Posted 20 Tháng 4, 2015 HAI BÀ TRƯNG Ý tưởng ban đầu là tập hợp những suy nghĩ tản mạn của mình về lịch sử trong một bài viết duy nhất với chủ đề Nhìn lại cổ sử Việt. Nội dung bài viết gồm ba phần: (1) truyền thuyết và lịch sử, (2) những nhân vật lịch sử đặc biệt, và (3) ảnh hưởng của người Hán trong nghiên cứu cổ sử Việt. Nhưng do nội dung hơi dài nên được phân ra thành nhiều bài ngắn với chủ đề khác nhau, làm cho việc theo dõi không mấy thuận tiện! Phần đầu và quan trọng nhất của bài viết đã được gửi lên diễn đàn dưới chủ đề Nhìn lại cổ sử Việt. trong đó có đề cập khái quát về nguồn gốc dân tộc, đặc trưng văn hóa văn minh thời Hùng Vương....qua góc nhìn bản thân. Trọng tâm phần này thể hiện quan điểm cá nhân về truyền thuyết, và lấy truyền thuyết làm nền tảng phục dựng lịch sử. Nói theo ngôn ngữ toán học thì có thể xem truyền thuyết là tiên đề lịch sử . Như vậy những phần sau được coi như là những hệ luận được suy ra từ tiên đề trên. Do đó khi nói về những nhân vật lịch sử đặc biệt ( Thục Phán, Triệu Đà và bà Trưng), có một số chi tiết hay sự việc liên quan, được mặc nhiên đưa vào hoặc bỏ ra mà không giải thích(vì đã giải thích trong phần đầu Nhìn lại cổ sử Việt). Ví dụ khi không đề cập đến thân thế hai bà Trưng không có nghĩa đồng tình việc cho rằng bà Trưng là cháu ngoại hay thuộc dòng dõi Hùng Vương( bỡi theo tôi thời đại Hùng Vương đã kết thúc vào thế kỷ 11TCN, và cũng không có họ Hùng trong lịch sử). Hoặc khẳng định chữ viết của Hùng Vương gọi là Trúc văn, và có khả năng là chữ Lệ trong hệ thống chữ viết của người Trung Quốc. Điều đó mặc nhiên phủ định chữ Khoa Đẩu là chữ của người Việt cổ. Cũng vậy, xác định Kinh Dịch xuất phát cùng nguồn gốc với Hùng Vương, nghĩa là chối bỏ quan hệ với Phục Hi... Do lịch sử giai đoạn năm 40-43, là một phân đoạn trong dòng chảy lịch sử dân tộc, nên những hệ luận từ tiên đề trên là luận cứ để làm sáng tỏ giai đoạn này. Điều gọi là nỗi oan khuất của bà Trưng mang tính giả định nhằm tìm kiếm những nguyên nhân lớn nhỏ góp phần làm cho cuộc kháng chiến của bà bị thất bại. Nếu tìm được bằng chứng cho thấy điều này có thật, nghĩa là có một lý do cho sự thất bại của cuộc kháng chiến đã bị bỏ qua cùng với bài học lịch sử rút ra từ đó. Điều ai cũng thấy đó là lực lượng của bà Trưng gồm toàn phụ nữ. Nguyên nhân của nó là sự ủng hộ của nhân dân dành cho bà chưa nhiều và chưa rộng khắp, nhất là của người Lạc;chứ không phải đàn ông Việt trong thời đó hèn yếu như vài sử gia ngày trước đã nghĩ. Một lý do giải thích cho hiện tượng này được nhiều người tán đồng, là đàn ông của xã hội phụ hệ thời đó không chấp nhận phục tòng phụ nữ như bà. Điều này xem ra không đúng với trường hợp bà Triệu trong cuộc khởi nghĩa năm 248, vì lực lượng của bà gồm toàn đàn ông. Khi người ta cùng ở trên cùng một con thuyền giữa gió bão, số phận sẽ gắn bó họ lại và trách nhiệm chia đều cho mọi người, không phân biệt thành phần xã hội, giới tính... Khi quyền lợi khác nhau, thậm chí mâu thuẩn nhau, chất keo trách nhiệm chung gắn kết họ lại với nhau hoàn toàn tan rã. Đó là bài học lịch sử Hùng Vương đã dạy từ ngàn năm trước nhưng không thuộc. Vì vậy hết Bách Việt, An dương Vương, đến hai bà Trưng và sau nữa là bà Triệu...đều bi kẻ thù tiêu diệt! Vì đã không tạo được chất keo gắn kết cần thiết như thời Hùng Vương. Suy ra bối cảnh xã hội thời Triệu Đà và thời Hán giai đoạn bà Trưng không khác nhiều. Chính sách mị dân, và đồng hóa người Việt thông qua công cụ văn hóa là chính, đã phát huy tác dụng. Từ Triệu Đà đến nhà Hán đã đào tạo ra một tầng lớp quan lại và quí tộc giàu có hợp tác với họ để cai trị người Việt.Tầng lớp này ra sức cổ xúy cho việc quy phục người Hán. Sử sách có ghi lại một số người cọng tác với người Hán như Hoàng Đồng(thời Triệu Đà), Lý Tiến(đời vua Hán Linh Đế)...Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Bấy giờ người nước Việt ta là Lý Cầm làm túc vệ ở đài, bèn rủ người đồng hương là bọn Bốc Long 5, 6 người, giữa ngày đầu năm các nước triệu hội, đến quỳ lạy ở sân điện tâu rằng:"Ơn vua ban không đều"."Hữu ty hỏi vì cớ gì?"Cầm nói: "Nước Nam Việt ở xa không được trời che đất chở, cho nên mưa ngọt không xuống, gió mát không đến".Lời ý khẩn thiết đau đớn. Vua Hán xuống chiếu an ủi, lấy một người đỗ Mậu Tài nước ta đi làm Huyện lệnh huyện Hạ Dương, một người đỗ Hiếu Liêm đi làm Huyện lệnh huyện Lục Hợp. Sau Lý Cầm làm quan đến Tư lệ Hiệu úy, Trương Trọng làm Thái thú Kim Thành. Như thế nhân tài nước Việt ta được cùng tuyển dụng như người Hán là mở đầu từ Lý Cầm, Lý Tiến vậy."(hết trích). Như vậy, qua đó có thể xác định nguyên nhân mà dân chúng vùng đồng bằng sông Hồng không hết lòng ủng hộ cuộc kháng chiến của( hai) bà. Cuộc khởi nghĩa của bà Trưng đánh đuổi Tô Định vào năm 40 đã thu phục được 65 thành ở Lĩnh Nam, và bà lên ngôi lấy hiệu là Trưng Nữ Vương. Khi Mã Viện sang với quyết tâm diệt bà vào năm 43, quân số Mã Viện được biết khoảng hơn một vạn. Có lẽ quân số của bà cũng tương đương, nghĩa là không quá hai vạn. Như vậy việc 65 thành ở Lĩnh Nam chỉ hưởng ứng, ủng hộ tinh thần thôi chứ không có bao nhiêu người tham gia chiến đấu thực sự trong đội quân của bà. Lý do vì đây là vùng đất người Hán trực tiếp cai trị, khống chế và kiểm soát rất chặc chẽ dân chúng. Còn quận Giao Chỉ mà trung tâm là vùng đồng bằng bắc bộ có dân số được thống kê vào những năm cuối của thế kỷ 1TCN, vào khoảng gần 750 ngàn người, chứng tỏ số dân ủng hộ bà rất thấp. Như vậy ngoài lý do nêu trên, còn có lý do thuộc nguồn gốc của bà: một hậu duệ của thủ lĩnh chính thống người Âu. Những dấu hiệu để nhận biết: Bà sở hữu trống đồng, nhưng quan trọng hơn là hiểu bí mật của nó và dùng để hiệu triệu dân chúng chống giặc ngoại xâm. Đây là lý do làm Mã Viện sợ hãi và ra sức tịch thu và phá hủy trống đồng. Bà là chủ gia đình trong xã hội theo chế độ mẫu hệ. Do đó những việc quan trọng như tổ chức lực lượng kháng chiến. Huấn luyện trang bị ... đích thân bà thực hiện còn chồng là Thi Sách chỉ phụ giúp. Tổ tiên của bà là thủ lĩnh của một làng bản lớn ở vùng Lĩnh Nam được dân chúng ngưỡng mộ. Có thể thế hệ ông bà hoặc cha mẹ bà mới di cư sang miền bắc, vì vậy bà biết được dã tâm của người Hán qua kinh nghiệm của người Bách Việt dưới ách cai trị của họ. Trong khi người dân Việt ở bắc bộ không thấy được. Vì lẽ đó bà cùng chồng và em gái âm thầm tổ chức khởi nghĩa. Một chuyện không thể thực hiện ở Lĩnh Nam do người Hán kiểm soát rất chặc chẽ. Bà Trưng tộc người Âu, gốc ở Lĩnh Nam, dòng dõi thủ lĩnh. Tổ tiên nhiều đời chống người Hán nhưng không thành công. Sau khi di cư qua đất Mê Linh. Bà nhận thấy chính sách cai trị của người Hán ở đây khác với vùng Lĩnh Nam là đất Bách Việt xưa. Vùng Lĩnh Nam từ thời Triệu Đà, do người Hán trực tiếp cai trị với chính sách hà khắc, bóc lột dã man. Hậu quả của chính sách đó là dân chúng nổi loạn liên miên. Đối phó với tình trạng đó, người Hán ra sức kiểm soát chặc chẽ sinh hoạt của dân chúng, đẩy nhanh tiến trình đồng hóa, và đập tan mọi mầm mống nổi loạn. Trong lúc đó điều kiện để tổ chức khởi nghĩa trên đất Việt Nam thuận lợi hơn. Tại đây sự hiện diện của người Hán còn hạn chế. Đứng đầu bộ máy hành chính quận là một viên quan thái thú người Hán, bên cạnh đó là viên đô úy coi về quân sự. Việc hành chánh cấp huyện trở xuống giao cho các viên chức người Việt trông coi. Lực lượng quân sự đồn trú của người Hán không đông. Tổ chức chính quyền thuộc địa cho thấy người Hán không chủ trương dùng bạo lực để thống trị và cưỡng bức đồng hóa người Việt như ở vùng Hoa nam. Những lời đồn đoán về Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp có lẽ là sự thực. Có thể họ không phải là những người tốt bụng như nhiều người nghĩ(cũng như đã nghĩ về Triệu Đà trước đó), nhưng họ là những viên quan có trách nhiệm thực hiện chính sách của nhà vua ban bố. Đó là chính sách mềm dẽo nhằm thu phục và đồng hóa người việc bằng công cụ văn hóa thay cho biện pháp bạo lực đầy rủi ro và tốn kém. Chính sách này được Triệu Đà áp dụng và được nhà Hán kế thừa thành công. Hậu quả của nó làm giảm sút ý chí bất khuất và truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc. Biểu hiện của sự chấp nhận tình trạng lệ thuộc này là trải qua 250 năm(207TCN-40), không nổ ra bất kỳ một cuộc khởi nghĩa nào chống lại người Hán cả! Trong hoàn cảnh đó vẽ ra chân dung Tô Định-kẻ giết Lạc tướng Thi Sách, chồng Bà Trưng Trắc, là hành động thể hiện sự tàn ác của người Hán là không đúng. Đó là một hành vi đối phó với tình huống của Tô Định. Điều này thể hiện rất rõ nét sau khi bà Trưng đánh đuổi Tô Định lập nên một quốc gia tự chủ. Bà là vị vua đầu tiên giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ áp bức bóc lột của ngoại bang. Nhưng công lao vĩ đại đó không được toàn dân ghi nhận lúc đó. Vì vậy sau ba năm, số người tình nguyện tham gia lực lượng kháng chiến của bà không tăng lên bao nhiêu. Lý do đó làm bà bị thất bại trước một kẻ thù không quá hùng mạnh với quân số chưa tới hai vạn! Theo thống kê của người Hán, có thể ước tính tổng số người Việt thời điểm đó không dưới một triệu. Đi ngược thời gian trước đó 250 năm, dân số Âu Lạc ít hơn rất nhiều, còn lực lượng Đồ Thư mạnh hơn Mã Viện hàng chục lần. Nhưng kết quả Thục Phán đánh bại và giết chết Đồ Thư, còn bà Trưng thì ngược lại! Trong cơ cấu dân số người Việt, người Lạc chiếm đại đa số. Nhưng trong đoàn quân của bà Trưng chỉ toàn nữ, có nghĩa là chỉ có người Âu theo ủng hộ và trung thành với bà. Ngược lại người Lạc do chính sách đồng hóa của người Hán, đã làm phai mờ nguồn gốc Bách Việt của họ từ nhận thức đến tình cảm. Khiến cho họ có thái độ lạnh nhạt đối với người anh em từ một mẹ Âu Cơ sinh ra. Đó là lý do không có đàn ông tham gia trong đoàn quân của bà chứ không phải họ hèn nhát như nhiều sử gia nhận xét. Như vậy, dù còn trẻ nhưng nhờ truyền thống gia đình, bà Trưng đã nhận thức được chính sách mị dân của người Hán nhằm đồng hóa người Việt, trong khi hầu hết người Lạc thì không có được nhận thức như vậy. Từ đó bà cùng chồng là Thi Sách và em gái là Trưng Nhị, xây dựng kế hoạch khởi nghĩa. Theo kế hoạch đó Thi Sách vẫn làm lạc tướng, giả vờ cọng tác với người Hán để che mắt kẻ thù. Còn bà cùng em dựa vào truyền thống gia đình và tín vật trống đồng, đã hiệu triệu các nữ binh lại tổ chức thành đội ngũ và huấn luyện cho họ kỹ năng chiến đấu. Môi trường sinh hoạt truyền thống của người Âu là núi rừng. Lợi dụng việc này bà Trưng đã xây dựng căn cứ kháng chiến trong rừng sâu mà không hề gây ra sự chú ý của Tô Định. Có thể kế hoạch đã tiến hành thuận lợi trong thời gian ít nhất là vài ba năm. Bỡi khi đánh đuổi Tô Định, lực lượng của bà chưa tới hàng vạn nhưng phải tính hàng ngàn. Thi Sách đứng làm bình phong để che chắn cho vợ, đồng thời thu thập tin tức người Hán. Nhờ đó hoạt động của bà được giữ bí mật tối đa để tránh tai mắt người Hán. Như vậy việc bắt giết Thi Sách đặt ra nghi vấn có kẻ phản bội đã tiết lộ kế hoạch của bà cho người Hán. Như trên đã nói việc này chỉ là biện pháp đối phó của Tô Định chứ không phản ánh chính sách tàn bạo của người Hán. Qua sự kiện này có thể giải thích phần nào thái độ của người Việt nói chung và người Lạc nói riêng. Diễn tiến của sự kiện này có thể là sau khi nhận được tin báo, Tô Định đã tức tốc cho bắt Thi Sách, khiến cho ông không kịp trốn thoát và bà cũng không phản ứng kịp. Tô Định muốn dùng Thi Sách làm con tin buộc bà Trưng ra đầu thú. Nhưng Thi Sách là một anh hùng vì nghiệp lớn và không muốn chi phối tâm trí của vợ, nên ông chọn con đường tự sát. Để làm mất hình ảnh của ông và lý tưởng cao cả của hai bà Trưng, Tô Định đã phao tin Thi Sách bi giết chết vì một lý do nào đó. Cái chết của Thi Sách là một biến số ngẫu nhiên làm thay đổi kế hoạch của bà Trưng. Khi Thi Sách bị bắt và tự sát cho thấy kế hoạch của bà đã bị bại lộ. Buộc bà phải có hành động thích hợp lúc đó là xuất quân tiêu diệt kẻ thù không để chạy thoát. Thế nhưng Tô Định đã nhanh hơn một bước chạy thoát về Nam Hải. Hành động của bà Trưng thuần túy mang tính chiến thuật chứ không phải để trả thù cho Thi Sách. Bỡi cả hai người đã xả thân cho dân tộc thì đâu còn nặng tình riêng. Suy ra lý do cái chết của Thi Sách nếu không xuất phát từ việc bại lộ kế hoạch thì chắc chắn bà sẽ chấp nhận án binh bất động, chờ thời cơ chín mùi cho cuộc khởi nghĩa để có được sự ủng hộ của toàn dân. Tình thế ép buộc bà phải xuất quân vào thời điểm sau cái chết của chồng khiến kẻ thù lợi dụng để xuyên tạc bóp méo mục đích thiêng liêng của cuộc khởi nghĩa thành việc trả thù cá nhân!.Tô Định đã thành công ngay từ đầu với mục đích tiêu diệt Hai Bà Trưng, khi hầu hết người Lạc không ủng hộ cuộc khởi nghĩa của hai bà. Để biện minh cho thái độ của mình họ vin cớ, mục đích nổi loạn của bà là để trả thù cho chồng. Những người đời sau đã tỏ lòng tôn kính và nhớ ơn vị liệt nữ đã hy sinh cuộc đời cho dân tộc, và làm nhẹ nỗi oan của bà bằng cách đưa việc thù nhà xuống sau nợ nước. Tuy vậy cũng không thể hiện đúng tinh thần và lý tưởng của vị anh hùng dân tộc Trưng Nữ Vương, qua câu ca hay truyền ngôn lưu lại: Bà Trưng quê ở Châu Phong. Giận người hung bạo, thù chồng chẳng quên ..... Hoặc: Một xin rửa sạch nước thù, Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng. Ba kêu oan ức lòng chồng. ....... Xem ra nỗi oan vẫn còn đó! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 4, 2015 Tạm thời anh Hoài cổ có thể ngưng viết vì sự sai lầm về lịch sử của anh đã đi quá xa. Anh chịu khó chờ cho đến khi tôi rảnh sẽ viết bài chỉ ra những sai lầm của anh. Anh nên lưu ý là: Diễn đàn lý học Đông phương chỉ có một mục đích duy nhất là chứng minh cho chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, dưới mọi góc độ và sự hiểu biết khác nhau. Ngoài ra tất cả những luận điểm mang lại sự hiểu nhầm của người đọc/ vốn bận rộn nhiều việc kiếm sống, sẽ không được viết ở đây. Nếu anh tiếp tục viết những bài loại này, tôi thành thực khuyên anh nên viết ở những web có cùng quan điểm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 4, 2015 NHỮNG SAI LẦM CHỦ QUAN CỦA TÁC GIẢ HOÀI CỔ TRONG BÀI VIẾT VỀ CỔ SỬ VIỆT HAI BÀ TRƯNG Ý tưởng ban đầu là tập hợp những suy nghĩ tản mạn của mình về lịch sử trong một bài viết duy nhất với chủ đề Nhìn lại cổ sử Việt. Nội dung bài viết gồm ba phần: (1) truyền thuyết và lịch sử, (2) những nhân vật lịch sử đặc biệt, và (3) ảnh hưởng của người Hán trong nghiên cứu cổ sử Việt. Nhưng do nội dung hơi dài nên được phân ra thành nhiều bài ngắn với chủ đề khác nhau, làm cho việc theo dõi không mấy thuận tiện! Phần đầu và quan trọng nhất của bài viết đã được gửi lên diễn đàn dưới chủ đề Nhìn lại cổ sử Việt. trong đó có đề cập khái quát về nguồn gốc dân tộc, đặc trưng văn hóa văn minh thời Hùng Vương....qua góc nhìn bản thân. Trọng tâm phần này thể hiện quan điểm cá nhân về truyền thuyết, và lấy truyền thuyết làm nền tảng phục dựng lịch sử. Nói theo ngôn ngữ toán học thì có thể xem truyền thuyết là tiên đề lịch sử . Như vậy những phần sau được coi như là những hệ luận được suy ra từ tiên đề trên. Do đó khi nói về những nhân vật lịch sử đặc biệt ( Thục Phán, Triệu Đà và bà Trưng), có một số chi tiết hay sự việc liên quan, được mặc nhiên đưa vào hoặc bỏ ra mà không giải thích(vì đã giải thích trong phần đầu Nhìn lại cổ sử Việt). Ví dụ khi không đề cập đến thân thế hai bà Trưng không có nghĩa đồng tình việc cho rằng bà Trưng là cháu ngoại hay thuộc dòng dõi Hùng Vương( bỡi theo tôi thời đại Hùng Vương đã kết thúc vào thế kỷ 11TCN, và cũng không có họ Hùng trong lịch sử). Hoặc khẳng định chữ viết của Hùng Vương gọi là Trúc văn, và có khả năng là chữ Lệ trong hệ thống chữ viết của người Trung Quốc. Tạm thời phần này tôi chưa phân tích sai lầm của anh Hoài Cổ trong đoạn này. Vì anh xác định rằng những luận điểm căn bản đã chứng minh trong các bài viết trước. Nên tôi sẽ phân tích sau. Điều đó mặc nhiên phủ định chữ Khoa Đẩu là chữ của người Việt cổ. Công trình nghiên cứu chữ Khoa Đẩu là chữ của người Việt cổ được chứng minh rất công phu và rất xuất sắc của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền. Anh chưa hề phản biện được ông ta thì việc phủ nhận này hoàn toàn chủ quan. Tạm thời tôi coi như anh chưa xem hệ thống luận điểm của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền, nên đã nhận xét theo suy luận chủ quan của cá nhân. Nhưng tôi đặt vấn đề với anh: Chữ Khoa Đẩu là một thực tế tồn tại khách quan trong lịch sử văn minh Đông phương. Nó được phát hiện trong các di chỉ từ Ân Khư thời Ân Thương 1400 năm TCn; Nó được nhắc tới trong cả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng là Thủy Hử của Thi Nại Am, ghi nhận dấu ấn vào đời nhà Tống. Di sản còn lại về chữ Khoa Đẩu có ở Đài Loan và cả các vùng miền núi Tây Bắc, Thanh Nghệ của Việt Nam. Trong các bản văn cổ sử Việt cũng nhắc tới chữ Khoa Đẩu. Vậy theo anh chữ Khoa Đẩu thuộc về nền văn minh nào? Cũng vậy, xác định Kinh Dịch xuất phát cùng nguồn gốc với Hùng Vương, nghĩa là chối bỏ quan hệ với Phục Hi... Anh cho rằng kinh Dịch xuất phát từ thời Hùng Vương, nhưng lại chối bỏ quan hệ với Phục Hy. Với luận điểm này anh phải giải thích một sự kiện trong Kinh Dịch là: theo truyền thuyết thì Phục Hy làm ra "Tiên thiên bát quái", khởi đầu cho toàn bộ kinh Dịch, để 4000 năm sau Chu Văn Vương làm ra Hậu thiên Bát quái. Tất nhiên điều này vô lý. Nhưng anh phải giải thích điều này nếu phủ nhận Phục Hy liên quan đến kinh Dịch. Do lịch sử giai đoạn năm 40-43, là một phân đoạn trong dòng chảy lịch sử dân tộc, nên những hệ luận từ tiên đề trên là luận cứ để làm sáng tỏ giai đoạn này. Điều gọi là nỗi oan khuất của bà Trưng mang tính giả định nhằm tìm kiếm những nguyên nhân lớn nhỏ góp phần làm cho cuộc kháng chiến của bà bị thất bại. Nếu tìm được bằng chứng cho thấy điều này có thật, nghĩa là có một lý do cho sự thất bại của cuộc kháng chiến đã bị bỏ qua cùng với bài học lịch sử rút ra từ đó. Đoạn văn này chỉ có tính khai đề, nên không có gì để bàn. Điều ai cũng thấy đó là lực lượng của bà Trưng gồm toàn phụ nữ. Nguyên nhân của nó là sự ủng hộ của nhân dân dành cho bà chưa nhiều và chưa rộng khắp, nhất là của người Lạc;chứ không phải đàn ông Việt trong thời đó hèn yếu như vài sử gia ngày trước đã nghĩ. Một lý do giải thích cho hiện tượng này được nhiều người tán đồng, là đàn ông của xã hội phụ hệ thời đó không chấp nhận phục tòng phụ nữ như bà. Điều này xem ra không đúng với trường hợp bà Triệu trong cuộc khởi nghĩa năm 248, vì lực lượng của bà gồm toàn đàn ông. Anh cho rằng quân của Hai Bà Trưng toàn là phụ nữ, là căn cứ vào tư liệu lịch sử nào? Hay anh chỉ căn cứ vào truyền thuyết? Anh và các nhà nghiên cứu lịch sử nên lưu ý rằng: Hai Bà Trưng khởi nghĩa, thế như chẻ tre. Chỉ trong một thời gian ngắn đã thu phục 63 thành trì của người Hán. Tôi cũng lưu ý các nhà nghiên cứu lịch sử rằng: Trong thời thịnh nhất của lịch sử Việt - tính từ thế kỷ thứ X - cũng chưa có đủ 63 thành. Huống chi là lịch sử từ thế kỷ đầu sau Cn. Điều này đã chứng tỏ vùng lãnh thổ mà Hai Bà Trưng giải phóng là rất lớn. Và trong lịch sử nhân loại, có thể có nhiều nữ tướng, có thể có những đội vệ binh toàn nữ / thí dụ như của tổng thống Libya Gadafi. Nhưng chưa bao giờ có một đội quân thu phục được một vùng lãnh thổ rộng lớn đến 63 thành mà toàn nữ cả. Anh đặt vấn đề chế độ Phụ hệ, nên không thể phục tùng Vua Bà, Nhưng đến thời Bà Triệu hơn 200 năm sau thì cái chế độ phụ hệ ấy còn nặng nề hơn, lại được đàn ông ủng hộ thì rất mâu thuẫn. Không thể chấp nhận được. Ngoại trừ ủng hộ lý thuyết của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam là ông Nguyễn Văn trọng khi phát biểu rằng: "Lý thuyết khoa học hiện đại, không có tính hợp lý". Khi người ta cùng ở trên cùng một con thuyền giữa gió bão, số phận sẽ gắn bó họ lại và trách nhiệm chia đều cho mọi người, không phân biệt thành phần xã hội, giới tính... Khi quyền lợi khác nhau, thậm chí mâu thuẩn nhau, chất keo trách nhiệm chung gắn kết họ lại với nhau hoàn toàn tan rã. Đó là bài học lịch sử Hùng Vương đã dạy từ ngàn năm trước nhưng không thuộc. Vì vậy hết Bách Việt, An dương Vương, đến hai bà Trưng và sau nữa là bà Triệu...đều bi kẻ thù tiêu diệt! Vì đã không tạo được chất keo gắn kết cần thiết như thời Hùng Vương. Sự thăng trầm của một dân tộc gồm nhiều yếu tố lịch sử. Đoàn kết chỉ là một yếu tố cần. Anh không thể lấy một yếu tố duy nhất để phủ nhận những giá trị lịch sử thời Hùng Vương kéo dài 2622 năm - một thời đại trị vì lâu nhất trong lịch sử nhân loại - để cho rằng thời Hùng Vương thiếu đoàn kết. Suy ra bối cảnh xã hội thời Triệu Đà và thời Hán giai đoạn bà Trưng không khác nhiều. Chính sách mị dân, và đồng hóa người Việt thông qua công cụ văn hóa là chính, đã phát huy tác dụng. Từ Triệu Đà đến nhà Hán đã đào tạo ra một tầng lớp quan lại và quí tộc giàu có hợp tác với họ để cai trị người Việt.Tầng lớp này ra sức cổ xúy cho việc quy phục người Hán. Sử sách có ghi lại một số người cọng tác với người Hán như Hoàng Đồng(thời Triệu Đà), Lý Tiến(đời vua Hán Linh Đế)...Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Bấy giờ người nước Việt ta là Lý Cầm làm túc vệ ở đài, bèn rủ người đồng hương là bọn Bốc Long 5, 6 người, giữa ngày đầu năm các nước triệu hội, đến quỳ lạy ở sân điện tâu rằng:"Ơn vua ban không đều"."Hữu ty hỏi vì cớ gì?"Cầm nói: "Nước Nam Việt ở xa không được trời che đất chở, cho nên mưa ngọt không xuống, gió mát không đến".Lời ý khẩn thiết đau đớn. Vua Hán xuống chiếu an ủi, lấy một người đỗ Mậu Tài nước ta đi làm Huyện lệnh huyện Hạ Dương, một người đỗ Hiếu Liêm đi làm Huyện lệnh huyện Lục Hợp. Sau Lý Cầm làm quan đến Tư lệ Hiệu úy, Trương Trọng làm Thái thú Kim Thành. Như thế nhân tài nước Việt ta được cùng tuyển dụng như người Hán là mở đầu từ Lý Cầm, Lý Tiến vậy."(hết trích). Như vậy, qua đó có thể xác định nguyên nhân mà dân chúng vùng đồng bằng sông Hồng không hết lòng ủng hộ cuộc kháng chiến của( hai) bà. Thời đại nào cũng vậy, cũng đều có những kẻ phụng sự cho ngoại bang đô hộ để vinh thân phỉ gia. Gần đây nhất là thời Pháp thuộc, thiếu gì những ông Tây An Nam, chức này chức nọ. Mật thám Tây, ta đủ cả. Còn nhiều hơn cả đám Lý Cầm, Bốc Long....Nhưng điều đó không có nghĩa người Việt không yêu nước và không đau xót cho đất nước bị nô lệ. Anh không thể căn cứ vào đám nô thuộc đó, mà kết luận dân chúng không hết lòng ủng hộ Hai Bà Trưng. Nếu không hết lòng ủng hộ thì làm sao mà chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà thu phục được đến 63 thành trì khắp miền nam sông Dương tử? Chưa hết. Anh xác định "dân chúng vùng đồng bằng sông Hồng không hết lòng ủng hộ cuộc kháng chiến của( hai) bà". Là anh căn cứ vào tư liệu nào để cho rằng chỉ dân chúng vùng đồng bằng sông Hồng? Hay anh cùng quan điểm với những người phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt - cũng đồng quan điểm cho rằng: "Thời Hùng Vương chỉ là liên minh 15 bộ lạc và địa bàn hoạt động chỉ vỏn vẹn ở đồng bằng sông Hồng"?. Những tư liệu lịch sử đã xác định rằng: Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở Nam Dương tử. Anh đã được xem những tư liệu này chưa? Nếu chưa, tôi gợi ý để anh có thể tham khảo, thí dụ như cuốn An Nam chí lược. Cuộc khởi nghĩa của bà Trưng đánh đuổi Tô Định vào năm 40 đã thu phục được 65 thành ở Lĩnh Nam, và bà lên ngôi lấy hiệu là Trưng Nữ Vương. Khi Mã Viện sang với quyết tâm diệt bà vào năm 43, quân số Mã Viện được biết khoảng hơn một vạn. Có lẽ quân số của bà cũng tương đương, nghĩa là không quá hai vạn. Như vậy việc 65 thành ở Lĩnh Nam chỉ hưởng ứng, ủng hộ tinh thần thôi chứ không có bao nhiêu người tham gia chiến đấu thực sự trong đội quân của bà. Lý do vì đây là vùng đất người Hán trực tiếp cai trị, khống chế và kiểm soát rất chặc chẽ dân chúng. Còn quận Giao Chỉ mà trung tâm là vùng đồng bằng bắc bộ có dân số được thống kê vào những năm cuối của thế kỷ 1TCN, vào khoảng gần 750 ngàn người, chứng tỏ số dân ủng hộ bà rất thấp. Anh lưu ý là Mã Viện với chức danh tổng tư lệnh của quân đội Hán, thân chinh cầm quân tiến đánh Hai Bà Trung thì quân đội dó không thể là một vạn người. Những văn bản sau này chép lại chưa có gì chứng minh cả. Từ thời Chiến Quốc, chỉ riêng nước Triệu đã huy động 40 vạn quân chống Tần. Huống chi cả một đế chế Hán với tổng tư lệnh quân đội thân chinh cầm quân hàng trăm năm sau đó, mà chỉ có hơn một vạn là chuyện khôi hài. Căn cứ vào đấy, anh cho rằng quân Hai Bà phải kém hơn, nên chứng tỏ tỷ lệ ủng hộ Hai Bà rất thấp là một suy luận hoàn toàn chủ quan, từ những tư liệu không có chọn lọc và suy ngẫm. Như vậy ngoài lý do nêu trên, còn có lý do thuộc nguồn gốc của bà: một hậu duệ của thủ lĩnh chính thống người Âu. Những dấu hiệu để nhận biết: Bà sở hữu trống đồng, nhưng quan trọng hơn là hiểu bí mật của nó và dùng để hiệu triệu dân chúng chống giặc ngoại xâm. Đây là lý do làm Mã Viện sợ hãi và ra sức tịch thu và phá hủy trống đồng. Bà là chủ gia đình trong xã hội theo chế độ mẫu hệ. Do đó những việc quan trọng như tổ chức lực lượng kháng chiến. Huấn luyện trang bị ... đích thân bà thực hiện còn chồng là Thi Sách chỉ phụ giúp. Tổ tiên của bà là thủ lĩnh của một làng bản lớn ở vùng Lĩnh Nam được dân chúng ngưỡng mộ. Có thể thế hệ ông bà hoặc cha mẹ bà mới di cư sang miền bắc, vì vậy bà biết được dã tâm của người Hán qua kinh nghiệm của người Bách Việt dưới ách cai trị của họ. Trong khi người dân Việt ở bắc bộ không thấy được. Vì lẽ đó bà cùng chồng và em gái âm thầm tổ chức khởi nghĩa. Một chuyện không thể thực hiện ở Lĩnh Nam do người Hán kiểm soát rất chặc chẽ. Bà Trưng tộc người Âu, gốc ở Lĩnh Nam, dòng dõi thủ lĩnh. Tổ tiên nhiều đời chống người Hán nhưng không thành công. Sau khi di cư qua đất Mê Linh. Bà nhận thấy chính sách cai trị của người Hán ở đây khác với vùng Lĩnh Nam là đất Bách Việt xưa. Vùng Lĩnh Nam từ thời Triệu Đà, do người Hán trực tiếp cai trị với chính sách hà khắc, bóc lột dã man. Hậu quả của chính sách đó là dân chúng nổi loạn liên miên. Đối phó với tình trạng đó, người Hán ra sức kiểm soát chặc chẽ sinh hoạt của dân chúng, đẩy nhanh tiến trình đồng hóa, và đập tan mọi mầm mống nổi loạn. Truyền thuyết mô tả lại thì Hai Bà là hậu duệ của vua Hùng. Anh cho rằng"không có họ Hùng". Điều này có thể như vậy. Vì Hùng Vương là một chức danh. Nhưng rất có khả năng Hai Bà là hậu duệ dòng dõi vua Hùng theo truyền thuyết. Là dòng dõi Hùng Vương thì không nhất thiết phải là họ Hùng. Anh cho rằng Hai Bà là "một hậu duệ của thủ lĩnh chính thống người Âu" là căn cứ trên tư liệu hoặc cơ sở nào? Trong lúc đó điều kiện để tổ chức khởi nghĩa trên đất Việt Nam thuận lợi hơn. Cách đây hơn 2000 năm đã có quốc hiệu và lãnh thổ Việt Nam để anh xác định một cách chủ quan vậy sao? Tại đây sự hiện diện của người Hán còn hạn chế. Đứng đầu bộ máy hành chính quận là một viên quan thái thú người Hán, bên cạnh đó là viên đô úy coi về quân sự. Việc hành chánh cấp huyện trở xuống giao cho các viên chức người Việt trông coi. Lực lượng quân sự đồn trú của người Hán không đông. Tổ chức chính quyền thuộc địa cho thấy người Hán không chủ trương dùng bạo lực để thống trị và cưỡng bức đồng hóa người Việt như ở vùng Hoa nam. Những lời đồn đoán về Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp có lẽ là sự thực. Có thể họ không phải là những người tốt bụng như nhiều người nghĩ(cũng như đã nghĩ về Triệu Đà trước đó), nhưng họ là những viên quan có trách nhiệm thực hiện chính sách của nhà vua ban bố. Đó là chính sách mềm dẽo nhằm thu phục và đồng hóa người việc bằng công cụ văn hóa thay cho biện pháp bạo lực đầy rủi ro và tốn kém. Chính sách này được Triệu Đà áp dụng và được nhà Hán kế thừa thành công. Hậu quả của nó làm giảm sút ý chí bất khuất và truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc. Biểu hiện của sự chấp nhận tình trạng lệ thuộc này là trải qua 250 năm(207TCN-40), không nổ ra bất kỳ một cuộc khởi nghĩa nào chống lại người Hán cả! Anh hoàn toàn mâu thuẫn ngay chính trong lập luận của mình: Đoạn trên anh viết: "Vùng Lĩnh Nam từ thời Triệu Đà, do người Hán trực tiếp cai trị với chính sách hà khắc, bóc lột dã man. Hậu quả của chính sách đó là dân chúng nổi loạn liên miên. Đối phó với tình trạng đó, người Hán ra sức kiểm soát chặc chẽ sinh hoạt của dân chúng, đẩy nhanh tiến trình đồng hóa, và đập tan mọi mầm mống nổi loạn". Nhưng đoạn dưới thì lại viết: "Đó là chính sách mềm dẽo nhằm thu phục và đồng hóa người việc bằng công cụ văn hóa thay cho biện pháp bạo lực đầy rủi ro và tốn kém. Chính sách này được Triệu Đà áp dụng và được nhà Hán kế thừa thành công. Hậu quả của nó làm giảm sút ý chí bất khuất và truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc. Biểu hiện của sự chấp nhận tình trạng lệ thuộc này là trải qua 250 năm(207TCN-40), không nổ ra bất kỳ một cuộc khởi nghĩa nào chống lại người Hán cả! " Vậy rút cục là chính sách cai trị của nhà Hán như thế nào theo ý anh? Trong hoàn cảnh đó vẽ ra chân dung Tô Định-kẻ giết Lạc tướng Thi Sách, chồng Bà Trưng Trắc, là hành động thể hiện sự tàn ác của người Hán là không đúng. Đó là một hành vi đối phó với tình huống của Tô Định. Điều này thể hiện rất rõ nét sau khi bà Trưng đánh đuổi Tô Định lập nên một quốc gia tự chủ. Bà là vị vua đầu tiên giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ áp bức bóc lột của ngoại bang. Nhưng công lao vĩ đại đó không được toàn dân ghi nhận lúc đó. Vì vậy sau ba năm, số người tình nguyện tham gia lực lượng kháng chiến của bà không tăng lên bao nhiêu. Lý do đó làm bà bị thất bại trước một kẻ thù không quá hùng mạnh với quân số chưa tới hai vạn! Theo thống kê của người Hán, có thể ước tính tổng số người Việt thời điểm đó không dưới một triệu. Đi ngược thời gian trước đó 250 năm, dân số Âu Lạc ít hơn rất nhiều, còn lực lượng Đồ Thư mạnh hơn Mã Viện hàng chục lần. Nhưng kết quả Thục Phán đánh bại và giết chết Đồ Thư, còn bà Trưng thì ngược lại! Theo anh thì Tô Định không tàn ác, mà chỉ là hành vi đối phó có tính tình huống. Từ đó , anh cho rằng đó là nguyên nhân để "bà bị thất bại trước một kẻ thù không quá hùng mạnh với quân số chưa tới hai vạn". Đó chỉ là một suy luận rất chủ quan của anh, dựa trên kiến thức cá nhân. Tôi nhắc lại là nếu cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng không được quảng đại quần chúng Bách Việt ủng hộ thì không thể chỉ trong một thời gian ngắn giải phóng 63 thành (Có tư liệu chép là 65 thành), khi quân đội của Hai Bà chỉ là quân khởi nghĩa, chứ không phải là quân chính quy của một quốc gia. Trong cơ cấu dân số người Việt, người Lạc chiếm đại đa số. Nhưng trong đoàn quân của bà Trưng chỉ toàn nữ, có nghĩa là chỉ có người Âu theo ủng hộ và trung thành với bà. Ngược lại người Lạc do chính sách đồng hóa của người Hán, đã làm phai mờ nguồn gốc Bách Việt của họ từ nhận thức đến tình cảm. Khiến cho họ có thái độ lạnh nhạt đối với người anh em từ một mẹ Âu Cơ sinh ra. Đó là lý do không có đàn ông tham gia trong đoàn quân của bà chứ không phải họ hèn nhát như nhiều sử gia nhận xét. Dân Việt nói chung rất dũng cảm. Điều này đã được sử sách ghi nhận. Anh không thể tự xác định một cách chủ quan Hai Bà là người Âu, nên không được người Lạc ủng hộ, khi anh chưa chứng minh được Hai Bà là người Âu theo tính thần học thuật. Nên ý kiến của anh về vấn đề này không có sức thuyết phục. Và dù Hai Bà là người thuộc dân tộc nào trong Bách Việt đi nữa thì truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc Việt vẫn không bao giờ vì không cùng chủng tộc mà không đứng lên chống kẻ thù chung. Thực tế lịch sử đã chứng minh điều này. Một lần nữa anh lại nói đến quân Hai Bà toàn là phụ nữ, đây là một nhận thức phi logic nhất mà tôi thấy trong nghiên cứu lịch sử. Bởi cấu trúc phục vụ chiến tranh của quân đội, hoàn toàn không phù hợp với nữ tính. Có thể có người nữ có thể lấn át chồng, có thể có những bộ phận toàn nữ trong cơ cấu nhỏ trong tổng thể quân đội. Nhưng điều đó hoàn toàn phi logic trong chiến tranh qui mô. Đây là cuộc chiến giữa hai quốc gia với tổng tư lệnh Đế chế Hán là Mã Viện. Chứ không phải là những chiến binh nữ trong thoại thoại Hy Lạp và vùng Amazon. Như vậy, dù còn trẻ nhưng nhờ truyền thống gia đình, bà Trưng đã nhận thức được chính sách mị dân của người Hán nhằm đồng hóa người Việt, trong khi hầu hết người Lạc thì không có được nhận thức như vậy. Từ đó bà cùng chồng là Thi Sách và em gái là Trưng Nhị, xây dựng kế hoạch khởi nghĩa. Theo kế hoạch đó Thi Sách vẫn làm lạc tướng, giả vờ cọng tác với người Hán để che mắt kẻ thù. Còn bà cùng em dựa vào truyền thống gia đình và tín vật trống đồng, đã hiệu triệu các nữ binh lại tổ chức thành đội ngũ và huấn luyện cho họ kỹ năng chiến đấu. Lại tiếp tục mâu thuẫn và suy luận chủ quan. Anh cho rằng "bà cùng chồng là Thi Sách và em gái là Trưng Nhị, xây dựng kế hoạch khởi nghĩa". Vậy chồng bà không thu phục được đàn ông hay sao mà để cuối cùng là - theo anh - thì: "Còn bà cùng em dựa vào truyền thống gia đình và tín vật trống đồng, đã hiệu triệu các nữ binh lại tổ chức thành đội ngũ và huấn luyện cho họ kỹ năng chiến đấu". Quá mâu thuẫn từ những suy luận tiểu tiết, không có tính tổng hợp của những thành tố tương tác trong tổng thể quan hệ xã hội. Môi trường sinh hoạt truyền thống của người Âu là núi rừng. Lợi dụng việc này bà Trưng đã xây dựng căn cứ kháng chiến trong rừng sâu mà không hề gây ra sự chú ý của Tô Định. Có thể kế hoạch đã tiến hành thuận lợi trong thời gian ít nhất là vài ba năm. Bỡi khi đánh đuổi Tô Định, lực lượng của bà chưa tới hàng vạn nhưng phải tính hàng ngàn. Thi Sách đứng làm bình phong để che chắn cho vợ, đồng thời thu thập tin tức người Hán. Nhờ đó hoạt động của bà được giữ bí mật tối đa để tránh tai mắt người Hán. Như vậy việc bắt giết Thi Sách đặt ra nghi vấn có kẻ phản bội đã tiết lộ kế hoạch của bà cho người Hán. Như trên đã nói việc này chỉ là biện pháp đối phó của Tô Định chứ không phản ánh chính sách tàn bạo của người Hán. Qua sự kiện này có thể giải thích phần nào thái độ của người Việt nói chung và người Lạc nói riêng. Diễn tiến của sự kiện này có thể là sau khi nhận được tin báo, Tô Định đã tức tốc cho bắt Thi Sách, khiến cho ông không kịp trốn thoát và bà cũng không phản ứng kịp. Tô Định muốn dùng Thi Sách làm con tin buộc bà Trưng ra đầu thú. Nhưng Thi Sách là một anh hùng vì nghiệp lớn và không muốn chi phối tâm trí của vợ, nên ông chọn con đường tự sát. Để làm mất hình ảnh của ông và lý tưởng cao cả của hai bà Trưng, Tô Định đã phao tin Thi Sách bi giết chết vì một lý do nào đó. Cái chết của Thi Sách là một biến số ngẫu nhiên làm thay đổi kế hoạch của bà Trưng. Khi Thi Sách bị bắt và tự sát cho thấy kế hoạch của bà đã bị bại lộ. Buộc bà phải có hành động thích hợp lúc đó là xuất quân tiêu diệt kẻ thù không để chạy thoát. Thế nhưng Tô Định đã nhanh hơn một bước chạy thoát về Nam Hải. Đến đây có lẽ tôi phải nói rằng: Anh không thể đưa ra một chuỗi suy luận chủ quan để kết luận một sự kiện lịch sử. Tô Định giết Thi Sách, đã được chính sử công nhận. Nay anh suy ra là Tô Định chỉ bắt và Thi Sách tự sát. Nghiên cứu lịch sử không phải là viết tiểu thuyết để hư cấu. Anh có quyền suy luận với giả thiết của mình, nhưng chí ít nó phải có một cấu trúc hợp lý trong cái tổng thể. Ở đây, anh chỉ mô tả một sự kiện là Thi Sách chết do tự sát, chứ không phải do Tô Định giết. Vậy theo anh Tô Định không đủ nhẫn tâm để giết Thi sách chăng? Nếu anh tự thấy mình đúng với suy luận chủ quan của mình thì anh phải chứng minh bằng di sản còn lại liên quan. Hành động của bà Trưng thuần túy mang tính chiến thuật chứ không phải để trả thù cho Thi Sách. Bỡi cả hai người đã xả thân cho dân tộc thì đâu còn nặng tình riêng. Suy ra lý do cái chết của Thi Sách nếu không xuất phát từ việc bại lộ kế hoạch thì chắc chắn bà sẽ chấp nhận án binh bất động, chờ thời cơ chín mùi cho cuộc khởi nghĩa để có được sự ủng hộ của toàn dân. Tình thế ép buộc bà phải xuất quân vào thời điểm sau cái chết của chồng khiến kẻ thù lợi dụng để xuyên tạc bóp méo mục đích thiêng liêng của cuộc khởi nghĩa thành việc trả thù cá nhân!.Tô Định đã thành công ngay từ đầu với mục đích tiêu diệt Hai Bà Trưng, khi hầu hết người Lạc không ủng hộ cuộc khởi nghĩa của hai bà. Để biện minh cho thái độ của mình họ vin cớ, mục đích nổi loạn của bà là để trả thù cho chồng. Suy luận của anh rất không hợp lý, chỉ ngay trong một đoạn ngắn. Anh cho rằng:"Tô Định đã thành công ngay từ đầu với mục đích tiêu diệt Hai Bà Trưng, khi hầu hết người Lạc không ủng hộ cuộc khởi nghĩa của hai bà". Nhưng đoạn trên thì lại do kế hoạch bại lộ nên Thi Sách bị Tô Định bắt và theo anh là phải tự sát. Tức là chính Tô Định cũng bị động khi phát hiện kế hoạch khởi nghĩa của Hai Bà. Chứ không phải Tô Đinh có chủ mưu khuấy động cuộc khởi nghĩa non. Chỉ một đoạn rất ngắn, tính mâu thuẫn trong lập luận của anh đã bộc lộ. Và trong nhiều đọan, anh cũng thể hiện điều này, mà tôi đã chỉ ra ở trên. Những người đời sau đã tỏ lòng tôn kính và nhớ ơn vị liệt nữ đã hy sinh cuộc đời cho dân tộc, và làm nhẹ nỗi oan của bà bằng cách đưa việc thù nhà xuống sau nợ nước. Tuy vậy cũng không thể hiện đúng tinh thần và lý tưởng của vị anh hùng dân tộc Trưng Nữ Vương, qua câu ca hay truyền ngôn lưu lại: Bà Trưng quê ở Châu Phong. Giận người hung bạo, thù chồng chẳng quên ..... Hoặc: Một xin rửa sạch nước thù, Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng. Ba kêu oan ức lòng chồng. ....... Xem ra nỗi oan vẫn còn đó! Anh cho rằng: Người đời sau làm nhẹ nỗi oan của Bà Trưng "bằng cách đưa việc thù nhà xuống sau nợ nước". Vậy với cách diễn đạt của anh thì vấn để đặt ra là: nếu không làm nhẹ nỗi oan thì bản chất sự việc là thế nào? Khi anh đề nghi tôi post bài giúp anh, tôi từ chối. Vì như vậy tôi phải chịu trách nhiệm với nội dung tôi đăng tải. Chúng ta đã gặp nhau và tôi đã đồng ý để anh đăng bài lên diễn đàn học thuật nghiên cứu cổ sử Việt và Lý học Đông phương, với điều kiện vinh danh Việt sử dù ý kiến trái chiều. Tôi cũng nói rõ với anh những khó khăn của việc vinh danh Việt sử và khẳng định rằng: Tất cả những bài gây hiểu lầm về cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến của các thành viên diễn đàn đều không được chấp nhận ở đây. Ngoài trừ chép từ web khác để phản biện. Bởi vì, duy nhất chỉ có diễn đàn Lý học chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến một cách cẩn trọng nhất, khi không ít những phương tiện thông tin, kể cả quốc tế phủ nhận điều này. Bởi vậy, anh Hoài Cổ nên xem xét lại cách diễn đạt của mình, hoặc là anh có thể tìm một web khác để bày tỏ luận điểm của mình. Nếu sau này, anh có bài nào được dư luận ủng hộ, anh có thể giới thiệu, tôi sẽ chép vào đây phản biện, hoặc công nhận anh là đúng. Thưa quý vị và anh chị em. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một trang sử hào hùng , sáng chói trong lịch sử Việt tộc trải gần 5000 năm văn hiến. Hai Bà đã làm rạng rỡ cội nguồn Việt sử, dù cuộc giành độc lập dân tộc rất ngắn ngủi. Chính vì cuộc khởi nghĩa của Hai Bà khiến cho tất cả những âm mưu xóa sổ cội nguồn Việt sử phải lúng túng trong việc mô tả và xuyên tạc cội nguồn Việt sử. Bởi vậy, cá nhân tôi nghĩ rằng: Khi nghiên cứu về thời đại phục quốc dù ngắn ngủi của Hai Bà Trưng cần rất khách quan, khoa học và không cảm tính. Phải có sự thẩm định tư liệu lịch sử với tính hợp lý, một cách có hệ thống, nhất quán, hoàn chính, có tính quy luật tính khách quan và khả năng tiên tri. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 4, 2015 NHỮNG SAI LẦM CHỦ QUAN CỦA TÁC GIẢ HOÀI CỔ TRONG BÀI VIẾT VỀ CỔ SỬ VIỆT Anh Thiên Sứ thân mến. Rất cám ơn anh đã cho ý kiến chân thành. Có lẽ nhận thức của tôi về lịch sử còn hạn chế. Thêm nữa phương pháp luận của tôi chưa khoa học vì vậy điều kiến giải của mình có thể chưa chính xác và phù hợp số đông. Rất mong anh xóa giùm những bài viết của tôi nếu anh thấy không phù hợp. Lần nữa xin cảm ơn anh chúc anh nhiều sức khỏe. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 4, 2015 Anh Thiên Sứ thân mến. Rất cám ơn anh đã cho ý kiến chân thành. Có lẽ nhận thức của tôi về lịch sử còn hạn chế. Thêm nữa phương pháp luận của tôi chưa khoa học vì vậy điều kiến giải của mình có thể chưa chính xác và phù hợp số đông. Rất mong anh xóa giùm những bài viết của tôi nếu anh thấy không phù hợp. Lần nữa xin cảm ơn anh chúc anh nhiều sức khỏe. Tôi sẽ không xóa những bài viết của anh. Vì bản chất và mục đích bài viết nhân danh nghiên cứu, không phạm chính trị và nội quy của diễn đàn. Nhưng như tôi đã trình bày. Cá nhân tôi không chấp nhận những bài viết gây hiểu lầm về lịch sử cội nguồn Việt tộc. Tôi là người trách nhiệm về học thuật và pháp lý của diễn đàn - được thành lập với mục đích là phương tiện để xác định chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến - đã quyết định như vậy. Dù sao tôi cũng cảm ơn anh vì thiện chí và lựa chọn diễn đàn của chúng tôi, để trình bày luận điểm của minh. PS: Mong anh cũng lưu ý là trong việc tiệm cận chân lý khoa học, không có vấn đề số đông anh ạ! Tôi xác định và chứng minh cội nguồn văn hóa Đông phương thuộc về Việt tộc với phương pháp chỉ của một mình tôi thôi anh ạ. Share this post Link to post Share on other sites