nguoivosu

Nhiều Nền Văn Hóa Và Tín Ngưỡng Đã Dự Đoán Rằng, Mỗi Khi Mặt Trăng Máu Xảy Ra, Thế Giới Sẽ Xảy Ra Nhiều Biến Cố...

2 bài viết trong chủ đề này

Nhiều nền văn hóa và tín ngưỡng đã dự đoán rằng:

mỗi khi Mặt trăng máu xảy ra, thế giới sẽ xảy ra nhiều biến cố...

 

Như đã đưa tin, ngày 15/04/2014 sẽ đánh dấu một trong những sự kiện thiên văn học thú vị: Mặt trăng máu. Vào ngày này, nguyệt thực toàn phần xảy ra trong khoảng 60 phút; Mặt trăng dần dần chuyển sang màu đỏ trước khi chìm trong bóng tối hoàn toàn do bị Trái đất che khuất.
 
Theo các chuyên gia, Mặt trăng máu lần này là sự kiện mở màn cho chuỗi bốn lần nguyệt thực toàn phần trong hai năm 2014, 2015. Trước chuỗi hiện tượng đặc biệt này, những lời đồn đoán, tiên tri về Mặt trăng máu trong các nền văn hóa và tín ngưỡng cổ đại lại trở thành một đề tài vô cùng hấp đẫn. Hãy cùng truy tìm dấu vết của Mặt trăng máu trong lời tiên tri lạ kỳ qua bài viết dưới đây.
 
Từ những ghi chép trong Kinh Thánh...
“Khải Huyền” có lẽ là cuốn sách quen thuộc của mọi tín đồ Kitô giáo. Tiết 12 chương 6 của sách này có ghi lại: “Khi Chiên Con mở ấn thứ sáu, tôi thấy một trận động đất khủng khiếp xảy ra, Mặt trời trở nên tối đen như một bao tải làm bằng lông đen, cả Mặt trăng trở nên đỏ như máu”.

Blood-Moon-Tetrad-021be.jpg
 
Cựu Ước” của Thánh Kinh, tiết 1 chương 7 cũng nói: “Trước Ngày Tận thế là Mặt trăng đỏ máu…” Những lời lẽ ấy đều ám chỉ hiện tượng Mặt trăng "đổ máu".
 
Điều quan trọng nhất đó là hiện tượng "Bộ Tứ" - tức bốn mùa trăng máu. Cách đây không lâu, Mark Biltz - một giáo sư Thánh Kinh đã đưa ra lý thuyết cảnh báo về hiện tượng hiếm có này.
 
Bốn mùa trăng máu dùng để ám chỉ chuỗi 4 lần nguyệt thực toàn phần liên tiếp trong vòng 2 năm và tới đây, chúng sẽ lặp lại vào năm 2014 và 2015. Cụ thể, chuỗi 4 lần nguyệt thực toàn phần đó sẽ rơi vào tháng 4/2014, tháng 10/2014, tháng 4/2015 và tháng 9/2015.
 
bloodmoon-jon-palm-021be.jpg
 
Theo Mark, từ năm đầu tiên của công nguyên cho tới nay chỉ có 87 lần "Bộ Tứ" xảy ra, trong đó có 7 lần hiện tượng này trùng đúng vào 2 ngày lễ quan trọng của người Do Thái: lễ Lều Tạm và lễ Vượt Qua.
 
Đáng kể hơn, tất cả thời điểm diễn ra bốn màu trăng máu đều trùng với một biến cố lớn của dân tộc Do Thái như Cuộc chiến Sáu ngày 1967, việc trục xuất người Do Thái khỏi Tây Ban Nha năm 1492...
 
BloodMoon-(1)-021be.jpg
Theo người Thiên chúa giáo, hình ảnh nguyệt thực được gắn liền với hình ảnh cái chết của Chúa trên cây thánh giá.
 
Bởi vậy mà ông cho rằng, liệu "Bộ Tứ" lần này xảy ra tiếp tục thì nó có gây ra sự kiện nào không? Điều này khiến ông nhớ lại một truyền thuyết được nhiều người theo Thiên chúa giáo tin. Họ cho rằng, Mặt trăng máu chính là sự trừng phạt của Chúa - đó là cách Người thể hiện sự phẫn nộ đối với loài người.
 
Thông thường, hình ảnh nguyệt thực được gắn liền với hình ảnh cái chết của Chúa trên cây Thánh giá. Ngoài ra, nó còn liên quan đến Ngày Phán xét và sự Tận diệt của Trái đất.
 
... tới ghi chép trong Kinh Phật thời xưa...
 
Trong Kinh Phật "Nhân vương hộ quốc Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh", người đời sau có chép lại lời Phật khi trò chuyện cùng vua Ba Tư Nạc. Theo đó, trên thế giới có bảy đại nạn có thể xảy ra.
 
ewkuhvpthgfzbig-e94d9.jpg
 
Đứng đầu trong số đó chính là "nhật nguyệt thất độ", tức là sự thay đổi màu sắc của Mặt trăng Mặt trời, bao gồm cả Mặt trăng máu. Khi hiện tượng này xảy ra, đại họa sẽ ập tới và hủy diệt cuộc sống bình an của người dân.
 
Theo những tài liệu ghi lại trong cuốn "Đại Chính Tàng Kinh": “Nếu có nhật nguyệt bạc thực, hoặc ngũ tinh hình sắc biến dị, hoặc sao chổi bùng phát thì đó là dấu hiệu của tai họa, dịch bệnh hoành hành, quỷ thần bạo loạn, quân giặc dị quốc xâm lược”.
 
Blood_Moon_by_Micheil-e94d9.jpg
 
Các chuyên gia đã đưa ra lời lý giải rằng, “Nhật nguyệt bạc thực” ở đây chính là nhật thực toàn phần hoặc nguyệt thực toàn phần mà khoa học nói tới. Khi ấy hoặc là đại ôn dịch lưu hành, hoặc là gặp họa binh đao.
 
Tạm kết: Như vậy, trong một số tín ngưỡng và tôn giáo, hiện tượng Mặt trăng máu thường gắn liền với những thảm họa tự nhiên hay biến cố lớn trong lịch sử. Tuy nhiên, theo lý giải của thiên văn học, hiện tượng "Mặt trăng máu" chỉ đơn thuần là nguyệt thực toàn phần và rõ ràng, lịch sử ghi nhận không có biến cố nào xảy ra khi Mặt trăng chuyển sang màu đỏ.
 
Trước đó, vào ngày 10/12/2011, Việt Nam cũng chứng kiến hiện tượng "Mặt trăng máu" với các hình ảnh ấn tượng và ngoạn mục.
 

theo: http://kenh14.vn/kham-pha/tien-doan-dang-so-ve-hien-tuong-mat-trang-mau-trong-tin-nguong-20140412105638867.chn


Chiều tối 4.4, hàng trăm người dân đã đổ về khu quảng trường trước sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) để chiêm ngưỡng hiện tượng "trăng máu" hiếm có.

 

trang-mau_IARV.JPG?width=600&height=360&
 

Có thể bạn quan tâm

trang-mau-hinh-anh-1_qkct.jpg?width=600
Từ khoảng 17 giờ chiều, rất đông người dân đã đổ về gần khu vực cột đồng hồ trước sân vận động Mỹ Đình để chọn 1 vị trí đẹp ngắm hiện tượng trăng máu.
 
trang-mau-hinh-anh-2_ldvm.jpg?width=600
Tại đây, Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội đã tổ chức lắp đặt rất nhiều các ống kính thiên văn để người dân có thể ngắm nhìn trăng máu cận cảnh hơn.
 
trang-mau-hinh-anh-3_yihd.jpg?width=600
Theo anh Trần Văn Long, Phó chủ tịch Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội cho biết, hiện tượng nguyệt thực toàn phần lần này sẽ có thời gian quan sát và góc nhìn tốt hơn rất nhiều so với hiện tượng nguyệt thực toàn phần hồi tháng 10 năm ngoái.
 
trang-mau-hinh-anh-4_gtes.jpg?width=600
Anh Long cũng giải thích thêm về hiện tượng "trăng máu" này là do khi mặt trăng đi vào sâu hơn bóng của trái đất, mặt trăng sẽ dần dần thay đổi màu sắc, chuyển từ bạc sang màu cam hoặc đỏ. Khi mặt trăng đi vào vùng tối, thực ra nó không tối hoàn toàn mà vùng đó bị những tia sáng đỏ chiếu rọi, kết quả tạo ra một mặt trăng máu. Hiện tượng này về bản chất vật lí cũng giống như việc mặt trời khi hoàng hôn có màu đỏ.
 
trang-mau-hinh-anh-5_yijp.jpg?width=600
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần lần này diễn ra từ khoảng 16 giờ chiều khi mặt trăng bắt đầu đi vào vùng bóng nửa tối, đạt cực đại lúc 19 giờ và đến khoảng 21 giờ 59 phút thì mặt trăng đi ra khỏi vùng bóng tối.
 
trang-mau-hinh-anh-6_sqpm.jpg?width=600
Tuy nhiên, do hiện tượng mây mù nhiều nên đến khoảng 19 giờ tối, trăng máu vẫn chưa xuất hiện trên các góc nhìn từ ống kính thiên văn ở sân Mỹ Đình.
 
trang-mau-hinh-anh-7_nplc.jpg?width=600
Càng về tối, lượng người đổ về đây càng đông hơn để chờ được chiêm ngưỡng hiện tượng hiếm thấy trăng máu.
 
trang-mau-hinh-anh-8_uaxm.jpg?width=600
Đến khoảng 19 giờ 30 phút, trăng bắt đầu xuất hiện từ từ trên bầu trời. Nhiều người cảm thấy hào hứng khi lần đầu tiên được nhìn thấy trăng máu.
 
trang-mau-hinh-anh-9_tlls.jpg?width=600
Các ống kính thiên văn bắt đầu hướng về phía trăng máu. Do mới xuất hiện nên ánh trăng nhỏ và mờ.
 
trang-mau-hinh-anh-10_jwjj.jpg?width=600
Mọi người thay nhau vào nhòm qua ống kính thiên văn để nhìn được cận cảnh hơn hiện tượng trăng máu.
 
trang-mau-hinh-anh-11_sssg.jpg?width=600
Em Hoàng Quốc Anh (14 tuổi), học trường THCS Nguyễn Trường Tộ mang theo ống nhòm riêng đến để ngắm hiện tượng trăng máu.
 
trang-mau-hinh-anh-12_jvfi.jpg?width=600
Các bạn trẻ thích thú lấy điện thoại ra chụp lại những hình ảnh về hiện tượng trăng máu.
 
trang-mau-hinh-anh-13_glaz.jpg?width=600
Sau khoảng nửa tiếng, ánh trăng bắt đầu lộ hẳn ra và người dân có thể ngắm trọn vẹn trăng máu. Ánh trăng nhìn từ phía tòa nhà cao nhất Việt Nam Keangnam 72 tầng.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

1. tháng 2, tháng 3 chìm phà cướp đi gần 700 sinh mạng di cư

2. Nội chiến Yenmen, Động đất ở Nepan 2.000 người chết và 6.000 bị thương..

3. Nguy cơ nổ ra một trong 2 cuộc chiến  tranh: 1. Trung Đông (có Israel)  hoặc 2. ở Châu Âu (có Nga).

4. Cuối năm 2015: Trung Quốc trở thành nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, Tổng thống Ucraina bị giết hại.

5. Đầu Năm 2016 Liên minh Châu Âu sẽ có nguy cơ tan rã.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay