Posted 24 Tháng 10, 2015 Một chuyên mục riêng về bộ Linga - Yoni của Hindu giáo, vấn đền lịch sử văn hóa liên quan này cũng rất quan trọng bởi bộ đôi biểu tượng thần thánh trên luôn được an vị ở trung tâm đền tháp Chămpa. Trong phân tích cá nhân vài năm trước sau khi mới kiểm tra lại, thì biểu tượng quái "Càn" trên Linga (hình như là một trong 10 biểu tượng cát tượng của Hindo giáo) với một xác xuất cực cao đó chính là quái "Ly" (Lửa) do có hình tròn ngăn cách vạch giữa thành hai vạch ngắn. không chỉ vậy, trong thần điện Phật giáo Việt Nam, hai bên tượng Thích Ca Sơ Sinh còn có Đế Thích Indra và Phạm Thiên Brahma hộ vệ, không thấy thần Shiva trong điện thờ này và tôi chắc chắn 100% rằng: Thần Shiva không phải là thần mặt trời, và cũng không phải là thần chiến tranh Indra (không kinh sách nào nói về vấn đề này, cần phân tích thuộc tính và ý nghĩa của các thần thông qua hệ thống biểu tượng, nội dung...). Chúng ta hãy đi sâu vào vấn đề. Phạm Thiên - Đế Thích Tham khảo Internet Theo truyền thuyết Phật giáo, khi Thích Ca đản sinh, các tầng trời hào quang chiếu sáng, Phạm Thiên và Đế Thích đều xuống hộ pháp. Phạm Thiên tức là thần Brahma, đấng đầu tiên trong Thượng đế Tam thể hợp nhất (Trimuty) của Ấn Độ giáo, gồm Brahma, Vishnu, Shiva. Brahma là đấng sáng tạo ra thế giới. Theo truyền thuyết Phật giáo. Nhưng Phật giáo lại cho rằng thế giới vận động theo luật nhân quả, không phải do đấng nào sáng tạo ra cả. Brahma chỉ là vị đại thiên thần được sinh ra trước hết trong 1 chu kì thế giới này, nên tưởng rằng mình là sáng tạo thế giới, là chủ thế giới, nhưng thực ra cũng chỉ là một trong số chúng sinh, dù cao quý hơn hẳn nhưng cũng không phải vĩnh cửu, không phải Thượng đế, Brahma cũng nằm trong vòng sinh tử luân hồi, cũng chịu luật nhân quả, có sinh và cũng có diệt. Vũ trụ này có sinh rồi cũng có diệt, và Brahma cũng thế. Đế Thích tức là thần Indra, vua của các thần linh Ấn Độ giáo, vị thần làm ra mưa và sấm sét. Theo Phật giáo thì Indra cũng chỉ là một vị Thiên, vua cõi trời Đao Lợi, cũng nằm trong cõi ta bà. Phạm Thiên và Đế Thích, như vậy là hai vị Thiên cao nhất, phát tâm phù hộ Phật, bảo vệ cho giáo pháp, chứ không phải là Phật, và cũng không phải là tối cao vô thượng, thường hằng vĩnh viễn. Trong chùa, tượng Phạm Thiên và Đế Thích có thể được đặt hai bên tòa Cửu Long. Hai vị này là vua của cõi dục giới, và cõi trời, là cao nhất trong bậc Chư Thiên, nên được tạc dưới hình thức các vị vua, và là vua rất Việt Nam !!! Tượng Phạm Thiên và Đế Thích hai bên tòa Cửu Long, chùa Vĩnh Khánh Theo kinh sách nguyên thủy và hiện nay về vai trò các thần trong Tam Vị Nhất Thể: thần phá hủy Shiva, thần bảo tồn Vishnu và thần sáng tạo Brahma. Trích từ: Bắc Ấn Độ 1 Tác giả Nguyễn Xuân Quang Trong Ấn giáo (và cả phái mật tông của Phật giáo) sự kết hợp giữa hai tam giác thuận và ngược tạo ra hình ngôi sao 6 cánh này dùng làm biểu tượng cho sự hôn phối của hai nguyên lý nòng nọc, âm dương tạo ra vũ trụ. Ba đỉnh của tam giác thuận trong ngôi sao biểu tượng cho ba vị thần nam Brahma, Shiva, Vishu và ba đỉnh của tam giác nghịch biểu tượng cho ba vị thần nữ Saravasti, Shakti và Lakshmi. Đây cũng chính là Ngôi Sao David của Do Thái giáo, cũng có một nghĩa nòng nọc, âm dương giao phối. Quan niệm giao phối vũ trụ này thấy trong Jewish Kabbbala thần bí, được cho là Zivug ha Kadosh, sự hôn phối thiêng liêng giữa dương và âm của các biểu trưng của thượng đế. Như thế hình ngôi sao sáu cánh diễn tả sự giao phối giữa nòng nọc, âm dương, càn khôn, trời đất, vũ và trụ. Cả ba tôn giáo đều có cùng một biểu tượng với nghĩa lưỡng hợp nòng nọc, âm dương, sinh tạo, tạo hóa chứng tỏ Vũ Trụ giáo là tôn giáo tối cổ bao trùm tất cả các tôn giáo loài người hiện nay. Tôi ghi chú các vấn đề nảy sinh: - Do Thái giáo chỉ thờ mỗi Thượng đế thì ngôi sao tam giác trên sẽ không bao giờ có thể hiểu được Tam Vị Nhất Thể Âm Dương. - Nếu thần Shiva cầm biểu tượng chiếc đinh ba giống như một ngọn tam sơn (3 đỉnh núi) thì khả năng Ngôi sao ở trên chưa chắc chắn là có thần Shiva trong đó. - Quái Càn cũng có thể là quái Ly. - Khả năng Linga - Yoni biểu tượng cho một sự hợp nhất! thay vì phân tách ra Âm Dương, khái niệm Trời Đất chẳng hạn. - Chiếc đinh ba dựng đứng của thần Shiva khả năng chính là hướng của Linga dựng đứng lên trời, tất nhiên Linga - Yoni thể hiện sự kết hợp nam nữ rồi. Hướng linhga khả năng là trục thông thiên: Thiên - Địa - Nhân hàm ý sự hợp nhất tiểu vũ trụ vào đại vũ trụ. - Sự phân biệt ra hai thành phần tiểu vũ trụ và đại vũ trụ do đặc tính của vũ trụ là vô cùng vô tận, từ đó sẽ có hai phân lớp thần linh tượng trưng tương ứng. Đinh ba và trống hai mặt của thần Shiva Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 10, 2015 Sự phát hiện ra quẻ Càn trên Linga đã có từ trước đó vài năm rồi, tượng trưng cho thần Shiva - vị thần có vũ khí là chiếc đinh ba hướng thẳng lên trời, chiếc chĩa ba này giống như ngọn tam sơn vậy. Linga - Yoni Thần Shiva, theo đạo Hindu là thần hủy diệt, thần Vishnu là thần bảo tồn và thần Brahma là thần sáng tạo, đây là bộ Ba Vĩ Đại Trimurty trong Hindu giáo Ấn Độ, tuy nhiên cách quy ước này đang có sự sai lệch nguyên bản giữa chức năng hai vị thần Shiva và Brahma, tức thần Shiva mới là thần sáng tạo còn thần Brahma là thần hủy diệt - hay còn gọi là thần chết. Ở đây, thần Brahma có vai trò như thần chết Osiris trong Thần đạo Ai Cập cổ, thần chết Brahma tái sinh từ một bông hoa sen mọc ra từ cuống rốn của thần bảo sinh Vishnu. Thần Brahma 4 mặt Hình tượng thần Brahma tái sinh này mang ý nghĩa rất sâu xa, đó chính là tự tồn tại của linh hồn vạn vật hữu tình, sau khi thân xác chết đi thì linh hồn thoát ra khỏi nó, vẫn tồn tại cái "tôi" như đang là, chỉ có thân xác mới vô hình mà thôi, đây là tình trạng thay áo ngoài giống như con bướm ra khỏi kén vậy. Sự tồn tại của linh hồn, tất nhiên nhờ đến khái niệm "Khí" trong Lý học Đông phương, do đó thần chết Brahma được tái sinh từ "cuống rốn" của nam thần thần bảo sinh Vishnu thay vì là từ "cái bụng bầu" của nữ thần Laksmi. Đản sinh Brahma (tôi ghi chú ở đây: Phục sinh hay tái sinh thần Brahma) Quẻ Càn ghi dấu trên Linga tượng trưng cho thần Shiva cũng có sự sai lệch, Càn mang hình tượng Trời, trong vai trò chính là mặt trời, dấu hiệu của sự bảo sinh, sinh sôi, nảy nở tức phải tượng trưng cho thần Vishnu, bởi thần Vishnu là thần mặt trời, cũng là thần Indra trong Ấn giáo, có một câu luôn gắn với thần Vishnu: "Vị thần hùng mạnh nhất chỉ cần 3 sải chân là bước ngang qua bầu trời" (điều chỉnh lại). Tôi ghi chú vấn đề nảy sinh: - Yoni hình vuông hay hình tròn?. - An vị Linga- Yoni trong đền tháp Chămpa theo hướng chuẩn cửa đền, có tuân thủ một hướng gốc nào đó hay không? - Bánh tét Nam Bộ tương ứng Linga, bánh tổ tương ứng Yoni. - Đạo Hindu du nhập Chămpa khoảng thế kỷ thứ II, đã là quá muộn so với niên đại trống đồng Đông Sơn đã có mặt ở khắp nơi trong các vùng này rồi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 10, 2015 Những báu vật của Champa ở nước ngoàiThứ Bảy, 17/10/2009, 07:46 [GMT+7] Kosa là một lớp vỏ bọc bằng kim loại, thường là vàng hoặc bạc, dùng để bao bọc phần trên cùng của ngẫu tượng linga (hiện thân của thần Siva) thờ trong các tháp Chăm. Vào những dịp lễ trọng, người Chăm sẽ mở kosa để tiến hành nghi lễ tẩy rửa linga. Nghi thức này bắt nguồn từ các nghi lễ của phái Saivite, một hệ phái của Ấn Độ giáo tôn thờ thần Siva, vị thần Hủy diệt và Tái tạo. Linga-kosa với linga bằng bạc; đầu Siva bằng hợp kim vàng và bạc. Thế kỷ 8. Cao 25cm. Hiện vật của Bảo tàng Guimet. Thuật ngữ kosa xuất hiện trong sử thi Mahabharata với ý nghĩa là “vỏ bọc hoặc vật chứa một thứ quý giá”. Vật quý giá ở đây chính là các linga được thờ cúng trong các ngôi đền của Ấn Độ giáo. Các ngẫu tượng linga trong hệ phái Saivite thường được chạm khắc khuôn mặt của thần Siva, gọi là mukhalinga. Một mukhalinga có thể mang một hoặc nhiều khuôn mặt của thần Siva. Và việc dâng cúng các chiếc bao làm bằng kim loại quý như vàng và bạc để bọc bên ngoài mukhalinga là một nghĩa vụ thiêng liêng của tín đồ Saivite. Khi Ấn Độ giáo du nhập vào Champa, thần Siva được người Chăm suy tôn là “thần của các vị thần”, là “chúa tể của muôn loài”. Vào thế kỷ thứ 4, vua Bhadresvara 1 của Champa đã cho lập thánh địa Mỹ Sơn để thờ thần Siva. Văn bia bằng chữ Phạn trong thánh địa Mỹ Sơn đã tôn thần Siva là “cội rễ của nước Champa”; “đáng kính trọng hơn Brahma, Vishnu, Indra, Surya, Asura, hơn những vị Bà La Môn và hơn những Rsi, các vua chúa”. Một văn bia khác còn cho biết: “Vua (Bhadresvara 1) sau khi đã làm một kosa-isanesvara (cho thần Siva), còn làm một mukuta cho Bhadresvara và cặp kosa-mukuta này có thể sánh với hai trụ chiến thắng tồn tại trơ trơ trên thế gian này như mặt trời và mặt trăng”. Nguồn tư liệu thành văn và những hiện vật được phát hiện từ trước đến nay liên quan đến lịch sử, văn hóa và mỹ thuật Champa chứng tỏ rằng chỉ duy nhất tượng thần Siva được làm bằng vàng; chưa thấy tượng các vị thần khác được làm bằng chất liệu quý như thế. Thậm chí, trong cuốn Lịch sử Đông Nam Á của G.D. Hall còn ghi chép sự kiện thủy quân Java tấn công Champa và cướp đi một pho tượng Siva bằng vàng có kích thước lớn hơn người thật trong một ngôi đền ở Panduranga (Phan Rang). Ngoài các bi ký, những thông điệp bằng tiếng Phạn được khắc trên một số linga-kosa thể hiện đây là những món quà quan trọng nhất, quý giá nhất mà các vị vua Champa dâng lên thần Siva; đồng thời, đây còn là vật biểu thị sự kết hợp giữa thần quyền và vương quyền. Hoàng gia Champa tin tưởng rằng việc tạo nên những linga-kosa quý giá bao bọc cho các linga, thường làm bằng sa thạch, sẽ thúc đẩy khả năng bảo vệ vương quốc và hoàng gia khỏi mọi điều bất trắc.Còn theo Uttara-kanda trong sử thi Ramayana thì việc thờ phụng các linga bằng vàng sẽ bảo đảm sự thịnh vượng cho vương quốc, cũng như khả năng mở rộng lãnh thổ. John Guy suy đoán có thể người Chăm đã vận dụng tư tưởng này trong sử thi Ramayana để tạo nên những linga-kosa và dâng cúng cho thần linh; coi đó là công cụ ma thuật khiến thần Siva quan tâm hơn về khả năng mở mang bờ cõi của Champa. Linga-kosa bằng bạc. Thế kỷ 8. Cao 14cm. Hiện vật của Bảo tàng Guimet. Tôi bắt đầu quan tâm đến linga-kosa của Champa sau khi nhận được e-mail của một người bạn Đức, Thomas Ulbrich, thông báo từ ngày 13-10 đến ngày 14-11-1997, hãng đấu giá Spink ở London (Anh) sẽ tổ chức đấu giá 32 cổ vật đến từ Đông Nam Á, trong đó, có rất nhiều cổ vật Champa của Việt Nam. Thomas Ulbrich cho biết thêm: trong các cổ vật mà Spink đang rao bán, có 2 đầu tượng Siva bằng vàng và 1 đầu tượng Siva bằng đồng, đều là những bộ phận bị tách rời từ những linga-kosa của Champa và Bảo tàng Nghệ thuật Đông Á Berlin (Đức) rất muốn mua các đầu tượng này. Tuy nhiên, theo các thông tin mà tôi có được thì hiện ở Việt Nam chỉ còn giữ được 2 đầu tượng Siva bằng vàng (hoặc hợp kim vàng) có gốc gác từ những linga-kosa của Champa. Đầu tượng Siva thứ nhất được phát hiện từ đầu thế kỷ 20 tại Hương Đình (Phan Thiết, Bình Thuận), hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở Hà Nội. Đầu tượng Siva thứ hai do anh Nguyễn Văn Nông phát hiện tại Phú Long (Đại Lộc, Quảng Nam) vào năm 1997, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Quảng Nam ở Tam Kỳ. Trong khi đó, thông tin (kèm hình ảnh) từ các khảo cứu của những học giả ngoại quốc, từ các cuốn guide book về các bảo tàng nước ngoài và từ catalogue của các hãng đấu giá cổ vật ở châu Âu và châu Mỹ… cho biết hiện có ít nhất 9 linga-kosa (đa số chỉ còn phần đầu tượng Siva) đang “lưu lạc” ở hải ngoại. Đầu tượng Siva của linga-kosa. Hợp kim vàng và bạc. Thế kỷ 10. Cao 29 cm. Hãng đấu giá Spink (Anh) đã bán hiện vật này trong phiên đấu giá mùa đông năm 1997. Trong số các linga-kosa nói trên, hai linga-kosa của Bảo tàng Quốc gia về Nghệ thuật châu Á Guimet (Pháp) là những hiện vật đáng chú ý nhất. Linga-kosa thứ nhất có bao kosa làm bằng bạc, gồm hai lớp, lớp ngoài sứt gãy mất phần trên, nhưng lớp trong vẫn còn nguyên vẹn; đầu tượng Siva làm bằng vàng được gắn vào phần thân của kosa bằng các đinh tán. Hai tai tượng thần Siva có đeo hoa tai bằng vàng; trên cổ có một dải trang sức bằng vàng lá, chạm trổ công phu. Linga-kosa thứ hai làm bằng bạc, trong đó, bao kosa đã bị sứt vỡ một phần ở đỉnh, và đầu tượng Siva bị vỡ mất phần trán. Theo lời TS. Piere Baptiste, quản thủ sưu tập Đông Nam Á của Bảo tàng Guimet: “Tuy không còn nguyên vẹn, nhưng đây là linga-kosa duy nhất làm hoàn toàn bằng bạc, cả kosa lẫn đầu tượng Champa. Niên đại cũng rất sớm, từ thế kỷ 8. Vì thế, nó được Bảo tàng Guimet coi như bảo vật”. Quả như lời Piere Baptiste, nhiều bảo vật của Việt Nam đang thuộc về các bảo tàng và sưu tập tư nhân ở nước ngoài. Còn ở Việt Nam, bảo vật đã ít, lại còn cất kỹ trong kho, như trường hợp của đầu tượng Siva Hương Đình và đầu tượng Siva Phú Long, nên con dân đất Việt hiếm khi được dịp mục sở thị quốc gia chi bảo. Thực đáng buồn thay! Trần Đức Anh Sơn Tôi ghi chú vấn đề: Trên Kosa có con mắt thứ 3, khả năng đây chính là dấu hiệu đỏ trên quái "Càn". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 10, 2015 Shiva Nataraja: Huyền thoại, Tượng học và Linh nghĩa (I) Đăng bởi: Hà Thủy Nguyên 15/06/2015 Ôi Người Đấng Sáng tạo, Đấng Hủy diệt, Người sinh thành và dung dưỡng một tối hậu, Nhật vũ ánh dương tưng bừng chim muông, con trẻ Dạ vũ u minh cùng bầy tử thi bùng bùng sàn lửa Ôi Người, शिव* Shiva! Ôi Người भैरव* Bhairava đêm đen khủng khiếp Ôi Người तथा* Như thị! Ôi Người माया* Ảo hóa, Ôi Người शुन्य* Trống rỗng! Ôi Người पूर्ण* Tràn đầy Ta kính dâng ngàn hoa lên Người, Chúa tể Cõi sống; Ta kính dâng con tim ta lên Người, Chúa tể Cõi chết; Con tim ta giờ đây là sàn lửa của Người U minh đó và Ngã thể đó rụi tan trong lửa Ôi Người भैरव* Bhairava vũ điệu tro tàn Ôi Người शिव नटराज* Shiva NatarajaVũ vương giữa chốn ngàn hoa Ta quay trong vũ điệu cùng Người.(Huxley, 167) Hình tượng thần Shiva Ấn giáo nhảy múa trong vòng lửa khổng lồ giữa những biểu tượng thân thương nhất và kinh hoàng nhất của quan niệm Ấn Độ giáo về bản chất của vũ trụ. Thực ra, trong sâu thẳm của linh tượng đầy quyền năng này, chúng ta phát hiện ra một quá trình trưng cất biểu tượng của bản chất linh thức Ấn Độ giáo. Trong phần giới thiệu một văn bản khổng lồ về Ấn Độ giáo đương đại có tiêu đềKhiêu vũ cùng Shiva, Satguru Sivaya Subramuniyaswami nhận ra rằng “Chính Điệu nhảy Vũ trụ ấy đã mô tả quan điểm Ấn Độ giáo về tồn tại”, và đối với người Ấn Độ thì “Khiêu vũ cùng Shiva là tất cả những gì mà chúng ta hành động, là tất cả những gì mà chúng ta tư duy, chúng ta nói, và chúng ta cảm nhận từ lúc chào đời cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Đó chính là thần và người vĩnh hằng quấn quít trong vũ điệu thiêng” [Hinduism.co.za 1998, p.xviii]. Vì sự viện dẫn Shiva ở trên đem đến cho ta một bài học hay, nên Vũ điệu Shiva cũng được coi là ẩn dụ đầy hấp dẫn và mạnh mẽ về nguồn năng lượng ẩn chứa trong trung tâm của quá trình chuyển hóa tinh thần. Khi đề cập đến tính chất phổ biến rộng rãi của hình tượng này, David Smith đã nhận thấy trong một nghiên cứu mới đây của ông về Vũ điệu Shiva như sau: “hình tượng này không chỉ là một hình thức thần Shiva Ấn Độ giáo nổi tiếng nhất ở phương Tây”, mà “thực ra có lẽ còn là biểu tượng thị giác phổ biến nhất của Ấn Độ giáo đối với thế giới hiện đại” [Hinduism.co.za 1998, p.1]. Trong một nghiên cứu về ý nghĩa tôn giáo của vũ điệu Ấn Độ giáo cổ điển, Anne-Marie Gaston đã phổ quát hóa quan điểm này bằng cách nhận xét rằng phức hợp biểu tượng hàm chứa trong Vũ điệu Shiva “đã tạo ra được một trong những tượng học đẹp nhất thế giới” [Hinduism.co.za 1998, p.47]. Trong chuyên khảo này, tôi sẽ khai thác các khía cạnh biểu tượng phong phú từ các viễn cảnh của cả thần thoại Ấn Độ và biểu tượng học để đi tới kết luận với một số suy nghĩ cá nhân về ý nghĩa của Vũ điệu Shiva. Trước khi đào bới sâu thêm vào biểu tượng Vũ điệu Shiva, một điều rất quan trọng là phân biệt những gì liên quan đến nguồn gốc của hình tượng này và về dáng vẻ đặc biệt tạo dựng nên hình tượng. Với tư cách là một linh tượng, rõ ràng Shiva đã được thể hiện như là một vũ công thần nữ chủ yếu cho lịch sở Ấn Độ và đã được tạo dáng bằng vô số hình thế. Subramuniyaswami cho rằng “tính chất phức tạp vô cùng của Vũ điệu Shiva được thể hiện theo truyền thống thành 108 tư thế khác nhau [Hinduism.co.za 1998, xix], còn Smith thì cho rằng tính chất phong phú của các dạng thức ấy đã có từ thế kỷ 15 TCN [Hinduism.co.za 1998, p.1]. Có vẻ đã rõ là từ tất cả các diễn giải được xem xét trong bài viết này cho thấy hình dáng đặc biệt của tượng Shiva đã trở nên quá thân quen đối với chúng ta chính là biến thể đặc biệt đã ít nhiều tạo thành một hình dáng chuẩn vào khoảng thế kỷ 10 khi hàng loạt bức tượng điêu khắc bằng đồng đã được làm ra vào giai đoạn चोल** Chola** muộn. Phiên bản tượng này của Vũ điệu Shiva đầu tiên đã lôi cuốn sự chú ý của các học giả phương Tây là do tiểu luận lừng danh Vũ điệu Shiva của Ananda Coomaraswamy; vậy là mãi cho đến năm 1912 người phương Tây mới biết đến Coomaraswamy và sau đó ông lập tức trở nên nổi tiếng thế giới. Phiên bản tượng Shiva nổi tiếng nhất đang nhảy múa ấy được quy chiếu vào truyền thống Ấn Độ giáo với cái tên tiếng Phạn नटराज Nataraja có nghĩa là Vũ vương. Ở tượng này Shiva được tạo tác với 4 tay, đang múa trong một vòng lửa, với chân phải nâng lên và hơi vuông góc đưa ra phía trước, còn bàn chân trái đặt vững chắc trên cơ thể của một tiểu quỷ hoặc người lùn nằm phủ phục bên dưới. Hai bàn tay phía trên đều cầm một linh tượng đặc biệt, trong khi hai bàn tay phía dưới thể hiện các phép मुद्रा mudra ấn quyết. Bên cạnh đó cũng cần phải lưu ý rằng chí ít cũng có một sự khác biệt nào đó về ý kiến của các học giả liên quan đến các hình tượng Vũ vương Shiva có thể phản ánh vai trò của Shiva với tư cách là नटराज Nataraja Vũ vương. Smith kết luận rằng chỉ có phiên bản bốn tay với chân phải hơi vuông góc đưa ra phía trước là thể hiện शिवनटराज Shiva Nataraja, trong khi đó Gaston lại coi tất cả các hình tượng Shiva đang múa là नटराज Nataraja Vũ vương. Trong tiểu luận này tôi chỉ coi hình tượng Shiva đang múa nào có bốn tay mới là शिव नटराज Shiva Nataraja, vừa bởi vì hình tượng đó đã được thừa nhận rộng rãi, và còn vì đó là phiên bản duy nhất được tất cả các học giả thừa nhận là शिव नटराज Shiva Nataraja Vũ vương. Rất thú vị là trong khi शिव नटराज Shiva Nataraja chắc chắn là hình tượng của Vũ vương Shiva thân thuộc nhất đối với người phương Tây và đối với các nhà lịch sở nghệ thuật thế giới thì Gaston lại lưu ý rằng “thực ra đó không phải là hình tượng phổ biến nhất, khi nó ít nhiều được giới hạn ở Nam Ấn Độ” và ngay cả ở Nam Ấn Độ thì cũng vẫn có thể thấy các hình tượng Shiva được thể hiện bằng hàng loạt tư thế múa [Hinduism.co.za 1998, p.47]. Tuy nhiên, trong khi chỉ ra rằng tục thờ cúng शिवनटराज Shiva Nataraja ngày nay phổ biến rộng rãi tại Nam Ấn Độ, bà cũng thận trọng lưu ý rằng khái niệm Vũ vương Shiva “về cơ bản với tư cách là một vị thần Nam Ấn thì rõ ràng là chưa phát hiện thấy, vì các tượng Shiva trong tư thế múa có nguồn gốc từ mọi nơi trên tiểu lục địa Ấn Độ, bao gồm cả Kashmir và vùng Himalaya”[Hinduism.co.za 1998, p.56]. Smith khẳng định quan điểm này bằng một ghi chú là cho dù đền thờ Shiva chỉ dùng để thờ cúng शिव नटराज Shiva Nataraja đặt ởChidambaram thuộc Tamilnadu, thì “toàn bộ các đền thờ Shiva khác đều có điện thờनटराज Nataraja, hoặc chí ít thì cũng có một bức tượng नटराज Nataraja, bên cạnh điện thờ लिङ्गं* linga [Hinduism.co.za 1998, p.1]. Cùng với câu hỏi về tư thế nào của Shiva thể hiện đó đích thực là शिव नटराज Shiva Nataraja còn có những tranh luận của các học giả liên quan đến bản chất của điệu múa thiêng của riêng शिव नटराज Shiva Nataraja. Thông thường các học giả cho rằng Shiva biểu diễn vũ điệu có tên là आनन्द ताण्डव* Ananda Tāndava Lạc vũ – Vũ điệu Lạc thú*. Trong đó ताण्डव* tāndava nghĩa đen là nộ vũ*, còn आनन्द* anandacó nghĩa là khoái lạc, hai từ này kết hợp với nhau thực sự hàm nghĩa một nghịch vũ bắt đầu bằng cuồng nộ và sau đó chuyển hóa thành trạng thái khoái lạc[Hinduism.co.za 1998, p.240]. Cách cắt nghĩa tên gọi Vũ điệu नटराज Nataraja giúp diễn giải xác quyết của Smith cho rằng hình tượng Vũ vương Nataraja tích hợp các thuộc tính của hai vai trò đối lập của Shiva trong truyền thống Ấn Độ giáo, vai trò của भिक्षाटन* Bhiksatana hành khất và của भैरव* Bhairava nỗi khiếp sợ [Hinduism.co.za 1998, p.186]. Shiva với tư cách là một भिक्षाटन* Bhiksatana là một kẻ hành khất đẹp mã lang thang, quyến rũ các bà vợ của ऋषि rishis các nhà tiên tri xấu xa, trong khi đó भैरव* Bhairava lại là Shiva đội lốt kẻ hủy hoại kinh hoàng và là chúa tể của miền đất cháy. Trong công trình nghiên cứu Shiva: The Erotic Ascetic – Shiva: Khổ hạnh Đa tình, Wendy Doniger O’Flaherty đã đồng ý với cách nhìn này về नटराज Nataraja khi nhận thấy rằng Vũ điệu của Nataraja tích hợp cả thuộc tính lưỡng thế काम* kama đa tình lẫn तपस्*tapas khổ hạnh [Hinduism.co.za 1998, p.17]. Cần phải lưu ý rằng Coomarswamy không chia sẻ quan điểm này; ông không coi vai trò của शिव नटराज Shiva Natarajalà ताण्डव* tāndava nộ vũ*, và cũng không phải là vai trò của भैरव* Bhairava nỗi khiếp sợ [Hinduism.co.za 1998, p.57]. Tuy nhiên khi trả lời phản đối của Coomarswamy về các thuộc tính hủy hoại và đe dọa của नटराज Nataraja, Gaston kết luận trong phân tích chi tiết của bà về vũ điệu cổ điển Ấn Độ giáo như sau: về cơ bản आनन्द ताण्डव* Ananda Tāndava Lạc vũ* “ẩn trong tất cả các trường hợp khác về vũ điệu Shiva, mặc dù bản thân các huyền thoại và những đặc điểm của chúng về tượng học không phải luôn thể hiện vũ điệu đó” [Hinduism.co.za 1998, p.4]. Bỏ qua các chi tiết tượng học và huyền thoại, địa lý và lịch sử cụ thể, tất nhiên luôn gắn liền với शिव नटराज Shiva Nataraja thì bất kỳ sự suy ngẫm nào về Vũ vương Shiva cũng đi kèm với nó vô số liên tưởng gắn liền với vũ điệu như một phép ẩn dụ tinh thần. “Hơn bất cứ một thần linh nào khác”, Gaston ghi nhận, “vù điệu gắn liền với huyền thoại của Shiva, tạo hình trong thuộc tính cao quý của nó một ẩn dụ về chu kỳ sáng tạo và hủy diệt cũng như từng chu kỳ sinh thành và tái sinh của vũ trụ”[Hinduism.co.za 1998, p.4]. Mức độ tích hợp của vũ điệu vào hình tượng नटराजNataraja được Subramuniyaswami nêu bật thông qua quan sát cho rằng “người ta không thể chia tách vũ công khỏi vũ điệu, cũng hệt như người ta không thể chia tách Thượng đế khỏi thế giới hoặc khỏi chính chúng ta” [Hinduism.co.za 1998, p. xviv]. Đào sâu thêm vào quan niệm về vũ điệu như là phép ẩn dụ tinh thần, người ta phát hiện ra rằng các ý tưởng về nhịp điệu và vận động thể hiện tầm quan trọng mang tính tượng trưng, với nhịp điệu phản ánh mô thức năng lượng ban sơ của vũ trụ. Coomarswamy đã nói về mối quan hệ của nhịp điệu với các vũ điệu linh thánh khi ông viết “ý niệm căn cội ẩn sau tất cả các vũ điệu này ít nhiều đều là một và chỉ có một, sự biểu thị năng lượng nhịp điệu ban sơ” [Hinduism.co.za 1998, p.56]. Tương tự như vậy, Subramuniyaswami đã nêu bật mối quan hệ giữa vận động và vũ điệu linh thánh bằng quan sát sau: “về mặt bí truyền, vận động là hành vi ban sơ nhất của tồn tại. Không có hành vi đơn giản đó thì sẽ không có vũ trụ…Ánh sáng là vận động. Tư duy là vận động. Nguyên tử là vận động. Cuộc sống là vận động” [Hinduism.co.za 1998, p.xviv]. Ngoại trừ truyền thống lâu đời của văn hóa Ấn Độ về việc gắn liền hành động nhảy múa với tiến hóa tinh thần thì vẫn còn một số lớn ví dụ khác về vũ hành thể hiện vai trò nội tại trong các thực tiễn tinh thần trải từ các cuồng vũ của giới Hồi mật Sufi đến hành vũ cộng đồng của Hội bằng hữu Công giáo Shakers. Quay trở về với các cội nguồn vũ hành với tư cách là một hoạt động linh thiêng, Zimmer nhận ra rằng “nhảy múa là một loại hình ma thuật cổ đại”. Ông tiếp tục lý giải nguồn năng lượng trong căn cội của vũ điệu linh thiêng bằng một nhận xét là thông qua sự vận động của vũ điệu, vũ nhân “bắt đầu khuyếch trương thành một hữu thể được phú bẩm các nguồn năng lượng siêu thường. Nhân cách của anh ta được chuyển hóa. Giống như Yoga, vũ điệu gây ra trạng thái mê ly, xuất thần, trải nghiệm cảm giác linh thánh, hiện thực hóa bản chất tâm linh cá nhân, và cuối cùng xuất hiện thành bản chất linh thánh” [Hinduism.co.za 1998, p.151]. _______________________________ Hà Hữu Nga Nguồn bài: http://kattigara-echo.blogspot.com/2012/11/shiva-nataraja-huyen-thoai-tuong-hoc-va.html Nguồn: Shiva Nataraja: A Study in Myth, Iconography, and the Meaning of a Sacred Symbol. Chú thích của người dịch: *Các từ có đánh dấu sao [*] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm dịch sang tiếng Phạn và tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định nghĩa của từ mà thôi. **Chola là một triều đại của người Tamil, cai trị dài nhất tại Nam Ấn Độ, theo bi ký, triều đại này bắt đầu từ thế kỷ III TCN do vua Asoka của đế chế Maurya để lại và mở rộng trên lãnh thổ, kéo dài đến thế kỷ XIII SCN. Tài liệu dẫn Hinduism.co.za 1998. Biodance: Nataraj: The Dance of Shiva. In Understanding Hinduism, World Wide Web site. 28. Dec. 1998. Campbell, Joseph 1988. The Power of Myth. With Bill Moyers. New York, Doubleday, 1988. Campbell, Joseph 1996. The Mythic Image. (1974) New York: MJF Books, 1996. Chopra, Deepak 1995. Body, Mind & Soul: The Mystery and Magic. Videocassette. PBS Video, 1995. Coomerasamy, Ananda K. 1924 (1979, 1985). The Dance of Siva: Essays on Indian Art and Culture. New York: Dover, 1985.Dooling, D. M. Lord of the Dance. Parabola4.2 (1979): 66-7. Gaston, Anne-Marie 1982, 1990. Siva in Dance Myth and Iconography. Delhi: Oxford UP, 1982. Kirk, James A. 1988. Shiva Nataraja. In Parabola 13.1 (1988): 105-7. O’Flaherty, Wendy Doniger 1973. Siva: The Erotic Ascetic. Oxford: Oxford UP, 1973. Huxley, Aldous 1962. Island. New York: Perennial Library, 1989.Smith, David. The Dance of Siva: Religion, Art, and Poetry in South India. Cambridge Studies in Religious Traditions, no. 7. Cambridge: Cambridge UP, 1996. Subramuniyaswami, Satguru Sivaya 1997. Dancing with Siva: Hinduism’s Contemporary Catechism. 5th ed. Kapaa, HI: Himalayan Academy. Zimmer, Heinrich 1946, 1972. Myths and Symbols in Indian Art and Civilization. Bollingen Series VI. Princeton: Princeton UP, 1972. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 10, 2015 Vũ điệu Tandava trong điêu khắc ChampaCủa CHAMPA AND ME · Cập nhật hơn một năm trước · Chụp tại Campapura 1. Vũ điệu Tandava Theo "Mối quan hệ giữa tôn giáo và văn học Ấn Độ, Nhật Bản" của tác giả Mai Liên: "Điệu Tandava: điệu nhảy vũ trụ, điệu múa chiến thắng, chân phải dẫm lên người lùn Asura,cổ quàng 1 con rắn. Trên đầu có một vòng lửa đang tỏa sáng. Bức tranh minh họa thần thoại nổi tiếng, ca ngợi chiến công của thần Shiva trước các thế lực: rắn là tri thức nội tại, người lùn là thói xấu, ngọn lửa là ánh sáng xua đi vô minh... Shiva là thủy tổ nghề múa." (1) Theo thethaonghean.com "Tandava là một điệu nhảy tâm linh, đã có cách đây 7.000 năm, do nhà yogi vĩ đại An Độ là Shiva đưa vào tập luyện. Ngài cũng được gọi là Nataraj - (Vua Khiêu Vũ). Từ ngữ Tandava bắt nguồn từ tiếng Phạn, “tandu” nghĩa là “nhảy”. Tandava là “bước nhảy căn bản”, “bước nhảy nguyên thủy” của tất cả các loại khiêu vũ Phương Đông. Khiêu vũ được thực hiện bằng cách nhảy thật mạnh từ chân này sang chân kia, đầu gối của chân giở lên đúng chéo một trong ba điểm chọn lựa là: rốn, tim hoặc cổ. Nhảy 2 lần mỗi ngày vào lúc chấm dứt ngồi thiền hay tập asanas trong vòng 5 phút. Tandava tượng trưng cho sự chiến đấu giữa các lực, Sự Sống và Cái Chết. Theo đó, các cánh tay dang ra cầm các biểu tượng truyền thống liên hệ đến mỗi bên: trong tay mặt (tượng trưng cho sức sống của trí cẩn mật và nhạy bén) một con dao, thanh kiếm, hoặc giáo chĩa ba. Và trong tay trái (tượng trưng cho nỗi kinh sợ cái chết) một con rắn, đầu lâu hay ngọn lửa. Tandava phát triển tâm và trí của người chiến binh tâm linh chân chính, có quyết tâm cứng rắn chống lại và chiến thắng tất cả các hình thức sợ sệt, ngay cả với cái chết." (2) Theo "Thần thoại Ấn Độ" của Windy Doniger óflaherty " Chúng ta còn nhớ Shiva đã múa vũ điệu Tandava, tượng trưng cho sự vận hành của vũ trụ tại hí viện Thiên Đàng của thần sét Indra. Khi nhảy múa như vậy, Shiva đã cho phát ra năm cung điệu căn bản. Khi vợ Shiva là nàng Pârvatĩ cất tiếng hát thì có thêm một cung điệu thứ sáu. Sự kết hợp giữa Shiva và Pârvatĩ biểu thị sự kết hợp giữa Chất và Năng chuyển hóa thành các âm điệu và cung bậc. Các cung điệu có liên hệ với toàn thể vũ trụ vì mỗi cung âm có một giá trị riêng biểu thị cho một hệ thống tinh thể, và toàn thể hệ thống tinh thể chính là nguồn gốc các âm thanh phát ra trong vũ trụ" Theo "The Dance of Shiva", in Ananda K. Coomaraswamy, The Dance of Shiva: Fourteen Indian Essays, rev. ed. (New York: NoondayPress, 1957), 66-78." (4) "Tāṇḍava (ताण्डव) or Tāṇḍava nṛtya (ताण्डव नृत्य) is a divine dance performed by the Hindu god Shiva. Shiva's Tandava is described as a vigorous dance that is the source of the cycle of creation, preservation and dissolution. While the Rudra Tandava depicts his violent nature, first as the creator and later as the destroyer of the universe, even of death itself; the Ananda Tandava depicts him as enjoying. Shiva as Nataraja (lit. "Lord of dance") is considered the supreme lord of dance Tóm lại: Tựu trung có thể hiểu vũ điệu Tandava trong một ý giản lược như sau: - Vũ điệu Tandava là vũ điệu sáng tạo và hủy diệt của thần Shiva. Vũ điệu nhấn mạnh yếu tố cách mạng, cái mới, cái phát triển thông qua sự hủy diệt để sáng tạo của thần Shiva. - Vũ điệu Tandava là một vũ điệu tâm linh mang tính chất ma thuật (5). Thể hiện quyền năng tối cao của thần Siva thông qua điệu múa thiêng. - Nguồn gốc của vũ điệu Tandava bắt nguồn từ câu chuyện trong thần thoại Ấn Độ: "Người ta nói rằng trước khi Vũ Trụ sanh thành, mọi sự còn ở trong trạng thái hỗn nguyên, thì Shiva nhảy múa, đánh cái trống nhỏ, tạo nên tiếng AUM làm rung động cái Nguyên Khí vô phân biệt kia, như hòn sỏi ném xuống mặt hồ. Từ đó nảy sinh một điểm, rồi từ một điểm nổi lên những gợn sóng quanh điểm ấy, và vạn pháp sanh thành. Mỗi sự mỗi vật, mỗi người chúng ta, chẳng qua chỉ là những gợn sóng trên mặt một đại dương duy nhất, khởi sinh từ một niệm, một rung động của phân biệt trí. Shiva là vị Thần của nội tâm, nơi không có Quân Vương, không có Anh Hùng, không có Đạo Sĩ, không có giai cấp, không có giàu sang hay nghèo hèn, nơi mà sự nhảy múa quay cuồng không ngừng nghỉ tạo nên những gợn sóng cấu thành vũ trụ, vũ trụ nội tâm, cái vũ trụ duy nhất mà chúng ta có thể biết được. Con mắt thứ ba của Shiva chiếu vào vũ trụ ấy, tiêu diệt tất cả, đem tất cả vào tĩnh lặng, trong sự giác ngộ Tính Không của vạn pháp. Năng lực hoại diệt của Shiva cũng là khả năng diệt Ngã, phá chấp, loại trừ vô minh"(6). Đây là sự sáng tạo của Shiva. Và sau cái chết của Sati vũ điệu Tandava đã hủy diệt vũ trụ "Shiva đau khổ điên cuồng, ôm xác Sati nhảy múa dẫm nát thế giới, làm vũ trụ rung chuyển, Trời Đất náo động."(6) 2. Vũ điệu Tandava trong điêu khắc Champa Vũ điệu Tandava - sáng tạo và hủy diệt vũ trụ - là hình tượng nổi tiếng nhất cuả thần Shiva. Cũng theo Từ vựng lịch sử văn hóa Champa của Trần Kỳ Phương thì "Hình tượng thần Siva múa điệu Tandava rất phổ biến trong nghệ thuật Champa."(7) Dưới đây là hình ảnh vũ điệu Tandava trong điêu khắc Champa từ các hiện vật được bảo quản tại các di tích Champa như thánh địa Mỹ Sơn, bảo tàng điêu khắc Champa Đà Nẵng, bảo tàng Bình Định, bảo tàng lịch sử Quốc gia... C&Mtổng hợp (1): tr 15 ""Mối quan hệ giữa tôn giáo và văn học Ấn Độ, Nhật Bản" của tác giả Mai Liênhttp://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-moi-quan-he-giua-ton-giao-va-van-hoc-an-do-nhat-ban-40252/ (2): Các bài tập cơ bản của Yogahttp://thethaonghean.com/news/yoga/Cac-bai-tap-co-ban-cua-Yoga-29/http://yogavn.blogspot.com/2011/11/ieu-nhay-tandava-va-ieu-mua-kaoshikii.html (3): "Thần thoại Ấn Độ" của Windy Doniger óflahertyhttp://sach.tailieu.vn/xem-sach/than-thoai-an-do.14404.htmlhttp://www.wattpad.com/792052-thần-thoại-ấn-độ?p=14#!p=12 (4) "The Dance of Shiva", in Ananda K. Coomaraswamy, The Dance of Shiva: Fourteen Indian Essays, rev. ed. (New York: NoondayPress, 1957), 66-78.http://www.sscnet.ucla.edu/southasia/Religions/Avatars/Natar.htmlhttp://en.wikipedia.org/wiki/Tandavahttp://vi.wikipedia.org/wiki/Shiva (5): शिव नटराज Shiva Nataraja: Huyền thoại, Tượng học và Linh nghĩa (I)http://kattigara-echo.blogspot.com/2012/11/shiva-nataraja-huyen-thoai-tuong-hoc-va.html (6): VÀI NÉT VỀ HUYỀN THOẠI ẤN ĐỘhttp://nguyen.hoai.van.pagesperso-orange.fr/Huyen-thoai-An-Do.htmShiva, ý nghĩa của phá hủy và ý hướng sáng tạohttp://inrasara.com/2009/01/24/shiva-y-nghia-của-pha-hủy-va-y-hướng-sang-tạo/ (7): TỪ VỰNG LỊCH SỬ VĂN HOÁ CHAMPAhttp://www.covathue.com/cac%20bai%20viet/ABZChampa.html Xem thêm: "Và ở Mỹ Sơn C1 và A`1 ta thấy thần Siva đang múa vũ điệu Tandava thần thánh, cùng với sự có mặt của rắn Naga trên tay thần, của Parvati (vợ thần), Skanda, ganesa (con thần)… cho biết vũ điệu Tandava mà vị vua vũ đạo đang múa là điệu múa tượng trưng cho sự sáng tạo. Theo thần thoại Ấn Độ, trong vũ điệu tandava này, Siva là hiện thân cho cội nguồn muôn loài, điệu múa của thần là khởi dầu cho sự chuyển động, lời của thần hát là tất cả của mọi âm thanh của thế giới. Bằng vũ điệu của mình, Siva đã sáng tạo ra thế giới, tiêu diệt điều ác và sự mê muội, giải thoát linh hồn của những người chết khỏi sự lừa dối của những cảm xúc và ảo ảnh trần tục. Ngoài ra, 2 lá nhĩ Mỹ Sơn C1 và A`1 rất gần với phong cách cũng như hình tượng Siva múa ở Badami và Elora của Ấn Độ, người đệm nhạc cho Siva múa ở hai bức phù điêu này là thiên nhân Bhangi gày gò đang đánh trống." Tôi ghi chú các vấn đề: - Shiva nhảy múa cũng thường tạc trên lá đề, các thần cũng khác tương tự. - Shiva nhảy múa "trong" vòng lửa vận động của vũ trụ. - Chân đạp lên một con quỷ, phương tăm tối, phương bắc, lạnh lẽo... - Thông thường trong điệu múa 4 tay (Tứ Tượng!), hai chân (Âm Dương!), tay cầm trống, cầm ngọn lửa... - Theo nhận định phổ biến: Shiva đã sáng tạo ra thế giới, tuy nhiên thần thoại Ấn Độ viết rằng vị thần nguyên thủy ban đầu không phải là Shiva. - Shiva vừa kết hợp giữa Linga - Yoni lại vừa nhảy trong điệu múa vũ trụ lửa, mối quan hệ ý nghĩa là? - Shiva và Indra là hai vị thần khác nhau. - Thần lửa bếp gia đình của Ấn Độ có tên là Agni. - Thần gió hùng mạnh có tên là Vayu. - Thần chết là Yama con trâu. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 10, 2015 Cần nhìn lịch sử Champa một cách toàn vẹn hơnby Kaka Ngày 13 tháng 5/2015 tại Đại sứ quán Thụy sĩ ở Hà nội có diễn ra một cuộc hội thảo về văn hóa và lịch sử Champa do nhà thơ Inrasara trình bày. Kết thúc buổi hội thảo nhà thơ dành cho Kính Hòa buổi phỏng vấn sau đây. Đầu tiên ông nói về buổi hội thảo. Nhà thơ Inrasara: Có thể nói là buổi nói chuyện thành công. Thứ nhất là lượng người tham dự, phòng họp nhỏ chỉ khoảng 60 người hết chổ, có người phải đứng bên ngoài. Thứ hai là đề tài hấp dẫn đối với các nhà văn, nhà báo, những vị đại sứ, những nhà trí thức ở Hà nội, về những điều mới, những điều chưa biết. Thứ ba nữa là những câu hỏi người ta đặt ra rất trí tuệ. Kính Hòa: Những điều mà nhà thơ nói là chưa được biết là những điều gì ạ? Nhà thơ Inrasara: Tôi đặt tên cho buổi nói chuyện là: “Người Chăm đóng góp gì vào nền văn hóa đa dân tộc Việt nam?” Đó là đề tài mà ít được sách báo nhắc đến, nhất là sách báo chính thống. Ví dụ như nền hải sử của Champa đã đóng góp, bổ khuyết vào lịch sử Việt nam. Hoặc là văn hóa biển của Champa nó làm cho văn hóa Việt nam đầy tràn. Hoặc là văn học của Chăm cũng vậy, nó có nhiều điều mà văn học Việt nam không có. Ngoài ra còn các đặc trưng văn hóa khác như giếng Chăm hình vuông, gốm Chăm, ngôn ngữ, thổ cẩm, đương nhiên không thể không nhắc tới các đền tháp, các lễ hội và điệu múa, đóng góp vào nền văn hóa đa dân tộc Việt nam. Kính Hòa: Theo chiều hướng đó thì nhà thơ có thấy rằng việc học lịch sử Chăm, đặc biệt là lịch sử biển của dân tộc Chăm ở Việt nam hiện nay là chưa đầy đủ không ạ? Nhà thơ Inrasara: Đúng rồi, lịch sử chính thống ở Việt nam chưa nhắc nhiều về người Chăm. Chưa in sách nhiều về lịch sử Chăm, nhất là nền hải sử của Champa xưa cũ. Người Chăm đi biển sớm và đi xa, trong khi người Việt chưa có truyền thống viễn dương. Cho nên điều đó rất là cần thiết đối với lịch sử Việt nam. Nhưng mà theo tôi biết thì những trí thức lớn, những chuyên gia cũng chưa nhận diện được hết sự đóng góp của nền hải sử Champa đóng góp vào sự toàn vẹn của lịch sử Việt nam. Đó là một điều đáng tiếc. Kính Hòa: Cũng có ý kiến cho rằng là thế hệ trẻ Việt nam hiện nay nên học ngoài các triều đại ở Thăng Long cũng nên học về các triều đại ở Đồng Dương, Bình định… Nhà thơ Inrasara: Cái đó là hoàn toàn đúng vì nước Việt nam ngày nay được hình thành từ hai Vương quốc cổ là Đại Việt và Champa, và một phần Thủy Chân lạp. Và mỗi Vương quốc có một nền văn minh riêng, chính điều đó làm cho nền văn minh của Việt nam nó giàu sang hơn. Cho nên nếu học lịch sử Việt nam mà chỉ học các triều đại ở đồng bằng Bắc bộ, của Đại Việt, thì nó không đầy đủ và nó thiếu sót rất lớn. Bởi vậy, sinh viên Việt nam sẽ hỏi là nước Việt nam hiện hình chữ S đầy như vậy, từ đâu ra? Thì giáo sư sẽ trả lời như thế nào? Nếu mà trong sách giáo khoa, trong giáo trình không có những triều đại ở miền Trung như Đồng Dương, Vijaya, hoặc các triều đại ở miền Nam, thì nền sử học đó thiếu sót rất là lớn. Và nó tạo một lỗ hổng về sự nhận diện của thực tại Việt nam hôm nay. Kính Hòa: Thế thì cái gì trở ngại làm cho chương trình sử Việt nam chưa bao gồm các triều đại Champa hay Chân Lạp? Nhà thơ Inrasara: Thứ nhất, quan trọng nhất là người ta sợ sự thật. Đó là một điều rất quan trọng. Tại sao lại sợ sự thật lịch sử? Lịch sử đã qua rồi, và khi Việt nam bây giờ tạo thành một đất nước thống nhất như thế này, thì chúng ta học quá khứ để có thể nhận diện được thực tại hôm nay nó chính xác hơn và nó toàn vẹn hơn. Đó là tâm lý sợ hãi, một sự sợ hãi hoàn toàn không cần thiết. Nếu chúng ta giấu đi sự thật lịch sử, đừng nói là sự thật hôm nay, mà là sự thật hôm qua, mà chúng ta giấu đi, thì chỉ thiệt hại cho chúng ta. Chẳng những chúng ta không nhận diện được sự thật toàn vẹn mà chúng ta còn lừa dối thế hệ trẻ, theo tôi đó là điều đáng tiếc. Kính Hòa: Vài ngày tới đây tại California sẽ diễn ra một cuộc hội thảo về cộng đồng Champa trên toàn thế giới, trong đó có rất nhiều bạn trẻ. Với tư cách một thành viên của cộng đồng Champa trong nước, nhà thơ nhận xét như thế nào về sự phát triển và sức sống của cộng đồng Cham trên toàn thế giới? Nhà thơ Inrasara: Cộng đồng người Chăm lưu vong là có suốt trong quá trình lịch sử, đi rất xa. Người Chăm có sống ở Hải nam bên Trung quốc, ở Thái Lan, Campuchia, Mã Lai, và sau 75 thì còn sống ở Mỹ và các quốc gia Tây phương, Người Chăm vẫn nhớ về cội nguồn, vẫn tổ chức được đại hội toàn thế giới thì đó là một điều đáng mừng. Tôi có theo dõi nhiều đại hội khác nhau, mặc dầu ở những đại hội trước có nhiều trục trặc không nên, nhưng điều mà người Chăm vẫn nhớ về nhau, để đoàn kết, để tạo thành một đại hội, hướng về nơi mà họ từng ra đi thì đó là điều rất vui sướng đối với tôi. Kính Hòa: cám ơn nhà thơ đã giành cho chúng tôi thời gian tực hiện cuộc phỏng vấn này. "Nước Việt nam ngày nay được hình thành từ hai Vương quốc cổ là Đại Việt và Champa, và một phần Thủy Chân lạp. Và mỗi Vương quốc có một nền văn minh riêng, chính điều đó làm cho nền văn minh của Việt nam nó giàu sang hơn Nếu chúng ta giấu đi sự thật lịch sử, đừng nói là sự thật hôm nay, mà là sự thật hôm qua, mà chúng ta giấu đi, thì chỉ thiệt hại cho chúng ta. Chẳng những chúng ta không nhận diện được sự thật toàn vẹn mà chúng ta còn lừa dối thế hệ trẻ, theo tôi đó là điều đáng tiếc" Nhà thơ Inrasara Từ Quảng Bình trở vào Phan Rang, Phan Rí thì người Việt vùng này có 50% máu Chămpa và 50% máu Việt chứ gì nữa, hay còn gọi là Việt - Chăm. Chămpa là một trong 15 bộ của nước Văn Lang cổ đại, chứ không phải "Hồ Tôn" như sử sách đã ghi nhận, Phan Huy Chú đã nghi ngờ vấn đề này rồi. Bài ngoài chủ đề! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 10, 2015 Vấn đề Hoangnt đặt ra rất hay. Tuy nhiên HTH muốn làm rõ vài điều 1. Trong những bài trên, bài nào là của bạn viết. HTH muốn hiểu cách nhìn nhận của bạn về vấn đề này 2. Champa vốn dĩ không phải là nơi cội nguồn của Hindu giáo mà là Ấn độ. Xưa kia, vào khoảng thế kỷ 9-11 là thời gian mà HINDU giáo ảnh hưởng rất mạnh tới vương quốc Khmer và Champa, do đó ít nhiểu gì HTH cho rằng nghiêu cứu phải từ gốc rễ tức là từ văn hoá Ấn độ. Nếu chúng ta nghiên cứu về các vị thần và Hindu giáo thông qua văn hoá Champa thì HTH cho là sai lầm vì chúng ta nghiên cứu phần ngọn. Văn hoá Champa hiện tại ở VIetnam bị ảnh hưởng khá nhiều nền văn hoá Lạc Việt cũng như đạo Phât. Do đó tìm hiểu từ nền văn hoá Champa là thiếu chính xác. 3. HTH sẽ viết bài về vấn đề này, và cũng sẽ tham khảo các bạn của HTH là người Ấn Độ. Hy vọng sẽ có thêm nhiều thong tin bổ ích Thân HTH Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 10, 2015 Đây là các bài viết tham khảo trên mạng, riêng sách về lịch sử văn hóa Ấn Độ có nhiều nhưng mất thời gian trích lên diễn đàn lắm, dưới mỗi bài viết là những vấn đề cần đặt ra của cá nhân Hoangnt. Văn hóa Chămpa cũng là một nguồn dữ liệu quan trọng chứ không hàm nghĩa sẽ chính xác nhất. Tất nhiên, nghiên cứu từ văn hóa Ấn Độ là tốt nhất. Tuy nhiên, Hoangnt cũng cho biết, hiện nay người Ấn Độ rất tôn trọng ngài Huyền Trang về việc thỉnh kinh Phật trong thế kỷ VI, vì rằng có nhiều nét văn hóa cổ xưa Ấn Độ và các nước láng giềng đã không còn nữa nhưng vẫn bảo rồn trong cuốn Đại Đường Tây Vực Ký. Shiva - Vị thần của năng lượng dục, sinh-tử-tái sinh Thế là Shiva làm tình với Parvati suốt một ngàn năm Không chịu xuất tinh. Với tính cách một tổ sư Yoga, Shiva cho thấy khả năng siêu quần của mình trong một kỹ thuật cơ bản của các nhà Yogi là phép bế tinh. Ngày nọ Indra, Vua của các vị Thần (nhưng lại là đệ tử của Phật trong hệ thống biểu tượng Phật Giáo), gặp một người đàn bà khóc lóc thảm thiết. Hỏi : « có chuyện chi ? » Bà nọ dắt Indra lên Hy Mã Lạp Sơn. Nơi đây Indra thấy một người trẻ tuổi, trông có vẻ giang hồ lãng tử, ngồi chơi súc sắc giữa chốn hoang vu. Thấy lạ, Indra gọi chàng trai trẻ. Không trả lời. Indra tuyên bố : «Ta là Vua các vị Thần». Chàng trai tiếp tục chơi. Lập lại : « Ta là Indra, Vua của chư Thần, Chúa Tể Vũ Trụ !». Tỉnh bơ. Indra lập lại vài lần nữa, có vẻ nạt nộ. Chàng trai quay lại, nở một nụ cười : nụ cười của Shiva. Không ổn ! Thoáng một cái, Indra bị thộp cổ quẳng vào một hang động. Nơi đó đã có sẵn bốn Indra khác, cũng bị Shiva trừng trị vì tội ngạo mạn … Shiva, ngôi thứ ba của Chúa Ba Ngôi trong huyền thoại Ấn Độ là một vị Thần rất đặc biệt. Trong khi Brahma mang phong thái Quân Vương, Vishnu tác phong Đạo Sĩ, thì Shiva, với thân mình phủ tro tàn của giàn hỏa thiêu, với rắn hổ hay chuỗi sọ người quấn quanh cổ, da cọp quấn quanh người hoặc phủ trên tòa ngồi, chưa kể con mắt thứ ba giữa trán và nước da màu xanh dương, có một vẻ gì bí hiểm, đe dọa. Shiva thường được biết đến qua hình ảnh một vị khổ tu, một Yogi sống trong rừng núi, một người ăn mày (vô sản !), một kẻ lãng tử … Thật ra, hình ảnh nổi tiếng nhất của Shiva là ảnh tượng Ngài nhảy múa giữa một vòng tròn lửa, mái tóc rậm rạp tung ra hai bên, chân trái giơ lên bên phải, một trong bốn bàn tay cầm trống nhỏ (damaru) đánh nhịp sanh thành và hoại diệt của vũ trụ, bàn tay khác cầm lửa hoại diệt samhara, bàn tay thứ ba bắt « vô úy ấn » abhaya mudra (trong Phật Giáo, đó là thủ ấn của Amoghasiddi, Bất Không Thành Tựu Như Lai), bàn tay thứ tư chỉ xuống chân trái, chân phải đạp lên Quỷ Vô Minh. Với sự nhảy múa của Shiva, vũ trụ sự vật bị tiêu diệt để được tái tạo. Như thế, Shiva là Thần của sự hoại diệt, nhưng cũng là điều kiện của tạo sanh (cách mạng đấy !). Cần nói là một trong những biểu tượng của Ngài là Lingam, dương vật. Sự hoại diệt đem đến bởi Shiva chính là động lực của đổi thay. Mỗi khi có bế tắc cần một sự khai thông tái tạo nền tảng, thì Shiva xuất hiện. Cũng như Thánh Thần trong Tân Ước, hiện xuống mỗi khi có sự thay đổi quan trọng. Thật vậy, Thánh Thần xuất hiện khi Đức Ky Tô chịu phép rửa để từ một người ẩn danh trở thành một Thày Giảng nổi tiếng rồi một Đấng Cứu Thế, và khi các Tông Đồ từ tình trạng thu rút sợ sệt trở thành những con người dũng cảm đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Tin Mừng ấy bằng chính cái chết của mình. Lửa thường được chọn làm biểu tượng của Thánh Thần (ngọn lửa hiện xuống trên đầu các Tông Đồ trước khi họ bắt đầu đi giảng). Lửa cũng là một trong những biểu tượng của Shiva. Trong các hình tượng của Shiva, mắt Ngài thường nhắm nửa chừng, như người thiền định. Con mắt thứ ba của Ngài thì có năng lực đốt cháy mọi sự vật mà nó chiếu tới. Vì thế sự hủy diệt chủ trì bởi Shiva cũng là ý thức Tính Không, phá tan vọng kiến về tự tánh của mọi sự vật, sau này được hệ thống hóa bởi các trường phái Đại Thừa. Bàn tay Shiva có khi cầm bát ăn xin bằng sọ người, đến từ cái đầu của Brahma mà Ngài đã chặt đứt (một loại đấu tranh giai cấp, như việc bắt nhốt Indra ?). Trong búi tóc của Shiva có mặt trăng, biểu tượng cho sự tuần hoàn của thời gian, nhắc cho chúng ta nhớ là thời gian cũng chính là hủy diệt … Trên búi tóc ấy có đầu của Nữ Thần Ganga, Nữ Thần sông Hằng (Gange), nhổ ra một vòi nước. Giòng sông chảy, cuốn lôi tất cả, phải chăng cũng là một biểu tượng của thời gian trôi ? Người ta nói rằng trước khi Vũ Trụ sanh thành, mọi sự còn ở trong trạng thái hỗn nguyên, thì Shiva nhảy múa, đánh cái trống nhỏ, tạo nên tiếng AUM làm rung động cái Nguyên Khí vô phân biệt kia, như hòn sỏi ném xuống mặt hồ. Từ đó nảy sinh một điểm, rồi từ một điểm nổi lên những gợn sóng quanh điểm ấy, và vạn pháp sanh thành. Mỗi sự mỗi vật, mỗi người chúng ta, chẳng qua chỉ là những gợn sóng trên mặt một đại dương duy nhất, khởi sinh từ một niệm, một rung động của phân biệt trí. Shiva là vị Thần của nội tâm, nơi không có Quân Vương, không có Anh Hùng, không có Đạo Sĩ, không có giai cấp, không có giàu sang hay nghèo hèn, nơi mà sự nhảy múa quay cuồng không ngừng nghỉ tạo nên những gợn sóng cấu thành vũ trụ, vũ trụ nội tâm, cái vũ trụ duy nhất mà chúng ta có thể biết được. Con mắt thứ ba của Shiva chiếu vào vũ trụ ấy, tiêu diệt tất cả, đem tất cả vào tĩnh lặng, trong sự giác ngộ Tính Không của vạn pháp. Năng lực hoại diệt của Shiva cũng là khả năng diệt Ngã, phá chấp, loại trừ vô minh. SHIVA CƯỚI VỢ : Rồi Shiva cưới vợ. Cô dâu tên là Sati, con của một vị Thần nảy sanh từ mồ hôi của Brahma khi vị Thần Vương Giả này thèm muốn Sarasvati, con gái Ngài. Ông Thần « mồ hôi » tự cho mình là giòng dõi quân vương nên không chịu cho con gái lấy Shiva, một kẻ ăn mày. Tuy thế Sati và Shiva vẫn kết hợp trong hạnh phúc lứa đôi. Cho đến một hôm, ông thần cha vợ tổ chức một bữa tiệc mời mọi vị Thần, nhưng không thèm mời chàng rể Shiva. Sati phẫn uất, ngồi tập trung thần khí rồi vận dụng công phu tự phát hỏa thiêu cháy mình ! Đây chẳng qua là một chuyện thường thấy trong đời sống hàng ngày : con gái lấy chồng Tây, Mỹ, thay vì người Việt, lấy kẻ thất nghiệp, nghệ sĩ, thay vì bác sĩ, kỹ sư … có khi đưa đến thảm kịch. Trong bối cảnh xã hội Ấn, việc này gắn liền với việc những người phụ nữ tự thiêu khi chồng qua đời. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này trong huyền thoại Ramayana. Shiva đau khổ điên cuồng, ôm xác Sati nhảy múa dẫm nát thế giới, làm vũ trụ rung chuyển, Trời Đất náo động. Vishnu thấy thế bèn ném đĩa Giác Luân chặt thân thể Sati ra thành 108 khúc rơi xuống 108 nơi trên đất Ấn (mỗi nơi hiện vẫn còn điện thờ). Con số 108 khiến ta liên tưởng đến 36 vì sao Thiên Cang, 72 vì sao Địa Sát của khoa Tử Vi Trung Quốc, có lúc nhập thế sanh ra 108 vị anh hùng Lưong Sơn Bạc ! Nhục thân Sati không còn, Shiva cũng ngừng nhảy múa, ngồi tĩnh lự, trở thành như thảo mộc. Thế giới lại lâm nguy vì thiếu « năng lực cách mạng » của Shiva. Vishnu tìm cách lôi Shiva ra khỏi cái trạng thái mà nhà Phật gọi « si định » này. Ngài cho em gái mình là Parvati đến chinh phục Shiva. Cũng có thuỵết cho rằng Parvati là con gái Vua Núi Parvata Raja (« raja » là « vua », « rex » trong tiếng la tinh). Shiva không thèm màng đến Parvati. Nàng buồn khổ lùi vào rừng sâu ẩn tu. Shiva động lòng giả trang làm một Đạo Sĩ đến hỏi Parvati : vì sao một người diễm lệ, giòng dõi quân vương như nàng mà lại tìm theo một tên ăn mày dị hợm, có ba con mắt, chuỗi sọ người quanh cổ, tro phủ đầy người, ngồi trong bãi hỏa thiêu xác chết ? Parvati trả lời rằng chỉ có bậc Đại Giác mới không cần màng đến địa vị giàu sang, vì biết mình đã sẵn có tất cả, chỉ có bậc Đại Lực mới không cần ẩn nấp sau phong thái bên ngoài, và nàng yêu con người thực của Shiva, con người nội tâm cao quý và dũng mãnh của Ngài. BẾ TINH, DƯỠNG KHÍ, TỒN THẦN : Thế là Shiva làm tình với Parvati suốt một ngàn năm Không chịu xuất tinh. Với tính cách một tổ sư Yoga, Shiva cho thấy khả năng siêu quần của mình trong một kỹ thuật cơ bản của các nhà Yogi là phép bế tinh. Lão Giáo cũng coi bế tinh là nền tảng của thuật trường sinh. Tinh thay vì xuất ra, thì được hành giả tập trung ý chí, hình dung là nó được vận chuyển lên đỉnh đầu … Nhà sư Tuệ Tĩnh ở nước ta cũng đặt bế tinh đứng hàng thứ nhất trong bảy nguyên tắc dưỡng sinh của ông, bao gồm : bế tinh, dưỡng khí, tồn thần, thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình. Ngoài mục đích dưỡng sinh, bế tinh cũng có thể giải quyết một nỗi lo sợ thầm kín và rất nền tảng của người đàn ông. Đó là nỗi sợ … đàn bà ! Người nam sợ người nữ vì trong bản chất người nữ không bị giới hạn trong ái tình, trong khi đó người nam bị hạn chế bởi việc xuất tinh. Vì thế người nam sợ ái tình của người nữ, sợ đòi hỏi lạc thú của phái đẹp mà mình có thể không đáp ứng nổi. Họ coi chuyện ái tình lạc thú là tội lỗi, thậm chí coi người nữ như nguồn của tội lỗi, biểu tượng của ô uế, và luôn tìm cách đè nén người nữ trong các khuôn khổ luân lý xã hội khắt khe. Rồi càng sợ sệt mặc cảm, họ lại càng phải biểu dương « sức mạnh » của họ, trở nên hung dữ, bạo động, thậm chí lao vào chiến tranh, tàn phá, vào những cuộc chinh phục đẫm máu, dựng nên những chế độ độc tài tàn ác, những tôn giáo khắc nghiệt, hay những cuộc cách mạng đầy tang tóc. Những « công trình » và « chiến công » ấy giúp họ trốn chạy và rời xa chăn gối của vợ « hiền », tức cái chiến trường nguy hiểm nhất cho bản ngã tự tôn của họ. Bao chết chóc, tàn phá, áp bức có thể sẽ tránh được, nếu nỗi lo sợ thầm kín ấy của người đàn ông được hóa giải. Bộ mặt của thế giới có thể thay đổi hẳn ( ?) khi người nữ không còn bị áp bức, và người nam không còn cảm thấy cần phải chinh phục giá trị của mình qua bạo động, đàn áp. Khác với súc vật, con người không chỉ ham muốn, mà còn ham muốn sự ham muốn của người khác. Trong ái tình người nam không chỉ thèm muốn người nữ (nếu không sẽ như súc vật), mà muốn người nữ muốn mình. Khi yêu, anh ta không chỉ yêu, mà còn muốn được yêu. Khi làm tình, anh ta phải tìm lạc thú qua lạc thú của người tình. Điều đó không dễ, nếu không kiểm soát được việc xuất tinh, một kỹ thuật được « biểu diễn » ở đây bởi … Shiva ! Huyền thoại Hy Lạp cũng có chuyện làm tình « dài hạn » tương tự : Ouranos, là Trời, làm tình với Gaia, là Đất, suốt hàng triệu triệu năm, khiến Trời với Đất cứ dính liền nhau, không có chỗ cho vạn vật sinh sôi nảy nở. Các con của Ouranos và Gaia bị kẹt trong bụng mẹ không ra ngoài được. Cho đến ngày kia, một người con tên Chronos, có nghĩa là Thời Gian, dùng lưỡi liềm được Gaia trao cho, từ trong bụng mẹ cắt đứt dương vật của Ouranos, thân phụ mình. Ouranos đau đớn rời khỏi thân thể Gaia, tạo khoảng trống giữa Trời và Đất cho các con của Gaia thoát ra khỏi bụng mẹ, để rồi sanh thành vạn vật sống dưới bầu Trời, trên mặt Đất. Phải chăng kiểm soát việc xuất tinh là tốt, nhưng quá đáng thì có lẽ cũng không nên vậy. Trong câu chuyện của chúng ta, màn ái tình không chấm dứt của Shiva cũng gây trở ngại cho vạn vật vì trong lúc Shiva dính liền với Parvati thế kỷ này qua thế kỷ khác thì Ma Quỷ nổi lên tàn phá thế giới. Shiva có sứ mạng làm cho Parvati sanh ra một vị Anh Hùng có khả năng hàng Ma diệt Quỷ. Nhưng Shiva lại không chịu cho tinh dịch của mình tràn ra trong người Parvati. Vishnu và chư Thần mới nghĩ ra một cách là nổi lửa quấy nhiễu Shiva. Shiva đành buông thả, nhưng lại xuất tinh ở ngoài thân thể Parvati. Thế là không có đấng Anh Hùng hạ sanh (chi tiết này mâu thuẫn với chuyện Skanda và Ganesh sẽ kể ở sau). Người ta gắn liền chuyện này với lý tưởng Vô Sanh. Khi có người sắp chết, ở vùng Benares, thành phố của Shiva, người ta thường thì thầm một thần chú của Shiva vào tai kẻ ấy để mong làm đoạn tuyệt sự tái sanh. Kể cả tái sanh làm Anh Hùng … CHÚA BA NGÔI Thật ra, như đa số các vị Thần Ấn Độ, Shiva mang cả hai tính nam và nữ. Hình tượng tôn quý nhất của Shiva là một vị Thần nửa Nam nửa Nữ, gọi là Ardha Narishvara. Người ta cũng cho rằng tất cả các Nữ Thần (Devi) đều xuất phát từ Nữ Tánh của Shiva. Nói chung, Shiva là sự hoàn tất của một tiến trình. Tiến trình ấy đi từ Brahma, thế giới vật chất cá thể phân biệt, sang thế giới Tâm Linh tượng trưng bởi Vishnu, để lên đến cảnh giới VÔ NGÃ, TÍNH KHÔNG, của Shiva. Trong chữ AUM, Brahma là âm A, Vishnu âm U và Shiva đóng lại với âm M, khi âm thanh tắt đi đồng thời tan vào vô tận. Tiến trình ba giai đoạn này đem mỗi cá thể vào Đại Thể, như giọt nước tan vào đại dương. Trong các luân xa (chakra) của Yoga, Brahma tương ứng với Muladhara chakra, ở dưới cột sống, là cội rễ của đời sống vật chất, chỗ khởi đầu của ba kinh mạch Ida, Pingala va Sushuma. Vishnu được gắn liền với Anhata chakra, ở vùng ngực, tượng trưng cho tâm thần. Shiva thì được biểu tượng bằng Ajna chakra, giữa hai chân mày, nơi tâm trí vượt sang bờ Huệ Giác. Qua cửa ải Ajna chakra, thì không còn phân biệt ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, không còn ta, người, cũng như sự vật, để chỉ còn hòa tan vào Chân Như qua Sahasrara chakra, ở đỉnh đầu. tượng Lingam, tức Dương Vật, của Shiva cũng được mô tả như sự biến chuyển từ hình vuông ở dưới gốc tương trưng cho Brahma (bốn cái đầu nhìn ra bốn phía), cho Đất, cho thế giới vật chất. Lên một chút, là hình bát giác (hoa sen tám cánh), tượng trưng cho đời sống tâm linh luôn tự kích thích, tự nuôi dưỡng mình, để mãi mãi sống động trôi dạt không ngừng nghỉ, chủ trì bởi Vishnu, vị Thần bảo hộ dưỡng nuôi. Và ở trên cao, Lingam kết thúc bằng hình tròn của Trời, của Vô Phân Biệt trí, của Tính Không, của sự hủy diệt tất cả những cái nhìn thiên chấp. Ở đây vị chủ trì là chính Shiva, hay đúng hơn là dạng không phân biệt của Shiva, dạng Nam Nữ hỗn hợp Ardha Narishvara. Rồi vòng tròn nhỏ lại dần dần, và trở thành một điểm, điểm khởi đầu của Vũ Trụ như đã nói ở trên, để rồi, bước thêm một bước, rơi vào HƯ KHÔNG. Ba ngôi trong huyền thoại Ấn Độ được trình bày dưới dạng một hình tượng duy nhất, gọi là Tri Murti, nhấn mạnh ý niệm không có sự phân biệt giữa Brahma, Vishnu, và Shiva, mà cả ba đều chỉ là những thị hiện khác nhau của một nguyên lý, kiểu như một Chúa, Ba Ngôi. Riêng Vishnu và Shiva cũng có khi được gộp chung trong một vị Thần gọi là Hari Hara. Hari là phần tương ứng với Vishnu, Hara tương ứng với Shiva, hai mặt của một thực thể, « nhât âm nhất dương chi vị Đạo » ! Nghệ Thuật YêuNguồn: Nguyễn Hoài Vân Read more: http://phunuvn.net/threads/shiva-vi-than-cua-nang-luong-duc-sinh-tu-tai-sinh.6433/#ixzz3pXPv0kyu Tôi ghi nhận vấn đề: - Đây là bài viết có nhiều ý quan trọng liên quan đến hình tượng Shiva và vợ của thần, cùng với các khái niệm trong Phật giáo. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 10, 2015 HÌNH TƯỢNG THẦN SHIVA TRONG ĐIÊU KHẮC INDONESIA Phan Anh Tú Khoa Văn hóa học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Từ Thị Phi Điệp, Viện Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ Trong dòng nghệ thuật Bà La Môn giáo ở Indonesia, đảo Java được xem là nơi điển hình nhất trong lĩnh vực điêu khắc. Dựa vào phong cách nghệ thuật và sự giao lưu tiếp biến văn hóa, các học giả chia điêu khắc Java làm hai thời kỳ chính, điêu khắc Trung Java và điêu khắc Đông Java. Ở mỗi thời kỳ quan điểm thẩm mỹ cùng với đặc trưng văn hóa vùng miền đã tạo nên những sắc riêng trong điêu khắc thể hiện qua các hình tượng thần linh, linh vật và hoa văn trang trí. Sự kết hợp giữa các hình tượng Phật giáo và Bà La Môn giáo cùng với tín ngưỡng bản địa đã thể hiện cho sự sáng tạo và bản địa hóa của người Indonesia đối với nền văn hóa chịu ảnh hưởng Ấn Độ. Dẫn nhập Dựa trên địa hình khu vực, Đông Nam Á được phân thành hai tiểu vùng chính; Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Trong thư tịch của Ấn Độ, Đông Nam Á được gọi là Suvarnabhumi hay Suvarnavipa (xứ Vàng hay đảo Vàng), bao gồm các quốc gia ngày nay như: Miến Điện, Thái Lan, bán đảo Mã Lai, Lào, Việt Nam và Campuchia nằm trên vùng lục địa và Sumatra, Java, Madura, Bali và Borneo thuộc vùng hải đảo. Bà La Môn giáo được truyền bá vào khu vực Đông Nam Á vốn không thuộc tôn giáo Vệ Đà cổ xưa[1] mà đã được cải biên và phổ biến ở Ấn Độ hầu như cùng lúc với giai đoạn thịnh vượng của Phật giáo và Kỳ Na giáo (hay còn gọi là đạo Jaina). Đặc trưng mới của Bà La Môn giáo là công nhận Brahma (thần Sáng tạo), Vishnu (thần Bảo tồn) và thần Mahesa hay Shiva (thần Hủy diệt) làm ba vị thần linh tối cao. Việc sùng bái ba vị thần chính này cũng chính là nền tảng để khai sinh ra ba hệ phái tôn giáo mới: Brahma giáo, Vishnu giáo và Shiva giáo vốn thống trị bối cảnh tôn giáo của Đông Nam Á trong nhiều thế kỷ trong đó có Indonesia. Trong số ba hệ phái tôn giáo trên, Shiva giáo phát triển phổ biến nhất ở Indonesia, bằng chứng có thể được tìm thấy qua hàng trăm bia ký liên quan đến Shiva giáo được phát hiện tại các đảo Java, Sumatra và Bali. Shiva trong điêu khắc Trung Java Có rất nhiều kiểu tượng Bà La Môn giáo liên quan đến thần Brahma, Vishnu và Shiva trong văn hóa Java xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ VIII. Bên cạnh đó lĩnh vực thần thoại Bà La Môn giáo cũng được thiết lập vững chắc ở Java mà bằng chứng để lại là bia ký, đền tháp, tượng thần cũng như dòng văn học cung đình và dân gian. Văn hóa Bà La Môn giáo đã từng ảnh hưởng sâu đậm đến các mẫu hình điêu khắc và kiến trúc Trung Java thời cổ xưa mà ngày nay những vết tích này vẫn còn được bảo quản rất tốt. Tư liệu sớm nhất liên quan đến tục thờ cúng thần Shiva là tấm bia Cangan (niên đại vào năm 732) ghi nhận về việc vua Sri Sanjaya đã cho dựng một chiếc Linga trên đồi cao để cầu mong sự bình an cho vương quốc của ông (Steven Drakeley 2005: 59, 60). Thần Shiva được mô tả trong minh văn của tấm bia, chiếm số lượng ba trong tổng số sáu câu của bia ký. Trong điêu khắc Trung Java, thần Shiva thường được thể hiện với con mắt thứ ba giữa trán, búi tóc bó cao trên đỉnh đầu, phía trước búi tóc luôn đính một hình mặt trăng lưỡi liềm, đỉnh đầu của thần tuôn ra một dòng nước được xem là nguồn gốc của sông Hằng (Ganga), thân hình thần màu xám đen với những lớp tro bụi bao phủ, cổ thần đeo vòng làm bằng một con rắn hổ mang. Trong thư tịch Java ngài được ngợi ca là “sở hữu quyền năng tối thượng (Aisarya) không chỉ đối với các tu sĩ, mà còn đối với thần Indra và các vị thần khác. Ngài là vị chúa tể của linh hồn (Bhusta), ngài bảo vệ thế gian bằng tám hình dạng khác nhau” (Majumdar R. C. 1937: 27). Trong bia ký Cangal có năm dòng nói đến khái niệm về quyền lực tối cao của Tam vị thần linh thuộc thần phả Purana, đồng thời cũng khẳng định một cách rõ ràng vị trí tối thượng của thần Shiva trong số các vị thần trên thiên giới. Những đền thờ quan trọng ở Trung Java đều thờ thần Shiva và một số lượng rất lớn các pho tượng tìm thấy ở nhiều vùng khác nhau của miền Trung Java đều là tượng thần Shiva và các vị thần trong gia đình của ngài. Trên thực tế thần Shiva còn được nói đến trong Amaramata, một tài liệu văn học cổ xưa nhất viết về tôn giáo ở Java. Trong đó thần Shiva được gọi là Gura (đạo sư) hay Isvara (đấng tối cao) của các thần…Điều này được thể hiện thêm trong nhóm tháp Lara – Jongrang với ngôi tháp lớn nhất nằm ở trung tâm dùng làm nơi thờ thần Shiva, hai ngôi tháp còn lại nằm hai bên thờ thần Vishnu và Brahma. Thần Shiva cũng được xem là hiện thân của sự phá hủy và sáng tạo thế giới thể hiện qua hai đặc tính nhân từ và khủng khiếp của thần. Từ hai khía cạnh này mà trong điêu khắc Trung Java thần Shiva được thể hiện cụ thể qua nghệ thuật tạo hình bằng hai hình tượng thần Mahadeva và Mahakala hoặc Bhairava. Trong điêu khắc Trung Java, thần Mahadeva chỉ có một chiếc đầu, mặc dù tối đa là năm chiếc, con mắt thứ ba giữa trán, búi tóc có đính vầng trăng lưỡi liềm và một chiếc sọ người; con rắn dùng làm sợi dây thiêng (upavita) vắt chéo trên ngực, thần luôn được thể hiện với bốn cánh tay, hiếm có tượng Shiva nào có hai tay; bảo vật cầm tay bao gồm chiếc vòng (Camara), xây chuỗi (Aksamala), quyển sách, bình nước và cây đinh ba (Trisula). Còn thần Mahakala hoặc Bhairava thường biểu hiện sự khủng khiếp trên khuôn mặt, răng và mắt nhô ra, tóc rối bời, sợi dây thiêng được thay thế bằng những con rắn hay xây chuỗi làm bằng sọ người, hai hoặc tám cánh tay cầm các vật như sau: cây chùy (Gada), thanh kiếm (Khadaga), con ngỗng (Hamsa), con rắn (Naga) và thanh dao găm (Kris). Ngoài ra còn thấy những bảo vật quen thuộc của thần Shiva như cây đinh ba, xâu chuỗi và chiếc vòng. Ngoài những hình dạng trên, trong điêu khắc Trung Java còn thấy xuất hiện một hình tượng nổi tiếng mang tên là Ardhanarisvara, sự kết hợp giữa thần Shiva và nữ thần Durga. Pho tượng thể hiện nửa thân hình bên phải là của thần Shiva, còn nửa bên trái là nữ thần Durga, vật cầm tay của cả hai vị thần đều được thể hiện trên các cánh tay. Ảnh hưởng của Shiva giáo của Trung Java rất mạnh thậm chí tác phẩm Mahabharata cải biên của Java xem Krisna là một trong những hóa thân của thần Vishnu và chỉ là biểu hiện cho đặc tính của thần Shiva. Hình tượng tam vị thần linh (Trimurti) Brahma, Vishnu và Shiva kết hợp lại thành một vị thần với ba chiếc đầu cùng chung một biểu hiện cũng được tìm thấy tại Trung Java. Tuy nhiên trong một số trường hợp, chiếc đầu trung tâm biểu hiện cho thần Shiva có trang trí hình mặt trăng và chiếc đầu lâu trên búi tóc. Bốn cánh tay của vị thần tổng hợp này cầm các bảo vật chiếc vòng, xâu chuỗi, quyển sách, hoa sen và bình nước thánh. Kiến trúc tôn giáo Trung Java được biết đến với tên gọi là Candi (đền tháp), có nguồn gốc từ những ngôi đền chứa tro cốt người chết hay những quần thể kiến trúc. Theo Krom, từ này bắt nguồn từ thuật ngữ Candika, một trong những cái tên của nữ thần Durga “vị nữ thần giải thoát cho người chết, ngôi đền của bà thường có một khoảng sân dùng làm nơi hỏa táng mà người ta còn thấy kiểu kiến trúc này tồn tại đến ngày nay ở Bali” (Steven Drakeley 2005: 70). Tuy nhiên, chức năng chính nói chung vẫn là một đền thờ. Ở trung tâm của vùng cao nguyên Dieng thuộc miền Trung Java được biết với tên gọi thời cổ xưa là Dihyang, có một nhóm bốn ngôi tháp nằm thẳng hàng theo trục Bắc Nam được bao bọc bằng những ngọn đồi. Những ngọn núi lửa hùng vĩ đã yên nghĩ cao khoảng 6.500 mét so với mặt biển, hình thành nên nhiều sông hồ. Đặc điểm địa lý này đã tạo thành một nơi thiêng liêng tự nhiên đối với cư dân và tôn giáo đóng vai trò trung tâm trên ngọn núi. Tất cả những ngôi đền trên cao nguyên Diêng đều thờ thần Shiva. Candi Bima một trong những bốn ngôi đền thể hiện một phong cách kiến trúc tôn giáo hoàn toàn khác với các ngôi đền khác. Bên bờ tường của tòa tháp này có một máng nước dẫn nước thánh ra ngoài. Ngọn tháp chính rất cao, mái tháp được trang trí theo từng tầng vươn lên theo chiều cao của tháp, các góc tháp trang trí bằng cột đá theo yếu tố tôn giáo bản địa của miền Tây cao nguyên Deccan. Pho tượng thần Shiva đầy quyền năng ở Dieng hiện vẫn còn nguyên vẹn, nó có niên đại gần với thời kỳ Borobudur thể hiện cho giai đoạn phát triển đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Indonesia. Toàn thể quần thể kiến trúc mang đặc trưng của hệ phái Shiva giáo và sự thể hiện của ba vị thần Brahma, Vishnu và Shiva. Điều quan trọng mới xuất hiện trong nghệ thuật tạo hình Indonesia là vật cưỡi của ba vị thần linh đều có hình dáng của con người chỉ có chiếc đầu của con bò, con ngỗng hoặc chiếc mõ của con chim thần Garuda[2] để giúp tín đồ nhận diện được vật cưỡi của thần Brahma, Vishnu hay Shiva. Ngoài nhóm đền tháp này, chúng tôi còn thấy rất nhiều đền tháp cổ xưa ở phía Nam và Đông của cao nguyên Diêng mang đặc trưng của hệ phái Shiva giáo. Trong số những đền đài chính của người Java thuộc triều đại Seilandra, nhóm đền tháp thờ thần Shiva ở núi Ungaran được biết đến với cái tên là Gedong Sang nằm ở hướng Đông của cao nguyên Diêng và hướng Nam của vùng Semarang. Thuật ngữ Gedong – Sang có nghĩa là “chín ngôi nhà”, rất chính xác khi đề cập đến chín nhóm tháp được phát hiện trên hai dãy đồi tạo thành một vùng thung lũng sâu làm biên giới giữa hai vùng Semarang và Kedu. Nét tương đồng trong phong cách kiến trúc đưa đến giả định cả hai nhóm tháp này đều cùng một phong cách và niên đại. Những ngôi tháp này không được sắp xếp trên một hoàn đồ cụ thể giống như những ngôi tháp ở cao nguyên Dieng, chúng nằm phân tán và dường như đã không có bất kỳ một hoạch định cụ thể nào khi xây dựng. Đẹp nhất trong quần thể kiến trúc này là ngôi đền số hai. Về mặt kiến trúc và phong cách trang trí có những nét tương đồng với những ngôi đền ở Dieng nói chung nhưng quần thể kiếu trúc Cedon Sang chú ý nhiều hơn vào các chi tiết hoa văn ở các gốc tháp. Tại một ngôi đền phế tích thờ thần Shiva khác nằm không xa di sản văn hóa thế giới Borobudur có một nhóm tác phẩm điêu khắc tượng tròn sinh động và thẩm mỹ. Ngoài một pho tượng thần Vishnu cực kỳ sinh đẹp, chúng tôi còn tìm thấy pho tượng Agastya, vị đạo sư thần thánh, thể hiện cho thần Shiva trong hình dạng của một nhà hiền triết Bà La Môn giáo với chòm râu dài và chiếc bụng to lớn. Pho tượng có khuôn mặt trầm tĩnh và thân thể cục mịt thể hiện sự chậm chạp của một người đàn ông có tuổi. Đây cũng là đặc trưng của loại hình nghệ thuật mang tính tôn giáo bản địa của Indonesia. Những ngôi đền Shiva ở miền Trung Java cũng như những ngôi đền Bà La Môn giáo khác, có những phần cấu trúc chung theo mẫu hình đền thờ Ấn Độ. Đền đài cuối cùng của thời đại Trung Java được xây dựng bằng hàng loạt các công trình. Tuy nhiên không chắc là chúng được xây dựng trước năm 900 và sau năm 930 khi các vị vua rút lui từ Trung Java về Đông Java. Tòan thể các công trình kiến trúc đều nhằm tôn vinh cho thần Shiva và thể hiện một hay nhiều ngôi điện thờ bằng hình dạng của những ngọn núi vũ trụ. Ngoài nhóm tháp Lara Longrang, các nhà nghiên cứu cũng thường nhắc đến khu tháp Prambanan, mà tên gọi này có nguồn gốc từ một pho tượng đá loại nhỏ của nữ thần Durga được thờ tại một trong những ngôi tháp nhỏ. Nguyên thủy có khoảng hơn 232 ngôi đền được xây dựng trong khu vực Prambanan. Hoành đồ với trung tâm là một cung điện hình vuông với bốn cổng ra vào chứa tám ngôi tháp thờ các vị thần trấn trị phương hướng (Dikpala). Tháp trung tâm rộng nhất, cao khoảng 12 mét dùng để thờ thần Shiva mặt tháp quay về hướng Đông. Cập theo hai bên hông thuộc hướng Bắc và hướng Nam có hai ngôi tháp nhỏ hơn thờ hai vị thần Bà La Môn giáo trong bộ ba (Trimurti) là Brahma và Vishnu. Đối diện với ngôi tháp thờ thần Shiva là một nhà thủy tạ có đặt pho tượng bò thần Nandin hai bên hông bò đối diện với ngôi tháp thờ Vishnu và Brahma là những ngôi tháp thờ các hóa thân của Shiva. Xa về phía Bắc và Nam vẫn còn hai ngôi tháp khác mà người ta chưa rõ mục đích của chúng. Như đã nói bên trên ba ngôi đền này nằm về phía Tây, ngôi đền trung tâm to lớn nhất và đẹp nhất dùng làm nơi thờ thần Shiva, ngôi đền nhỏ hơn phía Bắc thờ thần Vishnu và ngôi phía Nam thờ thần Brahma, đối diện và nằm giữa của ba ngôi đền là tượng bò thần Nandin và cũng có thể có tượng vật cưỡi của Vishnu và Brahma. Ngoài ra không thấy dấu vết gì khác nữa của ba ngôi đền này, nhiều học giả tin rằng có thể sẽ còn có một chiếc Linga và một Mahayoni (đại Yoni) được thờ cúng ở đây. Trong số các ngôi đền thờ thần Shiva ở Java, Prambanan là một quần thể kiến trúc Shiva giáo lớn nhất Đông Nam Á, được nhiều tín đồ sùng bái. Sự kết thúc giai đoạn nghệ thuật Trung Java đã để lại sự hoang phế không thể giải thích được trên vùng cao nguyên Điêng. Vào 915 trung tâm quyền lực và tôn giáo của nhà nước di chuyển về miền Đông Java. Những thế kỷ tiếp theo sức mạnh của nhà nước Java được tăng cường bằng việc kiểm soát con đường hải thương nối liền khu vực hải đảo với vùng Viễn Đông. Phong trào phục hưng cuối cùng của dòng nghệ thuật Java bắt đầu vào thế kỷ XIII với vương triều Majapahit. Những đền đài của giai đoạn cuối cùng này thể hiện phong cách hậu cổ điển với những nét điêu khắc mang nặng tính chất Indonesia nhiều hơn là Ấn Độ. Đặc biệt trên các công trình kiến trúc xuất hiện nhiều mảng trang trí hơn trước tập trung nhiều ở các góc tháp và đầu cột. Thực tế cho thấy nghệ thuật Đông Java đã tiếp nối của dòng nghệ thuật Trung Java, do đó nó đã phản ánh những nét tương đồng về mặt phong cách, địa lý và lịch đại. Song những đền đài thuộc dòng nghệ thuật Đông Java không đạt đến trình độ thẩm mỹ cao như ở miền Trung Java, nó phản ánh sự phát triển theo những nguyên tắc của dòng nghệ thuật bản địa của cư dân Java. Shiva trong điêu khắc Đông Java Những ngôi đền thờ thần Shiva cổ xưa nhất ở Đông Java là Badut và Besuki mà này ngay chúng chỉ còn là những phế tích. Đền Badut có dựng một Linga và Yoni. Chiếc Yoni bị vỡ thành hai phần nhưng chiếc Linga vẫn còn nguyên vẹn. Phế tích đền Besuki vẫn còn vương vãi những mảnh vỡ của hình tượng nữ thần Durga, Ganesa, Bhataraguru và một chiếc Linga. Ngôi đền đầu tiên đáng chú ý nhất thuộc vương triều Majapahit là Candi Javi nằm dưới chân núi Velirang. Nơi đây chứa đựng rất nhiều di vật của vua Krtanagara, đặc biệt là pho tượng hoàn hảo thể hiện sự đồng hóa nhà vua với thần Shiva và Đức Phật. Tác phẩm Nagara – Krtagama cũng dành nhiều dòng mô tả ngôi đền vào thời điểm vinh quang của nó. Qua mô tả này chúng ta đã biết đến một ngôi bảo tháp bên trong chứa tượng thần Shiva và một pho tượng thần Ashobya nằm bên trong gian thờ, tuy nhiên hiện nay chúng đã biến mất khỏi vị trí cũ. Ngoài các hiện vật tại di tích này cũng có rất nhiều tượng thần Shiva được tìm thấy tại các ngôi tháp nhỏ hơn ở Kose và Candi Suravana còn gọi là tháp Candi Bloran đã cho thấy đặc điểm Shiva giáo tại các ngôi đền Đông Java. Kiến trúc nổi tiếng thuộc thời đại Đông Java là quần thể đền tháp Panataran. Mặc dù công trình được khởi công trong thời trị vì của triều đại Singhasari (1222-1292) nhưng những hạn mục chính lại được hòan thành dưới triều đại Majapahit (1293-1500). Ngoài ra, cũng có những hạn mục nhỏ hơn được xây dựng dưới triều đại vua Hayam Wuruk. Tính chất Shiva giáo trong ngôi đền chính được trang trì dày đặc với các hình tượng Đức Phật, Vishnu và thần Shiva cùng với những con vật cưỡi (Vahana) của các thần. Cũng có nhiều mảng trang trí các hình tượng thần linh khác như Indra (thần Sấm sét), Karttikeyu (hay Skanda – thần Chiến tranh), Agni (thần lửa) ngự trên các Vahana của họ. Những hình tượng có niên đại trong thời kỳ Singhasari, chúng cũng mang cùng một đặc điểm với những hiện vật phát hiện tại Jago. Thần Ganesa, con trai của Shiva được thể hiện ngồi trên một chiếc bệ xung quanh trang trí bằng những chiếc đầu hay vị thần khủng khiếp và lõa thể Bhairava (một hóa thần của thần Shiva biểu hiện cho sự hủy diệt) ngồi trên một chiếc ngai với đôi chân trần luôn thể hiện giống nhau trong điêu khắc Trung Java. Bhairava được chạm khắc với bốn cánh tay cầm một chiếc đinh ba, thanh dao găm, chiếc trống và bầu rượu, cổ đeo một vòng hoa kết bằng sọ người và điểm xuyến bằng nhiều loại đồ trang sức trên cơ thể. Mặt khác Mahakala, vị thần bảo vệ cho Shiva lại được thể hiện trong hình dáng của một người lùn, bụng phệ, một tay cầm chùy và một tay cầm cây gậy. Nữ thần Durga, vợ của thần Shiva được thể hiện trong hình dáng của thần Mahisasura cầm nhiều loại vũ khí khác nhau trên tám cánh tay của bà. Nandisvara (vật cưỡi của thần Shiva hóa thân thành thần canh giử giấc ngủ của thần Shiva) có hình dáng dễ nhìn và hai tượng bò thần Nandin vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Các pho tượng thuộc thời đại Majapahit có đặc điểm chung là vầng hào quang phía sau đầu được thể hiện giống như các tia sáng mặt trời tỏa ra bao quanh toàn bộ pho tượng. Hình tượng bộ ba, nữ thần Parvati đứng hai vị thần Karttikeya và Ganesa là một mẫu hình tuyệt đẹp trong điêu khắc Đông Java. Hàng loạt các pho tượng thần đều được thiết kế theo dạng chân dung của nhà vua hay hoàng hậu. Chúng tôi cũng đã nhìn thấy nhiều pho tượng thần Shiva tuyệt mỹ có thể xem là “kiểu mẫu đẹp nhất về nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XIII, là sự kết hợp vẻ đẹp cả ngoại hình và ý tưởng” (Upendra Thukur 1986: 87). Một trong những pho tượng đạt trình độ thẩm mỹ cao là pho tượng thần Hari – Hara tìm thấy ở Simping, thể hiện những đặc điểm của vua Krtarajasa. Vị vua có bốn tay, hai tay trước cầm các linh vật như con ốc gai (Samkha), cây chùy (Gada), hai tay sau cầm xâu chuỗi và cây định ba; chính là những vật cầm tay thuộc về thần Shiva và Vishnu. Hình tượng này để lại ấn tượng sâu đậm cho giới nghiên cứu về “cách trang trí dày đặc trên thân thể và y phục được bổ sung thêm bằng nhiều lá sen. Chúng thuộc trường phái nghệ thuật Singhasari và Jago và có thể chúng là một trong những sản phẩm đẹp nhất của dòng nghệ thuật Đông Java” (Upendra Thukur 1986: 101). Sự thống trị của thần Shiva trong tín ngưỡng và tôn giáo cổ Đông Java là không thể tranh luận. Đối với các hệ phái tôn giáo khác, xu hướng “Shiva hóa” cũng được thể hiện như các vật cầm tay của thần Vishnu, Phật và các vị thần Bà La Môn khác cũng đều lấy theo mẫu hình của thần Shiva. Hình tượng thần Brahma và Vishnu tuy đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật Bà La môn giáo nhưng ở Đông Java họ chỉ được xem như những hóa thân của thần Shiva. Do sự sùng bái của cư dân Java, Shiva được nâng lên thành vị thần tối cao mặc dù thần thoại mô tả ngài chỉ có vị trí đồng cấp với Brahma và Vishnu. Mặc khác ba vị thần chính của Bà La Môn giáo chính là sự thể hiện cho ba khía cạnh khác nhau của một vị thần tối cao vô hình (Tam vị nhất thể), nhưng trong nghệ thuật và tôn giáo Java vị thần tối cao đó được điêu khắc bằng hình dạng của chúa tể Shiva. Shiva trong điêu khắc Bali Giống như ở Java, Bà La Môn giáo đóng vai trò quan trọng trong tôn giáo và nghệ thuật điêu khắc đảo Bali. Mặc dù các di sản kiến trúc còn lại rất khiêm tốn, Bali có rất nhiều những tác phẩm điêu khắc đá xuất sắc được chạm trên các vách đá của các tu viện ở Goa Gaja (còn gọi là hang Voi) thể hiện cho tài năng thiên phú của người nghệ nhận Bali. Hang động Goa Gaja hiện còn lại một số hiện vật như pho tượng thần Ganesa phía sau lưng có chạm hình Raksasa (Dạ Xoa nam) hiện còn nằm trước cửa hang. Trong ngôi đền chính người ta dựng ba chiếc Linga nhằm biểu trưng cho vị thần: Shiva, Brahma và Vishnu (do Brahma và Vishnu được xem là hóa thân của Shiva nên được thể hiện bằng hình tượng Linga). Những ngôi đền thờ thần Brahma, Vishnu và Shiva đều xây theo mô hình của ngọn núi Meru. Về vị trí trong kiến trúc Bà La Môn giáo ở Bali, các ngôi đền thờ thần Vishnu và Brahma thường nằm về phía Nam và phía Bắc của ngôi đền thờ thần Shiva. Ngôi đền hoàng tráng, đồ sộ nhất thường dùng làm nơi thờ thần Shiva, những ngôi đền thờ thần Vishnu và Brahma thường có kích thước nhỏ hơn. Pho tượng thần Shiva tuyệt đẹp ở Bedulu[3], mặc dù bị hư hại một ít nhưng những phần còn lại của pho tượng đã phản ánh sự ảnh hưởng sâu đậm của dòng nghệ thuật truyền thống Trung Java (thế kỷ VIII-IX) và Đông Java. Qua nghiên cứu so sánh về nghệ thuật điêu khắc Java và Bali thuộc giai đoạn thế kỷ thứ VIII-IX cho thấy; đây là giai đoạn sớm nhất trong quá trình phát triển của nghệ thuật điêu khắc Bali. Trong suốt giai đoạn này Bà La Môn giáo chiếm vị trí độc tôn trong văn hóa Bali đến nổi khó có thể tìm thấy yếu tố bản địa trong bất kỳ mẫu hiện vật điêu khắc nào. Rất nhiều tác phẩm điêu khắc thuộc mẫu hình Shiva giáo đã được tìm thấy tại Sukavana trên vùng Gunung Panulisan, có pho tượng thể hiện sự kết hợp giữa bốn hình tượng thần linh với bốn khuôn quay ra bốn hướng. Mỗi pho tượng đều có bốn tay và con mắt thứ ba giữa trán, tay cầm con ốc gai (Samkha) và quyển sách. Các pho tượng này đều thể hiện tam vị nhất thể, con mắt thứ ba thể hiện cho thần Shiva, con ốc (Samkha) biểu tượng của thần Vishnu và quyển sách, vật cầm tay của thần Brahma. Quan sát các tác phẩm điêu khắc trên hồ nước thiêng Bedulu ở Pur Pusa chúng tôi thấy về vị trí hồ nước nẳm trên sườn đồi cao 24 mét so với mặt đất, có hình giống như một chiếc trống, miệng hồ mở rộng, mặt ngoài của bờ hồ chạm trỗ tỉ mĩ. Hình tượng cơ bản là tám con rắn chia thành từng cặp nằm trên bốn góc hồ, bành rắn cuộn lấy nhau theo từng cặp và đầu chúng đội những chiếc Linga của thần Shiva. Mặc dù rất khó để khẳng định ý nghĩa của những pho tượng này nhưng có thể nó thể hiện cho sự kết hợp của tín ngưỡng thờ thần Shiva và tín ngưỡng phồn thực bản địa thường thấy trong điêu khắc Bali. Một mẫu hình Linga đặc trưng với tám nhủ hoa bao quanh được thiết lập tại trung tâm của hồ nước, một dòng suối chảy từ trên núi xuống được dẫn đi xuyên qua những đôi nhủ hoa của tám vị nữ thần được bối trí đứng thành hai hàng, với tư thế tay nâng ngực, nơi dòng chảy tuôn ra chảy xuống hồ. Phần bên trên của nhủ hoa chạm những hoa văn hình cánh sen, ngoài ra còn những pho tượng ngồi trên những tòa sen ở hàng thấp hơn. Những hình tượng điêu khắc tại hồ nước thiêng Bedulu đã thể hiện cho sự dung hợp của nhiều dạng tín ngưỡng khác nhau của cư dân bản địa. Sự sùng bái thần Shiva được đồng hành cùng với tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng sùng bái nước của cư dân nông nghiệp Bali. Khi quan sát tiến trình dẫn nước chúng tôi thấy dòng nước bắt nguồn từ trên ngọn núi cao được xem là ngọn núi thiêng Mahameru của Shiva giáo, chảy qua những chiếc Linga, pho tượng thần Shiva và những đôi nhủ hoa của các vị nữ thần vợ của thần Shiva, rồi đổ xuống hồ nước thiêng, nơi dòng nước tiếp tục chảy ra những cánh đồng lúa và làng mạc của vùng Bedulu. Trong ý nghĩa tôn giáo, dòng nước được xem là thiêng liêng mang đến mang đến cho cư dân những đặc ân của các vị thần về cuộc sống, sự sinh nổi nảy nở của con người, cây trồng và phù sa cho đất đai. Hình tượng của thần Shiva và các nữ thần ở hồ nước Bedulu chính là chân dung của nhà vua cùng những vị hoàng hậu của ngài, dòng nước của thần Shiva chính là dòng nước của hoàng tộc ban phát cho thần dân của họ. Kết luận Khi truyền bá vào Đông Nam Á, hình tượng thần Shiva cùng hòa nhập với nền văn hóa Indonesia bản địa thể hiện bằng sự kết hợp với tập tục thờ cúng tổ tiên, thờ vua thần, tục sùng bái núi và nước thiêng (Amerta) để trở thành một dạng tín ngưỡng hỗn hợp được thờ cúng dưới dạng các pho tượng hay chiếc Linga của thần Shiva trong những ngôi đền. Những loại nghi lễ (puja) được tiến hành với miền tin không chỉ mang đến cho thần cuộc sống vĩnh cửu mà còn là lòng tưởng nhớ đến tổ tiên đã chết nhưng linh hồn của họ vẫn còn ảnh hưởng rất sâu đậm trong đời sống của con cháu theo quan niệm của cư dân bản địa. Nghi lễ đã cho thấy sự hòa nhập của tín ngưỡng Shiva giáo với truyền thống bản địa thờ cúng tổ tiên của dân tộc Indonesia. Những pho tượng thần Shiva cùng các nữ thần là thể hiện cho chân dung của nhà vua và các vị hoàng hậu, những người đang cai quản thế giới thần linh và con người ngay cả khi họ còn sống hay đã chết. Các thư tịch tôn giáo của Indonesia đã mô tả về các vị thần Mật tông như thần Baihrava, thần Mahakala biểu hiện cho khía cạnh hủy diệt của thần Shiva đã cho thấy hệ phái Mật tông của Phật giáo và Shiva giáo cùng được thực hành song song tại vùng hải đảo. Trong cuộc sống hàng ngày, cư dân Indonesia cổ đã nhận được ân huệ mà thần Shiva (nhà vua là hóa thần trên trần gian của ngài) ban tặng bằng dòng nước thiêng chảy qua chiếc Linga và những đôi nhủ hoa của các nữ thần, nó mang đến cuộc sống phồn vinh, thịnh vượng cho con người bằng sự sinh sôi của vạn vật và phù sa cho đất trồng trên khắp vương quốc. Để biểu lộ lòng kính trọng đối với Shiva, vị thần nhận hiến tế của tín đồ, họ phải tổ chức những nghi lễ tại các đền thờ như ngày nay chúng ta vẫn còn thấy diễn ra trên đảo Bali. Mỗi ngày thần phải được tắm rửa, thay quần áo, nhận cúng dường thức ăn vào buổi sáng, nghỉ ngơi vào buổi trưa, thưởng thức âm nhạc và các điệu múa vào buổi tối. Trong những dịp lễ hội đặc biệt, các pho tượng thần Shiva hay nữ thần được mang đi diễu hành, rước từ đền thờ này đến đền thờ khác như là một phần của nghi lễ bắt buộc hàng năm, để các vị thần viếng thăm nhau. Hầu hết những pho tượng và phù điêu các vị thần theo hệ phái Shiva giáo đều được tạo tác bằng đá, công năng của chúng là dùng gắn vào bờ tường của các ngôi đền hoặc dựng lên bên trong chánh điện nhằm mục đích thờ cúng và giáo dục tôn giáo. Một vài hình tượng được giải thích bằng những truyền thuyết địa phương. Theo nghiên cứu của chúng tôi hầu hết tác phẩm điêu khắc có giá trị mỹ thuật hay bình đều được thực hiện bởi các họa sỹ vô danh. Phần lớn các tác phẩm điêu khắc liên quan đến hoàng tộc đều do triều đình bảo trợ. Phần lớn các pho tượng thần Shiva ở Indonesia đều được thể hiện dưới hình dạng của một người trẻ tuổi nổi bật với nét đẹp của y phục và đồ trang sức. Về hình thể học, các pho tượng luôn có sự khác biệt về mặt phong cách tùy thuộc vào đặc trưng văn hóa vùng hoặc tùy vào niên đại phát triển của văn hóa Indonesia. Mặc dù có những quy định của đạo Bà La Môn về tỷ lệ, hình dáng đòi hỏi người nghệ nhân phải tuân theo một cách tuyệt đối nhưng ở Indonesia những pho tượng bị làm khác đi ở nhiều nơi khác nhau. Chính điều này đã góp phần tạo nên những đặc điểm và phong cách mới độc lập hẳn với văn hóa Ấn Độ. Những yếu tố điêu khắc dựa trên nền tảng văn hóa bản địa thời kỳ tiền Bà La Môn giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc vào nghệ thuật tạo hình của Indonesia. Do đó chúng ta có thể nói rằng quá trình tiếp nhận văn hóa Ấn Độ ở Indonesia chính là quá trình bản địa hóa.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Drakeley Steven 2005. History of Indonesia. - USA: An imprint of Greenwood of Pubslihing Group. 2.Frederic L 1965. The temples and sulpture of South-East Asia. – London: Oxford University Press. 3.Frederic Louis 1967. The art of Southeast Asia. - New York: Hary N. Abrams, Inc. 4. Jumsai, Sumet 1990. Naga: Cultural Origins in Siam and the West Pacific. Pubslihed in Thailand. 5.Golzio Karl – Heinz (Ed) 2004. Incriptions of Champa. Shake Verlay Aachen 6. 7.Guy John 2009. “Artistic exchange, regional diologue and the Cham territories”. Champa and the archaeology of Mỹ Sơn (Việt Nam): Singapore. - NUS Press, pp. 127-155. 8.Heinrich Zimmer 1989. Myths and synbols in Indian art and civilization. – USA: Princeton University Press. 9.Jacques Claude and Freeman Michael 2009. Angkor. - London: published by Readktion Books ltd. 10. Kenneth Hall. R 1985. Maritime trade and state development in early Southeast Asia. - University of Hawaii Press. 11.Kerlogue Fiona 2004. Arts of Southeast Asia. United Kingdom of England: - Thamse and Hudson world of art. 12.Keyes Charles. F 1977. The Golden Peninsular Culture and Adaptation in Mainland Southeas Asia. – Honolulu: University of Hawaii Press. 13.Li Tana 2006. “A view from the sea: perspectives on the Northern and Central Vietnamese coast”. Journal of Southeast Asian Studies no 37, pp 83-102, February. 14.Majumdar R. C. 1937. Ancient Indian colonies in the Far East, Vol II. Dacca. 15.Majumdar R. C. 1937. Champa: History and culture of an Indian colonial kingdom in the Far East 2nd – 16th century AD. India, Dacca Press. 16.Pratapaditya Pal 1986. Indian Sculpture, Vol I, II. University of California Press. 17.Reichle Natasha 2007. Violence and serenity: late Buddhist sculpture from Indonesia. University of Hawaii Press 18.Thakur Upenda 1986. Some aspects of Asian history and culture. – New Delhi: Abhima Publication. 19.Vickery Michael 2003. “Funan Reviewed: Deconstructing the Ancients”. In: Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient. Tome 90-91. Pp. 101-143. Bài đã đăng tại Tạp chí KHXH-Viện KHXH-Viện PTBVVNB, số 12 năm 2011,Tr: 35-44 [1] Việc truyền bá văn hóa và chính trị của Ấn Độ được khởi xướng từ thời kỳ đầu Công Nguyên. Các học giả Ấn Độ, Pháp, Hà Lan và các học giả Đông Nam Á đã đưa ra rất nhiều giả thuyết khác nhau liên quan đến việc bành trướng dòng văn hóa này và họ tin rằng văn hóa Ấn Độ được mang đến Đông Nam Á bởi những người Ấn Độ thuộc đẳng cấp Chiến sỹ và Thương buôn, họ liên kết với nhau để tìm kiếm sự giàu có trên vùng đất nhiều vàng và hương liệu này (Upendra Thukur 1986: 7). G. Coedes, R. C. Majumdar và nhiều học giả khác tin rằng văn hóa Ấn Độ được truyền bá đến Đông Nam Á trong khoảng thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai trước Công Nguyên và những khu định cư sớm nhất của người Ấn đã được hình thành tại Campuchia, Cochin China (Nam Việt Nam ngày nay) và miền Nam Thái Lan, vùng đất mà người Trung Hoa gọi là Phù Nam. Theo truyền thuyết bản địa, có một người Bà La Môn (Brahmin) tên Kaudinya đến Phù Nam trong thế kỷ đầu Công Nguyên, hôn phối với một nàng công chúa bản địa tên là Nagini Soma, rồi trở thành vua của vùng đất này (Upendra Thukur 1986: 7, 8). [2] Vật cưỡi của thần Vishnu (thần Bảo tồn) có hình dáng mình người, đầu và cánh chim. Hình tượng chim thần Garuda hiện được dùng làm quốc huy của một số quốc gia Đông Nam Á như: Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Còn hãng hàng không quốc gia Indoneisa thì mang tên là Garuda Airline. [3] Truyền thuyết ở Bali kể rằng để trốn thoát khỏi thanh kiếm bành trướng của người Hồi giáo, người Java phải chạy về phía Đông và đến Bali nơi họ phục hưng Bà La Môn giáo và nền văn học ảnh hưởng Ấn Độ. Điều này cũng được kể trong những câu chuyện hồi năm 1000 cho thấy mối quan hệ hôn nhân giữa hoàng gia Java và Bali. Java đã từng chinh phạt Bali và trong suốt một thời gian dài Bali đã tiếp nhận văn hóa Ấn Độ từ Java. Vì thế nền văn học Ấn Độ – Java được bảo tồn rất tốt tại Bali, vấn đề này được ghi nhận bởi C. Hocykass trong bài nghiên cứu của ông mang tên “Những kho tàng của Bali” (Upendra Thukur 1986: 6). Tôi ghi chú vấn đề: - Shiva có hình tượng được trình bày "bán nam bán nữ", một dấu chỉ quan trọng. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 10, 2015 Trưng bày ngẫu tượng Chăm còn nguyên vẹn duy nhất Đông Nam Á23/11/2013 14:20(TNO) Lần đầu tiên sau gần 1 năm được phát hiện tại Hhu di tích Chăm Mỹ Sơn (Quảng Nam), ngẫu tượng Mukhalinga duy nhất còn nguyên vẹn phần đầu tượng trong khu vực Đông Nam Á được đưa ra trưng bày. Du khách xem Mukhalinga lần đầu tiên được trưng bày tại Mỹ Sơn Sáng 23.11, ông Nguyễn Công Hường - Trưởng ban quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn (H.Duy Xuyên, Quảng Nam) cho biết lần đầu tiên Mukhalinga được đưa ra trưng bày tại Nhà trưng bày hiện vật cố định kể từ khi được phát hiện tình cờ hồi thàng 11.2012, nhân kỷ niệm 14 năm ngày Mỹ Sơn được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới và đúng vào dịp Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23.11. Mukhaliga là dạng linga (ngẫu tượng trong tôn giáo Chăm, mang hình sinh thực khí của đàn ông) độc đáo bởi phần đầu lại được chạm nổi hình tượng thần Siva. Ngẫu tượng này có niên đại từ thế kỷ thứ 7 - 8, được phát hiện tại khu di tích Mỹ Sơn hồi tháng 11.2012 trên tuyến đường vòng vào khu đền tháp, cách tháp E4 khoảng 10m về phía đông… sau một trận mưa lớn gây xói lở và làm phát lộ hiện vật. Phần đầu linga có chạm nổi tượng thần Siva rất độc đáo Linga này được tạc từ khối đá sa thạch màu vàng nâu, hạt liên kết to, đá có đường vân khá lạ và đẹp; cao 146,5cm, rộng 41,5cm, dày 41,5cm gồm 3 phần tròn, bát giác và vuông gần như bằng nhau về chiều cao. Phần bát giác có các mặt cạnh đối xứng bằng nhau, hai cạnh liền kề không bằng nhau (18cm-16,5cm); phần vuông có mỗi cạnh 41,5cm. Sau đầu tượng là những đường vân đá cong, hình cánh cung tương đối đều nhau, vị trí đầu tượng được đặt giữa những đường vân đá theo trục đứng. Đặc biệt, phần tròn có chạm nổi đầu tượng thần Siva nhô hẳn ra khỏi khối tròn. Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Nguyễn Công Hường cho biết thêm, do lâu nay hiện vật lạ như Mukhalinga chỉ được giới thiệu qua hình ảnh, tư liệu… nên việc phát hiện lần đầu tiên và đưa ra trưng bày dịp này đã gây ngạc nhiên lớn cho du khách. Thông tin do thuyết minh viên của ban quản lý cung cấp đã giúp du khách nắm bắt được giá trị độc đáo của hiện vật này. Theo đánh giá của tiến sĩ Ngô Văn Doanh (Viện nghiên cứu Đông Nam Á), đây là linga độc đáo và còn nguyên vẹn lần đầu tiên được phát hiện tại khu vực Đông Nam Á. Đợt trưng bày Mukhalinga kéo dài đến hết tháng 11.2013. Tin, ảnh: H.X.Huỳnh - Quốc Phương Những khối đá huyền bí - Bài 4: Linga “tam vị nhất thể”13/01/2010 22:54Điều đáng nói là gần phiến đá có điêu khắc nội dung lễ cưới của nữ thần núi tuyết Parvati (ở làng Ưu Điềm, Thừa Thiên - Huế) lại có một linga nằm sẵn tự bao giờ... Đó là chiếc linga khá lớn mà theo các lão làng trong vùng đã hàng trăm năm dầm mưa dãi nắng. Linga này cùng một tượng nữ thần bằng đá để ngực trần mà dân chúng trong vùng hương khói kính cẩn gọi là Bà Phật Lồi, với rất nhiều mảnh vỡ lớn, cùng chịu chung số phận bị bỏ mặc giữa trời. Trước cảnh ấy, một số nhà hoạt động văn hóa thực sự quan tâm đến giá trị di tích như Võ Quang Yến, Trần Đình Sơn đến tận nơi bày tỏ mong muốn chùa Ưu Điềm hãy tôn trí những cổ vật trên ở nơi tương xứng. Giữa năm 2009, nhà chùa đã cho dựng một căn nhà và đem hết những cổ vật trên vào thờ, trong đó có cả linga. Về việc này, đã có người thắc mắc sao nhà chùa lại đưa cả linga vào nơi trang nghiêm. Thật ra linga - yoni không chỉ là biểu tượng sinh thực khí, mà theo quan niệm của văn hóa Ấn Độ xưa, một linga chứa đựng hình ảnh của ba ngôi tối cao là cả ba vị thần: Brahma - Vishnu và Shiva. Trước hết là Brahma, đấng sáng tạo: “Vạn vật phát hiện tự nơi Ngài và vũ trụ đã có sẵn ở trong Ngài... Cũng như cây sồi có sẵn ở trong hạt sồi, như trái cây có sẵn ở trong mầm hạt, sẵn sàng nảy nở và phát triển, muôn vật hữu tình đã có sẵn ở Brahma, và mọi mầm mống đều phát sinh nơi Ngài”. Lời tôn vinh ấy được GS Lê Xuân Khoa trích dẫn trong một tài liệu về triết học Ấn Độ, đồng thời với rất nhiều sự tích từ Brahma. Tích về Brahma là kết quả hôn phối giữa đấng tối cao và năng lực của chính Ngài. Có tích cho rằng Brahma sinh ra từ một quả trứng vàng (kim noãn) bềnh bồng trên mặt biển nguyên thủy, sau đó trứng tự vỡ làm đôi, một nửa nâng lên thành trời phía trên, một nửa thành đất phía dưới, còn khoảng giữa là không trung vô hạn. Tích khác rất phổ biến, lại cho Brahma sinh ra từ một bông sen ở rốn của thần Vishnu. Vishnu là vị thần bảo vệ sự sống con người giữa hai đầu sinh - tử. Vishnu được lập đền thờ khắp nơi trên Ấn Độ xưa (được điêu khắc trên đá tại các công trình mỹ thuật ở Thuận Hóa xưa, trong đó có phiến đá ở làng Ưu Điềm). Một hôm, khi Vishnu đang nằm trên một chiếc lá sen, Brahma bèn đến hỏi danh tính. Vishnu trả lời: “Chính ta đã sinh ra ngươi”, và Vishnu gọi Brahma là con. Nghe vậy, Brahma rất tức giận, tuyên bố rằng mình mới là đấng sáng tạo. Hai bên đang tranh cãi về ngôi thứ bỗng thấy xuất hiện một cột lửa cao ngất, vươn lên liếm sạch cả mây trời và chiếu sáng đại địa. Thấy thế, Brahma và Vishnu dừng ngay cuộc tranh cãi để đi tìm điểm xuất phát cũng như nơi tận cùng của cột lửa. Hai vị chia nhau đi tìm hai phía, Vishnu lặn sâu xuống mặt đất, còn Brahma bay vút lên đầu ngọn lửa nhưng bay tới đâu thì lửa cao tới đó. Nghĩa là cột lửa không thể biết điểm khởi đầu và điểm kết thúc nơi đâu. Cuối cùng, Vishnu và Brahma thâu thần lực và cùng gặp lại, đang ngẩn ngơ không biết đầu, cuối của cột lửa thiêng thì bỗng nhiên, âm thanh linh thiêng bắt đầu bằng chữ A (trong âm tiết AUM) vang lên, và Shiva xuất hiện giữa cột lửa tỏa hồng nhiều cánh như một đóa sen. Từ trong đóa sen lửa ấy, Shiva nói cho hai vị thần kia biết: “Không ai kém hơn ai trong ba ngôi tối linh bình đẳng gồm Brahma - Vishnu - Shiva. Ba ngôi đó chỉ là thể hiện của một linh thể thuần khiết và duy nhất”. Những khối đá huyền bí - Bài 4: Linga “tam vị nhất thể” - ảnh 1...và linga ở chùa Ưu Điềm - Ảnh do chùa Ưu Điềm cung cấp Từ chuyện trên, người ta đã kết hợp ba vị thần trong hình ảnh của một linga đặt trên yoni với ý nghĩa: “Shiva là đấng ban mầm sống (bijavan), Vishnu là tử cung (yoni) và Brahma là mầm sống (bija)”. Khi văn hóa Ấn Độ du nhập vào đời sống tinh thần Chămpa, hình ảnh các thần linh tối thượng được thể hiện qua một linga, nhắc ta nhớ đến thần thoại về loài Atula gây chiến với các thiên thần, khi thua, Atula đã dẫn hàng vạn quyến thuộc của mình chạy trốn và tất cả nấp trong... một cọng sen! Phân tích về ba vị thần trong một linga - yoni, TS Bá Trung Phụ nêu rõ: “Linga được cấu tạo thành ba phần. Phần đầu tròn biểu tượng thần Shiva. Phần giữa là thần Brahma có bốn cạnh tượng trưng cho 4 hướng: bắc (kabráh), nam (kanaron), tây (karaykôh), đông (haraymư). Phần cuối cùng tượng trưng cho thần Vishnu 7 cạnh...”. Cũng theo TS Bá Trung Phụ, cần biết người Chăm ở Việt Nam thời trước trong quá trình tiếp thu văn hóa Bà la môn đã không rời bỏ nguồn cội của mình mà để cho yếu tố bản địa dần phục sinh. Chính vì thế, các ngẫu tượng Mukha Linga như ở các tháp Pôklongiarai (xây năm 1303), hoặc tháp Pôromê (xây năm 1659) đều kết hợp tín ngưỡng Bà la môn của Ấn Độ với quan niệm riêng của người Chăm. Điều đó cần được đối chiếu thêm với linga đang được thờ tại chùa Ưu Điềm. Để giải đáp câu hỏi tại sao phiến đá điêu khắc lễ cưới nữ thần Tuyết, tượng Bà Phật Lồi và cả linga bằng đá cùng nhiều cổ thạch của người Chăm lại có mặt trên đất Thừa Thiên - Huế (tức Thuận Hóa ngày xưa), nhiều nhà nghiên cứu như Nguyễn Đình Đầu, Võ Quang Yến, Trần Ngọc Bảo cho biết: “Thuận Hóa là tên gọi của vùng đất Thừa Thiên - Huế đời nhà Trần sau khi vua Trần Anh Tông tiếp nhận hai châu Ô và Lý, là sính lễ của vua Chiêm Thành Chế Mân (Jaya Sinhavarman III) dâng để cưới công chúa Huyền Trân. Vua Trần đổi tên châu Ô thành châu Thuận và châu Lý thành châu Hóa. Cuối đời Trần, năm 1404, hai châu này được ghép lại thành phủ Thuận Hóa. Vùng đất Thuận và Hóa này được nhập vào Đại Việt sau lễ cưới công chúa Huyền Trân với vua Chế Mân năm 1306. Trước đó người Chăm đã sống ở đây và để lại nhiều di tích như “tảng đá thiêng được phong thần”, tượng nữ thần Tuyết, tượng Bà Phật Lồi, linga “tam vị nhất thể”.... Giao Hưởng Tôi ghi chú vấn đề: - Shiva trong một huyền thoại, là một cột lửa cao ngất trời xanh, ngay cả thần Vishnu bay lên tìm phía trên và thần Brahma trong hình tướng của một con lợn thần đào phía dưới mà cũng không tới mút của nó. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 10, 2015 Theo khảo cổ học Ấn Độ, tượng thần Shiva xa xưa nhất đào được tại di chỉ Mohenjo daro và Harappa có niên đại khoảng 2300-1200 TCN (nên xem xét lại niên đại...), vị thần đang trong tư thế tọa thiền, hai chiếc sừng bò trên vương miện tượng trưng cho "thần". Cho đến nay, chúng ta còn thấy kỵ vật của thần Shiva là con bò thần Nandi. Một cổ vật con dấu đặc biệt vùng Harappa được cho là 1750-1500 TCN: Tôi ghi chú vấn đề: - Shiva được xem là ông tổ của Yoga. - Chiếc đinh ba của thần Shiva, dấu 7 gạch ở cổ vật trên là chòm sao Bắc Đẩu, còn con linh dương 3 đầu tượng trưng phương Nam, nhưng cũng như đã viết trong các bài trước: Tam Dương - ba mặt trời thiên văn. Điều này dẫn đến một mật ngữ quan trọng: chiếc đinh ba của thần Shiva tượng trưng phương Nam. Do vậy, con linh dương 3 đầu cũng là một biểu tượng của thần Shiva (Con linh dương 3 đầu này đang được phân tích thêm, trên các cổ vật thì thần Shiva có 3 mặt, cán chiếc đinh ba nằm ngay chót xương cụt của con linh dương). - Chiếc chĩa ba trong đó 3 mũi nhọn ứng Tam Dương, hay cấu trúc phương: tây - bắc - đông. - Chiếc chĩa ba với cán - mũi giữa tượng trưng trục xương sống đi từ dưới lên, trên đỉnh đầu gọi là trục thiên đỉnh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 10, 2015 Trong các bài viết khác, chúng ta đã lưu ý đến cổ vật nổi tiếng thời Hạ (2200 TCN) là ống tông, đĩa bích và rìu Việt. Trong đó ống tông cũng có mô hình tạm gọi là "tương đương" với Linga - Yoni, còn đĩa bích tượng trưng cho "Trời" một cách độc lập "Thiên viên Địa phương". Ống tông và rìu Việt Đĩa bích Do đặc tính tượng trưng của đĩa bích tượng trưng cho Thiên - bộ áo ngọc xác ướp Trung Hoa dưới đây chỉ rõ một chiếc đĩa bích đặt ở đỉnh đầu, cho nên ống tông phải mang ý nghĩa khác khi ống tông có hình "trụ tròn", hình tượng này tương đương Linga của thần Shiva. Một chiếc đĩa bích Trung Hoa mô tả con "rồng" ở vành tròn trung tâm đĩa bích (hướng đầu quanh thuận chiều kim đồng hồ, Dương, Nam, Hà đồ - lý tương sinh), còn chim phượng hoàng ở vành tròn ngoài (hướng đầu quanh ngược chiều kinh đồng hồ, Âm, Nữ, Lạc thư - lý tương khắc): Mặt nạ dây nịt quần áo hình rồng Con rồng ngậm đĩa bích Tôi ghi chú vấn đề: - Hình trụ tròn Linga xuyên qua hình vuông Yoni khả năng "tương đương" ống tông thời Hạ. - Đĩa bích tượng trưng cho Thiên trong một ý nghĩa thiên văn là trục thiên đỉnh, ở bắc bán cầu chỉ thẳng lên chòm sao Bắc Đẩu (xuyên qua nam bán cầu). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 10, 2015 Trích từ: Ý NGHĨA KIẾN TRÚC THÁP CHAMPA VIỆT NAM (Phần 1), bác sĩ Nguyễn Xuân Quang Cũng nên biết linga có một khuôn mặt của Núi Trụ Chống Trời, Núi Trụ Thế Gian tức Núi Meru Shiva. Ta cũng thấy điểm này qua núi Trụ Thế Gian, núi Kỳ của Bách Việt. Kì là Cây là Gậy, là Cọc là Cặc tức Linga. Ở Hà Tĩnh có núi Trụ Chống Trời gọi là núi Nam Giới (nói nôm na mách qué là núi Cọc, núi Cặc). Nhưng thấy rõ nhất là qua hình vẽ vị thần đất Keb của Ai Cập cổ [Keb = Kẻ (có một nghĩa là que, nọc như thước kẻ) = Kì] có dương vật là Núi Trụ Thế Gian, Trụ Chống Trời (Thần Bầu Trời Nut): Thần Đất Keb có dương vật là Núi Trụ Thế Gian, Trụ Chống Trời (nữ thần Bầu Trời Nut). Như vậy tháp hình Núi Meru và tháp hình linga tuy hai nhưng cùng một gốc. Các tháp có hình dương vật này diễn tả khuôn mặt biểu tượng của thần Shiva có thể chỉ diễn tả một khuôn mặt ở một khía cạnh đơn thuần của thần Shiva nhưng vài khi cũng diễn tả trọn vẹn cả thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh của Vũ Trụ giáo của ngành nọc, dương. Ngoài ra, các kiến trúc, điêu khắc của các tháp biến đổi theo từng thời kỳ, thời đại nên tháp Champa thờ Shiva cũng có thể biến dạng theo từng thời kỳ, thời đại. Tháp hình linga cũng vậy. Ví dụ như thân tháp thay vì có hình trụ ống của dương vật nhiều khi lại dương hóa và tháp có thân hình vuông, ngắn so với mái. Tôi thêm dữ liệu: Dưới đây là một cổ vật định phương vị hướng của Linga - Yoni tham khảo (Sacred temple tantric lingam stone): Voi: tây, hổ: đông -> Linga - Yoni tọa nam (người phụ nữ) hướng bắc (một nhân vật). Chú ý, mặt trời tròn tương trưng cho bắc, đông và mặt trăng khuyết tượng trưng cho nam, tây, mặt trời và mặt trăng trên dưới của đường phân cách mà không cần bài trí ở trạng thái đối xứng tâm. Cách bài trí bốn phương và Linga - Yoni ở trung tâm này chỉ rõ theo Lý học là Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ (Lạc thư ẩn). Ở trung tâm, Linga - Yoni chính là sự hợp nhất của Ngũ Phương, ta rút ra một nhận định. Trên cổ vật này, nếu quan niệm biểu tượng thì người phụ nữ - vợ thần Shiva thì thần Shiva chính là nhân vật an vị hướng Bắc? Tại sao vậy? Bởi vì phải phân loại cấp độ Âm Dương Ngũ Hành chăng? Vấn đề này cần chú ý: Khi quy ước so sánh Nam Nữ thì Nữ sẽ an vị phương nam và Nam sẽ an vị phương bắc, điều này sẽ dẫn đến cấu trúc bài trí ở trên. Sự bài trí này khác hoàn toàn về mặt bản chất của sự liên hợp Linga - Yoni, cũng là tượng trưng cho thần Shiva và vợ. Linga - Yoni định vị trục Khảm - Ly. Trên cổ vật này có sự tách bạch rõ ràng giữa các biểu tượng Linga - Yoni, mặt trời, mặt trăng. Nghệ nhân nào thực hiện cổ vật này ghê thật! Tranh thần shiva và cột lửa Lingam Tôi ghi chú vấn đề: - Trong thần đạo Ai Cập cổ, trên một bức tranh cổ, nữ thần bầu trời Nut tượng trưng bầu trời trang trí đầy ánh sao đêm và thần đất Geb có dương vật dựng đứng như của thần Shiva. - Ở đây, dương vật tượng trưng cho "Trụ chống trời", tất nhiên khác với "Trời". - Linga - Yoni chỉ đặc trưng duy nhất cho thần Shiva và vợ chính mà thôi (theo thần thoại Ấn Độ thần Shiva có 2 vợ), nếu phân tích biểu tượng Linga có thêm Vishnu, Brahma là "sai hoàn toàn" về mặt bản chất, ý nghĩa của biểu tượng. - Nếu thần Shiva tượng trưng cho phương Nam, thì thần Vishnu và Brahma tượng trưng cho phương nào? Tuy vậy, vẫn còn thiếu một phương nữa, vậy thì là thần nào sẽ an vị ở đây cho đủ Tứ Phương? Đây cũng là một bí ẩn, có lẽ không thể giải được của Ấn Độ??? Vị thần dấu mặt này sẽ cùng Vishnu, Brahma tạo thành ngọn núi Tam Sơn, Tam Dương hay 3 mũi nhọn của chiếc đinh ba. - Qua cổ vật trên, xác nhận ý nghĩa Linga - Yoni là một sự "hòa hợp Âm Dương" hoặc "phi Âm phi Dương", không ở trạng thái đối ngẫu, so sánh, đối đãi. Đồng thời, nó cũng không ở trong ý nghĩa của khái niệm "tương tác" Âm Dương ("KHÍ"). Đến đây, chúng ta cần phải xem tiếp biểu tượng " chiếc trống" đi cùng với chiếc "đinh ba" của thần Shiva. - Cấu trúc bài trí của cổ vật trên dựa trên phương vị trên mặt đất, tuy nhiên nội hàm của nó lớn hơn do tượng trưng Tam Dương (các hệ thiên văn) của chiếc đinh ba trên tay thần Shiva. - Nếu Linga - Yoni không phải là KHÍ thì, do thần Vishnu là thần mặt trời và thần Brahma là thần mặt trăng, tượng trưng cho Dương Âm, vậy chính vị thần dấu mặt này sẽ đặc trưng cho "tương tác" tức "KHÍ" trong khái niệm Lý học vậy. - "Ngọn lửa vô hình" nằm trong ngọn núi chảy ngược lên trên đỉnh, một cách thức khí công Yoga vận hành ngọn lửa hỏa xà Kundalini (quy ước các khái niệm). Bài sau sẽ là: Tam Sơn và Chiết Khảm điền Ly của Cao Đài Đại Đạo. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 10, 2015 Liên quan đến ngọn núi nguyên thủy, trong huyền thoại Ai Cập cho rằng vũ trụ nguyên thủy là một biển nước mênh mông, đột nhiên nhô lên một mô đất hay một ngọn núi nguyên thủy, từ đó này sinh ra con chim phượng hoàng đầu tiên, một sự kiện đặt biệt liên quan đến con chim phượng hoàng là tự mình dùng trầm hương để tự thiêu và sau đó tái sinh chính từ cái chết của mình. Sau này, những chiếc kim tự tháp chứa xác ướp của các Pharaoh cũng mang hình ảnh tượng trưng cho ngọn núi thiêng này. Kim tự tháp cổ nhất của Ai Cập và thế giới là kim tự tháp bậc thang Saqqara được xây dựng vào khoảng năm 2600 TCN, nó có 6 bậc thang tượng trưng cho chòm sao Nam Cực (Nam Đẩu). Kim tự tháp bậc thang Saqqara Trong hội Tam Điểm, trên tờ 1US của Mỹ cũng có kim tự tháp bị cụt ngọn và một "con mắt trái" nằm trong ngọn kim tự tháp ở phía trên, con mắt này gọi là "All Seeing Eye" - Con mắt nhìn thấu tất cả. Tờ 1US Trong kiến trúc và mỹ thuật của Cao Đài Đài Đạo Việt Nam, con mắt trái cũng đặt trong một hình tam giác. Ở đây, con mắt trái tượng trưng cho Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Ở đây, con mắt trái đã che khuất chòm sao Bắc Đẩu Thánh tượng Cao Đài Đại Đạo Chúng ta chú ý, trên cổ vật Hindu giáo thì thần Shiva với tượng trưng là con mắt số 3, con mắt nội quán, con mắt Âm Dương đặt nằm dọc chứ không phải nằm ngang một cách thông thường, con mắt này rõ ràng không phải là con mắt trái của thần mặt trời Ra. Nắp kosa bằng vàng dùng để chụp lên đầu Linga trong các buổi đại lễ Mặc dù quan sát Kosa chúng ta thấy 3 mắt tạo nên hình tam giác, nhưng tại sao lại chỉ bài trí con mắt trái cùa thần Ra trên tam giác mà không phải con mắt nội quán? Vấn đề này nên được hiểu là con mắt nội quán hay đặc tính của Linga - Yoni khi so sánh, đối đãi để trình bày lên hình tam giác tượng trưng là không thể được, nó chỉ được hiểu và giải thích về mặt bản chất mà thôi. Từ ý nghĩa này, đã chứng tỏ Tam giác không thể có tượng trưng thần Shiva, đấy cũng là lý do thần Shiva cầm chiếc chĩa ba (Tam Sơn, Tam Giác). Như vậy, rõ ràng tam giác sẽ bao gồm thần Vishnu - Dương, thần Brahma - Âm và vị thần ẩn mặt tương trưng cho tương tác "Khí", điều này dẫn đến sự giải thích ý nghĩa ngôi sao 6 cánh trong Hindu giáo (sai lệch bài trí các vị thần) hay ngôi sao David trong Do Thái giáo (thực ra không hiểu thì đúng hơn) đã sai lệch so với bản gốc. Tháp Chămpa Bình Định trong hình tướng Linga Trên một cổ vật đã nói, chúng ta thấy con voi tượng trưng cho phương tây, đây là hình tướng của thần voi Nagesha, thần hạnh phúc, hòa bình, thịnh vương, con của thần Shiva, ngoài ra thần Shiva còn có một đứa con khác là thần chiến tranh Skanda trong hình tướng con hổ, mang tính chất đối nghịch với thần Nagesha. Qua hai đứa con của thần Shiva và vợ của thần cũng cho thấy rằng, Linga - Yoni kết hợp vượt khỏi đối đãi Âm Dương, ngay cả đối đãi Trời - Đất. Vậy thì, cổ vật bài trí trên đã trình bày gia đình thần Shiva. Tôi ghi chú: - Vị thần thứ tư ngoài Tam Vị Nhất Thể, để cùng họ tạo nên Tứ Phương Tôn là ai? - Con mắt thần mặt trời Ra trong Tam Giác là con mắt "trí tuệ". - Con mắt thứ 3 của thần Shiva là con mắt nội quán, thấy thế giới vô hình, vượt cái thấy thông thường hay con mắt "huệ", thần nhãn (thấy được linh hồn). - Con mắt phải của thần Brahma là con mắt "từ bi, bác ái". - Vị thần thứ tư ẩn mặt tượng trưng cho hành động, tức "dũng khí". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 10, 2015 Huyền thoại khuấy động biển sữa tìm thuốc trường sinh Vishnu - Thần Bảo Tồn Theo truyền thuyết, Vishnu nằm trên biển sữa trên mình con rắn vũ trụ nhiều đầu Ananta hay Sesha. Trong lúc ngủ, một hoa sen từ rốn thần mọc ra trên một cuống dài do thần gió VAYU nắm giữ. Trên hoa sen là thần BRAHMA bắt đầu công việc sáng tạo. Thần Vishnu ngủ trong các khoảng thời gian giữa những đợt sáng tạo nối tiếp này. Trong lúc ngủ, thần sẽ biến thành một hoá thân khác xuất hiện trong các chu kỳ sáng tạo sau đó. Theo thần thoại Ấn giáo, thần Vishnu có tất cả 10 hoá thân (Avatar), hoá thân thứ 10 là hóa thân cuối cùng và chưa xuất hiện trong cõi này. Vishnu được mô tả với hình dáng chàng trai tuấn tú, màu xanh cam, có 4 tay, mỗi tay cầm các vật biểu trưng: cây chuỳ - biểu tượng cho sức mạnh của kiến thức, vỏ ốc tù và - nguồn gốc sự sống, bánh xe - quyền năng sáng tạo và huỷ diệt, hoa sen - biểu tượng của mặt trời và liên quan đến cây đời sống mọc ra từ rốn của thần. Vợ của Vishnu là nữ thần Laksmi - nữ thần của sự giàu có và may mắn. Vật cưỡi của thần là Garuda (đại bàng kim sí điểu) - con chim vàng thần huyền thoại. CÁC HOÁ THÂN CỦA THẦN VISHNU Các hoá thân của thần Vishnu là những hiện thân của thần ở thế gian này để cứu loài người trong những lúc gay go nhất. Người ta thường cho rằng thần Vishnu có 10 hoá thân, đó là : 1-Mastya: Con cá từng bảo vệ cho Manu, thuỷ tổ loài người trong cơn đại hồng thuỷ. 2-Con rùa Kurina (kurma): chở hòn núi Mandara trên lưng trong khi khuấy đảo biển sữa. 3-Varaha: Con heo rừng đã cứu cả trái đất. 4-Narasimha: hoá thân sư tử vương giết chết con quỷ Hiranyakashipu - hiện thân của Ravana. 5-Chàng lùn Vamana: cứu thế giới khỏi tay con quỉ Bali 6-Parasurama: người tạo ra tầng lớp Satđếlỵ mới. 7-Hoàng tử Rama: nhân vật chính trong sử thi Ramayana của Ấn Độ. 8-Thần Krisna: vị thần tài năng với cây sáo mê hồn. 9-Sakya Muni (Đức Phật): cứu giúp những kẻ xấu lầm đường lạc lối trở về đường chính. 10-Kalkin (Kali Yuga) : Hoá thân thứ 10 này sẽ hiện ra cuối kỷ nguyên hiện tại để lập ra kỉ nguyên mới. Mỗi hoá thân và sự tích về các hoá thân ấy của thần Vishnu sẽ lần lượt trình bày ở phần tiếp sau. Các hoá thân của Vishnu tuân theo một qui luật tiến hoá từ cá, bò sát, thú, rồi đến chú lùn, đến con người. Cuối cùng là thần nhân và đấng sáng tạo tương lai. Hoá thân đầu tiên là con cá Mastya. Thần thoại Hindu kể rằng, một ngày kia, trong khi Manuđang tắm đưới sông thì thấy một con cá nhỏ van xin ông cứu nạn. Manu đem nó về nuôi. Con cá lớn dần lên cho đến một ngày nó xin thả trở về biển.Trước khi bơi đi, con cá bảo Manu biết sắp có một trận lụt lớn nhận chìm cả thế gian và nó khuyên ông ta nên đóng một chiếc thuyền lớn, trong đó có chứa các loại sinh vật và hạt giống cây cối. Manu vừa chuẩn bị xong thì mưa tuôn xối xả ngập lụt cả thế gian. Nước cuồn cuộn sắp lật đổ chiếc thuyền thì cá Mastya hiện ra dẫn dắt thuyển khỏi cơn nguy hiểm. Sau đó, nó bảo Manu buộc thuyền vào một đỉnh núi cao không bị ngập, chờ khi nước rút. Lúc đó, con cá mới cho Manu biết rằng chính mình là hoá thân của Vishnu. Để tạ ơn thần, Manu hiến tế bằng sữa và bơ lỏng. Một năm sau lễ vật cúng dường này biến thành một người đàn bà xinh đẹp. Họ sống với nhau và sinh ra loài người. Hóa thân thứ hai của Vishnu là con rùa Kurma (Kurina) Chở cả hòn núi Mandara trên lưng trong cuộc khuấy đảo biển vũ trụ. Sau trận Đại Hồng Thủy (xem hoá thân Mastya), một số bảo vật bị chìm trong lòng Biển Sữa. Brahma khuyên các vị Thần nên liên kết với đám Quỷ để thu hồi các bảo vật ấy, đặc biệt là thuốc trường sinh Amrita. Thần và Quỷ liền bứng ngọn núi Mandara đặt ngược đầu xuống để giữa Biển Sữa. Đỉnh núi cắm sâu vào trong đất trong khi việc khuấy đảo biển sữa bắt đầu. Để khuấy được biển, hai bên dùng con rắn Vasuki quấn quanh ngọn núi ấy, mỗi bên nắm đầu và đuôi rắn mà quay quả núi để quậy biển sữa ! Tuy nhiên, không thể thiếu một điểm tựa để núi Mandara khỏi chìm xuống biển sâu. Thế là Vishnu hóa thành rùa Kurma, lặn xuống nước sâu, chịu núi Mandara trên lưng mình, và xoay tròn theo hòn núi mỗi lần khuấy như một cái guồng để công việc được nhanh chóng hơn. Khuấy đảo mãi làm con rắn nổi giận, nó liền phun ra nọc độc nhằm hủy diệt. Thần Brahma nhờ thần Shiva nuốt những nọc này. Shiva liền vận dụng thần thông nuốt trọn độc chất nọ, nhưng giữ không cho nó xuống bụng. Nọc độc con rắn làm cho cổ họng Shiva mang màu xanh. Việc khuấy biển sữa kéo dài trên 1000 năm. Nước biển màu sữa biến thành chất bơ. Rồi từ trong biển sữa lần lượt xuất hiện bò thần Nandin, voi thần 3 đầu Airavata, ngựa trắng, cây như ý, mặt trăng, mặt trời, nữ thần Lakshmi, các bọt biển hoá thành những tiên nữ Apsara. Sau cùng là Dhanvantri, một đồng nghiệp Y Sĩ, hiện lên với chén thuốc trường sinh nhưng bọn quỷ chụp lấy. Thần Vishnu một lần nữa đánh thắng bọn ác quỉ và đoạt lại ly thuốc trường sinh. Nữ thần Laksmi xuất hiện đầu tiên và thần Vishnu liền lấy nàng làm vợ. Có thuyết cho rằng màn « Quậy biển sữa » xảy ra ở lúc Tạo Thiên Lập Địa, với Mandara là cột trụ của thế giới, Brahma làm vị chủ trì, Vishnu là điểm tựa. Và Shiva, năng lực khai thông bế tắc. Từ đó nổi lên những biểu tượng như sự sống (thuốc trường sinh cho chư Thần, bò sữa cho con người), thời gian (mặt trăng), ánh sáng (mặt trời), sự chết (độc chất), cái đẹp (Lakshmi), ước vọng (cây như ý), sức mạnh (ngựa), sự thông thái (voi) v.v Hoá thân thứ ba của Vishnu là con lợn rừng Varaha Con lợn này đã cứu quả đất ra khỏi lòng đại dương sau khi bị con quỷ Hiranyaksa (Mắt Vàng) dìm vào đấy. Con quỷ này đã tu khổ hạnh, nhờ đó được thần Brahma ban cho quyền năng không thể bị người, vật hay thần giết chết. Có được quyền năng này, Hiranyaksa lộng hành tất công loài người, khiêu khích các vị thần, lấy trộm bộ kinh sách thiêng của Brahma, sau đó lôi quả đất vào trong đáy biển vũ trụ. Nhưng con quỷ có một nhược điểm, vào lúc thương lượng với Brahma, Hyranyaksa phải kể tên các con vật không thể làm hại nó được, và nó đã bỏ sót tên con lợn rừng. Vishnu liền hoá thành con lợn rừng khổng lồ với tiếng kêu ớn hơn cả tiếng sấm của Indra, hai mắt đỏ hơn hai luồng sét… Varaha lặn xuống đáy đại dương, giết chết Hyranyaksa và giải cứu cho trái đất, đưa nó trở về mặt nước. Một số sách vở còn ghi lại hình ảnh trái đất như là một người thiếu nữ được Vahara nâng lên trên cánh tay lực lưỡng của mình. Trong Phật giáo, có ý kiến cho rằng Ma lị chi Thiên là một dạng chuyển đổi của Varaha từ Hindu sang Phật Pháp. Dưới đây là hình Ma Lị Chi Thiên: Hoá thân thứ tư của Vishnu là người Sư tử Narasimha. Thần tích của Hindu giáo kể rằng, Hiranyakashipu là anh của quỷ Hiranyaksha được sự ban phúc của thần Brahma nên trở thành bất tử. Không có thần, người hay vật nào có thể giết được nó, dù là ban đêm, ban ngày, trong nhà hay ngoài trời cũng vậy. Hiranyakashipu cũng giống em trai của mình, cao ngạo và tàn phá mặt đất. Hắn tự cho mình là vị thần bất tử tối cao, nên cấm việc thờ cúng các vị thần khác. Con trai hắn là Pralada lại rất tín ngưỡng ở Vishnu nên không nghe lời hắn. Con quỷ giận dữ toan giết con mình nhưng kì lạ thay, con hắn vẫn cứ bình an dù hắn đã giết bằng mọi cách. Một ngày kia, quỷ Hirayakashipu hỏi giận dữ hỏi Pralada rằng Vishnu có trong cây trụ khung của ngôi đền hắn ta không, Pralada trả lời một cách chắn chắn rằng có. Hiranyakashipu gầm lên và lấy chân đạp ngã cây trụ để tìm giết Vishnu. Lập tức, Vishnu với hình dáng mình thần đầu sư tử hiện ra và xé xác con quỷ. Hành động như thế, thần đã không vi phạm lời hứa của Brahma. Vì lúc ấy không phải ban ngày hay ban đêm, thần đang đứng trên đà của ngôi đền nên không phải ở bên trong hay bên ngoài, thần đã đội lốt Narasimha nên không phải là thần, không phải là người, cũng không phải thú vật. Trong 10 hoá thân thì có lẽ đây là hoá thân dữ dằn nhất của Vishnu. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 10, 2015 Huyền thoại về vị vua vĩ đại nhất đế chế Khmer Nam Yên Người ta vẫn chưa tìm được nguyên nhân hai vị vua vĩ đại nhất của đế chế Khmer khi được tạc tượng thờ lại không có hai bàn tay. Sự tài hoa tột đỉnh, những linh ứng kỳ diệu trên bàn tay của hai vị vua huyền thoại không được thể hiện. Boeng Mealea là ngôi đền nằm trong quần thể Angkor Wat, cách Siêm Riệp khoảng 70km về phía Đông Bắc, được xem là phiên bản của Angkor Wat, tương truyền là nơi chôn cất vị vua vĩ đại Suryavarman II. Ngôi đền linh thiêng cùng chung số phận với Kulen, Angkor Wat hơn 800 năm lạc mất giữa rừng già được các nhà khoa học khảo cổ Pháp phát hiện vào năm 1954. Vương triều Angkor từng là vương triều hùng mạnh nhất lịch sử Khmer, dưới sự trị vì của vua Suryavarman II - vị vua được mệnh danh là “vị vua bách chiến bách thắng”. Cũng chính ông là người xây dựng nên Angkor Wat - một công trình vĩ đại mà người đời sau nghiêng mình thán phục. Đế chế Khmer dưới sự trị vì, mở mang bờ cõi của ông đã bành trướng đến biên giới Bắc Lào ngày nay, phía Nam đến tận bán đảo Malay, phía Tây đến tận vương quốc Pagan-Myanmar. Sau khi nhà vua Suryavarman II tử trận, cái chết của ông cùng với vương triều Angkor Wat rực rỡ đã chìm sâu vào quên lãng. Người ta không biết và cũng không ai có thể giải thích về những bí mật của vương triều. Theo tư liệu người Pháp để lại tại Viện Viễn Đông Bác cổ, năm 1954, các nhà khoa học Pháp đã có thông tin về một khu đền lớn như một phiên bản của Angkor Wat nằm trong khu rừng già cách Angkor Wat không xa, nhưng hoàn toàn không có đường vào. Qua những tư liệu cổ, trên các bia ký còn đặt trong đền, người ta mới biết đền Boeng Mealea chính là nơi chôn cất thi hài vua Suryavarman II cùng nhiều vàng bạc, châu báu của vương triều. Toàn cảnh Angkor Wat Nhưng do chiến tranh triền miên, khu đền Boeng Mealea lại chìm đắm giữa rừng hoang. Năm 2003, chính phủ khai phá một con đường mòn dẫn vào Boeng Mealea. Đây là khu vực còn rất nhiều bom mìn vẫn chưa gỡ bỏ hết sau chiến tranh Ponpot, nên xung quanh khu vực đền, lực lượng CMAC - lực lượng rà phá bom mìn quốc tế - vẫn đang hoạt động. Khu vực rà soát bom mìn được căng cờ đỏ và có khi bom mìn chỉ cách con đường độc đạo vào đền không đầy nửa mét. Gần như toàn bộ đền tháp đã sụp đổ hoang tàn, nhưng vẫn có thể nhận ra dáng dấp vĩ đại và sự hoành tráng của nó không thua kém gì Angkor Wat. Thậm chí, các khối đá xây đền nơi này còn to hơn cả đền Angkor, nặng trung bình 8 tấn so với 3 - 5 tấn của Angkor Wat. Đền Boeng Mealea ngày xưa như một thành phố nhỏ với diện tích 108ha và có hào nước bao bọc quanh thành, có nơi rộng đến 45m. Đền có ba lớp tường bao bọc và được trấn giữ bởi những cánh cổng bằng đá khổng lồ, chính giữa là ngọn tháp cao đến 42m nhưng đã bị gãy đổ. Đặc biệt hơn, Boeng Mealea có đến bốn thư viện ở bốn góc thành trong cảnh hoang tàn, trong khi hầu hết các đền đài thời kỳ Angkor chỉ có hai thư viện. Trung tâm của đền có quan tài của vua Suryavarman II nằm lăn lóc dưới đất. Theo Ủy ban Apsara, từ những năm chiến tranh, không chỉ các nhà nghiên cứu khảo cổ học mà còn những băng nhóm đào bới mộ cổ đã tìm đến đây và khai quật ngôi mộ cổ này, nhiều vàng bạc, châu báu đã bị lấy đi, những mảng phù điêu tuyệt mỹ trên tường của đền cũng bị đục lấy mất và xô ngã chiếc quan tài từ trên đền xuống đất. Nhưng họ không tìm thấy được thi hài của Suryavarman II. Phù hiệu trên tường Angkor Wat Suryavarman II - người xây những đền tháp vĩ đại Sau khi vua Suryavarman II qua đời, ánh sáng mặt trời đã tắt vụt, bóng đêm và sự tuyệt vọng của đế chế Angkor huy hoàng phủ trùm lên một màu đen tóc tang. Nội bộ triều đình mâu thuẫn, lục đục, tranh giành quyền lực, các công trình đền tháp xây dựng dở dang phải ngưng trệ, đình đốn. Chiến tranh tranh giành cát cứ và ngoại xâm bấy lâu dòm ngó chờ cơ hội xâm chiếm đế chế Khmer. Cả xã hội Chân Lạp rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng cho đến khi một mặt trời mới rực rỡ xuất hiện trên bầu trời Angkor… đó là Hoàng tử Jayavarman VII. Jayavarman VII (1181- 1220) là vua của Đế quốc Khmer, được xem là một trong ba vị vua tài năng, anh hùng lỗi lạc của dân tộc Khmer dưới triều đại Angkor. Ông là con trai của vua Dharanindravarman II (trị vì từ 1150 - 1160) và Sri Jayarajacudamani. Ông đã cưới Jayarajadevi và sau khi bà qua đời, ông cưới em gái bà là Indradevi. Người ta cho rằng hai người phụ nữ này đã truyền cảm hứng lớn cho ông, đặc biệt là lòng mộ đạo của ông đối với Phật giáo. Nhiều giả thuyết cho rằng sau khi vua Suryavarman II tử nạn trong vùng rừng núi Vụ Quang, châu Nghệ An (Đại Việt), để tránh bị xâm hại, trả thù đời sau nên hoàng tộc đã cho làm lễ trọng đại hỏa táng thi hài vua như một cách trấn an người dân và quân binh đế chế Khmer. Sau đó tro cốt được đưa vào thờ trong đền Angkor Wat, còn quan tài và ngôi đền này được xây nên chỉ làm nơi thờ cúng hình bóng quốc vương. Trước đó, chỉ có một vị vua khác của Đế quốc Khmer là một Phật tử. Ông là người đã cho xây dựng rất nhiều đền đài to lớn còn lưu dấu đến ngày nay như: Ta Prohm, Preah Khan, Angkor Thom, Bayon, Jayatataka Baray, Neak Pean, Ta Som, Ta Nei, Ban Teay Chhmar, Prasats Chrung, Sân Voi, Ta Prohm Kel, Hospital Chapel, Krol Kô, Srah Srang, Royal Place. Trong số những ngôi đền đó, nổi tiếng nhất là kinh thành Angkor Thom với đền Bayon là sự tuyệt mỹ về kiến trúc và điêu khắc. Nơi đây còn có tên gọi là Đền Đế Thích - một kiệt tác kiến trúc chỉ sau Angkor Wat mà tổ tiên ngài là vua Suryavarman II đã xây dựng nên. Jayavarman VII lúc sinh thời được sử sách lưu truyền là một người thích sống ẩn dật, chọn lối sống thanh bần, tu niệm theo Phật, tỏ ra rất thờ ơ với mọi biến động trong đời sống chính trị, xã hội Khmer. Tuy nhiên, nhìn thấy đất nước Chân Lạp quá tang thương vì loạn lạc và bị ngoại xâm giày xéo, ông thấy không còn con đường nào khác hơn là theo con đường kiếm cung mới mong cứu được đất nước qua cơn nguy khốn, mang lại no ấm cho muôn dân và sự cường thịnh của một vương quốc từng kiêu hãnh, hùng mạnh. Lúc bấy giờ, đất nước Chân Lạp đã rơi vào tay Chiêm Thành, đền Angkor Wat và mọi thể chế hùng mạnh của vương triều Suryavarman II hoàn toàn bị xóa sổ. Ông dấy binh khởi nghĩa từ rừng núi Kulen nơi Tiên đế dựng nghiệp và tập hợp các thế lực hùng mạnh đang cát cứ trong các tỉnh thành lúc bấy giờ chống lại quân xâm lược Chiêm Thành. Sau bốn năm chiến đấu, ông đã đánh đuổi được quân Chiêm Thành ra khỏi đất nước, khôi phục lại sự thanh bình và xây dựng nên một đất nước hùng mạnh. Để thực hiện sự nghiệp giải phóng đất nước, trước khi lên ngôi, Jayavarman VII bắt đầu xây dựng lại quân đội, rồi tiến hành nhiều cuộc phản công, trong đó có một trận hải chiến oanh liệt và hiển hách nhất lịch sử đã được miêu tả trên bức tường đá chạm nổi ở các đền Bayon và Bantay Cherma ngày nay. Sau khi giành lại độc lập, Jayavarman VII lên ngôi Quốc vương. Ông liền bắt tay vào việc khôi phục lại kinh đô và cho xây dựng ở đây một khu thành mới gọi là thành Yaxodarapura. Bản văn bia có thuật lại với những lời lẽ rất nên thơ trong ngày đó như sau: “Buổi lễ đăng quang của vua Jayavarman VII tổ chức bốn năm sau ngày thất thủ kinh đô. Kinh thành Yaxodarapura giống như một cô thiếu nữ hiền hậu, xứng đôi vừa lứa với người yêu của mình, nhiệt tình và say đắm, được trang trí bằng một tòa lâu đài dát vàng ngọc với những dãy thành quách bao bọc như một dải lụa che thân: cô thiếu nữ đó được nhà vua cưới để tạo ra hạnh phúc cho muôn loài trong một buổi lễ huy hoàng, dưới đài vinh quang sáng chói”. Nằm ở trung tâm quần thể Angkor Thom và cách Angkor Wat khoảng 300m, Bayon là ngôi đền ấn tượng nhất của kiến trúc đền núi Campuchia bởi sự kỳ vĩ về quy mô cũng như cảm xúc mà nó đem lại. Từ xa, du khách có thể cảm nhận cảnh đẹp tuyệt vời được phô bày ngay trên con đường chính dẫn tới cổng đền thờ. Dọc theo hai bên đường lát đá phiến bắc qua một con sông đào, hai bên là 54 bức tượng khổng lồ ôm ngang lưng rắn thần Nagar chia thành hai hàng cân xứng: bên trái là các thần, bên phải là các quỷ. Một vài pho tượng khiếm khuyết từng bộ phận đầu, mình, tay chân do thời gian cùng các biến động của lịch sử và chiến tranh. Hầu hết các pho tượng này đều quay lưng lại đền, ngả người ra sau với dáng điệu mạnh mẽ mô tả lại điển tích “khuấy biển sữa tìm thuốc trường sinh” mà vị vua Jayavarman VII cùng thần dân từng mong mỏi tìm thấy được. Một kiệt tác kiến trúc ngàn năm vẫn làm lòng người hậu thế xao xuyến, bâng khuâng. Nếu như Angkor Wat với năm ngọn tháp lớn đã trở thành biểu tượng của vương quốc Campuchia thì những khuôn mặt Phật tạc trên những ngọn tháp đền Bayon là niềm tự hào lớn lao của người dân xứ xở này. Đó là bức thông điệp ngàn xưa mà Bayon muốn gửi lại mai sau như một khát vọng về hòa bình, lòng từ mẫn, thánh thiện đã khắc họa nên nụ cười Bayon bất tử. Khuôn mặt của đức Phật khổng lồ được tạc trên đá, sừng sững giữa trời đất, thách thức mọi biến đổi của thời gian là đề tài cho những cuộc tranh luận không dứt về những điều huyền bí ẩn chứa trong nét chạm khắc của những người thợ đá vô danh xưa kia. Có bao nhiêu Phật, Thần trong chùa là có bấy nhiêu cách thể hiện nụ cười, hướng nhìn khác nhau. Vũ nữ APSARA tai Angkor Wat Chính vì thế, 54 ngọn tháp tại Bayon đã được thiết kế như một mê cung tròn đồng tâm, trên đó khắc trăm khuôn mặt với nụ cười huyền bí đã mãi đi vào lịch sử của miền đất cổ kính này. Điều gây ấn tượng mạnh mẽ nhất ở mỗi ngọn tháp là 4 khuôn mặt của Đức Phật xoay theo 4 hướng với cặp môi hé nở nụ cười mầu nhiệm như truyền gửi thông điệp tới cả ngàn vạn kiếp luân hồi. Và Bayon đâu chỉ chứa đựng bí mật về nụ cười trầm mặc trên hàng trăm khuôn mặt Phật, mà mỗi bậc thang để xuống dưới chân ngọn tháp chính, trên các bức tường nối các hành lang chạy xuyên cắt nhau như một mê cung còn ẩn chứa nguyên vẹn nét sinh động của hàng trăm ngàn vũ nữ Apsara được chạm trên các phiến sa thạch. Truyền thuyết Khmer cổ kể lại, những vũ nữ có điệu múa mê hồn này đã được hóa thân từ chính nước biển khi các thần linh cùng rắn thần Nagar khuấy tung biển sữa tìm thuốc trường sinh. Một hình tượng lãng mạn như chính vũ điệu mà con người có thể cảm nhận khi nhìn ngắm vũ nữ trên từng phiến đá. Đôi tay mềm mại, khéo léo kỳ diệu, tấm lưng thon thả, nụ cười hé mở và đôi chân như nhún nhảy vẫn theo nhịp trống và tiếng đàn ngũ âm từ xa xăm vọng về. Không chỉ tại Bayon mà tại tất cả các kiến trúc cổ của đất nước Chùa Tháp này, đâu đâu cũng có thể chiêm ngưỡng vũ điệu uốn lượn của các vũ công Apsara trên các bức tượng đá và chạm khắc trên tường đá. Nếu như Angkor Wat tạo nên sự kinh ngạc vì những bức họa tinh vi và hoành tráng thì tại Bayon là một sửng sốt, bởi các phù điêu có nội dung phong phú, sinh động hơn nhiều, bao gồm cả cảnh sinh hoạt đời thường và tôn giáo, lịch sử. Ở đó, các phù điêu mô tả một cách sống động những điển tích về nghi lễ tôn giáo, các sinh hoạt lễ hội, cảnh vui chơi giải trí, cảnh chiến binh Khmer giao chiến cùng quân đội Chiêm Thành bằng thủy binh giành lại đất nước... Với những bức phù điêu này, Bayon đã tái hiện lại cho các thế hệ sau một bách khoa toàn thư về cuộc sống, phong tục tập quán, phong cảnh của hàng trăm năm trước. Một điều thú vị về sự phân chia đẳng cấp trong xã hội xưa cũng được thể hiện rõ nét ở đây: nếu như các cảnh đời thường của người dân được chạm phía ngoài, thì tại hành lang phía trong, các bích họa lại mô tả chủ yếu cuộc sống cung đình, cảnh múa hát trong cung đình, cảnh vua chúa, quan lại trong cuộc sống vương giả. Phủ dày sau lớp màn thời gian, hình ảnh vàng son dĩ vãng của vương triều Jayavarman VII cũng như hàng trăm, hàng ngàn người thợ vô danh đã tạo dựng nên khu điện thờ Bayon đã trở thành huyền thoại, thành một đề tài gây nhiều tranh cãi trong giới học thuật. Song, dù hiểu biết hay không về lịch sử, kiến trúc hay tôn giáo, mỗi người khi đứng trước các khuôn mặt Phật chạm khắc trên từng ngọn tháp đang nở nụ cười gửi về thế giới đều cảm nhận rõ rệt những cảm xúc đặc biệt đang dâng lên trong lòng. Và, dù triều đại và thời thế đã đổi thay, nhưng Bayon - ngôi đền kỳ lạ nhất và cũng lãng mạn nhất của dân tộc Khmer - vẫn trường tồn cùng với đất nước Campuchia và nhân loại như một công trình kiến trúc lịch sử đầy sáng tạo của con người. Bayon là khu đền kiến trúc theo một nghệ thuật đầy cảm hứng và sáng tạo với những trang trí chạm khắc bằng đá đẹp đẽ và hoành tráng vô cùng. Đền Bayon được xây dựng trong khoảng cuối thế kỷ thứ 12 và đầu thế kỷ thứ 13 như là đền núi chính thức của vua Jayavarman VII, tin theo Phật giáo Đại thừa khác với tín ngưỡng Ân Độ giáo như các vua đời trước nhưng vẫn theo truyền thống vua thần (Devaraja). Vua Jayavarman VII cải giáo sang Phật giáo Đại Thừa vì ngài cho rằng, các vua đời trước nối nghiệp nhà vua vĩ đại Suryavarman II đều theo Ấn Độ giáo, là người xây dựng Angkor Wat huyền thoại cũng đã bị quân Chiêm Thành đánh bại. Sự thay đổi về quốc giáo cũng là sự tách biệt về tôn giáo, tín ngưỡng riêng của mọi thần dân đế quốc Khmer như là một khẳng định về ý thức tự chủ, tự cường của xã hội, quốc gia Chân Lạp từ khi vua Jayavarman VII lên ngôi trị vì. Cũng từ đó, sau khi Jayavarman VII băng hà, những đời vua nối tiếp với tín ngưỡng khác nhau như Ấn Độ giáo, Phật giáo nguyên thủy, cũng đã cho xây thêm những ngôi đền dựa theo tín ngưỡng của mình. Cấu trúc của Bayon gồm ba tầng, ngày nay cả ba tầng đều đổ nát nhiều, gạch đá nằm ngổn ngang khắp nơi do chiến tranh và sự lưu lạc tám thế kỷ giữa rừng già. Hai tầng phía bên dưới bố trí theo hình vuông, tô điểm bằng những phù điêu, chạm khắc tinh xảo trên tường. Tầng thứ ba được sắp xếp theo hình tròn với nhiều tháp mà các mặt đá có hình khuôn mặt Phật. Dãy hành lang ở tầng dưới là một kho tàng nghệ thuật với 11 ngàn bức phù điêu chạm khắc trên tường đá chạy dài 1200m, một tổng hợp liên quan đến lịch sử lẫn các truyền thuyết, miêu tả cảnh diễu hành của vua và hoàng gia, những trận đánh của vua Jayavarman VII với Chiêm Thành bằng cả thủy lẫn bộ chiến, ngoài ra còn miêu tả đời sống văn hóa, xã hội của một nền văn minh đã bị lãng quên từ bao thế kỷ. Nhiều khoảng tường vẫn còn dở dang, chỉ còn để lại nét phát họa, có lẽ bị dở dang khi vua Jayavarman VII qua đời. Hình ảnh nổi bật nhất của Bayon vẫn là những ngọn tháp cao vút ở trung tâm bằng đá tảng, chạm khắc thành 2 - 3 và chung chung là 4 khuôn mặt nhìn bốn hướng. Kiến trúc của Bayon được xem như có phong cách của trường phái Baroque, trong khi Angkor Wat thuộc phái cổ điển. Sự tương đồng của vô số khuôn mặt khổng lồ ở trên các tháp của đền Bayon với các bức tượng khác của vua Jayavarman VII khiến nhiều học giả đi đến kết luận đây chính là khuôn mặt của nhà vua. Có người cho là của mặt của Quan Thế Âm Bồ Tát (Avalokitesvara hay Lokesvara). Nhà học giả chuyên về Angkor học Coedes thì lý luận rằng Jayavarman VII theo truyền thống của các vua Khmer tự cho mình là vua thần (Devaraja), khác với các vua trước theo Ấn Độ giáo tự cho mình là hình ảnh của thần Shiva, trong khi Jayavarman VII là một Phật tử nên cho hình ảnh Phật và Bồ tát là chính mình. Có tất cả 37 tháp đền đá tạc hình nhiều khuôn mặt nhìn xuống và nhìn đi bốn hướng như thể quan sát chúng sinh và che chở cho đất nước. Bên trong đền có hai dãy hành lang đồng tâm ở tầng dưới, và một dãy ở tầng trên. Tất cả nằm dồn lại với nhau trong một không gian hạn hẹp 140 x 160m, trong khi phần chính của ngôi đền nằm ở tầng trên lại còn hẹp hơn với kích thước 70 x 80m, khác với Angkor Wat, người ta phải trầm trồ với qui mô to lớn và thoáng rộng của nó. Từ xa nhìn vào, Bayon trải dài theo chiều ngang như một đống đá lổn nhổn muốn vươn lên trời cao với không gian dường như không có giới hạn. Đền Bayon tạo cho con người cảm giác bay bổng và chinh phục hoàn toàn bởi vẻ đẹp mẫu mực và đầy sống động. Ngôi đền được tạo thành bởi 50 ngọn tháp bằng đá. Cốt lõi của nó là một quần thể kiến trúc được xây dựng kiểu bậc thang với 16 bảo tháp hạng trung với nhiều tháp nhỏ liên kết với nhau, chính giữa là một tháp vàng hình tròn, cao 45m. Đỉnh của mỗi ngọn tháp, cả 4 mặt đều có tượng Phật mỉm cười. Những phù điêu bằng đá ở Bayon kể lại sự tích Phật Thích Ca và chúng là cuốn biên niên sử về cuộc sống của người Campuchia trong thời đại Angkor. Toàn bộ Angkor với những tháp, đền đài, phù điêu và hành lang mênh mông đều làm từ các tảng đá xếp chồng lên nhau với dáng vẻ rất tự nhiên, ngay cả ở trên nóc vòm. Tất cả các họa tiết trang trí bằng đá như tượng Phật, vũ nữ, chiến binh và những hình hoa sen minh họa sử thi Ramayana và Mahabharata đều rất sống động, mềm mại. Với 1.700 nàng Apsara ở Angkor là 1.700 vũ nữ hoàn toàn khác nhau với thân hình tuyệt mỹ, những vẻ mặt, tư thế, động tác hình thể không hề trùng lặp. Vì sao là con số 1.700 mà không là con số khác? Đây vẫn là một câu hỏi trong nhiều câu hỏi chưa tìm được lời giải đáp ở Angkor ngày nay. Một chiều nào đó, ở một góc nào đó trong hành lang của Angkor Wat hay đền Bayon, khi ánh nắng chiều hắt những sợi vàng óng ánh phủ lên khu vực đền tháp kỳ vĩ, con người sẽ tự đắm chìm trong suy tưởng, chiêm nghiệm và thả hồn ra đón gió mát và ngắm nhìn những chú voi đủng đỉnh nện bước chân dạo quanh vòng thành cổ để mơ về một ngày xa xưa khi những bậc quốc vương vĩ đại huyền thoại của triều đại Angkor đang khởi hành xa giá… Trở lại câu chuyện cũ, vì sao những bức tượng người xây dựng nên Angkor Wat và Angkor Thom, Bayon huyền thoại không có hai bàn tay ? Chắc hẳn không hề có sự vô ý của con người mà là sự cố tình để không ai hiểu được những bí mật, những nhiệm mầu và bí ẩn của những vị vua vĩ đại hóa thân thành Thần, Phật trong truyền thuyết Khmer. Không ai vẽ chỉ tay trên bàn tay hay chân của Phật dù có hàng triệu tượng Phật được xây, tạc trên đời. Cũng như các vị vua vĩ đại xây dựng nên Angkor huyền thoại, nếu là bàn tay người thường, hẳn không thể có những đền tháp vĩ đại kia. Chuyện kể lại rằng, ngày xưa có một vị hoàng đế muốn các danh họa tài ba trong thiên hạ vẽ hình ảnh Hoàng hậu cực kỳ xinh đẹp của mình. Tất cả danh họa tài ba được mời đến đều bị đuổi về vì khi vẽ xong, các quan đại thần người khen mặt đẹp, mắt xinh, nhưng lại có kẻ chê vẽ tóc không đẹp, dáng không giống… Các danh họa lần lượt bị chém đầu vì tội khi quân. Bỗng có một họa sĩ xin được vẽ Hoàng hậu, mọi người ngạc nhiên và can ngăn vì không muốn thấy thêm một cái đầu lìa khỏi cổ. Người họa sĩ lặng lẽ ngồi uống cạn mấy bình trà rồi lấy bút vẽ mấy nét và đổ mực lên khá nhiều… Bức vẽ dâng lên, vua vô cùng ngạc nhiên và giận dữ vì không thấy bóng dáng Hoàng hậu đâu cả. Người họa sĩ từ tốn bẩm: “Tâu bệ hạ, thần vẽ Hoàng hậu xinh đẹp đang trùm chăn ngủ. Bởi khi Hoàng hậu nằm ngủ trong chăn, không ai nhìn thấy gì cả. Vì không ai có thể vẽ giống hệt như nhân vật mẫu, cũng như không có ai trên đời có nét đẹp hoàn chỉnh tuyệt đối”. Vua hiểu ra sự việc, thôi không cần thợ vẽ nữa và ban thưởng cho người họa sĩ thông minh tài trí kia. Huyền thoại Angkor muôn đời vẫn là huyền thoại bất tử vì tất cả bí ẩn của hai vị vua vĩ đại và Angkor Wat, Angkor Thom, Bayon mãi mãi bất tử. Hai cánh tay của vua trên tượng đá có hay không có là một bí ẩn nhiệm mầu. Nhưng đền tháp kỳ quan nhân loại là hiện hữu có thật trên đời. Nhìn những vũ công trong trang phục lấp lánh ánh vàng, đội chiếc mũ truyền thống mang hình tượng 5 ngọn tháp Angkor chậm rãi xoay tròn, ta không khỏi thán phục về sức truyền cảm của vũ điệu thần linh đã đi xuyên qua thời gian hàng trăm năm , gắn gó cùng đời sống của người Campuchia. Truyền thuyết kể rằng , khi các thần cùng quỷ hợp sức ôm rắn thần Nagar khuấy biển sữa, bay lên đầu tiên là các linh thú, và sau này trở thành vật cưỡi của các thần Nadin, Brahma cưỡi ngỗng thần Hamsa, còn chim thần Garuda được Vishnu đón nhận. Sau linh thú là các tiên nữ, và người đẹp nhất là thần sắc đẹp Lasmi, sau đó lần lượt bay lên từ biển sữa các tiên nữ Apsara. Một triết lý thật lạ và cũng rất nhân văn, qua đó vẻ đẹp của người phụ nữ được nhìn nhận như món quà của trời đất dành tặng cho nhân gian, vừa mong manh, vừa kỳ ảo, do đó xứng đáng được nâng chiều và rõ ràng sẽ trở thành giá trị văn hóa đặc sắc của đất nước. Các công trình đầu tiên của Jayavarman VII đều phỏng theo phong cách ăngco Vát. Nhưng rồi hai công thức kiến trúc độc đáo ra đời: tháp mặt người và lan can tượng người vật chất hóa chủ đề khuấy biển sữa tìm thuốc trường sinh. Đóng góp độc đáo của Jayavarman VII là xu hướng biểu tượng hoành tráng. Các đề tài tôn giáo đều hiện ra bằng kiến trúc trên nền trời. Chủ đề khuấy biển sữa được Jayavarman VII tạo ra với một tầm vóc khổng lồ. ở hai bên đường đi vào ăngco Thom là 54 pho tượng lớn ôm ngang hình con rắn vĩ đại, lưng quay về phía đô thành: bên trái là các Thần, bên phải là các quỷ. Cảnh quấy biển sữa diễn ra quanh trục núi Meru mà Bayon là trung tâm. Đại dương được thể hiện cụ thể qua hình ảnh hào nước bao quanh đô thành. Hình ảnh khuấy biển sữa tìm thuốc trường sinh phần nào biểu hiện ước muốn và việc làm của Jayavarman VII. Nhịp điệu các Thần ngả về phía sau vì gắng sức, đường cong của thân rắn vút lên trời khiến cho cảnh tượng thật mạnh mẽ và hùng tráng. Hình ảnh khuấy biển sữa trở thành một trong những sáng tạo kỳ lạ nhất của nghệ thuật Khơme. Angkor Thom - Đế Thích (thần Indra): 54 Angkor Wat - Phạm Thiên (Đế Thiên, thần Brahma có 4 mặt): 54. Hiện nay, tượng 4 mặt đang được cho là của Quan Âm Bồ Tát. Trong tranh tượng Phật giáo về Quan Âm Bồ Tát, không thấy có hình tướng với 4 mặt quay về 4 phương. Tổng: 108 Chúng ta biết rằng: trong thần điện Phật giáo Việt Nam, thần Indra và Brahma hộ vệ hai bên tượng "Phật Thích Ca Sơ Sinh". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 10, 2015 Quần Thể Tượng Charming The Milk Ocean Tại Bangkok Quần thể tượng Charming the milk Ocean có nghĩa là Khuấy đảo biển sữa tại phi trường Survanabhumi Bangkok,Thailand: Phi trường Quốc tế Suvarnabhumi. Sân bay này nằm ở Racha Thewa trong huyện Bang Phli, tỉnh Samut Prakan, 25 km về phía đông trung tâm thủ đô Bangkok. Đây là sân bay xếp thứ 18 trong danh sách những sân bay bận rộn nhất trên thế giới. Diện tích là 32,8km² và phục vụ khoảng hơn 45 triệu khách/năm, có khả năng nâng cấp lên thành 100 triệu khách trong một năm. Sân bay này được bay thử chuyến bay đầu tiên vào ngày 15 tháng 9-2006 và hoạt động chính thức vào ngày 28 tháng 9-2006. Đến phi trường Suvarnabhumi chúng ta sẽ chứng kiến một quần thể tượng thần đầy uy lực đang khuấy đảo biển sữa lớn của vũ trụ theo truyền thuyết, hệ thống tín ngưỡng văn hóa Bà La môn cổ đại truyền qua Thailand và Cambodiakhi xưa. Đứng trên cao nhất, tượng Phạm thiên 4 mặt là Brahma đang thay mặt cho thần Vishnu sáng tạo thế giới. Vishnu nằm trên biển sữa hoá thành con rùa đỡ trục vũ trụ quấn con rắn Ananta làm dây để các thần Inđra (Indra) và Vairôcana (Vairocana) kéo dây khuấy bể sữa (Charming the milk ocean). Có thể bạn sẽ thắc mắc và cho rằng quần thể này có liên quan đến Phật Giáo, vì Phật Giáo được công nhận là quốc giáo tại Thailand và chúng ta nên tìm hiểu cho rõ thực hư:Thần Vishnu phiên âm Hán Việt là Tỳ Thấp Nô, là vị thần bảo hộ trong Ấn Độ giáo và Bà la môn giáo.Vishnu, Brahma và Shiva hợp thành bộ tam thần trong văn hóa Ấn Độ.Theo truyền thuyết, thần Vishnu nằm trên biển sữa trên mình con rắn vũ trụ nhiều đầu Ananta hay Sesha. Trong lúc ngủ, một hoa sen từ lỗ rốn thần mọc ra trên một cuống dài do thần gió VAYU nắm giữ. Trên hoa sen là BRAHMA bắt đầu công việc sáng tạo. Thần Vishnu ngủ trong các khoảng thời gian giữa những đợt sáng tạo nối tiếp này. Trong lúc ngủ, thần sẽ biến thành một hoá thân khác xuất hiện trong các chu kỳ sáng tạo sau đó. Theo thần thoại Ấn giáo, thần Vishnu có tất cả 10 hoá thân (avatar), hoá thân thứ 10 chưa xuất hiện trong cõi này. Thần Vishnu Lúc đức Phật thuyết pháp chư vị Thiên Long bát bộ đều có hiện ra , trong tranh vẽ vị có 4 mặt là chư Thiên (Brahma), Loài rồng trong biển lớn (Naga), Kim xí điểu vật cưỡi của Vishnu, Càn Thát bà là nhạc nhần, Ca lầu la là ca thần của trời Đế Thích, Ma hầu la già là mãng xà vương, Atula đang kéo thân rắn lớn… gọi chung là Thiên Long bát bộ – không có Vishnu hay Siva như truyền thuyết Ấn Độ giáo. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 10, 2015 Đi tìm nàng Lakshmi14-03-2011 Trong hành trình đến miền chùa tháp, mỗi khi đi qua những đền đài, những vùng cố đô ngàn năm tuổi, hình ảnh nữ thần sắc đẹp Lakshmi - người vợ của thần Vishnu, một vị thần cao cả trong Hindu giáo - đã trở thành một câu chuyện lôi cuốn tôi bước vào hành trình đi khám phá vẻ đẹp của nàng Lakshmi qua các nét điêu khắc rải rác trong tổng số 1.800 ngôi đền dưới thời kỳ Angkor. Tượng nữ thần Lakshmi khắc trên nền gạch nung ở đền Krovan Với một nền văn minh Angkor rực rỡ, biết bao điêu khắc của những tường thành miêu tả những huyền tích từ sử thi Mahabharata, Ramayana đến những chuyện kể vang vọng từ quá khứ ngàn năm dưới các triều vua trị vì một đế chế hùng mạnh. Trong tất cả các điêu khắc ấy, hình bóng nàng Lakshmi hiếm khi xuất hiện, và để diện kiến được dung nhan của nàng, tôi đã rong ruổi trên một hành trìnhdài đi qua những ngôi đền vẫn còn ôm trọn trong mình những bí ẩn khó giải đáp với những người hậu thế. Lakshmi, nàng là ai? Lời giải đáp ấy nằm ở mảng điêu khắc trên vách tường phía Đông của Angkor Wat - biểu tượng về kiến trúc trong tất cả các đền đài của thời kỳ Angkor – thể hiện rõ trích đoạn trong sử thi Ramayana miêu tả rằng: nữ thần Lakshmi sinh ra trong tích khuấy biển sữa tìm thuốc trường sinh của các vị thần và quỷ dữ. Ngày xưa, các vị thần tổ chức tiệc mừng và mời đạo sĩ dưới trần gian lên dự. Đạo sĩ mang theo món quà tặng cho các vị thần. Khi mở quà, các thần chế nhạo vì thấy không giá trị. Vị đạo sĩ tức giận để lại lời nguyền: các thần dù có phép nhưng rồi cũng chỉ sống và chết như người phàm. Các vị thần hoảng sợ tìm đến thần Vishnu và thần Vishnu cho biết, có một loại thuốc trường sinh dưới biển sữa, nếu khuấy cạn sẽ tìm được thuốc trường sinh. Các vị thần chung sức cùng loài quỷ dữ dùng rắn thần Naga và núi Meru ở Hymalaya để làm điểm tựa khuấy biển sữa trong 1.000 năm, khi biển sữa gần cạn, núi Meru lún dần, thần Vishnu hoá thân thành rùa chống núi lên. Biển sữa cạn dần, nữ thần sắc đẹp Lakshmi nổi lên đầu tiên, thần Vishnu liền nhận nàng làm vợ. Sau đó, các linh vật như ngỗng thần Hamsa, bò thần Nandin, chim thần Garuda, voi ba đầu Ganesha, tiên nữ Apsara… cũng lần lượt nổi lên từ biển sữa. Khi ấy, có một con quỷ hoá thân thành vị thần gió Rehu, chờ cơ hội khi các thần khác đang ngắm Apsara, liền lén chộp lấy lọ thuốc trường sinh uống, giọt nước thần mới chảy đến cổ họng con quỷ, thần Vishnu phát hiện ra và lấy vòng lửa phóng đứt đầu con quỷ. Vì vậy, con quỷ chỉ trường sinh bất tử có cái đầu thôi, bởi vậy, gương mặt thần gió Rehu trên các mảng điêu khắc ở thời kỳ Angkor trông rất dữ tợn, nhưng đã được trường sinh bất tử. Khi các vị thần được thần Vishnu phân phát và uống nước thần, từ đó có sức mạnh, và trở nên trường sinh, đủ sức tiêu diệt hết các loài quỷ dữ. Một chóp mái của đền Preah Vihear với mảng điêu khắc vũ thần Lakshmi. Lakshmi trong kiến trúc Angkor Thời kỳ Angkor có 12 công trình kiến trúc đáng chú ý, có thể kể đến Sambo Preykuk, (kiến trúc Pray Khmeng, kiến trúc Kleng,) rồi đến kiến trúc Bakheng, kiến trúc Angkor, kiến trúc Wat Phou - có những đền như Wat Phou, Preah Vihear. Kiến trúc Bayon, gồm đền Bayon, Tah Prom, Preak Khan, Banteay Chmar. Kiến trúc Banteay Srey có ngôi đền Banteay Srey… Trong tổng số 12 công trình ấy, hình tượng nàng Lakshmi đã xuất hiện ngay từ lối kiến trúc đầu tiên là ngôi đền Sambo Preykuk – nơi khởi phát cái nôi của đế chế Angkor hùng mạnh - được triều vua Isanavarman I (615 - 635) xây dựng ở tỉnh Kompong Thom. Theo sách sử, cả tỉnh Kompong Thom có 177 ngôi đền và nay, chỉ mới tìm ra được 140 ngôi đền. Riêng trong quần thể Sambo Preykuk có 54 ngôi đền lớn, nhỏ chia làm bốn cụm đền, nằm trong diện tích 30km2. Đang vào mùa khô, những ngôi đền dần hiện ra dưới tán rừng già với lối kiến trúc bằng gạch nung không có chất kết dính quen thuộc. Khi đến cụm đền Yeai Poeun ở phía Nam của Sambo Preykuk, tôi chợt nhận ra hình tượng nàng Lakshmi được khắc trên nền gạch nung. Nàng đứng đó, dù thời gian đã bào mòn nhiều đi sắc đẹp và dung nhan của nàng, chỉ còn lại chút hình ảnh mờ mờ ảo ảo, nhưng đó là một minh chứng cho thấy vẻ đẹp của nàng Lakshmi đã ngự trị trong các đền đài của đế chế Angkor ngay từ buổi ban đầu. Hành trình vạn dặm Angkor lại đưa tôi đến với ngôi đền Preah Vihear, giáp biên giới Thái Lan và Campuchia. Đỉnh núi Don Rek là nơi ngôi đền Preah Vihear linh thiêng và danh tiếng toạ lạc. Kiến trúc của ngôi đền này được chọn làm bản sao cho rất nhiều những kiến trúc sau này của thời kỳ Angkor như dãy hành lang dài của đền Angkor Wat, hay các chóp mái cong vút thể hiện hình tượng rắn thần Naga ở đền Banteay Srey… Và trên một mảng điêu khắc ở cổng đền, tôi lại thấy bóng hình nàng Lakshmi đứng đó trong tích truyện khuấy biển sữa tìm thuốc trường sinh được chạm trên nền đá sa thạch xanh, với những đường cong nảy nở, thể hiện một biểu trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ trong suốt thời kỳ Angkor. Tại Siem Reap, khi đến ngôi đền Banteay Srey - biểu tượng điêu khắc nổi bật của thời kỳ Angkor – có rất nhiều những hình tượng các nàng tiên nữ tượng trưng cho vẻ đẹp thuỳ mị của người phụ nữ Campuchia thời kỳ Angkor được điêu khắc một cách tinh tế, hài hoà trên nền đá sa thạch đỏ - một vật liệu hiếm trong kiến thiết các đền đài của thời kỳ Angkor. Nhưng có một vẻ đẹp được tôn thờ ở vị trí cao hơn, đó chính là hình ảnh nàng Lakshmi trên một mảng trang trí đầy tinh tế, sống động. Bức điêu khắc miêu tả lại thần tích hai con voi thần - cũng nổi lên từ biển sữa trong tích khuấy biển sữa tìm thuốc trường sinh - đang tắm cho nàng Lakshmi trước lễ thành thân cùng thần Vishnu. Nữ thần Lakshmi đang được hai voi thần tắm cho nàng trước lễ thành thân cùng thần Vishnu ở đền Banteay Srey. Đền thờ Lakshmi Trong tổng số 1.800 đền đài của thời kỳ Angkor, bóng hình nàng Lakshmi như một vẻ đẹp khi đầy bí ẩn trong những đền đài, khi đầy cuốn hút như đang từ sử thi Ramayana bước ra với hậu thế. Và có một điều đặc biệt, trong tổng số 1.800 đền đài ấy, chỉ có duy nhất một ngôi đền xây nên mang mục đích tôn vinh vị nữ thần sắc đẹp Lakshmi, ngôi đền ấy có tên gọi Krovan, nằm ở phía Đông khu quần thể Angkor Wat, được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ X. Tổng thể kiến trúc của đền được xây bằng chất liệu gạch nung, tuy giản đơn, thô sơ nhưng vẫn là một dấu hỏi lớn với người hậu thế, không hiểu vì sao những khối kiến trúc ấy lại có thể vững chãi, vượt thời gian hàng thế kỷ. Tuy nhiên, rất dễ nhận ra đền Krovan đang trong giai đoạn xây dựng và chưa hoàn tất, bởi các đền đài ở thời kỳ Angkor khi hoàn tất phải có tường thành bao quanh, nhưng Krovan thì không có tường thành và còn nhiều chi tiết trang trí cho đền vẫn chưa hoàn thiện. Mảng điêu khắc tích khuấy biển sữa ở tường thành phía đông đền Angkor Wat. Krovan – ngôi đền duy nhất trong tổng số 1.800 ngôi đền ở thời kỳ Angkor thờ vị nữ thần sắc đẹp Lakshmi. Điểm nổi bật nhất của đền là gian thờ có mảng điêu khắc nữ thần sắc đẹp Lakshmi với những đường cong nảy nở, những nét uyển chuyển của thân mình, cùng những hình khối điêu khắc các nàng tiên nữ Apsara hầu cận càng tôn lên vẻ đẹp của nữ thần Lakshmi trong sử thi Ramayana của Hindu giáo. Và có thể nói rằng, trong suốt hành trình đi tìm nàng Lakshmi qua các đền đài của thời kỳ Angkor, hình tượng nàng Lakshmi ở ngôi đền Krovan - một ngôi đền hiếm hoi thờ vị nữ thần sắc đẹp – cho đến nay vẫn là hình tượng điêu khắc vị nữ thần sắc đẹp một cách tinh tế nhất, hoàn hảo nhất mà tôi được dịp trải nghiệm và khám phá. Theo Nguyễn Đình (SGTT) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 10, 2015 Câu chuyện về môtíp Rìa-hu trang trí ở chùa Phật Khmer 1. Chùa Khmer luôn thật đặc trưng với chóp mái vút cong, tầng mái trùng điệp, mấp mô trên nền trời, lấp ló giữa những tán cây, và cả những hoa văn trang trí cầu kỳ chen đặc từ ngoài vào trong chùa... nhưng tôi cứ ấn tượng mãi hình tượng con quỷ dữ tợn, hai tay giữ lấy vật tròn lớn cố nhét vào miệng ngấu nghiến trên hầu hết cổng và cửa chùa. Cái ấn tượng đeo đuổi không thôi là cái khuôn mặt dữ dằn ấy được tạo tác mỗi nơi một kiểu có hình tướng đa dạng, màu sắc cực kỳ phong phú... Đó là cái gì? Về sau ông Acha ở chùa Dơi nói cho tôi biết đó là chằn Rìa-hu nhân vật chủ chốt của câu chuyện thần kỳ giải thích về hiện tượng nhật thực và nguyệt thực(1) của người Khmer. Sự tích thần kỳ này được ông kể như sau: Ngày xưa, gia đình nọ có ba anh em trai. Hôm nào ba anh em cũng dành phần cơm đặt bát cho các nhà sư khất thực. Một hôm, hai người anh bảo người em út nấu cơm, nhưng vì củi bị mưa ướt nên người em út nhóm mãi lửa không cháy được. Đến khi đoàn các vị khất thực ngang nhà mà cơm vẫn chưa chín. Không có cơm để đặt bát cho các tu sĩ, hai người anh giận lắm, quát mắng và lấy vá xúc cơm đánh vào đầu người em út. Người em út bị các anh đánh, tủi thân bỏ ra bờ con sông lớn sau nhà ngồi khóc. Nhìn nước sông chảy xiết, người em út nguyện kiếp sau được hóa thành người có sức mạnh như dòng nước chảy để không ai bắt nạt được mình. Hai người anh thấy em bỏ ra bờ sông ngồi khóc bèn theo ra xem xét. Nghe em cầu nguyện như vậy, hai người anh lấy làm lo lắng và từ đó họ luôn cầu nguyện được hóa thành những người có sức mạnh hơn dòng nước chảy để em mình không làm hại được. Về sau, lời nguyện cầu của ba anh em nọ đều được toại nguyện: Người anh cả được hóa kiếp thành Pờ-rặc A-tít, tức là mặt trời, người anh thứ hóa kiếp thành Pờ-rặc Chanh tức là mặt trăng, và người em út hóa thành Rìa-hu, một người to lớn, mặt mũi nhăn nhó, xấu xí, có sức mạnh vô địch, không ai có thể ngăn cản, chống chọi lại nổi. Vốn có thâm thù với hai anh từ kiếp trước, Rìa-hu thường chận bắt mặt trời và mặt trăng “nuốt” vào bụng để trả thù. Lúc đó, trời đất bị mờ đi, hay tối hẳn lại. Thần Pờ-rặc In, vị thần cai quản vũ trụ, thấy vậy bèn dạy cho Pờ-rặc A-tít và Pờ-rặc Chanh hai bài thần chú gọi là Sô bờ-rích/kinh Mặt Trời và Chanh bờ-rích/kinh Mặt Trăng để mặt trời và mặt trăng đọc khi lâm nạn, buộc Rìa-hu phải nhả mình ra. Do vậy, Rìa-hu chỉ “nuốt” mặt trời và mặt trăng được một lát, thì buộc phải “nhả” ra: Trời đất lại được sáng sủa như trước. Rìa-hu ỷ mình to lớn, có sức mạnh, nên rất kiêu ngạo: tự cho mình là người vô địch trong vũ trụ và nghe ở đâu có một người phi phàm thì tìm đến để... đòi tỷ thí. Một hôm, nghe vợ nói Phật Cồ-đàm là người lớn nhất thế gian, Rìa-hu liền cõng vợ, bảo vợ chỉ đường đến gặp bằng được Phật Cồ-đàm. Đức Phật có phép thần thông biết Rìa-hu đến tìm mình, liền làm phép biến ngôi chánh điện của mình đang ở nhỏ lại. Rìa-hu bay đến nơi, thấy ngôi chánh điện nhỏ xíu, chỉ bằng nắm tay của mình, thì tự đắc bảo với vợ là mình có thể bóp nát ngôi chánh điện ấy một cách dễ dàng. Nhưng lạ thay, khi Rìa-hu cõng vợ, lách mình qua cửa, thì lọt vào bên trong ngôi chánh điện không bị vướng mắc gì cả. Rìa-hu càng ngạc nhiên hơn khi thấy bên trong ngôi chánh điện rộng thênh thang và Phật Cồ-đàm mình đắp chiếc y vàng, dáng cao to như quả núi. Chưa kịp định thần. Rìa-hu liền cất tiếng hỏi: - Trong vũ trụ có phải ông là người lớn nhất không? Phật Cồ-đàm đáp: - Trong vũ trụ này không ai lớn hơn thần Ma-ha Pờ-rum/Đại Phạn Thiên. Nghe nói vậy, Rìa-hu một mực nài Phật Cồ-đàm đưa mình đến gặp thần Ma-ha Pờ-rum ngay. Phật bằng lòng, bảo Rìa-hu bám vào chéo y của mình, để đưa lên thượng giới gặp Ma-ha Pờ-rum. Ma-ha Pờ-rum thấy Phật đến, vội đem cơm đặt bát cho Phật. Khi đặt cơm vào bát, thần Ma-ha Pờ-rum thấy Rìa-hu ở chéo y của Phật, liền hỏi. - Bạch đấng Thế Tôn! Sao Ngài để con rệp đu ở chéo y Ngài thế này? Ma-ha Pờ-rum vừa nói, vừa bắt Rìa-hu bỏ lên bàn tay mình đưa cho Đức Phật xem. Rìa-hu thấy thần Ma-ha Pờ-rum to lớn quá, sợ hãi van xin tha lỗi luôn miệng. Nhưng vì thần Ma-ha Pờ-rum to lớn quá, nên lời van xin của Rìa-hu không đến tai thần được. Thấy thần Ma-ha Pờ-rum không hề đoái hoài đến mình, Rìa-hu hổ thẹn quay sang nài nỉ Phật Cồ-đàm cho mình trở về. Trước khi ra về, Phật Cồ-đàm dặn dò Rìa-hu không được xuống uống nước trường sinh ở hồ thiêng A-nô-ti. Nhưng vì đường xa, Rìa-hu khát nước khô cả cổ nên khi đến hồ thiêng A-nô-ti, hắn đánh bạo xuống hồ uống nước. Bất ngờ, Rìa-hu bị thần giữ hồ Kom-phôn-lác thổi luồng gió thiêng Căm-ma-viết (luồng gió nghiệp báo) cắt đứt đôi Rìa-hu ngang ngực. Rìa-hu hốt hoảng bỏ nửa phần dưới thân người lại dưới hồ. Còn nửa phần trên, nhờ uống nước trường sinh nên còn sống, vội vã bay vút đi. Rìa-hu bay đến đâu gây mưa bão, cuồng phong đến đó. Do vậy, mỗi khi có gió to, đồng bào Khmer Nam bộ gõ thùng, gõ mõ... gây tiếng động, hoặc cầm dao và la lớn: “Tránh ra! Tránh ra!” cốt để xua Rìa-hu đi nơi khác, khỏi gây thiệt hại cho ruộng vườn và nhà cửa. Từ khi biết Rìa-hu liên quan đến nhật thực và nguyệt thực, tôi dò hỏi thì người Khmer nào cũng rành câu chuyện thần kỳ này, nhưng mỗi người kể mỗi khác đi một vài chi tiết. Song qua đó cũng thấy rõ rằng Rìa-hu liên quan đến mùa vụ nông nghiệp nên việc đánh trống, gõ mõ khi Rìa-hu nuốt mặt trời, mặt trăng là tập quán lâu đời. 2. Truy cứu thêm, chúng ta bắt gặp môtíp chuyện Rìa-hu phần nào tương tự với nhân vật Rahu trong thần thoại Khuấy biển sữa(2) của Ấn Độ cổ đại: “Vì In-đra làm mất lòng đạo sĩ Đuyếc-va-sa, nên đạo sĩ đã phù chú làm cho tất cả các thần linh bị mất phép thiêng và kiệt sức. Quỷ Ba-li là vua của các loài quỷ a-su-ra kéo đến đánh các thần. Nhưng vì kiệt sức, các thần đã bị thua, cầu cứu thần Visnu. Visnu mách bảo phải kiếm được vị thuốc trường sinh ở dưới đáy biển sữa để các thần uống thì các thần mới phục hồi được sức lực. Nghe đến việc tìm thuốc trường sinh, thần và quỷ đều vui mừng nên thần và quỷ tạm hòa với nhau để cùng khuấy biển sữa tìm thuốc trường sinh. Các thần nhổ núi Man-đa-ra (tức núi Mê-ru, tên gọi thần thánh của núi Hi-ma-lay-a) làm trụ trời để khuất biển sữa. Con rắn thần khổng lồ Va-su-ki (một biến thái của rắn thần Sê-sa) được dùng làm dây kéo, cuộn vào cột núi Mê-ru để thần nắm một bên và quỷ nắm một bên, thi nhau kéo để xoay chuyển núi, khuấy biển sữa dậy sóng sùng sục. Bị khuấy động mạnh, núi Mê-ru càng lún sâu xuống biển nên không xoay chuyển được, Visnu bèn hóa thành một con rùa khổng lồ, lặn xuống đáy biển, lấy mai làm trụ đỡ núi và việc khuấy biển lại tiến hành thuận lợi. Mặt biển sữa bị khuấy động, lần lượt nổi lên những báu vật trước kia bị chìm xuống đáy sâu... và cuối cùng là thầy thuốc Đan-van-ta-ri với chén thuốc trường sinh am-ri-ta. Thấy vậy, thần và quỷ cùng xô lại, tranh nhau uống thuốc. Visnu bèn hóa phép thành nàng Mô-hi-ni xinh đẹp, lẳng lơ kéo lũ quỷ háo sắc sang một bên, rồi đưa thuốc trường sinh cho các vị thần nên lấy lại được sức lực. Khi đó, một con quỷ tên là Rahu đã lẻn đứng vào hàng ngũ các thần để được uống thuốc trường sinh. Khi Rahu vừa uống xong, thì nó bị thần Mặt Trời và thần Mặt Trăng phát hiện báo cho Visnu. Visnu đã chặt đứt thân hình Rahu thành hai mảnh. Tuy vậy, do đã được uống thuốc trường sinh, hai mảnh đó của quỷ vẫn sống và biến thành hai vì sao là Rahu và Ketu. Để trả thù kẻ đã tố cáo mình, Rahu luôn tìm cách bắt nuốt Mặt Trời, Mặt Trăng. Việc này đã tạo nên hiện tượng nhật thực, nguyệt thực...”. Câu chuyện về Rahu như trên cũng được đề cập trong kinh sách Pali: Samyutta Nikaya. Trong Candima Sutta và Suriya Sutta, Rahu tấn công Chandra - thần Mặt Trăng và Suriya - thần Mặt Trời. Khi đó, Đức Phật đã buộc Rahu phải nhả họ ra. Đoạn thơ được kể lại bởi hai thiên thần và về sau được kết hợp vào nghi lễ Phật giáo: các nhà sư đã tụng đoạn kinh này để cầu xin sự bảo vệ. Như vậy, câu chuyện từ thần thoại Bà-la-môn đã được Phật giáo tiếp biến từ lâu đời và từ đó lưu truyền vào cộng đồng Phật giáo Tiểu thừa Khmer. 3. Truy cứu những cứ liệu khác nhau, chúng ta thấy không có sự thống nhất hoàn toàn về hình dạng của Rahu trong các khu vực văn hóa khác nhau. Theo thần thoại Hindu, Rahu là một con quỷ bán thân, thường bắt nuốt mặt trời/mặt trăng gây ra nhật thực/nguyệt thực. Puranas miêu tả Rahu với hình tượng bán thân, xuất thân của sư tử cái, giống rắn, có cơ thể khổng lồ và sức mạnh phi thường. Trong nghệ thuật, Rahu lại được mô tả như một con rắn không có phần thân dưới cưỡi trên chiếc xe được kéo bởi tám con ngựa đen. Rahu là một trong chín hành tinh (navagrahas) trong chiêm tinh học Vệ Đà. Thời gian trong ngày dưới ảnh hưởng của Rahu (Rahu kala) được coi là điềm xấu. Đặc biệt, trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng, Rahu (La Hầu La) được coi là đã bị chinh phục bởi Padmasambhava, trở thành một trong những người bảo vệ nguyên tắc của các giáo lý Dzogchen, đặc biệt là Nyingthik Longchen. Rahu thường được miêu tả với chín cái đầu và một nghìn con mắt trên khắp cơ thể màu đen của mình. Bốn cánh tay với các trì vật gồm cây cung, mũi tên, dây thòng lọng và ngọn cờ chiến thắng. Rahu xuất hiện với phẫn nộ tướng, rực cháy với những tia lửa, và phần dưới cơ thể được thể hiện dưới hình thức của một con rắn. La Hầu La là một vị thần to lớn siêu phàm. Môtíp Rìa-hu phía trên cửa xe tang chùa Luông Ba-sac, Sóc Trăng Trong Attha Katha, thậm chí cả trong Tim Nidai và Sungyatta Nikai có mô tả kích thước của Phra Rahu: cao 4,800yoch, ngực rộng 1,200yoch, trán rộng 50yoch, và mũi dài 30yoch (yoch là đơn vị đo chiều dài của Thái, 1yoch bằng 16km). Còn trong Triphum Katha, kích thước Phra Rahu có khác: cao 98,000yoch, vòng đầu dài 26,000yoch, trán rộng 300yoch, vòng mũi 300yoch, khoảng cách giữa mắt và lông mày là 90yoch, lông mày dài 200yoch, miệng rộng 200yoch và sâu 300yoch. Lòng bàn tay rộng 200yoch, bàn tay và lông chân dài 30yoch. 4. Rahu ngoài ảnh hưởng đến nghệ thuật tạo hình còn là một đối tượng quan trọng của ngành chiêm tinh. Rahu được tin rằng là đứa con nghịch ngợm và lớn mạnh của Maya (sức mạnh siêu nhiên) và vì vậy có rất nhiều tính chất hai mặt gắn liền với siêu nhiên Maya. Đó là sự liên hệ đến 7 tia năng lượng chiêm tinh bí truyền như là vật biểu trưng cho sức mạnh biểu lộ các tiềm năng, khả năng nội tại của sự sống. Trong kinh Vệ Đà, Rahu có nhiều tên gọi: Vua của loài quỷ, luôn giận giữ, kẻ áp bức, kẻ thù của ánh sáng: mặt trăng/mặt trời, chúa tể của ảo giác, kẻ đe dọa mặt trời, làm lu mờ mặt trăng, sứ giả hòa bình, sự bất tử (do uống rượu thiêng), ban cho sự thịnh vượng, giàu có và tri thức tối thượng - đầu mối của nguồn năng lượng cơ bản và thuộc tính vật tượng trưng. Rahu có thể được xem là chưởng quản các hành tinh, vì nó vận hành có chu trình và mục đích. Nó là chủ của sự vận động. Theo thiên văn học, Rahu và Ketu biểu thị hai điểm giao nhau trên đường đi của mặt trời và mặt trăng khi chúng di chuyển trên bầu trời. Vì vậy, Rahu và Ketu được gọi là giao điểm/điểm nút phía Bắc và phía Nam mặt trăng. Thực tế đó dẫn đến việc che khuất mặt trời và mặt trăng làm phát sinh thần thoại nuốt mặt trời. Trong chiêm tinh học Vệ Đà, Rahu được xem như là một a-tu-la/asura, nó kiểm soát sự hỗn loạn, sự bí ẩn và xấu xa trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống. Nó liên quan đến thế giới vật chất hiện hữu và dục vọng thế gian, cũng như sự ngẫu nhiên, phát triển vượt tầm kiểm soát do không hiểu biết hay vô ý. Rahu đóng vai trò quan trọng liên quan đến sự tổn hại. Tuy nhiên, Rahu cũng mang đến tiếng tăm, may mắn, uy tín và quyền lực. Đó là lý do tại sao các nhà chiêm tinh học phương Tây kính trọng nó như là sức mạnh có lợi ích to lớn nhất. Chiêm tinh học Thái Lan cho rằng, Phra Rahu được cấu thành bởi 12 cái đầu ma trơi với 12 sức mạnh của gió hay thần bão. Rahu sống trong lâu đài đen. Rahu có cơ thể bằng đồng thiếc và mặc trang phục vàng. Rahu thường sống trong những đám mây và sương mù, cư ngụ phía Tây. Trong truyền thuyết chiêm tinh khác của Thái, Phra Rahu là ngôi sao của gió, sống ở Đông bắc và kết bạn với sao Thổ. Rahu cũng là cặp cân bằng quyền lực với mặt trăng. Biểu tượng của Rahu là con số 8, nó được tin rằng là sức mạnh khởi nguyên mọi thứ trên trái đất. Như vậy, Rahu là bậc thầy huyền thoại của mưu mẹo gian dối, biểu thị của kẻ lừa bịp, kẻ kiếm tìm lạc thú, người điều hành những vùng đất bên ngoài, người buôn bán thuốc, chất độc, sự không thành thật và hành vi vô đạo đức. Đó là biểu thị của kẻ vô tôn giáo, kẻ bị cộng đồng ruồng bỏ; là kẻ lỗ mãng, cục cằn, bất chấp nghĩa lý, những ý nghĩa sai lầm, sự không rõ ràng, lở loét bụng và xương, và sự di cư. Rahu là công cụ tăng cường sức mạnh của một người thậm chí có thể chuyển thù thành bạn. Trong Phật giáo, Rahu là một trong những Krodhadevatas (hung thần, kích động tham dục). 5. Rahu gắn với tín ngưỡng nhật thực/nguyệt thực. Trong lịch sử, nhật thực được xem như là xấu xa và điềm rủi ro. Những nền văn hóa sớm nhất cho thấy mặt trời ban cho con người sự sống liên tục, không bao giờ chấm dứt. Vì vậy, cái gì có thể phá hủy mặt trời đương nhiên được liệt vào điềm xấu. Mặc cho những nhận thức khoa học đúng đắn về hiện tượng tự nhiên trong xã hội đương thời, người dân vẫn tiếp tục đánh trống, chiêng, thùng chậu và xoong chảo hoặc bắn pháo sáng vào bầu trời hay ẩn nấp trong nhà. Thậm chí có sự liên kết hiện tượng Rahu ăn mặt trời với tai họa, với chiến tranh, lũ lụt, đói kém, đến sự chuyển biến chính trị và điềm rủi của cá nhân. Ở Ấn Độ, trong suốt thời gian nhật thực, nguyệt thực, thức ăn không được ăn cũng không được nấu. Nhiều tín ngưỡng cho rằng khi tia nắng mặt trời không chạm vào quả đất, vi trùng và mầm bệnh tăng lên. Tất cả những món ăn đã nấu trước nhật thực/nguyệt thực vì vậy phải vứt đi. Người Ấn Độ ngâm mình trong nước lên đến cổ để tẩy rửa. Họ tin rằng việc thực hành nghi lễ thờ cúng sẽ giúp mặt trời đánh bại quái thú Rahu ngấu nghiến mặt trời. Phụ nữ mang thai không được cắt và may vá trong suốt thời gian nhật, nguyệt thực vì điều này sẽ làm cho đứa trẻ sắp sinh bị dị hình. 6. Tín ngưỡng về Rahu bao gồm tín lý trừ tai lẫn cầu khẩn. Đặc biệt, lễ vật cúng Rahu - vị thần của bóng tối, nên lễ vật cúng Rahu là những vật phẩm màu đen. Khi cúng, dân chúng thường bày biện 8 món (8 là con số của Rahu) không giống nhau. Những vật cúng có thể là mì sợi nhuộm đen, thạch đen, cà phê đen, nước ngọt coke, rượu nếp than (đen), gà ác, trứng bắc thảo, xôi nếp than, các loại bánh màu đen... Ngoài ra, người dân còn dâng cúng hoa màu đen, đũa đen và đèn cầy đen. Ở Thái Lan, những vật cúng như trên cũng là vật cầu may mắn, tránh điềm rủi ro trong suốt năm có nhật thực, nguyệt thực. Ở Ấn Độ, đền Naganatha (ở Thirunageswaram, Tamil Nadu) là một ngôi đền dành riêng cho Rahu. Thờ cúng Rahu, nơi đây mỗi ngày người ta dâng cúng sữa abhishekam trong suốt dịp Rahu Kaalam, để xoa dịu Rahu. Sữa biến thành màu xanh da trời khi nó chảy xuống sau khi chạm vào bức tượng Rahu. Tín ngưỡng này đã được thực hành trên 1.500 năm. Rahu cũng được thờ cùng với 9 tinh tú khác trong tất cả đền thờ Hindu ở Miến Điện. Ở Thái Lan, Phra Rahu cũng được thờ khá phổ biến, tiêu biểu như điện thờ Wat Sisathong, quận Nakon Pathom... Ngoài các tập tục thờ cúng này, còn có tục cúng sao Rahu (La-hầu) để giải hạn, niệm thần chú để nối kết các thần thánh tạo nên sức mạnh lớn để chiến thắng Rahu và vẽ bùa yểm chú “Pra Rahu” để hộ mệnh. Truyền thuyết Pra Rahu cho rằng “Pra Rahu” đã được tạo bởi hai ẩn sĩ. Họ đã vẽ bùa và thuật chú để thiêng hóa bùa hộ mạng “Pra Rahu”. Một ẩn sĩ vẽ bùa và thuật chú về Suriyabuppa (giai đoạn nhật thực) để thiêng hóa việc Pra Rahu chiếm lấy mặt trời trong miệng của hắn. Ẩn sĩ kia cũng vẽ bùa và thuật chú về Chandrabuppa (giai đoạn nguyệt thực) để thiêng hóa Pra Rahu chiếm lấy mặt trăng trong miệng của hắn. Cả hai làm điều này bởi họ thấy trước tương lai đầy hiểm nguy và đau khổ của con người vì tai họa do Rahu gây ra. Bùa hộ mạng “Pra Rahu” sẽ giúp con người thoát khỏi điều đó. Để thiêng hóa bùa hộ mạng Pra Rahu, nó cần trải qua 8 tiết/ 8 giai đoạn linh thiêng. Bùa hộ mạng “Pra Rahu” được làm từ một con mắt trên vỏ dừa rất khó để tìm thấy. Do vỏ trái dừa có 3 lỗ trên đỉnh, một trong số đó là lỗ để nảy mầm và hai lỗ còn lại là mắt. Nhưng một con mắt trên vỏ dừa sẽ lấy một cái lỗ để nảy mầm và chỉ còn lại duy nhất một mắt. Chính đặc tính đặc biệt đó mà vỏ dừa được xem là vật làm nên sức mạnh của bùa hộ mạng. Mặc dù vỏ dừa không được thiêng hóa nhưng người ta cho nó chứa đựng sức mạnh của siêu nhiên. Phải chăng đó là hình thức khởi nguyên của việc dùng đồ án Rahu/Rìa-hu để trang trí trên cổng, cửa chùa Khmer, cũng như chùa tháp các quốc gia Phật giáo Tiểu thừa. Ở các xứ sở đó, ngoài việc dùng đồ án Rahu để trấn cửa chùa tháp, còn có những Phật thoại chỉ ra rằng bất cứ ai, dù là kẻ có sức mạnh vô biên, có thể ăn sống nuốt tươi mặt trời, mặt trăng thì chính nó cũng không thoát khỏi luồng gió nghiệp báo “Căm-ma-viết” (karma-vayu) do chính sự ngã mạn của nó trừng trị. Chú thích (1) Xem Truyện dân gian Khơ me, Huỳnh Ngọc Trảng sưu tầm và biên soạn, Hội Văn học nghệ thuật Cửu Long xuất bản, 1987. (2) - Classical dictionary of Hindu mythology and religion, geography, history, and literarure, John Dowson, Rupa &Co, 2004. - Myths and legends of India, J. M. Macfie, Rupa &Co, 1998. Huỳnh Thanh Bình Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 10, 2015 ẤN ĐỘ GIÁO(HINDUISM) Ấn Độ giáo là tên chỉ những nhánh tôn giáo chính có tương quan với nhau và hiện còn tồn tại ở Ấn Độ. Khoảng 80% người Ấn Độ tự xem mình là người theo Ấn Độ giáo và người ta cho rằng, có khoảng 30 triệu người theo Ấn Độ giáo sống tại hải ngoại. Kể từ thế kỉ 16 các nhà truyền giáo và du phương thường nhắc đến tôn giáo và phong tục tại Ấn Độ và thường gọi người bản xứ này là "ngoại đạo" (en. pagan, de. Heiden) nếu họ không tự nhận là theo một trong tôn giáo lớn (Ki-tô giáo, Do Thái giáo hoặc Hồi giáo). Họ được gọi theo tiếng Latin là gentiles, tiếng Bồ Đào Nha là gentio và từ đó ra tiếng Anh là gentoo và tiếng Hà Lan/tiếng Đức là Heyden (Heiden). Đến thế kỉ 18 thì từ "Hindoo" (tiếng Ba Tư Hindu) bắt đầu được dùng và cuối cùng, trong thế kỉ 19, danh từ "Hinduism" trở nên rất thông dụng. Như vậy thì từ "Hinduism" - được dịch là Ấn Độ giáo ở đây - không phải là một danh hiệu tự xưng của một tôn giáo Ấn Độ. Nhưng tên này lại ảnh hưởng đến quan điểm tự nhận của phong trào Tân Ấn Độ giáo (Neo-Hinduism) trong thế kỉ 19 và thế kỉ 20 vì nó gợi ý một sự thống nhất tôn giáo trong cuộc chiến giành độc lập Ấn Độ, và được dùng để phản ứng các khuynh hướng phân chia ngày nay. Tuy vậy, từ Hinduism có thể gây hiểu lầm. Khi người ta bắt đầu dùng nó thì đã dựa trên hai điều kiện tiên quyết không đúng. Thứ nhất là người ta tin là từ phái sinh từ gốc Ba Tư Hindoo (Hindu) chỉ tín đồ của một tôn giáo nhất định. Thứ hai là người ta cho tất cả những người Ấn đều là tín đồ của tôn giáo này nếu họ không theo các tôn giáo lớn còn lại, ví như Hồi giáo, Thiên Chúa giáo,Do Thái giáo, Phật giáo, Kì-na giáo. Cả hai điều kiện tiên quyết bên trên đều bị nhìn nhận sai. Danh từ Ba Tư "Hindu" chỉ có nghĩa tương đương với từ có gốc Hi Lạp là "Indian", và cả hai đều có gốc từ tên con sông lớn Ấn Độ (tiếng Phạn: sindhu, tiếng Ba Tư: hindu, tiếng Hy Lạp: Indós), đã mang đến đất nước nó chảy qua tên này: Hindus là những người xuất xứ từ nước Ấn Độ (india). Ngay khi người Hồi giáo nói tiếng Ba Tư đến xâm chiếm, phân biệt giữa tín đồ Hồi giáo và Hindus thì sự việc này cũng không có nghĩa là tất cả những người Hindu đều là tín đồ của mộttôn giáo.Ngày nay, người ta biết được hàng loạt tôn giáo của người Ấn Độ và các thông tin nghiên cứu ngày càng phong phú. Thế nên, từ "Hinduism", "Ấn Độ giáo", không thể mang nghĩa là một tôn giáo nhất định của người Ấn mà chỉ là cách gọi mang ý nghĩa bao quát, chỉ một nhóm tôn giáo có sự tương quan với nhau, nhưng khác biệt nhau, xuất phát từ Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh). Các tôn giáo này dù có quan hệ với nhau nhưng cũng khác nhau như sự khác biệt giữa Do Thái, Phật, Thiên chúa và Hồi giáo. Chúng có những khái niệm thượng đế khác nhau, có những pho thánh điển khác nhau cũng như những phương pháp tu tập, hình thức thực hiện nghi lễ khác nhau. Chúng có những hệ thần học khác nhau, lập cơ sở trên những nhà thần học, những bậc đạo sư khác nhau, và tôn xưng các thần thể khác nhau như vị Thần tối cao. Một cách gọi thường gặp nhưng không chính thức và cũng không chính xác của tín đồ Ấn giáo là Sanātana-dharma (सनातनधर्म), nghĩa là "Pháp trường tồn". Các tên khác như vaidikadharma(Ấn giáo Phệ-đà) hoặc brāhmaṇa, brāhmaṇya (Bà-la-môn giáo) chỉ nêu được những nhánh của Ấn Độ giáo mà thôi. CÁC VỊ THẦN TRONG ẤN GIÁO Thần VISHNU(Đấng Bảo Hộ) Vishnu (Visnu, Vi-sơ-nu) phiên âm Hán Việt là Tỳ Thấp Nô, là vị thần bảo hộ trong Ấn Độ giáovà Bà la môn giáo. Vishnu, Brahma và Shiva hợp thành bộ tam thần trong văn hóa Ấn Độ.Có hình ảnh là vị thần với khuôn mặt người, 4 tay cầm 4 lệnh bài là cái tù và, cái vòng, cái búa và cánh hoa sen tượng trưng cho bốn chất tạo nên vũ trụ; khi thì cưỡi chim thần Garuđa, khi thì có dạng nửa người nửa chim, khi thì nằm trên mình con rắn Naga. Năm 1000 sau Công nguyên, người ta cho rằng các truyền thuyết về 10 hóa thân của Vishnu được dựng lên. Mười hóa thân của thần Vishnu 1. Tên vị thần: Matsya. Hóa thân: Cá. Truyền thuyết: Thuở xưa khi trái đất này còn bị che phủ bởi nước. Thần Vishnu đã hiện thân làm một con cá để cứu Manu (người đầu tiên), gia đình ông ấy và Vedas. Câu chuyện này cũng giống như câu chuyện Noah Ark. 2. Tên vị thần: Kurma. Hóa thân: Rùa. Truyền thuyết: Cũng vào thời nước dâng tràn ngập ấy, Vishnu hóa thân làm một con rùa lớn để vớt lấy tất cả những bảo vật bị mất trong cơn nước lũ. Trong đó kể cả nước cam lồ linh dược mà các vị thần thánh dùng để giữ sự trẻ đẹp của mình. Lúc ấy có một vị thiên nữ Lakshmi giúp đặt ngọn núi (Kailash) lên lưng rùa thần Kuma, để rùa có thể lặn sâu xuống lòng đại dương mà tìm bảo vật. Nó gặp rắn thần và rắn ấy quấn mình quanh ngọn núi. Thiên nữ bèn làm biển nổi sóng lớn, đẩy dạt ngọn núi đi và kéo theo cả rắn thần. Bấy giờ những chất cam lồ và linh dượt nổi lên mặt nước cùng với các bảo vật. Sau đó thiên nữ Lakshmi trở thành vị phối ngẫu của thần Vishnu. 3. Tên vị thần: Vahara. Hóa thân: Heo. Truyền thuyết: Thần Vishnu lại hiện thân xuống để cứu trái đất khỏi cơn nước lũ, do sự sai khiến của quỷ vương Hiranyaksa. Câu chuyện có lẽ bắt nguồn từ huyền thoại của người Aryan về một con heo thần. 4. Tên vị thần: Narasimha. Hóa thân: nửa người nửa sư tử. Truyền thuyết: Quỷ vương Hyranyakasjpu đã làm cho Phạm thiên phải hứa rằng, hắn sẽ không bị giết, dù là ngày hay đêm, bởi trời, người hay thú vật. Kế đó hắn làm cho tất cả mọi người kinh sợ. Tuy nhiên khi các vị trời hứa sẽ giúp đỡ trong việc tiêu diệt quỷ vương, thần Vishnu lên tiếng từ một chiếc trụ trong cung điện của quỷ vào lúc chạng vạng tối. Khi ấy không phải là ngày cũng chưa phải là đêm, trong hóa thân nửa người nửa sư tử, Vishnu liền giết quỷ vương. 5. Tên vị thần: Vamana. Hóa thân: người lùn. Truyền thuyết: Bali, một con quỷ khác đạt được những phép tắc thần biến rất ghê sợ sau khi đã thực hành những pháp tu khổ hạnh. Để che chở cho thế giời này, thần Vishnu hiện thân ra trước quỷ trong hình dạng của một người lùn và hỏi xin hắn một ân huệ. Quỷ Bali đồng ý và Vishnu hỏi xin một khu đất lớn bằng ba bước dài. Quỷ hứa cho và khi ấy thần Vishnu bèn hiện thân thật khổng lồ, bước ba bước che khắp cả mặt đất. Không còn lại gì hết ngoại trừ địa ngục cho quỷ. 6. Tên vị thần: Parasurama. Hóa thân: Bà - La - Môn. Truyền thuyết: Vishnu hiện thân người, làm con của một Bà la môn có tên là Jamadagni. Khi cha bị tên ác vương cướp hết của cải, Parasumara bèn đi giết tên vua gian ác này. Kế đó người con của vua lên ngôi và giết lại Jamadagni để trả thù cha mình. Parasumara bèn trả thù lại giết hết tất cả người nam trong thành. 7. Tên vị thần: Rama. Hóa thân: Thái tử. Truyền thuyết: Vishnu hóa thân làm một vị thái tử để cứu thế giới này ra khỏi sự đen tối của quỷ vương Ravana. Câu chuyện này được kể trong Ramayana, qua đó người ta thấy được lòng sùng tín và sự chịu đựng khổ nhọc của thái tử, cùng với lòng thủy chung của vợ là nàng Sita. Ở thiên sử thi này người ta cũng thấy được sự tạo dựng của Hanuman, khỉ thần, một biểu tượng của sức mạnh và lòng trung thành, hiện nay vẫn còn được xem là một vị thần linh rất được biết đến và đang còn tôn thờ ở Nepal và Ấn Độ. 8. Tên vị thần: Krishna. Hóa thân: có nhiều hóa thân. Truyền thuyết: Những câu chuyện về các hóa thân của Krishna, thời thơ ấu và trưởng thành trong ngữ từ Basham, đều là cứu giúp tất cả cho mọi người. Khi còn bé Krishna đã làm cho mọi bà mẹ yêu thương. Lớn lên trong tình yêu, Krishna đã phá vỡ những lề lối cấm đoán cổ xưa của xã hội, và đưa tình yêu lên đến tột đỉnh của những khát khao và thỏa mãn qua sự tự do và phá rào những ràng buộc của xã hội. Khi làm người đánh xe ngựa của anh hùng Arjuna trong chiến trận Kukukshetra, Krishna là người giúp tất cả những ai đến với mình và cứu họ thoát khỏi sự tái sanh vào những cảnh giới ác, nếu kẻ ấy có đủ niềm tin vào đấng thiêng liêng. 9. Tên vị thần: Đức Phật. Truyền thuyết: Có lẽ người Ấn lấy đức Phật đưa vào tên các vị thần trong Ấn giáo để làm mất thể diện Phật giáo, một tôn giáo rất lớn đã làm ảnh hưởng toàn vùng nam á châu. Theo những sự diễn giải sớm nhất của người Ấn giáo, họ cho rằng Vishnu hóa thân làm đức Phật để tỏ lòng từ bi đối với các loài vật và cứu loài thú này khỏi những nạn chết vì tế lễ. 10. Tên vị thần: Kalki. Hóa thân: Cỡi trên một con ngựa. Truyền thuyết: Khi Vishnu đến sẽ kéo theo sự hủy diệt sau cùng của thế giới này, để phán xét những điều xấu ác, và tưởng thưởng những điều tốt. Vợ Của Thần Vishnu. Lakshmi (Sanskrit: लक्ष्मी lakṣmī, Bản mẫu:IPA-hns) là một nữ thần Ấn Độ giáo, tượng trung cho sự giàu có, thịnh vượng (cả về vật chất lẫn tinh thần), vận may và sắc đẹp. Nàng chính là vợ thần Vishnu. Còn được gọi là Mahalakshmi, nữ thần được mọi người tin rằng sẽ mang đến may mắn và đưa những người sùng đạo thoát khỏi cảnh cơ cực và những nỗi phiền muộn về tiền bạc[1]. Những hình tượng tương đồng của Lakshmi cũng được tìm thấy trong các di tích đạo Jaina. Gia Đình Của Thần Vishnu. Vật cưỡi của Thần Vishnu là Thần Điểu Garuda. Thần BRAMAH (Đấng Sáng Tạo) Brahma (Phạm Thiên): người sáng tạo và lèo lái vũ trụ, là cha của các thần và của cả loài người. Brahma cùng với Shi va và Visnu hợp thành bộ ba gọi là Trimurti. Visnu và Shiva là hai thế lực đối lập, còn Brahma là thế lực cân bằng. Brahma tạo ra nữ thần Satarupa từ chính cơ thể mình. Nàng đáng yêu đến nỗi Brahma nhìn nàng đăm đăm. Mỗi khi nàng nhích qua một bên để tránh thì Brahma lại mọc ra một đầu khác để nhìn. Cuối cùng Brahma đã chinh phục được Satarupa. Họ lui về sống ở một nơi bí mật trong 100 năm thiên giới. Và, MANU – con người đầu tiên được sinh ra… Thần Brahma thường được thể hiện với 4 đầu và 4 tay, mỗi tay cầm một cuốn kinh Vệđà. Các biểu trưng khác là lọ nước sông Hằng, vòng hoa, ấn thí vô uý… truyền thuyết phổ biến là Brahma được sinh ra từ một bông sen mọc ở rốn thần Visnu (Vishnu). Trong nghệ thuật, hình tượng Brahma được thể hiện với bốn mặt, bốn tay (tượng trưng cho sự hiểu biết hết thảy mọi việc và sự có mặt ở khắp mọi nơi), ngồi trên thiên nga [hamxa (hamsa)]. Vợ của Thần Bramah. Sarasvati Là quyền năng của Brahma, cũng thường được xem là người phối ngẫu. Sarasvati vẫn còn tồn tại trong thế giới Ấn giáo ngày nay, và có tầm quan trọng còn hơn chính cả Brahma. Trong sự sùng bái thông thường, Sarasvati là biểu tượng của Thần Nữ Tri Thức và Học Vấn. Có thể nguồn gốc của Sarasvati liên hệ đến truyền tích làm khô cạn dòng sông Sarasvati ở Rajasthan, nhưng không như Brahma, thần nữ Sarasvati vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong sự sùng bái của người Ấn giáo mãi cho đến ngày nay. Hình ảnh Sarasvati thường thấy là màu trắng, cỡi trên lưng con thiên nga, tay cầm một cuốn sách. Sarasvati có thể được thấy với nhiều đầu và nhiều tay, biểu tượng cho sự gia hộ tất cả các môn học về khoa học và nghệ thuật. Sarasvati được tôn sùng nhiều nhất ở các trường và đại học. Gia đình thần Bramah. vật cưỡi thiêng liêng của Bramah là Thiên Nga Hamsa Thần SHIVA(Đấng Hủy Diệt). Được tôn thờ như là một vị thần sáng tạo lẫn hủy diệt, có đầy đủ sức mạnh và quyền năng đối với vũ trụ này. Thần Shiva ngự trên núi Kailasa với vợ là nàng Parvati, và hai con là thần đầu voi Ganesha và thần Chiến tranh Kartikkeya. Shiva thường được thấy đi cùng với chiếc cỗ xe bò. Shiva thường ít được thấy hơn là thần Vishnu nhưng trong các chân dung và điêu khắc thì có nhiều. Shiva cũng được họa theo hình một vị tu khổ hạnh, ngồi thiền định trên đỉnh núi Kailash cùng với vợ là nàng Parvati. Ngài thường cưỡi con bò thần Nandin. Trong thờ cúng Shiva thường được đồng nhất với Linga: Thờ sinh thực khí (Linga và Yoni) là tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp. Càng nông nghiệp điển hình bao nhiêu thì tín ngưỡng này càng mạnh bấy nhiêu. Người du mục không có truyền thống thờ sinh thực khí. Chiếc Linga là biểu tượng được cách điệu hóa của sinh thực khí nam trong tín ngưỡng phồn thực mang ý nghĩa phồn thực và tính dục. Kinh Vêđa nói rằng những kẻ lấy Linga làm thượng đế là kẻ thù của đạo giáo Aryen. Ở Ấn Độ, việc thờ Linga vốn là tín ngưỡng của thổ dân Dravidien. Đó chính là tục thờ cúng các hòn đá hình trục, phổ biến trong dân gian từ thời thượng cổ ở khắp vùng Đông Nam Á. Sự xâm nhập của nó vào Bàlamôn giáo và việc đồng nhất Linga với Shiva chắc hẳn đã xảy ra vào thời kì hậu Vêđa. Chiếc Linga trong Bàlamôn giáo: phần hình vuông (âm tính) ở dưới ứng với thần Brahma sáng tạo, khúc hình bát giác ở giữa mang tính chuyển tiếp, ứng với thần Vishnu bảo tồn, còn phần hình trụ tròn (dương tính) ở trên ứng với thần Shiva phá hủy. Phần dưới của Linga gắn liền với một cái đế, giống như một cái chậu vuông, có rãnh thoát nước, biểu tượng của bộ phận sinh dục của nữ giới (Yoni). Bộ phận hình chậu vuông này còn là biểu tượng của nữ thần phù hộ cho đất đai, luôn phải nhờ ơn mưa móc của Linga. Ngoài ý nghĩa là biểu tượng của sự sinh dục, Linga còn là biểu tượng của chiếc cột trụ chống đỡ vũ trụ, của ngọn núi Meru thần thoại (núi thiêng Meru - nơi ngự trị của Thiên thần, Bồ Tát và là trung tâm của vũ trụ theo thế giới quan của Ấn Độ). Cuối cùng, Linga còn là biểu tượng của sự vĩnh cửu và tính chất chính thống của mỗi triều đại vua. Cũng bởi những ý nghĩa tượng trưng đó, mà chiếc Linga luôn luôn có mặt trong các biểu hiện nghệ thuật có ảnh hưởng của Ấn Độ giáo. Các nhà nghiên cứu đưa ra một số giải thích, dựa trên tài liệu của giáo sư Lê Xuân Khoa: theo đó, tuy thần Shiva là thần hủy diệt, nhưng chính do hủy diệt mới xuất hiện sự sống mới; vì vậy với tư cách là nguyên lý của sáng tạo, Shiva còn được xem là vị thần gieo rắc mầm sống và phúc lành. Với quyền năng thứ hai đó, Shiva đã đón đầu con rắn thần Vasuki khi rắn này trườn xuống muốn nhả độc tiêu diệt hết thế gian, rồi Shiva nuốt chửng rắn, trừ tai họa cho loài người. Mặt khác, giáo sư Lê Xuân Khoa dẫn các pho sách xưa của Ấn Độ chép rằng: "Khi Shiva và vợ giao hợp, tia lửa lạc thú xuất hiện và vũ trụ phát sinh từ tình yêu ấy. Và Ngài (Shiva) tự phân làm hai nửa, một âm và một dương, âm dương giao hòa, tạo thành vũ trụ". Vì thế có môn phái thờ thần Shiva lưỡng tính dưới hình ảnh Linga đặt trên Yoni. Theo thần thoại nguyên thuỷ, hình thức khởi đầu của Shiva là cột lửa hình Linga. Vợ của thần Shiva. Nữ Thần Hạnh Phúc và Tuổi Thọ SHAKTI Shakti ( Devanagari : शक्ति từ tiếng Phạn Shak , "có thể"), có nghĩa là thiêng liêng lực hoặc trao quyền , là nguyên thủy vũ trụ năng lượng và đại diện cho các lực lượng năng động, được cho là để di chuyển qua toàn bộ vũ trụ trong Ấn Độ giáo . [ 1 ] Shakti là các khái niệm, hay nhân cách hóa, sức mạnh sáng tạo thần thánh nữ tính , đôi khi được gọi là The Great Mẹ Thiên Chúa 'trong Ấn Độ giáo. Trên máy bay trần gian, Shakti tích cực nhất biểu hiện qua hiện thân phụ nữ và sự sáng tạo / khả năng sinh sản, mặc dù nó cũng có mặt ở nam giới trong hình thức unmanifest tiềm năng của nó,. [ 2 ]Không chỉ là Shakti chịu trách nhiệm cho việc tạo ra, nó cũng là tác nhân của sự thay đổi tất cả. Shakti là sự tồn tại của vũ trụ cũng như giải phóng, hình thức quan trọng nhất là Kundalini Shakti, [ 3 ] một lực lượng bí ẩn psychospiritual. [ 4 ] Shakti tồn tại trong một trạng thái svātantrya , phụ thuộc vào không, phụ thuộc lẫn nhau với toàn bộ vũ trụ. Trong Shaktism , Shakti được tôn thờ là Đấng Tối Cao . Tuy nhiên, trong truyền thống Hindu khác của Shaivism và Vaishnavism , Shakti là hiện thân của nữ tính hoạt động năng lượngPrakriti Purusha , người Vishnu trong Vaishnavism hoặc Shiva trong Shaivism . Đối tác nữ của Vishnu là Lakshmi , với Parvati là nửa cái của Shiva. Nữ Thần Tuyết PARVATI Parvati (Sanskrit: पार्वती, Kannada: ಪಾರ್ವತಿ IAST: Pārvatī) là một nữ thần Hindu Giáo. Parvati mang năng lượng nữ (Shakti), là vợ của Shiva và là hóa thân khuyến thiện của Đại Thiên NữMahadevi. Parvati được xem là một hiện thân hoàn chỉnh của Adi Parashakti- nữ thần sáng thế tối cao, người mà tất cả các nữ thần khác đều là hiện thân của bà. Trên danh nghĩa, Parvati là người phối ngẫu thứ hai của thần Shiva, vị thần phá hủy và tái sinh trong Hindu Giáo. Tuy nhiên, thần Parvati khác với thần Satī (thần hạnh phúc gia đình và tuổi thọ)- hóa thân của người vợ thứ nhất của Shiva. Parvati là mẹ của các nam thần và nữ thần như thần voi Ganesha và thần chiến tranh Skanda (Kartikeya). Ở vài nơi người ta còn tin rằng bà là chị em với thần sáng tạo Vishnu. Bà cũng được xem là con gái của thần tuyết Himavat. Parvati, khi được miêu tả cùng với Shiva, thường xuất hiện với hai cánh tay; nhưng khi được miêu tả một mình, thần có 4 hoặc 8 cánh tay có mang theo một con hổ hoặc sư tử. Thường được xem là nữ thần từ bi, Parvati cũng có các hóa thân: nữ thần 8 tay Durga biểu tượng của chiến thắng của cái Thiện trước cái Ác, nữ thần Kali hiện thân của sự hủy diệt vũ trụ, thần băng giáShitala Devi, nữ thần sao Tara- người cứu giúp các linh hồn trong biển cả ảo giác, thần Chandi, thần Kathyayini, thần Mahagauri, thần hoa sen Kamalatmika, nữ thần Bhuvaneshwari- nữ thần của vũ trụ và của các thế giới, thần của ba thế giới Lalita và các vị nữ thần (Mahavidya) khác. Nữ Thần DURGA Vào một thời xa xưa, Quỷ Vương Mahisha và bộ hạ nổi lên chinh phục các tầng Trời và tàn sát chư vị Thiên Thần. Họ đến cầu cứu « Chúa Ba Ngôi » Trimurti. Ba Ngôi phóng linh quang như những lằn chớp sáng rực bầu Trời. Ở nơi hội tụ của ba luồng hào quang chói lửa đến từ Ba Ngôi Thiên Chúa nảy sanh ra một Nữ Thần, đó là Durga. Mỗi vị Thần trên Thiên Quốc đều tặng Durga một vũ khí hay một bảo vật để hàng phục quỷ vương. Shiva tặng cây đinh ba, Vishnu tặng đĩa Kim Luân và dây Quyên Sách, Surya, thần Mặt Trời, tặng cung tên, Chandra, thần mặt trăng, tặng cây búa rìu, Sơn Thần Himalaya tặng con sư tử, Thần Chết Yama tặng chày Kim Cương, Thần gió Vayu tặng ống loa, Hỏa Thần Agni tặng hỏa tiễn, v.v… Durga tượng trưng cho sự đón nhận của nữ tính, nên hội tụ mọi quyền năng của chư Thần. Các quyền năng ấy cũng biểu tượng cho các đức tính rất đa dạng nhưng cần thiết để hàng phục những khuynh hướng xấu trong tâm hồn mỗi người chúng ta. Để có được những đức tính ấy, chúng ta phải có thái độ sẵn sàng đón nhận, một thái độ gắn liền với nữ tính của Durga. Điểm đặc biệt là mặc dù Durga là một chiến tướng rất dũng mãnh quyết liệt, nhưng trong dân gian, Ngài lại được tôn thờ như một người mẹ tươi cười, từ ái, hiền hòa.Trong trận chiến chống lại ác quỷ, Durga chỉ huy một đội ngũ bảy nữ thần (sanh ra từ Durga, mỗi Vị mang đặc tính của một Nam Thần đã « đầu tư » vào Durga), gọi là bảy bà mẹ (Sapta Matrika). Các Bà anh dũng thắng thế tiêu diệt đối phương. Tuy nhiên, khi quỷ bị giết hay bị thương, thì mỗi giọt máu của nó rơi xuống đất lại liền nảy sanh ra một con quỷ khác, cứ như thế, liên tu bất tận (như quái vật Hydre trong huyền thoại Hy Lạp, có nhiều đầu, mỗi đầu bị chặt, liền mọc thêm hai đầu khác). Cuối cùng Durga ra lênh cho một Nữ Thần há to miệng nuốt hết những giọt máu từ ác quỷ tuôn ra, khiến quỷ không thể tái tạo được nữa, đem lại chiến thắng toàn diện. Vị Nữ Thần uống máu ấy là Kali, bà mẹ dữ tợn. Nữ Thần Chết Chóc KALI Kali là một nữ thần đặc biệt ghê rợn. Nước da Ngài màu đen, tượng trưng cho sự tan biến của mọi màu sắc.Khuôn mặt Ngài, với mái tóc dựng đứng, con mắt thứ ba nằm giữa trán (như Shiva), miệng mở to, lưỡi đẫm máu thò dài ra ngoài, gợi cho chúng ta hình ảnh Nữ Ác Thần Meduse trong huyền thoại Hy Lạp. Vả lại Kali cũng có khả năng hủy diệt đối thủ của mình bằng tia nhìn nảy lửa từ con mắt thứ ba của Bà, y hệt như Meduse. Vươn lưỡi ra thật xa cũng là một kỹ thuật Yoga. Thông thường trong thiền định người ta uốn lưỡi đặt lên hàm trên sau hàng răng cửa, nhưng cũng có Yogi cuộn hẳn lưỡi về phía sau, chặn đường hô hấp để đưa đến những cảm giác đặc biệt, hay đến … chết. Kali thường trần truồng, một khía cạnh của phá chấp, hay của « sống thật » không che đậy giả dối. Ngài mang một sâu chuỗi gồm năm mươi sọ người, mỗi sọ ứng với một chữ trong vần Sanskrit, chứng tỏ sự thông thái, hay sự phù phiếm của « danh sắc » (nama ruppa – trong thập nhị nhân duyên). Kali cũng nhảy múa điên cuồng như Shiva, tương truyền do chất độc chứa trong máu của ác quỷ mà Ngài đã uống. Nhắc lại là Shiva cũng đã từng phải uống chất độc khi chư Thần và Ma Quỷ cùng hè nhau quậy « Biển Sữa ». Vũ điệu của Kali cũng tàn phá mọi sự vật (như Shiva), và cũng cần được ngăn chặn. Vị Thần ngăn được điệu vũ hoại diệt của Kali lại là Shiva. Shiva nằm xuống dưới chân Kali, và vị Nữ Thần ngừng dẫm tan thế giới. Hình tượng Shiva nằm trong tư thế này tựa hồ như người chết. Người ta cũng nói Kali là chữ « i » trong tên Shiva. Mất chữ « i » ấy thì Shiva trở thành « shv » (đọc là shuw), nghĩa là thân xác không còn sinh khí. Có thể hiểu rằng : Shiva trút bỏ sự sống cá biệt của mình, chết đi, để Kali, sự sống thật, sự sống của Toàn Hữu, nổi lên đạp trên sự chết. Chiến thắng sự chết là một đề tài thường thấy trong Phật và Ky Tô Giao, cũng như trong triết học Hy Lạp (phái Stoïcien và Epicurien). Shiva được coi như cha của Kali. Thật ra, như đã nói ở trên, mọi Nữ Thần đều đến từ nữ tính của Shiva. Một hình ảnh của Kali hình dung Bà quỳ trên người Shiva, dương vật của Shiva trong âm hộ của Bà. Một tay Kali cầm lưỡi liềm đẫm máu, tay kia cầm một cái mâm trên đó có đặt thủ cấp của chính Bà. Một tia máu phun từ thủ cấp trên mâm vào miệng của Kali. Trong một hình ảnh khác, Kali cũng với hai cái đầu, đầu nọ uống máu phun ra từ đầu kia, ngồi trên một cặp trai gái đang làm tình. Người đàn bà, Ratti, nghĩa là lạc thú, ở trên người đàn ông, Kama, là « dục », hay Thần Ái Tình. Một hình ảnh khác nữa hình dung Kali nhảy múa đạp trên Ratti và Kama (vẫn đang làm tình), có thể được hiểu là Kali chà đạp lạc thú và ái tình, tức mang đức tánh tu hành khổ hạnh. Nhiều nhà khổ hạnh hay Đạo Sĩ tự cho mình là « tình nhân » của Kali, điển hình là Rama Krishna (1836-1886). Con Trai Thần Shiva 1.Thần Hạnh Phúc GANESHA Ganesha là một trong những vị thần được biết đến nhiều nhất trong Ấn Độ giáo. Có nhiều giai thoại về gốc tích của vị thần toàn năng này. - Ganesha là vị thần tùy hành của thần Shiva trên núi Kailasa, do thần Shiva sáng tạo ra từ ngọn lửa thần trên trán của mình biến thành. - Ganesha do vợ của Shiva - bà Parvati - sáng tạo ra, do có sự cố nên cái đầu rụng mất, thần Vishnu thương hại chắp cho một cái đầu voi, cho nên thần được thể hiện mình người đầu voi. - Ganesha là con của Shiva và Parvati. Trong một lần tức giận Shiva đã chặt rụng đầu của Ganesha. Do thấy vợ là Parvati khóc thương thảm thiết nên Shiva ra lệnh cho người hầu ra ngoài tìm một cái đầu về trong vòng một ngày, nhưng đoàn người hầu đi từ sáng sớm đến chiều tối chỉ tìm thấy một con voi, họ bèn chặt đầu con voi đó dâng lên cho Shiva. Shiva liền gắn đầu voi vào thân Ganesha. Từ đó thần Ganesha có hình dáng mình người đầu voi. Thần có nhiều tài năng, dập tắt mọi trở ngại khó khăn, có quyền ban mọi điều tốt lành, thần bảo vệ bếp lửa, thần là hiện thân của thông minh và trí tuệ của thần Shiva. Thần Ganesha được hiển thị với hình ảnh thân người đầu voi và hình ảnh này đã được tôn thờ ở khắp Nepal lẫn ở Ấn Độ. Trong những cuộc họp mặt, tổ chức hoặc những lúc gia đình tụ hội về, người ta thường bắt đầu bằng những bài kinh cầu nguyện đến thần Ganesha. Và cũng trong các cuộc làm ăn, mở tiệm hoặc khánh thành một cơ sở nào, người ta cũng cho rằng sẽ không thành tựu nếu không có những buổi lễ cầu nguyện thần Ganesha. Vào dịp lễ đăng quang của nhà vua Nepal, ông cũng đến đền thờ thần Ganesha ở công trường Dubar tại Kathmandu để đảnh lễ và cầu nguyện thần Ganesha. 2.Thần Chiến Tranh SKANDA. Kartikeya, đứa con thứ hai của chúa tể Shiva và Parvati hoặc Shakti, ngài được biết đến với một số cái tên như là Subramaniam, Sanmukha, Shadanana, Skanda and Guha. Ở phía Nam của Ấn Độ, ngài là một vị thần được sùng bái và được biết với tên Murugan. Ngài là hiện thân của sự hoàn hảo, một vị lãnh đạo dũng cảm của lực lượng quân đội thần thánh, và là một vị thần chiến tranh, người đã tạo ra ác quỉ, đại diện cho cái xấu và khuynh hướng tiêu cực của con người. Kartikeya còn có một cái tên khác là Shadanana ( Lục diện nhân - ý nói đến 5 giác quan cộng với 1 tâm linh). Hình ảnh 6 cái đầu còn tượng trưng cho đức hạnh toàn diện, giúp thần có thể nhìn được về mọi hướng và cản lại được tất cả các đợt công kích của kẻ thù. Những hình ảnh về 6 cái đầu của Kartikeya hướng dẫn và chỉ ra cho con người vượt qua được các cám dỗ của cuộc sống. Họ luôn luôn được cảnh giác trước những cám dỗ của những kẻ xảo quyệt và xấu xa, gồm có sáu tật xấu như: kaama (Tình dục), krodha (Giận dữ), lobha (Tham lam), moha (Sự mê muội), mada (Cái tôi) và matsarya (Sự ghen tuông). Một tay của Kartikeya cầm thương, tay còn lại thì ban phước lành cho mọi người. Thú cưỡi của ông là một con công - một con chim thánh cùng với đôi chân rắn, nó tượng trưng cho cái tôi và sự mong muốn thèm khát của con người. Gia Đình Thần Shiva. vật cưỡi của Thần Shiva là Bò Thần NADIN. Thần Khỉ HANUMAN. Hanuman được sinh ra các sinh vật hình người được gọi là vanaras . Mẹ anh Anjana là mộtApsara người được sinh ra trên trái đất như một vanara nữ do một lời nguyền. Cô ấy sẽ được cứu chuộc khỏi lời nguyền này cho cô sinh một đứa con trai. Valmiki Ramayana nói rằng cha mìnhKesari là con trai củaBrihaspati và Kesari cũng đã chiến đấu bên của Rama trong cuộc chiến chống lại Ravana . [ 15 ] Anjana và Kesari thực hiện lời cầu nguyện mãnh liệt đểShiva để có được một đứa trẻ. Hài lòng với sự tận tâm của họ, Shiva ban cho họ những lợi ích mà họ tìm kiếm. [ 16 ] Hanuman, trong việc giải thích khác, là hóa thân hoặc sự phản ánh của thần Shiva. [ 17 ] Hanuman thường được gọi là con trai của vị thần Vayu , truyền thống khác nhau chiếm vai trò của Vayu trong sinh Hanuman. Một câu chuyện được đề cập trong Eknath 's Bhavartha Ramayana (thế kỷ 16 CE) tuyên bố rằng khi Anjana được thờ Shiva, vua của Ayodhya Dasharathacũng được thực hiện các nghi lễ của Putrakama yagna để có con. Kết quả là, ông đã nhận được một số bánh thiêng liêng ( payasam ) được chia sẻ bởi ba người vợ của mình, dẫn đến sự ra đời của Rama , Lakshmana , Bharata , và Shatrughna . Pháp lệnh của Thiên Chúa, một chiếc diều bắt cóc một mảnh bánh đó và bỏ nó trong khi bay qua rừng Anjana đã được tham gia trong sự thờ phượng Vayu , các vị thần Hindu của gió, giao bánh rơi xuống đôi tay vươn ra của Anjana, người tiêu thụ . Hanuman được sinh ra với cô ấy như vậy. [ 15 ] [ 18 ] Một câu chuyện nguồn gốc của Hanuman của được bắt nguồn từ các Purana Vishnu vàNaradeya Purana . Narada , say mê với một nàng công chúa, đi chúa tể của ông Vishnu , làm cho anh ta trông như Vishnu, do đó công chúa sẽ garland anh tại swayamvara (chồng-chosing lễ) . Ông yêu cầu hari mukh(Hari là một tên khác của Vishnu, và mukh có nghĩa là khuôn mặt). Vishnu thay vì ban cho anh ta với bộ mặt của một vanara. Biết đến điều này, Narada đến công chúa, người bật cười khi nhìn thấy khuôn mặt vượn trước khi tòa án của nhà vua. Narada, không thể chịu đựng sự sỉ nhục, nguyền rủa Vishnu, Vishnu một ngày nào đó phụ thuộc vào một vanara. Vishnu trả lời rằng những gì ông đã làm cho tốt của riêng của Narada, như ông đã làm suy yếu quyền hạn của mình nếu anh ta đã để vào hôn nhân. Vishnu cũng lưu ý rằng Hari có ý nghĩa tiếng Phạn kép của vanara . Khi nghe điều này, Narada ăn năn nguyền rủa thần tượng của mình. Nhưng Vishnu nói với anh ta không ăn năn như lời nguyền sẽ hoạt động như một lợi ích, vì nó sẽ dẫn đến sự ra đời của Hanuman, một đại diện của Shiva, mà không có sự giúp đỡ Rama (avatar của Vishnu) không thể giết Ravana. Thần Mặt Trời SURYA. Thần Mặt trời Sùrya, do căn tự “sur” hay “svar” nghĩa là “sáng chói”, là nguồn sống của vũ trụ, là minh trí của tất cả sinh vật, biểu thị bởi mười hai nguyên lý tối cao (Âditya). Mười hai thần Aditya là những vị nào? Đó là mười hai tháng trong năm, vì khi chuyển vận, các vị thần đó cuốn theo tất cả thế gian, Vì lẽ đó, các thần ấy được gọi là Âditya (nguyên lý tối thượng)”. Mặt trời là trung tâm của vũ trụ, vừa thuộc thế giới không biểu hiện vừa thuộc thế giới hiện tượng. Mặt trời là con mắt của vũ trụ, là nguyên nhân của ban ngày; ngày tổn tại vĩnh cửu, là nguồn gốc của thời gian. Các tinh tú cõi đời (vasu), những nguyên lý của sự sống (rudra), thần Gió, thần Lửa và tất cả các thần khác đều là thành phần của thần mặt trời. Thần Mặt Trời Suârya có bốn vợ: Samjnâ (Trí thức), Rajni (Hoàng hậu), Prabhâ (Ánh sáng) và Châyâ (Bóng Tối). Suârya có nhiều con, trong số có Yama (Tử thần). Thần Samjnâ còn có tên là Saranyuâ (Mây). Tương truyền rằng Samjnâ không thể chịu nổi sức nóng của chồng lâu được, nên phải trốn vào rừng đi tu, nhờ các thiên thần tạo ra nàng Châyâ có dung mạo giống hệt mình để đánh lừa Suârya. Khi khám phá ra sự thật, Suârya đi kiếm. Samjnâ bèn biến thành con ngựa cái. Suârya cũng lập tức biến thành con ngựa đực để theo vợ. Vì thế mà Samjnâ sinh ra một cặp sinh đôi, mình người đầu ngựa, tức là hai thần Ashivins, thần của nhà nông và cũng là thần y chữa bệnh cho chư Thần. Sau đó Suârya dẫn vợ về nhà. Cha vợ là Tvashtri (Hoá công) muốn cho con gái khỏi bị đau đớn vì sức nóng, bèn xén bớt một ít tia sáng của Suârya. Những mảnh này được tạo thành cái đĩa của Thần Bảo Tồn Vishnu, cái chĩa ba của Thần Huỷ Diệt Shiva, cái chuỳ của Thần Tài Sản Kubera, cùng là khí giới của nhiều thần linh khác nữa. Thần Mặt Trăng CHANDRA. Thần Không Trung VARUNA. Thần Không trung Varuna (bầu trời), theo người Ấn Độ là vị thần bao la, rộng lớn với muôn ngàn con mắt luôn đứng dõi trông theo sự vận hành của vũ trụ và canh giữ, bảo vệ công lý dưới sự phụ tá của thần điều khiển Rita (đạo trời, thiên lý, trật tự điều hành vũ trụ) Người Ấn Độ cổ không chỉ dùng biểu tượng các vị thần để giải thích các hiện tượng tự nhiên mà còn để giải thích các luân lý đạo đức xã hội. Vì vậy, thần Varuna mới đầu chỉ là khoảng trời trùm vũ trụ bao la, y phục là vòm trời cao xanh thăm thẳm nhưng sau thì Varuna được sùng bái thành vị thần đạo đức, lý tưởng nhất trong kinh Vêđa. Thần Varuna không chỉ là thần chuyên duy trì trật tự vận hành của vũ trụ, mà còn là thần giám sát cả thế giới, bảo vệ công lý, thưởng người thiện, phạt kẻ ác và tha thứ cho kẻ nào biết cầu nguyện mình. Thần linh dưới con mắt người Ấn Độ cổ là những bậc hiện sinh, siêu việt và mang tính tự nhiên. Tuy vậy các vị thần cũng mang đậm nhân tính. Thần cũng có vợ có chồng. Khi được nhân gian dâng rượu ngon thì các vị thần cũng uống cho kỳ say, đến mức nhại lại cả những lời trong kinh thánh. Cũng có những vị thần tuy chẳng có việc gì, nhưng thích khoe khoang, bộ tịch, cứ thắng xe mang khí giới ngông nghênh bay cùng khắp phương trời, Lại cũng có những vị thần khiếm khuyết về đạo đức thường gây gổ với các vị thần khác, chọc ghẹo vợ của các vị thần khác, gây ra dịch bệnh, lụt lội, hạn hán,…làm khổ ải cả thế gian. Nhưng nhìn chung, đối với Ấn Độ thì thần linh bao giờ cũng đại diện cho sự tốt lành.Mặc dù mỗi vị thần tượng trưng cho mỗi sự vật, hiện tượng khác nhau của vũ trụ, có nhiệm vụ cai quản mỗi lĩnh vực riêng của quyền lực ngang nhau, nhưng khi thi hành quyền lực ấy, các vị thần luôn có sự liên hệ mật thiết, thống nhất và đồng điệu với nhau. Thần Sấm Sét INDRA. Thần Gió VAYA. Thần Mưa PARJANYA. Khi thần Mưa Parjanya ra tay tung nước xuống trầng gian, là có thần Sấm sét Indra vung lưỡi tầm sét, cùng với thần Gió Vâyu gào thét. Cũng do quan niệm ấy, người Ấn Độ cổ đã thờ các bộ thần. Số các vị thần cứ tăng lên mỗi ngày một đông và người Ấn Độ tự hỏi vị nào đã tạo ra thế giới? Lúc thì họ bảo là thần Agni, lúc lại bảo là thần Indra hoặc thần Surya, thần Prajapati. Khi giải thích thế giới tư tưởng triết học Vêđa đã dẫn khám phá ra rằng đằng sau thế giới hiện thực phong phú của hiện thực có một lực lượng tối cao vô hình chi phối, Do vậy, càng về sau quan niệm tự nhiên về các vị thần biểu tượng cho các hiện tượng đa dạng vủa thế giới đã dần dần mờ nhạt. Thay vào đó ngày càng nổi bật lên những nguyên lý trừu tượng duy nhất tối cao được coi là căn nguyên của vũ trụ và đời sống con người.Điều đó có nghĩa là tư duy của người Ấn Độ đang chuyển dần từ tính cụ thể cảm tính sang tính trừu tượng, từ quan niệm có tính đa thần sang tính nhất thần. Có lẽ đây là phần quý giá nhất cùa tư tưởng triết lý Ấn Độ trong buổi đầu hình thành dưới màn sương bao phủ của tín ngưỡng thần thoại tôn giáo. Đặc biệt về sau, trong tư tưởng tôn giáo triết học Ấn Độ cổ đại chỉ tôn sùng một vị thần, đó là“ Thần sáng tạo tối cao” Brahmâ và một nguyên lý vũ trụ - “tinh thần sáng tạo vũ trụ tối cao” Brahmân. Điều đó được biểu hiện trong giáo lý đạo Bàlamôn, trong triết lý Upanishad, Bhagavad – Gita, trong học thuyết Védanta. Thần sáng tạo tối cao Brahmâ có nguồn lực sáng tạo và mặt đối lập với nó, đó là hủy diệt, nên có thần Hủy diệt Shiva. Có mặt hủy diệt tất yếu phải có mặt bảo tồn, nên có thần Bảo vệ Vishnu. Sáng tạo, hủy diệt và bảo tồn là ba mặt thống nhất khăng khít trong một quá trình biến hóa của thế giới, Ba vị thần, ba lực lượng nhưng thực chất chỉ là sự thể hiện của một nguyên lý duy nhất tối cao của vũ trụ. Sáng tạo là để bảo tồn rồi hủy diệt, hủy diệt để sáng tạo rồi bảo tồn, bảo tồn hủy diệt rồi sáng tạo. Đặc tính của thần sáng tạo Brahmâ là hoạt động, tình cảm, tác dụng điều hòa (rajas); đặc tính của thần Hủy diệt Shiva là tối tăm, thụ động (tamas); đặc tính của thần Bảo tồn Vishnu là sáng suốt, thuần khiết sattva). “ Tam vị nhất thể” là đối tượng tôn thờ của đạo Bàlamôn, hình thức thứ hai của Ấn Độ giáo, cũng như của đạo Hindu sau này. Brahmâ là đấng tự sinh và là đấng sáng tạo vũ trụ duy nhất tối cao. “Vạn vật phát hiện từ nơi ngài và vũ trụ đã có sẵn ở trong ngài…Cũng như cây sồi có sẵn ở trong hạt sồi, cũng như trái cây có sẵn ở trong mầm hạt cây, sẵn sàng nảy nở và phát triển, muôn vật hữu hình đã có sẵn ở Brahmâ và mọi mầm mống đều phát sinh từ nơi ngài’ Thần Lửa AGNI Thần lửa Agni là một vị thần mình đỏ và vàng, có hai đầu bảy lưỡi, bốn tay, tay thứ nhất cầm một chiếc rìu, tay thứ hai cầm một ngọn đuốc, tay thứ ba cầm một cái quạt, tay thứ tư cầm chuỗi hạt. Agni cưỡi con cừu đực hay ngồi trên chiếc xe có bảy con ngựa kéo, khói là cờ, gió là bánh xe. Thần lửa đi tới đâu là lửa cháy đến đó. y vậy thần lửa vẫn là thần bảo hộ cho loài người, ban phát ánh sáng và hơi ấm cho nhân gian, là một trong những vị chủ tế trong các buổi tế lễ. Thần lửa Agni hiện thân dưới nhiều hình thức, gồm năm hình thức tự nhiên và năm hình thức tế tự, năm hình thức tự nhiên của thần lửa là: lửa trần gian (agni), sấm sét trong không trung (indra), mặt trời ở thiên giới (surya), lửa nhuần khắp (vaishavânara) và ngọn lửa tàn phá (vedevaagni) ngụ trong núi lửa sẵn sàng tiêu diệt thế gian. Năm hình thức tế tự của thần lửa là: lửa thiêng trong các buổi tế lễ (brahla agni), lửa trao cho thiếu niên tu học (brahnacharya), lửa trong lễ khai hóa (upanayaha), lửa dung trong mỗi nhà không bao giờ tắt (garhapatya agni), lửa trong cúng tế tổ tiên hoặc vong hồn (pakshina agni), lửa thiêng trên dàn hỏa tán (kravyda agni).Thần Gió Vâyu cai quản không trung, đó là một vị thần minh trắng, cưỡi trên một con linh dương mang theo cung tên với tư thế oai phong, dũng mãnh. Đôi khi thần Gió lại cùng với thần Sấm sét Indra ngự trên một chiếc xe bằng vàng có ngàn con ngựa kéo. Theo truyền thuyết xưa có một hôm đạo sĩ Nâranda thỉnh cầu Vâyu thổi gãy đỉnh núi Meru. Vâyu thổi một trận cuồng phong kéo dài suốt một năm mà không có kết quả vì thần điểu Garuda (do thần Vishnu thường cưỡi) đã xoè cánh che ngọn núi và cản sức mạnh của cuồng phong. Đạo sĩ Nâranda bèn đề nghị với Thần Vâyu chờ khi nào Garuda đi vắng hãy tấn công. Quả nhiên cơ hội này đến và Vâyu thổi bay chóp núi Meru ra tận ngoài biển, biến thành hòn đảo Lankâ tức là xứ Ceylon (Tích Lan) bây giờ. Thần gió Vâyu là cha của thần khỉ Hanuman trong sử thi Râmâyana và là cha của anh hùng Bhima trong anh hùng ca Mahâbhârata nổi tiếng. Thần Gió Vâyu, xuất phát từ căn tự “vâ” có nghĩa là “thổi” (cũng có nghĩa là “lời”, “ngôn từ”), được coi là hơi thở của lửa, là sinh khí của vũ trụ là mạch sống của muôn loài.Vâyu cũng có nghĩa là “thâm nhập tràn lan”. Ngài ngụ trong không gian, tràn đầy ba cõi. Thần Gió có nhiệm vụ thanh tẩy và cùng với thần Lửa chuyển những lễ vật mà con người dâng cúng trong các buổi tế lễ lên các đấng thần linh TRUYỀN THUYẾT KHUẤY BIỄN SỮA. Sau trận Đại Hồng Thủy, một số bảo vật bị chìm trong lòng Biển Sữa. Brahma khuyên các vị Thần nên liên kết với đám Quỷ Ma để thu hồi các bảo vật ấy, đặc biệt là thuốc trường sinh Amrita. Thần và Quỷ mới dựng một ngọn núi (tên là Mandara) giữa Biển Sữa. Kế đó thâu dụng một con rắn vĩ đại (Vasuki) quấn quanh ngọn núi ấy, rồi hè nhau nắm đầu nắm đuôi rắn mà làm quay quả núi để quậy Biển Sữa ! Tuy nhiên, không thể thiếu một điểm tựa để núi Mandara khỏi chìm xuống biển sâu. Thế là Vishnu hóa thành rùa Kurma, lặn xuống nước sâu, chịu núi Mandara trên lưng mình, cho các anh Thần chị Quỷ … quậy! Khuấy đảo mãi là con rắn nổi giận, nó liền phun ra nọc độc nhằm hủy diệt. Thần Brahma nhờ thần Shiva nuốt những nọc nầy. Shiva liền vận dụng thần thông nuốt trọn độc chất nọ, nhưng giữ không cho nó xuống bụng. Nọc độc con rắn làm cho cổ họng Shiva mang màu xanh. Việc khuấy biển sữa kéo dài trên 1000 năm. Nước biển màu sữa biến thành chất bơ. Rồi từ trong biển sữa lần lượt xuất hiện bò thần Nandin, voi thần 3 đầu Airavata, ngựa trắng, cây như ý, mặt trăng, mặt trời, nữ thần Lakshmi, các bọt biển hoá thành những tiên nữ Apsara. Sau cùng là Dhanvantri, một đồng nghiệp Y Sĩ, hiện lên với chén thuốc trường sinh nhưng bọn quỷ chụp lấy. Thần Vishnu một lần nữa đánh thắng bọn ác quỉ và đoạt lại ly thuốc trường sinh Có thuyết cho rằng màn « quậy Biển Sữa » xảy ra ở lúc Tạo Thiên Lập Địa, với Mandara là cột trụ của thế giới, Brahma làm vị chủ trì, Vishnu là điểm tựa. Và Shiva, năng lực khai thông bế tắc. Từ đó nổi lên những biểu tượng như sự sống (thuốc trường sinh cho chư Thần, bò sữa cho con người), thời gian (mặt trăng), ánh sáng (mặt trời), sự chết (độc chất), cái đẹp (Lakshmi), ước vọng (cây như ý), sức mạnh (ngựa), sự thông thái (voi) v.v Con lợn này đã cứu quả đất ra khỏi lòng đại dương sau khi bị con quỷ Hiranyaksa (Mắt Vàng) dìm vào đấy. Con quỷ này đã tu khổ hạnh, nhờ đó được thần Brahma ban cho quyền năng không thể bị người, vật hay thần giết chết. Có được quyền năng này, Hiranyaksa lộng hành tất công loài người, khiêu khích các vị thần, lấy trộm bộ kinh sách thiêng của Brahma, sau đó lôi quả đất vào trong đáy biển vũ trụ. Nhưng con quỷ có một nhược điểm, vào lúc thương lượng với Brahma, Hyranyaksa phải kể tên các con vật không thể làm hại nó được, và nó đã bỏ sót tên con lợn rừng. Vishnu liền hoá thành con lợn rừng khổng lồ với tiếng kêu ớn hơn cả tiếng sấm của Indra, hai mắt đỏ hơn hai luồng sét… Varaha lặn xuống đáy đại dương, giết chết Hyranyaksa và giải cứu cho trái đất, đưa nó trở về mặt nước. Một số sách vở còn ghi lại hình ảnh trái đất như là một người thiếu nữ được Vahara nâng lên trên cánh tay lực lưỡng của mình. Trong Phật giáo, có ý kiến cho rằng Ma lị chi Thiên là một dạng chuyển đổi của Varaha từ Hindu sang Phật Pháp. Dưới đây là hình Ma Lị Chi Thiên: Vua trời Đế Thích Thiên NSGN - Đế Thích Thiên là vị thần đứng đầu chư thiên của một trong các tầng trời, gọi là trời Đế Thiên (hay Đao Lợi/Tavatimsa/S:Traiyastrimsas). Kinh thành Amaravati tráng lệ của Đế Thích thuộc tầng trời này, tọa lạc trên núi Meru - ngọn núi trung tâm theo vũ trụ luận Hindu Ấn Độ. Đế Thích Thiên gốc là thần Sakra thời Vệ Đà và là thần Indra trong Ấn giáo (1) . Sau đó, theo sự lan tỏa của văn hóa Hindu và Phật giáo, Indra được thờ tự ở nhiều cộng đồng thuộc các quốc gia châu Á với những tôn danh khác nhau: Thagyanin (Miến Điện), Phra In (Thái Lan), Preah Intraa (Tamil), Đế Thích Thiên (Trung Quốc), Taishakuten (Nhật Bản)… Ở xứ ta, Đế Thích Thiên - thường gọi tắt là Đế Thích - được thờ tự ở một số tự quán ở miền Bắc và xuất hiện trong truyện cổ tích như một kỳ thủ vô địch… Bài viết này có mục đích truy cứu về lai lịch, đặc điểm và công năng của vị thần vua cõi trời này. S11.jpgIndra, Ấn Độ Đế Thích Thiên Indra trong tín niệm Hindu Indra là người chỉ huy/thủ lĩnh của các chư thiên (Devas) hay các á thần. Thần ngự ở kinh thành Amaravati lộng lẫy và vị chúa tể của cõi trời Svargaloka, thiên đường của Hindu giáo. Indra là vị thần của mưa bão và sấm sét. Là một người chiến binh vĩ đại, một biểu tượng của sự can đảm và sức mạnh, thần dẫn dắt các Deva (chư thiên) và các nhiên thần như Agni (lửa), Varuna (nước) và Surya (mặt trời); đồng thời thần luôn lãnh đạo các cuộc chiến chống lại những kẻ đối lập với các thần, những yêu ma như asura. Bên cạnh việc là một vị thần chiến tranh, thần cũng được đề cập như là người bảo hộ phương hướng, biểu trưng cho phương đông. Trong Rig-Veda, thần được gọi là Sakra, chiếm vị trí thứ nhất trong hàng ngũ 33 vị thần. Indra là một vị thần “quốc gia” của người dân Ấn Độ thời Veda và có đến 250 bài tụng ca dành riêng cho thần được ghi chép trong Rigveda (2) . 1- Mối liên hệ với những vị thần khác Thần Indra là vị thần tối cao, người anh em sinh đôi của thần Agni. Và thần cũng được đề cập như là một Aditya, người con trai của Aditi. Thần cư ngụ trên núi Meru nơi cõi trời. Dữ liệu khác lại cho rằng thần Indra là người anh em với Surya. Thần được tôn vinh như là đấng tạo hóa, người nâng bầu trời, như một vị thần của khí quyển, chi phối thời tiết và phân phối mưa. Một truyện thần thoại cho rằng thần đã tìm kiếm và giải thoát cho những con bò cái (được nhận biết với Ushas-bình minh/rạng đông), chúng đã bị trộm bởi một Asura có tên là Pani/Panis, bằng cách phá tan hang động Vala, bị chắn bởi một hòn đá. Asura Pani/Panis đã bị chính thần giết chết, do đó mà thần còn có tên gọi khác là Vala-bhid (3) . Và Indra cũng đã giết chết Vritra hay Ahi để giải thoát cho những dòng sông, thần tung ra những tia chớp, sấm sét, và liên tiếp chiến đấu với nó, con quỷ của hạn hán và thời tiết khắc nghiệt, để buộc nó phải trút mưa xuống. Nhưng khi thần giết chết con quỷ Vritra - một Bà La Môn, Indra đã cố che đậy điều này và tiến hành các cuộc cúng tế cho đến khi tội lỗi được gột sạch. Bhagavata Purana biểu thị thần như kẻ đã phạm tội giết một vị Bà-la-môn, bị ám ảnh bởi tội ác đó, nhân cách hóa là Chandali. Câu chuyện này được kể chi tiết trong thần thoại tiền Veda như sau: Vritra, một asura, đã đánh cắp nước trên toàn thế giới và Indra đã uống rất nhiều rượu Soma để “lấy sức” chuẩn bị chiến đấu với con rắn khổng lồ này. Thần đã vượt qua 99 pháo đài của Vritra, … vặn con rắn yêu quái và mang nước trở lại trái đất. Trong một dị bản khác, Vritra được Tvastar tạo nên để trả thù thần Indra vì tội đã giết chết người con trai của mình là Trisiras, một người Bà La Môn sùng đạo và càng ngày càng sở đắc được nhiều quyền năng khiến cho thần Indra rất lo lắng. Vritra đã chiến thắng và nuốt lấy Indra, nhưng những vị thần khác đã buộc nó phải nôn thần Indra ra. Cuộc chiến tiếp diễn và thần Indra đã biến đi mất. Thần Vishnu và các Rishis đã thỏa thuận tạm ngừng chiến, và Indra đã thề rằng thần sẽ không tấn công Vritra với bất cứ cái gì được làm bằng kim loại, gỗ, đá, cũng như bất cứ cái gì khô hay ướt, cả ban ngày lẫn ban đêm. Cuối cùng, Indra đã sử dụng bọt từ sóng nước đại dương để giết Vritra vào lúc chạng vạng. Dị bản khác, được thuật lại trong Mahabharata thì Vritra là một người Bà-la-môn nắm giữ quyền năng siêu nhiên, trở nên đểu giả và là mối nguy hiểm cho các vị thần. Indra can thiệp và đã xoay/vặn hắn sau một cuộc chiến đầy cam go. Một nữ thần yêu ma xấu xa tên là Brahmannahatya (hiện thân tội lỗi của kẻ giết người Bà La Môn) lưu xuất từ xác chết của Vritra, đã truy kích Indra, khiến thần phải lẩn trốn trong một hoa sen. Indra đã đến cầu xin thần Brahma tha thứ cho tội lỗi giết người Bà La Môn. Thần cũng thường được biểu trưng như là sự hủy diệt “những pháo đài đá bảo vệ thành đô” của các Asura hay những yêu ma của khí quyển và của Dasyus hoặc những người Ấn bản địa. Trong chiến tranh, thần đôi khi được những đội quân Maruts hộ tống, cùng sự tham dự của người bạn - thần Vishnu. Thần được chăm sóc và phục vụ bởi các Maruts (và Vasus), những đứa con của Diti (người mẹ của những yêu ma). Thần Indra đã giết chết những đứa con độc ác của Diti trước, vì vậy Diti luôn ước mong các con trai của mình sẽ hùng mạnh hơn Indra, do đó Diti đã mang thai trong một thế kỷ, thực hành ma thuật để hỗ trợ cho những đứa con đang được hình thành trong bào thai. Khi thần Indra phát hiện ra điều này, thần đã ném lưỡi tầm sét vào Diti và làm bào thai vỡ ra làm 7 hay 49 phần; mỗi phần tái sinh thành một cá thể hoàn chỉnh, và phát triển thành những Maruts, một nhóm các vị thần giông tố, kẻ có sức mạnh thua kém hơn Indra. Câu chuyện này và câu chuyện thần đã cắt đứt đôi cánh của những ngọn núi bằng tia sét của mình do tội bất trị và gây rối của chúng được ghi lại trong các tập cổ tích thần kỳ Puranas. Ngoài ra, thần đã hứng chịu sự phẫn nộ của nhà hiền triết nóng tính Dur-vasas bởi thần đã khinh thường chiếc vòng hoa mà nhà hiền triết trao tặng và bị nguyền rủa là toàn bộ quyền lực thống trị của thần sẽ bị chế ngự và tiêu tan. Thần đã bị những Daityas đánh bại hoàn toàn. Đúng hơn là thần bị những liên minh giữa người con trai của Ayus và cháu trai của Pururavas đánh bại: thần bị yếu đi trong một tình cảnh đáng thương khi bị buộc phải khẩn cầu ít bơ hiến tế trong một trăm cuộc tế lễ của các vị thần. Vui mừng bởi sự chiến thắng, những kẻ chinh phục đã xao lãng nhiệm vụ của mình và vì vậy họ dễ dàng trở thành con mồi cho thần Indra khi thần đã lấy lại quyền lực của mình (4) . Rig-Veda thường ám chỉ thần là Sakra: một người hùng mạnh. Trong thời kỳ Veda, số lượng các vị thần được xác định là 33 và thần Indra là vị chúa tể của họ. (Một vài văn bản sớm tiền Rigveda như Khilas và Veda và sau đó là Brihad-Aranyaka Upanishad liệt kê các vị thần là 8 Vasus, 11 Rudras, 12 Adityas, Indra và Prajapaty). Do là vị chúa tể của Vasus, Indra cũng được gọi là Vasava. Trong thời Vedanta, Indra trở thành nguyên mẫu của tất cả các chúa tể và là một vị vua được gọi là Manavendra (Indra hay chúa tể của loài người) và Rama, người anh hùng của sử thi Ramayana, được biểu thị như là Raghavendra (Indra của thị tộc Raghu). Do đó nguồn gốc của Indra cũng được thể hiện như Devendra (Indra của chư thiên/Devas). Tuy nhiên, Sakra và Vasava cũng được dùng riêng cho nguồn gốc Indra. Dù cho những văn bản ngày nay thường tán thành tên gọi Indra, các văn bản truyền thống Hindu (Veda, sử thi và chuyện cổ tích thần kỳ Ấn Độ) sử dụng Indra, Sakra và Vasava thay thế cho nhau và thường coi các tôn danh ấy là một. Số lượng các bài tụng ca đã đề cập đến thần Indra nhiều hơn hẳn những vị thần khác của Veda, ngoại trừ thần Agni. Thần được sùng kính bởi đặc tính ban phúc như làm mưa, nguyên do của sự phì nhiêu, và thần được kính sợ vì là người tạo ra những trận bão khủng khiếp và chi phối sấm sét. Nhiều đoạn của Rig-veda cho thấy chức năng và thuộc tính thần thánh cao nhất được gán cho thần. Bộ ba các vị thần - Agni, Vayu và Surya - giữ địa vị cao trong các vị thần và thần Indra thường nắm giữ vị trí của thần Gió Vayu. Trong các tập cổ tích thần kỳ Ấn Độ (Purana) và một vài phần của Veda, như những nhận xét của Dr. Muir, ý niệm về thần Indra được thể hiện là rất vĩ đại và cao quý - thần Indra được ban cho tính chất anh hùng, phần lớn thường có đặc điểm ngang tàng, đa tình; tại một vài lần khác, thần cư xử suồng sã, và các chi tiết dông dài kể về việc Indra nghiện rượu soma đã không chỉ hạ thấp địa vị vốn có của thần mà còn gây ra những khoái lạc nhục dục rất dung tục. Thậm chí danh tiếng và vai trò của thần không được thừa nhận trong Hindu giáo vào thời kỳ sau với sự nổi lên của tam vị nhất thể (Trimurti).Trong những thần thoại sau này, thần Indra rơi xuống hàng thứ hai. Thần là thuộc cấp của bộ ba tam vị nhất thể, nhưng lại là thủ lãnh của tất cả các thần. 2- Mối quan hệ gia đình Thần Indra có một người vợ tên là Indrani (5) được viện dẫn trong số các nữ thần. Trong Satapatha Brahmana, Indrani được coi là người vợ yêu quý của thần Indra và cũng là mẹ của Jayanta và Jayanti. Cô còn được gọi là Sachi/Shachi. Indrani được đề cập một vài lần trong Rig-veda, và được cho rằng là người phụ nữ may mắn nhất “vì người chồng sẽ không bao giờ chết vì tuổi già”. Trong Taittiriya Brahmana kể rằng thần Indra đã chọn người vợ cho mình từ cuộc cạnh tranh giữa các nữ thần, và Indrani đã vượt lên trên tất cả nhờ sự khiêu gợi của mình. Trong sử thi Ramayana và tập truyện cổ tích thần kỳ Puranas, Indrani là con gái của Daitya Puloman và cô được đặt tên theo cha mình là Paulomi/Pulomaja. Indrani bị thần Indra cưỡng đoạt, thần đã giết cha cô để giải thoát khỏi lời nguyền. Theo sử thi Mahabharata, nhà vua Nahusha đã trở nên phải lòng Indrani, và cô đã rất khó khăn để thoát khỏi hắn. Indrani không bao giờ nhận được sự tôn kính như một nữ thần. Ngoài ra thần Indra còn là cha của Arjuna (với Kunti), Jayanta, Midhusa, Nilambara, Khamla, Ribhus, Rsabha. Thần cũng được cho là cha của Devasena (vợ của thần chiến tranh Skanda/Kartikeya; sau Skanda trở thành Hộ pháp Vi Đà của Phật giáo). 3- Trú xứ Thần sống ở cõi trời Svarga/Swarga trong những đám mây xung quanh núi Meru, thủ phủ là Amaravati: cung điện của thần “Vaijayanta” và các khu vườn của thần là Nandana, Kandasara hay Parushya. Những chiến binh thường được ngự ở cung điện của thần sau khi chết, nơi đó họ sống cuộc đời hoan lạc, không hề mảy may gặp phải việc buồn bã, đau đớn hay sợ hãi. Họ có thể nhìn ngắm những vũ nữ Apsara và nhạc công thiên đình Gandharva nhảy múa và vui đùa. Các nhiên thần, những nhà hiền triết cõi trời, những vị vua vĩ đại và các chiến binh đều trú ngụ nơi cung điện của thần. 4- Hình tướng Thần thường được miêu tả với một màu hung đỏ hay vàng kim và có cánh tay dài khổng lồ; “nhưng hình thức là bất tận, và thần có thể mang rất nhiều hình dáng”. Một thể thơ trong Atharva Vedic cho thấy “Indra có thể thay đổi nhanh chóng trong tất cả các hình thức của sắc vàng kim” (6) . Thần cưỡi trên cỗ xe bằng vàng sáng chói được kéo bởi đôi ngựa hung hay hung đỏ với chiếc bờm và lông đuôi mềm mượt. Trong RV 1.65, “Sakra, người thanh lọc (của tín đồ), và có tài sử dụng ngựa, là một người phi thường và có thân thể sắc vàng kim” (7). Rigveda cũng cho rằng Indra “nhảy múa cùng các vị thần, mặc quần áo thơm, má vàng kim cưỡi trên cỗ xe bằng vàng” (8) . Một đoạn văn nói rằng thần mang màu nâu và vàng (9) . “Thần với mớ tóc xù, sạch tinh tươm, có sắc nâu và vàng kim, được yêu quý bởi tất thảy, người đặc biệt thích rượu soma hơn tất cả các thần linh”. S6-x mau.jpgTaishakuten, Nhật Bản S2.jpgĐế Thích Thiên, chùa Vua hay Đế Thích Quán, Hà Nội Vào thời kỳ tiền Veda, thần cưỡi trên con voi trắng, lớn, có 4 ngà được gọi là Airavata (con voi trắng có bốn ngà, bảy vòi). Thần có 4 tay, hai tay cầm giáo/thương và hai tay cầm móc nhọn để thúc voi. Cũng có lúc thần cưỡi ngựa Uchchaihsravas/ Uchchaih-shravas (con ngựa bay bảy đầu, lông trắng) và cỗ xe của thần Vimana, người đánh xe Matali. Vũ khí của thần là lưỡi tầm sét/vajra mang nơi tay phải, lưỡi tầm sét “Vajrayudha” được tin rằng được làm từ xương sống của nhà hiền triết Dadhichi để giết những asuras. Thần còn sử dụng tên, một chiếc móc lớn, và một cái lưới, nó được cho rằng sẽ mắc vào chân của kẻ thù. Trong thần thoại Hindu, cầu vồng Sakra-dhanus/Indradhanus được gọi là cây cung của thần Indra, và thanh gươm Paran-ja. 5- Soma Soma là loại rượu thiêng, thức uống mà thần đặc biệt ưa thích; uống một hơi soma, bị kích thích bởi sự phấn khích, thần tiến về phía trước chiến đấu với kẻ thù và hoàn thành sứ mạng. Việc yêu thích soma được thể hiện trong sử thi Maha-bharata. Truyện kể rằng thần bị nhà hiền triết Chyavana buộc phải chia sẻ rượu lễ soma cho Aswins và niềm khoái lạc của thần được phát triển thành tính cực kỳ dâm đãng. Thần Indra đã dụ dỗ Ahalya, người vợ của Gautama Maharishi. Hiền triết Gautama đã thốt ra lời nguyền rủa trừng phạt Indra. Lời nguyền này đã khiến cho thần Indra mất đi sự mạnh mẽ của mình, còn vợ nhà hiền triết Ahalya cũng trở nên vô hình trong mắt mọi người. Còn theo Maha-bharata thì thần đã quyến rũ Ahalya và nhà hiền triết Gautama đã nguyền rủa bằng cách đóng dấu một ngàn bộ phận sinh dục của nữ giới trên người thần, vì vậy thần được gọi là Sa-yoni; nhưng về sau những con dấu này biến thành những con mắt, và do đó thần có tên gọi là Netra-yoni và Sahasraksha “một ngàn con mắt”. Trong sử thi Ramayana, nó lại liên quan đến Ravana, vị vua của đám La sát Rakshasa ở Lanka (Sri Lanka), đã gây chiến chống lại thần Indra nơi cõi trời của thần. Thần Indra đã bị đánh bại và người con trai của Ravana là Megha-nada đã chiếm lại xứ Lanka. Nhờ hành động dũng cảm này mà Megha-nada có được danh hiệu Indra-jit, có nghĩa: “người đánh bại Indra”. Thần Brahma và các vị thần đã hòa giải nhằm giải thoát cho thần Indra bằng cách ban đặc ân bất diệt cho kẻ chiến thắng. Thần Brahma sau đó nói với thần Indra rằng thất bại này là sự trừng phạt tội đã quyến rũ Ahalya. Đặc tính phóng đãng của thần cũng được thể hiện bởi việc thần thường gửi những tiên nữ cõi trời đến quyến rũ các nam thần để làm họ xao lãng việc thiền định sám hối - một công phu tu tập khiến họ có thêm được những đặc ân to lớn có thể thách thức đối với quyền năng của thần (10) . Huỳnh Thanh Bình (Còn tiếp) _________________________ (1) Về nguồn gốc, một số nghiên cứu chỉ ra rằng những đặc điểm của thần Indra khá tương đồng với các thần linh Ấn-Âu: là thần sấm sét tương đồng với thần Thor, Perun và Zeus; hoặc là thần rượu tương đồng với thần Dionysus. Về tên gọi, Indra (Indara) cũng thấy được liệt kê trong tập hợp chư thần của Mitanni, một cộng đồng nói tiếng Hurian đã từng cai trị Bắc Syria khoảng 1500-1300 trước Công nguyên. Thần Indra thời Vệ Đà tương dương với Verethragna trong thánh kinh của Ba Tư giáo (Zoroastrian Avesta): verethragna tương ứng với từ vựng Vệ Đà là vrtrahan - đây là thành tố chính của tính ngữ Indra. Nói chung, Indra được cho là có nguồn gốc trực tiếp trứ truyền thống của Ba Tư giáo (Zoroatrianism). (2) Wilkings, W.J: Hindu mythology, Vedic & Puranic. Elibron Classics, 2001 (in lại từ bản được biên tập bởi Thaker, Spink & Co., Calcutta, 1882, tr. 52). (3) (4) (10) John Dowson, M.R.A.S: A classical dictionary of Hindu mythology and religion, geography, history, and literature; Rupa. Co xb, 2004, tr. 123-127. (5) John Dowson, M.R.A.S: A classical dictionary of Hindu mythology and religion, geography, history, and literature; Rupa. Co xb, 2004,tr. 127-128 (6) The hymns of the Atharvaveda, hymn XXX, tr. 407. (7) Horace Hayman Wilson, Edward Byles Cowell, William Frederick Webster: Rig-Veda-Sanhitá, tr. 113. (8) American Oriental Society: Journal of the American Oriental Society, tr. 248. (9) Ralph Thomas Hotchkin Griffith, Jagdish Lal Shastri: The hymns of the Rgveda, tr. 520. Những vị thần Ấn Độ: Thần hủy diệt Shiva Hoa_Van Thần Shiva Dưới hình ảnh như nhân, Shiva có nước da trắng tượng trưng cho bản chất thuần túy của tất cả màu sắc. Shiva có ba mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng và ngọn lửa thế gian, có thể nhìn thấu quá khứ, hiện tại và tương lai. Mái tóc rối của Shiva tượng trưng thần gió. Mái tóc đó cũng tượng cho sức mạnh vì sông Hằng Hà linh thiêng khi nhận lời cầu xin của một đạo sĩ thấu thị (Rishi) xuống trần, Shiva đã phải xõa tóc cho dòng nước xuôi theo và đổ xuống nhẹ nhàng, nếu không thì thế gian đã rung chuyển và xụp đổ tan tành. Một hôm thần Brahmâ trông thấy thần Vishnu đang nằm trên một chiếc lá sen trên mặt nước nguyên thủy, Brahmâ hỏi danh tính. Vishnu bèn xưng danh và kêu Brahmâ bằng con. Brahmâ tức giận và tuyên bố chính mình mới là đấng sáng tạo và hủy diệt vũ trụ. Vishnu bát bỏ lời của Brahmâ, cương quyết cho mình mới là đấng sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt vũ trụ. Hai bên đang cãi cọ tranh giành ngôi thứ, thì bỗng hiện ra một cột lửa cao ngất tưởng chừng như không có khởi nguyên. Hai thần bèn ngừng cuộc tranh luận và đồng ý chia nhau đi tìm đầu và cuối của cột lửa. Vishnu đi xuống dưới gốc và Brahmâ đi lên phía ngọn. Sau một thời gian thám hiểm rất lâu, cả hai đều không đạt được mục đích và phải trở về nơi gặp gỡ ban đầu. Vừa khi đó không gian bỗng vang lên âm thanh linh thiêng của tiếng AUM* (*AUM : Linh ngôn, âm thanh linh thiêng biểu thị quyền năng về cả ba phương diện : sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt. AUM cũng là thần chú đọc trong các buổi tế lễ, và có lẽ là gốc của tiếng UM trong Việt ngữ.) và Shiva xuất hiện giữa cột lửa khiến cả Brahmâ và Vishnu đều cảm thấy hân hoan. Khi ấy Shiva bèn nói cho hai thần biết rằng không có ai hơn, ai kém, và ba ngôi tối linh Brahmâ-Vishnu-Shiva chỉ là ba tác dụng khác nhau của cùng một bản thể. Shiva có hai đời vợ nhưng cùng là một người trải qua hai kiếp. Kiếp thứ nhất nàng tên là Satĩ (Hiền phụ), con gái của Daksha (Tài Trí), một trong tám vị thần sáng tạo do Brahmâ tạo ra. Daksha vốn không vưa Shiva vì Shiva thường có bề ngoài là một đạo sĩ khất thực tiều tụy và không tỏ thái độ tôn kính mình. Daksha đã đuổi Satĩ ra khỏi địa phận của mình khi nàng nhất định chọn Shiva làm chồng. Thần Shiva và nàng Sati Một lần Satĩ về nhà vào dịp làm lễ mừng thần Vishnu, Daksha đã không tiếc lời nhục mạ nàng cùng Shiva. Satĩ bèn thoát hồn trả lại thân xác cho cha. Shiva nổi giận, giết chết Daksha tức thì. Thần Shiva cùng nàng Parvati, và đứa con thứ hai - thần voi Gannesha Thần Shiva cùng vợ và hai đứa con Satĩ tái sinh làm con gái của thần núi Himâlaya (Núi Tuyết), mang tên là Umâ Himavutee và thường được gọi là Pârvatĩ (Sơn nữ). Sau nhiều lần thử thách về đức tính, Shiva lấy Pârvatĩ làm vợ. Thần Shiva đang nhảy điệu Tandava Chúng ta còn nhớ Shiva đã múa vũ điệu Tandava, tượng trưng cho sự vận hành của vũ trụ tại hí viện Thiên Đàng của thần sét Indra. Khi nhảy múa như vậy, Shiva đã cho phát ra năm cung điệu căn bản. Khi vợ Shiva là nàng Pârvatĩ cất tiếng hát thì có thêm một cung điệu thứ sáu. Sự kết hợp giữa Shiva và Pârvatĩ biểu thị sự kết hợp giữa Chất và Năng chuyển hóa thành các âm điệu và cung bậc. Các cung điệu có liên hệ với toàn thể vũ trụ vì mỗi cung âm có một giá trị riêng biểu thị cho một hệ thống tinh thể, và toàn thể hệ thống tinh thể chính là nguồn gốc các âm thanh phát ra trong vũ trụ. Thần sét Indra Con trai lớn của cặp vợ chồng Shiva- Pârvatĩ là Kârttikeya đã có công diệt được quỷ Târaka, đem lại yên vui cho thế giới thần linh và được thờ làm thần chiến tranh. Thần Karttikeya Con thứ hai của Shiva và Pârvatĩ là Ganesha, mình người đầu voi, được tín đồ Ấn Độ giáo tin thờ như một phúc thần, ban phát hạnh phúc thịnh vượng cho nhân loại. Thần Shiva cùng vợ và hai đứa con Shiva là vị thần tiền Veda cổ xưa nhất của dân bản xứ Ấn độ; đến khi đồng hóa với dân tộc Aryan, Shiva đã thay thế cho thần Bão Rudra trong Veda để làm giảm bớt cái ý nghĩa ghê gớm của danh hiệu Rudra. Sống với chết không những chỉ tiếp nối nhau mà còn đồng nhất với nhau. Với tư cách nguyên lý của sáng tạo, Shiva là nguồn sống. Nhưng tại sao người ta lại coi Shiva là biểu hiện cho hủy diệt (Tamas)? Tamas nghĩa đen là tối tăm, biểu thị cho khuynh hướng ly tâm, hủy diệt (trái với sattva biểu thị cho khuynh hướng quy tâm, xây dựng). Vũ trụ càng phân tán tức là càng tan rã, hòa đồng vào đêm tối của vô chất nguyên thủy, chấm dứt mọi sự phân biệt trong không gian và thời gian. “Hữu hình tất hữu hoại” là định luật thiên nhiên tất yếu. Từ u tịch mà có sự sống, sự sống lại trở về u tịch, bởi thế tamas vừa là nguyên nhân, vừa là cứu cánh của mọi đời sống, và vì cứu cánh quan trọng hơn hết nên Shiva được mệnh danh là thần hủy diệt. Với ý nghĩa ấy, Shiva còn được mệnh danh là thần của giấc ngủ. Khi mọi người đã chán hành động, chán sống, chán biết, chán lạc thú và đau khổ, và đi tìm một sự yên nghỉ thực sự trong giấc ngủ say không mộng. Khi ấy họ trở về với Chúa tể của giấc ngủ, chốn yên tịnh, cực lạc (Sambha). Ơũ nơi đó vũ trụ nghỉ ngơi và an giấc. Thần Shiva cùng nàng Parvati, và đứa con thứ hai - thần voi Gannesha Thánh địa Varanasi nơi ở của Thần Shiva Thánh địa Hindu giáo, thành cổ Varanasi nổi tiếng nằm ở phía Đông Nam các bang miền Bắc Ấn Độ, nơi tả ngạn đoạn chảy cong hình lưỡi liềm trung du sông Hằng. Dân số thành này có khoảng 800 nghìn người. Thành phố có rất nhiều ngõ thông nhau và rất nhiều điện đền chùa miếu. Mỗi năm Varanasi đón từ 2 đến 3 triệu người hành hương đến lễ thần Shiva và tắm rửa nước thánh trên sông Hằng. Trước kia, Varanasi gọi là “Benares”, lịch sử còn gọi là “Gasi” (Nơi ánh sáng của các vị thần chiếu dọi). Vì thành phố ở giữa sông Varana và sông Asi, năm 1957, thành phố Benares quyết định đổi tên thành Varanasi. “Varanasi” là sự kết hợp tên của hai con sông bao quanh thành phố này. “Varanasi” trong tiếng Ấn Độ có nghĩa là “Ánh sáng của Ấn Độ” Thành cổ Varanasi là một thành phố lịch sử lớn nhất bên bờ sông Hằng. Tương truyền, 6000 năm trước, thành phố này do thần Shiva - một vị thần của Hindu giáo (Ấn Độ giáo) lập ra. Thần Shiva là vị thần thứ ba trong ba vị thần lớn nhất của Hindu giáo. Thần Shiva trú ngụ ở thành phố Varanasi, bất cứ người nào chết ở đây đều đến được với thần Shiva, cho dù họ mang nặng nghiệp (karma) xấu thế nào. Đền Đại Bồ Đề thế kỷ V - VI (Ảnh: thuvienhoasen.org)Từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ VI TCN, thành phố Varanasi đã trở thành trung tâm học thuật của Ấn Độ. Thế kỷ thứ V TCN, Phật tổ Thích Ca Mâu Ni đã từng đến đây. Ngài đã truyền giáo lần đầu tiên ở rừng Sarnath, cách thành phố Varanasi l0km về phía Tây Bắc. Thế kỷ VII, cao tăng đời Đường Trung Quốc Huyền Trang cũng từng đến đây. Trong cuốn “Đại Đường TâyDu ký”,Huyền Trang miêu tả rất tường tận về kiến trúc lâu đời, cuộc sống nhân dân, tình hình tôn giáo và sự phồn vinh của thành phố này. Thế kỷ XII, vương triều cổ đại Ấn Độ đã từng lập kinh đô ở đây. Ngày nay, tuy Varanasi ở Ấn Độ chỉ là thành phố loại trung bình nhưng lại nổi tiếng trên thế giới với tiếng tăm thành địa Ấn Độ giáo. Ớ Ấn Độ, phần lớn tín đồ đạo Hindu cả đời có 4 lạc thú: Kính thờ thần Shiva; đến sông Hằng tắm nước thánh và uống nước ở đây; kết bạn với thánh nhân; cư trú ở thánh địa Varanasi. Sông Hằng bắt nguồn từ chân núi phía Nam dãy núi Himalaya, dài 2580km. Đó là con sông dài nhất, diện tích lưu vực rộng nhất ở Nam Á. Sau khi chảy vào Ấn Độ, sông Hằng hoà vào sông Araknanda và vẫn mang tên sông Hằng. Người Ấn Độ gọi sông Hằng là sông Thánh, coi sông Hằng là hoá thân của nữ thần Ganga, vợ của thần Shiva. Vì vậy, họ rất kính trọng sông Hằng. Tương truyền, sự kính trọng này bắt nguồn từ một truyền thuyết. Thời xưa, sông Hằng chảy xiết sóng to gió lớn, thường gây ngập lụt, phá hủy mùa màng, tàn hại sinh linh. Để rửa sạch lỗi lẫm của các bậc tiền bối, có một quốc gia đã cầu xin các thần trên trời giúp đỡ thuần phục sông Hằng, tạo phúc cho dân chúng. Thần Shiva đến chân núi Himalaya xõa tóc xuống mặt đất làm cho dòng thác sông Hằng chảy qua tạo thành 7 dòng nước chảy từ từ, tưới mát đồng ruộng hai bên bờ sông. Từ đó, nhân dân ở hai bờ sông Hằng được sống yên ổn. Để cảm ơn thần Shiva, nhân dân Ấn Độ đã ví sông Hằng là sông Thánh. Hàng năm đi hành hương đến thánh địa Varanasi, nơi ở của thần Shiva, họ đều xuống sông này tắm rửa, gột bỏ mọi tội lỗi trong năm. Sáng sớm mỗi ngày, hàng nghìn hàng vạn tín đồ đạo Hindu từ khắp nơi trong nước đến bên bờ sông Hằng để tắm nhằm siêu thoát bụi trần, hy vọng sau này có thể đến thế giới cực lạc. Đây là một biện pháp an ủi tâm linh tốt nhất của tín đồ đạo Hindu và cũng là vinh dự của một tín đồ. Hai bờ sông hình lưỡi liềm trong thành phố Varanasi có tới 64 bến tắm xây thành bậc để phục vụ lễ tắm rửa. Thành phố Varanasi hiện nay vẫn giữ được hơn 2000 ngôi đền lớn nhỏ. Có ngôi đền hùng vĩ huy hoàng, có ngôi đền bé nhỏ xinh xắn, điêu khắc tinh xảo. Phong cách kiến trúc đền miếu ở đây đa dạng, biểu hiện sắc thái tôn giáo đậm đà. Trong đó, có ngôi đền Hồi giáo xây từ thời vương triều Mughal (1526 - 1857) . Trên rất nhiều ngọn tháp của đến thờ Ấn Độ có rất nhiều khám đá điêu khắc tinh xảo và đỉnh nóc bằng vàng nguyên chất. Hàng năm, ở thành phố Varanasi có tới hơn 400 lễ hội tôn giáo. Thậm chí, một ngày có tới hai lễ hội. Hoạt động lễ hội tôn giáo hầu như diễn ra trong các đền thờ. Trên thế giới này không có chỗ nào lại có một phong tục kỳ dị như ở Varanasi. Khi vào thành phố này, bạn sẽ phát hiện nơi đây đậm mùi chết chóc, đầy lo âu. Đối với tín đồ đạo Hindu, sự kiện quan trọng nhất trong đời người là cái chết. Điều tốt nhất là để cho linh hồn mãi mãi được siêu độ trong vòng luân hồi sinh tử. Vì vậy hành vi cả đời của một tín đồ đạo Hindu đều xoay quanh việc trọng đại này. Varanasi là thành phố do thần Shiva sáng lập. Từ thế kỷ thứ VI TCN, Varanasi đã trở thành trung tâm tôn giáo và duy trì đến tận ngày nay.Khi biết mình không sống được bao lâu nữa, điều đầu tiên tín đồ Hindu giáo nghĩ đến việc du lịch Varanasi. Đây là chuyến du lịch không trở về! Họ sẽ đến sông Hằng tắm gội, rửa mọi tội lỗi trong cuộc đời. Vì vậy thành phố Varanasi có rất nhiều người già, người ốm, người chết, quả phụ. Trên các bậc đá ở ven bờ sông Hằng, đống củi để hỏa táng cháy suốt ngày này sang ngày khác. Dưới con mắt người ngoại đạo, điều này thật bi thảm, nhưng người Hindu giáo lại cho đó là điểm cuối cùng của con đường đau khổ trong cuộc đời. Thành phố Varanasi mãi mãi tràn đầy không khí chúc mừng. Tín đồ Ấn Độ giáo (Hindu giáo) cho rằng, thi thể của người phàm phải được thiêu cháy. Chỉ có thánh nhân ngoại lệ bởi họ đã hợp nhất với thần rồi. Sau khi chết, thi thể của thánh nhân được các tín đồ đặt lên vòng hoa, buộc đá đặt xuống sông Hằng. Khi vòng hoa chìm dần xuống nước, rất nhiều tiếng trống tiếng nhạc vang lên để tiễn linh hồn lên với thượng đế. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX vẫn còn diễn ra tập tục bi thảm người đàn bà goá nhảy vào đống lửa đang thiêu thi thể người chồng quá cố để sớm kết thúc cuộc đời khổ nạn, mãi mãi ở bên người chồng thân yêu. Tập tục này sau đó bị cấm ở thời đại thực dân Anh cai trị ở Ấn Độ.Tương truyền,bên cạnh bãi hỏa táng nóng bỏng có một cái giếng được đào khi thần sáng tạo Brahma (còn gọi là Bàlamôn) sáng tạo ra thế giới. Giếng này tượng trưng cho cái chết và sự sống trong vòng luân hồi sinh tử. Theo truyền thuyết của Ấn Độ giáo, nguồn nước giếng có được từ dãy núi Himalaya, thậm chí đến trước cả sông Hằng. Thần Brahma đã dùng đĩa sắt để đào cái giếng này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 10, 2015 Những khối đá huyền bí - Bài 9: Nơi dâng cúng thức ăn lên các thần Phúc thần Ganesha mình người đầu voi - con của thần Shiva và công chúa núi tuyết Paravarti - Ảnh tư liệu của Lê Xuân Khoa Bệ thờ Vân Trạch Hòa được tình cờ phát hiện năm 1991 ở xã Phong Thu, huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) được xem là bệ thờ “biểu đạt truyền thống balipitha của Ấn Độ - nơi dâng cúng thức ăn cho các vị thần”... Theo mô tả của các nhà nghiên cứu, bệ gồm hai tầng vuông vắn với nhiều tượng sư tử, thiên nga hamsa (Brahma thường cưỡi) và thần sấm sét Indra, thần gió Vayu, thần chết Yama, thần không gian Varuna, thần tài lộc Kubera, thần Isana, Đại tự tại thiên Mahadeva, thần Vishnu, và có thể một hóa thân khác của thần Shiva... Sao quá nhiều thần như thế ở bệ thờ Vân Trạch Hòa, cũng như ở các đền thờ khác ở Ấn Độ, Chămpa xưa? Để giải thích, một lần nữa cần dẫn thêm kết luận của GS Lê Xuân Khoa: “Theo tôn giáo Veda, tất cả các thần linh chỉ là những biểu hiện khác nhau của cùng một thực tại tức là Bà la môn (Brahman) hay Thượng đế (Ishvara). Nhưng vì Thượng đế không xuất hiện trong một hình tượng nhất định nào nên người ta thờ phụng Ngài qua các biểu hiện của Ngài tức là các thần linh đúng như kinh Veda đã ghi: “Ekam sat vipra bahudha vadanti” (Thực tại chỉ là Một nhưng các trí giả gọi Ngài bằng nhiều tên khác nhau)”. Cần ghi chú rõ: “Thượng đế trong tôn giáo Veda được gọi là Prajapati (chúa tể muôn loài) hay Vishvakarman (tạo hóa). Còn Ishvara là danh từ có sau này thường dùng để chỉ Thượng đế hữu ngã thể hiện nơi các thần Brahma, Vishnu và Shiva”. Để tìm hiểu thêm, chúng tôi ghi nhận những phân tích chi tiết bệ thờ Vân Trạch Hòa trên tạp chí Nghiên cứu Huế tập 6-2008 do Nguyễn Hữu Châu Phan chủ biên, với nhận xét: “Bệ thờ Vân Trạch Hòa đã góp công vào việc học hỏi những dikpala, trở nên một yếu tố chủ yếu khảo cứu về các thiết bị thờ cúng. Trong cuộc triển lãm điêu khắc Chămpa ở Paris, một góc lớn đã dành cho những dikpala mà ban tổ chức đã chịu khó đi lượm lặt khắp nơi ở Việt Nam để trưng bày vào một chỗ. Thành thử, dù gián tiếp và chỉ trong tinh thần – bệ thờ Vân Trạch Hòa, xuất phát từ Phong Điền, đã hiện diện ở kinh đô ánh sáng, góp phần làm lan tỏa nghệ thuật Chăm và trở thành đề tài khảo cứu cho những thế hệ mới”. Trên bệ thờ có chạm “thần lửa Agni ngồi trên một con tê ngưu đặc thù của Chămpa và Campuchia”. Gốc tích xa xưa của vị thần này liên quan tới thần thoại học Veda và việc tìm hiểu điều ấy gợi mở thêm những giải thích về bệ thờ Vân Trạch Hòa cùng các tác phẩm điêu khắc đá Chămpa. Vậy Agni là ai? Đó là vị thần lửa đầy quyền năng và được tôn vinh trong hệ thống Veda, thường hiện ra với thân màu đỏ hoặc vàng rực, có hai đầu, bảy lưỡi và bốn tay cầm đuốc, chuỗi hạt, cây quạt và chiếc rìu, ngồi trên xe được kéo vun vút bởi bảy con ngựa đỏ. Lấy khói làm cờ hiệu, lấy bánh xe làm gió, Agni lướt đi khắp nơi với ngọn lửa hừng hực, đốt cháy tất cả những gì trên đường đi, như một thác lửa từ đỉnh trời lao xuống các đồng cỏ xanh. Tuy hung hãn như vậy, song Agni cũng là một vị thần bảo hộ cho loài người và đã trở thành vị chủ tế đầu tiên của các buổi lễ cúng chư thiên. Chính thần Agni đã làm trung gian giữa loài người và thế giới thần linh, chuyển thức ăn và các lời cầu nguyện của người đến với các thần. Tài liệu nghiên cứu về triết học Ấn Độ cho biết, các thần trong Veda ở khắp nơi trong ba cõi: cõi trời (Dyaus), cõi đất (Prithivi), cõi không trung (Antariksha). Làm chủ cõi trời là thần mặt trời (Surya), chủ cõi đất là thần lửa (Agni), chủ cõi không trung là thần gió (Vayu). Trong đó, Agni được xem là “bản chất chung của ba ngôi (Agni - Surya - Vayu)” vì dù ở thiên đường, hạ giới hoặc giữa không trung, nơi đâu cũng cần có hơi ấm (của Agni để tồn tại). Đặc điểm thần lửa là bình đẳng tiếp nhận tất cả, từ các đồ uế tạp, dơ bẩn, đến đồ cúng thanh tịnh, để đốt cháy chúng và tỏa sức ấm cho những ai cần đến. Thần lửa Agni không chỉ soi sáng ngoại giới, chiếu dọi cảnh vật bên ngoài, mà còn giúp tâm hồn người bừng sáng, thông tuệ. Agni có mối liên hệ với thần Vayu (thần gió) vì Vayu là “hơi thở của lửa - giúp lửa bừng bừngsức sống”. Đặc biệt với thần Surya (mặt trời), bởi trước hết trong 10 hiện thân của lửa có ánh thái dương. Thông tin thêm về thần Venkateswara: Được coi là một hiện thân khác của Vinshu - một trong ba vị thần tối cao trong tôn giáo Ấn Độ. Hai vị thần còn lại là Brahma và Shiva. Người ta tôn sùng Vishnu vì thần tượng trưng cho những gì tích cực nhất, và người dân gọi ngài là Đấng bảo hộ. Những vật thường có ở nơi Vishnu là một ốc tù và, một tràng hạt cầu kinh, một đóa hoa sen. Vishnu là hiện thân của sự ổn định nữ tính và khả năng sinh thành, được mô tả với bốn cánh tay, nhiều đầu, có nhiều hóa thân khác nhau (avataras) nhằm gìn giữ đạo đức và văn minh của nhân loại. Trong thiên anh hùng ca Ramayanna, Vishnu xuất hiện là con cua Nara (trong truyện Bát Tiên Đắc Đạo xuất hiện con cua vàng này, chòm sao cung Bọ Cạp trên Hoàng đạo). Trong thiên anh hùng ca Mahabharata Vishnu xuất hiện với danh xưng Krishna để giảng thuyết nền đức lý vĩ đại của người anh hùng Arjuna trong Chí tôn ca (Bhagavad Gita). Vishnu ngủ bốn tháng trong năm, nghỉ ngơi trong vòng cuộn của rắn Ananta. Người phối ngẫu thường xuyên với Vishnu là nữ thần may mắn Lakshmi. Đối thủ chính của Vishnu là Yama (thần chết). Vishnu ngồi trên lưng con vật thiêng đầu người mình chim Garuda để di chuyển. Garuda chuyên ăn tươi nuốt sống nuốt sống lũ ác quỷ. Về thần Surya, đã được thể hiện ở Ấn Độ qua các pho tượng màu đồng đỏ, râu tóc màu vàng, cũng thường ngồi trên một chiếc xe do 7 con ngựa kéo như Agni. Thần có bốn người vợ, trong đó có Samjna (trí tuệ). Một dạo, vì không chịu được sức nóng của chồng quá lâu, nên Samjna bỏ trốn vào rừng bắt đầu một cuộc đời khổ hạnh, tu dưỡng. Vì nhớ nhung nên Surya đã mở bừng “con mắt vũ trụ” của mình soi tìm vợ khắp nơi và biết được nơi Samjna ở, liền bay đến. Samjna hóa thành một con ngựa cái phóng vào rừng. Surya liền hóa thành một con ngựa đực đuổi theo và chồm lên ôm lấy nàng. Về sau Samjna lại trở về sống với Surya và nhờ cha mình là thần Tvashtri (tạo hóa) dùng quyền phép cắt bớt nhiều chùm tia sáng của Surya. Người ta cho rằng những mảnh cắt ra từ nguồn sáng ấy đã được chế tác thành cái đĩa của Vishnu, cái chĩa ba của Shiva, cái chùy của Kubera (thần tài lộc), ngọn giáo của Kartikeya (thần chiến tranh) cùng các đồ dùng hoặc khí giới của nhiều thần linh khác. Trên bệ thờ Vân Trạch Hòa cũng có hình diêm vương Yama, là vị thần chết đồng hành với bóng tối. Chính thần lửa Agni đã chiếu sáng đường đi của Yama để Yama có thể gom hết những tàn phai, những gì sắp lụi tắt, những hoa rơi và những thân người hấp hối về lại với hư không. (còn tiếp) Theo Giao Hưởng - Thanh Nien Online Tượng thần mặt trời Surya với hai tay cầm hai nụ sen Bảo tàng HCM Hai nụ sen trên tay thần Surya là một biểu tượng rất quan trọng, không ai có thể nhận biết được, tức là khi trời tối thì hoa sen thu mình vào lại trong làn nước, từ một bông hoa đang nở dần trở thành lại một búp sen, rồi sáng mai lại nở ra, quá trình này mang ý nghĩa "tái sinh, phục sinh". Hai nụ nen này tượng trưng cho hệ mặt trời đi vào cung Song Ngư trên vòng Hoàng đạo, Thủy, Nước cho nên hai hoa sen búp là vậy, chúng cũng tương đương ý nghĩa 2 con cá tượng trưng cho cung Song Ngư. Biểu tượng cung Song Ngư (tương đương Nòng Nọc Âm Dương) Dường như đó là một thiền ngôn đậm chất phương Đông hơn là lời thơ của một nghệ sĩ nơi trời Tây. Đó cũng là một cách khái quát thực tại hiện hữu, trân quý trước cái đẹp vĩnh cửu và hiện thân vô thường. Cái đẹp mong manh dễ vỡ. Và, cũng chỉ những kẻ “đạt nhân” trong cuộc đời mới có trực giác lóe sáng ấy. Có phải thế không? Khoa học hiện đại chứng minh điều không thể thành có thể, từ một tế bào không thể nhìn thấy bằng mắt thường có thể nhân bản ra một cá thể, đến nỗi có thể giống nhau đến từng centimet. Will Durant cho rằng ‘Bài thơ hay nhất là bài Thánh ca về sự sáng tạo vũ trụ, thật lạ lùng, chúng ta thấy một thuyết phiếm thần tế nhị và cả một giọng hoài nghi rất tôn kính trong bộ Thánh kinh cổ nhất của dân tộc mộ đạo nhất đó: Buổi đó, hoàn toàn chẳng có gì cả, mặt trời rực rỡ kia không có,Mà vòm trời là cái khăn phủ mênh mang kia, cũng không có.Vậy thì cái gì trùm lên, che phủ, chứa chất vạn vật?Phải chăng là vực nước sâu thẳm?Thời đó không có chết - vậy mà không có gì là bất tử,Không phân biệt ngày và đêm,Cái Nhất, cái Ðộc Nhất, không có hơi mà tự thở lấy được.Ngoài Cái Đó ra không có cái gì khác nữa.Tối tăm, và hồi đầu cái gì cũng chìm trong cảnh tối tăm mù mịt - như biển cả không ánh sáng - Cái mầm khuất trong cái vỏBỗng nẩy ra, duy nhất, dưới sức nóng nung nấu.Thế là lần đầu tiên, lòng thương yêu xuất hiện, nó là dòng suối mớiCủa tinh thần, các thi sĩ suy tư và thấy được trong lòng mìnhMối liên lạc giữa cái không được tạo ra với những vật được tạo ra.Tia sáng đó chiếu ra, xâm chiếm hết, nó phát xuất từ trời hay từ đất?Giống đã gieo và người ta thấy các năng lực cao cả xuất hiệnỞ dưới thấp là thiên nhiên, ở trên cao là quyền năng và ý lực.Ai là người vén được màn bí mật? Ai là người cho ta biếtSự sáng tạo muôn vật đó từ đâu mà có?Chính các thần linh cũng chỉ xuất hiện sau này.Vậy thì ai là người biết được sự sáng tạo mầu nhiệm đó từ đâu mà có?Ðấng nào đã gây ra sự sáng tạo đẹp đẽ đó?.Là do vô tình hay hữu ý?Ðấng Tối Cao trên tầng trời cao nhất kiaBiết được - nhưng biết đâu chừng, có thể chính Ngài cũng không biết nốt." Tôi ghi chú vấn đề: - Thần lửa Agni có vai trò như Táo Thần trong văn hóa Việt (bếp lửa là vai trò của người mẹ). - Thần lửa Agni có vai trò như trái đất tức "vợ của thần Shiva" hay nữ thần Parvati. - Để giữ cuống rốn của thần Vishnu khi đản sinh thần Brahma, thần vô hình tức thần gió Vayu đã giữ nó, ở đây đã xuất hiện bộ 3 thần: Vishnu, Brahma và Vayu (lưu ý "Khí" trong Lý học được hình dung như là "gió", "không khí vận động"). Nước Văn Lang cổ đại có bộ trung tâm: nơi đặt kinh đô gọi tên là Phong Châu tức "Bộ Gió", "Bộ Vô Hình". - Thần mặt trời Surya cũng chính là thần mặt trời Vishnu, Indra, Ishvara (hữu ngã). - Thần Brahma cũng chính là thần mặt trăng Chandra, thần chết Yama (vợ thần chết cũng tương đương nữ thần chết chóc Kali?). - Thần gió Vayu có thể hình dung là thần khỉ anh hùng Hanuman (Khỉ Gió) làm đường bằng đá núi vượt đại dương để giúp anh hùng Rama tấn công vua quỷ ở đảo Lanka, cứu nàng Sita. - Thần sáng tạo Shiva không phải là quy ước của "Vũ trụ nguyên thủy", mặc dù Vũ trụ nguyên thủy vận động "Prajapati" hay "tự sáng tạo từ và trong chính bản thân mình", còn thần Shiva sáng tạo "từ trí huệ" của mình: ví dụ nhận biết linh hồn (con mắt số 3) và pháp môn giải thoát khí công Yoga (sáng tạo từ trí huệ: sáng tạo cái vượt ra khỏi tư duy thông thường), còn sáng tạo cái máy tính xách tay là từ "sáng tạo từ trí tuệ" của thần Vishnu. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 10, 2015 Thần Brahma - Đấng Sáng Tạo Thần thoại Ấn Độ Đấng sáng tạo- sự luân phiên ngày - đêm là do Brahma. Từ đầu Brahma cho sinh ra những nhà tiên tri Marici, Atri, Angiras, Pulastya, Pulaha, Kratuj, Pracetas, Vashishta, Bhrgu and Narada. Từ người Brahma sinh ra 9 con trai là Daksa, Dharma, Kama, Anger, Greed, Delusion (Maya), Lust, Joy, Death and Bharata và một con gái là Angaja. Thần có 4 tay, cầm: dụng cụ thờ cúng (sruva), kinh vedas, bình nước và chuỗi tràng hạt. Linh vật của Brahma là ngỗng (hoặc gà mái) Hamsa- được xem là biểu tượng của sự phán xét giữa thiện-ácBrahma còn tạo ra một vị thần nửa nam -nửa nữ, Brahma gọi nữ thần này là Gayatri, còn được biết đến với tên Saraswati- nữ thần Trí tuệ-Học thức. Đây cũng là vợ của Brahma. 4 bộ kinh Vệ Đà tương truyền được sáng tạo từ các đầu của Brahma. Các truyền thuyết và sách cổ tích Ấn Độ cổ đã đưa ra nhiều thuyết khác nhau để giải thích lai lịch của Brahmâ. Một thuyết kể lại rằng Brahmâ (hay Brama) ra đời do cuộc phối hợp giữa Đấng tối cao với năng lực của ngài là Mâyâ. Vị thần của Nam của Nữ Một thuyết khác lại nói Brahmâ được sinh ra trong một quả trứng vàng, tức kim noãn, hay Hoàng kim thai tử Hiranyagabha trôi nổi trên mặt biển vô biên. Sau khi nằm trong trứng vàng một năm, thần mới phân quả trứng ra làm đôi, một nửa trên là trời, một nửa dưới là đất và khoảng giữa là không trung. Ngài nặn cho núi cao, đào cho biển sâu, ban sinh khí cho chư thần, tạo ra thể xác và sự sống cho muôn loài, trao quyền hành chi phối muôn loài cho các thần, quy định trật tự vũ trụ. Thuyết thứ ba phổ biến hơn cả cho rằng Brahmâ được sinh ra từ một đóa sen mọc từ rốn của thần Vishnu, là hình ảnh tượng trưng cho ý nghĩa tái sinh do những mầm mống của kiếp trước được bảo tồn trong Vishnu. Vì vậy Brahmâ còn có tên là Mabhija (tự rốn sinh ra) hay là Abjaja (nghĩa là tự bông sen sinh ra). Brahmâ có năm đầu nhưng bị Shiva hủy mất một đầu nên chỉ còn bốn đầu, vì thế Brahmâ còn được gọi là thần bốn đầu (Chatur –ânana) hay thần Bốn mặt (Chatur –mukha). Sự tích Brahmâ có 5 đầu thường được kể như sau : “Brahmâ lấy chất vô nhiễm của mình tạo thành một người đàn bà. Nữ thần này được thờ với nhiều tên khác nhau là Shataruâpâ (Bách Tướng), Vâc (Thượng Ngôn cũng như Ngôi Lời) hay Sarasvâti (Hùng Biện), Savitĩ (Thánh Mẫu), Gâyatri (Thánh Ca) và Brahmâni (vợ của Brahmâ). Khi ngắm người con gái do chính mình tạo ra, Brahmâ bị mê hoặc bởi dục tính, Shararuâpâ phải lẫn về phía tay mặt để Brahmâ khỏi nhìn thấy. Brahmâ bèn mọc thêm một đầu trông ra phía mặt; nàng lẩn về phía trái; Brahmâ mọc thêm một đầu ra phía trái; nàng lẩn về phía sau, Brahmâ mọc thêm một đầu trông ra phía sau; cuối cùng nàng bay lên không, Brahmâ lại mọc thêm một đầu thứ năm để ngắm nhìn nàng. Còn về việc Brahmâ bị Shiva hủy mất cái đầu thứ năm cũng có nhiều truyền thuyết. Trong kinh Munkada cũng viết: “Phạm thiên đệ nhất chư thấn xuất sinh, sáng tạo tất cả, trì hộ thế gian’. Thần Brahmâ có màu da đỏ hồng. Màu đỏ là màu tượng trưng cho nguyên lý sáng tạo vũ trụ. Brahmâ có bốn cánh tay cầm bốn pho Vêđa; hoặc có khi cầm bốn pho Vêđa trong tay thứ nhất, tay thứ hai cầm cây trượng, tay thứ ba cầm cây cung và tay thứ tư cầm một bình nước. Hình ảnh phổ biến nhất của Brahmâ là một vị thần có bốn dầu với hàm râu dài (Chatur ârana). Brahmâ là nguồn gốc của tri thức. Vợ của Brahmâ chính là hình ảnh nhân hóa của tri thức (Sarasvati). Brahma sáng tạo Thế giới Chính Brahmâ đã dạy minh giác Phạm thể làm căn bản mọi kiến thức cho Atharvan. “Minh giác Phạm thể do Phạm thiên dạy cho Atharvan xưa được Atharvan truyền cho Angri, Angri dạy cho Satyavâha thuộc dòng Bharadvâjas và Bharadvâjas dạy cho Angira, vừa minh giác siêu việt vừa minh giác hạ tầng”. Cuộc đời của Brahmâ chia ra ngày và đêm; trong đó ngày thức đêm ngủ. Khi Brahmâ thức vạn vật sinh trưởng. Khi ông ngủ vũ trụ tiêu tan, nhưng rồi sẽ tái sinh lại sau khi ông tỉnh giấc. Một ngày một đêm của Brahmâ lâu bằng 4.320.000.000 năm. Brahmâ sống lâu 100 năm. Truyện thì cho là vì chính miệng của đầu ấy khoe rằng Brahmâ ưu thế hơn Shiva; truyện thì cho rằng vì miệng ở đầu ấy đã nói dối trong một cuộc tranh tài giữa Brahmâ và Vishnu; truyện thì kể vì Brahmâ phạm tội loạn luân nên Shiva bèn trừng phạt bằng cách chiếu con mắt thứ ba vào cái đầu ấy và đốt nó ra tro. Mặc dầu vai trò của Brahmâ có vẻ quan trọng nhất, địa vị của Brahmâ lại sút kém nhất trong ba ngôi tối linh. Lý do có thể vì: đứng ở phương diện đạo đức, Brahmâ đã phạm tội dối trá và loạn luân. Thần thoại trên đây đã kể do sự phối hợp của Brahmâ và Ushas (Rạng Đông) mà sinh ra Manu, tổ của loài người và muôn vật. Ushas chính là con gái của thần. Đứng về phương diện triết lý mà suy thì vì có sự sáng tạo của thần mà con người phải đắm chìm trong bể khổ , trong vòng thiện, ác xung đột và bị tách rời khỏi chân lý và hạnh phúc tuyệt đối. Như vậy sáng tạo không hẳn là một hành động đầy ân phước mà chính là một hành động đọa đày, nếu không bị chống đối thì cũng chẳng đáng được sùng bái nhiệt thành. Hiện thần thứ hai của Brahmâ là thần Shiva, dưới hình ảnh như nhân, Shiva có nước da trắng tượng trưng cho bản chất thuần túy của tất cả màu sắc. Shiva có ba mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng và ngọn lửa thế gian, có thể nhìn thấu quá khứ, hiện tại và tương lai. Mái tóc rối của Shiva tượng trưng thần gió. Mái tóc đó cũng tượng cho sức mạnh vì sông Hằng Hà linh thiêng khi nhận lời cầu xin của một đạo sĩ thấu thị (Rishi) xuống trần, Shiva đã phải xõa tóc cho dòng nước xuôi theo và đổ xuống nhẹ nhàng, nếu không thì thế gian đã rung chuyển và xụp đổ tan tành. Một hôm thần Brahmâ trông thấy thần Vishnu đang nằm trên một chiếc lá sen trên mặt nước nguyên thủy, Brahmâ hỏi danh tính. Vishnu bèn xưng danh và kêu Brahmâ bằng con. Brahmâ tức giận và tuyên bố chính mình mới là đấng sáng tạo và hủy diệt vũ trụ. Vishnu bát bỏ lời của Brahmâ, cương quyết cho mình mới là đấng sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt vũ trụ, hai bên đang cãi cọ tranh giành ngôi thứ, thì bỗng hiện ra một cột lửa cao ngất tưởng chừng như không có khởi nguyên. Hai thần bèn ngừng cuộc tranh luận và đồng ý chia nhau đi tìm đầu và cuối của cột lửa. Vishnu đi xuống dưới gốc và Brahmâ đi lên phía ngọn. Hiện thân thứ ba của Brahmâ chính là thần Vishnu, cũng như giữa hai đầu sinh và tử là sự sống, giữa thần Sáng Tạo Brahmâ và thần Hủy Diệt Shiva, có thần Bảo Hộ Vishnu. Vishnu sẵn sàng che chở và cứu giúp con người. Khi cần đến, Vishnu sẽ giáng trần để trực tiếp ra tay tế độ chúng sinh. Bởi bản tính tốt lành ấy, đền thờ Vishnu đầy rẫy khắp Ấn Độ và người ta đã mệnh danh Vishnu bằng những danh hiệu vô cùng tốt đẹp như Thánh của các Thánh (Pavitram pvitrânâm), Đạo (Marga), chân lý (Tattva), Từ phụ (Pitâ), thân Hữu (Suhrid)… Danh từ Vishnu do tự căn Vish nghĩa là tràn lan thấm nhập. Vishnu biểu hiện phẩm tính thuần khiết (Sattva) có khuynh hướng quy tâm, trái với phẩm tính hủy diệt (Tamas) có khuynh hướng ly tâm mà Shiva là biểu hiện. Tôi ghi chú: - Brahma có 9 người con trai (không thấy nói có con gái), chính là Cửu cung của Hà đồ - Lạc thư!. Ban đầu thần có 5 đầu sau bị Shiva chặt mất 1 đầu, tức 5 phương còn bốn phương chính là Hậu Thiên Bát Quái (4 phương) - Hà đồ như đã trình bày trên một cổ vật Lingam đá. Tại sao thần Brahma lại được hình tượng hóa trong câu truyện chặt mất 1 đầu như vậy? Bởi vì cái lý "Dương trong Âm ngoài". - Brahma có vai trò như một Nhà tiên tri, Phù thủy, Thầy tư tế có khả năng câu thông giữa người Trần và Linh hồn (thần chết Brahma). - Thần Brahma có 4 mặt, chính là vị thần ở đền Đế Thiên (Phạm Thiên) Angkor Wat nổi tiếng thế giới của Cam Pu Chia. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 10, 2015 Thần hủy diệt Kali Kali là một nữ thần đặc biệt ghê rợn. Nước da Ngài màu đen, tượng trưng cho sự tan biến của mọi màu sắc. Khuôn mặt Ngài, với mái tóc dựng đứng, con mắt thứ ba nằm giữa trán (như Shiva), miệng mở to, lưỡi đẫm máu thò dài ra ngoài, gợi cho chúng ta hình ảnh Nữ Ác Thần Meduse trong huyền thoại Hy Lạp. Vả lại Kali cũng có khả năng hủy diệt đối thủ của mình bằng tia nhìn nảy lửa từ con mắt thứ ba của Bà, y hệt như Meduse. Vươn lưỡi ra thật xa cũng là một kỹ thuật Yoga. Thông thường trong thiền định người ta uốn lưỡi đặt lên hàm trên sau hàng răng cửa, nhưng cũng có Yogi cuộn hẳn lưỡi về phía sau, chặn đường hô hấp để đưa đến những cảm giác đặc biệt, hay đến … chết. Kali thường trần truồng, một khía cạnh của phá chấp, hay của « sống thật » không che đậy giả dối. Ngài mang một sâu chuỗi gồm năm mươi sọ người, mỗi sọ ứng với một chữ trong vần Sanskrit, chứng tỏ sự thông thái, hay sự phù phiếm của « danh sắc » (nama ruppa – trong thập nhị nhân duyên). Kali cũng nhảy múa điên cuồng như Shiva, tương truyền do chất độc chứa trong máu của ác quỷ mà Ngài đã uống. Nhắc lại là Shiva cũng đã từng phải uống chất độc khi chư Thần và Ma Quỷ cùng hè nhau quậy « Biển Sữa ». Vũ điệu của Kali cũng tàn phá mọi sự vật (như Shiva), và cũng cần được ngăn chặn. Vị Thần ngăn được điệu vũ hoại diệt của Kali lại là Shiva. Shiva nằm xuống dưới chân Kali, và vị Nữ Thần ngừng dẫm tan thế giới. Hình tượng Shiva nằm trong tư thế này tựa hồ như người chết. Người ta cũng nói Kali là chữ « i » trong tên Shiva. Mất chữ « i » ấy thì Shiva trở thành « shv » (đọc là shuw), nghĩa là thân xác không còn sinh khí. Có thể hiểu rằng : Shiva trút bỏ sự sống cá biệt của mình, chết đi, để Kali, sự sống thật, sự sống của Toàn Hữu, nổi lên đạp trên sự chết. Chiến thắng sự chết là một đề tài thường thấy trong Phật và Ky Tô Giao, cũng như trong triết học Hy Lạp (phái Stoïcien và Epicurien). Shiva được coi như cha của Kali. Thật ra, như đã nói ở trên, mọi Nữ Thần đều đến từ nữ tính của Shiva. Một hình ảnh của Kali hình dung Bà quỳ trên người Shiva, dương vật của Shiva trong âm hộ của Bà. Một tay Kali cầm lưỡi liềm đẫm máu, tay kia cầm một cái mâm trên đó có đặt thủ cấp của chính Bà. Một tia máu phun từ thủ cấp trên mâm vào miệng của Kali. Trong một hình ảnh khác, Kali cũng với hai cái đầu, đầu nọ uống máu phun ra từ đầu kia, ngồi trên một cặp trai gái đang làm tình. Người đàn bà, Ratti, nghĩa là lạc thú, ở trên người đàn ông, Kama, là « dục », hay Thần Ái Tình. Một hình ảnh khác nữa hình dung Kali nhảy múa đạp trên Ratti và Kama (vẫn đang làm tình), có thể được hiểu là Kali chà đạp lạc thú và ái tình, tức mang đức tánh tu hành khổ hạnh. Nhiều nhà khổ hạnh hay Đạo Sĩ tự cho mình là « tình nhân » của Kali, điển hình là Rama Krishna (1836-1886). Saraswati-Thần thông thái Saraswati- Nữ thần Thông thái-Âm nhạc. Saraswati được xem là một nữ thần cực kì xinh đẹp, mặc bộ sari trắng, có 4 cánh tay. Thần thường cầm đàn Mala tượng trưng cho âm nhạc và cành cọ, tượng trưng cho trí tuệ, thần cưỡi trên lưng con Thiên Nga tay cầm một cuốn sách. Thần còn là nữ thần của Lời nói (Trí tuệ được diễn đạt qua lời nói) Theo Veda, trước kia Sarawasti là một con sông thiêng, đã bị lời nguyền của nhà hiền triết Utathya làm cạn khô. Trong lễ thờ nữ thần Saraswati, người ta thường đặt một cây bút, giá để bút và một quyển sách trước tượng thần. "Trong thần thoại Ấn Độ,Nàng là nữ thần của các con sông và vị thần bảo hộ của ngôn luận,sự lắng nghe và ghi nhận,nghệ thuật và khoa học.Chồng của nàng là Brahma."Trong Ấn Độ giáo Saraswati (tiếng Phạn: सरस्वती sarasvatī) là nữ thần của kiến thức, âm nhạc và nghệ thuật. Cô là vợ của Brahma.Saraswati được coi là "mẹ của các Vedas". Thần nữ tri thức- Vợ của Brahma Saraswati được biết đến như một vị thần hộ mệnh của Phật giáo,Nàng đã duy trì những lời dạy của Phật bằng cách cung cấp bảo vệ và trợ giúp cho các học viên. Cô được biết đến ở Miến Điện là Thurathadi hay Tam Tạng Kinh Medaw Trung Quốc như là Biàncáitiān (辩才 天),ở Thái Lan như Surasawadee (สุรัสวดี) và tại Nhật Bản như Benzaiten (弁 才 天 / 弁 财 天). Trong các tiểu bang Bihar, Ấn Độ Đông, Tây Bengal, Orissa Saraswati được coi là một con gái của Durga cùng với chị gái là Lakshmi và anh trai là: Ganesha và Karthikeya. Trong Rigveda, Saraswati là một con sông cũng là một nữ thần. Trong thời đại Vệ Đà sau, cô bắt đầu để mất tước vị như một nữ thần sông và ngày càng trở nên gắn liền với văn học, nghệ thuật, âm nhạc,v.v... Trong Ấn Độ giáo, Saraswati hiện thân của sự thông minh, ý thức, kiến thức về vũ trụ, sáng tạo, giáo dục, giác ngộ, âm nhạc, nghệ thuật, tài hùng biện và quyền lực. Hindu tôn thờ cô không chỉ đối với "kiến thức thế tục", mà còn đối với "kiến thức thần" cần thiết để đạt được moksha.Theo một số Puranas (như Skanda Purana) cô là con gái của thần Shiva (Shivaanujaa) và 1 trong số Tantra cùng với Ganesha. Theo nguyên bản (tinh thần) của devas bao gồm cả Saraswati tồn tại trong thế giới tâm linh: Trong trung tâm cư trú của các vị thần của mặt trời, lửa và mặt trăng: Kurma avatara-, Ananta Sesha, và Garuda, chủ nhân của ba kinh Vệ Đà.Các bài thánh ca Vedas và tất cả các thánh thần chú cũng ở trong đó,vùng đất của thánh thần nơi đã tạo nên các Vedas. Tại Nhật Bản,Cô được biết đến như Benzaiten,một trong bảy vị thần may mắn. Pho sử thi Ramayana Sử thi Mahabharata mô tả UFOs Krishna và Arjuna Dưới đây là trích dẫn trong các bộ cổ văn Mahabharata và Ramayana, những đoạn nói về các thiết bị bay tiền sử, cũng như về các “Vũ khí tối hậu”(“Final Weapon” – dịch nguyên văn sát nghĩa từ Mahabharata bản tiếng Ấn Độ không thêm bớt) mà những người thượng cổ đã dùng để kết thúc chiến tranh :Mahabharata Đoạn này kể về Krisna khi anh bay lên trời đuổi theo Salva:"His Saubha clung to the sky at a league's length...He threw at me rockets, missiles, spears, spikes, battle-axes, three-bladed javelins, flame-throwers, without pausing....The sky...seemed to hold a hundred suns, a hundred moons...and a hundred myriad stars. Neither day nor night could be made out, or the points of compass."“Chiếc Saubha của hắn đứng yên trong không gian ở một độ cao một lý (4km) … Hắn bắn về phía ta các tên lửa, các mũi lao, những cây đinh, rìu chiến, lao 3 lưỡi, những cục lửa, không ngưng nghỉ … Bầu trời … dường như có hàng trăm mặt trời, hàng trăm mặt trăng … và hàng trăm vạn ngôi sao. Không thể biết là ngày hay đêm, kim la bàn cũng không dùng được”Cảnh tượng nhiều vì sao, nhiều hành tinh lớn nhỏ xuất hiện như thế này chỉ xuất hiện khi phi thuyền tiến nhập vào không gian vũ trụ giữa các vì sao. Chúng ta ở thời đại kính viễn vọng Hubble, thám hiểm vũ trụ, các bộ phim khoa học viễn tưởng mới có thể hiểu được nó. Ngay cả hiện tượng không phân biệt ngày đêm và la bàn không hiệu lực họ cũng biết. Làm sao có thể tưởng tượng ra tất cả chừng đó thứ nếu họ chưa bao giờ thực tế bay vào vũ trụ? Mahabharata Sau đó khi Saubha chuyển sang chế độ tàng hình"I quickly laid on an arrow, which killed by seeking out sound, to kill them...All the Danavas [troops in Salva's army] who had been screeching lay dead, killed by the blazing sunlike arrows that were triggered by sound."“Ta nhanh chóng lên một mũi tên, loại tên tầm giết kẻ thù bằng cách truy tìm theo tiếng động… Tất cả bọn lính Danava đang kêu thất thanh nằm chết, bị giết bởi những mũi tên cháy sáng như ánh mặt trời” The Ramayana As Von Daniken recounts from the original text:When he begins his flight from the mountains, the tops of the cliffs break, the foundations of the mountains shake. Giant trees are stripped of their boughs and broken, a shower of wood and leaves falls to the ground. The mountain birds and animals flee to their hiding places.“Khi ông bắt đầu chuyến bay từ những rặng núi, những đỉnh của các vách đá nhô ra biển vỡ ra, dãy núi chấn động. Những cây cổ thụ gãy cành và đổ, một cơn mưa gỗ và lá cây đổ xuống mặt đất. Những con chim núi và thú vật chạy tìm nơi ẩn trốn” There is another account of such a weapon: - Mausola Purva"Cuka, flying on board a high-powered vimana, hurled on to the triple city a single projectile charged with all the power of the universe. An incandescent column of smoke and flame, as bright as ten thousand suns, rose in all the splendor... When the vimana returned to Earth, it looked like a splendid block of antimony resting on the ground."“Cuka, bay trong một vimana rất mạnh, phóng về phía nhóm 3 thành phố một vật đã nạp đầy sức mạnh của vũ trụ. Một cột khói và lửa, sáng chói như 10 ngàn mặt trời…Khi chiếc vimana trở về mặt Đất, nó trông như một khối antimon rực rỡ nằm trên mặt đất”.Đọc đoạn này mấy ai trong chúng ta không liên tưởng đến sự kiện đó? Ramayana trích dẫn bởi N.Dutt (1891):“At Rama’s behest the magnificent chariot rose up to a mountain of cloud with a tremendous din…”“Dưới lệnh của Rama cỗ xe lộng lẫy bay thẳng lên một ngọn núi đầy mây cùng với một tiếng động đinh tai nhức óc …” Ramayana chương ‘Rama và Sita’Phần chuyện về “Rama và Sita” trong Ramayana :Hearing about the kidnapping of his lovely wife, Sita, Rama cries : “ Fly out the aerial cars at once”.Khi nghe tin vợ, nàng Sita, bị bắt cóc, Rama hét lớn: “Các cỗ xe lên thẳng đồng loạt xuất phát ngay” MahabharataTrong một chương khác vũ khí đáng sợ Agneya, “một loại tên lửa không có khói” được sử dụng bởi người anh hùng Adwattan."Dense arrows of flame, like a great shower, issued forth upon creation, encompassing the enemy....A thick gloom swiftly settled upon the Pandava hosts. All points of the compass were lost in darkness. Fierce winds began to blow. Clouds roared upward, showering dust and gravel.Birds croaked madly...the very elements seemed disturbed. The sun seemed to waver in the heavens. The earth shook, scorched by the terrible violent heat of this weapon. Elephants burst into flame and ran to and fro in a frenzy...over a vast area, other animals crumpled to the ground and died. From all points of the compass the arrows of flame rained continuously and fiercely."“Những loạt tên lửa dày đặc, như một cơn mưa lớn, bắn thẳng ra phía trước, bao vây lấy kẻ thù… Một màn đêm dày đặc phủ xuống đoàn quân Pandava. Tất cả các kim la bàn mất phương hướng. Những trận gió hung dữ bắt đầu thổi. Những cuộn mây ầm ầm cuộn lên, bụi và sỏi trút xuống như mưaNhững con chim kêu rền rĩ như điên dại … Các nguyên tố căn bản (tứ đại: đất, nước, gió, lửa) dường như đảo lộn. Mặt trời dường như chập chờn rung rinh trên các thiên đường. Mặt đất rung lắc, bị thiêu cháy bởi sức nóng dữ dội của thứ vũ khí này. Những con voi bốc cháy và chạy loạn điên cuồng … trên một vùng rộng lớn, những con thú khác ngã gục xuống mặt đất và chết. Từ mọi hướng những tia lửa bắn xuống liên tục và dữ dội” Mahabharata"Gurkha, flying in his swift and powerful Vimana, hurled against the three cities of the Vrishnis and Andhakas a single projectile charged with all the power of the Universe. An incandescent column of smoke and flame as bright as the thousand suns rose in all its splendour... it was an unknown weapon...An iron thunderbolt, a gigantic messenger of death, which reduced to ashes the entire race of the Vrishnis and the Andhakas....The corpses were so burned as to be unrecognizable. The hair and nails fell out; pottery broke without apparent cause, and the birds turned white....After a few hours all foodstuffs were infected.... To escape from this fire, the soldiers threw themselves in streams to wash themselves and their equipment..."“Gurkha, bay trong chiếc Vimana mạnh mẽ và tốc độ, phóng về phía 3 thành phố của người Vrishnis và Andhakas một vật đã nạp đầy sức mạnh của Vũ trụ. Một cột khói và lửa cháy nóng sáng chói như hàng ngàn mặt trời… Đó là một thứ vũ khí chưa từng được biết đến… Một tiếng sét, một sứ giả khổng lồ của cái chết, thứ mà biến toàn bộ 2 dân tộc Vrishnis và dân tộc Andhakas thành tro bụi… Những thi hài bị cháy đến mức không thể nhận dạng được. Tóc và móng tay chân bong ra; đồ gốm vỡ tan không rõ nguyên nhân, những con chim biến thành màu trắng… Sau vài giờ mọi thực phẩm đều bị nhiễm độc …Để thoát khỏi lửa, những người lính thả mình vào những dòng nước để rửa bản thân và các thiết bị của mình …” Mahabharata, Book of Karnaparvan"We saw something in heaven that resembled a scarlet cloud, like the gruesome flames of a burning fire. A monstrous, black Vimana emerged, shooting gaudy lightened projectiles. The noise sounded like a thousand drums beating at the same time. The Vimana approached the ground with incomparable speed and shot thousands of golden projectiles, followed with huge explosions and hundreds of fiery wheels. A terrifying panic took over."“Chúng tôi nhìn thấy một cái gì đó trên thiên đường giống như một đám mây màu đỏ tươi, như một đám lửa cháy khủng khiếp. Một vimana khổng lồ màu đen hiện ra, bắn ra những vật sáng. Âm thanh nghe như một ngàn cái trống đánh lên cùng một lúc. Chiếc vimana bay lại gần mặt đất với một tốc độ không gì sánh nổi và bắn hàng ngàn viên đạn vàng, theo sau bởi những tiếng nổ lớn và hàng trăm bánh xe ngùn ngụt cháy. Nỗi kinh hoàng bao trùm khắp nơi”. “Dường như Mahabharata đang mô tả một cuộc chiến hạt nhân! Các tham chiếu như thế này không được cách ly ra; nhưng những trận chiến, dùng một mảng chủng loại vũ khí và các cỗ xe lên thẳng kỳ lạ là phổ biến trong tất cả các sách cổ văn Ấn Độ. Một trong số chúng thậm chí còn mô tả một Vimana vs Vailix đánh nhau trên mặt trăng! Phần trên mô tả rất chính xác một vụ nổ hạt nhân trông như thế nào và những tác động phóng xạ của chúng lên dân cư. Nhảy vào nước là cách duy nhất để làm đỡ thương tích tạm thời.“Khi thành phố Rishi của Mohenjodaro được khai quật bởi các nhà khảo cổ vào cuối thế kỷ 20, họ đã phát hiện những bộ xương nằm ngay trên con đường, một số trong số họ đang nắm tay nhau, như thể một cái chết bất ngờ phủ chụp lấy họ. Những bộ xương này nằm trong số những bộ xương bị nhiễm phóng xạ cao nhất được tìm thấy, ngang với mức của những bộ xương tìm thấy tại Hiroshima và Nagasaki”.“Hơn nữa, tại Mohenjo-Daro, một thành phố được quy hoạch tốt trên những lưới ô, với một hệ thống thủy lợi cao cấp hơn cả Pakistan và Ấn Độ ngày nay, những con đường bị rải đầy những “cục thủy tinh màu đen”. Những miếng thủy tinh này được khám phá ra là những bình gốm đã bị nóng chảy dưới tác động của nhiệt độ cao đột ngột! (thời gian tương tác ngắn)”.D. Hatcher Childress, "Ancient Indian Aircraft Technology" Pho sử thi Ramayana – Câu chuyện tình bất hủ của Ấn Độ cổ đại Ramayana (Kỳ tích của Hoàng tử Rama) là bộ sử thi lớn thứ hai, sau Mahabharata của Ấn Độ cổ đại và cũng trở thành Thánh Kinh đối với người Ấn Độ từ ngàn xưa.Cùng với Mahabharata, sử thi Ramayana ngót ba nghìn năm nay đã đi vào tâm hồn người Ấn Độ như nguồn tri thức bất tận, như nền tảng của Đạo lý của dân tộc Ấn Độ. Ramayana về khối lượng với chỉ bằng ¼ số trang so với Mahabharata và khác xa Mahabharata về phong cách và nội dung. Trong Ramayana tuy cũng có nhiều đoạn ghép nối, nhưng ngắn hơn nhiều và chủ yếu mang tính chất luận lý. Rõ ràng, phần chính của Ramayana là tác phẩm của một tác giả và gần với phong cách thơ ca cổ điển bằng tiếng Phạn của Ấn Độ sau đó. Ramayana chứa đựng ít yếu tố cổ hơn so với Mahabharata và gây ấn tượng như một tác phẩm ra đời muộn hơn; trong khi đó Mahabharata có những tình tiết như câu chuyện về Nala lại chứng tỏ tác giả- người hoàn thiện cuối cùng của Mahabharata biết khá rõ về Ramayana. Do đó các nhà nghiên cứu cho rằng bản Mahabharata hiện được biết ra đời muộn hơn so với Ramayana, nhưng nội dung của Mahabharata là nói về một thời kỳ cổ xưa hơn so với nội dung của Ramayana. Các truyền thuyết cho rằng tác giả của Ramayana là nhà hiền triết Valmiki sống vào khoảng thế kỷ VI-V trước C.N. Văn bản học hiện nay của Ramayana, trừ phần đầu và phần cuối xét về nhiều mặt, đã được hoàn thiện vào thế kỷ I tr.C.N. Không gian trung tâm của toàn bộ sử thi Ramayana là Agôdhia, thủ đô của quốc gia cổ Kôsala ở phía Bắc sông Hằng. Vua nước Kôsala là Đasaratha có bốn người con trai do ba bà vợ sinh ra; những người con trai đó tên là Rama, Bhrata, Lacsmana và Satruyna. Cả bốn anh em cùng tới triều đình vua Janaka tham gia cuộc thi bắn cung kén chồng cho công chúa. Rama chiến thắng và giành được nàng Sita làm vợ. Rama cùng vợ là nàng Sita sống hạnh phúc trong hoàng cung của vua Cha và được vua Cha tuyên bố chọn làm Hoàng thái tử. Thế rồi, bà vợ hai Kailaay sực nhớ tới lời hứa của chồng sẽ làm bất cứ điều gì bà muốn và buộc vua Đasaratha phải đầy Rama vào rừng và đưa con trai của mình là Bharata lên làm Hoàng thái tử. Vua Đasaratha và Bharata không muốn điều đó, nhưng Rama tự nguyện đi lưu đầy cùng vợ và em trai Lacsmana để vua Cha thực hiện lời hứa của mình. Khi vua Đasaratha qua đời, Bhrata lên ngôi nhưng chàng luôn coi mình là người trợ giúp cho Rama mà thôi. Trong khi đó Rama, Sita và Lacsmana sống cuộc đời khổ hạnh trong khu rừng Đanđaca. Tại đây chàng giết nhiều quỷ dữ đến quấy phá cuộc sống của các nhà tu hành. Quỷ Ravana, vua xứ Lanka quyết trả thù cho bầy tôi quỷ của mình đã bị Rama giết chết. Một hôm, khi Rama và Lacsmana đi săn, quỷ Ravana biến thành một nhà tu hành tới bắt Sita đem về Lanka. Hai an hem bổ đi tìm nàng ở khắp nơi. Được sự giúp đỡ của chúa khỉ Sugriva và đặc biệt là viên tướng khỉ Hanuman, Rama đã biết được vợ mình bị bắt và hiện đang ở đâu. Đoàn quân khỉ khổng lồ giúp Rama bắt một chiếc cầu đá qua biển tới Lanka. Sau một trận chiến đẫm máu, Rama, Lacsmana cùng liên quân của mình đã chiến thắng Ravana và giải phóng được Sita. Rama giết quỷ vương Ravana Mặc dù trong suốt thời gian bị gian cầm, quỷ Ravana không cách nào mua chuộc hoặc đụng đến nàng Sita. Thế nhưng, sau bao gian nan vất vả cứu được nàng Sita, Rama nghi ngờ long chung thủy của vợ. Để chứng minh cho sự trong trắng của mình, nàng Sita đã tự lên dàn hỏa thiêu. Song thần lửa Agni không tiếp nhận nàng vì nàng vô tội. Sau thử thách đó, Rama mới yên tâm và trở về đô thành Agôđhia. Bhrata trả lại ngôi báu cho anh mình và Rama lên ngôi vua trị vì đất nước.Đoạn cuối của sử thi rõ ràng là đã thêm thắt vào phần kết. Do vậy nội dung của phần này không ăn nhập gì với nội dung chính cũng như toàn văn của các phần trên. Đoạn cuối kể tiếp về cuộc đời bất hạnh của nàng Sita sau khi trở về Agodhia. Tuy đã chứng minh được sự trong trắng của mình, nàng Sita vẫn bị dân chúng nghi ngờ và ghét bỏ. Mặc dầu rất tin vợ, nhưng để được lòng dân, Rama buộc phải đuổi nàng Sita ra khỏi hoàng cung. Người vợ chung thủy đó đã tìm đến ở nhờ một nhà đạo sĩ Vanmiki. Và tại đây, nàng sinh ra hai người con trai song sinh là Kusa và Lava. Năm tháng qua đi, trong buổi tế ngựa, đạo sĩ Vanmiki đưa hai chàng thiếu niên tới, trước mọi người đọc bản trường ca Ramayana do mình sang tác. Rama nhận ra hai người con của mình và cho người đi đón vợ về. Lúc này, tuy đã được minh oan, nhưng vì quá buồn phiền, nàng Sita kêu cầu mẹ mình là nữ thần Đất đón mình trở về long đất. Đất nứt ra và nàng Sita biến mất. Sau sự việc đó, Rama cũng trở về trời và hiện nguyên hình là thần Vishnu. Sử thi Ramayana là một tác phẩm văn học vĩ đại của đất nước Ấn Độ ca ngợi những con người trong sạch và nồng cháy yêu thương. Rama nổi lên như một vị anh hung lý tưởng và thánh thiện, Sita không chỉ hiện lên như một vẻ đẹp tuyệt vời của đóa hoa trắng trong mà còn mà là hình ảnh của người phụ nữ Ấn Độ tiêu biểu: thủy chung, dũng cảm và cao thượng. Tướng khỉ Hanuman trung thành và dũng mãnh… Chính vì lẽ đó, đến những thế kỷ sau, Ramayana đã chuyển dịch ra nhiều thứ tiếng địa phương của Ấn Độ và đã là nguồn cảm hứng vô tận cho nhiều tác phẩm thơ ca, kịch, họa , điêu khắc. Sử thi Ramayana không chỉ được phổ cập rộng rãi ở Ấn Độ mà còn có ảnh hưởng lớn với các quốc gia Đông Nam Á. Tại Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam… các di bản của sử thi Ramayana từ lâu đã được dân chúng yêu mến. “ Laskamana ơi, anh không thể sống thêm nữa một khi mà không có người đẹp”, “ giá bây giờ, anh tìm ra Sita rồi cùng nhau ở trên bờ hồ Pamba thì thôi, anh chẳng khao khát gì Ayodhia hoặc cõi trời…Anh sẽ chỉ sung sướng nếu tìm ra được Sita. Chỉ lúc đó anh mới muốn sống thôi em ạ’’. “đối với anh, cảm thấy được sống với Gianaki trên cõi trần thế này như thế là đủ, chẳng cần gì hơn”. “ Để trả thù sự lăng nhục, ta đã làm những gì mà con người phải làm…phải biết chắc điều này, chẳng phải là vì nàng mà ta đã đạt tới chỗ kết thúc chiến tranh…ta làm như thế là vì nhân phẩm của ta, để xóa bỏ vết ô nhục vì uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của mình”. “Ta chỉ thuộc về một người, như ánh sáng thuộc về một trời vậy, người đó là Rama!”“Hỡi Laskmana, em hãy chuẩn bị cho chị một giàn hỏa thiêu. Với nông nỗi đáng buồn hiện nay, đó là phương thức duy nhất cho chị. Chị không muốn sống sau những lời tố cáo lầm lạc như vậy. Chồng chị không hài lòng về chị, chàng đã ruồng bỏ chị trước mặt mọi người. Giờ thì chị sẽ từ bỏ tấm thân này cho ngọn lửa”. “Nếu con trước một lòng một dạ với Rama thì cúi đầu xin thần tìm cách bảo vệ con. Rama đã coi một phụ nữ trinh tiết như một kẻ gian dối, nhưng nếu con trong trắng xin thần Anhi phù hộ con”. Sita là một nhân vật hoàn hảo xứng đáng với lời ca ngợi của Rômetut: “ Trí tưởng tưởng và sáng tạo của con người Hindu không hình dung nhân vật nào cao nhã hơn và thiêng liêng hơn nàng Sita, văn chương nhân loại chưa từng sản sinh ra một lý tưởng nào cao hơn tình yêu nữ tính, sự thật nữ tính và lòng tận tâm nữ tính”. Còn một nhà văn Ấn Độ lại nói: “ Nhìn thấy Sita đẹp và thiêng như bản thân cuộc sống, Sita thiêng liêng, toàn bộ cuộc đời của người thật là thiêng liêng…Người chính là đất đai. Người là ngọn nguồn cuộc sống, Người là bản thân cuộc sống và cũng như bản thân cuộc sống Người thật vô biên”. Mẹ hiền từ Durga Mẹ hiền Durga Vào một thời xa xưa, Quỷ Vương Mahisha và bộ hạ nổi lên chinh phục các tầng Trời và tàn sát chư vị Thiên Thần. Họ đến cầu cứu « Chúa Ba Ngôi » Trimurti. Ba Ngôi phóng linh quang như những lằn chớp sáng rực bầu Trời. Ở nơi hội tụ của ba luồng hào quang chói lửa đến từ Ba Ngôi Thiên Chúa nảy sanh ra một Nữ Thần, đó là Durga. Mỗi vị Thần trên Thiên Quốc đều tặng Durga một vũ khí hay một bảo vật để hàng phục quỷ vương. Shiva tặng cây đinh ba, Vishnu tặng đĩa Kim Luân và dây Quyên Sách, Surya, thần Mặt Trời, tặng cung tên, Chandra, thần mặt trăng, tặng cây búa rìu, Sơn Thần Himalaya tặng con sư tử, Thần Chết Yama tặng chày Kim Cương, Thần gió Vayu tặng ống loa, Hỏa Thần Agni tặng hỏa tiễn, v.v… Durga tượng trưng cho sự đón nhận của nữ tính, nên hội tụ mọi quyền năng của chư Thần. Các quyền năng ấy cũng biểu tượng cho các đức tính rất đa dạng nhưng cần thiết để hàng phục những khuynh hướng xấu trong tâm hồn mỗi người chúng ta. Để có được những đức tính ấy, chúng ta phải có thái độ sẵn sàng đón nhận, một thái độ gắn liền với nữ tính của Durga. Điểm đặc biệt là mặc dù Durga là một chiến tướng rất dũng mãnh quyết liệt, nhưng trong dân gian, Ngài lại được tôn thờ như một người mẹ tươi cười, từ ái, hiền hòa. Trong trận chiến chống lại ác quỷ, Durga chỉ huy một đội ngũ bảy nữ thần (sanh ra từ Durga, mỗi Vị mang đặc tính của một Nam Thần đã « đầu tư » vào Durga), gọi là bảy bà mẹ (Sapta Matrika). Các Bà anh dũng thắng thế tiêu diệt đối phương. Tuy nhiên, khi quỷ bị giết hay bị thương, thì mỗi giọt máu của nó rơi xuống đất lại liền nảy sanh ra một con quỷ khác, cứ như thế, liên tu bất tận (như quái vật Hydre trong huyền thoại Hy Lạp, có nhiều đầu, mỗi đầu bị chặt, liền mọc thêm hai đầu khác). Cuối cùng Durga ra lênh cho một Nữ Thần há to miệng nuốt hết những giọt máu từ ác quỷ tuôn ra, khiến quỷ không thể tái tạo được nữa, đem lại chiến thắng toàn diện. Vị Nữ Thần uống máu ấy là Kali, bà mẹ dữ tợn. Vị thần đầu voi Ganesh Ganesh ngồi trên hoa sen đỏ Ganesh là vị Thần rất được tôn thờ, và cũng dễ nhận ra nhất, với cái đầu voi và cái bụng bự. Có ít nhất là bốn thuyết nói về nguồn gốc của Ngài. Thuyết thứ nhất cho rằng Shiva tự mình tạo nên Ganesh. Tuy nhiên, Ganesh quá đẹp trai, khiến vợ của Shiva cũng phải mê, làm cho Shiva nổi ghen. Shiva liền khiến Ganesh biến dạng trở thành « đầu voi, bụng bự », rồi giao cho Ganesh chỉ huy đám thị vệ lùn của mình. Theo thuyết thứ hai thì Ganesh sinh ra từ cáu ghét của Parvati, hay từ máu kinh nguyệt của Bà. Sau đó Parvati giao cho Ganesh trách nhiệm giữ cửa phòng mình, chủ yếu là để ngăn không cho Shiva xông vào, trong những lúc Bà không muốn. Một cách « thi vị » hơn một chút, người ta kể rằng trong lúc Parvati tắm, Shiva đòi vào, Parvati không cho, và lấy cáu ghét của mình làm nên Ganesh để ngăn chặn Shiva. Chuyện khác : Parvati đang có kinh, không muốn tiếp Shiva, liền lấy máu kinh nguyệt của mình làm nên Ganesh, vẫn với sứ mạng chặn đường Shiva. Thật ra chỉ cần ghi nhận Ganesh sanh ra từ sự ô uế bợn nhơ của người nữ. Khi mới sanh, Ganesh rất đẹp trai (như thuyết trước). Nhưng, trong lúc giữ cửa cho mẹ, gặp lúc Shiva xông đến đòi vào, Ganesh liền khện cho Shiva một trận không nhân nhượng. Shiva gọi Vishnu đến giúp, Ganesh khện luôn Vishnu. Rốt cuộc Brahma phải nhập cuộc, và trước thần lực của toàn thể Ba Ngôi, Trimurti, Ganesh thất thế và bị chặt bay đầu. Parvati nổi tam bành, đòi « Chúa Ba Ngôi » phải trả lại cho bà đứa con yêu dấu. Shiva, Ngôi thứ ba, xuống nước, hứa sẽ khẩn cấp ráp lại cho Ganesh cái đầu thứ nhất mà Ngài chớp được. Một con voi lò mò bước đến. Thế là Ganesh được ráp cho một cái đầu voi ! Thuyết này nhấn mạnh đến « mặc cảm oedipe » của trẻ con : bé trai yêu mẹ và ghen với bố, trong tiềm thức hình dung sự tranh chiến với bố, cũng như những hình phạt mà nó phải chịu (thiến) nếu vượt quá một lằn ranh dục tính nào đó. Thật ra, có chỗ kể rằng Ganesh đã thực sự có liên hệ xác thịt với Parvati. Một thuyết khác cho rằng khi Shiva chặt đứt cái đầu thứ năm của Brahma, cái đầu Đạo Sĩ, thì Ngài kiêu hãnh trưng bày « của quý » ra trước các vị phu nhân của những Đạo Sĩ cao trọng. Các Đạo Sĩ này nguyền rủa Shiva, khiến cho dương vật của Shiva rơi xuống đất, và đồng thời Shiva trở thành một con voi. Một vị Thần ráp dương vật lại cho Shiva và Shiva lấy lại hình thù cũ. Đến khi Shiva làm tình với Parvati, thì một giọt tinh dịch rơi xuống đất, hóa ra Ganesh, mang đầu voi, nhắc lại việc cha mình cũng đã từng là voi. Ở đây cần ghi nhận liên hệ giữa bản tính « voi », tượng trưng cho sự thông thái, và sự kiện bị thiến mất dương vật. Còn một thuyết thứ tư theo đó Parvati để rơi một giọt máu kinh nguyệt của mình xuống sông Hằng (Gange). Một Nữ Quỷ nuốt giọt máu ấy, thụ thai, sanh ra Ganesh với năm cái đầu voi. Bốn cái đầu bị cắt, còn lại Ganesh với một đầu voi. Thuyết này nhắc chuyện bị cắt đầu trong thuyết thứ hai, đồng thời gợi lại chuyện Brahma với năm cái đầu và chuyện sanh ra từ máu kinh nguyệt. Một chi tiết khác, sông Gange, tượng trưng bởi Nữ Thần Ganga, nơi Parvati đặt giọt máu kinh nguyệt của mình, nằm ngay trên chính ... búi tóc của Shiva !TỪ CHUỘT ĐẾN VOI VÀ BIỂU TƯỢNG THĂNG HOA Đầu voi của Ganesh chỉ có một chiếc ngà duy nhất, phía bên phải. Biểu tượng của hai ngà voi là : lý trí bên phải, và tình cảm bên trái. Ganesh chỉ có chiếc ngà bên phải, được coi như lý trí khắc phục tình cảm. Tuy nhiên, trong điều kiện nào vị Thần đã đánh mất chiếc ngà bên trái. Lại có nhiều thuyết. Ganesh cưỡi chuột Ngày nọ Ganesh đang giữ cửa phòng của bố mẹ mình thì Krishna (hóa thân của Vishnu) mò đến. Ganesh ngăn lại. Krishna dùng búa rìu chặt đứt chiếc ngà bên trái của Ganesh. Thuyết khác. Ganesh rất tham ăn, nhất là bánh kẹo. Một hôm Ngài ăn đầy một bụng kẹo bánh, no cành hông, sau đó cưỡi một con chuột đi chơi. Có con rắn làm cho chuột hoảng sợ nhảy dựng lên. Ganesh té bể bụng, như chúng ta thường dọa trẻ con khi chúng ăn quá nhiều kẹo bánh. Tuy nhiên Ganesh không phải là một nhóc tì cơ bản, mà là một vị Thần. Ngài liền lượm tất cả kẹo bánh tung tóe khắp nơi, nhét trở vào bụng mình, cột lại với con rắn cho chắc chắn, rồi lại … đi chơi tiếp ! Vị Thần Mặt Trăng (Chandra) và 27 bà vợ (27 vị Tinh Tú), thấy cảnh khôi hài ấy, không nhịn được, cùng nhau ôm bụng cười ngặt nghẽo. Ganesh giận dữ (như trẻ con khi bị chế diễu), bẻ một chiếc ngà của mình, chọi Mặt Trăng. Mặt Trăng buộc phải lặn mất. Mặt trăng tượng trưng cho thời gian. Không còn mặt trăng thì không thể được. Chư Thần liền đến thuyết phục Ganesh xin tha lỗi cho Mặt Trăng. Ganesh nhận lời, nhưng quy định những lúc Mặt Trăng được xuất hiện và những lúc phải khuyết đi và biến mất. Một thuyết thứ ba cho rằng khi Vyasa, tác giả chuyện Mahabharata thuật chuyện này lại cho Ganesh, thì vị Thần bẻ một chiếc ngà của mình để làm bút ghi lại lời của Vyasa. Với thuyềt này, Ganesh là Thần của văn sĩ và là biểu tượng của sự thông minh trí tuệ. Ngoài ra bụng bự của Ganesh biểu tượng cho sự thịnh vượng, nhưng cũng là sức hàm chứa vô lượng. Đầu voi to lớn, như đã nói, tượng trưng cho trí tuệ thông thái, tai to nghe nhiều hiểu rộng. Cái vòi tượng trưng cho những khả năng dặc biệt không ai có được. Chiếc vòi có thể khai thông mọi bế tắc, quật ngã cây cối, gúp vượt qua rừng rậm, nhưng cũng lại rất tế nhị, thậm chí nhặt nổi một cây kim ! Sự kiện Ganesh cưỡi chuột cũng đáng được quan tâm. Con chuột tí hon lại được gán cho Thần Voi Ganesh ! Toàn thể thế giới loài vật được coi như hiện diện trong khoảng cách giữa chuột và voi, tức là trong Ganesh (con vật được cưỡi bởi các vị Thần cũng là biểu hiện của vị Thần ấy). Ganesh tượng trưng cho sự thăng hoa từ chuột tới voi, từ nhơ bẩn ô uế đến Hiện Hữu linh thiêng cao quý, từ tâm lý trẻ con nhỏ mọn đến Trí Tuệ cao siêu không giới hạn. Tôi ghi chú: - Kali mang màu đen chết chóc, hủy diệt là vợ của thần Shiva, bởi vì thần Shiva tượng trưng cho phương Nam (so sánh tới các nam thần trong Tứ Phương Tôn) thì Kali tượng trương cho phương Bắc (so sánh các nữ thần trong Tứ Phương Tôn) đối nghịch, lạnh lẽo, chết chóc, âm u... Đây chỉ là quy ước riêng Âm Dương Ngũ Hành giữa Tứ Tượng Âm Dương, nếu có thêm các nhân vật khác thì quy ước sẽ thay đổi, chẳng hạn cổ vật Lingam đá có thêm Linga - Yoni, Nagesha và Skanda. - Saraswati là vợ thần Brahma. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 10, 2015 TRUYỆN ÔNG HOÀNG ĐÀO HOA KRISHNA Krishna (hóa thân thứ tám của thần Vishnu) Thần giáng sinh vào lúc hoàng tộc có sự bất hòa : Kansa truất ngôi cha, hạ ngục chị là bà Devaki, cùng chồng bà là Vasu-deva. Không những chỉ hạ ngục anh chị, mà còn hạ lệnh giết bất cứ người con nào của chị sinh ra vì có lời tiên tri Kansa sẽ bị giết bởi một người con của bà Devaki. Kansa đã giết tất cả sáu đứa con của Devaki. Khi bà này sắp sửa sinh hạ đứa thứ bảy thì thần Vishnu tới cứu bằng cách lấy bào thai còn trong tử cung mang lại trao cho Rohini, người vợ khác của Vasu-Deva, lúc đó đương sống cùng hai vợ chồng người chăn bò Nanda và Yashodâ tại Gokula. Tới kỳ hạn, đứa trẻ bọc sinh ra và mang tên là Bala-Râma. (Chính là hóa thân của rắn thần Ananta mà thần Vishnu vẫn nằm nghỉ ngơi trên đó) Krishna chào đời Sau đó bà Davaki lại mang thai đứa thứ tám. Vào lúc bà hạ sanh đứa trẻ này, nhã nhạc vang lừng, trên mặt đất các cây đều nở hoa tưng bừng. Đứa trẻ này chính là thần Vishnu giáng sinh lần thứ tám thành Krishna. Khi vừa sinh ra, Krishna xuất hiện trước cha mẹ với vương miện trên đầu, mình mặc áo vàng, bốn tay cầm bốn vật tượng trưng là vỏ ốc, đĩa tròn, bông sen và cái chùy. Krishna nói với cha mẹ hãy mang mình tới nhà Yashodâ để đánh tráo lấy đứa con gái mà Yashodâ sắp sinh. Dứt lời, Krishna trở lại hình hài đứa trẻ sơ sinh. Tuy sự hiển hiện cùng lời dặn dò vừa qua rất đỗi kỳ lạ, Vasu-Devâ cũng quyết định tuân theo. Ông đặt đứa trẻ nằm gọn trong một cái lẵng, rồi đội lên đầu sửa soạn ra khỏi nhà tù. Những dây xích tự nhiên được tháo tung, cửa ngục mở, các lính canh ngục ngủ thiếp trong mê man và Vasu-Devâ ra đi êm thắm. Trên đường đi, Vasu-Devâ phải lội qua con sông Yamunâ. Lội tới giữa dòng, đứa trẻ bỗng trở nên nặng quá chừng, nước sông lại gần ngập tới đầu, khó mà lội qua được. Nhưng khi đứa trẻ vừa khỏa chân xuống nước, dòng sông bỗng rút cạn, thế là hai cha con sang bờ yên lành Khi tới nhà Nanda, có tiếng vọng ra bảo Vasu-Devâ cứ vào, cứ đặt đứa con trai xuống bên cạnh Yashodâ và mang đứa trẻ gái Yashodâ mới sinh trở về ngục. Việc xảy ra thật lẹ và êm thắm. Cả Nanda và Yashodâ đều không hay biết chi cả. Từ đấy Yashodâ nuôi nấng Krishna mà vẫn tưởng là nuôi chính con mình đẻ ra. Nghe tin chị sinh, Kansa lại tìm cách giết đứa trẻ, lần này cô gái hiện hình một nữ thần bảo với Kansa rằng đứa trẻ mà Kansa muốn giết hiện đương sống ở Gokula bên kia bờ sông Yamunâ. Kansa bèn sai bầy âm binh của mình đi giết hết những trẻ sơ sinh của cả vùng này. Chuyện kể về thời thơ ấu của Krishna thật nhiều. Yashodâ luôn luôn lo lắng về những hành vi lạ lùng của chú bé, mới phút trước chú là chú bé thường, phút sau chú đã hiện thành đấng chí tôn của vũ trụ. Bà cũng lo lắng về việc Kansa luôn luôn tìm cách ám hại đứa trẻ. Một lần Kansa sai Pâtanâ, một con ma cà rồng, hiện thành hình một người đàn bà có vẻ đẹp dịu hiền tới bế đứa trẻ lên lòng cho bú. Krishna hút hết chất độc tự vú con yêu ra, khiến nó chết tức khắc và hiện nguyên hình. Một lần khác Yashodâ đặt chú bé chơi yên lành dưới gầm một chiếc xe bò lớn trong sân. Yashodâ vừa đi nơi khác, một con quỷ bộ hạ của Kansa bèn nhảy lên định làm cho chiếc xe sập xuống nhưng Krishna đã lấy ngón chân hất phăng chiếc xe nặng đập vào tường đối diện, giết chết tươi con quỷ. Một lần khác Yashodâ đương cùng chú bé đùa thì một đám mây đen kịt bất chợt sà xuống, túm lấy cổ chú bé rồi bay lên cao. Lần đó cơ hồ không còn cách gì cứu được chú bé, nhưng đám mây bị cưỡng bay chậm lại rồi hạ thấp dần xuống làng, chú bé thoát nạn. Một lần Yashodâ muốn giữ cho chú bé khỏi nghịch bèn cột chú vào trục một bánh xe. Nhưng chú đâu chịu đứng nguyên một chỗ. Chú kéo lết chiếc bánh xe tới phía hai cây cổ thụ lớn mọc sát bên nhau. Chú gắng đi lọt vào giữa, chiếc bánh xe bị mắc chặn, chú vẫn kéo làm hai cây cổ thụ đổ rụp. Bỗng có hai thần linh hiện lên nói họ vốn đã bị cầm tù trong cây từ lâu, nay được Krishna phóng thích, họ xin một lòng quy thuận và thờ phụng như bậc thầy. Krishna thường hay lấy cắp bơ của các bà hàng xóm để phân phát cho khỉ và cho lũ trẻ khác, nhưng khi các bà tới mách thì bà nào cũng ngạc nhiên nhận thấy rằng Krishna đã lấy cắp bơ ở nhà mình vào cùng một lúc, còn bà Yashodâ lại xác nhận rằng cũng lúc ấy Krishna không hề ra khỏi nhà.Một lần khác Krishna bốc đất bỏ vào miệng khi bà Yashodâ mở miệng Krishna để lấy đất ra thì được chứng kiến hình ảnh toàn thể vũ trụ. Khi lên sáu, lên bảy, Krishna được phép theo anh là Balâ-râma ra đồng cỏ chăn đàn súc vật. Khoảng thời gian này trong rừng Brindâban thường vang ròn những tiếng cười của Krishna cùng lũ bạn mục đồng. Krishna rất thích thổi sáo, tiếng sáo huyền ảo đến nỗi dòng sông Yamunâ cũng chạy lạc đường vì mải nghe, và những bông sen khắp vùng đều bừng nở mãn khai trong hân hoan. Một lần có con rồng khổng lồ ẩn mình rất khéo chỉ để lộ riêng chiếc miệng há rộng của nó. Lũ trẻ mục đồng ngỡ đó là cửa động bèn chạy ùa vào. Con rồng hít hơi lùa cả lũ trẻ cùng đàn súc vật vào bụng. Lũ trẻ la hét kêu cứu Krishna. Krishna bèn tới cho con rồng hít nốt mình vào bụng. Nhưng khi đã vào trong, Krishna trở thành cao lớn dị thường làm vỡ bụng con rồng, lũ mục đồng và đàn súc vật được cứu thoát toàn vẹn. Một ngày kia có một con hạc khổng lồ cao bằng trái núi tới đậu bên bờ sông. Krishna để cho con hạc cặp mình giữa mỏ. Nhưng hạc chưa kịp nuốt thì Krishna đã trở thành một vật nóng bỏng, con hạc muốn nhả tức khắc, nhưng Krishna vẫn bám lấy, cố làm cho đứt mỏ hạc khiến con chim khổng lồ phải rãy chết. Một lần khác quỷ Metrâsur hiện thành hình một con cừu đực, thoạt giả vờ gậm cỏ yên lành, rồi bất chợt lao hết tốc độ về Krishna. Ai cũng nghĩ rằng lần này Krishna tất phải chết, nhưng Krishna vẫn điềm nhiên đợi lúc con quỷ vừa tới, bèn vung tay nắm lấy gáy cừu quay tít mấy vòng trên không rồi ném thẳng vào gốc cây. Metrâsur tan xác, máu thịt văng tung tóe khắp nơi. Krishna cưỡi đà điểu Garuda Vào một ngày nóng nực, đoàn mục đồng tới hồ Kâliya uống nước. Chúng không biết nước hồ đã nhiễm độc từ lâu, vì vậy chúng chết hết. Thấy vậy, Krishna khóc rống lên, nước mắt tiếc thương rỏ xuống và các bạn nhỏ đều hồi sinh. Krishna bèn quyết định giết con rắn độc ngụ dưới hồ. Con rắn độc Kâliya này đã phải rời bỏ chỗ ở cũ của nó vì sợ thần điểu Garuda (do Vishnu thường cưỡi).Garuda sở dĩ không tới rừng Brindâban vì có lời nguyền của một đạo sĩ nếu nó tới đó sẽ bị chết. Vì vậy Kâliya vẫn được sống yên lành ở hồ này. Nọc độc của nó tiết ra khiến không một loài cây cỏ nào sống nổi quanh hồ, trừ một gốc cổ thụ. Nguyên do cây này đã một lần Gurada tới đậu; vì Garuda là thần điểu của Vishnu nên cây được nhiễm chất linh thiêng mà không bị nọc rắn làm chết. Một hôm, lũ mục đồng đương chơi banh, trái banh rớt xuống hồ. Krishna trèo lên cây, nhảy xuống hồ. Kâliya thấy nước hồ bị khuấy rộn thì giận lắm, bèn nghển cả trăm đầu lên quan sát. Thấy chú bé, nó bèn quấn lấy kéo xuống đáy hồ, định mổ cho chết. Nhưng răng rắn vừa đụng tới thịt thì Krishna bắt đầu lớn bồng lên; lớn đến mức Kâliya buộc lòng phải thả chú. Trong khi đó lũ mục đồng trên bờ hoảng sợ, một vài đứa chạy về báo bà Yashodâ và Nanda.Bà Yashodâ muốn liều nhảy xuống hồ cứu con, nhưng Bala-râma khuyên bà đừng lo ngại, Krishna quyết thắng trận và trở lên. Đoạn Bala-râma trèo lên cây lấy tù và ra thổi, ý báo cho Krishna biết rằng mẹ đương lo lắng. Krishna cứu nạn cháy rừng Krishna bèn thả cho ống sáo của mình nổi lên mặt nước, gián tiếp báo rằng mình không sao. Các bạn bè của Krishna thấy vậy càng sợ hãi vì chúng cho rằng không bao giờ Krishna muốn rời chiếc sáo của mình cả. Bala-râma lại thổi một điệu tù và khác xin Krishna chứng tỏ rằng mình còn sống. Krishna bèn quặp lấy một đầu con rắn ngoi lên khỏi mặt nước. Đầu rắn đảo quẫy làm chiếc lông công như nhảy múa trên mặt nước khiến mọi người đều cho là Krishna bị giết đến nơi rồi. Không lâu Kâliya kiệt sức, Krishna tuần tự chém rụng những đầu của nó. Lúc Krishna sắp hạ độc thủ, chém nốt chiếc cuối cùng thì lũ vợ con rắn sụp lạy xin chú hãy tha sống cho chồng, cho cha. Krishna ưng thuận với điều kiện rắn phải trở về chốn cũ. Kâliya đáp nếu nó về chốn cũ thì thần điểu Garuda sẽ ăn thịt nó mất. Krishna bảo nó cứ yên chí, khi thần điểu Garuda thấy dấu chân Krishna trên đầu nó, sẽ không bao giờ tìm cách hại nó nữa. Thế là Krishna lên bờ. Lúc đó đã muộn lắm rồi, không ai kịp về nhà. Mọi người đồng ý ngủ qua đêm trong rừng. Họ tụ tập dưới một cây đa cổ thụ. Nửa đêm rừng phát hỏa, đám mục đồng thức giấc kêu cứu. Krishna ba lần mở miệng hút hết lửa, cứu được nạn cháy rừng. Tôi ghi chú: - Tiếng sáo trong tranh dân gian Đông Hồ "Thanh thiên lộng suy địch". - Tiếng đàn Thạch Sanh và tiếng đàn của nữ thần Saraswati vợ thần Brahma. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 10, 2015 Từ người anh hùng làng Gióng đến thần Hộ quốc Sóc Thiên Vương/Tỳ Sa Môn Thiên Vương Kết quả nghiên cứu trong thế kỷ XX đã đưa ra một số kết luận rằng Thánh Gióng vốn là thần Sấm/ ông Đổng... Kết quả nghiên cứu trong thế kỷ XX đã đưa ra một số kết luận rằng Thánh Gióng vốn là thần Sấm/ ông Đổng/ Khổng lồ hoặc Thánh Gióng vốn là thần Đá, thần Cây, thần Đất và xu hướng phổ biến được nhiều người thừa nhận: Thánh Gióng là anh hùng dân tộc cổ đại, giúp vua Hùng đánh giặc Ân xâm lược. Ở bài viết này, từ các truyền thuyết, các trò diễn của lễ hội Gióng, nói thêm về phức thể văn hóa này. I- Như chúng ta biết, tôn danh Thánh Gióng đã chỉ ra màu sắc Đạo giáo, tức xu hướng Đạo giáo hóa người anh hùng làng Gióng, thống thuộc vào bộ Tứ bất tử; ngoài ra, vị thần này còn được gọi bằng nhiều tôn danh mỹ hiệu khác nhau: Sóc Thiên vương, Xung Thiên Đại vương, Phù Đổng Thiên vương, Xung Thiên Dũng liệt Chiêu ứng Uy tín Đại vương, Sóc Thiên thần vương, Đổng Thiên vương Sóc Thiên Đại thánh, Vệ Linh Sơn thần, Phù Thánh Đại vương…(1). Điều này đã chỉ ra rằng đây là đối tượng thờ tự/ một hiện tượng văn hóa được thế nhân, ở từng tọa độ địa lý-lịch sử khác nhau, nhào nặn theo căn duyên và mục đích khác nhau. Ở đây, bằng cái nhìn quy chiếu với hệ thống thần linh Phật giáo hẳn cho phép chúng ta hiểu thêm một số khía cạnh khác của vấn đề. Trước hết, trong các danh hiệu nêu trên, ngoài danh hiệu thánh, thần, vương/ đại vương, chúng ta lưu ý đến danh hiệu thiên vương, một danh hiệu khá phổ biến trong thần điện Phật giáo mà tiêu biểu là Tứ Thiên vương, tức bốn vị Thiên vương hộ thế, chủ quản bốn phương chính của thế giới và cũng là bốn vị hộ pháp. Thứ hai, Tứ Thiên vương, theo vũ trụ luận Phật giáo, cư ngụ ở tầng trời Tứ Thiên vương trên đỉnh núi Meru (ngọn núi trung tâm vũ trụ). Điều này cho thấy rằng việc Thánh Gióng/ Sóc Thiên vương được thờ tự trên đỉnh núi Cả - đỉnh thiêng trung tâm của đất Tổ có điểm tương đồng. Thứ ba, trong Tứ vị Thiên vương, theo quan niệm Phật giáo thì vị Thiên vương chủ quản phương Bắc là Vaisravana (Tỳ Sa Môn Thiên vương/ Đa Văn Thiên vương) là vị đứng đầu và chỉ có Vaisravana được thờ riêng. Tín lý này chỉ ra sự đồng nhất Vaisravana và Sóc Thiên vương (sóc: phương Bắc), vị Thiên vương duy nhất được thờ tự ở nhiều đỉnh núi thiêng, đền thờ thiêng ở các vùng đất cổ miền Bắc, từ thời tiền Lê đến các triều Lý, Trần(2). Thứ tư, Tứ Thiên vương được thờ tự khắp thế giới Phật giáo từ thế kỷ II TCN. Bốn vị xuất hiện ở bốn phía như người canh giữ các thánh tích Phật giáo Ấn Độ (như bảo tháp Sanchi); ở Trung Á và Trung Quốc, vào thế kỷ thứ VIII, Tứ Thiên vương được thờ tự như những đấng bảo vệ Phật pháp và hộ trì các vị vua chúa tôn sùng đạo Phật chống lại các thế lực xâm lăng. Ở Nhật Bản, vào thế kỷ thứ VI, thái tử mộ đạo Shotoku (Thánh Đức) đã xây điện Shitenno-Ji để thờ Tứ Thiên vương và sau đó, nhiều điện thờ khác được dựng lên ở khắp các tỉnh để họ có thể quan phòng sự an nguy của lãnh thổ và mùa màng. Thực tế này bắt nguồn từ tín ngưỡng Tứ Thiên vương pháp của Phật giáo: Pháp tu Tứ Thiên vương làm bản tôn, là phép tu nguyện trừ tai ách cầu được phước đức. Tứ Thiên vương là thiện thần hộ pháp. Vì thệ nguyện diệt trừ nạn giặc của Tứ Thiên vương sâu nặng nên khi quốc nạn thường tu phép này (theo Đà-la-ni tập kinh 11). Thực tế lịch sử phổ biến ở các quốc gia Phật giáo dẫn trên đã lý giải việc các triều đại Việt Nam tôn thờ vị Thiên vương làm thần Hộ quốc: Lê Đại Hành (980): Sóc Thiên thần vương; Lý Thái Tổ: Xung Thiên thần vương; Trùng hưng năm đầu: Dũng liệt đại vương; năm thứ 4, gia phong hai chữ: Chiêu ứng; năm Hưng Long 21, gia phong hai chữ: Uy tín (Xung thiên Dũng liệt Chiêu ứng Uy tín Đại vương)… Mặt khác, tín lý hộ quốc đó cũng làm cho vị Thiên vương chủ quản phương Bắc có được hành trạng của một anh hùng chống ngoại xâm. Cuối cùng, theo hành trạng của Vaisravana (Tỳ Sa Môn Thiên vương/Đa văn Thiên vương) thì vị Thiên vương này vốn là vị thần Ấn giáo Kuvera/ Kubera (thần Tài): Kubera do đã chuyên chú tu khổ hạnh hàng ngàn năm nên được thần Brahma ban cho sự bất tử và làm thần Giàu sang, trông giữ mọi kho tàng của trái đất. Với tư cách là Vaisravana, thần thống lĩnh tám Yaksa (Dạ xoa) - tất cả được coi là những lưu xuất (emarnations) từ chính Vaisravana; trong số đó, Kubera (da sẫm, ở phương Bắc) và Jambala (màu trắng, ở phương Đông) được coi là thần Tài lộc của các quốc gia Phật giáo vùng Nam Á và Đông Á. Mỗi lưu xuất này đều cầm trên tay một con mangut (mongoose) phun ra châu ngọc. Đa Văn Thiên vương tay cầm tháp báu - biểu thị cho kho báu; trong một số trường hợp, ông cầm con mangut (Trung Quốc gọi là con Hoa hồ điêu; có lúc lại là con rồng) nên cũng được bá tánh coi là Thần Tài Lộc; do đó, vị Thiên vương này được đại chúng tôn thờ phổ biến. Chính vì hàm chứa công năng tài lộc, chủ quản kho báu ở trái đất, nên theo Việt điện u linh, vị Thiên vương này được thờ làm thần Thổ địa ở chùa Kiến Sơ; và sau đó, được Lý Thái Tổ sai thợ đắp tượng thần, lại “sai đắp 8 pho tượng đứng hầu” - đó là 8 Yaksha, bộ hạ lưu xuất của Vaisravana(3). II- Nói chung từ những cổ mẫu thần thoại bản xứ - bao gồm tục thờ đá (Thạch Khanh, ông Đổng, Thạch Quang Phật/ Man Nương…), thần núi và đặc biệt là các Khổng Lồ/ Ông Đùng-Bà Đà/Thổ Lồ/ Tứ Tượng-Nữ Oa… - trong quá trình ảnh hưởng của tổng thể văn hóa-tín ngưỡng tam giáo đã được cải biến thành những mô hình mới(4) và ở đó, như đã trình bày trên, sự đồng hóa của vị Thiên vương cai quản phương Bắc (Tỳ Sa Môn Thiên vương/Đa Văn Thiên vương/ Sóc Thiên vương) là tác động có quy mô trội bật. Tuy nhiên, trong quá trình đó, xu hướng lịch sử hóa theo chuẩn mực Nho giáo “trung quân ái quốc” quan phương của các triều đại phong kiến đã khuôn đúc cậu bé làng Gióng thành vị anh hùng dân tộc phò vua đánh giặc ngoại xâm cứu nước. Mặt khác, là một dân tộc luôn bị ngoại bang xâm chiếm nên công cuộc đấu tranh giữ nước là nhiệm vụ quan yếu hàng đầu khiến cho xu hướng anh hùng hóa cậu bé con ông Đổng ở làng Gióng có được sự đồng thuận trong mỹ cảm nhiều thế hệ dân chúng từ xưa đến nay. Hệ quả của thực tế này đã định hướng các nỗ lực nghiên cứu về người anh hùng làng Gióng cũng như nội dung và ý nghĩa lễ hội Gióng. Nói cách khác, tổng thể thần tích và lễ hội Gióng hầu như được coi là một nội dung phản ánh cuộc đấu tranh chống địch họa chứ không phải chống thiên tai. Điều ấy hẳn phải vậy không? - Thời điểm mở hội Gióng bắt đầu từ 6-4 ÂL song ngày hội chính nhằm vào ngày 9-4 ÂL. Ngày này được coi là “ngày Gióng đánh giặc Ân”, song đây cũng là ngày ông Đổng (cha của Gióng - người đã để lại dấu chân khổng lồ ở vườn cà, thường luôn là “Sáng mưa trưa nắng” theo kinh nghiệm quan sát thời tiết của nhân dân qua nhiều năm(5). Việc ngày hội chính nhằm đúng vào ngày “mưa lệ”, ngày ông Đổng về hái cà đã chỉ ra nguồn gốc nghi lễ nông nghiệp/ cầu mùa của Hội Gióng(6). - Ngày 6-4 trước đó, tức vào ngày hội, cử hành lễ Rước nước, đi từ đền Thượng đến giếng đền Mẫu được coi là “lấy nước rửa khí giới” (Cao Huy Đỉnh - CHĐ, 61). Song rõ ràng việc đi lấy nước tế lễ là nghi thức cầu mưa phổ biến trong nhiều lễ hội ở nước ta. - Sáng mồng 7: Rước cỗ chay (chủ yếu là cơm với cà) từ đền Mẫu đến đền Thượng, rồi phường hát Ải Lao diễn xướng tế Gióng. Đêm đến có tục trai gái đuổi bắt nhau trên bãi sông (CHĐ, 62). Đây là “trò diễn” biểu thị tín lý phồn thực cầu được mùa. Trò Săn hổ của phường Ải Lao diễn trong ngày lễ chính (9-4 ÂL) cũng cho ta thấy chức năng thực hành nghi lễ cầu an cho cộng đồng. - Trò diễn quan trọng nhất của hội Gióng là trò múa cờ. Trò diễn tổng hợp này được coi là phục hiện việc Gióng đánh giặc Ân, gồm 2 trận: một ở Đống Đàm, và một ở Sòi Bia. Hai trò diễn này có nội dung giống nhau nhằm thể hiện việc đánh giặc 2 trận mới chiến thắng. Hình thức thể hiện gồm: 1- Dàn trận: Bên phe giặc Ân có 28 tướng (28 nữ) đứng thành hàng, mỗi tướng có một nữ hầu cầm lọng che và quan gia (đều là nữ); chỉ huy phe giặc là tướng Đốc và tướng Ngựa. Bên phe Gióng có Hiệu tiêu cổ (2 người, thủ vai tướng Tiên phong), 12 em bé mặc áo đỏ đen (gọi “làng áo đỏ, áo đen”) cầm roi song; tiếp đó là ông Hổ, phường hát Ải Lao, cùng các ông Hiệu: Hiệu trống, Hiệu chiêng, Hiệu trung quân, Hiệu cờ; sau Hiệu là Long giá (tượng ngựa trắng bằng gỗ có 4 bánh xe để kéo, tượng trưng cho ngựa sắt của Gióng). 2- Trò diễn chính: Mở đầu là viên Thừa tế mở bọc đựng cờ (cờ màu đỏ, vàng. Rộng 0,35m, dài 9 vuông; gọi là cờ lệnh), từ trong bọc hàng trăm con bướm cắt bằng giấy trắng cùng các mảnh gỗ trầm nhỏ trông như đồng tiền xu được xả ra: tung bay trước gió. Hiệu cờ giương cờ lệnh múa chao từ phải sang trái tiến lên chiếu thứ nhất và rồi dùng chân phải hất cái bát lên, làm tung tờ giấy: ngụ ý Gióng có sức mạnh, dời núi bạt mây và đánh tan giặc. Hiệu cờ tiếp tục múa như thế ở chiếu thứ hai và chiếu thứ ba. Sau ba lần múa “ba ván thuận” ấy, các tướng nữ giặc Ân liền cho quay kiệu đi về phía Sòi Bia. Biểu thị Gióng đánh thắng trận thứ nhất. Trận Sòi Bia, đại thể giống hệt ở Đống Đàm. Ở đây, hiệu cờ múa chao cờ từ trái sang phải, là “ba ván nghịch”. Kết thúc, 28 tướng nữ xuống kiệu biểu thị là giặc thua trận: Hai tướng giặc là tướng Đốc và tướng Ngựa bị bắt giải về đền. Ở đây, hiệu cờ lấy kiếm của giặc khoa mấy vòng trên đầu hai tướng giặc, đoạn dùng kiếm hất mũ, phanh áo của hai tướng giặc, ngụ ý chém đầu và phanh thây. Vị thừa tế dùng mâm hứng lấy mũ giặc, đem vào nội cung dâng cho thần. 3- Sau đó, qua ngày 10-4 ÂL là lễ Rước vãn: để duyệt quân và kiểm tra khí giới. Các tướng giặc được phóng thích, mang lễ vật dâng lên bàn thờ Gióng và cùng quân Gióng tiệc tùng. Ngày 11-4 có lễ Rửa hội: nước rước về đền rửa khí giới và mở các trò vui chơi hội hè. Ngày 12-4 ÂL làm lễ rước Cắm cờ: Trở lại Đống Đàm và Sòi Bia để soát lại chiến trường và đi đến đâu cắm cờ trắng đến đấy biểu thị việc chiến tranh kết thúc. Chiều đến làm lễ “Tế cáo thắng trận” với trời đất và Hạ hội (CHĐ, 53-73). III- Qua các diễn biến của hội Gióng, chúng ta thấy tuồng như nó hàm chứa một nội dung kép, diễn tả cuộc chiến đấu chống lại thiên tai lẫn địch họa, chứ không chỉ “diễn tả uy lực của người anh hùng Gióng và cuộc chiến đấu thần kỳ của nhân dân chống giặc Ân” (CHĐ, 74). Nhận định như vậy, không chỉ căn cứ vào các biểu hiện đậm chất thực hành nghi lễ nông nghiệp (như nghi thức Rước nước rửa khí giới chẳng hạn) mà còn thấy ở các yếu tố căn bản của hình thức lễ hội Gióng. Điều đáng lưu ý trước nhất là sự đối lập của ngựa Gióng, gọi là Long giá (con ngựa gỗ màu trắng) và cặp tướng Đốc - tướng Ngựa của giặc Ân. Đây là hình tướng “phúng dụ lễ hội” biểu tượng cho ngựa sắt của Gióng và ngựa đá của tướng Thạch Linh (giặc Ân). Ngựa đá của tướng giặc đã mất sức sống (không ăn cỏ được), còn ngựa sắt của Gióng (được thợ rèn đúc đủ cả tim, gan, ngũ tạng) bay vút lên cao, phun ra lửa, sức mạnh phá hủy, chiến thắng. Ngựa ở đây là biểu trưng cho vật cỡi và số mệnh của nó không tách rời người cỡi. Tính chất đối lập ở đây, không mang tính chủng loài mà là sự đối lập về chất, tức là sự chuyển hóa từ tĩnh tại sang sống động. Theo Từ điển biểu trưng văn hóa thế giới thì: “Một ký ức dường như ăn sâu vào tất cả ký ức của các dân tộc từ thời nguyên thỉ, liên kết con ngựa với bóng tối cõi âm ti, nơi đó đột nhiên xuất hiện, phi như máu chảy trong mạch, từ lòng đất hoặc từ biển thẳm lên cõi dương”(7). Ngựa có nguồn gốc âm ti, bóng tối, lòng đất, biển nên tự nó là biểu trưng âm tính vĩ đại (đất, mặt trăng, nước, sự sinh trưởng thần kỳ). Con ngựa của thần chết màu đen (tái xanh/trắng nhạt: màu trắng của đêm trăng) và khi vượt qua bóng tối, lên cao: con ngựa trắng đực là con tuấn mã của mặt trời. Ở thần thoại Hy Lạp, ngựa biểu thị của thần Apollon - người lái cỗ xe mặt trời, và trong kinh Vệ-đà, mặt trời vừa là con ngựa đực vừa là con chim (chim và chó là biểu tượng cho vật dẫn đường). Đó là hai trong nhiều ví dụ. Con ngựa trắng trong lễ hội Gióng cũng như ở đền Bạch Mã (Hà Nội) được Trần Quốc Vượng coi đó là “Vết tích Đông Sơn”, của nghi thức thờ mặt trời, và cũng theo Trần Quốc Vượng: “Nếu ông Gióng khổng lồ và ngựa sắt là biểu tượng của mặt trời thì “28 nữ tướng giặc Ân” là biểu tượng của “thần đêm u ám”: con số 28 là biểu tượng của “Nhị thập bát tú”(8). Những lý giải này là kết quả của một hướng tiếp cận khác với cách nhìn truyền thống về phức thể “Gióng và hội Gióng”. Ở đây, như đã nói ở trên, quá trình Phật giáo hóa đã biến cổ mẫu ông Khổng lồ/ông Đổng/Gióng thành Tỳ Sa Môn Thiên vương. Bởi vậy, có thể truy cứu ngữ nghĩa mới này qua cái nhìn quy chiếu với tập tục thờ Tứ Thiên vương - gọi là “Tứ Thiên vương pháp” nói trên. Theo truyền thống Phật giáo: “Tứ Thiên vương vào 6 ngày trai giới trong tháng (mồng, 8, 14, 15, 23, 30 - HNT) phụng mạng trời Đế Thích (Indra: gốc là thần Sấm) cùng Tứ Thất diệu (7 thiên thể ứng với 7 ngày trong tuần: Nhật, Nguyệt, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) nhị thập bát xuống tứ châu (4 lục địa ở 4 hướng quanh núi Tudi/ trục vũ trụ - theo vũ trụ luận Phật giáo. Ở đây tạm hiểu: các vị ấy “giáng trần”) tuần hành tứ thiên hạ: xem việc thiện ác của chúng sinh để tâu lên trời Đế Thích” (9). So các dữ liệu trên với các dữ liệu cấu thành hội Gióng có những điểm tương đồng đáng chú ý: 1/ Từ ngày 6-4 đến 8-4 ÂL (trước lễ chính thức 9-4), 28 nữ tướng của hội Gióng phải “ra mắt quan viên hàng tổng” trùng với việc ngày trai mồng 8 hàng tháng, 28 thất diệu (nhị thập bát) phụng mạng Trời Đế Thích xuống trần. Hai mươi tám tướng nữ trong hội Gióng “ăn mặc lộng lẫy, đội mũ thêu hoa, quấn vòng xuyến bạc” và “chực sẵn trên 28 kiệu, mỗi tướng có một cô gái đứng cạnh cầm lọng che…” (CHĐ 21; 33-39). Căn cứ vào hình tướng, giới tính, kiểu thức trang phục lộng lẫy và lọng phải chăng đây là “28 thất diệu” cùng Thiên vương xuống trần? Giả thiết này cũng giải thích đặc điểm giới tính của “28 tướng nữ của giặc Ân” và mở ra chiều kích “xuất thế gian” của phức thể “Gióng và hội Gióng”: Sự đối lập của Gióng và giặc Ân là đối lập của sự chuyển đổi âm-dương/tối-sáng/đêm-ngày và nói cụ thể hơn là sự chuyển mùa: mùa mưa giông kèm theo sấm và gió/ lốc - tức “mùa ông Đổng về hái cà”. Một biểu tượng chủ chốt trong tập hợp các hình thức diễn xướng nghi lễ của hội Gióng là múa cờ. Tạm gác hướng nhìn chiến trận chống địch họa, chúng ta để ý đến ý nghĩa của cờ và hành vi phất cờ phải chăng là nhằm biểu thị sức mạnh vô thức của tự nhiên ở tọa độ địa lý đó vào thời điểm “ông Đổng về hái cà” là gió/lốc. Động tác mở cờ của vị Thừa tế đã làm tung ra đàn bướm cắt bằng giấy trắng và các đồng xu gỗ trầm rõ ràng là “hình tướng minh dụ” cho gió; lại nữa, gió/lốc, hay nói rộng hơn là bão, luôn quét qua rồi quét lại (người miền Trung tùy theo từng cơn bão, gọi là “lại nồm”; hay “lại sóc”/”may sóc”)(10), đó là cách thức của điều gọi là “3 ván thuận” và “3 ván nghịch” ở hai địa điểm hành lễ Đống Đàm và Sòi Bia. Con số 3 ở đây biểu thị sự tối đa thường được thực hành trong các nghi thức hiến tế (dâng lễ vật, dâng trà, dâng rượu…) gọi là “ba tuần rượu”, “ba tuần trà” (sơ hiến, á hiến, chung hiến). Lại nữa, động tác cuối cùng là hiệu cờ đá tung cái bát úp làm bay tấm giấy lót lên đã biểu hiện việc gió bão nổi lên, thổi bạt mây trên đỉnh núi và đặc biệt đáng lưu ý là nghi thức cắm cờ: “đi đến đâu cắm cờ trắng đến đấy”. Điều này cho thấy tuồng như cội nguồn của lễ hội Gióng là lễ cúng tế ông Đổng - thần Gió. Một thí dụ tham chiếu cần nêu ra ở đây là ý nghĩa tượng trưng của lá cờ bay phất phới trong gió, ở Ấn Độ, là biểu hiện của thần gió Vayu, vị thần làm chủ nguyên tố khí. Xét về mặt này, biểu tượng lá cờ gần gũi với biểu tượng cái quạt(11). Trong thần thoại Ấn Độ thời Vệ-đà, thần Gió Vayu và đoàn quân Marut (con cháu của trời đất, chuyên đi vén mây tạo mưa) đã giúp đỡ cho thần Sấm Indra (Đế Thích) diệt con rồng gây hạn hán Vi-tra, tạo nên cảnh “phong điều vũ thuận”(12). Với các dữ liệu tham chiếu này, cùng với những biện giải trên, cho phép chúng ta xác lập một giả thiết về công năng chống thiên tai của lễ hội Gióng và của người anh hùng làng Gióng. Đây là một tập thành được tích hợp bởi nhiều lớp văn hóa tạo nên một phức thể đa nghĩa; ở đó, bên dưới tầng nghĩa trội bật và thời thượng của người anh hùng chống ngoại xâm vẫn có nội hàm những yếu tố ánh lên những hồi quang rực rỡ của cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên kỳ vĩ cùng với những hình tướng trang nghiêm của tín lý Tứ Thiên vương pháp Phật giáo - đặc biệt là Tỳ Sa Môn Thiên vương/Vaisravana, chưởng quản cuộc sống hạnh phúc của chúng sinh ở phương Bắc của vũ trụ. Huỳnh Ngọc Trảng __________________ (1) Các dữ liệu liên quan đến Thánh Gióng, chúng tôi dựa vào: - Việt điện u linh, Trịnh Đình Rư dịch. NXB. Văn Hóa , H, 1960. - Việt điện u linh, Trịnh Đình Rư dịch, Đinh Gia Khánh hiệu đính và bổ sung. NXB.Văn Học, H, 1990. - Lĩnh Nam chích quái, Đinh Gia Khánh - Nguyễn Ngọc San biên khảo & giới thiệu, NXB.Văn Học, H, 1990. (2) Theo Bắc Ninh toàn tỉnh địa dư chí, quyển hạ (A.2883/TVKH). Dẫn lại từ Việt điện u linh, bản dịch của Trịnh Đình Rư, H, 1960, tr. 65. (3) Xem: - D. Seckel, L’Art du Bouddhism, Ed .Albin Michel, Paris, 1962. - L Fréderic Flamaron, Iconographic Guide Buddhism, Flamaron, Paris-New York, 1995. - Thích Minh Cảnh, Từ điển Phật học Huệ Quang, 1996. - Mecher McArthur, Tìm hiểu mỹ thuật Phật giáo, bản dịch của Phan Quang Định, NXB.Mỹ Thuật, H, 2005. (4) Xem: - Nguyễn Đồng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Ban Văn Sử Địa xb, H, 1956. - Cao Huy Đỉnh, Người anh hùng làng Gióng. NXB. KHXH, 1961. - Tạ Chí Đại Trường, Thần, Người và đất Việt, Văn học xb, Bản mới, CA. 2000 , tr.41-50. - Huỳnh Ngọc Trảng, Tản mạn từ câu chuyện ông Khổng lồ ở quê tôi, tham luận Hội thảo khoa học “Văn hóa biển miền Trung và Quảng Ngãi”, tháng 6-2007, Tạp chí Cẩm Thành, số 52, 2007, tr.76-81. (5) Những chi tiết sử dụng ở phần bài viết này chủ yếu dựa vào Cao Huy Đỉnh (CHĐ), sđd trên. (6) Ông Đổng là một ông Khổng lồ: Đầu đội trời, chân đạp đất, vai chạm mây. Ông cào đất đồng, vun đá thành đồi gò, bước đi từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác, dấu chân lún cả đá - thủng cả đất. Tiếng nói vang thành sấm, mắt sáng lóe chớp lửa, hơi thở phun ra mây đen, gió bão và mưa giông. Ông hay hiện ra trong mùa hè có giông: lúc cà đậu trái, lúa chiêm sắp trổ đòng. Ông để lại dấu chân nhiều nơi, trong đó có làng Gióng Mốt/Đổng Viên - nhà mẹ Gióng. Gióng là một lưu xuất/hậu thân của Đổng. Từ lâu, người ta thờ ông Đổng ở một ngôi miếu cổ và thường niên cúng ông một bát cơm và một đĩa cà vào ngày 9-4 Âl: Cúng chay vào tiết mưa giông đầu hè. Ngày ấy, theo tục truyền, bao giờ cũng có gió bão, sấm chớp và mưa to. Người dân ở đây, bảo đó là “Ông Đổng về hái cà” hay “Gió hái cà”. Do đó có tục cắm que bông ở ruộng để ông Đổng không trảy cà, gây thiệt hại mùa cà (CHĐ, 12-13). (7) J. Chevalier và A. Gheerbrant, Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, bản dịch của các tác giả/ NXB. Đà Nẵng - Trường viết văn Nguyễn Du, 1997, tr.654-664. Xem thêm Huỳnh Ngọc Trảng, Sứ mệnh cuối cùng của chiến mã, Tuần báo Giác Ngộ, số đặc biệt Xuân Giáp Ngọ - 2014, tr.44-47. (8) Trần Quốc Vượng, Trong cõi, NXB.Trăm Hoa, CA, 1993, tr.131-133. - Nguyễn Văn Huyên (trong Les fêtes de Fù Đổng, Hà Nội:1938) cũng cho rằng việc nhân dân Phù Đổng chọn vai nữ đóng giặc Ân là ngụ ý bên phía giặc là “tà âm”. (9) Thích Minh Cảnh chủ biên, Từ điển Phật học Huệ Quang, sđd, 4020. Xem: Tứ Thiên vương kinh, Đại chánh tạng, tập 15; kinhTrường A-hàm 20, phẩm Tứ Thiên vương, kinh Khởi thế 6. (10) Sóc: phương Bắc. Ở đây là gió bấc/bắc; maysóc gió Bắc thổi nhẹ (may: heo may). (11) J. Chevelier và A. Gheerbrant, sđd, tr.217. (12) Nguyễn Thừa Hỷ, Tìm hiểu văn hóa Ấn Độ, NXB.Văn Hóa, H, 1986.giacngo.vn Share this post Link to post Share on other sites