Posted 5 Tháng 1, 2009 Cửa và phong thủy nhà bạn Khái niệm cơ bản của Phong Thủy là: “Khí nương theo gió thì tản mạn, gặp nước giới hạn thì dừng, người xưa làm cho tụ mà không cho tán, làm cho lưu thông mà có chỗ dừng, cho nên gọi là Phong Thủy”. Ở đây chỉ đề cập đến cửa của căn nhà bạn. Cửa trong phong thủy còn gọi là “huyền quan”. Về vấn đề này mỗi phái đều có cách lý giải riêng, nhưng nói chung họ đều công nhận cửa là quan trọng nhất . Đi đôi với cửa chính (huyền quan) còn có một thuật ngữ gọi là ‘Thủ huyền quan’ (trấn giữ của). “ Thủ huyền quan” là phía sau cửa khoảng 1,5mét cho đến 2 mét đặt một tấm bình phong,giống như mộ đơn vị trấn thủ cửa chính. Công dụng của bình phong là để thay đổi hướng đi của dòng khí, không cho khí xung chiếu trực tiếp vào. Bình phong dùng để “thủ huyền quan” có thể dùng bất cứ vật liệu hoặc hình dáng gì,và không cần lớn, chỉ cần cải biến hướng đi của dòng khí là được. Người ta cũng có thể dùng tấm gương làm bình phong, dùng để thủ huyền quan đòng thời vừa dùng để trang trí nội thất. Hoặc dùng một cái bàn tròn để hoá giải dòng khí xung trực tiếp vào. Bình phong dùng để thủ huyền quan có thể dùng bất cứ vật liệu hoặc hình dáng gì, và không cần lớn, chỉ cần cải biến hướng đi của dòng khí là được. Người ta cũng có thể dùng tấm gương làm bình phong để thủ huyền quan đồng thời vừa dùng để trang trí nội thất. Hoặc dùng một cái bàn tròn để hoá giải dòng khí xung chiếu trực tiếp vào. Đó là các biện pháp nhằm tạo luồng khí hòa hoãn để sinh tài. Cửa không được đối nhau Bên trong nhà thường có một số phòng và cửa của nó, các cửa này cần phải tránh đối nhau trực tiếp, vì một khi các cửa thông nhau sẽ làm ảnh hưởng phong thủy bên trong nhà. Lúc ấy dòng khí sẽ thịnh một nơi và yếu đi nơi khác, khó đạt tới sự hài hoà. Do đó nếu như phong thủy của một phòng không được tốt sẽ ảnh hưởng sang phòng khác. Các nhà phong thủy cho rằng nếu phạm vào trường hợp này thì người trong nhà hay cãi vã, xung đột. Nếu không thể sửa đổi lại cách bố trí cửa trong nhà được, người ta có thể đặt bình phong hoặc treo rèm cửa để cải thiện. Cửa phòng không được xuyên suốt từ trước nhà ra sau Trường hợp trong hình là phạm vào cuộc” Môn xung sát” rất có hại cho chủ nhân, hình thành hiện tượng mà các nhà phong thủy goi là “ Xuyên đường phong” ( gió xuyên qua các phòng). Trong trường hợp này, dòng khí sẽ quá mạnh làm ảnh hưởng đến sự ổn định của khí tường, có thể gây tổn thương đến sức khoẻ người ở nhà. Cửa lớn không được đối nhau với cửa sổ Cửa lớn là nơi để người ta ra vào, và cũng là nơi dòng khí vào nhà, nếu cửa lớn được đặt ở hướng tốt, một khi cát khí vào nhà sẽ theo cửa sổ mà đi mất, không tụ được. Cửa của hai nhà không được đối nhau Ngay cả trường hợp cửa của hai nhà khác nhau cũng không được đối nhau. Các nhà phong thủy cho rằng có thể làm những cách sau để hoá giải như dùng bình phong chư chắn phía trong cửa, đặt cặp tượng hình kì lân ở cửa bị xung chiếu, hoặc cặp tượng nhỏ hình con rùa bằng đồng cũng được (tượng này có thể hóa giải những loại vật phong thuỷ xấu khác xung chiếu vào cửa), tạo thành một hành lang để làm hòa hoãn dòng khí… Cửa không được đối với cạnh góc phòng Như trong hình bên, người đứng trong phòng nhìn ra ngoài phòng thấy cạnh góc của phòng đối diện xung chiếu thẳng vào phòng, đây cũng là điều cấm kị. Cửa phòng không được đối thẳng với xà nhà Dù là nhà gỗ, nhà xây hay đúc bê tông đều phải chú ý không thiết kế xà nhà đâm thẳng vào cửa chính. Cửa nẻo dẫn khí và đón vận may Cửa ra vào và cửa sổ là nẻo dẫn khí và đón vận may vào nhà. Khí vận hành ở trong nhà được xem là lý tưởng khi nó thông suốt cũng như sự chuyển vận hài hòa trong một cơ thể khỏe mạnh... Theo đúng cách thì các cửa trong nhà, hành lang và cầu thang sẽ dẫn khí vận chuyển khắp nhà. Sự vận hành phải điều hòa, không quá nhanh cũng như đừng quá chậm. Lối cửa chính phải mở ra chỗ rộng nhất của phòng hay đại sảnh. Đại sảnh là nơi mở ra cho khí và tạo ấn tuợng đầu tiên cho căn nhà nên nó giữ một vai trò khá quan trọng trong thuật phong thủy. Khu vực này rất cần sáng sủa, sự khoan khoái cũng như cảm giác ấm cúng và thân mật... * Một số vấn đề và cách chữa những cấu trúc lệch lạc của ngôi nhà: - Nếu cánh cửa mở ra nghịch chiều sẽ kềm chặt khí và vận may của người cư ngụ. Để hạn chế sự khiếm khuyết, bạn phải đổi cửa ra vào theo chiều thuận, treo gương trên tường để tạo không gian rộng thêm; đặt đèn hay chuông tự động reo khi có người mở cửa. Cửa chính dẫn vào nhà phải luôn rộng mở Cửa phụ cũng cần được bố trí hợp lý tạo sự lưu thông khí tốt trong nhà - Nếu một người về nhà hàng ngày mà chung quanh toàn các bức vách "dàn hàng chào" sẽ làm dội khí. - Cách chữa: Bạn có thể treo gương trên vách tường giúp khí chuyển vào khoảng không gian dội khí. Cửa sổ không chỉ là những con mắt đẹp mà còn là nơi dẫn khí vào nhà - Một lối vào hẹp và tối dẫn vào nhà cũng cản sự vận khí và cản trở may mắn của người cư ngụ. - Cách chữa: Đặt một ngọn đèn sáng trên trần và một tấm gương trên vách cận cửa để tạo chiều sâu. Các lối đi và cửa nẻo trong nhà cần được bố trí hợp lý để vận chuyển khí một cách tốt nhất - Cửa sau nhà cũng quan trọng, nó tượng trưng cho các dịp may đến một cách gián tiếp. Nhà ở hay cửa hàng sẽ gặp may mắn hơn khi có cửa sau mở ra một lối đi rộng rãi vì đó là biểu tượng cơ may sẽ lớn hơn trong sự phát triển tài chính thay vì là một vách tường ngăn chặn. Sảnh rộng... ... và lối sau nhà thoáng mát tốt cho sự vận chuyển lưu thông khí Chữ "An" trong nhà cửa Ngôi nhà làm xong, thảnh thơi nhìn lại thấy thật bình yên khi ta biết chọn mình làm chủ thể để sống an nhiên giữa không gian cư ngụ được sắp xếp cho chính mình, để xung quanh cùng an hòa với mình. Đó cũng là lẽ phong thủy cuối cùng cần đạt tới. Bởi thế mà không có khái niệm về một ngôi nhà sắp xếp phong thủy chung chung. An lành phải có theo cuộc đất cụ thể và những con người cụ thể. Con người ứng xử với môi trường, với xã hội ra sao, hình thế phong thủy sẽ đáp trả như vậy. An cư mới lạc nghiệp Chỉ cần nơi cư ngụ yên ổn, thế là đủ, chuyện rộng rãi hoành tráng hay tiện nghi cao cấp nằm ở mức độ đầu tư nhiều hay ít, bao người xây nhà lâu nay vẫn chỉ mong được một tiếng An Cư. Nhưng bàn về chữ An trong nhà ở quả thật vô chừng, chỉ biết chắc rằng cha ông ta trước nay không hề đi tìm kiếm chữ An ở các giá trị vật chất đơn thuần theo kiểu tòa ngang dãy dọc, kín cổng cao tường, mà chủ yếu thể hiện qua các ứng xử với thiên nhiên và con người. An cư để an hưởng, thiên về Tĩnh. Vì thế, ngôi nhà xưa chỉ được tính là chốn an cư khi nằm trong mối quan hệ tổng thể, thiên nhiên được sử dụng quay vòng và khép kín. Ta ở đâu thì tiểu vũ trụ ở đó, hai bên Long - Hổ, hai mặt Tiền - Hậu đều lấy tâm điểm - Trung Cung là ta, hỗ trợ cho ta trong cái hình thế chung của cả xóm cả làng, thật tĩnh tại mà cũng thật linh động. An khang cho mình - cho người Lời chúc an khang thịnh vượng đầu năm mới cũng là mong cho người yên vui khỏe mạnh, nhà an toàn và phát triển. Nếp nhà xưa chỉ với mấy “hàng giậu mùng tơi xanh rờn” đủ để giảm những bước chân trực diện, nhưng vẫn đủ thấp để ánh mắt láng giềng quyến luyến nhau. Khung cảnh hữu tình, đường nét sắp xếp uốn lượn theo kiểu “đường vô xứ Nghệ" mới chính là cái lý phong thủy của tiền nhân. Bởi thế mà khách nào trước khi vào nhà đều phải qua sân, đến hồ bán nguyệt hay tấm bình phong xây gạch mà có khi đơn giản chỉ là khóm hoa cát tường, bụi cây phát tài, rồi gặp ba bậc thềm nối liền vào hàng hiên. Vùng Dương chói lòa của nắng gió xứ nhiệt đới được làm dịu xuống nhờ khoảng đệm hữu tình ấy, trước khi vào vùng Âm mờ ảo bên trong - một cách xử lý đơn giản mà khéo léo trong nếp nhà xưa. Chỉ đề phòng người ngay, quan điểm phóng khoáng này khiến ngôi nhà Việt xưa chẳng chút vướng bận hoa sắt bảo vệ hay camera chống trộm. Rào giậu thuần chất thiên nhiên, thềm nhà cao, hiên vươn rộng khiến ngôi nhà nhìn từ ngoài như một vệt tối kín đáo, bộ mái phủ bên trên e ấp như chiếc nón lá che khuôn mặt thiếu nữ truớc mọi ánh nhìn, nhưng chủ nhân bên trong vẫn có thể thảnh thơi quan sát, khách đến từ tít tận ngoài cổng đã rõ mười mươi. Trong Tĩnh có Động, trong Am có Dương, nhà trên, vườn dưới tương hỗ nhau khiến ngôi nhà quấn quít gốc mít hàng cau, làm cho vườn Việt lâu nay được tiếng là ít thiên về trang trí thuần túy mà nhiều tính công năng, trong đó việc bảo vệ cũng là yếu tố quan trọng. An tâm để sống an hòa Thời đô thị hóa, nhà ống phân lô hay chung cư ngất trời, chữ An ở đâu? Vẫn đủ cả, chỉ khác biệt về cung cách thể hiện, mà khởi nguồn không thể bỏ qua quan điểm chung cho mỗi gia chủ và người làm nhà. Thiết kế kiến trúc, nội thất, hay xếp đặt... đều “vẽ” nên phần chưa hiển hiện cho đến lúc gia chủ dọn vào cư ngụ, một chữ An không chỉ cho ngôi nhà mà cho các thành viên trong đó. “Trước cau sau chuối” trở nên hiếm hoi, mà rào giậu cổng quê cũng đang dần mai một, ngôi nhà Việt đương đại đi tìm chữ An bắt đầu và kết thúc đều ở một niềm tin. Với mức độ thấp, niềm tin ấy được giao cho các thầy địa lý. Xoay vài cái cửa, chọn ngày khởi công, đếm bước bậc thang đã gọi là đủ An chăng? Có kiêng có lành, nhưng kiêng cữ quá hóa rối tung. Kiến trúc sư lắm lúc buông bút nhìn theo ngôi nhà bị xoay như chong chóng. Những vấn đề gọi là phong thủy hiện đại, thực ra vẫn đang nối dài sợi dây ứng xử từ nếp nhà truyền thống, tìm kiếm chất liệu của hôm nay (và cả ngày mai) trên tinh thần học hỏi giá trị hôm qua. Giai điệu về nếp nhà Việt xưa vẫn có những nốt trầm, khoảng lặng của sự thiếu tiện nghi hay thiếu độ bền chắc, an tâm có lúc thành ra... an phận! Nguon:phongthuyvietnam Share this post Link to post Share on other sites