Thiên Sứ

Thuyết Âm Dương Ngũ Hành - Lý Thuyết Thống Nhất.

22 bài viết trong chủ đề này

LỜI MỞ ĐẦU.
Chúng tôi bắt đầu loạt bài viết về chủ đề này, bằng sự giới thiệu về một buổi tọa đàm khoa học ngày 25. tháng 7 2014 tại Hội trường Bộ Khoa học và Công nghệ. Diễn giả chính là Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
Buổi tọa đàm do báo Tiasang tổ chức và được sự tài trợ chính là Cty Tri thức giáo dục và Văn hóa Việt, ngoài ra là Cty thực phẩm chức năng Hansun tài trợ quà cho các đại biểu.
Trong nội dung trình bày, tôi chỉ nói lại một cách tóm tắt, nhưng có hệ thống những gì tôi đã trình bày trên diễn đàn, trong các sách đã xuất bản, nhằm xác định:
Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở bờ Nam sông Dương tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương. Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tim kiếm.
 
Dưới đây là hình ảnh buổi tọa đàm kéo dài từ 14g 30 đến qua 18g 30 cùng ngày.
 
IMG_2672_zpse8b59722.jpg
Mở đầu buổi tọa đàm, Phó Tổng biên tập báo Tiasang giới thiệu nội dung và diễn giả.
 
IMG_2675_zps7cb78b57.jpg
 Tiếp theo là anh Nguyễn Thế Trung, giám đốc TTNC LHDP và là Tổng giám đốc Cty Điện tử và công nghệ DTT phát biểu ý kiến về luận điểm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử, chủ nhân đích thức của thuyết ADNH và kinh Dịch sẽ được trình bày tóm lược trong buổi tọa đàm ngày hôm nay. Nội dung chi tiết và chủ yếu được thể hiện trong cuốn "Minh Triết Việt trong văn minh Đông phương" do Nxb Tri Thức phát hành trong nay mai.
 
IMG_2685_zps40bc7387.jpg
Tiếp theo là phần trình bày của tôi.
Tôi trình bày ba tiêu chí khoa học để thẩm định một lý thuyết thuộc về một nền văn minh. Ba tiêu chí đó là:
 
 


1/ Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống lý thuyết, được xác định thuộc về một nền văn minh nào thì nó phải có tính liên hệ hợp lý trong lịch sử phát triển của nền văn minh đó.

2/ Nền văn minh được coi là chủ nhân của một học thuyết phải chứng tỏ được nền tảng tri thức đã tạo dựng nên hệ thống lý thuyết thuộc về nền văn minh đó.
3/ Tính hợp lý, nhất quán và hoàn chính trong nội dung hệ thống lý thuyết và không có mâu thuẫn trong nội hàm cấu trúc của hệ thống lý thuyết đó.
 
Trên cơ sở ba tiêu chí này, tôi lần lượt chứng minh nền văn minh Hán không thể là chủ nhân của thuyết ADNH và kinh Dịch.
Từ lịch sử hình thành học thuyết rất mơ hồ và mâu thuẫn. Cho đến nay, những nhà nghiên cứu Hán hiện đại vẫn không thể xác định được thời điểm ra đời của thuyết ADNH trong lịch sử văn minh Hán.(Tiêu chí 1); Cho đến nay nền văn minh Hán vẫn không hề có một cuốn sách nào trình bày có hệ thống  - dù chỉ là tóm lược - về thuyết Âm Dương Ngũ hành và họ không thể phục hồi được học thuyết này (Tiêu chí 2); Cấu trúc nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành được mô tả qua các bản văn chữ Hán hết sức mơ hồ; thậm chí ngay những danh từ mô tả những khái niệm thuộc về thuyết ADNh trong bản văn chữ Hán đến nay vẫn chưa lý giải được, như: Khái niệm Khí, Thái cực, Lưỡng Nghi...vv...(Tiêu chí 3).
Từ đó, tôi khẳng định rằng: Nền văn minh Hán không phải chủ nhân của thuyết ADNH và kinh Dịch.
Vậy nó thuộc về nền văn minh nào? Khi mà cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản đều cho là nền văn hóa của họ là chủ nhân đích thực của văn minh Đông phương?!
 
IMG_2674_zps2fd65140.jpg
 Tôi rất cảm ơn những vị học giả, những nhà nghiên cứu đã lắng nghe buổi thuyết trình của tôi.
 
IMG_2682_zps954f7d16.jpg
 Cũng trên cơ sở ba tiêu chí này, tôi chứng minh thuyết ADNH thuộc về nền văn hiến Việt.
1/ Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử là chủ nhân đích thực của những gía tri tri thức của nền văn minh Đông phương (Tiêu chí 1).
2/ Nền tảng tri thức của nền văn minh này còn lưu truyền qua những di sản còn lại trong văn hóa truyền thống Việt là cơ sở phục hồi một cách hoàn chỉnh thuyết ADNH và kinh Dịch (Tiêu chí 2).
Tôi trình bày đồ hình AD Việt trải rộng trên khắp Đông Á và Đông Nam Á chứng tỏ một nền văn minh phi Hán đã tồn tại trước Hán. Ngay bây giờ trên đất Hanoi này, di sản văn hiến Việt trong văn hóa truyền thống cũng chứng tỏ điều này.....

 
IMG_2661_zps899558cc.jpg
 Đây là đình Yên Phụ trong làng Yên Phụ, Hanoi. Một ngôi đình độc đáo ở Việt Nam vì mái đính nhọn là mặt tiền so với các đình mái bằng khác.....
IMG_2662_zpsa3f94cf9.jpg
 Ngay mặt đình, một đồ hình Lưỡng Nghi Việt sừng sững như khẳng định một gía trị minh triết Việt phi Hán đã tồn tại trong nền văn minh Đông phượng.
3/ Chỉ có nền văn hiến Việt với di sản còn lại trong văn hóa truyền thống có khả năng phục hồi hoàn chỉnh học thuyết ADNH và kinh Dịch, phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học làm chuẩn mực thẩm định tính khoa học của nó. (Tiêu chí 3).
IMG_2686_zpsfafc5533.jpg
 Giáo sư Nguyễn Khắc Mai được mời phát biểu ý kiến. Ông xác định ông đến đây để nghe và học hỏi, nên không phản biện...
IMG_2687_zps43b082cf.jpg
 Có một vị đặt câu hỏi, tôi trả lời chu đáo; một vị phản biện tôi đã chứng minh luận điểm phản biện sai; còn ba vị tôi thực sự không hiểu họ nói gì. Ngay trong buổi tọa đàm này, một nữ giảng viên sử học phát biểu: Hơn 2000 năm lịch sử của Việt tộc cũng chưa đủ tin cậy. Nên nói gần 5000 năm rất khó thuyết phục.....Tôi phản bác kịch liệt và xác định Việt sử trải gần 5000 văn hiến.
Tất cả chi tiết diễn biến đều được quay video , khi làm xong, chúng tôi sẽ đưa lên đây để quý vị tham khảo.
 
IMG_2688_zps90217337.jpg
 Tôi chỉ thừa nhận có một ý kiến phản biện với một cách đặt câu hỏi mang tính phản biện, và tôi đã biện minh rõ ràng. Còn lại là nhưng phát biểu thể hiện một cái nhìn không rõ ràng. Tôi công khai xác định quan điểm của mình về vấn đề cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là hoàn toán đúng với cá nhân tôi và đúng với tôi, cho đến khi có luận điểm phản bác hợp lý.
Tôi cũng công khai xác định rằng: Thuyết ADNH nhân danh nền văn hiến Việt chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước. Bởi vì nó đáp ứng một cách hoàn chỉnh tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng và tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất.
 
10560330_727385580641804_594322219559879
Người phát biểu cuối cùng là giáo sư Trần Đình Hiến. Ông xác định rằng: Ông không có ý kiến cá nhân, mà chỉ đưa một thông tin khách quan, là: Tháng 4. 2014 Tân Hoa Xã đã tường thuật lại những quan điểm của các học giả Trung Hoa thừa nhận thuyết ADNH và kinh Dịch không thuộc về nền văn minh Hán; đồng thời xác nhận Bách Việt mới chính là chủ nhân một thời ở miền nam sông Dương tử...Ảnh chụp lúc 17g 24 tại Hội trường.
 
10293601_300602743443927_852713337798907
 Giáo sư Trần Đình Hiến đưa nội dung bài báo của các học giả Trung Quốc tên Quang Minh Nhật báo xác định thuyết ADNH không thuộc về Hán tộc.
 
10498409_300602460110622_794171361293469
 
Sự xác định của các nhà khoa học Trung Quốc là một chứng nhân sắc xảo cho luận điểm của tôi. Điều này đã xác định rằng: Từ một góc nhìn khác của chính những nhà nghiên cứu Trung Hoa đã chứng tỏ tính khách quan khoa học cho những luận điểm của tôi.
Tuy nhiên tôi cần khẳng định rằng: Những luận cứ và phương pháp xác định chân lý của tôi so với tất cả những nhà nghiên cứu khác- kể cả những nhà nghiên cứu Trung Quốc - là hoàn toàn độc lập với nhau. Do đó, nếu như không có những công trình của họ thì tôi vẫn xác định chân lý theo cách của mình.

13 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết đã hoàn chỉnh, Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VÌ SAO THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
NHÂN DANH NỀN VĂN HIẾN VIỆT
CHÍNH LÀ LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT?
 


Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?

SW Hawking

Việc xác định tinh chân lý của một lý thuyết theo cách nói của tôi - cách nói theo tri thức khoa học hiện đại gọi là "tính khoa học của một lý thuyết". Có thể nói: Những lý thuyết của nền văn minh hiện đại đều xuất phát từ nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại. Nền tảng tri thức đó bao gồm cả phương tiện kỹ thuật liên quan đến các tri thức khoa học và các lý thuyết khoa học hình thành nên nền tảng tri thức của nền văn minh. Từ nên tảng tri thức này mới xuất hiện thuyết Tương Đối của Einstein, thuyết Lượng tử từ Max Planck, hoặc Lý thuyết Dây được tích hợp bởi nhiều tác giả...Những lý thuyết này, mới đầu cũng bị phản đối. Nhưng sau đó được công nhận bởi chính những trí thức nền tảng tạo nên nó. Nếu không có nền tảng trí thức của nền văn minh thì thuyết Tương đối của Einstein không thể được thừa nhận. Lý thuyết Tương đối không thể ra đời và được công nhận vào đầu thời  vua Louis XIV ở viện Hàn Lâm Pháp Quốc vào thế kỷ XVII AC. Đây cũng chính là tiêu chí thứ 2 thẩm định một nền văn minh là cơ sở hình thành một lý thuyết thuộc nào đó:
 


2/ Nền văn minh được coi là chủ nhân của một học thuyết phải chứng tỏ được nền tảng tri thức đã tạo dựng nên hệ thống lý thuyết thuộc về nền văn minh đó.

 
Thuyết ADNH đã thất truyền và chỉ lưu hành một cách rời rạc, mơ hồ và đầy mâu thuẫn qua các bản văn chữ Hán. Hay nói rõ hơn: Nó không thuộc về nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại ngay từ trong cổ sử. Nó cũng không phải là một sản phẩm vật thể để người ta có thể xác định nó có cấu trúc như thế nào bằng các phương tiện kỹ thuật thực nghiệm. Nó không phải "Hạt của Chúa" mà người ta có thể chứng nghiệm có hay không bằng cỗ máy gia tốc hạt LHC. Do đó, để phục hồi lại học thuyết này không thể bằng các phương tiện kỹ thuật. Ngay cả nền tảng tri thức khoa học hiện đại cũng không thể thẩm định nó bằng những lý thuyết hiện đại. Bởi vì nền tảng tri thức tạo nên thuyết ADNH không thuộc về nền văn minh hiện đại. Cho nên, phải dùng một phương pháp nghiên cứu phù hợp với trường hợp đặc thù này. Đó chính là sử dụng những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng để thẩm định tính cấu trúc nội hàm của thuyết ADNH.
 

Tiêu chí đó là:
Một lý thuyết, hoặc một giả thuyết nhân danh khoa học được coi la đúng phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, hoàn chỉnh, nhất quán, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

Trên cơ sở này, và dựa vào những di sản trong văn hóa truyền thống Việt còn sót lại qua những thăng trầm của lịch sử, nhưng là nền tảng tri thức đích thực của nền văn minh Đông phương từ hàng ngàn năm trước, mới có khả năng phục hồi lại thuyết ADNH, gía trị căn bản của nền văn minh Đông phương (Tiêu chí 2).
Chỉ có nền văn hiến Việt, chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương - mới có thể phục hồi được học thuyết này một cách hoàn chỉnh (Tiêu chí 3) và phù hợp với tiêu chí khoa học cho một Lý thuyết khoa học được coi là đúng.
Tương tự như vậy, thuyết ADNH mà tôi xác định rằng: Đó chính là Lý thuyết thống nhất, cũng hoàn toàn căn cứ vào tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất để thẩm định.
 


Tiêu chí này phát biểu rằng:
Một lý thuyết thống nhất các định luật vũ trụ, Một siêu công thức bao trùm mọi định luật của thiên nhiên, hoàn toàn có thể giải thích từ sự khởi nguyên vũ trụ, mọi quy luật vận động của thiên nhiên, xã hội, cuộc sống và giải thích đến từng hành vi của con người".

 
Gần đây, các nhà khoa học còn xác định rằng:
 

Một lý thuyết thống nhất phải giải thích được cả những vấn đề tôn giáo và tâm linh.

 
Tôi xác định rằng:
Căn cứ vào tất cả những tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất, kể cả những tiêu chí mới nhất thì thuyết ADNH nhân danh nền văn hiến Việt hoàn toàn thỏa mãn.
 
Thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử, chính là Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước.
Sự xác định Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, không phải chỉ để xây một tượng đài tưởng niệm cho một quá khứ huy hoàng của Việt tộc, mà còn là xác định những giá trị đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ đang sừng sững thách đố tri thức của toàn thể nhân loại trong cuộc hội nhập của các nền văn minh toàn cầu.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

KẾT THÚC TỌA ĐÀM
Câu cuối cùng trong buổi tọa đàm của tôi là: Tri thức của cả thế giới này từ thuyết lượng tử, lý thuyết Dây cho đến mọi công thức Toán học cao siêu đều bắt đầu từ một khái niệm quy ước rất mơ hồ. Đó chính là khái niệm "điểm". Cho một quả cầu tròn tuyệt đối, đặt trên một mặt phẳng tuyệt đối. Về lý thuyết toán nó sẽ tiếp xúc với nhau tại một điểm. Từ điểm tiếp xúc có tính quy ước này là khởi đầu những bài toán liên quan đến nó. Nhưng ai có thể chỉ ra điểm đó thực tế như thế nào?
Bản thân con người và tất cả những sinh vật với mọi vật thể trên thế gian - Từ hạt vật chất nhỏ nhất đến các thiên hà khổng lồ, nếu đưa vào mô hình toán học thì toàn là những điểm và tất cả đều mơ hồ.
Ở đây, tôi muốn nói thêm rằng:
Chúng ta đang sống trong một thế giới quy ước. Kể cả Phật pháp.
Bởi vậy, Đức Phật nói: Trong cả một chặng đường thuyết pháp của ta, ta chưa nói câu nào.
Và Đức Phật cũng nói: Những điều ta nói chỉ như nắm lá trên bàn tay của ta. Còn chân lý như lá trong rừng Kỳ Đà sau lưng ta.

9 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có người hỏi tôi: "Lý thuyết thống nhất" sẽ ứng dụng vào việc gì?

Đây là một câu hỏi thừa. Tôi hy vọng lần sau đừng ai hỏi tôi câu này, tôi sẽ không trả lời.

Bởi vì, tôi đã nhiều lần xác định trên diễn đàn: "Lý thuyết thống nhất" - tức thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt - đã tồn tại trên thực tế của một nền văn minh toàn cầu. Tôi đặt tên là văn minh Atlantic. Cho nên nó đã từng ứng dụng trên thực tế của tất cả mọi sự vận đông liên quan đến con người. Những giá trị ứng dụng của nó trên thực tế còn sót lại trong nền văn minh hiện đại chính là khả năng tiên tri, trong hầu hết mọi lĩnh vực, kể cả Đông Y. Thuyết ADNh ứng dụng trong mọi lĩnh vực từ quán xét vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống , xã hội và cho đến từng hành vi của con người.

Những người hỏi câu này giống như bà bán xôi hỏi: Bổ đề toán học của Ngô Bảo Châu ứng dụng cho việc gì?

Xin lỗi, với kiến thức phổ thông thì Lý thuyết Dây và Lượng tử ứng dụng cho việc gì trong nền văn minh hiện đại còn khó trả lời hơn thuyết ADNh.

Rất tiếc! Vì thuyết ADNh chính là lý thuyết thống nhất , mới chỉ là quan điểm của tôi. Nó chưa được "khoa học công nhận". Cho nên, có lẽ tôi phải trả lời câu hỏi này nhiều lần.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân một câu hỏi ở thư mục "Tư vấn" và tôi đã trả lời. Tuy nhiên thông qua nội dung trả lời lại liên quan đến nội dung topic này, nên tôi đưa vào đây để tham khảo.



 

xin lỗi linhvc cho mình hỏi ké bác Thiên sứ .thưa bác trong phong thủy xem hướng nhà phòng ngủ bếp ... các chuyên gia lấy mệnh hay lấy cung bát quái làm cơ sở .ví dụ tuổi tân sửu mệnh thổ nhưng cung bát quái là chấn dương mộc khi xem ta lấy mộc làm căn cứ hay lấy mệnh thổ . mong bác Thiên sứ cho ý kiến.

 

 
Thực ra điều này tôi đã nói rất nhiều lần từ khi diễn đàn thành lập cho đến nay. Phong thủy là một ngành học mô tả cac quy luật tương tác của tự nhiên với ngôi gia và tác động lên cuộc sống gia đình trong ngôi gia đó, Phong thủy ứng dụng thuyết ADNH, như nhiều chuyên ngánh khác, là: Đông y, Dự báo...Mỗi ngành học lại chia nhỏ ra từng chuyên ngành, thí dụ như ngành dự báo còn có: Tử Vi, Tử Bình, Thái Ất....Đông y cũng vậy. Nhưng tủy theo từng ngành, chúng có hệ quy chiếu riêng. Việc ứng dụng mệnh cung - cụ thể là Tân Sửu Thổ - trong ngành dự báo. Ngành Phong thủy chủ yếu lấy mệnh trạch (Chú gọi là mệnh cung) Chấn làm căn bản để thực hiện các phương pháp liên hệ trong phong thủy.
Qua tính chi tiết trong ứng dụng bao trùm tất cả các mặt trong cuộc sống và tính chuyên ngành của từng phương pháp ứng dụng, chúng ta thấy rất rõ rằng: Để xây dựng được một học thuyết như thuyết Âm Dương Ngũ hành và cả một hệ thống chuyên ngành trong ứng dụng của học thuyết này thì phải là cả một quá trình tiến hóa của một nền văn minh. Nền văn minh sản sinh ra thuyết ADNH không thể là thời cổ sử mà tri thức hiện đại biết được từ trước đến này: thời đồ đá, đồ đồng.....học thuyết này phải là hệ quả tri thức của một nền văn minh rất cao cấp đã tồn tại trên trái Đất này để sáng tạo ra nó.
Tôi cần xác định rõ rằng: So với nền văn minh tạo ra thuyết Âm Dương Ngũ hành thì tri thức của nền văn minh hiện đại chỉ thuộc dạng bán khai.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

KHÔNG THỂ CÓ HAI LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT.
Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt được cá nhân tôi và nhân danh cá nhân, xác định rằng: Chính là lý thuyết thống nhất mà những tri thức hàng đầu của nền văn minh nhân loại đang mơ ước. Trong số những anh em quan tâm gần gũi, có người đặt vấn đề;
Trong lịch sử tiến hóa đã chứng tỏ những lý thuyết khoa học chỉ đúng trong một giai đoạn phát triển của lịch sử nền văn minh. Nhưng sau đó nó lại bị những lý thuyết khoa học tiên tiến hơn bao trùm lên nó. Thí dụ như thuyết của Newton đúng ở những thế kỷ trước và trở thành một bộ phận của những lý thuyết khoa học trong giai đoạn hiện đại. Vậy thuyết ADNH có thể bị phủ định bởi những tri thức tiến hóa trong tương lai hay không?
Một cách đặt vấn đề hay và thông minh.
Nhưng điều này chỉ đúng trong quá trình tiến hóa của một nền văn minh, khi những nhận thức của con người trong quá trình tiến hóa hướng tới sự hoàn thiện của chân lý - bao hàm tính thiện và sự hoàn hảo (Chân - Thiện - Mỹ). Và vấn đề nêu trên - về sự phủ định lý thuyết thống nhất Âm Dương Ngũ hành trong quá trình tiến hóa - được đặt ra, vì nhận thức lịch sử tiến hóa của nền văn minh nhân loại hiện nay chỉ giới hạn - trở thành mặc định - trong hình thái lịch sử nhận thức được với quan niệm: bắt đầu từ thời đồ đá - khoảng 10. 000 năm, rồi đến đồ đồng, đồ sắt....và phát triển đến nền văn minh hiện nay. Tất nhiên, nền văn minh hiện nay tiếp tục tiến hóa trong tương lai và nó sẽ có sự tiếp thu những nhận thức mới trong lịch sử tiến hóa. Những giá tri tri thức mới sẽ lại tiếp tục bao trùm lên những nhận thức cũ hoặc phủ định...cho đến khi nó đạt được chân lý tuyệt đối là lý thuyết thống nhất; hoặc chỉ có thể tiệm cận chân lý tuyệt đối, nhưng không phải tuyệt đối.
Vấn đề là :
"Không thể có hai lý thuyết thống nhất" - cho dù nó xuất hiện ở nền văn minh nào, thậm chí nói một cách hình ảnh: từ một nền văn minh ngoài Địa cầu.
Chính từ tiêu chí, hoặc tiền đề ("tiền" có dấu huyền)  này, tôi xác định rằng: không thể có sự phủ định của một thuyết nào đó bao trùm lên thuyết ADNH, mà chỉ có thể bổ sung cho nó mà thôi. Để chứng minh điều này, tôi phải viện dẫn đến "Nghịch lý Cantor" - mặc dù nghịch lý này chưa được "khoa học công nhận".
Nghịch lý Cantor phát biểu rằng:
1/ Mọi tập hợp đều có một tập hợp lớn hơn hàm chứa nó.
2/ Có một tập hợp bao trùm lên tất cả mọi tập hợp.
Chính vế hai làm nên Nghịch lý Cantor. Nghịch lý toán học mới nhất này, do anh Thế Trung đưa lên diễn đàn vài năm trước và Lý học đã thẩm định: Đây chính là điều kiện xác định một lý thuyết thống nhất - chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Ngược lại, sự vượt trội của thuyết ADNH lại thẩm định tính chân lý của Nghịch lý Cantor với hệ thống phân loại theo Ngũ hành của nó và nó thừa nhận Nghịch lý Cantor là một bước phát triển đầu tiên trong tri thức nền văn minh hiện đại tiến tới cấu thành một lý thuyết thống nhất. Bởi vì, tính chất của mọi tập hợp đều có một tập hợp lớn hơn nó đã được ứng dụng trong hệ thống phân loại theo Ngũ hành của thuyết ADNH.
Nghịch lý Cantor chính là lý thuyết tiền đề cho một hệ thống phân loại thành các tập hợp. Tất nhiên - nói một cách hình ảnh - thì nếu quả thực có một nền văn minh ngoài Địa cầu tìm ra một lý thuyết thống nhất thì nó vẫn phải qua bước phân loại mọi hiện tượng và sự tương tác giữa mọi hiện tượng trong vũ trụ. Tất nhiên điều đó có nghĩa rằng: Chân lý của tất cả mọi sự kiện vận động và tương tác trong vũ trụ này chỉ có một và sự tiến hóa của các nền văn minh - kể cả ngoài Địa cầu - đều không thể sai khác. Chân lý chỉ có một mà thôi! 
Tất nhiên, về mặt lý thuyết thì ở từng hệ quy chiếu khác nhau - (trong những tập hợp khác nhau) - sẽ phản ánh nhân thức khác nhau và những mô tả thực tế riêng phần. Đây chính là điều mà văn hóa truyền thống Việt gọi là "các cõi khác nhau". Nhưng với một lý thuyết thống nhất các quy luật vũ trụ, thì những tập hợp riêng phần này - (Tức "các cõi" trong văn hóa truyền thống Việt) - phải nằm trong một tập hợp lớn hơn nó - theo "Nghịch lý Cantor". Nói một cách hình ảnh theo văn hóa truyền thống Việt: dù là cõi trời, cõi Phật, cõi Địa Ngục, cõi trần gian (Gồm toàn bộ nền văn minh nhân loại, bây giờ và trong tương lai), cõi súc sinh....vv.. thì đều phải nằm trong một tập hợp bao trùm lên tất cả mọi tập hợp trong vũ trụ. Hay nói cách khác: Đó chính là lý thuyết thống nhất. Và đó mới được gọi là Lý thuyết thống nhất.
Tiêu chí khoa học phát biểu rằng: Một lý thuyết thống nhất phải giải thích được các hiện tượng tôn giáo và tâm linh. Bài viết này là một chứng minh bổ sung cho vấn đề xác định thuyết ADNH, nhân danh nền văn hiến Việt chính là lý thuyết thống nhất khi mô tả tất cả các cõi trong vũ trụ này - liên quan đến tôn giáo và tâm linh, đều nằm trong tập hợp của nó.
Cái tập hợp bào trùm lên tất cả mọi tập hợp theo Nghịch lý Cantor mô tả trên lý thuyết, chính là Thái Cực trên thực tế của thuyết ADNH.
Đó là lý do để không thể có hai lý thuyết thống nhất phủ định lẫn nhau. Bởi vì không thể có hai tập hợp riêng rẽ mà không có một tập hợp lớn hơn bao trùm lên nó. Lý thuyết thống nhất chỉ có một mà thôi, dù cho nó xuất hiện một ở trái Đất, một ở hành tinh khác thì nó phải hoàn toàn giống nhau về nội dung căn bản và cách mô tả khác nhau mà thôi.
Bởi vậy, nền văn minh nhân loại hiện nay, nếu tiếp tục phát triển thì nó phải công nhận thuyết ADNH chính là lý thuyết thống nhất. Cho dù nó không muốn, hoặc không thể công nhận ngay bây giờ.
===========
PS: Lịch sử tiến hóa sẽ xác định nòng nọc phải trở thành Cóc và về với cội nguồn đích thực của nó.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

SO SÁNH HÌNH LƯỠNG NGHI LẠC VIỆT VÀ HÌNH BÍ ẨN Ở PERU
HAY LỊCH SỬ THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH


SO SÁNH HÌNH LƯỠNG NGHI LẠC VIỆT VÀ HÌNH BÍ ẨN Ở PERU.

 
 
IMG_2661_zps899558cc.jpg
 Đây là đình Yên Phụ trong làng Yên Phụ, Hanoi. Một ngôi đình độc đáo ở Việt Nam vì mái đính nhọn là mặt tiền so với các đình mái bằng khác.....
 
IMG_2662_zpsa3f94cf9.jpg
 Ngay mặt đình, một đồ hình Lưỡng Nghi Việt sừng sững như khẳng định một gía trị minh triết Việt phi Hán đã tồn tại trong nền văn minh Đông phượng.
3/ Chỉ có nền văn hiến Việt với di sản còn lại trong văn hóa truyền thống có khả năng phục hồi hoàn chỉnh học thuyết ADNH và kinh Dịch, phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học làm chuẩn mực thẩm định tính khoa học của nó. (Tiêu chí 3).
7dxdlhd.jpg
 

AD6_zps33657f6d.jpg

AD6_zps33657f6d.jpg

download-icon.png


article-2247410-167F082B000005DC-329_634

article-2247410-167F082B000005DC-329_634


download-icon.png

So sánh với hình khổng lồ phát hiện ở Peru, chúng ta thấy hoàn toàn trùng khớp.....




 


Quí vị và anh chị em thân mến.
Như vậy, đồ hình "Lưỡng nghi Lạc Việt" không chỉ rất phổ biến trong văn hóa truyền thống Việt mà quí vị và anh chị em tham gia diễn đàn này đã nhận thấy rất rõ. Đồ hình này còn phổ biến ở hầu hết những nền văn minh cổ đại sang tận Nam Mỹ. Cùng với những Kim tự tháp rải rác khắp nơi trên thế giới - sản phẩm của tư duy trừu tượng phản ánh nhận thức của con người - thì đồ hình Lưỡng nghi Lạc Việt thể hiện ở các nền văn minh cổ đại cho thấy một giá trị tri thức toàn cầu có từ thời xa xưa và lưu trữ nhiều nhất trong di sản văn hóa truyền thống Việt, cả vật thể lẫn phi vật thể. Cùng với mô hình biểu kiến mô tả vũ trụ trong tri thức thiên văn cập nhật mới nhất (Tháng 4. 2014) của nền thiên văn học hiện đại
 
 
Chúng ta đã nhận thấy một cách rất trực quan về một tri thức thiên văn kỳ vĩ đã tồn tại trên trái Đất, trước nền văn minh hiện đại của chúng ta và từ đó chúng ta liên hệ với thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - cũng phải có cội nguồn từ một nền văn minh trước lịch sử nhận thức được của nền văn minh hiện đại của chúng ta.
Tất cả những điều này mà tôi đã mô tả trong các sách đã xuất bản, những bài viết trên diễn đàn xác định rằng:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một lý thuyết thống nhất, mô tả từ sự khởi nguyên của vũ trụ, đến sự vận động của các thiên hà khổng lồ và các hạt vật chất nhỏ nhất, cho đến mọi hành vi của con người. Không những vậy, lý thuyết này còn mô tả quy luật tương tác của toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ có tính quy luật với khả năng tiên tri. Hoàn toàn, phù hợp với tiêu chí khoa học - là chuẩn mực thẩm định một lý thuyết khoa học.
Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một lý thuyết thống nhất, thuộc về một nền văn minh cổ xưa đã tồn tại trên Địa cầu,  nhưng nền văn minh này đã bị hủy diệt và nền văn minh Lạc Việt chính là sự còn lại của nền văn minh toàn cầu huyền vĩ này, trong lịch sử của nền văn minh hiện đại.
Điều này xác định rằng: Chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành và cũng là cội nguồn của nền văn minh Đông phương thuộc về nền văn minh Lạc Việt, mà hậu duệ chính là người Việt hiện nay trên đất nước Việt Nam, thể hiện qua những di sản văn hóa truyền thống thống Việt.
Do đó, chỉ có di sản văn hóa truyền thống Việt - nền tảng tri thức đích thực của nền văn minh Đông phương - mới có khả năng phục hồi lại một lý thuyết thống nhất - là thuyết Âm Dương ngũ hành - trong cuộc hội nhập toàn cầu giữa các nền văn minh.
Chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, không đơn giản chỉ là xây một tượng đài để tưởng niệm nhằm xác định một quá khứ vẻ vang của Việt tộc một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Mà còn là xác định cội nguồn của cả một nền văn minh Đông phương huyền vĩ đang sừng sững thách đố toàn thể tri thức của nền văn minh nhân loại. Từ đó làm sáng tỏ và phục hồi lại những giá trị đích thực của nền văn minh Đông phương, góp phần vào sự phát triển tiếp tục của nền văn minh hiện đại trong tương lai với sự hội nhập toàn cầu. 

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quí vị và anh chị em  thân mến.
Clip này có lẽ sẽ làm rõ và sinh động hơn cho các hình khổng lồ liên quan đến hình "Lưỡng Nghi Lạc Việt" ở Peru:
Sự phát triển của nền văn minh hiện đại và những khám phá của nó trên mọi lĩnh vực, đều chỉ thằng đến một nền văn minh toàn cầu huyền vĩ đã từng tồn tại trên Địa Cầu, mà hậu duệ của nền văn minh rực rỡ này chính là người Lạc Việt - một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử - tổ tiên của người Việt ở Việt Nam hiện nay.


Nếu không xem được, xin click vào chữ youtube bên phải phía dưới của clip này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các bạn cũng thấy dấu ấn của hình "Lưỡng Nghi Lạc Việt" trong nền văn minh Maya này trên tai hình tượng con rồng trong clip này. Rồng là biểu tượng của sức mạnh vũ trụ và điều này được xác định trong truyền thuyết "Con Rồng, cháu Tiên". Có vài chi tiết trong sự mô tả truyền thuyết của dân tộc châu Mỹ này giống truyền thuyết Lạc Long Quân tiễu trừ quái vật cứu dân lành:
Nếu không xem được, xin click vào chữ youtube bên phải phía dưới của clip này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHỮNG BÍ ẨN CỦA NỀN VĂN MINH Ở NAZCA MINH HỌA CHO GIÁ TRỊ VĂN HIẾN VIỆT:
Xin xem kỹ phút thứ 10. 11 đến 10. 15


 
Các bạn quan tâm có thể vào đường link dưới đây để coi các clip liên quan đến Nasca ở Peru

Share this post


Link to post
Share on other sites

THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH BAO TRÙM LÊN MỌI LĨNH VỰC:

VŨ TRỤ, THIÊN NHIÊN, XÃ HỘI, CUỘC SỐNG VÀ MỌI HÀNH VI CON NGƯỜI
VỚI KHẢ NĂNG TIÊN TRI.
 
Thuyết Âm Dương Ngũ hành không thuộc về nền văn minh Hán, điều này đến nay - chí ít ở trong website lyhocdongphuong.org.vn là điều hiển nhiên, trở thành nền tảng tri thức căn bản để tiếp tục khảo sát, phát triển, nên không cần phải nhắc lại. Cho đến ngày hôm nay, đã có nhiều chứng lý xác định điều này.
Không thể có một nền văn minh nào trong lịch sử của nền văn minh hiện đại với nhận thức trở thành mặc định truyền thống: bắt đầu từ đồ đá cách đây 10.000 năm với bầy nguyên thủy, những bộ lạc sơ khai, rồi đồ đồng, đồ sắt..vv...đến ngày hôm nay là chủ thể nền tảng tri thức hình thành thuyết ADNH.
Căn cứ vào tiêu chí thứ hai là chuẩn mực để thẩm định nền văn minh chủ thể của thuyết ADNh phát biểu như sau:
 2/ Nền văn minh được coi là chủ nhân của một học thuyết phải chứng tỏ được nền tảng tri thức đã tạo dựng nên hệ thống lý thuyết thuộc về nền văn minh đó.
Với tiêu chí này thì ngay cả nền văn minh Lạc Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, cũng không phải chủ thể sáng tạo thuyết ADNh. Nhưng tôi xác định rằng:
Nền văn minh Lạc Việt, một thời huy hoàng ở miền nam Dương tử chính là nền văn minh lưu giữ lại những giá trị tri thức đích thực của học thuyết này, từ một nền văn minh toàn cầu huyền vĩ đã bị hủy diệt bởi thiên tai, mà tôi đặt tên là văn minh Atlantic.
Do đó, chỉ có di sản văn hóa truyền thống Việt mới có thể phục hồi những giá tri tri thức đích thực của thuyết ADNH. Điều này đã được mô tả trong cuốn sách đã xuất bản "Minh Triết Việt trong văn minh Đông phương" (Nxb Tri Thức 2014).
 
Thuyết ADNH - lý thuyết thống nhất vũ trụ, không thể là sản phẩm của một quốc gia, dân tộc, hoặc một vùng lãnh thổ nào trên trái Đất. Nó phải là sự tích hợp của cả một quá trình tiến hóa của cả một nền văn minh.
 
Tôi chưa chứng minh điều này, nên coi như là một tiền đề (Tiền có dấu huyền) (*). Từ tiền đề này, chúng ta nhận thấy rằng: hệ thống phương pháp luận của thuyết ADNH bao trùm lên mọi lĩnh vực một cách rất sâu sắc và là một thực tế đã được chứng nghiệm - không phải vài chục, vài trăm năm..mà là hàng thiên niên kỷ trong xã hội Đông phương từ thời được coi là Cổ đại đến nay. Điều này, không cần chuyên môn sâu, chỉ cần quan tâm thì có thể nói rằng: Tất cả mọi lĩnh vực từ vũ trụ, thiên nhiên, cuộc  sống và con người đều được giải thích bằng những dấu ấn, tuy rời rạc, khó hiểu, nhưng đều nằm trong hệ thống phương pháp luận của thuyết ADNH.
Có điều đặc biệt là: chỉ riêng môn Đông Y, chỉ có sự giải thích bằng hệ thống phương pháp luận của học thuyết ADNh, nhưng không thấy mô hình biểu kiến tổng hợp thực tại và mô tả tính quy luật tương tác của một thực tại, như các môn khác là: phong thủy, dự báo. Riêng môn dự báo tổng hợp rất nhiều ngành khác nhau. Trong dự báo lại có các chuyên ngành liên quan đến nhiều lĩnh vực như: Vũ trụ, thiên nhiên, xã hội, cuộc sống và con người...- ít nhất trong khả năng sưu tầm của tôi nhân thấy điều này. 
Thí dụ:
A/ Trong khoa Tử Vi, để mô tả một cách tổng hợp các quy luật tương tác của vũ trụ lên Địa Cầu và con người với khả năng xét đoán đến từng hành vi có thể tiên tri, thì mô hình biểu kiến tồng hợp của nó chính là mô hình Thiên bàn Tử Vi và các đại lượng tương tác có tính quy luật. Hoặc it nhất trong ngành Bốc Dịch thì mô hình biểu kiến của nó chính là quẻ Dịch.
B/ Trong ngành phong thủy - Địa Lý Lạc Việt (*) - thì rất nhiều mô hình biểu kiến. Điều này chỉ cần quán xét cái La bàn loại 28 tầng cũng đủ thấy được một sự mô tả các quy luật tương tác cực kỳ phức tạp của vũ trụ, thiên nhiên đến ngôi gia và ảnh hưởng tới con người. Chưa kể hàng loạt những mô hình biểu kiến khác liên quan đến từng chuyên ngành nhỏ hơn của riêng ngành Địa Lý Lạc Việt.
Nhưng trong Đông y, hoàn toàn chỉ có một hệ thống phương pháp luận chuyên ngành, là hệ quả của thuyết ADNh, mô tả các trạng thái bệnh tật, sức khỏe của con người, với những mô hình mô tả một thực tại có thể kiểm chứng được. Thí dụ như mô hình hệ thống Kinh Lạc vận động trong con người.
Đây không phải là một khiếm khuyết của ngành Đông Y, trong hệ thống phương pháp luận của thuyết ADNh. Mà là tính tất yếu của một hệ thống lý thuyết bao trùm lên mọi hiện tượng và là Lý thuyết thống nhất. Bởi vì, trong việc chẩn trị bệnh, bồi dưỡng sức khỏe của từng cá thể là nhưng tác động cụ thể rất chi tiết cho một cá thể trên địa cầu, nó không thể lập thành một mô hình biểu kiến có tính tông hợp. Những thày Đông y giỏi đều kiêm thêm kiến thức về Lý học liên quan, như Tử Vi, bốc Dịch để tham khảo về diễn tiến sức khỏe. Và chính những chuyên ngành dự báo như Tử Vi, bốc Dịch cho từng số phận con người, là sự bổ sung cho ngành Đông y (**).
Như vậy, với một sự tổng hợp tất cả những thực tế liên quan đến thuyết ADNh đã phổ biến và chi phối làm nên nền văn minh Đông phương huyền vĩ, cho thấy rằng: Thuyết ADNh bao trùm lên mọi lĩnh vực và hệ quả của nó là từng chuyên ngành khác nhau với những hệ thống kiến thức chuyên môn sâu, vô cùng đồ sô cho từng chuyên ngành.
Nền văn minh này, không thể phát triển trong lịch sử văn minh Hán. Bởi vậy, đó là nguyên nhân chủ yếu để hơn 2000 năm trôi qua, kể từ khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở miền Nam sông Dương Tử, nền văn minh Hán không thể phục hồi lại được học thuyết này.
Đấy chính là tiêu chí thứ 2, trong hệ thống ba tiêu chí khoa học làm chuẩn mực để thẩm định nền văn minh chủ nhân của một học thuyết.


2/ Nền văn minh được coi là chủ nhân của một học thuyết phải chứng tỏ được nền tảng tri thức đã tạo dựng nên hệ thống lý thuyết thuộc về nền văn minh đó.

 
Thưa quí vị quan tâm.
Sự mô tả của thuyết ADNh, bao trùm lên mọi lịnh vực trong không gian sống của con người và xuyên suốt thời gian của lịch sử vũ trụ là một yếu tố xác định: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất mà con người đang mơ ước. Nền văn minh Lạc Việt, mà hậu duệ chính là người Việt Nam hiện nay là chủ sở hữu đích thực của những giá tri thức của nền văn minh Đông phương. Và chỉ có nền văn hiến Việt - dù qua bao thăng trầm của Việt sử - nhưng với những di sản còn lại trong những  văn hóa truyền thống của người Việt, mới có khả năng phục hồi lại học thuyết Âm Dương Ngũ hành để đóng góp vào kho tàng tri thức của nhân loại, trong cuộc hội nhập toàn cầu
=====================
* Trong toán học, khái niệm "Tiên đề" là không thể chứng minh được, bắt buộc phải chấp nhận. Tôi dùng khái niệm "Tiền đề" (Tiền có dấu huyền) là một định đề cho trước để tiếp tục triển khai một vấn đề diễn biến sau đó và có thể chứng minh được.
** Riêng môn Đông Y thực sự huyền diệu. Ngày xưa, nhà nước đã có một chủ trương rất chính xác là "Đông Tây y kết hợp". Cha tôi, ông Nguyễn Văn Thành, tức Trần Quang Hy, vào năm 1957, là người trực tiếp cầm quyết định của Hồ Chủ tịch thành lập viện nghiên cứu Đông Y Việt Nam, ở phố Nguyễn Bỉnh Khiêm Hanoi. Nhưng rất tiếc! Cùng chung số phận với các giá trị khác của thuyết ADNh về tính huyền bí khó hiểu, khi kiến thức khoa học chưa phát triển, nên phương pháp nghiên cứu không định hướng rõ ràng được. Chính người Trung Quốc ngày nay, cũng phủ nhận môn Đông Y vì tính huyền bí khó hiểu của nó (Tôi đã đưa diều này trên diễn đàn). Nên đến này không thấy tồn tại Viện này nữa.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

SỰ KIỆN HÌNH LƯỠNG NGHI LẠC VIỆT
& DẤU ẤN CỦA NÓ TRONG HẦU HẾT NHỮNG NỀN VĂN MINH CỔ ĐẠI.
 
Trên diễn đàn này, chúng tôi đã giới thiệu với quí vị và anh chị em về hình "Lưỡng nghi Lạc Việt", trải rộng trên khắp các vùng lãnh thổ và quốc gia Đông phương, như:  Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc,Tây Tạng, Nam Dương tử (Qua Hội quán Phúc Kiến ở Hội An)...cho đến nền văn minh Tây Phi và Maya. Và gần đây nhất - tháng 8. 2014, là nền văn minh cổ đại ở Peru.
 
Hình dưới đây được lặp lại để quí vị và anh chị em có thể so sánh.
 
IMG_2662_zpsa3f94cf9.jpg

article-2247410-167F082B000005DC-329_634



download-icon.png 
Sự tồn tại của hình "Lưỡng nghi Lạc Việt" trải rộng trên hầu hết những nền văn minh cổ đại trong lịch sử văn minh nhân loại, đã chứng tỏ nó là một biểu tượng rất phổ biến. Và tất nhiên biểu tương mang tính phổ biến này phải có một nội dung của nó.
Từ lâu, trong các sách đã xuất bản, trong các bài viết trên diễn đàn, chúng tôi đã chứng minh rằng: Hình "Lưỡng nghi Lạc Việt" là biểu tượng của sự hình thành vũ trụ sau giây "O". Tất nhiên điều này chưa hề có trong các bản văn chữ Hán từ hơn 2000 năm nay. Cho đến gần đây nhất vào đầu năm 2014, chính những nhà khoa học chấu Âu, cũng đã chọn biểu tượng tương tự để mô tả sự hình thành giải Ngân hà. Quí vị và anh chị em xem bài viết dưới đây, trên báo điện tử Thanh Niên, chứng tỏ điều này:
 

Tái tạo sự hình thành của Dải Ngân hà

21/01/2014 18:07

(TNO) Các nhà thiên văn học châu Âu đã tìm ra chứng cứ mới cho thấy Dải Ngân hà nở rộng theo hướng từ trong ra ngoài.
 


dianganha.jpg
Nghiên cứu mới cho thấy quá trình tiến hóa của Dải Ngân hà - Ảnh: ESO

 

Một nghiên cứu mang tính đột phá do châu Âu thực hiện đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về sự hình thành của Dải Ngân hà, cho phép thiên hà của chúng ta tượng hình theo dạng độc nhất vô nhị.
Dữ liệu thu thập được trong dự án Gaia-ESO của châu Âu đã cung cấp chứng cứ ủng hộ giả thuyết cho rằng các ngôi sao đầu tiên của Dải Ngân hà bắt đầu hình thành từ trung tâm, có nghĩa là thiên hà của chúng ta phát triển từ trong ra ngoài.
Nhờ vào kính thiên văn của Đài Thiên văn Nam Phương (Chile), các chuyên gia chịu trách nhiệm dự án trên đã phát hiện những ngôi sao già hơn nằm trong khu vực trung tâm của Dải Ngân hà, gọi là Vòng mặt trời.
Vòng mặt trời, phải mất 250 triệu năm mới đi từ đầu này sang đầu kia, cũng là nơi cư ngụ của hệ mặt trời của chúng ta, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomy and Astrophysics.
Những ngôi sao nằm trong phạm vi này có hàm lượng ma giê cao, chứng tỏ rằng đây là khu vực từng chứa nhiều ngôi sao “sống vội và chết trẻ”.
Trong khi đó, trưởng nhóm Maria Bergemann của Đại học Cambridge (Anh) cho hay những ngôi sao nằm ngoài có chu kỳ sống dài hơn, và mất nhiều thời gian hơn để hình thành.


Hạo Nhiên

 

 

 

Hiện tượng đồ hình Âm Dương Lạc Việt
trong những di sản của các nền văn minh cô đại trên thế giới
 
Việc thể hiện những đồ hình Âm Dương Lạc Việt, vốn không hề có mặt trong bất cứ bản văn chữ Hán liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch, từ hàng ngàn năm trước - khi nền văn minh Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương tử cho đến tận ngày hôm nay - để so sánh với đồ hình Âm Dương Hán, chúng tôi muốn trình bày mấy vấn đề sau đây:

1/ Đồ hình Âm Dương nói chung là hình tượng biểu kiến của thuyết Âm Dương Ngũ hành, một học thuyết nền tảng của văn minh Đông phương. Nó là sản phẩm của tư duy trừu tượng, hệ quả từ nội hàm khái niệm của cặp phạm trù Âm Dương trong thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Bởi vậy, sự khác biệt và phổ biển đồ hình Âm Dương Việt so với đồ hình Âm Dương Hán, ở khắp các quốc gia lân bang và vùng lãnh thổ thuộc các nền văn minh cổ đại, đã chứng tỏ có một nền văn minh phi Hán với một quan niệm minh triết khác hẳn với nội hàm khái niệm Âm Dương Hán, trong các bản văn chữ Hán mô tả đồ hình này.
Đồng thời nó cũng xác định di sản của một tri thức vũ trụ quan có tính toàn cầu còn sót lại trong tiềm thức của các nền văn minh cổ đại trên thế giới. Hay nói cách khác:
Đã tồn tại một nền văn minh toàn cầu trước lịch sử của nền văn minh hiện đại.
 
2/ Những di sản còn lại sau hơn 2000 năm bị vùi lấp trong lịch sử thăng trầm của Việt tộc, nhưng đủ để xác định bề dày của nền tảng minh triết Việt liên quan đến học thuyết Âm Dương Ngũ hành - một học thuyết nền tảng của nền văn hóa Đông phương và là một hiện tượng tri thức còn bí ẩn của nền văn minh toàn cầu.

3/
Lịch sử xuất hiện của đồ hình Âm Dương Việt ở khắp các vùng lãnh thổ thuộc các nền văn minh cổ đại trên thế giới và phổ biến trong di sản văn hóa truyền thống Việt hiện nay, cho thấy một di sản văn hóa phi Hán còn lại mang tính phổ biến ở Nam Dương tử, tồn tại độc lập liên quan hữu cơ với thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chính những di sản này xác định nền văn minh Việt là chủ thể của thuyết ADNH, nền tảng tri thức căn bản của nền văn minh Đông phương.
4/ Như chúng tôi đã trình bày: Đồ hình Âm Dương Lạc Việt là sản phẩm của tư duy trừu tượng, hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành, tất nhiên nó phải phản ánh một thực tại vũ trụ. Với thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi từ nền văn minh Việt thì đồ hình Âm Dương Việt phản ánh sự khởi nguyên vũ trụ. Điều này, chúng tôi đã nói rõ trong sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Những thông tin mới nhất về sự khám phá vũ trụ của tri thức khoa học hiện đại về lịch sử hình thành giải Ngân Hà và tạo lập mô hình biểu kiến của nó, một lần nữa lại cho thấy sự trùng hợp trong việc mô tả các dạng hình thành trong vũ trụ.

 
Quí vị và anh chị em thấn mến.
 
Dấu ấn của đồ hinh Âm Dương Lạc Việt - mô hình biểu kiến, sản phẩm của tư duy trừu tượng - trên khắp các vùng đất thuộc nền văn minh cổ đại trên Địa cầu, qua các di sản vật thể và phi vật thể đã xác định một tri thức thiên văn có tính toàn cầu đã từng tồn tại trên trái Đất này và liên hệ trực tiếp với thuyết Âm Dương Ngũ hành - thông qua những di sản văn hóa truyền thống Việt, một lần nữa xác định rằng:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành là hệ quả của một nền văn minh toàn cầu đã từng tồn tại trên trái Đất, trước nền văn minh của chúng ta.
Nhưng chính những di sản văn hóa truyền thống Việt còn lại sau bao thăng trầm của Việt sử, đã xác định:
Nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử chính là hậu duệ còn sót lại của nền văn minh toàn cầu và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương với thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Kính thưa Thầy.
Đọc xong cuốn sách của Thầy con thấy rằng lộ trình chứng minh Việt sử của Thầy đang trong tiết 5 bước sang tiết 6 Thiết quái truyện, là những giai đoạn khó khăn vất vả nhất là tiền đề cho tiết 7 khó nhất. Vì vâỵ con mong sao cho anh linh tổ tiên phù hộ cho Thầy có sức khỏe tốt để tiếp tục công việc. Chứ thế hệ sau chắc khó ai mà đảm đương được công việc này vì ít ai có được tâm huyết, tri thức rộng, lập luận sắc sảo, cách tập hợp vận dụng phân loại liên hệ tri thức cổ Đông phương và tri thức khoa học hiện đại như Thầy được. Rôì sau này có thành công thì cũng cần những người có khả năng tiếp tục phục hồi, liên hệ ứng dụng trong mọi mặt cuộc sống trong khoa học khi hai nền văn minh giao thoa. Con biết Thầy đang bận tâm vấn đề này, nhưng thời gian gần đây công việc đào tạo học viên và những người đã qua các lớp phong thủy ít tham gia, ít mặn mà với nền Lý học Viêt qua viêc tập hợp các hội viên clb phong thủy LV ở Hà nội cho thấy điều đó, dùbiet rằng mọi người tham gia trên tinh thần tự nguyện. Con thấy cũng buồn Thầy ạ.

 

 

 

Cảm ơn Tiên Lưu có lời nhắc nhở.

Thực ra công cuộc chứng minh văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử đã vượt qua rất nhiều giai đoạn khó khăn. Cái khó khăn lớn nhất là sự u minh của nhận thức trong tính chấp từ hơn 2000 năm qua cho rằng: "Cội nguồn văn minh của Đông phương thuộc về văn minh Hán" đã bị phá bỏ. Mặc dù không phải ai cũng dễ dàng nhận thức được điều này - dù là giáo sư tiến sĩ - Chỉ những người có khả năng tư duy tổng hợp mới thấy được những giá trị của nó.

Những gì mà tôi viết trong các sách đã xuất bản không phải để ai cũng có thể bình luận.

Trong quá trình nghiên cứu Lý học Đông phương, tôi xác định những quy luật vũ trụ đang chi phối đến từng hành vi của con người và cả những suy nghĩ của họ. Đó cũng chính là nội dung câu nói nổi tiếng của nhà khoa học hàng đầu SW Hawking:

"Nếu quả có một lý thuyết thống nhất thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?".

Do đó, với nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại - mà tiêu biểu là những tri thức cao cấp - cho dù họ tự hào về tri thức của họ đến mấy thì cũng không vượt thoát được những giá tri thức nền tảng của trí thức thuộc về nền văn minh hiện đại.

Cho nên, nếu cứ thuận tự theo quy luật tiến hóa thì đến một lúc nào đó, khi hội tụ đủ điều kiện trong một tương lai nào đó, sự phát triển của nền văn minh hiện đại sẽ tìm thấy (hoặc không) một lý thuyết thống nhất. Như vậy, một lý thuyết thống nhất thuộc về sự phát triển trong tương lai, tức là nó phải xuất phát từ một nền tảng tri thức của một nền văn minh vượt trội trong tương lai. Bởi vậy, ngay cả những tri thức hàng đầu của nền văn minh hiện nay, cũng chưa hiểu gì về lý thuyết thống nhất, cho dù những tri thức tinh hoa cỡ SW Hawking đã có ý niệm về những tiêu chí - tức là những điều kiện cần - của lý thuyết này.

Nhưng một điều may mắn cho nền văn minh hiện nay là: Đã có một lý thuyết thống nhất tồn tại từ trước nền văn minh hiện nay. Đó là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh Việt tộc với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến. Do đó, để hiểu được bản chất học thuyết này - lý thuyết thống nhất - không phải cứ giáo sư tiến sĩ là hiểu được. Chưa nói đến đám lởm khởm phát biểu nhằm mục đích thể hiện là chính. Để hiểu được điều này cần một tư duy phức hợp. Đây là một dạng tư duy của tương lai mà giáo sư tiến sĩ Chu Hảo đã đề cập trong Hội nghị tông kết 10 hoạt động của Tổng Cty DTT:

Slide26_zpse3dfbbfc.jpg

Như vậy, giáo sư tiến sĩ Chu Hảo đã xác định rằng: Đây là tư duy của tương lai. Do đó không hẳn cứ giáo sư tiến sĩ là phải hiểu được vấn đề, khi mà nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại chưa biết được nội dung của một lý thuyết thống nhất. Khái niệm tư duy phức hợp - tôi gọi là tư duy tổng hợp - phải là sự kết tinh cả một qúa trình tiến hóa của tư duy con người. Nó phải tổng hợp gồm cả: tư duy phân loại, tư duy hợp lý, tư duy biện chứng và khả năng phân tích và tổng hợp tất cả mọi sự kiện, vấn đề với mọi hiện tượng. Do đó, để hiểu được vấn đề phải là những nhà khoa học tinh hoa, hoặc những người hiểu được những tiêu chí cần cho một lý thuyết thống nhất, hay những người có khả năng tư duy trừu tượng phát triển (Không cần phải giáo sư tiến sĩ). Đây chính là khó khăn khăn lớn nhất phải vượt qua. Tôi quan tâm đến điều này nhiều hơn tất cả những khó khăn khác. Còn đám lởm khởm phát biểu chỉ để cho vui.

Giáo sư Ngô Bảo Châu được cả thế giới vỗ tay, nhưng để hiểu và công nhận ông ta, lúc đầu chắc cũng chỉ có vài người.

 

Thuyết ADNh chỉ tồn tại trên thực tế trong không/ thời gian của một quá khứ lịch sử bị phủ nhận; đó là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ Nam sông Dương Tử. Trong điều kiện hiện nay nó tồn tại dưới dạng ảo và người ta chỉ cảm nhận được sự tồn tại của nó qua các phương pháp ứng dụng, như: phong thủy, tử vi, đông y.....Lý thuyết này chưa chính thức thể hiện sự tồn tại một cách hoàn chỉnh qua bản văn trong nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại. Chưa có một bản văn dù của bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới, kể cả bản văn chữ Hán - vốn tự nhận là chủ nhân của nền văn minh Đông phương - mô tả một cách dù chỉ là khái quát học thuyết này, cũng không có. Bởi vậy, những kẻ tự cho mình là hiểu thuyết ADNh và kinh Dịch, thực tế chỉ là những kẻ chém gió thực sự và hoang tưởng. Tất cả những gì còn lại của học thuyết này trên thực tế chỉ là những hệ quả của học thuyết này - có thể gọi là những hệ thống lý thuyết chuyên ngành ứng dụng - trong cuộc sống, thiên nhiên, xã hội và con người - như: Đông y, tử vi, phong thủy...nhưng cũng không hoàn chỉnh, sai lạc vì thất truyền mà thôi.

Do đó, gọi là "để chứng minh lý thuyết ADNH là lý thuyết thống nhất" - khi nó chưa thể hiện sự hoàn hảo trên thực tế qua các di sản của nó là các bản văn chữ Hán - thì trước hết phải mô tả đúng nguyên lý căn để và những nguyên lý, định đề đích thực trong hệ thống lý thuyết thể hiện và tính hoàn chỉnh của nó thông qua tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Đó chính là những cuốn: "Thời Hùng Vương và bí ẩn Lạc thư hoa giáp", "Tìm về cội nguồn kinh Dịch", "Hà đồ trong văn minh Lạc Việt" và các bài viết trên diễn đàn ...

điều kiện một là nhu cầu của nền văn minh hiện đại phải cần đến một lý thuyết thống nhất

 

Nền văn minh hiện nay chưa có nhu cầu về một lý thuyết thống nhất, nhưng nó đã thấy một khả năng có thể về sự hình thành lý thuyết này trong tương lai. Do đó, sự tương quan của nền văn minh này với lý thuyết thống nhất,  cũng mới chỉ giống như cách suy nghĩ của một bà bán xôi thất học, không cần đến bất cứ một lý thuyết nào, nhưng vì mong muốn con cháu hiểu biết, nên tôn trọng thày giáo đang giảng dậy trong nhà trường mà thôi. Những tri thức tinh hoa của nền văn minh hiện đại - cũng tương tự như bà bán xôi với mong muốn con cháu phải chăm học, để tiếp thu kiến thức - và họ mới chỉ thể hiện ở cách đặt vấn đề cho tiêu chí của một lý thuyết thống nhất.

Tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất trong cuốn "Lược sử thời gian" của ngài Hawking chưa hoàn hảo, mặc dù tương đối tập trung. Nó vẫn đang được bổ sung, đó là tiêu chí: "Một lý thuyết thống nhất phải giải thích được cả vấn đề tôn giáo và tâm linh".....Do đó, để chứng minh một lý thuyết thống nhất - vốn chưa hề tồn tại trong tất cả sự hiểu biết của nền văn minh hiện đại - phải căn cứ vào tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất làm chuẩn mực để so sánh đối chiếu. [Đó là một trong những nguyên nhân để không có "Hạt của Chúa" , mà tôi đã xác định từ lâu (Từ một lý thuyết đến một hiện tượng ứng dụng là tìm "hạt của Chúa" có mối liên hệ rất phức tạp, không thể gõ trên mạng với một topic được)].

Thuyết ADNh là một học thuyết không thuộc về nền văn minh hiện đại vốn có nguồn gốc từ văn minh Tây phương - và nó có trước tất cả những khái niệm về tri thức khoa học của nền văn minh hiện đại. Cho dù chưa nói đến vấn đề lý thuyết ADNh chính là lý  thuyết thống nhất - thì trước hết, để chứng minh bản chất của lý thuyết này là một lý thuyết khoa học, cũng phải lấy tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học làm chuẩn mực để so sánh, đối chiếu. Và để chứng minh nó chính là lý thuyết thống nhất cũng phải lấy tiêu chí khoa học cho một lý thuyết thống nhất làm chuẩn mực so sánh đối chiếu. Những ý tưởng cho rằng cần có "di vật khảo cổ" để chứng minh thì đó chỉ là thứ tư duy của đám "ở trần đóng khố". Vớ vẩn. Mất thời giờ tranh biện.

Để chứng minh và được công nhận thuyết ADNh chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước, thì phải là sự tập hợp của tất cả những tri thức tinh hoa trong tất cả các lĩnh vực, như: các vị đứng đầu các tôn giáo, các nhà khoa học đứng đầu các ngành của khoa học tự nhiên và xã hội đang tồn tại trong nền văn minh hiện nay, và họ phải hoàn toàn thỏa mãn với những vấn đề họ đặt ra. Đấy mới là một sự công nhận hoàn hảo của một lý thuyết thống nhất (Ngay cả trong trường hợp này, vẫn có vài ý kiến lởm khởm, nhưng dễ thuyết phục).

Còn sự công nhận và hiểu biết cục bộ thì nó cũng chỉ giống như người ta đi vay tiền của bà chúa Kho và được thỏa mãn vậy. Mặc dù như vậy cũng tốt lắm rồi - nhưng chỉ cho người đi vay. Tức là nó vẫn còn mơ hồ với các phần còn lại của thế giới.

Đây chính là những chặng đường khó khăn phải vượt qua trong tương lai.

Điều kiện tất yếu là lý thuyết này phải gắn liền với lịch sử văn minh Việt. Vì chỉ có những di sản còn lại của nền văn minh này mới đủ khả năng phục hồi lại một cách hoàn hảo thuyết ADNh. Nhưng tôi cũng cần xác định rằng: sự hình thành một lý thuyết thống nhất là cả một qúa trình tiến hóa lâu dài của cả một nền văn minh và nó phải thuộc về nền văn minh toàn cầu đã từng tồn tại trên trái Đất này. Do đó, ngay cả Việt tộc - một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, cũng chỉ là hậu duệ của nền văn minh toàn cầu đã từng tồn tại trên trái Đất này và sở hữu những giá trị của nền văn minh đó. Hay nói cách khác: Không một dân tộc nào, một quốc gia nào, một khu vực cư trú nào trên trái Đất có thể tự nó phát hiện ra lý thuyết thống nhất. Lý thuyết thống nhất phải là hệ quả của một nền văn minh toàn cầu và là kết quả của một quá trình tiến hóa của cả một nền văn minh.

Sự tiến hóa của nền văn minh hiện đại cho đến ngày nay, chưa thật sự có nhu cầu về một lý thuyết thống nhất. Nhưng nó đang mong muốn có sự hiểu biết về lý thuyết này. Tiền đề cho sự thể hiện nội dung của một lý thuyết thống nhất là thuyết ADNh thì phải xác định tính chân lý của Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử. Lý thuyết thống nhất khi con người tìm ra nó sẽ có tác dụng như thế nào với nền văn minh trong tương lai (*) thì ngay trong cuốn "Lược sử thời gian" đã đề cập tới. Nhưng đó cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Nhược đài sư tử thượng.

Thiên hạ thái bình phong.

==================

 

PS:Vài thí dụ cho những khả năng tư duy không lệ thuộc vào bằng cấp , là: Một người bạn tôi - cũng hàm giáo sư tiến sĩ - cho rằng: "Trong tiêu chí khoa học không có vấn đề tiên tri". Nếu không phải bạn tôi, mà là người khác vào diễn đàn với cái nicknem thì chắc chắn tôi delete khỏi diễn đàn. Nhưng tôi biết rõ bạn tôi với tinh thần trao đổi học thuật, nên chỉ nhắc bạn tôi là: Nếu không có tính tiên tri trong tiêu chí khoa học thi giữa lý thuyết khoa học có khả năng tiên tri và tôn giáo không phân biệt được.

Chưa hết, có vài kẻ dốt nát, thấy hình thức của thuyết ADNH và tín ngưỡng, tâm linh có những nét giống nhau, thế là so sánh tôi với những nhà tâm linh học. Nhưng những cái đầu đất sét đó làm sao hiểu được rằng: Một trong những tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất , là nó phải giải thích được những vấn đề, tôn giáo, tín ngưỡng và tâm linh.

Hoặc một thí dụ khác, rất công khai đó là trong buổi trao đổi ngày 30. 8 tại 19B Phạm Ngọc Thạch, cafe thứ Bẩy Trung Nguyên , một giáo sư vật lý lý thuyết  - ông Nguyễn Văn Trọng - được giới thiệu là thuộc loại hàng đầu của Việt Nam, phản biện tiêu chí khoa học cho một lý thuyêt khoa học mà tôi trình bày, là:

Một lý thuyết khoa học không cần tính hợp lý, ngoại trừ toán học!?

Tất cả mọi người tham dự và cả tôi đều nghe rõ phát biểu của giáo sư Trọng. Với quan niệm này cho thấy ông ta không phải giáo sư vật lý lý thuyết thuộc loại hàng đầu của Việt Nam (Nếu thế thì nền khoa học Việt Nam tệ quá! Híc!). Trong khi đó tư duy hợp lý là yếu tố cần ngay của một bà bán cá ở chợ Bắc Qua. Cụ thể: bà mua cá 10.000VND, thằng nào con nào trả mở hàng dưới gía đó, bị nghe chửi là một thí dụ về tính hợp lý. Chưa nói đến một lý thuyết khoa học. Giáo sư Trọng sau khi nghe tôi biện minh thì ông thừa nhận tính hợp lý có trong lý thuyết vật lý của Newton?!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta có thể đã nhầm lẫn ở đây.

 

Nếu văn minh Việt là hậu duệ của văn minh toàn cầu Atlantic (dịch nghĩa là Thái Bình) thì tất cả các nền văn minh khác cũng vậy, chứ không riêng gì Việt, mà ngay cả Hán. Tuy nhiên, còn nhiều bí ẩn chưa khám phá liên quan đến thuyết ADNH của các nền văn minh khác trên thế giới, giả sử là như vậy, thì rõ ràng văn minh Hán cũng như Việt, sự sai khác về Tốn Khôn hay các khái niệm trong học thuật vẫn còn đó, có thể ta chưa thấy được ý đồ hay sách vở của tiền nhân, do vậy người Hán khẳng định họ mới là hậu duệ cũng không thể bài bác, ngày nay cổ vật thời Thương (thế kỷ XVII TCN) còn ghi dấu thuyết ADNH hết sức rõ ràng, mà Việt Nam không có cổ vật nào xưa hơn nếu cho rằng trống đồng có từ thế kỷ thứ VII TCN..

 

Mộ rồng: sau 6000 năm còn nguyên xương cốt người là không hợp lý, chẳng hạn xương cốt của Triệu Văn Đế cháu của Triệu Đà được bảo vệ nghiêm ngặt trong hầm mộ đá, phân rã hết chỉ còn bộ răng, sau 2100 năm. Chỉ đặc biệt, ướp xác Ai Cập còn tồn tại đến 4500 năm. Không chỉ vậy, nếu quan sát long hổ bằng vỏ sò hai bên bộ xương người thì ta biết rằng: ngôi mộ này thời Thương Chu, sớm hơn thì Hạ tức khoảng 4300 năm trước.

 

10000 năm trước Peru có vòng tròn Âm Dương trên đá, cái này thì không thể xác định thời gian được, những bài viết lịch sử như vậy của các nhà báo thường không chính xác, giả sử đúng nó chỉ là duy nhất cho tới nay hoặc mô phỏng vòng xoáy nào đó, tuy nhiên nếu liên hệ lịch sử Peru với nền văn minh này thì không thể trước CN. Văn minh Maya cũng có vòng tròn Âm Dương và hoàn toàn rõ ràng, tuy nhiên nó phát triển rực rỡ vào thế kỷ thứ VII sau CN, cần xem xét đối chiếu, bời vì bộ lịch của họ rất chính xác và rất hiểu rõ thiên văn.

Trên Thiên Đường không có dân chủ.

Tôi không thể giải thích dài dòng cho hoangnt được. Hoangnt hãy suy ngẫm. Tôi không cần phải viện tới Mộ rồng - di vật khảo cổ - thứ hình tướng trực quan giành cho đám tư duy"ở trần đóng khồ" để gọi là "khoa học công nhận". Tôi cũng chưa cần đến cái vòng AD ở Peru để viết sách (Tôi biết sự kiện này có sau khi tôi in sách). Cho nên Hoangnt không thể bám vào những chi tiết đó để phản biện tôi.

Nói thẳng:Trước đây tôi cần tranh luận, Nhưng bây giờ thì không. Bây giờ nếu tranh luận tôi cần những giáo sư đầu bảng thật sự, ngay cả những giáo sư kiểu: "Lý thuyết khoa học không cần tính hợp lý" tôi cũng loại luôn.

Tôi đang chờ đợi một cuộc hội thảo khoa học thật sự với những người có tư duy tổng hợp thật sự , tôi sẽ vạch ra cái sai của họ, nếu họ phản biện tôi. Còn Hoangnt chưa đủ trình, viết cho vui vậy thôi.

Nếu anh cảm thấy ấm ức vì những gì anh cho là đúng mà tôi gạt ngang thì - nếu có cuộc hội thảo - anh sẽ viết tham luận phản biện và tôi công khai lên đây để các vị giáo sư xem xét , nếu họ chấp nhận phản biện của anh thì tôi sẽ trả lời. Đấy là tinh thần dân chủ tôi dành cho anh và những người như anh. Còn bây giờ, anh nên chấm dứt những ý nghĩ vớ vẩn, phản biện tôi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì tính dân chủ học thuật, trước khi xóa bài của Hoangnt tôi chứng minh anh ta sai khi phản biện tôi.

Tôi muốn nhắc đến một vấn đề sau đây để anh lưu ý là:

Trong lớp Địa Lý Lạc Việt, khi tôi giảng về yếu tố cấu trúc hình thể gọi là "lộ cốt phòng" là một trong những yếu tố tối kỵ trong Địa Lý Lạc Việt (sách Phong thủy từ cổ thư chữ Hán cũng nói tới điều này, nhưng không chứng minh được tại sao). Một học viên phản biện tôi - mà tôi biết rất rõ học viên này chịu ảnh hưởng của một kẻ khác. Trong hoàn cảnh cách đây 7 - 8 năm trước, khi mà hơn 2000 năm mặc định những gía trị văn minh Đông phương là của người Tàu, tôi bị đám đông hổ lốn nhao nhao thể hiện và phản đối. Học viên này lên tiếng phản biện tôi trong lớp Địa Lý Lạc Việt, cho rằng tôi đã sai và dẫn chứng rằng: "Tháp Eiffel hoàn toàn lộ cốt sao vẫn nổi tiếng?". Tôi cho anh ta suy nghĩ ba ngày để trả lời về việc này. Nếu không trả lời được thì tôi sẽ trả lời anh ta và sau đó tống cổ ra khỏi diễn đàn.

Tất nhiên, khả năng của anh ta và kẻ đứng đằng sau của trang web khác không đủ khả năng để giải thích. Tôi đã chứng minh với anh ta rằng: Một cột sắt Delhi ở Ấn Độ từ hơn 1000 năm trước nổi tiếng không thua gì tháp Eiffel và lộ cốt điển hình. Nhưng chức năng của cột sắt Delhi và tháp Eifel không phải là cái nhà để ở. Trong khi tôi đang nói đến những hình thức của nhà ở liên quan. Tất nhiên, anh ta ra khỏi lớp Địa Lý Lạc Việt.

Trong một hoàn cảnh láo nháo của những kẻ chê bai, phản biện với sự u mê khăng khăng là tôi sai, những gía trị liên quan đến thuyết ADNh cứ phải là của Tàu mới đúng, trong khi không thể chi ra tôi sai ở chỗ nào. Do đó, tôi cần thể hiện sự sòng phẳng của chân lý trong học thuật.

Tôi thấy giáo sư Ngô Bảo Châu thật là may mắn khi ông ta chứng minh bổ đề toán học của ông chỉ với những giáo sư toán đầu bảng và chuyên ngành. Còn tôi, tôi phải chứng minh cả một lý thuyết thống nhất vũ trụ qua những luận điểm của mình trước những tư duy từ ông bán mỳ gõ cho đến những học giả khả kính. Tất nhiên trong đó có Hoangnt.

Tôi nhắc lại với Hoangnt rằng: Đây là diễn đàn duy nhất chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Có thể có những diễn đàn ủng hộ luận điểm của tôi, nhưng họ không chứng minh có hệ thống với những luận cứ nhân danh khoa học như diễn đàn này. Trong khi đó, có cả hàng trăm diễn đàn láo nháo chê bai, phản đối. Bởi vậy, nếu anh Hoangnt muốn phản biện thì sang diễn đàn khác. Tôi đã nói nhiều lần điều này trên diễn đàn.

Tính dân chủ của diễn đàn này là: Mọi người đều có quyền thể hiện quan điểm của mình và thực tế tôi tạo mọi điều kiện để những ai đó có phát kiến đều có chương mục riêng, trong đó có cả Hoangnt.

Vì tính dân chủ học thuật, trước khi tôi xóa tất cả các bài của anh trong topic này, tôi chứng minh anh sai khi phản biện tôi. Và tôi cũng thành thật khuyên nhưng ại có ý định phản biện tôi - nếu có tư duy khoa học thật sự - hãy cân nhắc thật kỹ trước khi phản biện tôi.

Hoangnt cho rằng: Nền văn minh Lạc Việt tự thân nó tạo ra thuyết ADNh, phản bác luận điểm của tôi cho rằng: Có một nền văn minh toàn cầu đã tạo ra học thuyết này trong một lịch sử chưa được biết đến và nền văn minh Lạc Việt chỉ là sự kế thừa học thuyết này từ nền văn minh toàn cầu đó.

Tôi lưu ý anh Hoangnt và đây cũng là điều tôi đã nói nhiều lần trên diễn đàn, rằng: Để làm ra một vật đơn giản trong sinh hoạt là cái bật lửa (Hộp quẹt) cũng cần phải có sự tổng hợp của rất nhiều tri thức trong quá trình phát triển của nền văn minh nhân loại. Và nó cần những phương tiện kỹ thuật nền tảng để hỗ trợ. Ngay thuyết Tương Đối của Eistein cũng không thể được công nhận, nếu không có những phương tiện kỹ thuật xác định độ cong của ánh sáng khi đi qua các hành tinh. Vậy thì, với tư cách là một lý thuyết thống nhất - tức là với một trình độ khoa học kỹ thuật vượt trội hơn hẳn nền văn minh hiện nay (Vốn tự nhận là phát triển nhất trong lịch sử văn minh nhận thức được, nhưng vẫn chưa thể tích hợp thành một hệ thống lý thuyết thống nhất) - tất nhiên nó phải có những  phương tiện kỹ thuật cực kỳ tiên tiến làm nền tảng xác định những gía trị của nó, giống như những phương tiện kỹ thuật sau đó đã xác định thuyết Tương Đối của Eistein. Do đó, thuyết ADNh không thể ra đời vào thởi đồ đồng, hoặc đầu thời đồ sắt trong lịch sử nhận thức được hiện nay.

Một yếu tố nữa là: Để có những học thuyết khoa học đơn giản, nó đã cần một sự tích lũy trong lịch sử phát triển của cả một nền văn minh và cần sự giao lưu giữa các nền văn minh khu vực trong lịch sử phát triển đó. Vậy thì với một lý thuyết thống nhất, nó không thể là sự phát triển tự thân riêng biệt - không có giao lưu giữa các nền văn minh khu vực. Hay nói một cách khác: Nó phải là sự tích hợp tri thức của một nền văn minh toàn cầu.

Những di sản khảo cổ còn lại trên toàn cầu và những văn bản lịch sử còn sót lại, dù rất ít đều nhắc tới một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ đã tồn tại trên trái Đất này.

Cho nên anh Hoangnt sai, khi phản biện tôi và cho rằng: Nền văn minh Lạc Việt tự thân nó có thể tạo ra thuyết ADNh.

Anh Hoangnt có cả một chương mục riêng của anh, anh hãy mở một topic chứng minh Việt sử ở Nam Dương Tử tự thân phát minh ra thuyết Âm Dương Ngũ hành. Yêu cầu anh chấm dứt thể hiện ở đây, để topic được liền mạch suy nghĩ của tôi. Nếu không tôi sẽ đưa anh ra khỏi diễn đàn vì những lý do trên.

Nếu như có một cuộc hội thảo khoa học, quy tụ những nhà khoa học hàng đầu, tất cả mọi người đều có quyền gửi tham luận để xác định tính chân lý hay phản biện những luận điểm của tôi về một hội đồng khoa học thẩm định. Họ sẽ tổng hợp những ý kiến phản biển sâu sắc và tôi sẽ trả lời những ý kiến này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHỮNG TIÊU CHÍ CHO MỘT LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT VÀ THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH

Bài chưa hoàn chỉnh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tích hợp Vật lý & Phật học?

GS.TS. Cao Chi

Nguồn: Chungta.com

09:01' AM - Thứ bảy, 26/04/2008

Liệu có thể tìm một dạng học thuyết mô tả được thống nhất các hiện tượng vật lý và những hiện tượng thuộc phạm vi tâm linh. Đó sẽ là một dạng lý thuyết thống nhất lớn mà con người có thể nghĩ đến. Trong hiện trạng những vấn đề tâm linh vẫn đang ở trong trong phạm trù triết học thì lý thuyết thống nhất đó có thể là một sự tích hợp giữa vật lý và triết học.

Theo Einstein thì Phật học có thể là tiền thân của một sự tích hợp như vậy. Ông nói: "Nếu có một tôn giáo nào thích nghi được với những nhu cầu khoa học tiền tiến thì đó là Phật giáo". (If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism).

Trong vòng hơn 2500 năm Phật học đã tích lũy quá trình suy tư của nhiều tu sĩ minh triết để hình thành một học thuyết sâu sắc về thế giới khách quan lẫn thể giới tâm linh. Có thể nói Phật học là một học thuyết về nguyên lý đã bao trùm cả vật lý học (chuyên nghiên cứu thế giới khách quan) và cả tâm linh học (chuyên nghiên cứu những vấn đề thuộc tâm linh - theo Phật học thì tâm linh là một phạm trù song đối với thể xác), vậy thì Phật học có thể nói là một học thuyết có tính thống nhất cao hơn cả vật lý.

Tuy nhiên chúng ta cũng cần phân biệt hai phương thức nghiên cứu giữa Vật lý và Phật học.

A. Phương thức nghiên cứu của Phật học là hướng nội vào tâm linh con người

Theo lịch sử Phật giáo thì Thái tử Tất Đạt Đa sau nhiều năm tu khổ hạnh trong rừng già đã tìm thấy chân lý của kiếp sống của con người, của các quy luật trong vũ trụ. Liệu có một cơ sở khoa học nào cho phương thức hướng nội này chăng?

Phương thức này có thể dựa trên cơ sở của nguyên lý vị nhân. Nguyên lý vị nhân [1] là nguyên lý theo đó ta thấy vũ trụ như thế này bởi vì nếu vũ trụ khác đi thì ta không thể tồn tại được để mà quan sát nó. Nguyên lý vị nhân có thể là sự cộng hưởng, sự hòa âm, sự giao cảm giữa vũ trụ và con người. Nếu như nguyên lý vị nhân (anthropic principle) là đúng thì rất có thể tâm linh con người có một mối liên hệ mật thiết với vũ trụ, như thế biết khai thác tìm tòi trong tâm linh người ta có thể khám phá ra vũ trụ (so sánh với Socrate: biết bản thân con người sẽ biết được cả vũ trụ). Phương thức hướng nội vào tâm linh thực hiện qua thiền (meditation). Thiền có nhiều dạng thức tùy theo môn phái và lộ trình, giúp đạt nhiều mục tiêu: giác ngộ về lẽ sống, tư duy về quy luật của vũ trụ, kỹ thuật khí công, khơi dậy những tiềm năng kỳ lạ của con người,...

Thực tế với phương thức nghiên cứu này Phật học đã đạt những thành quả về cả hai mặt liên quan đến con người và vũ trụ. Riêng về phần con người Phật học đã đi sâu vào những phần sâu thẳm của tâm linh, vượt xa giới hạn của tâm lý học, của học thuyết Freud. Hiện nay khoa thần kinh học (neuroscience) cho rằng các phát hiện sinh học của bộ não có thể tương hợp với nhau nếu được tích hợp với lý thuyết Freud [3], song điều đó cũng chưa thể giải thích được các khía cạnh sâu thẳm của tâm linh, các công năng của thiền.

B. Phật học ngoài tâm linh con người còn phát hiện ra nhiều bản chất quan trọng của vũ trụ của thế giới bên ngoài nhờ sử dụng cộng hưởng của tâm linh với vũ trụ.

1. Vấn đề chân không

Như chúng ta biết trong lý thuyết lượng tử có thể nói vấn đề chân không là vấn đề quan trọng số một. Chân không không phải là một "môi trường", trong đó không có gì cả, trái lại chân không là một loại "ether" đặc biệt chứa những thăng giáng phần lớn của trường lượng tử điện từ. Chân không có thể chứa 3 khả năng đối với vật lý hiện đại :

- Vì chứa những thăng giáng điện từ, cho nên có thể tính được năng lượng chân không theo phương pháp phân tích Fourier ( dao động tử )và thấy rằng chân không có một năng lượng khổng lồ. Một hiện tượng quan trọng xảy ra trong chân không là lực Casimir và công nghệ nanô không thể không tính đến lực Casimir.

- Năng lượng chân không có thể là năng lượng tối gây nên quá trình giãn nở có gia tốc của vũ trụ.

- Cuối cùng là một khả năng quan trọng, có thể đó là nguồn gốc để giải quyết bài toán thống nhất. Nhàvật lý người Nga Andrei Sakharov đã đưa ra một cách nhìn táo bạo vào năm1967: nguồn gốc của hấp dẫn có thể là những thăng giáng của chân không với sự hiện diện của vật chất, như vậy từ chân không ta có hấp dẫn và các tia sáng sẽ bị cong vì hiện tượng khúc xạ của chân không?

Hiện nay nhiều nhà vật lý quan niệm rằng không - thời gian được hình thành từ những thăng giáng lượng tử của chân không ( hình 1). Như vậy từ chân không chúng ta có tất cả. Một điều kỳ diệu là Phật học cũng đi đến một kết luận như thế!

Phật học cũng xem chân không như nguồn gốc của mọi hiện tượng và không phân biệt chân không với hiện tượng qua luận thuyết nổi tiếng "Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc". Trong Bát nhã Tâm kinh, Đức Phật bảo ngài Xá Lợi Phất: "Này Xá Lợi Phất! Thế giới hiện tượng hay Sắc này là Không, và Không quả thực là thế giới hiện tượng. Không không khác với thế giới hiện tượng hay Sắc, thế giới hiện tượng hay Sắc không khác với Không. Cái gì là thế giới hiện tượng thì cái đó là Không, cái gì là Không thì cái đó là thế giới hiện tượng".

2. Vấn đề đa vũ trụ:

Trong Vật lý học người ta nói đến những vũ trụ song song cấu thành đa vũ trụ. Người ta phân các vũ trụ song song thành 4 mức, ứng với 4 góc ở hình vẽ 1.

4%20goc.gif

Hình 1. Hình này có 4 góc

I / Góc trái trên: các vũ trụ song song mức I, cư trú trong cùng một bong bóng (bubble), quy luật vật lý giống nhau, các điều kiện ban đầu có thể khác nhau, sự tồn tại của chúng dựa trên CMB Þ vũ trụ vô cùng, vật chất phân bố đều trong vũ trụ.

II / Góc trái dưới: các vũ trụ song song mức II, cấu thành bởi nhiều bong bóng, có cùng những phương trình cơ bản vật lý song các hằng số vật lý, các hạt cơ bản, số chiều không gian có thể khác, sự tồn tại của chúng dựa trên lý thuyết lạm phát hỗn độn vĩnh cửu.

III / Góc phải dưới: các vũ trụ song song mức III: có các tính chất như ở mức I&II, có nguyên lý unitarity, nguyên lý này đúng ngay cả đối với hấp dẫn lượng tử; theo mối tương quan AdS / CFT có thể hiểu được rõ ràng hơn nghịch lý thông tin trong lỗ đen. Trạng thái sống, chết của con mèo Schrodinger thuộc 2 vũ trụ cổ điển song song.

IV / Góc phải trên: nhiều cấu trúc toán học khác nhau (với những phương trình vật lý khác nhau) sẽ cho những vũ trụ song song khác nhau, sự tồn tại mức IV dựa trên phỏng thuyết thực tại toán học º thực tại vật lý, có thể kiểm nghiệm nhờ một lý thuyết TOE.

Trong Phật học, vũ trụ cũng mang tính đa nguyên. Phật giáo phân thế giới thành 3 loại: Tiểu thiên, Trung thiên & Đại thiên. Đại thiên thế giới gồm khoảng một tỷ thế giới. Cách đây hơn 2500 năm Phật học đã biết ngoài thế giới chúng ta đang sống còn có hằng hà sa số thể giới khác.

Tuy giữa các thế giới song song trong vật lý học và các thế giới Phật học chúng ta chưa thể thiết lập một mối tương hợp đồng cấu hoặc đẳng cấu. Điều đáng nói ở đây là khái niệm đa vũ trụ là quan điểm tạo nên sự thống nhất giữa vật lý học và Phật học trong nhận định về vũ trụ.

Một điểm đáng chú ý nữa là trong vật lý học cũng như trong phật học người ta đều nói đến nhiều dạng hình học của vũ trụ

3. Tính vô thường:

Chan%20khong.gif

Các thăng giáng của chân không lượng tử (phóng theo tranh

Bọt thời gian của hoạ sĩ Jean-Michenl Joy, L'Ecume du temps,

Saint Etienne, 1990).

Từ những thăng giáng đó đã hình thành vũ trụ

Trong vật lý học người ta quan niệm rằng mọi vật đều luôn biến động. Ví như vũ trụ cũng luôn thay đổi, hiện nay vũ trụ đang giãn nở, xuất phát từ một bigbang.

Lúc vũ trụ được 10-35 giây xảy ra quá trình nở lạm phát (inflation) và kết thúc vào thời điểm 10-32 giây. Đây là một quá trình giãn nở bột phát của vũ trụ: trong một thời đoạn ngắn ngủi, kích thước của vũ trụ đã tăng lên 1050 lần. Quá trình nở lạm phát có thể bắt nguồn với một dạng năng lượng tối.

Sau Bigbang 10-33 giây vũ trụ ở vào trạng thái plasma của quark và gluon (PQG ). Trong trạng thái này quark chuyển động tự do và tương tác với nhau bằng trao đổi gluon. Lúc vũ trụ được 10 - 6 giây thì hình thành các hadron.

Lúc vũ trụ được 100 giây thì các hạt nhân nguyên tử được hình thành.

Lúc vũ trụ được 300. 000 năm tuổi thì bức xạ tách khỏi vật chất và dẫn đến CMB (Cosmic Microwave Background - bức xạ tàn tư của vũ trụ). Sau đó vũ trụ nguội dần và nhiều quá trình chuyển pha đã xảy ra. Vậy vũ trụ luôn biến đổi. Thậm chí các hằng số vật lý có thể thay đổi theo không gian và thời gian. Các phương trình vật lý đều chứa những hằng số như c-vận tốc ánh sáng, h-hằng số Planck, G-hằng số hấp dẫn. Người ta vẫn cho rằng đó là những đại lượng không thay đổi theo không gian và thời gian.

Mang.gif

Hai màng chuyển động trong một không gian

nhiều chiều và va chạm nhau

Theo nhiều kịch bản vũ trụ luôn tồn tại. Trước Bigbang vũ trụ có kích thước lớn vô cùng, sau đó co lại và vào thời điểm Bigbang trở thành nhỏ như để chui qua một lỗ kim xong giãn nở trở lại.

Theo kịch bản của Gabriele Veneziano, vũ trụ nguyên thuỷ đã co lại từ những thăng giáng và tạo nên những lỗ đen, trong những lỗ đen này đã xảy ra những bigbang, trong số đó có Bigbang của chúng ta. Như vậy mỗi lỗ đen có thể tạo ra những vũ trụ riêng của đa vũ trụ. Một điều có thể khẳng định: quá trình chuyển tiếp giữa "tiền" và "hậu" bigbang vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ. Người ta cho rằng có thể có thông tin về thời kỳ tiền bigbang nhờ thu các sóng hấp dẫn phát sinh từ thời kỳ này, dấu tích của chúng sẽ là những thăng giáng trên phông của bức xạ tàn dư.

Phật học có quan điểm vô thường khẳng định sự biến đổi thường trực của vũ trụ như trong vật lý học.

Vô thường có nghĩa là không thường, không mãi mãi ở trong một trạng thái nhất định mà luôn thay đổi hình dạng. Đi từ trạng thái hình thành, cao to, thấp nhỏ, tan rã v.v.. Đạo Phật gọi đây là những giai đoạn thay đổi: thành, trụ, hoại, không. Tất cả sự vật trong vũ trụ, từ nhỏ đến lớn như hạt cát, thân con người, đến lớn như trái đất, mặt trăng, mặt trời, đều nằm trong định luật vô thường.

Mọi vật trên đời này đều phải thay đổi và hoại diệt, không vật gì thường hằng dù chỉ trong phút giây (birth, maturity, transformation and destruction).

Quan điểm vô thường của Phật học trùng hơp một cách chính xác với quan điểm mọi vật đều biến đổi trong vật lý học.

C. Kết luận

Phật học không những có những mối tương đồng với vật lý trong các lĩnh vực vũ trụ học, các hạt cơ bản, mà còn nhiều mối tương đồng khác với sinh học, tâm lý học, phân tâm học (psychoanalysis), tâm lý trị liệu (psychotherapy),... Tư tưởng Phật học có thể là suối nguồn dồi dào cho khoa học nói chung.

Tích hợp các lý thuyết lớn trong vật lý với những tư tưởng Phật giáo hy vọng sẽ dẫn đến một " lý thuyết thống nhất" bao trùm vũ trụ và tâm linh con người.

Tài liệu tham khảo:

[1] Fritjof Capra, The Tao of Physics

[2] S. Hawking, Lược sử thời gian, bản dịch của Cao Chi & Phạm Văn Thiều

[3] Mark Solms, Scientific American, tháng 5 năm 2004

[4] Edward Conze, A short history of Buddhism

 

 

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thày Thiên sứ viết:

LÝ THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH CHÍNH LÀ LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT.
Tôi không phát minh ra cái gì cả. Mà chỉ là phát hiện ra điều này. Nếu thế giới thực sự quan tâm, tôi sẽ thuyết trình trước những nhà khoa học tinh hoa của nền văn minh này.
Tuy nhiên, các vị phải chấp nhận một điều mà quý vị rất muốn thông qua - Tôi sẽ thuyết phục các vị về Việt sử 5000 năm văn hiến , cội nguồn đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành, trước khi nói về Lý thuyết thống nhất.
Mơ ước về một lý thuyết thống nhất của các nha 2khoa học tính hoa được mô tả trong bài viết được trích dười đây:
-------------------------

Quote

Hành trình trăm năm truy tìm “Lý thuyết của tất cả” (Theory of Everything)

Hoàng Huy | 27/06/2018 19:30

Hành trình trăm năm truy tìm “Lý thuyết của tất cả” (Theory of Everything)

Ảnh minh họa

“Học thuyết của tất cả” (Theory of Everything – T.O.E) được coi là một trong những giấc mơ lớn nhất của các nhà khoa học khắp thế giới.

Nếu như nó được khám phá ra, thì toàn bộ vũ trụ sẽ được giải thích bằng một lý thuyết duy nhất và mô hình thực tại tự nhiên của vũ trụ sẽ được sáng tỏ.

Nó cũng sẽ trả lời những câu hỏi dai dẳng lâu nay là có chính xác bao nhiêu chiều không gian trong vũ trụ?

Hành trình trăm năm truy tìm “Lý thuyết của tất cả” (Theory of Everything) - Ảnh 1.
 
Hành trình trăm năm truy tìm “Lý thuyết của tất cả” (Theory of Everything) - Ảnh 2.

Rất nhiều năm trước đây, nhà khoa học vĩ đại Einstein đã từng mơ ước xây dựng một “Đại học thuyết” của vũ trụ duy nhất này.

Ông từng phát biểu khi đề cập về mô hình vũ trụ rằng: “Chúa không chơi trò xúc xắc” hay “Tôi muốn biết ý tưởng của Chúa, vấn đề còn lại chỉ là chi tiết.” Song, đáng tiếc là cho đến tận thời điểm hiện nay, điều này vẫn chưa thực hiện được, cho dù nhiều giá trị tương tác đã được biết đến.

Nhưng các nhà khoa học vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để “chinh phục” được giấc mơ lớn đó. Nhà thiên văn học Stephen Hawking nổi tiếng cũng từng chia sẻ: “Việc tìm ra được một học thuyết như vậy sẽ là “thành tựu tối hậu của trí tuệ con người”, bởi khi đó chúng ta sẽ biết được suy nghĩ của Chúa.”.

Hơn 20 năm trước, Stephen Hawking đã viết cuốn sách A Brief History of Time (Lược sử thời gian) để giải thích vũ trụ từ đâu đến và sẽ đi đâu. Song cuối cùng, đáng tiếc là cuốn sách này chưa trả lời được những câu hỏi: Tại sao tồn tại vũ trụ?

Tại sao có điều gì đó thay vì không có điều gì cả? Vì sao chúng ta tồn tại? Tại sao các định luật lại như thế? Vũ trụ có phải do đấng sáng tạo tạo ra hay không?

Rồi đến giai đoạn của Lý Thuyết Dây (String Theory), tất cả các nhà khoa học khắp thế giới hợp lại cùng nhau xây dựng để hy vọng nó sẽ là một Lý thuyết thống nhất, nhưng đến nay điều này cũng chưa được công nhận.

 

Bất chấp hàng thập kỷ và nỗ lực nghiên cứu tìm kiếm, tuy nhiên “Học thuyết của tất cả” đó vẫn luôn được coi là “ẩn số”. Và hàng năm, các tổ chức khoa học khắp thế giới vẫn đều đặn thực hiện các buổi tọa đàm với các nhà nghiên cứu để tìm xem đã có những khám phá gì mới chưa.

Tại Việt Nam, suốt những năm qua, rất nhiều nhà nghiên cứu cũng cùng chung giấc mơ lớn tìm ra được học thuyết cho tất cả. Mới đây, sau 20 năm dày công trăn trở, ông Phạm Hùng Sơn, một nhà nghiên cứu độc lập, đã giới thiệu một học thuyết mới mang tên “Định Luật Điểm Tựa”, với mong muốn giải đáp vấn đề này.

Hành trình trăm năm truy tìm “Lý thuyết của tất cả” (Theory of Everything) - Ảnh 3.

Sơ đồ cấu trúc hình thành của Định luật điểm tựa được ông Phạm Hùng Sơn giới thiệu trực tiếp tới cộng đồng vào ngày 03/06 vừa qua (xem clip 2 phút tổng hợp buổi giới thiệu Tại đây )

Chia sẻ về hành trình của mình, Phạm Hùng Sơn cho biết ông không chỉ dày công nghiên cứu các học thuyết khoa học, mà còn đi sâu vào tìm hiểu của các tôn giáo và tổng các lịch sử…Bởi theo ông, muốn “khảo kinh”, thì phải “thông sử”.

Và một điều hết sức bất ngờ là trong quá trình xây dựng học thuyết của mình, ông tin rằng mình đã phát hiện ra quy luật vận hành của vụ trụ tự nhiên tiềm ẩn thông qua nghiên cứu lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Cũng từ học thuyết này, ông đưa ra lập luận cho rằng nguồn gốc sâu xa để hình thành nên bộ Kinh Dịch của người Trung Quốc chính là từ dân tộc Việt Nam (Các bài viết chứng minh điều này và giới thiệu học thuyết “Định Luật Điểm Tựa” đã được ông Sơn chia sẻ trên website)

Hành trình trăm năm truy tìm “Lý thuyết của tất cả” (Theory of Everything) - Ảnh 5.

Ông Phạm Hùng Sơn trong buổi giới thiệu về "Định luật điểm tựa"

Ông Sơn cho rằng “Định Luật Điểm Tựa” của mình không chỉ thống nhất được khoa học và tôn giáo mà còn đưa ra được mô hình cơ bản của mô hình vũ trụ tự nhiên và chứng minh những điều này bằng các công thức toán học cụ thể.

Ông cho biết: “Những công thức toán học mới này nếu được ứng dụng thực tế sẽ kích hoạt hệ nơ-ron thần kinh còn ngủ yên trong não bộ của con người (nâng cao chỉ số IQ), tạo ra các nhà máy cung cấp năng lượng lớn cho nhân loại, thay đổi toàn bộ cấu trúc các thiết bị phần cứng vốn phát triển từ Thuyết Lượng Tử”

Hành trình trăm năm truy tìm “Lý thuyết của tất cả” (Theory of Everything) - Ảnh 6.

Hình vẽ mô phỏng quỹ đạo electron vận hành (xung quanh) trong một nguyên tử cơ bản (mặt cắt) trong Định Luật Điểm Tựa .

Hành trình trăm năm truy tìm “Lý thuyết của tất cả” (Theory of Everything) - Ảnh 7.

Hình vẽ mô phỏng quỹ đạo vận hành của electron qua thí nghiệm hai khe trong Định Luật Điểm Tựa.

Tuy ở trong giai đoạn mới là giới thiệu , nhưng ông Sơn tin rằng “Định Luật Điểm Tựa” sẽ là một trong những lời giải đáp mới cho hành trình trăm năm truy tìm một học thuyết toàn diện của vũ trụ.

 

 

 

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuộc tranh luận giữa Thày Thiên sứ Nguyễn Vũ Tuấn  Anh với Thái Thượng Triết về Thuyết thống nhất.

CUỘC TRANH LUẬN ĐÃ KẾT THÚC.

Bạn tôi - Giáo Sư Tiến Sĩ Vật lý kiến trúc Nguyễn Văn Muôn, đã kết nối để tôi có thể tranh luận với một người bạn của anh ấy là Thái Thượng Triết. Ngay từ đầu, tôi đã không muốn tranh luận với một người, mà tôi cho rằng có những nhận xét hồ đồ và rất thiếu tính nhân bản. Nhưng nể bạn tôi, nên tôi đã tham gia. Và với hiểu biết của tôi thì khả năng của người này, tôi chỉ cần trong vòng "một nốt nhạc", đủ để anh ta phải thấy sự sai lầm của mình. Mọi chuyện đã xảy, lâu hơn tôi dự tính một chút: Anh Thái Thượng Triết tự ý xóa các conment của mình trên Fb của GS Muôn - bạn tôi.
Tuy nhiên, vì các vị tham gia Fb của bạn tôi không biết gì về tôi, nên tôi có vài lời giới thiệu mình ở đây. Và tôi cũng chia sẻ lại bài tự giới thiệu này lên chính ngay Fb của tôi, để những ai chưa thật hiểu về tôi có thể biết hơn về tôi một chút, cho tiên việc quan hệ trên Fb này.
Sau đây là toàn văn lời giới thiệu về bản thân. Coi như là một "Lý lịch tự thuật".
================
NHÂN DỊP NÀY, TÔI HÂN HẠNH GIỚI THIỆU ĐÔI CHÚT VỀ TÔI VỚI CÁC BẠN.
Tôi chỉ là một người dân bình thường và không bằng cấp tối thiểu - bằng Đại học cũng chưa có. Nếu được công nhận thì tôi mới chỉ học hết các học phần của Đại học Văn Khoa Sài Gòn. Khóa Mở năm 1988 đến 1992. Một mảng kiến thức chẳng liên quan gì đến Vật Lý Lý thuyết và cả Toán học. Tất cả mọi kiến thức của tôi là do tự học.
Vào năm 1998, tôi phát hiện ra rằng: một nhóm những nhà Sử học có quyền lực học thuật, phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử trải hơn 4000 năm văn hiến - Tức gần 5000 năm theo cách nói của tôi. Họ nhân danh khoa học. Cho nên tôi nhân danh khoa học, lên tiếng phản bác. Họ cho rằng: Thời Hùng Vương không phải là một quốc gia và với họ "Cùng lắm là một nhà nước sơ khai" với một "liên minh 15 bộ lạc" và "địa bàn hoạt động chỉ vỏn vẹn ở Đông bằng sông Hồng". Từ năm 1998, tôi lên tiếng phản bác và viết cuốn sách đầu tiên: "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại". Cuốn sách được sự chú ý của dư luận thời bấy giờ. Sau đó tôi viết tiếp nhiều đầu sách khác.

Trong quá trình nghiên cứu về Thời đại Hùng Vương, tôi đã phát hiện ra rằng: Toàn bộ kiến thức nền tảng của Lý học Đông phương - vốn cả thế giới coi là của Trung Quốc - thực chất là của Việt tộc. Tôi đã viết nhiều cuốn sách về vấn đề này.

Cuối cùng, tôi đã nhận thấy rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch không phải là một hệ thống lý thuyết rời rạc như nó được hiểu và mô tả trong các văn bản, từ các bản văn chữ Hán cổ. Mà nó là cả một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh, mô tả vũ trụ với toàn bộ lịch sử hình thành vũ trụ cho đến mọi dạng tồn tại vận động có tính quy luật của vật chất - kể các các dang vật chất nằm ngoài kiến thức của nền văn minh hiện đại quen gọi là "Khí". Hệ thống lý thuyết đó, không chỉ mô tả vũ trụ với tất cả những quy luật tương tác vận động của vật chất, mà còn của cả tất cả những vấn đề liên quan đến con người với khả năng tiên tri đến từng hành vi.
Đối chiếu với những tiêu chí về một lý thuyết thống nhất, với các vấn nạn của hệ thống tri thức khoa học hiện đại, tôi xác định rằng:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch chính là một hệ thống Lý thuyết hoàn chỉnh và chính là Lý thuyết thống nhất mà khoa học đang mơ ước và đang tìm kiếm.
Tôi không phải là người phát minh - tất nhiên - mà chỉ phục hồi lại những giá trị đích thực của học thuyết này - nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương Tử.
Thế giới này có thể công nhận, hay không công nhận những luận điểm của tôi về sự tồn tại của một Lý thuyết cổ xưa với tư cách là một Lý thuyết thống nhất. Vì thành thật mà nói, tôi không quan trọng lắm vấn đề cá nhân tôi thế nào. Mà chỉ lấy một hệ thống Lý thuyết vũ trụ quan cổ xưa mà tôi phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt, NHƯ MỘT PHƯƠNG TIỆN CHỨNG MINH CHÂN LÝ VIỆT SỬ TRẢI GẦN 5000 NĂM VĂN HIẾN, MỘT THỜI HUY HOÀNG BÊN BỜ NAM SÔNG DƯƠNG TỬ.
Xin cảm ơn các bạn quan tâm.
=========================
Còn đây là bài viết của bạn tôi, kết nối cho cuộc tranh luận này:

["Minh Muon Nguyễn cùng với Nguyênhuechi Thai và 9 người khác.
17 giờ

GỬI 2 ANH NGUYỄN VŨ DIỆU VÀ THÁI THƯỢNG TRIẾT!
Tôi đã chia sẻ những qua điểm về phong thủy và vũ trụ học của anh Diệu bạn tôi, sau đó được đọc một vài comment của bạn bè và thấy có “vấn đề” nên xin có đôi lời như sau:
1. Có rất nhiều cách tiếp cận với “Lý thuyết thống nhất” chủ yếu là bằng những nghiên cứu Vật Lý Lý thuyết, tuy nhiên cũng có không ít người có những cách tiếp cận khác, trong đó bạn Nguyễn Vũ Diệu của tôi đi theo hướng của Lý Học Đông Phương mà cụ thể là Phong Thủy Lạc Việt!
2. Sự tranh cãi về các lý thuyết này vẫn đang là đề tài sôi nổi trên toàn thế giới. Kết quả có những nhà Vật Lý nổi tiếng thé giới như Stephen Hawking cũng đã phải thừa nhận những sai lầm của mình trong Lý Thuyết Hố Đen. Và rồi ngay cả Lý thuyết tương đối của Albert Einstein cũng có hàng trăm công trình chỉ trích. Về vấn đề này bạn Thái Thượng Triết, một chuyên gia nghiên cứu về vũ trụ học, cũng đã phải thốt lên rằng “Thế hệ U70 của chúng tôi sẽ không sống được đến cái ngày mà thuyết tương đối bị coi là nổi xấu hổ của loài người, nhưng thế hệ U50 của các bạn là chắc chắn!”
3. Như vậy, sự tranh luận là rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi được biết cả 2 bạn Thái Thượng Triết Thai Thuong Triet và Nguyễn Vũ Diệu đều có những cách bảo vệ quan điểm riêng của mình trên cơ sở những kiến thức và cách tiếp cận của bản thân. Giá như cả 2 anh cùng tìm hiểu được những cơ sở của nhau, ví dụ anh Triết tìm hiểu Cơ sở của Phong Thủy Lạc Việt, còn anh Diệu biết về những biến đổi Lorentz trong Vật Lý chẳng hạn, thì cuộc tranh luận sẽ có hiệu quả hơn! Còn nếu mỗi người cứ đứng trên quan điểm của mình nhà cháu e rằng cuộc trang luận sẽ không có hồi kết! (Xin mạo muội dẫn chứng 1 bức tranh vui như dưới đây)
4. Trong tranh luận ý thức tôn trọng nhau là rất quan trọng, quan trọng hơn nữa là cần động viên và khích lệ nhau. Có như vậy thì cái “Tâm” mới sáng, và Tâm sáng thì mọi việc dễ hanh thông! Nhà cháu tuân thủ nguyên tắc này nên rất lắng nghe và ủng hộ 2 anh!
5. Để tiện, nhà cháu đã hỏi Giáo Sư Gúc Gồ được biết 2 trang WEB của 2 anh xin nêu ra ở đây để 2 anh và mọi người và các học trò của 2 anh cùng tham khảo:
- Trang http://thuyettongquatvutru.com.vn/ của anh Triết trình bầy những quan điểm của anh Thái Thượng Thiết Thai Thuong Triet về Thuyết Tổng Quát Vũ Trụ
- Trang http://www.lyhocdongphuong.org.vn/phong…/phong-thuy-lac-viet của anh Diệu trình bầy những nghiên cứu của anh (Lấy tên là Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh) trong lãnh vực Lý Học Phương Đông.
Nhà cháu chỉ là một thầy giáo chuyên về “Vật Lý Kiến trúc” (Building Physics), nghĩa là cũng tập tọe nói chuyện được với anh Triết vì có dính tới tí “Vật Lý”, và ấp úng được với anh Diệu vì cũng có tí kiến thức “Phong Thủy và Kiến trúc”. Nếu có gì sơ xuất xin 2 anh và mọi người đại xá!"]
=============
PS: Vì tôi cho rằng: Bài viết trên Fb của bạn tôi có sự cố kỹ thuật, không hiện thị, nên tôi viết bài này lên đây

 

Quote

Nguyễn Vũ Diệu ĐÃ VIẾT TRÊN FB CỦA BẠN TÔI:
Nguyễn Vũ Diệu Tôi cũng xin nói rõ hơn về tôi một chút:
Tôi kiếm sống bằng nghề làm Phong thủy và xem bói để nuôi thân và gia đình và tự kiếm tiền để mua sách vở nghiên cứu, tìm hiểu phục vụ cho các việc viết sách chứng min
h cho chân lý của tôi. Tôi không tham gia bất cứ một tổ chức chính trị nào và cũng không hể nhận tiến của bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào - Trái / Phải để nghiên cứu.
Hai mươi năm qua, tôi cũng bị khá nhiều phiền phức do phản biện lại đám học thuật quyền uy trong giới Sử học, mà cầm đầu toàn là những chức danh tên tuổi, nên tôi cũng gặp khá nhiều phiền phức và cả đe dọa trong cuộc sống. Nên có một vài vị cho rằng tôi chỉ là một "Thày Phong thủy" thì cũng không sai. Nhưng chưa đủ phản ánh đúng con người tôi. Đó là lý do tôi phải tự bạch như vậy.
Xin cảm ơn vì đã quan tâm.

 

Quote

Nguyễn Vũ Diệu Minh Muon Nguyễn Vì bạn nói chưa biết về "Nghịch Lý Toán học Cantor", nên tôi giới thiệu với bạn về tác giả nghịch lý này. Bạn có thể gặp cụ Giáo Sư Góc gù để tim hiểu thêm với định danh : Nghịch lý toán học Cantor'. Thế giới này chưa hoàn toàn công nhân lý thuyết của ông. Riêng tôi công nhận ngay vì nó chính là một phần tử cấu thành trong tập hợp hệ thống của Thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Tôi muốn nói thêm với bạn Muôn là: Nếu tôi nói chuyện và chứng minh Thuyết ADNH chính là Lý thuyết thống nhất - thì để cho dễ hiểu với giới tri thức tinh hoa trong ngành Toán / Lý, tôi sẽ viện dẫn lý thuyết Cantor và thuyết Vonfram.
Trong buổi Off của tôi - mà bạn tham dự - tôi có nói đến Thuyết ADNH đã ứng dụng học thuyết toán học Cantor để mô tả thời gian.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Georg_Cantor

 

Quote

Nguyễn Vũ Diệu NGHỊCH LÝ CANTOR CHỈ LÀ MỘT CHÚ BÉ THÔNG MINH HỌC HẾT MẪU GIÁO, SO VỚI LÃO ĐẠI TIỀN BỐI LÀ THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH.
https://rosetta.vn/.../08/Cantor_Nguoi_che_ngu_vo_cuc.pdf

 

Quote

Nguyễn Vũ Diệu CÁI VÔ HẠN TRONG TOÁN HỌC - Chính là "tập hợp lớn nhất bao trùm lên tất cả mọi tập hợp, mà không có một tập hợp nào lớn hơn nó" (vế thứ II của Nghịch lý Cantor). Đó chính là Thái Cực trong Lý học Việt.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thày Thiên sứ viết:

BẤT CỨ MỘT LÝ THUYẾT NÀO CỦA NỀN VĂN MINH HIỆN NAY - Muốn chứng tỏ nó là "ứng cử viên" - Ứng cử viên thôi nhá! Chứ chưa được công nhận. Tức là mới nộp hồ sơ dự thầu - rằng: Chính ta mới là "Lý thuyết thống nhất" - Thì phải thể hiện được trong nội hàm của lý thuyết đó - câu nói nổi tiếng của SW Hawking trong cuốn sách "Lược sử thời gian" của ông.
 

Quote

SW Hawking viết:

"Nếu qủa thực có một Lý thuyết thống nhất - thì chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?".

Còn không giải thích được ngay trong nội hàm của nó câu nói trên của SW Hawking thì đi chỗ khác chơi.
Thiên Sứ không có thời gian nhiều. Từ nay, trên thế giới này, ai muốn mô tả về LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT - phải thể hiện trong nội hàm của chính lý thuyết đó, mô tả được nội dung trên của ngài Hawking.
Thế cho nó nhanh!

NẾN TẢNG TRI THỨC CỦA NỀN VĂN MINH HIỆN NAY chưa đủ những yếu tố cần để tổng hợp và hình thành nên một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT. Ngay cả những nhà khoa học tinh hoa của nền văn minh này, mới chỉ có ý tưởng về nó (Thế là cũng tiến bộ lắm rồi). Bởi vậy, họ đặt ra những tiêu chí về LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT. Một trong những tiêu chí cực kỳ quan trong, để thẩm định nội hàm của một Lý thuyết thống nhất, chính là phát biểu của SW Hawking trong cuốn "Lược sử thời gian", mà tôi đã mô tả.

Quote

SW Hawking trong cuốn Lược sử thời gian:. "Nếu quả thật có một Lý thuyết thống nhất, thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?"

Đọc đến câu này trong cuốn sách của ông, tôi phải giật mình vì thiên tài của SW Hawking. Ông quả là xứng đáng được thế gian tôn vinh "Ông Hoàng của nền vật lý lý thuyết". Những thứ tư duy tầm thường nhan nhản trên thế gian, ngay cả trong môi trường giáo dục hoàn hảo và tiếp thu tất cả những tri thức cao cấp của nền văn minh này, cũng không thể nghĩ ra được một ý tưởng xuất sắc như vậy.
Tôi đã diễn tả nội hàm ý nghĩa nhận định của SW Hawking qua phát biểu nổi tiếng của ông. Đó chính là vì hệ thống tri thức của cả nền văn minh này, thâm chí nó còn chưa hiểu được tất cả bản chất cấu trúc của vật chất. Thứ mà nó gọi là "Vật chất tối". Và nó cũng mới chỉ nhận thức được một cách trực quan sự vận động và cấu trúc cơ học của một phần CẤU TRÚC VẬT CHẤT, mà nó gọi là "khoa học thực chứng". Về một góc nhìn khác thì hệ thống tri thức của nền văn minh này, còn chưa hiểu được bản chất tương tác và những quy luật tương tác và cả môi trường tương tác, qua những quy luật vận động mang tính cơ học , mà nó nhận thức được.
Ít nhất với những khiếm khuyết có tính nền tảng của cả hệ thống tri thức của một nền văn minh như thế đó - Làm sao mà nó có thể tổng hợp được để trở thành một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT?
Nhưng những tri thức về quy luật tương tác và trường tương tác của toàn vũ trụ được tổng hợp trong một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT - với điểu kiện phải có của nó - THÌ - nó sẽ phải chi phối trên thực tế sự vận động của toàn thể vũ trụ và tư duy của cả chính con người. Đó là nguyên nhân để WS Hawking phát biểu:
"Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất, thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?".
Và đó là nguyên nhân để Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh xác định rằng:
Một hệ thống lý thuyết được coi là ứng cứ viên của Lý thuyết thuyết thống nhất, thì trong nội hàm của nó phải thể hiện nội dung nhận định của SW Hawking.
Nhưng nền văn minh này chưa đủ những yếu tố cần tạo nên Lý thuyết thống nhất.
Do đó, nếu ai đó cho rằng sẽ có một lý thuyết nào đó thuộc về nền văn minh này có khả năng là LY THUYẾT THỐNG NHẤT thì chỉ có hai khả năng: Bị tâm thần phân liệt thể hoang tưởng, hoặc không biết gì, chỉ chém gió cho vui. Do đó, cần loại ngay từ vòng gửi xe.

 

PHÁT BIỂU CỦA ÔNG HOÀNG VẬT LÝ SW HAWKING:

Quote

"Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất, thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?".

Điều này. chính là sự mô tả khái niệm "Định mệnh" trong Lý học Đông phương", nhân danh nền văn hiến Việt. Sự quyết định có tính "Định mệnh" cho đến từng hành vi của con người có khả năng tiên tri, trong các phương pháp bói toán của nền Lý học Đông phương - chính là nội hàm trong phát biểu nổi tiếng của SW Hawking về nội hàm của Lý Thuyết thống nhất.
Để quyết định định mệnh của một con người - và cả sự phát triển của nền văn minh đến chân lý cuối cùng - thì chỉ có hai khả năng:

A/ Chính là THƯỢNG ĐẾ!

B/ Sự tồn tại trên thực tế của một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT và là ứng cử viên duy nhất trong toàn bộ lịch sử vũ trụ - mà trong đó nền văn minh nhân loại chỉ là một phần tử của lịch sử vũ trụ.

Với Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Tức Nguyễn Vũ Diệu) thì chỉ coi LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT đang được giới thiệu thuộc về nền văn hiến Việt, chỉ là phương tiện chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.

Bởi vậy, để phản biện một lý thuyết như thuyết Spin không thể là Lý thuyết thống nhất, Thiên Sứ chỉ cần thời gian của "một nốt nhạc". Đây cũng không phải là lần đầu tiên và duy nhất Thiên Sứ làm điều này. Trước đó cũng có vài lý thuyết bị Thiên Sứ phản bác, thí dụ như Lý thuyết Higg.

 

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH - LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT VŨ TRỤ.
Đây là sự xác quyết của Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
SW Hawking đã xác định - đại ý - rằng:
"Nếu chúng ta tìm ra được lý thuyết thống nhất, thì đó là sự kết thúc vinh quang của toàn thể lịch sử của nền văn minh nhân loại. Và nền văn minh nhân loại sẽ bước sang một giai đoạn mới".
Tất cả mọi người đều có thể không tin tôi, khi tôi xác quyết thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - chính là "Lý thuyết thống nhất" , mà nhân loại đang tìm kiếm. Có hàng ngàn lý do khiến bạn có thể không tin.
Nhưng chỉ cần các nhà khoa học tinh hoa của nền văn minh này, tạm dừng những nếp gấp cố chấp của tư duy và đặt vấn đề:
"Tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất, phải cần những điều kiện gì?".
Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh sẽ chứng minh với tất cả thế giới này rằng:
"Thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch - nhân danh nền văn hiến Việt, trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương tử - chính là lý thuyết thống nhất mà cả nhân loại đang mơ ước. Qua việc chứng minh rằng:
Tất cả những chuẩn mực mà các nhà khoa học tinh hoa có thể nghĩ ra trong những tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất , hoàn toàn được thỏa mãn với thuyết Âm dương ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt".
Còn nếu cả thế giới này và tầng lớp khoa học tinh hoa, không thấy cần thiết và cũng không muốn một lý thuyết thống nhất phải là thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn hiến Việt.
Thưa quý vị và các bạn.
Cũng không sao cả. Bởi vì cũng chính SW Hawking đã nói:
"Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất, thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?".
Tất nhiên, cái mốc vinh quang trong lịch sử văn minh nhân loại sẽ còn kéo dài.....
Vài lời chia sẻ. Đi ăn sáng đây.

Share this post


Link to post
Share on other sites