Posted 26 Tháng 9, 2014 «Cách Am Di Lục» toàn giải: Lời nói đầù Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net [Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt. * * * Lời nói đầu “Thử ngôn bất trung phi thiên ngữ, Thị thùy cảm tác thử thư truyện”(Lời này không trung thì không phải lời của Trời, Liệu ai dám viết ra cuốn sách truyện này) —Trích «Cách Am Di Lục», đệ cửu thiên “Sinh sơ chi lạc”. Phàm là con người trên thế gian này, có lẽ không có ai chưa từng nằm mộng. Hoặc có lúc vì giấc mộng mà khốn hoặc, nhưng phần lớn cảm thấy chẳng qua chỉ là giấc mộng thôi, không đáng để bận tâm. Ai có thể đếm xem một đời mình đã nằm mộng bao nhiêu, và cũng làm gì có ai coi mỗi giấc mộng đều là thật? Bởi vì dẫu sao mộng chỉ là mộng, chứ không phải hiện thực. Nhưng người ta có câu “nhân sinh như mộng”, như một cách khắc họa cuộc sống đoản tạm và hư vô trên thế gian này. Bất cứ ai cũng có thể từng nghĩ đến hoặc thể nghiệm cảm giác tuyệt vọng không cách nào trốn tránh ấy – cho dù là nhân vật nổi danh bốn biển, hay chỉ là một lê dân bình thường, cho dù là người giàu sang bạc tỷ, hay là kẻ cùng khổ bần hàn – đời người rốt cuộc cũng chỉ như một trạm dừng, và điều chờ đợi họ chính là tử thần. Người viết sở dĩ từ giấc mộng đời người liên tưởng đến lịch sử nhân loại, là vì trong quá trình phá giải «Cách Am Di Lục», người viết có thể thăm dò hòn sỏi nằm dưới lòng sông dài của lịch sử. Đạo Trời sâu xa, gương Trời sáng tỏ. Trong dòng sông dài lịch sử, biết bao chìm nổi, rốt cuộc là ai làm chủ? Bao nhiêu triều đại hưng vượng thịnh suy, khi khởi khi phục, biết bao buồn vui lẫn lộn, như ảo như mộng? “Sông lớn cuồn cuộn chảy về Đông, Bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng“. Mỗi một khúc, mỗi một màn, từng gợi nên biết bao khúc ca tuyệt vời thiên cổ, nhưng bí ẩn thật giả trong đó thì ai biết? Cổ kim Đông Tây, chỉ điểm giang sơn, nói về nhân vật phong lưu, trên thế gian có không ít dự ngôn, thế nhưng ai dám tưởng tượng thế gian con người chỉ là một vở kịch có một không hai, rằng các dự ngôn vang danh xa gần đều là bí văn “kịch giả diễn thật”?! Nếu như lịch sử nhân loại đến nay bất quá chỉ là diễn tập mà thôi, thì diễn thật như thế nào, và khi nào thì diễn, đáp án chính là «Cách Am Di Lục». Để phá giải «Cách Am Di Lục», người viết đã đọc hơn 80 bộ dự ngôn Hàn Quốc, và phát hiện rằng đại bộ phận đều đàm luận về kiếp nạn của nhân loại thời mạt thế, đồng thời minh xác chỉ rõ chỉ có tu Pháp Luân Công “cung cung Ất Ất” mới là đường sinh, đặc biệt còn chỉ rõ đối đãi Pháp Luân Công như thế nào chính là nhân tố quyết định tương lai mỗi sinh mệnh. Ngoại trừ «Cách Am Di Lục» ra, các ngạn ngữ, văn khắc, hoặc dự ngôn nói về Pháp Luân Công và Ông Lý Hồng Chí đã sớm quảng truyền thế gian, chỉ là người đời không biết mà thôi. Đọc kỹ «Cách Am Di Lục» thì có thể biết, «Cách Am Di Lục» có đặc điểm khác biệt với các dự ngôn khác: Đó là, «Cách Am Di Lục» chuyên môn bàn luận về Pháp Luân Công và Ông Lý Hồng Chí, nghĩa là tổng cộng 60 thiên «Cách Am Di Lục», từ đầu tới cuối gần như chỉ chuyên nhất đàm luận về Pháp Luân Công và Ông Lý Hồng Chí. Trước khi trần thuật vấn đề này, người viết đã lĩnh hội các sách tiên tri nổi tiếng của cả Đông và Tây phương, và đối chiếu với «Cách Am Di Lục», để giúp chúng ta lý giải vấn đề. Nói về các sách tiên tri Đông và Tây phương, nổi bật ở phương Đông có tác phẩm «Thôi Bối Đồ» của Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong, phương Tây có «Các Thế Kỷ» của Nostradamus. Để phá giải «Cách Am Di Lục», người viết đã đọc tham khảo một lượng lớn thư tịch, và kinh ngạc phát hiện trong số 60 Tượng «Thôi Bối Đồ», từ Tượng 40 trở đi, mười mấy Tượng quả nhiên dự ngôn về Pháp Luân Công và Ông Lý Hồng Chí. Tất nhiên, lần phát hiện này của người viết là lần phá giải đầu tiên trong hơn 1.000 năm lưu truyền của «Thôi Bối Đồ». «Thôi Bối Đồ» tiên tri Thánh nhân sẽ xuất sinh tại Trung Quốc rồi truyền xuất Pháp Luân Công, đến năm Thỏ 1999 gặp trấn áp bởi nhà độc tài thuộc Hổ. Sau đó mấy năm, nhà độc tài thuộc Hổ sẽ phải chịu thẩm phán của lịch sử, tầng cao nhất trong lãnh đạo Trung Quốc sẽ có người đứng ra đề xuất giải oan cho Pháp Luân Công, Pháp Luân Công cuối cùng thành thế lớn, v.v. Còn trong «Các Thế Kỷ», nhà tiên tri đại tài nổi tiếng người Pháp Nostradamus tiên tri nhân loại sẽ gặp tai họa lớn vào năm 1999. Ông viết: “Vào năm 1999, tháng 7, Để Đại vương Angoulmois phục sinh, Đại vương Khủng bố sẽ từ trên trời xuống, Đến thời trước và sau khi Mars thống trị thiên hạ“, chính là chỉ năm 1999 tại Trung Quốc, Giang Trạch Dân ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công. Không chỉ có vậy, «Thiêu Bính Ca» của Lưu Bá Ôn triều Minh, «Mai Hoa Thi» của Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống, và các dự ngôn Hàn Quốc như «Mã Thượng Lục», «Tiêu Song Lục», «Trịnh Giám Lục», «Tam Dịch Đại Kinh», v.v. đều trực tiếp tiên tri hoặc đề cập đến Pháp Luân Công và thời kỳ lịch sử đặc thù ngày hôm nay. Bởi vậy, chúng ta thấy không chỉ «Cách Am Di Lục» là tiên tri về Pháp Luân Công và Ông Lý Hồng Chí, mà các dự ngôn khác, hoặc ít hoặc nhiều cũng đều nói đến Pháp Luân Công, chẳng qua không dự ngôn nào như «Cách Am Di Lục», đàm luận vừa tường tận vừa sâu sắc. Đương nhiên, xét vấn đề từ góc độ này, trong các dự ngôn trên thế giới hiện nay, «Cách Am Di Lục» là đứng đầu. Tuy nhiên, tại đây nhất định phải nói một chút tại sao «Cách Am Di Lục» và các sách tiên tri khác lại đều đàm luận về Pháp Luân Công và Ông Lý Hồng Chí. Khi tôn giáo đã trở nên hủ bại, điều mà người đương đại sùng bái đại đa số là mang tâm lý nghịch phản, bởi vậy khi đọc cuốn sách này khó tránh có một chút phản cảm. Tuy nhiên, sự thật vẫn mãi là sự thật, không thể vì sở thích của con người mà tốt biến thành xấu, xấu biến thành tốt. Đối với các dự ngôn như thế này, dù tin cũng vậy, không tin cũng vậy, nhưng ngày mà chân tướng đại hiển đã không còn xa nữa. Ví dụ, người ta vẫn luôn kể về câu chuyện “con thuyền Noah”. Nếu quả thực có chuyện như vậy, thì mọi người thử nghĩ xem, khi chuyện xảy ra rồi, lời tiên tri trở thành hiện thực, những người gặp nạn lúc ấy mới khóc thì hỏi có tác dụng gì?… Bởi vậy, có thể nói «Cách Am Di Lục» cũng như ngọn hải đăng rọi sáng đường biển cho nhân loại ngày nay. Nói thẳng ra, các sách tiên tri trứ danh cả Đông và Tây phương đều bàn luận về Pháp Luân Công và Ông Lý Hồng Chí tuyệt không phải là ngẫu nhiên. Con người trải qua bao đời bao kiếp, lịch sử nhân loại hàng nghìn hàng vạn năm, nếu hôm nay đang đứng giữa ngã tư, thì lựa chọn con đường nào đều là do chính mình. Nhận thức và đối đãi như thế nào với cuộc đàn áp Pháp Luân Công? Bạn ôm giữ loại lập trường và quan điểm nào? Nếu chưa từng đọc qua «Cách Am Di Lục», bạn có thể không rõ chân tướng, bởi vậy có thể rơi vào cảnh ngộ bất hạnh và thống khổ đời đời kiếp kiếp. Vì thế mới nói biết được «Cách Am Di Lục» thì đã tính là có phúc phận rồi! Đương nhiên, không phải cứ ai hễ đọc thì đều tin là thật, nhưng cũng có thể đọc nó sẽ cải biến đường đời của bạn. Nghe thì giống như vô lý buồn cười, mà bạn có bật cười thì cũng không sao, chỉ e đến lúc ấy không cười được nữa. «Cách Am Di Lục» tiên tri Pháp Luân Công bị đàn áp tại Trung Quốc, sau đó được giải oan, cuối cùng xảy ra ôn dịch: “Tam niên chi hung nhị niên chi tật, Lưu hành ôn dịch vạn quốc thời, Thổ tả chi bệnh suyễn tức chi tật, Hắc tử khô huyết vô danh thiên tật, Triêu sinh mộ tử thập hộ dư nhất…” (Ba năm gặp hung hai năm bệnh tật, Tới lúc vạn nước lưu hành dịch bệnh, Là bệnh tiêu chảy và bệnh hô hấp, Chết đen máu khô căn bệnh vô danh, Sớm sống chiều chết mười hộ còn một…) Tất nhiên, «Cách Am Di Lục» tiên tri đúng sai thế nào, cho dù người đời tin hay không tin, thì đến khi dịch bệnh khuếch tán nhân loại mới biết. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, «Cách Am Di Lục» cũng tiết lộ bí quyết làm sao để sinh tồn khi quái tật hoành hành. Do đó có thể nói bản thân việc đọc được «Cách Am Di Lục» đã là phúc đến từ trời rồi!… Kể rằng, «Cách Am Di Lục» là một bộ dự ngôn của Thần nhân, là một bộ ‘thiên thư’. Trong «Cách Am Di Lục», Thần nhân tràn đầy nhiệt huyết ca tụng Đại Thánh nhân và Pháp Luân Đại Pháp, đồng thời căm phẫn lên án cuộc đàn áp và bức hại Pháp Luân Công của tà ác, lấy chính nghĩa để cảnh cáo những người đi theo tà ác, mỗi lời tựa như đầy máu và nước mắt, khiến người viết cảm thán muôn vàn. Toàn bộ nội dung «Cách Am Di Lục» theo một phong cách đặc định, tựa như một bộ sử thi, một bản giao hưởng về vận mệnh, một tòa bảo tàng lịch sử, triển hiện trận chiến giữa Đạo và ma, giữa Thiện và ác xoay quanh Pháp Luân Công. Nó khí thế hùng hồn, hạo khí trường tồn, tựa như một dòng sông chảy không ngừng nghỉ, thuật lại tiến trình lịch sử bi tráng huy hoàng ngày hôm nay. Nó như một tiếng chuông cảnh tỉnh thế nhân, rằng người tu luyện đắc Đạo thì vĩnh sinh, kẻ đàn áp Pháp Luân Công thì vĩnh tử! Không còn nghi ngờ gì nữa, «Cách Am Di Lục» có thể được coi là một bộ thiên thư hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, bộ thiên thư này ẩn thân khỏi thế gian gần 500 năm, chỉ mới làm mưa làm gió trong suốt 17 năm qua, vận mệnh có thể nói là lênh đênh. Qua 17 năm diện thế, tuy nhiều người từng nghiên cứu khám phá, nhưng không ai có thể khai mở tấm màn che «Cách Am Di Lục», thật là đáng tiếc. Thực ra người viết đã sớm biết được bí ẩn, nhưng vì nhiều nguyên nhân, đợi xem có ai “một lời mà động trời” để phá giải «Cách Am Di Lục» hay không, nên tới xuân Tân Tỵ năm ngoái vẫn chưa đặt bút. Tuy nhiên, những cách phá giải cũ chỉ khiến người đời trầm mê vào chỗ tối, do vậy xuất phát từ trách nhiệm đạo đức chính nghĩa, người viết bắt buộc phải cầm bút ngồi vào bàn. Mục đích là đem bản lai diện mục «Cách Am Di Lục» rọi sáng toàn bộ tiến trình lịch sử đặc biệt ngày hôm nay, để «Cách Am Di Lục» chân chính khởi tác dụng của tiếng chuông cảnh tỉnh. Còn giải như thế nào, người viết không tiện thuật lại, để tiết kiệm thời gian, tuy nhiên trung thành với nguyên văn, dùng từ ngắn gọn súc tích, biểu đạt minh xác sở nguyện. Ý trời mênh mang, chỉ e chưa dụng tâm đủ, suy ngẫm đủ… Tuy hắc ám vẫn còn quẩn quanh, nhưng tiền trình quang minh đang trải ra phía trước, thật trang nghiêm và thần thánh vô cùng. Xin dừng bút tại đây, không hiểu tại sao nữa. Không ngăn nổi hai hàng nước mắt chảy dài, người viết không có lời nào biểu đạt lòng hạnh phúc trước trời đất tươi sáng phía trước… Người viết Mùa Thu, năm 2002 Nhâm Ngọ, tại Hải Đảo. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 9, 2014 Đệ nhất thiên “Nam Sư Cổ bí quyết” Lời tựa: Trong «Cách Am Di Lục», thiên đầu tiên “Nam Sư Cổ bí quyết” là một thiên cực kỳ trọng yếu, khởi tác dụng “vẽ rồng điểm mắt” đối với toàn bộ cuốn sách. Cũng là nói rằng, chỉ cần phá giải “Nam Sư Cổ bí quyết” là có thể đem toàn bộ nội dung chủ yếu của «Cách Am Di Lục» ra nói mạch lạc. Thiên này luận thuật chân lý “thập thắng” là gì, Đại Thánh nhân là ai, tiên đoán chân lý thập thắng và người sáng lập sẽ tạm thời bị trấn áp, hơn nữa còn thuyết minh tường tận về “thập thắng”, “tam phong”, “lưỡng bạch”, “hải ấn”. Thiên này kết cấu nghiêm cẩn, dùng từ tinh luyện. “Sư Cổ hiệu Cách Am, hựu hiệu Kính Am, Anh Dương nhân, Minh miếu triều quan, xã tắc tham phụng bái thiên văn học giáo thụ, thiếu thời phùng Thần nhân thụ bí quyết, phong thủy thiên văn câu đắc thông hiểu, công dĩ Chính Đức tứ niên Kỷ Tỵ sinh, Long Khánh ngũ niên Tân Mùi tốt thọ, lục thập tam tuế“. Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, còn hiệu là Kính Am, người Anh Dương. Vào triều Minh nhậm chức quan ở Triều Tiên, giảng dạy thiên văn học, thuở nhỏ gặp Thần nhân truyền thụ bí quyết, phong thủy thiên văn không gì không thông hiểu. Nam Sư Cổ sinh năm 1509 Kỷ Tỵ, mất năm 1571 Tân Mùi, hưởng thọ 63 tuổi. Lưỡng cung song Ất tri ngưu mã, Điền hề tùng kim cấn hoa cung.Tinh thoát kỳ hữu mễ bàn tự, Lạc bàn tứ nhũ thập trọng sơn.Bát lực thập nguyệt nhị nhân tầm, Nhân ngôn nhất đại thập bát thốn.Ngọc đăng thu dạ tam bát nhật, Nam Bắc tương hòa thái bình ca. “Lưỡng cung song Ất tri ngưu mã, Điền hề tùng kim cấn hoa cung” (Cặp cung đôi Ất biết trâu ngựa, Ruộng này từ cung dâm bụt vàng). “Lưỡng cung song Ất tri ngưu mã”: Trời sinh nhất, nhất sinh lưỡng nghi, “lưỡng cung” hoặc “cung cung” (弓弓) ám chỉ Thái Cực đồ, cũng là Đạo gia. “Song Ất” tức “Ất Ất” (乙乙), Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”, “song Ất” chỉ đích thị phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia. “Lưỡng cung song Ất” chính là chỉ hai gia lớn là Phật và Đạo. “Ngưu mã” (trâu ngựa) ở đây với “điền” (田) trong câu tiếp là có quan hệ, ngụ ý trâu ngựa cày cấy thu hoạch trên thửa ruộng. “Điền hề tùng kim cấn hoa cung”: “Điền” (田), là “điền” (ruộng) của hoa dâm bụt màu vàng (“kim cấn hoa cung”). Ở đây không phải chỉ “ruộng” với thổ nhưỡng, mà là một loại đồ hình, đồ hình có cung xán lạn màu vàng như hoa. Như vậy, “điền” (田) ở đây với “lưỡng cung song Ất” ở trên là tương liên, ý là trong “cung dâm bụt vàng” có hình tượng “lưỡng cung song Ất”. “Tinh thoát kỳ hữu mễ bàn tự, Lạc bàn tứ nhũ thập trọng sơn” (Tinh bỏ phần hữu còn chữ mễ, Rụng đi bốn nhũ mười núi nặng). “Tinh thoát kỳ hữu mễ bàn tự”: Chữ “tinh” (精) bỏ đi phần bên phải (“hữu”) chính là chữ “mễ” (米). “Lạc bàn tứ nhũ thập trọng sơn”: “Lạc”, là rụng đi, rụng đi “tứ nhũ”, tức chữ “mễ” (米) rụng đi bốn dấu phẩy (“tứ nhũ”) ở Đông Nam, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam chỉ còn lại chữ “thập” (十). Bốn câu bí ngữ ở trên miêu tả một đồ hình, “Lưỡng cung song Ất tri ngưu mã, Điền hề tùng kim cấn hoa cung” chỉ ra một thứ gì đó với rất nhiều hình thái. Có Thái Cực, cũng có phù hiệu chữ Vạn “卍”. Hai câu sau “Tinh thoát kỳ hữu mễ bàn tự, Lạc bàn tứ nhũ thập trọng sơn” nói với chúng ta vị trí các Thái Cực (bao gồm Tiên thiên Đại Đạo) và phù hiệu chữ Vạn “卍” trong đồ hình này. Vậy là, dùng bốn câu này miêu tả tổng thể, phác họa đồ hình Pháp Luân. Đồ hình Pháp Luân với các Thái Cực và phù hiệu chữ Vạn “卍”, biểu tượng của Pháp Luân Công. “Bát lực thập nguyệt nhị nhân tầm, Nhân ngôn nhất đại thập bát thốn” (Tám lực mười trăng hai người tìm, Lời người một lớn mười tám thốn). “Bát lực thập nguyệt nhị nhân tầm”: “bát lực nguyệt nhị nhân” (八力月二人) ghép lại thành chữ “thắng” (勝) (tiếng Hán phồn thể), “Bát lực thập nguyệt nhị nhân tầm” hợp lại thành “thập thắng” (十勝). “Thập thắng” này xuất hiện nhiều lần trong toàn cuốn sách, ở đây lấy hình thức câu đố chữ để đưa ra lần đầu tiên. “Nhân ngôn nhất đại thập bát thốn”: “nhân ngôn” (人言) hợp thành chữ “tín” (信), “nhất đại” (一大) hợp thành chữ “thiên” (天), “thập bát thốn” (十八寸) hợp thành chữ “thôn” (村), hợp lại hết thành “tín thiên thôn” (tin vào thôn ở trên trời, ngụ ý tín tâm tu luyện). Vậy còn “thập thắng” là gì? Phật gia coi vũ trụ như thế giới mười phương, còn Đạo gia giảng Thái Cực, theo Chu Dịch nói thì “cửu cung gia nhất” tức là “thập thắng”; bởi vậy, “thập thắng” (十勝) chỉ Pháp mà Phật gia giảng, hoặc Đạo mà Đạo gia giảng, ở đây chỉ chân Pháp lý của vũ trụ. “Ngọc đăng thu dạ tam bát nhật, Nam Bắc tương hòa thái bình ca” (Đèn ngọc đêm thu ba tám ngày, Nam Bắc cùng hát thái bình ca): “Ngọc đăng” (đèn ngọc), dùng “lục thập giáp tử” mà giải thì chính là năm Canh Thìn hoặc Giáp Thìn, tức 2000-2001 hoặc 2024-2025. Rất có khả năng là rơi vào mùa Xuân (tam bát nhật) và mùa Thu (thu dạ). Dục thức thương sinh bảo mệnh xứ, Cát Tinh chiếu lâm chân thập thắng.Lưỡng bạch tam phong chân lý, Nhãn xích chỉ hóa nhân bất đổ.Cửu cung gia nhất thập thắng lý, Xuân mãn càn khôn phúc mãn gia.Long quy hà lạc lưỡng bạch lý, Tâm thanh thân an hóa sinh nhân.Thế nhân bất tri song cung lý, Thiên hạ vạn dân giải oan thế.Độ hải di sơn hải ấn lý, Thiên hạ nhân dân Thần phán cơ.Tứ khẩu hợp thể toàn điền lý, Hoàng đình kinh độc đan tâm điền.Tứ phương trung chính tùng kim lý, Nhật nguyệt vô quang bất dạ thành.Lạc bàn tứ nhũ thập tự lý, Tử trung cầu sinh hoàn nhiên giác.Thủy thăng hỏa giáng bệnh khước lý, Bất lão bất tử cam vũ lộ.Tam nhân nhất tịch tu tự lý, Chân tâm bất biến đốc tín thiên.Lục giác bát nhân thiên hỏa lý, Hoạt nhân diệt ma Thần phán cơ.Tự nhân bất nhân thiên hư vô lý, Thiên Thần hạ giáng phân minh tri.Bát vương bát khẩu Thiện tự lý, Thiên Chân hóa tâm bất biến tâm.Càn ngưu khôn mã ngưu tính lý, Hòa khí Đông phong Chân Nhân xuất. “Dục thức thương sinh bảo mệnh xứ, Cát Tinh chiếu lâm chân thập thắng” (Muốn nhắc thương sinh nơi giữ mạng, Sao lành chiếu rọi thập thắng thật): Muốn biết nơi giữ mạng sống khỏi “tam tai bát nạn”, thì phải tìm “thập thắng” chân chính, “chân thập thắng” mới là Cát Tinh (Ngôi sao May mắn, Sao lành) từ trên cao chiếu rọi. “Lưỡng bạch tam phong chân lý, Nhãn xích chỉ hóa nhân bất đổ” (Chân lý hai trắng ba phong, Người mắt chỉ tiền nhìn không thấy): “lưỡng bạch” là chỉ ngôn ngữ thiển bạch, đạo lý minh bạch. Đây là nói Pháp lý này dùng ngôn ngữ dễ hiểu để giảng, hơn nữa giảng rất minh bạch rõ ràng, khiến những người có tuổi tác và học thức khác nhau vẫn đều có thể lý giải. Vậy còn “tam phong”? Người viết cho rằng “tam phong” chính là chỉ “Chân-Thiện-Nhẫn”, hoặc từ góc độ Kinh Dịch mà luận, thì có luận về “tam cực”, “tam thiên”, “tam tài”, cũng có thể là “tam phong”. “Lưỡng bạch tam phong chân lý, Nhãn xích chỉ hóa nhân bất đổ” ý tứ mười phần rõ ràng, chính là nói mặc dù công pháp truyền ra với ngôn ngữ thiển bạch, đạo lý minh bạch, nhưng những người bái vật chỉ biết đến tiền thì nhìn mà không thấy. “Cửu cung gia nhất thập thắng lý, Xuân mãn càn khôn phúc mãn gia” (Lý thập thắng chín cung thêm một, Xuân khắp trời đất phúc khắp nhà). Thế nào là “cửu cung gia nhất”? “Cửu cung”, tức bát quái thêm số 5 ở trung ương thành “cửu cung”; trong Bát quái, số cửu cung lần lượt là 1 Khảm (☵), 2 Khôn (☷), 3 Chấn (☳), 4 Tốn (☴), 5 Giữa, 6 Càn (☰), 7 Đoài (☱), 8 Cấn (☶), 9 Ly (☲). “Cửu cung gia nhất” tức cửu cung cộng thêm Thái Cực thành “thập thiên vô cực” hay “thập thắng”, đây là nói từ góc độ Kinh Dịch. Còn từ hình tượng mà luận, “cửu cung gia nhất” chính là đồ hình Pháp Luân với “cửu cung” — trung ương là một phù hiệu chữ Vạn “卍” lớn, cộng thêm bốn phù hiệu chữ Vạn “卍” nhỏ ở trên dưới trái phải, lại cộng thêm hai Thái Cực ở Đông Nam, Tây Bắc, và hai Thái Cực phù hiệu Tiên thiên Đại Đạo ở Tây Nam, Đông Bắc, tất cả hợp thành “cửu cung” (hình “cửu cung” là nằm ngoài Bát quái, đồ hình Pháp Luân là như vậy). Toàn bộ “cửu cung” hợp thành một khối, cộng thêm màu nền là được Pháp Luân đầy đủ hình tròn (chi tiết xem đồ hình Pháp Luân). “Thập thắng lý” đã được giải thích ở trước, chỉ Pháp lý chân chính của vũ trụ. “Long quy hà lạc lưỡng bạch lý, Tâm thanh thân an hóa sinh nhân” (Rồng rùa sông Lạc lý hai trắng, Tâm trong thân an biến hóa người): “long” là Hà Đồ, “quy” là Lạc Thư; “lý lưỡng bạch” ở đây đã được giải thích, là ngôn ngữ thiển bạch đạo lý minh bạch, cũng có lý giải khác là tâm trắng và thân trắng, hoặc nãi bạch thể và tịnh bạch thể (hai giai đoạn tu luyện thân thể người). Công pháp này có thể khiến “tâm thanh thân an” (tính mệnh song tu), bao hàm cả lý Thái Cực của Hà Đồ và lý chữ Vạn “卍” của Lạc Thư. “Thế nhân bất tri song cung lý, Thiên hạ vạn dân giải oan thế” (Người đời không biết lý song cung, Vạn dân thiên hạ được giải oan): “song cung” cũng là “lưỡng cung” đề cập ở trước, lý “cung cung” này, con người thế gian không biết nó mới là chân lý giải oan đời đời kiếp kiếp cho vạn dân thiên hạ. “Độ hải di sơn hải ấn lý, Thiên hạ nhân dân Thần phán cơ” (Vượt biển dời núi lý ấn biển, Nhân dân thiên hạ Thần phán cơ): “hải ấn” (con dấu của biển, ẩn dụ Pháp Luân) có thể vượt biển dời núi, có người nhìn được các khả năng kỳ diệu của nó. “Lý hải ấn”, là nền tảng (“cơ”) để thẩm phán nhân dân toàn thiên hạ. Ý là nhân dân thiên hạ cuối cùng sẽ có ngày thẩm phán tà ác. Ở đây dùng chữ rất độc đáo, đổi chữ “thẩm” trong “thẩm phán cơ” thành chữ “Thần”, tiếng Hàn phát âm “thẩm” (审) với “Thần” (神) là giống nhau, dùng chữ vi diệu là ở chỗ đó. “Tứ khẩu hợp thể toàn điền lý, Hoàng đình kinh độc đan tâm điền” (Bốn miệng hợp thể lý toàn điền, Đọc Hoàng đình kinh tâm tại điền): “Tứ khẩu hợp thể”, bốn chữ “khẩu” (口) hợp lại thành chữ “điền” (田). Dùng «Hoàng đình kinh», sách của Đạo gia để thuyết minh lý tu luyện của Đạo gia cũng bao hàm trong đây, ngụ ý sẽ có sách chỉ đạo tu luyện (“kinh”), phải đọc sách này để tu tâm tính. “Tứ phương trung chính tùng kim lý, Nhật nguyệt vô quang bất dạ thành” (Bốn phương quy chính từ lý vàng, Nhật nguyệt không sáng thành không đêm): “Tứ phương trung chính tùng kim lý”: Ở giữa đồ hình Pháp Luân là phù hiệu chữ Vạn “卍” lớn màu vàng, hào quang rực rỡ, khiến mặt trăng mặt trời cũng lu mờ như không có ánh sáng. Câu này nhấn mạnh phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, chỉ rõ Pháp Luân Công lấy cơ điểm là Phật gia, bao gồm cả lý của Phật gia. Như vậy kết hợp với hai câu ở trên “Tứ khẩu hợp thể toàn điền lý, Hoàng đình kinh độc đan tâm điền”, thì suy ra là Đại Pháp tu luyện bao hàm cả lý của Phật gia và Đạo gia. “Lạc bàn tứ nhũ thập tự lý, Tử trung cầu sinh hoàn nhiên giác” (Rụng đi bốn nhũ lý chữ thập, Trong tử cầu sinh mới là Giác): “tứ nhũ” chính là bốn phù hiệu Thái Cực ở bốn góc vuông của đồ hình Pháp Luân. Câu này ám chỉ tu luyện là mười phần gian nan, có thể nói là vào sinh ra tử, mỗi quan, mỗi nạn không qua được đều có thể khiến công sức uổng phí, chỉ kiên trì đi hết quá trình mới có thể được xưng là Giác Giả. “Thủy thăng hỏa giáng bệnh khước lý, Bất lão bất tử cam vũ lộ” (Nước thăng lửa giáng lý sạch bệnh, Không già không chết giọt mưa lành): “Thủy thăng hỏa giáng”, ý là Âm-Dương quân bình, chứng tỏ công pháp này có thể khiến người ta đạt đến Âm-Dương cân bằng, là Đạo trường sinh thực sự khiến con người trường thọ. “Tam nhân nhất tịch tu tự lý, Chân tâm bất biến đốc tín thiên” (Ba người một chiều lý chữ tu, Chân tâm không đổi tin vào Trời): “Tam nhân nhất tịch” (三人一夕) hợp lại thành chữ “tu” (修). Thể hiện rằng chúng sinh sẽ chân tâm theo tu luyện Đại Pháp. “Lục giác bát nhân thiên hỏa lý, Hoạt nhân diệt ma Thần phán cơ” (Sáu sừng tám người lý lửa trời, Người sống ma diệt Thần phán cơ): “lục giác” (六角) tức chữ “thiên” (天), “bát nhân” (八人) tức chữ “hỏa” (火), “lục giác bát nhân” tức “thiên hỏa” (lửa trời), có thể khiến người tu Đạo sống mà ma quỷ diệt, là “cơ” để thẩm phán ma quỷ. “Tự nhân bất nhân thiên hư vô lý, Thiên Thần hạ giáng phân minh tri” (Tựa người mà không phải người lý không từ thiên hư, Thiên Thần giáng hạ phân biệt rõ ràng): “thiên hư vô lý” có thể nói là lý tối cao ở trên trời, hay còn gọi là lý “thập thiên vô cực”. Người truyền bộ Pháp này, trông giống người mà không phải người, là Thiên Thần hồng truyền lý vô biên của vũ trụ. “Bát vương bát khẩu Thiện tự lý, Thiên Chân hóa tâm bất biến tâm” (Tám vua tám miệng lý chữ Thiện, Tâm thiên chân là tâm bất biến): Nguyên văn minh xác đề cập “bát vương bát khẩu” (八王八口) hợp thành chữ “Thiện” (善), ý là Đại Pháp này sẽ tu “Thiện”, chiếu theo lý Thiện mà tu luyện. Còn đề cập đến chữ “Chân” (真), “thiên chân” là ngây thơ bẩm sinh, bản tâm bất biến. “Càn ngưu khôn mã ngưu tính lý, Hòa khí Đông phong Chân Nhân xuất” (Trâu càn ngựa khôn lý giống trâu, Khí hòa gió Đông Chân Nhân xuất): “Càn ngưu khôn mã ngưu tính lý”: Theo lý thường thì là “càn mã khôn ngưu” (ngựa dũng mãnh, trâu ôn hòa), vậy sao ở đây lại là “càn ngưu khôn mã”? Càn ngưu trong lý «Chu Dịch» thì là Càn (☰) ở trên, Khôn (☷) ở dưới, quẻ Thiên Địa Bĩ, ý là khai cuộc thì gian nan, chỉ nhẫn khổ mới có thể chuyển nguy thành an. Khôn mã trong lý «Chu Dịch» thì là Khôn (☷) ở trên, Càn (☰) ở dưới, quẻ Địa Thiên Thái, biểu thị vạn sự hanh thông. Ở đây gợi ý rất rõ, lần truyền Pháp và tu luyện này sẽ “khổ tận cam lai”, giai đoạn đầu sẽ gặp phải ma nạn, nhưng chỉ cần kiên trì chịu khổ vượt qua, thì vạn sự sẽ hanh thông. “Hòa khí Đông phong Chân Nhân xuất”: Báo trước Chân Nhân sẽ xuất hiện ở phương Đông. Trong «Cách Am Di Lục», thiên đầu tiên “Nam Sư Cổ bí quyết” là một thiên cực kỳ trọng yếu, khởi tác dụng “vẽ rồng điểm mắt” đối với toàn bộ cuốn sách. Cũng là nói rằng, chỉ cần phá giải “Nam Sư Cổ bí quyết” là có thể đem toàn bộ nội dung chủ yếu của «Cách Am Di Lục» ra nói mạch lạc. Thiên này luận thuật chân lý “thập thắng” là gì, Đại Thánh nhân là ai, tiên đoán chân lý thập thắng và người sáng lập sẽ tạm thời bị trấn áp, hơn nữa còn thuyết minh tường tận về “thập thắng”, “tam phong”, “lưỡng bạch”, “hải ấn”. Thiên này kết cấu nghiêm cẩn, dùng từ tinh luyện. Thời hảo thời hảo bất tái lai, Khai mục thính nhĩ tật túc nhập.Trung nhập thử thời kim hòa nhật, Xuất tử nhập sinh bất tri vong.Ngưu thanh ngưu thanh hòa ngưu thanh, Hòa khí Đông phong vạn bang xuy.Ẩn ác dương thiện quân tử nhật, Bất tri xuân nhật hà vọng sinh.Nhất điểu tam nhị tả hữu trung, Tị loạn chi bản đô tại tâm.Vân vụ trướng thiên hôn cù trung, Dục tử tử tẩu vĩnh bất đắc.Tiền vô hậu vô sơ lạc Đạo, Bất khả tư nghị bất vong xuân.Thiên căn nguyệt quật hàn vãng lai, Tam thập lục cung đô xuân.Vô vân vũ chân cam lộ phi, Thiên hương đắc số điền điền lý.Thập nhị môn khai đại hòa môn, Nhật nguyệt minh lãng quang huy tuyến.Mĩ tai thử vận cung Ất thế, Bạch nhật thăng thiên bỉ bỉ hữu.Điền trung sinh nhai nhã thanh khúc, Bất tri tuế nguyệt hà giáp tử. “Thời hảo thời hảo bất tái lai, Khai mục thính nhĩ tật túc nhập” (Thời cơ tốt đẹp không trở lại, Giương mắt dỏng tai mau tiến vào): Nhắc nhở con người thế gian không được lỡ mất cơ hội này, thời cơ không quay trở lại, hãy giương mắt nhìn và dỏng tai nghe Đại Pháp, đừng ngờ vực nữa, mau tới nhập Đạo đắc Pháp. “Trung nhập thử thời kim hòa nhật, Xuất tử nhập sinh bất tri vong” (Vào giữa lúc này đúng hôm nay, Bỏ chết theo sống không biết chết): “Vào giữa lúc này” chỉ ngày hôm nay, hiện tại đắc Pháp tu luyện sẽ được vĩnh sinh («Cách Am Di Lục» nhiều chỗ đề cập đến tiên nhập, trung nhập, mạt nhập, sẽ được giải thích kỹ sau). “Ngưu thanh ngưu thanh hòa ngưu thanh, Hòa khí Đông phong vạn bang xuy” (Tiếng trâu tiếng trâu lại tiếng trâu, Gió Đông ôn hòa thổi vạn bang): “ngưu” ở đây chỉ người tu luyện, “ngưu thanh” chỉ người tu luyện luyện công hoằng Pháp, một truyền mười, mười truyền trăm. Chẳng mấy chốc hồng truyền tới “vạn bang”, tức toàn thế giới. “Ẩn ác dương thiện quân tử nhật, Bất tri xuân nhật hà vọng sinh” (Che ác giương thiện ngày quân tử, Ngóng về ngày Xuân sắp đản sinh): Ức chế tà ác, hoằng dương cái Thiện là hành vi của người quân tử. Người viết cho rằng đây là chỉ đệ tử Đại Pháp thanh trừ tà ác, hoằng dương Đại Pháp, bức hại Đại Pháp sẽ kết thúc vào mùa Xuân. “Nhất điểu tam nhị tả hữu trung, Tị loạn chi bản đô tại tâm” (Một câu ba mồi trái phải giữa, Gốc của tránh loạn đều tại tâm): Hai câu này ý nguyên văn đã rõ ràng, gần như không cần phá giải. “Một câu ba mồi trái phải giữa” chính là chữ “tâm” (心). Bất chấp thế gian có kiếp nạn nào đi nữa, có thể tránh loạn này căn bản ở tại tu tâm. “Vân vụ trướng thiên hôn cù trung, Dục tử tử tẩu vĩnh bất đắc” (Mây mù ngút trời giữa đường tối, Muốn chết muốn chạy cũng không xong): Người viết cho rằng chỗ này miêu tả cuộc bức hại đệ tử Đại Pháp như “mây mù ngút trời”, những kẻ bức hại Đại Pháp sẽ “muốn chết muốn chạy cũng không xong”, tức không còn đường sinh. “Tiền vô hậu vô sơ lạc Đạo, Bất khả tư nghị bất vong xuân” (Trước không sau không Đạo vui đầu, Không thể nghĩ bàn không quên Xuân): Lần truyền Đại Pháp Đại Đạo Pháp Luân Công này là trong lịch sử chưa từng xảy ra, tức là trước chưa từng có mà sau cũng không có lại nữa, đây là Pháp lớn như vậy, Đạo lớn như vậy. Cần phải nhớ rằng bộ Đại Pháp Đại Đạo này được truyền ra vào cuối mùa Xuân (tháng 5/1992). “Thiên căn nguyệt quật hàn vãng lai, Tam thập lục cung đô xuân” (Gốc trời chốn trăng rét qua lại, Ba mươi sáu cung đều là Xuân): “thiên căn nguyệt quật” tức thiên môn địa hộ, có câu “Càn ngộ Tốn thời quan nguyệt quật, Địa phùng lôi xứ kiến thiên căn“, “Tu tham nguyệt quật phương tri vật, Vị niếp thiên căn khởi thức nhân“. Thực ra, “nguyệt quật” là âm Thủy, “thiên căn” là dương Thủy, như vậy “thiên căn địa quật” chính là thuyết Âm-Dương (theo «Dịch bản nghĩa đồ»). “Tam thập lục cung” thuộc Hà Đồ, Hà Đồ là hình tượng của vạn vật, Hà Đồ thành quẻ Ly (☲), quẻ Ly ngụ ý tâm. “Ba mươi sáu cung đều là Xuân”, nghĩa là vào mùa Xuân, tâm của vạn vật đều sung mãn sức sống. “Vô vân vũ chân cam lộ phi, Thiên hương đắc số điền điền lý” (Không có mây mưa sương ngọt bay, Hương trời đáp số lý điền điền): Không có mây mưa mà sương lành rải khắp, “cam lộ” ở đây không phải giọt sương ngọt ở thế gian, mà là Pháp lý tu luyện. “Thập nhị môn khai đại hòa môn, Nhật nguyệt minh lãng quang huy tuyến” (Mười hai cửa lớn cùng mở ra, Nhật nguyệt sáng trong ánh quang huy): “mười hai cửa” tức 12 Địa chi, từ ngôi Tý đến ngôi Hợi, chúng sinh đều tiến vào tu luyện, tiền trình mười phần quang minh. “Mĩ tai thử vận cung Ất thế, Bạch nhật thăng thiên bỉ bỉ hữu” (Vận này đẹp lắm thế cung Ất, Ban ngày bay lên có nhiều lượt): “Vận này” là vận phổ truyền thế gian của Pháp Luân Đại Pháp, khắp nơi đều có người tu luyện, cuối cùng sẽ như Đạo gia giảng là “bay lên giữa ban ngày” (bạch nhật phi thăng). «Cách Am Di Lục» thường dùng “cung Ất”, “lưỡng cung song Ất”, “cung cung Ất Ất” để chỉ Pháp Luân và Pháp Luân Công nói chung. “Cung cung” (弓弓) chỉ Thái Cực đồ của Đạo gia gồm hai nửa Âm-Dương xoắn vào nhau theo hình vòng cung; “Ất Ất” (乙乙) chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”. “Điền trung sinh nhai nhã thanh khúc, Bất tri tuế nguyệt hà giáp tử” (Khúc nhạc thanh nhã giữa ruộng người, Không biết năm tháng đã mấy giáp): Chỉ rõ đây là nhạc luyện công thanh nhã, là một loại âm nhạc tu Đạo. Người tu luyện dụng tâm luyện công, không biết thời gian đã trôi qua bao lâu nữa. Câu này tiên tri Pháp Luân Công sẽ có nhạc luyện công. Dục thức song cung thoát kiếp lý, Huyết mạch quán thông hỉ nhạc ca.Dục thức thương sinh an tâm xứ, Tam phong lưỡng bạch hữu nhân xứ.Cẩm Thành Cẩm Thành hà Cẩm Thành, Kim bạch thổ thành Hán Thủy biên.Kê minh long khiếu hà xứ địa, Ấp giả khê biên thị Cẩm Thành.Kê Long Kê Long hà Kê Long, Tử hà tiên trung kim Kê Long.Phi sơn phi dã Cát Tinh địa, Kê Long bạch thạch chân Kê Long.Thập thắng thập thắng hà thập thắng, Thắng lợi đài thượng chân thập thắng.Lưỡng bạch lưỡng bạch hà lưỡng bạch, Tiên hậu thiên địa thị lưỡng bạch.Hà Đồ Lạc Thư linh quy số, Tâm linh y bạch chân lưỡng bạch.Tam phong tam phong hà tam phong, Phi sơn phi dã thị tam phong.Thế nhân bất tri hỏa vũ lộ, Vô cốc đại phong thị tam phong.Cung Ất cung Ất hà cung Ất, Thiên cung địa Ất thị cung Ất.Nhất dương nhất âm diệc cung Ất, Tử hà tiên nhân chân cung Ất. “Dục thức song cung thoát kiếp lý, Huyết mạch quán thông hỉ nhạc ca” (Muốn biết cặp cung lý thoát kiếp, Mạch máu thông suốt nhạc mừng vui): Đây là Lý duy nhất giải thoát khỏi kiếp nạn, Pháp Luân Công có thể khiến người luyện công huyết mạch thông suốt, giải quyết vấn đề chữa bệnh khỏe người mà y học hiện đại không giải quyết được. Câu trên chỉ rõ người tu luyện sẽ có âm nhạc luyện công, chỉ cần luyện công này sẽ giúp “huyết mạch quán thông”, bao nhiêu bệnh tật đều tiêu mất, đạt được trường thọ trường sinh. “Dục thức thương sinh an tâm xứ, Tam phong lưỡng bạch hữu nhân xứ” (Muốn nhắc thương sinh chốn an tâm, Ba phong hai trắng nơi có người): Chúng sinh muốn tìm một nơi an tâm, thì cần phải biết về “tam phong” và “lưỡng bạch”. Ở trước đã giải thích qua, “Chân-Thiện-Nhẫn” là “tam phong”; ngôn ngữ thiển bạch, đạo lý minh bạch là “lưỡng bạch”, cũng có giải thích khác là tâm trắng và thân trắng (tính mệnh song tu), hoặc nãi bạch thể và tịnh bạch thể (hai giai đoạn tu luyện thân thể người). “Cẩm Thành Cẩm Thành hà Cẩm Thành, Kim bạch thổ thành Hán Thủy biên” (Thành gấm thành gấm thành gấm nào, Thành đất vàng trắng bên sông Hán): «Cách Am Di Lục» là dự ngôn Hàn Quốc, do vậy không thể thiếu nội dung nói về Hàn Quốc. Ở đây giảng về địa điểm truyền Pháp tại Hàn Quốc. “Tam phong lưỡng bạch” tại “Cẩm Thành”. Như vậy “Cẩm Thành” là ở đâu? “Kim bạch thổ thành Hán Thủy biên”. Câu này thực tế là nhắm vào địa phương truyền bá Pháp Luân Công sớm nhất tại Hàn Quốc. “Kim bạch” tức hướng Tây, “thổ thành” ngụ ý thôn, ở vào “Hán Thủy biên”, tức bên bờ sông Hán giang. Như vậy “Cẩm Thành” ở đây là chỉ “Hán Thành”, tức Seoul, nơi có sông Hán từ Bắc Triều Tiên chảy qua, và địa điểm này là ngoại thành phía Tây thành phố Seoul. “Kê minh long khiếu hà xứ địa, Ấp giả khê biên thị Cẩm Thành” (Gà gáy rồng kêu ở đất nào, Ấp cạnh khe suối là thành gấm): “Kê minh long khiếu” (Gà gáy rồng kêu) chính là “Kê Long”. “Kê Long” là tên một ngọn núi ở Hàn Quốc nổi tiếng có linh khí, là đại từ ngụ ý tu luyện. Như vậy đất này là đất nào? Là “ấp cạnh khe suối”, đây là “Cẩm Thành”. “Ấp” là thôn, “ấp giả” là thôn dân, tức vùng ngoại thành Seoul, nơi thôn dân sinh sống. Người viết kinh ngạc khi phát hiện rằng, khi ghép chữ đầu câu “Kim bạch thổ thành Hán Thủy biên” với chữ đầu câu “Ấp giả khê biên thị Cẩm Thành”, thì được một địa danh cụ thể — Kim Thôn! (“Ấp” là thôn, Kim Ấp là Kim Thôn). Kim Thôn chính là một thôn ở Pha Châu, phía Tây Bắc thành phố Seoul. Tại đây, «Cách Am Di Lục» chỉ rõ Kim Thôn thuộc “Cẩm Thành” là địa điểm hoằng Pháp sớm nhất tại Hàn Quốc. “Kê Long Kê Long hà Kê Long, Tử hà tiên trung kim Kê Long” (Kê Long Kê Long Kê Long nào, Tiên trong mây tím Kê Long vàng): Trọng điểm bàn luận ở đây là “Kê Long”. Kê Long là lưỡng Mộc, dùng «Chu Dịch» mà giảng, “Kê” {gà} là Tốn (☴), hướng Đông Nam, thuộc Mộc; “Long” {rồng} là Chấn (☳), hướng chính Đông, thuộc Mộc. Như vậy, Kê Long có thể coi là lưỡng Mộc. Bởi vì «Cách Am Di Lục» nhiều lần đàm luận về “lưỡng Mộc Thánh nhân”, như vậy Kê Long cũng có thể hiểu là chỉ Thánh nhân, tức Đại Giác Giả truyền Pháp. Nhưng người viết cho rằng Kê Long nhiều chỗ chỉ người tu luyện theo Đại Giác Giả hoặc đại biểu cho tu luyện. Từ một góc độ khác mà giảng, «Chu Dịch» cho rằng Kê là “phong” {gió}, Long là “lôi” {sấm}, Kê Long tức phong lôi, ngụ ý biến hóa khôn lường — tượng trưng lịch trình tu luyện nhấp nhô lên xuống. Vậy vì sao nói “Tử hà tiên trung kim Kê Long”? “Tử hà tiên” ở đây chính là Thái Cực của Đạo gia trong đồ hình Pháp Luân. Đạo gia có thuyết về “Tử khí Đông lai” (khí tím đến từ phương Đông), màu tím là màu sắc của Đạo gia, còn vàng kim là màu của Phật gia. Từ đó có thể thấy, “tử hà tiên trung” (tiên trong mây tím) chính là phù hiệu Thái Cực của Tiên thiên Đại Đạo, còn “Kim Kê Long” (Kê Long vàng) là phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia ở trung tâm. Ở đây một lần nữa chỉ rõ kết cấu đồ hình Pháp Luân. Đồ hình Pháp Luân với các Thái Cực và phù hiệu chữ Vạn “卍”, biểu tượng của Pháp Luân Công. “Phi sơn phi dã Cát Tinh địa, Kê Long bạch thạch chân Kê Long” (Không núi không rừng đất sao lành, Kê Long đá trắng Kê Long thật): Ở đây còn minh xác hơn nữa nói với người đời rằng đừng phỏng đoán địa danh nào cả, bởi vì nó không phải địa danh. Ngoài ra còn chỉ rõ “Kê Long đá trắng”, “đá trắng” là gì? “Đá trắng” chính là hai chấm trắng bên trong Thái Cực và Tiên thiên Đại Đạo của Pháp Luân. “Thập thắng thập thắng hà thập thắng, Thắng lợi đài thượng chân thập thắng” (Thập thắng thập thắng thập thắng nào, Thắng lợi trên đài thập thắng thật): “thập thắng” chính là Pháp Luân Đại Pháp “cửu cung gia nhất” (chín cung thêm một), chân chính giành thắng lợi mới là “thập thắng thật”. Đổi lại mà giảng, Pháp Luân Công khẳng định sẽ giành thắng lợi. “Lưỡng bạch lưỡng bạch hà lưỡng bạch, Tiên hậu thiên địa thị lưỡng bạch” (Hai trắng hai trắng hai trắng nào, Trời trước đất sau là hai trắng). “Hà Đồ Lạc Thư linh quy số, Tâm linh y bạch chân lưỡng bạch” (Hà Đồ Lạc Thư số rùa thiêng, Tâm linh áo trắng hai trắng thật): Ở đây giảng long mã Hà Đồ tượng trưng cho Trời, linh quy Lạc Thư tượng trưng cho Đất, tức càn khôn. “Lưỡng bạch” đã được giải thích ở trên rồi. “Tam phong tam phong hà tam phong, Phi sơn phi dã thị tam phong” (Ba phong ba phong ba phong nào, Không núi không rừng là ba phong). “Thế nhân bất tri hỏa vũ lộ, Vô cốc đại phong thị tam phong” (Người đời không biết lửa mưa sương, Không lúa dồi dào là ba phong): Như trên đã bàn qua “tam phong” tức là “Chân-Thiện-Nhẫn”. Ở đây vị Thần nhân nhắc nhở thế nhân “tam phong” không phải là địa danh, mà là tu luyện tâm tính theo “Chân-Thiện-Nhẫn”. “Cung Ất cung Ất hà cung Ất, Thiên cung địa Ất thị cung Ất” (Cung Ất cung Ất cung Ất nào, Trời cung đất Ất là cung Ất). “Nhất dương nhất âm diệc cung Ất, Tử hà tiên nhân chân cung Ất” (Một dương một âm cũng cung Ất, Tiên nhân mây tím cung Ất thật): Ở đây lại dùng “cung” và “Ất” để giảng về hai gia lớn của vũ trụ là Phật và Đạo, Pháp Luân Đại Pháp là Đại Pháp vũ trụ bao hàm cả Phật Đạo lưỡng gia. Ngưu tính ngưu tính hà ngưu tính, Thiên Đạo canh điền thị ngưu tính.(Giống trâu giống trâu giống trâu nào, Cày ruộng Đạo Trời là giống trâu)Ngưu tính tại dã ngưu minh thanh, Thiên ngưu địa mã chân ngưu tính.(Giống trâu ngoài đồng tiếng trâu kêu, Trời trâu đất ngựa giống trâu thật) Phần trước tại câu “Càn ngưu địa mã ngưu tính lý” đã giải thích “ngưu tính” ngụ ý tu luyện. Trong “tam luận”, «Cách Am Di Lục» đàm luận “ngưu” là hình tượng có thể “tị loạn” mà sống trong thời kỳ lịch sử hiện nay, tức người tu luyện. Vậy còn “ngưu tính tại dã” (giống trâu ngoài đồng)? Nó ám chỉ những người tu luyện này đều luyện công ở ngoài trời, nên mới nói “ngưu tính tại dã”. “Thiên ngưu địa mã” tức quẻ Thiên Địa Bĩ, là “thiên địa bất giao mà vạn vật bất thông”, là quẻ “tiểu nhân hống hách mà quân tử mất tiêu”, cũng là những người tu luyện sẽ phải trải qua một trường ma nạn, nhưng vượt khỏi trường ma nạn này mới tính là người tu luyện Đại Pháp. Trịnh thị Trịnh thị hà Trịnh thị, Mãn thất gia tam thị Trịnh thị.(Họ Trịnh họ Trịnh họ Trịnh nào, Hết bảy thêm ba là họ Trịnh)Hà tính bất tri vô duệ hậu, Nhất tự tung hoành chân Trịnh thị.(Không biết họ gì không hậu duệ, Một chữ ngang dọc họ Trịnh thật) Ở đây bàn về Đại Thánh nhân. Bởi vì «Cách Am Di Lục» đàm luận về Đại Thánh nhân họ Trịnh, nên trước đây người ta vẫn cho rằng Đại Thánh nhân mang họ Trịnh, nhưng «Cách Am Di Lục» lại phủ định họ Trịnh trong bách gia tính là họ của Đại Thánh nhân. Thực ra đây là thủ pháp dùng ẩn ngữ đồng âm, tức chữ “Chính”; trong tiếng Hàn, “Chính” (正) với “Trịnh” (郑) là đồng âm [zhèng]. “Mãn thất gia tam” (Hết bảy thêm ba), tuy phương Tây là bảy, phương Đông là ba, nhưng người viết cho rằng đây là chỉ “tả tam hữu thất” (trái ba phải bảy), là số mười (số của cửu cung), tức “thập thắng”. Tất nhiên cũng không loại trừ Thánh nhân Chính Đạo (họ “Trịnh”) là Đại Thánh nhân bao dung cả Đông lẫn Tây. Vậy vì sao nói “vô duệ hậu” (không hậu duệ)? Câu này cường điệu một chữ “độc” (một mình, duy nhất). “Nhất tự tung hoành” (một chữ ngang dọc) đúng là chữ “thập” (十), quy về “thập thắng”. Ý mấy câu này nói Đại Thánh nhân là Đại Giác Giả độc nhất vô nhị, vô tiền khoáng hậu, trước chưa từng có mà sau cũng không có nữa. Hải ấn hải ấn hà hải ấn, Kiến bất tri nhi hỏa vũ lộ.(Ấn biển ấn biển ấn biển nào, Thấy mà không biết lửa mưa sương)Hóa tự hóa tự hà hóa ấn, Vô cùng tạo hóa thị hải ấn.(Chữ hóa chữ hóa ấn hóa nào, Tạo hóa vô cùng là ấn biển)Điền ý điền ý hà điền ý, Tứ diện phương chính thị điền ý.(Ý điền ý điền ý điền nào, Bốn mặt vuông vức là ý điền)Điền chi hựu điền biến hóa điền, Diệu thuật vô cùng chân điền ý.(Hết điền lại điền biến hóa điền, Kỳ diệu vô cùng ý điền thật) Tám câu trên chính là giảng về Pháp Luân. “Hải ấn” (ấn của biển) bắt nguồn từ thuyết “Ấn lớn của biển xuất vạn tượng”, nhiều lúc chỉ “trí huệ của Phật”. Vì sao lại là “hải ấn”? “Hỏa vũ lộ” (lửa mưa sương) nhìn mà không thấy là gì? Vì sao nói “nhìn mà không thấy”? Bởi vì nó không phải là lửa, mưa, sương mà thế gian có thể thấy được, mò mẫm ra được, mà là Pháp lý tu luyện. «Cách Am Di Lục» giảng “hỏa vũ lộ” là “tam phong”, như vậy “hỏa vũ lộ” chính là “Chân-Thiện-Nhẫn”. “Hóa tự” (chữ hóa), là tạo hóa vô cùng, tạo hóa có thể đổi trời thay đất. “Điền ý” là có ý gì? “Bốn mặt vuông vức là ý điền”. Vì sao nói “bốn mặt vuông vức” (tứ diện phương chính)? Chữ “điền” (田) chính là biểu đạt hình tượng Pháp Luân với cửu cung, trông rất vuông vức. Lời tiên tri nói với người đời Pháp Luân chính là “điền” (田), thứ ruộng có thể khiến con người biến hóa, là ruộng Pháp lý vũ trụ ảo diệu vô cùng. Tùng kim tùng kim hà tùng kim, Quang thái linh lung thị tùng kim.(Vàng kim vàng kim vàng kim nào, Hào quang lung linh là vàng kim)Nhật nguyệt vô quang quang huy thành, Tà bất phạm chính chân tùng kim.(Nhật nguyệt không sáng thành chói lọi, Tà không phạm chính đúng vàng kim) “Kim” (vàng) ở đây chính là chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” màu vàng ở trung tâm đồ hình Pháp Luân. “Hào quang lung linh là vàng kim”, ý nói “vàng” này tỏa hào quang lung linh. Nghĩa là phù hiệu chữ Vạn “卍” màu vàng ở trung tâm đồ hình Pháp Luân tỏa sáng lung linh, sáng tới mức khiến mặt trăng và mặt trời dường như “vô quang”, giống như một tòa thành tỏa ánh quang huy vậy. Ở đây dùng “quang huy thành” (tòa thành chói lọi) để ẩn dụ Pháp Luân với sắc thái tươi đẹp và có hình tròn. “Vàng kim” là gì? Từ nội hàm tiến thêm một bước nói “tà không phạm chính” là “đúng vàng kim”. Chân kinh chân kinh hà chân kinh, Yêu ma bất xâm thị kinh.(Chân kinh chân kinh chân kinh nào, Yêu ma không xâm là kinh)Thượng Đế dự ngôn Thánh Kinh thuyết, Hào li bất soa chân chân kinh.(Thượng Đế tiên tri Thánh Kinh nói, Không sai chút nào chân kinh thật) Bốn câu này bàn luận về kinh thư của Pháp Luân Đại Pháp, nói Nó là kinh chân chính, Thượng Đế đã từng dự ngôn rồi, không sai tý nào, từng câu từng chữ đều là chân kinh thật. Bộ chân kinh này chính là sách «Chuyển Pháp Luân» mà những người tu luyện Pháp Luân Công thường đọc. Cũng là nói rằng, tu bộ Đại Pháp này là có kinh thư, kinh thư này đúng là chân kinh thật. Cát địa Cát địa hà cát địa, Đa hội tiên trung thị Cát địa.(Đất lành đất lành đất lành nào, Nơi nhiều hội tiên là đất lành)Tam Thần sơn hạ ngưu minh địa, Quế thụ phạm phác thị Cát địa.(Dưới núi Tam Thần đất trâu kêu, Cây quế mộc mạc là đất lành) Ở đây bàn đến địa danh, lại gọi đây là “Cát địa” (đất lành). Cát địa là gì? Là bởi vì “nhiều hội tiên”, cũng là mảnh đất lành nơi nhiều “tiên nhân” tụ tập. Như vậy đất lành ở nơi đâu? Là “Dưới núi Tam Thần đất trâu kêu, Cây quế mộc mạc là đất lành“. Trước hết giải ẩn ngữ “quế thụ phạm phác”. “Quế thụ” (桂树), mỗi chữ bỏ phần bên phải rồi hợp lại thì thành chữ “lâm” (林). Đem chữ “phạm” (范) tách thành “trúc xa dĩ” (竹车已), thì có nghĩa là “xe trúc dừng”, mà “xe trúc” đã được Tân Hựu Thừa tiên sinh phá giải là chỉ Pháp Luân (Bánh xe Pháp). Như vậy “phạm phác” nghĩa là mộc mạc như trúc, bốn mùa đều xanh, mà “lâm” {rừng} bốn mùa đều xanh thì chính là “Trường Xuân”, là thủ phủ Trường Xuân của tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Chữ “phác” (朴), nghĩa là “mộc mạc, giản dị”, xuất hiện nhiều lần tại nhiều thiên trong «Cách Am Di Lục», là chỉ Đại Thánh nhân hoặc đệ tử của Đại Thánh nhân. “Phạm phác” chính là chỉ người sáng lập Pháp Luân Công truyền Pháp bắt đầu từ Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Thành phố Trường Xuân, thuộc Cát Lâm chính là “Cát địa”. Giờ quay lại giải “núi Tam Thần” thì thấy quả nhiên là chỉ núi Bạch Đầu nổi tiếng (núi Trường Bạch) ở Đông Bắc Trung Quốc. “Dưới núi Tam Thần đất trâu kêu“. “Đất trâu kêu” là nơi người tu luyện dũng mãnh bước ra. “Quế thụ phạm phác” tức Trường Xuân ở tỉnh Cát Lâm, là mảnh đất lành “Cát địa”; trong tiếng Hán, “Cát Lâm” (吉林) có nghĩa là “khu rừng tốt lành”, “Trường Xuân” (长春) có nghĩa là “sức sống mãi mãi”. Trong «Cách Am Di Lục», thiên đầu tiên “Nam Sư Cổ bí quyết” là một thiên cực kỳ trọng yếu, khởi tác dụng “vẽ rồng điểm mắt” đối với toàn bộ cuốn sách. Cũng là nói rằng, chỉ cần phá giải “Nam Sư Cổ bí quyết” là có thể đem toàn bộ nội dung chủ yếu của «Cách Am Di Lục» ra nói mạch lạc. Thiên này luận thuật chân lý “thập thắng” là gì, Đại Thánh nhân là ai, tiên đoán chân lý thập thắng và người sáng lập sẽ tạm thời bị trấn áp, hơn nữa còn thuyết minh tường tận về “thập thắng”, “tam phong”, “lưỡng bạch”, “hải ấn”. Thiên này kết cấu nghiêm cẩn, dùng từ tinh luyện. Chân nhân Chân nhân hạ Chân nhân, Chân Mộc hóa sinh thị Chân nhân.Thiên hạ nhất khí tái sinh nhân, Hải ấn dụng sử thị Chân nhân.Chân Mộc hóa sinh biến hóa nhân, Ngọc vô hà thể bất biến lý.Đông phương xuân sinh kim hoa phát, Liệt bang hồ điệp ca vũ lai.Chấp hành thủ án sát biến tâm linh, Thiên hạ nhân dân đại hô thanh.Như cuồng như túy ngưu minh thanh. Hơn mười câu trên đàm luận về “Chân nhân”, tức Đại Thánh nhân, chỉ là sơ qua vài điểm mà thôi. “Chân nhân Chân nhân hạ Chân nhân“: Câu này tuyệt diệu ở chữ “hạ” (下), là Chân nhân, nhưng vì sao lại là “hạ Chân nhân”? Sở dĩ ở đây dùng chữ “hạ”, là để giảng ra thân phận của Chân nhân. Theo giai tầng xã hội, Chân nhân ở đây không thuộc thượng tầng, không phải người quyền quý, cũng không phải danh nhân học sĩ. Đương nhiên, đây là nói trước khi Pháp Luân Công chấn động thế giới. Bởi vậy mới dùng chữ “hạ” này để tiết lộ một đặc trưng của Đại Thánh nhân (“Chân nhân”). “Chân Mộc hóa sinh thị Chân nhân“: Câu này chỉ rõ một đặc trưng khác của Đại Thánh nhân, đó là ngày sinh theo Thiên can Ngũ hành thuộc Mộc. “Thiên hạ nhất khí tái sinh nhân” (Thiên hạ một khí người tái sinh): “Thiên hạ nhất khí” ám chỉ vị Chân nhân này từng hạ thế ở cả Đông và Tây phương, trên thân mình tụ khí toàn thiên hạ. Chữ “tái” trong “tái sinh nhân” đột xuất chỉ rõ vị Chân nhân này lại một lần nữa hạ xuống thế gian. “Hải ấn dụng sử thị Chân nhân” (Sử dụng ấn biển là Chân nhân): “Hải ấn” là Pháp Luân, như vậy vị Thánh nhân này là Giác Giả truyền Pháp Luân Đại Pháp. Pháp Luân, biểu tượng của Pháp Luân Công trông giống như chiếc ấn của biển. “Chân Mộc hóa sinh biến hóa nhân“: Người có Thiên can thuộc Mộc này có thể “biến hóa người”, cũng là có thể giảng Pháp giáo hóa chúng sinh, cứu độ chúng sinh. “Ngọc vô hà thể bất biến lý” (Ngọc không tỳ vết lý bất biến): Dùng hình tượng “Ngọc không tỳ vết” để ẩn dụ chân lý bất biến, nghìn vạn lần chân thực. “Đông phương xuân sinh kim hoa phát, Liệt bang hồ điệp ca vũ lai” (Mùa Xuân phương Đông hoa vàng nở, Bươm bướm các nước tới ca múa): Vị Chân nhân này hạ thế tại phương Đông, xuất sinh vào mùa Xuân, sự nghiệp của Chân nhân tựa như “hoa vàng nở”, rất nhiều người từ các nước ngưỡng mộ danh mà tới đắc Pháp. “Chấp hành thủ án sát biến tâm linh, Thiên hạ nhân dân đại hô thanh” (Cầm cân nảy mực quan sát tâm linh, Nhân dân thiên hạ kêu tiếng lớn): Vị Chân nhân này, tức người sáng lập Pháp Luân Công, truyền xuất Pháp Luân Đại Pháp là “trực chỉ nhân tâm”, có thể khiến nhân tâm cải biến, đạo đức con người hồi thăng. Bởi vậy, Pháp Luân Công vừa truyền ra, chỉ trong chưa đầy 10 năm đã hồng truyền hơn 50 nước, với hơn 100 triệu người tu luyện, đây chính là “Như cuồng như túy ngưu minh thanh” (Say mê vô cùng tiếng trâu kêu). Thế nhân bất tri trào tiếu thời, Chuyên vô thiên tâm hà xứ sinh.(Người đời không biết bèn chê cười, Không có thiên tâm sinh nơi đâu)Ngưu minh thập thắng tầm Cát địa, Tiên giác chi nhân dự ngôn thế.(Trâu kêu thập thắng tìm đất lành, Bậc sớm giác ngộ đã dự ngôn)Hôn cù trường dạ nhãn xích hóa, Nhân giai bất tư chân bất chân.(Đường tối đêm dài mắt chỉ tiền, Người chẳng ngẫm xem có đúng không) Ở đây chỉ về những người mà Lão Tử gọi là “hạ sĩ”. Đại Pháp Đại Đạo — Pháp Luân Đại Pháp đã truyền ra ở thế gian, vậy mà “Người đời không biết bèn chê cười“, những người không có “thiên tâm” (tâm phản bổn quy chân) ấy biết tìm đường sinh ở đâu đây? Chúng sinh hữu duyên mộ danh mà tới, người có thiện tâm đua nhau nhập Đạo tu luyện. Đối với việc này, các bậc tiên tri tiên giác đã sớm có dự ngôn rồi. Chỉ là người ta ham mê truy cầu kim tiền, không thử nghĩ xem dự ngôn có đúng hay không. Hảo sự đa ma thử thị nhật, Song khuyển ngôn tranh thảo thập khẩu.Tạm thời tạm thời bất miễn ách, Cửu chi gia nhất tuyến vô hình.Thập thắng lưỡng bạch tri khẩu nhân, Bất cố tả hữu tiền tiền tiến.Tử trung cầu sinh nguyên chân lý, Xuất tử nhập sinh tín thiên thôn.Tạo thứ bất li giá thượng đài, Thản thản đại lộ vĩnh bất biến.Hữu hình vô hình lưỡng đại trung, Đạo thông thiên địa vô hình ngoại.Triệu Ất thỉ khẩu Chân Giác nhân, Kỳ thiên đảo Thần thời bất hưu.Ác tội mãn thiên phán đoan nhật, Hàm Dương tam nguyệt gia an tại.Thanh hòe mãn đình chi nguyệt, Bạch dương vô nha chi nhật.Địa thử nữ ẩn nhật, Tam sàng hậu ngọa. Mười mấy câu này cực kỳ trọng yếu. Nó chỉ rõ Pháp Luân Công sẽ gặp phải trấn áp, nhưng đây chỉ là tạm thời, giữ vững Đại Pháp cuối cùng đắc thắng. “Hảo sự đa ma thử thị nhật” (Việc tốt lắm ma là ngày này): Việc tốt hay gặp trắc trở, Pháp Luân Công phát triển mạnh mẽ dẫn tới một số dị nghị, có người vì vậy mà phải vào tù, khó miễn nỗi khổ lao ngục. “Song khuyển ngôn tranh thảo thập khẩu” (Đôi chó tranh lời cỏ mười miệng): “Song khuyển ngôn tranh” là một câu đố chữ, chú khuyển đầu tiên là chữ “犭”, tranh nhau chữ “ngôn” (言) ở giữa với chú khuyển thứ hai là chữ “khuyển” (犬), hợp lại thành chữ “ngục” (狱). “Thảo” (草) tức “thảo” (艹), “thảo” (艹) cộng thêm chữ “thập” (十) và chữ “khẩu” (口) chính là chữ “khổ” (苦). “Song khuyển ngôn tranh thảo thập khẩu” hợp thành “ngục khổ”, nhiều người tu luyện Pháp Luân Công sẽ phải chịu nỗi khổ tù đày. “Tạm thời tạm thời bất miễn ách” (Tạm thời không miễn được tai ách): Pháp Luân Công khẳng định sẽ gặp phải trấn áp, nhưng trấn áp chỉ là tạm thời, là ngắn ngủi, chứ không kéo dài lâu. “Cửu chi gia nhất tuyến vô hình” (Chín chi thêm một đường vô hình): Chín cộng thêm một là mười, tức “thập thắng”. Đây là “Đại Đạo vô hình” (tuyến vô hình), cuối cùng giành thắng lợi (thập thắng). “Thập thắng lưỡng bạch tri khẩu nhân, Bất cố tả hữu tiền tiền tiến” (Thập thắng hai trắng biết miệng người, Bất chấp xung quanh tiến về trước): “tri khẩu nhân” có thể giải ở ba phương diện: (i) đồng âm với “địa cầu nhân” (người trái đất) trong tiếng Hàn; (ii) đồng âm với “trì cửu nhân” (người giữ vững lâu dài) trong tiếng Hàn; (iii) chữ “khẩu” (口) có bốn phương, tức là Địa, “tri khẩu nhân” tức là người thông hiểu chuyện thế gian. Từ ba phương diện này, có thể nói những người tu luyện Pháp Luân Công biết hết thảy đều là tạm thời, họ sẽ vẫn “Bất chấp xung quanh tiến về trước“, vứt bỏ sinh-tử để duy hộ Đại Pháp vũ trụ, trong ma nạn mà kiên định bất di. “Tử trung cầu sinh nguyên chân lý, Xuất tử nhập sinh tín thiên thôn” (Trong chết cầu sống vẫn nguyên chân lý, Thoát chết mà sống tin thôn trên trời): Những người tu luyện anh dũng vĩ đại này vì bảo vệ Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) mà đối diện với đàn áp điên cuồng, đối diện với tù đày, giam ngục, đối diện với tra tấn, và thậm chí là cái chết, nhưng vẫn không sợ hãi. Trong thống khổ cực độ của bị bức hại, họ vẫn kiên tín vào Pháp Luân Công, kiên tín rằng Pháp Luân Đại Pháp là chân lý vũ trụ (“nguyên chân lý”). Bởi vậy, họ “Thoát chết mà sống tin thôn trên trời“, kiên định tín ngưỡng bản thân, cho dù tà ác có dùng đến hết thảy cơ cấu chuyên chính và thủ đoạn đàn áp cũng đều vô dụng. “Tạo thứ bất li giá thượng đài, Thản thản đại lộ vĩnh bất biến” (Vội vàng mà không rời đài này, Bình thản đường lớn mãi bất biến): Trong bước ngoặt quan hệ đến sinh-tử này, người tu luyện chỉ cần không hoảng loạn khinh suất (“vội vàng”) mà ly khai Pháp Luân Công, thì trấn áp của tà ác chỉ là ngắn ngủi, trước mặt sẽ là “Bình thản đường lớn mãi bất biến“. “Hữu hình vô hình lưỡng đại trung, Đạo thông thiên địa vô hình ngoại” (Có hình vô hình giữa hai lớn, Đạo thông thiên địa ngoài vô hình): Khi đang tiên tri về Pháp Luân Công gặp phải trấn áp tại Trung Quốc, vì sao lại luận về hữu hình, vô hình ở đây? Bởi vì Thần nhân chủ trương “Đạo thông thiên địa ngoài vô hình“, chỉ cần là Chính Đạo, thì hà tất phải suy tính “hữu hình, vô hình” đây? Chẳng hạn sự kiện thỉnh nguyện tại Trung Nam Hải ngày 25/4, vừa phù hợp với nguyên lý của vũ trụ, cũng phù hợp với chính nghĩa nơi nhân loại, hà tất phải bàn luận về “hữu vi, vô vi”? “Triệu Ất thỉ khẩu Chân Giác nhân, Kỳ thiên đảo Thần thời bất hưu” (Triệu lời thề thốt người Chân Giác, Cầu trời khấn Thần không được ngưng): “Triệu Ất thỉ khẩu” là cụm từ trợ hứng trong tiếng Hàn, ý là “đẹp quá!”, “tốt!”. Tuyệt lắm những người “Chân Giác”, bất kể tình thế hiểm ác thế nào, cũng thề không từ bỏ tu luyện. “Ác tội mãn thiên phán đoan nhật, Hàm Dương tam nguyệt gia an tại” (Tội ác rợp trời ngày tháng Giêng, Hàm Dương tháng Ba nhà yên ổn): Pháp Luân Công do ông Lý Hồng Chí truyền ra từ ngày 13/5/1992 tại Trường Xuân, được mọi giai tầng trong xã hội hoan nghênh, chỉ trong mấy năm đã có hơn 100 triệu người tu luyện. Cho đến trước ngày 25/4/1999 thì cơ bản là phát triển ổn định, không chịu thiệt hại lớn nào. Vậy thì “Hàm Dương tháng Ba nhà yên ổn” là gì? Hàm Dương là cố đô Trung Quốc, ẩn dụ thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc ngày nay. Ý nghĩa thực câu này là, mãi đến ngày 29/5/1999 (cuối tháng Ba âm lịch), Bắc Kinh ở Trung Quốc vẫn không xảy ra sự kiện trấn áp đẫm máu nào. Cũng là nói rằng, mặc dù phát sinh sự kiện Trung Nam Hải ngày 25/4 chấn động trong và ngoài nước, nhưng theo các tư liệu hữu quan, Thủ tướng Chu Dung Cơ và đại biểu Pháp Luân Công đã giải quyết hòa bình sự kiện ngày 25/4. Đến một tháng sau đó vẫn không phát sinh trấn áp bằng bạo lực. Tuy nhiên, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã tức giận mà phát động cuộc đàn áp “tội ác rợp trời” vào ngày 20/7/1999. “Thanh hòe mãn đình chi nguyệt, Bạch dương vô nha chi nhật” (Tháng mà hòe xanh khắp sân, Ngày mà bạch dương không mầm): “Thanh” (xanh) là tháng thiếu, mà cây hòe xanh khắp sân là mùa Hè, không còn nghi ngờ gì nữa. Tháng thiếu mùa Hè, chính là tháng 6 âm lịch, tương đương tháng 7 dương lịch. Còn đối với ngày cụ thể, nguyên văn dự ngôn dùng chữ “vô nha” (không mầm). Chữ “nha” (芽) bỏ đi phần “nha” (牙) thì chỉ còn lại chữ “thảo” (艹), tức là 20 (trong tiếng Hán cổ, chữ “卄” chỉ số 20). Như vậy ngày mà “tội ác rợp trời” (ác tội mãn thiên) chính là ngày 20 tháng 7. “Địa thử nữ ẩn nhật, Tam sàng hậu ngọa” (Đất chuột nữ ẩn ngày, Ba giường nằm sau): “Chuột” là “Tý” (子), cùng “nữ” (女) hợp thành một chữ “hảo” (好), “Địa thử nữ ẩn nhật” có nghĩa là “ngày đẹp”. “Tam sàng” (ba giường) trong tiếng Hàn phát âm giống “thế gian”, “hậu ngọa” (nằm sau) cùng ý với “lật ngược”, “Tam sàng hậu ngọa” có nghĩa là thế gian điên đảo thị phi, trời đất đảo ngược. Vào ngày 20/7/1999, Pháp Luân Công bị trấn áp điên cuồng, đâu đâu cũng là “tội ác rợp trời”, Pháp Luân Công và người sáng lập bị gán đủ loại tội danh, điên đảo thị phi, thế nhưng “ngày đẹp” đã không còn xa nữa. Thập thắng thập xứ luận, Vị bặc định huyệt bất khả sinh.Địa lý thiên lý thập thắng cung cung địa, Vạn vô nhất thất nhập giả sinh.Hữu trí vô trí phân biệt thời. “Thập thắng thập xứ luận, Vị bặc định huyệt bất khả sinh” (Thập thắng luận mười chỗ, Chưa bắt định huyệt không thể sống): “Thập thắng luận mười chỗ”, luận theo địa lý, Hàn Quốc có mười nơi, tức mười thành thị nơi Pháp Luân Công hoằng truyền (về điểm này những dự ngôn như «Trịnh Giám Lục» đều có luận thuật). Hàn Quốc có mười nơi mà Pháp Luân Công rất phổ biến, tuy nhiên “Chưa bắt định huyệt không thể sống“, “định huyệt” ở đây chính là nhập môn tu luyện, nếu không thì không còn đường sinh. “Địa lý thiên lý thập thắng cung cung địa, Vạn vô nhất thất nhập giả sinh” (Lý đất lý trời đất cung cung thập thắng, Không được sai sót người vào sống): Các vị từ lý đất mà tìm “đất cung cung thập thắng” cũng được, từ lý trời mà tìm “đất cung cung thập thắng” cũng được, nhưng nhất định không được sai sót, đây chính là đường sinh. Nói cách khác, các vị tìm thấy Pháp Luân Công ở điểm luyện công cũng được, tìm thấy Pháp Luân Công từ trên Pháp lý cũng được, có thể nhập môn tu luyện là khả dĩ rồi. Tóm lại, dù từ trên trời hay dưới mặt đất, chỉ cần tìm được Pháp Luân Công “thập thắng cung cung địa” là tốt rồi, đây chính là phân biệt giữa người có trí và không có trí (“Hữu trí vô trí phân biệt thời“). Họa nhân ác tích bất miễn ngục, Nhân thú phân biệt lưỡng đoan nhật.Phi hỏa lạc địa hỗn độn thế, Tây phương Canh Tân tứ cửu Kim.Tùng Kim diệu số đại vận dã. Đây là năm câu cuối kết thúc đệ nhất thiên “Nam Sư Cổ bí quyết”. Nó minh xác đàm luận Pháp Luân Công sẽ gặp phải trấn áp, và đất nước đàn áp Pháp Luân Công là “hỗn độn” (lộn xộn), tuy nhiên Pháp Luân Công sẽ phát triển mạnh ở phương Tây. “Họa nhân ác tích bất miễn ngục, Nhân thú phân biệt lưỡng đoan nhật” (Gây họa tích ác không miễn ngục, Người thú phân biệt ngày tháng Giêng): Ở đây giảng kẻ ác trấn áp Pháp Luân Công đều không thoát khỏi kết cục hạ địa ngục, đây chính là ngày phân biệt giữa người và thú. “Phi hỏa lạc địa hỗn độn thế” (Lửa bay rớt xuống đất hỗn độn): Ẩn dụ cuộc đàn áp điên cuồng của tà ác đối với Pháp Luân Công khiến đất nước và dân tộc Trung Hoa rơi vào tai họa. “Tây phương Canh Tân tứ cửu Kim, Tùng Kim diệu số đại vận dã” (Phương Tây Canh Tân vàng bốn chín, Vàng kim số đẹp ấy vận lớn): Theo «Chu Dịch», phương Tây thuộc về Canh Tân; trong Thiên can, Canh và Tân là số 9 và số 4, thuộc Kim. Ở đây nói về sự giúp đỡ và công nhận Pháp Luân Công của các nước phương Tây, chính là “Vàng kim số đẹp ấy vận lớn”. “Vàng kim” ở đây không phải chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” ở trung tâm Pháp Luân, mà ý là Pháp Luân Công phát triển như triều cường ở phương Tây. Bởi vì Trung Quốc Đại Lục hiện tại vẫn đang đàn áp Pháp Luân Công, nhiều nước phương Đông cũng chịu ảnh hưởng nặng, nên Pháp Luân Công phát triển mạnh thành “đại vận” ở phương Tây. “Nam Sư Cổ bí quyết” cơ bản khái quát nội dung chủ yếu của «Cách Am Di Lục», bao gồm địa điểm, quá trình, tình huống của Đại Thánh nhân truyền Pháp Luân Công, đồ hình Pháp Luân, tới khi bị trấn áp và cuối cùng công thành viên mãn, v.v. có thể nói là tập hợp tinh hoa trong toàn bộ dự ngôn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 10, 2014 Đệ tam thiên “Kê Long luận” Lời tựa: Thiên này chủ yếu đàm luận về Đại Thánh nhân “Trịnh bản thiên thượng vân trung Vương, Tái lai kim nhật Trịnh thị Vương”, lai lịch của Đại Thánh nhân cũng như khái quát tình huống tạm thời bị trấn áp và bức hại của Pháp Luân Công. Thiên hạ liệt bang hồi vận, Cấn hoa Triều Tiên Kê Long địa.Thiên tung chi Thánh hợp đức cung, Bối cung chi gian lưỡng bạch tiên. “Thiên hạ liệt bang hồi vận, Cấn hoa Triều Tiên Kê Long địa” (Các nước thiên hạ vận trở về, Triều Tiên dâm bụt đất Kê Long): Vận tu luyện Pháp Luân Công của các nước toàn thiên hạ trở về với Hàn Quốc (“Triều Tiên”), nơi lấy hoa dâm bụt làm quốc hoa. “Thiên tung chi Thánh hợp đức cung, Bối cung chi gian lưỡng bạch tiên” (Thánh đến từ trời cung hợp đức, Ở giữa lưng cung hai tiên trắng): Đây là chỉ đồ hình Pháp Luân, gọi là “hợp đức cung”, tức cung tu tâm thành đức. Cụm từ “Thiên tung chi Thánh” ở đây khiến người ta suy ngẫm. Đây là “cung hợp đức” của “Thánh đến từ trời”, về điểm này thì người sáng lập Pháp Luân Công cũng giảng qua rồi. “Bối cung chi gian lưỡng bạch tiên”, “bối cung” tức Thái Cực với hai nửa Âm-Dương đấu lưng vào nhau; “lưỡng bạch tiên” chỉ hai chấm trắng nằm giữa hai cung Âm-Dương của Thái Cực. Huyết khiển đảo trung tứ hải thông, Vô hậu duệ chi hà lai Trịnh.Trịnh bản thiên thượng vân trung Vương, Tái lai kim nhật Trịnh thị Vương.Bất tri hà tính Trịnh Đảo Lệnh, Kê Long thạch bạch Trịnh vận Vương.Trịnh triệu thiên niên Trịnh Giám thuyết, Thế bất tri nhi Thần nhân tri. “Huyết khiển đảo trung tứ hải thông” (Bỏ máu giữa đảo bốn biển thông): «Cách Am Di Lục» nhiều lần giảng về “huyết khiển”, ý tứ không rõ ràng, khả năng chỉ một sự kiện nào đó trong lịch sử, “tứ hải thông” ở đây dùng để ẩn dụ sự tình Đại Pháp hồng truyền. “Vô hậu duệ chi hà lai Trịnh” (Không có hậu duệ sao Trịnh lại tới): Câu này biểu đạt hàm nghĩa một chữ “độc” (một mình, duy nhất). “Trịnh bản thiên thượng vân trung Vương, Tái lai kim nhật Trịnh thị Vương” (Trịnh vốn là Vua trong mây ở trên trời, Hôm nay trở lại để làm Vua họ Trịnh): «Cách Am Di Lục» nhiều lần nhấn mạnh “Trịnh” ở đây không phải họ Trịnh, mà chỉ rõ “Trịnh” tức là “Chính”, chữ “Trịnh” (郑) với chữ “Chính” (正) trong tiếng Hàn là đồng âm. “Trịnh” nguyên là Vua ở trên thiên thượng, hôm nay lại hạ thế làm “Vua họ Trịnh”, tức vị Vua của Chính Đạo. “Bất tri hà tính Trịnh Đảo Lệnh, Kê Long thạch bạch Trịnh vận Vương” (Không biết họ gì Trịnh Đảo Lệnh, Đá trắng Kê Long Vua vận Trịnh): Để xưng hô Đại Thánh nhân, «Cách Am Di Lục» thường dùng ẩn ngữ “Trịnh Đạo Lệnh”. Nhưng ở đây lại là “Trịnh Đảo Lệnh”, ý rất rõ ràng, là cố ý nói “Trịnh Đạo Lệnh” thành “Trịnh Đảo Lệnh”, mục đích là nhắc nhở ngay cả “Trịnh Đạo Lệnh” cũng không phải nguyên danh, mà là ẩn ngữ. Người viết cho rằng “Trịnh” thực ra là “Chính”, “Trịnh Đạo Lệnh” tức là “Chính Đạo Lệnh”. “Chính Đạo Lệnh” đủ để thuyết minh chân ý rồi, là “Đấng Hiệu Lệnh Chính Đạo”, mà “Kê Long thạch bạch Trịnh vận Vương” còn nói rõ hơn nữa về “Chính Đạo Lệnh”. Đây chính là người sáng lập Pháp Luân Công! “Kê Long” là tên một ngọn núi ở Hàn Quốc nổi tiếng có linh khí, ngụ ý tu luyện, “thạch bạch” chỉ chấm trắng trong Thái Cực của Pháp Luân, “Trịnh vận Vương” là vị Vua có sứ mệnh hoằng truyền Chính Đạo. “Trịnh triệu thiên niên Trịnh Giám thuyết, Thế bất tri nhi Thần nhân tri” (Trịnh triệu nghìn năm Trịnh Giám nói, Người không biết nhưng Thần nhân biết): Nghe nói Trịnh Giám, tác giả «Trịnh Giám Lục», một bộ dự ngôn khác của Hàn Quốc, từng nói: “Trịnh triệu thiên niên”, người đời không biết ý nghĩa trong đó, nhưng Thần nhân thì biết. Hảo sự đa ma bất miễn ngục, Bất nhẫn xuất thế bách tổ nhất tôn.Chung nhẫn chi xuất tam niên gian, Bất tử vĩnh sinh xuất vu thập thắng.Bất nhập tử hựu thứ thứ vận xuất hiện, Tứ diện như thị thập thắng.Bách tổ thập tôn hảo vận hĩ, Nam lai Trịnh thị thùy khả tri.Cung Ất hợp đức Chân nhân lai, Nam độ xà long Kim an tại. “Hảo sự đa ma bất miễn ngục” (Việc tốt nhiều ma không miễn ngục): Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền tại Trung Quốc, nhưng vì việc tốt hay gặp trắc trở nên bị trấn áp, nhiều đệ tử của Đại Thánh nhân bị tù đày. “Chung nhẫn chi xuất tam niên gian, Bất tử vĩnh sinh xuất vu thập thắng” (Nhẫn trọn vượt qua khoảng ba năm, Không chết sống mãi ở thập thắng): Người tu luyện Pháp Luân Công có thể vượt qua ba năm đàn áp điên cuồng nhất của tà ác {2000, 2001, 2002}, thì sẽ “bất tử vĩnh sinh”, cuối cùng thắng lợi. “Thập thắng” đã được giải là Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp. “Bất nhập tử hựu thứ thứ vận xuất hiện, Tứ diện như thị thập thắng” (Không chết vận nữa lại xuất hiện, Bốn mặt như là thập thắng): Nếu Pháp Luân Công trụ vững trong ba năm đàn áp điên cuồng này của tập đoàn Giang Trạch Dân, thì hình thế sẽ xoay chuyển. “Bốn mặt như là thập thắng”, nghĩa là bốn phương tám hướng đều là người tu luyện Pháp Luân Công, sẽ trở thành vận tốt cho con cháu (“Bách tổ thập tôn hảo vận hĩ“). “Nam lai Trịnh thị thùy khả tri, Cung Ất hợp đức Chân nhân lai” (Họ Trịnh từ Nam ai biết được, Cung Ất hợp đức Chân nhân đến): Ai có thể biết Chính Pháp Chính Đạo cứu cánh là gì? Ấy chính là vị Chân nhân truyền Đại Pháp đức cao bao gồm cả Phật Đạo lưỡng gia. «Cách Am Di Lục» thường dùng “cung Ất”, “lưỡng cung song Ất”, “cung cung Ất Ất” để chỉ Pháp Luân và Pháp Luân Công nói chung. “Cung cung” (弓弓) chỉ Thái Cực đồ của Đạo gia gồm hai cung Âm-Dương xoắn vào nhau; “Ất Ất” (乙乙) chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”. Đồ hình Pháp Luân với các Thái Cực và phù hiệu chữ Vạn “卍”, biểu tượng của Pháp Luân Công (Ảnh: Minh Huệ Net) “Nam độ xà long Kim an tại” (Rồng rắn sang Nam đang yên ổn): Những người phá hoại Đại Pháp đến Hàn Quốc từ phương Bắc (Trung Quốc) và đệ tử của Đại Thánh nhân đến Hàn Quốc hoằng Pháp đều trụ tại Nam Hàn. Tại đây, vị Thần nhân dùng chữ “xà long” so với “long xà” là tuyệt nhiên bất đồng. “Long xà chi nhân” chỉ đệ tử của Đại Thánh nhân, còn “xà” trong “xà long” chỉ các tội đồ tà ác. Tu tùng bạch cưu tẩu thanh lâm, Nhất kê tứ giác bang vô thủ.Trịnh triệu chi biến nhất nhân Trịnh hĩ, Vô phụ chi tử Trịnh Đạo Lệnh.Thiên địa hợp vận xuất thị Mộc, Cung Ất lưỡng bạch thập thắng xuất.Thập bát tính nhân Trịnh Chân Nhân.Thiên địa chấn động hoa triêu tịch, Giang sơn nhiệt đãng quỷ bất tri.Kê Long tích bạch Trịnh Đạo Lệnh, Ngưu thiên mã bá thời sự tri. “Tu tùng bạch cưu tẩu thanh lâm” (Phải theo cưu trắng vào rừng xanh): Trước đây đã phá giải câu “Tu tùng bạch thỏ tẩu thanh lâm”, chỉ là ở đây “bạch thỏ” biến thành “bạch cưu”; “bạch thỏ” chỉ Thánh nhân sinh năm Thỏ, “thanh lâm” chỉ Trường Xuân tỉnh Cát Lâm. “Bạch” (màu trắng) là Kim, phía Tây, tức Tây phương; “cưu” là chim bồ câu, tượng trưng cho hòa bình. Như vậy từ ý nông cạn bề mặt thì “bạch cưu” là thiên sứ hòa bình ở phương Tây. “Nhất kê tứ giác bang vô thủ” (Một gà bốn sừng bang không tay): Phần bên trái chữ “kê” (鸡) thêm vào bốn sừng ghép với chữ “bang” (邦) đã bỏ đi chữ “thủ” (手) chính là chữ “Trịnh” (郑). “Trịnh triệu chi biến nhất nhân Trịnh hĩ” (Trịnh triệu biến thành một người Trịnh vậy): “Trịnh” đã được giải là “Chính”. “Vô phụ chi tử Trịnh Đạo Lệnh” (Bậc không cha là Trịnh Đạo Lệnh): “Trịnh Đạo Lệnh” là vị Vua của Chính Đạo. “Vô phụ chi tử” cũng làm nổi bật một chữ “độc” (một mình, duy nhất). “Vô phụ chi tử Trịnh Đạo Lệnh” ám chỉ thiên thượng không có ai cao hơn vị Thần Chính Đạo này nữa; “vô hậu duệ” ám chỉ tương lai sẽ không có cơ duyên như thế này nữa. Người viết cho rằng, đây chính là ý nghĩa thực sự của “lưỡng vô”. “Thiên địa hợp vận xuất thị Mộc, Cung Ất lưỡng bạch thập thắng xuất” (Trời đất hợp vận xuất cây hồng, Cung Ất hai trắng xuất thập thắng): Ý hai câu này là trời đất hợp vận xuất Thánh nhân thuộc Mộc, lý hai trắng thiên cung địa Ất xuất “thập thắng”, tức “cung Ất lưỡng bạch”, lý của Pháp Luân Đại Pháp. “Lưỡng bạch” đã được giải là ngôn ngữ thiển bạch đạo lý minh bạch, hoặc tâm trắng và thân trắng, hoặc nãi bạch thể và tịnh bạch thể. “Thập bát tính nhân Trịnh Chân Nhân” (Người họ mười tám Trịnh Chân Nhân): “thập” (十) cộng thêm “bát” (八) chính là “Mộc” (木), người trong họ có chữ “Mộc” (木) mới là Bậc Chân Nhân Chính Đạo. “Thiên địa chấn động hoa triêu tịch, Giang sơn nhiệt đãng quỷ bất tri” (Trời đất chấn động buổi chiều tà, Non sông rúng động quỷ không hay): Hai câu này dự báo tương lai sẽ phát sinh đại kiếp nạn trong nháy mắt, chỉ là thời gian chưa tới mà thôi, khi ấy quỷ hành ác vẫn không hay biết chân tướng nên mới dám lộng hành. “Kê Long tích bạch Trịnh Đạo Lệnh, Ngưu thiên mã bá thời sự tri” (Thiếc trắng Kê Long Trịnh Đạo Lệnh, Trâu trời ngựa bá biết thời sự): “Kê Long tích bạch” tượng trưng Pháp Luân. Người sáng lập Pháp Luân Công mới là Vua của Chính Đạo (“Trịnh Đạo Lệnh”), người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đều hiểu điều này. Mĩ tai thử vận Thần minh giới, Trường An Đại Đạo Chính Đạo Lệnh.Đầu tiên tứ hải diệt ma điền, Tứ hải thái bình lạc lạc tai. “Mĩ tai thử vận Thần minh giới, Trường An Đại Đạo Chính Đạo Lệnh” (Vận này đẹp quá giới Thần linh, Trường An Đại Đạo Chính Đạo Lệnh): Vận giới Thần linh tuyệt đẹp này đến từ “Trường An Đại Đạo Chính Đạo Lệnh”. “Trường An Đại Đạo Chính Đạo Lệnh” là gì? Người viết cho rằng, bộ Đại Pháp này có thể mang đến cho nhân loại sự bình an trường cửu. Cũng có giải thích “Trường An Đại Đạo Chính Đạo Lệnh” nghĩa là vị “Chính Đạo Lệnh” này từng là minh quân Đường Thái Tông Lý Thế Dân ở kinh thành Trường An. “Đầu tiên tứ hải diệt ma điền, Tứ hải thái bình lạc lạc tai” (Đi khắp bốn biển diệt ruộng ma, Bốn biển thái bình mừng lắm thay): Sau khi ma quỷ khắp bốn biển bị tiêu diệt, toàn thiên hạ ăn mừng nghênh đón thời thái bình thịnh thế Đệ tứ thiên “Lai bối dự ngôn lục thập tài” Lời tựa: Từ tên mà tra nghĩa, đề mục thiên này nhìn đã rõ ngay, là dùng lục thập giáp tử để dự ngôn về “lai bối”. Đến nay người ta vẫn cho rằng thiên này nói về “hải vận khai” mang tính thương nghiệp, mà không biết rằng nó ẩn dụ đại hội giao lưu tu luyện tại Hàn Quốc, rất nhiều người tu luyện hải ngoại tới Hàn Quốc trao đổi kinh nghiệm, truyền báu vật, thúc đẩy hoằng Pháp tại Hàn Quốc. Liệt bang chi trung cao lập tiên, Liệt bang hồ điệp ca vũ lai.Hải trung phong phú hóa quy lai, Lục đại cửu nguyệt hải vận khai.Tống cựu nghênh tân hảo thời tiết, Như vân như vũ hạc phi lai.Chư bang đảo dư khuất phục tiên, Vô luận đại tiểu bang thuyền hạm.Thánh sơn thánh địa vọng viễn lai, Dẫn suất quy lai liệt bang dân.Kê Long đô thành tầm bích dân, Kim thạch tầm tường chân châu môn.Vô tội nhân sinh vĩnh cư cung, Hữu tội nhân sinh bất nhập thành.Bối thiên chi quốc vĩnh phá diệt, Phú quý bần tiện phản phúc nhật.Cung Ất thánh sơn vô kỳ bất thông, Kim ngân bảo hóa dụng thặng dư.Hòa bình dụng quan chính nghĩa lập, Vi giám đốc cánh vô cường.Nhật quang trú cánh vô nguyệt quang chi cực, Thất nhật sắc bảo thạch chiếu.Liệt bang vọng sắc phúc chi lai, Cánh vô nguyệt khuy bất dạ quang minh. “Liệt bang chi trung cao lập tiên, Liệt bang hồ điệp ca vũ lai” (Trong số các nước cao lập tiên, Bươm bướm các bang tới ca múa): Hàn Quốc còn gọi là Cao Ly, “cao lập” (高立) [gāolì] đọc giống Cao Ly (高丽) [gāolí], tức Nam Triều Tiên. “Hồ điệp” (bươm bướm) ẩn dụ người tu luyện hải ngoại, tới từ các nước (liệt bang), như bươm bướm vui mừng bay tới. “Hải trung phong phú hóa quy lai, Lục đại cửu nguyệt hải vận khai” (Dồi dào trong biển quay trở về, Tháng chín lục đại vận biển mở): Từ ngoại quốc tới Hàn Quốc, từ Hàn Quốc đi ra ngoài, đi đi về về đều là “dồi dào trong biển”, tức kinh nghiệm tu luyện quý giá. “Lục đại cửu nguyệt” khả năng chỉ mùa thu hoạch. “Tống cựu nghênh tân hảo thời tiết, Như vân như vũ hạc phi lai” (Chào cũ đón mới thời tiết đẹp, Như mây như mưa hạc bay tới): Rất nhiều người tu Đạo ở hải ngoại tới thăm Hàn Quốc. “Chào cũ đón mới” thường dùng vào năm mới, hay ngày hội đầu Xuân. Ở đây chỉ hình thế truyền bá Pháp Luân Công tại Hàn Quốc, lúc đầu đình trệ, sau mấy năm như cảnh tượng bay lên vậy. Chính vào lúc “thời tiết đẹp” này, rất nhiều người tu luyện ở nước ngoài (“hạc”) bay tới Hàn Quốc “như mây như mưa” để giao lưu. “Chư bang đảo dư khuất phục tiên, Vô luận đại tiểu bang thuyền hạm” (Các nước đảo đều khuất phục tiên, Bất kể tàu thuyền lớn hay nhỏ): Các nước đều khâm phục Hàn Quốc, vẫn là cảnh tượng tấp nập giao lưu tu luyện. “Thánh sơn thánh địa vọng viễn lai, Dẫn suất quy lai liệt bang dân” (Núi thánh đất thánh nhìn từ xa, Dẫn dân các nước quay trở về): “Núi thánh đất thánh” chỉ Pháp Luân Đại Pháp, người dân các nước đều đi tìm Đại Pháp để được quay trở về. “Kê Long đô thành tầm bích dân, Kim thạch tầm tường chân châu môn” (Đô thành Kê Long tìm bích dân, Vàng đá tìm tường cửa trân châu): “thành” và “bích” đều chỉ bức tường, “bích dân” chỉ dân của “đô thành Kê Long”; Kê Long là tên ngọn núi Hàn Quốc nổi tiếng có linh khí, ở đây ẩn dụ tu luyện. Tất cả đều xoay quanh “kim thạch” là Pháp Luân của Pháp Luân Công, tiến hành giao lưu tu luyện, thu hoạch được kinh nghiệm và bài học trân quý, tức “trân châu”. “Vô tội nhân sinh vĩnh cư cung, Hữu tội nhân sinh bất nhập thành” (Đời người vô tội mãi ở cung, Đời người có tội không vào thành): “cung” (宫) [gōng] {cung điện} là đồng âm của “Công” (功) [gōng], chỉ Pháp Luân Công, tức chân lý thập thắng, là thành mà người vô tội mãi ở, còn kẻ có tội không vào được. “Bối thiên chi quốc vĩnh phá diệt, Phú quý bần tiện phản phúc nhật” (Quốc gia phản trời mãi sụp đổ, Giàu sang bần hèn ngày đảo ngược): Nếu quốc gia kia đi ngược lại với Thiên lý, tức giáo huấn của Đại Pháp, làm trái với Đạo Trời, thì nó sẽ “sụp đổ”; bất kể quốc gia ấy là giàu hay nghèo, phú quý hay bần tiện, đều sẽ lật ngược trở lại. “Cung Ất thánh sơn vô kỳ bất thông, Kim ngân bảo hóa dụng thặng dư” (Núi thánh cung Ất không gì không thông, Vàng bạc tiền báu dùng thừa thãi): «Cách Am Di Lục» thường dùng “cung Ất”, “lưỡng cung song Ất”, “cung cung Ất Ất” để chỉ Pháp Luân và Pháp Luân Công nói chung. “Cung cung” (弓弓) chỉ Thái Cực đồ của Đạo gia gồm hai nửa Âm-Dương xoắn vào nhau theo hình vòng cung; “Ất Ất” (乙乙) chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”. “Cung” (弓) [gōng] {cây cung} cũng đồng âm với “Công” (功) [gōng], chỉ Pháp Luân Công. Như vậy “núi thánh cung Ất” ám chỉ Pháp Luân Công, tựa như vàng bạc tiền báu dùng mãi không hết, chỉ cần tu luyện thì sẽ lợi ích vô cùng. “Vàng bạc tiền báu” được nói đến ở đây không phải vàng bạc tiền báu thật, mà là nội hàm Pháp lý vũ trụ vô cùng vô tận. Đồ hình Pháp Luân với các Thái Cực và phù hiệu chữ Vạn “卍”, biểu tượng của Pháp Luân Công (Ảnh: Minh Huệ Net) “Hòa bình dụng quan chính nghĩa lập, Vi giám đốc cánh vô cường” (Hòa bình dùng quan lập chính nghĩa, Vì đốc thúc càng không mạnh): Người viết cho rằng, đây là nói mỗi cá nhân đều lấy tu luyện làm mục đích, không hề tranh danh đoạt lợi nơi “quan trường” nữa. Xã hội ngày nay là không thể “hòa bình dùng quan” được, mà đầy rẫy tranh đấu. Nhờ có Đại Pháp dựng lập Pháp lý tại tầng nhân loại đây, mỗi cá nhân đều nghiêm khắc yêu cầu bản thân, không cần đốc thúc giám sát mà vẫn làm được rất tốt. “Nhật quang trú cánh vô nguyệt quang chi cực, Thất nhật sắc bảo thạch chiếu” (Ánh nắng ban ngày không ánh trăng đêm, Bảy sắc mặt trời đá quý chiếu rọi): Đây là miêu tả Pháp Luân như viên đá quý với bảy sắc mặt trời, sặc sỡ chói lọi. Nghe nói nền của Pháp Luân có thể biến đổi theo bảy màu, là đỏ, cam, vàng, lục, lục-lam, lam, tím (về phương diện Pháp Luân Công mà nói, thêm hữu sắc và vô sắc, là tổng cộng chín màu sắc). “Liệt bang vọng sắc phúc chi lai, Cánh vô nguyệt khuy bất dạ quang minh” (Các nước ngắm màu mà phúc tới, Càng không có ánh trăng khuyết buổi đêm): Pháp Luân tỏa hào quang tứ phía, khiến nhật nguyệt cũng phải lu mờ, sáng tạo nên hình thế “không ánh trăng đêm”, tức không có ma quỷ chiếm vị trí chủ đạo. Người tu luyện các nước nhờ ngắm màu sắc này mà hạnh phúc tới. Đương đại thiên niên nhân nhân giác, Thị mưu nhân sinh thế mưu nhân tử.Nhất đương thiên thiên đương vạn, Nhân nhược đương cường nhất hỉ nhất bi.Hưng tận bi lai khổ tận cam lai, Nhân nhân giải oan hảo thời tiết.Vĩnh xuân vô cùng phúc lạc, Xuất tử nhập sinh phác hoạt nhân.Bất tri tuế nguyệt hà giáp tử, Niên nguyệt nhật thời giáp tử vận.Âm Dương hợp nhất tam thập định, Bất canh điền nhi thực chi.Bất bái tế nhi tế chi, Bất ma bì nhi y chi.Bất mai táng nhi táng chi, Hữu hình vô hình Thần hóa nhật.Cầu nhân lưỡng bạch cầu cốc tam phong, Thế nhân bất tri khả ai khả ai.Tâm giác tri tâm giác tri, Thận chi thận chi tai. “Đương đại thiên niên nhân nhân giác, Thị mưu nhân sinh thế mưu nhân tử” (Nghìn năm đương đại người người tỉnh, Người mưu thị sinh người mưu thế tử): chữ “thị” (柿) {quả hồng} ở đây là câu đố chữ, “thị” (柿) do “Mộc” (木) ở bên trên chữ “Lý” (李) ghép với “tệ” (币) ở bên phải chữ “Sư” (師), tức chỉ “Lý Sư”, hay vị Sư phụ mang họ Lý. “Người mưu thị sinh người mưu thế tử” nghĩa là người mưu cầu tu Đạo theo vị Sư phụ họ Lý thì sống, người mưu cầu theo thế tục thì chết. “Nhất đương thiên thiên đương vạn, Nhân nhược đương cường nhất hỉ nhất bi” (Một đương nghìn nghìn đương vạn, Người yếu đương mạnh một vui một buồn): Người ta thường nói “một chọi mười, mười chọi trăm”, vậy mà đây là “một đương nghìn nghìn đương vạn”, người tu luyện Pháp Luân Công được đánh giá cao hơn hẳn. “Một vui” là chỉ trong vòng mấy năm truyền bá, Pháp Luân Công đã hồng truyền tới hơn 50 nước trên thế giới, còn “một buồn” là gặp phải trấn áp của tà ác tại Trung Quốc từ ngày 20/7/1999. “Hưng tận bi lai khổ tận cam lai, Nhân nhân giải oan hảo thời tiết” (Hết thịnh đến buồn khổ tận đến vui, Người người giải oan thời tiết đẹp): “hết thịnh đến buồn” chỉ người tu luyện tại Trung Quốc Đại Lục đạt đến 100 triệu, đúng lúc cực thịnh lại gặp phải đàn áp và bức hại; “khổ tận đến vui” chính là sau khi gặp phải trấn áp, Pháp Luân Công dần được giải oan tại Trung Quốc, danh dự Pháp Luân Công và Đại Thánh nhân cuối cùng được phục hồi, những người tu luyện lại có được hoàn cảnh tu luyện bình thường. “Vĩnh xuân vô cùng phúc lạc, Xuất tử nhập sinh phác hoạt nhân” (Xuân mãi vô cùng mừng hạnh phúc, Thoát chết được sống người mộc mạc): Sau khi được minh oan tại Trung Quốc Đại Lục, Pháp Luân Công sẽ có hoàn cảnh tu luyện mới tốt đẹp. Cuộc đàn áp rợp trời dậy đất như vậy sẽ không phát sinh nữa, những người tu luyện sẽ được hồi báo, cũng chính là “Xuân mãi vô cùng mừng hạnh phúc”. “Phác hoạt nhân” chính là những người nhờ theo Đại Thánh nhân mà được sống. Chữ “phác” (朴), nghĩa là “mộc mạc, giản dị”, xuất hiện nhiều lần tại nhiều thiên trong «Cách Am Di Lục», là chỉ Đại Thánh nhân hoặc đệ tử của Đại Thánh nhân. “Bất tri tuế nguyệt hà giáp tử” (Không biết năm tháng bao nhiêu giáp): Ý câu này là sau khi trải qua khảo nghiệm sinh tử, những người tu luyện sẽ được vĩnh sinh muôn đời. “Niên nguyệt nhật thời giáp tử vận, Âm Dương hợp nhất tam thập định” (Năm vận giáp tử thời nhật nguyệt, Âm Dương hợp nhất định ba mươi): Ý nói “thời nhật nguyệt”, “vận giáp tử” định ra một tháng cơ bản lấy 30 ngày (“tam thập định”), là dựa trên tương hợp của Âm-Dương, tức 15 ngày Thái Dương và 15 ngày Thái Âm tổ hợp thành, là thể hiện của lý “lưỡng nghi”. “Bất canh điền nhi thực chi. Bất bái tế nhi tế chi, Bất ma bì nhi y chi. Bất mai táng nhi táng chi, Hữu hình vô hình Thần hóa nhật. Cầu nhân lưỡng bạch cầu cốc tam phong” (Không cày ruộng mà có ăn. Không cúng bái mà có tế, Không rút gai mà có mặc. Không chôn cất mà có táng, Không hình có hình ngày hóa Thần. Cầu người hai trắng cầu lúa ba phong): Những câu như thế này cũng xuất hiện trong vài thiên khác của «Cách Am Di Lục», thế nào là không cày ruộng mà có ăn, không cúng bái mà có tế, không rút gai mà có mặc, không chôn cất mà có táng? Có thể được như vậy, chính là vì đạt tới “không hình có hình ngày hóa Thần” rồi, mà để đạt cảnh giới ấy, thì không cách nào khác ngoài “cầu người hai trắng cầu lúa ba phong”. Tức là phải đắc được Đại Pháp “lưỡng bạch” với ngôn ngữ thiển bạch, đạo lý minh bạch, đồng hóa với “tam phong”—”Chân-Thiện-Nhẫn”. “Lưỡng bạch” còn có giải thích khác là “tâm trắng, thân trắng” (tính mệnh song tu), hoặc “nãi bạch thể, tịnh bạch thể” (hai giai đoạn tịnh hóa thân thể trong tu luyện), nhưng dẫu giải thích thế nào, thì đều là tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. “Thế nhân bất tri khả ai khả ai. Tâm giác tri tâm giác tri, Thận chi thận chi tai” (Người đời không biết đáng thương đáng thương. Biết tỉnh tâm biết tỉnh tâm, Thận trọng thận trọng nhé): Vậy mà, con người thế gian không biết điều này, thật là đáng thương đáng thương lắm. Phải tỉnh tâm tỉnh ngộ đi nhé, lại cần phải thận trọng đấy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 10, 2014 Đệ lục thiên “Thánh sơn tầm lộ” Lời tựa: “Tìm đường nơi ngọn núi thánh”—Thiên này là Thần nhân dẫn dắt thế nhân bước vào con đường tu luyện Đại Pháp. Thiên này còn đề cập đến luyện công, học Pháp, Pháp Luân Công gặp phải trấn áp, Đại Thánh nhân là ai, nơi Đại Thánh nhân xuất sinh, v.v. Tóm lại là một thiên mang tính chất tổng hợp khái quát. Tuyệt luân giả vô tâm, Đạo tặc giả tất tiên hung.Bảo thân giả Ất Ất, Bảo mệnh giả cung cung nhân khứ xứ.Tứ khẩu giao nhân lưu xứ, Hại quốc giả âm tà.Phụ quốc giả dương chính, Cường vong nhu tồn cách tâm tòng tâm.Cựu nhiễm giả tử tòng tân giả sinh, Sát ngã thùy tiểu đầu vô túc.Hoạt ngã thùy tam nhân nhất tịch, Trợ ngã thùy tự nhân bất nhân.Hại ngã giả thùy tự thú phi thú, Thế nhân nan tri lưỡng bạch chi nhân.Thiên trạch chi nhân tam phong chi cốc, Thiện nhân thực liêu.Thế nhân bất kiến, Tục nhân bất thực.Nhất nhật tam thực cơ ngạ tử, Tam tuần cửu thực bất cơ trường sinh.Cung cung thắng địa cầu dân phương chu, Ngưu tính tại dã phi sơn phi dã ngưu minh thanh.Vô văn Đạo thông vịnh ca vũ, Huyết mạch quán thông thị Chân nhân.Chúng nhân trào tiếu quỵ tọa tụng kinh, Nhục thân diệt ma tụng kinh bất tuyệt.Nhân cá đắc sinh tuyệt chi tụng kinh, Vạn vô nhất sinh.Sinh tử phán đoan đô chi tại tâm, Tử mạt sinh sơ kỷ hà đắc sinh.Bất thất trung nhập sở nguyện thành tựu, Bất nhập trung động vĩnh xuất thế nhân cư xứ.Các giả dị dị niệm niệm duy hành, Tất hữu đại khánh.Tốc thoát thú quần tội nhân đắc sinh, Trì thoát thú quần thiện nhân bất sinh.Vạn vật linh trưởng, Tòng quỷ hà vọng quỷ bất tri giác.Vật phạm thế tục, Dạ quỷ phát động tội ác mãn thiên.Thiện giả đắc sinh ác giả vĩnh diệt, Đương vu mạt thế thiện nhân kỷ hà.Thế nhân bất giác, Ô hô bi tai, Y ngoại bối nội nhất vô tâm. “Tuyệt luân giả vô tâm, Đạo tặc giả tất tiên hung” (Kẻ tuyệt hết luân thường không có tâm, Bọn trộm cắp tất gặp điều hung trước tiên): Nói rõ không chú trọng luân lý đạo đức, những ai muốn gì làm nấy tất nhiên sẽ bị đào thải. “Bảo thân giả Ất Ất, Bảo mệnh giả cung cung nhân khứ xứ. Tứ khẩu giao nhân lưu xứ” (Người giữ mình ở Ất Ất, Kẻ giữ mạng nơi người cung cung. Bốn miệng giao nhau nơi người ở lại): «Cách Am Di Lục» thường dùng “cung Ất”, “lưỡng cung song Ất”, “cung cung Ất Ất” để chỉ Pháp Luân và Pháp Luân Công nói chung. “Cung cung” (弓弓) chỉ Thái Cực đồ của Đạo gia gồm hai nửa Âm-Dương xoắn vào nhau theo hình vòng cung; “Ất Ất” (乙乙) chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”. “Tứ khẩu” là “lạc bàn tứ nhũ”, tức bốn Thái Cực trong đồ hình Pháp Luân. Đồ hình Pháp Luân với các Thái Cực và phù hiệu chữ Vạn “卍”, biểu tượng của Pháp Luân Công. “Hại quốc giả âm tà. Phụ quốc giả dương chính, Cường vong nhu tồn cách tâm tòng tâm” (Kẻ hại nước âm độc tà ác. Người giúp nước dương chính, Cứng thì mất mà nhu thì còn, từ tâm đến tâm): Những kẻ đương quyền hại nước mà thực thi bạo chính, nhìn thì cường mạnh nhưng ắt sẽ diệt vong; những người giúp nước chí công vô tư mà thực hành chính sách khai sáng, nhìn thì ôn hòa không mạnh mà lại sinh tồn được. Lòng dân sẽ hướng về người giúp nước mà phản đối kẻ hại nước. “Cựu nhiễm giả tử tòng tân giả sinh, Sát ngã thùy tiểu đầu vô túc” (Kẻ nhiễm cái cũ thì chết, kẻ theo cái mới thì sống, Kẻ giết ta là đầu nhỏ không chân): Những kẻ nhiễm thói hư tật xấu hủ bại sẽ chết, còn bỏ ác mà theo cái mới thì sống sót. Nghĩa là không theo đạo đức thì chết, giữ vững đạo đức thì sống. Giết ta là “đầu nhỏ không chân”, tức độc tật, hay căn bệnh chết người. “Hoạt ngã thùy tam nhân nhất tịch, Trợ ngã thùy tự nhân bất nhân” (Cứu sống ta là ba người một chiều, Trợ giúp ta là tựa người mà không phải người): “Tam nhân nhất tịch” (三人一夕) hợp thành chữ “tu” (修), nghĩa là chỉ có tu luyện mới giúp cứu sống ta. “Tựa người mà không phải người”, nghĩa là nhìn thì giống người, nhưng thực chất là “Vua của các Vua” (vương trung chi Vương) trên thiên thượng, là Đại Thánh nhân. “Hại ngã giả thùy tự thú phi thú, Thế nhân nan tri lưỡng bạch chi nhân” (Kẻ hại ta là tựa thú mà không phải thú, Người đời khó mà biết người hai trắng): “Tựa thú mà không phải thú”, nghĩa là nhìn thì như người, nhưng thực chất là một bầy ác ma súc vật. Vậy mà người đời không biết được người tu Pháp Luân Công chính là người tu Đại Pháp Đại Đạo. “Lưỡng bạch” đã được giải là ngôn ngữ thiển bạch, đạo lý minh bạch; hoặc tâm trắng và thân trắng; hoặc nãi bạch thể và tịnh bạch thể. “Thiên trạch chi nhân tam phong chi cốc, Thiện nhân thực liêu. Thế nhân bất kiến, Tục nhân bất thực. Nhất nhật tam thực cơ ngạ tử, Tam tuần cửu thực bất cơ trường sinh” (Người chọn theo trời ăn gạo ba phong là người thiện. Người đời không thấy, kẻ tục không ăn. Một ngày ăn ba lần mà đói chết, Ba tuần ăn chín lần mà không đói lại trường sinh): Người chọn theo trời, tức chọn theo tu luyện, sẽ ăn ngũ cốc “ba phong”, tức “Chân-Thiện-Nhẫn. Kẻ tục một ngày ăn ba lần mà vẫn đói chết, nhưng người tu luyện ba tuần chín lần ăn vẫn không đói, mà lại trường sinh. “Cung cung thắng địa cầu dân phương chu” (Thắng cảnh cung cung là thuyền cứu nạn mà dân cầu): Chân lý thập thắng, hay Pháp Luân Công, chính là con thuyền cứu độ chúng sinh. “Thuyền cứu nạn” ngụ ý “con thuyền Noah”, ý là có thể cứu độ thương sinh. “Ngưu tính tại dã phi sơn phi dã ngưu minh thanh” (Giống trâu ngoài đồng không núi không rừng tiếng trâu kêu): “Phi sơn phi dã” đã được giải ở mấy thiên trước là điểm luyện công tập thể ngoài trời, tại đó tập trung rất nhiều người đang luyện công. “Vô văn Đạo thông vịnh ca vũ, Huyết mạch quán thông thị Chân nhân” (Không văn Đạo thông vịnh ca múa, Mạch máu thông suốt là Chân nhân): Biểu thị cảnh tượng vui vẻ trong Đạo, khắp trời cùng mừng vui. Người tu luyện Pháp Luân Công rất nhanh đạt tới trạng thái “huyết mạch quán thông”, hiệu quả chữa bệnh khỏe người là ai ai cũng biết. “Chúng nhân trào tiếu quỵ tọa tụng kinh, Nhục thân diệt ma tụng kinh bất tuyệt. Nhân cá đắc sinh tuyệt chi tụng kinh” (Mọi người cười nhạo những người quỳ xuống tụng kinh, Tụng kinh không ngừng diệt ma ở thân xác. Người nhờ tụng kinh này mà được sống): Ở đây nói người tu luyện Pháp Luân Công thường ngồi đọc kinh sách cùng nhau, nhưng người đời lại cười nhạo họ. Đọc kinh thư này có thể trừ ác diệt ma, người tu luyện nhờ đó mà đắc sinh. “Vạn vô nhất sinh. Sinh tử phán đoan đô chi tại tâm, Tử mạt sinh sơ kỷ hà đắc sinh” (Vạn đời không bằng một đời. Quyết định sinh tử đều tại tâm. Chết cuối sống đầu mấy ai sống được): Hàng vạn đời đều vì đời này, quyết định sống chết đều ở tại tâm, bởi vì tu luyện là tu tâm. Trong thời kỳ đặc thù “chết cuối sống đầu”, tức vũ trụ đổi mới này, liệu bao nhiêu người có thể ngộ được mà sống? “Bất thất trung nhập sở nguyện thành tựu, Bất nhập trung động vĩnh xuất thế nhân cư xứ. Các giả dị dị niệm niệm duy hành, Tất hữu đại khánh” (Không mất trung nhập thành tựu sở nguyện, Không vào trung động mãi thoát chỗ ở của người đời. Những người có niệm khác là được rồi, Nhất định có việc mừng lớn): Nếu như đến thời kỳ “trung nhập” mà không đánh mất cơ hội đắc Pháp tu Đạo, thì có thể thành tựu nguyện ước. Còn như đã đến thời kỳ “trung nhập” mà không vào, thì chỉ có thể sống ở nơi người thường này thôi, mãi không thoát khỏi luân hồi đời đời kiếp kiếp. Những ai có cách nghĩ khác người thường là được rồi, tất có việc mừng lớn. “Tốc thoát thú quần tội nhân đắc sinh, Trì thoát thú quần thiện nhân bất sinh” (Mau thoát kẻ phạm tội như bầy thú thì được sống, Chậm thoát bầy thú thì người thiện cũng không được sống): Những cảnh cáo như thế này đã trực tiếp được đề cập trong thiên “Mạt vận luận”, ở đây lại xuất hiện, chứng tỏ tính nghiêm trọng của nó. Chúng ta có thể cảm nhận sự từ bi của vị Thần nhân với những kẻ “cùng một giuộc” hành ác, hy vọng họ có thể hối cải mà thay đổi. Những ai đã từng tham gia đàn áp Pháp Luân Công mà nay hối cải thì vẫn được sống, còn mặc dù không tham gia đàn áp nhưng nghĩ xấu về Pháp Luân Công thì không thể sống. “Vạn vật linh trưởng, Tòng quỷ hà vọng quỷ bất tri giác. Vật phạm thế tục, Dạ quỷ phát động tội ác mãn thiên. Thiện giả đắc sinh ác giả vĩnh diệt, Đương vu mạt thế thiện nhân kỷ hà. Thế nhân bất giác” (Anh linh vạn vật, Từ quỷ nhìn quỷ thì không biết được. Đừng mắc thế tục, Dạ quỷ phát động tội ác rợp trời. Người thiện được sống kẻ ác mãi diệt, Vào thời mạt thế người thiện mấy ai. Người đời không biết): Con người là anh linh của vạn vật, vì sao lại theo ma quỷ để làm những việc hại trời như vậy mà không tự biết? Không được dùng quan điểm thế tục để đối đãi hết thảy, đàn áp Pháp Luân Công là “tội ác rợp trời” do dạ quỷ phát động, người thiện đồng tình Pháp Luân Công thì được sinh, kẻ ác đàn áp Pháp Luân Công thì vĩnh diệt. Vậy mà “thời mạt thế người thiện mấy ai”, khi đàn áp Pháp Luân Công tàn khốc như thế hỏi mấy người đứng lên giúp đỡ, ủng hộ Pháp Luân Công? Người đời ở trong mê nên nhìn không thấu thiên cơ trọng yếu này! “Ô hô bi tai, Y ngoại bối nội nhất vô tâm” (Than ôi thương xót quá thay, Theo bên ngoài mà bỏ bên trong thật là vô tâm): Hỡi ôi, thật đáng thương thay! Những ai bị bên ngoài lừa dối mà đàn áp Pháp Luân Công, các vị thật là vô tâm. Lời tựa: “Tìm đường nơi ngọn núi thánh”—Thiên này là Thần nhân dẫn dắt thế nhân bước vào con đường tu luyện Đại Pháp. Thiên này còn đề cập đến luyện công, học Pháp, Pháp Luân Công gặp phải trấn áp, Đại Thánh nhân là ai, nơi Đại Thánh nhân xuất sinh, v.v. Tóm lại là một thiên mang tính chất tổng hợp khái quát. Huyền diệu tinh thông thùy khả tri, Ngộ cầu lưỡng bạch phụ tân nhập hỏa.Cầu cung tam phong bất cơ trường sinh, Cầu địa tam phong thực giả bất sinh.Cầu Trịnh địa giả bình sinh bất đắc, Cầu Trịnh vu thiên tam thất mãn túc.Nhất tâm kỳ đảo thiên hữu ứng đáp, Vô thành vô địa bất đắc thắng địa.Địa bất phùng Trịnh vương, Cầu thế hải nhân bất kiến chi ảnh.Cầu thiên hải ấn giai nhập cực lạc, Cầu địa điền điền bình sinh nan đắc.Cầu Đạo điền điền vô nan dị đắc, Cầu địa thập thắng dị đoan chi thuyết.Cầu địa cung cung nhất nhân bất đắc, Cầu linh cung cung nhân như phản chưởng.Thập thắng giác lý nhất tự tung hoành, Cầu thập cung Ất duyên niên ích thọ.Thập thắng cư nhân nhập vu vĩnh lạc, Vạn vô nhất thất.Tâm giác tâm giác, Bần giả đắc sinh phú giả bất đắc.Hư trung hữu thực, Thánh sơn thủy tuyền dược chi hựu dược.Nhất ẩm duyên thọ ẩm chi, Hựu ẩm bất tử vĩnh sinh.Thánh tuyền hà tại Nam tiên bình xuyên, Tử hà đảo trung vạn tính hữu xứ.Phúc địa đào nguyên nhân phú tầm, Nhập sơn tuy hảo bất như Tây hồ.Đông sơn thùy lương bất như lộ biên, Đa nhân vãng lai đại chi biên.Thiên tàng địa bí Cát tinh chiếu, Quế phạm phác thụ chi thượng.Tô lai lão cô lưỡng sơn tương vọng hi tọa sơn,Thạch bạch thạch quang huy, Thiên hạ liệt quang kiến như dạ đáo thiên tao.Bách vạn kỳ khoảnh khắc ngạn đáo, Tam đô dụng khố an nhàn chi nhật.Thiên nhật nguyệt tái sinh nhân, Nhân nhân đắc địa bất tử vĩnh sinh.Trịnh Kham dự ngôn hữu trí giả sinh, Vô trí giả tử.Bần giả sinh phú giả tử, Thị diệc chân lý hĩ. “Huyền diệu tinh thông thùy khả tri, Ngộ cầu lưỡng bạch phụ tân nhập hỏa” (Huyền diệu tinh thông nào ai biết, Cầu lầm hai trắng vác củi vào lửa): Liệu có ai biết Pháp lý bác đại tinh thâm, huyền diệu vô cùng của Pháp Luân Đại Pháp? Nếu cầu sai lầm lý “lưỡng bạch”, truy cầu điều gì đó, thì khác gì vác củi cho vào lửa mà tự chịu diệt vong. “Lưỡng bạch” đã được giải là ngôn ngữ thiển bạch, đạo lý minh bạch; hoặc tâm trắng và thân trắng; hoặc nãi bạch thể và tịnh bạch thể. “Cầu cung tam phong bất cơ trường sinh, Cầu địa tam phong thực giả bất sinh” (Cầu cung ba phong không đói mà trường sinh, Kẻ cầu đất ba phong ăn mà không sống): Nếu cầu “cung” (弓) [gōng] (Pháp Luân Công), “ba phong” (Chân-Thiện-Nhẫn), thì sẽ không đói mà trường sinh; còn nếu cầu “ba phong” nào đó dưới mặt đất, thì cho dù ăn no cũng không thoát khỏi sinh-lão-bệnh-tử. “Cầu Trịnh địa giả bình sinh bất đắc, Cầu Trịnh vu thiên tam thất mãn túc” (Kẻ cầu đất Trịnh cả đời không đắc, Cầu Trịnh ở trời ba bảy tròn đầy): “Trịnh” (郑) [zhèng] đồng âm với “Chính” (正) [zhèng], tức Chính Đạo, chứ không phải đất Trịnh. Nghĩa là nếu cầu chính Pháp trên trời, thì sẽ đắc được “ba bảy tròn đầy”, tức “thập thắng”. Về “ba bảy”, trong Kinh Dịch có thuyết “trái ba phải bảy”, “trời ba đất bảy”, tuy nhiên người viết cho rằng “ba bảy tròn đầy” chỉ “thập thắng”. “Thập” là số đầy, chỉ Vô Cực, Đại Pháp Đại Đạo, thực tế chỉ Pháp Luân Đại Pháp. “Nhất tâm kỳ đảo thiên hữu ứng đáp, Vô thành vô địa bất đắc thắng địa. Địa bất phùng Trịnh vương” (Nhất tâm cầu khấn trời có đáp lại, Không thành không đất không được thắng địa. Đất không gặp vua Trịnh): Nhất tâm mong nghĩ tu Đạo thì trời sẽ an bài cơ duyên đắc Pháp; còn nếu không thành tâm (“vô địa” đồng âm với “vô trí”), thì sẽ không đắc thắng địa tu luyện; mà nếu tìm gì dưới đất kia thì sẽ không gặp được Đại Thánh nhân. “Cầu thế hải nhân bất kiến chi ảnh. Cầu thiên hải ấn giai nhập cực lạc” (Cầu thế tục không thấy bóng người hải nhân, Cầu ấn biển của trời đều nhập cực lạc): Dùng quan điểm thế tục mà nhìn thì không thấy “hải nhân”, tức “hải ấn chi nhân”, hay người tu luyện chân chính; nhưng nếu cầu “ấn biển của trời” (“ấn biển” ẩn dụ Pháp Luân), dùng tâm cảnh cầu trời đắc Đạo, mong muốn tu luyện Pháp Luân Công, thì sẽ có thể nhập thế giới cực lạc. “Thế giới cực lạc” ở đây ẩn dụ đắc Đạo. “Cầu địa điền điền bình sinh nan đắc. Cầu Đạo điền điền vô nan dị đắc” (Cầu đất điền điền cả đời khó đắc. Cầu Đạo điền điền không khó dễ đắc): Nếu như cầu ruộng ở mặt đất, thì tìm cả đời cũng khó được; nhưng nếu cầu ruộng Đạo, thì tìm một cái là thấy ngay, không có gì là khó cả. Chữ “điền” (田) {ruộng} ẩn dụ hình tượng Pháp Luân với cửu cung. “Cầu địa thập thắng dị đoan chi thuyết. Cầu địa cung cung nhất nhân bất đắc, Cầu linh cung cung nhân như phản chưởng” (Cầu đất thập thắng là thuyết dị đoan. Cầu đất cung cung một người không đắc, Cầu linh cung cung như trở bàn tay): Cầu đất thập thắng là thuyết dị đoan, cầu đất thập thắng (“cung cung”) thì một người cũng không đắc được. Chỉ có cầu tu luyện tâm linh (“cầu linh cung cung”) thì mới tìm thấy Đại Pháp Đại Đạo, dễ như trở bàn tay vậy. “Thập thắng giác lý nhất tự tung hoành, Cầu thập cung Ất duyên niên ích thọ. Thập thắng cư nhân nhập vu vĩnh lạc, Vạn vô nhất thất. Tâm giác tâm giác” (Lý giác thập thắng một chữ ngang dọc, Cầu thập cung Ất kéo dài tuổi thọ. Người ở thập thắng nhập vào vĩnh lạc, Tuyệt đối chắc chắn. Tỉnh tâm tỉnh tâm): “Một chữ ngang dọc” chính là chữ “thập” (十), cầu “thập cung Ất”, tức Pháp Luân Công, sẽ có thể trường thọ. «Cách Am Di Lục» thường dùng “cung Ất”, “lưỡng cung song Ất”, “cung cung Ất Ất” để chỉ Pháp Luân và Pháp Luân Công nói chung. “Cung cung” (弓弓) chỉ Thái Cực đồ của Đạo gia gồm hai nửa Âm-Dương xoắn vào nhau theo hình vòng cung; “Ất Ất” (乙乙) chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”. Người tu Pháp Luân Đại Pháp sẽ được vào thế giới vĩnh sinh vĩnh lạc, điều này là khẳng định chắc chắn. Hỡi con người thế gian, hãy “tỉnh tâm”, thanh tỉnh đi. Đồ hình Pháp Luân với các Thái Cực và phù hiệu chữ Vạn “卍”, biểu tượng của Pháp Luân Công. “Bần giả đắc sinh phú giả bất đắc. Hư trung hữu thực” (Kẻ nghèo được sống kẻ giàu không được. Trong hư có thực): Đại Pháp “thập thắng” này, người nghèo sinh hoạt thanh bần thì dễ đắc được mà sống, còn kẻ giàu an dật quá đâm ra khó đắc, nên tự nhiên không đắc sinh. “Thánh sơn thủy tuyền dược chi hựu dược. Nhất ẩm duyên thọ ẩm chi, Hựu ẩm bất tử vĩnh sinh” (Nước suối núi thánh là thuốc của thuốc, Hễ uống là kéo dài tuổi thọ, Lại uống thì không chết mà sống mãi): “nước suối núi thánh” ẩn dụ Pháp lý tu luyện cao thâm của Pháp Luân Đại Pháp, giúp tu mệnh và đạt vĩnh sinh. “Thánh tuyền hà tại Nam tiên bình xuyên, Tử hà đảo trung vạn tính hữu xứ. Phúc địa đào nguyên nhân phú tầm” (Suối thánh tại đâu đồng bằng Nam tiên, Trong đảo mây tía chỗ ở vạn họ. Gốc đào đất lành tìm giàu nhân đức): “Nam tiên” là “Nam Triều Tiên”, tức Hàn Quốc. Ngọn suối thánh này chảy ở vùng “bình xuyên”, tức vùng thung lũng miền Nam Hàn Quốc, nơi có nhiều người đắc Pháp tu luyện nhất. “Đảo mây tía” chỉ Pháp Luân, “chỗ ở vạn họ” là các ngành các nghề, nam nữ già trẻ đều tham gia tu luyện Pháp Luân Công, nên tại “gốc đào đất lành” này mới tìm thấy chữ “Thiện” để trường thọ vĩnh sinh. “Nhập sơn tuy hảo bất như Tây hồ. Đông sơn thùy lương bất như lộ biên, Đa nhân vãng lai đại chi biên” (Vào núi tuy tốt không như Tây hồ. Núi Đông ai hiền không như bên đường, Nhiều người qua lại ven bờ lớn): “Tây hồ” ở đây không phải chỉ Tây Hồ ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, mà chỉ điểm luyện công ven hồ của Pháp Luân Công. Ở đây có thể có hai ý, một là khuyên những ai tìm “chân lý thập thắng” không phải “lên núi tu Đạo” nữa, hai nữa là gợi ý người tu luyện địa điểm luyện công nào là tốt nhất. Gợi ý rằng nên tìm điểm luyện công ở ngoài trời, chỗ bờ hồ có nhiều người qua lại, chỗ đó là tốt nhất, có lợi nhất cho việc hồng truyền Pháp Luân Công. “Thiên tàng địa bí Cát tinh chiếu, Quế phạm phác thụ chi thượng. Tô lai lão cô lưỡng sơn tương vọng hi tọa sơn” (Giấu trời giữ đất sao lành chiếu, Trên cành cây quế mộc mạc. Cây lê già nơi hai núi nhìn lẫn nhau): “Phạm phác” nghĩa là mộc mạc như trúc, bốn mùa đều xanh, mà “lâm” {rừng} bốn mùa đều xanh thì chính là “Trường Xuân”, là thủ phủ Trường Xuân của tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Chữ “phác” (朴), nghĩa là “mộc mạc, giản dị”, xuất hiện nhiều lần tại nhiều thiên trong «Cách Am Di Lục», là chỉ Đại Thánh nhân hoặc đệ tử của Đại Thánh nhân. “Phạm phác” chính là chỉ người sáng lập Pháp Luân Công truyền Pháp bắt đầu từ Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Thành phố Trường Xuân, thuộc Cát Lâm chính là “Cát tinh”, hay “sao lành”. “Cây lê già hai núi nhìn lẫn nhau” đã được giải là đất Công Chủ Lĩnh, nơi xuất sinh Đại Thánh nhân; Công Chủ Lĩnh là thánh địa “Giấu trời giữ đất sao lành chiếu”. “Thạch bạch thạch quang huy, Thiên hạ liệt quang kiến như dạ đáo thiên tao. Bách vạn kỳ khoảnh khắc ngạn đáo” (Đá trắng tỏa ánh đá, Ánh sáng thiên hạ thấy như đêm đá nghìn thuyền. Trăm vạn cờ phút chốc đến bờ): “Đá trắng” chỉ chấm trắng trong Thái Cực của đồ hình Pháp Luân, “thiên hạ liệt quang” tức “thiên hạ liệt bang”, hay các nước trong thiên hạ. Các nước trên thế giới đều có một lượng lớn người tu luyện Pháp Luân Công, Đại Pháp hồng truyền rất nhanh trên khắp thế giới. “Tam đô dụng khố an nhàn chi nhật. Thiên nhật nguyệt tái sinh nhân, Nhân nhân đắc địa bất tử vĩnh sinh” (Ba đô dùng kho ngày an nhàn. Trời nhật nguyệt tái sinh người, Người người được đất không chết sống mãi): “Tam đô” là ba thành thị Hàn Quốc—Seoul, Daegu, Busan, ba trung tâm hoằng truyền Pháp Luân Công tại Hàn Quốc. “Thiên nhật nguyệt” (天日月) là “thiên minh” (天明), tức lúc bình minh. Đây là thuở bình minh tái tạo nhân loại, người người tìm được chốn tu luyện, nhờ đó “bất tử vĩnh sinh”. “Trịnh Kham dự ngôn hữu trí giả sinh, Vô trí giả tử. Bần giả sinh phú giả tử, Thị diệc chân lý hĩ” (Trịnh Kham tiên tri rằng kẻ có trí thì sống, kẻ vô trí thì chết. Kẻ nghèo sống kẻ giàu chết, cũng là chân lý vậy): Ông Trịnh Kham, một nhà tiên tri Hàn Quốc từng dự ngôn rằng: kẻ có trí thì sống, kẻ vô trí thì chết, kẻ nghèo sống kẻ giàu chết. Đúng là chân lý vậy! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 10, 2014 “Thạch tỉnh thủy” Lời tựa: Thiên này hình tượng hóa ngoại hình Pháp Luân, ẩn dụ thành “giếng đá”, nên gọi Pháp lý là “thạch tỉnh thủy” (nước giếng đá), ám chỉ nó là nước sinh mệnh của người tu Đạo. Nhật xuất sơn thiên tỉnh chi thủy, Tảo chi tinh trần thiên thần kiếm.Nhất huy quang tuyến diệt ma tàng, Ám truy thiên khí quang thái điện.Thiên mệnh quy chân năng hà tương, Lợi tại thạch tỉnh sinh mệnh tuyến.Tứ chi nội lý tâm tuyền thủy, Thế nhân hà sự chuyển thê nhiên.Kỳ thiên đảo thần khai tâm môn, Thủy nguyên trường nguyên thiên nông điền.Nông khúc thổ thần thốn thất đấu lạc, Ngưu tính tại dã ngưu minh thanh.Nhân sinh thu thu thẩm phán nhật, Hải ấn dịch sự năng bất vô.Thoát kiếp trùng sinh biến hóa thân, Thiên sinh hữu tính Trịnh Đạo Lệnh.Thế gian tái sinh Trịnh thị Vương, Nhất tự tung hoành Mộc nhân tính.Thế nhân tâm bế vĩnh bất giác. “Nhật xuất sơn thiên tỉnh chi thủy, Tảo chi tinh trần thiên thần kiếm. Nhất huy quang tuyến diệt ma tàng, Ám truy thiên khí quang thái điện” (Mặt trời xuống núi nước giếng trời, Quét sạch bụi trần kiếm thiên thần. Một ánh quang huy diệt ma trốn, Ánh điện đánh tan màn u ám): Từ ngoại hình mà nhìn, Pháp Luân trông như mặt trời xuống núi, cũng giống cái giếng, nên mới nói “mặt trời” và “giếng trời”. Pháp Luân này cũng như “kiếm thiên thần” quét sạch bụi trần tanh tưởi. Chỉ cần múa thanh kiếm này, ánh quang huy sẽ tỏa sáng lấp lánh, dũng mãnh như tia chớp, xé toang bầu trời, trừ quỷ diệt ma. Ngụ ý Pháp Luân là Thiên Pháp cứu độ chúng sinh, tức nước giếng trời, cũng là kiếm thiên thần diệt ma. Pháp Luân tươi sáng như mặt trời, cũng trông giống như giếng đá. “Thiên mệnh quy chân năng hà tương, Lợi tại thạch tỉnh sinh mệnh tuyến. Tứ chi nội lý tâm tuyền thủy, Thế nhân hà sự chuyển thê nhiên” (Mệnh trời trở về có thể mang, Lợi tại mạch sống ở giếng đá. Nội bộ tứ chi nước suối tâm, Người đời làm sao chuyển đau thương): Pháp Luân có hình như giếng đá này mới là mạch sống quy chân của thiên mệnh, là nước sự sống khiến bạn sung mãn lực sống của tứ chi và tâm. Tuy nhiên, người đời vì sao nhìn không ra, nghe không thấy sự kiện trọng đại này? Đại Pháp Đại Đạo “tiền vô hậu vô” như vậy, can hệ đến sinh mệnh đời đời kiếp kiếp mỗi cá nhân, mà chúng sinh thế gian cớ sao thờ ơ như thế, chẳng phải quá đau thương hay sao! “Kỳ thiên đảo thần khai tâm môn, Thủy nguyên trường nguyên thiên nông điền. Nông khúc thổ thần thốn thất đấu lạc, Ngưu tính tại dã ngưu minh thanh” (Cầu thần khấn trời mở cửa tâm, Nguồn nước nguyên thủy tưới ruộng trời. Nhà nông cúi mình rải bảy đấu, Giống trâu ngoài đồng tiếng trâu kêu): Thành tâm hướng về tu Đạo, kính trời bái Thần mà mở ra cửa tâm, thì tự nhiên có “nước nguyên thủy” để cày ruộng trời, cũng là đắc Pháp tu Đạo. “Khúc thổ thần thốn” (曲土辰寸) hợp thành chữ “nông” (農) phồn thể, còn “thất đấu lạc” ý là tu Thiên Đạo Đại Pháp. “Giống trâu ngoài đồng tiếng trâu kêu”, trâu ở đây ẩn dụ người tu luyện, cày “ruộng trời”, “ngoài đồng” chỉ ngoài trời. Đi đâu cũng thấy điểm luyện Pháp Luân Công ở ngoài trời. “Nhân sinh thu thu thẩm phán nhật, Hải ấn dịch sự năng bất vô. Thoát kiếp trùng sinh biến hóa thân” (Đời người vụ thu ngày thẩm phán, Ấn biển phục dịch dùng được không. Thoát kiếp sống lại biến hóa thân): Vụ thu của đời người ở đây không phải chỉ lúc kết thúc cuộc sống, mà là kết thúc tu luyện, hoặc kết thúc cả giai đoạn tu luyện. Khi ấy “ấn biển”, tức Pháp Luân có thể khởi tác dụng không? Phàm là người tu luyện Pháp Luân Công đều có thể thoát kiếp hoặc sống lại, khi ấy đã tu thành “biến hóa thân” rồi, hết thảy đều nhờ “ấn biển” (Pháp Luân) diễn hóa. “Thiên sinh hữu tính Trịnh Đạo Lệnh. Thế gian tái sinh Trịnh thị Vương, Nhất tự tung hoành Mộc nhân tính. Thế nhân tâm bế vĩnh bất giác” (Trời sinh có họ Trịnh Đạo Lệnh. Tái sinh thế gian Vua họ Trịnh, Một chữ ngang dọc họ người Mộc. Người đời tâm bế mãi không biết): “Trịnh Đạo Lệnh” tức “Chính Đạo Linh” hoặc “Chính Đạo Lệnh” (đồng âm tiếng Hàn). Vị “Chính Đạo Lệnh” này có họ trên thiên thượng, nhưng vì cứu độ chúng sinh, Ngài hạ thế trở thành Vua của Chính Đạo, tức “Trịnh thị Vương”. Đại Thánh nhân này là người thuộc Mộc trong ngũ hành, đồng thời trong tên cũng có chữ “Mộc” (木). Tuy nhiên tâm con người thế gian bị phong bế nên không biết. Tại đây, Thần nhân dự kiến rõ Đại Thánh nhân sẽ truyền xuất Đại Pháp tại Trung Quốc, chưa đầy 10 năm đã có 100 triệu đệ tử, cuộc đàn áp Pháp Luân Công và phản đối đàn áp trở thành chủ đề đàm luận của các kênh truyền thông khắp thế giới. Tuy nhiên không mấy ai nghĩ người sáng lập Pháp Luân Công chính là Đại Thánh nhân! Lời tựa: Thiên này khởi đầu bốn thiên mà đề mục có chữ “trại”, và đằng sau là các chữ số. Chữ “trại” ở đây mang nghĩa cúng tế Thần, là ngôn ngữ kính trọng Thần. “Tam ngũ” tức “thập ngũ”, thập ngũ là Chân Chủ, tức Cứu Thế Chủ. “Trại tam ngũ” tức kính trọng luận về Đại Thánh nhân, hay thập ngũ Chân Chủ (theo Kinh Dịch, số 5 và 10 ở giữa, ứng với Trung ương). Vạn dân chi chúng phụng mệnh thiên ngữ, Cung Ất chi nhân truân truân giáo hóa.Nhược giả vi tuy chiến thắng, Vi kiên khước giả kiếp vạn dân thính thị.Tây khí Đông lai cứu thế Chân nhân, Thiên sinh hóa thị mạt thế Thánh quân. “Vạn dân chi chúng phụng mệnh thiên ngữ, Cung Ất chi nhân truân truân giáo hóa” (Hàng vạn dân chúng phụng mệnh lời của Trời, Người cung Ất ân cần giáo hóa): Trong thời kỳ đặc thù này, nhân loại kính bái thập ngũ Chân Chủ để nghe “thiên ngữ”, nghe “ân cần giáo hóa” của “người cung Ất”, tức người sáng lập Pháp Luân Công. «Cách Am Di Lục» thường dùng “cung Ất”, “lưỡng cung song Ất”, “cung cung Ất Ất” để chỉ Pháp Luân và Pháp Luân Công nói chung. “Cung cung” (弓弓) chỉ Thái Cực đồ của Đạo gia gồm hai cung Âm-Dương xoắn vào nhau; “Ất Ất” (乙乙) chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”. Đồ hình Pháp Luân với các Thái Cực và phù hiệu chữ Vạn “卍”, biểu tượng của Pháp Luân Công. “Nhược giả vi tuy chiến thắng, Vi kiên khước giả kiếp vạn dân thính thị” (Người yếu mà lại chiến thắng, Người vì kiên quyết bỏ kiếp vạn dân lắng nghe): “Người yếu” chỉ Đại Thánh nhân, vì sao? Từ quan điểm thế tục mà xét, người sáng lập Pháp Luân Công không xuất thân quyền quý, mà lại chiến thắng; “tuy” là “thùy”, “vi thùy chiến thắng”, nghĩa là vì ai mà chiến thắng. “Người vì kiên quyết bỏ kiếp” là những người tu Đạo, loại bỏ bệnh tật và quan niệm cố hữu. Đại Thánh nhân là vì cứu độ người tu luyện và chúng sinh mà chiến thắng. “Tây khí Đông lai cứu thế Chân nhân, Thiên sinh hóa thị mạt thế Thánh quân” (Chân nhân cứu thế khí Tây đến từ Đông, Trời sinh hóa quả hồng là Thánh quân mạt thế): Hai câu này giảng phương Đông sẽ xuất sinh Đại Thánh nhân, và Đại Thánh nhân này sẽ là Cứu Thế Chủ của nhân loại. “Tây khí Đông lai” là thuật ngữ «Cách Am Di Lục» thường dùng để miêu tả Đại Thánh nhân. Vậy “Tây khí Đông lai” là gì? Ý là Đại Thánh nhân, tức “cung Ất chi nhân” Lý Hồng Chí tiên sinh, hiện nay xuất thế tại Đông phương, nhưng từng chuyển sinh qua Tây phương, và vận hiện nay là “khí Tây đến từ Đông”, tức người phương Đông định cư ở phương Tây. Đại Thánh nhân này chính là “Cứu thế Chân nhân”, là Thánh quân thời mạt thế. “Trời sinh hóa quả hồng”: chữ “thị” (柿), nghĩa là quả hồng ở đây ngụ ý rất sâu. (i) “quả hồng” là đắng trước ngọt sau, khổ tận cam lai, ẩn dụ tu luyện; (ii) về mặt hình tượng, quả hồng hình tròn (viên), ẩn dụ tu luyện công thành viên mãn; (iii) “thị” (柿) do “Mộc” (木) ở bên trên chữ “Lý” (李) ghép với “tệ” (币) ở bên phải chữ “Sư” (師), tức chỉ “Lý Sư”, hay vị Sư phụ mang họ Lý. “Thiên sinh hóa thị mạt thế Thánh quân” có nghĩa ông Lý Hồng Chí là Thánh quân truyền Pháp thời mạt thế. Thiên nhân xuất dự dân cứu địa, Kỳ thời bế mục hốt khai.Long nhĩ khẩu á thính thủ xuy ca, Bán thân bất tùy trường thân cước.Quảng dã dũng xuất sa mạc lưu tuyền. “Thiên nhân xuất dự dân cứu địa, Kỳ thời bế mục hốt khai” (Người trời xuất sinh để giúp dân cứu đất, Lúc này mở mắt ra mà xem): Mục đích xuất thế của Đại Thánh nhân là để cứu độ chúng sinh, mau thấy rõ và tiến vào tu luyện Pháp Luân Công. “Long nhĩ khẩu á thính thủ xuy ca, Bán thân bất tùy trường thân cước. Quảng dã dũng xuất sa mạc lưu tuyền” (Tai rồng miệng á lắng nghe bài ca, Bán thân bất toại duỗi chân ra được. Đồng rộng tuôn chảy dòng suối giữa sa mạc): Người lãng tai mà bỗng chốc nghe được, lại mở miệng hát theo bài ca, bị liệt nửa người mà bỗng chốc đi lại được, từ giữa sa mạc mà lại tuôn chảy dòng suối được, đây là công hiệu thần kỳ và siêu thường của Pháp Luân Công. Nghĩa là, bất kể bạn đau ốm bệnh tật gì, chỉ cần học luyện Pháp Luân Công của Đại Thánh nhân, thì có thể kiện thân, trường sinh. Di sơn đảo thủy hải khô sơn phần, Đại trung tiểu ngư giai vong.Ngu muội hành nhân bất chính lộ, Thiên thích chi nhân lưỡng thủ đại cử thiên hô vạn tuế.Ác xú vĩnh vô toàn tiêu. “Di sơn đảo thủy hải khô sơn phần, Đại trung tiểu ngư giai vong” (Dời núi đảo nước biển khô núi thiêu, Cá lớn cá nhỏ cá bé đều chết): Mạt thế cuối cùng sẽ có đại kiếp nạn tới, khi ấy cảnh tượng thê thảm là vượt khỏi sự tưởng tượng của con người. “Cá lớn cá nhỏ cá bé” ẩn dụ nước lớn, nước nhỏ, nước bé cũng đều bị diệt vong. “Ngu muội hành nhân bất chính lộ, Thiên thích chi nhân lưỡng thủ đại cử thiên hô vạn tuế. Ác xú vĩnh vô toàn tiêu” (Người đi đường ngu muội không theo đường ngay, Người được Trời thả cùng hô vang vạn tuế. Xấu ác bị tiêu diệt hoàn toàn): Người đời u mê làm sao thoát trường kiếp nạn này? Những người còn lại được thiên thượng cho sinh tồn sẽ tung hô vạn tuế, cảm kích vô cùng khi sống sót sau trận đại kiếp nạn này. Sau đại kiếp nạn, “xấu ác bị tiêu diệt hoàn toàn”, thế giới mới sẽ đản sinh, ngày tháng đổi mới. Trung động bất tri mạt động chi tử, Nhân giai tâm giác bất lão vĩnh sinh.Tòng chi cung Ất vĩnh vô thất bại. “Trung động bất tri mạt động chi tử, Nhân giai tâm giác bất lão vĩnh sinh. Tòng chi cung Ất vĩnh vô thất bại” (Trung động không biết mạt động là chết, Người đều tỉnh tâm không già sống mãi. Từ cung Ất ấy mãi không thất bại): Vào thời “trung nhập”, hay “trung động” này, hãy mau bước vào tu luyện Pháp Luân Công, nếu không đến thời “mạt nhập” hay “mạt động” rồi thì chết là không nghi ngờ gì nữa. Người nào tỉnh tâm tỉnh ngộ tu luyện Pháp Luân Công thì sẽ bất lão vĩnh sinh. Chính nhờ Pháp Luân Công, hay “cung Ất” ấy mà vĩnh viễn bất bại. Ngã quốc Đông bang vạn bang chi tị loạn chi phương.Dân kiến tòng thị thiên thụ đại phúc, Bất thất thời cơ hậu hối mạc cập hĩ. “Ngã quốc Đông bang vạn bang chi tị loạn chi phương. Dân kiến tòng thị thiên thụ đại phúc, Bất thất thời cơ hậu hối mạc cập hĩ” (Nước ta phương Đông là nơi tránh loạn của vạn nước. Dân thấy theo quả hồng là Trời ban cho phúc lớn, Đừng bỏ lỡ cơ hội này không sau hối không kịp đâu): Hàn Quốc ở phương Đông là nơi người ta có thể tránh loạn, trăm họ đi theo Đại Thánh nhân (“quả hồng”) mà đắc Pháp tu luyện, có thể nói là “Trời ban cho phúc lớn”. Nhớ lấy, nghìn vạn lần không được đánh mất cơ hội này, thời cơ qua rồi thì có hối cũng không kịp. Lời tựa: “Trại tứ nhất”, “trại” là tạ ơn Thần, “tứ nhất” là “ngũ” (4+1=5), ngũ ở trung ương, ngũ tức Thánh quân. Thiên này bàn về Đại Thánh nhân đến từ Đông Bắc, vẽ rồng điểm mắt, ngôn từ ngắn gọn. Liệt bang chư nhân giam khẩu vô ngôn.Hỏa long xích xà đại lục Đông bang hải ngung bán đảo, Thiên hạ nhất khí tái sinh thân.Lợi kiến cơ đả phá diệt ma, Nhân sinh thu thu tao mễ đoan phong, Khu phi tao phiêu phong chi nhân.Cung Ất thập thắng, Chuyển bạch chi tử, Hoàng phúc tái sinh.Tam bát chi bắc xuất vu Thánh nhân, Thiên thụ đại mệnh.Tự nhân bất nhân thị tự Chân nhân, Mã đầu ngưu giác lưỡng hỏa quan Mộc.Hải đảo Chân nhân độ Nam lai chi.Chân Chủ xuất Nam hải đảo trung tử hà tiên cảnh, Thế nhân bất giác hĩ. “Liệt bang chư nhân giam khẩu vô ngôn” (Nhiều người các nước ngậm miệng không nói): Người viết cho rằng đây là chỉ ngày 20/7/1999, Pháp Luân Công gặp phải trấn áp tại Trung Quốc Đại Lục, toàn thế giới chấn động. “Hỏa long xích xà đại lục Đông bang hải ngung bán đảo, Thiên hạ nhất khí tái sinh thân” (Rồng lửa rắn đỏ bán đảo ven biển phía Đông đại lục, Một khí thiên hạ thân tái sinh): Đây là chỉ trào lưu “khí công” xuất hiện tại Trung Quốc vào khoảng năm Thìn, Tỵ những năm 70 thế kỷ trước. “Rồng lửa” là Bính Thìn, tức năm 1976 Bính Thìn, “rắn đỏ” là Đinh Tỵ, tức năm 1977 Đinh Tỵ; trong thời gian này, tại Trung Quốc đại lục (giáp bán đảo ven biển Triều Tiên) xuất hiện trào lưu phổ biến rộng rãi khí công (“thiên hạ nhất khí tái sinh”). “Lợi kiến cơ đả phá diệt ma, Nhân sinh thu thu tao mễ đoan phong, Khu phi tao phiêu phong chi nhân. Cung Ất thập thắng, Chuyển bạch chi tử, Hoàng phúc tái sinh” (Tùy thời cơ phá vỡ diệt ma, Vụ thu đời người ủ gạo đầu gió, Đuổi theo người bay theo gió. Thập thắng cung Ất, Chuyển chết của trắng, Lòng vàng tái sinh): «Cách Am Di Lục» thường dùng “cung Ất”, “lưỡng cung song Ất”, “cung cung Ất Ất” để chỉ Pháp Luân và Pháp Luân Công nói chung. “Cung cung” (弓弓) chỉ Thái Cực đồ của Đạo gia gồm hai cung Âm-Dương xoắn vào nhau; “Ất Ất” (乙乙) chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”. Đối với mỗi cá nhân, sống sót hay đào thải là phán xét dựa trên “cung Ất thập thắng”, tức Pháp Luân Công. Đồ hình Pháp Luân với các Thái Cực và phù hiệu chữ Vạn “卍”, biểu tượng của Pháp Luân Công. “Tam bát chi bắc xuất vu Thánh nhân, Thiên thụ đại mệnh. Tự nhân bất nhân thị tự Chân nhân, Mã đầu ngưu giác lưỡng hỏa quan Mộc” (Phía Bắc ba tám xuất ra Thánh nhân, Trời cho đại mệnh. Tựa người mà không phải người là như Chân nhân, Đầu ngựa sừng trâu hai lửa đội Mộc): Mấy câu này mười phần trọng yếu. Nó minh xác chỉ rõ Đại Thánh nhân xuất sinh ở phía Bắc vĩ tuyến 38, “Tam bát chi bắc xuất vu Thánh nhân”. Phía Bắc vĩ tuyến 38 phân chia Nam-Bắc Triều Tiên, mà Bắc Hàn thì không phải rồi, như vậy lên phía Bắc nữa tới núi Bạch Đầu (núi Trường Bạch), tức Đông Bắc Trung Quốc xuất Đại Thánh nhân là không còn nghi ngờ gì nữa. Ngoại trừ luận về thống nhất Nam-Bắc Triều Tiên ra, toàn bộ «Cách Am Di Lục» không hề đả động tới Bắc Hàn. Bởi vậy, hễ «Cách Am Di Lục» nói “Bắc”, hay “Bắc phương”, thì đều chỉ Đông Bắc Trung Quốc hoặc Trung Quốc. Đại Thánh nhân này “Thiên thụ đại mệnh”, nên không chỉ là truyền mấy bộ công pháp, mà là tới để cứu độ chúng sinh. “Tự nhân bất nhân thị tự Chân nhân”, nhìn từ bề ngoài thì giống người, mà thực tế là Thiên Thần; nhìn qua thì giống người tu luyện, nhưng thực tế là Chân nhân. “Mã đầu ngưu giác lưỡng hỏa quan Mộc”: “mã đầu ngưu giác” (đầu ngựa sừng trâu), ngựa là Càn, trâu là Khôn, đại biểu đứng đầu Thiên Địa, uy danh chấn động trời đất; “lưỡng hỏa quan Mộc” (hai lửa đội Mộc), hai chữ “hỏa” (火) đội lên chữ “Mộc” (木) chính là chữ “vinh” (榮) phồn thể, chỉ uy đức tỏa khắp bốn phương. “Quan Mộc” là Giáp Mộc, tức Mộc ở phương Đông. Mấy câu này chỉ rõ Đại Thánh nhân chính là ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, người sinh ra ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, phía Bắc vĩ tuyến 38. “Hải đảo Chân nhân độ Nam lai chi” (Chân nhân hải đảo vượt Nam mà tới): Khả năng chỉ người tu luyện Đại Pháp tới Hàn Quốc. “Chân Chủ xuất Nam hải đảo trung tử hà tiên cảnh, Thế nhân bất giác hĩ” (Chân Chủ xuất Nam giữa tiên cảnh mây tía hải đảo, Người đời không biết vậy): Nam Hàn có người tu luyện, thế mà con người thế gian vẫn không hay biết vậy. Share this post Link to post Share on other sites