Thiên Sứ

Ngôn Ngữ Việt

23 bài viết trong chủ đề này

NGÔN NGỮ VIỆT
Tôi xin được mở đầu bài viết thể hiện cái nhìn của tôi về ngôn ngữ Việt, qua sự trích dẫn quan điểm của ông Phạm Công Thiện trên thư viện mở Wikipedia:

 

Ngoài ra cũng có thể nhắc đến những quan niệm của ông về tiếng Việt: "Không cần phải đọc Platon, Aristote, Kant, Hegel hay Karl Marx, không cần phải đọc Khổng Tử và Lão Tử, không cần phải đọc Upanishads và Bhagavad Gita, chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và nói lại tiếng Việt Nam và bỗng nhiên nhìn thấy rằng tất cả đạo lý triết lý cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sẵn trong vài ba tiếng Việt đơn sơ như CON và CÁI, như CHAY, CHÁY, CHÀY, CHẢY, CHẠY và còn biết bao nhiêu điều đáng suy nghĩ khác mà chúng ta đã bỏ quên một cách ngu xuẩn.”


Cái nhìn của ông Phạm Công Thiên đúng hay sai, được "khoa học công nhận" chưa thì chưa bàn vội. Tôi giới thiệu đoạn trích dẫn này chỉ như là một hiện tượng xác định sự minh triết của ngôn ngữ Việt từ ông Phạm Công Thiện - một nhân vật được giới thiệu trên thư viện mở - chắc hẳn phải thông minh hơn nhiều so với Thiên Sứ tôi.
Một hiện tượng thứ hai tôi dẫn ra đây là cái tên cổ của đường Thanh Niên bên Hồ Tây và hồ Trúc Bạch ở Hanoi. Cái tên ấy bây giờ người ta gọi là "Cố (cố gắng) - Ngự (phòng ngự)". Nhưng trước đây từ đời cụ kỵ của tất cả những người dân Hanoi sinh ra ở cõi Tràng An, đều gọi là "Cổ (Cổ xưa) Ngư (Cá)". Vậy tại sao nó là thành "cố ngự"?
Cái sự tích nó là thế này:
Vào cuối thập niên 60, đầu thập niên 70, có một vị sĩ phu Bắc Hà nào đó (lâu quá tôi quên mất tên vị này) phán rằng: Cổ Ngư thực ra là hiểu nhầm từ văn bản tiếng Pháp vốn ghi âm tiếng Việt không có dấu nên ghi là "Co ngu" và các cụ Nho nhà ta đã phiên âm là "Cổ Ngư". Chứ thật ra nó là "Cố Ngự" . Căn cứ vào một số nhà ngâm cứu thì cái đường gọi là "Cổ Ngư" đó, thực chất ngày xa xưa là một quãng đê. Vậy chắc chắn nó là "Cố ngự" rồi. Tức là quãng đê này cố gắng chống lại Hà Bá sông Hồng , mỗi khi ngài dâng nước nổi cơn thịnh nộ. Chà! Có lý! Thế là từ đó người ta cứ thế mà phang khi nói đến tên cổ của đường Thanh Niên là "cố ngự" như là một sản phẩm của kiến thức hàn lâm, đã được "khoa học công nhận".
Ngày ấy, tôi chỉ là một gã thanh niên mới lớn, đọc báo thì biết vậy, chứ cũng chẳng đủ hiểu biết để ý kiến , ý cò gì. "Cổ Ngư" hay "cố ngự" thì cũng chẳng làm phai mờ mối tình đầu dang dở của tôi. Lúc ấy, như nhiều gã thanh niên mới lớn, tôi quan tâm đến mối tình của tôi hơn nhiều thứ trên đời. Nhưng bây giờ, tình đã nhạt phai, ngồi ngẫm lại về ngôn ngữ Việt, tôi mới thấy tính hệ thống và nhất quán của ngôn ngữ cao cấp nhất trong văn minh nhân loại, chính là ngôn ngữ Việt. Và phải bắt đầu từ một địa danh này.
Tôi xin bắt đầu từ "Co Ngu". "Co ngu" là phiên âm tiếng Tây từ tiếng Việt thì đúng quá rồi. Nhưng nếu thêm dấu để nó thành "Cố Ngự" thì có thế thêm dấu thành rất nhiều chữ khác. Thí dụ:
"Cò (Con cò) ngủ"; "Cỗ Ngự"; "Có Ngu" và tất nhiên là có cả "Cổ Ngư" nữa.

Bây giờ, theo cái nhìn của tôi thì cần đặt lại vấn đề đường Thanh Niên bây giờ có phải ngày xửa, ngày xưa là con đê chắn nước không?
Theo tôi hoàn toàn không! Bởi vì đê chắn sóng sông Hồng thì phải chạy dọc theo sông Hồng. Cho dù ngày xưa, rất xưa Hồ Tây được coi là một nhánh của sông Hồng thì cũng chằng ai mần một con đê chắn ngang Hồ Tây và chia đôi nó thánh Hồ Trúc Bạch cả. Khi mà con đê sông Hồng chạy sờ sờ bên kia Hồ Tây.
Hơn nữa, tôi nhận thấy rằng: Chùa Trấn Quốc có từ trước cả thế kỷ XV. Trước đây nó vốn là hành cung của vua Lê. Sau này, dùng làm nơi để đưa những cung nữ có lỗi ra đấy. Cuối cùng nó mới thành chùa (Theo Doãn Kế Thiện - "Cổ tích và thắng cảnh Hanoi" Nxb Văn Hóa 1959). Vậy thì cái đê "cố ngự" ấy lập nên để làm gì khi con đường vào chùa Trấn Quốc phải có từ rất lâu, ít nhất từ hàng trăm năm trước vào thời Lê Trịnh. Chứ không lẽ bơi thuyền vào cung? Giả sử nó thật sự là con đê gì đó thì nó cũng chỉ là đê phụ sau đê sông Hồng, Nhưng đê phụ thì phải trước mặt đê chính chứ không thể sau đê chính để "cố ngự" cả.
Hơn nữa, cái vô lý nó ở chỗ này: chẳng bao giờ cùng một danh từ mô tả một địa điểm, lại nửa nôm, nửa Nho như cái tên "Cố Ngự" cả.
Vấn đề này tôi xin liên hệ với một hiện tượng là nữ sĩ Hồ Xuân Hương khi lập am ở Hồ Tây thì bà lấy tên là "Cổ Nguyệt" - Trăng xưa.
Những địa danh ở quanh vùng đất Thăng Long xưa, có rất nhiều địa danh mang chữ đầu là "Cổ", như: Cổ Bi, Cổ Lễ, Cổ Nhuế, Cổ Mễ.... Vậy vùng đất Thăng Long xưa có dịa danh "Cổ Ngư" hoàn toàn hợp lý trong sự nhất quán và tính hệ thống với các địa danh gần gũi liên quan.
Và quan trọng hơn cả, khi cụ Doãn Kế Thiện - người sống qua hai thế kỷ XIX và XX - trong tác phẩm của mình vẫn gọi là "Cổ Ngư". Vậy Tây nó phiên âm tiếng Việt từ chữ "Cổ Ngư" hay "cố ngự"? Khi chính cụ - một học giả cổ xưa vẫn gọi là "Cổ Ngư". Tức là địa danh Cổ Ngư đã có từ trước cả thời Tây xâm lược nước ta và "co ngu" không thể là "Cò ngủ", "có ngu", hoặc "Cố ngự", mà chính là "Cổ Ngư"
Với địa danh "Cổ Ngư" vừa mang tính nhất quán về tính hệ thống của chữ Nho trong địa danh "Cổ" - xưa cũ, "Ngư" - cá. Chứ không như cái địa danh suy luận không có "cơ sở khoa học" là "cố ngự", nửa nôm, nửa Việt Nho - Thói quen gọi là từ Hán Việt - này.
Vấn đề được đặt ra mà tôi muốn trình bày với bạn đọc là: tính nhất quán và tính hệ thống của tiếng Việt - ngôn ngữ cao cấp nhất trong lịch sử nhận thức được của văn minh nhân loại mà tôi xin tiếp tục trình bày dưới đây, để chứng tỏ rằng: Ngôn ngữ Việt trong đó bao hàm chữ Việt, không phải thích thì đổi loạn cào cào.

Còn tiếp

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NGÔN NGỮ VIỆT
Tiếp theo.

Vì là người Việt, tiếp xúc với ngôn ngữ Việt, nên học bất cứ một ngoại ngữ nào thì cảm nhận đầu tiên là: các bài tập dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt đều rất dễ. Nhưng từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài rất khó. Nhưng vì đang học tiếng nước ngoài chưa thật thông thạo, nên cứ nghĩ là tại mình chưa hiểu hết, nên khó dịch từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài.
Tuy nhiên, tôi cần phải xác định với bạn đọc về một chân lý hiển nhiên là: một ngôn ngữ cao cấp có thể dịch tất cả các ngôn ngữ khác ra ngôn ngữ đó. Ngược lại, một ngôn ngữ kém phát triển hơn thì rất khó dịch từ ngôn ngữ đó ra ngôn ngữ cao cấp hơn. Đó là nguyên nhân chính để dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt rất dễ. Ngược lại thì rất khó là vậy.
Tiếng Việt, ngôn ngữ Việt có khả năng dịch tất cả các văn bản từ các ngôn ngữ trên thế giới ra ngôn ngữ Việt, ngược lại không phải các ngôn ngữ nào cũng có thể dịch một cách hoàn hảo các bản văn tiếng Việt ra ngôn ngữ đó.
Thực tình lúc đầu khi tìm hiểu về cội nguồn Việt sử, tôi cũng chưa nghĩ đến điều này. Nhưng vào đầu năm 2000, hay 2001 gì đó, tôi làm một trang web để trình bày những luận điểm của tôi. Tôi đặt cái tựa là Việt sử 5000 năm văn hiến. và yêu cầu bên làm web có câu tiếng Anh kèm theo. Họ nói với tôi: Trong tiếng Anh không có từ văn hiến. Lúc đầu tôi cũng hơi ngạc nhiên. Bởi vì không lẽ một ngôn ngữ quốc tế bao trùm mọi lĩnh vực mà lại không có từ này? Nhưng cho đến tận ngày hôm nay, quả là tiếng Anh không có từ này thật. Cuối cùng, để dịch thoát ý từ "văn hiến", tôi đề nghi dùng thuật ngữ là "nền văn hóa hướng thượng".
Ngay cả tiếng Hán, một nền văn hóa mà rất không ít người ra rả như ve sầu rằng: Nền văn hóa Việt chịu ảnh hướng từ văn hóa Hán, Hay tệ hơn, họ coi là nền văn minh Hán là chủ thể của văn hóa Việt. Cả thế giới tin điều đó. Nhưng thực ra, vấn đề hoàn toàn ngược lại: Chính nền văn hóa Việt là chủ thể của nền văn hóa Hán, sau khi nền văn minh Văn Lạng sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử. Tất nhiên, nó thể hiện ngay trong ngôn ngữ Việt.
Trước hết tôi xin nói về thuyết Âm Dương Ngũ hành. Có thê nói cả thế giới tin rằng nó có cội nguồn từ văn minh Hán. Nhưng sự thực hiển nhiên và sờ sờ ra đấy , là các nhà nghiên cứu Hán hiện đại - tức là tri thức của họ tồng hợp cả một qúa trình lịch sử của một nền văn minh - lại không thể chứng minh được thuyết Âm Dương Ngũ hành ra đời vào lúc nào trong lịch sử văn minh Hán. Chưa hết, trong tất cả các bản văn chữ Hán từ hơn 2000 năm nay - tính từ khi nền văn minh Việt sụp đổ ở Nam Dương Tử - chưa hề có một cuốn sách Hán ngữ nào mô tả - dù chỉ là tóm tắt sơ lược nội dung của học thuyết này?! Mặc dù hệ thống phương pháp luận của nó lại thể hiện rộng khắp trên tất cả các phương pháp ứng dụng: Dự báo, gồm Tử Vi, Bốc Dịch, Thái Ất, Độn giáp....vv...hoặc kiến trúc xây dựng (Phong thủy; Y học (Đông Y)....?!
Tất cả đều rất mơ hồ và bí ẩn.
Cho nên cả thế giới hiện đại đã coi nền văn minh Đông phương vốn mặc định từ văn minh Hán, hoàn toàn là huyền bí! Ngay cả khi hai nền văn minh Tây phương và Đông phương giao tiếp thì trí thức của cả hai nền văn minh này - gồm có nền văn minh Đông phương được mặc định từ văn minh Hán với những bản văn chữ Hán từ hơn 2000 năm nay - cũng không thể phục hồi được của cái mà chính nền văn minh Hán tự nhận là của mình.
Về vấn đề này, đã nhiều năm tôi đã chứng minh rằng: Cội nguồn văn minh Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử.
Bởi vì, chỉ có nền văn hiến Việt với những di sản văn hoa truyền thống của người Việt - dù đã tan nát qua hơn 2000 năm lịch sử hiện đại - mới có khả năng phục hồi và làm sáng tỏ được học thuyết này. Chỉ có chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương, mới có thể làm sáng tỏ được sự bí ẩn huyền vĩ của nó.
Đương nhiên, khi Việt tộc là chủ nhân đích thực của văn minh Đông phương thì có thể xác định rằng: ngôn ngữ Việt không thể là hệ quả của ngôn ngữ Hán.
Đây là điều hiển nhiên. Bởi vì ngôn ngữ Việt khác hẳn ngôn ngữ Hán, ít nhất là cách phát âm hoàn toàn khác nhau, như tiếng Tây với tiếng Tàu vậy. Một ngôn ngữ cao cấp trong tất cả các ngôn ngữ hiện đại, nếu nó không phải là nguồn gốc của tất cả những ngôn ngữ liên quan đến nó thì nó cũng không thể có cái gọi là "nguồn gốc" từ bất cứ ngôn ngữ nào. Cho dù người ta có thể tìm thấy mối liên hệ gần giống giữa vài cách phát âm. Cũng không ít các học giả, nhà nghiên cứu cho rằng ngôn ngữ Việt có nguồn gốc từ Mã Lai, Nam đảo gì đó, vì so sánh một vài hiện tượng cục bộ.
Nếu giả thuyết về nguồn gốc Mã Lai, Nam Đảo là đúng, vậy thì cái ngôn ngữ Hán đóng vai trò gì trong việc ảnh hưởng đến ngôn ngữ Việt trong ngôn từ? Chẳng một học giả nào tìm thấy mối liên hệ giữa ngôn ngữ Việt từ ngôn ngữ Hán. Nhưng họ lại cho rằng 70% tiếng Việt có gốc là từ Hán Việt, như là một bằng chứng cho văn hóa Việt là hệ quả của văn minh Hán. Thật là một sự mâu thuẫn đến ngược đời khi đem đặt lập luận của họ cạnh nhau.
Cụ Lê Gia thống kê có 30. 000 từ tiếng Việt có gốc Hán Việt. Cụ Lê Gia rất giỏi chữ Nho, tôi rất quý và kính trọng cụ, nhưng tôi tin cụ không giỏi tiếng Tàu. Các nhà nghiên cứu cứ bám vào số lượng từ Hán Việt từ chữ Nho để xác định văn hóa Việt là hệ quả của văn minh Hán tộc. Nhưng rất tiếc! Cách phát âm của hơn 30. 000 chữ Nho trong ngôn ngữ Việt khác hoàn toàn ngôn ngữ Hán khi cùng đọc một ký tự, mặc dù có một số những từ gần giống. Ấy là khi dịch ra tiếng Việt thì phát âm lại càng khác hẳn.
Tôi thí dụ như câu sau đây trong Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, đọc theo Việt Nho là:


Liệp liệp tinh kỳ hề xuất tái sầu
獵 獵 旌 旗 兮 出 塞 愁
Huyên huyên tiêu cổ hề từ gia oán
*
喧 喧 簫 鼓 兮 辭 家 怨


Tiếng Việt khi đọc từ Việt Nho như tôi đã trình bày. Nhưng tiếng Hán lại phát âm khi đọc các từ trên như sau:

Lia lia sing khí xi xu giai shấu.
獵 獵 旌 旗 兮 出 塞 愁

Zdén zdén xeo kủ xi shứ chha ooan.

喧 喧 簫 鼓 兮 辭 家 怨

Rõ ràng cách phát âm khác hẳn nhau giữa từ Việt Nho và tiếng Hán cho cùng một ký tự. Còn dịch ra tiếng Việt lại càng khác xa về phát âm:

Lớp lớp sông cờ hề sầu ra ải
Inh ỏi tiêu trống hề oán ly gia
*

Vậy với 30. 000 từ chiếm 70 % ngôn ngữ Việt thì người Việt sao không nói luôn tiếng Hán trong suốt 1000 năm đô hộ đó, mà phải mất công Việt hóa trên 30. 000 từ để phổ biến trong
tiếng Việt làm gì?! Từ đây vấn đề được đặt ra:
1/ Ngay bản thân người Hán vào đầu thế kỷ XX - tức là một xã hội rất phát triển với mọi quan hệ xã hội phức tạp, bao gồm cả đời sống sinh hoạt xã hội và quan hệ xã hội - so với hàng ngàn năm trước đó; nhưng họ chỉ cần 1000 chữ phổ thông để xóa nạn mù chữ.
Vậy xuất phát từ nhu cầu gì của người Việt để cần phải có cả một hệ thống hơn 30. 000 từ tiếng Việt Nho trong việc mô tả từ Hán?

2/ Chủ thể xuất xứ để tạo ra cả một hệ thống tiếng Việt Nho - quen gọi là từ Hán Việt ấy - là tổ chức nào trong lịch sử?
Bởi vì, để tạo ra cả một hệ thống gần 30. 000 từ đó, cần phải có một tập hợp những tri thức cao cấp, chuyên ngành làm việc một cách qui mô và có tính hệ thống trong một cơ chế tổ chức chặt chẽ.
Chưa hết, hệ thống gồm 30. 000 từ Việt Nho này còn cần những quyết định cấp quốc gia để phổ biến và lưu truyền đến ngày nay.
Nó không phải chỉ vài chữ như "bánh dầy" hay "bánh giày", "Thúy" hay "Thúi" , "Cố Ngự" hay "Cổ Ngư" do vài nhà ngâm cứu đề xuất, mà còn rất chật vật. Đây là cả một hệ thống ngôn ngữ Việt Nho với cái mà chính những người phủ nhận truyền thống văn hiến Việt cho là : 70% tiếng Việt liên quan đến ngôn ngữ Hán. Híc!
Trong lịch sử hơn 2000 năm nay của cả Trung Quốc và Việt Nam - tức sau khi nhà nước Văn Lang của Việt tộc sụp đổ ở bờ Nam Dương Tử - không hể nói tới một tổ chức quốc gia và một tập hợp qui mô của những nhà tri thức để có hệ thống 30. 000 từ Việt Nho này. Tất nhiên, vì nó không hề xảy ra vào thời Hán tộc xâm lược và cai trị Việt tộc ở Nam Dương tử.
Chính tính qui mô của hệ thống Việt Nho và - xin lỗi - ngay thời hiện đại với tập hợp những nhà tri thức chuyên ngành với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế cũng không thể thực hiện được một cách dễ dàng. Chưa nói đến từ hàng ngàn năm trước. Điều hiển nhiên này đã bác bỏ xuất xứ Hán của hệ thống Việt Nho, không thể do người Hán tạo nên trong quá trình Hán hóa nền văn hiến Việt. mặc dù ngay từ đầu có thể không phải có ngay 30. 000 từ như vậy.
Thưa quí vị.
Nếu thời Hùng Vương chỉ là
"một liên minh bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố""địa bản sinh hoạt chỉ vỏn vẹn ở đồng bắng sông Hồng" thì không cần thiết phải Hán hóa ký tự Hán ra ngôn ngữ Việt.

Còn tiếp
============================
* Theo wikipedia.org/wiki/Chinh_phụ_ngâm

13 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NGÔN NGỮ VIỆT
Tiếp theo.

HỆ THỐNG CHỮ VIỆT CỔ CỦA NHÀ VĂN KHÁNH HOÀI
Việc công bố hệ thống chữ Việt cổ của nhà văn Khánh Hoài đã gây sự chú ý đặc biệt của dư luận. Hầu hết các nhà nghiên cứu có tên tuổi đều tỏ ý phản bác và không công nhận, khiến đến nay nó bị "chìm xuồng". Trong các ý kiến phản bác thì đáng chú ý nhất là lập luận của Giáo sư Lê Trọng Khánh. Còn các nhà khoa học khác chỉ là phản bác chung chung, theo kiểu "chưa có cơ sở khoa học", hoặc là "ghi nhận tinh thần yêu nước"....Đối với các nhà khoa học khác, lập luận của họ không có gì để phải tranh luận. Vì họ không hề có luận điểm phản biện rõ ràng. Trên thực tế - thể hiện qua thông tin báo chí, họ chỉ lấy cái danh vị học thuật để phủ nhận chung chung.
Những luận điểm phản bác loại này, tôi đã biện minh và phản biện trong một chủ đề riêng trên diễn đàn này, quí vị quan tâm có thể tham khảo theo đường link dưới đây:

http://diendan.lyhoc...va-chu-viet-co/
Nhưng với giáo sư Lê Trọng Khánh, ông đưa ra luận điểm học thuật là: Hệ thống chữ Khoa đẩu của nhà nghiên cứu Khánh Hoài có nguồn gốc từ hệ thống chữ Tày - Thái. Đây là vị học giả duy nhất đưa ra luận điểm học thuật dể phản biện nhà nghiên cứu Khánh Hoài.
Thực ra, trong bài viết của mình, tôi đã biện minh cho nhà nghiên cứu Khánh Hoài trước luận điểm của giáo sư Lê Trọng Khánh. Nhưng nó chưa mang tính hệ thống và tập trung. Nên tôi giành riêng bài này để thể hiện tính khoa học thật sự của hệ thống chữ Khoa đẩu của nhà nghiên cứu Khánh Hoài và chứng minh luận điểm của giáo sư Lê Trong Khánh chỉ xuất phát từ cái nhìn cục bộ.
Giáo sư Lê Trọng Khánh là người có nhiều năm nghiên cứu về chữ Khoa Đẩu và ông có nhiều công trình nghiên cứu về loại chữ này. Ông là người tôi rất kính trọng, vì chính ông đã giới thiệu tôi với cơ quan văn hóa Lào Cai, để tạo điều kiện thuận lợi trong dịp khảo sát bãi đá cổ Sapa từ 15 năm trước. Ông cũng tặng tôi nhiều sách của ông nghiên cứu về chữ Việt cổ. Trong sự tranh biện học thuật này, tôi vẫn giữ sự kính trọng với ông, khi làm sáng tỏ chân lý của vấn đề.
Trong phản biện học thuật, nhất là đối với một công trình có tính chất phục hồi những giá trị tìm về cội nguồn văn hóa dân tộc như nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền với một tính thần được gọi là "yêu nước" thì tôi nghĩ nó phải là một sự phản biện nghiêm túc của những người có bằng cấp và được gọi là học giả. Một sự phản biện nghiêm túc trong học thuật là:
Người phản biện phải chỉ ra cái sai trong hệ thống luận cứ của công trình học thuật bị phản biện.
Ở đây, qua đường link thể hiện những ý kiến của những học giả tên tuổi trên phương tiện truyền thông chính thống thì chỉ là sự phủ nhận trắng trợn với thái độ vô trách nhiệm, qua sự thể hiện không quan tâm đến văn hóa cội nguồn dân tộc, mà chí ít là chính họ cho rằng: "Thể hiện lòng yêu nước" của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền.
Chẳng phải ngẫu nhiên, cá nhân tôi sử dụng chuẩn mực Việt sử 5000 năm văn hiến để đo tất cả mọi sự kiện, hiện tượng cho đến từng hành vi của con người trên thế gian.
Cá nhân tôi, không phải dễ dàng chấp nhận ngay cả những công trình nghiên cứu có xu hướng chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến - Nếu như những công trình đó có những lập luận không chặt chẽ. Rất nhiều người công bố các công trình nghiên cứu của họ, chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, liên quan đến Lý học Đông phương. Nhưng từ nhiều năm nay, tôi vẫn chỉ trung thành với những phương pháp và luận điểm của mình.
Ủng hộ một luận điểm sai về mặt học thuật, dù cùng có một mục đích, sẽ gây ảnh hướng rất lớn đến hệ thống luận điểm của tôi. Chưa nói đến việc nó thể hiện sự hồ đồ, dốt nát khi ủng hộ một luận điểm sai.
Nhưng với vấn đề chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền, tôi chiệm nghiệm rất kỹ. Tôi theo cụ Xuyền nhiều năm, từ 2007, qua những buổi trình bày của cụ, tìm hiểu và so sánh đối chiếu từ phương pháp nghiên cứu, tư liệu, những bằng chứng cụ dẫn và những luận cứ của cụ. Tôi được cụ tặng rất nhiều sách của cụ và những tư liệu liên quan, kể cả cuốn Tự điển Việt Bồ La. Khi tôi nhận thấy hệ thống luận cứ của cụ thật sự phù hợp với tính khách quan khoa học, tôi mới tích cực ủng hộ.
Tôi bỏ sang một bên tất cả sự phản đối chung chung của những học giả vô trách nhiệm, quay lưng lại với cội nguồn văn hóa dân tộc. Ở đây, tôi chỉ trình bày sự biện minh của tôi với hệ thống chữ Việt cổ của ông Đỗ Văn Xuyền trước vấn đề được đặt ra của giáo sư Lê Trọng Khánh.


Còn tiếp

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NGÔN NGỮ VIỆT
Tiếp theo.

HỆ THỐNG CHỮ VIỆT CỔ CỦA NHÀ VĂN KHÁNH HOÀI

Trong buổi giới thiệu Chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Khánh Hoài tại hội trường Liên hiệp các Hội khoa học Việt Nam, tôi đã phát biểu: "Công trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền, là nét vẽ cuối cùng hoàn chỉnh bức tranh mô tả Việt sử 5000 năm văn hiến".
Bởi vì một nền văn minh được thừa nhận thì phải có chữ Viết để duy trì và phát triển nên văn minh đó. Đây là một điều kiện hiển nhiên để minh chứng rõ hơn khi xác định một nền văn minh đã tồn tại. Nhưng điều kiện này không phải là một tiêu chí bắt buộc. Bởi vì khi một nền văn minh được xác định thì tất yếu nó phải có chữ viết. Vấn đề là hệ thống chữ viết đó cụ thể như thế nào mà thôi. Đó là nội dung của lời phát biểu của tôi trong hội thảo.
Bởi vậy, để chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, cội nguồn của nền văn minh Đông phương, khi đã hoàn chỉnh về mọi phương diện thì tất yếu nền văn minh này phải có chữ viết để duy trì và phát triển nền văn minh đó. Tất nhiên, nó không phải là hệ thống 30. 000 từ gọi là Hán Việt - thực chất là Việt Nho - đó.
Quí vị lớn tuổi chắc cũng biết là trước đây, người ta đã cố gắng chuẩn hỏa một dạng ngôn ngữ gọi là "quốc tế ngữ". Tất nhiên nếu thành công thì những ngôn ngữ phổ biến hiện nay là Anh , Pháp, hoặc Hin đu, Trung Hoa..., đều không cần dùng đến trong giao dịch quốc tế.
Ở Việt Nam, lúc tôi còn là một gã thanh niên mới lớn, đã gặp không ít kẻ mặt vênh lên khi khoe khoang là đi học cái gọi là "quốc tế ngữ", khiến tôi phải ngậm ngùi vì sự dốt nát của mình.
Nhưng đến nay, cái gọi là "quốc tế ngữ" đó, không phổ biến bằng tiếng Ai Cập cổ đại.
Chưa hết, chính người Trung Hoa, bằng mọi cố gắng vẫn không thể nào chuẩn hóa được ký tự chữ Hán ra chữ Latin.
Qua đó, với hệ thống 30. 000 từ tiếng Việt Nho ấy, không thể từ trên trời rơi xuống, ưu ái cho những học giả "mũ cao áo dài", học vị lủng xủng, lẻng xẻng căn cứ vào đấy để rung đùi phát biểu rằng: Ngôn ngữ Việt - là hệ quả của ngôn ngữ Hán.
Ngay cả Hoa Kỳ siêu cường số một thế giới, qua hơn 200 năm lập quốc, cũng chưa có ngôn ngữ và tiếng nói riêng của mình.
Bởi vậy, tôi hy vọng rằng: Trừ những kẻ cố tình phủ nhận những gía trị văn hóa truyền thống Việt sử vì một mục đích nào đó - Còn nhưng ai có chút tỉnh táo của tư duy khoa học, cần suy ngẫm cho kỹ khi cho rằng: ngôn ngữ Việt chịu ảnh hưởng văn hóa Hán và lệ thuộc văn hóa Hán với những từ gọi là Hán Việt trong ngôn ngữ Việt.
Với hệ thống 30. 000 từ Việt Nho, quen gọi là Hán Việt ấy, phải là sản phẩm của văn minh Việt tộc từ trước thời Bắc thuộc. Chỉ có quốc gia Văn Lang - một thể chế tồn tại lâu nhất trong lịch sử văn minh nhân loại (2622 năm) và những bậc trí giả thực sự của nền văn hiến Việt mới có thể hệ thống hóa và Việt hóa, từ một ngôn ngữ cao cấp vượt trội, mới hệ thống hóa được 30. 000 từ và ký tự Hán ra tiếng Việt.
Tất nhiên, một nền văn minh sở hữu một ngôn ngữ cao cấp thì phải có chữ viết để duy trì và phát triển nền văn minh đó. Đó là điều hiển nhiên và không cấn phải chứng minh. Nhưng nếu xác định được một hệ thống chữ viết của nền văn minh đó thì sẽ làm sinh đông thêm những chứng lý cho sự tồn tại hoàn hảo trực quan cho nền văn minh đó. Do đó, vấn đề là hệ thống chữ viết đó cụ thể như thế nào?


2544011167_bb52f4872a.jpg
Chữ Khoa đẩu trên trống đồng Lũng Cú - đặt tại bảo tàng Pháp tại Paris.

Có thể nói rằng: nếu xét về mặt tổng quát thì có thể xác định rằng hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng chữ Việt cổ là chữ Khoa đẩu. Điều này rõ ràng. Dấu ấn của chữ Khoa Đẩu rải rác khắp nơi từ Đài Loan (Có vĩ tuyến ngang với sông Dương Tử, ngay cả chữ Nhật Bản vẫn còn lưu lại dấu ấn của chữ Khoa Đẩu, Đồng bào Tày Thái cũng sử dụng chữ Khoa Đẩu (có một bức ảnh dạy học Bình dân học vụ vào năm 1945, 46 mô tả một giáo viện dạy học đồng bào Tày Thái bằng chữ khoa đẩu. Đã đưa lên diễn đàn). Quí vị quan tâm chỉ cần lên Goolge gõ chữ "Khoa đẩu " là có hàng tá tư liệu về vấn đề này.


Bo%2520doi%2520day%2520CVC.jpg
Dạy chữ Việt cổ trên vùng cao

Cho đến thế kỷ XVII, Nguyễn Hữu Chỉnh trong cuộc họp nội các, cũng đã bàn đến việc sử dụng chữ Khoa Đẩu cho dân tộc Việt để chứng tỏ tính độc lập với văn hóa Hán. Nhưng Nguyễn Hữu Chỉnh đã bác bỏ đề xuất này (Tư liệu của tôi đã đưa lên diễn đàn, khi tìm được tôi sẽ bổ sung sau).

12.jpg
Di sản hệ thống chữ Khoa đẩu tìm thấy ở Lào Cai.

Tôi nghĩ rằng chỉ cần như vậy cũng quá đủ để xác định nền văn minh Việt đã có chữ viết để duy trì và phát triển nền văn minh. Vấn đề cụ thế hệ thống chữ viết đó như thế nào .

Cụ Khánh Hoài đã trình bày một cách rất cụ thể và chi tiết hệ thống ngôn ngữ Việt, trên cơ sở sưu tầm và tổng hợp những di sản còn lại của hệ thống chữ Khoa đẩu của Việt tộc.
Cụ Khánh Hoài đã căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một hệ thống chữ viết của một dân tộc để chứng minh cho hệ thống chữ Việt cổ mà cụ trình bày.
Cụ đã chứng minh rằng: Toàn bộ hệ thống chữ Khoa Đẩu của người Việt cổ mà cụ trình bày, hoàn toàn phủ hợp với những tiêu chí khoa học cho một hệ thống chữ viết của một dân tộc.
Phương pháp chứng minh của cụ hoàn toàn tương tự như phương pháp chứng minh của tôi, khi tôi phục hồi lại thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử.
Sự trùng hợp giữa hai phương pháp chứng minh này, bởi vì cả hai đều chứng minh cho những hệ thống thuộc di sản văn hóa phi vật thể. Đó là một hệ thống lý thuyết cổ xưa và một hệ thống chữ viết đã thất truyền.
Như phần trên tôi đã trình bày: Tôi đã theo cụ Khánh Hoài nhiều năm và tìm hiểu, so sánh đối chiếu rất kỹ những chuẩn mực là tiêu chí khoa học cho một hệ thống chữ viết của một dân tộc với hệ thống chữ Viết mà cụ Khánh Hoài công bố, tôi mới nhiệt tình ủng hộ cụ với tư cách ủng hộ một chân lý đã được làm sáng tỏ.
Tôi cần phải xác định lại một lần nữa rằng: Không phải dễ dàng tạo dựng cả một hệ thống chữ viết hoàn toàn phù hợp với ngôn ngữ của cả một dân tộc và những tiêu chí là chuẩn mực cho hệ thống chữ viết của dân tộc đó. Đây là điều mà tôi đã chứng minh ở trên.
Sự thất bại của hệ thống Quốc tế ngữ, của những cố gắng Latin hóa ngôn ngữ Hán....ở cấp quốc gia và quốc tế, đã chứng tỏ điều này. Bởi vậy, cụ Khánh Hoài với tư cách là một cá nhân không thể tự mình tạo ra một hệ thống chữ viết cho cả một dân tộc - nếu như nó không phải là một thực tế đã tồn tại một cách khách quan trong quá khứ và chỉ để lại những di sản mờ nhạt.
Cụ Khánh Hoài đã chứng minh:
1/ Hệ thống chữ Việt cổ mà cụ trình hoàn toàn phủ hợp với những ký tự cổ được xác định là của Việt tộc tồn tại rải rác trong những bản văn còn sót lại, như: Thanh Hóa Quan phong, Tự điển Việt Bồ La...
Đây là những di sản tồn tại khách quan.
Do đó, sự phù hợp của hệ thống chữ Việt cổ của cụ Khánh Hoài dung chứa những ký tự trong những di sản còn lại, tồn tại một cách hợp lý trong hệ thống đó, hoàn toàn không thể là sự áp đặt chủ quan.
2/ Những tiêu chí cho một hệ thống chữ viết của một dân tộc hoàn toàn phủ hợp với hệ thống chữ Việt cổ mà cụ đã trình bày.
Như vậy, những chứng lý khách quan và khoa học đã được thực hiện đầy đủ và là một công trình nghiên cứu thực sự của một trí tuệ thông minh.
Bởi vậy, những ý kiến phản biện - nếu có - phải chỉ ra:
1/ Mâu thuẫn giữa hệ thống chữ Việt cổ mà cụ Khánh Hoài trình bày với chính những tiêu chí khoa học mà cụ đã nêu.
2/ Phải chỉ ra và những ký tự trong các bản văn cổ - là những di sản tồn tại khách quan - mà cụ trình bày trong hệ thống chữ Việt cổ của cụ là ...không có thật.
Chẳng một nhà gọi là "khoa học" mũ cáo áo rộng, bằng cấp lùng bùng nào ở Việt Nam thực hiện được điều này. Nhưng họ vẫn nhao nhao phản đối, mà đáng nhẽ ra họ là người có trách nhiệm phục hồi và chứng minh điều đó, chứ không phải cụ Khánh Hoài với động cơ mà họ gán cho là "Tinh thần yêu nước" trong công trình nghiên cứu của cụ.
Duy nhất có giáo sư Lê Trọng Khánh đặt vấn đề hệ thống chữ Việt cổ của cụ Khánh Hoài là hệ thống chữ khoa đẩu của dân tộc Tày Thái. Thực chất đây không phải yếu tố phản biện, mà chỉ là đặt vấn đề đối chiếu.
Tôi vốn không phải nhà ngôn ngữ học, nhưng tôi có thể xác định ngay rằng: Giả thiết hệ thống ký tự của đồng bào Tày Thái trùng khớp gần như hoàn toàn với những ký tự trong hệ thống chữ Khoa Đẩu của người Việt cổ mà cụ Khánh Hoài trình bày - tức là giả thuyết thuận lợi tối ưu cho cách đặt vấn đề này - thì điều đó không có nghĩa phủ nhận hệ thống của cụ Khánh Hoài không phải của người Việt cổ. Bởi những yếu tố sau đây:
1/ Dân tộc Tày Thái đã có chữ viết thì tất yếu dân tộc Kinh phải có chữ viết.
2/ Dân tộc Tày Thái là một bộ phận của nhà nước Văn Lang xưa ở Nam Dương tử, cho nên phải có mối liên hệ văn hóa và khả năng họ dùng chung một hệ thống ký tự với Việt tộc hoàn toàn không có gì là lạ. Nhưng chắc chắn với những ngôn ngữ khác nhau giữa Việt tộc và dân tộc Tày Thái thì cấu trúc mô tả ngôn ngữ của những ký tự chữ viết thể hiện ngôn ngữ khác nhau, không thể giống nhau.
Một minh chứng cho vấn đề này chính là rất nhiều quốc gia sử dụng hệ thống chữ Latin. Nhưng rõ ràng chữ Quốc Ngữ của người Việt hiện nay thì không phải cấu trúc mô tả tiếng Anh của hệ thống chữ Latin này. Tất nhiên, chẳng ai bảo hệ thống chữ Quốc Ngữ hiện nay không phải hệ thống chữ Việt vì nó giống chữ Latin của các dân tộc khác trên thế giới.
Bởi vậy, cá nhân tôi - nhân danh cá nhân - tôi xác định rằng: Hệ thống chữ Việt cổ của cụ Khánh Hoài dày công tìm tòi, hoàn toàn đầy đủ yếu tố khách quan của một công trình nghiên cứu khoa học đúng nghĩa. Còn số đông không thừa nhận, đấy là chuyện của họ. Số đông không quyết định tính chân lý. Mà nó chỉ quyết định sự phố biến của một trí thức nền tảng trong xã hội.
Có một nhà khoa học đã hỏi tôi: "Ý kiến của anh về hệ thống chữ Việt cổ của ông Khánh Hoài như thế nào?". Tôi trả lời: "Hoàn toàn là một công trình khoa học thực sự!". Hôm nay tôi trình bày sự biện minh của cá nhân tôi ở đây về tính khoa học thật sự của hệ thống chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền.
Tôi có niềm tin chắc chắn rằng: Không ai có thể phản biện được những luận cứ của cụ Khánh Hoài. Điều này cũng giống như tôi thách tất cả "cộng đồng khoa học thế giới" và "hầu hết những nhà khoa học trong nước" có quan điểm phủ nhận nền văn hóa sử truyền thống Việt, chứng minh được rằng: "Thành Cổ Loa chính là Loa thành của An Dương Vương Thục Phán".


Còn tiếp
======================

VÀI TƯ LIỆU LIÊN QUAN
NHỮNG DẤU ẤN CỦA CHỮ KHOA ĐẨU.
Trong một lần đi mua xôi sáng từ "thời xa vắng", Thiên Sứ tôi thấy bà bán xôi có một xấp giấy in roneo dùng để gói xôi. Thoáng nhìn thấy mấy chữ "Thời Hồng Bàng" và chữ "Khoa Đẩu", tôi vội đề nghị đổi ngay một tập vở giấy trắng mới tinh, vừa mới mua dùng để viết giải Tử Vi cho khách hàng kiếm tiền lay lứt qua ngày. Và quả là những tư liệu quý với tôi liên quan đến chữ Khoa Đẩu. Tất nhiên, thứ "tư liêu tham khảo" nhặt được từ con mẹ bán xôi dạo, chẳng bao giờ là "cơ sở khoa học" để được "khoa học công nhận" cả. Nhưng cái vấn đề chính là ở chỗ nó cho tôi và chúng ta biết người ta đã nói gì về thời Hùng Vương và chữ Khoa Đẩu.
Tôi cứ tưởng đã mất tư liệu này sau ngót cả chục lần dọn nhà. Nhưng may quá, nhân một yêu cầu của nhóm cải cách tôi đi tìm lại một bộ hồ sơ thì thấy được tài liệu này. Tôi xin chụp ảnh vài đoạn và đưa lên để anh chị em và quí vị quan tâm tham khảo.


IMG_9821-Copy-Copy.jpg

Phần này của tài liệu xác định sách Kim Cổ kỳ quan đã nói đến "chữ khoa đẩu" của man sứ khiến vua Đường Minh Hoàng không đọc được.
Sự tích Lý Bạch không đọc được quốc thứ từ man sứ là một sự tích nổi tiếng. Trong đó quan Trung Thư phải cởi giầy, quan Thái Úy phải mài mực. Sự tưởng thưởng của vị vua đào hoa nhất đời Đường này với Lý Bạch là cho phép ông được uống rượu thả giàn trên khắp đế chế nhà Đường và ngân khố của huyện phải trả cho ông ta.

Tài năng của Lý Bạch đã giúp cho đế chế đời Đường giữ thể diện của nhà cầm quyền trước sứ giả lân bang, chỉ vì ông đọc được loại chữ này.


IMG_9823-Copy-Copy.jpg

Phần này của tài liệu cũng xác định các dòng chúa Trịng đã dùng chữ Khoa Đẩu làm chữ riêng- lúc ấy không còn phổ biến như một loại chữ chính thống - nhưng vẫn có người dùng và đọc được, để ghi gia phả cho dòng dõi nhà Trịnh.
Đây là tư liệu đáng chú ý. Nó xác thực cho việc chữ khoa đẩu vẫn còn có người dùng đến thế kỷ XVIII và là cơ sở để các giáo sĩ Tây phương vốn thâm nhập để giảng đạo cho tầng lớp bình dân và đã thu lượm được loại chữ này làm tiền đề cho loại chữ Latin dùng cho người Việt sau này. Đây chính là một trong những luận cứ quan trọng của nhà nghiên cứu Đỗ văn Xuyền.
Tôi sẽ giới thiệu với quý vị quan tâm và anh chị em toàn bộ tư liệu này vào buổi sáng.


===========================
Đây có là một phần tài liệu tìm được ở Trung Tâm, phần tài liệu này được Sư Phụ Thiên Sứ tìm được trong một dịp tình cờ, nay đánh máy lại phổ biến lên cho các bậc học giả, nghiên cứu và cho ý kiến, nếu có bậc học giả nào có được bản hoàn chỉnh và muốn công bố cho mọi người biết xin liên hệ với TT NC Lý Học Đông Phương.

Mục Đồng
167201285511561.jpg
THUYẾT MINH

1.CHỮ KHOA-ĐẨU TỪ THỜI HỒNG-BÀNG:

Kể từ đời Hồng-Bàng (-2879 trước Công-nguyên), đã có chữ khoa-đẩu. Sách Kim Cổ Kì Quan có kể chuyện rằng vào thời vua Đường Minh-Hoàng (713-756) có man-sứ dâng sớ bằng chữ khoa-đẩu, thứ chữ này có hình dạng như con nòng-nọc ( khoa đẩu=con nòng-nọc). Bấy giờ, trăm quan đại-thần không ai đọc được, chỉ có Lí Bạch là đọc được tờ sớ của man-sứ, bởi vì mẹ Lí Bạch là người Tây-vực (bấy giờ thường được gọi là man-bà).

Từ năm 1599 ( Lê Thế-Tông),Quang-Hưng (năm 22), Trịnh Tùng thế-tập tước vương, lấy tước là An-Bình Vương.Tùng bí mật dùng riêng chữ khoa-đẩu để chép gia-phả và các tài-liệu giữ kín trong nội-phủ. Từ khi Trịnh Sâm và Trịnh Cán mất năm 1782, Trịnh Khải tự sát 1786, Trịnh Bồng bỏ chạy trốn mất biệt, không còn tung-tích gì nữa, thì coi như nhà Trịnh mất hẳn. Hiện nay, có người họ Trịnh còn giữ lại được gia-phả của Trịnh-phủ, mà lại nói rằng gốc từ bà Chúa Chè. Như vậy có thể là hậu-duệ của Trịnh Bồng còn giữ được gia-phả họ Trịnh, bởi vì Trịnh Sâm ắt phải dặn Tuyên-Phi (Đặng Thị Huệ) nhận Bồng làm con nuôi, đề phòng trường-hợp Cán không sống lâu. Do đó hậu-duệ của Trịnh-Bồng ắt phải thờ bà Chúa Chè coi như tổ-mẫu.

Chữ khoa-đẩu phát-xuất từ thời Hồng-Bàng,trước cả đời Nghiêu Thuấn và chữ khoa-đẩu Trịnh-gia đều thuộc loại chữ phiên-âm và đều có đuôi nòng-nọc như nhau, mà chúng tôi sẽ mặc-ước gọi là:

CHỮ KHOA-ĐẨU HỒNG-BÀNG (kí-hiệuKD-HB)

Thí-dụ, tước-hiệu Bằng-Lĩnh 1472012114858845.jpg viết bằng chữ KD-HBlà: 1472012114859224.jpg



2.CHỮ NÔM TỪ THỜI LÝ-TRẦN:

Chữ nôm là một thứ chữ quốc-ngữ, gồm có một số hán-tự đọc theo quốc- âm và một số chữ biến-chế từ chữ Hán để đọc các thổ-âm.

Thí-dụ: Câu “Phong-Trần mài một lưỡi gươm

Những phường giá áo túi cơm sá gì”.

Viếttheo chữ nôm như sau đây:

1472012114859975.png

___ ___ mài ___ lưỡi gươm

147201211490442.png

Những ___ ___ áo túi cơm sá gì

Trong câu đó, các chữ không phiên-âm là chữ Hán, các chữ có phiên-âm là chữ nôm.

Muốn sử-dụng được chữ nôm thì cũng phải tinh-thông chữ Hán.

Từ thế kỉ 12, chúng ta đã biết dùng chữ nôm, sau đây là những niên-kỉ sớm nhứt:

Năm 1209, niên-hiệu thứ 5 đời vua Lý Cao-Tông dựng bia Báo-ân khắc bằng chữ nôm (Yên Lãng, Vĩnh Phú).

Năm 1282, niên-hiệu Thiệu-bảo thứ 4,đời vua Trần Nhân-Tông, Hàn Thuyên làm văn-tế đuổi cá sấu. Sử chép: Hàn Thuyên có tài làm thơ phú quốc-ngữ, trong Phi-sa tập có nhiều thơ quốc-âm vân vân . ..

Chữ nôm cùng với chữ Hán suy-tàn dần dần từ khi bãi-bỏ khoa-cử bằng chữ Hán, tức là sau khóa thi hội cuối cùng ( Kỉ Mùi 1919).

3.CHỮ ĐẮC LỘ VÀ VẦN ĐẮC LỘ:

Khi giáo-sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) đến Hội-An vào tháng 12 năm 1624 thì kể từ 1625 một thứ chữ quốc-ngữ mới xuất hiện, dần dần hình-thành do việc truyền-giáo. Chữ quốc-ngữ này được xây-dựng từ những phần-tử của bốn thứ chữ Hi-La-Tây Ban-Bồ Đào. Chúng ta sẽ mặc-ước gọi thứ chữ ấy là:

CHỮ ĐẮC LỘ (ký hiệu DR)

Đồng thời, giáo-sĩ Đắc Lộ cũng dùng một cách ráp vần riêng mà chúng ta sẽ là:

CÁCH RÁP VẦN ĐẮC LỘ (kí-hiệu RV-DR)

Chữ Đắc Lộ tuy được khai-sáng từ năm1625, nhưng thực ra chỉ được thịnh-hành từ năm 1921 (Tân Dậu) bởi vì năm Khải-Định thứ 6, mới bắt đầu qui-định chương-trình mới cho Quốc-tử-giám bỏ chữ Hán, chỉ dùng chữ quốc-ngữ và chữ Pháp.

4.BẰNG-CÔNG DỰ-TRÙ ĐẶT RA CHỮ MỚI:

Năm Bính-Ngọ (1786), vua Lê Hiển-Tông (niên hiệu Cảnh-Hưng 47) mời Hữu Chỉnh ra Thăng-Long để giúp vua Lê.

Bấy giờ chúa Trịnh đã dùng chữ khoa-đẩu trong vương-phủ từ hai thế-kỷ trước (-187 năm từ năm Trịnh Tùng đượcban tước An-Bình Vương).

Bằng-công bèn luận về chữ khoa-đẩu:Chữ khoa-đẩu vốn là chữ của nước ta từ thời Hồng-Bàng. Vần khoa-đẩu vốn rất hợp-lí và thích-hợp với truyền thống ngàn xưa. Tuy-nhiên biểu tượng chữ khoa-đẩu không được toàn- thiện, hình khoa-đẩu là hình con nòng-nọc cụp đuôi xuống là biểu-tượng hèn-hạ cam phận cố-thủ trong một nước nhược-tiểu. Bởi thế chữ khoa-đẩu không thể dùng làm thư-pháp cho một bậc bá-vương. Vậy ta truyền cho các bồi-thần và con cháu đời sau chớ nên dùng chữ khoa-đẩu để tránh vết xe cũ đưa tới nô-lệ và diệt-vong.

Vào thời đó (cuối đời Cảnh-Hưng) thì chữ Đắc Lộ đã được biết trên 160 năm từ đời Lê Thần-Tông (niên-hiệu Vĩnh-Tộ thứ7).

Bằng-công bèn luận về chữ Đắc-Lộ:Chữ Đắc Lộ là những chữ cũ sẵn có, lấy từ các nước văn-hóa suy tàn (Hi-La-Tây Ban-Bồ Đào . . . ). Giáo-sĩ Đắc Lộ chưa từng thiết-trí các chữ ấy bao giờ. Thêm nữa, chữ Đắc Lộ có những khiếm khuyết quá nhiều và vần mà giáo-sĩ đà dùng nhiều khi không được hợp-lí, và không phù-hợp với vần truyền-thống tự ngàn xưa. Bởi thế, chữ Đắc-Lộ cũng không thể dùng cho một sự-nghiệp lâu dài. Vậy ta truyền cho các bồi-thân và con cháu đời sau không nên dùng chữ Đắc Lộ, để tránh vết xe củ đưa tới suy-vong.

Bằng-công bèn luận giềng mối cho thứ chữ ngày sau:

Muốn thiết-trí một thứ chữ mới dùng để làm cơ sở cho một quốc-gia giàu mạnh thì trước hết bộ chữ phải có biểu-tượng cát-tường, âm dương ngũ-hành phải đầy đủ, không được khuyết-phạp, hình-thế thăng-bằng và hòa-hợp,đường nét cương-kiện và súc-tích.

Hành kim, càng mạnh và càng nhiều thì nước càng giàu, nhưng đừng để cho các đường nét cắt phá nhau.

Hành mộc càng sung-túc phồn-vinh thì nhân-lực càng mạnh ,việckiến-thiết càng dễ-dàng.

Hành thủy đừng cho phân-tán, mà cần qui-tụ và được chế-ngự thì việc kinh-doanh càng phát-triển.

Hành hỏa càng mạnh thì học-thuật càng rộng, văn-minh càng cao.

Hành thổ càng vượng thì lòng người càng trung-hậu và tín-thực, biết giữ-gìn căn-bản.

Nếu nhà Lê còn cơ-hội hưng-phấn thì ta nhất định đặt ra chữ mới để tương-lai nước nhà được vinh-quang sán-lạn,không còn lệ-thuộc các nước lớn, ắt gần đây bước lên hang bá-chủ.

5.CHỮ PHI-ĐẨU CÔN-BẰNG:

Bởi vì chữ khoa-đẩu Hồng-Bàng, còn được gọi là hoành-đẩu, xem không được đẹp lắm nên Bằng-công đặt ra thứ chữ phi-đẩu, viết từ dưới lên trên, đơn-giản hơn và đẹp hơn, mà chúng ta sẽ mặc-ước gọi là

CHỮ PHI-ĐẨU CÔN-BẰNG (kí hiệu PD-CB)

Thí-du, tước-hiệu Bằng-Lĩnh viết bằng chữ PD-CB tức là cột đứng ở bên mặt trên đây.

147201211490796.png


6.VẦN CÔN-BẰNG:

Trong chữ phi-đẩu Côn-Bằng, Bằng-công đã dùng một phép ráp vần khác hẳn cách ráp vần của Đắc Lộ, mà chúng ta sẽ mặc-ước gọi là:

CÁCH RÁP VẦN CÔN-BẰNG (Kí hiệu RV-CB)

Thí dụ, danh-từ sau đây:

ráp vần theo Đắc-Lộ là: LƯỠI GƯƠM

ráp vần theo Côn-Bằng là: LƯAI GƯAM

7.HOÀNH-ĐẨU CÔN-BẰNG:

Tiên-sinh Nguyễn Hữu Lâm vốn là hậu-duệ xa của tiên-tổ Bằng-công nên hiểu rành chữ phi-đẩu Côn-Bằng và quen dùng cách ráp vần Côn-Bằng. Đến năm Kỉ Mùi (1919), tiên-sinh vào được tam trường, nhưng lại không ra làm quan, bèn bỏ Hán-học, đổi qua học chữ quốc-ngữ Đắc Lộ và chữ Pháp.

Bởi vì từng chịu ảnh-hưởng Hán-học và lí-học á-đông nên tiên-sinh chú-ý chữ nghiên-cứu lại vấn-đề hình-thành của chữ Đắc Lộ. Về mặt lí-thuyết thì tiên-sinh không thừa-nhận cách ráp vần của Đắc Lộ là hoàn toàn hợp-lí, mà cũng không thừa-nhận phần lớn các chữ Đắc Lộ đã mang quá nhiều khiếm- khuyết. Do đó tiên-sinh đã dùng lí-học, và nói rõ hơn đã dùng Chu-dịch, Thái-huyền và chỉ-số Lưu-Cơ để thiết-trí một chữ quốc-ngữ mới mà tiên-sinh gọi là

CHỮ HOÀNH-ĐẨU CÔN-BẰNG (kí hiệuHD-CB)

Thí-dụ, tước-hiệu Bằng-Lĩnh viết chữ Hoành-đẩu Côn-Bằng như sau:
147201211491381.png



8.HỌC-THUYẾT BIỂU-TƯỢNG (PHENOMENOLOGY) CỦA HUSSERL:

Từ khi tiếp-thu những khái-niệm sơ-đẳng về hoc-thuyết biểu-tượng (phenomenology) của triết-gia Đức Edmond Husserl (1859-1938), chúng tôi càng tin-tưởng vào chủ-trương của tiên-sinh Hữu Lâm cho rằng biểu-tượng, hơn là bản-chất, đã chi-phối mọi thành-bại trên đời. Nói rõ hơn, ngũ-quan và trực-giác có thể giúp chúng ta tiên-liệu được tương-lai. Nhiều khi sự-viêc thực là mỉa-mai và chua-chát khi phải thừa-nhận rằngchỉ cần ngửi một chương-trình hay kế-hoạch, cũng đủ biết kết-cuộc sẽ ra sao!

Bây giờ nếu chúng ta hạn-chế vấn-đề mà chỉ xét riêng chữ quốc-ngữ thì những chữ cái đang sử-dụng cho tên họ một cá-nhân, bảng hiệu một cửa hàng, thương-hiệu một công-ty, quốc-danh của một nước, v.v… có thể giúp chúng ta dự-kiến về tương-lai của cá-nhân hay tập-thể liên-hệ.

Có gì đau-đớn cho bằng khi chúng ta thấy tên họ hay bảng hiệu của một người thân mà lại phạm vào một chữ cái có khuyết-điểm lớn lao, cho nên hậu-vận của người ấy không thể thăng-tấn thêm mãi.

9.LÍ-DO TẠI VÌ SAO NGƯỜI VIẾT BÀI THUYẾT-MINH NÀY KHÔNG NÓI RÕ HẾT NGỌN-NGÀNH GỐC RỄ:

Khi Bằng-công luận về chữ Đắc Lộ (đã được sử-dụng 160 năm về trước) ngài không nói rõ là những chữ nào có những khuyết-điểm nào, đó là vì ngài cảm thấy bất-tiện không nói ra được, sợ rằng xúc-phạm tới cá-nhân nào đó hay tập-thể nào đó.
Đằng khác, khi luận về ngũ-hành, Bằng-công không nói rõ là chữ nào thuộc về hành nào, đó là vì ngài không dám bộc-lộ tất cả chân-lí, nếu bộc-lộ hết như thế tức là “vạch áo cho người xem lưng”. Ngài chỉ luận khái-quát về ngũ-hành để cho người dựng nước ngày sau biết cách thiết-trí chữ mới.
Bây giờ khi xét những tiếng đồng-âm giữa chữ Côn-Bằng và chữ Đắc-Lộ, thì tiên-sinh N.H. Lâm có những khuynh hướng như sau:
- Thay một chữ Đắc Lộ có tánh phân-tán bằng một chữ Côn-Bằng có tánh qui tụ;
- Thay một chữ Đắc Lộ có tánh luân-lưu vô-định bằng một chữ Côn-Bằng có tánh trung-kiên, bền-vững;
- Thay một chữ Đắc Lộ có ngũ hành vô-ích bằng một chữ Côn-Bằng có ngũ-hành hữu-dụng;
- Thay một chữ Đắc Lộ có tánh nhu-nhược hơn bằng một chữ Côn-Bằng có tánh hùng-cường hơn;
- Thay một chữ Đắc Lộ có tánh phá-hoại bằng một chữ Côn-Bằng có tánh xây-dựng
- Thay một chữ Đắc Lộ bất lợi thành một chữ Côn-Bằng ích lợi, vân vân …

10.CHỮ O CÓ CHƯNG VUÔNG:

Từ ngày Bằng-công thua trận tại Thanh-quyết, chịu khổ-hình bốn ngựa phanh thây tại Thăng-Long (Đinh Mùi 1787),Bái đình hầu Nguyễn Hữu Du chết trận, vì chánh-nghĩa nhà Lê;
Từ ngày bà Hoàng-phi nhịn ăn để chết theo chồng khi quan-tài vua Lê Chiêu-Thống được đưa về nước;
Từ ngày giáo-thụ Cao Bá Quát bị hành-quyết vì khởi-nghĩa theo Lê Duy Cự.
Từ ngày các vong-thần nhà Lê đều tuẫn-tiết,thì các trung-thần, nghĩa-sĩ theo nhà Lê không còn được ai nhắc-nhở tới nữa.
Từ khi văn-sĩ Yukio Mishima không nhận giải văn-học Nobel 1967, nhường vinh-dự đó cho văn-sĩ Yasunari Kawabata, rồi đến cuối năm 1970 tự mổ bụng tự sát theo nghi-lễ truyền-thống võ-sĩ-đạo, để phản đối tinh-thần hiếu-lợi cực-đoan của người Nhật-bổn ngày nay, bỏ quên mất tinh-thần trượng nghĩa khinh-tài thuở xưa, đến nỗi mọi việc trên đời biến thành thương-mãi tất cả …

Chúng ta không biết hoc giả Nguyễn Hữu Lâm có giữ vững lập trường dùng chữ O có chưng vuông của bộ chữ Côn-Bằng, chống lại nối chữ O tròn vình, có tánh thương mãi cực đoan của bộ chữ Đắc Lộ ?


NHÓM NGHIÊN CỨU VĂN HÓA CỔ HỌC HỒNG-BÀNG
-HỒNG THỊ PHƯƠNG DANH
-LÊ XUÂN TÙNG
-LÊ XUÂN MAI
Sưu tầm và thuyết minh.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NGÔN NGỮ VIỆT
Tiếp theo.

CỘI NGUỒN NGÔN NGỮ VIỆT
Ngôn ngữ Việt khác hẳn ngôn ngữ Hán. Điều này là hiển nhiên và rất trực quan, không cần phải chứng minh. Nếu ai khó tính và yêu cầu chứng minh thì tôi sẽ khuyên họ nói chuyện với người Hán bằng tiếng Việt. Tất nhiên người Hán sẽ chẳng hiểu họ nói gì. Không những vậy, ngôn ngữ Việt khác tất cả những ngôn ngữ của các dân tộc sinh sống chung quanh vùng Đông Nam Á và cả phương Đông nói chung.
Vậy ngôn ngữ Việt thoát thai từ đâu trong quá trình phát triển của nền văn minh Việt?
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về cội nguồn tiếng Việt và họ cũng đặt ra rất nhiều giả thiết khác nhau. Để có một ý niệm về những giả thuyết về cội nguồn tiếng Việt, quí vị có thể đọc những tài liệu tiêu biểu sau đây:

=====================


NGUỒN GỐC TIẾNG VIỆT
Đăng bởi tuldvnhloc on Tháng Hai 21, 2010
Lê Đình Tư

1. Những quan điểm khác nhau

- Khái niệm Tiếng Việt chỉ có thể dùng để trỏ tiếng Việt từ khi nó bắt đầu tách ra khỏi nhóm Việt-Mường chung cách đây khoảng một nghìn năm, nghĩa là từ khi bắt đầu có cách phát âm Hán-Việt và tiếng Việt đã có đủ 6 thanh điệu. Không nên dùng khái niệm tiếng Việt đối với những giai đoạn phát triển trước đó.

- Theo quan niệm truyền thống, khái niệm tiếng Việt dùng để chỉ các nhóm ngôn ngữ nguồn gốc của nó. Ví dụ: khi tìm hiểu nền văn minh Văn Lang, Âu Lạc… người ta phải tính đến thời đại các vua Hùng cách đây khoảng 4000 năm. Thứ tiếng Việt nguyên thủy đó chắc chắn không phải là thứ tiếng Việt ngày nay.

- Quan điểm của nhà ngôn ngữ học Paulk Benedict hiện được coi là quan điểm hợp lí hơn cả.

2. Quá trình hình thành tiếng Việt

- Tiếng Việt của người Việt vốn có chung nguồn gốc với các thứ tiếng khác ở Đông Nam Á. Nó thuộc họ Nam Á. Họ Nam Á là một họ ngôn ngữ khá lớn, bao gồm những ngôn ngữ được phân bố trên một khu vực rộng lớn, bao gồm phần đông bắc Ấn Độ, một phần Miến Điện, vùng Nam Trung Quốc, một phần Malaixia, phần lớn Cămpuchia và phần lớn Việt Nam.

- Theo các nhà khoa học, cách đây khoảng 6000 năm, khu vực rộng lớn này vẫn còn nói chung một thứ ngôn ngữ gọi là ngôn ngữ Nam Á hay Nam Phương. Cùng với thời gian, các ngôn ngữ họ Nam Á dần dần tách ra thành những nhóm riêng biệt. Đầu tiên là nhóm Munđa ở đông bắc Ấn Độ và nhóm Mèo-Dao ở phía nam Trung Quốc ngày nay.

- Các ngôn ngữ Nam Á có chung những đặc điểm:

+ Có hệ thống ngữ pháp cơ bản giống nhau, ví dụ: khung ngữ pháp của tiếng Việt, Khmer, Lào, Thái… không khác nhau mấy;
+ Có cách cấu tạo từ giống nhau;
+ Có hình thức lặp, láy giống nhau;
+ Cách luân phiên giống nhau.

- Vào những thiên niên kỉ tiếp theo, các tiếng Nam Á chung dần dần tách ra thành các nhóm riêng biệt: Nhóm Munđa ở đông bắc Ấn Độ và nhóm Mèo-Dao ở phía Nam Trung Quốc ngày nay tách ra trước tiên, sau đó có các đợt di dân của những bộ tộc nói tiếng Tạng Miến xuống địa bàn Mianma ngày nay thúc đẩy sự tách riêng một số ngôn ngữ như tiếng Khasi chẳng hạn.

- Vào khoảng trên 4000 năm trước, tiếng Nam Á chung do sự tiếp xúc với tiếng Hán-Tạng và các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ châu Đại Dương (tiếng Papua), đã tách ra thành ba dòng chính:

+ Dòng Đồng-Thái, gồm các ngôn ngữ phân bố ở phần phía nam sông Trường Giang;
+ Dòng Mã Lai-Nam Đảo, gồm các ngôn ngữ phân bố ở phần cực nam Đông Nam Á tiền sử;
+ Dòng Môn-Khơme, bao gồm các ngôn ngữ phân bố ở vùng cao nguyên trung phần Đông Nam Á tiền sử (cao nguyên Cồ rạt ở Thái Lan, cao nguyên Bôlôven ở Lào và cao nguyên khu Bốn cũ (Thanh Hóa, Nghệ An) của Việt Nam). Tiếng Việt được tách ra từ dòng ngôn ngữ này. Do đó, tổ tiên xa xưa của tiếng Việt là tiếng Môn-Khơme, bao gồm hàng trăm ngôn ngữ phân bố thành 3 vùng lớn: Bắc Mon-Khmer, Nam Mon-Khmer và Đông Mon-Khmer.

- Từ tiếng Đông Mon-Khmer tách ra một ngôn ngữ gọi là proto Việt-Katu. Sau một thời gian, ngôn ngữ này lại tách ra làm hai là Katu và proto Việt Chứt. Tổ tiên trực tiếp của người nói tiếng Việt ngày nay là các bộ tộc người nói tiếng proto Việt Chứt này. Các cư dân nói tiếng proto Việt Chứt lúc đầu (hơn 4000 năm trước) sống ở vùng trung du và sơn cước (vùng Thượng Lào và bắc khu Bốn cũ), về sau di chuyển xuống vùng đồng bằng Bắc Bộ ngày nay. Do sự tiếp xúc với các ngôn ngữ Tày-Thái, tiếng proto Việt Chứt thay đổi để trở thành tiếng Tiền Việt Chứt với cơ tầng Mon-Khmer và có sự mô phỏng cơ chế vận hành Tày-Thái. Quá trình này diễn ra ở thời đại mà sử Việt Nam vẫn gọi là thời đại các vua Hùng. Dần dần về sau, tiếng Tiền Việt Chứt đi sâu vào quá trình đơn tiết hóa, thanh điệu hóa và rụng dần các phụ tố để trở thành tiếng Việt Mường chung (khoảng 2700- 2800 năm trước).

- Do quá trình tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán dưới thời Bắc thuộc, vào khoảng từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XII, tiếng Việt Mường chung ở phía Bắc tách ra làm hai: Bộ phận nằm sâu ở vùng rừng núi các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ít bị ảnh hưởng của tiếng Hán hơn nên bảo lưu yếu tố cũ và trở thành tiếng Mường, còn bộ phận ở vùng đồng bằng Bắc Bộ thì do ảnh hưởng của tiếng Hán mà dần dần tách thành tiếng Kinh (tiếng Việt). Quá trình tách đôi hai ngôn ngữ này bắt đầu khoảng hơn 1000 năm trước. Kể từ lúc đó, tiếng Việt mới thực sự trở thành một ngôn ngữ độc lập.

=====================


GS Nguyễn Tài Cẩn - Người soi rọi ngọn nguồn tiếng Việt:
Kỳ I: Những câu hỏi "muôn năm cũ"

(Dân trí) - Tại sao người Việt đọc tiếng Hán mà cứ y như đọc tiếng Việt? Cách đọc Hán-Việt có từ bao giờ? Nó đã biến đổi ra sao qua bao nhiêu thế kỷ? Nguyễn Tài Cẩn muốn trả lời những câu hỏi "muôn năm cũ" ấy.

Là người Việt Nam đầu tiên đỗ tiến sĩ ngôn ngữ học tại Liên Xô (cũ), ông trở thành giáo sư, rồi được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Các công trình của ông nhằm giải quyết những vấn đề về ngữ pháp, ngữ âm tiếng Việt, về nguồn gốc và cách đọc Hán-Việt, về chữ Nôm, văn bản Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Hoa tiên, Thu dạ lữ hoài ngâm... Ông được mời đến giảng dạy tại Nga, Mỹ, Pháp, Nhật...

Chọn hướng nào đây giữa tuổi xuân mơ mộng?
Thuở nhỏ, tôi sống trong nhà bác tôi, cụ Cử nhân Nho học Nguyễn Văn Hạp, cùng ông nội tôi cụ Phó bảng Nguyễn Văn Chấn, tại khu Lục Bộ giữa Đại Nội, Huế. Hai phía tường nhà bác tôi giáp nhà cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm, phụ thân BS Nguyễn Khắc Viện, và nhà cụ Phó bảng Phan Võ, phụ thân GS Phan Ngọc.

Tôi vẫn nghe anh Nguyễn Văn Hường, con bác tôi, khen anh Nguyễn Tài Cẩn học giỏi lắm, mà lại đẹp trai, nước da trắng hồng, râu mép cạo nhẵn phớt xanh. Năm đầu, anh Cẩn học Trường trung học Thuận Hóa, một trường tư do ông Tôn Quang Phiệt mở, mời được nhiều thầy giỏi nổi tiếng về dạy như Đào Duy Anh, Hoài Thanh... Năm sau, anh thi đỗ vào Trường Quốc học Huế, và rồi từ đó, năm nào anh cũng đứng đầu lớp, nhận học bổng toàn phần.

Anh Cẩn học giỏi đều các môn, nhất là môn tiếng Pháp. Anh nuôi kỳ vọng viết văn... Tây! Một lần đến thăm thầy cũ Hoài Thanh, anh bộc bạch với thầy kỳ vọng ấy. Không ngờ thầy bảo:

- Mình là dân An Nam, học tiếng Tây ở xứ "bảo hộ", làm sao có thể viết văn Tây hay bằng các ông, bà nhà văn Tây như ông Honoré de Balzac hay bà George Sand bên "chính quốc" được?

Sau lần đó, anh Cẩn chuyên tâm học tiếng Việt hơn. Rồi anh đâm ra mê làm thơ Việt! Hôm ấy, anh mạnh dạn đem một tệp thơ do anh mới "sáng tác" đến nhờ ông Nguyễn Đình Thư nhận xét. Năm 1942, trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh và Hoài Chân từng khen thơ Nguyễn Đình Thư: “Thể hiện một mối buồn âm thầm, lặng lẽ, thấm thía vô cùng, cái buồn không nước mắt, cái buồn của điệu Nam Bình trên sông Hương”.

Đọc tệp thơ của anh Cẩn, "nhà thơ mới" Nguyễn Đình Thư liền vui vẻ động viên: "Có triển vọng đó!"

Mấy hôm sau, tới thăm thầy cũ Đào Duy Anh, anh xin thầy cho biết ý kiến về tệp thơ kia, với hy vọng thầy cũng sẽ khen hay. Nào ngờ thầy chỉ lơ đãng đọc lướt qua, rồi chậm rãi nói:

- Làm thơ, nếu quả có tài năng thiên phú như Hồ Xuân Hương, Tú Xương hay Tản Đà, Xuân Diệu... thì hãy làm! Chứ nếu không, thì chỉ... toi công! Làm cả nghìn bài, chưa chắc đã có một bài "sống sót" qua năm tháng! Lúc trẻ, mộng mơ nhiều, ưa nói những lời to tát, nhưng rồi, nửa đời nhìn lại, bỗng thấy... trắng tay! Còn nếu làm nhà học giả, thì chỉ cần thông minh, bền chí, có phương pháp tốt, có óc tìm tòi, ắt "kiến tha lâu đầy tổ", sẽ tới ngày có được những khám phá độc đáo với "tuổi thọ" khá cao.

Lời khuyên chí lý của cụ Đào giúp anh Cẩn dứt khoát "hướng nghiệp" đời mình. Anh trở thành nhà Việt ngữ học, chứ không phải nhà thơ.

Thơ Nguyễn Du sai ngữ pháp?

Đầu những năm 1960, nghe nói có vị giáo viên văn trung học say sưa phân tích trước lớp về câu thơ Nguyễn Du trong Truyện Kiều: “Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô”.
- Cái gì đã rụng? - Vị giáo viên kia hỏi.
- Thưa thầy, cái giếng.
- Rụng cái gì?
- Thưa thầy, lá ngô.
- Cái giếng làm sao có lá để mà rụng? Vậy thì, giếng vàng làm sao có thể làm chủ ngữ cho động từ đã rụng? Câu thơ nói trên lẽ ra phải viết: "Một vài chiếc lá ngô đồng đã rụng bên bờ giếng dưới ánh nắng thu vàng".

Vị giáo viên nhếch mép cười khoan dung, rồi nói tiếp: Nhưng, chúng ta không chê trách Nguyễn Du. Cụ khó tránh khỏi những hạn chế của thời đại Cụ! Cách đây hai thế kỷ, khi Nguyễn Du còn ngồi trên ghế nhà trường chưa có sách ngữ pháp tiếng Việt như các em hôm nay. Cụ đâu có cái cơ may được học ngữ pháp tiếng Việt một cách khoa học!

Phải nói rằng, cho đến những năm 60 thế kỷ 20, vẫn còn không ít người muốn đem bộ khung ngữ pháp nước ngoài "đóng đinh bắt vít" vào tiếng Việt, để "phán" rằng câu nói hồn nhiên của các em học sinh "chiếc lá này xanh" cần phải chữa lại thành "chiếc lá này là xanh" mới đúng với cách viết trong tiếng Pháp "cette feuille est verte" hay cách viết trong tiếng Anh "this leaf is green"!

Mỗi ngôn ngữ có những đặc điểm riêng. Lẽ ra họ phải xuất phát từ câu nói tự nhiên của người Việt để phân tích, khái quát hoá, tìm ra quy luật ngữ pháp, thì lại làm ngược lại, bê nguyên xi ngữ pháp nước ngoài áp đặt vào tiếng Việt!

Thật ra, thơ Nguyễn Du rất đúng ngữ pháp tiếng Việt, nhưng sẽ không khớp với cái khung ngữ pháp tiếng Pháp hay tiếng Anh. Chớ nên làm chuyện ngược đời: Gọt chân người Việt cho vừa giày Tây đóng sẵn!

Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Cao Xuân Hạo, khi còn sống, đã có lần cảnh báo: Những câu kiểu "dự án này được tài trợ bởi UNESCO", v..v... là tiếng Việt... "bồi"! Bởi lẽ, nếu cứ trượt dài theo cái đà đó, thì sẽ có lúc một chàng ngố xứ ta nói với người yêu: "Anh được yêu... bởi em"!

Bắt chước ngữ pháp nước ngoài, chẳng tốn bao công sức! Khảo sát tỉ mỉ thực tế việc sử dụng muôn hình muôn vẻ tiếng Việt, để rồi từ đó, mày mò năm này qua năm khác, khám phá ra quy luật nội tại của ngôn ngữ đơn lập này, quả là một công việc gay go, vất vả hơn nhiều! Nguyễn Tài Cẩn, ngay từ đầu, đã đi theo hướng ấy.

Về cuốn Ngữ pháp tiếng Việt: tiếng, từ ghép, đoản ngữ của Nguyễn Tài Cẩn, nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo nhận xét:

"Cách đây 40 năm, bậc đàn anh của Việt ngữ học Nguyễn Tài Cẩn đã đem từ Liên Xô về lý thuyết âm tiết - hình vị, một lý thuyết có thể giúp giải quyết những vấn đề mà một ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt đặt ra cho ngôn ngữ học hiện đại, từ đó vạch ra con đường khắc phục "chủ nghĩa dĩ Âu vi trung" (coi châu Âu là trung tâm/europeocentrism). Tiếc rằng hồi đó không ai hiểu ông!"

Cao Xuân Hạo là nhà ngôn ngữ học có uy tín quốc tế. Cho nên, lời đánh giá của ông về vai trò của "bậc đàn anh của Việt ngữ học Nguyễn Tài Cẩn" trong việc xây dựng ngữ pháp tiếng Việt là rất đáng tin.

Sự "tài tình" của cách đọc Hán-Việt

Một công trình khác của Nguyễn Tài Cẩn cũng mang lại cho bạn đọc trí thức nhiều hứng thú là cuốn Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán-Việt xuất bản năm 1979.

Không ít người Việt Nam - trong đó có tôi - mê thơ Đường. Lớn lên trong gia đình Nho học, ngay từ thuở bé, tôi đã được học thuộc lòng hàng trăm bài thơ Đường như Đề đô thành nam trang của Thôi Hộ:

Tích niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.


Có thể nói, trong cả bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng tiếng Hán ấy, về mặt ngữ nghĩa, chỉ có hai chữ (tích và thử) là hơi lạ lẫm đối với một người Việt chưa có dịp học qua chữ Hán; còn 26 chữ khác thì đều quen thuộc từ lâu. Hơn nữa, về mặt thanh điệu, đọc bài thơ lên, ta cảm thấy bằng, trắc hài hòa, êm tai, đúng niêm luật. Dường như không có khoảng cách 12 thế kỷ giữa nhà thơ Thôi Hộ và chúng ta!

Nhà thơ Nam Trân, qua bút danh Tương Như, dịch rất sát nghĩa:

Cửa đây, năm ngoái, cũng ngày này,
Má phấn, hoa đào ửng đỏ hây.
Má phấn giờ đâu, đâu vắng tá?
Hoa đào còn bỡn gió xuân đây!


Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du mượn ý hai câu thất ngôn cuối bài thơ Thôi Hộ để "sáng tạo lại" thành hai câu lục bát tuyệt hay:

Trước sau nào thấy bóng người!
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông...


Trong tiếng Việt, lớp từ Hán-Việt chiếm một tỷ trọng rất lớn, nhất là ở phong cách nghị luận, khoảng 60-70%. Mức độ phong phú của lớp từ này coi như vô hạn. Những thập niên gần đây, và cả từ nay về sau, khi cần, ta vẫn có thể mượn thêm những từ Hán mới.

Một số nhà khoa học thông thạo chữ Hán, như GS Hoàng Xuân Hãn, đã làm phong phú thêm tiếng Việt bằng vô số từ Hán hiện đại như: định lý, định luật, đẳng thức, phương trình, nguyên tử, phân tử, điện tử... Trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, lớp từ Hán-Việt cũng rất lớn: duy vật, duy tâm, cương lĩnh, chính sách, chiến lược, sách lược, du kích, chính quy, tiến công, phòng ngự, công hàm, hiệp định...

Tại sao cả một lớp từ "đông đúc" như vậy lọt sâu vào tiếng Việt, mà lại không làm thay đổi cấu trúc nội tại của Việt ngữ? Tại sao người Việt đọc tiếng Hán mà cứ y như đọc tiếng Việt? Cách đọc Hán-Việt có từ bao giờ? Nó đã biến đổi ra sao qua bao nhiêu thế kỷ?

Nguyễn Tài Cẩn muốn trả lời những câu hỏi "muôn năm cũ" ấy.

 

Hàm Châu

(Còn nữa)
 

 

=====================


GS Nguyễn Tài Cẩn – Người soi rọi ngọn nguồn tiếng Việt
Đăng bởi tuldvnhloc on Tháng Ba 2, 2011
Hàm Châu

Kỳ II: Lội ngược dòng hơn mười thế kỷ

(Dân trí) – Tìm rõ cách đọc chữ Hán ở kinh đô Trường An (Trung Quốc) đời Đường, so sánh với hệ thống ngữ âm tiếng Việt thời ấy, để xác định cội rễ của cách đọc Hán-Việt và những biến đổi qua các thế kỷ sau của cách đọc ấy.

Cách đọc Hán – Việt bắt nguồn từ đâu?

Không chỉ các nhà ngôn ngữ học Việt Nam và Trung Quốc, mà cả giới Đông phương học quốc tế cũng chú ý đến cách đọc Hán-Việt. Bởi vì, muốn nghiên cứu tiếng Hán trung đại, nghiên cứu cách đọc tiếng Hán ở Nhật Bản theo Go-On (Ngô âm) hay theo Kan-On (Hán âm), hoặc cách đọc tiếng Hán ở Triều Tiên theo cách đọc Hán-Triều, đều rất cần sự so sánh, viện dẫn cách đọc Hán-Việt, để rút ra những kiến giải.

Cứ liệu lịch sử cho biết, ngay từ đời nhà Hán, một số Thái thú Trung Hoa như Tích Quang, Nhâm Diên và Sĩ Nhiếp đã bắt đầu truyền bá văn hóa Hán ở vùng Giao Chỉ, Cửu Chân. Sĩ Nhiếp (187-236 sau CN), Thái thú Giao Châu, mở trường dạy học tại Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh hiện nay), thu hút rất đông sĩ tử, được các sử gia người Việt thời sau suy tôn làm “Nam giao học tổ” (ông tổ việc học đất phương Nam).

Gần đây, đền thờ và lăng mộ Sĩ Nhiếp ở Luy Lâu được Nhà nước ta công nhận là di tích lịch sử – văn hóa.

Nhưng phải đến đời Tùy-Đường thì trình độ Hán học ở Giao Châu mới có thể sánh với Trung Nguyên. Khương Công Phụ, người làng Cổ Hiểm, huyện Cửu Chân, Ái Châu (nay thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) đến Trường An (nay là Tây An, tỉnh Thiểm Tây), kinh đô nhà Đường, dự thi Hội, đỗ Tiến sĩ. Ông được Hoàng đế nhà Đường mời lưu lại Trường An, về sau, làm đến chức Tể tướng Trung Hoa, hiện vẫn còn lưu truyền bài phú Bạch vân chiếu xuân hải. Em trai ông là Khương Công Phục làm đến chức Lang trung Bộ Lễ, cũng ở Trường An.

Các nhà Đông phương học hầu như nhất trí cho rằng cách đọc Hán-Việt hiện nay chính là bắt nguồn từ cách đọc chữ Hán đời Đường (618-907 sau CN) tại kinh đô Trường An, từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán được dạy lần cuối cùng tại Giao Châu trước khi Việt Nam giành được độc lập vào thế kỷ thứ 10.

Từ thế kỷ thứ 10 đến nay, cách đọc Hán-Việt tuân theo quỹ đạo phát triển của tiếng Việt, không còn lệ thuộc vào những gì biến đổi trong ngữ âm tiếng Hán ở bên kia biên giới. Nhiều thế kỷ trôi qua, hai cách đọc chữ Hán của người Hán và của người Việt ngày càng khác xa nhau, đến mức một người uyên thâm Hán ngữ như Phan Bội Châu khi gặp Lương Khải Siêu ở Trung Quốc, chỉ có thể… bút đàm!

Lớp từ Hán-Việt ngày càng lọt sâu vào kho từ vựng tiếng Việt, những nét xa lạ về mặt ngữ âm mất dần và rồi trở thành một bộ phận khăng khít – chứ không phải được “cấy ghép” – của hệ thống Việt ngữ.

Kiến giải riêng từ hàng vạn trang sách

Trên đây, để cho dễ lĩnh hội, tôi đã tóm lược những kết luận cuối cùng. Tất nhiên, trước khi đi đến những kết luận như thế, Nguyễn Tài Cẩn phải bỏ ra biết bao công sức! Chẳng hạn, nói rằng cách đọc Hán-Việt hiện nay là bắt nguồn từ cách đọc chữ Hán đời nhà Đường ở Trường An, vậy thì, vào đời ấy, người Trung Hoa ở kinh đô của họ đọc chữ Hán ra sao? Tiếng Hán đời ấy có những phụ âm, những vần và những thanh điệu nào? Nếu sử dụng cách phiên âm quốc tế hiện nay để ghi lại, thì phải dùng những ký hiệu nào? Nhà khoa học không thể “phán” nếu thiếu luận cứ.

Và nữa, cách đọc chữ Hán của người Việt hồi thế kỷ thứ 8-9 là như thế nào? Gồm những phụ âm, những vần và những thanh điệu nào? Từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 20, cách đọc Hán-Việt đã biến đổi ra sao?

Để trả lời những câu hỏi ấy, phải sử dụng những phương pháp hiện đại của ngữ âm học lịch sử mà, nếu trình bày trong bài báo này, thì sẽ đi quá sâu vào học thuật, sẽ phải sử dụng nhiều biểu bảng, nhiều chữ Hán, chữ Nôm, chữ Anh, chữ Pháp, chữ Nga, nhiều ký hiệu phiên âm quốc tế, rất khó in trên báo chí phổ thông và gây “đau đầu nhức óc” cho bạn đọc không chuyên.

H. Maspéro đã viết bằng tiếng Pháp cuốn Tiếng địa phương Trường An đời Đường (Le dialecte de Tchang-an sous les Tang). B. Karlgren cũng viết bằng tiếng Pháp cuốn Khảo sát âm vị học tiếng Hán (études sur la phonologie chinoise). Đặc biệt, cuốn Thiết vận của nhóm Lục Pháp Ngôn ở Trường An đầu thế kỷ thứ 7 là tài liệu tham khảo quan trọng đối với Nguyễn Tài Cẩn.

Đọc hàng vạn trang sách bằng các thứ chữ Hán, Nôm, Quốc ngữ, Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật… về vấn đề liên quan, đưa ra thêm những luận cứ mới, những kiến giải riêng, Nguyễn Tài Cẩn đã soi rọi đến tận ngọn nguồn cách đọc Hán-Việt, một cách đọc đã giúp người Việt Nam dễ dàng tiếp nhận những tinh hoa của văn hóa Hán – một trong hai nền văn hóa lớn nhất phương Đông – mà không bị “Hán hóa”.

“Chao ôi, thầy kỹ tính quá!”

Chiều hôm ấy, trời lâm thâm mưa. Ông Trần Trí Dõi, Phó Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (thuộc ĐHQG Hà Nội) đưa chị Barbara Niedeer đến nhà GS Cẩn ở một ngõ nhỏ bên đường Hoàng Quốc Việt. Dép bê bết bùn, chị Barbara vừa bước vào nhà vừa vội vã nói:

- Em sắp trở lại Paris. Em đã dịch xong cuốn sách của thầy ra tiếng Pháp. Mong thầy cho phép em đưa in bản dịch.

- Cuốn nào thế nhỉ? GS Cẩn hỏi.

- Cuốn Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán – Việt ạ! Trước kia, em chẳng chú ý mấy đến cuốn sách ấy. Nhưng thầy A. G. Haudricourt “bắt” em đọc! Đọc rồi, em mới cảm thấy hay. Và em quyết định phải dịch. Em nghĩ cuốn sách của thầy sẽ giúp ích nhiều cho các nhà Đông phương học trên thế giới, nếu họ có trong tay bản dịch tiếng Pháp…

Barbara Niedeer viết luận án tiến sĩ về tiếng Hmông-Dao. Chị đã từng sống nửa năm trên bản Hmông cao chót vót. Là người Pháp gốc Thụy Sĩ, chị thông thạo các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, biết cả tiếng Trung Quốc, Việt, Hmông, Dao. Chị hiện làm việc tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS) và là học trò yêu của thầy A. G. Haudricourt, nhà Đông phương học nổi tiếng thế giới.

- Tôi rất cảm ơn cô! Nhưng mong cô thông cảm cho: Gần đây, tôi nghe nói bên Mỹ vừa xuất bản cuốn A Handbook of Old Chinese Phonology (Sách chỉ dẫn về ngữ âm tiếng Hán cổ) của W. H. Baxter, dày tới 900 trang. Tất nhiên, đó là cuốn sách viết về tiếng Hán cổ, nhưng rất có thể có liên quan phần nào đến cách đọc Hán-Việt. Tôi cần tham khảo cuốn sách đó để, nếu cần, thì chỉnh lý đôi chút cuốn sách của mình cho cập nhật. Cô chịu khó chờ một thời gian nhé!

- Chao ôi, thầy kỹ tính quá! – Barbara thất vọng kêu lên.

“Giờ thì mình hết băn khoăn”

Tháng 11/2001, tôi gặp lại GS Nguyễn Tài Cẩn tại Hà Nội sau một thời gian dài ông sống và làm việc cùng vợ tại Matxcơva. Vợ ông, GS N. V. Stankyevich, là một nhà ngôn ngữ học người Nga chuyên nghiên cứu tiếng Việt và tiếng Hán. Trước kia, bà sống và làm việc tại Việt Nam. Sau khi về hưu, do sức khỏe kém, bà trở về Nga. GS Cẩn theo vợ về bên ấy để tiện cho các con chăm sóc.

Thấy tôi đến thăm, GS Cẩn đưa cho xem bản in thử cuốn Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán-Việt sắp tái bản. Phải nói rằng việc xử lý trên máy tính bản thảo cuốn sách này thật… quá ư phiền toái! Trong một câu văn, thường có cả chữ Quốc ngữ, chữ Hán (phồn thể) và ký hiệu phiên âm quốc tế. Rồi, để cho dễ tra cứu, phải giữ nguyên dạng chữ Pháp, chữ Anh, chữ Đức, chữ Nga… ít ai dám nhận việc sửa bản in thử, ngoài tác giả!

- Chắc bây giờ anh vui lòng để chị Barbara Niedeer đưa in bản dịch tiếng Pháp cuốn sách này rồi chứ? – Tôi hỏi.

- Vừa rồi, mình đã đọc kỹ cuốn Sách chỉ dẫn ngữ âm tiếng Hán cổ của W. H. Baxter. Rồi đọc cả cuốn Phục nguyên hệ thống ngữ âm tiếng Hán cổ của nhà bác học Nga S. A. Starostin. Hai ông đưa ra một số luận điểm về ngữ âm tiếng Hán cổ mà mình rất thích. S. A. Starostin ghi là đã tham khảo sách của mình. W. H. Baxter cũng chủ trương Thiết vận có 8 nguyên âm như trong sách của mình. Giờ thì mình hết băn khoăn…

- Thế anh đã trả lời chị Barbara chưa?

- Mình sẽ gửi email cho cô ấy.
(Còn nữa)

=====================


GS Nguyễn Tài Cẩn – Người soi rọi ngọn nguồn tiếng Việt
Đăng bởi tuldvnhloc on Tháng Ba 3, 2011
Hàm Châu

Kỳ cuối: Chúng ta sẽ rất thiếu những nhà Việt Nam học

(Dân trí) – Là người nhận diện họ hàng xa gần của tiếng Việt từ mấy nghìn năm trước cho đến tận hôm nay, ông cũng cảnh báo một ngày không xa, chúng ta sẽ rất thiếu những nhà Việt Nam học có tầm cỡ.

Nghìn năm trước, tiếng Việt phát âm ra sao?

Lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo) của Nguyễn Tài Cẩn, xuất bản năm 1995, là một cuốn sách trong “cụm công trình” được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Qua 350 trang sách, tác giả đã bước đầu trả lời câu hỏi nói trên.
GS Cẩn và các học trò của ông đã vận dụng có phê phán phương pháp Swadesh, tức phương pháp ngữ thời học (grottochronology). Đó là phương pháp xuất phát từ quan niệm cho rằng, qua thời gian, việc thay thế từ vựng cơ bản cổ bằng từ vựng mới là một việc xẩy ra theo quy luật chung cho mọi ngôn ngữ. Nếu hai ngôn ngữ hay hai phương ngữ A, B cùng gốc tách nhau khoảng 1.000 năm, thì trong bảng từ vựng chúng chỉ còn giữ lại 74% là chung; nếu tách nhau 2.000 năm, thì số từ vựng chung còn lại chiếm khoảng 54%; tách nhau 4.000 năm, thì số từ vựng chung còn lại chỉ chiếm khoảng 30%.
Ông khiêm tốn gọi cuốn giáo trình nói trên là “sơ thảo”. Nhưng thật ra, đó là một công trình lớn, có tính chất mở đường. Để viết giáo trình ấy, ông đã phải tham khảo hàng trăm công trình nghiên cứu tiếng Việt, tiếng Mường và các ngôn ngữ bà con gần xa như các thứ tiếng: Nguồn, Pọng, Mày, Rục, Sách, Mã Liềng, A-rem, Thà Vựng, Pakatan, Phon Soung, Khạ Phong…

Nhận diện họ hàng gần xa của tiếng Việt

Nếu hai ngôn ngữ hay hai phương ngữ A, B cùng gốc tách nhau khoảng 1.000 năm, thì trong bảng từ vựng chúng chỉ còn giữ lại 74% là chung; nếu tách nhau 2.000 năm, thì số từ vựng chung còn lại chiếm khoảng 54%; tách nhau 4.000 năm, thì số từ vựng chung còn lại chỉ chiếm khoảng 30%.
Ngày nay, các nhà ngôn ngữ học quốc tế gần như nhất trí: Tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc họ Nam á, ngành Môn-Khmer, trong tiểu chi Việt-Chứt; quan hệ với tiếng Thái-Kadai dù khá xa xưa, quan hệ với tiếng Hán dù khá sâu đậm, nhưng đó vẫn chỉ là quan hệ tiếp xúc, chứ không phải họ hàng gần. Để có thể hình dung một “ngành” như ngành Môn-Khmer trong ngôn ngữ học phức tạp đến mức nào, ta có thể xem Từ điển Bách khoa Britannica III. Thì ra, trong “ngành” ấy, có hơn… 100 ngôn ngữ! GS G. Diffloth đã lập “bản đồ” về 100 ngôn ngữ đó.
Tiểu chi Việt-Chứt là tiểu chi có đông người nói nhất trong ngành Môn-Khmer, chỉ tính riêng ở Việt Nam, vào thời điểm cuốn sách của Nguyễn Tài Cẩn được in, đã có hơn 60 triệu người. Trong khi ở tiểu chi Khmer chỉ có 7 triệu người; còn ở các tiểu chi khác, mỗi tiểu chi chưa đến 1 triệu người.
Về ngữ âm tiếng Việt thế kỷ 17, cứ liệu Nguyễn Tài Cẩn sử dụng trước hết là cuốn Từ điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum-Lusitanum- Latinum) của Alexandre de Rhodes in năm 1651 ở Rome, Italy.
Đi ngược lên thế kỷ 15-16, Nguyễn Tài Cẩn tham khảo tài liệu An Nam dịch ngữ, một danh sách hơn 700 mục từ tiếng Việt được người Trung Quốc dịch nghĩa và phiên âm qua chữ Hán để dùng trong ngoại giao.
Ngược dòng thời gian xa hơn nữa, thì cứ liệu quan trọng nhất là hệ thống ngữ âm ở các vùng thổ ngữ Mường. Cách đây khoảng 1.200 năm, Việt và Mường cùng dùng chung một tiếng.
Về tiếng Mường, TS Nguyễn Văn Tài, một cộng sự gần gũi của GS Nguyễn Tài Cẩn, đã dày công điều tra 29 thổ ngữ Mường và công bố trong luận án tiến sĩ năm 1983. 29 thổ ngữ đó được xếp vào 9 nhóm nằm rải rác tại các tỉnh Bắc Bộ và bắc Trung Bộ, từ Mường Phong, Mường Thái, Mường Bi đến Giai Xuân, Tân Hợp, Sông Con, v.v. Cũng là tiếng Mường, nhưng người Mường vùng này gọi là con trâu con, thì vùng kia gọi là con nghé; vùng này gọi là chiêng, thì vùng kia gọi là cồng; vùng này gọi là chân, vùng kia gọi là giò… Cũng để chỉ một con vật như nhau, nhưng người Mường nhóm 6 gọi là con dải, trong khi người Mường nhóm 7 lại gọi là con ba ba. Cũng là một hành động như nhau, nhưng người Mường nhóm 8 gọi là chửi, trong khi người Mường nhóm 9 lại gọi là bới, v.v.
Những nghiên cứu của GS Nguyễn Tài Cẩn và các học trò của ông như TS Nguyễn Văn Tài giúp cho những ai yêu tiếng Việt – trước hết là các nhà văn, nhà báo – hiểu tiếng Việt sâu xa hơn và, nhờ vậy, dùng tiếng Việt cẩn trọng hơn, chính xác hơn. Đọc cuốn sách ấy rồi, ít ai còn dám tự mãn nghĩ rằng mình đã hiểu đến tận ngọn nguồn tiếng mẹ đẻ!

Kiếm tìm trong lịch sử xa xăm
Ngược lên quá khứ xa xăm hơn nữa, khoảng 3.000 năm trước, chỗ dựa chủ yếu để nghiên cứu là các ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở vùng núi khu Bốn như tiếng Sách, tiếng Rục, tiếng Mày, tiếng Mã Liềng, tiếng A-rem, và ở vùng bên kia biên giới Việt-Lào như tiếng Thà Vựng, tiếng Ahơ…
So sánh tiếng Việt với tiếng A-rem hay tiếng Maleng, tức là những ngôn ngữ đã tách khỏi tiếng Việt cách đây 2.300-2.500 năm, ta sẽ biết trạng thái khi hai bên còn chung một ngôn ngữ: trạng thái từ 2.500 năm trở về trước.
Căn cứ số liệu tính toán đã được công bố theo phương pháp ngữ thời học, thì tiểu chi Việt-Chứt tách khỏi Việt-Katu cách đây khoảng 4.000 năm. ở sơ kỳ của nó, tiểu chi Việt-Chứt chưa cách xa khỏi khối Katu bao nhiêu. Để nghiên cứu giai đoạn này, ta sẽ tìm cứ liệu ở các tiểu chi khác trong ngành Môn-Khmer.
Rất nhiều tộc người thiểu số, sống ở đông và tây Trường Sơn, nói các thứ thổ ngữ “líu lo như chim hót”, nghe rất lạ tai, hoá ra trong quá khứ xa xăm, họ đã từng nói cùng một thứ tiếng với người Việt!
Còn về ảnh hưởng sâu xa của tiếng Hán đối với tiếng Việt thì, như ta đã biết, GS Cẩn đã có một cuốn sách chuyên khảo riêng.
GS Cẩn cũng cẩn thận tìm lai nguyên của hệ thống phụ âm đầu (âm mũi, âm tắc, âm xát…), lai nguyên của các nguyên âm dòng trước (e, ê, i, iê), các nguyên âm dòng giữa (a, ă, ư, ơ, â, ươ), của hệ thống âm cuối (m/p, n/t, ng/c, u/o (w), i/y (j), và lai nguyên của âm đệm w. Rồi tìm lai nguyên của hệ thống thanh điệu (ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng).
Ông phân tích, tổng hợp các kết quả thu thập được của các đồng nghiệp trong nước và nước ngoài để rút ra kết luận.
Chẳng hạn, M. Ferlus không những nghiên cứu sâu về ngôn ngữ Tiền Việt-Mường (Vietnamien et Proto-Vietmuong, 1975), mà còn khảo sát cả phương ngữ Vinh (La dialecte vietnamien de Vinh, 1991)… M. E. Barker nghiên cứu các âm vị Mường (The Phonemes of Muong, 1968), các phụ âm cuối và nguyên âm Tiền Việt-Mường (Proto-Vietnamuong Final Consonants and Vowels, 1970)…

Bao nhiêu bạn trẻ biết chữ Nôm?

GS Mỹ Keith W. Taylor, nhà Việt Nam học nổi tiếng của Đại học Cornell (Mỹ), sang Hà Nội, nhờ GS Nguyễn Tài Cẩn dạy chữ Nôm cho. Chị Y. S. Wang viết luận án tiến sĩ về chữ Nôm. Còn chị Olga Dror thì lại viết luận án tiến sĩ về bà chúa Liễu Hạnh…
Kỳ trước, tôi đã nhắc đến chị Barbara Niedeer viết luận án tiến sĩ về tiếng Hmông-Dao, rồi dịch cuốn Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán-Việt của Nguyễn Tài Cẩn ra tiếng Pháp.
Mới đây nhất, trong hai ngày 11 và 12/4/2008, tại Đại học Temple (Mỹ), đã diễn ra Hội nghị Nôm học quốc tế để thông báo về những kết quả mới nhất trong việc nghiên cứu chữ Nôm. Đã 82 tuổi, GS Cẩn không sang dự được, mà chỉ gửi đi bản báo cáo: Một số vấn đề về ngành Nôm học. Ông cho biết, hiện nay, chúng ta có hai loại văn bản Nôm: loại đã được khắc in mộc bản và loại ở dạng chép tay. Ông muốn nói về loại thứ nhất, vì những cuộc tranh luận gần đây (như về Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Hoa tiên, v.v) đều liên quan đến loại này. Trong báo cáo đó, GS Cẩn thông báo về việc ông phát hiện một số chữ Nôm cổ còn giữ dấu vết kỵ huý đời Trần.
Tuy nhiên, chúng tôi không định đi sâu hơn vào học thuật mà chỉ muốn lưu ý bạn đọc rằng: Chữ Nôm, văn tự cổ của Việt Nam, hiện đang được nhiều nước biết tới, trong khi ở nước ta thì sao? Đốt đuốc đi tìm cũng khó thấy những bạn trẻ nào còn đọc nổi!
Rồi đây, sẽ có những bạn trẻ nào ở nước ta nuôi chí lớn kế tục sự nghiệp của các học giả lớp trước, dũng cảm bước vào ngành Nôm học hay rộng hơn Việt Nam học, Đông phương học như Nguyễn Văn Tố, Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn Huyên, Trần Văn Giáp, Hà Văn Tấn, Nguyễn Tài Cẩn, Đinh Gia Khánh, Nguyễn Đức Từ Chi, Phan Huy Lê, Trần Đình Hượu…?
Nếu Nhà nước ta không lo lắng, kịp thời thu hút và đào tạo những tài năng trẻ, thì e rằng không lâu nữa, chúng ta sẽ rất thiếu những nhà Việt Nam học có tầm cỡ!
Tôi nhớ mãi điều nghịch lý mà GS Cẩn nói khi chia tay tôi, trở về với vợ con ông hiện đang sống ở Matxcơva.


=====================

Những cái bất ngờ lý thú trong khi tìm hiểu tiếng Việt và nguồn gốc Nam-Á
Bác Sĩ Nguyễn Hy Vọng

Có một nhà ngôn ngữ học rất đặc biệt là ông Paul Benedickt.

Ông này, có lần đến Saigòn chỉ một ngày mà tìm ra bao nhiêu là tiếng Việt dính líu với các tiếng khác ở Đông nam Á, và ông này đã viết nhiều về những gì mà tiếng Tàu đã vay mượn của các tiếng nói khác ở Đông nam Á, giải tỏa cái huyền thoại sai lầm là ai cũng phải mượn tiếng và chữ Tàu mà dùng, trong khi tiếng Tàu chẳng cần mượn tiếng của ai cả.

Những khám phá mới của ông Benedict đã đảo ngược vấn đề ai mượn của ai và làm sáng tỏ thêm về sự đóng góp đáng kể cho tiếng Tàu từ những tiếng khác của các dân tộc trong vùng Đông nam Á [south East Asian linguistic influence upon the Chinese].

Từ 1967, các ông Benedickt Jerry Norman đã nghi ngờ về tên của các con vật năm tuổi / tý sửu dần mão v..v...là do Tàu mượn của các tiếng nói Nam Á

Những chữ Tàu ấy rất lâu đời, được viết lên các mảnh xương từ mấy ngàn năm về trước, khi miền Nam sông Dương tử chưa phải là nơi sống của người Tàu [theo ông Shafer trong sách Ancient China.]

Thật ra từ năm 1935, nhà khảo cổ Georges Coedes cũng đã có nhắc đến tên các con vật trong con giáp [chuột, trâu, thỏ, rồng, rắn v..v.. sao mà giống nhau quá giữa các tiếng Khmer, Lào, Thái và Mường, Việt, mặc dù hồi cách đây 70 năm rồi, ai cũng tin là tiếng Việt là do tiếng Tàu mà ra [Phạm Quỳnh] và rất nhiều ông Hán Việt khác, ngay cả gần đây, ông Nguyễn Phương, Đại học Huế, còn cho là :

... người Việt là người Tàu qua đất Việt ở mà thành ra người Việt [sic]

Suốt 22 năm qua , không những tôi đã góp nhặt được rất nhiều tài liệu ngôn ngữ so sánh [comparative linguistic, cognates studies] chứng tỏ một cách rõ ràng là các tiếng nói ở ĐNÁ đều có chia xẻ một nguồn gốc chung, mà có rất nhiều tên hoa, trái, lá, cây và những con thú vật đều được các ngôn ngữ trong vùng đó gọi tên giống nhau và đặc biệt là tên các con vật năm tuổi.

Sau đây là bảng so sánh lý thú mà các bạn đọc chỉ cần nhìn vào cũng thấy ngay sự giống nhau giữa các tiếng nói anh em ở ĐNÁ , và thấy ngay sự khác biệt với tiếng Tàu.

Các bạn đọc người Thái, Lào hay Khmer cũng có thể đọc ngay chữ của họ và thấy ngay khi họ đọc lên sự giống nhau với tiếng Việt của ta, ngoài ra, ta còn thấy ngay sự giống nhau quá sá giữa tiếng Mường với tiếng Việt !

Bảng so sánh dưới đây, chỉ phiên âm thôi, nhưng có chua thêm tên các con giáp trong tiếng Hmong và tiếng Khasi [chung dòng Mon Khmer với Vietnam ta] để cho bạn đọc dễ thấy nhất quán sự giống nhau đó, dù là tiếng Hmong không cùng một dòng ngôn ngữ với tiếng Việt.

Bảng so sánh tên các trái cây miền nhiệt đới giống nhau biết chừng nào trong khi rất xa lạ với các tên Tàu của chúng nó.

Hai bảng so sánh này chỉ là hai trong hàng ng àn bảng so sánh khác trong quyển


Từ điển các tiếng đồng nguyên với tiếng Việt ở ĐNÁ

gồm cả thảy 275 ngàn tiếng một lẩn tiếng ghép [compound words] đồng nguyên với nhau [cognatics] làm thí dụ và bằng chứng cho nguồn gốc Nam-Á của tiếng Việt vững chắc như đinh đóng cột

trong khi giả thuyết tiếng Việt từ tiếng Tàu mà ra đã bị ê-kíp ngôn ngữ học của Encyclopedia Britanica bỏ rơi [xem đoạn trích dẫn sau đây}

Tiếng Việt do đâu mà ra, ở đâu mà có, có từ hồi nào và lúc ban đầu nó

như thế nào>

Hãy nghe những nhận xét mới mẻ nhất về nguồn gốc tiếng Việt từ Encyclopedia Britanica 1999Encarta Microsoft 2000 :

... a long held notion that identified the Vietnamese with one tribe of the Yueh of southern China has been abandoned ...

... the theory that regards them [the Yueh] as direct ancestors of the Vietnamese conflicts with ethnographic and biological evidences

quan niệm lâu đời cho rằng người Việt là một trong những bộ lạc Yueh hồi xưa ở miền nam nước Tàu bây giờ; quan niệm ấy đã bị gạt bỏ

cái giả thuyết cho rằng dân Yueh ở bên Tàu là tổ tiên trực tiếp của dân tộc Việt mâu thuẫn với những bằng cớ dữ kiện nhân chủng và sinh học hiện đại

all points to strong social and cultural affinities between the Vietnamese and people of the Tai and Indonesian families

... the Vietnamese people represents a racial and cultural fusion...

mọị [sự kiện] đều cho thấy rằng có nhiều điểm rất giống nhau về văn hóa

và xã hội giữa các giống người Việt, người Thái [gốc Tai] và người Indonesian

... modern day Vietnamese share many cultural and linguistic traits with other non-Chinese peoples living in neighboring areas of Southeast Asia

.. the Vietnamese language is distinct, it can be described as a fusion of Mon Khmer, Tai and Chinese elements


người Việt ngày nay chia xẻ nhiều nét văn hóa và ngôn ngữ với nhiều dân tộc không phải là Tàu, đã và đang sinh sống ở những vùng lân cận với họ tại Đông nam Á

Cái tiếng nói của họ thì riêng cho họ, có thể xem như là một hỗn hợp giữa dòng tiếng Mon Khmer, các tiếng Tai và tiếng Tàu


It is now generally believed that the Lac people were the result of a mixture between Australo-Melanesian inhabitants who had lived in the area since Paleolithic times and Asiatic people from China, who later migrated into the area

ngày nay người ta đồng ý nghĩ rằng các bộ tộc dân Lạc [Tàu nói là Lo] xưa là kết quả của một sự lai giống giữa các người Australo Melanesian [Nam Đảo/các đảo miền nam] đã sinh sống tại chỗ, với các sắc dân Á châu [không cứ gì người Tàu] đã tràn xuống, mãi về sau này

The official language of Vietnam is the Vietnamese, a member of the AustroAsiatic language family, a distinct language although it has some similarities to other languages of Southeast Asia and to Chinese.

It's syntax is closer to Khmer

tiếng Việt là tiếng nói chính thức của Vietnam, một nhánh ngôn ngữ của dòng họ Austro Asiatic [Nam Á][miền Nam Á châu] một thứ tiếng nói riêng biệt mặc dù nó có nhiều sự giống nhau với các tiếng nói khác ở Đông nam Á và cả với tiếng Tàu nữa.

Ngữ pháp /cách nói và đặt câu/ của tiếng Việt giống với ngữ pháp của tiếng Khmer


(theo Encarta Microsoft 2000]

Những lời nói trên như là những gáo nước lạnh dội lên lưng những ai còn nghĩ là tiếng Việt chỉ là một thứ con rơi con rớt, con hoang, con nuôi của tiếng Tàu:

Ông Huỳnh tịnh Paulus Của đã viết trong bài mở đầu của từ điển Đại Nam quốc âm tự vị [1895] :

ấy người Giao chỉ điêu tàn thì tiếng nói cùng chữ nghĩa Giao chỉ cũng phải lạc...nếu chẳng tham dụng chữ Trung quốc thì sao cho thành tiếng nói An nam?’ [sic]

chú ý : chẳng qua là ông ta lầm cái tiếng với cái chữ, và đặt cái cày trước con trâu !

Ông Phạm Quỳnh, đã nói cách đây 80 năm rằng:

... quốc văn tất phải có nguồn gốc từ đâu mà ra, và nguồn gốc ấy tức là Hán văn, quốc văn là cái văn nguồn gốc từ chữ nho [sic] không thể bỏ chữ nho mà thành lập được

Ông Phạm duy Khiêm, đã nói, khi cọng tác với cụ Trần trọng Kim làm quyển Việt Nam văn phạm, rằng

cette langue est encore au stade des langues tribales [sic]

[tiếng Việt đang còn ở giai đoạn ngôn ngữ của một dân tộc thiểu số]

chú ý : hiện nay tiếng Việt có độ 80 triệu người nói và đứng thứ 14 về số đông người nói trên thế giới!

Ông Lê ngọc Trụ, cách đây 40 năm, nhìn đâu cũng thấy tiếng Tàu, nên đã gượng ép gán cho rất nhiều tiếng Việt, từ Việt những cái âm hưởng đồng nguyên giả tạo [false cognatic inferences ] với tiếng Tàu hay âm Hán Việt mà không hề đưa ra bằng chứng có thật về đồng nguyên với các ngôn ngữ khác ở Đông nam Á :

chỉ sinh ra [sic] giấy

tranh sinh ra giành

chủng sinh ra giống

chính sinh ra giêng [sic] / chính nguyệt là tháng giêng!

khang sinh ra xương

cấp sinh ra gấp

cương sinh ra giềng [- mối]

tiết sinh ra Tết

tải [chuyên chở] sinh ra chài [ghe chài][?!]

Ta hãy xem dưới đây nguồn gốc [cognates] thật sự của các tiếng trên :

GIẤY [paper / papier]

Mường : k-chấy

Burma : s-giuếy

[nếu bảo là âm này là Tàu thì tại sao người Mường và Burma còn phát âm giống Việt hơn nhiều?]

GIANH [to dispute, compete, vie for, to accaparate, take away from, ][se disputer, entrer en compétition, s'emparer de]

Mường : chènh, chèng

Nùng : cheng tranh giành

Thái : pr-chành

gièng

chjing giành nhau

Mon : k-giành

Khmer : pr-chèng

chèng

kòn-nhèng

tròn-chèng

Indonesia : saing giành giựt

[nếu bảo là do chữ tranh của Tàu mà ra thì tại sao không nói là cạnh giành, giành thủ, giành chấp, chiến giành! màlại nói là cạnh tranh, tranh thủ, tranh chấp, chiến tranh?]

GIỐNG [species, gender, race][espèce, genre, race]

Hmong : t-zống

Thái : kh-yong

kh-giống

GIÊNG # tháng giêng [first month of the lunar calendar][premier mois lunaire]

/ không phải là do chữ chính ? mà ra !

vì nguồn gốc và nghĩa nó khác hẳn:

Thái : chiêng giêng

đươn chiêng tháng giêng

đươn kiêng tháng giêng

Nùng : chiêng giêng

hươn chiêng tháng giêng

Lào : đươn giêng tháng giêng

Burma : a-yiêng [đầu tiên, trước hết]

Pali/Sanscrit : yir id

Chàm : bulăn đhia tháng giêng

[nếu bảo là do chữ chính của Tàu mà ra, thì tại sao không nói là giêng trị, giêng quyền, giêng sách [sic]v..v.. mà lại nói chính trị, chính quyền, chính sách] ?

XƯƠNG [bone][os]

một tiếng rất hay nói : [bộ -, - xóc, - xẩu, gãy - v..v...] mà ông Lê ngọc Trụ gán cho nó một âm hưởng Hán Việt là khang [sic], trong khi hàng chục đồng nguyên của hàng chục ngôn ngữ anh em với tiếng Việt dưới đây, cho thấy quá rõ nó nguồn gốc từ đâu:

Mường : xang

Nùng : xang

Khmer : x-ưang

Aslian[bên Malaysia] : xương

Hmong/Mèo : x-âng

Bahnar : x-ang, k-xang

Sedang : k-siang, k-xiang

Katu, Bru : ng-ang

Rengao : k-xâng

Mdrah, Didrah, Todrah

[gần Kontum] : k-xeng

Palaung/Wa : x-ang

Mundari, Santali

[đông bắc Ấn độ]: xang, zang, jang

[hàng chục sắc dân này đâu có dính dáng gì đến Tàu đâu, họ đều phát âm như Việt vậy]

GẤP [hurried, hasty, urgent][urgent, en hâte, hâtif]

Malay: gapah

Thái : khu-ấp

khấp

k-kấp k-kap gấp gáp !

hu-ấp háp id

h-ngốp h-ngap id

Khmer : hi-ấp id

Saora[dòng Munda} : s-gấp id

Lào : hấp / rấp id

hấp rịp gấp và rộn rịp!

hấp pày đi gấp

Chàm : h-gấp gấp, vội

[cả vùng ngôn ngữ Đông nam Á mấy trăm triệu người cũng nói vậy, đâu phải chỉ là vấn đề riêng giữa Việt và Tàu đâu? mà bảo là gốc Tàu!]

GIỀNG [- mối]

English : established customs, habits, patterns of transaction, business or ways of life

Francais : coutumes, habitudes de vie, pratiques de transactions

một chữ nghe âm hưởng rất làViệt và có vẻ quê mùa, vậy mà dính gốc với Thái Lào thuần ròng và đúng điệu !

Thái : yiềng [kiểu cách, cách thức đường lối]

ji êng id

Khmer : riềng hình thức, kiểu mẫu, mô hình

Lào : yiềng sự sắp xếp, xếp đặt, dàn xếp

[chữ giềng tự nó đã có nguồn gốc rõ ràng, cần gì phải gượng ép bắt nó dính líu vào chữ cương của Tàu? ]

TẾT [ngày -, ăn -, pháo -, chúc -, lễ -, hội -, mừng -, đi -, biếu -, quà -, sắm - // - nhất, - ta, - tây v.. v..]

Tết là ngày hội hè đầu năm

Eng : lunar new year festival, celebration, holidays

Fr : nouvel an oriental, du calendrier lunaire

một tiếng ‘nhức nhối’ về ý nghĩa, các ông Hán Việt cho là nó đọc trẹ cái âm của Tàu là tiết [season, time, climate change...]

từ điển Huỳnh tịnh Paulus Của :

tiết đầu năm [sic]

Từ điển Khai trí tiến đức : không hề cho rằng tết là tiết .

Từ điển của Al de Rhodes : có nhắc đến những từ ngữ : tết năm, tết ai, ăn tết

Nhưng coi chừng, cả mấy chục ngôn ngữ ở Đông nam Á không dính dáng gì đến Tàu cũng nói như vậy! coi chừng bé cái lầm. Sự thực cái lầm này không bé tí nào, nó lầm lớn lắm và lầm lẫn đã hơn hai ngàn năm nay rồi, hãy xem xét trong các ngôn ngữ sau đây:

Nùng : Tét Tết

nièn Tét năm Tết

Chàm : băng Tít ăn Tết [băng là ăn]

Tít Tết [lễ tháng năm của lịch Chàm]

bùlăn Chết tháng Tết

Khmer: Chêtr lễ tháng năm [lịch xưa của Khmer]

tháng gió mùa bắt đầu thổi ngược lại

tháng của mùa gió nồm ở Đong nam Á

tháng của mùa mưa đến trên lục địa Ấn và miền ĐNÁ

[Tùy theo vị trí từng nước, mưa đến với gió mùa từ cuối tháng tư đến cuối tháng năm ]

tên tháng 4 và 5 của lịch Ấn xưa

khae Chết tháng tết [tháng 4 dương lịch] khae là tháng

tháng Tết Khmer # 13 tháng tư dương lịch

# 23 tháng ba âm lịch

Chết khal thời gian có lễ Tết ấy [khal là thời gian, lúc, khi ]

Thái : Thết

thết khal mùa tết, những ngày tết

[annual Thết celebration / new year propitious ritual]

thết Thày tết Thái / Thái new year ritual celebration

Trếts # Tết [từ điển Francais -Thái của Pallegoix]

trêts chền Chinese new year [ chền là Tàu]

chêtr fifth lunar month # mid April

trôts lễ hội đầu mùa mưa của lịch Thái xưa, cuối April-May

trôts farăng dịch là Tết hoa lang [western new year]

chú ý: farăng # Hoa lang # occidental, western

Zhuang : SIT Tết của người Zhuang bên Quảng Tây, một bộ tộc thuộc

dòng Tai, họ đông đến 25 triệu người, nói tiếng thái xưa

đươn sít tháng tết [yearly monsoon festival ritual celebration]

Mon : K-têh first days of Mon new year

Nepal : Teej [Teetj Brata] lễ đầu năm của người Nepal

[theo báo Người Việt Oct 9, 1992/ số báo 305]

Mustang : Tij, tiji ngày lễ mùa mưa đến [xứ Mustang ở sát với Nepal]

Đông Bắc Ấn độ : Teej # monsoon festival[theo National geographic thì : swinging in celebration, village girls sing the ancient melodies of Teej , the festival marking the return of the monsoon and the promise of prosperity] xem hình.

Sau cùng , cái cú dứt điểm [knock out punch] chấm dứt cái quan niệm sai lầm 2100 năm hơn của chúng ta là cái cú [coup]này:

Chính Khổng tử cũng không hề nói tết là do tiết mà ra ! Ông nói rằng :

...’ ta không biết tết là gì! nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man[sic] họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó mà không phải là những ngày đầu năm của chúng ta.

Nghe đâu họ gọi là Tế-xạ ‘[sic] / theo kinh Lễ ký /

Nếu Khổng tử nghĩ rằng tiết sinh ra tết, sao lại còn đi phiên âm một cách khá vụng về là Tế-sạ làm gì ? Chữ tiết của Tàu dù là đời Khổng tử đi nữa làm sao mà trẹ cái âm thành ra tế-sạ được? Bởi vì ổng không nghĩ như thế!

Rồi không lẽ ổng không nghĩ như thế mà ta lại cứ khư khư bo bo mà suy nghĩ như thế làm gì nhỉ, hơn nữa có cả chục ngôn ngữ khác chẳng ăn thua gì đến tiếng Tàu mà cũng lại nói trại trại trẹ trẹ # Tết y như ở trên làm ta phải suy nghĩ lại về cái hiểu lầm tết # tiết

CHAI [kẻ -, ông -, người -, bạn -, tay -, thuyền -, đi -, làm nghề -, thả -, kéo -, đan -, quăng -, cất -, dở -, kéo -, vạn -, làng - // - lưới, - cá // chóp -, nắm chóp -]

~ chài là cái lưới cái rớ, cái đồ đánh cá, dụng cụ để bắt cá

~ chài là tung ra, rải ra, quăng ra, vất ra, ném ra, lia ra, liệng ra, làm cho bung ra

~ chài {nghĩa bóng} là quyến rủ, dụ dỗ, mê hoặc, nhử cho ai bị mắc bẫy, mắc lưới, vào tròng {chài gái, chài yểm, đi chài kẻ khờ khạo]

Eng : fish net, fish trap / to throw a fish net, to set a fish trap / to trap, to entrap, to lure into entrapment, to catch with a snare, to ensnare

Fr : filet de pêche, épervier, tramail, carrelet de pêche / jeter l'épervier / jeter un sort, envouter, captiver qq par des paroles douceureuses

Pali/Sanskrit/Thái : chal cái chài[ # lưới, rớ]

Lào : chal cái chơm tre để chơm cá

Chàm : chal cái chài, lưới cá, rớ cá

thrah chal # thả lưới, thả rớ để bắt cá

Indonesia : jala cái chài[lưới, rớ, dụng cụ bắt cá]

mata jala mắt lưới

chjala cho vào lưới, làm cho mắc bẫy, gài bẫy

chú ý: nghĩa bóng cũng giống nhau giữa tiếng Indonesia và Việt !

Bấy nhiêu cũng đủ đánh gục cái quan điểm hời hợt giả tạo là tiếng Tàu tiếng Việt một lò mà ra [sic]

Ông ấy lại còn viết : ‘trong sự truy nguyên, còn xét những tiếng gần với tiếng Mường Chàm Thái Khmer, Mã lai; công việc này ngoài phạm vi chính tả của chúng tôi ‘[sic]

Vậy hóa ra ổng làm như thể là những tiếng đó không có chính tả, muốn viết sao thì viết à?

Tại sao ông ấy lại cứ phải né tránh, mà chỉ muốn truy nguyên riêng cho Hán Việt?

Đã gọi là truy nguyên mà cứ nhè một ngườI / đối tượng mà truy thôi, hèn gì mà đối tượng đó lãnh đủ ! có bao nhiêu tiếng Việt , ổng đều quy cho là tại tiếng Tàu mà sinh ra cả!

Cũng tội nghiệp cho tiếng Tàu, ai ăn đâu mà mình phải chịu trận.

Vậy thì chân tay ở đâu mà sinh ra, không lẽ do thủ túc mà sinh ra?

mặt mũi, mắt ở đâu mà sinh ra, không lẽ lại bảo là ngoài phạm vi chính tả của ổng?

Tệ hơn nữa là gần đây, ông Nguyễn Phương, giáo su Đại học Huế trước 1963, còn viết:

‘... người Việt chẳng qua là người Tàu [sic] mà tràn xuống sinh sống ở vùng quanh châu thổ sông Hồng hiện nay, rồi khi đủ điều kiện thuận tiện [sic] thì trở thành người Việt...! [xin miễn phê bình]

..’ tiếng Việt chẳng qua là tiếng Tàu xen lẫn một vài tiếng Mường tiếng Mọi mà thôi {sic]...vì chẳng qua gặp dịp có thêm một vài tiếng để mà tiện nói chuyện hay buôn bán với họ ..’[sic] [miễn phê bình luôn vì nhận xét ấy quá kì !]

Cũng may là có một số ít học giả [Nguyễn háo Vĩnh, Nguyễn văn Ngọc, và Dương quảng Hàm] đã nhìn xa thấy rộng và mong hiểu biết rõ thêm về nguồn gốc thật sự của tiếng Việt, như ông Dương quảng Hàm đã nói, khoảng năm 1941:

..’Lạ thay cho nước mình, có tiếng nói mà không hề ai học tiếng, không đâu dạy cách dùng tiếng, không sách nào nói đến nghĩa tiếng, cùng mẹo đặt câu...

chưa từng ai nghiên cứu học hành tiếng An nam cả...

[cái tinh đời của ông Dương quảng Hàm là hiểu rằng chữ viết không phải là tiếng nói, viết ra mà không hiểu thì cũng như không!]

Các nhà ngôn ngữ học hiện đại đều công nhận cái ưu tiên của lời nói hơn chữ viết rất nhiều [primacy of the spoken words over their written forms]

Tôi xin đưa ra một thí dụ trong hàng ngàn thí dụ :

người Việt ta viết được chữ đau đớn, [dù là bằng cách viết a b c hay bằng chữ Nôm] nhưng ta đâu có hiểu đớn là gì?!

Có cả # 5000 tiếng Việt như là đẹp đẽ, mới mẻ, sạch sẽ, vui vẻ, da dẻ, v..v.. nếu chỉ viết vào đây thôi, ba ngày cũng chưa hết, vậy mà người Việt ta đâu hề có hiểu là gì ?!

Khuyết điểm mà ông Dương quảng Hàm nhận thấy đó nay đã được bổ túc :

Bộ từ điển đồng nguyên tiếng Việt và các tiếng Đông nam Á / Vietnamese and Southeast Asian Cognatic dictionary / Dictionnaire cognatique Vietnamien et Sud-est Asiatique / đang in và xuất bản dưới hai hình thức : một bộ 10 CD và sách [4000 trang] sẽ cống hiến cho bạn đọc khắp nơi trên thế giới [Pháp, Anh Mỹ cũng đọc được, mà ngay cả người Khmer, Chàm, Thái, Lào, Miến điện, Mã-lai, Indonesia cũng đọc được dễ dàng từ điển này vì có ngay chữ viết của họ trong đo, chứ không phải chỉ phiên âm, phiên chữ một cách giả tạo.

Nhưng trên hết là, với 275 ngàn thí dụ đồng nguyên [cognatic correspondances ] và hàng chục bản đồ ghi chỗ ở và nơi xuất phát của các dân tộc bộ lạc ở khắp vùng Đông nam Á và bảng so sánh tiếng đồng nguyên của hàng chục ngôn ngữ Đông nam Á với chừng 27 ngàn tiếng Việt của cả ba miền Bắc Trung Nam, để cho ai cũng thấy, người Việt cũng như người ngoại quốc, hiểu và ý thức được rất rõ ràng là tiếng Việt không phải là do tiếng Tàu mà ra , trái lại tiếng Việt là anh em họ hàng với bao nhiêu là tiếng nói khác ở Đông nam Á, mặc dù qua hơn hai ngàn năm, cái chữ viết khác nhau của các thứ chữ ĐNÁ đã làm cho ta lầm tưởng là cái âm, cái tiếng, cái nghĩa của các ngôn ngữ đó cũng khác nhau luôn!

Thật ra chúng nó đều giống nhau đến mức ngạc nhiên sững sờ [xem vài thí dụ đồng nguyên ở phụ lục dưới bài :

Từ xưa đến nay đã có bao nhiêu là giả thuyết về nguồn gốc của tiếng Việt:

nào là gốc từ tiếng Tàu [sic], nào là gốc Mon [ông Logan] cách đây đã 150 năm, nào là gốc Thái [ông Maspero] nào là gốc Mon Khmer [được nhiều nhà ngôn ngữ học nhìn nhận] rồi thì ông Haudricourt với những nhận xét về thanh âm tiếng Việt, và nhiều ông khác nữa, cho là gốc AustroAsiatic, một dòng họ ngôn ngữ lớn hơn dòng Mon Khmer nữa.

Không hề thấy có một giả thuyết nào được dẫn chứng với những nghiên cứu chi tiết và hoàn toàn đầy đủ cả, họ chỉ đưa ra vài chục thí dụ cho hàng chục ngôn ngữ, trung bình vài chục thí dụ cho một ngôn ngữ là cùng, trong khi tiếng Việt ta có cả trên 10 ngàn tiếng một , có gốc gác đàng hoàng và trên trăm ngàn tiếng ghép lại, [ghép đôi ghép ba, ghép bốn nũa là khác] thì một vài chục cái thí dụ mà họ đưa ra không đủ sức thuyết phục, không đủ điều kiện cần và đủ để minh xác cho bất cứ một nhận xét dữ kiện nào về tiếng Việt, dù là nhận xét về các nhấn giọng, các âm tiết các vần điệu, các tên bộ phận hay giác quan trong thân thể, tên cây cối, tên hoa lá, tên các trái, các con vật v..v...nói chi đến nguồn gốc .

Cái mà bất cứ nhà ngôn ngữ học nào chuyên về tiếng Việt cần có để học hỏi tìm kiếm rồi làm giả thuyết là một từ điển nghiên cứu từ đồng nguyên của tiếng Việt, không được sót một từ nào, để tránh đưa ra vài thí dụ nghéo nàn vì thiếu tài liệu .

Cái cần thiết ‘không có không được’ đó nay đã có.

Từ điển đồng nguyên tiếng Việt- Đông nam Á đưa ra 27 ngàn từ gốc gác của tiếng Việt, sẽ giúp cho bất cứ một nhà học giả nào nghiên cứu tiếng Việt về mọi khía cạnh chứ không riêng chi về nguồn gốc của nó, có được ngay trước mắt và trên tay, hàng trăm ngàn bằng chứng sờ sờ, hiển nhiên và thực tế về muôn điều muôn vẻ những chi tiết của tiếng Việt, so sánh với muôn điều muôn vẻ những chi tiết của từng ngôn ngữ khác nhau ở vùng Đông nam Á

Nó sẽ cho họ thấy nổi bật lên hàng chục ngàn điểm giống nhau cũng như hàng ngàn điểm khác nhau, như một bảng nhất lãm [synoptic table]khổng lồ về nguồn gốc của từng tiếng Việt một, trước khi tổng hợp chúng nó lại thành ra nhận xét chung về nguồn gốc của cả một ngôn ngữ hiện nay, dù ngôn ngữ đó là Việt hay Khmer, Thái, Lào, Chàm, Miến điện, Mã lai, Indonesia, v.v..

Từ điển này không những tìm đồng nguyên và nguồn gốc cho tiếng Việt mà thôi, nó còn là một bộ sách tương đương cho hàng chục quyển từ điển riêng rẽ :

Việt-Khmer

Việt-Chàm

Việt-Thái

Việt-Lào


Việt-Mòn [Mòn là một phần của dòng họ ngôn ngữ Mòn-Khmer]

Việt-Mãlai

Việt-Indonesia


Việt-Myanmar [ trước đây là Miến điện]

Việt-Khasi [một tiếng nói bên Đông bắc Ấn độ, giống tiếng Việt đến mức không

tưởng tượng được]mặc dù người Khasi và tiếng Khasi rất xa lạ với chúng

ta, phần đông chỉ quen với ngôn ngữ Tàu~Việt]

Việt-Mường,

Việt- Nùng,


Việt-Mon Khmer v.v..

VONG HY NGUYEN M.D.



=====================
Thưa quí vị và anh chị em.
Như vậy đã có hàng trăm công trình nghiên cứu, của hàng trăm học giả, nhà nghiên cứu đi tìm cội nguồn tiếng Việt với những giả thuyết khác nhau. nhưng tất cả đều không đủ sức thuyết phục. Và cho đến ngày hôm nay, vẫn chưa có một công trình nào đủ khả năng làm nền tảng tri thức cho sự xác định về cội nguồn tiếng Việt, để từ đó tiếp tục phát triển để tìm hiểu sâu thêm.
Chuẩn mực cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng vẫn là:
Một giả thuyết , hay một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng phải có sự giải thích một cách hợp lý hầu hết những hiện tượng liên quan đến nó, có tính hệ thống, tính nhất quán, tính hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

Tôi đã nhiều lần xác định trên diễn đàn là: Một mục đích đúng chỉ là một yếu tố cần, nhưng để đạt được mục đích hay không, còn cần phương pháp đúng, hoặc chí ít là gần đúng với những phương tiện và điều kiện thích hợp. Phương pháp sai, phương tiện không thích hợp, điều kiện không có thì không thể đạt được mục đích.
Cụ thể như vấn đề "Chữ Việt cổ" - mà nhiều người thắc mắc vì sao hàng chục học giả và những nhà nghiên cứu tên tuổi lại không thể tìm ra hệ thống chữ Việt cổ - mà cụ Khánh Hoài lại tìm được? Chính vì phương pháp của cụ Khánh Hoài khác hẳn của tất cả các học giả hàn lâm. Phương pháp của cụ Khánh Hoài là sử dụng tiêu chí khoa học cho một hệ thống chữ viết của một dân tộc và so sánh những tư liệu chứa đựng những di sản chữ Việt cổ cụ sưu tầm được hoàn toàn phủ hợp.
Và tôi cũng cần xác định luôn rằng: tất cả các nhà nghiên cứu về cội nguồn ngôn ngữ Việt từ trước đến nay đều sai về phương pháp. Đó là nguyên nhân để cho đến bây giờ vẫn không có một công trình nào đủ sức thuyết phục.
Hay nói một cách khác: Không có một công trình nào thỏa mãn được tiêu chí khoa học cho giả thuyết của công trình đó với mục đích tìm cội nguồn của chữ Việt cổ. Cho nên nó thiếu tính thuyết phục ngay trong tiêu chí đầu tiên là giải thích một cách hợp lý hầu hết những vần đề liên quan đến nó.
Tương tự như vậy với việc tìm về cội nguồn ngôn ngữ Việt.
Với mục đích tìm cội nguồn ngôn ngữ Việt cho đến nay chưa có một thuyết nào đủ sức thuyết phục, chính vì những phương pháp không phù hợp. Có thể nói rằng: Đó là những phương pháp cổ điển, mang tính tổng hợp những nhận thức trực quan qua so sánh đối chiếu những hiện tượng và đưa đến một kết luận, chứ không phải là một giả thuyết có tính hệ thống. Trong khi, ngay cả một giả thuyết mang tính hệ thống cũng còn sai, nếu không thỏa mãn tiếp tục những tiêu chí chuẩn mực để thẩm định cho một giả thuyết khoa học.
Cụ thể: Khi họ đối chiếu và so sánh ngôn ngữ Việt với ngôn ngữ Mường thì cho rằng hai ngôn ngữ này cùng nguồn gốc, gọi là gốc Việt Mường; khi họ đối chiếu với chữ Hán Việt (Tôi gọi là Việt Nho) thấy có nhiều từ Hán Việt thì cho rằng ngôn ngữ Việt có gốc Hán. So sánh với ngôn ngữ Nam Đảo thì bảo nó có nguồn gốc Nam Đảo... Bởi vậy, khi so sánh kết luận của người này thì mâu thuẫn với kết luận với người khác khi phương tiện và điều kiện nghiên cứu khác nhau.
Cho nên tôi chỉ coi đó là những kết luận từ phương pháp
so sánh đối chiếu, qua những phương tiện họ có thể sử dụng và không coi là một thuyết có tính hệ thống là vậy.
Nếu trong những kết luận khác nhau của các nhà nghiên cứu cội nguồn ngôn ngữ Việt, có một kết luận sâu sắc và trở thành một giả thuyết thì nó phải giải thích một cách hợp lý tất cả các kết luận của các nhà nghiên cứu khác, không cùng kết luận với nó. Hoặc nó chứng minh các kết luận khác là sai, hoặc nó chứng minh được những sự kiện dẫn đến các kết luận khác nằm trong nội hàm của nó. Chưa nói đến việc nó phải giải thích một cách hợp lý đến cac hiện tượng khác liên quan.
Chưa ai làm được điều này. Bởi vậy, cội nguồn ngôn ngữ Việt vẫn mơ hồ như nền văn minh Đông phương đầy hư ảo một cách huyền vĩ vậy.

Còn tiếp


5000 NĂM VĂN HIẾN
VÀ CỘI NGUỒN CỦA NGÔN NGỮ VIỆT.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NGÔN NGỮ VIỆT
Tiếp theo
5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ CỘI NGUỒN NGÔN NGỮ VIỆT.


Để mở đầu cho phần này, tôi lại giới thiệu vài điều về ông Phạm Công Thiện. Tôi vẫn không có ý kiến gì về những quan niệm của ông. Mà chỉ dẫn những luận điểm của ông như một nhận thức của một con người, được phổ biến như một thực tại khách quan.

 

Phạm Công Thiện không coi mình là một triết gia, dù mọi người vẫn gọi ông với chức danh đó. Trên ngòi bút của mình, ông đã phủ nhận tất cả các triết gia: "Ngay đến Heraclite, Parmenide và Empédocle, bây giờ tao còn xem thường, tao coi ba tên ấy như là ba tên thủ phạm của nền văn minh hiện đại, chưa nói đến Socrate, đó là một tên ngu dại nhất mà ta đã gặp trong đời sống tâm linh của ta". Ông coi những nghệ sĩ như Goethe, Dante như những thằng hề ngu xuẩn. Và đối với Sartre, Beauvoir: "Nếu họ muốn xin gặp tao, tao sẽ không cho gặp mà còn chửi vào mặt họ". Về thiền tông: "Tao đã gửi thiền tông vào một phong bì tối khẩn đề địa chỉ của bất cứ ngôi chùa nào trên thế giới". Về dạy học và các văn sĩ cùng thời: thời gian tao học ở Hoa Kỳ, tao đã bỏ học vì tao thấy những trường đại học mà tao học như Yale, Columbia chỉ toàn là nơi sản xuất những thằng ngu xuẩn, ngay đến giáo sư của tao chỉ là những thằng ngu xuẩn nhất đời, tao có thể dạy họ hơn là họ dạy tao...Bây giờ nếu có Phật Thích Ca hay Chúa Giê Su hiện ra đứng giảng trước mặt tao, tao cũng không nghe theo nữa. Tao là học trò của tao và chỉ có tao làm thầy cho tao. Tao không muốn làm thầy ai hết và cũng không để ai làm thầy tao. Còn các văn sĩ ở Sài Gòn, đọc các bài thơ của các anh, tôi thấy ngay sự nghèo nàn của tâm hồn anh, sự quờ quạng lúng túng, sự lặp đi lặp lại vô ý thức hay có ý hức: trí thức "mười lăm xu", ái quốc nhân đạo "ba mươi lăm xu", triết lý tôn giáo "bốn mươi lăm xu".[6]

(Nguồn: Thư viện mở Wikipedia tiếng Việt)
Như vậy quí vị cũng thấy rất rõ rằng: Ông Phạm Công Thiện đánh giá những thành tựu của nền văn minh thế giới bằng đơn vị thấp nhất trong nấc thang tiền tệ - Tính bằng xu. Nhưng ông phải vì nể sự minh triết lớn lao trong hệ thống ngôn ngữ Việt. Đấy là một quan điểm, một cái nhìn tồn tại khách quan thể hiện ở một con người là ông Phạm Công Thiện. Quan điểm đó, cái nhìn đó đúng hay sai chưa bàn vội. Nhưng nó đã tồn tại và phổ biến qua phương tiện được nhiều người biết đến là trang Thư viện mở Wikipedia. Tôi dẫn lời ông Phạm Công thiện chỉ là gây ấn tượng cho bài viết và nó không nằm trong hệ thống những luận cứ của tôi.
Nhưng tôi đã nhiều lần phát biểu trên diễn đàn này rằng; Một hệ thống ngôn ngữ cao cấp có khả năng dịch tất cả các ngôn ngữ khác ra ngôn ngữ của nó. Nhưng những hệ thống ngôn ngữ thấp hơn không thể thực hiện được điều này. Đây là điều hiển nhiên.
Và đấy cũng chỉ là một yếu tố. Vấn đề còn là: Một ngôn ngữ cao cấp có khả năng chuyển đổi, dung nạp tất cả các khái niệm của các hệ thống ngôn ngữ thấp hơn ra ngôn ngữ của nó. Nhưng các ngôn ngữ thấp hơn lại không thể làm được điều này với một ngôn ngữ cao cấp hơn nó.
Đấy chinh là nguyên nhân để ngôn ngữ Việt có thể Việt hóa - qua cách phát âm Việt - trên 30. 000 ký tự Hán. Mà nó không bị Hán hóa về ngôn ngữ, sau khi đất nước Văn Lang của Việt tộc bị sụp đổ hàng ngàn năm. Điều này, cho thấy số lượng từ ngữ và cấu trúc nội hàm của ngôn ngữ Việt phải hết sức phong phú, nên mới có khả năng Hán hóa một số lượng ngôn từ Hán lớn như vậy, ra ngôn ngữ Việt.
Chưa hết, những dấu ấn ngôn ngữ Việt mà các nhà ngôn ngữ học tìm thấy ở Nam Đảo, Việt Mường...Thực chất là những bằng chứng cho thấy ngôn ngữ Việt đã một thời bao trùm cả nền văn minh Đông phương và ảnh hưởng đến ngôn ngữ của các dân tộc sống gần nền văn minh Việt tộc và chịu ảnh hưởng của nó, qua những chính những dấu ấn còn lại từ hàng ngàn năm trước trong ngôn ngữ của họ. Lịch sử thăng trầm của nền văn minh Việt từ hàng ngàn năm trước, đã khiến cho nó tản mạn khắp nơi và ghi dấu ấn trong ngôn ngữ Việt Mường, Nam Đảo và cả ngôn ngữ Hán. Riêng về ảnh hưởng của ngôn ngữ Việt lên ngôn ngữ Hán, nhà nghiên cứu Lãn Miên đã trưng dẫn Thuyết Văn Giải Tự - một cuốn từ điển nổi tiếng của nền văn minh Hán - ra đời vào thế kỷ thứ I AC, có rất nhiều từ có xuất xứ từ ngôn ngữ Việt.
Sự ảnh hưởng của nền văn minh Việt lên văn hóa Hán, không chỉ thể hiện ở ngôn ngữ. Trong Thiên Hiến Vấn, sách Luận ngữ, chính người được gọi là Khổng Tử - nhân vật nổi tiếng được coi là tạo dụng và ảnh hưởng lớn đến nền văn minh Hán - cũng đã phát biểu:

"Nếu không có Quản Trọng (Tể tướng nước Tề, có công đưa nước Tề thành bá chủ vào cuối thời Xuân Thu, thế kỷ thứ VII BC/ Thiên Sứ) thì toàn bộ người Hán phải mặc áo cài vạt bền trái như người Man rồi".


Thế kỷ VII BC, chính là thời điểm mà "hầu hết những nhà khoa học trong nước" với "cộng dồng khoa học quốc tế" phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt, khi họ cho rằng: Đấy là thời điểm xuất hiện quốc gia Văn Lang, mà họ gọi là "nhà nước sơ khai, cùng lắm là một liên minh bộ lạc" và "địa bàn sinh hoạt vỏn vẹn ở Đồng bằng Bắc Bộ" với những người dân "Ở trần đóng khố". Tất nhiên, để cho có tính logic tối thiểu của những cái đầu gọi là học giả ấy, họ phủ nhận luôn "người Man" mà Khổng tử nhắc đến là không nhằm chỉ người Việt ở Nam Dương Tử.
Nhưng trong tiểu luận "Y phục thời Hùng Vương", tôi đã chứng minh rằng chính nền văn minh Việt với những di sản còn lại, ngay trên đất Việt hiện nay và ngay bây giờ - khi tôi đang gõ những chữ này - đã xác định nền văn minh Việt cổ xưa mặc áo cài vạt bên trái.
Qua đó xác định rằng; Nền văn hiến Việt đã gấy một ảnh hưởng rất lớn đến chính nền văn minh Hán, từ hàng ngàn năm trước. Cụ thể: Ít nhất từ thế kỷ thứ VII BC.
Chưa hết. Ngay trong Việt Sử Lược - cuốn sách được những học giả trong "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế", tôn vinh gọi là "Đại Việt sử Lược" ấy - lấy ra làm dẫn chứng cho quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử , để xác định rằng: Thời Hùng Vương bắt đầu từ thê kỷ thừ VII BC. Nhưng cũng ngay trong Việt sử lược, lại có đoạn chép: Việt Vương Câu Tiễn sai sứ sang tiếp kiến Hùng Vương , đề nghị liên minh chống lại nhà Chu. Nhưng bị Hùng Vương từ chối".
Tất nhiên, họ cũng đi gam "lờ" và không bao giờ nhắc tới đoạn này trong Việt sử Lược, trong các bài viết của họ khi nói tới Thời Hùng Vương. Một sự phủ định trắng trợn những bằng chứng khách quan của những học giả phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Phải chăng, đấy là "cơ sở khoa học" của họ.
Làm gì có chuyện một "liên minh bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố" với "địa bàn hoạt động, vỏn vẹn ở đồng bằng sông Hồng" lại hân hạnh được quốc gia bá chủ Trung Nguyên vào thế kỷ thứ V BC, tồn tại ở hạ lưu Nam Dương tử (cách đồng bằng Bắc bộ hàng vạn dăm, lại được wan tâm với tư cách là một liên minh quan trọng trong việc chống lại cả một đế chế!?
Dẫn Việt sử lược, cũng mới chỉ là một hiện tượng làm ví dụ cho cái gọi là "cơ sở khoa học" của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế" phủ nhận những giá trị của nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử.
Qua những dẫn chứng trên, mặc dù không phải là một chuyên đề về cội nguồn Việt sử - nhưng có thể nói rằng: Trong tất cả mọi lĩnh vực, kể cả cội nguồn văn minh Đông phương, đều xác định một chân lý bao trùm và giải thích một cách hợp lý mọi hiện tượng liên quan, đều chỉ thẳng đến Cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Tôi cũng xin nói luôn: Ngay cả những tri thức khoa học tiên tiến nhất, cũng không vượt thoát được những gía trị tri thức của nền văn minh Việt tộc với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến. Bởi vì: Thuyết Âm Dương ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ. Xin lỗi! So với lý thuyết này, tất cả những gì có được của nền văn minh hiện đại, mới chỉ ở dạng bán khai.
Tất nhiên, ngôn ngữ Việt vốn là hệ quả của một lý thuyết thống nhất, tất yếu nó phải là một hệ thống ngôn ngữ rất cao cấp và hàm chứa trong nó những giá trị của một nền văn minh cao cấp, chủ nhân của lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đó cũng là điều giải thích cho một hiện tượng tồn tại khách quan là sự nhìn nhận của ông Phạm Công Thiện về hệ thống ngôn ngữ này.

 

Ngoài ra cũng có thể nhắc đến những quan niệm của ông về tiếng Việt: "Không cần phải đọc Platon, Aristote, Kant, Hegel hay Karl Marx, không cần phải đọc Khổng Tử và Lão Tử, không cần phải đọc Upanishads và Bhagavad Gita, chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và nói lại tiếng Việt Nam và bỗng nhiên nhìn thấy rằng tất cả đạo lý triết lý cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sẵn trong vài ba tiếng Việt đơn sơ như CON và CÁI, như CHAY, CHÁY, CHÀY, CHẢY, CHẠY và còn biết bao nhiêu điều đáng suy nghĩ khác mà chúng ta đã bỏ quên một cách ngu xuẩn." [7]

 

 

Có lẽ tôi phải nhắc lại rằng: Tôi không coi nhận định của ông Phạm Công Thiện như là một luận cứ chứng minh cho những luận điểm của tôi, theo kiểu "Ông Phạm Công Thiện đã nói..." như là một chân lý để biện minh cho luận điểm. Mà chỉ coi đó là một hiện tượng khách quan cần giải thích từ hệ thống luận điểm cho rằng: Ngôn ngữ Việt là một ngôn ngữ cao cấp có ảnh hưởng tới những ngôn ngữ của những nền văn minh liên quan đến nó.
Tôi cũng xin phép nhắc lại một tiêu chí khoa học làm chuẩn mực để thẩm định một giả thuyết hoặc một lý thuyết khoa học, rằng:
Một giả thuyết khoa học được coi là đúng phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh, tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri.
Căn cứ vào chuẩn mực này, mới thấy được tính ưu việt của hệ thống ngôn ngữ Việt. Và cũng căn cứ vào chuẩn mực này, mới thấy rất rõ rằng: Sự phủ nhận truyền thống văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, chỉ là sản phẩm của thứ tư duy "Ở trần đóng khố".
Cũng căn cứ vào chuẩn mực này, chúng tôi xác định rằng: Ngôn ngữ Việt có tính hệ thống, tính nhất quán, tính quy luật và khả năng phát triển (Tính tiên tri) trong lịch sử thăng trầm của Việt tộc. Điều này cũng giải thích được khả năng dung nạp và Việt hóa tất cả các ngôn ngữ khác trong hệ thống của nó.

Còn tiếp

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NGÔN NGỮ VIỆT
Tiếp theo
5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ CỘI NGUỒN NGÔN NGỮ VIỆT.

Có thể nói rằng: Hầu hết những hệ thống ngôn ngữ trên thế giới , ngay trong thế giới hiện tại cũng chưa thể so sánh với hệ thống ngôn ngữ Việt cổ từ hơn 2000 năm trước.
Tức là: ngôn ngữ hiện đại trong một cuộc sống hiện đại với sự phát triển phong phú của các mối quan hệ xã hội, phương tiện sử dụng - còn gọi là sinh ngữ - của bất cứ dân tộc nào - sẽ phải có một vốn từ đồ sộ hơn nhiều so với thời cổ đại của họ. Nhưng vẫn không thể so sánh với tính cao cấp của ngôn ngữ Việt từ hàng ngàn năm trước. Tất cả mọi hệ thống ngôn ngữ đang sử dụng hiện nay đều chỉ là sự ghép tiếng trong một hệ thống ngữ pháp của nó và thiếu sự liên hệ tính phân loại và tính hệ thống với các danh từ cùng loại. Chưa nói đến sự nghèo nàn về vốn từ.
Nhưng di sản ngôn ngữ Việt, chỉ cần dẫn những từ sinh hoạt phổ biết, có nguồn gốc từ hàng ngàn năm trước cũng đủ để thấy sự vượt trôi so với tất cả những ngôn ngữ hiện đại.


Sự phong phú trong từ nhân xưng và tính phân loại trong quan hệ xã hội.
Bây giờ chúng ta xét những từ nhân xưng ngôi thứ nhất trong tiếng Việt.
Nếu như trong tiếng Anh - ngôn ngữ hiện đại và phổ biến trong nền văn minh hiện đại - ngôi thứ nhất phổ biến chỉ có đại từ tự xưng là "I". (Tôi không rành tiếng Anh, nên hiểu đơn giản như vậy, nhưng dù có thêm một hai từ tiếng Anh là đại từ tự xưng thì cũng không thể phong phú bắng tiếng Việt). Nhưng trong tiếng Việt thì từ tự xưng rất phong phú: Tôi, ta, tao, tớ, mình...và nó còn mượn các từ nhân xưng khác để thanh đại từ tự xưng: Như chú (đây), Bác (đây), Ba (đây), chị (đây), Anh (đây), cháu (đây).....
Còn đại từ nhân xưng ngôi thứ hai cũng rất phong phú:
Mày, mi, ngươi, đằng ấy, mình (Dùng chung với đại từ tự xưng)....Ngoài ra các địa từ chỉ chức danh cũng được sử dung cho các từ nhân xưng ngôi hai, như: anh, chị, cậu cô , chú , bác...vv...
Chỉ cần một hiện tượng này, cũng cho thấy mối quan hệ xã hội Việt từ ngàn xưa đã rất phức tạp và ngôn ngữ Việt mô tả các đại từ nhân xưng trong từng hoàn cảnh ứng dụng.
Hay nói cách khác: Tính phân loại chi tiết trong xưng bho6 tùy hoàn cảnh, mô tả một sự quan hệ - liên quan cả đến lễ giáo - đã đủ phong phú và chứng tỏ sự phát triển của ngôn ngữ Việt từ hàng ngàn năm trước.


Sự phong phú trong từ mô tả cảm xúc trong mối liên hệ con người và cảnh quan.
Mênh mông, man mác, miên man, chầm chậm, lãng đãng, ngột ngạt, đìu hiu, quạnh quẽ, bàng bạc, hiu hắt, bát ngát....
Tôi chưa thể thống kê hết những từ như vậy trong một bài viết này. Nhưng sự xuất hiện của những từ mô tả canh quan gắn liền với cảm xúc con người trong tiếng Việt cho thấy một ngôn ngữ cao cấp với sự phân loại rất chi tiết trong mối liên hệ giữa cảm xúc của con người với cảnh quan. Tôi tin rằng nhiều từ tiếng Việt tôi dẫn ở đây, không có từ tương đương, ngay trong những từ của những ngôn ngữ hiện đại và cũng rất khó dịch ra tiếng Anh. Ngay cả ngôn ngữ Tàu, cũng có thể có những từ gần giống - do ảnh hưởng của nền văn hiến huyền vĩ Việt - chứ không thể sinh động bằng ngôn ngữ Việt.
Hoặc ngay như một ví dụ tôi dẫn chứng ở trên về phát âm tiếng Tàu "Zdén zdén" trong ngôn ngữ Tàu, cũng không thể có tính sinh động trực quan bằng từ "Inh ỏi", hoặc "ầm ĩ" trong tiếng Việt khi mô tả âm thanh. Quí vị xem lại sự so sánh dưới đây:


"Zdén zdén" xeo kủ xi shứ chha ooan.
喧 喧 簫 鼓 兮 辭 家 怨


Rõ ràng cách phát âm khác hẳn nhau giữa từ Việt Nho và tiếng Tàu cho cùng một ký tự. Còn dịch ra tiếng Việt lại càng khác xa về phát âm:

"Inh ỏi" tiêu trống hề oán ly gia


Rõ ràng, tiếng "inh ỏi" trong tiếng Việt trong cách phát âm, mô tả một trạng thái tiếng trống gần với thực tế hơn nhiều với cách phát âm của tiếng Tàu "zdén zdén".

Những từ mô tả cảm xúc tự thân trong con người.
Ngoài những ngôn ngữ tương tự với các ngôn ngữ khác mô tả cảm xúc, như: giận, buồn....thì trong tiếng Việt khi kèm theo các trợ từ sẽ có sự phân loại cảm xúc cao cấp hơn nhiều:
Thí dụ như miêu tả nội buồn cũng nhiều loại:

* Buồn:
- rười rượi.
* Man mác.
* Sâu lắng.
* mênh mông.
* miên man....
* Giận;
- dữ
- quá
- tím mặt,
- đỏ mặt
- oán
- hóa điên.
- âm thầm.
- ra mặt.....
* Cười:
- ruồi
- tươi
- buồn.
- toe toét
- nhạo
- ngạo nghễ
- sằng sặc....
- khằng khặc,
- khèng khẹc.
- khùng khục.
- trong cổ hong.
- phì....
* Vui:
- vẻ.
- như mở cờ trong bụng.
- rạng rỡ.
- như Tết.
- mừng
- .....
Tóm lại trong ngôn ngữ Việt tính phân loại rất cao cấp, trong việc mô tả cảm xúc bên trong con người..
Tính phong phú của tiếng Việt trong sự phân loại, tôi xin đặt vấn đề giới thiệu như trên. Tôi nghĩ là người Việt Nam, nói tiếng Việt sẽ liên hệ được nhiều hiện tượng khác.
Nhưng vấn đề không dừng tại đây. Mà còn tính hệ thống trong ngôn ngữ Việt. Và chính tính hệ thống này sẽ là cơ sở để thẩm định sự cải cách trong tiếng Việt mà tôi đặt ra ngay trong tiêu đề của bài viết này:
"Thúy" hay "thúi", "bánh giày" hay "bánh dầy"?

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NGÔN NGỮ VIỆT
Tiếp theo
5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ CỘI NGUỒN NGÔN NGỮ VIỆT.

TÍNH HỢP LÝ VÀ HỆ THỐNG TRONG CẤU TRÚC NGÔN NGỮ VIỆT.
Tôi xin bắt đầu từ từ "mẫu" trong ngôn ngữ Việt. Từ "mẫu" trong ngôn ngữ Việt, dùng để mô tả những vật làm chuẩn mực cho những vật khác chế tác giống nó, hoặc tương tự như nó. Thí dụ: người mẫu; vật mẫu, làm mẫu....từ "mẫu" còn có nghĩa là "mẹ", tất nhiên mẹ là một tập hợp của những đứa con, tức là người sinh ra những phần tử trong tập hợp con cùng tính chất với mình. Sự liên hệ giữa "mẫu" - "mẹ" là một sự liên hệ hợp lý. Từ "Mẫu" khi thay thế từ "mẹ" để chỉ người "mẹ" tôn kính chỉ dùng cho các bậc Thánh mẫu trong ngôn ngữ Việt, hoặc những người phụ nữ tiêu biểu làm "mẫu" - chuẩn mực cho thiên hạ, như "Thánh Mẫu", "mẫu hậu"; ...Tất nhiên, ngôn ngữ Việt chẳng bao giờ dùng từ "mẫu" cho tầng lớp phàm nhân khác. Điều này cho thấy tính chuẩn mực của từ "mẫu" trong tiếng Việt.
Khi mô tả cái mặt thì từ "mặt" đặc trưng thể hiện của một con người, là hình tướng của một con người, là chuẩn mực - "mẫu" - để so sánh với người khác qua cái mặt, thì chúng ta đã thấy một sự liên hệ với vần "m":
Mẫu - mặt.
Trong ngôn ngữ mô tả các bộ phân trên mặt cũng đều có ngữ âm liên hệ với vần "m", như:
Mắt, mũi, môi, mép, mồm, miệng, mi, mày, mắt....

Qua đó chúng ta thấy rằng, những từ cổ nhất và xuất hiện đầu tiên trong ngôn ngữ Việt - tất nhiên là nó phải có sự phân loại người này với người khác trong quan hệ xã hội đơn giản nhât - mẫu, chuẩn mực so sánh phân loại, đều nằm trong hệ thống của từ đầu tiên - "mẫu", theo nghĩa Việt là chuẩn mực - để tả khuôn mặt khác nhau.

Sự phân loại theo nguyên lý: Dương trước, Âm sau. Âm thuận tùng Dương.
Đây là nguyên lý của Lý học Việt. Điều này chúng ta thấy cũng có sự ứng dụng trong ngôn ngữ Việt.
Trong ngôn ngữ Việt, phát âm một từ phức tạp hầu hết là sự kết hợp mô tả của nhiều ký tự. Những ký tự đầu chữ là "Dương", Ký tự kết hợp là Âm. Những ký tự này có thể mô tả qua hệ thống chữ Latinh - có xuất xứ từ văn minh Tây phương - hoặc chữ Khoa Đẩu, từ nền văn minh Việt cổ - mà nhà nghiên cứu Khánh Hoài đã chứng minh(*).
Trở lại với thí dụ trên, chúng ta thấy rằng: ký tự đầu (Dương): "M" khi kết hợp với các ký tự sau (Âm), quyết định nghĩa của từ. Đây chính là nguyên lý Âm thuận tùng Dương.
Hoặc như các ký tự sau, như :ay, ày, áy, ạy ãy...sẽ không có nghĩa. Nhưng nếu ta chỉ cần thêm một ký tự đầu, như vần "Đ" - tức Âm Dương kết hợp, chúng sẽ có nghĩa như sau:
Đay, đày, đáy, đạy, đãy...
Nhưng nếu ta thay ký âm "D" thì các từ ký âm sau với từ "D" sẽ khác hẳn - Âm thuận tùng Dương - như sau:
Day, dày, dáy, dạy, dãy....
Trong ngôn ngữ Việt, tất cả các cấu trúc ký hiệu mô tả tiếng Việt đều thể hiện như vậy. Tất nhiên, hiện tại ngôn ngữ Việt hiện đại dùng ký tự Latin, ngôn ngữ Việt cổ dùng chữ Khoa Đẩu - mà nhà nghiên cứu Khánh Hoài đã chứng minh - cũng là loại chữ ghép vần, cũng phải có quy luật này.
Tính quy luật khi ghép vần với nguyên lý "Dương trước, Âm sau; Âm thuận tùng Dương" không có ở các sinh ngữ phổ biến trên thế giới.


Còn tiếp


QUAN HỆ XÃ HỘI VÀ NGÔN NGỮ VIỆT.
=================
* Chú thích: Tiếng Việt thể hiện qua ký tự Khoa Đẩu trong hệ thống chữ Khoa Đẩu cụ Khánh Hoài chứng minh, cũng ghép vần như chữ Quốc Ngữ hiện nay.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO
BỒ NÔNG LÀ ÔNG BỔ CẮT…
August 23, 2013 ·(phần 1)
Nguyễn Xuân Quang
 
Chúng ta có bài đồng dao:


Bồ nông là ông bổ cắt,

Bổ cắt là bác chim di,

Chim di là dì sáo sậu,

Sáo sậu là cậu sáo đen,

Sáo đen là em tu hú,

Tu hú là chú bồ nông.

Bài hát đồng dao này có sáu loài chim bồ nông, bổ cắt, chim di, sáo sậu, sáo đen và tu hú. Bài hát xoay vòng tròn, vô cùng, vô tận. Tất cả các loài chim đều là họ hàng với nhau nhưng cấp bậc đảo lộn theo chiều vòng quay.
Câu thứ nhất:
Bồ nông là ông bổ cắt.
Câu này cho thấy có hai giống chim: bồ nông và bổ cắt.
a. Bồ Nông.
Bồ nông có tên gọi chung là chim nông:


Con cò con vạc con nông,

Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò.

(Ca dao)

Nông có nghĩa là gì?
Việt ngữ nông có những nghĩa sau:
-Nông là cái BỌC, cái TÚI ví dụ chim nông là con chim bọc, chim túi. Nông là bọc túi thấy rõ qua biến âm với nang có một nghĩa là cái túi (xem dưới). Con nông còn gọi là chim mỏ nông. Chim mỏ nông là loại chim dưới mỏ có cái bao, cái bọc, cái túi để xúc cá.
Thái Lan ngữ chim nông gọi là kra thoong với kra có nghĩa là túi, bao, bọc như kra paohầu bao.
-Nông cũng có nghĩa là cạn, không sâu. Ý nghĩa cạn với sâu này liên hệ với NƯỚC. Nông vì thế cũng liên hệ với NƯỚC. Làm nông là làm nước. Trong việc trồng trọt canh tác thì ‘làm nước’ là việc cốt yếu như thấy rõ qua câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Nông với nghĩa nước còn thấy rõ trong các truyền thuyết Mường-Việt cổ: trong chương Chia Năm Chia Tháng của sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước (Đẻ là Mẹ):

Đặt ra tháng tư,

Cho vua Mồng Nông lên phơi lưng

Tác giả Hoàng Anh Nhân giải thích “Mồng Nông: một loài cá rất hiền” (tuyển tập Truyện Thơ Mường, nxb KHXH, Hà Nội, 1986 tr.84).
Ở chỗ khác:

Toóng In nghe Cun Tàng chửi mắng:

Đòi tướng ba ba sông,

Tướng Mồng Nông kéo đến.

Lệnh rằng:

-“Hãy sắm binh cá trê, cá bống,

Đợi binh rái cá,

Chong chóng kéo lên bờ sông cái,

Lên mãi bờ sông con,

Đánh úp nhà lang.”

(Tr. 430-431)

Ở đây tác giả ghi chú “Mồng Nông: Thần giữ bến sông, bến suối”.

Đã tìm được thợ đẽo hay tức

Đã tìm được thợ đẽo đục hay giận

Tìm được thợ chạm con hạc

Thợ tạc con hươu, con rồng

Thợ bận đánh nhau với vua Mồng Nông giữa bãi.

……

Vua Mồng Nông dối dào,

Bỏ chạy nháo chạy xiên.

Vua Mồng Nông mếu máo,

Tráo chân chạy ra sông…

(Tr.448-9).

Mồng Nông rõ ràng là thần sông, thần nước. Mồng chuyển hóa với Mang có nghĩa là thần nước, thần sông như Mang Công là thần sông. Mồng Nông là Mang Nông tức thần nước, thần sông. Rõ ràng Nông là nòng, dòng liên hệ với sông nước.
Bây giờ chúng ta mò tìm những từ biến âm với nông.
Nòng
-Nông biến âm với nòng. Chim nông thuộc ngành nòng, âm.
Theo n=v, níu = víu, nòng = vòng (tròn). Chữ nòng nọc vòng tròn-que  Nòng có hình vòng tròn O.Theo trung tính biểu tượng hư vô, hư không, vô cực; theo nòng nọc, âm dương đề huề ở dạng nhất thể biểu tượng cho trứng vũ trụ (O tròn như quả trứng gà). Theo duy âm biểu tượng cho âm, nữ, bộ phận sinh dục nữ, Khôn âm, không gian âm, thái âm, mặt trời đĩa tròn âm, nước thái âm… Theo duy dương biểu tượng cho nòng dương, Khôn dương, không gian dương, thiếu âm, khí gió, mặt trời âm nam đĩa tròn, nước thái dương… (xem Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que Nòng Vòng Tròn O).
Nang
Như đã nói ở trên, theo qui luật biến âm o=a (hột = hạt), ta có nông = nang.
Nang là cái bao, cái bọc, cái trứng, quả cau.
-Nang là cái bọc.
Nang là cái bọc, cái túi thấy rõ qua danh từ y học bướu nang chỉ cái bướu bọc ứng với từ cyst của Anh Pháp, Latin cystis, gốc chữ Hy Lạp -cysto-, bao, bọc, túi (cholecystectomy, cắt bỏ túi mật, cystectomy, cắt bọng đái.). Cyst- biến âm với Việt ngữ kén, cái bao, bọc con nhộng. Kén hàm nghĩa bao bọc thấy qua từ y học phimosis là chứng da qui đầu bọc kín, dịch là chứng kén da qui đầu.
Nang là bao, túi, bọc cũng biểu tượng cho dạ con, âm đạo, Pháp ngữ vagin, Anh ngữ vagina có nghĩa là cái bao, cái túi, vỏ bao kiếm, theo chuyển hóa v=b như víu = bíu, vag(in,-ina) = bag, cái túi cái bao… Nang biến âm với nường: bộ phận sinh dục nữ (nõ nường).
-Nang là quả cau. Mo nang là cái bao, cái bọc hoa cau (theo biến âm m=b, mo = bo = bồ = bao). Người Mường ngày nay vẫn gọi cau là nang (Ý Nghĩa Miếng Trầu). Mã Lai ngữ pinang là cau. Đảo Pinang hay Pénang (Pháp ngữ), nơi Hoàng Tử Cảnh và Bá Đa Lộc đã ở, là Đảo Cau. Pinang biến âm với Hán ngữ binh lang là cau.
-Nang là trứng.
Như đã thấy ở trên, nang là cau. Quả cau nang là quả giống quả trứng. Về hình dạng bên ngoài thuôn tròn trái soan, cau trông giống quả trứng. Quả cau có hột tròn bao quanh bởi lớp thịt trắng, trông giống lòng đỏ và lòng trắng của trứng. Bổ dọc một quả cau ra làm đôi trông giống hệt một quả trứng luộc bổ dọc làm hai.
Ta cũng đã biết nang biến âm của nông có một nghĩa là nước. Trứng khởi đầu là một tế bào mầm có nước bên trong, là một bọc nước, túi nước vì thế mới có từ trứng nước có nghĩa là khởi thủy, mầm mống (dập tắt âm mưu ngay từ trong trứng nước). Ta có nang = nông = nước = trứng.
Như thế nang là cái bọc, cái trứng, hàm nghĩa nước, quả cau hình trứng.
Chim nông là chim nang hàm nghĩa trứng cũng thấy qua tên Mã Lai ngữ của chim nông là undan. Ta thấy undan gần cận với Phạn ngữ anda, trứng.
Con nông là chim nang, chim đẻ ra trứng vũ trụ.
Nang là nước
Nang cũng liên hệ tới nước có nước vì nang có na(ng) là gốc na- là nã, lã, nác, nước.
Không
Theo qui luật biến âm kh=n như khỏ (khô, trái bưởi khỏ là trái bưởi múi bị khô) = nỏ, khện = nện, nông biến âm với không. Ta cũng thấy Pháp ngữ non (đọc là ‘nông’ có nghĩa là không) biến âm với Việt ngữ không. Pháp ngữ non = không (Việt ngữ).
Nông hàm nghĩa không. Chim nông có khuôn mặt biểu tượng cho không gian, vòm trời, khí gió vũ trụ.
Tóm lại Nông biến âm với NÒNG có tất cả các ý nghĩa liên hệ với Nòng trong Vũ Trụ Tạo Sinh của Vũ Trụ giáo dựa trên nguyên lý nòng nọc, âm dương, Dịch lý về phía nòng âm.
Ở cõi tạo hóa có những khuôn mặt chính:
. Ở tầng Hư Vô
Theo trung tính biểu tượng cho HƯ KHÔNG. Bọc bao túi trống không biểu tượng cho hư vô, hư không, vô cực.
Lúc này là con chim Nông Không.
. Ở tầng thái cực, Trứng Vũ Trụ
Theo duy nòng nọc, âm dương nhất thể biểu tượng cho Trứng Vũ Trụ ngành nòng âm.
Lúc này là con chim Nông Nang Trứng.
. Ở tầng lưỡng nghi
Theo duy âm biểu tượng cho cực âm.
Lúc này là con chim Nông Nòng, Khôn.
. Ở tầng tứ tượng
Ở đây nòng Khôn chia ra hai khuôn mặt theo tính nòng nọc, âm dương của Khôn. Khôn âm là thái âm (nước), lúc này là con Bồ Nông.
Bồ nông với bồ có nghĩa là bao, bọc: bồ lúa, bồ gạo là vật đựng hình bao, hình bọc. Ta có từ đôi bồ bịch tức bồ = bịch với bịch có một nghĩa là bao như bịch đường, bịch thóc. Bồ bịch có một nghĩa là có bạn tình. Có bồ, có bịch là có bao, có bọc, có nang, có nường, có gái. Bồ biến âm với bầu, bào, bao có nghĩa là bọc mang âm tính. Như thế bồ nông là chim nòng là bao bọc mang hai âm tính tức thái âm có một khuôn mặt là chim biểu của tượng nước thái âm.
Khôn dương là thiếu âm (khí gió), lúc này là con Bổ Nông.
Còn bổ nông có bổ là búa mang dương tính bổ, nọc. Chim bổ nông là chim “bọc mang dương tính”, nòng dương là chim biểu của Khôn dương tượng khí gió thiếu âm.
Kiểm Chứng Bằng Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que
Rõ hơn ta có thể kiểm điểm lại bằng chữ viết nòng nọc:
. Chim Nông Không
Chim nông với nông biến âm với nòng O. O tròn là vòng tròn có một khuôn mặt là con số không (0). Chim nông O có một khuôn mặt biểu tượng cho Hư Không, Hư Vô
Lúc này con nông diễn tả theo chữ nòng nọc vòng tròn-que thì viết bằng chữ vòng tròn nòng O với nét hơi đậm (vì nghiêng về phía âm).
.Chim Nông Nang Trứng.
Vòng tròn số không cũng là hình trứng như O tròn như quả trứng gà. Chim nông có một khuôn mặt biểu tượng cho Trứng Vũ Trụ, thái cực.
Thêm vào đó, lúc này con nông cũng được diễn tả theo chữ nòng nọc vòng tròn-que  viết bằng từ (word) vòng tròn-chấm với nghĩa nòng nọc, âm dương nhất thể, Trứng Vũ Trụ.
. Chim Nông Nòng, Khôn.
O là chữ Nòng hình vòng tròn mang hình ảnh lỗ sinh dục phái nữ nên có một khuôn mặt biểu tượng cho nữ, âm, cực âm, nòng, Khôn thái âm.
Lúc này con nông diễn tả theo chữ nòng nọc vòng tròn-que thì viết bắng chữ nòng vòng tròn O có nét đậm gấp đôi bình thường mang tính thái âm của cực âm (thái âm là hai âm nên vòng tròn có nét đậm, dầy gấp đôi).
. Chim Nông Nước thái âm
Nnhư đã biết ở tầng tứ tượng, Khôn âm (thái âm) có một khuôn mặt nước nguyên khởi (primeval water), lúc này con nông được gọi là Bồ Nông. Chim bồ nông với bồbao  tức nòng O và nông cũng là nòng O; bồ nông = OO, thái âm.
Còn Khôn dương tức dương I của O, tức thiếu dương IO khí gió nguyên khởi (primeval air), lúc này con nông có tên là Bổ Nông. Chim bổ nông với bổ là búa là nọc (|), và nông là O; bổ nông = |O, thiếu âm có khuôn mặt khí gió.
Lưu Ý
Về ngôn ngữ học, những từ đôi bổ cắt, bồ cắt, bổ nông, bồ nông nếu coi bổ, bồ là hai tính từ (adjectives) thì bổ cắt là con cắt ‘búa’, cắt nọc, cắt đực; bổ nông là con nông đực; bồ cắt là con cắt bọc, nang, nàng, cắt cái và bồ nông là con nông cái. Ở đây ta thấy các loài chim này dùng trong Vũ Trụ Tạo Sinh diễn đạt Dịch lý nên chúng phải được coi như là có hai yếu tố nòng nọc, âm dương là hai danh từ. Bổ là danh từ là nọc I và bồ là danh từ là nòng O nghĩa là bổ cắt = II, thái dương, bồ cắt = OI, thiếu dương, bổ nông IO, thiếu âm và bồ nông OO, thái âm.
Như thế chim nông diễn tả sự sinh tạo, tạo hóa ở thượng thế được diễn tả qua chữ nòng nọc vòng tròn-que bằng các chữ nòng O nét hơi đậm, chữ O thon hình trứng, từ vòng tròn-chấm, nòng O đậm nét hay hai nòng OO và nọc nòng IO.
Có thật sự con nông là chim tổ tối cao của chúng ta không? Để kiểm chứng ta căn cứ vào hai bộ sử chính của chúng ta là bộ sử miệng ca dao tục ngữ, truyền thuyết Việt và bộ sử đồng Đông sơn
Qua Sử Miệng Ca dao “Ngàn Năm Bia Miệng”
Chim nông là vật tổ đứng hàng đầu như đã thấy qua bài đồng dao “Bồ nông là ông bổ cắt”… này.
Bài hát có thể có nhiều dị bản nhưng dù bản nào đi nữa thì bao giờ con nông cũng được xếp lên trên hết.
Con nông được tôn thờ như một vật tổ, được coi như một thứ hèm (theo qui luật biến âm h = k như hì hì = khì khì, ta có hèm = khem) có nghĩa là kiêng khem, kiêng kỵ (taboo) không được ăn thịt còn thấy qua câu ca dao:


Con cò, con vạc, con nông,

Ba con cùng béo, vặt lông con nào?

Vặt lông con cốc cho tao,

Hành răm mắm muối cho vào mà thuôn.

Con nông vật tổ tối thượng, tối cao dù cho có ‘béo’ cũng không được ăn thịt, vì vật tổ là một taboo, một thứ cấm kỵ. Ở đây ta cũng thấy con cò con vạc cũng không được ăn thịt, như thế cò vạc cũng là những vật tổ (xem Con Cò Bay Lả Bay La…). Còn con cốc có thể không phải là vật tổ của chúng ta hay là chim tổ của một tộc thù nghịch của chúng ta trong đại tộc Việt nên ăn thịt được, cho dù không thấy nói đến nó có béo hay không.
Người Mường cũng có vật tổ là Chim Trứng. Trong bài hát tế “Đẻ Đất Đẻ Nước” (tức Mẹ Đất Mẹ Nước) của người Mường, có đoạn nói đến:


Trời với đất còn dính làm một

……

Chưa có chim tráng, chim trủng.

Trương Sỹ Hùng Bùi Thiện cắt nghĩa chim tráng là loại diều hâu, không hiểu loài diều hâu gì vì nhiều loại. Chim trủng là loại chim hay kêu về tháng 2, 3, kêu hai tiếng một não nuột (tập I tr. 732). Đây là giải thích theo ngày nay.
Theo câu “Trời với đất còn dính làm một”, có nghĩa là khi trời đất còn ở dưới trạng thái bọc thái cực, quả trứng vũ trụ thì chim ‘trủng’ là chim ‘trứng’, chim nang, chim nàng và chim ‘tráng’ là chim ‘chàng’ (chàng là chisel đục, đực là chim cắt, xem dưới). Chim Trủng là chim Trứng tức là con Nông đẻ ra trứng vũ trụ.
Để kiểm chứng lại, xin đối chiếu với tộc người Ao Naga ở Assam, ngày nay sống ở miền cực tây địa khối Vân Nam. Ao là Âu. Naga là Rắn. Naga thần thoại hóa thành Rồng Naga trong Ấn giáo. Ao Naga là Âu-Long ruột thịt với Âu Lạc của An Dương Vương. Giống hệt chúng ta người Ao ở Nagaland thờ thần Bầu Trời có tên là Anung.
A là di duệ của chữ nòng nọc vòng tròn-que hình nọc mũi mác, tam giác biến thể có nghĩa là nọc, lửa thái dương, lửa vũ trụ Càn. Trong tín ngưỡng chỉ các thần tổ ngành nọc, lửa mặt trời. Do đó tên các vị thần này đều khởi đầu bằng chữ A như A Đuốk là Hùng Vương (Bình Nguyên Lộc), các vị thần tổ của Maya đều khởi đầu bằng chữ A như Ah Kinchil, thần mặt trời, Ah Puch, thần chết; thần mặt trời Ai Cập cổ Atum, Atom, Aten, Ba Tư ngữ Atar là Thần Lửa, thần tổ loài người trong Thiên Chúa giáo là Adam… Nung là Nông. Như thế theo duy dương Anung là Thần bầu Trời Nam thái dương ứng với Thần Nông mang tính thái dương. Theo duy âm ta lấy nghĩa thái dương của A thì ứng với Nữ Thần Nông thái dương. Thần Bầu Trời Anung của Ao Naga cũng có thể có lưỡng tính như Thần Nông-Viêm Đế lưỡng tính nhất thể của chúng ta.
Ao Naga có taboo không ăn trứng. Như thế Anung rõ ràng liên hệ với Thần Nông có chim biểu nông đẻ ra trứng vũ trụ.
Qua Sử Đồng Đông Sơn
Chứng tích hùng hồn nhất, vững chắc nhất là hình con nông còn thấy trong đồ đồng Đông Sơn.
.Trên trống đồng
Trên trống Ngọc Lũ I, cùng với hàng hươu là hai nhóm chim bay, một bên bán viên có 6 con, một bên có 8 con. Chim này mỏ to, đầu to, đuôi ngắn. Chú ý kỹ ta thấy chim có cái túi dưới cổ. Con đầu tiên cái túi che hết chiều dài cái mỏ. Đây chính là chim nông.
clip_image002_thumb4.jpg?w=170&h=185

 

Chim nông trên mặt trống Ngọc Lũ I.
 
Con mắt chim là con mắt âm viết bằng chữ nòng nọc vòng tròn-que hai vòng tròn đồng tâm có chấm. Hai vòng tròn là hai âm, thái âm có một nghĩa là nước, xác thực con chim là con chim nước, chim nông.vân vân… (xem chương Thế Giới Loài Vật Trên Trống Đồng, Giải Đọc Trống Đồng Đông Nam Á).
Trên trống đồng Hoàng Hạ nơi thân trống có hình hai con chim mỏ phình to như cái túi. Đây là hai con chim nông đang giao hợp.
clip_image004_thumb2.jpg?w=336&h=273
 
.Trên thạp đồng
 
Ngoài ra có rất nhiều hình chim nông trên các thạp đồng bởi vì thạp đồng dùng làm vật mai táng. Chim nông ở trên thạp đồng dùng mai táng thường biểu tượng cho hư vô, tạo hóa (thái cực, Trứng Vũ Trụ) mang nghĩa tái sinh, hằng cửu…Con người chết là trở về với Hư Vô, nơi vĩnh hằng, trở về thái cực, Trứng Vũ Trụ nơi sinh tạo để được tái sinh.
Xin đề cử một ví dụ tiêu biểu là ở thạp đồng Hợp Minh, Yên Bái.
clip_image005_thumb2.jpg?w=213&h=305


 

Tượng chim nông trên nắp thạp đồng Hợp Minh (nguồn: Hà Văn Phùng).
.
clip_image0062.jpg?w=320&h=368
clip_image0082.jpg?w=366&h=84
Vành chim nông ở phần trên thân thạp.
(xem Thạp Đồng Đông Sơn).
.Tượng chim nông Đông Sơn
Có cả các tượng đồng thờ chim nông riêng rẽ.
 
clip_image010_thumb1.jpg?w=366&h=276
Một tượng chim nông riêng biệt (nguồn: vietnamfinearts.blogspot.com).
 
Tóm Tắt
Như thế chim Nông có những khuôn mặt biểu tượng chính là chim biểu của Bọc Hư Không (Vô cực), Trứng Vũ Trụ (Thái Cực), Cực âm nòng (Khôn) ở tầng lưỡng nghi và ở tầng tứ tượng là thiếu âm khí gió Bổ Nông và thái âm nước vũ trụ Bồ Nông.
Về chim học (ornithology) con nông là loài chim sống ở vùng sông hồ nước ngọt và bờ biển. Nông ngày nay thuộc họ dạng con nông đã xuất hiện cách đây từ hàng 100 triệu năm lên tới tận thời khủng long. Chim nông là loài chim ngày nay còn mang hình thù cổ quái của các loài khủng điểu ngày xưa. Con nông là loài chim nước chân có màng là chim biểu của đại tộc Việt có nền văn hóa Nước, làm nông nghiệp. Chim nông là vật tổ tối cao tối thượng, chim đẻ ra trứng vũ trụ của ngành nòng, âm Thần Nông của Bách Việt. Thần Nông của Việt Nam tuyệt nhiên không phải là ông Thần Nông đầu bò của Trung Quốc. Trung Quốc đã lấy Thần Nông, vị thần sáng thế của chúng ta rồi sửa đổi đi (xem dưới).
Ở câu đầu bài hát này chim nông ở dạng bồ nông thái âm có một khuôn mặt biểu tượng cho cực âm ở tầng tứ tượng.
(còn nữa).

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NGÔN NGỮ VIỆT

Tiếp theo.

Trước hết tôi xin nói về thuyết Âm Dương Ngũ hành. Có thê nói cả thế giới tin rằng nó có cội nguồn từ văn minh Hán. Nhưng sự thực hiển nhiên và sờ sờ ra đấy , là các nhà nghiên cứu Hán hiện đại - tức là tri thức của họ tồng hợp cả một qúa trình lịch sử của một nền văn minh - lại không thể chứng minh được thuyết Âm Dương Ngũ hành ra đời vào lúc nào trong lịch sử văn minh Hán. Chưa hết, trong tất cả các bản văn chữ Hán từ hơn 2000 năm nay - tính từ khi nền văn minh Việt sụp đổ ở Nam Dương Tử - chưa hề có một cuốn sách Hán ngữ nào mô tả - dù chỉ là tóm tắt sơ lược nội dung của học thuyết này?! Mặc dù hệ thống phương pháp luận của nó lại thể hiện rộng khắp trên tất cả các phương pháp ứng dụng: Dự báo, gồm Tử Vi, Bốc Dịch, Thái Ất, Độn giáp....vv...hoặc kiến trúc xây dựng (Phong thủy; Y học (Đông Y)....?!

Tất cả đều rất mơ hồ và bí ẩn.

Cho nên cả thế giới hiện đại đã coi nền văn minh Đông phương vốn mặc định từ văn minh Hán, hoàn toàn là huyền bí! Ngay cả khi hai nền văn minh Tây phương và Đông phương giao tiếp thì trí thức của cả hai nền văn minh này - gồm có nền văn minh Đông phương được mặc định từ văn minh Hán với những bản văn chữ Hán từ hơn 2000 năm nay - cũng không thể phục hồi được của cái mà chính nền văn minh Hán tự nhận là của mình.

Về vấn đề này, đã nhiều năm tôi đã chứng minh rằng: Cội nguồn văn minh Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử.

Bởi vì, chỉ có nền văn hiến Việt với những di sản văn hoa truyền thống của người Việt - dù đã tan nát qua hơn 2000 năm lịch sử hiện đại - mới có khả năng phục hồi và làm sáng tỏ được học thuyết này. Chỉ có chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương, mới có thể làm sáng tỏ được sự bí ẩn huyền vĩ của nó.

Đương nhiên, khi Việt tộc là chủ nhân đích thực của văn minh Đông phương thì có thể xác định rằng: ngôn ngữ Việt không thể là hệ quả của ngôn ngữ Hán.

Còn tiếp

============================

* Theo wikipedia.org/wiki/Chinh_phụ_ngâm

 

Chủ đề này được lập thành ngày 16. 6 . 2014. Hôm nay là ngày 26. 7 . 2014 là vừa đúng một tháng. Nhưng cách đây vài ngày, vào ngày 25. 7. 2014, một cuộc tọa đàm khoa học về cội nguồn kinh Dịch được thực hiện ở hội trường Bộ Khoa học Công nghệ, diễn giả chính là tôi. Người phát biểu cuối cùng trong buổi tọa dàm là giáo sư Trần Công Hiếu. Ông đã phát biểu - nếu tôi nghe không nhầm - là: Vào ngày 21. 4 . 2014, Tân Hoa Xã đã công bố những công trình nghiên cứu của các học giả Trung Quốc thừa nhận thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch không phải của nền văn minh Trung Hoa.

 

10293601_300602743443927_852713337798907

 Giáo sư Trần Đình Hiến đưa nội dung bài báo của các học giả Trung Quốc trên Quang Minh Nhật báo xuất bản vào năm 2011, xác định thuyết ADNH không thuộc về Hán tộc.

 

10498409_300602460110622_794171361293469

 

Sự xác định của các nhà khoa học Trung Quốc là một chứng nhân sắc xảo cho luận điểm của tôi. Điều này đã xác định rằng: Từ một góc nhìn khác của chính những nhà nghiên cứu Trung Hoa đã chứng tỏ tính khách quan khoa học cho những luận điểm của tôi.

Tuy nhiên tôi cần khẳng định rằng: Những luận cứ và phương pháp xác định chân lý của tôi so với tất cả những nhà nghiên cứu khác- kể cả những nhà nghiên cứu Trung Quốc - là hoàn toàn độc lập với nhau. Do đó, nếu như không có những công trình của họ thì tôi vẫn xác định chân lý theo cách của mình.

 

Tôi cần nhắc lại ở đây rằng:

Những luận cứ và phương pháp xác định chân lý của tôi so với tất cả những nhà nghiên cứu khác- kể cả những nhà nghiên cứu Trung Quốc - là hoàn toàn độc lập với nhau. Do đó, nếu như không có những công trình của họ thì tôi vẫn xác định chân lý theo cách của mình.

 

Tức là cho dù những nhà khoa học Trung Quốc thừa nhận, hay không thừa nhận thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch không thuộc về nền văn minh Hán, thì điều đó không làm thay đổi phương pháp với những luận cứ của tôi chứng minh cho chân lý là: Thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch thuộc về Việt tộc. Và hiển nhiên điều này xác định Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử.

Tất nhiên, đám tư duy "ở trần, đóng khố" trong "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" phủ nhận truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, không đủ trình độ để phán biện các nhà nghiên cứu Trung Hoa, để buộc họ phải nhận lấy cái thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch là của Trung hoa, khi chính họ không thể chứng minh được điều này.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch thuộc về Việt tộc, chính là phương tiện để tôi chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương Tử. Và tất nhiên, nó liên quan chặt chẽ tới chủ đề của topic này mô tả cội nguồn ngôn ngữ Việt.

Sự phục hồi và minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, không phải là chỉ để xây dựng một tượng đài kỷ niệm một thời vinh quang trong quá khứ của Việt tộc. Mà nó còn là sự phục hồi lại những giá trị tri thức đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, đang sừng sững thách đố tri thức của nền văn minh hiện đại. Đó chính là những gía trị đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành, lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước.

Đương nhiên, ngôn ngữ Việt - hệ quả của một nền tảng trí thức siêu đẳng là lý thuyết thống nhất, thì nó phải mang trong cấu trúc nội hàm của nó những gía trị siêu việt, mà ông Phạm Công Thiện đã mô tả.

Nhưng ngay cả ông Phạm Công Thiện, với một cảm nhận chính xác một cách xuất sắc, cũng chỉ mới mô tả được bản chất cao cấp và đầy minh triết của ngôn ngữ Việt, chứ ông ta vẫn chưa thể hiểu được tính cao cấp của ngôn ngữ Việt từ đâu mà ra. Đó là nguyên nhân để tôi cũng chỉ coi nhận định của ông Phạm Công Thiên như là một hiện tượng minh họa cho chủ đề này và không coi là một bằng chứng, chứng minh cho những luận điểm của tôi về tính cao cấp của ngôn ngữ Việt.

So với lý thuyết thống nhất thì nền văn minh hiện đại chỉ mới ở dạng bán khai. Nó cũng tương tự nền văn minh hiện đại so với thời đồ đá vậy.

Tôi không hề kiêu ngao khi so sánh Lý thuyết thống nhất nhân danh nền văn hiến Việt với nền văn minh hiện đại, giống như nền văn minh hiện đại so với thời đồ đá. Cá nhân tôi chẳng hơn ai về địa vị, quyền lực, tiền bạc, học vị để kiêu ngạo. Tôi chỉ phản ánh một thực tế khách quan.

 

 

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/23478-ngam-nghi/page-16#entry235675

Bài số 320 - trang 16.

Mời các bạn xem 1 phần dịch của cuốn sách: "LÝ QUANG DIỆU Bàn về Hoa Kỳ, Trung Quốc và thế giới"

Đây là ý kiến của ông cưu Thủ tướng Singapore.

============================================

MỸ NHIỀU TRỞ NGẠI NHƯNG VẪN GIỮ VỊ TRÍ SỐ MỘT
 

Chúng ta còn liên kết với phần còn lại của thế giới thông qua ngôn ngữ. Chúng ta may mắn được người Anh cai trị và họ để lại di sản là tiếng Anh. Nếu như chúng ta bị người Pháp cai trị, như người Việt, chúng ta phải quên đi tiếng Pháp trước khi học tiếng Anh để kết nối với thế giới. Đó chắc hẳn là một sự thay đổi đầy đau đớn và khó khăn. Khi Singapore giành được độc lập vào năm 1965, một nhóm trong Phòng Thương Mại người Hoa gặp tôi để vận động hành lang cho việc chọn tiếng Hoa làm quốc ngữ. Tôi nói với họ rằng: “Các ông phải bước qua tôi trước đã.” Gần 5 thập niên đã trôi qua và lịch sử đã cho thấy rằng khả năng nói tiếng Anh để giao tiếp với thế giới là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong câu chuyện tăng trưởng của Singapore . Tiếng Anh là ngôn ngữ của cộng đồng quốc tế. Đế quốc Anh đã truyền bá thứ ngôn ngữ này ra khắp thế giới, nên khi người Mỹ tiếp quản, đó là một sự chuyển đổi dễ dàng sang tiếng Anh kiểu Mỹ. Đây cũng là một lợi thế rất lớn đối với người Mỹ khi trên toàn thế giới đã có nhiều người nói và hiểu ngôn ngữ của họ.
Khi sự trỗi dậy của Trung Quốc tiếp diễn, Singapore có thể nâng cao chuẩn mực tiếng Hoa trong nhà trường để cho học sinh của chúng ta có một lợi thế, nếu họ chọn làm việc hoặc giao thương với Trung Quốc. Nhưng tiếng Hoa vẫn sẽ là ngôn ngữ thứ hai, vì thậm chí nếu GDP của Trung Quốc có vượt qua Hoa Kỳ, họ cũng không thể cho chúng ta được mức sống mà chúng ta đang hưởng thụ ngày nay. Đóng góp của Trung Quốc vào GDP của chúng ta ít hơn 20%. Phần còn lại của thế giới sẽ giúp Singapore duy trì phát triển và đạt được thịnh vượng – không chỉ là người Mỹ, mà còn là người Anh, người Đức, người Pháp, người Hà Lan, người Úc, vv…. Các nước này giao dịch kinh doanh bằng tiếng Anh, không phải tiếng Trung. Sẽ là rất ngu ngốc nếu chúng ta xem xét chọn tiếng Trung làm ngôn ngữ làm việc tại bất kì thời điểm nào trong tương lai, khi mà chính người Hoa cũng rất cố gắng học tiếng Anh từ khi mẫu giáo cho đến bậc đại học.

 

CUỘC CẠNH TRANH CUỐI CÙNG

 

Một lí do tại sao Trung Quốc sẽ luôn kém hiệu quả hơn trong việc thu hút nhân tài chính là ngôn ngữ. Tiếng Hoa khó học hơn tiếng Anh nhiều. Nói tiếng Hoa rất khó nếu như không học từ nhỏ. Đây là ngôn ngữ đơn âm tiết và mỗi từ có tới 4 hay 5 thanh. Khi mà bạn không biết tiếng thì bạn không thể giao tiếp. Đây là một rào cản rất lớn. Đây là kinh nghiệm bản thân tôi. Tôi đã vật lộn trong suốt 50 năm và đến giờ mặc dù tôi có thể nói tiếng Hoa và viết theo kiểu bính âm (pinyin), nhưng tôi vẫn không thể hiểu được tiếng Hoa một cách thành thục như người bản ngữ. Đấy là tôi đã rất cố gắng. Trung Quốc trở nên hùng cường vào tương lai không thay đổi sự thật cơ bản là tiếng Hoa là một ngôn ngữ cực kì khó học. Có bao nhiêu người đến Trung Quốc, ở lại và làm việc ngoại trừ những người Hoa, người Châu Âu và người Mỹ trở thành những chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc? Người Trung Quốc cố gắng truyền bá ngôn ngữ của mình ra nước ngoài bằng việc xây dựng các Viện Khổng Tử trên toàn thế giới, nhưng kết quả không được tốt lắm. Người ta vẫn đến Hội đồng Anh và những cơ sở của Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ thậm chí không cần phải cố gắng. Một thời họ có Trung tâm Dịch vụ Thông tin Hoa Kỳ, nhưng đã bị đóng cửa vì không cần thiết nữa. Đã có hàng loạt ấn phẩm, chương trình truyền hình và phim ảnh làm công việc đó. Nên về quyền lực mềm thì Trung Quốc không thể thắng.

 

 

Qua bài viết của ngài Lý Quang Diệu, tôi thành thật khuyên những ai còn hiểu một cách thiển cận về ngôn ngữ Hán là chủ thể của ngữ Việt hãy từ bỏ những suy nghĩ dốt nát của mình.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NGÔN NGỮ VIỆT

Tiếp theo

 

Âm thuận tùng Dương - Dương trước Âm sau và tính phân loại, tính hệ thống trong cấu trúc ngôn ngữ Việt.

"Âm thuận tùng Dương" và "Dương trước Âm sau" là những nguyên lý của thuyết Âm Dương Ngũ hành được ứng dụng rất rõ ràng trong cấu trúc từ tiếng Việt. Những chữ cái đứng đầu trong ký tự mô tả tiếng Việt là Dương so với những ký tự là hợp âm, nguyên âm, phụ âm đứng sau nó. Thí dụ: "Con Bò"; thì "con" là Dương trước, mô tả một tập hợp các loại "con" nói chung. "Bò" là danh từ xác định cụ thể tính phân loại một phần tử trong tập hợp các "con". Bò là Âm sau xác định định tính của một con cụ thể: "con bò". Và ngay trong tiếng "bò", mô tả con bò cũng thể hiện tính phấn loại trong những tập hợp rất cao cấp của tiếng Việt: cấu trúc gồm hai ký tự là "B" và "ò". Ký tự "B" thuộc Dương trước, "ò" là Âm sau, xác định định tính mà của hai ký tự này mô tả "con bò". Bản thân ký tự "O" trong ký tự "bò" với tính đa thanh âm của tiếng Viết có thể thể hiện như sau: "o"; "ò"; "õ" ; "ọ"; "ỏ"; "ó". Khi kết hợp với ký tự trước nó là "B" thì cho ra những kết quả như sau: "bo", "bò", "bõ", "bọ". "bỏ",

Như vậy với nguyên lý "Âm thuận tùng Dương" và "Dương trước Âm sau" của thuyết Âm Dương Ngũ hành chúng ta thấy rất rõ trong cấu trúc tiếng Việt. Chưa hết, thuyết Âm Dương Ngũ hành còn xác định: Âm thuộc hình tướng, hình thể, Dương thuộc trạng thái trừu tượng. Tronng cấu trúc tiếng Việt qua thí dụ từ "con bò" nói trên, chúng ta thấy từ "con" mang tính trừu tượng (Chưa nói rõ con nào, con gì), nhưng từ "bò" xác định khái niệm về "con bò". Tức là từ "bò" thuộc Âm xác định hình tướng, hình thể rất cụ thể một con vật được mô tả trong từ "con bò" theo thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nếu không có từ "con" định hướng phía trước, thì từ "bò" còn có nghĩa là "bò"; trườn, "lê lết"....Chính nhờ từ "con" - Dương trước - - nên định hướng "bò" Âm sau mô tả "con bò" , tức "Âm thuận tùng Dương"

Bản thân từ "bò" thì quyết định tính chất mô tả hình thể của tiếng "bò" này trong "con bò" chình là ký tự "ò" và nó mô tả tính chất thuận theo ký tự "B' trước nó.

Những thí dụ tương tự như vậy - chứng tỏ nguyên lý của thuyết Âm Dương Ngũ hành, tính phân loại trong những tập hợp - có trong hầu hết cấu trúc tiếng Việt. Trên cơ sở này, tôi bàn cụ thể về "bánh dầy" hay "bánh giầy"; "thúy" hay "thúi".

 

Kính thưa quí vị quan tâm.

Từ rất lâu, khi tôi còn là một gã thiếu niên đang sắp bước vào tuổi thanh niên - tức là thời mà các cụ ban cho cái tuổi đang phát triển như tôi lúc bấy giờ là "gà tồ" - thì các nhà ngôn ngữ tiến bối - sĩ phu Bắc Hà - đã đặt vấn đề một số từ có vần "uy", phải đổi thành "ui". Cụ thể như cụm từ "Kính thưa quí vị quan tâm" mà tôi mô tả ở phần trên tôi đã tuân thủ theo thói quen từ thời gọi là "gà tồ" đó. Nhưng đến tuổi này, tôi nhận thấy đây là một sai lầm rất lớn của các "cụ" ngày đó, chắc nhiều cụ vưỡn còn sống. Bởi vì nó không mang tính hệ thống trong cấu trúc rất cao cấp của tiếng Việt. Nó là một sự sửa đổi tùy tiện và không theo một quy luật nào. Tạm gọi là "thừa giấy vẽ voi".

Như phần trên tôi đã trình bày: "uy" và "ui" là những ký tự kép có thể nối vần với những ký tự đặt trước nó thành những từ trong tiếng Việt mô tả một vật, sự kiện...cụ thể.

Trong sáu thanh của tiếng Việt liên quan đến "uy" và "ui" là:

1/ Uy: ùy, úy, ụy, ủy, ũy, uy.

2/ Ui: ùi, úi, ụi, ủi, ũi, ui.

Trong những ký tự kép được mô tả ở trên thì có những ký tự có nghĩa là:

1/ Trong vần "Uy" gồm: "Uy" trong: "Uy vũ", "uy quyền"; hoặc "Ủy" trong: Ủy quyền, "Ủy ban"; hoặc "Úy" trong "Úy lạo". Tóm lại ký tự "Uy" tự thân nó - với những từ có nghĩa - mô tả những gía trị mang tính cao quý, tôn trọng,

2/ Trong vần "Ui" gồm: "Ui" trong "Ui da!" tiếng Nam Bộ thể hiện một phản ứng, có thể là đau đớn; hoặc "Úi" trong "Úi dà!"  có nghĩa tương tự; hoặc "ui" là tiếng than: "than ôi" hoặc "than ui"; hoặc "Ủi" trong "ủi đồ" (Tiếng Nam bộ, tiếng Bắc gọi là "là" trong "giặt là") , cũng là một tả động tác xô đẩy: ủi, như xe ủi...vv....

Như vậy, giữa cấu trúc từ "ui" và "uy" đã có sự phân loại trong tiếng Việt. Ký tự "uy" trong sáu thanh của nó mô tả tính chất cao quý, tôn trong; còn "ui" mô tả tính thể hiện trạng thái không tốt ("ui da"), hoặc đơn giản chỉ là một động từ như "ủi đồ". Hay nói rõ hơn: trong tiếng Việt, sự phân loại giữa "uy" và "ui" đã xác định tính phân loại trong nội hàm của nó. Từ đó chúng ta liên hệ với từ: "Quý vị " cổ điển trong ngôn ngữ Việt, chắc chắn nhằm thể hiện sự tôn trong, so với từ "quí' vị".  Đương nhiên câu thành ngữ "Lão ô bách tuế, khả úy phượng hoàng sơ sinh" - viết theo tiếng Việt, không thể là "Lão ô bách tuế khả "úi" phượng hoàng sơ sinh" được. Vì con phương hoàng tự nó đã xác định phẩm chất cao quý của nó.

Tương tự như vậy: Nếu một ai đó có tên " Thúy" - tên một loài chim cao quý, không thể là "thúi" - tiếng Nam bộ, tương đương tiếng Bắc là "thối " được.

 

Kính thưa quý vị.

Tôi thành thật sẽ xin lỗi quý vị, nếu từ sau bài viết này về sau, do thói quen từ thời còn gà tồ mà viết nhầm "quý vị" thành "quí vị". "Thúy" chứ không phải "thúi" thưa quý vị!

 

Vấn đề "giầy" hay "dày".

Dùng từ "Giày" (hay "giầy") để thay thế cho từ "dầy" trong bánh chưng, bánh dày của người Việt, là một vấn đề thời sự trong ngôn ngữ Việt mấy năm gần đây. Một học 'giả" khả kính nào đó, tôi wên mât tên, đã công bố trên báo chí rằng: dùng từ "Bánh giày" (Hay giầy") thay cho từ bánh dầy truyền thống từ tổ tiên truyền lại. Ngay trong diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn cũng bàn luận sôi nổi về vấn đề này. Nhìn chung , chúng tôi phản bác dùng từ "giầy" (Hay "giày") thay thế từ "dày" trong bánh dày của văn hóa truyền thống Việt. Câu chuyện qua đi và chúng tôi lúc đầu cũng tưởng chí là chuyện "thừa giấy vẽ voi" của vị học giả "vờ " nào đó và không còn quan tâm đến nữa. Nào ngờ nó được đưa vào từ điển của hẳn một viện Hàn lâm ngôn ngữ của Việt Nam và chính thức lưu hành.

Lạy Chúa lòng lành vô cùng và Đức Ala vĩ đại cùng Đức Phật từ bi với Thượng Đế toàn năng. Xin các Ngài hãy ban thêm ánh sáng trí huệ cho cõi trần gian này. Chứ cứ rối mù thế này thì ui quá!.

Kính thưa quý vị.

Chung tôi cũng bắt đầu từ sáu thanh trong tiếng Việt với tính quy luật cấu tạo từ trong ký tự Việt - mà chúng tôi đã trình bày ở trên - cho ký tự "ay" và "ây"

a/ Ay: Ay, ày, áy, ạy, ảy, ãy.

b/ Ây: Ây, ầy, ấy, ậy, ẩy, ẫy.

Những ký tự này trong cấu trúc từ sẽ xác định định tính của nội dung khái niệm từ với từ trước nó - là quy luật mà chúng tôi trình bày ở trên - là:

1/ Với ký tự "D" kết hợp với "ay" sẽ là:

Day, dày, dáy, dạy, dảy, dãy.

2/ Với ký tự "D" kết hợp với "ây" sẽ là:

Dây, dầy, dẩy, dậy, dẫy, dấy.

Tập hợp những từ của ký tự "D" với "ay" và "ây" đều mô tả một sự trương nở, phân tán, phát triển. Từng thí dụ cụ thể như sau:

A/ * "Day" trong: "chỉ tay, day trán", hay "day mặt, chỉ tên", hoặc "day tay"...

* "Dày" (Hay "dầy") trong: dầy dặn, dầy ví, dầy bóp.....

* "Dáy" trong: "dơ dáy" tiếng Nam bộ, mô tả cái dơ được phát tán, hoặc lặp lai; hay "dáy tai" vốn là một chất cặn phát sinh, phát triển trong tai.

* "Dạy" (hay dậy), trong thức dậy, dậy học, mô tả trạng thái tình thức, hoạt động, tăng cường trí huệ (dạy học), từ cổ "dậy hóa" còn có nghĩa là một sự phát triển để thành một cái gì đó...

* "Dảy" (hay dẩy) - tùy theo phát âm từng địa phương - mô tả động tác làm phát tán một cái gì đó (Cũng có địa phương phát âm là 'rảy", hoặc "rẩy"), hoặc xô đẩy một vật thể từ chỗ này ra chỗ khác.

* "Dãy": sự liền kề kéo dài, thí dụ "dãy núi", "dãy nhà", còn có nghĩa là "dãy dụa".

B/ * "Dây" trong "dây dợ", "mua dây, buộc mình" - khác với "giây" trong "giây phút" - ; hoặc 'dây bẩn", "dây dưa"; "dây cà ra dây muống"....

* Dấy trong: "dấy binh", "dấy nghĩa", khác với "giấy" là giấy tờ, tờ giấy....

Tóm lại, qua những chứng tỏ ở trên cho các từ liên quan giữa vần "D" với "ay" , hoặc "ây" cho chúng ta thấy chúng mô tả các trạng thái thay đổi và phát triển.

Bây giờ chúng ta xem xét ký tự "ay" và "ây"  với từ đứng trước nó là "Gi".

 

A/ Với ký tự "Gi" kết hợp với "ay" sẽ là:

* Giày (Hoặc "giầy"): Giày dép.

* Giay: Không có từ này.

* Giạy: Không có từ này.

* Giảy: Không có từ này.

* Giãy:  Không có từ này.

* Giáy: Không có từ này.

B/ Với ký tự "Gi" kết hợp với "ây" sẽ là:

* Giầy (Hoặc "giày"): giày dép.

* Giây: Chỉ đơn vị nhỏ nhất của thời gian

* Giấy: giấy tờ.

* Giãy: không có từ này.

* Giậy: không có từ này.

* Giẩy: không có từ này.

Như vậy, quý vị cũng thấy rất rõ rằng với định hướng "Dương" của ký tự "Gi" chỉ có ba từ có nghĩa khi kết hợp với "ay" hoặc "ây" là: giây, giầy, giấy. và đều mô tả những khái niệm có tính giới hạn. cụ thể: "giầy" là đôi giầy đi ở chân , có giới hạn là chính bàn chân mang đôi giầy đó; "giấy" thì đều có giới hạn của khổ giấy và "giây" là đơn vị thời gian cũng có giới hạn quy ước.

Còn đi với ký tự "D" thì những từ có nghĩa đề mô tả sự trương nở, phát triển. Bởi vậy nó không thể là "bánh giày", hoặc "bánh giầy" được. Vì khái niệm "dày" trong bánh dày của văn hóa truyền thông Việt có nghĩa là "dày / mỏng", mang tính so sánh, đối chiếu tương tự như phạm trù Âm/ Dương trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, chứ không phải là cái giầy để đi ở chân thay thế cho từ bánh dầy vốn đưa lên bàn thờ dâng kính tổ tiên trong văn hóa truyền thống Việt, trong những ngày lễ Tết.

Tiếc thay! Đây không phải chuyện chơi. Từ "bánh giầy" có trong tự điển mới nhất của Viện Ngôn Ngữ học, được Nxb Đà Nẵng phát hành và chính thức sử dụng.

 

Kính thưa quý vị quan tâm.

Tôi chỉ bàn về ngôn ngữ Việt đến đây, để thấy rằng: Tổ tiên người Việt tuy cách đây hàng ngàn năm - mà "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" cho rằng: "lịch sử chỉ bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ VII BC", thực chất chỉ là "Liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố" - nhưng vẫn thể hiện một trí tuệ vượt trội trong cấu trúc ngôn ngữ Việt, so với những học giả trong Viện ngôn ngữ,  khi tổ tiên, ông cha ta vẫn gọi chiếc bánh dầy là bánh dầy, chứ không phải là "bánh giầy" (Hoặc giày) như họ.

Để kết thúc tiểu luận này, tôi xin trích lại câu của ông Phạm Công Thiện, mà tôi đã giới thiệu từ đầu như một ấn tượng cho bài viết từ nhận xét của một người có tên tuổi về ngôn ngữ Việt.
 

 

Ngoài ra cũng có thể nhắc đến những quan niệm của ông về tiếng Việt: "Không cần phải đọc Platon, Aristote, Kant, Hegel hay Karl Marx, không cần phải đọc Khổng Tử và Lão Tử, không cần phải đọc Upanishads và Bhagavad Gita, chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và nói lại tiếng Việt Nam và bỗng nhiên nhìn thấy rằng tất cả đạo lý triết lý cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sẵn trong vài ba tiếng Việt đơn sơ như CON và CÁI, như CHAY, CHÁY, CHÀY, CHẢY, CHẠY và còn biết bao nhiêu điều đáng suy nghĩ khác mà chúng ta đã bỏ quên một cách ngu xuẩn.”

 

Xin cảm ơn quý vị quan tâm.

10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Cần nhìn nhận về hệ thống tư liệu chữ Hán ở nước ta như thế nào?

Thanh Phong

10/09/14 07:07

(GDVN) - Bản thân chữ Hán không có tội, nó chỉ là một loại công cụ của văn hóa, mà đã là công cụ thì hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sử dụng.

Tòa soạn Báo điện tử giáo dục Việt Nam nhận được bài viết của tác giả Nguyễn Thanh Phong, ở Đại học An Giang. Theo tác giả, ông đặc biệt ấn tượng với bài viết Thưa ông Bộ trưởng văn hóa, đâu là phần chìm của văn hóa ngoại lai trên chuyên mục Góc nhìn.

Từ đây, dưới góc độ của người đã từng giảng dạy Hán Nôm, tác giả Thanh Phong có mong muốn trao đổi thêm về vấn đề sử dụng chữ Hán ở nước ta.

Để rộng đường dư luận và tôn trọng chủ kiến của các nhà khoa học, Báo Giáo dục Việt Nam đăng tải ý kiến này của tác giả Thanh Phong. Văn phong, học thuật và chủ ý là của tác giả, tòa soạn chỉ giữ quyền biên tập cơ bản.

Đọc bài viết Thưa ông Bộ trưởng Văn hóa, đâu là phần chìm của văn hóa ngoại lai?  của tác giả Xuân Dương, tôi rất tâm đắc với nhiều quan điểm và kiến nghị của tác giả; thế nhưng, ở góc độ của người ít nhiều từng nghiên cứu và giảng dạy Hán Nôm ở trường đại học, tôi xin được phân tích một số vấn đề thuộc lĩnh vực Hán Nôm và trình bày những điều còn băn khoăn của cá nhân tôi xung quanh bài viết để chia sẻ cùng quý độc giả.

Việt Nam ngay từ khoảng đầu Công nguyên bắt đầu tiếp nhận chữ Hán từ phương Bắc truyền sang. Mặc dù là công cụ để truyền bá văn hóa phục vụ đắc lực cho mưu đồ thống trị của phong kiến phương Bắc, thế nhưng trong bối cảnh nước ta chưa có một hệ thống chữ viết phục vụ cho nhu cầu ghi chép của người dân; thì chữ Hán, với những đặc điểm ưu việt của nó, đã dần dần được người Việt tích cực học tập.

 

Từ chỗ e dè tiếp nhận, với phạm vi ảnh hưởng nhỏ hẹp là những người Việt phục vụ cho chính quyền người Hán; dần dần chữ Hán được giới tăng lữ Phật giáo và quý tộc đẳng cấp trên chủ động tiếp nhận, phục vụ đúng mực cho các nhu cầu giao tiếp trong xã hội.

Từ sau khi giành độc lập tự chủ, người Việt thực sự chiếm lĩnh trọn vẹn chữ Hán, sử dụng nhuần nhuyễn chúng để phục vụ cho mọi hoạt động triều chính lẫn dân sinh, tạo nên nhiều thành tựu văn hóa, lịch sử to lớn trong quá khứ của dân tộc.

Lịch sử du nhập chữ Hán vào Việt Nam cho ta thấy rằng, bản thân chữ Hán không có tội, nó chỉ là một loại công cụ của văn hóa, mà đã là công cụ thì hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sử dụng. Bọn bành trướng phương Bắc thì sử dụng nó làm công cụ nô dịch tư tưởng dân tộc khác, đồng hóa để lấn át đi bản sắc văn hóa riêng của dân tộc khác; người Việt thì lại dùng nó để truyền tải văn hóa và tư tưởng dân tộc mình, làm công cụ để đấu tranh giành độc lập tự chủ, chống lại chủ nghĩa bá quyền phương Bắc, củng cố vị thế hiên ngang của dân tộc mình. Những áng văn thơ tuyệt tác bằng chữ Hán trong kho tàng văn học dân tộc, không thể chối cãi, đã thể hiện rõ điều đó.

Điều đáng nói là khi đối diện với chữ Hán, tổ tiên ta đã có thái độ ứng xử không giống như chúng ta ngày nay. Dẫu biết chữ Hán được du nhập từ phương Bắc, được sử dụng với những mưu đồ có lợi cho kẻ xâm lược, thế nhưng người xưa vẫn rất bản lĩnh khi tiếp nhận nó.

Ông cha ta nhận thức rõ ràng rằng, tiếp thu chữ Hán và phụ thuộc vào tư tưởng lập trường của người Hán hoàn toàn là hai chuyện khác nhau. Vì vậy mà trên thực tế, chữ Hán đã chuyển tải được ý chí và tâm hồn dân tộc, song hành cùng với nhận thức, tư duy, tình cảm của dân tộc suốt chiều dài chế độ phong kiến đến giữa thế kỷ XX. Sau 1945, người Việt không còn học tập chữ Hán nữa, nền giáo dục Việt đã có chữ quốc ngữ thay thế, dòng mạch truyền tải văn hóa truyền thống bị đứt gãy, không còn liên tục giống như các nước Đông Á khác (Nhật Bản, Hàn Quốc).

Nhận thức của thế hệ sau về văn hóa, lịch sử trong quá khứ ngày càng phôi phai, nhạt nhòa dần. Cuộc giao lưu giữa chữ Hán, chữ Tây, chữ quốc ngữ đã cho ra đời nhiều học giả uyên thâm cổ kim đông tây đầu thế kỷ XX trên nhiều lĩnh vực. Ở đó, không phải không có vai trò đóng góp của chữ Hán. Vì thế, trong quá khứ, ít khi nào ông cha ta đặt vấn đề chữ Hán là thứ chữ ngoại lai, là cái của người khác; mà hình như nó đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của văn hóa, của đời sống, nó ngấm sâu vào máu thịt người Việt, là tài sản tinh thần to lớn của người Việt.

Chúng ta ngày nay, về mặt chữ viết hầu như đã thoát ly khỏi chữ Hán, hệ thống chữ quốc ngữ tiện lợi dễ học dễ nhớ có thể chuyển tải hầu hết mọi nhu cầu giao tiếp trong cuộc sống. Chữ Hán trong mắt người hiện đại trở thành một thứ chữ viết ngoại lai, bởi lẽ đa phần chúng ta không còn đọc hiểu được nó, mặc dù chúng hầu như vẫn dùng để chuyển tải tinh thần dân tộc.

Sự xuất hiện của chữ Hán đâu đó lại ẩn chứa nhiều hiểm họa nếu nước khác tiếp tục lợi dụng chúng phục vụ cho những mưu đồ đen tối để chiếm đoạt chủ quyền. Bối cảnh này khiến chúng ta phải đặt một câu hỏi, làm sao để ứng xử đúng mực, phải lẽ với chữ Hán để một mặt vừa bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, vừa phải đấu tranh chống sự lai căng văn hóa, xâm thực văn hóa tinh vi, lúc ẩn lúc hiện từ bên ngoài.

Việc sử dụng chữ Hán cổ khá phổ biến ở nhiều cơ sở thờ tự hiện nay không hoàn toàn giống như việc sử dụng chữ Hán hiện đại trên các biển quảng cáo hàng hóa, dịch vụ. Chữ Hán cổ là sản phẩm lịch sử, có quá trình hình thành và phát triển tự thân trong đời sống xã hội, đã đi vào quá khứ với những giá trị chuẩn mực được cố định hóa, được bao thế hệ người Việt, từ người có học giỏi chữ nghĩa đến những người dân thường mù chữ, trân trọng và kính ngưỡng.

Còn chữ Hán hiện đại trên các biển quảng cáo là sản phẩm của đời sống kinh tế hiện đại, không chứa đựng hàm lượng văn hóa dân tộc, chỉ thuần túy phục vụ nhu cầu giao dịch buôn bán của người sử dụng nó. Vì vậy, việc đánh đồng hai thứ này để xem xét hình như chưa thỏa đáng.

Việc sử dụng kinh Phật bằng chữ Hán cũng vậy. Phật giáo Việt Nam trong chiều dài lịch sử là Phật giáo Hán truyền, trong khi ảnh hưởng của Phật giáo nguyên thủy Ấn Độ đến Việt Nam vẫn còn khá nhỏ lẻ, yếu ớt. Do đó, việc sử dụng kinh điển Phật giáo bằng chữ Hán cũng là điều dễ hiểu. Việc thiết lập chùa chiền, tạo dựng văn bia, liễn đối bằng chữ Hán là một sự tiếp nối truyền thống, điều đó chẳng có gì sai, chẳng có gì là nô dịch văn hóa ở đây cả.

Nhiều năm gần đây, giới tăng lữ Phật giáo Việt Nam đã quan tâm nghiên cứu, dịch sang tiếng Việt nhiều kinh điển Phật giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá Phật pháp trong giới Phật tử Việt. Kinh điển chữ Hán còn sử dụng phổ biến ở nhiều chùa, được đọc bằng âm Hán Việt chứ không phải bằng âm Hán, đọc lâu dần những người không biết chữ Hán cũng có thể hiểu và chiếm lĩnh được nó.

Việc sử dụng cùng lúc bản kinh chữ Hán, chữ quốc ngữ phiên âm Hán Việt hoặc bản dịch sang tiếng Việt đều có giá trị và ý nghĩa riêng của nó, vừa đáp ứng nhu cầu truyền thừa từ thầy tổ, vừa có ý nghĩa để hoằng dương chánh pháp. Quan trọng là các nhà chùa biết linh hoạt sử dụng chúng nơi nào và khi nào.

Tôi không nghĩ việc bài trừ một sản phẩm ngoại lai vốn đã quá quen thuộc với người Việt là chữ Hán để tiếp nhận một thứ ngoại lai khác vốn còn xa lạ như chữ Phạn là một thái độ ứng xử đúng đắn. Vấn đề hiện nay là tác động giáo dục của tư liệu chữ Hán đến đa số người hiện đại không biết chữ Hán ngày càng hạn chế.

Tôi rất đồng ý với quan điểm của Xuân Dương là cần có sự quy định rõ, đối với những công trình đã có trước đây (có thể lấy năm 1975 làm mốc) thì cần giữ nguyên trạng khi trùng tu, tái lập, việc làm đó thể hiện sự tôn trọng của chúng ta với tiền nhân và quá khứ; còn đối với những công trình được xây dựng mới sau này, cần có sự chuyển đổi dần sang sử dụng chữ quốc ngữ để đa số người dân dễ dàng đón nhận.

Nếu vì không đọc được mà phá bỏ tất cả, thì có lẽ ngay cả những hoành phi, liễn đối bằng chữ Nôm, một sản phẩm thể hiện ý chí tự chủ cao độ của người Việt, cũng cùng chung số phận với chữ Hán.

Trong vấn đề học tập và nghiên cứu khoa học, người Việt chúng ta đang gặp một trở ngại lớn là khó có thể tiếp xúc được với các văn bản nguyên tác chữ Hán trong lịch sử dân tộc. Trong khi các nước vẫn đang hoặc còn sử dụng chữ Hán khác ở Đông Á dễ dàng tiếp cận với văn bản chữ Hán của Việt Nam hơn, vì vậy mà chất lượng nghiên cứu về Việt Nam của họ có chiều sâu hơn cả người Việt mình.

Học giả Việt Nam thiệt thòi nhiều hơn khi phải dành khá nhiều thời gian học tốt chữ Hán trước khi bắt tay vào nghiên cứu sâu văn bản chữ Hán từ các góc độ khác nhau. Vì vậy, việc dạy học chữ Hán cần được triển khai sâu rộng hơn ở những nơi đào tạo các ngành chuyên sâu về xã hội nhân văn như cổ sử, khảo cổ, văn học cổ, triết học phương Đông, ngôn ngữ học… Có như vậy, chất lượng nghiên cứu khoa học liên quan chữ Hán về lâu dài không thua sút so với bạn bè trong khu vực.

Ứng xử với chữ Hán như thế nào cho phải lẽ quả không đơn giản. Chúng ta không thể loại trừ chữ Hán ra khỏi đời sống văn hóa hiện đại, càng không thể đánh đồng chữ Hán với tư cách là một sản phẩm văn hóa với chính sách bành trướng của thiểu số những người lãnh đạo quốc gia sáng tạo ra nó.

Vì vậy, cần có một cái nhìn khách quan, lịch sử, tỉnh táo và đa diện để tránh rơi vào những cực đoan. Do có nhiều điểm tương đồng trong quá khứ, Việt Nam khi ứng xử với chữ Hán cần tham khảo nhiều hơn thái độ và cách làm của người Nhật Bản và Hàn Quốc, cần học hỏi các nước này trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc và bài trừ biểu hiện lai căng khi tiếp thu văn hóa ngoại lai, mà sư tử đá Trung Quốc là một ví dụ tiêu biểu.

==================

Việt Nam ngay từ khoảng đầu Công nguyên bắt đầu tiếp nhận chữ Hán từ phương Bắc truyền sang. Mặc dù là công cụ để truyền bá văn hóa phục vụ đắc lực cho mưu đồ thống trị của phong kiến phương Bắc, thế nhưng trong bối cảnh nước ta chưa có một hệ thống chữ viết phục vụ cho nhu cầu ghi chép của người dân; thì chữ Hán, với những đặc điểm ưu việt của nó, đã dần dần được người Việt tích cực học tập.

 

Bài viết này sai ngay từ đầu với sự mặc định dốt nát. Bởi vậy, mọi chuyện cứ loạn cào cào, nếu Việt sử 5000 năm văn hiến không được xác định tính chân lý của nó.

Nhưng cũng cần nói thêm rằng: Ông này đúng khi đề nghị giữ lại những chữ Nho trong các di sản văn hóa đã hình thành trong lịch sử.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Bàn về việc sử dụng chữ Hán và nguy cơ nô dịch văn hóa

XUÂN DƯƠNG

14/09/14 06:38

Victor Goloubev, Phillipe Le Failler, Lê Trọng Khánh… khi nghiên cứu bãi đá cổ Sa Pa  nằm tại thung lũng Mường Hoa huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy những văn tự cổ khắc trên đá. Sự tương đồng giữa các nét vẽ trên đá Sa Pa với nét vẽ trên trống và các đồ gia dụng bằng đồng Đông Sơn đã đưa đến nhận định rằng hình vẽ và chữ viết trên đá này có tuổi đời khoảng 2.500 năm.

 

dxt.jpg

Chữ khắc trên đá cổ Sa Pa

 

Điều này có nghĩa là trước cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng khoảng 500 năm, người Việt cổ đã biết dùng hình ảnh,  chữ viết  để ghi lại các hiện tượng xã hội, thiên nhiên quanh mình. 

Sau khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại, Mã Viện đã cho tịch thu trống đồng và dụng cụ bằng đồng của người Việt đúc lên chiếc cột đồng chôn ở biên giới Giao Chỉ và nhà Hán (nay thuộc Quảng Tây, Trung Quốc). Bắt đầu từ thời điểm này những kẻ xâm lược ngoại bang tìm đủ cách đồng hóa người Việt không chỉ về phương diện nhân chủng học mà còn về văn hóa. Thời kỳ bắc thuộc 1.000 năm là quá đủ để quân xâm lược tiêu diệt chữ viết của người Việt cổ.

Tiếp nhận chữ Hán, xem nó là văn tự chính thống từ thời Mã Viện là điều mà giới cầm quyền, trí thức Việt buộc phải tuân theo vì người Việt không còn chữ viết, nhiều trăm năm sau việc sử dụng chữ Hán mới được xem như một sự mặc định. Mặc dù vậy tiếng nói của người Việt vẫn không phải là tiếng Hán, đó là tiếng nói tồn tại đến ngày nay, tuy đôi khi có pha trộn các từ Hán Việt. 

Đại bộ phận cư dân, những người lao động không biết chữ Hán và không nói tiếng Hán do vậy không thể kết luận chữ Hán  “phục vụ đúng mực cho các nhu cầu giao tiếp trong xã hội”, nói chính xác đây chỉ là giao tiếp của tầng lớp quan lại, sĩ phu chứ không phải của người dân.Nếu có điều kiện tác giả Thanh Phong nên đọc Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, trong đó có nhận định: “Dù chữ Hán có sức sống mạnh mẽ đến đâu chăng nữa, một văn tự ngoại lai không thể nào đáp ứng, thậm chí bất lực trước đòi hỏi, yêu cầu của việc trực tiếp ghi chép hoặc diễn đạt lời ăn tiếng nói cùng tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của bản thân người Việt. Chính vì vậy chữ Nôm đã ra đời để bù đắp vào chỗ mà chữ Hán không đáp ứng nổi. Quá trình hình thành chữ Nôm có thể chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn đầu, tạm gọi là giai đoạn "đồng hóa chữ Hán", tức là dùng chữ Hán để phiên âm các từ Việt, thường là tên người, tên vật, tên đất, cây cỏ chim muông, đồ vật... xuất hiện lẻ tẻ trong văn bản Hán.


Những từ chữ Nôm này xuất hiện vào thế kỷ đầu sau Công nguyên (đặc biệt rõ nét nhất vào thế kỷ thứ VI). Giai đoạn sau: Ở giai đoạn này, bên cạnh việc tiếp tục dùng chữ Hán để phiên âm từ tiếng Việt, đã xuất hiện những chữ Nôm tự tạo theo một số nguyên tắc nhất định. Loại chữ Nôm tự tạo này, sau phát triển theo hướng ghi âm, nhằm ghi chép ngày một sát hơn, đúng hơn với tiếng Việt. Từ thời Lý thế kỷ thứ XI đến đời Trần thế kỷ XIV thì hệ thống chữ Nôm mới thực sự hoàn chỉnh".

“Bản thân chữ Hán không có tội, nó chỉ là một loại công cụ của văn hóa, mà đã là công cụ thì hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sử dụng”. Lập luận này đôi khi trở thành một công cụ ngụy biện.

Các loại vũ khí hạt nhân, hóa học… cũng chỉ là công cụ của chiến tranh, bản thân chúng đều vô tri vô giác nhưng vẫn bị thế giới nghiêm cấm sử dụng, thậm chí còn bị nghiêm cấm tàng trữ,  phổ biến. Vì sao, vì không thể lường trước được thảm họa đến với nhân loại nếu các loại vũ khí này rơi vào tay bọn khủng bố. Tương tự, vài chục, vài trăm sau nếu một lúc nào đó những kẻ khùng bên kia biên giới nói rằng Bạch Long Vỹ là của họ vì toàn bộ chữ viết trong chùa chiền ở đó là chữ Hán thì điều gì sẽ xảy ra?

Đánh giá chữ Hán về mặt học thuật đương nhiên cần sự khách quan, công bằng, cần thấy tác dụng của nó trong giai đoạn lịch sử trước đây của dân tộc, song người Việt, nhất là giới trí thức có nhiệm vụ nhắc nhở người dân về thảm họa của sự ngây thơ chính trị, hãy ghi nhớ câu nói nổi tiếng của  Giulius  Phuxích  “Nhân loại hỡi ! Tôi yêu tất cả mọi người. Hãy cảnh giác!".

Là một giảng viên đại học, không biết tác giả Thanh Phong có cân nhắc trước khi viết những dòng này : “Sau 1945, người Việt không còn học tập chữ Hán nữa, nền giáo dục Việt đã có chữ quốc ngữ thay thế, dòng mạch truyền tải văn hóa truyền thống bị đứt gãy, không còn liên tục giống như các nước Đông Á khác (Nhật Bản, Hàn Quốc) ".

Dòng mạch truyền tải văn hóa của người Việt chưa bao giờ bị đứt gãy, bởi lẽ dù không biết chữ Hán, người Việt vẫn có văn hóa dân gian, vẫn lưu truyền các sự tích từ đời này qua đời khác. Không ít trường hợp dựa vào truyền thuyết và tư liệu truyền miệng mà các nhà khoa học tìm ra manh mối một số sự kiện lịch sử.  

Nhận định của tác giả Thanh Phong không chỉ thiếu luận cứ khoa học mà còn ẩn chứa một suy luận nguy hiểm, rằng muốn truyền tải văn hóa truyền thống thì phải sử dụng chữ Hán, còn nếu dùng chữ quốc ngữ thì sự truyền tải sẽ đứt gãy, không liên tục?

Vì không am hiểu Hán-Nôm nên có thể ý kiến của người viết có chỗ chưa thấu đáo, hy vọng Hội đồng Khoa học – Đào tạo Đại học An Giang, với tư cách là đơn vị chịu trách nhiệm về mặt học thuật của nhà trường  góp thêm tiếng nói để cùng đi đến một nhận thức chung về vấn đề này.

Người viết có điều băn khoăn không biết tác giả Thanh Phong có nên cân nhắc khi cho rằng : “hệ thống chữ quốc ngữ tiện lợi dễ học dễ nhớ có thể chuyển tải hầu hết mọi nhu cầu giao tiếp trong cuộc sống“.

Chữ quốc ngữ ngày nay, bao gồm một số từ nước ngoài đã được Việt hóa có thể truyền tải toàn bộ (xin nhấn mạnh chữ “toàn bộ”) mọi nhu cầu giao tiếp trong cuộc sống chứ không phải là hầu hết như  tác giả Thanh Phong nhầm lẫn. Tất cả các văn kiện chính trị như hiến pháp, văn bản luật, tác phẩm văn học, sách giáo khoa từ tiểu học đến đại học, luận án thạc sĩ, tiến sĩ… đều viết bằng chữ quốc ngữ mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Phải chăng cái ý tưởng ẩn sâu của tác giả sau một số nhận định có vẻ khoa học, khách quan là định hướng người đọc đến một kết luận có vẻ vô tư: “Việc thiết lập chùa chiền, tạo dựng văn bia, liễn đối bằng chữ Hán là một sự tiếp nối truyền thống, điều đó chẳng có gì sai, chẳng có gì là nô dịch văn hóa ở đây cả“.

Theo tác giả Thanh Phong:  “thiết lập chùa chiền, tạo dựng văn bia, liễn đối bằng chữ Hán  là một sự tiếp nối truyền thống”, ẩn ý ở đây là nói về các công trình mới xây dựng (thì mới có sự tiếp nối truyền thống) chứ không phải các công trình trùng tu, tôn tạo. Nếu ai đó xây mới các công trình mà sử dụng chữ Hán thì  “chẳng có gì sai, chẳng có gì là nô dịch văn hóa ở đây cả”.

Còn nếu các công trình “thiết lập” mới mà dùng chữ quốc ngữ thì sẽ không thể tiếp nối truyền thống, sẽ bị “mất gốc”?

Tác giả Thanh Phong dường như muốn chuyển tải đến bạn đọc một lời khuyên, rằng chữ quốc ngữ chưa có khả năng chuyển tải toàn bộ mọi giao tiếp, trong khi sử dụng chữ Hán vừa “chẳng có gì sai” vừa bảo đảm “sự tiếp nối truyền thống” nên  các công trình xây mới cứ sử dụng chữ Hán mà không sợ gì  “nô dịch văn hóa” của nước ngoài. Còn nếu ai đó dùng chữ quốc ngữ trong công trình xây mới thì hãy thận trọng vì chữ quốc ngữ chỉ truyền tải được “hầu hết” chứ không phải toàn bộ văn hóa Việt, thêm nữa dùng chữ quốc ngữ là mạch truyền thống sẽ bị gián đoạn nên sẽ trở thành “mất gốc”?

Vì tác giả Thanh Phong là giảng viên nên xin nêu để bạn biết một vài quy định của ngành Giáo dục, Khoản 1 Điều 7 Luật Giáo dục 2005: “Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác“. Điều 10 Luật giáo dục đại học 2012: “Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục đại học”. Tất nhiên còn một số quy định khác về tiếng Việt trong các lĩnh vực quảng cáo, văn hóa, xã hội mà người viết đã trình bày trong bài Thưa ông Bộ trưởng Văn hóa, đâu là phần chìm của văn hóa ngoại lai? nên xin không đề cập ở đây.Để tránh dài dòng, xin nêu nhận xét về câu kết của tác giả Thanh Phong “Điều quan trọng là chúng ta cần có bản lĩnh tự thân, không hèn yếu, đứng vững trên lập trường dân tộc để tiếp thu văn hóa nhân loại nói chung, chữ Hán nói riêng“.


Tiếp thu văn hóa nhân loại là một chuyện, tiếp thu  chữ Hán (hay tiếng Hán) lại là chuyện khác. Với một dân tộc cụ thể, chẳng hạn người Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hán… chỉ là ngoại ngữ  mà con người trong xã hội toàn cầu cần biết để giao tiếp với nhau, việc học tập ngoại ngữ nào là tùy theo nhu cầu của mỗi cá thể. Trẻ con ngay khi mới chập chững biết đi đã có thể học ngoại ngữ, việc này không liên quan gì đến chuyện “hèn yếu“ hay “lập trường dân tộc" cả. Chỉ những ai thông qua truyền dạy ngoại ngữ  để lồng vào đó sự tuyên truyền, cổ vũ cho văn hóa ngoại lai mới cần có “lập trường dân tộc”. Không thể vì một chút hiểu biết Hán Nôm mà vội kết luận rằng thiếu nó thì  “dòng mạch truyền tải văn hóa truyền thống bị đứt gãy”.

Phát biểu chính kiến cá nhân là quyền của mỗi người, nhưng nhất thiết nên tránh việc lồng ghép những quan điểm chưa được kiểm chứng vào bài giảng chuyên môn cho sinh viên, càng không được phép đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, điều này những người đứng trên bục giảng không được phép quên. 

Có lẽ tác giả Nguyễn Thanh Phong, Đại học An Giang cũng đồng quan điểm với người viết./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

THẤY GÌ QUA SỰ KIỆN NÀY?

===============================

30% dân Trung Quốc không thể giao tiếp được bằng tiếng Hán

Hồng Thủy

24/09/14 06:51

 

(GDVN) - Hàng ngàn người dân Quảng Đông đã xuống đường biểu tình phản đối kế hoạch phát sóng nội dung truyền hình địa phương từ tiếng Quảng Đông sang tiếng phổ thông.

 

 

tiengtrungquoc.JPG

Việc thúc đẩy dạy và học tiếng Hán gặp khó khăn ngay tại Trung Quốc, quê hương của nó.

 

Bưu điện Hoa Nam ngày 23/9 đưa tin, có đến 30% trong tổng số 1,3 tỉ dân Trung Quốc không có khả năng giao tiếp bằng tiếng phổ thông, tức tiếng Hán. Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết trong một sự kiện thường niên để thúc đẩy việc dạy ngôn ngữ chính thức này.

Không chỉ có vậy, Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết trong số 70% còn lại giao tiếp được bằng tiếng Hán thì chỉ có 10% trong số này là nói được tiếng Hán một cách rành mạch và trôi chảy. Cuộc điều tra mới này cho thấy ít nhất 400 triệu người Trung Quốc vẫn không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ được xem là chính thức từ năm 1955.

Bộ Giáo dục Trung Quốc đánh giá, điều này cho thấy nhiệm vụ phổ cập tiếng Hán vẫn phải đối mặt với khó khăn rất lớn. Tiêu chuẩn của tiếng phổ thông Trung Quốc là tiếng Bắc Kinh được sử dụng bởi dân tộc Hán. Ngoài ra còn các thứ tiếng phổ biến khác như tiếng Quảng Đông, Phúc Kiến và tiếng Ngô.

Ngoài ra các dân tộc thiểu số khác ở Trung Quốc cũng có tiếng nói, ngôn ngữ riêng của họ và khác tiếng Hán ở mức độ khác nhau. Nhằm nỗ lực phổ biến ngôn ngữ hính thức, những đoạn quảng cáo, khẩu hiệu kêu gọi người dân Trung Quốc nói tiếng Hán đã xuất hiện trên đài phát thanh, truyền hình, xe bus và các địa điểm công cộng gần đây.

Tuy nhiên chiến dịch này cũng bị xem là gây tranh cãi và kích động sự bất mãn trong xã hội khi có những quan điểm nghi ngờ Bắc Kinh "đồng hóa" các dân tộc, vùng miền khác hay loại bỏ văn hóa của họ.

Mùa hè năm 2010 hàng ngàn người dân Quảng Đông đã xuống đường biểu tình phản đối kế hoạch phát sóng nội dung truyền hình địa phương từ tiếng Quảng Đông sang tiếng phổ thông, tức tiếng Hán Bắc Kinh.

Tại Hồng Kông, người dân lo ngại về việc chính quyền ngày càng nhấn mạnh tăng cường giáo dục tiếng phổ thông trong các trường học, ảnh hưởng đến tiếng Quảng Đông và các ngôn ngữ địa phương khác được sử dụng áp đảo bởi cộng đồng dân cư ở đó. Những người này lo ngại văn hóa và bản sắc của họ có thể bị suy yếu dần theo thời gian.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa quí vị và anh chị em quan tâm đến nguồn gốc ngôn ngữ Việt.

Quý vị và anh chị em tham khảo các bài viết của chính những học giả thuộc Trung Quốc hiện nay về chữ Việt cổ.

http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/23954-chu-viet-co-o-nam-duong-tu/page-2

Cá nhân tôi luôn xác định rằng: Di vật khảo cổ không phải là "cơ sở khoa học" duy nhất và không phải là bằng chứng duy nhất chứng minh cho một giả thuyết hoặc một lý thuyết liên quan đến nó. Nhưng nó là một hiện tượng biện minh cho giả thuyết và lý thuyết liên quan đến nó, nếu như nó tích hợp một cách hợp lý với giả thuyết, hoặc một lý thuyết khoa học liên quan theo tiếu chí khoa học cho một giả thuyết hoặc lý thuyết khoa học được coi là đúng..

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THẢM KHẢO

Về những dấu ấn có ký tự gần giống, hoặc giống hệ thống chữ khoa đẩu Lạc Việt do nhà nghiên cứu Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền phát hiện, liên quan đến nền văn minh cổ đại Tây phương.

 

 

maket2_resize.jpg  baobinh3_resize.jpg     songngu3_resize.jpg     bachduong3_resize.jpg        kimngu3_resize.jpg     songtu3_resize.jpg

Ma kết  Bảo Bình Song ngư Bạch Dương Kim Ngưu Song tử

cugiai3_resize.jpg sutu3_resize.jpg xunu3_resize.jpg     thienbinh3_resize.jpg       thannong3_resize.jpg    nhanma3_resize.jpg

Cự Giải  Sư tử    Xử Nữ  Thiên Bình Thần Nông Nhân Mã

 

So sánh với những ký tự trên trống đồng Lạc Việt:
 

 

2544011167_bb52f4872a.jpg
Chữ Khoa đẩu trên trống đồng Lũng Cú - đặt tại bảo tàng Pháp tại Paris.

 

Hệ thống chữ Khoa đẩu Lạc Việt của nhà nghiên cứu Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền:

IMG.257.jpg

Share this post


Link to post
Share on other sites
Quý vị và anh chị em quan tâm thân mến.
Các bạn hãy so sánh ký hiệu 12 cung Hoàng Đạo của nền thiên văn cổ xưa và ký tự trên trống đồng Lũng Cú trưng bày ở Paris. Điều này một lần nữa xác định rằng: Nền văn hiến của Việt tộc có xuất xứ từ một nền văn minh tối cổ và liên quan đến tất cả những tri thức Thiên Văn của các nền văn minh tối cổ này.
Đây là bằng chứng bổ sung cho những luận cứ đã chứng minh của tôi và không phải là bằng chứng duy nhất.
 
tu-vi-12-cung-hoang-dao-2015_1.png

2544011167_bb52f4872a.jpg
Chữ Khoa đẩu trên trống đồng Lũng Cú - đặt tại bảo tàng Pháp tại Paris.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vua Lê Thánh Tông và giấc mộng lạ về thứ ngôn ngữ đã thất truyền của người Việt

Âm vang sử Việt

Đăng ngày Thứ sáu, 22 Tháng 1 2016 09:21

 

Vua Lê Thánh Tông không chỉ là một vị minh quân trong lịch sử Việt Nam mà còn là người có tài văn học và đứng đầu Tao đàn nhị thập bát tú. Ông cũng chính là người đầu tiên trong lịch sử nước ta đã đề cập và nghiên cứu vấn đề chữ Việt cổ.

 

slide-trongdong2.jpg

slide-trongdong2.jpg

red.png

 

Giấc mộng của nhà vua

Vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) là một vị minh quân trong lịch sử Việt Nam. Không chỉ thế, ông còn là người có tài văn học và đứng đầu Tao đàn nhị thập bát tú (28 vì sao văn học thời bấy giờ). Nhà vua để lại nhiều tác phẩm thơ văn cho đời, trong đó có tập "Thánh Tông di thảo" gồm 20 truyện ký, trong đó có một câu chuyện lạ, nhà vua ghi lại giấc mơ của mình (truyện Mộng ký). Nội dung câu chuyện như sau:

Một lần, vua Lê Thánh Tông đi chơi, gặp mưa, nghỉ đêm bên bờ hồ Trúc Bạch, mộng thấy hai người con gái thời Lý Cao Tông ( khoảng năm 1176 - 1210) hiện lên, dâng thư bày tỏ nỗi oan ức gồm hai bài thơ bằng chữ Hán và một tờ tâu bằng chữ bản địa có 71 chữ ngoằn ngoèo như hình giun dế. Vua không đọc được. Trải ba năm, cả triều đình không ai đọc đươc tờ tâu đó. Thế rồi, Lê Thánh Tông lại nằm mộng thấy có người hiện lên giảng giải cho vua rõ thêm về hai bài thơ chữ Hán. Vua hỏi âm, nghĩa của 71 chữ kèm theo thì người đó nói: "Chữ ấy là lối chữ cổ sơ của nước Nam. Nay Mường Mán ở núi rừng có người còn đọc được, nhà vua vời họ đến thì tự khắc sẽ biết".

 

Những phân tích về hai giấc mộng

Như vậy là có đến hai giấc mộng của vua Lê Thánh Tông, thời gian xảy ra cách nhau đến ba năm. Chúng ta hãy phân tích hai giấc mộng đó. Giấc mộng thứ nhất: Nhà vua đi chơi và ngủ đêm ngoài Hoàng thành, vì vậy nằm mơ thấy hai người con gái thời Lý Cao Tông (một triều đại trước đấy gần 300 năm).

Trước hết, tác giả đẩy giấc mộng ra phía ngoài Hoàng thành, để câu chuyện gần với đời sống dân gian, chứ không phải trong cung cấm. Chúng ta đặt vấn đề nghi vấn: Đã là giấc mộng (không thật) thì làm sao có tờ tâu gồm 71 chữ ngoằn ngoèo (vật có thật) trưng ra cho cả triều đình xem? Không lẽ Lê Thánh Tông sau khi thức dậy, cố nhớ ra để viết lại? Điều đó là không thể thực hiện được đối với một loại văn tự mà ta không hiểu nghĩa.

Vậy có thể nói rằng giấc mộng này là do nhà vua hư cấu. Nhà vua bịa ra giấc mộng? Điều đó tưởng như khó tin nhưng lại là sự thực: Giấc mộng nói lên điều day dứt, trăn trở của vua Lê Thánh Tông rằng phải chăng ở nước ta từng tồn tại chữ viết bản địa "ngoằn ngoèo như hình giun dế", khác hẳn chữ Hán, trước khi có chữ Hán xâm nhập vào?

Không phải ngẫu nhiên Lê Thánh Tông đặt vấn đề như vậy. Chúng ta còn gặp nhiều đoạn trong thư tịch nước ngoài ghi về sự tồn tại của chữ Việt cổ. Đó là lối chữ khoa đẩu, ngoằn ngoèo như con nòng nọc. Sách Thông giám cương mục do Chu Hy đời Tống soạn, chép: "Năm Mậu Thân đời Đường Nghiêu thứ 5 (2353 TCN) có Nam di Việt Thường thị đến chầu hiến con rùa lớn". Cũng sự kiện này, sách Thông chí do Trịnh Tiều đời Tống soạn, chép rõ hơn: "Đời Đào Đường, Nam di có Việt Thường thị qua nhiều lần thông dịch đến hiến một con rùa thần. Rùa ước được nghìn tuổi, rộng hơn ba thước, trên lưng có chữ khoa đẩu, chép việc từ lúc khai thiên lập địa đến nay. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là lịch rùa (quy lịch)". Vậy thì thư tịch của ta không ghi chép gì đến chữ Việt cổ, nhưng chính thư tịch nước ngoài lại mách bảo chúng ta rằng đã từng tồn tại chữ viết cổ của nước ta, loại chữ đó "ngoằn ngoèo như con nòng nọc" khác xa với loại chữ Hán "hình vuông" của Trung Hoa sau này.

 

Nghi vấn có căn cứ

Đây lại là điều nghi vấn thứ hai của Lê Thánh Tông về sự tồn tại chữ viết cổ sơ của dân tộc hiện còn ở một số tộc người miền núi. Tại sao lại không ở đồng bằng mà ở miền núi? Vì miền núi là nơi vùng sâu vùng xa, ít bị ảnh hưởng của văn hóa Hán, còn giữ được nhiều tính bản địa hơn đồng bằng.

Điều nghi vấn của Lê Thánh Tông không phải không có căn cứ. Vào đầu thế kỷ XX, Tổng đốc Thanh Hóa Vương Duy Trinh có viết cuốn "Thanh Hóa quan phong", trong đó ông ghi lại những câu ca dân gian trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt, ông còn ghi lại được khoảng 500 thổ âm, viết bằng chữ viết của người miền núi (kiểu chữ Thái). Nội dung ghi chép là bài thơ "Mời trầu", bên dưới có chua nghĩa chữ Hán. Vương Duy Trinh cho rằng đó là chữ cổ của nước ta và nhận định: "Tỉnh Thanh Hóa là một châu quan, có chữ là lối chữ Thập châu đó. Người ta thường nói rằng, nước ta không có chữ. Tôi (tức Vương Duy Trinh) nghĩ rằng không phải. Thập châu vẫn là đất nước ta, trên châu còn có chữ mà dưới chợ lại không có? Lối chữ châu là lối chữ của nước ta đó".

Vào khoảng những năm 1970, các nhà khảo cổ phát hiện được một chiếc trống đồng ở Lũng Cú, trên mặt trống cũng có những đường cong lạ mà các nhà nghiên cứu đặt vấn đề nghi vấn là chữ viết. Rồi những ký tự ngoằn nghèo trên trống đồng Đền Hùng, trên qua đồng Đông Sơn...

 

Những công trình nghiên cứu về chữ Việt cổ

Gần đây, một số tác giả cũng đã công bố một số công trình nghiên cứu về chữ Việt cổ. Chúng ta có thể kể:

1. Phát hiện một hệ thống chữ viết có niên đại Đông Sơn của GS Hà Văn Tấn (Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1981).

2. Nghiên cứu chữ viết cổ trên bia ký Đông Dương (Thái Văn Chải, Nxb Khoa học xã hội, 2009).

3. Đặc biệt, GS Lê Trọng Khánh có công bố một công trình nghiên cứu về chữ Việt cổ, nhan đề: "Phát hiện hệ thống chữ Việt cổ thuộc loại hình khoa đẩu" (NXB Từ điển Bách khoa và Trung tâm văn hóa Tràng An ấn hành, 2010), trong đó ông đưa ra nhiều bằng chứng về dấu tích tồn tại chữ Việt cổ. Tất cả các công trình nghiên cứu đều khẳng định một điều rằng, vào thời Hùng Vương, nước ta đã từng có chữ viết, đó là loại chữ khoa đẩu (như con nòng nọc). Suốt hơn ngàn năm Bắc thuộc, để thực hiện ý đồ đồng hóa dân tộc ta, các quan lại cai trị Trung Hoa đã tìm mọi cách xóa bỏ dấu tích văn tự đó và truyền bá một lối chữ hình vuông của người Hán. Lâu dần, chữ "khoa đẩu" mai một, may ra chỉ còn di sót lại trên miền núi cao, rừng xa.

4. Trong quá trình tìm hiểu chữ viết thời Hùng Vương, nhà giáo Đỗ Văn Xuyền đã tìm được một hệ thống đền miếu thờ những thầy giáo, học trò có công với dân, với nước thời Hùng Vương. Ông tìm hiểu, thống kê được từ thời Hùng Vương đến An Dương Vương (tức trước khi nhà Hán sang cai trị nước ta) đã có tới 19 nhà giáo, 35 trường học và 58 học trò trên cả nước (tìm hiểu qua hệ thống Ngọc phả, thần tích của các đền miếu, tính đến Đèo Ngang là biên cương phía nam của đất nước Văn Lang). Điều đó chứng tỏ rằng vào thời Hùng Vương đã có sự truyền dạy kiến thức. Mà đã có sự dạy và học thì tất nhiên phải có chữ.

Vào thế kỷ XV, Lê Thánh Tông là một ông vua rất chú trọng sưu tầm văn hóa dân tộc và di sản văn hóa của cha ông. Có thể thời ấy đã từng phát hiện ra những văn bản có văn tự cổ và những văn bản ấy đã đến tay nhà vua. Ông và triều đình không thể lý giải được nên đã "hư cấu" thành câu chuyện về giấc mộng, nhằm gửi gắm những nghi vấn của mình cho hậu thế. Vậy thì chính vua Lê Thánh Tông, Nhà văn hóa Lê Thánh Tông là người đầu tiên trong lịch sử nước ta đã đề cập và nghiên cứu vấn đề chữ Việt cổ.

Theo KIẾN THỨC

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguồn https://www.facebook.com/vanhoadothai/

 

Người Do Thái tin rằng tiếng Hebrew là ngôn ngữ của Thiên Chúa. Bảng chữ cái tiếng Do Thái cho thấy những chữ cái Hebrew nằm khớp với ngôi sao David. Bạn có tin rằng đây là một phép màu của Chúa ? Nguồn Wikimedia Commons

Magen_David_Hebrew_Alphabet.png

Đây là chữ của một lý thuyết thống nhất nhân danh nền văn hiến Việt. Gọi là chữ của Thượng Đế cũng được. Nó hoàn toàn gần như trùng khớp với hệ thống chữ Khoa Đẩu do nhà nghiên cứu Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền tìm ra.

Chúng ta ối chiếu so sánh hệ thống chữa viết Do Thái và hệ thống chữ Khoa đẩu Lạc Việt của nhà nghiên cứu Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền:

IMG.257.jpg

 

 
tu-vi-12-cung-hoang-dao-2015_1.png

 

 

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Không có cái gọi là "từ Hán-Việt"
Hà Văn Thùy
Thứ sáu ngày 24 tháng 1 năm 2014 8:51 PM

Trên trang mạng Bách Việt, ông Trần Kinh Nghị có bài “Di sản Hán Việt”*. Sau khi nhận định: quãng trên dưới 70-80 % từ vựng tiếng Việt có thành tố Hán-Việt, ông cho rằng “nếu vì một lý do nào đó mà để ngôn ngữ nước mình bị một ngôn ngữ khác lấn át và tình trạng lấn át kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến nguy cơ bị đồng hóa hoặc thoái hóa.” Kết thúc bài viết, ông đề nghị Nhà nước có biện pháp hạn chế việc dùng từ Hán Việt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Đồng cảm với nỗi bức thúc của ông nhưng nhận thấy đây là vấn đề lớn và không hề đơn giản, chúng tôi xin thưa lại đôi lời.

I.    Có đúng tiếng Việt vay mượn từ ngôn ngữ Hán?
Muốn giải quyết thỏa đáng chuyện này, không còn cách nào khác là phải đi tới tận cùng cội nguồn ngôn ngữ, không chỉ của người Việt mà cả của người Trung Hoa.
Nửa sau thế kỷ XIX, ngay khi chưa đặt xong ách đô hộ trên toàn cõi Vệt Nam, những học giả người Pháp đã có mặt để nghiên cứu thiên nhiên, con người, văn hóa, xã hội xứ Annam. Từ kết quả nghiên cứu, năm 1898, nhà nước bảo hộ Pháp cho thành lập Viện Viễn Đông Bác Cổ tại Hà Nội. Đứng đầu lĩnh vực khoa học nhân văn là những nhà Hán học như E. Aymonier, L. Maspéro… Là học giả phương Tây, họ mang quan niệm Âu trung: châu Âu là trung tâm của văn minh nhân loại. Là nhà Hán học, họ theo thuyết Hoa tâm: Trung Hoa là trung tâm của châu Á. Họ cũng chịu ảnh hưởng của tri thức sai lầm đương thời cho rằng, con người từ Tây Tạng xâm nhập Trung Quốc rồi sau đó xuống Việt Nam và Đông Nam Á nên ánh sáng văn minh cũng từ Trung Hoa lan tỏa tới phương Nam. Khi nghiên cứu tiếng nói của người Việt Nam, họ có trong tay những bộ từ điển Trung Hoa đồ sộ như Từ Hải, Tứ khố toàn thư, Khang Hy... Trong khi đó, tiếng Việt chỉ có Từ điển Việt-Bồ-La của Alexander de Rhodes cùng Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, hai cuốn sách nhỏ, tập hợp từ ngữ Việt chữ Latinh mới có khoảng 300 tuổi. Bằng thao tác đơn giản là thống kê, so sánh những từ được cho là gốc Hán có trong tiếng Việt, họ eureka: “Tiếng Việt mượn khoảng 70% từ Hán ngữ!”
Sự thật có đúng như vậy không?
Vào năm 1898, H. Frey, một đại tá người Pháp, từng công tác ở Tây Phi sau đó có mặt ở Việt Nam, đã xuất bản cuốn Tiếng Annam, mẹ của các ngữ (L’Annamite, mère des langues): Tiếng Annam, xuất xứ của các ngôn ngữ: Cộng đồng các chủng tộc Xentơ, Xémit, Xuđăng và Đông Dương. Bằng kinh nghiệm ở Châu lục đen, nhà ngữ học chân thực này cho rằng tiếng Việt gần gũi với tiếng các sắc dân châu Phi và là nguồn cội của mọi ngôn ngữ phương Đông. Tiếp đó ông còn cho ra hai cuốn khác khẳng định quan điểm của mình. Tuy nhiên, các viện sĩ của Viễn Đông Bác Cổ “không thèm chấp” gã tay ngang võ biền. Không chỉ vậy, vào năm 1937-1938 còn có cuộc tranh luận giữa nhà ngữ học trẻ người Ba Lan Prilusky với viện sĩ Maspéro. Từ khảo cứu của mình, Prilusky phát triển quan điểm của H. Frey nhưng kết cục phần thắng thuộc về bậc lão làng!
Kết luận của Viện Viễn Đông Bác Cổ dáng đòn hủy diệt không chỉ vào văn hóa mà cả vào tương lai dân tộc Việt Nam! Do ngón đòn ác hiểm này mà sau đó, khi phân loại ngôn ngữ phương Đông, đề xuất một họ ngôn ngữ Annam bị bãi bỏ do “không xứng đáng vì vay mượn quá nhiều từ nước ngoài!” Thay vào đó là họ ngôn ngữ mang cái tên không tiêu biểu: ngôn ngữ Mon-Khmer. Kết quả là cho đến nay, trong sách giao khoa ngôn ngữ của nhiều đại học hàng đầu thế giới vẫn viết “Tiếng Việt vay mượn khoảng 60% từ ngôn ngữ Trung Hoa (!)” Dù sao thì cũng được an ủi phần nào vì 60% ít hơn con số chúng ta tự nhận!
Điều khủng khiếp nhất là, vào thập niên 1920, các học giả tiên phong người Việt như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố… tiếp nhận tri thức sai lầm đó, dạy cho con dân Việt. Ý tưởng tiếng Việt vay mượn tiếng Hán như cỏ dại lan rộng trên cánh đồng tư tưởng, thấm tới toàn bộ người có học Việt Nam hiện nay! Gần suốt thế kỷ, học giả Việt không một lời cãi lại. Ở thập niên 80, trong công trình ngữ học công phu Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nguyễn Tài Cẩn “khám phá”: ngoài cái gọi là “từ Hán Việt”, trong tiếng Việt còn lớp từ Hán cổ và lớp từ Hán Việt Việt hóa (1). Không đưa ra con số thống kê nhưng với hai lớp từ được bổ sung đó, có lẽ tỷ trọng vay mượn của tiếng Việt còn tăng lên gấp bội!
Nhưng dù sao, đấy chỉ là tính toán của nhà bác học, còn với người dân Việt, ít người tin, chỉ vì lý do đơn giản: một dân tộc vay mượn đến bằng nấy tiếng nước ngoài không thể là dân tộc trưởng thành, chắc chắn đã bị đồng hóa sau nghìn năm nô lệ!
Năm 2006, từ nghiên cứu của mình, chúng tôi công bố bài viết Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa (2). Rất may là ý tưởng “điên rồ” đó chẳng những không bị ném đá mà còn không rơi vào im lặng. Ít lâu sau, từ Sacramento nước Mỹ, nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thành gửi cho chúng tôi những bài viết chấn động: Phát hiện lại Việt Nhân ca, Phục nguyên Duy giáp lệnh của Việt vương Câu Tiễn, Đi tìm nguồn gốc chữ Nôm…(3) trong đó dẫn ra hàng nghìn bằng chứng không thể phản bác cho thấy, tiếng nói nguyên thủy của người Trung Hoa là tiếng Việt. Người bạn Việt Triều Châu của tôi khẳng định: “Tất cả các chữ tượng hình được làm ra là để ký âm tiếng Việt. Vì vậy, mọi chữ vuông chỉ khi đọc và giải nghĩa bằng tiếng Việt mới chính xác!” Một sự ủng hộ vô giá! Càng may hơn là đầu năm 2012, chúng tôi nhận được tin: Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt tỉnh Quảng Tây Trung Quốc phát hiện chữ Việt cổ khắc trên xẻng đá, giống với chữ Giáp cốt (4)! Từ những nguồn tư liệu phong phú và vững chắc, chúng tôi nhanh chóng hoàn thành bài viết: Chữ Việt là chủ thể tạo nên chữ viết Trung Hoa (5)!
Như vậy, sang thế kỷ này, nhờ tiến bộ của khoa học thế giới, nhờ tấm lòng và công sức của cộng đồng người Việt, không những chúng ta xác định được người Việt có đa dạng di truyền cao nhất trong dân cư châu Á, có nghĩa, Việt Nam là cái nôi của các dân tộc phương Đông mà còn chứng minh được, tổ tiên ta để lại trên đất Trung Hoa không chỉ tiếng nói mà cả chữ viết.
Chúng tôi hình dung quá trình hình thành tiếng nói và chữ viết trên đất Trung Hoa như sau:
Nhiều dữ liệu khoa học cho thấy, 40.000 năm trước, người Việt cổ đã từ Việt Nam đi lên khai phá đất Trung Hoa. Tới 4000 năm TCN, người Việt đã xây dựng ở đây nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ do Hiên Viên dẫn đầu, vượt Hoàng Hà vào chiếm đất Việt, dựng vương triều Hoàng Đế. Trong vương quốc Hoàng Đế, người Mông Cổ hòa huyết với người Việt, sinh ra người Hoa Hạ. Người Hoa Hạ bú sữa mẹ Việt, học tiếng nói Việt. Do ngôn ngữ Mông Cổ nghèo nên tiếng Việt thành chủ thể của tiếng nói vương triều. Cùng với thời gian, người Hoa Hạ thay cha ông Mông Cổ lãnh đạo xã hội, đã áp đặt dân chúng nói theo cách nói Mông Cổ (Mongol parlance: tính từ đứng trước danh từ, hay như ta vẫn gọi là cách nói ngược.) Trên thực tế, ngôn ngữ của dân cư vương triều Hoàng Đế là tiếng Việt được nói theo văn phạm Mông Cổ. Sau này, nhà Tần, nhà Hán mở rộng lãnh thổ, ngôn ngữ tại các vùng bị kiêm tính cũng chuyển hóa theo cách tương tự. Do người Việt sống trên địa bàn rộng với thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau, nên ngôn ngữ bị phân ly thành nhiều phương ngữ. Trong đó, tiếng nói vùng Quảng Đông (Việt Đông), Phúc Kiến (Mân Việt) là chuẩn mực nên được gọi là Nhã ngữ với ý nghĩa ngôn ngữ thanh nhã. Đời nhà Chu, rồi nhà Hán, triều đình khuyến khích nói theo Nhã ngữ.
Vấn đề khác cũng cần minh định là ảnh hưởng của chữ viết tới sự hình thành ngôn ngữ phương Đông. Chữ tượng hình được phát hiện sớm nhất ở văn hóa Giả Hồ 9000 năm rồi ở văn hóa Bán Pha tỉnh Sơn Tây 6000 năm trước. Khảo cổ học cũng cho thấy, khoảng 4000-6000 năm cách nay, chữ tượng hình được khắc trên xẻng đá ở di chỉ Cảm Tang tỉnh Quảng Tây. Chữ Lạc Việt sau đó được đưa lên đồng bằng Trong Nguồn, bây giờ là Trung Nguyên, vốn là một trung tâm lớn của người Dương Việt, để khắc lên xương thú và yếm rùa, về sau được gọi là văn Giáp cốt.
Chữ viết trên yếm rùa và xương thú là chữ đơn lập, không thể ghép vần. Tiếng Việt cổ vốn đa âm nên muốn được ký âm buộc phải đơn âm hóa. Do đó, tại trung tâm đầu não của người Việt, ít nhất là từ Quý Châu Quảng Tây tới Hà Nam, tiếng nói chuyển dần thành đơn âm. Một vấn đề khác nảy sinh: tiếng nói thì nhiều nhưng số chữ chế ra có hạn nên chỉ có những tiếng tiêu biểu mới được ký tự. Do vậy, chữ tượng hình tập hợp được những tiếng nói tiêu biểu nhất của người Việt. Đây là quá trình độc lập, diễn ra trong cộng đồng Việt mà người Hoa Hạ từ thời Hoàng Đế tới giữa đời Thương không biết. Khi vua Bàn Canh chiếm đất Hà Nam, lập nhà Ân (1384 TCN), đã phát hiện số lượng lớn chữ Giáp cốt. Với nhà nước được tổ chức tốt, Bàn Canh chủ trương tiếp thu và cải tiến chữ của người Việt để ghi việc bói toán, cúng tế cùng địa lý, lịch sử (5). Trong triều đình nhà Ân, những “họa sư”- người vẽ chữ, “bốc sư”- thày bói, người Việt, được “lưu dụng” làm công việc này. Thay nhà Thương, nhà Chu chuyển sang viết chữ trên thẻ tre, trên lụa, cũng sử dụng nhiều ông thầy người Việt. Nhà Tần vốn là bộ lạc người Việt, khi dựng nước đã thể chế chữ Giáp cốt thành chữ Triện tồn tại tới nay. Như vây, có thể nói, không chỉ sáng tạo ra chữ Giáp cốt mà người Việt còn tích cực góp phần cải tiến, hoàn thiện chữ viết. Do đó quá trình đơn âm hóa tiếng nói được đẩy mạnh.
Sau đời Hán, Trung Quốc loạn lạc, nhiều triệu người thiểu số phía Tây thâm nhập, khiến cho tiếng nói bị pha tạp, theo hướng tăng cường giọng điệu du mục. Tiếng nói của cư dân trong vương triều thay đổi, dẫn tới việc người trong nước không hiểu được nhau. Để khắc phục, các vương triều dùng tiếng nói của kinh đô làm chuẩn mực giao tiếp của triều đình: quan thoại ra đời. Nhà Đường lấy tiếng nói của kinh đô Tràng An làm tiếng nói chính thức, được gọi là Đường âm. Đường âm là tiếng Việt được người Tràng An nói thời nhà Đường. Đấy là bộ phận tinh hoa của tiếng Việt được ký tự bằng chữ vuông. Đường âm được mang sang dạy và giao dịch ở Việt Nam. Khi giành được quyền tự chủ, nước ta thoát ách đô hộ của phương Bắc về chính trị, kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, văn tự tượng hình vẫn là chữ viết chính thống và Đường âm được duy trì dưới tên gọi là chữ Nho, chữ Thánh hiền. Trong khi đó, quan thoại của Trung Hoa biến cải theo sự thay đổi của vương triều và kinh đô. Tới giữa thế kỷ trước, tiếng Bắc Kinh là tiếng nói chính thống của Trung Hoa, chỉ được số lượng nhỏ người dùng. Nhà Mãn Thanh rồi chính quyền Quốc dân đảng không làm nổi việc thống nhất ngôn ngữ. Chỉ tới năm 1958, sau gần 20 năm nhà nước Trung Hoa nỗ lực thực hiện cuộc đồng hóa khốc liệt, tiếng Bặc Kinh mới được phủ sóng trên phần lớn lãnh thổ. Tuy nhiên, tới nay trong vùng Nam Dương Tử vẫn có khoảng 20% từ địa phương, truyền miệng trong dân gian mà không được ký tự.
Một vấn đề từ lâu được đặt ra: chữ Nho xuất hiện ở nước ta từ bao giờ? Chưa ai xác định được ! Chúng tôi không biết, hàng nghìn năm trong nước Văn Lang, vùng đất bây giờ là Việt Nam, chỉ cách Cảm Tang, Quý Châu khoảng 150 km, có sử dụng chữ tượng hình? Nhưng biết chắc, bộ lạc Thủy, di duệ của người Lạc Việt ở Quảng Tây, từ thời Tần Hán trốn vào rừng, bị thiểu số hóa, vẫn giữ được sách cổ ghi bằng chữ Thủy, tương tự Giáp cốt văn của tổ tiên Bách Việt, gọi là Thủy thư (5). Nay được coi là văn tự hóa thạch sống, một bảo vật văn hóa nhân loại. Một điều chắc chắn khác là, muộn nhất, chữ Nho có mặt ở nước ta thời Triệu Vũ Đế. Việc khám phá lăng mộ Triệu Văn Đế ở Quảng Châu với rất nhiều di vật khắc chữ Nho chứng tỏ điều này. Chắc chắn rằng, trong 100 năm xây dựng và bảo vệ Nam Việt,  nhà Triệu đã dùng chữ Nho trong hành chính, luật pháp và dạy học. Vì vậy, khi sang nước ta, Mã Viện phát hiện “Luật Giao Chỉ có tới 10 điều khác luật nhà Hán”(6). Có phần chắc là luật Việt được viết bằng chữ Nho. Chúng tôi cũng nghĩ rằng, muộn nhất, tiếng Việt vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ, được đơn âm hóa từ thời nhà Triệu. Và cùng với việc phổ biến chữ Nho, tiếng Kinh ngày càng trở nên đơn âm.
Một câu hỏi: khi sang nước ta, người của Triệu Đà rồi quan quân nhà Hán nói tiếng gi? Sử ký viết, “Đà giết trưởng lại người Tần rồi đưa người của mình lên thay.” Triệu là một tiểu quốc của người Việt, nên Triệu Đà và tâm phúc của ông là người Việt (7). Xuống Giang Nam, người của ông gặp tiếng Việt Quảng Đông, Mân Việt, thứ tiếng Việt thanh nhã chuẩn mực. Thời Hán cũng tương tự, vì ngoài một số không nhiều quan cao cấp người phương Bắc thì tới nước ta phần lớn là người Giang Nam. Họ là người Việt, cho dù có nói ngược theo cách nói Hoa Hạ thì vẫn là tiếng Việt. Vì lẽ đó, rất có thể hai bên gần như hiểu được nhau. Vì vậy, việc học chữ Nho khá dễ dàng.
Về sau, qua mỗi thời đại, tiếng của quan quân phương Bắc lại khác đi. Đến thời Đường, tiếng nói của kinh đô Tràng An được dùng làm quan thoại. Thực chất, đó là tiếng Việt ở kinh đô Tràng An thời nhà Đường. Điều này cho thấy một bộ phận tiếng Việt trải qua quá trình biến đổi dài từ đa âm, không thanh điệu, tới đây đã thành đơn âm và sáu thanh. Có lẽ, tiếng nói của bộ phận cư dân mà sau này là người Kinh cũng được chuyển hóa như vậy?
Sau thời Đường, nước ta độc lập, chữ Nho trở thành quốc ngữ. Theo dòng thời cuộc, tiếng nói của người Trung Hoa thay đổi, ngày càng xa gốc Việt. Chẳng những người Việt không hiểu tiếng người phương Bắc mà người Trung Quốc cũng không còn nói được Đường âm. Di sản vô giá thơ Đường chỉ còn người Việt Nam thưởng thức trong âm điệu tuyệt vời.
Từ phân tích trên chứng tỏ rằng, tiếng Việt không những không vay mượn mà trái lại, còn là gốc gác, là mẹ đẻ của ngôn ngữ Trung Hoa. Cái mà nay người ta quen gọi là “từ Hán Việt” là sự lầm lẫn lớn bởi chưa hiểu cội nguồn sinh học cũng như văn hóa dân tộc, trong đó có quá trình hình thành tiếng nói và chữ viết. Nay ta nhận ra, đó là từ Việt cổ tiêu biểu được tinh lọc, ký tự dưới dạng chữ Nho.
II. Vai trò của lớp từ Việt cổ trong văn hóa dân tộc
Như đã nói ở trên, tiếng thì nhiều nhưng chữ làm ra quá ít nên tổ tiên ta bắt buộc phải chọn thật kỹ những tiếng cần ký tự. Đó là những tiếng có nội dung sâu sắc, hàm chứa ý nghĩa uyên thâm, mà sau này được gọi là ngôn ngữ hàn lâm. Dù có áp dụng cách tạo từ đồng âm dị nghĩa thì cũng còn vô số tiếng không được ký âm vì không đủ chữ. Ở phía bắc Trung Hoa, dần dần những tiếng không được ký tự bị mai một.
Trong khi đó, ở miền nam, chúng trở thành từ địa phương, được truyền miệng trong dân gian. Ở Việt Nam tình hình tương tự. Khi làm chủ đất nước, người Việt thấy quá nhiều tiếng không có chữ, nên vào đời Trần đã mô phỏng chữ Nho để tạo ra chữ Nôm. Tuy nhiên, vì nhiều lẽ, chữ Nôm không được coi là văn tự chính thức. Mọi giao dịch hành chính đều phải dùng chữ Nho, nên nhiều địa danh phải chuyển sang chữ Nho, việc làm bất khả kháng ngày xưa khiến nay nhiều người bức thúc.
Một vấn đề cũng cần bàn cho ra lẽ, đó là tìm tên gọi xác đáng cho lớp từ đặc biệt này. Thoạt kỳ thủy, nó là Đường âm. Tới lúc nào đó được gọi là chữ Nho, chữ Hán. Vào thập niên 1960, các học giả miền Bắc gọi là “từ Hán Việt”. Trong khi đó, cho tới năm 1975, ở miền Nam gọi là cổ văn. Tên nào thỏa đáng hơn?
Đường âm là đúng nhưng bây giờ không thể trở lại tên gọi này vì đó là sản phẩm của một thời điểm lịch sử. Tiếng Hán không đúng vì đó không phải là tiếng nói thời nhà Hán, càng không phải tiếng nói của người Trung Hoa hôm nay. Có lẽ tên gọi chữ Nho phù hợp hơn cả, vì nó có nghĩa là chữ của nhà nho, sâu xa hơn, như phát hiện của triết gia Kim Định, là sản phẩm của văn hóa Việt nho nguồn cội. Sở dĩ gọi là “từ Hán Việt” vì người ta lầm tưởng đó là sản phẩm vừa của Hán vừa của Việt. Tuy nhiên cách hiểu như thế vừa không chính xác vừa gây phản cảm, đè nặng lên tâm trí chúng ta một cảm giác lệ thuộc bên ngoài. Thực chất, đó không phải “từ Hán Việt” mà là tiếng Việt cổ. Khác với nhiều ngữ khác, tiếng cổ là tử ngữ, thì trong ngôn ngữ Việt, tiếng Việt cổ vô cùng sống động. Lý do nó trở thành cổ ngữ là vì lịch sử dân tộc có biến động lớn, chữ Nho bị bãi bỏ để thay bằng thứ chữ viết khác. Mấy trăm năm trước, khi chuyển giao chữ La Tinh quốc ngữ cho chúng ta, một học giả phương Tây từng nói đại ý: Chúng ta trao cho người Annam một thứ chữ dễ học, giúp họ nhanh chóng bắt kịp đà văn minh. Nhưng chắc chắn nó sẽ làm cho thế hệ tương lai của họ cắt đứt với nguồn cội. Hôm nay, lời cảnh báo đó đã trở thành hiện thực với toàn bộ nền văn hóa Việt. Về ngôn ngữ thì đó là lớp lớp người Việt không hiểu tiếng nói của tổ tiên, như tác giả Trần Kinh Nghị than phiền. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần nhìn nhận lại gia sản quý giá này để sử dụng tốt nhất.

III.    Kết luận
Hàng ngàn năm nay do ngộ nhận nên ta cho rằng, bộ phận tinh hoa, quan trọng nhất của tiếng Việt là đồ vay mượn! Sự lầm lẫn này đã tạo nên nỗi đau ngàn năm khi ta vừa căm ghét một công cụ mà trong quá khứ kẻ thù dùng để đồng hóa, nô lệ mình lại vừa không thể chối bỏ! Không thể không dùng nhưng rồi mỗi khi dùng lại day dứt nỗi niềm cay đắng mặc cảm vay mượn!
Nay chúng ta phát hiện ra sự thật: không hề có cái gọi là “Từ Hán Việt”! Đó chính là chữ Việt, tiếng Việt được tổ tiên ta sáng tạo trong quá khứ. Việc khẳng định bản quyền tiếng Việt cổ là khám phá có ý nghĩa đặc biệt, nó giúp ta tự tin, làm chủ tài sản vô giá của dân tộc. Vấn đề hiện nay là tuyên truyền để mọi người cùng hiểu. Công việc quan trọng khác là nghiên cứu sử dụng vốn tài sản này, làm phong phú ngôn ngữ, góp phần xây dựng văn hóa dân tộc.
Cái to nhất ngăn trở ta dám nhận lại tài sản vô giá này là thói nô lệ, thói tự kỷ ám thị nặng nề khiến ta vô thức đẩy nhiều di sản quý báu của tổ tiên cho người ngoài để rồi cúc cung làm chú học trò ngu ngơ, bị đè bẹp dưới cái bóng hoang tưởng!
Một khi nhận ra chủ quyền, ta sẽ làm gì với tài sản vô giá này?
Nhiều người đã hiểu cơ sự nên kiến nghị khôi phục việc học chữ Nho. Đấy là việc không thể không làm. Trước hết vì giá trị lớn lao của chữ Nho. Tính triết lý sâu xa, ý nghĩa thâm thúy của nó khác với bất cứ chữ viết nào, giúp người học rèn trí thông minh, luyện tư duy… Chỉ điều này mới giúp chúng ta tiếp nối với truyền thống, tránh được mối nguy mất gốc như học giả nước ngoài cảnh báo mấy trăm năm trước. Đó là việc cần chủ trương và kế hoạch lớn. Trước mắt, việc có thể làm ngay là, trong chương trình tiếng Việt phổ thông, nên bổ sung một số tiết giảng tiếng Việt cổ, nhằm giải nghĩa những từ thường dùng để học sinh hiểu và sử dụng đúng, đồng thời tập cho họ cách tra Từ điển tiếng Việt.
Chúng tôi xin mạo muội đề nghị, cần một cuộc cách mạng loại bỏ thuật ngữ “từ Hán Việt” khỏi ngôn ngữ Việt để thay vào đó tên gọi đúng: tiếng Việt cổ! Đồng thời dùng lại thuật ngữ chữ Nho để gọi văn tự của tổ tiên mà xưa nay vẫn lầm tưởng là chữ nước ngoài.

 Madrak, 1. 12. 2013
 HVT

Tài liệu tham khảo:  
1.    Nguyễn Tài Cẩn – Nguồn gốc và quá trình     hình thành cách đọc Hán Việt. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1979
2.    Hà Văn Thùy. Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn học, 2008.
3.    Đỗ Ngọc Thành. Nhannamphi.com
4.    Hà Văn Thùy. Chữ Việt chủ thể sáng tạo chữ viết Trung Hoa  http://huc.edu.vn/chi-tiet/1868/Chu-Viet-la-chu-the-sang-tao-chu-viet-Trung-Hoa.html
5.     Lịch sử hình thành chữ viết Trung Hoa  http://khoahocnet.com/2013/11/11/ha-van-thuy-lich-su-hinh-thanh-chu-viet-trung-hoa/
6.    Hậu Hán thư- Mã Viện truyện
7.     Hà Văn Thùy – Nỗi bất an của lịch sử http://trannhuong.com/tin-tuc-15551/noi-bat-an-cua-lich-su.vhtm
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Bài nghiên cứu " thứ thiệt " / đề tài " khó nuốt" từ 6 năm trước .... .1f609.png sẽ viết tiếp...nhưng mệt quá Các bạn ơi! Quí vị thích tìm hiểu về " Hán-Nôm" thì mới đọc nỗi! Nếu không...thì chán lắm!1f61d.png

 

NGUỒN GỐC CHỮ NÔM

Có rất nhiều và đủ bằng chứng hiển nhiên là chữ Nôm có trước chữ Hoa và Hán-Việt.

 

2800 năm trước có bài hát của người Việt khi chèo ghe, là bài “Việt nhân ca” được truyền đến ngày nay, là chữ Nôm.

2500 trước có “Duy giáp lệnh” của Việt Vương Câu-Tiễn nằm trong sách Việt Chép, là chữ Nôm.

Các truyền thuyết, cổ sử, cổ thư và cổ thi từ dân gian cho đến sách của Khổng Tử biên soạn, và “từ điển” thời xưa v v... đều sẽ chứng minh được là “hiển nhiên” rằng: chữ Nôm có trước!

Tôi xin trình bài khảo cứu nguồn gốc chữ Nôm và Chữ Nôm có trước chữ Hoa và Hán-Việt với nhiều bằng chứng rỏ ràng được xét từ giáp cốt văn, cổ thư-cổ sử.

Xin lần lượt xem qua từng bằng chứng:

Sách “Thuyết-Văn” còn gọi là “Thuyết văn giải tự”do Hứa Thận thời Đông Hán biên soạn, bao gồm 2 phần là Thuyết văn và Trọng Văn.

- Phần Thuyết văn gồm 9.353 chữ, chia theo 540 bộ chữ.

- Phần Trọng Văn gồm 1,163 chữ, chỉ ra những chữ cùng âm cùng nghĩa nhưng mà cách viết khác nhau.

Sách Thuyết Văn gồm 14 chương chính và 1 chương mục lục, tổng cộng có 133.441 chữ trong lời ghi chú để giải thích chữ nghĩa. Năm Vĩnh Nguyên thứ 12 (Công nguyên, năm 100), sách Thuyết-văn được hoàn tất nhưng mãi đến năm Kiến Quang thứ nhất (Công nguyên, năm 121 ), Hứa Thận mới giao cho con là Hứa Xung dâng lên triều đình Hán .

Nguyên bản của Thuyết văn đã thất lạc, cũng là nhờ các thư tịch khác thời Hán và các đời sau đã dùng Thuyết văn để dẫn chứng nhiều, cho nên, sau nầy người ta có tài liệu biên soạn lại sách Thuyết văn. Thời Bắc Tống , rồi đến thời Mãn Thanh đều có người nghiên cứu và hiệu đính.

Sách Thuyết văn dùng 2 phương pháp “Phản” và “Thiết” để tra chữ, rồi giải thích nghĩa, tạo ra tiền lệ và trở thành quyển từ điển đầu tiên. Các từ điển sau nầy là phỏng theo phương cách của Thuyết văn.

-“Phản” là cách nói phản-nghịch (nói lái): dùng từ phản (nói lái) để đọc ra phát âm của chữ cần tra cứu. Ví dụ:

Phát âm chữ “Thiên 天” là theo cách nói lái của “Tha-Tiền 他前”, là “Thiên Tà”, thì sẽ biết “Thiên” là phát âm của chữ “Thiên 天”: 天 = 他前.

-“Thiết” là nhất thiết, là tất cả: chữ đầu lại dùng luôn âm vần của chữ thứ 2 để phiên âm ra giọng đọc của chữ cần tra cứu. Ví dụ:

Phát âm chữ “Thiên 天” là dùng chữ “Tha-Tiền 他前”. Với cách đánh vần chữ “Tha 他” dùng luôn âm “iên” của chữ “tiền前” thì sẽ được Tha-iên-Thiên: 天=他前.

Hai phương pháp “phản” và “thiết” có cách dùng trái ngược nhau, nhưng nhập chung lại thì cách nào cũng được, và gọi chung là “phương pháp phản-thiết” để phiên âm.

Nhờ cách phiên âm phản-thiết của Hứa Thận, cho nên người ta có thể căn cứ vào cách đọc của Thuyết văn để phục nguyên âm đọc Hán ngữ cổ. Cách giải tự trong Thuyết văn có nhiều đóng góp cho việc khảo cứu ngôn ngữ học. Qua đó, người ta có thể phục nguyên cách đọc của thời cổ xưa. Đời nhà Thanh có bốn học giả nổi tiếng đã nghiên cứu và hiệu đính Thuyết văn.

Có hiện tượng “không bình thường” là khi dùng tiếng Hoa ngày nay để đọc “Hán ngữ” cổ thì khó khăn, không thích hợp, còn dùng tiếng Việt để đọc lại dễ dàng. Từ đó rút ra kết luận: đọc Thuyết văn theo tiếng Việt thì đúng, mà đọc theo tiếng Hoa thì nhiều khi sai vì không hoặc khó phiên âm đúng.

Chính vì tiếng “Hoa” không đọc nổi “Thuyết văn giải tự”, cho nên các đời sau nầy khi biên soạn lại sách Thuyết văn, người ta thêm vào cách phiên âm “mới” hơn so với thời Cổ đại. Dù là như vậy nhưng, những âm Trung Cổ đại lại một lần nữa cũng gần với âm Việt hơn là tiếng Hoa ngày nay. Chúng ta có thể nhận ra những phần phiên âm theo cách “phản-thiết” mà người đời sau thêm vào. Khi đọc sách Thuyết văn thấy đã có hướng dẫn cách đọc chữ của Hứa Thận rồi mà lại có thêm 3 chữ “X X thiết” nữa mà lại khác với cách “hướng dẫn các đọc” của câu có trước thì đó là bản được “soạn” lại! Bản nào được biên soạn vào đời nhà Thanh thì có thêm phần “XX thiết” đọc theo tiếng quan thoại-phổ thông được hơn.

Liệu có còn bản chính của Thuyết văn do Hứa Thận thời nhà Hán viết ra không? Không! bản Thuyết văn xưa nhất hiện thời, cho dù được gọi là “nguyên bản”, được chụp hình đăng lên Internet hay in thành sách để bán thì cũng là bản được biên soạn vào thời nhà Tống ! Những bản khác còn được làm muộn hơn nữa.

Nhưng dù sao đi nữa, sách Thuyết văn có giá trị là nhờ nó giữ được nhiều nguyên văn cổ xưa của Hứa Thận và có nhiều điển tích trong những lời giải thích. Đồng thời sách cũng đưa ra quy tắc chữ viết cùng một bộ thì có phát âm giống nhau v v... Tôi nhận thấy, đọc Thuyết văn theo tiếng Hoa-quan thoại thì không phiên âm được chữ như chú dẫn của Hứa Thận, còn khi đọc theo các tiếng Việt thì đọc đúng! Ví dụ:

- Chữ 夏, tiếng Hoa ngày nay đọc là “Xia”. Thuyết văn ghi: 夏 : 中國之人也. 從夊從頁從. ,兩手. 夊,兩足也. 胡雅切. (Hạ: Trung Quốc chi nhân dã.Tùng xuôi tùng hiệt tùng cúc. Cúc, lưỡng thủ. Xuôi, lưỡng túc dã. Hồ nhã thiết.)

Giải thích chi tiết nghĩa là: Hạ夏: người Trung Quốc vậy. Viết theo 夊xuôi theo 頁hiệt theo cúc. Cúc , hai tay (cúc: khép, chấp 2 tay). Xuôi, hai chân vậy. Hồ nhã thiết.

-Phiên âm theo cách phản: Hồ nhã = Hà nhỗ, âm : “Hạ”

-Phiên âm theo cách thiết: Hồ-nhã=Hồ-a-ha , âm : “Hạ”.

Một đoạn ngắn nêu trên khi tra chữ Hạ 夏 cho thấy thời cổ đại cho đến thời nhà Hán thì chữ 夏xia của tiếng Hoa bây giờ, ngày xưa đọc là “Hạ夏”. Như vậy, rõ ràng là dùng tiếng “Hoa” khi tra Thuyết văn là trật, là không thích hợp. “Hồ nhã” không bao giờ phiên âm ra thành “Xia”. Đọc theo tiếng Hoa-quan thoại thì “胡雅 (Hủa + Dã)” không thể nào đánh vần ra “Xia” theo cách “phản và thiết”. Cũng nhờ phần chú thích giải tự thì biết được ngày xưa khép tay, khoanh tay, hay chấp tay gọi là Cúcvà hai chân xuôi thì viết là xuôi夊.

*Đặc biệt: “Hồ nhã-胡雅” đọc theo Mân Việt “雅Nhã” là “Nghé”, “nghe” hay “nghè” thì “phản thiết pháp” cuả Hạ夏 trở thành âm Hè夏 theo tiếng Triều Châu và Việt Nam.

Bây giờ ta thử xét một vài chữ có cách đọc khó và lạ xưa nay:

譒 也。从言番聲。《商書》曰“王譒告之.” 補過切
chữ Bôn譒 Boa- dã. Tùng ngôn bàn thanh. (Thương thư) viết: “Vương bôn cáo chi”. Bổ qua thiết, là “ Bổ-ua=bua-boa”.

Bua (Bổ qua thiết) là phiên âm của đời sau. Nguyên văn của “Thuyết văn” là “ngôn-bàn thanh言番聲.”=Bôn.

Bây giờ người ta đọc chữ Bôn (bua-boa)-譒là “Phiên” hay là “Phồn”. Đọc là “phồn” thì còn hợp với Thuyết văn đã ghi là “ngôn, bàn thanh”. Bôn hay Phôn hay Phồn giống nhau, chỉ là đọc giọng nặng nhẹ khác nhau theo từng miền “đông, tây, nam, bắc”. Người ta còn đọc là 譒phiên theo âm chữ ghép bên phải là “phiên番”; và cách đọc “phồn譒” là vì ghép vần 番phiên và 言ngôn. Nhưng thời xưa lại đọc chữ 番phiên là “bàn番”.

Xin giải thích thêm: 譒 vết tích của âm “Boa” còn được dùng trong tiếng Triều Châu- Mân Việt ngày nay. Hiện giờ tiếng Triều Châu vẫn gọi “bàn chân” là “kha-bóa” (Kha là kẳng/cẳng, Boa là bôn/bàn…Bàn là bàn tay, bàn chân). Từ nguyên văn “tùng ngôn bàn thanh” của “Thuyết văn” thì chúng ta biết được ở thời Cổ đại đọc là “Bôn, Bồn, Bàn”, đến thời Trung Cổ người ta “biên soạn” lại Thuyết văn thì thêm vào “Bổ qua thiết = Bua = Boa” phù hợp với “kha-boa (bàn chân)”. Bên tiếng Triều Châu còn dùng cho đến ngày nay. Âm của các “Nho gia (?)” từ từ biến thành “Phiên”- như tên gọi nước “Thố phiên” hay “Phồn- tức là nước “Thổ phồn”.

“Phiên” hay “Phồn” có sau và được dùng cho đến ngày nay. Người ta lại đặt tên gọi đó là “từ Hán-Việt”! Tên gọi là gì cũng được! điều rõ ràng là “Hán-Việt” của “phiên” hay “phồn” có sau, còn chữ Nom “bóa” “boa” “bàn” mới là có trước và đã được ghi trong sách “Thuyết văn” cũng như tồn tại trong dân gian Việt cho đến ngày nay. Cho nên nếu nói rằng “bàn” là “Nôm” thì rõ ràng là Nôm có trước.

(Dưới đây sẽ xét đến âm chữ Bàn trong Thuyết văn...)

番: 獸足謂之番。从釆田象其掌。 附袁切

Phiên: Thú túc vị chi phiên. Tùng 釆thể; 田điền, tượng kỳ chưởng掌. Phù viên thiết. Phiên: Chân thú gọi là phiên, viết theo 釆thể; theo 田điền, như là chưởng (chưởng: bàn, bàn tay).

Phần trên là tôi phiên dịch theo “đa số” hiện giờ! chứ thật ra thì đoạn văn trên phải phiên dịch là “ Bàn: thú túc vị chi bàn, tùng thể; điền, tượng kỳ chưởng.”

Đây là vết tích của chữ Phiên番 trước và ngay thời Hán, vào lúc ông Hứa Thận còn sống thì đọc là Bàn. Cho nên còn cách giải nghĩa phần nầy như sau: { Bàn番: Thú túc gọi là Bàn. Theo (thể)釆bẻ ; (Điền)田đàn, tựa như cái chưởng. Bàn: chân thú gọi là bàn (bàn chân), viết theo bẻ釆(thể) và đàn田(điền), tựa cái bàn (tay, chân)...} Vì sao lại “diễn nôm” như vậy ? Vì thuyết văn đã viết đây là “ngôn- bàn thanh” {Chữ bẻ釆(thể) quá đặc biệt! “thể” là “hái” là “bẻ”/ví dụ: “Thể 釆Trà茶” là “hái” là “bẽ” “chè-trà”: [Chữ Bẻ釆(thể) gồm chử mể米 và 1 dấu “ngắt” hay “cắt” ở phía trên mà tiếng Triều Châu đọc Mể米 là “Bía米” và có thêm cái dấu dấu cắt phía trên thì có giọng đọc thành “bẽ釆” là rất phù hợp]. Tiếng Triều Châu còn đọc là “bboi” hay “bbé” hay “tiaé”, (tiếng Triều châu : “hái lá” là “tiáe Huêét” hay “Bbé Huêét” Huêét âm chử Hiệt頁 nhưng mang nghĩa là “Lá” ), tiếng Quảng Đông là “chsổi釆”, tiếng Bắc Kinh là “chsài釆”. Chsổi hay chsài như là đọc “thể” không chuẩn mà thành “chsể, chsề”, còn “thể” đọc không chuẩn qua vần “T” sẽ thành “tể” hay “Tiae” ; còn âm “bbé” hay “bẻ” là giống nhau}. Xin hỏi ai là chuyên gia về “Hán-Nom” thì những âm của một chữ “đặc biệt” như vậy thì là âm nào là “Hán” và âm nào là “Nôm” và chữ Hán có trước hay là Nôm có trước? Điều thú vị khi nghiên cứu Thuyết văn giải tự của Hứa Thận để phục chế cổ Hán ngữ thì thấy rõ phát âm thời Tần và Hán giống như các tiếng nói Việt Nam và Quảng Đông (Việt), Phước Kiến-Triều Châu (Mân-Việt) ngày nay; và cũng phát giác những biến âm đã khác tiếng Việt thời cổ đại mà các phương ngôn Việt Nam, Quảng Đông, Triều Châu còn giữ được. Ví dụ tiếng Việt Nam còn giữ được tiếng “bàn” tay, “bàn” chân, và Triều Châu giữ được “boa-boá” hay là “póa” Trung cổ đại mà thời Hán đã được ghi lại trong “Thuyết Văn”. Biến âm của Bàn-bồn-bôn/ tùng “ngôn” “bàn” thanh trở thành bua-boa-bóa-poá, trở thành “biên” rồi thành “phiên” và “phồn”...! Thực ra thì từ “bàn-bèn” biến thành “biên, bua, phàn, phền, phồn, phiên v v...” đó là quy luật biến âm thường tình của ngôn ngữ theo miền và theo thời đại với nhiều tiếp xúc văn hóa và phát triễn khác. Cổ âm xưa là Bàn, giáp cốt-Kim văn đã vẽ rõ chữ nầy bằng hình bàn chân thú. Ngày nay chỉ có tiếng Việt Nam còn dùng “bàn” là “bàn tay- bàn chân” thì rõ ràng là tiếng Việt Nam còn giữ được âm cổ xưa nhất, và cũng là một minh chứng giọng “Nôm” của chữ “Nôm” là có trước: có thể nói giáp cốt văn-chữ tượng hình đầu tiên là “chữ Nôm”.

Votre navigateur ne gère peut-être pas l'affichage de cette image. Cổ văn vẽ chữ tượng hình: 番phiên là “bàn -番” , chữ xưa là tượng hình, vẽ “chữ phiên” là bàn chân thú có móng vuốt, ngay cả chú thích “附袁切phù viên thiết”. Ngày nay đọc như vậy thì làm sao đúng với ngày xưa? Nếu đọc là “bùa vang- 附袁” là “bàn (vua)” thì hoàn toàn đúng là “bàn” như chú thích trong Thuyết văn vậy! Bởi vì chính chữ “bùa符(Phù)” của bùa chú là đồng bộ thì đồng âm với chữ bùa附(Hay “Phù”, hay “Phụ”) đó thôi.

- Xét thêm: Thảo bộ 艸部 蘻kỹ-(hệ) 狗毒也 cẩu độc dã 从艸繫聲 tùng thảo kỷ (Hệ) thanh。古詣切 Cổ chỉ thiết.

Cổ chỉ (nghĩ)= kỷ, ngày nay dùng chữ nầy cho ý nghĩa “liên kết”, mà khi có 2 chữ “liên kết” lại đọc là “liên hệ蘻”. Thật ra thì xưa Trung Cổ ghi là “古詣cổ ngĩ =kỷ” và biến âm “kỷ” thành ra “kết” nhưng sau nầy thành ra “hệ” như ngày nay. (Ngày xưa đọc chữ “詣chỉ” là “Nghĩ詣”: Ngôn言 chỉ旨 = nghĩ và phiên âm là 五計 / Ngũ kế). Phân tích kỷ lưỡng lời trong Thuyết văn sẽ thấy rõ là “nọc độc của chó gọi là “Cẩu Kỷ (nọc độc)” và “Tùng thảo kỷ thanh” lại là viết theo bộ thảo艸 với là âm “Kỷ- hay kỳ”. Vì tiếng xưa không cố định thanh sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng nên âm “kỳ” gần với “kề” và hoàn toàn phù hợp với “liền kề” cũng có nghĩa tương tự như “liên hệ”. Qua khảo cứu kỷ lưỡng, sẽ có đủ lý do để phục nguyên chữ Nôm cổ đại “kề蘻” đã có trước âm “hệ” quá mới, và âm “kỷ” với “kết” cổ đại vẫn có sau âm “kề”. Vậy: “liền kì” hay “liền kề” là có trước “liên hệ”

Ngôn bộ 言部 詣nghĩ(chỉ) 至也 chí dã。从言旨聲 tùng ngôn, kỷ thanh。 五計ngũ kế = ngễ(切thiết) . Từ khảo cứu nầy thấy “thánh chỉ” thời Cổ đại gọi là “thánh nghĩ”, và đến thời Trung cổ là “thánh nghễ” cho nên phiên âm là “Ngũ Kế五計” = Nghễ, ngày nay là “chỉ.”

Chỉ bộ 旨部 旨kỷ 美也mỹ dã。从甘匕聲tùng cam tỉ thanh; âm cam theo tỉ thanh là “kỷ”。凡旨之屬皆从旨phàm chỉ chi thuộc giai tùng chỉ。職雉切 chức thị thiết =chỉ (biến âm thành chỉ): xưa đọc là “kỷ” vì là “cam” với “tỉ thanh”. Nay đọc là “chỉ”

Tỷ Bộ 匕部 匕tỷ 相與比敘也 tương dĩ tỉ tự dã。从反人 Tùng phản nhân {cách viết như chữ nhân人 bị lộn ngược (匕)} 。亦所以用比取飯. Tỷ, diệc sở dỉ dụng tỉ thủ phạn - “tỷ”có thể dùng để đựng cơm). Tiếng Việt ngày nay còn dùng “kỷ” trà, kỷ đựng trầu cau. 一名柶 (nhất danh mứ/máng) còn gọi là “mứ” (hay là “máng” ngày nay)。Ngày nay tiếng Triều Châu vẫn dùng chữ “tỷ-đọc thànhTeaá” là cái “chảo” để chiên cơm, còn tiếng Việt Nam thì lại còn dùng “máng” là “máng” đựng thức ăn cho gia súc như cái “máng” dùng cho heo ăn. 凡匕之屬皆从匕phàm tỷ chi thuộc giai tùng tỷ. 卑履切 ty lý thiết (ty lý = âm “tí-tỉ”) => “匕tỷ” có sau, nên được giải thích rõ là còn gọi là “mứ/ máng柶”.

Mộc bộ 木部 柶 Tỷ(mứ, máng) 《禮lễ》有柶hữu tỷ. 柶tỷ/tứ(mứ, máng), 匕也tỉ dã。从木四聲 (tùng “mộc” “ tứ” thanh ) âm cổ là theo mộc , với “tứ” thanh, tức là “mứ” hay “máng”, cái “máng” đựng thức ăn, cái “máng” hay cái “mứ” hay cái “tỷ”, cái “kỷ” lại là dùng để đựng thức ăn trong dịp lễ禮。息利切 tức lị thiết = tỷ (ghi chú: lị利 đọc là “lị”, chỉ đến khi có vua tên Lê Lị thì kỵ húy nên lị mới đổi đọc thành lợi).=> 从木四聲 Tùng mộc tứ thanh: mộc + tứ là “柶mứ”/ máng là “chữ Nôm” có trước, âm “tỷ” có sau và chỉ đọc “tức lị息利” bằng Hán-Việt được mà thôi, còn “xĩa lía息利”= “xĩa”/ tiếng bắc kinh và “xíc lì息利”= “xi”/ Tiếng Quảng Đông và “xech lịa息利”= “xia”/ Tiếng Triều Châu... đều “khó lòng” và “không” “phiên âm” được chữ nầy thành ra chữ nào có âm chính xác theo cách “phản” cũng như là “thiết”! Chính vì vậy mới thấy được cái âm “Mứ柶, Máng柶” là chính xác và có trước, và âm Tỷ柶 là có sau. Các “phương ngôn” khác của chữ nầy thì khỏi bàn luận... vì không dùng nỗi, dùng sai hoặc biến âm khác xa rồi, hoặc không còn dùng chữ nầy nữa. Chữ nầy cũng là một bằng chứng rằng tiếng Nôm, chữ Nôm có trước!

Chữ “gần近” ở Triều Châu đọc là “gìn/ kìn近”, ở Phiên Ngung đọc là “khạnh/ cạnh近”, ở Bắc Kinh đọc là “Jín近”. Thời nhà Đường nhiều nơi lại đọc là “cận 近” ; chữ “tiệm店” ở Triều Châu đọc là “tiẹm店”, ở Quảng Châu đọc là “tiêm店”, ở Bắc Kinh đọc là “tién店”, thời nhà Đường nhiều nơi lại đọc là “điếm店”. Gần-gìn, khạnh/cạnh với “jín” cũng chính là “gìn”, cùng với “tiệm” “tiêm” “tiẹm” “tiién”... Xin nhấn mạnh là riêng ở bên “tiếng Hoa” thì đã chứng minh và công nhận rằng tiếng Quảng Đông và Triều Châu là có trước tiếng Hoa-Bắc Kinh mấy ngàn năm. Như vậy cũng có nghĩa là chữ “gần/ cạnh” có trước chữ “cận hay jín” và “tiệm/ tiêm” có trước “tién” hay “điếm” của “Hán –Việt” vậy.

Ngày nay, lại có Khương Nhung bên Trung Quốc xuất bản tiểu thuyết “Tô tem Sói”, cho rằng chữ tượng hình chính là do dân du mục sáng tạo ra. Từ lý giải chữ Mỹ美 chính là con dê羊 lớn mập là đại大, thì là đẹp, đẹp lòng khi nuôi được con dê lớn thì là Mỹ美, (美=羊+大) tác giả cho rằng chữ vuông là của dân “du mục”. Vì vậy đẹp, Mỹ美 là “nuôi dê” là “du mục” và “Người Hoa-gốc bắc-du mục” sáng tạo ra chữ vuông! Khương Nhung nói về cái “đẹp” là Mỹ美 mà không dính líu với trồng tỉa và nông nghiệp! Tác giả cố tình không biết hay là thật sự không biết rằng:

Chữ Lệ麗 là cũng là mỹ là đẹp, và chữ lệ còn hay hơn chữ Mỹ美 nhiều! Chữ Lệ麗 là con nai(鹿lộc) vàng ngơ ngác với trên là đôi mắt nai mở to chứ không nhắm lại! Như vậy, xét theo chữ Lệ麗 thì chữ vuông là thợ săn hay “thi sĩ” hay “họa sĩ” sáng tạo ? Xin hãy cười cho vui! Người đời hay dùng chung nói đẹp đẽ là Mỹ Lệ-美麗 hay diễm lệ-艷麗.

Xin dẫn chứng tiếp:

- Chữ Diễm艷 là “đẹp” diễm tuyệt, là sắc đẹp đầy tràn, bên trái của chữ Diễm艷 là chữ Phong豐, bên phải là chữ Sắc色. Chữ Phong gồm chữ Đậu豆(hạt đỗ-hạt đậu) bên dưới và hình ảnh bông lúa “丰丰”đầy đồng phía trên, “diễm” được diễn tả bằng “sắc đẹp” của bông lúa“丰丰” và đậu豆(đỗ). Khi phục nguyên chữ Nôm thì chữ “Diễm艷” nầy lúc đầu có phát âm là “Đẹp艷”. Vì sao? Vì rất nhiều địa phương không phát âm vần “Đê/đ” được! Ngày nay tiếng Bắc Kinh, Quảng Đông, Triều Châu đều không có âm “Đ”, cho nên đã đọc “Đẹp艷” là “Dep-diẹm” rồi thành-diềm艷 (tiếng Quảng đông ngày nay), diễm艷(Từ Hán-Việt), dén/yen艷 (Tiếng Bắc kinh ngày nay)”

- Phục nguyên chữ Nôm “lệ麗” chính là “đẽ麗” vì “đẽ麗” nhiều nơi đọc không được, đọc trệch thành “lẽ” và “lẹ” rồi thành “lệ麗” . Nhập chung lại sẽ thấy “đẹp đẽ-艷麗” sinh ra “Diễm lệ” trở thành “diễm lệ-艷麗”

- Phục nguyên chữ Nôm “Phong豐” có thể chính là “bông豐” vì chữ nầy nói về “bông” lúa và âm “đậu” hay “đỗ” hoàn toàn phù hợp ý nói “đậu bông”, “trỗ bông”. Phong phú豐富 là bông lúa豐富, có nhiều lúa (với phú富 gồm chữ Điền田 và bông lúa) là giàu! Chữ “bông豐(Hoa)” kết với chữ “sắc色(sắc đẹp)” thì đúng là “đẹp艷Diễm”.

- Chữ Nhã雅 là tao nhã, là đẹp với chữ “nha 芽” tức là manh nha, nhú mầm, nẩy mầm, nhảy mầm của hạt giống mới nẩy mầm. Phục nguyên giọng đọc của “Nha芽” và “Nhã雅” chính là “Nhảy芽/雅” bị đọc trệch là “Nhã雅” Hán-Việt và “Ngạ雅” / tiếng Quảng Đông, “nghè-Nghe, nghé雅”/ Tiếng Triều Châu, và “Dã雅(ya)” / Tiếng Bắc Kinh… chính là dân nông nghiệp ca tụng cái đẹp của “nhẩy芽nẩy, nhú” mầm của hạt giống.

Chữ Phước福 có Y/衣/áo, cũng có Điền田 là ruộng lúa nước.

Có thể kể ra thật nhiều trường hợp nữa, nhưng tôi tạm dừng ở đây, vì muốn nói cho cùng, phải làm một công trình quy mô khảo cứu và dịch toàn bộ sách Thuyết văn. Nhưng để chứng minh chữ Nôm của người Việt có trước chữ Hán của người Hoa thì có lẽ cũng là đủ, vì còn phải dẫn chứng qua phần chi tiết khác.

Thứ chữ mà tôi gọi là chữ Nôm thì nhiều người gọi là chữ Việt cổ. Không sao, chỉ là cách gọi. người Hoa Hạ đã dùng chữ Nôm của người Việt cổ phương Nam chế ra chữ Hán.

Khi tìm ra cội nguồn chữ Nôm, sẽ càng hiểu mức độ văn hóa và sức sống mãnh liệt nguồn gốc và văn minh Bách Việt của tộc Việt, càng cảm thông và kính phục cha ông mất bao trí tuệ và công sức sáng tạo và bảo tồn cho chúng ta về chữ và ngữ của tổ tiên.

Chử Nôm có trước từ xưa và vẫn tồn tại trong suốt qúa trình lịch sữ và cho đến ngày hôm nay; Đó là lý do vì sao tôi đã phục nguyên được “Việt nhân ca” và “Duy Giáp lệnh”.

(Còn tiếp…{Với bằng chứng “kinh Hoàng” và “rỏ ràng” hơn})

Sacramento Ngày 29 tháng 03 năm 2010
Đỗ Ngọc THÀNH / Nhạn Nam Phi

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Tần Thủy Hoàng, sự thống nhất thiên hạ và di sản phương Nam

Có thể nói trong cả cuộc đời chinh chiến của Tần Thủy Hoàng chỉ có thứ duy nhất ông ấy không dùng của phương Nam: các giá trị nhân văn. Vì đây là topic về ngôn ngữ nên mình không tính lạm bàn qua các mảng khác, mà sẽ chuyên về chính sách chữ viết của Tần Thủy Hoàng. Chữ viết cũng là 1 phần rất quan trọng của ngôn ngữ. Có thực sự Tần Thủy Hoàng đã lấy chữ Triện của nước Tần?

Trước hết, để cho dễ hiểu, hãy xét các chữ Hán phồn thể. Nó là từ tiểu triện ra đấy. Xét chữ "giang"(âm Nôm là k'sông, con sông). Liệu đó chỉ là hình thanh kiểu bộ thủy âm như chữ "công"? Hãy nhìn lên bản đồ đi, sông Dương Tử ấy, và cả sông Hán nữa, vì nó là sông nhánh phụ lớn nhất của sông Dương Tử mà. Sau đó hãy vẽ lại cho thẳng thớm hình ảnh con sông ấy nhé. Là chữ "công" phải không nào? Cũng như chữ hiến (con hến) bộ công, âm như chữ "kiến", chữ kiến như biến dạng của hình con hến hé vỏ; chữ lâu (con sâu) gồm bộ trùng, âm như chữ lâu (chữ lâu mà nửa bên phải của lâu trong lâu đài ấy), nhìn hình chữ thấy 1 đoạn có ngấn có tua như thân thể con sâu,... Đấy chỉ là vài ví dụ trong ít nhất gần cả nghìn chữ mình để ý nhận ra. Như vậy, trong "Lục thư" của chữ vuông phải đồng thời tồn tại tối thiểu 2 nhóm: nhóm hình (tượng hình, chỉ sự, hội ý) và âm (hình thanh/hài thanh) hoặc là nhóm hình thuần chứ không bao giờ hình thanh hài thanh được tồn tại đơn phương. Nhưng trong các di chỉ khảo cổ bên Trung Quốc thì không hề như họ nói. Phần lớn các văn tự họ kiếm được đều vi phạm quy tắc này trong khi các di chỉ ở đất Bách Việt, đặc biệt là Hồ - Quảng trở vào Nam lại tuân thủ khá nghiêm ngặt, các dân tộc càng gần với người Việt lại càng tuân thủ nghiêm ngặt điều này. Hầu hết chữ viết phương Nam trong các di chỉ cổ đại đều có tính chất hệ thống, chân phương, vừa dính liền (thể hiện đúng hình ảnh đối tượng) nhưng cũng vừa tách bạch (chiết tự được). Mình chỉ hỏi đơn giản: 1 cư dân thưa thớt như phương Bắc, săn hái của nhà nông mà sống như Hiên Viên tộc của Hoàng đế hay chăn nuôi cướp phá rày đây mai đó như Mông Cổ thì liệu có thể có đủ thời gian để chiêm nghiệm, sáng tạo ra những con chữ đặc biệt thế này. Còn nước Tần dương thời cái ăn lo chưa xong thì ai thèm để tâm chuyện văn tự 1 cách thấu đáo hàn lâm như vậy. Chữ vuông chỉ có thể là món quà của hòa bình, là tinh hoa của lối sống rất "phương Nam": an cư lạc nghiệp. Nó cũng chỉ có thể đến từ những hạng người quân tử, ôn hòa, từ cái phương Nam mà xưa kia Khổng Tử luôn ngưỡng mộ và lấy làm gương mẫu: khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo, Nam phương chi cường dã, quân tử ư chi.

Nói vậy chứ sao chữ cái khoa đẩu lại hình thành, khi mà đã có những văn tự chặt chẽ thế kia? Mình chỉ hỏi lại: các bạn có muốn lời ăn tiếng nói của mình bị gò bó không đáng chỉ vì mấy con chữ kia không? Gặp điều mới lạ các bạn ghi nhận cách gì? Khi truyền bản tin đi xa liệu bạn có thể truyền bằng chữ tượng hình không, liệu mấy ám hiệu như pháo sáng có đủ biểu đạt không? Trong tất cả chữ cái mình biết tới giờ, mình chưa từng gặp thứ chữ nào lạ như chữ cái khoa đẩu. Nó viết còn nhanh hơn chữ Latin nhiều lần mà nét chữ vẫn chân phương, rõ ràng, không bị hiện tượng nguệch ngoạc bừa bãi. Mình nghĩ nhà văn Khánh Hoài không hơi đâu rảnh rỗi dìm hàng người Thái như 1 bình luận trên trang của Phan Anh Dũng hiểu lầm cả. Thời Đế Minh chỉ mới phân đôi Nam Bắc, giao đất hương hỏa cho ông em (là Kinh Dương Vương đất Lĩnh trở vào Nam ấy), chứ còn chưa rõ ràng ranh giới Việt - Hoa. mãi đến Bắc thuộc thì mới phân hóa Việt - Thái rồi Kinh,Mường với Tày, Thái như bây giờ. Còn các bạn người Thái phủ nhận điều đó mà cứ nhận mình từ núi Altai thì có thể xem link này:


Bên cạnh đó, mình cũng sẽ hỏi thêm, nếu thực sự các bạn là "phương Bắc" đến vậy, thế tại sao trật tự ngữ pháp của các bạn xuôi hoàn toàn trùng với ngữ pháp của 1 cư dân rặt "phương Nam" như người Việt mà không 1 chút dấu tích nào ngược ngạo như tiếng Nhật, Hàn, Mông, Thổ,... hay chí ít là lật ngược nửa mùa như tiếng Hoa? Và trong cái ngọn núi phương Bắc ấy, có dân tộc nào ngôn ngữ có thanh như các bạn, hay chí ít là phân âm cao - thấp (cao thấp khác với trọng âm nhé). Trong khi ngay tại phương Nam này thì không thiếu gì dân tộc bản địa tiếng nói có thanh hay phân âm cao thấp?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay