Thiên Sứ

Một Bài Nói Tại Hội Tổng Kết Cuối Năm Của Câu Lạc Bộ Thơ Quận Tân Bình.

3 bài viết trong chủ đề này

BÀI NÓI KHAI MẠC “ ĐÊM HỘI HOA XUÂN” CLB THƠ TÂN BÌNH

Từ Văn Chiến

Phó chủ tịch Hội khuyến học thành phố Hồ Chí Minh

 

Kính thưa:

Tiễn năm Giáp Ngọ tai ương qua

Đón Tết Ất Mùi vui mọi nhà

Lòng người ước vọng muôn điều thiện

Đất trời như cũng nhịp giao hòa.*

*( Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa)

 

Thế là trái đất lại bắt đầu một vòng quay mới quanh vầng Thái Dương rực lửa. Tiết xuân ấm áp, mặt trời chiếu tia nắng dịu dàng, làm cây cối đâm chồi nảy lộc, long người phơi phới vui vầy. Khi mùa xuân về người Việt ( Bách Việt) lại chuẩn bị đón một Lễ hội quan trọng nhất trong năm, đó là “ Tết Cổ truyền”, hay “ Tết Cả”, “Tết Nguyên Đán”, “Tết Ta”

Người Việt cổ theo Âm lịch là theo chu kỳ quay của mặt trăng nên ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán chậm hơn  mùng 1 Dương lịch, thường là vào dịp từ sau 21 tháng giêng đến 19/2 Dương lịch. Mùng 1 Tết Ất Mùi năm nay đúng 19 tháng 2 Dương lịch.

 

Vì có rất nhiều người Việt Nam cho rằng Ta học theo văn hóa Trung Hoa ăn Tết này. Nên tôi xin phép trình bày dài dòng một chút để khảng định nhận thức đó là sai. Thưa quý vị. Tết Cổ truyền của người Việt có từ thời Hồng Bàng ( cách đây khoảng 5000 năm), từ nền văn minh trồng lúa nước và đời sống nông nghiệp của Bách Việt. ( Đài Loan, Quảng Đông, Hồng Kông, phía nam TQ) Lễ hội này có trước thời Hùng Vương khá xa. Tôi xin mượn lời Khổng Tử nhà Đạo đức học người nước Lỗ Trung hoa sinh thời tư trước công nguyên 500 năm, ông nói: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó, họ gọi tên cho ngày đó là Tết. Còn sách cổ Trung Quốc viết về Giao Chỉ có đoạn: “ Bọn người giao quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống, chơi bời nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, chúng gọi ngày đó là Tết, không chỉ có dân làm ruộng mà cả người nhà Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này. Chỉ có bọn man di mới có ngày hội mà người trên , kẻ dưới cùng nhau nhảy múa như cuồng vậy, bên ta không có sự Quân thần điên đảo như thế”. Người Trung Quốc gọi người Việt là Man di và đúng là: “ phong tục mỗi bên có khác”. (Nguyễn Trãi)

 

 

Thưa quý vị! Mỗi khi Tết đến người Việt có quan niệm mọi thứ cần được làm mới, nhà cửa sơn, quyét vôi mới, may quần áo mới mặc trong ngày Tết. Dịp Tết mọi người kiêng cữ không để nóng giận, thường có câu: “ Giận đến chết, Tết đến cũng thôi”, Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua là dịp chuộc lỗi. Hầu như ai cũng thấu hiểu:

 

Bạn là Đại dương còn tôi là sóng biển

Đại dương buồn sóng biển cũng mênh mông.

 

Tết đến mọi người thăm viếng nhau chia sẻ tâm tình. “Bạn bè là nghĩa tương thân/ Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau. Và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa.

Nhân xuân mới chuẩn bị đón Tết Cổ truyền, Câu lạc bộ thơ Tân Bình tổ chức hội vui ca múa nhạc và liên hoan Tất Niên, tuy còn sớm không đúng ngày cuối cùng của năm nhưng vói khí xuân, xuân của Đất- Trời, xuân của lòng Người, của khát khao ước vọng Hạnh phúc. Chúng ta với tâm thế hào sảng của tiết xuân hãy nói nên những tâm tình tự hào về sức sống Việt Nam, về một năm sinh hoạt câu lạc bộ thơ được duy trì đều đặn và đã mang lại niềm vui cho mỗi thành viên và cũng như hôm nay, hồn thơ trữ tình và giọng ca êm aí, mượt mà, tiễn năm con Ngựa đi qua để đón năm con Dê dễ thương vui vẻ sắp đến.

Đề nghị tất cả quý vị đều hào hứng tham gia đúng như lễ hội Tết Cổ truyền của Tổ tiên chúng ta từ ngàn xưa. Tôi xin tuyên bố khai mạc “Đêm hội hoa xuân” của câu lạc bộ thơ Tân Bình. Mong quý vị luôn:

Nhẫn nại ôn hòa khi tức giận/

Bình tĩnh sang suốt lúc gian nan.

Và kính chúc quý vị và gia đình một năm mới: Mạnh khỏe, An khang, Thịnh vượng,và Hạnh phúc.

 Xin trân trọng cảm ơn.

 

====================

( Sách và bài viết tham khảo:  “ nước Xích quỷ, Vua Thần Nông, Kinh Dương Vương, "Khổng Tử", "Khổng Tử tinh hoa qua danh ngôn", những lễ hội trên thế giới, các bài viêt về Tết cổ truyền, )

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị.

Tại hội nghị tổng kết cuối năm của Câu lạc bộ thơ Tân Bình T/p HCM. Một sinh hoạt bình thường của một đơn vị thuộc cấp quận chắc cũng không có gì để phải bàn. Nhưng trong hội nghị này, ông Từ Văn Chiến, Phó chủ tịch Hội khuyến học thành phố Hồ Chí Minh đã đọc bài khai mạc có nội dung mà tôi đã trình bày ở trên. Trong đó có đoạn rất đáng chú ý là:

Vì có rất nhiều người Việt Nam cho rằng Ta học theo văn hóa Trung Hoa ăn Tết này. Nên tôi xin phép trình bày dài dòng một chút để khảng định nhận thức đó là sai. Thưa quý vị. Tết Cổ truyền của người Việt có từ thời Hồng Bàng ( cách đây khoảng 5000 năm), từ nền văn minh trồng lúa nước và đời sống nông nghiệp của Bách Việt. ( Đài Loan, Quảng Đông, Hồng Kông, phía nam TQ) Lễ hội này có trước thời Hùng Vương khá xa. Tôi xin mượn lời Khổng Tử nhà Đạo đức học người nước Lỗ Trung hoa sinh thời tư trước công nguyên 500 năm, ông nói: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó, họ gọi tên cho ngày đó là Tết". Còn sách cổ Trung Quốc viết về Giao Chỉ có đoạn: “ Bọn người Giao quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống, chơi bời nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, chúng gọi ngày đó là Tết, không chỉ có dân làm ruộng mà cả người nhà Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này. Chỉ có bọn man di mới có ngày hội mà người trên , kẻ dưới cùng nhau nhảy múa như cuồng vậy, bên ta không có sự Quân thần điên đảo như thế”. Người Trung Quốc gọi người Việt là Man di và đúng là: “ phong tục mỗi bên có khác”. (Nguyễn Trãi)

 

Mục đích của bài khai mạc không có ý định phản biện một nhận thức lịch sử. Nhưng khổ nỗi vì nó liên quan đến Tết cổ truyền của dân tộc, nên ông Chiến có vài lời mô tả một thực tại từ các bản văn cổ như vậy. Như vậy, vấn đề đã không còn đơn giản là chỉ có Tết là của Việt tộc từ thời Hồng Bàng, mà còn là hàng loạt các vấn đề liên quan đến nó, như: Chúc Tết đầu năm, bánh chưng, bánh dày, múa lân, rồng ngày Tết, cúng giỗ ông bà tổ tiên...vv...cũng sẽ không phải là do "văn hóa Việt có nguồn gốc từ Tàu mà ra".

Sau khi nghe bài nói của ông và thật tình cờ lúc liên hoan tôi hân hạnh ngồi cạnh ông và ngỏ ý xin ông bài nói này. Đồng thời cũng xin ông cho biết cụ thể ông lấy những tư liệu này ở đâu. Bài viết trên là nguyên văn của ông Từ Văn Chiến gửi cho tôi qua email. Tôi chỉ thêm có tên và chức danh của tác giả vào dưới tiêu đề bài viết..

Như vậy, càng ngày, càng có nhiều chứng lý sắc sảo xác minh luận điểm Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử là một chân lý khách quan.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites