vinh

Tu Luyện Và Pháp Thân

13 bài viết trong chủ đề này

kết quả tu tập của một ngươì , đó  là đạt được pháp thân ( trong đạo phật  là đạt quả vị a la hán). pháp thân là chiếc áo của linh hồn , giúp cho con người đi váo các cõi giới khác. sau khi đã từ giã cõi đời .  Nếu một hành giả , không kể tu tập theo pháp môn nào mà không đạt dược Pháp thân , thì xem như chưa đạt được kết quả tu luyện trong kiếp này . Người bình thường , sau khi qua đời thần thức sẽ không còn năng lượng đẻ hoạt động , nó được lưu vào trường không gian của vũ trụ . Còn những người đã có pháp thân ( chiếc áo của linh hồn ) , thì thần thức sẽ được liên tục , không  gián đoạn trong hoạt động của nó ...

..... Như vậy Pháp thân là tối quan trọng cua một kiếp người .

xin sự thẩm định của anh chi em !

trân trọng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không hiểu Vinh muốn nói pháp thân nào? Khái niệm pháp thân trong Phật giáo cũng rất đa đoan. Vinh cần định nghĩa chính xác khái niệm "pháp thân" mới có thể bàn được. Phải chăng Vinh muốn nói "pháp thân" ở đây là "thân xác"?

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không hiểu Vinh muốn nói pháp thân nào? Khái niệm pháp thân trong Phật giáo cũng rất đa đoan. Vinh cần định nghĩa chính xác khái niệm "pháp thân" mới có thể bàn được. Phải chăng Vinh muốn nói "pháp thân" ở đây là "thân xác"?

Thân mến!

anh Vo Truoc thân mến!

  Đúng như anh đa nói , pháp thân mà mình nói ở đây  ,còn gọi là ( đệ nhị xác thân ) . Bên Đạo phật gọi là " phật thân ". Bên Đạo gia la "thánh thai"hoạc "nguyên nhi" . pháp thân của các đấng giác ngộ được ngự trên các tượng phật , sau khi được các nhà sư làm lễ "điểm quang".Nhờ vậy nên các tương phật mới có sự linh thiêng .

Có thể nói người có pháp thân sẽ duy trì được sự liên tục của ý thức , sau khi qua đời . Còn với người thường , thì điều đó không thể xảy ra vì không còn thân xác ( năng lượng ) để duy trì cho thần thức hoat động . 

 Và có thể nói có được Pháp thân là điều tối quan trọng ; sự tu tâp ,thật sự  đáng để chúng ta quan tâm !

vài lời chia sẻ cùng anh 

 Thân aí !

Share this post


Link to post
Share on other sites

không biết " Pháp thân" có phải là một hiện tượng khách quan không ? hay chỉ là sự ảo tưởng . ? mong có sự thẩm định của anh ,chị em và các nhà nghiên cứu !

trân trọng !

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

anh Vo Truoc thân mến!

  Đúng như anh đa nói , pháp thân mà mình nói ở đây  ,còn gọi là ( đệ nhị xác thân ) . Bên Đạo phật gọi là " phật thân ". Bên Đạo gia la "thánh thai"hoạc "nguyên nhi" . pháp thân của các đấng giác ngộ được ngự trên các tượng phật , sau khi được các nhà sư làm lễ "điểm quang".Nhờ vậy nên các tương phật mới có sự linh thiêng .

Có thể nói người có pháp thân sẽ duy trì được sự liên tục của ý thức , sau khi qua đời . Còn với người thường , thì điều đó không thể xảy ra vì không còn thân xác ( năng lượng ) để duy trì cho thần thức hoat động . 

 Và có thể nói có được Pháp thân là điều tối quan trọng ; sự tu tâp ,thật sự  đáng để chúng ta quan tâm !

vài lời chia sẻ cùng anh 

 Thân aí !

Cái "pháp thân" mà Vinh nói đến như thế này thì trong lý thuyết của tôi gọi là trường khí âm dương thứ cấp hay "Thần khí". Trường khí âm dương thứ cấp (Thần khí) này sinh ra từ Bản thể (Đạo) do sự tồn tại và vận động của trường khí âm dương sơ cấp là các thực thể vật lý của thân xác ta, và nó là một hiện tượng khách quan chứ không phải do tưởng tượng ra. Thần khí sinh ra từ Bản thể (Đạo) trong điền kiện tồn tại và vận động của thường khí âm dương sơ cấp nên nó có liên hệ mật thiết nhưng đồng thời có tính độc lập tương đối với thân xác ta, mà nôm na gọi là "Linh hồn". Do sinh sau, ở thời Hậu thiên nên mật độ Thần khí nhỏ hơn mật độ tới hạn của trường khí âm dương nhiều lần nên Thần khí hay Linh hồn vô hình đối với chúng ta. Vì tính độc lập ấy nên khi thân xác tan rã (chết), linh hồn vẫn tồn tại. Do là một cấu trúc trường khí âm dương và có được sinh ra nên sớm muộn gì Thần khí cũng sẽ tan rã mà thôi. Tuy nhiên, Linh hồn ta rã sớm hay muộn lại phụ thuộc độ bền vững của nó hay phụ thuộc vào công phu tu luyện của ta khi còn sống.

Vài lời chia sẻ vắn tắt.

Thân ái!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái "pháp thân" mà Vinh nói đến như thế này thì trong lý thuyết của tôi gọi là trường khí âm dương thứ cấp hay "Thần khí". Trường khí âm dương thứ cấp (Thần khí) này sinh ra từ Bản thể (Đạo) do sự tồn tại và vận động của trường khí âm dương sơ cấp là các thực thể vật lý của thân xác ta, và nó là một hiện tượng khách quan chứ không phải do tưởng tượng ra. Thần khí sinh ra từ Bản thể (Đạo) trong điền kiện tồn tại và vận động của thường khí âm dương sơ cấp nên nó có liên hệ mật thiết nhưng đồng thời có tính độc lập tương đối với thân xác ta, mà nôm na gọi là "Linh hồn". Do sinh sau, ở thời Hậu thiên nên mật độ Thần khí nhỏ hơn mật độ tới hạn của trường khí âm dương nhiều lần nên Thần khí hay Linh hồn vô hình đối với chúng ta. Vì tính độc lập ấy nên khi thân xác tan rã (chết), linh hồn vẫn tồn tại. Do là một cấu trúc trường khí âm dương và có được sinh ra nên sớm muộn gì Thần khí cũng sẽ tan rã mà thôi. Tuy nhiên, Linh hồn ta rã sớm hay muộn lại phụ thuộc độ bền vững của nó hay phụ thuộc vào công phu tu luyện của ta khi còn sống.

Vài lời chia sẻ vắn tắt.

Thân ái!

cảm ơn anh !

 Nếu vậy , thì Pháp thân của các vị Bồ tát hay Phật , đến nay ,có lẽ cũng bị tan rã mất sao anh ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

 Nếu vậy , thì Pháp thân của các vị Bồ tát hay Phật , đến nay ,có lẽ cũng bị tan rã mất sao anh ?

Tôi không biết "tuổi thọ" của các pháp thân của các ngài đó là bao lâu, nhưng chắc chắn rằng, cuối cùng tất cả đều tan biến kể cả Vũ trụ này, rồi bắt đầu một chu kỳ khác. Cái gì có sinh tất có tử!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tam thân (zh. 三身, sa. trikāya) là một thuật ngữ được dùng trong Phật giáo Đại thừa (sa. mahāyāna), chỉ ba loại thân của một vị Phật. Quan điểm này xuất phát từ tư tưởng cho rằng Phật—như một nhân vật đã xuất hiện trên thế gian để hoằng hoá, tiếp độ chúng sinh—chính là biểu hiện của cái Tuyệt đối, của Chân như và Phật có khi hiện thân thành nhiều hình tướng khác nhau chỉ vì lợi ích của chúng sinh. Quan niệm Tam thân Phật được nêu ra nhằm nói lên quan điểm đó.

Tam thân gồm:

  1. Pháp thân (zh. 法身, sa. dharmakāya), là thể tính thật sự của Phật, đồng nghĩa với Chân như, là thể của vũ trụ. Pháp thân là thể mà Phật và chúng sinh đều có chung. Pháp thân cũng chính là Pháp (sa. dharma), là quy luật vận hành trong vũ trụ, là giáo pháp do đức Phật truyền dạy. Phật xuất hiện trên Trái Đất, với nhân trạng, với mục đích cứu độ con người. Pháp thân được xem chính là Phật pháp (sa. buddha-dharma) như Phật Thích-ca giảng dạy trong thời còn tại thế. Sau này người ta mới nói đến hai thân kia. Pháp thân được xem là thường hằng, vô tướng, nhất nguyên, là thể tính chung của các vị Phật, là dạng tồn tại thật sự của chư Phật. Pháp thân có nhiều tên gọi khác nhau, tuỳ trường hợp sử dụng. Có lúc người ta xem nó là thể tính của mọi sự, là Pháp giới (sa. dharmadhātu, dharmatā), là Chân như (sa. tathatā, bhūtatathatā), là tính Không (sa. śūnyatā), A-lại-da thức (sa. ālayavijñāna), hay xem nó như là Phật, Phật tính (sa. buddhatā), là Như Lai tạng (sa. tathāgatagarbha). Trong nhiều trường phái, người ta xem Pháp thân là thể trừu tượng không có nhân trạng, có trường phái khác lại xem Pháp thân hầu như có nhân trạng (xem kinh Nhập Lăng-già, kinh Hoa nghiêm). Đạt trí huệ siêu việt đồng nghĩa với sự trực chứng được Pháp thân.
  2. Báo thân (zh. 報身, sa. saṃbhogakāya), cũng được dịch là Thụ dụng thân (zh. 受用身), "thân của sự thụ hưởng công đức": chỉ thân Phật xuất hiện trong các Tịnh độ. Báo thân là thân do thiện nghiệp và sự giác ngộ của các Bồ Tát mà hoá hiện cho thấy—cũng vì vậy mà có lúc được gọi là Thụ dụng thân, là thân hưởng thụ được qua những thiện nghiệp đã tạo. Báo thân thường mang Ba mươi hai tướng tốt (sa. dvātriṃśadvara-lakṣaṇa) và tám mươi vẻ đẹp của một vị Phật và chỉ Bồ Tát mới thấy được trong giai đoạn cuối cùng của Thập địa (sa. daśabhūmi). Người ta hay trình bày Báo thân Phật lúc ngồi thiền định và lúc giảng pháp Đại thừa. Các trường phái thuộc Tịnh độ tông cũng tin rằng Báo thân Phật thường xuất hiện trong các Tịnh độ.
  3. Ứng thân (zh. 應身, sa. nirmāṇakāya), cũng được gọi là Ứng hoá thân hoặc Hoá thân, là thân Phật và Bồ Tát hiện diện trên Trái Đất. Ứng thân do Báo thân chiếu hiện, dựa trên lòng từ bi và có mục đích giáo hoá chúng sinh. Như thân người, Ứng thân chịu mọi đau khổ của già chết bệnh tật, nhưng Ứng thân có thần thông như thiên nhãn thông và thiên nhĩ thông. Sau khi chết, Ứng thân tự tiêu diệt.

Ba thân Phật nói ở trên có lẽ đầu tiên được Vô Trước (sa. asaṅga) trình bày rõ nhất, xuất phát từ quan điểm của Đại chúng bộ (sa. mahāsāṅghika) và về sau được Đại thừa tiếp nhận. Đáng chú ý nhất là quan điểm Pháp thân nhấn mạnh đến thể tính tuyệt đối của một vị Phật và không chú trọng lắm đến Ứng thân của vị Phật lịch sử. Như thế, Phật là thể tính thanh tịnh của toàn vũ trụ, thường hằng, toàn tri. Các vị Phật xuất hiện trên Trái Đất chính là hiện thân của Pháp thân, vì lòng từ bi mà đến với con người, vì lợi ích của tất cả chúng sinh.

 

 

Thực ra những giải thích trên chưa tận cùng ý nghĩa:

 

- Pháp thân là "bản thể vũ trụ" cho nên vạn vật đều "như nhau" nhưng tại sao lại diễn giải liên quan đến Phật tính? Bởi bản thể có đặc tính bao trùm mà khi chúng ta đang sống dựa trên nó để giải thoát.

 

- Báo thân: tức sự tồn tại của chúng ta, tức được sinh ra trên cõi đời.

 

- Hóa thân hay Ứng thân: Khi được sinh ra cõi đời, nếu đắc đạo hay không sau khi chết thì linh hồn vẫn tồn tại, nó vẫn chính là chúng ta mà thôi nhưng có một cơ thể vô hình được gọi là "cơ thể tinh tú", "chúng ta vô hình" này gọi là Hóa thân tức đã biến hóa. Cho nên khi một vị Bồ Tát, Phật (cơ thể vật lý đã qua đời) hiện ra do thần thông thì tất nhiên, đây là Hóa thân. Còn khi đang sống có thần thông dù có biến hóa thế nào thì đây vẫn còn gọi là Báo thân mặc dù, chẳng hạn nếu tách linh hồn ra khỏi cơ thể (cơ thể lúc này lạnh như đồng) thì chính là Hóa thân tại thời điểm đó bởi chúng ta vẫn phải lấy mốc quán chiếu tại một thời điểm là thân xác vật lý (cơ thể vật lý còn tồn tại tức còn nhận thêm mọi thứ khác nữa dù chỉ là một sát na, điều này chỉ ra ta sau này sẽ khác ta trước đó, do vậy vẫn gọi là Báo thân). Ví dụ, chúng ta gặp và nói chuyện với linh hồn của một người đang sống có thần thông trong khi đó thân xác họ cách xa hàng trăm km, thì chúng ta đang nói chuyện với "Hóa thân tại thời điểm đó".

 

Khi một người nào đó sinh ra, nhận được "nhân" từ vị Phật nào đó nhiều nhất để có "quả" - vạn vật trong vũ trụ đều có liên quan đến nhau, chẳng hạn Phật Sống Tây Tạng thì gọi là Ứng Thân, tuy nhiên bản chất họ vẫn không phải là vị Phật đó, họ vẫn chính là họ mà thôi, không khác.

 

Liên quan đến thần thông thì vô vàn công năng, chẳng hạn Hóa thân một vị Phật dùng thần thông "truyền" kiến thức cho một người đang sống, tất nhiên người này phải ở trong một tình trạng tương ứng nào đó để có thể tích hợp được.

 

Vậy thì, để hiểu được Tam Thân thì phải hiểu sự tồn tại linh hồn, để chứng minh sự tồn tại của linh hồn thì phải kết hợp được Tam Giáo (trong đó Phật giáo làm gốc rễ) và học thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi không biết "tuổi thọ" của các pháp thân của các ngài đó là bao lâu, nhưng chắc chắn rằng, cuối cùng tất cả đều tan biến kể cả Vũ trụ này, rồi bắt đầu một chu kỳ khác. Cái gì có sinh tất có tử!

cảm ơn anh !

có người còn cho rằng : cứ mỗi một chu kì mới của nhân loại lại xuất hiện các đấng  giác ngộ để cứu nhân độ  thế .Các ngài đã " vượt qua tam giới và ra khỏi ngũ hành " ;  phải chăng , với cơ thể như vậy thì không còn chịu sự chi phối bỡi cõi vật chất  này  nữa . . điều này có thật không anh?

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

có người còn cho rằng : cứ mỗi một chu kì mới của nhân loại lại xuất hiện các đấng  giác ngộ để cứu nhân độ  thế .Các ngài đã " vượt qua tam giới và ra khỏi ngũ hành " ;  phải chăng , với cơ thể như vậy thì không còn chịu sự chi phối bỡi cõi vật chất  này  nữa . . điều này có thật không anh?

Tôi nghĩ rằng, đây chỉ là một cách diễn đạt tác động của qui luật thế giới tự nhiên vào cuộc sống của nhân loại mà thôi. Khi đã " vượt qua tam giới và ra khỏi ngũ hành " thì không còn "tư ý" nữa, thì chính là "qui luật thế giới tự nhiên" vậy. Vạn sự trong đó có cả nhân loại vận động do tương tác âm dương và theo  những qui luật của tương tác đó. Khi mâu thuẫn âm dương quá lớn sẽ dẫn đến trạng thái "Vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản" và sự vật sẽ chuyển hóa sang chu kỳ phát triển khác theo những qui luật của thế giới tự nhiên. Có lẽ người xưa "nhân cách hóa" cho những qui luật đó thành các "đấng cứu nhân độ thế" đang tác động lên số phận của nhân loại nên nói như vậy chăng.

Thân ái!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Tôi nghĩ rằng, đây chỉ là một cách diễn đạt tác động của qui luật thế giới tự nhiên vào cuộc sống của nhân loại mà thôi. Khi đã " vượt qua tam giới và ra khỏi ngũ hành " thì không còn "tư ý" nữa, thì chính là "qui luật thế giới tự nhiên" vậy. Vạn sự trong đó có cả nhân loại vận động do tương tác âm dương và theo  những qui luật của tương tác đó. Khi mâu thuẫn âm dương quá lớn sẽ dẫn đến trạng thái "Vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản" và sự vật sẽ chuyển hóa sang chu kỳ phát triển khác theo những qui luật của thế giới tự nhiên. Có lẽ người xưa "nhân cách hóa" cho những qui luật đó thành các "đấng cứu nhân độ thế" đang tác động lên số phận của nhân loại nên nói như vậy chăng.

Thân ái!

cảm ơn anh !

Có người cho rằng : nếu nhân loại đi theo con đường tâm linh ( như : thiền , xuất hồn ... )  thì sẽ tiến nhanh hơn so với khoa học hiện đại ngày nay . vì họ đi vào được " không gian 4 chiều " . kim tự tháp ngày xưa la 1 minh chứng . . Khi xuất hồn họ còn học được những bai học ở " cõi trên "  ; có người còn  có khả năng nhìn thấy bệnh tật trong lục phu ngũ tạng nhanh và chính xác hơn cả máy móc hiện đại ngày nay ! anh có nghĩ như vậy không ?

Edited by vinh

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Có người cho rằng : nếu nhân loại đi theo con đường tâm linh ( như : thiền , xuất hồn ... )  thì sẽ tiến nhanh hơn so với khoa học hiện đại ngày nay . vì họ đi vào được " không gian 4 chiều " . kim tự tháp ngày xưa la 1 minh chứng . . Khi xuất hồn họ còn học được những bai học ở " cõi trên "  ; có người còn  có khả năng nhìn thấy bệnh tật trong lục phu ngũ tạng nhanh và chính xác hơn cả máy móc hiện đại ngày nay ! anh có nghĩ như vậy không ?

Tôi cho rằng không nên cực đoan như vậy. Trước kia, tôi đã viết nay nhắc lại:

"

Quán về Thực tại ta phải quán trên cái thế chân vạc Bản thể - Tướng  – Lý của nó như thế. Bản thể (Đạo) - Tướng (Vạn tượng) – Lý (tương tác âm dương) là 3 mặt không thể tách rời của Thực tại. Nếu nghiên cứu Thực tại mà thiếu một trong ba mặt đó thì không thể thấy được chân tướng của nó.

Khoa học là hệ thống kiến thức có tính logic, qui luật  của con người đối với Thực tại. Do Thực tại có 3 mặt không thể tách rời như thế, sự nghiên cứu Thực tại để rút ra những kết luận hữu ích phục vụ con người từ xưa tới nay có thể chia làm 3 lĩnh vực chính: Đạo học, Lý học và Khoa học thực nghiệm.

Đạo học là môn khoa học nghiên cứu Thực tại thông qua mặt Bàn thể (Đạo) trong cái thế chân vạc Bản thể - Tướng – Lý của nó, để có thể nhận biết bản chất của Thực tại, giúp con người có thể giải thoát, đồng nhất với Vũ trụ. Đối tượng nghiên cứu của Đạo học là Đạo - Bản thể của Thực tại.

Lý học là môn khoa học nghiên cứu Thực tại thông qua mặt Lý trong cái thế chân vạc Bản thể - Tướng – Lý của nó, để có thể nhận biết những qui luật vận động, phát triển của Thực tại trong tương tác âm dương, rút ra những kết luận nhằm phục vụ cuộc sống của con người. Đối tượng nghiên cứu của Lý học là cái Lý của Thực tại.

Khoa học thực nghiệm là môn khoa học nghiên cứu thực tại thông qua mặt Tướng trong cái thế chân vạc Bản thể - Tướng – Lý của nó, để có thể nhận biết những qui luật vận động, tương tác của vạn vật, rút ra những qui luật tự nhiên phục vụ cuộc sống của con người. Đối tượng nghiên cứu của Khoa học thực nghiệm là cái Tướng của thực tại.

Như vậy, Đạo học, Lý học, Khoa học thực nghiệm có những đối tượng và phương pháp khác nhau nhưng đều là những môn khoa học nghiên cứu Thực tại có chung mục tiêu là phục vụ con người. Sẽ là sai lầm nếu chúng ta không nhận thức được rằng, những lĩnh vực nghiên cứu đó thực chất nằm trong một tổng thể thống nhất và bổ xung, hoàn thiện lẫn nhau là tri thức của con người về Thực tại. Thay vào đó, lại chỉ biết thượng tôn lĩnh vực của mình mà bài xích những lĩnh vực khác, làm cho tri thức của con người trở nên phiến diện, thiếu đầy đủ, thì thật là u mê và nông cạn."

 

Vinh tham khảo nhé.

Tôi nghị rằng, khi học thuyết ADNH, học thuyết bao trùm Vũ trụ, được tổ tiên người Việt kế thừa được phục hồi và phát triển thì thời kỳ vàng son của nhân loại sẽ đến. Nhưng có lẽ còn rất lâu.

Vài lời chia sẻ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi cho rằng không nên cực đoan như vậy. Trước kia, tôi đã viết nay nhắc lại:

"

Quán về Thực tại ta phải quán trên cái thế chân vạc Bản thể - Tướng  – Lý của nó như thế. Bản thể (Đạo) - Tướng (Vạn tượng) – Lý (tương tác âm dương) là 3 mặt không thể tách rời của Thực tại. Nếu nghiên cứu Thực tại mà thiếu một trong ba mặt đó thì không thể thấy được chân tướng của nó.

Khoa học là hệ thống kiến thức có tính logic, qui luật  của con người đối với Thực tại. Do Thực tại có 3 mặt không thể tách rời như thế, sự nghiên cứu Thực tại để rút ra những kết luận hữu ích phục vụ con người từ xưa tới nay có thể chia làm 3 lĩnh vực chính: Đạo học, Lý học và Khoa học thực nghiệm.

Đạo học là môn khoa học nghiên cứu Thực tại thông qua mặt Bàn thể (Đạo) trong cái thế chân vạc Bản thể - Tướng – Lý của nó, để có thể nhận biết bản chất của Thực tại, giúp con người có thể giải thoát, đồng nhất với Vũ trụ. Đối tượng nghiên cứu của Đạo học là Đạo - Bản thể của Thực tại.

Lý học là môn khoa học nghiên cứu Thực tại thông qua mặt Lý trong cái thế chân vạc Bản thể - Tướng – Lý của nó, để có thể nhận biết những qui luật vận động, phát triển của Thực tại trong tương tác âm dương, rút ra những kết luận nhằm phục vụ cuộc sống của con người. Đối tượng nghiên cứu của Lý học là cái Lý của Thực tại.

Khoa học thực nghiệm là môn khoa học nghiên cứu thực tại thông qua mặt Tướng trong cái thế chân vạc Bản thể - Tướng – Lý của nó, để có thể nhận biết những qui luật vận động, tương tác của vạn vật, rút ra những qui luật tự nhiên phục vụ cuộc sống của con người. Đối tượng nghiên cứu của Khoa học thực nghiệm là cái Tướng của thực tại.

Như vậy, Đạo học, Lý học, Khoa học thực nghiệm có những đối tượng và phương pháp khác nhau nhưng đều là những môn khoa học nghiên cứu Thực tại có chung mục tiêu là phục vụ con người. Sẽ là sai lầm nếu chúng ta không nhận thức được rằng, những lĩnh vực nghiên cứu đó thực chất nằm trong một tổng thể thống nhất và bổ xung, hoàn thiện lẫn nhau là tri thức của con người về Thực tại. Thay vào đó, lại chỉ biết thượng tôn lĩnh vực của mình mà bài xích những lĩnh vực khác, làm cho tri thức của con người trở nên phiến diện, thiếu đầy đủ, thì thật là u mê và nông cạn."

 

Vinh tham khảo nhé.

Tôi nghị rằng, khi học thuyết ADNH, học thuyết bao trùm Vũ trụ, được tổ tiên người Việt kế thừa được phục hồi và phát triển thì thời kỳ vàng son của nhân loại sẽ đến. Nhưng có lẽ còn rất lâu.

Vài lời chia sẻ.

Cảm ơn anh đã chia sẻ !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay