hoangnt

Những Mắt Xích Và Giới Hạn Trong Việc Nghiên Cứu Cổ Sử Việt

204 bài viết trong chủ đề này

Nội dung bài viết này bắt buộc liên kết tới bài viết Nguồn gốc của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành cũng trong mục Cổ sử này.

 

Mục đích của bài viết chỉ ra một số mắt xích và các giới hạn của các thành quả nghiên cứu cổ sử Việt từ trước tới nay, đặc biệt là trong chính sử.

 

Mối tương qua giữa cổ sử Việt không chỉ với Trung Hoa và các nước Đông Á và Đông Nam Á, bao gồm cả Nam Á... và toàn thể thế giới, đặc biệt nếu không nghiên cứ các tôn giáo cổ như Đạo giáo (đạo Tiên) và Đạo Mẫu, với Đạo Tổ Tông, Đạo Nho, Thần Đạo hay Đạo Phật sau này thì vô cùng khó khăn để giải mã được toàn bộ lịch sử Việt thời thượng cổ. Chúng ta có thể xem xét dữ liệu lịch sử theo hai cấu trúc:

 

- Cấu trúc dữ liệu Âm: liên quan trong dòng chảy tâm linh như các Đạo giáo, thần tích và gia phả, hệ thống thờ tự và tế khí, thiên văn địa lý liên quan đến các trung tâm tôn giáo. Dữ liệu thông qua tâm linh giao tiếp và phổ biến trong dân gian, từ thượng cổ cho tới nay. Trong cấu trúc này chú ý đến các học thuyết của đạo giáo.

 

- Cấu trúc dữ liệu Dương: tất cả phần còn lại. Trong cấu trúc này chú ý dữ liệu trong các học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và các phương pháp ứng dụng của nó.

 

- Hệ thống mã hóa lịch sử: Dựa trên học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và các phương pháp ứng dụng, kết hợp với các học thuyết và khái niệm trong tôn giáo cổ Văn Lang ở trên.

 

Chữ viết Văn Lang cũng là một yếu tố rất quan trọng, ngoại trừ sự khôi phục của nhà giáo Đỗ Văn Xuyền ra thì hiện chưa thấy chữ viết xuất hiện một cách phổ biến trên các loại cổ vật khác nhau.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói đến cấu trúc dữ liệu Âm với một phần mà lại cực kỳ quan trọng đó chính là dữ liệu "thông linh" giữa thế giới vô hình - cõi Âm và cõi trần, chúng được lưu giữ theo thời gian và trong một chừng mực nào đó đã bị "phai mờ" đi, rồi sau này cứ tưởng là đã được xây dựng bởi những người đang sống. Chẳng hạn, bộ kinh Du già (yoga) địa sư luận của Di Lạc Bồ Tát - bộ kinh này do đại sĩ Vô Trước sống cách đây 1600 năm xuất hồn lên cõi trời Đâu suất và được Di Lạc Bồ Tát thuyết giảng và ông ghi lại nguyên văn. Bộ kinh này cực kỳ siêu việt, gồm 100 quyển dày đặc từ chuyên môn tâm lý, nói về toàn bộ biến chuyển tâm lý vô cùng tế vi của con người, dù là ở cõi nào và chỉ ra từng cấp tu chứng "địa" để đạt đạo quả. Nếu so nó với bộ môn tâm lý hiện đại có khác gì lấy biển cả so với giọt nước.

 

Cho nên, một số sách cứ lấy ông chúa này, ông thánh nọ nói vài câu mà giải thích đủ mọi thứ thì khác gì một con ếch đã bị người ta nhốt cho chỉ bởi dăm lời nói, nằm trọn lỏn trong chiếc chai thủy tinh mà cứ kêu lên be be, có những câu lằng lặc cho là ông Chúa nói: "chiếm thành rồi sẽ giết hết chúng nó đi, chỉ để lại đàn bà con gái... để cho tao 300 con cừu béo, 40 gái còn trinh" - chả hiểu ra làm sao cả. Trước tiên, là không tin, phải đi tìm và được chứng nghiệm, ít nhất một phần. Có thể hiểu: có học thuyết, phương pháp ứng dụng, bậc thầy hướng dẫn, có người chứng thực và phản ảnh tiến trình và hệ quả, rồi cứ thế kiểm tra, điều chỉnh, sáng tạo... 84.000 pháp môn nảy sinh (phải xem lại tiến trình lịch sử nhất là thành quả đạt được). Trong Phật giáo và Đạo giáo: Xá lợi Phật Tiên là một ví dụ.

 

Lịch sử Việt được tóm tắt theo các sách ngày nay:

 

- Nước Văn Lang có 15 bộ, thuộc Bắc Bộ, bộ Phong Châu trung tâm là Phú Thọ và kinh đô Văn Lang đóng ở đây.

 

- Biên giới có giới hạn phía Nam là nước Hồ Tôn và sử sách cho Hồ Tôn là nước Chiêm Thành (Chămpa): Nước Văn Lang Bắc tới hồ Động đình, Nam giáp nước Hồ Tôn, Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Nam hải.

 

- Nước Văn Lang hình thành từ thế kỷ thứ VII trước Dương lịch: vẫn đang ở trần, đóng khố nhưng lại đúc được trống đồng mà ngay nay làm cũng không được âm thanh như vậy?.

 

- Có 18 chi Hùng Vương trị vị đất nước, chưa rõ ràng tổng số đời vua. Cho tới thời Âu Lạc với An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa (phải chăng là kinh đô hay thành chiến thời chiến tranh Âu Lạc - Tần?) nhưng cũng không rõ An Dương Vương là người ở đâu. Tiếp theo là nhà Triệu nước Nam Việt, đóng đô ở Quảng Đông, cũng đang trong mù mờ giữa mối quan hệ Âu Lạc và Nam Việt.

 

- Tiếp theo là lịch sử hào hùng và bi tráng của Hai Bà Trưng thu phục lại giang sơn gấm vóc, lên ngôi vua, rồi sau đó thất thế hy sinh oanh oanh liệt liệt mà chẳng cần phải lên tiếng hỏi ai về cái chết này cả, vô cùng vĩ đại. Hai Bà Trưng là những người cùng thời với ngài Jesus, nên nhớ như vậy. Giai đoạn này cả Israel và Nam Việt đều cùng trong thời kỳ bị ngoại bang đô hộ, Israel thì bị La Mã còn Nam Việt thì bị Hán đô hộ. Tên nước thời Hai Bà?

 

- Có rất nhiều dân tộc cùng nhau chung sống trên một diện tích rất nhỏ, gồm 54 dân tộc anh em (nước có sử, gia có phả, đạo có thần tích). Đây là điều đặc biệt nhất so với các quốc gia trên toàn thế giới, ngay cả với Trung Hoa.

 

- Nền văn hóa nông nghiệp làm nền tảng với lúa nước, lúa nương và trồng dâu nuôi tằm 10 lứa, với các phong tục, tập quán mang tính phổ quát của xã hội: lễ hạ điền - thượng điền với tục chọi trâu, bò; dựng nêu ngày tết âm lịch, tục xăm mình vùng hải đảo, tục trầu câu lễ cưới hỏi và các ngày lễ khác, tục tang ma và thất tuần 49 ngày, tục trẻ em phải khoanh tay trước người trên (hình ảnh của chòm sao Orion X), tục cài áo bên trái, tục đầy tháng, năm, lễ thành nhân - vấn danh...

 

- Biểu tượng trống đồng Đông Sơn (mô phỏng học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và tôn giáo cổ đại thông qua các ngày lễ nghi nông nghiệp, với các thiên tượng, địa hình, nhân ý: biểu tượng học thuyết thống nhất vũ trụ, khi đánh trống thì tiếng trống vang lên như tiếng nổ bigbang, tiếng nổ khai thiên lập địa - ý nghĩa này nằm trong câu truyện Bàn Cổ khai thiên lập địa, còn trong Lý học không chỉ rõ bigbang trong chuỗi khái niệm: Thái Cực - Lưỡng Nghi - Tứ Tượng biến hóa vô cùng).

 

- Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và các ứng dụng, cùng các triết thuyết tôn giáo như Nho, Lão, Thần hay Phật sau này (sách sử không xác định vấn đề này).

 

- Đạo chủ chốt: thờ ông bà tổ tiên và các vị tiên, thần, thánh (đều là nhân thần) và chúa (đạo Mẫu).

 

- Chữ viết Khoa đẩu: chữ kiểu nòng nọc? Triết gia Kim Định cho rằng đó là chữ viết thời Tây Chu?. Còn nhà giáo Đỗ Văn Xuyền đã giải mã ra và gọi nó là kiểu chữ Hỏa tự?

 

Vị trí hồ Động Đình trên bản đồ

220px-B%E1%BA%A3n_%C4%91%E1%BB%93_L%C4%A

 

Bản đồ thể hiện hồ Động Đình và các con sông chính chảy vào nó

350px-Dongtingriversmap.png

 

Về mặt khảo cổ hiện nay, chúng ta chưa khai quật được những ngôi mộ của các vua Hùng gần nhất như Hùng Duệ Vương (đời gần cuối trong một chi) tức Hùng Vương thứ XVIII, An Dương Vương, cho tới Triệu Vũ Đế, Mỵ Châu, Trọng Thủy, vấn đề này rất đáng lưu ý bởi vì lăng mộ Triệu Văn Đế - cháu của Triệu Vũ Đế đã phát lộ ở tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa. Thực sự, nếu một trong những di tích này phát lộ thì mọi chuyện gần như đã an bài về mặt lịch sử.

 

Chúng ta hãy chờ xem, các bậc thầy tâm linh trong cõi vô hình đã cho phép khai quật chưa!.

 

Anh hùng phải được "nhìn nhận  lại hết" mới ra Thái Bình!.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hệ thống mã hóa lịch sử cho tất cả mọi mặt trong đời sống như văn hóa, tôn giáo, lễ nghi, kể cả các loại vũ khí chiến tranh...: Dựa trên học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và các phương pháp ứng dụng, kết hợp với các học thuyết và khái niệm trong tôn giáo cổ Văn Lang ở trên.

 

Cấu trúc mã hóa dựa trên mức độ xa nhất của các nhân vật lịch sử tức tổ tiên của chúng ta, như đã phân tích chỉ cho tới người mẹ của Đế Hòa là kết thúc (gia phả không chép danh tính người cha). Lịch sử thời gian xa nhất ước khoảng 3100 trước Dương lịch, cách nay 5100 năm với sai số 50 năm. Còn trước đó nữa được gọi là thời kỳ Tổ Tông - Hồng Bàng.

 

Năm 2897 trước Dương lịch là năm lên ngôi của Kinh Dương Vương, chắn chắn năm này được lấy làm mốc Âm Lịch mà các sử gia thời xưa đã không nói rõ, cho nên nó mới còn tồn tại cho đến Đại Việt sử ký toàn thư (trước đó là thời Lý Trần).

 

Những cấu trúc mã hóa liên quan:

 

-  Thái cực - Lưỡng nghi - Tứ Tượng - Biến hóa vô cùng.

-  Nhất sinh Nhị - Nhị sinh Tam - Tam sinh vạn vật.

-  Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự nhiên. “Có một vật hỗn độn, sinh trước Trời Đất, yên lặng trống không, đứng một mình mà không thay đổi, đi khắp nơi mà không ngừng nghỉ. Có thể làm mẹ thiên hạ. Ta không biết tên, nên đặt tên nó là Đạo, gượng gọi tên nó là Đại - lớn...” (Lão Tử - Đạo Đức kinh). Liên hợp hai chữ lại thành tên Đại Đạo.

-  Chữ Đạo ở đây vượt ra khỏi Trời Đất hàm ý vượt ra khỏi khái niệm Âm Dương, Âm Dương vẫn thuộc đạo nhưng còn thiếu những lý tính đặc biệt, chúng được khái niệm ở trong Đạo giáo cổ Văn Lang. Đấy là lý do thuyết Âm Dương Ngũ Hành còn thiếu một số khái niệm khác nữa mới thành học thuyết thống nhất vũ trụ. Đạo tương đương Pháp Đại Uy Nỗ trên bộ tranh Ngũ Hổ Hàng Trống, nhưng còn phải mở hộp ấn nữa.

 

Pháp Đại Uy Nỗ (Ngũ Hổ - liên hợp Hà đồ - Lạc thư)

Tranh dân gian Hàng Trống

web3.jpg

 

-  Cái khởi nguyên vũ trụ được khái niệm như là người mẹ, bào thai, cái trứng vũ trụ: Mẹ của vạn vật.

-  Vũ trụ vận độ tự thân do tiềm năng nội tại mang tính tự nhiên và ngay lập tức, quy ước "Dương trước Âm sau" do nhìn nhận từ kết quả hoạt động của vạn vật hữu tình trước hết. Cái trứng vũ trụ đã hoài thai ông Bàn Cổ, sau đến bà Nữ Oa và lý tính nguyên khởi "Thái cực biến" được gán cho Dương.

-  Tính chất cân bằng ban đầu của vũ trụ sao cho nó ở trạng thái hoàn toàn Tuyệt đối - khái niệm ngày nay hay /0/, bởi vì rằng đã có sự phân biệt "độ rỗng" (trạng thái hay đặc tính của không gian) giữa vật chất bản thể và ngay chính vật chất bản thể.

-  Cấu trúc Âm Dương Ngũ hành dựa trên sự hợp nhất của Hà đồ - Lạc thư.

-  Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát Quái.

-  Quy luật vạn vật trên trái đất vận động theo công thức: Hậu thiên Bát quái - Hà đồ (Lạc thư ẩn đi, chỉ thấy rõ trong Đông y).

-  Quy luật tương tác: Ngũ vận lục khí.

-  Quy luật tương tác: Thập thiên can và thập nhị địa chi, cho ra Lục thập hoa giáp (sau khi đổi chỗ Tốn Khôn). Điểm chí Dương và chí Âm của con người và động vật.

-  Khái niệm tối quan trọng: Khí. Khí nhẹ, trong bay lên thành trời; khí nặng, đục tụ xuống thành đất. Khí Âm Dương Ngũ Hành. Khí chính là vật chất bản thể trong trạng thái Thái cực và khi vũ trụ vận động. Đặc trưng thể hiện giai đoạn Hậu thiên là hình thể, lý tính và quy luật tương tác (giác quan con người và công cụ sử dụng bị giới hạn trong sự nhận biết đối tượng gọi là vô hình). Tương tác cũng là một hình thức vận động của khí quy ước chủ thể được nhận định trong mối tương quan giữa các khí Âm Dương Ngũ Hành, tương tác mức độ cực kỳ tế vi, tiệm cận "0" vẫn tồn tại hình ảnh, ánh sáng và âm thanh (sóng tế vi, rung động tế vi), đây chính là một trong những bí ẩn của công án thiền" Tiếng vỗ tay của một bàn tay".

-  Tổ hợp chu kỳ tương tác theo thời gian. Lịch Âm dựa trên tổ hợp thống nhất của các chu kỳ vận động tương ứng của trái đất, mặt trăng, mặt trời... các chòm sao Thiên cực Bắc.

      

      Ai về nhắn họ Hy Hòa,

      Nhuận năm sao chẳng nhuận và (vài) trống canh.

 

-  Các chu kỳ sinh - vượng - mộ và sinh - lão - bệnh - tử của vạn vật hữu tình và thực vật. Đối với vũ trụ thì gọi là thành - trụ - hoại - không (Phật giáo).

-  Nguyên lý "Dương trước Âm sau", "Âm thuận tùng Dương", "Dương tịnh Âm động", "Dương trên Âm dưới", "Dương trái Âm phải", "Dương trong Âm ngoài": quy ước ngay sau khi Thái cực xuất hiện Lưỡng Nghi.

-  Hệ thống một tổ hợp Âm Dương Ngũ hành trong cùng một hệ quy chiếu và sự phân lớp tổ hợp Âm Dương Ngũ hành của toàn vũ trụ.

-  Quy tắc "đồng thanh tương ứng, đồng khí lương cầu".

-  Quy tắc phản chiếu của lăng kính (đây cũng là cái tên đầu đề của kinh Lăng Nghiêm và khi Lăng già tâm ấn  trong Phật giáo).

 

Các phương pháp ứng dụng cũng được mã hóa:

 

- Chu dịch với các khái niệm quy ước lý tính cơ bản cho sự vật, hiện tượng theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành tương ứng với quy tắc bài trí theo công thức Hậu thiên Bát quái - Hà đồ.

-  Độn toán.

- Tử vi.

- Thái ất.

- Huyền không phi tinh.

- Độn giáp.

- Các môn phong thủy cơ bản như Bát trạch để hình thành nên các môn sau đó.

- Đông y: kinh, lạc, huyệt, khí Âm Dương Ngũ hành.

- Yoga: kinh, lạc, huyệt và khí Tứ đại.

 

Các công cụ không thể không có:

 

-  Cây nêu đo bóng mặt trời và sau hình tượng hóa thành cây nêu ngày Tết.

-  La bàn vô cùng quan trọng, xác định phương vị Bát Quái trên mặt đất và xác hai phương trên dưới trong không gian so với các chòm sao thiên văn. Đây là chứng tích quan trọng của văn minh Văn Lang, và sự sai khác của hai sao Thủy và sao Kim của hệ mặt trời và ngay chính hệ mặt trời trên toàn thế giới đã chứng tỏ nguồn gốc không phải từ các nền văn minh khác trên thế giới. Nền tảng quy ước bốn phương Đông, Tây, Nam và Bắc. Ngạn ngữ Đông Tây: "Mặt trời luôn mọc ở hướng Đông".

-  Quy ước bản đồ địa hình và thiên văn: đặt phương Nam lên trên theo cấu trúc Hà đồ - Lạc thư, thủ tục này ảnh hưởng cả văn minh Ả Rập, Chiêm Thành, Phù Nam... mà không hiểu tại sao khi định hướng la bàn qua phương Bắc. Quy ước thiên văn theo bốn phương: Long, Ly, Quy, Phượng và 6 chòm sao Thiên cực Bắc, cùng chòm sao Đại Hùng (Đại Hùng Bảo Điện trong chùa Phật) và chòm sao Nam Cực. Quy ước địa hình theo bốn phương: Long, Hổ, Quy, Phượng. Quy ước tượng "minh châu" trung tâm.

-  Chú ý con Kỳ Lân không phải con Nghê, không phải con Tỳ Hưu (mặc dù Trung Hoa biến hóa từ con Lân), cũng không phải là con Long Mã - "Long Mã phụ Hà đồ".

-  Con lắc cảm ứng: ứng dụng cảm xạ, đã thấy xa xưa trong văn minh Ai Cập và cổ vật Thương, Trung Hoa.

-  Quy ước cấu trúc Âm Dương Ngũ hành cho Hệ mặt trời, cái này thì cả thế giới bó tay chịu chết.

-  Thước Lỗ Ban: cái này thì thế giới hoàn toàn chịu thua.

 

Mã hóa từ các khái niệm khác như:

 

- Tâm - Hồn - Thần...

-  Vô cùng vô tận.

-  Vô hình và hữu hình.

-  Hữu hạn và vô hạn.

-  Trường cửu và không trường cửu.

-  Vạn vật đồng nhất thể.

-  Sự tương tác của toàn thể vũ trụ là ngay lập tức.

-  Cái nhỏ nhất và cái lớn nhất.

-  Sự tiến hóa của vạn vật và từ hầu nhân sang người như là khái niệm của "tiền thân con người".

-  Tính duy nhất của sự sống trên trái đất.

-  Tính lưỡng cực của sự sống như phân chia đơn bào.

 

Mã hóa đặc biệt khác:

 

-  Đạo và Đức.

-  Chân lý và tự do.

-  Ánh sáng và bóng tối: Mặt trời ban ngày là chính Mặt trời, mặt trời ban đêm là Mặt trăng, mặt trời sự sống là Trái đất và mặt trời con người là Tâm linh.

-  Hồng phạm cửu trù và Nhân - trí - dũng.

-  Trống đồng biểu tượng cho vũ trụ quan và nhân sinh quan, còn cây Đa biểu tượng cho Cây đời, Cây sự sống mà từ đó sinh ra suối nguồn nước trường sinh, "nước bất tử".

-  Ý nghĩa của các cái tên người Việt Yue (một trong những ý nghĩa Bất Tử).

 

Thông qua hệ thống: biểu tượng, ngôn ngữ và khái niệm.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Định vị những điểm then chốt về mặt thời gian của lịch sử

 

Trong tiến trình nghiên cứu các mốc thời gian cổ đại trong sử Văn Lang, đặc biệt nổi trội là trận chiến ác liệt giữa Văn Lang và nhà Thương thời Hùng Vương VI, vị Đại Thánh, một trong Tứ Bất Tử, anh hùng dân tộc Thánh Gióng đã được ghi chép trong truyền thuyết và xây dựng nơi thờ tự mãi từ đó tới nay, và cũng có nhiều truyền thuyết liên quan đến Thánh Gióng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lịch sử thực sự vẫn đang còn nghi ngờ về lịch sử thời kỳ này, vì nó quá xa so với thời dựng nước theo xác định hiện nay là thế kỷ thứ VII Trước Dương lịch, trong khi đó thời kỳ Ân Thương khoảng từ năm 1766-1122 Trước Dương lịch. Một số khác lại cho rằng đây là hư cấu, không có thực, bởi kinh đô của nhà Ân Thương mãi tận gần cực bắc Trung Hoa sao lại đánh được tới tận Việt Nam ngày nay?.

 

Hinh-ve-tren-ao-duoc-lay-cam-hung-tu-ngu

 

Để minh định lại, cần phải xem xét với chứng tích và thư tịch cổ còn lại về trận chiến này, đó chính là những nhân vật lịch sử thời kỳ cùng với Thánh Gióng, còn rất nhiều tại vùng Bắc Việt Nam ngày nay, chẳng hạn một ví dụ về Hùng Linh Tướng Công:

 

... Diệt quốc cừu, điện quốc cơ, trùng tiêu quốc xí Đương ư sóc phong liệt tướng Thành sở vị: giang nam nhất nhân, giang bắc nhất nhân,...

 

dịch nghĩa:

 

... Diệt giặc nước, xây móng nền, dựng cờ tổ quốc cùng trang liệt tiếng Sóc Sơn thành truyền thuyết: phía Nam sông tướng giỏi, phía Bắc sông người tài (tức là phía Nam sông Cầu có tướng giỏi là Thánh Gióng, phía Bắc sông Cầu có người tài là Hùng Linh Công).

 

Điều đó đã chứng tỏ một cách đơn giản và dễ hiểu rằng, trận chiến đã tới kinh đô Văn Lang nay là Bắc Việt Nam. Mặt khác, chiếu theo gia phả Hùng Vương thì thời Hùng Vương VI vào khoảng năm 1600 Trước Dương lịch, tương tương với thời kỳ nhà Thương, đời vua Thiên Ất. Trong bộ tranh dân gian Đông Hồ còn lưu giữ lại mật ngữ này qua bộ tranh Thiên Ất - Vũ Đinh, và tất nhiên Văn Lang thời kỳ này không phải là dưới mức ở trần, đóng khố vì cách xa thế kỷ VII Trước Dương lịch tới gần 1.000 năm.

 

Thiên Ất - Vũ Đinh

Tranh dân gian Đông Hồ, Việt Nam

3490827366_b1ab3dce33.jpg

 

Tuy nhiên, tại sao lịch sử ghi nhận trận chiến giữa Ân - Văn Lang thay vì Thương - Văn Lang thời Thiên Ất? Để giải quyết vấn đề này, cũng phải quay lại ghi nhận truyền thuyết và dã sử Việt Nam, đó là lễ hội Thánh Gióng, với việc khắc họa lại trận tấn công và tiêu diệt 28 nữ tướng Ân. Tra cứu lịch sử Trung Hoa, thời kỳ Vũ Đinh có vợ là nữ tướng Phụ Hảo, rất giỏi võ nghệ và chinh chiến, đây là thời kỳ đồ đồng Thương rực rỡ nhất, thời kỳ này có tổ chức chiến tranh mở rộng phía tây nam, đó là tấn công vào Quý Châu (GuiZhou - Xích Quỷ), Quý Châu là một bộ vùng cực bắc của Văn Lang (còn chiếu theo bản đồ như Hà đồ - Lạc thư thì phương nam ở trên, cho nên Quý Châu còn có tên Xích Quỷ tức Quỷ Đỏ). Nếu giả thuyết chỉ có một trận chiến thời Vũ Đinh (cách thời Thiên Ất khoảng 400 năm - sau 400 năm nhà Ân Thương không dám ra quân) thì rõ ràng, trước đó tại các vùng Hồ Nam, Giang Tây, Triết Giang vẫn tồn tại cổ vật đồ đồng, đá... theo văn hóa Việt, chẳng hạn cổ vật đồ đồng có trước cả trống đồng, tuy nhiên thực sự đã không như vậy.

 

Sau trận chiến thời Thiên Ất, Hùng Vương VI không lấy lại các vùng Nam Dương Tử đã mất vào Thương là Hồ Nam, Giang Tây và Triết Giang, do vậy nhà Ân mới có cơ sở làm bàn đạp tiếp tục mở rộng nhưng một lần nữa hoàn toàn đã thất bại. Bộ tranh dân gian Đông Hồ ở trên có hình Vũ Đinh là vì vậy, Thiên Ất và Vũ Đinh ở trên chỉ được xem là hai ông "canh cổng phía Bắc" cho Văn Lang mà thôi, ẩn đằng sau bức tranh này chính là hai nhân vật lỗi lạc được xem như hai vị hộ pháp đó là Thái Tử Trọng Thủy (vị trí bên phải nhìn từ trong bộ tranh nhị bình này ra) và Cao Nỗ Tướng Quân trong lịch sử Âu Lạc và Nam Việt sau này (sẽ chỉ ra sau).

 

Đánh giặc lên ba hiềm đã muộn,
Cưỡi chín tầng mây giận chửa cao
. (Cao Bá Quát)

 

Đặc biệt, Kinh Dịch và Kinh Thi cùng Trúc thư niên kỷ cũng đề cập trận chiến thời Vũ Đinh ở trên, Kinh Dịch được bổ túc muộn nhất vào thời Tây Chu và Đông Chu, giáp cốt văn cũng nói đến trận chiến của Phụ Hảo và người Việt.

 

Việc tấn công tới tận Bắc Việt Nam chính là phải chinh phục được kinh đô của đối thủ thì là chiến thắng, cho nên kinh đô Văn Lang là ở Bắc Việt Nam, toàn bộ mồ tổ Hùng Vương cũng nằm ở đây. Kinh đô phải chăng vùng Phú Thọ ngày nay? Không phải, chính là Thăng Long hay Hà Nội ngày nay, nó bị phá hủy trong trận chiến thất bại của quân Tần khi rút lui trước Âu Lạc do An Vương Vương tổ chức, phá hủy văn hóa là đặc tính của thời đại Tần Thủy Hoàng (sẽ chỉ ra sau). Tất nhiên, phải xem xét cả đến các mặt địa lý, địa hình vùng ngập nước của khu vực Hà Nội thời kỳ Lạc Long Quân với truyền thuyết Đầm xác cáo và truyền thuyết Hùng Quốc Vương chọn đất đóng đô tại đây.

 

Chi tiết Thánh Gióng tấn công tới bộ Vũ Ninh và sau bay lên trời tại ngọn núi Sóc Sơn chưa phải là chính xác, bởi việc ghi nhận các bộ Hồ Nam, Giang Tây và Chiết Giang về nhà Thương thì Thánh Gióng phải tổ chức quân đội đánh tới đó chứ không phải tại Bắc Việt Nam. Tra cứu địa chí thì Vũ Ninh là cái tên một khu vực thuộc Giang Tây tiếp giáp vùng Ngũ Lĩnh. Vậy thì Vũ Ninh chính là tỉnh Giang Tây Trung Hoa ngày nay, nếu quân Ân Thương thua thì sẽ rút lui khỏi vùng Ngũ Lĩnh theo con đường này là nhanh nhất và an toàn nhất. Địa thế này cũng chính là nơi mà Tần Thủy Hoàng xua quân thuận tiện nhất tấn công Âu Lạc sau hơn 1.500 năm. Bản thần tích do tiến sĩ Nguyễn Bính soạn năm 1527 viết: Thánh Gióng chém chết tướng giặc tại chân núi Ngũ Lĩnh. Các trận chiến tranh trong lịch sử Trung Hoa trước Tần phần lớn không phá hủy kinh đô, bởi chỉ cần lấy hết các đồ tế khí, ấn tín và thượng phương bảo kiếm biểu tượng vương triều là "xong", cũng không phá hủy miếu thờ các triều đại trước bởi họ cũng có công trong lịch sử dân tộc.

 

Cho nên, cái trò hề cấm thờ cha mẹ, ông bà, tổ tông của mình và bắt buộc phải thờ người khác từ các quy định lố bịch kéo dài gần 400 năm của một tổ chức (sau Đạo giáo Văn Lang cả 3.000 năm) từ một nơi nào khác tới ngay trên chính quê hương của mình mà cũng phải cúi đầu chịu nhục là "đại chướng, chướng lắm", nhân văn thụt lùi bèo nhất cũng -3.200 năm. Họ nhân danh ai và vì cái gì? Ai chứng nhận sự nhân danh này? Hãy réo to lên đi chứ, tại sao phá hủy tổ tông, tôn giáo ông bà, hay là mục đích nhằm làm vong bản, để trở thành nô lệ tư tưởng cho nơi đó (thủ thuật trói não vô hình) - được xem như một quốc gia vô hình nằm trong lòng chính tổ quốc mình, quê hương mình?

 

Dân gian Việt đã đúc kết lại một câu thành ngữ và "cười": "Mồ cha không khóc mà lại đi khóc đống mối".

 

banthogiatien2.jpg

 

Chứng tích cổ vật của Hồ Nam, Giang Tây và chiết Giang hầu hết là thời nhà Thương Ân, rồi trở về sau, đây là những chứng tích quan trọng để xác định thời kỳ nổi trội giữa văn hóa Văn Lang - Thương Ân. Hầu như không thấy trống đồng và cổ vật đặc trưng thời Đông Sơn tại các tỉnh này, nếu có thực sự là rất ít, nhưng văn hóa phi vật thể lại tương đồng phần lớn. Bản đồ thời Thương Ân, Chu và Xuân Thu Chiến quốc thể hiện ba tỉnh trên đã thuộc Trung Hoa, sử ghi rõ nhà Chu dùng phân phong cho con cháu.

 

300px-Chienquocthathung260TCN.jpg

 

 

HungVuong.jpg

 

Trên suốt chiều dài dòng sông Dương Tử, chúng ta sẽ phải quan tâm đến ba vùng văn hóa hai bên bờ sông, thượng du - Ba Thục và các dân tộc vùng cao cũng gọi là Âu Việt, trung du - chồng lấn nhưng thiên về Lạc Việt và hạ du - Lạc Việt. Cho nên vùng cao Quý Châu và Vân Nam vẫn tồn tại văn hóa Thục phổ biến. Dòng sông Dương tử chia đôi Trung Hoa và Văn Lang thời Đế Minh. Nam Dương Tử do Kinh Dương Vương quản lý, còn Bắc Dương Tử do Đế Nghi cai quản (Cần xem chứng tích do bác sĩ Trần Đại Sĩ đã thực chứng di tích trong những bài viết của ông).

 

Sau này, Lưu Bị và Gia Cát Lượng dễ dàng thống nhất vùng thượng du Dương Tử thông qua văn hóa Ba Thục là vì vậy, thời An Dương Vương cũng với cái tên Thục Phán. An Dương Vương là bộ chủ bộ Vân Nam thời Hùng Duệ Vương (sẽ chỉ rõ sau). Trên bản đồ thời Tam Quốc, khởi nguồn sông Hồng Việt Nam và sông Dương Tử Trung Hoa ngày nay từ các dãy núi Tây Tạng.

 

4+Three+Kingdoms+map.JPG

Shu = Thục

 

Tương truyền ngôi mộ trên đỉnh Nghĩa Lĩnh là mộ Hùng Vương thứ VI, trước khi chết ngài có dặn rằng: "Hãy chôn ta trên núi Cả để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu". Xưa  là mộ đất, đến thời Tự Đức năm thứ 27 (1870) cho xây lăng mộ, thời Khải Định năm thứ 2 (1922) được đại trùng tu như ngày nay.

 

Mộ Hùng Vương Thứ VI

Núi Nghĩa Lĩnh, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam

Lang%20Vua%20Hung%20%2857kb%29.JPG

 

Ngay sau thời Hùng Vương VI, Lang Liêu tức Hùng Vương thứ VII - người đã sáng tạo ra cặp bánh chưng bánh dầy dâng cúng tổ tiên đầy ý nghĩa nhân văn và chất chứa những huyền thoại bí ẩn siêu đẳng của Lý học Đông phương, ngài cũng chính là người đã tổ chức đúc trống đồng Đông Sơn, khoảng 1600 Trước Dương Lịch mà chúng ta thấy ngày nay (sẽ chỉ rõ sau). Công nghệ đúc đồng Văn Lang thời kỳ này vượt hẳn Thương và đúc đồ sắt sớm, hay gang (một số sách sử cũng đã phân tích và ghi nhận sự kiện này thông qua hình ảnh Thánh gióng phi ngựa sắt, gậy sắt, nón sắt...). Tại một di chỉ cổ ở Thái Lan phát hiện đồ sắt với thí nghiệm phóng xạ các bon C14 có niên đại trên 1000 Trước Dương lịch, Thái Lan là một bộ của Văn Lang và cho tới thời Âu Lạc vẫn còn chứng tích (sẽ chứng minh sau).

 

Trong_dong_ngoc_lu1.jpg

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lịch sử Trung Hoa và Việt Nam (gồm cả Hàn, Nhật, Đông Nam Á...) không thể không nhắc đến cuốn Kinh Thư (Thượng Thư) ghi chép sử thượng cổ từ Nghiêu, Thuấn, Vũ và Hạ, Thương, Tây Chu. Sự kiên kết dữ kiện trong Kinh Thư và cổ vật khai quật được tại Trung Hoa - Bắc Dương Tử và Văn Lang - Nam Dương Tử đều có quan hệ chặt chẽ.

 

Những dòng đầu Kinh thư viết "Việt nhược kê cổ" tức "Người Việt kể lại tích xưa", và đây có lẽ chính là ý nghĩa mà triết gia Kim Định cho rằng chữ nòng nọc là chữ Tây Chu ở trên. Tại Trung Hoa, tiên sinh Hồ Thích không hiểu vì lý do gì cho rằng Kinh Thư là ngụy thư nên bỏ khỏi sử Trung Hoa, nếu như vậy thì cổ vật thời Hạ, Thương, Chu được giải thích như thế nào? Ông cũng thực sự không hiểu ý nghĩa của Hà đồ và Lạc thư mà từ đó cho rằng nó quái dị, cần bỏ đi. Cả hai ý kiến này của tiên sinh Hồ Thích đã cắt phăng lịch sử Trung Hoa và toàn bộ học thuyết Âm Dương Ngũ Hành ra làm đôi mà không hiểu vì lý do gì hơn nữa (Trung Quốc triết học sử đại cương, Hồ Thích). Trong các cuốn triết học của triết gia Kim Định cũng đã có những phân tích về Hà đồ và Lạc thư cùng các vấn đề liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ Hành, nhưng bản chất của chúng thực sự là không rõ ràng nhưng xuất hiện nhiều ý nghĩa quan trọng, chẳng hạn Thái Hòa - chữ này thường đặt tên trong kinh đô Đông phương là điện Thái Hòa...

 

Tranh Phục Sinh thụ kinh đồ của Vương Duy

220px-Wang_Wei_001.jpg

 

Giữa Kinh Thư và Gia phả Hùng Vương có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ về mặt thời gian của các triều đại Trung Hoa và Văn Lang, bởi cả hai hình thành từ một nhà nước do Đế Minh quản lý và sau đó phân chia cho Đế Nghi và Lộc Tục cai quản, bởi vậy Kinh Thư mới viết: "Người Việt kể lại tích xưa". Trong Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam của Bình Nguyên Lộc, có ghi chép sự kiện tận cùng bắc Trung Hoa người người đều nói tiếng Việt.

 

Tam Hoàng Ngũ Đế bao gồm có hai phân lớp: một cho đất gốc tức Văn Lang, trung tâm của quốc gia thời Đế Minh và hai - cho kinh đô Trung Hoa thời Đế Nghi, vì vậy lịch sử nếu không rõ sẽ hoàn toàn lẫn lộn. Tam Hoàng Ngũ Đế của Trung Hoa bao gồm:

 

- Ngũ Đế: Đế Nghi - Đế Lai - Đế Chuyên Húc - Đế Cốc - Đế Chí (từ Đế Chí truyền ngôi, kéo dài triều đại khoảng 530 năm sau và vẫn giữ lại tên nước thời Đế Nghi hay Đế Minh: Đại Hòa).

 

- Tam Hoàng: Nghiêu - Thuấn - Vũ. Nghiêu là đời cuối cùng trong chi Đế Chí và sau đó truyền cho Thuấn. Thời kỳ này, Văn Lang thời cuối chi Hùng Vương III có giao hảo với triều vua Nghiêu bằng cống rùa thần trên lưng có chữ Khoa đẩu, ghi chép từ khi trời đất mở mang...

 

Thuấn truyền cho Vũ, không phải con cháu mà cho người tài giỏi, vấn đề này rất vô cùng sâu sắc về mặt học thuyết Âm Dương Ngũ Hành vì ngài đã nhận ra trường khí vũ trụ đang thay đổi lớn dịch chuyển về Nam Dương Tử. Sau này, chúng ta lại thấy Hùng Duệ Vương truyền ngôi cho An Dương Vương, rồi An Dương Vương truyền ngôi cho Triệu Vũ Đế - người nước Triệu thuộc Bắc Dương Tử.

 

Đế Nghi (em trai sinh đôi với Đế Minh), Đế Lai (cha của mẫu Âu Cơ) là giao điểm kết nối lịch sử giữa Văn Lang và Trung Hoa, tối quan trọng. Thời kỳ này, Đế Lai có qua Văn Lang thăm con gái Âu Cơ, tu luyện đạo pháp tại đây rồi về lại Trung Hoa.

 

Kinh Thư chép lại bản đồ thời Tây Chu, lúc này phần đất Hồ Nam, Giang Tây, Chiết Giang đã thuộc Chu (phần bắc Ngũ Lĩnh). Đây là vấn đề đã viết ở trên, trận chiến Thương - Văn Lang thời Thiên Ất, khoảng năm 1600 năm trước Dương lịch (trận chiến lần thứ hai nhằm mở rộng lãnh thổ của nhà Ân thời Vũ Đinh sau thời Thiên Ất khoảng 400 năm về phía Quý Châu nhưng thất bại tương đương đời Hùng Vương IX - Hùng Định vương 1331 - 1252 Trước Dương lịch). Thời Hạ, Thương, Chu trong Kinh Thư thì thiên văn, lịch pháp đã chuẩn mực rồi. riêng Hạ Vũ, người thuộc vùng Chiết Giang tức thuộc Văn Lang, nay đất tổ thờ cúng ở vùng Cối Kê, Chiết Giang. Tại Hồ Nam còn có một bản chữ cổ, chưa ai đọc được, tương truyền là của Hạ Vũ (sau này, cuốn 100 nhân vật làm thay đổi lịch sử Trung Hoa đã xuyên tạc gốc tổ của vua Hạ Vũ là ở Thiểm Tây).

 

Sự kiện Hạ Vũ trị thủy chính là nhờ các bậc thầy của Văn Lang giúp cách thức, phương pháp, sau Hạ Vũ lấy vợ Việt, vùng Đồ Sơn, Hải Phòng, tất nhiên là khuê nữ hoặc công chúa dòng hoàng tộc, trong cuốn Bát Tiên đắc đạo khuyết danh vào thời Lý, Việt Nam có ghi rõ vấn đề này. Tây du ký cũng có nói. Trị thủy nhập điền ở đây, còn có một ý nghĩa khác đó là "trị nước" tức Hạ Vũ được Cửu Trù Hồng Phạm tại Văn Lang hay 9 phạm trù lớn trong việc trị nước đã có từ thời Hùng Vương IV - Sơn Tinh thắng Thủy Tinh để cưới công chúa Mỵ Nương qua biểu tượng: "voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao".

 

Sách Lĩnh Nam Dật sử chép thời Trần chép: "Lối chữ cổ của vua Đại Vũ viết trên tấm bia chôn ở núi Cú Lũ (tên cổ là hang rùa) là bảng chữ Việt”.

 

2361996_530315.jpg

 

Kinh Thư cũng chép về phương vị các vùng, bản đồ Trung Hoa thuộc Bắc Dương Tử đặt phương bắc ở trên; còn Văn Lang thuộc Nam Dương Tử nên đặt Nam ở trên, rất độc đáo. Do vậy, Nam Man của Trung Hoa định hình vùng nước Sở... đây là đặc trưng riêng cho bản đồ Trung Hoa thời thượng cổ. Dạng quy ước này giống như cách cài áo trái phải cho hai bên, như đã viết.

 

Dưới đây là minh chứng bản đồ định vị các Đại Thánh tích ở Việt Nam: Tam Đảo - Sóc Sơn ứng Thánh Gióng thuộc Tây và Tản Viên ứng Tản Viên Sơn Thánh thuộc Đông, Việt Trì - Phú Thọ - Đền Hùng thuộc Nam và Thăng Long thuộc Bắc. Đây chính là mật ngữ bản đồ địa hình Văn Lang với phương Nam ở trên giống như Hà đồ - Lạc thư. Do vậy, sách cổ định vị Hà đồ và Lạc thư chuẩn theo kim chỉ nam của Văn Lang, còn Trung Hoa thì ngược lại.

 

Bản đồ Đại Thánh tích

33240960.jpg

 

Tuy nhiên, Thăng Long Tứ Trấn bao quanh kinh đô Bạch Long lại được bài trí đảo lại, tức Bắc ở trên nhằm thể hiện nguyên lý "Dương trong Âm ngoài" và vì vậy, Thăng Long thành thời Lý bài trí theo quy ước chuẩn của chòm Đại Hùng tức Bắc Đẩu là "Bắc trên Nam dưới". Lúc này, kim chỉ Nam sẽ chỉ thẳng người đang xem bản đồ thiên văn, địa lý tức chỉ thẳng "lòng" hay chính nội tâm của con người (Đạo Đức).

 

34591404.jpg

 

Sử sách chép: Đền Bạch Mã có trước khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long thành. Tứ trấn vòng ngoài sẽ cổ hơn rất nhiều, thời Lý Nam Đế đã đóng đô ở đây. Thời An Dương Vương quân Tần phá hủy kinh thành, tất nhiên chúng không phá hủy toàn bộ mà còn các di chỉ thờ tự, đình, đền, miếu, đạo quán...

 

Về mặt địa lý, địa hình thì một phần đất nước Indonesia, Philippine đã vượt qua ranh giới xích đạo, thuộc Nam bán cầu, mà sau này trong câu truyện Bạch trĩ của Lĩnh Nam chích quái có nói về sự kiện Chu Công cho sứ giả Việt Thường xe gắn kim chỉ nam dẫn hướng về, sau khi giao hảo tặng chim trĩ trắng, với quan niệm ở đây theo bản đồ Văn Lang với phương Nam ở trên, cho nên sứ giả mới từ vùng biển bắc - Phù Nam về lại kinh đô ở phương nam - tức Thăng Long ngày nay.

 

002.gif

 

Trong tiến trình lịch sử thời thượng cổ của nước Văn Lang, có 5 Đạo giáo ứng với Ngũ hành bao gồm đạo Tổ Tông, đạo Mẫu, đạo Nho, Thần đạo và Tiên đạo là rất quan trọng, sau này Thần đạo chuyển thành Phật giáo. Thần đạo và pháp môn Yoga của đạo Tiên được truyền bá ra khắp thế giới, bởi vậy Chu Công đã từng nói: "Giao Chỉ là nơi không thể đánh". Do vậy, đã có thời hơn 1.000 năm tranh cãi về cuốn sách Lão Tử hóa Hồ kinh.

 

Sử sách cũng ghi nhận Sở Trang Vương nhà Chu (696 - 682 trước Dương lịch) có sang tu luyện Phật pháp lại núi Hương Tích, Nghệ An, có trước cả thời Phật Thích Ca Mâu Ni. Sự kiện này cần liên hợp tới biểu tượng chùy kim cương khắc họa trên trống đồng Đông Sơn, chùy kim cương là một biểu tượng của Mật giáo Tây Tạng sau này và trong Thần đạo các nước trên thế giới. Nó cũng phải được cân nhắc về mặt biểu tượng chiến thắng (cú giáng sấm sét) liên quan đến trận chiến Ân - Văn Lang thời Vũ Đinh (trận chiến Thương - Văn Lang thời Thiên Ất với anh hùng Thánh Gióng). Nếu là như vậy, thì trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ... phải có trước đó, như nhận định từ thời Hùng Vương VII, Lang Liêu, sau trận chiến với nhà Thương thời Thiên Ất.

 

Hai chùy kim cương tại vành chim bay trên mặt trống đồng

huu-chung.jpg

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các tư liệu của anh Hoangnt đưa ra điều rất quý, nhưng anh Hoangnt có một khuyết điểm là không có sự phân biệt giữa việc trích dẫn tư liệu với lời phân tích hay lời bình của chính anh. Mặc dù đôi khi anh có tô màu chữ để phân biệt, nhưng người đọc vẫn lầm lộn, không biết lúc nào là tư liệu sử, không biết lúc nào là ý kiến cá nhân.

Thiết nghĩ anh Hoangnt cần nên có những sự rạch ròi trong nghiên cứu, đôi khi cần phải ghi nguồn trích hay nguồn tư liệu đưa về.

Anh có thể dùng phong chữ khác nhau và dấu kép để phân biệt tư liệu trích dẫn và ý riêng của anh.

Vài lời chia sẻ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ Tam Hoàng Ngũ Đế ở trên khác với một số sách sử Trung Hoa ghi chép về Tam Hoàng, thông thường là Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế... và Ngũ Đế tổ hợp các Đế trong đó có cả Đế Nghiêu, Đế Thuấn và Đế Vũ. Chúng ta cần biết cấu trúc gốc Tam Hoàng là sau Ngũ Đế tức hậu duệ của Ngũ Đế. Vậy, thì trong Tam Hoàng Ngũ Đế của Trung Hoa: Đế Nghi - Đế Lai - Đế Chuyên Húc - Đế Cốc - Đế Chí ở trên thì ai là Hoàng Đế?

 

Hoàng Đế ở đây chính là Đế Lai, tượng trưng cho hành thổ trung ương còn Đế Nghi tượng trưng cho hành hỏa, phương nam. Còn Hoàng Đế trong cấu trúc Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế là cấu trúc của mảnh đất tổ tông, đất gốc Văn Lang, tức bộ Phong Châu (bộ Gió) với đô thành Bạch Long tức Hà Nội này nay.

 

Tranh vẽ miêu tả Hoàng Đế

272px-Yellowemperor2.jpg

 

Liên quan đến Hoàng Đế, có các câu truyện và sử sách:

- Lấy tên Hoàng đặt cho tên sông gần kinh đô Trung Hoa tức Đại Hòa cổ đại. Vấn đề này là chính xác, vì sông Dương Tử là tượng trưng cho Lạc Long Quân, sông Ngân Hà trên bầu trời tượng trưng cho Kinh Dương Vương và con sông Đà tượng trưng cho Đế Minh (cần xác định lại!). Kiểu động vật hai đầu sau này thấy ở quai treo chuông phổ biến thời Chu... nay.

- Biểu tượng của Hoàng Đế là "Hoàng" tức con rắn hai đầu tượng trưng cho cầu vồng và đoạn uốn khúc sông Hoàng Hà, bích ngọc thời Hạ, Thương, Chu.

 

"Hoàng" bằng ngọc bích (1/3 hình tròn)

IMG09417.jpg

 

Hoàng Hà bắt nguồn từ dãy núi Côn Lôn ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hải

Seven%20River%20Map.gif

 

- Đế Nghi truyền ngôi cho Đế Lai, thời kỳ này đã chia đôi nước từ Đế Minh và do vậy phải xây kinh đô Trung Hoa mới, nam Hoàng Hà và có lẽ chính là kinh đô thời nhà Hạ đã từng được khám phá.

- Thời gian trị vì của Hoàng Đế được xem là khởi đầu Trung Hoa: 2697 TCN - 2598 TDL, đã là quá muộn so với thời gian Đế Lai trị vì, không ăn khớp lịch sử về mặt thời gian.

- Đế Lai có qua Văn Lang thăm con gái Âu Cơ, tu tập và sau đó trở về lại Trung Hoa.

- Vùng đất tổ Văn Lang không có mộ Đế Lai, chỉ có mộ Đế Nghi. Như vậy, từ Đế Lai cho tới sau này đều chôn ở Trung Hoa. Lăng mộ tổ Hoàng Đế mà nhân dân Trung Hoa thường tế hàng năm đó chính là của Đế Lai. Ngoài ra còn có mộ của Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Chí, Nghiêu,Thuấn, Vũ. Đế Nghi là cha Đế Lai, Đế Lai là cha Đế Chuyên Húc (anh hoặc em trai của mẫu Âu Cơ: cần phải xác định chính xác!), Đế Chuyên Húc là cha Đế Cốc, Đế Cốc là cha Đế Chí, từ đó truyên ngôi kéo dài khoảng 530 năm tới Đế Nghiêu.

- Truyền thuyết Hoàng Đế chiến Si Vưu tại trận Trác Lộc: nguyên do không gì khác hơn do sự tập quyền bởi sự kiện dựng thêm trung tâm kinh đô mới. Truyền thuyết trong trận chiến Hoàng Đế được sự giúp sức của Cửu Thiên Huyền Nữ - chính thất của Đế Minh với bộ sách Độn Giáp, như vậy đã được sự giúp sức của Xích Quỷ thời Kinh Dương Vương.

- Hoàng Đế nội kinh tố vấn và các cuốn Đông y khác liên quan đến kinh mạch, huyệt vị.

- Hoàng Đế trong bộ Tam Hoàng Ngũ Đế đất gốc Văn Lang.

- Truyện Bá Nha Tử Kỳ đọc ngược lại là Kỳ Bá - Tử Nha (Khương): trong gia phả Việt thì Khương Tử Nha cũng mật hiệu của Đế Minh, khác với Khương Tử Nha thời Tây Chu (mật ngữ Đông y). Tiên tri 5.000 năm của Khương Tử Nha là thời Tây Chu. Sau này, thời hiện đại, Khương Tử Nha thời Tây Chu được Thiên phong từ Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát là "Tổ thứ ba trong Cuộc Chuyển Thế thời mạt pháp của Thần đạo" trong cấu trúc thờ tự Cao Đài Đại Đạo.

- Hoàng Đế còn có tên Hiên Viên, họ Hữu Hùng. Hùng cũng là têu hiệu các đời vua nước Sở, khả năng nước Sở trợ lực cho kinh đô mới Trung Hoa. Phả chép Đế Nghi (hay cha của Đế Minh, Đế Nghi) là ông tổ của nước Sở, bắc Dương Tử. Nay còn vùng Sở ở ngoại thành Hà Nội, vùng Hà Tây. Tỉnh Hồ Bắc thuộc châu Kinh và châu Dương trong Thượng Thư, cũng chính là từ cái tên "Kinh Dương Vương".

- Trên bản đồ thiên văn cổ Đông phương có chòm sao Hiên Viên, không phải trong những chòm sao chủ chốt bầu trời tương ứng với 36 Thiên Cương.

 

Tranh khắc đá hình tượng Si Vưu thời Hán

220px-Chi_You.gif

 

Hoàng Đế trong kinh sách Đông y là Đế Minh, nếu đọc lại kinh A Di Đà có nói đến lục thông tức 6 phép thần thông của con người, chính nhờ các phép thần thông và am tường học thuyết Âm Dương Ngũ Hành mới "thấy" được hệ kinh mạch và huyệt vị trong cơ thể con người, để từ đó xây dựng nên bản đồ huyệt vị và kinh mạch trong Đông y (tất nhiên cũng nhờ các bậc thầy vô hình theo thời gian nữa). Máy móc hiện đại ngày nay cũng không rõ, chưa kể các nhà ngoại cảm có công năng mắt thần cũng không nhận thức được chúng.

 

Như vậy, có hai Hoàng Đế: một là Đế Minh trong Tam Hoàng Ngũ Đế gốc ứng với kinh sách Đông y, và một trong Tam Hoàng Ngũ Đế Trung Hoa tức Đế Lai ứng truyền thuyết Trung Hoa như trận chiếc Trác Lộc...

 

Lăng mộ Hoàng Đế nằm trên núi Qiao là lăng mộ nổi tiếng nhất của Trung Quốc.

20140604-nhung-lang-tam-vua-chua-noi-tie

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua phân tích ở trên, chúng ta có thể nhận thấy các nhân vật quan trọng trong tiến trình lịch sử Trung Hoa đều có liên hệ đến Văn Lang, hầu như đã ăn khớp về mặt thời gian 5.000 năm lịch sử. Đồng thời, đối chiếu tới các vùng văn hóa với cổ vật đã được khai quật cho tới nay ở Nam Dương Tử và trong mối quan hệ với Bắc Dương Tử không thể không nói đến nền văn hóa Lương Chử, theo các nhà nghiên cứu nó thuộc về văn hóa đá mới ở thời kỳ cuối, tuy nhiên đây là những cổ vật ngọc hay đá bán quý dùng trong lễ nghi, tế tự. Do vậy, chúng phải được phân tích ý nghĩa ở cấp độ chi tiết và chuyên môn trong dòng chảy lịch sử chứ chưa chắc là thuộc văn hóa Đá Mới.

 

Ví dụ, về mặt thời gian văn hóa Lương Chử từ 3200-2200 trước Dương lịch, như vậy thời kỳ các vua Hùng đầu tiên cũng thuộc khoảng thời gian này, vậy  mối quan hệ ra sao? Mặt khác, vùng văn hóa Lương Chử thuộc tỉnh Chiết Giang, đây là nơi đất gốc của vua Đại Vũ nhà Hạ và khoảng thời gian 3200-2200 TDL cũng nằm trong gian đoạn trị vì của ông, vấn đề này có môi liên hệ như thế nào?

 

Cổ vật đặc trưng của Lương Chử là ống tông, đĩa bích và rìu Việt đều xuất hiện ở Bắc Dương Tử, vậy thì sự giao thoa văn hóa từ trung tâm Lương Chử phát ra hay từ Bắc Dương Tử tràn xuống?

 

Chú ý, trong văn tự Lương Chử đã có biểu tượng cái "rìu" Yue tức Việt.

 

Tham khảo cuốn Nguồn gốc người Việt người Mường và các nguồn dữ liệu khác. Tôi trích dưới đây bài viết của nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy và sẽ phân tích chi tiết cổ vật Lương Chử sau.

 

 

    DI CHỈ VĂN HÓA LƯƠNG CHỬ LÀ KINH ĐÔ NƯỚC XÍCH QUỶ?

    Hà Văn Thùy

 

Trong tất cả những nền văn hóa tiền sử được phát hiện trên đất Trung Hoa, văn hóa Lương Chử có vai trò đặc biệt quan trọng. Là nền văn hóa có diện tích bao phủ lớn nhất, với lượng hiện vật lớn và tiến bộ nhất, với ký tự vào loại sớm nhất được phát hiện và đặc biệt là tòa thành lớn, được xây dựng vững chắc nhất… Lương Chử là di tích của kinh đô nhà nước cổ đại đầu tiên ở phương Đông. Do vậy, đó là nền văn hóa góp phần quyết định soi sáng lịch sử phương Đông.

Trong bài này, cùng với việc giới thiệu những nét tiêu biểu của văn hóa Lương Chử, người viết lần đầu tiên đưa ra nhận định về vai trò của nó trong lịch sử.

 

I. Giới thiệu văn hóa Lương Chử (1)

 

Văn hóa Liangzhuđược phát hiện năm 1936 tại trấn Lương Chử, huyện Dư, thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, là nền văn hóa khảo cổ Hậu kỳ Đá Mới, tồn tại từ 3300 tới 2200 năm TCN, do văn hóa Mã Gia Bang và văn hóa Tung Trạch phát triển lên.

 

Văn hóa Liangzhu phân bố chủ yếu ở Thái Hồ, thuộc lưu vực sông Dương Tử, nơi người Việt cổ định cư, bao gồm Dư Hàng Liangzhu, Nam Gia Hưng, Đông Thượng Hải, Tô Châu, Thường Châu, Nam Kinh. Di chỉ còn được mở rộng ra phía tây đến An Huy, Giang Tây, phía bắc tới bắc Giang Tô, lan tỏa tới gần Sơn  Đông. Văn hóa Lương Chử còn ảnh hưởng tới phía nam Sơn Tây. Vào thời điểm đó, sức mạnh của Liangzhu chiếm một nửa Hoa lục, nếu trình độ kinh tế và văn hóa không cao, thì không thể thực hiện được.

 

Văn hóa ngọc Lương Chử đại diện cho làn sóng thứ hai của nền văn hóa ngọc bích thời tiền sử phương Đông (làn sóng đầu tiên là văn hóa ngọc Hồng Sơn, lưu vực sông Lao Hà, vùng Nội Mông). Ngọc bích có tông, việt, hoàng (ngọc bán nguyệt), ngọc hình vương miện, ngọc hình đinh ba, vòng tay, ngọc hình ống, Amanda, mặt dây chuyền, ngọc hình trụ, hình nón, nhẫn ngọc. Ngọc thờ cúng (tông, bi, rìu) được đề cao, sau này được các vương triều Trung Nguyên thừa kế.

 

LuongChu03_zpsd9c92d04.jpg

 

Công cụ bằng đá khai quật ở Liangzhu có đá hình lưỡi liềm, đầu mũi tên, dáo, rìu đục lỗ, dao đục lỗ, đặc biệt là cày đá và dụng cụ nhổ cỏ được sử dụng, cho thấy nông nghiệp bước vào giai đoạn dùng cày. Đồ gốm đánh bóng màu đen là đặc điểm của gốm Lương Chử.Trên gốm và ngọc bích xuất hiện một số lượng lớn các ký tự đơn hoặc nhóm mang chức năng văn bản, các học giả gọi là "văn bản gốc." “Văn bản gốc” cho thấy giai đoạn bắt đầu trưởng thành của ký tự tượng hình. Ký tự là dấu hiệu quan trọng của xã hội văn minh (2).

 

  Di tích thành phố cổ Liangzhu có thể được gọi là "thành phố phương Đông đầu tiên", là cái nôi của nền văn minh Trung Hoa, "bình minh của nền văn minh" phương Đông, là thánh địa của văn minh phương Đông, được xếp vào "Danh sách Di sản thế giới".

 

Thành phố cổ ở phía bắc và phía nam thuộc về một nhánh của dẫy Thiên Mục Sơn. Các bức tường thành được dựng ở phía tây nam và đông bắc, vì vậy các chuyên gia kết luận rằng người xưa xây dựng thành phố về mặt địa lý một cách cẩn thận và có quy hoạch.

 

Thành phố cổ có bức thành theo hướng đông tây dài 1.500-1.700 m, chiều Bắc-Nam khoảng 1.800-1.900 mét, hình chữ nhật hơi tròn. Một số phần của bức thành còn lại cao 4 mét, mặt cắt 40 mét bề mặt, đáy 60 mét (so sánh với bức tường thành phố cổ Tây An được xây dựng trong những năm Hồng Vũ nhà Minh, chân thành 18 mét mặt rộng 15 m) bằng đất hoàng thổ nguyên chất, đưa từ nơi khác tới, được đầm nén kỹ. Thành phía tây dài khoảng 1000 m, có mặt cắt từ 40 đến 60 mét, phía nam liền với Phượng Sơn, bắc tiếp Đông Thiều Hoát. Tiếp theo, bức tường phía nam, bức tường phía bắc và bức tường phía đông, ở dưới đáy đều có móng bằng đá, cùng khối lượng lớn hoàng thổ được đầm nén. So với bức tường phía tây, ba mặt kia của bức tường tương đối phức tạp hơn: rất nhiều nền đá được khai quật, những bức tường đá bên ngoài tương đối lớn, bên trong nhỏ hơn. Thành đắp bằng hoàng thổ, đôi khi thêm một lớp đất sét màu đen, tăng khả năng chống thấm. Các nhà khảo cổ cho rằng những dấu vết còn lại chứng tỏ bức thành phía tây được xây dựng đầu tiên, cho đến khi có kinh nghiệm xây dựng ba bức thành kia.

 

Từ vị trí, sự bố trí và đặc điểm cấu trúc của thành cổ Liangzhu được phát hiện, các chuyên gia tin rằng có những cung điện, nhà vua và giới quý tộc sống, chính là kinh đô của thời kỳ Liangzhu. Các nhà khảo cổ tin rằng thành phố cổ đó thực sự là "nhà nước Liangzhu cổ đại." Việc phát hiện thành phố cổ Liangzhu khiến cho một số người nghĩ rằng thứ thế các triều đại của Trung Quốc nên được viết lại: hiện nay các triều đại Hạ, Thương, Chu được coi là sớm nhất, nhưng vai trò này cần được trả cho Liangzhu!

 

Năm 1986 -1987, di chỉ Phản Sơn Liangzhu được phát hiện. 11 ngôi mộ lớn được khai quật, thu hơn 1200 miếng gốm, đá, ngà voi và ngọc khảm sơn mài. Trong những năm gần đây, di chỉ văn hóa Liangzhu được tìm thấy tăng từ 40 lên đến 135 địa điểm, với những làng, nghĩa trang, bàn thờ và các di tích khác. Một số lượng lớn vật tùy táng được khai quật từ các ngôi mộ, chiếm hơn 90% là ngọc bích, một biểu tượng của sự giàu có và quyền thế. Ngọc rìu là một biểu tượng của sức mạnh quân sự và cung cấp thông tin có giá trị. Đây là bộ sưu tập ngọc lớn nhất thế giới được tái xác định, đặt tên, vì vậy đã đính chính sự nhầm lẫn lúc đầu cho là thuộc thời Hán Vũ đế (thực sự là ngọc Liangzhu) đẩy lịch sử về phía trước 2000 năm.

 

LuongChu01_zps4bf1438e.jpg

 

Năm 1994 cũng tìm thấy các cơ sở xây dựng siêu khổng lồ, có diện tích hơn 300.000 m2, xác nhận sự bồi đắp nhân tạo của hoàng thổ, dày tới 10,2 mét, kỹ thuật và quy mô rộng lớn của nó vào loại hiếm trên thế giới.

Nghiên cứu khảo cổ học cho thấy giai đoạn văn hóa Liangzhu, nông nghiệp đã bắt đầu tiến vào thời kỳ cày đất, thủ công mỹ nghệ trở nên chuyên nghiệp hơn, công nghiệp chế tác ngọc đặc biệt phát triển. Việc xuất hiện lượng lớn ngọc bích thờ cúng đã mở ra khúc dạo đầu nghi thức xã hội, sự phân biệt giữa lăng mộ lớn của quý tộc và mộ dân thường cho thấy sự gia tăng của phân tầng xã hội. Ý nghĩa của sự phân biệt giàu nghèo cho thấy là thông qua một số loại quyền lực xã hội đè lên xã hội gia tộc mà hình thành. Công trình xây dựng số lượng lớn các ngôi mộ lớn đòi hỏi một mức độ nhất định trật tự xã hội được đảm bảo, nếu không khó có thể thực hiện. Việc xây dựng một xã hội có sự khác biệt tầng lớp tạo ra được liên kết chặt chẽ. Có thể nói, trong giai đoạn văn hóa Liangzhu, gia tộc và bộ tộc đã nổi lên với các nhà lãnh đạo chính quyền tập trung, một số lượng lớn sức lao động được tổ chức, hình thành một cấu trúc xã hội quy mô lớn.

 

Sự tồn tại của quyền lực xã hội cũng được phản ánh đầy đủ trong sản xuất ngọc bích. Chế tác ngọc là một quá trình lao động nhiều bước phức tạp, do đó, ngọc bích là một sản phẩm thủ công mỹ nghệ chuyên nghiệp. Các đồ trang trí thủ công đẹp nhất, cho biết mỗi miếng ngọc bích thể hiện rất nhiều thành quả lao động, với trình độ cao. Điều này chứng tỏ sự phân công giữa lao động trí óc và chân tay đã hình thành.

Trong văn hóa ngọc Liangzhu có một mô hình rất bí ẩn liên tục xuất hiện, một motipe đặc biệt khốc liệt của chiến trận, không thể không gợi nhớ tới chiến binh Si Vưu. Si Vưu là lịch sử cổ xưa của Đông Nam man huyền thoại, chiến đấu và chiến thắng lặp đi lặp lại, tôn kính như vị thần chiến tranh. Văn hóa rìu đá Liangzhu phát triển cao, cho thấy rằng người Liangzhu có vũ khí tinh nhuệ và dũng mãnh trong chiến trận.

 

Sau khi Si Vưu bị vương triều Hoàng Đế đánh bại, văn hóa Liangzhu bước vào thời kỳ suy thoái. Truyền thuyết nói một vài bộ lạc liên minh với Si Vưu gồm nhóm Đông Di, Sơn Đông và các bộ lạc sống trong lưu vực sông Dương Tử. Tù trưởng bộ tộc Si Vưu có một liên minh bộ lạc lớn được gọi là Cửu Lê, phạm vi của nó bao gồm tất cả các nền văn hóa Liangzhu bản địa, người Lê Liangzhu mạnh mẽ nên đứng đầu Cửu Lê. Trong Cửu Lê có một chi gọi là Vũ nhân hoặc Vũ dân. Họ suy tôn chim, thú, làm tổ tiên, và do đức tin đó, thờ phượng chim, thú. Theo mô hình bí ẩn trên nền văn hóa ngọc bích Liangzhu, con chim con thú, là vật tổ của người Liangzhu. Vì vậy, rất có thể người Liangzhu là Vũ nhân hoặc Vũ dân.alt

 

Trong các di chỉ lớn của nền văn minh tiền sử phương Đông, thì Liangzhu lớn nhất, mức phát triển cao nhất. Các nhà khảo cổ ngày 29 Tháng 11 năm 2007 tại Hàng Châu, thông báo rằng 5000 năm trước, thành phố cổ diện tích hơn 2.900.000 m2 đã được tìm thấy trong vùng lõi của di tích Liangzhu. Giáo sư Đại học Bắc Kinh Nghiêm Văn Minh và các nhà khảo cổ khác chỉ ra rằng đây là các di chỉ thành phố giai đoạn văn hóa Liangzhu lần đầu tiên được phát hiện ở khu vực sông Dương Tử, có thể được gọi là "thành phố phương Đông đầu tiên." Thành phố cổ Liangzhu cho thấy nền văn hóa Liangzhu 5.000 năm trước đã bước vào một giai đoạn phát triển trưởng thành của nền văn minh thời tiền sử. Nằm trong lãnh thổ Dư huyện, "nhóm di chỉ Liangzhu" là trung tâm văn hóa Liangzhu. Ban Di sản Quốc gia cho biết: nhóm di sản Liangzhu sẽ trở thành đền thờ năm ngàn năm của nền văn minh Trung Quốc.

 

 

  II. Khảo cổ soi sáng lịch sử

 

Từ những tri thức hiện có cho phép đưa ra nhận định sau:

 

Cho tới 5000 năm trước, trên lục địa Đông Á, người Việt cổ đã xây dựng nền nông nghiệp phát triển. Do cày được đưa vào trồng trọt nên năng suất lao động tăng, lương thực dư thừa, kích thích hoạt động thủ công và thương mại. Một mạng lưới buôn bán ngọc bằng đường biển hình thành, đưa ngọc được khai thác từ các mỏ ở Đài Loan tới các quốc gia quanh Biển Đông.

 

Do phải chung tay trị thủy hai dòng sông Hoàng Hà và Dương Tử nên các bộ tộc nông nghiệp phải liên minh với nhau và nhà nước cổ đại hình thành từ rất sớm. Thời kỳ này các tộc du mục ở bờ bắc Hoàng Hà và phía tây tăng cường cướp phá khu vực dân cư nông nghiệp trù phú. Do yêu cầu chống xâm lăng nên sự liên minh giữa các bộ lạc người Việt, cùng huyết thống, cùng tiếng nói và văn hóa trở nên chặt chẽ hơn.

 

Có thể lúc này hai nhà nước cổ ra đời: phia tây là nhà nước Ba Thục gồm vùng đất Ba Thục phía tây Trung Quốc và Thái Lan, Miền Điện do vị vua thần Can Công lãnh đạo. Ở phần còn lại của Hoa lục, cùng với Đông Dương là nhà nước do Thần Nông trị vì. Vương quốc của Thần Nông rất rộng lớn, gồm lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử. Theo tiến trình Bắc tiến của người Việt, lưu vực sông Dương Tử điều kiện tự nhiên thuận lợi và được khai thác sớm nên có sự phát triển trước, trở thành trung tâm lớn mạnh về kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự. Do vị trí đặc biệt của nó nên vùng Lương Chử của Thái Hồ trở thành kinh đô của các vương triều Thần Nông.

 

Khoảng năm 4879, Đế Minh, hậu duệ của Thần Nông chia đất, phong vương cho con là Đế Nghi cai quản lưu vực Hoàng Hà và Kinh Dương Vương cai quản lưu vực Dương Tử. Như trong truyền thuyết, Kinh Dương vương lập nước Xích Quỷ, địa giới phía bắc tới nam Dương Tử, phía đông là Biển Đông, phía Tây giáp Ba Thục và phía nam tới miền Trung Việt Nam.

 

Trong thời kỳ này, các bộ lạc du mục phía bắc tăng cường cướp phá phía nam Hoàng Hà. Tình thế này buộc nhà nước của Đế Nghi và Kinh Dương Vương và sau này là Đế Lai và Lạc Long Quân tăng cường vũ trang và liên minh với nhau chống giặc.

 

Khoảng năm 4698, liên quân của các bộ lạc Mông Cổ do họ Hiên Viên dẫn đầu mở cuốc tấn công lớn vào Trác Lộc bờ nam Hoàng Hà. Liên quân Việt của Đế Lai và Lạc Long Quân chống trả ngoan cường nhưng rồi thất bại. Đế Lai tử trận.

 

Một kịch bản tôi từng đề xuất là, sau thất bại này, Lạc Long Quân dẫn đoàn quân dân Việt lên thuyền theo Hoàng Hà ra biển, đổ bộ vào Nghệ An. Tại đây ông được người địa phương đón tiếp, sau đó tôn con trưởng của ông lên làm vua, gọi là Hùng Vương, lập kinh đô ở Việt Trì, đặt tên nước là Văn Lang. Dựa vào địa giới trùng nhau của Văn Lang và Xích Quỷ, có thể cho rằng, đây là việc dời đô và đổi quốc hiệu của triều đình Lạc Long Quân. Tại kinh đô Việt Trì, các triều đình của Hùng Vương tiếp tục lãnh đạo dân Văn Lang-Xích Quỷ xây dựng đất nước và chi viện cuộc kháng chiến trường kỳ của người dân lưu vực Hoàng Hà. Khoảng năm 4300, do cuộc xâm lăng của vương triều Hoàng Đế, nhà nước Hùng Vương không còn quản lý được vùng đất này, kinh đô Lương Chử bị bỏ phế. Văn hóa Lương Chử suy vong…

 

Trên đây là sự đoán định của tôi về quá trình hình thành và tan rã của nhà nước đầu tiên ở phương Đông mà kinh đô là Lương Chử. Sự đoán định dựa trên cơ sở sau:

 

1. Về thời điểm: văn hóa Lương Chử nảy sinh, suy đồi trùng với thời gian truyền thuyết về việc xuất hiện vua Thần Nông rồi Đế Minh chia đất, phong vương cho Kinh Dương Vương lập nước Xích Quỷ. Tiếp đó và việc hình thành nhà nước Văn Lang.

 

2. Về địa giới: văn hóa Lương Chử phân bố rộng trong địa giới của nhà nước Xích Qủy huyền thoại.

3. Truyền thuyết về nhà nước Xích Quỷ rất phổ biến trong các tộc người phương Đông. Điều này cho thấy, chỉ duy nhất nhà nước Xich Quỷ từng xuất hiện nơi đây trong quá khứ.

 

4. Hình trong ngọc Lương Chử thường khắc " thần nhân thú diện-神人獸面" để tôn thờ mà ngày nay các nhà nghiên cứu nghĩ rằng đây là Viêm Đế hoặc Si Vưu v v... Cái mà người ta gọi là " thú diện" thì đây chính là gương mặt của con rồng, từ thời Tần, Hán cho đến ngày nay người ta vẫn vẽ gương mặt của con rồng như vậy. Đây chính là dấu ấn "con Rồng cháu tiên" như truyền thuyết của người Việt. Học giả Trung Quốc gọi dân cư Lương Chử là “Vũ nhân hay Vũ dân.” Do vũ và bàng cùng thuộc về chim nên có thể hiểu người dân thờ chim này nhận mình là Hồng Bàng, như trong truyền thuyết về họ Hồng Bàng.

 

5. Dân cư Lương Chử là hai chủng người Việt cổ Indonesian và Melanesian. Đó cũng chính là hai chủng người Việt từ 40.000 năm trước đi lên khai phá Trung Hoa, đã mang công cụ đá mới Hòa Bình lên, rồi sáng tạo đồ gốm đầu tiên và cây lúa đầu tiên ở di chỉ Động Người Tiên phía Nam Dương Tử.

 

6. Qua nhiều ký tự được khắc trên ngọc Lương Chử cho thấy, vào thời Lương Chử, chữ của người Việt đã trưởng thành. Chữ Lương Chử thô sơ hơn Giáp Cốt văn Ân Khư và có trình độ tương đương với chữ khắc trên đá Cảm Tang, cho thấy, có sự thống nhất về văn hóa rộng lớn trong quốc gia Xích Quỷ ở phía nam Dương Tử. Chữ Lương Chử, Cảm Tang là tiền bối của Giáp Cốt văn Ân Khư.

 

7. Trong tài liệu Về Thiên-đài nơi tế cáo của vua Minh, bác sĩ  Trần Đại Sĩ ghi cuộc điều tra điền dã của ông như sau:

 

“Thiên-đài là ngọn đồi nhỏ, cao 179m, đỉnh tròn có đường thoai thoải đi lên. Trên đỉnh có ngôi chùa nhỏ, nay để hoang…

Tại thư viện Hồ-nam tôi tìm được một tài liệu rất cũ, giấy hoen ố, nhưng chữ viết như phượng múa rồng bay, gồm 60 trang. Đầu đề ghi: “Thiên-đài di sự lục. Trinh-quán tiến sĩ Chu Minh-Văn soạn.” Trinh-quán là niên hiệu của vua Đường Thái-Tông, từ năm Đinh-Hợi (627) đến Đinh-Mùi (647) nhưng không biết Chu đỗ tiến-sĩ năm nào ?

Tuy sách do Chu Minh-Văn soạn, nhưng dường như bản nguyên thủy không còn. Bản này do người sau sao chép lại vào đời Thanh Khang-Hy. Nội dung sách có ba phần. Phần của Chu Minh-Văn sọan, phần chép tiếp theo Chu Minh-Văn, của một sư ni tên Đàm-Chi, không rõ chép vào bao giờ. Phần thứ ba chép pháp danh các vị trụ trì từ khi lập chùa tới thời Khang-Hy (1662-1772).

Tài liệu Chu Minh-Văn cũng nhắc lại việc vua Minh đi tuần thú phương Nam, kết hôn với nàng tiên sinh ra Lộc Tục. Vua lập đàn tại núi này để tế cáo trời đất, vì vậy đài cũng mang tên Thiên-đài núi cũng mang tên Thiên-đài sơn. Minh-Văn còn kể thêm :

« Cổ thời trên đỉnh núi chỉ có Thiên-đài thờ vua Đế Minh, vua Kinh-Dương. Đến thời Đông-Hán, một tướng của vua Bà tên Đào Hiển-Hiệu được lệnh rút khỏi Trường-sa. Khi rút tới Quế-dương ông cùng nghìn quân lên Thiên-đài lễ, nghe người giữ đền kể sự tích xưa. Ông cùng quân sĩ nhất định tử chiến, khiến Lưu Long thiệt mấy vạn người mới chiếm được núi. Về đời Đường để xóa vết tích Việt-Hoa cùng Nam Bắc, các quan được sai sang đô hộ Lĩnh-Nam mới cho xây chùa tại đây ».(5)

 

Tài liệu này là chứng cứ cho thấy truyền thuyết Đế Minh tuần thú phương Nam, tới núi Thiên Đài lập đàn tế cáo trời đất xuất hiện từ xa xưa và phổ biến ở vùng Giang Nam. Đó cũng là thêm bằng chứng về việc ra đời nước Xích Quỷ.

 

8. Thục Thư trong Tam Quốc Chí viết rằng, Hứa Tịnh là người phía bắc, tỵ nạn xuống miền nam, sau này làm quan viết sử cho Lưu Bị, lên tới chức Tư đồ (司徒). Trước trận Xích Bích, Tào Tháo sai người do thám hậu phương của Lưu Bị và Tôn Quyền. Vì nể tình quen biết với người của Tào Tháo đã cậy nhờ nên Hứa Tịnh viết thư vắn tắt cho Tào Tháo biết rằng: Ông đã đi từ Hội Kế (Cối Kê - Hàn Châu ngày nay), qua Giao Châu, Đông Âu, Mân Việt, cả vạn dặm mà không thấy đất Hán.

[许靖给曹操的信说:从会稽“南至交州,经历东瓯、闽越之国,行经万里,不见汉地” – Từ Hội Kế nam chí Giao Châu, kinh lịch Đông Âu, Mân Việt chi quốc, hành kinh vạn lý, bất kiến Hán địa.]

 

Bốn chữ bất kiến Hán địa (不见汉地 ) của Hứa Tịnh chứng tỏ rằng: Phía nam, dù đã nằm trong quốc gia Hán mấy trăm năm nhưng không phải là đất Hán mà thực tế vẫn là Việt! Đến cuối thời Hán, vùng Giang Nam vẫn là đất Việt thì hàng nghìn năm trước đây đã là đất Việt.

 

Có thể kể thêm những điều nói lên sự tương đồng giữa vương quốc Lương Chử và nhà nước Xích Quỷ nhưng theo tôi, với những chuyện xảy ra 4000 – 5000 năm trước, có được chứng cứ như vậy đã là quá đủ!

 

III. Kết luận

 

Dù không ít hoài nghi. Dù bị sử gia triều Nguyễn cho là “ma trâu thần rắn” hoang đường. Dù bị coi là “sản phẩm của văn hóa Tàu”… thì từ bao đời nay, Hồng Bàng thị truyện vẫn như ngọn hải đăng tỏa ánh sáng và sức nóng, vừa chỉ đường, vừa tiếp sức cho dân tộc Việt trong cuộc gian truân bơi ngược dòng lịch sử tìm lại cội nguồn. Đến nay, rất may mắn, trí tuệ nhân loại giúp ta tìm được những bằng chứng vững chắc xác định hơn 5000 năm trước, nước Xích Quỷ là một thực thể tồn tại với bề rộng mênh mông, khối dân cư đông đảo,  sức mạnh kinh tế lớn lao cùng nền văn hóa rực rỡ. Không chỉ kiến trúc thành trì đồ sộ, chế tác số lượng lớn đồ ngọc tinh xảo mà chữ viết đã trưởng thành. Phát hiện ra kinh đô Lương Chử để từ đó khẳng định Xích Quỷ - Văn Lang là nhà nước có thật từng tồn tại trong quá khứ là khám phá trọng đại nhất của tộc Việt. Hy vọng rằng, từ đây người Việt sẽ nhìn lại mình để sống xứng đáng với tổ tiên.

                                                            

Sài Gòn 20.10. 2014

 

Tài liệu tham khảo:
1. 良渚文化_互动百科 - www.baike.com/wiki/良渚文化

2. Liangzhu culture - http://en.wikipedia.org/wiki/Liangzhu_culture

3. 良渚文化甲骨文

4. 良渚文化玉器 - https://www.google.com.vn/search?q=%E8%89%AF%E6%B8%9A%E6%96%87%E5%8C%96%E7%8E%89%E5%99%A8&;biw=693&bih=572&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ei=eL9FVO-rJYStmAXijoLoBQ&ved=0CCUQ7Ak

5. Trần Đại Sĩ. Về Thiên-đài nơi tế cáo của vua Minh. - http://www.vietnamvanhien.net/NuiNguLinh.pdf

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi trích dưới đây thêm một số bài viết về văn hóa Lương Chử và liên quan.

 

Văn hóa Lương Chử và Motif Thao thiết thời nhà Thương (I)

 

李學勤 Lý Học Cần

Người dịch: Hà Hữu Nga

 

Ai cũng biết 饕餮 Thao thiết là một loại motif phổ biến trên đồ đồng Thương Chu, đặc biệt là những người quan tâm đến nghệ thuật đồ đồng cổ thì lại càng rõ điều đó. Cho đến nay nhiều học giả lớn đã bàn luận về bản chất và ý nghĩa của nó và bày tỏ nhiều ý kiến ​​khác nhau, nhưng vẫn chưa có được sự đồng thuận rõ ràng. Không nghi ngờ gì nữa, các motif Thao thiết là một trong những bí ẩn lớn nhất trong khảo cổ học và lịch sử nghệ thuật Trung Quốc.

 

Văn bản sớm đề cập đến cái tên Thao thiết vào cuối Chiến Quốc là 呂氏春秋Lã thị Xuân thu. Trong Tiên thức thiên có nói rằng, “Cái đỉnh nhà Chu được khắc hình Thao thiết, chỉ có cái đầu nhưng lại không có cơ thể” *. Trên cơ sở hồ sơ này, tài liệu về đồ đồng của thời kỳ Bắc Tống gọi cách bài trí với một cái đầu thú được chạm hoặc đắp nổi trên chiếc đỉnh là Thao thiết. Ví dụ, 呂大臨 Lữ Đại Lâm [1044-1093] mô tả vật trang trí trên 癸鼎 Quý đỉnh, nói “trên đó có một khuôn mặt thú, đó là tượng trưng của Thao thiết” **. Trong hơn chín trăm năm kể từ thời Lữ Đại Lâm, các nghiên cứu về đồ đồng cổ vẫn sử dụng thuật ngữ này. Chỉ trong thời kỳ hiện đại, các học giả mới chủ trương loại bỏ nó. Đặc biệt là ở Trung Quốc, sự thay đổi đó là khá muộn. Ví dụ, trong những năm 1950, 陳夢家 Trần Mộng Gia*** sử dụng thuật ngữ “thú diện” thay vì Thao thiết trong bài viết của mình về phân kỳ đồ đồng Tây Chu, công bố trong Khảo cổ học báo năm 1955-1956; còn Lý Tế**** thì sử dụng thuật ngữ 動物面 “động vật diện” ngay từ khi ông bắt đầu công bố các nghiên cứu khác nhau về đồ đồng Ân Khư. Những thuật ngữ này tương đương với thuật ngữ “mặt nạ động vật” - “animal mask” trong tiếng Anh, nhưng việc sử dụng chữ 獸 “thú” hiện nay có nghĩa hẹp hơn 動物 “động vật”, còn chữ 面 diện có nghĩa là “mặt” chứ không phải mặt nạ. Theo hiểu biết của tôi thì sự phản đối quyết liệt gần đây nhất về thuật ngữ Thao thiết là TS. Paul Singer, người chủ trương sử dụng thuật ngữ “mặt nạ động vật” hoặc một thuật ngữ nào đó tương tự [Paul Singer, ‘A bone mask’, Archives of Asian .411, XXX“. 1955. pp. 884]. Bản thân tôi cũng tránh dùng thuật ngữ Thao thiết trong các công trình khảo cổ học vì nó không rõ ràng, tuy nhiên ở đây tôi vẫn sử dụng vì lý do thuận tiện.

 

Lập luận về thuật ngữ phù hợp cho motif này liên quan đến cách diễn giải của chúng tôi về bản chất và ý nghĩa của nó. Vì motif Thao thiết được sử dụng trong một khoảng thời gian dài và những thay đổi liên quan đến thuật ngữ này đặc biệt phức tạp, nếu chúng ta phát hiện ra bản chất và ý nghĩa của nó thì chúng ta phải phân tích một khối lượng lớn tư liệu một cách hệ thống và tìm lại dạng nguyên gốc của motif này. Trần Công Nhu & Trương Trường Thọ [《殷周青銅容器上獸面紋的斷代研究》《考古學報》1990 年2 期): “Ân Chu thanh đồng khí thượng dung khí thượng thú diện văn đích đoạn đại nghiên cứu” “Khảo cổ học báo” 1990 niên 2 kì) - Nghiên cứu phân kỳ motif hoa văn mặt thú trên đồ đồng Ân Chu], có đề cập đến các nghiên cứu của các học giả đi trước như: 1. 容庚,《金文編》1372頁,中華書局1988年版 Dung Canh, Kim văn biên, 1372 hiệt, Trung Hoa Thư cục 1988 niên bản; 容庚:《商周彝器通考》(1941)上冊頁49、93圖53;Dung Canh: “Thương Chu di khí thông khảo” 1941, thượng sách hiệt 49,93 đồ 53; 2. Bernhard Karlgren “Yin and Chou in Chinese Bronzes,” Bulletin of the ..... surface décoration motifs (masks and animal-bodies in profile); 3. 李濟萬家保:《殷墟出土青銅鼎形器之研究》,《中國考古報告集新編》古器研究專刊第 4 本,台北,1970年; Lý Tế Vạn Gia Bảo: “Ân Khư xuất thổ thanh đồng đỉnh hình khí chi nghiên cứu”, “Trung Quốc Khảo cổ Báo cáo Tập tân biên”, Cổ khí Nghiên cứu Chuyên san đệ 4 bản, Đài Bắc, 1970 niên; 4. 張光直,《商周青銅器與銘文的綜合研究》(台北:中央研究院歷史語這研究所,1971)。Trương Quang Trực, “Thương Chu thanh đồng khí dữ minh văn đích tống hợp nghiên cứu” (Đài Bắc: Trung ương Nghiên cứu viện Lịch sử Ngữ giá Nghiên cứu sở, 1971); 5. 馬承源主編《商周青銅器銘文選》,上海博物館商周青銅器銘文選編寫組編,北京市:文物出版社,1986.Mã Thừa Nguyên, chủ biên “Thương Chu thanh đồng khí minh văn tuyển”, Thượng Hải bác vật quán Thương Chu thanh đồng khí minh văn tuyển biên tả tổ biên, Bắc Kinh thị: Văn vật Xuất bản xã, 1986; và 6. 林巳奈夫:《殷周時代青銅器の研究》(198)爵224,頁184 Lâm Tị Nại Phu: “Ân Chu thời đại thanh đồng khí đích nghiên cứu” (1984) tước 224, hiệt 184. 

 

Các tác giả đã khai quật một cách khoa học các đồ đồng với tư cách là nguồn tư liệu sơ cấp, tận dụng những thành tựu nghiên cứu phân kỳ, và áp dụng phương pháp loại hình học để phân biệt các dạng thức hoa văn mặt động vật và từ đó tìm kiếm thức phát triển và biến đổi. Trần Công Nhu - Trương Trường Thọ tin rằng nguồn gốc của các motif xuất hiện trên đồ đồng Thương Chu có thể được tìm thấy trong văn hóa 二里頭 Nhị Lý Đầu (khoảng thế kỷ 21 - 17 TCN) và họ đã lấy đồ gốm và đồ đồng của nền văn hóa đó làm bằng chứng. Các đồ đồng có trang trí các họa tiết Thao thiết của văn hóa Nhị Lý Đầu hiện nay đã được khai quật khảo cổ học. Các hiện vật tương tự cũng có thể được tìm thấy trong các bộ sưu tập công cộng và tư nhân ở nước ngoài, ví dụ, tại Bảo tàng Fogg, Đại học Harvard và các bộ sưu tập của Singer. Các vật trang trí trên những đồ đồng này được làm từ ngọc lam khảm. Chúng khác nhau về cấu trúc và khá phức tạp, vì vậy chúng vẫn không thể đại diện cho loại hình gốc của các họa tiết Thao thiết. Vì vậy chúng ta phải tìm kiếm nguồn gốc của Thao thiết trong nghệ thuật thời tiền sử của Trung Quốc. Một số học giả đã sớm nhận thấy rằng một motif tương tự như Thao thiết đã xuất hiện trên các đồ ngọc bích thuộc văn hóa Lương Chử. Vào năm 1917, nhà cổ tự học 王崇烈 Vương Sùng Liệt, trong bình luận về loại 玉璜 ngọc hoàng của văn hóa này, coi nó như là một motif trang trí Thao thiết trước thời Tam đại (Hạ, Thương, Chu) và so sánh nó với các motif đồng. Vào cuối những năm bảy mươi, các nhà khảo cổ học tỉnh Chiết Giang trong thảo luận về các họa tiết ngọc của văn hóa Lương Chử, tuyên bố rằng “Thao thiết, Lôi văn và văn xoắn ốc, tất cả đều là những motif quan trọng vẫn thường được tìm thấy trên đồ đồng Thương Chu”. Tuy nhiên, các học giả khác đã bày tỏ một mức độ hoài nghi nhất định về việc liệu đã có đầy đủ bằng chứng để kết nối các motif trang trí từ các nền văn hóa đồ đá mới Lương Chử ở phía đông nam với các nền văn hóa Thương và Chu ở vùng đồng bằng Trung Nguyên chưa. Phải thừa nhận rằng thái độ hoài nghi này là hợp lý bởi vì mặc dù niên đại carbon-14 của văn hóa Lương Chử khoảng 5300-2100 trước Công nguyên, thì niên đại muộn nhất liền kề với niên đại truyền thống khởi đầu của nhà Hạ, một khu vực địa lý cách rất xa văn hóa Lương Chử.

 

Trong những năm gần đây, các hiện vật ngọc bích có trang trí thậm chí tinh xảo hơn so với những hiện vật đã biết trước đây, đã được khai quật tiếp từ các di chỉ, chẳng hạn như 草鞋山Thảo Hài Sơn, và 张陵山 Trương Lăng Sơn ở 吴县 Ngô huyện, 寺墩 Tự Đôn ở 武进 Vũ Tiến, tỉnh Giang Tô; 福泉山 Phúc Tuyền Sơn tại quận 青浦 Thanh Phố, Thượng Hải; 反山 Phản Sơn và 瑤山 Dao Sơn  tỉnh Giang Tô. Phần quan trọng nhất đã được công bố trong 《良渚文化玉器》, 北京, 1990. Lương Chử Văn hóa Ngọc Khí, do đó chúng tôi có một quan điểm mới để nghiên cứu các motif Thao thiết trong văn hóa Lương Chử. Trong phần dưới đây, tôi sẽ phân tích các motif trên đồ ngọc Lương Chử, sau đó so sánh nó với các motif Thao thiết trên đồ đồng thời Thương, bằng cách chỉ ra những điểm tương đồng giữa hai nhóm hiện vật, và theo đó cung cấp manh mối về bản chất và ý nghĩa của motif Thao thiết.

Việc phát hiện ra hình thức đầy đủ và phức tạp nhất của motif Thao thiết xuất hiện trên đồ ngọc Lương Chử là một khám phá quan trọng trong các cuộc khai quật tại Phản Sơn và Dao Sơn. Họa tiết trên một ống “tông” 反山 Phản Sơn (M12: 98) và chiếc rìu bằng ngọc (M12: 100) là những ví dụ điển hình của hình mẫu này. Phiến ngọc P1 là một họa tiết vẽ trên ống tông. Các motif mô tả theo mẫu này, có thể hiểu theo ba cấp độ:

 

(1) Nếu chúng ta coi mẫu họa tiết này như một toàn thể, thì đó là một hình người với hai khuôn mặt. Ở phía trên có một đầu đội lông vũ dưới đó là một đôi cánh tay mở rộng chống nạnh bên trái và bên phải, còn cơ thể thì có mắt và miệng; ở phía dưới là hai chân cong. Như tôi đã thảo luận trước đó, cũng có những mẫu họa tiết trên hiện vật thời nhà Thương có hai khuôn mặt, một trên đầu và một trên cơ thể, ví dụ, một hiện vật xương hình trụ từ ngôi mộ 1001, 西北岗 Tây Bắc Cương, 侯家庄 Hầu Gia Trang, và trống đồng trong Bộ sưu tập Sumitomo.

 

Họa tiết hai mặt cũng xuất hiện trong thần thoại Trung Quốc cổ đại. Theo 山 海经  Sơn Hải Kinh, 刑天與帝爭神,帝斷其首,葬之常羊之山,乃以乳為目,以臍為口,操干戚以舞。Hình Thiên dữ đế tranh thần, đế đoạn kì thủ, táng chi thường dương chi san, nãi dĩ nhũ vi mục, dĩ tề vi khẩu, thao can thích dĩ vũ. Hình Thiên và [Hoàng] Đế tranh làm chúa tể. Đế cắt đầu của Hình Thiên, và chôn ở núi Thường Dương. Nhưng Hình Thiên, lấy ngực làm mắt, lấy rốn làm miệng, vẫn tiếp tục chiến đấu bằng chiếc rìu và chiếc khiên của mình]. Trong chương 《地形》Địa Hình của sách 淮南子 Hoài Nam Tử, nhân vật này được gọi là 刑乹, Hình Càn (có thể 天 thiên và 乹 càn tương tự về âm vị học). Sách Hoài Nam tử viết “Ở phía tây, có xác chết của Hình Càn”, và 高誘 Cao Dụ bình sách Hoài Nam Tử nói [高诱注: “一説曰: 形残之尸,于是以两乳为目,腹脐为口,操干戚以舞,天神断其手,… 天与帝至此争神, 帝断其首,葬之常羊之山,乃以乳为目,以脐为口,操干戚以舞。Cao Dụ chú: “nhất thuyết viết: hình tàn chi thi, vu thị dĩ lưỡng nhũ vi mục, phúc tề vi khẩu, thao can thích dĩ vũ, thiên thần đoạn kì thủ,…thiên dữ đế chí thử tranh thần, đế đoạn kì thủ, táng chi thường dương chi san”.] “Xác chết của Hình Càn, ngay sau đó dùng hai núm vú làm đôi mắt và lỗ rốn làm miệng, nắm mộc vung rìu . Thiên thần cắt tay ông… Thiên và Đế chí tử tranh làm chúa tể, Đế chặt đứt đầu Thiên, táng tại núi Thường Dương”. Theo Sơn Hải Kinh, Hình Thiên lần đầu tiên bị chặt đầu và ngay lập tức đã dùng núm vú mình làm mắt, rốn mình làm miệng. Theo bình luận của 高誘 Cao Dụ về sách Hoài Nam Tử, lần đầu tiên Hình Thiên dùng vú làm mắt và rốn làm miệng, cho dù tay và đầu đã bị cắt cụt, nhưng motif cơ bản là nói về một nhân vật có hai khuôn mặt, một trên đầu và một dưới thân.

 

(2) Các họa tiết ấy có thể được xem là có hai phần, trên và dưới, đã được nối với nhau. Phần trên là nửa trên của cơ thể con người và bao gồm một đầu đội lông vũ và một đôi cánh tay; phần dưới gồm có một mặt động vật với đôi mắt hình bầu dục và một cái miệng với những chiếc răng nanh nhô ra và núp vào chân trước. Ranh giới giữa phần trên và dưới là rất rõ ràng. Nếu chúng ta xem xét nó theo cách này, thì động vật ở phần dưới rất có thể là một con rồng của thời kỳ đó. Nếu chúng ta xem xét những con rồng trên thanh ngọc hình rồng của văn hóa Hồng Sơn ở tây Liêu Ninh (khoảng 4500-5000 năm TCN) một cách trực diện và mở rộng ra khuôn mặt (pl.2), thì khuôn mặt nó rất giống với mặt động vật đã nói ở trên, đúng như Ma Chengyuan đã quan sát thấy. Các con rồng được mô tả trên ngọc Hồng Sơn có một số khác biệt với những con rồng sau: chúng không có sừng, đôi mắt của chúng hình bầu dục và răng nanh thì dài. Tôi cần phải nói rõ là theo truyền thống sau này, thì Thao thiết ban đầu là một con rồng “rất thích ăn uống, chính vì vậy mà nó được chạm trên nắp đỉnh”. Điều này có thể cần phải kiểm chứng thêm.

 

Năm 1988, đã phát hiện được một bức vẽ trên mai rùa một người đàn ông cưỡi rồng từ văn hóa Ngưỡng Thiều, được tìm thấy tại Bộc Dương, tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, vì hình người trong họa tiết ngọc Lương Chử không có vẻ gì là đang cưỡi rồng, cho nên ví dụ này dường như không hề được sử dụng trong bất kỳ một giải thích nào về motif ngọc bích Lương Chử.

 

(3) Các khuôn mặt động vật có thể được xem như là yếu tố chính trong việc thiết kế họa tiết và nhân vật trên như là một phần phụ cho nó. Khuôn mặt hình nêm của hình người với vành ngoài của một đầu đội lông vũ rất khác biệt đó chính là hình dạng tương tự của một loại họa tiết trang trí mũ ngọc bích rất phổ biến trong văn hóa Lương Chử. Theo báo cáo khai quật, tại Phản Sơn “ngoại trừ một ngôi mộ, các ngôi mộ khác đều có một hình dạng như vậy... Chúng tôi đã gọi đó là “họa tiết trang trí hình mũ” vì vị trí của chúng trong mộ và vì hình dạng của hiện vật đều tương tự với loại hình ấy của chiếc mũ thần linh [có nghĩa là, họa tiết hình người]. Trong mọi trường hợp, vị trí hiện vật được khai quật đều nằm ở một bên của hộp sọ. Các hiện vật này thường phẳng và hình thang, lớn hơn ở phía trên và nhỏ hơn ở phía dưới. Rìa trên có dạng chóp mũ còn phía dưới là một mộng ngắn đã được cắt ra. Hai đến năm lỗ đã chám vào mộng và có một khoảng hở dọc theo nó, để có thể được chèn vào một cái gì đó và hơn nữa, cố định vững chắc tại chỗ. Ban đầu, nó phải được đặt vào cạnh trên của một số loại vật liệu gỗ. Bên dưới họa tiết trang trí hình chiếc mũ , thường phát hiện được những mảnh ngọc màu son và kích thước nhỏ, khảm thành dải”.

 

Mưu Vĩnh Kháng, tỉnh Chiết Giang, trong một tiểu luận về các lễ thức tôn giáo và ngọc Lương Chử, suy luận rằng “các vật trang trí hình mũ là một chiếc nắp đặt trên đỉnh đầu của một tượng thần” và hơn nữa liên kết nó với các hiện vật hình bướm khai quật được ở Dư Diêu Hà Mẫu Độ. Vì vậy, chúng tôi cho là hợp lý khi coi hình người trên mặt động vật trong họa tiết này là để miêu tả loại họa tiết trang trí hình mũ và đó là một biểu tượng của một nhân vật thiêng liêng [牟永抗, "良渚文化 玉器" 文物 出版社, 兩 木 出版社 浙江省 文物 考古 研究所 編. 1989 年 12 月. Mưu Vĩnh Kháng, “Lương Chử văn hóa ngọc khí” Văn vật Xuất bản xã, Lưỡng mộc Xuất bản xã Chiết Giang tỉnh Văn vật Khảo cổ Nghiên cứu sở biên, 1989 niên 12 nguyệt.]

____________________________________________


Tác giả: Lý Học Cần 1933-nay: sinh tại Bắc Kinh trong một gia đình trí thức, nghiên cứu lịch sử, triết học, văn hóa, cổ địa lý, ngữ văn Trung Quốc, công tác tại Đại học Thanh Hoa. 1951-1952 nghiên cứu Khoa Triết học, Đại học Thanh Hoa, năm 1954 về Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc; năm 2004, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu cao cấp, Đại học Thanh Hoa, giáo sư nghệ thuật.

Nguồn: Li Xueqin 1993. Liangzhu Culture and the Shang Dynasty Taotie Motif. Roderick Whitfield, ed. The Problem of Meaning in Early Chinese Ritual Bronzes, Colloquies on Art and Archaeology in Asia, no. 15. London: School of Oriental and African Studies, 1993: 56-65. Translated from the Chinese by Sarah Allan.

Người dịch tiếng Việt có tham khảo 李學勤:〈良渚文化玉器與饕餮紋的演變〉,頁92-95.Lý Học Cần: Lương Chử Văn hóa ngọc khí dữ Thao thiết văn đích diễn biến, hiệt 92-  95.

 

Ghi chú

*, **,***,**** [Người dịch chú]:

呂氏春秋: 先識覽: 周鼎著饕餮,有首無身,食人未咽,害及其身,以言報更也。 為不善亦然。白圭之中山,中山之王欲留之,白圭固辭,乘輿而去;又之齊,齊王欲留之仕,又辭而去。人問其故。曰:「之二國者皆將亡。所學有五盡。何謂五 盡?曰:莫之必則信盡矣,莫之譽則名盡矣,莫之愛則親盡矣,行者無糧、居者無食則財盡矣,不能用人、又不能自用則功盡矣 。國有此五者,無幸必亡。中山、齊 皆當此。」若使中山之王與齊王,聞五盡而更之,則必不亡矣。其患不聞,雖聞之又不信。然則人主之務,在乎善聽而已矣。夫五割而與趙,悉起而距軍乎濟上,未 有益也。是棄其所以存,而造其所以亡也。

Lã thị Xuân thu: Tiên thức lãm: Chu đỉnh trứ Thao thiết, hữu thủ vô thân, thực nhân vị yến, hại cập kì thân, dĩ ngôn báo canh dã. Vi bất thiện diệc nhiên. Bạch Khuê chi Trung Sơn, Trung Sơn chi vương dục lưu chi, Bạch Khuê cố từ, thừa dư nhi khứ; hựu chi Tề, Tề vương dục lưu chi sĩ, hựu từ nhi khứ. Nhân vấn kì cố. Viết: “chi nhị quốc giả giai tương vong. Sở học hữu ngũ tận. Hà vị ngũ tận? Viết: mạc chi tất tắc tín tận hĩ, mạc chi dự tắc danh tận hĩ, mạc chi ái tắc thân tận hĩ, hành giả vô lương, cư giả vô thực tắc tài tận hĩ, bất năng dụng nhân, hựu bất năng tự dụng tắc công tận hĩ. Quốc hữu thử ngũ giả, vô hạnh tất vong. Trung Sơn, Tề giai đương thử”. Nhược sử Trung Sơn chi vương dữ Tề vương, văn ngũ tận nhi canh chi, tắc tất bất vong hĩ. Kì hoạn bất văn, tuy văn chi hựu bất tín. Nhiên tắc nhân chủ chi vụ, tại hồ thiện thính nhi dĩ hĩ. Phù ngũ cát nhi dữ Triệu, tất khởi nhi cự quân hồ tế thượng, vị hữu ích dã. Thị khí kì sở dĩ tồn, nhi tạo kì sở dĩ vong dã.

Chiếc đỉnh nhà Chu có hình tượng Thao thiết, có đầu không thân, ăn người không nuốt được, tự làm hại mình, lấy lời đền lại vậy; chẳng qua cũng là việc bất thiện. Bạch Khuê người Trung Sơn; vua Trung Sơn muốn dùng ông, Bạch Khuê một mực từ chối, nhân có xe nên bỏ đi; lại đến nước Tề, Tề vương muốn lưu lại phong quan tước, vì thế lại bỏ đi. Có kẻ hỏi việc đó, bèn đáp: Hai nước đó sẽ cùng bị diệt mà thôi; Sở học có năm cái tận. Sao lại nói về năm cái tận đó? Vì: 1. Niềm tin nào rồi cũng tận; 2. Danh tiếng đến đâu rồi cũng tận; 3. Thân cận đến mấy rồi cũng tận; 4. Đi không lương, ở không bổng thì tài năng rồi cũng tận; 5. Không biết dùng người, không tự dùng được mình thì sự nghiệp rồi cũng tận. Nước cũng có năm cái tận ấy vậy; vô hạnh chắc chắn sẽ tận diệt. Trung Sơn và Tề, hai nước hiện đều như vậy. Nếu khiến cho Trung Sơn vương và Tề vương biết rõ năm cái tận diệt ấy  mà cải đổi thì chắc chắn sẽ không tận diệt, nhược bằng họa hoạn nhường ấy mà không biết, hoặc có biết mà không tin thì đó là lỗi của kẻ quốc chủ vậy, sao còn nói là không được nghe điều phải. Còn năm điều lành sẽ đến với Triệu, nước ấy tất khởi đại binh mà thành đại nghiệp, thật hữu ích thay. Bỏ qua cái hiện tồn thì chính là làm cho tận vong mau đến vậy.

** 呂大臨“考古圖”記癸鼎說:中有獸面,蓋饕餮之象. Lữ Đại Lâm “Khảo cổ đồ” kí quý đỉnh thuyết: “trung hữu thú diện, cái thao thiết chi tượng” - Trong “Khảo cổ đồ”, Lữ Đại Lâm nói về Quý đỉnh: “Ở giữa có một khuôn mặt thú, đó là hình tượng Thao thiết vậy”.

*** 陳夢家:“西周銅器斷代”(1955-1956)上冊頁63,爵33. Trần Mộng Gia: “Tây Chu đồng khí đoạn đại” (1955-1956) Thượng sách hiệt 63, tước 33.

**** 李濟萬家保:《殷墟出土青銅鼎形器之研究》,《中國考古報告集新編》古器研究專刊第 4 本,台北,1970年; Lý Tế Vạn Gia Bảo: “Ân Khư xuất thổ thanh đồng đỉnh hình khí chi nghiên cứu”, “Trung Quốc Khảo cổ Báo cáo Tập tân biên”, Cổ khí Nghiên cứu Chuyên san đệ 4 bản, Đài Bắc, 1970 niên.


Vén bức màn bí ẩn của đĩa Bích: Mô hình Dọi xe sợi (I)

Jean M. Green

Người dịch: Hà Hữu Nga

Các báo cáo khảo cổ học của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đặc biệt kể từ cuối Cách mạng Văn hóa vào đầu những năm 1970, tiết lộ loại đĩa ngọc Bích với hình thức cổ điển của chúng trong các ngôi mộ hậu kỳ đá mới và cung cấp cơ sở cho một khảo sát mới về nguồn gốc của đĩa Bích. (1) Đĩa Bích là một loại đĩa ngọc (2) có chức năng nghi lễ hoặc trang trí có dáng phẳng và một lỗ nhỏ ở giữa (PIs. I, II). Kích cỡ khẩu độ của loại đĩa này cho thấy rằng hình thức ban đầu của nó đã có một công dụng (có nghĩa là, hình dạng phù hợp với một phần của một công cụ cổ xưa) vì các hiện vật ngọc nghi lễ khác của Trung Quốc, rõ ràng là được tái tạo từ các vật dụng, như rìu, cuốc, và bôn, có lỗ tra cán gỗ. Một hiện vật thông dụng khác thời đồ đá mới là một loại đĩa phẳng có một lỗ ở giữa, chính là chiếc dọi xe sợi có hình đĩa. Chiếc dọi xe sợi ấy chính là một bánh đà trên trục của một con suốt xe sợi được thiết kế để duy trì một xung lượng xoắn cho sợi chỉ được rút ra từ một búi sợi. Do đó con suốt tay chính là một thiết bị đơn giản gồm một cây gậy và một quả trọng lực, là chiếc con lăn cọc sợi (PI. III). Giả thuyết được đưa ra ở đây là loại hiện vật được biết đến như một chiếc dọi xe sợi hình đĩa và cái đĩa Bích ấy được liên kết về mặt hình thức, về phương diện lịch sử, và mang tính ngữ cảnh.

 

Giả thuyết này không phải là hoàn toàn mới (Robert Poor, thông tin cá nhân, 1991). Ngay từ năm 1948, 郭寶崑 Quách Bảo Côn cho rằng đĩa Bích có nguồn gốc từ chiếc dọi xe sợi (紡輪 phưởng luân) hoặc chiếc rìu tròn (1948: 4-5). 周南泉Chu Nam Tuyền lặp lại ý kiến ​​của Quách và đề cập đến sự giống nhau của đĩa Bích với chiếc dọi xe sợi bằng ngọc (1985: 82). Dọi xe sợi ngọc được khai quật trong điều kiện có kiểm soát tại các di chỉ Phúc Tuyền Sơn thuộc văn hóa Lương Chử (PI IV.) khiến cho 趙慶芳 Triệu Khánh Phương, một cán bộ của Bảo tàng Nam Kinh, cho rằng “Một đầu mối về nguồn gốc của các đĩa Bích từ chiếc dọi xe sợi có thể được làm sáng tỏ bằng cách xem xét kỹ lưỡng hơn về tính tương đồng hình dạng của chúng” (1989: 82). Bài viết này cố gắng hoàn thành nhiệm vụ đó.

Giả thuyết liên quan đến sự biến đổi của chiếc dọi xe sợi thành đĩa Bích nói chung không được các học giả chấp nhận. Quan niệm do Quách nêu ra đã không được đưa vào các thảo luận của William Willetts (1958: 94, 1965: 46) về vấn đề này, trong khi những người khác hoàn toàn bác bỏ ý tưởng về một nguyên mẫu công cụ như vậy đối với đĩa Bích. Ví dụ, James Watt, quản thủ  cao cấp nghệ thuật châu Á của Bảo tàng Nghệ thuật Trung tâm ở New York, khẳng định rằng ngọc Bích và ngọc Tông “đại diện cho các hiện vật của Trung Quốc được biết đến sớm nhất có các hình dạng hoàn toàn khác biệt với bất kỳ vật dụng, trang trí hay thực dụng nào” (1990: 11).

 

Nguồn gốc của chiếc ống nghi lễ phức tạp, ngọc Tông, nằm ngoài phạm vi của bài viết này, nhưng cả ngọc Bích lẫn ngọc Tông có thể đều phát triển trong Văn hóa Lương Chử (Fig. 1), và phát triển mạnh ở vùng hạ lưu sông Trường Giang (Dương Tử ), đặc biệt là ở bắc Chiết Giang và nam Giang Tô, từ 3300 - 2200 năm TCN. (3) Bài viết này tập trung vào văn hóa Lương Chử; mặc dù các di chỉ văn hóa đồ đá mới khác cũng có đĩa Bích, (4) nhưng các đĩa này không có tính nhất quán, sự lặp lại, và tính thống nhất về hình dạng đặc trưng cho phiên bản Lương Chử. Mới đây Huang (1992: 78) cho biết, “Trong số hơn 200 ... vòng ngọc Bích được khai quật khảo cổ học, thì chỉ có dưới... 20 đĩa Bích được phát hiện từ các nền văn hóa đồ đá mới khác”. Đĩa Bích Lương Chử lớn hơn nhiều so với những đĩa Bích từ các khu vực khác (Huang 1992: 78), và người thợ thủ công Lương Chử luôn gắn liền với loại đĩa Bích rộng mỏng, một loại hình đã trở thành cổ điển.

 

Trong những năm gần đây một số di chỉ Lương Chử chủ yếu, bao gồm cả phần còn lại của các nền văn hóa trước, đã được khai quật trong các điều kiện có kiểm soát và được xây dựng hồ sơ tài liệu đầy đủ (Fig. 2). Các địa điểm chính được thảo luận ở đây là: Thảo Hài Sơn (Nam Kinh, 博物院 Bác vật viện 1980) ở Ngô Huyện, Giang Tô; Phúc Tuyền Sơn (上海市文物保管委员会选编《上海史料丛编》“Thượng Hải thị Văn vật Bảo quản Ủy viên hội Tuyển biên “Thượng Hải Sử liệu Tùng biên” 1986; 上海市文物管理委員會工作,1990年 “Thượng Hải thị Văn vật Bảo quản Ủy viên hội, Thượng Hải”); Tự Đôn (Nam Kinh 博物院 Bác vật viện 1981, 1984) ở quận Vũ Tiến, thành phố Thường Châu, Giang Tô; Dao Sơn và Phản Sơn ở Chiết Giang, gần Hàng Châu (浙江省文物考古研究所編 Chiết Giang tỉnh Văn vật Khảo cổ Nghiên cứu Sở biên, 1988; 浙江省文物考古研究所編反山考古隊 Chiết Giang tỉnh Văn vật Khảo cổ Nghiên cứu Phản Sơn khảo cổ đội 1988). Các hiện vật ngọc từ nghĩa địa Dao Sơn và Phản Sơn là đặc biệt quan trọng và thể hiện một chuỗi phát triển từ dọi xe sợi đến đĩa Bích.

 

Quan hệ chính thức giữa đĩa Bích và dọi xe sợi hình đĩa

 

Hình dạng của đĩa Bích: Vào khoảng hai thiên niên kỷ sau khi kết thúc văn hóa Lương Chử, các tác giả của sách 耳雅 Nhĩ nhã, đã cố gắng phân biệt đĩa Bích khỏi các loại đĩa ngọc bích khác. Theo Nhĩ Nhã, một đĩa Bích có một lỗ khoan kích cỡ bằng một nửa chiều rộng của nó, trong khi một ngọc Hoàn có kích cỡ lỗ khoan tương tự, còn ngọc Viện thì có lỗ khoan gấp hai lần chiều rộng của nó (Anon 1929-1936:. 4).[《爾雅•釋器》載:“肉(器體)倍好(穿孔)謂之璧,好倍肉謂之瑗,肉好若一謂之環。”根據中央孔徑的大小把這種片狀圓形玉器分為玉璧、玉瑗、玉環三 種。“Nhĩ nhã, Thích khí” tái: “nhục (khí thể) bội hảo (xuyên khổng) vị chi bích, hảo bội nhục vị chi viện, nhục hảo nhược nhất vị chi hoàn”. Căn cứ trung ương khổng kính đích đại tiểu bả giá chủng phiến trạng viên hình ngọc khí phân vi ngọc bích, ngọc viện, ngọc hoàn tam chủng] - Sách Nhĩ Nhã chú giải đồ ngọc, viết: “kích thước vành đĩa ngọc lớn hơn lỗ khoan ở giữa thì chính là Bích; lỗ khoan lớn hơn vành đĩa thì đó là ngọc Viện; nếu kích thước vành đĩa bằng kích thước lỗ khoan thì đó là ngọc Hoàn vậy”. Căn cứ vào kích cỡ to nhỏ của thân và lỗ khoan của đồ ngọc mà phân thành ba loại ngọc Bích, ngọc Viện, ngọc Hoàn vậy- HHN].

 

Mối quan hệ giữa ngọc Bích và dọi xe sợi - Hình dáng của ngọc Bích

 

Na Chí Lương làm rõ Nhĩ nhã bằng cách xác định chính xác hình dáng khi miêu tả ngọc Bích. Ông viết: “Khi hiện vật có lỗ khoan nhỏ hoặc khi đường kính của lỗ khoan nhỏ hơn so với khoảng cách từ mép của lỗ đến rìa cạnh của hiện vật (肉 nhục), thì gọi nó là Bích” (那志良,古玉鑑裁 Na Chí Lương 1980, Cổ ngọc Giám tài: 74-75). Hạ Nãi lưu ý rằng “trong số các hiện vật khai quật các ... tỷ lệ này không đồng nhất” (1986: 212) và gọi tính cứng nhắc của sách Nhĩ nhã là “phỉnh gạt và chẻ sợi tóc làm tư” (1986: 212). Tuy nhiên Hạ Nãi lại cho rằng “Những hiện vật có thể tạng mảnh mai và các lỗ khoan có đường kính lớn hơn một nửa của cả hiện vật đó, đặc biệt có thể gọi là ngọc Hoàn” (1986: 213). Ở bài viết khác, Hạ Nãi (1983: 25) xác định ngọc Bích như sau “những hiện vật có đường kính lỗ khoan và chiều rộng cùng kích thước, hoặc có lỗ khoan nhỏ hơn so với chiều rộng của hiện vật…Những hiện vật có thể tạng nhỏ, tinh tế nhưng lỗ khoan lớn hơn chiều rộng, thì tôi gọi là vòng ngọc bích…” (1983:25). Tôi sẽ sử dụng cách xác định của Hạ Nãi như một định nghĩa để làm việc. Ngọc Bích Lương Chử đáp ứng được các tiêu chí này. [夏鼐:《商代玉器的分類,定名和用途》(《考古》1983 年5期)一文提出:"好"是指當中的孔,'肉'是指周圍的邊。而出土玉璧,與《爾雅》所說不符。認為"'瑗'字在古玉名稱中今後似可放棄不用。 ... 瑗"玉"古籍中有明文規定,且戰國中山王墓出土玉環,瑗上,墨書文​​字寫名,也與《爾雅·釋器》一致。Hạ Nãi: “Thương đại ngọc khí đích phân loại, định danh hòa dụng đồ” (“Khảo cổ”) 1983 niên 5 kì) nhất văn đề xuất: “hảo” thị chỉ đương trung đích khổng, “nhục” thị chỉ chu vi đích biên. Nhi xuất thổ ngọc bích, dữ “Nhĩ nhã” sở thuyết bất phù. Nhận vi “Viện” tự tại cổ ngọc danh xưng trung kim hậu tự khả phóng khí bất dụng. … “viện ngọc” cổ tịch trung hữu minh văn quy định, thả Chiến quốc Trung San vương mộ xuất thổ ngọc hoàn, viện thượng, mặc thư văn tự tả danh, dã dữ “Nhĩ nhã - Thích khí”nhất trí - Dịch ý: Hạ Nãi “Phân loại, xác định tên gọi và cách dùng” (Khảo cổ, 1983, kỳ 5), Bài viết nêu rõ: “hảo” chính là lỗ khoan ở giữa hiện vật, “nhục” là chu vi biên của hiện vật. Nhưng ngọc Bích đã được khai quật, mà cách chú giải của Nhĩ Nhã thì lại không phù hợp. Cho rằng “Viện” là tên gọi ngọc cổ sau có thể bỏ đi không dung… “Ngọc” Viện trong thư tịch cổ có quy định rõ, hơn nữa khi khai quật mộ Trung Sơn vương thời Chiến quốc đã phát hiện được ngọc Hoàn, ngọc Viện ở trên, bút mực đã viết rõ tên, vậy nên cũng nương theo “Nhĩ nhã - Thích khí” mà đồng ý. HHN].

 

Việc tiêu chuẩn hóa hình dạng ngọc Bích thấy trong các ngôi mộ ở Phản Sơn và Tự Đôn (PI. V, VI) đã chứng tỏ rằng những đĩa có lỗ nhỏ là một đối tượng có thể nhận dạng. Những đĩa Bích lớn có một cấu hình khá nhất quán: một dạng bánh đà lớn. Các quy luật cơ học khẳng định rằng hình dạng này có thể làm công việc quay sợi dễ dàng hơn cái gọi là ngọc Viện đục lỗ lớn có cùng một đường kính ngoài, độ dày, và chất liệu. Hình dạng phổ biến của ngọc Bích Phản Sơn và Tự Đôn cho thấy những đĩa Bích này chính thức liên quan đến một công cụ làm việc, đó là cái dọi xe sợi hình đĩa.

 

Các quả dọi của con suốt xe sợi trong thời đồ đá mới Trung Quốc có nhiều hình dáng khác nhau, chẳng hạn như loại hình nón cụt, hình quả cân, hoặc các dạng hình cầu. Tuy nhiên, Dieter Kuhn trong tuyển tập công trình của mình về công nghệ dệt may Trung Quốc đã viết, các hình dạng phổ biến nhất đối với một quả dọi suốt xe sợi chính là một đĩa phẳng với một lỗ ở giữa (1988: 152). Trọng lượng của quả dọi thay đổi trực tiếp liên quan đến sức nặng của loại sợi được xe, do đó kích thước đường kính ngoài của các dọi xe sợi thường từ khoảng 2,6-11,2 cm (Kuhn 1988: 151). Như thể hiện trong Fig. 3, các quả dọi có kích thước trùng với kích thước đường kính của đĩa Bích nhỏ hơn.

Dữ liệu khảo cổ và văn bản đều ủng hộ tiên đề cho rằng loại hiện vật mà các nhà khảo cổ Trung Quốc gọi là dọi xe sợi thực sự đã được sử dụng cho hoạt động quay sợi với thiết kế rất phù hợp của nó [5]. Các mảnh vải Trung Quốc được định niên đại từ thời kỳ đồ đá mới đều có chứa những sợi vải đã được xe. Điều đó có nghĩa là người ta đã sử dụng loại con suốt cầm tay, vì bánh xe quay chưa có ở Trung Quốc cho đến giai đoạn nhà Chu (khoảng 1100-256 năm TCN) (Kuhn 1988: 142). Giáp cốt văn, trong đó mô tả việc bện hoặc xe hai hoặc ba sợi tơ thành một sợi bằng một con suốt quay tay, đã cung cấp bằng chứng văn bản cho chức năng quay của nó (Kuhn 1988: 89-90). Những mẩu tơ lụa sớm nhất (2850-2650 năm TCN) được phát hiện cho đến nay đều có chứa những sợi tơ được xe và có nguồn gốc từ văn hóa Lương Chử. (6) Một mảnh “có số lượng sợi là 72:64 sợi dọc - sợi ngang/mỗi cm” (Kuhn 1988: 273), thể hiện thực chất tiên tiến của nghề thủ công này vào thiên niên kỷ thứ ba TCN.

 

Con suốt quay tay có thể thực hiện nhanh chóng, hiệu quả việc tạo ra các sợi làm một khổ vải với kết cấu sợi đan quyện vào nhau chặt đến nỗi người ta không thể sổ lỏng ra được. Người xe sợi có thể chủ đích thay đổi chất lượng, độ đàn hồi, hoặc độ bền của các sợi tơ (Kuhn 1988: 70). Kuhn cho rằng “Không có vấn đề là con suốt quay tay nên được coi là phát minh quan trọng nhất từng được thực hiện trong lĩnh vực công nghệ xe sợi. Nó đã đạt đến một thành tựu xuất sắc về công nghệ và văn hóa của thời kỳ đồ đá mới, một “cuộc cách mạng” trong dệt may, một thay đổi hoàn toàn trong việc sản xuất sợi” (1988: 70).
______________________________________

Nguồn: Jean M. Green 1993. Unraveling the Enigma of the Bi: The Spindle Whorl as the Model of the Ritual Disk. Asian Perspectives, Vol. 32, no. I, © 1993 by University of Hawaii Press. All rights reserved.

 

Tác giả: Jean M. Green là một nhà nghiên cứu độc lập, 809 W. 52nd Terrace, Kansas City, Missouri.

 

Ghi chú

1. Phiên âm, phương pháp latinh hóa chữ viết của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, được sử dụng ngoại trừ các đoạn trích dẫn, trong đó lối viết của các tác giả xưa vẫn được giữ lại. Trong các văn bản và trích dẫn, họ được đặt trước tên riêng cho tất cả các tên người Trung Quốc. Trong Phụ lục A và trong các ghi chú tên Trung Quốc được viết bằng cách sử dụng tên riêng. Trong các tài liệu tham khảo tên họ của mỗi tác giả được viết sau dấu phẩy và trước tên riêng. Nếu không phải trường hợp tác giả Trung Quốc thì tên riêng được đặt trước họ cho tất cả các tài liệu tham khảo.

2. Từ ngọc bích được sử dụng rộng rãi trong bài viết này bao gồm khoáng chất khác nhau được tìm thấy gần Thái Hồ, như serpentin, actinolit, tremolite, mã não, và chrysotile. Nephrite, “một hình thức cô đặc của tremolite hoặc, nếu sắt có mặt với một hàm lượng đáng kể, thuộc actinolit”, thì chỉ được sử dụng một cách không thường xuyên (Yang Jianfang 1987: 186).

3. Đối với các nền văn hóa đồ đá mới Trung Quốc tôi đã chọn sử dụng các niên đại do An Chí Mẫn (1988: 756), Phó giám đốc Viện Khảo cổ học, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cung cấp. Việc thảo luận về các niên đại mà các cơ quan khác sử dụng được đưa vào Phụ lục A.

4. Các văn hóa đồ đá mới khác được báo cáo có ngọc Bích là Hồng Sơn, Đại Văn Khẩu, Đại Khê, Long Sơn, Mã Gia Diêu, Kỳ Giai, (Huang 1992: 80). Một đĩa Bích màu xanh lá cây cũng đã được báo cáo ở Văn hóa Miếu Đệ Câu ở Nội Mông (Nei Menggu Wenwu Kaogu yanjiusuo 1989: 29-30), và tôi thảo luận về báo cáo một đĩa Bích ở Songze.

5. Sẽ là một sai lầm nếu tự ý phân biệt công cụ hiện đại với con người thời đồ đá mới. Một số dọi xe sợi cho thấy có vết mòn trên các rìa cạnh có thể đã gây ra bởi việc sử dụng theo cách nào đó chứ không chỉ là quay. Một công cụ như vậy cũng có thể được sử dụng như một cái rìu, cho các công cụ nông nghiệp, công cụ săn bắn, biểu tượng của quyền lực, đối tượng tôn giáo, vật trang trí, hoặc công cụ làm đồ da (Yun 1986: 535-546). Một số hiện vật không phải hình đĩa, chẳng hạn như hình nón, hình quả cân, và hình cầu, được các báo cáo xác định là dọi xe sợi, có thể ban đầu đã được thực hiện cho một số mục đích khác, chẳng hạn như làm chì lưới, làm con suốt dọc, hoặc con suốt ngang. Một số suốt dọc hoặc suốt ngang, được làm bằng hòn cuội có vết lõm nhẹ trên bề mặt để giữ sợi (Kent và Nelson năm 1976, 1977). Quả dọi, trên thực tế, là các ống suốt nặng hoặc các suốt sợi và không phải là hình đĩa. Tóm lại, mặc dù các quả dọi hình đĩa dẫn trong bài viết này có thể đã được sử dụng cho các mục đích khác, thiết kế này đặc biệt thích hợp cho một bánh đà và đặc biệt phù hợp với chức năng quay.

6. Mảnh lụa sớm nhất được tìm thấy ở Trung Quốc sử dụng các sợi, một số được quay theo hướng S và một số quay theo hướng Z. Các sợi là tơ tằm thuần, Bombyx mori. Các mảnh lụa đã được phát hiện trong một giỏ tre “tại di chỉ Chhien-shan-yang, [sic quận 1 Wu-hsing trong tỉnh Chekiang”. Lớp chứa hiện tượng này đã được định niên đại C14 từ 2850 - 2650 năm TCN. Các di chỉ này có lẽ hầu hết thuộc về văn hóa Lương Chử” (Kuhn: 1988: 272-273). Sợi libe, chẳng hạn như cây gai dầu (Cannabis sativa, tên Trung Quốc là zhuma, và đậu leo (Pueraria thunbergiana, tên Trung Quốc ge, hoặc kuzu là loại thực vật thấy ở Nhật Bản) cũng được xe thành sợi (Kuhn 1988: 23-39, 274).


References

 

An, Zhemin 1988. Archaeological research on Neolithic China. Current Anthropology 29/ 5: 753 - 759.

Anonymous 1929-1936.  Er ya. Vol. 2 of Sihu congkan. Shanghai: Hanfenlou.

Chang, Kwang-chi 1986. The Archaeology of Ancient China, 4th ed. New Haven and London: Yale University Press.

Childs-John, Elizabeth 1988. Dragons, masks, axes and blades from four newly documented jade-producing cultures of ancient China. Orientations 19/4:30-41.

Chou, Nan-chuan 1985. Shilun Taihu diqu xinshiqi shidai yuqi (Some exploratory remarks on the jade objects of the Neolithic in the Lake Tai area). Kaogu yu wenwu 5:74-89.

Hemudu Yizhi Kaogu Dui (The Hemudu Archaeological Team) 1980. Zhejiang Hemudu yizhi dierqi fajue de zhuyao shouhuo (Important results of the second season of excavation at the Hemudu site in Zhejiang Province). Wenwu 5:1-16.

Huang, Tsui-Mei 1992. Liangzhu-A late Neolithic jade-yielding culture in southeastern coastal China. Antiquity 66:75-83.

Keightley, David N. 1978. The religious commitment: Shang theology and the genesis of Chinese political culture. History of Religions 17:211-225.

Kent, Kate P., and Sarah M. Nelson 1976. Net sinkers or weft weights. Current Anthropology 17(1):152.

Kent, Kate P., and Sarah M. Nelson 1977. On warp weights: A correction. Current Anthropology 18(1):112.

Kuhn, Dieter 1988. Textile technology: Spinning and reeling, in Science and Civilization in  China: 5: pt. 9, sec. 31, ed. Joseph Needham. Cambridge: Cambridge University Press.

Kuo, Pao-Chun 1948. Guyu xinquan (Notes on some old jade objects). Guoli zhongyang yenjiuyuan lishi yuyan yanjiusuo jikan 20 / 2: 1- 46.

Na, Chih-Liang 1980. Guyu jiancai xu {Interpretation and Judgment of Ancient Jade Objects}. Taibei: Cathay Art Museum.

Nanjing Bowuyan (Nanjing Museum) 1980. Jiangsu Wuxian Caoxieshan yizhi (Remains from Caoxieshan, Wu County, Jiangsu). Wenwu ziliao congkan 3:1-24.

Nanjing Bowuyan (Nanjing Museum) 1981.  Jiangsu Wujin Sidun yizhi de shijue (Excavations of remains at Sidun, Wujin County, jiangsu). Kaogu 3:193-200.

Nanjing Bowuyan (Nanjing Museum) 1984. 1982 jiangsu Changzhou Wujin Sidun yizhi de fajue (The excavation of the site of Sidun, Wujin County in Changzhou, jiangsu in 1982). Kaogu 2:109-129.

Nei Menggu Wenwu Kaogu Y Anjiusuo (Inner Monggolian Institute of Archaeology) 1989. Nei Menggu Chayuqianqi Miaozigou yizhi kaogujilue (Archaeological notes on the Miaozigou site in Chayuqianqi, Inner Mongolia). Wenwu 12:28-39.

Organization Committee of The Exhibition of  Archaeological Finds of the People’s Republic of China 1975.  The Chinese Exhibition. Kansas City, Mo.: Nelson Gallery Foundation.

Rawson, Jessica 1975. Chinese Jade throughout the Ages. Exhibition Organized by the Arts Council of Great Britain and the Oriental Ceramic Society.

Shanghaishi Wenwu Baoguan Weiyuanhui (Shanghai City Cultural Relics Concervation Bureau) 1986. Shanghai Qingpu Fuquanshan Liangzhu wenhua mudi (Cemeteries of the Liangzhu Cultureat Fuquanshan in Qingpu County, Shanghai). Wenwu 10:1-26.

Shanghaishi Wenwu Guanli Weiyuanhui (Shanghai City Cultural Relics Administration Committee) 1990. Qingpu Fuquanshan yizhi Songze wenhua yicun (Remains of the Songze Culture at Fuquanshan, Qingpu County). Kaogu Xuebao 3: 307 - 337.

Shilong Guojiang Shuiku Zhi Hui Bu Wenwu Gongzuodui (The Archaeological Team of The Commanding Headquaters of Shilong Guojiang Reservoir) 1956.  Hubei Jingshan Tianmen kaogu fajue jianbao (Archaeological report on the excavation at  Tianmen, Jingshan County, Hubei). Kaogu tongxun 3:11-14.

Wang, Xu 1990. Bajiaoxing wen yu shiqian zhiji (The eight-pointed motif and the prehistoric loom). Zhongguo wenhua 2:84-94.

Wang, Yucheng 1992. Hanshan yugui ji yupian bajiaoxing laiyuan kao (The search for the ongm of the eightpointed motif on the jade plaque and the jade turtles from Hanshan). Kaogu 4:56-6l.

Watt, James 1990.  The arts of ancient China. Metropolitan Museum of Art Bulletin 48/1.

Willetts, William 1958.  Chinese Art. Baltimore: Penguin.

Willetts, William 1965. Foundations of Chinese Art. New York: McGraw-Hill.

Wu, Hung 1985.  Bird motifs in eastern Yi art. Orientations 1611 0:30-41. 124

Xia, Nai 1983, 1986. Jade and Silk of Han China, trans. Chu-tsing Li. Lawrence, Kans.: H.F. Spencer Museum of Art. The classification, nomenclature, and usage of Shang Dynasty jades,  in Studies of Sharlg Archaeology: 207-236, ed. Kwang-chih Chang. New Haven: Yale University Press.

Xia Nai Ed. 1986. Zhongguo daibaike quanshu: kaoguxue (Chinese Encyclopedia of Archaeology). Beijing and Shanghai: Chinese Encyclopedia Publishers Press.

Yang, Boda, Ed. 1986. Zhongguo meishu quanji gongyi meishu bian yuqi (The Collection of Chinese Arts: Crafts: Jade). Beijing: Wenwu Publishing House.

Yang, Jianfang 1987. Zhongguo chutu guyu (Jade Carving in Chinese Archaeology). Hong Kong: Chinese University Press.

Yun, Xiang 1986.  Woguo faxian de huangren shiqiji xiangguan wenti (Peripherally edged stone tools found in China and some related problems). Kaogu 6:535-546.

Zhang, Ming Hua, and Huiju Wang 1990. Taihu diqu xinshiqi shidai de taowen (On Neolithic pottery inscriptions from the Taihu area). Kaogu 10:903-908.

Zhao, Qing Fang 1989.  On Bi and Congo Orientations 20/5:78-82.

Zhejiangsheng Wenwu Kaogu Y Anjiusuo (Zhejiang Provincial Institute of Archaeology) 1988.  Yuhang Yaoshan Liangzhu wenhuajitan yizhi fajuejianbao (Excavation of the altar remains of the Liangzhu Culture at Yaoshan in Yuhang County). Wenwu 1:32-52.

Zhejiangsheng Wenwu Kaogu Yanjisuo Fanshan Kaogudui (Zhejiang Provincial Institute of Archaeology) 1988.  Zhejiang Yuhang Fanshan Liangzhu mudi fajue jianbao (Excavation of the Liangzhu tombs at Fanshan, Yuhang County, Zhejiang). Wenwu 1:1-32.

Zhejiangsheng Wenwu Kaogu Y Anjisuo (Zhejiang Provincial Institute of Archaeology), Shanghaishi Wenwu Baoguan Weiyuanhui (The Shanghai City Cultural Relics Conservation Bureau), and Nanjing Bowuyuan (The Nanjing Museum) 1989.  Liangzhu wenhua yuqi (Liangzhu  Culture Jade  Objects). Hong Kong: Wenwu Liang Mu Publishers.

Zhongguo Kexueyuan Kaogu Y Anjiusuo Jishushi (Archaeological Institute of The Chinese Academy of Sciences, Technical Section) 1972.  Mancheng Hanmu jinlu yuyi de qinli he fuyuan (The cataloguing and reconstruction of the gold-threaded jade suits of the Han tombs at Mancheng). Kaogu 2:39-47.


Chức năng Tôn giáo và Ý nghĩa của ngọc Tông và ngọc Bích trong Văn hóa Lương Chử (I)

 

Elizabeth Childs-Johnson

Người dịch: Hà Hữu Nga

 

Người ta cho rằng 玉琮 ngọc Tông và 玉璧 ngọc Bích của văn hóa Lương Chử, niên đại hậu kỳ đá mới được sử dụng làm biểu tượng và nghi lễ. Cho đến nay đã có nhiều cách giải thích khác nhau về các hiện vật này, kể từ khi những ngôi mộ thuộc văn hóa Lương Chử lần đầu tiên được khảo cổ học phát quật trong vòng ba thập kỷ gần đây. Học giả 林巳奈夫Lâm Tỵ Nại Phu- Hayashi Minao quá cố, một chuyên gia xuất sắc về ngọc cho rằng ngọc Tông và ngọc Bích trước hết được sử dụng làm đồ tế tự biểu trưng cho quyền lực vũ trụ [Hayashi Minao 1992]. 陸建方Lục Kiến Phương [1996] gợi ý ngọc Tông và ngọc Bích tượng trưng cho vị thế xã hội và quyền lực chính trị của giai cấp thống trị trong xã hội Lương Chử. Trong những bài viết trước tôi đã giải thích ý nghĩa của chúng vừa là quyền lực vũ trụ vừa là biểu tượng xã hội (Childs-Johnson 2010: 338, 350). 古方Cổ Phương  (thông tin cá nhân, 2011) tán thành các giả thuyết của các học giả đi trước, bao gồm 吳大成 Ngô Đại Thành (1889; rpt 1997), Berthold Laufer (1912, 1974), và S. Howard Hansford (1968), cho rằng theo một bằng chứng minh văn thì cả hai hiện vật ấy đều được sử dụng để thực hiện các lễ thức và thiên văn. Dựa trên bối cảnh táng thức cùng hai loại ngọc này, cũng như các đặc điểm nghệ thuật chính thức của chúng, và dữ liệu văn hóa có liên quan, mặc dù có những sự khác biệt trong quan điểm của các học giả, nhưng rõ ràng hình dáng độc đáo và khác biệt của hai loại ngọc này có chứa đựng cả ý nghĩa vũ trụ và xã hội.

 

1. Hình dáng của ngọc Tông và ngọc Bích

 

Ngọc Bích, hoặc đĩa ngọc Bích được khoan lỗ ở giữa, có một hình dạng cổ điển trong giai đoạn văn hóa Lương Chử. Chúng luôn được tạo tác như những chiếc đĩa tròn và dẹt làm bằng chất liệu ngọc bích, hoặc các loại đá cứng khác, được khoan thủng ở giữa, cân xứng với hai bên. Các rìa cạnh bên ngoài thường được mài mỏng hơn so với rìa cạnh bên trong, do đó độ dày của đĩa ngọc có thể hơi chênh lệch đôi chút. Đường kính của lỗ bên trong và rìa bên ngoài đĩa được đặc trưng bởi một tỷ lệ tương quan chuẩn, thay đổi từ ¼ đến 1/6 giữa lỗ trong và rìa ngoài (xem chẳng hạn, colorpls. Nos. 4-01-15, pp. 70- 90). Mặc dù đường kính bên ngoài có thể thay đổi từ 4 3/4 đến 12 1/2, nhưng kích cỡ trung bình là 7¾ -12½.

 

Thỉnh thoảng ngọc Bích được trang trí bằng biểu tượng chuẩn của một con chim nhìn nghiêng đậu trên đỉnh của một bệ thờ đứng được khắc thành nấc. Bệ thờ, có thể mô phỏng loại bệ được giới tinh hoa Lương Chử sử dụng tại các nghĩa địa có bệ thờ khắc nấc, có hình chữ nhật hơi thiên hình thoi, loe ra ở phía trên, với ba đường gờ tạo thành tầng bậc. Phần bệ thờ, thỉnh thoảng được khắc motif mô phỏng hình mặt trời, bởi các biểu tượng này có hình tròn dẹt tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng, hoặc bởi một biểu tượng hình đĩa có cánh tượng trưng cho con chim đang bay, và hai mắt trên hình mặt nạ. Trong thực tế, những con chim nhìn nghiêng trên bệ thờ chỉ liên quan tới hình ảnh của đĩa ngọc Bích; nó là thuộc tính phù hợp nhất trang trí cho loại đĩa tròn này.

 

Ngọc Tông hoặc các ống hình lăng trụ, trái ngược với Ngọc Bích, có hình dạng phức tạp hơn: một hình trụ bên trong và bên ngoài là hình vuông. Hình trụ bên trong thường được đặc trưng bởi hai hình nón hợp tại ở giữa. Hình nón này được tạo ra từ lỗ khoan từ hai phía đối diện gặp nhau, thường ở cạnh tròn thô còn sót lại gờ khoan không được đánh bóng. Tuy nhiên dạng hình nón vẫn luôn luôn mở ra theo hình trụ nhiều hơn và ít khi còn lại dạng hình nón (xem ví dụ, Childs-Johnson 2001:. no.2, fig. 2A, p 60..). Ngọc Tông có kích thước cao, trung bình, và ngắn (xem Catalog. 1-2, 5-7). Những phiên bản ngắn hơn thường được đặc trưng bởi phần miệng rộng có trụ bên trong không phải là  dạng hình nón, nhưng nhẵn bóng mà không còn sót lại các gờ khoan từ hai đầu ngược nhau (Childs-Johnson 2001: no. 2, trang 60-1.).

 

Tỷ lệ lỗ bên trong và đường kính vuông bên ngoài do đó có sự khác biệt giữa các phiên bản cao  và các phiên bản ngắn hơn. Hình vuông bên ngoài của ngọc Tông  được hình thành bởi các góc tam giác hoặc các lăng kính hình xoắn ốc chủ yếu lồi ra ngoài tại các điểm cách đều. Các hình xoắn ốc này tạo thành bộ khung định vị thành các hình chữ nhật đơn, có kích thước tương tự nhau, tạo thành sườn bằng bốn băng dọc rõ ràng. Bốn lăng kính ở góc giống hình xoắn ốc ấy thường được trang trí hầu khắp  bằng một hình ảnh tiêu chuẩn của hai loại có thể được lặp lại với một kích cỡ tương tự, theo các hàng lên và xuống. Hai loại hình ảnh đại diện cho phiên bản đơn giản với các nhân vật nửa người và động vật. Biểu tượng nửa người được xác định bởi đôi mắt tròn, thường có khe hở bên, miệng nhệch ra, và một cái mũ được tạo thành bởi ba dải ngang. Con vật được xác định bởi ổ mắt lớn, mắt và con ngươi tròn, một gờ mũi nổi cao và cái miệng nhệch ra, đôi khi khác nhau với một bộ răng nanh vểnh lên và quặp xuống.

 

2. Văn hóa Lương Chử và Ý nghĩa xã hội của ngọc Tông và ngọc Bích

 

Văn hóa Lương Chử về mặt địa lý được xác định như là trung tâm trong khu vực Thái Hồ, mở rộng về phía bắc tới tận nam Giang Tô, về phía nam tới Hàng Châu ở tỉnh Chiết Giang, phía tây tới phía đông tỉnh An Huy, phía đông tới Thượng Hải và bờ biển. Văn hóa này về phương diện niên đại trùng với hai nền văn hóa chế tác ngọc bích khác, đó là văn hóa Hồng Sơn sớm hơn ở vùng đông bắc và duyên hải Trung Quốc, và văn hóa Long Sơn muộn hơn (bao gồm Long Sơn ở Sơn Đông và các văn hóa Long Sơn khác) lan truyền khắp vùng trung nguyên phía bắc Trung Quốc, cho đến tận nam Liêu Ninh, phía tây đến tận tỉnh Cam Túc, phía đông đến Thượng Hải, và phía nam đến tận tỉnh Hồ Bắc. Về niên đại, văn hóa Lương Chử bao gồm ba giai đoạn: giai đoạn sớm, giai đoạn giữa và giai đoạn muộn, có niên đại từ 3200-2300 TCN. Giai đoạn muộn trải qua việc tạo dựng nơi cư trú quy mô lớn, với các nghĩa địa có đặt bệ thờ khắc thành nấc và sản xuất các loại ngọc Lương Chử điển hình.

 

Về phương diện xã hội văn hóa Lương Chử được đặc trưng bởi một loạt các thành bang hoặc thủ lĩnh địa lớn và nhỏ, cai trị bởi những người có quyền lực được biểu thị chủ yếu bởi các hiện vật bằng ngọc mang ý nghĩa biểu trưng, ​​khác nhau về kiểu loại từ các loại vũ khí, công cụ, phục sức cơ thể đến vật dụng nghi lễ. Về chính trị, các thành bang được tổ chức theo hình tháp. Di chỉ lớn nhất và trung tâm Lương Chử, 模角山 Mô Giác Sơn ở Chiết Giang có hào và tường với diện tích được ước tính khoảng 2.900.000 mét vuông, trong khi khu di chỉ lớn thứ hai, 寺墩 Tự Đôn ở Giang Tô với diện tích ước đạt 900.000 m vuông. Vùng Tự Đôn được dự tính xây dựng một thành phố tráng lệ, có quy mô lớn có hình dạng mô phỏng một chiếc ngọc Tông, một hình tròn bao quanh bởi một hình vuông.

 

Đồ ngọc giai đoạn Lương Chử hiếm khi được tìm thấy ở các khu dân cư. Chúng thường xuất hiện trong các ngôi mộ của tầng lớp tinh hoa (xem nhận xét của Childs-Johnson, 2010 pp. 310-53). Mộ táng của tầng lớp tinh hoa được xác định xuất phát từ các khu nghĩa địa, do con người tạo ra, với quy mô lớn, có phân cấp, hoặc được gọi là 祭坛墓地 tế đàn mộ địa, hoặc nghĩa địa có bàn thờ và các 土筑金字塔 thổ trúc kim tự tháp địa phương, hay các ngôi miếu xây bằng đất. Các gò mộ trung tâm thường nâng lên thành ba cấp hình chữ nhật với kích thước giảm dần. Chúng được phân biệt về màu sắc của vật liệu xây dựng (pp. 317-19, 326). Trong mỗi gò mộ của giới tinh hoa thường xuất hiện các hàng mộ, hoặc những nơi chuyên biệt liên quan đến trung tâm của gò mộ (xem figs.10-11, pp. 314-16). Các mộ khác, có địa vị thấp hơn được đặt ​​trong nghĩa địa không có gò mộ hoặc trong khu dân cư (xem ví dụ, 13 fig:. E, p 320.). Đầu người chết thường được đặt hướng về phía bắc, chân hướng về phía nam. Các bộ đồ ngọc từ các mộ thuộc giới tinh hoa bao gồm ba loại: ngọc trang sức, bao gồm cả những vật trang sức ở đầu và thân; vũ khí ngọc, chủ yếu là rìu ngọc; và các đồ ngọc nghi lễ, Tông và Bích, hình lăng trụ và đĩa ngọc có khoan lỗ. Một số đồ sơn mài tinh xảo và đồ gốm chôn theo đồ ngọc cùng với thi thể, nhưng các vật dụng đó có số lượng ít so với đồ ngọc. Ngọc là loại vật chất tuyệt hảo giúp xác định tầng lớp tinh hoa thống trị. Các tầng lớp tinh hoa và thủ lĩnh liên quan được trang sức bằng ngọc từ đầu đến chân.

 

Đồ ngọc, trái ngược với bất kỳ hiện vật hoặc vật liệu nào khác, là biểu trưng tuyệt hảo cho xã hội thượng lưu trong thời Lương Chử; điều đó thể hiện rõ ràng trong việc phân bố đồ ngọc trong các ngôi mộ thuộc giới tinh hoa và không thấy đồ ngọc xuất hiện trong các ngôi mộ có địa vị thấp hơn (Bảng 3, tr. 311 -12, vả. 13, bảng 4, pp. 327-38). Số lượng lớn nhất của đồ ngọc tính theo mỗi ngôi mộ đã được khai quật tính đến thời điểm này, thuộc về các thủ lĩnh nam được chôn tại mộ M12 ở Phản Sơn (Bảng 4, trang 330) và mộ M3 ở Tự Đôn (fig. 13C, p 322;.. Bảng 4 , p. 333). Mặc dù mộ M12 bị bọn đào trộm mộ cướp phá hoàn toàn, nhưng hiện vật ngọc Tông lớn nhất và nặng nhất của ngôi mộ này và số lượng ngọc Tông và ngọc Bích lớn nhất của mộ M3 tại Tự Đôn, còn lại tổng cộng lên đến 33 Tông và 24 Bích. Số ngọc Tông của mộ M12: 98 chiếc, cái gọi là “Vua ngọc Tông” có kích thước cao 3,5 inch và đường kính 1,9 inch, và cân nặng 9,9 pound, với độ dày của thành ngọc là 1,6 inch.... Các mộ khác thuộc giới tinh hoa từ các nghĩa địa có bệ thờ ấy thường có một số ít ngọc Tông và Bích, dao động từ 2 đến 6 hiện vật (xem bảng 4, pp. 327-38) .

 

Theo đánh giá của 陸建方 Lục Kiến Phương, xã hội Lương Chử được xác định bởi một cấu trúc kim tự tháp với một thủ lĩnh chính thể vì các cộng đồng dân cư và các khu định cư lan rộng ra phía ngoài theo bốn hướng (Hình 11 và vả. 14, p. 326). Di chỉ 模角山 Mô Giác Sơn ở trung tâm và thuộc cấp trên cùng, bao gồm một người cai trị và giới tinh hoa cầm quyền liên quan. Ở bậc thấp hơn và lan rộng vượt ra ngoài trung tâm của Mô Giác Sơn là liên minh theo tổ tiên và dòng tộc mạnh, đặc trưng cho tầng thứ hai của thủ lĩnh địa hoặc của thành bang, như đã được xác định bằng các di chỉ khác, với các nghĩa địa phẳng, chẳng hạn như Tự Đôn và 福泉山 Phúc Tuyền Sơn gần Thượng Hải. Một tầng lớp thứ ba có thể được xác định bởi các di chỉ có nghĩa địa với các gò mộ nhỏ hơn, bao gồm cả  张陵山 Trương Lăng Sơn và 草鞋山 Thảo Hài Sơn; và tầng lớp thứ tư ít hơn là các di chỉ khác không có nghĩa địa phẳng, có 陇南 Lũng Nam, trong đó các mộ táng có thể chỉ có 1-3 đồ ngọc hoặc không có gì cả.

 

Tái dựng xã hội Lương Chử theo Lục Kiến Phương (fig.14, p.326); Lục giải thích về kích thước khác nhau, Tông cao và thấp, Tông có nhiều cấp hoặc các cấp hình tượng duy nhất, được phục dựng dựa trên một lý thuyết tương tự về than phận và quyền lực trong xã hội Lương Chử (fig.14, p 326 và Lục năm 1996, năm 2001:. 357-366). Trong giai đoạn hậu kỳ đá mới, Trung Quốc đã trải qua một “Thời đại Ngọc” đặc trưng bởi việc khai thác loại đá giá trị nhất, ngọc nephrite. Giới tinh hoa tại Phản Sơn và Dao Sơn, chẳng hạn, nếu được chôn với các rìu ngọc thì kèm theo chỉ có một đồ ngọc trang bị đầy đủ với các phụ kiện ngọc bích. Hình 12: rìu ngọc với các phụ kiện ngọc tìm thấy tại chỗ (theo fig.15, p 342) và lưỡi rìu, Catalogue số 17. Các rìu khác đi kèm trong các mộ của tầng lớp tinh hoa được chế tác bằng các loại đá cứng khác. Thứ hai, rõ ràng là ngọc Tông lớn nhất và nặng nhất thuộc về những ngôi mộ giàu nhất tại Phản Sơn và Dao Sơn, và số lượng nhiều nhất thuộc về ngôi mộ giàu nhất tại Tự Đôn. Hai di chỉ này được cai trị bởi các thủ lĩnh có phân cấp.

 

Đối với Lục Kiến Phương : 32 ngọc Tông từ ngôi mộ 20 tuổi tại M3 ở Tự Đôn xác định 32 thị tộc - do người đàn ông 20 tuổi này cai trị: 32 thị tộc thuộc quyền kiểm soát của ông ta và bị ràng buộc như là đồng minh với một hệ thống tín ngưỡng chung. Ông đưa ra giả thuyết rằng tại thời điểm người này chết, các thị tộc này, theo một loại nghi lễ nào đó, có thể là đám tang, bàn giao cho thủ lĩnh “thành bang" biểu tượng thứ bậc của họ. Mỗi hình ảnh của ngọc Tông có ý nghĩa gắn liền với gia đình và thị tộc. Ví dụ, năm lớp hình tượng lên và xuống một ngọc Tông biểu thị độ tuổi của thị tộc; trong trường hợp này, nó đã tồn tại trong năm thế hệ. Tương tự như vậy, một ngọc Tông với 15 lớp hình tượng biểu thị cho 15 thế hệ của thị tộc. Như vậy, 32 thị tộc khác nhau đã thề trung thành với người chết trong mộ 3 tại Tự Đôn đã được công nhận bởi vị thế "thế hệ" của họ, đại diện trong số bậc cấp của hình tượng trên ngọc Tông. (p 339; Lu 2001:. 357-366).

 

Các cấp bậc đại diện cho các thế hệ của từng thị tộc hoặc của các bộ lạc mà các thủ lĩnh cai trị và kiểm soát. Những chiếc ngọc Tông này có khắc cấp bậc được chôn theo vị thủ lĩnh (p. 339). Mặc dù lời giải thích của Lục Kiến Phương không nói rõ ý nghĩa của 24 chiếc ngọc Bích trong ngôi mộ đó, nhưng có thể nói ý kiến ​​cho rằng vị thế thế hệ được biểu thị bằng các lớp khắc trên ngọc dường như là lập luận thuyết phục nhất đã được các chuyên gia nghiên cứu văn hóa và thời đại này đưa ra tính đến nay. Lý thuyết về vị thế và quyền lực ấy như đã được thể hiện thông qua các cấp bậc của hình tượng ngọc Tông này cũng trùng khớp với những giải thích về ý nghĩa của những hình tượng thực tế trang trí ngọc Tông và các vật dụng biểu tượng có liên quan.
____________________________________

Nguồn: E. Childs-Johnson 2012.  Speculations on the Religious Use and Significance of Jade Cong and Bi of the Liangzhu Culture. - echildsjohnson.files.wordpress.com.

Tác giả: Elizabeth Childs-Johnson, Tiến sĩ, Viện Mỹ thuật, Đại học New York, một nhà lịch sử nghệ thuật và khảo cổ học, bà còn là một nhà Trung Quốc học chuyên về nghệ thuật và khảo cổ học từ thời đồ đá mới đến thời Đông Chu, và về minh văn triều Thương. Bà nghiên cứu giáp cốt văn với cố giáo sư 金祥恆  Kim Tường Hằng, Đại học Quốc gia Đài Loan, và chính GS. Kim đã hỗ trợ bà trong việc xác định ý nghĩa các hình tượng kim văn Thương. Các ấn phẩm của bà bao gồm Trung Quốc Thời đại Ngọc; Hệ thống Tín ngưỡng, văn tự và nghệ thuật nhà Thương; Chính sách và Luật di sản Văn hóa ở Trung Quốc hiện đại; và Khảo cổ học Tam Hiệp. Bà được nhận nhiều học bổng nghiên cứu khác nhau, gần đây nhất là của Hội đồng Học giả Mỹ và của Gallery Nghệ thuật Quốc gia, của Quỹ nghiên cứu J. Paul Getty.


Các biểu hiện và Bản sắc của Quyền năng Tối cao trong thời đại Đá mới và Đồ đồng Trung Quốc (I)

John C. Didier

Người dịch: Hà Hữu Nga

Chương 1: Mô thức nước Trời trong thời kỳ đá mới Trung Quốc

 

Các mô tả hình tượng được tìm thấy trên ngọc bích, đất nung, và xương, cũng như các hiện vật bằng đồng sớm trong thời đá mới Trung Quốc sơ kỳ, có thể được sử dụng để mô tả một số mô thức ngôi sao nằm ở trung tâm của Thiên cầu bắc cổ đại, mặc dù không có bất kỳ văn bản hiện tồn nào từ những nền văn hóa tiền văn tự này, bất kỳ giải thích nào về các mô tả bằng hình tượng mà người ta tạo ra có thể chỉ còn mang tính suy đoán. Sợi chỉ xuyên suốt đan dệt hầu hết những gì có thể là các mô tả về Thiên cầu bắc chỉ là những dạng hình đơn giản nhất, hình vuông hoặc hình chữ nhật. Trong chương 1 và 2, chúng tôi sẽ xem xét các mô thức sản xuất của các nền văn hóa thuộc lưu vực sông Hoàng Hà và sông Dương Tử ở Trung Quốc vào khoảng  4500-1000 năm TCN, bao gồm các văn hóa Ngưỡng Thiều, Đại Văn Khẩu, Hồng Sơn, Hàn Sơn, 靜安 Tĩnh An, 青莲岗 Thanh Liên Cương, 唐家港 Đường Gia Cảng, 崧澤 Tung Trạch, Lương Chử, Long Sơn, 齊家Tề Gia, Nhị Lý Đầu, 二里岡 Nhị Lý Cương, và nền văn minh Thương. Trong các chương 3 đến 5 chúng tôi mở rộng phạm vi xem xét bằng chứng bao gồm văn bản hiện có về thời kỳ nhà Thương, như được mô tả trên cả kim văn lẫn giáp cốt văn, đồng thời chúng tôi cũng thu hẹp trọng tâm thời gian để xác định những gì mà cái hình tứ giác này có thể đã thể hiện về phương diện tôn giáo và chính trị trong nền văn minh Thương. Đó là trong thời Thương thì ý nghĩa của hình tứ giác dường như đã trở thành rõ ràng nhất, hoặc ít nhất là cũng thể hiện một cách rõ ràng nhất trong nhiều cách thức khác nhau. Chương 4 và 5, cố gắng đưa ra một hệ thống mới, nhằm diễn giải thực chất của thần linh tối thượng thời nhà Thương và cách thức hoạt động của nó trong bối cảnh thờ kính tổ tiên để tạo dựng trung tâm cấu trúc của hoàng cung Thương - và do đó tạo dựng nên tôn giáo chính thể-trung tâm.

 

Năm 1987, việc phát hiện một ngôi mộ thuộc nền văn hóa Ngưỡng Thiều đã làm thay đổi đáng kể thiện ý của các học giả trong việc chấp nhận tính liên tục của các truyền thống từ thời đồ đá mới đến thời nhà Chu. Tuy nhiên, chính những gì mà các hiện vật được tìm thấy trong mộ M45 ở 濮阳 Bộc Dương, 西水泼 Tây Thủy Bát, tỉnh Hà Nam, có niên đại từ khoảng 4500 - 3000 năm TCN (1), có nghĩa là vẫn không chắc chắn. Trong khi không có gì đáng ngạc nhiên là Trương Quang Trực giải thích sự sắp xếp của mộ M45 để phản ánh thực tiễn Shaman giáo của người thời đồ đá mới đã tạo ra nó, lại không có bằng chứng cụ thể hỗ trợ hoặc gợi ý cho cách giải thích này. (2) Ngoài ra, 冯时 Phùng Thì và những người khác lại cho rằng cấu trúc mộ này thể hiện các chòm sao nào đó. (3) Trong thực tế, có vẻ như ngôi mộ này được chôn theo cách thức phản ánh một số chòm sao nào đó gần thiên cầu bắc và không gần thiên cầu.

 

Bốn cơ thể người nằm trong ngôi mộ được định hình tổng thể giống như một chiếc yếm rùa, trong khi bộ xương ở giữa, của một người trai trẻ, lại thể hiện là “chủ” của ngôi mộ. Ít nhất một thi thể khác, trước khi được chôn trong ngôi mộ, đã bị hiến tế hoặc bị giết bằng một nhát cắt cổ họng. Đầu của người chủ mộ quay mặt về phía nam, còn đôi chân của ông ta quay về phía bắc, và ở hai bên mình ông có đặt một hình động vật, đầu hướng về phía bắc và nằm ở bàn chân của chủ mộ. Những hình động vật này được xếp bằng vỏ ốc tiền cowrie. Những hình tượng này có vẻ được dùng để bảo vệ cho chủ ngôi mộ. Đáng chú ý là các hình này thể hiện rất rõ ràng dáng vẻ  của một con rồng và một con hổ. (Fig. 1)

 

Người ta đều biết rằng trong và sau thời Chiến quốc, rồng và hổ đã trở thành người bảo vệ tinh thần / những tạo vật huyền thoại của hướng đông (rồng) và hướng tây (hổ). Thật vậy, ngay từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên vị trí và vai trò của chúng với tư cách là thần linh phù trợ (神) đã được xác lập: trên một chiếc rương đựng quần áo bằng sơn mài có niên đại đến 433 năm trước Công nguyên và được tìm thấy trong mộ của 曾侯乙 Tằng Hầu Ất tại tỉnh Hồ Bắc đã có hình tượng rồng và hổ cũng được sắp xếp chính xác tương tự xung quanh các ngôi sao Thiên cầu bắc  như được thấy ở mộ M45 tại Bộc Dương. (4)

 

Trong vũ trụ học thời Hán sau này, và do đó cũng như trong truyền thống giả kim thuật nội tại, rồng và hổ, cùng với con rùa / rắn (phía Bắc) và chim / phượng màu đỏ son (phía Nam), đã trở thành Tứ Thần (四 神) của bốn hướng. (5) Trong thực tế, vẫn có một trong số tứ thần khác về sau dường như nằm trong ngôi mộ M45, ở một vị trí thẳng hướng bắc của bàn chân chủ mộ. Nhân vật này, bao gồm đầu và thân, được tạo dựng bằng vỏ ốc tiền cowrie (đầu) được đặt tiếp xúc với hai than người lấy từ một bộ xương khác được chôn bên cạnh. (Hình 1) Phùng Thì đã đề xuất ý tưởng cho rằng nhân vật này đại diện cho sao Bắc Đẩu (北斗), ngôi sao này, như chúng ta biết, ở phía Tây, tạo nên cơ thể và cổ của  chòm sao Đại Hùng. Kể từ khoảng 4500 - 3000 năm trước Công nguyên, Bắc Đẩu nằm rất gần với chòm sao Thiên cầu bắc, nên Phùng Thì tin rằng nhân vật này trong mộ đại diện cho Thiên cầu bắc như thể hiện trong chòm sao Bắc Đẩu. (6) Tuy nhiên, nhân vật này, được đặt một cách có mục đích ở chính phía bắc của bàn chân chủ ngôi mộ để truyền đạt ý nghĩa, có vẻ không hề giống như chòm Bắc Đẩu. Nó giống như hơn một cây lao và cái đầu của bông cải xanh, hoặc, bằng cách xem xét các truyền thống Tứ Thần liên quan đến rồng, hổ, rùa, và chim, bộ lông chim. Cái đầu hoặc bộ lông chim được hình thành từ chòm sao Ngự phu - Auriga phía Tây, trong khi thân lại gắn với chòm sao Gemini - Cung Song sinh phương Tây. Các cách thức sắp xếp ấy được thể hiện trong hình 3.

 

Trong khi đó, trong ngôi mộ này cổ của con rồng mô phỏng chòm sao Bắc Đẩu hoặc Đại Hùng. Trong thực tế, con rồng ở mộ M45 mô phỏng gần chính xác cấu trúc của chòm Đại Hùng, ngoại trừ việc thay vì kết nối các ngôi sao hình thành mép của Bắc Đầu (Megrez và Dubhe, “M” và “D” trong Fig. 3) với một đường tưởng tượng, trong dự phóng của họ, người Trung Quốc thời đồ đá mới đã để mở không gian này và do đó đã thấy trong đường cong của Bắc Đẩu một chiếc cổ và vai con rắn hoặc con rồng. Hơn nữa, bạn đồng hành của con rồng nằm đối diện với cực thiên cầu, con hổ, rõ ràng được hình thành từ các bộ phận của các chòm sao Draco (Draconis - Rồng) và Ursa Minor (tức là chòm Tiểu Hùng, tại điểm cực tìm thấy ngôi sao thiên cực hiện tại, Polaris, hoặc “P” trong hình 3) của phương Tây.

 

Chủ ngôi mộ nằm giữa những con linh thú ở một vị trí tương quan ở trên trời với một đường kinh tuyến rất rõ ràng. Kinh tuyến trên trời này, đã được đề cập trước trong Tuyển tập I, chương 2-4, được hình thành bởi các bộ phận của các chòm sao phương Tây là Đại Hùng, Draconis, và Hercules (chúng tôi đã lưu ý điều đó trước với tư cách là cái đuôi của Draconis và ngọn lao của Taiyi). Hãy lưu ý rằng Thuban (11 Draconis, "T" trong hình 3) và 10 Draconis ("10D" trong hình 3) rơi dọc theo kinh tuyến trên trời này và phần trung tâm chủ ngôi mộ, thân của ông ta, nằm ở một vị trí giữa các con thú và dọc theo kinh tuyến tương quan chính xác với vị trí ở trên trời của 4500-3000 năm TCN của thiên cầu bắc. Việc bố trí mộ có thể phản ánh các mô thức các chòm sao ở thiên cầu bắc vào khoảng 4500 - 3000 năm TCN rõ ràng là từ các mối tương quan bằng hình ảnh, nhưng thực tế là 3.000 - 4.000 năm sau, trong hoặc ngay trước năm 433 TCN, người ta đã mô tả trên chiếc rương của 曾侯乙Tằng Hầu Ất một con rồng và một con hổ đặc biệt liên quan đến thiên cầu bắc dường như đã xác nhận điều này.

 

Giá trị chính của phát hiện này trong nghiên cứu của chúng tôi để chứng minh rằng những con người của nền văn hóa cổ Ngưỡng Thiều ở Bộc Dương này tỏ ra là đã quan sát kỹ bầu trời đêm để thiết lập một cảm giác an toàn, và trong các thiên niên kỷ 5th - 4th TCN, người cổ đại Trung Quốc dường như quan sát thiên cầu bắc và coi đó là trung tâm trong tôn giáo của họ. Đó có thể là cấu hình các chòm sao trên bầu trời đêm đặt ở trung tâm của thiên cầu được cho là đem đến cho người chết khả năng thông cảm, sự bảo vệ bằng hoặc hiệp thông với các năng lực tối thượng của các chòm sao trên thiên cầu. Hơn nữa, việc công nhận tôn giáo và sự mô phỏng năng lực cảm thông của họ với thiên cầu cũng sẽ cung cấp cho những người vẫn còn sống sự đảm bảo rằng một hình thức nào đó của cuộc sống vẫn tiếp tục tồn tại sau khi chết, mặt khác người sống sẽ không phải mắc nợ khoản chi phí khổng lồ và được chăm sóc thỏa đáng như vậy khi chôn cất một người nào đó một cách quá công phu để phù hợp với các mô thức các vì tinh tú về đêm, đặc biệt là khi họ cho rằng việc họ đặt vào trung tâm cái xác của người quá cố chính ở nơi thiên cầu bắc sẽ liên quan đến chòm sao rồng và sao hổ.(7)

 

Thật vậy, sự hiện diện của ba bộ xương khác nằm trong cùng ngôi mộ với chủ mộ, ít nhất là một người trong số đó có lẽ là một nạn nhân của nghi lễ hiến tế, và được đặt trong những cái hốc đặc biệt được khoét trên các vách mộ, cứ như trong các ngôi đền thờ các vị thần của các hướng đông, bắc, và tây, có vẻ để xác nhận rằng cách bố trí mộ như vậy không chỉ mô phỏng mà còn mang ý nghĩa tôn giáo. Như vậy, trong nền văn hóa đồ đá mới này của Trung Quốc vào thiên niên kỷ thứ 5 và thứ 4 trước Công nguyên, người chết, và do đó chắc chắn cả người sống nữa, dường như đã kết nối mật thiết vào những bí ẩn của vòng quay của bầu trời đêm, thiên cầu bắc.

 

Mô thức các chòm sao do người Ngưỡng Thiều thiết kế

 

Vào giữa thế kỷ trước các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện ra một di chỉ đồ đá mới quan trọng thuộc văn hóa Ngưỡng Thiều, trên bờ sông Vị, tại làng Bán Pha, Tây An, Thiểm Tây. Giai đoạn Bán Pha của văn hóa Ngưỡng Thiều có niên đại khoảng 5000 - 3500 năm trước Công nguyên. Nổi bật nhất trong những phát hiện đó và tại các di chỉ Ngưỡng Thiều có liên quan - 仰韶 Khương Trại và 北首岭 Bắc Thủ Lĩnh là một số bát gốm tô màu dùng làm nắp đậy cho mộ vò của trẻ em. Trên những chiếc bát này người ta vẽ màu một khuôn mặt kết hợp các đặc điểm của một gương mặt con người và một loài cá nào đó. (Hình 4ab) Điểm chung cho gần như tất cả các khuôn mặt là một cặp motif phụ hình nón xuất hiện theo chiều ngang từ phần dưới của cái đầu hình tròn. Cả hình dạng và bề mặt răng cưa (những chiếc vảy?) làm cho chúng có vẻ là những con cá. Ngoài ra, thường có một hình nón thứ ba tương tự xuất hiện từ đỉnh đầu tròn và, hơn nữa, hai con cá hoặc ăng ten chạm vào hai bên đầu ở phần tai.

 

Như Jessica Rawson đã chỉ ra, trong khi ý nghĩa tổng thể của motif này có khả năng tôn giáo, thì các cách giải thích đều không dễ. Cô cho rằng những hình cá đại diện cho tầm quan trọng của sinh vật đối với sinh kế của người dân ven sông Bán Pha, (8) hệt như chúng ta đã thấy các giải thích của Cha Heras và của Parpola về vòng họa tiết vòng-lặp-trong-hình vuông được tìm thấy trên các phiến đất nung Harappa. Một cách tổng quát, điều đó có thể giải thích nguồn gốc, đặc biệt là các họa tiết cá, nhưng motif tổng thể về khuôn mặt phức tạp trong đó có những con cá tham gia vẫn không chưa được giải thích, và bản than những hình ảnh cá cũng vậy, do đó dự định của người dân Bán Pha, cũng có thể mang ý nghĩa ẩn dụ.

 

Các lý thuyết khác nhau về ý nghĩa đương đại sâu sắc hơn mà motif khuôn mặt này có thể chuyển tải tất nhiên cũng đã được đề xuất, bao gồm Marilyn Fu và gợi ý của Trương Quang Trực cho rằng đó là khuôn mặt của một pháp sư, con cá là vật thân thuộc của ông ta, nhưng không hề có bằng chứng cho thấy trong bất kỳ cách thực hành tôn giáo nào của cư dân Ngưỡng Thiều là Shaman giáo. (9) David Keightley cho rằng những chiếc nắp gốm vẽ màu có thể thuộc về những đứa trẻ khi còn sống và do đó các hiện vật này vẫn đi kèm với chúng ở trên đỉnh nắp chiếc vò đựng di cốt. Không có bằng chứng cụ thể là hỗ trợ ý kiến này, nhưng Keightley cũng cẩn thận chỉ ra là tất nhiên những chiếc nắp vò đồng thời có thể vừa là vật sở hữu của một đứa trẻ vừa là một biểu tượng tôn giáo hoặc một hiện vật. (10) Có lẽ gần gũi hơn là đề xuất cho rằng motif này là một cách thể hiện đầu tiên của thần mặt trời -, trên hết, các nắp đậy mộ vò được hướng về phía bầu trời (11). Tuy nhiên, lý thuyết này không giải thích bất cứ điều gì về các motif phức tạp vượt qua đường viền đơn giản của dạng hình cầu của chiếc đầu, và không có bằng chứng khác đặc biệt hỗ trợ cho cách giải thích này.

Tuy nhiên, việc định hướng sự chú ý của chúng ta về phía bầu trời có thể là thích hợp, vì chúng ta đã thấy từ mộ M45 tại Bộc Dương ngay từ thiên niên kỷ thứ 5 trước Công nguyên, cư dân văn hóa Ngưỡng Thiều dường như đã tái tạo cách bố trí tang lễ của họ bằng mô thức các vì sao trên trái đất. Hệt như Tây Nam châu Á cổ đại, Hy Lạp, La Mã, Ả Rập, và các quan sát viên châu Âu sau này đã dự liệu tạo dựng các nhân vật trong các mô thức đơn giản mà họ thấy rõ trong các chòm sao, do đó, có vẻ là, chính người Trung Quốc cổ đại đã làm như vậy. Trong cả hai trường hợp chúng ta không nên mong đợi tìm thấy hình ảnh đại diện thực tế của các chòm sao trong các ngôi sao, mà chỉ là các gợi ý. Hệt như chúng tôi tự cho phép dành chỗ cho trí tưởng tượng trong việc xem xét sự chênh lệch rất lớn giữa các sao, tạo ra nét phác thảo một chòm sao và hình ảnh tưởng tượng hoàn toàn, vì vậy chúng ta nên xử lý các mô thức sao mà người Bán Pha của văn hóa Ngưỡng Thiều - cũng như những cư dân khác, để xử lý dưới đây - có thể đã phát triển các chòm sao như là những gì mang tính cơ bản và mang tính gợi ý. Hơn nữa, chúng ta không nên ngạc nhiên chút nào bởi tính chất huyền ảo hoặc kỳ lạ của các sinh vật và các hình dáng mà các dân tộc cổ đại phóng chiếu vào các ngôi sao. Hình 5, cho thấy cách thể hiện chòm sao Ma Kết -Capricornus, trong đó hình cá dê chứng tỏ cả hai đặc điểm ấy vào thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên.
________________________________

Nguồn: John C. Didier 2009, Representations and Identities of High Powers in Neolithic and Bronze China. “In and Outside the Square,” Sino-Platonic Papers, 192, vol. 2 (September, 2009).

Ghi chú

1. Xem báo cáo của các nhà khảo cổ, “河南僕阳西水坡遗址发掘简报”文物 1988,3: 1-6. Trong các báo cáo đầu tiên về ngôi mộ này các hiện vật của nó có niên đại tới 4500 trước Công nguyên. Kể từ đó một số câu hỏi đã nảy sinh đối với tính đáng tin cậy đến mức nào của niên đại này cho các di tích người đi kèm với chủ mộ. Tuy nhiên, điều này dường như không để nghi ngờ niên đại  của nhân vật trung tâm, tức là, chủ ngôi mộ, và các hình tượng động vật bằng vỏ ốc tiền xung quanh ông ta. Trong bất cứ trường hợp nào, thì hiện vật của ngôi cũng chắc chắn có niên đại từ 4500 - 3000 năm trước Công nguyên. Về sự gián đoạn sau mai táng rõ ràng của mộ M45, xem David N. Keightley, “Thời đại đá mới và triều Thương”, trong Tạp chí Asian Studies, 54.1 (tháng 2 năm 1995): 130.

2. Chang Kwang-chih, 濮陽三蹻與中國古代美術上的人獸母題, in Wenwu 文物 11 (1988): 36–39.

3. Feng Shi 冯时, 河南西水坡45号幕的天文学研究, in Wenwu 文物1990.3: 52–60. For similar interpretations see, for instance, Bo Shuren 薄树人, Zhongguo Tianwenxue shi 中國天文學史(Taibei: Wenjin Chubanshe, 1996): 9–10. For a quality photograph of the site, see Chen Meidong 陈美东, ed. Zhongguo guxingtu 中国古星图(Shenyang: Liaoning jiaoyu chubanshe, 1996): 2, Color Plate 1.

4. Zhongguo shehui kexueyuan kaogu yanjiusuo, ed, Zenghou yi mu 曾侯乙 墓. (Bắc Kinh: Wenwu, 1989): 356 (. Hình 216). Đó là các họa tiết trang hoàng cho chiếc rương thể hiện Thiên cầu bắc trên bầu trời đêm, chắc chắn từ thực tế là xung quanh các nhân vật ở mặt bên của chiếc rương là những chữ Trung Quốc ghi tên hai mươi tám cung Hoàng đạo mà Thiên văn học/Chiêm tinh học Trung Quốc sau này dùng để chia bầu trời. Sao Bắc Đẩu cũng xuất hiện gần trung tâm (cực) của sơ đồ. Sự khác biệt duy nhất giữa con rồng Bộc Dương và trên chiếc rương của Tằng hầu là con rồng trên chiếc dương khác biệt so với Bắc Đẩu, trong khi ở trong mộ Bộc Dương, con rồng được hình thành từ Bắc Đẩu (xem văn bản và hình 2 bên dưới).

5. Đối với một mô tả Tứ thần bốn hướng trong hình hài thú như cách hiểu trong thời Hán, xem Hoài Nam Tử (Zhang Shuangdie, ed., Huainanzi jiaoshi[beijing: Beijing daxue chubanshe, 1997]) 15: 1605. Vì sự phát triển sau này của Tứ thần (四 神) trong giáo lý giả kim thuật, trong đó chúng  thường được gọi Tứ tượng (四象), xem Didier (1998): 681-688 (n 5.).

6. See Feng Shi (1990): 52–53.

7. Không rõ lý do tại sao ngôi mộ được xoay 180° ngược với trời như vậy mà cái đầu người chết lại quay về phía nam. Có lẽ những người Ngưỡng Thiều ở Bộc Dương coi sự tồn tại trên trần thế như là một sự phản ánh nghịch đảo, khi một khuôn mặt được soi trong nước hồ.

8.Jessica Rawson, ed., Mysteries of Ancient China, New Discoveries from the Early Dynasties(New York: George Brazilier, Inc., 1996): 34.

9. K. C. Chang (1983): 114.

10. Keightley (1998): 783.

11. Các học giả khác đã nhận thấy một thiên văn học khả thể - và đặc biệt là mặt trời - nguồn gốc  ý nghĩa của các họa tiết được tìm thấy trên các hiện vật khác nhau ở Bán Pha, bao gồm (1) ZT Xu và YT Jiang, trong Nghiên cứu Cổ đại về các vết đen Mặt trời ở Trung Quốc và ứng dụng cho hiện đại (Nam Kinh: Nam Kinh UP, 1989), và (2) David Pankenier, ZT Xu, và YT Giang, trong  Cổ Thiên văn Đông Á (Amsterdam: Overseas PublishersAssociation PublishersAssociation [Gordon and Breach Science Publisher Imprint], 2000), p. 1–2.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong nền văn hóa Lương Chử, bao gồm cổ vật ngọc khí và đồ gốm cùng các loại đồ đá, tổng số cổ vật ước tính trên 80.000 cổ vật ở Trung Quốc và khắp nơi trên thế giới. Những cổ vật này sẽ giúp cho chúng ta có những sự phân tích mối tương quan về lịch sử, văn hóa, tôn giáo giữa chúng một cách hợp lý:

 

- Giai đoạn Ngọc Khí Lương Chử và kể cả các vùng văn hóa phía Bắc Dương Tử, Hoàng Hà mà các nhà nghiên cứu cho rằng đó là thời Đá Mới, điều này là không hợp lý bởi chúng được dùng trong tế tự và biểu trưng tôn giáo, thần thánh, hiện nay niên đại khoảng 3200-2200 Trước Dương lịch.

 

Tử Long ngọc - văn hóa Hồng Sơn

dragoncoiled.jpg

 

- Giai đoạn này cũng đã thuộc về thời Hạ Vũ (khoảng hơn 2200 Trước Dương lịch), đây là nền văn hóa hạ lưu Nam Dương Tử, vùng Chiết Giang. Biểu trưng văn hóa ngọc khí Lương Chử bao gồm 3 món ngọc khí: ống tông, đĩa bích và rìu Việt. Theo nhận xét của Tạ Đức trong Nguồn gốc người Việt người Mường: ống tông: tượng trưng cho tổ tiên, đĩa bích cho trời, rìu Việt cho người, dân tộc Việt là chính xác. Trong đó, ống tông cũng biểu tượng cho Đất. Truyền thuyết về Hạ Vũ nổi trội vùng Chiết Giang, Giang Tô, An Huy và các ngôi mộ vùng An Huy đều có chứng tích truyền thuyết này, đặc biệt trong mộ có rất nhiều rìu Việt.

 

Ống tông, đĩa bích, rìu Việt

250-015.JPG

 

- Thời kỳ này, học thuyết Âm Dương Ngũ Hành đã được trình bày trên cổ ngọc rồi, các ngọc khí vùng An Huy tức thuộc châu Kinh, Dương nhà Hạ.

 

Mộ vùng An Huy với rìu Việt

archaeological-excavation-site-ling-jia-

 

- Truyền thuyết nổi trội về Hạ Vũ tại tỉnh An Huy là Hạ Vũ với con kỵ vật là con lợn thần, thể hiện ý nghĩa ông đã trị được mọi thú tính trong con người và "hóa thần" tức đắc đạo, thời kỳ này Đạo giáo nổi trội nhất.

 

Lợn ngọc 58kg vùng An Huy

new-neolithic-excavated-relics-2.jpg?w=3

 

 

- Sự ảnh hưởng văn hóa ngọc khí với 3 biểu tượng ống tông, đĩa bích, rìu Việt lên toàn bộ nền văn hóa Bắc Dương Tử sau đó là không thể bàn cãi, chúng kéo dài cho tới thời Đông Chu, điều này đã chứng tỏ văn hóa Lương Chử đã thống trị Bắc Dương Tử dựa trên nền tảng chế độ chính trị của người Việt, đấy chính là thời Hạ Vũ thay Ngu Thuấn tại Trung Quốc, cha Hạ Vũ là ông Cổn tất nhiên là người Chiết Giang, làm quan thời Ngu Thuấn. Do vậy, 3 ngọc khí biểu tượng đại diện cho nền văn hóa Việt bao trùm Bắc Dương Tử không thể quá 2200 Trước Dương lịch.

 

- Tầm ảnh hưởng của các biểu tượng trên về phía Nam Dương Tử còn lại là không đáng kể, điều này lại chứng tỏ một lần nữa tầm ảnh hưởng chính trị và văn hóa Lương Chử ở trên là hợp lý.

 

- Liên quan ngọc khí nổi trội vùng Hoàng Hà trước thời nhà Hạ đó là ngọc khí Hồng Sơn, chúng có những đặc trưng riêng biệt khác với ngọc khí Lương Chử nhưng về mặt tôn giáo, thần thánh, ý nghĩa biểu tượng đều tương tự nhau. Trước thời Hạ đó là thời Đường Nghiêu, Ngu Thuấn và các chút chít của Hoàng Đế. Như vậy, bắt buộc phải tìm cho ra mối quan hệ giữa ngọc khí Long Sơn, Hồng Sơn và đồ gốm trước đó nữa.

 

- Các ngôi mộ Lương Chử thời kỳ này chưa có văn hóa đồng thau, tương tự như thế với Bắc Dương Tử. Khu mộ Lương Chử với ngọc khí chứng tỏ đây là vùng của vương triều Việt, dòng hoàng tộc, bao gồm có thể cả các quan quyền hay thầy tư tế Lương Chử nữa.

 

- Do vậy, văn hóa nhà Hạ - Nhị Lý Đầu thời Hạ Vũ vùng Nam Hoàng Hà (trung tâm Erlitou vùng sông Lạc với truyền thuyết Hạ Vũ được Lạc và Hồng Phạm Cửu Trù ) bao trùm toàn bộ Trung Quốc, sau đó cũng trong thời nhà Hạ sau này mới phát triển đồ đồng, nởi trội là đồ đồng khảm đá và các loại cốc rựu cao chân có cổ bằng đồng, đỉnh đồng, sau này đồ đồng Thương phát triển từ văn hóa Nhị Lý Đầu mà ra.

 

Giáp đồng khảm đá hình chiếc xẻng văn hóa Nhị Lý Đầu, hoa văn thao thiết "con rắn"

354px-thumbnail.jpg

 

Rìu Việt đồng khảm đá văn hóa Nhị Lý Đầu, 12 hoa văn chữ + bên ngoài là 12 tháng, 6 chữ + bên trong biểu tượng cho "Ngũ vận Lục khí"

yue-shanghai-museum.jpg

 

- Việc Hạ Vũ lấy vợ Đồ Sơn Thị là vùng Đồ Sơn, Hải Phòng mà các sách sau viết là hợp lý, việc giúp cho phương pháp trị thủy và Hồng Phạm Cửu Trù chính là từ Văn Lang, đất tổ Việt Chiết Giang chứ từ đâu.

 

- Trước đó, có một sự kiện Văn Lang giao hảo với thời vua Nghiêu (2357-2258 TDL) bằng rùa thần trên lưng khắc chữ Khoa đẩu, đây là thời kỳ xa nhất có trong chính sử Trung Quốc tại cuốn Kinh Thư.

 

- Sau này, thời Thiên Ất nhà Thương đã tấn công Văn Lang lấy được 3 tỉnh Hồ Nam, Chiết Giang, Giang Tây và cổ vật còn lại tại Văn Lang sau trận chiến là nha chương đá Phùng Nguyên và Xóm Rền, riêng chứng tính vũ khí đồng Thương cần xác định thêm, bao hàm toàn bộ vùng Nam Dương Tử.

 

Nha chương Xóm Rền

news220107022456Phat%20hien%202%20nha%20

 

Nha chương Phùng Nguyên

nha%20chuong3.jpg

 

- Nha chương đã đi theo các pháp sư (Đạo giáo) trong đội quân Thương tấn công Văn Lang, mục đích là dùng trong tế tự chiến tranh, tử sĩ trong các trận chiến và chiêm bốc, nha chương xuất hiện trong những ngôi mộ giàu có thời Phùng Nguyên đã chứng tỏ đây là các ngôi mộ của các thủ lĩnh Văn Lang, và nha chương cùng bộ đồ tế lễ là chiến lợi phẩm của chiến thắng. Tuy nhiên, sau chiến tranh các nha chương cũng có thể thuộc về các pháp sư người Việt trong vương triều, còn vua quan vương triều không giữ chúng.

 

- Mặc dù vậy, vùng Chiết Giang thời kỳ này vẫn là một bộ của nước Văn Lang, tức Ư (U) Việt, vì vậy phải tồn tại nền văn hóa bao trùm đó là văn Hóa Văn Lang và Hùng Vương, thời Hạ Vũ tương ứng với đời đầu Hùng Vương Thứ IV: "Chính là biểu tượng rìu Việt".

 

Rìu Việt - Yue (Rìu là chữ "Hoàng" giáp cốt văn, còn chữ "Đế" là cho cả Văn Lang và Trung Quốc), mũ chiếc rìu Việt dưới đây thể hiện viền: ngắn - dài - ngắn tương ứng quái Ly, phương Nam, trên Hậu Thiên Bát Quái.

img-14c3619cd6310d0fcc7853d3eec22863.jpg

 

- Theo truyền thuyết thì sau khi Hạ Vũ chia "thiên hạ" thành chín châu (cửu châu), lấy đồng của các châu đúc thành chín đỉnh (cửu đỉnh), khắc tinh hoa phong cảnh của chín châu vào Cửu Đỉnh, mỗi Cửu Đỉnh tượng trưng cho một châu, toàn bộ cất giữ tại kinh đô nhà Hạ. Vì thế, Cửu Đỉnh trở thành biểu trưng cho quyền uy của chính quyền phong kiến và sự thống nhất quốc gia. Từ đó có câu nói "Có được Cửu Đỉnh là có được thiên hạ". Tất nhiên, thời Hạ Vũ chưa đúc đồ đồng, cho nên Cửu Đỉnh này thuộc về gần cuối nhà Hạ, lúc này đồ đồng đã phát triển rồi.

 

Đỉnh thời Hạ, văn hóa Nhị Lý Đầu

Xia-bronze2.jpg

 

Truyền thuyết, 1 đỉnh bị rơi xuống sông Tứ Thủy thời Tần và sau đó các triều đại đi tìm.

 

Tìm kéo được chiếc đỉnh bị mất dưới đáy sông Tứ Thủy, 6 người kéo đỉnh là chòm sao Nam Đẩu

18-141DD390A446D2AC616.png

 

Cửu Đỉnh
九鼎

Bảo vật truyền quốc cổ đại, dùng làm tượng trưng cho chính quyền một nước

Theo sách " Tả Truyện 左傳 " thì vua nhà Hạ ra lệnh cho châu mục của " Cửu Châu 九州 " đem cống hiến đồng để đúc cửu đỉnh, sau khi làm xong, thi ghi lên thân đỉnh hình vẽ sông núi, sơn xuyên, và những vật lạ kỳ của khắp mọi nơi, sau đó đem cửu đỉnh bầy ở ngoài cửa cung, để tiện cho người ta biết được nơi nào, chỗ nào là chỗ thần linh hay ma quỷ, để mà tránh điều hung, lựa điều cát.

Tương truyền rằng việc làm của vua nhà Hạ được " thiên đế 天 帝 " tán đông và phù hộ. Cửu đỉnh ra đời đã mang sẵn ngay một sắc thái thần bí. Nhà Hạ dùng đồng của cửu châu để đúc cửu đỉnh, chẳng những nhằm tượng trưng cho cửu châu, đồng thời biểu thị là nhà Hạ là chủ nhân của cửu châu, thực hiện được sự thống nhất thiên hạ.

Sau đó, cửu đỉnh được coi là tượng trưng của quyền lực, và trở thành vật " truyền quốc chi bảo 傳國 之 寶 " của nước Tầu.

Khi nhà Hạ bị tiêu diệt, cửu đỉnh truyền vào tay nhà Thương. Nhà Thương mất, cửu đỉnh sang tay nhà Chu. Chu Thành Vương đem cửu đỉnh bầy ở ấp Gíap Nhục (nay thuộc Lạc Dương tỉnh Hà Nam), để cho người ta biết rằng " mệnh trời " qui về nhà Chu. Cho nên trong ngôn ngữ, người Tầu có từ ngữ " vấn đỉnh 問鼎 ", để chỉ sự tranh đoạt quyền lực, và từ "định đỉnh 定鼎 " chỉ sự thiết lập chính quyền. Còn thời tam quốc thì gọi là " tam phân đỉnh túc 三 分 鼎 足 ".

Còn vấn đề hịên nay cửu đỉnh đó nay ở đâu' thì do lịch sử ghi không thống nhất, có thuyết cho rằng Tần Chiêu Vương đem cửu đỉnh về nước Tần, nên khi nước Tần bị diệt vong, thi cửu đỉnh thất tung. Còn có thuyết cho rằng khi Tần Chiêu Vương đem cửu đỉnh về nước Tần, thì một chiếc bị rơi xuống sông Tứ Thuỷ, còn lại tám chiếc mới mang vào Tần. Một thuyết khác nữa cho là dưới thời vua Chu Hiển Vương, cửu đỉnh bị chìm ở sông Tứ Thuỷ ở Bành Thành, nên khi Tần Thuỷ Hoàng năm 219 t CN' trên đường qua Bành Thành, cho hơn một ngàn người xuống mò tìm ở sông Tứ Thuỷ nhưng không thấy.

 

Tạ Đức với Nguồn gốc người Việt người Mường là có tầm nhìn bao quát và rộng lớn, tuy nhiên ông cũng đã có một sai sót trầm trọng,  làm sai lạc toàn bộ nhận định sau này của ông đó chính là chấp nhận thời Hùng Vương bắt đầu từ thế kỷ VII Trước Dương lịch của các tác giả trước đó. Tất nhiên, nguồn gốc người Việt từ Thiểm Tây là sai một cách đơn giản rồi, muốn giải vấn đề này phải có dữ liệu toàn thế giới và hiểu thuyết Âm Dương Ngũ Hành nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua việc nghiên cứu thời ngọc khí vùng Chiết Giang - Nam Dương Tử và Bắc Dương Tử chúng ta có một mốc quan trọng đó là thời vua Hạ Vũ, đồng thời di vật khảo cổ Phùng Nguyên và Xóm Rền là nha chương và qua đá cũng đưa ra một dữ kiện lịch sử vô cùng quan trọng đó là trận tấn công Văn Lang của nhà Thương thời Thiên Ất - khoảng 1600 TDL. Không chỉ vậy, các ngọc khí vùng An Huy tức thuộc châu Kinh - Dương thời nhà Hạ cũng đã phản ánh cụ thể về thuyết Âm Dương Ngũ Hành, được xem là những chứng cứ xưa nhất của thời ngọc khí về học thuyết này ở Bắc Dương Tử.

 

Hậu thiên Bát quái - Hà đồ

Ngọc khí An Huy

ldy250954401.jpg

 

Do vậy, cần phải tìm được mối quan hệ lịch sử, văn hóa của Văn Lang bao trùm Nam Dương Tử, cũng như mối quan hệ nguồn gốc của thuyết Âm Dương Ngũ Hành là như thế nào:

 

- Họ Hồng Bàng: họ Hùng__ liên quan đến truyện về con gấu thời Đại Vũ, họ Hùng nước Sở, chòm sao Đại Hùng và Tiểu Hùng con gấu, các chữ cổ Đế, Hoàng, Vương: cổ vật ngọc khí thời Hạ đã có biểu tượng Hoàng bằng ngọc khí rồi,...

 

- Đế Minh chia đôi nước, Bắc Dương Tử giao cho Đế Nghi và Nam Dương Tử giao cho Kinh Dương Vương: truyện Họ Hồng Bàng, truyện sự tích Ông Táo.

 

- Năm lên ngôi Kinh Dương Vương (có lẽ cho cả Đế Nghi) 2879 TDL.

 

- Lạc Long Quân và Âu cơ với truyền thuyết 100 trứng tức Hà đồ - Lạc thư (sử dụng con số từ 1.. 10) với tổng độ số 55-45, truyện Lạc Long Quân diệt hồ tinh, ngư tinh và mộc tinh.

 

- Hùng Quốc Vương (Hùng Vương III) lập nước Văn Lang với 15 bộ, kinh đô đóng ở Phong Châu - bộ trung tâm, chưa chép tên kinh đô là gì (đời cuối chi tương ứng thời vua Nghiêu): truyện Trầu cau, Chử Đồng Tử và Tiên Dung - có liên quan đến truyện Đầm nhất dạ, truyện Vua Hùng chọn đất đóng đô.

 

- Hùng Hoa Vương (Hùng Vương IV) tức Sơn Tinh làm vua, chuyển chi từ Hùng Vương III sang Hùng Vương IV (cùng thời kỳ vua Đại Vũ nhà Hạ): truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, Đã hoàn thành Hồng Phạm cửu trù (hoàn thiện học thuyết Âm Dương Ngũ Hành) và chuyển giao cho vua Đại Vũ?

 

- Văn Lang giao hảo với vua Nghiêu bằng rùa thần khắc chữ Khoa đẩu, vua Nghiêu sai người chép lịch rùa.

 

- Vua Đại Vũ áp dụng Hồng phạm cửu trù trong việc trị nước và cách trị thủy từ Văn Lang, ông lấy vợ người Hải Phòng, ông cũng tổ chức hội họp chư hầu trên núi Cối Kê ở Chiết Giang. Thời ngọc khí Hạ Vũ (xa nhất) ống tông, đĩa bích, rìu Việt được phổ biến nhưng chưa thấy đồ đồng. Đạo giáo và thờ Tổ Tông thời kỳ này phát triển mạnh mẽ với nhiều cổ vật ngọc khí liên quan.

 

Pháp sư tế lễ

20140122102512712.png

 

- Nhà Thương tấn công Văn Lang vào thời Thiên Ất: tức thời Hùng Vương VI Hùng Hồn Vương, sau Hùng Vương VI truyền ngôi cho Lang Liêu tức Hùng Vương VII, chuyển chi: truyện Bánh chưng bánh dầy, truyện Thánh Gióng, truyện Việt tỉnh, chế tạo trống đồng Đông Sơn? niên đại trên hoa văn trống Ngọc Lũ thể hiện thể kỷ nào đã sản xuất và so sánh tương đối tới trống hoa văn Thương Sumitomo và Hồ Bắc thời Ân muộn (trống đồng hai mặt biểu tượng, không đánh được).

 

- Nhà Ân tấn công Văn Lang nhằm mở rộng lãnh thổ suốt dòng Dương Tử, tấn công Quý Châu thời Vũ Đinh: tức thời Hùng Vương___: lễ hội Thánh Gióng giết nữ tướng Ân.

 

- Văn Lang giao hảo với nhà Chu qua việc hiến chim trĩ trắng: tức thời Hùng Vương ____, truyện Trĩ trắng và Dạ xoa vương.

 

- Chu Văn Vương có Hà đồ:

  + Chu tượng trưng màu đỏ, trị vì phương bắc, người phương bắc: Hà đồ, thuận.

  + Hạ Vũ tượng trưng màu đen, trị vì phương bắc, người phương nam: Lạc thư, nghịch,

 

Thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên, theo các nhà nghiên cứu từ 2500-1500 TDL và sau này là 2000-1500 TDL, di vật qua đá và nha chương cho thấy một số ngôi mộ ở thời Thiên Ất khoảng 1600 TDL. Di vật đồng Phùng Nguyên rất nhỏ và hiếm, cho thấy sự phát triển đồ đồng ở Văn Lang thua kém Trung Quốc thời cuối Hạ, đầu Thương rất nhiều.

 

Các nền văn hóa đồ gốm Trung Quốc đều xác định trong khoảng 3000-2000 TDL, cho thấy gốm Phùng Nguyên phải tương đương, di chỉ Phùng Nguyên đã khai quật là không nhiều so với toàn bộ lãnh thổ miền Bắc Việt Nam và các vùng văn hóa miền Nam Việt Nam.

 

Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành phải ánh qua di vật ngọc khí tỉnh An Huy, ít nhất thời nhà Hạ, với truyền thuyết Hạ Vũ được Lạc thư và Hồng phạm cửu trù, thời kỳ này đã vượt niên đại xa nhất của văn hóa Phùng Nguyên ít nhất là 300 năm trước, vậy học thuyết này phản ảnh là sở hữu của Văn Lang với dữ liệu nào, qua Đại Vũ với văn hóa thời kỳ này hay lịch rùa thời vua Nghiêu?

 

Tuy nhiên, cho thấy rằng thời Kinh Dương Vương là thời kỳ đồ gốm, chưa phát hiện đồ đồng do đã quá niên hạn Phùng Nguyên, nhưng trong thuyết Âm Dương Ngũ Hành qua Kinh Dịch với thời các bậc tiền nhân tối cổ Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế đã phản ánh hành Kim - Ngũ Hành rồi?

 

- Quặng kim loại và sắt thiên thạch, hoặc dùng thần thông nhận biết.

- Phục Hy với Bát quái.

- Thần Nông với thuốc chữa bệnh.

- Hoàng Đế với các loại công cụ...

- Thương Hiệt quan ngự sử thời Hoàng Đế với chữ viết.

- Đạo giáo và thờ Tổ Tông.

- Dọi se sợi.

- Công cụ đá.

- Đồ gốm và biểu tượng hoa văn, chữ viết...

- Trang sức gốm, đá...

 

 

Văn hoá Phùng Nguyên

 

 Văn hoá Phùng Nguyên được phát hiện năm 1959 cách ngày nay khoảng 4000 năm, địa bàn phân bố chủ yếu ở một số tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hà Nội …. Văn hoá Phùng Nguyên là nền văn hoá mở đầu cho thời đại đồng thau ở Việt Nam. Đây là thời kỳ con người đã phát hiện ra kỹ thuật luyện kim (kim loại đồng) một nguyên liệu quan trọng giúp con người chế tạo những công cụ và vũ khí hiệu quả hơn trong quá trình chinh phục thiên nhiên và cải tạo cuộc sống của chính mình. Những dấu tích của nền văn hoá này hầu hết là các di chỉ cư trú ngoài trời, phân bố ở những vùng chân đồi núi, ven sông suối, trên những thềm sông, những gò đồi cao ở vùng đồng bằng và miền ven biển… Với một khối lượng di vật lớn phong phú về chất liệu, đa dạng về loại hình đã được phát hiện cho thấy nền kinh tế thời kỳ này phát triển hơn so với thời kỳ trước đó, đặc biệt là nông nghiệp, chăn nuôi. Với sự phổ biến của các công cụ săn bắn, đánh cá như mũi tên, mũi lao, chì lưới… chứng tỏ săn bắn, hái lượm vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế thời kỳ này.

 

    - Nghề chế tác đá: Sưu tập di vật phong phú bao gồm công cụ sản xuất, thành phẩm và bán thành phẩm phát hiện tại công xưởng chế tác đồ trang sức tại Tràng Kênh (Hải Phòng) đa dạng về loại hình, tinh tế về kỹ thuật, chứng tỏ kỹ thuật chế tác đá thời kỳ này đã đạt đến đỉnh cao. Hầu hết những công cụ và đồ trang sức bằng đá đều được mài nhẵn, kích thước nhỏ nhưng hết sức tinh tế như: đục, mũi khoan, cưa, khuyên tai, nhẫn, vòng đeo tay, hạt chuỗi … Đặc biệt tượng người đàn ông bằng đá phát hiện ở Văn Điển (Hà Nội) còn mang đậm yếu tố phồn thực của cư dân nông nghiệp.

 

    - Nghề làm gốm: Là một nghề thủ công phát triển trong giai đoạn này, đa số đồ gốm được làm bằng bàn xoay nên có độ dày mỏng đều đặn, cân đối. Người Phùng Nguyên đã biết pha thêm cát hoặc các tạp chất khác như bã thực vật vào xương gốm làm cho gốm không bị biến dạng khi phơi hoặc nung ở nhiệt độ cao. Các hoạ tiết hoa văn trang trí đa dạng, phong phú như khắc vạch kết hợp văn đập, hoa văn chữ S, hoặc hoa văn hình tam giác đối xứng tạo thành dải băng mềm mại… Những dọi xe chỉ và những công cụ lao động bằng đá có kích thước nhỏ chứng tỏ nghề xe sợi, dệt vải, làm đồ gỗ cũng đã khá phát triển.

 

    - Nghề đúc đồng: Tuy chưa tìm thấy công cụ lao động bằng đồng nhưng trong một số di chỉ thời kỳ này đã phát hiện một số cục đồng thau và những gỉ đồng, điều đó đã chứng tỏ người Phùng nguyên đã biết luyện kim đồng. Qua phân tích thành phần kim loại đó là những hợp kim đồng thau được pha trộn từ đồng thiếc hay chì

   
    Đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

tl_vhpn1.gif
   

baotanglichsu.vn

 

 

Đôi nét về đồ đá văn hóa Phùng Nguyên

   

Trong phổ hệ các văn hóa cổ đại ở lưu vực sông Hồng, Bắc bộ Việt Nam: Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn thì văn hóa Phùng Nguyên có một vị trí đặc biệt quan trọng. Văn hóa Phùng Nguyên là cội nguồn, cốt lõi của sự phát triển văn hóa các giai đoạn muộn hơn.

 

cvth2013091340423151-7bc1-4259-8be1-9400

Văn hóa Phùng Nguyên là giai đoạn mở đầu cho quá trình hình thành dân tộc và quốc gia của người Việt cổ. Nhiều nhà nghiên cứu coi Phùng Nguyên như một giai đoạn mở đầu cho quá trình hình thành nhà nước đầu tiên: Nước Văn Lang ở miền Bắc Việt Nam.

Di chỉ Phùng Nguyên được lấy làm tên xác lập cho nền văn hóa Phùng Nguyên tọa lạc tại xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ - cái nôi của vùng đất tổ Hùng Vương. Di chỉ Phùng Nguyên đã được các nhà khảo cổ học Việt Nam phát hiện và khai quật nhiều lần, trên diện tích rộng khoảng 4.000m2 trong những năm từ 1959 đến 1970.

Cho tới nay, hơn 60 di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên đã được phát hiện. Các di tích này phân bố trong phạm vi rộng khắp châu thổ Bắc Bộ, chủ yếu là dọc theo lưu vực các con sông lớn: như sông Hồng, sông Lô, sông Thao, sông Đà, sông Đáy… tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh…

Niên đại văn hóa Phùng Nguyên được xác định từ khoảng 4.300 năm đến khoảng 3.500 - 3.400 năm cách ngày nay (Di chỉ Xóm Rền (Phú Thọ) thuộc giai đoạn giữa, có niên đại C14 là 4.190 ± 50 BP). Các nhà nghiên cứu chia sự phát triển liên tục của văn hóa Phùng Nguyên qua 3 giai đoạn: sớm - giữa và muộn. Ở giai đoạn muộn, người Phùng Nguyên đã tràn xuống cư trú ở vùng đồng bằng thấp ven vịnh Hà Nội. Di chỉ Văn Điển, Tân Triều (Thanh Trì – Hà Nội) và gần đây đã phát hiện di chỉ Phùng Nguyên muộn tại di tích Đàn Xã Tắc (Đống Đa - Hà Nội)... đã xác thực điều đó.

Về di tích, cơ bản văn hóa Phùng Nguyên bao gồm các loại hình: di chỉ cư trú. Có những di chỉ có diện tích rộng 2 - 3 vạn m2 như: Phùng Nguyên (Phú Thọ), Văn Điền (Hà Nội)... Di chỉ cư trú kết hợp với xưởng chế tác công cụ và đồ trang sức bằng đá: Hồng Đà (Phú Thọ), Tràng Kênh (Hải Phòng), Bãi Tự (Bắc Ninh)... Di chỉ cư trú - mộ táng: Lũng Hòa, Đồng Đậu (Vĩnh Phúc), Xóm Rền (Phú Thọ)…

Nhiều di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên đã được các nhà khảo cổ trong và ngoài nước khai quật nhiều lần và nghiên cứu kỹ lưỡng, nhiều vết tích của nền nhà, lỗ chôn cột, bếp lửa, hố đất đen… đã được ghi nhận trong tầng văn hóa của nhiều di tích.

Về hiện vật, văn hóa Phùng Nguyên được xác định nằm trong khung niên đại sơ kỳ thời đại đồng thau. Vào giai đoạn này, đồ đồng mới chỉ manh nha hé lộ khi trong tầng văn hóa chưa tìm thấy những hiện vật đồng định hình mà mới phát hiện những cục xỉ đồng, dây đồng, mảnh đồng nhỏ… Sự có mặt của xỉ đồng là bằng chứng xác đáng nhất chứng minh cho việc đúc đồng tại chỗ. Người Phùng Nguyên đã biết tới nghề luyện đồng, dần dần đã nắm chắc được kỹ thuật luyện đồng để truyền lại cho chủ nhân các lớp văn hóa tiếp sau.

Đồ đá mới chính là đỉnh cao của sự tiến bộ, người thời văn hóa Phùng Nguyên đã nắm chắc được nhiều tri thức về các loại chất liệu đá, giá trị sử dụng và những kỹ thuật tương thích cho từng loại nguyên liệu đá. Gắn liền với sự tồn tại của văn hóa Phùng Nguyên là sự phát triển phổ biến của đồ đá. Trong mọi nơi cư trú của người cổ, ngoài đồ gốm ra thì hầu như tài sản chính của họ là đồ đá ở dạng công cụ sản xuất, vũ khí và đồ trang sức.

 

cvth20130913bc1da539-f08c-4146-a5c2-35ba

Người thời văn hóa Phùng Nguyên đã sử dụng nhiều loại nguyên liệu đá như: Bazalt, Diabazer, Spilite, Silic, đá sa thạch, diệp thạch… Nhưng đặc trưng nhất, tạo nên sự khác biệt nổi bật của đồ đá văn hóa Phùng Nguyên so với các văn hóa khác là việc sử dụng phổ biến đá ngọc Nephrite để chế tác các loại hình di vật chủ chốt, từ công cụ sản xuất (rìu, đục…) tới các loại hình di vật thể hiện đời sống tinh thần (đồ trang sức), vũ khí hay vật thể hiện quyền lực (nha chương, qua, giáo…).

Người Phùng Nguyên đã sử dụng thuần thục các kỹ thuật chế tác đồ đá: ghè đẽo, cưa, khoan, tiện, mài, đánh bóng…. kể cả trên đá ngọc Nephrite có độ rắn rất cao. Điều đó chứng tỏ đã đạt tới đỉnh cao của trình độ chế tác đồ đá.

Công cụ sản xuất bằng đá thời văn hóa Phùng Nguyên với các loại hình: rìu, bôn, đục, dao, liềm, lưỡi cưa, mũi khoan... thường được mài nhẵn, có kích thước nhỏ, đa dạng và đồ trang sức bằng đá rất phổ biến trong đời sống cư dân. Các nhà khảo cổ học cho rằng do hình thành và phát triển những công xưởng chuyên sản xuất đồ trang sức như Hồng Đà, Bãi Tự, Tràng Kênh với trình độ kỹ thuật chế tác cao và điêu luyện mới sản xuất ra các loại sản phẩm như: vòng đeo, vật đeo, hạt chuỗi các loại… Đặc biệt các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở Tràng Kênh (Hải Phòng) bộ dụng cụ chuyên dùng trong chế tạo đồ trang sức bằng đá Nephrite bao gồm: mũi khoan đá, cưa đá, các loại bàn mài, rìu, đục, đột tròn…

Vòng đá Phùng Nguyên với nhiều kiểu mặt cắt đa dạng: tròn, chữ nhật, bán nguyệt, thấu kính nhưng đặc trưng nhất là vòng có mặt cắt hình chữ T, xung quanh có những đường gờ tiện nổi song song. Vòng đá khá phổ biến trong các di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên nhưng chỉ là các mảnh vòng, hầu như chưa tìm thấy một tiêu bản vòng đá nguyên vẹn. Vật đeo hình đuôi cá khá phổ biến trong đồ trang sức văn hóa Phùng Nguyên, nhưng độc đáo nhất vẫn là vật đeo hình tượng người đàn ông duy nhất tìm thấy ở di chỉ Văn Điển (Hà Nội).

Một loại hình hiện vật “đá” đặc biệt mới chỉ phát hiện được trong văn hóa Phùng Nguyên là “nha chương”. Đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng “nha chương” là vật thể hiện quyền lực. “Nha chương” mới chỉ phát hiện được ở di chỉ Phùng Nguyên và Xóm Rền với số lượng không nhiều, chúng đều được chế tác bằng đá ngọc Nephrite với trình độ kỹ thuật cao và điêu luyện.

Có thể nhận thấy : Với những đặc trưng nổi bật về chất liệu đá ngọc Nephrite, với trình độ kỹ thuật chế tác đạt đến đỉnh cao đã sáng tạo ra một số ít loại hình cổ vật độc đáo ở miền Bắc Việt Nam, chúng được gọi là đồ đá thời văn hóa Phùng Nguyên vẫn đang thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu khảo cổ trong và ngoài nước.

Mặc dù ở nước ta đã có nhiều cuộc khai quật phát hiện được đồ đá thời văn hóa Phùng Nguyên, nhưng thực tế thu được không nhiều hiện vật còn nguyên vẹn. Hiện chỉ có Bảo tàng Lịch Sử Quốc gia Việt Nam, một vài bảo tàng tỉnh phía Bắc có trưng bầy một số hiện vật đồ đá thời văn hóa Phùng Nguyên, nhưng số lượng hiện vật rất ít so với các loại hình cổ vật khác.

Các nhà khảo cổ cho rằng các tiêu bản “nha chương” và đồ đá công cụ sản xuất, trang sức thuộc văn hóa Phùng Nguyên có thể so sánh về mặt loại hình tương đương với những tiêu bản tương tự ở di tích Tam Tinh, Kim Sa (Tứ Xuyên, Trung Quốc) về mặt niên đại. Ở Trung Quốc đã có không ít “nha chương”, đồ đá cổ được làm giả tinh xảo để đáp ứng nhu cầu những người thích sưu tập đồ đá.

Đã thành quy luật khi cổ vật đã qúy, hiếm thì ắt sẽ có nơi, có người làm giả để kiếm lời.

 

cvth20130913f0d043be-2e41-4557-b9c3-8439

TS.Vũ Quốc Hiền
P.GĐ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Cổ vật tinh hoa ( Nguồn: mangcovat.com.vn)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Định vị không gian và vị trí địa lý giữa Bắc và Nam Dương Tử, Văn Lang Nam Dương Tử theo quy ước bản đồ với phương Nam ở trên, tức trong các sách Lý học cổ với Hà đồ và Lạc thư với phương Nam ở trên, điều này dẫn đến Hậu Thiên Bát quái sẽ tương đương. Điều này là rất quan trọng vì Bắc Dương Tử quy ước bản đồ ngược lại.

 

Đế Minh (chữ Hán: 帝明) là một nhân vật mang tính truyền thuyết , theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, chép tại Kỷ Hồng Bàng Thị thì ông là cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông. Ông là anh sinh đôi của đế Nghi, sau này nhân đi tuần phương nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vũ Tiên, sinh ra Lộc Tục (Kinh Dương Vương). Đế Minh thấy Lộc Tục thông minh lanh lợi định truyền ngôi cho nhưng Lộc Tục không chịu nên ông đã chia đất nước làm 2 phần lấy sông Dương Tử làm giới tuyến, phía bắc giao cho đế Nghi còn phía nam giao cho Lộc Tục gọi là nước Xích Quỷ.

 

Sau khi chia đôi nước, Đế Minh sống tại Xích Quỷ, giúp Kinh Dương Vương trị vì đất nước. Trong truyền thuyết nói: "Đế Minh nhân đi tuần thú phương nam mà gặp nàng con gái Vũ Tiên", điều này hiểu là từ kinh đô Văn Lang đi về phía Ngũ Lĩnh tức phương Nam hay tương đương quy ước bản đồ Văn Lang là Nam ở trên, bắc ở dưới là vì vậy.

 

Đây là một trong những mắt xích chính của học huyết Âm Dương Ngũ Hành trong mối quan hệ giữa Bắc và Nam Dương Tử. Đồng thời, cũng nên hiểu là kim chỉ nam hay đá từ tính đã được khám phá.

 

Nhị hà một dải quanh co,

Chính thực chốn ấy Đế đô Hoàng bào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghĩ giải lao, hãy cùng thưởng thức một bài hát rất tuyệt vời, phải nói là rất hay, một niềm tự hào to lớn, lạc quan và yêu đời của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Tôi chưa thấy album riêng nào cho ông, bài nào cũng lạc quan, hào sảng, tự do nhưng cũng rất dạt dào tình cảm như vậy, chẳng hạn: Có chúng tôi trên hải đảo xa xôi, Bạch Long Vỹ đảo quê hương, Chiều trên bến cảng, Đảng là lẽ sống của tôi, Hà Nội một trái tim hồng, Khâu áo gửi người chiến sĩ, Mời anh đến thăm quê tôi, Quê tôi miền trung du, Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Bài ca xây dựng, Màu xuân đất nước, Đường làng em, Tình em biển cả... Một thiên tài âm nhạc.

 

Tình yêu là một nữ thần kiều diễm, chứ sao lại là một ông đực rựa không vợ, chẳng bồ có cái tên là "Thánh" Valentine! Chán ngấy đến tận óc.

 

Chim ăn ong tặng mồi

chimanong2.jpg

 

Trong văn hóa Việt, nữ thần tình yêu là công chúa Tiên Dung (Chử Đồng Tử). Ngày lễ hội là mùng 7 tháng Bảy âm lịch, biểu tượng là bông hoa phù dung có 3 màu sắc biến đổi trong một ngày: sáng, trưa, chiều, thể hiện tình yêu qua từng giai đoạn của một đời người, món quà sính lễ là trầu cau muôn đời. Làm quái gì là ông đực rựa kia (sorry "nắm").

 

Trong các nền văn hóa thế giới, tất cả đều là nữ thần tình yêu. Trong tự nhiên cũng vậy, các loài chim và động vật cũng coi giống cái là biểu hiện của tình yêu.

 

Tình Em Biển Cả

Sáng tác: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn
Trình bày: Ca sĩ Kiều Hưng

 

205505baoxaydung_image001.jpg

 

Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay
Chưa có khi nào lòng ta mê say
Sóng nước trùng dương dài theo bờ cát
Những dãy đảo xa nằm nghe biển hát.

 

Theo những cánh chim trời mây bao la
Con sóng đung đưa thuyền ra khơi xa
Vẫn mang tình em mùa xuân rực rỡ
Giếng nước bờ tre đồng thơm giạ lúa.

 

Biển sóng mênh mông màu xanh yêu thương
Đất nước quê hương lồng lộng gió muôn phương
Những câu hát về hòn đảo xa hùng vĩ
Những năm tháng là bản hùng ca biển khơi dũng sĩ
Như ngọn hải đăng sáng chói chiến công!

 

Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay
Chưa có khi nào lòng ta mê say
Những cánh buồm dong chạy theo dòng cá
Những dãy đảo xa đẹp như bài thơ.

 

Theo những cánh chim biển trời xanh trong
Con sóng đi theo thời gian mênh mông
Vẫn mang tình em mùa xuân rực rỡ
Náo nức lòng trai ngày đi biển xa...

 

 

BẠCH LONG VĨ ĐẢO QUÊ HƯƠNG

 

Bạch Long Vĩ đảo quê hương!
Em đứng trên biển Đông.thôn xanh Phù Thủy Châu
Mênh mông sóng bạc đầu.gió rì rào năm tháng
Bạch Long Vĩ đảo quê hương
Sóng vỗ bao tình thương, gió mang đi ngàn phương
Quê hương “đuôi rồng trắng” quê hương của hải bào.
Tiếng hát em vang trời cao.

 

Bạch Long Vĩ đảo quê ơi! nghe sóng xô biển khơi
Thôn xưa nhiều khổ đau nay cao lương đẹp mầu
Trúc anh đào xanh thắm Bạch Long Vĩ đảo quê ơi!
Nắng mưa trên đồi cây súng em không rời tay
Quê hương ta gửi gấm canh cho yên biển dài.
Tiếng hát em ngân càng cao.

 

Từ ngày bộ đội ta lướt sóng về đây
Tay nắm chắt tay quê ấm đường vui
Áo lá rợp thôn sẵn sàng chiến đấu
Cát trắng mưa rào, bão táp không sờn
Vẫn chung một lòng giữ đảo quê hương
Thiết tha tình thương chúng ta vùng lên chiến thắng giặc Mỹ
Dâng cao ngọn cờ Tổ quốc đang mong chờ.

 

Bạch Long Vĩ đảo quê hương
Em đứng trên biển Đông thôn xanh Phù Thủy Châu
Mênh mông sóng bạc đầu gió rì rào năm tháng
Bạch Long Vĩ đảo quê hương
Sóng vỗ bao tình thương, gió mang đi ngàn phương
Quê hương “đuôi rồng trắng”Quê hương của hải bào
Tiếng hát em vang trời cao.

 

CÓ CHÚNG TÔI TRÊN HẢI ĐẢO XA XÔI (1965)

Có chúng tôi trên hải đảo xa xôi
Bạch Long Vĩ thân yêu nắng cháy đỏ sớm chiều
Mênh mang trên đầu sóng, mênh mang trên biển Đông
Mắt trông về phía quân thù.

 

A... giữa sóng cả đại dương nuôi chí can trường
Mang yêu thương tới nơi này
Sóng gió dạn dày, cầm chắc súng trong tay.
A... dưới chiến hào hải đảo xa, sóng nước là nhà
Cho phơi sương dầm nắng, cho mưa giông biển Đông
Vẫn không nhụt chí căm thù.
Giặc Mỹ vẫn còn tàn phá quê ta
Tổ quốc ơi... Có chúng tôi trên hải đảo xa xôi.

 

Gió bốn phương reo trên hải đảo thân yêu
Mảnh đất quê hương sóng dạt dào sớm chiều.
Ôi quê hương trìu mến, ôi quê hương đảo xa
Thiết tha tình nước tình nhà.

 

A... giữa chiến hào nhìn trời cao, sao sáng quê nhà
Thêm thân yêu đất quê hương
Chí khí thêm quật cường dù gối đất phơi sương.
A... giữa sóng bạc trùng khơi canh gác biển trời
Ta trông xa ngàn hải lý, ta trông qua nơi trời xanh
Giữ cho Tổ quốc yên lành.
Giặc Mỹ vẫn còn tàn phá quê ta
Tổ quốc ơi... Có chúng tôi trên hải đảo xa xôi...

 

 

BIẾT ƠN CHỊ VÕ THỊ SÁU

Sáng tác: Nguyễn Đức Toàn.
Trình bày: Bích Liên

 

Mùa hoa lê-ki-ma nở ở quê ta miền đất đỏ
Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng
Đã chết cho mùa hoa lê-ki-ma nở
Đời mai sau còn nhắc nhở
Sông núi đất nước ơn người anh hùng
Đã chết cho đời sau...

 

Người thiếu nữ ấy như mùa Xuân
Chị đã dâng cả cuộc đời để chiến đấu với bao niềm tin
Và chết vẫn không lùi bước.
Chị Sáu đã hy sinh rồi, giọng hát vẫn như còn vang dội
Vào trái tim những người đang sống
Giục đi lên không bao giờ lui.

 

Dù hoa lê-ki-ma nở, mộ xanh vẫn còn nức nở
Khi đất nước vẫn chia làm hai miền
Đêm đến bao giờ sáng cho hoa kia nở
Mùa Xuân lan tràn xứ sở
Tôi đến hát trước nấm mồ chôn sâu người nữ anh hùng.

 

Một thời đại anh hùng.

 

Chúng ta đang sống trong thời đại quẻ Phục "nhất Dương sinh", điều kiện sinh sôi của muôn loài, nhưng phát triển mạnh nhất là loài chuột - Tý, nhưng đối với con người có ý thức, có vẻ đây là "thời đại Chuột", phải chăng như vậy?.

 

Dam%20cuoi%20chuot%20-%20tranh%20dan%20g

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như đã viết, mối giao hảo giữa Văn Lang và Trung Quốc cổ đại xa xưa nhất được chép trong chính sử là sự kiện sứ giả Việt Thường qua hiến tặng rùa thần trên lưng có chữ Khoa đẩu.

 

Theo "Khâm định Việt sử Thông giám cương mục", Tiền biên (前編), quyển 1 thì trong "Cương mục tiền biên" (綱目前編) của Kim Lý Tường (金履祥) có ghi rằng năm Mậu Thân (戊申) Đường Nghiêu (唐堯) năm thứ 5, Việt Thường thị đến chầu dâng rùa. Đối chiếu với "Tư trị thông giám tiền biên" (資治通鑑前編) của Kim Lý Tường, Đào Đường thị Đế Nghiêu (陶唐氏帝堯) không thấy có việc này. "Sử ký" (史記) của Tư Mã Thiên (司馬遷), quyển 1, Ngũ đế bản kỷ đệ nhất (五帝本紀第一) cũng không hề nhắc tới sự kiện nào như vậy.

"Thông chí" (通志) của Trịnh Tiều (鄭樵) có một đoạn nói về việc nước Việt Thường dâng rùa thần (神龜 thần quy) cho Đế Nghiêu, được "Khâm định Việt sử thông giám cương mục", Tiền biên, quyển 1 dẫn lại như sau: "Đời Đào Đường (陶唐), phương Nam có Việt Thường thị qua hai lần sứ dịch sang chầu, dâng con rùa thần; có lẽ nó được đến nghìn năm, mình nó hơn ba thước, trên lưng có văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là quy lịch (龜歴, lịch rùa)".[1]

 

Một chi tiết lịch sử vô cùng quý giá để từ đó chúng ta có thể lần ra đầu mối. Trong văn hóa dân tộc Mường, người Mường coi "rùa" là tổ tiên của mình trong việc giúp xây nhà, làm lịch và vì vậy họ không bao giờ ăn thịt rùa, truyền thuyết dân tộc Mường liên quan "con rùa" thì rất hay và độc đáo. Trong đó, đặc biệt và siêu đặc biệt duy nhất trên thế giới còn tồn tại đến ngày nay: đó là Lịch Rùa hay còn gọi là Lịch Đá Rò, nó cũng khác hoàn toàn so với Lịch Âm đang sử dụng.

 

Lịch Rùa là sự kết hợp của 12 tháng thông qua Bát Quái (có Quái gồm 2 tháng) rồi dựa trên quan sát các chòm sao trên bầu trời phương Bắc để hình thành, sai số kể từ thời vua Nghiêu cho tới nay khoảng 4.300 năm chỉ là 15 ngày so với Lịch Âm của người Kinh, bởi người Mường ăn hai cái Tết nguyên đán: theo Lịch Rùa và theo Lịch Âm. THỰC SỰ LÀ RẤT SIÊU VIỆT. Không chỉ là lịch dùng trong nông nghiệp, mà còn là phép độn xấu, tốt cho từng ngày. Ở Tây phương, đến thế kỷ XVII - tức cách nhau đến 4.000 năm sau vẫn còn xem mặt trời quanh xung quanh trái đất, đến nỗi nhà khoa học thiên tài Bruno phải lên giàn hỏa của nhà thờ Roma một cách rất man rợ.

 

Tổ tiên ta lưu dấu rất bí ẩn và độc đáo, đây là một bí ẩn và một mắt xích lịch sử vô cùng quan trọng. Lịch Rùa đã được nhận biết một cách khoa học và đã có dữ kiện lịch sử để chứng minh.

 

 

Sơ bộ tìm hiểu về lịch cổ trừ đá rò của người Mường
 

Nếu âm lịch tính theo tuần trăng là cơ sở phân định ngày, tháng, song căn cứ vào đó không thể biết ngày tốt, ngày xấu. Từ nhu cầu đó, người Mường đá sáng tạo ra bộ lịch trừ đả ro, có nơi gọi là: Trừ tả rò, dịch phiên âm sang tiếng phổ thông là trừ đá rò.

 

Rò trong tiếng Mường chỉ con con rùa, song còn nghĩa khác đó là sự dò tìm, phán đoán đoán. Đả trong tiếng Mường là đại từ nhân xưng chỉ bậc bề trên như ông nội hay những người có vai vế tương đương trở lên. Trừ trong tiếng Mường có nghĩa đen là kiểu phép tính trừ, bỏ đi, song nó còn có nghĩa khác kiểu như thuật bấm độn, đoán trước. Dịch đúng nghĩa trong tiếng phổ thông đó là thuật bấm độn của ông rùa, nay xin gọi vắn tắt phiên âm sang tiếng phổ thông la trừ đá rò.

 

Ngày nay trong đời sống người Mường vẫn phổ biến sử dụng trừ đá rò như một công cụ để nhận biết thế giới, đoán định, tính ngày, giờ tiến hành các công việc hệ trọng của gia đình.

 

Trong âm lịch, ngày, tháng được thứ tự tính dần lên theo tuần trăng từ mồng 1 đầu tháng cho đến ngày cuối cùng của tháng. Song trong trừ đá rò cách tính không theo thứ tự số học mà các ngày vận theo cung khép kín 8 cung một vòng.

 

Tám cung trong trừ đá rò gồm: Cây trong, thướm trong, kim trong, khóa rỏ, kim tha, thướm tha, cây tha, thướm ngàng.

 

Trong đó thướm ngàng còn gọi là cun đất tức là mặt đất, khóa rỏ còn gọi là cun trời. Con người ta chân đạp đất, đầu đội trời trong đó, ứng xử với thế giới tự nhiên và ứng xử với xã hội được người Mường phân định thành hai vế đối nhau. Vế chủ quan có nghĩa là về của mình trong mình gồm ba cung: Cây trong  thướm trong  kim trong, đối và ứng xử với khách quan là cái bên ngoài tác động đến gồm ba cung: Kim tha - thướm tha - cây tha.

 

Với người Mường, quan sát lịch đá rò chỉ có: Cây (cây cối, hoa cỏ), thướm (đất), kim (kim loại), khóa rỏ (trời, vừa là thực: có mây, mưa, sấm, chớp, song cũng là hư vô vì là khoảng không) là 4 thành tố cầu tạo nên 8 cung. Từ mỗi cung người Mường nhận thấy chúng có hai mặt đối lập song không triệt tiêu nhau. Như cây trong đối lập với cây tha, kim trong đối lập với kim tha...

 

Từ đó vận và ứng dụng vào các tháng trong năm và các ngày trong tháng. Theo lịch đá rò, tháng giêng là tháng thướm ngàng. Tháng 2 + tháng 3 là tháng cây trong. Tháng 4 là tháng thướm trong. Tháng 5 +  tháng 6 là tháng kim trong. Tháng 7 là tháng khoá rỏ, tháng 8 + tháng 9 là tháng kim tha. Tháng 10 là tháng thướm tha. Tháng một(11) + tháng chạp (12) là tháng cây tha. Nếu không có các tháng tính gộp thì 8 cung tương đương tháng 8 âm lịch sẽ hết một năm theo lịch đá rò, năm mới sẽ lại bắt đầu từ tháng 9. Chính vì đó nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là bộ lịch cổ có từ thời Hùng Vương dựng nước, khi đó một năm có 8 tháng và canh tác nông nghiệp trồng lúa nước mới chỉ có vụ mùa, chưa có vụ chiêm như bây giờ.

 

Không chỉ tính ngày, tháng, trừ đá rò rò còn ứng dụng trong tính phương vị trên thực địa. Theo đó thướm trong chỉ hướng bắc, thướm tha chỉ hướng nam, cung thướm ngàng là cung đất, tương ứng với phương tây, mặt trời lặn. Cung này là gốc để tính đi.  Đối diên với cung thướm ngàng là cung khoá rỏ, tương ứng với phương đông mặt trời mọc còn gọi là trời, đây là trục gốc. Kim trong chỉ hướng đông - bắc, kim tha chỉ hướng đông - nam, cây trong chỉ hướng tây - bắc, cây tha chỉ hướng tây - nam. Từ đây, việc lấy hướng nhà mới, hướng cửa mới hay hướng đặt mồ mả được phân tính theo từng cung tuổi của gia chủ cho hợp.

 

Nguyên sơ trong dân gian Mường trừ đá rò là hệ thống lịch dân gian được truyền miệng từ đời trước cho đời sau, cứ thế lan truyền mãi cho đến ngày nay vẫn còn đang được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống của người Mường.

 

Do việc truyền miệng có nhiều điểm yếu khó khắc phục, như lâu ngày hay quên, mỗi người suy diễn theo ý riêng của mình. Chính vì thế người Mường đã sử dụng bàn tay, cụ thể là bàn tay trái vào công việc ghi nhớ và cũng là công cụ để tính và bấm.

 

Các cung trong trừ đá rò không phải ngày nào cũng xấu hết hay tốt hết, tuỳ theo mỗi loại sự việc có thể với việc này tốt, song với việc khác lại không hay.

 

Trừ đá rò không đơn thuần là một cách tính ngày mà là một thuật bấm độn, đoán biết quá khứ và tương lai nên không phải ai cũng hiểu, cũng biết cách tính. Trong một làng Mường chỉ có vài người cao tuổi hay các thầy Mo, thầy thượng là người biết, dân gian Mường gọi chung là thầy trừ. Trong làng Mường nhà ai dựng nhà mới, cưới hỏi cho con hay việc tang gia cần biết giờ lành để nhập quan, đưa ma, hạ huyệt... họ đều phải đi hỏi, được ngày, giờ ưng ý mới tiến hành.

 

Trải qua bao đời và ngày nay vẫn được sử dụng, lịch trừ đá rò của người Mường là sản phẩm của tri thức dân gian tuy còn rất thô sơ, song là công cụ để người Mường nhận thức thế giới, từ đó ứng dụng trong đời sống hàng ngày, từ đó phân định ngày, giờ để tiến hành các công việc lớn trong đời sống.

 

                                                                     Bùi Huy Vọng

                                                         (Hương Nhượng, Lạc Sơn)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua sự kiện Lịch Rùa ở trên, chúng ta sẽ thấy những điểm mờ lịch sử sẽ ngày càng được sáng tỏ hơn:

 

- Muộn nhất là thời Đường Nghiêu 2300 TDL thì Bát Quái, Âm Dương Ngũ Hành liên quan đến thiên văn, tiên tri đã rõ ràng.

 

- Tính theo chính sử (gia phả) và huyền sử, thời gian xa nhất cho tới Hạ Vũ có Hồng Phạm Cửu Trù khoảng 800 năm để hoàn thiện học thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

 

- Sự quan sát thiên văn, địa lý, nông nghiệp để làm ra Lịch Rùa phải có trước đó nữa làm nền tảng, khoảng 1 thiên niên kỷ tích lũy từ từ (dự đoán).

 

- Người Mường tập trung đông nhất vùng Hòa Bình và Thanh Hóa, Thanh Hóa cũng là nơi phát tích gốc của trống đồng Đông Sơn, đồng thời Việt Thường với "Thường" là vĩnh cửu, mãi mãi, hay vòng tròn Thái cực vậy, điều này cho thấy Miền Bắc Việt Nam chính là bộ trung tâm, hay bộ Phong Châu trong 15 bộ Văn Lang, chỉ bộ này mới tổ chức sứ giả giao hảo Trung Quốc. Vậy thì, một lần nữa định hình kinh đô của Văn Lang chính là ở Miền Bắc Việt Nam. Diễn biến tiếp theo, Nhà Thương thời Thiên Ất mới tấn công tới kinh đô Văn Lang chứ.

 

- Từ Quảng Bình trở vào là đất của bộ Chămpa, một trong 15 bộ Văn Lang.

 

- Để nhận thức được Lịch Rùa, tất nhiên nhận thức được sự thống nhất của vũ trụ.

 

- Tất nhiên, kim chỉ Nam đã có mới biết định hướng Bát Quái chứ.

 

- Đạo giáo đã tồn tại, bởi biểu tượng của Đạo giáo là vòng tròn Âm Dương và các hoạt động tế tự, cổ vật thời kỳ này thể hiện nhiều như ở trên dọi xe sợi...

 

- Điểm thời gian của sử: nếu các đời cuối thời Hùng Vương III có giao hảo với vua Nghiêu, chứng tỏ sự nối tiếp của Ngũ Đế Trung Quốc tới thời vua Nghiêu là một khoảng thời gian rất dài, sử Trung Quốc chính là bị rối loạn tại mắt xích này, chuỗi Ngũ Đế và Nghiêu Thuấn đã được viết ở các bài trước.

 

- Từ đó, thời Hạ Vũ người Nam Dương Tử làm vua Trung Quốc lại được minh định chính xác một lần nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tượng người Đá, Văn Điển - Hà Nội, cách ngày nay khoảng 4000 năm

 

Cuối thời đại đá mới, kỹ thuật chế tác đá đã đạt đến đỉnh cao của sự phái triển. Những chế phẩm đá như: công cụ, đồ trang  sức hết sức phong phú, đa dạng về loại  hình, kích cỡ. Đặc biệt đồ đá nhỏ xuất  hiện và ngày càng phổ biến với kỹ thuật tinh xảo. Thời kỳ này công  cụ được cải tiến, phương thức sản xuất  thay đổi, của cải vật chất trở nên phong phú cho phép một số ngành thủ công ra đời trong đó có nghề làm đồ trang sức. Nhiều công xưởng chế tác đá với trình độ chuyên môn hoá cao đã hình thành. Pho tượng người bằng đá này chắc hẳn là một trong số những chế phẩm tinh xảo của các công xưởng đó.

 

tuongngoc.jpg

Tượng được phát hiện ở di chỉ khảo cổ học Văn Điển. Đây là pho tượng người bằng đá đầu tiên phát hiện được. Tượng làm bằng đá nephrit mô tả một người đàn ông trong tư thế nửa quỳ nửa đứng. Khuôn mặt tạo tác giản đơn theo phương pháp ước lệ khái quát, không đặc tả tỉ mỉ chi tiết nhưng vẫn tạo được nét sinh động. Toàn bộ khuôn mặt chỉ là hai vạt lõm đối xứng, chỗ giao điểm của hai vạt lõm tạo thành sống mũi nổi cao. Hai vết khoan tròn nhẹ cân đối phía trên hai ăn sống mũi điểm nhãn đã tạo hồn sống cho pho tượng, khiến tượng sinh động hẳn lên. Mặc dù pho tượng không còn nguyên vẹn, song vẫn cho ta thấy tỉ lệ đầu - mình - chân rất cân đối, chính xác chứng tỏ người thợ tạo tác tượng nắm rất chắc về cấu tạo hình thể con người.

Pho tượng đá có hai chi tiết đáng lưu ý:
- Trên đầu pho tượng vẫn còn lại một phần của chiếc mấu có lỗ khoan để sỏ dây chứng tỏ đây là pho lượng nhỏ để đeo như một thứ đồ trang sức tín ngưỡng.
- Giới tính nam của pho tượng được thể hiện rất rõ, có lẽ lại là một biểu hiện của tục thờ sinh thực khí - một tín ngưỡng phổ biến của cư dân nông nghiệp lúa nước khu vực Đông Nam Á. Đây là pho tượng tròn hình người hiếm hoi được phát hiện trong di tích thuộc những nền văn hoá tiền Đông Sơn ở Việt Nam.

 

Bức tượng người này với khuôn mặt hình chim cú mèo, sứ giả của thần chết. Do vậy, đây là biểu tượng của thần chết, được dùng làm bùa hộ mệnh khi đeo trên cổ.

 

Để khoan lỗ của chiếc bùa, cần có mũi khoan kim loại.

 

50814379_a10.jpg

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xác định các mốc chuẩn thời gian thời Hùng Vương qua khảo cổ học, so sánh tới đời Hùng Vương Thứ Nhất là Kinh Dương Vương:

 

- Kinh Dương Vương lên ngôi năm Nhâm Tuất 2879 TCN.

 

- Văn hóa Phùng Nguyên, hiện nay, được cho là khoảng từ 2000-1500 TCN, gồm đồ đá, gốm và rất ít mẫu đồng. Sử gia Hà Văn Tấn khẳng định văn hóa Phùng Nguyên trong khoảng 2500-1500 TCN.

 

- Lịch Rùa với sự quan sát thiên văn, tiên tri, Âm Dương Ngũ Hành và Bát Quái (Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ) thời vua Nghiêu khoảng 2300 TCN. Cuốn Kinh Thư là cực kỳ quan trọng về sử Văn Lang và Trung Quốc khi kếp hợp trong dòng chảy của các mốc lịch sử này.

 

- Thời Đại Vũ ở Chiết Giang, một bộ thuộc Văn Lang lên ngôi vương Trung Quốc khoảng 2200 TCN, với ba biểu tượng ống tông, đĩa bích, rìu Việt.

 

- Các cổ vật đồng dạng giữa các nền văn hóa: chẳng hạn dọi xe sợi có biểu tượng của Đạo giáo. Đạo giáo đã tồn tại, chứng tỏ những bài viết xa xưa trước đã chứng minh Chử Đồng Tử ở thời Hùng Vương III - Hùng Quốc Vương.

 

- Thời đại đồ gốm của các vùng văn hóa Trung Quốc khoảng 5050-1500 TCN, do vậy sự tương đương với văn hóa Văn Lang là tất nhiên, nên văn hóa Phùng Nguyên được kéo dài tương ứng. Hiện nay, số lượng di chỉ khai quật so với toàn miền Bắc và toàn bộ Văn Lang là không đáng kể.

 

- Đối chiếu tới mốc lịch sử thế giới, chính xác nhất là so sánh với lịch sử của Ai Cập thì kim tự tháp bậc thang Djozer Pyramic đầu tiên được xây dựng vào khoảng năm 2640 TCN.

 

Ngói tường kim tự tháp bậc thang

fitzwilliam_sep2006_%20286.jpg

Faience wall tiles which decorated some of the 4 miles of underground passageways in Djoser's Step Pyramid at Saqqara. Djoser (Netjerikhet) ruled during the 3rd Dynasty 2667-2648 BC. Many museums have a number of these tiles.

 

dsteppyramid2-1.jpg

 

- Đối chiếu với các nền văn hóa thế giới, kể cả Ai Cập thì khoảng năm 2800 TCN lịch sử của các quốc gia đều không rõ ràng, rất "mờ".

 

- Chỉ duy nhất trên thế giới, nước Văn Lang có lịch sử được ghi chép trong gia phả, truyền thuyết (và cả chính sử nhưng đang còn nghi ngờ) tới khoảng năm 3050 TCN (sai số +/- 25 năm).

 

- Cổ vật, hòn đá duy nhất khắc chòm sao Vũ Tiên ở Bắc Việt Nam ước khoảng 4000 TCN, đã chứng tỏ người xưa đã có quan sát thiên văn.

 

 

DA.jpg

 

Để giải quyết thời Hùng Vương tới năm 2879 TCN cần nhận thức:

 

- Phục Hy làm ra Bát quái. Thần Nông là tổ nghề nông, chính thất Thần Nông là tổ nghề chăn nuôi.

- Thời Đế Minh đã có cấu trúc nhà nước, rồi chia đôi nước như đã viết.

- Thời Kinh Dương Vương đã rõ hành Kim dựa trên quặng kim loại và thiên thạch còn lại trên trái đất.

- Đã có chữ viết thời Thương Hiệt, ngự sử quan thời Hoàng Đế (Tam công). Thời kỳ này cũng đã có chiến tranh tiêu biểu là trận Trác Lộc giữa Hoàng Đế và Suy Vưu "máu chảy trôi chày".

- Mật mã trên đồ gốm và đá.

- Thiên văn: các chòm sao trên bầu trời để tính Lịch Rùa và tên vùng địa lý: tên núi sông.

- Họ người: do đã có ghi chép sử tới 3050 TCN.

- Cấu trúc văn hóa, tôn giáo, lịch sử dựa trên thuyết Âm Dương Ngũ Hành và các khái niệm trong tôn giáo Văn Lang như: thờ tổ tông và thần, thánh, tiên; tục cài áo trái Văn Lang và phải Trung Quốc, tục thôi nôi, đầy tháng, đầy năm, tục cưới có trầu cau và vòng tay cưới, tục tang ma 49 ngày, tục xăm mình, tục thờ và sử dụng trống đồng, trồng nêu ngày tết, coi bói, phong thủy, ghi gia phả, lễ hội...

 

Chúng ta nên hiểu rằng cuộc cách mạng của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành về vũ trụ và nhân sinh bắt đầu từ thời kỳ này (đột phá tư tưởng). Trước đó là giai đoạn tích lũy, trong khoảng sau trận Đại hồng thủy xảy ra vào khoảng 10.000 TCN. Còn trước đó, tất nhiên không thể nào là nền văn minh toàn cầu được, chỉ cần đặt câu hỏi đơn giản là đồ đá hay công cụ đá tức cổ vật có liên quan hóa thạch hoặc không hóa thạch ở đâu? Bởi nếu là một nền văn minh thì phải có hàng tỷ cổ vật, vậy chúng đi đâu? Trận Đại hồng thủy 12.000 năm trước không thể xóa sổ nó được, và kể cả hàng triệu năm không thể phá hủy cổ vật đá được.

 

Tại sao tổ tiên không xây dựng những công trình hoàng tráng, nổi trội như các kỳ quan trên thế giới? Bởi vì tổ tiên đã hiểu sự vận động của vũ trụ và con người với quá trình sinh sôi - suy tàn - kết thúc, thì công trình có ý nghĩa gì khi con người không được giải phóng, tự do? Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và tôn giáo Văn Lang chính là đại kỳ quan muôn đời của mọi loại kỳ quan rồi. Các ngài chỉ xây dựng một nền văn hóa kỳ quan thôi, nền văn hóa của Trời Đất - văn hóa Việt.

 

Do vậy, bức tường thành gạch đá xây bằng hàng triệu người chết hay những ngôi mộ kim tự tháp chứa xác chết thì có gì đâu mà là kỳ quan... Nếu so sánh ý nghĩa đối với nhân loại của Thuyết Âm Dương Ngũ Hành và một số khái niệm khác trong tôn giáo Văn Lang thì còn nhiều thứ vĩ đại nữa... đó là công trình: "Đạo cao vời Bắc Đẩu, Đức nặng tựa Thái Sơn".

 

Quý bạn đã thấy sự khó khăn chồng chất khi tra cứu và chứng minh lịch sử năm lên ngôi của Kinh Dương Vương 2879 TCN là như thế nào rồi đấy - một ngọn núi thời gian vĩ đại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chữ Khoa đẩu

 

Theo nhận biết thông thường hiện nay Khoa đẩu là một loại chữ viết, tuy nhiên chữ Khoa đẩu hay chữ Nòng nọc này được tượng trưng bởi hai con nòng nọc Âm Dương hòa quyện nhau của vòng tròn Âm Dương trong văn hóa Việt. Điều này có thể hiểu đây là loại chữ Âm Dương, phát triển chi tiết hơn đó là ngôn ngữ Âm Dương Ngũ Hành.

 

Vòng tròn Âm Dương này được lấy làm biểu tượng của Đạo giáo thời Hùng Vương.

 

Nòng là -, nọc là +, chỉ riêng con lợn đực mới gọi là "Lợn nọc".

 

Chữ Nòng ngọc trên tranh Đông Hồ "Địa lục thành chi"

7dxdanlon.jpg

 

Chữ Nòng nọc thể hiện rõ nhất theo tính quy luật, đó sự là tròn khuyết của Mặt trăng và vì vậy, bức tranh Địa lục thành chi có mô tả hình ảnh mặt trăng trên thân con lợn mẹ đang cười vang ở trên một chiếc máng ăn, sau này triển khai thành một đồ án và biểu tượng rất quan trọng trong văn hóa Việt: "Lưỡng long triều Nguyệt". Trên bức tranh có một cái cây 3 lá thể hiện sự sống xuất hiện từ "Nước", cung Càn & Khảm, độ số 1, 6 trên Hậu thiên Bát quái - Hà đồ.

 

Như vậy, xác xuất chữ Việt cổ - Hỏa tự được khám phá bởi thầy giáo Đỗ Văn Xuyền là cực cao. Mặt khác, nếu chúng ta không hiểu ngôn ngữ Khoa đẩu thì không thể giải ra được lịch sử thời Hùng Vương và tổ tiên của các ngài bởi vì suốt chiều đài lịch sử, nền tảng văn hóa, tôn giáo, sử sách... đều được xây dựng trên cấu trúc Âm Dương Ngũ Hành và một số khái niệm cốt tủy của tôn giáo Văn Lang.

 

Đến đây thì chúng ta đã hiểu rõ ý nghĩa của chữ Khoa đẩu rồi!

 

Nền văn minh toàn cầu thời thường cổ chính là nền văn minh Khoa Đẩu, được truyền bá từ thời Hùng Vương đầu tiên, hay còn gọi là nền văn minh Atlantic bị biến mất, Atlantic cũng chính là cái tên Thái Bình Dương - vùng biển phương Đông, biển Đông Việt Nam thuộc đại dương này. "Thái Bình" là thụy hiệu (đang định vị lại) của 18 đời Hùng Vương:

 

Hiệu xưng thiên hạ Thái Bình,

Đông tây vô sự, Nam thành quốc gia.

 

(Chữ "Thái" này là gốc rễ Việt ngữ rõ ràng rồi, "Bình" rót nước, cung Bảo Bình trên vòng Hoàng đạo, cân bằng, hòa bình, đại hòa...)

 

Ai Cập, một đất nước có tôn giáo Bách Thần nhưng sử của họ vẫn không nói là các vị thần này ở Ai Cập mà nói rằng: phải đi qua vài biển về phương Nam mới tới được đất của các vị thần - chính là kinh đô Văn Lang. Mặc dù chữ tượng hình Ai Cập đã được khám ra ra, lịch sử đã được dịch giải nhiều nhưng về bản chất tôn giáo, văn hóa... thế giới vẫn chưa hiểu về mặt căn để bởi không biết chữ Khoa Đẩu. Do vậy, nếu chúng ta dùng chữ Khoa Đẩu sẽ hiểu rõ văn hóa Ai Cập một cách chính xác, kể cả văn hóa Lưỡng Hà hay bất kỳ một nền văn nào trên thế giới thời Thượng cổ.

 

 

Chữ Việt Cổ trên trống đồng Lũng Cú (8 biểu tượng Bát Quái)?

2544011167_bb52f4872a.jpg

 

Trên bốn chiếc qua đồng Đông Sơn có chạm khắc 28 ký tự.

Trong%20dong.jpg
Đó là những ký tự Việt cổ mà cho đến nay chưa giải mã được.

 

Ông Xuyền đã tìm đến những nơi đồn là có chữ Việt cổ. Nhưng đôi khi thất vọng: Chữ khắc trên viên gạch ở Hoàng thành Thăng Long chỉ là chữ Chăm và những trang sách trên lá buông ở đỉnh Trường Sơn và ở Thư viện Nghệ An chỉ là chữ Lào cổ. Nhưng ông vẫn tin vào sự cất giấu lưu giữ của tổ tiên về chữ Việt cổ (như khi đi tìm dấu vết của các thầy giáo thời trước Hán).

 

Ông Xuyền đến Sa Pa, trên tảng đá vùng Hầu Thảo, sau khi cạo lớp rêu phủ đã tìm được những chữ giống như chữ cái của Vương Duy Trinh, Hiệp biện Đại học sỹ, Tổng đốc Thanh Hóa. Trong cuốn Thanh Hóa quan phong viết năm 1903, Vương Duy Trinh đã giới thiệu một số chữ lạ sưu tập được, khẳng định đó là chữ Việt cổ từ thời Hùng Vương, và đưa ra nhận xét: “Vì Thập Châu là nơi biên viễn nên dân ta còn lưu giữ thứ chữ ấy. Các nơi khác, Sĩ Nhiếp bắt bỏ hết để học chữ Trung Quốc”.

 

Chữ cổ trên bãi đá cổ Sapa

1413042025_ab42765faf_o.jpg

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuộc truy tìm nguồn gốc người Việt lần thứ ba.

Hồ Trung Tú

 

Mặc sự công nhận chính thức về cội nguồn người Việt của giới khoa học chính thống, cuộc truy tìm nguồn gốc người Việt của các nhà nghiên cứu nghiệp dư vẫn lặng lẽ và đang ngày càng tỏ ra quyết liệt với những quan điểm mới, nhiều khi cực đoan, nhưng không phải không có lý, và tất cả hé lộ cho thấy quả thật còn rất nhiều chuyện phải làm trong định nghĩa thế nào là nguồn gốc người Việt.

 

Truy tìm nguồn gốc người Việt ngỡ như đã xong bỗng gần đây được xới lên, nhất là trên không gian mạng, nơi có điều kiện bày tỏ quan điểm một cách khá bình đẳng, không phân biệt là chuyên gia hay người bình thường, giáo sư, tiến sĩ sử học hoặc là sinh viên học sinh yêu môn sử. Theo dõi những cuộc trao đổi này chúng tôi chợt nhận ra vẫn còn những câu hỏi vô cùng lớn về nguồn gốc người Việt chưa được giải đáp.

 

IMG_3189.JPG

 

Tóm tắt vấn đề như sau (Xin chỉ nêu tên tác giả mà không dẫn nguồn vì sẽ rất dài, ai quan tâm có thể dễ dàng truy tìm qua vài từ khóa tìm kiếm trên mạng):

 

- Quan điểm chính thống của giới sử học hiện này thì người Việt là người bản địa, chủ nhân của nền văn hoá Đông Sơn và phát triển xuyên suốt từ đó đến nay trên địa bàn nước Việt Nam nay, đã nhận nhiều tác động từ bên ngoài, đã có nhiều biến đổi, đã tập hợp thêm nhiều nhóm dân tộc khác vào cộng đồng nói tiếng Việt, và đã trở thành một khối thống nhất không thể tách rời, với một lịch sử đã được nghiên cứu hầu như đã đầy đủ và rõ nét.

 

Tuy vậy, sự mạnh mẽ và quan phương của quan điểm này vẫn không ngăn nhiều người nêu ra những câu hỏi nghi hoặc về cội nguồn nếu không thể kết nối được nó với dân tộc anh em nào khác nữa, xa hơn về trước. Tại sao các dân tộc, Thái, Mường, Tày, Nùng, Hơ Mông, Mèo, Dao.... đều tìm thấy người anh em của họ ở ngoài biên giới của bất kể nước nào trong khu vực, cớ sao người Việt lại không tìm thấy anh em nào của mình ở trên các nước khác ? Liệu đó có phải là hệ quả của một sự hình thành cộng đồng Việt rất muộn, tức Việt mới, do tổng hợp từ nhiều nguồn dân tộc khác nhau, và điều này xảy ra trong giai đoạn ngàn năm Bắc thuộc hoặc thậm chí muộn hơn nữa, thế kỷ 13, 14 ? (Các nhóm người Việt, gọi là người Kinh, ở Quảng Đông Quảng Tây Trung Quốc nay đều là những di dân Việt vào các thế kỷ gần đây).

 

- Từ giữa thế kỷ 20 về trước, dựa trên các tư liệu huyền sử như Lạc Long Quân - Âu Cơ, Triệu Đà, An Dương Vương và nhất là 18 đời vua Hùng, nhiều tác giả cho rằng người Việt có nguồn gốc từ phương Bắc, gốc từ các tộc người Hán di cư về châu thổ sông Hồng và tạo nên tộc người Việt như ta thấy trong sử liệu chính thức. Đại diện cho quan điểm này là nhà nghiên cứu Linh mục Nguyễn Phương, GS Đào Duy Anh...

 

- Gần với quan niệm này thì cho rằng người Việt nay là cùng trong nhóm cộng đồng Bách Việt vốn phát triển khá rực rỡ ở phía Nam sông Dương Tử Trung Quốc. Người Hán khi tiến vào Hoa Hạ đã tiếp thu rồi nâng cao rất nhiều từ nền văn minh này. Trong thời nhà Đường nhiều nhóm người Việt (thuocj Bách Việt) đã hoàn toàn nhập vào với văn hoá Hán và trở thành một phần của nước Trung Hoa 1,4 tỉ dân hiện nay. Riêng nhóm Việt ở Phú Thọ - Mê Linh tuy cũng bị 1.000 năm cai trị của các triều đại Trung Hoa nhưng vì một lý do nào đó vẫn giữ được ý thức dân tộc và đến Ngô Quyền thì giành được độc lập, giữ được nền độc lập đó cho đến tận nay. Và có thể nói cộng đồng Việt thuộc An Nam là đại diện xuất sắc và điển hình nhất của cộng đồng Bách Việt này. Đại diện cho quan điểm này là Lê Mạnh Thát, Hà Văn Thùy, Nguyễn Đức Tố Lưu...

 

- Tác giả Phan Duy Kha và các bạn hữu thì nêu ra cội nguồn người Việt nào đó ở về phía nam, vùng núi khu bốn cũ, từ Vinh đến Hà Tĩnh, đã tiến ra vùng Việt trì Phú Thọ để tạo nên văn hóa Đông Sơn rồi sau đó trở lại nâng cao và sát nhập vùng khu bốn vào Việt (hậu).

 

- Bình Nguyên Lộc một mình vạch ra một hướng tiếp cận khác, ông đưa ra nhiều bằng chứng và quan trọng nhất là với vốn từ vựng đang có thì người Việt phải có nguồn gốc từ Mã Lai Đa Đảo, tức cộng đồng các tộc người hiện đang sống ở các nước như  Malaisia, Indonesia, Philippines, Nam Thái Lan, và dĩ nhiên, Việt Nam.  Chỉ vì tiếp thu một phần ngôn ngữ văn hoá của người Hán trong ngàn năm Bắc thuộc mà người Việt đã trở thành xa cách với cội nguồn Mã Lai của mình. Quan điểm của Bình Nguyên Lộc mặc dù đã được giới nghiên cứu chỉ ra nhiều thiếu sót thế nhưng vẫn chưa có câu trả lời đầy đủ về lý do vốn từ vựng to lớn có nguồn gốc Mã Lai trong vốn từ của người Việt (Việc cùng nguồn gốc ngữ hệ Nam Á không trả lời được hết các ví dụ BNL nêu ra).

 

Ý kiến bán đầu của GS Liam Kelley trên trang Facebook của ông

 

- Gần đây, GS Liam Kelley đại học Hawaii, Hoa Kỳ, đã xới lại vấn đề nghi ngờ cội nguồn phương Bắc, và cả cội nguồn bản địa (với những vua Hùng, An Dương Vương, thậm chí cả Bà Trưng) của người Việt, cũng không thiên về cội nguồn Mã Lai như Bình Nguyên Lộc. Người Việt là ai thì Liam Kelley chưa nêu câu trả lời, nhưng ông đang chứng minh ngày càng rõ nét, rằng những thứ mà ta tự hào và tin rằng nó vốn của người Việt từ lâu nay thì thật ra đều là của người Thái, như các truyền thuyết về vua Hùng, trống đồng, bà Trưng, rất nhiều chuyện cổ như Sơn Tinh Thủy Tinh, Kinh Dương Vương, trầu cau... Vài ví dụ: Người Thái ở phía Nam Trung Quốc vẫn đang dùng trống đồng và cái khèn nhạc cụ, thứ có trên trống đồng, trong khi người Việt thì hoàn toàn không còn biết đến hai loại nhạc cụ này từ rất lâu rồi. Người Việt là người Thái quên gốc gác hay thực sự là một dân cư khác đến chiếm lĩnh vùng đất này? Hay sự hình thành do tổng hòa văn hoá và ngôn ngữ của các cư dân cùng chung sống ở châu thổ sông Hồng ?

 

Vậy thì người Việt từ đâu mà có ? Câu trả lời chưa rõ nét, nhưng rõ ràng vấn đề đang được đặt lại một cách lý thú và khoa học hơn. Nếu sự hình dung nguồn gốc của người Việt thời Pháp thuộc là cuộc truy tìm nguồn gốc người Việt lần thứ nhất và vẫn được kế thừa, phát triển đến hiện nay; thì cuộc truy tìm lần thứ hai của những nhà nghiên cứu sử học nghiệp dư như Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Phương, Cng Đình Thanh, Hà Văn Thùy đã cho thấy vấn đề cần phải được nhìn rộng hơn ở ngoài biên giới nước Việt nay, thậm chí phương pháp nhân chủng, đo sọ, di truyền cũng đã được sử dụng để tìm nguồn gốc người Việt. Và đến nay, cuộc đặt lại vấn đề nguồn gốc người Việt lần thứ 3 đã hình như được bắt đầu, thuận lợi của lần này là sự công bố và các ý kiến phản biện đều được thể hiện rất nhanh chóng, như tất cả đều đang ở trong một nhà, và mọi ý kiến đều có thể trao đổi và được tranh luận ngay khi nó được phát biểu. Đặc điểm của lần này chính là sự tham gia của các quan điểm nhân học hiện đại, nhắm đến mục tiêu sự dịch chuyển của các tộc người chứ không hề còn là cuộc tiềm kiếm một cội gốc đơn tuyến nào. Việc tìm kiếm một cội gốc đơn tuyến thuần nhất, xuyên suốt từ cổ đại đến nay như Tạ Đức trong cuốn “Nguồn gốc người Việt - người Mường” vừa xuất bản năm 2014 ngay lập tức đã tỏ ra không thuyết phục mặc dù công trình là khá dày dặn.

 

SACH%2BNGHIE%2BCUU%2BNGUON%2BGOC%2BNGUOI

 

Chúng ta hãy chờ xem, đây là cuộc thảo luận khoa học rõ ràng là lý thú và khá hấp dẫn. Nhiều tranh luận gay gắt đã được thể hiện. Tác giả bài viết này cũng bạn hữu hiện cũng đang ấp ủ những hướng tìm kiếm mới, hy cuộc tìm kiếm này sẽ mở vấn đề ra đa diện nhiều chiều với những phương pháp tiếp cận mới thỏa mãn được mọi nỗi băn khoăn về cội nguồn nhưng lại không đẩy chúng ta rơi vào những suy nghĩ cực đoan về một thứ chủ nghĩa dân tộc thượng đẳng, thông minh rất cực đoan, nhưng cũng đã chớm hình thành đâu đó trong suy nghĩ nhiều người.

 

Bộ xương khủng long cổ nhất trên thế giới tìm được ở Hồ Nam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cổ vật siêu linh

 

Sách Thông giám cương mục do Chu Hy đời Tống soạn, chép: “Năm Mậu Thân đời Đường Nghiêu thứ 5 (2353 TCN) có Nam di Việt Thường thị đến chầu hiến con rùa lớn”. Cũng sự kiện này, sách Thông chí do Trịnh Tiều đời Tống soạn, chép rõ hơn: “Đời Đào Đường, Nam di có Việt Thường thị qua nhiều lần thông dịch đến hiến một con rùa thần. Rùa ước được nghìn tuổi, rộng hơn ba thước, trên lưng có chữ khoa đẩu, chép việc từ lúc khai thiên lập địa đến nay. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là lịch rùa (quy lịch)”.

 

Chúng ta có thể nhấn mạnh sự kiện giao hảo trên cũng là điểm lịch sử xa nhất trong chính sử về mối bang giao giữa Văn Lang và Trung Quốc. Lịch Rùa của người Mường vùng Thanh Hóa và Hòa Bình là một dẫn chứng đặc biệt không thể phủ bác, mặt khác chữ Khoa Đẩu cũng chính là biểu tượng Âm Dương hay gọi là chữ Âm Dương, chữ Nòng Nọc cũng hoàn toàn chính xác.

 

Mặc dù vậy, độc giả cũng có thể hỏi rằng có chứng cứ vật thể tại thời vua Nghiêu hay không? Khi mà thời đại này còn có các loại cổ vật như đồ đá, đồ gốm, ngọc khí, xương, gỗ... một câu hỏi bình thường nhưng cũng rất quan trọng, bởi đó là sự thật không thể chối cãi. Tất nhiên là có, thời vua Nghiêu đã lấy hình tượng con rùa làm biểu tượng cho sự kiện vĩ đại này, chúng ta nhớ lại thời Hạ Vũ chỉ cách vua Nghiêu 2 đời, tức Nghiêu truyền cho Thuấn, Thuấn truyền cho Vũ và rõ ràng, thời Đại Vũ thì vua Nghiêu vẫn đang sống (sẽ minh định lại thời gian). Thời Đại Vũ hoặc có thể là con cháu gần đó đã nổi trội với 3 biểu tượng ống tông, đĩa bích và rìu Việt, và khả năng thời vua Nghiêu cũng có đồ ngọc khí mang tính biểu tượng.

 

Con rùa trong văn hóa Hồng Sơn là một trong những biểu tượng đó, nó thể hiệu rõ ràng ngôn ngữ Khoa Đẩu. Con rùa ngọc với giữa mai là vòng tròn Âm Dương hòa quyện tức hai con Nòng nọc. Các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử Trung Quốc và thế giới không biết nó là cái gì và thường gọi là "Ngọc đám mây".

 

Mộ táng kè đá thuộc văn hóa Hồng Sơn và con rùa ngọc

screen_shot_2015-02-09_at_112820_pm-14B7

(Trên hai tay nhân vật mộ táng đang cầm 2 con rùa, thân mỗi con rùa không thể hiện cấu trúc Nòng nọc bởi vì hai con rùa ở hai tay đã thể hiện tính đối ngẫu Âm Dương rồi, riêng con rùa Âm Dương được treo qua cổ bằng một sợi dây trước ngực, ngay phần gần trái tim. Con rùa ngọc đeo trước ngực mang ý nghĩa trường thọ, vĩnh cửu).

 

61512_Offer_381.jpg

 

Dưới đây là một cổ vật rùa nữa, nhưng cách thể hiện khác, hai vòng tròn Âm Dương nghịch đảo tức Hà đồ (bên trái người đọc theo hướng nhìn vào) - Lạc thư (bên phải). Bốn chân con rùa được cách điệu thành hình mặt trăng lưỡi liềm (Tứ Tượng). Như vậy, huyền sử được chép lại sau này trong chính sử là hoàn toàn chính xác 100%.

 

Hà đồ - Lạc thư trên rùa ngọc

Chinese_Jade9720w.jpg

 

Như vậy, lịch sử trước thời vua Nghiêu cần phải giải mã bằng cổ vật và huyền sử, gia phả... bởi vì "các sự kiện trong chính sử đã kết thúc tại thời vua Nghiêu". Do vậy, các sự kiện ghi chép trong Kinh Thư (Kinh Thư khởi đầu bằng câu: "Việt nhược kê cổ" tức "Người Việt kể lại tích xưa"; Cửu châu thời Đường Nghiêu cũng đã có rồi) về mọi lĩnh vực cần được hiểu rõ chính xác hơn nữa. Đồng thời, qua biểu tượng rùa ngọc thì rõ ràng, nó đã gián tiếp khẳng định 3 biểu tượng ống tông, đĩa bích, rìu Việt là thời Hạ Vũ, tiếp nối đồ ngọc khí biểu tượng thời vua Nghiêu và có lẽ, cả trước đó nữa.

 

Kinh Thư (muộn nhất viết thời Đông Chu) đã chép vào thời vua Nghiêu mọi thứ đã đầy đủ, các kim loại, tơ lụa, luật lệ, quân đội... đến Hạ Vũ trị thủy ở cửu châu, do vậy khả năng Hạ Vũ cho chế tác 9 đỉnh đồng cũng cần minh xác lại!

 

Con tằm ngọc đeo trước cổ

70165_Hongshan_larvapupacicada2_compress

 

Tất nhiên, chữ viết Nòng nọc này cũng là nền tảng để xây dựng nên chữ Giáp cốt thời Thương và chữ viết Văn Lang?.

 

Cũng cần tham khảo thêm biểu tượng:

H13+-+Troi+Tang+Trong+Chu+Dich+tu+giap+c

 

Những gút thắt lịch sử đã mở ra "bằng cổ vật" được giải đọc bằng chữ Khoa Đẩu của các thời đại cách đây 2350 TCN để các nhà nghiên cứu mọi miền cùng tiếp tục một cách vững chắc.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong Kinh Thư đã nói đến Nhị thập bát tú và Thất chính đã được quan sát thiên văn thời vua Nghiêu, tôi trích ở đây bài viết về các dụng cụ thiên văn ngày xưa và thử kiểm tra xem cổ vật thời kỳ này có còn hay không, hay chúng được mô phỏng đại loại như vậy thông qua các cổ vật nào khác nữa.

 

Đã tìm được chiếc đĩa bích có 3 mấu, văn hóa Lương Chử như một mô phỏng công cụ Tuyền ky trong thiên văn. Do vậy, ống tông cũng là dạng mô phỏng của ống vọng trong thiên văn. Dạng đĩa bích có mấu này trong văn ngọc khí Hồng Sơn vẫn có, 3 cái mấu lớn tượng trưng cho 3 đầu chim én, màu xuân, nên thường gọi là Tam Xuân, Tam Dương, trong đó Nhất Xuân tượng trưng cho mùa xuân của chu kỳ 1 năm trái đất quanh quanh mặt trời, còn Tam Xuân hay Tam Dương (tương ứng Tam Hoàng) tượng trưng cho mùa xuân vũ trụ, chu kỳ 25.920 năm.

 

Cho nên câu nói "Tam xuân khái thái" là nói về một mùa xuân vũ trụ, một chu kỳ với trường khí tốt lành của chu kỳ lớn vũ trụ đi tới ngập tràn trên trái đất, có thể dịch hiểu "Khí lành mở ra vận đẹp" là vậy.

 

"Huang" hay Hoàng, biểu tượng cho 1/3 Tam Hoàng, cho nên cấu trúc Hoàng ngọc chuẩn là 1/3 vòng tròn của đĩa bích là ý nghĩ sâu sắc nhất bởi vì Tam Hoàng đại diện cho Tam Tài hợp nhất - Thiên Địa Nhân:

 

Hoàng ngọc thời Chu

440px-Huang_with_interlocked_dragon_desi

 

Còn ống tông, trục rỗng tròn ở trong lòng ống vuông ngoài tượng trưng cho trục vũ trụ, trục định vị, Dương và bốn góc ngoài tượng trưng cho sự định vị trên mặt đất, Âm, đây là nguyên lý "Dương trong Âm ngoài". Ống tông còn mô phỏng trục xương sống con người, tượng trưng sự liên hợp Tam Tài trong Đạo giáo.

 

Đĩa bích tròn tượng trưng cho Trời trong so sánh với Đất, có thể hình dung đĩa bích như một chiếc là bàn trên mặt đất dùng định vị tương quan Đất, Trời và Người đang quan sát. Vòng tròn đĩa bích không phải quay quan trục Thiên cực bắc mà quay quanh trục Thiên đỉnh với Nhị thập bát tú xung quanh.

 

Đĩa bích có ba mấu

3261-antique-jade-old-jade-of-Liangzhu-j

 

e0ec9bce87e60f8b.jpg

 

Đĩa bích Lương Chử

bi.jpg

 

Ống tông Lương Chử

liangzhu-jade-cong-liangzhu-culture-muse

 

Rìu Việt - Jade qi-axe blade from tomb M27 of the upper layer at GaoMiao

2005y3.jpg

 

 

Những dụng cụ dùng trong Thiên văn học Trung Hoa

Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ

 

NHỮNG DỤNG CỤ THIÊN VĂN XƯA

 

1. Cây nêu và thổ khuê

2. Các dụng cụ đo thời gian

3. Ống vọng đồng và tuyền ky

4. Hồn nghi (Armillaires, Armillaries)

5. Hồn thiên tượng (globe céleste)

 

Nói về thiên văn học cổ Trung Hoa, ít có người nghĩ rằng người xưa cũng đã có nhiều dụng cụ và nhiều phương pháp để quan sát tinh tượng, ghi chú thời gian, đo đạc vòm trời, v.v.

 

Chúng ta đọc các chuyện cổ thường chỉ thấy các danh nhân đêm đêm ra xem tinh tượng trên trời để rồi suy đoán ra họa phúc, suy thịnh ở trần gian.

 

Đọc Tây Hán Diễn Nghĩa chẳng hạn, ta thấy khi Hạng Võ kéo quân vào Quang Trung, viết thư bức bách Bái Công mở ải dâng thành, quân sư Phạm Tăng và tướng Hạng Bá đêm đến rủ nhau ra Hồng Nhạn Xuyên xem thiên văn để luận thời cuộc.

 

Phạm Tăng hỏi nhỏ Hạng Bá: «Hiền công cũng biết xem thiên văn chứ?»

 

Hạng Bá nói: «Tôi từ nhỏ có một người bạn hữu là người ở nước Hàn, va thường nói với tôi rằng: ‘Hễ đạo làm tướng thì phải biết xem thiên văn, xét địa lợi, biện mây gió, xem khí sắc, mới nên hành binh.’ Bởi đó nên tôi thường đọc sách ấy, cũng biết đại lược, xin tiên sinh dạy bảo thêm.»

 

Rồi đó, Phạm Tăng và Hạng Bá lẳng lặng mà xem, trước phân triền cơ, sau xem kinh vĩ, có 5 sao triền độ, có 12 chu thiên, có Nhị thập bát tú, có Cửu châu phân dã, có khải, bế, hối, sóc, huyền, vọng. Làm sao gọi là Bắc Thần, làm sao gọi là Nam Cực, làm sao gọi là Tả Phụ, làm sao gọi là Hữu Bật, chỗ nào ứng vận về Lỗ Công, chỗ nào ứng điềm về Bái Công, v.v.[1]

 

Thật là ly kỳ, thật là giản dị.

 

Nhưng khi khảo các sách thiên văn học Trung Hoa, ta thấy người xưa thực ra cũng có một số dụng cụ, tuy không phức tạp, tuy không tinh xảo bằng nay, nhưng cũng giúp họ rất nhiều trong công cuộc suy toán và khảo sát.

 

Hơn nữa họ cũng có một số phương pháp để quan sát tinh tượng. Cho nên trong chương này, chúng ta đề cập «những dụng cụ thiên văn xưa». Còn «những phương pháp khảo sát dùng trong thiên văn học xưa» sẽ được trình bày ở chương 4.

 

NHỮNG DỤNG CỤ THIÊN VĂN XƯA

 

Trong tiết mục này ta sẽ đặc biệt chú ý đến những dụng cụ sau đây:

 

1. Cây nêu (biểu can) và thổ khuê (gnomon and gnomon shadow template; gnomon et tablette).

2. Các dụng cụ đo thời gian:

     a. Nhật quỹ (cadran solaire; sun-dial): đồng hồ đo bóng mặt trời.

     b. Lậu khắc, lậu hồ (clepsydre; clepsydra, water-clock).

          - Lậu hồ nước (water-clock)

          - Lậu hồ cát (sablier; sand hour glass)

     c. Hương triện (đồng hồ hương: incense clock).

     d. Đồng hồ đèn.

3. Ống vọng đồng (tube de visée; sighting-tube) và Tuyền ky (tablette de constellation circumpolaire; cicumpolar constellation tem[late).

4. Các loại Hồn nghi (armillaires; armillaries).

5. Hồn tượng (globe céleste; celestial globe).

 

1. CÂY NÊU VÀ THỔ KHUÊ

Cây nêu tên chữ là biểu can hoặc bi, hoặc bễ, hoặc bài.

Thoạt kỳ thủy, nó chỉ là một khúc cây thẳng, dài ngắn khác khác nhau tùy thời, dùng để cắm xuống đất mà đo bóng mặt trời.

Mới đầu, người ta dùng biểu can dài 10 thước (khoảng 2m4); khoảng từ năm 600 đến 800 tcn.[2]

 

BieuCanThoKhue.jpg

Dùng Thổ Khuê và Biểu Can để đo nhật ảnh, xác định ngày Đông Chí.

 

Tới khoảng thế kỷ 2 tcn, người ta chấp nhận một loại biểu can chính thức dài 8 thước (khoảng 1m64).

Đến đời nhà Nguyên (1280-1333) người ta lại còn dùng những biểu can dài 40 thước, hoặc xây những trắc ảnh đài cao lớn đồ sộ để đo bóng mặt trời.

 

Hiện nay ở Dương Thành còn có loại trắc ảnh đài nói trên, tục truyền do Chu Công khởi tạo; sau này đến đời Nguyên, Quách Thủ Kính đã cho xây cất, sang sửa lại, và đến đời Minh cũng được tân trang lại.

 

DaiTVDuongThanh.jpg

Đài Chu Công ở Dương Thành, xây khoảng 1276, trùng tu đời Minh

 

Dùng biểu can 8 thước để đo bóng mặt trời trưa ngày Hạ Chí ở vĩ tuyến Lạc Dương, ta sẽ được một bóng dài 1 thước 55 (tức 36 cm). Nếu dùng một biểu can dài 10 thước, ta sẽ được một bóng dài 1 thước 94. Muốn đo bóng cho chính xác, người ta dùng những miếng ngọc gọi là thổ khuê.

 

Henri Michel đã tìm ra được những miếng ngôc thổ khuê.

- Một thứ dài 36 cm (1thước 55).

- Một thứ dài 44 cm (1thước 94).

Nhưng sách Chu Lễ cho rằng: nếu cây nêu dài 8 thước thì bóng sẽ là 1 thước 5, như vật thổ khuê chính thức cũng phải là 1thước 5 (nếu bóng được đo ở Dương Thành, cách Lạc Dương 50 dăm về phía Đông Nam).

Theo nguyên tắc, cây nêu phải được cắm trên một mặt phẳng. Linh mục Du Halde mô tả biểu can thấy ở Thiên văn đài Bắc Kinh hồi thế kỷ 17 như sau:

«Ở thiên văn đài Bắc Kinh có một cột đồng hình trụ cao 8 thước 3 tấc, dựng trên một mặt bàn đồng dài 18 thước, rộng 2 thước, dày 1 tấc. Bàn đó được chia làm 17 thước bắt đầu từ chân cột đồng; mỗi thước chia thành 10 tấc; mỗi tấc chia thành 10 phân.

«Chung quanh bàn có một đường soi, rộng và sâu chừng ½ đốt ngón tay. Người ta đổ nước đầy vào đường soi ấy để đánh thăng bằng và kê bàn cho phẳng. Dụng cụ này xưa dùng để đo bóng kinh tuyến.

«Nhưng theo đà thời gian cột đồng này đã bị nghiêng, không còn thẳng góc với mặt bàn nữa.» [3]

Trong quyển Trung Quốc Khoa Học Kỹ Thuật Sử của Joseph Needham, tập 3, tr.300, ta thấy có hình chụp biểu can này. 

Đọc đoạn này ta thấy:

- Biểu can làm bằng đồng.

- Thổ khuê biến thành mặt bàn có ghi thước tấc.

- Ngoài ra còn có đường soi để đánh thăng bằng.

Khảo sát lại trắc ảnh đài ở Dương Thành do Quách Thủ Kính xây năm 1276 và đến đời nhà Minh được trùng tu lại, ta thấy:

- Biểu can 40 thước được đặt giữa đài. Trên biểu can có một lỗ để cho ánh mặt trời soi qua.

- Thổ khuê đây là một thước đá dài xây trên mặt đất gọi là lượng thiên xích.

- Trên mặt đá có những đường rãnh song song để đựng nước.

Tóm lại biểu can có thể bằng cây, bằng đồng, bằng gạch; thổ khuê có thể bằng đất nung, bằng ngọc dài 1th5, hoặc 1th94, hoặc là những bàn bằng đồng, bằng đá có ghi sẵn thước tấc.

Công dụng của cây nêu

1. Xem bóng mặt trời dài ngắn bao nhiêu

Một công dụng giản dị nhất của cây nêu chính là để xem bóng mặt trời dài ngắn bao nhiêu để áng chừng là mấy giờ trong ngày. Xưa ở Việt Nam trong các sân nhà quan, nhà giàu thường dựng cây nêu, để biết giờ mà thổi cơm cho thợ gặt ăn cho kịp giờ trưa.

2. Cây nêu cốt là để đo bóng mặt trời để xác định các ngày Đông Chí, Hạ Chí, Xuân Phân, Thu Phân, v.v.

Theo Đổng Tác Tân, tác giả bộ Ân đại chi lịch pháp nông nghiệp dữ khí tượng, từ đời Thương người ta đã biết dùng cây nêu để đo bóng mặt trời.

CayNeu.jpg

« cây nêu

 

Xuân Thu Tả Truyện viết: «Năm thứ 5 đời Hi Công (654) mùa xuân, mồng 1, tháng giêng, ngày Tân Hợi, mặt trời tới cực Nam.Hi Công truyền báo cáo ngày sóc; sau đó vua lên quan sát đài để xem [bóng nêu] và [các thiên văn gia] ghi [độ dài của bóng] như thường lệ. Các ngày Đông Chí, Hạ Chí, cũng như các ngày Xuân, Thu Phân, và các ngày đầu mùa Xuân Hạ (khải) đầu mùa Thu Đông (bế) đều ghi chú các hiện tượng mây để dự phòng và tiên liệu.»

Trong Thi Kinh ta cũng thấy đề cập đến công dụng của cây nêu. Xưa người ta dùng cây nêu đo bóng mặt trời, để định phương hướng. (Xem Thi Kinh- Dung Phong, bài Đính chi phương trung.)

Lê Quí Đôn, trong Vân Đài Loại Ngữ, có ghi chú nhiều tài liệu về công dụng của cây nêu ở Trung Hoa. Thiên Hình Tượng của sách Vân Đài Loại Ngữ viết:

«Sách Thượng Thư vĩ khảo tinh diệu chép rằng: ‘Ngày dài thì bóng mặt trời dài 1 th 6 tấc; ngày ngắn thì bóng mặt trời dài 1 th 3 tấc.’ Sách Dịch Vĩ nói: ‘Ngày Đông Chí trồng một cây nêu cao 8 thước, đến trưa xem bóng mặt trời dài ngắn để chiêm nghiệm có điều hòa không. Phép xem bóng ấy cho biết ngày Hạ Chí bóng dài 1 thước 4 tấc 8 phân; ngày Đông Chí bóng dài 1 trượng 3 thước.» [4]

«Sách Chu Bễ nói: Trong đất nhà Thành Chu, ngày Hạ Chí, bóng mặt trời dài 1 thước 6 tấc; ngày Đông Chí, dài 1 trượng 5 thước 5 tấc.» [5]

3. Đo bóng mặt trời để xác định ngày Phân, ngày Chí

Xác định được ngày Phân, ngày Chí bằng cách đo bóng mặt trời, sẽ giúp ta làm được lịch.Lịch Thụ thời hay Thái Sơ đời Hán Nguyên Đế (148-33 tcn) do Hứa Hành và Quách Thủ Kính làm đã căn cứ vào bóng mặt trời. Lê Quí Đôn viết: «Quĩ ảnh (cột đo bóng mặt trời) lấy cọc đánh dấu đo bóng mặt trời là thiên tượng rõ ràng nhất; dựa vào đó, lượng đo kỹ càng, để lấy khí trung bình của trời, không nương tựa xê xích vào đâu, thế mới đúng với độ trời.» [6]

4. Đo bóng mặt trời để tính chiều cao của mặt trời

Từ thế kỷ 2 trước công nguyên, người ta đã biết áp dụng đặc tính của hình tam giác vuông góc và bóng của mặt trời để đo chiều cao của trời và mặt trời.

Chu Lễ viết: «Quan đại tư đồ dùng biểu can và thổ khuê để định khoảng cách giữa đất và mặt trời, định chiều dài của bóng mặt trời, và định tâm điểm của trái đất. Tâm điểm trái đất là nơi mà bóng mặt trời ngày Hạ Chí đo được là 1 thước 5.» [7]

Hoài Nam Tử viết: «Muốn đo chiều cao của trời (tức là của mặt trời) ta phải cắm một cây nêu 10 thước và đo bóng cây nêu trong cùng một ngày ở hai nơi cách xa nhau 1.000 dặm trên cùng một đường kinh tuyến. Nếu cây nêu ở phía Bắc có bóng là 2 thước, thì cây nêu ở phía Nam có bóng là 1 thước 9. Và cứ mỗi nghìn dặm về phía Nam bóng cây nêu sẽ giảm đi 1 tấc.

«Ở 20.000 dặm về phía Nam, cây nêu sẽ không có bóng, và nơi ấy ở ngay dưới mặt trời.

«Như vậy, bắt đầu với một bóng là 2 thước và một cây nêu 10 thước, ta thấy rằng một thước bóng mất đi ta sẽ được 5 thước cao của cây nêu. Lấy số 20.000 dặm nhân với 5, ta được 100.000 dặm, đó là chiều cao của trời (của mặt trời).» [8]

5. Đo bóng mặt trời để tính độ lệch của vòng Hoàng Đạo

Đo bóng mặt trời ngày Đông Chí và Hạ Chí còn cho biết độ lệch của vòng Hoàng Đạo.

Độ lệch của vòng Hoàng Đạo có lẽ đã được biết khoảng thế kỷ 4 trước công nguyên, khi mà Thạch Thân, Cam Đức bắt đầu tính độ vị của các sao.

Trong Hậu Hán Thư, Cổ Quì năm 89 đã viết: «Ngày Đông Chí mặt trời cách Bắc Cực 115o; ngày Hạ Chí cách 67o.» Chia đôi sự sai biệt này ta có (115o - 67o):2= 24o.

Sau này các nhà thiên văn học Trung Hoa và các học giả Pháp như Laplace, Gaubil, Cassini đã nhiều lần khảo sát lại độ lệch của vòng Hoàng Đạo theo sự suy toán của các thiên văn gia Trung Hoa, và thấy:

- Khoảng năm 1000 độ lệch là 24o54.

- Năm 1 độ lệch là 23o50.

- Năm 1000 độ lệch là 23ò42.

- Năm 1900 độ lệch là 23o27.

Thiên văn học ngày nay cũng đã nhận chân rằng độ lệch của vòng Hoàng Đạo không cố định và xê xích đôi chút với thời gian.

6. Đo bóng cây nêu để định khoảng cách giữa các tỉnh

Nguyên tắc: Chọn một thành phố làm tâm điểm để tiện việc so sánh. Xưa người ta chọn Dương Thành cách Lạc Dương 50 dặm về phía Đông Nam, ở vĩ tuyến 34o26.

- Đo các thành phố trên cùng một đường kinh tuyến.

- Dùng cây nêu cùng một loại kích thước.

- Định xem hai thành phố cách nhau một ngàn dặm thì chênh nhau bao nhiêu tấc bóng.

Trương Hành, Trịnh Huyền, Vương Phồn, Lục Tích cho rằng 1 tấc bóng ăn 1.000 dặm.

Hà Thừa Thiên toán rằng cứ 3 tấc 56 bóng mới ăn 1.000 dặm. Lưu Trác cũng đồng quan điểm như vậy.

Nhất Hạnh và Nam Cung Thuyết toán rằng ngót 4 tấc bóng mới ăn 1.000 dặm.

Dẫu sao thì lịch sử cũng cho thấy người Trung Hoa xưa thường đo bóng nêu ở khắp các tỉnh, các miền họ đến.

Năm 445, Hà Thừa Thiên đo bóng nêu ở Giao Châu (Hà Nội) và cho hay Giao Châu cách Dương Thành 5.000 dặm.

Năm 349, Quán Thúy đo bóng nêu ở Chiêm Thành khoảng vĩ tuyến 13o (Tuy Hòa) hoặc vĩ tuyến giữa 17o05 và 19o35 (khoảng Đồng Hới - Thanh Hóa).

Trong khoảng những năm từ 721 đến 725, Nam Cung Thuyết và Nhất Hạnh cũng đo bóng nêu ở nhiều nơi từ vĩ tuyến 17o4 (gần Đồng Hới) cho đến vĩ tuyến 40o, tại Weichow, gần Vạn Lý Trường Thành, và kết luận:

- 1o là cách 351 dặm 80 bộ.

- Gần 1 tấc bóng là 1.000 dặm cách xa.

Vân Đài Loại Ngữ ghi: «Khi tăng Nhất Hạnh làm lịch Đại Diễn, vua Đường có hạ chiếu cho quan thái sử phải đo bóng khắp thiên hạ mà lấy chỗ đất giữa làm định số. Khi họp bàn có nói rằng: Chu Quan (sách) dùng thổ khuê (thước đo bóng mặt trời bằng ngọc) đo, thì lấy chỗ bóng mặt trời 1 thước 5 tấc làm trung tâm điểm của đất, mà họ Trịnh (Trịnh Huyền) thì cho bóng chiếu xuống đất, cứ 1 nghìn dặm sai 1 tấc. Như vậy về phía Nam xứ Đái Nhật Hạ, xa cách 15.000 thì sai mất 1 thước 5 tấc. Đất cùng với tinh thần tứ du, lên xuống trong 3 vạn dặm; lấy số ấy mà chia đôi thì thấy được chỗ địa trung. Đĩnh Xuyên quận, đất Dương Thành ngày nay, tức là địa trung đó.

«Trong khoảng năm Nguyên Gia (424-454), nhà Tống đi đánh nước Lâm Ấp (Chiêm Thành); ngày tháng 5 dựng cây nêu để trông, thì thấy mặt trời ở về phía Bắc cây nêu; ở Giao Châu thì bóng mặt trời ở về phía Nam cây nêu 3 tấc. Năm Khải Nguyên thứ 12 (724, đời Đường Huyền Tông) đo bóng mặt trời ở Giao Châu (tức là Thăng Long, Hà Nội ngày nay) vào ngày Hạ Chí, thì thấy bóng ở phía Nam cây nêu 3 tấc 3 phân, cùng với sự đo vào năm Nguyên Gia nói trên giống nhau.» [9]

7. Cây nêu cũng có thể dùng để xem sao

Cắm một cây nêu cao, ngồi quay mặt về hướng Nam, ta có thể quan sát và nhận định dễ dàng những ngôi sao qua kinh tuyến (qua đỉnh đầu).

Tóm lại, biết sử dụng cây nêu, ta cũng thấy nó hết sức ly kỳ. Sau này, nếu có dịp, ta sẽ đề cập đến chuyện linh mục Ferdinand Verbiest hồi thế kỷ 17 chỉ nhờ biết toán trước chiều dài của bóng nêu mà chinh phục được cả triều đình Mãn Thanh, y như xưa Khổng Minh dùng ba tấc lưỡi khuất phục được quần nho nước Đông Ngô.

 

2. CÁC DỤNG CỤ ĐO THỜI GIAN

Đời xưa không có đồng hồ như ngày nay, nhưng cũng có những dụng cụ để đo thời gian. Ta sẽ khảo cứu:

a. Nhật quỹ (cadran solaire; sun-dial): đồng hồ đo bóng mặt trời.

     b. Lậu khắc, lậu hồ (clepsydre; clepsydra, water-clock).

          - Lậu hồ nước (water-clock)

          - Lậu hồ cát (sablier; sand hour glass)

     c. Hương triện (đồng hồ hương: incense clock).

     d. Đồng hồ đèn.

a. Nhật quĩ

Trên nguyên tắc, nhật quĩ là một vòng tròn, chung quanh có ghi giờ hoặc ghi khắc. Giữa vòng tròn có một cây trục để lấy bóng mặt trời. Nhật quĩ có thứ để thẳng, có thứ để nghiêng theo độ dốc của đường xích đạo. Cũng có thứ nhật quĩ hình chữ nhật.

NhatQuy.jpg

Nhật quĩ hình chữ nhật

HinhtrenNhatQuy.jpg

Hình trên nhật quĩ

NhatQuyLacDuong.jpg

Nhật quĩ đào được ở Lạc Dương

 

Năm 1932, người ta đào được ở Lạc Dương một thứ nhật quĩ để thẳng. Đó là một vòng tròn, có lỗ ở tâm điểm để cắm cọc lấy bóng. Chung quanh vòng tròn chia thành 100độ tức 100 khắc. Nhưng 32/100 thì để trống; 68/100 còn lại chia thành 68 khắc. Khắc đầu và khắc cuối của nhật quĩ này cho thấy hướng mặt trời mọc và lặn ngày Hạ Chí.

Trên nhật quĩ này ta còn thấy những hình tương tự như các mẫu tự T, L, V. Cho đến nay người ta cũng chưa biết được ý nghĩa của những hình ấy.

Có cái lạ nữa là những hình T, L, V này còn được thấy khắc trên cái gương đời Hán, cũng như trên nhiều đồ chơi của người xưa. Nhật quĩ ít nhất là có từ đời Hán.

Sách Tiền Hán Thư viết: «Các vị bác sĩ họp nhau tại kinh đô, đã định các hướng chính Đông, chính Tây, sử dụng nhật quĩ cây nêu và lậu khắc. Với những dụng cụ ấy, họ định phương vị của Nhị thập bát tú, định các ngày hối, sóc, nhị Phân, nhị Chí, sự vận chuyển của tinh cầu và tuần tiết của mặt trăng.» [10]

b. Lậu khắc hay lậu hồ

* Nguyên tắc: Dùng lượng nước chảy nhỏ giọt đều đặn từ bình nọ sang bình kia, sẽ định được thời khắc.

Trong hồ có để một cái thẻ có ghi sẵn giờ khắc. Thẻ này sẽ nhô lê (phù tiễn), hoặc tụt xuống (trầm tiễn) tùy theo lậu hồ có nước chảy vào hay có nước thoát ra. Trông giờ khắc ghi trên thẻ nơi ngang miệng bình sẽ biết được giờ khắc.

* Phân loại:

Lậu hồ có hai loại chính:

(1) Một thứ là những bình có lỗ ở đáy để cho nước thoát ra. Người ta gọi là hạ lậu (outflow type). Thẻ ghi khắc trong hạ lậu được gọi là trầm tiễn, vì nó tụt xuống dần với mực nước.

(2) Một thứ là những bình không có lỗ ở đáy để hứng nước chảy vào. Người ta gọi là phù lậu (inflow type). Thẻ ghi giờ khắc trong phù lậu sẽ tùy theo mực nước chảy vào hồ mà nhô lên dần, vì thế gọi là phù tiễn.

« Hai loại lậu hồ

LauHo1.jpgLauHo2.jpg

Thường thì lậu khắc kềnh càng, cần phải để ở một nơi cố định, nhưng sau người ta cũng chế ra những lậu khắc nhỏ dùng thủy ngân (lưu châu) thay nước và có thể đem theo xe, để xem giờ dọc đường.

Joseph Needham cho rằng có thể người Trung Hoa đã học cách chế lậu khắc của người Babylone hoặc Ai Cập, và lậu hồ chỉ có từ đời nhà Thương (1500). Thuyết này không lấy gì làm đúng. Người Trung Hoa cho rằng lậu hồ đã có từ thời Hoàng Đế (2616).

Ngoài ra ta còn thấy có những loại lậu khắc cát. Dùng cát chảy thay nước. Vương Chấn Đạc cho rằng người Hòa Lan và người Bồ Đào Nha đã cho du nhập những loại lậu hồ cát này vào Trung Hoa. Trái lại, Lâm Ngữ Đường, dẫn chứng vài đoạn sách của Tô Đông Pha, đã cho rằng lậu khắc cát đã có từ đời Tống. Dẫu sao thì đầu đời Minh đã thấy có lậu hồ cát. Những lậu hồ lớn còn ghi được tất cả những tiết khí quanh năm.

Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quí Đôn ghi chú về lậu hồ như sau:

«Sách Sơ Học Ký chép rằng: ‘Việc chế tạo ra lậu khắc (dụng cụ đo thời giờ bằng nước nhỏ giọt) có từ thời Hoàng Đế truyền đến đời nhà Hạ, nhà Thương.’ Theo phép ấy, sáng sớm tiết Đông Chí, giọt nước chảy đến khấc 45, sau tiết Đông Chí thì ngày dài, cứ 9 ngày dài thêm 1 khấc; sáng sớm ngày tiết Hạ Chí, giọt nước chảy đến khấc 65, sau tiết Hạ Chí, ngày ngắn, cứ 9 ngày giảm đi một khấc.

«Dụng cụ dùng nước có ba tầng ấy, đường kính đều 1 thước, để trên cái thùng hứng nước (trì chù) hình khối vuông, có con rùa vàng miệng phun nước vào thùng hứng nước; nước chảy ngang dọc lại chảy xuống cái chứa nước để ngang ở dưới, gọi là cái cừ. Trên cái cừ ấy có đặt một hình người tên là Quan Tư Thần (giữ việc giờ khắc) đúc bằng vàng, mặc đủ áo mũ, hai tay cầm cái tên. Ấy là phép lậu khắc (xem giờ bằng giọt nước của Ân Quì).

«Lại còn một phép nữa: Lấy đồng đúc một con quạ khát nước (gọi là khát ô) hình dáng như cái móc câu uốn khúc, dẫn nước vào mồm con rồng bạc để nó phun vào chậu đựng nước; cứ nước chảy xuống được một thưng, trọng lượng hai cân là một khắc. Ấy là phép lậu khắc của Lý Lan.

«Hà Thừa Thiên đời Tống đã cải tiến phép ấy, định lại là hai ngày Xuân Phân và Thu Phân sớm tối, ngày đêm đều 55 khắc. Đến đời Lương, Vũ Đế cho ngày đêm có 100 khắc, đem phân phối cho 12 giờ, mỗi ngày 8 khắc, thì còn có phần thừa, nên chỉ lấy 96 khắc cho cả ngày lẫn đêm. Số 96 ấy chia làm 12 giờ, thì mỗi giờ chẵn 8 khắc. Đến năm Đại Đồng thứ 10 (tức 544), lại đổi làm 108 khắc. Tiết Đông Chí giờ ban ngày là 48 khắc, giờ ban đêm là 60 khắc. Tiết Hạ Chí giờ ban ngày là 70 khắc, giờ ban đêm là 38 khắc. Ngày Xuân Phân, Thu Phân, giờ ban ngày là 60 khắc, giờ ban đêm là 48 khắc. Còn các buổi tối, buổi sáng đều là 3 khắc. Đến đời Trần lại phục hồi phép có cả ngày lẫn đêm là 100 khắc.

«Đời Đường lại chế ra phép thủy hải phù tiễn (tên nổi trong biển nước), có 4 cái thùng rót nước, lấy tên nổi lên chia ra khắc; chia ngày đêm làm 12 giờ, mỗi giờ là 8 khắc, 30 phân; mỗi khắc 60 phân, cộng 48 cái tên; 2 cái tên là một khí; một năm cộng có 2.191.000 phân đều có khắc ở trên cái tên; có con quạ bằng đồng dẫn nước xuống, tên nổi lên; đến chỗ chia biết ngày đêm, chia tiết hậu, ngày Đông Chí, Hạ Chí; mùa hạ ngày dài, mùa đông ngày ngắn, buổi sớm, buổi tối, lúc ẩn, lúc hiện, đều đúng với cách đo bóng của sách Chu Quan, không sai chút nào. Cách thức chế tạo lậu khắc đời Tống và đời Nguyên không giống nhau, nhưng đều lấy 100 khắc làm phép áp dụng cả.» [11]

 

DonghoHuong.jpg

c. Đồng hồ hương (Hương triện)

Tiết Quí Tuyên, một học giả đời Tống khoảng giữa thế kỷ 12 cho rằng: ngoài lậu hồ và nhật quĩ, người ta còn có thể dùng hương triện để xem giờ, nhất là ban đêm.

Hương triện có thể là hương vòng (nhang vòng). Trên hương vòng có vẽ 5 dấu để định 5 canh. Nếu muốn thức dậy canh nào, người ta có thể buộc một vật nặng nhỏ vào vòng hương, vào khoảng giờ muốn dậy.

Hương cháy đến đó sẽ làm rơi vật nặng ấy xuống một cái chậu đồng, gây nên tiếng động, đánh thức ngày ta dậy. Người ta cũng có thể dùng những hộp hương khắc hình chữ thọ theo lối chữ Triện. Hương cháy đến đâu sẽ cho biết đêm đã canh mấy.

d. Đồng hồ đèn

Gọi là đồng hồ đèn cũng hơi quá đáng. Nhưng trên nguyên tắc một ngọn đèn để ở một chỗ kín gió, cháy bằng một loại dầu nhất định cũng có thể dùng để kiểm soát thời gian, nhất là để xem các nhật quĩ, các lậu hồ có được chính xác hay không.

Dương Vũ trong tập Sơn Cư Tân Thoại có đề cập đến những loại đèn này được thắp trong một ngôi đền. Ông thuật lời một nhà thiên văn học đời Tống tên là Phạm Thuấn Thần, kể lại rằng một ngọn đèn như vậy mỗi năm tiêu thụ một số lượng dầu nhất định là 27 hộp dầu.

Joseph Needham gọi những loại đồng hồ này là lamp clock hay là time indicating lamp.

Ông còn lưu ý rằng: Theo Hough thì ở bên Đức khoảng thế kỷ 18 người ta cũng hay dùng những loại đồng hồ đèn này.

3. ỐNG VỌNG ĐỒNG VÀ TUYỀN KY

a. Ống vọng đồng (tube de visée, sighting tube)

Chắc chắn là ống vọng đồng đã được dùng từ lâu. Cuối đời Chu và đầu đời Hán, các thiên văn gia đã dùng ống vọng đồng để quan sát tinh tượng, vì thế mới có thành ngữ «dĩ quản khuy thiên» 以 管 窺 天.

Hoài Nam Tử (120 tcn) cũng viết: «Có người muốn đo chiều cao sự vật mà chịu không biết phải làm sao. Họ sẽ mừng nếu ta dạy họ dùng ống vọng đồng và quản chuẩn (thăng bằng nước).» [12]

Nhìn qua ống vọng đồng sẽ thấy sao rõ hơn, vì như vậy sẽ bớt được ánh sáng lóe.

Thời cổ xưa người Hi Lạp cũng hay nhìn xuống giếng nước sâu để xem sao ban ngày. Có lẽ vì vậy mà Platon đã kể chuyện Thalès de Milet đã ngã xuống giếng khi xem sao.[13] Trầm Quát, thế kỷ 11, đã dùng ống vọng đồng để tìm phương vị Bắc Cực và quan sát các vì sao xoay quanh Bắc Cực.

Trong sách Chu Bễ Toán Kinh cũng có một đoạn nói về cách dùng ống vọng đồng để đo đường kính mặt trời.[14]

b. Tuyền ky (tablette de constellation circumpolaire; circumpolar constellation template)

Một loại ống đồng cổ kính nhất đã được đề cập trong Thư Kinh, thiên Thuấn Điển. Thư Kinh viết: «Vua Thuấn quan sát tuyền ky và ống ngọc hành, để điều chỉnh thất chính.»

Đó là một đoạn văn hóc búa làm điên đầu không biết bao nhiêu học giả. Các nhà dịch giả và bình giải xưa nay đều không biết tuyền ky là gì, và dùng để làm gì, nên thường dịch tuyền ky là quả cầu quay nạm ngọc (Legge, Couvreur).

Mã Dung, Thái Ung, Trịnh Huyền giải Tuyền ky là một dụng cụ thiên văn. Phục Thắng cho rằng đó là một đám sao ở Bắc Cực.

Mãi đến năm 1959, học giả Henri Michel mới khám phá ra rằng tuyền ky là một dụng cụ để quan sát sao Bắc Thần, và định vị trí Bắc Cực.[15]

Michel giải tuyền ky là một miếng ngọc dẹt chung quanh có một số khía. Miếng ngọc này có thể xoay quanh một cái ống để nhòm. Nếu quay đúng vị trí, các sao Bắc Đẩu và hàng sao Tả Khu, Thượng Tể, Thượng Phụ, Thượng Thừa, v.v. sẽ lọt đúng vào chỗ các khía đã làm sẵn của tuyền ky, còn sao Bắc Thần (étoile polaire) sẽ hiện ra ở gần nơi tâm điểm tuyền ky.

Như vậy tuyền ky sẽ định được chính Bắc Cực (pôle nord).

Phỏng theo Michel, ta có thể giải đoạn Thư Kinh ở trên như sau:

1. Tuyền ky là miếng ngọc hình tròn, dẹt, chung quanh có khíâ Miếng ngọc này có thể xoay quanh (tuyền) một ống nhòm, tức là ngọc hành.

2. Ngọc hành là ống nhòm có thể tra vào miếng tuyền ky.

3. Thất chính ở đây là 7 sao Bắc Đẩu chứ không phải là mặt trời, mặt trăng, và ngũ tinh như người ta thường giải.

4. Điều chỉnh được 7 sao Bắc Đẩu cho lọt vào các khía tuyền ky, ta sẽ thấy được Bắc Thần và Bắc Cực hiện ra ở chính giữa lòng tuyền ky.

Michel cũng giải: Tuyền ky là một dụng cụ để quan sát các tinh tú. Nó có thể quay được. Phần quay được gọi là tuyền ky, ta dùng nó để nhìn độ quay. Bắc Cực ở chính giữa tuyền ky.

Hiểu được đoạn này ta mới hiểu được tại sao Chu Bễ Toán Kinh lại viết: «Chính Bắc Cực ở giữa tuyền ky. Chính Bắc là tâm điểm của trời. Bắc Cực ở chính giữa tuyền ky gọi là Thiên Tâm, vì thế nên gọi là tuyền ky.» [16]

Trên mặt tuyền ky còn có một đường thẳng đứng. Henri Michel giảng rằng: Nếu điều chỉnh các sao Bắc Đẩu cho lọt vào các khía rồi, ta dùng tuyền ky để quan sát mặt trời, thì ngày Đông Chí mặt trời sẽ ở trên đường kinh tuyến định bởi đường thẳng đứng ấy.

Ống tuyền ky, ngọc hành sau này biến thành những dụng cụ trang trí như:

- Ngọc bích và ống đại tông.

- Ngọc bích và ngọc khuê.

4. HỒN NGHI (Armillaires, Armillaries)

Hồn nghi là một dụng cụ để xem xét sự vận hành của mặt trời, mặt trăng, và sự xuất-một (mọc và lặn) của các vì sao. Trung Quốc Sử Lược của Phan Khoang chép: «Đời vua Hoàng Đế, Dung Thành đã phát minh ra cái máy Cái Thiên để quan sát tinh tượng. Đến đời Đông Hán có Trương Hành chế ra hai thứ máy gọi là Hồn thiên nghi, xem biết sự vận hành của mặt trời, mặt trăng, và sự xuất-một của các ngôi sao, và Địa động nghi để xem nơi nào có địa chấn. Hai thứ máy ấy rất có giá trị; đời sau nhiều người bắt chước làm theo.» [17]

 

HonNghiTanTien.jpg

Hồn nghi tân tiến

HonNghiBacKinh.jpg

Hồn thiên nghi tại Bắc Kinh

HonThienNghiBK.jpg

Hồn nghi tại Bắc Kinh

HonNghiNamKinh.jpg

Hồn nghi tại Nam Kinh

TuKimSonTVDNamKinh.jpg

Hồn nghi trên núi Tử Kim Sơn, Nam Kinh

 

Hồn nghi có thể phân thành ba loại:

a. Xích đạo hồn nghi (equatorial armilliary sphere)

Trên hồn nghi này chỉ có một vòng xích đạo và vòng kinh tuyến. Người Trung Hoa xưa dùng loại này.

b. Hoàng Đạo hồn nghi (eclytic armilliary sphere)

Trên hồn nghi này chỉ có một vòng Hoàng Đạo. Người Hi Lạp xưa ưa dùng loại hồn nghi này.

c. Hồn nghi tân tiến

Hồn nghi này gồm đủ các vòng: Hoàng Đạo (écliptique; ecliptic), Xích đạo (équateur; equator), Nhẫn giới (horizon).

Một hồn nghi tân tiến đại loại gồm các bộ phận sau đây:

a. Các bộ phận phía ngoài:

(1) Vòng Thiên kinh hay Dương kinh (thiên kinh hoàn, dương kinh hoàn: prime meridian circle).

(2) Vòng Âm vĩ (âm vĩ hoàn, địa hồn hoàn: horizon circle).

(3) Vòng Xích đạo ngoài (outer equatorial circle).

b. Các bộ phận phía giữa:

(1) Tam thần nghi song hoàn (vòng kinh tuyến mặt trời ngày Đông Chí : solstitial colure circle).

(2) Vòng Hoàng Đạo (hoàng đạo hoàn: ecliptic circle).

(3) Vòng Xích đạo phía trong (inner equator circle)(không thấy).

(4) Hệ thống máy móc để vận chuyển hồn nghi (diurnal motion gearing connecting with the power drive).

c. Các bộ phận phía trong:

(1) Tứ du hoàn (polar mounted declination ring or hour angle circle).

(2) Vọng đồng (sighting tube).

(3) Trực củ (diametral brace).

d. Các bộ phận khác:

(1) Ngao văn trụ (concealing the transmission shaft).

(2) Long trụ (supporting columns in the form of dragon).

(3) Thủy phu, thủy chuẩn (cross-piece of the base, incorporating water-level).

(4) Nam cực (south polar pivot).

(5) Bắc cực (north polar pivot).

Hồn nghi thô sơ nhất có lẽ có từ thời Thạch Thân, Cam Đức (thế kỷ 4 tcn). Lạc Hà Hoành và Tiên Vu Vọng Nhân cuối thế kỷ 2 và đầu thế kỷ 1 tcn cũng vẫn còn dùng những loại hồn nghi cổ ấy.

Năm 52 tcn, Cảnh Thọ Xương làm cho vòng xích đạo trờ nên cố định.

Dương Hùng (52 tcn- 18 cn) cũng biết làm cầu hồn nghi.

Năm 84 cn, Cổ Quì gắn thêm vòng Hoàng Đạo vào hồn nghi.

Khoảng năm 125 cn, Trương Hành[18] gắn thêm vòng nhãn giới và các vòng kinh tuyến (vòng âm vĩ, tam thần, tứ du, v.v.). Trương Hành mô tả về hồn nghi như sau:

Vòng Xích đạo chạy quanh hồn nghi và cách Bắc Cực 915/19o.

Vòng Hoàng Đạo cũng chạy quanh hồn nghi và tạo với vòng Xích đạo 24o.

Như vậy thì ngày Hạ Chí, vòng Hoàng Đạo cách Bắc Cực khoảng 67o, và ngày Đông Chí, cách Bắc Cực là 115o.


Trương Hành (78-139 cn)

Nơi vòng Hoàng Đạo và Xích đạo gặp nhau sẽ cho biết độ cách Bắc Cực của ngày Xuân Phân, Thu Phân.

Ngày Xuân Phân, Hoàng Đạo cách Bắc Cực là 94o¼. Ngày Thu Phân, Hoàng Đạo cách Bắc Cực là 92o¼.

Những độ cách trên được chấp nhận vì phù hợp với phương pháp đo bóng mặt trời theo lịch nhà Hạ.[19]

Sau này, Trương Hành còn dùng sức nước làm cho hồn nghi quay được đều đặn, và còn gắn các sao vào cầu hồn nghi để mô phỏng bầu trời và tinh tượng. Hồn nghi của ông quay phù hợp với sự vận chuyển của tinh cầu trên trời.

Tấn Thư- Thiên văn chí viết: «Trương Hành làm hồn nghi và cho đặt trong phòng kín. Hồn thiên nghi, nhờ sức nước chảy, có thể quay. Ông cho đóng cửa lại. Người ở trong buồng sẽ thông báo cho ngày ở trên nóc thiên quan đài biết rằng hồn nghi (trong buồng) cho thấy sao nào vừa mọc, sao nào vừa lặn, nhất nhất đều đúng như hai mảnh tre ghép lại. Thôi Tử Ngọc đã viết trên mộ của Trương Hành như sau: Số thuật của ngày bao quát trời đất; tài sáng chế của ngài ngang với tạo hóa. Ngài tài cao, nghệ trổi sánh ngang thần minh.» [20]

Hồn nghi của Tô Tụng

Tô Tụng 蘇 頌 (1020-1101)

Tân Nghi Tượng Pháp Yếu của Tô Tụng

 

5. HỒN THIÊN TƯỢNG (globe céleste)

Hồn thiên tượng là những bầu trời nhân tạo, có gắn đủ tinh tú, và có thể quay theo nhịp vận chuyển của trời. Đọc Tấn Thư, ta có thể nói được rằng Trương Hành chẳng những đã chế được hồn nghi mà cũng đã tạo ra những hồn thiên tượng có thể quay được. Câu chuyện vừa kể trên về sự thí nghiệm của ông đã chứng tỏ điều đó.

Đời Lương (khoảng 550 cn) đã thấy có những hồn thiên tượng được tàng trữ trong bí phủ.

Tùy Thư - Thiên văn chí có ghi: «Cuối đời nhà Lương, ở trong bí phủ đã có hồn thiên tượng. Hồn thiên tượng làm bằng gỗ, tròn như trái cầu, to nhiều sải tay ôm mới xuể; có thể quay quanh trục Nam Bắc cực.

«Quanh cầu có Nhị thập bát tú và các tinh tú mà ba nhà thiên văn xưa (Thạch Thân, Cam Đức, Vu Hàm) đã tìm ra được, có Hoàng Đạo, Xích đạo, Ngân hà, v.v.Khi quả cầu quay từ Đông sang Tây, các sao qua kinh tuyến (qua đỉnh đầu) buổi sáng và buổi tối, ứng đúng với độ vị của nó, và các điểm nhị Phân cũng như 24 khí đều có ghi chú, chẳng khác gì trên bầu trời vậy.» [21]

Hồn thiên tượng khác với hồn nghi, vì hồn nghi thì phải có gắn một ống vọng đồng (sighting tube) để độ lượng suy toán sự vận chuyển của mặt trời, mặt trăng, cũng như vị trí và độ số các vì sao.[22]

Theo Nguyên sử, thì thiên văn đài Trung Hoa thuở Nguyên đã được trang bị lại trong khoảng những năm từ 1276 đến 1279, và có những dụng cụ sau:
Hồn thiên tượng do F. Verbiest
tạo cho thiên văn đài Bắc Kinh năm 1673

1. Linh lung nghi (Igenious armillary sphere)

2. Giản nghi (Simplified instrument)

3. Hồn thiên tượng (Celestial globe)

4. Ngưỡng nghi (Upward looking instrument)

5. Cao biểu (câu nêu cao: Lofty gnomon)

6. Lập vận nghi (Vertical revolving circle)

7. Chứng lý nghi (Verification instrument)

8. Ảnh phù (Shadow definer)

9. Khuy kỷ (Observing table)

10. Nhật nguyệt thực nghi (Instrument for observation of solar and lunar eclipses)

11. Tinh quĩ (Star dial)

12. Định thời nghi (Time determining instrument)

13. Chính phương nghi (Direction determining table)

14. Hầu cực nghi (Pole observing instrument)

15. Cửu biểu huyền (Nine suspended indicator)

16. Chính nghi (Rectifying instrument)

17. Tòa chính nghi (Rectifying instrument on a stand)[23]

Năm 1267, Hulagu Khan gởi dâng cho vua Thiết Mộc Chân (Khubilai Khan) ít nhiều dụng cụ thiên văn Âu Châu, lại sai Trác Mã Lỗ Đình (Jamal-al-Din) mang sang Trung Hoa để chỉ cho người Trung Hoa cách sử dụng. Những dụng cụ đó là:

1. Hồn thiên nghi (armillary sphere)

2. Trắc nghiệm chu thiên tinh diệu chi khí (instrument for observing and measuring the rays of the stars of the celestial vault)

3. Đông Hạ Chí quĩ (solstitial dial)

4. Xuân Thu Phân quĩ (equinoctial dial)

5. Trắc hoàn hồn thiên đồ (obiquely set globe with map of the stars)

6. Địa lý chí (terrestrial globe)

7. Kính trắc tinh (astrolabe)[24]

***

Năm 1599, linh mục Ricci đi thăm thiên văn đài Nam Kinh, đã thấy những dụng cụ thiên văn sau đây:

- Hồn nghi (armillaire)

- Nhật quĩ (cadran solaire)

- Những kính trắc tinh (astrolabes) với những thước chuẩn xích (alidades) và những chiêu chuẩn (pinnules).

Những hồn nghi rất lớn, 3 người ôm không xuể, đều làm bằng đồng đúc trông rất đẹp. Ở thiên văn đài Bắc Kinh cũng có những dụng cụ tương tự.

Từ khi các linh mục dòng Tên làm giám đốc thiên văn đài Bắc Kinh, các dụng cụ thiên văn cũ dần dần bị đào thải.

Matteo Ricci (Lợi Mã Đậu,1552-1610) và Từ Quang Khải (Paul Từ, 1562-1633), một tín đồ Thiên Chúa giáo và là thiên văn gia Trung Hoa

Năm 1669, linh mục Ferdinad Verbiest, giám đốc thiên văn đài Bắc Kinh, đã cho cất hết các dụng cụ thiên văn cũ đi, và trang bị thiên văn đài bằng những dụng cụ mới. Ngài trang bị như sau:

- Hoàng Đạo kinh vĩ nghi (simple ecliptic armillary sphere)

- Xích Đạo kinh vĩ nghi (simple equatorial armillary sphere) đặt trên lưng một con rồng.

- Thiên thể nghi (large celestial globe) đặt trong một khung tròn ngang có 4 chân.

- Địa bình kinh nghi (horizon circle for azimuth measurements)

- Địa bình vĩ nghi (hay Tượng hạn nghi: quadrant)

- Kỷ hạn nghi (sextant)

- Địa bình kinh vĩ nghi (quadrant altazimuth)

- Ky hành vũ thần nghi (elaborate equatorial armillary sphere)

- Hồn tượng (smaller celestial sphere)[25]

Sau này, linh mục Bernard Kilian Stumpf (Kỷ Lý An), giám đốc thiên văn đài Bắc Kinh từ 1712 đến 1720, đã đem phá hủy các dụng cụ cũ bằng đồng đúc, để lấy đồng đúc những dụng cụ mới.

Cái đại bình kinh vĩ nghi (quadrant altizimuth) của Bernard Kilian Stumpf đúc có lẽ là bằng đồng của các dụng cụ thời Nguyên và Minh. Mai Cốc Thành (1633-1721), một toán học gia Trung Hoa, rất bực với linh mục Stumpf về chuyện này.[26]

Sự phá hủy ấy dẫu sao cũng rất đáng tiếc.

Cuối cùng, thiết tưởng cũng nên nhắc đến những hàn thử biểu (airthermometer) và thấp kế (hygrometer) của linh mục Verbiest hay trắc vũ đài (rain gauge) để đo lượng nước mưa.

 

 

CHÚ THÍCH

[1] Tây Hán Diễn Nghĩa, Thanh Phong dịch, tr.117-118.

[2] Thước Trung Hoa thoạt kỳ thủy bằng 100 hạt kê xếp liền, tức là khoảng 22 cm 85. Thước nhà Chu dài 21 cm 25, thước nhà Hán dài 23 cm 41.

[3] J.B. Du Halde, Description géographique, historique, chronologique, politique et physique de l’Empire de la Chine et de la Tartarie chinoise, tập 3, tr.350.

[4] Văn Hóa, Vân Đài Loại Ngữ, q.1, tr.98.

[5] Ibid. p.89.

[6] Ibid. p.83-84.

[7] Cf. Chu li, trad. Biot, vol. I, p. 200; Needham, Science and Civilisation in China, Vol.III, p. 286.

[8] Cf. Hoài Nam Tử, trad. Chatley; J. Needham, Science and Civilisation in China, Vol.III, p. 225.

[9] Lê Quí Đôn, Vân Đài Loại Ngữ, tr. 90-91.

[10] Needham, Science and Civilisation in China, Vol.III, p. 302.

[11] Lê Quí Đôn, Vân Đài Loại Ngữ, tr. 99-100.

[12] Hoài Nam Tử, ch.20, tr. 15a.

Joseph Needham, Science and Civilisation in China, Vol.III, p. 332.

[13] Theaet., 174 A.

[14] Joseph Needham, Science and Civilisation in China, Vol.III, p. 332.

[15] Henri Michel, Méthodes astronomiques des hautes époques chinoises, p. 10-13; và Joseph Needham, Science and Civilisation in China, Vol.III, p. 332-339.

[16] Chu Bễ Toán Kinh, q. hạ, tr. 3.

[17] Phan Khoang, Trung Quốc Sử Lược, tr. 157.

[18] Trương Hành cũng đồng thời với Ptolémée; quyển Almagest của Ptolémée hoàn thành vào khoảng 144 cn.

[19] Cf. Hậu Hán Thư, lời bình. Needham, Science and Civilisation in China, Vol.III, p. 355.

[20] Tấn Thư - Thiên văn chí, q. 2, tr.3b.

[21] Needham, Science and Civilisation in China, Vol.III, p. 384.

[22] Tùy Thư - Thiên văn chí, chương 19, tr. 17. Needham, Science and Civilisation in China, Vol.III, p. 384.

[23] Needham, Science and Civilisation in China, Vol.III, p. 369-370.

[24] Needham, Science and Civilisation in China, Vol.III, p. 373-374.

[25] Needham, Science and Civilisation in China, Vol.III, p. 451-452.

[26] Needham, Science and Civilisation in China, Vol.III, p. 380-452.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quay lại chữ Nòng Nọc trên bức tranh dân gian Đông Hồ, Lợn Nọc và Lợn Đàn. Bức tranh Lợn Nọc mang độ số 1, cung Càn còn bức tranh Lợn Đàn hay Lợn Nòng mang độ số 6, cung Khảm trên Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ. Cả hai bức tranh thể hiện hành Khảm: "Thiên nhất sinh thủy, Địa lục thành chi" trong Kinh Dịch.

 

Lợn Nọc (Lợn Độc, Lợn ăn cây ráy 3 lá) - "Thiên nhất sinh thủy"

937533425_8af8752244_o_d.jpg

 

Lợn Nòng (Lợn Đàn) - "Địa lục thành chi"

tranh-dong-ho.jpg

 

Bộ tranh lợn tương đương ý nghĩa ẩn dấu "Nòng Nọc", đặc biệt cần chú ý cây ráy 3 lá mọc ở giữa 4 con lợn, 5 con lợn con ở đây tượng trưng cho Ngũ Hành, còn con lợn nhảy lên mông một con lợn khác thể hiện trục Thiên cực bắc về chòm sao Tiểu Hùng thay vì nằm ở giữa, hành thổ của Ngũ hành. Đây là bức tranh tiên tri, khi mặt trời đi vào cung Bảo Bình thì sẽ xuất hiện cây ráy 3 lá (cây ráy ăn vào rất ngứa, nhưng loài lợn ăn không sao cả) tượng trưng cho hành Mộc, độ số 3, cung Chấn tượng mặt trời. Điều này cũng có thể hiểu sâu xa đó là "Nòng Nọc đứt đuôi thành Cóc".

 

Vào dịp Tết nguyên đán của dân tộc Tày (ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng nơi có trận đánh lịch sử Đông Khê), đòng bào làm bánh có tên dân tộc là “Pẻng khua” (bánh cười). Củ ráy loại cây “xanh biếc, cực kỳ ngứa” được đồng bào dân tộc thường nấu cám lợn, giã nhuyễn lấy nước để ngâm với gạo nếp đã được vo đãi sẵn rồi đem đồ xôi. Giã xôi nhuyễn bết để dàn mỏng thành tấm, đem phơi cho se, cắt thành miếng cỡ đầu ngón tay lại phơi cho thật khô, rồi mới cho vào chảo mỡ rán phồng bằng quả trứng gà, nhào đường bọc ngoài bánh.

 

Cây ráy

cay-ray-ngua.jpg

 

 

Bánh cười

banh%20peng.jpg

 

"Pẻng khua là vô địch vì ăn không biết chán”, lại dễ bảo quản, cả tuần lễ vẫn còn thơm ngon đậm đà. ông Đoàn Lư nói: “Giá như được quan tâm nghiên cứu, rất có thể Pẻng khua Đông Khê cũng có mặt trên thị trường để trở thành một món ăn đặc sản làm phong phú thêm các loại bánh kẹo Việt Nam…” Và theo thiển ý của chúng tôi, nếu bánh có tác dụng dược lý, nó sẽ trở thành một loại bánh thuốc đặc sắc của dược thiện Đông y Việt Nam với khả năng nâng cao sức đề kháng cho đồng bào miền núi xa xôi hẻo lánh, phòng chống có hiệu quả các loại bệnh viêm nhiễm tại địa phương.

 

Như vậy, cây ráy trong hai bức tranh Lợn Đông Hồ có liên quan đến chiếc Bánh Cười vào dịp Tết nguyên đán của dân tộc Tày vậy, liên quan đến Lịch Âm để cho thấy kết thúc một chu kỳ vũ trụ, "Bánh Cười" vì toàn nói láo cả, "Bốn mươi năm nói láo" của Vũ Trọng Phụng chưa ăn thua gì, mà phải 2.000 năm nói láo nó mới đã. Trên bức tranh Lợn Đàn, con lợn mẹ đang ngẩng đầu trên cái máng và "cười".

 

Cái cười này giống như cái cười trong câu truyện "Thầy bói mù sờ voi" của dân tộc Việt đó!

 

Ghi chú: Bức tranh Lợn Nọc và Lợn Nòng là một bộ tranh nhị bình 2 bức.

 

Tranh Hà Nội, họa sĩ Phạm Bình Chương

11880373_10153113623017379_6164112792915

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta tham khảo một số cổ vật đồng Thương Chu liên quan đến hình tượng con dê. "Tam dương khai thái" là tiêu chuẩn, trong đó hình tượng con dê làm chủ chốt, do vậy khi cổ vật đồng Hồ Nam, thời Thương trình bày mô típ "tứ dương" như một chiếc bình hoa (các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho là bình đựng rựu) sẽ có ý nghĩa khác, tức một chu kỳ thiên văn lớn hơn cả chu kỳ 25.920 năm. Còn chiếc hũ "nhị dương" Hồ Nam thể hiện Âm Dương đối ngẫu, tức toàn thể vũ trụ, bốn chân dê tượng trưng cho "Tứ Tượng".

 

Bình "tam dương"

h2_1999.46a,b.jpg

 

"Tam dương khai thái" là mô típ phổ biến trình bày trên nắp của đỉnh đồng, mô típ này biến hóa thành nhiều dạng như 3 hổ, 3 bò, 3 chim... nhưng luôn nhớ mô típ "Tam dương khai thái" là tiêu chuẩn bởi nó trình bày ý nghĩa thiên văn Nhị thập bát tú và 12 cung vòng Hoàng đạo Tây phương (thực ra nguồn gốc từ Đông phương, Văn Lang), con dê thuộc cung Dương Cưu. Trên vòng Hoàng đạo có cung Thần Nông tức Bọ Cạp (vấn đề cung nào tượng trưng cho Thần Nông cần minh xác lại).

 

Dê, bò, heo thuộc bộ ba tam sinh trong tế lễ Văn Lang và Trung Hoa cổ .

 

Bình hoa "tứ dương"

20130115_3.jpg

 

Đỉnh đồng "tứ dương"

symbol_of_divine_power_chinese_ancient_b

sheep-11.jpg

 

Hũ rựu "tứ dương" và "tứ điểu"

20130115_6.jpg

 

Hũ rựu Âm Dương ("nhị dương")

AN01562615_001_l.jpgthumb_540x420_AN00102500_003.JPG

 

Mặt nạ "mặt người sừng tai dê"

LateShangeBronzeMask.jpg

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong nền văn hóa Lưỡng Hà cũng có hình ảnh "Tam dương", tuy nhiên niên đại cổ vật vùng này thường được đẩy lên rất xa, nhằm mục đích vượt qua cả niên đại văn hóa Ai Cập rực rỡ (ghi rõ trên bia kim tự tháp...)... do vậy có nhiều niên đại không đáng tin, bởi mục đích sâu xa về: "đây mới là nguồn cội văn hóa và tôn giáo", ẩn chứa những mưu lược tôn giáo rất tế vi.

 

Tam dương (Sumerian bronze goat trinity C.2400BC Larsa. Louvre), 3 con dê đứng trên 1 trục, hai bên là hai nhân vật (Âm Dương)

7bb1c46228af8b93d977044fb73af1d4.jpg

 

Cổ vật trên ghi niên đại 2400 TCN, làm gì dễ như vậy, thời Hạ Vũ 2200 TCN đi tìm cổ vật kim loại đã rất khó rổi, biểu tượng này không thể vượt quá thời Tây Chu 1100 TCN, bởi vì bản gốc là ở đó "Tam dương đứng trên nắp đỉnh đồng". Niên đại cổ vật Lưỡng Hà hầu như rất khó tin.

 

Trong dòng tranh dân gian Đông Hồ, có bức tranh "Tam dương khai thái" trình bày qua hình ảnh 2 con gà trống, có thân được cách điệu là hình ảnh của mặt trời. Ở đây, trong văn hóa Việt thì con gà được sử dụng thay vì con dê, bởi lẽ gà là loài động vật gáy sáng báo hiệu mặt trời lên, bình minh.

 

Đèn tượng dê, cổ vật Hà Nam Trung Quốc

00248120257716d8f4fa0a.jpg

 

Giữa hai con gà, từ mặt đất mọc lên một cái cây có một đóa hoa đã nở, vậy đóa hoa này là hoa gì? Tôi cho rằng đây là hoa bươm bướm, nhiều chủng loại màu, rất dễ trồng, cánh hoa mỏng manh và thường nở rộ rất đẹp vào buổi sáng sớm, chỉ cần một làn gió nhẹ là cả vườn hoa lay động như hàng nghìn cánh bướm đang vẫy chào. Ý nghĩa này thể hiện chỉ cần một thay đổi tế vi của trường khí vũ trụ (cung Hoàng đạo) thì trái đất  ngay lập tức nhận tương tác cực mạnh tương ứng.

 

Tam dương khai thái

17-6CD20BaoAnh186201392254689.jpg

 

(Cấu trúc bức tranh gồm 2 gà trống thân mặt trời, trái đất và cây hoa bươm bướm)

 

Kim kê độc lập - tranh dân gian Kim Hoàng

gtt1366884726.jpg

 

Hoa bươm bướm

c%C3%A2y%2Bhoa%2Bb%C6%B0%E1%BB%9Bm.jpg

 

"Con Bướm" cũng là cái tên của chòm sao Thiên cực bắc Vũ Tiên, tức chòm sao người anh hùng Hercules trong thần thoại Hy Lạp. Vũ Tiên là cái tên của thân mẫu Kinh Dương Vương, trái đất có cây hoa bươm bướm nở là biểu tượng của Phật Bà Quan Âm, Địa Mẫu.

 

Chòm sao Vũ Tiên

hercules_black.png

 

2300160415.jpg

 

Trong 6 chòm sao Thiên cực bắc thì 3 chòm sao đầu tượng trưng cho người nữ, ví dụ ở trên là chòm sao Hercules tượng trưng cho Vũ Tiên. Do vậy, chỉ cần 1 trong 3 chòm sao này khác người nữ là biết ngay thiên văn nước đó không phải là bản gốc, mà bản gốc từ Văn Lang. Tất nhiên, hệ quả là chòm sao trên Hoàng đạo cũng là từ Văn Lang mà ra cả.

 

3.jpg

 

Như đã viết, Tam Xuân - Tam Dương tương ứng với Tam Hoàng - Tam Vương, vấn đề này liên quan đến tên nước Xích Quỷ thời Kinh Dương Vương. Trong đó, chữ "Xích" là đỏ, còn chữ "Quỷ" bao gồm 3 chữ "Vương" và cũng là sao "Quỷ" (lông mao đầu - giống như vương miện của một bậc quân vương) đầu tiên của chòm sao Phượng Hoàng trong Nhị thập bát tú - tượng trưng phương Nam. Do vậy, Xích Quỷ tức "Ba Vua Đỏ" hay "Ba Mặt trời", cho nên mở rộng ra ý nghĩa của chữ "Việt" là "Dân Tộc Ba Mặt Trời", "Xích Quỷ" là "đất nước Ba Mặt Trời".

 

Như đã thấy, mọi sự kiện đều hợp lý và ăn khớp nhau.

 

Hình ảnh Long, Ly, Quy, Phượng trong Nhị thập bát tú

image.jpg.1378947885530.jpg

 

Sao Quỷ tượng trưng một nhà sư cổ đeo chuỗi hạt, tay cầm vũ khí là chiếc đinh ba, chiếc đinh ba cũng là biểu tượng vũ khí của thần sáng tạo Shiva trong đạo Bà La Môn Ấn Độ. Trong nghi lễ Shaman, các phù thủy thường cắm 3 chiếc lông chim trả trước trán.

image006.jpg

 

Sao Quỷ - "Quỷ Kim Dương"

150px-Ch%C3%B2m_Sao_Qu%E1%BB%B7_T%C3%BA.

 

Sao Quỷ trong chòm Chu Tước

PhuongCac.gif

 

Do vậy, mô hình "Tam Dương khai thái" thời Tây Chu chuẩn mực nhất là hình ảnh 3 con dê trên nắp đỉnh đồng (phương Nam) hoặc trên nắp bình đồng hình tròn (phương Tây) như các cổ vật đã được trích ở bài viết trước.

 

Thiên văn Tây Phương và Đông phương có cùng điểm chung ở cung Bọ Cạp - Thần Nông trên vòng Hoàng đạo, đây cũng là một điểm chú ý rất lạ lùng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong tranh dân gian Đông Hồ, bức tranh Tam Dương Khai Thái đi cùng với bức tranh Thiên Hạ Thái Bình để tạo thành một bộ tranh nhị bình, như vậy nội dung tiên tri của bức tranh Tam Dương Khai Thái là nói về một thời kỳ thái bình của nhân loại, bao gồm cả động thực vật trên địa cầu.

 

Thiên Hạ Thái Bình

Thien%2Bha%2Bthai%2Bbinh.jpg

 

Trong bức tranh là con chim phượng hoàng, loài chim bất tử, tự chết trong đống lửa (tự dùng ngọn lửa tam chân muội trong cơ thể) và từ tro tàn của mình lại sống dậy. Ở đây, bức tranh mang ý nghĩa của sự "tái sinh" của toàn thể nhân loại đã chết. Nhưng vị Thánh nhân nào sẽ tạo ra sự tái sinh vĩ đại này!

 

Đi cùng với chim phượng hoàng là một loài hoa, hoa mẫu đơn - bà chúa của các loài hoa đài các, màu sắc kiêu sa, huy hoàng (có câu truyện Mẫu đơn đình). Hàng năm, vào mùng 4 Tết, hàng nghìn du khách tấp nập đổ về chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, dự lễ hội "Khán hoa mẫu đơn" cầu mong một năm mới an lành, nhiều may mắn.

 

Hoa mẫu đơn (có nghĩa là người mẹ đầu tiên của quốc gia) là biểu tượng của sự cát tường, biểu tượng của Quan Âm Bồ Tát.

 

Ở đây, 1 chim phượng hoàng và 2 gà trống tượng trưng cho cung Càn (độ số 1) - Khôn (độ số 2), chim phượng hoàng tượng trưng cho mặt trời và do vậy, hai con gà trống tượng trưng cho 2 mặt trời còn lại, tổng cộng có 3 mặt trời, trái đất có cây hoa bươm bướm nở nằm trong ánh sáng của 3 mặt trời "Tam Dương Khai Thái" - ngụ ý từ trong Kinh Dịch viết: "Ly vi nhật,... Khôn vi địa,...".

 

Hoa mẫu đơn

image006.jpg

 

cach-treo-tranh-hoa-mau-don-01.jpg

 

su-tich-hoa-mau-don.JPG

 

su-tich-hoa-mau-don%282%29.jpg

 

su-tich-hoa-mau-don%281%29.jpg

 

Sự tích hoa mẫu đơn

 

Xưa kia, ở một ngôi làng nọ trên núi có một gia đình nọ có mười người con trai. Một ngày kia, ngôi làng ấy bị giặc chiếm đóng. Người cha của mười anh con trai bị giặc giết ngay từ ngày đầu tiên, khi chúng tiến vào làng. Mười người con trai đó quyết tâm vào đội quân chống giặc ở trong núi. Chủ tướng của đội quân là người con trai cả. Và bọn giặc đã bị thất điên bát đảo bởi đội quân này. Bọn giặc nhiều lần định san bằng mà không sao tiêu diệt được ngôi làng bé nhỏ ấy.

 

Thế là bọn giặc nghĩ ra mưu kế độc ác là bắt bà mẹ của mười người con trai và ép buộc bà khuyên các con mình trở về nhà rồi bọn giặc sẽ cho vàng bạc châu báu và được một chức quan trong đội quân của chúng, bằng không chúng sẽ giết bà.

 

Bà mẹ nhìn thẳng vào mắt tên tướng giặc, nói lớn:

- Hỡi quân độc ác! Hẳn nhà ngươi cũng có một bà mẹ. Mẹ ngươi chắc không bao giờ dạy người phản bội lại quê hương. Là một người chân chính, ta cũng không thể dạy các con ta phản bội lại quê nhà.

 

Bọn giặc tức giận liền bắt trói bà mẹ đem lên một ngọn đồi rồi cho quân mai phục để hòng bắt được những người con trai của bà đến cứu mẹ. Chúng bắt bà mẹ hãy đứng dậy mà gọi con, chúng sẽ tha. Bà mẹ liền hét lớn:

- Hỡi các con của mẹ! Hỡi những người con của quê hương. Ta nhân danh người mẹ, ra lệnh cho các con không được vì ta mà phản bội quê hương.

 

Mệnh lệnh của người mẹ là mệnh lệnh trái tim, mệnh lệnh của tình yêu vĩ đại. Mệnh lệnh đó lan khắp núi rừng. Bọn giặc run sợ. Những người con của bà như được tăng thêm sức mạnh chiến đấu. Tên tướng giặc ra lệnh bịt miệng bà mẹ lại và thiêu sống bà bằng cách đổ nhựa thông và nhựa trám lên đầu. Ngọn lửa cháy sáng cả một vùng...

 

Khi bọn giặc đi rồi, dân làng lên đồi tìm chỗ bà mẹ bị hành hình, và người ta chỉ còn thấy trái tim của người mẹ kiên cường đó vẫn còn nguyên vẹn và nóng bỏng. Dân làng chôn mẹ ngay trên đỉnh đồi. Trái tim người mẹ vẫn phát sáng hằng đêm, từ trong ngôi mộ mà lan khắp ra cả vùng.

 

Mùa xuân đến. Một cái cây mọc lên từ ngôi mộ ấy. Cây ra hoa. Bông hoa đỏ chót hình ngọn lửa bốc lên từ trái tim người mẹ. Và cũng từ ngày ấy có một loại hoa mang tên hoa Mẫu Đơn. Cây hoa tượng trưng cho người mẹ đã dung cảm chiến đấu bằng cả trái tim.

 

Vậy mà có nhóm người từ đâu tới với "nhân danh" dăm câu của ông Chúa này bà Thánh nọ để cấm người Việt thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, danh nhân văn hóa và biết bao nhiêu anh hùng dân tộc đã đắp đổi máu xương để bảo vệ đất nước của mình, ngay trên quê hương mình, mà cũng chịu được, gọi bọn đi cùng thực dân để nô lệ dân tộc mình là thánh cha cố, làm lễ dâng quốc gia cho mẹ này cha nọ... loạn ngôn cả nên.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites