hoangnt

Khám Phá Những Lời Tiên Tri Xưa Nay

10 bài viết trong chủ đề này

Nhà tiên tri nổi tiếng người Mỹ Edgar Cayce tiên đoán về thế kỷ XXI
 
Tác giả: Nguyên Tuyền chỉnh lý

 

“Nhà tiên tri ngủ gật” Edgar Cayce (1877-1945) rất nổi tiếng ở phương Tây, lời tiên tri của ông bao hàm nhiều lĩnh vực, độ chuẩn xác cực cao, đề cập đến các cá nhân, đoàn thể, quốc gia, tình thế thế giới, và cả hướng đi trong tương lai của nhân loại. Giống như ông có thể “thấy tận mắt” trọn đường đời của một người nào đó kể cả các chi tiết tỉ mỉ, có thể nói ra công việc trong tương lai của đứa bé còn trong tã lót. Ông còn tiên đoán chính xác về hai lần thế chiến, khủng hoảng kinh tế năm 1929, việc giành độc lập của Ấn Độ, Israel lập quốc, cùng các vấn đề hỗn loạn do chủng tộc ở nước Mỹ, Tổng thống nước Mỹ qua đời trong nhiệm kỳ, những lời tiên đoán này của ông hết thảy đều đã được nghiệm chứng. Người ta còn thành lập “Quỹ Cayce” để tiến hành tổng hợp và kiểm tra tất cả những lời tiên đoán của ông, kết quả thống kê đưa ra xác suất chuẩn xác khiến mọi người sợ hãi thán phục.

 

Cayce có niềm yêu thích đặc biệt đối với nền văn minh tiền sử Atlantis đã chìm trong Đại Tây Dương, cả đời ông đã từng đề cập vấn đề này mấy trăm lần, không chỉ tường thuật lại chi tiết, tỉ mỉ đặc trưng, mà còn tiên đoán Atlantis vào năm 1968 mới được con người phát hiện. Năm 1968, người ta quả nhiên phát hiện dưới đáy biển Bimini ở Đại Tây Dương có một con đường hình vuông bằng đá lớn, đây chính là vùng biển Atlantis mà Cayce đã miêu tả.

 

Nhưng Cayce lại không cho mình là có siêu năng lực, ông nói rằng những năng lực này là bản năng bẩm sinh của bất kỳ ai; chỉ có người đã loại bỏ đi chấp trước vào lợi ích cá nhân đến mức nhất định (detachment from self-interest) mới có thể có được năng lực này, và rằng khả năng của con người là vượt quá trí tưởng tượng của con người hiện đại.

 

Cả đời ông để lại gần 15.000 lời tiên tri, trong đó tiên tri về hướng đi tương lai của nền văn minh chỉ chiếm một bộ phận rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều hứng thú đối với rất nhiều người, dẫu cho có một ít nội dung cho đến nay vẫn không thể hoàn toàn giải mã.

 

Thế chiến lần thứ II chính là đại nạn trong lịch sử của nhân loại, bởi vậy đối mặt với tương lai của thế giới đang đi về hướng mờ mịt, rất nhiều người đã đến xin sự chỉ dẫn của Cayce. Trước khi thế chiến thứ II bắt đầu, Cayce đã tiên đoán rằng có sự trỗi dậy của Hitler, Nhật Bản, thời gian chiến tranh kết thúc. Nhưng giống như ông đã nói rất nhiều lời tiên tri xuất phát từ sự gợi ý từ các sinh mệnh ở không gian cao tầng hơn, tầm mắt quan sát của Cayce cũng không bị giới hạn ở bề mặt vật chất, rất nhiều giống như “tường thuật trực quan” lại vô cùng chính xác một cách tinh diệu, ý vị sâu xa mà lại khiến người ta say mê.

 

Khi giảng đến chiến tranh thế giới và cục diện thế giới thật ra đều liên quan đến ý thức và tội nghiệp của mọi người, Cayce đánh giá một cách sinh động tình huống của các quốc gia như sau: Như trùm tài chính, một hội kín cùng nước Đức-được xưng là “khoác lên mình tấm áo của Hội huynh đệ, trở thành quỷ hút máu của thế giới”, Italia là “vì một bát súp thịt mà bán rẻ chính mình”; Nhật Bản năm 1931 xâm nhập vào Trung Quốc là muốn “trở thành lực lượng chi phối”; đế quốc Anh già nua “mặt trời không bao giờ lặn” lại “một mực tự cho là có cách nghĩ cao minh hơn các quốc gia khác”, tội của nước Pháp là “phóng đại dục vọng thân thể”; tội của Ấn Độ là “ngoại trừ tìm kiếm trong nội tâm ra, có văn minh xán lạn nhưng lại khước từ thực hiện”; tội của nước Mỹ là “đã quên mất nguyên tắc Thượng Đế là đồng tại với chúng ta”. Những bình luận trực quan này khiến người ta cảm thấy thú vị, cũng rất sâu sắc.

 

Tuy nhiên, những lời tiên đoán và đánh giá của Cayce đối với Trung Quốc mới là tường tận nhất.

 

Ngày 24 tháng 1 năm 1925, trong trạng thái tiên tri Cayce đã chủ động kể ra sự tình sẽ phát sinh ở Trung Quốc: “Giữa năm 1931, Trung Quốc sẽ ở vào một giai đoạn đặc biệt, tại Mãn Châu sẽ xuất hiện tai hoạ đổ máu…”, đây chính là nói về sự kiện Nhật Bản xâm Hoa vào 6 năm sau. Ngày 30 tháng 7 năm 1927, ông tiếp tục đọc lên tình hình mà bản thân thấy được: “Một vài sự kiện đặc biệt phát sinh ở trên thân thể người Trung Quốc, ở trên thân thể người Nhật, một số lực lượng người ngoài hành tinh xâm lấn từ bên ngoài đã có được thế lực rồi…”, điều này có chút khiến người ta khó hiểu, bởi vì lúc đó mọi người không có bao nhiêu khái niệm về người ngoài hành tinh và sự can thiệp vào nền văn minh, nhưng Cayce cũng đã nói ra.

 

Nhưng khiến người phương Tây kinh ngạc nhất chính là ông đã đưa ra lời tiên đoán cho một giai đoạn của Trung Quốc:

 

“Trung Quốc thông qua sự phát triển chậm chạp mà bảo tồn nền văn minh của mình… Nàng có một ngày sẽ thức tỉnh, cắt đứt bím tóc! Bắt đầu suy nghĩ thực tế!” Cayce tuyên bố: “Có một ngày, nơi Trung Quốc ấy sẽ là cái nôi thai nghén ra Christianity (theo ngôn ngữ tiếng Anh hiện đại, nghĩa bề mặt là chỉ Cơ Đốc giáo), cũng áp dụng trong sinh hoạt của mọi người. Đúng vậy, sự kiện này đối với mọi người mà nói thì rất xa xôi, nhưng đối với Thần thì rất nhanh-rất nhanh, Trung Quốc sẽ tỉnh lại!”

 

Đoạn câu sau khiến người ta khó lý giải, bởi vì Cơ Đốc giáo đã ra đời từ sớm, nhưng người ta vẫn trung thực ghi lại nguyên văn lời của ông: “Yea, there in China one day will be the cradle of Christianity, as applied in the lives of men. It is far off, as man counts tune, but only a day in the heart of God. For tomorrow China will awake.

 

Đối với điều này, các học giả phương Tây đã đưa ra một cách giải thích, tức là lời tiên đoán có thể chỉ về việc Trung Quốc sẽ xuất hiện một tín ngưỡng tương tự như Phật giáo, Cơ Đốc giáo, một tín ngưỡng và văn minh mới sẽ được sinh ra đời, đối với tương lai rất có ảnh hưởng, đây là lý giải không ở trên chữ nghĩa bề mặt đối với từ Christianity [1].

 

Cayce đối với biến hoá của tương lai cũng đề cập rất cụ thể: Ở thế kỷ 21, mọi người sẽ nhận ra trục trái đất đang di động; khí hậu biến đổi, toàn cầu sẽ ấm lên, vùng băng giá sẽ ấm áp; động đất phát sinh nhiều lần, nước biển dâng lên, một phần nước Mỹ sẽ bị ngập, phần lớn nước Nhật sẽ bị chìm; thế giới thiếu lương thực, miền Trung nước Mỹ, Argentina và Châu Phi sẽ trở thành vựa lúa của thế giới;…

 

Mark Thueston là chuyên gia nghiên cứu các lời tiên tri của Cayce. Khi phát hiện ra tính chuẩn xác khiến người ta thán phục trong những lời tiên tri của Cayce, ông bắt đầu tiến hành biên soạn lại một cách chu đáo hơn 10.000 lời tiên đoán, đặt tên là “Lời tiên tri của Cayce về thế kỷ 21” (Cayce’s Prediction for the 21th Century), sau còn chỉnh lý thêm “Những lời tiên tri chưa trở thành hiện thực của Cayce trong thế kỷ 20″, cung cấp nghiệm chứng và tham khảo cho người đời sau, và dưới đây là chín lời tiên đoán quan trọng trong số đó:

 

1. Một phương pháp chữa bệnh mới sẽ xuất hiện - căn cứ vào sự lưu động và chuyển hoán trong hệ thống năng lượng của thân thể người và tâm linh;

 

2. Nguyên thần không chết, sự luân hồi của sinh mệnh sẽ được đại chúng phổ biến và tiếp nhận;

 

3. Khoa học và tâm linh chấm dứt tranh luận;

 

4. Bề mặt trái đất sẽ phát sinh biến đổi to lớn, kể cả sự thay đổi khí hậu;

 

5. Trọng tâm của thế giới sẽ chuyển về phương Đông, Trung Quốc Đại Lục sẽ chiếm vị trí trọng yếu;

 

6. Các phát hiện khảo cổ về văn minh tiền sử sẽ dần dần thay đổi nhận thức của nhân loại đối với lịch sử;

 

7. Trực giác và siêu năng lực sẽ xuất hiện rộng rãi, rất nhiều người có thể trực tiếp câu thông với không gian khác;

 

8. Nguyên tắc vũ trụ “Thái Nhất” [2] sẽ trở thành phép tuân thủ trong mọi hoạt động của nhân loại: một tín ngưỡng mới hoàn toàn sẽ xuất hiện, cũng chỉ đạo tất cả khoa học, chỉnh thể “Thái Nhất” của nhân loại sẽ trở thành hạch tâm cho tất cả hoạt động chính trị và kinh tế của thế giới xoay quanh, tín ngưỡng mới là ánh sáng của vũ trụ.

 

9. Chúa Cứu Thế sẽ đến.

 

Thời điểm Cayce giảng thuật những lời tiên tri này, nhân loại vẫn chưa tiến vào thời đại điện tử, và thế chiến thứ II cũng chưa kết thúc; rất rõ ràng, Cayce có năng lực và trí tuệ vượt xa phạm vi hiểu biết của thời đại ông.

 

“Các chòm sao và thiên tượng đang biến hoá, đến lúc đó, bản thân nhân loại sẽ bắt đầu thức tỉnh và thay đổi. Rất nhiều linh hồn vĩ đại trong lịch sử đã qua đời sẽ trở về, sinh ra ảnh hưởng cực lớn đến thế giới.” Cayce nói, đợi “khi thời gian Điều Chỉnh kết thúc”, “chính nghĩa sẽ tồn tại vĩnh viễn trên trái đất”.

 

 

Chú thích:

 

[1] Christianity: trong tiếng Anh hiện đại thông thường là chỉ về Cơ Đốc giáo; thật ra trong tiếng Anh nó có rất nhiều hàm nghĩa, tiếng Anh cổ điển của từ này ngụ ý chỉ về thánh tính và niềm tin thần thánh. Trong lời tiên tri, có thể Cayce đã dùng từ này như một ẩn dụ về một loại tín ngưỡng tinh thần tương tự Cơ Đốc giáo. Ngoài ra, tra từ nguyên, Christianity có từ căn là Christ (Cơ Đốc, Chúa Cứu Thế), xuất phát từ văn bản Do Thái là Masiah (Di Trại Á), ý tức là Chúa Cứu Thế; rất nhiều học giả cận đại đã khảo chứng và phát hiện Đấng Cứu Thế (Masiah) của tôn giáo phương Tây và Phật Di Lạc (Maitreya) trong chữ Phạn có sự liên hệ, ông Tiền Văn Trung (Qian Wenzhong) gần đây đã công khai đưa ra quan điểm học thuật “Phật Di Lạc tương lai trong Phật gia và Chúa Cứu Thế của Cơ Đốc giáo là cùng một người”.

 

[2] Thái Nhất: là khái niệm mà các nhà triết học phương Đông đưa ra, thường chỉ về bản nguyên và cội nguồn của vạn vật trong vũ trụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Nhà tiên tri nổi tiếng người Mỹ Edgar Cayce tiên đoán về thế kỷ XXI
 
Tác giả: Nguyên Tuyền chỉnh lý

Mark Thueston là chuyên gia nghiên cứu các lời tiên tri của Cayce. Khi phát hiện ra tính chuẩn xác khiến người ta thán phục trong những lời tiên tri của Cayce, ông bắt đầu tiến hành biên soạn lại một cách chu đáo hơn 10.000 lời tiên đoán, đặt tên là “Lời tiên tri của Cayce về thế kỷ 21” (Cayce’s Prediction for the 21th Century), sau còn chỉnh lý thêm “Những lời tiên tri chưa trở thành hiện thực của Cayce trong thế kỷ 20″, cung cấp nghiệm chứng và tham khảo cho người đời sau, và dưới đây là chín lời tiên đoán quan trọng trong số đó:

 

1. Một phương pháp chữa bệnh mới sẽ xuất hiện - căn cứ vào sự lưu động và chuyển hoán trong hệ thống năng lượng của thân thể người và tâm linh;

 

2. Nguyên thần không chết, sự luân hồi của sinh mệnh sẽ được đại chúng phổ biến và tiếp nhận;

 

3. Khoa học và tâm linh chấm dứt tranh luận;

 

4. Bề mặt trái đất sẽ phát sinh biến đổi to lớn, kể cả sự thay đổi khí hậu;

 

5. Trọng tâm của thế giới sẽ chuyển về phương Đông, Trung Quốc Đại Lục sẽ chiếm vị trí trọng yếu;

 

6. Các phát hiện khảo cổ về văn minh tiền sử sẽ dần dần thay đổi nhận thức của nhân loại đối với lịch sử;

 

7. Trực giác và siêu năng lực sẽ xuất hiện rộng rãi, rất nhiều người có thể trực tiếp câu thông với không gian khác;

 

8. Nguyên tắc vũ trụ “Thái Nhất” [2] sẽ trở thành phép tuân thủ trong mọi hoạt động của nhân loại: một tín ngưỡng mới hoàn toàn sẽ xuất hiện, cũng chỉ đạo tất cả khoa học, chỉnh thể “Thái Nhất” của nhân loại sẽ trở thành hạch tâm cho tất cả hoạt động chính trị và kinh tế của thế giới xoay quanh, tín ngưỡng mới là ánh sáng của vũ trụ.

 

9. Chúa Cứu Thế sẽ đến.

 

Thời điểm Cayce giảng thuật những lời tiên tri này, nhân loại vẫn chưa tiến vào thời đại điện tử, và thế chiến thứ II cũng chưa kết thúc; rất rõ ràng, Cayce có năng lực và trí tuệ vượt xa phạm vi hiểu biết của thời đại ông.

 

“Các chòm sao và thiên tượng đang biến hoá, đến lúc đó, bản thân nhân loại sẽ bắt đầu thức tỉnh và thay đổi. Rất nhiều linh hồn vĩ đại trong lịch sử đã qua đời sẽ trở về, sinh ra ảnh hưởng cực lớn đến thế giới.” Cayce nói, đợi “khi thời gian Điều Chỉnh kết thúc”, “chính nghĩa sẽ tồn tại vĩnh viễn trên trái đất”.

 

 

 

Chú thích:

 

[1] Christianity: trong tiếng Anh hiện đại thông thường là chỉ về Cơ Đốc giáo; thật ra trong tiếng Anh nó có rất nhiều hàm nghĩa, tiếng Anh cổ điển của từ này ngụ ý chỉ về thánh tính và niềm tin thần thánh. Trong lời tiên tri, có thể Cayce đã dùng từ này như một ẩn dụ về một loại tín ngưỡng tinh thần tương tự Cơ Đốc giáo. Ngoài ra, tra từ nguyên, Christianity có từ căn là Christ (Cơ Đốc, Chúa Cứu Thế), xuất phát từ văn bản Do Thái là Masiah (Di Trại Á), ý tức là Chúa Cứu Thế; rất nhiều học giả cận đại đã khảo chứng và phát hiện Đấng Cứu Thế (Masiah) của tôn giáo phương Tây và Phật Di Lạc (Maitreya) trong chữ Phạn có sự liên hệ, ông Tiền Văn Trung (Qian Wenzhong) gần đây đã công khai đưa ra quan điểm học thuật “Phật Di Lạc tương lai trong Phật gia và Chúa Cứu Thế của Cơ Đốc giáo là cùng một người”.

 

[2] Thái Nhất: là khái niệm mà các nhà triết học phương Đông đưa ra, thường chỉ về bản nguyên và cội nguồn của vạn vật trong vũ trụ.

 

Trong 9 lời tiên đoán của ông Cayce thì Lão Gàn xác định 7 câu dưới đây đúng hoàn toàn. Tết này - nếu qưỡn - Lão Gàn sẽ phân tích rất có "cơ sở khoa học" về bẩy điều dưới đấy mà lão xác định đúng:

1. Một phương pháp chữa bệnh mới sẽ xuất hiện - căn cứ vào sự lưu động và chuyển hoán trong hệ thống năng lượng của thân thể người và tâm linh;

 

2. Nguyên thần không chết, sự luân hồi của sinh mệnh sẽ được đại chúng phổ biến và tiếp nhận;

 

3. Khoa học và tâm linh chấm dứt tranh luận;

 

4. Bề mặt trái đất sẽ phát sinh biến đổi to lớn, kể cả sự thay đổi khí hậu;

 

6. Các phát hiện khảo cổ về văn minh tiền sử sẽ dần dần thay đổi nhận thức của nhân loại đối với lịch sử;

 

7. Trực giác và siêu năng lực sẽ xuất hiện rộng rãi, rất nhiều người có thể trực tiếp câu thông với không gian khác;

 

8. Nguyên tắc vũ trụ “Thái Nhất” [2] sẽ trở thành phép tuân thủ trong mọi hoạt động của nhân loại: một tín ngưỡng mới hoàn toàn sẽ xuất hiện, cũng chỉ đạo tất cả khoa học, chỉnh thể “Thái Nhất” của nhân loại sẽ trở thành hạch tâm cho tất cả hoạt động chính trị và kinh tế của thế giới xoay quanh, tín ngưỡng mới là ánh sáng của vũ trụ.

 

Riêng hai câu này thì câu 5 chỉ gần đúng và sau đó đúng một nửa và câu 9 lão không bàn.

5. Trọng tâm của thế giới sẽ chuyển về phương Đông, Trung Quốc Đại Lục sẽ chiếm vị trí trọng yếu;

9. Chúa Cứu Thế sẽ đến.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Tiên Long châu hành
 
Non Kỳ, nước Nhuế, mấy thu trường,
Ði lại tìm noi dấu cố hương.
Ðỉnh dốc Bòng Bong nhiều ái ố,
Lưng đèo Cắc Cớ lằm tang thương.
Kinh luân vận mệnh là văn vũ,
Doanh dưỡng thiên dân ấy Thánh Vương,
Máy hoá muôn xưa nhà Hồng Lạc,
Thực hư ai biết khách cương thường?

Máy thiêng thủ quốc vẫn còn chân.
Hồng Lạc muôn xưa dấu đỉnh phân.
Mình ngự ngôi Thần làm Đế cực,
Tay vẫn chuôi Ðẩu bả thiên luân
Nước non Lạc Nhuế cơ hiển Thánh.
Con cháu Rồng Tiên buổi chấn xuân
Ðại địa từ xưa không huyệt táng,
Ðan thanh một điểm tại thông thần.


Rồng Tiên vốn có chủ trương nhà,
Lục Lục, Hồng Hồng chẳng phải xa,
Núi Tản, sông Thao guồng đất đạp,
Xuân Kỳ, Thu Nhuế trạm thời thoa,
Cơ thiêng núi Ngự tầng non Ngọc;
Trẫm triệu đùn xây cửa động hoa.
Nam Bắc không ngừng xoay Tý, Ngọ,
Ngàn năm ta lại biết là ta.

Bác ngư lạc lối nhập đào nguyên,
Hốt hoảng trông vời một cảnh tiên.
Ấy phủ Ðộng Ðình ngày đản noãn,
Hay gò Bồng Ðảo lúc chiêu duyên?
Ba sinh nợ cũ tình cố đế.
Một tấc oan hồn dạ Ðỗ Quyên.
Nhắn có Long chương, phiền tý chút,
Lên xem nước thủy của Huyền Thiên.

Cổ kim chơi xóa tựa do cờ,
Non nước còn ta đến tận giờ!
Buổi đóng Phong Châu, hôm Lãng Bạc,
khi quân Lam Thủy, lúc Hoa Lư.
Vận thần thụy ứng ngày chân mệnh
Khi chính thâm tàng chốn hóa cơ.
Nguyệt quật, Thiên căn ai biết được?
Văn minh ta chẳng thiếu đồ thư.

Guồng máy lung linh độ chuyển vần.
Non xanh nước biếc có kinh luân.
Truyền danh đã hẳn là linh dị,
Ứng thụy rồi ra mới tác dân.
Hư thực anh hùng trông rõ thực,
Giả chân, hào kiệt biết rành chân.
Xưa nay bất trắc, cơ khôn nói,
Ðể hỏi đời ai bất thế nhân?

Hình hài thấp thoáng bóng tinh anh.
Dâu bể tìm ai trúc sử xanh?
Ðụn thóc, cây tiền, kho giáo dưỡng
Gậy thần, sách ước, vốn kinh doanh,
Sồng Hằng, nước Hán đều quy lại,
Ðảo Úc, tầng A cũng phục quanh,

Ruộng đất muôn xưa nhà Bách Việt,
Hồng Bàng còn để mối tân canh.

Chuông vàng đại báo dậy rèn đồng,
Dớp máu oan oan chửa nhạt hồng.
Ngán núi Kình Thiên bao nắng hạ,
Thương dòng nước ngược mấy mưa đông,
Hai tư giáo hóa giềng cương kỷ;
Mưòi tám Hồng Bàng mối tổ tông,

Tháp cuốn Chà Bà, mây Ngũ Lĩnh,
Qua sông ta lại trở sang sông.

Bước chân cao thấp mãi không cằn,
Chỉ vị đan thanh chút nhọc nhằn,
Trở lại hồng hoang khơi nguyệt quật;
Dò vào cửu cực nắm thiên căn.
Cương thường không ngoại guồng thân mệnh,
Giáo đường gồm trong trục vũ văn,
Giữ được Xuân Thu tròn vẹn mãi,
Còn nhờ tri kỷ, tấc băn khoăn.

Ðất đỏ, trời xanh, giữa một ta,
Chung quanh vẫn của nước non nhà,
Theo đường Tiên mở đem chiêng xuống,
Vạch lối Rồng xây lấy ngọc ra.
Tim óc xoay vần nên tuế nguyệt,
Tay chân tạo tác nổi sơn hà,
Ðấy ai suốt hết Thần cơ nhỉ?
Tảng đá đầu ghềnh bỗng nở hoa!


Vận hội ngàn năm dễ mấy lần,
Quét thanh lang sói mở canh tân,
Anh hùng dậy khắp vùng lau lách,
Tuấn nghệ ra đầy chốn giáp lân.
Ðại cáo lại ban lời Bách Việt,
Quỳnh ca luôn tấu khúc DUY DÂN.
Trời Nam chung bọc Rồng Tiên cả.
Nhắc để lên đài sống Vạn Xuân.

Một lối vô danh há dễ bàn!
Ðem nguồn cảm hứng nói non ngàn
Cơ trong vật lý, nên thần dụng,
Ðạo ở nhân tình, chớ dị đoan.
Một nếp DUY DÂN cầm chính trị,
Trăm con Hồng Lạc hết gian nan.
Tiên Long Châu ấy nơi hùng thắng,
Ðể lại năm sau chốn ẩn nhàn.
 
 
4822 T.V.
X.Y. Thái Dịch Lý Đông A
4823 tuổi Việt ( 1944 )
( Trích trong Huyết Hoa)

Share this post


Link to post
Share on other sites
“Nhân Thần đồng tại” chính là ngày hôm nay
 
Tác giả: Trương Kiệt Liên

 

[Chanhkien.org]

 

Trong chương trình biểu diễn nghệ thuật Thần Vận, giọng nam cao nổi tiếng Quan Quý Mẫn từng hát bài “Pháp Luân Thánh Vương”, khiến rất nhiều khán giả xúc động từ sâu thẳm trong tâm, thậm chí rơi nước mắt. Trong bài hát có nhắc tới “Đương kim thế giới nhân Thần đồng tại”, có thể nói là lời tiết lộ thiên cơ, hé mở đặc trưng trọng đại của thời đại ngày hôm nay.

 

Từ Google tra cụm từ “Nhân Thần đồng tại”, kết quả trả về chỉ lác đác; từ mức độ phản ứng, có thể thấy nhân loại hiện nay vẫn thiếu hụt cảm giác về nguồn gốc đặc thù của chính bản thân mình. Không nắm được nhịp đập của thời đại, người ta chỉ bôn ba ứng phó các loại nguy cơ, mà không biết manh mối nằm ở đâu. Cũng như một thí sinh sắp dự thi, mà cũng chẳng biết là thi môn nào, toán, lý, hóa, hay là văn… “thảm cảnh” ấy là có thể tưởng tượng được.

 

Phật Thích Ca Mâu Ni từng dự ngôn về thời đại “nhân Thần đồng tại”

 

Người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí từng giảng Pháp như sau: “Vào thời Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp, các đệ tử của Ông từng hỏi Ông: ‘Bạch Sư tôn, có thể không thoát ly các duyên thế gian mà tu thành Như Lai hay không?’ Cũng là muốn hỏi, liệu có thể ở thế gian không thoát ly hoàn cảnh cuộc sống và hoàn cảnh xã hội người thường mà tu thành Thần, tu thành Phật hay không? Thích Ca Mâu Ni nghĩ một lát rồi nói: ‘Vậy phải đợi đến lúc Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế thì mới được’.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế New York 2004).

 

Hiển nhiên, Phật Thích Ca Mâu Ni đã khẳng định minh xác pháp môn tu luyện mà Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế truyền Pháp độ nhân trong tương lai có thể khiến con người không thoát ly duyên thế tục mà tu thành Như Lai. Kỳ thực, từ một tầng diện khác mà xét, ở đây Phật Thích Ca Mâu Ni đã chỉ rõ nhân loại tương lai sẽ xuất hiện một thời kỳ lịch sử đặc thù, mà đặc trưng nổi bật chính là: nhân-Thần đồng tại.

 

“Không thoát ly duyên thế gian” chính là chỉ về mặt “người”, nhìn ở bề mặt, thì vẫn trải qua sinh hoạt bình thường như mọi người, bao gồm kết hôn và công tác thường ngày, nhưng thực tế lại khác với người bình thường, bởi vì họ cuối cùng không lạc vào “sinh-tử luân hồi”, mà có thể “tu thành Như Lai”. Cũng là nói rằng, những người này là người tu luyện đang đi trên “con đường trở thành Thần”, và đây chính là triển hiện phía mặt “Thần”.

 

Có thể thấy thời kỳ “nhân Thần đồng tại” này sẽ có hai yếu tố lớn: một là tất sẽ có pháp môn truyền ra mà có thể chỉ đạo toàn diện người ta tu luyện viên mãn ngay trong cuộc sống thường ngày, hai là sẽ có một lượng lớn quần chúng thăng hoa trong tu luyện.

 

Chuyển Luân Thánh Vương đã hạ thế rồi sao? Kinh Phật nói: “Ưu Đàm Bà La hoa, ba nghìn năm mới nở một lần; khi loại hoa này xuất hiện, thì ý là Chuyển Luân Thánh Vương đã hạ thế Chính Pháp tại nhân gian”. Từ năm 2005, rất nhiều ngôi chùa Phật giáo ở Hàn Quốc đã đua nhau phát hiện “hoa Ưu Đàm Bà La”; hiện nay, loại hoa Phật linh dị này đang khai nở tại các nơi trên thế giới và cả Trung Quốc.

 

Từ đó có thể thấy, chúng ta chính đang trong thời đại “nhân Thần đồng tại”. Đây cũng là nhận thức chung của đông đảo giới có tri thức, là chính kiến, nếu không thì cũng như rơi vào cảnh ngộ khó khăn mà không tìm ra manh mối.

 

Cuộc đối thoại “tiết lộ hết thiên cơ” giữa Lưu Bá Ôn và Minh Thái Tổ

 

Lưu Bá Ôn triều Minh từng lưu lại một dự ngôn nổi tiếng gọi là «Thiêu Bính Ca», trong đó ông và Minh Thái Tổ có một đoạn đối thoại, miêu tả thế sự của thời kỳ “nhân Thần đồng tại”, có thể nói là đã “tiết lộ hết thiên cơ”.

 

Trong đó chỗ mấu chốt nhất chính là phá giải đối với từ “Lão Thủy”, ở đây nên là chỉ một “Pháp” căn bản nào đó của vũ trụ. Bản thân chữ “Pháp” (法) là do “ba điểm Thủy” (氵) và chữ “khứ” (去) tổ hợp thành, ý là “Nước của quá khứ”, tức “Lão Thủy”. Nhìn từ một tầng sâu hơn, bản nguyên của vạn vật chính là Thủy. “Lão Thủy” có thể nói là chỉ thứ “nước” cổ xưa nhất, căn bản nhất sản sinh ra sinh mệnh, và từ một trình độ nào đó là ám chỉ Đại Pháp căn bản khai sáng vạn vật trong vũ trụ.

 

Có thể thấy vị Chân Phật truyền Đại Pháp trong tương lai không phải có diện mạo tăng nhân hay đạo sĩ, mà ăn mặc kiểu phổ thông. Hơn nữa trong kinh Phật còn ghi lại, Phật Di Lặc tương lai chính là Phật hiệu khi hạ thế của Chuyển Luân Thánh Vương (hay còn gọi là Pháp Luân Thánh Vương).

 

 

Hoàng Đế hỏi: “Cuối cùng ai sẽ truyền Đạo?”

 

Bá Ôn đáp: “Có thơ làm chứng rằng:

Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo,
Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng.
Chân Phật không ở trong tự viện,
Ngài là Di Lạc nguyên đầu giáo.”

 

Có thể thấy khi Pháp Luân Thánh Vương hạ thế truyền Pháp, Ngài sẽ đản sinh trong một gia đình phổ thông, chứ không phải trong cung đình hiển hách hay Đạo quán Phật môn.

 

 

Hoàng Đế hỏi: “Di Lạc hạ phàm tại nơi đâu?”

 

Bá Ôn đáp: “Nghe thần nói đây: Lúc Giáo chủ tương lai hạ phàm, không ở tại Tể phủ giống quan viên, không ở tại Hoàng cung làm Thái Tử, cũng không xuất thân nơi miếu lý hoặc đạo quán, mà giáng sinh tại căn nhà cỏ của bách tính hàn vi, rải vàng khắp Yên Nam Triệu Bắc”.

 

Chúng ta biết rằng năm 1992, người sáng lập “Pháp Luân Công”, ông Lý Hồng Chí bắt đầu truyền Pháp tại Bắc Kinh. Khi ấy Đại Pháp vũ trụ, hay “Lão Thủy” đã “về kinh đô”, báo trước Trung Hoa Đại Địa sẽ tiến nhập vào hành trình mới của “vận vận lại khai nữa”.

 

 

Hoàng Đế hỏi: “Triều Thanh tận thế nào, ông nói rõ xem, để hậu nhân thấy?”

 

Bá Ôn đáp: “Thần không dám nói hết, hải vận chưa khai là Đại Thanh, hải vận khai rồi động đao binh, nếu như vận vận lại khai nữa, ắt là Lão Thủy về kinh đô.”

 

Ở đây dự ngôn đã giảng đến đặc trưng của thời đại này. Đại Pháp hồng truyền, người có duyên đua nhau đắc Pháp, người tu luyện phản bổn quy chân, ở bề ngoài thấy càng luyện trông càng trẻ. Người ta vẫn sống trong sinh hoạt bình thường, nhưng nội tâm không ngừng thăng hoa, điều này là tuyệt nhiên khác hẳn với tu luyện trong quá khứ, thời đại “nhân Thần đồng tại” cũng vì vậy mà sinh ra.

 

 

Hoàng Đế hỏi: “Lão Thủy có gì ư?”

 

Bá Ôn đáp: “Có có có. Chúng Đạo sẽ tiến vào tu hành, lớn thành nhỏ, già thành trẻ, hòa thượng muốn cặp kè với giai nhân, thật đáng cười đáng cười, thời tăng nhân lấy vợ sẽ đến.”

 

Ở đây dự ngôn đã giảng về một phương diện khác của “nhân Thần đồng tại”. Người hiện đại vì sao có thể tu thành Thần, bởi vì họ nguyên là sinh mệnh cao cấp ở cao tầng chuyển sinh đến đây, chỉ đợi đồng hóa với Đại Pháp mà viên mãn trở về, tiến nhập vào vũ trụ mới. Về căn bản, con người thế giới hiện nay, ai ai cũng đều có lai lịch, chỉ tiếc rằng rất nhiều người đã mê mất rồi, quên cả nhà của bản thân mình, quên mất cả cơ duyên, thậm chí vĩnh viễn không trở về được nữa, hiện ra nỗi buồn vô hạn đằng sau “nhân Thần đồng tại”.

 

 

Hoàng Đế hỏi: “Khanh nói gì về Đạo thời đó?”

 

Bá Ôn đáp: “Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, nghìn Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này, chính là vị lai Phật, hạ thế truyền Đạo, thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ, nếu không gặp con đường Kim Tuyến, khó tránh kiếp này, bị tước quả vị, sau cùng Di Lạc phong bế hết 81 kiếp”.

 

Ba hàm nghĩa trọng đại của “nhân Thần đồng tại”

 

Ít nhất thì “nhân Thần đồng tại” cũng có ba hàm nghĩa trọng đại như sau:

 

Đối với một cá thể người tu luyện mà nói, tu bỏ chấp trước nhân tâm, tầng thứ đề cao thăng hoa, thì “nhân Thần đồng tại” chính là biểu hiện của trạng thái trong quá trình tu luyện khi người chuyển hóa thành Thần; người tu nội tâm tự biết rõ biến hóa ấy, nhưng người ngoài thì rất khó mà quan sát.

 

Đối với quần thể mà nói, rất nhiều người tu luyện Đại Pháp trong thực tiễn sẽ hình thành một trường thuần chính mang Thần tính, tương phản với người bình thường không tham dự tu luyện, từ đó cấu thành một hiện thực xã hội khách quan của “nhân Thần đồng tại”. Do Thần tính ở bề mặt thì là tính ẩn, nên ai cũng không nhìn thấy thần thông đại hiển, thế nhưng người tu luyện tại thế gian vốn có sẵn một lượng lớn nội chất Thần tính, thường siêu xuất khỏi “người” khiến người ta cảm thán.

 

Nhìn từ quan hệ giữa người và Thần, “nhân Thần đồng tại” không chỉ là một bức họa tĩnh, mà là một vở kịch lớn tại nhân gian quy về thời mạt thế. Thần đang hoán tỉnh người, kéo người lên bên trên, trong khi ma đang mê hoặc người, kéo người xuống phía dưới. Vận mệnh của người chính là nằm ở thái độ của người đối với Đại Pháp vũ trụ. Người và Thần, rốt cuộc cũng không thể đồng tại mãi, Thần quy về Phật quốc, người lưu lại tam giới. “Nhân Thần đồng tại” là người tu luyện Đại Pháp cứu độ chúng sinh, hoàn thành sứ mệnh trong thời kỳ lịch sử trọng đại, thời gian tuy ngắn, nhưng chấn kinh hoàn vũ.

 

Mọi nghi vấn tự nhiên được giải thích ổn thỏa

 

Sau khi đã minh bạch đặc trưng trọng đại của thời kỳ “nhân Thần đồng tại” rồi, thì rất nhiều nghi vấn đều tự nhiên được giải thích ổn thỏa.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Phật Di Lặc và Messiah: Cứu Thế Chủ thời mạt kiếp
Tác giả: Trương Kiệt Liên

 

PhatDiLacLabrang1.jpg

 

Chùa Labrang ở Cam Túc, Trung Quốc là một trong những ngôi chùa chính của Phật giáo Tây Tạng. Trong chùa Labrang là một tượng đồng mạ vàng tư thế nửa ngồi nửa đứng của Đại Phật Di Lạc, vị Phật tương lai, ám chỉ Phật Di Lạc rời khỏi ngai mang Pháp Luân tới nhân gian cứu độ thế nhân.

 

Trong Kinh Thánh có lời tiên tri rằng, vào thời khắc tối hậu của nhân loại, sau khi người Israel phục quốc, Cứu Thế Chủ Messiah sẽ tới nhân gian. Còn Kinh Phật ở phương Đông nói rằng khi hoa Ưu Đàm Bà La khai nở, Phật Di Lạc tương lai sẽ hạ thế phổ độ chúng sinh. Hiện tại, những sự việc được tiên tri đã lần lượt xuất hiện, Cứu Thế Chủ của cả Đông và Tây phương phải chăng đã tới ngay bên cạnh chúng ta?

 

Cả Kinh Phật và Kinh Thánh đều đề cập tới nhân loại thời mạt kiếp ắt sẽ có Cứu Thế Chủ giáng thế cứu vãn chúng sinh. Kinh Phật cho rằng thời mạt pháp sẽ có vị Phật tương lai là Di Lạc hạ thế cứu độ chúng sinh, còn Kinh Thánh tin rằng khi thời mạt kiếp tới, tất sẽ có Cứu Thế Chủ Messiah giáng thế cứu vãn chúng sinh. Nếu như Kinh Phật và Kinh Thánh là đáng tin cậy, thì như vậy nhân loại nhất định sẽ xuất hiện hai Cứu Thế Chủ, ngoại trừ trường hợp Di Lạc trong Kinh Phật chính là Messiah trong Kinh Thánh.

 

Phật Di Lạc và Messiah là cùng một người?

 

Cố học giả của nền giáo dục Trung Quốc, nhà Phật học, nhà phiên dịch Quý Tiện Lâm và các đồ đệ của ông đã có một cống hiến quan trọng, đó là phát hiện mối liên hệ giữa Phật gia và Cơ Đốc giáo, ấy chính là “Vị lai Phật Di Lạc của Phật gia và Cứu Thế Chủ Messiah của Cơ Đốc giáo là cùng một người”.

 

Theo nghiên cứu của Đại học Phục Đán Thượng Hải, vào khoảng năm 1.000 TCN, trong một vùng rộng lớn bao gồm Tây Á, Bắc Phi, Tiểu Á, lưu vực Lưỡng Hà và Ai Cập, có một thứ tín ngưỡng thịnh hành về Cứu Thế Chủ của tương lai, và Messiah trong Đạo của Chúa Jesus chính là một loại tín ngưỡng có tính đại biểu nhất. Thực ra loại tín ngưỡng này đã có mặt ngay trong kinh Cựu Ước. Tín ngưỡng Di Lạc của Ấn Độ, theo xác nhận của giới học thuật, là có tương quan mật thiết với tín ngưỡng Cứu Thế Chủ trên phạm vi toàn thế giới; do vậy xét về ảnh hưởng, tín ngưỡng Di Lạc của Ấn Độ chính là một bộ phận hợp thành của tín ngưỡng Cứu Thế Chủ. Nếu dùng ngôn ngữ đơn giản nhất mà diễn đạt, thì Di Lặc chính là Vị lai Phật, là Cứu Thế Chủ tương lai. Nguồn gốc ở Ấn Độ và phạm vi lưu truyền rộng lớn thời cổ đại của tín ngưỡng này chính là một bộ phận của tín ngưỡng vào Messiah.

 

Hai chữ “Di Lạc” (弥勒) trong tiếng Hán từ đâu mà đến? Thực ra, điều này liên quan đến một trong những bí mật lớn nhất của văn minh nhân loại lần này.

 

Theo khảo cứu từ «Quý Tiện Lâm văn tập», quyển thứ 12 “Mai Lợi Da và Di Lạc”, thì đa số nguyên bản Kinh Phật thời kỳ đầu đều là “Hồ bản”, tức dùng văn tự của ngôn ngữ Trung Á và Tân Cương cổ đại để viết, chứ không phải là chữ Phạn quy phạm của Ấn Độ. Do đó, hai chữ “Di Lạc” rất có thể đến từ thứ tiếng Tocharian của Tân Cương, là dịch âm trực tiếp từ chữ “Metrak” hoặc “Maitrak”; chữ này rất có quan hệ với chữ “maitri” (từ bi, từ ái) trong tiếng Phạn, do đó “Di Lạc” dịch ý thì chính là “Từ Thị” (người có lòng từ). Vì vậy, ngay từ thời hậu Hán và Tam Quốc ở Trung Quốc, trong một lượng lớn tư liệu Phật điển dịch tiếng Hán đều xuất hiện đồng thời “Di Lạc” và “Từ Thị” (Bồ Tát).

 

Nếu quả thực như vậy, khái niệm Di Lặc xét về thời gian và bề rộng thì vượt khỏi phạm trù Phật giáo. Tại Trung Quốc, tín ngưỡng sớm nhất của dân chúng không phải là Quan Thế Âm Bồ Tát, cũng không phải là A Di Đà Phật, mà là Di Lạc Bồ Tát. Người ta phát hiện rằng, tín ngưỡng Di Lạc ngay từ đầu đã là đúc kết tinh hoa văn hóa của toàn bộ nền văn minh thế giới, chứ không chỉ hạn cuộc trong Phật giáo, ngoại trừ khái niệm về Bồ Tát ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa nhân loại.

 

Di Lạc, trong tiếng Sanskrit gọi là “Maitreya”, tiếng Pali gọi là “Metteya”, và gần như không có quan hệ gì về phát âm với hai chữ “Di Lạc” trong tiếng Hoa. Pháp sư Huyền Trang của Đại Đường trong khi phiên dịch đã phát hiện thấy điểm này, bởi vậy Huyền Trang mới nói là dịch sai, và lẽ ra nên phiên dịch thành “Mai Lợi Da”. Tuy nhiên người ta không tiếp thụ ý kiến của vị cao tăng đáng kính Huyền Trang, lại còn cố định gọi thành “Di Lạc”, và “Mai Lợi Da” đã trở thành phát minh cá nhân của pháp sư Huyền Trang.

 

Vị Thần mà người Tây phương chờ đợi gọi là “Messiah” trong tiếng Anh, tiếng Hán phiên thành “Di Trại Á”, và bắt nguồn từ chữ “Masiah” trong tiếng Hebrew (có lúc viết thành “Mashiach”). Tiếng Hy Lạp phiên dịch thành “Christos”, bởi vậy mới có chữ “Christ” (Cơ Đốc). “Messiah” và “Christ” về cơ bản là có nghĩa tương đương, và Tân Ước coi Chúa Cứu Thế tương đồng với Messiah của Do Thái giáo.

 

Hai chữ “Maitreya” và “Masiah” có âm rất gần. Trên thực tế, “Di Lặc” nguyên từ tiếng Tocharian của Tân Cương và “Messiah” nguyên từ tiếng Hebrew của Israel là một từ đồng nhất, chẳng qua ở Tây phương đọc là “Messiah”, ở Ấn Độ đọc là “Maitreya”, còn ở Trung Quốc đọc là “Di Lạc”. Tình huống ngôn ngữ này cũng rất hay gặp trong lịch sử văn minh nhân loại.

 

PhatDiLacLabrang2.jpg

Chùa Labrang ở Cam Túc là một trong những ngôi chùa chính của Phật giáo Tây Tạng. Trong chùa Labrang là một tượng đồng mạ vàng tư thế nửa ngồi nửa đứng của Đại Phật Di Lạc, vị Phật tương lai, ám chỉ Phật Di Lạc rời khỏi ngai mang Pháp Luân tới nhân gian cứu độ thế nhân.

 

Tạo hình tượng Phật trong chùa Labrang ở Cam Túc ẩn chứa huyền cơ

 

Theo Kinh Phật ghi lại, Di Lạc là Phật hiệu của “vạn vương chi Vương” khi hạ xuống từ tầng tối cao vào thời mạt thế, còn Pháp Luân Thánh Vương là Pháp hiệu của “vạn vương chi Vương” khi hạ xuống Pháp giới (nhân gian gọi là Chuyển Luân Thánh Vương), do đó Phật Thích Ca Mâu Ni mới nói với các đệ tử của Ngài rằng: Pháp Luân Thánh Vương cũng được gọi là Di Lạc.

 

Từ bi, chói sáng, hy vọng là nội hàm tinh thần của Phật Di Lạc tương lai. Trong chùa Labrang (Lạp Bặc Lăng) thuộc huyện Hạ Hà, châu tự trị dân tộc Tạng ở miền nam Cam Túc, Trung Quốc có một vài bức tượng tiết lộ huyền cơ về Phật Di Lạc hạ thế độ nhân.

 

Chùa Labrang được xây vào những năm Khang Hy của triều Thanh (năm 1709), là một trong lục đại tông chủ của Cách Lỗ phái (Hoàng giáo) trong Phật giáo Tây Tạng. Nguyên tên của chùa Lạp Bặc Lăng rất dài, gọi tắt là chùa Trát Tây Kỳ, ý tiếng Hán là “chùa Cát Tường”.

 

Bởi vì đời thứ nhất và đời thứ hai chủ xây chùa này đều là các Phật sống thâm hiểu thiên cơ, nên cách tạo tượng của chùa Labrang cũng ẩn chứa huyền cơ, đặc biệt tạo tượng lưỡng tôn Di Lạc Đại Phật trong chùa có ý vị rất thâm thúy.

 

Tại hậu điện phía Tây, bên cạnh đại sảnh đường trong tự viện thờ cúng một tượng đồng Đại Phật Di Lạc mạ vàng tư thế nửa ngồi nửa đứng, hai tay Phật đặt trước ngực. Theo lời giải đáp của vị Lạt-ma hướng dẫn khách du lịch khi được hỏi về tư thế tay của Phật thì: “Đây là Di Lạc Phật đang hướng về thế gian chuyển Pháp Luân! Ngài nửa đứng nửa ngồi, ám chỉ Di Lạc Phật sắp đem Pháp Luân tới nhân gian cứu độ thế nhân”. Nghe nói nguyên danh Trát Tây Kỳ của chùa Labrang (ý Cát Tường) chính là có hàm nghĩa Pháp Luân chuyển động hiện Cát Tường.

 

Ở chính giữa Đại Kim Ngõa Điện thờ cúng Đại Phật Di Lạc là một tượng đồng mạ vàng từ hơn 200 năm trước, do hai đời chủ chùa này đặc biệt mời thợ thủ công từ Nepal đúc thành, tượng Phật cao 10 mét. Ngay bên dưới, phía trước mặt tượng Phật Di Lạc là một pho tượng Phật nhỏ bằng đồng thờ Phật Thích Ca Mâu Ni. Cách bài trí tượng hai vị tôn Phật, một trước một sau, một lớn một nhỏ, một cao một thấp trong cùng một tế đàn này quả thực là hiếm thấy.

 

Theo giải thích của vị Lạt-ma hướng dẫn khách tham quan thì: “Các bức tiểu Phật ở phía trước là Phật Thích Ca Mâu Ni và đệ tử của Ngài, còn Phật Di Lạc ở đằng sau, tay cầm Pháp Luân. Ngài là vị Như Lai có thần thông tối quảng đại, với năng lực lớn nhất trong vũ trụ; Ngài mang Pháp Luân tới cứu độ chúng sinh trong vũ trụ, tức Ngài là Đấng Cứu Thế duy nhất của chúng sinh toàn vũ trụ”. Không khó để phát hiện, cách tạo tượng đột nhiên hiện rõ Phật Di Lạc (Chuyển Luân Thánh Vương) với tầng thứ cực cao, Pháp lực cực lớn, mang theo từ bi hồng đại tới cứu độ toàn nhân loại. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong ngôi chùa này, điện đường thờ cúng Phật Thích Ca Mâu Ni được gọi là Tiểu Kim Ngõa Điện, còn Di Lạc Phật Điện được gọi là Đại Kim Ngõa Điện.

 

 

Thần tại cõi người

 

Trong Kinh Thánh, cho dù là Tân Ước hay Cựu Ước, đều tiên tri rằng Cứu Thế Chủ Messiah sẽ tới vào thời khắc cuối cùng của nhân loại. Theo truyền thuyết tôn giáo thì trước khi Cứu Thế Chủ Messiah tới nhân gian, một dấu hiệu là người Israel phục quốc, sau đó người ta có thể nhìn thấy Cứu Thế Chủ Messiah.

 

Sau khi đại chiến thế giới thứ II kết thúc, người Israel sau khi trải qua mấy nghìn năm lưu lạc trên thế giới cuối cùng đã phục quốc. Ngày 13 tháng 5 năm 1948, trong đại hội Do Thái, Jerusalem đã tuyên bố bản tuyên ngôn về “Israel phục quốc”. Tuy xã hội chủ lưu Tây phương là Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa giáo, v.v. nhưng Israel là Do Thái giáo, bởi vậy nhằm khống chế Jerusalem (một điều kiện để Thần trở lại), trong hơn nửa thế kỷ qua, xã hội chủ lưu Tây phương đã một mực duy trì giúp đỡ Israel. Về điểm này, họ đã hoàn toàn gác sang một bên sự phân tranh tôn giáo trong lịch sử.

 

Tại Đông phương cũng có ghi chép về một tín hiệu trọng đại báo hiệu Phật Di Lạc tương lai (Chuyển Luân Thánh Vương) hạ thế. Quyển 8 Kinh Phật «Huệ Lâm Âm Nghĩa» ghi rõ: “Ưu Đàm Bà La hoa là loài hoa linh dị mang điềm lành, tức Thiên hoa, trên thế gian không có. Khi Như Lai hạ thế, Kim Luân Vương xuất hiện ở thế gian, thì nhờ đại phúc đức của Ngài mà xuất hiện loài hoa này”.

 

UuDamMaryland2011.jpg

Hoa Ưu Đàm Bà La nở rộ tại tiểu bang Maryland ở Mỹ, năm 2011 (Ảnh: John Yu)

 

Kinh Phật «Vô Lượng Thọ» cũng ghi lại như sau: “Ưu Đàm Bà La hoa là dấu hiệu báo điềm lành”. Còn theo quyển 4 kinh «Pháp Hoa Văn Cú» thì: “Ưu Đàm hoa, có nghĩa là may mắn linh thiêng. Ba nghìn năm mới nở một lần, khi nở là Kim Luân Vương xuất hiện”.

 

Kể từ năm 1992, tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Australia, các tiểu bang nước Mỹ, Canada, các tỉnh Trung Quốc, người ta liên tục phát hiện hoa Ưu Đàm Bà La thánh khiết khai nở. Chúng ta có thể tìm thấy trên mạng và chiêm ngưỡng phong thái cao quý thánh khiết của loài hoa này. Hoa Ưu Đàm không có rễ, không có lá, không có nước, không có đất; có thể mọc trên thủy tinh, sắt thép, tượng Phật, lá cây, hộp giấy và cả băng keo, có hoa mọc hơn 1 năm nhưng vẫn sinh cơ bừng bừng. Từ xưa tới nay chưa gặp bao giờ, nay các nhà thực vật học đã tận mắt chứng kiến. Năm nay (2011), theo Phật ký là năm 3038, hoa Ưu Đàm Bà La đã thịnh khai tại các nơi trên thế giới, thực đúng là thiên thượng ban tặng.

 

Cách tạo tượng dân gian và dự ngôn hiển rõ thiên cơ

 

Trong dân gian Trung Quốc bảo lưu một phương thức tạo hình Di Lặc, một pho tượng Phật cười ngạo nghễ, vây quanh có 18 tiểu hài tử, nô đùa muôn hình muôn vẻ, được gọi là “Thập bát tử Di Lạc”. Thế nhưng “Thập bát tử” (十八子) hợp thành một chữ “Lý” (李), tức báo trước Phật Di Lặc hạ thế truyền Pháp độ nhân vào thời mạt kiếp với phàm thân có họ là “Lý”. Truyền thuyết và cách tạo tượng Di Lạc thập bát tử này đã lưu truyền mãi cho đến ngày nay.

 

Dự ngôn «Cách Am Di Lục» của Hàn Quốc tiên tri: “Hà vi Thánh nhân, Mộc Tử tính thị” (“Thánh nhân là ai, họ là Mộc Tử”; “Mộc Tử” (木子) ghép thành chữ “Lý” (李)), thuộc Thỏ, tháng Tư xuất sinh tại phía Bắc tam bát cấp (vĩ tuyến 38 độ Bắc phân chia Nam-Bắc Triều Tiên), Tam Thần sơn hạ (dưới chân núi Tam Thần sơn, tức Công Chủ Lĩnh dưới chân núi Trường Bạch)… Vị Thánh nhân này là “vương trung chi Vương” (Vua của các vua) trên thiên thượng, tức Pháp Luân Thánh Vương, lần này hạ phàm nhân gian gọi là Di Lạc Phật.

 

Lưu Bá Ôn cũng từng tiên tri trong dự ngôn «Thôi Bi Đồ» rằng: “Lúc ấy Di Lạc Phật thấu hư đến Nam Hạp Phù Đề thế giới trung thiên tại Trung Quốc Kim Kê mục, phụng Ngọc Thanh thời niên kiếp tận, Long Hoa hội Hổ, Thỏ chi niên đến trung thiên, nhận Mộc Tử vi tính”. Nghĩa là Phật Di Lạc tương lai sẽ chuyển sinh đến “trung thiên Trung Quốc” vào năm Thỏ, cụ thể là giáng sinh tại vị trí “mắt Gà Vàng” (Kim Kê mục) trên bản đồ Trung Quốc (chỉ tỉnh Cát Lâm), lấy “Mộc Tử” (Lý) làm họ.

 

Ngày 13 tháng 5 năm 1951, tức ngày mùng 8 tháng Tư theo Nông lịch, người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí đản sinh tại thành phố Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, thuộc Thỏ, ngày này chính là “Lễ Phật đản” trong Phật giáo. Đồng thời ngày này cũng chính là ngày thứ 50 tính từ Lễ Phục Sinh năm 1951, gần như là “Lễ Thánh Linh giáng lâm” trong Cơ Đốc giáo. Tới đây, một số người thông hiểu thiên cơ đã biết được vì sao “Lễ Phục Sinh”, một ngày lễ trọng yếu của tôn giáo Tây phương lại được gọi là “Easter”, tức “người phương Đông”. Đồng thời, cũng hiểu vì sao người ta vẫn duy trì tập tục cổ xưa là Thỏ Phục Sinh (Thánh nhân thuộc Thỏ) và trứng Phục Sinh (có quan hệ với Kim Kê Trung Quốc) để kỷ niệm hoạt động này. Vào Lễ Giáng Sinh ở phương Tây, nhà nào cũng chuẩn bị và trang trí một cây thông Noel (thuộc Mộc), còn ám chỉ Thần ý huyền diệu khiến người ta kinh ngạc hơn nữa.

 

Nostradamus người Pháp trong tác phẩm «Các Thế Kỷ» đã tiên tri chính xác rất nhiều nhân vật và sự kiện trọng đại phát sinh tại các nơi trên thế giới mấy trăm năm qua, trong đó Các Thế Kỷ II, Khổ 29 đã dự ngôn minh xác về Cứu Thế Chủ cứu độ chúng sinh tại nhân loại vào thời mạt thế.

 

Bài thơ này chính là tiên tri người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí, sau khi kết thúc truyền Pháp tại Trung Quốc Đại Lục sẽ sang Tây phương và truyền Pháp tại rất nhiều quốc gia Tây phương, khiến Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền toàn thế giới. Trong Các Thế Kỷ X, Khổ 75, Nostradamus cũng đề cập đến “Thần Hermes vĩ đại” để hình dung người sáng lập Pháp Luân Công hồng truyền Đại Pháp chính là giảng và truyền Đạo vũ trụ của Thần Phật cho nhân loại. Mà “Thần Hermes vĩ đại” có một cây thần trượng, dùng để đánh thức người đời, do đó câu thứ tư bài thơ trên mới nói “Đánh thức mọi người bằng cây gậy Thần của Ngài”. Khi Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền, mỗi cá nhân trên thế giới đều bị đánh động, và thái độ của họ đối với Đại Pháp sẽ quyết định tương lai của chính họ.

Các Thế Kỷ II, Khổ 29

Người phương Đông sẽ rời chỗ của Ngài,
Vượt qua dãy núi Apennine để trông thấy nước Pháp:
Ngài sẽ bay vượt qua bầu trời, nước và tuyết,
Đánh thức mọi người bằng cây gậy Thần của Ngài.

 

Theo Kinh Phật ghi lại, Chuyển Luân Thánh Vương cũng như Đức Phật, có 32 tướng, 7 bảo; Ngài không dùng vũ lực, mà dùng chính nghĩa để xoay chuyển bánh xe Chính Pháp, cuối cùng trở thành vị Vua lý tưởng của thế giới. Bất kể theo Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Nho giáo, chỉ cần khoan dung với mọi người, thì đều có thể có duyên gặp Chuyển Luân Thánh Vương. Thế nhưng việc tốt hay gặp trắc trở, Thần đến thật rồi, mà con người vẫn nghi hoặc không tin.

 

Thế nhân trong mê bất tỉnh

 

Theo tục truyền, Bố Đại hòa thượng là hóa thân thế tục của Phật Di Lặc. Vào ngày 2 tháng 3 năm Trinh Minh thứ 2 triều Hậu Lương (năm 916 SCN), trước khi tạ thế, ông lưu lại bài kệ khắc trên bia đá trong chùa Nhạc Lâm như sau: “Di Lạc chân Di Lạc, Phân thân thiên bách ức, Thời thời thị thời nhân, Thời nhân tự bất thức” (Di Lạc ấy là Di Lạc thật, Phân thân hàng trăm nghìn vạn, Lúc nào cũng thị hiện người đời, Chỉ bởi người không tự biết).

 

Bài kệ trước khi viên tịch của Bố Đại hòa thượng đã nói với người đời rằng, khi Phật Di Lạc tương lai hạ thế độ nhân, bất chấp chân tướng không ngừng triển hiện, thế nhân vẫn không thể đối diện với hiện thực.

 

“Phúc âm John” trong Kinh Thánh viết (1:10-11): “Ngài đã vào thế gian, thế gian đã được tạo nên bởi Ngài, nhưng thế gian chẳng nhận biết Ngài. Ngài đã đến với dân Ngài, nhưng dân Ngài không tin nhận Ngài”. Kinh Thánh còn nói khi Cứu Thế Chủ giáng thế cứu người, ánh sáng của Ngài sẽ chiếu rọi thế giới trong nháy mắt, tựa như tia chớp từ trời tỏa sáng không trung. Thế nhưng người đời không nhận Ngài là Đấng Cứu Thế, lại để Ngài phải chịu khổ không ít, thậm chí còn bị thế nhân không rõ chân tướng gièm pha.

 

Trong «Các Thế Kỷ» có một bài thơ nổi tiếng minh xác về thời gian, đó là Các Thế Kỷ X, Khổ 72 tiên tri về đại sự kiện:

 

Ngày 20 tháng 7 xác thực là một ngày đặc thù, được «Các Thế Kỷ» tiên tri là Giang Trạch Dân, kẻ chống Chúa, sẽ phát động cuộc đàn áp toàn diện đối với những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cuộc đàn áp gây bao đổ máu, phỉ báng lừa dối, tạo ma nạn tại Trung Nguyên, mê hoặc thế nhân khiến họ phạm tội. Đây chính là trận đại chiến Chính-tà tối hậu Armageddon giữa Chiên Con và thú mà “Khải Huyền” nhắc tới, đến nay đã 12 năm. Đối diện với ma nạn, vô số Thánh đồ đã kiên nhẫn giảng rõ sự thật để thực hiện sứ mệnh cứu độ chúng sinh. Đảng Cộng sản Trung Quốc ngang nhiên chống lại Phật Pháp “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ, đã rơi vào vũng bùn trong cuộc đọ sức Chính-tà này. Câu sấm “Cửu thập cửu niên thành đại thác” (Năm 99 thành sai lầm lớn) của dự ngôn «Thôi Bối Đồ» triều Đường đã trở thành sự thực.

Vào năm 1999, tháng 7,
Để Đại vương Angoulmois phục sinh,
Đại vương Khủng bố sẽ từ trên trời xuống,
Đến thời trước và sau khi Mars thống trị thiên hạ,
Nói là để có cuộc sống hạnh phúc cho mọi người.

 

 

Cuối cùng hướng về Thần

 

Kinh «Trường A Hàm», quyển 18 viết: “Chuyển Luân Thánh Vương xuất thế… thời các tiểu vương tại Đông phương thấy Đại Vương, đều dâng châu báu quy thuận. Ngoài ba phương Nam, Tây, Bắc đều như vậy”.

 

“Khải Huyền” của Kinh Thánh viết (7:9-10): “Sau những việc đó, kìa, tôi thấy một đám đông rất lớn, không ai có thể đếm được, từ mọi quốc gia, bộ lạc, dân tộc, và ngôn ngữ đứng trước ngai và trước Chiên Con; ai nấy đều mặc áo choàng trắng và tay cầm cành thiên tuế. Họ cùng nhau cất tiếng hô vang rằng, ‘Ơn cứu rỗi thuộc về Đức Chúa Trời chúng ta, Đấng ngự trên ngai, và thuộc về Chiên Con’.”

 

Cho dù phải trải qua bao nhiêu ma nạn, cuối cùng con người cũng đều hướng về Thần; những người này đến từ các phương, các nước, các dân tộc. Kinh Phật và Kinh Thánh đều nhất trí khi miêu tả điểm này.

 

Tân Thiên, tân Địa, tân nhân loại

 

Sau khi Cứu Chủ giáng thế cứu vãn chúng sinh, nhân gian sẽ nghênh đón tân Thiên, tân Địa, tân nhân loại.

 

Kinh «Di Lạc Hạ Sinh» viết: “Quốc thổ đều phú thịnh, vô phạt vô tai ách; nam nữ đều do thiện nghiệp sinh. Đất không cây gai, chỉ sinh cỏ xanh, thuận theo gót chân, mềm như tơ tằm. Tự nhiên xuất lúa thơm, mỹ vị đều sung túc. Cây cối sinh y phục, màu sắc đều trang nghiêm; cây cao ba tòa nhà, hoa quả thường dư dật. Lúc ấy người trong nước, đều thọ tám vạn năm, không có khổ bệnh tật, đầu óc thường an lạc.”

 

“Isaiah” của Kinh Thánh viết (65:19-20): “Tiếng than khóc sẽ không còn nghe trong thành ấy; Tiếng khóc than sẽ vĩnh viễn không còn. Trong thành ấy trẻ thơ sẽ không chết yểu; Không người già nào không hưởng trọn tuổi thọ của mình; Vì ai trăm tuổi mà qua đời sẽ bị xem là chết yểu; Người chưa được bách niên mà phải lìa đời sẽ bị xem là bị nguyền rủa”. “Isaiah” (65:23-25): “Chúng sẽ không lao động một cách luống công; Chúng sinh con ra chẳng phải để chuốc lấy âu sầu, Vì con cháu chúng sẽ là dòng dõi của những người được CHÚA ban phước, Và dòng dõi của chúng tiếp theo chúng nữa. … Chúng sẽ không gây tổn hại hay phá hoại trong khắp núi thánh của Ta,’ CHÚA phán vậy”. “Khải Huyền” của Kinh Thánh cũng miêu tả tân Thiên, tân Địa như sau (22:2): “Giữa quảng trường của thành, nơi rẽ ra của hai nhánh sông, có một cây sự sống sinh trái mười hai đợt, mỗi tháng một đợt, và lá của cây ấy được dùng để chữa lành các dân”.

 

Bởi vậy, sau khi trải qua trận đại chiến Chính-tà này, những người có đạo nghĩa, duy hộ Phật Pháp sẽ được lưu lại và có phúc. Họ sẽ trường thọ an lạc, vô phạt vô tai, hoa quả sung túc, mỹ vị phong phú, chung sống hòa thuận, không tranh không đấu, nhân loại từ đó tiến nhập vào kỷ nguyên mới.

 

(Hết)

Share this post


Link to post
Share on other sites
 

Cao nhân giải mã Phật Di Lặc hạ thế truyền Pháp và Đấng cứu thế  Mesiah trong Kinh Thánh !

PhatDiLacLabrang1.jpg

(Chùa Labrang ở Cam Túc, Trung Quốc là một trong những ngôi chùa chính của Phật giáo Tây Tạng. Trong chùa Labrang là một tượng đồng mạ vàng tư thế nửa ngồi nửa đứng của Đại Phật Di Lặc, vị Phật tương lai, ám chỉ Phật Di Lặc rời khỏi ngai mang Pháp Luân tới nhân gian cứu độ thế nhân.)

Hiện tượng kỳ lạ xuất hiện :

Chùa Pháp Môn tại huyện Phù Phong, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc là ngôi chùa hoàng gia thờ xá lợi ngón tay của Phật Thích Ca Mâu Ni. Kể từ khi Đường Ý Tông phong bế bảo tháp tại địa cung, xá lợi ngón tay Phật trong địa cung đã nằm yên trong hơn 1.000 năm. Năm 1981, bảo tháp trong chùa không tu sửa mà tự dưng đổ sụp xuống, trong 6 năm không có ai hỏi han tới, đến năm 1987 mới bắt đầu được trùng tu. Khi dọn dẹp nền tháp, vào ngày 8 tháng 4 Âm lịch, người ta tình cờ phát hiện địa cung dưới lòng đất, bởi vậy xá lợi ngón tay Phật một lần nữa xuất hiện trên thế gian, trở thành một việc mừng chấn động giới Phật giáo. Xá lợi ngón tay Phật một lần nữa xuất hiện, tuyệt không phải để Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vốn phỉ báng Phật, làm hại Phật khoe khoang, mà để chứng thực sự tồn tại chân thực của Thần Phật, phá trừ “vô thần luận” hoang đường, càng không phải để người ta lễ bái, cung phụng, hương khói cho chùa Phật. Như vậy huyền cơ nằm ở đâu? Đây chính là triển hiện dự ngôn và lời căn dặn của Phật Thích Ca Mâu Ni từ 2.500 năm trước, và cũng để hướng sự chú ý của người ta tới ngày 8 tháng 4 Âm lịch này.

Phap-mon-1-550x264.jpg

(Chùa Pháp Môn Trung Quốc)

Phật Di Lặc và Messiah là cùng một người !

Cố học giả của nền giáo dục Trung Quốc, nhà Phật học, nhà phiên dịch Quý Tiện Lâm và các đồ đệ của ông đã có một cống hiến quan trọng, đó là phát hiện mối liên hệ giữa Phật gia và Cơ Đốc giáo, ấy chính là “Vị lai Phật Di Lặc của Phật gia và Cứu Thế Chủ Messiah của Cơ Đốc giáo là cùng một người”.

Theo nghiên cứu của Đại học Phục Đán Thượng Hải, vào khoảng năm 1.000 TCN, trong một vùng rộng lớn bao gồm Tây Á, Bắc Phi, Tiểu Á, lưu vực Lưỡng Hà và Ai Cập, có một thứ tín ngưỡng thịnh hành về Cứu Thế Chủ của tương lai, và Messiah trong Đạo của Chúa Jesus chính là một loại tín ngưỡng có tính đại biểu nhất. Thực ra loại tín ngưỡng này đã có mặt ngay trong kinh Cựu Ước. Tín ngưỡng Di Lặc của Ấn Độ, theo xác nhận của giới học thuật, là có tương quan mật thiết với tín ngưỡng Cứu Thế Chủ trên phạm vi toàn thế giới; do vậy xét về ảnh hưởng, tín ngưỡng Di Lặc của Ấn Độ chính là một bộ phận hợp thành của tín ngưỡng Cứu Thế Chủ. Nếu dùng ngôn ngữ đơn giản nhất mà diễn đạt, thì Di Lặc chính là Vị lai Phật, là Cứu Thế Chủ tương lai. Nguồn gốc ở Ấn Độ và phạm vi lưu truyền rộng lớn thời cổ đại của tín ngưỡng này chính là một bộ phận của tín ngưỡng vào Messiah.

4d7426c7_1cf6ec0c_4c383d05_67a35bde_2033

(Pháp sư Huyền Trang - Hình Minh Họa)

Di Lặc, trong tiếng Sanskrit gọi là “Maitreya”, tiếng Pali gọi là “Metteya”, và gần như không có quan hệ gì về phát âm với hai chữ “Di Lặc” trong tiếng Hoa. Pháp sư Huyền Trang của Đại Đường trong khi phiên dịch đã phát hiện thấy điểm này, bởi vậy Huyền Trang mới nói là dịch sai, và lẽ ra nên phiên dịch thành “Mai Lợi Da”. Tuy nhiên người ta không tiếp thụ ý kiến của vị cao tăng đáng kính Huyền Trang, lại còn cố định gọi thành “Di Lặc”, và “Mai Lợi Da” đã trở thành phát minh cá nhân của pháp sư Huyền Trang.

Theo kinh Phật ghi lại, đến thời kỳ mạt pháp (cũng là ngày nay, khi đạo đức nhân loại đã bại hoại), nhân loại tất sẽ có đại kiếp nạn. Phật Thích Ca Mâu Ni nói rằng vào thời mạt pháp, tăng nhân trong chùa tự độ đã là rất khó. Cũng là nói Pháp của Ngài đến thời này đã không thể cứu độ con người được nữa. Phật Thích Ca Mâu Ni khi giảng Pháp năm xưa đã từng nói đến “Chuyển Luân Thánh Vương” (trên thiên thượng gọi là “Pháp Luân Thánh Vương”, cũng xưng là “Di Lặc”), một vị Như Lai với thần thông tối quảng đại, năng lực lớn nhất trong vũ trụ, rồi sẽ hạ thế truyền Pháp độ nhân. Kinh Phật cũng ghi lại rằng, Ưu Đàm Bà La hoa là một loài hoa rất hy hữu, 3.000 năm mới nở một lần. Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa đã từng giảng qua: Ưu Đàm Bà La hoa khai nở, ý là “Chuyển Luân Thánh Vương” đã hạ thế. Đầu năm 2005, các bức tượng Phật tại chùa Thanh Khê, chùa Long Châu ở núi Quan Nhạc, am Luyến Chủ, thiền viện Tu Di Sơn tại Hàn Quốc đua nhau xuất hiện kỳ quan Ưu Đàm Bà La hoa khai nở, khiến dân chúng Hàn Quốc mừng rỡ, cũng gây tiếng vang lớn trong giới Phật giáo.

Từ năm 1987 xá lợi ngón tay Phật tái hiện tại chùa Pháp Môn, đến năm 1992 Pháp Luân Đại Pháp khai truyền, rồi tới năm 2005 Ưu Đàm Bà La hoa khai nở, theo thời gian biểu chặt chẽ này, cộng thêm ngày 8 tháng 4 Âm lịch là sinh nhật của Đại sư Lý Hồng Chí — người sáng lập Pháp Luân Công, thì chúng ta có thể minh xác thiên cơ mà Phật Thích Ca Mâu Ni căn dặn chúng sinh: “Chuyển Luân Thánh Vương” hiện đang truyền Pháp, cứu độ thế nhân tại cõi người.

41a521d0ae1ead0fdb2b6e33963c63ad.jpg

Thần tại cõi người

Trong Kinh Thánh, cho dù là Tân Ước hay Cựu Ước, đều tiên tri rằng Cứu Thế Chủ Messiah sẽ tới vào thời khắc cuối cùng của nhân loại. Theo truyền thuyết tôn giáo thì trước khi Cứu Thế Chủ Messiah tới nhân gian, một dấu hiệu là người Israel phục quốc, sau đó người ta có thể nhìn thấy Cứu Thế Chủ Messiah.

Sau khi đại chiến thế giới thứ II kết thúc, người Israel sau khi trải qua mấy nghìn năm lưu lạc trên thế giới cuối cùng đã phục quốc. Ngày 13 tháng 5 năm 1948, trong đại hội Do Thái, Jerusalem đã tuyên bố bản tuyên ngôn về “Israel phục quốc”. Tuy xã hội chủ lưu Tây phương là Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa giáo, v.v. nhưng Israel là Do Thái giáo, bởi vậy nhằm khống chế Jerusalem (một điều kiện để Thần trở lại), trong hơn nửa thế kỷ qua, xã hội chủ lưu Tây phương đã một mực duy trì giúp đỡ Israel. Về điểm này, họ đã hoàn toàn gác sang một bên sự phân tranh tôn giáo trong lịch sử.

Tại Đông phương cũng có ghi chép về một tín hiệu trọng đại báo hiệu Phật Di Lặc tương lai (Chuyển Luân Thánh Vương) hạ thế. Quyển 8 Kinh Phật «Huệ Lâm Âm Nghĩa» ghi rõ: “Ưu Đàm Bà La hoa là loài hoa linh dị mang điềm lành, tức Thiên hoa, trên thế gian không có. Khi Như Lai hạ thế, Kim Luân Vương xuất hiện ở thế gian, thì nhờ đại phúc đức của Ngài mà xuất hiện loài hoa này”.

UuDamMaryland2011.jpg

Hoa Ưu Đàm Bà La nở rộ tại tiểu bang Maryland ở Mỹ, năm 2011 (Ảnh: John Yu)

Kinh Phật «Vô Lượng Thọ» cũng ghi lại như sau: “Ưu Đàm Bà La hoa là dấu hiệu báo điềm lành”. Còn theo quyển 4 kinh «Pháp Hoa Văn Cú» thì: “Ưu Đàm hoa, có nghĩa là may mắn linh thiêng. Ba nghìn năm mới nở một lần, khi nở là Kim Luân Vương xuất hiện”.

Kể từ năm 1992, tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Australia, các tiểu bang nước Mỹ, Canada, các tỉnh Trung Quốc, người ta liên tục phát hiện hoa Ưu Đàm Bà La thánh khiết khai nở. Chúng ta có thể tìm thấy trên mạng và chiêm ngưỡng phong thái cao quý thánh khiết của loài hoa này. Hoa Ưu Đàm không có rễ, không có lá, không có nước, không có đất; có thể mọc trên thủy tinh, sắt thép, tượng Phật, lá cây, hộp giấy và cả băng keo, có hoa mọc hơn 1 năm nhưng vẫn sinh cơ bừng bừng. Từ xưa tới nay chưa gặp bao giờ, nay các nhà thực vật học đã tận mắt chứng kiến. Năm nay (2011), theo Phật ký là năm 3038, hoa Ưu Đàm Bà La đã thịnh khai tại các nơi trên thế giới, thực đúng là thiên thượng ban tặng.

Hoa Ưu Đàm 3.000 năm (Video) :

Cách tạo tượng dân gian và dự ngôn hiển rõ thiên cơ

Trong dân gian Trung Quốc bảo lưu một phương thức tạo hình Di Lặc, một pho tượng Phật cười ngạo nghễ, vây quanh có 18 tiểu hài tử, nô đùa muôn hình muôn vẻ, được gọi là “Thập bát tử Di Lặc”. Thế nhưng “Thập bát tử” (十八子) hợp thành một chữ “Lý” (李), tức báo trước Phật Di Lặc hạ thế truyền Pháp độ nhân vào thời mạt kiếp với phàm thân có họ là “Lý”. Truyền thuyết và cách tạo tượng Di Lặc thập bát tử này đã lưu truyền mãi cho đến ngày nay.

dilac1.jpg

(Hình minh họa)

Dự ngôn «Cách Am Di Lục» của Hàn Quốc tiên tri: “Hà vi Thánh nhân, Mộc Tử tính thị” (“Thánh nhân là ai, họ là Mộc Tử”; “Mộc Tử” (木子) ghép thành chữ “Lý” (李)), thuộc Thỏ, tháng Tư xuất sinh tại phía Bắc tam bát cấp (vĩ tuyến 38 độ Bắc phân chia Nam-Bắc Triều Tiên), Tam Thần sơn hạ (dưới chân núi Tam Thần sơn, tức Công Chủ Lĩnh dưới chân núi Trường Bạch)… Vị Thánh nhân này là “vương trung chi Vương” (Vua của các vua) trên thiên thượng, tức Pháp Luân Thánh Vương, lần này hạ phàm nhân gian gọi là Di Lặc Phật.

Lưu Bá Ôn cũng từng tiên tri trong dự ngôn «Thôi Bi Đồ» rằng: “Lúc ấy Di Lặc Phật thấu hư đến Nam Hạp Phù Đề thế giới trung thiên tại Trung Quốc Kim Kê mục, phụng Ngọc Thanh thời niên kiếp tận, Long Hoa hội Hổ, Thỏ chi niên đến trung thiên, nhận Mộc Tử vi tính”. Nghĩa là Phật Di Lặc tương lai sẽ chuyển sinh đến “trung thiên Trung Quốc” vào năm Thỏ, cụ thể là giáng sinh tại vị trí “mắt Gà Vàng” (Kim Kê mục) trên bản đồ Trung Quốc (chỉ tỉnh Cát Lâm), lấy “Mộc Tử” (Lý) làm họ.

E922C2FD61F2F7A29B75095203DB8137.jpg

(Thỏ Phục Sinh – Hình Minh Họa)

Thực ra, tập tục lễ Phục sinh (The Easter) cùng với thỏ Phục sinh và trứng Phục sinh là một dự ngôn về Thánh nhân cứu thế: Chúa Cứu Thế sẽ trở lại là “người đến từ phương Đông” (Easter), tức Thánh nhân cứu thế sẽ phục sinh ở phương Đông; thỏ Phục sinh dự ngôn Thánh nhân thuộc Thỏ (sinh năm Thỏ), nhưng thỏ không đẻ trứng, mà trứng là Gà Vàng (Kim Kê) đẻ ra, trứng Phục sinh hiển nhiên khiến người ta liên tưởng đến trứng gà, mà bản đồ Trung Quốc hiện nay có hình dạng một con gà.

Càng có ý nghĩa hơn khi phát hiện rằng các dân tộc khác nhau trên thế giới đều lưu truyền những lời tiên tri mà gần như đều kể về cùng một câu chuyện.

2004-12-15-dsc_0023_s.jpg

Các dự ngôn đều đề cập Thánh giả đến từ phương Đông

«Phúc âm Luke», 17:24: “Vì như chớp lóe sáng từ phương trời này vụt sáng đến phương trời kia thế nào, Con Người sẽ xuất hiện trong ngày của Người cũng thế ấy”.

«Phúc âm Matthew», 24:27: “Vì như sét chớp ở phương Đông và nhoáng ở phương Tây thế nào, sự hiện đến của Con Người cũng thế ấy.”

«Khải Huyền», 7:2: “Đoạn tôi thấy một vị thiên sứ khác đi lên từ hướng mặt trời mọc, có ấn của Đức Chúa Trời hằng sống.” “Đi lên từ hướng mặt trời mọc” ý nói đến từ phương Đông, “ấn của Đức Chúa Trời hằng sống” ám chỉ Cứu Thế Chủ, tức Vĩnh Sinh Thần đến từ phương Đông.

«Isaiah», 43:5: “Đừng sợ, vì Ta ở với ngươi; Ta sẽ đem dòng dõi ngươi từ phương Đông về; Ta sẽ nhóm họp con cháu ngươi từ phương Tây trở về.” “Sét chớp ở phương Đông và nhoáng ở phương Tây…” Chúng ta biết rằng Đạo của Thần là phát xuất từ phương Đông, sau đó truyền sang phương Tây, truyền khắp thế giới. Vậy vì sao Thần phải nhóm họp người ở phương Tây? Lẽ nào Thần ở phương Đông bị bức hại, hoặc vì nguyên nhân nào đó mà sang phương Tây?

«Tiên tri Nostradamus»: “Người đến từ phương Đông sẽ rời chỗ của Ngài, Vượt qua dãy núi Apennine để trông thấy nước Pháp, Ngài sẽ bay vượt qua bầu trời, nước và tuyết, Đánh thức mọi người bằng cây gậy Thần của Ngài”; “Đợi từ lâu, Ngài sẽ không bao giờ trở lại, Ở Châu Âu, Ngài sẽ xuất hiện ở Châu Á: Người của liên minh với Thần Hermes vĩ đại, Ngài sẽ vượt qua tất cả các vị Vua của phương Đông.”

«Tiên tri của Edgar Cayce»: “Trung Quốc sẽ xuất hiện một loại tín ngưỡng đối với Thần [Phật], Trung Quốc sẽ trở thành cái nôi tâm linh của toàn nhân loại”. «Tiên tri thổ dân Hopi»: “Đại biểu của Pahana sẽ đến từ lực lượng thần thánh của phương Đông”.

«Thôi Bối Đồ»: “Trung Quốc nhi kim hữu Thánh nhân”, “Tử Vi tinh minh”. «Kim Lăng tháp bi văn» của Lưu Bá Ôn: “đại Mộc lưỡng điều”, “Năng phùng Mộc Thỏ phương vi thọ”: Thánh nhân cứu thế giáng sinh ở phương Đông thuộc Mộc (trong ngũ hành, Mộc ứng với phương Đông), thời gian giáng sinh là năm Mộc Thỏ, tức năm Tân Mão, hợp lại thành “lưỡng Mộc Thánh nhân”.

«Cách Am Di Lục»: “Kim cưu Mộc thỏ”, “Tử hà Chân Chủ”, “Bạch mã Công Tử”, “Cứu thế Chân Chủ”, “Đạo Thần Thiên Chủ”, “Tây khí Đông lai Thượng Đế tái lâm”, “Nhật quang Đông phương quang minh thế”, “Vô nghi Đông phương Thiên Thánh xuất”, “Hòa khí Đông phong Chân Nhân xuất”, “Đông phương nhất nhân xuất thế dã”, “Mộc thỏ tái sinh bảo huệ sĩ”, “Thánh Thần giáng lâm Kim cưu điểu”, “Bảo huệ Sư Thánh hải ấn xuất”, “Vạn thừa Thiên Tử vương chi Vương”: Đều ám chỉ Đại Thánh nhân (“vương trung chi Vương”) xuất thế ở phương Đông, sinh năm Thỏ, mệnh Mộc.

«Bộ Hư đại sư dự ngôn thi»: “Thế vũ tam phân, Hữu Thánh nhân xuất, Huyền sắc kỳ quan (tóc đen), Long trương kỳ phục (áo vàng, Phật)”. «Tây Du Ký»: “Nhân thân nan đắc, Trung Thổ nan sinh, Phật Pháp nan văn”, “Đông lai Phật Tổ”.

Ngày 13 tháng 5 năm 1951, tức ngày mùng 8 tháng Tư theo Nông lịch, người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí đản sinh tại thành phố Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, thuộc Thỏ, ngày này chính là “Lễ Phật đản” trong Phật giáo. Đồng thời ngày này cũng chính là ngày thứ 50 tính từ Lễ Phục Sinh năm 1951, gần như là “Lễ Thánh Linh giáng lâm” trong Cơ Đốc giáo. Tới đây, một số người thông hiểu thiên cơ đã biết được vì sao “Lễ Phục Sinh”, một ngày lễ trọng yếu của tôn giáo Tây phương lại được gọi là “Easter”, tức “người phương Đông”. Đồng thời, cũng hiểu vì sao người ta vẫn duy trì tập tục cổ xưa là Thỏ Phục Sinh (Thánh nhân thuộc Thỏ) và trứng Phục Sinh (có quan hệ với Kim Kê Trung Quốc) để kỷ niệm hoạt động này. Vào Lễ Giáng Sinh ở phương Tây, nhà nào cũng chuẩn bị và trang trí một cây thông Noel (thuộc Mộc), còn ám chỉ Thần ý huyền diệu khiến người ta kinh ngạc hơn nữa.

Câu chuyện vĩnh hằng (Video) :

Nostradamus người Pháp trong tác phẩm «Các Thế Kỷ» đã tiên tri chính xác rất nhiều nhân vật và sự kiện trọng đại phát sinh tại các nơi trên thế giới mấy trăm năm qua, trong đó Các Thế Kỷ II, Khổ 29 đã dự ngôn minh xác về Cứu Thế Chủ cứu độ chúng sinh tại nhân loại vào thời mạt thế.

Bài thơ này chính là tiên tri người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí, sau khi kết thúc truyền Pháp tại Trung Quốc Đại Lục sẽ sang Tây phương và truyền Pháp tại rất nhiều quốc gia Tây phương, khiến Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền toàn thế giới. Trong Các Thế Kỷ X, Khổ 75, Nostradamus cũng đề cập đến “Thần Hermes vĩ đại” để hình dung người sáng lập Pháp Luân Công hồng truyền Đại Pháp chính là giảng và truyền Đạo vũ trụ của Thần Phật cho nhân loại. Mà “Thần Hermes vĩ đại” có một cây thần trượng, dùng để đánh thức người đời, do đó câu thứ tư bài thơ trên mới nói “Đánh thức mọi người bằng cây gậy Thần của Ngài”. Khi Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền, mỗi cá nhân trên thế giới đều bị đánh động, và thái độ của họ đối với Đại Pháp sẽ quyết định tương lai của chính họ.

Các Thế Kỷ II, Khổ 29

Người phương Đông sẽ rời chỗ của Ngài,
Vượt qua dãy núi Apennine để trông thấy nước Pháp:
Ngài sẽ bay vượt qua bầu trời, nước và tuyết,
Đánh thức mọi người bằng cây gậy Thần của Ngài.

Sứ giả (Video):

Theo Kinh Phật ghi lại, Chuyển Luân Thánh Vương cũng như Đức Phật, có 32 tướng, 7 bảo; Ngài không dùng vũ lực, mà dùng chính nghĩa để xoay chuyển bánh xe Chính Pháp, cuối cùng trở thành vị Vua lý tưởng của thế giới. Bất kể theo Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Nho giáo, chỉ cần khoan dung với mọi người, thì đều có thể có duyên gặp Chuyển Luân Thánh Vương. Thế nhưng việc tốt hay gặp trắc trở, Thần đến thật rồi, mà con người vẫn nghi hoặc không tin.

Thế nhân trong mê bất tỉnh

Theo tục truyền, Bố Đại hòa thượng là hóa thân thế tục của Phật Di Lặc. Vào ngày 2 tháng 3 năm Trinh Minh thứ 2 triều Hậu Lương (năm 916 SCN), trước khi tạ thế, ông lưu lại bài kệ khắc trên bia đá trong chùa Nhạc Lâm như sau: “Di Lặc chân Di Lặc, Phân thân thiên bách ức, Thời thời thị thời nhân, Thời nhân tự bất thức” (Di Lặc ấy là Di Lặc thật, Phân thân hàng trăm nghìn vạn, Lúc nào cũng thị hiện người đời, Chỉ bởi người không tự biết).

Bài kệ trước khi viên tịch của Bố Đại hòa thượng đã nói với người đời rằng, khi Phật Di Lặc tương lai hạ thế độ nhân, bất chấp chân tướng không ngừng triển hiện, thế nhân vẫn không thể đối diện với hiện thực.

Di Lặc hạ thế tại đâu?

Quốc sư triều Minh Lưu Bá Ôn tại quyển 2 «Thôi Bi Đồ» đã tiên tri:

(Trung Quốc hình như Kim Kê {con gà vàng}, “Kim Kê mục” là vị trí tỉnh Cát Lâm. Chỉ Giác Giả chuyển sinh nhân thế tại Cát Lâm, thuộc Thỏ, Mộc Tử tính, tức họ Lý. Trong tiếng Hán, “Mộc Tử” (木子) chính là chữ “Lý” (李)).

Đại Giác Giả “thấu hư đến Nam Hạp Phù Đề thế giới trung thiên tại Trung Quốc Kim Kê mục, phụng Ngọc Thanh thời niên kiếp tận, Long Hoa hội Hổ, Thỏ chi niên đáo trung thiên, nhận Mộc Tử vi tính.

Ngoài ra, Lưu Bá Ôn và Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã có một đoạn đối thoại liên quan tới lịch sử ngày nay, trình bày càng rõ ràng minh bạch xuất chúng hơn nữa:

“Hoàng Đế hỏi: Cuối cùng ai sẽ truyền Đạo?

Bá Ôn đáp: Có thơ làm chứng rằng:

Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo

Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng

Chân Phật không ở trong tự viện

Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo.”

Giải: Vào cuối thời mạt pháp, người truyền chính Pháp sẽ không phải là hòa thượng trong chùa chiền, cũng không phải là đạo sĩ trong đạo quán. “Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng” ý nói người truyền chính Pháp để tóc ngắn kiểu nam tử ngày nay (đàn ông thời xưa để tóc dài), minh xác chỉ rõ: Chân Phật truyền chính Pháp không phải là người trong Phật giáo.

ThichChungThong6.jpg

(Thích Chứng Thông – Cao Tăng Đài Loan)

Thích Chứng Thông Cao Tăng Đài Loan chia sẽ : ““Sau này tôi mới minh bạch ra, Phật Tổ nói năm mươi ức năm sau Phật Di Lặc hạ thế, đối ứng với nhân gian chính là ngày hôm nay, bởi vì không gian khác nhau có khái niệm thời gian khác nhau. Trải qua hơn 10 năm tu Đại Pháp, tôi ngày càng kiên tín, Sư tôn là đến phổ độ chúng sinh”. Tại hội trường cuộc thi Piano do Đài truyền hình Tân Đường Nhân tổ chức—ở Đại học Đài Nam, bên ngoài bức tường nhẵn bóng của thính phòng âm nhạc, Thích Chứng Thông đã tận mắt chứng kiến hoa Ưu Đàm Bà La. Điều này khiến bà càng minh bạch rằng Chuyển Luân Thánh Vương đã hạ thế truyền Pháp phổ độ chúng sinh, con người có thể không ly khai thế tục mà tu thành Như Lai.”

Book-news-1024x601.jpg

(Sách Chuyển Pháp Luân)

Ngô Vĩnh Khuê Cao Tăng Hàn Quốc ; Ngô Vĩnh Khuê vội vã mở cuốn sách ra, trước tiên đọc được bài văn ngắn “Luận Ngữ” ở phần trước của “Chuyển Pháp Luân”, Ngô Vĩnh Khuê nói rằng: “Sau khi đọc qua, lúc ấy kinh ngạc đến nổi đầu óc trống rỗng, Pháp lý giảng trong sách tinh thâm huyền bí như vậy, cảm giác chính mình dường như đã đuợc nguyên lý vũ trụ”. Vừa đọc xong “Luận Ngữ”, Ngô Vĩnh Khuê liền gọi điên thoại cho lão tăng ni Xa Pháp Liên: “Từ nay bắt đầu không cần phải đọc “Niết Bàn Kinh” nữa, tôi tặng bà một cuốn sách vô cùng trân quý, từ nay trở đi đọc cuốn sách này là được rồi.

Âu Dương Kỳ Diễm, một cụ già ở Trung Quốc, đã mượn cuốn “Chuyển Pháp Luân” từ một người quen vào đầu năm 1998. Một tuần sau, cụ nói với người cho mượn sách một cách phấn khích: “Ở tuổi của chúng ta, chúng ta có thể chưa đọc đến 10.000 cuốn sách, nhưng chúng ta phải đọc đến vài ngàn cuốn rồi. Tuy nhiên, tôi chưa từng đọc cuốn sách nào tuyệt như cuốn sách này. ‘Chuyển Pháp Luân’ thật là siêu thường!”

“Phúc âm John” trong Kinh Thánh viết (1:10-11): “Ngài đã vào thế gian, thế gian đã được tạo nên bởi Ngài, nhưng thế gian chẳng nhận biết Ngài. Ngài đã đến với dân Ngài, nhưng dân Ngài không tin nhận Ngài”. Kinh Thánh còn nói khi Cứu Thế Chủ giáng thế cứu người, ánh sáng của Ngài sẽ chiếu rọi thế giới trong nháy mắt, tựa như tia chớp từ trời tỏa sáng không trung. Thế nhưng người đời không nhận Ngài là Đấng Cứu Thế, lại để Ngài phải chịu khổ không ít, thậm chí còn bị thế nhân không rõ chân tướng gièm pha.

Trong «Các Thế Kỷ» có một bài thơ nổi tiếng minh xác về thời gian, đó là Các Thế Kỷ X, Khổ 72 tiên tri về đại sự kiện:

Vào năm 1999, tháng 7,

Để Đại vương Angoulmois phục sinh,

Đại vương Khủng bố sẽ từ trên trời xuống,

Đến thời trước và sau khi Mars thống trị thiên hạ,

Nói là để có cuộc sống hạnh phúc cho mọi người.

Ngày 20 tháng 7 xác thực là một ngày đặc thù, được «Các Thế Kỷ» tiên tri là Giang Trạch Dân, kẻ chống Chúa, sẽ phát động cuộc đàn áp toàn diện đối với những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cuộc đàn áp gây bao đổ máu, phỉ báng lừa dối, tạo ma nạn tại Trung Nguyên, mê hoặc thế nhân khiến họ phạm tội. Đây chính là trận đại chiến Chính-tà tối hậu Armageddon giữa Chiên Con và thú mà “Khải Huyền” nhắc tới, đến nay đã hơn 15 năm. Đối diện với ma nạn, vô số Thánh đồ đã kiên nhẫn giảng rõ sự thật để thực hiện sứ mệnh cứu độ chúng sinh. Đảng Cộng sản Trung Quốc ngang nhiên chống lại Phật Pháp “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ, đã rơi vào vũng bùn trong cuộc đọ sức Chính-tà này. Câu sấm “Cửu thập cửu niên thành đại thác” (Năm 99 thành sai lầm lớn) của dự ngôn «Thôi Bối Đồ» triều Đường đã trở thành sự thực.

Cuối cùng hướng về Thần

Kinh «Trường A Hàm», quyển 18 viết: “Chuyển Luân Thánh Vương xuất thế… thời các tiểu vương tại Đông phương thấy Đại Vương, đều dâng châu báu quy thuận. Ngoài ba phương Nam, Tây, Bắc đều như vậy”.

“Khải Huyền” của Kinh Thánh viết (7:9-10): “Sau những việc đó, kìa, tôi thấy một đám đông rất lớn, không ai có thể đếm được, từ mọi quốc gia, bộ lạc, dân tộc, và ngôn ngữ đứng trước ngai và trước Chiên Con; ai nấy đều mặc áo choàng trắng và tay cầm cành thiên tuế. Họ cùng nhau cất tiếng hô vang rằng, ‘Ơn cứu rỗi thuộc về Đức Chúa Trời chúng ta, Đấng ngự trên ngai, và thuộc về Chiên Con’.”

Cho dù phải trải qua bao nhiêu ma nạn, cuối cùng con người cũng đều hướng về Thần; những người này đến từ các phương, các nước, các dân tộc. Kinh Phật và Kinh Thánh đều nhất trí khi miêu tả điểm này.

phong-van-voi-bac-thay-thoi-mien-cua-nha

Tân Thiên, tân Địa, tân nhân loại

Sau khi Cứu Chủ giáng thế cứu vãn chúng sinh, nhân gian sẽ nghênh đón tân Thiên, tân Địa, tân nhân loại.

Kinh «Di Lặc Hạ Sinh» viết: “Quốc thổ đều phú thịnh, vô phạt vô tai ách; nam nữ đều do thiện nghiệp sinh. Đất không cây gai, chỉ sinh cỏ xanh, thuận theo gót chân, mềm như tơ tằm. Tự nhiên xuất lúa thơm, mỹ vị đều sung túc. Cây cối sinh y phục, màu sắc đều trang nghiêm; cây cao ba tòa nhà, hoa quả thường dư dật. Lúc ấy người trong nước, đều thọ tám vạn năm, không có khổ bệnh tật, đầu óc thường an lạc.”

“Isaiah” của Kinh Thánh viết (65:19-20): “Tiếng than khóc sẽ không còn nghe trong thành ấy; Tiếng khóc than sẽ vĩnh viễn không còn. Trong thành ấy trẻ thơ sẽ không chết yểu; Không người già nào không hưởng trọn tuổi thọ của mình; Vì ai trăm tuổi mà qua đời sẽ bị xem là chết yểu; Người chưa được bách niên mà phải lìa đời sẽ bị xem là bị nguyền rủa”. “Isaiah” (65:23-25): “Chúng sẽ không lao động một cách luống công; Chúng sinh con ra chẳng phải để chuốc lấy âu sầu, Vì con cháu chúng sẽ là dòng dõi của những người được CHÚA ban phước, Và dòng dõi của chúng tiếp theo chúng nữa. … Chúng sẽ không gây tổn hại hay phá hoại trong khắp núi thánh của Ta,’ CHÚA phán vậy”. “Khải Huyền” của Kinh Thánh cũng miêu tả tân Thiên, tân Địa như sau (22:2): “Giữa quảng trường của thành, nơi rẽ ra của hai nhánh sông, có một cây sự sống sinh trái mười hai đợt, mỗi tháng một đợt, và lá của cây ấy được dùng để chữa lành các dân”.

Bởi vậy, sau khi trải qua trận đại chiến Chính-tà này, những người có đạo nghĩa, duy hộ Phật Pháp sẽ được lưu lại và có phúc. Họ sẽ trường thọ an lạc, vô phạt vô tai, hoa quả sung túc, mỹ vị phong phú, chung sống hòa thuận, không tranh không đấu, nhân loại từ đó tiến nhập vào kỷ nguyên mới.

Thời khắc cuối cùng (Video) :

Xem thêm :

Cô tăng vạn lý tìm Đại Đạo, May gặp Di Lặc Chuyển Luân Vương

Tìm kiếm miệt mài: Nguyện vọng tăng nhân Hàn Quốc cuối cùng đã toại nguyện

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đấng Tạo Hóa : DỰ ĐOÁN CHO 2015

 

 

Đấng Tạo Hóa : DỰ ĐOÁN CHO 2015. ( Phần 1 )
 
Tôi rất vui khi nói chuyện với các bạn về những gì chúng ta đang và sẽ chứng kiến trong năm tới, sẽ xẩy ra trên bề mặt Trái đất. Đây là khoảng thời gian lịch sử thú vị cho tất cả các cấp bậc tinh thần trong Vũ trụ này. Terra, Gaia yêu quý của các bạn là trung tâm của tất cả.

Trước tiên, cho tôi giải thích tôi là ai. Có một số nhầm lẫn trong cộng đồng các Lightworker và người truyền thông điệp về sự thật: Cha và Mẹ Thiên Chúa là ai, về mối quan hệ của tôi với bạn và về mối quan hệ giữa bạn với Một, với Nguồn. Tôi sẽ cho bạn biết. Tôi chủ yếu hoạt động ở trong hậu trường trong suốt nhiều năm vừa qua. Bởi vì chúng tôi muốn dần giới thiệu cho bạn trước tiên đến với các Minh sư đã Thăng lên, Các động vật tiến hóa cao, vương quốc các Thiên Thần và các anh chị em Galactic. Mục đích là để bạn có thời gian dần phát triển một kiến thức rộng lớn hơn về vị trí của bạn trong dòng chảy cuộc sống vĩ đại có sẵn trong vũ trụ xung quanh bạn.

 

Gần đây bạn đã được giảng dạy bởi các Lightworkers, bao gồm cả kênh thông điệp yêu quý của chúng tôi, người đang truyền lời của tôi ngay bây giờ, rằng bạn là Minh sư của chính mình - Rằng bạn đang là một phần của quá trình chuyển đổi đang diễn ra, Rằng bạn đang tham dự vào Thăng thiên của hành tinh Trái đất. Tôi có một quan tâm rất lớn về hạnh phúc của bạn và về tăng trưởng của bạn trong khoảng thời gian này. Bởi vì tôi là một trong những Đấng Tạo Hóa của vũ trụ mà đã được gọi là Nebadiah, Một vũ trụ rộng lớn đang chứa tất cả.
 
 

Đấng Tạo Hóa : DỰ ĐOÁN CHO 2015. ( Phần 2 ).

 
( Hình minh họa : Nebadon universe. )
 
Trong vũ trụ của bạn, có nhiều thiên hà và các hệ thống ngôi sao, đã được tạo ra bởi tôi và bởi Twin của tôi, Omara. Đồng sáng tạo với chúng tôi là các Minh Sư Vĩ Đại, họ cũng là những Đấng Sáng tạo trong phạm vi của họ. Ví dụ, Ra và Isis (còn gọi là Alcyone và Mẹ Sekhmet) là những Đấng sáng tạo của thiên hà Milky Way của bạn. Tất nhiên là với sự hợp tác và hỗ trợ của tôi. Chúng tôi và các Đại Minh sư có mối quan hệ rất yêu thương và gần gũi. Cũng bởi vì, họ là con cái đã trưởng thành và là một phần Linh hồn của chính tôi. Đôi khi họ đóng vai trò của Mẹ và Cha Thiên Chúa để nói chuyện với bạn. Đương nhiên là với với sự chấp thuận hoàn toàn của tôi - Họ đại diện cho tiếng nói của Thiên Chúa để nói chuyện với các bạn.
 
Việc tạo ra các linh hồn, cũng như tạo ra các thiên hà, việc sáng tạo ra Nhân loại, cũng như tạo dựng nên hành tinh xinh đẹp Gaia này, đã mô tả phần nào công việc của chúng tôi. Trong các cõi giới cao, Tôi được biết đến và được gọi bằng cái tên là Ohara. Thú vị phải không bạn ? Đó cũng như là một cách gọi tên, một kiểu nickname trong thế giới của mạng máy tính. Tôi không phải Đấng Tạo hóa Nguyên thủy và Tối cao. Tôi chỉ là Đấng Tạo hóa ra Vũ trụ này thôi. Có nhiều vũ trụ khác nữa, nhưng chúng tôi là một trong những Đấng Sáng tạo của một Vũ trụ lâu đời nhất. Tôi cũng chỉ là một đứa con của Nguồn. Cũng như tất cả chúng ta đều là con cái của Nguồn, là con cái của Đấng Tạo Hóa Nguyên Thủy Vĩ Đại Tối Cao, và là Cha của tất cả chúng ta. Sau đây chúng ta sẽ nói chuyện về tầm nhìn vào tương lai gần, trong dòng thời gian hiện tại mà bạn đang sống.

 

10696232_766874196708711_264223636568797

 

Dự đoán từ Đấng Tạo Hóa Ohara,

 
Bây giờ tôi sẽ cung cấp cho bạn một số dự đoán về những gì có khả năng nhìn thấy trên hành tinh của bạn trong năm tới. Nhưng tôi muốn bao gồm cả những nguyên nhân trong những dự đoán, và bạn có thể sẽ đọc tất cả những điều này trước năm nay kết thúc. Sự thay đổi đáng kể đầu tiên trong phong cách sống trên trái đất, sẽ bắt đầu vào tháng Mười năm 2014 và sẽ tiếp tục thay đổi nhanh chóng để cải cách tất cả các lĩnh vực tổ chức xã hội, chính trị, giáo dục, y tế, khoa học hiện hành.
 
Giai đoạn chuyển đổi đầu tiên sẽ liên quan đến sự ra đời của các Quỹ thịnh vương Mới nhiều tỷ đô la của Minh Sư St Germain. Số tiền này sẽ được sử dụng để thanh toán các khoản nợ chiến tranh cho tất cả các quốc gia trên hành tinh. Điều này sẽ tháo gỡ thế kẹt về tài chính, loại bỏ các gánh nặng tâm lý về các khoản vay nợ khổng lồ bởi các cuộc chiến, dẫn tới xóa bỏ các khoản thu lợi từ việc gây chiến tranh và bán vũ khí.
 
Giai đoạn tiếp theo, với sự giúp đỡ từ các Quỹ Thình vượng Mới, sẽ giúp đỡ để trả toàn bộ nợ quốc gia của nước Mỹ. Cục thuế vụ liên bang IRS sẽ không còn cần thiết nữa và sẽ bị giải thể. Cục Dự trữ Liên bang FED sẽ bị tháo dỡ ra khỏi nước Mỹ và bán cho người Trung Quốc. Vì vậy tất cả các hệ thống kinh tế và pháp lý trong tương lai gần sẽ phát triển một cách tự nhiên và được gọi là hệ thống kinh tế mới NESARA.
 
Tôi sẽ không dành nhiều thời gian để mô tả chi tiết những gì NESARA sẽ thực hiện, bởi vì bạn có thể tìm hiểu về NESARA trên nhiều trang web. Tôi đề nghị bạn tìm hiểu về lịch sử phát triển của hệ thống mới này, và tác động của nó sẽ thay đổi tất cả mọi thứ như thế nào, trong phạm vi nước Mỹ và sau đó trên khắp hành tinh. Gần hai trăm quốc gia đã ký kết đồng ý thông qua việc hình thành và vận hành các hệ thống mới này vào giữa tháng Mười vừa qua.
 
Khi quá trình chuyển đổi từng bước được thực hiện, nhiều người sẽ ngạc nhiên bởi sự sụp đổ nhanh chóng của các Tổng công ty ở Mỹ và Hệ thống luật Pháp có nhân quyền, nhân ái thực sự sẽ xuất hiện như là có phép lạ. Tất nhiên, những sự kiện này đã được chuẩn bị từ nhiều năm trước đây ở đằng sau hậu trường. Cách nhóm làm việc chuyên môn, các Minh sư của Ánh sáng, các Lightworkers tiên phong đã chăm chỉ tích cực làm việc âm thầm trong nhiều năm qua. Thành quả việc làm của họ sẽ biểu hiện tất cả trong những tháng tới. Bạn có những người anh hùng đang sống chung trong các anh em, những người thân mến, và danh tính của họ khi được công bố sẽ làm bạn ngạc nhiên và hài lòng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

«Mai Hoa Thi» (梅花诗) tương truyền là do Thiệu Ung tiên sinh sáng tác

(Chỉ tham khảo, các ý của tác giả liên quan đến chính trị nên lược ra)

 

Thiệu Ung, tự là Nghiêu Phu, sinh năm thứ 4 Tống Chân Tông (năm 1011 SCN), mất năm thứ 10 Tống Thần Tông (năm 1077 SCN), hiệu là Khang Tiết. Ông quê ở Phạm Dương, Hà Bắc, sau di cư sang Cộng Thành, cuối cùng ẩn cư ở Lạc Dương. «Mai Hoa Thi» tổng cộng có 10 kỳ, dự ngôn những diễn biến lịch sử trọng đại của Trung Quốc sau khi ông qua đời. Vì vậy tất nhiên bài thơ sử dụng ngôn ngữ tiên tri, rất ẩn ý, không dễ mà lý giải cho được. Có một bộ phận là dành cho người tu luyện, người bình thường đọc quả thực không hiểu chút gì. Ở đây chỉ xin giải sơ qua, các bậc trí giả và cao nhân nếu thấy có chỗ nào không ổn kính mong chỉ giáo. Toàn bộ phần diễn nghĩa là của người dịch, chỉ để tham khảo.

Giải:

(Một)

Dần từ vạn cổ cổng trời khai mở,
Hỏi mấy người đến mấy người trở về.
Non sông tuy đẹp mà không toàn vẹn,
Không tin Hoàng Kim là mầm tai họa.

Tạm dịch:

(一)

荡荡天门万古开,几人归去几人来。
山河虽好非完璧,不信黄金是祸胎。

(Nhất)

Đãng đãng thiên môn vạn cổ khai,
Kỷ nhân quy khứ kỷ nhân lai.
Sơn hà tuy hảo phi hoàn bích,
Bất tín Hoàng Kim thị họa thai.

“Đãng đãng thiên môn vạn cổ khai, Kỷ nhân quy khứ kỷ nhân lai.” Cánh cổng trời vĩ đại từ vạn cổ tới nay mới khai mở lần đầu tiên. Biết bao nhiêu người tới nhân gian, biết bao nhiêu người có thể trở về? Ý nghĩa của hai câu này gắn kết chặt chẽ với chủ đề bài thơ, ngay lúc mở đầu đã dẫn xuất chủ đề tối hậu. Người tu luyện nhìn một cái là rõ ngay, còn người phổ thông xem không hiểu rõ được, ở đây không giải kỹ thêm nữa.

 

“Sơn hà tuy hảo phi hoàn bích, Bất tín Hoàng Kim thị họa thai.” Thời nhà Tống là lúc mà triều đình nhu nhược bất tài. Toàn bộ xã hội từ trên xuống dưới đều như vậy, đam mê ca múa vui thái bình. Đặc biệt đến thời Nam Tống thì càng cẩu thả tạm bợ, ở nửa giang sơn vùng Giang Nam mà mê đắm trong tình sắc hoan ái, thể thơ Tống từ trở thành cách văn nhân bày tỏ tình cảm luyến ái. Rốt cuộc trong lịch sử Trung Quốc có “nỗi nhục Tịnh Khang” (Tịnh Khang là niên hiệu vua Khâm Tông thời Tống, năm 1126-1127 SCN), hoàng đế Bắc Tống, cung phi, hoàng thân, cho đến khắp đại thần trong triều ba ngàn người đều bị nước Kim bắt làm nô lệ. Đến nỗi cuối cùng hoàng đế Nam Tống phải nhảy xuống biển vùi thân. Do vậy, non sông tuy tươi đẹp mà không toàn vẹn là vậy. “Kim” là chỉ tộc Nữ Chân ở phương Bắc kiến lập nước Đại Kim. “Hoàng” là phủ Hoàng Long, kinh đô nước Kim (nay là huyện Nông An, tỉnh Cát Lâm. Trung Quốc). Ở đây tiên tri về sự kiện nhà Nam Tống sống tạm bợ trong một nửa giang sơn vùng Giang Nam và người Kim xâm nhập trong lịch sử. “Bất tín Hoàng Kim thị họa thai” nói về nước Kim diệt Bắc Tống, xâm phạm Nam Tống.

Giải:

(Hai)

Một giấc mộng Hồ Sơn mà hỏng cả,
Lại thấy Rồng Mây hướng phía Bắc bay.
Ba trăm năm hết chỉ nội một ngày,
Non xanh nước biếc than ôi còn đâu.

Tạm dịch:

(二)

湖山一梦事全非,再见云龙向北飞。
三百年来终一日,长天碧水叹弥弥。

(Nhị)

Hồ Sơn nhất mộng sự toàn phi,
Tái kiến Vân Long hướng Bắc phi.
Tam bách niên lai chung nhất nhật,
Trường thiên bích thủy thán di di.

“Hồ sơn nhất mộng sự toàn phi”: Bởi rằng Nam Tống lập kinh đô Lâm An (nay là Hàng Châu) bên bờ Tây Hồ, hơn nữa hoàng đế Nam Tống cả ngày đắm chìm trong tửu sắc, vậy mới nói “Hồ Sơn nhất mộng”. “Tái kiến Vân Long hướng Bắc phi”, là chỉ khí số thiên tượng rơi vào phương Bắc, ở miền Bắc sinh “chân long thiên tử”, triều đại mới sinh ra ở phương Bắc. Khi binh nhà Nguyên xâm nhập Lâm An, hoàng đế bị bắt làm tù binh. “Tam bách niên lai chung nhất nhật”, là chỉ Bắc Tống, Nam Tống trải qua ba trăm năm (từ năm 960 đến 1279 SCN) rồi cuối cùng diệt vong. “Trường thiên bích thủy thán di di”, chính là chỉ năm 1279 SCN, tàn quân nhà Tống chiến bại không còn lối thoát, Lục Tú Phu cõng tiểu hoàng đế Nam Tống Triệu Bính nhảy xuống biển mà chết, các tướng sĩ khác và hoàng phi đều gặp bão lớn rồi chìm dưới đáy đại dương.

Giải:

(Ba)

Số nhân của Trời Đất đến một nguyên,
Hốt gặp giáp tử thì lại hưng Nguyên.
Được tám tám năm thì càn khôn đổi,
Xem hết hoa tàn mà vẫn không tâu.

Tạm dịch:

(三)

天地相乘数一原,忽逢甲子又兴元。
年华二八乾坤改,看尽残花总不言。

(Tam)

Thiên địa tương thừa số nhất nguyên,
Hốt phùng giáp tử hựu hưng Nguyên.
Niên hoa nhị bát càn khôn cải,
Khán tận tàn hoa tổng bất ngôn.

“Thiên địa tương thừa số nhất nguyên, Hốt phùng giáp tử hựu hưng Nguyên”, là nói thời kỳ Thiên can Địa chi tương giao, trở lại ngọn nguồn, nhà Nguyên bắt đầu hưng thịnh. “Hốt” ở đây là chỉ Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt, “hưng Nguyên” là chỉ nhà Nguyên được kiến lập. Hốt Tất Liệt năm 1260 SCN làm Đại Hãn, năm 1264 SCN (một giáp – Giáp tử) lên ngôi kiến lập triều Nguyên, lấy hiệu nước là Nguyên, dời đô đến Yên Kinh (nay là Bắc Kinh). Năm 1271, Hốt Tất Liệt căn cứ vào kiến nghị của Lưu Bỉnh Trung, lấy ý nghĩa “Càn Nguyên” trong «Kinh Dịch» mà cải quốc hiệu thành “Đại Nguyên”, thống trị Trung Quốc. “Niên hoa nhị bát càn khôn cải, Khán tận tàn hoa tổng bất ngôn”, triều Nguyên từ Nguyên Thế Tổ truyền được 10 đời. Năm 1279 SCN, triều Tống diệt vong hoàn toàn, đến năm 1368 SCN, triều Nguyên bị diệt, tổng cộng là 88 năm, ứng với ý trong “Được tám tám năm càn khôn đổi”. Thời Nguyên Thuận Đế, hoạn quan ém nhẹm hồ sơ không tâu lên hoàng đế hại nhà Nguyên, có thể nói “hoa tàn” mà “vẫn không tâu” là như vậy.

Giải:

(Bốn)

Rốt cuộc là anh hùng từ áo vải,
Lầu son đâu phải cờ vàng ngày xưa.
Chim én bay đến ấy chuyện tầm thường,
Nở tới hoa mận thì xuân đã qua.

Tạm dịch:

(四)
毕竟英雄起布衣,朱门不是旧黄畿。
飞来燕子寻常事,开到李花春已非。

(Tứ)

Tất cánh anh hùng khởi bố y,
Chu môn bất thị cựu hoàng kỳ.
Phi lai yến tử tầm thường sự,
Khai đáo Lý hoa xuân dĩ phi.

“Tất cánh anh hùng khởi bố y, Chu môn bất thị cựu hoàng kỳ”, tả rõ Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, tuy xuất thân bần tiện (bố y – áo vải), còn trải qua mấy năm làm hòa thượng, sau tham gia khởi nghĩa nông dân hồng cân quân, cuối cùng thể hiện bản sắc anh hùng, từ một binh sĩ bình thường vọt lên làm thủ lĩnh, đến năm 1368 SCN xưng đế tại Nam Kinh. Chính “Chu môn – Lầu son” ấy không còn là nhà nông đất vàng (“cờ vàng”) ngày xưa nữa. “Phi lai yến tử tầm thường sự, Khai đáo Lý hoa Xuân dĩ phi” chỉ con thứ tư của Chu Nguyên Chương là Yến vương Chu Đệ hùng cứ tại Yên Kinh, bị buộc phải phát động chiến dịch công nhập Nam Kinh, đoạt lấy ngôi Vua, đúng là “nhanh như chim én”. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương nhường ngôi cho Hoàng Thái Tôn cháu mình, tức Minh Huệ Đế. Năm ấy, hơn mười hoàng tử được phong làm Phiên vương, đóng tại biên cương. Trong đó Yến vương Chu Đệ thực lực mạnh nhất, danh vọng lớn nhất. Minh Huệ Đế vì cứ khăng khăng tước bỏ Phiên vương, đòi miễn Yến vương, nên Yến vương không còn cách nào khác đành khởi binh làm phản. Bởi vì Yến vương Chu Đệ tài đức xuất chúng, trí dũng hơn người nên cuối cùng giành chiến thắng sau 4 năm, trở thành Minh Thái Tông, sau được gọi là Minh Thành Tổ, niên hiệu Vĩnh Lạc. Yến vương được thiên hạ, ngẫm ra thì đúng là “tầm thường sự”, về cả tình và lý, rất giống với “sự biến Huyền Vũ môn” của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. “Khai đáo Lý hoa xuân dĩ phi”, ứng với năm 1644 SCN, Sấm vương Lý Tự Thành (“Lý hoa”) dẫn quân khởi nghĩa công phá kinh thành, hoàng đế Sùng Trinh thắt cổ tự vẫn ở Cảnh Sơn, triều Minh diệt vong (“xuân đã qua”).

Giải:

(Năm)

Kỵ mã của trẻ Hồ tới Trường An,
Khai thác vùng hải cảng tại Trung Nguyên.
Hồng thủy bình rồi lại hồng thủy khởi,
Ánh sáng trong phải hướng Hán Trung xem.

Tạm dịch:

(五)

胡儿骑马走长安,开辟中原海境宽。
洪水乍平洪水起,清光宜向汉中看。

(Ngũ)

Hồ nhi kỵ mã tẩu Trường An,
Khai tích Trung Nguyên hải cảnh khoan.
Hồng thủy sạ bình hồng thủy khởi,
Thanh quang nghi hướng Hán Trung khán.

“Hồ nhi kỵ mã tẩu Trường An”: Trung Quốc xưa nay vẫn nói “Bắc hồ Nam man”. Bởi thế ở đây là chỉ Mãn Thanh ở vùng Đông Bắc xâm nhập làm chủ Trung Nguyên. Ngô Tam Quế dẫn quân Thanh qua ải, thống nhất toàn cục thời Minh mạt. Năm 1644 lập đô tại Bắc Kinh, trờ thành đế quốc Đại Thanh. “Khai tích Trung Nguyên hải cảnh khoan”: nhà Thanh ngày trước, thế nước hưng thịnh, văn trị võ công, cường thịnh phi thường, một trăm năm đầu tiên là thời “Khang Càn thịnh thế” (thời Khang Hy, Càn Long). Đặc biệt là hoàng đế Khang Hy, bình định các chủng nội loạn ngoại xâm, mở rộng bản đồ Trung Quốc ở mức chưa từng có. Ngoài ra, nhà Thanh bắt đầu tiến hành thông thương quy mô lớn với nước ngoài, khai thác bến cảng, cũng chính là “hải cảnh khoan” vậy.

 

“Hồng thủy sạ bình hồng thủy khởi, Thanh quang nghi hướng Hán Trung khán”: Chữ “Hồng thủy” đầu tiên chính là chỉ năm 1851, Hồng Tú Toàn lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc, tựa như cơn hồng thủy cuốn sạch một nửa Trung Quốc, kéo dài trong 13 năm, làm lung lay nghiêm trọng sự thống trị của triều Thanh. Sau khi Thái Bình Thiên Quốc bị bình định rồi (“sạ bình”), triều Thanh vẫn loạn trong giặc ngoài không ngừng, các thế lực cách mạng không ngừng nổi dậy mạnh mẽ, mãi đến cuối cùng, khởi nghĩa Vũ Xương thành công, Lê Nguyên Hồng thành đô đốc Trung Hoa Dân Quốc, sau khi Viên Thế Khải chết trở thành Tổng thống, Vương triều nhà Thanh diệt vong hoàn toàn. Do đó, tiền đồ cuối cùng của triều Thanh (“Thanh quang”) cần phải đến Vũ Hán (“Hán Trung”) mà xem.

Giải:

(六)

汉天一白汉江秋,憔悴黄花总带愁。
吉曜半升箕斗隐,金乌起灭海山头。

(Lục)

Hán thiên nhất bạch Hán giang thu,
Tiều tụy hoàng hoa tổng đới sầu.
Cát diệu bán thăng Ki Đẩu ẩn,
Kim Ô khởi diệt hải sơn đầu.

(Sáu)

Trời Hán sáng tỏ, sông Hán mùa thu,
Hoa cúc vàng tiều tụy vẫn ưu sầu.
Ánh cát tường nửa thăng, Ki Đẩu ẩn,
Mặt trời vụt tắt trên đầu núi biển.

“Hán thiên nhất bạch Hán giang thu” là nói nhà Thanh hủ bại suy vong, Trung Quốc cuối cùng lại có hy vọng mới (“Hán thiên nhất bạch”), tiến nhập thời đại mới (“Hán giang thu”), ngày 10 tháng 10 năm 1911 (mùa thu), khởi nghĩa Vũ Xương kiến lập Trung Hoa Dân Quốc. “Tiều tụy hoàng hoa tổng đới sầu”, cách mạng Dân Quốc tuy thành công nhưng nền móng rất thiếu ổn định, tựa như “tiều tụy hoàng hoa”, đầy ắp nguy cơ (“tổng đới sầu”). Cũng có thể là chỉ Viên Thế Khải khôi phục ngai vàng như “tiều tụy hoàng hoa”, sớm nở tối tàn, Viên Thế Khải cuối cùng buồn rầu hối hận mà bệnh chết. “Cát diệu bán thăng Ki Đẩu ẩn”: “Cát diệu” là chỉ cờ Thanh Thiên Bạch Nhật của Quốc Dân Đảng, “bán thăng” là chỉ thời kỳ đầu thống trị của Quốc Dân Đảng, ở Trung Quốc quân phiệt cát cứ, nội chiến liên miên, không cách nào thực hiện bình định thống nhất, chỉ đến khi Tưởng Giới Thạch lãnh đạo Bắc phạt thành công mới sơ bộ đặt địa vị cho Quốc Dân Đảng. “Ki Đẩu” thuộc tử vi cổ đại của Trung Quốc, là một vì tinh tú trong Nhị Thập Bát Tú, ở đây chỉ thế lực bí mật của đảng cộng sản ngấm ngầm phát triển. “Kim Ô khởi diệt hải sơn đầu”: Thời cổ “Kim Ô” là tên gọi khác của Thái Dương (Mặt trời), ở đây ám chỉ Nhật Bản. Cả câu là chỉ Nhật Bản gây chiến trong Đại Thế chiến II rồi cuối cùng chiến bại, đầu hàng.

Giải:

(七)

云雾苍茫各一天,可怜西北起烽烟。
东来暴客西来盗,还有胡儿在眼前。

(Thất)

Vân vụ thương mang các nhất thiên,
Khả liên Tây Bắc khởi phong yên.
Đông lai bạo khách Tây lai đạo,
Hoàn hữu Hồ nhi tại nhãn tiền.

Tạm dịch:

(Bảy)

Mây mù mờ mịt hết một ngày đêm,
Thảm thương Tây Bắc khói lửa chiến tranh.
Cướp đến từ Đông, giặc đến từ Tây,
Còn có trẻ Hồ ở ngay trước mắt.

“Vân vụ thương mang các nhất thiên”, là nói cục diện Trung Quốc và Đài Loan phân chia đối lập nhau. Ba câu sau có thể chỉ sự việc chưa phát sinh hoặc đã phát sinh. Thử giải như sau: “Khả liên Tây Bắc khởi phong yên” dường như chỉ giải phóng quân Trung Quốc bình định bạo loạn Tân Cương và trấn áp độc lập ở Tây Tạng. “Đông lai bạo khách Tây lai đạo”, có thể chỉ Bắc Triều Tiên ở phương Đông và Mỹ quốc có chiến tranh, đồng thời bùng phát chiến tranh biên giới Trung-Ấn với Ấn Độ ở biên giới phía Tây. “Hoàn hữu Hồ nhi tại nhãn tiền”: nước Nga ở phương Bắc luôn trực tiếp uy hiếp Trung Quốc, Trung-Nga đã từng phát sinh chiến tranh, mỗi bên đều có binh lực hùng hậu trấn giữ nơi biên giới trong cả chục năm.

Giải:

(Tám)

Như ván cờ mới rơi vào thế tàn,
Đồng lòng giúp nhau nhưng gặp đại nạn,
Con báo chết còn lưu lại bộ da,
Sắc thu đẹp nhất ở tại Trường An.

Tạm dịch:

(八)

如棋世事局初残,共济和衷却大难。
豹死犹留皮一袭,最佳秋色在长安。

(Bát)

Như kỳ thế sự cục sơ tàn,
Cộng tề hòa trung khước đại nạn.
Báo tử do lưu bì nhất tập,
Tối giai Thu sắc tại Trường An.

“Như kỳ thế sự cục sơ tàn, Cộng tề hòa trung khước đại nạn”: Cục diện thế giới xưa nay tựa như bàn cờ, đây là chỉ thời kỳ chiến tranh Lạnh đối đầu giữa thế giới Tây phương tự do dân chủ và cộng sản quốc tế. Đến thập niên 90, các quốc gia cộng sản ào ào biến sắc, điều này đối với toàn bộ chủ nghĩa cộng sản mà xét, thì đã đi vào tàn cuộc rồi. Liên minh các nước cộng sản triệt để giải thể, tuyệt đại đa số các nước từ bỏ chế độ cộng sản, đối với đảng cộng sản mà nói là lâm vào đại kiếp nạn vậy. “Báo tử do lưu bì nhất tập”: quốc gia đứng đầu các nước cộng sản là Liên Xô tan rã, hệ thống đảng cộng sản thực tế đã giải thể rồi, chỉ còn lưu lại một chút hình thức được những người đương quyền Trung Quốc kế thừa, cũng tựa như con báo chết rồi nhưng vẫn còn lưu lại bộ da. Trung Quốc ngày nay không còn ai tin tưởng chủ nghĩa cộng sản nữa, bao gồm cà những người đương quyền trong đảng cộng sản, họ chỉ lợi dụng hình thức đảng cộng sản để duy trì sự thống trị của họ mà thôi. “Tối giai Thu sắc tại Trường An”: trước mắt những người đương quyền Trung Cộng, vì để tạo tính hợp lý cho hình thức chính quyền nên đã ra sức tô son trát phấn ngụy tạo cái gọi là “tình thế tốt đẹp”, tập trung một lượng lớn tài lực để xây dựng rầm rộ, trang điểm thủ đô. “Trường An” là chỉ kinh thành của Trung Quốc, cũng chỉ Trung Quốc nói chung. Nhưng “sắc thu” ấy cũng không cách nào trường cửu được.

Giải:

(Chín)

Rồng lửa khởi đau buồn từ Yên Môn,
Nguyên bích chịu nạn, họ Triệu thu về,
Một vườn hoa đẹp, mùa xuân có chủ,
Mưa gió suốt đêm không phải ưu sầu.

Tạm dịch:

(九)

火龙蛰起燕门秋,原璧应难赵氏收。
一院奇花春有主,连宵风雨不须愁。

(Cửu)

Hỏa long trập khởi Yên Môn thu,
Nguyên bích ưng nạn Triệu thị thu.
Nhất viện kỳ hoa Xuân hữu chủ,
Liên tiêu phong vũ bất tu sầu.

“Hỏa long trập khởi Yên Môn thu”: “Hỏa long”, tức ác long màu đỏ, chỉ đảng cộng sản Trung Quốc. Câu đầu tiên ẩn dụ về sự kiện “lục tứ” năm 1989, học sinh và dân chúng Trung Quốc thỉnh nguyện tại Thiên An Môn sau đó chịu thảm sát tàn khốc. “Nguyên bích ưng nạn Triệu thị thu”: “Nguyên bích” ngầm chỉ lịch sử Trung Quốc liên tục trong 5.000 năm, phải chịu nạn này. “Triệu thị thu” là chỉ Triệu Tử Dương, vì sự kiện “lục tứ” mà bị đàn áp.

 

Còn mấy câu dưới đây, nếu như không theo sát toàn bộ chủ đề bài thơ, không thông hiểu việc tu luyện, thì rất khó phá giải. Trên thực tế, mấy câu dưới đây rõ ràng là ứng hợp với chủ đề của toàn dự ngôn. Xem lại câu đầu tiên “Đãng đãng thiên môn vạn cổ khai”, cho tới câu dưới “Hoàn trung tự hữu thừa bình nhật”, nghĩa lý chân chính sẽ tự nhiên sáng tỏ.

 

“Nhất viện kỳ hoa Xuân hữu chủ”: trước ngày 20 tháng 7 năm 1999, Pháp Luân Công phổ biến khắp Trung Quốc đại lục, nơi đâu cũng có đệ tử Đại Pháp đeo huy hiệu Pháp Luân Công, nơi đâu cũng trông thấy đồ hình Pháp Luân, chính là “một vườn hoa đẹp kỳ diệu” vậy. “Xuân hữu chủ” là chỉ một năm nào đó, các đệ tử Pháp Luân Công bị bức hại và Sư phụ sẽ gặp nhau một cách đường đường chính chính. “Liên tiêu phong vũ bất tu sầu”: Trung Cộng đối với đệ tử Pháp Luân Công đã áp dụng thủ đoạn thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa, tiến hành bức hại trên quy mô lớn, chính là “gió mưa suốt đêm” vậy. Tuy vậy Pháp Luân Công vẫn biểu hiện kiên cường phi thường, liên tục duy trì tinh thần phản bức hại, quả thực trong lịch sử xưa nay hiếm. Chỉ với loại tinh thần này, họ cuối cùng đã giành thắng lợi. Lấy nhãn quang lịch sử mà xét, vô luận tà ác có điên cuồng đến cỡ nào, mùa đông có giá rét lạnh lẽo ra sao, cuối cùng vẫn vượt qua, chính là “không cần phải lo sầu” vậy.

Giải:

(十)

数点梅花天地春,欲将剥复问前因。
寰中自有承平日,四海为家孰主宾。

(Thập)

Số điểm Mai Hoa thiên địa Xuân,
Dục tướng Bác Phục vấn tiền nhân.
Hoàn trung tự hữu thừa bình nhật,
Tứ hải vi gia thục chủ tân.

(Mười)

Số điểm hoa mai trời đất là xuân,
Muốn biết Bác Phục hỏi nguyên nhân xưa.
Trong hoàn vũ tự hưởng ngày thái bình,
Bốn biển là nhà hỏi ai chủ khách.

Tạm dịch:

“Số điểm mai hoa thiên địa Xuân”: Câu này chính là dụng bút theo kiểu “vẽ rồng điểm mắt”, làm nổi bật nét chính, tên bài thơ chính lấy từ câu này, do vậy mới gọi là «Mai Hoa Thi». Kinh qua khảo nghiệm mùa đông giá rét, các đệ tử Pháp Luân Công khắp thế giới và Trung Quốc Đại Lục tựa như những bông hoa mai cười ngạo sương tuyết, trỗi dậy đón nở mùa Xuân đến. Đây chính là thời khắc Pháp Chính Nhân Gian. Vạn vật nghênh Xuân, khắp nơi đều chính. Câu này với câu ở đầu “Kỷ nhân quy khứ kỷ nhân lai” – “Hỏi mấy người đến mấy người trở về” là tương quan chặt chẽ với nhau, có bao nhiêu người có thể viên mãn mà sẽ đi đâu? “Dục tướng Bác Phục vấn tiền nhân”: Bác, Phục là tên hai quẻ trong «Kinh Dịch». Bác cực tất Phục, cũng là chỉ “Vật cực tất phản”. Lịch sử tựa như bánh xe xoay chuyển (chuyển luân), có nhân trước tất có quả sau. Lịch sử nhân loại đều là vì Chính Pháp mà an bài. “Hoàn trung tự hữu thừa bình nhật”: Đây chính là ngày mà vũ trụ rộng lớn không gì sánh được tự nhiên thừa hưởng thái bình. “Tứ hải vi gia thục chủ tân”: năm 1992, người sáng lập Pháp Luân Công, Lý Hồng Chí Tiên sinh xuất hiện truyền Pháp, về cơ bản là đi khắp bốn phương truyền Pháp, bốn biển là nhà. Nửa câu sau “thục chủ tân”, ẩn dụ ai là chủ, ai là khách; trong vũ đài lịch sử ai đóng vai phụ, ai đóng vai chính, đã sớm có số định trước. Văn minh nhân loại lần này đều là vì Đại Pháp mà khai sáng, nơi đây cũng chính là trung tâm Chính Pháp của toàn vũ trụ.

 

Chánh kiến.

 

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2001/7/7/13024.html

Share this post


Link to post
Share on other sites
Phá giải mới nhất «Kim Lăng tháp bi văn» của Lưu Bá Ôn
(Bỏ qua các ý liên quan đến chính trị)
 
Tác giả: Mộc Tử

 

CaMacCan.jpg

 

"Như cá mắc nạn trong ao nước cạn, Trăm năm phồn hoa tiêu như giấc mộng".

 

 

Giới thiệu: Tháp Kim Lăng được xây dựng tại vùng ngoại ô thành phố Nam Kinh vào khoảng năm 1.400 SCN bởi vị quân sư và học giả nổi tiếng Lưu Cơ (tức Lưu Bá Ôn). Ngọn tháp đã bị phá đổ vào đầu thế kỷ 20 dưới mệnh lệnh của Tổng Tư lệnh Tưởng Giới Thạch, và những chữ khắc trên bia đá đã được tìm thấy. Những văn tự này được viết theo hình thức thơ Trung Hoa, với những câu nói bóng gió dự báo trước những sự kiện sẽ xảy đến trong 500-600 năm sau triều Minh.

*  *  *

Sau đây là phần giải nghĩa:

Chú thích của người dịch: Chữ in đậm trong dấu ngoặc kép “” là phiên âm Hán Việt của phần văn tự gốc, chữ viết thường là phần giải nghĩa của tác giả bài viết, chữ in nghiêng trong dấu ngoặc đơn ( ) là diễn nghĩa của người dịch, chỉ có tác dụng tham khảo.

“Kim Lăng tháp, Kim Lăng tháp”
(Tháp Kim Lăng, Tháp Kim Lăng)

 

“Lưu Cơ kiến, Giới Thạch sách”
(Lưu Cơ xây, Giới Thạch phá)

Lưu Bá Ôn xây, Tưởng Giới Thạch phá.

 

“Sách liễu Kim Lăng tháp, Quân dân tự kỷ sát”
(Tháp Kim Lăng phá rồi, Quân dân tự giết hại lẫn nhau)

Khi tháp Kim Lăng bị phá là bắt đầu nội chiến Quốc-cộng.

 

“Thảo đầu tương đối thảo đầu nhân”
(Đầu cỏ đối đầu với người đầu cỏ)

“Thảo đầu” ở đây (草头) là chữ “cộng” (共), chỉ đảng cộng sản; “thảo đầu nhân” (草头人) là chữ “Tưởng” (蒋), chỉ Tưởng Giới Thạch.

 

“Đáo vĩ chỉ thị bán súc quy”
(Đến đuôi chỉ là rùa co lại một nửa)

Chữ “quy” (龟) co đuôi rùa lại một nửa chính là chữ “Mao” (毛).

 

“Hồng thủy hoành lưu thành trạch quốc”
(Dòng nước lớn chảy tràn thành ngập lụt)

Ở đây có chữ “Trạch” (泽).

 

“Lộ thượng hành nhân bối hướng Tây”
(Người đi trên đường quay lưng về hướng Tây)

Chính là chữ “Đông” (东).

 

“Nhật xuất Đông, Nhật một Tây”
(Mặt trời mọc phía Đông, Mặt trời lặn phía Tây)

Nhật Bản xâm lược Trung Quốc.

 

“Gia gia hộ hộ thụ thảm thê”
(Mỗi nhà mỗi hộ đều chịu thảm thương)

 

“Đức tiêu diêu, Ý tiêu diêu”

Đức và Ý chiến bại đầu hàng trong chiến tranh thế giới thứ II.

 

“Bách tải phồn hoa nhất mộng tiêu”
(Trăm năm phồn hoa tiêu như giấc mộng)

 

“Hồng đầu kỳ, Đại đầu tinh”
(Cờ màu đỏ, Ngôi sao lớn)

Cờ đỏ và sao năm cánh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

 

“Gia gia hộ hộ điếu linh đình”
(Mỗi nhà mỗi hộ đều không nơi nương tựa)

 

“Tam sơn lập túc, Ngũ tử tề vinh thăng”
(Ba ngọn núi khó đứng vững, Năm đứa con đều hưng thịnh)

Văn hóa truyền thống (Nho, Thích, Đạo) bị lật nhào, thay vào đó là cung phụng chủ nghĩa Mác-Lê (Marx, Engels, Lenin, Stalin, Mao).

 

“Tâm mang mang, Ý mang mang”
(Tâm bận rộn, Ý bận rộn)

 

“Thanh phong kiều sách tẩu như cuồng”
(Phong cách thanh nhã bị hủy đi như cuồng)

 

“Nhĩ nhất đảng thời ngã nhất đảng”
(Ngươi có đảng thì ta cũng có đảng)

Chỉ Quốc Dân Đảng và đảng cộng sản.

 

“Tọa cao đường, Thực cao lương”
(Ngồi nơi hội trường lớn, Ăn thức ăn cao cấp)

 

“Toàn bất kế cập tha nhân tang”
(Hoàn toàn không màng tới tính mạng người khác)

 

“Niệm bát nhân, Phù chúng vọng”
(Hai mươi tám người, Được quần chúng tín nhiệm)

 

“Cư nhiên ương châm thắng đao thương”
(Mặc nhiên gieo mầm mống thắng cả vũ khí)

ĐCSTQ lừa dối giành tín nhiệm của nhân dân, mặc nhiên phát triển từ nhỏ thành lớn, cuối cùng đoạt chính quyền. “Niệm” (廿) và “bát” (八) hợp thành chữ “cộng” (共).

 

“Tiểu tinh quang, Tế tinh quang”
(Sao nhỏ tỏa sáng, Che lấp ánh sao)

 

“Niệm tướng nhị nhân tẩu Bắc phương”
(Hai mươi tướng và hai người đi về phương Bắc)

ĐCSTQ thắng thế, quân Quốc Dân Đảng bại trận chạy về Đông Bắc (“Niệm” (廿) và “nhân” (人) hợp thành chữ “cộng” (共)). Chữ “tướng” (将) [jiàng] là hài âm của chữ “Tưởng” (蒋) [jiǎng].

 

“Khứ gia mộc, Lộ bàng hoàng”
(Rời nhà gỗ, Đường bàng hoàng)

 

“Đáo xứ bôn ba nhân giai báng”
(Bôn ba khắp nơi đều bị người phỉ báng)

Tưởng Giới Thạch bôn ba khắp nơi cứu nước nhưng bị ĐCSTQ gièm pha bôi nhọ.

 

“Đại hải lạc môn soan, Hà quảng vị vi quảng”
(Biển lớn bị chặn bởi then cửa, Sông rộng mà lại không thành rộng)

Đây là ĐCSTQ bao vây eo biển Đài Loan.

 

“Lương điền vạn khoảnh vô nam canh, Đại hảo tàm ti vô nữ phưởng”
(Ruộng tốt vạn khoảnh không có đàn ông canh tác, Tơ tằm rất tốt không có đàn bà xe sợi)

 

“Lệ nhân thiên ái tương, Nhĩ ngã hỗ tương bang”
(Phụ nữ đẹp thì được thiên vị, Ngươi và ta cùng bang trợ lẫn nhau)

Nước Mỹ trợ giúp Tưởng Giới Thạch. “Đẹp” chính là “Mỹ”.

 

“Tứ thủy hạnh Mộc nhật, Tam hổ sính hào cường”
(Bốn Thủy hạnh phúc ngày Mộc, Ba hổ khoe khoang ngang tàng)

Chữ “hạnh” (幸) ghép với bộ Thủy (氵) thành chữ “Trạch” (泽), chữ “nhật” (日) ghép với bộ “Mộc” (木) thành chữ “Đông” (东); “tam hổ” (三虎) là chữ “Bưu” (彪). Đây là chỉ Mao Trạch Đông và Lâm Bưu.

 

“Bạch nhân thành uy vũ, Nhân tâm hoa điểu hoảng”
(Người da trắng thành lực lượng lớn, Nhân tâm hoảng sợ như tranh hoa và chim)

Nước Mỹ đứng ra điều đình.

 

“Trục thủy khứ Nam hãn, Ngoại nhi quy mẫu bang”
(Đuổi nước về đất phía Nam, Con ở ngoài quy về mẫu quốc)

Dân Quốc rút về phương Nam, trấn thủ Đài Loan (nguyên là Nhật chiếm giữ).

 

“Doanh hư nguyên hữu số, Thịnh suy dã hữu vô”
(Đầy hay trống nguyên đã có số phận, Thịnh suy cũng như là có hay không)

 

“Linh Sơn tao hạo kiếp, Liệt hỏa đảo phù đào”
(Linh Sơn gặp nạn lớn, Lửa cháy như sóng gầm)

Văn hóa Thần truyền, truyền thống Trung Hoa bắt đầu bị thuyết vô thần phá hoại.

 

“Kiếp kiếp kiếp, Tiên phàm đào bất thoát”
(Kiếp kiếp kiếp, Tiên phàm chạy không thoát)

 

“Đông phong xuy tống thảo mộc ai”
(Gió Đông thổi đi cây cỏ bi ai)

Mao Trạch Đông phát động cuộc vận động cộng sản tại Trung Quốc.

 

“Hồng thủy thao thiên trục nhật lai”
(Dòng nước lớn cuộn trời hàng ngày tới)

Các phong trào vận động chính trị tại Trung Quốc.

 

“Lục căn vị tịnh tùy ba khứ”
(Sáu căn không tịnh thì tùy theo sóng cuốn trôi)

 

“Chính quả năng tu vãng thiên đài”
(Có thể tu thành chính quả thì lên đài trên trời)

 

“Nhị tứ bát, Tam thất cửu”
(Hai bốn tám, Ba bảy chín)

Tháng 8 năm Dân Quốc thứ 24 (1935), ĐCSTQ ra “Tuyên ngôn Bát Nhất”, bắt đầu lợi dụng chiêu bài “kháng Nhật” để lừa dối tiến hành thống nhất chiến tuyến. Tháng 9 năm Dân Quốc thứ 37 (1948), ĐCSTQ phát động “chiến dịch Liêu Thẩm”, bắt đầu nội chiến toàn diện đại quy mô.

 

“Họa nguyên chủng kỷ cửu”
(Căn nguyên của tai họa là từ xa xưa)

 

“Dân tam dân thập dân tam thất”
(Dân ba dân mười dân ba bảy)

Năm Dân Quốc thứ 3 (1914), Viên Thế Khải nhậm chức; năm Dân Quốc thứ 10 (1921), ĐCSTQ thành lập; năm Dân Quốc thứ 37 (1948), Dân Quốc di tản sang Đài Loan.

 

“Cẩm tú hà sơn hoán nhất sắc”
(Giang sơn gấm vóc đổi một màu)

Trung Quốc biến thành một màu đỏ.

 

“Mã bất điểm đầu thạch trầm để”
(Ngựa không gật đầu đá chìm xuống tận đáy)

“Mã” (马) ở đây là chỉ “Mã Khắc Tư”, tức Marx; “thạch” (石) là chỉ “Thạch Đạt Lâm”, Trung Quốc Đại Lục phiên thành “Tư Đại Lâm”, tức Stalin. Tranh luận học thuyết Marx khiến ĐCSTQ và Stalin bằng mặt mà không bằng lòng.

 

“Hồng hoa khai tận hoàng hoa khai”
(Hoa đỏ nở hết thì hoa vàng nở)

Sau khi Stalin chết, thế lực cộng sản quốc tế giảm dần, còn ĐCSTQ dần ngẩng mặt lên.

 

“Tử Kim Sơn thượng mỹ nhân lai”
(Mỹ nhân đến nơi ngọn núi tía {Tử Kim Sơn là ngọn núi nổi tiếng ở Nam Kinh})

Mao Trạch Đông và nước Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao (“Mỹ nhân” ở đây chỉ người Mỹ).

 

“Nhất tai hoán nhất tai, Nhất hại hoán nhất hại”
(Tai họa này thay tai họa khác, Tai hại này thay tai hại khác)

ĐCSTQ hại nước hại dân.

 

“Thập cửu giai nhân ngũ ngũ tuế, Địa linh nhân kiệt sản tân quý”
(19 giai nhân 55 tuổi, Đất linh sinh hào kiệt mới)

“Ngũ ngũ tuế” (五五岁) ẩn chữ “Hồ” (胡), “thập cửu giai nhân” (十九佳人) ẩn chữ “Diệu” (耀), ám chỉ Hồ Diệu Bang 74 tuổi thì được giải oan.

 

“Anh hùng bạt tận thạch trung mao, Huyết lưu tiêu can vạn nhân hào”
(Anh hùng nhổ sạch lông trong đá, Máu chảy cọc tiêu vạn người gào)

Vạn Lý và Kiều Thạch thay nhau nhượng quyền, Giang Trạch Dân dẫm lên hài cốt sinh viên trong cuộc thảm sát Thiên An Môn để lên ngôi.

 

“Đầu sinh giác, Nhãn sinh quang; Thứ dân bất dụng hoảng”
(Đầu mọc sừng, mắt phóng quang; Dân đen không cần hoảng sợ)

Đây là chỉ con “thú” bảy đầu mười sừng đi lên từ biển (Thượng Hải) trong «Khải Huyền», tức Giang Trạch Dân.

 

“Quốc vận hưng long thời nhật đáo, Tứ thời hạ chủng thái bình lương”
(Ngày mà vận nước hưng vượng đã tới, Bốn mùa gieo hạt lương thực thái bình)

Năm 1998 là năm Hổ, sản lượng lương thực Trung Quốc đạt mức cao nhất trong lịch sử, cũng như dự ngôn «Thối Bối Đồ» nói: “Hổ đầu nhân ngộ hổ đầu niên, Bạch mễ doanh thương bất trị tiền” (Người đầu hổ gặp năm đầu hổ, Kho dư gạo trắng chẳng đáng tiền) {Giang Trạch Dân cũng sinh năm Hổ}.

 

“Nhất khí sát nhân thiên thiên vạn, Đại dương tàn bạo quá sài lang”
(Một khí giết người nghìn nghìn vạn, Dê lớn tàn bạo hơn lang sói)

Năm 2003 là năm con Dê, dịch bệnh SARS hoành hành khắp Trung Quốc.

 

“Khinh khí động sơn nhạc, Nhất tuyến thiết nan đương”
(Khí nhẹ chấn động cả núi cao, Một sợi dây sắt cũng khó mà chịu nổi)

 

“Nhân phùng mãnh hổ nan hồi tị, Hữu phúc chi nhân trụ sơn trang”
(Người gặp hổ dữ thì khó mà tránh được, Người có phúc phận thì sống ở sơn trang)

Đây là miêu tả tập đoàn Giang Trạch Dân (thuộc Hổ) mang đến bao tai nạn cho nhân dân.

 

“Phồn hoa thị, Biến uông dương”
(Đô thị phồn hoa chìm trong biển nước mênh mông)

 

“Cao lâu các, Biến nê cương”
(Nhà lầu cao trở thành đống đổ nát trong bùn lầy)

 

“Phụ mẫu tử, Nan mai táng”
(Phụ mẫu chết, Khó mai táng)

 

“Đa nương tử, Nhân tôn giang”
(Cha mẹ chết, Con cháu vác)

 

“Vạn vật đồng tao kiếp, Trùng nghĩ diệc tao ương”
(Vạn vật cùng chịu kiếp, Sâu kiến cũng tai ương)

 

“Hạnh đắc đại mộc lưỡng điều chi đại hạ, Điểu phi dương tẩu phản gia bang”
(May được hai cành gỗ lớn chống đỡ cho lâu đài, Dê rời đi và chim bay trở lại quê nhà)

 

“Năng phùng Mộc Thỏ phương vi thọ, Trạch cập quần sinh lạc thả khang”
(May gặp Mộc Thỏ thì được thọ, Chúng sinh vui mừng mà khỏe mạnh)

Đây là chỉ Thánh nhân xuất sinh vào năm Thỏ – Đại sư Lý Hồng Chí mang đến phúc âm cho chúng sinh (*).

 

“Hữu nhân thức đắc kỳ trung ý, Phú quý vinh hoa bách thế xương”
(Ai biết được ý tứ ở trong đó thì phú quý vinh hoa thịnh vượng trăm đời)

 

“Tầng lâu lũy các tủng vân tiêu, Xa thủy mã long cánh tịch hiêu”
(Nhà lầu chọc trời lớp lớp tới tận mây xanh, Giao thông nhộn nhịp càng ầm ĩ về đêm)

 

“Thiển thủy lý ngư chung hữu nạn, Bách tải phồn hoa nhất mộng tiêu”
(Như cá mắc nạn trong ao nước cạn, Trăm năm phồn hoa tiêu như giấc mộng)

Dân Quốc thành lập năm 1912, đến năm 2012 là tròn 100 năm. Đây là hồi kết.

 

Ghi chú:

(*) Trong thơ dự ngôn của Bộ Hư Đại sư triều Tùy tiên tri về Thánh nhân giáng thế thời mạt thế rằng: “Tương tương Ngọc Thỏ tiệm Đông thăng“, còn dự ngôn «Cách Am Di Lục» của Hàn Quốc nói: “Mạt thế Thánh quân Mộc nhân, Hà Mộc thượng cú mưu kiến tự; Dục tri sinh mệnh xứ tâm giác, Kim cưu Mộc thỏ“. Ngoài ra, dự ngôn «Trịnh Giám Lục» của Hàn Quốc còn giảng minh xác hơn nữa: “Ký ngữ thế gian độc giác sĩ, Tu tùng bạch Thỏ tẩu thanh lâm“. “Thanh lâm” (rừng xanh) ở đây chính là đối ứng với “hai cành gỗ lớn” ở bên trên”; chữ “lâm” (林) do hai chữ “Mộc” (木) ghép thành, đều chỉ Đại Thánh nhân thuộc Mộc.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Giải «Bộ Hư Đại Sư dự ngôn thi»
 
 
Tác giả: Mộc Tử
BachNienDaiSuHonNhuMong.jpg

 

"Trăm năm đại sự hồn như mộng, Nam Triều phấn vàng thái bình xuân"

 

“Thế vũ tam phân, Hữu Thánh nhân xuất, Huyền sắc kỳ quan, Long trương kỳ phục, Thiên địa phục minh, Xử trị vạn vật, Tứ hải âu ca, Ấm thụ kỳ phúc”.

Giới thiệu: «Bộ Hư Đại Sư dự ngôn thi» do một vị cư sĩ Phật gia sống vào những năm Quang Tự triều Thanh vô tình tìm được tại chùa Sơn Bích ở Tây Sơn, Bắc Kinh. Tương truyền Bộ Hư nguyên là một Đại tướng triều Tùy, sau khi chứng kiến cảnh hủ bại loạn ly thời Tùy mạt đã xuất gia lánh nạn tại núi Thiên Đài. Dự ngôn này đối với ước chừng một thế kỷ thời cận đại đã giảng hết sức tỉ mỉ, kết thúc bằng một đoạn miêu tả thời thái bình thịnh thế, nhưng ngôn ngữ mơ hồ khó hiểu.

*  *  *

Sau đây là phần giải nghĩa:

Giải: “Mây u ám” chỉ không có ánh quang, “sương ưu sầu” chỉ “sầu tự” (u sầu). “Thổ hầu” là Mậu Thân, chỉ Hoàng đế Quang Tự mất năm 1908 Mậu Thân, Tuyên Thống 3 tuổi làm Hoàng đế được 3 năm. “Nguyệt hạ vô chủ thủy không lưu”, ba điểm bộ Thủy (氵) cộng thêm “nguyệt” (月) rồi thêm “chủ” (主) hợp thành chữ “Thanh” (清), chỉ triều Thanh diệt vong (“nước không trôi”). “Nhất đán” ám chỉ nguyên đán năm 1912, Trung Hoa Dân Quốc thành lập.

 

 

— Đoạn thứ nhất —

Vân ám ám, vụ sầu sầu,
Long quy nê thổ tố mi hầu.
Tam tuế hài đồng tam tái phúc,
Nguyệt hạ vô chủ thủy không lưu,
Vạn lý yên ba nhất đán thu.

Tạm dịch:

Mây u ám, sương ưu sầu.
Rồng về đất thổ nặn khỉ hầu.
Đứa trẻ ba tuổi ba năm phúc,
Trăng dưới không chủ nước không trôi,
Khói sóng vạn dặm một ngày thu.

Giải: “Vua làm tổ” là chữ “Tôn” (孙), “chất nho nhã” là chữ “Văn” (文), chỉ Tôn Trung Sơn tổ chức khởi nghĩa Vũ Xương, sáng lập Trung Hoa Dân Quốc, lúc đầu lấy cờ ngũ sắc, đỏ vàng lam trắng đen, làm quốc kỳ.

 

 

— Đoạn thứ hai —

Quân tố tổ, chất bân bân,
Vạn lý trường hồng phá lãng chinh.
Hoàng Hạc Lâu trung xuy ngọc địch,
Bát phương tề xướng khải ca ngâm,
Tinh kỳ ngũ sắc hoán tân tân.

Tạm dịch:

Vua làm tổ, chất nho nhã,
Cầu vồng vạn dặm phá sóng chinh.
Giữa Hoàng Hạc Lâu thổi sáo ngọc,
Tám phương cùng hát khúc khải hoàn,
Cờ quạt ngũ sắc đổi mới mới.

Giải: “Cát sĩ hoài nhu” (吉士怀柔) ám chỉ chữ Viên (袁); “tam thập niên biến”, tam thập niên là một thời đại, ám chỉ chữ “Thế” (世); “khởi phàm” (岂凡) hợp lại thành một chữ “Khải” (凯). Chỉ Viên Thế Khải làm Hoàng đế trong 100 ngày. “Nam Bắc Đông Tây, long tranh hổ đấu” chỉ cục diện quân phiệt hỗn chiến vào thời kỳ đầu Dân Quốc. 15 năm sau (=7+8), năm 1926, quân Quốc Dân Bắc phạt, sơ bộ thống nhất Trung Quốc.

 

 

— Đoạn thứ ba —

Cát sĩ hoài nhu, tam thập niên biến,
Khởi phàm nhân tai, đàm hoa nhất hiện.
Nam Bắc Đông Tây, long tranh hổ chiến,
Thất bát số định, sơn xuyên thô điện.

Tạm dịch:

Kẻ may dụ dỗ, ba thập niên biến,
Há phàm nhân ư, sớm nở tối tàn.
Nam Bắc Đông Tây, long tranh hổ đấu,
Bảy tám số định, núi sông sơ đặt.

Giải: Chữ “thảo” (草) thêm chữ “tương” (将) thành chữ Tưởng (蒋), chỉ Tưởng Giới Thạch giành giật Trung Nguyên, thống nhất Trung Quốc. Mấy câu sau ý nói tụ hợp tại Nam Kinh, thành lập chính phủ Quốc Dân, thế nước hưng thịnh.

 

 

— Đoạn thứ tư —

Can qua khởi, trục lộc mang,
Thảo mãng anh hùng tương xuất sơn.
Đa thiểu chẩm qua hào kiệt sĩ,
Phong vân tụ hội đáo Giang Nam,
Kim Lăng nhật nguyệt hựu trùng quang.

Tạm dịch:

Khởi can qua, bận giành giật,
Anh hùng cỏ hoang sắp xuống núi.
Bao nhiêu giáo mác kẻ hào kiệt,
Mây gió tụ hội đến Giang Nam,
Kim Lăng nhật nguyệt thấy ánh quang.

Giải: “Hổ Doanh Châu, chở sói biển” chỉ Nhật Bản xâm Hoa. “Sấm xuân” chỉ bom nguyên tử, bom nguyên tử nổ là Nhật Bản đầu hàng.

 

 

— Đoạn thứ năm —

Doanh Châu hổ, độ hải lang,
Mãn thiên hồng nhật cánh hôn hoàng.
Mang mang Thần Châu thương phá toái,
Thương sinh xứ xứ khốc gia nương,
Xuân lôi sạ hưởng kiến tình dương.

Tạm dịch:

Hổ Doanh Châu, chở sói biển,
Khắp trời hồng nhật thêm ảm đạm.
Mênh mang Thần Châu thương nát tan,
Trăm họ nơi nơi thương khóc mẹ,
Sấm xuân đột vang thấy trời quang.

Giải: “Doanh Tế Liễu” ở vùng phụ cận Tây An, “đôi sư vồ cầu” chỉ hai phe Quốc-cộng cùng nhau viết bài “kháng Nhật”, “cầu” chỉ Nhật Bản. Trương Học Lương, Dương Hổ Thành phát động binh biến, Tưởng Giới Thạch rơi vào bẫy của Trung Cộng, Tống Mỹ Linh đứng ra giải cứu.

 

 

— Đoạn thứ sáu —

Tế Liễu doanh trung, quần hùng hào ẩm.
Nguyệt yểm Trung Thu, hàm thụy vị tỉnh.
Song sư bác cầu, nhất trụy kỳ tỉnh.
Hồng phấn giai nhân, diện diễm anh cảnh.

Tạm dịch:

Giữa doanh Tế Liễu, quần hùng hả hê.
Trung Thu lấp trăng, ngủ ngon chưa tỉnh.
Đôi sư vồ cầu, một rớt xuống giếng.
Giai nhân phấn hồng, anh đào kiều diễm.

Giải: Nước Mỹ thả bom nguyên tử, Nhật Bản đầu hàng, tin mừng thắng lợi truyền đến Nam Kinh, chính phủ Quốc Dân mở tiệc chỉnh trang non sông, nhưng ngày đẹp không lâu, Mao Trạch Đông lại phát động nội chiến.

 

 

— Đoạn thứ bảy —

Xuân lôi tạc, thụ bạch kỳ,
Thiên vạn hoạt quỷ khốc đề đề.
Thạch đầu thành trung phi phù đáo,
Tái khán trọng chỉnh Hán cung nghi,
Đông sơn hựu hữu hỏa quang chiếu.

Tạm dịch:

Sấm xuân nổ, dựng bạch kỳ,
Nghìn vạn quỷ sống khóc dầm dề.
Trong tòa thành đá bùa bay đến,
Lại thấy vào đúng đồ Hán cung,
Núi Đông lại có ánh lửa chiếu.

Giải: “Hai bảy đan xen”, chữ “nhị” (二) đan với chữ “thất” (七) chính là chữ “Mao” (毛). Chỉ Mao Trạch Đông mặc áo đỏ máu, tổ chức hoạt động khủng bố, cả nước cắm cờ đỏ, làm đấu tố, đâu đâu cũng là mất mùa.

 

 

— Đoạn thứ tám —

Nhật nguyệt thực, ngũ tinh hi,
Nhị thất giao gia quải thái y.
Dã nhân cử túc bách kim hổ,
Biến địa hồng hoa biến địa cơ,
Phú quý bần tiện vô cao đê.

Tạm dịch:

Nhật nguyệt mòn, ngũ tinh thưa,
Hai bảy đan xen áo bị thương.
Người hoang giơ chân bức hổ vàng,
Khắp nơi hoa đỏ khắp nơi đói,
Phú quý bần tiện không cao thấp.

Giải: “Nhị thất tung hoành” vẫn là chữ “Mao” (毛), “nhất ngưu song vĩ”, chữ “ngưu” (牛) thêm hai đuôi chính là chữ “Chu” (朱), chỉ Mao Trạch Đông và Chu Đức thường xuyên không làm việc của người. “Ba ba vàng biển” chỉ Đài Loan kinh tế phát đạt, nhân dân giàu có, “áo đen luật lữ” chỉ kế thừa Hán phục, Hán khúc, tức văn hóa truyền thống Trung Hoa. “Chim sắt vút trời, Đông Nam hủy sạch” chỉ phi cơ chỉ có thể bay vào Đại Lục rải truyền đơn, đất Giang Nam bị Trung Cộng phá hủy.

 

 

— Đoạn thứ chín —

Nhị thất tung hoành, nhất ngưu song vĩ,
Vô phục nhân hình, nhật hành hằng quỹ.
Hải thượng kim miết, huyền phục luật lữ,
Thiết điểu lăng không, Đông Nam tận hủy.

Tạm dịch:

Hai bảy tung hoành, một trâu hai đuôi,
Không lại hình người, ngày đi đường mãi.
Ba ba vàng biển, áo đen luật lữ,
Chim sắt vút trời, Đông Nam hủy sạch.

Giải: “Mây đỏ sáng, mây trắng bốc” chỉ Trung Cộng lan tràn, Dân Quốc rút về Đài Loan. Chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới giết người như ma. “Tương tương Ngọc Thỏ tiệm Đông thăng” chỉ năm Thỏ 1951, Đại sư Lý Hồng Chí đến thế gian, quảng truyền Đại Pháp vũ trụ. “Tương tương”, lấy “Mộc” (木) ở chữ “tương” (相) ghép với “Tử” (子) ở chữ “tương” (将) được chữ “Lý” (李), chỉ họ Lý.

 

 

— Đoạn thứ mười —

Hồng hà úy, bạch vân chưng,
Lạc hoa lưu thủy lưỡng vô tình.
Tứ hải thủy trung giai xích sắc,
Bạch cốt như khâu mãn cương lăng,
Tương tương Ngọc Thỏ tiệm Đông thăng.

Tạm dịch:

Mây đỏ sáng, mây trắng bốc,
Nước chảy hoa trôi sao vô tình.
Bốn biển trong nước đều sắc đỏ,
Xương trắng như gò khắp mộ đồi,
Vừa lúc Thỏ Ngọc chạy lên Đông.

— Đoạn thứ mười một —

Cái quan định, Công tội phân,

Mang mang hải vũ kiến thừa bình.

Bách niên đại sự hồn như mộng,

Nam Triều kim phấn thái bình xuân,

Vạn lý sơn hà xứ xứ thanh.

Tạm dịch:

Nắp hòm đậy, công tội phân,

Biển nhà mênh mông thấy thái bình.

Trăm năm đại sự hồn như mộng,

Nam Triều phấn vàng thái bình xuân,

Non sông vạn dặm xứ xứ thanh.

Giải: “Nắp hòm đậy, công tội phân”, chỉ ngày thẩm phán đối với những người theo Trung Cộng. “Biển nhà mênh mông thấy thái bình” giống “Quét sạch gió mây mới thấy thiên” trong «Thôi Bối Đồ», “Hưởng ngày thái bình khắp hoàn vũ” trong «Mai Hoa Thi», “Nếu hỏi năm thái bình, Dựng cầu nghênh tân chủ” trong «Lưu Bá Ôn bia ký», chỉ cuộc bức hại Pháp Luân Công của Trung Cộng cuối cùng thất bại. “Trăm năm đại sự hồn như mộng, Nam Triều phấn vàng thái bình xuân”, chỉ năm 1912 triều Thanh vong, 100 năm sau vào mùa Xuân thiên hạ thái bình, giống “Số điểm hoa mai trời đất xuân” trong «Mai Hoa Thi».

— Đoạn thứ mười hai —

Thế vũ tam phân, hữu Thánh nhân xuất,

Huyền sắc kỳ quan, long trương kỳ phục.

Thiên địa phục minh, xử trị vạn vật,

Tứ hải âu ca, ấm thụ kỳ phúc.

Tạm dịch:

Thế giới chia ba, có Thánh nhân xuất,

Đội mũ huyền sắc, trang phục rồng bay.

Trời đất sáng tỏ, sửa trị vạn vật,

Bốn biển ngợi ca, đắm trong hạnh phúc.

Giải: “Thế vũ tam phân” chỉ thiên hạ phân làm ba loại, cứu người, được cứu, và bị đào thải. “Hữu Thánh nhân xuất” là nói có Thánh nhân xuất thế. “Huyền sắc kỳ quan, long trương kỳ phục” ám chỉ “hắc long” (“huyền” là màu đen), tức năm 2012 Nhâm Thìn. Tới đây trời đất sáng tỏ, Thánh nhân sẽ sửa trị vạn vật, giáo hóa toàn nhân loại.

Share this post


Link to post
Share on other sites