Thiên Sứ

Trung Quốc Cho Triễn Lãm Văn Hóa Âu Lạc Tại Quảng Tây

3 bài viết trong chủ đề này

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Trung Quốc cho triễn lãm văn hóa Âu Lạc tại Quảng Tây

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi macay3, 01/10/2012.

 
 
Lời dịch giả: Ðây là bản dịch một chương trong "Ðông Nam Á nghiên cứu chuyên san" số III nhan đề: "Bắc thuộc thời kỳ đích Việt Nam" của tác giả Lã Sĩ Bằng ở Ðại học Trung Văn Hương cảng.

Với tinh thần tôn trọng sự thật của nhà văn hóa, nhất là ngành sử học, giáo sư Lã Sĩ Bằng trong tác phẩm nói trên tỏ ra rất trung thực, cởi mở và xây dựng. Riêng những nhận định về Việt Nam cho thấy có sự chính xác, khách quan của nhà học giả chân chính, cho nên chúng tôi dùng làm tài liệu nghiên cứu sự tương quan giữa văn hóa Trung Hoa và Việt Nam. Nay xin dịch nguyên văn một chương để độc giả thưởng thức và thẩm định sự cố gắng đáng mong đợi của "Viện Nghiên cứu Ðông Nam Á" ở Hương cảng. (Nguyễn Ðăng Thục)

Dân tộc Việt Nam nguyên thuộc về hệ thống dân tộc bản xứ Ðông Nam Trung quốc thời cổ. Từ thượng cổ cho đến thời Tần Hán giải đất hiện tại gọi là Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây cho đến Bắc Việt, Trung Việt đều là đất của người Việt ở cả. Cuối thời Xuân Thu, Việt vương Câu Tiễn xưng Bá ấy là thời kỳ thịnh vượng nhất của người Việt, theo nhà Hán học người Pháp tên là E. Chavannes khảo chứng thì lãnh vực nước Việt thời ấy, phía Bắc suốt cả miền Giang Tô đến tận phía Nam Sơn Đông. Năm 465 tr. CN, sau khi Câu Tiễn mất rồi người sau không thể thừa kế nghiệp bá ấy nữa, nước Việt bèn suy vong. Truyền lại sáu đời đến Vô Cương, nước Sở đem quân đánh nước Việt. Vô Cương bị giết, người Sở chiếm hết đất đai. Bấy giờ vào năm 333 tr. CN, Sử ký của Tư Mã Thiên quyển 41 mục "Việt vương Câu Tiễn thế gia" có nói: "Từ đấy người Việt tản mác, con cháu các họ tranh chấp, người làm vua, người làm chúa ở ven biển Giang Nam hàng phục vào nước Sở".

Nhà Hán học người Pháp là L. Aurousseau căn cứ vào đoạn sử ấy mà suy luận ra cuộc di cư của người Việt như sau: "Căn cứ vào đoạn văn trên đây có thể thấy được việc di dân của người nước Việt xưa vào năm 333 tr. CN. Bắt đầu họ đi xuống phương Nam, tập đoàn chính rời khỏi bình nguyên phì nhiêu phía Bắc Ðại Dũ Lĩnh, phía Ðông vòng quanh các núi theo dọc bờ biển thiên di về phương Nam. Sử ký đã nói: "Con cháu các họ tranh lập hoặc làm vua, hoặc làm chúa", thì có thể thấy rằng họ lập lên một số nước nhỏ mà không có thể thống nhất, nhân thế mà Việt tộc tản cư mới sinh ra nhiều nước nhỏ mà phổ thông gọi là Bách Việt vào thế kỷ thứ 3 tr. CN. Tóm lại mà nói thì sau năm 333 tr. CN dân nước Việt đi xuống miền Nam lập thành một số quốc gia phong kiến, trong số ấy có bốn nước trọng yếu hơn cả là:

1) Nước Việt ở giải Ôn Châu tức Ðông Âu Việt,
2) Nước Việt ở giải Phúc Châu tức Mân Việt,
3) Nước Việt ở giải Quảng Châu tức Nam Việt,
4) Nước Việt ở giải Quảng Tây phía Nam cùng với Bắc Việt tức là Lạc Việt hay Tây Âu Hùng.


Bốn nước ấy vào thời cuối nhà Chu nghĩa là cuối thế kỷ thứ IV đầu thế kỷ thứ III tr. CN đã thành lập rồi vì sách Trang tử quyển 7 trong ấy có nói đến Nam Việt mà ở thời nhà Chu cũng có danh từ Lạc Việt". Ông L. Aurousseau nghiên cứu lần lượt bốn nước trọng yếu trong hàng Bách Việt rồi kết luận mà đoán định rằng nước Việt Nam ngày nay trực tiếp thuộc về di dân của nước Việt đã diệt vong vào năm 333 tr. CN, mà tổ tiên của họ tại 6 thế kỷ tr. CN đã dựng nước ở lưu vực sông Triết ngày nay trong tỉnh Triết Giang.

Thuyết của L. Aurousseau phát biểu 40 năm trước đây, bấy giờ nhân vì Khảo cổ học, Ngữ học, Dân tộc học các phương diện chưa được ấn chứng cho nên trong giới học thuật không được tiếp nhận một cách phổ biến. Và ông L. Aurousseau khảo luận về khởi nguyên của dân tộc Việt Nam chuyên viết về hai chữ Âu và Việt mà Ðông Âu tức người Việt đất Ôn châu, Tây Âu tức người Việt đất Bắc Việt đều thuộc về chi phái Việt tộc gọi là Âu, thuyết ấy luận đoán có chỗ sai lầm. Xét chữ Âu thực trỏ vào dân bản xứ đảo Hải Nam, chữ Tây Âu trỏ vào người Việt ở phương Tây đất Âu tức Quảng Tây phía Nam và Bắc Việt, mà Ðông Âu trỏ vào người Việt ở phương Ðông đất Âu tức là một giải Ôn châu, mà thời kỳ thiên cư cũng không nên xác định sau năm 333 tr. CN. Tuy nhiên ngoài những khuyết điểm của ông Aurousseau suy đoán về nguồn gốc dân tộc Việt Nam do từ Bách Việt mà ra rất có giá trị.

Cận đại các phương diện phát hiện và nghiên cứu về Khảo cổ học, Nhân loại học, Ngôn ngữ học, Dân tộc học đủ để công nhận suy đoán của Aurousseau. Văn hóa Bắc Sơn thời tiền sử Việt Nam mà chủ nhân có bộ phận thuộc về chủng tộc Indonesia. Văn hóa Ðông Sơn về sau thuộc về Văn hóa Ðồng cổ (trống đồng) của Lạc Việt từng tiếp nhận ảnh hưởng bên ngoài phần chủ yếu tự Hoa Trung mà địa khu trung tâm của văn hóa Ðông Sơn lại lấy Bán đảo Nam Trung và Hoa Nam làm chủ yếu. Nói rõ hơn thì dân tộc Việt Nam thuộc về giống người tóc cứng da vàng miền Nam Mông Cổ, hình sọ và mũi về chỉ số cùng bề cao của thân thể thì đại khái giống với người dân Việt và Mân nước Tầu. Về ngôn ngữ thì dân tộc Việt Nam nói tiếng độc vận đơn âm, thanh điệu phức tạp của tiếng Việt Nam thuộc về Hán Thái ngữ. Ðến như đặc trưng văn hóa nguyên thủy của họ đều thuộc về phạm vi văn hóa cổ Ðông Nam Á. Giáo sư Lăng Thuần Thanh hơn 10 năm gần đây hết sức nghiên cứu so sánh dân tộc học của dân tộc Việt Nam do nhóm Bách Việt thời cổ Trung Quốc ra mà bản xứ Nam Dương (Indonesia) cũng cùng một nguồn gốc Bách Việt thời cổ Trung Quốc. Theo thuyết của Lăng Thuần Thanh thì khu vực địa lý phân phát nền văn hóa cổ xưa của Ðông Nam Á ấy không những chỉ bao quát bán đảo và Hải đảo Ðông Nam Á như bán đảo phía Nam Trung Hoa và Nam Dương quần đảo, mà về lục địa còn bao quát từ bán đảo đến phương Nam Trung Hoa ngược lên phía Bắc đến Trường Giang vượt xa tới sông Hoài, Tần Lĩnh phía Nam, chạy từ bờ biển phía Ðông, ngang qua miền Nam Trung Hoa sang phía Tây qua xứ Ðiền (Vân Nam), Miến Điện cho đến Assam ở Ấn Độ. Danh từ Trung Quốc trong cổ sử thường gọi là Bách Việt tức là hệ thống Tây Nam cũng gọi là Cức Liêu cùng với dân bản xứ Indonesia ở Nam Dương hiện tại là dân tộc cùng thuộc về một hệ thống văn hóa, đấy là dòng dõi thiên di về phương Nam về sau của Việt tộc.
Trong Bách Việt, một chi nhánh Lạc Việt đi xuống phương Nam để trở nên một dân tộc trong nhóm Bách Việt còn bảo tồn được dân tộc tính chưa bị Hán tộc đồng hóa và dung hòa nhờ sự thuận lợi của tình thế địa lý cho nên đã có thể phản kháng quân Tầu khoảng 4 năm từ 221 đến 217 tr. CN. Từ Hán Vũ Đế diệt nhà Triệu (111 tr. CN) về sau Việt Nam tuy lệ thuộc vào Trung quốc hơn một ngàn năm thấm nhuần Hán hóa nhưng không bị Hán tộc đồng hóa và thu hút, kết cục vào thế kỷ thứ X Tây lịch đã thoát ly Trung quốc mà độc lập. Còn như người Việt Ðông Âu, Mân Việt, Nam Việt, các chi nhánh Việt tộc ấy từ thời Hán tới nay đã hướng vào trung tâm Hán tộc để bị đồng hóa đến dung hóa thành dân Trung quốc ngày nay ở các tỉnh Triết, Mân, Việt, Quế.

Lã Sĩ Bằng

(Nguyễn Ðăng Thục dịch)
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Lãn Miên gửi cho tôi bài viết này. Xin đưa vào đây để tiện tham khảo. Quan điểm của tôi cho rằng: Các nhà nghiên cứu quốc tế có thể tìm ra chỗ để lấp lỗ hổng trong quá trình tiến hóa của nhân loại. Nhưng kết luận người Trung Hoa, hoặc Việt tộc được hình thành trực tiếp từ các chủng người nguyên thủy từ Đông phi di cư đến vùng đất Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc là sai. Có điều kiện tôi sẽ chứng minh điều này.
Qua bài viết này, một lần nữa xác định rằng: Di vật khảo cổ, gen di truyền  và cả các bản văn cổ...vv...đều chỉ là những vật thể nhận thức trực quan. Do đó, sự tồn tại khách quan của nó có thể minh chứng cho một học thuyết, giả thuyết khoa học liên quan đến nó, nếu như nó tích hợp một cách hợp lý trong hệ thống luận cứ của giả thuyết đó. Hoặc nó sẽ là bằng chứng phủ nhận những giả thuyết, học thuyết không thể tích hợp được sự hiện diện khách quan của nó trong lịch sử.
Cụ thể trong bài viết dưới đây có nói về "người vượn Bắc Kinh". Di vật còn lại qua khảo cổ của "người vượn Bắc Kinh" đã từng được mô tả là tổ tiên của người Hán và chứng tỏ xuất xứ từ xa xưa của dân tộc này với tính cách là một trong những cái nôi trong lịch sử phát triển của nhân loại. Nhưng đến nay, thì - theo bài viết này - lại không phải. Mặc dù những di sản khảo cổ liên quan đến người vượn Bắc Kinh vẫn còn sờ sở ra đấy.

==================
Lãn Miên Le Duy Dan
Ðến Tôi
Hôm nay vào lúc 9:10 AM

==================
TƯ LIỆU THAM KHẢO

Tổ tiên Hoa Hạ không hề là người vượn Bắc Kinh
Bài đăng ngày27-10-2011
 
Các nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới đang cùng góp sức hoàn thành kế hoạch lớn lao tìm nguồn gốc của nhân loại, hy vọng thông qua nghiên cứu biến dị gen của con người mà vẽ ra được bản đồ thiên di của nhân loại.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc chứng tỏ tổ tiên của người Trung Quốc nguyên là từ Đông Phi, đi qua Nam Á tiến vào Trung Quốc. Chi tiên dân Nam Á này kinh qua nhiều đợt thiên di và biến hóa gen trong cơ thể, dần dần phân hóa thành các dân tộc.
Theo quan điểm của các nhà khoa học, thông qua phân tích mẫu DNA của con người, mỗi một người Trung Quốc đều có thể lý giải được câu chuyện của chính mình, tìm về mạch nguồn sâu xa của chính mình.

Chúng ta là ai? Chúng ta từ đâu đến?
 ‘Những thông tin lịch sử này ẩn dấu trong kết cấu phân tử DNA trong cơ thể mỗi chúng ta” , Lý Huy nói. Vị nghiên cứu sinh tiến sĩ này của Viện khoa học sinh mệnh trường đại học Phúc Đán đang say mê thu tập các mẫu DNA của các phân chi dân tộc, đồng thời chú trọng nghiên cứu quan hệ giữa các quần thể dân tộc ở miền nam Trung Quốc.
 
Lý Huy sinh ra và lớn lên ở Phụng Hiền ngoại ô Thượng Hải, thông qua đo nhiễm sắc thể Y và tuyến lập thể, phát hiện ra rằng họ là dân đến từ Quảng Đông Phúc Kiến. Mà hai vạn năm trước thì mloaij hình DNA này hoạt động tại vùng vịnh Bắc Bộ thuộc Đông Nam Á. Lý Huy từ nhỏ vẫn gọi chữ Phi (bay) là “bóng” giống như dân tộc Đồng gọi là “ben”. Từ rất lâu, anh ta vẫn cho rằng đó là tiếng Phụng Hiền, qua đo DNA Lý Huy mới biết những từ mà anh nói là đến từ ngôn ngữ Úc-Thái cổ xưa. Sự hình thành tổ tiên của ngữ hệ này có từ hai vạn năm trước ở vịnh Bắc Bộ phương nam.
 
Các nhà khoa học một mạch phân tích DNA và dùng máy tính nghiên cứu lịch sử nhân loại để xác định quá trình hình thành các chủng tộc và xã hội loài người. Qúa trình này xưa nay chưa hề gián đoạn. Trước mắt đang triển khai kế hoạch lớn qui mô toàn cầu tìm nguồn gốc nhân loại. Một bài của Tân Hoa xã ngày 18 tháng 4 cho biết, để hiểu toàn diện nguồn gốc và quá trình thiên di của nhân loại, cũng như sự hình thành hàng nghìn ngôn ngữ của loài người, trong vài năm tới, các nhà khoa học TQ sẽ cùng các nhà khoa học Mỹ và các nước khác thông qua nghiên cứu gen và biến dị mà vẽ ra được bản đồ thiên di của loài người, từ đó mà bổ sung được những khoảng trống trong lịch sử nhân loại.
 
Kế hoạch 5 năm này gọi là “phổ đồ địa lý di truyền thiên di của nhân loại”. Kế hoạch này sẽ do các chuyên gia của 10 phòng thí nghiệm và đại học của Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Trung Đông hoàn thành. Các nhà khoa học sẽ thu tập 10 vạn mẫu DNA thuộc các nhân chủng khác nhau ở nhiều vùng trên thế giới để tiến hành phân tích.
 
Giáo sư Kim Lực chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu sinh vật học nhân loại hiện đại của đại học Phúc Đán cùng đồng đội của mình phụ trách nghiên cứu nhân quần vùng Đông Á và Đông Nam Á, nội dung bao gồm sự thiên di nhân quần, sự hình thành và phân hóa dân tộc và ngôn ngữ, sự giao lưu gen giữa các nhân quần v.v. Giáo sư Kim Lực nói: “ Lần này trọng điểm điều tra nghiên cứu của chúng tôi nhằm vẽ ra được sơ đồ thiên di của tổ tiên người Trung Quốc, dùng để nghiên cứu những vấn đề chưa biết về dân tộc, ngôn ngữ và hoàn cảnh tiến hóa của dân tộc chúng ta, Chúng tôi sẽ phải thu tập khoảng 2 vạn mẫu DNA. Mỗi một người Trung Quốc sẽ có thể lý giải được câu chuyện của mình.
 [/size]
Người vượn Bắc Kinh không phải là tổ tiên của chúng ta.[/size]
 
“Tổ tiên của chúng ta thực sự là ai?”. Theo sách giáo khoa của giáo dục phổ thông quyền uy thì người hiện đại phân bố ở Trung Quốc là do người vượn Bắc Kinh sống cách nay 40 vạn năm tiến hóa mà thành. Lý luận của thuyết này là dựa vào thuyết nhân loại xuất hiện ở nhiều nơi, tại Âu, Á, Phi đều có người vượn tiến hóa thành người hiện đại.
 
Tiền Cát, trợ lý phòng thí nghiệm của giáo sư Kim Lực nói, người hiện đại là vật chủng đơn nhất, còn người vượn ở các nơi thì khác biệt rất lớn, thuộc vật chủng bất đồng, không thể là đều tiến hóa thành người hiện đại. Chỉ có người vượn Đông Phi là bước lên được con đường tiến hóa thành người hiện đại. Bởi vậy người vượn Bắc Kinh không có thể thành tổ tiên của chúng ta.
 Túc Binh, nghiên cứu viên Sở nghiên cứu động vật Côn Minh, sau khi nghiên cứu niên đại của các hóa thạch hiện có của Trung Quốc đã phát hiện ra một giai tầng không dễ bỏ qua, đó là giai tầng từ 10 vạn năm trước đến 4 vạn năm trước, giai tầng này không hề có một hóa thạch nhân loại nào được tìm thấy, suy ra, người đứng thẳng và trí nhân sơ kỳ (HomoSapiens) sống ở Đông Á, trong thời kỳ băng hà gần nhất đã bị tuyệt diệt vì khí hậu ác liệt. Thay vào đó là nhân chủng hiện đại đã từ châu Phi thiên di đến.
 
Nhưng vẫn có những nhà khoa học ủng hô thuyết “đa khởi nguồn”. Viện sĩ Ngô Tân Trí thuộc Viện nghiên cứu cổ nhân loại học đã tỉ mỉ nghiên cứu so sánh đặc trưng xương cốt người vượn Bắc Kinh, người hang động với người hiện đại, phát hiện ra rằng 70% người Trung Quốc trên xương đầu có ba đặc trưng giống hệt người vượn Bắc Kinh, do vậy ông vẫn theo quan điểm cho rằng người vượn Bắc Kinh có thể là tổ tiên của người Trung Quốc. Nhưng học sinh của ông là Lưu Vũ khi đi khảo sát ở châu Phi lại phát hiện có tới 30% người châu Phi có ba đặc trưng trên ở xương đầu cũng giống hệt người vượn Bắc Kinh.
 
Năm 1998 các nhà khoa học Trung Quốc nắm vững được tính trọng yếu trong mật mã di truyền DNA. Trên dây chuyền DNA song xoáy có bốn loại tiểu cầu màu đỏ, vàng , lam, lục giao kết với nhau, A, T, C, G. Chúng nắm toàn bộ lịch sử thiên di và phát triển của nhân loại.
 
Theo giải thích của khoa học, mỗi tiểu cầu giống như là một đơn vị hột. Những tiểu cầu này liền với nhau theo một trật tự nhất định làm thành gen, và có thông tin di truyền tương ứng. Nó có tính công năng rất mạnh, khống chế màu da, hình dáng và sức khỏe nhân loại. Ví dụ cao huyết áp của người là do vài trăm gen khống chế. Trật tự sắp đặt của chúng không thể tùy tiện biến đổi, hễ biến đổi là ảnh hưởng tới tình trạng của cơ thể.
 
Còn có một số tiểu cầu thì trật tự sắp đặt lại không có tính công năng, tính chất chúng giống như vật bổ sung thêm vào trong phân tử DNA. Chúng sắp đặt tuwjdo, sau vài nghìn, vài trăm năm lại phát sinh một lần biến hóa, ví dụ chỗ vốn là A lại xuất hiện C, sự biến hóa này không chịu bất cứ ảnh hưởng bên ngoài nào, không chịu áp lực chọn lựa của tự nhiên. Những biến đổi của chúng không ảnh hưởng đến sức khỏe của thân thể. Chính đột biến di truyền này ghi lại thông tin lịch sử thiên di của nhân loại.
 
Nghiên cứu viên Chữ Gia Hựu của Sở nghiên cứu động vật Côn Minh đã nghiên cứu về trật tự sắp đặt đặc biệt vi vệ tinh trong sắp xếp DNA, đây là một tiêu chí di truyền được công nhận. Trong sắp xếp DNA có một kiểu trùng lặp ngắn gọn, ví dụ TGTGT qua GTG , sự trùng lặp nó về tự mẫu hay về số lần đều có thể di truyền, khi thừa kế trên cơ thể đời sau, vị trí của một G nguyên tiên có thể biến thành A, hoặc giả nguyên tiên trùng lặp 9 lần mà đến đời sau bỗng biến thành trùng lặp 10 lần. Căn cứ nguyên lý này, Chử Gia Hựu đã phân tích 28 nhân quần Đông Á suy ra ở Trung Quốc thời gian khởi nguồn người hiện đại không sớm hơn 5 vạn năm.
 Có người cho rằng Chử Gia Hựu lấy mẫu qua ít, không có sức thuyết phục. Năm 2001, học sinh của Kim Lực là Kha Việt Hải cùng với tổ nghiên cứu của anh ta tiến hành phân tích di truyền qui mô lớn với chủ yếu là nhân quần người Hoa ở Đông Á. Anh đi sâu vào thế giới nhiễm sắc thể Y. Nhân quần này đời đời đều là cha con tương truyền, mà “tính cách” ổn định, thông thường mấy chục đời sau mới có một, hai vị điểm của gen phát sinh biến hóa. Kết cấu của những vị điểm đột biến di truyền này giống như một cái cây. Chính cây gen này đã ghi lại lộ trình phân tán tới những địa điểm khác nhau trên trái đất trong những thời gian khác nhau của nhân loại.
 
Kha Việt Hải đã phân tích 12127 cá thể nam tính phát hiện trên YAP, M130 và M89 của nhiễm sắc thể Y đều có một vị điểm của nó phát sinh biến hóa. Chúng là ba cành của cây gen trên. Chúng hợp long tại một cây gọi là M168, đây chính là vị điểm đột biến của nhân thể châu Phi. Cũng có nghĩa là người Trung Quốc và người đang sống ở châu Phi là có quan hệ với nhau.
 
Kha Việt Hải nói, quần thể hữu hiệu của nhiễm sắc thể người Trung Quốc vốn không lớn, chủng loại tồn tại không nhiều, hơn 1 vạn 2 nghìn mẫu này hầu như bao quát tuyệt đại bộ phận loại hình nhiễm sắc thể người Trung Quốc. Điều này chứng minh đầy đủ rằng người Hoa chiếm đại đa số nhân quần Đông Á khởi nguồn từ châu Phi.
 [/size]
Người Hạ đích thực[/size]
 
Người lãnh đạo kề hoạch lập bản đồ thiên di nhân loại nói: “Chúng ta đều từng thuộc một tổ tiên, chẳng qua là theo thời gian trôi mà chúng ta bị phân tán. Nguời hiện đại trên thế giới dù là người châu Á, châu Mỹ hay châu Âu đều là người đứng thẳng ở Đông Phi tiến hóa mà nên. Họ từ 5 – 10 vạn năm trước bắt đầu khuếch tán đi khắp nơi trên thế giới.
 
Bắt đầu từ DNA, nghiên cứu về nhân loại dần dần chuyển sang tầng diện văn hóa. Con người từ chính cơ thể mình lại đi tìm cái mất đi của lịch sử. Cuối những năm 80 của thế kỷ trước ngành nhân loại học phát sinh một phân chi quái dị là phân tử nhân loại học. Từ khi ra đời nó đã có được một lực lượng đáng kinh ngạc. Nó không những khiến cho thuyết “khởi nguồn châu Phi” có được bộ mặt rõ ràng khả tín, mà thậm chí còn dựa vào đó tìm ra được nguồn gốc châu Phi của người Á và người Hạ.
 
Năm 1987 đại học Hawai tìm ra được DNA tuyến lập thể của phụ nữ, phát hiện ra rằng tuyến ây của phụ nữ hiện đại đều đến từ một vị phụ nữ cách nay 15 vạn năm ở châu Phi.
 
Tuyến lập thể tồn tại ở trong chất cua tế bào, nó là “công xưởng năng lượng của tế bào, chúng bao hàm lượng ít vật chất di truyền DNA, tuyến lập thể của mỗi con người đều đến từ người mẹ, vì vậy nó là công cụ quan trọng cho nghiên cứu tiến hóa nhân loại từ góc độ di truyền mẫu hệ, giống như Y nhiễm sắc thể là công cụ nghiên cứu di truyền phụ hệ.
 
Tiếp đó các nhà khoa học ngành phân tử nhân loại học lại thành công trong việc phát hiện Y nhiễm sắc thể trong mật mã di truyền nam tính, dẫn đến kết luận rằng nam tính hiện đại đều có chung một ông bố sống cách nay 15 vạn năm tại Đông Phi.
 
Lý Huy giải thích, đại khái 15 vạn năm trước tại Đông Phi phân hóa ra rất nhiều nhân chủng và bộ lạc, trong đó bao gồm tổ tiên của bốn màu da nhân chủng. Phát hiện M168 trên nhiễm sắc thể Y chính là một vị điểm đột biến rất cổ xưa, phát sinh khoảng 10 vạn năm trước, khi nhân loại rời khỏi châu Phi.
 
Mười vạn năm trước trái đất bị băng hà phủ kín đâị bộ phận lục địa. Toàn bộ mặt biển thấp hơn mặt biển ngày nay 120 mét, nhiều đáy biển lộ ra mặt đất. Các bộ lạc sống chen chúc trên mảnh đất ấm áp Đông Phi bằng nguồn thực phẩm kiếm được có hạn. Một bộ phận người bắt đầu rời khỏi châu Phi.
 
Lại qua đi vài ngàn vài vạn năm, người hiện đại trên cơ sở đột biến gen M168 lại xuất  hiện hai loại hình đột biến là M130 (80000 năm trước) và M89 (45000 năm trước), nhân loại thông qua Bắc Phi tiến vào đại lục Âu, Á. Ra đi sớm nhất là người da đỏ. Họ sống chủ yếu bằng đánh cá và thu lượm nhuyễn thể ven biển. Họ đi men theo bờ biển Ấn Độ với khí cụ là đồ đá cũ và cây vót nhọn. Họ đã chiếm lĩnh lục địa Nam Á, Đông Nam Á và các đảo bãi đại dương 5 vạn năm trước công nguyên.Trong quá trình vài vạn năm sau đó do soosngh bằng đánh bắt hải sản, họ đã men theo bờ biển mà đến tận Đông Á, xuyên qua eo biển Bê Rinh mà đến tận Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
 
Người chủng da vàng rời khỏi châu Phi muộn hơn người da đỏ gần 5 vạn năm. Nhưng tốc độ khuyeeshc tán của họ nhanh hơn. Họ đã đến được Đông Nam Á với thời gian đã mất chỉ bằng 1/5 thời gian cua người da đỏ. Trong số 12000 mẫu mà Kha Việt Hải lấy của người Trung Quốc thì có 11311 mẫu có phát sinh đột biến M89. Mà đột biến này đánh dấu thời gian hình thành là khi người da vàng đạt đến Đông Nam Á rồi sống lâu dài ở đó, sau đó mới tiến nhập Trung Quốc, phân hóa xuất hiện Hán tộc ngày nay.
 
Hán Tạng cùng nguồn[/size]
 
Bất luận nhìn bên ngoài hay nhìn văn hóa, khó ai tin được rằng người Hán và người Tạng là cùng nguồn, nhưng các nhà nghiên cứu phân tử nhân loại học thì tin sâu sắc không chút nghi ngờ là Hán, Tạng đồng nguồn.
 
Đầu tiên nêu ra sự đồng nguồn Hán , Tạng là các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc. Giới ngôn ngữ học cho rằng ngôn ngữ Đồng- Thái ở miền nam và ngôn ngữ Hán là gần nhau nhất, sau đó phát hiện ngôn ngữ Tạng gần gũi nhất với ngôn ngữ Hán. Có thể tìm thấy các từ tiếng Tạng và tiếng các phương ngôn đông nam Trung Quốc phát âm tương tự và đồng nghĩa nhau. Sự tương ứng này mang tính hệ thống chứng tỏ mối quan hệ đồng nguồn.
 
Nghiên cứu viên Túc Binh thuộc sở nghiên cứu động vật Côn Minh năm 1996 nghiên cứu DNA tìm thấy chứng cứ thể hiện Hán, Tạng cùng nguồn, ở chỗ người Hán và người Tạng trên M122 và trên phân chi M134 đều co sđột biến giống nhau. Thông qua phân tích chủ thể nhiễm sắc thể Y thấy rằng tần suất đột biến ở người Tạng gần gũi nhất với tần suất đột biến ở người Hán, chứng  tỏ trong số các dân tộc thuộc hệ ngữ Tạng-Miến thì người Tạng và người Hán là gần gũi nhất. Họ phân hóa thành hai dân tộc cách nay khoảng 5000 năm.
 
Theo trợ lý Tiền Cát của phòng thí nghiệm của giáo sư Kim Lực thì việc Trung Quốc dùng DNA phân tích lộ trình thiên di của tổ tiên đã đến độ thành thạo. Các nhà nghiên cứu lĩnh vực này như Trương Á Bình, Chử Gia Hựu (Vân Nam), Bác Tụng Tân, Lý Nghiệp (Cáp Nhĩ Tân) v.v. chỉ cần tổng hợp các con đường thiên di lại sẽ có được sơ đồ hoàn chỉnh về lộ trình thiên di của người Trung Quốc. Qua những  thành tựu nghiên cứu tới nay, có thể thấy rằng 56 dân tộc Hoa Hạ ở Đông Á và các dân tộc ở Đông Nam Á đều là do tiên dân ngữ hệ Nam Á phân hóa mà thành, vì trên cơ thể họ đều có đột biến M122.
 
Đột biến M122 đại khái xuất hiện khoảng 3 vạn năm trước. Lúc này các dãy núi ở Trung Quốc đều phủ kín tuyết, đâị bộ phận đất đai còn trống vắng, chỉ có số ít người da đỏ sống ở vùng Hoàng Hà và Trường Giang. Trong khi đó ở vùng Miến Điện Đông Nam Á bộ lạc người da vàng đã có thế lực nhất định, người da đỏ không ngừng qui tụ về hướng nam.
 
Khi băng hà trên lục địa Trung Quốc tan dần, một chi có đột biến M122 thuộc hệ ngữ Nam Á bắt  đầu tiến nhập Trung Quốc. Theo Lý Huy,  tiên dân hệ ngữ Nam Á tiến nhập Trung Quốc chia thành ba đường, vào Trung Quốc qua hai  cửa, một là ngả Vân Nam. Hai là ngả lưu vực Châu Giang.
 
Một chi theo cao nguyên Vân Qúi đi lên hướng tây bắc, cách nay khoảng 1 vạn năm họ đã đến được vùng bồn địa Hà Thao, thượng du Hoàng Hà. Đây là chi tổ tiên của hệ ngữ Hán Tạng mà về sau gọi là tiên Khương, họ chính là tổ tiên chung của người Hán và người Tạng.
 
Chi tiên dân Nam Á này khi bắt đầu thiên di thì cơ thể họ có đặc trưng là cái đầu của họ chưa được tròn cho lắm, mũi to, môi dầy. Họ đi từ Vân Nam lên Cam Túc, hình trạng nhân thể phát sinh biến hóa, Sau khi đến được vùng cao nguyên, không còn bị các bệnh nhiệt đới ảnh hưởng, ô xi lại thiếu nên khuôn mặt của họ biến dài. Ngôn ngữ của họ cũng biến đổi, có thuyết cho rằng biến đổi này là do cái miệng và cái tai đem lại.
 
Nhưng điều quan trọng là qua quá trình thiên di 1 vạn năm M122 trong cơ thể họ bắt đầu sinh ra đột biến mới là M134. Như vậy đến cách nay 5000 – 6000 năm DNA trong nhân thể bắt đầu “không yên phận” nữa, lúc này, do nông nghiệp ăn hạt cốc xuất hiện, văn hóa đá mới bắt đầu phát triển. Dân số tăng khiến nhân quần tất yếu tìm nơi cư trú mới. Bắt đầu phân rã hai tộc ngữ Hán và Tạng từ một hệ ngữ Hán Tạng.
 
Trên cơ sở M134 của một chi nhân quần khác phát sinh đột biến M117. Chi này mang theo đột biến này đi về phía đông một mạch đến lưu vực Vị Hà thì dừng lại. Họ nắm được văn minh nông nghiệp, bắt đầu sống bằng nghề nông. Quần thể này chính là người Hoa mà về sau gọi là người Hán. M117 trên cơ thể người Hán là một đột biến di truyền rất cổ xưa.
 
Một chi nhân quần khác bị gọi là quần thể ngữ tộc Tạng Miến. Họ rời lưu vực Hoàng Hà thiên di hướng tây và hướng nam, cuối cùng đến định cư ở nam và bắc dãy Himalaya. Trong quá trình thiên di, quần thể này không ngừng phân liệt thành các dân tộc Tạng, Khương, Di, Cảnh Phả, Thổ Gia.
 
Người Hoa ở lưu vực Vị Hà mài dũa nên một chi rất dũng mãnh thiện chiến là người Tần, tích tụ một thực lực thoosnh nhất Trung Quốc. Còn một bộ phận khác người Hoa lại tiếp thụ ảnh hưởng của văn hóa Long Sơn của người Di và văn hóa của người Miêu Dao, hình thành nên hai quần thể Tề ngữ và Sở ngữ.
 
Thời kỳ Tần Hán đã thống nhất được một Trung Quốc vốn chia năm sẻ bảy, thống nhất cả ngôn ngữ, văn tự, tiền tệ , đo lường. Chỉnh thể Hán tộc đã ý thức được sự hình thành chân chính. Thêm vào đó là sự thống trị có hiệu lực của tập quyền trung ương, từ đó Hán tộc không bị phân hóa nữa. Còn về mặt văn hóa thì cưỡng chế làm cho Hán tộc giống như một giọt mực lan rộng ra trên toàn bản đồ Trung Quốc. Họ mang đột biến M117 nhanh chóng thẩm thấu bốn phương.
 
Thân phận mơ hồ của dân tộc phương nam[/size]
 [/size]
Lý Huy thông qua nghiên cứu đã phát hiện, tiên dân Nam Á men theo cao nguyên Vân Qúi đi lên phía bắc và phía tây hình thành nên ngữ hệ Hán Tạng, đồng thời từ trong số quần thể Nam Á ấy có một chi đi về hướng đông và nam qua Lào và dãy Sòng Sơn (Trường Sơn- ND), cách nay hơn 1 vạn năm, hình thành nên ở vịnh Bắc Bộ tổ tiên của ngữ hệ Úc-Thái. Chi người da vàng này mang đột biến M119 từ Việt Nam, Quảng Tây tiến nhập Trung Quốc, mên theo bờ biển tiến lên hướng đông bắc, hình thành nên dân tộc Bách Việt.
 
Lý Huy bản thân thuộc nhân quần ngữ hệ Úc-Thái, đây là phát hiện ngẫu nhiên của anh ta khi nghiên cứu mẫu DNA của phân chi dân tộc. Hai năm trước khi chưa nghiên cứu thì anh ta chưa hề biết đích xác quần tộc của mình, khi ghi hồ sơ lý lịch vẫn điền là “dân tộc Hán”. Nhưng từ nhỏ anh đã phát hiện thấy, tuy sinh ra lớn lên ở Phụng Hiền, Thượng Hải nhưng tập quán rất khác xa quần thể người Hán xung quanh. Cụ ông cụ bà của anh đều bận trang phục màu chàm. Họ có những ngày Tết riêng:  âm lịch 18 tháng 4, té nước mừng năm mới; âm lịch 18 tháng 9 tát ao bắt cá chia phần đều cho cả xóm. Họ có ưu việt cảm với dòng giống của mình, không thông hôn với các dân tộc khác. Thời đó các cụ đều nói với thằng nhỏ Lý Huy rằng họ mới chính là dân bản địa của Thượng Hải.
 
Cho tới khi Lý Huy đi lấy mẫu ở quần thể người Thái ở Vân Nam mới có được phát hiện vỡ òa rằng anh hầu như nghe hiểu gần hết ngôn ngữ của người Thái. Rồi khi giao lưu với người Thủy anh lại càng kinh ngạc, đến những từ nói thầm, từ dùng trong buồng riêng họ nói anh đều nghe hiểu. Khi về Thượng Hải anh mới phân tích mẫu máu của mình, phát hiện cơ thể người Thái, người Thủy và cơ thể anh đều có đột biến M119.
 
Ngành dân tộc học gọi quần thể có đột biến M119, là hệ thống dân tộc Bách Việt. Lịch sử của họ bao trùm phạm vi từ Giao Chỉ thuộc Bắc Bộ Việt Nam đến Triết Giang. Trong hàng nghhifn năm phân hóa thành các tộc Lê, Đồng, Thủy, Lào, Cao Sơn, Choang, Thái. Các tộc người này về ngôn ngữ và văn hóa có sự đồng nhất rất mạnh, bởi vậy gọi chung là người Việt. Xương mày có độ uốn cong xuống dưới rất lớn là đặc trưng của người hệ ngữ Úc-Thái.
 
Năm ngoái Lý Huy cúng tổ nghiên cứu của mình tiên hành nghiên cứu ở Thượng Hải xem người Ngô và người Việt là thuộc một dân tộc hay thuộc hai dân tộc. Trước đó giới ngôn ngữ học cho rằng họ thuộc một dân tộc, vì họ nói có thể hiểu được nhau.
 
Nhưng nghiên cứu phát hiện ra rằng họ thuộc hai dân tộc hoàn toàn khác nhau. Người Việt 7 – 8 ngàn năm trước phát triển tại Thông Giang Thượng Hải. Người Ngô khoảng 3 ngàn năm trước mới tiến nhập Thượng Hải. Các sắc dân người Việt trên cơ thể có lượng lớn đột biến M119; người Ngô lại có rất ít, họ có nhiều là đột biến M7, do hệ ngữ Miêu Dao di truyền. Người Ngô thuộc chi tiên dân Nam Á thiên di từ cao nguyên Vân Qúi đi về phía đông, sau đó vị điểm trên chuối DNA  ở M134 phát sinh đột biến M7.
 
Nhân quần này ở vùng Động Đình hình thành nên ngữ hệ Miêu Dao. Người Ngô chính là sự đồng hóa giữa người Miêu Dao đông tiến và người Hán nam tiến mà hình thành, do vậy biến hóa cơ cấu di truyền của họ nhiều mà phức tạp.
 
Đông Nam Á là một trung tâm phân hóa dân tộc[/size]
 [/size]
Nghiên cứu viên Tiền Cát nói, trong kế hoạch lập bản đồ thiên di nhân loại thì lộ trình thiên di của người Trung Quốc đã khá rõ ràng. Bây giờ chỉ còn là công tác tổng kết và bổ sung.
 
Ví dụ, nghiên cứu tới nay đã chỉ ra rằng, 2 vạn năm trước, khi hệ ngữ Úc-Thái hính thành, có một chi bộ lạc men theo bờ biển đi lên, hầu như không lưu lại dấu tích nơi họ dừng. Họ đi một mạch đến lưu vực Tây Liêu Hà mới dừng lại. Họ chính là hạt nhân của hệ ngữ A Nhĩ Thái. Sau đó người Di đi lên, người Hoa cũng đi lên, ở đó hội nhập lại lần thứ nhất, hình thành nên văn hóa Hưng Long Thẩm. Đây là nơi ngày nay phát hiện văn hóa đá mới sớm nhất của Trung Quốc.
 
Sau đó tiên dân ngữ hệ A Nhĩ Thái đi rộng ra bốn xung quanh, về phía tây phân hóa thành Mông Cổ, Đột Quyết; về phía đông nhập Triều Tiên, Nhật Bản; về phía bắc qua eo Bê Rinh sang Mỹ. Vùng này lấy mẫu còn thưa, còn phải tiếp tục nghiên cứu bổ sung. Trọng tâm nghiên cứu đặt vào Đông Nam Á. Đông Nam Á là vùng lớn các dân tộc giao hội, có tới 2000 dân tộc, chiếm ¼ các dân tộc trên thế giới. Do người châu Phi tới đây sớm, thời gian dài, nên nơi đây thành trung tâm phân hóa các dân tộc. Ở đây hầu như mỗi đảo là một dân tộc, cách một ngọn núi là một dân tộc. Theo suy nghĩ của Lý Huy, nghiên cứu bắt đầu từ Lào và Miến Điện, nơi còn rất nhiều các bộ lạc quần thể cổ xưa.
 
Từ châu phi tiên nhân da vàng đến Miến Điện, hình thành ở đó hệ ngữ Nam Á.Hiện nay công tác nghiên cứu lấy mẫu hệ ngữ Nam Á còn quá ít và lại đang tiến hành rất chậm chạp. Tiên dân Nam Á chính là tổ tiên chung của người Đông Á. Làm rõ được kết cấu di truyền của nhân quần Nam Á này sẽ có được cống hiến lớn cho hoàn thành sơ đồ thiên di nhân loại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Góp ý với bác Lãn Miên:
Một số thuật ngữ dịch sát hơn:
- Tiểu cầu -> Nucleotide
- Tuyến lập thể -> Ty thể
- Ngữ hệ Úc Thái -> Ngữ hệ Nam Á – Thái?


Về người Ngô – Việt:
Năm ngoái Lý Huy cùng tổ nghiên cứu của mình tiến hành nghiên cứu ở Thượng Hải xem người Ngô và người Việt là thuộc một dân tộc hay thuộc hai dân tộc. Trước đó giới ngôn ngữ học cho rằng họ thuộc một dân tộc, vì họ nói có thể hiểu được nhau.
Nhưng nghiên cứu phát hiện ra rằng họ thuộc hai dân tộc hoàn toàn khác nhau. Người Việt 7 – 8 ngàn năm trước phát triển tại Thông Giang Thượng Hải. Người Ngô khoảng 3 ngàn năm trước mới tiến nhập Thượng Hải. Các sắc dân người Việt trên cơ thể có lượng lớn đột biến M119; người Ngô lại có rất ít, họ có nhiều là đột biến M7, do hệ ngữ Miêu Dao di truyền. Người Ngô thuộc chi tiên dân Nam Á thiên di từ cao nguyên Vân Quí đi về phía đông, sau đó vị điểm trên chuối DNA ở M134 phát sinh đột biến M7
.”

Người Việt là dòng dõi con cháu nhà Hạ nên có xuất xứ lâu đời (7-8 ngàn năm) thiên di từ Giao Chỉ tới vùng Phúc Kiến Chiết Giang. Còn nước Ngô là nước lập nên sau cuộc tấn công của Chu Vũ Vương từ vùng cao nguyên Vân Quý tiến lên phạt Trụ, rồi phong cho dòng dõi nhà Chu là Thái Bá làm chúa nước Ngô. Sự kiện này đúng vào khoảng 3 ngàn năm trước.
Dấu vết phân tử nhân loại học xác nhận lịch sử Trung Hoa cổ đại tới từng chi tiết.

Share this post


Link to post
Share on other sites