Posted 24 Tháng 4, 2014 Tổ Tiên Việt Thư Tịch & Di Tích 15/04/2014 Hành trình Đi Tìm Tổ Tiên Việt của con cháu Việt ngày nay đã trở nên hùng hậu, đa ngành, đa phương cách, nhiều hy sinh, dâng hiến lặng thầm, tụ hội bốn bể năm châu, rạng ngời hào quang Tổ Tiên Bách Việt. Tổ Tiên trong nguồn Thư tịch cổ Ngày 24- 1- 2014. Trên đường tạ mộ Cha Lạc Long Quân tại Bình Minh- Bình Đà- Thanh Oai- Hà Nội, bác Nguyễn Mạnh Can dẫn chúng tôi thăm nhà TS Hán Nôm Lã Duy Lan ở thôn gần đấy. Lã Duy Lan nghỉ hưu, đóng cửa, tắt điện thoại, im lặng Đi Tìm Tổ Tiên Việt. Chúng tôi đến bất ngờ, ông không có nhà. Vợ và con cháu ông tiếp chúng tôi trong ngôi nhà hai tầng, sân vườn cây, rau hoa, chén trà xanh ấm tình quê. Với người viết chân chính, ta đọc tác phẩm của họ, đủ mến yêu, kính trọng, đồng cảm. Gặp được họ là hạnh phúc. Chưa gặp vì họ ở ẩn lại càng yêu mến. Tôi đọc Bản sắc Văn Hóa Người Việt (NXB Công An Nhân Dân- 2007- Lã Văn Lan) để cùng Đi Tìm Tổ Tiên Việt. TS Lã Duy Lan với tư duy làm sáng tỏ Bản Sắc Văn Hóa Người Việt qua Đất- Nước- Người. Những con người đã sống hàng vạn năm trên Đất- Nước ấy, thể hiện cách trồng cấy lúa nước, cách ăn, chơi, hội hè, tập quán, tín ngưỡng… cổ truyền vẫn con nguyên vẹn nơi đây. Nơi mà các nhà khoa học thế giới gần đây đã khẳng định “Chính Đông Nam Á đã là một trong những cái nôi hình thành loài người. Là địa bàn hình thành đầu tiên của đại chủng phương Nam.”. Cái nôi ấy, địa bàn ấy, theo những bộ sách cổ của nước ta còn để lại, chính là“Bộ tộc Việt Thường, cùng cư dân Bách Việt với nơi phát tích đầu tiên là nền Văn minh lúa nước sông Hồng”. Phần thư tịch Tổ Tiên gửi lại, chúng tôi suy ngẫm mục Từ nguồn Thư tịch cổ (Bản Sắc Văn Hóa Người Việt- Trang 25). TS Lã Duy Lan nghiên cứu thư tịch cổ Bách Việt Triệu Tổ Cổ Lục. Ông cho biết ở hai xã Phú Lãm và Phú Lương đầu huyện Thanh Oai- Hà Nội ngày nay (tức địa bàn chủ yếu của vùng Đại Lôi (tổng Sốm thời Lý) xa xưa đã có các vị tộc trưởng họ Nguyễn truyền đời trông giữ phần mộ, thờ cúng các vị Tổ Tiên gây dựng nên Bách Việt và các vị có công với nước thời Thục- Triệu, Hai Bà Trưng, Tiền Lý. Các vị Tổ Tiên Bách Việt nhiều thời sống ở vùng Thanh Oai, chết ở đây, nên còn phần mộ và đền thờ, lễ hội cúng giỗ, phong tục, lối sống, ở đây. Vùng này xưa có Kinh Đô Nghĩa Lĩnh của Bách Việt và các vua Hùng. Phong Khê thời Thục- Triệu.Mê Linh. Phong Châu thời Hai Bà Trưng. Long Biên thời Tiền- Hậu Lý (Lý Nam Đế). Các vị tộc trưởng họ Nguyễn nối đời sinh ra từ cụ Tổ họ Nguyễn đầu tiên của Bách Việt đã giữ cổ phả bí truyền, và “Giữ mả Tổ”. Họ Nguyễn ở tổng Sốm xưa nay, xứng trách nhiệm dòng trưởng đối với trăm họ, trông nom mộ các vị Tổ Bách Việt, giữ đền miếu, chùa, ngày cúng lễ, thể hiện qua các phong tục, lễ hội, tín ngưỡng vùng tổng Sốm- Thanh Oai. TS Lã Văn Lan viết tổng “Sốm” (là âm từ chữ Sấm tức Đại Lôi thời Lý). Trong suốt gần nghìn năm Bắc thuộc, tộc trưởng Nguyễn vẫn trông mồ mả, cúng lễ Tổ Tiên Bách Việt, dưới hình thức ẩn hiện, không khoa trương nên qua mắt cai trị phương Bắc. Thời Đinh Bộ Lĩnh năm 968, vua Đinh đăng quang, về tận nơi, biết vùng Thanh Oai có mộ, đền miếu thờ Tổ Tiên Bách Việt đã phong trưởng họ Nguyễn là Nguyễn Đức tước vị Quốc công, giao quyền quản lý 2.400 mẫu ruộng trong vùng hai xã Phú Lãm và Phú Lương- Thanh Oai để trồng cấy, lấy tiền xây 72 ngôi đền (gọi là Nam Thiên thất nhị thập từ) hằng năm mở lễ hội, tế lễ, rước đón hội đồng tộc biểu toàn quốc và đồng bào cả nước về lễ Tổ và dự lễ hội. Từ đó về sau, các trưởng tộc Nguyễn (dù không tham gia chiến trận) vẫn được các triều Đinh, Tiền Lê, Lý phong là Quốc công, thời Trần phong Quốc phụ, thời Lê, Nguyễn phong Hương quận công tiếp tục quản lý 2.400 mẫu ruộng thờ và tổ chức lễ hội, cúng giỗ, chăm mộ Tổ Tiên Bách Việt. Vị Hương quận công cuối cùng bị thực dân Pháp bãi chức, nên vua Thành Thái phong Thái tử Thiếu Bảo, tên thật là Nguyễn Vân Ý, mất năm 1951. Ngôi đền thờBách Việt Thiệu Tổ và phả cổ, thư tịch cổ, những ngôi mộ cổ về Tổ Tiên Bách Việt, dòng họ Nguyễn Vân giao cho cụ Nguyễn Vân Tằng tại làng Vân Nội- tổng Sốm. Cụ Tằng mất năm 2013, giao cho con trai Nguyễn Vân Liên. Xưa kia, tổng Sốm lễ hội, cúng giỗ Tổ Tiên suốt ba tháng mười ngày trong một năm. Các Thần tích, Thần phả được biên soạn đều theo truyền thuyết dân gian, nửa hư, nửa thực để giấu kín tung tích thật, chống kẻ thù đào mồ mả. Còn những tung tích thật như tên, niên hiệu, ngày sinh, ngày hóa, nơi an táng, sự tích các vị được thờ, thì các vị tộc trưởng họ Nguyễn ghi vào các bộ sách Bách Việt Triệu Tổ Cổ Lục (ghi từ khởi đầu đến hết thời Bách Việt và các vua Hùng). Cổ Lôi Ngọc phả truyền thư (ghi về thời Thục- Triệu, Hai Bà Trưng, Tiền Lý và thời Bắc thuộc). Phả họ Nguyễn (ghi về thời sau này). Những bộ sách này tuyệt đối không truyền ra ngoài, có thơ dặn lại: “Bất dụng tha nhân biệt ngoại truyền”. Việc tổ chức lễ hội cúng giỗ Tổ Tiên Bách Việt theo nghi thức Quốc gia ở Đại Lôi (tổng Sốm) chấm dứt vào triều Thành Thái (1907). Vua Thành Thái bị đi đày. Giặc Pháp cho lính về tổng Sốm tàn phá cướp bóc. Dân chống lại, cuộc chiến chết 200 người. Cụ Nguyễn Vân Ý đã cùng Hội đồng tộc Nguyễn chia nhỏ 2.400 mẫu ruộng thờ, lấy tiền di chuyển 72 ngôi đền chưa bị phá đi các miền quê khác, xây mới nhiều đền thờ dọc hai bờ sông Nhuệ, sông Tô Lịch… Bốn vạn bản Thần tích, Thần phả được các cụ tổ chức sao chép lại, soạn mới bổ sung truyền con cháu, chia nhau cất giấu. Phần lớn Thần phả, Thần tích đều ghi “Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn năm Hồng Phúc nguyên niên, Nguyễn Hiền phụng sao”, đóng dấu thời Lê, Thời Nguyễn. Địa điểm “tu thư” thực hiện tại làng Thạch Bích, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai (cách Phú Lãm, Phú Lương khoảng ba cấy số). Bản sao giao cho các làng. Các bản sưu tập đưa lên Đền Hùng (Phú Thọ cất giấu). Sau bị thực dân Pháp thu giữ, nay còn một số bản lưu tại Thư viện Hán- Nôm Hà Nội do Trường Viễn Đông bác cổ bàn giao lại. TS Lã Duy Lan nghiên cứu Bách Việt Triệu Tổ Cổ Lục tìm hành trình Tổ Tiên Bách Việt cách nay khoảng bảy nghìn năm. Tổ Tiên ta là một nhóm Việt Mường bước từ trong rừng ra. Định cư ở vùng đất phía Đông chân núi Ba Vì, kéo dài tới vùng dất chùa Tây Phương nay là huyện Thạch Thất- Hà Nội. Từ đấy sinh sôi, tỏa đi các hướng đồng bằng Bắc bộ, miền núi, miền Trung, ven biển. Thời kỳ ở chân núi Ba Vì, trongBách Việt Triệu Tổ Cổ Lục gọi là thời Cực Lạc, nước Cực Lạc. Đó là thời kỳ con người ở hang động, vách đá, đã biết dùng lửa, săn bắt sinh vật làm thức ăn, quần hôn, mặc vỏ cây, dây quấn. Gọi là Việt Thường Thị tức là người dùng thừng (thường- thừng) để làm nên quần áo Thời Cực Lạc là sự giao thoa dài giữa quần hôn và hôn nhân gia đình cá nhân, giữa Mẫu quyền và Phụ quyền. Quần hôn là Mẫu hệ- Mẫu quyền. Sự tích Trầu Cau chính là bi kịch giữa quần hôn và hôn nhân một vợ một chồng (giai đoạn đầu tiên chấm dứt quần hôn). Cuối thời Cực Lạc cách nay khoảng 6.000 năm, bắt đầu chia họ. Lập gia đình riêng. Có chín họ được lập lúc đó, bao gồm năm họ Việt, bốn họ Việt- Mường. Khi có chữ Việt Nho gọi là Cửu Tộc. Nơi diễn ra cuộc chia họ ấy theo Bách Việt Triệu Tổ Cổ Lục ghi là ở khu vực các làng Hạ Lôi- Bằng Trù huyện Thạch Thất- Hà Nội. Chín họ đầu tiên là Nguyễn, Trần, Dương, Chu, Vũ, Đinh, Quách, Bạch, Hà. Sau khi lập gia đình riêng, chia họ, họ Nguyễn đứng đầu cùng nhiều họ khác xuống vùng So- Sở thuộc Quốc Oai- Chương Mỹ nay là Hà Nội, lập Nhà nước manh nha đầu tiên gọi là thời Viêm Bang, nướcViêm Bang người đứng đầu là Đế Viêm, sau là Thần Nông. Thời giữa Viêm Bang từ 9 họ ban đầu (Tòa Cửu Long ở các chùa thờ chín họ đầu tiên của Bách Việt). Từ 9 họ, lập ra 72 họ. Mỗi họ có một người đứng đầu. Có 72 động chủ, có giếng nước ăn riêng. Sau này các họ mới lập thêm dùng đặc sản địa phương đặt tên cho họ mình: Lê, Lý, Ngô, Đỗ… Họ Lã là kỷ niệm về việc bắt đầu biết đào ao, đào giếng. Cuối thời Viêm Bang từ vùng So- Sở, các họ vượt sông Đáy, xuống định cư ở vùng đầu Thanh Oai, mở ra thời Bách Việt và các vua Hùng, khai phá đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ, đi chinh phục thêm các vùng đất mới xa hơn. Bách Việt Triệu Tổ Cổ Lục ghi “Tiên La tương địa”tức là vùng đất bồi, đất nát Tiên La nay thuộc làng Thanh Lãm xã Phú Lâm có vị vua đầu tiên mở đầu thời kỳ khai phá đồng bằng là Đế Tiết. Đế Tiết sinh ra Đế Thừa, đều đóng đô tại Tiên La. Hại vị dạy dân quan sát khí hậu, thời tiết để ổn định việc gieo trồng các mùa, giống cây. Nếm các vị lá cây, thảo dược làm thuốc chữa bệnh. Đặc biệt cụ Đế Thừa còn gọi là Sở Minh Công, vừa kế nghiệp vua cha, vừa đặt nền móng cho việc đi chinh phục thêm các vùng đất mới. Ngày sinh mồng 1 tháng sáu Âm lịch. Ngày hóa mồng 10 tháng 10 Âm lịch của cụ Đế Thừa được lấy làm ngày quốc lễ, lễ xuống đồng và lễ cúng cơm mới. Đế Thừa sinh ba con trai là Nguyễn Minh Khiết, Nguyễn Nghi Nhân, Nguyễn Long Cảnh, đều là những bậc Thánh nhân. Nguyễn Minh Khiết, Nguyễn Nghi Nhân là hai anh em sinh đôi, giống nhau như đúc. Hai anh em thường đi đánh cá ở vùng hồ Sương Mù (Hồ Tây- Hà Nội ngày nay) Nguyễn Minh Khiết lấy bà Đỗ Thị Ngoan (Đỗ Quý Thị) ở vùng hồ này. Bà Ngoan hiền lành nết na, phúc hậu, yêu mến cả hai anh em. Khi lấy ông Nguyễn Minh Khiết vẫn hay gọi tên em trai ông Khiết là Nguyễn Nghi Nhân. Ông Khiết bỏ đi, lấy vợ hai ở làng Khương Đình (quận Thanh Xuân- Hà Nội ngày nay). Bà Ngoan bỏ đi tu Đạo Sa Bà đắc đạo được tôn là Hương Vân Cái Bồ Tát. Sau khi anh lấy vợ, Nguyễn Nghi Nhân buồn (họ là ba nhân vật cổ tích Trầu Cau) xin vua cha cấp thuyền bè, lương thực, vũ khí, cùng một số dân chúng và binh lính đi lập nghiệp nơi xa. Nguyễn Nghi Nhân ngược lên hướng Bắc, đến vùng Động Đình Hồ (nay là Trung Quốc) chinh phục các bộ tộc ở đấy, lập ra nước Sở. Đời sau gọi ngài là Đế Nghi. Các hậu duệ của ngài kế tục nhiều đời gọi là Sở Hùng Thông, tham chiến với các nước ở Bắc và Nam sông Dương Tử thời cổ đại. Ở vùng Tiên La nay là Thanh Oai, cụ Đế Thừa qua đời, Nguyễn Minh Khiết được kế ngôi gọi là Đế Minh đóng đô ở Phong Châu cách Tiên La khoảng một cây số, phía ngoài. Bên cạnh sông Hát là một nhánh sông Đáy chảy ra. Phong Châu nguyên gốc là bến nước được xếp bằng đá ong làm bậc lên xuống, được Bắc phương ghi chép lần đầu trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Phong Châu cũng là tên gọi của cả thời Bách Việt và các vua Hùng đóng đô ở đây. Thời Đế Minh trị vì, mở đầu cho thời Bách Việt và các vua Hùng, có biên giới từ phía Bắc đến bờ Nam sông Dương Tử, biên giới phía Nam đến tỉnh Quảng Nam ngày nay. Khi Nguyễn Lộc Tục con trai Đế Minh (Nguyễn Minh Khiết) và Đỗ Thị Ngoan (Đỗ Quý Thị) trưởng thành thì ở vùng Tử Di Sơn (chân phía Đông dãy Hymalaya là thượng nguồn sông Dương Tử) có giặc Gạc Ma nối dậy. Nguyễn Lộc Tục cùng người chú thứ ba (Nguyễn Long Cảnh) và tám người cậu họ Đỗ, được cử cầm quân dẹp giặc. Đến vùng Hồ Động Đình, Nguyễn Lộc Tục gặp bà Hồng Đăng Ngàn, con gái vị chúa hồ tộc Bách Việt. Dẹp giặc xong, Nguyễn Lộc Tục trở lại, cưới Hồng Đăng Ngàn rồi ở lại cai quản vùng này. Bởi thế đời sau gọi ngài là Kinh Dương Vương, do phần đất ngài cai quản có tên là Kinh Châu- Dương Việt. Khi Đế Minh già yếu qua đời thì mười lăm bộ trong vùng Phong Châu họp lại, cử người đi đón Kinh Dương Vương trở về kế ngôi thay cha làm vua nước Xích Quỷ. Nguyễn Lộc Tục- Kinh Dương Vương và Hồng Đăng Ngàn sinh năm con trai: Hùng Nghiêm, Hùng Quyền, Hùng Hiển, Hùng Quyên, Hùng Tiến. Hùng Tiến con út chết trẻ. Hùng Hiển con thứ ba húy là Sùng Lãm, tên tự là Phúc Thọ, được truyền ngôi vua là Lạc Long Quân (Hùng Hiển Vương). Về Phong Châu, bà Hồng Đăng Ngàn cùng chồng là Kinh Dương Vương (Nguyễn Lộc Tục) đem nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt the về dạy dân. Cung cách ăn mặc của dân thay đổi, váy lụa sồi, áo the, thay lá cọ, sợi dây gai. Kinh Dương Vương đẩy nhanh khai phá đồng bằng, ổn định dân sống ấm no, an vui, bình đẳng. Ngài hóa vào ngày 25 tháng 12 Âm lịch, được dân suy tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ngày 23 tháng Chạp tiễn “ông Công” là ông bản cảnh thành hoàng, lên chầu Ngọc Hoàng Thượng Đế hội họp Thiên đình. Những ngày lễ tiết cổ truyền của người Việt đều là những ngày sinh, ngày hóa của các vị vua, các bà vợ có công với dân Bách Việt được thờ cúng tại các ngôi chùa và điện Mẫu. Các lễ hội đình, đền, chùa hằng năm tại các vùng miền đất Việt đều là sự cúng giỗ các vị Tổ Tiên Bách Việt và nhân Thần nước Việt. Không có lễ hội cổ truyền nào du nhập từ phương Bắc như ta nhầm tưởng. Kinh Dương Vương sinh được năm người con trai, trong đó một người chẳng may lâm bệnh mất sớm. Bốn người còn lại được vua giao trông nom từng phần việc giúp dân mở các nghề mới. Người con thứ tư là Nguyễn Lãm được kế ngôi gọi là Lạc Long Quân- Hùng Hiển Vương. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ là cháu nội Đế Nghi (Nguyễn Nghi Nhân), con gái Đế Lai (con của Đế Nghi) khi Âu Cơ cùng vua cha về thăm quê Phong Châu. Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là chắt nội của cụ Đế Thừa (cùng một bọc sinh ra) cùng huyết thống. Từ Kinh Dương Vương đến Lạc Long Quân (Hùng Hiển Vương) lập Nhà nước Văn Lang. Từ Lạc Long Quân chia ra trăm họ, lấy họ Nguyễn là Trưởng tộc Việt. Rồi sinh sôi, bền vững đến một trăm vua Hùng, kéo dài 2.662 năm đều đóng đô ở Phong Châu. Trong đó mười tám đời thống nhất được Bách Việt. Danh sách 100 vua Hùng, 18 đời thống nhất và Bách Việt đều được ghi trong Bách Việt Triệu Tổ Cổ Lục. Truyền thuyết Lạc Long Quân- Âu Cơ một bọc trăm trứng có nguồn gốc sinh thành từ tế bào nhân chủng học họ Nguyễn. Đó là máu huyết thật, không phải huyền thoại do tưởng tượng nghệ thuật, để gắn kết tình đoàn kết các dân tộc Bách Việt. Dân tộc ta, Tổ Tiên ta đi từ máu huyết đến huyền thoại thật thiêng liêng. Đó là hiện tượng Độc nhất vô nhị của loài người. Bởi Tổ Tiên ta phải tránh sự hủy diệt của kẻ thù nội, ngoại xâm, nên ẩn giấu vào Đất, Nước, hồn Người, thành Hồn Thiêng Sông Núi chiến thắng mọi kẻ thù. Kẻ thù truyền kiếp muốn người Việt bơ vơ, không Tổ Tiên, Cha Mẹ, không văn hóa cội nguồn để thôn tính, đồng hóa, cướp Đất Nước, diệt giống nòi. Nhưng họ đã lầm. Tổ Tiên Bách Việt sống dậy cuồn cuộn sóng Đất- Trời- Người. Không kẻ thù nào khuất phục nổi. Đi tìm những di tích thiêng liêng của Tổ Tiên Thư tịch về Tổ Tiên Việt, soi sáng cho chúng ta đi tìm những di tích, dấu tích thiêng liêng của Tổ Tiên hiện hữu trên chính Đất- Nước- Người Việt, tồn tại muôn đời. Việc thờ cúng các vị Thủy tổ Cửu tộc trong đó hai vị đứng đầu là Đế Thiên, Đế Thích và Địa Mẫu. Các vị Đế Viêm, Thần Nông, các vị vua và các bà vợ có công ở thời Bách Việt và các vua Hùng “sinh thành nên trăm họ” đã thành mỹ tục xa xưa truyền các thế hệ đến nay. Thành nếp sống, nếp nghĩ, phong tục tập quán, tín ngưỡng không gì xóa nổi. Cho dù kẻ thù truyền kiếp không ngừng tìm mọi cách xóa, đánh tráo, đốt, hủy diệt, ngăn cấm, đồng hóa, thay màu, đổi sắc, trấn yểm, bạo lực, vây bủa, nắm tóc… Vua Quang Trung “Đánh cho để dài tóc”. Hệ thống tượng các ngôi chùa cổ Việt, điện Mẫu tại các làng quê tận sơn cùng, thủy tận (đậm nét nhất là ở trung du, đồng bằng Bắc bộ, Bắc trung bộ, sang cả các vùng phía Nam sông Dương Tử, nay là Trung Quốc, địa bàn cư trú của người Việt thời Bách Việt) đều thờ cúng Tổ Tiên Bách Việt. Thể hiện bằng những pho tượng Tổ Tiên được nâng lên thành Mẫu, Ngọc Hoàng Thượng đế, Tiên, Phật, Thánh, Thần. Các ngày sinh, ngày hóa của các vị Tổ Tiên có công được toàn dân đời đời kiếp kiếp tôn thờ, biến thành các lễ hội, cúng lễ quanh năm. Việc trông nom phần mộ các vị Tổ Tiên Bách Việt có công, được các vị tộc trưởng họ Nguyễn ở Đại Lôi (tổng Sốm) truyền đời con cháu, như truyền tế bào máu của mình cho mãi mãi về sau. Đến thời Đinh năm 968 được Nhà nước Đinh Bộ Lĩnh chính thức công nhận, cấp ruộng trồng lúa lấy tiền thờ cúng, mở lễ hội, chăm phần mộ và phong Quốc công cho vị tộc trưởng Nguyễn Đức. Sự kiện này công khai tồn tại cùng các triều đại suốt nghìn năm đến 1907. Thế kỷ XX- XXI giao cho gia đình cụ Nguyễn Vân Tằng thuộc Vân Nội- Thanh Oai (tổng Sốm). Cụ Tằng giữ mả Tổ Tiên và đền thờ, di chỉ, di tích, thư tịch, phả cổ, đến hơi thở cuối cùng. Suốt mấy chục năm cuối đời, cụ Tằng đã cùng Nhóm sưu tập khảo cứu Những khám phá mới, nhận thức mới về Nguồn gốc dân tộc Việt và nền Văn Minh Việt cổ (Sách tư liệu gần 2000 trang) công bố thư tịch, phả cổ, bảo tồn những ngôi mộ Tổ Bách Việt. Các nhà nghiên cứu tiền sử trong nhóm tiên phong: Đỗ Tòng, Tạ Việt Dũng, Đỗ Văn Bình, Đỗ Quang Hòa, Nguyễn Vân Tằng, Nguyễn Mạnh Can đã sử dụng những thành tựu khoa học hiện đại, phương pháp nghiên cứu đa ngành, đi khảo sát, ghi chép, xác định những địa danh, di tích, chứng tích của Tổ Tiên xa xưa qua (đình, đền, chùa, miếu, lăng mộ, thành quách cổ, khảo cổ…) bằng bản đồ, phim ảnh, ghi lời kể của các cụ, các vị hậu duệ trực tiếp phụng thờ, đo năng lượng sinh học, sưu tầm những nghiên cứu của các tác giả trong, ngoài nước… trong hàng chục năm tự bỏ công sức, tiền của đểĐi Tìm Tổ Tiên Việt. Nay Tổ Tiên Bách Việt đã tỏa hào quang rạng rỡ dẫn dắt cháu con tiếp tục Đi Tìm Tổ Tiên Việt. Phần mộ cụ Đế Hòa (Hòa Hy) (cả cụ bà) ở chùa Cực Lạc cách chùa Tây Phương mấy trăm mét thuộc thôn Yên Lạc huyện Thạch Thất- Hà Nội ngày nay. Di vật trong chùa Cực Lạc có tượng người đàn bà choàng áo tơi bằng đồng. Chùa Cực Lạc đã bị hỏng, mới dựng lại. Điện thờ Thần Nông ở phía Nam chùa Cực Lạc. Ban thờ đình Vân Lôi, xã Bình Yên- Thạch Thất có bốn chữ “Lịch đại Đế Vương” thờ Chủ trưởng người Việt đầu tiên. Trước sân chùa có giếng đá ong cổ đại. Dòng họ Hòa Hy là nhừng người Việt cổ đầu tiên đến đây. Khu đền đã bị giặc Pháp phá hủy, nay phục dựng lại. Khu điện thờ Đế Viêm và các Anh Linh của Viêm Bang trong khu động Hoàng Xá ở Quốc Oai- Hà Nội ngày nay. Tượng Đế Viêm ở chùa Vàng- Quốc Oai. Khu di tích vua Thần Nông ở Chương Mỹ- Hà Nội ngày nay. Mộ Thần Nông ở cánh đồng trước chùa Trầm- Chương Mỹ. Cụm di tích chùa Trầm có tượng thờ Thần Nông. Các khu mộ và đền miếu thờ Đức Thánh Cả, Đức Thánh Hai ( Đế Thừa- Sở Minh Công) và gia quyến tại vùng di tích ở Quang Lãm, Phú Lâm- Thanh Oai- Hà Nội ngày nay. Chùa Liên Hoa- Hồ Tây có tượng thờ ba vị liệt tổNguyễn Minh Khiết (Đế Minh), Nguyễn Nghi Nhân (Đế Nghi), Nguyễn Long Cảnh (gọi là Tam phủ công đồng). Khu di tích mộ và chùa thờ Đế Minh và Đế Nghi ở Định Công- Hà Nội. Mộ miếu thờ Thần Long Đỗ ở số 3- Ngõ Gạch- Hoàn Kiếm- Hà Nội. Khu gò Thiềm Thừ, khu miếu mộ cụ Đỗ Quý Thị- Hương Vân Cái Bồ Tát tại chùa Văn La và khu Ba La- Hà Đông- Hà Nội ngày nay đã được tôn tạo bảo tồn. Điện thờ trong Động Tiên ở Lạc Thủy- Hòa Bình, nơi cụ Đỗ Thị Ngoan (Đỗ Quý Thị- Mẫu Hương Vân Cái Bồ Tát) tu hành. Tượng cụ Đỗ Quý Thị Hương Vân Cái Bồ Tát và Nguyễn Lộc Tục bé thơ (Kinh Dương Vương) tại chùa Văn La- Hà Đông. Cây bồ đề đại thụ hàng ngàn năm tuổi tại cổng chùa Văn La- Hà Đông. Bộ tượng Bát Bộ Kim Cương hoành tráng, mỗi người một loại vũ khí trấn giữ Đất Nước tại chùa Tây Phương. Đình Nghi Tàm, chùa Kim Liên ở Hồ Tây có bia và bài vị thờ Đế Minh (Nguyễn Minh Khiết, Đế Nghi (Nguyễn Nghi Nhân), Nguyễn Long Cảnh và Hương Vân Cái Bồ Tát, Kinh Dương Vương. Trong bộ ảnh do nhóm sưu tập nghiên cứu thời tiền sử chụp và đo năng lượng, chúng tôi luôn thấy bóng dáng cụ Nguyễn Vân Tằng, trưởng tộc họ Nguyễn thôn Vân Nội (tổng Sốm) vạch cỏ, rẽ cây thắp khói nhang trên các ngôi mộ Tổ Tiên hoang vắng, nhưng phát linh bề thế, cao rộng, vững chãi. Lời cụ Tằng “Ai tàn phá mộ Tổ Tiên đều bị chết”. Mộ Tổ Đức Thánh Tổ Nguyễn Lộc Tục- Kinh Dương Vương được kỹ sư Tạ Việt Dũng đo năng lượng bản chất “Thiên khí, Thái dương”. Đền thờ Kinh Dương Vương ở Thuận Thành- Bắc Ninh theo Thần phả ghi là “Lăng Đền”, không nói là “Lăng Mộ”. Khu mộ Mẫu Thượng Ngàn tại vùng Ba La- Hà Đông năm 2008 còn chụp ảnh được, um tùm cây cổ thụ, có dấu xây bệ thờ, nay vừa bị san phẳng xây dự án chồng lấp. Cụ Tằng chụp ảnh trước ngôi mộ Mẫu Thường Ngàn bị san lấp, ngẩn ngơ, đau đớn và kinh sợ thay cho những ai xóa mộ Tổ Tiên. Theo Nhóm nghiên cứu tiền sử, các vị Tiền Tổ Bách Việt là Tổ của Bách Việt chủ trì cả một cương vực rộng lớn Bách Việt từ phương Bắc xuống phương Nam. Một phần trong các cư dân Bách Việt đó đã bị chinh phục, đồng hóa. Còn một số bộ tộc thuộc dòng dõi Âu Việt, Lạc Việt ở phía Nam Bách Việt tồn tại kiên cưởng, bất khuất, lập nên Nhà nước Quốc hiệu Văn Lang do các thế hệ mang tên là Hùng Vương đương đầu. Thư tịch cũ ghi Kinh Dương Vương là Ốc Tổ Bách Việt là Thánh Tổ bắt đầu mười tám triều đại Hùng mà Hùng Hiển Vương (tức Sùng Lãm- Lạc Long Quân) đứng đầu. Hùng Hiển Vương và Âu Cơ với cái bọc “Một trăm trứng” sinh ra một trăm đời Hùng về sau. Phả cổ ghi: Mở đầu Nam Việt có Kinh Dương Thống nhất non sông mười tám vương Trên một trăm đời truyền ngôi báu Vạn năm hương hỏa, vạn năm thơm Làng cổ Bình Đà- Thanh Oai có Đình Nội thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân. Mộ Lạc Long Quân linh khí phát thiêng, hoành tráng nổi lên giữa một vùng đồng lúa gọi là Ba Gò (Gò Ba Đống) cách Đền Nội vài cây số, đang được UBND thành phố Hà Nội bảo tồn tôn tạo linh tích báu Quốc gia. Kỹ sư Tạ Việt Dũng đo năng lượng “Vận động sóng mạnh, Thiên khí, Thái Dương, vận khí nhân tài, khoa học, quân sự, trí tuệ, tâm hồn”. Tổ Mẫu Âu Cơ vợ Lạc Long Quân là người hiền đức, kế nghiệp mẹ chồng Hồng Đăng Ngàn (cùng ở Động Đình Hồ về Phong Châu) dạy dân nuôi tằm, dệt vải, chăm sóc các gia đình binh lính theo Lạc Long Quân đi dẹp giặc nội, ngoại xâm, nên dân gọi bà là Bà Chúa Lính. Bà mất ngày mồng 5 tháng 5 Âm lịch. Mỗi làng cúng một ngày kéo dài đến 20 tháng 5 gọi là Tiết (Tết) Đoan Ngọ. Mộ Tổ Mẫu Âu Cơ ở chùa Tường Quang Tự thôn Thượng Mạo- Động Lãm- Thanh Oai- Hà Nội ngày nay. Kỹ sư địa chất TạViệt Dũng đo năng lượng“Thái âm, Địa khí, sóng rất mạnh về giáo dục, khoa học”. Liệt Tổ Hùng Quốc Vương và các đời sau đến hết thời nhà Hùng ở vùng tổng Sốm- Thanh Oai còn nhiều dấu tích, đình, đền, miếu chùa, mộ, giếng nước cổ. Câu đối đình Do Lộ xã Yên Nghĩa- Thanh Oai- Hà Nội ghi, Viện Hán Nôm dịch: 1. 1. Đây là một trong 72 ngôi đền ở Trời Nam, lưu lại dấu thiêng của vua Hùng, nhiều đời phong tặng rạng rỡ điển chương. 2. 2. Đây là nơi phân ra ba nhánh sông Hát xưa, đất đẹp kỳ quan, rạng rỡ ngàn năm ghi dấu Hồng Lạc. Hùng Quốc Vương (Nguyễn Lãm) con trưởng Lạc Long Quân thay cha làm vua nước Văn Lang, dạy dân cày cấy, đánh cá, đúc đồng và truyền nối dòng họ Hùng Vương các đời sau. Với những chứng tích phát hiện và sưu tập, nhóm nghiên cứu tiền sử nhận định Trung tâm định đô của các thế hệ Hùng Vương là ở các vùng Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ (thời trước Kinh Dương Vương). Từ Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân đến triều cuối nhà Hùng Quốc hiệu Văn Lang phần lớn đều tập trung ở vùng đất Thanh Oai- Hà Nội ngày nay, sau đó lên Phú Thọ và các vùng khác. Vùng đất Thanh Oai là nơi Cao Biền quan tâm trấn yểm nhiều nhất để triệt hạ vùng Đại Long Mạch của nước ta. Thanh Oai, nơi mà dân ta coi là nơi tụ khí thiêng sông núi, nơi phát sinh những hiền tài của Đất Nước, nên Cao Biền đã trấn yểm và viết sách báo về vua Trung Quốc như sau: Thứ nhất Đất Thanh Oai: “Trong ấp Thanh Oai hình thế rất lạ/ Thủy vượng bốn phương, án phát tam quy/ Mạch kết bên hữu, khí dụng phía tả/ Thần đồng đứng trước, quỷ sứ nối sau/ Bảng vàng sớm chiếm, phúc lộc dồi dào/ Nên phòng mạch tận, không con nối dòng”. Thứ hai Đất Cao Xá: “Thanh Oai Cáo Xá, thật có quý địa/ Nước khe theo mạch về nơi đất bằng/ Hoa nở bên Bạch Hổ, sao hiện bên Thanh Long/ Sơn thủy dồi dào, khí thế sung mãn/ Cần gì hợp biểu, ngưu giác loan cung/ Chủ khách đều tốt, tả hữu một lòng/ Lòng hoa rộng mở, thế phát anh hùng/ Văn chiếm đầu bảng, võ chiếm nguyên nhung/ Sống lâu phú quý, lập nhiều kỳ công”. Càng Đi Tìm Tổ Tiên Việt chúng ta càng phát hiện những tri thức, tài năng lớn của Tổ Tiên Bách Việt đã khai mở và xây dựng nền Văn Minh Lúa Nước Sông Hồng đầu tiên của Nhân loại là huyết mạch nối tiếp các thế hệ người Việt hôm nay và mai sau để bảo tồn nòi giống, bảo vệ và giữ gìn Đất Nước Giống Nòi trường tồn. Mong Nhà nước Việt Nam kịp thời khoanh vùng, bảo tồn các dấu tích linh thiêng của Tổ Tiên ta đã và đang được phát hiện, trước tình hình xây dựng, khai phá núi sông, đồng đất như vũ bão hiện nay. Kẻ thù truyền kiếp mấy ngàn năm nay không hủy diệt nổi Đất Nước mà Tổ Tiên đổ máu xương trao lại cho chúng ta. Lẽ nào chính ta lại tàn hại Đất- Nước- Người cùng sinh ra từ huyết thống Mẹ Âu Cơ? Hồ Gươm Xuân 2014. MAI THỤC (Nguồn: http://hodovietnam.vn) 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 4, 2014 Nhiệt tình thì có thừa. Nhưng phương pháp và cách nhìn sai. Với lập luận kiểu này dễ bị đám tư duy "Ở trần đóng khố" lợi dụng để chứng minh cho luận điểm phủ nhận truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến của họ. Cụ Can nên thận trọng. Vài lời nhắn gửi đến cụ. PS: Khi có dịp gặp cụ và tác giả, tôi sẽ chỉ ra sai lầm này về mặt học thuật. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 4, 2014 Thần Nông và Tổ Tiên Việt MAI THỤC - 29/09/2013 Trong ký ức mỗi người Việt Nam, ai mà chẳng có những đêm mịn như nhung, ngửa cổ lên bầu trời nhìn Sao Thần Nông lấp lánh cạnh dải Ngân Hà. Trời đầy sao và Thần Nông nâng hồn ta bay vào vũ trụ. Ông bà ta thời cổ lỗ đã biết nhìn Sao Thần Nông để tính ngày trồng cấy lúa trên ruộng nước. Các nhà nghiên cứu Tiền sử khẳng định từ cổ xưa tộc Việt có một Thiên sư nghề nông tìm ra cây lúa nước gọi là “cây lúa Thần” nuôi sống dân Việt. Cây lúa Thần được người Việt trồng cấy ra hạt thóc, sát vỏ trấu thành hạt gạo nuôi sự sống con người gọi là Hạt Ngọc. Con cháu đời đời tôn cụ Thần Nông là Tổ Thần Nông. Tưởng tượng cụ như một chòm sao lấp lánh trên bầu trời dẫn dắt mình trồng lúa. Hằng năm. Vào trung tuần mùa hạ. Nhìn lên bầu trời phương Nam, thấy những vì sao chi chít trên dải sông Ngân Hà, xếp theo hai hàng dọc, trông giống hình cụ Thần Nông. Đầu cụ đội mũ cánh chuồn, khom lưng nhìn xuống hạ giới, từ bờ biển phương Nam, qua dải Ngân Hà nhìn về phương Bắc. Lúc đó, toàn dân Việt xuống đồng, cấy vụ gặt chính. Bộ sưu tập khảo cứu Nguồn gốc dân tộc Việt và nền Văn minh Việt cổnhiều tác giả, nghiên cứu đa ngành: Lịch sử, Tâm linh, Khảo cổ… đã chứng minh Sự tồn tại thực tế Liệt vị Tổ tiên người Việt thời kỳ Thần Nông- Hồng Bàng- Văn Lang trên lãnh thổ Việt Nam. Thời kỳ Thần Nông Đế Hòa (Đế là tôn hiệu các vị Tiên tổ Việt tộc) còn gọi là Hòa Hy, Hy Hòa, Hy Thúc đến sinh tụ miền đất này từ núi Ba Vì trải dài trên cả vùng rừng núi rộng bao la về phía Lương Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai (Hà nội ngày nay). Nơi tụ cư ban đầu của các chủ trưởng người Việt cổ là khu vực Văn Lôi (Thạch Thất). Nơi đây Tổ Đế Hòa lấy đồi núi Tây Phương, Cực Lạc làm kinh đô. Cạnh chùa Tây Phương, có chùa Cực Lạc thuộc thôn Yên Lạc- Thạch Thất. Theo các nhà phong thủy học và cảm xạ học thì đây là nơi tụ khí thiêng của đất nước. Cao Biền gọi là núi Câu Lâu, đã làm miếu yểm và ghi sách tấu vua Trung Quốc. Niên đại năm sinh của Đế Hòa chưa rõ, cổ phả ghi “Đã có văn tự, biên chế lục thủ, thuyền xe cung thất, luyện vàng, nặn đất, làm đồng, chia ruộng, trồng dâu nuôi tằm, dân cư an khang thịnh vượng”. Đế Hòa là nhà Thiên văn theo thuyết Âm Dương. Cụ là người đầu tiên sáng lập ra lịch Âm có tháng nhuận, một loại lịch có độ chính xác cao hơn các loại lịch Âm thời đó, còn giá trị đến nay. Phục Hy còn gọi là Đế Viêm, Đế Thiên. Dân gọi là vua Cả hiệu là Đế Thiên Phục Hy con của Đế Hòa. Phục Hy đã phát triển thuyết phong thủy Âm Dương, Kinh dịch do cha Đế Hòa sáng lập, gọi là Kinh Dịch Phục Hy. Khi các cụ nghiên cứu ra thuyết trên, trong các bộ tộc Việt, đời sống đã được ổn định, phát triển nền Văn minh lúa nước, sự sống của người Việt được bảo đảm, phát triển phồn thịnh. Các bộ tộc thần phục và tôn kính thủ lĩnh, nhà nước bắt đầu manh nha. Cụ Phục Hy được tôn làm Chủ trưởng (Vua Cả) định đô, lập nước lấy tên là Cực Lạc (thôn Yên Sơn, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây nay là Hà Nội). Di vật trong lòng đất chùa Cực Lạc cổ phát hiện mặt tượng người Việt cổ bằng đất nung, trán cao, khuôn mặt vuông, mũi tẹt, phong độ bản lĩnh, tươi sáng. Đàn Nam Giao trước chùa Cực Lạc đang xây dựng lại. Cây đa và hang đá gắn với mộ cổ ở chùa Cực Lạc là di tích Địa Mẫu (huyền thoại Bà Nữ Oa đội đá vá trời). Tượng thờ Đế Thiên Phục Hy trong hang đá dưới gốc đa chùa Cực Lạc. Cụ Phục Hy theo đạo Sa môn giáo, được tôn đạo hiệu làVô Thượng Hư Không giáo chủ Đế Thiên Phục Hy. Nơi thờ cụ ở miếu Hy Sơn, giỗ cụ ngày 1 tháng Tư âm lịch. Hiện nay miếu không còn tên cũ, đã xây lại, đặt tên mới Miếu Thiên Cổ ở phía phải sân trước đỉnh đồi chùa Tây Phương. Chùa trong khu Hang động lớn Hoàng Xá- Quốc Oai- Sơn Tây có khu điện thờ Đế Viêm và các Anh linh của Viêm Bang. Tượng Đế Viêm- Phục Hy trong Hoàng Kim Tự (Chùa Vàng) tại Quốc Oai. Năm cụ Phục Hy 79 tuổi, có nạn Hồng Thủy. Khảo cổ học khẳng định, lúc này là cuối thời kỳ biển tiến. Nước lùi dần. Nước biển ở nước ta dâng cao bốn mét vào năm 3900 TCN. Ba mét vào năm 2950 và hai mét vào năm 2350 TCN. Người quản gia trẻ là Hiên Viên dấy binh làm phản, giết cụ Phục Hy, giết cả mười bốn người phụ tá, thu tài liệu nghiên cứu Thuyết phong thủy, Kinh Dịch Phục Hy và chiếm tài sản. Nhận thức của Trung Quốc và nhiều người Việt Nam về Phục Hy Đến nay, trong các tài liệu của Trung Quốc và ngay ở Việt Nam người ta vẫn cho rằng Phục Hy là nhân vật huyền thoại Trung Quốc cổ đại. Bách khoa toàn thư (Wikipedia) gần đây vẫn viết về Phục Hy như sau: Phục Hy theo tài liệu Trung Quốc, khoảng 2800 trước CN, là người đầu tiên trong ba vị vua huyền thoại của Trung Quốc cổ. Ông là nhân vật văn hóa được cho là người phát minh ra chữ viết, nghề đánh bắt cá vả bẫy thú. Kinh Dịch Phục Hy được cho là đã phát hiện cấu trúc Bát Quái từ các dấu trên lưng một con rùa… Hiện nay các nhà nghiên cứu Kinh Dịch đã thấu thị Đất Trời Tổ Tiên Việt tộc, khẳng định Kinh Dịch Phục Hy của người Việt phát minh, bị Trung Quốc cổ lấy cắp mang về biến tấu thành bói toán rất siêu. Nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên viết: “Kinh Dịch Phục Hy cuốn triết học kỳ diệu chưa từng thấy xưa nay”. Cái tên Kinh Dịch hoặc Hy Dịch là do người đời sau đặt. Lúc đầu cụ Phục Hy dùng thanh tre, thanh nứa để ghép các quẻ đơn từ Khôn, quay vòng đến Kiền. theo hai hướng. Hướng thứ nhất bên phải của Khôn ngược kim đồng hồ. Qua các quẻ Cấn, Khám, Tốn, Sát quẻ Kiền thỉ ngừng, nhảy vọt, sát quẻ Khôn từ bên trái, theo hướng thứ hai xuôi kim đồng hồ qua các quẻ Chấn, Ly, Đoài đến Kiền, đúng một vòng gọi là tám quẻ đơn. Mỗi quẻ có ba hào, theo hào âm, một vạch đứt, một vạch liền… Sau này nhà Chu sửa chữa Kinh Dịch Phục Hy làm đảo điên “râu ông nọ cắm cằm bà kia” từ tám quẻ bình thường thành tám quẻ quái quỷ. Tổ tiên ta tự coi loài người là trung tâm vũ trụ, lấy mặt trời, mặt trăng, và trái đất làm chính xoay quanh mình. Đó là vũ trụ lớn mênh mông, trông đó có vũ trụ hẹp nơi mình ở. Vũ trụ mà Kinh Dịch Phục Hy và các bậc trí giả Việt cổ, từng quan sát bầu trời, mặt đất để quy ra tám quẻ đơn. Đó là địa bàn cư trú của Việt tộc, từ dưới chân dãy Hy Mã Lạp Sơn ra Biển Đông của Thái Bình Dương, theo sông Dương Tử dài nhất thế giới, tính từ phía Nam Dương Tử”. Thế kỷ XV. Nguyễn Trãi gối đầu giường Kinh Dịch Phục Hy: “Song (cửa sổ) hoa mai điểm quyển Hy Kinh”. Nhiều học giả khẳng định Kinh Dịch- Di sản sáng tạo của người Việt cổ. Nhiều học giả đã vạch những biến báo của người Tàu về Kinh Dịch Phục Hy mà chúng tôi không đủ sức nêu ra trong bài viêt này. Thần Nông- Đế Thần- Con trai Phục Hy Thần Nông còn tên là Đế Khôi được dân suy tôn là Đế Thần. Thiếu thời Thần Nông được cha đẻ là Phục Hy dạy dỗ. Phục Hy mất. Thần Nông còn nhỏ, giúp việc hai vị phụ tá của cha là Lão Long Cát- Toại Nhân và Hữu Sào. Đế Khôi khôn lớn, trở về làng Sở, mời hội đồng các vua núi (Sơn Quân) đem quân đánh đuổi gian nô Hiên Viên, thừa kế sự nghiệp Tổ tiên, lên ngôi vua sáng, thi hành chính nhân, dân chúng kính yêu. Đất đai từ vùng Tây Phương trở xuống, lấy ngọn Phương Lĩnh, Trầm Đỉnh làm chính. Sau đến núi Linh Sơn, Tiên Lữ cùng dãy với ngọn Phong Châu làm thành một dải Viêm Đế. Đem đất chia cho dân nghèo. Thần Nông tiếp tục sự nghiệp của cha (Đế Thiên- Phục Hy) phát triển trồng lúa nước, chọn cây thuốc, chăn nuôi, trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa the, đào giếng nước sạch. Hiện nay vùng làng Sở thuộc Tiên Lữ, Tiên Phương, huyện Quốc Oai và Chương Mỹ- Hà Nội hiện nay, vẫn còn một số giếng nước cổ, truyền lại từ thời Thần Nông. Thần Nông bổ sung phát triển Kinh Dịch Phục Hy làm rõ quan niệm về Âm Dương. Cải cách chữ viết theo hình thắt gút kiểu con nòng nọc (chữ Khoa đẩu). Phát triển lịch phục vụ nghề nông được Phục Hy sáng lập. Trồng rộng rãi các loại cây làm thuốc. Trước đây nước ta đã lưu truyền cuốn sách Thần Nông Bản Thảo sau bị giặc Tàu tiêu hủy. Thần Nông mất, giỗ vào ngày Mồng một tháng sáu cũng là ngày dân ta coi là ngày lễ Thượng Điền vua quan, dân đều “xuống ruộng cấy lúa’. Một ngày lễ quan trọng của vụ mùa (xưa là vụ chính trong năm). Cũng có có nơi giỗ Thần Nông vào vào Mồng Mười tháng Mười lễ mừng cơm mới sau thu hoạch vụ mùa. Thần Nông được an táng tại khu vực núi Vô Vi, chùa Thổ Ngõa, phía trước cửa động của núi Trầm thuộc đất Sở Khê, Tiên Lữ, Phượng Châu, thuộc Chương Mỹ- Hà Nội ngày nay, mộ vẫn còn. Chứng tích Thần Nông ở Việt Nam Chứng tích khảo cổ, phả cổ xác định Thần Nông là Tổ tiên năm đời của Lạc Long Quân. Thần Nông là người thật, Tổ tiên của người Việt. Thần Nông là người đầu tiên đã dạy dân Việt nghề làm ruộng, chế ra cày, bừa. Thần Nông là người đầu tiên đặt ra Lễ Tịch Điền hằng năm. Lễ Thượng Điền tổ chức sau gặt hái. Hạ Điền tổ chức trước vụ gieo trồng. Hằng năm dân Việt có tục tế lễ rước vua Thần Nông tại triều đình và các đền miếu làng, cầu được mùa, nghề nông phát đạt. Trên các quyển lịch cổ hằng năm, người ta thường vẽ một mục đồng dắt một con trâu. Mục đồng biến ảo thần thánh, tức là vua Thần Nông, con trâu tượng trưng cho nghề nông. Hình mục đồng và con trâu thay đổi hằng năm tùy theo sự ước đoán của Khâm thiên giám vè mùa màng năm đó tốt hay xấu. Năm nào được coi là được mùa, Thần Nông có giày dép chỉnh tề. Năm nào mùa thu hoạch thấp kém, Thần Nông có vẻ như vội vàng, hấp tấp, nên chỉ đi giày một chân. Con trâu được đổi màu theo hành của một năm, nó có thể có màu của một trong năm màu vàng, đen, trắng, xanh, đỏ đúng với năm hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Nghi thức tế lễ Thần Nông thời nhà Nguyễn Lễ tế Thần Nông hằng năm thời Nguyễn cử hành vào ngày Lập Xuân còn gọi là lễ Tế Xuân. Theo chỉ dụ của vua Minh Mạng, sau tiết Đông chí, Khâm thiên giám lo sửa soạn tế lễ Thần Nông. Các quan cùng nhau họp để nặn trâu và tượng Thần Nông. Hai ngày trước ngày Lập Xuân, tại gần cửa Đông Ba (ngày nay là cửa chính Đông) các quan cho lập một cái Đài. Trâu và tượng Thần Nông được đưa tới lưu tại Phủ Thừa Thiên, để ngày hôm sau rước tới Đài. Khi đám rước đi qua cung vua, viên thái giám vào tâu để vua biết. Một viên quan đánh vào mông trâu có ý thôi thúc trâu phải làm việc. Tế lễ Thần Nông xong, tượng trâu và Thần Nông được mang chôn. Tại các tỉnh, các quan tỉnh cũng làm theo nghi lễ như vậy. Các dân tộc ở Việt Nam đều tế lễ Thần Nông theo cách riêng của họ. Tại sao người Trung Quốc ngộ nhận Thần Nông là một trong những ông vua thần thoại của họ? Một số nhà nghiên cứu hiện nay, dựa trên các dữ liệu về sử học, thần thọai học, ngôn ngữ học đã khẳng định Thần Nông là một vị thần có nguồn gốc từ phương Nam. Từ phía Nam sông Dương Tử trở xuống, đó là vùng cư trú của cư dân Bách Việt. Thần Nông được coi là ông Tổ của Bách Việt. Sau đó, các bộ tộc Bách Việt bị mất dần đất đai khu vực sông Dương Tử, người Trung Hoa thôn tính, sáp nhập chuyển Tinh hoa văn hóa Việt cổ thành của họ. Do ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc khá mạnh, người Việt cũng lầm tưởng Phục Hy, Thần Nông, Bà Nữ Oa… Kinh Dịch, thuyết Âm Dương Ngũ Hành… do người Trung Quốc sáng tạo, chúng ta chỉ học theo họ. Các dữ liệu khẳng định Thần Nông là ông Tổ của Bách Việt nay đã rõ ràng. Thần Nông tức là vị Thần Nông nghiệp. Vị Thần này thường được hình dung cưỡi trâu để đi lại. Vị Thần này gần gũi thân thương với đồng lúa nước, văn hóa lúa nước của người Việt. Con trâu gắn với người Việt cày trên ruộng lúa nước từ khai thiên lập địa. Trung Quốc không có văn minh lúa nước. Thần Nông còn có tên gọi khác là Viêm Đế (vua xứ nóng, vua phương Nam). Thần Nông được coi là vị Thần cai quản phương Nam (vùng đất Bách Việt). Ngày nay, khoa học khảo cổ và Tâm linh Việt Nam đã tìm được chứng tích Thần Nông là Nhân Thần, là một trong những liệt Tổ tài năng, có công lớn dạy dân Việt cổ trồng lúa nước, được tôn thành Thần Nông. Tên gọi Thần Nông thân thương gắn với nghề nông nghiệp Việt Nam. Đã phát hiện khu di tích, mộ của liệt Tổ Thần Nông và gia quyến Thần Nông tại huyện Chương Mỹ- Hà Nội ngày nay. Tại chùa Trầm huyện Chương Mỹ có tượng thờ Đế Thần tức vua Thần Nông. Điện thờ chính trong hang chùa Trầm có tượng Đế Thần, bệ thờ, bát hương bằng đá. Ở phía Nam chùa Cực Lạc có điện thờ vua Thần Nông. Hai con trai của Thần Nông là Đế Tiết và Đế Thừa. Đế Tiết còn gọi là Đế Tiết Vương con cả của Thần Nông dân gian gọi là Đức Thánh Cả. Đế Thừa còn gọi là Sở Minh Công (Đế Quý Công) con thứ của Thần Nông, thay Đế Tiết nối dõi Thần Nông. Dân gian gọi cụ là Đức Thánh Hai (Đức Thánh đệ nhị). Cụ đã thu phục được bảy mươi hai bộ lạc, sáp nhập thành chín bộ lạc gọi là Cửu Long Chân Chính. Tòa Thượng Cửu Long ở các chùa Việt Nam là biểu tượng thờ chín ông Tổ của dòng người Việt. Đế Thừa lập nước lấy tên là Xích Quỷ. Xã Quang Lâm- Thanh Oai- Hà Nội có các khu mộ và và nơi thờ Đức Thánh Cả, Đức Thánh Hai. Ba con trai của Đế Thừa là Nguyễn Minh Khiết- Đế Minh, Nguyễn Nghi Nhân- Đế Nghi và Nguyễn Long Cảnh. Nguyễn Nghi Nhân- Đế Nghi (con thứ) được cha Đế Thừa giao làm chủ Ô Châu, sinh ra dòng Sở Hùng Thông, cụ mất tại nước Sở. Đế Nghi làm vua phương Bắc sinh ra Đế Lai. Cụ Nguyễn Minh Khiết- Đế Minh là Thái Khương Công- Nguyễn Minh Khiết (con cả) bài vị thờ ở chùa Kim Liên- Hồ Tây, thay cha đứng đầu nước Xích Quỷ, dời nơi cụ Tổ Phục Hy (vùng làng Sở- Thạch Thất) về Khương Thượng- Hà Nội ngày nay. Cụ kết hôn cùng công chúa Đoan Trang (Đỗ Quý Thị). Tục truyền Đỗ Quý Thị là con gái cụ Long Đỗ (Thần Long Đỗ thờ tại Đền Bạch Mã- Hà Nội). Cụ Đỗ Quý Thị tu đạo Sa bà đạo hiệu Hương Vân Cái Bồ Tát, là đạo Mẫu đầu tiên của con cháu đất Việt. Theo Họ Đỗ Việt Nam hai cụ Đế Minh và Đỗ Quý Thị sinh ra Lộc Tục- Kinh Dương Vương, được tôn xưng là Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế. Lộc Tục lớn khỏe, văn võ song toàn, xin cha Đế Minh đi đánh Giặc Ma. Lộc Tục lên thuyền ra trận trên sông Trường Giang đổ về sông Dương Tử, chiến thắng trở về, Đế Minh truyền ngôi cho Lộc Tục. Phong Lộc Tục làm vua cai quản nước Xich Quỷ đất phương Nam từ bờ Nam sông Dương Tử trở xuống vùng biển Đông. Nước Xích Quỷ được xác định phía Bắc giáp Hồ Động Đình. Phía Đông giáp Biển Đông. Phía Tây giáp đất Ba Thục. Phía Nam giáp đất Hồ Tôn (Chiêm Thành). Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào năm 2879 TCN, lập kinh đô nước Xích Quỷ tại vùng núi Ngàn Hống, huyện Can Lộc- Nghệ Tĩnh, gọi là Kinh Đô Nghĩa Lĩnh. Dưới chân dãy Ngàn Hống, vợ Lộc Tục sinh con trai tuấn tú đặt tên là Sùng Lãm. Lớn lên Sùng Lãm được cha Kinh Dương Vương phong Hoàng Thái Tử, sau truyền ngôi kế vị phong là Lạc Long Quân. Kinh Dương Vương cùng dân Việt nước Xích Quỷ khai hoang mở nước. Sau đó Kinh Dương Vương chuyển kinh đô về đất Phong Châu vùng núi Nghĩa Lĩnh- Phú Thọ. Cây lúa Thần của Tổ Thần Nông được gieo cấy khắp các vùng đất Xích Quỷ, ôm trọn biển Đông. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ là cháu của Nguyễn Nghi Nhân con của Nguyễn Như Lai- Đế Lai ở Ô Châu. Sau này gia đình Lạc Long Quân- Âu Cơ được kể thành huyền thoại bọc trăm trứng. Lạc Long Quân phong người con trưởng thay mình, đổi tên nước Xích Quỷ thành Văn Lang xưng là Hùng Vương sinh ra mười tám đời Hùng Vương. Và Thời đại Hùng Vương đã trở nên rất gần gũi với người Việt Nam về Tổ tiên của mình. Đại Việt sử ký toàn thư Ngô Sỹ Liên ghi Kinh Dương Vương là con cháu Thần Nông. Vua là bậc thánh trí thông minh, cai trị phương Nam gọi là nước Xích Quỷ. Người Việt là con cháu Thần Nông Không còn nghi ngờ gì nữa. Ngày nay chúng ta đã tìm được hồn thiêng dấu tích của Tổ tiên Việt tộc với nền Văn minh lúa nước rực rỡ của thời kỳ Thần Nông. Thần Nông là con người thật được tôn làm Thần. Thần Nông sinh ra trong dòng máu Văn minh Việt cổ, nối dõi Tổ tiên mình, sáng tạo và phát triển Kinh Dịch Phục Hy, Thuyết Âm Dương Ngũ Hành, Thuần dưỡng cây lúa nước sáng tạo nghề nông nghiệp lúa nước, nuôi sống đời đời con cháu. Cháu bốn đời của Thần Nông, con cụ Tổ Nguyễn Minh Khiết là Lộc Tục- Kinh Dương Vương đã lập nước Xích Quỷ của Việt tộc khoảng năm nghìn năm nay, với biên giới rộng dài từ Nam sông Dương Tử xuống ôm lấy biển Đông là chuyện ghi trong sử sách, không thể cãi bàn. Mẹ Việt Nam đã sáng tạo Đạo Việt với Pháp danh Hương Vân Cái Bồ Tát khoảng năm nghìn năm nay vẫn truyền linh thiêng huyền diệu cho con cháu. Kẻ thù Bắc phương xâm lược lấy cắp và hủy diệt kho tàng Văn minh lúa nước vô giá, linh thiêng buổi bình minh của lịch sử. Chúng đã cướp mang về nước những sách quý, những tài sản trí tuệ cảu ông cha để lại. Chúng triệt phá “Đào tận gốc, trốc tận rễ” Tinh hoa trí tuệ của dân tộc Việt nhằm đồng hóa để dễ cai trị. Chúng tìm cách lung sục, vơ vét các di sản trong dân gian. Chúng đánh tráo, bôi nhọ, xuyên tạc, cố làm cho người Việt quên Tổ tiên của mình. Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn Cục Tuyên huấn Quân đội Nhân Dân Việt Nam (PhoBolsaTV.com) nói Lịch sử bốn nghìn năm, tính tử Nhà nước Văn Lang đến nay, dân Việt phải hứng chịu mười sáu cuộc chiến tranh giữ nước, trong đó mười bốn cuộc chống Trung Quốc. Mười bốn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, chúng đều thua thảm hại. Nhưng đau đớn cho dân Việt là chúng đã thu mang về nước quá nhiều di sản Tinh hoa Việt. Nhà Chu, nhà Tần đã đốt sách của dân Việt không tiếc tay, ăn cắp di sản trí tuệ của Việt tộc biến thành của mình. Hơn một nghìn năm Bắc thuộc (1038 năm) chúng đã cướp sạch di sản Văn hóa mang về nước, hoặc bắt dân ta thu nộp để chúng đốt. Năm 1406 bọn xâm lược nhà Minh bắt cha con Hồ Quý Ly cùng các tướng lĩnh triều Hồ, thu hết sách quý, triệt phá những di sản Văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc ta. Năm 1418, nhà Minh lại một lần nữa sai một số nhà Hán học sang nước ta chuyên trách việc truy lùng, tìm kiếm, vơ vét, tịch thu mọi sách quý của các Hiền nhân Đại Việt cùng các di sản Văn hóa khác, nhất là phả cổ, thư tịch cổ cất giấu trong dân gian, khiến dân ta phải tìm mọi cách giấu kín trong các đình, đền, miếu, mộ cổ, chôn trong lòng đất (không còn nhiều để giấu) hoặc tự hủy, không chịu để rơi vào tay giặc. Những trí thức tài năng đã biến phần lớn những di sản, dấu tích của các vị Tiền liệt Việt tộc thành Thần phả, huyền tích, huyền thoại để thờ cúng các Anh linh và truyền thông điệp của Tổ tiên cho con cháu muôn đời. Nhiều tài liệu quý, phả cổ, được biên soạn lại vào thời Hậu Lê, ngay khi Nguyễn Trãi cùng Lê Lợi và Dân ta đuổi giặc Minh cút về nước. Điều này giải thích vì sao các huyền thoại, huyền tích Việt Nam đều là chuyện thật, còn dấu tích của người thật. Và các Vị Thần Việt Nam, các Vị Thần Thăng Long đều là Nhân Thần, khác với các nhân vật Thần thoại do tưởng tượng của con người của các dân tộc khác trên thế giới. Dân ta coi đó là di chúc của Tổ tiên, là tài sản quý còn lại mà chúng ta cần dày công sưu tập, bảo tồn, giữ gìn, phát triển, ứng dụng trong đời sống hiện đại. Tâm linh Việt đời đời bất diệt. Cao Biền đã yểm triệt nhiều nơi trên đất cổ của Tổ tiên Thần Nông vùng Câu Lâu (Tây Phương, chùa Cực Lạc, chùa Trầm, chùa Thầy…) để triệt Tâm linh Tổ tiên Thần Nông, phải nhục nhã ôm đầu mà kêu “Vượng khí nước Nam không đời nào hết được”mà chuồn về Trung Quốc. Thế kỷ XXI. Tâm linh Tổ tiên Thần Nông rực rỡ hào quang trở về cùng con cháu Thần Nông. Chúng ta sử dụng những phương pháp nghiên cứu đa ngành theo Tâm linh và Khoa học hiện đại, để tiếp nhận di sản tri thức của Tổ tiên qua khảo cổ, cảm xạ học, ghi chép, xác định địa danh di tích, nghiên cứu đình, chùa, miếu, mồ mả, thành quách cổ, những phả cổ, thuần phong, mỹ tục, huyền thoại, huyền tích, cổ tích, truyện dân gian, các dòng tộc, làng xã… Những công trình khám phá mới trong vài ba chục năm gần đây của những tác giả người Việt trong, ngòai nước và các học giả phương Tây (Pháp, Mỹ, Trung Quốc…) đã nghiên cứu chuyên đề, tập trung vào các chuyên đề sâu. Chuyên đề Kinh Dịch Phục Hy Khẳng định Phục Hy là Tổ tiên Bách Việt. Phục Hy là con người thật, còn di tích, có địa chỉ cụ thể và sử sách cũ của tiền bối ghi lại. Kinh Dịch Phục Hy (Hy Dịch) là sáng tạo của người Việt do Tổ Phục Hy khai sáng. Là kết tinh trí tuệ siêu việt thể hiện vũ trụ quan, thế giới quan và nhân sinh quan của người Việt. Những mật mã, nguyên lý, những tiên tri về nhiều lĩnh vực mà khoa học hiện đại đến nay mới phát hiện ra hoặc còn tiếp tục tìm hiểu sự sáng tạo khoa học của nó ứng dụng vào thực tế khoa học hiện đại và đời sống xã hội. Chuyên đề Trống Đồng Từ những năm 20 thế kỷ XX đã xác định rõ người Bách Việt, vùng lãnh thổ Bách Việt là nơi sản sinh ra Trống Đồng. Nhiều học giả đi sâu khám phá mới về những kết tinh trí tuệ ở Trống Đồng Việt cổ đặc biệt là ý nghĩa hoa văn trên Trống Đồng cổ ẩn giấu những tiềm tàng những thông tin khoa học, triết lý về vũ trụ, về con người, ẩn giấu những mật mã về nguyên lý khoa học, những điều tiên tri của Tổ tiên (đã tìm thấy ở Kinh dịch Phục Hy) gửi lại cho đời sau. Chuyên đề Văn minh Nông nghiệp lúa nước Xác định Thần Nông là thế hẹ kế tiếp Phục Hy, người Bách Việt, sống ở đất Việt. Nền Văn minh lúa nước Việt Nam được coi là Trung Tâm lúa nước đầu tiên của loài người. Nền Văn minh đó khởi thủy từ Phục Hy, con trai Phục Hy là Thần Nông mở mang phát triển trong Thời kỳ Thần Nông. Đặc biệt thời Thần Nông, người Việt cổ đã phát triển vận chuyển trên sông, nước, bờ biển là cái nôi thủy sinh Việt tộc. Chuyên đề về Chữ viết của người Việt cổ Khẳng định người Việt cổ có chữ viết và giải mã hệ thống chữ Việt cổ. Những khám phá mới này khẳng định rõ dân tộc Việt Nam có dòng máu Việt tử cổ xưa, nguyên thủy, không bị hoàn toán đồng hóa bởi Trung Quốc. Bác bỏ xuyên tạc, ngộn nhận dân Việt có Tổ tiên là người Hán. Khẳng định Tổ tiên Việt tộc đã từng sáng tạo nên một nền Văn minh kỳ diệu, không phải dân tộc nào cũng có được. Song nền Văn minh đó đã bị đánh cắp, bị lãng quên. Nay chúng ta cùng các thế hệ con cháu ngẩng cao đầu đón nhận vầng hào quang của Tổ tiên để xây dựng và bảo vệ Đất Nước Việt Nam Rồng Tiên trường tồn. Hồ Gươm Thu 2011- 2013 *** Bài đọc thêm trong (Mai Thục- Việt Văn Mới) - Thông điệp Trống Đồng - Cây lúa nước và Văn minh Việt cổ - Biển Dông trong dòng sinh mệnh Việt tộc - Chữ Việt Cổ Thiếu úy Nguyễn Ngọc Lập Việt kiều tại Hoa Kỳ nói: 1038 năm nước Việt bị Trung Quốc xâm lược cai trị, văn hóa Tàu tràn ngập, vẫn không diệt nổi sức sống bất diệt Văn minh lúa nước trỗi dậy trong đân gian Việt Nam mọi thời đại. (Nguồn: http://hodovietnam.vn) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 5, 2014 Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động (1) Thiền sư Lê Mạnh Thát Ảnh: Ngọc Hải Thượng tọa Thích Trí Siêu là một nhà tu hành xuất gia từ bé, ông không chỉ là một thiền sư, mà còn là nhà khoa học có nhiều bằng tiến sĩ, thông thạo hơn 15 ngôn ngữ (Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Do Thái, Hy Lạp, Ả Rập, Tây Tạng, chữ Phạn, chữ Hán cổ...), ông còn là một người Việt Nam "nguyên chất" với tất cả lòng tự trọng tự hào về dân tộc mình, thể hiện một cách lạ lùng ngoạn mục ở tất cả các công trình khoa học của ông. Với những khám phá của ông, chúng ta có đủ tư liệu để dựng lại lịch sử vẻ vang của dân tộc ta từ hai ngàn năm trước... Là một nhà tu hành xuất gia từ bé, nhưng Thượng tọa Thích Trí Siêu (tức giáo sư tiến sĩ Lê Mạnh Thát) vẫn để tóc. Thú thật là quá tò mò về chuyện đó, tôi mạnh dạn hỏi ông vì sao như vậy. Ông cười phá lên, chỉ vào bức ảnh Đức Bồ đề Đạt Ma: "Ông ấy có cạo đầu đâu! Tôi còn thua ông ấy một bộ râu". Tôi ngộ ra rất nhiều điều trong tiếng cười của ông. Tôi đã gặp ông nhiều lần, trước hết là để viết bài về Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (VESAK) được tổ chức tại Việt Nam sắp tới mà ông là Chủ tịch Ủy ban quốc tế (IOC) đồng thời là Tổng thư ký Ủy ban điều phối quốc gia Đại lễ này. Tôi cũng đã đọc nhiều sách ông viết. Nhưng với trình độ nông cạn của tôi, hiểu về con người cùng sở học mênh mông vi diệu của vị cao tăng này thật không dễ chút nào. Ông không chỉ là một thiền sư, là nhà khoa học có nhiều bằng tiến sĩ, thông thạo hơn 15 ngôn ngữ (Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Do Thái, Hy Lạp, Ả Rập, Tây Tạng, chữ Phạn, chữ Hán cổ...), ông còn là một người Việt Nam "nguyên chất" với tất cả lòng tự trọng tự hào về dân tộc mình, thể hiện một cách lạ lùng ngoạn mục ở tất cả các công trình khoa học của ông. Trước khi nói về VESAK, tôi xin ghi lại một vài điều tâm đắc sau khi đọc, sau khi nghe ông nói và hỏi lại thật rõ những khám phá của ông về cội nguồn dân tộc, về nhiều sự thật của lịch sử nước nhà hàng ngàn năm bị che lấp hoặc bị hiểu sai lệch. "Ông Lê Quý Đôn mà cũng lôi thôi quá !" Xin chép ở đây hai bài thơ chữ Hán, theo tôi bài nào cũng hay đến "lạnh cả người": Nhị bát giai nhân thích tú trì Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly Khả liên vô hạn thương xuân ý Tận tại đình châm bất ngữ thì (Tạm dịch nghĩa: Người đẹp mười sáu tuổi nhẹ tay thêu trên gấm Dưới khóm hoa tử kinh con chim hoàng ly đang chuyền Thật đáng thương nỗi lòng vô hạn đối với mùa xuân Ngưng đọng nơi mũi kim, lặng lẽ không nói) Đó là bài Xuân nhật tức sự, được Lê Quý Đôn chép trong Kiến văn tiểu lục và ghi là của thiền sư Huyền Quang thời nhà Trần (1254-1334). Từ đó nhiều thế hệ học giả đã dẫn giải, bình luận, coi là một kiệt tác thi ca chữ Hán của Việt Nam. Trên tạp chí Văn học số 1-1984, lần đầu tiên giáo sư Lê Mạnh Thát đã đưa ra tài liệu chứng minh bài thơ trên không phải của thiền sư Huyền Quang mà của thiền sư Ảo Đường Trung Nhân (?-1203) thời nhà Tống bên Trung Quốc. Một bài khác: Nhạn quá trường không Ảnh trầm hàn thủy Nhạn vô di tích chi ý Thủy vô lưu ảnh chi tâm (Tạm dịch nghĩa: Chim nhạn bay dài qua không trung Ảnh chìm dưới dòng sông lạnh Nhạn không có ý để lại dấu tích Sông không có lòng lưu lại bóng hình) Bài thơ này cũng được Lê Quý Đôn chép trong Kiến văn tiểu lục, ghi là của Hương Hải thiền sư thời nhà Lê. Nhưng trong công trình nghiên cứu rất công phu về thiền sư Hương Hải (Toàn tập Minh Châu Hương Hải), giáo sư Lê Mạnh Thát cũng đã “trả" bài thơ này lại cho tác giả thật của nó là thiền sư Thiên Y Nghĩa Hoài bên Trung Quốc thời Tống. Nhưng không chỉ có vậy. Giáo sư Thát còn liệt kê trong số 59 bài thơ được coi là của thiền sư Hương Hải do học trò của thiền sư chép trong Hương Hải thiền sư ngữ lục, có đến 47 bài không phải của thiền sư. Từ đó, Lê Quý Đôn đã chép lại 43 bài trong Kiến văn tiểu lục, cả 43 bài đều của các thiền sư Trung Quốc. Ông đã chỉ rõ từng bài, là của ai, ở trong tài liệu nào, tờ số mấy. "Ông Lê Quý Đôn mà cũng lôi thôi quá!", ông cười cười nói với tôi. Là ông nói đùa thôi, chứ ông biết rõ Lê Quý Đôn là người rất cẩn trọng. Ông bảo sở dĩ có sai sót này là do Lê Quý Đôn chắc chắn không biết, tức không có dịp đọc các bộ chính sử thiền tông Trung Quốc. "Hơn nữa, Lê Quý Đôn, với tư cách là một Phật tử, có thể đã quá tin tưởng vào bản in Hương Hải thiền sư ngữ lục, nghĩ rằng các thơ kệ và ngữ lục trong đó là đúng của Minh Châu Hương Hải, vì chúng đã được môn đồ của vị thiền sư này cho khắc in, nên đã không tiến hành kiểm tra, tìm hiểu và so sánh", ông viết. Toàn tập Minh Châu Hương Hải là một trong rất nhiều công trình sử học của giáo sư Lê Mạnh Thát. Trong khi sưu tầm, đối chiếu, xác minh và giới thiệu những cống hiến quan trọng về lịch sử tư tưởng, văn học và Phật giáo Việt Nam của vị thiền sư lỗi lạc này, ông đồng thời đã cẩn trọng "trả lại cho người khác" những gì không phải của thiền sư, dù đó là những viên ngọc quý (như bài thơ nói trên). Đối với những nhân vật khác, ông cũng làm tương tự. Ông bảo những nhầm lẫn trong các công trình sử học kiểu đó không những không làm vinh dự thêm cho dân tộc mà còn rất tai hại, nó khiến cho người ta nghi ngờ chính những cống hiến quan trọng của các nhân vật lịch sử nước ta, đặc biệt khi các bậc thức giả nước ngoài tiếp cận những tài liệu này. Dẫn ra chi tiết nhỏ trên đây để thấy sự nghiêm cẩn trong nghiên cứu của giáo sư Lê Mạnh Thát. Nhưng ngoài sự nghiêm cẩn, ông còn có một lợi thế tự nhiên khó có học giả nào có được. Là một thiền sư, ông đã đọc hết những bộ kinh sách đồ sộ như Đại tạng kinh và Tục tạng kinh chữ Hán, ông đọc trước hết là "để thưởng thức". Chính vì vậy mà chẳng hạn như đối với trường hợp hai bài thơ nói trên, ông đã biết đến khi đọc bộ sử thiền tông Trung Quốc (trong Tục tạng kinh), nên khi nghiên cứu về Huyền Quang và Hương Hải ông đã phát hiện ngay sự nhầm lẫn. Lịch sử dân tộc bảo tồn trong kinh Phật Lục độ tập kinh là một tập kinh quan trọng trong Đại tạng kinh của Phật giáo thế giới. Tập kinh này được dịch ra chữ Hán vào thế kỷ thứ 2, truyền bản của nó đến ngày nay gồm 8 quyển, 91 truyện, trình bày sáu hạnh vượt bờ của Bồ tát gồm bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Các vị cao tăng đông tây kim cổ đều biết đến tập kinh này và từ lâu nó đã được dịch ra tiếng Pháp và tiếng Nhật. Lần đầu tiên sau gần hai ngàn năm lưu truyền của Lục Độ tập kinh, giáo sư Lê Mạnh Thát có những phát hiện cực kỳ quan trọng từ tập kinh này. Ông khẳng định tập kinh đó là của Việt Nam, nó được dịch ra chữ Hán từ một bản tiếng Việt chứ không phải từ bản tiếng Phạn; Tăng Khương Hội, người dịch bản kinh đó, người mà sử sách cổ Trung Quốc coi là "bậc thánh hiền", là một người Việt Nam (ít nhất là sinh ra, lớn lên, học hành, theo đạo Phật, hành đạo và trước tác đều tại Việt Nam). Bằng kiến thức uyên bác về lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ, ông đã truy tận gốc tất cả những tài liệu cổ xưa nhất có liên quan, tiến hành khảo sát, đối chiếu, giám định và đưa ra một loạt những kết luận với các chứng cứ không thể phản bác. Ông bảo tập kinh đó chứa đựng "một lượng bất bình thường" các tư tưởng, quan điểm và đạo lý mang sắc thái chính trị và lịch sử Việt Nam. Phát hiện đầu tiên là Lục độ tập kinh chứa đựng truyền thuyết khởi nguồn của dân tộc, đó là chuyện một trăm trứng. Điều này hết sức có ý nghĩa, là vì truyền thuyết đó được ghi vào sử sách bắt đầu từ bộ Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên. Truy lùi lại thì thấy chuyện này được chép trong Lĩnh Nam chích quái. Truy nữa thì "bó tay", không biết nó xuất phát từ đâu, chỉ thấy nó liên quan tới truyện Liễu Nghi đời... Đường bên Trung Quốc. Từ trước tới nay mọi bàn cãi đều tập trung vào việc chấp nhận hay không truyền thuyết đó, mà chấp nhận hay phủ nhận nó không phải là vấn đề của lịch sử. Dân tộc nào cũng có truyền thuyết khởi nguyên, mà đã là truyền thuyết thì ít nhiều đều mang yếu tố hoang đường, nhưng đó là hồn thiêng dân tộc. Với Lục độ tập kinh, chúng ta đã truy ra thời điểm khởi nguồn của hồn thiêng dân tộc của mình. Trong khi phát hiện truyền thuyết trăm trứng nằm trong Lục Độ tập kinh, giáo sư Lê Mạnh Thát còn khám phá một sự thật lịch sử thú vị liên quan đến An Dương Vương và Triệu Đà. Từ truyền thuyết trăm trứng nằm trong truyện 23 của Lục Độ tập kinh, ông đối chiếu với một dị bản bằng tiếng Phạn và lại phát hiện truyền thuyết An Dương Vương giống như câu chuyện về trận đánh quyết định trong anh hùng ca Mahàbhàrata giữa hai anh em Pandu và Duryodhana. Đối chiếu với tất cả những gì được ghi trong Sử Ký của Tư Mã Thiên và các tài liệu cổ sử khác của Trung Quốc, ông khẳng định truyền thuyết An Dương Vương đánh bại vua Hùng Vương thứ 18 rồi lập nên một triều đại (dưới ngòi bút của Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư) là không có thật, nó chẳng qua chỉ là một phiên bản của câu chuyện Mahàbhàrata từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam thời Hùng Vương mà thôi. Ông cũng tiếp tục đối chiếu sử sách và khẳng định không những không có chuyện Triệu Đà đánh An Dương Vương (vì làm gì có An Dương Vương mà đánh!) mà nước ta cũng không bao giờ bị Triệu Đà chiếm. Nước Nam Việt của Triệu Đà chưa bao giờ bao hàm nước ta trong đó cả. Có nghĩa là, cho đến năm 43 (sau dương lịch), trước khi cuộc chiến tranh vệ quốc của Hai Bà Trưng thất bại, nước ta vẫn là một nước độc lập. Đó là triều đại Hùng Vương, là nhà nước Hùng Vương. Nhà nước đó đã được xây dựng trên một nền văn hiến với điển chương riêng của nó, có luật pháp, có chữ viết, có lịch số, có âm nhạc, có văn học... Nhà nước đó, nền văn hiến đó hoàn toàn không do người Trung Quốc đến "khai hóa" mà có. Nó có đủ bản lĩnh, đủ sức mạnh để tiếp thu những gì là tinh hoa và để tự vệ trước âm mưu nô dịch của ngoại bang. Nó có đủ sự nổi trội để đóng góp vào nền văn minh chung của nhân loại mà Lục Độ tập kinh là một trong những dẫn chứng sống động. Với những khám phá của ông, chúng ta có đủ tài liệu để dựng lại lịch sử vẻ vang của dân tộc ta từ hai ngàn năm trước... (còn tiếp) Hoàng Hải Vân, TNO Đối chiếu với tất cả những gì được ghi trong Sử Ký của Tư Mã Thiên và các tài liệu cổ sử khác của Trung Quốc, ông khẳng định truyền thuyết An Dương Vương đánh bại vua Hùng Vương thứ 18 rồi lập nên một triều đại (dưới ngòi bút của Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư) là không có thật, nó chẳng qua chỉ là một phiên bản của câu chuyện Mahàbhàrata từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam thời Hùng Vương mà thôi. Ông cũng tiếp tục đối chiếu sử sách và khẳng định không những không có chuyện Triệu Đà đánh An Dương Vương (vì làm gì có An Dương Vương mà đánh!) mà nước ta cũng không bao giờ bị Triệu Đà chiếm. Nước Nam Việt của Triệu Đà chưa bao giờ bao hàm nước ta trong đó cả. Có nghĩa là, cho đến năm 43 (sau dương lịch), trước khi cuộc chiến tranh vệ quốc của Hai Bà Trưng thất bại, nước ta vẫn là một nước độc lập. Đó là triều đại Hùng Vương, là nhà nước Hùng Vương. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 5, 2014 Học giả Lê Mạnh Thát đưa ra một hệ thống gỉa thuyết - chủ yếu trên cơ sở lịch sử Phật giáo trong sự liên hệ với lịch sử Việt - với kết luận cuối cùng là "Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến". Nhưng không phải luận cứ nào của ông cũng vững chắc. Vì dụ như vấn đề Thục Phán An Dương Vương trên đây. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 5, 2014 Luận bàn về “phát hiện lịch sử chấn động” của ông Lê Mạnh Thát Nguyễn Hòa1. Cách đây 8 năm, dư luận đã một lần kinh ngạc khi thấy cuốn sách Huyền thoại hay sự thật cội nguồn cha Rồng mẹ Tiên của Võ Trọng Thái ra mắt tại NXB Văn hóa dân tộc. Dư luận kinh ngạc vì từ mấy nghiên cứu hết sức kỳ quái, Võ Trọng Thái đã đi tới một số kết luận hết sức kỳ quặc, như khẳng định kinh đô nước Xích Qủy là ở làng Vân Nội (xã Phú Lương, Thanh Oai, Hà Tây), xã Phú Lương cũng là nơi có lăng mộ các Vua Hùng; Hai Bà Trưng vốn thuộc dòng họ Lê Đĩnh (Thục Phán) nên Trưng Trắc tên thật là Lê Thị Hồng Hưng, Trưng Nhị tên thật là Lê Thị Hồng Hà (!)… Những tưởng cùng với thời gian, các sản phẩm “nghiên cứu” như của Võ Trọng Thái sẽ không còn đất dung thân trong sinh hoạt học thuật, vậy mà vừa qua, dư luận lại một lần nữa xôn xao về cuốn Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta của Lê Mạnh Thát - một cuốn sách mà tôi rất nghi ngờ về phẩm chất khoa học. Và điều đáng nói là, dù đã xuất bản từ năm 1972, gần đây là năm 2006, song Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta của Lê Mạnh Thát vẫn không một tiếng vang trong sinh hoạt khoa học, ấy rồi nó lại được chú ý sau khi bài Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động của Hoàng Hải Vân được đăng tải trên báo Thanh Niên.Theo tôi, việc cuốn sách của Lê Mạnh Thát không có tiếng vang trong sinh hoạt khoa học chỉ nên giải thích từ giá trị của nó, không nên cho rằng bạn đọc và giới nghiên cứu không có khả năng tiếp nhận hay lảng tránh “phát hiện” của ông. Hơn nữa, vấn đề còn là trước khi đồng tình hay bác bỏ, mỗi người cần tiếp nhận trực tiếp từ cuốn sách của Lê Mạnh Thát, chứ không chỉ tiếp nhận qua bài viết của Hoàng Hải Vân. Bởi dù thế nào thì “phát hiện” của Lê Mạnh Thát cũng đã đi qua “lăng kính” của Hoàng Hải Vân với tất cả niềm hứng khởi của tác giả này (?). Đáng tiếc là hầu như các ý kiến đã công bố để đánh giá “phát hiện” của Lê Mạnh Thát đều chủ yếu dựa trên bài viết của Hoàng Hải Vân và theo xét đoán của tôi, ngoài Trương Thái Du, có lẽ chưa có tác giả nào đã trực tiếp đọc Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta. Phải chăng vì thế, không tính đến một vài ý kiến ca ngợi, dù là ý kiến phản bác thì tác giả vẫn phải “gài” vào phát biểu của mình một số ngôn từ để thể hiện thái độ trân trọng (thận trọng?) và ý niệm “phát hiện” vẫn được trình bày như là muốn đảm bảo cho tinh thần khách quan. Bên cạnh đó, đọc các ý kiến, tôi nhận thấy hầu hết đều bị cuốn theo xu hướng tranh biện với những dẫn liệu sử học, văn học, Phật học do ông Lê Mạnh Thát đưa ra mà chưa chú ý tới một điều cực kỳ quan thiết là khi đánh giá một công trình nghiên cứu phải xem xét tiền đề khoa học của nó - tức là xem xét điểm xuất phát để từ đó tác giả tiến hành công trình. Nói cách khác, muốn khảo sát và đánh giá một công trình nghiên cứu, trước hết phải bắt đầu từ giả thuyết khoa học chứ không chỉ bắt đầu từ các kết luận mà nó đưa lại. Bởi, nếu giả thuyết chỉ là ý tưởng “giả khoa học” thì dẫn liệu dù phong phú đến đâu, tác giả dù thông thái, uyên thâm đến mức độ nào thì kết quả nghiên cứu của anh ta vẫn chỉ là một (các) hư cấu chủ quan, nếu không nói là vô nghĩa.Do không có trong tay bản in cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tập 1) của Lê Mạnh Thát, tôi đành bằng lòng với việc đọc cuốn sách này qua bản điện tử của website quangduc.com (1). Đọc Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát, đối chiếu với Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta rất dễ nhận ra Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta chỉ là “dị bản”, chính xác hơn chỉ là bản “thu nhỏ” những nội dung tương tự đã được trình bày trong Lịch sử Phật giáo Việt Nam. Các ý tưởng, tài liệu Lê Mạnh Thát sử dụng trong Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc tađều có mặt trong Lịch sử Phật giáo Việt Nam. Tình huống ấy làm cho tôi muốn đặt câu hỏi: Dù Lê Mạnh Thát đã cố gắng trình bày trong hai cuốn sách khác nhau về cùng một vấn đề nhưng vẫn không được chú ý, và Hoàng Hải Vân đã “có công lao” làm cho các ý tưởng của Lê Mạnh Thát trở thành tâm điểm của dư luận trong thời gian gần đây? Về phần mình, tuy đã đọc Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát, song để bài viết này tập trung vào vấn đề muốn đề cập, nên tôi chỉ bàn tới Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta, bài báo của Hoàng Hải Vân cùng một hai ý kiến có liên quan. Hy vọng vào một ngày đẹp trời nào đó, tôi sẽ trở lại với Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát để phân tích kỹ hơn các lập luận ông đã trình bày.2. Dựa trên các tiền đề sách vở do ông “phát hiện”, gồm: truyền thuyết trăm trứng liên quan tới Lạc Long Quân - Âu Cơ từng được ghi lại trong Lục độ tập kinh - một bộ kinh Phật; truyền thuyết về An Dương Vương chỉ là dị bản mô phỏng trận đánh giữa anh em Pandu và Duryodhana đã được kể lại trongMahabharata - một sử thi Ấn Độ, Lê Mạnh Thát đã triển khai suy luận và truy lùng văn bản vừa để chứng minh, vừa để đưa ra các kết luận đại loại như: văn bản Lục độ tập kinh mà Khương Tăng Hội sử dụng để dịch sang tiếng Hán vốn là bản tiếng Việt chứ không phải một bản tiếng Phạn; Triệu Đà chưa từng xâm lược Việt Nam nên thời đại của An Dương Vương chỉ là hư cấu lịch sử; triều đại Hùng Vương kéo dài tới năm 43 sau công nguyên, triều đại này rất phát triển, có chữ viết riêng, có luật pháp riêng, và sự nghiệp của Hai Bà Trưng là vương triều cuối cùng của triều đại Hùng Vương chứ không phải là một cuộc khởi nghĩa…Vậy là từ một hai chi tiết, Lê Mạnh Thát đã phóng đại chúng lên làm mẫu nghiên cứu theo kiểu “chọn giầy”, rồi chứng minh theo lối “gọt chân”, cái gì phù hợp với suy đoán thì ông OK, cái gì không phù hợp với suy đoán thì ông gạt phắt ra ngoài hoặc chụp cho cái mũ… “không đáng tin cậy”! Theo tôi, đây chính là điều cần phê phán nhất trong “nghiên cứu” của Lê Mạnh Thát, bởi từ một chi tiết có vai trò dẫn truyện trong Lục độ tập kinh, ông không chỉ suy đoán, mà còn dựa vào đó để đưa ra một loạt khẳng định với tâm thế rất tự tin. Thiển nghĩ, hoặc là Lê Mạnh Thát không nắm được các nguyên tắc của nghiên cứu khoa học, hoặc là ông có điều bất thường về tư duy, hoặc là mấy nghìn năm nay Phật giới Việt Nam và Trung Hoa đã “vô minh” đến mức tin tưởng, chấp nhận, rồi đề cao một tập kinh Phật mà trong đó “chứa đựng “một lượng bất bình thường” các tư tưởng, quan điểm và đạo lý mang sắc thái chính trị và lịch sử Việt Nam”(2).Theo xét đoán của ông Lê Mạnh Thát: “không phải Khương Tăng Hội đã viết Lục độ tập kinh, mà do Hội đã dịch nó theo một bản tiếng Việt” (3) và “Khương Tăng Hội, khi tiến hành phiên dịch Lục độ tập kinh tiếng Trung Quốc, đã chịu không những tác động của tiếng mẹ đẻ, mà còn chịu tác động trực tiếp của nguyên bản Lục độ tập kinh tiếng Việt…” (4), thì ngược về thời gian và hoàn cảnh lịch sử để truy nguyên văn bản, sẽ xuất hiện ba khả năng trực tiếp liên quan tới kết luận của ông mà tôi đồ rằng, dẫu Lê Mạnh Thát có “ba đầu sáu tay” cũng không thể giải quyết được:- Một: Nếu bản Lục độ tập kinh bằng tiếng Việt mà Khương Tăng Hội sử dụng vốn được dịch từ một bản tiếng Phạn thì phải chăng mấy nghìn năm trước ở bên Ấn Độ xa xôi lại có người tỷ mẩn ghi chép giúp tổ tiên chúng ta một cuốn lịch sử về nguồn gốc dân tộc bằng tiếng Phạn, rồi ai đó đã dịch từ bản tiếng Phạn sang tiếng Việt, và Khương Tăng Hội dựa vào bản tiếng Việt này để dịch sang tiếng Hán hay sao? Vì sự lòng vòng ấy chưa từng thấy có tiền lệ, nên tôi đặt câu hỏi và xin trả lời luôn: đây là điều bất khả. Không chỉ về khoảng cách địa lý, mà cả về các quan hệ kinh tế - văn hóa, liệu cách đây hơn 2000 năm, giữa Việt Nam và Ấn Độ đã có quan hệ văn hóa mật thiết đến mức một sự kiện quan trọng như trên lại có thể xảy ra, và liệu Lê Mạnh Thát có thể chứng minh? Nếu không chứng minh được, “phát hiện” của ông, rốt cục sẽ chỉ là sự võ đoán tùy tiện, không thể hiện diện trong nghiên cứu khoa học.- Hai: Nếu tình huống trên không xảy ra thì chẳng lẽ khi dịch Lục độ tập kinh sang tiếng Hán từ một bản tiếng Việt nào đó, Khương Tăng Hội đã tranh thủ thêm thắt một số ghi chép về lịch sử dân tộc Việt Nam, để rồi bao nhiêu đời cao tăng, học giả Việt Nam và Trung Quốc mấy nghìn năm qua đã không phát hiện ra? Đây là vấn đề Lê Mạnh Thát cần lý giải, một câu hỏi Lê Mạnh Thát cần trả lời nếu ông muốn chứng minh “phát hiện” của ông là chính xác. Xin nói luôn đây cũng là một điều bất khả, vì một cuốn kinh sách và lịch sử của một dân tộc có thể có mối liên hệ nào đó, song không thể đồng nhất, vì sự ra đời của kinh sách trước hết, không phải là để viết lịch sử.- Ba: Như là hệ quả của vấn đề thứ hai tôi đưa ra ở trên, nếu bản gốc Lục độ tập kinh do người Việt viết bằng chữ của người Việt thì chí ít Lê Mạnh Thát cũng phải minh định được chữ viết của người Việt vào thời đó ra sao, phải chứng minh được rằng trước và sau công nguyên Phật giáo Việt Nam đã rất phát triển, vì phải đạt tới một trình độ nào đó, các cao tăng Việt Nam mới có thể viết được kinh sách. Và nếu đó là sự thật thì các cao tăng Việt Nam xưa kia xứng đáng phải được lưu danh vào lịch sử Phật giáo, bởi họ đã viết được một tập kinh trứ danh đến mức Phật giáo phải đưa vào Đại tạng tập kinh, vậy mà đến nay tên tuổi của họ vẫn vắng bóng, chẳng lẽ Phật giới Việt Nam và Trung Quốc đã vội lãng quên họ? Tôi đặt ra khả năng thứ ba nhằm hài hước hóa vấn đề, nên không đề nghị Lê Mạnh Thát trả lời. Bởi riêng chuyện gán cho Lục độ tập kinh có quan hệ với lịch sử Việt Nam thôi, cũng đã là một điều kỳ dị không nên bắt bẻ.Tôi tin là các câu hỏi về nguồn gốc văn bản tôi đặt ra trên đây hoàn toàn không có mặt trong thao tác nghiên cứu của ông Lê Mạnh Thát khi euréka ra các “phát hiện lịch sử chấn động”. Và dưới đây, tôi sẽ chứng minh ông đã sai lầm như thế nào.3. Đọc câu chuyện trong Lục độ tập kinh (3 ĐTK 251 tờ 14a26-c18) do Lê Mạnh Thát dẫn lại, dù không phải là người làm công việc nghiên cứu Phật học, tôi cũng nhận ra đó là một dẫn dụ về “đốn ngộ” mà cái bọc trăm trứng có vai trò dựng truyện. Ấy là sau khi một trăm người con sinh ra từ một trăm quả trứng kéo quân về đánh chiếm kinh thành của vua cha mà họ không biết đó là vua cha, bà mẹ của họ đứng trên chòi nói với những đứa con của bà: “Rằng đại nghịch tội đó, gồm có ba: Không xa bọn tà, chuốc tội đời sau, đấy là tội thứ nhất. Sinh ra mà không biết cha mẹ, lại đi ngược lại hiếu hạnh, đấy là tội thứ hai. Ỷ sức mà giết cha mẹ, làm hại Tam bảo, đấy là tội thứ ba. Giữ ba điều đại nghịch ấy, ác không lấy gì che được. Chúng mày hãy hả miệng thì chứng cứ hiện ngay”. Bà mẹ liền lấy vú mình ra, trời khiến nó bắn sữa khắp cả miệng một trăm đứa con. Cảm thấy sự tinh thành, chúng uống sữa, lòng buồn, nên đồng thanh nói: “Đây là cha mẹ ta”. Nước mắt chảy lan cả hai má, chúng chắp tay đi tới, cúi đầu hối lỗi…” (5). Giọt sữa của bà mẹ đã đưa các con bà ra khỏi chốn “vô minh”, giúp họ tỉnh ngộ, nhận ra điều trái với đạo hiếu không được làm. So sánh chuyện này với truyền thuyết về Lạc Long Quân - Âu Cơ thì ngoài cái bọc trăm trứng, giữa chúng không có bất cứ liên hệ nào. Một bên là minh chứng cho khả năng “đốn ngộ”, một bên là truyền thuyết về nòi giống và quá trình xây dựng cộng đồng, mở mang bờ cõi, tính mục đích hoàn toàn khác nhau. “Vớ” được sự gần gũi trong chi tiết một trăm quả trứng nở ra một trăm chàng trai, Lê Mạnh Thát vội vàng quả quyết: “Và chính đây là chi tiết mà nó giúp ta xác định thời gian xuất hiện và nguồn gốc khai sinh truyền thuyết về lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta” (6) thì ông đã lộ ra điểm yếu cốt tử mà tôi sẽ chứng minh tiếp ở phần sau. Ở đây chỉ xin nói rằng, chỉ vì câu chuyện trong Lục độ tập kinh và truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ cùng đề cập tới cái bọc trăm trứng mà đã vội coi cái này chính là nguyên gốc của cái kia thì trí tưởng tượng đúng là… “hơi bị phi phàm”. Cứ xét đoán khơi khơi như Lê Mạnh Thát thì trên đời này sẽ có vô khối chuyện khôi hài!Tương tự như thế, việc Lê Mạnh Thát tìm ra mối liên hệ giữa Mahabharata với truyền thuyết An Dương Vương theo tôi cũng là khảo chứng tư biện, nếu không nói ông đã tùy tiện xác lập một quan hệ. Tôi lại tự hỏi: liệu Lê Mạnh Thát có thể chứng minh quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đã mật thiết từ đầu công nguyên hay không? Vì để một tác phẩm thấm đẫm tinh thần Ấn Độ giáo, được coi là Đại bách khoa toàn thư về văn hóa truyền thống, về các truyền thuyết và thể chế chính trị - xã hội của Ấn Độ cổ xưa như sử thi Mahabharata có thể thấm sâu vào đời sống tinh thần của người Việt Nam, để người Việt Nam có thể vay mượn từ đó một câu chuyện rồi xây dựng nên một truyền thuyết, hẳn là Mahabharata phải được du nhập, được dịch và được phổ biến ngay từ trước hoặc sau công nguyên. Cũng là điều lạ lùng, trongMahabharata có bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu truyền thuyết mà tại sao người Việt không vay mượn một cách phổ biến, mà chỉ nhè vào chuyện Duryodhana để xây dựng truyền thuyết An Dương Vương, liệu Lê Mạnh Thát có thể giải thích được không. Cũng xin lưu ý, Mahabharata không chỉ là một sử thi, nó còn quan hệ mật thiết với Ấn Độ giáo, vì trong đó chứa đựng Bhagavad Gita (một kinh văn quan trọng của Ấn Độ giáo), nếu ông cho rằng Mahabharata đã có mặt trên dưới 2000 năm ở Việt Nam, ông có thể lý giải tại sao trong văn hóa Việt Nam cả nghìn năm nay, yếu tố Ấn Độ giáo lại rất mờ nhạt? Hỏi thì hỏi vậy, chứ thật tình tôi cũng tin đây là tình huống bất khả. Với cái nhìn phổ quát và thấu đáo, người sáng suốt sẽ không bao giờ chăm chăm dựa vào một chi tiết giống nhau “An Dương Vương cưỡi con tê sống vằn vào nước chạy, nước vì thế rẽ ra” (7) với chi tiết “Với kiếm chùy trong tay, đấng ấy (Duryodhana - NH) đã nhanh bỏ chiến trường và đi vào một cái hồ, sau khi làm cho nước rẽ ra nhờ vào huyễn thuật của mình” (8) để quả quyết: “Việc Duryodhana có thể làm cho nước rẽ ra để ông đi vào này đương nhiên ám chỉ một cách khá chắc chắn nguồn gốc đi vào nước của An Dương Vương” (9). Nhưng biết làm sao được, khi mà ông Lê Mạnh Thát dường như đã định hình phong cách suy đoán tư biện rồi kết luận khơi khơi trong thực hành “nghiên cứu”! Tóm lại, khi nghiên cứu một vấn đề lịch sử nào đó, bao giờ người ta cũng cần tới các chứng cứ lịch sử (trong đó, ngoài các văn bản xác thực đã được truy nguyên đến rốt ráo, còn có các bằng chứng khảo cổ…), vì thế người nghiên cứu không thể nuôi dưỡng vấn đề bằng trí tưởng tượng. Mặt khác, thao tác lấy chi tiết thay cho toàn thể, lấy cá biệt thay cho phổ biến… là thao tác hết sức nguy hiểm trong nghiên cứu, vì sẽ đẩy người ta đến các ngộ nhận làm nhiễu loạn sinh hoạt khoa học, tạo ra hiện trường giả làm rối trí người đọc. Vì thế tôi cho rằng, hai tiền đề giúp Lê Mạnh Thát “nghiên cứu” đích thực là hai giả tiền đề,phi thực tế. Nên tôi tin các câu hỏi tôi đặt ra ở trên là các câu hỏi Lê Mạnh Thát không thể trả lời, đó là lý do để tôi kết luận “phát hiện” của ông chỉ là kết quả của sự võ đoán.4. Sai lầm cơ bản của ông Lê Mạnh Thát khi đưa ra “phát hiện” của mình, theo tôi có nguồn gốc từ việc ông không cần quan tâm (hay bất chấp?) một trong các đặc điểm quan trọng của văn hóa dân gian là tính phổ biến của nhiều mô-tip văn chương trong văn hóa dân gian của các cộng đồng, cùng như quá trình “dân gian hóa” một số truyền thuyết vốn được trình bày trong kinh sách của các tôn giáo. Văn hóa dân gian của các cộng đồng có thể nảy sinh sớm - muộn khác nhau, các cộng đồng có thể rất xa nhau về địa lý, chưa bao giờ tiếp xúc, không có bất kỳ một mối liên hệ nào, thì trong hoàn cảnh tương tự của quá trình phát sinh và phát triển nhận thức, các cộng đồng đã nảy sinh các ý tưởng rất gần gũi nhau để đáp ứng nhu cầu giải thích về thế giới, xã hội, con người. Như huyền thoại về quả bầu chẳng hạn, theo thống kê của GS Đặng Nghiêm Vạn (10), ở Đông Nam Á, trong số 95 dị bản về hồng thủy, có tới 65 dị bản liên quan tới quả bầu với ý nghĩa là phương tiện cứu giúp con người khỏi họa diệt chủng. Sự gần gũi về nhận thức, sự gần gũi khi suy tư về thế giới - xã hội - con người, sự giao lưu văn hóa trong điều kiện cụ thể… đã đưa tới sự ra đời các mô-tip văn chương dân gian, điều đó làm cho việc truy nguyên một “mẫu gốc” là bất khả. Tỷ như chúng ta thấy mô-tip quan hệ dì ghẻ - con chồng xuất hiện trong văn chương dân gian của nhiều cộng đồng khác nhau, như: Tấm cám của người Việt, Cô bé lọ lem của người Đức, Cô chị - Cô em (Ý Ưởi - Ý Nọng) của người Thái, Nàng Chăn Tha của người Lào… (Ngay ở thời hiện đại, một sự kiện như vậy vẫn có thể xảy ra, như sự giống nhau đến kỳ lạ giữa tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng với tiểu thuyết Đường công danh của Nikôđem Đizma của Tadeusz Dolega Mostowicz - nhà văn người Ba Lan). Không nắm được đặc điểm này, Lê Mạnh Thát mới đi làm cái việc “vơ” câu chuyện trăm trứng về cho người Việt Nam, dẫu rằng khi khảo sát, chính ông cũng đã thấy mô-tip người sinh ra từ trứng, người sinh ra từ bọc thịt là khá phổ biến!Để hợp thức hóa những suy biện chủ quan của mình trong xử lý tài liệu, ông Lê Mạnh Thát khẳng định xanh rờn: “chúng ta không còn bàn cãi một cách tùy tiện không có cơ sở về nền văn học “dân gian” chung chung phi thời gian, phi lịch sử” (11). Như vậy theo Lê Mạnh Thát, mọi sản phẩm văn hóa dân gian đều có thể “cụ thể hóa”, đều có thể truy nguyên thời gian lịch sử chăng? Mong sao vào một ngày rảnh rỗi nào đó, Lê Mạnh Thát sẽ truy nguyên toàn bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam do cụ Nguyễn Đổng Chi sưu tầm, đặng giúp một người đọc ngu ngơ như tôi nắm bắt được thời gian ra đời của từng truyện một cách thật cụ thể nhỉ! Rồi nữa, bằng vào marketing của Hoàng Hải Vân, thì Lê Mạnh Thát công bố ông đã tìm thấy trong Đại tạng kinh sáu lá thư trao đổi giữa pháp sư Đạo Cao và pháp sư Pháp Minh với một “sứ quân” Giao Châu tên là Lý Miễu. Truy lùng tài liệu từ Trung Quốc, Việt Nam sang Triều Tiên và Nhật Bản, thậm chí lùng sục trong tàng thư các nước Anh, Pháp, Liên Xô mà không tìm thấy nhân vật nào có tên là Đạo Cao, cuối cùng Lê Mạnh Thát kết luận… Đạo Cao là người Việt Nam. Tương tự như thế với “sứ quân” Lý Miễu, do không tìm được văn bản nào đề cập tới nhân vật này, rút cục Lê Mạnh Thát cũng đi tới kết luận… “Lý Miễu chính là một vị vua của Việt Nam”! Vấn đề này trong Lịch sử Phật giáo Việt Nam được Lê Mạnh Thát trình bày khá dài dòng và rối rắm, để thuận tiện theo dõi, xin được dẫn lại theo Hoàng Hải Vân, song tôi vẫn muốn dẫn ra một đoạn từ Lịch sử Phật giáo Việt Nam để bạn đọc được bổ sung thêm tài liệu về cách thức suy đoán của Lê Mạnh Thát. Chẳng là, để chứng minh Lý Miễu đích thị là một ông vua của Việt Nam, sau khi đặt ra hai giả thuyết và tự bác bỏ, Lê Mạnh Thát đưa ra giả thuyết thứ ba và biện luận: “đấy là giả thiết sự thêm thắt của Tăng Hựu hay một người có ý thức chính trị Trung Quốc nào đó, và nó có thể xảy ra như sau. Từ nguyên ủy những lá thư của Đạo Cao và Pháp minh rất có thể chỉ xưng Lý Miễu như “quân” hay “quân vương”. Đến khi chúng lọt vào tay những người Trung Quốc, họ liền thên vào chữ “sứ” trước chữ “quân” và lặt chữ “vương” đi, đưa đến sự xuất hiện cái anh hiệu “sứ quân”, trong khi lá thư vẫn tiếp tục nói đến chuyện “cư đại bảo chi địa” và “thổ ác dư hà” của Lý Miễu. Nói cách thứ ba này là tương đối thoả mãn nhất, bởi vì nó không cho phép hiểu câu “cư đại bảo chi địa” và tình hình chính trị nước ta ở thế kỷ V một cách dễ dàng, mà còn để lộ ra một phần nào thái độ chính trị và cảm thức chính trị của dân ta trong thế kỷ ấy. Đấy là tiếp tục gọi lãnh tụ của mình là thiên tử, dù ông chỉ là thứ sử hay thái thú trong các sử sách Trung Quốc, và từ đó để lộ thêm nguồn gốc Việt Nam của những lá thư” (12). Xét đoán như thế xong, Lê Mạnh Thát dùng phép loại suy để đi đến kết luận 6 bức thư qua lại giữa Đạo Cao và Pháp Minh với Lý Miễu được viết vào “khoảng năm 435”. Rồi từ đó suy đoán tiếp: vào khoảng năm 435 mà nước Việt Nam vẫn có một ông vua thì cũng có nghĩa là không có thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất. Ô hay, chẳng nhẽ mọi sự lại đơn giản đến như vậy hay sao?5. Lại nhớ trên Tạp chí Văn học (số 5 năm 2002), PGS TS Nguyễn Hữu Sơn đã công bố bài viết có nhan đề Mấy vấn đề đặt ra từ Nghiên cứu về “Thiền uyển tập anh”, bài viết có nội dung giới thiệu cuốn sách Nghiên cứu về Thiền uyển Thiền uyển tập anh của Lê Mạnh Thát. Đọc bài này tôi nhận ra, dù trân trọng nghiên cứu của ông Lê Mạnh Thát về Thiền uyển tập anh, dù dành cho công trình một số nhận xét ưu ái, nhưng hẳn là PGS TS Nguyễn Hữu Sơn cũng đặng chẳng đừng khi phải sòng phẳng nhận xét về các suy biện chủ quan mà Lê Mạnh Thát thể hiện trong công trình:- “Ở đây, theo chúng tôi, trong tình hình chưa thể truy tìm được văn bản nguồn gốc thì tất cả những lập luận, suy luận, suy diễn, nói khác đi, nếu không đi nữa, dẫu sao (chữ dùng của LMT)... trước sau cũng mới chỉ là những đoán định đặt trong chiều hướng, xu thế, khả năng, đòi hỏi cần được tìm hiểu thêm”.- “Tuy nhiên, với trường hợp “truyền bản đời Lê sơ”, trên cơ sở cứ liệu việc biên soạn lại Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái, tác giả đi đến kết luận: “Điều này chứng tỏ Thiền uyển tập anh lưu truyền khá phổ biến vào đời Lê sơ, tức khoảng trong những năm 1448 - 1466...” (tr.32), song thực chất cũng chỉ là kết luận ngoại suy. Nó chỉ chứng tỏ kiến văn uyên bác và khả năng suy tưởng sâu sắc nơi người viết, nhưng do điều kiện tư liệu và bản thân tính phức tạp của đối tượng nghiên cứu qui định nên các kết luận trên vẫn chỉ là ngoại suy (tất nhiên là ngoại suy của một học giả trình độ bậc thầy), chứ chưa phải đã đưa lại kết quả học thuật minh chứng hiển nhiên”.- “Để đi tới những kết luận giả định này, người viết đã vận dụng vốn kiến thức vô cùng sâu rộng, từ đó góp phần khơi mở những định hướng nghiên cứu mới mẻ (đơn cử như việc đề xuất việc khảo sát thực địa xã Nguyệt Áng - nơi có tháp Kim Sơn - vốn thuộc tổng Phù Lưu, huyện An Lão, phủ Kim Môn, tỉnh Hải Dương cũ). Có điều, những suy đoán dù thông tuệ chặt chẽ bao nhiêu cũng đành dừng lại ở mức độ có khả năng, chưa thể là kết luận cuối cùng”…Xem ra nhận xét của Nguyễn Hữu Sơn đối với cung cách làm việc của Lê Mạnh Thát trongNghiên cứu về Thiền uyển tập anh cũng không khác với nhận xét của tôi về cung cách làm việc của Lê Mạnh Thát trong Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta. Đọc cuốn sách, có thể tiếp cận với vô số suy đoán kỳ khôi, vô số biện giải kỳ tài. Tỷ như, để hoàn chỉnh kết luận của ông rằng truyền thuyết An Dương Vương chỉ là vay mượn từ Mahabharata, từ góc độ ngôn ngữ, Lê Mạnh Thát giải thích nguồn gốc tên gọi Thục Phán như sau: “Chữ Pandu này, nếu cứ vào thông lệ phát âm của người nước ta, có thể phát thành “phan thu”… Cái tên Phán của con vua Thục chắc chắn đã phải là phiên âm chữ Pandu, tên người cha của Yudhisthira” (13)! Hay Lê Mạnh Thát coi Cao Lỗ - tương truyền là người giúp An Dương Vương làm ra “nỏ thần”, chính là nhân vật Krsna trong sử thi Mahabharata, và ông diễn giải: “Tiếng Phạn viết nó như Krsna, mà nếu phát âm, sẽ đọc như Kà rớt sờ na. Chỉ cần nhìn phát âm ấy, ta tất có thể thấy tên Cao Lỗ đã xuất phát từ đâu. Nó chắc hẳn là phiên âm hai ngữ phận đầu Krsna của người nước ta” (14), tức là Kà rớt được đọc thành Cao Lỗ! Suy đoán theo lối của Lê Mạnh Thát thì có khác gì bảo rằng tên nhân vật thống lý Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ chính là do Tô Hoài đã vay mượn từ tên gọi của thành phố Pápa tận bên Hungari; hay Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Nguyễn Tuân đến… Nguyễn Hòa - kẻ viết bài này, là có cùng một trực hệ! Từ giả thuyết đến chứng minh, cuối cùng rút ra kết luận có giá trị về lý luận và thực tiễn, đó là tiến trình mang tính nguyên tắc đòi hỏi mọi người nghiên cứu phải luôn luôn tuân thủ. Lê Mạnh Thát cũng đi theo tiến trình này, song đó là một tiến trình hư vô vì ông đã đi từ giả thuyết hời hợt đến khảo chứng theo lối tư biện, chủ quan và kết luận một cách cực đoan. Tuy nhiên, việc Lê Mạnh Thát huy động một lượng tri thức phong phú từ nhiều nguồn khác nhau vào công trình đi kèm với những lời xác quyết như phát ngôn của một học giả có thẩm quyền đã che lấp điểm yếu cốt tử trong “nghiên cứu” của ông, và làm cho một số người như bị choáng ngợp khi tiếp xúc với một lượng tri thức rối rắm nhưng đem lại cảm giác về sự thông tuệ, uyên bác, công phu!6. Với sự phát triển của trình độ nhận thức khoa học, của khả năng khám phá, của các phương tiện hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu… con người đã có được, cho đến nay, nhiều bí ẩn lịch sử đã được “giải mã”, giúp chúng ta có thêm cái nhìn mới về lịch sử. Song điều đó lại đặt công việc nghiên cứu trước những đòi hỏi khắt khe hơn, làm cho việc phát hiện ra cái mới trở thành một thách thức không dễ vượt qua nếu người nghiên cứu thiếu vắng năng lực khoa học, không có khả năng nắm bắt và sử dụng các phương pháp nghiên cứu, không có nhãn quan khoa học sáng suốt, không xuất phát từ các tiền đề khoa học đúng đắn… Có thể trong Lê Mạnh Thát luôn thường trực một tình yêu dân tộc, nhưng dù tình yêu ấy tràn đầy đến thế nào thì ông mới chỉ có động cơ nghiên cứu, vì tình yêu dân tộc không thể thay thế các yêu cầu, các nguyên tắc của hoạt động nghiên cứu. Đừng vì Lê Mạnh Thát có tình yêu dân tộc mà gán cho kết quả “nghiên cứu” của ông nhãn hiệu “cái mới”. Trong sinh hoạt văn hóa - xã hội nói chung, trong nghiên cứu khoa học nói riêng, để được thừa nhận và khẳng định, cái mới bao giờ cũng phải là kết quả của sự tìm tòi, sáng tạo phù hợp với quy luật phát triển, mang tính tích cực xã hội,-góp phần làm sáng tỏ, nâng cao nhận thức của con người… Trong nghiên cứu khoa học, cái mới bao giờ cũng phải là phát hiện ra một (hoặc nhiều) điều khác với những gì cùng lĩnh vực đã có từ trước, nhưng hiển nhiên, không phải bất kỳ cái gì khác trước cũng đều được coi là “mới”. Mặt khác, cái mới ít nhiều còn mang tính lịch sử, cái mới của ngày hôm qua có thể là bình thường (thậm chí là cái “cũ”) của ngày hôm nay. Như khi PGS Phan Ngọc đưa ra quan niệm về sự “khúc xạ” của nhiều giá trị văn hóa nước ngoài sau khi du nhập vào Việt Nam chẳng hạn. Phát hiện của Phan Ngọc là cái mới ở thời điểm tác giả đưa ra, còn lâu nay, nó đã trở thành điều bình thường trong quan niệm của nhiều nhà nghiên cứu khi bàn về tiếp biến văn hóa ở Việt nam. Từ lịch sử vấn đề, tôi không coi “phát hiện” của Lê Mạnh Thát có gì mới mẻ, tôi coi đó chỉ là vệt kéo dài của xu hướng nghiên cứu lấy “Việt Nam làm trung tâm”, cố gắng quy nạp nhiều thành tựu văn hóa - văn minh châu Á cổ đại về với Việt Nam, đưa tới cảm giác dường như Việt Nam đã từng là “cái nôi” khai sinh của nhiều giá trị văn hóa - văn minh phương Đông! Thêm nữa, từ góc nhìn thức nhận và có tính biện chứng, đối với một công trình nghiên cứu, không thể chỉ đánh giá từ kết quả mà công trình có được, hay xem xét trong đó tác giả sử dụng tư liệu gì, quan niệm của tác giả khi xử lý tư liệu ra sao,… bản chất hơn là phải xem xét điểm xuất phát, xem xét điều gì đã tạo nên tiền đề để tác giả tiến hành công trình. Từ góc nhìn ấy, tôi xin khẳng định: Nghiên cứu của ông Lê Mạnh Thát chỉ là một phán đoán chủ quan, ông đi từ giả định đến khẳng định mà bỏ qua một vấn đề then chốt trong nghiên cứu là chỉ có giả định đúng mới có thể (xin nhấn mạnh - NH) đi tới kết luận đúng. Nói cách khác, ông Lê Mạnh Thát mới đưa ra một giả thuyết, mà giả thuyết ấy như tôi đã chứng minh, vừa sai lầm về phương pháp vừa hư vô về tiếp cận và xử lý tư liệu, chúng chưa hội đủ các điều kiện cần thiết để ông phăm phăm đi tới kết luận cuối cùng. Vì thế theo tôi, “phát hiện” của Lê Mạnh Thát hoàn toàn không mang ý nghĩa là “cái mới” như một số tác giả đã lớn tiếng ca ngợi. 7. Theo lẽ thông thường, lẽ ra cuốn sách Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc tacùng các kết luận Lê Mạnh Thát trong đó cần được khảo chứng cẩn trọng dưới nhãn quan khoa học thì thật đáng tiếc, vấn đề lại trở nên ầm ĩ qua sự tung hô của một nhà báo mà tôi tin là tác giả này còn thiếu năng lực đánh giá một công trình nghiên cứu, cũng như thiếu năng lực thẩm định các luận điểm của một công trình nghiên cứu. Bằng việc gán cho Lê Mạnh Thát và Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta “những phát hiện lịch sử chấn động”, qua các câu chữ đã sử dụng (“phát hiện cực kỳ quan trọng… đưa ra một loạt những kết luận với các chứng cứ không thể phản bác… chứng cứ đanh thép… khám phá một sự thật lịch sử thú vị… Với những khám phá của ông, chúng ta có đủ tài liệu để dựng lại lịch sử vẻ vang của dân tộc ta từ hai ngàn năm trước…”), Hoàng Hải Vân vừa bỏ qua thái độ khách quan cần có khi đề cập tới một vấn đề học thuật, vừa bộc lộ sự vội vàng trong tiếp nhận và xử lý thông tin, vừa tỏ ra thiếu trách nhiệm trước bạn đọc. Với bài viết từ tâm thế của một xác tín hồn nhiên như thế, lẽ ra nên cẩn trọng thẩm định trước khi công bố, bởi đây là đề tài liên quan tới một số vấn đề hệ trọng, hàng nghìn năm nay đã in dấu ấn trong trong niềm tin, trong tâm thức dân tộc, đồng thời còn là nỗi đau đáu của nhiều học giả đương thời. Song, không rõ do thiếu khả năng thẩm định hay vì muốn đưa ra thông tin “giật gân” mà người ta đã tỏ ra thiếu thận trọng?Đáng tiếc hơn, trong “dàn đồng ca do Hoàng Hải Vân lĩnh xướng”, lại có một vài tác giả mượn danh “cái mới” để cổ vũ cho một hướng nghiên cứu tùy tiện. Tôi thật sự thất vọng khi đọc các dòng chữ do một vị tiến sĩ viết: “Dù không thể tránh khỏi sai sót, những ý kiến của thiền sư Lê Mạnh Thát là cực kỳ ấn tượng và nhất là, mang tính dự báo cho bước đột phá quan trọng đối với việc dựng lại những trang sử của dân tộc trong các thời kỳ không có hoặc thiếu sử liệu… tôi nghĩ đóng góp to lớn và nhiều ý nghĩanhất của thiền sư Lê Mạnh Thát là ở chỗ ông đã bổ nhát cuốc đầu tiên để khai phá rồi ươm trồng những hạt giống nhận thức mới về lịch sử… Cái đáng quý và cần được ghi nhận một cách trân trọng là ở chỗ, thiền sư Lê Mạnh Thát đã buộc tất cả những nhà nghiên cứu lịch sử nước ta và cả những ai quan tâm đến lịch sử phải có một thay đổi thật sự trong cách tiếp cận, cách hiểu và diễn giải lịch sử”. Đọc xong ý kiến này, ấn tượng sâu sắc mà ông tiến sĩ đem tới cho tôi chỉ là sự sững sờ. Vì tôi đồ rằng đến thời điểm đưa ra phát ngôn, ông tiến sĩ vẫn chưa đọc cuốn sách của Lê Mạnh Thát, mà chỉ nói dựa theo bài báo của Hoàng Hải Vân. Vậy tôi có thể nghi ngờ phát ngôn của một vị tiến sĩ khả kính và có thể đặt câu hỏi: phải chăng học vị tiến sĩ ở xứ An Nam ta cũng có năm bảy đường? Tôi còn thất vọng hơn khi thấy một nhà thơ nói rằng: “Với cảm nhận của bản thân, tôi cho rằng những giả thiết mà thiền sư đặt ra là rất đáng trân trọng. Trước hết phải ghi nhận là thiền sư đã có một tinh thần dân tộc, luôn mong muốn làm sáng tỏ lịch sử nước nhà. Thiền sư đã cất công tìm tòi, dò sâu vào lịch sử, đọc những tài liệu, những công trình khoa học từ nhiều nguồn, nhiều quốc gia, nhất là trong các tạng kinh Phật. Đây là một cơ duyên mà không phải ai cũng có được. Trong bối cảnh mà nhiều nguồn tài liệu khác đã bị tiêu hủy, thì việc phát hiện những vấn đề lịch sử tiềm tàng trong kinh Phật là điều rất quý”. Với một vấn đề khoa học, người ta không thể đánh giá bằng sự “cảm nhận” (bởi đó không phải là một bài thơ!), nên tôi nghĩ nhà thơ cũng khó có thể phân biệt được sự khác nhau giữa sử liệu với “vấn đề tiềm tàng trong kinh Phật”, vì lẽ: sử liệu là sử liệu và luôn luôn cần phải được thực chứng; còn kinh Phật là kinh Phật và trong đó còn bao chứa các tín điều, các huyền thoại để thần thánh hóa các tín điều. Cho dù sử liệu và kinh Phật có quan hệ mật thiết đến mức nào thì vẫn không thể nhầm lẫn, do vậy để bảo đảm cho sự nghiêm cẩn của ý kiến, lẽ ra trước khi phát biểu “cảm nhận”, nhà thơ cần tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn như GS Phan Huy Lê, TS Nguyễn Việt mà báo chí đã đăng tải. Cũng xin thưa, dù nhà thơ đã đọc Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta thì cũng không có nghĩa ông có thể lĩnh hội nó trong tư cách một công trình khoa học, ấy là chưa nói có thể ông đã không đọc cuốn sách với tâm thế phản biện, mà bị thuyết phục bởi những điều mà chưa chắc ông có khả năng lý giải.Không bàn tới các cuốn sách khác của Lê Mạnh Thát, không đánh giá ông đã có đóng góp như thế nào, từ các phân tích trên đây tôi thiết nghĩ, ngoài một số tư liệu cho thấy tác giả là người đọc rất nhiều, cuốn Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta của Lê Mạnh Thát rất thiếu vắng giá trị khoa học. Nếu kết luận của Lê Mạnh Thát là “phát hiện chấn động” thì nó chỉ có ý nghĩa duy nhất là làm nhiễu loạn nhận thức của công chúng về lịch sử, về các vấn đề có liên quan với nguồn gốc dân tộc. Tôi luôn kính trọng những tác giả có chí hướng nghiêm túc khi cố gắng đi tìm nguồn gốc của dân tộc, song tôi không đặt niềm tin vào động cơ khoa học của một tác giả khi chưa biết ý kiến của mình đúng - sai ra sao đã cao ngạo mạt sát tiền nhân “nhắm mắt nói càn… khốn nạn hết chỗ nói!” (Nhận xét này, dù bị nhiều người phê phán nhưng vẫn ưu ái cho rằng đó không phải là nhận xét của một người say mê Phật học, đến nay vẫn chưa thấy Lê Mạnh Thát đính chính? Tương tự như vậy, việc Lê Mạnh Thát có phải là Giáo sư, Thiền sư hay không xem ra vẫn còn rất mù mờ, vì ngày nay, chức danh Giáo sư là do Nhà nước quyết định, danh hiệu Thiền sư cũng phải được Tăng đoàn công nhận, chứ không phải cứ khoái lên là có thể tặng phứa cho nhau). Vì thế đề nghị các vị học giả, các nhà nghiên cứu không nên tổ chức hội thảo về cuốn sách làm gì, công việc ấy chỉ làm tốn kém thêm tiền bạc của nhân dân mà thôi./.NH - 3.2008--------------------------------------1. http://www.quangduc....u/03lspgvn.html - Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam (từ khởi nguyên đến thời Lý Nam Đế), do Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP Huế thực hiện, NXB Thuận Hóa - Huế năm 1999, bản này cũng đã được post trên các website khác như thuvienhoasen.org,buddhismtoday.com.2. Dẫn theo Hoàng Hải Vân - báo Thanh Niên, số ra ngày 26.2.2008.3. Lê Mạnh Thát - Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh năm 2006, tr.195.4. Lê Mạnh Thát, Sđd, tr.212.5. Lê Mạnh Thát, Sđd, tr.206. Lê Mạnh Thát, Sđd, tr.727. Lê Mạnh Thát, Sđd, tr.948. Lê Mạnh Thát, Sđd, tr.1279. Lê Mạnh Thát, Sđd, tr.129.10. Đặng Nghiêm Vạn - Về chuyện quả bầu mẹ ở Việt Nam, Tạp chí Văn học, số 3 năm 1972.11. Dẫn theo Hoàng Hải Vân, báo Thanh Niên, số ra ngày 3.3.2008.12. http://www.quangduc..../03lspgvn8.html13. Lê Mạnh Thát, Sđd, tr.137.14. Lê Mạnh Thát, Sđd, tr.133.Đây là đường link cũ cũng bàn về vấn đề này Sư phụ ạ!======http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/801-ve-cai-goi-la-nhung-phat-hien-lich-su-chan-dong/ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 5, 2014 Trucgiac á Không nên bàn thêm về sự kiện của học giả Lê Mạnh Thát nữa. không phải ông ta sai. nhưng cả một cái Hội Sử học Việt Nam làm ầm ĩ về cuộc hội thảo họ định tổ chức , sau đó im re thì hiểu rồi. Ngày trước tôi còn rảnh, sức khỏe tốt, tôi phân tích cái sai từng bài viết của từng người trong nghiên cứu cổ sử Việt. Trực giác không nên đưa các bài rác rưởi của những kẻ phủ nhân văn hiến Việt lên diễn đàn. Bởi vì đưa một quan điểm khác với diễn đàn thì phải có người phản biện. Ai có thời gian phản biện bây giờ? Tôi đang cân nhắc đóng cửa diễn đàn vì lý do kinh phí và sức khỏe. http://diendan.lyhoc...yen-thong-viet/ 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2014 Lặng ngắm tàn tích của vương quốc Mân Việt Cư dân Mân Việt là một tộc người Việt cổ thuộc nhóm dân tộc Bách Việt mà người Việt Nam hiện nay là hậu duệ. Vương quốc Mân Việt là một vương quốc cổ tồn tại từ năm 334 TCN đến năm 110TCN ở khu vực nơi mà ngày nay là tỉnh Phúc Kiến, miền nam Trung Quốc. Cư dân Mân Việt là một tộc người Việt cổ thuộc nhóm dân tộc Bách Việt mà người Việt Nam hiện nay là hậu duệ. Ảnh: Mô hình cung điện và kinh thành của người Mân Việt ở Phúc Kiến. Thành phố cổ Đông Dã được xây dựng bằng đá trên những dãy núi ở Phúc Kiến được cho là thủ đô của nước Mân Việt. Ảnh: Hiện trường khảo cổ ở Đông Dã. Các nhà nghiên cứu cho rằng thành phố này chính là trung tâm của nước Mân Việt xưa. Ảnh: Một nền móng cung điện của người Mân Việt ở Đông Dã. Mân Việt bị nhà Hán xâm chiếm vào cuối thế kỷ thứ 2 TCN. Tuy nhiên, do địa hình được bao bọc bởi núi non, nhà Hán không thể hoàn toàn kiểm soát được vùng này. Ảnh: Mộ cổ của người Mân Việt được khai quật ở Phúc Kiến. Mân Việt được sáp nhập vào Nam Việt dưới thời đại Triệu Đà từ năm 183 đến 135 TCN và cuối cùng bị nhà Hán thôn tính năm 110 TCN. Ảnh: Khai quật các di tích của người Mân Việt ở Phúc Kiến. Hiện trường khảo cổ ở Phúc Kiến. Đồ gốm cổ của người Mân Việt. Tượng gốm của người Mân Việt. Bình gốm Mân Việt. Những di tích của người Mân Việt được tìm thấy trong quá trình thi công đường tàu điện ngầm ở Phúc Kiến. Ảnh: Internet. http://www.vnhotnews...et_2381937.html 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 12, 2014 Khảo luận về Kiếm Kiếm (劍) thuộc về Binh-Khí Sắc Bén mà con người lưu-tâm nghiên-cứu nhiều nhất về việc đúc rèn. Và cũng là binh-khí lừng-danh của Ngô-Việt từ Thời-Đại Xuân-Thu (722-481 trước CN). Trong sách Khảo Công Ký (考 工 記) có ghi rằng : « Ngô-Việt chi Kiếm, biến hồ kỳ địa, nhi phi năng lương » (Kiếm của Ngô Việt, đất nào cũng có, vừa đẹp lại tốt). Kiếm Việt Nam Ngoài việc sử-dụng trong Chiến-tranh, Kiếm còn được sử-dụng về Biểu-tượng như : 1) – Biểu-tượng Quyền-hành trong Quốc-gia ; đó là Phương Thượng Bảo Kiếm ( 芳 上 寶 劍 ) mà Vua ban cho Quan Đại-Thần được phép « Tiền Trảm Hậu Tấu ». 2) – Biểu-tượng Tước-vị trong Triều-đình ; đó là tùy theo Phẩm-bậc, mà Kiếm và Võ Kiếm đuợc cẩn nạm khác nhau về đá quí và bạc vàng. 3) – Biểu-tượng Giai-cấp trong Xả-hội ; đó là Kiếm của thế-gia Hoc-sĩ. 4) – Biểu-tượng Huyền-năng trong Pháp-thuật ; đó là những thanh Kiếm của Đạo-Gia có khả năng trừ Ma giết Quỉ, tàng-hình, cách-không trảm-thủ. Đến thời Nhà HẬU-LÊ(1428~1527) bên Đại-Việt và thời Nhà MINH (MING 1368~1644) bên Trung-Hoa, thì Kiếm gồm có hai loại là 1. Loại Kiếm Thẳng và 2. Loại Kiếm Cong (gọi là Gươm) : 1. – Loại Kiếm Thẳng được chia làm hai thứ tùy theo Cạnh Bén : A - Loại Kiếm Thẳng hai cạnh bén, cũng được chia ra làm hai thứ tùy theo hình-dáng của Mũi Kiếm, gọi là Kiếm-Phong : a) Văn Kiếm-Phong Kiếm : Mũi Kiếm hình bầu-dục ; B) Võ Kiếm-Phong Kiếm : Mũi Kiếm hình Tam-Giác. Ngoài ra, loại Kiếm Thẳng hai cạnh bén còn dược chia ra làm hai thứ tùy theo chiều dài của Tuệ Kiếm (彗 劍) gắn sau đốc chuôi Kiếm : a) Đoản-Tuệ Kiếm ; B) Trường-Tuệ Kiếm. B – Loại Kiếm Thẳng một cạnh bén, cũng được chia ra làm hai thứ tùy theo hình-dáng của Mũi Kiếm, gọi là Kiếm-Phong : a) Kiếm-Phong Thẳng ; B) Kiếm-Phong Vếch lên (Người Nhật gọi là Ikari no KIssaki). Đây là loại Kiếm đặc-thù của Đại-Việt. 2. – Loại Kiếm Cong (gọi là Gươm) được chia làm hai thứ tùy theo phần cong của lưỡi Kiếm : A – Loại Kiếm Cong từ Giữa Thân Kiếm tới Mũi Kiếm ; đây là loại Kiếm Cong của đại đa-số các nước ; B – Loại Kiếm Cong từ Giữa Thân Kiếm tới Chắn Kiếm ; đây là loại Kiếm Cong đặc-thù của Nhật-Bản, gọi là « Katana ». Thanh Gươm « Talwar » nổi tiếng của Ấn-Độ.(Loại Gươm Cong từ Giữa Thân Gươm tới Mũi Gươm) (Tín-dụng Ảnh : India Netzone) Thanh Gươm « Katana » lừng danh của Nhật-Bản.(Loại Gươm Cong từ Giữa Thân Gươm tới Chắn Gươm) Khái-Quát Tiến-Trình của Loại Kiếm Thẳng : Loại Kiếm Thẳng là loại xuất-hiện đầu tiên từ thời Đông-Châu – 東周 (771~246 TCL), dùng làm binh-khí tùy-thân và để cận-chiến trên chiến-xa, phôi-thai từ lưỡi Mâu bằng đồng và Dao ngắn bằng đồng . « Mâu Đồng » thời cổ xưa « Dao Đồng » thời cổ xưa Thời ĐÔNG-CHÂU – 東周 (771~246 TCL) là giai-đoạn về Kiếm đúc bằng đồng, lưỡi thẳng có hai bề bén và chiều dài chỉ khoảng 40 cm. Kiếm đồng hai bề bén thời Nhà ĐÔNG-CHÂU (771~246 TCL) Đến « Xuân-Thu Thời-Đại – 春 秋 時 代 » (722-481 trước CN) thì Kiếm được đúc bằng Đồng phức-hợp, lưỡi thẳng, bản rộng có hai bề bén và dài gần 60 cm, chủ yếu dùng để chém nhiều hơn đâm. Đây là giai-đoạn xuất-hiện những thanh Bảo-Kiếm đầu tiên trong Lịch-Sử Viễn-Đông, do Âu-Dã-Tử ( 歐 冶 子 Ouye Zu) và Can-Tương (干 將 Ganjiang), người đất NGÔ-VIỆT đúc rèn. « Kiếm Đồng thời Xuân-Thu »(722-481 trước CN) « Kiếm Đồng thời Xuân-Thu »của Việt-Vương Câu-Tiễn(722-481 trước CN) Kiếm Đồng (dài 0,60 m) với hai cạnh bén, khai-quật tại Đông-Sơn (Thanh-Hóa – Việt-Nam)Định-thì bởi Karlgren : 450~230 Av. J.C. (A et A’ : Cán Kiếm và của hai mặt của Chắn Kiếm ; B : Tiết-diện của lưỡi Kiếm ; C : Chuôi ; D : Trắc-diện của Chắn Kiếm)– Hình vẻ của Louis Pageot, 1924. Manuel d’Archéologie d’Extrême-Orient, L. Bezacier- Sang đến Thời Chiến-Quốc, đời Nhà TẦN (221~206 TCL) thì Kiếm được đúc theo dạng Trường-Kiếm, lưỡi thẳng có hai bề bén, nhưng bản Kiếm hẹp hơn bản KIếm thời Xuân-Thu, tiện-lợi để chém cũng như để đâm. Thân Kiếm có tiết-diện hình quả trám có tám cạnh, rồi bớt còn Sáu cạnh, và dài đến1,40 m. Đây là một giai-đoạn lịch-sử của loại Trường-Kếm sử-dụng bằng hai tay, gọi là « Song-Thủ Kiếm ». Giản-đồ « Trường-Kiếm với tiết-diện Bát-Giác » có hai cạnh bén.Thời Nhà HÁN (206 TCL~220 CL) « Trường-Kiếm » hai cạnh bén rèn đúc bằng hợp-chất Đồng pha Kẽm và Crom.Thời Nhà TẦN (221~206 tr CL) Giai-thoại TẦN-Thủy Hoàng-Đế đã phải nhờ có người chỉ cho cách xoay bao Kiếm ra sau lưng mới rút được Kiếm để chém Tráng-Sĩ Kinh-Kha, chính là vì lý-do chiều dài của thanh Kiếm này. Qua thời Nhà Tiền-HÁN còn được gọi là Nhà Tây-HÁN (206~9 tr. CL), người ta bắt đầu cải-tiến nghệ-thuật đúc Kiếm Hai Cạnh Bén bằng Hợp-Kim Đồng pha Kẽm và Crom thời Nhà TẦN, và cùng sáng chế loại Kiếm Một Cạnh Bén có Chuôi Hình Khoen. Kiếm bằng Hợp-Kim Đồng-Thiếc-Crom, một cạnh bén, có Chuôi hình Khoen,Thời Nhà Tiền-HÁN (206 tr.CL~9 tr.CL),thủy-tổ đầu tiên của Trường Kiếm ĐẠI-VIỆT, lưỡi thẳng, một cạnh bénvà của Cổ-Kiếm NHẬT-BẢN gọi là « Hira Zukuri Chokuto x ». Đến thời Nhà Hậu-HÁN còn được gọi là Nhà Đông-HÁN (23~220 CL), người ta bắt đầu đúc Kiếm bằng Sắt Thép, thân Kiếm có tiết-diện hình quả trám có Tám cạnh, rồi bớt còn Sáu cạnh, xong đến tiết-diện hình quả trám có Bốn Cạnh : hai cạnh bén gọi là Nhận (刃) và hai sống hai bên gọi là Tích(脊), người Nhật gọi nó là Shinogi. « Trường-Kiếm » hai bề bén bằng Sắt ThépThời Nhà Hậu-HÁN (23~220 CL) Vào thời Nhà TÙY (SUY 581~618 CL), thì nghệ-thuật rèn đúc Kiếm bằng Thép Quán-Cương của Trung-Hoa đã bắt đầu lên đến tuyệt-đỉnh, chỉ thua nghệ thuật đúc Kiếm của thời Nhà Mérovingiens (500~751 CL) bên Tây-phương mà thôi. « Trường Kiếm » bằng Thép quán-cương, hai Cạnh Béncủa thời Triều-Đại Nhà MEROVINGIENS (500~751 CL) bên Pfasp-Quốc(Phục-dựng bởi Gaël Fabre theo tài-liệu lịch-sử của Thư-Viện Quốc-Gia Pháp) Đặc-điểm thanh Kiếm thời Nhà TÙY là thân Kiếm thẳng có một bề bén với hai sống dọc ngang (một sống mỗi bên) gọi là Tích ((脊) – tiếng Nhật gọi là Shinogi – nằm gần phía cạnh bén, nghĩa là nằm xa phía sống lưng Kiếm (người Nhật gọi đó là “Kihira Zukuri“) ; cho nên loại Kiếm Nhà TÙY này rất nặng. « Trường Kiếm » bằng Thép quán-cương, một Cạnh Bén,rèn đúc năm 616 CL, thời Nhà TÙY (SUY 581~618 CL),thủy-tổ của Kiếm NHẬT-BẢN gọi là « Kihira Zukuri Chokuto ».(bão-tồn tại Đền Shitenno, tại Quận Osaka, Japan) Đến thời Nhà ĐƯỜNG (TANG 618~907 CL), nghệ-thuật rèn đúc Kiếm đã đến mức vô-tiền khoáng-hậu ở Đông-phương và tỏa rộng sự chi-phối đến tất-cả những nước lân-cận đồng văn-hóa, nghĩa là Nhật-Bản, Việt-Nam, Đại-Hàn và Tây-Tạng. Phải chờ đến thời-đại YOSHINO (thế-kỷ 14) bên Nhật-Bản, người ta mới đúc lại được những thanh Bảo-Kiếm tương-đương nhưng thuộc về loại Kiếm Cong, tức là Gươm, dễ rèn trui hơn loại Kiếm Thẳng một bề bén. Đặc-điểm thanh Kiếm thời Nhà ĐƯỜNG là thân Kiếm thẳng có một bề bén với hai sống dọc ngang (một sống mỗi bên) gọi là Tích ((脊), nằm xa phía cạnh bén, nghĩa là nằm gần phía sống lưng Kiếm (người Nhật gọi đó là “Shinogi Zukuri“) ; cho nên loại Kiếm thời Nhà ĐƯỜNG này không nặng bằng loại Kiếm thời Nhà TÙY và trở nên dễ-dàng huy-động hơn. « Trường Kiếm » bằng Thép quán-cương, một Cạnh Bén,thời Nhà ĐƯỜNG » (618~907 CL),thủy-tổ của Kiếm NHẬT-BẢN gọi là « Shinogi Zukuri Tachi »và « Trường Kiếm ĐẠI-VIỆT », một bề bén, mũi vếch (Ikari o Kissaki Tsurugi). Về sau, thời Nhà ĐƯỜNG còn sáng chế thêm một loại Kiếm thẳng có hai cạnh bén, một cạnh bén dài nằm về phía lưỡi Kiếm gọi là Hạ-nhận (下 刃) và một cạnh bén ngắn đằng mũi Kiếm, về phía sống lưng Kiếm, gọi là Thượng-nhận (上 刃). « Trường Kiếm » bằng Thép quán-cương, hai cạnh bén (Hạ-Nhận và Thượng-Nhận),Thời Nhà ĐƯỜNG (618~907 CL),thủy-tổ của hai loại Kiếm NHẬT-BẢN gọi là « Moroha Zukuri Tsurugi »và « Kissaki Moroha Zukuri Tachi – “Kogarasu Maru – 小烏丸 Tiểu Ô-Hoàn” ». « Trường Kiếm Song-Thủ và Đơn-Thủ của ĐẠI-VIỆT » gắn Lưỡi bằng Thépcó Cán bằng Đồng đúc liền với Chắn kiếm và Chuôi kiếm chạm-trổ.(Thế-Kỷ 13) (Tín-dụng ảnh : Nguyễn Ngọc Phương Đông) « Trường Kiếm ĐẠI-VIỆT » một cạnh bén, mũi vếch (Thế-Kỷ 15~19). (Phục-dựng bởi Michel Souquet theo tài-liệu lịch-sử của Thư-Viện Quốc-Gia Pháp) « Bảo-Kiếm MÃN-THANH » hai cạnh bén của Hoàng-Đế Càn-Long (1735-1796)Triều Nhà THANH (QING 1644–1911). « Kiếm ĐẠI-VIỆT » hai cạnh bén (Thế-Kỷ 18~19). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 12, 2014 Khái-Quát Tiến-Trình của Loại Kiếm Cong : Loại Kiếm Cong (gọi là Gươm hoặc Đao), có một cạnh bén là loại xuất-hiện sau loại Kiếm Thẳng. Thanh Kiếm Lưỡi Cong « Kissaki Moroha Zukuri Tachi – “Kogarasu Maru – 小烏丸 Tiểu Ô-Hoàn” » của Nhật-Bản với một cạnh bén dài nằm về phía lưỡi Kiếm gọi là Hạ-nhận (下 刃) và một cạnh bén ngắn đằng mũi Kiếm, về phía sống lưng Kiếm, gọi là Thượng-nhận (上 刃) là một chứng-cớ hùng-hồn sự thọ-hưởng chi-phối của loại Kiếm Thẳng hai cạnh bén từ thời Nhà ĐƯỜNG (TANG 618~907 CL). Giản-đồ Lưỡi Kiếm Cong Nhật-Bản « Kissaki Moroha Zukuri Tachi »– mang biệt-danh “Kogarasu Maru – 小烏丸 Tiểu Ô-Hoàn” –(Thanh Gươm này đã từng là sỡ-hữu của Hoàng-Đế Kammu 781~ 806 JC). Kiếm Lưỡi Cong Nhật-Bản « Kissaki Moroha Zukuri Tachi »– mang biệt-danh “Kogarasu Maru – 小烏丸 Tiểu Ô-Hoàn” –(Phục-dựng bởi Yao Yilin theo tài-liệu lịch-sử của Hoàng-Gia Nhật-Bản ). Về sau, Loại Kiếm Cong tiến-hóa thành Loại Gươm-Đao, có một cạnh bén. Nó dẫn-chứnghiển-nhiên sự thọ-hưởng chi-phối của loại Kiếm Thẳng một cạnh bén từ thời Nhà ĐƯỜNG (TANG 618~907 CL), và gồm có hai thứ, một thứ dùng theo Song-Thủ Kiếm và một thứ dùng theo Đơn-Thủ Kiếm : 1) Thứ Gươm dùng theo « Song-Thủ Kiếm » : Đây là loại Kiếm Cong đã được người Nhật-Bản đưa lên mức tuyệt-đỉnh của nghệ thuật đúc rèn Kiếm, tương-đương với thời Nhà ĐƯỜNG (TANG 618~907 CL). « Gươm-Katana » của NHẬT-BẢN dùng theo Song-Thủ KiếmThời-Đại YOSHINO – Thế Kỷ 14 Chi-tiết Kiếm-Phong của « Gươm-Katana » NHẬT-BẢN dùng theo Song-Thủ Kiếm.Thời-Đại YOSHINO – Thế Kỷ 14 « Trường-Đao TRUNG-HOA », thường gọi là Miêu-Đao (Miao-Dao) một cạnh bén, mũi vếch, dùng theo Song-Thủ-Kiếmdo Tướng Thích-Kế-Quang (1528-1587) sáng-chế cùng với Kiếm-Phổ « Tri Tân Dậu Đao-Pháp Thập-Ngũ Thức »đặng khắc-phục Quân Mông-Cổ và Giặc Biển Đông (Ronin Nhật).Triều Nhà MINH (1364~1644) . « Gươm Đồng » một cạnh bén, dùng theo Song-Thủ Kiếm, của Đất GIAO-CHÂU. (Tín-dụng ảnh : Nguyễn Ngọc Phương Đông) « Gươm ĐẠI-VIỆT » dùng theo Song-Thủ KiếmThế-Kỷ 18~19. (Tín-dụng Ảnh : Nguyễn Ngọc Phưong-Đông) « Gươm ĐẠI-VIỆT » dùng theo Song-Thủ KiếmThế-Kỷ 18~19. Ngự-Lâm Quân cầm Trường Gươm (dùng theo Song-Thủ Kiếm)Triều Nhà NGUYỄN (1802-1945) Trường Gươm (dùng theo Song-Thủ Kiếm) trong ngày Lễ Hộihàng năm vào ngày mồng 10 tháng 03 ở Đền Đỏ(Đền thờ Thánh-Mẫu Đạm Đồng Lương)Thôn Sơn-Thọ, Xả Thái-Dương, Huyện Thái-Thụy, Tỉnh Nghệ-An. 2) Thứ Gươm dùng theo « Đơn-Thủ Kiếm » : Đây là loại Kiếm Cong được thông-dụng nhất trên thế-giới. Loại Gươm này còn được gọi là « Đao »bên Trung-Hoa và được gọi là « Sabre » bên Âu-châu. « Gươm ĐẠI-VIỆT » dùng theo Đơn-Thủ KiếmĐại-Việt – Thế-Kỷ 18~19. « Gươm ĐẠI-VIỆT » dùng theo Đơn-Thủ Kiếmvới một cạnh bén dài nằm về phía lưỡi Kiếm gọi là Hạ-nhận (下 刃)và một cạnh bén ngắn đằng mũi Kiếm, về phía sống lưng Kiếm, gọi là Thượng-nhận (上 刃). Đại-Việt – Thế-Kỷ 18~19. Thanh Bảo Kiếm Gươm thiêng mài sắc tự bao giờ : Ngắm lại lòng càng thấy ngẫn-ngơ ! Lưỡi Kiếm vẫn ngời màu nước biếc ; Chuôi Gươm còn đượm nét bài Thơ. Bao năm Kiếm báu hờn thư-án ; Mấy thủa Gươm thiêng hận đợi chờ. Ánh thép lung-linh như vẻ đón Bóng người Kiếm-Khách thủa nào xưa… Kính bút,Trịnh-Quang-Thắng. Ban Võ-SưBình-Định SA-LONG-CƯƠNG FRANCE TRỊNH Quang Thắng http://bookhunterclub.com/khao-luan-ve-kiem/ Share this post Link to post Share on other sites