Thiên Sứ

'hội Nghị Diên Hồng' Trước Nguy Cơ Môn Lịch Sử Bị Xoá Sổ

4 bài viết trong chủ đề này

'Hội nghị Diên Hồng' trước nguy cơ môn Lịch sử bị xoá sổ

Chủ nhật, 15/11/2015 | 21:21 GMT+7

 

Hàng trăm giáo sư, phó giáo sư, chuyên gia nghiên cứu Sử học đã phản ứng trước Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới không còn Lịch sử là môn học bắt buộc.

Hội thảo khoa học "Môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông" do Hội Khoa học Lịch sử tổ chức tổ chức ngày 15/11 đã thu hút sự tham gia của hàng trăm giáo sư, phó giáo sư và các chuyên gia nghiên cứu về lịch sử. 

Giáo sư Phan Huy Lê cho biết, qua các lần cải cách giáo dục, môn Lịch sử với Tiếng Việt - Văn học, Toán đều được coi là những môn học cơ bản, bắt buộc trong hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam. Nhưng dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới thì môn Lịch sử lại bị tích hợp vào các môn học khác. Ở lớp 1, 2, 3 là môn "Cuộc sống quanh ta"; lớp 4, 5 là "Tìm hiểu xã hội", THCS là "Khoa học xã hội" và THPT là môn "Công dân với Tổ quốc".

Tích hợp môn Sử ở cấp tiểu học là phù hợp về phương diện khoa học và tâm lý học sinh. Nhưng đến THCS và THPT mà vẫn bị cắt xén, lấy một ít kiến thức tích hợp với các môn khác là không có cơ sở. "Thực chất là xoá bỏ môn lịch sử trong nền giáo dục phổ thông", Giáo sư Phan Huy Lê nói.

Ông cho biết, cấp THPT có môn Lịch sử tự chọn, nhưng với sách giáo khoa và cách dạy, cách học như hiện nay thì sẽ không có nhiều học sinh lựa chọn. Kết quả thi THPT quốc gia vừa qua đã minh chứng điều này.

 

IMG-9864-JPG-3474-1447591749.jpg

GS Phan Huy Lê. Ảnh: HT

 

Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết, thông tin nói trên đã làm xã hội hết sức kinh ngạc vì nếu môn Sử bị xoá sổ sẽ gây hậu quả to lớn. Một thế hệ trẻ sẽ lớn lên, trở thành những công dân chỉ biết lờ mờ, thậm chí biết sai về lịch sử dân tộc, không biết cội nguồn tổ tiên, những thành tựu dựng nước và giữ nước của cha ông.

Trên thế giới, hầu hết các nước văn minh đều xem lịch sử là môn cơ bản và bắt buộc trong nền giáo dục quốc dân. "Với yêu cầu của giáo dục phổ thông, môn học nào cũng quan trọng, nhưng xét về chức năng giáo dục thì các môn quốc ngữ, quốc văn, quốc sử và toán học là cơ bản nhất, hay còn gọi là cốt yếu, cốt lõi nhất và đều mang tính bắt buộc", thầy Lê nói.

GS Trần Thị Vinh (Khoa Sử, ĐH Sư phạm Hà Nội) phân tích, về cơ sở khoa học, ba môn Giáo dục đạo đức, Lịch sử, Giáo dục quốc phòng - An ninh có đối tượng, mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy khác nhau. Lịch sử là môn khoa học cơ bản giúp học sinh thông hiểu những kiến thức lịch sử cốt lõi của nhân loại, dân tộc. Đối tượng là toàn bộ tiến trình phát triển của nhân loại, khu vực, dân tộc. Còn mục tiêu của môn Quốc phòng an ninh là đảm bảo cho học sinh có hiểu biết ban đầu về quốc phòng, an ninh nhân dân, mang tính thực hành cao do tính chất rèn luyện kỹ thuật, chiến thuật. Còn môn Đạo đức là giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân...

Theo GS Vinh, môn Giáo dục - Quốc phòng An ninh và Đạo đức công dân có thể sử dụng một số kiến thức Lịch sử để đạt được mục tiêu giáo dục, như kiến thức về lịch sử chống giặc ngoại xâm. Nhưng Lịch sử khi được tích hợp sẽ trở thành môn khoa học bản lề, học sinh sẽ nhìn nhận phiến diện lịch sử chỉ bao gồm chiến tranh, cách mạng. Như vậy, hiểu biết của các em về lịch sử sẽ thiếu tính hệ thống, phiến diện.

"Ai sẽ là người dạy môn Công dân với Tổ quốc trong khi các trường đại học sư phạm hiện nay cả trong nước và trên thế giới đều không đào tạo những môn lắp ghép kiến thức như vậy", GS Vinh trăn trở.

 

IMG-0002-JPG-5777-1447591749.jpg

PGS Vũ Quang Hiển. Ảnh: HT

 

PGS Vũ Quang Hiển (Khoa Lịch sử, ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) nhấn mạnh, cắt ghép và xuyên tạc lịch sử vốn là cách làm vủa những người muốn bôi nhọ lịch sử dân tộc và nhân loại. Ngày càng có nhiều công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng làm lung lạc tinh thần thế hệ trẻ Việt Nam bằng cách lắp ghép và xuyên tạc lịch sửu theo một logic chủ quan đã định trước, nhưng lại núp bóng "cách nhìn mới" về lịch sử. Vì vậy, việc giáo dục lịch sử thiếu tính hệ thống và toàn diện sẽ đặt thế hệ trẻ Việt Nam đứng trước hiểm hoạ thấy rõ.

"Nguy cơ lịch sử bị xuyên tạc và lợi dụng là không thể xem thường. Đây là bài toán mà Đảng, Chính phủ và toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam đều phải quan tâm", PGS Hiển nói và băn khoăn, liệu thế hệ trẻ Việt Nam mai sau có biết và tin rằng "Kẻ thù buộc ta ôm cây súng?", có còn phân biệt được đúng - sai, chính nghĩa - gian tà, xâm lược và chống xâm lược? Câu trả lời phụ thuộc rất nhiều vào thái độ ứng xử của ngành giáo dục với môn Lịch sử.

Cũng nhấn mạnh lịch sử là bất biến, không thể xuyên tạc, Thiếu tướng Nguyễn Thiện Minh (Vụ trưởng Giáo dục Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng vị trí của môn học Lịch sử trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phải được đặt đúng tầm quan trọng của nó. Đó là môn học cốt lõi nhất trong các môn học cốt lõi, phải được hệ thống lại, bổ sung cho đủ nội dung, không thể lồng ghép vào một môn học khác.

"Nếu không coi trọng lịch sử, chúng ta sẽ nhận lại hệ luỵ không thể lường trước cho chính chế độ, an nguy của đất nước", ông nhấn mạnh.

Tham dự Hội thảo, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cho biết Bộ rất tôn trọng ý kiến của các chuyên gia sử học. Tuy nhiên, Thứ trưởng cho biết, vì chưa nghiên cứu kỹ nội dung dự thảo nên một số nội dung các chuyên gia phê phán là "oan cho Bộ". Cụ thể, trong dự thảo đã nói rõ Lịch sử là bắt buộc. 

"Nhưng chúng tôi không đồng tình bắt buộc thì phải độc lập, vì đây là hai việc khác nhau. Về phản ánh chưa có tiền lệ tích hợp Lịch sử vào môn học khác, tôi cho rằng không phải cứ có tiền lệ thì mới đổi mới", ông Hiển nói và cho hay dự thảo Bộ đã đưa công khai trên website để tiếp nhận ý kiến công dân nên các giáo viên có thể đóng góp ý kiến. 

GS Phan Huy Lê cho biết, Hội thảo đã nhận được hàng trăm ý kiến của các nhà nghiên cứu lịch sử gửi về. Sau khi tổng hợp, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam sẽ gửi kiến nghị lên lãnh đạo cao nhất của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để bảo vệ môn Lịch sử như một môn học cơ bản, độc lập và bắt buộc từ cấp trung học cơ sở đến trung học phổ thông. 

Mặc khác, Hội cũng nhất trí kiến nghị Bộ Giáo dục không thể chậm trễ hơn nữa, bổ sung ngay nội dung về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, không thể chờ đợt đến khi biên soạn lại sách giáo khoa vì phải vài ba năm nữa mới hoàn thành.

Hoàng Thùy

==========================

Thưa quý vị và anh chị em quan tâm.

Cách đây gần 20 năm, tác giả Nguyễn Anh Hùng hiên ngang khoe khoang trên tạp chí "Kiến Thức Ngày Nay" (Số 256. ngày 1/ 9/ 1997), rằng quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được "hầu hết những nhà khoa học trong nước ủng hộ" và được "cộng đồng khoa học thế giới công nhận" thì môn lịch sử Việt đã chính thức bị xóa sổ trên thực tế. 

Tất nhiêu cụm từ "hầu hết những nhà khoa học trong nước", bao gồm "hàng trăm giáo sư, phó giáo sư và các chuyên gia nghiên cứu về lịch sử", cầm đầu là người này: Giáo sư tiến sĩ Viện sĩ viện Hàn Lâm khoa học Pháp và đây là hình ảnh rõ nét nhất của ông ta:

 

IMG-9864-JPG-3474-1447591749.jpg

GS Phan Huy Lê. Ảnh: HT

 

Chính con người này, cầm đầu "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử, hay nói chính xác: Chính ông ta là một nhân vật đắc lực, khi nhân danh khoa học một cách bịp bợm, nhằm xóa sổ cội nguồn lịch sử Việt Nam. Tức là ông ta đã gián tiếp xóa sổ toàn bộ lịch sử Việt.

Hành vi trắng trợn nhất của ông ta, mà mọi người biết rõ nhất, chính là phủ nhận toàn bộ công trình nghiên cứu chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền, mà không hề có một luận cứ khoa học tối thiểu để phản biện.  Ông ta chỉ đưa ra một cụm từ mơ hồ rằng những công trình nghiên cứu của cụ Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền là chưa có đủ "cơ sở khoa học". Nhưng khi tôi đặt vấn đề công khai: Thế nào là nội dung khái niệm của cụm từ "cơ sở khoa học" thì đã hơn hai năm trôi qua, ông ta không hề công bố được nội hàm khái niệm này.

Lịch sử hết sức quan trọng trong việc hình thành và xác định sự tồn tại của cả một dân tộc. Một dân tộc không có lịch sử và văn hóa thì trên thực tế dân tộc đó không tồn tại.

Sự phủ nhận cội nguồn lịch sử Việt Nam của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" mà ông Phan Huy Lê là Chủ Tịch Hội Lịch sử Việt Nam, thực chất là một hành động xóa sổ toàn bộ lịch sử Việt tộc. Quý vị và anh chị em hãy xem lại hình ảnh mà ông Dương Trung Quốc - Tổng Thư Ký Hội Sử học Việt Nam - mô tả dưới đây về cội nguồn Việt sử:

 

IMG_2094_zpsf120dad0.jpg

Hình trích trong cuốn sách "Lược sử nước Việt bằng tranh" - Nxb Kim Đồng 2012. Hiệu đính Dương Trung Quốc.

 

700 năm trước CN, nhiều dân tộc đã phát triển và để lại những di sản văn hóa làm kinh ngạc nền văn minh hiện đại. Nhưng quý vị chắc không cần phải động não, mà sẽ hiểu ngay bản chất của sự phủ nhận cội nguồn Việt sử khi thấy ông Dương Trung Quốc mô tả cội nguồn Việt tộc như hình trên.

Chính sự phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, đã tạo cơ sở kiến thức lịch sử và là điều kiện để chủ tịch nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình công khai tại thủ đô siêu cường Hoa Kỳ là Wasington và ở Singapore, rằng: "Chủ quyền Trung quốc ở biền Đông có từ thời cổ sử" - Khi mà cội nguồn Việt tộc một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử, từ gần 5000 năm trước, nay chỉ còn là một "liên minh 15 bộ lạc" mà địa bàn hoạt động chỉ "vỏn vẹn ở đồng bằng Bắc Bộ" với những người dân "Ở trần đóng khố". Minh chứng gần nhất chính là cuốn sách "Lược sử Việt Nam bằng tranh" do ông Dương Trung Quốc chủ biên - mà tôi đã trưng dẫn ở trên - xác định rõ điều này.

Sự tiếp tay vô tình hay cố ý, bởi chính những con người trong "hầu hết những nhà khoa học trong nước" , mà cầm đầu là ông Phan Huy Lê, Dương Trung Quốc, không chỉ dẫn đến hậu quả là lời phát ngôn của ông Tập Cận Bình đã xác định về mặt chính trị quốc gia chủ quyền biển đảo ở biển Đông có từ thời cổ sử của Trung Quốc. Mà nó còn là tiếp tay cho sự phủ nhận luôn những gía trị cội nguồn văn hóa của Việt tộc, khi người đàn bà Đỗ Ngọc Bích, công khai phát biểu trên hãng truyền thông quốc tế BBC, rằng: "Văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc" và đây là điều mà y thị được "học trong nhà trường" của Việt Nam trước khi sang Hoa Kỳ.

Nay, 'hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn Việt sử - nhân danh khoa học một cách trơ tráo, bịp bợm đó - đang bày tỏ sự phản đối khi Bộ Giáo Dục muốn tích hợp môn lịch sử trong một tập hợp lớn hơn. Nhưng họ hoàn toàn không hề nhắc tới một câu, về sự liên hệ của Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa phát biểu về chủ quyền Trung Quốc ở biển Đông thuộc về cổ sử và cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến bị chính họ phủ nhận, tạo hành vi tiếp tay cho sự lấn chiếm biển đảo Việt Nam của Trung Quốc. Không hề có một câu nào - ít nhất trong cái mà bài báo mô tả là "Hội Nghị Diên Hồng" về môn lịch sử. 

Có một phát biểu đáng chú ý của ông Vũ Quang Hiển:

 

"Nguy cơ lịch sử bị xuyên tạc và lợi dụng là không thể xem thường. Đây là bài toán mà Đảng, Chính phủ và toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam đều phải quan tâm", PGS Hiển nói và băn khoăn, liệu thế hệ trẻ Việt Nam mai sau có biết và tin rằng "Kẻ thù buộc ta ôm cây súng?", có còn phân biệt được đúng - sai, chính nghĩa - gian tà, xâm lược và chống xâm lược? Câu trả lời phụ thuộc rất nhiều vào thái độ ứng xử của ngành giáo dục với môn Lịch sử.

 

.

Chính họ - "hầu hết những nhà khoa học trong nước" - đã nhân danh khoa học một cách bịp bợm, xóa sổ cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, phủ nhận tổ tiên một cách trắng trợn vô liêm sỉ. đã xuyên tạc lịch sử và làm sai lệch ngay cả khái niệm "khoa học". Chính họ - "hầu hết những nhà khoa học trong nước" - là nguyên nhân của mọi sự suy thoái nền giáo dục Việt Nam hiện nay, khi chân lý bị phủ nhận.

Nếu quả thực chân lý lịch sử dân tộc được coi là : "bài toán mà Đảng, Chính phủ và toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam đều phải quan tâm"  thì cần phải có một cuộc đối thoại chính thức với sự bảo trợ của nhà nước, sòng phẳng, minh bạch, nhân danh khoa học về cội nguồn Việt sử Việt Nam trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ Nam sông Dương Tử, giữa những người tâm huyết với cội nguồn Việt sử và chân lý với "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn Việt sử truyền thống của Việt tộc.

Cá nhân tôi, sẽ cùng với những học giả quan tâm về cội nguồn Việt sử truyền thống sẵn sàng đối thoại với "hầu hết những nhà khoa học trong nước" cộng với cả "cộng đồng khoa học quốc tế" đang nhâu nhâu phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, mà thực chất là bán rẻ cội nguồn văn hóa sử truyền thống Việt cho ngoại bang, tiếp tay cho Trung Quốc ngang nhiên coi chủ quyền biển Đông thuộc về thời cổ sử.

Thưa quý vị và anh chị em quan tâm.

Tôi khẳng định một cách chắc chắn rằng:

Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương. Mà nền tảng tri thức của nền văn minh này là thuyết Âm Dương Ngũ hành, chính là thuyết thống nhất vũ trụ.

Cá nhân tôi chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình và một lần nữa xác định quyết tâm đối thoại của tôi nhằm bảo vệ chân lý về cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Và tôi cần một cuộc đối thoại quy mô, chính danh do chính nhà nước đứng ra tổ chức để xác định chân lý về cội nguồn Việt sử, chứ không phải do một đám đông những người khoác áo giáo sư tiến sĩ do Hội Sử Học Việt Nam của ông Phan Huy Lê quyết định chân lý.

Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em.

Viết xong 4g sáng 16/ 11. 2015.

Tại Sài Gòn.

 

Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

 

 

16 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tác giả sách giải thích Hai Bà Trưng đánh giặc nào

 

Sau khi bài viết 'Hai Bà Trưng đánh giặc nào' được đăng tải, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Chủ biên Sách Giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 đã gửi tới VietNamNet bài viết: "Về bài tập đọc "Hai Bà Trưng": Đừng suy diễn, nặng lời". Dưới đây là nội dung bài viết.

VietNamNet ngày 4/9/2012 có đăng bài của một bạn đọc ký tên Trần Cao Duyên chỉ trích nặng nề SGK “Tiếng Việt 3, tập hai” trong bài tập đọc Hai Bà Trưng “không hề dám nửa lời chỉ đích danh bọn xâm lược là giặc Hán (Trung Quốc)”. Vậy, sự thật như thế nào?

Chỉ cần giở thêm vài trang quyển “Tiếng Việt 3, tập hai” đã có thể thấy nhận xét của bạn Trần Cao Duyên có thật khách quan không và có đúng là tác giả SGK không dám gọi tên các loại giặc từ nước láng giềng phương Bắc ra không (thời phong kiến nước này chưa có tên gọi là Trung Quốc).

Sau bài “Hai Bà Trưng” đúng 6 trang, bài chính tả "Trần Bình Trọng" ở trang 11 mở đầu: "Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta". Đến trang 17, bài tập "Lê Lai cứu chúa" lại viết: "Giặc Minh xâm chiếm nước ta".

Cũng ở trang 17 còn có một bài tập yêu cầu học sinh nói về một vị anh hùng có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước mà các em biết, trong đó có nêu tên các danh nhân Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Lý Bí (Lý Nam Đế), Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương), Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lê Hoàn (Lê Đại Hành), Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo), Lê Lợi, Nguyễn Huệ (Quang Trung), Hồ Chí Minh. Mười hai trong mười ba vị được nhắc tên là những anh hùng trong các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược phương Bắc.

Như vậy, đâu có phải tác giả sợ, không dám hé răng gọi đến tên bọn xâm lược!

Còn bài “Hai Bà Trưng” trong SGK “Tiếng Việt 3, tập hai” chỉ là một truyện kể. Nó có tên các nhân vật lịch sử: bên ta là hai Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị, bên địch là Tô Định - không phải một kẻ vô danh tiểu tốt mà là một viên thái thú có tên trong sử sách Việt Nam, Trung Hoa. Nhưng môn Tiếng Việt không phải môn Lịch sử. Không nhất thiết lúc nào truyện kể hay thơ cũng phải kể thật đủ tên giặc nọ giặc kia, nhất là đối với học sinh lớp 3 (mới 8, 9 tuổi). Thời các con tôi học tiểu học vào những năm 80 của thế kỷ trước, SGK của các cháu vẫn trích 10 dòng thơ “Đại Nam quốc sử diễn ca” về Hai Bà Trưng làm bài tập đọc:

“Bà Trưng quê ở Châu Phong

Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên

Chị em nặng một lời nguyền

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân

Ngàn tây nổi áng phong trần

Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên

Hồng quần nhẹ bước chinh yên

Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành

Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.”

Ai cũng biết sau 10 dòng này còn 10 dòng nữa, trong đó có những dòng chỉ đích danh nhà Hán: “Uy danh động tới Bắc phương/Hán sai Mã Viện lên đường tấn công” nhưng SGK không dạy, có lẽ vì bài đã dài mà ý cũng đã đủ.

Lúc các con tôi học tiểu học, cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc vừa kết thúc, nhân dân ta vừa phải khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa phải chống chọi với bao khó khăn của thời cấm vận. Nhưng không hề có ai vì căm thù quân xâm lược mà cực đoan đến mức lên án SGK chỉ dạy cho các cháu bé có 10 dòng thơ đầu.

Các cháu còn nhỏ, đường học còn dài. Những bài học đầu tiên chỉ gieo những hạt đầu tiên. Điều chưa biết ở môn này, lớp này, đến môn khác, lớp khác sẽ được học. Ví dụ, về Hai Bà Trưng, chỉ sau 1 năm, SGK “Lịch sử và Địa lý lớp 4” sẽ dạy các cháu đầy đủ hơn: “Đầu thế kỉ I, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định nổi tiếng tham lam, tàn bạo.” Còn đối với những cháu sớm hiểu biết, không đợi đến lớp 4 được thì thầy cô, cha mẹ, ông bà hoàn toàn có thể giải thích cho các cháu, thậm chí các cháu cũng có thể chủ động tìm kiếm thông tin trên mạng hay trong sách vở về thời kỳ này.

Việc bài tập đọc Hai Bà Trưng trong sách “Tiếng Việt lớp 3” nêu hay không nêu tên nhà Hán là chuyện nhỏ. Không nên vội thêu dệt thành những chuyện sai lạc với bản chất của sự việc.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết

========================

 

Thưa ông giáo sư tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết.

Đây không phải thư ngỏ dành cho ông, mà chỉ là  phản bác một sự biện minh của của ông, về việc ông soạn sách giáo khoa liên quan đến sự kiện lịch sử Hai Bà Trưng, khiến học sinh không hiểu Hai Bà Trưng đánh giặc nào. Ông biện minh cho hành vi của ông có những luận cứ đáng chú ý sau:

 

1/ Ai cũng biết sau 10 dòng này còn 10 dòng nữa, trong đó có những dòng chỉ đích danh nhà Hán: “Uy danh động tới Bắc phương/Hán sai Mã Viện lên đường tấn công” nhưng SGK không dạy, có lẽ vì bài đã dài mà ý cũng đã đủ.

 

 

Thưa ông Nguyễn Minh Thuyết.

Ông nói là "ai cũng biết". Nhưng đây là sách ông viết để giáo dục thế hệ sau "chưa biết". Vì vậy mới cần phải dạy thế hệ sau về những sự kiện lịch sử để thể hệ tiếp nối dân tộc Việt biết về lịch sử Việt tộc. Nếu sách ông viết những điều mà "ai cũng biết" thì không cần đến phải có bằng giáo sư tiến sĩ như ông. Bởi vậy đây là sự nguy biện trắng trợn của ông. Sẽ là vô tình, nếu ông là kẻ không có khả năng tư duy logic. Nhưng sẽ là cố ý xuyên tạc lịch sử Việt Nam, nếu ông thấy ông xứng đáng là giáo sư tiến sĩ.

Ông cố tình hay vô ý cắt 10 câu sau vậy?

Thưa ông Nguyễn Minh Thuyết.

Ông biện minh:

 

2/ Nhưng môn Tiếng Việt không phải môn Lịch sử. Không nhất thiết lúc nào truyện kể hay thơ cũng phải kể thật đủ tên giặc nọ giặc kia, nhất là đối với học sinh lớp 3 (mới 8, 9 tuổi).

 

Tôi đồng ý với ông "môn Tiềng Việt thì không phải môn lịch sử". Đúng quá! Nếu vậy, tại sao ông không chọn một đoạn văn chương nổi tiếng mổ tả về một sự vật, sự việc gì đó để dạy tiếng Việt cho trẻ em, mà lại phải dẫn chứng một sự kiện trọng đại trong lịch sử Việt Nam được mô tả bằng thơ là sự kiện Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống quân xâm lược Hán vậy? Bởi vậy, bọn trẻ không biết Hai Bà Trưng đánh giặc nào là hoàn toàn có "cơ sở khoa học" và ông phải chịu trách nhiệm vì truyền bá không đầy đủ sự kiện lịch sử mà ông dẫn làm bài học. Là môn "Tiếng Việt", như ông nói thì tại sao các trang sau toàn nói về các sự kiện lịch sử. Đây - chính là phần biện minh của ông:

 

Chỉ cần giở thêm vài trang quyển “Tiếng Việt 3, tập hai” đã có thể thấy nhận xét của bạn Trần Cao Duyên có thật khách quan không và có đúng là tác giả SGK không dám gọi tên các loại giặc từ nước láng giềng phương Bắc ra không (thời phong kiến nước này chưa có tên gọi là Trung Quốc).

Sau bài “Hai Bà Trưng” đúng 6 trang, bài chính tả "Trần Bình Trọng" ở trang 11 mở đầu: "Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta". Đến trang 17, bài tập "Lê Lai cứu chúa" lại viết: "Giặc Minh xâm chiếm nước ta".

Cũng ở trang 17 còn có một bài tập yêu cầu học sinh nói về một vị anh hùng có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước mà các em biết, trong đó có nêu tên các danh nhân Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Lý Bí (Lý Nam Đế), Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương), Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lê Hoàn (Lê Đại Hành), Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo), Lê Lợi, Nguyễn Huệ (Quang Trung), Hồ Chí Minh. Mười hai trong mười ba vị được nhắc tên là những anh hùng trong các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược phương Bắc.

 

 

Đây là nội dung môn "Tiếng Việt" của ông mô tả,  mà sao nó lại đầy rẫy những sự kiện lịch sử? Hay là ông đã "tích hợp Lịch sử và Tiếng Việt?". Nếu là môn tiếng Việt thuần túy thì tôi nghĩ nền văn học nước nhà có trong lịch sử văn minh Việt, chắc không quá kém cỏi, để khiến ông không thể lấy nền văn chương Việt, dạy môn tiếng Việt cho trẻ em Việt. Nếu ông đã lấy lịch sử để mô tả tiếng Việt thì ông không thể cắt xén sự kiện lịch sử và biện minh là ông không có chủ trương dạy sử trong tiếng Việt.

Đây là một ví dụ cho sự tích hợp nội dung môn lịch sử và môn Tiếng Việt, do giáo sư tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết thực hiện. Không biết ông có tham gia "Hội Nghị Diên Hồng" của các nhà nghiên cứu lịch sử được mô tả ở trên không nhỉ? Ông có ý kiến gì về vấn đề này? Phản đối? Ủng hộ?

Ông còn nói:

3/ Các cháu còn nhỏ, đường học còn dài. Những bài học đầu tiên chỉ gieo những hạt đầu tiên. Điều chưa biết ở môn này, lớp này, đến môn khác, lớp khác sẽ được học.

 

 

Thưa ông Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết.

Có lẽ tất cả mọi người đều đồng ý và đều biết rằng sự giáo dục thì phải từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Nhưng không phương pháp giáo dục nào - từ bình dân, cho đến hàn lâm -  lại chỉ mô tả một nửa vấn đề, hoặc sự kiện để chia sẻ kiến thức trong hệ thống giáo dục cả. Ông không thể xé cái bìa cuốn vở đưa cho học sinh và bảo các cháu rằng đây là cuốn vở được. 

Phải chăng đó là phương pháp giáo dục của riêng giáo sư tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết?!

Có thể nói: đây là một sự ngụy biện trắng trợn của ông.

Ông kết luận:

 

4/ Việc bài tập đọc Hai Bà Trưng trong sách “Tiếng Việt lớp 3” nêu hay không nêu tên nhà Hán là chuyện nhỏ. Không nên vội thêu dệt thành những chuyện sai lạc với bản chất của sự việc.

 

Vâng! Cũng có thể là chuyện nhỏ đối với ông. Nhưng với chúng tôi thì không! Cũng như với một vị đại gia vài triệu, thậm chí vài chục triệu chỉ là chuyện nhỏ. Nhưng với tầng lớp bình dân thì - như báo đăng - chỉ vì 10. 000 VND, mà một người vợ đánh chồng đến chết. Tôi và tác giả bài báo "Hai Bà Trưng đánh giặc nào?" - ít nhất là có hai người Việt Nam không coi là chuyện nhỏ ông ạ.

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng về bản chất là một cuộc khởi nghĩa hưng quốc của dân tộc Việt. Mặc dù thất bại, nhưng nó chứng tỏ một truyền thống Việt tộc được kết nối với hàng ngàn năm văn hiến sử trước đó - với sử cũ ghi nhận: Hai Bà Trưng là dòng dõi vua Hùng - Việt tộc đã bị đô hộ từ khi Nam Việt thất bại trước nhà Hán. Cho nên cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chính là dấu ấn tiếp nối xác định lịch sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Đó không phải là cuộc nổi dậy của nông dân bị áp bức, khởi nghĩa chống lại nhà cầm quyền phong kiến.  Cho nên nó phải có đối tượng xâm lược ngoại tộc là "giặc Hán", thưa ông giáo sư Nguyễn Minh Thuyết.

Bởi vậy, việc ông không hề nhắc đến đối tượng xâm lược và đô hộ của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng - thì - vô tình hay cố ý, chính ông đã khiến người Hán có "cơ sở khoa học" để hiểu nhầm "Chủ quyền Trung Quốc có từ thời cổ sử ở bể Đông" đấy ông ạ. 

Bởi vậy, dù qua hơn 1000 năm Bắc Thuộc tàn khốc của Hán tộc, người Việt vẫn trân trọng gìn giữ những di sản truyền thống từ thời Hai Bà Trưng là vậy.

Tôi không có mâu thuẫn cá nhân gì với ông cả. Nên viết vài lời và thành thật khuyên ông nên nhận khuyết điểm vì chủ quan, sơ sót nên dẫn đến sai lầm không đáng có. Nếu ông có tình cờ biết đến bài viết này của tôi thì tôi cũng khuyên ông nên im lặng và nhận lỗi. Người ta sẽ nghĩ ông vô tình mắc sai lầm này.

Tôi viết bài này một cách khá bình tĩnh, nên không phân tích những vấn đề liên quan đến bối cảnh chung của những quan điểm về cổ sử Việt.

12 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quý vị và anh chị em quan tâm, hãy xem lại bức tranh minh họa dưới đây.

 

IMG_2094_zpsf120dad0.jpg

Hình trích trong cuốn sách "Lược sử nước Việt bằng tranh" - Nxb Kim Đồng 2012. Hiệu đính Dương Trung Quốc.

 

Thưa quý vị và anh chị em.

Đây chính là "cơ sở khoa học" để ông Tập Cận Bình phát biểu tại hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Trung tại Wasington và Sinhgapore: "Chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông có từ thời cổ sử". Tại sao ông ta không nói chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông có từ thời nhà Đường? Hoặc thời Hán?

Chính vì đám giẻ rách, tư duy "ở trần đóng khố", nhao nhao phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống Việt.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
5 vấn đề nảy sinh khi cưỡng duyên môn lịch sử
18/11/2015 14:00 GMT+7
 

TTO - Cuộc cưỡng duyên kỳ lạ đưa môn lịch sử vào tích hợp với các môn học khác như đề xuất của Bộ GD-ĐT tiếp tục bị chỉ trích gay gắt từ giới chuyên môn và bạn đọc yêu sử.

 

g9vuhvop-1447763305-1447828550.jpg
Sáng kiến “lớp học ngoài trời” của thầy Nguyễn Bá Tước (hiệu trưởng Trường tiểu học Long Thạnh 1, xã Long Thạnh, Phụng Hiệp, Hậu Giang) khiến môn lịch sử trở nên hào hứng hơn với học sinh - Ảnh: M.Tâm

 

Để góp thêm góc nhìn khác, Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu bài viết của ThS Trương Khắc Trà - chuyên viên Mặt trận Tổ quốc huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.

 

“Lớp trẻ lớn lên trở thành công dân mà chỉ biết lờ mờ, thậm chí là biết sai về lịch sử dân tộc, không biết cội nguồn tổ tiên, không biết những thành tựu dựng nước và giữ nước… thì làm sao có thể viết tiếp trang sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Trích GS Phan Huy Lê

 

 

Mấy ngày qua dư luận sôi sùng sục liên quan đến đề án tích hợp môn lịch sử với môn an ninh quốc phòng và đạo đức.

Chưa bàn đến đúng - sai, vì để có câu trả lời chính xác đúng hoặc sai theo lối tư duy dứt khoát kiểu Tây sẽ phải cần rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, dưới góc độ nhìn nhận của một người yêu sử, việc tích hợp sẽ sản sinh ra một số vấn đề sau: 

 

Thứ 1: Xưa nay sở dĩ các môn lịch sử, an ninh quốc phòng và đạo đức “sống được” là vì chúng có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng, điều này trong phương pháp luận nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ.

Hiển nhiên, bản thân chúng đã là những môn khoa học vì có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng, bây giờ tích hợp lại thì đối tượng và phương pháp của “siêu môn” này ghi mỏi tay vẫn chưa hết! Việc xác định đối tượng, phương pháp, nội hàm, ngoại diên của “siêu môn” này vô cùng khó khăn.

Câu hỏi ai có đủ trình độ và hiểu biết để giảng dạy “siêu môn” này khi nó phải cáng đáng cả một loạt kiến thức sử học mấy ngàn năm, một nghệ thuật quân sự an ninh quốc phòng hàng chục thế kỷ của dân tộc và thế giới, một hệ thống đạo đức học đồ sộ từ thời La Mã - Hi Lạp cổ đại?

 

Thứ 2: làm thế nào để có “siêu thầy” giảng dạy được “siêu môn” nói trên? Câu trả lời là phải có “siêu ngành”, “siêu khoa”, “siêu trường” và siêu của các loại siêu để vận hành và đào tạo ra những “siêu thầy”.

Có làm nổi không khi giáo dục đại học VN hiện nay cho ra lò quá nhiều những cử nhân, thạc sĩ mang trên mình đầy khiếm khuyết?

 

Thứ 3: việc lắp ghép có phần khiên cưỡng này sẽ vô tình bức tử luôn cả hai môn đạo đức và an ninh quốc phòng, vì không thể có môn khoa học riêng biệt (hiện đại) nào lại có đối tượng và phương pháp nghiên cứu thuộc tập hợp con của ngành kia.

Điều này giống với phương Tây hồi thế kỷ 17, khi họ nhận ra sai lầm vì coi “Triết học là khoa học của mọi khoa học”, thế giới đang có xu hướng phân tích, tách biệt các môn khoa học để xác định càng rõ đối tượng và phương pháp nghiên cứu càng tốt, trong khi ta làm ngược lại, quay ngược lịch sử.

 

Thứ 4: nếu việc lắp ghép này xảy ra sẽ tạo thành một tiền lệ, chưa nói xấu hay tốt nhưng nếu sử học, an ninh quốc phòng, đạo đức ghép được thì cũng có vô số môn có thể ghép như: văn - sử - Địa; toán - lý - hóa; hóa - sinh; sinh học - giới tính…

Nếu mọi cái đều có thể tích hợp thì như đã nói sẽ quay lại thời kỳ Trung cổ châu Âu cách đây chục thế kỷ khi mọi môn học đều được “tích” trong một môn học có tên là thần học.

 

Thứ 5: việc học sử, dạy sử đã khó và bất cập hàng chục năm qua, trong đó sự khô khan và thiếu tính chân thực đã khiến học sinh chán ngán, việc tích hợp thêm hai môn vào nó sẽ cho ra một khối lượng kiến thứ đồ sộ, học sinh có thể học nổi hay không trong thời lượng khiêm tốn.

Như vậy, liệu có phản tác dụng khi tích hợp để tăng tính hấp dẫn, bởi lẽ không một ai muốn học cái môn quá nặng về kiến thức hàn lâm".

 

Bạn có đồng ý với quan điểm của bạn đọc Trương Khắc Trà? Theo bạn, để học sinh hào hứng với môn lịch sử và trân trọng môn học này, chúng ta nên làm gì? Thân mời bạn hãy chia sẻ ý kiến, hình ảnh, clip với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gửi đến email: tto@tuoitre.com.vn. 

 

ThS TRƯƠNG KHẮC TRÀ

======================

Thưa quý vị và anh chị em.

Bài này chỉ là của một anh thạc sĩ quèn, đóng góp cái gọi là "tiếng nói quần chúng", trong cái dư luận ồn ào chỉ trích việc tích hợp môn Sử trong các môn khác. Lề trái, lề phải phương tiện truyền thông khua chiêng gõ mõ với một định hướng rất rõ: Phản đối Bộ Giáo Dục tích hợp môn sử.

Nhìn chung họ tỏ ra sự thể hiện sự gắn bó với lịch sử nước nhà việc giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ Việt Nam. Một trong những lời than não nề có phần lâm ly bi bét, được mô tả trong bài viết trên là của ông Giáo sư tiến sĩ, kiêm Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học hẳn của Pháp Quốc Phan Huy Lê, Chủ Tịch Hội sử học Việt Nam, rằng:

 

“Lớp trẻ lớn lên trở thành công dân mà chỉ biết lờ mờ, thậm chí là biết sai về lịch sử dân tộc, không biết cội nguồn tổ tiên, không biết những thành tựu dựng nước và giữ nước… thì làm sao có thể viết tiếp trang sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Trích GS Phan Huy Lê

 

 

Đây chính là nguyên nhân tôi đọc xong, muốn lên tăng xông. Và dù cho đã đưa bài viết vào topic này, nhưng phải ngưng gõ với dòng chữ: BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH. ĐỢI HẠ HỎA.

Nhưng tạm thời chưa bình luận về những lời lẽ thống thiết của con người đứng đầu Hội Sử học Việt Nam vội. Trước khi bình luận về những lời lẽ thống thiết của nhà sử học có tên tuổi này, tôi cần vài lời liên quan đến tác giả bài viết, là: Thạc sĩ Trương Khắc Trà - chuyên viên Mặt trận Tổ quốc huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.

Vì chức danh Thạc sĩ của người viết bài dẫn ở trên, khiến tôi nhớ đến một bài viết của một vị thạc sĩ văn chương - anh ta tên là Lê Nguyễn Hàm Luông. Từ năm 91, anh ta "mần" một bài thơ đăng trên báo Văn Nghệ Bến Tre, mô tả nước mắt của Mỹ Nương khóc mối tình Trương Chi là một loại nước mắt cá sấu. Một thứ tình yêu không thật, đầy giả dối của con người. Ngày ấy, bức xúc trước nhận xét sai lầm của một vị - cũng thạc sĩ văn chương này - tôi viết bài "Giọt lệ Thiên Thu" dưới dạng văn chương, mô tả sự trân trọng một di sản văn hóa truyền thống huyền vĩ Việt được tổ tiên và bao thế hệ cha anh, lưu truyền cho giống nòi Việt, qua những thăng trầm của lịch sử đến tận ngày hôm nay. Bài viết của tôi cũng được đăng trên tờ Văn Nghệ Bến Tre cùng năm. Khoảng 6 năm sau, khi tôi lên Sài Gòn, một giọng điệu quen thuộc, chê bai chuyện tình Trương Chi của nền văn học Việt thời Hùng Vương lưu truyền trong dân gian qua bao thăng trầm của Việt sử, là của ông nhạc sĩ nổi tiếng Nguyễn Văn Tý với bài Dư Âm. Ông ta công khai phát biểu trên truyền hình - thật vô tình tôi xem được - rằng: Chuyện tình Trương Chi là một câu chuyện tình đầy giả tạo mang tính giai cấp. Thật là có một sự nhận xét trùng khớp giữa hai thế hệ tiếp nối, giữa hai con người cùng chung một hoạt động nghệ thuật, ở hai không gian khác nhau, khi họ nhận xét về mối tình Trương Chi. Ngay trện diễn đàn này, với riêng ông Nguyễn Văn Tý - khi nghệ sĩ Ánh Tuyết kêu gọi giúp ông ta thoát khỏi sự khốn quẫn, tôi đã bình luận và đặt vấn đề: Mối tình đi vào huyền thoại trong nhạc phẩm Dư âm của ông nó thuộc về giai cấp nào?

Cả một truyền thống văn hóa sử Việt bị một âm mưu phá hoại. Không chỉ cội nguồn Việt sử với gần 5000 năm văn hiến, mà đến từng câu chuyện cổ tích, truyền thuyết cũng đều chung một số phận. Tất cả những di sản văn hóa truyền  thống huyền vĩ Việt như truyện Thạch Sanh thì bị coi là của Khơ Me; chuyện tình lãng mạn nổi tiếng cổ kim là "Trương Chi" thì thành nước mắt cá sấu và "mang tính gia cấp"; truyện Tấm Cám thì thành câu chuyện mô tả sự trả thù tàn ác; Truyện thánh Gióng huyền vĩ thì trở thành một motip bắt chước và ra đời vào thế kỷ thứ III sau CN (Bài của tiến sĩ Nguyễn Việt/ Đã mở topic về đề tài này).....Còn cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, trở thành một "Liên minh 15 bộ lạc, hoặc cùng lắm là một nhà nước sơ khai" với những người dân "ở trần đóng khố" và được họ mô tả như thế này:

 

IMG_2094_zpsf120dad0.jpg

Hình trích trong cuốn sách "Lược sử nước Việt bằng tranh" - Nxb Kim Đồng 2012. Hiệu đính Dương Trung Quốc.

 

Có thể nói, truyền thống văn hóa sử Việt đã bị phá hoại tan nát, nhiều mặt trong một diễn biến rất hòa bình. Không chỉ ở truyền thông trong nước, mà những truyền thông chính thống ở những siêu cường nhiều ảnh hưởng. như BBC; AFP...đều chỉ một giọng điệu phụ họa và tôn vinh những luận điểm chống lại truyền thống văn hóa sử Việt. "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn truyền thống văn hóa sử Việt đều đã đăng đàn trên BBC để bày tỏ quan điểm; Nước Pháp ít nhất đã trao huân chương Bắc Đẩu bội tinh cho 3 người gốc Việt  và phong hàm Viện sĩ cho hai người - trong đó có ông Phan Huy Lê - là những người có quan điểm phủ nhận văn hóa sử Việt. Trên BBC, người đàn bà theo học khoa tiến sĩ tại Hoa Kỳ ngạo nghễ phát biểu: "Văn hóa Việt có nguồn gốc từ văn hóa Hán", sau đó y thị ngang nhiên nói: "Đây là những điều y thị được học ở nhà trường Việt Nam".

Tất cả những điều này không phải từ mới vài tháng trước đây. Mà nó đã âm ỉ từ đầu những năm 1970 và công khai từ 1992, tức đã hơn 20 năm nay.Trong hơn 20 năm ấy, không thấy một cái gọi là "dư luận" viên nào lên tiếng bênh vực cho nền văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt, được đăng trện báo. Nhưng nay, khi môn lịch sử đứng trước chủ trương tích hợp với các môn khác của Bộ Giáo Dục thì dư luận nổ ra, ầm ầm lên tiếng phản biện. Từ Hội Sử học Việt Nam đứng đầu là ông Phan Huy Lê - giáo sư tiến sĩ Viện sĩ Viện Hàn Lâm khoa học Pháp quốc, mở ra cái gọi là "Hội Nghị Diên Hồng", tập trung hàng trăm nhà nghiên cứu lịch sử, lên tiếng phản đối, phản biện, cho đến những giáo viên của các trường tiểu học, những công chức hành chánh như tác giả thạc sĩ Trương Khắc Trà.

Một thứ dư luận có vẻ như nhiều chiều, rộng khắp với cái nhìn nhiều góc độ và cùng một giọng điệu. Nhưng tất cả những người dự cái gọi là "Hội Nghị Diên Hồng" và cả các dư luận viên này, không hề có một lời nói về cội nguồn truyền thống sử Việt bị xuyên tạc, phủ nhận. Nhưng họ đã tập hợp nhau lại trong cái mà họ lạm dụng danh từ là "Hội Nghị Diên Hồng" để làm ầm ĩ lên về việc bãi bỏ môn Sử trong chương trình giáo dục Việt Nam. Họ đã quá vội vã thể hiện thái độ trước một việc chưa hề xảy ra và hoàn toàn không có thật: Trong các bản văn của Bộ Giáo Dục chưa hề có một câu chữ nào nói về việc bãi bỏ môn Sử.

Tại sao "hầu hết những nhà  khoa học trong nước" ở trong cái gọi là "Hội Nghị Diên hồng " này, lại tỏ ra rất nhạy cảm và vội vã phản ứng với một việc chưa xảy ra thế và không có thật nhỉ? Đây là một phản ứng tự nhiên, bột phát chăng? Hay là họ đã kịp nhận thấy từ bên trong những gì có thể xảy ra, bất lợi cho quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử của họ?

Cái gọi là "hầu hết những nhà khoa học trong nước" mà đứng đầu là ông Phan Huy Lê , người nhiệt tình nhất trong việc tự cho là khoa học của việc phủ nhận cội nguồn Việt sử - đã không hề xúc động, khi chính họ xóa sổ chính môn Việt sử từ cội nguồn của nó. Nhưng chính họ lại khoác một bộ mặt giả tạo khi than van:

 

“Lớp trẻ lớn lên trở thành công dân mà chỉ biết lờ mờ, thậm chí là biết sai về lịch sử dân tộc, không biết cội nguồn tổ tiên, không biết những thành tựu dựng nước và giữ nước… thì làm sao có thể viết tiếp trang sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Trích GS Phan Huy Lê

 

 

Chính họ - "hầu hết những nhà khoa học trong nước" - mà đứng đầu là con người này : Phan Huy Lê - đã xóa bỏ Việt sử trên thực tế. Chính ông Phan huy Lê và những kẻ theo hùa với ông đã làm cho: "Lớp trẻ lớn lên trở thành công dân mà chỉ biết lờ mờ, thậm chí là biết sai về lịch sử dân tộc, không biết cội nguồn tổ tiên, không biết những thành tựu dựng nước và giữ nước… thì làm sao có thể viết tiếp trang sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

 

Chính họ, đã thay thế một nền tảng đạo đức của nền văn hiến Việt bằng một giá trị đạo đức giả làm băng hoại xã hội và con người Việt Nam.

 

Chính họ, những kẻ ngu ngục, bán rẻ cội nguồn văn hóa sử Việt, đã vô tình hay cố ý tiếp tay cho ngoại bang khi ông Tập Cận Bình lớn tiếng: "Chủ quyền Trung Quốc ở biển Đông có từ thời cổ sử".

 

Sự phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt, phải chăng họ đang chuẩn bị những bước xây dựng một nền tảng tri thức nô lệ cho một cuộc Bắc thuộc lần thứ III đối với Việt tộc?

 

Tôi khuyên các vị quan tâm một cách đích thực và có trách nhiệm đến Việt sử và nhận thấy gía trị đích thực của  Việt sử, thì hãy mở một cuộc đối thoại quy mô, công khai, minh bạch về cội nguồn Việt sử làm sáng tỏ chân lý về cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Đây mới chính là chân lý, là cội  nguồn đích thực của Việt tộc với một niềm tự hào dân tộc huyền vĩ, là sức mạnh tinh thần đích thực Việt tộc đã đưa dân tộc này, qua bao thăng trầm của Việt sử tồn tại đến hôm nay. Đó cũng chính là động lực để Việt tộc tiếp tục phát triển và tồn tại trong tương lai, góp phần vào sự phát triển của văn minh nhân loại.

 

Cảm ơn sự quan tâm của quý vị.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites