Posted 2 Tháng 10, 2015 ĐÊM TRUNG THU CỦA NỀN VĂN HIẾN VIỆT Kính dâng: Thuỷ Tổ Kinh Dương Vương – Mẫu Vụ Tiên, 8] Quốc Tổ Lạc Long Quân, Quốc Mẫu Âu Cơ, Kính tặng: 7]Mừng sinh nhật lần thứ 66 của Sư Phụ Thiên Sứ Lạc Việt – 7]Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh tức Nguyễn Vũ Diệu 1. Mở đầu:Nền Văn Minh Đông Phương mà chủ nhân là dân Tộc VIỆT, trải gần 5000 năm văn hiến với bao thăng trầm của lịch sử. Tuy nền văn minh kì vĩ của Tổ Tiên đã bị huỷ hoại, bị chiếm đoạt bởi sự xâm lăng của kẻ thù phương Bắc. nhưng Tổ Tiên chúng ta đã tìm cách lưu giữ và truyền lại cho con cháu chúng ta thông qua rất nhiều di sản văn hoá phi vật thể. Đặc biệt chính là những tập tục, phong tục truyền thống, trò chơi dân gian hay tín ngưỡng thờ cúng. Những nét văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, một nền văn minh lúa nước tồn tại qua hàng ngàn năm bất chấp thăng trầm của Lịch sử, không những không bị đồng hoá mà ngày càng chứng minh sự khác biệt rõ nét với những bản sao của những dân tộc tự xưng là chủ nhân của nền văn minh ấy.Sự giao thoa của các nền văn hoá là rất bình thường trong mọi nền văn minh, từ cổ đại tới hiện đại. Tuy nhiên, nguồn gốc và nét đặt trưng riêng biệt của chủ nhân nền Văn hoá đó được thể hiện qua các phong tục, tập tục được truyền từ đời này qua đời khác, và cũng chỉ có họ mới có thể giải thích được cặn kẽ vì sao những phong tục đó lại tồn tại.Bên cạnh Tết Nguyên Đán của dân tộc Việt để đón chào một mùa Xuân mới thì Tết Trung Thu (hay còn gọi là Tết Trẻ Em, Tết Đoàn Viên) cũng là một trong những lễ hội lớn của dân tộc Việt. Đây là một trong nhiều Tết lễ trong năm nhưng là một mốc thời gian mà mọi trẻ em mang trong mình dòng máu Việt đều mong chờ. Tết Trung thu của người Việt mang nét đặc trưng riêng biệt và mang đậm tính nhân văn, rộng hơn là tính Minh Triết của nền Văn minh Lạc Việt. Đó chính là việc nhìn nhận vị trí quan trọng của Trẻ Em- Tương lai của một dân tộc, đó là việc Tổ tiên chúng ta đã đưa tinh tuý của nền Văn minh vào trong một lễ hội giành cho trẻ em – mầm non, tương lai của Dân Tộc.Tuy rằng ở Trung Quốc, Đài Loan hay một số nước Đông Nam Á có Tết trung thu, đặc biệt là ở Trung Quốc rất giống với Việt Nam. Người TQ cho rằng Tết Trung Thu xuất phát từ nền văn minh Hoa hạ nhưng về bản chất thì không thể giống và đúng với ý nghĩa cốt lõi của Tết Trung Thu – vốn thuộc về nền Văn minh Lạc Việt. Bài viết dưới đây sẽ phân tích về sự khác biệt đó.Đây là nghiên cứu và cách nhìn nhận riêng của tôi, vẫn còn nhiều chỗ chưa thấu đáo. Tuy nhiên tôi hy vọng chúng ta tiếp tục lưu giữ và phát huy những di sản văn hoá của Tổ Tiên để lại. Hãy để con cháu chúng ta tự hào rằng, dân tộc Việt là chủ nhân của một nền Văn minh kì vĩ, một trong những nền văn hoá lâu đời nhất trên hành tinh.2. Vì sao lại là Tết Trung Thu ?Theo Âm lịch (hay lịch mặt Trăng) thì hằng năm chúng ra cũng có 12 tháng (năm nhuận sẽ thêm 1 tháng nhưng không có hai ngày Tết Trung Thu). Mỗi một tháng đều có ngày Rằm tức là ngày Trăng tròn, nhưng trong số 12 ngày Rằm trong năm thì ngày Rằm tháng Giêng, tháng Bảy và tháng Tám là quan trọng nhất. Tết Trung Nguyên hay còn gọi là Rằm tháng Bảy, tuy là ngày tết quan trọng trong văn hoá Tâm linh của người Việt nhưng gọi là Tết thì chúng ta không coi đó là ngày Tết. Chỉ có hai dịp được coi là Tết: Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu. Tết Trung Thu là Tết giành cho trẻ Em, một ngày Tết chưa bị ảnh hưởng và thay đổi bởi cuộc sống hiện đại. Tổ tiên chúng ta đã vô cùng sáng suốt và linh mẫn khi tạo ra một phong tục giành riêng cho Trẻ em. Qua đó vừa thể hiện sự nhìn xa trông rộng cho việc giữ gìn nền văn minh, vừa thể hiện sự cao minh khi đưa mật mã vào trong những phong tục dân gian .Đơn giản bởi vì Trẻ em từ lúc biết nhận thức vạn vật xung quanh sẽ ghi lại những gì huyên náo, đầy màu sắc. Hình ảnh và âm thanh đó sẽ lưu giữ trong ký ức cho tới lúc Già. Phong tục đó sẽ khó bị ảnh hưởng và thay đổi bởi tính qui ước sâu đậm trong kí ức được ghi lại ngay từ khi đứa Trẻ chưa biết nói. Mọi người con mang dòng máu Lạc Hồng sẽ không thể nào quên một Tết Trung Thu sẽ diễn ra thế nào, cần những gì: bánh Nướng, bánh Dẻo, mâm Ngũ quả để phá cỗ : Hồng ngâm, Chuối, Bưởi là thứ không thể thiếu. Rồi mũ Sư tử, trống cơm, đèn ông Sư và quan trọng nhất chính là Đèn Ông Sao. Không có Đèn Ông Sao, bánh Nướng, bánh Dẻo thì không phải là đêm Rằm Trung Thu.Trong chiêm tinh học, Tâm linh và Phù thuỷ phương Tây, họ luôn sử dụng lịch mặt Trăng cho mọi công việc liên quan tới Tâm Linh và pháp thuật. Mỗi một ngày rằm đều có tên: Ví dụ: tháng 1 là Trăng Tuyết, tháng 2 Trăng thần Chết, tháng 6 là Trăng Tình Yêu, tháng 7 là Trăng Cầu Nguỵện, tháng 8 là Trăng Đỏ. Trong đó trăng tháng 8 , khi mặt trăng gần trái đất nhất, tác động lớn nhất lên cuộc sống của hành tinh chính là thời điểm quan trọng nhất cho mọi công việc liên quan tới Tâm linh và pháp thuật trong giới Phù Thuỷ. Đây chính là một trong những bằng chứng cho thấy, có một sự liên quan mật thiết đến nhau giữa hai nền văn minh Đông – Tây , vốn được xem như không có sự lien kết. Điều này cũng lại đặt ra thêm nhiều hơn về nghi ngờ đã từng có một nền văn minh toàn cầu từng tồn tại trên trái đất và Tổ Tiên Lạc Việt là chủ nhân nắm giữ một phần thuộc về nền văn minh đó.Các nhà khảo cổ cho rằng, hình ảnh về Tết Trung Thu đã được in trên Trống Đồng Ngọc Lũ, tức là nó đã phải có trước cả khi làm ra Trống Đồng. Sẽ không có bất kì một bằng chứng khảo cổ hay di tích nào còn tồn tại để chứng minh cho sự tồn tại của những thứ như bánh Nướng- Dẻo, đèn Ông Sao. Tuy nhiên, tôi tin chắc rằng, cũng như bánh Trưng-bánh Dày của Tết Nguyên Đán thì bánh Nướng-Dẻo và đèn Ông Sao cũng gắn liền với Tết Trung Thu từ ngày Tết này ra đời. Những thứ bánh, đồ chơi đó, tuy giành cho Trẻ Em nhưng hàm chứa trong đó chính là kiến thức huyền vĩ của nền Văn minh Lạc Việt. 3. Mật ngữ thông qua ẩm thực và trò chơiA. Bánh Nướng- Bánh DẻoCho dù giống nhau về mặt hình thức nhưng bánh của Người Việt khác với bánh nướng và bánh Dẻo của người Trung Quốc, chính là nội dung được thể hiện bên trong chiếc Bánh.Bánh Nướng vuông, bánh Dẻo tròn , vị phải Ngọt (tất nhiên phải ngọt vì mọi đứa trẻ đều thích Ngọt), bánh truyền thống đều có nhân Ngũ Vị hoặc Thập Vị. Ở đây, chúng ta đã thấy sự hiện diện của số 5 và số 10 – con số của Hậu Thiên.Bánh Nướng nhân sẽ có 10 Vị (bánh THẬP cẩm), trong đó sẽ có mỡ phần của lợn (heo) cắt vuông-nhỏ, lá chanh thái nhỏ , thịt quay(heo hoặc gà) hoặc lạp xưởng – hạt sen, vừng, mứt bí (bí xanh), hạt bí,Tất cả tạo nhân bánh khi trộn vào sẽ có đủ các màu: Xanh, Trắng, Đỏ, Xanh Dương tượng trưng cho các hành trong ngũ hành là: Mộc, Kim, Hoả, Thuỷ. Vỏ bánh Nướng Vuông sau khi nướng sẽ có màu Nâu sậm đặc trưng, biểu tượng của hành Thổ. Chiếc bánh Nướng đơn giản nhưng đầy đủ Ngũ Hành. Tôi cho rằng, tiết Trung Thu là thời điểm Kim cực thịnh nên việc tạo ra chiếc bánh được tạo ra mang hình thù đặc trưng của hành Thổ chính là sự hoà hợp giữa tiết Khí và ẩm thực. (Thổ sinh Kim)Bên cạnh đó là bánh Dẻo thể hiện tính Âm bên cạnh bánh Nướng (thuộc Dương). Bánh Dẻo màu Trắng, hình tròn mang hình tượng của KIM. Cũng nhưng bánh Chưng và bánh Dầy thì chúng ta cũng nhận thấy sự trùng hợp trong việc bánh Nướng-Dẻo được tạo ra. Tất nhiên về sau này thì bánh Nướng-Dẻo đều có cả hình tròn và vuông nhưng nguồn gốc thì từ ngày xưa , kí ức trẻ thơ của tôi là bánh Nướng Vuông, bánh Dẻo Tròn.35]B. Mâm Ngũ Quả: 35] Phá cỗ đêm trung thu, trước khi trẻ con phá cỗ thì hoa quả cùng đồ chơi sẽ được bày biện để mời Chị Hằng Nga (đại diện của măt Trăng). Đây chính là mâm Cỗ trong công việc Tế Lễ, và bản chất đằng sau mâm hoa quả chính là một phần không thể thiếu trong thủ tục Tế Lễ.35]C. Đèn Ông Sao: 35] Là thứ không thể thiếu trong Tết Trung thu. Đây là một thứ đồ chơi rất bình thường và đơn giản nhưng nó lại là một biểu tượng rất đặc biệt. Chúng ra chỉ có thể tìm thấy đèn Ông Sao ở duy nhất Tết Trung Thu của Người Việt. Các loại đèn của Trung Quốc đều chỉ là đồ chơi thuần tuý, hoặc mang tính chất dân gian theo văn hoá truyền thống. Nó hoàn toàn khác với ý nghĩa của cây đèn Ông Sao trong nền Văn minh Lạc Việt Trước hết, hãy nói về biểu tượng ngôi sao năm cánh bên trong vòng tròn. Trong giới Phù Thuỷ tây Phương, hình ảnh ngôi sao năm cánh đều bên trong hình tròn là biểu tượng của giới Phù Thuỷ. Không chỉ là hình tượng, nó còn được hiểu như một lá Khiên, lá Bùa để bảo vệ người Phù thuỷ và là đại diện của niềm tin, sức mạnh của giới Phù Thuỷ. Không có một biểu tượng nào có sức mạnh như biểu tượng này. Chúng ta thương chỉ biết tới sự tồn tại 4 hành trong nền lý học Tây phương nhưng thực chất họ cũng chia ra làm 5 HÀNH bao gồm Khí, Nước, Đất, Lửa và trên hết là Tâm Linh (là trung tâm, là không giới hạn) khác với Ngũ hành của nền văn minh Đông phương. Vòng tròn bên ngoài thể hiện sự sống, là luật Luân Hồi (Sinh –Lão- Tử- Tái sinh). Vòng tròn chứa ngôi sao năm cánh(pentagram) là một kí hiệu cổ xưa nhất tồn tại trên Trái đất. Nó được cho là đã có từ thời kì URUK -3500 năm trước CN và thời kì Ur của Chaldees trong Mesopotamia cổ đại. Nó được tìm thấy ở khắp nơi, từ Ân độ , Ai Cập, Hy Lạp, Babylon, Maya Châu Mỹ, Đông Nam Á. Hình tượng, biểu tượng này được tìm thấy qua cả tín ngưỡng bao gồm đạo Thiên Chúa, Do Thái, Satanic, và giới Phù thuỷ. Kí hiệu/biểu tượng này được dùng như bùa chú bảo vệ, kêu gọi năng lượng của các vị Thần, và là con dấu của Vua Salomon. (dấu của Vua Salomon được lưu trữ tại bảo tàng quốc gia Anh) (hình ảnh chụp từ vệ tinh vòng tròn ngôi sao năm cánh tại Kazahktan-Ka Zắc Tan) (Bùa chú dùng hình tượng Sao năm cánh trong giới Phù thuỷ) Trong giới Phù thuỷ, việc sử dụng biểu tượng này trong các công cụ giao tiếp với Thánh Thần và thể hiện quyền năng , ví dụ như ĐŨA THẦN. Quay trở lại với đèn Ông Sao, ta thấy biểu tượng không hề khác biệt so với các nền văn hoá khác. Ngôi sao 5 màu biểu tượng cho ngũ hành và bên ngoài là hình tượng Thái Cực, là Trời, là Thánh Thần, là năng lực vô biên. Về sau này, nhiều người bỏ vòng tròn quanh ngôi sao hoặc chỉ dán bằng giấy bóng kính với hai màu xanh và đỏ do không hiểu ý nghĩa. Tuy nhiên, khi kết hơp những đặc điểm chung này thì Đèn Ông Sao phải có vòng tròn xung quanh và dán đủ 5 màu sắc : Xanh-Đỏ-Tím-Vàng-Lục. Vật liệu khung được làm từ Tre và gỗ xốp có lõi rỗng, chứ ko phải bằng các loại gỗ quí hay vật liệu đắt tiền. Tôi giải thích thông qua một công cụ không thể thiếu của Phù Thuỷ, đó là cây Đũa Thần. Tôi sẽ không giải thích về cây Đũa này vì nó hoàn toàn không mang tính mê hoặc như chúng ta vẫn thường thấy trên phim ảnh hay truyện có nguồn gốc từ Tây phương. Đây là công cụ mang tính biểu trưng của năng lượng vũ trụ và Phù thuỷ dùng nó như một phần cơ thể, tiếp nhận năng lượng và truyền năng lượng của mình vào vũ trụ. Một trong những loại đũa thần của giới phù thuỷ được làm bằng gỗ của cây bụi rậm, yêu cầu phải rỗng ruột (đương nhiên là có lý do cần phải rỗng ruột), dài khoảng 50,4cm, đường kính 0,95cm ! Cây đèn Ông Sao của chúng ta, ngôi sao làm từ tre (dạng xốp) và cán làm bằng cây gai xốp và rỗng ruột từ thân cây Đay, kích thước và đường kính cũng tương tự như Đũa thần .Về nguyên liệu cho thấy có sự tương đồng với nguyên liệu tạo ra cây Đũa thần của Phù thuỷ Tây phương. Cấu tạo tay cầm được dùng gỗ xốp –tre hoặc nứa, có lõi và được sơn màu đỏ. Theo Lý Học Đông Phương thì đó là tượng quẻ Ly –Hoả (Ly trung Hư) tượng của sự vui vẻ , no đủ, thành công. Phía trên là biểu tượng sao năm cánh Ngũ Hành , với vòng tròn là tượng quẻ Càn. Trên Càn- dưới Ly : cây đèn ông Sao cho ta quẻ Thiên Hoả Đồng Nhân !!!!! Là quẻ số 13 trong Kinh Dịch - Tượng của sự sum vầy, đồng lòng hay sự giao hoà giữa con Người với thế giới Tâm Linh. Mọi người cùng đồng lòng hướng về một điều ước cho Trẻ em được Vui chơi, No Ấm và Hạnh Phúc. Với mọi đứa trẻ, ước mơ được Vui vẻ, được ăn uống no nê là một tiềm thức có từ khi mới sinh ra. Vậy nên Tổ tiên chúng ta đã tạo ra cây đèn Ông Sao cho trẻ Em như một chiếc Đũa thần, gửi thông điệp mong ước của tất cả trẻ Em, của Tương lai một dân tộc , được vui chơi và sự No Ấm, Hạnh Phúc. Tất nhiên, nếu người lớn thì ý thức và điều ước không thuần khiết như tiềm thức của trẻ em, thế nên sẽ không tạo ra sự đồng nhất và không tạo ra sự kì diệu. Vì thế, Đêm Trung Thu với lễ rước đèn Ông sao cùng với múa Sư tử sẽ tạo ra một điều kì diệu nếu mọi người cùng hướng về chung một điều ước. Trong bài nghiên cưú của tôi về Cúng Lễ, tôi có trình bày chi tiết hơn về những điều kì diệu được tạo ra từ sức mạnh ý trí, năng lực của tiềm thức và ước muốn cháy bỏng của con người. 35]D. Đèn Cù (Ông Sư): 35] 35]Về tên gọi thì tôi cũng không tìm được lý giải vì sao gọi là đèn Cù hay đèn Ông Sư. Tuy nhiên , tôi lại nhận thấy có sự tương đồng giữa hình của cây đèn này với bánh xe Cầu nguyện – Hexagram, biểu tượng của Thần Linh, của Sao Thổ . Ngạc nhiên hơn nữa, Biểu tượng hình Lục Giác này có trên đỉnh cực Bắc của sao Thổ . 35] 35]Sao Thổ, theo chiêm tinh học Tây phương cổ đại gắn liền với ô vuông thần bí 3x3, tức là đồ hình Tiên thiên. Từ" Hexagram" là từ cho biểu tượng Lục Giác nhưng cũng là tên gọi chung cho 64 quẻ Kinh Dịch 35]Cũng như hình ngôi sao năm cánh, biểu tượng lục giác được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, từ hình vẽ trong các hang động tới công trình kiến trúc, biểu tượng trong nhiều tôn giáo vào khoảng hơn 2500 năm trước Công nguyên. Đèn Cù có 6 cánh cân bằng, khi kẻ các đường thẳng qua đỉnh và nối với nhau, chúng ta sẽ được một Hexagram. Cây đèn Cù chính là thể hiện của năng lượng Tâm linh, và cũng như nền văn hoá cổ khác, họ dùng biểu tượng này trên bánh xe Tâm linh hay bánh xe cầu nguyện (Wising Wheel). Khi cầu nguyện, bánh xe sẽ quay tròn cũng giống như khi chơi đèn Ông Sư thì phải đẩy nó quay. Cây Nến bên trong phải thắp sáng khi chơi đèn, và đó chính là sự kết nối giữa con người với thế giới Tâm linh. (hình ảnh chụp từ một ngôi đền tại Ả Rập (từ các nghiên cứu về Ý thức và Vô Thức) (chiêm tinh với kinh dịch) Chúng ta sẽ không tìm được đèn Cù ở bất kì nơi nào khác, bất kì nền văn hoá nào khác ngoại trừ tại Việt Nam. 35]E. Múa Sư tử: 35] Vì sao lại trọn biểu tượng là con Sư tử chứ không phải là các biểu thượng Linh thiêng khác như Rồng hay Hổ ? Bên cạnh đó lại có Ông Địa với khuôn mặt luôn nở nụ cười,mặt tròn bụng to đi trước múa quạt . Cạnh đó là múa cầu lửa với Trống gõ theo nhịp “Tùng tùng tùng tùng, cắc , Tùng tùng tùng tùng” Trong các buổi Tế Lễ, sự canh giữ và bảo vệ con trẻ khỏi tà ma trong đêm là điều vô cùng cần thiết. Nó đảm bảo mọi sự cầu xin đều không có tà ma xâm nhập. Múa Lân của người TQ , cho dù giống nhau về mặt hình thức nhưng nó lại thể hiện một tham vọng chính trị và nước lớn với việc vờn quanh quả Cầu. Nó không còn mang ý nghĩa của Múa Sư Tử của người Việt bởi vì múa Sư tử cổ truyền của chúng ta thể hiện rõ nét sự bảo vệ Linh thiêng, cũng giống như Sư tử ở cửa Đền Chùa của người Việt (không phải đe doạ). Ông Địa, đại diện cho thế giới Tâm linh, vui vẻ đi trước dẫn đầu. Cạnh đó là múa Lửa, dùng Lửa để xua tan tà khí và nhịp Trống tạo nên một nhịp điệu cho mọi người tập trung , hoà điệu cùng với điệu múa. Đó chính là điều kiện cho một đàn Cúng Lễ thành công – Sự tập trung và đồng điệu. Lễ phá cỗ đêm Trung Thu bản chất là một đàn Cầu Lễ mang rất nhiều ý nghĩa nhân văn. Qua đó cũng thể hiện một tư duy vượt trội so với các nền văn hoá khác, cũng như thể hiện một tri thức cao thâm thuộc về một nền văn minh kì vĩ của Tổ Tiên chúng ta. (Hình ảnh sử dụng trong bài viết đều được sưu tầm từ mạng Internet) Hà nội ngày 26-9-2015 Mạnh Đại Quân (tức Hoàng Triệu Hải) 11 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 10, 2015 Xuất sắc! Giỏi. Như vậy mới gọi là nghiên cứu. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 10, 2015 Khâm phục! Khâm phục! Huynh bốt bài vào Tết Trung Thu có phải là tốt hơn không! :) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 10, 2015 Cảm ơn xuanhylac. Đúng là nếu như baì viết này hoàn thành trước ngày rằm thì quá tốt nhưng mà vì bận quá nên ko thể hoàn thành. Khâm phục! Khâm phục! Huynh bốt bài vào Tết Trung Thu có phải là tốt hơn không! :) Share this post Link to post Share on other sites