Mục Đồng

Lý Học Đông Phương Và Những Vấn Đề Về Lý Luận Cơ Bản Trong Đông Y

3 bài viết trong chủ đề này

Hôm nay, Mục Đồng xin phép mở mục Lý Học Đông Phương và những vấn đề lý luận cơ bản của Đông y. Hiện nay, Đông y đang mất dần vị thế và trở thành ngành y học bổ sung, Mục Đồng xin chép lại bài dưới đây từ trang Tuổi trẻ online để minh họa:

 

Đông y sẽ đi về đâu?

TT - Đối với đa số người Trung Quốc cũng như người dân nhiều nước châu Á khác, đông y đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống.

 

Vậy mà hiện nay ở Trung Quốc đang dấy lên làn sóng kêu gọi xóa bỏ đông y, đề nghị chính phủ ngừng ủng hộ nghiên cứu và phát triển đông y. Vì sao?

Người khơi mào cho cuộc chiến “chống đông y” là nhà nghiên cứu lịch sử khoa học Trương Công Diệu, làm việc ở Sở Nghiên cứu khoa học kỹ thuật và xã hội của Trường ĐH Trung Nam, thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Trên blog của mình (http://zhgybk.blog.hexun.com/), ông kêu gọi xóa bỏ đông y và sửa điều 21 hiến pháp về việc khuyến khích phát triển y học truyền thống. Ông còn vận động chữ ký ủng hộ của những chuyên gia, học giả về y học. Một số thông tin nói rằng đã có trên 10.000 người tham gia ký tên, nhưng trong blog của ông Trương Công Diệu chỉ có khoảng 150 chữ ký.

Thật ra, việc tranh luận về ưu khuyết điểm của đông y đã rộ lên ở Trung Quốc từ năm 2000. Tuy nhiên, sự việc chỉ trở nên “nóng” gần đây khi ông Trương Công Diệu đăng một loạt bài viết trên blog của mình để phản đối đông y như “Chia tay đông y”, “Luận một lần nữa về sự chia tay đông y”, “Phân tích nguyên nhân thất bại của việc khoa học hóa đông y...”. Ông còn kêu gọi những chuyên gia y tế ký tên để ủng hộ việc kêu gọi chính phủ xóa bỏ đông y khỏi chính sách nhà nước và sửa hiến pháp.

Ông Trương lập luận rằng y học cũng là khoa học, khoa học phải tiến bộ, thế nhưng từ vài nghìn năm trước đông y đã ngừng tiến bộ. Bởi thế hiện nay đông y vẫn mang hơi hướm ma thuật. Trong những bài đăng trên blog, ông Trương cho rằng đông y không phải là khoa học, vì người ta không thể xác định quan hệ nhân quả trong đông y, cũng không thể thể hiện bằng kinh nghiệm và sự thật.

Ông nói rằng từ trước đến nay, những nỗ lực nhằm khoa học hóa đông y đều đã thất bại, ví dụ nhân sâm được đông y xem là bài thuốc rất hiệu quả, nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học phương Tây, nhân sâm hoàn toàn không có hiệu quả y tế, chỉ là một loại thực phẩm an toàn bình thường thôi. Ông cho rằng ưu thế của đông y so với y học hiện đại thật ra chỉ là hiệu ứng thuốc trấn an tinh thần.

Ý kiến của ông Trương đã gây tranh cãi dữ dội trên mạng. Người ủng hộ việc từ bỏ đông y thì đưa ra những lập luận, bằng chứng cho thấy đông y chứa đựng nhiều khuyết điểm. Ví dụ, nhiều người đề cập đến việc một loại thuốc đông y bị phát hiện chứa thủy ngân nhiều gấp 117.000 lần tiêu chuẩn cho phép, và lấy việc này để chứng minh thuốc đông y cũng có tác dụng phụ.

Một sinh viên đông y viết một bài bình luận dài trong blog của ông Trương: “Tôi từng thực tập với một vị thầy thuốc đông y già, là nhà đông y cấp tỉnh. Mỗi ngày tôi chép tay đơn thuốc. Chưa đến ba ngày, tôi phát hiện thật ra ông ấy chỉ dùng lặp đi lặp lại một đơn thuốc”.

Ngược lại, những người ủng hộ đông y thì nói đông y không cần phải có y cứ như tây y. Dù nhiều lý luận của đông y không phù hợp với khoa giải phẫu và sinh lý học của phương Tây, dù người ta chưa viết ra được công thức của thành phần hữu hiệu của thuốc đông y..., nhưng như thế vẫn chưa đủ thuyết phục người Trung Quốc từ bỏ đông y.

Để cuộc tranh cãi này không đi quá xa, vào giữa tháng 10-2006, Bộ Y tế Trung Quốc đã tổ chức họp báo, tuyên bố bộ kiên quyết phản đối ngôn luận và hành vi kêu gọi xóa bỏ đông y và vận động chữ ký. Người phát ngôn của bộ nói những người kêu gọi xóa bỏ đông y thật là vô tri về lịch sử, xóa bỏ vai trò quan trọng mà đông y đang đóng góp trong cuộc sống.

Đông y sẽ đi đến đâu, đóng vai trò gì trong xã hội? Đó không chỉ là vấn đề y học mà còn chứa đựng nhiều yếu tố xã hội, văn hóa và chính trị. Cuộc tranh luận về việc giữ hay không giữ đông y hiện vẫn đang diễn ra gay gắt trên mạng, và cùng với sự phát triển của khoa học và sự nâng cao tri thức của người dân, có thể mọi chuyện chưa dừng lại ở đó.

CHÚC XIN (Bắc Kinh)

 

 

 

 

Rất mong Sư Phụ và các Sư huynh giảng thêm cho Mục Đồng về các khái niệm và ứng dụng của Lý Học Đông Phương, nhân danh nền văn hiến Việt vào môn Đông y này. Mục Đồng xin phép Sư Phụ chép bài của sư phụ giải thích về Lục khí trong Đông y vào đây để mở đầu ạ:

 

 

MINH TRIẾT VIỆT MÔ TẢ BÍ ẨN LỤC KHÍ TRONG ĐÔNG Y.


Thưa qui vị quan tâm.

Đã rất nhiều lần trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn và ngay trong cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", tôi đã xác định chuẩn mực thẩm định cho một giả thuyết, hoặc một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng, phải có khả năng giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

Những giá trị minh triết Việt trong văn hóa truyền thống Việt đã chỉ thẳng đến đồ hình căn bản của Lý học Đông phương chính là Hà Đồ và mô hình biểu kiến Hậu Thiên Lạc Việt. Sự phối hợp hai đồ hình này chính là nguyên lý căn để của mọi phương pháp ứng dụng trong mọi lĩnh vực của Lý học Đông phương, mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt. Đương nhiên theo chuẩn mực là tiêu chí khoa học mà tôi đã trình bày thì nó phải giải thích một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống hầu hết những vấn đề liên quan đến nó. Trong cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" - được trình bày và bổ sung trong chủ đề này - tôi đã giải thích theo đúng tiêu chí khoa học cho nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" nhân danh nền văn hiến Việt cho tất cả mọi lĩnh vực liên quan đến nó.

Nhưng do một nhân duyên từ các học viên lớp Phong thủy Lạc Việt cao cấp là Mục Đồng và Á Châu, đang theo học lớp Đông y, đến gặp tôi và thắc mắc về một bí ẩn trong hệ thống phương pháp luận của Đông y là: Khái niệm vận động của Lục Khí.

Khái niệm này được mô tả qua những thuật ngữ sau đây:

 

Lục khí tam Âm gồm có: Thái Âm thấp Thổ; Thiếu Âm quân Hỏa và Quyết Âm phong Mộc .

 

Lục khí tam Dương gồm có: Thái Dương hàn thủy; Thiếu Dương tướng hỏa và Dương minh táo Kim.

Cũng từ hàng thiên niên kỷ trôi qua - kể từ khi nền văn hiến Lạc Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương tử - khái niệm lục khí ứng dụng trong Đông Y vẫn là một bí ẩn không thể giải thích trong tất cả các cổ thư chữ Hán liên quan.

 

Thưa quý vị và anh chị em quan tâm.

Không chỉ khái niệm "lục khí", mà có thể nói hầu hết những khái niệm trong hệ thống phương pháp luận căn bản trong Đông y đều hết sức mơ hồ và chính những nhà nghiên cứu Trung Hoa phải lên tiếng bác bỏ Đông Y, vì tính mơ hồ không thể giải thích được từ hàng ngàn năm qua (Đã mô tả trong topic này và trong sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Nxb Tri Thức). Những khái niệm mơ hồ, như :" Giáp hợp Kỷ hóa thổ"....chúng tôi đã giải thích trên cơ sở "Hà đồ phối hậu Thiên Lạc Việt", Nhưng với khái niệm lục khí, chúng tôi chưa bàn đến.

Bởi vậy, tuân thủ theo chuẩn mực là tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học và chứng tỏ tính hợp lý lý thuyết bao trùm lên mọi lĩnh vực liên quan, cho nên ở đây, tôi xin được tiếp tục chứng tỏ khả năng giải thích một cách hợp lý của nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" với khái niệm lục khí trong Đông Y.

 

Thưa quý vị.

Một lần nữa xin quý vị xem lại đồ hình "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" - nguyên lý căn để của mọi phương pháp ứng dụng trong Lý học Đông phương, mà nền tảng chính là thuyết Âm Dương ngũ hành.

 

HadoHTLV.jpg

 

Trên cơ sở nguyên lý căn để này trong đó có Hậu Thiên Lạc Việt, được mô tả qua mô hình sau đây:

 

3019a517-07be-41ec-9c0b-7cd0c36f6d50.jpg

 

Người viết xin lưu ý quý vị rằng: Chỉ có "Hậu Thiên Lạc Việt" mới có thể kết hợp cặp Đoài Tốn và Cấn Chấn - là bốn quái Điên đảo Dịch - thành cặp quái Bất dịch và tạo thành đồ hình tam Âm, Tam Dương như trên.

Đồ hình Tam Âm được mô tả như sau - Đứng đầu là quái Khôn/ Âm Hỏa đới Thổ:

 

71792daf-0dee-47db-a032-c625b9857ee8.jpg

 

Đồ hình Tam Dương được mô tả như sau; đứng đầu là quái Càn/ Dương Kim đới Thủy.

 

aa2a6622-0952-427f-98a0-94aa12d3f334.jpg

 

A/ Trên cơ sở này, chúng ta so sánh, bắt đầu từ đồ hình Tam Âm với ba vận khí Âm mô tả trong Đông y là:

1/ Khôn/ Âm Hỏa đới Thổ, là quẻ thuần Âm, nằm ở phương vị Đông Nam trên Hà Đồ, tương ứng với "Thái Âm thấp Thổ".

2/ Cặp Đoài/ Tốn tương ứng với "Quyết Âm phong Mộc", trong đó có những thuộc tính phân loại của quái Tốn theo kinh Dịch chính là "Phong"/ Gió và "Mộc".

3/ Khảm/ Thủy, nằm ở phương chính Bắc của Hà đồ, tương ứng với "Thiếu Âm Quân Hỏa". Tại sao Khảm/ Thủy lại được coi là "Thiếu Âm Quân Hỏa"? Bởi vì những ai nghiên cứu về Lý học dù chỉ ở trạng thái sơ khai ban đầu đều biết rằng" Thiên nhất sinh Thủy; Địa nhị sinh Hỏa". Như vậy Khảm Thủy là cái có trước Hỏa, nên là vua của Hỏa.

 

B/ Trên cơ sở này, chúng ta so sánh, bắt đầu từ đồ hình Tam Dương với ba vận khí Dương mô tả trong Đông y là:

1/ Càn/ Dương Kim đới Thủy, là quẻ thuần Dương, nằm ở phương vị Tây Bắc trên Hà Đồ, có độ số  6 của hành Thủy, nên tương ứng với "Thái Dương hàn Thủy".

2/ Cặp Cấn/ Chấn tương ứng với "Dương minh táo Kim". Tại sao lại gọi là "Dương Minh", bởi vì quái Chấn phương Đông chính là phương mặt trời mọc, nên gọi là "Dương Minh". Đông Tây (Kim) tuyệt nhau, nên gọi là "táo Kim".

3/ Quái Ly/ Hỏa nằm ở phương chính Nam của Hà Đồ thuộc Hỏa, nên là "Thiếu Dương tướng Hỏa".

 

Thưa quý vị và anh chị em quan tâm.

Như vậy, nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt" - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử - giải thích có tính hệ thống, nhất quán và hoàn chỉnh và hợp lý tất cả mọi vấn đề liên quan đến nó. Ngay cả những khái niệm vô cùng bí ẩn trong Đông y từ hơn 2000 năm qua. Không chỉ dừng lại ở những bí ẩn huyền vĩ của lý học Đông phương, mà nhân danh một lý thuyết thống nhất - niềm mơ ước của cả trí thức nhân loại hiện đại - Lý học Đông phương giải thích luôn cả những ý tưởng mới nhất của nền khoa học hiện đại với khả năng tiên tri. Tính hợp lý của lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt thể hiện bao trùm trên mọi lĩnh vực từ thiên nhiên, xã hội, cuộc sống ...cho đến từng hành vi của con người với khả năng tiên tri. Nếu như không phải là một lý thuyết mô tả một chân lý bao trùm thì không thể thực hiện được tính hợp lý trên tất cả mọi lĩnh vực.

Xin cảm ơn quý vị và anh chị em quan tâm.

 

PS: Thưa quý vị quan tâm.

Ứng dụng của khái niệm lục khí trong Đông Y nhân danh nền văn hiến Việt, được sử dụng để mô tả bản chất của hành khí theo sự phân loại của Ngũ hành trong thời gian tương tác của vũ trụ liên quan đến sức khỏe, bệnh tật có thể phát sinh của con người.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa quý vị và anh chị em quan tâm.

Cơ duyên để mở chuyên đề này là do Á Châu và Mục Đồng đến thăm tôi. Mục Đồng có mua cuốn "Hoàng Đế nội kinh tố vấn" - là cuốn sách lý luận căn bản của Đông Y. Mục Đồng định hỏi tôi một vài thắc mắc trong cuốn sách này. Tôi có nói: Mục Đồng hãy mở một topic trên diễn đàn và đưa tất cả các thắc mắc trong cuốn sách vào đây. Tôi sẽ trả lời nhân danh nền văn hiến Việt, chủ nhân đích thực của văn minh Đông phương với nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". Và tôi yêu cầu Mục Đồng phải xác định điều này: nhân danh nền văn hiến Việt. Nếu không tôi sẽ không trả lời.

Tôi cũng đề nghị Mục Đồng phải đưa bài viết trên báo Tuổi Trẻ, để xác định rõ ràng rằng: Các nhà nghiên cứu Trung Hoa đã hoàn toàn bế tắc trong lĩnh vực nghiên cứu Đông y - mặc dù từ hàng ngàn năm nay, họ vẫn tự nhận nền Đông Y là của họ.

Mục Đồng đã làm đúng như vậy và tôi đã chỉnh sửa bài viết của Mục Đồng khi còn thiếu yếu tố nhân danh nền văn hiến Việt. Đó là đoạn sau đây:

Rất mong Sư Phụ và các Sư huynh giảng thêm cho Mục Đồng về các khái niệm và ứng dụng của Lý Học Đông Phương, nhân danh nền văn hiến Việt vào môn Đông y này. Mục Đồng xin phép Sư Phụ chép bài của sư phụ giải thích về Lục khí trong Đông y vào đây để mở đầu ạ:

 

Mục Đồng xác định một lần nữa là tôi đã sửa bài viết trên của Mục Đồng theo đúng đề nghị của tôi và Mục Đồng đồng ý. Tôi sẽ bắt đầu trả lời tất cả những bí ẩn của Đông y liên quan đến cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn - nhân danh nền văn hiến Việt. Còn nếu không, chủ đề này sẽ bị khóa.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng, con cám ơn Sư Phụ, lúc đánh máy bị thiếu ạ!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites