Thiên Sứ

Một Giả Thuyết Về Nguồn Gốc Người Việt Dựa Trên Bằng Chứng Nhân Chủng Học Phân Tử

43 bài viết trong chủ đề này

Thưa quí vị quan tâm.

Tôi đã nhiều lần trình bày: Để thẩm định một giả thuyết khoa học, phải lấy chuẩn mực là tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng so sánh đối chiếu. Tiêu chí khoa học này phát biểu rằng:

Một giả thuyết, hoặc một lý thuyết khoa học được coi là đúng phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh, tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri.

 

Thuyết "Nguồn gốc loài người từ châu Phi dựa trên bằng chứng nhân chủng học phân tử" chưa giải thích được những vấn đề liên quan đến nó, mà tôi đã trình bày trong chuyện đề này. Mặc dù tôi không phủ nhận những phát hiện mang tính trực quan của giả thuyết này.

Hôm nay, bài viết dưới đây là một ví dụ nữa cho luận điểm của tôi.

====================================

 

Hộp sọ bí ẩn Paracas không phải ADN của người

Cập nhật lúc 13h25' ngày 11/03/2015
 
Kết quả phân tích ADN của những hộp sọ Paracas có niên đại 3.000 từng gây nhiều tranh cãi cho thấy, những người Paracas không thuộc chủng người nào chúng ta từng biết tới.
 

Bí ẩn những hộp sọ Paracas có niên đại 3.000

 

hop_so_1.jpg
Hình ảnh đồ họa người Paracas từ hộp sọ.

 

Những hộp sọ Paracas được nhà khảo cổ học Julio Tello tìm thấy vào năm 1928 tại bán đảo sa mạc Paracas, phía nam Peru trong một hầm mộ bị chôn vùi dưới cát và đá.

Tello đã tìm thấy tổng cộng hơn 300 hộp sọ có niên đại khoảng 3.000 năm tuổi. Tuy nhiên, điều gây ra nhiều tranh cãi chính là những hộp sọ này khác hẳn hộp sọ người thông thường. Thay vì tròn, hộp sọ Paracas lại bị kéo dài ra phía sau.

 

Từ nhiều năm qua, nguồn gốc của những hộp sọ Paracas hay những người Paracas luôn là một bí ẩn khiến giới khảo cổ phải đau đầu.

Trong một số nền văn hóa tồn tại tập tục kéo dài hoặc làm biến dạng hộp sọ nhưng các kỹ thuật buộc sọ họ sử dụng lại cho ra các kết quả khác nhau, không phải hộp sọ nào cũng bị kéo dài ra phía sau như người ta thấy ở sọ Paracas.

Bên cạnh đó, cách biến dạng hộp sọ này chỉ thay đổi hình dáng bên ngoài của hộp sọ chứ không thể thay đổi kích thước, trọng lượng cũng như thể tích của nó.

Tuy nhiên, hộp sọ Paracas thì lại khác.

 

hop_so_2.jpg
Các hộp sọ Paracas bí ẩn.

 

Hộp sọ Paracas lớn hơn 25% và nặng hơn 60% so với những hộp sọ thông thường của con người. Do vậy, các nhà nghiên cứu tin rằng chúng không thể bị làm biến dạng thông qua kỹ thuật buộc sọ.

Bên cạnh đó, những hộp sọ này cũng có cấu trúc khác biệt khi chỉ có một lớp xương đỉnh sọ thay vì hai lớp như thường thấy ở người.

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Paracas đã gửi các mẫu vật từ 5 hộp sọ đi để tiến hành thử nghiệm gien. Các mẫu vật này bao gồm tóc, da, răng và các mảnh xương sọ. Phòng thí nghiệm gen không được cho biết về nguồn gốc của các mẫu vật này để tránh ảnh hưởng đến kết quả.

Kết quả phân tích ADN cho thấy, AND ty thể (thừa hưởng từ người mẹ) của người Paracas có sự đột biến khác với bất kỳ chủng loại người, linh trưởng hay động vật nào khác.

Các nhà khoa học cho rằng, sự đột biết này là bằng chứng khẳng định rằng, những người Paracas là một chủng sinh vật giống người song hoàn toàn khác với những chủng người mà chúng ta biết đến, từ Homo sapiens, Neanderthals hay Denisovans.

 

Các cá thể Paracas rất khác biệt về mặt sinh học so với con người nên chúng sẽ không thể lai giống với các loài khác.

 

Nhiều chuyên gia nhận định, phát hiện này có thể làm thay đổi nhận thức của chúng ta hiện nay về sơ đồ tiến hóa của loài người. “Tôi không chắc liệu nó thậm chí còn có thể được xếp vào sơ đồ cây tiến hóa hiện nay không”, một nhà di truyền học nói.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mẫu trang sức cổ nhất thế giới

Thứ Sáu, 27/03/2015 - 08:37

 

Dân trí Món đồ trang sức được chế tác từ cách đây hơn 130.000 năm khiến các nhà nghiên cứu phải trầm trồ về độ tinh xảo.

Hầu hết mọi người đều nghĩ người Neanderthals là tộc người vụng về. Nhưng suy nghĩ này đã bị bác bỏ khi các nhà nghiên cứu phát hiện món trang sức cổ nhất thế giới. Đó là một bộ vòng được làm từ vuốt đại bàng có niên đại 130.000 năm, từ rất lâu trước khi người hiện đại xuất hiện ở châu Âu.

Phát hiện này được khám phá hồi năm 2013, khi Davorka Radovcic, một nhà nghiên cứu ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Croatia, phát hiện các vết cắt trên 8 chiếc vuốt đại bàng. Đó là một phần trong bộ sưu tập Krapina Neanderthals mà bà vừa tiếp nhận, được lấy từ một khu vực vốn là nơi sinh sống của giống người đã tuyệt chủng này.
 
1-f3eac.jpg

Các nhà nghiên cứu phát hiện bộ vòng được làm từ vuốt đại bàng có niên đại 130.000 năm, từ rất lâu trước khi người hiện đại xuất hiện ở châu Âu.

Một cuộc nghiên cứu tầm cỡ quốc tế đã được triển khai. Khu vực Krapina, nằm cách Zagreb 50km về phía Bắc, đã mang tới bộ sưu tập hóa thạch Neanderthals lớn nhất thế giới. Nơi đây có di cốt của 80 người, cùng với bộ vuốt đại bàng, được phát hiện năm 1899 bởi nhà khảo cổ Croatia, Dragutin Gorjanovic-Kramberger. Nhưng phải mất tới 115 năm để họ phát hiện ra các bộ vuốt này chính là đồ trang sức, và chúng được dùng với ý nghĩa biểu tượng.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét tỉ mỉ từng mẫu vật trong nhiều tháng, kết quả cho thấy chúng được gắn vào đồ trang sức. Nhóm nghiên cứu không thể kết luận giá trị tinh thần hay cách người Neanderthals đeo chúng. Nhưng có các dấu hiệu cho thấy họ đã thu nhặt xác đại bàng, do bộ vuốt Krapina chứa số móng vuốt của ít nhất là 3 con chim khác nhau.

Hiện nay, đây đang là món trang sức cổ nhất thế giới. Trước đây, hầu hết mọi người đều nghĩ chỉ người hiện đại mới làm được trang sức, với niên đại tối đa là 110.000 năm trước. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết mẫu trang sức này chứng tỏ người Neanderthals đã có khả năng suy nghĩ phức tạp và có trí tưởng tượng phong phú.
 
2-f3eac.jpg

3-f3eac.jpg

Phát hiện mới cho thấy người Neanderthals đã có khả năng suy nghĩ phức tạp chứ không vụng về như chúng ta vẫn tưởng.

Phát hiện này có thể giúp giảm những hiểu nhầm về người Neanderthals, vốn bị cho là vụng về. Người Neanderthals từng sống ở châu Âu, Trung Á và Trung Đông từ cách đây 250.000 năm. Việc họ biến mất cách đây 40.000 năm vẫn là một bí ẩn. Theo một số giả thuyết, dân số Neanderthals bị giảm do thời tiết mùa đông khi đó cực kỳ khắc nghiệt. Số khác cho rằng họ bị người hiện đại (Homo sapien) vượt qua và chiếm dần lãnh thổ.

Vuốt đại bàng là thứ hiếm khi thấy ở các khu vực khai quật khảo cổ tại châu Âu, và thường chỉ có một chiếc móng duy nhất. Như vậy cho tới nay Krapina là khu vực khai quật người Neanderthals duy nhất có tới 8 chiếc móng.

Phan Hạnh

Theo Business Insider

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Mẫu trang sức cổ nhất thế giới

Thứ Sáu, 27/03/2015 - 08:37

 

Dân trí Món đồ trang sức được chế tác từ cách đây hơn 130.000 năm khiến các nhà nghiên cứu phải trầm trồ về độ tinh xảo.

Hầu hết mọi người đều nghĩ người Neanderthals là tộc người vụng về. Nhưng suy nghĩ này đã bị bác bỏ khi các nhà nghiên cứu phát hiện món trang sức cổ nhất thế giới. Đó là một bộ vòng được làm từ vuốt đại bàng có niên đại 130.000 năm, từ rất lâu trước khi người hiện đại xuất hiện ở châu Âu.

Phát hiện này được khám phá hồi năm 2013, khi Davorka Radovcic, một nhà nghiên cứu ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Croatia, phát hiện các vết cắt trên 8 chiếc vuốt đại bàng. Đó là một phần trong bộ sưu tập Krapina Neanderthals mà bà vừa tiếp nhận, được lấy từ một khu vực vốn là nơi sinh sống của giống người đã tuyệt chủng này.
 
1-f3eac.jpg

Các nhà nghiên cứu phát hiện bộ vòng được làm từ vuốt đại bàng có niên đại 130.000 năm, từ rất lâu trước khi người hiện đại xuất hiện ở châu Âu.

Phan Hạnh

Theo Business Insider

 

 

Bởi vậy, chính những mốc thời gian trong bài viết của ông Đỗ Kiên Cường mô tả giả thuyết này, đã tự cho thấy tính bất hợp lý khi xác định rằng: cách đây 10. 000 năm, mới xuất hiện người Đông Nam Á và nghề trồng lúa nước.

 

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chi 1.300 tỷ đồng để lưu giữ hang động nhân tạo lớn nhất thế giới

Thứ Bẩy, 11/04/2015 - 10:05

Dân trí Hang động nhân tạo lớn nhất thế giới lưu giữ bản sao của 1.000 bức vẽ có niên đại 36.000 năm tuổi.

Những người tiền sử đã thực hiện những bức tranh trên vách đá trong hang động Chauvet-Pont-d'Arc (Pháp) từ cách đây 36.000 năm.

Giờ đây, với sự hỗ trợ của của công nghệ hiện đại, những tác phẩm nghệ thuật sơ khai của loài người đã được tái hiện lại thành một phiên bản giống hệt, nằm trong một hang động nhân tạo lớn nhất thế giới.

Hang động nhân tạo này được đặt tên là Caverne du Pont-d'Arc, được dựng lên cách hang động thật nằm ở xã Vallon-Pont-D'arc (miền nam nước Pháp) vài km. Trong hang động nhân tạo này có 1.000 bức vẽ được thực hiện giống hệt như những hình vẽ gốc có niên đại 36.000 năm tuổi.

26-46d96.jpg
Những người tiền sử đã thực hiện những “tác phẩm nghệ thuật đầu tiên” trên vách đá từ 36.000 năm trước. Giờ đây, một hang động nhân tạo với những bức vẽ giống hệt đã được dựng lên.

27-46d96.jpg
Những bức vách trong hang động nhân tạo đã tái hiện 1.000 bức vẽ giống hệt bản gốc.

28-46d96.jpg
Trên vách là hình ảnh những loài động vật gắn bó với cuộc sống săn bắn, chăn nuôi của người tiền sử.

Hang động Chauvet-Pont-d'Arc đã được phát hiện cách đây 20 năm và là một Địa danh Di sản Thế giới của UNESCO.

Đây là hang động lưu giữ những bức vẽ của người tiền sử có niên đại lâu đời nhất và tồn tại ở tình trạng hoàn hảo nhất. Tuy vậy, cũng chính vì những giá trị văn hóa - lịch sử lớn lao, nên hang động được bảo vệ nghiêm ngặt, không mở cửa cho du khách vào thăm quan, chỉ có một số chuyên gia được phép ra vào nơi này.

Giờ đây, các chuyên gia đã sử dụng công nghệ hiện đại để sao chép lại những bức vẽ và đặt chúng vào đúng vị trí trên những vách đá nhân tạo “sao y bản chính”.

29-46d96.jpg
Hang động nhân tạo đã được dựng lên ở gần xã Vallon-Pont-D'arc (miền nam nước Pháp), trong hang động có tới 1.000 bức vẽ được thực hiện chính xác y như bản gốc.

30-46d96.jpg
Đây là hang động có những bức vẽ của người tiền sử lâu đời nhất thế giới và cũng ở tình trạng lý tưởng nhất. Tuy vậy, trước nay, hang động này không mở cửa cho du khách vào tham quan nhằm mục đích bảo vệ an toàn tối đa cho các tác phẩm quý giá.

31-46d96.jpg
Các chuyên gia đã sao chép những hình vẽ gốc bằng công nghệ hiện đại để thực hiện một phiên bản hang động nhân tạo giống hệt hang động gốc.

32-46d96.jpg
Những hình vẽ khắc họa các loài động vật qua góc nhìn và cách thể hiện của những con người tiền sử.

33-46d96.jpg
Hang động nhân tạo Caverne du Pont-d’Arc đưa lại một chuyến hành trình đi ngược thời gian để du khách có thể chiêm ngưỡng nền văn minh của loài người trong buổi sơ khai.

34-46d96.jpg
Hang động nhân tạo được thực hiện y hệt hang động gốc.

35-46d96.jpg
Hình vẽ phác họa một con linh dương trên vách đá.

36-46d96.jpg
Hang động Chauvet-Pont-d'Arc vốn được coi là một di chỉ khảo cổ vô giá dành cho các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới.

37-46d96.jpg
Diện tích của hang động gốc Chauvet-Pont-d'Arc là 8.500 m2, trong khi đó, diện tích của hang động nhân tạo là 3.000 m2.

38-46d96.jpg
Du khách đến thăm hang động nhân tạo Caverne du Pont-d'Arc có thể thỏa mãn với những gì được thấy bởi hang động này gần như đã “sao y bản chính” hang động gốc.

39-46d96.jpg
Hang động nhân tạo này sẽ bắt đầu mở cửa chào đón du khách kể từ ngày 25/4.

40-46d96.jpg
Để thực hiện hang động nhân tạo này, người ta đã phải chi ra 55 triệu euro (1288 tỉ đồng).

41-46d96.jpg
Đây là hang động nhân tạo lớn nhất thế giới.

42-46d96.jpg
Hang động nhân tạo tái hiện gần như hoàn hảo phiên bản gốc.

43-46d96.jpg
Hang động nhân tạo với hơn 1.000 bức vẽ.

44-46d96.jpg
Du khách đến đây sẽ được đắm mình trong nền văn minh thuở sơ khai của loài người.

45-46d96.jpg
Người ta hy vọng rằng hang động nhân tạo này sẽ giúp công chúng được tiếp cận với một trang sử quan trọng của nền văn minh nhân loại.

46-46d96.jpg
Một góc hang động nhân tạo.

47-46d96.jpg
Trong hang động nhân tạo này còn có những mảnh xương động vật được tạo tác giống hệt như những mảnh xương đã được tìm thấy trong hang động gốc.

48-46d96.jpg
Hang động nhân tạo Caverne du Pont-d'Arc hứa hẹn sẽ là một địa điểm hấp dẫn du lịch mới ở Pháp.

Bích Ngọc
Theo Daily Mail

Share this post


Link to post
Share on other sites
45-46d96.jpg

Người ta hy vọng rằng hang động nhân tạo này sẽ giúp công chúng được tiếp cận với một trang sử quan trọng của nền văn minh nhân loại.

 

Quá quan trọng luôn! Vấn đề không chỉ dừng ở niên đại 36.000 năm. Mà những nét vẽ sinh động này đã cho thấy tư duy trừu tượng của con người đã rất phát triển. Họ đã có khả năng tổng hợp nhận thức thực tại - những nét điển hình của con thú  - và mô tả thực tại. Nếu ta bắt đầu từ điểm mốc này thì 36.000 năm ấy nhân loại sẽ phát triển đến đâu? Khi mà rất nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng: Cột mốc lịch sử để xuất hiện con người văn minh, chỉ cách đây 10. 000 trước. Với sự cố chấp một cách ngu dốt vào mốc thời gian này của lịch sử tiến hóa, nên không ít kẻ cho rằng: Kim Tự tháp Ai Cập được xây nên bằng sức người vào thời....đồ ngu. Í lộn! Đồ đá. Và một trong những thành tựu của sự dốt nát đó chính là sự phủ nhận chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương, thành một "liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố".

Chính những di sản được tìm thấy như hang động Chauvet-Pont-d'Arc đã làm đảo lộn cho thấy tất cả những tri thức của nền văn minh hiện đại về cổ văn hóa sử. 

Tôi luôn luôn xác định rằng: Đã có một nền văn minh toàn cầu tồn tại trên trái Đất này và đó chính là nền văn minh chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Người Việt cổ chính là hậu duệ còn sống sót của nền văn minh cổ xưa và đã gìn giữ được những giá trị của học thuyết này và phổ biến trong cuộc sống văn hóa của họ. Còn lưu truyền đến nay trong văn hóa truyền thống Việt.

Tôi xác định và chịu trách nhiệm với phát biểu của mình rằng: Nếu nền văn minh hiện đại muốn đi tìm những bí ẩn của vũ trụ thì có thể bắt đầu từ Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Vì đây chính là những thành tựu vĩ đại của một nền văn minh toàn cầu đã mất.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện bằng chứng mới về niên đại công cụ đá cổ xưa nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Cập nhật lúc 17h23' ngày 10/04/2015

 

Các nhà khoa học đã khám phá ra công cụ đá cổ nhất đã từng được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ, điều này chỉ ra rằng con người đã ghé qua cửa ngõ từ châu Á sang châu Âu sớm hơn nhiều như trước đó chúng ta từng nghĩ, khoảng 1.2 triệu năm trước.

Bằng chứng mới về niên đại công cụ đá cổ xưa nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Tương tự như nghiên cứu đã xuất bản trong tạp chí Quaternary Science Reviews, cơ may phát hiện về mảnh tước đá quartzite được chế tác bởi con người trong trầm tích cổ ở sông Gediz, phía tây của Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp một sự hiểu biết sâu sắc về thời điểm và cách thức những cư dân sớm đã phát tán ra khỏi châu Phi và châu Á.

 

cong_cu_1.jpg

 

Nghiên cứu từ Royal Holloway, đại học London cùng với một đội nghiên cứu quốc tế từ Vương Quốc Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan đã sử dụng thiết bị có tính chính xác cao để định tuổi cho các trầm tích chỗ uốn khúc của dòng sông cổ đã cung cấp khung thời gian hợp lý ở thời điểm đầu tiên mà những người cổ đã chiếm cư khu vực này.

Giáo sư Danielle Schreve đến từ khoa Địa lý ở Royal Holloway nói rằng, “Khám phá này có ý nghĩa quan trọng để thiết lập khoảng thời gian và con đường của những cư dân sớm phát tán vào châu Âu. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, mảnh tước này là hiện vật có niên đại sớm nhất từ Thổ Nhĩ Kỳ đã từng được ghi nhận”.

 

Giáo sư Schreve nói rằng“Mảnh tước này là một phát hiện thú vị đáng kinh ngạc. Tôi đã từng nghiên cứu các trầm tích ở chỗ uốn khúc đồng thời chính mắt tôi được nhìn thấy một hòn đá màu hồng trên bề mặt. Khi tôi xoay nó để quan sát được tốt hơn, các đặc điểm của hiện vật được ghè bởi con người đã hiện diện ngay tức thì. Qua làm việc với các nhà địa chất và các chuyên gia về niên đại, chúng ta đã có thể đặt một niên đại bảo đảm đối với hiện vật này đồng thời đưa ra ánh sáng về hành vi của những tổ tiên xa xưa nhất của chúng ta."

 

Theo Viện Khảo cổ học
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Phát hiện bằng chứng mới về niên đại công cụ đá cổ xưa nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Cập nhật lúc 17h23' ngày 10/04/2015

 

Các nhà khoa học đã khám phá ra công cụ đá cổ nhất đã từng được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ, điều này chỉ ra rằng con người đã ghé qua cửa ngõ từ châu Á sang châu Âu sớm hơn nhiều như trước đó chúng ta từng nghĩ, khoảng 1.2 triệu năm trước.

Bằng chứng mới về niên đại công cụ đá cổ xưa nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Tương tự như nghiên cứu đã xuất bản trong tạp chí Quaternary Science Reviews, cơ may phát hiện về mảnh tước đá quartzite được chế tác bởi con người trong trầm tích cổ ở sông Gediz, phía tây của Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp một sự hiểu biết sâu sắc về thời điểm và cách thức những cư dân sớm đã phát tán ra khỏi châu Phi và châu Á.

 

cong_cu_1.jpg

 

Nghiên cứu từ Royal Holloway, đại học London cùng với một đội nghiên cứu quốc tế từ Vương Quốc Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan đã sử dụng thiết bị có tính chính xác cao để định tuổi cho các trầm tích chỗ uốn khúc của dòng sông cổ đã cung cấp khung thời gian hợp lý ở thời điểm đầu tiên mà những người cổ đã chiếm cư khu vực này.

Theo Viện Khảo cổ học

 

 

Qua bài viết này và các tư liệu liên quan, đã xác định rằng: Luận điểm của tôi ngày càng chứng tỏ tính chân lý cho sự tồn tại về một nền văn minh toàn cầu cổ xưa đã từng tồn tại trên trái Đất này. Và càng ngày, càng có những bằng chứng rất trực quan xác định rằng: Việc phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, với những người dân "Ở trần đóng khố" và chỉ là "liên minh 15 bộ lạc" hình thành vào thế kỷ thứ VII trước CN, chỉ là những sai lầm thiếu hiểu biết, hoặc cố ý.

Một lần nữa cảm ơn Thanhdc đã cung cấp những tài liệu này trên diễn đàn.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thêm một bằng chứng nữa để thấy rằng: Con người đã có mặt lâu hơn thời gian mà "giả thuyết về nguồn gốc người Việt dựa trên bằng chứng nhân chủng học phân tử" đã nêu ra.

 

Chiếc vòng tay cổ nhất thế giới

Thứ Hai, 11/05/2015 - 11:32

 

Dân trí Một chiếc vòng tay bằng đá xanh vừa được tìm thấy và được cho là chiếc vòng cổ nhất trong lịch sử với niên đại lên tới 40.000 năm tuổi.

Một chiếc vòng tay bằng đá xanh đã được tìm thấy bên trong một hang động ở Siberia. Đây được cho là chiếc vòng cổ nhất từng được tìm thấy trong lịch sử với niên đại lên tới 40.000 năm tuổi.

Chiếc vòng có tạo hình khá hiện đại và cầu kỳ, là một món đồ trang sức đã được mài bóng tinh xảo, có thể đã từng thuộc về một nàng công chúa sống ở thời tiền sử.

 

32-ac216.jpg
Chiếc vòng đặc biệt này được tìm thấy trong dãy núi Altai từ năm 2008. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện những bức ảnh để tái hiện vẻ đẹp của chiếc vòng đá xanh có niên đại 40.000 năm tuổi.

 

Các chuyên gia đã dành ra nhiều năm để nghiên cứu chiếc vòng và khẳng định rằng nó là một cổ vật đặc biệt hiếm có, nắm giữ những thông tin quan trọng về những kỹ năng chế tác của người tiền sử. Chiếc vòng đã cho thấy người tiền sử từng sinh sống ở Siberia có nhiều kỹ năng tiến bộ hơn những gì các nhà khoa học từng biết.

Trên chiếc vòng có một lỗ nhỏ đã được “khoan” một cách khéo léo với độ chính xác cao. Lỗ khoan này chỉ có thể được thực hiện với một mũi dùi có thể xoay tròn với tốc độ cao.

 

33-ac216.jpg
Làm thế nào mà những người tiền sử có thể thực hiện lỗ khoan trên chiếc vòng tay này? Các nhà khoa học cho rằng để thực hiện được chiếc lỗ nhỏ có đường tròn chính xác này, họ đã phải sáng tạo ra một chiếc dùi có thể xoay với tốc độ cao.

 

34-ac216.jpg
Chiếc vòng đặc biệt hiếm có này hẳn phải thuộc về một phụ nữ có địa vị trong xã hội. Chiếc vòng đã được mài bóng cẩn thận và có một mặt dây được luồn qua chiếc lỗ nhỏ để tạo thành chi tiết trang trí cho chiếc vòng.

 

Lỗ nhỏ trên chiếc vòng có đường kính 0,8cm. Tốc độ để chiếc dùi có thể tạo nên lỗ khoan này phải khá cao với những vòng xoay được thực hiện bằng tay nhưng có mức độ lệch tâm rất nhỏ. Trước nay, những người tiền sử sống cách chúng ta 40.000 năm vốn không được “kỳ vọng” nắm giữ những kỹ thuật tiến bộ đến vậy.

35-ac216.jpg
Chiếc vòng đặc biệt này hiện đang được trưng bày tại Viện bảo tàng Lịch sử và Văn hóa Siberia ở thành phố Novosibirsk, Siberia, Nga. Trong ảnh là hang Denisova - nơi tìm thấy chiếc vòng đá cổ.

 

Giám đốc Viện bảo tàng Lịch sử và Văn hóa Siberia cho rằng: “Kỹ thuật của những thợ thủ công chế tác ra chiếc vòng này thật hoàn hảo. Thoạt tiên chúng tôi nghĩ nó thuộc một thời kỳ gần với chúng ta hơn, nhưng hóa ra chiếc vòng có niên đại lên tới 40.000 năm. Mỗi món đồ trang sức đều có ý nghĩa tâm linh - tinh thần đặc biệt đối với những người tiền sử. Vòng cổ, vòng tay đối với họ không chỉ là món đồ trang sức mà còn được xem là vật trừ tà, giúp họ tránh khỏi những linh hồn quỷ dữ”.

 

36-ac216.jpg
Bên trong hang động nơi tìm thấy chiếc vòng, người ta còn tìm thấy những hài cốt của người tiền sử.

 

Giám đốc Viện Khảo cổ và Dân tộc học Siberia - ông Anatoly Derevyanko cho biết: “Chiếc vòng thật đáng kinh ngạc. Đặt dưới ánh sáng mặt trời, nó có thể phản chiếu cả ánh nắng. Vào buổi đêm, khi đặt trước ngọn lửa, màu sắc của nó càng trở nên ấn tượng. Chiếc vòng này hẳn không phải một món trang sức để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tôi tin rằng chiếc vòng đẹp đẽ và tinh xảo này chỉ được sử dụng vào những dịp rất đặc biệt”.

Trước đây, trong hang động Denisova, người ta cũng đã từng tìm thấy xương của voi ma mút và tê giác. Nhiệt độ bên trong hang Denisova quanh năm đều ở mức 0oC - một nhiệt độ lý tưởng để bảo quản những gì thời tiền sử còn để lại.

Bích Ngọc
Theo Daily Mail

 

 

Tôi đã nhiều lần xác định rằng: Di vật khảo cổ chỉ là một yếu tố biện minh cho một giả thuyết. Nhưng giả thuyết chỉ được coi là đúng nếu nó giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề và sự kiện liên quan đến nó. Do đó, di vật khảo cổ sẽ chỉ được coi là một bằng chứng khoa học, nếu nó tích hợp một cách hợp lý sự hiện diện của nó trong giả thuyết đó.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites


Phát hiện người cổ đại mới từ hơn 3 triệu năm trước
Thứ sáu, 29/5/2015 | 02:00 GMT+7

 

 


Các nhà khảo cổ Mỹ phát hiện hóa thạch của một chủng người cổ đại mới ở Ethiopia, có niên đại hơn ba triệu năm.





Anh-8935-1432795397.jpg

Hóa thạch xương hàm của người Australopithecus deyiremeda. Ảnh: Laura Demsey



Giới khoa học phát hiện xương hàm và răng của người cổ đại tại vùng Afar, Ethiopia. Hóa thạch có niên đại khoảng 3,3-3,5 triệu năm tuổi, thuộc về một người cổ đại mới gọi là Australopithecus deyiremeda, có nghĩa là "người thân" trong ngôn ngữ của người Afar.


"Chúng tôi quan sát các chi tiết giải phẫu học, hình thái của hàm răng, quai hàm và nhận ra sự khác biệt lớn. Người Australopithecus deyiremeda có phần hàm chắc khỏe, răng nhỏ hơn so với chủng người chúng ta từng biết đến trong quá khứ", BBC dẫn lời chuyên gia Yohannes Haile Selassie thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Cleveland cho hay.


Australopithecus deyiremeda nhiều khả năng là một trong số bốn nhóm người cổ đại sinh sống cùng thời điểm trong quá khứ. Nổi tiếng nhất trong số này là Australopithecus afarensis (Lucy), được cho là tổ tiên trực tiếp của con người. Hai nhóm còn lại là Kenyanthropus platyops và Australopithecus bahrelghazali.


Lê Hùng


Theo Báo Vnexpress



Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện mảnh hóa thạch về con người đầu tiên trên trái đất

Thứ Sáu, 12/06/2015 - 11:17

 

Dân trí Các nhà khoa học đã tìm thấy mảnh hóa thạch về một chủng loài linh trưởng mới khác biệt so với các loài đã được nhận dạng.

Khoảng 3 triệu năm trước, tại khu vực là Ethiopia ngày nay, từng có một loài linh trưởng đi bằng hai chân đang trải qua quá trình tiến hóa để trở nên giống người hiện đại. Đây cũng là nơi hóa thạch Lucy nổi tiếng từng được phát hiện. Mới đây, cũng ở khu vực gần đó, các nhà khoa học đã tìm thấy xương của một chủng linh trưởng hoàn toàn khác biệt.
 
3-b17f2.jpg
 
Đoàn nghiên cứu tìm kiếm hóa thạch trong khu vực trong sa mạc Afar, Ethiopia.
 
4-b17f2.jpg

Bản đồ cho thấy khu vực được mở rộng nghiên cứu cách không xa nơi hóa thạch Lucy nổi tiếng từng được phát hiện.

Họ đặt tên cho loài này là Australopithcus deyrimeda. Hóa thạch của chúng nằm ở rất gần với Lucy, chỉ cách khoảng một ngày đi bộ. Các hóa thạch này bao gồm phần hàm trên và hai mảnh hàm dưới. Sự khác biệt căn bản chính là kích cỡ răng. Bộ răng của loài mới này nhỏ hơn các hóa thạch được tìm thấy trước đây, đặc biệt là ở phần răng nanh. Điều đó cho thấy Australopithcus deyrimeda có chế độ ăn khác biệt với người tối cổ.
 
1-b17f2.jpg
 
2-b17f2.jpg
 
Hóa thạch tìm được là phần hàm trên của một chủng linh trưởng có niên đại từ rất lâu trước đó.

 

Nhóm các nhà nghiên cứu cho rằng sự khác biệt này đủ để tách biệt loài linh trưởng này với các loài đã được nhận dạng. Tuy nhiên, một số chuyên gia lại cho rằng sự khác biệt giữa Australopithcus deyrimeda và người tối cổ là quá nhỏ. Về cơ bản, người ta liên tục tìm thấy dấu hiệu về những loài giống con người và tưởng tượng về thế giới khi đó, cũng như cách các loài này tương tác với nhau. Tất nhiên, thời gian sinh sống của các loài này cách nhau tới hàng trăm nghìn năm. Dù sự khác biệt giữa các mẫu hóa thạch là rất nhỏ, ngày càng khó để có thể tìm ra tổ tiên chính xác của loài người. Có thể thấy lịch sử tiến hóa của loài người là sự kết hợp từ nhiều loài khác nhau, chứ không chỉ là một nhóm linh trưởng đặc biệt phát triển.

Phan Hạnh

Theo Atlas

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua những phát hiện ngày càng chứng minh người Việt không phải từ Đông Nam Á tràn lên Nam Dương tử. Sự tiến hóa từ hàng triệu năm trước đã cho thấy sự đúng đắn của cội nguồn Việt sử theo quan điểm của tôi.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quý vị và anh chị em thân mến.

Tôi không bảo giả thuyết loài người có nguồn gốc từ Châu Phi" sai. Nhưng vấn đề niên đại phải xác định lại. Hệ quả của giả thuyết này đã dẫn đến việc cho rằng: "cách đây 10.000 năm, người từ Đông Nam Á tràn lên Nam Dương tử".

Những bằng chứng khảo cổ học ngày càng chứng minh giả thuyết của tôi về một nền văn minh có trước nền văn minh hiện này là hoàn toàn chính xác.Nhưng giả thuyết của tôi về một nền văn minh tồn tại trước nền văn minh hiện nay và một cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử, không hoàn toàn dựa vào những bằng chứng khảo cổ này.

===================

Phát hiện chiếc răng cổ xưa 560.000 năm tuổi gây chấn động

Mai Nguyễn (Vietnam+)

lúc : 28/07/15 05:12

 

 

chiec_rang_co_3.jpg
Hình ảnh chiếc răng cổ được phát hiện. (Nguồn: thelocal.fr)

Một chiếc răng có tuổi thọ lên đến 560.000 năm vừa được một nhóm sinh viên khảo cổ tìm thấy tại Pháp. Đây cũng là bộ phận cơ thể cổ xưa nhất từng được tìm thấy tại ​khu vực này.

Nhóm sinh viên hiện đang làm việc tình nguyện trong hang Arago ở Tautavel, tỉnh Pyrénées-Orientales ở miền nam nước Pháp là những người đã có phát hiện gây chấn động ​kể trên.

Khu vực Tautavel vốn đã là một khu khảo cổ nổi tiếng sau khi “Tautaviel Man” - di thể của một người thuộc chủng tộc Homo Erectus có niên đại 450.000 năm được phát hiện tại đây. Tuy nhiên, chiếc răng được tìm thấy còn “già” hơn Tautavel Man tới 100.000 năm tuổi.

Christian Perrenoud, một nhà địa-khảo cổ học làm việc tại khu vực cho biết ngoài chiếc răng, còn rất nhiều thứ khác để tìm kiếm tại đây. Ông không cho rằng nhóm khảo cổ có thể tìm thấy hài cốt nguyên vẹn của chủ nhân chiếc răng, nhưng họ vẫn hy vọng sẽ đào được một vài khúc xương.

“Chúng tôi khá tự tin là khu vực này còn có nhiều điều để khám phá. Thi thể của những người có tuổi thọ giữa 500.000-800.000 năm đang trở nên hiếm gặp ở châu Âu, và chiếc răng được tìm thấy đã lấp được một chút khoảng trống 300.000 năm đó.”

Perrenoud cũng nói thêm rằng nhóm khảo cổ đã tìm thấy hàng nghìn hiện vật từ khi bắt đầu khai quật lớp trầm tích 560.000 năm tuổi hồi tháng Năm vừa qua.

Chiếc răng đã được tình nguyện viên Camille, 16 tuổi tìm thấy hôm thứ Năm tuần trước khi đang làm việc cùng một nhà khảo cổ trẻ.

Đây là một chiếc răng của người trưởng thành, tuy nhiên chưa rõ là nam hay nữ. Chiếc răng đã khá mục nát, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn hy vọng có thể dựa vào đó để tìm hiểu thêm về nhân dạng của những cư dân châu Âu đầu tiên.

Năm 2011, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một chiếc răng trẻ em tại hang Arago, có thể thuộc về người Homo heidelbergensis, tổ tiên của người hiện đại Homo sapiens ở châu Phi và người Neanderthal ở châu Âu./.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khám phá bất ngờ về loài người tiền sử mới

13/09/2015 04:00 GMT+7

logo.png Các nhà khoa học vừa phát hiện xương hóa thạch của một loài người chưa từng được biết đến trước đây trong một hang động ở Nam Phi.

Loài người mới phát hiện được đặt tên là Homo naledi, thuộc cùng chi Homo với người hiện đại hay còn gọi là người thông minh (Homo sapiens), tổ tiên trực tiếp của chúng ta ngày nay.

20150911110713-1.jpg

Người Homo naledi có thể xuất hiện trên Trái đất từ cách đây 2,8 triệu năm. Ảnh: Daily Mail

 

Theo báo cáo nghiên cứu, các chuyên gia đã khai quật được hơn 1.500 mảnh xương thuộc về ít nhất 15 người Homo naledi, gồm cả người lớn và trẻ con, trong hệ thống hang động Rising Star Rising Star ở tỉnh Gauteng thuộc Nam Phi, nơi được mệnh danh là cái nôi di sản thế giới của nhân loại. Dù chưa xác định được niên đại một cách chính xác, nhưng nhóm nghiên cứu phỏng đoán số xương hóa thạch này hiện có thể lên tới 2,8 triệu năm tuổi.

20150911110719-5.jpg

Nơi tìm thấy các mảnh xương của loài người mới tọa lạc ở nơi rất khó tiếp cận thuộc hệ thống hang Rising Star ở Nam Phi. Ảnh: Daily Mail

 

Hang chứa các mảnh xương hóa thạch tọa lạc ở phía cuối một đường dốc đứng và hẹp, rất khó tiếp cận. Hiện các chuyên gia vẫn chưa rõ, bằng cách nào hơn một chục bộ xương người H. naledi, từ trẻ nhỏ tới người già, lại bị vùi lấp ở một nơi xa xôi của hệ thống hang động lớn như vậy.

20150911110713-2.jpg  

Khuôn mặt phục dựng của một người H.naledi trưởng thành. Ảnh: Getty Images

 

Các nhà nghiên cứu không loại trừ khả năng, các thi thể người tiền sử đã cố tình bị bỏ vào hang hoặc đây là một cái "bẫy tử thần" thảm khốc khiến nhóm người H. naledi lạc bước vào hang và tất cả đều chết ở đấy và một nguyên nhân chưa biết. Nếu đây là kết quả của việc chôn cất, những người tiến hành nghi thức này chắc chắn đã phải dùng đuốc để đưa ánh sáng nhân tạo vào hang do lối đi vào quá hẹp, hoàn toàn thiếu vắng ánh sáng tự nhiên, ám chỉ hành vi phức tạp đáng kinh ngạc của một loài người nguyên thủy.

20150911110719-4.jpg

Cấu trúc xương của người Hôm naledi (giữa) so với vượn người phương Nam (Australopithecus) và người hiện đại (Homo sapien). Ảnh: Getty Images

 

Các mảnh xương hóa thạch cũng được tìm thấy trong tình trạng kỳ lạ, với cả các xương tai trong nhỏ bé vẫn còn nguyên vẹn. Nhóm nghiên cứu nhận định, trong hệ thống hang Rising Star có thể còn dung chưa nhiều mẫu hóa thạch hơn về loài người mới vẫn chưa được khám phá.

Phát hiện trên đã mang tới một thách thức đối với nhóm nhà khoa học quốc tế được giao nhiệm vụ phân tích và xác định tuổi của các mảnh xương.

Tiến sĩ Chris Stringer, trưởng nhóm nghiên cứu về nguồn gốc con người thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên ở London, Anh cho biết: "Một số đặc điểm của người Homo naledi, chẳng hạn như bàn tay, cổ tay và bàn chân, rất giống của người hiện đại. Tuy nhiên, bộ não nhỏ và hình dạng phần thân trên của người Homo naledi lại có nhiều điểm tương tự với một nhóm tổ tiên loài người có tên gọi 'vượn người phương Nam' (Australopithecine), tồn tại cách đây 4 triệu năm, hơn.

20150911110713-3.jpg

So sánh tổng thể hình dáng bên ngoài của người H. naledi (phải) với người đứng thẳng (H. erectus) và vượn người phương Nam (trái). Ảnh: Daily Mail

 

Sự trộn lẫn các đặc điểm ở người H. naledi một lần nữa nêu bật bản chất phức tạp của sơ đồ phả hệ loài người và nhu cầu nghiên cứu sâu rộng hơn nữa để hiểu rõ lịch sử cũng như các nguồn gốc cơ bản của loài chúng ta".

Ông Stringer và các cộng sự hy vọng, người Homo naledi sẽ hé lộ thông tin quan trọng về sự biến đổi từ vượn người phương Nam sang con người cũng như lí giải cách con người thích nghi với thế giới tự nhiên theo tiến trình tiến hóa như thế nào.

Các nhà khoa học thừa nhận, họ có thể mất tới hàng chục năm nữa trước khi có khả năng nhận diện người Homo naledi thực sự là ai và có vị trí như thế nào trong sơ đồ phả hệ phức tạp của chúng ta.

Tuấn Anh(Theo NatGeo, Daily Mail)

Nguồn: Vietnamnet.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites
Người hiện đại tới châu Á sớm hơn châu Âu

Thứ năm, 15/10/2015 | 14:50 GMT+7

Mẫu răng hóa thạch tìm thấy ở một hang động miền nam Trung Quốc cho thấy người cổ từ châu Phi di cư sang châu Á sớm hơn hàng chục nghìn năm so với châu Âu.
515d2f1a-72cc-11e5-b075-2eb09c-5118-6354

Mẫu răng hóa thạch tìm thấy ở Trung Quốc. Ảnh: Live Science

Theo Live Sciencehóa thạch tìm thấy trong hang động Fuyan, tỉnh Hồ Nam có niên đại khoảng 80.000 - 120.000 năm, là bằng chứng về người hiện đại lâu đời nhất được tìm thấy ngoài châu Phi.

Trước đó, giới khoa học cho rằng, người hiện đại Homo sapiens mới xuất hiện ở châu Á khoảng 50.000 năm trước.

"Cho đến nay, phần lớn giới khoa học tưởng rằng, người Homo sapiens không hiện diện ở châu Á cho đến thời điểm 50.000 năm trước", Wu Liu, nhà nhân chủng học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc và là tác giả nghiên cứu, cho biết.

47 hóa thạch răng người được tìm thấy ở Fuyan từ năm 2011 đến 2013, cùng nhiều xương cốt của con người và động vật như gấu trúc, lợn. Các nhà khoa học hôm nay công bố phát hiện này trên tạp chí Nature.

Loài người hiện đại xuất hiện đầu tiên ở Đông Phi khoảng 200.000 năm trước, sau đó di cư đến những châu lục khác, tuy nhiên, giới khoa học vẫn chưa rõ thời gian và địa điểm di cư.

"Phát hiện này, cùng với những kết quả nghiên cứu khác, cho thấy miền nam Trung Quốc có thể là khu vực trung tâm của sự xuất hiện và tiến hóa của người hiện đại ở Đông Á", Wu Liu cho biết.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, phát hiện này có thể làm sáng tỏ tại sao người hiện đại di cư khá muộn sang châu Âu. Không có bằng chứng cho thấy người hiện đại có mặt ở châu Âu từ 45.000 năm trước, trong khi đó, họ có mặt ở miền nam Trung Quốc ít nhất từ 80.000 năm trước. Rất có thể,người Neanderthals đã ngăn cản người hiện đại vào châu Âu.

"Có lẽ châu Âu lúc đó quá nhỏ bé để hai loài có trí thông minh và tập quán phức tạp cùng sinh sống", María Martinón-Torres, đồng tác giả nghiên cứu, đại học Colleage London cho biết. Sau này, khi người Neanderthal dần biến mất vì sống cô lập hàng nghìn năm và phải trải qua những mùa đông giá rét khắc nghiệt, người Homo sapiens mới đặt được chân vào châu Âu.

Hồng Hạnh

Nguồn: Báo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mẫu hóa thạch ở TQ gây chấn động

15 tháng 10 2015

 

 

Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở Trung Quốc gây chấn động cho giới khoa học vốn theo cách giải thích truyền thống về cuộc thiên di của loài người từ châu Phi ra các châu lục khác.

151015112617_teeth_fossile_640x360_reute

 

Các khoa học gia khi làm việc tại huyện Đạo thuộc tỉnh Hồ Nam ở miền nam Trung Quốc đã phát hiện được những mẫu răng thuộc về loài người hiện đại sống cách đây ít nhất 80 ngàn năm.

Niên đại này sớm hơn 20 ngàn năm so với thời di cư "Ra khỏi Phi châu" (Out of Africa) vốn là cột mốc được thừa nhận rộng rãi.

Đây là cuộc thiên di tạo ra sự sinh sôi lan tỏa phát triển mạnh mẽ của con người hiện đại ngày nay ra toàn cầu.

Nội dung chi tiết công tác nghiên cứu mới đây đã được đăng trên tạp chí Nature.

Đã có một số bằng chứng, gồm cả kết quả nghiên cứu gene và khảo cổ, củng cố cho giả thuyết nói việc loài người chúng ta di chuyển ra khỏi châu Phi từ cách đây 60 ngàn năm.

Những nhóm người hiện đại thời kỳ đầu sống tại khu vực Sừng Phi châu được cho là đã vượt Hồng Hải qua eo biển Bab el Mandeb vào những lúc thủy triều xuống.

130313124359_skulls_464_464x261_naturalh

 

Toàn bộ những nhóm người không phải là người Phi châu ngày nay được cho rằng đều có xuất xứ từ lần dịch chuyển này.

Nay, các kết quả đào bới khảo cổ tại Động Phúc Nham, huyện Đạo, tỉnh Hồ Nam thu được 47 răng người.

'Thay đổi cuộc chơi'

"Với chúng tôi thì rõ ràng những răng này thuộc về người hiện đại. Điều gây ngạc nhiên là niên đại của chúng," Tiến sỹ María Martinón-Torres từ Đại học University College London (UCL) nói với BBC News.

"Toàn bộ các hóa thạch đều được vùi kín trong một nền có chứa calcit, giống như là trong mộ đá vậy. Cho nên những cái răng này phải có tuổi đời cao hơn lớp che phủ đó. Trên đó có những lớp măng đá được xác định là có tuổi đời 80 ngàn năm."

Điều này có nghĩa là bất kỳ thứ gì bên dưới các lớp măng đá đều phải có niên đại cổ hơn 80 ngàn năm; những răng người được tìm thấy có thể đã có từ 125 ngàn năm trước, theo các nhà nghiên cứu.

Một số mẫu hóa thạch về người hiện đại được xác định là có từ thời "Ra khỏi Phi châu" đến nay đã được biết đến, thu được từ các hang động Skhul và Qafzeh ở Israel. Nhưng những mẫu này được cho là một phần của đợt di chuyển bất thành trước đó của một nhóm người hiện đại nào đó mà ngày nay có lẽ đã tuyệt chủng.

 

150913045854_evolution_artificial_intell
 

Tuy nhiên, những phát hiện mới về các mẫu hóa thạch ở Trung Quốc nay đang phủ bóng lên cách giải thích này.

Giáo sư Chris Stringer từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London nói kết quả nghiên cứu mới là "điều làm thay đổi cuộc chơi" trong cuộc tranh luận về chuyện con người đã di cư đi các nơi như thế nào.

Tiến sỹ Martinón-Torres nói nghiên cứu mới có thể sẽ giúp giải thích được vì sao loài người thông minh (Homo sapiens) phải mất thêm tới 40 ngàn năm mới định cư ổn định ở Âu châu.

Có thể sự hiện diện của người Neanderthals khiến loài người chúng ta không xâm nhập được vào khu vực viễn tây của đại lục Âu-Á cho tới khi những người anh em của chúng ta bắt đầu suy giảm dân số.

Tuy nhiên, cũng có thể là người hiện đại, mà khởi đầu là giống người sống ở vùng nhiệt đới, đã không thích nghi được với môi trường như người Neanderthals trong khí hậu băng giá ở Âu châu.

Bà lưu ý rằng trong lúc giống người hiện đại đã chiếm lĩnh vùng miền nam ấm áp của Trung Quốc từ 80 ngàn năm trước, nhưng các vùng lạnh lẽo hơn ở miền trung và bắc Trung Quốc dường như đã được các nhóm người tiền sử có thể là những họ hàng Á châu của giống người Neanderthals cư trú.

========================

Giáo sư Chris Stringer từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London nói kết quả nghiên cứu mới là "điều làm thay đổi cuộc chơi" trong cuộc tranh luận về chuyện con người đã di cư đi các nơi như thế nào.

 

Bởi vậy, trong phương pháp nghiên cứu của tôi không bao giờ coi sự phát hiện trực quan từ những di vật khảo cổ, zen di truyền, văn bản cổ...làm bằng chứng cho những luận cứ chứng minh. Mà tôi luôn coi nó như là một hiện thực khách quan, bổ sung cho một giả thuyết, hoặc một lý thuyết khoa học và giả thuyết, hoặc lý thuyết đó phải thỏa mãn những tiêu chí khoa học cho một giả thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng. Với những phát hiện mới nhất ở Nam Dương tử trong bài viết trên, đã làm sụp đổ lý thuyết loài người xuất phát từ Phi Châu.

Cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương tử và là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương, luôn đứng vững trước tất cả những phát minh mới nhất, hoặc mọi phản biện . Bởi vì, nó không lệ thuộc vào những chứng cứ trực quan.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mẫu hóa thạch ở TQ gây chấn động

15 tháng 10 2015

 

 

Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở Trung Quốc gây chấn động cho giới khoa học vốn theo cách giải thích truyền thống về cuộc thiên di của loài người từ châu Phi ra các châu lục khác.

151015112617_teeth_fossile_640x360_reute

 

Các khoa học gia khi làm việc tại huyện Đạo thuộc tỉnh Hồ Nam ở miền nam Trung Quốc đã phát hiện được những mẫu răng thuộc về loài người hiện đại sống cách đây ít nhất 80 ngàn năm.

Niên đại này sớm hơn 20 ngàn năm so với thời di cư "Ra khỏi Phi châu" (Out of Africa) vốn là cột mốc được thừa nhận rộng rãi.

========================

Bởi vậy, trong phương pháp nghiên cứu của tôi không bao giờ coi sự phát hiện trực quan từ những di vật khảo cổ, zen di truyền, văn bản cổ...làm bằng chứng cho những luận cứ chứng minh. Mà tôi luôn coi nó như là một hiện thực khách quan, bổ sung cho một giả thuyết, hoặc một lý thuyết khoa học và giả thuyết, hoặc lý thuyết đó phải thỏa mãn những tiêu chí khoa học cho một giả thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng. Với những phát hiện mới nhất ở Nam Dương tử trong bài viết trên, đã làm sụp đổ lý thuyết loài người xuất phát từ Phi Châu.

Cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương tử và là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương, luôn đứng vững trước tất cả những phát minh mới nhất, hoặc mọi phản biện . Bởi vì, nó không lệ thuộc vào những chứng cứ trực quan.

 

Có lẽ tôi phải nói rõ hơn thế này: Những nhận thức của nền văn minh hiện nay, lệ thuộc quá nhiều vào những nhận thức trực quan. Giả thuyết "Loài người có nguồn gốc từ Phi Châu" bị lệ thuộc vào những chứng cứ khảo cổ tìm thấy được. Và trên thực tế nó phải chuyển dịch về niên đại, mỗi khi có phát hiện mới.

Với giả thuyết "Loài người có nguồn gốc từ Phi Châu", tôi thực sự không quan tâm đến những di vật khảo cổ tìm thấy được nó có niên đại bao nhiêu năm. Mà vấn đề là giả thuyết này chưa giải thích được những hiện tượng và những vấn đề liên quan đến nó. Cho nên nó không thể coi là một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh. Tiêu chí khoa học để thẩm định một giả thuyết hoặc một lý thuyết khoa học được coi là đúng, phát biểu rằng:

Một giả thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng , phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cách có tính hệ thống, tính hoàn chỉnh, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

Giả thuyết "Loài người có nguồn gốc từ Phi Châu", chưa giải thích được sự phân nhánh thành các Đại chủng tộc da trắng, da vàng....và các tiểu chủng liên quan. Nó cũng chưa giải thích được các hiện tượng khảo cổ khác liên quan niên đại lâu hơn được phát hiện và trình bày ngay trong topic này.

Hệ thống phương pháp luận của tôi chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, không hề lệ thuộc vào giả thuyết này.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Hành trình thuần hóa cây lúa nước
Thứ tư, 11/11/2015 | 17:00 GMT+7
 
Các nhà khoa học Anh khám phá ra quá trình đưa cây lúa nước vào canh tác từ một loài cây dại, góp phần làm sáng tỏ hơn nữa lịch sử loài người ở châu Á thời cổ đại.
unnamed-7049-1447204497.jpg

Nghiên cứu mới chỉ ra cây lúa đã được thuần hóa từ 10.000 năm trước. Ảnh: UPI

 

Theo UPI, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Manchester, Anh hôm 6/11 công bố kết quả nghiên cứu của mình trên website nhà trường, khẳng định tìm ra được quá trình hình thành nên cây lúa nước ngày nay ở châu Á.

Nghiên cứu chỉ ra rằng cây lúa được thuần hóa ba lần riêng biệt trong lịch sử. Qua đó, người dân ở các nơi khác nhau lựa chọn giống lúa phù hợp nhất với mình để canh tác, từ đó tạo nên ba loại gạo chủ yếu trên thế giới.

Đầu tiên là giống gạo tẻ Indica có hạt dài từ các vùng trũng ở Đông Nam Á. Loại gạo nổi tiếng thứ hai là Japonica, một loại gạo hạt tròn thường dùng để chế biến sushi. Và cuối cùng là gạo Aus, loại gạo có đặc tính chịu hạn cao được trồng nhiều ở Bangladesh và Ấn Độ.

Cho đến ngày nay, giới khoa học vẫn cho rằng lúa gạo chỉ được thuần hóa một hoặc hai lần trong lịch sử. Hầu hết mọi người đồng ý gạo Japonica đã được thuần hóa riêng biệt từ khoảng 10.000 năm về trước. Tuy nhiên vẫn còn những bất đồng liên quan đến việc gạo Indica có phải là một loại gạo lai của Japonica hay không.

Nhóm nghiên cứu phân tích gene trên 446 mẫu thí nghiệm được lấy từ các loài lúa dại trên khắp châu Á và so sánh chúng với bộ gene của lúa thuần chủng. Nhóm đặc biệt chú ý tới các phần khác biệt nhất trên bộ gene của lúa thuần chủng so với lúa dại, được tạo nên từ quá trình chọn lọc thuần chủng (dosmetic sweep).

Quá trình chọn lọc này cho thấy những đặc tính của cây lúa mà người nông dân thời xưa chọn ra khi trồng các giống lúa dại tự nhiên. Những đặc tính này bao gồm sức sinh trưởng mạnh mẽ hơn, khả năng gieo trồng với mật độ cao hoặc sức chống chịu hạn hán và sâu bệnh.

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra những đặc tính tiên tiến của cây lúa hiện nay đều có sẵn trong các mẫu lúa dại ở vùng Nam Á. Điều này càng củng cố thêm giả thiết của cả nhóm cho rằng con người thời xưa đã thuần hóa lúa dại một cách độc lập và tách biệt nhau trên nhiều vùng châu Á.

"Kết luận này hoàn toàn phù hợp các bằng chứng khảo cổ về nguồn gốc văn minh lúa nước", nhà khoa học Terry Brown, Đại học Manchester cho biết. "Chúng tôi cũng hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ mở ra một quá trình kết hợp hiệu quả giữa di truyền học với khảo cổ học, đặc biệt là các nghiên cứu về thuẩn hóa lúa".

Quá trình thuần hóa cây lúa là một phần quan trọng trong lịch sử văn minh nhân loại không chỉ ở châu Á mà còn trên toàn thế giới. Sự ổn định về nguồn cung lương thực là nền tảng để loài người tiến lên những tổ chức xã hội lớn hơn, tiến bộ hơn. Brown và các cộng sự cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ những nghiên cứu về thời kỳ sơ khai trong lịch sử loài người ở châu Á.

Quốc Bảo

Nguồn: Báo Vnexpress.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trân trọng giới thiệu với quý vị và anh chị em bài viết của nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy về vấn đề nguồn gốc loài người. Trong bài viết này cho thấy lịch sử những nhận định về nguồn gốc loài người luôn thay đổi với những phát minh mới nhất. Đấy là một ví dụ cho thấy, những định kiến khoa học trong qúa khứ luôn sai trước những phát hiện mới. Cho nên cá nhân tôi luôn hy vọng những luận cứ của tôi chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến , cội nguồn của văn minh Đông phương và sự tồn tại của một nền văn minh toàn cầu có trước nền văn minh hiện này chưa hẳn đã sai. Nếu như chưa ai chỉ ra được một mắt xích sai trong hệ thống luận cứ của nó.

Tôi xin lỗi vì không hiểu biết nhiều về sử dụng các phần mềm vi tính. Nên bài đưa lên của nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy bị lỗi. Tôi hy vọng sẽ sửa nhanh trong vòng một ngày, nếu gặp người giúp đỡ.

Xin cảm ơn vì sự cảm thông với tôi.

==============================

  • CON NGƯỜI RỜI KHỎI CHÂU PHI KHI NÀO?
    Hà Văn Thùy
    Nhiều người từng nói: khoa học soi tỏ cội nguồn. Nhưng đó là với khoa học đúng. Còn
    khi khoa học sai, lại là thảm họa. Đầu thế kỷ XX, phát hiện di chỉ Ngưỡng Thiều và Chu
    Khẩu Điếm của kỹ sư mỏ người Thụy Điển Anderson đẫn khoa học thế giới tới nhận
    định: con người xuất hiện từ nam Thiên Sơn rồi du nhập Trung Hoa, sinh ra người Hoa
    Hạ ở đồng bằng miền Trung Hoàng Hà. Đây cũng chính là cái nôi của con người và văn
    hóa phương Đông! Sai lầm này của khoa học đưa tới di họa hơn thế kỷ.
    Sang thế kỷ XXI, khi nhiều nghiên cứu di truyền học phát hiện quê hương châu Phi của
    loài người và những con đường con người lan tỏa ra thế giới, nhiều nhà nghiên cứu đã
    hồ hởi theo dấu những nghiên cứu này để lập thuyết. Bi kịch mới lại xảy ra: khoa học
    sai khiến người tìm lối lạc đường. Vì lẽ đó, để tìm con đường đúng, rất cần sự tỉnh táo
    lựa chọn.
    I. Tài liệu khác nhau đưa tới sự lựa chọn
    Bước vào thế kỷ XXI, xuất hiện ba công trình di truyền học khám phá nguồn gốc và sự
    thiên di của loài người ra khỏi châu Phi:
    
    !"#$% &'()*+,-./#0012.34
    56(7"89:;&-<2=7>?@AB1AAAA
    /#C
    5D7E<F.GH&ICJD#@A5KAAAA/#C'=(
    LM2FNOAAAA/#CP=?&-D#Q2H&I
    RAAAA/#C27>ST=U?27EJD#=9*
    VAAAA/#C27E&-QWX3#Y6Z
    [ IN\N75#I]=)9$64^
    ]!_`I*I&ab*+,D!
    P?c4Pd.e=fg@AAAAFNOAAAA/#C P
    >PC#.7.GSD#Q2Ch>?OAAAA/#C8
     h2 N T   N "   =f 9  >i  <
    5jN"k7<ROAAA/#C2-"FN=a;
    &-+?RAAAA/#C2./N.Cke2=I:#92
    7GFNQWP\?9\N2(/
    #IP"lD3<NP-N72\QNF7m
    'n
  • V 7 >i =a =N 3# Y P =: ]  o <   `5
    4ppqqq.q#!FN IN\73#YP
    =: $  6>  <   `5
    4ppqqq.q#prp!  _ ]# &' (
    ])^W2FCgsS4
    5@AAAA/#C27='*#=t;<
    5+?1OAAA/#C2#I"#./W#uXG&i5
    d#.7SD#.P=?vTCH&I:?g7N
     < = I "# N
    5E1OAAACKOAAA/#C4E_j>(3w#.7H&IxyC
    Sz2="3FNQDg7{;'\=F{X
    CD#*
    Ba tài liệu trên cùng xác nhận con người xuất hiện đầu tiên ở Đông Phi khoảng
    160.000 – 180.000 năm trước. Nhưng trong khi công trình 1 và 3 cho rằng, cuộc di cư
    rời châu Phi diễn ra sớm hơn để con người tới Đông Nam Á 70.000 năm trước và làm
    nên đại bộ phận nhân loại sống ngoài châu Phi thì công trình 2 nói, có hai lần rời khỏi
    châu Phi, vào 60.000 và 45.000 năm trước. Đợt di cư thứ hai mới làm nên phần chủ
    thể của nhân loại.
    Do suốt thế kỷ XX không tìm được nguồn gốc dân tộc nên khi các nghiên cứu di
    truyền xuất hiện, tôi coi đó như phép màu giúp tìm lại cội nguồn. Tuy nhiên, điều phiền
    hà là, các nhà di truyền đưa ra hai đáp án khác nhau cho cùng một bài toán, buộc phải
    có sự lựa chọn.
    Tôi thấy tài liệu của Spencer Wells “có vấn đề.”
    1. Trước hết, về mặt nguyên lý, việc di cư khỏi châu Phi là chuyện lớn, chỉ xảy ra
    khi hội được những điều kiện nhất định. Đó là dân số tăng cao, gây sức ép tới
    môi trường sống, khiến cho dân cư đứng trước lựa chọn “di cư hay là chết.” Do
    vậy, phát hiện của Stephen Oppenheimer cho rằng phải 50000 năm sau cuộc di
    cư đầu tiên (135000 năm cách nay) mới có cuộc di cư thứ hai xảy ra 85000 năm
    trước xem ra có vẻ hợp lý. Trong khi đó, hai cuộc di cư do Wells nêu ra quá gần
    nhau, tỏ ra thiếu thuyết phục.
    2. Lúc đó, đang trong cái lạnh giá nghiệt ngã của Thời Băng hà, con đường từ
    Trung Đông vào Trung Á đèo cao dốc đứng khó có thể là lựa chọn của người di
    cư. Mặt khác, dù có vào Trung Á thì do môi sinh khắc nghiệt, con người chỉ có
    thể sống trong trạng thái tiềm sinh chứ nơi đó không thể là “vườn trẻ của nhân
    loại”
    3. Cuộc di cư nào của con người cũng để lại dấu vết. Ngoài dấu vết ghi trên ADN
    thì cũng còn những dấu tích khảo cố. Con đường sang phương Đông dù sau
  •  
  • này bị nước biển che phủ nhưng tại chặng cuối của hành trình không thể không
    có dấu vết lưu lại. Do suy nghĩ như vậy, tôi đã truy tìm những phát hiện khảo cổ.
    Rất may là từ thập niên 1970, khảo cổ học đã khám phá bộ xương người
    Mongoloid ở Lưu Giang Quảng Tây 68000 năm tuổi và cốt sọ người Australoid
    tại hồ Mungo châu Úc 68000 năm trước. Hai chứng cứ này xác nhận người hiện
    đại đã tới Việt Nam 70000 năm trước, đúng như khám phá của J.Y. Chu cũng
    như S. Oppenheimer. Và như vậy, cuộc rời khỏi châu Phi phải xảy ra trước
    70000 năm cách nay. Kết luận này không ủng hộ ý kiến cho rằng, cuộc di cư bắt
    đầu từ 60000 năm trước.
    Chính từ suy nghĩ như vậy, tôi loại công trình của Wells khỏi tài liệu tham khảo.
    II. Nguyên nhân thất bại của Spencer Wells
    Đó là sự lựa chọn mà tôi buộc phải thực hiện vào năm 2005 khi bắt đầu khảo cứu về
    nguồn gốc dân tộc Việt. Thời gian 10 năm đến hôm nay cho thấy sự chọn lựa như vậy
    là chính xác. Ngày càng có thêm nhiều chứng cứ không ủng hộ công trình 
    $64^ ] Cùng với việc phát hiện di cốt người Homo
    sapiens 68000 năm trước tại Lưu Giang Trung Quốc và hồ Mungo nước Úc, đã có
    thêm bằng chứng cho thấy người hiện đại xuất hiện ngoài châu Phi trước 60.000 năm
    cách nay, là thời điểm bắt đầu cuộc di cư theo như công bố của Spencer Wells.
    Trong bài viết j>)###_^(Sọ
    Lào, hóa thạch sớm nhất của người hiện đại Đông Nam Á)
    học Laura Shackelford, Giáo sư Đại học Illinois Mỹ cho biết, năm 2009, nhóm của bà
    phát hiện một sọ người hóa thạch tại hang Tam Pa Ling (hang Khỉ) trên dãy Trường
    Sơn thuộc Bắc Lào. Qua quá trình khảo sát tới năm 2012, đưa ra kết luận:
    - Đó là sọ người hiện đại Homo sapiens có tuổi từ 46.000 đến 63.000 năm, sớm
    hơn những cốt sọ tìm thấy ở Đông Nam Á 20.000 năm.
    - Phát hiện này viết lại lịch sử di cư của con người tới Đông Nam Á.
    Sọ cổ ở Lào
  •  
  • Mới đây, nhóm nhà khoa học Đại học Luân Đôn nước Anh vừa công bố trên tạp chí
    Nature danh tiếng bản tin làm chấn động thế giới. |&"NFPRK/7
    ='*#"81AAAA/#;&-
    }
    <~D#29
    }
    x2•*d
    D#D9='NC#y[AN/#FC7l>i<
    l]^!FN-
    }
    #=UE
    }
    -
    }
    tP _E
    X?Nja€•9j">3W?9k#CNl=N#=8
    -
    }
    yl-
    }
    
    }
    F9
    }
    7=t=Py3
    N‚n
    Như vậy, sau khi cùng thừa nhận, người hiện đại Homo sapiens xuất hiện tại quê
    hương duy nhất là châu Phi thì mặc nhiên, người ở Bắc Lào hay Hồ Nam Trung Quốc
    cũng chỉ có thể từ châu Phi di cư tới. Và như vậy, cuộc di cư khỏi châu Phi trên thực tế
    đã diễn ra 20.000 năm trước thời điểm mà Spencer Wells ấn định (60.000 năm cách
    nay). ƒN2FCgP>?8N2-\_`>-
    {=kFg Thực tế này cũng mặc nhiên bác bỏ đề xuất của nhà di truyền học Mỹ
    cho rằng, :?7N<-#NT7=N-
    :'<@AAAA/#C„
    Răng người Động Phúc Nham 80.000 năm trước (ảnh NewsScience)
    Ta biết rằng, $64^] là một phần của x•PF….?=d
    7 của National Geographic, một dự án lớn, có ngân quỹ lên tới 40 triệu USD
    nên được tập trung những phương tiện nghiên cứu tối ưu cùng những chuyên gia hàng
    đầu. Cũng do vậy, tài liệu này được tin tưởng và trở thành nguồn tham khảo của nhiều
    giới khoa học quốc tế. Một số nhà nghiên cứu người Việt trong và ngoài nước đã lấy
    công trình của Spencer Wells làm tài liệu tham khảo chính cho nghiên cứu của mình.
    Dựa vào Spencer Wells, có tác giả kịch liệt phản bác ý kiến của tôi cho rằng người từ
    châu Phi tới Việt Nam 70.000 năm trước, bởi lẽ: |+-G"-8=;
    <#NP=t;Qn+-"7EJD#
    =9>P*wRAAAA/#C.” “D76N••=7
    AAAA /# C.” D7 6 y D#   7 6
    yXe‚
  • Rút kinh nghiệm về sự thành công hay thất bại của mỗi công trình khoa học là cần thiết
    trên con đường học khôn của nhân loại. Do vậy cũng cần tìm hiểu nguyên nhân thất bại
    của công trình $64^]
    Tôi cho rằng, là người trẻ tuổi, do hạn chế về tri thức cũng như tầm nhìn văn hóa,
    Spencer Wells thuộc type người >ZT2chỉ thực hiện công trình của mình duy
    nhất theo di truyền học. Đó là việc tận dụng tối đa ưu thế kỹ thuật hiện đại để truy tìm
    : (genetic marks) hòng xác định con đường di cư của loài người. Tuy nhiên,
    do cuộc thiên di diễn ra quá dài theo thời gian, quá rộng trong không gian và bao gồm
    quá nhiều cuộc hành quân khác nhau khiến cho lộ trình di cư đen xen nhau nên dấu vết
    di truyền (genetic marks) bị nhiều xáo trộn, khiến cho =79;N#9
    I>"f:F3••. Do thiếu kiến thức sơ đẳng về khảo cổ học phát hiện
    Homo sapiens có mặt 68000 năm trước tại phương Đông nên khi thấy những 
    #> xuất hiện ở bán đảo Arap 60.000 năm trước, S. Wells đã vội cho là dấu vết của
    cuộc ra đi đầu tiên. Cũng vậy khi cho rằng những marks xuất hiện ở Trung Đông 45000
    năm trước là kết quả của I7<f! Từ đó sai lầm tiếp tục dẫn tới sai
    lầm… Cho rằng cuộc rời châu Phi 45000 năm trước qua Trung Đông tới Trung Á là
    cuộc di cư quan trọng nhất, làm nên đa số người sống ngoài châu Phi là kết luận trái
    với thực tế. Ngược lại, chính dòng người tới Đông Nam Á 70000 năm trước đã chiếm
    lĩnh Hoa lục rồi 40000 năm trước họ từ Đông Á qua Trung Á vào châu Âu, góp phần
    làm nên người Eurasian tổ tiên người châu Âu. Khoảng 15000 năm trước, người
    Eurasian từ châu Âu ngược con đường xưa, qua Trung Á, tiến về phương Đông…
    So với Spencer Wells, Stephen Oppenheimer của Đại học Oxford có phong cách làm
    việc khác hẳn. Là ông già từng trải, có nhiều năm sống trên các đảo Nam Thái Bình
    Dương, hiểu thấu con người và lịch sử phương Đông. Là tác giả cuốn sách quan trọng
    Eden in the East… nên khi khảo sát lộ trình rời châu Phi của con người, ông không chỉ
    dựa trên genetic marks mà căn cứ vào toàn bộ vốn văn hóa lớn lao của mình. Ông hiểu
    rằng, ngoài genetic marks, còn phải tìm con đường ra khỏi châu Phi qua truyền thuyết,
    huyền thoại, qua tiếng nói, qua những dấu vết văn hóa nối kết con người theo hành
    trình di dân. Và một trong những căn cứ vững chắc của ông là di cốt Homo sapiens
    68000 năm trước. Từ đó ông tìm ra vết tích genetic marks con người có mặt ở Việt
    Nam 70000 năm trước. Không chỉ vậy, những bằng chứng khảo cố học cũng giúp ông
    phát hiện cuộc di cư bất thành của con người diễn ra vào thời điểm 135000 năm
    trước… Kết quả là S. oppenheimer đã đúng khi xác định thời điểm di cư khỏi châu Phi
    85000 năm trước. Do vậy nên hôm nay, việc phát hiện răng người ở Động Phúc Nham
    khiến cho công trình $64^]sụp đổ thì ]o
    <` của S. Oppenheimer vẫn vững như bàn thạch. Cùng rời địa đàng
    85000 năm trước, trong khi phần lớn dòng người tới Đông Nam Á sau hành trình 15000
    năm thì cũng bình thường khi có nhóm người lên chuyến tàu nhanh, chỉ mất 5000 năm!
    Theo nguyên lý di truyền học, ta biết rằng, vì nguyên do nào đó, nhóm người tiên phong

 

chiếm Động Phúc Nham, cũng như biết bao nhóm xấu số khác, bị tuyệt diệt nên không
để lại genetic marks trong dân cư phương Đông hôm nay. Do vậy các nghiên cứu di
truyền người hiện đại đã không biết tới họ. Trong khi đó, những người tới Đông Nam Á
70000 năm trước đã làm nên dân cư phương Đông hôm nay.
III Kết luận
Con người rời châu Phi 85000 năm hay 60000 năm trước là chuyện của các nhà khoa
học, dường như không quan hệ gì tới cuộc sống bình thường của nhân loại hôm nay.
Tuy nhiên, với người Việt Nam, những con số vô hồn ấy lại có ý nghĩa vô cùng lớn lao.
Nếu cuộc ra đi 60000 năm trước và theo lộ trình như Spencer Wells đã vạch, chúng ta
khó lòng tìm được tổ tiên của mình. Hay nói cách khác, tổ tiên chúng ta sẽ lẫn với đòng
người từ Trung Á tới Tây Tạng, vào Trung Quốc rồi xuống Việt Nam. Với dòng chảy di
truyền như vậy, cố nhiên những kết luận từ thế kỷ trước: “Người Việt chỉ là đám Tàu lai.
Văn hóa Việt chỉ là sự bắt chước văn hóa Tàu chưa hoàn chỉnh” mặc nhiên được
khẳng định. Còn khi cuộc ra đi bắt đầu 85000 năm trước, theo lộ trình mà J.Y. Chu và
Stephen Oppenheimer đề xuất, vấn đề sẽ khác: Việt Nam là nơi phát tích, là vườn trẻ
của phần lớn nhân loại, là cái nôi của nền văn hóa kỳ vĩ phương Đông…
Rất mừng là =7yD#là lựa chọn đúng. Với con đường thiên di như
vậy, lịch sử phương Đông, lịch sử Việt Nam đã được viết lại. Chỉ vài năm trước thôi, có
học giả Trung Quốc còn khẳng định FP7^ES)#T
N#9I*NP>3FY=':a€';7='
Một học giả lão thành kiên trì quan điểm: “89~-N7 +†&3#.”
Nhưng nay, gió đã đổi chiều. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đồng thanh ca
lớn: người từ châu Phi di cư tới thềm Nam Hải, làm nên dân tộc Trung Hoa. Người Hán
là trung tâm của Bách Việt. Việt Nam là đám ly khai khỏi trung tâm nên lạc hậu dốt nát,
là lãng tử phải được dạy dỗ đề hồi đầu! Một lần nữa, lịch sử lại bị xuyên tạc, lại bị

chiếm đoạt

Share this post


Link to post
Share on other sites