Thiên Sứ

Thưa "hầu Hết Những Nhà Khoa Học Trong Nước" Phủ Nhận Cội Nguồn Văn Hiến Sử Truyền Thống Của Việt Tộc.

1 bài viết trong chủ đề này

 

Ông Tập Cận Bình sẽ phát biểu trước Quốc hội Việt Nam

Hồng Thủy

31/10/15 08:06

(GDVN) - Ngoài việc hội đàm với các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam, ông Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu trước Quốc hội Việt Nam.

 

Tờ Thanh niên Bắc Kinh ngày 31/10 đưa tin, ông Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức Việt Nam tuần tới trên 2 cương vị Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

 

tap_can_binh_vietnam_bbc.JPG

Ông Tập Cận Bình từng thăm Việt Nam trên cương vị Phó Chủ tịch nước, ảnh: BBC.

 

Phát biểu trước Quốc hội Việt Nam 

Trong cuộc họp báo giới thiệu về chuyến thăm hôm qua do ông Lý Quân - Trợ lý Trưởng ban Liên lạc đối ngoại đảng Cộng sản Trung Quốc và ông Lưu Chấn Dân - Thứ trưởng Bộ ngoại giao đồng chủ trì, hai ông cho biết ngoài việc hội đàm với các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam, ông Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu trước Quốc hội Việt Nam.

Ông Lý Quân nhấn mạnh, giao lưu giữa hai Đảng là bộ phận quan trọng trong quan hệ Việt - Trung. Khi thăm Việt Nam, ông Tập Cận Bình sẽ có các cuộc hội đàm hội kiến với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Dự kiến hai bên sẽ trao đổi về quan hệ song phương, chính sách đối nội cũng như đối ngoại của mình, các vấn đề khu ực và quốc tế cùng quan tâm để thúc đẩy tin cậy chính trị, nâng cao trình độ hợp tác, quy hoạch triển vọng phát triển quan hệ Việt - Trung trong tương lai. Ngoài ra ông Tập Cận Bình sẽ tham dự các hoạt động giao lưu hữu nghi giữa thanh niên hai nước Việt Nam, Trung Quốc.

 

Vấn đề Biển Đông

Trả lời câu hỏi của phóng viên xoay quanh mâu thuẫn, tranh chấp trên Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ Trung - Việt, ông Lưu Chấn Dân nói:

"Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng quan trọng, luôn luôn nỗ lực giải quyết vấn đề tồn tại trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán 'song phương' một cách hòa bình, quan trọng hơn là dù trên biển có va chạm, hai bên đều luôn thông qua đàm phán hòa bình 'song phương' để giải quyết vấn đề, đó là nhận thức chung, cũng là kinh nghiệm, chúng tôi sẽ kiên trì tiếp tục thực hiện".

Tuy nhiên cần lưu ý, phát biểu của ông Lưu Chấn Dân đang cố tình chơi chữ, gài chữ 'song phương' để tuyên truyền với dư luận rằng Việt Nam đồng ý đàm phán 'tay đôi' với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Biển Đông rất rộng, có mâu thuẫn tranh chấp song phương như ở Hoàng Sa hay cửa vịnh Bắc Bộ mở rộng, có tranh chấp đa phương như ở Trường Sa và phạm vi đường lưỡi bò 9 đoạn.

Tranh chấp song phương thì có thể giải quyết qua đàm phán song phương nhưng cho đến nay phía Trung Quốc vẫn né tránh đàm phán về Hoàng Sa, không thừa nhận tranh chấp. Còn lại những tranh chấp đa phương buộc phải giải quyết thông qua cơ chế hòa bình đa phương với sự có mặt của các bên liên quan - PV.

Ông Lưu Chấn Dân nói tiếp, mười mấy năm qua Trung Quốc và Việt Nam vẫn duy trì liên hệ chặt chẽ thúc đẩy đàm phán giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua các cơ chế đàm phán của chính phủ hai nước. Năm 2011 hai bên ký kết hiệp định nguyên tắc giải quyết các vấn đề trên biển.

Năm 2013 Thủ tướng Lý Khắc Cường thăm Việt Nam, lãnh đạo hai nước tăng cường nhận thức chung, cuối năm đó tổ công tác đàm phán khai thác chung trên biển được thành lập. Mục tiêu là đàm phán hợp tác cùng khai thác ở những khu vực tranh chấp trên Biển Đông trước khi đạt được giải pháp cuối cùng giải quyết tranh chấp.

Một lần nữa ông Lưu Chấn Dân đang mập mờ đánh lận con đen về phạm vi vùng biển cùng hợp tác khai thác giữa Việt Nam - Trung Quốc trên Biển Đông. Hai bên chỉ có thể bàn đến việc tạm gác tranh chấp cùng khai thác ở cửa vịnh Bắc Bộ mở rộng, nơi hai bên chưa thể phân định được vùng chồng lấn chứ không thể nói cả Biển Đông.

Ông Dân nói gác tranh chấp, cùng khai thác ở Biển Đông có nghĩa là đang muốn lôi Việt Nam vào tròng pháp lý mặc nhiên thừa nhận những vùng biển không tranh chấp thành có tranh chấp, thừa nhận đường lưỡi bò vô lý, phi pháp và bành trướng. Chuyện đó không bao giờ xảy ra - PV.

Bản tin trên Tân Hoa Xã tường thuật cuộc họp báo này không nhắc gì đến nội dung liên quan đến Biển Đông. Tân Hoa Xã chỉ dẫn lời ông Lý Quân nói rằng: "Mặc dù thời gian chuyến thăm này ngắn, nhưng dự kiến sẽ có nhiều kết quả. Chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình sẽ mở đầu giai đoạn mới của quan hệ song phương, hai bên đã đồng ý làm việc cùng nhau về sáng kiến Một vành đai, một con đường của Trung Quốc với kế hoạch Hai vành lang, một vành đai của Việt Nam".

Bình luận về chuyến thăm này, tờ Liên Hợp xuất bản tại Đài Loan hôm nay cho rằng, đúng thời kỳ "nhạy cảm", cuối tuần tới ông Tập Cận Bình thăm chính thức Việt Nam là có ý "thăm dò hư thực" trong vấn đề Biển Đông và "đánh động" Việt Nam.

 

Hồng Thủy

 

 

Thưa "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn văn hiến sử truyền thống của Việt tộc.

Tôi công khai đặt vấn đề với các vị, rằng:

Nếu ông Tập Cận Bình đứng trước quốc hội Việt Nam và lặp lại lời phái biểu tại Hoa Kỳ, rằng: "Chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông có từ thời cổ sử" thì các vị sẽ trả lời thế nào?

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites