wildlavender

TAi NẠN của THIÊN SỨ vàoTHỨ SÁU ngày 13 .

160 bài viết trong chủ đề này

AI ĂN CẮP NỎ THẦN AN DƯƠNG VƯƠNG?

Thiên Sứ tui đi dự họp phụ huynh học sinh.

Cô giáo sau khi báo cáo thành tích đạt được và những sự cố gắng với những nỗ lực của giáo viên trong học kỳ qua, bắt đầu nói đến một số khuyết điểm còn tồn tại.

Cô giáo đặc biệt nhấn mạnh về môn sử :

- Tôi rất lấy làm tiếc vì các em không chịu học bài. Tệ đến nỗi chỉ có một câu hỏi là: "Ai đã ăn cắp chiếc nỏ thần của An Dương Vương?". Vậy mà có em đứng ngẩn ra không trả lời được. Hỏi em khác thì lại phát biểu "Thưa cô! Không phải em lấy ạ!".

Kính thưa các vị phụ huynh.

Chúng ta cần có một giải pháp cho hiện tượng này.

Thiên Sứ tôi đứng lên phát biểu:

- Theo tôi, chuyện này mà hỏi các cháu thì cũng phiền quá. Chúng ta của ít lòng nhiều, mỗi người tuỳ hỷ góp tiền mua cái nỏ khác đền cho ông An Dương Vương cho qua chuyện đi.

Cũng có khi chúng nó không ăn cắp thật.

THIÊN SỨ NGHE NHẠC

Thiên Sứ tui được một thân chủ xịn , tạ lễ hai vé nghe nhạc loại VIP tại nhà hát nhớn Thành Phố.

Thiên Sứ tự hào nói với mẹ Ngỗng:

- Từ ngày cả nhà ta kéo nhau lên thành phố kiếm ăn. Đây là lần đầu tiên chúng ta được vào hẳn nhà hát nhớn thành phố , nghe nhạc của nghệ sĩ thiên tài Đặng Thái Sơn.

Bà xã Thiên Sứ mỉm cười mắt long lanh, ra cái điều rất tự hào.

- Hẳn ghế hạng VIP nha.

Bà xã Thiên Sứ tỏ vẻ e lệ, ra cái điều khiêm tốn. Vì hồi nào đến giờ chẳng hề bước vào những nơi sang trọng như vậy.

- Chúng ta phải đi taxi cho xứng đáng !

- Trùi? Từ đây đến đó đi về hết 200.000 tiền taxi?

- Nhưng em phải nhớ rằng: Chúng ta xem ca nhạc hạng VIP. Đã là VIP phải đi taxi chứ.

- Hay thôi , mình đi bận đi thui , còn bận về đi xe ôm được không anh?

- Không được! Phải đi cả hai bận. Không lẽ VIP gì mà ra khỏi cửa gọi xe ôm? Em không hiểu gì về ý nghĩa triết học cao xa cả. Mọi vật đều phải cân đối. VIP phải đi taxi.

Mọi việc y như trong kinh.

Không khí nhà hát hết sức trang nghiêm . Mọi người đều tỏ ra lịch sự. Họ đi thưởng thức nhạc cao cấp do một nghệ sĩ thiên tài biểu diễn.

Bà Ngỗng nhà tôi ngơ ngác trước sự hoành tráng của nhà hát nhớn, hỏi chuyện nọ chuyện kia. Thiên Sứ tôi phải mấy lần nhắc nhở về phép lịch sự nơi công cộng.

Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn bắt đầu biểu diễn. Đúng là phong cách của một nghệ sĩ thiên tài. Bước ra sân khấu , ông lặng lẽ hơi cúi người chào khán giả. nét mặt hơi buồn và tỏ vẻ mệt mỏi. Mười ngón tay lướt trên phím đàn với cả thân hình của ông cũng toát lên sự tập trung cao độ...

Thiên Sứ tôi gật gù theo tiếng nhạc ra vẻ hiểu biết, chân nhịp nhịp. Liếc thấy bà Ngỗng che miệng ngáp, muốn buồn ngủ.

- Này em! Phải để ý ! Khi thấy người ta vỗ tay thì tức là bản nhạc hết rùi. Mình phải vỗ tay theo cho nó lịch sự em hiểu chưa?

Liếc chung quanh , chẳng ai để ý đến mình. Thiên Sứ tui cũng yên tâm, nhưng cũng bực mình "Ngồi ghế VIP mà chẳng thằng nào để ý đến mình cả !".

Buổi hoà nhạc kết thúc. Hai bàn tay của nghệ sĩ Đặng Thái Sơn buông lỏng trên bàn phím , ông từ từ hơi ngửa mặt lên trời như cả hồn ông theo bản nhạc đang chơi vơi còn trong không gian....

Không gian im lặng. Mọi người chợt hiểu ra là bản nhạc đã kết thúc. Một người vỗ tay và thế là tất cả rạp đều vỗ tay rào rào. Thiên Sứ tôi hơi úp hai bản tay lại vỗ rất to , khi tiếng vỗ tay gần lắng xuống. Thiên Sứ tui đứng cả dậy , giơ tay quá đầu vỗ tay rào rào. Cả rạp lục tục ra về , Thiên Sứ tôi còn như tiếc rẻ vỗ tay thêm vài cái nữa.

Bà Ngỗng thỏ thẻ: "Khuya rùi. Về đi anh. Họ cũng về cả rùi. Sao anh còn vỗ tay to thế?".

- Em chẳng hiểu gì cả ! Mình phải vỗ tay như thế thì mới chứng tỏ là mình biết thưởng thức âm nhạc của một thiên tài chứ em. Nó chứng tỏ một khả năng đồng cảm với thiên tài . Em hiểu chưa? Cứ đờ ra như em chúng nó bảo mình ngu thì sao?.

- Vậy mấy người vỗ tay là biết thưởng thức âm nhạc hả anh?

- Chắc chúng nó cũng như anh thôi em ạ. Có điều anh vỗ tay to hơn một tý.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỚP PHONG THỦY LẠC VIÊT

Giảng xong bài về bản chất của Khí trong phong thủy, Thiên Sứ nói:

- Trong anh chị em, nếu ai chưa hiểu gì về bản chất của "Khí" thì đứng lên.

Cả lớp ngồi im.

- Vậy anh chị em hiểu hết rồi à! Tốt.

Xeda111 đứng lên.

- Ồ! Anh có gì chưa hiểu về bản chất của "Khí" trong phong thủy?

- Da không! Vì thấy thày đứng một mình nên ngại quá!

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

NGƯỜI TÌNH LÝ TƯỞNG

- Anh có ĐTDĐ nắp trượt ko?

- Không em àh!

- Anh có xe hơi BMW ko?

- Rất tiếc anh không có.

- Anh có mặc đồ của Gucci ko?

- Không luôn em ạh.

- Anh có biệt thự 3 tầng ko?

- Em ơi! Anh cũng không có.

Thế là nàng ra đi không nói lời từ biệt, anh chàng kia về kể với bố, bố anh bối rối, suy nghĩ hôì lâu rồi bàn với con trai:

- Con có thể bán cái Lamborghini Gallardo [93k Euro] để mua 2 cái BMW,bán cái PDA O2 để mua D500,thay đồ của Piere Cardin bằng đồ Gucci rẻ tiền,nhưng mà bắt bố đập cái biệt thự 9 tầng rộng 12km thì hơi quá con ạ!

Nghe được câu chuyện này Thiên Sứ bảo con trai:

- Con bán cái xe Cúp 86 ra chợ trời, mua được hai cái xe đạp Martin, con một cái và người yêu con một cái. Như thế là cả hai đều có xe mới toanh.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Sứ xem báo đọc cho bà xã nghe một thông tin tòa án xử vụ li dị có tranh chấp tài sản xong bèn quay lại hỏi:

- Em à! Nếu chúng ta ly dị thì em định phân chia tài sản như thế nào?

Bà xã trả lời tỉnh queo:

- Cứ theo lý thuyết Âm Dương Ngũ hành thì cái gì đực thuộc Dương là của anh, còn cái gì gọi là cái thuộc Âm thì là của em. Thí dụ như cái nhà, cái bút, cái xe, cái muỗng, cái bát..vv....còn con dao rựa của anh.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

KHOAN ĐÍT KỲ HƯU

Thiên Sứ làm ăn thất bát, bèn sang Tàu học hỏi kinh nghiệm. Người ta đồn rằng các thày Phoeng sui Tàu có con Kỳ Hưu rất hiệu nghiệm, chỉ ăn mà không ẻ, nên biểu tượng cho việc tài lộc vào mà hổng có ra. Bèn quyết tâm đi tìm kỳ hưu để mua về đặt trong nhà. Ầy dà! đến tiệm phoeng xui Tàu thấy bán đầy Kỳ Hưu đủ loại, con to con nhỏ, con bằng đồng, con bằng ngọc đủ cả. Tất cả đều giá trên trời. Con to giá to, con nhỏ giá nhỏ. Thiên Sứ lấy một con nhỏ lên hỏi:

- Hầy à! Cái nị pán con lày pao nhiêu?

- Cái nị là khách ngai cóoc, ngộ pán rẻ hà. 500 dol!

- Híc! Sao mắc wá ?

- Hầy à! Phát tài lớn àh. Mô về phát tài mà còn chê mắc là không tốt ah! Kỳ hưu không có lỗ tít, nên chi ăn mà không ể. Phát tài! Phát tài à.

- Híc! Cái pung pé tí thế này mà ăn rồi không ể thì chứa được bao nhiêu tiền?

- Con to chứa to, con nhỏ chưa nhỏ à.

- Tôi muốn mua con chưa được vài triệu dol à.

- Hầy à! Cái con lày tiệm của ngộ không có pán dồi! Ngộ pán con bình dân chỉ ăn ít thôi. Ăn nhều mà không ể nó pể cái bụng à.

- Thế thì khoan đít cho nó ể?

- Hầy à! Không được! Ngộ không piết khoan, nó té re thì cũng chết à.

Sư Thiến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

NỖI BUỒN THIÊN SỨ

Thiên Sứ ôm cây đờn măng đô lin gẩy bập bùng, hát nghêu ngao: "Mỗi khi đến hẻ lòng man mác buồn...". Bà xã đi chợ về hỏi:" Anh làm sao mà buồn thế kia?". Thiên Sứ lắc đầu vẻ ngao ngán, giong thêm thê lương: "Chín mười ngày qua chứa chan tình thương...". "Hay lại bị con nào nó đá nên thất tình rồi? Cha nội!". Giọng bà xã rít lên. Thiên Sứ lại lắc đầu, ngừng đàn thở dài:"Em không hiểu nỗi buồn của anh!". Bà xã ngơ ngác nhìn: "Anh không nói, ai mà biết anh buồn cái gì mà chia sẻ?" "Em thật vô tâm" Nói xong Thiên Sứ lấy tờ báo đưa cho bà xã, tay chỉ vào bài báo có hàng tít lớn:

TẦNG OZON Ở NAM CỰC LẠI BỊ THỦNG DO KHÍ HẬU TOÀN CẦU ẤM LÊN.

Thiên Sứ

.

Share this post


Link to post
Share on other sites

THIÊN SỨ TUYỂN TRỢ LÝ

Thiên Sứ nói với thư ký:

- Tôi cần một trợ lý giám đốc, theo anh phải có những tiêu chuẩn nào?

- Thưa xếp! Trước hết phải là nữ có độ tuổi từ 21 đến 25. Vì người nữ vốn cẩn thận, chu đáo từ những việc nhỏ nhặt mà xếp có thể quên.

- Ok

- Sau đó tôi nghĩ việc đầu tiên là cần một ngoại hình đẹp để cùng xếp đi giao dịch. Sẽ gây được nhiều ấn tượng với đối tác.

- Ok.

- Tiếp theo là cần ứng xử khéo léo, giao thiệp giỏi.

- Ok

- Theo tôi không cần phải biết ngoại ngữ vì như vậy sẽ không phải trả lương cao. Về việc này tôi có thể thay thế với ba bằng C ngoại ngữ Anh - Pháp - Hoa.

- Ok

- Theo tôi cũng không cần trình độ văn hóa cao, cũng vì tôi với hai bằng thạc sĩ có thể quản lý công việc. Như vậy họ cũng không kỳ kèo về lương bổng.

- Ok

- Theo tôi cũng không cần trình độ vi tính vì chúng ta đã có những nhiều nhân viên vi tính hỗ trợ.

- Ok! Tôi nhất trí với anh. Vậy anh hãy cho làm một bảng thông báo tuyển người dán trước mặt tiền cơ quan.

*

Một tháng sau.

- Tại sao cả tháng nay mà vẫn chẳng có ai đến nhận việc vậy! Anh đã treo thông báo chưa? Có đúng tinh thần trao đổi hôm nọ không vậy?

- Thưa xếp! Tôi đã làm đầy đủ. Xếp có thể kiểm tra.

- Anh mang bản thông báo lên đây cho tôi xem.

- Dạ thưa xếp.

.......

- Anh đọc lại cho tôi nghe!

- Thông báo: Cơ quan chúng tôi cần tuyển người theo tiêu chuẩn dưới đây: Nữ tuổi từ 21 đến 25. Ngoại hình đẹp. khả năng giao tiếp tốt. Không cần biết ngoại ngữ, không cần trình độ văn hóa, không cần khả năng sử dung vi tính. Công việc nhàn hạ, lương cao.

- Ủa! Đúng rồi! Thế sao chẳng có ai đến nhận việc vậy.

- Dạ! Thưa xếp! Vì cuối bản thông báo có ai viết thêm dòng chữ:

"Con nào vào đây bà xé!"

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

NÊN

Hôm nọ tôi đến thăm anh Thiên Sứ và có kèm theo chút ... nhờ vả :

- Thế này anh Thiên Sứ ạ, chẳng là tháng này tôi làm ăn bết quá, chỉ chưa đầy một tuần mà bị hủy hết 3 cái hợp đồng. Tôi định xả xui bằng cách hôm nay sẽ trút hết số hầu bao còn lại để mua vé số, theo anh thì có nên không ?

- Nên, nhưng anh hãy lựa tờ trúng mà mua.

Share this post


Link to post
Share on other sites

THIÊN SỨ - ANH HÙNG CỨU MỸ NHÂN.

Hồi còn trẻ, nhà bỉ phu gần bờ sông Hồng. Một hôm ra sông thơ thẩn, chợt một bóng hồng lướt đi ngoài ven sông. Dáng yêu kiều thấp thoáng bên hàng cây lúp xúp. Hình như nàng có tâm sự nên ra sông một mình. Thấy nàng ngó quanh, bỉ phu vội núp vào gốc cây tránh kinh động người đẹp. "Thật tội nghiệp nếu nàng ra đây tự tử vì tình, hay cuộc đời đã làm nàng không còn chịu đựng được nữa". Những chuyên tình lãng mạn hiện ra trong ký ức của bỉ phu..Nàng đang gặp cơn hoan nạn..Chàng ra tay cứu giúp ..."Ôi! Duyên vợ chồng và hạnh phúc bên người đẹp...". Nàng chợt biến mất trong một lùm cây sát bờ sông..."Nàng tự tử?"...

Hồi hộp quá..Bỉ phu chỉ cần một tiếng "Ùm!" là sẵn sàng lao xuống sông vớt người đẹp...trong đầu hiện lên nhưng lời triết lý về tình yêu cuộc sống...

Sao mãi không thấy nàng động tĩnh gì??? Hay nàng đã từ từ lội xuống sống mà ta không biết? Nguy rồi! Thiên Sứ tôi lao đại vào bụi cây ...

- Ối giời đất ơi! Bớ làng nước ơi! Ai cứu tôi với...Người ta đang ị...

Bỉ phu tôi lao ngay xuống sông.Lấy hết công lực bơi sang bờ bên kia...may mà không chết đuối.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

THIÊN SỨ "MẦN" PHONG THỦY

1) Đình làng Vũ Đại

Do cảnh vật đổi sao đời, cảnh quan hàng trăm năm trước không còn như cũ. Bởi vậy hình thế long mạch cũng đã đổi. Các bô lão làng Vũ Đại cảm thấy cần tu sửa lại đình làng và di chuyển đi chỗ khác. Nhưng việc chọn hướng đình và vị trí của Đình làng là việc hệ trọng, không thể là chuyện chơi.

Toét mắt là tại hướng đình

Cả làng toét mắt phải mình em đâu.

Ấy là các cụ ngày xưa bảo thế, cho thấy cái hướng đình nó quan trong thế nào. Qua môi giới cò vạc với thỏa thuận ăn chia 30% - Thiên Sứ tôi được cò miêu tả là một cao thủ của làng Phong thủy và được giới thiệu với các bô lão làng Vũ Đại. Thiên Sứ tôi sách tay nải, đội nón dứa, chống gậy trúc cùng đệ tử Luke tới làng Vũ Đại. Một cuộc đón tiếp long trọng xẩy ra. Rượu đế uống tì tì, giò, nem , ninh , mọc, gà luộc thái lá tranh, ốc bươu vàng luộc chấm nước mắm gừng ..vv...vô cùng thịnh soạn. Mọi người đều một điều thầy, hai điều thầy rất ư là cung kính. Với tư cách là thầy phong thủy lừng danh, Thiên Sứ tôi cũng có một vẻ mặt với một phong cách rất ư là ...bí hiểm. cho đồng bộ với một tri thức huyền bí và cao siêu, mà những kẻ tầm thường có bóp trán đến nhũn não cũng không thể nào hiểu nổi.

Với bộ mặt nghiêm nghị và đôi mắt nhìn xa xôi. Thiên Sứ phán:

"Lôi thủy giải". Đệ tử Luke hích nhẹ tay chủ xị: "Rót rượu cho sư phụ". Các bô lão ngơ ngác. Luke giải thích: Đấy là một quẻ Dịch mà sư phụ muốn ám chỉ cái ly của sư phụ đã gần cạn . Các bô lão giật mình:" Quả là thầy uyên bác! Đến uống rượu cũng ra dịch". Rượu đã ngà ngà, đầu óc Thiên Sứ quay mòng mòng....Với đôi mắt lờ đờ vì say rượu trông rất huyền bí, Thiên Sứ tui nói với đệ tử: "Quần long chi thủ". Các bô lão lại nhìn Luke -"Dà sư phụ cảm nhận được xung khí của cuộc đất bốc lên, người mệt mỏi, cần yên tĩnh để nhập thiền nghiệm lý!". Cả hội nhốn nháo, người tìm chiếu, người dọn giường, ai nấy đều tỏ vẻ sốt sắng lo cho Thiên Sứ tui một chỗ nghỉ ngơi yên tĩnh. Khi cửa đã đóng kín, Luke ghé vào tai sư phụ nói rất khẽ: "Đệ tử để cái bô ở đây, nếu lỡ sư phụ có cho chó ăn chè thì ói vào đây nhé"...

2) Long mạch làng .

Sáng hôm sau. mặt trời đã lên một con sào, Thiên Sứ vẫn còn ngáy pho pho. Đệ tử Luke đang loay hoay pha trà thì các bô lão đến để cùng thày Thiên Sứ đi coi long mạch làng, định hướng phân kim để tìm vị trí tọa và hướng Đình. Luke chạy vào bẩm sư phụ. Thầy Thiên Sứ lè nhè phán với giọng ngái ngủ: "Phải chờ đúng Ngọ - lúc ấy khí Dương cực thịnh, khí âm cực suy. Đó là lấy Dương để tìm âm, mới phát hiện long mạch và khí đất chứ! Ra bảo họ thế". Các bô lão nghe Luke truyền lại vội líu ríu ra về. Vừa đi vừa gật gù tâm đác: "Phải lấy Dương tầm Âm, nên thày dạy chính Ngọ là phải rùi!". Thày Thiên Sứ đáng một giấc đến 11 giờ mới lầu bầu tỉnh dậy. Ra sân ngó thấy trời nắng chang chang..."Híc! Thế này mà ra ruồng thì nắng vỡ đầu mất!" . Nghĩ bụng quay lại bảo "Luke đâu? Sang nhà cụ tiên chỉ nói - Hôm nay là ngày có sao Thiên hình , thêm Địa La Sát chiếu, tà khí thịnh, nên long mạch ẩn hết. Phải đợi đến giờ Dậu, lúc ấy, Âm Dương tương giao, tà khí của sao suy, mới xem được". Các cụ bô lão làng Vũ Đại riu ríu nghe theo. Thày trò Thiên Sứ, cơm no rượu say, ngủ giấc trưa cho giãn gân cốt rồi đi câu cá giải sầu.

Lần khần mãi cũng đến giờ Dậu. Thầy Thiên Sứ bệ vệ với cái bụng béo, chậm chạp bước ra khỏi cổng làng, Theo sau là đệ tử Luke sách cái túi đồ nghê, có cuốn Bát trạch và cái La Kinh chữ Tàu loằng ngoằng. Các vị bô lão cung kính đi sau.

Đi được một quãng đến rìa làng , thầy Thiên Sứ bỗng đưa tay lên trán, người lão đảo. Cá vị bô lão nhìn ngơ ngác... Luke bào: "Chớ phạm! Chớ phạm! Thầy chắc đang cảm ứng trước linh khí nơi đây!". Có người nhanh nhẹn chạy đến nhà gần đó lấy cái ghế đẩu cho thầy an tọa.

Thầy ngồi, đưa mắt nhìn quanh , lâu lâu lại gật gù ra cái điều khám phá.... Trong đám bô lão, cũng có người tỏ vẻ hiểu biết, cũng đưa mắt nhìn quanh và cũng gật gù, ra cái điều công nhận...

Bỗng thày Thiên Sứ chỉ tay về phia 1xa xa, nơi có rặng núi xanh mờ: "Long tất từ ngọn núi xa kia...". Các cụ gật gù. Luke nghênh cái mặt ra điều tất nhiên là thế.

- Long chìm... ."Dà! Long chìm"

- Long vòng qua phải, dừng ở chỗ đám cây xanh xanh kia....Đất nơi ấy phát. "Dà đó chính là trấn Kinh Bắc". Các cụ gật gù, ra điều khâm phục. Trấn Kinh Bắc tồn tại hàng trăm năm, mà bây giờ mới có người biết là long dừng tại đấy, nên đất phát. Các cụ gật gù ra cái điều hiểu rõ. "Thầy nhìn một cái biết ngay!".

- Long từ đấy vòng theo dòng kênh đến làng Vũ Đại và nhô lên ở nền Đình cũ . Thiên Sứ chỉ tay. đưa một vòng. Mọi người ngơ ngác, "Ôh! Thế thì còn tìm đất mới làm gì nữa?". Thiên Sứ cau mày: "Các ông không hiểu gì cả. Bây giờ khí mạch đã chuyển, long đâu còn dừng tại đấy mà đã bị cản bởi đường cái quan , nên đi lệch xuống dưới và dừng ở kia..."

Thiên Sứ chỉ vào một đám cây lô nhô cuối làng. "Oh! Đúng rùi! Chuồng heo nhà cụ Lý. Thảo nào chuồng heo cụ Lý to nhất làng". "Một cụ thắc mắc: "Nhưng từ ngày xây cái chuồng đến giờ, có thấy nuôi được con heo, con cúi gì đâu? Cú lý xây chơi vậy thui mừ?".

- Hừ! Các ông phải biết, đất địa linh nhân kiệt, cũng như phải có chân mệnh đế vương thì mới tầm long điểm được huyệt đế vương. Đất cốt xây Đình làm sao heo hưởng, heo chết là phải.

Mọi người đưa mắt nhìn nhau, ra cái điều ngộ được chân lý.

- Ngày mai, ra đấy , tầm sa, phân kim điểm huyệt, chọn hương xây đình. Thầy Thiên Sứ phán chắc nịch.

*

100 năm sau, làng Vũ Đại nhờ long mạch tụ, khí vượng, sản sinh ra một nhân vật nổi tiếng trong văn học sử : Nhân vật Chí Phèo. Trò Luke hỏi thầy:

- Chắc thày thoát nhiên hạnh ngộ, lúc thầy lảo đảo, đứng không vững. Nên đã tìm ra được long mạch của làng Vũ Đại?

- Đâu có. lúc đó ta bị trẹo chân, mỏi quá , không muốn đi, nên nó sinh ra vậy. May thày phước chủ, nên làng Vũ Đại chẳng may nổi tiếng. Thế gian thiều gì thầy lởm khởm như ta, biết được mớ chữ, ba hoa bốc phét, làm ra vẻ huyền bí. Đi đâu cũng sổ ra một tràng Nho, khoe chữ mà chẳng hiểu mình đang nói gì. Thay thế sự dốt nát bằng vẻ huyền bí khó hiểu, lòe bịp thiên hạ.

Cho nên, nếu không nhờ những giá trị hiệu quả đích thức của môn Phong Thủy, chắc thày trò chẳng còn chỗ xôi thịt.

Híc.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

KHÔNG BIÊT TIẾNG ANH.

Một người phụ nữ châu Á lấy chồng Anh và chuyển đến Luân Đôn sinh sống , tiếng Anh của cô kém nên việc mua bán gặp khó khăn . Một hôm cô mua đùi lợn mà ko bit' làm sao để người bán biết cô đành giở váy lên cao chỉ vào đùi mình và kêu "ụt ịt" thế là người ta hiểu và bán cho cô đùi lợn .Hôm khác,cô cần mua ức gà thì cô mở khuy áo khoanh tròn vùng ức của mình và kêu "cục tác", thế người bán hiểu và bán cho cô ức gà. Kế tiếp cô muốn mua xúc xích cô lại dẫn chồng cô theo.......................................?

Đừng nghỉ bậy nhé nhìn cái mặt là biết đang nghĩ gì rùi. Chồng cô ta biết tiếng Anh mà.

Thiên Sứ sưu tầm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nông trại xôn xao vì những lời bàn tán, khen ngợi:

Chị gà mái vừa đẻ được một quả trứng nặng đến hơn 1 kg...

Các phóng viên từ khắp thế giới đến thăm hỏi và lia lịa ghi chép, chụp ảnh để đăng tin giật gân ... Một phóng viên dí cái micro to như quả bí vào miệng gà trống và hỏi:

- Ông đánh giá gì về sự kiện trọng đại này?

- Miễn bình luận!

- Ông có dự định lặp lại kỳ tích này không?

- Không!

- Vậy ông có dự định gì cho thời gian sắp tới?

- Thiến ngay thằng đà điểu khốn nạn

Thiên Sứ sưu tầm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

DỊCH RA TIẾNG ANH:

Bài tập của Thiên Sứ

- Không sao đâu - No star where.

- Thích thì chiều - Like is afternoon.

- Vô tư đi - No four go.

- Biết chết liền - Know die now.

- Miễn bàn - No table.

- Không dám đâu - No dare where.

- Mày chết đi - You die go.

- Mày nghĩ mày ngon hả? - Do you think you delicious.

- Đồ khỉ gió - Windy monkey.

- Tảo bảo mày đi đi - I love toilet you go go.

- Bó tay - Give up.

Thiên Sứ sưu tầm

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHỮNG NGƯỜI KHÔNG BAO GIỜ MỌC SỪNG.

Câu chuyện về những người đàn ông hay đàn bà bị gọi là mọc sừng có thể bắt nguồn từ sự tích sau:

Cắm sừng

Từ nguyên của cắm sừng có lẽ xuất phát từ thời cổ đại. Có người cho rằng thời đó những chiến binh La Mã chinh chiến dài ngày, khi thắng trận trở về, phần thưởng của họ là những cặp sừng hươu quý giá. Trong khi đó các bà vợ ở nhà lại ngoại tình! Người Hébreaux và cả người Hy Lạp, La Mã cổ đại đều dùng từ mọc sừng để chỉ những gã chồng khờ để vợ ngoại tình mà không hay biết. Ngày nay từ mọc sừng hay cắm sừng thường dùng để chỉ những người có vợ hoặc chồng ngoại tình mà mình không hay biết

TRẦN AI

Có lần Wildlavender ghé nhà tôi chơi. Hai anh em bàn chuyện đời về những cặp sừng.

- Làm gì có ai bị mọc sừng đâu? Thiên Sứ tôi hùng hổ phát biểu.

- Theo em thì có thể những người đó thiếu canxi anh ạ. Bởi vậy nên sừng không mọc được.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

CÁI CƯỚI CỦA THẰNG BỜM

Tiểu “nuận”

Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim
Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi. Bờm cười...

Cứ như thế, bài ca dao thằng Bờm ngộ ngĩnh, tửng tửng theo gió, luồn lách qua luỹ tre làng, qua mái tranh, gốc rạ, lưu truyền không biết tự bao đời cho đến tận bi giờ. Chẳng phải vì triết lý sâu xa dạy đời, cũng chẳng phải là áng văn chương trác tuyệt làm rung động lòng người, cũng lại càng chẳng phải huyền thoại, sử thi khiến người đời phải trân trọng gìn giữ. Nhưng lạ thay! Chuyện thằng Bờm vẫn cứ tồn tại, còn lâu hơn cả nhũng bài thơ đắc ý của những thi nhân vào “hạng thường thường bậc trung”, lâu lâu cũng có một bài thơ làm rung dộng lòng người. Hẳn như truyện Kiều, khi sáng tác cụ Nguyễn Du đã chép ra giấy trắng mực đen rõ ràng, chứ đâu phải truyền miệng như “Thằng Bờm”. Vậy mà khi lưu truyền, còn có bậc “cao nhân” nào đó trong lúc nhậu nhẹt say sưa, nổi máu giang hồ, liều mạng sửa văn của cụ Nguyễn Du, bôi chữ “tác“ thành ra chữ “tộ”. Khiến cho hậu thế có luôn mấy bản Kiều khác nhau, bản dài, bản ngắn để lưu truyền. Tao nhân, mặc khách về sau thi nhau bàn bạc chữ “tộ” chữ “tác”, cứ loạn cả lên.
Ấy thế mà chuyện “Thằng Bờm” chưa thấy ai sửa được chữ nào. Cũng may, nếu bị sửa chỉ cần một chữ thì đâu còn là “Thằng Bờm” nữa. Sự tồn tại của chuyện “Thằng Bờm” kể ra thì cũng “lọa”, chẳng thua gì một huyền thoại.
Nhưng chẳng ai có thể biết được bài ca dao ấy có từ bao giờ, gốc tích ra sao? Từ thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, hay thời Trần, thời Lý? Hẳn từ thời Bắc thuộc hay có khi từ thời Hùng Vương cũng nên? Ai là tác giả chuyện “Thằng Bờm”? Hổng biết luôn!
Đến như chuyện Thạch Sanh, thần thoại từ đầu đến đuôi, thế mà cũng có người tìm ra được “dị vật khảo cổ” bảo chứng cho nguồn gốc của câu chuyện mới ghê chứ(?). Người ta bảo rằng thì là ở tận tít Hà Tiên, có cái động gọi là “Thạch Động” (liên quan chặt chẽ đấy nhé: Thạch với Thạch giống nhau); trong động còn có cái hang ăn thông xuống biển (cứ y “choang” như trong chuyện). Hình như còn có cả mảnh vỡ của nồi niêu, xong chảo bằng đất nung nằm lung tung trong ấy nữa (Hẳn là đồ dùng của Thạch Sanh khi đi làm quan quăng lại!?). Đã vậy, hiện nay ở vùng đồng bằng Nam bộ có rất nhiều người mang họ Thạch (Chắc đấy là con cháu do Thạch Sanh lấy công chúa đẻ ra?). Như vậy thì chuyện Thạch Sanh phải có thật đứt đuôi đi rồi! Hầy à! Cái nị lói thế thì chiện lày phải là của Campuchia lứt luôi ti dồi...cơ sở pha học hầy à.

Ối giời đất ơi! Chu choa, mèng đéc, mế bầu, bọ bủ ơi! Thế thì mau mau cố gắng đào bới chung quanh Thạch động xem, có khi còn cả cây đàn và niêu cơm thần vẫn chôn đâu đó. Cổ vật có giá trị thượng thặng đấy! Đào được thì “Nô – tế bồ” về giá cả. Cứ gọi là trúng quả đậm chứ chẳng phải chuyện chơi! Nhưng eo ơi! Nếu thế thì chuyện đại bàng, trăn tinh, thuỷ quái đều phải có thật cả đấy! Cửa giả phải đóng cẩn thận; buổi tối trẻ con phải đi ngủ sớm. Nếu không yêu tinh bắt ăn thịt đấy! Kinh quá!
Còn chuyện thằng Bờm thì lại chẳng có cái may mắn đó! Di vật khảo cổ thì chẳng thấy mồ mả thằng Bờm chôn ở đâu. Xét gia phả cũng chẳng thấy ai là con cháu thằng Bờm.Văn bản chữ Hán, chữ Nôm cũng chưa thấy ai viết chuyện “Thằng Bờm”. Có lẽ văn bản “cổ” nhất về “Thằng Bờm” được ghi bằng chữ Quốc ngữ?
Chà! Như vậy thì có thể “Thằng Bờm” xuất hiện vào thời Tây mới sang xâm lược nước ta cũng nên?
Ơ! Nhưng mà văn bản “Thằng Bờm” thì lại không có dấu ấn của thời Tây trong đó? Bởi vì nếu vào thời Tây thì chắc hẳn thay vì con chim đồi mồi sẽ là con búp bê chớp mắt mở mắt chẳng hạn; hoặc giả câu cuối có thể viết là “ Phú ông đổi bánh ga – tôi (*). Bờm cười” thì mới đúng là dấu ấn thời Tây chứ! Đằng này nó lại cứ tưng tửng, chỉ trừ thời đại đồ đá. còn thời nào cũng được. Như vậy là chuyện “Thằng Bờm” không may mắn như chuyện Thạch Sanh rồi. Bàn chuyện xuất xứ của thằng Bờm khó quá. Cứ y như đi tìm sơ yếu lý lịch của Chí Phèo ở làng Vũ Đại, cũng đến hoà cả làng thôi.
Thế thì đành phải quay ra bàn về nội dung của câu chuyện thằng Bờm vậy. Cũng nhiều người bàn rồi. Thằng Bờm lên phim lên kịch, thằng Bờm vào sách vở học sinh… Người Việt Nam ta ai mà chẳng biết thằng Bờm, cứ y như ai cũng biết ông trời vậy. Thậm chí, người viết có lần vô tình đã nhìn thấy một quán cà phê karaoke lấy tên “Thằng Bờm” hẳn hoi. Đủ hiểu thằng Bờm nổi tiếng cỡ nào! Nói thế chứ chưa ai biết được thằng Bờm mặt mũi ra sao, ăn mặc thế nào… Có người bảo rằng thằng Bờm ngớ ngẩn không biết giá trị vật chất cao sang, nên đã từ chối những gì phú ông cho nó. Cũng có người lại bảo rằng: thằng Bờm là tiêu biểu cho giới trí thức bình dân, vốn thật thà chất phác. Cho nên Bờm không tham lam (giới bình dân thì không tham lam? Hơ!), nên chỉ đổi cái quạt mo lấy đúng giá trị của nó là gói xôi … Hình như những nhận xét của người đời không làm thằng Bờm thoả mãn, nên nó vẫn cười cho đến tận bi “vờ”.
Nếu bảo Bờm ngớ ngẩn – theo tiêu chuẩn phương pháp luận: không biết giá trị của cải cao sang là ngớ ngẩn – thì không lẽ phú ông cũng là thằng ngu hay sao mà đem cả một gia tài đồ sộ để đổi lấy cái quạt mo? Cứ theo phương pháp luận này thì phú ông không thể là thằng ngu. Bởi vì phú ông ngu thì làm sao mà lắm tiền thế? Như vậy thì Bờm cũng không thể ngu. Lập luận kiểu này là không lô gích.
Nếu bảo Bờm không tham lam, cái quạt mo chỉ giá trị bằng gói xôi thì phú ông đổi làm gì? Để ngài quạt phạch phạch cho nó mát chăng?! Ở cái xứ sở mà người ta ăn trầu từ thời thượng cổ, mo cau thiếu gì! Giầu như phú ông chỉ cần bỏ ra một đồng kẽm cũng mua nổi ngót chục cái quạt mo chứ đừng nói một cái. Cứ gọi là đổi gói xôi cũng còn là mắc tiền. Lập luận này cũng không lô gích.
Ấy thế mà xét theo nội dung văn bản qua ngôn từ của bài ca dao, thì rõ ràng thằng Bờm đã đổi cái quạt mo đâu? Nếu Bờm đã đổi thì sao bài ca dao câu cuối không viết là: “Phú ông xin đổi nắm xôi. Bờm: Ừa!”. Cái oái ăm nó ở chỗ Bờm mới chỉ cười. Cười thì cũng còn nhiều kiểu. “Cười” khác, mà “ừ” khác. Đó là hai “phạm trù” khác nhau hẳn. Bởi vậy bảo Bờm cười tức là đã đồng ý đổi chỉ là lập luận vội vã, chưa thấu đáo. khiên cưỡng, chủ quan, duy ý chí, không có cơ sở khoa học, thiếu logic, chưa thể hiện rõ tính bức xúc, trăn trở, trằn trọc suy tư cho vấn đề ….”cười”. Tất nhiên đó là một sai lầm và cần phải xem xét lại. Chưa biết được đây là cái cười thoả mãn, bằng lòng; hay là cái cười của sự minh triết Lạc Việt trước những giá trị của nó mà người đời chưa hiểu hết, nên không thể đem so sánh nó với những giá trị vật chất của đời thường?
Ba bò chín trâu là những phương tiện sản xuất dồi dào, của cái thời mà các nhà xã hội học gọi là phương thức sản xuất nông nghiệp lạc hậu; một bè gỗ lim có thể xây được nhà cao cửa rộng vào loại thứ “xịn”; ao sâu cá mè thể hiện sự phú túc an nhàn trong cuộc sống; con chim đồi mồi là một vật trang trí nội thất của những nơi quyền quí cao sang. Nếu tất cả đều hiện hữu ngay trong xã hội hiện đại, thì số tài sản đó bán đi có thể gây dựng được một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ghê chưa! Thế mà chỉ để đổi cho thằng Bờm lấy một cái quạt mo? Vậy mà Bờm còn chưa chịu đổi, thế mới kinh chứ!
Nhưng trong văn hoá dân gian Việt Nam không phải chỉ có một mình thằng Bờm độc quyền có quạt đâu nhé! Chú Tễu trong múa rối nước cũng có cái quạt và cũng cuời toe toét. Ông Địa khi ngồi ở góc nhà – để nhận sự kính trọng và phù hộ cho thế nhân được giàu có – cũng cầm một cái quạt và cũng cười như Bờm vậy. Khi ông Địa chơi với đám múa Lân, múa Rồng, người ta thấy ông cười vui hơn và vẫn không bỏ cái quạt. Đặc biệt cái quạt của ông lúc này sinh động hơn nhiều. Ông chỉ cần cầm quạt ve vẩy, thì cả Lân lẫn Rồng đều như bị thôi miên mà chạy theo ông. Lân và Rồng là những biểu tượng cho sức mạnh huyền bí và là điềm lành cho cuộc sống con người. Như thế thì thằng Bờm cũng giống như ông Địa ở chỗ cũng có cái quạt vậy. Ông Địa thì chẳng ai dám to gan mà gạ đổi cái quạt của ông ấy! Ông ấy mà trù cho thì chỉ có mà nghèo mạt rệp! Có mà lạy ông ấy cũng còn chưa chắc ăn; ở đấy mà bày đặt xôi mới chè! Thằng Bờm thì được, vì đã là “thằng” thì thân phận chắc chả hơn được ai. Thích thì cứ gọi nó lại mà đổi, cứ y như đầy tớ nhà giầu gọi ăn mày đổi nắm cơm để lấy mẩu quai bị, chữa mẹo cho bệnh quai bị của con chủ nhà vậy. Trong trường hợp này ông ăn mày đổi ngay. Có ông nào láu cá lắm thì cũng chỉ kỳ kèo chủ nhà cho thêm chút tiền mua lại cái bị khác thay cho cái bị đứt quai, để tiếp tục nghề ăn mày. Ấy thế mà với một gia tài vĩ đại mà phú ông đem đổi – đủ khiến cho ngay cả những thằng giầu cũng hoa cả mắt, lùng bùng cả lỗ tai – thì thằng Bờm lại chưa thèm đổi. Kể ra thì câu chuyện đến đây cũng thấy là “lọa”.
Nhưng chẳng hay cái quạt mo của thằng Bờm có giá trị hơn cái quạt của ông Địa trong đám múa Lân, múa Rồng hay không mà phú ông đổi nhiều đồ đến thế! Phú ông thì không thể là thằng ngu. Bởi vì đã ngu thì sao mà thành “phú” mà còn được gọi bằng “ông”. Hẳn cũng phải khôn lõi đời ra ấy chứ! Đã không ngu thì ngài phải biết giá trị những món đồ mà ngài đem ra đổi cái quạt mo. Chứng tỏ ngài phải biết giá trị cái quạt. Bằng chứng cho sự thông minh và nhận ra chân giá trị của cái quạt mo, chính là tài sản mà phú ông đem ra đổi. Thế thì Bờm làm sao mà ngu được, cho dù thế nhân có xin phép gọi là “thằng” đi nữa. Nếu ngu thì Bờm đã đổi ngay với một con bò đầu tiên, chứ đừng nói đến ba con. Vì chỉ cần một con bò cũng đủ to hơn cái quạt, với một thằng ngu nhất nếu không bị bệnh “Đao” cũng biết điều đó. Ở đây Bờm không đổi. Như vậy chứng tỏ Bờm cũng biết giá trị của cái quạt mo, nên cũng không đổi một cách dễ dàng. Vậy mà chỉ với một gói xôi thì Bờm cười. Cười chưa hẳn đã là bằng lòng. Như vậy thì vấn đề mấu chốt, giá trị cốt lõi, tính chất căn bản, nguyên nhân sâu xa, nội dung quan trọng của sự hấp dẫn và cũng là tình tiết bất ngờ tạo nên mâu thuẫn khó hiểu trong chuyện thằng Bờm, chính là ở gói xôi. Xôi chứ không phải là cơm nắm đâu nhé! Có văn bản ghi rõ ràng trên giấy trắng mực đen đàng hoàng hẳn hoi. Chỉ có điều là không nói rõ ra là xôi gì mà thôi. Nhưng có lẽ vì xét thấy không quan hệ, nên ông cha ta không nói chi tiết lắm! Xôi là được rồi, xôi gì thì tuỳ hỷ.
Như vậy vấn đề không kém phần “nghiêm trọng”, bức xúc cần phải bàn ngay chính là “gói xôi”. Xôi thì làm bằng gạo nếp, cơm thì làm bằng gạo tẻ, đây là một chân lý phổ biến. Tất nhiên về mặt hiện tượng, trong “thời xa vắng” cũng có những bà hàng xôi giầu tính sáng tạo, đã trộn gạo dẻo vào xôi để kiếm lời. Cho dù đấy là một hiện tượng đã tồn tại trên thực tế. Nhưng về mặt lý thuyết thì mọi người vẫn tuân theo chân lý phổ biến mà công bố :”xôi làm bằng gạo nếp”. Kể cả các bà hàng xôi nói trên. Như vậy theo phương pháp luận chính thống xuất phát từ chân lý phổ biến – được hầu hết những người ăn xôi ở trong nước, kể cả cộng đồng những người ăn xôi ở nước ngoài đều thừa nhận – thì “xôi làm bằng gạo nếp” sẽ được ứng dụng để tìm hiểu “gói xôi thằng Bờm”. Xôi nếp thì ăn chắc dạ hơn cơm tẻ. Ăn chắc dạ nghĩa đen thì là no bụng. Nhưng trong ngôn ngữ Việt Nam, “ăn chắc” còn có nghĩa là một sự bảo đảm. Tức là phải có một sự bảo đảm, phải ăn chắc thì thằng Bờm mới có thể đổi cái quạt mo. Như vậy, chắc chắn giá trị cái quạt mo của thằng Bờm phải lớn hơn nhiều cái gia tài đồ sộ biểu trưng của phú ông; vì nó đòi hỏi một sự bảo đảm nơi người sử dụng.
Như vậy, “gói xôi” là hình tượng của sự bảo đảm của phú ông khi được sở hữu cái quạt mo của Bờm. Ở đây, theo đúng nội dung văn bản thì cái sự chắc ăn và bảo đảm đó mới chỉ làm cho “Bờm cười”. Thế thì vấn đề tiếp theo là Bờm có đổi hay không sau cái cười đó?
Trong văn bản thì Bờm đã từ chối tất cả của cải vật chất cao sang. Không tin hả? Đây nè: “Bờm rằng: Bờm chẳng lấy…”. Đấy! Thấy chưa? Sự khẳng định rõ ràng và được lặp đi lặp lại nhiều lần hẳn hoi. Cái Bờm cần ở đây là một sự bảo đảm nơi người sử dụng. Đã có sự bảo đảm – qua hình tượng “gói xôi” của phú ông – có khi Bờm cho luôn cũng chẳng biết chừng? (“Síc”! Ở cái thì buổi kinh tế thị trường này, nói cho luôn cũng khó tin hỉ). Vì đã là vật vô giá thì lấy gì để đổi nhỉ?
Nhưng cái quạt mo của thằng Bờm là cái gì đã thì mới có thể biết được Bờm có đổi hay không chứ?
Thế thì phải đặt một vấn đề từ cội nguồn của nó là tại sao lại là “quạt mo” chứ không phải “quạt nan”, “quạt giấy” nhỉ? Nếu là “quạt nan” thì bài thơ chỉ cần đổi lại là:

Thằng Bờm có cái quạt nan.
Phú ông xin đổi cả đàn bò trâu?
Bờm rằng: Bờm chẳng …


Còn nếu là “quạt giấy” thì cũng chỉ cần đổi là:

Quạt giấy thằng Bờm có đây.
Phú ông khoái, đổi một bầy bò trâu.
Bờm rằng: Bờm chẳng…


Nghe cũng được đấy chứ ! Tuy có hơi không có chất cụ thể. Thế nhưng chính văn nó lại là cái quạt mo, thế mới rắc rối? Phải chăng cái “quạt mo” chính là biểu tượng cho nền văn minh “Trầu – Cau “ của con cháu vua Hùng?
Cứ như phương pháp luận logic lủng củng nêu trên thì cái quạt mo của Bờm không thể chỉ có nghĩa đơn giản là cái quạt làm bằng mo cau, rẻ tiền và tiện lợi, đầy rẫy ở xứ sở quen ăn trầu từ thời Hùng Vương đến bi vờ. Nó phải là một biểu tượng cho một giá trị tinh thần đủ để đối xứng và vượt trội những giá trị vật chất mà phú ông có thể có đem ra đổi kèm theo một sự bảo đảm. Một điều hiển nhiên nữa và cũng là sự liên hệ tiếp nối là giá trị tinh thần đó thuộc về văn minh Lạc Việt. Bởi vì, cái quạt mo thuộc về nền văn hoá trầu cau mà xuất xứ của nó thuộc về nước Văn Lang dưới thời trị vì của các vua Hùng.
Phải chăng cái quạt mo của thằng Bờm – ngoài ý nghĩa trên – chính là biểu tượng cho cái chìa khoá để mở kho tàng bí ẩn của nền Minh Triết Đông phương, còn tồn tại trong đời sống văn hoá dân gian của người Việt, nơi cội nguồn của nền văn hoá trầu cau này? Đó cũng là lý do để Bờm cần có sự bảo đảm chắc ăn. Chà! Nếu đúng như thế thì Bờm có đổi không hà? Thôi thì cứ cho rằng thì là chắc ăn thì Bờm sẽ đổi đi! Nhưng như thế nào gọi là chắc ăn chứ? Ăn xôi mà đã chắc à! Cho dù cũng nhiều thằng “chịu đấm ăn xôi”
Hỏi Bờm xem có đúng không? Bờm cười! Khó hiểu thật!

Thiên Sứ

----------
(*) Chú thích: Cứ theo đúng cách “mần” thơ ra lối Lục Bát của người Lạc Việt thì chữ thứ sáu của câu tám phải bắt vần với chữ cuối câu sáu ở trên. Thế thì câu trước vốn là “Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi”; vần “ôi”. Nên câu sau phải đổi bánh gatô gọi theo lối Tây ra “ga – tôi”, cho đúng kiểu “mần” thơ Lục Bát.

Share this post


Link to post
Share on other sites

KINH DỊCH CỦA NGƯỜI HINDU???

Đại hội nghiên cứu Kinh Dịch toàn cầu lần thứ V do UNESCO tổ chức tại New yord City, Thiên Sứ lên đọc tham luận và tuyên bố:

- Kinh Dịch của Việt Nam và trưng bằng chứng "Hậu Thiên Lạc Việt đổi chỗ Tốn Khôn liên hệ Hà Đồ".

Cả phòng họp rộng mênh mông im phăng phắc. Người ta có thể nghe thấy tiếng đập muỗi của một giáo sư khả kính ở cuối phòng có sức chứa trên 3000 người. Thiên Sứ tui thầm nghĩ: "Chắc chắn đây là một cú sốc kinh hoàng, khiến các người không kịp phản ứng!". Điều này giải thích vì sao họ không thể vỗ tay. Thiên Sứ tôi mặt vênh lên như "khố rợ phải lấm" và trịnh trọng đi xuống .

- Nhầm rồi! - Đại biểu Hàn Quốc lên diễn đàn hăng hái phát biểu - Kinh Dịch của Hàn Quốc . Đây bằng chứng phi vật thể: Lá cờ Hàn Quốc có 4 quái dịch . Đó chính là 4 vị trí của Tiên thiên bát quái.

- Sai! - Đại biểu Nhật Bản phát biểu - Chính người Nhật mới là nguồn gốc của Kinh Dịch . Đây: Lá cờ Nhật Bản một mặt trời đỏ ở giữa. Đó chính là Thái Cực, cội nguồn của Dịch.

- Còn chúng tôi quan niệm: Kinh Dịch của người Do Thái! - Đại biểu Do Thái phát biểu - Đây: Hình 6 cạnh trên cờ của chúng tôi chính là biểu tượng của Lục khí.

- Thôi đi quý vị! Kinh Dịch của người Hin Du! Các ngài tuy trưng ra bằng chứng, nhưng lại không chứng tỏ tính ứng dụng một cách hợp lý. Phải thừa nhận rằng: Lập luận của ngài Thiên Sứ khi đổi chỗ Tốn Khôn và phối Hà Đồ ưu việt hơn hẳn vì tính ứng dụng hợp lý liên quan . Nhưng đó chưa phải là một mô hình hoàn hảo.

Chúng tôi chứng tỏ rằng Kinh Dịch của người Hin Du và đổi chỗ Khảm Ly.

Ồ! Cử tọa sôn xao, cả phòng họp như vỡ chợ . Tiếng chuông reo lanh lảnh báo hiệu im lặng. Đại diện ban tổ chức thông báo phần phản biện bắt đầu ;

- Xin mời ngài Thiên Sứ!

Tiếng loa lanh lảnh truyền ra đến tận ngoài cửa, mọi người ngó quanh...

- Xin mời ngài Thiên Sứ!

Không gian im lặng, tâm trạng hồi hộp chờ đỡi bao trùm căn phòng...

Bỗng một giọng ồm ồm khét lẹt mùi thuốc lá vang lên từ cuối hội trường:

- Thưa quí vị! Ngài Thiên Sứ đã ngất xỉu và đi cấp cứu từ lúc nãy .

Thiên Sứ

TÌM BẠN BỐN PHƯƠNG

"Thanh niên 26 tuổi, đọc thân vui tính, khoẻ mạnh không rượu chè bài bạc chích choác, yêu màu tím, tôn thờ sự thủy chung, hơi lãng mạn, có khả năng tự chăm sóc bản thân và người khác, ăn ngủ luôn đúng giờ giấc, sống rất kỷ luật. Không lang thang trên mạng, chít chát hay chơi game trực tuyến. Đã sống theo đúng thời khoá biểu trên 2 năm và sẽ tiếp tục như thế cho đến hết cuộc đời còn lại. Muốn quen biết các cô gái dịu hiền, đẹp, có lòng vị tha...

Ai mến xin thư về cho:

Trạch Văn Đoành, khu tù chung thân, trại 5 Thanh Hóa"

Thiên Sứ sưu tầm

Share this post


Link to post
Share on other sites

GIÁ TRỊ MŨ BẢO HIỂM.

Thiên Sứ tui và một anh hàng xóm đội nón bảo hiểm nhập ngoại giá một chiếc là 200USD. Loại xịn : Có vỏ thép nhẹ bên trong, muse dày và mềm mại, vỏ ngoài bằng nhựa đặc biết siêu cứng có ép sợi antimoan. Mặt nạ bằng thủy tinh sợi không thể vỡ với va đập mạnh. Quai làm bằng da sư tử phi châu . Nói tóm lại là rất oách.

- Thế này mà cứ đi loanh quanh trong thành phố thì uổng quá. Thiên hạ không ai biết mình có mũ bảo hiểm nhập ngoịa xin như vậy .

- Phải ra xa lộ cao tốc , phóng xe cúi rạp người cho thiên hạ lé mắt coi chơi .

80 ....90.....100....rồi 120Km giờ. Xe phóng ù ù với tốc độ chóng mặt. Hai đứa nhìn nhau....Cả hai đều rất hiên ngang ....Oai như,...Cóc.

Đùng.....

Hai đứa đụng cột điện bay thẳng lên trời ....

Trong lúc nguy nan này , ông bạn của Thiên Sứ tháo nón bảo hiểm ra khỏi đầu....

- Trời ơi! Sao lại tháo nón ra? Rơi xuống không có nón vỡ đầu chết .

- Nhưng nón tao là nón nhập ngoại l....

- Thế còn cái đầu mày ?

- Nó là đồ lô.....

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

CÀO ĐẦU THIÊN SỨ

Thiên Sứ vừa bước vào cửa, thằng con chạy ra:

- A! Ba về! Sao mặt ba ỉu sìu vậy?

- Ba bị một cô gái vuốt má, xoa mặt và cào đầu....

- Ối giời ơi! Khổ thân ba wá! Mẹ ơi tội nghiệp ba bị vuốt mặt, xoa má và lại còn cào đầu kìa....

- Trời! Con nào mà to gan vậy? Con nào? Ở đâu nói ngay coi....

- Làm gì có con nào đâu?

- Ông vừa nói với thẳng Tửng vậy mừ. Con nào .Trời ơi!

- Thôi thôi bà ơi! Làm gì có con nào đâu! Tôi đi gội đầu ở tiệm uốn tóc Thanh Nữ ấy mừ ...

Bà xã Thiên Sứ ngất xỉu ....

THIÊN SỨ NHÀ ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU

Thị trường chứng khoán mở cửa. Thiên hạ đổ xô mua cổ phiếu, phất lên ù ù. Chuyện bạc tỷ là chiện nhỏ. Thiên Sứ tui cũng bắt chước mua cổ phiếu và quả là giầu nhanh thật . Cứ nhìn mặt bà xã gọi là nở ra từng ngày, cứ y như phù thũng, đủ thấy Thiên Sứ giầu thế nào. Mới nửa tháng trước còn vài chục, rồi vài trăm, rồi hàng tỷ. Ôm! Ta phải ôm! Mặc dù vẫn túp lều tranh vách nát với cái xe cà khổ và cơm rau mỗi ngày. Nhưng cái niềm tin chắc chắn vẫn là giá trị cổ phiếu đang tăng ào ào làm cho Thiên Sứ tui có đủ tư cách mơ ước về một tương lai gần. Nó còn lên, phen này biệt thư , vila là cái chắc. Chưa đủ, ta sẽ phải sắm cái xe hơi. Mua loại gì nhỉ? Để tiết kiêm, ta có thể mua cái xe 4 chỗ khoảng 30.000USD là vừa. Ồ! Lại còn phải anh tài xế nữa chứ. Còn một người làm vườn nữa chứ, nhà biệt thư mừ. Chưa hết còn một người giúp việc. Trong một cuộc sống sang trong như vậy, làm sao ta có thể xem bói mỗi ngày lượm bạc cắc. Dẹp ngay cái nghề này! Ta phải lao vào nghiên cứu . Vậy là cần một số dư ngân hàng cỡ 50 triệu một tháng để phục vụ cho cuộc sống cân bằng với căn biệt thư hoàng tráng. Vậy là ít nhất ta phải có trên 8 tỷ gửi nhà băng. Lạy chúa! Chỉ vài tháng nữa thôi, ước mơ này sẽ thành hiện thực.

Nhìn tất cả những nhà đầu tư trên sàn chứng khoán. Hình như ai cũng hy vọng như tôi.

- Có tiền đi chợ không anh? Bà xã hỏi với một giọng rất gợi cảm. Thiên Sứ tôi vét túi, móc ra 50.000 Đ và nói với một giọng rất nghiêm túc:

- Em yên tâm đi. Đợi nó lên chúng ta sẽ bán ra em ạ!

- Anh thật là khôn ngoan! Hôm nay em đổi món rau muống luộc, làm rau muống sảo tỏi cho anh ăn nhé.

Sư Thiến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước đêm Noel.

Chuyện hài về lịch - Kính cẩn tặng những nhà làm Âm lịch đông phương

Thiên Sứ đang lang thang trên trời, chợt thấy ông già Noel cùng bầy tuần lộc ngủ ngáy pho pho, ở ngay biên giới Gia Nã Đại - Hoa Kỳ. Nhìn chiếc đồng hồ mới cáu, hiệu Rado mới mua 100USD, giấy bảo hành chính hãng một năm còn mới cáu cạnh, cẩn 6 hột xoàn, giây nạm toán đá Safia, Thiên Sứ hốt hoảng:

- Này, gần 12 giờ khuya rùi, ông không sang Hoa Kỳ phát quà đi.

- Híc! Cái lão Thiên Sứ gàn này! Có để yên người ta ngủ không! Ngày mai ở Hoa Kỳ mới là 24. 12 giờ khuya mai mới là ngày Noel, cha nội này chỉ toàn phá đám.

- Ông đùa đấy à? Không lẽ lịch Hoa Kỳ khác lịch Gia Nã Đại?

- Ông chẳng cập nhật tin tức khoa học mới gì cả. Do chênh lệch múi giờ, nên lịch Hoa Kỳ khác lịch Gia Nã Đại rùi! Khác một ngày.

- ???

- Thế này nhé! Giỏng tai lên mà nghe này. Giở Hoa Thịnh Đốn là 12 giờ, Nếu là mùng một tháng Giêng thì là Hoa kỷ đã sang năm mới .

- Chính xác!

- Còn Gia Nã Đại thì vẫn còn ở đêm cuối cùng của tháng trước!

- Chính xác!

- Bởi vậy hai nuớc luôn luôn cách nhau một ngày theo múi giờ vào thời điểm này.

- Chính xác!

- Và như vậy hai nước cũng có nghĩa cách nhau một tháng, nếu nó rơi vào ngày cuối tháng.

- Chính xác.

- Và hai nước luôn cách nhau một năm nếu nó rơi vào cuối năm.

- Rất chính xác.

- Thế thì chính vì cái mùi giờ khác nhau này, mà các nuớc đã làm một cuốn lịch riêng cho mình theo giờ thống nhất của quốc gia đó.

- Híc! Thế rùi làm sao? Cách nhau một ngày thì còn chưa thấy xi nhê gì , chứ cách nhau cả tháng thì vô lý wá? Không lẽ câu thơ: "Hoa Đào năm ngoái còn cười gió Đông" thì bây giờ phải sửa lại là "Hoa Đào năm ngoái chưa cuời gió Đông" à? Vì còn một tháng nữa hoa Đào mí nở, vì ở hai nước khác nhau mà. Không biết vào năm Thôi Hộ làm bài thơ này có nhuận không nhỉ?

- Cái lão Thiên Sứ đúng là gàn thật! Hoa Đào nở vào mùa Xuân, thì cứ đúng khi trời đất vào Xuân là nó nở, cắc cớ gì phải chờ một tháng?

- Ơ! Thế lịch làm ra để làm gì? Có phải nó phản ánh sự vận động của trời đất không? Cùng một cách làm lịch tại sao đất trời phương này lại không giống phương khác. Nếu phương pháp làm lịch giống nhau thì nó phải có sự phản ánh thời điểm không gian như nhau chứ?

- Nhưng ta đã giảng giải như thế mà Thiên Sứ không hiểu à? Tại khác mùi giờ!

- Không hiểu?

- Thế thì Thiên Sứ là một thằng dốt nát. Thế mà cũng không hiểu!

- Tôi dốt?

- Thiên Sứ hãy lựa chọn đi! Một là Thiên Sứ dốt. Hai là những người làm lịch dốt! Thiên Sứ đeo cái đồng hồ Tây xịn wá! Người ta "lấy giờ Tây, để tính lịch Tàu theo lối Ta"." Đồng hồ Tây thì có bao giờ sai" ..Thiên Sứ thường nói câu này mừ.

- Câu ấy đâu phải của tôi . Nghị Hách trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố nói chứ bộ.

- Ai nói cũng vậy thui . Đồng hồ Tây bây giờ là qui ước quốc tế. nên lấy giờ Tây mới là tiên tiến. khoa học. Hiểu chưa?

- Chưa hiểu?

- Vậy thì Thiên Sứ dốt!

- ???

- Hãy suy nghĩ kỹ đi Thiên Sứ! Anh là một thằng dốt thì điều đó rất hợp lý trong mọi vấn đề liên quan đến nó. Bởi vì họ không thể nhận là dốt.

-Tại sao thế?

- Này nhé! "Hai luận điểm mâu thuẫn nhau thì phải có một người đúng và một người sai, hoặc cả hai đều sai", Thiên Sứ thường nói thế mà!

- Đúng vậy!

- Nhưng bi wờ thì người ta bảo rằng: Cả hai đều đúng , hoặc ngưởi ta không thể sai thì ai sai? Thiên Sứ phải sai "đứt đuôi con nòng nọc" đi chứ còn gì nữa. Thôi Thiên Sứ sai là hợp lý trong mọi vấn đề liên quan đến nó.

- Híc! Có thể ông có lý! Đúng ra tôi cũng chẳng để ý đến việc này. Cũng tại mấy thằng bạn hỏi tôi, rùi lại còn bảo viết đi được đăng báo nữa chứ. Làm Thiên Sứ tui hộc tốc chay đi mua sách về lịch và sưu tầm tìm hiểu, trăn trở , trằn trọc, suy tư, suy ngẫm hết mấy ngày mới phát hiện ra phương pháp mới: "Lấy giờ Tây , tính lịch Tàu theo lối Ta". Vừa mất tiên toi mấy trăm ngàn tiền sách, rồi bị đeo theo hỏi đến tận bi wở. Cuối cùng thì đúng là dốt thật! Biết thế để mấy trăm ngàn đó đi nhậu, cũng được vài cữ "Bia Đỏ".

Nhưng xin hỏi lại các nhà làm lịch khả kính là ngày xưa chưa có giờ Tây thì người ta làm Âm lịch bằng giờ Ấn Dộ chăng?

- Thiên Sứ gàn ơi! Nếu sau này ai hỏi Thiên Sứ mà théc méc về cái luận điểm "lấy giờ Tây tính lịch Tàu theo lối ta" thì cứ gửi bài này cho họ. Cùng lắm tốn 200 VND tiền photo. Chứ hơi đâu trả lời hoài.

- Cảm ơn ông già Noel.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

NỤ HÔN ĐẦU ĐỜI

Ngày ấy Thiên Sứ tui mới lên 6 chuổi. Tuổi của thiên thần vô nhiễm, nguyên tội. Hàng xóm của tôi cũng có một nữ thiên thần.

Chúng tôi thường hay chơi bán đồ hàng với nhau và ngồi hàng giờ tập gấp các con vật bằng giấy. Tôi săn sóc con búp bê của Luân và cô bé thì sắp xếp lại những món đồ chơi mà tôi quăng bừa bãi. Luân rất xinh, nàng nhìn như búp bê vậy. Mắt to đen láy và ánh xanh, môi chúm chím với nước da trắng hồng. Nàng thường săn sóc tôi, khi thấy đầu tóc tôi bù xù, áo quần nhếch nhác.Tôi rất quí Luân mà chẳng có dịp nào thể hiện tình cảm với nàng. Con trai ai lại săn sóc con gái. Chơi với con gái là cũng khôing được rồi. Ấy là hồi đó bọn con trai nghĩ vậy.

Có một lần, Luân giảng giải cho tôi nghe:

Con búp bê của Luân thì phải để đây cho nó nhìn và chơi chung với chúng mình. Cái giường này thì phải để cạnh tường....

Nhìn Luân giảng giải, xắp xếp, tôi vừa phục vừa quí Luân. Nàng lại gần và nhìn tôi:

- Luân làm thế được không?

Tôi kéo Luân lại và hôn lên má nàng.....

Luân đẩy tôi ra và mở tròn đôi mắt thiên thần nhìn tôi ngơ ngác. Nàng lấy tay sờ lên má rồi ngồi phệt xuống đất khóc nức nở. Người hầu gái của nàng chay ra:

- Ai làm gì mà em khóc thế?

Nàng mếu máo chỉ vào tôi:

- Chị sen ơi! Thiên Sứ nó quệt thò lò mũi xanh vào má em kìa.

Từ ấy, chúng tôi không còn chơi với nhau nữa. Luân cho rằng tôi chơi xấu với nàng. Hơn nửa cuộc đời trôi đi....nay tôi cũng không còn biết Luân đang ở đâu. Nhưng đấy là nụ hôn đầu đời của tôi với một kết thúc buồn...

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

SẠCH NHƯ THIÊN SỨ

Thằng con trai út đi học về ôm chầm lấy bố: "Ba! Con mới đi học về. Hôm nay được 9 điểm này ba!". Vừa nói xong bỗng nó vội đẩy Thiên Sứ ra, mặt nhăn lại: "Trùi ui! Người ba có mùi gì lạ wá! Ba không tắm hả?".

Thiên Sứ tui trợn mắt nhìn thằng con đang chun mũi vì khó chịu.

- Mày nói cái gì vậy! Tao mới tắm từ thứ hai tuần trước ....

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại chuyện mũ bảo hiểm !

Trong dòng xe cộ đang lưu thông trên đường .

Bỗng tuýt.........1 hồi còi dài kèm 1 cây gậy có 2 màu đen trắng đưa ra.

Mọi người căng mắt ra nhìn xem cái gậy trắng đen ấy chỉ vào ai ....Ôi lúc ấy như trò may rủi chỉ mong sao không chĩa thẳng vào mình.

-Thoát rồi ! hú vía !

Người được chăm sóc thật nổi bật với màu vàng cà sa từ từ tấp vào lề phải theo hướng của cây gậy .

Một động tác đưa tay lên ngang phần trán CHÀO ( đúng phép C.A.G.T )

- Xin cho xem giấy phép lái xe

Nguyễn V. T.... S. pháp danh Thượng Tọa Thích Sư Thiến

- Tốt ! xin cho xem giấy "Đăng ký xe" !

- .................

- Xin thông báo lỗi vi phạm: Không đội mũ bảo hiểm theo quy định khi tham gia lưu thông.

- Vị thượng tọa khả kính gỡ nón từ tồn trình bày :

-Có đây ạ ! chúng tôi cũng quý mạng sống của mình và chấp hành quy định .

Chúng tôi đã thử nghiệm tại nhà chùa từ tầng cuối cùng của tòa Bảo Tháp có độ cao 15m, bằng cách ném cả hai cái mũ Bảo Hiểm và mũ len này đây! Kết quả Mũ bảo hiểm vỡ rạn ra, còn mũ này nguyên vẹn lại thấm nước tốt nữa ạ !

- ! ! ! ! ! ! ! ! :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY LÀ GÌ?

Tập I

- Phong là gió, thủy là nước! Dễ thế mà cũng phải hỏi.

- Dễ thế thì thằng nào mà chả biết trả lời thế thì trả lời làm gì? Bất cứ ai không bị bệnh tinh thần thiểu năng đều nói được như thế.

- Thế phong thủy là gì?

- Phong thủy là "Thanh phong thủy tú" biết chưa?

- .................???!!!

- Cái này mới à. Thế tại sao lại "Thanh Phong Thủy Tú".

- Thế mà cũng phải hỏi? Ngu vừa thôi chứ.

-.................???

- Phong là gió, Thủy là nước .

- Cái này biết rồi.

- Thanh Phong là gió lành nghe chưa!

- Ok

- Thủy tú là nước đẹp và trong.

- Ok.

- Vậy bây giờ biết thế nào là phong thủy chưa?

- Dạ biết.

- Nói lại nghe coi!

- Phong thủy là "Thanh Phong Thủy Tú"

- Giỏi! Mày làm thầy "Phong thủy" được rồi đấy!

Sư Thiến

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY LÀ GÌ?

Tập II

- Sư phụ à! Hôm nay gặp đại cao thủ rồi!

- Sao mà đại cao thủ?

- Hắn sổ nho cho một tràng, dẫn Táng thư chép" Khí gặp gió thì tán, gặp thủy thì tụ". Bởi vậy lấy hai đặc tính này của Khí nên gọi là Phong Thủy.

- Chà! Ghê! Ghê! Sao không hỏi lại nó là cái mả cha thằng ăn mày, bảy đời ở trần đóng khố bộ sũng nước trong đó nên khí tụ thằng con phát phú à!

- Thế thì bản chất phong Thủy là gì?

- Híc! Hỏi vậy ai mà biết đằng nào mà trả lời. Nó nói thế nào mày cứ nói theo là đúng đấy!

Sư Thiến

Share this post


Link to post
Share on other sites

THIÊN SỨ MẦN PHONG THỦY

- Này ngài Thiên Sứ, nghe nói ngài nổi tiếng với Phong Thủy Lạc Việt. Vậy ngài có biết Phong Thủy là gì không?

- Ầy dà! Cái này ngộ không piết thật. Ngộ không học tiếng Tàu à. Thế theo ngài Phong thủy là gì?

- Phong thủy là nước và gió! Thế mà cũng không biết!

- Hầy dà! Thế thì làm phong thủy dễ ợt. Ngộ piết làm dồi!

Nói xong Thiên Sứ khệ nệ ôm ra một thau nước và một cái quạt.

- Thấy chưa! Mần Phong thủy dễ ợt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay