longphibaccai

Thắc Mắc Về Bài Thơ "nam Quốc Sơn Hà"?

2 bài viết trong chủ đề này

Long Phi có thắc mắc:

 

- Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam ta là bài: "Nam Quốc Sơn Hà" được cho xuất xứ từ thời Lê (Quốc hiệu lúc bấy giờ là Đại Cồ Việt).

"Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư".

 

- Trong "Lĩnh Nam Chích Quái" lại có một dị bản khác so với bản xuất xứ từ thời Lê.

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư. 
Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư. 
Như hà Bắc lỗ lai xâm lược. 
Bạch nhận phiên thành phá trúc dư."

 

Nước ta từ Ngô, Đinh, Tiền Lê đến tận Lý Trần đều là Đại Cồ Việt, Đại Việt. Vậy sao ở đây gọi là "Nam quốc", "Nam đế"? Nước ta là "nước Nam" từ lúc nào?... Khi xác định là Tuyên ngôn độc lập thì trong đó đã xác định rõ tên nước...

 

- Ở đền Đào Xá, Thanh Thủy, Phú Thọ từ rất lâu rồi (thời Lý) cũng có bài "Nam quốc sơn hà" như sau:
"Nam thiên dĩ định đế Nam quân
Đại đức giai do đức nhật tân
Thất quận sơn hà đô nhất thống
Tống binh bất miễn tán như vân". "

 

Vậy bài này còn những bản nào? Bản nào là đúng và bản nào là dị bản so với những bản khác???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Longphibaccai thân mến.

Bài thơ này theo truyền thuyết được coi là có từ đầu thời Lý, cách đây đã ngót cả một ngàn năm. Ngoài nội dung của bài thơ ra thì không ai rõ tác giả và cội nguồn của nó. Truyền thuyết kể lại rằng: Để chống quân Tống xâm lược danh tướng Lý Thường Kiệt đã cho một người lính tốt giọng, cứ đêm đêm lại vào đền thờ hai danh tướng Trương Hống, Trương Hát bên sông Như Nguyệt ngâm lên. Điều này khiến cho đám quân Tống dốt nát, "mê tín dị đoan" hoảng sợ và hoang mang. Sự sợ hãi của quân Tống góp phần làm nên chiến thắng của Việt quân ở sông Như Nguyệt. Đại ý vậy.

Hàng ngàn năm đã trôi qua với bao thăng trầm của Việt sử. Trong đó có sự tàn phá văn hóa Việt khốc liệt vào thời Minh - Bắc thuộc lần thứ II - gần hết những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Việt bị phá hủy. Việt sử một lần nữa chỉ còn truyền thuyết. Bài thơ này đã lưu truyền như vậy trong di sản văn hiến Việt và được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu thời hưng quốc đầy tự hào của Việt tộc.

Ngày nay, người ta gọi là sưu tầm được những di bản và đặt vấn đề bản nào đúng? Hàng ngàn năm không phải là con số vô cảm đọc trong một giây với những thăng trầm của Việt sử, huống chi là những truyền thuyết. Bởi vậy, việc có nhiều dị bản cũng không có gì là lạ. Nhưng căn cứ vào những chuẩn mực trong trường hợp riêng cho một vấn đề lịch sử thì bài thơ nào đã được chính sử ghi nhận, hoặc chính thức lưu truyền qua không thời gian lịch sử thì đó được coi là bài thơ chính thống. Cho dù những bài thơ dị bản có thể hay hơn và ý nghĩa hơn bài thơ chính thống. Truyện Kiều - một danh tác của Đại thi hào Nguyễn Du, mới có hơn 200 năm với thăng trầm nhẹ nhàng hơn của Việt sử so với thời Bắc thuộc, mà đã có hàng chục dị bản, khiến hậu thế điên đầu. Trong khi đó cụ Nguyễn Du chỉ có một bản duy nhất. Bởi vì không thiếu những kẻ háo danh, bày đặt thể hiện sửa lại thơ của Đại thi hào vào thời đại của cụ. Thế là nó trở thành dị bản cổ lưu truyền. Vì là tính đặc thù là văn chương, không phải lịch sử thì phương pháp tìm hiểu - tức chuẩn mực để xác định bản gốc - phải là bản thống nhất hơn cả trong câu từ so với các bản khác và tính hợp lý trong những vấn đề liên quan.

Do đó, với tôi, bản "Nam quốc sơn hà" chính thống là bản này:

 

"Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư".

 

Còn các bản khác chỉ để tham khảo.

Với bản chính thống bởi chuẩn mực đặc thù của lịch sử - mà tôi đã trình bày ở trên - thì bản này mô tả một cách khách quan trong cấu trúc của bài thơ liên quan với truyền thuyết với tầm tư duy cao cấp hơn nhiều với các dị bản khác. Bài thơ tôi xác định là chính thống khẳng định quyền độc lập của Việt tộc với bất cứ thế lực xâm lược nào - tất nhiên trong đó cụ thể của lịch sử đương thời là quân Tống - chứ không mang tính cục bộ trong thời điểm lịch sử cụ thể. Bài thơ chính thống đó, xứng đáng là lời tuyên ngôn độc lập vào thời Việt Nam hưng quốc giành cho hậu thế bảo vệ đất nước với bất cứ kẻ xâm lược nào..

===================

PS: Tất nhiên, mọi phân tích chỉ được coi là đúng trên cơ sở của tính hợp lý. Còn nếu phủ nhận tính hợp lý thì không có gì để bàn.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay