Thiên Sứ

Tính Tháng Nhuận Trong Âm Lịch Như Thế Nào?

4 bài viết trong chủ đề này

Tính tháng nhuận trong âm lịch như thế nào?

Khoahoc.com.vn

Cập nhật lúc 08h20' ngày 28/ 10/ 2014

 

Để tính tháng nhuận cũng như tính âm lịch nói chung, con người phải xác định các điểm Sóc và các điểm trung khí, tức là phải tính chính xác vị trí của Mặt trăng cũng như Trái đất trên quỹ đạo chuyển động.

Cách tính tháng nhuận âm lịch

 

Ông Trần Tiến Bình, chuyên gia nghiên cứu về lịch, từng làm ở Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam gửi VnExpress bài viết về cách tính tháng nhuận trong năm, đồng thời chỉ ra những điều ngộ nhận thường thấy trong cách tính lịch:

Mọi người thường nhắc đến ngày mồng Một âm nhưng không phải ai cũng rõ ý nghĩa vật lý của ngày này. Ngày mồng Một âm là ngày mà Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời theo thứ tự nằm thẳng hàng. Mặt trăng quay nửa tối về phía Trái đất (nên người ta thường nói tối như đêm 30). Thời điểm này gọi là Sóc. Nếu hai thời điểm Sóc kế tiếp (sau khi làm tròn đến ngày) cách nhau 29 ngày thì tháng đó thiếu; còn cách nhau 30 ngày thì là tháng đủ.

Nếu lịch chỉ gồm việc xác định các điểm Sóc liên tiếp thì ta sẽ có lịch âm giống như lịch Hồi giáo và lịch này sẽ bị lệch một cách hệ thống so với năm thời tiết (dương lịch) vì 12 tháng âm tổng cộng chỉ có trung bình xấp xỉ 354,36 ngày.
thang-nhuan-am-lich.jpg

Tháng 9 thứ hai trong năm là ngày 24/10 dương lịch.

Để có lịch không những tuân theo tuần trăng mà còn phù hợp với thời tiết khí hậu, người xưa đưa vào lịch cả các yếu tố liên quan đến vị trí của Trái đất trên quỹ đạo quanh Mặt trời (hay vị trí của Mặt trời di chuyển trên Hoàng đạo nếu nhìn từ Trái đất). Do vậy lịch chúng ta đang dùng, gọi chính xác là lịch âm dương, thay vì âm lịch, vì người xưa ví Mặt trăng đại diện cho âm và Mặt trời là dương.

Các yếu tố liên quan đến vị trí của Trái đất trên quỹ đạo quanh Mặt trời được thể hiện qua khái niệm gọi là Khí, mà con người hay gọi là Tiết khí. Có 24 khí trong năm dương lịch tương ứng với 24 vị trí của Trái đất quanh Mặt trời, 24 khí bao gồm 12 tiết khí và 12 trung khí xen kẽ nhau như xuân phân là trung khí, tiếp theo thanh minh là tiết khí, kế đến cốc vũ lại là trung khí...

Trong 24 khí thì 12 trung khí đặc biệt dùng để tính lịch, còn 12 tiết khí kia chỉ đánh dấu thêm thời tiết, mùa vụ trong năm. 12 trung khí tính từ Đông chí (khoảng 21/12 dương lịch) của năm này đến Đông chí năm sau vừa vặn một vòng quay của Trái đất quanh Mặt trời.

Người xưa so sánh 12 tháng âm lịch với 12 trung khí để cho năm âm lịch không bị lệch với thời tiết khí hậu. Nếu trong khoảng giữa hai Đông chí chỉ có 12 điểm Sóc tương ứng với 12 tháng âm thì năm đó không có tháng nhuận. Còn nếu trong khoảng thời gian này có 13 điểm Sóc thì sẽ xuất hiện một tháng âm dư ra không tương ứng với trung khí nào và tháng đó sẽ là tháng nhuận.

Như vậy tính các điểm Sóc thì ta biết được các ngày trong tháng, nhưng để biết tháng đó là tháng mấy thì phải tính thêm các trung khí để biết có tháng nhuận trong năm hay không. Ngoài ra tháng 11 âm luôn luôn chứa trung khí có tên là Đông chí, đây là cơ sở để đánh số các tháng khác.

Nói nôm na vậy, còn định nghĩa chính xác thì tháng đầu tiên không chứa trung khí sẽ là tháng nhuận và có tên trùng với tháng trước nó. Thí dụ năm nay tính từ Đông chí 2013 đến Đông chí 2014 có 13 tháng âm và tháng sau tháng 9 âm không có trung khí nên là tháng 9 nhuận.

Như vậy để tính tháng nhuận cũng như tính âm lịch nói chung, ta phải xác định các điểm Sóc và các điểm trung khí, tức là phải tính chính xác vị trí của Mặt trăng cũng như Trái đất trên quỹ đạo chuyển động.

Tại sao phải tính chính xác chứ không lập bảng biểu hay nhẩm số dư trong phép chia? Trong dẫn chứng ở trên điểm Đông chí năm 1984 xảy ra vào lúc 23h23 ngày 21/12 giờ Hà Nội, tức 0h23 ngày 22/12 giờ Bắc Kinh. Do lệch một ngày mà giữa hai điểm Đông chí năm đó theo lịch Việt Nam chỉ có 12 điểm Sóc, tức không có tháng nhuận còn lịch Trung Quốc lại nhuận tháng 10.

Việc tính chính xác đến phút các điểm Sóc hay trung khí là một bài toán cơ học không hề đơn giản, nhất là trong trường hợp Mặt trăng chịu ảnh hưởng nhiễu loạn không những từ sức hút của Trái đất hay Mặt trời mà còn của nhiều thiên thể khác như sao Mộc, sao Thổ....

Cũng không thể cứ cho rằng việc tính lịch đã chính xác từ hàng triệu năm rồi. Khi áp dụng các mô hình thiên văn hiện đại phát triển trong vài chục năm gần đây, những nhà nghiên cứu đã thấy là lịch Việt Nam năm 1997 bị sai một chỗ, đó là ngày mồng Một âm rơi vào 23h56 ngày 29/12, chứ không phải phải là ngày 30/12 như công bố, nhưng vì là quá khứ nên không xét lại. Ngay cả lịch Trung Quốc do Đài thiên văn Tử Kim Sơn công bố cũng có điểm sai lệch so với dữ liệu của Đài thiên văn Naval (Mỹ).

====================

Tại sao phải tính chính xác chứ không lập bảng biểu hay nhẩm số dư trong phép chia? Trong dẫn chứng ở trên điểm Đông chí năm 1984 xảy ra vào lúc 23h23 ngày 21/12 giờ Hà Nội, tức 0h23 ngày 22/12 giờ Bắc Kinh. Do lệch một ngày mà giữa hai điểm Đông chí năm đó theo lịch Việt Nam chỉ có 12 điểm Sóc, tức không có tháng nhuận còn lịch Trung Quốc lại nhuận tháng 10.

 

 

Tôi nghĩ tất cả những ai có tìm hiểu dù chỉ chút ít về Lý học Đông phương đều biết rằng: Một giờ theo Lý học - được mô tả bằng 12 con giáp, tức 12 giờ một ngày - bằng hai giờ trong "Đồng hồ Tây", gồm 24 giờ tức 24 giờ một ngày. Và người xưa tính Âm lịch theo Đồng hồ Đông Phương. Cho nên từ 23g đến 1g sáng được coi là giờ Tý và bắt đầu một ngày mới (Tùy từng tháng và địa phương có thể xê xích tới 40 phút theo đồng hồ Tây). Do đó, với cách tính theo đoạn trích dẫn trên thì điểm Đông chí dù xảy ra vào 23g 23 phút giờ Hanoi, 21/ 12; hay Bắc Kinh  0g 23, ngày 22/ 12 - thì đều rơi vào giờ Tý của ngày 22/ 12. 1984. Tức là Trung khí rơi vào ngày hôm sau theo giờ Đông phương - ứng dụng trong phương pháp tính lịch Đông phương khi chưa có "đồng hồ Tây". Bởi vậy, đáng nhẽ ra phải có nhuận tháng 10 âm mới đúng.

Do phương pháp tính sai - Lấy giờ Tây, tính lịch Tàu, theo lối Ta - cho nên thật buồn cười khi Âm lịch Việt Trung chênh nhau một tháng. Mùa Đông Tàu đến muộn hơn mùa Đông Việt cả một tháng lận. Đây là một phương pháp sai vì thiếu tính nhất quán và tính hệ thống.

Khổ nỗi, "Đồng hồ Tây thì không bao giờ sai". Nên ứng dụng "lấy giờ Tây, tính lịch Tàu theo lối Ta". Đã vậy còn lôi cả đài Thiên văn Mỹ vào cuộc nữa cho nó đủ văn minh Âu Mỹ, Đông Tây hội nhập. Híc!

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Thầy.
Đọc qua bài của Thầy, con băn khoăn không biết vào những năm đó mình nên tính tháng nhuận nào cho đúng khi ứng dụng các môn Lý học như LVDT ạ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Thầy.

Đọc qua bài của Thầy, con băn khoăn không biết vào những năm đó mình nên tính tháng nhuận nào cho đúng khi ứng dụng các môn Lý học như LVDT ạ?

 

Về Âm lịch sử dụng trong Lý học, tôi dùng cuốn "Lịch Vạn sự Dịch học" của Thiệu Vĩ Hoa. Tử Vi Lạc Việt cũng lập trình theo lịch này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay rách việc xem kỹ lại bài viết thì có đoạn này:

Ông Trần Tiến Bình, chuyên gia nghiên cứu về lịch, từng làm ở Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam

 

Tôi xin nhờ những ai có quen biết ông Viện trưởng Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam chuyển giúp câu hỏi của tôi đến ông ta:

Thưa ông! Khi nền văn minh Tây phương chưa du nhập vào Việt Nam để có "đồng hồ Tây" và "giờ Tây" thì từ hàng ngàn năm trước Âm lịch Đông phương tính giờ theo thời gian quy ước nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay