Thiên Sứ

So Sánh Nhận Thức Của Lê Văn Hưu Và Ngô Sĩ Liên Về Lịch Sử Việt Nam

19 bài viết trong chủ đề này

So sánh nhận thức của Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên về lịch sử Việt Nam

Đăng ngày Thứ hai, 07 Tháng 7 2014 10:33

 
 

Giới sử gia quốc tế đã đặt lại vấn đề về lịch sử Việt Nam: sử quan ngày trước, trong thời phong kiến, nhận thức quốc sử ra sao? Học giả Yu Insun trả lời câu hỏi trên bằng cách so sánh quan điểm sử học của hai sử gia Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên, theo thứ tự là sử quan đời Trần và sử quan đời Lê, tác giả bộ Đại Việt Sử Ký và bộ Sử Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, (gọi tắt là Toàn Thư).

 

slide-dragonindochina.jpg

slide-dragonindochina.jpg

red.png

 

Theo bộ sử Đại Việt Toàn Thư, vua Trần Thánh Tông, trị vì từ năm 1258 tới 1278, chỉ thị cho Lê Văn Hưu tham khảo sách sử và soạn thành bộ Đại Việt Sử Ký, gồm 30 quyển, dựa theo phương pháp viết sử của Tư Mã Quang, tác giả bộ sử Tư Trị Thông Giám của Trung Quốc. Nội dung bộ sử của Lê Văn Hưu, bắt đầu từ Triệu Đà, trị vì vào khoảng cuối thế kỷ III và chấm dứt vào cuối đời nhà Lý (1225). Ngày nay giới sử học trong và cả ngoài Việt Nam chỉ tìm thấy bộ Toàn Thư gồm 15 cuốn.

“Một so sánh về nhận thức của hai sử gia Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên về lịch sử Việt Nam” [“Lê Văn Hưu and Ngô Sĩ Liên - A Comparative of their Perception of Vietnamese History”] là tựa đề tiểu luận của Yu Insun, nguyên giáo sư ban Sử Á châu tại Đại học Quốc gia Hán Thành [seoul National University].

Tiểu luận này đã được tình bày tại Hội nghị “Vietnam: Beyond the Frontiers” do Viện Quốc tế, Đại học California tại Los Angeles tổ chức trong hai ngày 11-12, 2001.

Nghiên cứu này của giáo sư Insun đã đăng lại [p. 47-71] trong cuốn “Viet Nam: Borderless Histories” do Nhung Tuyet Tran và Anthony Reid là chủ biên và University of Wisconsin Press phát hành năm 2006. Bạn đọc có thể tham khảo nguyên bản Anh ngữ tại đây.

Dưới đây bản lược dịch và nhận định về tiểu luận của Insun đã đăng trên Tạp chí Truyền Thông Communications, số 41 & 42, Thu Đông 2011, trang 156-168.

Bộ Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, lấy bộ Sử Ký của Tư Mã Thiên, Trung Quốc, làm mẫu mực, là một bộ sử biên niên, khởi từ đời Hồng Bàng, khoảng ba ngàn năm trước công nguyên, kéo dài tới cuối nhà Lê vào năm 1428. Năm 1428,vua Lê Thánh Tông xuống chiếu chỉ thị cho các sử thần thâu thập sử liệu gửi về tàng trữ tại Đông Các. Ngô Sĩ Liên được chỉ định tham dự vụ thâu thập sử liệu nói trên, nhưng ông có tang thân phụ, phải về quê cư tang. Hết tang, ông trở lại viện Đông Các thời việc thâu thập sử liệu đã hoàn tất. Ngô Sĩ Liên, sử dụng những sử liệu do ông thu thập được, trong số đó có bộ Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu, đối chiếu sử liệu Việt Nam với sử liệu Trung Quốc, viết thành bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, gồm có Ngoại Kỷ, Bản Kỷ và Lê Thái Tổ Kỷ, dâng lên vua Lê Thánh Tông năm 1479. Số sử liệu tàng trữ tại viện Đông Các đã thất lạc, chỉ còn bộ Toàn Thư truyền lại tới ngày nay. Sau đó, sử quan dưới triều Lê ghi chép việc nước viết thành bộ Đại Việt Sử Ký Tục Biên.

Hai bộ sử Đại Việt Sử Ký và Toàn Thư, tạm đủ cho việc đối chiếu quan điểm sử học của hai sử quan Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên. Trong Đại Việt Sử Ký, Lê Văn Hưu viết ra 30 lời bàn. Trong Toàn Thư, Ngô Sĩ Liên để lại 170 lời bàn. Trong số đó, cho tới hết triều nhà Lý, sử quan Ngô Sĩ Liên viết 83 lời bàn: tức là có 56 lời bàn nhiều hơn tổng số lới bàn của Lê Văn Hưu. Có nhiều lời bàn, cả hai sử quan cùng bàn về một sử kiện. Đối chiếu lời bàn của hai sử quan trong những trường hợp này giúp người đọc dễ bề so sánh quan điểm sử học của hai nhà viết sử. Tác giả bộ Đại Việt Sử Ký Tục Biên không ghi thêm lời bàn.

 

Lê Văn Hưu

Chế độ truyền ngôi vua cho con để làm Thái Thượng Hoàng bắt đầu từ năm 1258 dưới triều vua Trần Thái Tông gây thêm mối căng thẳng ngoại giao giữa hai nước. Hơn nữa tục nhà Trần cho các hoàng tử công chúa thành hôn với nhau, nhắm mục đích củng cố vương quyền, cùng sự việc nho giả không được trọng dụng trong triều đình, đều đi ngược lại với tục lệ Trung Quốc. Thế nên việc vua Trần sai Lê Văn Hưu viết Đại Việt Sử Ký 大 史 có thể coi như triều đình nhà Trần muốn chứng tỏ quyền bình đẳng và sự độc lập giữa nước Đại Việt với triều đình nhà Nguyên khi đó đang đô hộ Trung Quốc.Lê Văn Hưu người Thanh Hóa, sinh năm 1230, mất năm 1322, thọ 93 tuổi. Ông đậu tiến sĩ năm 1247. Sau khi phục vụ trong nhiều chức vụ trong triều, ông được bổ nhiệm làm Chưởng Sử Quán, kiêm binh bộ thượng thư. Nhiều sử gia nghiên cứu về Lê Văn Hưu đặt câu hỏi: có những sử kiện quan trọng nào đã xẩy ra từ năm năm 1230 khi Lê Văn Hưu ra đời tới năm 1272 khi ông hoàn tất bộ Đại Việt Sử Ký? Hiển nhiên sử kiện quan trọng nhất là thời kỳ quân Nguyên xâm lăng nước Đại Việt năm 1257, tiếp theo là cuộc chiến thắng của Trần Hưng Đạo đuổi quân Nguyên ra khỏi bờ cõi. Triều đình nhà Nguyên phải phong cho vua Trần Thánh Tông, năm 1261 làm An Nam Vương, từ đó việc bang giao giữa Nhà Nguyên với nhà Trần mới trở lại bình thường. Tuy nhiên nhà Trần luôn luôn phải đề phòng nạn xâm lăng của nhà Nguyên. Năm 1271, nhân dịp đăng quang vua Nguyên đòi vua Trần sang chầu. Năm sau vua Nguyên lại gửi ba sứ thần sang Đại Việt tìm cột đồng do Mã Viện trồng để đánh dấu biên thùy Hoa-Việt sau khi thắng quân Hai Bà Trưng năm 42 Tây lịch.

Việc Lê Văn Hưu chọn Triệu Đà 佗 làm khởi điểm cho việc dựng nước Đại Việt là bằng chứng sự bình dằng giữa hai nước Hoa-Việt. Điều đó căn cứ trên truyền thuyết lịch sử dưới đây. Năm 196 trước Tây lịch. Sau khi thống nhất được đất nước, Hán Cao Tổ 漢 リ 祖 sai sứ là Lục Giả x ネ sang Nam Việt phong vương cho Vũ Vương Triệu Đà. Gặp sứ giả nhà Hán, Triệu Đà hỏi: “Ta với Cao Tổ ai lớn hơn ai?” Lục Giả trả lời Hán Cao Tổ trị vì một nước lớn hơn ắt là lớn hơn.” Triệu Đà hỏi tiếp: “Nếu ta sinh ra tại Trung Quốc, liệu ta có lớn bằng Cao Tổ không?”

Sau khi Lữ Hậu 呂后 tiếm ngôi nhà Hán, việc bang giao giữa Nam Việt và nhà Hán trở nên căng thẳng hơn. Năm 183 trước Tây lịch, Triệu Đà tự xưng là Vũ Đế ngang hàng với các Hoàng Đế nhà Hán. Sau khi Hán Văn Đế 漢 文 帝 lên ngôi, một mặt Triệu Đà sai sứ sang triều cống nhà Hán, để duy trì hoà bình giữa hai nước, một mặt vẫn tự coi là ngang hàng với hoàng đế nhà Hán.

Suốt thời gian Lê Văn Hưu làm quan trong triều nhà Trần, nước Đại Việt luôn luôn bị nạn xâm lăng của Bắc Triều đe dọa, nên chắc chắn là ông thấu hiểu tầm quan trọng của việc duy trì nền độc lập, cùng việc tranh đấu để tránh những mối nhục trong việc bang giao. Triệu Đà là vị vua khéo léo giữ được độc lập cho đất nước mà không hy sinh sự đồng đẳng giữa hai nước Nam Việt và Trung Quốc nên không bị mất mặt trên đường ngoại giao. Đó là những lý do khiến Lê Văn Hưu coi Triệu Đà như người sáng lập ra nước Việt Nam. Dĩ nhiên Lê Văn Hưu cũng biết đến những vị lãnh đạo khai quốc khác trước Triệu Đà, nhưng hình ảnh những vị khai quốc đó mờ nhạt trước hình ảnh Triệu Đà vì những vị lãnh đạo khai quốc trước Triệu Đà đều bằng lòng với danh hiệu vương 王 do triều đình Trung Quốc phong cho, và không dám nghĩ tới việc xưng đế 帝. Bình về Triệu Đà, Lê Văn Hưu viết cái lớn lao của người trị nước không phải là cái lớn lao của diện tích đất nước người đó mà là cái đức 德 của người đó. Lời đó là lời Lê Văn Hưu bác bỏ lời Lục Giả so sánh Triệu Đà với Hán Cao Tổ trên đây. Trong lời Lê Văn Hưu, chữ đức không chỉ trọn vẹn là chữ đức của đạo nho. Chứ đức này là chữ đức của một vị đế, biết hạ mình để giữ nước, như lời Lão Tử Đạo Đức Kinh. Lê Văn Hưu đã đoan kết là hai vị vua đầu nhà Trần, Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông đều đã theo đúng gương Triệu Đà, một mặt giữ viện toàn được đất nước, mặt khác mềm mỏng giữ được bình đẳng ngoại giao với triều nhà Nguyên.

Lê Văn Hưu căn cứ trên mức bình đẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam để ghi làm năm khởi đầu nền độc lập của nước Việt Nam đối với Trung Quốc.

Ông không chọn năm 939, năm Ngô Quyền xưng vương, một năm sau khi đánh bại quân Nam Hán; mà ông chọn năm 966, năm Đinh Bộ Lĩnh xưng đế sau khi dẹp xong loạn mười Hai Xứ Quân, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đặt kinh đô tại Hoa Lư. Ông công nhận công lao Ngô Quyền đã chiến thắng quân Nam Hán, nhưng ông chỉ trí Ngô Quyền không xưng đế, không chọn quốc hiệu, không đặt kinh đô, do đó Ngô Quyền không hoàn tất sự nghiệp dựng nước cho người Việt. Đinh Bộ Lĩnh, theo Lê Văn Hưu mới chính là người Trời sai xuống, dẹp tan loạn xứ quân, tiếp tục truyền thống dựng nước của Triệu Vũ Đế.

Đặt cao nền độc lập của người Lạc Việt, Lê Văn Hưu kết tội những ai đã làm mất nền tự chủ của nước nhà. Ông nghiêm khắc chỉ trích tể tướng Lữ Gia 呂 嘉. Vào cuối năm 113 trước Tây lịch. Dưới triều vua Triệu Ai Vương 哀 王, vua nhà Hán sai An Quốc Thiếu Quí 安 國 少 季, sang Nam Việt. Sứ nhà Hán nguyên là tình nhân của hoàng hậu Cù Thị 樛 氏, bà hoàng này vốn chỉ là tỳ thiếp của Triệu Minh Vương, nên cùng dỗ dành Ai vương đem nước Nam Việt về dâng nhà Hán. Lữ Gia biết mưu này, can ngăn không được, nên cùng mấy đại thần đem cấm binh vào giết sứ giả nhà Hán, Cù Thị và Ai vương, tôn Kiến Đức建 德, con trưởng của Minh Vương, mẹ là người Nam Việt lên làm vua. Nhà Hán nhân truyện này dấy quân xâm chiếm Nam Việt. Lữ Gia không chống nổi, và Nam Việt trở thành quân huyện nhà Hán. Việc Lê Văn Hưu kết tội Lữ Gia không giữ nổi nước chứng tỏ lòng ông thiết tha với nền tự chủ của Nam Việt.

Tiếp theo, Lê Văn Hưu chỉ trích những nhà lãnh đạo quần chúng, nổi dậy chống Trung Quốc, nhưng không đạt được tự chủ cho đất nước. Đó là trường hợp Lý Bí 李 チ (còn đọc là Lý Bôn) dưới triều vua Lương Vũ Đế 梁 武 帝, năm 541 thống lĩnh người nghĩa dũng nổi lên đánh đuổi thái thú Giao Châu là Tiêu Tư 蕭 諮 về Trung Quốc rồi chiếm giữ thành Long Biên 龍 編. Theo truyền thống truyền lại từ Triệu Đà, Lý Bí tự xưng là Nam Việt Đế, lấy quốc hiệu là Vạn Xuân. Sau đó vua nhà Lương sai tướng Trần Bá Tiên s 8 先 mang quân sang tái chiếm Giao Châu. Lý Bí thua, phải chạy trốn vào ẩn trong vùng núi, rồi sau đó bị bệnh chết. Lê Văn Hưu chỉ trích Lý Bí khá nặng. Ông coi Lý Bý chỉ là một viên tướng trung bình, nhưng đồng thời ông tiếc cho Lý Bí, trong tay có cả năm chục ngàn quân, đã để lỡ dịp giành lại tự chủ cho người Nam Việt, chỉ vì tài cầm quân của Lý Bí không bằng tài cầm quân của Trần Bá Tiên.

Theo Yu Insun, Lê Văn Hưu thay đổi quan điểm về sử học của ông khi bàn về Hai Bà Trưng. Dẫu cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, chống triều đình Trung Quốc, chấm dứt bằng một chiến bại, nhưng tinh thần chiến đấu giành tự chủ cho đất nước đã ăn sâu vào lòng toàn dân. Điều đó chính là điều đã giúp người dân nước Đại Việt thành công trong việc đánh đuổi quân Nguyên.

Vốn là một nhà Nho, Lê Văn Hưu tất tin tưởng rằng người phụ nữ đã đứng lên giành tự chủ cho đất nước, tất nhiên người trai đất Đại Việt phải bảo vệ đất nước hữu hiệu hơn nữa.

Lê Văn Hưu đề cao việc bảo tồn nền tự chủ của đất nước khi ông so sánh vua Lý Thái Tổ, tức Lý Công Uẩn 李 公, vị vua khởi nghiệp nhà Lý, và trị từ 1010 tới 1028 với vua Lê Đại Hành nhà Tiền Lê tên là Lê Hoàn ホ 桓 làm quan Thập Đạo Tướng Quân nhà Đinh.

Nhân khi vua nhà Đinh còn nhỏ tuổi, và lại có quân nhà Tống sang xâm, quân sĩ tôn Lê Hoàn lên làm vua, tức Đại Hành Hoàng Đế 大L 皇帝. Người đời sau ca tụng Lê Đại Hành có công phá Tống bình Chiêm, dẹp yên được loạn nước. Dưới mắt Lê Văn Hưu, Lý Công Uẩn không hơn Lê Hoàn vì công dựng nước nhưng vì Lý Công Uẩn có đức dầy hơn Lê Hoàn lập ra triều nhà Lý lâu dải hơn, bởi khi đất nước lâm nguy, ngưòi lãnh đạo không những cần có tài mà còn cần có cả đức mới giữ được nước lâu dài.

Lê Văn Hưu cho là nhà Tiền Lê không tồn tại lâu dài vì Lê Hoàn đã không sớm chọn thái tử, khiến khi khi Lê Hoàn vừa băng hà thời đã xẩy ra việc tranh giành ngôi vua giữa các hoàng tử kéo dài bẩy tháng. Để cuối cùng người con út là Long Đĩnh フ cướp ngôi của anh là vua Lê Trung Tông ホ 中 宗 mới lên ngôi được ba ngày. Long Đĩnh là một ông vua vô cùng bạo ngược, và theo Lê Văn Hưu thì chính Long Đĩnh là người làm đổ ngôi nhà Tiền Lê.

Đằng khác Lê Văn Hưu chỉ trích triều Lý không sớm chọn thái tử, nên khó tránh được nạn nội loạn, bởi theo tục nhà Lý, tới khi lâm bệnh nặng, vua cha mới chọn người có tài năng đảm lược làm người kế vị. Nhà Trần lấy đó làm gương, nên vua cha sớm chọn thái tử, nhường ngôi cho thái tử và lên ngôi thái thượng hoàng.

Lê Văn Hưu chỉ trích vua Đinh Bộ Lĩnh phong cho năm bà vợ lên ngôi hoàng hậu. Sau đó, Lê Hoàn cũng như nhiều vua nhà Lý phong chức hoàng hậu cho nhiều bà vợ. Sụ kiện này chứng tỏ nhà vua muốn củng cố sức mạnh của triều đình bằng cách liên kết với gia đình các hoàng hậu. Tuy nhiên cũng vì vậy mà cơ đồ triều chính bị đe dọa bởi nội loạn trong thời kỳ tuyển chọn người kế vị hay chính trong ngày truyền ngôi.

Lê Văn Hưu còn chỉ trích Lý Công Uẩn chỉ phong vương cho cha, trong khi vua Thái Tổ nhà Tống phong đế cho thân phụ. Sử gia còn hiểu là việc phong vương cho cha là do đức vô kỷ của Lý Công Uẩn. Đồng thời ông chỉ trích Lý Công Uẩn đã sao lãng truyền thống vun đắp tự chủ từ Triệu Đà truyền xuống.

Cũng vì chủ ý đề cao việc duy trì nền tự chủ của đất nước, nên Lê Văn Hưu kết tội mọi hành động của các vị vua chúa sao lãng việt đề cao nền tự chủ. Đó là trường hợp Ngô Xương Văn, con trai của Ngô Quyền. Lê Văn Hưu ngợi khen Ngô Xương Văn 吳 昌 文về việc ông tha thứ cho Dương Tam Kha 楊 三 哥 cậu ruột ông về tội cướp ngôi vua của cháu, nhưng ông chỉ trích Ngô Xương Văn về việc mời Ngô Xương Ngập 吳 昌 岌 về cùng coi việc nước, khiến từ đó xẩy ra việc Ngô Xương Ngập tranh quyền, thế lực nhà Ngô mỗi ngày một kém và đất nước lâm vào nạn mười hai xứ quân. Lê Văn Hưu chỉ trích vua Lý Thái Tông 李 太 宗 trong việc dẹp giặc Nùng, đã cương quyết xử tử Nùng Tồn Phúc 儂 存 福 nhưng đã vì lòng từ bi tha cho Nùng Trí Cao 儂 智 リ và còn gia phong cho y chức Thái Bảo, và chỉ một năm sau Trí Cao lại làm loạn, và xin phụ thuộc vào Trung Quốc. Lời chỉ trích của Lê Văn Hưu chứng tỏ mối lo ngại của ông nhân vụ tạo phản của Trí Cao mà mở đường cho Trung Quốc xâm lăng Nam Việt. Lê Văn Hưu cũng chỉ trích vụ vua Lý Anh Tông 李 宗 bình Chiêm Thành, lập một vua mới cho Chiêm Thành. Chỉ ít lâu sau, vị vua này bị một hoàng thân cướp ngôi. Vua Anh Tông phong vương cho hoàng thân phản loạn đó. Chính vị vua thứ hai này chỉ it năm sau mang quân xâm phạm đất nước nhà Lý.

Ngoài mối quan tâm về nền tự chủ và hoà bình của đất nước, Lê Văn Hưu còn nặng lòng về việc tham gia triều chính của nho giả. Ông chỉ trích vua Lý Thái Tổ, sau khi di đô về Thăng Long đã không xây cất Thái Miếu cho xứng đáng, như vậy là không tròn chữ hiếu của đạo Nho. Ông còn chỉ trích việc vua Lý Thái Tổ cho xây cất quá nhiều chùa chiền, làm hao tài sản quốc gia phí phạm công lực của nhân dân. Chắc chắn là Lê Văn Hưu phải biết là vua Lý Thái Tổ thủa trẻ đã được nhà sư Phật Giáo chùa Cổ Pháp tên là Lý Khánh Vân 李 慶 文 nhận làm con nuôi, dậy dỗ thành người, nhưng phải chăng vì lợi ích quốc gia ông đã thẳng thắn chỉ trích lòng mộ đạo Phật của nhà vua.

Đằng khác, người đọc sử ghi nhận rằng ngay từ đầu nhà Trần đã có những kỳ thi kén người tài theo học đạo Nho ra giúp nước. Nhưng trên thực tế, số nho giả trong triều không nhiều, và không được giữ những địa vị then chốt.

Cho tới khi quân nhà Nguyên xâm lấn dất Đại Việt, vì nhu cầu ngoại giao, địa vị nho gia trong triều nhà Trần mới được nâng cao và dần dần tăng tiến thành một lực lượng chống đối ảnh hưởng Phật Giáo ở trong triều. Yu Insun cho rằng việc Lê Văn Hưu chỉ trích vua Lý Thái Tổ trên đây chỉ là một đường lối khéo léo của sử gia để gián tiếp chỉ trích phe thân Phật Giáo trong đời Trần.

 

Ngô Sĩ Liên

Ngô Sĩ Liên người trấn Sơn Nam 山 南, có người nói ông từng theo phò Lê Lợi ホ 利 trong cuộc khởi nghĩa chống quân nhà Minh. Ngô Sĩ Liên đậu tiến sĩ năm 1442, dưới triều vua Lê Thánh Tông. Ông giữ chức Đô Ngự Sử dưới triều vua Lê Nhân Tông. Dưới triều vua Lê Thánh Tông, ông làm Quốc Tử Giám Ty Nghiệp, và tham dư vào việc soạn thảo bộ quốc sử. Năm sinh năm mất của ông không được sách sử ghi chép rõ, nhưng nhiều người tin rằng ông mất năm 99 tuổi. Với tuổi thọ đó, cuộc đời Ngô Sĩ Liên trải dài qua nhiều thăng trầm của lịch sử: cuộc suy thoái của nhà Trần và nhà Hồ; tiếp theo là hai mươi năm đô hộ dưới triều nhà Minh với chính sách tàn khốc tiêu diệt văn hóa Việt Nam; nhưng quan trọng hơn cả là cuộc chiến đấu giành tự chủ cho đất nước của Lê Lợi. Từ khi Lê Lợi dựng nên nhà Lê, ảnh hưởng Khổng Giáo trong triều lớn mạnh cùng số quan gia nho học ngưòi vùng châu thổ sông Nhị và thắng thế ảnh hưởng Phật Giáo của nhóm Phật Tử được trọng dụng người vùng Thanh Hóa trong việc triều chính, và ảnh hưởng Khổng giáo trở thành độc tôn dưới triều vua Lê Thánh Tông. Trong sinh hoạt tinh thần đó Ngô Sĩ Liên đã trước tác bộ sử Toàn Thư.

Nhiều sử gia ngày nay tự hỏi lý do nào đã khiến Ngô Sĩ Liên trước tác bộ sử Toàn Thư, trong khi ông đã từng là một thành viên trong công cuộc sưu tập bộ quốc sử tàng trữ tại viện Đông Các? Có thể trả lời là việc soạn thảo bộ quốc sử là một công cuộc gồm nhiều nho giả, thế nên người tham dự khó bề bày tỏ những lời phê phán bình luận. Bởi vậy, theo sử gia Wolter(1), Ngô Sĩ Liên đã đơn độc trước tác bộ sử Toàn Thư với chủ đích là đề cao Khổng Giáo như một cơ động giúp cho người nước Đại Việt có một học thuyết căn bản để duy trì nền tự chủ trong thời gian đất nước gặp cơn nguy biến và theo Yu Insun, thì hành động này giúp Ngô Sĩ Liên đứng được ra ngoài vụ tranh chấp ảnh hưởng giữa Nho Giả vùng châu thổ sông Nhị với Phật Tử được trọng dụng vùng Thanh Hóa. Trong toàn bộ Toàn Thư, Ngô Sĩ Liên viết ra tổng cộng 170 lời bàn, trong số đó có 86 lời bàn về sử kiện xẩy ra dưới triều nhà Lý; 72 lời bàn về sử kiện xẩy ra dưới đời nhà Trần và nhà Hồ cùng hai chục năm tranh đấu chiến thắng quân xâm lược nhà Minh, phần còn lại là lời bàn về sử kiện dưới triều vua Lê Thái Tổ.

Khổng Học, nhất là Tân Khổng Học ảnh hưởng mãnh liệt trên việc trước tác của Ngô Sĩ Liên, lời bàn của ông đều đặt trên đạo lý gia tộc và tương quan giữa vua và dân. Ông tin tưởng chắc chắn rằng đó là hai điểm quan trọng trong việc trị nước an dân. Năm 1320, khi vua Trần Anh Tông (tri vì từ 1293-1314) băng hà, ông trích sách Mạnh Tử(2):

天 下 之 本 在 國

Thiên hạ chi bổn tại quốc

國 之 本 在 家

quốc chi bổn tại gia

家 之 本 在 ?

gia chi bổn tại thân

Nghĩa là: gốc của thiên hạ là nhà nước, gốc của nước là nhà, gốc của nhà là thân. Rồi Ngô Sĩ Liên thêm: “thân có tu, nhà mới tề, nước mới trị, điều ấy là khuôn vàng thước ngọc từ đời Nghiêu Thuấn, và đến ngày nay vẫn thật đúng như vậy.” Do đó ông chỉ trích bất kỳ ai vi phạm nguyên tắc này.

Ngô Sĩ Liên hết lời ca tụng vua Trần Anh Tông, vì nhà vua dốc lòng tu thân, thờ phụng cha mẹ, giữ vẹn niềm hòa hảo với họ hàng, và nhất là thờ kính tổ tiên. Thế nên, theo Ngô Sĩ Liên, triều vua Trần Anh Tông là một triều thịnh trị, nhân dân sống đời an lạc. Tuy nhiên, ông vẫn còn chỉ trích vua Trần Anh Tông hãy còn một điều thiếu sót trong lễ quốc táng Thượng Hoàng Trần Nhân Tông.

Ngô Sĩ Liên cực lục chỉ trích việc làm loạn luân nhân để củng cố cho ngôi nhà Trần được bền vững. Đó là sự việc Thái Sư Thống Quốc Hành Quân Chinh Thảo Sự Trần Thủ Độ cưỡng ép vua Trần Thái Tông, giáng Chiêu Thánh Hoàng Hậu, người đã lấy vua Trần Thái Tông được 12 năm, xuống làm công chúa, rồi đem chị bà Chiêu Thánh, tức vợ Trần Liễu lên làm Hoàng Hậu, bởi vì Hoàng Hậu Chiêu Thánh không có con nối dõi và bà chị đã có thai được ba tháng. Việc phi luân này đã được lập lại dưới Triều vua Trần Dụ Tông (trị vì từ 1341 tới 1369). Ngoài ra, Ngô Sĩ Liên còn trách vua Trần Thái Tông đã hứa gả công chúa cho Trung Thành Vương, rồi cuối cùng lại gả cho một hoàng thân khác.

Ngô Sĩ Liên tin tưởng là ngôi vua sẽ truyền cho người con trưởng của vua cha. Nếu Hoàng Hậu không có con nối dõi, con một thứ phi có thể được phong làm Thái Tử. Trong trường hợp Hoàng Hậu sau đó sinh Hoàng Nam, Thái Tử con bà thứ phi phải từ chức nhường ngôi cho Hoàng Nam con bà Hoàng Hậu. Thế nên Ngô Sĩ Liên thương tiếc Hoàng Thân Trần Quốc Chấn bị sát hại dưới triều vua Trần Minh Tông (trị vì từ 1314 tới 1329) chỉ vì hoàng thân đã can ngăn việc lập một Hoàng Nam con một bà thứ phi lên làm Thái Tử, không đợi Hoàng Hậu sinh Hoàng Nam. Ngô Sĩ Liên cũng tin tưởng là Hoàng Nam em có thể được nối ngôi vua khi Hoàng Nam anh không đủ khả năng nối ngôi. Thế nên Ngô Sĩ Liên chỉ trích vua Đinh Bộ Lĩnh lập con bà thứ phi là Hạng Lang làm thái tử thay vì truyền ngôi cho con trưởng con bà Hoàng Hậu là Hạng Liễn vốn là người văn võ toàn tài.

Trong trường hợp Hoàng Đế không có Hoàng Nam nối ngôi, thời phải lập một ngưòi cháu trai, như trường hợp vua Lý Nhân Tông nhưòng ngôi cho cháu. Ông cực lực chống lại việc nhường ngôi cho một công chúa như việc vua Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Công Chúa Lý Chiêu Hoàng. Theo Ngô Sĩ Liên thì vua Lý Huệ Tông đã không noi gương vua Lý Nhân Tông nên đã mở cửa cho Trần Thủ Độ lật đổ ngôi nhà Lý và lập ra nhà Trần.

Nhà Trần cũng theo gương nhà Lý không nhất thiết truyền ngôi vua cho Hoàng Nam con cả của vua. Để tránh việc tranh giành ngôi vua, nhà Trần đặt ra tục lập ngôi Thái Thượng Hoàng. Dầu thấu hiểu tục lệ nhà Trần như vậy, Ngô Sĩ Liên cũng bàn là không nên lập vua mới khi vua cha hãy còn sống, để một nước một lúc có hai vua.

Ngô Sĩ Liên chủ trương đàn bà góa không được tái giá để giữ tiết với chồng cũ, theo đúng lệ tam tòng của Nho Giáo. Tục này phải được bắt đầu từ trong hoàng tộc, để làm gương cho tứ dân. Chủ trương đó nhằm tránh những vụ thoán ngôi vua như vụ Lê Hoàn lấy bà Dương Hậu lập ra nhà Tiền Lê, vụ Trần Thủ Độ lấy vương Hậu Linh Từ lập ra nhà Trần. Đi xa hơn, Ngô Sĩ Liên ca ngợi việc các vương hậu nước Chàm phải chịu thiêu sống để giữ vẹn đức tam tòng.

Người đọc sử tự hỏi rằng, vốn là một nho giả chân chính, phải chăng Ngô Sĩ Liên nhiệt liệt cổ động cho việc gái hóa phải chết theo chồng là để duy trì chữ Trung của đạo nho theo câu tục trai trung một chúa, gái trinh một chồng. Cũng trong dòng tư duy này, sử còn chép truyện năm 1285, khi quân nhà Trần phá quân Nguyên, chủ tướng quân Trung Quốc là Toa Đô bị trúng tên chết. Khi các tướng thắng trận đưa đầu Toa Đô về nộp vua Trần Nhân Tông, vua thấy người dũng kiệt hết lòng với chúa mới than rằng: “Làm bầy tôi nên như người này!” rồi cởi áo bào đắp vào thủ cấp Toa Đô, sai làm lễ mai táng theo quân cách.

Với chủ trương trai trung một chúa, Ngô Sĩ Liên cực lưc bài bác những mưu đồ thoán nghịch của Lê Hoan, Trần Thủ Độ và nhất là Hồ Qúy Ly, cả ba cùng là những tặc thần lập mưu giết vua để cướp ngôi vua. Theo Ngô Sĩ Liên, Lê Hoan đáng tội chết chém, Trần Thủ Độ không đáng so sánh với loài chó lợn và Hồ Qúy Ly bi trời phạt khiến giặc Nam không giết nổi thời giặc Bắc không tha.

Theo Yu Insun thời Ngô Sĩ Liên nặng lời chỉ trích Lê Hoàn, Trần Thủ Độ và Hồ Quý Ly thí vua cướp ngôi báu, không chỉ riêng bởi Ngô Sĩ Liên là một tân nho giả mà còn phản ánh nội tình triều nhà Lê, ngày đó, khi vua Lê Nhân Tôn bị người anh là Nghi Dân 宜 民, trước kia đã được phong làm Thái Tử, sau vì mẹ phải tội cho nên bị phế bỏ. Năm 1459 Nghi Dân đồng mưu với Lê Đắc Ninh 黎 得 寧, Phạm Ban 范 般 v.v… nửa đêm trèo vào thành giết vua Lê Nhân Tôn và hoàng thái hậu, tự xưng làm vua rồi sai sứ sang Trung Quốc cầu phong.

Mối quan tâm của Ngô Sĩ Liên là sự an nguy của đất nước trước sự đe dọa của kẻ thù phương Bắc, dẫu rằng nhà Minh sau khi bị đuổi ra khỏi bờ cõi không còn là một mối đe dọa nặng nề như quân nhà Nguyên dưới đời Trần.

Thế nên, theo Yu Insun, từ khi vua Lê Lợi chiến thắng quân Minh sau hai mươi năm đô hộ, mối lo chính của Ngô Sĩ Liên là sự bất ổn của tình hình quốc nôi khơi ngòi cho việc xâm lăng của ngoại bang. Đó là lý do khiến Ngô Sĩ Liên đặt bản văn Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi vào trong bộ sử Toàn Thư.

Bản Bình Ngô Đại Cáo xác quyết Đại Việt là một nước có văn hiến riêng, bờ cõi phân chia rõ ràng, phong tục khác hẳn Trung Quốc. Khác với Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên khẳng định là nước Đại Việt có một lịch sử dài không thua lịch sử Trung Quốc, bắt đầu từ vua Thần Nông. Theo tục truyền Kinh Dương Vương, vị vua đầu tiên của đất Nam Việt là anh khác mẹ của Đế Nghi, vị vua đầu tiên của người phương Bắc. Thật thế, Đế Minh, cha của Đế Nghi và Kinh Dương Vương là cháu ba đời vua Thần Nông, có ý lập Kinh Dương Vương lên nối ngôi, nhưng Kinh Dương Vương từ chối nhường ngôi cho Đế Nghi làm vua phương Bắc, còn mình làm vua phương Nam.

Ngô Sĩ Liên lo lắng cho mối an nguy nước Đại Việt phản ánh trong lời bàn của ông về những vụ xâm lăng của quân Mông Cổ từ phương Bắc, qua những vụ xâm phạm bờ cõi miền Nam của quân Chiêm. Ngô Sĩ Liên ca tụng thượng hoàng Trần Nhân Tông, không những có tài điều binh khiển tướng đánh đuổi được quân Nguyên, mà còn triệu tập Hôi Nghị Diên Hồng, đoàn kết toàn dân thành một khối quyết tâm bảo vệ đất nước. Ngược lại ông chê trách triều nhà Trần bỏ ngỏ biên giới miền Nam mở đường cho quân Chiêm Thành sang quấy phá Đại Việt. Ông chê trách Thượng Hoàn Dụ Tông quen sống trong cảnh đất nước thịnh vương bình an mà trở thành quá phóng túng, chỉ nghĩ tới chuyện mua vui. Ông cũng chê trách vua Trần Nghệ Tông quá mải mê với văn học mà sao lãng việc binh đến độ để quân Chiêm Thành vào cướp phá thành Thăng Long vào mùa thu năm 1371.

Nhân danh một nhà Tân Nho, Ngô Sĩ Liên bài bác ảnh hưởng Phật Giáo trong hai triều nhà Lý và nhà Trần. Ông quan niệm việc vua Lý Thái Tổ khi vừa đăng quang liền cho xây chùa tô tượng Phật khắp nơi trong nước là một điều quá đáng, dầu ông không quên là vua Lý Thái Tổ là con nuôi của nhà sư Lý Khánh Vân, và nhờ vậy mà thành nhân. Ngô Sĩ Liên ca tụng vua Trần Nhân Tông là một vị minh quân từng chiến thắng quân Nguyên xâm phạm đất Đại Việt, nhưng ông coi việc vua Trần Nhân Tôn, sau khi thoái vị làm Thái Thượng Hoàng, trở thành đệ nhất tổ giòng Thiền Trúc Lâm, là một hành động chứng tỏ vua Trần Nhân Tôn không giữ vẹn chữ Trung Dung của đạo Nho.

Hơn nữa,vẫn nhân danh là một nho sĩ, Ngô Sĩ Liên còn phê bình việc thay đổi niên hiệu của vua Lý Thái Tổ năm 1034. Năm ấy hai nhà sư Nghiêm Bảo Tính và Phạm Minh Tâm tự thiêu, thi thể cháy kết thành thất bảo. Vua xuống chiếu đem thất bảo đó giữ ở chùa Trường Thánh để thờ, nhân dịp đó vua đổi niên hiệu là Thụy Thông; sử thần Ngô Sĩ Liên có lời bàn(3):

Thuyết nhà Phật gọi là xá lị tức là khi tự thiêu mình, tinh khí tụ lại kết thành một thứ lửa không cháy được, cho nên gọi là bảo. Tương truyền là người nào học Phật thành thì xác hồn làm bảo như thế. Vì rằng người sãi đoạn tuyệt tính dục thì tinh khí kết thành ra thứ ấy. Người đời cho là không thường, thấy mà cho là lạ, có biết đâu là tinh khí dương tụ lại mà thành thôi. Vua cũng mê hoặc mà đổi niên hiệu. Từ đấy về sau những người hiếu danh, cạo đầu làm sãi, nhẫn nại chịu chết như loại Trí Không này nhiều lắm.

Xuống tới đời Hoàng đế Lý Nhân Tôn, năm 1096, thái sư Lê Văn Thịnh làm phản, Vua Lý Nhân Tôn tha tội chết, an trí tại Thao Giang. Nguyên bấy giờ vua ngự thuyền xem đánh cá tại hồ Dâm Đàm. Chợt có mây mù, trong đám mù có tiếng thuyền bơi tới, vua lấy giáo ném. Bỗng chốc mây mù tan, trong thuyền ngự có con hổ. Có người than: Nguy lắm rồi! Có người đánh cá tên Mục Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì hổ biến ra thành thái sư Lê Văn Thịnh. Lê Văn Thịnh vốn có tà pháp làm ra vậy để tính truyện cướp ngôi. Vua thưởng cho Mục Thuận, và cắt đất cho lập ấp. Ngô Sĩ Liên có lời bàn về truyện này(4):

Người làm tôi định cướp ngôi giết vua mà được miễn tội chết! Thế là sai trong việc hình, lỗi ở vua tin Phật Giáo. Mùa thu tháng 7 ngày 25, Ỷ Lan hoàng thái hậu băng hà, hỏa táng; dâng thụy là Phù Thánh Linh Nhân Hoàng Thái Hậu, lại bắt người thị nữ chôn theo.

Ngô Sĩ Liên có lời bàn về việc này(5):

Hoả táng là theo Phật Giáo, chôn theo là tục nhà Tần. Nhân Tôn Hoàng Đế làm cả hai việc ấy, hoặc giả theo lời của Thái Hậu chăng?

Theo Yu Insun, lời bàn của Ngô Sĩ Liên, đặt câu hỏi về lời di chú của Ỷ Lan hoàng thái hậu, là bởi Ngô Sĩ Liên có ý bài bác vua Lý Nhân Tông vì chính nhà vua, theo tục lệ Phật Giáo, ban lệnh thi hành việc hỏa táng và việc chôn theo thị nữ của hoàng thái hậu.

 

So Sánh hai Sử Gia

Yu Insun cho rằng quan điểm sử học của Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên là sản phẩm của thời đại của mỗi người. Với Lê Văn Hưu, sử kiện đáng chú ý nhất là những thành tích kháng Nguyên giữ nước của triều nhà Trần. Với Ngô Sĩ Liên, một sử thần của triều nhà Lê, Khổng Học lúc đó đã trở thành một nền quốc học, thế nên giáo lý cũng như tập tục Khổng Giáo là những mối quan tâm hàng đầu. Đằng khác, Ngô Sĩ Liên đã từng sống qua hai chục năm dưới sự đô hộ của quân Minh, nên ông hiểu rõ tầm quan trọng của nền an ninh quốc nội trong việc ngăn chặn người phương Bắc xâm lấn đất nước vả duy trì nền tự chủ của nước Đại Việt.

Khác biệt giữa quan điểm sử học của hai sử thần thấy rõ qua sự khác biệt giữa những lời bàn trên cùng một sử kiện. Lời bàn của Lê Văn Hưu chú trọng tới nền an nguy của đất nước và sự bình đẳng giữa nước Nam với nước Bắc.

Ngô Sĩ Liên chỉ bàn về hai vấn đề này trong bốn sự kiện. Đằng khác, Ngô Sĩ Liên dành 11 lời bàn về giáo lý Khổng Học, Lê Văn Hưu chỉ nói tới vấn đề liên quan tới Khổng Hoc trong 5 lời bàn. Sự khác biệt giữa hai sử thần còn rõ rệt hơn nữa qua những lời bàn cùng về những sử kiện dưới triều vua Ngô Quyền và vua Đinh Bộ Lĩnh.

Lê Văn Hưu tin chắc rằng Ngô Quyền không hoàn toàn tạo dựng được nền tự chủ cho đất nước như Triệu Đà đã đặt được trước khi quân của Hán Vũ Đế sang xâm lấn, bởi chiến thắng của Ngô Quyền đã khiến nhà Hán phải bỏ mộng xâm lược, nhưng ông tiếc cho Ngô Quyền không nhân dịp đó xưng đế như Triệu Đà. Ngược lại Lê Văn Hưu ca tụng Ngô Quyền ngoài tài thống lĩnh quân đội còn giỏi tổ chức việc nội trị, tạo nên nề nếp cho đời sống nhân dân. Ông kết luận rằng với một công nghiệp như vậy, Ngô Quyền xứng đáng là một Hoàng Đế của nước Nam Việt. Lê Văn Hưu chủ xướng là Đinh Bộ Linh đã giành được nền tự chủ hoàn toàn cho đất nước, không kém gì Triệu Đà đời trước. Đinh Bộ Lĩnh đã tự xưng hoàng đế, đặt quốc hiệu mới, sửa sang giềng mối triều chính. Ngược lại, Ngô Sĩ Liên coi nhẹ công nghiệp của Đinh Tiên Hoàng, vì ông chủ trương là Ngô Quyền đã giành được hoàn toàn nền tự chủ cho Nam Việt. Ngược lai ông chỉ trích Đinh Bộ Lĩnh và con cả là hoàng tử Đinh Liễn là không hành xử theo đúng tập tục Khổng Học. Đinh Bộ Lĩnh đã vượt qua truyền thống truyền ngôi của các triều đại Trung Quốc đặt trên nền tảng Khổng Học: nhà vua đã bỏ con trưởng Đinh Liễn và lập con út là Hạng Lang lên nối ngôi. Đinh Liễn đã tùng theo cha chinh chiến nhiều năm trong việc dẹp loạn 12 xứ quân, nên tức giận lập mưu giết Hạng Lang, nên cũng không giữ tròn đạo làm tôi theo Khổng Học, đồng thời gây ra mối loạn trong nhà để người phương Bắc có cơ hội nhòm ngó bờ cõi. Người đọc sử có thể hiểu rằng lời Ngô Sĩ Liên chỉ trích cha con Đinh Bộ Lĩnh phản ảnh ý ông muốn ám chỉ trích việc tranh giành ngôi báu trong triều nhà Lê lúc bấy giờ.

Ảnh hưởng Khổng Giáo từ triều nhà Lê không những chỉ mỗi ngày một lớn mạnh trong việc triều chính mà còn thấm nhập từ từ vào trong mọi hoạt động trong dân gian, truyền qua đời nhà Nguyễn, cho tới khi người Pháp bỏ thi Hương hồi đầu thế kỷ XX mới suy giảm. Nhiều nhà sử học ngày nay cho rằng điểm triều đình các nhà Đinh, Lê, Lý và Trần tôn trọng Phật Giáo hơn Khổng Giáo là một truyền thống của người Việt Nam khác với truyền thống của người Trung Quốc lấy Khổng Giáo làm quốc giáo. Chính nhờ điểm khác biệt đó mà dân Việt Nam đã không bị Trung Quốc đồng hóa.

Theo NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ

==================

(1) Wolter, “What Else May Ngô Sĩ Liên Mean” in “Sojourners and Settlers: Histories of Southeast Asia and the Chinese”, University of Hawai Press 2001. Edited by Reid Anthony.
(2) Đoàn Trung Còn, Tứ Thơ Mạnh Tử, NXB Thuận Hóa, Huế, 1996, tr.12.
(3) Ngô Sĩ Liên, Toàn Thư, Tập 1, bản dịch của Cao Huy Gịu, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1967, tr. 210.
(4) Ngô Sĩ Liên, ibid. tr. 242.
(5) Ngô Sĩ Liên, ibid. tr. 248.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc Đại Việt sử ký toàn thư, chắc chắn một điều rằng tác giả Ngô Sĩ Liên san định hay điều chỉnh từ sử liệu trước đó, từ thời Lý Trần, cuốn này có các vấn đề mà chưa thấy ai đề cập tới trong khi đó rất dễ nhận ra sự khác biệt của dòng chảy lịch sử và tính logic của các sự kiện:

 

- Phân chia các Kỷ: dành sự ưu ái co các nhân vật Trung Hoa như Sĩ Nhiếp...

 

- Đề cao các nhân vật Trung Hoa như Sĩ Nhiếp, dùng một vài đoạn văn của một hai nhân vật khác (cũng Tàu) để nâng Sị Nhiếp bằng với Triệu Vũ Đế. Coi Sĩ Nhiếp giống như tổ văn hóa Việt! Sau này, thời lịch sử hiện đại cũng diễn ra tương tự, tôn vinh gã linh mục Alexande Rode như "cha cố" (cưỡng từ) - một gã góp công thôn tính Việt cho Pháp từ sự nhập nhằng "người sáng tác chữ Việt hiện nay".

 

- Sửa lại nội dung Chiếu đời đô của vua Lý Công Uẩn, nội dung tôn xưng gã tướng Cao Biền (không chắc chắn người sửa là Ngô Sĩ Liên), chiêu này thâm hiểm hết mức tuy nhiên, nếu nghiên cứu lịch sử dưới cái nhìn logic triệt để, khoa học thì hiểu ra ngay ý đồ. Liên kết vấn đề này cần phải đọc văn bia thời Lý và phải đọc Văn bia Sùng Thiện Diên Linh là chứng minh ra ngay.

 

- Đánh giá "hơi cao" công sức các đời vua nhưng chỉ trích lại rất nặng nề, cho thấy tính hệ thống của những nhận định này với các vấn đề nêu trên.

 

- Ngôn từ, một số nội dung coi Tàu là cha mẹ, Việt là con cái!

 

- Sử ghi nhận: Ngô Sĩ Liên bị vua Lê đòi tự mình phải tự tử do biết đã sửa sử, sau này vua Quang Trung "đập" te tua như "trang mạng" bây giờ hay "chơi" nhau.

 

 

 

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiều nay, anh Warenbocphet ghé tệ xá, nói về thái độ sử gia bàn về Triệu Đà trước sau bất nhất. Chính vì thế tôi lập topic này trước đó, để bàn về sự kiện này.

Tôi xem bài viết này đến ba lần, sợ bài báo không phản ánh đúng nguyên văn của tác giả, bèn lấy ngay cái tựa và tên tác giả lên google tìm. Rồi cũng xem đi xem lại. Nhưng không thấy một lời nào về việc sử gia đời Lê về sau phủ nhận Triệu Đà cả.

Tóm lại theo nhận xét của tôi thì việc phủ nhận Triệu Đà - là một mắt xích trong toàn bộ Việt sử - tính từ thời Hùng Vương dựng nước, hoàn toàn là một sai lầm và mang tính âm mưu hơn là một quan điểm lịch sử xuất phát từ những dữ kiện hợp lý.

Cũng như việc phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, hoàn toàn không hề có "cơ sở khoa học". Cho dù cái "cơ sở khoa học" đó, được hiểu theo một cách nào đó.

Xin lỗi! Phủ nhận Việt sử, toàn từ đám láo nháo, vớ vẩn cả.

Ngược lại, với luận điểm: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến đúng dưới mọi góc độ và ngày càng thể hiện tính chân lý rộng khắp trên mọi lĩnh vực và xác định luôn cả một lý thuyết thống nhất. Tất nhiên, quan điểm đó phải phản ánh một chân lý tuyệt đối, mới có thể thể hiện tính hợp lý bao trùm như vậy.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các vấn đề liên quan đến Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) chúng ta cần xử lý các vấn đề liên quan:

 

- Dữ liệu chưa đầy đủ, đặc biệt từ các vùng đất trước đây của Văn Lang trong thời kỳ này và trước đó như: Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông và Phúc Kiến.

 

- Dữ liệu Sử ký Tư Mã Thiên: quan trọng, nhưng có một điểm bị sửa sử đó là Triệu Vũ Đế đánh Trường Sa, sau nhà Hán tấn công lại bị thua nhưng chép do chướng khí nên rút về. Đây chính là chiến công để cân bằng Việt Hán.

 

- Sử ký Tư Mã Thiên: khi chép về Nam Việt và các bộ khác của Văn Lang đã hiệu chỉnh nhằm chia rẽ Nam Việt hay Âu Lạc: Chép Vân Nam thành lập do Trang Kiểu nước Sở; ghi Phúc Kiến ủng hộ Lưu Bang cho nên được ưu đãi... nhằm đánh tách Vân Nam - Quý Châu - Việt Nam - Quảng Đông và chống liên kết Phúc Kiến - Quảng Đông - Chiết Giang...

 

- Chưa xác định được Âu Lạc thời An Dương Vương cho nên, không thể liên kết tới Nam Việt rõ ràng. Chưa hiểu bản chất lương duyên Trọng Thủy Mỵ Châu nên không hiểu kế hoạch của An Dương Vương.

 

- Chưa rõ kinh đô Âu Lạc hay Văn Lang cũ, nên chưa thấy mối quan hệ địa chí.

 

- Giải quyết trung tâm trống đồng Việt Nam - Vân Nam - Quảng Châu như thế nào?

 

- Liên quan đến Tần tấn công Âu Lạc: trường hợp Lý Ông Trọng làm quan nhà Tần chống Hung Nô - làm sao mà xảy ra được?

 

- Sau khi Hán lấy Nam Việt đặt trung tâm quản lý Nam Ngũ Lĩnh ở Việt Nam vậy cho rằng ở Luy Lâu là hợp lý?

 

- Mộ Nam Việt Vương Triệu Văn Đế có hàng chục ngàn cổ vật, cả thư pháp nữa... nếu so sánh thời Đức Jesus thì còn siêu hơn, làm sao mà??? - nói đến Đạo nhập khẩu trời Tây lại càng chán.

 

- Lịch sử, Dã sử, thần tích, gia phả, truyền thuyết và huyền thoại và đền đài tại Việt Nam còn nhiều, chưa kể các bộ khác...

 

.... Nhiều lắm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các vấn đề liên quan đến Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) chúng ta cần xử lý các vấn đề liên quan:

 

- Dữ liệu chưa đầy đủ, đặc biệt từ các vùng đất trước đây của Văn Lang trong thời kỳ này và trước đó như: Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông và Phúc Kiến.

 

- Dữ liệu Sử ký Tư Mã Thiên: quan trọng, nhưng có một điểm bị sửa sử đó là Triệu Vũ Đế đánh Trường Sa, sau nhà Hán tấn công lại bị thua nhưng chép do chướng khí nên rút về. Đây chính là chiến công để cân bằng Việt Hán.

 

- Sử ký Tư Mã Thiên: khi chép về Nam Việt và các bộ khác của Văn Lang đã hiệu chỉnh nhằm chia rẽ Nam Việt hay Âu Lạc: Chép Vân Nam thành lập do Trang Kiểu nước Sở; ghi Phúc Kiến ủng hộ Lưu Bang cho nên được ưu đãi... nhằm đánh tách Vân Nam - Quý Châu - Việt Nam - Quảng Đông và chống liên kết Phúc Kiến - Quảng Đông - Chiết Giang...

 

- Chưa xác định được Âu Lạc thời An Dương Vương cho nên, không thể liên kết tới Nam Việt rõ ràng. Chưa hiểu bản chất lương duyên Trọng Thủy Mỵ Châu nên không hiểu kế hoạch của An Dương Vương.

 

- Chưa rõ kinh đô Âu Lạc hay Văn Lang cũ, nên chưa thấy mối quan hệ địa chí.

 

- Giải quyết trung tâm trống đồng Việt Nam - Vân Nam - Quảng Châu như thế nào?

 

- Liên quan đến Tần tấn công Âu Lạc: trường hợp Lý Ông Trọng làm quan nhà Tần chống Hung Nô - làm sao mà xảy ra được?

 

- Sau khi Hán lấy Nam Việt đặt trung tâm quản lý Nam Ngũ Lĩnh ở Việt Nam vậy cho rằng ở Luy Lâu là hợp lý?

 

- Mộ Nam Việt Vương Triệu Văn Đế có hàng chục ngàn cổ vật, cả thư pháp nữa... nếu so sánh thời Đức Jesus thì còn siêu hơn, làm sao mà??? - nói đến Đạo nhập khẩu trời Tây lại càng chán.

 

- Lịch sử, Dã sử, thần tích, gia phả, truyền thuyết và huyền thoại và đền đài tại Việt Nam còn nhiều, chưa kể các bộ khác...

 

.... Nhiều lắm.

 

Nếu xét tiểu tiết thì việc chứng minh nước Mỹ có tồn tại trên thực tế hay không cũng lắm chuyện để bàn.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải quyết mắt xích Triệu Vũ Đế - nếu hiểu được vai trò của tể tướng Lữ Gia trải qua 3 đời vua nhà Triệu thì không khó hiểu.

 

Triệu Văn Đế - con của Mỵ Châu và Trọng Thủy, cùng với An Dương Vương đều có lưu lại "mật ngữ" trong các văn vật hoàng cung, các ngài rất cao siêu thuyết Âm Dương Ngũ Hành, đừng tưởng lầm mai một, ngoài ra rất rõ thiên văn địa lý, đều có tiên tri cả.

 

Mật ngữ này, được sử dụng các "cổ vật" đặt làm từ Trung Đông, chứ không phải tại chỗ, cao siêu lắm!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong quá trình nghiên cứu sử, các nhà "khoa học" Việt Nam đã tự đặt ra một cái vòng kim cô cho chính mình, đó chính là dựa trên mọt đoạn viết trong Việt sử lược - vô danh thị, đoạn viết này đã được đặt trang trọng trong Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Hà Nội, từ đó khẳng định thời Hùng Vương bắt đầu từ thế kỷ thứ VII TCN:

 

Việt sử Lược chép rằng: “Đến thời Trang Vương nhà Chu (696-681 tr.CN), ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văng Lang, phong tục thuần hậu chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương".

 

Tiếp theo đó, không biết bằng cách nào đó, thí nghiệm phòng xạ Cacbon của cổ vật chung quanh đồ đồng Đông Sơn có niên đại thứ VII TCN, có vẻ rằng rất trùng hợp với niên đại ghi trong Việt sử lược, do vậy "trống đồng Ngọc Lũ và Hoàng Hạ... chỉ từ niên đại này, tức khoảng cuối Xuân Thu Trung Quốc, vậy trước đó là như thế nào? Bộ lạc hay các nhóm dân???

 

Khoảng cách giữa thời kỳ đồ đá mới và Đông Sơn đã không được lấp đầy, không thời gian giữa Trung Quốc (chú ý với Hồ Nam, Chiếng Giang, Giang Tây) và Văn Lang hay nước Việt vùng Chiết Giang như thế nào về mọi mặt cũng chẳng phân tích tới cùng tận... chưa kể liên kết phương nam chẳng hạn Champa, Lào, Thái, Miến...

 

 

 

 

 

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lịch sử Trung Hoa tới thời Nghiêu Thuấn Vũ là "cùng cực" nếu cho rằng sử sách như Kinh Thư là chính xác, còn lại thời Tam Hoàng Ngũ Đế là huyền thoại (huyền thoại cũng là sử, ngay khi một sát-na trôi qua thì mọi thứ đã trở thành "sử").

 

Cổ vật khai quật được thời kỳ này, với chứng tích đồ đồng chỉ tới thời Hạ, Thương, Chu. Các chứng tích của thời trước đó - được xem xét trong thời Đồ Đá Mới với các quan hệ logic trong sự phát triển xã hội.

 

Mối quan hệ thời Nghiêu và Văn Lang được chép: Văn Lang tặng rùa thần ghi từ khi trời đất mở mang.

 

Thời Nghiêu sẽ tương ứng các thời đại Ấn Độ - Ai Cập - Lưỡng Hà - Hy La... cần phải rõ ràng.

 

Các yếu tố trên phải giải quyết được, mới khẳng định năm lên ngôi Kinh Dương Vương là năm Nhâm Tuất 2879 TCN, và tại sao chỉ ghi nhớ năm này trong lịch sử ???

Share this post


Link to post
Share on other sites

THỦY TỔ NGƯỜI VIỆT THỰC SỰ Ở ĐÂU?

 

Nghệ An, tác giả Phan Lan Hoa có viết: “Thiết nghĩ, khi mà sử sách, địa danh và di chỉ chứng tích đã trùng khớp, cớ sao lại có người còn muốn đẩy đưa thủy tổ người Việt sang bên Trung Hoa là vì cớ chi? (Đoạn này, xin được gửi cả đến ông Hà Văn Thùy, người khẳng định Kinh Dương Vương và nước Xích Quỷ ở bên Trung Hoa?).”*

    Từ lâu, tôi tâm niệm sẽ làm một khảo cứu nghiêm túc xác định nơi sinh thành của thủy tổ người Việt nhưng vì chưa đủ duyên nên chưa thành. Nay nhân có người “đòi”, xin được trả món nợ.
    Tìm ra chính xác tổ tiên người Việt là việc vô cùng khó vì thế mà suốt 2000 năm qua, dù bỏ bao công sức và tâm trí, chúng ta vẫn đi tìm trong vô vọng. Nhìn lại cuộc tìm kiếm trong quá khứ, ta thấy, cả người xưa, cả hôm nay chỉ có tư liệu từ thời điểm quá gần, khoảng 2000 năm trở lại. Với một ngưỡng thời gian như vậy, không cho phép có cái nhìn xa hơn!
     Sự thực là, muốn biết tổ tiên 5000 năm trước là ai, chỉ có thể đi tới tận cùng lịch sử, để biết con người đầu tiên xuất hiện trên đất Việt là ai?
 
I. Khởi đầu từ lịch sử
 
Rất nhiều người tin rằng nước Xích Quỷ của Kinh Dương Vương ra đời năm Nhâm Tuất 2879 TCN. Nhưng nếu hỏi: từ đâu có con số đó thì không ai trả lời được! Con số ấy tồn tại như một niềm tin, như cái mốc “quy ước” mà người Việt bám vào để tạo dựng cội nguồn. Dẫu biết rằng niềm tin không đủ làm nên lịch sử thì cũng không ai nỡ cật vấn cái niềm tin ấy! Bởi lẽ, sau cật vấn là sự sụp đổ! Rồi cả Đế Minh cháu ba đời Thần Nông nữa, lấy gì làm chắc? Mà sao người Trung Hoa cũng tự nhận là con cháu Thần Nông? Những hoài nghi ấy, nếu không hóa giải được thì mọi chuyện bàn về tổ tiên chỉ là câu chuyện phiếm! Vì vậy, muốn tìm chính xác tổ tiên, cần phải đi xa hơn cái cột mốc 2879. May mắn là sang thế kỷ này, khoa học thực sự giúp soi sáng cội nguồn.
  Thưa rằng, không phải chỉ từ những mẩu xương và những hòn đá – hiện vật khảo cổ - mà chính từ vết tích được lưu giữ trong máu của toàn dân châu Á, một nhóm nhà khoa học gốc Hán của nhiều đại học nước Mỹ, vào năm 1998 phát hiện rằng: 70.000 năm trước, người tiền sử từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ đặt chân tới nước ta. Sau khi chung sống 30.000 năm trên đất Việt Nam, người Việt đã đi lên khai phá Trung Hoa. Từ Hòa Bình, tổ tiên chúng ta mang chiếc rìu, chiếc việt đá mới lên nam Dương Tử và gọi mình bằng danh xưng đầy tự hào NGƯỜI VIỆT với tư cách chủ nhân chiếc việt đá mới, công cụ ưu việt của loài người thời đó (Việt bộ Qua -). 20.000 năm trước, tại Động Người Tiên tỉnh Giang Tây, tổ tiên chúng ta làm ra đồ gốm sớm nhất thế giới và 12400 năm cách nay trồng ra hạt lúa đầu tiên của loài người. Lúc này tổ tiên ta tự gọi mình là NGƯỜI VIỆT, chủ nhân cây lúa (Việt bộ Mễ -)! Rồi từ đây, người Việt mang cây lúa, cây kê, con gà, con chó làm nên văn hóa Giả Hồ 9000 năm trước, văn hóa Hà Mẫu Độ 7000 năm trước… Theo đà Bắc tiến, người Việt vượt Dương Tử lên lưu vực Hoàng Hà, xây dựng nền nông nghiệp trồng kê trên cao nguyên Hoàng Thổ. Tại đây, người Việt hòa huyết với người sống du mục trên đồng cỏ bờ Bắc, sinh ra chủng người Việt mới, sau này được khoa học gọi là chủng Mongoloid phương Nam, là chủ nhân văn hóa Ngưỡng Thiều suốt từ Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc. Một con sông dài 1500 km từ Thiểm Tây tới Hà Nam, đổ vào Dương Tử ở Vũ Hán, được đặt tên là sông Nguồn. Cùng với chi lưu của nó là Sông Đen, tạo nên đồng bằng Trong Nguồn, là trung tâm lớn của người Việt, nối với Thái Sơn. Đấy là nơi phát tích của người Việt hiện đại chủng Mongoloid phương Nam.
Vào khoảng 4000 năm TCN, người Việt chiếm hơn 60% nhân số thế giới và xây dựng ở Đông Á nền văn minh nông nghiệp rực rỡ. Để có được thành quả như vậy, người Việt phải chung lưng đấu cật trị thủy hai dòng sông lớn là Hoàng Hà và Dương Tử. Từ những dấu vết mong manh trong truyền thuyết, ta nhận ra, thời gian này người Việt luôn phải đối mặt với những cuộc xâm lăng của người du mục phương Bắc. Trong điều kiện như vậy, những thị tộc phải liên minh với nhau, vừa để trị thủy vừa chống trả quân xâm lăng. Cuộc liên minh dưới sự lãnh đạo của những thị tộc lớn mạnh do những vị anh hùng bán thần dẫn dắt. Một cách tự nhiên nhà nước nguyên thủy ra đời. Đó là nhà nước phương Đông, khác với nhà nước theo định nghĩa kinh điển phương Tây, sản sinh từ chiếm hữu nô lệ và thặng dư lương thực. Điều kiện cho nhà nước nguyên thủy phương Đông ra đời càng thuận lợi hơn khi toàn bộ dân cư khu vực lúc đó cùng cội nguồn, văn hóa và tiếng nói. Kinh Dịch viết “Phục Hy thị một, Thần Nông thị xuất” chính là mô tả thời kỳ này. Truyền thuyết cho hay, vua thần Phục Hy xuất hiện khoảng 4000 năm TCN. Tiếp theo là Thần Nông khoảng 3080 năm TCN. Truyền thuyết nói Đế Minh, cháu đời thứ ba của Thần Nông, chia đất, phong vương cho con là Đế Nghi và Kinh Dương Vương, lập nước Xích Quỷ năm 2879 TCN... Trong bối cảnh như vậy, ta thấy, dù không biết xuất xứ từ đâu nhưng cái mốc thời gian ra đời nước Xích Quỷ là hợp lý. Một câu hỏi cần được nêu ra: phải chăng có điều gì đó sâu thẳm trong ký ức mà tổ tiên ta ghi nhớ được một cách tường minh? Từ nhiều tư liệu, có thể suy ra, thời kỳ này trên lục địa Đông Á có ba nhà nước: Thần Nông Bắc của Đế Lai thuộc lưu vực Hoàng Hà, Thần Nông Nam (Xích Quỷ) thuộc lưu vực Dương Tử tới Việt Nam và quốc gia Ba Thục ở phía Tây, gồm vùng Ba Thục qua Thái Lan và  Miến Điện.
     Thời gian này, cuộc tranh chấp giữa hai bờ Hoàng Hà trở nên khốc liệt mà bằng chứng là trận Phản Tuyền. Truyền thuyết Trung Hoa nói Hoàng Đế và Viêm Đế là hai thị tộc anh em, lúc đầu Viêm Đế đứng chủ. Sau đó Hoàng Đế mạnh lên, đánh thắng Viêm Đế ở Phản Tuyền, chiếm ngôi thống soái. Viêm Đế chấp nhận vai trò phụ thuộc. Đây chỉ là uyển ngữ do người Hoa Hạ bày đặt để che lấp cuộc xâm lăng, với mục đích gắn Hoàng Đế với Viêm Đế vào cùng chủng tộc để rồi cho ra đời thuyết Hoa Hạ là Viêm Hoàng tử tôn, trong đó  Hoàng Đế là chủ soái! Nhưng thực ra đó là cuộc xâm lăng của người bờ Bắc. Ta có thể hình dung, chỉ hình dung thôi vì không bao giờ tìm ra chứng cứ xác thực, rằng trước tình thế nguy cấp sau trận Phản Tuyền, Đế Lai liên minh với Lạc Long Quân cùng chống giặc. Nhưng tại trận Trác Lộc năm 2698 TCN, quân Việt thất bại. Đế Lai tử trận, (sau này vì căm hờn Đế Lai, người Hoa Hạ gọi ông là Si Vưu với nghĩa xấu), Lạc Long Quân dẫn đoàn quân dân vùng Núi Thái-Trong Nguồn dùng thuyền xuôi Hoàng Hà ra biển, đổ bộ vào Rào Rum-Ngàn Hống xứ Nghệ. Gợi cho chúng tôi ý tưởng này là đoạn chép trong Ngọc phả Hùng Vương: “Đoàn người từ biển vào. Họ rất hiền lành tốt bụng, đã giúp dân nhiều việc tốt. Dân bầu người giỏi nhất trong số họ làm vua, hiệu là Hùng Vương, lúc đầu đóng đô ở Rào Rum-Ngàn Hống, sau chuyển lên vùng Ao Việt.” (Chính cái niên đại xảy ra trận Trác Lộc 2698 TCN cũng giúp cho thời điểm năm 2879 lập nước Xích Quỷ trở nên khả tín. Nó cho thấy, một điều hợp lý là những quốc gia của người Việt được lập ra trước cuộc xâm lăng, vì chỉ như vậy mới phù hợp với lịch sử.)
   Về Việt Nam, người Núi Thái-Trong Nguồn hòa huyết với người Việt bản địa da đen Australoid, sinh ra người Mongoloid phương Nam Phùng Nguyên. Việc khảo cổ học phát hiện di cốt người Mongoloid phương Nam tại văn hóa Phùng Nguyên khoảng 4500 năm TCN là bằng chứng xác nhận cuộc di cư này.
   Nếu những điều trình bày trên chưa hài lòng quý vị thì xin dùng chứng lý theo lối quy nạp sau:  
   Khoa học xác định mã di truyền của người Việt hôm nay thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Vì vậy, nếu là thủy tổ của dân tộc Việt, các ngài Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân… cũng phải là người Mongoloid phương Nam. Một câu hỏi được đặt ra: người Mongoloid phương Nam có mặt trên đất Việt Nam vào thời gian nào? Khảo sát 70 sọ cổ phát hiện ở nước ta, cổ nhân chủng học cho biết: “Suốt Thời Đá Mới, chủng Australoid là dân cư duy nhất sống trên đất nước ta cũng như toàn Đông Nam Á. Sang Thời Kim khí, người Mongoloid phương Nam xuất hiện và trở thành chủ thể dân cư khu vực. Người Austrtaloid biến mất dần, không hiểu do di cư hay đồng hóa.” Khảo cổ học cũng cho thấy, người Mongoloid phương Nam có mặt trên đất nước ta vào thời Phùng Nguyên, khoảng 4500 năm trước.
    Một câu hỏi khác: họ từ đâu tới? Ta thấy, suốt Thời Đồ Đá, trên toàn bộ Đông Nam Á kể cả Việt Nam không có người Mongoloid. Trong khi đó, như phân tích ở trên, người Mongoloid phương Nam xuất hiện tại văn hóa Ngưỡng Thiều và Hà Mẫu Độ (cửa sông Chiết Giang) từ 7000 năm trước. Lẽ đương nhiên, họ chỉ có thể từ hai nơi này xuống Việt Nam. Nhưng do di ngôn của tổ tiên “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra,” ta hiểu, là từ Núi Thái-Trong Nguồn các vị di cư tới Việt Nam.
   Như vậy, có hai giai đoạn hình thành người Việt: giai đoạn đầu, người Australoid từ Việt Nam đi lên khai phá Trung Hoa. Tại Núi Thái-Trong Nguồn, khoảng 7000 năm trước, người Việt hỗn hòa với người Mông Cổ phương Bắc, sinh ra chủng người Việt mới mang mã di truyền Mongoloid phương Nam, đó là tổ tiên của các vị Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân. Khoảng năm 2698 TCN, do thua trận Trác Lộc, người Việt của Lạc Long Quân chạy xuống Việt Nam, lai giống với người Việt tại chỗ, sinh ra người văn hóa Phùng Nguyên, tổ tiên trực tiếp của chúng ta.
   Vào nam Hoàng Hà, người Mông Cổ chiếm đất và dân Việt, lập vương triều Hoàng Đế. Họ cũng hòa huyết với người Việt, sinh ra người Hoa Hạ, được coi là tổ tiên người Trung Hoa. Nhận được ưu thế từ hai nền văn minh, người Hoa Hạ trở nên lớp người ưu tú của các vương triều Hoàng Đế, góp phần quan trọng làm nên thời Hoàng Kim của văn hóa phương Đông. Nhưng sau thời Chiến quốc, với sự bành trướng của nhà Tần, nhà Hán người Việt thì người Hoa Hạ bị đồng hóa, tan biến trong cộng đồng Việt đông đảo. Hoa Hạ chỉ còn là một danh xưng, bị các vương triều Trung Hoa chiếm dụng làm phương tiện thống trị các tộc người khác. Người Hoa đổi đồng bằng Trong Nguồn thành Trung Nguyên. Sông nguồn thành sông Hòn, sông Hớn rồi thành Hán Thủy. Do mất đất mất tên nên hơn 2000 năm nay, người Việt ngơ ngác không biết Trong Nguồn là đâu?!
 
II. Quá trình hình thành di tích, tài liệu về cội nguồn tổ tiên trên đất Việt.
1.    Quá trình hình thành
Lớp di dân đầu tiên đổ bộ vào Rào Rum-Ngàn Hống. Theo đà xâm lăng của kẻ thù, nhiều thế hệ người Núi Thái-Trong Nguồn di cư tiếp, tiến vào những khoảng đất cao của đồng bằng sông Hồng vừa được tạo lập là Sơn Tây, Hà Đông, Bắc Ninh...  Chạy giặc, bỏ quê hương tới nơi xa lạ là nỗi đau của người biệt xứ. Có thể, sau hàng vạn năm cách biệt, người Núi Thái-Trong Nguồn không thể ngờ rằng nơi dung dưỡng mình hôm nay lại là đất gốc của tổ tiên xưa. Vì vậy, mặc cảm mất nước luôn nặng nề, dai dẳng. Hướng về nguồn cội là nỗi khắc khoải khôn nguôi. Nỗi nhớ thương đã kết đọng thành câu ca Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra. Có lẽ câu ca lúc đầu chỉ là nỗi lòng của người dân mất nước vọng cố hương nhưng rồi nó thành tấm bia ghi nguồn cội để muôn đời con cháu tìm về. Không dừng lại đó, những người tâm huyết nhất, theo tục xưa, đắp những ngôi mộ gió để từ xa bái vọng tổ tiên Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông, Kinh Dương Vương… Đó là công việc mà ngày nay người dân đảo Lý Sơn vẫn làm để không quên người không trở về sau những chuyến đi! Khi khá giả hơn, những ngôi đền thờ được dựng lên. Khi có chữ, những vị lão thành lục trong trí nhớ những gì “được nghe ông bà kể” về tổ tiên xưa, ghi thành tộc phả, ngọc phả. Sự thật được “thêm mắm dặm muối” cùng những yếu tố huyền ảo để thêm phần linh thiêng, cao cả và đáng tin. Đọc một số thần phả, ngọc phả do Đại học sĩ Nguyễn Bính chép, tôi bất giác nghĩ tới chuyện “chạy di tích” thời nay. Lâu ngày mới về quê, gặp dịp làng xã đình đám rước “Bằng công nhận di tích”. Thấy trên giấy vinh danh một vị còn văn tế ở đình tế vị thần khác, tôi hỏi ông chú họ, đầu trò câu chuyện này. Gạn hỏi mãi, ông thú thực: “Lúc đầu viết theo thần tích ông thánh trong đình. Nhưng mấy ông văn hóa tỉnh nói: “Tra mãi không thấy ông nào tên như vậy để làm giúp các bác. Chỉ có ông trạng X hơi gần với hồ sơ của các vị. Nếu đồng ý thì chúng tôi giúp.” Anh tính, mất bao nhiêu tiền rồi chả nhẽ xôi hỏng bỏng không, đành gật đầu chấp nhận cho họ làm!” Phải chăng, ngày trước, cũng nghe ông bà kể lại, rồi với thứ chữ Nho của thày đồ quê, các vị tiên chỉ trong làng mang đơn lên phủ cậy quan. Sau khi nhận đồng lớn đồng nhỏ vi thiềng, quan phủ đưa hồ sơ lên triều đình. Rồi dựa vào văn bản của địa phương, Đại học sĩ Nguyễn Bính sáng tác hàng loạt ngọc phả, như người vẽ truyền thần. Đó là cái chắc, chỉ có điều ngờ là không biết đại học sĩ có nhận tiền thù lao như hôm nay không?
  Hàng trăm năm qua đi, đám hậu sinh chúng ta có tất cả: những ngôi mộ cổ, những ngôi đền với những pho tượng sơn son thiếp vàng linh thiêng mà cha ông từng đời đời tế tự. Những thần phả, ngọc phả chữ Nho với giấy bản xỉn màu thời gian, gáy mòn, góc vẹt, loáng thoáng lỗ mọt… Và hơn cả là tấm lòng chúng ta hướng về tổ tiên cộng với sự ganh đua của những họ tộc tranh nhau xem họ nào xuất hiện sớm nhất? Thế rồi, với tiền của bá tánh, tiền thuế dân nhận từ dự án, những nấm mộ, những ngôi đền được phục dựng khang trang hoành tráng, cùng với những hội thảo trưng ra vô vàn “bằng chứng lịch sử”…
 
2. Đôi lời nhận định
 
Người viết bài này có lúc hăm hở theo dõi những “phát hiện mới” với hy vọng tìm được dấu vết khả tín của tổ tiên. Nhưng rồi sớm thất vọng! Cổ Lôi Ngọc Phả chỉ mới ra đời vài trăm năm ghi Phục Hy, Thần Nông vùng Phong Châu làm sao có thể phản bác Kinh Dịch 2500 năm trước viết “Phục Hy thị một, thần Nông thị xuất”? Mấy ngôi đền Phục Hy, Thần Nông… trên đất Phong Châu làm sao phủ định  bài vị các ngài được thờ trên lăng mộ ở Thái Sơn? Làm sao có thể tin Phục Hy họ Nguyễn, trong khi cả truyền thuyết lẫn cổ thư đều ghi rõ: Phục Hy thị, Thần Nông thị, Hồng Bàng thị… “Thị” cũng là họ, nhưng đấy là họ theo mẹ của thời mẫu hệ. Qua mẫu hệ hàng nghìn năm mới sang phụ hệ, để “tính” - cách gọi họ theo dòng cha ra đời! Thời đó, con người chỉ được đánh dấu bằng một từ duy nhất chỉ tên hoặc thêm tước “đế” phía trước như Đế Minh, Đế Nghi… Vậy thì làm sao có ông Phục Hy tên là Nguyễn Thận? Làm sao tin những bức tượng sơn son thiếp vàng lòe loẹt trong đền là Phục Hy, Kinh Dương Vương khi trang phục trên người các ngài là của quan lại triều Minh, triều Thanh?! Vì sao sống cách nhau nhiều nghìn năm mà các vị tổ lại tụ họp trong khoảnh đất hẹp vậy? Vì sao, chỉ là tổ người Việt mà truyền thuyết về các vị lan ra rộng khắp từ Quảng Đông tới Ba Thục? Chỉ là tổ của người Việt với lãnh thổ từ Bắc Bộ tới miền Trung mà sao lại có đền thờ Kinh Dương Vương trên Ngũ Lĩnh? Nhiều, nhiều lắm những câu hỏi không thể trả lời!
  Khi không trả lời được những thắc mắc trên, trong trí tôi nảy sinh câu hỏi: Vì sao lại có sự tình như vậy? Phải rất lâu sau, cùng với sự trưởng thành của nhận thức, tôi nhận ra, những ngôi mộ được đắp, những ngôi đền được xây chỉ là việc thu nhỏ một lịch sử từng diễn ra trên địa bàn rộng lớn. Đó chỉ là sự sa bàn hóa một thực tế lịch sử vĩ đại! Tôi bỗng hiểu và thông cảm với tiền nhân. Từ ký ức và tâm nguyện của mình, các vị đã tạo những mộ gió, những ngôi đền bái vọng. Tấm lòng thành của bao kiếp người đã tạo nên một tín ngưỡng dân gian vô cùng nhân văn nhớ về nguồn cội, thờ kính tổ tiên... Nhưng rồi đám cháu con không hiểu cha ông, u mê biến tín ngưỡng dân gian trở thành chính sử, để tự sướng và lừa thiên hạ thì đã là tai họa!
   Những người chủ trương việc này nghĩ rằng mình đã sáng suốt, khám phá lại lịch sử là vì dân tộc, vì kính ngưỡng tổ tiên. Không ai phủ nhận nhiệt huyết, tấm lòng của họ. Nhưng thực tế cuộc sống đã bày ra trước mắt: yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau!
Trước hết, là xuyên tạc lịch sử:
Do chủ quan, do ít hiểu biết, họ không hiểu rằng, giang sơn xưa của tổ tiên Việt là khoảng trời, khoảng đất mênh mông toàn cõi Đông Á. Từng hàng chục nghìn năm thống lĩnh hai con sông Đông Á (Hoàng Hà, Dương Tử) và xây dựng trên đó nền văn hóa kỳ vĩ. Việc “quy tập,” co cụm tổ tiên về dải đất hẹp Phong Châu chính là phủ định cả cội nguồn lẫn giang sơn vĩ đại của giống nòi! Đó chính là cái tội chối bỏ lịch sử, cũng đồng thời chối bỏ nguồn cội!
   Không chỉ vậy, khi làm việc này, họ tự tước đi của mình vũ khí mạnh mẽ chống lại những mưu toan xuyên tạc sử Việt. Họ từng biết, người Trung Hoa có cuốn sách “Thông sử thế giới vạn năm” hơn 5000 trang, phủ định toàn bộ lịch sử Việt Nam với những dòng ngạo mạn: “Khoảng 2000 năm TCN, bán đảo Đông Dương bước vào thời kỳ đồ Đá Mới… 1000 năm TCN, những bộ lạc cư trú quanh vùng sông Hồng Hà bắt đầu định cư..”  Họ cũng biết, ông giáo sư người Mỹ Liam Kelley chống báng tới cùng sự hiện hữu của Kinh Dương Vương. Ông ta chỉ coi thủy tổ tộc Việt là do đám trí thức Hán hóa thời Trung đại dựa vào cổ thư Trung Hoa bịa tạc ra. Một trong những lý cứ khiến ông ta nghĩ vậy, chính là ở chỗ, truyền thuyết về Kinh Dương Vương phổ biến khắp Trung Hoa. Nếu cứ theo “sa bàn” như quý vị hoạch định hôm nay thì làm sao phản bác được vị giáo sư thông thái nọ? Nhưng nếu nắm được lịch sử trọn vẹn của tổ tiên thì ta có thể nói, chính chứng cứ ông học giả người Mỹ đưa ra đã chống lại ông ta! Đó là do, cộng đồng Việt vốn là khối thống nhất trên toàn đông Á, cùng chung máu mủ, ngôn ngữ và văn hóa. Từ thời Chiến quốc, bị tan đàn xẻ nghé, người Việt mang theo truyền thuyết nguồn đi khắp nơi…
 
III. Kết luận
 
Có một thời tăm tối, chúng ta được cổ thư Trung Hoa và những vị thầy Tây dạy rằng, người từ Trung Hoa xuống đồng hóa dân Annam mông muội. Dân Việt là lũ Tàu lai. Tất cả văn hóa Việt là sự bắt chước Trung Hoa chưa trọn vẹn. Người Việt không có chữ, phải mượn chữ Trung Hoa, tiếng Việt mượn 70% từ tiếng Hán… Hàng nghìn năm ta tin như thế!
Trong cái thời tăm tối ấy, chúng ta tìm mọi cách “thoát Trung” bằng việc viết ra lịch sử riêng của mình. Trong đó có những ý tưởng “quy tụ” tổ tiên về đất Phong Châu để tạo ra một cội nguồn, một lịch sử hoàn toàn độc lập với phương Bắc. Ý tưởng như vậy được nuôi bởi  bằng chứng là những ngôi mộ, ngôi đền, những cuốn ngọc phả… khiến không ít người tin vì có nguồn cội “thoát Trung”!
   Nhưng sang thế kỷ này, nhờ khám phá khoa học, ta biết rằng, lịch sử đã diễn ra theo con đường ngược lại: tổ tiên ta từ xa xưa đi lên khai phá Trung Hoa và xây dựng trên toàn bộ Đông Á một nền văn hóa vĩ đại! Không những tiếng Việt, chữ Việt là chủ thể tạo nên tiếng nói và chữ viết Trung Hoa mà nền văn hóa Trung Hoa cũng được xây dựng trên nền tảng văn hóa Việt! Chính đó là cơ sở của ý tưởng từ lâu in sâu trong tâm cảm dân Việt: Trong khi các nhánh khác bị Hán hóa thì người Lạc Việt ở Việt Nam vẫn giữ được giang sơn, đất hương hỏa cuối cùng của tổ tiên.
   Vì vậy, trong những “đồ án phục dựng lịch sử Việt” ra đời lâu nay thì việc sa bàn hóa, quy tập tổ tiên về đất hẹp Phong Châu là sai lầm tai hại nhất. Trong khi những phương án khác chỉ là những ý tưởng trên giấy thì “đồ án” này tác động sâu rộng không chỉ tới lịch sử, tâm linh mà tới cả cuộc sống dân tộc.
  Thưa ông Phan Lan Hoa, thời trẻ làm báo, tôi chỉ viết sự thực cho dù có rước lấy tai họa. Nay vào tuổi cổ lai hy, tôi chỉ viết sử theo sự thật vì biết rằng, chỉ sự thật là còn lại. Vì vậy, tôi không hề dám làm cái việc bạo thiên nghịch địa là “đẩy đưa thủy tổ người Việt sang bên Trung Hoa” như ông ghép tội. Phải đâu là chuyện cá ao ai nấy được? Tôi chỉ làm cái việc trung thực là phát hiện sự việc của quá khứ rồi đặt nó vào đúng chỗ, thưa ông! Theo thiển ý, nếu như có ngôi mộ nào sớm nhất của tổ tiên trên đất Việt thì chỉ có thể là mộ Lạc Long Quân ở  Rào Rum-Ngàn Hống hay tại kinh đô Ao Việt!
   Đáng buồn và đáng sợ là, những người “quy tập” tổ tiên về đất hẹp Phong Châu không ngờ rằng mình đang làm cái việc nguy hại tham bát bỏ mâm. Trong khi hất đi cái mâm thật, không chỉ đầy của cải quý giá mà còn có cả văn tự ghi quyền sở hữu giang sơn vĩ đại của tổ tiên xưa thì quý vị ôm lấy cái bát ảo! Cái mâm quẳng đi rồi, một khi cái bát được chứng minh là giả, không hiểu quý vị tính sao?!
                                                        
                                                        Tác giả Hà Văn Thùy - Sài Gòn, Vu Lan năm Giáp Ngọ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mọi vấn đề lịch sử, dù có cả triệu mối liên quan nhưng tại một thời điểm của bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào đó đã xảy ra trong quá khứ, nó chỉ đúng tại không thời gian đó và là duy nhất, do vậy các vấn đề phải hết sức logic tức tuân thủ chặt chẽ theo khoa học.

 

Cái gì mà chúng ta viết về lịch sử, nếu không phải là "sáng tạo" mới thì về mặt bản chất, nó không phải là "của ta" mà ta chỉ giải thích lại những cái đã qua tại thời điểm mà chúng ta viết, chúng chỉ là "kế thừa" mà thôi.

 

Ví dụ, trống đồng Hoàng Hạ và Ngọc Lũ liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Dịch lý, cũng như lịch sử nước Văn Lang, nó "chứng minh" cho luận điểm nào đó của chúng ta ở hiện tại (vẫn là sử) nhưng bản chất thực sự là ta "đang làm rõ" lại trống đồng chứ không phải ngược lại, bởi vì nó cách ta đến -3600 năm lận.

 

Cho nên, hãy chú ý đến điểm này, chưa chắc cái gì cũng là "của ta" cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hầu như cái mà người ta cứ gọi là phải cứ "khoa học" mới đươc. Nhưng bản chất khoa học là cái khỉ gió gì thì đến nay chưa ai phát biểu một cách có "cơ sở khoa học". Toàn là bàn bố láo, tiểu tiết, bắt bẻ, căn vặn... rồi bảo là "khoa học". Với các lập luận kiểu "khoa học" như vậy, tôi đố họ chứng minh cho tôi một con gà thật sự là một con gà. Bởi vậy, toàn là vớ vẩn cả.
Cái thứ lập luận cho rằng:

Rất nhiều người tin rằng nước Xích Quỷ của Kinh Dương Vương ra đời năm Nhâm Tuất 2879 TCN. Nhưng nếu hỏi: từ đâu có con số đó thì không ai trả lời được! Con số ấy tồn tại như một niềm tin, như cái mốc “quy ước” mà người Việt bám vào để tạo dựng cội nguồn. Dẫu biết rằng niềm tin không đủ làm nên lịch sử thì cũng không ai nỡ cật vấn cái niềm tin ấy! Bởi lẽ, sau cật vấn là sự sụp đổ!

Cái thứ cật vấn này của thứ tư duy giẻ rách, nhưng vênh váo tưởng là cao siêu không ai trả lời được. Vậy thì chắc cũng chẳng ai chứng minh được  Newton sinh vào ngày 25 tháng 12 năm1642. Huống chi hàng 5000 năm trước. Hoặc hỏi lại cụ tố tám đời trước của họ tên là gì? Sinh năm nào? Không trả lời được thì họ là loại vô loài chăng.

Bởi vậy, tôi cho là tư duy giẻ rách là vậy!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung-Hoa đã có lịch rất sớm, khởi đầu bằng lịch Can-Chi     phôi-thai từ thời Hoàng-đế (căn-cứ vào các bản đất sét nung còn tàng-trữ tại Đại-học Yên-kinh), lên ngôi năm Giáp-tí (2697 BC), tương-ứng với thời Kinh-Dương-vương Lộc-Tục ở Nước ta (nên nhắc lại Kinh-châu và Dương-châu là 2 châu phương Nam trong cửu-châu của Cổ Trung-hoa, nghĩa  là cương-vực của Cổ-Bách-Việt ), và Âm-dương Hợp-lịch đã có từ thời Vua Nghiêu (lên ngôi năm Giáp-thìn, 2357 BC), căn-cứ theo Thiên Nghiêu-điển trong Kinh Thư, vừa hoàn-thành phỏng theo Quy-lịch của Hùng-vương thứ 3 tức Hùng-quốc-vương Lân Lang, căn-cứ vào chi-tiết "Thuật dị ký 述異記" trong sách Thông-chí 通志 (2AL, Q II, Ngũ-đế-kỷ đệ-nhị, Chí #35, tr. 224) của sử-gia Trung-quốc Trịnh-Tiều 鄭樵 (1104-1162):

          Đào Đường chi thế, Việt-thường-quốc hiến thiên-tuế thần-quy, bối thượng hữu văn, giai khoa-đẩu-thư, ký khai-tịch dĩ lai, Đế mệnh lục chi, vi chi Quy-lịch. 陶唐之世, 越裳國獻千歲神龜,背上有文,皆科斗書,記開闢以來,帝命錄之,謂之龜歷。Đời Đào Đường (Vua Nghiêu), nước Việt Thường dâng thần-quy ngàn tuổi, trên lưng có văn, đều là chữ khoa-đẩu (trông giống con nòng nọc), chép việc từ thuở khai thiên tịch-địa đến bấy giờ, Đế sai chép và gọi là "Lịch Rùa". 

Trích: THIÊN-VĂN LỊCH TOÁN tác giả: GS Nguyễn Hữu Quang

Xin hỏi các giáo sư Sử học VN đoạn văn trong "Thuật dị ký 述異記" trong sách Thông-chí 通志 (2AL, Q II, Ngũ-đế-kỷ đệ-nhị, Chí #35, tr. 224) của sử-gia Trung-quốc Trịnh-Tiều 鄭樵 (1104-1162) có được coi là "cơ sở khoa học" không? và nếu không thì "cơ sở khoa học" trong lĩnh vực Lịch sử là gì?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung-Hoa đã có lịch rất sớm, khởi đầu bằng lịch Can-Chi     phôi-thai từ thời Hoàng-đế (căn-cứ vào các bản đất sét nung còn tàng-trữ tại Đại-học Yên-kinh), lên ngôi năm Giáp-tí (2697 BC), tương-ứng với thời Kinh-Dương-vương Lộc-Tục ở Nước ta (nên nhắc lại Kinh-châu và Dương-châu là 2 châu phương Nam trong cửu-châu của Cổ Trung-hoa, nghĩa  là cương-vực của Cổ-Bách-Việt ), và Âm-dương Hợp-lịch đã có từ thời Vua Nghiêu (lên ngôi năm Giáp-thìn, 2357 BC), căn-cứ theo Thiên Nghiêu-điển trong Kinh Thư, vừa hoàn-thành phỏng theo Quy-lịch của Hùng-vương thứ 3 tức Hùng-quốc-vương Lân Lang, căn-cứ vào chi-tiết "Thuật dị ký 述異記" trong sách Thông-chí 通志 (2AL, Q II, Ngũ-đế-kỷ đệ-nhị, Chí #35, tr. 224) của sử-gia Trung-quốc Trịnh-Tiều 鄭樵 (1104-1162):

          Đào Đường chi thế, Việt-thường-quốc hiến thiên-tuế thần-quy, bối thượng hữu văn, giai khoa-đẩu-thư, ký khai-tịch dĩ lai, Đế mệnh lục chi, vi chi Quy-lịch. 陶唐之世, 越裳國獻千歲神龜,背上有文,皆科斗書,記開闢以來,帝命錄之,謂之龜歷。Đời Đào Đường (Vua Nghiêu), nước Việt Thường dâng thần-quy ngàn tuổi, trên lưng có văn, đều là chữ khoa-đẩu (trông giống con nòng nọc), chép việc từ thuở khai thiên tịch-địa đến bấy giờ, Đế sai chép và gọi là "Lịch Rùa".

 

Trích: THIÊN-VĂN LỊCH TOÁN tác giả: GS Nguyễn Hữu Quang

Xin hỏi các giáo sư Sử học VN đoạn văn trong "Thuật dị ký 述異記" trong sách Thông-chí 通志 (2AL, Q II, Ngũ-đế-kỷ đệ-nhị, Chí #35, tr. 224) của sử-gia Trung-quốc Trịnh-Tiều 鄭樵 (1104-1162) có được coi là "cơ sở khoa học" không? và nếu không thì "cơ sở khoa học" trong lĩnh vực Lịch sử là gì?

 

 

Kiểu gì thì cái quan niệm thuyết Âm Dương Ngũ hành của Tàu sẽ là một sai lầm ngu nhất mà tất cả những ai cho là như vậy. Nó càng tệ hại hơn khi những người có quan niệm này thuộc hàng giáo sư tiến sĩ. Họ không đủ tầm để hiểu rằng: Ngay cả đoạn trích dẫn sách của giáo sư Nguyễn Hữu Quang, - cũng quan niệm lịch Tàu có từ thời Hoàng Đế - Nếu quan niệm của đẳng cấp giáo sư này là đúng (Vì đã là giáo sư thì cứ phải từ đúng trở lên) - thì nó sẽ bác bỏ tất cả lịch sử thuyết Âm Dương Ngũ hành cũng được coi là của Tàu - có từ thời vua Đại Vũ, sau Hoàng đế 1000 năm. Bởi vậy, kiểu gì họ cũng nói ngọng hết.

Này! Chính người Tàu bây giờ cũng đã khiêm tốn và tỏ ra khách quan khoa học, khi thừa nhận thuyết Âm Dương Ngũ hành không phải của họ, thì các vị luôn có tư duy coi văn minh Tàu là cội nguồn của văn minh Đông phương hãy suy nghĩ lại đi. Nếu không thì quí vị sẽ tự chứng minh mình là đầu đất sét.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin hỏi các giáo sư Sử học VN đoạn văn trong "Thuật dị ký 述異記" trong sách Thông-chí 通志 (2AL, Q II, Ngũ-đế-kỷ đệ-nhị, Chí #35, tr. 224) của sử-gia Trung-quốc Trịnh-Tiều 鄭樵 (1104-1162) có được coi là "cơ sở khoa học" không? và nếu không thì "cơ sở khoa học" trong lĩnh vực Lịch sử là gì?

 

Câu hỏi chưa hợp lý, mới đặt vấn đề hay đưa ra một sự việc, hiện tượng mà thôi.

 

Cơ sở khoa học - khi nghiên cứu thì phải tự đi tìm hiểu là ít nhất cho mỗi cá nhân, cách đây 5000 năm dùng rìu đá, nay đi vũ trụ tới sao Hỏa rồi, nếu không có nền tảng khoa học thì chúng ta phi ngựa vậy.

 

Chúng ta không được nhầm lẫn, câu hỏi về năm lên ngôi của Kinh Dương Vương là một câu hỏi rất khó trả lời, tuy nhiên tôi cũng minh họa ra một vài chi tiết cần xem xét:

 

- Năm này rơi vào thời kỳ Đá Mới và Đồ Đồng Sớm, cần được so sánh, đối chiếu tới văn hóa Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập,...

- So sánh tới lịch sử ghi nhận của Trung Hoa, đã vượt quá thời Hoàng Đế, tuy nhiên cần chú ý chi tiết Hoàng Đế của Trung Hoa là Ai? trong dòng chảy lịch sử.

- So sánh tới thần tích, gia phả, huyền thoại, lịch sử, thiên văn lịch pháp, ngôn ngữ, cổ vật... Văn Lang - Âu Lạc - Nam Việt... cùng các bộ chung quanh.

- Đã nhận thấy rằng có mối liên quan chặt chẽ tới tôn giáo thời Hùng Vương, và là nguồn cội của các tôn giáo khác trên toàn thế giới.

- Phải minh định được ranh giới Văn Lang và Trung Quốc theo truyền thuyết Đế Minh chia đôi nước cho Đế Nghi và Kinh Dương Vương, nhằm định vị các vùng văn hóa đặc thù liên quan đến thời kỳ này.

- Cổ vật lưu lại tới nay có niên đại xưa nhất của Văn Lang và Trung Quốc và các quốc gia liên quan là gì? Đó có thể chính là Đá Mới, Đá Cũ và Đồ Đồng. Đá Mới ta có, đồng xưa nhất là trống đồng và các vật khác??? Chúng thời nào - thế kỷ thứ VII???

- Một lý luận nữa, thời Kinh Dương Vương đã có thuyết Âm Dương Ngũ Hành, vậy cổ vật có còn không? Dĩ nhiên đồ Đá Mới là còn, nhưng đồ Đồng???

- Nếu dùng ADN chứng minh thiên di nhân loại thì phải rõ ràng, thời này đã có Hoàng Đế - Vương quyền thì tồn tại quốc gia rồi? Vậy cần xem xét mối quan hệ này như thế nào bởi thời Thương Chu của Trung Hoa đã có hàng nghìn bộ lạc rồi (Nam Trung Hoa cùng 3 tỉnh Chiết Giang, Giang Tây, Hồ Nam - phải chứng minh).

- Cũng từ thiên di, kinh thánh các loại, các "học giả" nằng lặc cho rằng văn minh nhân loại từ Lưỡng Hà vì: những tấm đất sét có chữ nằm trong tầng sét niên đại 4000 TCN, vượt tất các nền văn hóa.

...

 

Theo tôi, có những vấn đề chỉ ghi nhớ năm 2879 TCN như sau:

- Ngài là vua đầu tiên của Văn Lang tức Xích Quỷ, và dĩ nhiên cũng xác định luôn mốc lịch sử Trung Hoa.

- Chi đầu tiên của Hùng Vương.

- Tổ tôn giáo ở Việt và thế giới.

- Từ đó, lấy năm này là năm đầu thiên văn lịch pháp, kể cả thế giới (cần chứng minh). Ghi nhận Can Chi theo lịch nhằm lưu giữ thuyết Âm Dương Ngũ Hành, năm này vượt quá thời Hoàng Đế Trung Quốc.

- Chắn chắn, Vương Tộc phải lưu giữ "cổ vật đặc biệt" - suy đoán cá nhân.

 

Cho nên, cần có những câu hỏi: kể cả đã có dữ liệu chứng minh khẳng định Thượng Đế (không rõ ràng), trước đó phải hỏi thật to ông ta là ai vậy! Ông có vai trò gì trong cái thế giới tưng bừng và náo nhiệt này???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ta có thể hình dung, chỉ hình dung thôi vì không bao giờ tìm ra chứng cứ xác thực, rằng trước tình thế nguy cấp sau trận Phản Tuyền, Đế Lai liên minh với Lạc Long Quân cùng chống giặc. Nhưng tại trận Trác Lộc năm 2698 TCN, quân Việt thất bại. Đế Lai tử trận, (sau này vì căm hờn Đế Lai, người Hoa Hạ gọi ông là Si Vưu với nghĩa xấu), Lạc Long Quân dẫn đoàn quân dân vùng Núi Thái-Trong Nguồn dùng thuyền xuôi Hoàng Hà ra biển, đổ bộ vào Rào Rum-Ngàn Hống xứ Nghệ.

 

Nhận định của tác giả Hà Văn Thùy chưa hợp lý rồi.

 

- Đế Lai cùng thời Kinh Dương Vương - 2879 TCN, sao ở trận Trác Lộc 2698 TCN được. Bà Âu Cơ là con gái thứ của vua Đế Lai.

 

- Gia phả Hùng Vương chép: Đế Lai sang thăm và tu luyện tại Việt Nam (trung tâm Văn Lang), sau về nước.

 

- Đế Minh phân chia lãnh thổ bắc Dương Tử cho Đế Nghi, nam Dương tử cho Lộc Tục Kinh Dương Vương, làm sao Lạc Long Quân dẫn đoàn quân vùng núi Thái về Việt Nam.

 

- Trận Trác Lộc giữa Hoàng Đế và các bộ tộc phương bắc của Si Vưu, nhưng Hoàng Đế thời kỳ này của Trung Hoa là ai? Nguyên nhân của trận đánh này? - Hoàng Đế của Trung Hoa là Đế Minh (sau Đế Minh là: Đế Lai, Đế Chuyên Húc, Đế Cốc và Đế Chí... vua Nghiêu, Thuấn và Vũ - thường được hình dung là Tam Hoàng Ngũ Đế của Trung Hoa), nếu suy luận thì trận đánh này xảy ra thời kỳ phân chia lãnh thổ, tức thiết lập thể chế tại bắc Dương Tử, sự cai quản trực tiếp hơn và có thể, đó chính là sự nổi loạn hay mở rộng của Hung Nô. Điều này cần xem lại lịch sử Triều Tiên và Nhật Bản, Sơn Đông... - Tam Miêu trong mối quan hệ, bởi những vùng phía đông sau quật khởi thành triều Thương, thay triều Hạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ta có thể hình dung, chỉ hình dung thôi vì không bao giờ tìm ra chứng cứ xác thực, rằng trước tình thế nguy cấp sau trận Phản Tuyền, Đế Lai liên minh với Lạc Long Quân cùng chống giặc. Nhưng tại trận Trác Lộc năm 2698 TCN, quân Việt thất bại. Đế Lai tử trận, (sau này vì căm hờn Đế Lai, người Hoa Hạ gọi ông là Si Vưu với nghĩa xấu), Lạc Long Quân dẫn đoàn quân dân vùng Núi Thái-Trong Nguồn dùng thuyền xuôi Hoàng Hà ra biển, đổ bộ vào Rào Rum-Ngàn Hống xứ Nghệ.

 

Hoàng Đế của Trung Hoa là Đế Minh (sau Đế Minh là: Đế Lai, Đế Chuyên Húc, Đế Cốc và Đế Chí... vua Nghiêu, Thuấn và Vũ - thường được hình dung là Tam Hoàng Ngũ Đế của Trung Hoa).

 

Đúng là núi Thái sông Hoàng là biểu tượng của bắc Dương Tử - Trung Hoa, tuy nhiên núi Thái sông Hoàng là biểu tượng cho vị vua nào, hoàng hậu nào cũng cần được phân tích, chẳng hạn Thái Sơn là nơi tế Trời của các triều đại Trung Hoa, sông Hoàng là sông Mẹ của Trung Hoa...

 

Sự phối hợp xem xét không tách rời sông Dương Tử và núi Ngũ Lĩnh của nam Dương Tử, Văn Lang và có thể núi khác nữa...

 

Từ đó mới rõ: Cha Mẹ trong câu ca dao trên là ai???

 

 

Khảo về dân tộc Bách Việt thời cổ, bao hàm Bách Việt miền Đông Nam với Bách Bộc miền Tây nam Trung Quốc thấy rằng thời cổ xưa khu vực địa lý của nước Thục với Bách Việt vốn liền với nhau.

Theo “Hoa dương quốc chí” q.3 Thục chí:

“Vua Vũ nhà Chu đánh vua Trụ cùng với nước Thục. Đất Thục phía đông liền với nước Ba, phía Nam giáp với nước Việt, phía bắc phân giới với nước Tần, phía Tây gồm núi Ngọ và núi Phồn, đất ấy xưng là Thiên Phủ”.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi ghi thiếu chi tiết Đế Nghi:

 

Hoàng Đế của Trung Hoa là Đế Minh (sau Đế Minh là: Đế Nghi - Đế Lai, Đế Chuyên Húc, Đế Cốc và Đế Chí... vua Nghiêu, Thuấn và Vũ - thường được hình dung là Tam Hoàng Ngũ Đế của Trung Hoa).

 

Cuộc chiến với Si Vưu thời Hoàng Đế là Đế Minh, để giải được thì dùng huyền thoại Hoàng Đế chiến Si Vưu, tứ nhân vật Cửu Thiên Huyền Nữ truyền Thiên thư.

 

Các sách sử Trung Hoa chép Ngũ Đế khác nhau, chẳng hạn có Đế Du Võng (là một trong Ngũ Đế ở trên), để giải cần phải sử dụng sự hợp lý sử viết trong Hoài Nam Tử liệt truyệnLã Thị Xuân Thu.

 

Liên kết tới huyền thoại Việt và gia phả, thần tích, tôn giáo Hùng Vương nữa...

 

Từ đó mới khẳng định được Hoàng Đế là Đế Minh, chứ không phải khơi khơi đâu. Đế Nghi là em sinh đôi với Đế Minh, cho nên cuộc chiến cùng thời, do vậy mới nhận định việc phân chia nước, xây dựng tập quyền ở bắc Dương Tử, khả năng xung đột là rất cao thời cổ đại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Loài vượn có khả năng thành người xưa nhất

 

Những tổ tiên thật sự gần của loài người chỉ xuất hiện vào khoảng 3,7 triệu năm trước, đó là thời điểm xa nhất mà đến nay chúng ta có thể ghi lại được dấu chân của loài vượn người đã có thể đi bằng hai chân. Loài này có tên Australopithecus, phát triển trong các vùng rừng châu Phi. Sự sa mạc hóa của lục địa này khiến rừng biến thành sa mạc hoặc thảo nguyên, không còn cây cối để leo chèo, loài Australopithecus mới dần tiến hóa để có thể thích nghi với việc sống thiếu các ngọn cây.

l14.jpg

 

Australopithecus sau này tiến hóa thành Homo habilis với mức độ giống con người ngày nay nhiều hơn, và rồi xa hơn là Homo ergaster, rồi Homo erectus với ít lông hơn, chỉ tập trung chính ở trên đầu, các chức năng cơ thể khá giống với con người ngày nay.


Homo erectus được cho là tổ tiên đầu tiên ở dạng người của loài người chúng ta ngày nay, với bộ não có kích thước khoảng 74% bộ não của con người hiện đại. Đó là khoảng 1,8 triệu năm trước.

Cho tới tận 100.000 năm trước, loài người có trí tuệ đầu tiên mới thật sự xuất hiện, đó là những người Homo sapien. Họ là nhánh phát triển nhất về trí tuệ trong số các nhánh phát triển của thế hệ các loài vượn người Homo. Với sự sa mạc hóa của châu Phi, họ vượt qua ranh giới giữa châu Phi và châu Âu, phân tán trên cả châu Âu và châu Á (ban đầu là vùng Trung Đông) ngày nay và sống cùng các loài động vật kì lạ trong thời gian của kỉ băng hà như những con Mammoth (voi ma mút) hay nhưng loài động vật có vú có hình dáng ít nhiều khác biệt với động vật ngày nay.

l15.jpg

 

Khi kỉ bằng hà bước vào giai đoạn kết thúc khoảng 12.000 năm trước, con người mới thật sự bước vào thời đại của mình với những tổ chức xã hội từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Nếu như khủng long từng là loài thống trị Trái Đất lâu nhất trong lịch sử của hành tinh này thì ngược lại, con người chúng ta mới chiếm lĩnh nó trong một khoảng thời gian quá ngắn nhưng lại là loài có tốc độ phát triển ghê gớm nhất về cả dân số, sự phát triển của xã hội và khoa học kĩ thuật. Và những gì chúng ta có hôm nay, kể cả những dòng bạn vừa đọc, chính là kết quả của tất cả quá trình này!

Đặng Vũ Tuấn Sơn

 

- Từ lập luận nguồn gốc vượn người này, chứng tỏ khả năng nó có mặt ở khắp châu lục hay không?

 

- Nguyên nhân đột biến từ "vượn" thành "người"?

 

- Vật chứng "sọ vượn người" ở châu Phi có phải là xưa nhất không hay còn ở đâu khác mà đã phá hủy? Nên nhớ thời tiền đồng mà các ổ vật đã rữa nát rồi.

 

- ADN được xem xét như thế nào về tiến hóa, cần xác định nghiêm tức trước khi sử dụng vào lịch sử.

 

- Trước 3000 TCN, di vật đồ đá của con người còn nhiều, vậy chứng tỏ có nền văn minh vượt trội??? trí tuệ về sự thống nhất vũ trụ và con người là vượt trội thì hợp lý hơn, tuy nhiên cũng chưa chắc chắn, mà phải có "bước nhảy".

Share this post


Link to post
Share on other sites
Giả thuyết mới về hướng di cư của người cổ đại

   

Những mẫu hóa thạch răng giống người vượn nhỏ được tìm thấy ở Lybia chứng tỏ người cổ đại di cư từ châu Á đến châu Phi, chứ không phải theo chiều ngược lại như nhận định lâu nay của các nhà cổ sinh vật học.

nguoi-vuon.jpg
Người vượn cổ. (Ảnh internet)
 

Đây là nhận định của các nhà nghiên cứu trường Đại học Poitiers của Pháp công bố trên tạp khí khoa học "Tự nhiên" của Anh ra ngày 27/10.

Phát biểu với hãng tin AFP, ông Jean-Jacques Jaeger tham gia nghiên cứu trên nói rõ dựa trên những phát hiện ở Ai Cập và Algeria, thế giới từ trước đến nay chỉ biết đến một loài người vượn duy nhất xuất hiện ở châu Phi cách đây 37 triệu năm.

Tuy nhiên, những hóa thạch răng người vượn được tìm thấy ở vùng Dur At-Talah thuộc miền Trung Lybia cho thấy còn 3 loài người vượn khác tồn tại từ cách đây 38 triệu đến 39 triệu năm, trong đó có một loài sống ở châu Á.

nguoi-vuon-3.jpgÔng Jaeger cho biết các mẫu răng hóa thạch nói trên thuộc loài người vượn nhỏ, chỉ nặng từ 120 đến 470 gam ở tuổi trưởng thành. Các chi của loài người vượn này có thể cầm nắm được và có móng chứ không phải vuốt. Đuôi của chúng có tác dụng giữ thăng bằng khi trèo hoặc nhảy.

Theo ông Jaeger, những phát hiện nay chứng tỏ người vượn di cư từ châu Á sang châu Phi và tổ tiên của loài người chúng ta có vóc dáng rất nhỏ.

Phát hiện mới sẽ lại thổi bùng những tranh cãi vốn đã rất sôi nổi trong giới cổ sinh vật học về nguồn gốc loài người.

Phát hiện này còn đặt ra câu hỏi phải chăng cả 3 loài người vượn nhỏ mới được phát hiện đều có nguồn gốc từ châu Á, hoặc phải chăng các loài này là kết quả tiến hóa của loài vượn người được phát hiện ở châu Phi. Nhóm của ông Jaeger nghiêng về giả thiết thứ nhất.


Vượn biến thành người như thế nào?

Chúng ta đều biết theo thuyết tiến hóa thì tổ tiên loài người là các chú vượn châu Phi (1). Tuy nhiên rất ít người biết cụ thể quá trình kì lạ đó, dù chỉ trên những nét khái quát. Hy vọng bài viết dưới đây có thể khắc phục một phần thực tế đó.

Câu chuyện không thể tin nổi về quá trình vượn biến thành người khởi nguồn từ hơn 6-7 triệu năm trước và điểm xuyết bằng sự xuất hiện các đặc trưng điển hình của loài người như đứng thẳng và đi bằng hai chân, não lớn, vô mao, chế tác công cụ, săn bắt, chế ngự lửa, phát triển ngôn ngữ, phát minh tôn giáo và nghệ thuật, xây dựng văn hóa và văn minh.

Charles Darwin là người đầu tiên giả định nguồn gốc vượn châu Phi của loài người trong tác phẩm Nguồn gốc các loài năm 1859. Tuy nhiên, tại châu Phi không hề thấy một dấu vết hóa thạch nào của tổ tiên loài người cho đến tận năm 1924, khi Raymond Dart tìm được “em bé Taung”, một chú vượn phương Nam (Australopithecine) có niên đại 3-4 triệu năm trước.

Từ đó đến nay, hàng chục loại người cổ khác nhau đã được phát hiện và các nhà cổ nhân học vẫn còn đang tranh cãi gay gắt về mối liên hệ giữa họ với nhau. Cũng không ai ngờ được rằng, đến tận năm 2004 mà giới nghiên cứu vẫn có thể tìm thấy hóa thạch của loại người lùn đặc biệt, Homo floresiensis, tại hòn đảo Flores nằm ở vùng viễn đông Indonesia, giữa Nam Thái Bình Dương.

Đứng thẳng:

Trên thực tế người cũng chỉ là một loài vượn (2), vì chúng ta có 98% số ADN giống như tinh tinh, họ hàng gần gũi nhất của loài người. Các bộ môn di truyền và khảo cổ học cho rằng, người và tinh tinh có chung tổ tiên khoảng 7-10 triệu năm trước. Nói cách khác, người và tinh tinh chia tách nhau về mặt di truyền chỉ chưa đầy 10 triệu năm trước.

Bằng chứng khảo cổ cho thấy, khoảng 6 triệu năm trước, loài vượn đi bằng hai chân bắt đầu xuất hiện. Cho dù các chú vượn phương Nam này, cũng như nhiều loại người tối cổ xuất hiện sau đó, có hình thể không lớn hơn tinh tinh và có kích thước não tương tự, việc đứng thẳng và đi bằng hai chân là một bước tiến hóa đặc biệt, có tầm quan trọng không kém việc tăng kích thước não trong sự tiến hóa của con người.

Đứng thẳng và đi bằng hai chân mang lại nhiều ưu thế nổi bật, như có thể mang thức ăn cho đồng loại hay mang về nhà; giảm diện tích bề mặt cơ thể dưới ánh nắng nhiệt đới, do đó giúp giảm thiểu sự tăng nhiệt độ quá mức, nhất là với não; giải phóng đôi tay để dùng công cụ; bế trẻ em đi xa; giảm năng lượng cần thiết khi di chuyển so với đi bằng bốn chân như các loài linh trưởng khác (với cùng một mức năng lượng, tinh tinh đi được 6 dặm, trong khi người đi được 11 dặm một ngày); nhìn rõ hơn và xa hơn khi di chuyển (do đứng cao hơn); tăng vẻ đe dọa khi phải đối mặt với kẻ cạnh tranh…

Hành vi đứng thẳng có thể xuất hiện khi khí hậu khô hơn đã thu hẹp các cánh rừng nhiệt đới châu Phi. Thay vào đó là các bụi cây với những chùm quả nhỏ. Để “hái quả”, do một đột biến ngẫu nhiên nào đó mà vượn phương Nam đã tiến hóa hành vi đứng thẳng (giả thuyết của Clifford Jolly và Randall White, Đại học New York, năm 1995). Đồng thời, vì rừng đã thưa hơn, nên cần phát hiện kẻ thù từ xa, do đó đứng thẳng trở thành một ưu thế sinh tồn được quá trình tiến hóa ưu ái.

Bằng chứng vượn phương Nam đứng thẳng bao gồm việc phân tích hình dạng xương và dấu chân hóa thạch của chúng. Trong đó nổi tiếng nhất là hóa thạch hầu như nguyên vẹn của Lucy, một phụ nữ thuộc giống Australopithecine afarensis sống khoảng 3.2 triệu năm trước, do nhà cổ nhân chủng học Donald Johanson tìm thấy ở Hadar, Ethiopia năm 1974. Cô cao khoảng 1.1 m, và mặc dù đi bằng hai chân, theo kết quả mô phỏng trên máy tính, dáng của cô không thể xem là chuẩn theo tiêu chí hiện đại! Cánh tay dài và ngón tay cong chứng tỏ cô vẫn rất thiện nghệ trong việc leo trèo.

 

Vượn phương Nam (phục dựng).

Đến nay hàng trăm hóa thạch Australopithecine afarensis đã được phát hiện. Ngoài ra là hóa thạch của các loài liên quan, chẳng hạn như Australopithecine africanus (điển hình là “em bé Taung” 3.5 triệu năm trước).

Chế tác và sử dụng công cụ:

Vượn phương Nam Australopithecine được xem là tổ tiên của người (Homo), một nhóm linh trưởng gồm cả chúng ta, Homo sapiens (người khôn).

Australopithecine cũng là tổ tiên của một số nhóm động vật nhân hình khác, như các loài Paranthropus ăn thực vật. Chẳng hạn khoảng 2.7 triệu năm trước, xuất hiện loài Paranthropus bosei ở Đông Phi có răng hàm lớn và cơ nhai khỏe để nhai rễ và củ.

Khoảng 2.5 triệu năm trước, người khéo (Homo habilis) xuất hiện; đó là loại động vật nhân hình đầu tiên giống con người, theo các kết quả hóa thạch. Họ sống cùng thời với Paranthropus bosei. Cơ thể của người khéo bằng khoảng 2/3 người hiện đại và bộ não lớn gấp rưỡi não vượn, đạt tới 600 cm3. Homo habilis có răng và hàm nhỏ hơn Paranthropus và có lẽ là loại người đầu tiên ăn nhiều thịt. Đó là nguồn năng lượng quan trọng giúp tăng kích thước não.

Người khéo cũng là loài đầu tiên biết chế tác công cụ và dùng chúng để đập vỡ xương lấy tủy. Truyền thống chế tác đó, truyền thống Oldowan (do tìm thấy công cụ tại vùng Olduvai Gorge, Tanzania), kéo dài gần một triệu năm mà không có sự thay đổi rõ rệt nào. Công cụ Oldowan chế tác bằng cách dùng một hòn đá làm búa ghè vỡ một hòn đá góc cạnh khác để tạo ra các mảnh đá sắc; và chúng được dùng để chặt hay cắt.

 

 

Người khéo (phục dựng)

Mặc dù cũng tăng kích thước não, nhưng loài Paranthropus tuyệt chủng khoảng 1.2 triệu năm trước. Một số chuyên gia cho rằng, khả năng làm việc theo nhóm để chống lại thú ăn thịt đã giúp con người (Homo) thoát khỏi thảm cảnh diệt vong.

Dáng điệu hiện đại:

Khoảng 1.8 triệu năm trước, xuất hiện người đứng thẳng (Homo erectus) tiến hóa từ người khéo. Đó là loài linh trưởng đầu tiên không biết trèo cây (Homo habilis vẫn còn trèo cây rất thiện nghệ). Một số nhà cổ nhân chủng học dùng thuật ngữ Homo ergaster để chỉ loại người này, còn Homo erectus dùng để chỉ Homo ergaster ở châu Á, do hóa thạch đầu tiên tìm thấy ở Indonesia năm 1891. Người đứng thẳng chế tạo công cụ theo truyền thống riêng biệt, truyền thống Acheul (do tìm thấy công cụ loại này tại Saint Acheul, ngoại ô Amiens phía bắc nước Pháp). Truyền thống này kéo dài đến tận 100 ngàn năm trước. Các công cụ Acheul, như rìu tay, có kích thước lớn và tinh xảo hơn công cụ Oldowan; và vừa là công cụ, vừa là tượng trang trí.

Về hình thể, người đứng thẳng khá giống người hiện đại. Có thể họ là những người đầu tiên rất ít lông và tiết mồ hôi, một chức năng sinh lý thích hợp để hoạt động tích cực dưới ánh nắng mặt trời.

Homo erectus là người đầu tiên rời khỏi châu Phi (khoảng 1.75 triệu năm trước) và sống đến tận 30.000 năm trước. Họ có bộ não lớn khoảng 1000 cm3 và có thể đã tiếp xúc với người hiện đại. Họ cũng là người đầu tiên chinh phục biển cả và tiến hành các cuộc săn bắt lớn, như săn voi ma-mút và ngựa hoang. Họ cũng biết dùng lửa và dựng “nhà” đầu tiên trên thế giới. Đặc biệt, khung chậu của họ cũng hẹp gần theo tỉ lệ của người hiện đại. Điều đó chứng tỏ, phụ nữ bắt đầu khó sinh nở và cần được trợ giúp trong quá trình mang thai, sinh nở và nuôi con. Đó chính là cơ sở sinh học của cấu trúc gia đình trong xã hội loài người sau này.

Năm 2004, dấu vết của một loại người lùn bí ẩn sống khoảng 13.000-18.000 năm trước được phát hiện tại Indonesia. Một năm sau, các nhà khoa học tìm thấy nhiều hóa thạch của loài Homo floresiensis này. Một số chuyên gia cho rằng loài này có bộ não phát triển và là một loài hoàn toàn riêng biệt; nhưng nhiều chuyên gia khác cho rằng, đó chính là người hiện đại mắc bệnh di truyền.



Người đứng thẳng (phục dựng)

Người Âu đầu tiên:

Hóa thạch đầu tiên của người châu Âu, phát hiện tại Tây Ban Nha, có tuổi 780.000 năm. Công cụ đá tìm thấy ở Anh có niên đại 700.000 năm. Chúng được cho là sản phẩm của các loài Homo antecessor hay Homo Heidelbergensis. Có ý kiến cho rằng, người Heidelberg tiến hóa thành người hiện đại tại châu Phi; còn tại châu Âu, người Neanderthal nổi lên như một loài riêng biệt.


Người Heidelberg (phục dựng)

Người Neanderthal để lại dấu vết khắp châu Âu, bắt đầu từ hơn 200.000 năm trước. Dù có một số khác biệt, họ vẫn rất giống chúng ta. Họ có bộ não lớn hơn người hiện đại một chút và có độ tuổi trưởng thành tương tự. Họ có tiếng nói, nhưng có lẽ chưa có ngôn ngữ hoàn chỉnh, dù chỉ đơn giản. Nhưng họ cũng có một số đặc trưng văn hóa giống chúng ta, như chôn người chết kèm lễ nghi, dùng công cụ để tấn công người khác, hay biết tổ chức các cuộc đi săn qui mô lớn.


Em bé Neanderthal (phục dựng)

Khoảng 28.000 năm trước, họ tuyệt chủng tại bán đảo Iberia (Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha). Nguyên nhân của thảm kịch đó vẫn là “quả táo bất hòa” trong giới chuyên gia (không thích ứng với sự thay đổi khí hậu; thua vì kém năng lực sáng tạo trong cuộc cạnh tranh không đổ máu với người hiện đại; tuyệt chủng do bị người hiện đại “ném đá”, vì phân tích xương cho thấy, người hiện đại có khả năng ném đá hay phóng lao tốt, trong khi người Neanderthal không có năng lực đó…).

Rời khỏi châu Phi:

Hiện có hai giả thuyết trái ngược nhau về nguồn gốc người hiện đại. Đó là Thuyết rời khỏi châu Phi và Thuyết tiến hóa đa vùng.

Được thừa nhận rộng rãi là Thuyết rời khỏi châu Phi. Dựa trên bằng chứng khảo cổ và di truyền, nó giả định loài người tiến hóa tại châu Phi rồi lan tỏa khắp địa cầu qua hai làn sóng. Sự thiên di của người đứng thẳng sang lục địa Á - Âu gần hai triệu năm trước tạo thành làn sóng thứ nhất. Hàng triệu năm sau, người hiện đại tiến hóa tại châu Phi từ khoảng 200.000 năm trước, trước khi tỏa sang các lục địa khác chỉ khoảng 50.000-60.000 năm trước theo làn sóng thiên di thứ hai. Những người này thay thế người đứng thẳng ở châu Á và người Neanderthal ở châu Âu.

Ngược lại, giả thuyết đa vùng cho rằng, loài người rời khỏi châu Phi khoảng hai triệu năm trước và không hề bị thay thế bằng các cuộc thiên di muộn hơn (làn sóng thứ hai). Thay vào đó, họ tự tiến hóa thành người hiện đại tại vùng họ sinh sống. Và sự hòa huyết vượt ranh giới địa lý giúp toàn nhân loại thống nhất về mặt di truyền.

Hầu hết bằng chứng di truyền ủng hộ Thuyết rời khoải châu Phi. Đáng ngạc nhiên là toàn nhân loại hiện nay khác biệt nhau rất ít về ADN ti thể (do mẹ truyền cho con) và ADN nhiễm sắc thể Y (do cha truyền cho con trai). Điều đó chứng tỏ nhân loại tiến hóa từ một nhóm người nhỏ trong quá khứ. Thêm nữa, biến thiên di truyền của người châu Phi lớn hơn ở người xứ khác, chứng tỏ họ đã tiến hóa lâu hơn. Trên thực tế khoa học đã xác định được tổ mẫu và tổ phụ của tất cả những người đang sống trên Trái Đất. Nói cách khác, chúng ta là hậu duệ của người đàn bà duy nhất (nàng Eva ti thể) sống tại Đông Phi khoảng 170.000 nằm trước và người đàn ông duy nhất (chàng Adam nhiễm sắc thể Y), cũng sống tại Đông Phi chỉ 60.000 năm trước. Các chuyên gia cho rằng, một nhóm 50 người có thể sinh ra toàn bộ người Âu; trong khi toàn nhân loại có thể tiến hóa từ một nhóm không quá 200 người.

“Bước nhảy vọt”:

Jared Diamond dùng thuật ngữ “bước đại nhảy vọt” (great leap forward) để chỉ sự xuất hiện các đặc trưng hiện đại trong hành vi của Homo sapiens, trong đó quan trọng nhất là ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ mà các khái niệm trừu tượng có thể được lan tỏa và lưu giữ lâu dài, điều mà người Neanderthal không thể thực hiện.

Người hiện đại về giải phẫu (tức có hình dáng bên ngoài hoàn toàn giống chúng ta) xuất hiện khoảng 200.000 năm trước. Khoảng 100.000 năm trước, họ đã di cư sang Trung Cận Đông nhưng bị người Neanderthal đẩy ngược về châu Phi. Vì thế họ cần thêm 50.000 năm để phát triển các hành vi hiện đại (ngôn ngữ, tôn giáo, nghệ thuật…) và dùng chúng như hành trang trong cuộc thiên di vĩ đại cuối cùng khoảng 60.000 năm trước. Họ vượt biển Đỏ sang Trung Đông và châu Á theo hai con đường: đường phía Nam men theo bờ Ấn Độ Dương tới tận lục địa Sunda (Đông Nam Á lúc chưa bị chìm ở độ sâu hàng trăm mét dưới mức nước biển hậu kỉ băng hà), trước khi tới châu Úc và Bắc Mĩ; còn đường phía Bắc hướng tới Trung Á trước khi lan tỏa khắp Á - Âu rồi sang Bắc Mĩ. Khoảng 90% số đàn ông ngoài châu Phi hiện nay là hậu duệ của những người chinh phục con đường phía Bắc này khoảng 45.000 năm trước.

Trong suốt thời tiền sử, công cụ đá thay đổi không đáng kể cho đến tận 50.000 trước. Nhưng kể từ thời điểm đó, văn hóa bắt đầu phát triển với tốc độ chưa từng có. Người hiện đại phát triển công cụ mới, chôn người chết theo lễ nghi, tạo đồ trang sức, sáng tạo các kĩ thuật săn bắt hoàn toàn mới, dùng da thú may quần áo, vẽ và xăm mình, vẽ tranh trong hang… Mặc dù một số hành vi đã xuất hiện từ trước, nhưng chỉ đến lúc đó chúng mới được sử dụng một cách rộng rãi và tích hợp.

Những thay đổi đó có thể đi kèm với sự tăng kích thước não (tới khoảng 1.400 cm3) hay cách chúng ta suy nghĩ. Bình minh của văn minh nhân loại được gieo mầm từ khoảng 30.000 năm trước. Cuộc cách mạng thời đá mới - cách mạng nông nghiệp - chỉ xuất hiện khoảng 10.000 năm trước. Các thành phố đầu tiên xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà (Iraq ngày nay) khoảng 4.000 năm trước.

Các cột mốc tiến hóa:

• 55 triệu năm trước: Các linh trưởng đầu tiên xuất hiện.
• 8-6 triệu năm trước: Tinh tinh và người tách nhau trong cây di truyền.
• 5.8 triệu năm trước: Orririn tugenensis, tổ tiên cổ nhất của loài người được cho là bắt đầu đi bằng hai chân.
• 5.5 triệu năm trước: Ardipithecus, “nguyên người” đầu tiên, chung hành vi với tinh tinh và khỉ đột.
• 4 triệu năm trước: Vượn phương Nam xuất hiện, với kích thước não không hơn vượn nhưng đi thẳng bằng hai chân. Tổ tiên đầu tiên của loài người sống tại đồng cỏ miền nhiệt đới.
• 3.2 triệu năm trước: Lucy, thành viên danh tiếng của loài Australopithecus afarensis, sống tại Hadar, Ethiopia.
• 2.5 triệu năm trước: Người khéo xuất hiện. Có bộ não 600 cm3 nhưng vẫn mang nhiều nét khỉ, Homo habilis là loại người đầu tiên biết chế tác công cụ (truyền thống Oldowan, kéo dài khoảng một triệu năm). Do ăn thịt nên phần dư năng lượng được dùng để phát triển bộ não.
• 2 triệu năm trước: Người đứng thẳng (Homo erectus) xuất hiện, với bộ não 1.000 cm3. Đây là loại người đầu tiên đoạn tuyệt hoàn toàn với việc trèo cây.
• 1.8 triệu năm trước: Người đứng thẳng thiên di sang châu Á.
• 1.6 triệu năm trước: Dấu vết khả dĩ của việc dùng lửa tại Koobi Fora, Kenya. Truyền thống Acheul xuất hiện thay thế truyền thống Oldowan trong việc chế tạo công cụ.
• 700 ngàn năm trước: Người Heidelberg sống tại châu Phi và châu Âu.
• 500 ngàn năm trước: Bằng chứng đầu tiên về “nhà” tại Chichibu, Nhật Bản
• 400 ngàn năm trước: Bắt đầu đi săn với cây thương.
• 230 ngàn năm trước: Người Neanderthal xuất hiện khắp châu Âu cho đến khi tuyệt chủng chỉ 28.000 năm trước.
• 195 ngàn năm trước: Người hiện đại từ cánh gà bước ra sân khấu.
• 170 ngàn năm trước: Eva ti thể, tổ mẫu của tòan bộ loài người hiện tại, sống tại Đông Phi.
• 140 ngàn năm trước: Dấu vết đầu tiên về thương mại đường xa.
• 60 ngàn năm trước: Adam nhiễm sắc thể Y, tổ phụ của tất cả mọi người trên địa cầu ngày nay, cũng sống tại Đông Phi.
50 ngàn năm trước: “Bước đại nhảy vọt”, với nền văn hóa thay đổi cực kì nhanh chóng.
• 33 ngàn năm trước: Nghệ thuật tranh tường cổ nhất.

• 18 ngàn năm trước: Người lùn Homo Floresiensis, tìm thấy tại Đông Indonesia. Họ cao 1 mét, có bộ não như não vượn nhưng biết chế tạo công cụ.
• 12 ngàn năm trước: Định cư đầu tiên tại vùng Lưỡi liềm phì nhiêu. Tới châu Mĩ qua eo Bering.
• 10 ngàn năm trước: Cuộc cách mạng nông nghiệp xuất hiện tại Cận Đông.
5.5 ngàn năm trước: Thời đồ đá kết thúc, bắt đầu thời đồ đồng
• 5 ngàn năm trước: Chữ viết đầu tiên.
• 4 ngàn năm trước: Người Sumer ở Lưỡng Hà phát triển nền văn minh đầu tiên trên thế giới.

Vĩ thanh 1: Con người biết may quần áo từ bao giờ?

Mùa thu năm 1999, Mark Stoneking, nhà nhân chủng học tiến hóa Mĩ, một trong ba tác giả khám phá nàng Eva ti thể năm 1987, được con trai đưa bản thông báo của nhà trường về việc một học sinh trong lớp có chí. Như bất cứ một ông bố hay lo lắng nào, nhà nghiên cứu đang làm việc tại Viện nhân chủng học tiến hóa Mark Planck tại Leipzig, CHLB Đức, mau chóng nhận biết từ bản thông báo rằng, chí không sống quá 24 giờ nếu thiếu hơi ấm từ cơ thể người. Với tư cách một học giả đang nghiên cứu về tiến hóa loài người, Stoneking giả định, nếu điều đó đúng thì có thể dùng chí để nghiên cứu các cuộc thiên di thời tiền sử. Tuy nhiên chỉ sau vài giờ trong thư viện, Stoneking chợt nhận thấy chí có thể lưu giữ trong ADN của chúng một sự kiện thú vị hơn nhiều: thời điểm con người bắt đầu biết may quần áo.

Trên một khía cạnh nào đó, vượn biến thành người là quá trình vô mao hóa, khi lông vượn dần mất đi để cơ thể có thể tiết mồ hôi, cho phép làm việc với cường độ cao dưới ánh nắng nhiệt đới châu Phi. Nhưng với chí thì đó là một thảm họa: thay cho việc tự do du ngoạn khắp cơ thể như trước kia, nay chí chỉ có thể sống trên đầu con người, nơi có đủ tóc để vẫy vùng. Tuy nhiên khi con người biết may quần áo thì chí có cơ may giành lại “vương quốc” đã mất, miễn là chúng tiến hóa thành một loài có thể bám vào quần áo, chứ không phải bám vào tóc như trước.

Stoneking thu thập chí sống trên đầu và ở thân người từ công dân 12 nước, từ Ethiopia tới Ecuador hay New Guinea. Ông phân tích ADN của chúng và vẽ cây phả hệ di truyền. Biết tốc độ đột biến gien, ông tính được tuổi loài chí sống ở thân người đầu tiên là 72.000 năm trước. Đó chính là thời điểm con người bắt đầu biết may quần áo.

Vĩ thanh 2: Chiến lược bí mật của Thành Cát Tư Hãn.

Để tìm phần mộ của Thành Cát Tư Hãn, vị bạo chúa Mông Cổ mất năm 1227, Chris Tyler-Smith và đồng nghiệp tại Đại học Oxford phân tích nhiễm sắc thể Y của 2.000 đàn ông từ vùng nội địa Á - Âu. Họ nhận thấy nhiều nhiễm sắc thể thuộc nhiều vùng địa lý lại rơi vào một nhóm duy nhất. Và nhóm đó cũng rất phổ biến tại Nội Mông. Phân tích tốc độ đột biến gien, các nhà nghiên cứu thấy nhóm đặc biệt đó xuất hiện khoảng 1000 năm trước, đúng thời điểm Thành Cát Tư Hãn leo lên đỉnh cao sức mạnh và quyền lực. Nói cách khác, những người thuộc nhóm nhiễm sắc thể Y đó đều là hậu duệ của vị bạo chúa Mông Cổ.

Sử sách chép rằng, bên cạnh Thành Cát Tư Hãn lúc nào cũng có 500 thê thiếp. Hệ quả của chiến lược bí mật đó là ngày nay tại những nơi từng là lãnh địa của đế chế Mông Cổ, hơn 16 triệu đàn ông mang các dấu gien của vị hoàng đế tàn bạo và khôn ngoan.

Vĩ thanh 3: Ý nghĩa bảo vệ của ngôn ngữ.

Ngôn ngữ có chức năng cơ bản là truyền thông; tuy nhiên nó cũng có một chức năng đáng ngạc nhiên là bảo vệ, khi giúp người nguyên thủy nhanh chóng phát hiện người lạ qua cách phát âm.

Người nguyên thủy sống theo các nhóm từ khoảng 50 tới một vài trăm người, được tổ chức hầu như theo quan hệ huyết thống. Để đảm bảo sự sinh tồn của nhóm, việc phát hiện kịp thời kẻ lạ không cùng huyết thống là yếu tố cốt tử. Đó là lí do các nhóm người có cách phát âm khác nhau, cho dù có cùng một ngôn ngữ. Và đó cũng là lí do mà từ một ngôn ngữ do nhóm người vượt biển Đỏ 60.000 năm trước dùng, ngày nay nhân loại dùng đến hàng chục ngàn ngôn ngữ khác nhau, chưa kể nhiều ngữ điệu và cách phát âm trong cùng một ngôn ngữ.

Vào ngày Phục Sinh năm 1282, người dân đảo Sicily (Ý) vùng lên lật đổ ách thống trị của công tước Charles de Anjou (Pháp). Để phát hiện số người Pháp đang lẩn trốn, người Sicily đặt ra một thách thức về ngôn ngữ. Đó là phát âm từ “ceci” (phát âm là chay-chi), tên một loại đậu theo tiếng Ý. Chỉ trong vài giờ, hàng ngàn người Pháp không vượt qua được thử thách và bị hành quyết.

 

Có 1 điều: Khỉ rụng đuôi thành người lúc nào, chưa nhà khoa học nào khẳng định cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites