Posted 10 Tháng 12, 2009 Ngày 15/ 12 - 2009 là ngày tổ chức Hội Thảo khoa học của Trung Tâm nghiên cứu Lý Học Đông phương. Thiên Sứ tôi xin dự báo thêm rằng: Trước Hội Thảo hai ngày - tức ngày 13 - 12 - 2009 - sẽ có một trận mưa đủ lớn tại Hanoi để rửa đường cho sạch sẽ, tạo cảnh quan cho Hội Thảo. Trước, trong và sau ngày Hội Thảo một ngày, trời nắng sáng và không khí hơi lạnh. Không có một sự cố nào gây chú ý của dư luận trong nước và trên thế giới, từ hôm nay 10 - 12 đến hết Hội thảo. Dự báo này chỉ đúng, nếu hội thảo diễn ra suông sẻ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 12, 2009 Ngày 15/ 12 - 2009 là ngày tổ chức Hội Thảo khoa học của Trung Tâm nghiên cứu Lý Học Đông phương. Thiên Sứ tôi xin dự báo thêm rằng: Trước Hội Thảo hai ngày - tức ngày 13 - 12 - 2009 - sẽ có một trận mưa đủ lớn tại Hanoi để rửa đường cho sạch sẽ, tạo cảnh quan cho Hội Thảo. Trước, trong và sau ngày Hội Thảo một ngày, trời nắng sáng và không khí hơi lạnh. Không có một sự cố nào gây chú ý của dư luận trong nước và trên thế giới, từ hôm nay 10 - 12 đến hết Hội thảo. Dự báo này chỉ đúng, nếu hội thảo diễn ra suông sẻ. Em xin kính chúc hội thảo thành công rực rỡ .Chúc các bác sức khỏe dồi dào. LT Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 12, 2009 40 năm và sự sụp đổ của những học thuyết kinh tế Nguồn Vietnamnet.vn Cập nhật lúc 13:30, Thứ Năm, 10/12/2009 (GMT+7), Chu kỳ kinh tế không phải là điều mới mẻ với con người, bởi đã có không ít nền kinh tế của chúng ta thịnh rồi lại suy. Và cái chu kỳ ấy có vẻ đang diễn ra đều đặn hơn trong mấy thập kỷ trở lại đây. Thế nhưng, điều đặc biệt là mỗi chu kỳ ấy lại có nhiều điều khác biệt. Mấy chục năm qua, các lý thuyết kinh tế vẫn chưa thể giải quyết được những cơn đi xuống của kinh tế thế giới. (Ảnh: project-syndicate) Thế giới trong thế kỷ 19, con người đã nhanh chóng tự vực mình dậy sau mỗi cơn suy thoái và trở lại với hoạt động kinh tế như bình thường. Cứ thế, hiện tượng chu kỳ kinh doanh khiến người ta có cảm giác nó là vĩnh viễn và không thể thay đổi. Tuy nhiên, ngày nay, sự sụp đổ mang tính chu kỳ dù biết là có thể diễn ra nhưng lại cứ như một bất ngờ lớn, để rồi sau đó, chúng ta bắt đầu nghĩ ra những quan điểm mới về kinh tế học. Cứ khoảng 10 năm, chúng ta lại nghĩ rằng, một mô hình tăng trưởng nào đó nhiều khiếm khuyết đến mức không thể phục hồi. Và nay, đã đến lúc ngẫm lại thế giới trong những năm 1979, 1989, 1998 và 2008. Học thuyết Keynes có thể nói đã hoàn toàn chấm dứt vào năm 1979, sau cú sốc giá dầu lần thứ hai của thập kỷ. Sự xảy ra trùng hợp giữa cuộc bầu cử của bà Margaret Thatcher tại Anh và cú sốc lãi suất của chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Paul Volcker tháng 10/1979 đã chấm dứt kỷ nguyên, trong đó lạm phát luôn được coi là giải pháp cho các vấn đề xã hội. Ở Mỹ, hành động của nhà nước và sự mở rộng tiền tệ như là một công cụ "mua chuộc" sự bất bình đã bị đặt dấu hỏi lớn. Và ở nhà nước Tây Âu phúc lợi cũng vậy. Người khởi xướng lớn nhất quan điểm Keynes là vị tổng thống đảng Cộng hòa Mỹ Richard Nixon. Nhưng biến cố chính trị năm 1979-1980 đã dẫn tới sự phản đối thị trường tự do mới và cách tân sang chủ nghĩa hợp tác và ôn hòa dân chủ xã hội. Mười năm sau đó, năm 1989, mô hình kinh tế kế hoạch hóa và hiện đại hóa của Liên Xô thông qua tăng trưởng nhờ chỉ đạo tập trung trung ương cũng bị mất lòng tin nghiêm trọng. Trong giai đoạn cuối, Liên Xô đã phải dựa vào lượng nợ nước ngoài lớn, và quá nhiều nợ cuối cùng lại nhấn chìm cả mô hình kinh tế. Ý tưởng tưởng chừng tốt hơn sau đó rồi cũng thất bại trong năm 1997-1998, là quan điểm về "sự thần kỳ châu Á" (theo tên gọi mà chính Ngân hàng Thế giới đặt cho). Các nền kinh tế châu Á được cho là đã phối hợp tốt hơn nhờ sự can thiệp chiến lược của chính phủ, tương tự như cách làm trong giai đoạn đầu sau chiến tranh của Bộ Thương mại và Công nghiệp quốc tế Nhật Bản. Nhưng, giống như Liên Xô, các nền kinh tế châu Á nhỏ hơn và năng động cuối cùng cũng bị ngập trong gánh nặng nợ quá lớn. Giải pháp cho cuộc khủng hoảng kinh tế tại Thái Lan và Hàn Quốc cuối những năm 1990 là sự vượt trội vốn có của mô hình kinh tế với tên gọi Anglo-Saxon (mô hình kinh tế vĩ mô tư bản chủ nghĩa phổ biến ở các nước nói tiếng Anh, trong đó, mức độ điều tiết và thuế rất thấp, đồng thời chính phủ cung cấp tương đối ít các dịch vụ). Nhưng cách nhìn này cũng đã trở nên có vấn đề, và thể hiện sự cáo lui rõ ràng nhất vào năm 2007-2008, khi châu Á và châu Âu vẫn đang cười ngạo nghễ. Sau đó, cuộc khủng hoảng lan ra và phần còn lại của thế giới cũng bị ảnh hưởng một cách tệ hại từ cuộc khủng hoảng tài chính, và sự can thiệp ngày càng phổ biến hơn. Mỗi nước lại bắt đầu tìm ra con đường đi của mình cho một chu kỳ mới. Sự bùng nổ của các thị trường mới nổi vốn được đánh giá là có nhiều triển vọng có vẻ sẽ là "biện pháp" tiếp theo sắp bị bỏ vào thùng rác lịch sử. Cơ quan xếp hạng Moody’s đang chuẩn bị các cảnh báo về mức độ và số lượng nợ tư nhân của Ấn Độ. Các nhà đầu tư Trung Quốc đang lo ngại về lạm phát quá nóng. Ở một khía cạnh khác, mỗi làn sóng sụp đổ diễn ra lại làm tăng thêm mức độ "vỡ mộng" của các thể chế cụ thể nào đó, bị "quy tội" gây ra hậu quả. Đó có thể là nhà nước phúc lợi trong những năm 1970, các bộ trưởng thương mại và công nghiệp châu Á trong những năm 1990, hay mối liên hệ giữa Bộ Tài chính Mỹ và Phố Wall những năm 2000. Khi mỗi thể chế bị xói mòn, thì có ngày càng ít hơn những sự lựa chọn khác. Điều này cũng đúng với trường hợp tiền tệ. Đồng đôla đã bị đánh bật khỏi bệ đứng sau cuộc khủng hoảng, nhưng bất cứ sự thay thế nào có thể chấp nhận được thậm chí còn thiếu sót và có nhiều vấn đề hơn. Euro là đồng tiền chung của một khu vực với tăng trưởng nghèo nàn kỷ lục và một sự phản ứng không đủ mạnh đối với cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhân dân tệ thì vẫn chưa thể chuyển đổi. Vì thế vẫn chưa có đồng tiền chủ chốt nào có thể được lựa chọn để thay thế. Sẽ còn bao nhiêu chu kỳ kinh doanh nữa và bao nhiêu lý thuyết kinh tế nữa được đưa ra mới có thể đem con người đến với một nền kinh tế ổn định và một lý thuyết có thể được lựa chọn lâu dài? Các nhà kinh tế sẽ vẫn còn nhiều việc phải làm để khám phá ra một "bí kíp", ít nhất cũng có thể giúp cho cái chu kỳ đó kéo dài hơn và ảnh hưởng của mỗi lần sụp đổ sao cho nhỏ nhất. Đình Ngân (Theo project-syndicate.org) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 12, 2009 LHC tiến gần đến “những hạt của Chúa” Nguồn Vietnamnet.vn Cập nhật lúc 16:29, Thứ Năm, 10/12/2009 (GMT+7) Máy gia tốc hạt lớn LHC đã khởi động trở lại từ ngày 20 tháng 11 và hoạt động tích cực để bù lại thời gian đã mất của hơn một năm phải tạm ngừng để sửa chữa. Những kết quả đầu tiên đã được công bố, sớm hơn đã dự định khoảng 2 tuần. Trong đợt va chạm của các chùm proton, dự án mang tên ALICE (viết tắt của cụm từ A Large Ion Collider Experiment) đã thu thập được kết quả đầu tiên và công trình nghiên cứu này vừa được công bố trên Tạp chí mạng European Physical Journal C. Máy gia tốc hạt lớn LHC. Proton là những hạt mang 1 đơn vị điện tích dương, đó chính là hạt nhân nguyên tử Hydro. Thiết bị tạo va chạm như LHC được thiết kế để những hạt này va đập mạnh vào nhau sao cho chúng bị “vỡ” ra thành những phần tử nhỏ bé hơn, cho phép các nhà khoa học tìm hiểu những thành phần cơ bản nhất cấu tạo nên vật chất. Với những kết quả ban đầu của LHC, nhóm dự án ALICE nhận thấy rằng, sự va chạm proton-proton được ghi lại vào ngày 23 tháng 11 đã tạo ra một tỷ lệ chính xác các hạt vật chất và phản vật chất, đúng như lý thuyết đã dự đoán. Sự va chạm ấy đã xảy ra ở mức năng lượng thấp nhất có thể của LHC – mỗi chùm có năng lượng 450 tỷ electron-volt (GeV), để tạo ra sự va chạm 900 GeV. David Evans, nhà vật lý từ Trường ĐH Birmingham, đứng đầu dự án ALICE, cho biết: "Chỉ xác định được các proton và phản proton ở mức năng lượng 900 GeV. Chưa bao giờ thấy 2 proton”. Ông nói thêm: “Kết quả cho thấy rằng chúng tôi đã hiểu rõ thiết bị phát hiện (detector) của chúng tôi. Vì thế, khi tạo được va chạm mức năng lượng cao hơn, chưa biết câu trả lời sẽ ra sao, thì chúng tôi càng tin hơn vào những kết quả của mình”. LHC đang tiến gần hơn tới những “hạt của Chúa” Với mức độ hoạt động hiện nay của máy gia tốc LHC, các va chạm năng lượng cao sẽ được thực hiện trước tháng hai năm 2010 và có thể trước cả Lễ Giáng sinh, Evans cho biết. LHC có khả năng tạo ra những va chạm ở mức năng lượng 14 tỷ electron-volt (TeV) nhưng đa số các phát minh nhờ thiết bị này sẽ được thực hiện ở mức năng lượng thấp hơn nhiều. Ví dụ các nhà khoa học đã dự đoán rằng những hạt boson Higgs, đôi khi còn gọi là “những hạt của Chúa” đã tìm kiếm rất lâu mà chưa thấy có thể được phát hiện ra tại một trong số ba mức năng lượng TeV. Evans cho biết: "Nếu như vào tháng hai, chúng tôi tạo ra được mức năng lượng cao hơn, thì đó là một cơ hội tốt để phát hiện boson Higgs”. Nhưng sau nhiều tháng trì hoãn vì LHC hỏng phần điện, Evans và những đồng nghiệp đón nhận những kết quả của đợt va chạm đầu tiên với niềm lạc quan dè dặt. Ông đánh giá: "Đây là một bước tiến lớn và tôi cho rằng mọi người đều rất phấn khởi. Nếu là một phi công thận trọng, thì tôi có thể nói rằng, chúng tôi đã cất cánh an toàn. Nhưng cuộc du hành chưa kết thúc”. Tuấn Hà (Theo National Geographic) ------------------------------------------------- Nhời bàn của Thiên Sứ: Vậy là dự báo của Thiên Sứ "Sẽ không có hạt của Chúa" phải chờ đến hơn hai tháng nữa để có kết quả. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 12, 2009 Khoa học kỹ thuật: 2) Cũng như năm 2008 - Những phát minh khoa học kỹ thuật ngày càng có xu hướng đi vào chế tạo những phương tiện tinh vi. Sẽ có nhiều phát minh rất độc đáo trong năm 2009. Sẽ xuất hiện những robot máy ngày càng gần giống con người - và điều này sẽ là tiền đề cho con người đặt lại câu hỏi đầy minh triết cho chính mình: Con người là ai? Nó từ đâu tới? Robot có thể đi như người. Bạn có thể vào đường link này: http://vietnamnet.vn/khoahoc/200912/Robot-...u-nguoi-883825/ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 12, 2009 Nợ cao liệu có “hạ gục” nước Mỹ? Thứ bảy, 12/12/2009, 09:27(GMT+7) Ảnh minh họa VIT - Hiện nay, mức thâm hụt tài chính của Mỹ đã ở mức cao nhất trong vòng 60 năm qua. Theo thống kê, toàn bộ số nợ công của Mỹ bao gồm cả nợ của Liên minh châu Âu và nợ từ các nơi khác chiếm tỷ lệ gần 150% trong GDP của quốc gia này. Chuyên gia tài chính nổi tiếng của trường Đại học Harvard - Neil Ferguson gần đây nhận định, khoản nợ khổng lồ này cuối cùng sẽ “đánh gục” nước Mỹ. Thâm hụt tài chính Mỹ năm 2009 vượt quá 1400 tỷ USD, tương đương với 11,2% GDP của Mỹ. Theo ông Ferguson, sự thiếu quyết đoán của tổng thống Obama đối với vấn đề bội chi ngân sách có ảnh hưởng to lớn đối với sự an toàn lâu dài của một quốc gia. Ông Ferguson đã trích dẫn các số liệu nghiên cứu về kinh tế quốc tế cho hay, nếu tình hình này vẫn tiếp tục diễn ra, khoản trả lãi mà chính phủ liên bang Mỹ cần phải thanh toán sẽ rất nhanh chóng chiếm tới 20% thu nhập của chính phủ. Lịch sử cho thấy, nếu 1/5 nguồn thu nhập của chính phủ dùng để trả lãi, thì quốc gia này đang rơi vào tình trạng rất khó khăn. Do các khoản trả lãi cần phải thanh toán đã nuốt trọn ngân sách, nên chính phủ sẽ phải từ bỏ một số thứ, khi đó sẽ buộc phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Theo kết luận của ông Ferguson, một nước đế quốc hùng mạnh sẽ từ từ suy thoái như vậy. Sự sụp đổ này sẽ được mở đầu bằng một cuộc bùng nổ nợ, cuối cùng là sự cắt giảm các nguồn lực cho lực lượng vũ trang. Song có người lại cho rằng, ít nhất hiện tại Mỹ không cần thiết phải lo sợ về nguy cơ khủng hoảng nợ. Bởi vì khoản nợ này chủ yếu là bằng đồng USD, Mỹ có thể tự in tiền tại sân sau của mình. Vậy nên nhìn nhận thế nào về quan điểm của ông Ferguson? Khủng hoảng nợ của Mỹ sẽ mang đến những ảnh hưởng gì? Sự bùng khoảng cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến ngành dịch vụ tín dụng Mỹ đứng trước nhiều thách thức to lớn, bong bóng tín dụng sau khi điều chỉnh sẽ không còn lớn nữa. Tuy nhiên, điều mà chúng ta chưa thấy rõ đó là, nguy cơ khủng hoảng nợ mà Mỹ đang phải đối mặt là suy thoái mang tính cơ cấu hay suy thoái mang tính chu kỳ. Một chuyên gia nghiên cứu kinh tế cho hay, vừa qua cơ quan xếp hạng tín dụng Standards & Poor’s đã hạ thấp tín nhiệm tín dụng của các nước châu Âu, nhưng mức thâm hụt ngân sách của Mỹ còn nghiêm trọng hơn cả các quốc gia châu Âu. Trong khi đó, cơ quan đánh giá này lại không dám hạ thấp tín dụng của Mỹ, bởi vì đánh giá của Standards & Poor’s cũng là do chính phủ Mỹ chỉ đạo. Thu Hà (Theo CE) Tin dịch Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 12, 2009 Abu Dhabi chi 10 tỷ USD cứu nợ cho Dubai Cập nhật lúc 15:31, Thứ Hai, 14/12/2009 (GMT+7) Chính phủ Dubai hôm nay (14/12) tuyên bố rằng, họ đã nhận được 10 tỉ USD "giải cứu" từ tiểu vương quốc Abu Dhabi nhằm giúp đỡ họ trong việc thanh toán các khoản nợ. Dubai đã nhận được tiền giải cứu từ tiểu vương quốc Abu Dhabi. (Ảnh: Typepad) Theo đó, 4,1 tỉ USD trong số tiền trên sẽ được chuyển cho nhà phát triển bất động sản Nakheel để thanh toán trái phiếu đến hạn. Nakheel nói rằng, họ sẽ thanh toán trái phiếu trong vòng hai tuần tới. Số tiền còn lại dùng để hỗ trợ cho công ty Dubai World - tập đoàn từng đề nghị các chủ nợ chấp nhận cho họ hoãn nợ tới tháng 4/2010. Chỉ số chứng khoán của Dubai đã dẫn đầu trong đà tăng của thị trường khu vực, với hơn 10% trong khi chỉ số chứng khoán của Abu Dhabi tăng 7% ở đầu phiên giao dịch. Quyết định giải cứu từ Abu Dhabi khá bất ngờ và được coi là động thái ít mong đợi nhất trong mọi chọn lựa mà Dubai dự tính sau đề nghị hoãn nợ của Dubai World vào ngày 25/11 như một hồi chuông báo động với thị trường tài chính toàn cầu và làm chấn động hình ảnh của tiểu vương quốc Dubai vốn là một trung tâm kinh doanh trong khu vực. Những chủ nợ của Dubai gồm Standard Chartered, HSBC, Lloyds và Royal Bank of Scotland, cùng với Abu Dhabi Commercial Bank và Emirates NBD, vẫn còn tới ngày 28/12 để nhất trí trong việc hoãn nợ. "Đây quả là điều trên cả sự mong đợi. Là sợi dây cứu đắm chủ chốt vào thời điểm thị trường thực sự trông mong vào đó", John Sfakianakis, chuyên gia kinh tế học tại Banque Saudi Fransi-Credit Agricole nói. "Nó mang lại rất nhiều lòng tin". Abu Dhabi là thành viên lớn nhất của các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất, và cũng là một nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn. Sheikh Ahmed bin Saaed al-Maktoum, Chủ tịch Uỷ ban Tài chính Dubai tuyên bố, chính phủ Dubai sẽ hành động ở mọi lúc với cam kết phù hợp với nguyên tắc thị trường và chuẩn mực kinh doanh quốc tế, đồng thời nhấn mạnh, tiểu vương quốc này vẫn là một trung tâm tài chính mạnh của toàn cầu. Dubai cũng công bố luật phá sản mới, có thể sử dụng trong trường hợp nếu Dubai World và các chủ nợ không đạt được thỏa thuận hoãn nợ trong tương lai. Luật này có hiệu lực từ hôm nay, cho phép Dubai World được đệ đơn phá sản nếu tái cơ cấu không thành công. Kỳ Thư (Theo Reuters, BBC) ----------------------------------------------------------- Nhời bàn của Thiên Sứ: Nền tảng sâu xa của Dubai chính là sự phát triển kinh tế toàn cầu trong thời đại hoàng kim của nó. Những khách sạn sang trọng với giá hàng ngàn dol trong một đêm với những tiện nghi lộng lẫy, không dành cho "phó thường dân dự khuyết". Tất nhiên nó giành cho những ông chủ tiêu tốn hàng triệu dol trong chiếu bạc. Khi những ông chủ này phá sản vì khủng hoảng kinh tế thì Dubai sẽ không có cơ sở để tồn tại. Dubai - một hình ảnh xuất sắc và điển hình cho sự đầu tư của những người hợm của. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 12, 2009 Nhời bàn của Thiên Sứ: Nền tảng sâu xa của Dubai chính là sự phát triển kinh tế toàn cầu trong thời đại hoàng kim của nó. Những khách sạn sang trọng với giá hàng ngàn dol trong một đêm với những tiện nghi lộng lẫy, không dành cho "phó thường dân dự khuyết". Tất nhiên nó giành cho những ông chủ tiêu tốn hàng triệu dol trong chiếu bạc. Khi những ông chủ này phá sản vì khủng hoảng kinh tế thì Dubai sẽ không có cơ sở để tồn tại. Dubai - một hình ảnh xuất sắc và điển hình cho sự đầu tư của những người hợm của. Đây là sự xác minh lời bàn này và là lời cảnh tỉnh đến các đại gia tầm cỡ quốc tế khi ngất ngây với tiền của của mình (Còn các đại gia phọt phẹt ở các nước đang phát triển tạm thời chưa bàn): Dubai World trước nguy cơ phá sản Thứ ba, 15/12/2009, 09:59(GMT+7) VIT - Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, sau khi Abu Dhabi cung ứng khoản cho vay trị giá 10 tỷ USD, Dubai World vẫn đứng trước nguy cơ phá sản. Theo tuyên bố của các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Abu Dhabi sẽ cho Dubai World vay 10 tỷ USD để trang trải các khoản nợ, giúp khu vực tài chính này nhanh chóng thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng khoản nợ. Chủ tịch Ủy ban tài chính tối cao tại Dubai Ahmed Said Al – Maktoum cho biết thêm, lần này không chỉ bao gồm kế hoạch hỗ trợ tài chính, Dhabi còn tiếp tục đối thoại trực tiếp về phương thức sử dụng, thủ tục để giảm các khoản nợ và các điều kiện liên quan. Kế hoạch chi ra khoản hỗ trợ trị giá 10 tỷ USD, là bước đi đầu tiên để giảm bớt khủng hoảng, Chính phủ Dubai sẽ phân chia khoản cho hỗ trợ này ra thành 4,1 tỷ USD để hoàn trả khoản nợ đã đáo hạn vào hôm 14/12 đối với Nakheel, công ty bất động sản hàng đầu của Dubai. Sau đó, nguồn vốn cứu trợ còn lại sẽ dùng để hỗ trợ lợi tức và giúp các công ty con vận hành được cho đến ngày 30/4/2010. Ngoài ra, Chính phủ Dubai cũng công bố một khuôn khổ pháp lý với việc bảo vệ quyền lợi của giới chủ nợ một cách minh bạch hơn. Nếu như Dubai World và các công ty con của họ không thể đạt được thỏa thuận với các chủ nợ về vấn đề kéo dài thời gian hoàn nợ, những điều khoản về quy định của luật pháp sẽ bắt đầu “ra tay”. Quy định này của Chính phủ Dubai đã ngầm cho thấy, Dubai World vẫn tồn tại khả năng phá sản nếu như họ tiếp tục vướng vào các điều khoản liên quan đến nợ nần. Các nhà phân tích cho rằng, Abu Dhabi sau một thời gian dài xem xét đã đưa ra kế hoạch này, cho thấy thái độ quan tâm của họ về việc ứng phó với khủng hoảng các khoản nợ của Dubai World. Việc Abu Dhabi quyết định ra tay cứu giúp Dubai World, không gây ngạc nhiên cho giới phân tích. Việc làm này của Dhabi một mặt là để ngăn chặn tình hình tiếp tục được nhân rộng, một mặt cố gắng để cải thiện tình hình, cũng như để chứng minh sức mạnh kinh tế cũng như năng lực ứng phó với khủng hoảng tài chính của Abu Dhabi. Sau khi khủng hoảng các khoản nợ của Dubai bùng nổ, giới truyền thông phương Tây cho rằng, những khó khăn của Dubai sẽ khó nhận được sự hỗ trợ của Abu Dhabi. Việc Abu Dhabi cứu giúp Dubai cho thấy nền tảng vững chắc và sự tự tin giải quyết khủng hoảng tài chính của đế chế kinh tế này, nhanh chóng loại bỏ những suy đoán và hoài nghi của thế giới bên ngoài. Thực chất khoản cứu trợ này của Abu Dhabi chỉ như “muối bỏ bể” đối với Dubai World nhưng nó cũng là một khoản tiền lớn mang ý nghĩa quyết định cuối cùng. Việc cung ứng khoản cho vay 4,1 tỷ USD đi kèm những điều kiện tiên quyết có thể tăng thêm áp lực cho “luật phá sản mới” đối với Dubai. N.S (Lược theo CE) ------------------------------------------- Nhời bàn của Thiên Sứ: Chắc quí vị nhận thấy các lưỡi lửa trong hình minh họa của bài viết này. Đó chính là những ngôi nhà siêu hiện đại trong dự án xây dựng của Dubai từ vài năm trước. Nếu tôi nhớ không nhầm thì khóa Phong Thủy Lạc Việt I đã phân tích hình thể của những ngôi nhà này và đã dự báo cho tương lai không mấy tốt đẹp của nó. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 12, 2009 Ngày 15/ 12 - 2009 là ngày tổ chức Hội Thảo khoa học của Trung Tâm nghiên cứu Lý Học Đông phương. Thiên Sứ tôi xin dự báo thêm rằng: Trước Hội Thảo hai ngày - tức ngày 13 - 12 - 2009 - sẽ có một trận mưa đủ lớn tại Hanoi để rửa đường cho sạch sẽ, tạo cảnh quan cho Hội Thảo. Trước, trong và sau ngày Hội Thảo một ngày, trời nắng sáng và không khí hơi lạnh. Không có một sự cố nào gây chú ý của dư luận trong nước và trên thế giới, từ hôm nay 10 - 12 đến hết Hội thảo. Dự báo này chỉ đúng, nếu hội thảo diễn ra suông sẻ. Hội thảo đã thành công tốt đẹp - cháu Miêu xin chúc mừng chú và các anh chị. Còn kết quả của dự báo này ra sao vậy chú - cháu ở Sài Gòn, nên không biết được... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 12, 2009 Hội thảo đã thành công tốt đẹp - cháu Miêu xin chúc mừng chú và các anh chị. Còn kết quả của dự báo này ra sao vậy chú - cháu ở Sài Gòn, nên không biết được...Hội thảo có vài trục trặc, nên dự báo trên không xảy ra ở điểm: Không có mưa rửa đường cho sạch sẽ.Còn các dự báo khác đều đúng. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 12, 2009 LỜI TIÊN TRI 2009 Dịch bệnh: Các loại dịch bệnh cục bộ từng vùng trên thế giới vẫn đe dọa, nhưng không nghiêm trọng. Đặc biệt ở những vùng Nam Á và Đông Nam Á vẫn nên đề phòng sự xuất hiện dịch bệnh từng vùng có tính cục bộ. Những bệnh như cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch tả,… vẫn xuất hiện ở mức độ thấp. Cần có kế hoạch đề phòng những loại bệnh lạ xuất hiện. Thứ Tư, 16/12/2009, 22:07 300 trẻ em Uganda mắc chứng bệnh lạ (ANTĐ) - Bộ Y tế Uganda cho biết, ít nhất 300 trẻ em miền bắc nước này đã mắc phải một căn bệnh lạ không rõ nguyên nhân với triệu chứng gật đầu liên tục. Ông Issa Makumbi, người đứng đầu cơ quan kiểm soát dịch bệnh thuộc Bộ Y tế Uganda cho biết, Uganda là nước thứ 4 tiếp sau Sudan, Congo và Tanzania xuất hiện căn bệnh lạ này, tuy vậy đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân của nó. “Bệnh gật đầu” theo tên gọi của người dân địa phương chỉ tấn công trẻ em từ 5-16 tuổi, không chỉ gây ảnh hưởng đến não và các tổ chức cơ mà còn tác động đến quá trình phát triển sinh lý bình thường của trẻ. Tại một số địa phương, sự lo lắng bao trùm trong dân cư, người ta thậm chí còn vứt bỏ những đứa trẻ bị bệnh vì mê tín. Hiện các nhóm chuyên gia đã được đưa đến các tỉnh có dịch như Kitgum và Pader để điều tra nguyên nhân và kết quả có khả năng sẽ được công bố trong vài ngày tới. Gia Vinh Theo Sohu --------------------------------------------- Nhời bàn của Thiên Sứ: Sang năm 2010 thế giới cần chuẩn bị đối phó với nhiều căn bệnh còn lạ hơn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 12, 2009 Mây đen bao trùm thị trường trái phiếu Mỹ Thứ năm, 17/12/2009, 15:07(GMT+7) Ảnh minh họa VIT - Thời gian gần đây lượng trái phiếu Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ đã giảm xuống, cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư đối với trái phiếu Mỹ đang "lung lay". Theo các số liệu được công bố bởi bộ Tài chính Mỹ, trong tháng ba, tháng năm, tháng bảy và tháng chín năm nay, Trung Quốc lần lượt tăng 23,7 tỷ USD; 38 tỷ USD; 24,1 tỷ USD và 1,8 tỷ USD lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ mà nước này nắm giữ. Trong một năm qua, tốc độ tăng trong việc nắm giữ trái phiếu Mỹ của Trung Quốc bắt đầu chậm lại. Theo các số liệu được công bố bởi bộ Tài chính Mỹ hôm 15/12, trong tháng 10, lượng trái phiếu Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ không đổi so với hồi tháng chín, vẫn là 798,9 tỷ USD. Trên thực tế, từ tháng ba năm nay, cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Bộ Tài chính nước này đã áp dụng một loạt các biện pháp khiến các nước chủ nợ của Mỹ bị thua lỗ nặng. Một Thượng nghị sỹ Mỹ tỏ ra lo lắng đối với việc đồng USD mất giá, liền hỏi ông Ben Bernanke rằng: lượng tài sản bằng đồng USD mà Trung Quốc nắm giữ đã phải chịu mức tổn thất lên đến 350 tỷ USD, nếu như đồng USD bị mất giá 10%, Trung Quốc vẫn bị thua lỗ lên đến 220 tỷ USD, vậy tương lai Trung Quốc có tiếp tục mua trái phiếu Mỹ không? Hôm 15/12, chủ tịch Ben Bernanke đã trả lời rằng, chỉ cần tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ không thay đổi, Trung Quốc sẽ tiếp tục mua trái phiếu Mỹ. Trong bối cảnh đồng USD mất giá, các chuyên gia phân tích tỏ ra lo lắng rằng, nguồn dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc bị tổn thất là không thể tránh khỏi. Theo một báo cáo của viện nghiên cứu ngoại hối Trung Quốc, trong bối cảnh đồng USD tiếp tục mất giá các quốc gia cũng dần mất đi niềm tin với đồng bạc này, nhiều ngân hàng Trung ương đã quyết định giảm những tài sản bằng đồng USD, xu hướng này có thể sẽ tiếp tục tăng lên. Đối mặt với đồng USD mất giá không ít ngân hàng các nước đã tìm đến các biện pháp phòng ngừa. Mặc dù Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tỏ ra lạc quan với thị trường trái phiếu, nhưng cùng với đồng USD mất giá và gánh nặng nợ nước ngoài lớn, những nước chủ nợ lớn của Mỹ cũng bắt đầu lo lắng. Theo các số liệu được công bố, năm nay thâm hụt ngân sách Mỹ đã vượt qua 10%. Trong bối cảnh khủng hoảng các khoản nợ ở Dubai diễn ra chưa đầy nửa tháng, nhiều quốc gia cũng đang phải đối mặt với khủng hoảng các khoản nợ. Moody’s đã đưa ra một bản báo cáo cảnh báo rằng, xếp hạng tín dụng của Mỹ và Anh từ mức AAA đang bị điều chỉnh xuống thấp mức rủi ro nhất. Tuy vậy giới phân tích vẫn khẳng định, do đồng USD là một tài sản quốc tế với tính chất mạnh, nước Mỹ tạm thời không rơi vào vấn đề phá sản như các quốc gia khác, vị trí bá chủ của đồng USD vẫn rất chắc chắn, hiện tại không có đồng bạc nào có thể thay thế đồng bạc xanh. N.S (Lược theo Chinanews) -------------------------------------------------- Nhời bàn của Thiên Sứ: Bởi vậy, làm sao sang năm phe ta vẫn có bia tươi Tiệp, hoặc Đức uống là tiên rùi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 12, 2009 Thiên Sứ viết: Không có nước trên mặt Trăng. ------------------------------------------------ Phát hiện hành tinh “siêu Trái đất” (Dân trí) - Các nhà thiên văn học đã phát hiện được một hành tinh mới rất giống Trái đất của chúng ta nhưng lớn hơn rất nhiều và có thể được nước bao phủ hơn một nửa. Hành tinh mới được phát hiện có vẻ rất giống với Trái đất của chúng ta. Thông tin trên được công bố vào ngày hôm nay, trên tạp chí khoa học “Nature”. Nghiên cứu do Trung tâm vật lý học thiên thể Harvard-Smithsonian thực hiện. Hành tinh được đặt tên là GJ 1214b, hay còn gọi là “siêu Trái đất”, nằm cách chúng ta khoảng 42 năm ánh sáng, trong hệ mặt trời khác và có bán kính gấp gần 2,7 lần bán kính của Trái đất chúng ta. Trong lời bình luận trên tạp chí Nature, Geoffrey Marcy, thuộc Trường Đại học California, đánh giá, việc phát hiện hành tinh GJ 1214b tạo ra “một bước tiến lớn” trong công cuộc tìm kiếm những thế giới khác tương tự như Trái đất của chúng ta. Tuy nhiên Trung tâm vật lý học thiên thể Harvard-Smithsonian cho hay, “thế giới mới được tìm thấy” quá nóng đối với con người. Song được biết hành tinh này “được cấu tạo từ 2/3 là nước và băng, trong khi đó ¼ là đá. Cũng có dấu hiệu cho thấy hành tinh này có bầu khí quyển thể khí”. Theo các nhà khoa học, nhiệt độ trên hành tinh mới được phát hiện ước tính vào khoảng từ 280-120 độ C, với ngôi sao “chủ” của nó bằng 1/5 Mặt trời trong Hệ Mặt trời của Trái đất chúng ta. Ngoài ra, GJ 1214b quay quanh ngôi sao chủ 38 giờ một vòng. “Mặc dù nhiệt độ nóng, nhưng đây có vẻ là một thế giới nước”, Zachory Berta, sinh viên tốt nghiệp, người đầu tiên phát hiện những dấu hiệu về sự tồn tại của hành tinh “siêu Trái đất” cho biết. “Hành tinh nhỏ hơn, đỡ nóng hơn và giống với Trái đất hơn bất kỳ những ngoại hành tinh nào chúng ta từng biết”, Berta nói. “Ngoại hành tinh” là hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Cũng theo Berta, một số phần nước trên hành tinh này có vẻ như ở thể kết tinh, tồn tại ở áp lực lớn hơn trái đất khoảng 20.000 lần. Nhiệt độ của GJ 1214b vẫn thấp hơn nhiều so với một hành tinh tương tự Trái đất khác, CoRoT-7b, được phát hiện trước đó. Phan Anh Theo News -----------------------------------------------------Kính thưa quí vị.Như vậy là một lần nữa các nhà khoa học lại "tìm thấy" nước trên một hành tinh khác qua những qui ước phân loại hạn chế về hợp chất này. Cũng giống như vậy, họ coi là có "nước" trên mặt trăng. Nhưng lần này thì rất rõ ràng: Nước ở trên hành tinh mới này, không phải là "nước" trên trái đất.Cũng theo Berta, một số phần nước trên hành tinh này có vẻ như ở thể kết tinh, tồn tại ở áp lực lớn hơn trái đất khoảng 20.000 lần Cho đến tận ngày hôm nay - mặc dù được làm khá ầm ĩ về việc phát hiện ra "nước" trên mặt Trăng và hứa sẽ công bố trong vài ngày tới - Nhưng đã hơn một tháng trôi qua, chẳng thấy ai ở Nasa công bố xác định rõ hơn việc này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 12, 2009 Thế giới đối mặt với khủng hoảng các khoản nợ Thứ sáu, 18/12/2009, 08:24(GMT+7) Ảnh minh họa VIT - Trong vòng một tuần, Hy Lạp có hai lần bị hạ thấp xếp hạng tín dụng, khiến các nhà đầu tư toàn cầu càng thêm lo lắng về khủng hoảng các khoản nợ đang leo thang. Trong những ngày gần đây, cùng với rủi ro của các khoản nợ ngày một tăng cao, nhiều ngân hàng và các cơ quan xếp hạng tín dụng cũng đưa ra những cảnh báo rằng, những chủ nợ có thể đối mặt với nhiều rủi ro vào năm tới. Trong khi các nước không thể thực hiện chính sách tài chính rút lui, chỉ cần tăng thêm những khó khăn cho chính phủ, rủi ro trong việc giải quyết các khoản nợ ngày một tăng thêm. Tối hôm 16/12, Tổ chức đánh giá tín dụng uy tín Standard & Poors tuyên bố, xếp hạng tín dụng dài hạn của Hy Lạp đã giảm từ mức A- xuống thành BBB+. Tổ chức này đồng thời cũng cảnh báo rằng, nếu trong một thời gian ngắn nữa mà Chính phủ Hy Lạp không cải thiện tình hình tài chính, có khả năng xếp hạng tín dụng của Hy Lạp sẽ tiếp tục bị hạ xuống. Trên thực tế vấn đề tài chính của Hy Lạp đã bị phát sinh từ lâu, hiện tại con số thâm hụt ngân sách đang chiếm 12% tổng thu nhập quốc nội (GDP) của nước này, vượt xa so với giới hạn 3% của các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Nợ công của Hy Lạp đã là 110% GDP. Giống như sự việc của Dubai, khủng hoảng lần này của Hy Lạp cũng mang lại nhiều ngạc nhiên, giưosi phân tích thậm chí còn cho rằng Hy Lạp có thể trở thành một “Lehman Brothers” thứ hai – điều này cảnh báo rằng khủng hoảng các khoản nợ sẽ rơi vào các nước phát triển. Theo một báo cáo của Credit Suisse hôm 16/12, từ năm 2007 cho đến nay, nợ của các nước phát triển chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, có thể lên đến 21%. Để có thể ứng phó với khủng hoảng và thúc đẩy nền kinh tế phục hồi, Mỹ và các nước phát triển bắt đầu rơi vào tình trạng ngập trong nợ nần. Theo một nghiên cứu của Moodys, có thể thấy, từ năm 2007 đến năm 2010 nợ công của toàn thế giới sẽ tăng lên thành 15.300 tỷ USD, trong đó tám phần là đến từ nhóm G7 của Phương Tây. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng cảnh báo rằng, đến năm 2014, nợ công của các nền kinh tế phát triển trong nhóm G20 có thể chiếm 118% GDP, cũng không khác gì tình cảnh hiện tại của Hy Lạp ở hiện tại. Khủng hoảng khoản nợ của các nền kinh tế phát triển, có thể dẫn đến một tác động mạnh mẽ. Moodys đã đưa ra cảnh báo rằng, nhiều nước hiện có xếp hạng tín dụng cao ở mức AAA, trong vài năm tới có thể sẽ phải đối mặt với khủng hoảng tài chính. Hiện tại, các nước như Mỹ, Anh, Đức , Pháp đều có những đánh giá tín dụng cao nhất của Moody’s. N.S (Lược theo THX) --------------------------------------------------------- Nhời bàn của Thiên Sứ: Sang năm 2010, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ xảy ra. Thành thật chia buồn. Vấn đề là chúng ta vẫn phải duy trì bia tươi của Đức uống tì tì - Nếu được bia đen thì tốt - và ăn nhậu ở những nhà hàng đặc sản. Mới nghe thì có vẻ như mâu thuẫn và không "pha học". Nhưng khi nó xảy ra rồi mới thấy tính hợp lý lý thuyết :angry: :D :( . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 12, 2009 Nhời bàn của Thiên Sứ: Sang năm 2010, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ xảy ra. Thành thật chia buồn. Vấn đề là chúng ta vẫn phải duy trì bia tươi của Đức uống tì tì - Nếu được bia đen thì tốt - và ăn nhậu ở những nhà hàng đặc sản. Mới nghe thì có vẻ như mâu thuẫn và không "pha học". Nhưng khi nó xảy ra rồi mới thấy tính hợp lý lý thuyết :angry: :D :( . [/font] Khi mà khủng hoảng tài chính xảy ra thì cái gì lên ngôi ạ????Tiền mặt ? Vàng ? hay Bất dộng sản ạ???? Bác dự doán và chỉ giáo giúp chúng em với ạ. Chân thành cám ơn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 12, 2009 Khi mà khủng hoảng tài chính xảy ra thì cái gì lên ngôi ạ????Tiền mặt ? Vàng ? hay Bất dộng sản ạ???? Bác dự doán và chỉ giáo giúp chúng em với ạ. Chân thành cám ơn Thực ra cái gì lên ngôi thì đứng về "khía cạnh" Thiên Sứ tôi cũng không quan tâm :angry: - vì cơm áo chạy hàng ngày thì còn có gì mà quan tâm nữa :D . Nhưng Lãng Tử hỏi thì để tôi suy ngẫm đã. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 12, 2009 Tai nạn: Những tai nạn do chính con người gây ra cho mình, như: Tai nạn lao động, xe cô....sẽ giảm. Nhưng những tai nạn khác do cũng do chính con người gây ra như đắm phà, rơi máy bay, cháy nổ, lật tàu lửa ...sẽ đau lòng hơn. Các quốc gia nói chung cần cảnh giác với những tệ nạn xã hội vì số lượng và mức độ nghiêm trọng của nó. Lại chìm tàu tại Li-băng Thứ sáu, 18/12/2009, 11:02(GMT+7) VIT - Hàng chục người hiện đang mất tích sau khi ngày 17/12, một chiếc tàu chở vật nuôi bị đắm tại vùng biển Điạ Trung Hải, ngoài khơi Li-băng do bão lớn. Hải quân Li-băng cho biết, hiện 3 tàu gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, trong đó có 1 tàu của Italia và 2 tàu của Đức, cùng lực lượng cứu hộ cứu nạn của Li-băng và quân đội Anh đóng tại Cyprus đang nỗ lực tìm kiếm đoàn thủy thủ bị nạn. Chiếc tàu chở vật nuôi Danny II mang cờ Panama bị đắm vào đầu giờ chiều ngày 17/12 tại vùng biển cách bến cảng Tripoli của Li-băng 17km về phía Bắc. Ít nhất 19 người đã được cứu sống. Hiện vẫn còn 64 người mất tích. Khi gặp nạn, tàu Danny II đang chở 43.000 con cừu từ Uruguay đến Tartous của Syria. Hầu hết các thủy thủ trên tàu đều là người Philippines và Pakistan. Gió to cùng sóng lớn trong đêm tối đã thực sự cản trở công tác cứu nạn. Các nhân viên cứu hộ cho biết, những người gặp nạn sẽ không thể sống sót quá 10 tiếng trong điều kiện nước lạnh tại vùng biển này. Phát ngôn viên căn cứ quân sự của Anh tại Cyprus Stuart Bardsley cho biết, lực lượng cứu hộ đã triển khai trực thăng cùng tham gia cứu nạn nhưng hiện vẫn không có thêm thông tin gì. Ông Bardsley cũng nhấn mạnh, thời tiết quá xấu đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tìm kiếm. Tuần trước, một chiếc tàu chở hàng của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã gặp nạn tại khu vực cách bờ biển Li-băng 80km. 7 người trong đoàn thủy thủ hiện vẫn mất tích. Tú Uyên (Theo Reuters) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 12, 2009 Động đất tại Đài Loan Chủ nhật, 20/12/2009, 23:41(GMT+7) VIT - Đài Loan, 09:02:16 PM ngày 19/12/2009, một trận động đất với cường độ mạnh đã làm rung chuyển khu vực phía đông của Đài Loan, nhiều tòa nhà tại trung tâm Đài Bắc đã rung chuyển vì tác động, trong đó 1 tòa nhà nhà cao tầng đã bị đổ sập. Một tòa nhà cao tầng gần trung tâm Đài Bắc bị sập hoàn toàn. Trận động đất được cơ quan khảo sát địa chất của Mỹ ghi nhận có cường độ mạnh 6,4 độ richter có tâm chấn nằm ở phần trung tâm bờ biển phía đông của Đài Loan cách khu vực Hualien 25 km (23.763°N, 121.689°E, ở độ sâu 44.6 km). Nhiều tòa nhà cao tầng trong đó có các cao ốc văn phòng tại trung tâm Đài Bắc đã chao đảo khiến những người có mặt trong đó vô cùng hoảng sợ. Theo những tin tức mới nhất do truyền thông địa phương đưa tin, một tòa nhà cao tầng gần trung tâm Đài Bắc đã bị sập hoàn toàn. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ báo cáo nào phản ánh số người bị thiệt mạng và bị thương. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 12, 2009 Câu chuyện nguy cơ vỡ nợ quốc gia ở Hy Lạp Nguồn Vietnamnet Cập nhật lúc 00:24, Thứ Hai, 21/12/2009 (GMT+7), Câu chuyện nguy cơ vỡ nợ quốc gia ở Hy Lạp đang làm nóng bầu không khí lạnh buốt giá ở châu Âu bắc bán cầu tuần này. Một người đứng lặng trước cửa Ngân hàng quốc gia Hy Lạp. Ảnh Reuters Huy động gấp vài tỷ để tránh vỡ nợ Trong một diễn biến mới nhất, đứng trước nguy cơ vợ nợ quốc gia, Chính phủ Hy Lạp hôm 16/12 cho biết đã phát hành một đợt tín phiếu lãi suất rất cao cho 5 ngân hàng lớn tại châu Âu để tạm thời huy động 2 tỷ Euro (2,9 tỷ USD) nhằm ổn định thị trường tài chính trong nước. Tín phiếu phát hành lần này, đáo hạn tháng 2/2015, có lãi suất cao hơn lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 6 tháng tới 250 điểm cơ bản (tương đương lãi suất Euribor kỳ hạn 6 tháng cộng thêm 2,5%). Các ngân hàng tham gia đợt mua này bao gồm: National Bank of Greece SA, Alpha Bank AE, EFG Eurobank Ergasias SA, Piraeus Bank SA và Sanpaolo IMI SpA. Trong hai ngày vừa qua, Thủ tướng George Papandreou đã buộc phải kêu gọi các tổ chức công đoàn và giới chủ trợ giúp chính phủ chống lại khủng hoảng. Trong khi Bộ trưởng Tài chính George Papaconstantiou cho biết chưa có bất cứ cuộc thương thuyết để giải cứu quốc gia này. “Hiện tại các thị trường vẫn phản ứng đầy lo ngại đối với tình hình tài chính của Hy Lạp trong ngắn hạn. Các chính sách có thể áp dụng được, trong khả năng của nước này, tất cả đều gặp nhiều khó khăn”, - một nhóm chuyên gia phân tích của BNP Paribas SA cho biết. “Trong vòng 3 tháng tới, chúng tôi sẽ đưa ra những quyết định mà đã không được áp dụng trong nhiều thập kỷ qua”, Papandreou nói và ông cho biết thêm nhiều giải pháp sẽ “đau đớn”, tuy nhiên, ông cũng hứa sẽ bảo vệ những người nghèo và tầng lớp trung lưu. Theo các chuyên gia, bài phát biểu không thuyết phục của Papandreou khiến các nhà đầu tư gia vẫn còn nhiều nghi ngờ về sự phục hồi của các thị trường. Sở dĩ có tâm lý này là vì ông thủ tướng đã không đưa ra được các phương án cụ thể để giảm thâm hụt ngân sách. Nguy cơ vỡ nợ quốc gia Chính phủ Hy Lạp liên tục họp khẩn bàn kế thoát hiểm cho đất nước. Ảnh Reuters Chuyện vỡ ra khi trong vòng một tuần, tối hôm 16/12, Tổ chức đánh giá tín dụng uy tín Standard & Poors tuyên bố, xếp hạng tín dụng dài hạn của Hy Lạp đã giảm từ mức A- xuống thành BBB+. Tổ chức này đồng thời cũng cảnh báo rằng, nếu trong một thời gian ngắn nữa mà Chính phủ Hy Lạp không cải thiện tình hình tài chính, có khả năng xếp hạng tín dụng của Hy Lạp sẽ tiếp tục bị hạ xuống. Trên thực tế vấn đề tài chính của Hy Lạp đã bị phát sinh từ lâu, hiện tại con số thâm hụt ngân sách đang chiếm 12% tổng thu nhập quốc nội (GDP) của nước này, vượt xa so với giới hạn 3% của các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Nợ công của Hy Lạp đã là 110% GDP. Chính vì vậy mà khi trả lời trước Ủy ban tài chính của Quốc hội hôm đầu tuần, Bộ trưởng kinh tế Hy Lạp đã quy trách nhiệm tiêu tiền quá trớn này cho chính phủ tiền nhiệm và khẳng định rằng chính phủ mới lên cầm quyền vài tháng qua đã cố gắng cắt giảm chi tiêu. Giống như sự việc của Dubai, khủng hoảng lần này của Hy Lạp cũng bị giới phân tích cho rằng Hy Lạp có thể trở thành một “Lehman Brothers” thứ hai. Báo chí phương Tây còn lo ngại thay cho Hy Lạp, rằng bế tắc tài chính hiện nay đang khiến Athenes lo ngại cho chủ quyền của Hy Lạp. Chủ tịch nhóm đồng tiền chung, Eurogroup, Jean Claude Junker thậm chí cũng cho rằng ông không loại trừ khả năng nhà nước Hy Lạp phá sản. Dù vậy, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp đã tuyên bố với báo chí quốc tế rằng Hy Lạp không phải là Iceland hay Dubai và Hy lạp đã có kế hoạch riêng của mình, không cần phải chờ đến nước khác ra tay cứu vớt. Vài tác động của vụ Hy Lạp tới thế giới Vụ Hy Lạp lại một lần nữa khiến các nhà đầu tư toàn cầu càng thêm lo lắng về khủng hoảng các khoản nợ đang leo thang trên thế giới. Trong trường hợp Hy Lạp lún sâu vào khủng hoảng tài chính, các nước thành viên khối Euro cũng sẽ gặp khó bởi đó là cơn địa chấn đủ làm chao đảo đơn vị tiền tệ chung của khu vực. Công nhân Hy Lạp biểu tình phản đối Chính phủ. Ảnh Reuters Cũng như trường hợp của Dubai, với rủi ro của các khoản nợ ngày một tăng cao của Hy Lạp thì chính những chủ nợ của Hy Lạp có thể đối mặt với nhiều rủi ro vào năm tới. Chỉ cần tăng thêm những khó khăn cho chính phủ, rủi ro trong việc giải quyết các khoản nợ ngày một tăng thêm. Vụ Hy Lạp cũng cho thấy, khủng hoảng nợ không phải là bóng ma chuyên đe doạ nước nghèo. Nó đánh thẳng cả những nước đã phát triển giàu mạnh lâu nay. Theo một báo cáo của Credit Suisse hôm 16/12, từ năm 2007 cho đến nay, nợ của các nước phát triển chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, có thể lên đến 21%. Để có thể ứng phó với khủng hoảng và thúc đẩy nền kinh tế phục hồi, Mỹ và các nước phát triển bắt đầu rơi vào tình trạng ngập trong nợ nần. Theo một nghiên cứu của Moodys, có thể thấy, từ năm 2007 đến năm 2010 nợ công của toàn thế giới sẽ tăng lên thành 15.300 tỷ USD, trong đó tám phần là đến từ nhóm G7 của Phương Tây. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng cảnh báo rằng, đến năm 2014, nợ công của các nền kinh tế phát triển trong nhóm G20 có thể chiếm 118% GDP, cũng không khác gì tình cảnh hiện tại của Hy Lạp ở hiện tại. Còn với phần còn lại của thế giới, giờ đây ai cũng phải lưu ý một điều rằng, sau các địnhchế tài chính xuyên quốc gia, các tập đoàn toàn cầu, thì giờ đây đã đến lượt một số quốc gia cũng phải đối mặt với nguy cơ bị phá sản. Nhật Vy (Theo Reuters, Financial Times, Bloomberg) ----------------------------------------------------------------------------- Nhời bàn của Thiên Sứ: Sau Dubai đến Hy Lạp. Từ nay đến cuối năm còn tiếp tục vài em làm cơ sở "pha học" cho những dự báo về kinh tế năm Canh Dần không mấy sáng sủa. Thiên Sứ cam kết rằng: Nếu cộng đồng quốc tế thừa nhận Việt sử 5000 năm văn hiến mọi việc sẽ tốt đẹp hơn nhiều. Kể cả v/d khí thải . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 12, 2009 Tai nạn: Những tai nạn do chính con người gây ra cho mình, như: Tai nạn lao động, xe cô....sẽ giảm. Nhưng những tai nạn khác do cũng do chính con người gây ra như đắm phà, rơi máy bay, cháy nổ, lật tàu lửa ...sẽ đau lòng hơn. Các quốc gia nói chung cần cảnh giác với những tệ nạn xã hội vì số lượng và mức độ nghiêm trọng của nó. Xe điên cán chết ít nhất 55 người ở NigeriaCập nhật lúc 13:33, Thứ Hai, 21/12/2009 (GMT+7) Một xe tải chở đầy các bao xi măng đã lao vào đám đông trên một con phố tại Dekina, bang miền trung Kogi của Nigeria và làm ít nhất 55 người chết. Lái xe lúc đó bị mất kiểm soát. Tai nạn là chuyện thường xảy ra trên các con đường ít được bảo dưỡng ở Nigeria (Ảnh YahooNews) Một cảnh sát hôm 20/12 nói: "Tôi chỉ có thể xác nhận, có 55 người chết. Lái xe bị mất kiểm soát và lao xe vào một nhóm người đang đi dọc phố". Một số người khác cũng bị thương trong vụ tai nạn xảy ra hôm 19/12, viên cảnh sát nói thêm. Phụ trách Ủy ban an toàn đường bộ liên bang tại bang Kogi là Yomi Asaniya xác nhận, số người thiệt mạng là 55, ngoài ra có thêm ít nhất 35 người khác bị thương. Theo ông Yomi, tai nạn xảy ra do hỏng phanh. Truyền thông địa phương cho hay, có khoảng 65 tới 90 người chết trong vụ xe điên đâm càn này. Thống đốc bang Kogi là Ibrahim Idris tỏ ra choáng váng và buồn rầu về vụ tai nạn. Ông đã tuyên bố dành 3 ngày để tang cho các nạn nhân. Thống đốc cũng đề xuất trả chi phí thuốc men cho những người bị thương. Quan chức này cũng khuyến cáo các lái xe ô tô và xe máy phải luôn đảm bảo phương tiện của mình trong tình trạng tốt trước khi ra đường để tránh gây ra những thương vong không đáng có. Tai nạn là chuyện thường xảy ra trên các con đường ít được bảo dưỡng ở Nigeria. Tuần trước, 23 người đã bị thiêu tới chết khi một chiếc xe tang chở người đi viếng đám ma đâm vào một xe tải trên một đoạn đường ở tây nam Nigeria. Cả hai chiếc xe đều bốc cháy và thiêu sống người trong xe. Hoài Linh (Theo StraitsTimes) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 12, 2009 Cháu nhớ là bác TS dự đoán năm 2010 Indonesia sẽ phải hứng chịu nhiều thiên tai, lũ lụt Indonesia có thể phải hứng một trận sóng thần nữa Một trận động đất mạnh sẽ xảy ra bên dưới quần đảo Mentawai của Indonesia và có thể gây nên sóng thần, một nhà khoa học dự báo. Người dân trong tỉnh Aceh, đảo Sumatra, Indonesia dọn dẹp những đống đổ nát sau trận sóng thần năm 2004. Ảnh: Reuters. Kerry Sieh, giám đốc Đài quan sát trái đất, nói rằng một trận động đất có cường độ lên tới 8,6 độ Richter sẽ xảy ra bên dưới đảo Siberut thuộc quần đảo Mentawai. Đảo Siberut nằm dọc theo đường đứt gãy Sunda (còn gọi là rãnh Sunda) - nơi mà mảng kiến tạo Indo-Australia đâm vào mảng kiến tạo Eurasian, tạo nên vành đai địa chấn Thái Bình Dương. Các nhà khoa học chưa xác định được thời điểm động đất sẽ xảy ra. "Thảm họa có thể xảy ra trong 30 giây tới 30 năm nữa. Những tài liệu địa chất cho thấy, trong 700 năm qua, những trận động đất cực lớn xảy ra dọc theo rãnh Sunda theo chu kỳ 200 năm", Shieh nói. Telegraph dẫn lời nhà khoa học này cho biết, sức mạnh của của trận sóng thần sắp tới sẽ nhỏ hơn so với trận sóng thần giết chết hơn 226.000 vào ngày 26/12/2004. Tuy nhiên, nó vẫn có thể cướp đi hàng trăm nghìn sinh mạng do khu vực chịu tác động là vùng duyên hải đông dân của Indonesia. Vị trí đảo Siberut trong quần đảo Mentawai, Indonesia. Ảnh: mentawaiadventure.com. Rãnh Sunda trải dài từ phía bắc Myanmar tới đảo Sumatra, đảo Java của Indonesia và chạy về phía đảo Timor. Một đoạn có chiều dài 1.600 km nằm ở phía bắc rãnh Sunda - kéo dài từ Myanmar tới tỉnh Aceh thuộc đảo Sumatra - từng đứt gãy vào năm 2004, gây nên sóng thần trên Ấn Độ Dương. Những đợt sóng lớn dạt vào Ấn Độ và châu Phi. Một trận động đất bên dưới quần đảo Mentawai sẽ đẩy sóng về phía tây nam của Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, sóng thần cũng có thể tiến về phía vùng bờ biển đông dân cư trên đảo Sumatra, Indonesia. Quần đảo Mentawai sẽ làm giảm bớt sức mạnh của sóng thần trước khi nó ập vào đảo Sumatra. http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2009/12/3BA16EEE/ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 12, 2009 Nhời bàn của Thiên Sứ: Sau Dubai đến Hy Lạp. Từ nay đến cuối năm còn tiếp tục vài em làm cơ sở "pha học" cho những dự báo về kinh tế năm Canh Dần không mấy sáng sủa. Đây là cơ sở "pha học" của dự báo này: Khủng hoảng Dubai - hồi chuông cảnh báo kinh tế Trung Quốc Thứ ba, 22/12/2009, 16:18(GMT+7) Ảnh minh họa VIT - Một bên là thành phố trong sa mạc Ả rập với những dự án xây dựng phát triển rầm rộ, một bên là thành phố phồn hoa ở bờ biển Đông Hải Trung Quốc - nhìn từ bên ngoài Hàng châu và Dubai không có những điểm tương đồng nhưng điều này không ngăn cản các nhà chức trách Hàng Châu lấy Dubai làm tấm gương để mô phỏng mô hình phát triển. Các nhà chức trách Hàng Châu tin rằng mô hình phát triển của Dubai sẽ khiến cho thị trường bất động sản của Hàng Châu nóng hơn, từ đó Hàng Châu có thể đạt được những tốc độ phát triển nhanh chóng. Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển thịnh vượng, cách làm này của Hàng Châu có thể nhận được nhiều lời khen, nhưng sau khi khủng hoảng nợ của Dubai bùng nổ, tình thế đã có những thay đổi lớn. Từ cuối tháng trước, Dubai World tuyên bố kéo dài thời gian hoàn trả khoản nợ 59 tỷ USD. Sau đó, Dubai World nhận được khoản cứu trợ của Chính phủ Abu Dhabi nhằm thoát ra khỏi “mớ bòng bong” này. Với một Dubai nhỏ bé trong các tiểu vương quốc Ả rập, sự biến đổi tại thị trường bất động sản đã khiến cho nền kinh tế toàn cầu một phen rúng động - và không cần phải nói Hàng Châu cũng bắt đầu cảm thấy "nóng gáy". Từ năm 2007 cho đến nay, Hàng Châu đã liên tục “khoe khoang” rằng mình có mối quan hệ thân tình với Dubai, thậm chí họ còn bàn đến việc biến Hàng Châu thành một Dubai của Trung Quốc. Tháng năm năm ngoái, Hàng Châu đã cử một đoàn đại biểu đến Dubai để nghiên cứu về những “phép lạ” của khu vực tài chính này, hy vọng có thể rút ra một số kinh nghiệm trong việc phát triển của mình. Một số quan chức của Hàng Châu còn cho rằng, Dubai chính là tấm gương mà thành phố này phải noi theo, đây cũng chính là thước đo chuẩn mức cho sự phát triển của Hàng Châu. Vị quan chức này còn khẳng định: “Chúng ta cần phải học tập Dubai, vì mục tiêu của chúng ta đó là, GDP của Hàng Châu sẽ vượt qua con số một nghìn USD, ít nhất là tăng gấp đôi vào năm 2015". Nhưng hiện tại, sau khi Dubai bùng nổ khủng hoảng các khoản nợ, thành phố này không còn quan tâm đến những điểm tương đồng giữa họ và Dubai nữa. Sau khi THX đưa tin những bong bóng tại thị trường bất động sản của Dubai bùng nổ, giá nhà đất tại khu vực này đã giảm một nửa chỉ trong “chớp mắt”. Các nhà đầu tư bất động sản tại Hàng Châu cũng bắt đầu lo lắng, nhanh chóng tập chung để phân tích và tìm kiếm ra những bài học từ khủng hoảng của Dubai cho Trung Quốc đại lục. Thị trường bất động sản của Hàng Châu rơi vào tình trạng hỗn loạn thực sự. Trong khi đó hồi tháng 9 và tháng 10 thị trường bất động sản của thành phố này đã trở nên sôi động bất thường với giá nhà đất tăng quá 400%. Giới phân tích bắt đầu lo ngại rằng: “ Bong bóng bất động sản của Hàng Châu bao giờ sẽ bị vỡ?” Tất nhiên, đối tượng mê muội những điều kỳ diệu của Dubai không chỉ có Hàng Châu. Các nước trên thế giới đều bị thu hút bởi mô hình phát triển nhanh chóng của Dubai. Nhưng không giống như các thành phố khác, sự “mê muội” của Hàng Châu là một sự “mù quáng”, các doanh nghiệp của thành phố này đã mô phỏng một cách rập khuôn mô hình phát triển, trong khi đó Hàng Châu lại bộc lộ sự thiếu sót về những điều tra khách quan. N.S (Theo CE) ------------------------------------------ Dubai World - Liệu có bi kịch như Lehman Brothers? Thứ bảy, 28/11/2009, 14:27(GMT+7) Ảnh minh họa VIT - Dubai, một thành phố Trung Đông được bao quanh bởi sa mạc và biển lớn. Thành phố Dubai nổi tiếng với các kỷ lục Guinness như toà nhà cao nhất, khu mua sắm lớn nhất, đảo nhân tạo lớn nhất, khu trượt tuyết trong nhà hay khách sạn 7 sao sang trọng nhất thế giới. Nhưng mới đây, thông tin tập đoàn đầu tư quốc doanh mang tên Dubai World - một “động cơ thúc đẩy kinh tế” của các nước Tiểu Vương quốc Ả rập (UAE) không còn khả năng thanh toán nợ đúng kỳ và phải xin khất khoản nợ lên tới 60 tỷ USD thêm 6 tháng nữa đã làm chấn động thị trường tài chính toàn cầu. Ngày 26/11, biên độ sụt giảm của thị trường cổ phiếu lớn thứ ba châu Âu đều vượt quá 3%. Đúng vào lúc nền kinh tế toàn cầu xuất hiện dấu hiệu phục hồi, thị trường lại một lần nữa lo sợ, liệu Dubai World có là một Lehman Brothers thứ hai hay không, liệu sự kiện này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng cho vay tín dụng toàn cầu mới hay không. Dubai World đang gần kề phá sản. Dubai không chỉ làm điên đảo các thị trường chứng khoán, mà còn làm rung chuyển hành tinh tài chính. Tờ Le Figaro cho biết, làn sống chấn động sau tin Dubai đề nghị triển hạn việc trả nợ đang lan truyền với tốc độ sấm sét, không chỉ ở vùng Vịnh mà ra cả thể giới. Các thị trường chứng khoán từ Châu Âu đến châu Á tuột giảm mạnh. Tập đoàn Á – Âu, một cơ quan nghiên cứu tại Washington từ lâu đã lần theo dấu vết để đánh giá những rủi ro chính trị và tài chính của những người nước ngoài đang đầu tư vào Dubai. Hôm 26/11, cơ quan này cho biết, sự mơ hồ liên quan đến việc hoãn trả nợ của Dubai chưa xác minh được việc hoãn nợ này có liên quan đến sự tự nguyện của các chủ nợ hay không. “Nếu không phải là (tự nguyện), Dubai World sẽ rơi vào tình cảnh trốn nợ, điều này sẽ gây ra một hậu quả xấu nghiêm trọng hơn đối với Dubai World, tín dụng nợ của chủ nợ và lòng tin của thị trường UAE đối với Dubai”, báo cáo nhấn mạnh. Mối lo ngại hiện nay chính là hệ quả dây chuyền, không biết bao nhiêu tập đoàn khác trong vùng sẽ triển hạn nợ, và sẽ tác hại đối với các ngân hàng , trước mắt là Châu Âu, điều này khá nghiêm trọng. Đầu tư nước ngoài, năm 2008, riêng Dubai, thu hút 21 tỷ USD đầu tư ngoại quốc. Trong tình hình này không những Dubai mà còn gây lo ngại cho cả khu vực. Thứ hai là chính Dubai đã đầu tư rất nhiều ở nước ngoài. Cho đến nay, Dubai là biểu tượng của đồng tiền dễ dàng, nhưng không phải nhờ dầu hỏa mà nhờ vào điạ ốc và tài chính : Dubai là nhà đầu tư số 1 ở Tunisie, có nhiều đề án vùng Bắc Phi, nắm cổ phần trong nhiều tập đoàn lớn ở Châu Á, như Sony, ở Hoa Kỳ, ở Nga. Dubai cũng đầu tư vào Châu Âu, như vào tập đoàn hàng không gian EADS. Nhiều nhà đầu tư e ngại, là nếu Dubai quyết định bán lại những cổ phần của mình để trả nợ thì hậu quả trên các thị trường tài chính chứng khoán thật đáng quan ngại. Báo Libération, trích dẫn ngân hàng Thụy sĩ Crédit Suisse, đánh giá các ngân Châu Âu, có nguy cơ bị thiệt hại hàng tỷ EUR. Tờ báo liệt kê một số ngân hàng đã bắt đầu chiụ hậu quả. Tại Pháp dính đến món nợ của Dubai có BNP- Paribas, Société Générale, Crédit Agricole chẳng hạn. Tờ báo cũng giải thích do đâu Dubai bị lâm vào tình trạng này: Dubai, một trong nhũng nơi hiếm hoi ở vùng Vịnh mà không có dầu hỏa, và đã đặt cuộc vào điạ ốc, du lịch, nhắm vào tầng lớp sang trọng thế giới. Khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa mới xuất hiện, khu vực vùng Vịnh chịu ảnh hưởng khá nhỏ, Dubai là một trung tâm tài chính và một nền kinh tế mới nổi tại vùng Vịnh, hơn nữa lại là một “bến đỗ an toàn” và “kho thu hút vàng” của các nguồn vốn thế giới. Nhưng trong 4 – 5 năm phát triển trong ngành bất động sản, nợ chính phủ và nợ của các công ty ở Dubai ngày càng tăng cao,đã lên tới 80 tỷ USD. Dubai đã thành công ngoạn mục từ hai thập niên trở lại đây, những công trình kiến trúc như các hòn đảo nhân tạo làm thế giới kinh ngạc. Cách đây một năm thôi, Dubai vẫn đươc xem là một trong những trung tâm tài chính đáng tin cậy nhất hành tinh. Bây giờ thì đã trở nên một trong những nơi thiếu khả năng chi trả nhất. Nhìn lại nguyên nhân Dubai chịu hậu quả khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu cho thấy, những lĩnh vực mà Dubai dựa vào : điạ ốc, tài chính, du lịch là những ngành bị tác hại nhiều nhất. Giá điạ ốc tại đây sụt giảm đến 47%, nhiều công trình hiện nay đã phải bị bỏ dở vì thiếu tài chính. Thu Hà (Theo JRJ) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 12, 2009 Lex viết:Cháu nhớ là bác TS dự đoán năm 2010 Indonesia sẽ phải hứng chịu nhiều thiên tai, lũ lụtHi. Cảm ơn Lex nhắc nhở. Không cần phải nhớ. Tôi xác định điều này và nói thêm rằng: Tuy không khủng như sóng thần 2004. Nhưng cả Indo lẫn Philipfine, năm 2010 đều chịu những thiên tai khá nặng nề. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 12, 2009 Tai nạn: Những tai nạn do chính con người gây ra cho mình, như: Tai nạn lao động, xe cô....sẽ giảm. Nhưng những tai nạn khác do cũng do chính con người gây ra như đắm phà, rơi máy bay, cháy nổ, lật tàu lửa ...sẽ đau lòng hơn. Các quốc gia nói chung cần cảnh giác với những tệ nạn xã hội vì số lượng và mức độ nghiêm trọng của nó. Giặc lửa 'nuốt gọn' 1.000 ngôi nhà ở Manila Cập nhật lúc 10:30, Thứ Năm, 24/12/2009 (GMT+7) Một đám cháy lớn xảy ra tại khu dân cư nghèo thuộc Metro Manila một ngày trước Giáng sinh, gây thiệt hại cho ít nhất 1.000 ngôi nhà và khiến hơn 3.000 gia đình mất lâm vào cảnh không nhà cửa. Hoả hoạn bắt đầu vào buổi sáng từ một căn nhà thuộc phố Bonifacio giáp với các thành phố Makati và Pasay, và tới tận chiều, lực lượng cứu hoả mới khống chế được, Pablito Cordeta - phụ trách cơ quan cứu hoả Metro Manila cho biết. Khoảng 350 gia đình bị ảnh hưởng từ vụ cháy tại thành phố Makati đang tìm kiếm nơi ở tạm thời ở đại sảnh thành phố. Người dân đến từ các làng thuộc thành phố Pasay đã cố gắng chen chúc nhau trong một trạm xe buýt lân cận hoặc mang theo tài sản tìm đủ mọi cách lên cây cầu bắc qua đường. Theo điều tra ban đầu, hoả hoạn có thể bắt đầu từ một bếp ăn không có người giám sát. Hàng nghìn người đón giáng sinh trong cảnh màn trời chiếu đất vì hoả hoạn (Ảnh Reuters) Cứu hoả vật lộn với thần lửa (Ảnh AP) Cố chạy tới nơi an toàn (Ảnh THX) (Ảnh THX) Chạy đồ đạc (Ảnh THX) Lực lượng cứu hoả cố dập tắt đám cháy (Ảnh THX) Người dân cố tìm chút đồ còn lại trong đống tro tàn (Ảnh AP) Kỳ Thư (Theo THX, AP, Reuters) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 12, 2009 Philippines: Va chạm tàu - phà, 27 người mất tích VIT - Ít nhất 27 người mất tích sau khi một chiếc phà chở khách va chạm với một tàu đánh cá khiến cả hai cùng chìm rạng sáng nay (24/12) tại Vịnh Manila của Philippines. Phát ngôn viên lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, Armando Balilo cho hay, chiếc phà chở khách MV Catalyn B với 73 hành khách và thủy thủ đoàn đã đâm vào chiếc thuyền đánh cá FV Nathalia vào 2h25 sáng nay (giờ địa phương), trong hành trình từ Manila tới tây nam đảo Mindoro. Trong khi đó, chiếc thuyền đánh cá đang hướng về đảo Lubang, đông nam Manila. Ông Balilo nhấn mạnh, 3 tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển đã tới hiện trường thực hiện công tác cứu hộ. Cho tới 6h sáng (giờ địa phương) đã có 46 người được cứu sống. Công tác cứu hộ cứu nạn vẫn tiếp tục nhằm tìm kiếm những người mất tích còn lại. Theo vị phát ngôn viên này, phà khách không chở quá tải bởi phà này được phép chở tối đa 128 người. Thời điểm xảy ra đụng độ không hề có báo cáo thời tiết xấu nào trong khu vực. Nguyên nhân cuộc đụng độ vẫn đang được điều tra. Tai nạn đường thủy thường xuyên xảy ra tại quần đảo Philippines. Theo giới chức nước này, thời tiết xấu, chất lượng tàu thuyền không đảm bảo, và việc không tuân thủ quy định an toàn giao thông đường biển là những nguyên nhân chính gây nhiều vụ tai nạn tàu, thuyền đáng tiếc tại đây. Tháng 6/2008, 700 người thiệt mạng khi chiếc phà trọng tải 23.000 tấn – mang tên Princess of the Stars – đã bị lật trong một trận bão ngoài khơi đảo Sibuyan. Tháng 12/1987, tại Philippines chiếc phà Dona Paz bị chìm sau khi va chạm với một tàu chở dầu, cướp đi sinh mạng của hơn 4.341 mạng. Đây là thảm họa hàng hải tồi tệ nhất xảy ra trên thế giới trong thời bình. HN (Theo THX, BBC) Share this post Link to post Share on other sites