Posted 26 Tháng 12, 2014 CHIÊM TINH HỌC TÂY PHƯƠNG Phần 1 Thời gian gần đây, tầng lớp các bạn trẻ, đặc biệt là thanh thiếu niên say mê tìm hiểu về 12 chòm sao. Có rất nhiều trên các trang mạng hay diễn đàn cung cấp các thông tin bói toán hay dự đoán hàng ngày dựa trên cơ sở 12 chòm sao này. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một phần rất nhỏ trên cơ sở lý thuyết Chiêm tinh học của phương Tây (Western Astrology) và cũng thường nhầm lẫn giữa Tử Vi Đẩu Số của Lý học Đông phương với Horoscope bởi tuy là đều dựa theo Thiên văn học cổ để dự đoán tương lai của một con người nhưng theo hai cách hoàn toàn khác biệt. Trong chủ đề nghiên cứu mới này, được Sư phụ Thiên Sứ ủng hộ, tôi muốn chia sẻ các kiến thức mà tôi nghiên cứu về bộ môn này để xem xét sự khác nhau trong cách chiêm đoán, dự đoán tương lai của hai nền lý học Đông – Tây. Nghiên cứu của tôi dựa trên các tài liệu, sách vở tìm được trên mạng Internet do đó chắc hẳn sẽ còn nhiều thiếu sót trong dịch thuật. Do đó, tôi cũng mong có nhiều sự đóng góp cho chủ đề này. Bỏ qua tính ứng dụng và chính xác của hai bộ môn Tử vi Đông phương và chiêm tinh học của Tây phương, chủ đề nghiên cứu này chỉ đưa ra cơ sở lý thuyết để có được sự dự đoán tương lai của môn Chiêm tinh học. Chúng ta cũng nên hiểu thêm rằng, Chiêm tinh học (Astrology) không liên quan gì tới bộ môn Thiên văn học (Astronomy) bởi vì bản chất nghiên cứu của hai bộ môn này khác hẳn nhau. Và chủ đề này hoàn toàn là về bộ môn Chiêm tinh học (CTH). 1. Nguồn gốc của Chiêm tinh học: Chiêm tinh học là bộ môn chiên đoán, dự báo được sử dụng rộng rãi tại các nước phương Tây. Vậy nó ra đời từ khi nào ? Theo nguồn wiki, bộ môn này bắt đầu được ghi chép vào khoảng thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Nguồn gốc xuất phát từ hệ thống lịch dùng để dự đoán sự giao mùa và giải thích chu kỳ các thiên thể trên vũ trụ mà con người nhìn thấy được, như là một dấu hiệu để liên hệ với Chúa Trời. Mãi cho tới thế kỉ thứ 17, Chiêm tinh học mới được coi là một bộ môn học để nhằm phát triển cho nghiên cứu Thiên văn học. Đến cuối thế kỉ 17 thì môn này bị coi là mê tín phản khoa học và bị loại ra khỏi các bộ môn học. Chiêm tinh học tự khởi nguồn được hiểu một cách chung là tìm hiểu về Con người từ bầu trời. Định nghĩ này cũng đã được tranh cãi rằng Chiêm tinh là được bắt đầu nghiên cứu từ khi con Người có ý thức đo đạc, ghi chép và phán đoán sự thay đổi thời tiết, các mùa trong năm theo chu kỳ. Khảo cổ học đã phát hiện đươc bằng chứng sớm nhất của Chiêm tinh học trên các vách đá trong hang động hoặc trên xương động vật. Nó cho thấy lịch mặt Trăng (Âm lịch) được ghi chép từ khoảng 25000 năm trước, bước đầu ghi nhận từ hiện tượng ảnh hưởng của mặt Trăng tới thủy triều lên xuống, ảnh hương tới dòng sông và nó hướng tới hình thành Lịch cho cộng đồng. Chiêm tinh học được dùng sớm nhất tại nền văn minh Babilon cổ đại, vào khoảng thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên. Vào khoảng năm 525 trước công nguyên, khi người Ba Tư chinh phục Hy lạp cổ, đã có ảnh hưởng của nền văn minh lưỡng hà vào hệ thống Chiêm tinh học Ai cập.Sau khi Alexandiria đại đế lên ngôi vua Ai cập năm 332 BC, rất nhiều học thuyết của ông được ghi chép lại. Trong đó có học thuyết Chiêm tinh học Babilon được hòa trộn với học thuyết Chiêm tinh học Decanic của Ai cập tạo ra học thuýêt mới Horoscopic Astrology (chiêm tinh học dựa vào bản đồ vị trí các chòm sao và hành tinh) Để tìm hiểu thêm thông tin về lịch sử hình thành, các bạn có thể tìm hiểu thêm tại trang wikipedia. 2. Cơ sở của Chiêm tinh học: Chiêm tinh học là những điều được quan sát từ tương tác của các hành tinh với trái đất. Qua hàng ngàn ngàn năm quan sát ghi nhận, có hai điều được ghi nhớ: - Mỗi một hành tinh đại diện cho một phần năng lượng của con người hoặc là một phần của cuộc sống (ví như : cảm xúc, phong cách giao tiếp. Phong cách thể hiện tình yêu). - Vị trí của mỗi hành tinh ở trên bầu trời biểu thị phong cách bên trong thành phần của hành tinh đó. Quan sát Biểu đồ ngày sinh cho thấy vị trí của các hành tinh tại thời điểm bạn sinh ra đời thể hiện kiểu cách thành phần của mỗi hành tinh , và đó chính là biểu trưng cho cuộc sống của bạn. Quay trở lại thời kì Babilon cổ đại, các nhà chiêm tinh đã chia bầu trời thành 12 phần mang phong cách khác nhau (hay được gọi là khuôn mẫu) . Đó chính là khởi nguồn của 12 cung hoàng đạo. Có bốn cơ bản trong Chiêm tinh hoc: - Các hành tinh (bao gồm cả Mặt Trời và Mặt Trăng) - Các cung hoàng đạo bao gồm cả các hành tinh trong đó. - Nhà (tôi cho rằng đây chính là Thiên bàn nhưng tôi giữ nguyên nghĩa của từ này). - Vị trí tương quan giữa các hành tinh. Quan sát từ trái đất, các hành tinh, mặt Trời, mặt Trăng hiện ra theo một quĩ đạo quanh quanh chúng ta dọc theo đường hoàng đạo (quan điểm lấy trái đất làm tâm là hiệu quả trong chiêm tinh học bởi vì chúng ta nghiên cứu sự tương tác giữa các phần còn lại của vũ trụ với chúng ta, ở đây , trên trái đất.) Các hành tinh sẽ di chuyển theo quĩ đạo lần lượt hết 12 cung Hoàng đạo. Tất cả chúng ta đều luôn nhận ra sự di chuyển mặt trời bất cứ lúc nào – hay Bạch Dương từ cuối tháng 3 tới gần hết tháng 4, Sau đó là Kim Ngưu, rồi Song Tử... Mặt trời mất một tháng để di chuyển qua từng Cung, và đủ 1 năm để qua hết các Cung. Và đó chính là khởi nguồn của từ ‘Năm”. Mặt trăng chỉ mất một tháng để di chuyển quanh các cung Hoàng Đạo. Trên thực tế, từ tháng (Month) là xuất phát từ Từ “Moon” – mặt trăng. Quan niệm về thời gian của chúng ta cũng xuất phát từ các vòng di chuyển của mặt trăng và mặt trời quanh các cung Hoàng đạo. Các nhà chiêm tinh học đầu tiên quả thật rất tinh ý. Bởi vì các đường di chuyển dọc theo đường hoàng đạo về cơ bản là phẳng (độ lệch tối đa khoảng 8 độ), chúng ta có thể vẽ thành bề mặt phẳng, là bản vẽ 2 chiều để đại diện cho sự di chuyển đó. Một cách tự nhiên, chúng ta vẽ một hình tròn, trên đó chúng ta chia thành 12 cung Hoàng đạo. Vị trí của mỗi hành tinh đã được sắp đặt trong vũ trụ, theo đó hành tinh sẽ nằm tại một trong các cung hoàng đạo. Mỗi một hành tinh lại nằm tại một trong 12 Nhà (Thiên Bàn). NHÀ – hay Cung chúng ta sẽ bàn tới ở phần sau. Vị trí tương quan /tương tác giữa các hành tinh được tính theo góc ( tính theo độ của hình học phẳng) giữa hành tinh này với hành tinh khác hoặc giữa hành tinh với một điểm. Các nhà Chiêm tinh chia bầu trời thành hình tròn 360 độ , và mỗi hành tinh được sắp xếp theo độ trên hình tròn đó. Khi mà hành tinh ở vị trí 0-60-90-120 hoặc 180 độ, họ gọi đó là tương tác chính. Khi các hành tinh ở các vị trí khác thì được gọi là tương tác phụ. Sự tương tác giữa các Hành tinh của Chiêm tinh học rất năng động và các Nhà chiêm tinh rất cẩn thận khi xem xét sự tương tác này. Một cách tổng quát thì sự tương tác giữa các hành tinh là sự xác định yếu tố quyết định sự phát huy năng lượng của mỗi hành tinh đó dễ dàng hay không hoặc trên cơ sở tương khắc (Âm và Dương). ( hiểu theo lý học đông phương thì đây chính là sự kết hợp các sao, phân tích trên cơ sở Sinh-Khắc. Tuy nhiên tôi vẫn giữ nguyên theo tư liệu và dịch nguyên mẫu). Sự tương tác này đôi khi là sự phủ nhận (âm) nhưng nhiều khi lại được coi là khẳng định (dương). Các nhà chiêm tinh học hiện đại đã phát triển và tuyên bố rằng mọi yếu tố tương tác đã được xây dưng nên đều sử dụng hiệu quả. Trong Chiêm tinh học, sự tương tác chính là sự mô phỏng những sự việc xảy ra. Sự tương tác thức tỉnh năng lượng tối đa của mỗi hành tinh. Các nhà Chiêm tinh cổ sử dụng tất cả các thành tố nêu trên để xây dựng nên biểu đồ tương tác, vị trí, thời gian của các hành tinh với các chòm sao , và gọi đó là Horoscope (tôi tạm gọi là Thiên đồ bàn) . Lúc đó, họ chỉ Chiêm đoán về các sự kiện như Chiến tranh, hội hè, các sự kiện và số phận cho Vua chúa chứ không chiêm đoán về số phận của con người. Ngày nay, tất cả mọi người đều có lá số CTH của riêng mình để chiêm đoán tương lai số phận cho mỗi người. Sơ đồ sao vào thời điểm bạn sinh ra chính là lá số CTH của bạn và chỉ có khi bạn cung cấp đầy đủ chính xác vị trí nơi bạn sinh ra, giờ, phút ,ngày , tháng, năm sinh của bạn. Để dễ dàng sử dụng, các nhà chiên tinh sử dụng ký hiệu trên Thiên đồ bàn thay bởi dùng từ ngữ. Điều đó tạo ra sự dễ dàng khi đọc và kết hợp tất cả thông tin trên thiên đồ bàn. (còn tiếp) Mạnh Đại Quân (tức Hoang trieu Hai) 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 12, 2014 On 12/26/2014 at 12:40, hoangtrieuhai said: CHIÊM TINH HỌC TÂY PHƯƠNG Phần 1 1. Nguồn gốc của Chiêm tinh học: Quote Khảo cổ học đã phát hiện đươc bằng chứng sớm nhất của Chiêm tinh học trên các vách đá trong hang động hoặc trên xương động vật. Nó cho thấy lịch mặt Trăng (Âm lịch) được ghi chép từ khoảng 25000 năm trước, bước đầu ghi nhận từ hiện tượng ảnh hưởng của mặt Trăng tới thủy triều lên xuống, ảnh hương tới dòng sông và nó hướng tới hình thành Lịch cho cộng đồng. Mạnh Đại Quân (tức HTH) Hải thân mến. Hải có thể cho tôi biết thêm là con số 25. 000 năm trước, có phải là do Hải gõ nhầm thừa một con số O hay không? Yếu tố mốc thời gian này hết sức quan trọng với sư phụ. Nó sẽ liên quan đến nhiều đề tài trong việc xác định Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Nếu Hải gõ chính xác thì chụp ảnh đoạn tư liệu trong nguyên bản, hoặc copi bản gốc và dẫn nguồn đưa lên đây cho mọi người tham khảo. Thuyết"Nguồn gốc loài người từ Phi Châu " cho rằng: Người cổ đại đầu tiên đến Đông Nam Á chỉ khoảng 10. 000 năm. Sư phụ tin rằng Hải gõ đúng. Vì nó liên quan đến các bức bích họa trong hang động. Mà niên đại của những bức bích họa này không thể dưới con số đó. Bởi vậy, sư phụ rất cần nguồn trích dẫn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 12, 2014 Dạ,con không nhầm đâu ạ. Là 25.000 năm ! Con dùng thông tin từ nguồn wikipedia (http://en.wikipedia.org/wiki/History_of_astrology#Early_origins) Trích dẫn : " Early origins[edit]Astrology, in its broadest sense, is the search for human meaning in the sky. It has been argued that astrology began as a study as soon as human beings made conscious attempts to measure, record, and predict seasonal changes by reference to astronomical cycles.[4] Early evidence of such practices appears as markings on bones and cave walls, which show that lunar cycles were being noted as early as 25,000 years ago; the first step towards recording the Moon’s influence upon tides and rivers, and towards organizing a communal calendar.[5] Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 12, 2014 On 12/29/2014 at 03:21, hoangtrieuhai said: Dạ,con không nhầm đâu ạ. Là 25.000 năm ! Con dùng thông tin từ nguồn wikipedia (http://en.wikipedia.org/wiki/History_of_astrology#Early_origins) Trích dẫn : " Early origins[edit]Astrology, in its broadest sense, is the search for human meaning in the sky. It has been argued that astrology began as a study as soon as human beings made conscious attempts to measure, record, and predict seasonal changes by reference to astronomical cycles.[4] Early evidence of such practices appears as markings on bones and cave walls, which show that lunar cycles were being noted as early as 25,000 years ago; the first step towards recording the Moon’s influence upon tides and rivers, and towards organizing a communal calendar.[5] Tốt lắm. Cảm ơn Hải nhiều. Bởi vậy, lý thuyết "Nguồn gốc loài người từ Châu Phi" cần xem xét lại yếu tố thời gian. Do Âm lịch có từ 25. 000 năm trước thì không thể người từ châu Phi đến Đông Nam Á cách đây 10. 000 năm và là nguồn gốc người Mongoloid được. Tri thức Âm lịch Đông phương là tri thức thiên văn hoàn hảo nhất của nhân loại. Tất nhiên nó phải có trước đó. Những nhà Di truyền học và nhân chủng học có thể có kiến thức chuyên môn rất sâu. Nhưng họ lại thiếu những kiến thức tổng hợp từ nhiều ngành liên quan. Nên cũng có chỗ chưa hoàn hảo. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 12, 2014 II. Ký hiệu trong Chiêm tinh học 1. 12 Chòm Hoàng đạo Lưu ý: - Cung Ma kết - theo một số người thì gọi cung hoàng đạo này là Ngư Dương (con Dê biển) có lẽ đúng nghĩa hơn. Tôi cũng đồng thuận với quan điểm này - Cung Thiên bình: tôi cũng đồng thuận với cách gọi khác : Thiên Xứng. Là cái cân trời, có lẽ đúng nghĩa hơn. 2. Các hành tinh Chú thích: Ac: Điểm mọc (đối là Dc- Điểm lặn) - Đây là điểm rất quan trọng để xem xét lá số CTH. Tôi sẽ phân tích ở phần sau Mc: Thiên đỉnh (đối là Ic - Thiên Đế) North node: La hầu (đối là South node - Kế đô) Tôi sẽ có bài viết thêm về các hành tinh trong hệ mặt trời bởi có thêm các sao như Chiron (phát hiện vào năm 1977) cũng được đưa thêm vào trong CTH hiện đại. III. Các cung thiên đồ bàn: 12 Cung thiên đồ bàn được sắp xếp trên vòng tròn, bắt đầu từ tiết xuân phân 0 độ. Có hai vòng tròn và không được nhầm lẫn giữa 12 cung Thiên đồ bàn và vòng tròn 12 cung Hoàng đạo. Vòng tròn 12 cung Hoàng đạo dựa trên sự xuất hiện hàng năm của mặt trời, khi di chuyển theo đường Hoàng đạo quanh trái đất (chúng ta đang xem xét sự di chuyển này từ trái đất). Còn vòng tròn 12 cung thiên đồ bàn là dựa trên sự quanh quanh trục của trái đất trong vòng 24 giờ. Cả hai vòng tròn phối kết hợp với nhau tại thời điểm gốc tính toán là năm – tháng- ngày – giờ-địa điểm sinh của bạn với vị trí thiên văn học của các hành tinh với 12 cung hoàng đạo.Các hành tinh được diễn giải theo 2 cách: đặc tính của hành tinh tại các Cung và khi tương tác khi nằm tại các Cung Hoàng đạo. 12 Cung Thiên đồ bàn cũng tương tự như 12 cung Tử vi đẩu số, diễn giải toàn bộ các phần tạo ra cuộc sống của bạn. Các hành tinh và 12 cung Hoàng đạo lại tự biểu thị khả năng, yếu mạnh của chính nó tại các Cung và tất nhiên là còn phụ thuộc vào Tứ hành (Đất, nước, Lửa, Khí) cũng như Cung chủ của hành tinh (mỗi hành tinh là chủ của một cung, là nơi hành tinh đó tạo ra luật và phát huy mạnh nhất đặt tính của hành tinh đó). + Cung số 1: Diễn giải về cá nhân bạn, thể chất, bản chất, tự nhận thức, hình thức, cách sống, hình ảnh bản thân bạn, môi trường lúc bé, khởi đầu, là cách chúng ta khởi đầu, cách phát triển. Bất kì Sao nào nằm tại cung này đều ảnh hưởng lớn tới tính cách của bạn và cách người khác nhận ra bạn là ai. (còn tiếp). Mạnh Đại Quân (tức Hoàng Triệu Hải) Share this post Link to post Share on other sites