Thiên Sứ

Thất Sơn Thần Quyền

9 bài viết trong chủ đề này

Môn võ Việt chuyên dùng "thần chú" tạo sức mạnh phi thường

Lê Sơn |

04/08/2015 07:31
 
 
quyenthe-1438643534821-0-0-522-1024-crop

Chia sẻ:

Chỉ cần đọc bài "thần chú" xong bỗng dưng nội công thâm hậu, sức mạnh phi thường là một trong những điều kỳ lạ đến khó tin của môn võ Thất Sơn Thần Quyền (Quyền thề).

Môn võ của “bùa chú”

Đến nay, có rất nhiều điều bí ẩn xung quanh Thất Sơn Thần Quyền vẫn chưa có lời giải.

Một điều đặc biệt là các môn đệ Thất Sơn Thần Quyền thường ít khi tập luyện công khai chốn đông người và cách thức tập luyện, những chiêu thức thường mang đậm màu sắc tâm linh huyền bí, rất khó để lý giải.

Chính vì yếu tố bí mật, không tiết lộ với giới “ngoại đạo” nên người ta đã gán cho Thất Sơn Thần Quyền đủ các loại biệt danh như: Võ bùa, võ ma, thần quyền… và biến nó trở thành một môn phái như dị giáo.

Theo những đệ tử Thất Sơn Thần Quyền, về mặt dương công (tức quyền pháp) thì môn võ này không có hệ thống quyền pháp cụ thể nào, không luyện tập binh khí cũng như thi đấu đối kháng. Người luyện tập không đánh theo khuôn mẫu nào cả.

Nhìn một người theo Thất Sơn luyện tập “múa may quay cuồng”, y như người “tẩu hỏa nhập ma”, nhưng ẩn chứa đằng sau đó là một sức mạnh khủng khiếp, chỉ cần lãnh một đòn, đối phương có thể nguy hiểm tính mạng.

Đặc biệt trước lúc xuất chiêu, các đệ tử Thất Sơn Thần Quyền phải đọc một bài thần chú để “nhập quyền”.

Tuy nhiên, không phải đệ tử nào cũng có cơ duyên được học “thần quyền”. Do đó khi vượt qua được 9 lời thề ban đầu của người học, sư phụ và học trò sẽ nhìn thấy cơ duyên của học trò đó có tiếp tục tiến tới những tầng tiếp theo của võ công Thất Sơn hay không.

mon-vo-viet-chuyen-dung-than-chu-tao-suc
Một màn biểu diễn thường thấy của Thất Sơn Thần Quyền.

Những “lời thề” nghe huyền bí nhưng thực chất là những nguyên tắc về “đạo” như: hiếu thảo với cha mẹ, không phản thầy, phản bạn, không ỷ mạnh hiếp yếu, không làm điều ác…

Khi tiếp xúc với 16 lời thề tiếp theo, môn sinh sẽ được đọc kỹ và nói chuyện với sư phụ để tiếp tục tiến đến những khóa luyện trì cao hơn.

Tới lúc đạt được đến những đỉnh cao hơn có thể thề đến hàng chục điều (cao nhất 55 điều).

Theo một số tài liệu, Thất Sơn Thần Quyền được chia làm 2 hệ chính là "Dương công" và "Âm công". Dương công thì tập trung vào các bài quyền cận chiến, các miếng đánh, chủ yếu rèn luyện tốc độ và nhanh nhẹn.

Còn Âm công thì luyện theo bùa hoặc theo câu niệm (tập trung vào ý chí người luyện võ), có thêm một số chi thì luyện thêm phần chịu đòn, dùng gậy hoặc dao chém vào cơ thể để luyện sự dẻo dai chịu đựng.

Âm công sử dụng sức mạnh tâm linh, ý chí nên khi ra đòn thường không theo chiêu thức nào nhất định cả.

Những khả năng “dị” khó tin

Khi đã “nhập” được quyền, đệ tử Thất Sơn Thần Quyền có thể đạt được những khả năng cực “dị” như bị đánh không biết đau, có thể dùng dao chém vào người, nhai thủy tinh, công phá gạch ngói, nâng vật nặng...

Đệ tử Thất Sơn thần quyền còn có thêm niềm tin rằng nếu ra sức luyện tập, đến một lúc nào đó có thể luyện thành “thần quyền”, sở hữu sức mạnh siêu phàm, giúp 1 đánh 10, thậm chí vài chục người.

Nhưng để đạt tới cảnh giới “vô lượng” như vậy, các đệ tử Thất Sơn sẽ phải trải qua quá trình khổ luyện rất gian khổ và phải có “duyên” mới gặp cơ may luyện thành.

Theo các đệ tử của môn võ này, khi luyện đến mức "nội công thâm hậu" thì sau khi “nhập quyền”, phía trước mặt sẽ xuất hiện một vòng tròn lượn lờ xung quanh. Người học chỉ cần tìm đúng tâm vòng tròn ấy rồi dùng chân, tay đấm đá là được.

Thậm chí các môn đệ Thất Sơn còn có thể truyền “nội công” cho nhau, hoặc có thể "đả thông kinh mạch" bằng việc đấm đá liên tục vào cơ thể…

Theo các môn sinh, khi họ ra đòn đều có câu "thần chú", điều này nhằm hợp sức mạnh của “bảy quả núi chụm lại”. Một khi đã dính phải quyền cước của họ tung ra thì có thể mất mạng.

Clip những pha biểu diễn của Thất Sơn Thần Quyền:

Theo một số đệ tử của Thất Sơn Thần Quyền, việc học pháp và tích đủ hạnh pháp có thể bấm huyệt chữa bệnh, nhất là các bệnh về khớp. Ngoài ra, họ còn có thể chữa đau mắt, đau răng, đau đầu, quai bị hay u nhọt…

Trong những trường hợp cấp cứu như ngất, co giật họ hoàn toàn có thể kiểm soát vấn đề rất nhanh. Bên cạnh đó, trong quyền thuật họ có thể học và sao chép rất nhanh thế võ của môn phái khác sau chỉ một lần nhìn.

Cho tới nay, vẫn chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh những khả năng này của các đệ tử Thất Sơn Thần Quyền.

Một số người gọi đó là những khả năng mang tính tiềm ẩn, có thể khai thác và thực hiện được khi người ta có niềm tin, tinh thần tốt.

Có lẽ chúng ta cũng nên nhìn nhận về Thất Sơn Thần Quyền như vậy thay vì những lý giải mang tính chất mê tín, dị đoan.

Kỳ lạ từ nguồn gốc

Cho tới nay, các nhà nghiên cứu võ thuật vẫn chưa thể hiểu được Thất Sơn Thần Quyền ra đời ở Việt Nam từ bao giờ và như thế nào.

Tất cả chỉ dừng lại ở những truyền thuyết trong dân gian, khiến cho môn võ này càng trở nên kỳ dị và khó giải thích.

Thất Sơn Thần Quyền tương truyền do một vị Sư tổ sáng lập, nhưng không rõ là người Việt Nam hay Tây Tạng, do có nhiều tin đồn khác nhau.

Tuy nhiên theo cố trưởng môn Nguyễn Văn Cảo cho biết, môn phái này có 3 vị Sư tổ, đều là người Việt Nam, cùng học Phật pháp tại vùng núi Thất Sơn sáng lập ra môn phái này.

Trước đó, cả 3 vị Sư tổ này đều theo học một môn phái của đạo Phật do một vị Sư giác ngộ người Thiên Trúc (Ấn Độ) sáng lập.

Nơi ông Cảo và các sư huynh đệ đã luyện tập trước đây là vùng Bảy núi thuộc tỉnh Long An ngày nay (nên có tên là Thất Sơn).

Môn phái này là một dòng phái của Quán Thế Âm Bồ Tát cho nên, vị Thượng sư này được thờ tượng ở các bàn thờ của môn, ở vị trí cao nhất.

Có nhiều người cho rằng, Thất Sơn Thần Quyền của Việt Nam chẳng qua là môn Quyền thề của các đạo sĩ Trung Quốc.

mon-vo-viet-chuyen-dung-than-chu-tao-suc
Lễ giỗ tổ của môn võ

Nhưng luồng ý kiến khác lại lý giải Quyền thề của Trung Quốc là môn phái lâu đời của các Đạo sĩ trong khi Thất Sơn Thần Quyền mới hình thành và xuất phát từ vùng núi Thất Sơn của tỉnh Long An trên cơ sở hệ phái Tì Ni Đa Lưu Chi kết hợp giữa Thiền tông và Mật tông.

Theo Trưởng môn nhân Nguyễn Văn Cảo, người Trung Quốc không có môn phái Thất Sơn Thần Quyền.

Trong số 3 học trò đầu tiên mà ông Cảo dạy có một người có nguồn gốc Trung Quốc là ông Hợi (học trò đầu tiên), hai ông tiếp theo là ông Cư và ông Mạc (người Phú Thọ).

Về sau Nguyễn Văn Cảo được mọi người tôn vinh là người sáng lập ra Thất Sơn Thần Quyền tại Việt Nam.

Cũng có một giai thoại khác nói về môn võ đầy bí ẩn này. Tương truyền khi xưa người dân sinh sống dưới chân núi Sam (Châu Đốc, An Giang) vẫn còn thấy một đạo sĩ gầy, râu tóc bạc phơ, tu luyện trong rừng sâu trên đỉnh núi.

Không ai biết thân thế, tên tuổi thật của ông. Chỉ thỉnh thoảng gặp và thấy ông không bao giờ rời lưng ngựa.

Ông trông rất ốm yếu nhưng lại cưỡi ngựa không yên cương. Dốc núi gập ghềnh đá, ông phải có sức mạnh phi thường mới có thể cưỡi ngựa lên đỉnh xuống vồ. Vì thế, người dân địa phương gọi đùa là ông Đạo Ngựa.

Một lần dong ngựa xuống núi đổi rau củ lấy gạo, bắt gặp một toán cướp dùng súng uy hiếp người dân, ông xuống ngựa can thiệp, bị toán cướp xông vào vây đánh.

Chỉ bằng một ngón tay, ông đã khiến một tên cướp trợn dọc mắt, ngã lăn bất tỉnh. Tên cướp khác toan nổ súng. Ông rùng mình một cái “bay” đến cạnh tên cướp tước súng rồi vung chân múa tay đánh gục hết những tên còn lại.

Xong, ông ung dung lên ngựa trở về núi. Biết chuyện, nhiều thanh niên thán phục, rủ nhau lên núi tìm ông xin học võ. Không ai tìm được nơi trú ẩn của ông. Về sau nhiều người cho rằng đây chính là nhân vật sáng lập ra Thất Sơn thần quyền.

Nhìn chung tới nay vẫn chưa có một tài liệu thực sự đáng tin cậy nào nói về sự ra đời của Thất Sơn Thần Quyền.

Những truyền nhân thực sự của môn võ đến nay cũng không còn nên những bí ẩn của Thất Sơn Thần Quyền gần như đã rơi vào quên lãng.

theo Đại Lộ

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Giải mã lời thề trong “võ bùa” và sự thật về Âm - Dương công

 
Cho đến nay, bí ẩn lớn nhất đối với tất cả những ai quan tâm đến môn võ Thất Sơn thần quyền chính là lời thề.
 

Lời thề sẽ đi theo suốt cuộc đời “hành hiệp giang hồ” của một môn sinh. Các lời thề của môn sinh cũng có những cấp độ khác nhau và việc phản lại lời thề cũng gây ra những hậu quả tàn khốc. Do đó thường là môn sinh không dám phản lại lời thề ấy. Vậy sự thật lời thề và phản thề trong Võ bùa là gì, thành quả và hậu quả của nó ra sao?

 

Sợi dây ngầm với mật tông

 

Nhiều lần sắp xếp cuộc hẹn với Chưởng môn của Thất Sơn thần quyền, nhưng rất tiếc chúng tôi chưa thể diện kiến anh được bởi anh đang vào trong vùng Bảy Núi (An Giang) luyện công, khóa lễ trì tụng trong đó.

 

Anh hứa sẽ cho chúng tôi một cuộc hẹn để kể về những trận “thư hùng” đặc biệt của Thất Sơn thần quyền với thế giới võ Việt. Tuy vậy, anh cũng gợi ý cho chúng tôi biết muốn tìm hiểu được “mạch lạc” về võ Thất Sơn, cần tìm hiểu kỹ những lời thề và những lời cầu khấn của những môn sinh đầu tiên.

 

   vo-bua-tintuc-nguoiduatin.jpg

Khóa lễ trì tụng đầu tiên của môn sinh khi sơ nhập môn phái.

 

Để tìm hiểu được vấn đề “căn cốt” trong môn phái kỳ bí nhất Việt Nam, chúng tôi đã liên lạc với ông Lại Văn An để có thể nghe ông kể về những ngày đầu sơ nhập môn phái và những lời thề bí ẩn trong Thất Sơn thần quyền. Theo ông An, trước kia, thời kỳ còn trai trẻ mà muốn tập “Thất Sơn thần quyền” rất khó và phải tập “chui”. Ông và các anh em cứ chờ đến đêm, rồi đi ra những bãi đất trống, hoặc bãi tha ma ít người qua lại để luyện vì ngày đó nhiều người cho rằng môn võ này sử dụng bùa phép?

 

Những môn sinh sơ nhập môn phái sẽ được học một khóa lễ trì tụng căn bản, điều đầu tiên họ phải học là 9 lời thề bao gồm: 1- Phải hết lòng hiếu thảo với cha mẹ.; 2- Không được phản môn phái Thất Sơn thần quyền; 3- Không phản thầy; 4- Không phản bạn, coi bạn như anh em ruột thịt; 5- Không đam mê tửu sắc; 6- Không cưỡng hiếp gái đã có chồng; 7- Không ỷ mạnh hiếp yếu; 8-Hết lòng hiệp nghĩa; 9-Không phản đạo. Những sơ nhập căn bản này sẽ là một trong những điều kiện để người nhập môn phái có thể tiến thêm những nấc thang khác trong việc lĩnh hội những tinh hoa của môn phái. Nếu không vượt qua bước đầu tiên, người học sẽ không bao giờ có thêm những lời thề của bậc cao hơn.

 

Nói về nguồn gốc của các lời thề đầu tiên trong ngày sơ nhập môn phái, mỗi tông phái đều có lời thề riêng tuy có thêm thắt cho khác nhau nhưng chánh yếu vẫn là phải giữ luật công bằng, không được hiếu sát.

Nguồn gốc của những lời thề này ông không rõ có từ khi nào, nhưng trong những năm tháng nghiên cứu về võ học của môn phái mình, ông An cho rằng sự khởi đầu của bộ môn Thần Quyền cũng có cùng thời kỳ xuất hiện với các môn phái huyền bí từ Trung Hoa hay Ấn Độ (cách đây hàng ngàn năm); đó là bộ môn do Thiên đình bí truyền cho nhân gian để chứng minh sự hiện diện của thánh thần, mà các võ sư bậc thầy ở dưới khi nhìn thấy thần quyền biểu diễn cũng phải trầm trồ bái phục.

 

Cũng theo ông An, nghi lễ nhập môn của Thất Sơn thần quyền nhất thiết phải có lễ điểm đạo cúng Phật, cúng thần, cúng tổ, uống một lá linh phù, và chắp tay đọc 9 lời thề đầu tiên. Tông phái huyền bí sử dụng rất nhiều phù và rất nhiều thần chú cho nên khi xuất sư, mỗi môn sinh chọn một lá phù và một câu thần chú để lập tông phái, do đó mà có cả trăm tông phái thần quyền. Tất cả đều nằm trong mật tông của môn phái và có sự xuất phát từ bùa chú.

 

Những câu hỏi chưa có lời giải

 

Ở cấp độ thứ 2 trong Thất Sơn và cũng là tiền đề để đạt được những cảnh giới cao hơn, người học phải học thêm 7 lời thề tiếp theo. “Để có thể học thêm 7 lời thề nữa, đệ tử của Thất Sơn ban đầu phải tu luyện vô cùng khắc khổ bởi nếu không vượt qua được trạng thái ban đầu thì khó lòng đạt được những bậc tiếp theo. Đây là những điều căn bản trong võ học của Thất Sơn”, ông An giải thích.

 

Tiếp câu chuyện, ông An cũng bật mí với chúng tôi rằng, Thất Sơn thần quyền có nhiều tinh túy khác nhau, thầy dạy ban đầu chỉ là những người hướng dẫn. Nếu người học tu luyện tốt, tự học tốt thì có thể tiến bộ trong mỗi ngày và tập trung tu dưỡng bản thân. Đến một cảnh giới lĩnh hội đủ 16 lời thề và luyện tập thì sức mạnh có thể gấp 3 – 4 người thường.

 

Tay không có thể đấm vào gỗ đá mà không hề hấn gì hết. Một cái hay nữa là có thể luyện các môn võ khác, chẳng hạn đi bài Mai Hoa Quyền của phái Thiếu Lâm. Cho dù không có sư, nhưng khi lên Thần rồi, thì đi quyền rất thuần thục như là có học qua bài quyền đó.

 

Mặc dầu là mình trần, nhưng mà sức mạnh của cánh tay làm ra gió kêu vụt vụt. Cũng theo ông An, trước đây, khi nhà tranh ở vùng đồng bằng Bắc Bộ không cao, nhiều lần ông được chứng kiến màn đề khí phi thân của sư phụ một cách ngoạn mục.

 

Ông giải thích rõ hơn cho chúng tôi về “Thần Quyền” được sử dụng trong môn phái này. Thần ở đây là thần thái, là cái thần của chính bản thân mỗi con người. Nhưng đa số mọi người lại hiểu thành thần thánh, là những điều siêu nhiên huyền bí nên có chuyện bị cấm đoán như vậy.

 

Và cũng chính vì hai chữ “Thần Quyền” nên môn phái đã không được chấp nhận tại Việt Nam. Khi cha ông, đồng thời cũng là sư phụ của ông muốn công khai môn võ trong cộng đồng võ Việt, thế nhưng những nhà quản lý thời bấy giờ chỉ chấp nhận hai chữ “Thất Sơn” còn hai chữ “Thần Quyền” phải gỡ bỏ. Tất nhiên, điều đó đã không thể xảy ra bởi theo ông như thế làm mất đi thần thái của môn võ.

 

Giải thích với chúng tôi về thế võ, vị cao thủ này cho biết, trước hết loại võ này chỉ dùng để phòng thân thôi, thích hợp cho những người hiền, không quậy phá. Học khoảng vài tháng là được, nhưng phải tu luyện thêm. Sau khi học vài tháng thì mỗi lúc đánh cần phải đọc chú, múa quyền theo bài bản khoảng 15 phút cho cơ thể có thể sẵn sàng để những vị “thần phù” nhập vào, lúc đó đường quyền cước mới nhẹ nhàng như lướt trên gió?!

 

Những đòn thế đó sẽ tác động rất nhẹ nhàng đến đối phương nhưng hiệu quả vô cùng lớn, đối phương có thể ngã lăn và chịu nội thương cực lớn. Tuy nhiên, một điều khó khắc phục của Thất Sơn trong thực chiến là trong lúc tạo lập được trạng thái “thần quyền”, môn sinh rất dễ bị đối phương tấn công. Tuy nhiên, nếu trạng thái đỉnh cao thì hoàn toàn chịu đựng được đòn thế của đối phương đến khi xuất chiêu mà không hề hấn gì.

 

Một điều đặc biệt mà ông An cũng như các môn sinh của võ phái rất kiêng kỵ chính là việc sử dụng võ của môn phái đi ức hiếp người khác, hay làm những việc trái luân thường đạo lý là chỉ vài tháng sau, mọi võ công sẽ tiêu tan hết. Bên cạnh đó, kẻ “phản thề” còn bị các vị “thần phù” “vật” khiến kẻ làm trái lời thề môn phái cảm thấy đau đớn vô cùng và có thể dẫn đến tẩu hỏa nhập ma, vĩnh viễn không sử dụng được võ công. Điều này, với chúng tôi, những người tiếp cận để tìm hiểu sâu, vẫn không tài nào lý giải nổi. Và vì thế, hành trình đi tìm câu trả lời vẫn còn ở phía trước...

 

Kỳ bí lễ nhập môn

   vo-bua-tintuc-nguoiduatin%20%282%29.jpg

Cao thủ Lại Văn An chia sẻ với chúng tôi về nghi lễ đầu tiên khi sơ nhập môn phái.

 

Theo ông An, thường kẻ mới nhập môn thì sẽ được sư phụ dùng hương khoán bùa thổi trên đỉnh đầu, tam tinh (vùng giữa trán), 2 bên lỗ tai, trước ngực và sau lưng, 2 cánh tay dùng hương khoán, rồi cho môn sinh đó uống 1 ly nước bùa có cấp vị Tổ phụ nào đó theo hộ từ đó để cho tân môn sinh đó đọc chú, luyện mỗi ngày cho tới thành thục rồi sẽ luyện môn khác.

 

Sau khi uống xong ly nước phép ông thầy đó sẽ cho đệ tử ấy đứng chắp 2 tay lại hoặc 2 tay cầm 2 cây hương giăng ngang thẳng ra và đọc câu thần chú để xuất quyền, đọc liên tục, đọc đến khi nào người đệ tử thấy người mình chuyển khác lạ thì nương theo đó mà luyện, có người lên mạnh, người lên yếu, người chậm, người nhanh tùy căn cơ với võ học, và xác "nặng, nhẹ ". Qua được giai đoạn này môn sinh chính thức được sơ nhập môn phái.

 

theo http://www.nguoiduatin.vn/giai-ma-loi-the-trong-phai-vo-bua-va-su-that-ve-am-duong-cong-a189908.html

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Môn này thì nghe nhưng mà chưa thấy trực tiếp bao giờ. Mình đã chứng kiến môn võ bùa Năm Ông. Cứ như có thần linh, thần thánh nào nhập về chẳng còn như người thường.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại chiến giang hồ lừng lẫy của Thất Sơn thần quyền

 

Thập niên 60, võ sỹ Thất Sơn thần quyền đã từng có những lần thượng đài "nổi danh thiên hạ", khiến môn phái nổi danh và quy tụ nhiều võ sư từ khắp nơi...

 

Cuộc chiến với “Cọp bay” cùng cú đá đoạt mạng cao thủ

 

“Với mong muốn hùng bá thiên hạ, tìm cho mình một chỗ đứng trong giang hồ nên các đệ tử của Thất Sơn thần quyền, một thời luôn đi thách đấu. Họ đưa ra lời thách thức để thượng đài với các môn phái khác. Cũng đã có nhiều huyền thoại vang danh nhưng cũng chính vì quá ham mê danh vọng, nên Thất Sơn thần quyền một thời đã để lại điều tiếng trong thiên hạ...” Anh D. bắt đầu câu chuyện về huyền thoại của một thời Thất Sơn thần quyền vang danh thiên hạ với vẻ mặt trầm tư pha lẫn xót xa.

 

Vào thập niên 60, võ sỹ Hoàng Sơn đã nổi danh khắp miền Nam và đã có lần thượng đài với cả võ sỹ Kh’mer tên Nosar, lúc đó có vai trò khác quan trọng trong giới võ thuật ở Campuchia. Trong trận thượng đài đó, họ đã nhận ra nhau là đồng môn của Thất Sơn thần quyền và cho dừng trận đấu. Kể từ đó danh phái Thất Sơn thần quyền được chính thức đưa ra ánh sáng và chỉ trong thời gian ngắn, rất nhiều võ sư từ khắp các nơi đã quy tụ về góp sức để khôi phục Thất Sơn thần quyền, trong số các võ sư đó có nhiều tên tuổi nổi danh như: Nguyễn Thành Diệp, Phùng Vũ Châu (Tư Tiếp), Nguyễn Giầu, Nguyễn Thọ, Nguyễn Thôi, Lê Đình Tây, Trần Văn Tủy, Lê Minh Nho, Sáu Rẩm, Hoàng Bá...

 

Một trong những trận chiến lưu danh trong môn mà anh D. kể với chúng tôi là trận đấu của võ sư Hoàng Thọ đệ tử của võ sư Hoàng Sơn đấu với võ sỹ Tinor (môn phái Trà Kha) vào năm 1973 trong Đại hội Võ thuật tại Sài Gòn, đây cũng là một trận chiến tốn nhiều giấy mực nhất của báo giới Sài Gòn. Tinor là võ sỹ Lào được báo chí đặt cho biệt danh "Cọp bay" bởi chiêu song cước. Đã có nhiều đấu thủ đã bị hạ đo ván bởi cú song cước nhanh như chớp và sự chính xác gần như tuyệt đối của Tinor. Trong giới võ sư thời bấy giờ nhắc tới Tinor là nhiều môn phái phải kiêng nể.

Để có trận đấu này, trước đó Tinor đã đánh gục võ sư Huỳnh Tiền trong một trận đấu gây nhiều tranh cãi. Bất bình trước thái độ không thượng võ của Tinor, võ sư Hoàng Thọ và Tinor đã có một cuộc thượng đài mang tính thách đấu. Khi võ sỹ Hoàng Thọ và Tinor thượng đài, mọi kèo cá cược đều nghiêng về Tinor bởi Hoàng Thọ lúc đó chỉ là một gã vô danh, thậm chí môn phái còn không rõ. Vào hiệp 1, "Cọp bay" Tinor xông lên áp đảo Hoàng Thọ vào góc đài. Chờ Hoàng Thọ lúng túng trong góc chết, "Cọp bay" Tinor tung một cú đá thốc từ dưới bụng lên. Hoàng Thọ dính đòn bật ngửa.

 

Ai cũng tưởng Hoàng Thọ nằm vĩnh viễn trước cú đá bạt sơn của Tinor. Không ngờ Hoàng Thọ tung mình đứng lên, mặt đỏ au, mắt trợn ngược, tóc tai dựng đứng, tay chân vung đánh loạn xạ không theo một bài bản nào. "Cọp bay" Tinor vừa chống đỡ vừa lùi ngược. Hoàng Thọ thét một tiếng rồi vung chân đá thẳng. Cú đá bay thẳng vào hàm Tinor. Tiếng xương hàm vỡ phát ra cùng lúc với tiếng kẻng kết thúc hiệp 1. Tinor đầu hàng, được đưa về võ quán ở Lào để điều trị rồi chết sau đó vài tháng. Hoàng Thọ trở nên nổi tiếng với bài "Thần quyền giáp chiến" của Thất Sơn thần quyền. Đó là một trong số ba bài quyền còn nguyên vẹn phần quyền (võ) lẫn thuật (phép).

 

Với những trận chiến đó, Thất Sơn thần quyền đã có chỗ đứng trong nền võ họcmiền Nam thời đó thậm chí là mở rộng ra khu vực. Nhiều trận thư hùng khu vực giữa các võ đường danh tiếng Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines đều có mặt võ sỹ Thất Sơn Võ Đạo. Rất nhiều chiến thắng vang dội trên võ đài đã làm rạng danh Thất Sơn thần quyền.

 

Sau ngày giải phóng, Thất Sơn thần quyền cũng vang danh với các nhân vật như Chín “cụt”, Thành “vuông”, thậm chí còn phát triển mạnh tại Ucraina, Nhật Bản...

 

 20150614-dai-chien-giang-ho-lung-lay-cua

Môn sinh của Thất Sơn thần quyền tại Ucraina (Ảnh T.L.).

 

Vì sao Thất Sơn thần quyền đi thách đấu các đại môn phái?

 

Có một điều mà anh D. khá nuối tiếc khi kể với chúng tôi về sự thoái trào của Thất Sơn thần quyền đó chính là tự kiêu trong một số đệ tử của môn phái. “Sau khi được lưu truyền ra Bắc, nhiều đệ tử trong môn đã có va chạm và thách đấu với các môn phái khác. Việc thách đấu bình thường, nhưng nhiều đệ tử trong môn chúng tôi quá tự kiêu khi toàn thách đấu với sư phụ hoặc thầy của các võ đường.

 

Việc đánh thắng hay thua đều làm cho các môn phái bị thách đấu trở nên ghét bỏ chúng tôi. Đây cũng chính là một sự sai lầm đáng tiếc của một số đệ tử Thất Sơn thần quyền. Đó không phải là tôn chỉ của môn phái. Và vì việc thực hiện tôn chỉ của môn phái phụ thuộc nhiều vào tâm đức, nên có những tên tuổi lẫy lừng ngày trước, thậm chí đã đạt được mức huyền thoại, thì bây giờ do quá ham hư danh nên đã làm nhiều việc phạm không có tâm đức, đã mất hẳn quyền pháp, trở nên vô dụng.

 

Và chính vì sự khó trong tu tập, nên nhiều lúc có những đệ tử chỉ học xong cấp 1, chưa xuất đai cũng đã tự vỗ ngực cho rằng mình thế này thế khác nên đã tự đưa mình vào thế khó, rời bỏ tu tập. Do tự kiêu nên nhiều lúc phạm lỗi nhiều mà tự mình không thể nhận biết được để mà sửa chữa. Mặt khác, không ít đệ tử Thất Sơn thần quyền đã làm sút giảm uy tín của môn phái vì nhiều lý do khác nhau”, anh D. từ tốn nói về một phần quá khứ và đó cũng là lý do mà môn phái Thất Sơn thần quyền vốn đã kỳ bí nay lại trở thành như một thứ “dị giáo” trong võ học của nước nhà.

 

Có thể đây chính là một trong những lý do khiến Thất Sơn thần quyền bị ghép “tội” dị giáo nên bị cấm không cho luyện tập và phổ biến. Những cao thủ mà chúng tôi có dịp tiếp xúc họ đều thừa nhận việc hoạt động công khai trong những năm 80 đầu 90 rất khó khăn, vì cái duyên và lời thề trong môn phái, nhiều người đã vượt qua sự ngăn cấm của chính quyền, bí mật luyện tập và truyền bá.

 

Thậm chí, có nhiều người còn bị chính quyền triệu tập và bắt viết cam kết. Nhưng sau đó họ vẫn tiếp tục luyện tập tiếp. Có những lúc vòng “kiềm tỏa” của dư luận cũng như chính quyền khiến người ta tưởng Thất Sơn thần quyền đã biến mất trong giang hồ. Cho mãi đến sau này, vòng “kiềm tỏa” của dư luận và chính quyền dần được giãn bớt bởi một phần nào đó người ta bắt đầu thấy sức sống mãnh liệt của Thất Sơn thần quyền trong nhân gian.

 

Môn võ này vẫn âm thầm được truyền bá trong nhân gian và tồn tại một cách bền bỉ. Có nhiều người cho rằng, sở dĩ sức sống của Thất Sơn thần quyền vượt qua mọi rào cản trong xã hội đương thời có nhiều yếu tố khác nhau nhưng yếu tố chủ đạo làm lên sức sống của môn võ này chính là tâm hồn hướng thiện trong tôn chỉ của môn phái và đạt được giác ngộ giống như trong đạo phật.

 

theo http://vietbao.vn/Xa-hoi/Dai-chien-giang-ho-lung-lay-cua-That-Son-than-quyen/165193274/157/

========================================================================

Không biết các vị Cao thủ võ lâm có xem Thất sơn thần quyền là 1 môn võ hay không ?

Hay chỉ xem là 1 phương thức bùa phép nào đó.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những thông tin về Thần quyết thất sơn là rất ít, chỉ có ít bài báo viết vế nó và cũng là sơ sài.

Tình cờ xem sách trên internet có bài viết khá hệ thống về sự bí hiểm của Thần quyết thất sơn

Sự chính xác ntn thì cũng không rõ.

Mời ACE xem

====================================================== 

Xưa nay, khi người ta nói đến bùa chú thì có rất nhiều người cho rằng những thứ đó là trò huyễn hoặc, lừa bịp… Nhưng các bạn hãy lắng nghe chân lý, giá trị đạo đức và sự lợi ích tích cực của bùa chú để tránh rơi vào hiện tượng mê tín

 

 Nhiều người được nghe kể lại một vài câu chuyện ly kỳ liên quan đến môn võ bí hiểm có tên là Thần quyền, nó có thể làm một người không biết võ công nếu được gia nhập môn phái và tuân thủ những lời thề nguyện thì cũng có thể biến thành cao thủ võ lâm không ai địch nổi, nhưng môn sinh nào vi phạm lời thề cũng bị “thần” trừng phạt rất nặng.

 

Chuyện thực, hư thế nào thì có lẽ đây là lần đầu tiên nó mới được tác giả Trần kim Cang trình bày khá rõ ràng trong cuốn Thần quyền lục pháp. Với truyền thống viết về các chủ đề liên quan mật thiết đến lĩnh vực tâm linh, bằng các tư liệu qúi và kinh nghiệm của mình, tác giả dẫn dắt một cách hệ thống cho người đọc và người nghiên cứu có điều kiện vén lên bức màn huyền bí mà người ngày nay muốn giải thích “thần linh” bằng khoa học, còn người ngày xưa thì thấy thần linh sống xung quanh họ, ngay cả cái cây ngọn cỏ đều có thần linh hiện diện.

 

Cho nên cầu xin thần linh trợ giúp là tục lệ có gốc rễ sâu thẳm trong đời sống tâm linh lòai người, ở đó tục cầu thần nhập xác là thần bí nhất trong văn hóa thần bí thế giới mà Thần quyền nói chung hay Thần quyền lục pháp nói riêng là hiện tượng tiêu biểu và đặc sắc với mọi hình thức võ công, văn nghệ, chữa bệnh, bói tóan .v.v…

 

Khi thần nhập xác người ta ở trạng thái mất ý thức, tùy theo lọai thần nào nhập mà có biểu hiện tương ứng gần giống như tính cách vị thần đó, khoa học gọi đó là hiện tương đa nhân cách như một người tâm thần, hoặc gống người bị thôi miên để bộc lộ công năng phi thường như: Siêu trí lực thể hiện khả năng không cần học mà tự biết đành côn quyền, tự biết viết, biết hát, biết chữa bệnh.

 

Siêu thể lực thể hiện khả năng vác nặng, nhảy cao gấp nhiều lần bình thường mà không biết mệt. Siêu nghị lực thể hiện không sợ, không đau khi nhảy vào nước sôi, lửa cháy hay bị đâm thủng. Ngoài ra có người bịt mắt vẫn đọc chữ hoặc nhớ được quấn từ điển dày .v.v…  Những điều này đã được các nhà ngọai cảm, nhà khí công, thôi miên và cả những thiền nhân, yoga …biễu diễn mà không pha trộn sắc màu mê tín. Khoa học đang cần đến những thiết bị vô hình và cực kỳ hiện đại đang gìn giữ ở chính mỗi con người họ để giải thích và khám phá những bí ẩn trong kho tàng văn hóa tâm linh của dân tộc.

 

Chắc vẫn còn phải bàn luận thêm về nội dung, về tác dụng trong cộng đồng và ảnh hưởng đến mỗi cá nhân thực hành pháp, nhưng trên hết cuốn sách này đã trang bị những dữ liệu cơ bản để người xem tự lọai bỏ mọi điều nghi hoặc và hoang đường xoay quanh nó, khi đó chỉ còn lại những tinh hoa trường tồn và bất biến theo thời gian.

Thành phố Hồ Chí Minh

mùa hạ  2008

KS: TRẦN KỲ NGHĨA

Đại học Quân sự Hà Nội

(còn tiếp)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 Lời nói đầu

Xưa nay, khi người ta nói đến bùa chú thì có rất nhiều người cho rằng những thứ đó là trò huyễn hoặc, lừa bịp…  Nhưng các bạn hãy lắng nghe chân lý, giá trị đạo đức và sự lợi ích tích cực của bùa chú để tránh rơi vào hiện tượng mê tín. 

 

Cuộc sống phải lao động, lo toan, mạng sống cần được bảo vệ và bệnh đau phải chữa trị ngay. Bùa chú là bộ môn khoa học cổ xưa nhất, linh nghiệm nhất… có những năng lực trường tồn vượt không gian và thời gian. Nó chữa được thân và tâm bịnh khi chưa có thuốc men ra đời. Chúng ta có thể coi đó là một trong những liệu pháp điều trị hỗ trợ không dùng thuốc nhưng mang hiệu quả nhanh nhất và ít tốn kém... 

 

Thần quyền, Thần quyền lục pháp, Thất sơn thần quyền, Quyền thề, Võ bùa hay Phật quyền v.v… có khác nhau một chút về nội dung truyền dạy, cơ bản là giống nhau và đều được mô tả như một môn phái võ thờ Phật xuất hiện đầu tiên tại vùng Bảy núi - An giang. Thần quyền được xếp vào tục lệ cầu thần nhập xác còn gọi là tục giáng thần phụ thể, quốc gia nào cũng có phong tục này, người xưa đã hiểu nó là qúa trình xuất hồn và cầu xin một vị thần nào đó nhập vào thân xác để làm một việc phi thường khiến mọi người khâm phục và nể sợ, vì vậy nó mang tính huyèn bí và tâm linh rất sâu sắc. Rất ít tài liệu nói về thần quyền, người ta chỉ nghe kể lại thần quyền với những chuyện đã chứng kiến tận mắt về quyền cước cùng các điều cấm kỵ và dị thuật ... lạ lùng đến mức không thể tin được. Lại thêm những kẻ bịp bợm đã lợi dụng bày trò tà thuật kiếm tiền làm mọi người hoang mang không biết thật, giả ở đâu nên gây tác động xấu đến họat động của một xã hội pháp quyền. Vì thế thần quyền đã bị ngăn cấm.  

 

Theo dòng thời gian, những điều thiêng liêng và tinh hoa sẽ rũ bỏ những cái áo dị đoan để trở về bản chất nguyên thủy của nó với nét văn hóa tâm linh đã bám rễ rất sâu trong lịch sử  loài người. Ví dụ như tục lên đồng giờ đây đã gạt bỏ đi mầu sắc dị đoan ngày xưa để trở thành một họat động văn góa dân gian đặc sắc. Ít ai biết được tục lên đồng là anh em ruột với tục cầu hồn nhập xác. Cho dến nay khoa học nghiên cứu về thân thể con người còn lạc hậu nhất trong các lĩnh vực khoa học, những thành quả về sơ đồ gen, những máy móc tối tân trợ giúp nghiên cứu đến từng tế bào não… cũng chỉ đưa ra kết luận hời hợt và có khi trái chiều. Đã đến lúc cần thiết những chuyên gia nghiên cứu về y học, tôn giáo, thần học, dân tôc học, tâm lý, xã hội, lịch sử học v .v… để có đươc tri thức tổng hợp soi sáng mọi góc cạnh cũa hiện tượng có thật nhưng đầy chất huyền bí này. Với mục đích đó, tập sách Thần quyền lục pháp được trình bày thành từng chương ngắn gọn rõ ràng để người xem dễ nắm bắt và nghiên cứu sáu pháp môn với những đặc điểm và ứng dụng khác nhau . Đối với các môn sinh cũng được nhấn mạnh vào các tố chất về nhân - nghĩa - lễ- trí - tín  (qua các điều thề) để thấy võ công dù có siêu phàm đến đâu cũng chỉ là nấc thang cơ duyên để  bước tiếp lên pháp vô vi và huyền diệu.

 

Chẳng dễ gì đưa ra một vấn đề gai góc cứ âm thầm tồn tại trong những lời đồn đại mù mờ từ xa xưa, trong khi đó tài liệu về thần quyền còn thiếu thốn thì tập sách chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết. Người viết mong nhận được chỉ giáo của mọi độc giả gần xa để cùng gạn đục khơi trong một mạch nguồn văn hóa của dân tộc.

Thanh Tuyền Dầu Tiếng Bình Dương

Mùa hạ năm Mâu tý 2008

                                      Liên Nhã TRẦN KIM CANG

(còn tiếp)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Môn võ Thần quyền trong dân gian thường còn có tên gọi là Quyền thần hay Quyền thề. Ngày còn nhỏ tôi có cơ may được xem trộm một cao thủ là bạn đại học của anh trai tôi người Hải Phòng luyện Quyền thề tại sân kho HTX. Đêm hôm đó sân kho hợp tác vắng hoe, trăng suông mờ mờ ảo ảo, dáng người anh ấy cao gầy, lúc đầu gồi sếp tròn chắp tay lầm rầm khấn vái như tụng kinh niệm phật, một lúc sau đứng dậy như say và múa võ rất uyển chuyển điệu nghệ, nghe như có tiếng gió vi vu theo từng chiêu xuất quyền và có cả cấn cát bay tứ tung. Đặc biệt là những cú phi thân cao hơn cả đầu người, môn võ này hình như rất kỵ phân gà sát, tỏi sống và cả...gái nữa. Hì!  

Share this post


Link to post
Share on other sites

Jordans
Yeezy
Jordan Shoes
Adidas UK
Air Jordan 4
Air Jordan 1
Jordan 1
Air Jordans
Nike Air Jordans
Jordans 1
Air Jordan 1
Jordan 1s
Jordan 1
Adidas Yeezy
Adidas Yeezy
Yeezy
Air Jordan 1
Air Jordan 11
Air Jordan 1
Jordan 1
Air Jordan 4
Air Jordan 1
Jordan 1
Air Jordan Shoes
Air Jordan
Air Jordans
Jordan 1
Jordan 1
Jordan 1
Air Jordan 1 Mid
Jordan 1 Mid
Jordan 1v1212
Jordan 1s
Air Jordan 4
Jordan 4
Air Jordan 4
Jordan 4
Jordan
Jordan 4 Military Black
Jordan 4
Jordan 4s
Jordan 1
Jordan AJ 1
Jordan AJ 1
Jordan Retro 4
Jordans 4
Jordan Shoes
Jordans Shoes
NFL Shop Official Online Store
Nike Air Jordan
Nike Jordan 1
Nike Jordans
Nike Outlet
Nike Outlet Store
Nike Outlet
Nike Outlet Store Online Shopping
Nike Outlet
Nike Shoes
Nike UK
Off White
Pandora Jewelry
Pandora
Pandora Bracelet
Pandora Bracelets
Pandora Bracelets
Pandora Charms
Pandora Charms
Pandora Jewelry
Pandora Charms Sale Clearance
Pandora Charms
Pandora Jewelry Official Site
Pandora Jewelry
Pandora Jewelry Official Site
Pandora Jewelry
Pandora
Pandora Jewelry Official Site
Pandora Jewelry
Pandora Jewelry Official Site Clearance
Pandora Jewelry
Pandora Jewelry
Cheap Ray Bans
Ray Bans
Ray Bans
Pandora Online Shop
Pandora
Pandora Outlet
Pandora UK
Yeezy
Yeezy 350
Yeezy 350
Yeezy
Yeezy 350
Yeezy Boost 350
Yeezy 350 V2
Yeezy 450
Yeezy 700
Adidas Yeezy
Yeezy
Yeezy Foam Runner
Yeezy 350
Yeezy
Yeezy
Adidas Yeezy
Yeezy
Yeezy Shoes
Yeezy
Yeezy Shoes
Yeezy Slides
Yeezy Slides
Yeezy Supply
Yeezy
Yeezy Slides
Rolex
Rolex Watches
Nike Shoes
Nike Outlet
Nike Outlet
Ray Ban Glasses
Ray-Ban Sunglasses
Yeezy Shoes
Moncler Jacket
Moncler Outlet
Moncler Outlet
Moncler Jacket
Moncler
Moncler UK
Moncler Jacket
Moncler
Moncler Outlet
Yeezy
Yeezy Shoes
Yeezy Sneakers
Yeezy
Yeezy Shoes
Yeezy 350 v12

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay