Thiên Sứ

Phong Thủy Lạc Việt Và Vật Liệu Kính Trong Kiến Trúc Hiện Đại

2 bài viết trong chủ đề này

Quí vị và anh chị em quan tâm thân mến.

Bài viết dưới đây của nhà nghiên cứu - phong thủy gia Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn - có nội dung nghiên cứu về về ảnh hưởng và sự tương tác của vật liệu kính trong kiến trúc hiện đại. Bài viết đã trình bày trong lớp Phong Thủy Lạc Việt cao cấp từ 2009. Hôm nay tôi đưa ra ngoài để rộng đường tham khảo và cũng để xác định rằng: Phong Thủy Lạc Việt là một ngành khoa học với những nghiên cứu nghiêm túc của anh chị em tham gia.

Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em.

============================

Phong thủy Lạc Việt và vật liệu kính trong kiến trúc hiện đại.
Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn.

1.Trào lưu phát triển và phong cách kiến trúc bằng kính.
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trào lưu kiến trúc hiện đại ở các nước Châu Âu được khai sinh và bùng nổ, mở ra một “kỷ nguyên mới” đoạn tuyệt với kiến trúc truyền thống cổ điển với nhiều chi tiết rườm rà với những quy định chặt chẽ về không gian kiến trúc, đưa kiến trúc nhân loại tiến đến một bước phát triển mới. Trào lưu kiến trúc hiện đại có thể được xem là luồng sinh khí mới tạo điệu kiện cho tư duy sáng tạo kiến trúc được bay bổng và tự do hơn về khả năng sáng tạo những giải pháp hữu hiệu về mặt không gian kiến trúc, khai thác tối đa về phương pháp sử dụng vật liệu, biện pháp thi công, đa dạng trong quan điểm thẩm mỹ, khởi sướng một một kỷ nguyên rực rở của kiến trúc hiện đại vào những thập niên đầu của thế kỷ XX.

Giữa những sự đa dạng về loại hình kiến trúc của trào lưu Kiến trúc hiện đại thì vật liệu kiến trúc cũng được đưa lên thành đối tượng chính quyết định cả về cấu trúc, xây dựng, thẩm mỹ và biểu tượng. Đó là những công trình như Tháp Eiffel do hai kiến trúc sư Koechlin và Nouguier thiết kế, Biệt Thư Gạch Đỏ (The Red House) của Phillip Wedd thiết kế, Cung Thủy Tinh (Crystal Palace) ở Hyde Park, (London, Anh) năm 1851 do Joseph Paxton thiết kế, Trường Bauhaus, Đức do KTS Walter Gropius thiết kế, Biệt thự Savoye ở Poissy, Pháp- Le Corbusier thiết kế, Toà nhà Quốc hội của Brasil do Oscar Niemayer thiết kế…đã tạo nên những ấn tượng đậm nét, đầy tính cách và tạo ảnh hưởng mạnh mẽ trong trào lưu kiến trúc thế giới.

nhakinh03.jpg

Cung Thuỷ Tinh (Crystal Palace)

Và sự ảnh hưởng lang tỏa đó tạo hứng khởi sáng tạo kiến trúc cho việc vận dụng vật liệu bằng kính trong kiến trúc hiện đại, một phong cách kiến trúc mới tại Đức. Kính được dùng làm vật liệu phổ biến trong phong cách kiến trúc hiện đại tại một quốc gia công nghiệp với những nét vừa lạ lẫm vừa hoàng tráng, xuất hiện rất nhiều cao ốc văn phòng với kết cấu thép và kính gần như trong suốt. Nhìn từ bên ngoài, có thể thấy rõ sự đi lại, hoạt động, của các nhân viên của từng con người trong tòa nhà.

Những kiến trúc tiêu biểu:

Mái vòm bằng kính của toà nhà quốc hội Đức (Reichstag). Đây là tác phẩm của kiến trúc sư Anh, Norman Foster, có chiều cao 23,5 m, làm từ 800 tấn thép và 3.000 m2 kính. Bên trong mái vòm còn có 360 tấm gương để phản chiếu ánh sáng tự nhiên vào phòng họp chính. Người dân có thể tự do leo lên thăm mái vòm và theo dõi các nghị sĩ họp bên dưới:

nhakinh07.jpg

Bên trong các toà nhà có kết cấu bằng kính và thép ở Đức, các kiến trúc sư luôn chú ý đến các khoảng cây xanh, nhằm tạo cảm giác thư thái và cố gắng giảm bớt tính “lạnh” của chất liệu kính. Ảnh chụp bên trong tổ hợp Sony Center ở Berlin:

nhakinh10.jpg

Toà nhà bằng kính mang tên Pei-Bau là phần mở rộng của Bảo tàng Lịch sử Đức, được thực hiện theo ý tưởng của kiến trúc sư mang hai dòng máu Mỹ-Trung I.M.Pei, tác giả toà kim tự tháp bằng kính ở bảo tàng Louvre Paris. Công trình có phần cầu thang cuốn trong suốt này là nơi diễn ra các triển lãm đương đại của bảo tàng:


nhakinh11.jpg

Nhà ga chính của Berlin được đưa vào sử dụng toàn bộ hai ngày trước lễ khai mạc World Cup năm 2006. Công trình có dáng vẻ hiện đại với kết cấu kính và thép này cũng là nhà ga đường sắt lớn nhất châu Âu, mỗi ngày đón 1.800 lượt tàu và khoảng 350.000 hành khách. Đây là đồ án đoạt giải nhất trong cuộc thi tìm thiết kế nhà ga của nhóm kiến trúc sư Gerkan, Marg và Partners đến từ Hamburg:

nhakinh12.jpg

Tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại và giải trí Neues Kranzlereck ở Berlin do kiến trúc sư Helmut Jahn thiết kế. Công trình có phần ngoài bằng kính này được xây dựng trong hai năm từ 1998 đến 2000:

nhakinh20.jpg

2.Nhận xét từ Phong thủy Lạc Việt với những kiến trúc có vật liệu kính.

Bằng cái nhìn của Lý học Đông Phương và trên quan điểm của Phong Thủy Lạc Việt thừa hưởng những tri thức của Văn hiến 5000 năm của tổ tiên Lạc Việt, dù kiến trúc xây dựng thay đổi đa dạng về hình thức hay phong cách kiến trúc cũng không nằm ngoài phạm vi quán xét của Phong Thủy. Dựa trên hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành, Phong thủy Lạc Việt có thể nhận xét những mặt tích cực và tiêu cực của các công trình kiến trúc từ truyền thống đến hiện đại, miễn sao đó là kiến trúc. Trong một phạm vi nhỏ hẹp, người viết chỉ dùng một phần nhỏ của tri thức Phong Thủy Lạc Việt để nhận xét mô hình Kiến trúc hiện đại bằng kính , một trào lưu tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc đương đại.

Theo học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, cho rằng do sự vận động và tương tác từ khởi nguyên của vũ trụ, tự nhiên phân ra thành hai loại khí Âm và Dương. Hai loại khí này tương tác lẫn nhau tạo nên sự phát triển của vạn vật. Vạn vật lại tương tác và trùng trùng khởi sinh. Phong Thủy Lạc Việt khẳng định rằng sự tương tác giữa hai chủ thể vật chất do vận động gọi là Âm động tạo ra Dương khí và sự vận động nội tại của vật chất tạo ra Âm khí. Mỗi loại khí đều có mặt tích cực và tiêu cực trong từng trường hợp và trong mục đích cụ thể.

Quán xét trên cơ sở học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, ánh sáng mặt trời được gọi là Dương quang, thuộc về khí Dương. Kính do tính chất trong suốt và thấu thị, tạo điều kiện cho ánh sáng đi qua, xuyên qua, nghĩa là ánh sáng đi qua một môi trường trong suốt và ít nhiều bị gãy khúc hoặc biến tính tạo một trường năng lượng Dương. Cơ sở thực nghiệm khoa học cũng xác nhận rằng ánh tác động lên thấu kính sẽ tạo nên năng lượng dương. Đó là tương tác. Học thuyết Âm Dương Ngũ hành xác định sự tương tác của vật chất tạo nên khí Dương. Từ đây có thể nhận thấy rằng các kiến trúc hiện đại bằng kính trong kiến trúc và xây dựng trên phương tiện vật liệu chủ yếu là kính với khung sườn kết cấu bằng sắt thép là những mô hình kiến trúc mang khí Dương rất dồi dào và cường thịnh, điển hình cho các kiến trúc cần có khí Dương vượng.

Mặt khác, cũng theo học thuyết âm dương Ngũ Hành, những khái niệm thuộc về tinh thần là Dương. Do vậy tư duy, ý thức, khả năng sáng tạo, tuy duy logic, ý chí phấn đấu, nhiệt huyết năng động, nói năng diễn thuyết, tư tưởng bay bổng, tinh thần hướng thượng, chủ nghĩa sáng tạo…thuộc Dương. Theo như Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, khái niệm rằng Phong Thủy là bao gồm những quy luật tương tác. Đó là sự tương giữa con người và môi trường, mà sự tương tác trực tiếp nhất, tế vi nhất là Khí, Dương khí và Âm khí. Vì thế với những công trình kiến trúc làm bằng kính với hiện tượng Dương khí vượng, như kiến trúc tại Đức thì đó là môi trường mà khi con người hoạt động và làm việc tại đó, sẽ chịu sự tác động chủ yếu và hầu hết cúa khí Dương. Cũng như đã nói ở trên, do sự tác động của Dương khí lên đối tượng là con người nên con người ở đây trở nên luôn tích cực, năng động, nhạy bén, sáng tạo, hoạt động, hành động, suy tư, tư duy…tóm lại luôn trong trạng thái hoạt động của cả thể chất lẫn tinh thần. Do đó, những công trình kiến trúc làm bằng kính luôn là mô hình lý tưởng cho một môi trường cần sự hoạt động về tinh thần và năng động về thể chất, một môi trường hữu ích cho việc đầu tư, trau dồi khai thác trí tuệ, tìm năng của con người đưa vào phục vụ lợi ích xã hội. Vì thế, mô hình kiến trúc làm bằng kính luôn thích hợp cho làm nơi hoạt động trí tuệ như công nghệ thông tin, văn phòng kinh doanh, văn phòng dịch vụ, những nơi diễn thuyết họp hành, bảo tàng nghệ thuật mỹ thuật, thư viện, triễn lãm…bởi những nơi đây cần có sự hoạt động chủ yếu của tinh thần và cũng bởi do tính chất dương khí vượng của công trình nên nó cũng thích hợp với công năng sử dụng để làm nơi trụ sở công quyền hay là cơ quan hành chánh quốc gia. Cho nên, kiến trúc làm bằng kính, có thể nói là mô hình kiến trúc hữu ích trong việc khai thác năng lực và năng lượng của con người , đáng là những kiểu trúc tiêu biểu.

Tuy vậy, Cũng cần biết thêm rằng công trình kiến trúc là chủ thể tương tác chính đối với con người, nhưng về phần nó, công trình kiến trúc cũng lại là bị thể thụ động chịu sự tương tác của vũ trụ. Theo quan niệm Âm Dương, môi trường bên ngoài tính từ phần ngoài công trình kiến trúc cho đến vô tận là Dương, chịu tác động bởi Dương khí từ vũ trụ trong đó có ánh sáng là Dương quang, và môi trường bên trong là phần bên trong công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng bởi khí Âm do sự vận động và tương tác nội tại của bên trong công trình - theo khái niệm của Phong thủy Lạc Việt. Nghĩa là có sự phân biệt và cân bằng Âm Dương. Tuy nhiên do vật liệu kiến trúc chủ yếu là kính có tính chất trong suốt, đã cho phép ánh dương quang xuyên qua, tức là khí Dương xuyên qua lấn áp khí Âm, do vậy tạo ra hiện tượng Dương khí vượng, Âm khí suy. Mất cân bằng Âm Dương do Dương khí thái quá và khi Dương khí hay Âm khí quá vượng thì bao giờ cũng sinh bất cập, đưa đến những biểu hiện của hiệu quả tiêu cực. Trong trường hợp cụ thể đối với kiến trúc làm bằng kính này thì do chính bởi cấu trúc vật liệu làm cho công trình tạo nên nhiều dương khí và Dương khí quá dồi dào, lấn át từ ngoài vào trong, do vậy dể dàng đưa đến những thái quá trong hoạt động. Điều này thật dể dàng nhận thấy qua những con người hoạt động và làm việc lâu dài trong những công trình kiến trúc bằng kính này là thường dể bị căng thẳng, mỏi mệt, cáu gắt, uể oải, suy nhược về tinh thần và thể chất. Cũng do tính chất Dương khí thái quá nên môi trường ở những khu kiến trúc làm bằng kính thường có bầu không khí làm việc dưới những áp lực căng thẳng vô hình, những áp lực luôn tạo sự năng động, năng nổ cho con người hoạt động và làm việc nơi đây, tuy nhiên xét về mặt gắn bó lâu dài của các cá nhân thì thời gian gắn bó không được lâu dài và bền vững. Sự thái quá của Dương khí thể hiện sự mất cân bằng cơ bản, xét trên quan điểm Lý học, do đó thông qua những hoạt động sống của con người thì từ cơ sớ lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành có thể đưa đến một nhận xét, cũng như một sự tiên tri rằng đây là một mội trường mà trong đó mọi hoạt động luôn biến đổi và không mang tính bền bỉ trong sự mất cân đối và sự biến đổi đó là do sự tác động trực tiếp bởi Dương khí thái quá, cho nên tính bất an hay đột biến được biểu hiện cụ thể qua thực tế hoạt động hay hiệu quả của sự hoạt động là hiển nhiên, phản ánh đúng tính quy luật khách quan của cơ sở Lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

Mặt khác, do vật liệu chủ yếu là kính nên thường vật liệu kết cấu chính là sắt thép tạo khung sườn, vì vậy các kiến trúc làm bằng kính thường có hình thể mà trong phong thủy gọi là “lộ cốt”, có thể là lộ cốt trong hoặc cũng có thể là lộ cốt ngoài hoặc cũng có thể chỉ là cảm giác lộ cốt, do tính thấu thị, xuyên suốt của công trình thông qua vật liệu là kính. Thêm nữa, các kiến trúc đôi khi có hình thù tổng thể lạ mắt hay kỳ dị, cho nên theo quan điểm xấu – tốt của Phong thủy Loan đầu thì cũng góp phần vào làm tăng thêm tính chất xấu của công trình. Tính tự do sáng tạo trong kiến trúc hiện đại và việc vận dụng đầy sáng tạo vật liệu làm bằng kính để tạo một phong cách đặc thù kiến trúc dể đưa đẩy các mô trình kiến trúc đến những hình thể xấu theo quan điểm phong thủy. Hơn nữa, bởi kính là vật liệu chủ yếu thay tường vách bằng bê tông nên ít nhiều cũng tạo những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người hoạt động trong đó, do tính phản quang một phần, hay tính thấu thị của kính. Do vậy, chính hiệu ứng giữa ánh sáng và kính dể làm cho con người bị bệnh mất ngủ, căng thẳng, tress, dẫn đến những bệnh về tiêu hóa, bao tử hay tim mạch. Bên cạnh đó, về mặt tinh thần, những cá nhân hoạt động, làm việc trong một “môi trường trong suốt” này thường cảm giác bị quan sát, cảm giác mất đi sự riêng tư, do vậy tự nhiên phát sinh tâm lý phòng thủ, co cụm nên tính đoàn kết, tính công đồng không được cao, bởi tính chất xuyên thấu của vật liệu.

Có thể nói rằng kiến trúc làm bằng kính là một trong những phong cách kiến trúc đặc thù của trường phái kiến trúc hiện đại (modernisme) với chất liệu chủ yếu là kính và sắt thép tạo nên một phong cách tiêu biểu đặc biệt và ấn tượng. Tuy nhiên khi quán xét trên quan điểm Phong thủy Lạc Việt thì do chính yếu tố thiết kế kiến trúc bằng kính đã tạo nên những hiệu ứng tốt xấu lên đối tượng là con người hoạt động trong các công trình kiến trúc này. Bởi tính chất xuyên thấu của vật liệu kính nên loại kiến trúc này là tiêu biểu cho trường hợp mất cân bằng Âm dương, cái chính là Dương quá vượng. Trong khi đó một kiến trúc theo quan điểm phong thủy là sự hài hòa Âm Dương, khai thác những mặt tích cực tạo năng lượng tốt cho con người. Vì vậy, dù sự phát triển, biến đổi về mặt kiến trúc, cũng như kết cấu trong xây dựng như thế nào thì vẫn phải đảm bảo sự hài hòa cân bằng Âm dương và kiến trúc xây dựng cũng vẫn là đối tượng quán xét của phong thủy. Kiến trúc xây dựng phát triển theo từng thời kỳ cũng chỉ thực hiện và đáp ứng bốn (4) tiêu chí chính là Bền Bỉ - Kinh Tế - Tiện Ích – Thẩm Mỹ, nhưng không thể đáp ứng một tiêu chí có tính tiên quyết là Tốt và chỉ có Phong thủy, và chỉ với Phong Thủy Lạc Việt mới đáp ứng thỏa mãn tiêu chí này. Như đã nói trên, phong thủy không phải yếu tố riêng phần đối lập với kiến trúc mà ngược lại kiến trúc là một bộ phận của phong thủy. Vì vậy phong thủy là sự tổng hòa của các yếu tố nhằm mang lại Chân - Thiện - Mỹ phục cho mong muốn an lạc và phát triển của con người, của cộng đồng và xã hội.

Tp HCM 27-9-2009.

Thiên Đồng
====================
Tham Khảo:
-Hà đồ trong văn minh Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2007
-Phong thủy Lạc việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, lưu hành nội bộ.
-Kiến trúc hiện đại, tg Tôn Thừa Nguyên, NXB Xây Dựng.
-Nguyên lý thiết kế nhà dân dụng: Nhà ở và nhà công cộng, tg Gs, Ts, Kts, Nguyễn Đức Thiềm, NXB Khoa học kỹ thuật.
Web:
www.dothi.net, www.google.com

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa quý vị và anh chị em quan tâm.

Sự phát triển của nền văn minh hiện đại đã khiến gây nên sự lúng túng cho các khái niệm trong phong thủy truyền thống. Thí dụ như: đã có thời kỳ các phong thủy gia lúng túng trong việc xác định hướng bếp, khi cái bếp ga hiện đại đã thay thế cái bếp lò nấu bằng củi truyền thống. Họ không thể giải thích được hướng bếp sẽ được quy định như thế nào. Nhiều phong thủy gia cho rằng: cái núm vặn ga hướng nào thì hướng bếp được coi là quay về hướng đó. Nhưng đến cái bếp từ như hiện nay, nút bấm quay lên trời, thì với cách giải thích của các phong thủy gia nói trên,không lẽ coi hướng bếp quay lên trời?

Chưa hết, các ngôi nhà chung cư cao tầng cũng khiến không ít các phong thủy gia lúng túng về cách định hướng nhà. Không ít các phong thủy gia coi hướng ban công làm hướng nhà. Và điều này vẫn đang gây tranh cãi.

Chỉ cần vài ví dụ như vậy cũng đủ thấy sự hạn chế từ bản chất của phong thủy trong những di sản còn lại từ cổ thư chữ Hán. Chỉ có phong thủy Lạc Việt mới thể hiện tính hiểu biết bản chất sâu xa của những quy luật tương tác được khái quát hóa trong những khái niệm liên quan đến bộ môn này và thể hiện một cách hoàn chỉnh, có tính hệ thống và nhất quán trong phong thủy Lạc Việt.

Tính khoa học của phong thủy Lạc Việt còn thể hiện ngay cả trong những cấu trúc hiện đại nhất là sử dụng vật liệu kính trong kiến trúc hiện đại, như bài viết ở trên. Và nó cũng chưa dừng lại ở đây.

Một lý thuyết, giả thuyết, phương pháp khoa học phải giải thích một cách hợp lý những vấn đề liên quan đến nó, theo tiêu chí khoa học. Kiến trúc hiện đại đã đặt ra những vấn đề liên quan đến phong thủy và chỉ có phong thủy Lạc Việt - một ngành khoa học thật sự mới giải quyết được điều này.

Rất cảm ơn quý vị và anh chị em hiểu rõ và chia sẻ điều này qua bài viết của Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites