Posted 19 Tháng 10, 2014 VIỆT LÀ GÌ? Bài Thuyết Trình Nguyễn Xuân Quang (Tóm Lược Bài Nói Chuyện ngày 14-9-2014 tại Hội Quán Lạc Hồng, Little Saigon, Quận Cam, Nam Cali). Kính thưa quí vị, …… Hôm nay tôi rất hân hạnh được chia xẻ với quí vị một đề tài mà tôi nghĩ tất cả những người Việt đều muốn biết, nếu không muốn nói, là PHẢI BIẾT. Chúng ta phải biết Việt Là Gì? để mà tồn tại. Hiện nay nếu ra đường hỏi mười người Việt: Việt Là Gì? thì ta sẽ có mười câu trả lời khác nhau. Điều này chứng tỏ người Việt hãy còn mơ hồ, lẫn lộn về bản sắc, sắc thái và căn cước Việt của mình. Tại sao lại như vậy? Bởi vì từ xưa tới giờ các nhà làm văn hóa, viết sử sách Việt vẫn chưa tìm ra được cái ý nghĩa đích thực của từ Việt, hãy còn tranh cãi, mỗi người nói một nẻo dựa vào các cổ thư Trung quốc và vào các sách vở của các nho sĩ học chữ thánh hiền Trung Quốc. Hiển nhiên thiếu sót và sai lạc. Hôm nay tôi sẽ trình bầy ý nghĩa của từ Việt qua các khảo cứu đa ngành: -Sử Đá từ thời tân thạch (petroglyphes). -Sử Miệng qua truyền thuyết. - Sử Đồng Đông Sơn. - Sử Sách: Cổ Sử học, Lịch Sử. -Ngôn Ngữ Học, Nhân Chủng Học, Dân Tộc Học, Khảo Cổ Học… Trước hết ta hãy duyệt xét lại: QUA CỔ SỬ TRUNG QUỐC .Sử gia Tư Mã Thiên là người đầu tiên viết về người Việt. Trong số 130 thiên của Sử Ký, ông dành 5 thiên nói về người Việt. Nhưng lúc bấy giờ Tư Mã Thiên chỉ viết về các tộc Việt lân bang và có liên hệ với người Hoa Hạ, ông chưa nói tới các tộc Việt ở nơi xa về phương nam như Lạc Việt..Sách Lã Thị Xuân Thu nói tới Bách Việt đầu tiên..Qua các thư tịch cũ Trung Quốc, từ Việt khi thì chỉ tên nước, khi thì chỉ chung cả nhiều tộc, chỉ Bách Việt từ sông Dương Tử xuống bắc Đông Dương, tức thuộc địa bàn cũ của Văn Lang. NGÔN NGỮ HỌC Ý NGHĨA TỪ VIỆT Các học giả từ trước tới giờ giải thích từ Việt chỉ tên tộc, tên nước có thể qui vào ba nhóm: Việt là Búa, Rìu, Việt là Vượt và Việt là Siêu Việt. 1. Việt là Búa, Rìu. Nguyên thủy rìu là vật nhọn làm bằng cây, gỗ, rồi bằng đá, kim loại. Giải tự chữ Việt búa bên phải ta có chữ qua (khí giới nhọn): Chữ qua. và bên trái có chữ phủ, búa. Giải tự thêm chữ qua, ta có: nét sổ chéo hình cây que, còn lại là chữ dực có nghĩa là cung tên. Tóm lại, chữ Việt búa gồm phần thứ nhất có cây nọc que, chữ dực cung tên, gộp lại thành chữ qua, khí giới nhọn (can qua là gậy và khí giới nhọn và cũng có nghĩa rộng ra là chiến tranh). Qua chính là Việt ngữ que. Que vót nhọn thành khí giới qua (gậy nhọn và cùng tên). Phần thứ hai là cây búa. 2. Việt là Vượt. Được giải thích cho rằng do phiên âm của Ư Việt (tên một nước trong nhóm Sở-Ngô-Việt thời Xuân Thu, thế kỷ thứ 5 Trước Tây Lịch). Ư có một nghĩa là Vu, “đi qua” (Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển). Việt có nghĩa là vượt thấy rõ trong bóng đá, có phạt việt vị khi cầu thủ đã vượt qua vị trí của mình đi xuống phần sân của đối thủ trước khi quả bóng tới. 3. Việt là siêu việt. Việt là trên hết, siêu đẳng. Nghĩa thứ ba này có thể được chấp nhận bởi nhóm các tác giả quá nặng lòng ái quốc . Thính giả (ảnh Vương Huê). Câu hỏi bây giờ được đặt ra: TẠI SAO TÊN TỘC VIỆT, NƯỚC VIỆT LẠI GỌI BẰNG HÁN NGỮ YUE VÀ HÁN VIỆT LÀ VIỆT? Dĩ nhiên, Việt Phải Là Một Từ Phiên Âm Của Một Từ Nôm hay Thuần Việt. Bắt buộc. Tôi đã tìm ra từ thần Việt đó là từ VỌT, theo qui luật biến âm ie=o như hiệp = hợp, ta có Việt = vọt. Vọt có những nghĩa sau: -Vọt nghĩa đen là cây roi, cây que, cây nọc. Roi vọt. Với nghĩa này Vọt ứng với nét sổ hình que của chữ qua. Vọt, vót, chuốt thành Que Nhọn (can qua), vát đi thành Vớt là “large knife” (used as weapon) (Đặng Chấn Liêu, Từ điển Việt Anh, nxb KHXH, 1993): dao lớn dùng làm khí giới. Qua từ đôi vớt vát, ta có vớt = vát (khúc cây dẹp, miếng gỗ vát đi thành con dao gỗ vớt). Với nghĩa này Vọt ứng với chữ qua (gồm nét que, chữ dực cung tên) và chữ búa (búa chim là do cành cây cong xuống vót nhọn đầu). -Vọt cũng có nghĩa là Vượt. Ta dùng vọt vụt cho con vật như trâu, bò ngựa Vượt qua một chướng ngại vật, vượt qua mặt các con vật khác. Chiếc xe vọt là chiếc xe vượt nhanh. -Vọt là trên hết, siêu việt. Vọt biến âm với Vót. Chót vót là điểm cao nhất. Như thế Việt mang nghĩa trên hết siêu việt. Ta thấy rất rõ VIỆT do từ nôm VỌT mà ra. Vọt có đủ tất cả các nghĩa của từ Việt búa. Vọt là vật nhọn roi, gậy, nọc, cọc vót nhọn thành cây lao, mũi tên, búa mỏ chim, con dao vớt (khúc cây dẹp, miếng gỗ vát đi thành cây vớt, dao dùng làm khí giới như mã tấu). Vọt là Vượt. Vọt là vót (chót) là trên hết là siêu việt. Rõ ràng từ nôm Vọt có tất cả các nghĩa của từ Hán Việt Việt. Từ Việt có nguồn gốc nguyên thủy từ từ Vọt. CÁC LOẠI CHỮ VIỆT TỪ XƯA TỚI GIỜ. Bây giờ ta hãy lướt qua các từ Việt từ xưa cho tới gần đây. Ở phương Đông, các chữ cổ nhất thấy trên mai rùa, trên xương gọi là giáp cốt văn, thấy nhiều vào đời nhà Thương. Sau đây là chữ Việt trên giáp cốt văn và cây rìu Việt thời Tiền Tây Châu. Ta thấy rìu Việt Tiền-Tây Châu là một biến dạng của chữ Việt trên giáp cốt. Tiếp đến ta có các chữ Việt đời nhà Thương, chữ Việt viết với bộ kim, bộ mễ, bộ tẩu. Hình bóng từ Việt cũng thấy trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Một người nhẩy múa trên trống Miếu Môn I, người thuyền trưởng trên một chiếc thuyền trên trống Ngọc Lũ I cầm cây rìu Việt giống chữ Việt đời nhà Thương và cặp cổ vật Đông Sơn cũng vậy. TẠI SAO TÊN MỘT ĐẠI TỘC, MỘT TỘC, MỘT NƯỚC LẠI GỌI THEO MỘT VẬT DỤNG LÀ RÌU, LÀ VIỆT? Tên của một tộc, một nước thường phải mang một ý nghĩa biểu tượng gì đó, thường liên quan tới đức tin, tín ngưỡng, nhân sinh quan, vũ trụ quan. Ngay cả tên một người, nhất là tên của một nhân vật quan trọng như một tù trưởng, một vị vua cũng vậy. Đa số học giả cho rằng tên Việt do người Hoa Hạ, Hán gọi nhóm tộc người có cây rìu mang biểu tượng văn hóa đặc biệt và chấp nhận giải nghĩa này (Di Sản Lịch Sử, Diễn Đàn Lý Học Đông Phương). Gọi như vậy có hợp lý không? Xin thưa, rất hợp lý. Tôi xin đưa ra một bằng chứng. Tại Hoa Kỳ có một tiểu bang ở Trung Mỹ tên là Missouri. Missouri là tên một tộc thổ dân Mỹ châu nói tiếng Sioux. Họ được gọi là Ouemessourita (Wimihsoorita), ‘Người có thuyền độc mộc’ bởi những người nói tiếng Miami-illinois. Tộc Missouri này nổi tiếng về làm thuyền độc mộc (dugout). Họ rất giỏi về sông nước và liên lạc trao đổi đồ vật với các tộc ở dọc theo các dòng sông lớn trong vùng nên được các tộc này rất khâm phục gọi họ là Tộc Người Thuyền Độc Mộc. Về sau họ chấp nhận lấy tên gọi này làm tên của tộc mình luôn. Ngày nay tên này trở thành tên tiểu bang Missouri. Do đó tên Việt cũng vậy và rất hợp lý. TỪ VIỆT PHẢI MANG MỘT Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG. Như vậy, tên Việt được gọi theo cây rìu Việt thì cây rìu Việt phải mang một ý nghĩa biểu tượng thiêng liêng, một ý nghĩa liên hệ tới tín ngưỡng, đức tin, nhân sinh quan vũ trụ quan nào đó. Ta hãy truy tìm xem. Thưa quí vị, chúng tôi may mắn có dịp được nhìn tận mắt một trong những cây rìu Việt cổ nhất là cây rìu Việt cuối thời nhà Hạ vào thế kỷ 16-18 Trước Tây Lịch, hiện đang được trưng bầy tại Viện Bảo Tàng Thượng Hải, Trung quốc. Hiển nhiên đây không phải là chiếc rìu dùng làm dụng cụ dùng hàng ngày, mà đây là một chiếc rìu thờ. Ở tâm chiếc rìu này có một lỗ hổng tròn diễn tả hư vô. Hư vô là một lỗ trống không. Vòng tròn bao quanh hư vô là hư không, không gian. Tiếp tới là vành có những đốm sáng dát bằng ngọc thạch là vành sáng diễn tả mặt trời. Như thế, tâm rìu diễn tả cõi trên, cõi đại vũ trụ, gồm hư vô, thái cực (không gian và mặt trời nguyên tạo nhìn dưới dạng nhất thể) và lưỡng nghi (không gian và mặt trời nhìn dưới dạng phân cực). Chiếc rìu hình vuông diễn tả cõi Đất. Ta thấy rõ, ở cõi thế gian, tiểu vũ trụ rìu diễn tả trời tròn đất vuông. Rõ ràng Rìu Việt này diễn tả vũ trụ thuyết. Trở lại chiếc rìu búa như đã thấy qua giải tự ở trên gồm có nọc que, chữ dực và chữ búa. Nọc que là chữ nòng nọc vòng tròn-que hình nọc que có nghĩa là nọc, đực, bộ phận sinh dục nam, dương, mặt trời ứng với Càn. Chữ dực gồm nét cung diễn tả bầu trời, bầu vũ trụ và nét mũi tên là nọc nhọn mang dương tính. Gộp lại là bầu vũ trụ, bầu trời dương tức không gian dương ứng với khí gió Đoài vũ trụ. Chữ búa ở đây để ở một vị trí rất đặc biệt là cán búa chỉ thẳng lên trời. Có một ẩn nghĩa gì đây? Búa hình trụ cắm trên mặt bằng diễn tả trụ chống trời, trụ thế gian có một nghĩa là núi vũ trụ, núi thế gian diễn tả Đất dương. Điểm này thấy rõ qua chữ thổ viết trên giáp cốt văn giống hình trụ cắm trên mặt đất này. Như thế chữ Việt búa diễn tả mặt trời, không gian, đất của ngành nọc dương cũng mang ý nghĩa biểu tượng của Vũ Trụ Tạo Sinh. Bây giờ ta hãy khảo sát một cây rìu thờ Đông Sơn xem sao? Đây là chiếc rìu tôi gọi là Rìu Hồng Bàng. Cán rìu có hình hai con dao long biểu tượng của Lạc Long Quân. Thân rìu có cặp hươu sừng hai mấu muông gạc (munjact), kì dương (hươu đực), kijang (Mã ngữ chỉ hươu kì dương) biểu tượng của Kì Dương Vương (Vua Hươu Đực hay Vua Hươu Mặt Trời). Dưới cùng thân rìu có hình hai con sói lang trời là loài thú biết hú biểu tượng cho gió bầu trời là thú biểu của Lang Hùng có một khuôn mặt là bầu trời. Rìu này là Rìu Hồng Bàng thế gian gồm Kì Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Rõ như dưới ánh sáng mặt trời Rìu Việt thờ mang ý nghĩa biểu tượng vũ trụ quan, nhân sinh quan, cổ sử truyền thuyết Việt. Vì vậy rìu thờ Việt được dùng chỉ tên tộc Việt, nước Việt, đại tộc Việt, Bách Việt là điều hợp lý và rất chí lý. RÌU VIỆT VÀ MẶT TRỜI. Như thế tổng quát rìu Việt thờ diễn tả Vũ Trụ giáo. Vũ trụ gồm mặt trời và không gian. Vũ trụ giáo do đó gồm có hai ngành: ngành nọc dương thờ mặt trời và ngành nòng âm thờ không gian. Rìu là vật nhọn vì thế Việt thuộc ngành nọc dương thờ mặt trời. Bây giờ ta thử xem thực sự rìu Việt có liên hệ gì với mặt trời không?, có ý nghĩa là mặt trời hay không? Ta hãy xét xem các thành tố nọc que, cung tên dực và búa của từ Việt búa có liên hệ gì với mặt trời hay không? .Chữ nọc que Như đã biết ở trên nọc que mang một ý nghĩa mặt trời. Hãy so sánh với hình Người Mặt Trời hay Thần Mặt Trời khắc trên đá tìm thấy ở Thung Lũng Camonica ở núi Alpes thuộc Ý. Người này ở giữa hai chân có hình vòng tròn trong có chữ thập. Chữ thập do hai nọc nhọn ghép lại. Hai nọc nhọn là hai dương là thái dương. Hai nọc nhọn để thẳng góc mang dương tính tối đa. Chữ thập mang tính siêu dương. Ngày nay chữ thập dùng làm dấu cộng trong toán học. Cộng là dương: phản ứng cộng là phản ứng dương. Tóm lại vòng tròn có chữ thập, có dấu cộng là vòng tròn dương, siêu dương là mặt trời thái dương. Vì thế đây là Người Mặt Trời, Thần Mặt Trời. Người này có bộ phận sinh dục rất cường điệu. Vì sao? Vì bộ phận sinh dục nam liên hệ với mặt trời. Bộ phận sinh dục nam là nọc, cọc, cược, đọc, đực, dương, mặt trời (đúng nghĩa của chữ nòng nọc vòng tròn-que hình nọc que). Phái nam có nọc, cọc, phái trụ (của vũ trụ) là phái dương, mặt trời (phái nữ là phái nòng, phái nường, phái nang, phái bao, phái bọc, phái vỏ, phái vũ của vũ trụ, phái không gian). Tay người này cầm cây lao là một thứ que vót nhọn, chính là thành tố que trong chữ Việt búa. Cây lao nọc que nhọn này cũng là biểu tượng bộ phận sinh dục nam, mặt trời. Cũng nên biết số 1 viết theo hình nọc que cũng biểu tượng mặt trời thấy qua các từ Anh ngữ solo, Pháp ngữ seul, Tây Ban Nha ngữ solamente, Việt ngữ son (tất cả có nghĩa là một, một mình) ruột thịt với sol, soleil, sun… (mặt trời). Kiểm chứng lại, nhìn tổng thể ta thấy rất rõ nọc que ứng với cây lao là hình ảnh của chữ nòng nọc vòng tròn-que hình nọc que có nghĩa là nọc, bộ phận sinh dục nam, đực, dương, mặt trời nên thành tố nọc que trong từ búa liên hệ với mặt trời, biểu tượng cho mặt trời. .Chữ dực cung tên. Hãy so sánh chữ dực cung tên với Người Bắn Cung khắc trên núi Yinshan, Trung Quốc (Gai). Ta thấy cung tên của người này mang hình ảnh chữ dực. Người này có bộ phận sinh dục nam cũng rất cường điệu diễn tả mũi tên nọc nhọn, hiển nhiên biểu tượng mặt trời. Như thế hiển nhiên chữ dực có mũi tên nọc nhọn cũng mang nghĩa biểu tượng mặt trời. .Chữ búa Hãy so sánh chữ búa này với những hình Người Mặt Trời khắc trên đá ở Vitlycke, Bohuslan, Thụy Điển (H.R. Ellis Davidson, p.62-63). Những người này rõ ràng là những người mặt trời vì có hình mặt trời ở phần thân dưới. Họ cũng có bộ phận sinh dục nam rất cường điệu, có gậy dắt ở thắt lưng. Đặc biệt là tay cầm rìu hình búa giống như chữ búa trong từ Việt. Hiển nhiên thành tố búa trong từ Việt cũng biểu tượng cho mặt trời. Tóm lại tất cả những thành tố trong từ Việt đều mang nghĩa biểu tượng mặt trời như thế rõ như hai năm là mười từ Việt búa liên hệ với mặt trời, biểu tượng cho mặt trời. KIỂM CHỨNG LẠI XEM TẠI SAO VẬT NHỌN, NỌC, CỌC, CƯỢC, BÚA, RÌU LÀ BIỂU TƯỢNG MẶT TRỜI? Để vững chắc thêm, ta hãy kiểm chứng lại xem có thật sự Việt búa biểu tượng mặt trời hay không? .Qua chữ nòng nọc vòng tròn-que. Trước hết, như đã nói ở trên, Việt búa nguyên thủy gốc là cây vọt, nọc, que mà ta đã biết chữ nòng nọc vòng tròn-que hình nọc que, nọc mũi tên có nghĩa là nọc, dương, lửa, mặt trời, thái dương (Chữ Nòng Nọc). Việt búa hiển nhiên biểu tượng mặt trời. .Qua Ấn Giáo Thờ Mặt Trời Linga. Bây giờ ta hãy kiểm chứng với Ấn giáo có nguyên lý căn bản là nòng nọc, âm dương, linga yoni. Linga là bộ phận sinh dục nam, là nọc hiển nhiên liên hệ với mặt trời. Ta thấy trong Ấn giáo có giáo phái thờ linga là mặt trời gọi là Surya-Linga như thấy ở đền Navagraba. Ở đây cho thấy rõ mặt trời là nọc, qua, vật nhọn (lao, mũi tên, búa, rìu), đực, bộ phận sinh dục nam, linga. Điểm này trấn an nhiều người khi thấy tôi giải nghĩa Hùng Vương là Vua Đực (dính dáng với bộ phận sinh dục nam, phái nam, phái Lang, chàng). Hùng có một nghĩa là đực như thấy qua từ đôi thư hùng có nghĩa là cái đực, mái trống, mái sống ví dụ đánh một trận mái sống nghĩa là đánh một trận thư hùng. Hùng Vương là Vua Đực vì là hậu duệ của các Lang (con trai, trai tráng, nôm na là Đực) ứng với tròng đỏ mặt trời của bọc trứng mặt trời-không gian của Âu Cơ. Rõ như dưới ánh sáng mặt trời Hùng Vương là Vua Đực, Vua Dương, Vua Mặt Trời. Vì Hùng Vương là Vua Mặt Trời, Vua Đực, Vua Trống nên TRỐNG đồng Đông Sơn (trống có một nghĩa là đực) là trống biểu của Hùng Vương. Ta cũng thấy rõ trống đồng biểu tượng của Hùng Vương, Vua Mặt Trời nên trống nào cũng có mặt trời ở tâm mặt trống. .Qua Đạo Thờ Mặt Trời Của Ai Cập Cổ. Trụ thạch bi ở Đền Luxor, Ai Cập. Trụ thạch (thạch bi, obelisk) của Ai Cập cổ chính là hình ảnh của vật nhọn (nọc, cọc nhọn, lao, tên, khoan, dùi) tức Việt có nguồn gốc nguyên thủy là Vọt. Ta đã biết obelisk diễn tả tia sáng mặt trời (sunray) tức mặt trời có tia sáng nọc thái dương. Như thế Việt-Vọt (lao, tên, búa, rìu) cũng mang nghĩa biểu tượng tia sáng mặt trời, mặt trời có nọc tia sáng thái dương (giống như mặt trời có nọc tia sáng trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn). Qua trụ thạch obelisk nọc tia sáng này ta thấy rõ nọc, que, vật nhọn (lao, mũi tên, búa chim) mang ý nghĩa biểu tượng mặt trời. Như thế rõ như dưới ánh sáng mặt trời Việt búa mang ý nghĩa biểu tượng mặt trời. .Qua Tộc Maya Thờ Mặt Trời ở Trung Mỹ. Tiến xa hơn, tới tộc Maya Trung Mỹ, một tộc ruột thịt với Lạc Việt, Việt Nam. Người Maya cũng như đa số thổ dân Mỹ châu có nguồn gốc xa xưa từ vùng duyên hải Đông Nam Á đi lên phía bắc, vượt qua eo biển Bering rồi xuống Mỹ châu. Maya có DNA giống Cổ Việt, nói ngôn ngữ ruột thịt với Việt ngữ (Đức Chúa Jesus Nói Tiếng Việt), có nền văn hóa có cốt lõi lưỡng hợp chim-rắn kukulcan giống như Tiên Rồng chim cắt-rắn nước của Việt Nam… Có tác giả cho Maya là một thứ Bộc Việt (xem Sự Tương Đồng Với Maya). Người Maya cũng có rìu Việt. Rìu mặt trời Maya giống hệt chữ Việt viết trên giáp cốt. Chiếc rìu Việt Maya giống hệt chữ Việt viết trên giáp cốt đời nhà Thương (khi khám phá ra chiếc rìu Việt Maya này, người tôi nổi đầy gai ốc). Maya thờ mặt trời, vòng tròn trên chiếc rìu có một khuôn mặt diễn tả mặt trời đĩa tròn âm của Maya. Ta suy ra vòng tròn trên chữ Việt ở giáp cốt văn cũng có một khuôn mặt là mặt trời. Chữ Việt trên giáp cốt văn viết theo chiếc rìu Việt mặt trời. Từ đây ta cũng suy ra vòng tròn trên cây khí giới của người Việt tráng zhuang đeo ngang lưng vẽ trên vách đá Hoa Sơn, Quảng Tây cũng là hình mặt trời (xem dưới). Đây là một bằng chứng hùng hồn và kiên cố cho thấy rìu Việt là rìu mặt trời. Việt mang nghĩa biểu tượng mặt trời. Như thế kiểm chứng qua chữ viết cổ nhất của loài người là chữ nòng nọc vòng tròn-que, qua các tộc thờ mặt trời như Ấn giáo phái thờ linga-mặt trời, Ai Cập cổ, Maya rõ như hai năm là mười Việt là Vọt, que, nọc, vật nhọn (lao, mũi tên, rìu búa) biểu tượng cho ánh sáng mặt trời, dương, mặt trời. Việt là Mặt Trời. CHỨNG TÍCH RÌU VIỆT BIỂU TƯỢNG MẶT TRỜI TRÊN ĐẤT VIỆT. Thưa quí vị, một câu hỏi được nêu ra là có chứng tích Việt-Rìu nào còn thấy ở trên đất Việt Nam không? Xin thưa: CÒN. Trong các hình khắc trên đá ở Bãi Đá Cổ Sapa còn thấy có hình Người Mặt Trời, Thần Mặt Trời (vì trên đầu có hình mặt trời) có bộ phận sinh dục được diễn tả bằng một vật cong nhọn. Trong thực tế không có người nam nào có bộ phận sinh dục như thế này. Hiển nhiên bộ phận sinh dục này mang một ý nghĩa biểu tượng. Vật cong nhọn là một thứ vật dụng nhọn, một thứ khí giới. Đây chính là một thứ Việt, Vọt. Ta đã biết bộ phận sinh dục nam là nọc, cọc mang nghĩa biểu tượng mặt trời. Người Mặt Trời ở đây có bộ phận sinh dục diễn tả theo một thứ Việt thì hiển nhiên đây là rìu Việt mặt trời. Như thế rìu Việt còn có mặt trên đất Việt và hiển nhiên đây là Người Việt Mặt Trời Sapa, Thần Mặt Trời Việt Sapa. Trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn có rất nhiều người tay cầm rìu giống hệt chiếc rìu chữ Việt nhà thương và rìu Quốc Oai. Những người này cầm rìu Việt. Ví dụ như một người nhẩy múa trên trống Miếu Môn I (xem hình trên). Chữ Việt bộ mễ có hình chữ rìu Việt nhà Thương, rìu Quốc Oai ngày nay còn dùng trong tên Lưỡng Việt Quảng Tây và Quảng Đông (xem hình trên). 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 10, 2014 VIỆT LÀ GÌ Bác sĩ Nguyễn Xuân Quang Tiếp theo CHỨNG TÍCH RÌU VIỆT BIỂU TƯỢNG MẶT TRỜI THẤY TRONG BÁCH VIỆT. Chúng tôi may mắn đã có dịp đến xem những hình vẽ trên đá ở vách đá núi Hoa Sơn, Quảng Tây của người Choang (Tráng, Zhuang). Ngày này họ nhận tên Tráng. Ta thấy người Tráng ruột thịt với Lang (Hùng) có nghĩa là Chàng, Trai Tráng. Họ tự nhận họ là Bồ Việt. Bồ là bao bọc, nang mang một nghĩa là bầu vũ trụ, không gian, bầu trời. Như thế họ thuộc nhánh 50 Lang ngành Nòng Việt phía Thần Nông-Lạc Long Quân. Họ là một thứ Lạc Việt. Trên vách đá Hoa sơn vẽ lại cảnh sinh hoạt của tổ tiên người Lạc Việt Zhuang cách đây hơn 2.500 năm. Hình ghi lại cảnh tế lễ mặt trời, nhẩy múa vũ điệu mặt trời, đánh trống đồng mặt trời giống như trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn, cùng những cảnh săn bắn… và ngay cả cảnh nam nữ làm tình giống như thấy ở trên thạp đồng Đào Thịnh. Đặc biệt nhất là có hiện diện của chiếc rìu Việt mặt trời như đã nói ở trên: Một người đang giơ hai tay lên khỏi đầu cung nghinh, tế mặt trời giống hệt như người Ai Cập cổ và các người Thờ Mặt Trời ở bến Sông Hằng Ấn Độ ngày nay (xem Đạo Mặt Trời Của Bách Việt). Bên cạnh người này có hình mặt trời. Người này có đeo một một thứ khí giới một đầu có hình vòng tròn. Đây chính là mặt trời. Đây là một loại Rìu Việt mặt trời. Trong các đồ Đồng Điền có những chiếc rìu Việt đầu chim mỏ lớn như rìu. Đây đích thực là chim mỏ rìu vì ở cuối mỏ có ‘phụ đề’ hai chiếc rìu. Đây chính là chim mỏ rìu, mỏ cắt, trên đầu có mũ sừng, Anh ngữ gọi là hornbill (‘mỏ sừng’). Con mắt của đầu chim mũ sừng này giống hệt phần tâm của chiếc rìu Việt cuối thời Hạ hiện trưng bầy ở Viện Bảo Tàng Thượng Hải đã nói ở trên, nghĩa là con mắt diễn tả cõi trên sinh tạo, tạo hóa của thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh. Trên mũ sùng có hình mặt trời (xem hình vẽ lại). Rõ như hai năm là mười chiếc rìu mỏ chim rìu, chim Việt này là Rìu Việt mặt trời mang trọn ý nghĩa Vũ Trụ Tạo Sinh và biểu tượng của ngành nọc duơng, mặt trời tức ngành nọc Việt mặt trời. Cũng xin nói thêm là Điền Việt có văn hóa Việt vùng núi phía Âu Cơ, Nàng Lửa, Nữ Thần Thái Dương dòng Kì Dương Vương tức Kì Việt (đối ứng với Lạc Việt Lạc Long Quân) nên trong các cổ vật đồ đồng Điền Việt có rất nhiều hình ảnh chim rìu, chim cắt, chim biểu của nhánh Chim Việt Núi Âu Cơ (Trống Đồng: Đồ Đồng Điền và Đông Sơn). Có tác giả gọi trống đồng nòng nọc, âm dương Điền Việt là trống ‘Đông Sơn Núi’ rất chí lý. Một tộc ở Nam Trung quốc là Ao Naga có Ao là Âu và Naga là rắn, rồng. Ao Naga, một thứ Âu Long, Âu Lạc cũng có chiếc rìu đầu chim mỏ cắt, tức Rìu Việt mặt trời biểu tượng cho nhánh Âu thuộc ngành nọc lửa, núi của Âu Cơ. Riu Việt đầu chim Việt Ao Naga. Trong hình trên cũng thấy các vật thờ hình rắn sóng nước, rắn cuộn tròn là vật biểu của nhánh Naga, Rồng, Lạc Long Quân thuộc ngành nòng, nước, biển Lạc Long Quân (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). CHIM MỎ RÌU BIỂU TƯỢNG MẶT TRỜI. Ta vừa thấy rìu Việt Điền Việt và Âu-Lạc Ao Naga ruột thịt với chúng ta có hình đầu chim mỏ rìu, mỏ cắt biểu tượng cho mặt trời. Như thế chim rìu, chim mỏ cắt phải là chim biểu mặt trời của chúng ta. Vì thế ta hãy khảo sát xem có thật sự chim mỏ rìu, mỏ cắt là biểu tượng mặt trời, là chim biểu, chim tổ của đại tộc Việt hay không, hầu mong củng cố thêm nữa cho chắc chắn rìu Việt là rìu biểu tượng cho mặt trời. 1. Việt Nam .Qua Sử Miệng Truyền Thuyết và Huyền Sử. Theo truyền thuyết thần tổ tối cao tối thượng của đại tộc Việt là Thần Mặt Trời Viêm Đế. Đế Minh là cháu ba đời của thần mặt trời Viêm Đế. Đế Minh sinh ra Kì Dương Vương. Kì Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân sinh ra Hùng Vương. Như thế Hùng Vương là cháu chắt chút chít của thần mặt trời Viêm Đế. Hùng Vương là Vua Mặt Trời. Bắt buộc. Bắt buộc. Và Bắt buộc. Người Việt là Người Mặt Trời. Bắt buộc. Bắt buộc. Và Bắt buộc. Ta cần phải phân biệt Tổ Hùng tối cao, tối thượng là thần mặt trời Viêm Đế với Hùng Vương lịch sử là con cháu Tổ Hùng. Viêm Đế có họ Khương (Sừng). Ở cõi tạo hóa Viêm Đế có chim biểu là chim Sừng, chim Khướng (Mường ngữ, Khướng biến âm của Khương cũng có nghĩa là Sừng), Hornbill (Mỏ Sừng) tức Chim Rìu, Chim Việt. Chim biểu của vị thần Tổ Hùng tối cao là loại chim sừng lớn (Great Hornbill) (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Chim mỏ rìu, mỏ cắt, chim Việt. .Nọc Việt, Viêm Việt. Theo truyền thuyết tổ tối cao tối thượng tương ứng với Đấng Tạo Hóa của chúng ta là Thần Nông-Viêm Đế ở dạng nhất thể ứng với Trứng Vũ Trụ, thái cực. Sau đó phân cực thành hai ngành Nòng Thần Nông không gian và Nọc Viêm Đế mặt trời. Tôi gọi ngành Nọc dương là ngành Việt Viêm Đế (vì Việt có nghĩa là Vọt, nọc) và ngành Nòng âm là Bộc Thần Nông (Bộc hiểu theo biến âm với Bọc là túi, nang, nòng). Viêm Đế có Viêm là nóng, lửa và Đế là trụ, cọc nâng, chống như đế hoa là phần nâng hoa. Viêm Đế là nọc lửa. Viêm Đế có hình ảnh là que diêm, que tạo ra lửa (theo v=d như người Nam phát âm v thành d), ta có Viêm = Diêm). Rõ như dưới ánh mặt trời Việt là vọt, que nhọn (lao, mũi tên, búa, rìu, cũng mang ý nghĩa nọc nhọn, nọc lửa, que diêm của thần mặt trời Viêm Đế, hiển nhiên Việt mang nghĩa biểu tượng mặt trời. .Văn Lang. Liên bang Văn Lang của Bách Việt, nhìn theo diện nòng nọc, âm dương nòng nọc đề huề phải hiểu theo hai nghĩa lưỡng hợp chim-rắn gồm hai ngành Văn và Lang (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Tuy nhiên theo duy dương chỉ nhìn dưới diện vật biểu chim Việt thì Văn Lang có thể là biến âm của Vlang, Mlang, có một nghĩa là Chim Cắt Lang. Văn Lang ở ngành nọc Lang Việt là liên bang chim Cắt Lang mặt trời thái dương tức Viêm Việt Viêm Đế. .Hồng Lạc. Nhìn dưới dạng lưỡng hợp: Chim Rắn Tiên Rồng: Lạc là rắn Nước, Hồng là chim hồng hoàng mỏ cắt (nhắc lại Hán Việt chim hồng hoàng là chim cắt, chim Rìu). .Hồng Bàng Theo duy dương là họ chim hồng hoàng, chim Việt, Mặt Trời. Theo duy dương ở ngành nọc mặt trời thì Hồng Bàng là họ Mặt Trời của thần mặt trời Viêm Đế có chim biểu là chim hồng hoàng. …… .Qua Sử Sách. Xin đưa ra vài ba ví dụ hình bóng chim rìu, chim Việt trong cổ sử và lịch sử Việt. .Mê Linh Theo lịch sử Hai Bà Trưng đóng đô ở Mê-Linh. Hai Bà Trưng dòng dõi vua Hùng Vương: ‘Bà Trưng quê ở Châu Phong…’. Mê Linh nghĩa là gì? Đây là từ phiên âm từ một từ thuần Việt. Theo học giả Trần Quốc Vượng thì ‘Mê (Ma, Minh, Mi) Linh là Mling. Mling, mlang (cặp tên có tính chất lấp láy) theo tiếng của các dân tộc Tây nguyên có nghĩa là một loài chim… Đó là bộ lạc gốc thời Hùng Vương dựng nước’. Giáo sư Vượng chỉ biết là một loài chim theo tiếng của các tộc Tây nguyên nhưng chưa biết rõ là chim gì? Tôi đã cố mò mẫm truy tìm và khám phá ra đó là chim mơ-linh, mơ-lang trong ngôn ngữ Ê-Đê. Dân ca Ê-Đê có câu hát: Anh đến từ nơi xa, Anh mang theo chim mơ-linh từ nhà, Chim mơ-lang từ buôn. Anh nghĩ rằng em là con gái chưa tơ vương…. (Vũ Ngọc Phan, Tục Ngữ, Ca Dao, Dân Ca, Việt Nam). Bây giờ tôi lại cố tìm hiểu xem chim mơ-linh, mơ lang là chim gì? Vì tộc Ê-Đê ở trên Tây Nguyên, tôi nẩy ra một ý nghĩ là trong các tộc Tây Nguyên có nghững tộc từ vùng Nam Đảo, Đa Đảo đi lên vùng Tây Nguyên Việt Nam. Do đó tôi đi tra cứu các từ điển Mã, Nam Dương. Eureka! Trong Malay-English Dictionary của R.J. Wilkinson có từ lang: a generic name for hauks, kites and eagles (một tên chủng loại chỉ diều hâu và ó, ưng). Ta thấy đây là những con chim thuộc loài mãnh cầm mang dương tính đã được nhiều tộc dùng làm chim biểu cho mặt trời. Ta cũng thấy Mã ngữ lang ruột thịt với Việt ngữ lang có một nghĩa là con trai, thanh niên, chàng nghĩa là phái nam và chàng cũng có một nghĩa là chiếc đục (chisel). Như vậy chim lang hiểu theo Việt ngữ là loài chim mang dương tính, nọc, đực, dương, mặt trời, một thứ Việt, biẻu tượng cho mặt trời. Nhưng rõ nhất là Mã Lai ngữ langling: ‘the Southern pied hornbill’ (chim cắt có lông sặc sỡ, nhiều màu ở miền Nam). Như thế thì chim mơ lang, mơ-ling là chim langling, một giống chim mỏ cắt sặc sỡ. Ta cũng thấy lang có một nghĩa là trắng như chứng lang da (vitiligo) là chứng da bị các vệt lang trắng. Như vậy chim mơ lang, mơ linh là co chim cắt có đốm trắng hay khoang trắng. Chim mỏ cắt lang trắng là chim biểu thích hợp trăm phần trăm với Hùng Lang. Rõ như ban ngày Hai Bà Trưng dòng dõi Vua Hùng Vương mặt trời, ở đất Phong châu (châu Gió) lấy chim biểu mỏ cắt mơ linh mơ lang làm thủ đô Mê Linh. Đây là một chứng sử hùng hồn cho thấy chim cắt là chim biểu mặt trời của tộc Việt Người Mặt Trời dòng thần mặt trời Viêm Đế có họ Khương (Sừng) có chim biểu là chim Sừng, chim Việt mặt trời. Như thế qua cổ sử và lịch sử Việt ta thấy rất rõ chim mỏ rìu, mỏ cắt, chim Việt là chim biểu mặt trời. Điểm này củng cố thêm vững chắc chim mỏ rìu, chim cắt, chim Việt, nói rộng ra rìu Việt liên hệ hay biểu tượng cho mặt trời. 2. Chim Rìu Mỏ Cắt Biểu Tượng Mặt Trời Trong Bách Việt và Các Tộc Liên Hệ với Bách Việt. Ở Nam Trung quốc, có một tộc chim cắt với trang phục đầu hình chim cắt. Tộc Kaching ở Myanmar có chim biểu là chim cắt. Đi xuống Nam Hải, ở Borneo và các đảo khác như Lombok chim cắt cũng là chim biểu tượng cho phía nọc dương mặt trời. Người Dayak có lưỡng hợp chim cắt và rắn nước thần thấy qua các thuyền linh hồn và các quan tài chim cắt, rắn nước và nhất là ở trên Cây Đời Sống, Cây Vũ Trụ. Cây Đời Sống Sanggaran với chim cắt và rắn nước (vẽ từ văn bản Dayak hiện lưu trữ tại Thư Viện Đại Học Leiden, mã số Or.888o0/2) (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Xa hơn và rõ nhất là ở Papua New Guinea, trong một miếu âm hồn, có một tượng gỗ hình chim mỏ rìu trên thân có hình mặt trời nói rõ cho biết chim mỏ cắt biểu tượng cho mặt trời (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). .QUA KHẢO CỔ HỌC Để vững chắc thêm nữa ta hãy tìm hình bóng chim mỏ rìu, mỏ cắt, chim Việt trong sử đồng. Trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn còn ghi khắc lại rất nhiều hình bóng chim này. Trước hết trên trống Duy Tiên còn khắc ghi lại những con chim mỏ cắt có mũ sừng. Ở đầu thuyền trên trống Ngọc Lũi I và các thuyền ở các trống họ hàng khác như trống Hoàng Hạ có hình chim rìu-nằm trong miệng há rộng của con rắn nước. Đây là dạng lưỡng hợp chim cắt-rắn nước, có một khuôn mặt là Tiên Rồng. Rõ nhất là trên trống Quảng Xương mà tôi gọi là trống Văn Lang. Trống có hai ngành người chim và người rắn rõ ràng. Giữa hai ngôi đền thờ mặt trời có mặt trời tỏa rạng ở hai bên mái có hai nhóm người nhẩy múa. Người trên trống Quảng Xương và đền thờ mặt trời (nguồn Nguyễn Văn Huyên). Cả hai nhóm có trang phục đầu đều có chữ chấm-vòng tròn trông như con mắt, theo duy dương có nghĩa là mặt trời. Lưu ý ta thấy rõ nghĩa mặt trời ở một số người quanh hình nọc chấm-vòng tròn có những tia sáng tỏa ra và cả ở những vật biểu cầm ở tay cũng vậy. Do đó đây là những Người Mặt Trời rạng ngời. . Rõ thêm nữa là ngôi nhà thờ thiêng liêng ở đây là những ngôi đền thờ mặt trời thấy qua hình các mặt trời tỏa rạng ở hai bên mái nhà. Trăm phần trăm những người này là Người mặt Trời. Trăm phần trăm những người này là những Người Mặt Trời rạng ngời. Tôi xin nhắc lại một lần nữa. Trăm phần trăm những người này là người mặt trời. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt những Người Mặt Trời rạng ngời này là Người Mặt Trời, con cháu của thần mặt trời Viêm Đế-Thần Nông, là Người Mặt Trời Xích Quỉ con dân của Kì Dương Vương, là những Lang mặt trời, những Hùng Vương mặt trời, là Người Việt Mặt Trời Rạng Ngời, con dân của Hùng Vương mặt trời. Những người này trông rất trai tráng vạm vỡ mang dương tính trai trẻ, thanh niên thuộc tộc mặt trời mới mọc, buổi sáng. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, những người mặt trời trai tráng này mang hình ảnh của các Lang, các Hùng mặt trời trai trẻ. Người chia ra làm hai tộc: một tộc người có mặc váy và tộc người kia trần truồng. -Tộc mặc váy xòe ra hai bên Tộc người mặc váy xòe ra hai bên hình cánh chim, đầu đội trang phục đầu có hình đầu chim có hình mặt trời chấm vòng tròn ở mặt, có mỏ rất lớn, rất cường điệu và có mũ sừng mang hình ảnh của chim cắt, chim rìu, chim Việt. Đây chính là tộc người thuộc tộc lửa, đất, vùng đất cao, tộc chim. Tộc người Chim, Lửa, Mặt Trời-Lửa. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, tộc người Lửa-Chim cắt có mũ sừng này là nhánh 50 Lang lên núi theo Mẹ Tổ Âu Cơ Chim Lửa, là người Viêm Việt (Viêm hiểu theo nghĩa Lửa, mặt trời thái dương) thuộc ngành Lửa, mặt trời thái dương Viêm Đế-Kì Dương Vương có chim biểu là chim cắt, chim rìu, chim Việt. -Tộc người trần truồng. Tộc người trần truồng thuộc tộc nước, tộc rắn (vì ở dưới nước nên trần truồng). Tộc người trần truồng Nước, Rắn, Mặt Trời-Nước. Phần trên trang phục đầu là hình đầu rắn có sừng và có bờm và phần sau có dải dài buông xuống phía sau lưng. Cả trang phục đầu diễn tả hình rắn nọc (có sừng) trông như dải dây. Tiếng cổ Việt gọi rắn là con dải. Rắn nước ở đây đã thể điệu hóa biểu tượng cho nước dương chuyển động, mặt trời-nước. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, đây tộc người nhánh 50 Lang xuống biển theo Cha Lạc Long Quân. Rắn-Nước ngành mặt trời âm thái dương Thần Nông có thú biểu thái âm là rắn nước và có thú biểu thái dương là rắn có bờm, có sừng, rắn Việt. Ai bảo là truyền thuyết 50 Lang ngành chim theo mẹ Âu Cơ lên Núi và 50 Lang ngành rắn theo cha Lạc Long Quân xuống biển chỉ là một thứ huyền thoại do các nhà nho bịa đặt ra? Truyền thuyết này ‘có thật’ và đã được ghi khắc lại trong sử đồng. Tóm tắt, đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, người trên trống Quảng Xương là Người Mặt Trời gồm hai nhánh chim-rắn, Tiên Rồng của Lang Hùng, Hùng Vương, Đại Tộc Việt-Người Mặt Trời rạng ngời dòng mặt trời Viêm Đế-Thần Nông thái dương (xem Trống Đồng: Một Chương Sử Đồng). Rõ như ‘con cua tám cẳng hai càng, một mai hai mắt rõ rang con cua’ là chim rìu, chim cắt là chim biểu mặt trời. Rìu Việt và nhất là rìu đầu chim rìu, chim cắt có một khuôn mặt biểu tượng cho mặt trời. NHỮNG TỪ VIỆT KHÁC CÓ MANG NGHĨA LÀ MẶT TRỜI KHÔNG? Các từ Việt khác có liên hệ với mặt trời hay không? Theo suy luận dĩ nhiên phải có. .Việt bộ mễ. 粤 Việt bộ Mễ còn dùng trong tên chỉ Lưỡng Việt Quảng Đông, Quảng Tây. Chữ mễ trông như một dạng biến thể của hình mặt trời. Điểm này cũng được tác giả Đỗ Ngọc Thành, một nhà thâm cứu về chữ nôm Bách Việt, trong bài viết giải thích về ý nghĩa của từ Việt, cũng chứng minh cho thấy tất cả các từ Việt đều có nghĩa là mặt trời hay liên hệ với mặt trời (nhannamphi.com). .Việt Bộ Tẩu. Từ Việt trong tên Việt Nam viết với bộ tẩu. Ta đã thấy rõ ở trên từ Việt búa liên hệ, mang nghĩa biểu tượng mặt trời như thế Việt búa viết với bộ tẩu trong tên Việt Nam cũng phải liên hệ, mang nghĩa biểu tượng mặt trời. Ta thấy rất rõ ‘chậy’ là một đặc tính chuyên biệt của hươu nai. Nghe một tiếng động nhỏ, thấy thấp thoáng bóng dáng những con mãnh thú như cọp, báo, sư tử là hươu nai cắm đầu chạy ngay. ‘Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách’. Chậy. Chậy. Chậy. Chậy để sống còn. Ta cũng có câu nói ‘chỉ đường cho hươu nó chậy’. Như thế, ta có công thức hươu = chậy. Việt viết với bộ tẩu trong tên Việt Nam. Trong ngôn ngữ Việt có câu ‘nói toàn chuyện con tiều con vượn’ có nghĩa là ‘nói toàn chuyện con hươu con vượn’. Ta thấy tiều = tìu = rìu. Ông tiều phu là người thợ rừng có cây rìu để đốn cây. Con tiều, con hươu là con rìu vì có cặp sừng nhọn như một thứ rìu. Như thế ta thấy chữ Việt viết với bộ tẩu diễn tả búa rìu là vật nhọn, là sừng nhọn và tẩu là chậy. Sừng nhọn mà biết chậy, có đặc tính chuyên biệt là chậy chính là con sừng, con cọc, con hươu nọc. Sừng hươu có hai mấu nhọn tức sừng hươu mang gạc, chính là rìu Việt (xem dưới). Việt viết với bộ tẩu là con rìu, con tìu, con tiều, con hươu có đặc tính là chậy. Như vậy tộc Việt trong tên Việt Nam viết với bộ tẩu là tộc Việt Hươu. Bây giờ ta hãy tìm hiểu xem có đúng như vậy không? Theo truyền thuyết vua tổ thế gian của chúng ta là Kì Dương Vương. Kì là cây, là cọc. Con cọc là con hươu sừng (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc). Kì Dương nghĩa đen là con Cọc Dương, con Hươu Đực vì thế mà Kì Dương Vương mới có nhũ danh là Lộc Tục. Lộc Tục có nghĩa là con Hươu Đục, Hươu Đực. Nhìn dưới diện ngành nọc, Việt, mặt trời thì Kì Dương là Con Hươu Mặt Trời. Kì Dương Vương là Vua Hươu Sừng hay Vua Hươu Mặt Trời. Ta thấy rõ mồn một Kì Dương Vương, Vua Hươu Sừng, vua tổ thế gian của Việt Nam là dòng dõi thần mặt trời Viêm Đế có họ Khương là Sừng. Viêm Đế họ Sừng ở cõi tạo hóa, cõi trời có chim biểu là chim Sừng mỏ cắt và ở cõi đất thế gian có loài thú bốn chân có sừng là con Hươu Sừng. Di thể, DNA Sừng của Viêm Đế truyền xuống cõi thế gian cho Hươu Sừng Lộc Tục. Kì Dương Vương, vua Hươu Mặt Trời là người đầu tiên của con người và là vua đầu tiên của nước Xích Quỉ. Xích là Đỏ và Quỉ là Người. Quỉ biến âm với Pháp ngữ Qui, Latin Quo có một nghĩa là Người. Xích Quỉ là Người Đỏ, Người Mặt Trời (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Ở Nam Trung quốc có một tộc Naxi có nghĩa là Người Đen, ngược với Người Đỏ Xích Quỉ. Naxi có Nax- là Nặc có nghĩa là đen, đêm như thư nặc danh (thư dấu tên, bí mật, thư ‘đen’), con nắc nẻ là con bướm đêm. Nặc biến âm với Đức ngữ nacht là đêm. Theo n=d như này = đây, ta có nặc = đặc, có nghĩa là đậm, đen như đen đặc và nặc biến âm với Anh ngữ dark, đen, đậm, tối. Theo x=qu (xoăn = quắn), ta có Xi = Quỉ. Naxi là Nặc Quỉ, Người Đen, thuộc ngành nước thái âm Thần Nông thái âm đối ngược với Xích Quỉ, Người Đỏ thuộc ngành lửa thái dương mặt trời Viêm Đế. Trong The Lost of Continent of Mu (Lục Địa Mẹ Đã Mất, Mu chính là Việt ngữ Mụ, có một nghĩa là mẹ), James Churchward có vẽ một hình (ở góc trái trên của hình trên) diễn tả sự ra đời của con người đầu tiên của nhân loại ở Lục Địa Đất Mẹ. Từ biển vũ trụ nhô lên núi nguyên khởi diễn tả bằng hình chữ T (mang hình ảnh trục thế giới, núi trụ thế gian). Rồi trên đó nẩy sinh ra cây cỏ và con người đầu tiên có cốt là con hươu đứng trên hai chân. Con Hươu này chính là hình bóng của Kì Dương Vương. Rõ như ban ngày vua tổ Kì Dương Vương của chúng ta là Vua Hươu Sừng. Mặt khác Mẹ Tổ Âu Cơ của chúng ta là Nàng Lửa, Nữ Thần Thái Dương thuộc ngành nọc, mặt trời Viêm Đế-Đế Minh-Kì Dương Vương có cốt Đất Núi, có một khuôn mặt là con Hươu Sao cái. Người Mường là tộc trên núi nên thờ phượng bà Ngu Cơ chính hơn là Lạc Long Quân. Trong các buổi tế lễ Ngu Cơ họ thường cắm cờ con nai sao (ở góc phải trên của hình tr ên), trong khi Lạc Long Quân cắm lá cờ cá chép. Như thế rõ ràng Việt tộc hươu thuộc ngành lửa, núi Âu Cơ Kì Dương Vương \tức Kì Việt hay Kinh Việt (Kì Dương Vương cũng gọi là Kinh Dương Vương) đối ngược với Lạc Việt. Bằng chứng khảo cổ học là trên thạp đồng Việt Khê còn ghi khắc lại Người Hươu (xem Thạp Đồng Việt Khê, Triệu Mạt), trên trống Ngọc Lũ I, người vũ trụ trên đầu có trang phục hình bầu nậm, tay phải cầm dùi hình sừng hươu mang gạc munjact hai mấu biểu tượng ngành nọc dương và tay trái cầm mõ biểu tượng ngành nòng âm, những người nhẩy múa, thuyền trưởng tay cầm rìu Việt, có chiếc có hình sừng hươu hai mấu nhọn (Trống Đồng Ngọc Lũ I) và trong các đồ đồng có các vật hình rìu Việt có hình sừng hươu hay là sừng hươu. Tóm lại Việt Nam với Việt viết với bộ tẩu là Việt Hươu thuộc ngành nọc lửa có vua tổ thế gian là Kì Dương Vương Hươu Mặt Trời và Mẹ Tổ Âu Cơ Nai Sao. Hiển nhiên Việt viết với bộ tẩu cũng mang ý nghĩa biểu tượng mặt trời giống như các chữ Việt khác. TRÊN THẾ GIỚI CÓ TỘC NÀO CÓ TÊN CÓ NGHĨA LÀ RÌU, LIỆN HỆ VỚI RÌU NHƯ NGƯỜI VIỆT CHÚNG TA KHÔNG? Chắc có một vị thính giả muốn hỏi tôi rằng: ‘Thưa bác sĩ, những điều bác sĩ vừa nói nghe cũng xuôi tai, nhưng tôi chưa được thuyết phục hoàn toàn, nếu bác sĩ đưa ra được trên thế giới này có một tộc, một nước nào có tên là Rìu mà có văn hóa như chúng ta thì tôi sẽ hoàn toàn tin vào bác sĩ’. Xin trả lời là CÓ. Đó là tộc Aztec ở Trung Mỹ. Xin nhắc lại các thổ dân Mỹ châu đến từ vùng duyên hải Đông Nam Á thuộc địa bàn cổ Việt. Aztec liên hệ mật thiết với Maya, một thứ Lạc Việt, Bộc Việt ở Trung Mỹ (Tương Đồng với Maya). Có hai trường phái giải nghĩa từ Aztec này. Tại sao lại có hai giải nghĩa. Vì Aztec cũng như chúng ta có văn hóa dựa trên lưỡng hợp Chim-Rắn nên từ Aztec có hai nghĩa theo hai ngành nòng nọc, âm dương. Ta phải nhìn dưới hai diện duy dương chim và duy âm rắn. Các nhà nghiên cứu về Aztec không hiểu điểm này nên bàn qua tán lại, suy diễn lan man và nhiều khi chỉ hiểu theo một nghĩa. Theo duy dương ngành nọc thì Aztec được cho có nghĩa là “at the place in the vicinity of tools” with Az-: tools (Wikipedia) (‘ở chỗ lân cận dụng cụ’ với Az là dụng cụ). Dụng cụ của người tiền sử là que, gậy, nọc nhọn, rìu đá, một thứ Việt. Ta cũng thấy Az khởi đầu bằng chữ A có gốc từ chữ nòng nọc vòng tròn-que nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) Ʌ như thấy qua từ KHAN viết dưới dạng chữ nòng nọc vòng tròn-que. Ta cũng có Phạn ngữ ak, đục, xuyên (bằng vật nhọn), nhọn sắc; gốc Hy Lạp ake, nhọn, Anh ngữ adze, axe, rìu, arrow, mũi tên và Việt ngữ có lưỡi a (dụng cụ nhọn): Rèn một lưỡi A bằng ba lưỡi hái (Tục ngữ)… Tóm lại Az là dụng cụ có mũi nhọn, vật nhọn, một thứ Việt. Như thế với nghĩa AZ là Dụng Cụ thì Aztec có nghĩa là Adze, Axe, Rìu, Việt. Aztec = Az = Adze = Rìu = Việt . Theo duy dương, Aztec là Tộc Rìu, Tộc Việt của ngành nọc dương. Theo duy âm, Aztec được giải nghĩa là tộc Cò, Hạc. Aztec phát sinh từ Tây Ban Nha ngữ Azteca, có gốc từ tiếng Nahuatl là Aztecatl chỉ nguyên quán Aztlán gần chỗ hạc, cò (azta là hạc, cò và tlan, gần) (http://dictionary.reference.com). Aztlán là “place of Herons” hay “place of egrets“ (‘chỗ Cò, Mường Cò’) (Crónica Mexicáyotl). Vùng đất Cò, Mường Cò là một địa danh huyền thoại. Con cò là loài chim sống ở bờ nước, lội nước mang dương tính của âm, tức thiếu âm, nguyên thể của khí gió (trong khi chim nước chân có màng bơi được mang tính âm của âm tức thái âm, nước). Tộc Cò Aztec. Ta thấy rõ con cò mang dương tính vì cò gọi theo cái mỏ nhọn là con cồ, con cu, con cọc, con đực, con đục (chisel), con hạc là con c…, con hack (rìu). Heron có her- là con kẻ, con kẹc, con kèo, con cọc… Con cò có mỏ dài và nhọn mang dương tính là con Việt của ngành nòng âm. Như thế, theo theo duy âm Aztec là tộc Cò, Hạc, một thứ chim Rìu, chim Việt ngành nòng âm. Như đã nói ở trên, Aztlán, Mường Cò là một địa danh huyền thoại. Phải chăng địa danh Mường Cò huyền thoại này ở vùng đất tổ khi còn ở Đông Nam Á, trong địa bàn đất Bạch Hạc Việt Nam? Tóm lại Aztec dù giải thích cách nào cũng liên hệ với vật nhọn, với Việt. Bây giờ ta đối chiếu văn hóa Aztec với văn hóa Việt xem sao? Như đã nói ở trên, văn hóa Aztec dựa trên lưỡng hợp chim rắn thấy qua con rắn Quetzalcoatl thường gọi là Rắn Lông Chim ‘Feathered Serpent’. Rắn lông chim Quetzalcoatl. Điểm này giống cốt lõi của văn hóa Việt là lưỡng hợp Chim-Rắn (Chim Cắt-Rắn Nước), sau này thần thoại hóa thành Tiên Rồng. Chim Rắn Aztec ở dạng lưỡng hợp nhất thể Rắn có bờm chim. Chúng ta cũng có dạng Viêm Đế-Thần Nông nhất thể dưới dạng rắn có đầu vừa rắn vừa chim thấy qua chiếc mặt nạ dưới đây. Chiếc mặt nạ bà nhà tôi mua ở một tiệm bán đồ cổ và đồ sưu tập, không rõ xuất xứ ở quốc gia nào, nhưng có lẽ từ một tộc trong Bách Việt có văn hóa lưỡng hợp chim-rắn Tiên Rồng. Hai tai mặt nạ có hình rắn có đầu vừa rắn vừa chim mỏ rìu dưới dạng lưỡng hợp Chim-Rắn nhất thể. Tóm lại văn hóa Aztec và Bách Việt đều có cốt lõi lưỡng hợp chim-rắn, Tiên Rồng, có một khuôn mặt nhất thể. Như đã biết, Aztec theo duy dương có nghĩa là vật nhọn, Rìu giống hệt nghĩa của tên Việt Rìu. Theo duy âm, Aztec là tộc Cò mang tính thiếu âm Khí Gió. Vì vậy mà Rắn Lông Chim được người Aztec cho là ông Thần Gió. Đây là nhìn theo duy dương về phía chim, cò có một khuôn mặt biểu tượng cho khí gió (thấy qua hình ảnh ’Con cò bay lả bay la’). Tộc Cò Aztec giống như Tộc Cò Lang của Hùng Vương. Hùng Vương đóng đô ở châu Phong (châu Gió) vùng Bạch Hạc (Cò Trắng, Cò Lang). Vì thế gần như hầu hết trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn, trống biểu của Hùng Vương đều có vành cò bay. Đây là những con Cò Gió, Cò Lang, Cò Trắng (lang có một nghĩa là trắng như chứng lang da vitiligo) là cò biểu của tộc thái dương của âm (khí gió) Hùng Vương Gió Nông ngành nòng âm Thần Nông. Những trống có hình cò bay là những trống Lang Việt Gió, thái dương âm. Hiện nay các nhà làm văn hóa Việt Nam gọi lầm theo Đào Duy Anh là con chim Lạc, một loài ‘hậu điểu’ họ nhà ngỗng, một loài chim nước. Thật sự, ngỗng chân có màng, các con cò trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn chân không có màng (Chim Lạc Hay Cò Lang?). Tóm lại Cò Aztec và Cò Lang Việt tương đồng bản thể với nhau. Aztec thờ mặt trời, tự nhận mình là Người Mặt Trời (The People of the Sun). Chúng ta cũng thờ mặt trời vì là con cháu thần mặt trời Viêm Đế. Bằng chứng cụ thể còn thấy rành rành ở bãi đá cổ Sapa còn khắc lại Người Việt Mặt Trời, trên trống đồng, trống biểu của Hùng Vương mặt trời có những cảnh thờ phượng mặt trời, ở vách đá Hoa Sơn, Quảng Tây của người lạc Việt Tráng (Choang, Zhuang) cò vẽ lại cảnh tế lễ mặt trời. Cảnh sinh hoạt của người Việt Tráng Zhuang vẽ trên vách đá Hoa Sơn, Quang Tây trong đó có cảnh tế lễ mặt trời, cảnh đánh trống đồng… (ảnh của tác giả). Người Aztec có lịch đá mặt trời, chúng ta có trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Người Aztec hiến tế người thờ mặt trời. Họ moi tim tù nhân và lầy máu tế mặt trời, nuôi sống mặt trời, bồi bổ cho mặt trời có thêm nhiều sinh lực. Họ tin là mặt trời chết thì họ diệt vong. Người Aztec moi tim, lấy máu kẻ thù tế mặt trời. Sau đó họ uống máu và ăn thịt kẻ thù. Không những lấy máu của kẻ thù mà họ cũng tự trích huyết của mình. Các tù trưởng, pháp sư tự trích máu ở lưỡi, ở tai, ở đầu ngón tay nhưng máu được cho là thiêng liêng nhất là lấy từ dương vật của họ. Hình người Aztec lấy máu từ dương vật tế mặt trời khắc trên vỏ ốc Huastec đeo cổ Thời Hậu-Cổ Điển. Ở đây ta cũng thấy người Aztec cũng quan niệm mặt trời và bộ phận sinh dục liên hệ với nhau, cùng có gốc nọc, cọc, dương, mặt trời. Vì đồng gốc, đồng huyết thống cho nên máu lấy ở nõ, cọc, dương vật bồi bổ cho mặt trời, được tin là hữu hiệu hơn. Chúng ta cũng hiến tế người thờ mặt trời. Trong Sở Từ Ca, Khuất Nguyên có nhắc tới tục hiến tế người của các tộc Việt phương nam (Bình Nguyên Lộc). Hiện nay chúng ta còn nghe câu hát ‘Thề phân thây uống máu quân thù’ (Văn Cao), giống như người Aztec phân thây uống máu kẻ thù. Rõ nhất là người Việt ngày nay còn ăn máu sống thú vật thay cho máu người dưới dạng tiết canh. Đây là một dấu tích của tục tế máu cúng thần mặt trời. Hồi bé, tôi thấy mỗi lần giỗ tết thường cắt tiết gà hứng vào đĩa rồi để lên bàn thờ. Cúng máu cho ai? Cho tổ tiên. Tổ tiên tối cao tối thượng dĩ nhiên là Tổ Hùng Mặt Trời Viêm Đế. Tuy nhiên một điểm tương đồng bàng hoàng nhất là Aztec có một vị thần bảo hộ là Thần Trắng (White God), là một người râu dài, cho là có da trắng. Khi chia tay dặn người Aztec là khi họ bị lâm nguy thì cầu cứu, ông sẽ trở về cứu giúp họ. Vị Thần Trắng này giống hệt như Lạc Long Quân. Lạc Long Quân cũng là một Người Già râu tóc bạc phơ, thường mặc áo trắng, khi chia tay con dân Việt cũng dặn rằng khi nào các con gặp nguy khốn, nhớ gọi ta, ta sẽ trở về cứu giúp chúng con. Vì thế những lúc lâm nguy người Việt thường gọi ‘Bố ơi, bố ở đâu? về cứu chúng con’. Cũng vì tin vào vị Thần Trắng này mà cả một đế quốc Aztec đã rơi vào một tay viễn chinh Tây Ban Nha Hernandez Cortés. Vua chúa Aztec lúc đó đã tưởng lầm Hernandez Cortés là vị Thần Trắng của họ trở về cứu giúp họ. Tóm lại Aztec hiểu theo nghĩa dương của âm là Tộc Cò tương ứng với Tộc Cò Lang Việt. Aztec Cò là một thứ Lang Việt thuộc nhánh Nông của ngành Thần Nông ở Trung Mỹ. Hiểu theo duy dương, Aztec là Tộc Rìu tương ứng với Viêm Việt. Aztec Rìu là một thứ Kì Việt ở Trung Mỹ tương ứng Tộc Việt Rìu thái dương thuộc nhánh Viêm ngành Viêm Đế. Aztec là Người Mặt Trời giống như chúng ta Xích Quỉ, Người Mặt Trời (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Rõ như ban ngày, như đã thấy, có sự tương đồng giữa tộc Aztec Rìu, Cò và tộc Việt Rìu, Cò. Không còn gì để nói nữa, Việt là Mặt Trời. Người Việt là Người Mặt Trời giống như Người Aztec là Người Mặt Trời. …… KẾT LUẬN VIỆT LÀ MẶT TRỜI. VIỆT là VỌT Là Mặt Trời rõ như dưới ánh sáng mặt trời đã thấy qua: -Sử Đá .Những hình khắc trên đá (petrolyphs) cho thấy lao, tên cung, rìu, búa biểu tượng mặt trời. .Hình vẽ trên đá ở bãi đá cổ Sapa cho thấy sự hiện diện của Rìu Việt biểu tượng mặt trời và Người Việt là Người Mặt Trời. .Hình vẽ trên vách đá Hoa Sơn còn ghi lại sự hiện diện của chiếc Rìu Việt Mặt Trời, cảnh sinh hoạt của người Việt Tráng Zhuang thờ mặt trời. -Sử Miệng .Truyền thuyết nói Đế Minh là cháu ba đời Thần mặt trời Viêm Đế như thế Hùng Vương là di duệ thần mặt trời Viêm Đế và Người Việt là con cháu của Thần Mặt Trời Viêm Đế, có chim biểu là chim Rìu, chim Việt. .Đế Minh là Đế Ánh Sánh Mặt Trời. .Nước Việt đầu tiên là Xích Quỉ, Người Đỏ, Người Mặt Trời, con dân của Kì Dương Vương, Vua Hươu Sừng Mặt Trời. .Hùng Vương là Vua Đực, Vua Mặt Trời. vân vân… -Sử Đồng. .Rìu Việt Cuối Đời Hạ là rìu Việt thờ mặt trời trong vũ trụ giáo. .Rìu Quốc Oai giống chữ Việt đời nhà Thương. .Trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn còn ghi lại rất nhiều Rìu Việt giống như chữ Việt đời nhà Thương. .Trên trống đồng Quảng Xương còn ghi rành rành hai nhánh Người Mặt Trời Chim-Cắt-Rắn Nước theo đúng truyền thuyết Âu Cơ- Lạc Long Quân và cả đền thờ mặt trời. .Trên trống Duy Tiên còn thấy con chim biểu mỏ rìu, có mũ sừng của thần mặt trời Viêm Đế và đuôi thuyền đầu chim rìu Việt như thấy ở thuyền Sông Đà. .Trong cổ vật đồng Đông Sơn có cặp rìu Việt giống sừng Hươu. …… -Sử Sách. Hai Bà Trưng dòng dõi Hùng Vương đặt tên thủ đô là Mê Linh là chim cắt Lang, chim biểu của Hùng Vương mặt trời, con cháu của thần mặt trời Viêm Đế có chim biểu là chim Cắt Lớn (Great Hornbill). -Khảo Cổ Học .Rìu Điền Việt mặt trời đầu chim mỏ cắt diễn tả trọn vẹn triết thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh. .Rìu Việt cuối thời nhà Hạ hiện trưng bầy tại Viện Bảo Tàng Thượng Hải, như đã nói ở trên, diễn tả thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh. -Ngôn Ngữ Học. .Chữ Việt trên giáp cốt văn có hình chiếc rìu mặt trời (giống chiếc rìu mặt trời Maya). .Chữ Việt đời nhà Thương giống chiếc rìu Quốc Oai. .Chữ Việt có gốc từ một từ thuần Việt là Vọt (roi, nọc, que). Do đó từ Việt có gốc từ chữ nọc que trong hệ thống chữ chữ nòng nọc vòng tròn-que cổ nhất của loài người gồm có hai chữ cái là Nòng hình vòng tròn O và Nọc hình que (I). Việt là Vọt là chữ Nọc hình que có nghĩa là đực, bộ phận sinh dục nam, dương, mặt trời. Chữ Việt mang ý nghĩa biểu tượng thiêng liêng diễn tả đạo mặt trời trong vũ trụ giáo thích hợp với tên của một tộc, đại tộc, tên một nước. .Chữ Việt búa có các thành tố nọc, lao, tên cung, búa, rìu biểu tượng mặt trời. Điểm này được chứng thực bởi linga-mặt trời (Surya-Linga) của Ấn giáo và obelisk của Ai Cập cổ diễn tả tia sáng mặt trời. .Chữ Việt bộ mễ có chữ mễ là biến dạng của hình mặt trời. .Chữ Việt bộ tẩu diễn tả con rìu, con tiều, con hươu sừng, hươu nọc mặt trời. .Tác giả Đỗ Ngọc Thành: ‘Tất cả các chữ Việt đều liên hệ tới mặt trời hay biểu tượng mặt trời’ (nhannamphi.com). …… -Nhân Chủng Học, Dân Tộc Học… .Các tộc Bách Việt hay liên hệ với bách Việt thờ mặt trời có rìu Việt mặt trời như Lạc Việt Tráng Zhuang hay có rìu đầu chim rìu, chim Việt như Ao Naga, Điền Việt, các tộc hải đảo như Đảo Cook hoặc có vật tổ chim mỏ cắt, chim rìu, chim Việt như một tộc Nam Trung Hoa, Kaching, Nam Dương, Mã Lai, Papua New Guinea … .Các tộc thổ dân Mỹ châu thờ mặt trời có nguồn gốc từ Đông Nam Á, có văn hóa lưỡng hợp chim rắn như văn hóa chim rắn Tiên Rồng của Việt Nam như Maya có rìu mặt trời giống chữ Việt trên giáp cốt văn và đặc biệt là Aztec có tên là tộc Rìu, tộc Cò có văn hóa tương đồng với Việt Nam, nhất là có vị Thần Trắng râu dài mang hình bóng Lạc Long Quân… Người Aztec tự nhận là ‘People of The Sun’, chúng ta Người Việt cũng là Người Mặt Trời. …… Rõ như dưới ánh sáng mặt trời, rõ như hai năm là mười, rõ như ‘con cua tám cẳng hai càng, một mai hai mắt rõ ràng con cua’ là VIỆT LÀ MẶT TRỜI. Như vật, tại sao ta còn e ngại, tại sao ta còn e dè, tại sao ta còn e sợ, tại sao ta còn e thẹn mà không dám nhận mình là Người Việt Mặt Trời? HÃY HÃNH DIỆN NHẬN MÌNH LÀ NGƯỜI VIỆT MẶT TRỜI. CÁC NHÀ LÀM VĂN HÓA, TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM, XIN HÃY SỬA SAI, VIẾT LẠI VĂN HÓA VÀ LỊCH SỬ CỔ VIỆT, LẤY BỘ SỬ ĐỒNG ĐÔNG SƠN LÀM TIÊU CHUẨN. Khẩu hiệu và châm ngôn của tôi về người Việt mặt trời là: ‘MẶT TRỜI CÒN, NGƯỜI VIỆT MẶT TRỜI CÒN’. Hai hướng dẫn viên chương trình Luật sư, Dược sĩ Michelle Mai Nguyễn và Luật sư Nguyễn Hoàng Dũng (ảnh Long Nguyễn). Nguyễn Xuân Quang bacsinguyenxuanquang.wordpress.com Share this post Link to post Share on other sites