Thiên Sứ

CON TRÂU VÀNG

3 bài viết trong chủ đề này

TRÂU VÀNG HỒ TÂY
Posted Image
CHIỀU THU BÊN HỒ TÂY
Nguồn: kontumol.com.vn

Nhân năm Kỷ Sửu sắp đến. Thiên Sứ tôi xin được trình làng một câu chuyện huyền bí liên quan đến con trâu vàng. Dân lý học đều biết Kỷ thuộc Thổ, Sửu cũng thuộc thổ, mà Thổ thì sắc vàng. Câu chuyện tôi kể dưới đây có lẽ mọi người đều biết. Đó là "Sự tích con Trâu vàng Hồ Tây". Câu chuyện được tóm lược như sau:

Minh Không hòa thượng - còn pháp danh khác là Không Lộ - sang Trung Quốc chữa bệnh cho Hoàng Đế Trung Hoa. Khỏi bệnh, vua Trung Hoa muốn ban thưởng cho vị Đại sư Việt một món quà. Hòa Thượng nói: "Xin bệ hạ cho bần tăng một lượng đồng đen chứa vừa trong cái tay nải này". Được chuẩn y. Hòa thượng vào kho đồng đen để lấy. Thật kỳ lạ là tất cả kho đồng đen của triều đình Trung Hoa chất chưa đầy tay nải của hòa thượng. Khi về nước ông dùng đồng đen lấy được đúc thành một cái chuông rất lớn. Tương truyền số đồng còn lại hòa thượng còn đúc được An Nam Đại tứ khí. Chuông đồng đúc xong, khi gióng lên tiêng vang xa khắp thiên hạ. Lúc đó, tại cung điện Trung Hoa có tượng một con trâu đúc bằng vàng rất lớn. Theo truyền thuyết thì đồng đen là mẹ của vàng. Nghe tiếng chuông của mẹ đồng đen gọi, con trâu vàng cựa mình và phóng sang Đại Việt và nằm phủ phục bên cạnh cái chuông đồng đen của hòa thượng Minh không. Ngài Minh Không giật mình vì cho rằng nếu tiếp tục gióng chuông thì vàng từ các quốc gia lân bang sẽ tụ về Đại Việt. Ngài bèn ném cái chuông xuống hồ Tây. Tiếng chuông âm vang lần cuối. Con trâu vàng theo mẹ nhày xuống hồ. Ngài bèn truyền rằng: Sau này ai có đủ 10 đứa con trai đến bên hồ gọi thì sẽ lấy được chuống và cả trâu vàng. Tục truyền rằng: Có gia đình nọ có đến 9 đứa con trai và nuôi thêm một đứa con trai nuôi. Họ vẫn đến bên hồ gọi chuông và trâu vàng. Chuông nổi lên, gia đình họ buộc dây thừng vào nấm chuông và kéo vào bờ. Nhưng khi gần đến bờ thì trâu vàng phát hiện ra đứa thứ 10 là con nuôi nên cùng mẹ nó lặn xuống hồ.
Từ đó về sau không ai có đủ 10 đứa con để gọi trâu vàng lên nữa. Tục truyền rằng: Vào những đêm thanh vắng. Người ta vẫn thấy chuông đồng nổi lên và con trâu vàng bơi lội quanh mẹ nó*.
-----------------
* Theo: Nguyễn Đổng Chi - Kho tàng chuyện cổ tích Việt Nam - Sự tích trâu vàng hồ Tây.


Posted Image

CHIỀU HỒ TÂY

Câu chuyện nhuồm màu huyền bí. Thật ra hồi còn niên thiếu - khi xem câu chuyện này, Thiên Sứ tôi cũng nhiều khi lẩn thẩn ngồi hàng giờ ở hồ Tây để mơ ước một lần tận mắt nhìn thấy trâu vàng. Thời gian trôi qua, đến nay tôi đã 60 tuổi đời. Chuyện trâu vàng chỉ còn là một hoài niệm của ký ức. Nhưng phải chăng câu chuyện huyền bí này với độ số 10 ở trung cung Hà Đồ mới là giá trị đích thực của nguyên lý học thuật cổ Đông phương. Còn độ số 9 của Lạc Thư chỉ là của giả?
Câu chuyện bí ẩn này còn một chi tiết cần giải mã: Đó là Hồ Tây. Điều này có liên quan gì đến thuyết quái truyện trong dịch học: "Thuyết ngôn hồ Đoài". Đoài chính là phương Tây. Hồ Đoài là một cách gọi khác đồng âm Hồ với Hồ Tây. Phải chăng câu chuyện này từ ngàn xưa - khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở miền nam Dương Tử đã lưu truyền. Đến khi Việt Nam hưng quốc , nó được sửa lại với Ngài Minh không để thêm phần hiện thực nhằm tiếp tục lưu truyền ?
Sự bí ẩn của câu truyện xin chờ các cao nhân và đời sau tiếp tục tìm hiểu. Phải chăng ai nắm được bí ẩn này sẽ nắm được một kho tàng vô giá?
Vài lời bàn loạn, mong các cao nhân miễn chấp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư Phụ kính mến.

Sau khi được Sư Phụ tặng cho cuốn sách, Đệ tử đã đọc hết và có cảm nhận rằng: hình như không phải người Hoa Hạ tiếp thu sai những cái lý học của Lạc Việt, mà chính là do Tổ Tiên chúng ta cố ý đổi chổ và truyền thụ không đúng lại cho người Hoa Hạ vì mục đích làm cho người Hoa Hạ hiểu và làm sai. như vậy trong quá khứ xa xưa có thể đã có những biến cố xẩy ra, vì lý do an toàn Tổ Tiên đã cố ý bẻ cong sự thật khi truyền lại cho người Hoa Hạ, sau đó vì lý do bí mật mà Tổ Tiên viết thành những câu chuyện, những bức tranh truyền từ đời này sang đời khác mà không nói rõ lý do vì sao. Riêng câu chuyện cóc và trê hình như đây không ghi lại một lý luận gì cả, mà chính nó là một lời khuyên, khuyên rằng không nên đi kiện, khi kiện chỉ làm mệt thêm mà thôi, khi kiện chỉ chịu phần thiệt thòi, nhưng vấn đề là làm sao cho con nòng nọc thành cóc, khi đó chân lý được sáng tỏ. Nhưng đệ tử thấy rằng, tại sao Tổ Tiên lại bí mật? như vậy biến cố này không phải đơn giản ...

vài lời mong được Sư Phụ chỉ dẫn thêm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư Phụ kính mến.

Sau khi được Sư Phụ tặng cho cuốn sách, Đệ tử đã đọc hết và có cảm nhận rằng: hình như không phải người Hoa Hạ tiếp thu sai những cái lý học của Lạc Việt, mà chính là do Tổ Tiên chúng ta cố ý đổi chổ và truyền thụ không đúng lại cho người Hoa Hạ vì mục đích làm cho người Hoa Hạ hiểu và làm sai. như vậy trong quá khứ xa xưa có thể đã có những biến cố xẩy ra, vì lý do an toàn Tổ Tiên đã cố ý bẻ cong sự thật khi truyền lại cho người Hoa Hạ, sau đó vì lý do bí mật mà Tổ Tiên viết thành những câu chuyện, những bức tranh truyền từ đời này sang đời khác mà không nói rõ lý do vì sao. Riêng câu chuyện cóc và trê hình như đây không ghi lại một lý luận gì cả, mà chính nó là một lời khuyên, khuyên rằng không nên đi kiện, khi kiện chỉ làm mệt thêm mà thôi, khi kiện chỉ chịu phần thiệt thòi, nhưng vấn đề là làm sao cho con nòng nọc thành cóc, khi đó chân lý được sáng tỏ. Nhưng đệ tử thấy rằng, tại sao Tổ Tiên lại bí mật? như vậy biến cố này không phải đơn giản ...

vài lời mong được Sư Phụ chỉ dẫn thêm.

Vothuong thân mến!

Điều Vothuong nghĩ tôi đã nói từ lâu rồi, trên các diễn đàn lý số. Thâm chí đã chỉ ra ai là người có công bảo vệ nến văn hiến Việt. Sự sai lầm trong cổ thư chữ Hán mang tính hệ thống và có tính toán này, chỉ có thể được dàn dựng một cách có mục đích. Nếu sai lầm thật sự bởi nguyên nhân thất truyền tự nhiên, thì không thể mang tính hệ thống. Và ít nhất trong hơn 2000 năm đó thì người Hoa Hạ đã phục hồi được. Nhưng vì đây là tính cố ý với những nguyên lý căn bản bị hiệu chỉnh và sai lầm chỉ ở mức độ giới hạn, khiến nó vẫn có hiệu quả nhất định, đủ để lưu truyền thì hậu thế của người Việt mới khôi phục lại được - qua những mật ngữ mà tổ tiên để lại. Người có công bảo vệ sự huyền vĩ của văn hiến Việt không lọt vào tay ngoại nhân, mà vẫn lưu truyền qua 2000 năm thăng trầm của Việt sử, chính là Đức Tản Viên Sơn Thánh - Một trong Tứ trụ Hộ Quốc Thiên Vương của giống nòi Lạc Việt. Truyền thuyết về Đức Ngài tóm tắt như sau:

Đức Tản Viên Sơn Thánh, húy là Nguyễn - Tuấn. Đức Ngài sinh ra trong một gia đình nghèo. Nhưng tư chất nhân hậu, thông minh. Ngài được thần tiên truyền cho bí kíp và một cây côn Âm Dương. Ngài có tài gọi gió, hú mưa. Thường du ngoạn cứu nhân độ thế. Cây côn của Đức Ngài có quyền năng quyết định sống chết. Vua Hùng Vương chuộng tài đức của Đức Ngài nên gả con gái là Ngọc Hoa Công Chúa. Nhờ tài đức, Đức Ngài trở thành Tổng tư Lệnh quân đội của nhà nước Văn Lang. Trong cuốc chiến chống lại Thục Phán, thấy chiến tranh tương tàn, Chính đức Ngài đã khuyên vua Hùng nhường ngôi cho Thực Phán.

Nhưng tính bí ẩn của truyền thuyết về Đức Ngài ở chỗ: Đức Ngài được phong là một trong tứ trụ Thiên Vương Hộ quốc của giống nòi Lạc Việt. Nếu cứ xét theo truyền thuyết ghi lại thì có vẻ như Đức Ngài không có công lao gì lớn cả! Không lẽ vì là con rể vua Hùng? Nếu như vậy thì 2622 năm trị vì của thời Hùng Vương chỉ mình Đức Ngài là con rể?! Hay vì Đức Ngài là Tổng Tư Lệnh quân đội? Không lẽ chỉ mình Đức Ngài là Tổng Tư Lệnh quân đội trong 2622 năm lịch sử Văn Lang?! Vậy tại sao Đức Ngài lại được vua Hùng tấn phong là một trong Tứ trụ Thiên Vương Hộ Quốc rồi sống mãi trong tâm linh dân tộc Việt, từ những năm cuối cùng của Thời Đại Văn Lang, khi chính Đức Ngài là nhân tố tác động chủ yếu chấm dứt thời đại này?

Chính bởi vì Đức Ngài - trên thông Thiên Văn, dưới tường Địa lý, hiểu Âm Dương, tinh Dịch Lý, trí tuệ bao trùm vũ trụ - đã biết rằng vận nước đến đây là hết và dân Việt sẽ phải chịu khổ nạn của hàng ngàn năm Bắc thuộc, nên Đức Ngài mới đem trí tuệ của mình phân tích thuyết phục Vua Hùng trao quyền cho Thục Phán, chấm dứt cuộc chiến, nhằm bảo vệ sinh lực của giống nòi Lạc Việt và bảo vệ giá trị nền văn hiến huyền vĩ Việt, với hy vọng con cháu đời sau sẽ phục hồi lại. Các truyền thuyết lịch sử về thời Hùng Vương - mà bao giờ cũng bắt đầu bằng câu: Vào thời Hùng Vương thứ....- chỉ có thể được tạo lập vào cuối thời Hùng Vương thứ XVIII và các ca dao tục ngữ, truyện cổ tích.....- tức là những di sản văn hóa phi vật thể - mang tính bí truyền, ẩn ngữ để đời sau có cơ hội quán xét, phục hồi lại những giá trị văn hiến Lạc Việt, vinh danh giống nòi, do Đức Ngài cùng các trí giả Lạc Việt - dưới sự lãnh đạo của Đức Ngài tạo thành. Cùng thời với Ngài có quan Thái Công Dương....cũng là người tài giỏi, chủ trương ghi lại những dấu ấn của nền văn hiến Việt trên bia đá. Cả hai đều được thực hiện. Và Bãi đá cổ Sapa chính là sản phẩm của cuối Thời Hùng Vương thứ XVIII, nhằm ghi lại những gia trị văn hiến huyền vĩ Việt theo một phương pháp khác. Câu:

Trăm năm bia đá thì mòn.

Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

Chính là xuất phát từ hai phương pháp khác nhau này... Nếu không có một tư duy minh triết vượt thời gian, thì không thể làm nổi câu ca dao có nội dung đó. Đời người ngắn ngủi chỉ có trăm năm. Thị phi tai tiếng cũng không vựot quá khuôn khổ của một kiếp người.

Chính chuyên, chết cũng ra ma.

Vô duyên chết cũng đưa ra ngoài đồng.

Vậy ngàn năm sau, nếu không phải là một dân tộc văn hiến lâu đời, lấy gì chứng nghiệm? Nhưng nó nghiệm đúng với việc phục hồi giá trị văn hiến Việt sau hơn 2000 năm thăng trầm của lịch sử.

Chính vì công lao của Đức Ngài Tản Viên Sơn Thánh trong việc bảo vệ những giá trị văn hiến Việt lưu lại đời sau, không bị rời vào tay ngoại nhân. Nên Đức Ngài được tôn vinh là một trong Tứ Trụ Thiên Vương hộ quốc, trong lòng dân tốc Việt.

Vothuong thân mến!

Bài viết này trả lời câu hỏi của Vothuong - một học trò của môn Lạc Việt độn toán - chỉ có giá trị tham khảo nội bộ. Trước đây, hiện nay và chưa biết đến bao giờ - khi mà những nhà khoa học của thế giới chưa có một tiêu chí cho sự giải mã những giá trị văn hóa phi vật thể - thì tôi không bao giờ coi đó là bằng chứng khoa học minh chứng cho 5000 năm huyền vĩ của nền văn hiến Việt. Do đó tôi không tranh biện trong trường hợp này.

Share this post


Link to post
Share on other sites