Guest

Giải Mã Sao La Hầu - Kế Đô

2 bài viết trong chủ đề này

‘Nam La hầu – Nữ Kế đô”, rồi “Thái bạch đi sạch cửa nhà” là sự ám ảnh mỗi khi năm mới vừa tới. Ngoài việc tới Chùa lễ đầu năm,tham gia lễ Cầu An là một phong tục tốt đẹp của người Việt thì là việc đăng ký dâng sao giải hạn. Từ một phong tục dân gian, càng ngày chúng ta lại càng sa đà vào một hủ tục mê tín “Dâng sao giải hạn” tại Đền Chùa mỗi dịp đầu năm. Dân gian cứ đồn rằng Nam giới tuổi gặp sao La Hầu, Nữ giới tuổi gặp sao Kế Đô là hạn rất nặng, cần phải dâng sao giải hạn và làm hình nhân thế mạng mong cho tai qua nạn khỏi. Khỏi cần phải nói về sự mê tín của người Bắc, khi mà các Đền Chùa đông nghịt các “mê chủ” đến làm lễ mỗi dịp tháng Giêng hàng năm.

 

Vậy thực sự La Hầu và Kế Đô có đúng ghê gớm như vây không ? 

 

Trong Chiêm tinh học Hindu (Joytisa astrology) và Vệ đà (Vedic Astrology) thì khi du nhập vào Đông Nam Á chúng ta gọi là Sao phiên âm ra tiếng Việt lần lượt là  La Hầu – Kế Đô. Tuy nhiên không phải là sao mà là hai điểm vô hình đối lập đươc tạo ra bởi sự giao cắt hai quỹ đạo Mặt Trời và Mặt Trăng với chênh lệch 5° khi quan sát từ Trái Đất.

RAHU - La hầu – KETU- Kế đô - - được phiên âm từ tiếng Phạn. Còn trong Chiêm tinh học Tây phương thì La Hầu là Node node, Kế đô là South Node. Các giao điểm Mặt Trăng có tầm quan trọng chiêm tinh lớn trong chiêm tinh học Vệ Đà, và ở mức độ hạn hẹp hơn trong chiêm tinh học phương Tây. Thông thường chỉ mỗi giao điểm Bắc được biểu thị trong các lá số tử vi, do giao điểm Nam theo định nghĩa luôn luôn nằm tại điểm đối diện trong biểu đồ chiêm tinh. Trong chiêm tinh học Vệ Đà, giao điểm Bắc là Rahu còn giao điểm Nam là Ketu và cả hai đều được biểu thị trong biểu đồ.

 

Các giao điểm này được gọi bằng các tên gọi khác nhau tại mỗi nơi trên thế giới.

Do giao điểm thăng là điểm cắt ngang giữa hoàng đạo và bạch đạo để Mặt Trăng tiến từ phía nam lên phía bắc, nên trong ngôn ngữ phương Tây, như trong tiếng Anhđôi khi gọi nó là North node (giao điểm Bắc). Trong các tài liệu châu Âu cổ, nó được nói tới như là đầu rồng (Caput Draconis hay Anabibazon). Hình ảnh bên được trích ra từ cuốn Liber Astronomiae, 1550 của  Guido Bonatti

 

220px-Bonatti-caput_et_cauda_draconis_zp

 

 

Hình ảnh được trích ra từ cuốn Liber Astronomiae, 1550 của  Guido Bonatti

 

Biểu tượng của giao điểm thăng là (16px-U%2B260A.svg.png), một biểu tượng thiên văn và chiêm tinh cho đầu rồng. Tương tự, giao điểm giáng là điểm cắt ngang giữa hoàng đạo và bạch đạo để Mặt Trăng tiến từ phía bắc xuống phía nam, nên trong tiếng Anh đôi khi gọi nó là South node (giao điểm Nam). Nó được biết tới như là đuôi rồng (Cauda Draconis hay Catabibazon), và biểu tượng của nó là đảo ngược của biểu tượng cho giao điểm thăng:  (16px-U%2B260B.svg.png). Lưu ý rằng cái gọi là giao điểm Bắc trên thực tế có thể nằm ở phía nam của giao điểm Nam trong hành trình của chu kỳ nút.

 

mtp2_nodalaxis_zpsde6e7206.jpg

Quỹ đạo Mặt Trăng nghiêng khoảng 5,145° so vớ mặt phẳng hoàng đạo: vì thế Mặt Trăng có thể lên cao tới khoảng 5° về phía bắc của hoàng đạo và cũng chừng ấy thấp hơn về phía nam của hoàng đạo. Mặt phẳng hoàng đạo nghiêng khoảng 23,4° trên thiên xích đạo, mặt phẳng vuông góc với trục tự quay của Trái Đất. Kết quả là, một lần trong chu kỳ giao điểm 18,5996 năm, khi mà thời điểm xảy ra giao điểm thăng của quỹ đạo Mặt Trăng trùng với điểm xuân phân, thì Mặt Trăng đạt tới các xích vĩ xa nhất về phía nam hay phía bắc. Khi đó nó cũng có các điểm phương vị xa nhất về phía bắc hay phía nam để mọc và lặn trên đường chân trời; cao độ thấp nhất và cao nhất khi vượt qua kinh tuyến bầu trời (vòng Tí Ngọ); và những lần trông thấy đầu tiên về tiềm năng là muộn nhất của trăng mới. Ngoài ra, sự che khuất bởi Mặt Trăng đối với nhóm sao sáng trong quần sao Pleiades, nằm phía trên khoảng 4° về phía Bắc của hoàng đạo, xảy ra trong một khoảng thời gian tương đối ngắn một lần trong mỗi chu kỳ giao điểm.

 

Trong chiêm tinh học Vệ đà, La Hầu và Kế Đô là hai trong số 9 cửu tinh (Navagraha-môt khái niệm chiêm tinh học Vệ Đà) bao gồm

1) Surya Deva (sun) = Mặt Trời – Đông – màu Vàng kim
2)
Chandra (Moon) = Mặt Trăng – Tây bắc – màu Bạc
3) Budha (Mercury) = sao Thủy – Bắc – màu Xanh lục
4) Shukra (Venus)= sao Kim – Đông Nam – màu Trắng
5) Mangala (Mars)= sao Hỏa – Nam – màu Đỏ
6) Guru (Jupiter) = sao Mộc – Đông bắc – màu Vàng
7) Shani (Saturn)= sao Thổ - Tây – màu Đen
8) Rahu (north node) = La Hầu –Tây nam – màu Xanh đen

9) Ketu (south node )= Kế đô –

Theo Hindu có hai cách sắp xếp sơ đồ cửu tinh , nhưng cả hai cách đều lấy Mặt Trời làm trung tâm.

 

 Ở sơ đồ Agama Prathishta, Surya mặt trời  ở trung tâm, Chandra-mặt Trăng phía đông của mặt Trời,  Budha-Thủy tinh ở phía Nam, Brihaspati (Guru)- Mộc Tinh phía Tây, Shukra – Kim Tinh ở phía Bắc, , Mangala – Hỏa tinh ở Đông Nam, Shani – Thổ tinh ở Tây Nam,  Rahu –La Hầu ở phía Tây Bắc và Ketu – Kế Đô ở Đông bắc.

Screenshot2014-12-03202217_zps8e6c2a55.p

 

sơ đồ Vaidika Pradishta, Surya mặt trời vẫn ở trung tâm, Chandra-mặt Trăng phía đông nam của mặt Trời,  Budha-Thủy tinh ở phía Đông bắc, Brihaspati (Guru) - Mộc Tinh phía Bắc, Shukra – Kim Tinh ở phía Đông, , Mangala – Hỏa tinh ở phía Nam, Shani – Thổ tinh ở phía Tây,  Rahu –La Hầu ở phía Tây Nam và Ketu – Kế Đô ở Tây bắc.

Screenshot2014-12-03202229_zpscc43217d.p

 

 

 

1.    Sao La Hầu:

Trong thần thoại HinduRahu  (16px-U%2B260A.svg.png) , phiên âm tiếng Việt thành La Hầu,. Vị thần này được miêu tả trong nghệ thuật như là một con rồng không có thân, cưỡi trên một cỗ xe do 8 con ngựa ô kéo. Rahu kala được coi là điềm gở.

Theo truyền thuyết, trong Samudra manthana-tu-la La Hầu đã uống một chút rượu tiên. Nhưng trước khi rượu tiên này trôi qua cổ họng của ông, Mohini (hiện thân nữ giới của thần Vishnu) đã cắt đầu ông. Tuy nhiên, đầu này trở thành bất tử và gọi là Rahu  (Devanagari: राहु, Kannada: ರಾಹು, Telugu :రాహువు,Tamil: இராகுIrāku)

BritishmuseumRahu.JPG

Từ truyên thuyết này, người ta giải thích vè hiện tượng xảy ra nguyệt thực hay nhật thực : là do Đâu trường sinh Rahu này nuốt Mặt Trăng hay mặt trời, gây ra nguyệt thực hay nhật thực. Sau đó, Mặt Trăng hay mặt trời thoát ra khỏi lỗ hở ở cổ và kết thúc hiện tượng thực.

Trong phật giáo La Hầu được đề cập rõ ràng trong một cặp kinh từ Samyutta Nikaya của kinh sách Pali. Trong Candima Sutta và Suriya Sutta, La Hầu tấn công Chandra, thần Mặt Trăng và Suriya, thần mặt trời, trước khi buộc phải thả họ ra bởi họ đã đọc một đoạn thơ ngắn truyền đạt sự tôn kính của họ đối với Thích-ca Mâu-ni. Đức Phật đáp lại bằng cách sai khiến La Hầu phải thả họ, và La Hầu phải làm điều này nếu không thì "đầu của ông ta sẽ bị vỡ ra thành bảy mảnh. Các câu thơ kể lại bởi hai vị thần này và Phật kể từ đó đã được đưa vào trong nghi thức tế lễ Phật giáo như là các câu thơ bảo vệ (paritta) được các nhà sư đọc lại khi cầu kinh để mong nhận được sự che chở

 

2.    Kế Đô

Kế Đô (tiếng Phạn: केतु, IAST: ketú) Trong thần thoại Hindu, Kế Đô nói chung được coi như là một hành tinh "bóng râm". Người ta tin rằng nó có ảnh hưởng to lớn đối với sự sống của con người cũng như toàn thể sinh giới. Trong một số hoàn cảnh nhất định, nó giúp cho một ai đó đạt được đỉnh cao danh vọng. Kế Đô thường được miêu tả với viên ngọc hay ngôi sao trên đầu, biểu hiện cho ánh sáng thần bí.

BritishmuseumKetu.JPG

 

Trong chiêm tinh học Vệ Đà, Kế Đô đại diện cho các tập hợp nghiệp cả tốt lẫn xấu, có các ảnh hưởng tinh thần và siêu nhiên. Kế Đô gắn liền với hóa thân Matsya (hóa thân Cá) của thần Vishnu. Kế Đô biểu hiện cho sự tiến triển tinh thần trong tinh luyện vật chất thành tinh thần và được cho là có cả tác dụng xấu lẫn tốt, do nó gây ra nỗi đau đớn và mất mát, và trong cùng thời gian đó chuyển một con người dần dà thành một vị thần. Nói cách khác, nó gây ra mất mát về vật chất nhằm đạt được một cách nhìn nhận mang tính tinh thần nhiều hơn trong một con người. Kế Đô là một karakahay chỉ thị về tri thức, sự hiểu biết, không còn sự quyến luyến, khả năng tưởng tượng, cái nhìn xuyên suốt, sự xáo trộn và các khả năng tâm linh. Kế Đô được cho là mang tới sự thành công cho gia đình người mộ đạo, loại bỏ các hiệu ứng của vết rắn cắn và bệnh tật phát sinh ra từ ngộ độc. Vị thần này đảm bảo một sức khỏe tốt, sự giàu có và gia súc cho những người thờ phụng ông. Kế Đô là chúa tể của 3 nakshatra hay ba cung Mặt Trăng: AshviniMagha và Mula.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Hải nha.

Tốt lắm. Qua tư liệu này cho thấy người xưa đã giải thích hiện tượng vũ trụ bằng một thần thoại, cho nên giới Tây học gán cho nó cái mác "mê tín dị đoan", thực ra nó là điểm giao cắt giữa quỹ đạo Mặt trăng và Địa cầu. Tất nhiên vào thời điểm đó, một hiệu ứng tương tác của vũ trụ xuất hiện có ảnh hưởng tới Địa cầu và  cụ thể đến người Nam nếu là điểm giao cắt Bắc; hay người Nữ với điểm giao cắt nam. Thực ra hiệu ứng này cũng không phải mạnh, cho nên năm gặp La Hầu, Kế Đô chỉ gây vất vả , nhưng lại không thật sự xấu.

Những tư liệu của Hải trình bày, cho thấy một nền văn minh cổ xưa là Ấn Độ, đã thể hiện những gía trị của nền văn minh Đông phương có một xuất xứ rõ ràng không phải từ văn minh Hán. Đồng thời, chúng ta cũng thấy rất rõ rằng: Không chỉ riêng nền văn minh Ấn, ngay cả nền văn minh Tây phương với những kiến thức chiêm tinh học cũng cho thấy những hiệu ứng tương tác từ vũ trụ liên quan.

Điêuì này càng cho thấy luận điểm của tôi xác định rằng:

Đã có một nền văn minh toàn cầu huyền vĩ tồn tại trên trái Đất này. Nền văn minh này đã bị hủy diệt và người Lạc Việt là một trong những hậu duệ còn tồn tại từ nền văn minh cổ xưa này, còn gìn giữ giá trị tri thức huyền vĩ của nó. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền vănn hiến Việt, chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites