hoangnt

Nhờ Dịch Giải Ý Nghĩa Vốn Cổ Từ Hán Nôm Sang Việt

5 bài viết trong chủ đề này

11406680_884885351558492_808162624600584

 

10733800_884885511558476_166503496038200

 

1504437_884885541558473_6786025742841811

 

11393599_884885401558487_133710549294863

 

Tôi (Lãn Miên) mới đọc qua, đoán là bốn khúc thơ buồn, không đủ trình độ để hiểu thâm ý của tác giả, hoặc hiểu sâu con chữ. Dịch tạm dưới đây không chính xác, nhất định là nhiều sai sót, tạm nêu lên vậy, để cầu cứu thức giả giúp chỉnh sửa. Cảm ơn.

 

1/    Mảnh thuyền nho nhỏ, xoa ngăn ngắn

       Lần mò kiếm sống chốn sóng xô

       Mãi buồn Thánh Chúa, tìm kiếm gấp

       Bất chấp dê cừu cứ nhởn nhơ.

 

2/    Gió nổi ban thờ nhang thành ngọc

       Trăng soi cửa sổ lộ ảnh vàng

        Một tiếng kêu tỉnh ngàn thu mộng

        Ngũ kinh phá nát nửa kiếp người (?).

 

3/     Nước xanh mau mắn nhiều lần đổi

        Hoa vàng ốm ốm đỡ ngọn roi

        Mấy độ sóng xô rồi sương ướt

        Vẫn một mưa xuân xới lết bùn.

 

4/      Bè gỗ mẩu cây kều khó nổi

         Củi rến ngắn dài bó chẳng đều

         Buông tiếng thở dài mưa độp lá

         Tháo giày lội bộ rớt khe sâu.

 

Ngũ kinh phá nát nửa kiếp người (?): Có lẽ, câu này nói sống đến nửa đời người mới hiểu được thâm ý sâu xa nhất của Ngũ Kinh - Thánh Khổng Tử cũng chỉ quy về một chữ Tâm. Tất nhiên, tác giả vẫn hiểu Phật, Lão bởi khổ thơ trên có nói đến Thánh Chúa.

 

Thánh Chúa này chỉ thấy trên hoành phi trong các đền miếu Việt: "Thánh chúa vạn tuế", "Thánh Chúa muôn năm", thông thường hiểu là chúc vị vua đang sống muôn năm, nhưng bản chất không phải như vậy.

 

Trong đạo Tiên Việt - Đạo giáo (gồm có Choang ở Quảng Tây,..) có thờ vị Thánh Chúa với biểu hiệu "Cung nghênh Thánh Đế" và "Cung Nghênh Thánh Chúa", đây là một lãnh tụ vĩ đại trong đạo Tiên và thường được gọi là Nam Cực Trường Sinh Đại Đế.

 

Tác giả là một người đang đi tìm Đạo, tức đi tìm an bình trong Tâm hay sâu xa là đi tìm bản chất cuộc đời và bồng lai tiên cảnh ở đảo Doanh Châu, trong khi cuộc đời nhân loại và cả cá nhân tác giả cảm thấy như trôi nổi không định hướng.

 

Bài thơ này còn có nội dung tiên tri, phải có một nhát búa lay tỉnh giấc mộng Nam Kha:

 

       Gió nổi ban thờ hương thành ngọc

       Trăng soi cửa sổ lộ ảnh vàng

       Một tiếng kêu tỉnh ngàn thu mộng

       Ngũ kinh phá nát nửa kiếp người (?).

 

Làm chúng ta chợt nhớ lại Tam Quốc Chí:

 

      Muốn đánh Tào Công

      Phải dùng hỏa công

      Muôn việc đủ cả

      Còn chờ gió Đông.

 

Ẩn toàn bộ bài thơ là nỗi buồn mênh mang "ngàn thu mộng", nó có cái gì đấy giống như nội dung bài thơ Ngôn Hoài của thiền sư Nguyễn Minh Không:

 

Trạch đắc long xà địa khả cư
Dã tình chung nhật lạc vô dư
Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

 

Tạm dịch:

 

Thế đất rồng rắn chọn được nơi
Tình quê chan chứa suốt ngày vui
Có khi chót vót đầu non quạnh

Một tiếng cười vang lạnh cả trời!.

 

"Rồng rắn" cũng là tên của một trò chơi dân gian trẻ em Việt trong dòng tranh Đông Hồ (Đông Tây - sinh tử): "Rồng rắn lên mây".

 

E5C5925E609649B5B8BC3C52DA71DD2F1.jpg

 

 

Đoạn 4:

         Bè gỗ mẩu cây kều khó nổi

         Củi rến ngắn dài bó chẳng đều

         Buông tiếng thở dài mưa độp lá

         Tháo giày lội bộ rớt khe sâu.

 

Cảm thán của tác giả về trình độ, điều kiện... của mọi người không đồng đều, để hiểu và thực hành Đạo hầu như cực kỳ khó khăn. Ngay Phật Hoàng Trần Nhân Tông cũng viết: "Ở đời vui đạo hãy tùy duyên" - dù có giảng cho hàng tỷ người thì chắc gì bao nhiêu người đã thành. Bậc thầy giác ngộ Krishnamurti cũng thốt lên thực sự mọi người đi tìm đạo tới ông cũng chỉ là thỏa mãn cái được cho là "thiếu" của họ mà thôi, tức "cái tôi" của riêng mình. Phải chăng chúng ta cũng đang trong tình trạng này!.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Hoangnt.

Dịch thế được rồi. Còn các cao thủ có lòng dịch thêm cho sát nghĩa có lẽ cũng không ngoái ý của 4 bài qua bản dịch này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong một bài viết về trống đồng dưới đây có một bài thơ cổ (được làm dấu màu xanh da trời), tác giả chỉ mới dịch được hai khổ thơ, tôi tra cứu rất nhiều sách và cả trên mạng thì thấy bài thơ này chưa từng xuất hiện, do vậy cũng nhờ bạn hữu diễn đàn, bác Lãn Miên, anh Quang Nhật trợ giúp.

 

Việt, “Hoa”, người mọi và trống đồng

By Le Minh Khai

Người dịch: Hoa Quốc Văn

 

Như đã nói ở bài viết trước về việc trống đồng không quan trọng như thế nào với người Việt trong quá khứ, đã từng có một trường hợp mà ở đó chúng quan trọng, và đó là trong sự liên hệ với một ngôi đền được biết đến với cái tên đền thần Đồng Cổ (Đồng Cổ Thần Từ 銅鼓神祠)), nằm ở khu vực thuộc tỉnh Thanh Hóa, trên một ngọn núi có tên Núi Đan Nê, cũng được biết đến với cái tên Núi Khả Lao (可牢山).

Image

 

Có một đoạn văn viết về đền này trong một văn bản địa dư ở thế kỉ XIX, bộ Đại Nam nhất thống chí 大南一統志 . Đoạn văn đó có một chút gây bối rối ở chỗ, để phụ thêm cho ngôi đền trên núi Đan Nê, một nơi thờ tự dành cho vị thần này sau đó cũng được dựng ở kinh đô. Vậy là, thông tin này nói về một vị thần được thờ phượng ở cả hai nơi.

 

Tôi sẽ dịch đoạn văn này ở đây rồi bình luận về nó phía dưới.

Image

[17 hạ.5a] Đền thần Đồng Cổ, nằm trên núi Đan Nê (cũng gọi là núi Khả Lao) ở huyện Yên Định. Thời xưa, khi Hùng vương [17ha/\5b] đi đánh Chiêm Thành, ông đã đóng quân ở núi Khả Lao. Ban đêm ông năm mơ thấy một vị thần [thần nhân 神人] đến bảo rằng “ta sẽ lấy cho ông một chiếc trống đồng và dùi để giúp ông giành được thắng lợi trên chiến trường”. Khi cả hai bên giáp mặt nhau, tiếng của một chiếc trống kim loại vang vọng trong không gian, và đúng như đã được dự báo, [Hùng vương] giành được thắng lợi trọn vẹn. [Hùng vương] phong cho [vị thần] tước hiệu Đồng Cổ Đại Vương  [Đồng Cổ Đại Vương 銅鼓大王].

 

Khi Lý Thái Tông còn là Hoàng thái tử, ông nhận được lệnh đi đánh Champa. Ban đêm ông nằm mơ thấy một người mặc áo chiến và cầm một thanh bảo kiếm đến nói thẳng rằng: Ta là thần Đồng Cổ. Hãy để ta theo ông và lập công”. Khi vùng đất đã được bình định, Lý Thái Tông dựng một ngôi đền để thờ vị thần ấy.

 

Sau đó, sau khi vị Hoàng đế lên ngôi, ông mơ thấy vị thần đó đến đem theo một bài thơ trong đó ngụ ý rằng có ba vị hoàng tử đang mưu lật đổ ông. Điều đó quả nhiên trở thành sự thật. Hoàng đế liền sắc phong cho vị thần thêm hiệu là “Thiên Hạ Minh Chủ 天下盟主” và thăng lên hàng thượng đẳng thần. Hàng năm, một đàn tế được lập trước ngôi đền và các quan lại được lệnh đọc một bài văn thề rằng: “Đạo của bề tôi là phục tùng cương thường. Nếu ai đó là con mà không hiếu kính và là bề tôi mà không trung thành, thì thần sẽ lặng lẽ soi xét và sẽ tru diệt cả nhà ông ta”.

 

Trong những năm đầu thời Lê Trung hưng, quân Mạc đã quấy nhiễu các huyện Vĩnh Ninh (nay là Vĩnh Lộc) và An Định. Thủy quân của nhà Lê đóng trên thượng lưu của sông Mã. Ban đêm, họ nghe thấy ba tiếng trống từ cách đó hàng trăm dặm. Tướng nhà Lê sai quân ra xem xét thì thấy rằng tiếng trống đó đến từ Núi Khả Lao.

Sáng hôm sau, họ lên đường truy đuổi quân Mạc. Khi họ lâm trận, gió bắt đầu dữ dội và mực nước dâng lên. Thủy quân [nhà Lê] dong thuyền và lợi dụng gió thổi. Sự gan dạ của họ tăng lên gấp trăm lần. Quân nhà mạc đại bại.

 

Trong niên hiệu Hoằng Định, [thần] được sắc phong [mĩ hiệu mới] [17 hạ/6a]. Có một bài thơ trong đó có câu: “Gió và sóng trên sông trợ giúp rất nhiều cho đội quân chiếc thắng”. Là nói về việc này vậy.

 

Trong niên hiệu Cảnh Hưng, người ta thường thấy có một cái lọng màu vàng hiện ra ở Triều Thiên Quán. Chỉ sau ba ngày thì nó biến mất. Rồi một ngày khi hoàng hôn buông xuống, mây đen kéo đến từ bốn phía, và mây và gió nổi lên dữ dội. Nhìn từ xa, người ta thấy có một con rồng đen cưỡi gió từ trên trời bay xuống ngôi đền [thần Đồng Cổ]. Khi tảng sáng, họ đến và tìm thấy những dấu vết sót lại. Sức mạnh linh ứng là như thế.

 

Từ triều Lý đến triều Lê, vào mỗi mùa xuân khi binh tướng ra quân, các tướng lĩnh và binh lính lại đến tuyên thệ, và kính mời thần về chứng giám. Ông Thiếu phó triều Lê là Nguyễn Văn Khải(1) có một bài thơ như sau [bài thơ này không xuất hiện trong bản dịch văn bản sang tiếng Việt mà tôi được thấy này. Dịch thơ rất mất thời gian.Vì vậy bây giờ tôi chỉ dịch hai dòng có liên quan đến luận điểm mà tôi mong chỉ ra từ đoạn văn này]:

 

台峰拱炤水灣環

毓秀鐘靈在此閒

壇上翻瓢消旱魃

Cái gáo lật lại trên đàn triệt hết bọn quỷ khát.

空中敲鼓走狂蠻

Tiếng trống đánh xua đuổi đám mọi cuồng

龜碑石篆經霜綠

鳳札金章炤日丹

今古迭更棋幾局

凛然正氣舊江山

 

Trong đền có một chiếc trồng đồng nặng 100 cân. Nó có đường kính khoảng 1 xích 5 thốn, và cao 2 xích. Trong lòng rỗng, là nó không có đáy. Viền trống bị sứt một chút. Mặt trống có 9 vòng tròn đồng tâm. Eo [trống] được buộc (hoặc quấn bằng cái gì đó) vì thế bụng trống bị che đi. Bốn phía trống được buộc bằng đây thừng. Nó có chữ vạn [vạn tự 卍字] được viết như con nòng nọc. Trải qua thời gian nó bị mòn đi và giờ không thể đọc chữ được nữa. Nghe nói đây là cái trống được làm ở thời Hùng vương.

 

Cuối thời Lê, quân phản nghịch Tây [sơn] phạm tới đây và đem trống về Phú Xuân. Sau đó, một người đàn ông ở huyện Hậu Lộc [17 hạ/6b] đã tìm thấy nó ở bờ sông. [Đầu mục] của tỉnh tuyên bố rằng nó cần phải được đem trở lại ngôi đền. Và ngày nay nó vẫn còn ở đó”.

 

Image

 

Đoạn văn trên bắt đầu bằng viết nói về một vua Hùng trong cuộc hành quân chinh phạt Champa [Chiêm Thành]. Trong khi tôi nghĩ rằng rõ ràng là không có các vua Hùng, thậm chí nếu chúng ta tin là có, thì đoạn văn này vẫn đầy vấn đề khi không có ghi chép gì ở về niên đại lịch sử, và Champa không tồn tại ở thời đại như đã được ghi chép ở đây (thiên niên kỉ thứ nhất trước Công lịch).

 

Điều không có mấy vấn đề là ở cái ý tưởng chung chung về một vị vua đã nằm mơ thấy có một vị thần tự xưng và đề nghị giúp đỡ vua. Đây là một “phép tu từ” hay một “đề tài” mà chúng ta có thể tìm thấy trong nhiều câu chuyện khác trong quá khứ được sáng tác bởi giới tinh hoa có học khắp cả “thế giới Hán hoá”, từ Đồng bằng sông Hồng cho đến Bán đảo Triều Tiên. Chúng ta lại gặp nó một lần nữa trong đoạn nói về Lý Thái Tông.

Dạng hỗ trợ nào mà vị thần đề xuất? Đó là, giúp tấn công những người khác với người Việt.

 

Ở đây tôi thấy một điều thú vị là địa điểm toạ lạc của đền có tên là núi Đan Nê hay Núi Khả Lao. “Đan Nê” và “Khả Lao” không phải là những cái tên Việt, và điều đó gợi ý rằng những người, ít nhất là về gốc gác, sống ở đó không giống với người Việt. Trong khi đó, như tôi đã đề cập ở bài post trước, người Việt có học vấn trong quá khứ đã gắn trống đồng với nhóm dân khác với họ.

 

Vậy thì những người [thường] sử dụng trống đồng là những người khác người Việt, và người Việt tạo ra ngôi đền ở Núi Đan Nê/Khả Lao (một nơi, ít nhất về gốc gác, là nhà của những người không giống với người Việt) để dâng cho thần Đồng Cổ. Vị thần này sau đó giúp người Việt khi họ đánh lại những người khác với họ – “Tiếng đánh trống xua đuổi đám mọi cuồng”.

 

Image

 

Với tôi tình hình có vẻ như là người Việt đã lấy cái gì đó đầy quyền năng (tức là trống đồng) của “người mọi” rồi sau đó cố gắng dùng quyền năng gắn với vật thể đó để giúp họ đánh bại “người mọi”.

 

Ở thế kỉ đầu sau Công lịch, vị tướng “Trung Hoa” là Mã Viện, được cho là đã thu lấy trống đồng ở khu vực này, nấu chảy chúng ra, và đúc thành những con ngựa đồng. Điều này dường như phần nào đó đã tước đi quyền lực của giới tinh hoa nắm quyền ở khu vực này, những người mà Mã Viện coi là “người mọi”.

 

Khoảng 1000 năm sau, chúng ta thấy người Việt đã làm cái việc tương tự.

 

Vậy mối quan hệ giữa những người mọi có trống đồng bị Mã Viện tấn công và những những người mọi có trống đồng bị người Việt tấn công ở 1000 năm sau đó là gì? Và ai là người Việt lúc bấy giờ (tức khoảng những năm 1000 sau Công Lịch)? Tại sao họ lại giống với một vị tướng “Trung Hoa” như Mã Viện, và khá là khác với những người mà Mã Viện đánh bại? Tại sao họ lại xem những người sở hữu trống đồng là “người mọi”?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt, “Hán”, Man và Trống đồng

Le Minh Khai

Người dịch: Hà Hữu Nga

 

Ở bài viết trước, khi nói về trống đồng không quan trọng đối với người Việt trong quá khứ, có một trường hợp trong đó trống đồng lại quan trọng, và đó là trường hợp liên quan đến một ngôi đền được gọi là Đồng Cổ Thần Từ 銅鼓神祠 trên núi Đan Nê [đúng ra là núi Đồng Cổ, còn gọi là núi Khả Lao sơn 可牢山, hay Tam Thái Sơn, làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định - HHN], còn gọi là núi Khả Lao  thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Trong sách Đại Nam nhất thống chí 大南一統志 biên soạn vào thế kỷ XIX, có một đoạn nói về ngôi đền này. Đoạn đó có một chút khó hiểu vì ngoài ngôi đền trên núi Đan Nê, sau đó tại Kinh đô cũng có một đền thờ dành riêng cho vị thần này. Vì vậy, thông tin này cho thấy một vị thần được thờ ở hai địa điểm.

 

Dưới đây tôi dịch đọan này và sau đó có một vài bình luận về đoạn đó.

 

[17 hạ/5a] Đồng Cổ Thần từ 銅鼓神祠] trên núi Đan Nê (còn gọi là núi Khả Lao) thuộc huyện An Định. Ngày xưa, khi vua Hùng [17 hạ/5b] đi đánh quân Chiêm Thành 占城, đã từng đóng quân trên núi Khả Lao. Nửa đêm nhà vua mộng thấy thần nhân 神人 nói rằng “Thần sẽ đưa cho nhà vua một chiếc trống đồng và một dùi trống đặng giúp nhà vua chiến thắng”. Khi hai bên xung trận, tiếng trống đồng rền vang không trung, và đúng như thần nhân tiên báo, vua Hùng đã đại thắng. Sau này nhà vua phong cho thần nhân là Đồng Cổ Đại Vương 銅鼓大王.

 

Khi còn là Thái tử, Lý Thái Tông vâng mệnh đi đánh Chiêm Thành. Nửa đêm nằm mộng thấy một người mặc áo giáp, tay cầm gươm báu tâu rằng: “Thần là thần Đồng Cổ, xin được theo đi đánh giặc lập công”. Sau khi dẹp yên Chiêm Thành, Lý Thái Tông đã cho dựng đền thờ cúng tế.

 

Sau khi kế vị ngai vàng, nhà vua mộng thấy thần Đồng Cổ đem đến một bài thơ báo về việc ba vị vương công âm mưa làm phản. Hóa ra điều đó đã trở thành sự thật. Sau đó nhà vua gia phong cho thần là Thiên Hạ Minh Chủ 天下盟主, Thượng đẳng thần. Hàng năm đều cho lập đàn treo cờ tại đền Đồng Cổ, bắt các hoàng thân quốc thích và tất cả triều thần tới đền, đứng trước thần vị, đọc lời thề rằng: “Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung; ai bất trung bất hiếu, thì xin thần minh làm tội". 

 

Đầu đời Lê Trung Hưng, quân Mạc vào xâm lấn các huyện Vĩnh Ninh (nay là Vĩnh Lộc) và Yên Định, nhà Lê đóng châu sư ở thượng lưu sông Mã. Nửa đêm nghe thấy ba tiếng trống nổi lên cách xa đến vài trăm dặm. Viên tướng nhà Lê cử người đi do thám mới hay rằng đó là tiếng trống đồng từ núi Khả Lao. Sáng hôm sau quan quân đuổi đánh quân Mạc, gặp được gió mạnh nước cường, châu sư thuận gió giương buồn, khí thế hăng hái gấp bội, quân Mạc phải thua.

 

Đời Lê Hoằng Định, trong sắc phong cho thần có câu: [17 hạ/6a] “Giang thượng phong trào, đại trợ tam quân chí thắng”, nghĩa là: gió nước trên sông giúp sức lớn để tam quân thắng trận.

 

Đời Cảnh Hưng thường có tàn vàng xuất hiện ở quán Triều Thiên 朝天館, ba ngày mới tan, quan địa  phương bèn đến nơi tế lễ; lại một hôm, trời sắp tối trong miếu có mây mù bao bọc, tiếp đến gió lớn mưa to, người địa phương đứng xa trông thấy một con rồng đen từ trên không hiện xuống ngôi đền [thờ thần Đồng Cổ]. Đến sáng ra xem thì thấy dấu vảy rồng và móng rồng vẫn còn in ở mặt sân đền.

 

Trải các đời Lý, Trần, Lê, hàng năm cứ đến mùa xuân, nhằm ngày xuất quân, tướng sĩ phải đến miếu hội thề, mong quỷ thần soi xét. Quan Thái phó triều Lê là Nguyễn Văn Khải nhân đó có làm một bài thơ. [Tôi [Le Minh Khai] chưa thấy bản dịch tiếng Việt nào của bài thơ này. Vì dịch thơ mất nhiều thời gian, nên tôi [Le Minh Khai] chỉ dịch hai dòng liên quan đến vấn đề được đề cập: [壇上翻瓢消旱魃 - Đàn thượng phiên biều tiêu hạn bạt: The overturned ladle on the alter eradicates the drought demon - Cái môi úp trên bàn thờ diệt trừ quỷ hạn hán, 空中敲鼓走狂蠻 - Không trung xao cổ tẩu cuồng man The sounding of the drum drives away the mad savages - Âm thanh của tiếng trống đuổi cổ những kẻ man rợ], [Còn tôi, Hà Hữu Nga thì cố liều chết dịch ý hết cả bài] như sau:

 

台峰拱炤水灣環
毓秀鐘靈在此閒
壇上翻瓢消旱魃
空中敲鼓走狂蠻
龜碑石篆經霜綠
鳳札金章炤日丹
今古迭更棋幾局
凛然正氣舊江山

 

Đài phong củng chiếu thủy loan hoàn
Dục tú chung tinh tại thử gian
Đàn thượng phiên biều tiêu hạn bạt
Không trung xao cổ tẩu cuồng man
Qui bi thạch triện kinh sương lục
Phượng trát kim chương chiếu nhật đan
Kim cổ điệt canh kỳ kỷ cục
Lẫm nhiên chính khí cựu giang sơn.

 

Thái sơn quần tụ soi đầm ngọc
Anh linh chung đúc đất thiêng này
Gáo trời gội sạch ngày nắng hạn
Trống rung tan tác lũ cuồng man
Kinh đá bia rùa sương khói biếc
Chương vàng thẻ phượng rạng chiếu ban
Kim cổ cuộc cờ luôn đắp đổi
Lẫy lừng chính khí cựu giang san

 

Trong đền có một trống đồng nặng khoảng 100 斤 cân; đường kính khoảng một xích và năm thốn, và cao hơn hai xích. Bên trong rỗng, và không có đáy. Rìa cạnh bị hư hại nhẹ. Trên mặt trống có chín vòng tròn đồng tâm. Eo trống được thắt [hay bọc bằng một thứ gì đó?] vì vậy bụng trống được che kín. Trên bốn cạnh được cột bằng dây thừng. Có hình chữ vạn [vạn tự 卍 字] viết bằng loại chữ khoa đẩu - hình con nòng nọc. Qua thời gian nó bị mòn đi và bây giờ không thể đọc được. Người ta nói rằng loại chữ này đã được làm ra trong thời đại của các vị vua Hùng.

 

Vào cuối thời Lê, cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn đã xâm phạm nơi đây và lấy mất [trống] đem về Phú Xuân. Sau đó, một người dân huyện Hậu Lộc [17 hạ/6b] đã tìm thấy một chiếc trống khác trên bờ sông, trình nộp lên quan trấn rồi đem về để trong đền. Đến nay vẫn còn.

 

Đoạn văn trên bắt đầu bằng chuyện kể về một vị vua Hùng đi đánh quân Chiêm Thành. Trong khi tôi nghĩ rằng rõ ràng không có vị vua Hùng nào, thậm chí nếu chúng ta tin là đã có, thì đoạn này vẫn còn có vấn đề vì không hề có bất cứ ghi chép nào trong biên niên sử về điều này, và trong thời gian đó (thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên) Chiêm Thành vẫn chưa tồn tại.

 

Sẽ không có vấn đề gì với ý tưởng chung cho rằng một vị vua đã mơ thấy một vị thần hiện về trợ giúp cho mình. Đây là một “ngụ ý” hoặc “chủ đề” mà chúng ta có thể tìm thấy trong nhiều tích truyện khác từ quá khứ do các tầng lớp có học ở tất cả các vùng thuộc "thế giới Hoa hóa" tạo ra, kể từ đồng bằng sông Hồng đến bán đảo Triều Tiên. Một lần nữa, chúng ta lại thấy nó ở đây liên quan đến Lý Thái Tông.

 

Vị thần này đã giúp nhà vua những gì? Hỗ trợ trong việc tấn công những kẻ khác với người Việt. Ở đây tôi thấy rất thú vị là vị trí đền thờ nằm ở Núi Đan Nê [thật ra là làng Đan Nê - HHN], hay núi Khả Lao. “Đan Nê” và “Khả Lao” không phải là tên Việt, và điều này cho thấy rằng những người, ít nhất ban đầu, sống ở đó là khác với người Việt. Trong khi đó, như tôi đã đề cập trong bài viết dưới đây, những người Việt có học trong quá khứ đều liên hệ trống đồng với những kẻ khác với họ.

 

Vì vậy, những người sử dụng trống đồng là nhóm khác với người Việt, và người Việt tạo dựng một ngôi đền trên núi Đan Nê / Khả Lao (một nơi chí ít về nguồn gốc, cũng là quê hương của những người khác với người Việt) đã được dành riêng để thờ vị thần Đồng Cổ. Sau đó vị thần ấy đã giúp người Việt chiến đấu chống lại những người khác với họ - “Trống rung tan tác lũ cuồng man”.

 

Đối với tôi, điều này có vẻ là người Việt đã nắm lấy một thứ đầy sức mạnh (tức là, trống đồng) từ những “nguời man” và sau đó cố gắng sử dụng nguồn sức mạnh kết hợp với vật đó để giúp họ đánh bại “người man”. Trong thế kỷ thứ nhất SCN, viên tướng “người Hán” Mã Viện được sử chép là đã cướp toàn bộ trống đồng khu vực này nung chảy đúc thành ngựa đồng. Hành động này có thể đã được thực hiện, một phần nhằm triệt bỏ sức mạnh từ các tầng lớp tinh hoa cầm quyền trong vùng mà Mã Viện coi là “man di”.

 

Khoảng 1.000 năm sau, chúng ta lại thấy người Việt làm điều tương tự. Vậy thì, mối quan hệ giữa người man với trống đồng mà Mã Viện tấn công và những người man với đồng trống 1.000 năm sau mà người Việt tấn công là gì vậy? Và người Việt là ai tại thời điểm đó (khoảng 1100 SCN)? Tại sao họ lại quá giống với một tên tướng người “Hán” như Mã Viện, mà lại không hề giống với những người mà Mã Viện đã đánh bại? Tại sao họ lại coi những người có trống đồng là lũ “cuồng man”?
_____________________________________________

Nguồn: Le Minh Khai, Vịêt, “Chinese,” Savages and Bronze Drums, bài viết được công bố trên trang mạng https://leminhkhai.wordpress.com/2013/09/15/viet-chinese-savages-and-bronze-drums/

Được đăng bởi Kattigara Echo vào lúc 09:02 Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
4 nhận xét:

    David Huynh22:06 Ngày 11 tháng 07 năm 2015

    Xung quanh về đền Trống Đồng ở Thanh Hóa (1)

    1/ Các bản chuyển ngữ

 

    Bài viết của ông Le Minh Khai liên quan đến đề mục Từ Miếu 祠廟 thuộc tỉnh Thanh Hóa, tức quyển thứ VI trong bộ Đại Nam Nhất thống chí. Đến nay có ít nhất hai bản dịch Việt ngữ về sách Đại Nam Nhất Thống chí (từ đoạn này sẽ viết tắt là ĐNNTC):

 

    a/ Bản dịch của Nhà xuất bản Thuận Hóa (Huế) liên kết với Viện Sử học, phát hành năm 1992, gồm 5 quyển. Bản dịch này nêu tên người phiên dịch là Phạm Trọng Điềm và người hiệu đính là Đào Duy Anh; căn cứ trên bản Hán văn chép tay có ký hiệu HV. 140 và A. 69. Bản dịch này tái bản lần thứ hai vào năm 2006.

 

    Trong phần ‘Lời nói đầu’, những người phụ trách biên tập thông báo là đã “bỏ bớt một số thơ văn không có nghĩa lý gì về mặt địa lý”; nhưng ở đây, không thấy các vị ấy đưa ra các tiêu chí nào khi làm công việc loại bỏ này. Dựa vào ngữ cảnh toàn bài ‘Lời nói đầu’, tôi hiểu những người thực hiện việc cắt-xén-không-ghi-chú này không phải là các ông Phạm Trọng Điềm và Đào Duy Anh. Như vậy là làm việc thiếu chuyên nghiệp, ắt gây nhiều nhầm lẫn cho người đọc.

 

    Trong bản dịch của Nxb Thuận Hóa (ĐNNTC 1992: 288–289), tôi không thấy chép bài thơ của ông Thái phó Nguyễn Văn Khải thuộc triều Lê.

 

    b/ Bản dịch của Nha Văn hóa, Bộ Quốc gia Giáo dục (Sài Gòn), phụ trách phiên dịch tập Thượng và Hạ của địa bàn Nam Kỳ Lục Tỉnh là ông Nguyễn Tạo, phụ trách nhuận chính gồm ông Trần Tuấn Khải và nhiều người khác, xuất bản năm 1959. Phụ trách phiên dịch Tập Thượng và Hạ của địa bàn Thanh Hóa là ông Trần Tuấn Khải, xuất bản năm 1960. Bản dịch này không thấy các dịch giả nêu ra bản Hán văn gốc.

 

    Trong bản dịch của Nha Văn hóa (ĐNNTC 1960: 107–108), tôi thấy có chép bài thơ của ông Thái phó Nguyễn Văn Khải, kèm bản dịch thơ sang Việt ngữ của ông Trần Tuấn Nam. Tôi chép lại ở đây như một bằng chứng sống động về những nỗ lực đáng kính của các bậc tiền bối đối với nền sử học Việt (và không có ý so sánh với bản chuyển ngữ xuất sắc của ông Hà Hữu Nga):

 

    Non Đài quay lại, nước bao vây,
    Chung đúc anh linh ở chốn này.
    Bầu giốc đàn trên mưa dưới khắp,
    Trống khua tầng thẳm giặc tan bay.
    Bia rùa truyện đá ngàn sương phủ,
    Trát phượng niêm vàng ánh nắng gay.
    Câm cổ cuộc cờ bao xóa đổi,
    Vẫn lừng chính khí nước non đây.

 

    Ngoài một vài chữ khác như tinh (靈), triện (篆), sương (霜)… so với bản dịch của Le Minh Khai, trong bản dịch của ông Trần Tuấn Khải có một chi tiết thú vị như sau. Câu thứ 7 của bài thơ Kim cổ điệt canh kỳ kỷ cục 今古迭更棋幾局, trong phần phiên âm lẫn phần tạm dịch Việt văn, ông Trần Tuấn Khải đều dùng chữ “câm” chứ không phải là “kim”; trong khi ở nguyên bản chữ Hán vẫn viết là 今. Có lẽ dịch giả chọn âm này cho đúng với cách đọc biên soạn sách của các sử quan có liên quan đến lệ kỵ húy của triều đình nhà Nguyễn chăng, bởi tên người sáng lập nhà Nguyễn là ông Nguyễn Kim chăng?

 

 

Xung quanh về đền Trống Đồng ở Thanh Hóa (2)

2/ Các địa danh

2.1/ Địa danh “Khả Lao”(可牢)

 

Trong ĐNNTC chỉ nói thoáng qua tên núi Khả Lao, và chuyên chú vào địa danh Đồng Cổ (銅 皷) để chỉ núi này, với giải thích do “đền thờ nơi đây có cái trống bằng đồng nên lấy tên Trống Đồng đặt cho tên núi.” Từ lời giải thích này khiến nảy lên thắc mắc, vậy trước khi phát hiện ra trống đồng thì ngọn núi ở huyện Yên Định vốn có tên là gì?

 

Ứng dụng quan điểm của ông Đào Duy Anh (2005: 31-33): địa danh “Khả Lũ” của thành Cổ Loa vốn là Kẻ Lũ, tôi cho rằng địa danh “Khả Lao” vốn là “Kẻ Lao”. Đồng thời chữ Lao 牢 còn có âm Nôm là “lao xao”. Vậy “Khả Lao” có thể hiểu vốn trong dân gian được gọi là Kẻ Lao xao – chỉ về một cộng đồng/một làng có nhiều cư dân. Sau đó, tên làng Kẻ Lao xao được dùng chỉ quả núi kế cận: núi Kẻ Lao/Khả Lao.

 

Kẻ Lao ở hữu ngạn sông Mã thuộc huyện Yên Định xuất hiện cùng thời với địa danh một số làng khác thuộc tỉnh Thanh Hóa, như Kẻ Bôn (huyện Thiệu Hóa), Kẻ Nưa (huyện Nông Cống)… hay Kẻ Lũ (Khả Lũ/Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội). Vùng đồng bằng sông Mã còn bảo lưu được khoảng gần 120 làng có tên “Kẻ”, chiếm 24% trong tổng số 1,792 làng được điều tra (Lê Kim Lữ 1990).

 

Ngoài ra núi Trống Đồng (Khả Lao) có 3 ngọn liền lạc trông giống hình 3 ngôi sao, nên còn gọi là Tam Thai (còn đọc là Đài) sơn (三台山) – chứ không phải là Tam Thái sơn (Đại Nam Nhất thống chí 1960: 60).

2.2/ Địa danh “Đan Nê”:

 

Giải thích một cách đơn giản về địa danh này, đã có ý kiến cho rằng: để giải thích ý nghĩa về “bùn đỏ”, người ta có thể tìm thấy đất màu đỏ ở những khu vực gần làng Đan Nê hiện nay. Tuy nhiên tôi không tán thành ý kiến này. “Đan Nê” có lẽ xuất phát từ một địa danh có nguồn gốc xưa hơn, đó là Đản Nải 但 乃.

 

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, Kỷ nhà Lê, trang 16b, có chép một sự kiện xảy ra vào năm 983 (Quý Mùi):

帝 征 占 時 歷 銅 皷 山 至 婆 和 江 山 路 險 難 人 馬 困 憊 海 道 波 濤 又 難 往 來 乃 使 人 開 港 .
Đế chinh Chiêm thời, lịch Đồng Cổ sơn, chí Bà Hoà giang, sơn lộ hiểm nan, nhân mã khốn bị, hải đạo ba đào hựu nan vãng lai, nãi sử nhân khai cảng.
至 是 成 舟 楫 所 至 皆 得 其 便 .
Chí thị thành, chu tiếp sở chí giai đắc kì tiện.

 

Khi vua đi đánh Chiêm Thành, qua núi Đồng Cổ đến sông Bà Hoà, đường núi hiểm trở khó đi, người ngựa mỏi mệt, đường biển thì sóng to khó đi lại, bèn sai người đào kênh. Đến đây đào xong, thuyền bè đi lại đều được thuận tiện.

 

Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, Thái tông Hoàng Đế, trang 19b, có chép một sự kiện xảy ra vào năm 1029 (Kỷ Tỵ):

州 但 乃 甲 叛 .
Châu Đản Nãi Giáp phản.
夏 四 月 朔 帝 親 征 但 乃 甲 以 東 宫 太 子 監 國 .
Hạ, tứ nguyệt, sóc, Đế thân chinh Đản Nãi Giáp, dĩ Đông cung Thái tử giám quốc.
但 乃 甲 既 扳 遣 中 使 督 但 乃 人 開 但 乃 港 至 自 但 乃 .
Đản Nãi Giáp ký ban, khiển Trung sứ đốc Đản Nãi nhân khai Đản Nãi cảng, chí tự Đản Nãi.

 

Giáp Đản Nãi ở châu Ái làm phản. Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 1, vua thân đi đánh giáp Đản Nãi, cho Đông cung thái tử ở lại Kinh sư làm Giám quốc. Khi đánh được giáp Đản Nãi rồi, sai Trung sứ đốc suất người Đản Nãi đào kênh Đản Nãi. Vua từ Đản Nãi trở về Kinh sư.

 

Kênh Đản Nãi 但 乃 còn được viết như các ông (Nguyễn Phan Quang và Võ Xuân Đàn, 2000), (Hà Mạnh Khoa, 2004) là sông Đan Nãi. Kênh Đan Nãi là sông mà Lê Hoàn đã khơi đào xong năm 983, bắt đầu từ núi Đồng Cổ đi qua địa phận huyện Yên Định và Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa. (Hà Mạnh Khoa, 2004).

 

Trên cùng một vùng đất được đặt tên nhiều địa danh là một hiện tượng bình thường. Trong trường hợp này, tôi cho rằng địa danh Kẻ Lao/Khả Lao (hay làng Lao xao) thuần Việt cổ có trước địa danh Đản Nãi/Đan Nê xuất hiện khoảng thế kỷ X - XI.

 

Trong đoạn viết ngắn này, tôi muốn giới hạn vấn đề trong việc đề cập đến những địa danh xưa hơn của các vùng đất có đền thờ thần Đồng Cổ. Qua ý kiến cho rằng: “Đan Nê” và “Khả Lao” không phải là tên Việt”, tôi hiểu tác giả Le Minh Khai muốn đề cập đến những địa danh Việt thuần túy dân giã – hơn là xác định một địa danh dân giã Việt được viết bằng chữ Hán. Bởi nếu chỉ thừa nhận là các địa danh thuần Việt thì mới thừa nhận là tên Việt trong các thư tịch cổ (viết bằng chữ Hán) thì sẽ là một yêu cầu không khả thi.

 

Tôi không cho rằng “những người sử dụng trống đồng là nhóm khác với người Việt”, đồng thời không nên vội vàng kết luận Khả Lao xưa là vùng đất chỉ có cư dân Việt - hiểu theo nghĩa là người Kinh thuần túy, một khi chưa đưa ra được những bằng chứng xác đáng hơn. Bởi cũng có ý kiến cho rằng địa danh xuất phát từ tộc danh, trong trường hợp này là tộc danh Đản Nãi lưu thành tên sông Đản Nãi và địa danh Đan Nê (Tạ Đức 2013); ông Tạ Đức đã đưa ra quan điểm Đản Nãi là một tộc người xưa thuộc nhóm Đan Lai ngày nay, có gốc Lê Quảng Đông hay Hải Nam. Thời Bắc thuộc, khi các cuộc khởi nghĩa dành độc lập thất bại, bị đàn áp, các lực lượng khởi nghĩa thuộc đại tộc Lạc Việt từ Bắc bộ và đảo Hải Nam đã di tản tới vùng Thanh-Nghệ. Và ông Tạ Đức cũng dẫn chứng người tộc Đản vốn biết thổi khèn bầu, đánh trống đồng.

 

 

Tài liệu trích dẫn

1. Cao Xuân Dục, Lưu Đức Xứng, Trần Xán 1960, Đại Nam nhất thống chí 大南一統志. Nha Văn hóa, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Sài Gòn, (Bản tiếng Việt của Trần Tuấn Khải).

2. Cao Xuân Dục, Lưu Đức Xứng, Trần Xán 1992, 2006, Đại Nam nhất thống chí 大南一統志. Nhà xuất bản Thuận Hóa (Huế), Viện Sử học. Bản tiếng Việt của Phạm Trọng Điềm (phiên dịch), Đào Duy Anh (hiệu đính).

3. Đào Duy Anh 2005. Đất nước Việt Nam qua các đời – Nghiên cứu Địa lý học lịch sử Việt Nam. Nxb. Văn hóa Thông tin. Hà Nội.

4. Hà Mạnh Khoa 2004. Quá trình phát triển sông đào ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ hai. Thành phố HCM 14-16 tháng 7 năm 2004.

5. Tạ Đức 2013. Nguồn gốc người Việt - người Mường. Nxb. Tri thức. Hà Nội.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi trích lại bài viết của bác Lãn Miên như dưới đây:

 

Hà Hữu Nga thì cố liều chết dịch ý hết cả bài như sau:

 

台峰拱炤水灣環
毓秀鐘靈在此閒      
壇上翻瓢消旱魃
空中敲鼓走狂蠻
龜碑石篆經霜綠
鳳札金章炤日丹
今古迭更棋幾局
凛然正氣舊江山

 

Đài phong củng chiếu thủy loan hoàn
Dục tú chung tinh tại thử gian
Đàn thượng phiên biều tiêu hạn bạt
Không trung xao cổ tẩu cuồng man
Qui bi thạch triện kinh sương lục
Phượng trát kim chương chiếu nhật đan
Kim cổ điệt canh kỳ kỷ cục
Lẫm nhiên chính khí cựu giang sơn.

 

Thái sơn quần tụ soi đầm ngọc
Anh linh chung đúc đất thiêng này
Gáo trời gội sạch ngày nắng hạn
Trống rung tan tác lũ cuồng man
Kinh đá bia rùa sương khói biếc
Chương vàng thẻ phượng rạng chiếu ban
Kim cổ cuộc cờ luôn đắp đổi
Lẫy lừng chính khí cựu giang san

 

các bậc tiền bối đối với nền sử học Việt (và không có ý so sánh với bản chuyển ngữ xuất sắc của ông Hà Hữu Nga):

 

    Non Đài quay lại, nước bao vây,
    Chung đúc anh linh ở chốn này.
    Bầu giốc đàn trên mưa dưới khắp,
    Trống khua tầng thẳm giặc tan bay.
    Bia rùa truyện đá ngàn sương phủ,
    Trát phượng niêm vàng ánh nắng gay.
    Câm cổ cuộc cờ bao xóa đổi,
    Vẫn lừng chính khí nước non đây.

 

Ngoài một vài chữ khác như tinh (靈), triện (篆), sương (霜)… so với bản dịch của Le Minh Khai, trong bản dịch của ông Trần Tuấn Khải có một chi tiết thú vị như sau. Câu thứ 7 của bài thơ Kim cổ điệt canh kỳ kỷ cục 今古迭更棋幾局, trong phần phiên âm lẫn phần tạm dịch Việt văn, ông Trần Tuấn Khải đều dùng chữ “câm” chứ không phải là “kim”; trong khi ở nguyên bản chữ Hán vẫn viết là 今. Có lẽ dịch giả chọn âm này cho đúng với cách đọc biên soạn sách của các sử quan có liên quan đến lệ kỵ húy của triều đình nhà Nguyễn chăng, bởi tên người sáng lập nhà Nguyễn là ông Nguyễn Kim chăng?
Hết trích ]

Phân tích:

Khả Lao là chữ phiên âm cho từ Kẻ Lào. Lào là từ chung chỉ phía Tây, phía mặt trời “Lặn Vào” = Lào. Gió thổi từ phía Tây vẫn gọi là “gió lào” nên chữ “lào” này không phải viết hoa vì không phải là chỉ nước Lào. Đi lên rừng núi phía Tây để tìm lâm sản người ta vẫn gọi là “đi lào”. Đan Nê chẳng phải là từ của dân tộc thiểu số nào cả, nó là chữ nho ghi âm từ của tiếng Kinh là từ “Đồi Núi”, từ Đồi Núi được viết bằng chữ Đan Nê. Bởi nhấn “Núi Hề 兮!” = Nê. Đồi và Đàn đều là cái Nền đất nổi tự nhiên, viết chung bằng mượn chữ Đan 丹(cứ cái âm, chớ cứ cái nghĩa chữ Đan 丹 là màu đỏ). Nôi khái niệm: Nền = Non = Hòn = Cồn = Đồn = Đàn 壇 = Đài 臺, 台 = Đồi =  Đột 凸, 土 = Đống = Đan 丹,坦 = Địa 地 = Đỉn (tiếng Thái) = Đất 坦 (chữ Nôm) = Tất (tiếng Mường).

 

Chữ Kim tiền 金 錢 hay Kim thế今 世là hai chữ Kim đồng âm dị nghĩa, âm tiết “Kim” đều được người Thái vùng Thanh Nghệ đọc là “Căm”, giống như người Quảng Đông cũng đọc chữ Kim 金 là “Căm”, do vậy ông Trần Tuấn Khải phiên âm chữ Kim 今 là “Câm” là do phát âm của vùng đó, chứ không phải là ông ấy sợ húy gì cái âm “Kim”. Chữ Kim tiền là chỉ kim loại, thời đồ đồng người ta gọi kim loại đồng là Câm hay kim loại nói chung là “Của Ngậm” = Câm, hay “Của Im” = Kim金. Vì kim loại là do quặng nằm Im dưới đất chứ không phải là “vô khảo mà xưng”, mà phải Tìm mới thấy, và nó Ngậm một giá trị riêng. Cái tên gọi là Câm hay Kim là do tính cách của nó, như các thành ngữ đã chỉ rõ: “lạnh như đồng”, “ lạnh như tiền”, lạnh ở đây là “mặt lạnh” tức im lặng không nói gì; “ngậm miệng ăn tiền”, câu này nghĩa đen là kim loại ăn tiền hay tiền ăn tiền khi chủ ngữ là chính nó, nhưng thường dùng theo nghĩa bóng khi chủ ngữ là ẩn. Im = Âm, làm sao cho “Tỏ cái Im” = Tìm , hay “Tỏ cái Âm” = Tầm 尋 (kết quả là thấy, vật được tìm không reo lên thì người tìm được nó cũng reo lên thành tiếng). Trong tiếng Việt còn có nhiều kiểu đặt tên gọi: do màu sắc thành tên gọi như Bạc, Vàng; do chức năng thành tên gọi như Cuốc, Cày; do tiếng kêu thành tên gọi nhu “Kêu gâu Gâu” = Cẩu狗, “Kêu quà Qùa” = Qụa, “Tiếng Rống” = Trống; do chất liệu kèm chức năng thành tên gọi như “Mộc 木 Gõ” = Mõ, “Kim 金 lên Tiếng” = Kẻng; v.v. Khi gia công dát mỏng kim loại có tên gọi là đồng thành tấm mỏng gọi là lá đồng ,Lá = Ná (tiếng Tày) = Nạ (tiếng Lào)có nghĩa là Mặt, tức thành cái “Mặt Câm” = Mâm, là cái mâm đồng. Gõ vào mâm đồng thì được  kết quả “Gõ Mâm” = Gầm, tiếng rất vang. Vật dụng bằng đồng là Câm = Mâm = Gầm = Gươm = Kiếm = Kim (cái kim nhọn), từ Kim này viết bằng chữ Châm, đồng âm với Câm. Nôi khái niệm vật nhọn trong tiếng Việt là: Gai = Gài = Găm = Cắm = Kim  = Câm  = Châm 針 = Đâm = =Điểm 點  = Tiêm 尖 = Chiếm = Chích  = Chốt = Chủng 種, nên có từ đôi Tiêm Chủng 尖 種, Hán ngữ gọi động từ Tiêm bằng từ ghép Đả Châm 打 針, chính là phiên thiết từ Đâm của tiếng Việt.

 

Trong bài thơ trên tôi chẳng thấy từ nào kì thị người dân tộc thiểu số cả. Chữ Man là chỉ màu ngũ hành của phương Bắc. Nôi khái niệm: Khảm = Khẳm = Đẳm (tiếng Thái, nghĩa là màu đen) = Đậm = Đen = Mèn = Mun = Man = Than = Thâm = Thủy. Nước = Nam (tiếng Thái Lan) = Nậm (tiếng Tày) = Lầm = Thâm = Than = Thủy, màu ngũ hành của nước là màu đen. Cuồng Man có nghĩa là giặc Man, tức là giặc phương Bắc. vì Man là “Màu Than” = Man tức màu đen, là màu ngũ hành của nước, (“Màu Đen” = Mèn, do màu sắc mà thành tên gọi con dế mèn là con dế màu đen tuyền), nên giặc man còn gọi là giặc nước. Trong bài thơ có từ Thử Nhàn 此 閒, 此 閑 (nghĩa là ở cảnh nhàn này) chứ không phải chữ Thử Gian 此 間 (nghĩa là ở giữa chốn này). Tôi dịch bài thơ là như sau:

 

1. Non cao soi vịnh nước tròn.

2.  Chuông thiêng thánh thót cảnh nhàn đẹp sao.

3. Nghiêng trời, hạn gặp mưa rào.

4. Trống rền dội tiếng, giặc nào cũng tan. (Hoangnt góp ý: "rền" thành "thần" tức trống đồng, thần trống đồng, "cũng" thành "chẳng" mang ý nghĩa tự nhiên như vậy; chuông thiên đi với trống thần nữa)

5. Bia rùa đá khắc triện vàng. (Hoangnt góp ý: "đá khắc" thành "sách đá" theo nghĩa văn bia-sử sách, sách tức tinh hoa văn hóa, bia tức tú khí non sông của bậc hào kiệt)

6. Công huân rực rỡ phượng hoàng uy nghi.

7. Nghìn năm biết mấy cuộc kỳ.

8. Lẫy lừng chính khí vẫn thì Giang Sơn.

 

Bài thơ có Tám câu. Câu 3 nói về công dụng thời bình của trống đồng là dùng thi lễ cầu mưa. Mặt trống đồng có Cóc, hay Ễnh -  Ương  (con Âm – Dương), là loài lưỡng cư, sống cần phải có Đất Nước (như Đất Nước VN, một nửa là Biển Đông, một nửa là Đất liền). “Con cóc là cậu ông trời” nên trống đồng mà Gõ = “Gõ Nói” = =Gọi = "Gọi Chớ!" = Gô 語 (tiếng Nhật) = "Gọi Chi 之!" = Gí 語 (tiếng Đài Loan) = “Gọi Chứ!” = Gừ = “Người Gừ” = Ngữ 語 ("Người Ồn 音" = Ngôn 言), thì trời phải nghiêng mà trút mưa xuống. Câu 4 nói về công dụng của trống đồng thời chiến là động viên chiến đấu bằng cái Cối Gõ = Cối Vỗ = Cổ Vũ 鼓 舞. Hình dáng cái trống đồng như cái Cối úp, chính tên gọi theo hình thể của nó là cái Cối Vỗ , hễ vỗ  mặt nó là nó phát ra “Tiếng Rống” = Trống, “trống” chỉ là cái tiếng của nó, tiếng nó trống không vang lên không trung. Xưa viết từ Cối bằng chữ Cữu 臼 (cối gỗ) và bằng chữ Cổ 鼓 (cối đồng). Câu 8 là câu Tóm tắt, ý của câu này về sau đã trở thành câu kết trong lời của bài hát quốc ca do Văn Cao sáng tác là: “Nước non Việt Nam ta vững bền”. Sẽ mãi mãi vững bền muôn thủa khi vẫn giữ được cân bằng Âm/Dương là Nước/Non, còn nếu để cho tằm ăn dâu nó gặm lẹm mất dù là phần nhỏ nào của bên Nước hay bên Non thì đều làm chao đảo cái sự bền vững. Tác giả chọn cấu trúc bài thơ là 8 câu thất ngôn, cứ hai cái Thất thì được một cái Thật, vì “Thất+Thất” = Thật = 1+1=0. Tám cái Thất thì được bốn cái Thật. Bốn cái Thật chính là bốn nét của chữ Tâm 心. Bốn cái Thật lại là một cái Thật, vì “Thật+Thật” = Thất = 0+0=1, và “Thất+Thất” = Thật = 1+1=0. Cho nên bốn nét của chữ Tâm 心 là một cái Thật = 0 (tâm hoàn toàn rỗng, tức hoàn toàn trong sáng). Trong di chúc của Hồ Chí Minh có một câu dặn dò rất dài, trong câu đó có 4 chữ Thật (xem bài “Bốn chữ Thật trong di chúc Hồ Chí Minh” của ông Vũ Kỳ). Muốn tâm rỗng thì phải Thiền thật lâu tức đạt đến trạng thái “Thiền 禪 Thiền 禪” = Thiện 善, 1+1=0, “Thiền 禪 Thiền 禪” = Thiên 天, 1+1=0, ở trạng thái đó thì trí tuệ của Người sáng suốt như của Trời. Tương ứng các chữ Thiền 禪 – Thiện 善 – Thiên 天 mà bằng phát âm của Hán ngữ thì là: “Chán 禪” – “Shàn 善” – “Tian 天”, thì sẽ không đúng cách “thiết” (QT Lướt) , tức “Chán 禪 Chán 禪” // Shan 善, “Chán 禪 Chán 禪” // Tian 天 (dấu // nghĩa là khác, không bằng). Vậy phát âm chữ nho như Việt phát âm là đúng hay phát âm chữ nho như Hán phát âm lơ lớ là đúng? Chẳng trách mà hơn 2000 năm trước đã phải có sách Thuyết Văn Giải Tự 說 文 解 字 (< TVGT>) của Hứa Thận 許 慎 để hướng dẫn cách đọc chữ nho cho đúng âm Việt bằng cách “thiết 切”.

Share this post


Link to post
Share on other sites