Posted 14 Tháng 8, 2015 LÝ HỌC VIỆT VÀ NGUỒN GỐC THÁNG CÔ HỒN Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Hôm nay đã là ngày mùng 2/ 7 Việt lịch. Trong dân gian quen gọi là tháng "Cô hồn". Rất nhiều truyền thuyết minh họa cho nguyên nhân của Tháng Cô Hồn này. Trong đó có cả truyền thuyết liên quan đến Phật Giáo - mà các bạn có thể xem ngay trong bài báo này dưới đây. Có thể nói, hầu hết người Đông phương và những nhà nghiên cứu trên thế giới, đều mặc định nguyên nhân của tháng Cô Hồn mang mầu sắc tín ngưỡng, tôn giáo, bởi chính những truyền thuyết liên quan đến nó từ thời xa xưa, mà bài báo dưới đây chỉ là một ví dụ. Nhưng thực chất có phải như vậy không? Người viết tiểu luận này trình bày với quý vị và anh chị em quan tâm một nguyên nhân được giải thích từ Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt. Trước khi trình bày luận điểm của mình, người viết giới thiệu với quý vị và anh chị em bài báo dưới đây, như là một tư liệu tham khảo làm ví dụ cho những cách giải thích về "Tháng Cô hồn" liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo từ trước đến nay. ============================ "Tháng cô hồn" và những điều kiêng kỵ được lan truyền Y. Dương (Tổng hợp) | 14/08/2015 07:40 Tháng 7 Âm lịch được còn được gọi là "tháng cô hồn" hay tháng "mở cửa mả". Hình minh họa 19 điều nên làm trong "tháng cô hồn" theo dân gian Đốt nhiều vàng mã tháng cô hồn, người cõi âm sẽ phải chịu tội? Trong dân gian người ta quan niệm, đây là tháng của ma quỷ, đặc biệt ngày rằm trong tháng này là ngày xá tội vong nhân - ngày Quỷ Môn Quan mở để ma quỷ được tự do về dương thế, đó cũng là ngày "âm khí xung thiên". Ở Việt Nam, thời gian này kéo dài nguyên một tháng. Theo đó, ngoài việc sắm lễ cúng, người ta còn truyền tai nhau rất nhiều điều nên kiêng kỵ trong "tháng cô hồn" này. 18 điều cấm kỵ được lan truyền 1. Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi ngủ sẽ dễ bị chúng xâm nhập quấy phá. 2. Người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm vào tháng này, nếu không sẽ dễ gặp điều không may. 3. Không được nhổ lông chân vào ngày này, vì dân gian cho rằng “một sợi lông chân quản ba con quỷ”, người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần. 4. Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã vì như vậy sẽ khiến ma quỷ bu đến. 5. Không ăn vụng đồ cúng, vì đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai hoạ vào mình. 6. Không phơi quần áo vào ban đêm, vì ma quỷ trông thấy sẽ “mượn” và để lại “quỷ khí” trong các quần áo ấy. 7. Những người khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau, nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu. 8. Không nên bơi lội, vì ma quỷ sẽ cùng đùa với bạn, nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị chúng làm trẹo chân. 9. Không hù doạ người khác khiến họ giật mình “hồn bay phách lạc”, dễ bị ma quỷ xâm nhập. 10. Cây đa trước nhà là nơi hội tụ âm khí, ma quỷ rất thích những chỗ như vậy, cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn… ở đó. 11. Không nên thức quá khuya, vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược, dễ nhiễm “quỷ khí”. 12. Nơi góc tường xó tối là những chỗ ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi, không nên đến gần những chỗ ấy. 13. Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai hoạ không chừng. 14. Khi đi đến qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác hình như có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình. Vì đó có thể do ma quỷ trêu chọc. 15. Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường, nếu không ma quỷ nhìn thấy sẽ đoán rằng có người sống đang nằm trên giường và chúng sẽ lên giường ngủ chung với bạn. 16. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung. 17. Không nên ở một mình trong thời gian này, nếu không sẽ dễ bị ma quỷ dẫn dắt hoặc quấy phá. 18. Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi ma quỷ luôn lảng vảng chung quanh đó sẽ “vô hình” vào ảnh chung với người sống, đó là điều không tốt. Những điều không nên khác - Thề thốt nói bậy bất cứ trong giây phút nào trong ngày tháng cô hồn. Nguy hiểm nhất thề thốt nói bậy ngay giờ trưa từ 11 giờ đến 12 giờ 45 phút hoặc từ 18 giờ chiều cho đến rạng sáng. - Không được núp mưa dưới gốc cây. - Không mặc quần áo có in hình thù quỷ quái ghê sợ. - Không đi về quá đêm khuya. - Không tụ tập lượn lách đua xe. - Không mài dao kéo trong tháng này. - Không chở đồ cồng kềnh và chở nhiều người trên một chiếc xe. - Không nên động thổ, nhập trạch trong tháng cô hồn. - Không nên và hạn chế mua xe trong tháng này. Nếu bất đắc dĩ vì một lý do nào đó mà cần phải mua xe thì nên tham khảo quý thầy chùa, sư, thầy phong thủy. - Không nên mua xe những ngày sát chủ, ngày kỵ thiên can - địa chi tương khắc. - Hạn chế ký kết hợp đồng, nếu cần cho việc đại sự thì nên xem ngày cho kỹ. - Không nên tự ý chặt cây có gốc to. - Không nên may quần áo trắng trong tháng này. - Không nên thả tiền thật. - Nếu nằm trong phòng bệnh viện khi ngủ không được tắt đèn. - Tuyệt đối không được cúng những đồ ăn mặn. Nếu cúng mặn có nghĩa là khơi dậy “tham, sân, si” có thể làm cho âm phần dữ tợn hơn nữa. Quote Việc kiêng kỵ thì ở dân tộc nào cũng có, đất nước nào cũng có dù là nước tiên tiến, hiện đại nhất. Kiêng ở một góc độ nào đó nó đã giúp tâm lý con người được vững tâm. Từ xưa đến nay, trong văn hóa tâm linh của hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có những tập tục kiêng kỵ nhằm có được may mắn, tránh vận xui rủi. Tuy nhiên, việc kiêng kỵ cũng chỉ mang tính chất tương đối. Mọi người có thể có được đức tin song không nên sa đà vào mê tín. (GS, TS Phạm Đức Dương, chuyên gia về Ngôn ngữ dân tộc và Đông Nam Á học chia sẻ trên Infonet) Quote Tục cúng cô hồn Tục cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà (thường gọi tắt là A Nan) với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu). Một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau, A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa, mặt cháy đen như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn và soạn lễ cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên”. A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú gọi là “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Ðà La Ni”. A Nan đem tụng trong lễ cúng và được thêm phúc thọ. Tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này nên ngày nay người ta vẫn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu, với nghĩa gốc là “thả quỷ miệng lửa”. Về sau, lại được hiểu rộng thành các nghĩa khác như tha tội cho tất cả những người chết (xá tội vong nhân) hoặc cúng thí cho những vong hồn vật vờ (cô hồn). (Theo Phong thủy toàn cảnh) (Sưu tầm từ nhiều nguồn) ============================ Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Qua bài báo trên, quý vị và anh chị em cũng nhận thấy rằng: quan niệm về tháng cô hồn hoàn toàn có nguồn gốc từ tín ngưỡng và tôn giáo. Về tôn giáo thì nguồn gốc Tháng Cô hồn được coi là có xuất xứ từ Phật giáo. Và nó hoàn toàn được giải thích một cách phi khoa học. Trong khi đó, việc coi tháng Bảy Việt lịch là "Tháng Cô hồn" là một quan niệm ảnh hưởng đến hầu hết các nước thuộc nền văn minh Đông phương, tức là không chỉ riêng ở Việt Nam. Do đó, vấn đề được đặt ra sẽ là: nếu nó xuất phát từ một tín ngưỡng, thì đó phải là một tín ngưỡng phổ biến rộng rãi thuộc về nền văn minh này. Từ đó, nó mới có thể phổ biến thành truyền thống về tháng Cô Hồn trong di sản của nền văn minh Đông phương, gồm nhiều quôc gia. Cũng trong bài báo trên thì một cách giải thích khác về nguồn gốc của tháng Cô Hồn có nguyên nhân từ Phật giáo, qua các sự tích về Lễ Vu Lan, báo hiếu của ngài Mục Kiều Liên xuống Địa Ngục cứu mẹ, và sự tích về ngài Anan mà bài báo đã nêu. Xét về tính phổ biến thì Phật Giáo là một tôn giáo xuất phát từ Đông phương hơn 2500 năm trước và phổ biến trên toàn thế giới. Cho nên giải thích nguyên nhân từ Phật giáo với tính phổ biến của Phật giáo và tính phổ biến của tín ngưỡng liên quan đến "Tháng Cô Hồn" là khả thi. Nhưng vấn đề được tiếp tục đặt ra là: Những điều kiêng cữ - như mô tả trong bài báo trên và từ nhiều tư liệu khác - lại hoàn toàn không thuộc về hệ thống Phật pháp. Hơn nữa, không phải bất cứ một quốc gia có ảnh hưởng lớn từ Phật giáo đều coi Lễ Vu Lan là tháng cô hồn. Bởi vậy, truyền thuyết về ngài Mục Kiều Liên xuống Địa Ngục cứu mẹ, hoặc ngài Anan gặp ngã quỷ - để giải thích cho nguyên nhân của quan niệm về "Tháng Cô hồn", chỉ có thể được hình thành rất lâu sau khi Phật pháp trở thành phổ biến trong xã hội Đông phương. Nó không hề có trong kinh điển chính thống của Phật giáo. Bởi vậy, tôi đi tìm nguyên nhân của quan niệm "Tháng Cô hồn" từ một cách giải thích khác. Những dấu ấn còn lại của quan niệm về tháng cô hồn, cho thấy nó liên quan đến Lý học Đông phương. Một trong những dấu ấn đó chính là từ "Quỷ Môn quan" - được coi là nơi xuất phát của ma quỷ lên trần gian vào tháng Bảy này. "Quỷ môn quan", hay còn gọi là "Quỷ Môn" chính là một khái niệm trong Phong Thủy mô tả trục Đông Bắc/ Tây Nam và Đông/ Tây trong Phong thủy Đông phương nói chung. Trong lịch sử nền văn minh Đông phương, cũng đã ghi nhận một tôn giáo phổ biến ở Nam Dương tử, đó chính là Đạo Giáo. Tôn giáo này có thời điểm xuất xứ tương đương sự xuất hiện của Phật giáo - từ 2500 năm cách ngày nay. Tôn giáo này đã bị mai một cùng với sự sụp đổ của nền văn hiến Việt, từ 300 năm BC. Nó chỉ còn lại những dấu ấn qua những truyền thuyết về tiên thánh trong tính ngưỡng dân gian, ở cả Việt Nam và Trung quốc. Riêng ở Việt Nam thì di sản của Đạo Giáo còn trong tục thờ Mẫu, Ngũ phủ công đồng, các vị thánh...vv... Trong Đạo Giáo, hầu hết mọi phương tiện hành pháp đều liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Điều này tôi đã chứng minh qua sách đã xuất bản và các bài viết liên quan trên web này. Từ đó, tôi nhận thấy rằng: Hoàn toàn có cơ sở xem xét cội nguồn của "Tháng Cô Hồn" từ Lý học Đông phương. Bây giờ, chúng ta trở lại với mô hình Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt. Quý vị và anh chị em xem hình dưới đây: Hà đồ & Hậu thiên Lạc Việt phối thập Thiên Can Quý vị và anh chị em quan tâm thân mến. Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng: Trong mô hình Hà Đồ (và cả Lạc Thư) đều có 9 ô. Các ô trên Hà Đồ đều phối với Thiên Can thích hợp với độ số của nó, gồm: Giáp 1, Ất 2, Bính 3, Đinh 4, Mậu 5 (Mậu thuộc Thổ) , Kỷ 6, Canh 7, Tân 8, Nhâm 9, Quý 10 (Quý thuộc Thủy). Riêng ô giữa - Trung cung của Hà Đồ có hai thiên can phối là "Mậu/ Quý" với độ số 5/ 10, phù hợp với độ số Trung cung của Hà Đồ. Và điều này liên quan gì đến "Tháng Cô Hồn" với tháng Bảy Việt lịch hàng năm? Quý vị và anh chị em quan tâm thân mến. Quý vị và anh chị em cũng biết rằng: Trong truyền thống văn hóa Việt, ông cha ta thường gọi tháng 11 Việt lịch là tháng Một; Tháng 12 là tháng Chạp; tháng 1 là tháng Giêng...sau đó mới thuận tự theo số đếm phổ thông. Do đó, tháng thứ 5 tính từ tháng Một - theo cách gọi dân gian Việt - tức cũng là tháng Ba Việt lịch. Đây cũng chính là tháng kỷ niệm giỗ Tổ Hùng Vương 10/ 3 Việt lịch. Hay nói cụ thể và rõ hơn là: ngày giỗ Tổ Hùng Vương của Việt tộc vào ngày mùng 10, tháng thứ 5 Việt lịch, tính từ tháng Một (11). Đây chính là con số của Trung cung Hà Đồ, thuộc Mậu/ Dương Thổ. Vậy tháng cô hồn liên quan gì đến mô hình Hà Đồ này? Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Đây chính là tháng thứ chín, tính từ tháng Một (11) Việt lịch. Cho nên theo chu kỳ Cửu cung, tháng này nhập trung cung Hà Đồ, tương ứng với độ số 10 của Thiên Can Quý thuộc thủy. Tháng này vì do Thiên Can Âm Thủy là Quý quản trung cung, nên Âm khí - theo Lý học Việt rất vượng. Cho nên nó thể hiện bằng thời tiết phổ biến trên trái Đất là mưa gió sụt sùi (Mưa Ngâu), hoặc bão tố, lũ lụt...vv.....Ở những vị trí địa hình khác nhau thì Âm khí cũng thể hiện khác nhau, tùy từng vị trí trên Địa Cầu. Nhưng xét tổng quát là Âm khí vượng. Chính vì tính thể hiện Âm Khí thổ vượng, nên nó được mô tả bằng "Địa Ngục" ("Địa" là Đất/ Thổ; "Ngục" là hình tượng mô tả khí chất dưới đất) và nâng cấp thành những truyền thuyết liên quan đến "Tháng Cô Hồn" với những ma quỷ từ Địa Ngục chui lên, hoành hành trên thế gian. Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Cũng chính vì sự tương tác của Âm khí vượng và kết thúc một chu kỳ Thiên Can, nên nền văn hiến Việt đã mô tả một số điều kiêng cữ để hạn chế những tương tác xấu này. Nhưng do sự thất truyền của cả một nền văn minh, cho nên sự kiêng cữ trở thành thái quá và nhiều cái rất không cần thiết. Chưa nói đến nhiều kiêng cữ do biến tướng vì thiếu hiểu biết trở nên buồn cười. Vấn đề này tôi sẽ viết rõ hơn ở bài tiếp theo. Nhưng qua sự phân tích của tôi ở bài trên, thì quý vị và anh chị em cũng thấy rõ rằng: nguyên nhân của tháng cô hồn, hoàn toàn có xuất xứ từ nền văn hiến Việt, cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương - với nguyên lý "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Và cũng từ sự giải thích nguyên nhân này, cho thấy tính hệ thống, nhất quán hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt trong hầu hết mọi lĩnh vực liến quan đến nó. Đồng thời nó cũng chứng minh rõ hơn cho một tiêu chí để thẩm định một lý thuyết thống nhất, bổ sung cho những luận cứ mà người viết đã chứng minh trong tiểu luận: "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", là: "Một lý thuyết thống nhất phải có khả năng giải thích những vấn đề tôn giáo và tâm linh". "Những quan niệm về "Tháng Cô Hồn" chính là một dấu ấn về tôn giáo và tâm linh, đã được giải thích bằng nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt. Đó chính là "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em. Còn tiếp . 14 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 8, 2015 LÝ HỌC VIỆT VÀ NGUỒN GỐC THÁNG CÔ HỒN Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp theo Trong bài trên, người viết đã trình bày với quý vị và anh chị em rằng: Chính vì sự tương tác của Âm khí vượng và kết thúc một chu kỳ Thiên Can, nên nền văn hiến Việt đã mô tả một số điều kiêng cữ để hạn chế những tương tác xấu này. Nhưng do sự thất truyền của cả một nền văn minh, cho nên sự kiêng cữ trở thành thái quá và nhiều cái rất không cần thiết. Chưa nói đến nhiều kiêng cữ do biến tướng vì thiếu hiểu biết trở nên buồn cười. Trên cơ sở này, chúng ta cùng quán xét những điều kiêng cữ được mô tả ngay trong bài báo , mà người viết đã giới thiệu ở trên. 18 điều cấm kỵ được lan truyền 1. Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi ngủ sẽ dễ bị chúng xâm nhập quấy phá. Nếu tiếng chuông gió thu hút sự chú ý của ma quý, thì ti vi, dàn âm thanh....còn gây chú ý lớn hơn. Híc! 2. Người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm vào tháng này, nếu không sẽ dễ gặp điều không may. Người yếu bóng vía, là người Dương khí - (các trạng thái tâm lý, tinh thần...) - suy. Nên dễ bị Âm khí của tháng 7 chi phối. Bởi vậy, chỉ không nên đi khuya ở những nơi vắng vẻ và có Âm khí vượng như: nhà hoang, bãi tha ma thôi. Đi vào những nơi như vậy, cần có đèn pin, đuốc là Dương khí để hạn chế tương tác xấu của Âm khí. Những nơi Dương khí vượng, như nơi vui chơi giải trí đông người, phố đông người qua lại, cơ sở sản xuất...vẫn đi được. Nếu cứ theo điều kiêng này thì công nhân đi làm ca đêm phải nghỉ chăng? 3. Không được nhổ lông chân vào ngày này, vì dân gian cho rằng “một sợi lông chân quản ba con quỷ”, người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần. Đây là quan niệm phổ biến ở bên Tàu. Nó nhằm mô tả một trạng thái khác, không liên quan đến "Tháng Cô hồn". Văn hóa dân gian Việt không có điều này. Nếu "một sợi lông quan ba con quỷ" thì chắc người nào cũng đầy quỷ bám trên người. Và những người lông chân, lông tay...ít, chắc bị ma nhập hết cả. Tuy nhiên, vì tháng Âm Khí vượng, lỗ chân lông là một trong những nơi hấp thụ khí. Bởi vậy, không nên ăn mặc hở hang trong tháng này thôi. 4. Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã vì như vậy sẽ khiến ma quỷ bu đến. Đốt vàng mã, thực chất là dùng lửa để xua đuổi Âm khí. Bởi vậy trong tháng cô hồn, người ta thường đốt vàng mã cúng cô hồn là vậy. Tất nhiên phải đốt vàng mã đúng chỗ, và có phương pháp, như: cho vào thùng tôn, hoặc những nơi quy định đốt vàng mã trong đền chùa....Không đốt tùy tiện với bất cứ địa điểm nào, để....chống hỏa hoạn thôi. 5. Không ăn vụng đồ cúng, vì đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai hoạ vào mình. Cái này thì nên để khuyên tụi trẻ con. Người lớn câu này thừa. Đồ cúng không ai ăn trước cả. Và không cứ tháng cô hồn. 6. Không phơi quần áo vào ban đêm, vì ma quỷ trông thấy sẽ “mượn” và để lại “quỷ khí” trong các quần áo ấy. Điều này thì tháng nào cũng nên kiêng, không cứ gì tháng cô hồn. Riêng tháng cô hồn cần đặc biệt kiêng cữ. Nhưng điều này chỉ đúng với việc phơi quần áo ngoài trời. 7. Những người khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau, nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu. Híc! Chưa bít con ma thuộc dân tộc nào? Nếu gọi tên bằng tiếng Anh, con ma dốt ngoại ngữ chắc chẳng biết đằng nào mà bắt. 8. Không nên bơi lội, vì ma quỷ sẽ cùng đùa với bạn, nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị chúng làm trẹo chân. Nguy hiểm quá! Thế này thì nên đề nghị Liên Hiệp Quốc cấm tất cả các cuộc thi bơi lội trên Địa cầu vào tháng này. 9. Không hù doạ người khác khiến họ giật mình “hồn bay phách lạc”, dễ bị ma quỷ xâm nhập. Cái này thì tháng nào cũng nên kiêng. 10. Cây đa trước nhà là nơi hội tụ âm khí, ma quỷ rất thích những chỗ như vậy, cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn… ở đó. Điều này thì chắc những ai thích chặt cây, trồng lại sẽ rất hoan nghênh. Họ sẽ trhay tất cả những cây đa bằng cây mỡ. Chưa hết! Thạch Sanh ngày xưa chắc bị "ma nhập" lâu rùi. Vì anh ấy ở dưới gốc cây đa. Hì. 11. Không nên thức quá khuya, vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược, dễ nhiễm “quỷ khí”. Chắc chỉ trong tháng cô hồn mới không được thức khuya. Còn các tháng khác thì được thức thoải mái chăng? 12. Nơi góc tường xó tối là những chỗ ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi, không nên đến gần những chỗ ấy. Vậy ngoài tháng Cô hồn ra, các tháng khác được chui vào xó tối chơi chăng? 13. Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai hoạ không chừng. Còn các tháng khác thì lượm thoái mái chăng? 14. Khi đi đến qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác hình như có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình. Vì đó có thể do ma quỷ trêu chọc. Chỉ trong tháng Bảy này thôi hay sao? 15. Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường, nếu không ma quỷ nhìn thấy sẽ đoán rằng có người sống đang nằm trên giường và chúng sẽ lên giường ngủ chung với bạn. Người nằm chềnh ềnh ra đấy, ma không nhìn thấy sao, mà phải căn cứ vào mũi giày, dép? 16. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung. Cái này thì tháng nào cũng kiêng, không cứ tháng Bảy. 17. Không nên ở một mình trong thời gian này, nếu không sẽ dễ bị ma quỷ dẫn dắt hoặc quấy phá. Điều kiêng cữ này, ý muốn nói nên ..đi khách sạn ngủ hai mình đây. Hì. 18. Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi ma quỷ luôn lảng vảng chung quanh đó sẽ “vô hình” vào ảnh chung với người sống, đó là điều không tốt. Vậy ai muốn chứng minh có ma, nên tranh thủ chụp ảnh vào tháng cô hồn. Chắc sẽ thấy đầy ma để chứng minh có "cơ sở khoa học" về ma. Hì. Những điều không nên khác - Thề thốt nói bậy bất cứ trong giây phút nào trong ngày tháng cô hồn. Nguy hiểm nhất thề thốt nói bậy ngay giờ trưa từ 11 giờ đến 12 giờ 45 phút hoặc từ 18 giờ chiều cho đến rạng sáng. Hì. Vậy ai mà tỏ tình trong tháng này, mà người yêu nó bắt thề, nếu kiêng mà không thề thì nó xù đấy! Đợi đến tháng Tám mới tỏ tình thì nhỡ nó yêu người khác mất?! - Không được núp mưa dưới gốc cây. Mưa mà không núp dưới gốc cây thì núp ở đâu? Nếu chung quanh không có chỗ núp nào khác? Chỉ không nên núp dưới gốc cây to , mọc riêng lẻ trong mưa to, đề phòng sét đánh thôi.Tất nhiên cũng không phải chỉ trong tháng Bẩy. - Không mặc quần áo có in hình thù quỷ quái ghê sợ. Cái này thì cũng còn tùy. Cá nhân tôi không thích những hình quỷ quái ghê sợ, ở bất cứ tháng nào. - Không đi về quá đêm khuya. Với các bà xã trên khắp thế gian này thì đây phải là điều kiêng cữ trong năm. - Không tụ tập lượn lách đua xe. Cái này thì nên kiêng vì cảnh sát giao thông sẽ bắt trong bất cứ tháng nào. - Không mài dao kéo trong tháng này. Hả?! Vậy các cửa hàng bán thịt, gà lợn, trâu bò....họ chặt thái suốt ngày, nếu không cho mài dao thì họ lấy tay xé à? - Không chở đồ cồng kềnh và chở nhiều người trên một chiếc xe. Ngày xưa các cụ không có Honda, chắc tác giả ý muốn nói là xe ngựa. - Không nên động thổ, nhập trạch trong tháng cô hồn. Không động thổ, nhập trạch thì OK. Nhưng cần giải thích rõ vì sao. - Không nên và hạn chế mua xe trong tháng này. Nếu bất đắc dĩ vì một lý do nào đó mà cần phải mua xe thì nên tham khảo quý thầy chùa, sư, thầy phong thủy. Wow! Các cụ ngày xưa đâu có khái niệm xe hơi, xe Honda đâu nhỉ? Chắc tác giả mún nói xe ngựa, hoặc xe cút kít. - Không nên mua xe những ngày sát chủ, ngày kỵ thiên can - địa chi tương khắc. Ý muốn nói là trong tháng Bẩy phải xem ngày cho kỹ. Còn các tháng khác thì cứ làm vung lên sao? - Hạn chế ký kết hợp đồng, nếu cần cho việc đại sự thì nên xem ngày cho kỹ. Ui! Thế thì tháng này kinh tế thế giới bị đình trệ vì các hợp đồng phải để tháng sau mất. - Không nên tự ý chặt cây có gốc to. Để tháng sau chặt? Thảo nào! Vừa rồi Hanoi chặt cho cả đống cây từ mấy tháng trước. Hì. - Không nên may quần áo trắng trong tháng này. Ủa! Vậy áo đen may thoải mái sao? - Không nên thả tiền thật. Cái này thì Ok. Để đỡ tốn tiền. Và vì vậy thì tháng nào cũng nên kiêng. - Nếu nằm trong phòng bệnh viện khi ngủ không được tắt đèn. Bệnh viện thì lúc nào đèn đóm chẳng sáng choang. Tất nhiên trừ lúc mất điện. - Tuyệt đối không được cúng những đồ ăn mặn. Nếu cúng mặn có nghĩa là khơi dậy “tham, sân, si” có thể làm cho âm phần dữ tợn hơn nữa. Đâu cứ cô hồn, các đẳng mới "tham , sân si". Con người còn tham sân si hơn. Vậy nên ăn chay luôn cả cái thế giới này cho nó gọn. Quý vị và anh chị em thân mến. Qua những phân tích trên với những vấn đề đặt ra cho từng điều kiêng cữ, cho thấy những điều kiêng cữ đó hầu hết rất ư là ...ngớ ngẩn và không có "cơ sở Lý học". Đây là hậu quả của một nền văn minh bị sụp đổ ở miền nam sông Dương tử từ hơn 2000 năm trước, khiến nó sai lệch và bị thất truyền. Bởi vậy, từ cơ sở Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - quán xét bản chất của thực tế môi trường với Âm khí vượng trong tháng Bảy thì mối quan hệ tương tác này liên quan như thế nào đối với con người? Còn tiếp 12 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 8, 2015 LÝ HỌC VIỆT VÀ NGUỒN GỐC THÁNG CÔ HỒN Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp theo Thưa quý vị và anh chị em quan tâm Trong cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" người viết đã chứng minh rằng: Âm Dương là một cặp phạm trù minh triết, mô tả tất cả các trạng thái tồn tại có tính phân biệt với những nguyên lý của nó, trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt. Bởi vậy, khái niệm "Âm" không hàm nghĩa xấu. Nó chỉ mô tả một dạng tồn tại so với "Dương". Do đó, khái niệm "Âm khí" trong tập hợp - mà Lý học quen gọi là - do "Thiên Can Quý thủy" quản, không mang hàm nghĩa xấu. Nhưng "Âm Khí" trong tháng Bảy mô tả một trạng thái tồn tại mà Lý học gọi là "Khí" đặc thù của tháng này, được hình thành từ những tương tác của vũ trụ với Địa cầu. Nhưng để dễ hiểu và lưu truyền trong dân gian, nó được hình tượng bằng ma quỷ từ cửa Địa Ngục là "Quỷ Môn" lên trái Đất, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Trong văn minh Đông phương, không phải duy nhất dùng hình tượng ma quỷ, để mô tả Âm Khí. Trong văn hóa truyền thống Việt, cũng nói tới "ma xó" tồn tại ở những góc nhà và quấy phá những con người trong ngôi gia. Nhưng thực chất, đó là do Âm Khí tụ lâu ngày ở các góc nhà, gầm cầu thang.... và nó đã được mô tả trong Phong thủy Lạc Việt với các biện pháp khắc phục. Trên cơ sở nhận thức này, từ Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - thì những điều kiêng cữ chỉ cần sao cho có sự cân bằng Âm Dương trong tháng Âm khí Thổ vượng quen gọi là "Tháng Cô Hồn" này. - Kiêng mặc áo đen (Chứ không phải áo trắng, như điều kiêng cữ trong bài báo trên) - Bởi vì, màu đen là thuần Âm và cũng là cực Âm. Nên khi mặc áo đen vào thời điểm âm khí vượng, sẽ dễ hấp thụ Âm khí nhiều hơn và dễ phát sinh bệnh tật, hoặc có những quyết định thiếu sáng suốt. Đặc biệt kiêng cữ với phụ nữ. Vì khí chất của họ đã thuộc Âm tính. Trong Địa Lý Lạc Việt cũng rất kỵ màu đen. Nên mặc những áo màu sáng. - Cần dùng thảo dược xông nhà, nhất là những nhà có cấu trúc ít ánh sáng. Cần thông thoáng trong nhà cửa, để không khí và ánh sáng chiếu vào nhà nhiều hơn trong "Tháng Cô hồn", nhằm trung hòa Âm khí. Nếu không có điều kiện xông nhà thì nên đốt thảo dược, như: trầm, lá sả....Hoặc dùng đèn xông hương. Đèn xông hương tinh dầu thảo dược, có tác dụng trung hòa Âm khí. - Trường hợp nhà thiếu sáng, nên tăng cường ánh sáng điện, cũng với mục đích trung hòa Âm khí. Đèn trang trí trên tường, tăng cường ánh sáng (Thuộc Dương) trung hòa Âm khí. - Không động thổ cất nhà, hoặc nhập trạch trong tháng này. Vì tính chất của Âm khí Thổ vượng, nên động thổ, hoặc nhập trạch vào tháng "Cô hồn" này, dễ bị cách "Dương xâm phạm vào Âm", bất lợi cho gia chủ về sức khỏe, tài lộc. Nhưng với những ngôi gia đang xây dựng từ trước, vẫn tiếp tục xây cất bình thường, không có vấn đề gì. Với những ngôi gia xây cất xong trong tháng Bẩy, cần xông nhà trước khi nhập trạch để trung hòa Âm khí. - Tránh tổ chức đám cưới trong tháng này - cho dù có những tuổi người nữ (Mão/ Dậu) được Đại lợi, nếu cưới vào tháng Bảy - cũng nên chọn tháng Đại lợi khác (Trong một năm có hai tháng Đại lợi cho người nữ xuất giá). - Việc đốt vàng mã, gọi là "cúng cô hồn" thực chất là trung hòa Âm khí bằng lửa. Bởi vậy, không có vấn đề gì khi đốt vàng mã vào tháng này. Nhưng nên kiêng đốt bừa bãi vì dễ....gây hỏa hoạn. Cần phải có đồ đốt vàng mã cho mỗi ngôi gia, như thùng tôn, lò đốt vàng....hoặc ở đền chùa cần đốt vào đúng nơi quy định. - Các góc nhà nếu không kê các vật dụng khác, cần đặt bình tròn, để tránh Âm khí tụ Bình tròn đặt ở góc nhà tránh Âm khí tụ. - Gầm cầu thang do kiến trúc đặc thù, nên Âm khí tụ ở đây. Sự tác động của Âm khí tụ dưới gầm cầu thang, thường gây cảm giác rờn rợn cho các thành viên trong gia đình đi qua vào ban đêm. Vào tháng Bẩy, Âm khí cực vương, nên những nơi như gầm cầu thang tương tác của Âm khí nơi đây sẽ rất mạnh. Nếu có điều kiện thì các bạn có thể xây một bể cá dưới gầm cầu thang với nước chu chuyển (Gầm cầu thang không lùi quá về nửa phía sau nhà, mới xây bể cá được). Trong trường hợp không xây bể cá được thì các bạn có thể dùng: phong thủy luân có đèn đặt tại đây, hoặc để một bình vôi. Đơn giản nhất là bạn mua một hũ gốm/ sứ có nắp, rang khoảng 1kg muối hột, cho vào túi vải đỏ, đặt vào hũ muối, để dưới gầm cầu thang. Vôi và muối là những chất Dương khí rất mạnh, thường dùng để trung hòa Âm khí. Bể cá dưới gầm cầu thang, trung hòa Âm khí, kích tài và trợ lực cho trí tuệ. Quý vị và anh chị em thân mến. Ngoài những điều cần lưu ý ở trên - từ những nguyên nhân được giải thích dưới góc độ Lý học Việt - thì mọi việc trong cuộc sống của chúng ta vẫn cứ tiến hành bình thường. Từ góc nhìn Lý học thì thời tiết tháng Bảy cũng là một trong những quy luật khách quan của tự nhiên. Nó cũng như trời mưa, trời nắng vậy thôi. Chúng ta thấy mưa, nắng thì dùng ô/ dù che chắn, sẽ không sao cả. Và mọi sinh hoạt vẫn bình thường, không có gì phải lo lắng. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em. ===================== PS: Định nghĩa về "Khí" xin xem trong topic Hội thảo Phong thủy là một ngành khoa học. Bài về khí của Nguyễn Vũ Tuấn Anh. 13 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 8, 2015 Cách cúng cô hồn ai cũng nên biết Y.Dương | 15/08/2015 22:57 Dân gian quan niệm, chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ ăn mặn. Ảnh: sweetwiskies.blogspot.com Theo dân gian, tục cúng cô hồn rằm tháng 7 Âm lịch là cứu giúp những linh hồn lang thang, đói khổ, hoặc để khỏi bị các oan hồn quấy phá... Thời gian cúng có thể từ mùng 1 - ngày 15 tháng 7 Âm lịch. Lễ cúng cô hồn thường gồm: Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ. Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc). Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc. Kẹo bánh. Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá). Cháo và mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa). Cháo loãng được coi là món không thể thiếu trong lễ cúng. Người ta tin rằng, món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường. Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là không cúng xôi, gà, heo. Chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si. Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã. Ảnh: Infonet Ở một số nơi, người ta cho phép trẻ con cướp cỗ cô hồn (giật cô hồn) khi việc cúng đã xong. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng cướp cỗ có thể là bất kỳ ai, từ trẻ em đến những tay anh chị quậy phá, được xem là “cô hồn sống". Người ta tin rằng, nếu người sống giành giật càng đông là họ đã mua chuộc được cô hồn không đến quấy phá gia đình. Trước khi dọn đồ ra cúng, nếu gia chủ chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có những người tranh nhau giật đồ cúng từ trên tay thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay. Bởi theo dân gian, nếu giật lại, hậu quả nhận được là điều tệ hại. Nếu khi chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực giật có nghĩa là tín hiệu tốt. Văn khấn cô hồn: Có thể đọc bài văn khấn dưới đây hoặc tụng nghi thức cúng thí thực cô hồn (cúng chúng sinh) trong Kinh Nhật tụng. Nam mô A Di Đà Phật Nam mô A Di Đà Phật Nam mô A Di Đà Phật Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con lạy Đức Phật Di Đà. Con lạy Bồ Tát Quan Âm. Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần. Tiết tháng 7 sắp thu phân Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà Âm cung mở cửa ngục ra Vong linh không cửa không nhà Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương Gốc cây xó chợ đầu đường Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang Quanh năm đói rét cơ hàn Không manh áo mỏng, che làn heo may Cô hồn nam bắc đông tây Trẻ già trai gái về đây họp đoàn Dù rằng: chết uổng, chết oan Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu Chết tai nạn, chết ốm đâu Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình Chết bom đạn, chết đao binh Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi Chết vì sét đánh giữa trời Nay nghe tín chủ thỉnh mời Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau Cơm canh cháo nẻ trầu cau Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh Gạo muối quả thực hoa đăng Mang theo một chút để dành ngày mai Phù hộ tín chủ lộc tài An khang thịnh vượng hoà hài gia trung Nhớ ngày xá tội vong nhân Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời Bây giờ nhận hưởng xong rồi Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần Tín chủ thiêu hoá kim ngân Cùng với quần áo đã được phân chia Kính cáo Tôn thần Chứng minh công đức Cho tín chủ con Tên là:.................................. Vợ/Chồng:............................ Con trai:............................... Con gái:................................ Ngụ tại:................................ Nam mô A Di Đà Phật Nam mô A Di Đà Phật Nam mô A Di Đà Phật (Tổng hợp) ================== Xem xong bài này, người viết thấy những quan niệm về cúng cô hồn rất là "sân si". Bởi vì, họ coi (chấp) vào việc cô hồn tồn tại trên thực tế theo cách hiểu của họ. Lão Gàn sẽ cúng cô hồn theo kiểu của lão, có thể chay, có thể mặn. Miễn là thành tâm hướng đến những chúng sinh khốn khổ. Lời khuyên của lão Gàn là nên phóng sinh và hồi hướng tới sự giải thoát cho những năng lượng Âm trì trệ trên thế gian. PS: Lão Gàn được dự một buổi lễ phóng sinh của mấy vị sư và các cư sĩ. Các vị đặt mấy cái thùng chật ních những con cá và tụng kinh, làm phép rất lâu. Khốn nạn cho mấy con cá chết ngạt trước khi các thày chùa tụng kinh xong. Bởi vậy, lão cũng tán thành việc phóng sinh và có sinh vật phóng sinh là phóng liền, không có tụng kinh trì chú gì cả. Nhưng lão hiểu phóng sinh không phải cầu phước gì. Nó chỉ đơn giản là các sinh vật bị nhốt hãm, nay được tự do, chúng sẽ tạo một sự thỏa mãn rất mạnh vì được kích hoạt đột biến bởi hoàn cảnh. Đó là một tương tác tốt với cuộc sống của con người. Đồng thời, nó là một hình tượng tốt cho sự nhận thức lòng nhân đạo. Việc phóng sinh đã có từ rất lâu trước khi Phật giáo ra đời. Quý vị có thể tham khảo sự tích: "Mở lưới Thành Thang". 14 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 8, 2016 Hiện nay đang trong "Tháng Cô Hồn" đưa bài này lên lại để quý vị và anh chị em quan tâm tham khảo. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 8, 2020 Lý giải về tháng cô hồn! của TTNCLHDP Share this post Link to post Share on other sites