VIETHA

Timf Lại Huy Hoàng

4 bài viết trong chủ đề này

“Tìm lại huy hoàng” phần 1: Câu chuyện nguồn gốc loài người
imgfullsize-650x400.jpeg
Vườn địa đàng, Adam và Eva (Ảnh: internet)
 
 

“Tìm lại huy hoàng” là loạt bài nhiều kỳ do chuyên mục Văn Hóa thời báo Đại Kỷ Nguyên biên soạn, nhằm khôi phục dấu ấn nền văn hóa truyền thống đất Việt qua những câu chuyện lịch sử mang màu sắc“huyền sử”, hy vọng đem tới cho độc giả một cái nhìn mới về những nhân vật lịch sử và văn hóa truyền thống nước nhà.

 

Trong học thuyết tiến hóa đầy sơ hở của Darwin, con người được cho là bắt nguồn từ cỏ cây dưới nước, bò sát lưỡng cư rồi thành vượn, từ đó tiến hóa thành con người.

Con người vẫn hoàn toàn yên tâm mình có nguồn gốc từ động vật như vậy trong suốt những năm đầu của thế kỷ 20, cho tới khi liên tiếp được các nhà khoa học phát hiện ra là học thuyết này chứa đựng quá nhiều những chi tiết sai lầm và sơ hở, rằng con người nhiều khả năng là một sinh mệnh đặc biệt, hoàn toàn độc lập không liên quan đến loài khỉ vượn. Con người cũng có nhiều đặc điểm mà động vật dẫu có tiến hóa hàng triệu triệu năm nữa cũng không thể tiến gần được.

Vậy chúng ta bắt đầu đặt lại câu hỏi: chúng ta vốn là ai? Chúng ta từ đâu tới? Rồi sẽ đi về đâu?

1.png

Thần sáng tạo và nâng niu loài người trên trái đất (Ảnh Wiki)

Nhìn lại những câu chuyện huyền sử lưu truyền từ đời này qua đời khác của mọi dân tộc trên thế giới, con người thấy rằng mình có nguồn gốc cao quý hơn vượn gấp bội phần.

Đối với thần thoại Hy Lạp cổ, con người là do Prô-mê-thê sáng tạo ra. Đối với người Do Thái, chính Giê-hô-va đã làm điều ấy. Còn trong thần thoại cổ phương Đông, Nữ Oa ra tạo ra con người. Có thể thấy rằng, các câu chuyện giải thích về nguồn gốc của nhân loại đều có chung một đặc điểm: con người là do Thần tạo ra.

Mỗi dân tộc khác nhau được sáng tạo bởi những vị Thần khác nhau (do vậy có chủng người da trắng mắt xanh, da vàng mắt đen hay da đen…), và tất cả Thần đều đã tạo ra con người có hình dáng giống với chính bản thân họ. Thần ban cho con người những điều đặc biệt khiến họ vĩnh viễn phân khai với mọi tạo vật khác trên trái đất. Các Thần dùng bùn đất nơi không gian của họ để nặn ra con người và thổi hơi Tiên vào để ban cho sự sống.

Thần nâng niu và thương mến con người  mà họ đã tạo ra, chăm nom cho con người từ những ngày đầu non nớt, ban cho họ mọi thứ và giúp đỡ họ vượt qua những tháng ngày khai thiên lập địa đầy khó khăn…

Huyền sử Châu Âu: Giê Hô Va sáng tạo ra con người

2.png

Thiên Chúa- Giê Hô Va sáng tạo người Châu Âu – wiki

Trái đất được cho là trung tâm của vũ trụ; và loài người được vinh dự là trung tâm của  trái đất. Tại sao loài người lại được các vị Thần ban cho đặc ân như vậy? Câu trả lời:

“V
ì các Ngài muốn tạo ra một sinh linh đặc biệt, một sinh linh giống các Ngài”. Trước đó trong vũ trụ chưa bao giờ tồn tại một loài sinh vật giống với hình dạng của Thần.”

Thánh Kinh chép rằng Thiên Chúa Giê Hô Va tạo ra đại địa và vạn vật trong 24 ngày, ngày thứ 6 Chúa nói: “Dựa theo hình tượng của chúng ta để tạo ra người đàn ông…” Sau đó, con người vừa được tạo ra đó được thổi linh hồn vào hai lỗ mũi, trở thành một người đàn ông tên gọi là Adam. Adam đến từ tiếng Do Thái, có [nguyên] nghĩa là “bùn đất”.

3.png

Sự tạo dựng Adam- tranh trần Siscine nổi tiếng- ảnh Wiki

Ngài cũng tạo ra một khu vườn ( vườn Eden hay vườn Địa Đàng) và đặt Adam ở đó, cho phép anh ăn tất cả các loại trái cây trong vườn trừ cây nhận thức Tốt và Xấu – Trái cấm. Vì thấy Adam cô đơn trong vườn Địa Đàng, Chúa đã rút một xương sườn của anh và tạo ra người phụ nữ tên gọi Eva. Ngoài ra, Chúa cũng tạo ra chim muông và thú vật. Đó là nguồn gốc của người châu Âu. 

4.png

Adam và Eva trong vườn địa đàng. Ảnh Wiki

Huyền sử Hy Lạp:  Thần Prô-mê-tê sáng tạo ra con người

5.png

Prometheus đem lửa về cho con người- Ảnh Wiki

Theo huyền sử Hy Lạp, trên đỉnh Olympia thủa ấy, khi trái đất còn đang trong cảnh hỗn mang tăm tối. Anh em Prô-mê-tê (Prometheus) và Ê-pi-mê-tê (Epimetheus) được Thần Dớt (Zeus) đã giao cho họ nhiệm vụ cai quản trái đất, sáng tạo ra con người.

Hai Anh em Prô-mê-tê đã lấy đất sét trộn với nước nặn thành hình muôn loài. Trong khi người em đã nặn ra không biết bao nhiêu loài sinh vật, thì người anh Prô-mê-tê vẫn chưa hài lòng với tác phẩm đầu tiên của mình.

Ông muốn tạo ra một sinh vật phi thường có khả năng nắm giữ trái đất. 
Sau mười hai ngày đêm, Prô-mê-tê cuối cùng cũng hoàn thành tác phẩm. Prô-mê-tê đã tạo ra Đàn ông theo hình dáng các vị Thần và nghĩ
“Ta sẽ cho sinh vật này một tài năng để vượt qua muôn loài”.

Ông vậy đã ban cho con người một số đặc tính của Thần để giúp con người vĩnh viễn phân khai với động vật. Vì muốn trao một đặc quyền gì đó cho con người, Prô-mê-tê bèn trộm lấy lửa của thần Dớt đem xuống trần gian trao cho những sinh linh yêu quí. Lửa thắp sáng và sửa ấm. Nhờ đó mà con người ngày càng phát triển.

Thần Dớt sau đó lệnh cho các vị thần tạo ra Pan-do-ra, người phụ nữ đầu tiên với hình dáng phụ nữ yểu điệu. A-the-na (Athena) – vị thần của nghề thủ công mỹ nghệ, trí tuệ, rất thích tác phẩm của anh mình, nên đã ban cho Pan-do-ra sự sống, sự khéo tay. Còn dạy nàng Pan-do-ra biết dệt vải, may vá… cùng nhiều kỹ năng khác. Thần A-phro-di-te (Aphrodite), nữ thần của sắc đẹp và tình yêu tạo cho nàng Pan-do-ra dung nhan xinh đẹp. Mỗi vị Thần góp một chút để tạo ra đặc tính của Pan-do-ra. 

6.png

Sức mạnh của Thần Dớt (Ảnh wiki)

Vậy là hai tạo vật của Thần, người nam và người nữ, đã được hình thành, từ đó sinh sôi nảy nở và phát triển tri thức, dần dần hình thành nên xã hội loài người.

Huyền sử Phương Đông: Câu chuyện Bàn Cổ khai thiên lập địa và Nữ Oa sáng tạo con người

71.png

Chân dung vua Bàn Cổ – ảnh wiki

Theo huyền sử Phương Đông, cách đây rất rất lâu, trời và đất vẫn còn là cõi hỗn mang, toàn bộ vũ trụ được bao phủ bởi một đám mây hình quả trứng. Mọi thứ đều hỗn độn. Trong xoáy sâu hun hút đó là một vị Thần do linh khí trời đất sinh ra, Bàn Cổ, một người khổng lổ sinh ra từ hỗn độn. Ông đã ngủ trong quả trứng đó 18 nghìn năm. Một ngày nọ, ông thức giấc và duỗi mình khiến quả trứng bị vỡ và mọi thứ tản vào vũ trụ. Thứ màu sáng, tinh khiết bay lên tạo ra bầu trời và thiên đường. Thứ nặng hơn, không tinh khiết lắng xuống tạo thành mặt đất.

Trong vũ trụ mới này, Bàn Cổ lo rằng mọi thứ sẽ lại hỗn độn nếu Trời và Đất hợp lại, nên ông quyết định dùng thân mình để giữ chúng tách ra. Thêm 18 nghìn năm nữa, Bàn Cổ tiếp tục lớn lên đến khi Trời và Đất cách nhau 30,000 dặm. Sứ mệnh của ông chính là giữ cho Trời và Đất không hợp lại.

Đó là cách mà vũ trụ và trái đất bắt đầu, một nơi đẹp đẽ và thanh bình. Các sinh mệnh từ những hành tinh khác, cả tốt lẫn xấu bắt đầu tiến nhập vào.

Sau khi ông Bàn Cổ khai thiên lập địa, Nữ Oa đã du ngoạn đó đây giữa Trời Đất. Lúc đó, mặc dù trên mặt đất đã có sông núi cây cỏ, có động vật chim muông, các loài thú, cá, nhưng vẫn không sinh động hoạt bát, bởi vì trên Trái Đất còn chưa có loài người. Một hôm, Nữ Oa đi lại trên Mặt Đất hoang vắng tĩnh mịch, trong lòng cảm thấy rất cô đơn, bà cảm thấy phải tăng thêm thứ gì đó có sinh khí hơn cho Trời Đất.

Nữ Oa thấy sáng tạo của Bàn Cổ còn chưa hoàn chỉnh, trí tuệ của chim muông sâu cá vẫn chưa làm bà cảm thấy hài lòng. Bà cần phải sáng tạo ra sinh linh xuất sắc hơn bất cứ sự sống  nào.

Nữ Oa bay lượn dọc theo sông Hoàng Hà, cúi đầu thấy bóng dáng xinh đẹp của mình, bất giác vui mừng. Bà quyết định dùng bùn đất dưới sông nặn một người đất theo hình dạng của mình. Những người đất này hầu như giống bà, chỉ khác là bà nặn cho họ đôi chân phối hợp với đôi tay, để thay thế đuôi rồng. Nữ Oa thổi hơi tiên vào những người đất nhỏ này, chúng liền được tiếp sức sống, và trở thành những sinh vật nhỏ có thể đứng thẳng người đi lại, biết nói, thông minh khéo léo, Nữ Oa gọi họ là “Người”.

8.png

Nữ Oa tạo ra loài người – Tranh của Sm Yang/ The Epoch Times

Bà tiếp dương khí lên một số người trong đó—một loại yếu tố tính nam thích đánh nhau trong giới thiên nhiên, do đó họ đã trở thành đàn ông; còn trên một số người khác, bà lại tiếp âm khí–một loại yếu tố tính nữ hiền lành trong giới thiên nhiên, do đó họ trở thành đàn bà. Những người đàn ông đàn bà này vây quanh Nữ Oa nhảy múa, reo hò, mang lại sức sống cho Mặt Đất.

Nữ Oa muốn để loài người phân bố khắp nơi trên Mặt Đất, nhưng bà đã mệt, làm đã chậm hơn trước. Do đó, bà nghĩ ra một cách làm nhanh chóng. Bà cầm một sợi dây rơm cỏ thả xuống đáy hồ ngoáy trong bùn, cho đến khi đầu dây dính đầy bùn liền vung lên, cho bùn tung toé ra khắp nơi, những đám bùn đó biến thành những người nhỏ. Nữ Oa đã như vậy sáng tạo ra mọi người phân bố rộng trên Mặt Đất.

Trên Mặt Đất đã có người, công việc của thần Nữ Oa hầu như có thể chấm dứt rồi. Nhưng bà lại có một ý nghĩ mới: Làm thế nào mới khiến con người có thể sinh sống tốt được? Người cuối cùng thế nào cũng chết, chết đi một số, lại làm ra một số, như vậy thì phiền phức quá. Do đó, thần Nữ Oa liền ghép cặp đàn ông đàn bà với nhau, dạy họ sinh con đẻ cái, gánh vác trách nhiệm nuôi dưỡng đời sau. Loài người đã sinh sôi nảy nở như vậy, và ngày càng tăng lên.

Thần Nông, vị hoàng đế kế vị Nữ Oa, trở thành thủy tổ Tộc Việt

Tiếp sau đó, khi trời phân chia Nam Bắc (tộc Việt ở phía Nam, Trung Quốc là đất Bắc), theo sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vị kế nhiệm của Nữ Oa là Thần Nông, còn gọi là vua Viêm Đế, hay Ngũ Cốc Tiên Đế, được xem là thủy tổ của người Việt.

Phần lời tựa trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên chép: “Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam–Bắc. Thuỷ tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương”.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư có kể rõ lai lịch ba đời này: Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông (vua Viêm Đế), đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục.

Tiếp sau đó, Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (tức Trung Quốc, từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam –(tức đất Việt, từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ. Quốc gia đầu tiên của tộc người Việt vậy là có tên Xích Quỷ.

Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, sinh trăm người con trai.

Trong các câu chuyện huyền sử, vũ trụ được mô tả rộng lớn mênh mang, chư Thần Phật nhiều vô số, nên mỗi chủng người đều có một lịch sử khác nhau, do chính những vị Thần của họ sáng tạo ra, ban cho họ hình dáng giống mình và ban cho họ sự sống, dẫn dắt họ từ những ngày đầu khai sáng địa cầu này.

Đó là câu chuyện về khởi nguồn của các chủng người khác nhau trên Trái Đất từ ngày khai thiên lập địa.

 theo thời báo Đại Kỷ Nguyên

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng các con dựng lập đất Việt

 

lacviet-516x400.jpg
(Ảnh: internet)
 

“Tìm lại huy hoàng” là loạt bài nhiều kỳ do chuyên mục Văn Hóa thời báo Đại Kỷ Nguyên biên soạn, nhằm khôi phục dấu ấn nền văn hóa truyền thống đất Việt qua những câu chuyện lịch sử mang màu sắc“huyền sử”, hy vọng đem tới cho độc giả một cái nhìn mới về những nhân vật lịch sử và văn hóa truyền thống nước nhà.

 

“Con Rồng Cháu Tiên” có phải chỉ là một câu nói hình tượng?

Trong truyền thuyết lâu đời của Việt Nam được ghi lại trong Lĩnh Nam Chích Quái của tác giả Trần Thế Pháp, một danh sỹ đời nhà Trần (1226-1400), những chi tiết mang tính “huyền thoại” được ghi lại một cách hết sức tự nhiên, giản dị, như là sự thực vốn có vậy.

 

Về sau, khi biên soạn lại Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697), các chi tiết thần tiên này được lược bớt đi cho phù hợp với nhận thức người thời sau và phù hợp với tư cách một cuốn chính sử, nhưng vẫn giữ nguyên tên tuổi và những sự kiện chính.

Chúng ta cùng nhìn lại từ đâu có câu nói “Con Rồng Cháu Tiên” mà người Việt Nam luôn thuộc lòng?

Nguồn gốc con Rồng cháu Tiên

Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái ghi chép, ông nội của Lạc Long Quân, tên là Đế Minh, là cháu 3 đời Viêm Đế (Thần Nông) sinh ra con cả Đế Nghi, rồi nam tuần đến núi Ngũ Lĩnh, gặp được nàng tiên nữ tên Vụ Tiên đem lòng thương yêu rồi cưới về, sinh ra được Lộc Tục, dung mạo đoan chính, thông minh. (Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi lại thành “gặp con gái bà Vụ Tiên”, bởi việc gặp được một nàng Tiên giáng trần và cưới một nàng Tiên là việc khó có thể ghi lại trong chính sử).

Đế Minh kinh ngạc trước sự đoan chính, thông minh và tài trí của Lộc Tục, muốn Lộc Tục nối ngôi vua, nhưng Lộc Tục lại nhường cho anh. Đế Minh lập Đế Nghi cai trị phương Bắc (một phần Trung Quốc hiện giờ), phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương cai trị Phương Nam (đất Việt hiện nay), đặt quốc hiệu là Xích Quỷ.

Kinh Dương Vương xuống Thủy Phủ, cưới con gái vua Động Đình, tên là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm tức Lạc Long Quân. Chi tiết xuống Thủy Phủ này cũng bị lược bớt trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, bởi vì việc hiển nhiên tồn tại Thủy Phủ cũng là điều khó chấp nhận được trong nhận thức con người đời sau, nên trong Đại Việt Sử Ký toàn thư chỉ còn ghi chép: “Vua lấy con gái Động Đình Quân tên là Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân”.

Trong nhận thức và sự quan sát vạn vật của người thời xưa, Thủy Phủ (hay còn gọi là Thoải Phủ), song hành cùng Thiên Phủ và Địa Phủ, là các cõi không gian tồn tại đồng thời với không gian con người.

Việc ông ngoại của Lạc Long Quân vốn là một vị Long Vương cai quản hồ Động Đình, hay bà nội là một nàng tiên giáng trần, cũng là điều khó lý giải được trong nhận thức con người về sau và khó ghi vào chính sử. Song những sự tích ghi chép lại trong dân gian về việc gặp Tiên hay Rồng cũng rất nhiều (ví dụ như Từ Thức gặp Tiên, Lưu Nguyễn lạc vào cõi tiên v.v…)

Hồ Động Đình (hồ lớn nằm ở đông bắc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc hiện nay), là một hồ lớn nhất thời bấy giờ ở Trung Quốc và đất Việt nước ta, sau khi được Lạc Long Quân đổi tên thành nước Văn Lang, có biên giới phía bắc giáp hồ Động Đình.

Nguồn gốc “Tiên”, “Rồng” của người dân Việt cũng chính bắt nguồn từ đây.

Ho-dong-binh.png

Vẻ đẹp thủy mặc của Hồ Động Đình – nơi quê xưa chốn cũ của dòng dõi Lạc Hồng.

Tại Việt Nam trên đất An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình ngày nay, cũng có một ngôi đền thờ “Vua Cha Bát Hải Động Đình”, xưa là Hoa Đào Trang Chính Sơn Nam thời cổ sau gọi là Trang Đào Động. Đây chính là ngôi đền đã tồn tại gần 4.000 năm (từ thời Vua Hùng) trên đất Thái Bình. Có lẽ người đời sau cũng không còn rõ Vua Cha Bát Hải Động Đình mà các vị vua Hùng thờ phụng thực sự là ai.

Lạc Long Quân và Âu Cơ dựng lập đất Việt

Theo ghi chép trong Lĩnh Nam chích quái, Lạc Long Quân thay cha trị nước. Lạc Long Quân dạy dân cách ăn mặc, bắt đầu có trật tự về Quân Thần, tôn ty, có luân thường về phụ tử (cha con), phu phụ (chồng vợ). Lạc Long Quân vẫn đi về Thủy Phủ, nhưng trăm họ vẫn yên ổn.

Den-Hung.png

Đền thờ chính thờ Lạc Long Quân, tại Đồi Sim, nằm trong quần thể di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ)- Ảnh Wiki

Dân lúc nào có việc cần thì kêu Lạc Long Quân: “Bố đi đằng nào, không đến cứu chúng ta”, thì Lạc Long Quân lập tức xuất hiện ngay, uy linh cảm ứng không ai có thể trấn lượng được. Những thần thông và năng lực phi phàm của Lạc Long Quân được mô tả rất giản dị, tự nhiên trong ghi chép của Lĩnh Nam Chích Quái.

Đế Nghi truyền ngôi cho Đế Lai cai trị phương Bắc, một ngày sực nhớ đến việc ông nội là Đế Minh nam tuần gặp được tiên nữ, Đế Lai cùng con gái là Âu Cơ và bộ chúng thị thiếp nam tuần qua Xích Quỷ, thấy Lạc Long Quân đã về Thủy Phủ, trong nước không có vua, bèn cùng mọi người lưu lại nơi này. Đế Lai chu du khắp thiên hạ, thấy biết bao kỳ hoa, dị thảo, trân cầm, dị thú, tê tượng đồi mồi, kim ngân, châu ngọc, hồ tiêu, nhũ hương, trầm đàn, các loại sơn hào hải vị, không thứ nào không có. Khí hậu bốn mùa lại dễ chịu, Đế Lai lưu lại quên cả ngày về.

Nhân dân nước Nam não khổ vì sự phiền nhiễu, không được yên ổn như xưa, đêm ngày mong đợi Lạc Long Quân về, nên mới cùng nhau kêu:

Lạc Long Quân nghe thấy tiếng kêu liền lập tức xuất hiện. Trông thấy nàng Âu Cơ dung mạo đẹp lạ lùng, mới hóa thành 1 chàng trai phong tú mỹ lệ, tiếng đàn ca vang tới. Âu Cơ trông thấy mà lòng cũng ưng theo, Lạc Long Quân bèn rước nàng về núi Long Trang. Đế Lai sau khi tìm không thấy Âu Cơ bèn sai quân thần đi tìm khắp thiên hạ. Lạc Long Quân có thần thuật, biến hiện trăm cách, nào là yêu tinh quỷ mị, nào là long xà hổ tượng (rồng rắn hổ voi), quần thần được sai đi tìm không cách nào tìm được. Đế Lai đành trở về.

“Bố ở phương nào, nên mau về cứu nhân dân”

Bọc trăm trứng và cuộc phân ly

Âu Cơ ở với Lạc Long Quân giáp một năm, sinh ra một bọc trứng, cho là điềm không hay nên đem bỏ ra ngoài, hơn bảy ngày, trong bọc nở ra một trăm trứng, mỗi trứng là một con trai, bèn đem về nuôi nấng, không cho ăn không cho bú mà tự nhiên lớn trường đại, trí dũng song toàn, ai cung ngưỡng mộ, gọi là những anh em phi thường. (Trong Đại Việt Sử Ký toàn thư, chi tiết này chỉ được ghi thành “Vua lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con trai (tục truyền sinh trăm trứng), là tổ của Bách Việt” Những ghi chép về thần thông biến hóa cũng như việc Lạc Long Quân đi về giữa mặt đất và Thủy Phủ cũng được loại bớt khỏi Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.)

Lạc Long Quân ở dưới thủy phủ, mẹ con ở một mình, nhớ về Bắc Quốc, liền đi lên biên giới. Vua đất Bắc lúc bấy giờ tên Hoàng Đế, nghe tin lấy làm sợ mới phân binh trấn ngự quan ải, mẹ con không về được, đêm ngày gọi Lạc Long Quân:

“Bố ở phương nào làm cho mẹ con ta thương nhớ!”

Lạc Long Quân đột nhiên lại xuất hiện, gặp mẹ con ở Tương Dã, Âu Cơ nói:

“Thiếp vốn người đất Bắc, cùng ở một nơi với Quân, sinh ra được một trăm con trai mà không có gì cúc dưỡng, xin cùng theo nhau chớ nên xa bỏ, khiến cho ta là người không chồng không vợ, một mình vò võ…”

Lạc Long Quân nói:

“Ta là loài rồng, sinh trưởng ở Thủy tộc, nàng là giống Tiên, người ở trên Đất, vốn chẳng như nhau, tuy rằng khí âm dương hợp lại mà có con, nhưng phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà ở cùng nhau trường cửu. Bây giờ phải ly biệt, ta đem năm mươi con trai về thủy phủ phân trị các xứ, năm mươi con trai theo nàng ở trên Đất, chia nước mà cai trị, dù lên núi xuống nước nhưng có việc thì cùng nghe, không được bỏ nhau.  

Phân chia bờ cõi và dựng lập đất nước

Trăm trai đều theo mệnh, rồi mới từ giã ra đi. Âu Cơ cùng năm mươi người con ở lại Phong Châu (bây giờ là huyện Bạch Hạc), tự suy tôn người Hùng trưởng lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, quốc hiệu là Văn Lang. Về bờ cõi của nước thì đông giáp Nam Hải (Biển Đông), Tây đến Ba Thục, Bắc đến Động Đình Hồ, Nam đến Hồ Tôn Tinh (nước Chiêm Thành), chia trong nước ra làm 15 bộ là : Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Trường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Quế Lâm, Tượng Quân, sai các em phân trị, đặt em thứ làm tướng võ, tướng văn. Tướng văn gọi là Lạc Hầu, tướng Võ gọi là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương.

Dân khi ấy ăn mặc chưa đủ, phải lấy vỏ cây làm áo mặc, dệt cỏ ống làm chiếu nằm, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cầm thú, cá tôm làm nước mắm, lấy rễ gừng làm muối. Đất nương khi ấy trồng nhiều gạo nếp, lấy ống tre thổi cơm, gác cây làm nhà để tránh hổ và lang sói, cắt ngắn đầu tóc để tiện vào rừng núi, con đẻ ra lót lá chuối cho nằm, nhà có người chết thì giã gạo để hàng xóm nghe mà chạy đến cứu giúp, trai gái cưới nhau trước hết lấy muối làm lễ hỏi, vì thời đó chưa có sự tích trầu cau.

Chúng ta kết thúc phần 2 bằng lời ghi chép của của Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư:

“Khi trời đất mới mở mang, có thứ do khí hóa ra, đó là dòng dõi Bàn Cổ. Có khí hóa ra rồi sau có hình hóa, không thứ gì ngoài hai khí âm dương cả. Kinh Dịch nói: “Trời đất nung ủ, vạn vật thuần hóa, đực cái hợp tinh, vạn vật hóa sinh”. Cho nên có vợ chồng rồi sau mới có cha con, có cha con rồi sau mới có vua tôi.

Nhưng thánh hiền sinh ra, tất có khác thường, đó là do mệnh trời.

Nuốt trứng chim huyền điểu mà sinh ra nhà Thương, giẫm vết chân người khổng lồ mà dấy nhà Chu, đều là ghi sự thực như thế. Con cháu dòng dõi Thần Nông là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái gốc đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao?

Hà Phương Linh

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 Tứ bất tử của Việt Nam, họ là ai?

Beautiful_Paintings_by_Hong_Leung_-670x4
 

Người xưa quan niệm rằng: phàm là những ai được lưu danh trong sử sách, thì đều là đã được Thần an bài điều đó với mục đích lưu lại lịch sử văn hóa nhân loại, giáo dục con người đời sau không quên nguồn cội và các giá trị đạo đức nhân sinh. Trước khi trở thành những vị Thánh nhân, những vị Thần Tiên như trong sử sách và các câu chuyện cổ, những vị ấy cũng đã từng một lúc nào đó làm người, đóng các vai trò khác nhau trong xã hội như một người mẹ, một người vợ, một người con… Thế nhưng, theo chuyện kể, trước khi hạ thế làm người, họ vốn dĩ đã là Thần Tiên trên thiên thượng rồi. Vậy ý nghĩa của việc này là gì?

“Tứ bất tử” của Việt Nam đã định ra nền tảng văn hóa tín ngưỡng Phật Đạo Thần và đạo lý làm người.

Tiếp theo phần 1phần 2 về nguồn gốc loài người và lịch sử hình thành đất Việt, con cái của Lạc Long Quân và Âu Cơ là các vị vua Hùng dựng lập đất nước, dạy người dân biết làm nương, làm rẫy, nấu cơm, thổi lửa, dựng vợ, gả chồng…, những kỹ năng cần thiết để sinh tồn và bảo toàn nòi giống. Tiếp theo đó, con người còn cần phải học những gì?

Tài liệu xưa nhất về thuật ngữ “Tứ bất tử” là bản Dư địa chí, in trong bộ Ức Trai di tập. Nguyễn Tông Quai ở thế kỷ XVII là người đầu tiên giải thích thuật ngữ Tứ bất tử, khi ông chú giải điều 32 trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi. Lời chú ấy như sau:

Họ cần học ĐẠO, chính là đạo làm người, đạo làm con, đạo làm vợ làm chồng, làm cha làm mẹ, đạo quân thần của đất Việt. Họ cũng cần có đức tin vào các vị Phật, Thánh, Thần, Tiên, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho bách gia trăm họ. Huyền thoại về “Tứ bất tử” – những nhân vật bất tử trong lịch sử Việt Nam, góp phần gây dựng những nền tảng ấy.

“… Người đời Thanh nói: Tản Viên Đại Vương đi từ biển lên núi, Phù Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa bay lên không trung, Đồng tử nhà họ Chử gậy nón lên trời; Ninh Sơn (nay là Sài Sơn) Từ Đạo Hạnh in dấu vào đá để đầu thai. Ấy là An Nam Tứ bất tử vậy” 

T%C6%B0%E1%BB%A3ng-T%E1%BB%AB-%C4%90%E1%

Tượng Từ Đạo Hạnh ở chùa Thầy, một ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội.

chu-dong-tu1.png

Chử Đồng Tử gặp công chúa Tiên Dung

Thanh-Giong.png

Thánh Gióng nhổ tre diệt giặc

Nguyen-Minh-Khong.png

Nguyễn Minh Không, quốc hiệu Lý Quốc Sư, tại khu thờ tự quần thể chùa Bái Đính

Kiều Oánh Mậu người làng Đường Lâm là nhà học giả cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trong lời Án sách Tiên phả dịch lục có viết:

“Tên các vị Tứ bất tử của nước ta, người đời Minh cho là: Tản ViênPhù ĐổngChử Đồng TửNguyễn Minh Không. Đúng là như vậy. Vì bấy giờ Tiên chúa (Liễu Hạnh) chưa giáng sinh nên người đời chưa thể lưu truyền, sách vở chưa thể ghi chép. Nay chép tiếp vào.” 

Những thông tin về Tứ bất tử trong thư tịch Hán Nôm, hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Các tài liệu tiếng Việt hiện đại sau này về Tứ bất tử thì phong phú hơn và thường nhắc tới tứ bất tử gồm: Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử, và Liễu Hạnh công chúa.

Tan-vien-son-Than1.png

Tản Viên Sơn Thần

Son-tinh-thuy-tin.png

Tản Viên Sơn Thần (Sơn Tinh) trong trận giao chiến với Thủy Tinh

Tín ngưỡng truyền thống bao gồm tín ngưỡng vào Phật Gia, Đạo Gia, và Đạo Tiên. Trong 6 vị được lưu danh bất tử qua các thời kỳ, Chử Đồng Tử (đời Hùng Vương thứ 18) được thờ như ông tổ của đạo thờ tiên (Chử Đạo Tổ); Thánh Gióng (đời Hùng Vương thứ 6) vốn là Thiên tướng trên trời, xuống giúp dân tộc Việt dẹp giặc, rồi lại bay về trời; Tản Viên Sơn Thánh (còn gọi là Sơn Tinh, đời Hùng Vương thứ 18), hậu duệ của Lạc Long Quân và Âu Cơ, dòng dõi con rồng cháu tiên, vốn “theo cha xuống biển”, rồi lại “từ biển đi lên” để lưu danh lịch sử.Như vậy, trong các ngôi vị tứ bất tử, chúng ta thấy có đại diện của cả tín ngưỡng Phật, Đạo, Thần. (Phật, Thánh, Thần, Tiên…). Đó phải chăng chính là nền tảng văn hóa cần có của người Việt đã được đặt định từ những ngày đầu học đạo?

Từ Đạo Hạnh (1072-1116) và Nguyễn Minh Không với quốc hiệu Lý Quốc Sư (1065 – 1141), là hai vị thiền sư, cao tăng nổi tiếng đời nhà Lý, với huyền sử cuộc đời mang dấu tích của Phật Pháp thần thông và đưa họ thành bất tử.

Liễu Hạnh công chúa (thời Hậu Lê) vốn là con gái thứ 2 của Ngọc Hoàng Thượng Đế, 3 lần giáng trần để ngàn đời được tôn phong là “Mẫu nghi thiên hạ – Mẹ của muôn dân” và cuối cùng quy y cửa Phật.

 

Liễu Hạnh công chúa đã định ra tấm gương về đạo nghĩa và tứ đức Công- Dung- Ngôn- Hạnh, đã tận tâm báo hiếu ơn đức sinh thành của cha mẹ, đã một lòng chung thủy với tình nghĩa vợ chồng, đã để lại hình ảnh về phụ nữ đầy lòng nhân ái, thiện lương, thương yêu nhân dân, dạy dân trồng dâu nuôi tằm dệt vải, cứu khổ cứu nạn những người nghèo khổ, luôn khuyên bảo người khác làm điều lành, tránh điều ác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiên giới thánh duyên Chử Đồng Tử và Tiên Dung

 

  • Tien-dung-675x400.png

Từ trước tới nay, câu chuyện cổ tích giản lược về Chử Đồng Tử và Tiên Dung thường hay làm dấy lên những thắc mắc trong lòng người đọc như: Tại sao công chúa Tiên Dung lại dám tự ý kết duyên không theo lệnh vua cha? Một câu chuyện gặp nhau trong phòng tắm ngoài trời, có gì đáng để lưu lại ngàn đời và trở thành một trong tứ bất tử ở Việt Nam?

Đó là bởi vì những gì tinh túy nhất, thâm sâu nhất đã bị giản lược đi, chỉ để lại hiện tượng bề mặt đọc qua thấy trần trụi và thô tục. Người đời sau không biết lại tiếp tục gán cho huyền sử này một ý nghĩa “quyền tự do yêu đương” theo nhu cầu của con người hiện đại.

Sự thực có phải như vậy không?

Khi những câu chuyện huyền sử được truyền từ đời này sang đời khác, người ta đã tự ý sửa lại, cắt xén, thêm bớt theo nhận thức và quan niệm của mình. Vì càng ngày càng có nhiều người không tin sự tồn tại của thần Phật, nên những chi tiết nguồn gốc “tiên cốt” của các nhân vật hay các tình tiết thần thoại thường bị lược bớt đi sau này (“tiên cốt” hay “cốt tiên” nghĩa là nhân vật vốn có nguồn gốc thần tiên trên thượng giới đầu thai làm người phàm).

Ý nghĩa của bản huyền sử gốc: Hết thảy đều hành sự thuận theo thiên ý (ý trời).

Thay vào đó, các đời sau chỉ chép lại nội dung bề mặt, mô tả nhân vật như những con người gốc gác hoàn toàn phàm tục, và đưa vào những ý nghĩa phù hợp với quan niệm của mình.

Như đề cập tới trong phần 3: Tứ bất tử của Việt Nam, họ là ai, Chử Đồng Tử được tôn vinh là Chử Đạo Tổ (Đạo Tiên). Bản thần tích gốc về câu chuyện Chử Đồng Tử và Tiên Dung do Nguyễn Bình soạn vào năm 1572 toát lên ý nghĩa:

Tình tiết chính của câu chuyện:

Chử Đồng Tử và hai vị phu nhân vốn đều có nguồn gốc Tiên trên thượng giới xuống theo Thiên ý để thực hiện sứ mệnh của mình. Hoàn cảnh gặp gỡ kỳ lạ hay hôn nhân tự nguyện rốt cuộc chỉ cái cớ tác thành để họ cùng nhau thực hiện sứ mệnh giúp dân giúp nước và đặt định tín ngưỡng Phật Đạo Thần cho dân tộc Việt.

Vua Hùng thứ 18, là vua Hùng Duệ Vương, sinh được một người con gái đẹp như tiên vì thế đặt tên là Tiên Dung.

Ngay trước lúc sinh công chúa, nhà vua nằm mộng thấy mình bồng trên tay một bé gái có mây ngũ sắc vờn quanh. Đêm ấy hoàng hậu thụ thai rồi sinh ra công chúa Tiên Dung.

 

Tiên Dung xinh đẹp, nết na hiếu thảo. Năm Tiên Dung 16 tuổi nhiều Lạc Hầu, Lạc Tướng đều nhắm nhe muốn xin làm con rể vua Hùng. Thái tử con vua nước phương Bắc, Hoàng đế nước láng giềng phía Nam cũng gửi lễ vật xin được ra mắt Tiên Dung.

Hết thảy lời cầu xin Tiên Dung đều từ chối. Không phải nàng trịch thượng kiêu kỳ, hay muốn quyền tự do lựa chọn, mà là nàng chờ đợi thiên ý.

Công chúa cúi đầu tâu với vua cha: Muôn tâu Phụ vương, con trộm nghĩ truyện trăm năm do trời đất sắp đặt, việc lúc nào đến sẽ đến, con đâu dám trái mệnh trời.

Vua Hùng nghe hài lòng, không ép. Lại thể theo ý nguyện của Tiên Dung, nhà vua truyền cấp cho chiếc thuyền lớn để nàng đi du ngoạn khắp nơi.  Công chúa tâu với vua cha: Muôn tâu con mong muốn biết các thần dân của phụ vương sống ra sao, muốn xem bờ cõi phụ vương mở rộng tới đâu, núi sông tươi đẹp như thế nào.

Lần ấy công chúa Tiên Dung cho thuyền theo dòng sông Cái đi mãi về xuôi.

Giữa những bãi dâu, lũy tre, đồng lúa xanh rì, con sông uốn khúc đưa thuyền công chúa trôi mãi tựa như có một bàn tay vô hình đưa đẩy. Đứng tựa mạn thuyền, chợt công chúa thấy qua khúc ngoặt hiện ra trước mắt mình một bãi cát vàng chạy dài tít tắp. Sao đây chưa phải là bờ biển, sao đây không gần núi đá cao mà lại có bãi cát mịn sạch bong như thế này?

Tiên Dung truyền lệnh cắm sào lên bãi cát dạo chơi. Nước sông trong vắt, sóng lăn tăn vỗ quanh mạn thuyền, bãi cát phẳng lỳ chưa hề có dấu chân người. Tiên Dung truyền vây màn, cho nàng tắm mát.

Nước mát lạnh khiến nàng tắm thỏa thích vì thế không hề hay biết cát khô dưới chân bị nước cuốn trôi để lộ ra cái đầu, tảng ngực trần và toàn bộ thân thể một người con trai, cũng giống nàng, không một mảnh vải che thân.

Công chúa suýt kêu lên một tiếng gọi thị nữ. Vừa lúc người kia ngửng lên, Tiên Dung kịp nhận ra gương mặt chàng trai hai mắt mở to, vẻ còn sợ hãi hơn nàng. Tiên Dung hỏi: Người là ai? sao lại ở đây? Chàng trai đáp: Thưa tôi họ Chử, làm nghề đánh cá, nhà ở gần đây thôi. Tôi …

Công chúa lại hỏi tiếp: Vậy nhà ngươi mắc tội gì? Vì sao phải đi trốn như thế này? Chàng trai vẫn nằm yên trên cát, trả lời: Tôi không có tội gì cả, chỉ vì tôi nghèo, không có quần áo che thân nên khi thấy người lạ, phải chui vào bãi cát, bụi lau lẩn trốn…

Chu-dong-tu.png

Nơi bãi cát Chử Đồng Tử trốn, nay chính là Xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, Hà Nội

Không thể kéo dài cả hai trong cảnh ngộ như thế này. Tiên Dung ném cho chàng trai cái khăn và gọi chàng trai đứng dậy, ngắm nhìn gương mặt thuần hậu của chàng, nàng hỏi tiếp: Chuyện của chàng hẳn là dài lắm?

Tên chàng là Chử Đồng Tử. Đồng Tử quê ở Chử Xá (nay thuộc xã Văn Đức, Huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Cha chàng là Chử Cù Vân, mẹ tên Bùi Thị Gia. Một này kia, trong lúc ông bà Chử đi vắng, đột nhiên ngọn lửa bốc lên thiêu trụi căn nhà nhỏ, không để lại chút gì dù chỉ là cái bát mẻ để ăn cơm. Rồi sau đó bà Gia ốm nặng, và mất. Từ đấy cha con Chử Đồng Tử đùm bọc nhau, cuộc sống vô cùng nghèo khổ.

Có lẽ trên thế gian này chưa có ai nghèo như bố con họ Chử, nghèo đến mức cả nhà chỉ có một chiếc khố dùng chung. Suốt ngày, hai người ngâm mình dưới nước đánh bắt cá, mỗi lần có việc phải tiếp xúc với người ngoài hoặc đi chợ bán cá, mua gạo thì cha nhường con, con nhường cha mặc khố lên bờ.

Chu-dong-tu-2.png

Trước khi ra đi, ông Chử Cù Vân dặn con: Bố chết đã có đất cát vùi kín. Con ở trần gian không thể ở trần đi ra ngoài, nên giữ khố này để mà dùng.

Nhưng Đồng Tử đã ngăn lại và nói: Bố cứ yên lòng. Con sống ở đời chịu khó làm ăn sẽ mua được nhiều quần áo.

Không thể để cha chết trần. Chử Đồng Tử quỳ lạy cha xin tha tội bất hiếu, đóng khố cho cha cẩn thận rồi mới đem chôn.

Cũng từ đấy Chử Đồng Tử thường suốt ngày lặn ngụp đánh cá ở những quãng sông vắng. Mỗi lần gặp thuyền buôn đi qua chàng cứ phải đứng ngâm nửa mình dưới nước.

Sẽ không ai biết trên đời có một chàng Chử Đồng Tử hiếu thảo nhường ấy, nghèo khổ nhường ấy, nếu như…

Thiên duyên kỳ ngộ: cuộc gặp gỡ của hai người do trời dẫn dắt

… Chử Đồng Tử bạo dần lên, kể tiếp: Tôi đang đánh cá thì nghe tiếng đàn hát, cười nói. Sự tình hoảng hốt còn phân vân chưa biết tính sao thì thuyền đã lướt tới. Cũng vì hôm nay tôi mải đuổi bắt một con cá to. Khi đầu nó nhô lên, hai mắt như hai viên ngọc, vẩy bạc óng ánh.

Cứ mỗi lần con cá quẫy đuôi là tôi lao tiếp theo vài sải. Những tưởng mười mươi chộp được, ai ngờ nó lặn mất tăm, ngẩng đầu lên đã thấy buồm gấm như một đám mây phủ sẫm mặt nước. Tôi chỉ còn cách xấp ngửa chạy lên bờ như mọi khi tìm bụi lau chui vào ẩn nấp. Nhưng… quanh mình chỉ thấy bãi cát trống trơn. Thưa, bãi cát… như là con sông theo lệnh Long Vương rút cạn nước mà nên sự tình. Vì quãng sông này tôi thường lui tới. Vừa mới hôm qua tôi còn ở đây mà chưa hề thấy.

Tôi càng chạy cát càng lún dưới chân, ngoảnh nhìn lại thấy thuyền đã đậu bên bờ. Thuyền đậu mà vừa to vừa lạ. Tôi chỉ còn cách moi cát vùi mình xuống. Tưởng cố nằm chờ, mọi sự sẽ qua đi. Ai ngờ…

chu-dong-tu-3.png

Đến lượt Tiên Dung tự kể chuyện mình: Thiếp là con gái vua Hùng… Chử Đồng Tử giật mình quỳ xuống: Tôi không được biết, xin tha tội chết. Tiên Dung vội bước lên, nâng chàng dậy.

Chử Đồng Tử vừa ở nơi đó, hôm qua còn chưa có bãi cát này, rồi lại được dẫn dắt để đuổi theo con cá mà tới địa điểm gặp gỡ, là ngẫu nhiên hay đều do Trời sắp đặt, là ý Trời dẫn dắt?

Nàng Tiên Dung chắp hai tay trước ngực, mặt ngửa nhìn trời: Tôi đã nguyện không lấy chồng nhưng hôm nay gặp chàng trai trong cảnh ngộ này cũng là do trời đất sắp đặt xui khiến.

Nói rồi nàng vén màn truyền thị nữ mang thêm cho một bộ quần áo, bộ nam trang luôn có sẵn trên thuyền đã một lần công chúa mặc cải dạng lên bờ trảy hội.

Tất cả thị nữ đều kinh ngạc mở to mắt khi thấy nữ chủ nhân của mình từ trong màn bước ra bên một chàng trai tuấn tú. Hai người sánh vai nhau bước xuống thuyền.

Công chúa kể lại sự tình cho các thị nữ cùng nghe rồi truyền mở tiệc hoa. Từ lúc bước chân lên thuyền, bước vào một thế giới mới giàu sang quyền quý, lại biết mình sẽ kết vợ chồng cùng công chúa, Chử Đồng Tử có ý từ chối. Nhưng Tiên Dung nói:

Hai người bước ra đầu thuyền quỳ trên chiếc chiếu đậu. Trước mặt là hương án bày đĩa hoa, bát nước và ba nén hương. Đôi vợ chồng trẻ khấn lạy cảm ơn sự tác thành của trời đất, cầu xin các đấng thần linh chứng giám.

Ta làm theo ý Trời, là do duyên Trời tác hợp, chàng việc gì mà lo ngại?”

Công chúa Tiên Dung: Mời chàng sang nghỉ phòng bên. Thiếp đã cho người về báo với vua Cha, Mẫu Hậu và Thái Trưởng công chúa, Duyên khánh công chúa, Thái Hiến công chúa. Khi nào được phép chúng ta sẽ thành thân. Bổn phận làm con, phải giữ tròn chữ hiếu, chữ trinh.

Người thị nữ cầm giá nến đi trước dẫn đường, Chử Đồng Tử theo sau.

Nào ngờ… Nghe con gái cử người về báo tin, vua Hùng nổi giận: Tiên Dung không biết trọng danh tiết, đi chơi giữa đường lại hạ giá, lấy người nghèo. Thiếu gì vương tôn công tử mà đi lấy một người không rõ gốc gác. Từ nay mặc kệ nó, không cho trở về nữa.

Nhập thế gian

Thế là chàng Chử Đồng Tử không khoác áo phò mã cưỡi ngựa hồi cung. Còn công chúa Tiên Dung bán hết ngọc ngà châu báu đổi lấy bộ quần áo thường dân trở thành một cô gái quê mùa cùng chồng xây dựng tổ ấm.

Đôi vợ chồng trẻ không về Chử Xá, làm nhà mới ở xuôi phía dưới nơi mà sáng sáng chỉ cần chống cửa là nhìn ngay thấy bãi cát trời đất xếp đặt cho hai người gặp nhau.

Thế rồi mưa thuận gió hòa, thóc đầy bồ, tôm cá đầy khoang, nơi Chử Đồng Tử – Tiên Dung ở, người theo về quần cư ngày càng đông vui. Làng thêm xóm mới. Chợ thêm phiên, lều quán kéo dài. Bến sông kè đá. Thuyền to không biết từ phương xa nào tới mang theo nhiều hàng quý hiếm.

Một hôm Tiên Dung bàn với Chử Đồng Tử: Thiếp nghe người khách buôn phương xa mới tới đây nói rằng đất mình nhiều sản vật quý… Nếu biết vượt biển mang bán tận phương xa thì sau mỗi chuyến đi một dật vàng lãi thành mười dật. Chàng thấy thế nào?

Ban đầu Đồng Tử gạt đi: Trước đây ta nghèo đến mức không có cả đến cái khố mà mặc, nay được giàu có sung sướng thế này là mang ơn trời đất lắm rồi. 

Tiên Dung: Nếu mộng giàu sang thì thiếp đã chẳng theo chàng. Ngoài đất nước ta, còn có núi sông nào nữa? Ngoài thế giới ta đang sống, còn có thế giới nào nữa? Chàng hãy nghe em, thử một chuyến đi xa.

Có lẽ đây chính là thiên ý. Chử Đồng Tử cần phải đi để gặp Thầy gặp Đạo.

Gặp Sư Phụ và đắc đạo

Chử Đồng Tử nghe lời háo hức lên thuyền cùng người khách thương vượt biển. Sau ba ngày ba đêm, thuyền thả neo dưới chân một đảo vắng lấy thêm nước ngọt. Trong khi các thủy thủ sửa sang buồm lái thì Chử Đồng Tử lững thững lên bờ dạo chơi. Chàng thấy hòn đảo xanh tươi, phong cảnh đẹp lạ kỳ, con chim có tiếng hót lạ như mời chàng vui chân đi tiếp, đi mãi sâu vào bên trong đảo.

Chử Đồng Tử ngửng đầu lên nhìn thấy chót vót trên núi cao một cái am cỏ. Từ trong khe núi có một cụ già râu tóc bạc phơ bước ra. Ông cụ đầu đội nón mây, tay lê gậy trúc, chân dậm hài cỏ vừa đi vừa phất tay áo rộng, hát rằng:

Núi cao chót vót nước lại thâm

Trong cõi trần ai kẻ tri âm

Ai kẻ tri âm thời đồng tâm

Đồng tâm xin kết bạn giai âm

Kết bạn giai âm muôn dặm cũng tầm

Vui với núi cao cùng nước thâm.

Chử Đồng Tử đón sẵn bên đường, vái lạy: Tôi trộm nghe câu hát, biết mình có phúc được gặp bậc tiên. Dám xin rủ lòng cho theo học đạo.

Ông cụ nói: Ta chờ con đã lâu rồi.

Nói đoạn quay người đi trước bước chân thoăn thoắt. Đồng Tử theo sau thấy mình đạp lên đá mà nhẹ như đi trên mây, một chốc tới am cỏ, nhìn xuống xa vời không thấy bãi đá, cây rừng đâu cả. Ông cụ giữ Chử Đồng Tử ba ngày, truyền dạy phép thuật.

Trước khi chia tay, cụ cho Chử Đồng Tử một chiếc gậy và một cái nón, dặn: Phép biến hóa ở cả trong hai thứ này.

Chử Đồng Tử xuống núi, ngoảnh lại đã không thấy am cỏ đâu. Đang hoảng sợ thì nhìn phía xa chàng thấy trên mặt biển thấp thoáng một cánh buồm vội dơ tay vẫy gọi. Thuyền ghé vào bờ, không ngờ gặp đúng những người đã cùng Chử Đồng Tử đi buôn. Người trên thuyền mừng rỡ kể lại hôm ấy Chử Đồng Tử lên đảo rồi lạc trong khe núi. Mọi người chia nhau tìm kiếm hồi lâu không thấy đành phải nhổ neo đi tiếp. Ai cũng nghĩ Đồng Tử không còn nữa. Chuyến buôn nay mới trọn vẹn, mọi người cho thuyền quay mũi dong buồm về đến đây, tính chuyện lên thắp nén hương. Một người nói: Vừa đúng ba năm… Chử Đồng Tử giật mình nhớ lại:

Tiên Dung thấy chồng đắc đạo trở về thì mừng lắm. Nàng cũng xin được truyền dạy phép thuật, cả hai vợ chồng cùng tu luyện rồi đi hành đạo, cứu nhân độ thế.

Chàng ở trên núi chỉ có ba ngày. Thì ra một ngày trên cõi tiên bằng một năm dưới hạ giới.

Hành đạo cứu người

Tiên Dung nói: Ta đã hằng sản hằng tâm cứu người nghèo, giúp kẻ khó, làm cho nhiều người có nhà ở, cơm ăn, áo mặc. Nhưng cái sự đau ốm, tử biệt sinh ly thì vẫn chưa làm cho trăm họ vợi đau khổ phần nào.

Chử Đồng Tử chỉ vào chiếc gậy, cái nón, nhắc lại lời ông cụ trên am cỏ nói với mình: Phép biến hóa ở cả trong hai vật này.

Phải năm phát dịch người chết rất nhiều. Có nhà chết không còn một ai. Có làng đầu xóm, cuối xóm ngày đêm vang tiếng người khóc thảm thiết.

Trước tai họa của nhân dân, Chử Đồng Tử – Tiên Dung ra tay cứu vớt. Người chết nằm đó, chỉ cần Chử Đồng Tử cầm gậy thần chỉ thẳng vào là mở mắt hồi sinh. Nghe tin làng Ông Đình chết nhiều người. Chử Đồng Tử ngả nón rồi cùng Tiên Dung ngồi lên bơi vun vút qua sông. Khi hai ông bà tới nơi thì hầu như cả làng không còn bóng người, xác chết nằm phơi khắp trong nhà ngoài ngõ. Những người đang hấp hối cũng chỉ biết nằm thoi thóp thở. Chử Đồng Tử phải đến gần cầm gậy đập mấy cái liền vào từng xác chết, gọi: dậy, dậy mau! Những xác người từ từ mở mắt rồi ngồi nhỏm dậy. Khi biết mình vừa được sống lại họ quỳ lạy tạ ơn rối rít. Chử Đồng Tử cười, hỏi: Khỏe hẳn chưa? Đáp: Thưa, khỏe lắm rồi ạ. Chử Đồng Tử: Khỏe thì ra sân vật nhau cho ta xem!

Người nghe, tất thảy reo hò ầm ĩ kéo nhau ra sân ra bãi ôm nhau, vật nhau theo tiếng trống thúc dồn dập của người cầm trịch. Nhưng ngoảnh nhìn thì cứu tinh của họ, ông bà Chử Đồng Tử – Tiên Dung đã đi từ lúc nào. Hẳn là hai người tiếp tục đi đến những thôn khác, đáp ứng lời nguyện cầu của dân làng khác đang có dịch bệnh hoành hành.

Từ ngày đắc đạo, Tiên Dung đã chia hết của cải cho người nghèo trong vùng. Hai người như hai vị khách lữ hành đi khắp mọi nơi cứu nhân độ thế.

Huyền thuật hiển linh 

Một bữa nọ hai người đang bước mải miết trên đường thì trời xập tối. Làng xóm còn xa, chung quanh gò hoang, đầm nước vắng vẻ, sương đêm bốc lên lạnh lẽo. Chử Đồng Tử – Tiên Dung đều cảm thấy mỏi mệt bèn bảo nhau dừng chân tạm nghỉ. Hai người chọn nơi cao ráo, cắm chiếc gậy xuống, úp cái nón lên rồi ngồi bên dưới tựa vào vai nhau nhắm mắt thư giãn.

Chu-dong-tu-4.png

Chẳng ngờ phép thuật hiển linh. Nửa đêm quanh chỗ hai người ánh sáng chói lòa. Rồi trong phút chốc cả một tòa thành quách, lâu đài, cung điện hiện ra. Trời đã sáng, dân đi làm thấy có sự lạ, bảo nhau theo đến rất đông. Người ta thấy cổng thành cờ xý rực rỡ, lính canh uy nghiêm, voi ngựa ra vào rầm rập. Nhìn vào bên trong thấy lâu đài tráng lệ, tỳ tướng, quân hầu, thị nữ đứng giàn hai bên như đang tấu trình công việc. Ngồi trên giữa chính điện là Chử Đồng Tử – Tiên Dung, mặc áo hoàng bào thêu long phượng, nét mặt oai nghiêm mà đầy nhân hậu.

Biết mình có diễm phúc được bậc thiên tiên che chở, dân các miền bảo nhau kéo về quy phục, lập thành phố xá đông vui như một nơi đô hội.

Khách phương xa tới nước mình trước khi đến Phong Châu đều dừng thuyền lên bờ vào làm lễ ra mắt Chử Đồng Tử – Tiên Dung.

Ngày tháng trôi qua, Chử Đồng Tử – Tiên Dung mải miết hành nghề cứu dân. Những lúc rỗi hai người lại ngồi bên nhau trò chuyện. Chử Đồng Tử: Từ ngày làm bạn với nàng cuộc đời ta thay đổi nhưng cũng chưa bao giờ mơ ước được có hôm nay. Tiên Dung đáp: Do có sự xếp đặt của trời cả thôi. 

Chử Đồng Tử lại nói: Như cái sự mong muốn của ta là con người thoát cảnh nghèo nàn được sống ấm lo hạnh phúc thì đã đạt một phần. Tiên Dung lắc đầu: Con người có thể sống dư thừa ấm no, nhưng hạnh phúc thì còn tùy thuộc… Đồng Tử gật đầu:

Duyên tiếp duyên và cùng nhau thực hiện sứ mệnh

Nàng nói chí phải. Ai chẳng biết lúc trăng tròn đầy là đẹp, nhưng không biết trăng non đầu tháng mọc nơi hoàng hôn, trăng khuyết rụng ngay buổi bình minh nơi mặt trời mọc. Đạo ta còn phải truyền rộng…

Hai người lại đi khắp bốn phương, có lần vào tới tận cửa biển Quỳnh Nhai, nay thuộc Nghệ An, khi ấy là biên giới nước ta.

Lần ấy Chử Đồng Tử – Tiên Dung vừa rời lâu đài đi tới Đông Kim (thuộc xã Đông Tảo ngày nay) thì gặp một người con gái đang cấy lúa bên đường. Thấy Chử Đồng Tử dừng ngựa nhìn cô gái, Tiên Dung hiểu ý chồng bèn đến gần nói với cô:  Em là người tiên hay người trần? Thiếu nữ trả lời: Em là Tây Sa, tiên nữ ở Tây cung xuống giả là người trần đó thôi. Cũng như hai vị, nay đã đắc đạo.

Cuộc hội ngộ hôm nay hẳn do ý trời. Tiên Dung nói:

Chử Đồng Tử hỏi: Ta đã học được đạo cứu giúp con người, các nàng có đi theo ta không? Cả hai nàng cùng đáp: Cứu người là việc thiện, sao chúng em lại không theo? Từ đấy Chử Đồng Tử có thêm người vợ thứ, vốn là tiên nữ Tây cung đầu thai vào một nhà họ Nguyễn có nghề thuốc nam gia truyền, dân trong vùng quen gọi là nàng Nguyễn.

Mưu sự tại nhân, hành sự tại Thiên (con người mưu sự, nhưng thực hiện là do Trời).

Nàng Nguyễn đã về Phong Châu chữa bệnh cho vua Hùng. Khi nhà vua khỏi bệnh truyền đem lụa, gấm ra tiễn. Nàng Nguyễn cúi đầu lạy tạ, thưa chính công chúa Tiên Dung nghe tin vua cha ốm đã cử nàng về thay mặt Chử Đồng Tử – Tiên Dung báo hiếu.

Hoàn thành sứ mệnh trở về thiên quốc

chu-dong-tu-5.png

Ảnh: Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân

Nhưng rồi thanh thế Chử Đồng Tử – Tiên Dung ngày càng rộng lớn. Tiếng đồn về lòng nhân đức, sự cảm phục tài năng phép thuật cứu được người chết sống lại càng ngày càng xa. Thêm vào đó những lời đồn đại về cung điện nguy nga, lâu đài thành quách rộng lớn, phố chợ đông vui, nhiều người về quy phục đến tai vua Hùng, cố tình gây cho nhà vua lòng nghi ngờ Chử Đồng Tử – Tiên Dung mưu đồ phản nghịch. Nghe lời sàm tấu nhà vua quyết định cử tướng mang quân đi bắt Chử Đồng Tử – Tiên Dung về hỏi tội.

Quân nhà vua sát khí đằng đằng, gươm giáo sáng lóa chỉ một ngày tốc thẳng tới nơi. Nhưng vì trời tối và còn cách con sông rộng nên các tướng truyền hạ trại ngày mai sẽ tấn công bắt trói giải nghịch tử nghịch nữ về triều.

Trong lâu đài, các tướng của Chử Đồng Tử – Tiên Dung xin được ra nghênh chiến. Ai cũng muốn có dịp lập công tạ ơn Chử Đồng Tử – Tiên Dung. Ai cũng muốn làm sáng tỏ nỗi oan ức vì sự hiểu lầm của vua cha.

Nhưng Chử Đồng Tử gạt đi: Việc binh đạo sát hại dân lành là điều ta trước nay không muốn. Tiên Dung cũng khuyên mọi người: Đạo làm con không được chống lại cha. Hai người truyền đóng cửa thành. Nhấc nón, nhổ gậy.

Quan quân nhà vua còn đang bàn tính. Dân trong vùng còn đang lo lắng chờ đợi. Thì nửa đêm trời nổi sấm chớp, mưa như trút nước, gió mạnh đổ rạp ngọn cây.

Tự nhiên ánh sáng chiếu lòa như giữa ban ngày, những người bạo nhất dám hé mắt nhìn ra thấy trong tiếng ầm ầm cả tòa lâu đài thành quách của Chử Đồng Tử – Tiên Dung đang bốc khỏi mặt đất rồi bay vút về trời.

Sau đó mưa tạnh, gió yên. Cho đến sáng quan quân mới dám cử người đi dò la rồi lần lượt sang sông. Đến nơi, ai nấy kinh hãi nhìn nhau vì trước mặt chỉ là một đầm nước rộng mênh mông. Cả tòa thành lớn cùng tiên chủ, quân hầu không để lại vết tích gì. Đó là đêm 17/11 Âm lịch.

chu-dong-tu-6.png

Đền Hóa Dạ Trạch- Đầm một đêm xã Khoái Châu, Hưng Yên, nổi tiếng linh thiêng, nơi Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân cùng thành quách bay về trời

Vua Hùng hay tin, về tận nơi xem xét. Bấy giờ mới tường mọi việc. Nhà vua cho đặt tên đầm là Nhất Dạ Trạch (đầm một đêm). Lại truyền xây miếu thờ Chử Đồng Tử – Tiên Dung, nhà vua mở đầu lễ dâng hương, dặn nhân dân địa phương ngày đêm thờ phụng, hàng năm triều đình cử quan đại thần về làm lễ tưởng niệm. Tất cả những nơi Chử Đồng Tử – Tiên Dung đã tới truyền đạo, cứu giúp, nhân dân cũng lập đền thờ rất tôn nghiêm.

Hết thảy hành động của họ đều thuận theo thiên ý (ý trời). Câu chuyện gốc cổ nhất về Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân hoàn toàn không có ý nghĩa quyền tự do yêu đương.

Mà câu chuyện, các nhân vật đều toát lên sự thanh thoát cao thượng, điềm tĩnh, không chút dung tục phàm trần, không màng danh lợi, tình ái. Họ chỉ đơn giản là tùy duyên để thực hiện vai diễn dưới hạ giới, đắc đạo, hành đạo, cứu nhân trước khi bay trở về thiên giới.

Share this post


Link to post
Share on other sites