Posted 29 Tháng 3, 2015 Thành thật xin lỗi quý vị và các bạn tham gia diễn đàn. Do sơ suất nên nội dung bài trước bị lặp lại đến hai lần. Xin quí vị và các bạn lượng thứ. Nguồn gốc Rồng –Tiên Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên hay còn gọi là huyền sử Lạc long Quân và Âu Cơ được ghi trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: Đế Minh là cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông sinh ra Đế Nghi; sau đi tuần về phía Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra Lộc Tục, dung mạo đoan chính, bẩm tinh thông minh. Đế Nghi muốn truyền ngôi cho Lộc Tục, nhưng Lộc Tục cố từ chối, xin truyền cho anh. Đế Minh bèn lập Đế Nghi nối ngôi cai trị phương Bắc và cho Lộc Tục làm vua ở phương Nam, hiệu là Kinh Dương Vương, tên nước là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương có tài đi dưới thủy phủ, lấy con gái vua hồ Động Đình là Long Vương, sinh ra Sùng Lãm, cho nối ngôi trị nước, hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng nở ra trăm con trai; người nào cũng đẹp đẽ, trí dũng song toàn. Một hôm, Long Quân nói: “Ta là nòi rồng, đứng đầu thuỷ tộc nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hộp lợp lại mà sinh ra con, nhưng thủy hỏa tương khắc, khó ở lâu với nhau được, nay từ phải chia ly. Ta đem năm mươi con về thủy phủ chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi, xuống biển, hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên nhau”. Trăm con vâng theo, sau đó từ biệt nhau mà đi. Âu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu (nay là huyện Bạch Hạc) cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang, đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới Động Đình hồ, nam tới nước Hồ Tôn ( nước Chiêm Thành) Trong mục đích đi tìm những thông tin lịch sử, nghĩa là thông tin có thể kiểm chứng được. Phần huyền thoại hoặc không thể kiểm chứng được sẽ không xét đến. Vì vậy, giới hạn tìm hiểu bắt đầu từ khi Lạc long Quân lấy Âu Cơ cho đến kết thúc. Đoạn trước có ngôn phong và mục đích không đồng nhất với truyền thuyết Hùng Vương. Phần nầy có thể mang yếu tố ngoại lai nên tạm thời chưa bàn đến, và có thể sẽ phân tich kỹ trong phần nói về ảnh hưởng của người Hán đối với các sử gia Việt. Những nhân tố huyền thoại trong câu chuyện này là một nam thần (Lạc long Quân:vua Rồng) kết hôn cùng một tiên nữ (Âu Cơ) , và sinh được trăm con (thần tích). Trước hết cần tìm hiểu nguồn gốc của hai danh xưng Lạc long Quân và Âu Cơ, sau đó sẽ tìm hiểu thần tích. Đây là hai danh xưng chứ không phải tính danh. Trong đó: Chữ Lạc chỉ người Lạc, xứ Lạc. Các nhà nghiên cứu đã xác nhận người Lạc là một chủng người cổ, có nền nông nghiệp lúa nước phát triển.Tổ chức xã hội theo chế độ phụ hệ. Địa bàn cư trú truyền thống là vùng đồng bằng tam giác châu giáp biển. Kết hợp với truyền thuyết, suy ra địa phương nơi người Lạc cư trú nằm ở mạn nam cửa sông Dương Tử (Trường Giang).Long quân có nghĩa là vua rồng. Vậy Lạc long Quân có nghĩa là VUA RỒNG xứ LẠC. Chữ vua trong danh xưng xác nhận người đàn ông này là thủ lĩnh người Lạc. Chữ Âu chỉ người Âu, xứ Âu. Theo các nhà nghiên cứu, người Âu cũng là một chủng người cổ. Họ sống bằng nghề săn bắt và làm rẫy. Theo chế độ mẫu hệ. Kết hợp với truyền thuyết, suy ra địa bàn cư trú của họ là vùng núi Ngũ Lĩnh, phía nam dòngTrường Giang. Chữ Cơ có nghĩa là người phụ nữ quý phái. Vậy Âu Cơ có nghĩa là người PHỤ NỮ QUÝ PHÁI xứ Âu. Chữ quý phái trong danh xưng xác nhận người phụ nữ này thuộc giai cấp quý tộc cầm quyền. Hoăc là thủ lĩnh của người Âu, hoặc là công chúa và sẽ kế vị thủ lĩnh. Trong các chuyện cổ tích, người ta tin rằng biển là xứ sở của Rồng, nên cai quản các vùng biển là những Long Vương. Và núi là nơi ở của Tiên vì vậy chữ tiên viết theo chữ Hán được ghép bỡi chữ sơn và chữ nhân. Theo nghĩa này thì Lạc là xứ sở của Rồng, và Âu là xứ sở của Tiên. Vì thế những cư dân ở hai đìa phương này luôn tự hào về nguồn gốc Rồng, Tiên của tổ tiên xa xưa. Và họ tin rằng thủ lĩnh của họ là hóa thân của Rồng , Tiên. Theo nghĩa trên thì Lạc long Quân và Âu Cơ đều có nguồn gốc nhân loại. Âu Cơ thì quá rõ. Riêng chữ Long Quân có thể là một danh hiệu mà người dân tôn vinh do tài năng đặc biệt, chứ không phải là định danh phân loại, để có thể nghĩ đây là một linh vật trong truyền thuyết.Theo danh hiệu này có thể nghĩ, đây là một thanh niên có sức khỏe hơn người. Đặc biệt có tài thủy chiến, và đã từng giết nhiều cá sấu để cứu dân. Từ đó, người dân hết lòng ngưỡng mộ và biết ơn nên phong tặng ông danh hiệu Vua Rồng, vì cá sấu còn gọi là giao long. Loài vật này có rất nhiều nơi đầm lầy cửa sông,và cũng nằm trong địa bàn sinh ngụ của người Lạc. Nhưng người Việt rất tự hào về dòng dõi Rồng –Tiên của mình. Vậy thử tìm nguồn gốc của Lạc long Quân và Âu Cơ trong không gian huyền thoại. - Khi chia tay Lạc long Quân nói Âu Cơ dắt 50 con lên núi-nghĩa là về Tiên giới. Còn mình dẫn 50 con xuống biển- nghĩa là về Thần giới. Điều này xác định hai người đã gặp nhau ở Nhân giới, lấy nhau và sinh được 100 người con đều là phàm nhân. Thế giới thần tiên là sản phẩm của tưởng tượng, và là mơ ước của loài người. Nhưng tại đó có những cực hạn mà con người không thể vượt qua để thích nghi và tồn tại. Câu chuyện Lưu Nguyễn lạc vào cõi tiên có ý nói như vậy. Tóm lại, hình ảnh di cư tập thể của 100 người con phàm nhân trong gia đình Lạc long Quân và Âu Cơ đã phủ định không gian huyền thoại của truyền thuyết.Vì nhân loại không thể sống trong thế giới thần tiên được. Như vậy, việc này mang ý nghĩa: năm mươi con theo mẹ lên núi là về quê mẹ-xứ sở của người Âu. Năm mươi con theo cha xuống biển là về quê cha-xứ sở của người Lạc. - Trong truyền thuyết, Lạc long Quân và Âu Cơ đã không bộc lộ năng lực gì đặc biệt siêu phàm. Ngược lại tính cách nhân loại hiện rõ khi hai người đã không vượt qua hoàn cảnh khó khăn nên phải chia tay.Tính cách của các vị thần là phải” nghịch thiên cải mệnh” ,chứ đâu phải cúi đầu chấp nhận số phận như những người tầm thường trong nhân loại. Vì vậy đây là một dấu ấn nhân loại của Lạc long Quân và Âu Cơ. Vậy hình ảnh Rồng- Tiên trong tâm thức của người Việt có nguồn gốc như thế nào? Có thể thấy nó bắt nguồn từ văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Thời Hùng Vương lòng hiếu kính của con đối với cha mẹ là điều tâm niệm và thực hành hàng ngày để tỏ lòng biết ơn với các đấng sinh thành, như câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Nên khi cha mẹ mất đi, người con muốn níu kéo hình ảnh, tình cảm đối với ông bà cha mẹ, và thể hiện lòng hiếu thảo qua việc thờ cúng. Việc thờ cúng thường xuyên làm tình cảm con cháu luôn hướng về cha mẹ , ông bà. Thế nên hình ảnh của người đã mất luôn đọng trong tâm trí họ, kéo dài sự sống của người thân trong không gian tâm linh. Có lẽ, thời đó tuổi thọ còn thấp, thời gian để cha mẹ ở cùng con cái quá ngắn, nên khi mất đi đã để lại nỗi thương tiếc rất sâu đậm . Tất cả các yếu tố đó hội tụ trong khung cảnh còn hoang sơ của nông thôn thời ấy, có thể đã tạo môi trường cho không ít giấc mơ. Trong những giấc mơ đó, hình ảnh người thân rất hiển linh hiện về, tạo nên niềm tin người thân vẫn tồn tại ở thế giới khác, gần gủi, và có thể giao tiếp được qua con đường thờ cúng. Vì vậy, bàn thờ tổ tiên là phần không gian tâm linh không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt, dù lớn hay nhỏ. Từ đó, việc thờ tự được tổ chức chặc chẽ và tuân thủ những nguyên tắc thống nhất. Qua thời gian, việc thờ cúng cha mẹ trong gia đình, dẫn đến việc thờ cúng trong môi trường xã hội, nhằm tỏ lòng tri ân các bậc tiền nhân có công với xã hội đất nước, đã thành truyền thống. Đó là văn hóa tâm linh “tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên”. Quá trình này làm thăng hoa hình ảnh của người thân, các vị anh hùng dân tộc, người có công với xã hội. Lòng kính yêu và tri ân qua nhiều thế hệ biến thành sự sùng bái , tín ngưỡng, nên các vị vị tiền nhân của dòng tộc, các người có công với đát nước, ngày trở nên linh thiêng. Do đó, các vị tổ tiên lâu đời của dòng họ đều hóa thần, và các vĩ nhân của dân tộc cũng hiển thánh. Trong tín ngưỡng đó, ở phạm vi gia đình người Việt thờ các vị tiền nhân thuộc các thế hệ gần. Đây được coi là những bán thần. Tổ tiên thuộc thế hệ cao hơn, được thờ tại nhà thờ dòng tộc. Đây là những vị thần chính thức. Ngoài dòng tộc, các vị tiền hiền có công khai hoang lập ấp, giúp dân có nơi sinh cư lập nghiệp, được tôn làm thành hoàng , được dân địa phương lập đền thờ và cúng bái trang trọng. Ở tầm quốc gia có các vị quốc thần như Hưng đạo Vương. Phù Đổng Thiên Vương, Vua Bà....Như vậy trong hệ thống thần linh của người Việt, Lạc long Quân và Âu Cơ có vị trí cao nhất, vì là cha mẹ của dân tộc. Điểm đặc biệt ở trường hợp này là hình tượng của của Âu Cơ và Lạc long Quân đã được gợi ý, định hướng khi gắn danh xưng với vùng địa lý. Theo quan niệm người xưa núi là nơi ở của tiên(bồng lai tiên cảnh), và biển là quê hương của rồng. Vì thế, mặc nhiên Âu Cơ thành Tiên và Lạc long Quân thành Rồng trong tâm thức của người Việt. Hơn nữa hình ảnh nầy cũng được tạọ ra nhằm mang lại niềm tự hào dân tộc và củng cố lòng tin để đối kháng với Thiên Triều phương bắc. Tóm lại, tổ phụ và tổ mẫu của người Việt là những là những vị thần có nguồn gốc nhân loại, hay còn gọi là nhân thần Nghĩa là hóa thần sau khi mất đi, nhờ vào tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Từ nguồn gốc nhân loại của Lạc long Quân và Âu Cơ nên khẳng định không có thần tich xảy ra. Sự việc Âu Cơ sinh bọc trứng và nở thành 100 người con là biểu hiện của ngôn ngữ truyền thuyết Hùng Vương. Ở đây Hùng Vương đã dùng thủ pháp biểu trưng và hoán vị để làm biến dạng hình ảnh lịch sử ,và đã tạo được hiệu ứng mong muốn. Thủ pháp này được nhận thấy như sau: -Trong gia đình thực của Lạc long Quân –Âu Cơ, gồm hai vợ chồng và các con. Như những gia đình khác, Lạc long quân –Âu Cơ có thể có nhiều hơn một người con là Hùng Vương, nhưng không thể có 100 người con. Ở đây chỉ nhắc đến Hùng Vương vì là nhân vật trung tâm. Gia đình này là một tập hợp con của xã hội, mỗi phần tử là một cá thể độc lập. Theo một nghĩa bao quát hơn, cộng đồng Âu-Lạc cũng là một gia đình lớn. Trong đại gia đình này, Lạc long Quân là biểu trưng của chủng người Lạc, vì đó là thủ lĩnh của họ. Tương tự, Âu Cơ là thủ lĩnh người Âu, là biểu trưng của người Âu. Ở đây có sự hoán vị của Lạc long Quân và Âu Cơ: Từ một người thực sang một biểu tượng, và từ một gia đình nhỏ sang gia đình lớn. Trong gia đình (tập hợp) lớn này, mỗi người con (phần tử) là một tập thể. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình lớn là quan hệ lịch sử, chứ không phải quan hệ huyết thống như trong gia đình nhỏ. Theo nghĩa này, là sau một thời gian, kể từ Lạc long Quân –Âu Cơ đến Hùng Vương 18, dân số Âu –Lạc đã tăng khoảng 50 lần. Từ hai nhóm người (Âu và Lạc) ban đầu, đến nay có thể hình thành 100 nhóm người của cả hai tộc. Một nhóm tương đương một làng – đơn vị dân cư thời Hùng Vương. Đây là tiền thân của nhóm Bách Việt sau này; khởi điểm là một cộng đồng cư dân gồm 50 làng người Âu và 50 làng người Lạc. Mỗi làng(nhóm) có một người đứng đầu có vai trò trưởng làng(thủ lĩnh). Điều này được mô tả trong lời của Lạc long Quân khi bảo Âu Cơ dẫn 50 con lên núi, còn mình dẫn 50 con xuống biển. Đó chính là những thủ lĩnh Bách Việt . Còn Lạc long Quân, Âu Cơ và Hùng Vương chỉ là hình ảnh của lịch sử được tái hiện mà thôi. Khi vợ chồng chia tay, thứ tài sản quý nhất mà hai người chia nhau là các con. Tỉ lệ chia 50/50 thể hiện sự công bằng. Và công bằng luôn đi đôi với trung thực- nghĩa là không nhận cái gì không thuộc về mình. Điều này nhắc đến liên minh Âu –Lạc ban đầu, do nhóm người của Âu Cơ và nhóm người của Lạc long Quân hợp thành- nghĩa là tỉ lệ “góp vốn” 50-50. Vì thế nên khi chia cũng theo tỉ lệ ấy. Như vậy, những người con theo cha thuộc về cha, theo mẹ thuộc về mẹ. Suy ra, năm mươi con theo Âu Cơ là gái, vì đó là các thủ lĩnh người Âu. Tương tự, năm mươi con theo Lạc long Quân là trai, vì đó là thủ lĩnh người Lạc. Do đó, nói rằng Hùng Vương trong số con theo mẹ lên núi là không chính xác. Hùng Vương thật sự vẫn ở đồng bằng, nơi được sinh ra. Và truyền thuyết cũng cần hiệu chỉnh lại theo tinh thần: Âu Cơ sinh được một bọc trứng nở ra 100 người con gồm 50 trai và 50 gái. Khi chia tay 50 con gái theo mẹ lên núi và 50 con trai theo cha xuống biển. Bản ghi chép rằng Âu Cơ sinh ra 100 người con trai là sai lệch do hiện tượng “tam sao thất bổn”. Qua những nhận xét trên cho thấy đây là cuộc chia tay của gia đình Âu-Lạc với sự hiện diện 100 thủ lĩnh của hai tộc, và hình ảnh Lạc long Quân-Âu Cơ tượng trưng cho ý chí thống nhất của họ. Tại thời điểm đó, gia đình thật sự của Lạc long Quân-Âu Cơ và Hùng Vương đã là qúa khứ xa xưa. Trong quá khứ chắc chắn không có cuộc ly hôn. Ngược lại, hai người đã sống hạnh phúc trọn đời. Nhờ vậy Hùng Vương thứ nhất đã được nuôi dưỡng, đào tạo thành một vị vua kiệt xuất của đất nước. Cuộc chia tay của gia đình Âu-Lạc nhất thời không dẫn đến một cuộc di cư ồ ạt như nhiều người đã nghĩ. Cuộc chia tay trong tư tưởng đó mới là chủ đề mà Hùng Vương quan tâm. Cuộc chia tay đó là sự chuyển hưóng cho quá trình quay về bản ngã, về với cái tôi vị kỹ. Nó thủ tiêu tinh thần hợp tác giữa hai tộc, tình cảm xẻ chia khi hoạn nạn, thương yêu đùm bọc trong một gia đình mà Lạc long Quân và Âu Cơ đã khổ công gầy dựng. Đó là điểm kết thúc thời đại Hùng Vương huy hoàng. Bắt đầu giai đoạn suy thoái và diệt vong của Bách Việt. Như vậy, thời điểm của cuộc chia tay được xác định vào cuối thời Hùng Vương 18. Và đất nước do Lạc long Quân –Âu Cơ tạo dựng, cùng với mười tám đời Hùng Vương giữ gìn, bồi đắp thành hùng mạnh nhất trong thiên hạ bị sụp đỗ từ đây! Diễn tiến của cuộc chia tay cho ta nhiều thông tin quan trọng: Khi chia tay Lạc long Quân nói: “ ta thuộc dòng giống Rồng, nàng thuộc dòng giống Tiên xung khắc nhau nên không thể sống lâu dài với nhau được”. Đã biết không hợp nhưng vẫn đến với nhau, chứng tỏ hai người vì một mục đích cao cả hơn. Hai người đều là thủ lĩnh của hai tộc, nên mục đích cao cả đó không gì khác ngoài tương lai của tộc dân. Cuộc hôn nhân của Lạc long Quân và Âu Cơ là hình ảnh biểu trưng cho việc liên kết hai tộc Âu –Lạc. Hai tộc hoàn toàn khác nhau về nguồn gốc, ngôn ngữ, phong tục, địa bàn cư trú...Vậy việc liên kết với nhau hẳn phải dựa vào một điểm chung nào đấy- điểm chung đó chính là kẻ thù của họ. Địa bàn cư trú của người Lạc (tổ tiên của người Kinh ngày nay) ở vùng đồng bằng trũng ngập phía nam cửa sông Trường Giang (tên sông do người Việt đặt). Địa bàn cư trú của người Âu(tổ tiên người dân tộc thiểu số miền Bắc) là vùng núi Ngũ Lĩnh ở Hoa nam. Địa bàn của hai tộc cách Chiêm Thành ở phương nam hơn hai ngàn cây số đường chim bay. Nhưng cách địa bàn của người Hoa Hạ ở phương bắc chỉ có dòng Trường Giang. Như vậy, mối đe đọa phải đến từ phương bắc. Và sự hợp tác nầy rõ ràng nhằm đối phó với người Hán. Trước thời Lạc long Quân –Âu Cơ, sự phân định lãnh thổ và cục diện như trên có lẽ đã ổn định qua hàng ngàn năm. Do đó, việc hợp nhất hai tộc người Âu và Lạc là nhằm nhân đôi sức mạnh để tự vệ, chắc chắn có liên quan đến một biến cố quan trọng, xuất phát từ phương bắc. Theo sử Trung Hoa, biến cố kinh người làm đảo lộn cuộc sống và cấu trúc xã hội của người Hoa Hạ thời đó là việc khởi loạn của nhà Thương. Sau thời gian dài tích tụ điều kiện cho cuộc chiến tranh chinh phục chư hầu, và mở rộng lãnh thổ để thành lập một nhà nước phong kiến đầu tiên ở Trung Nguyên. Vào năm 1600 trước công nguyên(TCN), nhà Thương phát động một cuộc chiến tranh với qui mô chưa từng có. Làm cho cư dân trong vùng có chiến sự sợ hải trốn chạy. Những cư dân này lũ lượt vượt Hoàng Hà chạy về phương nam. Chiến tranh lan rộng tạo tác động dây chuyền, nên đám người chạy về phương nam ngày càng đông. Trải qua đoạn đường hàng ngàn cây số đầy gian nan, có lẽ đám người này phải mất hàng năm trời mới đến được bờ bắc của Trường Giang. Tất nhiên những xáo trộn này được hai tộc Âu và Lạc ở bờ nam trường Giang chú ý và tìm hiểu. Sau khi biết được nguyên nhân, thấy được nguy cơ tiềm ẩn của chiến tranh xâm lược, hai tộc đã quyết định liên kết lại để đối phó. Từ đó liên minh Âu –Lạc ra đời. Nó được đánh dấu bằng cuộc hôn nhân của Lạc long Quân với Âu Cơ. Có thể ước đoán thời gian từ lúc nhà Thương quật khởi đến lúc hình thành liên minh Âu –Lạc khoảng 5-6 năm, do thời gian trễ. Có nghĩa là cuộc hôn nhân của Lạc long Quân và Âu Cơ có lẽ xảy ra khoảng năm 1595 TCN. Khi chia tay Lạc long Quân bảo Âu Cơ lên núi còn mình xuống biển. Từ câu nói đó có thể xác định vị trí nơi ở của họ. Đó là vùng đệm nằm giữa địa bàn cư trú của hai tộc. Nơi mà hai tộc thương gặp nhau để mua bán, hay trao đổi các sản phẩm cần thiết. Đó chính là vùng đồng bằng trung lưu của Trường Giang, gần hồ Động Đình, trùng với vị trí mà truyền thuyết đã xác nhận. Nơi đây cũng đã xảy trận đánh của Hùng Vương thứ 6 chống giặc Ân xâm lược, và giành chiến thắng vẻ vang cho dân tộc. Cuộc chiến tranh này đã được dự đoán, và chiến trường cũng đã được xác định trước đó bỡi Lạc long Quân và Âu Cơ. Nơi đây cũng chính là quê hương của các Hùng Vương. Đó là nguyên nhân của sự vắng bóng các di sản văn hóa, văn minh Hùng Vương trên địa bàn miền bắc Việt Nam. Dẫn đến những tranh cải chưa có hồi kết thúc về những vấn đề: nguồn gốc trống đồng, chữ viết, Kinh Dịch, sách thuốc, lịch pháp, thi ca, v..v... Như vậy, liên minh Âu-Lạc do Lạc long Quân và Âu Cơ thành lập chính là tiền thân của nhà nước Hùng Vương sau này. Giai đọan đầu của liên minh là thời kỳ xây dựng một cộng đồng Âu-Lạc đông đúc, vững mạnh làm tiền đồn chống ngoại xâm. Về sau nó trở thành trung tâm kinh tế văn hóa chính trị của đất nước Hùng Vương. Kết luận: Truyền thuyết Rồng –Tiên là một trang sử ghi lại những biến cố quan trọng trong quá khứ của dân tộc, từ thời Lạc long quân đến Hùng Vương 18. Giai đoạn lịch sử nầy có thể tóm tắt như sau: Vào năm 1600 TCN, một dòng họ người Hoa Hạ ở vùng Hoa bắc, phát động chiến tranh nhằm thu phục chư hầu, mở rộng lãnh thổ và thành lập nhà nước phong kiến đầu tiên ở Trung Nguyên. Đó là triều đại nhà Thương (1600-1046 TCN). Biến cố này gây xáo trộn toàn vùng Hoa bắc và đe dọa đến vùng Hoa nam, là lãnh thổ của người Âu với người Lạc. Để chuẩn bị đối phó chiến tranh với người Hoa Hạ trong tương lai.Thủ lĩnh người Lạc là Lạc long Quân đã cầu hôn với thủ lĩnh người Âu là Âu Cơ, và xây dựng liên minh Âu –Lạc. Sau khi kết hôn, Lạc long Quân dẫn phần lớn dân Lạc, đang sinh sống tại miền biển, đến vùng đồng bằng trung lưu Trường Giang, gần hồ Động Đình để thành lập một khu định cư mới. Âu Cơ cũng dẫn phần lớn tộc dân của mình đang sinh sống trên núi Ngũ Lĩnh xuống vùng hồ Động Đình để phối hợp cùng Lạc long Quân. Nhà nước Âu Lạc sơ khai do hai người đồng trị vì, đã hình thành như thế đó. Vào khởi điểm, nhà nước Âu-Lạc được thành lập tại vùng hồ Động Đình, chỉ là một liên minh gồm hai làng lớn: một của người Âu, và một của người Lạc. Để thích nghi với môi trường mới, hai tộc dân phải thay đổi một phần thói quen sinh hoạt vốn có của mình. Trong đó, người Lạc di chuyển từ vùng thấp lên vùng cao nên mùa vụ có phần thay đổi, nên họ phải phát triển hệ thống thủy lợi để phục vụ cho việc trồng lúa nước truyền thống.. Còn người Âu tập làm quen lối sống định canh định cư, và học cách sản xuất nông nghiệp của người Lạc. Sau khi cộng đồng Âu-Lạc định hình. thì một nền văn hóa mới cũng được khai sinh ở vùng hồ Động Đình. Đó là văn hóa Âu-Lạc ở đồng bằng, bên cạnh văn hóa Âu ở miền núi và văn hóa Lạc ở miền biển. Nhờ kế thừa cùng lúc tinh hoa của hai nền văn hóa, nên dưới thời Hùng Vương, văn hóa Âu-Lạc tiến bộ vượt bậc, bỏ xa hai nền văn hóa kia. Đồng thời nó cũng trở thành trung tâm văn minh đứng đầu thời đại. Hùng Vương và thời đại Hùng Vương: Hiện nay, có nhiều người xử dụng danh xưng vua Hùng thay cho Hùng Vương, hàm nghĩa “vua họ Hùng”. Cách hiểu như vậy không chính xác, vì: Các nhà nghiên cứu tính danh của người Việt đều xác nhận rằng, tên họ của người Việt chỉ xuất hiện sau thời hai bà Trưng. Nghĩa là sau Hùng Vương hơn 1000 năm. Như vậy chữ Hùng trong Hùng Vương không phải là tên họ. Giả sử vào thời điểm đó xuất hiện dòng họ Hùng, dòng họ nầy lên làm vua truyền được mười tám đời thì kết thúc. Sau một đoạn thời gian dài như vậy, hẳn là con cháu họ Hùng rất đông . Dù không có người nối ngôi, nhưng đây là dòng họ lớn và uy thế hàng đầu trong nước, nên hậu duệ truyền thừa nhiều thế hệ, chứ không thể biến mất khi triều đại kết thúc như vậy. Nếu cho rằng thời đó chỉ có vua mới được dùng tên họ ( giống như một số triều vua ở Trung Hoa cổ). Vậy sau khi triều đại kết thúc, không còn sự cấm đoán, thì việc dùng tên họ đã trở thành phổ biến trong dân chúng, chứ không thể đợi tới sau thời hai bà Trưng. Nhưng việc đó đã không xảy ra. Tóm lại không có họ Hùng , chữ Hùng ở đây có nghĩa là “ kiệt xuất”,và Hùng Vương có nghĩa là vị “ vua kiệt xuất”. Đó chính là tôn hiệu mà dân chúng dùng để vinh danh vị vua của mình. Danh xưng Hùng Vương là sự phủ định tất cả nỗi hồ nghi về một nền văn minh rực rỡ mà tổ tiên người Việt đã đạt được. Nó cũng phủ định tất cả những luận thuyết sai lệch khi cho rằng Hùng Vương do bị áp lực của người Hán nên phải bỏ chạy về phương nam, đến địa bàn mới là miền bắc Việt Nam. Hoặc giả Hùng Vương đam mê tửu sắc để giặc cướp ngôi nên tự sát. Hoặc Hùng Vương phải liên minh với Thục Phán để chống Đồ Thư.v..v...Tất cả những suy diễn đó đều không đúng. Vì Hùng Vương là một tồn tại vô địch. Có thể thấy biểu hiện kiệt xuất của Hùng Vương qua chiến thắng giặc Ân. Trước hết cần giải tỏa mối nghi ngờ của một số sử gia về trận chiến này. Có người cho rằng trận chiến này không xảy ra, hoặc trận chiến có xảy ra, nhưng giặc Ân không phải là nhà Thương. Cũng có người yếm thế cho rằng đó là chiến thắng tạm thời trước người Hán. Lịch sử Trung Hoa ghi nhận nhà Thương dời đô về Ân Khư, và đổi tên thành nhà Ân vào năm 1384 TCN. Như vậy cuộc chiến tranh xâm lăng lãnh thổ Âu-Lạc, thời Hùng Vương 6, của giặc Ân có lẽ xảy ra khoảng vài năm sau đó. Vùng Ân Khư cách Trường Giang khoảng vài trăm km đường chim bay. Như vậy nằm trong tầm hoạt động của kỵ binh nhà Ân. Con ngựa được biết du nhập vào Hoa bắc vào khoảng năm 2000 TCN. Đến năm 1600 TCN, nhà Thương hẳn là đã sở hữu một số lớn ngựa, đủ để thành lập lực lượng kỵ binh hùng hậu nhằm tiến hành các cuộc viễn chinh thôn tính chư hầu, mở rộng và quản lý lãnh thổ. Còn ở vùng Hoa nam, con ngựa chỉ xuất hiện trong đội quân xâm lăng của nhà Tần sau này. Như vậy, con ngựa sắt không phải là sáng tạo của người Việt, mà là hình ảnh mô phỏng từ con ngựa của kỵ binh nhà Ân. Thêm nữa, hình ảnh con ngựa bay là cảm xúc rất thật về tốc độ của con ngựa. Người dân thời Hùng Vương suốt đời chỉ di chuyển chậm rải trên đôi chân của mình. Súc vật quanh họ cũng không nhanh hơn họ bao nhiêu. Chỉ có những con chim trên trời di chuyển nhanh nhất, vì nó bay. Do đó, lần đầu tiên nhìn thấy con ngựa chạy nước đại, thi họ có cảm giác như con vật đang bay. Vì nhanh hơn cả chim. Từ hình ảnh con ngựa và tốc độ của nó trong mắt người dân Âu Lạc, có thể khẳng định cuộc chiến chống quân xâm lược của Hùng Vương thứ 6 là sự thật, và quân xâm lược không ai khác nhà Ân Thương. Đến đây có thể thấy ngôn ngữ truyền thuyết và nghệ thuật liên kết thông tin của Hùng Vương rất tế vi : bắt đầu từ Lạc long quân-Âu Cơ nên biết được quê hương Hùng Vương, biết quan hệ với nhà Thương, suy ra lãnh thổ của Hùng Vương, nguồn gốc Bách Việt, nguồn gốc người Việt hiện đại...và còn nhiều ví dụ khác chứng minh cho điều này. Truyền thuyết Thánh Gióng kể rằng vào thời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân xâm lăng bờ cõi. Nhà vua cho người rao tìm người tài ra đánh giặc cứu nước...Đây là ngôn ngữ truyền thuyết. Vì giặc cướp cũng như lửa cháy. Không ai chữa cháy bằng cách cầu mưa cả. Như vậy khi giặc đến, thì người đứng đầu đất nước phải lập tức điều động quân lính chống giặc, chứ không thể ngồi yên chờ hiền tài cứu nước, vì biết có hiền tài hay không. Vậy câu trên có nghĩa nhà vua ra hiệu lệnh tập hợp lực lượng chiến đấu chống giặc. Lực lượng chiến đấu đó ở trong nhân dân- đúng hơn họ là những dân quân. Thời bình họ là những nông dân, thợ thủ công, xây dựng, người buôn bán.v..v...nhưng lực lượng nầy đã được Hùng Vương tổ chức huấn luyện, để chiến đấu theo đội ngũ, chiến thuật phối hợp rất thuần thục. Chính nhờ vậy,khi có hiệu lệnh của Hùng Vương, thì dù họ đang trên đồng ruộng, trên công trường, nơi buôn bán... đều nhanh chóng tập hợp lại tại điểm quy định. Hình ảnh Gióng ăn cơm do cả làng mang đến, và lớn như thổi tượng trưng cho lực lượng dân quân nhanh chóng quy tụ lại theo đội ngũ tề chỉnh . Nó cũng cho thấy kỹ thuật truyền tin của Hùng Vương rất hiệu quả. Chứng tỏ rằng Hùng Vương đã sáng tạo ra phương pháp truyền tin bằng tín hiệu âm thanh. Và dụng cụ phát tín hiệu có thể là cái mõ tre, một thứ rất dễ làm với nguyên liệu sẵn có trong địa phương. Nó rất gọn nhẹ nên người dân dễ mang theo khi đi làm việc để tiện liên lạc với nhau. Thành công này đem lại bất ngờ cho quân địch, và mang lại ưu thế cho quân nhà, theo phép “dĩ dật đãi lao” trong binh pháp. Thực ra, Gióng không có nguồn gốc thần thoại như nhiều nhà nghiên cứu đã bỏ công tìm kiếm. Nếu tìm hiểu bối cảnh chiến tranh và ý nghĩa của chiến thắng đó, thì hình ảnh Thánh Gióng mang ý nghĩa gì cũng rất rõ ràng. So sánh tương quan lực lượng, cho thấy giặc Ân chiếm ưu thế tuyệt đối: Kỵ binh của giặc Ân có ưu thế hơn hẳn bộ binh của người Việt, vì tính cơ động, tốc độ và lợi thế trên cao. Vũ khí của giặc là đao thương giáo mác...vũ khí của ta là một ít gậy sắt( thực ra là gậy đồng, nên mới gãy, và thời này là sơ kỳ đồ đồng ), và chủ yếu là gậy tre. Quân Ân mặc áo giáp da thú dày. còn quân ta thì không. Như vậy, nếu đánh trúng địch một gậy có thể gây thương tích nhẹ, nhưng một đao của đối phương có thể cướp đi một mạng sống. Dân quân của ta chưa có kinh nghiệm thực chiến, nên dễ rối loạn hàng ngũ trước chiến thuật linh hoạt của đối phương. Xuất thân là những nông dân hiền lành, chưa từng thấy cảnh máu chảy đầu rơi, chết chóc thảm thiết,nên có thể làm nhiều người run tay lợm giọng. Trái lại đã quen giết người thì cảnh này lại gây hưng phấn, kích thích tính tính hung bạo hiếu sát của quân địch. Trong hoàn cảnh này, kết quả trận chiến là do tài năng Hùng Vương quyết định. Và Hùng Vương đã vận dụng mưu lược để đánh địch, lấy yếu đánh mạnh. Muốn vậy Hùng Vương phải nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của đối phương, lẫn điểm mạnh, điểm yếu của quân nhà. Nhằm hạn chế ưu thế của kỵ binh, và vũ khí sát thương của địch, đồng thời tạo ưu thế của bộ binh trong môi trường quen thuộc có nhiều chướng ngại vật. Hùng Vương đã điều quân dẫn dụ địch vào rừng tre (hình ảnh Gióng nhổ bụi tre cho thấy diễn tiến tiếp theo của trận đãnh xảy ra trong rừng tre ), để nhờ lực lượng tự nhiên khắc chế địch. Và khi đã vây được địch quân trong rừng tre, Hùng Vương dùng hỏa công để diệt địch (hình ảnh con ngựa phun lửa). Kết thúc trận đánh, có lẽ không một tên giặc nào chạy thoát để về báo tin cho vua nhà Thương biết. Vì thế uy danh Hùng Vương, và xứ sở Văn Lang bí hiểm đã thành nỗi ám ảnh kinh hoàng với các vua nhà Ân. Nên từ đó đến kết thúc triều đại nhà Thương, không một ai dám mang quân xâm phạm lãnh thổ Hùng Vương, suốt thời gian dài gần 400 năm sau đó. Trong tình thế nắm chắc phần thua, và nguy cơ đất nước bị diệt vong thấy rõ. Nhưng bằng tài năng trí tuệ của mình, Hùng Vương đã diệt giặc để cứu nước bằng một biển lửa rực cháy. Trong con mắt người dân, biển lửa thiêu đốt quân thù trong rừng tre mang màu sắc thần thánh. Biển lửa đó chắc chắn do vị thần chủ quản đã tạo nên. Vị thần đó không ai khác thần Tre ( thánh Gióng) . Về sau, để tri ân, người dân đã lập đền thờ vị thần này là Phù Đổng Thiên Vương. Trong trận chiến này, Hùng Vương là người chỉ huy tối cao và quyết định thắng lợi. nhưng Hùng Vương không lộ diện. Ông nhường công trạng vĩ đại đó cho vị thần của nhân dân(đó là sự kết tinh của tinh thần đoàn kết dân tộc). Điều đó chứng minh Hùng Vương là một vị vua rất cao thượng và rất vĩ đại. Mô tả trận đánh giặc Ân cũng gián tiếp khẳng định quê hương của Hùng Vương là vùng hồ Động Đình, nơi có nhiều rừng tre. Điều nầy cho thấy văn minh Âu- Lạc hay của người Việt gắn liền với cây tre ngay từ thời Hùng Vương. Đó là một dấu hiệu đặc trưng của văn minh Hùng Vương. Cho nên, dù nền văn minh đó đã bị chiếm đoạt, thủ tiêu, đổi chủ, thì những dấu hiệu trên cũng xác nhận nền văn minh đó đã từng tồn tại. Và cho đến ngày nay, lũy tre làng vẫn là hình ảnh gắn liền với tình yêu quê hương đất nước. Một hình ảnh khác cho thấy, các Hùng Vương ung dung tọa trấn trong tiền đồn Âu –Lạc bất bại trên quê hương của mình bên dòng Trường Giang. Đó là hình chiến thuyền trên trống đồng. Bỡi vì trong lịch sử dân tộc, chưa bao giờ có một nước thù địch nào có ranh giới chung là sông Hồng. Thế nên chiến thuyền đó làm nhiệm vụ tuần tra chặn địch trên dòng Trường Giang, là ramh giới của người Việt với người Hán ở phương bắc. Và đây là lý do vì sao trống đồng của người Việt lại được tìm thấy ở Trung Quốc nhiều như vậy. Trước khi tìm hiểu niên đại Hùng Vương, quốc hiệu của nhà nước liên minh là một vấn đề cần làm rỏ. Truyền thuyết có chép rằng khi Hùng Vương lên ngôi đặt quốc hiệu là Văn Lang. Xã hội thời Hùng Vương có đủ điều kiện căn bản của một quốc gia như chủ quyền lãnh thổ được xác lập( bắc giáp động Đinh hồ, đông giáp.v.v....), có dân cư ổn định, được lãnh đạo thống nhất bỡi Hùng Vương.v..v... Tuy nhiên Hùng Vương có thể đã không đặt quốc hiệu. Hoặc nếu có thì cũng không chọn tên Văn Lang.Vì: Chữ Văn Lang chỉ có nghĩa là người đàn ông xâm (hoặc vẽ) mình. Ý nghĩa này được thể hiện qua tượng người đàn ông Việt(nước Việt thời Xuân Thu Chiến Quốc) tóc ngắn, và có những hình xâm trên người(ảnh trên trang Wiki). Nước Việt của Câu Tiển thành lập ngay trên bờ nam nơi cửa sông Trường Giang. Đây là cái nôi của người Lạc. Vì vậy cư dân nước Việt hầu hết là người Lạc, và tục xâm mình là nét văn hóa đặc thù của họ. Những văn lang là một bộ phận của cư dân người Lạc làm nghề đánh cá trên sông hoặc biển. Những người này có tục xâm mình và ở trần mõi khi xuống nước. Có thể người Hán xử dụng nó như một chỉ dấu nhận diện người Lạc, và tên này dùng để gọi người Việt thời Hùng Vương. Liên minh Âu-Lạc được hợp thành từ hai tộc có vai trò và vị trí quyền lực ngang nhau. Do đó một bộ phận dân Lạc không có tư cách đại diện cho liên minh để trở thành quốc hiệu được. Quốc hiệu hay tên nước dùng để gọi, hoặc để xưng hô với nước khác. Thời Hùng Vương hoàn toàn không có bang giao với nước ngoài. Vì vậy có thể không có quốc hiệu. Như vậy chắc chắn không có quốc hiệu Văn Lang, và đó cũng là lý do mà từ này không thấy ghi trong sách cổ của Trung Hoa. Trong khi đó từ Bách Việt xuất hiện trong những sự kiện có niên điểm thuộc thế kỷ 9-10TCN. Thời Hùng Vương là một giai đoạn lịch sử chứa nhiều nghi vấn. Trong đó, lãnh thổ là một vấn đề gây tranh cải. Vào thời điểm không có xe, ngựa, thì việc quản lý một lãnh thổ rộng hàng triệu km². Từ hồ Động Đình ở phía bắc, đến Chiêm Thành ở phía nam, từ vùng biển ở phía đông, đến vùng núi non ở phía tây, là một điều khó tin. Nhưng ở đây cần phân biệt khái niệm lãnh thổ chiếm hữu và lãnh thổ chiếm dụng. Lãnh thổ của Hùng Vương là lãnh thổ chiếm hữu. Và đây là một vùng lục địa khá cô lập. Vì ngoài biên giới phía bắc xung yếu nên Hùng Vương phải đích thân trấn giữ. Các hướng khác đều có núi cao , biển sâu bao bọc, ngăn chặn rất hiệu quả mọi xâm nhập từ bên ngoài. Do đó, Hùng Vương có thể tổ chức các phiên đội tuần tra, đồn trú để giám sát, phát hiện mọi xâm nhập nếu có để báo với Hùng Vương xử lý. Kết quả cho thấy suốt thời đại Hùng Vương đó chỉ có một lần giặc Ân đã xâm nhập từ phương bắc, và đã bị tiêu diệt. Có thể nhiều toán tuần tra, đồn trú đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ, với thời gian kéo dài nhiều năm. Dấu vết của họ có thể còn lưu lại rải rác đó đây trên lãnh thổ miền bắc Việt Nam mà các nhà khảo cổ đã tìm thấy. Nó chứng tỏ rằng thời Hùng Vương, ngoài dân Âu Lạc thì không có bất cứ tộc người nào sống quần cư trên lãnh thổ do Hùng Vương chiếm hữu. Bằng phương pháp tương tự các chúa Nguyễn cũng đã xác lập chủ quyền quốc gia trên đảo Hoàng Sa vào thế kỷ 18, mà không cần đưa cư dân đến sinh sống. Vậy lãnh thổ của Hùng Vương bao gồm toàn bộ vùng Hoa nam cùng với miền bắc Việt Nam là sự thật lịch sử. Nhà Thương khởi nghiệp vào năm 1600TCN, sau đó dời đô về Ân Khư năm 1384TCN. Giả sử, sau khi ổn định kinh đô mới, nhà Ân tiến hành chiến tranh xâm lược đất nước Hùng Vương thứ 6 khoảng vài năm sau đó. Giả sử thời điểm đó là vào năm 1382 TCN. Ở trên, đã phỏng đoán liên minh Âu –Lạc ra đời năm 1595TCN.Tính ra từ Lạc long Quân đến Hùng Vương thứ 6 là 7 đời, thời gian trị vì tổng cộng 213 năm. Trung bình mỗi đời vua trị vì khoảng 30 năm. Suy ra liên minh Âu Lạc, từ Lạc long Quân đến Hùng Vương 18 kéo dài 570 năm. Bắt đầu khoảng từ 1595TCN và kết thúc vào khoảng năm 1025 trước CN. So sánh có thể thấy niên đại của nhà nước Âu-Lạc (khoảng 1595-1025T CN) với nhà Thương (1600-1046 trước CN ) ở cùng giai đoạn lịch sử. Liên minh Âu-Lạc có tổng cộng 19 đời vua, mỗi đời trị vì trung bình 30 năm. Nhà Thương có 30 đời vua, mỗi đời trung bình gần19 năm. Sự chênh lệch này có thể hiểu được. Thời gian trị vì của Hùng Vương lâu hơn vì nhờ đất nước thanh bình , không có chiến tranh (ngoại trừ một lần với giặc Ân vào đời Hùng Vương thứ 6). Hơn nữa, vua là người đứng đầu liên minh, nên do hai tộc chọn lựa theo những tiêu chí nhất định. Cũng không có xảy ra tranh giành ngôi vị, nên không có yếu tố bất ngờ. Những nhận định trên khá tương hợp với sử sách Trung Hoa về thời gian. Tuy từ “Văn Lang”không thấy ghi trong sách vở , nhưng từ “Bách Việt “ đã được ghi nhận từ thế kỉ 10 trước CN. Nghĩa là sau khi kết thúc thời Hùng Vương 18 với sự tan rã liên minh Âu-Lạc. Để đảm bảo cho cơ chế cân bằng quyền lực của nhà nước Âu-Lạc không bị phá vỡ, mỗi vị thủ lĩnh có quyền quản lý một vùng đất có diện tích và dân cư nhất định, gọi là làng. Đồng thời, số lượng thủ lĩnh của hai tộc phải luôn bằng nhau. Nghĩa là khi một làng người Âu được lập thì cũng có một làng người Lạc ra đời.Theo cơ chế này, đến cuối thời Hùng Vương thứ mười tám, liên minh Âu-Lạc có khoảng 100 ngôi làng. Gồm 50 làng người Âu và 50 làng người Lạc. Tương ứng có 50 thủ lĩnh nữ và 50 thủ lĩnh nam như truyền thuyết nói: năm mươi con gái và năm mươi con trai. Khi chia tay, Lạc long Quân nói Âu Cơ dẫn 50 con gái lên núi, còn mình dẫn 50 con trai xuống biển. Cách chia 50/50 là công bằng và cho thấy lực lượng hai bên ngang nhau. Tỉ lệ nầy không chỉ cân bằng về lượng mà còn cân bằng về giới tính. Điều này cho thấy xã hội thời Hùng Vương luôn ở trạng thái cân bằng quyền lực giữa hai tộc. Hay nói cách khác phân số quyền lực của nam nữ bằng nhau. Đó là nguồn gốc của nền văn hóa mang tính nhân văn và bình đẳng giới. Vai trò và vị trí của người phụ nữ trong xã hội Hùng Vương được tôn trọng ngang với nam nhân. Đây điểm tiến bộ vượt thời đại và đối lập với văn hóa Nho giáo. Tỉ lệ trên cũng cho thấy nhà nước Âu Lạc là một thực thể cân bằng âm dương. Nó là một hình ảnh sinh động của một lưỡng nghi nhân văn. Đó là nguồn gốc của văn hóa âm dương, của kinh dịch. Như vậy dù không nắm giữ di cảo kinh dịch, nhưng có rất nhiều bằng chứng gián tiếp cho thấy kinh dịch là một sản phẩm của nền văn minh Âu-Lạc. Việc thành lập liên minh đã làm thay đổi sâu sắc đời sống văn hóa xã hội của người dân theo chiều hướng tích cực, do sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Âu và Lạc. Xã hội phát triển rất nhanh, đời sống tinh thần lẫn vật chất của người dân được nâng lên rất cao, nhờ phối hợp văn hóa và kỹ năng truyền thống của hai tộc. Người Lạc rất giỏi về cơ khí chế tạo và xây dựng như chế tạo tàu thuyền, xây dựng nhà cửa, công trình thủy lợi..v..v....Người Âu giỏi về nghành thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật như dệt vải, may thêu, điêu khắc, ca múa...v..v...Trống đồng có thể do các nghệ nhân người Âu thực hiện. Nhìn chung văn hóa và văn minh Hùng Vương có thể nói là đỉnh cao của thời đại. Có được thành quả này là nhờ quá trình xây dựng và phát triển liên tục trong thời gian gần 600 năm không bị chiến tranh tàn phá hay làm gián đoạn. Quá trình đó cũng được thực hiện bỡi một ý chí của toàn dân và sự dẫn dắt của những vị vua tài ba xuất chúng. Đây cũng là một yếu tố quan trọng đem lại những thành tựu vượt bậc về mọi mặt của nhân dân Âu Lạc. Hùng Vương là người đứng đầu liên minh chỉ xử lý những vấn đề chung của nhà nước liên minh, đặc biệt là vấn đề an ninh. Những việc riêng của mỗi tộc có tính cách đặc thù nên phải do chính các thủ lĩnh và thuộc cấp tự lo liệu. Từ đó cho thấy quyền hành thực sự nằm trong tay các thủ lĩnh. Còn vai trò của Hùng Vương giống như một trọng tài hay thẩm phán hơn là một vị vua đầy quyền lực như của người Hán. Do đó, khi các thủ lĩnh muốn giải thể liên minh, Hùng Vương thứ mười tám không đủ quyền hạn để ngăn chặn. Vì thế liên minh Âu-Lạc bị chia nhỏ thành Bách Việt Nguồn gốc Rồng –Tiên Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên hay còn gọi là huyền sử Lạc long Quân và Âu Cơ được ghi trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: Đế Minh là cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông sinh ra Đế Nghi; sau đi tuần về phía Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra Lộc Tục, dung mạo đoan chính, bẩm tinh thông minh. Đế Nghi muốn truyền ngôi cho Lộc Tục, nhưng Lộc Tục cố từ chối, xin truyền cho anh. Đế Minh bèn lập Đế Nghi nối ngôi cai trị phương Bắc và cho Lộc Tục làm vua ở phương Nam, hiệu là Kinh Dương Vương, tên nước là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương có tài đi dưới thủy phủ, lấy con gái vua hồ Động Đình là Long Vương, sinh ra Sùng Lãm, cho nối ngôi trị nước, hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng nở ra trăm con trai; người nào cũng đẹp đẽ, trí dũng song toàn. Một hôm, Long Quân nói: “Ta là nòi rồng, đứng đầu thuỷ tộc nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hộp lợp lại mà sinh ra con, nhưng thủy hỏa tương khắc, khó ở lâu với nhau được, nay từ phải chia ly. Ta đem năm mươi con về thủy phủ chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi, xuống biển, hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên nhau”. Trăm con vâng theo, sau đó từ biệt nhau mà đi. Âu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu (nay là huyện Bạch Hạc) cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang, đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới Động Đình hồ, nam tới nước Hồ Tôn ( nước Chiêm Thành) Trong mục đích đi tìm những thông tin lịch sử, nghĩa là thông tin có thể kiểm chứng được. Phần huyền thoại hoặc không thể kiểm chứng được sẽ không xét đến. Vì vậy, giới hạn tìm hiểu bắt đầu từ khi Lạc long Quân lấy Âu Cơ cho đến kết thúc. Đoạn trước có ngôn phong và mục đích không đồng nhất với truyền thuyết Hùng Vương. Phần nầy có thể mang yếu tố ngoại lai nên tạm thời chưa bàn đến, và có thể sẽ phân tich kỹ trong phần nói về ảnh hưởng của người Hán đối với các sử gia Việt. Những nhân tố huyền thoại trong câu chuyện này là một nam thần (Lạc long Quân:vua Rồng) kết hôn cùng một tiên nữ (Âu Cơ) , và sinh được trăm con (thần tích). Trước hết cần tìm hiểu nguồn gốc của hai danh xưng Lạc long Quân và Âu Cơ, sau đó sẽ tìm hiểu thần tích. Đây là hai danh xưng chứ không phải tính danh. Trong đó: Chữ Lạc chỉ người Lạc, xứ Lạc. Các nhà nghiên cứu đã xác nhận người Lạc là một chủng người cổ, có nền nông nghiệp lúa nước phát triển.Tổ chức xã hội theo chế độ phụ hệ. Địa bàn cư trú truyền thống là vùng đồng bằng tam giác châu giáp biển. Kết hợp với truyền thuyết, suy ra địa phương nơi người Lạc cư trú nằm ở mạn nam cửa sông Dương Tử (Trường Giang).Long quân có nghĩa là vua rồng. Vậy Lạc long Quân có nghĩa là VUA RỒNG xứ LẠC. Chữ vua trong danh xưng xác nhận người đàn ông này là thủ lĩnh người Lạc. Chữ Âu chỉ người Âu, xứ Âu. Theo các nhà nghiên cứu, người Âu cũng là một chủng người cổ. Họ sống bằng nghề săn bắt và làm rẫy. Theo chế độ mẫu hệ. Kết hợp với truyền thuyết, suy ra địa bàn cư trú của họ là vùng núi Ngũ Lĩnh, phía nam dòngTrường Giang. Chữ Cơ có nghĩa là người phụ nữ quý phái. Vậy Âu Cơ có nghĩa là người PHỤ NỮ QUÝ PHÁI xứ Âu. Chữ quý phái trong danh xưng xác nhận người phụ nữ này thuộc giai cấp quý tộc cầm quyền. Hoăc là thủ lĩnh của người Âu, hoặc là công chúa và sẽ kế vị thủ lĩnh. Trong các chuyện cổ tích, người ta tin rằng biển là xứ sở của Rồng, nên cai quản các vùng biển là những Long Vương. Và núi là nơi ở của Tiên vì vậy chữ tiên viết theo chữ Hán được ghép bỡi chữ sơn và chữ nhân. Theo nghĩa này thì Lạc là xứ sở của Rồng, và Âu là xứ sở của Tiên. Vì thế những cư dân ở hai đìa phương này luôn tự hào về nguồn gốc Rồng, Tiên của tổ tiên xa xưa. Và họ tin rằng thủ lĩnh của họ là hóa thân của Rồng , Tiên. Theo nghĩa trên thì Lạc long Quân và Âu Cơ đều có nguồn gốc nhân loại. Âu Cơ thì quá rõ. Riêng chữ Long Quân có thể là một danh hiệu mà người dân tôn vinh do tài năng đặc biệt, chứ không phải là định danh phân loại, để có thể nghĩ đây là một linh vật trong truyền thuyết.Theo danh hiệu này có thể nghĩ, đây là một thanh niên có sức khỏe hơn người. Đặc biệt có tài thủy chiến, và đã từng giết nhiều cá sấu để cứu dân. Từ đó, người dân hết lòng ngưỡng mộ và biết ơn nên phong tặng ông danh hiệu Vua Rồng, vì cá sấu còn gọi là giao long. Loài vật này có rất nhiều nơi đầm lầy cửa sông,và cũng nằm trong địa bàn sinh ngụ của người Lạc. Nhưng người Việt rất tự hào về dòng dõi Rồng –Tiên của mình. Vậy thử tìm nguồn gốc của Lạc long Quân và Âu Cơ trong không gian huyền thoại. - Khi chia tay Lạc long Quân nói Âu Cơ dắt 50 con lên núi-nghĩa là về Tiên giới. Còn mình dẫn 50 con xuống biển- nghĩa là về Thần giới. Điều này xác định hai người đã gặp nhau ở Nhân giới, lấy nhau và sinh được 100 người con đều là phàm nhân. Thế giới thần tiên là sản phẩm của tưởng tượng, và là mơ ước của loài người. Nhưng tại đó có những cực hạn mà con người không thể vượt qua để thích nghi và tồn tại. Câu chuyện Lưu Nguyễn lạc vào cõi tiên có ý nói như vậy. Tóm lại, hình ảnh di cư tập thể của 100 người con phàm nhân trong gia đình Lạc long Quân và Âu Cơ đã phủ định không gian huyền thoại của truyền thuyết.Vì nhân loại không thể sống trong thế giới thần tiên được. Như vậy, việc này mang ý nghĩa: năm mươi con theo mẹ lên núi là về quê mẹ-xứ sở của người Âu. Năm mươi con theo cha xuống biển là về quê cha-xứ sở của người Lạc. - Trong truyền thuyết, Lạc long Quân và Âu Cơ đã không bộc lộ năng lực gì đặc biệt siêu phàm. Ngược lại tính cách nhân loại hiện rõ khi hai người đã không vượt qua hoàn cảnh khó khăn nên phải chia tay.Tính cách của các vị thần là phải” nghịch thiên cải mệnh” ,chứ đâu phải cúi đầu chấp nhận số phận như những người tầm thường trong nhân loại. Vì vậy đây là một dấu ấn nhân loại của Lạc long Quân và Âu Cơ. Vậy hình ảnh Rồng- Tiên trong tâm thức của người Việt có nguồn gốc như thế nào? Có thể thấy nó bắt nguồn từ văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Thời Hùng Vương lòng hiếu kính của con đối với cha mẹ là điều tâm niệm và thực hành hàng ngày để tỏ lòng biết ơn với các đấng sinh thành, như câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Nên khi cha mẹ mất đi, người con muốn níu kéo hình ảnh, tình cảm đối với ông bà cha mẹ, và thể hiện lòng hiếu thảo qua việc thờ cúng. Việc thờ cúng thường xuyên làm tình cảm con cháu luôn hướng về cha mẹ , ông bà. Thế nên hình ảnh của người đã mất luôn đọng trong tâm trí họ, kéo dài sự sống của người thân trong không gian tâm linh. Có lẽ, thời đó tuổi thọ còn thấp, thời gian để cha mẹ ở cùng con cái quá ngắn, nên khi mất đi đã để lại nỗi thương tiếc rất sâu đậm . Tất cả các yếu tố đó hội tụ trong khung cảnh còn hoang sơ của nông thôn thời ấy, có thể đã tạo môi trường cho không ít giấc mơ. Trong những giấc mơ đó, hình ảnh người thân rất hiển linh hiện về, tạo nên niềm tin người thân vẫn tồn tại ở thế giới khác, gần gủi, và có thể giao tiếp được qua con đường thờ cúng. Vì vậy, bàn thờ tổ tiên là phần không gian tâm linh không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt, dù lớn hay nhỏ. Từ đó, việc thờ tự được tổ chức chặc chẽ và tuân thủ những nguyên tắc thống nhất. Qua thời gian, việc thờ cúng cha mẹ trong gia đình, dẫn đến việc thờ cúng trong môi trường xã hội, nhằm tỏ lòng tri ân các bậc tiền nhân có công với xã hội đất nước, đã thành truyền thống. Đó là văn hóa tâm linh “tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên”. Quá trình này làm thăng hoa hình ảnh của người thân, các vị anh hùng dân tộc, người có công với xã hội. Lòng kính yêu và tri ân qua nhiều thế hệ biến thành sự sùng bái , tín ngưỡng, nên các vị vị tiền nhân của dòng tộc, các người có công với đát nước, ngày trở nên linh thiêng. Do đó, các vị tổ tiên lâu đời của dòng họ đều hóa thần, và các vĩ nhân của dân tộc cũng hiển thánh. Trong tín ngưỡng đó, ở phạm vi gia đình người Việt thờ các vị tiền nhân thuộc các thế hệ gần. Đây được coi là những bán thần. Tổ tiên thuộc thế hệ cao hơn, được thờ tại nhà thờ dòng tộc. Đây là những vị thần chính thức. Ngoài dòng tộc, các vị tiền hiền có công khai hoang lập ấp, giúp dân có nơi sinh cư lập nghiệp, được tôn làm thành hoàng , được dân địa phương lập đền thờ và cúng bái trang trọng. Ở tầm quốc gia có các vị quốc thần như Hưng đạo Vương. Phù Đổng Thiên Vương, Vua Bà....Như vậy trong hệ thống thần linh của người Việt, Lạc long Quân và Âu Cơ có vị trí cao nhất, vì là cha mẹ của dân tộc. Điểm đặc biệt ở trường hợp này là hình tượng của của Âu Cơ và Lạc long Quân đã được gợi ý, định hướng khi gắn danh xưng với vùng địa lý. Theo quan niệm người xưa núi là nơi ở của tiên(bồng lai tiên cảnh), và biển là quê hương của rồng. Vì thế, mặc nhiên Âu Cơ thành Tiên và Lạc long Quân thành Rồng trong tâm thức của người Việt. Hơn nữa hình ảnh nầy cũng được tạọ ra nhằm mang lại niềm tự hào dân tộc và củng cố lòng tin để đối kháng với Thiên Triều phương bắc. Tóm lại, tổ phụ và tổ mẫu của người Việt là những là những vị thần có nguồn gốc nhân loại, hay còn gọi là nhân thần Nghĩa là hóa thần sau khi mất đi, nhờ vào tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Từ nguồn gốc nhân loại của Lạc long Quân và Âu Cơ nên khẳng định không có thần tich xảy ra. Sự việc Âu Cơ sinh bọc trứng và nở thành 100 người con là biểu hiện của ngôn ngữ truyền thuyết Hùng Vương. Ở đây Hùng Vương đã dùng thủ pháp biểu trưng và hoán vị để làm biến dạng hình ảnh lịch sử ,và đã tạo được hiệu ứng mong muốn. Thủ pháp này được nhận thấy như sau: -Trong gia đình thực của Lạc long Quân –Âu Cơ, gồm hai vợ chồng và các con. Như những gia đình khác, Lạc long quân –Âu Cơ có thể có nhiều hơn một người con là Hùng Vương, nhưng không thể có 100 người con. Ở đây chỉ nhắc đến Hùng Vương vì là nhân vật trung tâm. Gia đình này là một tập hợp con của xã hội, mỗi phần tử là một cá thể độc lập. Theo một nghĩa bao quát hơn, cộng đồng Âu-Lạc cũng là một gia đình lớn. Trong đại gia đình này, Lạc long Quân là biểu trưng của chủng người Lạc, vì đó là thủ lĩnh của họ. Tương tự, Âu Cơ là thủ lĩnh người Âu, là biểu trưng của người Âu. Ở đây có sự hoán vị của Lạc long Quân và Âu Cơ: Từ một người thực sang một biểu tượng, và từ một gia đình nhỏ sang gia đình lớn. Trong gia đình (tập hợp) lớn này, mỗi người con (phần tử) là một tập thể. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình lớn là quan hệ lịch sử, chứ không phải quan hệ huyết thống như trong gia đình nhỏ. Theo nghĩa này, là sau một thời gian, kể từ Lạc long Quân –Âu Cơ đến Hùng Vương 18, dân số Âu –Lạc đã tăng khoảng 50 lần. Từ hai nhóm người (Âu và Lạc) ban đầu, đến nay có thể hình thành 100 nhóm người của cả hai tộc. Một nhóm tương đương một làng – đơn vị dân cư thời Hùng Vương. Đây là tiền thân của nhóm Bách Việt sau này; khởi điểm là một cộng đồng cư dân gồm 50 làng người Âu và 50 làng người Lạc. Mỗi làng(nhóm) có một người đứng đầu có vai trò trưởng làng(thủ lĩnh). Điều này được mô tả trong lời của Lạc long Quân khi bảo Âu Cơ dẫn 50 con lên núi, còn mình dẫn 50 con xuống biển. Đó chính là những thủ lĩnh Bách Việt . Còn Lạc long Quân, Âu Cơ và Hùng Vương chỉ là hình ảnh của lịch sử được tái hiện mà thôi. Khi vợ chồng chia tay, thứ tài sản quý nhất mà hai người chia nhau là các con. Tỉ lệ chia 50/50 thể hiện sự công bằng. Và công bằng luôn đi đôi với trung thực- nghĩa là không nhận cái gì không thuộc về mình. Điều này nhắc đến liên minh Âu –Lạc ban đầu, do nhóm người của Âu Cơ và nhóm người của Lạc long Quân hợp thành- nghĩa là tỉ lệ “góp vốn” 50-50. Vì thế nên khi chia cũng theo tỉ lệ ấy. Như vậy, những người con theo cha thuộc về cha, theo mẹ thuộc về mẹ. Suy ra, năm mươi con theo Âu Cơ là gái, vì đó là các thủ lĩnh người Âu. Tương tự, năm mươi con theo Lạc long Quân là trai, vì đó là thủ lĩnh người Lạc. Do đó, nói rằng Hùng Vương trong số con theo mẹ lên núi là không chính xác. Hùng Vương thật sự vẫn ở đồng bằng, nơi được sinh ra. Và truyền thuyết cũng cần hiệu chỉnh lại theo tinh thần: Âu Cơ sinh được một bọc trứng nở ra 100 người con gồm 50 trai và 50 gái. Khi chia tay 50 con gái theo mẹ lên núi và 50 con trai theo cha xuống biển. Bản ghi chép rằng Âu Cơ sinh ra 100 người con trai là sai lệch do hiện tượng “tam sao thất bổn”. Qua những nhận xét trên cho thấy đây là cuộc chia tay của gia đình Âu-Lạc với sự hiện diện 100 thủ lĩnh của hai tộc, và hình ảnh Lạc long Quân-Âu Cơ tượng trưng cho ý chí thống nhất của họ. Tại thời điểm đó, gia đình thật sự của Lạc long Quân-Âu Cơ và Hùng Vương đã là qúa khứ xa xưa. Trong quá khứ chắc chắn không có cuộc ly hôn. Ngược lại, hai người đã sống hạnh phúc trọn đời. Nhờ vậy Hùng Vương thứ nhất đã được nuôi dưỡng, đào tạo thành một vị vua kiệt xuất của đất nước. Cuộc chia tay của gia đình Âu-Lạc nhất thời không dẫn đến một cuộc di cư ồ ạt như nhiều người đã nghĩ. Cuộc chia tay trong tư tưởng đó mới là chủ đề mà Hùng Vương quan tâm. Cuộc chia tay đó là sự chuyển hưóng cho quá trình quay về bản ngã, về với cái tôi vị kỹ. Nó thủ tiêu tinh thần hợp tác giữa hai tộc, tình cảm xẻ chia khi hoạn nạn, thương yêu đùm bọc trong một gia đình mà Lạc long Quân và Âu Cơ đã khổ công gầy dựng. Đó là điểm kết thúc thời đại Hùng Vương huy hoàng. Bắt đầu giai đoạn suy thoái và diệt vong của Bách Việt. Như vậy, thời điểm của cuộc chia tay được xác định vào cuối thời Hùng Vương 18. Và đất nước do Lạc long Quân –Âu Cơ tạo dựng, cùng với mười tám đời Hùng Vương giữ gìn, bồi đắp thành hùng mạnh nhất trong thiên hạ bị sụp đỗ từ đây! Diễn tiến của cuộc chia tay cho ta nhiều thông tin quan trọng: Khi chia tay Lạc long Quân nói: “ ta thuộc dòng giống Rồng, nàng thuộc dòng giống Tiên xung khắc nhau nên không thể sống lâu dài với nhau được”. Đã biết không hợp nhưng vẫn đến với nhau, chứng tỏ hai người vì một mục đích cao cả hơn. Hai người đều là thủ lĩnh của hai tộc, nên mục đích cao cả đó không gì khác ngoài tương lai của tộc dân. Cuộc hôn nhân của Lạc long Quân và Âu Cơ là hình ảnh biểu trưng cho việc liên kết hai tộc Âu –Lạc. Hai tộc hoàn toàn khác nhau về nguồn gốc, ngôn ngữ, phong tục, địa bàn cư trú...Vậy việc liên kết với nhau hẳn phải dựa vào một điểm chung nào đấy- điểm chung đó chính là kẻ thù của họ. Địa bàn cư trú của người Lạc (tổ tiên của người Kinh ngày nay) ở vùng đồng bằng trũng ngập phía nam cửa sông Trường Giang (tên sông do người Việt đặt). Địa bàn cư trú của người Âu(tổ tiên người dân tộc thiểu số miền Bắc) là vùng núi Ngũ Lĩnh ở Hoa nam. Địa bàn của hai tộc cách Chiêm Thành ở phương nam hơn hai ngàn cây số đường chim bay. Nhưng cách địa bàn của người Hoa Hạ ở phương bắc chỉ có dòng Trường Giang. Như vậy, mối đe đọa phải đến từ phương bắc. Và sự hợp tác nầy rõ ràng nhằm đối phó với người Hán. Trước thời Lạc long Quân –Âu Cơ, sự phân định lãnh thổ và cục diện như trên có lẽ đã ổn định qua hàng ngàn năm. Do đó, việc hợp nhất hai tộc người Âu và Lạc là nhằm nhân đôi sức mạnh để tự vệ, chắc chắn có liên quan đến một biến cố quan trọng, xuất phát từ phương bắc. Theo sử Trung Hoa, biến cố kinh người làm đảo lộn cuộc sống và cấu trúc xã hội của người Hoa Hạ thời đó là việc khởi loạn của nhà Thương. Sau thời gian dài tích tụ điều kiện cho cuộc chiến tranh chinh phục chư hầu, và mở rộng lãnh thổ để thành lập một nhà nước phong kiến đầu tiên ở Trung Nguyên. Vào năm 1600 trước công nguyên(TCN), nhà Thương phát động một cuộc chiến tranh với qui mô chưa từng có. Làm cho cư dân trong vùng có chiến sự sợ hải trốn chạy. Những cư dân này lũ lượt vượt Hoàng Hà chạy về phương nam. Chiến tranh lan rộng tạo tác động dây chuyền, nên đám người chạy về phương nam ngày càng đông. Trải qua đoạn đường hàng ngàn cây số đầy gian nan, có lẽ đám người này phải mất hàng năm trời mới đến được bờ bắc của Trường Giang. Tất nhiên những xáo trộn này được hai tộc Âu và Lạc ở bờ nam trường Giang chú ý và tìm hiểu. Sau khi biết được nguyên nhân, thấy được nguy cơ tiềm ẩn của chiến tranh xâm lược, hai tộc đã quyết định liên kết lại để đối phó. Từ đó liên minh Âu –Lạc ra đời. Nó được đánh dấu bằng cuộc hôn nhân của Lạc long Quân với Âu Cơ. Có thể ước đoán thời gian từ lúc nhà Thương quật khởi đến lúc hình thành liên minh Âu –Lạc khoảng 5-6 năm, do thời gian trễ. Có nghĩa là cuộc hôn nhân của Lạc long Quân và Âu Cơ có lẽ xảy ra khoảng năm 1595 TCN. Khi chia tay Lạc long Quân bảo Âu Cơ lên núi còn mình xuống biển. Từ câu nói đó có thể xác định vị trí nơi ở của họ. Đó là vùng đệm nằm giữa địa bàn cư trú của hai tộc. Nơi mà hai tộc thương gặp nhau để mua bán, hay trao đổi các sản phẩm cần thiết. Đó chính là vùng đồng bằng trung lưu của Trường Giang, gần hồ Động Đình, trùng với vị trí mà truyền thuyết đã xác nhận. Nơi đây cũng đã xảy trận đánh của Hùng Vương thứ 6 chống giặc Ân xâm lược, và giành chiến thắng vẻ vang cho dân tộc. Cuộc chiến tranh này đã được dự đoán, và chiến trường cũng đã được xác định trước đó bỡi Lạc long Quân và Âu Cơ. Nơi đây cũng chính là quê hương của các Hùng Vương. Đó là nguyên nhân của sự vắng bóng các di sản văn hóa, văn minh Hùng Vương trên địa bàn miền bắc Việt Nam. Dẫn đến những tranh cải chưa có hồi kết thúc về những vấn đề: nguồn gốc trống đồng, chữ viết, Kinh Dịch, sách thuốc, lịch pháp, thi ca, v..v... Như vậy, liên minh Âu-Lạc do Lạc long Quân và Âu Cơ thành lập chính là tiền thân của nhà nước Hùng Vương sau này. Giai đọan đầu của liên minh là thời kỳ xây dựng một cộng đồng Âu-Lạc đông đúc, vững mạnh làm tiền đồn chống ngoại xâm. Về sau nó trở thành trung tâm kinh tế văn hóa chính trị của đất nước Hùng Vương. Kết luận: Truyền thuyết Rồng –Tiên là một trang sử ghi lại những biến cố quan trọng trong quá khứ của dân tộc, từ thời Lạc long quân đến Hùng Vương 18. Giai đoạn lịch sử nầy có thể tóm tắt như sau: Vào năm 1600 TCN, một dòng họ người Hoa Hạ ở vùng Hoa bắc, phát động chiến tranh nhằm thu phục chư hầu, mở rộng lãnh thổ và thành lập nhà nước phong kiến đầu tiên ở Trung Nguyên. Đó là triều đại nhà Thương (1600-1046 TCN). Biến cố này gây xáo trộn toàn vùng Hoa bắc và đe dọa đến vùng Hoa nam, là lãnh thổ của người Âu với người Lạc. Để chuẩn bị đối phó chiến tranh với người Hoa Hạ trong tương lai.Thủ lĩnh người Lạc là Lạc long Quân đã cầu hôn với thủ lĩnh người Âu là Âu Cơ, và xây dựng liên minh Âu –Lạc. Sau khi kết hôn, Lạc long Quân dẫn phần lớn dân Lạc, đang sinh sống tại miền biển, đến vùng đồng bằng trung lưu Trường Giang, gần hồ Động Đình để thành lập một khu định cư mới. Âu Cơ cũng dẫn phần lớn tộc dân của mình đang sinh sống trên núi Ngũ Lĩnh xuống vùng hồ Động Đình để phối hợp cùng Lạc long Quân. Nhà nước Âu Lạc sơ khai do hai người đồng trị vì, đã hình thành như thế đó. Vào khởi điểm, nhà nước Âu-Lạc được thành lập tại vùng hồ Động Đình, chỉ là một liên minh gồm hai làng lớn: một của người Âu, và một của người Lạc. Để thích nghi với môi trường mới, hai tộc dân phải thay đổi một phần thói quen sinh hoạt vốn có của mình. Trong đó, người Lạc di chuyển từ vùng thấp lên vùng cao nên mùa vụ có phần thay đổi, nên họ phải phát triển hệ thống thủy lợi để phục vụ cho việc trồng lúa nước truyền thống.. Còn người Âu tập làm quen lối sống định canh định cư, và học cách sản xuất nông nghiệp của người Lạc. Sau khi cộng đồng Âu-Lạc định hình. thì một nền văn hóa mới cũng được khai sinh ở vùng hồ Động Đình. Đó là văn hóa Âu-Lạc ở đồng bằng, bên cạnh văn hóa Âu ở miền núi và văn hóa Lạc ở miền biển. Nhờ kế thừa cùng lúc tinh hoa của hai nền văn hóa, nên dưới thời Hùng Vương, văn hóa Âu-Lạc tiến bộ vượt bậc, bỏ xa hai nền văn hóa kia. Đồng thời nó cũng trở thành trung tâm văn minh đứng đầu thời đại. Hùng Vương và thời đại Hùng Vương: Hiện nay, có nhiều người xử dụng danh xưng vua Hùng thay cho Hùng Vương, hàm nghĩa “vua họ Hùng”. Cách hiểu như vậy không chính xác, vì: Các nhà nghiên cứu tính danh của người Việt đều xác nhận rằng, tên họ của người Việt chỉ xuất hiện sau thời hai bà Trưng. Nghĩa là sau Hùng Vương hơn 1000 năm. Như vậy chữ Hùng trong Hùng Vương không phải là tên họ. Giả sử vào thời điểm đó xuất hiện dòng họ Hùng, dòng họ nầy lên làm vua truyền được mười tám đời thì kết thúc. Sau một đoạn thời gian dài như vậy, hẳn là con cháu họ Hùng rất đông . Dù không có người nối ngôi, nhưng đây là dòng họ lớn và uy thế hàng đầu trong nước, nên hậu duệ truyền thừa nhiều thế hệ, chứ không thể biến mất khi triều đại kết thúc như vậy. Nếu cho rằng thời đó chỉ có vua mới được dùng tên họ ( giống như một số triều vua ở Trung Hoa cổ). Vậy sau khi triều đại kết thúc, không còn sự cấm đoán, thì việc dùng tên họ đã trở thành phổ biến trong dân chúng, chứ không thể đợi tới sau thời hai bà Trưng. Nhưng việc đó đã không xảy ra. Tóm lại không có họ Hùng , chữ Hùng ở đây có nghĩa là “ kiệt xuất”,và Hùng Vương có nghĩa là vị “ vua kiệt xuất”. Đó chính là tôn hiệu mà dân chúng dùng để vinh danh vị vua của mình. Danh xưng Hùng Vương là sự phủ định tất cả nỗi hồ nghi về một nền văn minh rực rỡ mà tổ tiên người Việt đã đạt được. Nó cũng phủ định tất cả những luận thuyết sai lệch khi cho rằng Hùng Vương do bị áp lực của người Hán nên phải bỏ chạy về phương nam, đến địa bàn mới là miền bắc Việt Nam. Hoặc giả Hùng Vương đam mê tửu sắc để giặc cướp ngôi nên tự sát. Hoặc Hùng Vương phải liên minh với Thục Phán để chống Đồ Thư.v..v...Tất cả những suy diễn đó đều không đúng. Vì Hùng Vương là một tồn tại vô địch. Có thể thấy biểu hiện kiệt xuất của Hùng Vương qua chiến thắng giặc Ân. Trước hết cần giải tỏa mối nghi ngờ của một số sử gia về trận chiến này. Có người cho rằng trận chiến này không xảy ra, hoặc trận chiến có xảy ra, nhưng giặc Ân không phải là nhà Thương. Cũng có người yếm thế cho rằng đó là chiến thắng tạm thời trước người Hán. Lịch sử Trung Hoa ghi nhận nhà Thương dời đô về Ân Khư, và đổi tên thành nhà Ân vào năm 1384 TCN. Như vậy cuộc chiến tranh xâm lăng lãnh thổ Âu-Lạc, thời Hùng Vương 6, của giặc Ân có lẽ xảy ra khoảng vài năm sau đó. Vùng Ân Khư cách Trường Giang khoảng vài trăm km đường chim bay. Như vậy nằm trong tầm hoạt động của kỵ binh nhà Ân. Con ngựa được biết du nhập vào Hoa bắc vào khoảng năm 2000 TCN. Đến năm 1600 TCN, nhà Thương hẳn là đã sở hữu một số lớn ngựa, đủ để thành lập lực lượng kỵ binh hùng hậu nhằm tiến hành các cuộc viễn chinh thôn tính chư hầu, mở rộng và quản lý lãnh thổ. Còn ở vùng Hoa nam, con ngựa chỉ xuất hiện trong đội quân xâm lăng của nhà Tần sau này. Như vậy, con ngựa sắt không phải là sáng tạo của người Việt, mà là hình ảnh mô phỏng từ con ngựa của kỵ binh nhà Ân. Thêm nữa, hình ảnh con ngựa bay là cảm xúc rất thật về tốc độ của con ngựa. Người dân thời Hùng Vương suốt đời chỉ di chuyển chậm rải trên đôi chân của mình. Súc vật quanh họ cũng không nhanh hơn họ bao nhiêu. Chỉ có những con chim trên trời di chuyển nhanh nhất, vì nó bay. Do đó, lần đầu tiên nhìn thấy con ngựa chạy nước đại, thi họ có cảm giác như con vật đang bay. Vì nhanh hơn cả chim. Từ hình ảnh con ngựa và tốc độ của nó trong mắt người dân Âu Lạc, có thể khẳng định cuộc chiến chống quân xâm lược của Hùng Vương thứ 6 là sự thật, và quân xâm lược không ai khác nhà Ân Thương. Đến đây có thể thấy ngôn ngữ truyền thuyết và nghệ thuật liên kết thông tin của Hùng Vương rất tế vi : bắt đầu từ Lạc long quân-Âu Cơ nên biết được quê hương Hùng Vương, biết quan hệ với nhà Thương, suy ra lãnh thổ của Hùng Vương, nguồn gốc Bách Việt, nguồn gốc người Việt hiện đại...và còn nhiều ví dụ khác chứng minh cho điều này. Truyền thuyết Thánh Gióng kể rằng vào thời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân xâm lăng bờ cõi. Nhà vua cho người rao tìm người tài ra đánh giặc cứu nước...Đây là ngôn ngữ truyền thuyết. Vì giặc cướp cũng như lửa cháy. Không ai chữa cháy bằng cách cầu mưa cả. Như vậy khi giặc đến, thì người đứng đầu đất nước phải lập tức điều động quân lính chống giặc, chứ không thể ngồi yên chờ hiền tài cứu nước, vì biết có hiền tài hay không. Vậy câu trên có nghĩa nhà vua ra hiệu lệnh tập hợp lực lượng chiến đấu chống giặc. Lực lượng chiến đấu đó ở trong nhân dân- đúng hơn họ là những dân quân. Thời bình họ là những nông dân, thợ thủ công, xây dựng, người buôn bán.v..v...nhưng lực lượng nầy đã được Hùng Vương tổ chức huấn luyện, để chiến đấu theo đội ngũ, chiến thuật phối hợp rất thuần thục. Chính nhờ vậy,khi có hiệu lệnh của Hùng Vương, thì dù họ đang trên đồng ruộng, trên công trường, nơi buôn bán... đều nhanh chóng tập hợp lại tại điểm quy định. Hình ảnh Gióng ăn cơm do cả làng mang đến, và lớn như thổi tượng trưng cho lực lượng dân quân nhanh chóng quy tụ lại theo đội ngũ tề chỉnh . Nó cũng cho thấy kỹ thuật truyền tin của Hùng Vương rất hiệu quả. Chứng tỏ rằng Hùng Vương đã sáng tạo ra phương pháp truyền tin bằng tín hiệu âm thanh. Và dụng cụ phát tín hiệu có thể là cái mõ tre, một thứ rất dễ làm với nguyên liệu sẵn có trong địa phương. Nó rất gọn nhẹ nên người dân dễ mang theo khi đi làm việc để tiện liên lạc với nhau. Thành công này đem lại bất ngờ cho quân địch, và mang lại ưu thế cho quân nhà, theo phép “dĩ dật đãi lao” trong binh pháp. Thực ra, Gióng không có nguồn gốc thần thoại như nhiều nhà nghiên cứu đã bỏ công tìm kiếm. Nếu tìm hiểu bối cảnh chiến tranh và ý nghĩa của chiến thắng đó, thì hình ảnh Thánh Gióng mang ý nghĩa gì cũng rất rõ ràng. So sánh tương quan lực lượng, cho thấy giặc Ân chiếm ưu thế tuyệt đối: Kỵ binh của giặc Ân có ưu thế hơn hẳn bộ binh của người Việt, vì tính cơ động, tốc độ và lợi thế trên cao. Vũ khí của giặc là đao thương giáo mác...vũ khí của ta là một ít gậy sắt( thực ra là gậy đồng, nên mới gãy, và thời này là sơ kỳ đồ đồng ), và chủ yếu là gậy tre. Quân Ân mặc áo giáp da thú dày. còn quân ta thì không. Như vậy, nếu đánh trúng địch một gậy có thể gây thương tích nhẹ, nhưng một đao của đối phương có thể cướp đi một mạng sống. Dân quân của ta chưa có kinh nghiệm thực chiến, nên dễ rối loạn hàng ngũ trước chiến thuật linh hoạt của đối phương. Xuất thân là những nông dân hiền lành, chưa từng thấy cảnh máu chảy đầu rơi, chết chóc thảm thiết,nên có thể làm nhiều người run tay lợm giọng. Trái lại đã quen giết người thì cảnh này lại gây hưng phấn, kích thích tính tính hung bạo hiếu sát của quân địch. Trong hoàn cảnh này, kết quả trận chiến là do tài năng Hùng Vương quyết định. Và Hùng Vương đã vận dụng mưu lược để đánh địch, lấy yếu đánh mạnh. Muốn vậy Hùng Vương phải nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của đối phương, lẫn điểm mạnh, điểm yếu của quân nhà. Nhằm hạn chế ưu thế của kỵ binh, và vũ khí sát thương của địch, đồng thời tạo ưu thế của bộ binh trong môi trường quen thuộc có nhiều chướng ngại vật. Hùng Vương đã điều quân dẫn dụ địch vào rừng tre (hình ảnh Gióng nhổ bụi tre cho thấy diễn tiến tiếp theo của trận đãnh xảy ra trong rừng tre ), để nhờ lực lượng tự nhiên khắc chế địch. Và khi đã vây được địch quân trong rừng tre, Hùng Vương dùng hỏa công để diệt địch (hình ảnh con ngựa phun lửa). Kết thúc trận đánh, có lẽ không một tên giặc nào chạy thoát để về báo tin cho vua nhà Thương biết. Vì thế uy danh Hùng Vương, và xứ sở Văn Lang bí hiểm đã thành nỗi ám ảnh kinh hoàng với các vua nhà Ân. Nên từ đó đến kết thúc triều đại nhà Thương, không một ai dám mang quân xâm phạm lãnh thổ Hùng Vương, suốt thời gian dài gần 400 năm sau đó. Trong tình thế nắm chắc phần thua, và nguy cơ đất nước bị diệt vong thấy rõ. Nhưng bằng tài năng trí tuệ của mình, Hùng Vương đã diệt giặc để cứu nước bằng một biển lửa rực cháy. Trong con mắt người dân, biển lửa thiêu đốt quân thù trong rừng tre mang màu sắc thần thánh. Biển lửa đó chắc chắn do vị thần chủ quản đã tạo nên. Vị thần đó không ai khác thần Tre ( thánh Gióng) . Về sau, để tri ân, người dân đã lập đền thờ vị thần này là Phù Đổng Thiên Vương. Trong trận chiến này, Hùng Vương là người chỉ huy tối cao và quyết định thắng lợi. nhưng Hùng Vương không lộ diện. Ông nhường công trạng vĩ đại đó cho vị thần của nhân dân(đó là sự kết tinh của tinh thần đoàn kết dân tộc). Điều đó chứng minh Hùng Vương là một vị vua rất cao thượng và rất vĩ đại. Mô tả trận đánh giặc Ân cũng gián tiếp khẳng định quê hương của Hùng Vương là vùng hồ Động Đình, nơi có nhiều rừng tre. Điều nầy cho thấy văn minh Âu- Lạc hay của người Việt gắn liền với cây tre ngay từ thời Hùng Vương. Đó là một dấu hiệu đặc trưng của văn minh Hùng Vương. Cho nên, dù nền văn minh đó đã bị chiếm đoạt, thủ tiêu, đổi chủ, thì những dấu hiệu trên cũng xác nhận nền văn minh đó đã từng tồn tại. Và cho đến ngày nay, lũy tre làng vẫn là hình ảnh gắn liền với tình yêu quê hương đất nước. Một hình ảnh khác cho thấy, các Hùng Vương ung dung tọa trấn trong tiền đồn Âu –Lạc bất bại trên quê hương của mình bên dòng Trường Giang. Đó là hình chiến thuyền trên trống đồng. Bỡi vì trong lịch sử dân tộc, chưa bao giờ có một nước thù địch nào có ranh giới chung là sông Hồng. Thế nên chiến thuyền đó làm nhiệm vụ tuần tra chặn địch trên dòng Trường Giang, là ramh giới của người Việt với người Hán ở phương bắc. Và đây là lý do vì sao trống đồng của người Việt lại được tìm thấy ở Trung Quốc nhiều như vậy. Trước khi tìm hiểu niên đại Hùng Vương, quốc hiệu của nhà nước liên minh là một vấn đề cần làm rỏ. Truyền thuyết có chép rằng khi Hùng Vương lên ngôi đặt quốc hiệu là Văn Lang. Xã hội thời Hùng Vương có đủ điều kiện căn bản của một quốc gia như chủ quyền lãnh thổ được xác lập( bắc giáp động Đinh hồ, đông giáp.v.v....), có dân cư ổn định, được lãnh đạo thống nhất bỡi Hùng Vương.v..v... Tuy nhiên Hùng Vương có thể đã không đặt quốc hiệu. Hoặc nếu có thì cũng không chọn tên Văn Lang.Vì: Chữ Văn Lang chỉ có nghĩa là người đàn ông xâm (hoặc vẽ) mình. Ý nghĩa này được thể hiện qua tượng người đàn ông Việt(nước Việt thời Xuân Thu Chiến Quốc) tóc ngắn, và có những hình xâm trên người(ảnh trên trang Wiki). Nước Việt của Câu Tiển thành lập ngay trên bờ nam nơi cửa sông Trường Giang. Đây là cái nôi của người Lạc. Vì vậy cư dân nước Việt hầu hết là người Lạc, và tục xâm mình là nét văn hóa đặc thù của họ. Những văn lang là một bộ phận của cư dân người Lạc làm nghề đánh cá trên sông hoặc biển. Những người này có tục xâm mình và ở trần mõi khi xuống nước. Có thể người Hán xử dụng nó như một chỉ dấu nhận diện người Lạc, và tên này dùng để gọi người Việt thời Hùng Vương. Liên minh Âu-Lạc được hợp thành từ hai tộc có vai trò và vị trí quyền lực ngang nhau. Do đó một bộ phận dân Lạc không có tư cách đại diện cho liên minh để trở thành quốc hiệu được. Quốc hiệu hay tên nước dùng để gọi, hoặc để xưng hô với nước khác. Thời Hùng Vương hoàn toàn không có bang giao với nước ngoài. Vì vậy có thể không có quốc hiệu. Như vậy chắc chắn không có quốc hiệu Văn Lang, và đó cũng là lý do mà từ này không thấy ghi trong sách cổ của Trung Hoa. Trong khi đó từ Bách Việt xuất hiện trong những sự kiện có niên điểm thuộc thế kỷ 9-10TCN. Thời Hùng Vương là một giai đoạn lịch sử chứa nhiều nghi vấn. Trong đó, lãnh thổ là một vấn đề gây tranh cải. Vào thời điểm không có xe, ngựa, thì việc quản lý một lãnh thổ rộng hàng triệu km². Từ hồ Động Đình ở phía bắc, đến Chiêm Thành ở phía nam, từ vùng biển ở phía đông, đến vùng núi non ở phía tây, là một điều khó tin. Nhưng ở đây cần phân biệt khái niệm lãnh thổ chiếm hữu và lãnh thổ chiếm dụng. Lãnh thổ của Hùng Vương là lãnh thổ chiếm hữu. Và đây là một vùng lục địa khá cô lập. Vì ngoài biên giới phía bắc xung yếu nên Hùng Vương phải đích thân trấn giữ. Các hướng khác đều có núi cao , biển sâu bao bọc, ngăn chặn rất hiệu quả mọi xâm nhập từ bên ngoài. Do đó, Hùng Vương có thể tổ chức các phiên đội tuần tra, đồn trú để giám sát, phát hiện mọi xâm nhập nếu có để báo với Hùng Vương xử lý. Kết quả cho thấy suốt thời đại Hùng Vương đó chỉ có một lần giặc Ân đã xâm nhập từ phương bắc, và đã bị tiêu diệt. Có thể nhiều toán tuần tra, đồn trú đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ, với thời gian kéo dài nhiều năm. Dấu vết của họ có thể còn lưu lại rải rác đó đây trên lãnh thổ miền bắc Việt Nam mà các nhà khảo cổ đã tìm thấy. Nó chứng tỏ rằng thời Hùng Vương, ngoài dân Âu Lạc thì không có bất cứ tộc người nào sống quần cư trên lãnh thổ do Hùng Vương chiếm hữu. Bằng phương pháp tương tự các chúa Nguyễn cũng đã xác lập chủ quyền quốc gia trên đảo Hoàng Sa vào thế kỷ 18, mà không cần đưa cư dân đến sinh sống. Vậy lãnh thổ của Hùng Vương bao gồm toàn bộ vùng Hoa nam cùng với miền bắc Việt Nam là sự thật lịch sử. Nhà Thương khởi nghiệp vào năm 1600TCN, sau đó dời đô về Ân Khư năm 1384TCN. Giả sử, sau khi ổn định kinh đô mới, nhà Ân tiến hành chiến tranh xâm lược đất nước Hùng Vương thứ 6 khoảng vài năm sau đó. Giả sử thời điểm đó là vào năm 1382 TCN. Ở trên, đã phỏng đoán liên minh Âu –Lạc ra đời năm 1595TCN.Tính ra từ Lạc long Quân đến Hùng Vương thứ 6 là 7 đời, thời gian trị vì tổng cộng 213 năm. Trung bình mỗi đời vua trị vì khoảng 30 năm. Suy ra liên minh Âu Lạc, từ Lạc long Quân đến Hùng Vương 18 kéo dài 570 năm. Bắt đầu khoảng từ 1595TCN và kết thúc vào khoảng năm 1025 trước CN. So sánh có thể thấy niên đại của nhà nước Âu-Lạc (khoảng 1595-1025T CN) với nhà Thương (1600-1046 trước CN ) ở cùng giai đoạn lịch sử. Liên minh Âu-Lạc có tổng cộng 19 đời vua, mỗi đời trị vì trung bình 30 năm. Nhà Thương có 30 đời vua, mỗi đời trung bình gần19 năm. Sự chênh lệch này có thể hiểu được. Thời gian trị vì của Hùng Vương lâu hơn vì nhờ đất nước thanh bình , không có chiến tranh (ngoại trừ một lần với giặc Ân vào đời Hùng Vương thứ 6). Hơn nữa, vua là người đứng đầu liên minh, nên do hai tộc chọn lựa theo những tiêu chí nhất định. Cũng không có xảy ra tranh giành ngôi vị, nên không có yếu tố bất ngờ. Những nhận định trên khá tương hợp với sử sách Trung Hoa về thời gian. Tuy từ “Văn Lang”không thấy ghi trong sách vở , nhưng từ “Bách Việt “ đã được ghi nhận từ thế kỉ 10 trước CN. Nghĩa là sau khi kết thúc thời Hùng Vương 18 với sự tan rã liên minh Âu-Lạc. Để đảm bảo cho cơ chế cân bằng quyền lực của nhà nước Âu-Lạc không bị phá vỡ, mỗi vị thủ lĩnh có quyền quản lý một vùng đất có diện tích và dân cư nhất định, gọi là làng. Đồng thời, số lượng thủ lĩnh của hai tộc phải luôn bằng nhau. Nghĩa là khi một làng người Âu được lập thì cũng có một làng người Lạc ra đời.Theo cơ chế này, đến cuối thời Hùng Vương thứ mười tám, liên minh Âu-Lạc có khoảng 100 ngôi làng. Gồm 50 làng người Âu và 50 làng người Lạc. Tương ứng có 50 thủ lĩnh nữ và 50 thủ lĩnh nam như truyền thuyết nói: năm mươi con gái và năm mươi con trai. Khi chia tay, Lạc long Quân nói Âu Cơ dẫn 50 con gái lên núi, còn mình dẫn 50 con trai xuống biển. Cách chia 50/50 là công bằng và cho thấy lực lượng hai bên ngang nhau. Tỉ lệ nầy không chỉ cân bằng về lượng mà còn cân bằng về giới tính. Điều này cho thấy xã hội thời Hùng Vương luôn ở trạng thái cân bằng quyền lực giữa hai tộc. Hay nói cách khác phân số quyền lực của nam nữ bằng nhau. Đó là nguồn gốc của nền văn hóa mang tính nhân văn và bình đẳng giới. Vai trò và vị trí của người phụ nữ trong xã hội Hùng Vương được tôn trọng ngang với nam nhân. Đây điểm tiến bộ vượt thời đại và đối lập với văn hóa Nho giáo. Tỉ lệ trên cũng cho thấy nhà nước Âu Lạc là một thực thể cân bằng âm dương. Nó là một hình ảnh sinh động của một lưỡng nghi nhân văn. Đó là nguồn gốc của văn hóa âm dương, của kinh dịch. Như vậy dù không nắm giữ di cảo kinh dịch, nhưng có rất nhiều bằng chứng gián tiếp cho thấy kinh dịch là một sản phẩm của nền văn minh Âu-Lạc. Việc thành lập liên minh đã làm thay đổi sâu sắc đời sống văn hóa xã hội của người dân theo chiều hướng tích cực, do sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Âu và Lạc. Xã hội phát triển rất nhanh, đời sống tinh thần lẫn vật chất của người dân được nâng lên rất cao, nhờ phối hợp văn hóa và kỹ năng truyền thống của hai tộc. Người Lạc rất giỏi về cơ khí chế tạo và xây dựng như chế tạo tàu thuyền, xây dựng nhà cửa, công trình thủy lợi..v..v....Người Âu giỏi về nghành thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật như dệt vải, may thêu, điêu khắc, ca múa...v..v...Trống đồng có thể do các nghệ nhân người Âu thực hiện. Nhìn chung văn hóa và văn minh Hùng Vương có thể nói là đỉnh cao của thời đại. Có được thành quả này là nhờ quá trình xây dựng và phát triển liên tục trong thời gian gần 600 năm không bị chiến tranh tàn phá hay làm gián đoạn. Quá trình đó cũng được thực hiện bỡi một ý chí của toàn dân và sự dẫn dắt của những vị vua tài ba xuất chúng. Đây cũng là một yếu tố quan trọng đem lại những thành tựu vượt bậc về mọi mặt của nhân dân Âu Lạc. Hùng Vương là người đứng đầu liên minh chỉ xử lý những vấn đề chung của nhà nước liên minh, đặc biệt là vấn đề an ninh. Những việc riêng của mỗi tộc có tính cách đặc thù nên phải do chính các thủ lĩnh và thuộc cấp tự lo liệu. Từ đó cho thấy quyền hành thực sự nằm trong tay các thủ lĩnh. Còn vai trò của Hùng Vương giống như một trọng tài hay thẩm phán hơn là một vị vua đầy quyền lực như của người Hán. Do đó, khi các thủ lĩnh muốn giải thể liên minh, Hùng Vương thứ mười tám không đủ quyền hạn để ngăn chặn. Vì thế liên minh Âu-Lạc bị chia nhỏ thành Bách Việt Nguồn gốc Rồng –Tiên Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên hay còn gọi là huyền sử Lạc long Quân và Âu Cơ được ghi trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: Đế Minh là cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông sinh ra Đế Nghi; sau đi tuần về phía Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra Lộc Tục, dung mạo đoan chính, bẩm tinh thông minh. Đế Nghi muốn truyền ngôi cho Lộc Tục, nhưng Lộc Tục cố từ chối, xin truyền cho anh. Đế Minh bèn lập Đế Nghi nối ngôi cai trị phương Bắc và cho Lộc Tục làm vua ở phương Nam, hiệu là Kinh Dương Vương, tên nước là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương có tài đi dưới thủy phủ, lấy con gái vua hồ Động Đình là Long Vương, sinh ra Sùng Lãm, cho nối ngôi trị nước, hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng nở ra trăm con trai; người nào cũng đẹp đẽ, trí dũng song toàn. Một hôm, Long Quân nói: “Ta là nòi rồng, đứng đầu thuỷ tộc nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hộp lợp lại mà sinh ra con, nhưng thủy hỏa tương khắc, khó ở lâu với nhau được, nay từ phải chia ly. Ta đem năm mươi con về thủy phủ chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi, xuống biển, hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên nhau”. Trăm con vâng theo, sau đó từ biệt nhau mà đi. Âu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu (nay là huyện Bạch Hạc) cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang, đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới Động Đình hồ, nam tới nước Hồ Tôn ( nước Chiêm Thành) Trong mục đích đi tìm những thông tin lịch sử, nghĩa là thông tin có thể kiểm chứng được. Phần huyền thoại hoặc không thể kiểm chứng được sẽ không xét đến. Vì vậy, giới hạn tìm hiểu bắt đầu từ khi Lạc long Quân lấy Âu Cơ cho đến kết thúc. Đoạn trước có ngôn phong và mục đích không đồng nhất với truyền thuyết Hùng Vương. Phần nầy có thể mang yếu tố ngoại lai nên tạm thời chưa bàn đến, và có thể sẽ phân tich kỹ trong phần nói về ảnh hưởng của người Hán đối với các sử gia Việt. Những nhân tố huyền thoại trong câu chuyện này là một nam thần (Lạc long Quân:vua Rồng) kết hôn cùng một tiên nữ (Âu Cơ) , và sinh được trăm con (thần tích). Trước hết cần tìm hiểu nguồn gốc của hai danh xưng Lạc long Quân và Âu Cơ, sau đó sẽ tìm hiểu thần tích. Đây là hai danh xưng chứ không phải tính danh. Trong đó: Chữ Lạc chỉ người Lạc, xứ Lạc. Các nhà nghiên cứu đã xác nhận người Lạc là một chủng người cổ, có nền nông nghiệp lúa nước phát triển.Tổ chức xã hội theo chế độ phụ hệ. Địa bàn cư trú truyền thống là vùng đồng bằng tam giác châu giáp biển. Kết hợp với truyền thuyết, suy ra địa phương nơi người Lạc cư trú nằm ở mạn nam cửa sông Dương Tử (Trường Giang).Long quân có nghĩa là vua rồng. Vậy Lạc long Quân có nghĩa là VUA RỒNG xứ LẠC. Chữ vua trong danh xưng xác nhận người đàn ông này là thủ lĩnh người Lạc. Chữ Âu chỉ người Âu, xứ Âu. Theo các nhà nghiên cứu, người Âu cũng là một chủng người cổ. Họ sống bằng nghề săn bắt và làm rẫy. Theo chế độ mẫu hệ. Kết hợp với truyền thuyết, suy ra địa bàn cư trú của họ là vùng núi Ngũ Lĩnh, phía nam dòngTrường Giang. Chữ Cơ có nghĩa là người phụ nữ quý phái. Vậy Âu Cơ có nghĩa là người PHỤ NỮ QUÝ PHÁI xứ Âu. Chữ quý phái trong danh xưng xác nhận người phụ nữ này thuộc giai cấp quý tộc cầm quyền. Hoăc là thủ lĩnh của người Âu, hoặc là công chúa và sẽ kế vị thủ lĩnh. Trong các chuyện cổ tích, người ta tin rằng biển là xứ sở của Rồng, nên cai quản các vùng biển là những Long Vương. Và núi là nơi ở của Tiên vì vậy chữ tiên viết theo chữ Hán được ghép bỡi chữ sơn và chữ nhân. Theo nghĩa này thì Lạc là xứ sở của Rồng, và Âu là xứ sở của Tiên. Vì thế những cư dân ở hai đìa phương này luôn tự hào về nguồn gốc Rồng, Tiên của tổ tiên xa xưa. Và họ tin rằng thủ lĩnh của họ là hóa thân của Rồng , Tiên. Theo nghĩa trên thì Lạc long Quân và Âu Cơ đều có nguồn gốc nhân loại. Âu Cơ thì quá rõ. Riêng chữ Long Quân có thể là một danh hiệu mà người dân tôn vinh do tài năng đặc biệt, chứ không phải là định danh phân loại, để có thể nghĩ đây là một linh vật trong truyền thuyết.Theo danh hiệu này có thể nghĩ, đây là một thanh niên có sức khỏe hơn người. Đặc biệt có tài thủy chiến, và đã từng giết nhiều cá sấu để cứu dân. Từ đó, người dân hết lòng ngưỡng mộ và biết ơn nên phong tặng ông danh hiệu Vua Rồng, vì cá sấu còn gọi là giao long. Loài vật này có rất nhiều nơi đầm lầy cửa sông,và cũng nằm trong địa bàn sinh ngụ của người Lạc. Nhưng người Việt rất tự hào về dòng dõi Rồng –Tiên của mình. Vậy thử tìm nguồn gốc của Lạc long Quân và Âu Cơ trong không gian huyền thoại. - Khi chia tay Lạc long Quân nói Âu Cơ dắt 50 con lên núi-nghĩa là về Tiên giới. Còn mình dẫn 50 con xuống biển- nghĩa là về Thần giới. Điều này xác định hai người đã gặp nhau ở Nhân giới, lấy nhau và sinh được 100 người con đều là phàm nhân. Thế giới thần tiên là sản phẩm của tưởng tượng, và là mơ ước của loài người. Nhưng tại đó có những cực hạn mà con người không thể vượt qua để thích nghi và tồn tại. Câu chuyện Lưu Nguyễn lạc vào cõi tiên có ý nói như vậy. Tóm lại, hình ảnh di cư tập thể của 100 người con phàm nhân trong gia đình Lạc long Quân và Âu Cơ đã phủ định không gian huyền thoại của truyền thuyết.Vì nhân loại không thể sống trong thế giới thần tiên được. Như vậy, việc này mang ý nghĩa: năm mươi con theo mẹ lên núi là về quê mẹ-xứ sở của người Âu. Năm mươi con theo cha xuống biển là về quê cha-xứ sở của người Lạc. - Trong truyền thuyết, Lạc long Quân và Âu Cơ đã không bộc lộ năng lực gì đặc biệt siêu phàm. Ngược lại tính cách nhân loại hiện rõ khi hai người đã không vượt qua hoàn cảnh khó khăn nên phải chia tay.Tính cách của các vị thần là phải” nghịch thiên cải mệnh” ,chứ đâu phải cúi đầu chấp nhận số phận như những người tầm thường trong nhân loại. Vì vậy đây là một dấu ấn nhân loại của Lạc long Quân và Âu Cơ. Vậy hình ảnh Rồng- Tiên trong tâm thức của người Việt có nguồn gốc như thế nào? Có thể thấy nó bắt nguồn từ văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Thời Hùng Vương lòng hiếu kính của con đối với cha mẹ là điều tâm niệm và thực hành hàng ngày để tỏ lòng biết ơn với các đấng sinh thành, như câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Nên khi cha mẹ mất đi, người con muốn níu kéo hình ảnh, tình cảm đối với ông bà cha mẹ, và thể hiện lòng hiếu thảo qua việc thờ cúng. Việc thờ cúng thường xuyên làm tình cảm con cháu luôn hướng về cha mẹ , ông bà. Thế nên hình ảnh của người đã mất luôn đọng trong tâm trí họ, kéo dài sự sống của người thân trong không gian tâm linh. Có lẽ, thời đó tuổi thọ còn thấp, thời gian để cha mẹ ở cùng con cái quá ngắn, nên khi mất đi đã để lại nỗi thương tiếc rất sâu đậm . Tất cả các yếu tố đó hội tụ trong khung cảnh còn hoang sơ của nông thôn thời ấy, có thể đã tạo môi trường cho không ít giấc mơ. Trong những giấc mơ đó, hình ảnh người thân rất hiển linh hiện về, tạo nên niềm tin người thân vẫn tồn tại ở thế giới khác, gần gủi, và có thể giao tiếp được qua con đường thờ cúng. Vì vậy, bàn thờ tổ tiên là phần không gian tâm linh không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt, dù lớn hay nhỏ. Từ đó, việc thờ tự được tổ chức chặc chẽ và tuân thủ những nguyên tắc thống nhất. Qua thời gian, việc thờ cúng cha mẹ trong gia đình, dẫn đến việc thờ cúng trong môi trường xã hội, nhằm tỏ lòng tri ân các bậc tiền nhân có công với xã hội đất nước, đã thành truyền thống. Đó là văn hóa tâm linh “tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên”. Quá trình này làm thăng hoa hình ảnh của người thân, các vị anh hùng dân tộc, người có công với xã hội. Lòng kính yêu và tri ân qua nhiều thế hệ biến thành sự sùng bái , tín ngưỡng, nên các vị vị tiền nhân của dòng tộc, các người có công với đát nước, ngày trở nên linh thiêng. Do đó, các vị tổ tiên lâu đời của dòng họ đều hóa thần, và các vĩ nhân của dân tộc cũng hiển thánh. Trong tín ngưỡng đó, ở phạm vi gia đình người Việt thờ các vị tiền nhân thuộc các thế hệ gần. Đây được coi là những bán thần. Tổ tiên thuộc thế hệ cao hơn, được thờ tại nhà thờ dòng tộc. Đây là những vị thần chính thức. Ngoài dòng tộc, các vị tiền hiền có công khai hoang lập ấp, giúp dân có nơi sinh cư lập nghiệp, được tôn làm thành hoàng , được dân địa phương lập đền thờ và cúng bái trang trọng. Ở tầm quốc gia có các vị quốc thần như Hưng đạo Vương. Phù Đổng Thiên Vương, Vua Bà....Như vậy trong hệ thống thần linh của người Việt, Lạc long Quân và Âu Cơ có vị trí cao nhất, vì là cha mẹ của dân tộc. Điểm đặc biệt ở trường hợp này là hình tượng của của Âu Cơ và Lạc long Quân đã được gợi ý, định hướng khi gắn danh xưng với vùng địa lý. Theo quan niệm người xưa núi là nơi ở của tiên(bồng lai tiên cảnh), và biển là quê hương của rồng. Vì thế, mặc nhiên Âu Cơ thành Tiên và Lạc long Quân thành Rồng trong tâm thức của người Việt. Hơn nữa hình ảnh nầy cũng được tạọ ra nhằm mang lại niềm tự hào dân tộc và củng cố lòng tin để đối kháng với Thiên Triều phương bắc. Tóm lại, tổ phụ và tổ mẫu của người Việt là những là những vị thần có nguồn gốc nhân loại, hay còn gọi là nhân thần Nghĩa là hóa thần sau khi mất đi, nhờ vào tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Từ nguồn gốc nhân loại của Lạc long Quân và Âu Cơ nên khẳng định không có thần tich xảy ra. Sự việc Âu Cơ sinh bọc trứng và nở thành 100 người con là biểu hiện của ngôn ngữ truyền thuyết Hùng Vương. Ở đây Hùng Vương đã dùng thủ pháp biểu trưng và hoán vị để làm biến dạng hình ảnh lịch sử ,và đã tạo được hiệu ứng mong muốn. Thủ pháp này được nhận thấy như sau: -Trong gia đình thực của Lạc long Quân –Âu Cơ, gồm hai vợ chồng và các con. Như những gia đình khác, Lạc long quân –Âu Cơ có thể có nhiều hơn một người con là Hùng Vương, nhưng không thể có 100 người con. Ở đây chỉ nhắc đến Hùng Vương vì là nhân vật trung tâm. Gia đình này là một tập hợp con của xã hội, mỗi phần tử là một cá thể độc lập. Theo một nghĩa bao quát hơn, cộng đồng Âu-Lạc cũng là một gia đình lớn. Trong đại gia đình này, Lạc long Quân là biểu trưng của chủng người Lạc, vì đó là thủ lĩnh của họ. Tương tự, Âu Cơ là thủ lĩnh người Âu, là biểu trưng của người Âu. Ở đây có sự hoán vị của Lạc long Quân và Âu Cơ: Từ một người thực sang một biểu tượng, và từ một gia đình nhỏ sang gia đình lớn. Trong gia đình (tập hợp) lớn này, mỗi người con (phần tử) là một tập thể. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình lớn là quan hệ lịch sử, chứ không phải quan hệ huyết thống như trong gia đình nhỏ. Theo nghĩa này, là sau một thời gian, kể từ Lạc long Quân –Âu Cơ đến Hùng Vương 18, dân số Âu –Lạc đã tăng khoảng 50 lần. Từ hai nhóm người (Âu và Lạc) ban đầu, đến nay có thể hình thành 100 nhóm người của cả hai tộc. Một nhóm tương đương một làng – đơn vị dân cư thời Hùng Vương. Đây là tiền thân của nhóm Bách Việt sau này; khởi điểm là một cộng đồng cư dân gồm 50 làng người Âu và 50 làng người Lạc. Mỗi làng(nhóm) có một người đứng đầu có vai trò trưởng làng(thủ lĩnh). Điều này được mô tả trong lời của Lạc long Quân khi bảo Âu Cơ dẫn 50 con lên núi, còn mình dẫn 50 con xuống biển. Đó chính là những thủ lĩnh Bách Việt . Còn Lạc long Quân, Âu Cơ và Hùng Vương chỉ là hình ảnh của lịch sử được tái hiện mà thôi. Khi vợ chồng chia tay, thứ tài sản quý nhất mà hai người chia nhau là các con. Tỉ lệ chia 50/50 thể hiện sự công bằng. Và công bằng luôn đi đôi với trung thực- nghĩa là không nhận cái gì không thuộc về mình. Điều này nhắc đến liên minh Âu –Lạc ban đầu, do nhóm người của Âu Cơ và nhóm người của Lạc long Quân hợp thành- nghĩa là tỉ lệ “góp vốn” 50-50. Vì thế nên khi chia cũng theo tỉ lệ ấy. Như vậy, những người con theo cha thuộc về cha, theo mẹ thuộc về mẹ. Suy ra, năm mươi con theo Âu Cơ là gái, vì đó là các thủ lĩnh người Âu. Tương tự, năm mươi con theo Lạc long Quân là trai, vì đó là thủ lĩnh người Lạc. Do đó, nói rằng Hùng Vương trong số con theo mẹ lên núi là không chính xác. Hùng Vương thật sự vẫn ở đồng bằng, nơi được sinh ra. Và truyền thuyết cũng cần hiệu chỉnh lại theo tinh thần: Âu Cơ sinh được một bọc trứng nở ra 100 người con gồm 50 trai và 50 gái. Khi chia tay 50 con gái theo mẹ lên núi và 50 con trai theo cha xuống biển. Bản ghi chép rằng Âu Cơ sinh ra 100 người con trai là sai lệch do hiện tượng “tam sao thất bổn”. Qua những nhận xét trên cho thấy đây là cuộc chia tay của gia đình Âu-Lạc với sự hiện diện 100 thủ lĩnh của hai tộc, và hình ảnh Lạc long Quân-Âu Cơ tượng trưng cho ý chí thống nhất của họ. Tại thời điểm đó, gia đình thật sự của Lạc long Quân-Âu Cơ và Hùng Vương đã là qúa khứ xa xưa. Trong quá khứ chắc chắn không có cuộc ly hôn. Ngược lại, hai người đã sống hạnh phúc trọn đời. Nhờ vậy Hùng Vương thứ nhất đã được nuôi dưỡng, đào tạo thành một vị vua kiệt xuất của đất nước. Cuộc chia tay của gia đình Âu-Lạc nhất thời không dẫn đến một cuộc di cư ồ ạt như nhiều người đã nghĩ. Cuộc chia tay trong tư tưởng đó mới là chủ đề mà Hùng Vương quan tâm. Cuộc chia tay đó là sự chuyển hưóng cho quá trình quay về bản ngã, về với cái tôi vị kỹ. Nó thủ tiêu tinh thần hợp tác giữa hai tộc, tình cảm xẻ chia khi hoạn nạn, thương yêu đùm bọc trong một gia đình mà Lạc long Quân và Âu Cơ đã khổ công gầy dựng. Đó là điểm kết thúc thời đại Hùng Vương huy hoàng. Bắt đầu giai đoạn suy thoái và diệt vong của Bách Việt. Như vậy, thời điểm của cuộc chia tay được xác định vào cuối thời Hùng Vương 18. Và đất nước do Lạc long Quân –Âu Cơ tạo dựng, cùng với mười tám đời Hùng Vương giữ gìn, bồi đắp thành hùng mạnh nhất trong thiên hạ bị sụp đỗ từ đây! Diễn tiến của cuộc chia tay cho ta nhiều thông tin quan trọng: Khi chia tay Lạc long Quân nói: “ ta thuộc dòng giống Rồng, nàng thuộc dòng giống Tiên xung khắc nhau nên không thể sống lâu dài với nhau được”. Đã biết không hợp nhưng vẫn đến với nhau, chứng tỏ hai người vì một mục đích cao cả hơn. Hai người đều là thủ lĩnh của hai tộc, nên mục đích cao cả đó không gì khác ngoài tương lai của tộc dân. Cuộc hôn nhân của Lạc long Quân và Âu Cơ là hình ảnh biểu trưng cho việc liên kết hai tộc Âu –Lạc. Hai tộc hoàn toàn khác nhau về nguồn gốc, ngôn ngữ, phong tục, địa bàn cư trú...Vậy việc liên kết với nhau hẳn phải dựa vào một điểm chung nào đấy- điểm chung đó chính là kẻ thù của họ. Địa bàn cư trú của người Lạc (tổ tiên của người Kinh ngày nay) ở vùng đồng bằng trũng ngập phía nam cửa sông Trường Giang (tên sông do người Việt đặt). Địa bàn cư trú của người Âu(tổ tiên người dân tộc thiểu số miền Bắc) là vùng núi Ngũ Lĩnh ở Hoa nam. Địa bàn của hai tộc cách Chiêm Thành ở phương nam hơn hai ngàn cây số đường chim bay. Nhưng cách địa bàn của người Hoa Hạ ở phương bắc chỉ có dòng Trường Giang. Như vậy, mối đe đọa phải đến từ phương bắc. Và sự hợp tác nầy rõ ràng nhằm đối phó với người Hán. Trước thời Lạc long Quân –Âu Cơ, sự phân định lãnh thổ và cục diện như trên có lẽ đã ổn định qua hàng ngàn năm. Do đó, việc hợp nhất hai tộc người Âu và Lạc là nhằm nhân đôi sức mạnh để tự vệ, chắc chắn có liên quan đến một biến cố quan trọng, xuất phát từ phương bắc. Theo sử Trung Hoa, biến cố kinh người làm đảo lộn cuộc sống và cấu trúc xã hội của người Hoa Hạ thời đó là việc khởi loạn của nhà Thương. Sau thời gian dài tích tụ điều kiện cho cuộc chiến tranh chinh phục chư hầu, và mở rộng lãnh thổ để thành lập một nhà nước phong kiến đầu tiên ở Trung Nguyên. Vào năm 1600 trước công nguyên(TCN), nhà Thương phát động một cuộc chiến tranh với qui mô chưa từng có. Làm cho cư dân trong vùng có chiến sự sợ hải trốn chạy. Những cư dân này lũ lượt vượt Hoàng Hà chạy về phương nam. Chiến tranh lan rộng tạo tác động dây chuyền, nên đám người chạy về phương nam ngày càng đông. Trải qua đoạn đường hàng ngàn cây số đầy gian nan, có lẽ đám người này phải mất hàng năm trời mới đến được bờ bắc của Trường Giang. Tất nhiên những xáo trộn này được hai tộc Âu và Lạc ở bờ nam trường Giang chú ý và tìm hiểu. Sau khi biết được nguyên nhân, thấy được nguy cơ tiềm ẩn của chiến tranh xâm lược, hai tộc đã quyết định liên kết lại để đối phó. Từ đó liên minh Âu –Lạc ra đời. Nó được đánh dấu bằng cuộc hôn nhân của Lạc long Quân với Âu Cơ. Có thể ước đoán thời gian từ lúc nhà Thương quật khởi đến lúc hình thành liên minh Âu –Lạc khoảng 5-6 năm, do thời gian trễ. Có nghĩa là cuộc hôn nhân của Lạc long Quân và Âu Cơ có lẽ xảy ra khoảng năm 1595 TCN. Khi chia tay Lạc long Quân bảo Âu Cơ lên núi còn mình xuống biển. Từ câu nói đó có thể xác định vị trí nơi ở của họ. Đó là vùng đệm nằm giữa địa bàn cư trú của hai tộc. Nơi mà hai tộc thương gặp nhau để mua bán, hay trao đổi các sản phẩm cần thiết. Đó chính là vùng đồng bằng trung lưu của Trường Giang, gần hồ Động Đình, trùng với vị trí mà truyền thuyết đã xác nhận. Nơi đây cũng đã xảy trận đánh của Hùng Vương thứ 6 chống giặc Ân xâm lược, và giành chiến thắng vẻ vang cho dân tộc. Cuộc chiến tranh này đã được dự đoán, và chiến trường cũng đã được xác định trước đó bỡi Lạc long Quân và Âu Cơ. Nơi đây cũng chính là quê hương của các Hùng Vương. Đó là nguyên nhân của sự vắng bóng các di sản văn hóa, văn minh Hùng Vương trên địa bàn miền bắc Việt Nam. Dẫn đến những tranh cải chưa có hồi kết thúc về những vấn đề: nguồn gốc trống đồng, chữ viết, Kinh Dịch, sách thuốc, lịch pháp, thi ca, v..v... Như vậy, liên minh Âu-Lạc do Lạc long Quân và Âu Cơ thành lập chính là tiền thân của nhà nước Hùng Vương sau này. Giai đọan đầu của liên minh là thời kỳ xây dựng một cộng đồng Âu-Lạc đông đúc, vững mạnh làm tiền đồn chống ngoại xâm. Về sau nó trở thành trung tâm kinh tế văn hóa chính trị của đất nước Hùng Vương. Kết luận: Truyền thuyết Rồng –Tiên là một trang sử ghi lại những biến cố quan trọng trong quá khứ của dân tộc, từ thời Lạc long quân đến Hùng Vương 18. Giai đoạn lịch sử nầy có thể tóm tắt như sau: Vào năm 1600 TCN, một dòng họ người Hoa Hạ ở vùng Hoa bắc, phát động chiến tranh nhằm thu phục chư hầu, mở rộng lãnh thổ và thành lập nhà nước phong kiến đầu tiên ở Trung Nguyên. Đó là triều đại nhà Thương (1600-1046 TCN). Biến cố này gây xáo trộn toàn vùng Hoa bắc và đe dọa đến vùng Hoa nam, là lãnh thổ của người Âu với người Lạc. Để chuẩn bị đối phó chiến tranh với người Hoa Hạ trong tương lai.Thủ lĩnh người Lạc là Lạc long Quân đã cầu hôn với thủ lĩnh người Âu là Âu Cơ, và xây dựng liên minh Âu –Lạc. Sau khi kết hôn, Lạc long Quân dẫn phần lớn dân Lạc, đang sinh sống tại miền biển, đến vùng đồng bằng trung lưu Trường Giang, gần hồ Động Đình để thành lập một khu định cư mới. Âu Cơ cũng dẫn phần lớn tộc dân của mình đang sinh sống trên núi Ngũ Lĩnh xuống vùng hồ Động Đình để phối hợp cùng Lạc long Quân. Nhà nước Âu Lạc sơ khai do hai người đồng trị vì, đã hình thành như thế đó. Vào khởi điểm, nhà nước Âu-Lạc được thành lập tại vùng hồ Động Đình, chỉ là một liên minh gồm hai làng lớn: một của người Âu, và một của người Lạc. Để thích nghi với môi trường mới, hai tộc dân phải thay đổi một phần thói quen sinh hoạt vốn có của mình. Trong đó, người Lạc di chuyển từ vùng thấp lên vùng cao nên mùa vụ có phần thay đổi, nên họ phải phát triển hệ thống thủy lợi để phục vụ cho việc trồng lúa nước truyền thống.. Còn người Âu tập làm quen lối sống định canh định cư, và học cách sản xuất nông nghiệp của người Lạc. Sau khi cộng đồng Âu-Lạc định hình. thì một nền văn hóa mới cũng được khai sinh ở vùng hồ Động Đình. Đó là văn hóa Âu-Lạc ở đồng bằng, bên cạnh văn hóa Âu ở miền núi và văn hóa Lạc ở miền biển. Nhờ kế thừa cùng lúc tinh hoa của hai nền văn hóa, nên dưới thời Hùng Vương, văn hóa Âu-Lạc tiến bộ vượt bậc, bỏ xa hai nền văn hóa kia. Đồng thời nó cũng trở thành trung tâm văn minh đứng đầu thời đại. Hùng Vương và thời đại Hùng Vương: Hiện nay, có nhiều người xử dụng danh xưng vua Hùng thay cho Hùng Vương, hàm nghĩa “vua họ Hùng”. Cách hiểu như vậy không chính xác, vì: Các nhà nghiên cứu tính danh của người Việt đều xác nhận rằng, tên họ của người Việt chỉ xuất hiện sau thời hai bà Trưng. Nghĩa là sau Hùng Vương hơn 1000 năm. Như vậy chữ Hùng trong Hùng Vương không phải là tên họ. Giả sử vào thời điểm đó xuất hiện dòng họ Hùng, dòng họ nầy lên làm vua truyền được mười tám đời thì kết thúc. Sau một đoạn thời gian dài như vậy, hẳn là con cháu họ Hùng rất đông . Dù không có người nối ngôi, nhưng đây là dòng họ lớn và uy thế hàng đầu trong nước, nên hậu duệ truyền thừa nhiều thế hệ, chứ không thể biến mất khi triều đại kết thúc như vậy. Nếu cho rằng thời đó chỉ có vua mới được dùng tên họ ( giống như một số triều vua ở Trung Hoa cổ). Vậy sau khi triều đại kết thúc, không còn sự cấm đoán, thì việc dùng tên họ đã trở thành phổ biến trong dân chúng, chứ không thể đợi tới sau thời hai bà Trưng. Nhưng việc đó đã không xảy ra. Tóm lại không có họ Hùng , chữ Hùng ở đây có nghĩa là “ kiệt xuất”,và Hùng Vương có nghĩa là vị “ vua kiệt xuất”. Đó chính là tôn hiệu mà dân chúng dùng để vinh danh vị vua của mình. Danh xưng Hùng Vương là sự phủ định tất cả nỗi hồ nghi về một nền văn minh rực rỡ mà tổ tiên người Việt đã đạt được. Nó cũng phủ định tất cả những luận thuyết sai lệch khi cho rằng Hùng Vương do bị áp lực của người Hán nên phải bỏ chạy về phương nam, đến địa bàn mới là miền bắc Việt Nam. Hoặc giả Hùng Vương đam mê tửu sắc để giặc cướp ngôi nên tự sát. Hoặc Hùng Vương phải liên minh với Thục Phán để chống Đồ Thư.v..v...Tất cả những suy diễn đó đều không đúng. Vì Hùng Vương là một tồn tại vô địch. Có thể thấy biểu hiện kiệt xuất của Hùng Vương qua chiến thắng giặc Ân. Trước hết cần giải tỏa mối nghi ngờ của một số sử gia về trận chiến này. Có người cho rằng trận chiến này không xảy ra, hoặc trận chiến có xảy ra, nhưng giặc Ân không phải là nhà Thương. Cũng có người yếm thế cho rằng đó là chiến thắng tạm thời trước người Hán. Lịch sử Trung Hoa ghi nhận nhà Thương dời đô về Ân Khư, và đổi tên thành nhà Ân vào năm 1384 TCN. Như vậy cuộc chiến tranh xâm lăng lãnh thổ Âu-Lạc, thời Hùng Vương 6, của giặc Ân có lẽ xảy ra khoảng vài năm sau đó. Vùng Ân Khư cách Trường Giang khoảng vài trăm km đường chim bay. Như vậy nằm trong tầm hoạt động của kỵ binh nhà Ân. Con ngựa được biết du nhập vào Hoa bắc vào khoảng năm 2000 TCN. Đến năm 1600 TCN, nhà Thương hẳn là đã sở hữu một số lớn ngựa, đủ để thành lập lực lượng kỵ binh hùng hậu nhằm tiến hành các cuộc viễn chinh thôn tính chư hầu, mở rộng và quản lý lãnh thổ. Còn ở vùng Hoa nam, con ngựa chỉ xuất hiện trong đội quân xâm lăng của nhà Tần sau này. Như vậy, con ngựa sắt không phải là sáng tạo của người Việt, mà là hình ảnh mô phỏng từ con ngựa của kỵ binh nhà Ân. Thêm nữa, hình ảnh con ngựa bay là cảm xúc rất thật về tốc độ của con ngựa. Người dân thời Hùng Vương suốt đời chỉ di chuyển chậm rải trên đôi chân của mình. Súc vật quanh họ cũng không nhanh hơn họ bao nhiêu. Chỉ có những con chim trên trời di chuyển nhanh nhất, vì nó bay. Do đó, lần đầu tiên nhìn thấy con ngựa chạy nước đại, thi họ có cảm giác như con vật đang bay. Vì nhanh hơn cả chim. Từ hình ảnh con ngựa và tốc độ của nó trong mắt người dân Âu Lạc, có thể khẳng định cuộc chiến chống quân xâm lược của Hùng Vương thứ 6 là sự thật, và quân xâm lược không ai khác nhà Ân Thương. Đến đây có thể thấy ngôn ngữ truyền thuyết và nghệ thuật liên kết thông tin của Hùng Vương rất tế vi : bắt đầu từ Lạc long quân-Âu Cơ nên biết được quê hương Hùng Vương, biết quan hệ với nhà Thương, suy ra lãnh thổ của Hùng Vương, nguồn gốc Bách Việt, nguồn gốc người Việt hiện đại...và còn nhiều ví dụ khác chứng minh cho điều này. Truyền thuyết Thánh Gióng kể rằng vào thời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân xâm lăng bờ cõi. Nhà vua cho người rao tìm người tài ra đánh giặc cứu nước...Đây là ngôn ngữ truyền thuyết. Vì giặc cướp cũng như lửa cháy. Không ai chữa cháy bằng cách cầu mưa cả. Như vậy khi giặc đến, thì người đứng đầu đất nước phải lập tức điều động quân lính chống giặc, chứ không thể ngồi yên chờ hiền tài cứu nước, vì biết có hiền tài hay không. Vậy câu trên có nghĩa nhà vua ra hiệu lệnh tập hợp lực lượng chiến đấu chống giặc. Lực lượng chiến đấu đó ở trong nhân dân- đúng hơn họ là những dân quân. Thời bình họ là những nông dân, thợ thủ công, xây dựng, người buôn bán.v..v...nhưng lực lượng nầy đã được Hùng Vương tổ chức huấn luyện, để chiến đấu theo đội ngũ, chiến thuật phối hợp rất thuần thục. Chính nhờ vậy,khi có hiệu lệnh của Hùng Vương, thì dù họ đang trên đồng ruộng, trên công trường, nơi buôn bán... đều nhanh chóng tập hợp lại tại điểm quy định. Hình ảnh Gióng ăn cơm do cả làng mang đến, và lớn như thổi tượng trưng cho lực lượng dân quân nhanh chóng quy tụ lại theo đội ngũ tề chỉnh . Nó cũng cho thấy kỹ thuật truyền tin của Hùng Vương rất hiệu quả. Chứng tỏ rằng Hùng Vương đã sáng tạo ra phương pháp truyền tin bằng tín hiệu âm thanh. Và dụng cụ phát tín hiệu có thể là cái mõ tre, một thứ rất dễ làm với nguyên liệu sẵn có trong địa phương. Nó rất gọn nhẹ nên người dân dễ mang theo khi đi làm việc để tiện liên lạc với nhau. Thành công này đem lại bất ngờ cho quân địch, và mang lại ưu thế cho quân nhà, theo phép “dĩ dật đãi lao” trong binh pháp. Thực ra, Gióng không có nguồn gốc thần thoại như nhiều nhà nghiên cứu đã bỏ công tìm kiếm. Nếu tìm hiểu bối cảnh chiến tranh và ý nghĩa của chiến thắng đó, thì hình ảnh Thánh Gióng mang ý nghĩa gì cũng rất rõ ràng. So sánh tương quan lực lượng, cho thấy giặc Ân chiếm ưu thế tuyệt đối: Kỵ binh của giặc Ân có ưu thế hơn hẳn bộ binh của người Việt, vì tính cơ động, tốc độ và lợi thế trên cao. Vũ khí của giặc là đao thương giáo mác...vũ khí của ta là một ít gậy sắt( thực ra là gậy đồng, nên mới gãy, và thời này là sơ kỳ đồ đồng ), và chủ yếu là gậy tre. Quân Ân mặc áo giáp da thú dày. còn quân ta thì không. Như vậy, nếu đánh trúng địch một gậy có thể gây thương tích nhẹ, nhưng một đao của đối phương có thể cướp đi một mạng sống. Dân quân của ta chưa có kinh nghiệm thực chiến, nên dễ rối loạn hàng ngũ trước chiến thuật linh hoạt của đối phương. Xuất thân là những nông dân hiền lành, chưa từng thấy cảnh máu chảy đầu rơi, chết chóc thảm thiết,nên có thể làm nhiều người run tay lợm giọng. Trái lại đã quen giết người thì cảnh này lại gây hưng phấn, kích thích tính tính hung bạo hiếu sát của quân địch. Trong hoàn cảnh này, kết quả trận chiến là do tài năng Hùng Vương quyết định. Và Hùng Vương đã vận dụng mưu lược để đánh địch, lấy yếu đánh mạnh. Muốn vậy Hùng Vương phải nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của đối phương, lẫn điểm mạnh, điểm yếu của quân nhà. Nhằm hạn chế ưu thế của kỵ binh, và vũ khí sát thương của địch, đồng thời tạo ưu thế của bộ binh trong môi trường quen thuộc có nhiều chướng ngại vật. Hùng Vương đã điều quân dẫn dụ địch vào rừng tre (hình ảnh Gióng nhổ bụi tre cho thấy diễn tiến tiếp theo của trận đãnh xảy ra trong rừng tre ), để nhờ lực lượng tự nhiên khắc chế địch. Và khi đã vây được địch quân trong rừng tre, Hùng Vương dùng hỏa công để diệt địch (hình ảnh con ngựa phun lửa). Kết thúc trận đánh, có lẽ không một tên giặc nào chạy thoát để về báo tin cho vua nhà Thương biết. Vì thế uy danh Hùng Vương, và xứ sở Văn Lang bí hiểm đã thành nỗi ám ảnh kinh hoàng với các vua nhà Ân. Nên từ đó đến kết thúc triều đại nhà Thương, không một ai dám mang quân xâm phạm lãnh thổ Hùng Vương, suốt thời gian dài gần 400 năm sau đó. Trong tình thế nắm chắc phần thua, và nguy cơ đất nước bị diệt vong thấy rõ. Nhưng bằng tài năng trí tuệ của mình, Hùng Vương đã diệt giặc để cứu nước bằng một biển lửa rực cháy. Trong con mắt người dân, biển lửa thiêu đốt quân thù trong rừng tre mang màu sắc thần thánh. Biển lửa đó chắc chắn do vị thần chủ quản đã tạo nên. Vị thần đó không ai khác thần Tre ( thánh Gióng) . Về sau, để tri ân, người dân đã lập đền thờ vị thần này là Phù Đổng Thiên Vương. Trong trận chiến này, Hùng Vương là người chỉ huy tối cao và quyết định thắng lợi. nhưng Hùng Vương không lộ diện. Ông nhường công trạng vĩ đại đó cho vị thần của nhân dân(đó là sự kết tinh của tinh thần đoàn kết dân tộc). Điều đó chứng minh Hùng Vương là một vị vua rất cao thượng và rất vĩ đại. Mô tả trận đánh giặc Ân cũng gián tiếp khẳng định quê hương của Hùng Vương là vùng hồ Động Đình, nơi có nhiều rừng tre. Điều nầy cho thấy văn minh Âu- Lạc hay của người Việt gắn liền với cây tre ngay từ thời Hùng Vương. Đó là một dấu hiệu đặc trưng của văn minh Hùng Vương. Cho nên, dù nền văn minh đó đã bị chiếm đoạt, thủ tiêu, đổi chủ, thì những dấu hiệu trên cũng xác nhận nền văn minh đó đã từng tồn tại. Và cho đến ngày nay, lũy tre làng vẫn là hình ảnh gắn liền với tình yêu quê hương đất nước. Một hình ảnh khác cho thấy, các Hùng Vương ung dung tọa trấn trong tiền đồn Âu –Lạc bất bại trên quê hương của mình bên dòng Trường Giang. Đó là hình chiến thuyền trên trống đồng. Bỡi vì trong lịch sử dân tộc, chưa bao giờ có một nước thù địch nào có ranh giới chung là sông Hồng. Thế nên chiến thuyền đó làm nhiệm vụ tuần tra chặn địch trên dòng Trường Giang, là ramh giới của người Việt với người Hán ở phương bắc. Và đây là lý do vì sao trống đồng của người Việt lại được tìm thấy ở Trung Quốc nhiều như vậy. Trước khi tìm hiểu niên đại Hùng Vương, quốc hiệu của nhà nước liên minh là một vấn đề cần làm rỏ. Truyền thuyết có chép rằng khi Hùng Vương lên ngôi đặt quốc hiệu là Văn Lang. Xã hội thời Hùng Vương có đủ điều kiện căn bản của một quốc gia như chủ quyền lãnh thổ được xác lập( bắc giáp động Đinh hồ, đông giáp.v.v....), có dân cư ổn định, được lãnh đạo thống nhất bỡi Hùng Vương.v..v... Tuy nhiên Hùng Vương có thể đã không đặt quốc hiệu. Hoặc nếu có thì cũng không chọn tên Văn Lang.Vì: Chữ Văn Lang chỉ có nghĩa là người đàn ông xâm (hoặc vẽ) mình. Ý nghĩa này được thể hiện qua tượng người đàn ông Việt(nước Việt thời Xuân Thu Chiến Quốc) tóc ngắn, và có những hình xâm trên người(ảnh trên trang Wiki). Nước Việt của Câu Tiển thành lập ngay trên bờ nam nơi cửa sông Trường Giang. Đây là cái nôi của người Lạc. Vì vậy cư dân nước Việt hầu hết là người Lạc, và tục xâm mình là nét văn hóa đặc thù của họ. Những văn lang là một bộ phận của cư dân người Lạc làm nghề đánh cá trên sông hoặc biển. Những người này có tục xâm mình và ở trần mõi khi xuống nước. Có thể người Hán xử dụng nó như một chỉ dấu nhận diện người Lạc, và tên này dùng để gọi người Việt thời Hùng Vương. Liên minh Âu-Lạc được hợp thành từ hai tộc có vai trò và vị trí quyền lực ngang nhau. Do đó một bộ phận dân Lạc không có tư cách đại diện cho liên minh để trở thành quốc hiệu được. Quốc hiệu hay tên nước dùng để gọi, hoặc để xưng hô với nước khác. Thời Hùng Vương hoàn toàn không có bang giao với nước ngoài. Vì vậy có thể không có quốc hiệu. Như vậy chắc chắn không có quốc hiệu Văn Lang, và đó cũng là lý do mà từ này không thấy ghi trong sách cổ của Trung Hoa. Trong khi đó từ Bách Việt xuất hiện trong những sự kiện có niên điểm thuộc thế kỷ 9-10TCN. Thời Hùng Vương là một giai đoạn lịch sử chứa nhiều nghi vấn. Trong đó, lãnh thổ là một vấn đề gây tranh cải. Vào thời điểm không có xe, ngựa, thì việc quản lý một lãnh thổ rộng hàng triệu km². Từ hồ Động Đình ở phía bắc, đến Chiêm Thành ở phía nam, từ vùng biển ở phía đông, đến vùng núi non ở phía tây, là một điều khó tin. Nhưng ở đây cần phân biệt khái niệm lãnh thổ chiếm hữu và lãnh thổ chiếm dụng. Lãnh thổ của Hùng Vương là lãnh thổ chiếm hữu. Và đây là một vùng lục địa khá cô lập. Vì ngoài biên giới phía bắc xung yếu nên Hùng Vương phải đích thân trấn giữ. Các hướng khác đều có núi cao , biển sâu bao bọc, ngăn chặn rất hiệu quả mọi xâm nhập từ bên ngoài. Do đó, Hùng Vương có thể tổ chức các phiên đội tuần tra, đồn trú để giám sát, phát hiện mọi xâm nhập nếu có để báo với Hùng Vương xử lý. Kết quả cho thấy suốt thời đại Hùng Vương đó chỉ có một lần giặc Ân đã xâm nhập từ phương bắc, và đã bị tiêu diệt. Có thể nhiều toán tuần tra, đồn trú đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ, với thời gian kéo dài nhiều năm. Dấu vết của họ có thể còn lưu lại rải rác đó đây trên lãnh thổ miền bắc Việt Nam mà các nhà khảo cổ đã tìm thấy. Nó chứng tỏ rằng thời Hùng Vương, ngoài dân Âu Lạc thì không có bất cứ tộc người nào sống quần cư trên lãnh thổ do Hùng Vương chiếm hữu. Bằng phương pháp tương tự các chúa Nguyễn cũng đã xác lập chủ quyền quốc gia trên đảo Hoàng Sa vào thế kỷ 18, mà không cần đưa cư dân đến sinh sống. Vậy lãnh thổ của Hùng Vương bao gồm toàn bộ vùng Hoa nam cùng với miền bắc Việt Nam là sự thật lịch sử. Nhà Thương khởi nghiệp vào năm 1600TCN, sau đó dời đô về Ân Khư năm 1384TCN. Giả sử, sau khi ổn định kinh đô mới, nhà Ân tiến hành chiến tranh xâm lược đất nước Hùng Vương thứ 6 khoảng vài năm sau đó. Giả sử thời điểm đó là vào năm 1382 TCN. Ở trên, đã phỏng đoán liên minh Âu –Lạc ra đời năm 1595TCN.Tính ra từ Lạc long Quân đến Hùng Vương thứ 6 là 7 đời, thời gian trị vì tổng cộng 213 năm. Trung bình mỗi đời vua trị vì khoảng 30 năm. Suy ra liên minh Âu Lạc, từ Lạc long Quân đến Hùng Vương 18 kéo dài 570 năm. Bắt đầu khoảng từ 1595TCN và kết thúc vào khoảng năm 1025 trước CN. So sánh có thể thấy niên đại của nhà nước Âu-Lạc (khoảng 1595-1025T CN) với nhà Thương (1600-1046 trước CN ) ở cùng giai đoạn lịch sử. Liên minh Âu-Lạc có tổng cộng 19 đời vua, mỗi đời trị vì trung bình 30 năm. Nhà Thương có 30 đời vua, mỗi đời trung bình gần19 năm. Sự chênh lệch này có thể hiểu được. Thời gian trị vì của Hùng Vương lâu hơn vì nhờ đất nước thanh bình , không có chiến tranh (ngoại trừ một lần với giặc Ân vào đời Hùng Vương thứ 6). Hơn nữa, vua là người đứng đầu liên minh, nên do hai tộc chọn lựa theo những tiêu chí nhất định. Cũng không có xảy ra tranh giành ngôi vị, nên không có yếu tố bất ngờ. Những nhận định trên khá tương hợp với sử sách Trung Hoa về thời gian. Tuy từ “Văn Lang”không thấy ghi trong sách vở , nhưng từ “Bách Việt “ đã được ghi nhận từ thế kỉ 10 trước CN. Nghĩa là sau khi kết thúc thời Hùng Vương 18 với sự tan rã liên minh Âu-Lạc. Để đảm bảo cho cơ chế cân bằng quyền lực của nhà nước Âu-Lạc không bị phá vỡ, mỗi vị thủ lĩnh có quyền quản lý một vùng đất có diện tích và dân cư nhất định, gọi là làng. Đồng thời, số lượng thủ lĩnh của hai tộc phải luôn bằng nhau. Nghĩa là khi một làng người Âu được lập thì cũng có một làng người Lạc ra đời.Theo cơ chế này, đến cuối thời Hùng Vương thứ mười tám, liên minh Âu-Lạc có khoảng 100 ngôi làng. Gồm 50 làng người Âu và 50 làng người Lạc. Tương ứng có 50 thủ lĩnh nữ và 50 thủ lĩnh nam như truyền thuyết nói: năm mươi con gái và năm mươi con trai. Khi chia tay, Lạc long Quân nói Âu Cơ dẫn 50 con gái lên núi, còn mình dẫn 50 con trai xuống biển. Cách chia 50/50 là công bằng và cho thấy lực lượng hai bên ngang nhau. Tỉ lệ nầy không chỉ cân bằng về lượng mà còn cân bằng về giới tính. Điều này cho thấy xã hội thời Hùng Vương luôn ở trạng thái cân bằng quyền lực giữa hai tộc. Hay nói cách khác phân số quyền lực của nam nữ bằng nhau. Đó là nguồn gốc của nền văn hóa mang tính nhân văn và bình đẳng giới. Vai trò và vị trí của người phụ nữ trong xã hội Hùng Vương được tôn trọng ngang với nam nhân. Đây điểm tiến bộ vượt thời đại và đối lập với văn hóa Nho giáo. Tỉ lệ trên cũng cho thấy nhà nước Âu Lạc là một thực thể cân bằng âm dương. Nó là một hình ảnh sinh động của một lưỡng nghi nhân văn. Đó là nguồn gốc của văn hóa âm dương, của kinh dịch. Như vậy dù không nắm giữ di cảo kinh dịch, nhưng có rất nhiều bằng chứng gián tiếp cho thấy kinh dịch là một sản phẩm của nền văn minh Âu-Lạc. Việc thành lập liên minh đã làm thay đổi sâu sắc đời sống văn hóa xã hội của người dân theo chiều hướng tích cực, do sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Âu và Lạc. Xã hội phát triển rất nhanh, đời sống tinh thần lẫn vật chất của người dân được nâng lên rất cao, nhờ phối hợp văn hóa và kỹ năng truyền thống của hai tộc. Người Lạc rất giỏi về cơ khí chế tạo và xây dựng như chế tạo tàu thuyền, xây dựng nhà cửa, công trình thủy lợi..v..v....Người Âu giỏi về nghành thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật như dệt vải, may thêu, điêu khắc, ca múa...v..v...Trống đồng có thể do các nghệ nhân người Âu thực hiện. Nhìn chung văn hóa và văn minh Hùng Vương có thể nói là đỉnh cao của thời đại. Có được thành quả này là nhờ quá trình xây dựng và phát triển liên tục trong thời gian gần 600 năm không bị chiến tranh tàn phá hay làm gián đoạn. Quá trình đó cũng được thực hiện bỡi một ý chí của toàn dân và sự dẫn dắt của những vị vua tài ba xuất chúng. Đây cũng là một yếu tố quan trọng đem lại những thành tựu vượt bậc về mọi mặt của nhân dân Âu Lạc. Hùng Vương là người đứng đầu liên minh chỉ xử lý những vấn đề chung của nhà nước liên minh, đặc biệt là vấn đề an ninh. Những việc riêng của mỗi tộc có tính cách đặc thù nên phải do chính các thủ lĩnh và thuộc cấp tự lo liệu. Từ đó cho thấy quyền hành thực sự nằm trong tay các thủ lĩnh. Còn vai trò của Hùng Vương giống như một trọng tài hay thẩm phán hơn là một vị vua đầy quyền lực như của người Hán. Do đó, khi các thủ lĩnh muốn giải thể liên minh, Hùng Vương thứ mười tám không đủ quyền hạn để ngăn chặn. Vì thế liên minh Âu-Lạc bị chia nhỏ thành Bách Việt Nguồn gốc Rồng –Tiên Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên hay còn gọi là huyền sử Lạc long Quân và Âu Cơ được ghi trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: Đế Minh là cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông sinh ra Đế Nghi; sau đi tuần về phía Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra Lộc Tục, dung mạo đoan chính, bẩm tinh thông minh. Đế Nghi muốn truyền ngôi cho Lộc Tục, nhưng Lộc Tục cố từ chối, xin truyền cho anh. Đế Minh bèn lập Đế Nghi nối ngôi cai trị phương Bắc và cho Lộc Tục làm vua ở phương Nam, hiệu là Kinh Dương Vương, tên nước là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương có tài đi dưới thủy phủ, lấy con gái vua hồ Động Đình là Long Vương, sinh ra Sùng Lãm, cho nối ngôi trị nước, hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng nở ra trăm con trai; người nào cũng đẹp đẽ, trí dũng song toàn. Một hôm, Long Quân nói: “Ta là nòi rồng, đứng đầu thuỷ tộc nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hộp lợp lại mà sinh ra con, nhưng thủy hỏa tương khắc, khó ở lâu với nhau được, nay từ phải chia ly. Ta đem năm mươi con về thủy phủ chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi, xuống biển, hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên nhau”. Trăm con vâng theo, sau đó từ biệt nhau mà đi. Âu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu (nay là huyện Bạch Hạc) cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang, đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới Động Đình hồ, nam tới nước Hồ Tôn ( nước Chiêm Thành) Trong mục đích đi tìm những thông tin lịch sử, nghĩa là thông tin có thể kiểm chứng được. Phần huyền thoại hoặc không thể kiểm chứng được sẽ không xét đến. Vì vậy, giới hạn tìm hiểu bắt đầu từ khi Lạc long Quân lấy Âu Cơ cho đến kết thúc. Đoạn trước có ngôn phong và mục đích không đồng nhất với truyền thuyết Hùng Vương. Phần nầy có thể mang yếu tố ngoại lai nên tạm thời chưa bàn đến, và có thể sẽ phân tich kỹ trong phần nói về ảnh hưởng của người Hán đối với các sử gia Việt. Những nhân tố huyền thoại trong câu chuyện này là một nam thần (Lạc long Quân:vua Rồng) kết hôn cùng một tiên nữ (Âu Cơ) , và sinh được trăm con (thần tích). Trước hết cần tìm hiểu nguồn gốc của hai danh xưng Lạc long Quân và Âu Cơ, sau đó sẽ tìm hiểu thần tích. Đây là hai danh xưng chứ không phải tính danh. Trong đó: Chữ Lạc chỉ người Lạc, xứ Lạc. Các nhà nghiên cứu đã xác nhận người Lạc là một chủng người cổ, có nền nông nghiệp lúa nước phát triển.Tổ chức xã hội theo chế độ phụ hệ. Địa bàn cư trú truyền thống là vùng đồng bằng tam giác châu giáp biển. Kết hợp với truyền thuyết, suy ra địa phương nơi người Lạc cư trú nằm ở mạn nam cửa sông Dương Tử (Trường Giang).Long quân có nghĩa là vua rồng. Vậy Lạc long Quân có nghĩa là VUA RỒNG xứ LẠC. Chữ vua trong danh xưng xác nhận người đàn ông này là thủ lĩnh người Lạc. Chữ Âu chỉ người Âu, xứ Âu. Theo các nhà nghiên cứu, người Âu cũng là một chủng người cổ. Họ sống bằng nghề săn bắt và làm rẫy. Theo chế độ mẫu hệ. Kết hợp với truyền thuyết, suy ra địa bàn cư trú của họ là vùng núi Ngũ Lĩnh, phía nam dòngTrường Giang. Chữ Cơ có nghĩa là người phụ nữ quý phái. Vậy Âu Cơ có nghĩa là người PHỤ NỮ QUÝ PHÁI xứ Âu. Chữ quý phái trong danh xưng xác nhận người phụ nữ này thuộc giai cấp quý tộc cầm quyền. Hoăc là thủ lĩnh của người Âu, hoặc là công chúa và sẽ kế vị thủ lĩnh. Trong các chuyện cổ tích, người ta tin rằng biển là xứ sở của Rồng, nên cai quản các vùng biển là những Long Vương. Và núi là nơi ở của Tiên vì vậy chữ tiên viết theo chữ Hán được ghép bỡi chữ sơn và chữ nhân. Theo nghĩa này thì Lạc là xứ sở của Rồng, và Âu là xứ sở của Tiên. Vì thế những cư dân ở hai đìa phương này luôn tự hào về nguồn gốc Rồng, Tiên của tổ tiên xa xưa. Và họ tin rằng thủ lĩnh của họ là hóa thân của Rồng , Tiên. Theo nghĩa trên thì Lạc long Quân và Âu Cơ đều có nguồn gốc nhân loại. Âu Cơ thì quá rõ. Riêng chữ Long Quân có thể là một danh hiệu mà người dân tôn vinh do tài năng đặc biệt, chứ không phải là định danh phân loại, để có thể nghĩ đây là một linh vật trong truyền thuyết.Theo danh hiệu này có thể nghĩ, đây là một thanh niên có sức khỏe hơn người. Đặc biệt có tài thủy chiến, và đã từng giết nhiều cá sấu để cứu dân. Từ đó, người dân hết lòng ngưỡng mộ và biết ơn nên phong tặng ông danh hiệu Vua Rồng, vì cá sấu còn gọi là giao long. Loài vật này có rất nhiều nơi đầm lầy cửa sông,và cũng nằm trong địa bàn sinh ngụ của người Lạc. Nhưng người Việt rất tự hào về dòng dõi Rồng –Tiên của mình. Vậy thử tìm nguồn gốc của Lạc long Quân và Âu Cơ trong không gian huyền thoại. - Khi chia tay Lạc long Quân nói Âu Cơ dắt 50 con lên núi-nghĩa là về Tiên giới. Còn mình dẫn 50 con xuống biển- nghĩa là về Thần giới. Điều này xác định hai người đã gặp nhau ở Nhân giới, lấy nhau và sinh được 100 người con đều là phàm nhân. Thế giới thần tiên là sản phẩm của tưởng tượng, và là mơ ước của loài người. Nhưng tại đó có những cực hạn mà con người không thể vượt qua để thích nghi và tồn tại. Câu chuyện Lưu Nguyễn lạc vào cõi tiên có ý nói như vậy. Tóm lại, hình ảnh di cư tập thể của 100 người con phàm nhân trong gia đình Lạc long Quân và Âu Cơ đã phủ định không gian huyền thoại của truyền thuyết.Vì nhân loại không thể sống trong thế giới thần tiên được. Như vậy, việc này mang ý nghĩa: năm mươi con theo mẹ lên núi là về quê mẹ-xứ sở của người Âu. Năm mươi con theo cha xuống biển là về quê cha-xứ sở của người Lạc. - Trong truyền thuyết, Lạc long Quân và Âu Cơ đã không bộc lộ năng lực gì đặc biệt siêu phàm. Ngược lại tính cách nhân loại hiện rõ khi hai người đã không vượt qua hoàn cảnh khó khăn nên phải chia tay.Tính cách của các vị thần là phải” nghịch thiên cải mệnh” ,chứ đâu phải cúi đầu chấp nhận số phận như những người tầm thường trong nhân loại. Vì vậy đây là một dấu ấn nhân loại của Lạc long Quân và Âu Cơ. Vậy hình ảnh Rồng- Tiên trong tâm thức của người Việt có nguồn gốc như thế nào? Có thể thấy nó bắt nguồn từ văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Thời Hùng Vương lòng hiếu kính của con đối với cha mẹ là điều tâm niệm và thực hành hàng ngày để tỏ lòng biết ơn với các đấng sinh thành, như câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Nên khi cha mẹ mất đi, người con muốn níu kéo hình ảnh, tình cảm đối với ông bà cha mẹ, và thể hiện lòng hiếu thảo qua việc thờ cúng. Việc thờ cúng thường xuyên làm tình cảm con cháu luôn hướng về cha mẹ , ông bà. Thế nên hình ảnh của người đã mất luôn đọng trong tâm trí họ, kéo dài sự sống của người thân trong không gian tâm linh. Có lẽ, thời đó tuổi thọ còn thấp, thời gian để cha mẹ ở cùng con cái quá ngắn, nên khi mất đi đã để lại nỗi thương tiếc rất sâu đậm . Tất cả các yếu tố đó hội tụ trong khung cảnh còn hoang sơ của nông thôn thời ấy, có thể đã tạo môi trường cho không ít giấc mơ. Trong những giấc mơ đó, hình ảnh người thân rất hiển linh hiện về, tạo nên niềm tin người thân vẫn tồn tại ở thế giới khác, gần gủi, và có thể giao tiếp được qua con đường thờ cúng. Vì vậy, bàn thờ tổ tiên là phần không gian tâm linh không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt, dù lớn hay nhỏ. Từ đó, việc thờ tự được tổ chức chặc chẽ và tuân thủ những nguyên tắc thống nhất. Qua thời gian, việc thờ cúng cha mẹ trong gia đình, dẫn đến việc thờ cúng trong môi trường xã hội, nhằm tỏ lòng tri ân các bậc tiền nhân có công với xã hội đất nước, đã thành truyền thống. Đó là văn hóa tâm linh “tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên”. Quá trình này làm thăng hoa hình ảnh của người thân, các vị anh hùng dân tộc, người có công với xã hội. Lòng kính yêu và tri ân qua nhiều thế hệ biến thành sự sùng bái , tín ngưỡng, nên các vị vị tiền nhân của dòng tộc, các người có công với đát nước, ngày trở nên linh thiêng. Do đó, các vị tổ tiên lâu đời của dòng họ đều hóa thần, và các vĩ nhân của dân tộc cũng hiển thánh. Trong tín ngưỡng đó, ở phạm vi gia đình người Việt thờ các vị tiền nhân thuộc các thế hệ gần. Đây được coi là những bán thần. Tổ tiên thuộc thế hệ cao hơn, được thờ tại nhà thờ dòng tộc. Đây là những vị thần chính thức. Ngoài dòng tộc, các vị tiền hiền có công khai hoang lập ấp, giúp dân có nơi sinh cư lập nghiệp, được tôn làm thành hoàng , được dân địa phương lập đền thờ và cúng bái trang trọng. Ở tầm quốc gia có các vị quốc thần như Hưng đạo Vương. Phù Đổng Thiên Vương, Vua Bà....Như vậy trong hệ thống thần linh của người Việt, Lạc long Quân và Âu Cơ có vị trí cao nhất, vì là cha mẹ của dân tộc. Điểm đặc biệt ở trường hợp này là hình tượng của của Âu Cơ và Lạc long Quân đã được gợi ý, định hướng khi gắn danh xưng với vùng địa lý. Theo quan niệm người xưa núi là nơi ở của tiên(bồng lai tiên cảnh), và biển là quê hương của rồng. Vì thế, mặc nhiên Âu Cơ thành Tiên và Lạc long Quân thành Rồng trong tâm thức của người Việt. Hơn nữa hình ảnh nầy cũng được tạọ ra nhằm mang lại niềm tự hào dân tộc và củng cố lòng tin để đối kháng với Thiên Triều phương bắc. Tóm lại, tổ phụ và tổ mẫu của người Việt là những là những vị thần có nguồn gốc nhân loại, hay còn gọi là nhân thần Nghĩa là hóa thần sau khi mất đi, nhờ vào tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Từ nguồn gốc nhân loại của Lạc long Quân và Âu Cơ nên khẳng định không có thần tich xảy ra. Sự việc Âu Cơ sinh bọc trứng và nở thành 100 người con là biểu hiện của ngôn ngữ truyền thuyết Hùng Vương. Ở đây Hùng Vương đã dùng thủ pháp biểu trưng và hoán vị để làm biến dạng hình ảnh lịch sử ,và đã tạo được hiệu ứng mong muốn. Thủ pháp này được nhận thấy như sau: -Trong gia đình thực của Lạc long Quân –Âu Cơ, gồm hai vợ chồng và các con. Như những gia đình khác, Lạc long quân –Âu Cơ có thể có nhiều hơn một người con là Hùng Vương, nhưng không thể có 100 người con. Ở đây chỉ nhắc đến Hùng Vương vì là nhân vật trung tâm. Gia đình này là một tập hợp con của xã hội, mỗi phần tử là một cá thể độc lập. Theo một nghĩa bao quát hơn, cộng đồng Âu-Lạc cũng là một gia đình lớn. Trong đại gia đình này, Lạc long Quân là biểu trưng của chủng người Lạc, vì đó là thủ lĩnh của họ. Tương tự, Âu Cơ là thủ lĩnh người Âu, là biểu trưng của người Âu. Ở đây có sự hoán vị của Lạc long Quân và Âu Cơ: Từ một người thực sang một biểu tượng, và từ một gia đình nhỏ sang gia đình lớn. Trong gia đình (tập hợp) lớn này, mỗi người con (phần tử) là một tập thể. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình lớn là quan hệ lịch sử, chứ không phải quan hệ huyết thống như trong gia đình nhỏ. Theo nghĩa này, là sau một thời gian, kể từ Lạc long Quân –Âu Cơ đến Hùng Vương 18, dân số Âu –Lạc đã tăng khoảng 50 lần. Từ hai nhóm người (Âu và Lạc) ban đầu, đến nay có thể hình thành 100 nhóm người của cả hai tộc. Một nhóm tương đương một làng – đơn vị dân cư thời Hùng Vương. Đây là tiền thân của nhóm Bách Việt sau này; khởi điểm là một cộng đồng cư dân gồm 50 làng người Âu và 50 làng người Lạc. Mỗi làng(nhóm) có một người đứng đầu có vai trò trưởng làng(thủ lĩnh). Điều này được mô tả trong lời của Lạc long Quân khi bảo Âu Cơ dẫn 50 con lên núi, còn mình dẫn 50 con xuống biển. Đó chính là những thủ lĩnh Bách Việt . Còn Lạc long Quân, Âu Cơ và Hùng Vương chỉ là hình ảnh của lịch sử được tái hiện mà thôi. Khi vợ chồng chia tay, thứ tài sản quý nhất mà hai người chia nhau là các con. Tỉ lệ chia 50/50 thể hiện sự công bằng. Và công bằng luôn đi đôi với trung thực- nghĩa là không nhận cái gì không thuộc về mình. Điều này nhắc đến liên minh Âu –Lạc ban đầu, do nhóm người của Âu Cơ và nhóm người của Lạc long Quân hợp thành- nghĩa là tỉ lệ “góp vốn” 50-50. Vì thế nên khi chia cũng theo tỉ lệ ấy. Như vậy, những người con theo cha thuộc về cha, theo mẹ thuộc về mẹ. Suy ra, năm mươi con theo Âu Cơ là gái, vì đó là các thủ lĩnh người Âu. Tương tự, năm mươi con theo Lạc long Quân là trai, vì đó là thủ lĩnh người Lạc. Do đó, nói rằng Hùng Vương trong số con theo mẹ lên núi là không chính xác. Hùng Vương thật sự vẫn ở đồng bằng, nơi được sinh ra. Và truyền thuyết cũng cần hiệu chỉnh lại theo tinh thần: Âu Cơ sinh được một bọc trứng nở ra 100 người con gồm 50 trai và 50 gái. Khi chia tay 50 con gái theo mẹ lên núi và 50 con trai theo cha xuống biển. Bản ghi chép rằng Âu Cơ sinh ra 100 người con trai là sai lệch do hiện tượng “tam sao thất bổn”. Qua những nhận xét trên cho thấy đây là cuộc chia tay của gia đình Âu-Lạc với sự hiện diện 100 thủ lĩnh của hai tộc, và hình ảnh Lạc long Quân-Âu Cơ tượng trưng cho ý chí thống nhất của họ. Tại thời điểm đó, gia đình thật sự của Lạc long Quân-Âu Cơ và Hùng Vương đã là qúa khứ xa xưa. Trong quá khứ chắc chắn không có cuộc ly hôn. Ngược lại, hai người đã sống hạnh phúc trọn đời. Nhờ vậy Hùng Vương thứ nhất đã được nuôi dưỡng, đào tạo thành một vị vua kiệt xuất của đất nước. Cuộc chia tay của gia đình Âu-Lạc nhất thời không dẫn đến một cuộc di cư ồ ạt như nhiều người đã nghĩ. Cuộc chia tay trong tư tưởng đó mới là chủ đề mà Hùng Vương quan tâm. Cuộc chia tay đó là sự chuyển hưóng cho quá trình quay về bản ngã, về với cái tôi vị kỹ. Nó thủ tiêu tinh thần hợp tác giữa hai tộc, tình cảm xẻ chia khi hoạn nạn, thương yêu đùm bọc trong một gia đình mà Lạc long Quân và Âu Cơ đã khổ công gầy dựng. Đó là điểm kết thúc thời đại Hùng Vương huy hoàng. Bắt đầu giai đoạn suy thoái và diệt vong của Bách Việt. Như vậy, thời điểm của cuộc chia tay được xác định vào cuối thời Hùng Vương 18. Và đất nước do Lạc long Quân –Âu Cơ tạo dựng, cùng với mười tám đời Hùng Vương giữ gìn, bồi đắp thành hùng mạnh nhất trong thiên hạ bị sụp đỗ từ đây! Diễn tiến của cuộc chia tay cho ta nhiều thông tin quan trọng: Khi chia tay Lạc long Quân nói: “ ta thuộc dòng giống Rồng, nàng thuộc dòng giống Tiên xung khắc nhau nên không thể sống lâu dài với nhau được”. Đã biết không hợp nhưng vẫn đến với nhau, chứng tỏ hai người vì một mục đích cao cả hơn. Hai người đều là thủ lĩnh của hai tộc, nên mục đích cao cả đó không gì khác ngoài tương lai của tộc dân. Cuộc hôn nhân của Lạc long Quân và Âu Cơ là hình ảnh biểu trưng cho việc liên kết hai tộc Âu –Lạc. Hai tộc hoàn toàn khác nhau về nguồn gốc, ngôn ngữ, phong tục, địa bàn cư trú...Vậy việc liên kết với nhau hẳn phải dựa vào một điểm chung nào đấy- điểm chung đó chính là kẻ thù của họ. Địa bàn cư trú của người Lạc (tổ tiên của người Kinh ngày nay) ở vùng đồng bằng trũng ngập phía nam cửa sông Trường Giang (tên sông do người Việt đặt). Địa bàn cư trú của người Âu(tổ tiên người dân tộc thiểu số miền Bắc) là vùng núi Ngũ Lĩnh ở Hoa nam. Địa bàn của hai tộc cách Chiêm Thành ở phương nam hơn hai ngàn cây số đường chim bay. Nhưng cách địa bàn của người Hoa Hạ ở phương bắc chỉ có dòng Trường Giang. Như vậy, mối đe đọa phải đến từ phương bắc. Và sự hợp tác nầy rõ ràng nhằm đối phó với người Hán. Trước thời Lạc long Quân –Âu Cơ, sự phân định lãnh thổ và cục diện như trên có lẽ đã ổn định qua hàng ngàn năm. Do đó, việc hợp nhất hai tộc người Âu và Lạc là nhằm nhân đôi sức mạnh để tự vệ, chắc chắn có liên quan đến một biến cố quan trọng, xuất phát từ phương bắc. Theo sử Trung Hoa, biến cố kinh người làm đảo lộn cuộc sống và cấu trúc xã hội của người Hoa Hạ thời đó là việc khởi loạn của nhà Thương. Sau thời gian dài tích tụ điều kiện cho cuộc chiến tranh chinh phục chư hầu, và mở rộng lãnh thổ để thành lập một nhà nước phong kiến đầu tiên ở Trung Nguyên. Vào năm 1600 trước công nguyên(TCN), nhà Thương phát động một cuộc chiến tranh với qui mô chưa từng có. Làm cho cư dân trong vùng có chiến sự sợ hải trốn chạy. Những cư dân này lũ lượt vượt Hoàng Hà chạy về phương nam. Chiến tranh lan rộng tạo tác động dây chuyền, nên đám người chạy về phương nam ngày càng đông. Trải qua đoạn đường hàng ngàn cây số đầy gian nan, có lẽ đám người này phải mất hàng năm trời mới đến được bờ bắc của Trường Giang. Tất nhiên những xáo trộn này được hai tộc Âu và Lạc ở bờ nam trường Giang chú ý và tìm hiểu. Sau khi biết được nguyên nhân, thấy được nguy cơ tiềm ẩn của chiến tranh xâm lược, hai tộc đã quyết định liên kết lại để đối phó. Từ đó liên minh Âu –Lạc ra đời. Nó được đánh dấu bằng cuộc hôn nhân của Lạc long Quân với Âu Cơ. Có thể ước đoán thời gian từ lúc nhà Thương quật khởi đến lúc hình thành liên minh Âu –Lạc khoảng 5-6 năm, do thời gian trễ. Có nghĩa là cuộc hôn nhân của Lạc long Quân và Âu Cơ có lẽ xảy ra khoảng năm 1595 TCN. Khi chia tay Lạc long Quân bảo Âu Cơ lên núi còn mình xuống biển. Từ câu nói đó có thể xác định vị trí nơi ở của họ. Đó là vùng đệm nằm giữa địa bàn cư trú của hai tộc. Nơi mà hai tộc thương gặp nhau để mua bán, hay trao đổi các sản phẩm cần thiết. Đó chính là vùng đồng bằng trung lưu của Trường Giang, gần hồ Động Đình, trùng với vị trí mà truyền thuyết đã xác nhận. Nơi đây cũng đã xảy trận đánh của Hùng Vương thứ 6 chống giặc Ân xâm lược, và giành chiến thắng vẻ vang cho dân tộc. Cuộc chiến tranh này đã được dự đoán, và chiến trường cũng đã được xác định trước đó bỡi Lạc long Quân và Âu Cơ. Nơi đây cũng chính là quê hương của các Hùng Vương. Đó là nguyên nhân của sự vắng bóng các di sản văn hóa, văn minh Hùng Vương trên địa bàn miền bắc Việt Nam. Dẫn đến những tranh cải chưa có hồi kết thúc về những vấn đề: nguồn gốc trống đồng, chữ viết, Kinh Dịch, sách thuốc, lịch pháp, thi ca, v..v... Như vậy, liên minh Âu-Lạc do Lạc long Quân và Âu Cơ thành lập chính là tiền thân của nhà nước Hùng Vương sau này. Giai đọan đầu của liên minh là thời kỳ xây dựng một cộng đồng Âu-Lạc đông đúc, vững mạnh làm tiền đồn chống ngoại xâm. Về sau nó trở thành trung tâm kinh tế văn hóa chính trị của đất nước Hùng Vương. Kết luận: Truyền thuyết Rồng –Tiên là một trang sử ghi lại những biến cố quan trọng trong quá khứ của dân tộc, từ thời Lạc long quân đến Hùng Vương 18. Giai đoạn lịch sử nầy có thể tóm tắt như sau: Vào năm 1600 TCN, một dòng họ người Hoa Hạ ở vùng Hoa bắc, phát động chiến tranh nhằm thu phục chư hầu, mở rộng lãnh thổ và thành lập nhà nước phong kiến đầu tiên ở Trung Nguyên. Đó là triều đại nhà Thương (1600-1046 TCN). Biến cố này gây xáo trộn toàn vùng Hoa bắc và đe dọa đến vùng Hoa nam, là lãnh thổ của người Âu với người Lạc. Để chuẩn bị đối phó chiến tranh với người Hoa Hạ trong tương lai.Thủ lĩnh người Lạc là Lạc long Quân đã cầu hôn với thủ lĩnh người Âu là Âu Cơ, và xây dựng liên minh Âu –Lạc. Sau khi kết hôn, Lạc long Quân dẫn phần lớn dân Lạc, đang sinh sống tại miền biển, đến vùng đồng bằng trung lưu Trường Giang, gần hồ Động Đình để thành lập một khu định cư mới. Âu Cơ cũng dẫn phần lớn tộc dân của mình đang sinh sống trên núi Ngũ Lĩnh xuống vùng hồ Động Đình để phối hợp cùng Lạc long Quân. Nhà nước Âu Lạc sơ khai do hai người đồng trị vì, đã hình thành như thế đó. Vào khởi điểm, nhà nước Âu-Lạc được thành lập tại vùng hồ Động Đình, chỉ là một liên minh gồm hai làng lớn: một của người Âu, và một của người Lạc. Để thích nghi với môi trường mới, hai tộc dân phải thay đổi một phần thói quen sinh hoạt vốn có của mình. Trong đó, người Lạc di chuyển từ vùng thấp lên vùng cao nên mùa vụ có phần thay đổi, nên họ phải phát triển hệ thống thủy lợi để phục vụ cho việc trồng lúa nước truyền thống.. Còn người Âu tập làm quen lối sống định canh định cư, và học cách sản xuất nông nghiệp của người Lạc. Sau khi cộng đồng Âu-Lạc định hình. thì một nền văn hóa mới cũng được khai sinh ở vùng hồ Động Đình. Đó là văn hóa Âu-Lạc ở đồng bằng, bên cạnh văn hóa Âu ở miền núi và văn hóa Lạc ở miền biển. Nhờ kế thừa cùng lúc tinh hoa của hai nền văn hóa, nên dưới thời Hùng Vương, văn hóa Âu-Lạc tiến bộ vượt bậc, bỏ xa hai nền văn hóa kia. Đồng thời nó cũng trở thành trung tâm văn minh đứng đầu thời đại. Hùng Vương và thời đại Hùng Vương: Hiện nay, có nhiều người xử dụng danh xưng vua Hùng thay cho Hùng Vương, hàm nghĩa “vua họ Hùng”. Cách hiểu như vậy không chính xác, vì: Các nhà nghiên cứu tính danh của người Việt đều xác nhận rằng, tên họ của người Việt chỉ xuất hiện sau thời hai bà Trưng. Nghĩa là sau Hùng Vương hơn 1000 năm. Như vậy chữ Hùng trong Hùng Vương không phải là tên họ. Giả sử vào thời điểm đó xuất hiện dòng họ Hùng, dòng họ nầy lên làm vua truyền được mười tám đời thì kết thúc. Sau một đoạn thời gian dài như vậy, hẳn là con cháu họ Hùng rất đông . Dù không có người nối ngôi, nhưng đây là dòng họ lớn và uy thế hàng đầu trong nước, nên hậu duệ truyền thừa nhiều thế hệ, chứ không thể biến mất khi triều đại kết thúc như vậy. Nếu cho rằng thời đó chỉ có vua mới được dùng tên họ ( giống như một số triều vua ở Trung Hoa cổ). Vậy sau khi triều đại kết thúc, không còn sự cấm đoán, thì việc dùng tên họ đã trở thành phổ biến trong dân chúng, chứ không thể đợi tới sau thời hai bà Trưng. Nhưng việc đó đã không xảy ra. Tóm lại không có họ Hùng , chữ Hùng ở đây có nghĩa là “ kiệt xuất”,và Hùng Vương có nghĩa là vị “ vua kiệt xuất”. Đó chính là tôn hiệu mà dân chúng dùng để vinh danh vị vua của mình. Danh xưng Hùng Vương là sự phủ định tất cả nỗi hồ nghi về một nền văn minh rực rỡ mà tổ tiên người Việt đã đạt được. Nó cũng phủ định tất cả những luận thuyết sai lệch khi cho rằng Hùng Vương do bị áp lực của người Hán nên phải bỏ chạy về phương nam, đến địa bàn mới là miền bắc Việt Nam. Hoặc giả Hùng Vương đam mê tửu sắc để giặc cướp ngôi nên tự sát. Hoặc Hùng Vương phải liên minh với Thục Phán để chống Đồ Thư.v..v...Tất cả những suy diễn đó đều không đúng. Vì Hùng Vương là một tồn tại vô địch. Có thể thấy biểu hiện kiệt xuất của Hùng Vương qua chiến thắng giặc Ân. Trước hết cần giải tỏa mối nghi ngờ của một số sử gia về trận chiến này. Có người cho rằng trận chiến này không xảy ra, hoặc trận chiến có xảy ra, nhưng giặc Ân không phải là nhà Thương. Cũng có người yếm thế cho rằng đó là chiến thắng tạm thời trước người Hán. Lịch sử Trung Hoa ghi nhận nhà Thương dời đô về Ân Khư, và đổi tên thành nhà Ân vào năm 1384 TCN. Như vậy cuộc chiến tranh xâm lăng lãnh thổ Âu-Lạc, thời Hùng Vương 6, của giặc Ân có lẽ xảy ra khoảng vài năm sau đó. Vùng Ân Khư cách Trường Giang khoảng vài trăm km đường chim bay. Như vậy nằm trong tầm hoạt động của kỵ binh nhà Ân. Con ngựa được biết du nhập vào Hoa bắc vào khoảng năm 2000 TCN. Đến năm 1600 TCN, nhà Thương hẳn là đã sở hữu một số lớn ngựa, đủ để thành lập lực lượng kỵ binh hùng hậu nhằm tiến hành các cuộc viễn chinh thôn tính chư hầu, mở rộng và quản lý lãnh thổ. Còn ở vùng Hoa nam, con ngựa chỉ xuất hiện trong đội quân xâm lăng của nhà Tần sau này. Như vậy, con ngựa sắt không phải là sáng tạo của người Việt, mà là hình ảnh mô phỏng từ con ngựa của kỵ binh nhà Ân. Thêm nữa, hình ảnh con ngựa bay là cảm xúc rất thật về tốc độ của con ngựa. Người dân thời Hùng Vương suốt đời chỉ di chuyển chậm rải trên đôi chân của mình. Súc vật quanh họ cũng không nhanh hơn họ bao nhiêu. Chỉ có những con chim trên trời di chuyển nhanh nhất, vì nó bay. Do đó, lần đầu tiên nhìn thấy con ngựa chạy nước đại, thi họ có cảm giác như con vật đang bay. Vì nhanh hơn cả chim. Từ hình ảnh con ngựa và tốc độ của nó trong mắt người dân Âu Lạc, có thể khẳng định cuộc chiến chống quân xâm lược của Hùng Vương thứ 6 là sự thật, và quân xâm lược không ai khác nhà Ân Thương. Đến đây có thể thấy ngôn ngữ truyền thuyết và nghệ thuật liên kết thông tin của Hùng Vương rất tế vi : bắt đầu từ Lạc long quân-Âu Cơ nên biết được quê hương Hùng Vương, biết quan hệ với nhà Thương, suy ra lãnh thổ của Hùng Vương, nguồn gốc Bách Việt, nguồn gốc người Việt hiện đại...và còn nhiều ví dụ khác chứng minh cho điều này. Truyền thuyết Thánh Gióng kể rằng vào thời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân xâm lăng bờ cõi. Nhà vua cho người rao tìm người tài ra đánh giặc cứu nước...Đây là ngôn ngữ truyền thuyết. Vì giặc cướp cũng như lửa cháy. Không ai chữa cháy bằng cách cầu mưa cả. Như vậy khi giặc đến, thì người đứng đầu đất nước phải lập tức điều động quân lính chống giặc, chứ không thể ngồi yên chờ hiền tài cứu nước, vì biết có hiền tài hay không. Vậy câu trên có nghĩa nhà vua ra hiệu lệnh tập hợp lực lượng chiến đấu chống giặc. Lực lượng chiến đấu đó ở trong nhân dân- đúng hơn họ là những dân quân. Thời bình họ là những nông dân, thợ thủ công, xây dựng, người buôn bán.v..v...nhưng lực lượng nầy đã được Hùng Vương tổ chức huấn luyện, để chiến đấu theo đội ngũ, chiến thuật phối hợp rất thuần thục. Chính nhờ vậy,khi có hiệu lệnh của Hùng Vương, thì dù họ đang trên đồng ruộng, trên công trường, nơi buôn bán... đều nhanh chóng tập hợp lại tại điểm quy định. Hình ảnh Gióng ăn cơm do cả làng mang đến, và lớn như thổi tượng trưng cho lực lượng dân quân nhanh chóng quy tụ lại theo đội ngũ tề chỉnh . Nó cũng cho thấy kỹ thuật truyền tin của Hùng Vương rất hiệu quả. Chứng tỏ rằng Hùng Vương đã sáng tạo ra phương pháp truyền tin bằng tín hiệu âm thanh. Và dụng cụ phát tín hiệu có thể là cái mõ tre, một thứ rất dễ làm với nguyên liệu sẵn có trong địa phương. Nó rất gọn nhẹ nên người dân dễ mang theo khi đi làm việc để tiện liên lạc với nhau. Thành công này đem lại bất ngờ cho quân địch, và mang lại ưu thế cho quân nhà, theo phép “dĩ dật đãi lao” trong binh pháp. Thực ra, Gióng không có nguồn gốc thần thoại như nhiều nhà nghiên cứu đã bỏ công tìm kiếm. Nếu tìm hiểu bối cảnh chiến tranh và ý nghĩa của chiến thắng đó, thì hình ảnh Thánh Gióng mang ý nghĩa gì cũng rất rõ ràng. So sánh tương quan lực lượng, cho thấy giặc Ân chiếm ưu thế tuyệt đối: Kỵ binh của giặc Ân có ưu thế hơn hẳn bộ binh của người Việt, vì tính cơ động, tốc độ và lợi thế trên cao. Vũ khí của giặc là đao thương giáo mác...vũ khí của ta là một ít gậy sắt( thực ra là gậy đồng, nên mới gãy, và thời này là sơ kỳ đồ đồng ), và chủ yếu là gậy tre. Quân Ân mặc áo giáp da thú dày. còn quân ta thì không. Như vậy, nếu đánh trúng địch một gậy có thể gây thương tích nhẹ, nhưng một đao của đối phương có thể cướp đi một mạng sống. Dân quân của ta chưa có kinh nghiệm thực chiến, nên dễ rối loạn hàng ngũ trước chiến thuật linh hoạt của đối phương. Xuất thân là những nông dân hiền lành, chưa từng thấy cảnh máu chảy đầu rơi, chết chóc thảm thiết,nên có thể làm nhiều người run tay lợm giọng. Trái lại đã quen giết người thì cảnh này lại gây hưng phấn, kích thích tính tính hung bạo hiếu sát của quân địch. Trong hoàn cảnh này, kết quả trận chiến là do tài năng Hùng Vương quyết định. Và Hùng Vương đã vận dụng mưu lược để đánh địch, lấy yếu đánh mạnh. Muốn vậy Hùng Vương phải nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của đối phương, lẫn điểm mạnh, điểm yếu của quân nhà. Nhằm hạn chế ưu thế của kỵ binh, và vũ khí sát thương của địch, đồng thời tạo ưu thế của bộ binh trong môi trường quen thuộc có nhiều chướng ngại vật. Hùng Vương đã điều quân dẫn dụ địch vào rừng tre (hình ảnh Gióng nhổ bụi tre cho thấy diễn tiến tiếp theo của trận đãnh xảy ra trong rừng tre ), để nhờ lực lượng tự nhiên khắc chế địch. Và khi đã vây được địch quân trong rừng tre, Hùng Vương dùng hỏa công để diệt địch (hình ảnh con ngựa phun lửa). Kết thúc trận đánh, có lẽ không một tên giặc nào chạy thoát để về báo tin cho vua nhà Thương biết. Vì thế uy danh Hùng Vương, và xứ sở Văn Lang bí hiểm đã thành nỗi ám ảnh kinh hoàng với các vua nhà Ân. Nên từ đó đến kết thúc triều đại nhà Thương, không một ai dám mang quân xâm phạm lãnh thổ Hùng Vương, suốt thời gian dài gần 400 năm sau đó. Trong tình thế nắm chắc phần thua, và nguy cơ đất nước bị diệt vong thấy rõ. Nhưng bằng tài năng trí tuệ của mình, Hùng Vương đã diệt giặc để cứu nước bằng một biển lửa rực cháy. Trong con mắt người dân, biển lửa thiêu đốt quân thù trong rừng tre mang màu sắc thần thánh. Biển lửa đó chắc chắn do vị thần chủ quản đã tạo nên. Vị thần đó không ai khác thần Tre ( thánh Gióng) . Về sau, để tri ân, người dân đã lập đền thờ vị thần này là Phù Đổng Thiên Vương. Trong trận chiến này, Hùng Vương là người chỉ huy tối cao và quyết định thắng lợi. nhưng Hùng Vương không lộ diện. Ông nhường công trạng vĩ đại đó cho vị thần của nhân dân(đó là sự kết tinh của tinh thần đoàn kết dân tộc). Điều đó chứng minh Hùng Vương là một vị vua rất cao thượng và rất vĩ đại. Mô tả trận đánh giặc Ân cũng gián tiếp khẳng định quê hương của Hùng Vương là vùng hồ Động Đình, nơi có nhiều rừng tre. Điều nầy cho thấy văn minh Âu- Lạc hay của người Việt gắn liền với cây tre ngay từ thời Hùng Vương. Đó là một dấu hiệu đặc trưng của văn minh Hùng Vương. Cho nên, dù nền văn minh đó đã bị chiếm đoạt, thủ tiêu, đổi chủ, thì những dấu hiệu trên cũng xác nhận nền văn minh đó đã từng tồn tại. Và cho đến ngày nay, lũy tre làng vẫn là hình ảnh gắn liền với tình yêu quê hương đất nước. Một hình ảnh khác cho thấy, các Hùng Vương ung dung tọa trấn trong tiền đồn Âu –Lạc bất bại trên quê hương của mình bên dòng Trường Giang. Đó là hình chiến thuyền trên trống đồng. Bỡi vì trong lịch sử dân tộc, chưa bao giờ có một nước thù địch nào có ranh giới chung là sông Hồng. Thế nên chiến thuyền đó làm nhiệm vụ tuần tra chặn địch trên dòng Trường Giang, là ramh giới của người Việt với người Hán ở phương bắc. Và đây là lý do vì sao trống đồng của người Việt lại được tìm thấy ở Trung Quốc nhiều như vậy. Trước khi tìm hiểu niên đại Hùng Vương, quốc hiệu của nhà nước liên minh là một vấn đề cần làm rỏ. Truyền thuyết có chép rằng khi Hùng Vương lên ngôi đặt quốc hiệu là Văn Lang. Xã hội thời Hùng Vương có đủ điều kiện căn bản của một quốc gia như chủ quyền lãnh thổ được xác lập( bắc giáp động Đinh hồ, đông giáp.v.v....), có dân cư ổn định, được lãnh đạo thống nhất bỡi Hùng Vương.v..v... Tuy nhiên Hùng Vương có thể đã không đặt quốc hiệu. Hoặc nếu có thì cũng không chọn tên Văn Lang.Vì: Chữ Văn Lang chỉ có nghĩa là người đàn ông xâm (hoặc vẽ) mình. Ý nghĩa này được thể hiện qua tượng người đàn ông Việt(nước Việt thời Xuân Thu Chiến Quốc) tóc ngắn, và có những hình xâm trên người(ảnh trên trang Wiki). Nước Việt của Câu Tiển thành lập ngay trên bờ nam nơi cửa sông Trường Giang. Đây là cái nôi của người Lạc. Vì vậy cư dân nước Việt hầu hết là người Lạc, và tục xâm mình là nét văn hóa đặc thù của họ. Những văn lang là một bộ phận của cư dân người Lạc làm nghề đánh cá trên sông hoặc biển. Những người này có tục xâm mình và ở trần mõi khi xuống nước. Có thể người Hán xử dụng nó như một chỉ dấu nhận diện người Lạc, và tên này dùng để gọi người Việt thời Hùng Vương. Liên minh Âu-Lạc được hợp thành từ hai tộc có vai trò và vị trí quyền lực ngang nhau. Do đó một bộ phận dân Lạc không có tư cách đại diện cho liên minh để trở thành quốc hiệu được. Quốc hiệu hay tên nước dùng để gọi, hoặc để xưng hô với nước khác. Thời Hùng Vương hoàn toàn không có bang giao với nước ngoài. Vì vậy có thể không có quốc hiệu. Như vậy chắc chắn không có quốc hiệu Văn Lang, và đó cũng là lý do mà từ này không thấy ghi trong sách cổ của Trung Hoa. Trong khi đó từ Bách Việt xuất hiện trong những sự kiện có niên điểm thuộc thế kỷ 9-10TCN. Thời Hùng Vương là một giai đoạn lịch sử chứa nhiều nghi vấn. Trong đó, lãnh thổ là một vấn đề gây tranh cải. Vào thời điểm không có xe, ngựa, thì việc quản lý một lãnh thổ rộng hàng triệu km². Từ hồ Động Đình ở phía bắc, đến Chiêm Thành ở phía nam, từ vùng biển ở phía đông, đến vùng núi non ở phía tây, là một điều khó tin. Nhưng ở đây cần phân biệt khái niệm lãnh thổ chiếm hữu và lãnh thổ chiếm dụng. Lãnh thổ của Hùng Vương là lãnh thổ chiếm hữu. Và đây là một vùng lục địa khá cô lập. Vì ngoài biên giới phía bắc xung yếu nên Hùng Vương phải đích thân trấn giữ. Các hướng khác đều có núi cao , biển sâu bao bọc, ngăn chặn rất hiệu quả mọi xâm nhập từ bên ngoài. Do đó, Hùng Vương có thể tổ chức các phiên đội tuần tra, đồn trú để giám sát, phát hiện mọi xâm nhập nếu có để báo với Hùng Vương xử lý. Kết quả cho thấy suốt thời đại Hùng Vương đó chỉ có một lần giặc Ân đã xâm nhập từ phương bắc, và đã bị tiêu diệt. Có thể nhiều toán tuần tra, đồn trú đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ, với thời gian kéo dài nhiều năm. Dấu vết của họ có thể còn lưu lại rải rác đó đây trên lãnh thổ miền bắc Việt Nam mà các nhà khảo cổ đã tìm thấy. Nó chứng tỏ rằng thời Hùng Vương, ngoài dân Âu Lạc thì không có bất cứ tộc người nào sống quần cư trên lãnh thổ do Hùng Vương chiếm hữu. Bằng phương pháp tương tự các chúa Nguyễn cũng đã xác lập chủ quyền quốc gia trên đảo Hoàng Sa vào thế kỷ 18, mà không cần đưa cư dân đến sinh sống. Vậy lãnh thổ của Hùng Vương bao gồm toàn bộ vùng Hoa nam cùng với miền bắc Việt Nam là sự thật lịch sử. Nhà Thương khởi nghiệp vào năm 1600TCN, sau đó dời đô về Ân Khư năm 1384TCN. Giả sử, sau khi ổn định kinh đô mới, nhà Ân tiến hành chiến tranh xâm lược đất nước Hùng Vương thứ 6 khoảng vài năm sau đó. Giả sử thời điểm đó là vào năm 1382 TCN. Ở trên, đã phỏng đoán liên minh Âu –Lạc ra đời năm 1595TCN.Tính ra từ Lạc long Quân đến Hùng Vương thứ 6 là 7 đời, thời gian trị vì tổng cộng 213 năm. Trung bình mỗi đời vua trị vì khoảng 30 năm. Suy ra liên minh Âu Lạc, từ Lạc long Quân đến Hùng Vương 18 kéo dài 570 năm. Bắt đầu khoảng từ 1595TCN và kết thúc vào khoảng năm 1025 trước CN. So sánh có thể thấy niên đại của nhà nước Âu-Lạc (khoảng 1595-1025T CN) với nhà Thương (1600-1046 trước CN ) ở cùng giai đoạn lịch sử. Liên minh Âu-Lạc có tổng cộng 19 đời vua, mỗi đời trị vì trung bình 30 năm. Nhà Thương có 30 đời vua, mỗi đời trung bình gần19 năm. Sự chênh lệch này có thể hiểu được. Thời gian trị vì của Hùng Vương lâu hơn vì nhờ đất nước thanh bình , không có chiến tranh (ngoại trừ một lần với giặc Ân vào đời Hùng Vương thứ 6). Hơn nữa, vua là người đứng đầu liên minh, nên do hai tộc chọn lựa theo những tiêu chí nhất định. Cũng không có xảy ra tranh giành ngôi vị, nên không có yếu tố bất ngờ. Những nhận định trên khá tương hợp với sử sách Trung Hoa về thời gian. Tuy từ “Văn Lang”không thấy ghi trong sách vở , nhưng từ “Bách Việt “ đã được ghi nhận từ thế kỉ 10 trước CN. Nghĩa là sau khi kết thúc thời Hùng Vương 18 với sự tan rã liên minh Âu-Lạc. Để đảm bảo cho cơ chế cân bằng quyền lực của nhà nước Âu-Lạc không bị phá vỡ, mỗi vị thủ lĩnh có quyền quản lý một vùng đất có diện tích và dân cư nhất định, gọi là làng. Đồng thời, số lượng thủ lĩnh của hai tộc phải luôn bằng nhau. Nghĩa là khi một làng người Âu được lập thì cũng có một làng người Lạc ra đời.Theo cơ chế này, đến cuối thời Hùng Vương thứ mười tám, liên minh Âu-Lạc có khoảng 100 ngôi làng. Gồm 50 làng người Âu và 50 làng người Lạc. Tương ứng có 50 thủ lĩnh nữ và 50 thủ lĩnh nam như truyền thuyết nói: năm mươi con gái và năm mươi con trai. Khi chia tay, Lạc long Quân nói Âu Cơ dẫn 50 con gái lên núi, còn mình dẫn 50 con trai xuống biển. Cách chia 50/50 là công bằng và cho thấy lực lượng hai bên ngang nhau. Tỉ lệ nầy không chỉ cân bằng về lượng mà còn cân bằng về giới tính. Điều này cho thấy xã hội thời Hùng Vương luôn ở trạng thái cân bằng quyền lực giữa hai tộc. Hay nói cách khác phân số quyền lực của nam nữ bằng nhau. Đó là nguồn gốc của nền văn hóa mang tính nhân văn và bình đẳng giới. Vai trò và vị trí của người phụ nữ trong xã hội Hùng Vương được tôn trọng ngang với nam nhân. Đây điểm tiến bộ vượt thời đại và đối lập với văn hóa Nho giáo. Tỉ lệ trên cũng cho thấy nhà nước Âu Lạc là một thực thể cân bằng âm dương. Nó là một hình ảnh sinh động của một lưỡng nghi nhân văn. Đó là nguồn gốc của văn hóa âm dương, của kinh dịch. Như vậy dù không nắm giữ di cảo kinh dịch, nhưng có rất nhiều bằng chứng gián tiếp cho thấy kinh dịch là một sản phẩm của nền văn minh Âu-Lạc. Việc thành lập liên minh đã làm thay đổi sâu sắc đời sống văn hóa xã hội của người dân theo chiều hướng tích cực, do sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Âu và Lạc. Xã hội phát triển rất nhanh, đời sống tinh thần lẫn vật chất của người dân được nâng lên rất cao, nhờ phối hợp văn hóa và kỹ năng truyền thống của hai tộc. Người Lạc rất giỏi về cơ khí chế tạo và xây dựng như chế tạo tàu thuyền, xây dựng nhà cửa, công trình thủy lợi..v..v....Người Âu giỏi về nghành thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật như dệt vải, may thêu, điêu khắc, ca múa...v..v...Trống đồng có thể do các nghệ nhân người Âu thực hiện. Nhìn chung văn hóa và văn minh Hùng Vương có thể nói là đỉnh cao của thời đại. Có được thành quả này là nhờ quá trình xây dựng và phát triển liên tục trong thời gian gần 600 năm không bị chiến tranh tàn phá hay làm gián đoạn. Quá trình đó cũng được thực hiện bỡi một ý chí của toàn dân và sự dẫn dắt của những vị vua tài ba xuất chúng. Đây cũng là một yếu tố quan trọng đem lại những thành tựu vượt bậc về mọi mặt của nhân dân Âu Lạc. Hùng Vương là người đứng đầu liên minh chỉ xử lý những vấn đề chung của nhà nước liên minh, đặc biệt là vấn đề an ninh. Những việc riêng của mỗi tộc có tính cách đặc thù nên phải do chính các thủ lĩnh và thuộc cấp tự lo liệu. Từ đó cho thấy quyền hành thực sự nằm trong tay các thủ lĩnh. Còn vai trò của Hùng Vương giống như một trọng tài hay thẩm phán hơn là một vị vua đầy quyền lực như của người Hán. Do đó, khi các thủ lĩnh muốn giải thể liên minh, Hùng Vương thứ mười tám không đủ quyền hạn để ngăn chặn. Vì thế liên minh Âu-Lạc bị chia nhỏ thành Bách Việt Share this post Link to post Share on other sites