wildlavender

Những hình ảnh ma quái trong vũ trụ

1 bài viết trong chủ đề này

Những hình ảnh ma quái trong vũ trụ

Con mắt kỳ dị, sứa khổng lồ, mặt người trên sao Hỏa, cá chình săn mồi, bóng đen mờ ảo là những hình ảnh đặc biệt trong vũ trụ được các nhà thiên văn ghi lại nhiều năm qua.

Posted Image

Con mắt ma quỷ

Những người từng xem loạt phim "Lord of the Rings" (Chúa tể của những chiếc nhẫn) chắc không thể quên con mắt ma quái của quỷ vương Sauron. Cách đây vài năm kính viễn vọng Hubble đã chụp được cảnh tượng một đám bụi khí hình elip bao quanh một ngôi sao có tên Fomalhaut. Hình ảnh cho thấy lực hấp dẫn của một hành tinh "tàng hình" nào đó đang kéo giãn đám bụi khí về hai phía khiến nó có hình elip thay vì hình tròn.

Posted Image

Sứa khổng lồ"Con sứa khổng lồ" này có kích thước lớn hơn cả dải Ngân hà của chúng ta và cách Trái đất tới 400 triệu năm ánh sáng. Nó được tạo thành bởi một số vòng tròn đồng tâm của thiên hà Cartwheel. Một số nhà khoa học cho rằng những vòng tròn này xuất hiện sau sự va chạm giữa Cartwheel với một thiên hà nhỏ hơn.

Posted Image

Mặt người trên sao HỏaKhi tàu thăm dò Viking 1 gửi bức ảnh về một hình khối giống mặt người trên hành tinh đỏ vào năm 1976, một số nhà khoa học cho rằng đó là công trình do một chủng sinh vật ngoài Trái đất xây dựng. Những bức ảnh gần đây nhất cho thấy "mặt người" chỉ là một quả đồi bị xói mòn.

Posted Image

Tinh vân hình sọ ngườiTinh vân thuộc chòm sao Cetus và cách Trái đất 1.600 năm ánh sáng, được đặt tên là Skull (sọ người). Nó hình thành khi những ngôi sao có khối lượng gấp 8 lần mặt trời bắt đầu chết và co lại thành những sao đỏ khổng lồ trong khi lớp vật chất bên ngoài (gồm bụi và khí) của chúng bong ra. Dưới tác dụng của lực hấp dẫn, lõi của chúng sụp đổ vào bên trong và biến thành khối cầu đặc, gọi là sao lùn trắng.

Ngôi sao lùn trắng trong tinh vân Skull lao đi với tốc độ 80 km/giây. Bụi khí của sao thoát ra trên đường di chuyển của nó, va chạm với các đám bụi khí khác trong chòm sao Cetus và co lại. Trong khi đó đám bụi khí được giải phóng từ giai đoạn đầu (bên dưới) tản ra mọi hướng. Điều này khiến nửa trên của "sọ" có vẻ đặc và rõ nét hơn so với nửa dưới.

Posted Image

Cá chình săn mồiCác nhà thiên văn chụp được hình ảnh này nhờ kính viễn vọng Victor M Blanco tại Chile vào đầu năm 2008. "Cá chình" thực ra là một đám mây bụi nhỏ có hình dạng giống sao chổi. Nó cách Trái đất khoảng 1.300 năm ánh sáng và đang di chuyển về chòm sao Puppis. Trong ảnh dường như "cá chình" sắp nuốt chửng một thiên hà hình xoắn ốc. Tuy nhiên, thiên hà đó nằm cách nó hơn 100 triệu năm ánh sáng nên sẽ chẳng bao giờ bị nuốt.

Posted Image

Bóng đen trong làn sươngBóng đen khổng lồ này được tạo nên bởi bụi và khí trong tinh vân NGC 1999. Một ngôi sao mới có tên V380 Orionis (phía trên, bên trái) cung cấp ánh sáng cho tinh vân, nhưng có một đám khí lạnh và đặc đến nỗi ánh sáng không thể xuyên qua. Đám mây tối đó chứa nhiều ngôi sao đang cô đặc.

Posted Image

Ngôi sao có miệngHình ảnh này có thể khiến ai đó nhớ tới Death Star - trạm không gian có khả năng hủy diệt hành tinh trong siêu phẩm Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao). Đó là Mimas, một vệ tinh của sao Thổ. Chiếc hố lớn nhất trên bề mặt của Mimas có thể là kết quả của sự va chạm giữa Mimas với một thiên thạch lớn. Nếu thiên thạch ấy lớn hơn một chút hoặc di chuyển với tốc độ cao hơn, rất có thể Mimas đã bị tách làm đôi.

Posted Image

Chùm sáng xanh bí hiểm trong vũ trụVào tháng 3/2008, các nhà thiên văn phát hiện chùm bức xạ gamma lớn nhất mà con người từng biết. Nó di chuyển theo mọi hướng trong vũ trụ và có độ sáng lớn đến nỗi có thể quan sát bằng mắt thường. Các nhà khoa học giải thích rằng sau khi một ngôi sao cực lớn chết, nó giải phóng vô số hạt tốc độ cao tạo thành chùm bức xạ. Nếu tới được Trái đất, bức xạ gamma có thể xé toạc tầng ozon và tàn sát mọi sinh vật, nhưng may mắn là nó cách địa cầu khoảng 7,5 tỷ năm ánh sáng. Một số chuyên gia khẳng định sự sống trên hành tinh xanh sẽ bị hủy diệt hoàn toàn nếu nó nằm cách chúng ta khoảng 6.500 năm ánh sáng.

Minh Long (theo Newscientist)

nguồn vnexpress.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay