có màu vàng ở trên, màu trắng ở dưới." hình giống cái chổi nhưng đuôi cong, giống cái cờ. Xuất hiện thì bậc đế vương sẽ đánh dẹp bốn phương. Sao Tuần Thủy mọc ở cạnh chòm sao Bắc Đẩu, Tập giải: Từ Quảng nói: "Là tượng trưng cho Si Vưu." Tiần, còn chép là 'Doanh'. hình như con gà trống. Lúc lớn là màu xanh đen, hình như con miết nằm. Sao Uổng Thỉ, hình như dải sao băng lớn, hình rắn lượn mà màu xanh đen, nhìn từ xa như có lông tua. Sao Trường Canh, hình như một bó vải treo trên bầu trời. Sao này xuất hiện thì có dấy binh. Sao rơi xuống đất là đá. Chính nghĩa: Xuân thu chép: "Sao rơi như mưa." Ở phía tây quận Ngô ngày nay còn có sao đá rơi xuống, loại đá này có nhiều ở trong thiên hạ. Giữa vùng sông Hà-Tế thường có sao rơi. Vào lúc trời tạnh thường có sao Cảnh. Tập giải: Mạnh Khang nói: "Có đám khí vuông màu đủ và đám khí vuông màu xanh liền nhau, trong đám khí vuông màu đỏ có hai ngôi sao màu vàng, trong đám khí vuông màu xanh có một ngôi sao màu vàng, ba ngôi sao này hợp lại thành sao Cảnh." Chính nghĩa: Sao Cảnh hình như Mặt Trăng nửa, xuất hiện vào lúc đầu-cuối tháng, giúp Mặt Trăng thêm sáng. Nếu xuất hiện là điềm báo nhà vua có đức, phẩm cách sáng suốt. Sao Cảnh là sao Đức. Hình của nó không có sẵn, xuất hiện ở nước có đạo đức. Xem khí dương Tập giải: Từ Quảng nói: "Dương, còn chép là phạt." Sách ẩn: Xét: Họ Diêu dẫn Nhĩ nhã chép: "Sao Huỳnh Hoặc chủ việc coi giữ hình pháp." Thiên quan chiêm chép: "Sao Huynh Hoặc chủ về người đứng đầu một vùng, coi xét kẻ yêu nghiệt." Vậy thì lời văn phải là: "Xét khí phạt." để xét sao Huỳnh Hoặc. Sách ẩn: Xuân thu vĩ văn diệu câu chép: "Là thần lửa cháy của Xích Đế, có vẻ chập chờn, ở tại phương nam, nếu thất lễ thì xuất hiện." Tấn chước chép: "Thường vào tháng mười thì mọc vào cung Thái Vi, vâng mệnh từ Thiên Đế mà chuyển động qua các chòm sao, coi xét kẻ vô đạo, ra vào khác thường." Thuộc hành hỏa phương nam, chủ mùa hạ, chủ ngày bính-đinh. Nếu người thất lễ thì trời phạt sẽ có sao Huỳnh Hoặc xuất hiện, sao Huỳnh Hoặc chuyển sai chỗ vậy. Nếu xuất hiện là có binh cách, ẩn nấp là thôi binh cách. Xuất hiện ở phân dã của nước nào thì nước đó sẽ có họa. Sao Huỳnh Hoặc chủ về gây loạn, giặc cướp, bệnh tật, chết chóc, đói kém, binh cách. Chính nghĩa: Thiên quan chiêm chép: "Sao Huynh Hoặc là sao chỉ việc hình pháp, chuyển động khác thường, nếu chuyển đến chỗ ứng với phân dã của nước nào thì nước đó sẽ có giặc cướp, bệnh tật, chết chóc, đói kém, binh cách. Chuyển động hình móc câu, có tia sáng, lung lay, lúc tiền lúc lùi, là điềm báo tai họa rất nặng. Sao Huỳnh Hoặc chủ về chết chóc, là tượng trưng cho quan Đại hồng lư; chủ về giáp binh, tượng trưng cho quan Đại tư mã; coi xét kẻ kiêu căng loạn nghịch, chủ về quan coi giữ hình pháp. Cốt của nó là thần gió, có trẻ coi hát vè đùa vui." Chuyển ngược qua hai chỗ trở lên, rồi dừng lại trong ba tháng, sẽ có tai họa, trong năm tháng thì có binh cách, trong bảy tháng thì nước ứng với nó sẽ mất nửa đất, trong chín tháng thì mất hơn nửa đất, nhân đó cùng mọc lặn thì nước đó diệt mất. Xuất hiện, họa đến nhanh thì dẫu lớn nhưng nhỏ, họa đến chậm thì dẫu nhỏ nhưng lớn. Sách ẩn: Xét: Chậm là thong thả, như vậy họa nhỏ thành lớn, ý nói như thuốc độc thấm lâu ngày. Mọc ở phía nam thì đàn ông bị họa, phía bắc là đàn bà gặp tang. Sách ẩn: Xét: Tống Quân nói: "Sao Huỳnh Hoặc phạm vào phía nam chòm sao Dư Quỷ thì đàn ông bị họa; phía bắc thì đàn bà gặp việc xấu." Nếu có tia dao động vòng quanh nó, hoặc có lúc tiền hoặc lùi, sang bên trái, qua bên phải thì họa càng lớn. Nếu phạm với sao khác, Chính nghĩa: "Hễ ngũ tinh phạm vào nhaui thì đều là điềm báo đánh trận, nếu không có dấy binh ở ngoài thì cũng có gây loạn ở trong. Phạm vào là nói tia sáng chiếu vào nhau. tia sáng chiếu nhau là có hại; không chiếu vào nhau là không có hại. Ngũ tinh đều theo mà tụ ở một chòm sao, Chính nghĩa: Nếu ba sao hội nhau là điềm đứng động đi xa, trong ngoài nước ứng với nó sẽ có binh cách và chết chóc, người dân đói thiếu, thay lập vương hầu. Bốn sao cùng tụ là loạn lớn, nước ứng với nó sẽ có nhiều binh cách chết chóc, nhà vua lo buồn, người dân vất vơ. Năm sao tụ hội là đổi ngôi vua, kẻ có đức thì nhận điềm lành, có được bốn cõi, kẻ không có đức thì chịu họa dẫn đến thua mất. nước ứng với nó có thể dùng lễ mà có thiên hạ. Sao Huỳnh Hoặc thường chuyển về phía đông qua mười sáu chòm sao rồi dừng; chuyển ngược qua hai chòm sao được sáu tuần lại chuyển về phía đông, tự chuyển qua hơn mấy chục chòm sao được mười tháng thì lặn ở phương tây; đi náu năm tháng, Tập giải: Tấn chước chép: "Náu không mọc." lại mọc ở phương đông. Nó mọc ở phương tây gọi là sao Phản Minh, người làm vua ghét sao này. Nó chuyển về phía đông nhanh, mỗi ngày chuyển được một độ rưỡi. Nó chuyển về phía đông, tây, nam, bắc đều có hại, đều có binh cách ở nước ứng với nó; nếu đánh trận thì thuận nó sẽ thắng, ngược nó sẽ thua. Nếu sao Huỳnh Hoặc mọc theo sao Thái Bạch thì việc quân có lo lắng; rời xa sao Thái Bạch thì rút quân; chuyển ở phía bắc sao Thái Bạch thì chia quân; chuyển phía nam sao Thái Bạch thì có tướng đi riêng ra đánh. Nếu lúc nó chuyển động mà có sao Thái Bạch chuyển theo sau là điềm phá quân giết tướng. Sách ẩn: Tống Quân nói: "Sao Thái Bạch chủ về quân đến đánh chống." Nếu nó phạm bào cung Thái Vi, Tập giải: Mạnh Khang nói: "Phạm vào trong bảy tấc thì có tia sáng chiếu vào nhau." cung Hiên Viên, chòm sao Doanh Thất là điều người làm vua ghét. Chòm sao Tâm là minh đường, là triều miếu của sao Huỳnh Hoặc. Nên xem kĩ nó. Xem khí dương Tập giải: Từ Quảng nói: "Dương, còn chép là phạt." Sách ẩn: Xét: Họ Diêu dẫn Nhĩ nhã chép: "Sao Huỳnh Hoặc chủ việc coi giữ hình pháp." Thiên quan chiêm chép: "Sao Huynh Hoặc chủ về người đứng đầu một vùng, coi xét kẻ yêu nghiệt." Vậy thì lời văn phải là: "Xét khí phạt." để xét sao Huỳnh Hoặc. Sách ẩn: Xuân thu vĩ văn diệu câu chép: "Là thần lửa cháy của Xích Đế, có vẻ chập chờn, ở tại phương nam, nếu thất lễ thì xuất hiện." Tấn chước chép: "Thường vào tháng mười thì mọc vào cung Thái Vi, vâng mệnh từ Thiên Đế mà chuyển động qua các chòm sao, coi xét kẻ vô đạo, ra vào khác thường." Thuộc hành hỏa phương nam, chủ mùa hạ, chủ ngày bính-đinh. Nếu người thất lễ thì trời phạt sẽ có sao Huỳnh Hoặc xuất hiện, sao Huỳnh Hoặc chuyển sai chỗ vậy. Nếu xuất hiện là có binh cách, ẩn nấp là ngừng binh cách. Xuất hiện ở phân dã của nước nào thì nước đó sẽ có họa. Sao Huỳnh Hoặc chủ về gây loạn, giặc cướp, bệnh tật, chết chóc, đói kém, binh cách. Chính nghĩa: Thiên quan chiêm chép: "Sao Huynh Hoặc là sao chỉ việc hình pháp, chuyển động khác thường, nếu chuyển đến chỗ ứng với phân dã của nước nào thì nước đó sẽ có giặc cướp, bệnh tật, chết chóc, đói kém, binh cách. Chuyển động hình móc câu, có tia sáng, lung lay, lúc tiền lúc lùi, là điềm báo tai họa rất nặng. Sao Huỳnh Hoặc chủ về chết chóc, là tượng trưng cho quan Đại hồng lư; chủ về giáp binh, tượng trưng cho quan Đại tư mã; coi xét kẻ kiêu căng loạn nghịch, chủ về quan coi giữ hình pháp. Cốt của nó là thần gió, có trẻ coi hát vè đùa vui." Chuyển ngược qua hai chỗ trở lên, rồi dừng lại trong ba tháng, sẽ có tai họa, trong năm tháng thì có binh cách, trong bảy tháng thì nước ứng với nó sẽ mất nửa đất, trong chín tháng thì mất hơn nửa đất, nhân đó cùng mọc lặn thì nước đó diệt mất. Xuất hiện, họa đến nhanh thì dẫu lớn nhưng nhỏ, họa đến chậm thì dẫu nhỏ nhưng lớn. Sách ẩn: Xét: Chậm là thong thả, như vậy họa nhỏ thành lớn, ý nói như thuốc độc thấm lâu ngày. Mọc ở phía nam thì đàn ông bị họa, phía bắc là đàn bà gặp tang. Sách ẩn: Xét: Tống Quân nói: "Sao Huỳnh Hoặc phạm vào phía nam chòm sao Dư Quỷ thì đàn ông bị họa; phía bắc thì đàn bà gặp việc xấu." Nếu có tia dao động vòng quanh nó, hoặc có lúc tiền hoặc lùi, sang bên trái, qua bên phải thì họa càng lớn. Nếu phạm với sao khác, Chính nghĩa: "Hễ ngũ tinh phạm vào nhau thì đều là điềm báo đánh trận, nếu không có dấy binh ở ngoài thì cũng có gây loạn ở trong. Phạm vào là nói tia sáng chiếu vào nhau. tia sáng chiếu nhau là có hại; không chiếu vào nhau là không có hại. Ngũ tinh đều theo mà tụ ở một chòm sao, Chính nghĩa: Nếu ba sao hội nhau là điềm đứng động đi xa, trong ngoài nước ứng với nó sẽ có binh cách và chết chóc, người dân đói thiếu, thay lập vương hầu. Bốn sao cùng tụ là loạn lớn, nước ứng với nó sẽ có nhiều binh cách chết chóc, nhà vua lo buồn, người dân vất vơ. Năm sao tụ hội là đổi ngôi vua, kẻ có đức thì nhận điềm lành, có được bốn cõi, kẻ không có đức thì chịu họa dẫn đến thua mất. nước ứng với nó có thể dùng lễ mà có thiên hạ. Sao Huỳnh Hoặc thường chuyển về phía đông qua mười sáu chòm sao rồi dừng; chuyển ngược qua hai chòm sao được sáu tuần lại chuyển về phía đông, tự chuyển qua hơn mấy chục chòm sao được mười tháng thì lặn ở phương tây; đi náu năm tháng, Tập giải: Tấn chước chép: "Náu không mọc." lại mọc ở phương đông. Nó mọc ở phương tây gọi là sao Phản Minh, người làm vua ghét sao này. Nó chuyển về phía đông nhanh, mỗi ngày chuyển được một độ rưỡi. Nó chuyển về phía đông, tây, nam, bắc đều có hại, đều có binh cách ở nước ứng với nó; nếu đánh trận thì thuận nó sẽ thắng, ngược nó sẽ thua. Nếu sao Huỳnh Hoặc mọc theo sao Thái Bạch thì việc quân có lo lắng; rời xa sao Thái Bạch thì rút quân; chuyển ở phía bắc sao Thái Bạch thì chia quân; chuyển phía nam sao Thái Bạch thì có tướng đi riêng ra đánh. Nếu lúc nó chuyển động mà có sao Thái Bạch chuyển theo sau là điềm phá quân giết tướng. Sách ẩn: Tống Quân nói: "Sao Thái Bạch chủ về quân đến đánh chống." Nếu nó phạm bào cung Thái Vi, Tập giải: Mạnh Khang nói: "Phạm vào trong bảy tấc thì có tia sáng chiếu vào nhau." cung Hiên Viên, chòm sao Doanh Thất là điều người làm vua ghét. Chòm sao Tâm là minh đường, là triều miếu của sao Huỳnh Hoặc. Nên xem kĩ nó. Xem chỗ hội của chòm sao Nam Đẩu để xét vị trí của sao Trấn. Sách ẩn: Tấn chước chép: "Thường vào ngày đầu năm giáp thân thì mọc ở chòm sao Đẩu. Mỗi năm sao Trấn chuyển đến ở một chòm sao, hai mươi tám năm thì tròn một vòng vòm trời." Quảng nhã chép: "Sao Trấn còn gọi là sao Địa Hầu." Văn diệu câu chép: "Sao Trấn là thần Hàm Xu Nữu của Hoàng Đế, thân là sao Tuyền-Cơ, ở chòm sao giữa." Là hành thổ ở chính giữa, chủ cuối mùa hạ, chủ ngày mậu-kỉ, chủ Hoàng Đế, chủ đức, người chủ đàn bà. Mỗi năm sao Trấn chuyển đến một chòm sao, đến chỗ ứng với nước nào thì nước ấy có việc tốt. Không đáng dừng mà dừng, như đã chuyển đi mà lại chuyển về, chuyển về rồi dừng thì nước ứng với nó sẽ có đất, nếu không thì có con gái. Nếu đáng dừng mà lại không dừng, sau rồi lại dừng, lại chuyển đi từ đông sang tây thì nước ứng với nó sẽ mất đất, nếu không thì mất con gái, không nên làm việc dấy binh. Nếu nó dừng lại lâu thì nước ứng với nó phúc lớn, dừng lại ít thì phúc nhỏ. Sao Trấn còn có tên là sao Địa Hầu, chủ về mùa màng. Mỗi năm chuyển được mười hai độ năm phần một trăm mười hai phân, mỗi ngày chuyển được một phần hai mươi tám phân, cứ hai mươi tám năm thì chuyển tròn một vòng vòm trời. Nó mọc đâu thì ngũ tinh đều theo mà tụ ở một chòm sao, nước ứng với nó có thể tỏ đức dày mà có được thiên hạ. Chủ về lễ, đức, nghĩa, giết hại. Nếu hình pháp có sai thì sao Trấn sẽ vì vậy mà dao động. Mọc sớm thì người làm vua không yên. Nếu mọc muộn thì việc quân không nghỉ. Sao Trấn có màu vàng, chín tia, về âm nhạc là chủ về cung hoàng chung. Nó chuyển sai trên hai-ba chòm sao là mọc sớm, nguời chủ mệnh không thành công, nếu không thì có nước lụt to. Chuyển sai dưới hai-ba chòm sao thì hậu cung có việc buồn, năm đó không được mùa, nếu không thì trời long và đất lở. Chòm sao Nam Đẩu là cái phòng lớn của thái miếu, miếu của sao Trấn, là sao chủ thiên tử. Nếu sao Mộc hội với sao Thổ thì trong nước có loạn, đói Chính nghĩa: Tinh kinh chép: "Trong ngũ tinh, hễ sao Mộc hội với sao Thổ là trong nước có loạn, đói; hội với sao Thủy là có biến mưu, đổi việc; hội với sao Hỏa thì có khô hạn; hội với sao Kim thì có tang tóc." nhà vua không nên dùng binh, nếu dùng binh sẽ thua; hội với sao Thủy thì có biến mưu mà đổi việc; hội với sao Hỏa thì có khô hạn; hội với sao Kim thì có tang tóc và nước lụt. Sao Kim ở phía nam, sao Tuế ơở phía bắc như đực cái, [colỉ=red]Sách ẩn: Chính nghĩa: "Sao Kim ở phía nam, sao Mộc ở phía bắc, gọi là như đực cái, năm đó được mùa to; sao Kim ở phía bắc, sao Mộc ở phía nam thì có năm được mùa cũng có năm không được mùa." năm đó được mùa; sao Kim ở phía bắc, sao Tuế ở phía nam thì không được mùa. Sao Hỏa hội với sao Thủy thì sùi, Tập giải: Tấn chước chép: "Lửa gặp nước thì sùi hơi, cho nên nói là sùi." Sách ẩn: Xét: Là nói sao Hỏa và sao Thủy cùng theo hội với sao Trấn. Chính nghĩa: Tinh kinh chép: "Trong ngũ tinh, hễ sao Hỏa hội với sao Thủy là sùi, làm việc dùng binh sẽ thua to; hội với sao Kim là nóng chảy, có tang tóc, không nên làm việc lớn, dùng binh theo quân sẽ có lo lắng; rời xa nhau thì lui quân; hội với sao Thổ là có lo lắng, bầy tôi bị hại; hội với sao Mộc là có đói, thua trận. hội với sao Kim là nóng chảy, tang tóc, đều không nên làm việc lớn, nếu dùng binh sẽ thua to. Hội với sao Thổ là có lo lắng, bầy tôi có hại, Sách ẩn: Xét: Văn diệu câu chép: "Nước gặp đất là rèn thành sắt, rèn thành sắt thì nổi lửa, nổi lửa thì còn của đất bị nung, sắt bị nấu chảy, nấu chảy thì đất như con không giúp cha, không có con giúp cha thì càng tai hại." đói to, thua trận, là quân thua, quân khốn, làm việc vỡ lở. Sao Thổ hội với sao Thủy thì được mùa mà dồn ứ, quân bị thua, nước ứng với nó không nên làm việc lớn. Nếu mọc thì mất đất; lặn thì được đất. Hội với sao Kim sẽ có bệnh tật, trong nước có dấy binh, mất đất. Nếu ba sao hội thì trong ngoài của nước ứng với chòm sao mà nó chuyển đến sẽ có binh cách, tang tóc, thay lập vương hầu. Bốn sao hội thì cùng bị binh cách, tang tóc, nhà vua lo lắng, người dân vất vơ. Năm sao hội là dễ đổi ngôi, kẻ có đức thì nhận ngôi vua, thay lập kẻ lớn, thu lấy bốn cõi, chon cháu sinh sôi; nếu không có đức thì bị họa gặp hại. Năm sao đều lớn thì việc ứng với nó cũng lớn; đều nhỏ thì việc cũng nhỏ. Mọc sớm là chuyển nhanh, chuyển nhanh là khách. Mọc muộn là chuyển chậm, chuyển chậm là người chủ, sẽ có điềm trời xuất hiện ở phần chuôi sao Bắc Đẩu. Cùng ở một chòm sao là hội họp, phạm vào nhau là đấu, gần trong vòng bảy thước tất có hại. Ngũ tinh thường hình tròn màu trắng, là biểu tượng của tang tóc; màu đỏ hình tròn là trong nước không yên, có binh cách; màu xanh hình tròn là có nạn nước ngập, bệnh tật, nhiều người chết; màu vàng hình tròn là tốt. Màu đỏ có tia là quân địch phạm vào thành ấp; màu vàng có tia là có tranh đất; màu trắng có tia là có tang tóc; màu xanh có tia là quân có việc lo; màu đen có tia là nước lụt; màu đỏ có tia nhân lúc cùng đường mà dừng quân. Ngũ tinh cùng màu là thiên hạ ngừng binh, trăm họ yên vui. Ngày gió mát mùa xuân, ngày mưa mùa thu, đem lạnh mùa đông, đêm nóng mùa hạ, hường dao động vào lúc ấy. Sao Trấn xuất hiện hai mươi ngày thì chuyển ngược về phía tây, chuyển về phía tây được hai mươi ngày lại chuyển ngược về phía đông. Mọc ba trăm ba mươi ngày lại lặn, lặn na mươi ngày rồi lại mọc ở phương đông. Sao Thái Tuế ở năm giáp dần thì sao Trấn mọc pử chòm sao Đông Bích, cho nên nói mọc ở chòm sao Doanh Thất. Xem khí mây là ngẩng mà nhìn nó, cách ba-bốn trăm dặm; nhìn ở đất bằng, ở tầm trên cây du-cây dâu, cách khoảng hơn hai ngàn dặm; nếu lên cao mà nhìn thì thấy nó ở dưới liền với mặt đất, cách ba ngàn dặm. Vùng khí mây có loài thú ở trên đó là tốt. Chính nghĩa: Khí mây mưa đều nhau. Binh thư chép: "Có đám mây như con gà trống đến gần thành là kẻ giữ thành sẽ hàng." Từ núi Hoa về phía nam, khí dưới màu đen trên màu đỏ. Ở vùng núi Sùng Cao-miền Tam Hà, khí màu đỏ thuần. Phía bắc núi Hằng, khí dưới màu đen trên màu xanh. Miền Bột-Kiệt-Hải-Đại, khí đều màu đen. Vùng sông Giang-Hoài, khí đều màu trắng. Ở chỗ có lao dịch thì khí màu trắng. Ở chỗ có việc đắp đất thì khí màu vàng. Ở chỗ có xe đi thì khí lúc lên cao khi xuống thấp, lan man mà tụ. Ở chỗ có quân kị thì khí thấp mà phân tán. Ở chỗ có lính bộ thì khí tụ hợp. Ở chỗ có khí trước thấp mà sau cao là đi nhanh; trước vuông mà sau cao là quân mạnh; rồi hạ thấp là rút lui; khí ngang bằng là quân đi thong thả. Khí trước cao mà sau thấp là không ở lại mà quay về. Khí gặp nhau là thấp hơn cao, nhọn thắng vuông. Khí hướng xuống thấp mà men theo vết xe đi thì không quá ba-bốn ngày, cách năm-sáu dặm sẽ thấy địch. Khí hướng lên cao bảy-tám thước, không quá năm-sáu ngày, cách hơn chục dặm sẽ thấy địch; khí hướng lên cao hơn hai trượng, không quá ba-bốn chục ngày, cách khoảng năm-sáu chục dặm sẽ thấy địch. Phần ngọn của khí màu trắng trong là tướng cứng cỏi, quân yếu kém. Phần gốc của khí lớn mà trải dài ra phía trước là đang có đánh nhau. Khí màu xanh trắng, phía trước hướng xuống thấp là đánh thắng; phía trước màu đỏ mà hướng lên trên là đánh không thắng; khí dàn ra như lập thành lũy, khí hình như cái thoi, Sách ẩn: Họ Diêu xét: Binh thư chép: "Trên trại địch có khí mây như cờ xí thì không nên đánh với địch." khí cuộn tụ nhọn hai đầu; khí dãn ra như dây thừng, trải về phía trước đến tận trời, một nửa cũng đến nửa vòm trời, hình như cầu vồng giống cờ khuyết. Khí cũng có hình móc câu gấp khúc. Những khí trên xuất hiện thì dựa vào năm màu sắc để đoán. Lại khí nhẵn mà rậm, Chính nghĩa: Cổ kim chú của Thôi Báo chép: "Hoàng Đế đánh với Si Vưu ở cánh đồng Trác Lộc, thường có khí mây năm màu, cành vàng lá ngọc tụ ở trên người Hoàng Đế, có hình hoa nở, do đó làm nên nên lọng hoa." Dịch triệu hậu của Kinh Phòng chép: "Xem bốn phía nếu thường có mây lớn đủ năm màu, chỗ ấy có người hiền ở ẩn. Khí màu xanh nhẵn bóng che cả Mặt Trời ở phía tây bắc là người hiền được chọn dùng." có hình xuất hiện là có biến động; khi xem được là tất có dấy binh, đánh nhau ở chỗ ấy. Vương Sóc xem khí thường nhìn khí ở cạnh Mặt Trời. Khí mây cạnh Mặt Trời là chủ về nhà vua. Chính nghĩa: Lạc thư chép: "Có mây như hình người mặc áo xanh không có tay ở phía tây của Mặt Trời là khí của thiên tử." Đều dựa vào hình của nó để xét. Cho nên khí của người rợ miền bắc như hình bầy gia súc lều rạp. Khí của người rợ miền nam giống tấm buồm thuyền chèo. Ở chỗ có nước ngập là nơi quân thua, vùng phá nuớc; chỗ có chứa tiền, ở trên vàng ngọc đều có khí, không nên không xét. Khí mây cạnh biển giống đài lầu, khí ở bãi đất rộng có hình giống cung khuyết. Khí mây đều giống người dân sông núi tụ hội ở đó. Chính nghĩa: Hoài Nam Tử chép: "Đất đai đều theo từng nơi mà sinh ra người khác nhau, cho nên khí ở miền núi thì phần lớn sinh ra người mạnh mẽ, khí nhẵn thì nhiều người câm; khí nhiều gió thì nhiều người điếc; khí từ rừng thì nhiều người khèo chân; khí từ nhiều cây thì nhiều người gù lưng; khí từ nhiều đá thì nhiều người có sức khỏe; khí hiểm trở thì nhiều người sống thọ; khí từ hang thì nhiều người bại liệt; khí từ gò thì nhiều người điên; khí từ miếu thì nhiều người có lòng nhân; khí từ lăng thì nhiều người tham, đất nhẹ thì chân nhanh, đất nặng thì chân chậm; nước trong thì nói tiếng nhỏ, nước đục thì nói tiếng to, nước chảy xiết thì người nặng; miền đất giữa có nhiều thánh nhân, đều là từ khí của đất mà ứng với muôn vật ở đó." Cho nên người xét thừa tổn thì khi vào đất nước nào đó thì xem cái ngay ngắn của ruộng đất bờ cõi, cái nhẵn bóng của cửa ngõ nhà cửa thành quách, thứ đến là xem cái cốt lõi của gia súc xe áo. Nếu đầy đủ là tốt, hao tổn là xấu. Như khói mà chẳng phải khói, như mây mà chẳng phải mây, sáng sáng rõ rõ, lởn vởn uốn lượn, gọi là mây khanh. Mây khanh xuất hiện là khí lành. Như mây mù mà chẳng phải mây mù, Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Khí trời xuống đất không hợp là mây mù." Ý nói mờ mịt không sáng. không thấm ướt vào áo mũ, xuất hiện là chỗ ấy bị binh giáp mà chạy dài. Sấm chớp điện, cầu vồng, sét đánh, tia sáng buổi đêm là khí dương chuyển động, mùa xuân-hạ thì phát ra, mùa thu-đông thì náu vào, cho nên người xem khí không thể không xét nó. Tôi ghi chú: Sao Thái Ất trên bầu trời Tử Vi Viên. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 1, 2016 Thật kinh dị cho quy luật của Thái Ất có vẻ "hơi giống cả" Huyền không phi tinh và Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ của địa cầu, làm thế nào để có thể hiểu đây, phải chăng không ngoài hiểu rõ các tầng thứ thiên văn và ý nghĩa của các cấu trúc pháp môn đã sử dụng như Hậu Thiên bát quái - Hà đồ, độn giáp, huyền không, lục thập hoa giáp, các tổ hợp phân lớp Âm Dương Ngũ Hành... Thái Ất dùng công thức Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ của địa cầu làm chủ chốt, nhưng phân bố hệ thống Sao Thái Ất (Tướng tinh) gồm 9 Sao, trong đó sao Thái Ất - hành mộc là sao chủ, lên 8 cung của công thức trên. Đặc biệt, cũng có phân bố Tuế tinh (sao Mộc) -> cần gỡ được mắt xích quy luật của sao Mộc này bởi vì Lục thập hoa giáp cũng được xây dựng trên sao Mộc (âm mộc) và địa cầu (dương mộc) trong hệ mặt trời. Trong khi đó, sao Thái Ất cũng có thuộc tính hành mộc. Ví dụ, Thái Ất kể năm cảu năm Giáp Ngọ thì Thái Tuế ở Ngọ. Thái Ất kể tháng của năm Mậu Thìn thì Thái Tuế ở Thìn. Thái Tuế có chu kỳ 12 năm Địa chi -> có tính tương hợp của Thái Tuế và Thái Ất. Trong 9 Tướng tinh, sao Văn Xương thuộc tính hành thổ lại tuân thủ quy luật 18 năm phối vào Bát Quái trên. Chòm Văn Xương có 9 sao, phân bố theo Huyền không phi tinh mỗi bước đi 30 năm của chu kỳ 270 năm. Trong Thái Ất còn có quy tắc 14 Thần tinh khác nữa, dùng chung cho Tứ Kể -> có vẻ lại trùng con số 14 chính tinh của Tử vi. Thái ất xuất hiện một số quy tắc "tương tự" Độn giáp. Ngay cả cụ Karajan siêu đẳng cũng đã viết về quy luật 3 năm vào 1 cung của thiên bàn Thái Ất rất mơ hồ. Dưới đây là thiên bàn của Độn giáp và Thái Ất, trong đó thiên bàn Độn giáp có sai số như đã nói và Thái ất cũng có sai số cung Tốn Khôn. Trên thiên bàn cần ghi thêm chữ Trung cung - 5, bởi Độn giáp có sử dụng Huyền không phi tinh vào trung cung này. Tham khảo lại các đồ hình. Hậu Thiên Bát Quái phố Hà đồ của Địa cầu Thiên can kết hợp với Hậu thiên Bát Quái phối Hà đồ của Địa cầu Lục thập hoa giáp đã đổi Tốn Khôn Để từ đó nhận thức: quy luật vận động của sao Thái Ất cứ 3 năm đóng 1 cung (Dòng vượng khí) trên Hà đồ là "khác biệt" so với các quy luật của các bộ môn ứng dụng khác, về bản chất không phải Huyền không phi tinh mà cũng không phải quy luật tương tác theo Hậu thiên bát quái -> có vẻ đây là một tổ hợp làm sao đó thỏa mãn cả hai vấn đề này, cùng một số quy luật thời gian lớn hơn nữa. Một ví dụ, tại chu kỳ một năm thì địa cầu chịu tương tác theo Huyền không phi tinh niên vận, trong đó thuận hay nghịch tùy thuộc vào chu kỳ Dương Âm. Đồng thời, chịu tương tác theo quy luật của Hậu Thiên bát Quái phối Hà đồ của địa cầu, vậy thì hai "quy tắc" này phải đi theo bội số chung của các quy luật như Độn giáp đã diễn giải, và vì Thái Ất bao trùm lên hai quy luật này, với chu kỳ 3 năm/ 1 cung và 24 năm đi hết một vòng Bát Quái Hậu Thiên - Hà đồ, cùng sự phối 9 sao trong hệ sao Thái Ất lên Bái Quái thì cả ba quy luật trên phải tương thích. Từ trên, cũng liên hệ thêm tới quy luật tương thích của Thái Tuế và Thái Ất -> phải chăng đây là những mắt xích chủ yếu để từng bước xem lại cấu trúc Thái Ất. Chẳng nhẽ, chúng ta có ba thiên bàn hay ba lớp tương tác (quy tắc) trong một cấu trúc thiên văn - được quy ước đầy đủ hai mặt Âm Dương (hai lớp thiên văn chuẩn: trong Dương, ngoài Âm) làm cơ bản: - Địa: Hậu Thiên Bát Quái phố Hà đồ của địa cầu và Huyền không phi tinh. - Thiên: Hậu Thiên Bát Quái phố Hà đồ của địa cầu và Huyền không phi tinh. Thiên và Địa ở đây là cấu trúc của Hệ mặt trời. - Thượng Thiên: thỏa mãn quy tắc của Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ của địa cầu, Huyền không phi tinh và quy luật khác của Thái Ất. Liên quan đến lịch sử, 16 cung của thiên bàn Thái Ất có 1 cung tên Đại Vũ: đây cũng là hiệu của vua Đại Vũ, nhà Hạ, Trung Quốc khoảng 2300 TCN. Share this post Link to post Share on other sites