hoangnt

Sử Sách Và Các Bài Liên Liên Quan Đế Nước Văn Lang Cổ

31 bài viết trong chủ đề này

Sử kí - Tây Nam Di liệt truyện

Dịch giả: Tích Dã

Hán - Tư Mã Thiên soạn

Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải

Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa

Có hàng chục quân trưởng người Di ở miền tây nam, Chính nghĩa: Ở phía nam của quận Thục. trong đó lớn nhất là quân trưởng nước Dạ Lang. Sách ẩn: Tuân Duyệt nói: "Là nước thuộc quận Kiền Vi." Vi Chiêu nói: "Nhà Hán đặt thành huyện, thuộc quận Tang Kha." Xét: Hậu Hán thư chép: "Nước Dạ Lang phía đông liền quận Giao Chỉ, nước này ở phía nam hồ, có quân trưởng vốn sinh ra từ cây tre, nhân đó lấy làm họ Trúc." Chính nghĩa: Là các châu Khúc-Hiệp ở bờ nam sông lớn của châu Lư, vốn là nước Dạ Lang. Phía tây nước ấy có hàng chục quân trưởng người Mi Mạc, Chính nghĩa: Ở phía nam đất Thục xuống phía dưới về phía tây. Huyện Mi Phi ở phía bắc châu Diêu, cách tây kinh bốn ngàn chín trăm ba mươi lăm dặm về phía nam là chỗ của người rợ Mi Mạc. Sách ẩn: Là tên ấp của người Di, quân trưởng ấp này cùng họ với quân trưởng nước Điền. lớn nhất là quân trưởng nước Điền. Tập giải: Như Thuần nói: Điền, đọc là 'điên'. Ngựa điên có từ nước này." Sách ẩn: Thôi Hạo nói: "Sau đặt thành huyện, là chỗ mà quan Thái thú quận Việt Tủy đóng sở trị." Chính nghĩa: Các châu Côn-Lang vốn là nước Điền, cách tây kinh năm ngàn ba trăm bảy chục dặm. Có hàng chục quân trưởng ở chỗ từ nước Điền lên phía bắc, lớn nhất là quân trưởng nước Cung Đô, người ở đây đều búi tóc, cày ruộng, có làng ấp. Ở phía tây ngoài chỗ ấy từ huyện Đồng Sư về phía đông, Sách ẩn: Hán thư chép là huyện Đồng Hương. phía bắc đến huyện Diệp Du Tập giải: Vi Chiêu nói: "Tại quận Ích Châu. Diệp, đọc là 'diệp'." Chính nghĩa: Có đầm Diệp ở phía bắc châu Mi hơn một trăm dặm. Huyện Diệp Du thời Hán ở phía tây đầm Trạch. Huyện Mi Phi quận Ích Châu vốn là nước thuộc Diệp Du Vương. là chỗ của người Tủy, người Côn Minh, Tập giải: Từ Quảng nói: "Quận Vĩnh Xương có huyện Tủy Đường." Sách ẩn: Thôi Hạo nói: "Là tên hai nước." Vi Chiêu nói: "Tủy là huyện thuộc quận Ích Châu." Chính nghĩa: Tủy, đọc là 'tủy', là châu Tủy ngày nay. Côn Minh là huyện thuộc châu Tủy, có lẽ phía nam liền huyện Côn Minh, nhân đó đặt tên ấy. người ở đây đều bện tóc, dời theo bầy vật nuôi, không thường ở một chỗ, không có quân trưởng, đất rộng khoảng mấy ngàn dặm. Có hàng chục quân trưởng ở từ chỗ của người Tủy về phía đông bắc, lớn nhất là quân trưởng nước Tư-Tạc. Tập giải: Từ Quảng nói: "Huyện Tư tại quận Hán Gia. Tạc, đọc là 'tạc', tại quận Việt Tủy." Sách ẩn: Phục Kiền nói: "Là tên hai nước." Vi Chiêu nói: " Huyện Tư thuộc quận Thục, huyện Tạc thuộc quận Việt Tủy." Chính nghĩa: Tư, đọc là 'tư'. Quát địa chí chép: "Châu Tạc vốn là chỗ ngoài phía tây quận Thục, là chỗ của người Miêu Khương, người Tủy. Địa lí chí chép: "Có huyện Tư." Hoa dương quốc chí chí chép: "Núi Cung Hiệp thuộc châu Nhã vốn là núi Cung Tạc, là chỗ của người nước Cung, người nước Tạc." Có hàng chục quân trưởng ở chỗ từ nước Tạc Đô về phía đông bắc, lớn nhất là quân trưởng nước Nhiễm Mang, Sách ẩn: Xét: Ứng Thiệu nói: "Quận Vấn Giang vốn là nước Nhiễm Mang. Đọc là 'vô giang' phiên." Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Là chỗ của người Khương ngoài phía tây quận Thục, các châu Mậu-Nhiễm vốn là nước Nhiễm Mang. Hậu Hán thư chép là trong núi nước Nhiễm Mang có sáu nhóm người Di, bảy nhóm người Khương, chín nhóm người Đê, đều có bộ lạc." người dân ở đây có thói ở một chỗ hoặc di chuyển, chỗ này ở phía tây của quận Thục. Có hàng chục quân trưởng ở chỗ từ nước Nhiễm Mang về phía đông bắc, lớn nhất là quân trưởng nước Bạch Mã, Sách ẩn: Là tên ấp của người rợ, là người Đê Bạch Mã. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Các châu Thành-Vũ ở miền Lũng Hữu đều là chỗ của người Đê Bạch Mã, quân trưởng nước ấy là người họ Dương trú ở trên núi Cừu Trì châu Thành." đều là người Đê. Đấy đêu là người Man-Di ở ngoài phía tây nam quận Ba-Thục.

Lúc trước vào thời Uy Vương nước Sở, sai tướng quân tên là Trang Cược đem quân ngược theo sông Giang đánh lấy các nước từ quận Ba-Thục-Kiềm Trung về phía tây. Chính nghĩa: Đọc là 'kì lược' phiên. Các châu Lang-Côn là chỗ mà Trang Cược làm vua. Trang Cược vốn là dòng dõi của Trang Vương nước Sở. Sách ẩn: Cược, đọc là 'cự chước' phiên. Là em của Trang Vương nước Sở, từng làm kẻ cướp. Cược đến đầm Điền, đầm rộng ba trăm dặm, Sách ẩn: Địa lí chí chép: "Quận Ích Châu có huyện Điền Trì, có đầm ở phía tây bắc." Hậu Hán thư chép: "Nguồn nước đầm này sâu rộng, lại đổi thành nông hẹp như dòng nước chảy ngược, cho nên gọi là đầm Điền." bên đầm là đất bằng màu mỡ rộng mấy ngàn dặm, bèn đem quân uy hiếp lấy gộp vào nước Sở. Muốn về báo tin, nhưng gặp lúc quân nước Tần đánh lấy các quận Ba-Kiềm Trung của nước Sở, đường bị nghẽn chẳng thông, do đó quay lại, làm vua của người nước Điền, đổi áo theo thói của người ở đấy để làm kẻ đứng đầu. Thời nhà Tần thường mở đường năm thước, Sách ẩn: Là nói đường sàn rộng năm thước. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Đường năm thước ở châu Lang." Nhan Sư Cổ nói: "Chỗ ấy chật hẹp, cho nên đường chỉ rộng năm thước." có đặt quan lại ở một số nước ấy. Được hơn chục năm thì nhà Tần mất. Kịp lúc nhà Hán nổi lên lại đều bỏ các nước ấy mà chỉ mở đường nhỏ ở quận Thục. Có người dân ở quận Ba-Thục lẻn ra buôn bán, thu mua ngựa của người Tạc, nô lệ và bò lông dài của người Bặc, Chính nghĩa: Các châu Ích-Nam Nhung ngày nay phía bắc kề núi lớn là nước Bặc xưa. Sách ẩn: Vi Chiêu nói: "Huyện Bặc thuộc quận Kiền Vi, đọc là 'bồ bắc' phiên. Phục Kiền nói: "Lúc trước ở kinh sư có kẻ hầu gái người Bặc.", do đó người quận Ba-Thục giàu có.

Năm Kiến Nguyên thứ sáu (năm 135 TCN), quan Đại hành là Vương Khôi đánh nước Đông Việt, người nước Đông Việt giết vua của mình tên là Sĩnh để báo tin. Khôi nhân oai quân sai quan Lệnh huyện Bà Dương là Đường Môn đến báo cho vua nước Nam Việt biết. Vua nước Nam Việt mời Mông ăn món tương củ. Tập giải: Từ Quảng nói: Củ, đọc là 'cũ'. Bùi Nhân xét: Hán thư âm nghĩa chép: "Cây củ giống cây lúa nhưng lá như lá cây dâu, lấy lá của nó để làm giấm tương, ngon, người quận Thục cho là món ăn quý." Sách ẩn: Xét: Lưu Đức nói: "Cây củ như cây dâu, quả của nó dài hai-ba tấc, vị chua, lấy hạt của nó để làm tương, ngon." Lại nói: "Cây củ leo cây khác mà lớn lên, không phải là cây gỗ. Người đất Thục ngày nay có trồng cây này, quả như quả dâu nhưng vị cay như gừng, không chua." Lại chú rằng lá như lá cây dâu là sai. Quảng chí chép: "Quả màu đen, vị cay, trừ hơi tiêu cơm." Mông hỏiôcs từ đâu, nói: "Theo đường sông Tang Kha ở phía tây bắc, sông Tang Kha rộng mấy dặm, Chính nghĩa: Thôi Hạo nói: "'Tang kha' là cọc buộc thuyền." Hoa dương quốc chí của họ Thường chép: "Vào thời Khoảnh Tương Vương nước Sở sai Trang Cược đánh nước Dạ Lang, đem quân đến nước Thư Lan, buộc thuyền ở bờ rồi lên đánh trên đất. Đã diệt nước Dạ Lang, cho là nước Thư Lan có cọc buộc thuyền, bèn đổi tên nước ấy thành nước Tang Kha." qua dưới thành Phiên Ngu." Mông về đến thành Tràng An, hỏi nhà buôn đến từ quận Thục, nhà buôn nói: "Riêng quận Thục có món tương củ, lén đem nhiều ra bán ở nước Dạ Lang. Nước Dạ Lang kề sông Tang Kha, sông này rộng hơn một trăm bước, đủ để đi thuyền. Vua nước Nam Việt đem tiền của đến để sai khiến người nước Dạ Lang, phía tây đến ấp Đồng Sư, nhưng cũng không bắt người các nước ấy thần phục được." Mông bèn dâng thư khuyên nhà vua rằng: "Vua nước Nam Việt ngồi xe lọng vàng cắm cờ tiết bên trái, có đất rộng hơn vạn dặm trải từ đông sang tây, mang tiếng là bầy tôi ở ngoài nhưng thực là chúa của một châu. Nay đem quân từ các quận Trường Sa-Dự Chương đến đánh thì đường sông có nhiều chỗ ngăn cách, khó đi. Thần trộm nghe nước Da Lang có được khoảng chục vạn quân mạnh, nếu chèo thuyền theo sông Tang Kha mà ra chỗ người ta không ngờ đến tềi cũng là một cách hay để đánh người Việt vậy." Nhà vua nghe theo. Bèn bái Mông làm Lang trung tướng đem một ngàn người, hơn một vạn người chở đồ dùng tiền lương theo từ đường cửa Tạc quận Ba-Thục đi vào, rồi gặp vua nước Dạ Lang tên là Đa Đồng. Mông ban cho nhiều đồ dùng, tỏ uy đức để dụ, hẹn đặt ra quan lại, sai con của Đa Đồng làm quan Lệnh. Người các ấp nhỏ kề nước Dạ Lang đều ham tơ lụa của nhà Hán, lại cho là con đường mà quân nhà Hán hiểm trở nên chẳng đánh lấy mình được, nèn nghe theo lời hẹn của Mông. Mông về báo, liền lập nên quận Kiền Vi, phát lính của quận Ba-Thục sửa đường từ nước Bặc thẳng đến sông Tang Kha. Sách ẩn: Địa lí chí chép: "Nước Dạ Lang lại có sông Đồn, phía đông chảy đến huyện Tứ Hội quận Nam Hải mà vào biển, đấy là sông Tang Kha. Người quận Thục là Tư Mã Tương Như cũng nói nên đặt quận ở các nước Cung-Tạc của người Di miền tây nam. Bèn sai Tương Như làm Lang trung tướng đến dụ, cùng đến chỗ người Di miền tây nam, đặt ra một quan Đô úy, hơn chục huyện, thuộc vào quận Thục.

Vào lúc ấy, người bốn quận Ba-Thục Tập giải: Từ Quảng nói: "Là các quận Hán Trung-Ba-Quảng Hán-Thục." mở đường đến chỗ người Di miền tây nam, chở lương ăn đến cấp. Được mấy năm mà đường chẳng thông, rất nhiều quân lính đói mệt gặp phải hơi ẩm mà chết; mà người Di miền tây nam lại nhiều lần làm phản, phát binh đến đánh cũng tổn hao không có công gì. Nhà vua lo, sai Công Tôn Hoằng đến hỏi xem việc ấy. Hoằng về báo nói là việc ấy không được lợi. Kịp lúc Hoằng làm Ngự sử đại phu là lúc lúc đang đắp thành Sóc Phương để dựa vào sông Hà đuổi rợ Hồ, Hoằng nhân đó nói người Di miền tây nam gây hại, nên tạm bỏ, dốc sức đánh nước Hung Nô. Nhà vua bèn bỏ việc đến chỗ người Di miền tây nam, chỉ đặt một quan Đô úy của hai huyện thuộc nước Dạ Lang ở miền tây nam, lại sai người quận Kiền Vi tự giữ lấy. Chính nghĩa: Sai người quận Kiền Vi tự giữ lấy mà dần dần tu sửa quận huyện của mình.

Kịp đến năm Nguyên Thú thứ nhất (năm 122 TCN), Bác Vọng Hầu là Trương Khiên đi sứ nước Đại Hạ về nói là lúc ở nước Đại Hạ có thấy vải của người quận Thục, gậy tre của của người nước Cung, Tập giải: Vi Chiêu nói: "Là tre của người huyện Cung thuộc quận Thục." Toản nói: "Cung là tên núi, đốt tre ở đấy cao mà ống đặc, làm gậy được." sai người hỏi đến từ đâu, nói: "Từ nước Thân Độc phía đông nam, Tập giải: Có bản Sử kí chép là nước Can Độc. Bùi Nhân xét: Hán thư âm nghĩa chép: "Còn có tên là nước Thiên Trúc, là nước của rợ Hồ có Phù Đồ." cách khoảng mấy ngàn dặm, mua được từ nhà buôn quận Thục." Có nggười nói là phía tây nước Cung khoảng hai ngàn dặm có nước Thân Độc. Khiên nhân đó nói to lên là nước Đại Hạ ở phía tây nam của nhà Hán rất thích đến Trung Quốc, nhưng lo người Hung Nô chặn đường đi. Nếu mở đường từ quận Thục đến nước Thân Độc lại gần mà có lợi không có hại. Do đó thiên tử liền sai bọn Vương Nhiên Vu, Bách Thủy Xương, Lữ Việt Nhân đi sứ, ra từ phía tây của chỗ người Di miền tây nam để đến nước Thân Độc. Đến nước Điền, vua nước Điền tên là Thường Khương bèn giữ lại, giúp cho hơn chục nhóm người tìm đường về phía tây. Hơn một năm đều bị người Côn Minh chặn lại, Tập giải: Như Thuần nói: "Bị người Côn Minh chặn đường." Chính nghĩa: Người Côn Minh ở phía nam châu Tủy, là huyện Côn ngày nay. chẳng ai đến được nước Thân Độc.

Vua nước Điền nói chuyện với sứ giả của nhà Hán rằng: "Nhà Hán so với nước ta thì ai lớn hơn?" Kịp lúc đó vua nước Dạ Lang cũng hỏi như vậy. Là vì đường không thông, đều tự cho là chúa của một châu mà không biết nhà Hán rộng lớn đến nhường nào. Sứ giả về, đều nói to lên rằng nước Điền là nước lớn, đủ để thân thiết. Thiên tử cũng để ý đến nước ấy.

Kịp đến lúc vua nước Nam Việt làm phản, nhà vua sai Trì Nghĩa Hầu đến quận Kiền Vi phát quân người Di miền tây nam đi đánh. Vua nước Thư Lan sợ đi xa Sách ẩn: Thư, đọc là 'tử dư' phiên. Là tên nước nhỏ. Sau đặt thành huyện thuộc quận Tang Kha. thì người nước bên bắt lấy kẻ già yếu của mình, bèn dấy binh của nước mình làm phản, giết sứ giả và Thái thú quận Kiền Vi. Nhà Hán bèn sai tám viên Hiệu úy phát người có tội ở quận Ba-Thục từng đánh nước Nam Việt quay về đánh phá nước ấy. Gặp lúc nước Nam Việt đã bị phá, tám viên Hiệu úy của nhà Hán không xuống phía dưới, liền dẫn binh về đi đánh nước Thư Lan, là nước chặn đường đến nước Điền. Đã phá nước Thư Lan, rồi dẹp người Di miền tây nam đặt thành quận Tang Kha. Vua nước Dạ Lang lúc trước cậy thế của nước Nam Việt, kịp lúc quân Hán đã diệt nước Nam Việt mà quay về đánh các nước làm phản, vua nước Dạ Lang bèn vào chầu. Nhà vua cho làm Dạ Lang Vương.

Sau khi nước Nam Việt bị phá, kịp lúc quân Hán đánh diệt các nước Thư Lan-Cung Đô, lại giết vua của nước Tạc Đô, vua các nước Nhiễm Mang đều sợ hãi, xin thần phục đặt quan lại. Nhà Hán bèn lấy nước Cung Đô đặt thành quận Việt Tủy, lấy nước Tạc Đô đặt thành quận Thẩm Lê, lấy nước Nhiễm Mang đặt thành quận Vấn San, Tập giải: Ứng Thiệu nói: "Là huyện Mân Giang quận Thục ngày nay." lấy đất của người Bạch Mã phía tây quận Quảng Hán lập nên quận Vũ Đô.

Nhà vua sai Vương Nhiên Vu đưa tin oai quân phá nước Nam Việt và người Di miền tây nam đến khuyên dụ vua nước Điền vào chầu. Vua nước Điền còn có mấy vạn quân, phía đông bắc kề mình có người các nước Lao Tẩm-Mi Mạc Sách ẩn: Lao Tẩm, Mi Mạc là hai nước có cùng họ với vua nước Điền. đều là người cùng họ giúp nhau, chưa chịu nghe theo. Người Lao Tẩm-Mi Mạc nhiều lần xâm phạm sứ giả, quan quan. Năm Nguyên Phong thứ hai (năm 109 TCN), thiên tử phát quân của miền Ba-Thục đánh diệt các nước Lao Tẩm-Mi Mạc, đem quân đến nước Điền. Lúc ấy vua nước Điền mới chịu theo hàng, cho nên không giết. Vua nước Điền rời khỏi chỗ người Di miền tây nam, đem người cả nước ra hàng, xin đặt quan lại rồi vào chầu. Do đó lấy nước Điền đặt nên quận Ích Châu, bán ấn vương cho vua nước Điền, sai lại làm vua của dân mình như trước.

Có đến hàng trăm quân trưởng của người Di miền tây nam, nhưng chỉ có vua các nước Dạ Lang-Điền nhận ấn vương. Điền là nước nhỏ mà được sủng ái nhất.

Thái sử công nói: Tổ tiên của vua nước Sở há có lộc trời chăng? Vào thời nhà Chu thì làm thầy của Văn Vương, được phong ở nước Sở. Kịp lúc nhà Chu suy mà vẫn có đất rộng năm ngàn dặm. Nhà Tần diệt chư hầu mà riêng dòng dõi của vua nước Sở còn làm vua nước Điền. Nhà Hán diệt người Di miền tây nam, nhiều nước bị mất nhưng riêng nước Điền được sủng ái. Mầm mối đến chỗ người Di miền tây nam là việc thấy tương củ ở thành Phiên Ngu, gậy tre của nước Cung ở nước Đại Hạ. Sau đó người Di miền tây nam bị chia cắt thành hai miền, Sách ẩn: Ý nói sau này người Di miền tây nam bị xua đuổi đi, rồi chia ở hai miền góc tây nam, đều thuộc quận huyện. cuối cùng đặt thành bảy quận. Tập giải: Từ Quảng nói: "Là các quận Kiền Vi, Tang Kha, Việt Tủy, Ích Châu, Vũ Đô, Thẩm Lê, Vấn Sơn."

Sách ẩn: Thuật tán rằng:

"Ngoài cõi tây nam,

Trang Cược mở đường,

Biết nước Đại Hạ,

Bèn sai Đường Mông,

Lao Tẩm, Mĩ Mạc,

Lạ tục khác phong,

Dạ Lang lớn nhất,

Cung-Tạc xưng hùng,

Kịp đặt quận huyện,

Muôn đời ghi công."

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sử kí - Đông Di liệt truyện

Dịch giả: Tích Dã

Lưu Tống - Phạm Diệp soạn

Đường - Lí Hiền chú

Vương chế chép: "Người phương đông gọi là người Di". Di là rễ, ý nói nhân ái mà hiếu sinh. Muôn vật cắm rẽ vào đất mà sinh sôi, cho nên người Di bản tính ôn hòa, dễ lấy đạo mà dạy, có các nước Quân Tử-Bất Tử. Người Di có chín chủng, gọi là Quyến Di-Vu Di-Phương Di-Hoàng Di-Bạch Di-Xích Di-Huyền Di-Phong Di-Dương Di. Cho nên Khổng Tử muốn ở đất Cửu Di vậy.

[sơn hải kinh chép: "Người nước Quân Tử mặc áo, đội mũ, đeo kiếm, ăn thịt thú, sai hai con hổ văn ở bên". Ngoại quốc đồ chép: "Cách quận Lang Da ba vạn dặm". "Người nước Bất Tử tại phía đông nước Giao Hĩnh, người nước này da đen, sống thọ không chết". Đều tại phương đông vậy.]

[Trúc thư kỉ niên chép: "Vua Hạ là Phân Phát lên ngôi được ba năm, người Cửu Di đến chầu". "Năm thứ hai mươi mốt thời vua Hạ là Tiết, truyền lệnh đến người Khuyển Di-Bạch Di-Xích Di-Huyền Di-Phong Di-Dương Di. Vua Hạ là Tướng lên ngôi được hai năm, đánh người Hoàng Di. Năm thứ bảy, người Vu Di đến thăm. Vua Hạ là Thiếu Khang lên ngôi, người Phương Di đến thăm".]

Ngày xưa vua Nghiêu sai Hi Trọng đến mở đất Ngung Di, gọi là Dương cốc, đại khái là chỗ mà mặt trời mọc. Vua Thái Khang của họ Hạ Hậu thất đức, người Di bắt đầu làm phản. Từ thời vua Thiếu Khang về sau, người thường theo vương hóa, làm khách ở triều đình, dâng khúc hát điệu múa. Vua Kiệt làm việc bạo ngược, người Di vào xâm phạm,. Vua Thang của nhà Ân đổi mệnh, đem binh đánh mà bình người Di. Đến thời vua Trọng Đinh, người Lam Di đánh cướp. Từ đó lúc phục lúc làm phản, được hơn ba trăm năm. Đời vua Vũ Ất suy kém, người Di ở phía đông thêm mạnh, bèn dời đến đất Hoài-Đại, dần dần trú ở Trung Thổ (tức Trung Quốc).

[Khổng An Quốc chú Thượng thư chép: "Đất ở phương đông gọi là Ngung Di. Thang cốc là chỗ mà mặt trời mọc".]

[Trúc thư kỉ niên chép: "Vua Hạ là Phát lên ngôi năm đầu, người Di thăm ở cửa nhà vua, người Di vào múa". "Trọng Đinh lên ngôi, đánh đến chỗ người Lam Di".]

Đến thời Vũ Vương diệt vua Trụ, người Túc Thận đến dâng mũi tên đá, mũi tên cây hộ. Quản-Sái phản nhà Chu, Chu Công đánh Quản-Sái, rồi đánh dẹp người Di ở phía đông. Vào thời Khang Vương, người Túc Thận lại đến. Sau đó người Di ở đất Từ tiếm hiệu, bèn đem lĩnh quân Cửu Di đến đánh nhà Chu, sang phía tây đến đầu nguồn sông Hoàng Hà. Mục Vương sợ sự lớn mạnh của người Di, bèn chia chư hầu ở phương đông, phong Từ Yển Vương trông coi người Di. Yển Vương ở phía đông sông Hoàng, đất đai năm trăm dặm, tỏ rõ nhân nghĩa, có ba mươi sáu nước hướng về mà chầu phục. Sau đó Mục Vương làm được xe ngựa kí lục, bèn sai Tạo Phủ đánh xe đến báo cho vua Sở, sai đánh nước Từ, một ngày thì đến. Do đó Sở Văn Vương phát đại quân mà diệt nước Từ. Yển Vương nhân ái mà không quyền biến, không nỡ đánh quân Sở, cho nên bị thua. Yển Vương bèn chạy đến dưới núi phía đông huyện Vũ Nguyên quận Bành Thành, trăm họ đi theo Yển Vương đến mấy vạn người, nhân đó tên núi gọi là núi Từ. Lệ Vương vô đạo, người Hoài Di (tức người Di ở ven sông Hoài) vào cướp, Lệ Vương sai Quắc Trọng đánh người Di, không thắng, Tuyên Vương lại sai Thiệu Công đánh mà dẹp người Di. Đến đời U Vương dâm loạn, người Di đến xâm phạm. Đến thời Tề Hoàn Công làm bá, liền dẹp trừ được. Đến thời Sở Linh Vương hội chư hầu ở ấp Thân, người Di cũng đến thề ước. Sau đó vua Việt (tức vua Việt là Câu Tiễn) dời đô đến ở ấp Lang Da, hợp với người Di đánh dẹp, bèn lấn hiếp Hoa Hạ, phá diệt các nước nhỏ.

[Thượng thư chép: "Vũ Vương băng, tam giám cùng người Hoài Di phản, Chu Công đánh chúng, soạn đại cáo". "Thành Vương đã đánh Quản Thúc-Sái Thúc, lại diệt người Hoài Di".]

[Thi Tử chép: "Yển Vương có gân mà không có xương, cho nên gọi là 'Yển'".]

[Huyện Vũ Nguyên tại phía bắc huyện Hạ Bì thuộc châu Tứ. Núi Từ ở phía đông huyện này. Bác vật chí chép: "Người trong cung vua Từ mang thai nhưng sinh ra quả trứng, vua cho là không lành, vứt quả trứng ở bờ sông. Một người đàn bà có con chó tên là 'hộc thương', thấy quả trứng bị vứt, ngậm về cho người đàn bà ấy, người đàn bà ấy trùm lấy sưởi ấm quả trứng, cuối cùng nở ra một đứa trẻ con, lúc sinh thì nằm ngửa, cho nên gọi là 'Yển'. Người trong cung nghe tin, bèn đổi lấy lại. Lớn lên nối làm vua Từ". "Vua Từ quái lạ khác thường. Phía đông huyện Vũ Nguyên mười dặm thấy có miếu thờ, hang đá ở núi Từ. Yển Vương làm rãnh thông vào đất Trần-Sái, lấy được cây cung đỏ, mũi tên đỏ, cho là đã có ý trời, tự xưng là Yển Vương. Mục Vương nghe tin, sai sứ ngồi ngựa tứ đi một ngày thì đến nước Sở, sai đánh Yển Vương. Yển Vương nhân từ, không nỡ đánh, bị quân Sở đánh bại, chạy lên phía bắc đến núi Từ".]

Nhà Tần chiếm cả sáu nước, người Di ở vùng Hoài-Tứ đều chia làm dân hộ. Trần Thiệp dấy binh, thiên hạ vỡ lở, người nước Yên là Vệ Mãn tránh đến nước Triều Tiên, nhân đó làm vua ở nước này, được hơn một trăm năm, Hán Vũ Đế diệt nước Triều Tiên, do đó người Di ở phía đông bắt đầu qua lại kinh đô. Vương Mãn soán vị, người Mạch cướp vùng biên giới. Đầu năm Kiến Vũ, người Di lại đến chầu cống. Bấy giờ Thái thú Liêu Đông là Sái Dung uy hiếp phương bắc, oia lừng miền bờ biển, do đó người Uế, Mạch, Oa, Hàn trải vạn dặm đến chầu cống, cho nên thời Chương-Hòa về sau, sứ giả các nước Di đến qua lại. Kịp đến những năm Vĩnh Sơ, đất Trung Quốc có nhiều nạn, người bắt đầu vào cướp bóc; Hoàn-Linh bỏ bê chính sự, người Di càng thêm khinh mạn.

Từ sau thời trung hưng, người Di đến chầu, dẫu có lúc phản nhưng sứ giả đến không dứt, cho nên tục lệ của các nước này được ghi chép qua. Người Đông Di đại khái tụ thành ấp xóm, vui vẻ uống rượu múa hát, đội mũ biện mặc áo gấm, có dùng bát, mâm, cho nên mới nói là nếu Trung Quốc bỏ bê lễ nghi thì tìm đến 'Tứ Di'. Man, Di, Nhung, Địch cộng lại gọi là 'Tứ Di', giống Công, Hầu, Bá, Tử, Nam đều là hiệu của chư hầu vậy.

Nước Phù Dư ở cách phía bắc quận Huyền Thố nghìn dặm, phía nam tiếp với nước Cao Câu Li, phía đông tiếp với nước Ấp Lâu, phía tây tiếp với đất của người Tiên Ti, phía bắc có sông Nhược. Đất rộng hai nghìn dặm, vốn là đất của người Uế.

Trước đây, vua của nước Tố Li ở phía bắc xuất hành, người hầu gái của vua ở nhà mang thai, vua về, muốn giết đi, người hầu gái nói: "Lúc trước thấy trên trời có luồng khí, lớn như quả trứng gà, bay xuống vào người thiếp, cho nên có thai". Vua bắt giam người hầu gái, sau đó người hầu gái sinh con trai. Vua sai đặt ở chuồng heo, heo chũi mõm thở vào đứa bé, không chết. Sau dời đến chuồng ngựa, ngựa cũng như vậy. Vua cho là thần, bèn cho mẹ đưa về nuôi, đặt tên là Đông Minh. Đông Minh lớn lên thì bắn tên giỏi, vua kị sự dũng mãnh của Đông Minh, lại muốn giết đi. Đông Minh chạy trốn, xuống phía nam đến sông Yểm Hổ, lấy cung đập vào nước, do đó cá, rùa đều tụ nổi trên mặt sông, Đông Minh cưỡi mà qua được, nhân đó đến nước Phu Dư mà làm vua ở đấy. Thành ở đất Đông Di, lớn nhất là Bình Xưởng, đất hợp với ngũ cốc. Xuất ngựa tốt, ngọc đỏ, chồn, ngọc trai lớn và táo chua, lấy tre gỗ tròn làm thành, có cung điện, kho tàng, nhà ngục. Người người nước này to lớn hùng dũng mà thật thà, không gây cướp bóc. Lấy cung tên, mâu, đao làm binh khí. Lấy tên sáu loài súc vật đặt tên chức quan, có 'Mã gia', 'Ngưu gia', 'Cẩu gia', các ấp xóm đều thần phục các 'gia'. Ăn uống thì dùng mâm, bát, cùng hội họp vái mời nhau, nhường nhau lên xuống. Đến tháng chạp thì tế trời, hội họp liên ngày, ăn uống múa hát, gọi là 'nghênh cổ'. Lúc ấy bỏ hình ngục, cởi giam trói. Có việc quân cũng tế trời, giết bò, lấy móng chân bò để bói tốt xấu. [Ngụy chí chép: "Móng bò toác là xấu, móng liền là tốt".] Người đi đường không kể ngày đêm đều ưa ca ngâm, âm thanh không dứt. Thói thường dùng hình pháp nghiêm ngặt, kẻ nào bị tội chết thì đều bị tịch thu người nhà làm nô tì. Nếu trộm một thì đền mười. Trai gái gian dâm thì đều bị giết, rất ghét tính đố kị, đã bị giết rồi còn vứt thây ở trên núi. Anh trai chết thì em trái lấy chị dâu. Lúc chết thì dùng quách mà không dùng quan để táng, giết người táng theo, có khi nhiều đến mấy trăm người. Vua của nước này táng dùng rương ngọc, nhà Hán thường sắm sẵn rương ngọc trao cho quận Huyền Thố, lúc vua nước này chết thì đón lấy đặt vào rương ngọc mà táng.

Giữa năm Kiến Vũ, các nước Đông Di đều đến cống nạp. Năm thứ hai mươi lăm, vua Phù Dư sai sứ giả đến cống, vua Quang Vũ báo đáp nồng hậu, do đó sứ giả hằng năm qua lại. Đến năm Vĩnh Sơ thứ năm thời An Đế, vua Phù Dư bắt đầu đem bảy-tám nghìn quân kị bộ cướp bóc quận Lạc Lãng, giết hại quan dân, sau lại thần phục. Năm Vĩnh Ninh thứ nhất, lại sai người nối tự là Úy Cừu Đài đến cửa khuyết cống nạp, thiên tử ban ấn thao vàng cho Úy Cừu Đài. Năm Vĩnh Hòa thứ nhất thời Thuận Đế, vua của nước này đến chầu ở kinh sư, Đế bày nhạc trống, tù và ở cửa Hoàng Môn để đón đãi. Năm Diên Hi thứ tư thời Hoàn Đế, sai sứ giả đến chầu cống. Năm Vĩnh Khang thứ nhất, vua là Phù Đài đem hơn hai vạn quân vào cướp quận Huyền Thố, Thái thú Huyền Thố là Công Tôn Vực đánh phá được, chém hơn nghìn thủ cấp. Đến năm Hi Bình thứ ba thời Linh Đế, lại đến nạp cống. Nước Phù Dư vốn thuộc quận Huyền Thố, thời Hiến Đế, vua của nước này xin thuộc vào quận Liêu Đông.

Nước Ấp Lâu là nước Túc Thận xưa vậy. Ở cách phía đông bắc nước Phù Dư hơn nghìn dặm, phía đông kề biển lớn, phía nam và phía bắc tiếp với nước Ốc Trở, không biết nơi tận cùng phía bắc của nước ấy. Đất đai phần nhiều là núi hiểm, dáng người giống người Phù Dư, nhưng tiếng nói đều khác. Có trồng ngũ cốc, vải gai, xuất ngọc đỏ, chồn tốt. Không có quân trưởng, ở các ấp xóm của họ có 'Đại nhân'. Sống ở giữa rừng núi, khí đất rất lạnh, thường ở trong hang, cho là sâu thì tốt, nhà lớn có đến chín cái bậc. Ưa nuôi heo, ăn thịt heo, lấy da heo làm áo. Mùa đông lấy mỡ heo bôi lên người, dày mấy phân để chống gió lạnh. Mùa hạ thì cởi trần, lấy tấm vải nhỏ che trước sau. Người ở đây bẩn thỉu không sạch sẽ, làm nhà xí ở trong, ở quây xung quanh mà ở. Từ lúc nhà Hán nổi lên về sau, người Ấp Lâu thần phục nước Phù Dư. Dân chúng dẫu ít, nhưng phần nhiều hùng dũng, ở nơi núi non hiểm trở, lại bắn tên giỏi, bắn ra có thể trúng mắt người. Cung dài bốn thước, cứng giống nỏ. Mũi tên dùng từ cây hộ, dài một thước tám tấc, lấy đá xanh làm đầu mũi tên, đầu mũi nhọn đều bôi thuốc độc, người trúng phải liền chết. Giỏi chèo thuyền, hay trộm cướp, người các nước xung quanh lo lắng, nhưng không thể áp phục. Người Phù Dư, Đông Di ăn uống đều dùng mâm, bát, chỉ có người Ấp Lâu thì không, thói tục rất không có phép tắc như vậy.

Nước Cao Câu Li ở phía đông của quận Liêu Đông nghìn dặm, phía nam tiếp các nước Triều Tiên, Uế-Mạch, phía đông tiếp nước Ốc Trở, phía bắc tiếp với nước Phù Dư. Đất rộng hai nghìn dặm, nhiều hang sâu núi lớn, người dân theo đó mà ở. Ruộng trồng ít, làm không đủ để tự cung cấp, cho nên tục người ở đây dè xẻn khi ăn uống, nhưng dựng cung thất giỏi. Người Đông Di bảo nhau rằng người Cao Câu Li là một chủng khác của người Phù Dư, cho nên tiếng nói, hình pháp phần nhiều giống nhau, nhưng quỳ bái chỉ dùng một chân, đi bộ như chạy. Cả thảy có năm bộ, có bộ Tiêu Nô, bộ Tuyệt Nô, bộ Thuận Nô, bộ Quán Nô, bộ Quế Nô. Vốn là bộ Tiêu Nô làm vua, dần dần suy yếu, sau đó bộ Quế Nô nối thay. Nước này đặt quan lại có 'Tướng gia', 'Đối lô', 'Bái giả', 'Cổ trâu đại gia', 'Chủ bạ', 'Ưu đài', 'Sứ giả', 'Bạch y tiên nhân'. Hán Vũ Đế diệt nước Triều Tiên, lấy nước Cao Câu Li đặt làm huyện, thuộc vào quận Huyền Thố, ban cho ca kĩ thổi sáo đánh trống. Tục thường dâm dật, đều sạch sẽ tự vui, buổi chiều tối thì trai gái tụ tập hát xướng, ưa tế quỷ thần, xã tắc, sao Linh, thường vào tháng mười thì mở hội lớn tế trời, gọi là 'Đông minh'. Phía đông nước này có hang lớn, gọi là 'Toại thần', cũng vào tháng mười thì đến tế ở đấy. Người tụ hội đều mặc áo quần gấm thêu, tự trang điểm vàng bạc. Các 'Đại gia', 'Chủ bạ' đều đội khăn, giống khăn mũ, nhưng không có dải phía sau; các 'Tiểu gia' thì đội khăn 'chiết phong', hình giống mũ biện. Không có nhà ngục, nếu có tội thì 'gia' bàn bạc rồi giết kẻ đó, tịch thu vợ con làm nô lệ. Phép cưới hỏi thì đều tới nhà vợ, sinh con lớn lên, sau đó đem về, rồi dần dần sắm sửa đồ táng, vàng bạc tiền của đều táng cả theo, chất đá đắp mộ, cũng trồng tùng bách bên mộ. Tính người nước này hung hăng, có sức khỏe, tập chiến đấu, ưa cướp bóc, các nước Ốc Trở, Đông Uế đều phụ thuộc.

Người Cao Câu Li còn gọi là người Mạch, có chủng khác dựa vào sông nhỏ mà ở, nhân đó có tên là 'Tiểu Thủy Mạch'. Xuất cung tốt, gọi là 'cung Mạch' vậy.

Đầu thời Vương Mãng, phát quân của nước Cao Câu Li đi đánh rợ Hung Nô, người nước này không muốn đi, cưỡng bức sai đi, đều trốn ra biên giới làm giặc. Đại doãn Liêu Tây là Điền Đàm đuổi đánh, chết trong trận. Mãng sai tướng của Đàm là Nghiêm Vưu đi đánh, dụ vua Cao Câu Li là Sô vào cửa ải, chém Sô, đưa đầu về Tràng An. Mãng mừng lắm, đổi tên Cao Câu Li Vương là Hạ Cao Li Hầu, do đó người Mạch cướp biên giới thêm nhiều. Năm Kiến Vũ thứ tám, vua Cao Câu Li sai sứ chầu cống, vua Quang Vũ phong lại tước hiệu cho vua của nước này. Mùa đông năm thứ hai mươi ba, người Cao Câu Li là Tàm Chi Lạc Đại Gia Lạc Đái Thăng đem hơn vạn người đến quận Lạc Lãng xin nội thuộc. Mùa xuân năm thứ hai mươi lăm, người Cao Câu Li cướp các quận Hữu Bắc Bình-Ngư Dương-Thượng Cốc-Thái Nguyên, rồi Thái thú Liêu Đông là Sái Dung lấy ân đức vỗ về, do đó đều quay về biên giới.

Sau đó vua Cao Câu Li là Cung sinh ra mở mắt đã nhìn được, người trong nước hướng về, đến lúc lớn lên, nhiều lần phạm biên cảnh. Mùa xuân năm Nguyên Hưng thứ nhất thời Hòa Đế, Cung lại vào quận Liêu Đông, cướp chiếm sáu huyện, Thái thú là Cảnh Quỳ đánh phá được, chém cừ súy của quân ấy. Năm Vĩnh Sơ thứ năm thời An Đế, Cung sai sứ giả nạp cống, xin thuộc vào quận Huyền Thố. Năm Nguyên Sơ thứ năm, Cung lại cùng người Uế-Mạch cướp quận Huyền Thố, đánh thành Hoa Li. Mùa xuân năm Kiến Quang thứ nhất, bọn Thứ sử châu U là Phùng Hoán, Thái thú Huyền Thố là Diêu Quang, Thái thú Liêu Đông là Sái Phúng đem binh ra biên giới đánh Cung, bắt chém cừ súy của người Uế-Mạch, bắt được binh mã tài vật. Cung bèn sai con của mình là Toại Thành đem hơn hai nghìn quân chặn đánh bọn Quang, sai sứ trá hàng; bọn Quang tin theo, Toại Thành nhân đó chiếm nơi hiểm yếu để giấu đại quân, rồi ngầm sai ba nghìn quân đánh các quận Huyền Thố, Liêu Đông, đốt thành quách, giết hại hơn hai nghìn người. Do đó nhà Hán phát hơn ba nghìn quân kị của các thuộc quốc Quảng Dương, Ngư Dương, Hữu Bắc Bình, Trác Quận cùng đến ứng cứu, nhưng người Mạch đã bỏ đi. Mùa hạ, Cung lại cùng hơn tám nghìn người người Tiên Ti ở quận Liêu Đông đánh thành Liêu Đội, cướp giết quan dân. Bọn Sái Phúng đuổi đánh đến huyện Tân Xương, chết trong trận, Công tào là Cảnh Háo, Binh tào duyện là Long Đoan, Binh mã duyện là Công Tôn lấy thân che cho Phúng, cùng chết ở trận, kẻ chết đến hơn trăm người. Mùa thu, Cung lại đem mấy nghìn quân kị Mã Hàn, Uế-Mạch vây quận Huyền Thố. Vua Phù Dư sai con là Úy Cừu Đài đem hơn hai vạn quân, cùng châu quận ra sức đánh phá Cung, chém hơn năm trăm thủ cấp.

Năm đó, Cung chết, con là Toại Thành lập. Diêu Quang dâng thư lên muốn nhân tang của nước ấy mà phát binh đi nước ấy, người bàn bạc đều cho là được. Thượng thư là Trần Trung nói: "Cung trước kia là người kiệt hiệt, Quang không đánh được, nếu hắn chết mà đến đánh, là không có nghĩa vậy. Nên đến thăm điếu, nhân đó trách tội trước kia, tha mà không đánh để lấy việc tốt sau này". An Đế nghe theo. Năm sau, Toại Thành trả những người Hán bị bắt cho về, tự đến quận Huyền Thố xin hàng phục. Chiếu nói: "Bọn Toại Thành ngỗ ngược vô đạo, đáng bị băm chém để báo cho trăm họ, nhưng được tha cho, thú tội xin hàng. Tiên Ti, Uế-Mạch nhiều năm cướp bóc, đuổi cướp dân yếu, kinh động mấy nghìn người, lại giết chóc mấy chục trăm người, không có lòng hướng về vương hóa. Từ nay về sau, không được đánh nhau với quan huyện, phải gần gũi yêu thương dân chúng để chuộc tội, ban cho mươi người thợ lụa, một nửa là người trẻ".

Toại Thành chết, con là Bá Cố lập, từ đó người Uế-Mạch thần phục, biên thùy phía đông ít việc xảy ra. Năm Dương Gia thứ nhất thời Thuận Đế, đặt sáu bộ đóng đồn làm ruộng ở quận Huyền Thố. Giữa thời Chất-Hoàn, lại vào huyện Tây An Bình quận Liêu Đông, giết quan Lệnh của huyện Đái Phương, cướp được vợ con của Thái thú Lạc Lãng. Năm Kiến Ninh thứ hai, Thái thú Huyền Thố là Cảnh Lâm đi đánh, chém mấy trăm thủ cấp, Bá Cố hàng phục, xin thuộc vào quận Huyền Thố.

Nước Đông Ốc Trở ở phía đông núi lớn Cái Mã của nước Cao Câu Li, phía đông kề biển lớn, phía bắc tiếp với các nước Ấp Lâu-Phù Dư, phía nam tiếp với người Uế-Mạch. Nước này đông tây hẹp, nam bắc dài ước chừng đến nghìn dặm, đất phì nhiêu, đều dựa vào núi hướng ra biển, hợp với ngũ cốc, làm ruộng giỏi, có trưởng súy của ấp xóm. Tính người thẳng thắn cứng cỏi. Giỏi dùng mâu để đánh trận trên bộ. Tiếng nói, ăn uống, nhà ở, quần áo, có giống với người Cao Câu Li. Cách táng là làm quách bằng gỗ lớn, dài hơn mười trượng, mở một đầu làm nắp, người mới chết chôn trước, đợi da thịt tiêu hết, rồi lấy xương đặt trong quách. Người nhà đều cùng một quách, khắc tượng gỗ như dáng người lúc sống, rồi chôn theo người chết.

Hán Vũ Đế diệt nước Triều Tiên, lấy nước Ốc Trở đặt thành quận Huyền Thố. Sau bị người Di-Mạch chiếm, dời quận đến phía tây bắc của nước Cao Câu Li, đổi nước Ốc Trở đặt làm huyện, thuộc Lạc Lãng Đông bộ Đô úy. Đến thời vua Quang Vũ, bỏ quan Đô úy, sau đó đều phong cừ súy của nước này làm Ốc Trở Hầu. Nước này nhỏ hẹp, xen giữa các nước lớn, bèn thần thuộc nước Cao Câu Li. Nước Cao Câu Li lại đặt quan lớn trong nước này làm sứ giả, để cùng trông coi, thu lấy tô thuế, chồn, vải, cá, muối, các đồ hải sản, lấy gái đẹp làm tì thiếp.

Lại có nước Bắc Ốc Trở, còn gọi là Trí Câu Lâu, cách nước Nam Ốc Trở hơn tám trăm dặm. Tục nước này giống với người Nam Ốc Trở. Cảnh giới phía nam giáp nước Ấp Lâu, người Ấp Lâu ưa chèo thuyền cướp bóc, người Bắc Ốc Trở sợ, hễ đến mùa hạ lại náu ở hang đá, đến mùa đông đường thuyền đi không thông, lại xuống sống ở ấp xóm. Người già cả ở nước này bảo rằng từng lấy được một cái áo vải ở giữa biển, hình giống áo của người Trung Quốc, nhưng hai tay áo dài ba trượng. Lại ở bên bờ thấy một người cưỡi một cái thuyền vỡ, giữa đổ lại có mặt, chuyện với nhau không hiểu, không ăn rồi chết. Lại bảo rằng giữa biển có nước của đàn bà, không có đàn ông. Lại bảo truyền rằng nước này có giếng thần, nhìn vào sẽ sinh được con.

Nước Uế, phía bắc tiếp với các nước Cao Câu Li-Ốc Trở, phía nam tiếp với nước Thần Hàn, phía đông kề biển lớn, phía tây đến quận Lạc Lãng. Nước Uế cùng các nước Ốc Trở-Cao Câu Li vốn đều là đất Triều Tiên. Xưa kia Vũ Vương phong Cơ Tử ở đất Triều Tiên, Cơ Tử dạy dân theo lễ nghĩa, cày ruộng nuôi tằm, lại đặt ra tám điều dạy. Người ở đây không trộm của nhau, không cần đóng cửa nhà. Đàn bà trinh tín. Ăn uống dùng mâm bát. Hơn bốn mươi đời sau đó, đến thời vua Triều Tiên là Chuẩn tự xưng vương. Đầu thời Hán loạn lớn, có đến mấy vạn người Yên-Tề-Triệu đến lánh nạn ở đất Triều Tiên, rồi người nước Yên là Vệ Mãn đánh phá Chuẩn mà tự làm vua ở đấy, truyền nước đến cháu là Hữu Cừ. Năm Nguyên Sóc thứ nhất, quân trưởng của nước Uế là bọn Nam Lư phản Hữu Cừ, đem hai mươi tám vạn người đến quận Liêu Đông xin nội thuộc, Hán Vũ Đế lấy nước Uế lập thành quận Thương Hải, được mấy năm lại bỏ. Đến năm Nguyên Phong thứ ba, diệt nước Triều Tiên, chia đặt thành bốn quận Lạc Lãng-Lâm Đồn-Huyền Thố-Chân Phiên. Đến năm Thủy Nguyên thứ năm thời Chiêu Đế, bỏ quận Lâm Đồn-Chân Phiên, gộp vào quận Lạc Lãng-Huyền Thố. Quận Huyền Thố lại chuyển đến nước Cao Câu Li. Từ núi lớn Đan Đan về phía đông, các nước Ốc Trở-Uế-Mạch đều thuộc quận Lạc Lãng. Sau vì đất đai xa rộng, lại chia bảy huyện ở phía đông núi, đặt ra Lạc Lãng Đông bộ Đô úy. Từ lúc nội thuộc về sau, phong tục kém dần, hình pháp cũng thêm phiền, có đến hơn sáu mươi điều. Năm Kiến Vũ thứ sáu, bớt quan Đô úy, rồi bỏ đất phía đông núi, đều phong cừ súy của nước này làm Huyện hầu, đều hằng năm chầu cống.

Không có quân trưởng lớn, quan lại có có 'Hầu', 'Ấp quân', 'Tam lão'. Người già cả tự nói là cùng chủng với người Cao Câu Li, tiếng nói, phép tắc đại khái giống nhau. Tính người ở đây ngu dốt, ít ham muốn, không cầu xin. Trai gái đều mặc áo cổ gấp. Tục thường trọng sông núi, sông núi đều có bộ giới, không được tự tiện đi vào. Người cùng họ không được kết hôn, nhiều kiêng kị, nếu ốm đau chết chóc thì thường bỏ nhà cũ, lại làm nhà mới. Biết trồng cây gai, nuôi tằm, làm thành vải bông. Buổi sớm dậy lúc trời còn nhiều sao, đoán biết được vụ mùa đầy đủ. Thường đến tháng mười thì tế trời, ngày đêm uống rượu múa hát, gọi là "Vũ thiên". Lại tế hổ cho là thần. Ấp xóm có kẻ xâm phạm nhau, thì phạt nhau, bắt đền người, trâu, ngựa, gọi là 'Trách họa'. Kẻ giết người thì đền mạng. Ít cướp bóc. Đánh trận trên bộ, làm gậy dài ba trượng, hoặc mấy người cùng cầm. Cây cung làm bằng gỗ đàn ở quận Lạc Lãng được ra từ nước ấy. Lại có nhiều báo vằn, có ngựa 'quả hạ'.[Ngựa cao ba thước, ngồi lên ngựa này có thể đi dưới cây quả.] Ở biển có cá vằn, sứ giả đến đều dâng lên.

Người Hàn có ba chủng: một là Mã Hàn, hai là Thần Hàn, ba là Biện Hàn. Mã Hàn ở phía tây, có sáu mươi tư nước, phía bắc đất ấy tiếp với quận Lạc Lãng, phía nam tiếp với chỗ của người Oa. Thần Hàn ở phía đông, có mười hai nước, phía bắc nước ấy tiếp với người Uế-Mạch. Biện Hàn ở phía nam của nước Thần Hàn, cũng có mười hai nước, nước này cũng tiếp với chỗ của người Oa. Cả thảy có sáu mươi tám nước, nước Bách Tế là một nước trong số đó. Nước lớn thì hơn vạn hộ, nước nhỏ thì mấy nghìn nhà, đều ở giữa núi biển, đất rộng khoảng hơn bốn nghìn dặm, phía đông tây lấy biển làm giới hạn, đều là nước Thần xưa vậy. Mã Hàn lớn nhất, cùng lập người nước mình làm Thần Vương, đóng đô là thành Mục Chi, trông coi cả ba nước Hàn. Các vị vua của họ trước kia là người Mã Hàn.

Người Mã Hàn biết làm ruộng nuôi tằm, làm vải bông. Xuất cây dẻ giống cây lê. Có gà đuôi dài, đuôi dài năm thước. Sống xen lẫn ở ấp xóm, cũng không có thành quách. Làm nhà đất, hình giống nấm mộ, mở cửa ở trên. Không biết quỳ bái. Không phân biệt già trẻ, trai gái, không quý len bông, vàng ngọc, không biết cưỡi trâu ngựa, chỉ qúy ngọc châu, đeo lên áo đồ trang sức, và đeo tai bên cổ.

Cừ súy đều đầu trần tóc để chỏm, mặc áo choàng dài, đi dày da. Người nước này dũng mãnh, lúc nhỏ đã đắp nhà làm đao, thường lấy dây xuyên qua da thịt, treo trên cây lớn, cho vậy là khỏe. Thường đến tháng năm là lúc làm ruộng xong thì tế quỷ thần, ngày đêm tụ hội uống rượu, quần tụ múa hát, múa thường mấy chục người theo nhau giẫm đất làm điệu. Tháng mười việc làm ruộng xong, cũng lại như vậy. Các nước này chọn một một người làm chủ việc tế trời, tế thần, gọi là "thiên quân". Lại lập 'tô đồ', dựng cây gỗ lớn để treo chuông trống, thờ qủy thần. Phía nam của nước này tiếp với chỗ của người Oa, cũng có người vẽ mình.

Thần Hàn, người già ở nước này tự nói vốn là người bỏ đi từ thời Tần, trốn lao dịch mà lánh nạn đến nước Hàn, người Mã Hàn chia đất ở phía đông mà trao cho. Người nước này nói nước là 'bang', cung là 'hồ', giặc là 'khấu', uống rượu là 'hành thương', gọi nhau là 'đồ', có giống tiếng Tần, cho nên còn gọi là người Tần Hàn. Có rào lũy nhà ở. Các ấp nhỏ khác đều có cừ súy, lớn là 'Thần trí', thứ có 'Kiệm trắc', thứ có 'Phàn kì', thứ có 'Sát hề', thứ có 'Ấp tá'. Đất đai phì nhiêu, hợp với ngũ cốc. Biết trồng dâu nuôi tằm, làm vải bông. Cưỡi đi trâu ngựa. Cưới hỏi theo lễ nghi. Người đi nhường đường. Nước này có sắt, người Uế, Oa, Hàn đều đến mua lấy. Hết thảy vật trao đổi đều lấy sắt làm tiền. Tục thích múa hát, uống rượu, đánh đàn, gõ trống. Sinh con muốn khiến cho đầu nhọn, đều lấy đá để nắn ép.

Người Biện Hàn ở lẫn với người Thần Hàn; thành quách, quần áo đều giống nhau, còn tiếng nói, phong tục có khác. Dáng người đều to cao, tóc đẹp, quần áo đẹp đẽ. Nhưng hình pháp nghiêm ngặt. Nước này gần với chỗ của người Oa, cho nên cũng có người vẽ mình.

Trước đây, vua Triều Tiên là Chuẩn bị Vệ Mãn phá, bèn đem mấy nghìn người còn sót chạy vào biển, đánh nước Mã Hàn, phá được, tự lập làm vua ở nước Hàn. Dòng dõi của Chuẩn diệt dứt, người Mã Hàn lại tự lập làm Thần Vương. Năm Kiến Vũ thứ hai mươi, người Hàn ở thuộc ấp Liêm Tư là bọn Tô Mã Thị đến Lạc Lãng dâng cống. Vua Quang Vũ phong Tô Mã Thị làm chúa ấp Liêm Tư, sai thuộc vào quận Lạc Lãng, bốn mùa chầu cống. Cuối thời Linh Đế, người Hàn-Uế đều mạnh, quận huyện không ngăn được, trăm họ khổ loạn, phần nhiều bỏ chạy vào nước Hàn.

Ở phía tây của nước Mã Hàn, trên đảo biển có nước Châu Hồ. Người nước này nhỏ bé, cắt tóc, áo không ra áo, có trên không có dưới. Nuôi bò, heo giỏi. Cưỡi thuyền qua lại mua bán ở giữa nước Hàn.

Người Oa ở giữa biển lớn phía đông nam của nước Hàn, dựa vào đảo núi mà ở, cả thảy có hơn trăm nước. Từ thời Hán Vũ Đế diệt nước Triều Tiên, sứ giả đến qua lại với Hán có đến hơn ba mươi nước, mỗi nước đều xưng vương, nối nhau truyền nước. Vua Oa trú ở thành Tà Mã Đài. Ngoài quận Lạc Lãng, đi nước này khoảng một vạn hai nghìn dặm, cách phía tây bắc nước ấy là nước Câu Tà Hàn hơn bảy nghìn dặm. Nước đại khái ở phía đông của huyện Đông Dã quận Cối Kê, gần với các quận Chu Nhai-Đam Nhĩ, cho nên hình pháp, phong tục phần nhiều giống nhau. Đất hợp với lúa nước, cây gai, cây dâu tằm, biết buộc sợi làm vải. Xuất ngọc trai trắng, ngọc xanh. Núi ở đây có đất đỏ. Khí hậu ôn hòa, mùa đông mùa hạ rau cỏ sinh sôi. Không có bò, ngựa, hổ, báo, dê, chim khách. Binh khí có mâu, thuẫn, cung gỗ, tên tre, hoặc lấy xương làm đầu của mũi tên. Đàn ông đều xăm mặt vẽ mình, dựa vào hình xăm ở tay trái tay phải lớn hay bé để phân biệt trên dưới. Quần áo của đàn ông ở đây đều buộc khăn ngang liền nhau. Đàn bà trùm tóc trên đầu, áo giống chăn đơn, quấn trên đầu mà đội; đều lấy đất đỏ bôi lên người, giống người Trung Quốc bôi phấn vậy. Có rào lũy, nhà ở, cha mẹ, anh em ở riêng, riêng lúc hội họp thì không phân biệt trai gái. Ăn uống dùng tay, nhưng dùng bát, mâm. Tục đều đi chân trần, ngồi xổm cho là cung kính, tính người thích rượu. Phần nhiều người già sống lâu, rất nhiều người hơn trăm tuổi. Nước này có nhiều con gái, người quyền quý đều có đến bốn đến năm vợ, còn lại hoặc hai hoặc ba vợ. Đàn bà không dâm không ghen. Lại nữa tục không trộm cướp, ít khi tranh cãi. Người phạm pháp thì tịch thu vợ con người đó, nếu tội nặng thì giết cả nhà. Người chết để tang hơn mười ngày, người nhà khóc lóc, không uống rượu, người trong nhà lại múa hát bày nhạc. Đốt xương để bói, dùng để đoán tốt xấu. Nếu có vượt biển, sai một người không tắm gội, không ăn thịt, không ở gần đàn bà, gọi là 'trì suy'. Nếu trên đường thuận lợi, thì ban cho tài vật; còn bệnh tật gặp hại, cho là trừ xấu không tốt, liền giết đi.

Năm Kiến Vũ Trung Nguyên thứ hai, người Oa Nô đến chầu cống chúc mừng, sứ giả tự xưng là 'Đại phu', nước này ở phía nam của nước Oa vậy. Vua Quang Vũ ban cho ấn thao. Năm Vĩnh Sơ thứ nhất thời An Đế, vua Oa là Súy Thăng dâng một trăm sáu mươi người, xin vào gặp.

Giữa thời Hoàn-Linh, nước Oa loạn lớn, rồi đánh đá lẫn nhau, nhiều năm không có chủ. Có một người con gái tên là Ti Di Hô, lớn lên không lấy chồng, thờ đạo quỷ thần, có thể làm dân chúng mê hoặc, do đó cùng lập làm vua. Có nghìn hầu gái, ít có người thấy, chỉ có một người con trai trao đồ ăn uống, truyền lời nói. Trú ở cung điện lầu quán rào thành, đều có quân bảo vệ. Hình pháp nghiêm ngặt.

Từ phía đông của nước Nữ Vương vượt biển hơn nghìn dặm, đến nước Câu Nô, dẫu đều là người Oa, nhưg không thuộc Nữ Vương. Từ phía nam của nước Nữ Vương đi hơn bốn trăm dặm, đến nước Chu Nho, người cao ba bốn thước. Từ phía đông nam của Chu Nho đi thuyền một năm, đến các nước Khỏa-Hắc Xỉ, sứ giả nói rằng ở đó là tận cùng rồi.

Ngoài biển quận Cối Kê có người Đông Đề, chia làm hơn hai mươi nước. Lại có Di Châu và Thiền Châu. Người ta truyền lại là Tần Thủy Hoàng sai phương sĩ là Từ Phúc đem mấy nghìn trai gái trẻ vào biển, tìm thần tiên ở núi Bồng Lai nhưng không được, Từ Phúc sợ bị phạt nên không dám về, bèn dừng ở đấy, nhiều đời nối nhau, có mấy vạn nhà. Người dân hay đến quận Cối Kê mua bán. Người ở huyện Đông Dã quận Cối Kê cũng có nguời đi biển gặp gió, trôi dạt đến Thiền Châu. Chỗ này xa xăm, không thể qua lại.

[Lâm Hải thủy thổ chí của Thẩm Oánh chép: "Di Châu tại phía đông nam của quận Lâm Hải, cách quận hai nghìn dặm. Đất đai không có sương tuyết, cây cỏ không chết. Bốn bề là hang núi. Người dân cắt tóc, xâu tai, đàn bà không xâu tai. Đất đai màu mỡ, có mọc ngũ cốc, lại nhiều thịt cá. Có chó, đuôi ngắn như hình đuôi con quân (một loài thú giống con hươu nhưng nhỏ hơn, không có sừng). Người Di ở đây từ nam nữ cô cậu cùng nằm nghỉ trên một cái giường lớn, đại khái không tránh né lẫn nhau. Đất có đồng, sắt. Nhưng dùng sừng hươu làm mâu để chiến đấu, cọ mài đá xanh để làm đầu mũi tên. Lấy thịt cá sống chứa lẫn vào trong cái vò lớn, cho muối mặn vào. Ngày qua tháng lại mới ăn uống nó, cho là món ngon".]

Luận rằng: Ngày xưa Cơ Tử gặp buổi nhà Ân suy yếu, lánh đến đất Triều Tiên. Lúc đầu nước này chưa có tiếng tăm gì, đến lúc đặt ra tám điều, khiến cho dân phép cấm, do đó ấp xóm không có dâm dật, buổi đêm không cần đóng cửa, sửa tục ngỗ ngược thì dùng hình pháp khoan hòa, làm được mấy trăm năm, cho nên người Đông Di có tính ôn hòa làm tục, khác với người ở ba phương khác. Nếu chính chính sự thông suốt, thì đạo nghĩa còn vậy. Trọng Ni nhớ mong, cho là đất Cửu Di có thể ở. Có người ngờ rằng chỗ ấy thô lậu, ngài bảo rằng: "Người quân tử ở, sao hiềm thô lậu"! Học trò cũng như thế. Sau đó qua lại buôn bán, dần dần giao lưu với nước trên (tức Trung Quốc). Rồi người Yên là Vệ Mãn quấy rối phong tục ở đất này, do đó mà mỏng bạc vậy. Lão Tử chép: "Pháp lệnh thêm nhiều, giặc cướp thêm nhiều". Nếu Cơ Tử giảm bớt văn điều mà dùng tín nghĩa thì có được gốc hình pháp của bậc thánh hiền rồi!

Tán nói: "Đây là Ngung Di, gọi là Dương cốc. Kề núi gần biển, chín chủng ở đấy. Cuối Tần loạn lạc, người Yên tránh nạn (chỉ Vệ Mãn). Thêm ít tục Hoa, rồi có người Hán. Ở chỗ xa xôi, lúc theo lúc phản"

Đông Di

Đông Di (東夷) là tên gọi chung cho dân cư hạ du lưu vực sông Hoàng Hà (ba châu Thanh, Duyện, Từ) đối với dân cư ở Trung Nguyên thời Tiên Tần, nhất là thời Thương-Chu trong lịch sử Trung Quốc. Dựa theo khảo cổ mà nói thì Đông Di là dân cư kế thừa từ văn hoá Hậu Lí đến văn hoá Nhạc Thạch. Vào thời Đông Chu, người các nuớc Tề-Lỗ sinh sống nhiều năm ở miền đất Sơn Đông khiến cho người Di và người Hoa dần dần dung hợp. Từ thời Tần-Hán về sau, Đông Di là tên gọi chung cho các dân tộc thiểu số miền đông bắc Trung Quốc và những dân tộc ở quần đảo Lưu Cầu, quần đảo Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên phía đông Trung Quốc.

Văn hoá của người Đông Di là văn hoá xa xưa nhất thời Tiên Tần trong lịch sử Trung Quốc. Văn hoá Đông Di có nhiều mặt không phân biệt anh em so với văn hoá Trung Nguyên. Người Đông Di là người phát minh và sử dụng chữ viết, cung tên, lễ chế, thuật luyện kim sớm nhất Trung Quốc.

Giải nghĩa chữ Di

Chữ Di bao gồm nhiều nghĩa. Nghĩa chủ yếu là 'yên bình'. Trong sách Thuyết văn giải tự của người thời Hán là Hứa Thận giải nghĩa chữ Di là 'gồm bộ đại và bộ cung', theo đó người Đông Di phát minh cung tên sớm nhất, có tài bắn tên. Cho nên mới nói 'Đông Di' là những người bắn tên ở miền đông. Truyền thuyết và sách vở thời xưa ghi chép Hậu Nghệ là thủ lĩnh của người Đông Di. Nhưng chữ Di trong giáp cốt văn và kim văn thời Thương-Chu thực tế gồm bộ 'thi' hoặc bộ 'nhân', không có bộ 'cung'. Có người cho rằng quan điểm 'gồm bộ đại và bộ cung' của chữ Di có thể là người thời Hán thêm bớt mà thành đến nay. Thiên hạ trong chủ nghĩa trung tâm của người Trung Quốc thì người Đông Di và người Bắc Địch, người Tây Nhung, người Nam Man gọi chung là Tứ Di. Nhưng người Đông Di từ thời xa xưa đã dung hợp với người Hoa Hạ, trong sách vở từ thời Tần-Hán về sau không có ghi chép về quan hệ trực tiếp với người Đông Di.

Lịch sử Đông Di

Thời đại Ngũ Đế (trước thế kỉ 21 TCN)

Ngũ Đế có nguồn gốc từ thuyết ngũ hành thời xưa ở Trung Quốc. Người xưa cho rằng năm miền đông, nam, tây, bắc, trung đều chủ về một màu, đều chủ một hành, đều thờ một vị vua. Ngũ Đế là Thanh Đế, Xích Đế, Bạch Đế, Huyền Đế, Hoàng Đế.

Miền đông chủ màu xanh, chủ hành mộc, thờ Thanh Đế là Thái Hạo

Miền nam chủ màu đỏ, chủ hành hoả, thờ Xích Đế là Viêm Đế

Miền tây chủ màu trắng, chủ hành kim, thờ Bạch Đế là Thiếu Hạo

Miền bắc chủ màu đen, chủ hành thuỷ, thờ Huyền Đế là Chuyên Húc

Miền trung chủ màu vàng, chủ hành thổ, thờ Hoàng Đế là Hiên Viên

Thời đại Lưỡng Hạo

Trận đánh Trác Lộc

Di Hạ nhường ngôi

Hậu Khải soán ngôi

Thời nhà Hạ (thế kỉ 21 TCN - thế kỉ 16 TCN)

Hậu Nghệ thay nhà Hạ

Nhà Thương nổi lên

Trận đánh Minh Điều diệt nhà Hạ

Thời nhà Thương

Bộ tộc Thương là một nhánh của người Đông Di, thuỷ tổ là Hoàng Đế, lúc đầu bộ tộc Thương cư trú ở vùng phía nam đất Lỗ, sau đó dời sang phía tây đến đất phía nam sông Hoàng Hà. Vua Thang nhà Thương thay nhà Hạ, từng mở rộng liên minh với các bộ tộc Đông Di, mới đầu thời nhà Thương mối quan hệ giữa nhà Thương và các bộ tộc Đông Di rất khăng khít ở một dải đất phía đông châu Dự. Nhà Thương nổi lên, văn hoá nhà Thương được mở rộng, từ sau thời vua Trọng Đinh, nhà Thương chiến tranh với người Lam Di, sau đó không ngừng đánh sang miền đông, văn hoá nhà Thương mở rộng về huớng đông, các bộ tộc Đông Di theo nhà Thương hoặc trở thành chư hầu của nhà Thương. Đến thời vua Trụ, vẫn có người Đông Di ở đất Giao Đông hoặc đất ven sông Hoài vẫn giữ được văn hoá độc lập. Văn hoá nhà Thương trước sau không vượt qua được sông Nghi, sông Duy. Những chư hầu Đông Di sau khi theo lại phản, chiến tranh với nhà Thương, khiến cho nhà Thương suy yếu, cuối cùng bị nhà Chu thay lấy.

Thời nhà Chu (năm 1046 TCN - NĂM 256 TCN)

Lai Di: hoặc gọi là Lai, là một nước cổ của người Đông Di thời Thương-Chu, tồn tại ở vùng bán đảo Sơn Đông từ thời nhà Chu về trước. Đầu thời nhà Chu, Lữ Thượng được phong ở nước Tề, người Lai Di tranh đoạt ấp Doanh Khâu của nước Tề. Vào thời Xuân thu, người Lai Di thường bị các nước Tề-Lỗ đánh phá. Năm 600 TCN, người nước Tề đánh nước Lai, lấy đất Căn Mâu. Năm 567 TCN, tướng nước Tề là Yến Nhược diệt nước Lai, thế lực của nước Tề thọc sâu vào bán đảo Giao Đông. Khảo cổ phát hiện kinh đô nước Lai có thể là di chỉ thành Quy tại thành phố Long Khẩu tỉnh Sơn Đông ngày nay.

Mười bốn dòng họ Doanh: theo Sử kí Tần bản kỉ ghi chép họ Doanh vì được phong phong mà chia thành mười bốn họ là họ Từ, họ Đàm, họ Cử, họ Chung Lê, họ Vận Yểm, họ Thố Cừu, họ Tương Lương, họ Hoàng, họ Giang, hoh Tu Ngư, họ Bạch Minh, họ Phi Liêm, họ Tần, họ Triệu. Mà họ Doanh lại xuất từ Thiếu Hạo, có nhiều chứng cứ. Lúc đầu nhà Tần thờ Bạch Đế là Thiếu Hạo, Thiếu Hạo sinh ở miền đông nhưng được xưng là Bạch Đế chủ miền tây, đều là do nhà Tần ở phía tây. Lại nữa, vua nuớc Đàm lấy Thiếu Hạo làm tổ tiên xuất từ nhà Thương họ Huyền Điểu của Thiếu Hạo. Ngoài họ Tần, họ Triệu ra, các dòng họ Doanh phần lớn cư trú ở miền đông. Cho nên mười bốn dòng họ Doanh đều là dòng dõi của Thiếu Hạo.

Nước Cử

Nước Từ

Hoài Di

Nước Cô Trúc và nuớc Triều Tiên của Cơ Tử

Đặc trưng văn hoá

Văn hoá của người Đông Di là văn hoá xa xưa nhất trong lịch sử Trung Quốc. Văn hoá Đông Di có nhiều mặt không phân biệt anh em so với văn hoá Trung Nguyên.

Chữ viết của người Đông Di là một loại chữ viết sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc, có thể là một nguồn gốc chủ yếu tạo nên giáp cốt văn thời nhà Thương. Trong đó các chữ đán, việt, cân, hoàng, phong, tửu, phách, trắc còn sử dụng trong chữ Hán ngày nay.

Theo sách vở ghi chép, người Đông Di phát minh cung tên.

Người Đông Di còn có kĩ thuật chế tác đồ gốm sứ rất cao. Trong mộ táng của người Đông Di có nhiều đồ gốm sứ vẽ hình con chim, người Đông Di lấy con chim làm vật tổ, là một dân tộc sùng bái loài chim. Người Đông Di cũng là dân tộc dùng đồng và sắt sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Nghiên cứu văn hoá Long Sơn cho thấy người Đông Di phát minh lễ chế. Lễ chế trong văn hoá Long Sơn cho thấy xã hội người Đông Di đã hình thành nhà nước và giai cấp. Học giả người Trung Quốc là Du Vĩ Siêu cho rẳng: "Nếu hơn 4000 năm trước không bị nạn hồng thuỷ thì nhà nước sớm nhất nước ta cũng đã có và phải là do người Đông Di lập nên".

Sùng bái vật tổ

Các bộ tộc Đông Di rất phức tạp, nhưng cùng có một đặc điểm là sùng bái loài chim và có truyền thuyết con chim sinh ra mình. Ví như Sử kí Ân bản kỉ có chép: "Mẹ của ông Tiết nhà Ân tên là Giản Địch, làm vợ lẽ của Đế Khốc. Ba người đi tắm, thấy con chim đen thả rơi quả trứng của nó, Giản Địch nhặt lấy mà nuốt, nhân đó có mang, sinh ra Tiết". Lại nữa, Sử kí Điền Kính Trọng Hoàn thế gia chép: "Người nước Tề là Ý Trọng muốn gả con gái cho Điền Hoàn, bói việc này nói: 'Phượng hoàng kết đôi, kêu tiếng trong lành, dòng dõi họ Quy, sắp thay họ Khương, năm đời trỗi lên, nắm cả công khanh, sau đó tám đời, chẳng ai tranh được'". cho đến Sử kí Tần bản kỉ cũng chép: "Nữ Tu đang dệt vải, có con chim đen thả quả trứng xuống, Nữ Tu lấy nuốt vào, sinh ra Đại Nghiệp".

Dòng dõi Thái Hạo

Theo truyền thuyết thì Thái Hạo là thủ lĩnh sớm nhất của các bộ tộc Đông Di, họ Phong, lấy đất Trần làm trung tâm, sinh sống ở một dải phía nam nước Lỗ và phía đông châu Dự thời xưa, dòng dõi có họ Nhâm, Túc, Tu Câu, Chuyên Du.

Họ Hữu Ngu

Sống ở bên sông Quy, còn lấy họ Quy, thay vua Nghiêu trị thiên hạ, thuỵ hiệu là Đế Thuấn, lấy đất Bồ Bản làm trung tâm, dòng dõi là Hồ Công tên là Mãn được phong ở nước Trần.

Dòng dõi Thiếu Hạo

Được xem là thủ lĩnh của các bộ tộc Đông Di kế thùa Thái Hạo, lấy đất Khúc Phụ làm trung tâm. Dòng dõi được phong ở nước Phí, Cử, Đàm. Những người họ Doanh như các nước Tần, Triệu cũng là dòng dõi của Thiếu Hạo.

Si Vưu

Là thủ lĩnh của các bộ tộc Đông Di kế thừa Thiếu Hạo, men theo sông Hoàng Hà về phía tây, phát sinh xung đột với Viêm Đế và Hoàng Đế ở đất Trung Nguyên, bị đánh bại ở cánh đồng Trác Lộc.

Các nền văn hoá Đông Di

- Văn hoá Hậu Lí (6400 TCN - 5700 TCN): phân bố từ dải núi Thái Nghi ở lên phía bắc, dải đất từ sông Tiểu Thanh về phía nam.

- Văn hoá Bắc Tân (5300 TCN - 41 TCN): phân bố từ thành phố Bình Độ sang phía tây đến thành phố Trường Thanh tỉnh Sơn Đông, phía bắc lên phía bắc đất Lỗ, phía nam đến phía bắc sông Hoài tỉnh Giang Tô.

- Văn hoá Bạch Thạch (5000 TCN - 4000 TCN): phân bố ở bán đảo Giao Đông tỉnh Sơn Đông.

- Văn hoá Đại Vấn Khẩu (4100 TCN - 2600 TCN): phân bố ở bán đảo Liêu Đông, phía nam đến phía bắc tỉnh Giang Tô, phía bắc tỉnh An Huy, phía tây đến sông Hoàng Hà ở tỉnh Hà Nam về phía nam.

- Văn hoá Long Sơn (3200 TCN - 1900 TCN): phân bố ở bán đảo Liêu Đông, phoá nam đến phía bắc tỉnh Giang Tô, phía bắc tỉnh An Huy, phía bắc tỉnh Hồ Bắc, phía tây đến tỉnh Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Tây, Thiểm Tây.

- Văn hoá Nhạc Thạch (2000 TCN - 1600 TCN): phân bố ở dải núi Thái Nghi, phía bắc đến tỉnh Hà Bắc, phía nam qua sông Hoài, phía tây các huyện Khảo Lan, Kỉ, Hoài Dương tỉnh Hà Nam, phía đông bến biển Hoàng Hải.

Đông Di

Posted Image

Huaxia 華夏 Hoa Hạ

Dongyi 東夷 Đông Di

Beidi 北狄 Bắc Địch

Xirong 西戎 Tây Nhung

Nanman 南蠻 Nam Man

Yellow River 黃河 Hoàng Hà (sông Hoàng

Yangtzi River 長河 Trường Hà (Sông Trường)

Huai River 淮河 Hoài Hà (Sông Hoài)

Wei River 渭河 Vị Hà (sông Vị)

Văn hóa Đông Di thần bí

Văn hóa thời xưa của đất Sơn Đông cũng gọi là văn hóa Đông Di. Đông Di vốn là chỉ người Di miền đông ở ngoài trung tâm thống trị của người Hoa Hạ, họ sáng tạo nên văn minh phát triển cao.

Dựa vào truyền thuyết lịch sử và khảo cổ phát hiện, người sáng tạo nên văn hóa Đại Vấn Khẩu có thể là các bộ tộc Đông Di của Thái Hạo, Thiếu Hạo. Thái Hạo còn gọi là Phục Hi, là một thủ lĩnh bộ lạc tinh thông thiên văn địa lí, là người phát minh 'bát quái' trong truyền thuyết. Trong ngôi mộ ở Đại Vấn Khẩu phát hiện được một cái lược làm bằng ngà voi khó khắc hình giống bát quái. Vùng đất của Thái Hạo tại một dải đất lầy lội tỉnh Sơn Đông, ứng với văn hóa Đại Vấn Khẩu ở phía tây nam tỉnh Sơn Đông. Kinh đô của Thiếu Hạo tại đất Khúc Phụ, văn hóa Đại Vấn Khẩu ở phía nam bắc núi Thái là văn hóa bộ tộc của Thiếu Hạo.

Posted Image

Lược ngà voi có hình khắc giống 'bát quái' phát hiện ở di chỉ văn hóa Đại Vấn Khẩu tỉnh Sơn Đông năm 1959

Văn hóa Long Sơn dựa trên nền tảng văn hóa Đại Vấn Khẩu mà phát triển. Thời kì này người Đông Di xây dựng nhiều thành phố, như di chỉ thành phố Thành Tử Nhai ở Chương Khâu có thể chứa được 5000 người dân, trong thành này có dấu vết của nền nhà, hầm hố, giếng nước, mộ táng, có thể đây là một tòa thành của một nước chư hầu thời nhà Hạ. Đồ gốm văn hóa Long Sơn rất tinh xảo, nổi tiếng là gốm màu đen, sáng bóng như gương, mỏng như giấy, gõ vào vang tiếng như tiếng khánh.

Posted Image

Đồ gốm sứ màu đen văn hóa Long Sơn

Thời đại Ngũ Đế là thời kì phát triển mãnh liệt, Viêm Đế và Hoàng Đế nảy sinh đại chiến, Hoàng Đế đánh Si Vưu cũng ở thời này. Si Vưu là một thủ lĩnh của bộ tộc Đông Di, đại khái nổi lên ở một dải đất Khúc Phụ, đánh với Hoàng Đế ở cánh đồng Trác Lộc, cuối cùng thua trận, được Hoàng Đế thờ làm thần chiến tranh. Si Vưu bị bắt giết ở một dải huyện Trác Châu tỉnh Hà Bắc, mộ của Si Vưu ở huyện Cự Dã tỉnh Sơn Đông là nổi tiếng nhất.

Văn hóa Nhạc Thạch tại một dải đất Bình Độ tỉnh Sơn Đông, là 'tiếng vọng cuối cùng' của văn hóa Lonh Sơn, tương đương với thời nhà Hạ và đầu thời Thương. Đầu thời nhà Hạ, trong bộ tộc Đông Di có thủ lĩnh họ Hữu Cùng tên là Hậu Nghệ từng thay đổi sự thống trị của nhà Hạ, thay vua Thái Khang mà thống trị nhà Hạ được mấy chục năm thì bị dòng dõi nhà Hạ đoạt lại.

Vào thời nhà Thương, các bộ tộc Đông Di không ngừng phát triển về phía tây, tranh giành đất Trung Nguyên với nhà Thương. Vua Trụ nhà Thương đánh dẹp người Đông Di, thống nhất Đông Di và Trung Nguyên, cũng gây hấn với người Đông Di tên là Lữ Thượng, do đó bày kế diệt nhà Thương, cuối cùng văn hóa Đông Di biến hóa dung hợp vào văn hóa Tề-Lỗ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sử kí - Lễ - Nhạc thư

Dịch giả: Tích Dã

Hán - Tư Mã Thiên soạn

Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải

Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa

Sách ẩn: 'Thư' là tên gọi chung cho ngũ kinh lục tịch. Lục thư của Sử kí là ghi chép những việc lớn của nhà nước, họ Ban gọi là 'chí', chí là ghi chép. Chính nghĩa: Trời đất yên vị, Mặt Trời-Mặt Trăng sáng tỏ, bốn mùa xoay chuyển, Âm-Dương hài hòa, mưa gió điều tiết, ngũ phẩm đầy đủ, muôn vật sắp đặt, vua tôi triều đình cao sang thấp hèn có thứ bậc, đều gọi là 'lễ'. Ngũ kinh lục tịch đều gọi là thư. Cho nên Khúc lễ chép: "Đạo đức nhân nghĩa nếu không có lễ thì không thành, giáo huấn phong tục nếu không có lễ thì không chu đáo, tranh cãi biện tụng nếu không có lễ thì không xử được."

Thái sử công nói: "Lễ đẹp đẽ mênh mông thay! Sắp đặt muôn vật, nắm lấy các đức tính khác, há lại do sức người mà có ư? Chính nghĩa: Ý nói trời đất sắp đặt muôn vật, nắm lấy các đức tính, theo bốn mùa mà xoay chuyển, đều được thành công, há là do sức người thường làm được? Đấy là đức tính hay đẹp rộng lớn nồng hậu. Cho nên Khổng Tử nói: "Bốn mùa xoay chuyển thì muôn vật sinh sôi." Ta đến phủ quan Đại hành Sách ẩn: Đại hành là chức quan có từ thời Tần, chủ về nghi lễ. Cảnh Đế nhà Hán đổi gọi là Đại hồng lư, quan Đại hồng lư chủ việc nghi lễ đối đãi tân khách. trông coi về lễ nghi để xem những lễ nghi thêm hay giảm của thời Tam đại mới biết người ta dựa vào tình người mà đặt ra lễ, noi theo tính người mà định ra nghi, nó có từ xưa rồi."

Đạo làm người có muôn vẻ dọc ngang, không có gì là không có khuôn mẫu, lấy nhân nghĩa để dạy dỗ, dùng hình phạt để ép buộc, cho nên người có đức hạnh nồng hậu thì được tôn quý, kẻ có bổng lộc dồi dào thì được vinh hiển, lấy đó mà tóm gọn cả nước mà nắn chỉnh muôn dân. Thân người thích ngồi xe êm, làm nên kiệu vàng càng ngọc để gắn vào mui xe; Tập giải: Chu lễ chép trong năm loại dành cho nhà vua có xe vàng. Trịnh Huyền nói: "Lấy vàng dát vào các mặt ngoài." mắt ưa nhìn năm màu, làm ra áo có thêu hoa văn sặc sỡ để mặc khoe ra ngoài; tai thích nghe tiếng chuông khánh, làm nên tám tiếng thanh để làm cho tấm lòng xao xuyến; miệng ưa các mùi vị, làm nên các mon ăn chua mặn để được mùi ngon; Tập giải: Chu lễ chép: "Dùng đến hai mươi món ăn ngon." Trịnh Huyền nói: "Món ăn làm từ bò cúng tế và cầm thú để sắm sửa cho vị ngon." trong lòng ưa đồ dùng hay đẹp, làm nên mài ngọc dũa đá để thỏa ý ấy. Cho nên làm ra xe to, chiếu cỏ, Tập giải: Phục Kiền nói: "Xe to là xe dùng đi tế trời. Chiếu cỏ là chiếu làm bằng cỏ bện lại." Vương Túc nói: "Là chiếu không có viền." Chính nghĩa: Xét: Chiếu cỏ là chiếu cỏ cói. mũ da, váy vải, Tập giải: Chu lễ chép: "Nhà vua lên triều thì đội mũ da." Trịnh Huyền nói: "Muời lăm tuổi trở lên thì đội mũ da, mặc áo vải trắng, chồng thêm tơ nõn làm váy." Chính nghĩa: Lấy da con hươu làm mũ. Xét: Gấp chồng thêm vải trắng mà làm váy. dây đàn màu đỏ, lỗ xuyên đáy đàn, Tập giải: Trịnh Huyền nói: "Dây đàn màu đỏ là dây đàn bện bằng sợi tơ màu đỏ. canh nhạt rượu đen Tập giải: Trịnh Huyền nói: "Canh nhạt là canh thịt không trộn thêm rau, muối. Rượu đen là nước." là để ngăn ngừa tính xa xỉ, chặn bỏ việc xấu hại. Cho nên sắp đặt thứ bậc cao thấp của vua tôi, vị trí trên dưới của triều đình, cho đến phân biệt những lễ nghi tang ma, cưới gả, ăn uống, nhà cửa, quần áo, xe kiệu của dân thường, các việc đều có phép tắc, muôn vật đều có khuôn mẫu. Trọng Ni nói: "Trong lễ tế đế từ lúc rót rượu về sau, ta chẳng muốn xem nữa." [/color]Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Trong lễ tế đế hợp, phải theo thứ tự trái phải, cho nên chủ của hủy miếu và chủ của các miếu đều được tế ở thái miếu. Rót rượu là rót rượu nếp thơm, rót vào ở thái miếu để cúng tổ tiên. Sau khi rót rượu thì sắp bày ngôi vị cao thấp, thứ bậc trái phải. Thế nhưng vua nước Lỗ làm trái nghi lễ, dẫm lên ngôi vị của Hi Công, làm loạn thứ tự trái phải, cho nên Trọng Ni chẳng muốn xem nữa."[/color]

Nhà Chu suy, lễ hủy nhạc hỏng, lớn nhỏ lẫn lộn, như Quản Trọng lấy ba người con gái khác họ làm vợ, những kẻ noi theo phép tắc trong thiên hạ thì bị lấn hiếp, những kẻ xa kỉ chuyên quyền lại được vinh hiển. Đến như học trò giỏi trong nhà Khổng Tử là Tử Hạ còn nói: "Đi ra thấy cảnh tươi đẹp nhộn nhịp thì vui, vào trong nghe lời dạy của thầy cũng vui, hai cái vui ấy giằng xé trong lòng, không biết chọn cái nào?" Huống chi những kẻ có đức hạnh từ bậc trung dung trở xuống bị phong tục lầm lỗi thấm ngấm, bị lề thói tầm thường bao trùm đây? Khổng Tử nói: "Phải làm cho tiếng tăm ngay thẳng trước đã." Nhưng ở nước Vệ không dùng được. Tập giải: Luận ngữ chép: "Tử Lộ nói: 'Vua nước Vệ muốn dùng thầy làm việc nước, thầy sẽ làm gì trước?' Khổng Tử nói: 'Phải làm cho tiếng tăm ngay thẳng trước đã.' Mã Dung nói: "Sử lại các việc cho ngay thẳng." Sau khi Trọng Ni chết, những học trò học đạo chìm đăm mà không nổi lên, có kẻ đến các nước Tề-Sở, có kẻ náu ở miền ven sông biển, Chính nghĩa: Luận ngữ chép: "Thái sư tên là Chí đến nước Tề; Á Phạn Can đến nước Sở; Cổ Phương Phúc vào vùng ven sông Hà; Thiếu sư tên Dương, Chí Khánh Tương vào vùng ven biển. Vào thời Ai Công nước Lỗ, lễ hỏng nhạc hủy cho nên kẻ sĩ đều bỏ đi. là há chẳng đau lòng sao!

Đến thời nhà Tần có cả thiên hạ, thu hết lễ nghi của sáu nước vào trong nước mình, chọn dùng lễ nghi tốt đẹp trong đó, dẫu không hợp nghi lễ tốt đẹp của bậc thánh hiền, nhưng tôn vua nén tôi, triều đình oai nghiêm. Chính nghĩa: Nhà Tần chọn dùng lễ nghi của sáu nước, tôn vua nén tôi, triều đình oai nghiêm, dựa theo pháp lệnh từ xưa đến nay. Đến thời Cao Tổ, nuốt gọn bốn cõi, Thúc Tôn Thông có hơi tăng thêm giảm bớt nhưng phần lớn đều noi theo nghi lễ cũ của nhà Tần. Từ xưng hiệu của thiên tử cho đến tên gọi chức quan và cung thất đều ít có thay đổi. Hiếu Văn Đế lên ngôi, các quan lại bàn muốn sắp đặt nghi lễ, nhưng Hiếu Văn Đế ưa học đạo Hoàng Lão, cho rằng nghi lễ rườm rà bồi đắp cho vẻ ngoài thì không có ích cho việc nước, làm sao mà dẫn dạy kẻ khác được, Chính nghĩa: Hiếu Văn bản kỉ chép: "Nhà vua tự mặc áo lụa thô, lệnh cho người thiếp yêu là Thận phu nhân không được mặc áo dài kéo trên đất, mườn trướng không được thêu hoa văn, sửa lại Bá lăng đều dùng đồ đất nung. Đấy là tự mình tiết kiệm làm giương." cho nên bỏ việc ấy. Vào thời Hiếu Cảnh, Ngự sử đại phu là Triều Thố học theo phái hình danh nổi rõ ở trên đời, nhiều lần can gián Hiếu Cảnh rằng: "Chư hầu làm phên dậu đều cùng bậc làm bầy tôi là phép tắc xưa nay. Nay vua sáu nước chuyên quyền theo cách riêng, không vâng theo lệnh của kinh sư, sợ rằng không truyền cho đời sau được." Hiếu Cành dùng kế của Thố, do đó vua sáu nước phản nghịch. Chính nghĩa: Sáu nước là Ngô, Sở, Triệu, Truy Xuyên, Tế Nam, Giao Tây. Hiếu Vương nước Tề hồ nghi giữ thành, quân của ba nước vây nước Tề, vua nước Tề sai Lộ trung đại phu đến báo cho thiên tử, cho nên không nói là bảy nước phản nghịch. cho rằng Thố đứng đầu gây việc ấy, thiên tử giết Thố để trừ nạn, việkc này có chép trong Viên Áng liệt truyện. Từ đó những kẻ làm quan chỉ kết giao để an phận mà thôi, chẳng ai dám bàn lại việc ấy.

Kịp đến lúc nhà vua ngày nay lên ngôi, mời gọi những kẻ sĩ học đạo Nho đến, sai cùng sắp đặt nghi lễ, suốt hơn chục năm chẳng xong. Có người nói là thời xưa thái bình, muôn dân yên vui, điềm lành rủ xuống mới chọn lựa phong tục, sắp đặt nghi lễ. Nhà vua nghe nói, hạ chế cho quan Ngự sử rằng: "Những người vâng mệnh trời mà làm vua đều có cách làm cho hưng thịnh, theo cách khac nhau nhưng cùng một mối, đấy là dựa vào dân mà bày ra pháp lệnh, noi theo phong tục mà sắp đặt nghi lễ. Những kẻ bàn việc này đều khen thời xa xưa, nhưng trăm họ biết sao được? Nhà Hán cũng có việc của một nhà, nếu pháp lệnh không truyền lại thì dạy bảo con cháu thế nào được? Nếu phong tục hay đẹp thì truyền đi rộng khắp, phong tục nông cạn thì truyền đi nhỏ hẹp, không nên gắng sức sao!" Bèn đổi địch vào đầu năm Thái Sơ, Tập giải: Ứng Thiệu nói: "Lúc trước theo phong tục của nhà Hạ lấy tháng giêng làm tháng đầu năm, nay đổi niên hiệu là Thái Sơ." thay màu áo, phong ở núi Thái, sắp đặt nghi lễ của trăm quan khi tế ở tông miếu, lấy đó làm phép thường truyền cho đời sau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sử kí - phong thiên thư

Dịch giả: Tích Dã

Hán - Tư Mã Thiên soạn

Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải

Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa

Chính nghĩa: Đắp đất làm đàn ở trên núi Thái để tế trời, báo công với trời, cho nên gọi là 'phong'. Quét đất ở trên núi nhỏ dưới núi Thái để báo công với đất, cho nên gọi là 'thiện'. Nói là 'thiện' là xem như thần. Bạch hổ thông chép: "Có kẻ nói 'phong' là dây bạc dát vàng, hoặc là là dây vàng dát đá, dùng để bọc ấn tỉ." Ngũ kinh thông nghĩa chép: "Khác họ mà làm vua, dẫn đến nền thái bình, phải phong ở núi Thái, thiện ở núi Lương Phủ, vâng mệnh trời, nhận làm vua, trông coi muôn vật, nêu nền thái bình với trời, báo công với các vị thần."

Đế vương thời xưa vâng mệnh trời sao lại chưa từng phong thiện? Có lẽ là không có điềm ứng mà làm việc ấy, vì chưa thấy có điềm lành thì không đến cúng tế ở núi Thái vậy. Dẫu vâng mệnh trời nhưng chẳng lập được công lao, hoặc đến núi Lương Phủ rồi nhưng đức không sáng, hoặc là dẫu đức sáng rồi nhưng lại không có ngày giờ rảnh rỗi để phong thiện, cho nên ít làm việc ấy. Truyện chép: "Ba năm không làm lễ thì lễ tất mất, ba năm không bày nhạc thì nhạc tất hỏng." Hễ gặp thời thịnh thì làm lễ phong thiện, kịp lúc suy thì ngừng. Xem việc này xa thì hơn một ngàn năm, gần thì mấy trăm năm, cho nên lễ này đã bỏ ngỏ mai một, đều không thể biết rõ mà ghi lại được.

Thượng thư chép: "Vua Thuấn nhòm ống tuyền ki ngọc hành để sắp đặt thất chính." [1] Do đó nhận điềm lành ở Thượng Đế, đốt đồ lễ để cúng tế lục tông, [2] cúng tế sông núi, cầu đảo các vị thần, thu lấy năm miếng ngọc đẹp, [3] chọn ngày lành tháng tốt, gặp mặt các chư hầu bốn phương rồi mới trả ngọc đẹp cho họ. Vào tháng hai hằng năm thì đi tuần thú ở miền đông, đến núi Đại Tông. Núi Đại Tông là núi Thái. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Núi Thái còn gọi là núi Đại Tông, là núi lớn ở miền đông, ở phía tây bắc huyện Bác Thành châu Duyện ba mươi dặm. Chu lễ chép núi trấn ở châu Duyện có núi Đại Tông." Đốt củi để lần lượt cúng tế sông núi. Lại xem xét đông hậu. Đông hậu là chư hầu miền đông. Điều hòa bốn mùa, ngày tháng, lại sắp đặt cân đo đong đếm, tu sửa ngũ lễ, ngũ ngọc, tam bạch, nhị sinh, nhất tử. Vào tháng năm hàng năm thì đến núi lớn miền nam. Núi lớn miền nam là núi Hành. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Núi Hành còn gọi là núi Cẩu Lũ, tại phía tây huyện Tương Đàm châu Hành bốn mươi dặm." Vào tháng tám hằng năm thì đến núi lớn phía tây. Núi lớn phía tây là núi Hoa. Chính nghĩa: Quát địa chí: Núi Hoa tại phía nam huyện Hoa Âm châu Hoa tám dặm. Sách xưa chép là núi Đôn Vật. Chu lễ chép là núi trấn ở châu Dự là núi Hoa." Vào tháng mười một hằng năm thì tuần thú đến núi lớn phía bắc. Núi lớn phía bắc là núi Hằng. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Núi Hằng tại phía tây bắc huyện Hằng Dương châu Định một trăm bốn mươi dặm. Chu lễ chép núi trấn ở châu Tinh là núi Hằng." Đều cúng tế như lễ cúng tế ở núi Đại Tông. Núi lớn ở giữa là núi Tung Cao, Sách ẩn: Không nói là 'đến', có lẽ là chỗ mà thiên tử đóng đô. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Núi Tung cũng có tên là núi Thái Thất, cũng gọi là núi Ngoại Phương, tại phía tây bắc huyện Dương Thành châu Lạc hai mươi ba dặm." năm năm lại tuần thú đến đấy một lần.

Vua Vũ noi theo, truyền đến mười bốn đời sau. Vào thời vua Khổng Giáp dâm loạn ưa cúng thần, lại khinh thần, cho nên hai con rồng bỏ đi. Sách ẩn: Như Thuần xét: Quốc ngữ chép: "Hai con rồng nhổ nước bọt ở sân đình nhà Hạ." Ba đời sau đó, vua Thang diệt vua Kiệt, muốn dời miếu xã của nhà Hạ nhưng không được, bèn tác bài văn cáo Hạ xã. Tám đời sau, đến thời vua Thái Mậu, có cây dâu lúa mọc ở sân nhà, một tối cùng quấn vào nhàu, vua sợ, Y Trắc nói: "Vật gở không thắng được kẻ có đức." Vua Thái Mậu tu đức, cây dâu lúa bèn chết. Y Trắc lại khen Vu Hàm, việc cầu cúng được nổi lên từ đó. Sách ẩn: Xét: Thượng thư chép Vu Hàm là tên bầy tôi của nhà Ân. Y Trắc khen ngợi Vu Hàm. Nay đây lại chép là 'việc cầu cúng nổi lên từ đó', vậy thì Vu Hàm là cầu cúng. Nhưng Sở từ cũng nói là thần chủ cầu cúng. Có lẽ Thái sử công cho rằng Vu Hàm là bầy tôi của nhà Ân, làm việc cầu cúng các vị thần, vua Thái Mậu sai cầu đảo điềm gở câu dâu lúa kia, cho nên Y Trắc khem Vu Hàm, do đó nói 'việc cầu cúng được nổi lên từ đó'. Mười bốn đời sau, vua Vũ Đinh gặp được Phó Thuyết mà cho làm tể tướng, nhà Ân lại nổi lên, xưng là Cao Tông. Có chim trĩ đậu ở tai đỉnh mà hót, vua Vũ Đinh sợ. Tổ Ất nói: "Hãy tu đức!" Vua Vũ Đinh nghe theo, ngôi vua được yên. Năm đời sau, vua Vũ Ất coi rẻ thần linh mà bị sét đánh chết. Sách ẩn: Là nói việc vua Vũ Ất dùng cung tên bắn trời, sau đi săn ở miền sông Hà-Vị mà bị sét đánh chết. Ba năm sau, vua Trụ dâm loạn, Vũ Vương nhà Chu đánh vua Trụ. Do đó thấy rằng các vị đế vương thời xuă trước sau há chưa từng cung kính cúng tế thần linh sao? Chỉ là càng về sau có hơi coi rẻ việc ấy thôi.

...

____________

Chú giải:

[1] Thất chính: Khổng Dĩnh Đạt thời Đường chú giải là Mặt Trời, Mặt Trăng cùng với ngũ tinh là thất chính. Dùng ống tuyền ki ngọc hành mà nhòm ngắm xem có cân đối hay không để đoán điềm tốt hoặc xấu.

[2] Lục tông: Là sáu vị thần chủ quản sáu hiện tượng tự nhiên nào đó. Mã Dung thời Hán chú giải lục tông là trời, đất, mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông.

[3] Thu lấy năm miếng ngọc đẹp: Năm miếng ngọc của năm bậc chư hầu là Công, Hầu, Bá, Tử, Nam.

Chu quan chép: "Vào ngày đông chí thì tế trời ở đàn nam giao để đón ngày dài nhất sẽ đến; vào ngày hạ chí thì tế thần đất, đều có lễ múa hát thì thần linh mới nhận được lễ tế. Thiên tử tế sông to núi lớn trong thiên hạ, xem năm ngọn núi lớn như tam công, xem bốn con sông lớn như chư hầu, chư hầu phải tế các sông to núi lớn trong nước của mình. Bốn con sông lớn là sông Giang, sông Hà, sông Hoài, sông Tế. Chỗ thiên tử tế gọi là minh đường, tích ung, Tập giải: Vi Chiêu nói: "Tích ung là chỗ đào rãnh nước bao quanh ở ngoài, trong làm mái lầu." chỗ chư hầu tế gọi là phán cung. Tập giải: Trương Yến nói: "Làm to khoảng một nửa so với tích ung của thiên tử." Sách ẩn: Xét: Phục Kiền nói: "Thiên tử đào rãnh nước vòng quanh tích ung, chư hầu không đào rãnh nước vòng quanh, chỉ nửa vòng phán cung." Lễ thống lại chép rằng: "Nửa là rãnh nước, nửa là cung."

Chu Công đã làm tể tướng cho Thành Vương, vào lúc tế trời thì tế Hậu Tắc cùng với trời, tế tổ tiên ở minh đường thì tế Văn Vương cùng với Thượng Đế. Tập giải: Trịnh Huyền nói: "Thượng Đế là tên khác của trời. Thần không có hai chủ, cho nên phải tế ở nơi khác, tránh tế cùng Hậu Tắc." Từ lúc vua Vũ nổi lên thì sửa lại việc tế thần đất ở miếu xã, kịp lúc Hậu Tắc làm việc trồng lúa, cho nên có miếu thờ Hậu Tắc ở miếu tắc. Việc tế trời và tế thần đất có từ lâu rồi.

Mười bốn đười từ sau khi nhà Chu thay nhà Ân, nhà Chu ngày càng suy, lễ nhạc bị hủy, chư hầu chuyên quyền, lại nữa U Vương bị người Khuyển Nhung đánh thua, nhà Chu phải dời sang miền đông đến ở ấp Lạc. Tương Công nước Tần đánh người Khuyển Nhung cứu nhà Chu, bắt đầu được xếp vào bậc chư hầu. Chính nghĩa: Vào năm đầu thời Bình Vương nhà Chu thì Tương Công nước Tần được phong làm chư hầu. Tương Công nước Tần đã được làm chư hầu, dựng nước ở miền tây, Chính nghĩa: Là ở huyện Tây quận Lũng Tây thời nhà Hán. Nay là phía tây nam huyện Thượng Quy châu Tần chín mươi dặm. tự cho là dòng dõi của thần Thiếu Hạo, đắp đàn tây chỉ, dùng cỗ bằng một con ngựa lưu câu, Sách ẩn: Ngựa lông đỏ râu bờm đen gọi là ngựa lưu câu. một con bò vàng, một con dê đực để tế. Mười sáu năm sau, Văn Công nước Tần sang miền đông đi săn ở vùng sông Khiên-Vị, bói quẻ để chọn chỗ đóng đô thì được quẻ lành. Sách ẩn: Xét: Địa lí chí chép: "Sông Khiên bắt nguồn từ phía tây bắc huyện Khiên rồi chảy vào sông Vị. Hoàng Phủ Mật nói: "Văn Công dời đô đến ở bên sông Khiên." Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Thành cũ huyện Mi ở phía đông bắc huyện Mi châu Kì mười lăm dặm là thành ấy." Văn Công nằm mơ thấy một con rắn vàng từ trên trời sa xuống mặt đất, miệng nó dừng ở bãi đất thuộc huyện Phu. Sách ẩn: Phu là tên huyện thuộc quận Phùng Dực. Văn Công hỏi Sử Đôn, Đôn nói: "Đấy là điềm báo của Thượng Đế, vua nên cúng tế." Do đó đắp đàn tế ở huyện Phu, dùng cỗ có ba con bò để tế Bạch Đế.

Từ lúc chưa đắp đàn tế ở huyện Phu thì ở bên ấp Ung vốn đã có đàn tế ở ấp Ngô Dương Vũ, phía đông ấp Ung có đàn tế ở ấp Hảo nhưng đều bỏ không tế. Có người nói: "Người thời xưa cho rằng châu Ung đất cao, là chỗ ở của thần linh, cho nên đắp đàn tế Thượng Đế, miếu thờ các vị thần đều được dựng ở đấy. Có lẽ từ thời Hoàng Đế từng tế ở đấy, sau đó nhà Chu cũng tế trời ở đấy." Lời này không có chép trong sách cũ, những kẻ mặc áo buộc đai cũng không nói đến. Tập giải: Mặc áo buộc đai là cài cái hốt vào đai."

Chín năm sau khi đắp đàn tế ở huyện Phu, Văn Công nhặt được một vật như tảng đá, Tập giải: Phục Kiền nói: "Ở phía bắc, có người nói là ở phía bắc núi Trần Thương." Tô Lâm nói: "Chất cứng như đá, hình giống lá phổi." bàn đắp miếu thờ ở bờ thành phía bắc núi Trần Thương. Chính nghĩa: Tam Tần kí chép: "Phía tây núi Thái Bạch có núi Trần Thương, trên núi có con gà đá, chẳng khác gì gà núi. Triệu Cao đốt núi ấy, gà núi bay ra nhưng gà đá không bay đi, buổi sáng vẫn gáy ở đỉnh núi, tiếng vang đến ba dặm. Có kẻ nói đó là gà ngọc." Quát địa chí chép: "Núi Trần Thương ở phía nam huyện Trần Thương châu Kì." Lại chép: "Miếu thờ thần gà quý ở trong thành cũ huyện Trần Thương thời nhà Hán, nay là ở phía đông huyện Trần Thương, có gà đá ở ở trên núi Trần Thương. Miếu thờ ở thành huyện Trần Thương, cho nên nói là nhặt được một vật như tảng đá ở bờ thành phía bắc núi Trần Thương mà đắp miếu thờ nó. Vị thần ở đàn tế ấy có năm không đến, có năm đến mấy lần, thường đến vào buổi đêm, sáng rực như sang băng, từ góc đông nam đến tụ ở bờ miếu, hình giống con gà trống, gáy tiếng vang lừng như tiếng gà hoang gáy vào buổi đêm. Tập giải: Như Thuần nói: "Gà hoang là chim trĩ. Lữ Hậu tên là Trĩ, cho nên tránh mà gọi là gà hoang." dùng cỗ một con bò để tế, gọi miếu Trần Bảo. Tập giải: Toản nói: "Huyện Trần Thương có miếu thờ Bảo Phu Nhân. Có người nói thường là một hoặc hai năm lại gặp với Diệp Quân. Vào lúc thần Diệp Quân đên, trên trời có tiếng sấm nổ đùng đùng, chim trĩ cũng nhân đó mà hót lên. Miếu thờ ở phía chính tây thành Tràng An năm trăm dặm." Vi Chiêu nói: "Ở huyện Trần Thương vì là vật báo mà thờ nó, cho nên gọi là miếu Trần Bảo." Sách ẩn: Xét: Liệt dị truyện chép: "Người huyện Trần Thương nhặt được vật lạ đem dâng cho vua, trên đường đi gặp hai đứa trẻ con, nói: 'Tôi tên là Vị, ở dưới đất ăn não của người chết.' Vị lại nói rằng: 'Đứa trẻ con kia tên là Trần Bảo, nếu bắt được con trống thì làm vương, bắt được con mái thì làm bá.' Bèn đuổi hai đứa trẻ con đi, liền hóa thành chim trĩ. Mục Công nước Tần đi săn, quả nhiên bắt được con chim trĩ mái, bèn đắp miếu thờ. Khi tế có lửa sáng, có tiếng của sấm chớp. Con chim trĩ trống dừng ở quận Nam Dương, có ánh lửa đỏ dài mấy chục trượng liền đến giữa miếu thờ ở huyện Trần Thương." Cho nên người đời nay gọi là miếu thờ Bảo Phu Nhân là cũng có nguyên do như vậy. Diệp là tên huyện ở quận Nam Dương. Diệp Quân là thần chim trĩ trống, cho nên bấy giờ gặp với thần Bảo Phu Nhân.

Bảy mươi tám năm sau khi đắp miếu thờ ở huyện Phu là lúc Đức Công nước Tần đã lập, chọn đóng đô ở ấp Ung, bói rằng: "Con cháy sau này sẽ cho ngựa uống nước ở sông Hà." Bèn đóng đô ở ấp Ung, các miếu thờ ở ấp Ung được dựng nên từ đó. Dùng cỗ tế có ba trăm con bò ở huyện Phu. Sách ẩn: Xét: Tần bản kỉ chép: "Năm đầu thời Đức Công dùng cỗ có ba trăm con bò để tế ở huyện Phu." Nay xét: 'Một trăm' đáng lẽ là 'màu trắng. Vua nước Tần ở phía tây dùng cỗ tế màu trắng thờ thần Thiếu Hạo. Tần là nước chư hầu dẫu xa xỉ nhưng tế trời cũng có cái riêng, cũng không thể dùng ba trăm con bò để tế trời. Có lẽ là chép lầm chữ. bày cách tế phục. Sách ẩn: Xét: Phục Kiền nói: "Thời nhà Chu không đặt ra ngày phục. Vua nước Tần bắt đầu đặt ra ngày ấy, xẻ xác con chó để cúng ngăn tai hại." Hán cựu nghi chép: "Ngày phục là ngày có muôn con quỷ đi liền với Mặt Trời, cho nên ngăn mà không cầu tìm đến nó." Đông quan Hán kí chép: "Hòa Đế vừa ra lệnh vào buổi ngày phục thì che ánh nắng Mặt Trời." Lịch kị thích chép: "Ngày phục là gì? Là ngày khí của hành kim ẩn náu, bốn mùa thay nhau đều là khí sinh lẫn nhau. Cho nên hành mộc mùa xuân thay hành thủy, hành thủy sinh hành mộc. Hành hỏa mùa hạ thay hành mộc, hành mộc sinh hành hỏa. Hành thủy mùa đông thay hành kim, hành kim sinh hành thủy. Đến mùa thu thì hành kim thay hành hỏa, hành kim bị hành hỏa khắc chế, cho nên đến ngày canh phải tế phục. Ngày canh thuộc hành kim." xé xác con chó đặt ở bốn cửa thành ấp để tế ngăn sâu bọ. Sách ẩn: Xét: Tả truyện chép: "Máu sâu bọ gây hại." Nguyệt lệnh chép: "Lễ cầu mát thì phải xé xác con chó." Chú giải rằng: Xé xác con chó để cầu mát. Quỷ ác gây hại sắp hiện ra hại người, sẽ dựa mình vào cửa thành bốn phía, cho nên xé xác con chó đặt ở bốn cửa thành để tế. Phong tục thông chép: "Giết rồi xé xác con chó để cầu đảo."

Đức Công lập được hai năm thì chết. Sáu năm sau, Tuyên Công nước Tần đắp đàn mật chỉ ở phía nam sông Vị để tế Thanh Đế.

Mười bốn năm sau đó, Mâu Công nước Tần lập, bị bệnh nằm trên giường năm ngày không dậy; lúc nằm lại mơ nói là gặp Thượng Đế, Thượng Đế sai Mâu Công dẹp loạn của nước Tấn. Quan chép sử ghi lại mà cất ở phủ. Cho nên người đời sau đều cho là Mâu Công nước Tần lên trời.

Mâu Công nước Tần lên ngôi được chín năm, Hoàn Công nước Tề đã xưng bá, hội chư hầu ở ấp Quỳ Khâu, Quát địa chí chép: "Ấp Quỳ Khâu ở trong thành ngoài phía đông nam huyện Khảo Thành châu Tào một dặm năm chục bước, là chỗ mà Hoàn Công hội chư hầu." bèn muốn phong thiện. Quản Trọng Sách ẩn: Xét: Sách Quản Tử có chép chương Phong thiện biên nhưng đã mất. nói: "Thời xưa có bảy mươi hai nhà Chính nghĩa: Hàn thi ngoại truyện chép: "Khổng Tử lên núi Thái xem những người khác họ làm vua mà đếm được số năm là khoảng hơn bảy chục người, không đếm được số năm thì có đến hàng vạn người." phong ở núi Thái, thiện ở núi Lương Phủ, Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Núi Lương Phủ ở bắc huyện Tứ Thủy châu Duyện tám mươi dặm." nhưng Di Ngô chép được có mười hai người. Ngày xưa họ Vô Hoài Tập giải: Phục Kiền nói: "Là vị vua thời xưa ở trước thời họ Phục Hi, xem ở sách Trang Tử." phong ở núi Thái, thiện ở núi Vân Vân; Tập giải: Lí Kì chép: "Núi Vân Vân ở phía đông núi Lương Phủ." Sách ẩn: Tấn chước chép: "Núi này tại phía đông bắc thành cũ huyện Mông Âm, dưới núi có đình Vân Vân." Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Núi Vân Vân ở phía tây nam huyện Bác Thành châu Duyện ba chục dặm." họ Phục Hi phong ở núi Thái, thiện ở núi Vân Vân; Thần Nông phong ở núi Thái, thiện ở núi Vân Vân; Viêm Đế Sách ẩn: Đặng Triển chép: "Con cháu dòng dõi Thần Nông cũng xưng là Viêm Đế mà lên núi tế trời." Luật lịch chí chép: "Hoàng Đế đánh nhau với Viêm Đế ở bãi Phản Tuyền." Hoàng Đế há lại đánh nhau với Thần Nông sao? Hoàng Phủ Mật nói: "Viêm Đế truyền ngôi được tám đời." Hoàng Đế phong ở núi Thái, thiện ở núi Đình Đình; Tập giải: Từ Quảng nói: "Tại huyện Cự Bình." Bùi Nhân xét: Phục Kiền nói: "Núi Đình Đình tại huyện Mâu Âm." Sách ẩn: Ứng Thiệu nói: "Tại phía bắc huyện Cự Bình hơn chục dặm." Phục Kiền nói tại huyện Mâu Âm là sai. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Núi Đình Đình tại phía tây nam huyện Bác Thành châu Duyện ba chục dặm." vua Chuyên Húc phong ở núi Thái, thiện ở núi Vân Vân; vua Khốc phong ở núi Thái, thiện ở núi Vân Vân; vua Nghiêu phong ở núi Thái, thiện ở núi Vân Vân; vua Thuấn phong ở núi Thái, thiện ở núi Vân Vân; vua Vũ phong ở núi Thái, thiện ở núi Cối Kê; Sách ẩn: Tấn chước chép: "Vốn tên là núi Mao." Ngô Việt xuân thu chép: "Vua Vũ đi tuần khắp thiên hạ, lên núi Mao, hội bầy tôi để bày kế, đổi tên núi Mao thành núi Cối Kê." Cũng gọi là núi Miêu. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Núi Cối Kê còn gọi là núi Hành, tại phía đông nam huyện Cối Kê châu Việt mười hai dặm." Thành Vương nhà Chu phong ở núi Thái, thiện ở núi Xã Thủ; Tập giải: Ứng Thiệu nói: "Núi này tại huyện Bác." Tấn chước chép: "Tại phía nam huyện Cự Bình mười ba dặm." đều nhận ngôi thiên tử rồi mới được phong thiện." Hoàn Công nói: "Quả nhân phía bắc đánh rợ Sơn Nhung, Sách ẩn: Phục Kiền nói: "Có lẽ là người Tiên Ti ngày nay." qua nước Cô Trúc; Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Thành cũ nước Cô Trúc ở phía nam huyện Lư Long châu Bình một chục dặm, là nước Cô Trúc thời nhà Ân." phía tây đánh nước Đại Hạ, qua bãi cát, buộc ngựa treo xe, lên núi Ti Nhĩ; Tập giải: Vi Chiêu nói: "Sắp lên núi thì buộc dây ngựa lại, treo móc xe lại. Núi Ti Nhĩ là núi Tích Nhĩ mà chương Tề ngữ chép." Sách ẩn: Xét: Núi này ở huyện Thái Dương quận Hà Đông. phía nam đánh đến ấp Thiệu Lăng, Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Thành cũ ấp Thiệu Lăng tại phía đông huyện Giao Thành châu Dự bốn mươi lăm dặm." lên núi Hùng Nhĩ Sách ẩn: Xét: Kinh châu kí chép: "Phía đông bắc hai huyện Lỗi Dương-Ích Dương có núi Hùng Nhĩ, hai đầu đông-tây đều có một đỉnh núi hình như tai gấu, nhân đó đặt tên. Hoàn Công nước Tề treo lên đó." để nhìn sông Giang-Hán. Ba lần hội binh xa, Sách ẩn: Xét: Tả truyện chép: "Ba lần hội binh mã là nói về năm thứ mười ba thời Trang Công nước Lỗ thì hội ở ấp Bắc Hạnh để dẹp loạn của nước Tống; năm thứ tư thời Hi Công thì lấn nước Sái, rồi đánh nước Sở; năm thứ sáu thì đánh nước Đặng, vây ấp Tân Thành." sáu lần họp ngồi xe, Sách ẩn: Xét: Tả truyện chép: "Năm thứ mười bốn thời Trang Công hội ở ấp Quyên, năm thứ mười lăm cũng hội ở ấp Quyên, năm thứ mười sáu thì hội thề ở ấp U; năm thứ năm thời Hi Công lại hội ở ấp Thủ Chỉ, năm thứ tám thì hội thề ở ấp Thao, năm thứ chín lại hội ở ấp Quỳ Khâu." chín lần họp chư hầu, hiệu lệnh thiên hạ, chư hầu chẳng ai trái lệnh ta. Ngày xưa ba nhà vâng mệnh trời cũng khác chi như vậy?" Do đó Quản Trọng thấy không dùng lời gì để ngăn được Hoàn Công, nhân đó nêu việc để ví, nói: "Việc phong thiện thời xưa phải lấy lúa nếp ở núi Khao Thượng, cây lúa ở ấp Bắc Lí, Tập giải: Ứng Thiệu nói: "Khao Thượng là tên núi." Tô Lâm nói: "Khao Thượng, Bắc Lí đều là tên ấp." Sách ẩn: Vi Chiêu nói: "Ví để nói là không làm được". Ứng Thiệu nói: "Vua Quang Vũ đổi huyện Cao Ấp thành huyện Khao." Họ Diêu nói: "Huyện Khao thuộc quận Thường Sơn." Còn nói Khao Thượng là tên núi. để làm đĩa xôi; phải lấy một cành cỏ mao có ba gân ở miền Giang-Hoài, Tập giải: "Vốn gọi là cỏ mao thiêng." để làm nền chiếu. Phải lấy cá bỉ mục ở biển Đông, Tập giải: Vi Chiêu nói: "Đều như một mắt, không liền nhau thì không bơi, gọi là cá điệp." Sách ẩn: Quách Phác nói: "Giồng hình lá lách của con bò, thân mỏng, vảy nhỏ, màu đen tía, chỉ có một mắt, hai mắt liền nhau thàng một hàng. Người miền Giang Đông ngày nay gọi là cá vương dư, cũng gọi là cá ván." lấy chim bỉ dực ở biển tây, Tập giải: Vi Chiêu nói: "Đều như một cánh, không liền nhau thì không bay, gọi là chim kiêm kiêm." Sách ẩn: Xét: Sơn hải kinh chép: "Ở trên núi Sùng Ngô có một loài chim tên là 'kiêm kiêm', chỉ có một mắt, một cánh, hai con chim cặp vào nhau mới bay được, còn có tên là 'vân man'." Quách Phác chú rằng: "Nhĩ nhã chép là 'kiêm kiêm'." rồi mới có mười lăm món lễ không cần gọi mà tự đưa đến. Nay phượng hoàng, kì lân không đến, lúa tốt không mọc, lại nữa cỏ lau dại mọc rậm rạp, chim cú ác nhiều lần bay về, thế mà muốn phong thiện, chẳng phải là không nên sao?" Do đó Hoàn Công mới thôi. Năm đó, Mâu Công nước Tần giúp vua nước Tấn tên là Di Ngô về nước. Sau đó ba lần dựng ngôi vua cho nước Tấn, Sách ẩn: Ba lần lập vua nước Tấn. Xét: Là nói về Huệ Công, Hoài Công, Văn Công của nước Tấn. dẹp loạn của nước ấy. Mâu Công lập được ba mươi chín năm thì chết.

Hơn một trăm năm sau đó thì Khổng Tử soạn luận lục nghệ, ghi chép qua hơn bảy chục vị vua khác họ mà làm vương đã phong ở núi Thái, thiện ở núi Lương Phủ, nhưng không nêu rõ cỗ mâm đĩa đựng đồ gì để tế, cho nên nay khó mà chép lại. Có kẻ hỏi về việc cúng tế tổ tiên, Khổng Tử nói: "Ta không biết. Muốn biết việc cúng tế thì xem người ta ở trong thiên hạ làm ra sao thì rõ như trong lòng bàn tay." Kinh Thi chép về việc vua Trụ làm vua, Văn Vương nhà Chu nhận ngôi thiên tử, làm việc không đến tại núi Thái. Hai năm sau ki Vũ Vương đánh thắng nhà Ân thì thiên hạ cũng chưa yên mà băng. Rồi thì nhà Chu truyền đến đời Thành Vương, nếu Thành Vương phong thiện thì cũng đúng lí. Kịp lúc đó, bồi thần chuyên chính, họ Quý tế trời ở núi Thái, Trọng Ni mỉa mai việc ấy. [/color=red]Tập giải: Mã Dung nói: "Theo lễ thì chư hầu tế sông núi ở trong ấp phong của mình. Thế mà bồi thần tế trời ở núi Thái là sai lễ."[/color]

Bấy giờ Trường Hoằng đang làm việc giúp Linh Vương nhà Chu, chư hầu chẳng ai chầu nhà Chu. Nhà Chu sức mọn, Trường Hoằng bèn làm rõ việc cúng tế quỷ thần, bày ra cách bắt lí thủ. 'Lí thủ' là từ chỉ chư hầu không đến chầu, dựa vào việc quỷ thần để dụ chư hầu đến chầu. Nhưng chư hầu không theo, do đó người nước Tấn bắt giết Trường Hoằng. Tập giải: Hoàng lãm chép: "Mộ của Trường Hoằng ở trên núi phía đông bắc huyện Lạc Dương quận Hà Nam." Người nhà Chu nói về quỷ thần có từ thời Trường Hoằng vậy.

Hơn một trăm năm sau, Linh Công nước Tần đắp đàn thượng chỉ ở ấp Ngô Dương Sách ẩn: Ngô Dương là tên ấp, có lẽ ở phía nam của một ngọn núi lớn. để tế Hoàng Đế; Tập giải: Từ Quảng nói: "Cách lúc đắp đàn mật chỉ là hai trăm năm mươi năm." đắp đàn hạ chỉ để tế Viêm Đế.

Bốn mươi tám năm sau, quan Thái sử của nhà Chu tên là Đam Sách ẩn: Mạnh Khang cho là Lão Tử. Vi Chiêu xét Niên biểu thấy Đam ở sau thời Khổng Tử hơn một một trăm năm, do đó không phải là Lão Đam. gặp Hiến Công nước Tần nói: "Nước Tần lúc đầu hợp với nhà Chu, hợp rồi tách, năm trăm năm nữa lại hợp, Sách ẩn: Xét: Đại Nhan xét qua các nhà thì thấy rằng từ lúc Bình Vương nhà Chu phong Tương Công làm chư hầu đến năm thứ năm mươi hai thời Chiêu Vương là lúc nhà Tây Chu dâng đất, cả thảy là năm trăm mười sáu năm, đấy là hợp, cũng là số trọn vẹn. hợp được mười bảy năm thì có bậc bá vương nổi lên." Sách ẩn: Từ sau khi Chiêu Vương nước Tần diệt nhà Chu đến năm đầu thời Thủy Hoàng nhà Tần giết Lạo Ai là đúng mười bảy năm. Mạnh Khang nói: "Nhà Chu phong nước Tần là tách, nước Tần chiếm lấy nhà Chu là hợp. Đấy là Tương Công làm bá, Thủy Hoàng làm vương." Chính nghĩa: Tần-Chu đều là dòng dõi Hoàng Đế, đến thời Phi Tử chưa được phong tách là hợp. Hợp rồi tách là chỉ năm cuối thời Phi Tử, nhà Chu phong Phi Tử làm chư hầu, dựng nước ở nước Tần, đấy là tách. Năm trăm năm sau lại hợp là nói nước Tần của Phi Tử trải qua hai mươi chín đời vua đến năm thứ hai thời Hiếu Công nước Tần là năm trăm năm, Hiển Vương nhà Chu dẫn các quan văn võ dâng ngôi vua cho Hiếu Công nước Tần, lại kết thân với nhau, thế là hợp vậy. Mười bảy năm thì có bậc bá vương nổi lên là nói từ năm thứ ba đến năm thứ mười chín thời Hiếu Công nước Tần là lúc Hiển Vương nhà Chu phong tước bá cho Hiếu Công nước Tần, đó là bậc bá xuất hiện; đến thời Huệ Vương nước Tần xưng vương, đó là bậc vương xuất hiện. Cả thảy là năm trăm năm là từ lúc Phi Tử sinh ra vua nước Tần về sau là hai mươi tám đời vua đến năm thứ hai thời Hiếu Công, cả thảy là bốn trăm tám mươi năm, tính cả mười bốn năm sau khi Phi Tử được phong ở nước Tần là năm trăm năm. Các nhà giải thích đều sai. Ở ấp Lịch Dương có mưa vàng, Hiến Công nước Tần tự cho là điềm lành của hành kim, cho nên đắp đàn huề chỉ ở ấp Thược Dương để tế Bạch Đế. Tập giải: Tấn chước chép: "Hán chú chép là ở miếu thờ dưới núi Nhân Tiên Nhuyện Tây quận Lũng Tây miếu có hìn như luống đất trồng rau hẹ, mỗi luống đều đắp một lớp đất." Sách ẩn: Hán cựu nghi chép: "Tế tổ tiên của con người ở núi Nhân Tiên huyện Tây quận Lũng Tây, trên núi đều có người đất, dưới núi có miếu thờ, bờ miếu như hình luống rau, trong miếu đều có một đống đất."

Hai mươi năm sau đó thì nước Tần diệt nhà Chu, Tập giải: Từ Quảng nói: "Cách thời quan Thái sử tên là Đam hai trăm hai mươi năm." chín cái vạc của nhà Chu bị dời vào nước Tần. Có người nói: "Sau khi miếu xã Thái Khâu của nước Tống bị mất thì cái vạc trong miếu xã ấy chìm vào sông Tứ bên huyện Bành Thành. Sách ẩn: Ứng Thiệu nói: "Mất là chìm vào đất."

Một trăm mười lăm năm sau thì nhà Tần chiếm cả thiên hạ.

Thủy Hoàng nhà Tần đã chiếm cả thiên hạ mà xưng đế, có kẻ nói: "Hoàng Đế có khí tốt của hành thổ cho nên rồng vàng giun đất xuất hiện. Tập giải: Ứng Thiệu nói: "Hoàng Đế có khí tốt của đất, cho nên đất đai xuất hiện thần linh. Giun đất rộng năm-sáu vòng, dài mấy chục trượng." Vi Chiêu nói: "Màu vàng là màu của đất, giun cũng là con vật ở trong đất, đó là điềm lành." Nhà Hạ có khí tốt của hành mộc, cho nên rồng xanh dừng lại ở ngoài thành, cây cỏ tươi tốt. Nhà Ân có khí tốt của hành kim, cho nên có bạc trồi ra từ trong núi. Nhà Chu có khí tốt của hành hỏa, cho nên có con chim đỏ bay đến. Sách ẩn: Trung hầu và Lữ thị xuân thu đều chép: "Có ánh lửa từ trên trời rơi xuống ở nhà của vua, xẹt thành con chim đỏ, năm lần đến như vậy, có đưa lúa cùng đến." Nay nhà Tần thay nhà Chu là thời của hành thủy. Ngày xưa Văn Công nước Tần đi săn, bắt được con rồng đen, đấy là điềm lành của hành thủy." Do đó nhà Tần đổi gọi sông Hà là sông Đức Thủy, lấy tháng mười mùa đông là tháng đầu năm, chuộng màu đen, thước đo lấy số sáu làm chuẩn, Chính nghĩa: Trương Yến nói: "Hành thủy là phương bắc. Hành thủy là số sáu, cho nên thước đo lấy hàng sáu làm chuẩn, sáu thước là một bước." chuộng tiếng đại lữ, chuộng làm việc theo pháp lệnh. [/color=red]Tập giải: Toản nói: "Hành thủy là khí âm, khí âm chủ việc hình phạt, cho nên chuộng pháp lệnh."[/color]

Lên ngôi đế được ba năm, Thủy Hoàng đi tuần đến các quận huyện phía đông, tế trời ở núi Dịch huyện Sô, Sách ẩn: Huyện Sô vốn là nước Chu, Mục Công nước Lỗ đổi tên thành huyện Sô." Tòng chinh kí chép: "Vách núi phía bắc có bia mà Thủy Hoàng nhà Tần khắc chữ lên." khen công nghiệp của nhà Tần. Do đó vời bảy chục nhà Nho, kẻ sĩ học rộng của miền Tề-Lỗ đến ở dưới núi Thái. Trong các nhà Nho có kẻ bàn rằng: "Ngày xưa phong thiện đi xe nhẹ để tránh làm tổn hại đến cây cỏ đất đá ở trên núi; quét đất mà tế thì dùng rơm rạ làm chiếu, Tập giải: Ứng Thiệu nói: "Rạ là lá lúa, bỏ vỏ để làm chiếu." Sách ẩn: Chu lễ chép: "Cúng tế thì dâng cỏ rơm." Thuyết văn chép: "Rơm là cỏ tranh. Rạ là lá lúa bỏ vỏ, lấy nó để tế trời." cách này dễ làm theo." Thủy Hoàng nghe các lời bàn đều có khác, khó làm được, do đó đó đuổi các nhà Nho. Rồi sai người làm đường xe đi, lên từ phía nam đến đỉnh núi Thái, dựng bia đá khen đức của Thủy Hoàng Đế nhà Tần, nêu rõ mình đã phong ở đấy. Rồi từ phía bắc núi đi xuống, thiện ở núi Lương Phủ. Lễ dùng để phong thiện có giống lễ mà quan Thái chúc tế Thượng Đế, nhưng che giấu mà giữ kín, cho nên người đời đều không biết được mà ghi chép lại.

Vào lúc Thủy Hoàng lên núi Thái, đến giữa sườn núi thì gặp mưa gió lớn, bèn nghỉ ở dưới gốc cây to. Các nhà Nho đã bị đuổi, không được cùng dùng lễ để tế trời, nghe tin Thủy Hoàng gặp mưa gió thì đều mỉa mai ông.

Do đó Thủy Hoàn bèn sang phía đông dạo ở biển, dùng lễ tế các sông to núi lớn và tám vị thần, tìm người tiên là bọn Tiện Môn. Tám vị thần đã có từ xưa rồi, có kẻ nói là từ thời Thái Công Vọng về sau đặt nên. Nước Tề vốn lấy tên là 'Tề' là từ tên thần 'Thiên Tề' vậy. Việc tế vị thần ấy đã dứt chẳng ai biết từ thời nào. Tám vị thần ấy: một là thần Thiên Chủ, tế ở suối Thiên Tề. Suối Thiên Tề có nước ao, Sách ẩn: Họ Cố xét: Tề kí của Giải Đạo Bưu chép: "Phía nam thành Lâm Truy có suối Thiên Tề, năm dòng cùng chảy, có khác với suối thường, như trời che lấy nước Tề." ở dưới núi ngoài phía nam thành Lâm Truy. Hai là thần Địa Chủ, tế ở núi Lương Phủ, núi Thái. Có lẽ là trời ưa chỗ thấp, chỗ tế thần phải ở dưới chân núi cao, trên ngọn núi nhỏ, gọi là đàn. Đất lại thích chỗ cao, phải tế thần ở gò tròn trong đầm. Ba là thần Binh Chủ, tế ở gò Si Vưu. Gò Si Vưu ở huyện Lục Giám Hương quận Đông Bình, Tập giải: Từ Quảng nói: "Thuộc quận Đông Bình." Sách ẩn: Vi Chiêu nói: "Tên huyện thuộc quận Đông Bình." Hoàng Phủ Mật nói: "Gò Si Vưu ở trong thành Khảm Hương huyện Thọ Trương quận Đông Bình." ở mé tây của nước Tề. Bốn là thần Âm Chủ, tế ở núi Tam. Sách ẩn: Tiểu Nhan cho là núi Tam Thần ở đoạn chép dưới. Họ Cố xét: Địa lí chép là huyện Khúc Thành quận Đông Lai có núi Tham, là núi Tam này, không phải là núi Tam Thần ở giữa biển. Năm là thần Dương Chủ, tế ở núi Chi Phù. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Núi Chi Phù ở phía tây bắc huyện Văn Đăng châu Lai chín chục dặm." Sáu là thần Chủ Nguyệt, tế ở núi Lai. Tập giải: Vi Chiêu nói: "Tại huyện Trường Quảng quận Đông Lai." Đều ở phía bắc nước Tề, liền đến biển Bột. Bảy là thần Nhật Chủ, tế ở núi Thành. Núi Thành liền vào biển, Tập giải: Vi Chiêu nói: "Núi Thành tại huyện Bất Dạ quận Đông Lai, liền biển." Sách ẩn: Xét: Tề kí của Giải Đạo Bưu chép: "Có lẽ ở thành Bất Dạ từ xưa có Mặt Trời mọc ở buổi đêm ở trong thành, cho nên vua nước Lai dựng thành mà đặt tên là Bất Dạ." Ở cơi xa nhất phía đông bắc nước Tề để đón Mặt Trời mọc. Tám là thần Tứ Thời Chủ, tế ở đài Lang Da. Sách ẩn: Xét: Sơn hải kinh chép: "Đài Lang Da ở giữa biển Bột." Xét: Núi ấy như nền đài. Địa lí chí chép ở huyện Lang Da có miếu thờ thần Tứ Thời. Đài Lang Da ở phía đông bắc nước Tề, ó lẽ clà chỗ mà sao Tuế mọc. Đều dùng cỗ có một con bò để tế, mà thầy cúng cũng có thêm bớt, tiền ngọc cũng lẫn lộn.

Từ thời Uy Vương-Tuyên Vương nước Tề có bọn Trâu Tử Tập giải: Vi Chiêu nói: "Tên là Diễn." soạn chép sự biến chuyển trước sau của ngũ hành, Tập giải: Như Thuần nói: "Sách ấy ngày nay có chép trước sau của ngũ hành. Ngũ hành đều chuyển qua lẫn nhau. Nhà Tần cho rằng nhà Chu có khí lành của hành hỏa, mà diệt hành hỏa là hành thủy, cho nên tự xem mình có khí lành của hành thủy." kịp lúc nhà Tần xưng đế thì người nước Tề tấu lời ấy lên, cho nên Thủy Hoàng chọn dùng lời ấy. Nhưng có bọn Tống Vô Kị, Sách ẩn" Xét: Nhạc Sản dẫn Giới kinh của Lão Tử chép: "Người tiên ở trên Mặt Trăng tên là Tống Vô Kị." Bạch trạch đồ chép: "Thần của hành hỏa là Tống Vô Kị." Có lẽ người này là người tiên của hành hỏa. Chính Bá Kiều, Sách ẩn: Nhạc Sản xét: Tư Mã Tương Như nói: "Chính Bá Kiều là người tiên thời xưa." Họ Cố xét: Kí châu kí của Bùi Tú chép: "Miếu thờ người tiên ở núi Câu, ngày xưa có Vương Kiều là người huyện Vũ Dương quận Kiền Vi làm quan lệnh ở huyện Bách Nhân, ở đấy tu thành tiên, không phải là Vương Tử Kiều." Sung Thượng, Tiện Môn Tử Cao Sách ẩn: Xét: Thủy Hoàng nhà Tần tìm Tiện Môn Tử Cao. đều là người nước Yên bày cách tu thành tiên, Tập giải: Vi Chiêu nói: "Đều là kẻ thích cách tu thành tiên của người xưa." cởi bỏ thân xác, Tập giải: Phục Kiền nói: "Thoát xác." Trương Yến nói: "Người già thì thoát xác, cho nên xương như cởi bỏ. Trong núi ngày nay có xương rồng, người đời nói là rồng thoát xác mà bay đi." dựa vào việc thờ quỷ thần. Trâu Diễn nói về sự biến hóa của khí âm-dương mà nổi tiếng với chư hầu, nhưng những kẻ sĩ học cái cách tu đạo ấy ở miền ven biển nước Yên-Tề lại không thấu đáo được, do đó bọn a dua xằng bậy theo việc quái gở nổi lên từ đó, không biết bao nhiêu mà kể.

Từ thời Uy Vương-Tuyên Vương nước Tề, Chiêu Vương nước Yên đã sai người vào biển tìm núi Bồng Lai, núi Phương Trượng, núi Doanh Châu. Đấy là ba ngọn núi thần, người đời nói là ở giữa biển Bột, cách đất liền không xa, chỉ sợ là sắp đến thì thuyền bị gió tạt mà trôi đi. Có lẽ cũng có kẻ đến được, là nơi có người tiên và thuốc tiên sống lâu không chết đều ở đấy. Muôn vật cầm thú ở đấy đều màu trắng, lại có cung điện làm bằng vàng ròng bạc trắng. Sắp đến thì nhìn từ xa như đám mây; đến nơi thì thấy ba ngọn núi thần lại ở dưới nước. Đến gần thì gió cuốn trôi đi, rút cuộc chẳng ai đến được. Các vị vua trên đời chẳng ai không vui thích đến đấy. Kịp đến thời Thủy Hoàng nhà Tần chiếm cả thiên hạ, khi đến miền ven biển thì những kẻ học đạo thành tiên nói đến việc ấy không sao kể hết. Thủy Hoàng tự cho là đến miền ven biển rồi nhưng sợ là không đến được chỗ ấy, bèn sai người đem bọn trẻ con trai gái vào biển mà tìm. Tuyền vào giữa biển, đều nêu cớ là bị gió chặn lại, Sách ẩn: Cố Dã Vương nói: "Đều tự nói chữa là gặp gió không đến được." nói là không đến được, chỉ nhìn thấy từ xa. Năm sau, Thủy Hoàng lại đi chơi ở miền ven biển, đến quận Lang Da, qua núi Hằng, theo đường từ quận Thượng Đảng đi về. Ba năm sau, Thủy Hoàng lại về phía nam đến núi Tương, rồi lên núi Cối Kê, men theo bờ biển để mong tìm được thuốc tiên của ba ngọn núi thần giữa biển, nhưng không được. Về đến đài Sa Khâu thì băng. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Đài Sa Khâu ở phía đông bắc huyện Bình Hương châu Hình ba chục dặm."

...

Năm đầu thời Nhị Thế, đi tuần miền đông đến núi Kiệt Thạch, men biển về phía nam, qua núi Thái, đến núi Cối Kê, đều dùng lễ tế các núi ấy, lại dựng bia khắc chữ ở bên bia mà Thủy Hoàng đã dựng để nêu rõ công đức của Thủy Hoàng. Sách ẩn: Tiểu Nhan nói: "Các ngọn núi ngày nay đều có bia đá khắc chữ mà Thủy Hoàng và Hồ Hợi dựng nên, lời văn vẫn còn." Mùa thu năm đó, chư hầu phản nhà Tần. Ba năm sau thì Nhị Thế bị giết chết.

Mười hai năm sau khi Thủy Hoàng phong thiện thì nhà Tần mất. Các nhà Nho ghét nhà Tần đốt Thi-Thư, hủy bỏ văn học, trăm họ oán pháp lệnh của nhà Tần, thiên hạ phản nhà Tần, đều nói ngoa lên rằng: "Thủy Hoàng lên núi Thái bị mưa gió lớn thổi gạt, không phong thiện được." Đấy há chẳng phải là không có đức mà lại làm việc ấy sao? Sách ẩn: Ý là Phong thiện thư có lời tựa rằng: "Có lẽ là không có điềm ứng mà làm việc ấy." Chắc là vốn có nguồn, cho nên Thái sử công dẫn lại để nói rõ.

Nhà Hán nổi lên, vào thời Cao Tổ còn hèn kém từng giết một con rắn lớn. Có kẻ nói: "Rắn là là con của Bạch Đế mà người giết nó là con của Xích Đế." Cao Tổ mới nổi dậy, tế thần đất ở miếu xã làng Phần Du huyện Phong. Tập giải: Trương Yến nói: Phần là cây bạch du. Miếu xã tại phía đông bắc huyện Phong mười lăm dặm. Kịp khi đánh lấy huyện Bái, xưng làm Bái Công, lại tế Si Vưu, lấy máu bôi vào cờ trống. Cuối cùng đến tháng mười thì đến huyện Bá Thượng, cùng chư hầu đánh lấy thành Hàm Dương, lập làm Hán Vương. Nhân đấy lấy tháng mười làm tháng đầu năm, lại chuộng màu đỏ.

Năm thứ hai, Cao Tổ sang phía đông đánh Hạng Tịch, rồi về vào cửa Hàm Cốc, hỏi rằng: "Ngày xưa nhà tế Thượng Đế thì tế những đế nào?" Có người đáp nói: "Có thờ bốn vị đế, đó là Bạch Đế, Thanh Đế, Hoàng Đế, Xích Đế." Cao Tổ nói: "Ta nghe nói trời có năm vị đế, mà đây có bốn, sao vậy?" Chẳng ai biết đáp ra sao. Do đó Cao Tổ nói: "Ta biết được rồi, phải đợi ta xưng đế mới đủ năm vị đế." Bèn dựng miếu thờ Hắc Đế, gọi là đàn bắc chỉ. Quan coi việc chủ tế nhưng nhà vua không tự đến tế. Gọi hết các quan coi việc lễ tế của nhà Tần đến, lại đặt quan Thái chúc, Thái tể như nghi lễ của nhà Tần. Nhân đó ra lệnh các huyện phải dựng miếu xã. Hạ chiếu rằng: "Ta rất coi trọng đàn miếu mà tôn kính việc cúng tế. Những việc tế Thượng Đế và các vị thần của sông núi đều phải đúng nghi lễ cúng tế như cũ." ]Tập giải: Từ Quảng nói: "Cao Tổ bản kỉ chép: 'Tháng sáu năm thứ hai, hạ lệnh quan coi việc cúng tế trời đất, sông núi bốn phương phải đúng như hằng năm'."

Bốn năm sau, thiên hạ đã yên, hạ lệnh quan Ngự sử, quan lệnh ở huyện Phong phải sửa đắp lại miếu xã ở làng Phần Du, thường đến mùa xuân trong bốn mùa thì lấy dê-heo để tế ở đấy. Lại hạ lệnh quan Thái chúc dựng miếu thờ Si Vưu ở thành Tràng An. Ở thành Tràng An đặt ra quan chủ tế, thầy mo. Trong đó ở nước Lương có thầy mo tế các vị thần trời, đất, Thiên Xã, Thiên Thủy, Phòng Trung, Đường Thượng; ở đất Tấn có thầy mo tế các vị thần Ngũ Đế, Đông Quân, Vân Trung, Sách ẩn: Quảng nhã chép: "Thần Đông Quân là thần Mặt Trời." Vương Dật chú Sở từ nói: "Thần Vân Trung là thần mây." Đông Quân, Vân Trung cũng chép ở Quy tàng dịch. Tư Mệnh, Vu Xã, Tộc Nhân, Tiên Xuy. Ở đất Tần có thầy mo tế các vị thần Xã Chủ, Vu Bảo, Tộc Luy. Ở đất Kinh có thầy mo tế các vị thần Đường Hạ, Vu Tiên, Tập giải: Văn loại chép: "Thầy mo là người chủ tế thần theo thứ bậc. Họ Phạm nhiều đời làm quan ở nước Tấn, cho nên có thầy mo cúng tế ở đất Tấn. Dòng thứ của Phạm Tăng ở lại đất Tần đổi thành họ Lưu, cho nên có thầy mo ở đất Tần. Họ Lưu lại vào thành Đại Lương, cho nên có thầy mo ở đất Lương. Sau lại dời đến huyện Phong. Mà huyện Phong thuộc đất Kinh, cho nên có thầy mo ở đất Kinh." Tư Mệnh, Sách ẩn: Xét: Chu lễ chép: "Lấy đuốc lửa để tế thần Tư Mệnh." Thi Mi. Ở miếu Cửu Thiên có thầy mo tế các vị thần của bốn phương trời. Sách ẩn: Xét: Hiếu Vũ bản kỉ chép: "Dựng miếu Cửu Thiên ở cung Cam Tuyền." Tam Phụ cố sự chép: "Ở giữa gọi là Quân Thiên, phía đông là Thương Thiên, phía đông bắc là Mân Thiên, phía bắc là Huyền Thiên, phía tây bắc là U Thiên, phía tây là Hạo Thiên, phía tây nam là Chu Thiên, phía nam là Viêm Thiên, phía đông nam là Dương Thiên." Chính nghĩa: Thái huyền kinh chép: "Một là Trung Thiên, hai là Tiện Thiên, ba là Đồ Thiên, bốn là Phạt Canh Thiên, năm là Tối Thiên, sáu là Quách Thiên, bảy là Hàm Thiên, tám là Trị Thiên, chín là Thành Thiên." Đều hằng năm tế ở trong cung. Có thầy mo tế thần sông Hà ở huyện Lâm Tấn, thầy mo tế thần núi Nam ở núi Nam, tế vua Tần Trung. Vua Tần Trung là Nhị Thế Hoàng Đế. Tập giải: Trương Yến nói: "Tử Sản nói: 'Những người chồng, người vợ bị ép chết thì hồn ma của họcó thể nhập vào người khác để gây hại'." Hằng tháng đều tế.

Hai năm sau đó, có kẻ nói là nhà Chu nổi lên mà dựng ấp Thai, dựng miếu thờ Hậu Tắc, đến nay vấy máu khắc thiên hạ. Chính nghĩa: Nhan Sư Cổ nói: "Lúc tế phải giết con bò, cho nên nói là vấy máu ra khắp thiên hạ." Do đó Cao Tổ hạ lệnh quan Ngự sử rằng: "Lệnh cho các quận ấp phải dựng miếu thờ thần sao Linh, Tập giải: Trương Yến nói: "Phần sừng trái của chòm sao Long là sao Thiên Điền, sáng rõ thì việc làm ruộng được lợi, xuất hiện vào buổi sáng thì tế sao ấy." Chính nghĩa: Hán cựu nghi chép: "Năm thứ năm, dựng lại các miếu thờ có từ thời nhà Chu, tế Hậu Tắc ở góc đông nam, để cho người dân làm ruộng tế để đền ơn của Hậu Tắc. Vào mùa hạ thì sao Long xuất hiện thì tế để cầu mưa. Phần sừng trái của chòm sao Long là sao Thiên Điền, phần sừng phải là sao Thiên Đình. Sao Thiên Điền chủ về con ngựa. Dạy dân trồng các cây lúa là Hậu Tắc. Sao Linh là thần. Thần của cung thìn là sao Linh, cho nên vào ngày nhâm thìn thì tế sao Linh ở góc đông nam." Miếu kí chép: "Miếu thờ sao Linh ở phía đông thành Tràng An mười dặm." thường hằng năm lấy bò để tế."

Mùa xuân năm thứ mười thời Cao Tổ (năm 197 TCN), quan coi việc xin hạ lệnh cho các huyện thường vào tháng ba và tháng chạp mùa xuân thì phải lấy heo-dê để tế thần đất, thần lúa (Hậu Tắc), người dân phải đều tự lấy tiền của để tế. Hạ lệnh rằng: "Được." Mười tám năm sau thì Hiếu Văn Đế lên ngôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sử ký - Thiên quan thư

Dịch giả: Tích Dã

Hán - Tư Mã Thiên soạn

Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải

Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa

Sách ẩn: Xét: Các ngôi sao trên vòm trời có năm cung. Cung là khoảng trời của các ngôi sao. Vị trí của các ngôi sao cũng có trật tự cao thấp như thứ bậc quan lại của con người, cho nên gọi là 'thiên quan'. Chính nghĩa: Trương Hành nói: "Các ngôi sao lấp lánh trên vòm trời, có bảy ngôi sao chuyển động, đó là mặt trời, mặt trăng, ngũ tinh. [1] Mặt trời là gốc của khí dương, mặt trăng là gốc của khí âm. Ngũ tinh là gốc của ngũ hành. Các ngôi sao sắp xếp, cho nên người sinh ở đất, thần thành ở trời, sắp xếp lẫn lộn, đều có chia thành nhóm. Ứng vào khoảng đất nào thì tượng trưng cho muôn vật ở đó, với triều đình thì tượng trưng cho quan lại, với con người thì tượng trưng cho sự việc. Dựa vào ngôi sao chủ mà chia thành năm cung, là có ba mươi lăm ngôi sao chủ, một chòm sao ở cung giữa, gọi là bắc đẩu; bốn chòm sao bao quanh mỗi chòm đều có bảy ngôi sao, cộng là hai mươi tám ngôi sao; mặt trời, mặt trăng chuyển động mà tỏ rõ tốt xấu vậy."

1. Cung giữa: Sách ẩn: Văn diệu câu chép: "Cung giữa có Đại Đế, sao chủ là chòm sao bắc cực. Chỗ ấy sinh khí, là nơi có cửa Lưu Tinh."

Sao thiên cực [2] Sách ẩn: Xét: Nhĩ nhã chép: "Sao bắc cực còn gọi là sao bắc thần." Xuân thu hợp thành đồ chép: "Chòm sao bắc thần có năm ngôi sao, ở giữa cung Tử Vi." Vật lí luận của Dương Tuyền chép: "Sao bắc cực ở giữa vòm trời, là nơi tận cùng phía bắc của khí dương. Tận cùng phía nam là là khí dương lớn nhất, tận cùng phía bắc là khí âm lớn nhất. Mặt trời, mặt trăng, ngũ tinh chuyển động đến chỗ khí âm tận cùng thì không sáng, chuyển động đến chỗ khí dương tận cùng thì chiếu sáng, cho nên đấy là nơi tận cùng của sáng-tối, nóng-lạnh vậy." là một ngôi sao sáng, là vị trí của thần Thái Nhất; Sách ẩn: Xét: Xuân thu hợp thành đồ chép chép: "Cung Tử Vi là nhà của Đại Đế, là thần Thái Nhất." Chính nghĩa: Thái Nhất là tên khác của Thiên Đế. Lưu Bá Trang nói: "Thái Nhất là vị thần tôn quý nhất trong các vị thần trên trời." bên cạnh có ba ngôi sao tượng trưng cho tam công, Chính nghĩa: Ba ngôi sao tượng trưng cho tam công ở phía đông của chuôi chòm sao bắc đẩu, lại ở phía tây muỗm của chòm sao bắc đẩu, đều là tượng trưng cho Thái úy, Tư đồ, Tư không, tượng trưng cho sự biến chuyển của âm dương, tượng trưng cho sự việc quan trọng. Nếu chuyển động thì không tốt, đứng im thì tốt, nếu sao kim, sao hỏa phạm vào thì đều xấu. Có người nói ba ngôi sao ấy tượng trưng cho các con của thần Thái Nhất. Phía sau sao thiên cực có bốn ngôi sao xếp thành hình cái móc, trong đó có một ngôi sao lớn sau cùng tượng trưng cho Chính phi. Sách ẩn: Xét: Viên thần khế chép: "Ngang với chòm sao thần cực [chòm sao bắc đẩu] là bốn ngôi sao theo sau tượng trưng cho Hậu phi, có ngôi sao chiếu sáng tượng trưng cho Thái phi." Lại xét: Tinh kinh chép bốn ngôi sao xếp thành hình móc câu ở sau sao thiên cực là 'Tứ phụ'. Có sáu ngôi sao thuộc chòm sao câu trần gọi là 'Lục cung', tượng trưng cho sáu quân. So với đây không giống nhau. ba ngôi sao còn lại là tượng trưng cho bọn hậu cung. Có mười hai ngôi sao bao quanh bảo vệ tượng trưng cho bầy tôi. Các ngôi sao trên đều thuộc khoảng trời gọi là cung tía.

...

[www.sidneyluo.net]

___________________

Chú giải:

[1] Ngũ tinh: chỉ năm ngôi sao sáng trên bầu trời là sao hỏa, sao kim, sao mộc, sao thổ, sao thủy.

[2] Sao thiên cực: là sao bắc cực.

Thẳng phía trước miệng chòm sao Bắc đẩu có ba ngôi sao xếp thành hình thon dài ở đầu bắc, lúc rõ lúc không, gọi là chòm sao Âm đức, Sách ẩn: Xét: Văn diệu câu chép: "Chòm sao Âm đức tượng trưng cho rường mối của thiên hạ." Tống Quân cho rằng là tỏ rõ cái đức của mình là đạo thường. Chính nghĩa: Tinh kinh chép: "Ba ngôi sao của chòm sao âm đức ở trong cung Tử Vi, ở phía tây cung Thượng Thư, tượng trưng cho người tỏ ra đức huệ, cứu giúp kẻ khốn khó. Nhìn không sáng là điềm tốt; thấy sáng là điềm vua mới lên ngôi." Lại chép: "Chòm sao Âm đức là tượng trưng cho người chủ trong cung. Nếu chòm sao này dao động là điềm báo có tranh giành trong cung, phi tần ganh ghét nhau." có một ngôi sao gọi là sao Thiên nhất. Chính nghĩa: Thiên nhất là một ngôi sao ở ngoài cửa Xương Hạp, tượng trưng cho thần Thiên Đế, tượng trưng cho thần chiến tranh, biết được tốt xấu của con người. Nếu sáng mà rõ thì âm dương dung hòa, vạn vật đẹp, con người tốt; nếu không, trái lại nếu một ngôi sao trong chòm sao Thái nhất chuyển động đến phía nam sao Thiên nhất, cũng tượng trưng cho thần Thiên Đế, đứng đầu sai khiến mười sáu vị thần, biết được mưa gió, nước lụt, khô hạn, binh cách, đói kém, bệnh dịch. Nếu thấy không sáng và chuyển động là điềm báo có tai họa. Tinh kinh chép: "Hai ngôi sao Thiên nhất, Thái nhất tượng trưng cho đế vương lên ngôi. Sao này thường không ẩn. Nếu ẩn là điềm báo việc phế lập không đúng với trật tự, tông miếu không được cúng tế." Phía trái cung tía có ba ngôi sao gọi là chòm sao Thiên thương, phía phải cung tía có năm ngôi sao gọi là chòm sao Thiên bì. Sách ẩn: Vi Chiêu đọc là 'phẫu'. Thi vĩ chép: "Ba sao thương, năm sao bì, phía trái phải chuôi đẩu, người cầm thương, kẻ cầm gậy." Tinh tán của họ Thạch chép: "Tám sao thương bì, phòng bị khác thường." Chính nghĩa: Bì, đọc là 'bàng chưởng phiên'. Năm ngôi sao của chòm sao Thiên bì ở phía đông bắc chòm sao Nữ sàng, tượng trưng cho quân tiên phong của thiên tử, đấy là quân sĩ của thiên tử. Nhìn nhòm sao này không sáng rõ là điềm báo trong nước có dấy binh. phía sau cung tía có sáu ngôi sao xếp ngang qua dải Ngân Hán đến chòm sao Doanh thất, gọi là chòm sao Các đạo. Sách ẩn: Xét: Lạc hiệp đồ chép: "Chòm sao Các đạo là chòm sai ở ngoài chòm sao Bắc đẩu." Họ Thạch nói: "Sáu ngôi sao của chòm sao Các đạo là cỗ xe mà thần trên trời cưỡi." Chính nghĩa: Dải Ngân Hán là sông trời. Chòm sao Doanh thất có bảy ngôi sao, tượng trưng cho cung của thiên tử, cũng gọi là cung đen, cũng gọi là miếu sạch, trượng trưng cho thiên tử, cũng là cung riêng nhà khác của thiên tử. Sáu ngôi sao của chòm sao Các đạo ở phía bắc chòm sao Vương lương, như con đường vắt ngang qua gác, là con đường để thiên tử muốn đi chơi đến cung riêng. Nếu thấy một ngôi sao trong chòm sao này không sáng rõ là điềm báo đường đi không thông, nếu chòm sao này dao động là điềm báo trong cung có kẻ dấy binh.

Chòm sao Bắc đẩu có bảy ngôi sao, Sách ẩn: Xét: Xuân thu vận đẩu xu chép: "Chòm sao Bắc đẩu, một là sao Thiên xu, hai là sao Tuyền, ba là sao Ki, bốn là sao Quyền, năm là sao Hành, sáu là sao Khai dương, bảy là sao Dao quang. Từ ngôi sao thứ nhất đến ngôi sao thứ bốn là cái miệng, từ ngôi sao thứ năm đến ngôi sao thứ bảy là cái chuôi, hợp lại thành hình cái muôi." Văn diệu câu chép: "Chòm sao Bắc đẩu tượng trưng cho miệng lưỡi của trời, sao Hành thuộc cái chuôi, miệng là sao Tuyền, sao Ki." Trường lịch của Từ Chỉnh chép: "Chòm sao Bắc đẩu có bảy ngôi sao, mỗi ngôi sao cách nhau chín ngàn dặm. Có hai ngôi sao mờ không rõ, cách nhau tám ngàn dặm." vốn gọi là "Tuyền, Ki, Ngọc hành để sửa 'thất chính'." Sách ẩn: Thượng thư chép: "Tuyền, Ki". Mã Dung nói: "Tuyền là một thứ ngọc đẹp. Ki là máy 'hồn thiên nghi', xoay tròn được, cho nên gọi là 'Ki'. Hành là cái ống ngang trong đó. Lấy ngọc Tuyền làm máy, lấy ngọc làm ống ngang, có lẽ là coi trọng các ngôi sao trên vòm trời." Trịnh Huyền chú Đại truyện chép: "Cái ống ngang trong máy là trục xoay, khung ngoài là đòn ngọc." Thượng thư đại truyện chép: "Thất chính là nói về mùa xuân, mùa thu, mùa đông, mùa hạ, các ngôi sao trên vòm trời, đất đai, đạo làm người, cho nên phải sửa. Đạo làm người ngay thì muôn vật hòa thuận." Mã Dung chú giải Thượng thư chép: "Chòm sao Bắc đẩu có bảy ngôi sao, đều tượng trưng cho các sự việc. Sao thứ nhất là chủ mặt trời; sao thứ hai là chủ mặt trăng; sao thứ ba là chủ sao Hỏa, gọi là sao Huỳnh hoặc; sao thứ tư là chủ sao Sát thổ, gọi là sao Trấn; sao thứ năm là chủ sao Phạt thủy, gọi là sao Thần; sao thứ sáu chủ sao Nguy mộc, gọi là sao Tuế; sao thứ bảy chủ sao Phiếu kim, gọi là sao Thái bạch. Mặt trời, Mặt trăng, ngũ tinh đều khác, cho nên gọi là 'thất chính'." Phần chuôi muôi của chòm sao Bắc đẩu nối liền với chòm sao Long giác, Tập giải: Mạnh Khang nói: "Chòm sao Long giác là chòm sao ở phía đông của vòm trời." Chính nghĩa: Xét: Chòm sao Long giác là tượng trưng cho ải trời, giữa đó là cửa trời, trong là sân trời, là chỗ mà đường hoàng đạo chạy qua, bảy ngôi sao chuyển qua. Phía trái của chòm sao Long giác là sao Lí, tượng trưng cho hình pháp, phía nam là đường thái dương; phía phải của chòm sao Long giác là sao Tướng, tượng trưng cho quân tướng. Phía bắc là đường thái âm. Đấy là ba ba cửa trời, cho nên chòm sao này sáng thì thiên hạ yên ổn, người hiền giữ ngôi vị; nếu không thì trái lại. ngôi sao Hành ở giữa chòm sao Nam đẩu, phần miệng muôi của chòm sao Bắc đẩu dựa vào phần đầu của chòm sao Sâm. Chính nghĩa: Nói là chòm sao Bắc đẩu ở phía bắc, phần chuôi muôi ngang với phần miệng muôi dựa vào phần đầu của chòm sao Sâm; phần chuôi muôi của chòm sao Bắc đầu nối liền với chòm sao Long giác. Sáu ngôi sao của chòm sao Nam đẩu tượng trưng cho miếu trời, là là vị trí tượng trưng của quan Thừa tướng, Thái tể, chủ việc tiến cử người hiền lành, trao tước bổng, lại chủ việc binh, còn gọi là chòm sao Thiên cơ. Phía nam là hai ngôi sao tượng trưng cho cầu trời; ở giữa có một ngôi sao tượng trưng cho Thừa tướng của trời; phía bắc có hai ngôi sao tượng trưng cho phủ trời, sân trời. Chòm sao Bắc đẩu sáng rõ là điềm báo pháp lệnh ôn hòa, tước lộc được ban hành; nếu không thì trái lại. Chòm sao Sâm chủ về việc chém giết, lại chủ việc tù ngục, chủ việc hình phạt. Có ba ngôi sao trong đó bày ngang hàng là tượng trưng cho ba vị tướng quân, phía đông bắc là vai trái, chủ Tả tướng quân; phía tây bắc là vai phải, chủ Hữu tướng quân; phía đông nam là chân trái, chủ Hậu tướng quân; phía tây nam là chân phải, chủ Thiên tướng quân. Ở giữa là ba ngôi sao nhỏ tượng trưng cho việc đánh dẹp, là Đô úy của trời, chủ việc trông coi các nước Nhung-Địch, thường không sáng, nếu sáng là có rối loạn, đại thần mưu phản, dấy binh, người Di-Địch đánh nhau. Buổi chiều tối thì thấy rõ phần chuôi muôi của chòm sao Bắc đẩu, phần chuôi muôi này ứng với chỗ từ núi Hoa về phía tây nam. Buổi nửa đêm thì thấy rõ phần giữa của chòm sao Bắc đẩu, phần miệng muôi này ứng với vùng sông Hà, sông Tế của Trung Quốc. Buổi sáng sớm thì thấy rõ phần miệng muôi của chòm sao Bắc đẩu, phần miệng muôi ứng với chỗ từ miền Hải-Đại về phía đông bắc. Chòm sao Bắc đẩu tượng trưng cho cái xe của Thiên Đế, chuyển động ở chính giữa, coi xét bốn phương, phân biệt âm dương, tỏ rõ bốn mùa, cân bằng ngũ hành, thay đổi tiết độ, sắp đặt phép tắc, đều dựa vào chòm sao Bắc đẩu.

Phần miệng muôi của chòm sao Bắc đẩu đội liền sáu ngôi sao, gọi là chòm sao Văn Xương, Sách ẩn: Văn diệu câu chép: "Chòm sao Văn Xương tượng trưng cho phủ trời." Hiếu kinh viên thần khế chép: "Văn là chỉ các ngôi sao xếp bày, xương là chỉ rường mối của trời." một là sao Thượng tướng, hai là sao Thứ tướng, ba là sao Qúy tướng, bốn là sao Tư mệnh, năm là sao Tư trung, sáu là sao Tư lộc. Sách ẩn: Xuân thu nguyên mệnh bao chép: "Sao Thượng tướng chủ việc oai võ, sao Thứ tướng chủ việc tả hữu, sao Quý tướng chủ việc văn giáo, sao Tư lộc chủ việc thưởng công đãi sĩ, sao Tư mệnh chủ việc già trẻ, sao Tư tai chủ việc tai họa." Ở trong phần miệng muôi của chòm sao Bắc đẩu có chòm sao Quý Nhân Lao. Tập giải: Mạnh Khang nói: "Truyện chép: 'Chòm sao Thiên lí có bốn ngôi sao ở giữa phần miệng muôi của chòm sao Bắc đẩu. Chòm sao Quý Nhân Lao còn có tên là chòm sao Thiên lí'." Chính nghĩa: Nếu thấy rõ trong phần miệng muôi có chòm sao ấy là điềm báo người tôn quý bị bắt giam. Ở dưới phần miệng muôi của chòm sao Bắc đẩu có sáu ngôi sao, xếp thành mỗi cặp đối nhau, gọi là chòm sao Tam năng. Sách ẩn: Dưới phần miệng muôi có sáu ngôi sao, mỗi cặp đối nhau, gọi là chòm sao Tam thai. Xét: Hán thư Đông Phương Sóc truyện chép: "Xin kể sáu ngôi sao của chòm sao Thái giai." Mạnh Khang nói: "Thái giai là Tam thai." Ứng Thiệu dẫn Hoàng Đế Thái giai lục phù kinh chép: "Chòm sao Thái giai tượng trưng cho ba cái bậc thềm của thiên tử; bậc thềm trên, ngôi sao trên tượng trưng cho nam chủ; ngôi sao dưới tượng trưng cho nữ chủ; bậc thềm giữa, ngôi sao trên tượng trưng cho chư hầu tam công, ngôi sao dưới tượng trưng cho khanh đại phu; bậc thềm dưới, ngôi sao trên tượng trưng cho kẻ sĩ, ngôi sao dưới tượng trưng cho dân thường. Ba bậc thềm ngang bằng thì âm dương hòa hợp, mưa gió nhu thuận; nếu không cân bằng thì thóc lúa không mọc, đông tuyết hè sương, thiên hạ bạo ngược, ưa dấy binh giáp. Thêm cung điện, mở vườn tược, đấy là cái hại của bậc thềm trên." Chòm sao Tam năng sáng rõ ngang nhau thì vua tôi hòa đồng; không ngang nhau thì phản nghịch. Chòm sao Phụ sáng gần Tập giải: Mạnh Khang nói: "Tại bên cạnh ngôi sao thứ sáu của chòm sao Bắc đẩu." Chính nghĩa: Tượng trưng cho đại thần. Chòm sao này thường nhỏ mà sáng; nếu to mà sáng là điềm báo bầy tôi cướp ngôi vua; nếu nhỏ mà không sáng thì bầy tôi không được tin dùng; nếu to sáng ngang với chòm sao Bắc đẩu thì binh cách nổi lên; nếu mờ mà xa chòm sao Bắc đẩu thì bầy tôi không bị giết chết thì cũng cách chức; nếu cận thần chuyên quyền, bỏ hiền dùng nịnh thì chòm sao Phụ mọc sừng; cận thần nắm lấy ấn phù, mưu cướp xã tắc thì chòm sao Phụ mọc cánh; nếu không thì chết. thì đại thần được tin dùng; nếu chòm sao Phụ nhỏ xa thì đại thần yếu kém.

Bên cạnh phần chuôi muôi của chòm sao Bắc đẩu có hai ngôi sao, một ở trong gọi là sao Mâu, còn gọi là sao Chiêu dao; Tập giải: Mạnh Khang nói: "Gần chòm sao Bắc đẩu có sao Chiêu dao, tượng trưng cho cái mâu của trời." Tấn chước chép: "Chòm sao Canh hà có ba ngôi sao tượng trưng cho cái mâu, đao kiếm của trời. Chiêu dao là một ngôi sao trong đó." Sách ẩn: Xét Thi kí lịch xu chép: "Trong chòm sao Canh hà có sao Chiêu dao, tượng trưng cho quân rợ Hồ." Tống Quân nói: "Ngôi sao Chiêu dao trong chòm sao Canh hà." Lạc chấp đồ chép: "Chòm sao Canh hà có sao Thiên mâu." một ở ngoài gọi là sao Thuẫn, còn gọi là sao Thiên phong. Tập giải: Tống Quân nói: "Ở ngoài là ở xa chòm sao Bắc đẩu, tại phía nam sao Chiêu dao, còn có tên là sao Huyền qua." Chính nghĩa: Tinh kinh chép: "Chòm sao Canh hà là chòm sao Kích kiếm, nếu sao này không rõ là điềm báo tiến thoái không ngừng, dấy lên binh đao, sẽ gây hại ở biên cảnh." Có mười lăm ngôi sao xếp thành hình cái vòng nối liền phần chuôi muôi của chòm sao Bắc đẩu, gọi là chòm sao Tiện Nhân Lao. Sách ẩn: Xét: Thi kí lịch xu chép: "Chòm sao Tiện Nhân Lao còn gọi là chòm sao Thiên ngục." Lạc chấp đồ chép: "Chòm sao Liên doanh là chòm sao Tiện Nhân Lao." Tống Quân cho rằng chòm sao Liên doanh là chòm sao Quán tác. Chính nghĩa: Chòm sao Quán tác có chín ngôi sao ở trước chòm sao Thất công, còn gọi là chòm sao Liên tác, chủ việc pháp luật, ngăn cường bạo, là chòm sao Tiện Nhân Lao. Cửa nhà ngục có một chòm sao làm cửa, tượng trưng cho muốn mở. Chòm sao này hiện rõ là điềm báo bị bắt giam; không hiện rõ là điềm báo hình phạt giảm bớt. Dao động là điềm báo dùng rìu búa, rỗng bên trong là điềm báo đổi niên hiệu; cửa mở là có tha tội. Nếu người chủ lo lắng thì thấy cửa mở, có ngôi sao sáng ở trong là có kẻ bị chết trong ngục. Thường xem vào nửa đêm, nếu một ngôi sao không hiện rõ là có việc vui nhỏ; hai ngôi sao không hiện rõ là có ban thưởng; ba ngôi sao không rõ là người chủ ra lệnh tha tội. Trong chòm sao này có nhiều ngôi sao sáng thì có nhiều người bị bắt giam, rỗng thì được thả ra.

Nếu sao Thiên nhất, sao Thiên thương, sao Thiên bì, sao Mâu, sao Thuẫn dao động, tia sáng lớn thì có kẻ dấy binh.

Thái sử công nói: Từ lúc mới có người dân đến nay, có vị vua nào không từng xem qua Mặt trời, Mặt trăng, các ngôi sao? Đến thời Ngũ gia, tam đại nối tiếp mà làm rõ hơn. Chính nghĩa: Xét: Ngũ gia là chỉ Hoàng Đế, Cao Dương, Cao Tân, Đường Nhiêu, Ngu Thuấn. Tam đại là chỉ Hạ, Thương, Chu. Ý nói từ lúc có dân đến nay, ai từng không xem qua Mặt trời, Mặt trăng, các ngôi sao? Cho đến đời Ngũ đế, Tam đại thì cũng được nối tiếp mà làm rõ âm dương lịch trời. Trong là dân đội mũ, ngoài là dân Di-Địch, chia vùng đất giữa thành mười hai châu, trên thì xem sao ở vòm trời, dưới thì nhìn vật ở mặt đất. Trời thì có trăng sao, đất thì có ngũ hành. Trên trời có ngũ tinh thì dưới đất có ngũ hành. Trên trời có ngôi sao thì dưới đất có bờ cõi. Tam quang [1] là gốc của âm dương, khí gốc từ đất, cho nên thánh nhân sắp đặt được nó.

Từ thời U-Lệ về trước đã xưa rồi. Người các nước xem cái biến hóa của trời đều khác nhau, các nhà đoán vật lạ để hợp với sự việc, sách vở bản vẽ thời ấy đoán tốt xấu không có phép tắc gì. Cho nên Khổng Tử soạn lục kinh, chép việc lạ mà không bàn đến. Còn như chuyện mệnh trời thì không kể tới; nếu kể tới thì không đợi nói rõ; nếu kể cho kẻ không biết thì dẫu nói cũng không hiểu rõ.

Ngày xưa có những người truyền lại số trời là: từ thời Cao Tân về trước thì có Trọng, Lê; Chính nghĩa: Tả truyện chép: "Sái Mặc nói: 'Con của họ Thiếu Hạo tên là Lê làm Hỏa chính, hiệu là Chúc Dung'. Là quan coi việc về hành hỏa, biết số trời. thời Đường-Ngu thì có Hi, Hòa; Chính nghĩa: Họ Hi, họ Hòa làm quan coi xét trời đất, bốn mùa. thời nhà Hạ thì có Côn Ngô; Chính nghĩa: Côn Ngô là con của Lục Chung. Ngu Phiên nói: "Côn Ngô tên là Phàn, lập nên họ Kỉ, phong ở ấp Côn Ngô." thời Ân Thương thì có Vu Hàm; Chính nghĩa: Vu Hàm là bầy tôi giỏi của nhà Ân, vốn là người nước Ngô, mộ tại trên núi Hải Ngu huyện Thường Thục châu Tô. Con tên là Hiền cũng ở đấy. nhà Chu thì có Sử Dật, Trường Hoằng; Chính nghĩa: Sử Dật là quan Thái sử tên là Doãn Dật thời Vũ Vương nhà Chu. Trường Hoằng là quan Đại phu thời Linh Vương nhà Chu. ở nước Tống thì có Tử Vi; ở nước Trịnh thì có Bì Táoơ Chính nghĩa: Bì Táo là quan Đại phu của nước Trịnh. ở nước Tề thì có Cam Công; Tập giải: Từ Quảng nói: "Có người nói Cam Công tên là Đức, vốn là người nước Lỗ." Chính nghĩa: Thất lục chép là người nước Sở, thời Chiến quốc soạn sách Thiên văn tinh chiêm có tám quyển. ở nước Sở thì có Đường Mạt; ở nước Triệu thì có Doãn Cao; ở nước Ngụy thì có Thạch Thân. Chính nghĩa: Thất lục chép Thạch Thân là người nước Ngụy, thời Chiến quốc soạn sách Thiên văn có tám quyển.

Các ngôi sao chuyển động trên vòm trời, cứ ba mươi năm lại có một biến đổi nhỏ, trăm năm lại có biến đổi vừa, năm trăm năm lại có biến đổi lớn; ba lần biến đổi lớn là một kỉ, ba kỉ là một lần lớn. Đấy là số lớn vậy. Người trị nước phải coi trọng ba lần năm lượt ấy. Sách ẩn: Ba lần năm lượt là nói ba mươi năm lại có một biến đổi nhỏ, năm trăm năm lại có biến đổi lớn. Trên dưới đều trải mấy ngàn năm, sau đó người trong thiên hạ mới sửa thêm.

...

[www.sidneyluo.net]

____________________

Chú giải:

[1] Tam quang: chỉ Mặt trời, Mặt trăng, ngôi sao.

2. Cung đông:

Tên là cung Thương Long. Sách ẩn: Xét: Văn diệu câu chép: "Cung đông là chỗ của Thương Đế, có thần là con rồng." Có chòm sao Phòng, chòm sao Tâm. Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: Cung Đại Thần có chòm sao Phòng, chòm sao Tâm, chòm sao Vĩ." Lí Tuần nói: "Cung Đại Thần là cung Thương Long, là cung sáng nhất." Chòm sao Tâm tượng trưng cho triều đình, Sách ẩn: Xuân thu thuyết đề từ chép: "Chòm sao Phòng, chòm sao Tâm tượng trưng cho triều đình, là chỗ Thiên Vương ban bố chính lệnh." Thượng thư vận kì viên chép: "Chòm sao Phòng ở con đường của bốn vùng ven." Tống Quân nói: "Giữa bốn ngôi sao có ba con đường, là chỗ mà Mặt Trời, Mặt Trăng, ngũ tinh chuyển động ra vào." có một sao lớn gọi là sao Thiên Vương, trước sau nó các sao con. Sách ẩn: Hồng phạm ngũ hành truyện chép: "Có sao lớn của chòm sao Tâm tên là sao Thiên Vương. Có sao trước nó tượng trưng cho con cả; sau nó tượng trưng cho con thứ.". Ba ngôi sao này không thường thẳng hàng, nếu thẳng là điềm báo Thiên Vương lầm kế. Chòm sao Phòng tượng trưng cho phủ trời, còn gọi là chòm sao Thiên Tứ. Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Chòm sao Thiên Tứ là chòm sao Phòng." Thi kí lịch xu chép: "Chòm sao Phòng tượng trưng cho ngựa trời, chủ việc xe ngựa." Phía bắc của nó có ngôi sao tượng trưng cho con ngựa bên phải, gọi là sao Hữu Tham. Bên cạnh có hai ngôi sao, gọi là chòm sao Câm; Sách ẩn: Chòm sao Phòng có hai ngôi sao là sao Cầm. Nguyên mệnh bao chép: "Hai sao Câu-Câm làm bờ ngăn, chủ việc xét nét, nên phòng giữ hơn thường." Chính nghĩa: Nếu sao này sáng mà gần chòm sao Phòng là điềm báo thiên hạ cùng lòng. Nếu giữa giữa sao Câu-Câm, chòm sao Phòng-Tâm có ngôi sao lạ xuất hiện và chuyển ra là điềm báo có động đất. phía bắc có một sao gọi là sao Hạt. Chính nghĩa: Thuyết văn chép: "Hạt là cái chốt trục xe. Hai đầu xuyên vào nhau." Tinh kinh chép: "Có một ngôi sao tượng trưng cho cái chốt trục, ở phía đông bắc chòm sao Phòng, chủ việc then khóa." Nếu không ở vị trí vốn có của nó là điềm bào cầu bến chẳng thông, cửa cung không được khóa; nếu đúng vị trí thì ngược lại. Phía đông bắc có mười hai ngôi sao xếp thành hình cong gọi là chòm sao Kì, Chính nghĩa: Có hai đầu tượng trưng cho cái cờ, đầu bên trái có chín ngôi sao ở phía trái chòm sao Hà Cổ; đầu bên phải có chín ngôi sao ở phía phải chòm sao Hà Cổ. Đều tượng trưng cho cờ trống của nhà trời, cho nên lấy làm lá cờ. Nếu chòm sao này sáng sủa rõ ràng thì việc quân được lành; nếu không thì việc quân gặp xấu; nếu không ở đúng vị trí vốn có của nó thì là điềm báo cầu bến không thông; nếu nó dao động là điềm báo có kẻ dấy binh. trong đó có bốn ngôi sao tượng trưng cho chợ trời, gọi là chòm sao Thiên Thị, Chính nghĩa: Chòm sao Thiên Thị có hai mươi ba ngôi sao, tại phía đông bắc chòm sao Phòng-Tâm, tượng trưng cho chỗ tụ hội trao đổi chợ búa của nhà nước, còn tượng trưng cho lá cờ của nhà trời. Nếu chòm sao này sáng thì điềm báo quan coi chợ nghiêm ngặt, nhà buôn không được lời; nếu hốt nhiên không sáng là điềm báo ngược lại. Nếu các ngôi sao trong đó tụ hội nhiều thì điềm báo năm đó được mùa, nếu tụ hội ít thì năm đó đói kém. Nếu có sao Huỳnh Hoặc phạm vào là điềm báo có việc giết bầy tôi bất trung. Nếu sao chổi xuất hiện xẹt qua chòm sao đó thì nên dời chợ chuyển đô. Nếu có sao lạ xuất hiện trong đó là điềm báo có kẻ dấy binh lớn; sao lạ chuyển ra ngoài là điềm báo có tang lớn. trong đó có sáu ngôi sao tượng trưng cho lầu chợ, gọi là chòm sao Thị Lâu. Nếu các ngôi sao trong chòm sao này tụ nhiều thì điềm báo có đủ của cải, nếu rỗng thì điềm báo hao tổn của cải. Có các ngôi phía nam chòm sao Phòng tượng trưng cho quan coi quân kị, gọi là chòm sao Kị Quan.

Có chòm sao Giác, bên trái là sao Lí, bên phải là sao Tướng. Sách ẩn: Sao Lí tượng trưng cho quan coi việc hình pháp. Họ Thạch nói: "Ngôi sao mé trái chòm sao Giác tượng trưng cho ruộng trời. Ngôi sao mé phải chòm sao Giác tượng trưng cho cửa trời."[/color=red] Có ngôi sao Đại Giác tượng trưng cho sân đình của Thiên Vương. Sách ẩn: Xét: Viên thần khế chép: "Sao Đại Giác là là chỗ ngồi chờ." Tống Quân nói: "Là ghế ngồi của Thiên Đế." Chính nghĩa: Sao Đại Giác ở giữa chòm sao Nhiếp Đề kẹp hai bên, tượng trưng cho bậc đế vương. Nếu sáng rõ màu vàng là điềm báo thiên hạ hòa đồng. Hai bên cạnh nó đều có ba ngôi sao xếp thành hình cong như chân vạc gọi là chòm sao Nhiếp Đề. Chính nghĩa: Chòm sao Nhiếp Đề có ngôi sao kề sao Đại Giác, tượng trưng cho đại thần, thường xếp thẳng phía chuôi chòm sao Bắc Đẩu, tượng trưng cho tám tiết, xét vạn sự. Nếu màu sắc dịu dịu không sáng mà lớn là điềm báo nhà vua có lo lắng, có sao lạ xuất hiện trong đó là điềm báo có thánh nhân nhận lấy chính lệnh. Chòm sao Nhiếp Đề thẳng hướng chỉ của phần chuôi chòm sao Bắc Đẩu để tượng trưng cho mùa tiết, cho nên gọi là Nhiếp Đề Cách.

Chòm sao Cang tượng trưng cho miếu ngoài, Sách ẩn: Nguyên mệnh bao chép: "Chòm sao Cang có bốn ngôi sao tượng trưng cho sân miếu." Chính nghĩa: Là chỗ vâng nghe chính lệnh. Nếu sáng rõ là điềm báo bầy tôi trung thành, thiên hạ yên ổn; nếu không là trái lại. chủ về bệnh tật. Hai đầu nam bắc nó có hai ngôi sao lớn, gọi là chòm sao Nam Môn. Chính nghĩa: Chòm sao Nam Môn có hai ngôi sao ở phía nam chòm sao Khố Lâu, tượng trưng cho cửa ngoài của nhà trời. Nếu sáng thì điềm báo rợ Đê-Khương mạnh, nếu mờ thì người Di làm phản; nếu có ngôi sao lạ xuất hiện ở giữa thì quân địch ở ngoài sắp kéo đến. Chòm sao Đê tượng trưng cho gốc của trời, Sách ẩn: Tôn Viêm cho rằng các ngôi sao phía dưới của chòm sao Giác-Cang họp thành chòm sao Đê, như là cái cây có gốc. Chính nghĩa: Tinh kinh chép: "Chòm sao Đê có bốn ngôi sao tượng trưng cho điện chính, là chỗ mà bầy tôi nghe chầu. Nếu chòm sao này sáng rõ thì bầy tôi vâng lệnh." Hợp thành đồ chép: "Chòm sao Đê tượng trưng cho chỗ nghỉ." chủ về bệnh dịch. Sách ẩn: Tháng ba cây du, cây giáp rụng lá, cho nên chủ về bệnh dịch. Nhưng lúc ấy mọi vật dẫu sinh sôi nhưng Mặt trời mọc ở khoảng chòm sao Khuê, gây khí độc, cho nên có bệnh dịch." Chính nghĩa: Ba chòm sao Đê-Phòng-Tâm thuộc hành hỏa, theo địa chi thuộc cung mão, tại phân dã của nước Tống.

Chòm sao Vĩ có chín ngôi sao tượng trưng cho chín người con, Sách ẩn: Nguyên mệnh bao chép: "Chòm sao Vĩ có chín ngôi sao, chòm sao Cơ có bốn ngôi sao, là sân bãi của hậu cung." Chính nghĩa: Chòm sao Vĩ là bến chẻ củi, theo địa chi thuộc cung dần, tại phân dã của nước Yên. Chín ngôi sao của chòm sao Vĩ tượng trưng cho hậu cung, cũng là chín người con. Một ngôi sao gần chòm sao Tâm là Hậu, ba ngôi sau là Phi, ba ngôi sao nữa là Tần, hai ngôi cuối là Thiếp. Nếu sáng đều là điềm báo lớn bé hòa thuận, hậu cung yên ổn mà có nhiều con; nếu không thì trái lại; nếu sao Kim, sao Hỏa phạm vào là điềm báo hậu cung có dấy binh; nếu sáng tối khác thường là vợ lớn-bé gây loạn, kẻ hầu gái lộn xộn. tượng trưng cho vua-tôi; nếu các ngôi sao cách xa là điềm báo bất hòa. Chòm sao Cơ tượng trưng cho người khách ngạo mạn, Sách ẩn: Tống Quân nói: "Ngạo mạn là xấc láo. Chòm sao Cơ có hình như cánh tay dương lên, tượng trưng cho vẻ xấc láo. Chòm sao Cơ lại giống như cái sọt đựng đồ, có đồ đựng đồ vứt, tượng trưng cho khách lúc đến lúc đi." Chính nghĩa: Chòm sao Cơ chủ về tám hướng gió, cũng là chỗ ở của hậu phi. Nếu chuyển động vào khoảng phân dã của vùng sông Hà là điềm báo người trong nước ăn thịt lẫn nhau; nếu sao Kim, sao Hỏa phạm vào là điềm báo thiên hạ sẽ loạn; nếu Mặt Trăng mọc ở khoảng chòm sao ấy thì có gió nổi lên. tượng trưng cho miệng lưỡi. Sách ẩn: Thi chép: "Chòm sao Cơ phía nam là miệng của ông trời." Là nói chòm sao Cơ có lưỡi, tượng trưng cho lời nói.

Nếu sao Hỏa phạm vào chòm sao Giác Sách ẩn: Xét: Vi Chiêu nói: "Sao Hỏa là sao Huỳnh Hoặc." thì có chiến tranh. Nếu sao Hỏa phạm vào chòm sao Phòng-Tâm, cũng là điều mà bậc đế vương ghét. Chính nghĩa: Nếu sao Huỳnh Hoặc phạm vào chòm sao Cơ-Vĩ-Đê thì nó sẽ chiếu thành tia sáng, là sẽ có việc đánh trận. Nếu sao Huỳnh Hoặc phạm vào chòm sao Phòng-Tâm mà chòm sao Phòng-Tâm cũng chiếu thành tia sáng thì bậc đế vương cũng ghét việc này.

3. Cung nam:

Tên là cung Chu Điểu, Chính nghĩa: Chòm sao Liễu có tám ngôi sao xếp thành hình cái mỏ chim đỏ, tượng trưng cho quan coi về nhà bếp của trời, chủ về nấu ăn và món ngon. có chòm sao Quyền, chòm sao Hành. Tập giải: Mạnh Khang nói: "Cung Hiên Viên là chòm sao Quyền, cung Thái Vi là chòm sao Hành." Sách ẩn: Xét: Văn diệu câu chép: "Cung nam là chỗ của Xích Đế, có thần là con chim đỏ." Chính nghĩa: Bốn ngôi sao của chòm sao Quyền ở phía tây đuôi chòm sao Hiên Viên, chủ việc đốt lửa, phòng giữ lúc nguy cấp. Nếu chòm sao này sáng là việc yên ổn; nếu không sáng là có việc nguy cấp; nếu dao động chiếu tia sáng cũng có việc nguy cấp. Chòm sao Hành là cung Thái Vi. Chòm sao Hành là cung Thái Vi, là đình của tam quang. Sách ẩn: Tống Quân nói: "Thái Vi là cung phía nam của Thiên Đế. Tam quang là Mặt Trời, Mặt Trăng, ngũ tinh." Có mười hai ngôi sao bao quanh tượng trưng cho phiên thần. [/color=red]Sách ẩn: Xuân thu hợp thành đồ chép: "Chòm sao Thái Vi chủ việc nghi thức, có mười hai ngôi sao, chủ việc phòng giữ việc quân nguy cấp." Chính nghĩa: Ngoài chòm sao Thái Vi có mười ngôi sao ở chòm sao Dực-Chẩn, tượng trưng cgo cung đình của thiên tử, là ghế ngồi của Ngũ Đế, nhà ở của mười hai chư hầu. Ngoài nó là tượng trưng cho phiên thần, cửu khanh. Phía tây nó tượng trưng cho tướng quân; phía đông nó tượng trưng cho Thừa tướng; phía nam có bốn ngôi sao tượng trưng cho quan lại trông coi hình pháp, gọi là chòm sao Chấp Pháp; giữa nó là tượng trưng cho hai cánh cửa, phía trái phải hai cánh cửa gọi là cửa bên. Trong cửa có sáu ngôi sao tượng trưng cho chư hầu. Chính nghĩa: Trong đó có năm ngôi sao tượng trưng cho chư hầu, ở tại sân của Thiên Đế. Những ngôi sao này thường sáng sủa rõ ràng; nếu mập mờ là điềm báo các chỗ đều bị tai họa, lớn thì giết chóc, nhỏ thì chạy trốn; nếu dao động thì có kẻ chuyên quyền lấn vua. Nên xét vị trí của nó để đoán thì không lầm. Lại nói năm ngôi sao tượng trưng cho chư hầu này ở sông Ngân Hán phía bắc chòm sao Đông Tỉnh, chủ việc cất nhắc hạ xuống, nên phòng giữ việc không may. Lại nói là chủ về âm-dương, xét được-mất. Một là tượng trưng cho thầy của vua, hai là bạn của vua, ba là Tam công, bốn là Bác sĩ, năm là Thái sử. Năm kẻ ấy là kẻ mà thiên tử nên xét kĩ. Nếu sáng sủa rõ ràng thì lớn nhỏ cân bằng, là phúc của nhà nước; nếu không thì trên dưới tranh nhau, trung thần không được dùng. Trong đó có năm ngôi sao tượng trưng cho ghế ngồi của Ngũ Đế, gọi là chòm sao Ngũ Đế Tọa. Sách ẩn: Thi hàm thần vụ chép năm ngôi sao là năm vị thần, phía đông là chỗ của Thương Đế, có vị thần tên là Linh Uy Ngưỡng, thuộc giống của loài rồng xanh. Chính nghĩa: Một sao là chỗ ngồi của Hoàng Đế, ở giữa cung Thái Vi, có thần tên là Hàm Xu Nữu. Bốn ngôi sao bên cạnh ngôi sao tượng trưng cho ghế ngồi của Hoàng Đế. Thương Đế ở phía đông gọi là thần Linh Uy Ngưỡng; Xích Đế ở phía nam gọi là thần Xích Tiêu Nộ; Bạch Đế ở phía tây gọi là thần Bạch Chiêu Củ; Hắc Đế ở phía bắc gọi là thần Hiệp Quang Kỉ. Ghế của Ngũ Đế cùng đặt là điềm thần linh tụ mưu. Nếu năm ngôi sao này sáng mà rõ là điềm báo thiên tử được lòng của trời đất; nếu không thì thất lạc. Sau nó có mười lăm ngôi sao tụ họp đông đúc, tượng trưng cho vị trí của các quan Lang, gọi là chòm sao Lang Vị, Chính nghĩa: Chòm sao Lang Vị có mười lăm ngôi sao, tại phía đông chòm sao Ngũ Đế Tọa trong cung Thái Vi. Nguyên sĩ thời nhà Chu, Quang lộc, Trung tán, Gián nghị thời nhà Hán là ba quan Lang trong đó. Là quan Thượng thư lang ngày nay. Chòm sao này lớn nhỏ sáng đều, thường có sắc rõ là điềm lành. bên cạnh có một ngôi sao lớn gọi là sao Tướng Vị. Chính nghĩa: Sao Tướng Vị là một ngôi sao phía đông bắc chòm sao Lang Vị, chủ việc phòng giữ việc quân, là Tả-Hữu trung lang tướng ngày nay. Nếu to mà sáng, có tia chiếu là điềm báo tướng quân phóng túng khó đỡ được. Mặt Trăng, ngũ tinh chuyển động theo hướng thuận đúng đường đi, Sách ẩn: Vi Chiêu nói: "Đúng đường đi không trái ngược. Hướng thuận là từ phía tây sang." xét nó ra ở đâu thì giữ ở đó, bị thiên tử bắt giết. Sách ẩn: Tống Quân nói: "Xét Mặt Trời, Mặt Trăng, ngũ tinh chuyển động ở hướng vào sao nào, quan thuộc trong khoảng không quá mười lăm ngày xin thiên tử ra lệnh đi đánh giết kẻ đó." Nếu vào ngược mà không đúng đường đi là tượng trưng cho việc trái lệnh; phạm vào chòm Ngũ Đế Tọa, tỏ rõ điềm báo, Tập giải: Tấn chước chép: "Phạm vào chỗ của nhà vua, tỏ rõ họa phúc." Sách ẩn: Tống Quân nói: "Vào ngược là từ phía đông sang, không đúng đường đi, không vào theo đường lớn. Là kẻ muốn trái lệnh, thiên tử ra lệnh bắt giết kẻ đó." Chính nghĩa: Ý nói Mặt Trăng, ngũ tinh vào ngược, không theo đúng đường, xét vào chỗ mà nó phạm vào chòm sao Ngũ Đế Tọa trong cung Thái Vi thì tất có hình phạt giết chóc, đều là điềm báo bầy tôi hùa nhau mà mưu lấn vua trên. là điềm báo bầy tôi hùa mưu làm loạn. Nếu sao Kim-Hỏa phạm vào thì lại càng hơn. Sách ẩn: Xét: Sao Hỏa chủ việc hại vật mà sao Kim chủ việc dấy binh, là điềm báo rất nguy cấp. Còn nếu là sao Mộc-Thủy-Thổ lại việc nhỏ. Chính nghĩa: Nếu sao Kim-Hỏa vào ngược, không theo đúng đường, phạm vào chòm Ngũ Đế Tọa thì điềm báo nguy cấp còn hơn là Mặt Trăng, sao Thủy-Thổ-Mộc phạm vào. phía tây cung Thái Vi có năm ngôi sao rủ xuống gọi là cung Thiếu Vi, tượng trưng cho Sĩ đại phu. Sách ẩn: Xuân thu hợp thành đồ chép: "Cung Thiếu Vi tượng trưng cho kẻ sĩ ở ẩn." Thiên quan chiêm chép: "Cung Thiếu Vi có một ngôi sao tượng trưng cho kẻ sĩ ở ẩn." Chính nghĩa: Cung Thiếu Vi có bốn ngôi sao, ở phía tây nam bắc của cung Thái Vi, sao thứ nhất là Xứ Sĩ, sao thứ hai là Nghị Sĩ, sao thứ ba là Bác Sĩ, sao thứ tư là Đại Phu. Nếu sáng rõ màu vàng là kẻ sĩ tài năng được dùng; nếu không sáng là trái lại; Mặt Trăng, ngũ tinh phạm vào là điềm báo kẻ sĩ lo lắng, đổi quan Tể tướng. Chòm sao Quyền là cung Hiên Viên. Cung Hiên Viên hình như con rồng. [/color=red]Tập giải: Mạnh Khang nói: "Hình như con rồng bay lên." Sách ẩn: Viên thần khế chép: "Cung Hiên Viên có mười hai ngôi sao, là chỗ ở của hậu cung." Tinh tán của họ Thạch cho rằng cung Hiên Viên có hình rồng, chủ về hậu phi. Chính nghĩa: Cung Hiên Viên có mười bảy ngôi sao, tại phía bắc chòm sao Thất Tinh, có hình con rồng vàng, là thần chủ việc mưa tuyết, tượng trưng cho hậu cung. Âm dương giao cảm mà thành sấm sét, vui thành mưa, giận thành gió, loạn thành sương mù, đọng thành tuyết, tan thành sương, tụ thành khí mây, đứng thành cầu vồng, rời thành quầng sáng, chia thành vầng quang. Hai mươi tư tiết khí đều do cung Hiên Viên làm chủ. Ngôi sao lớn chủ về đàn bà, thứ đến một ngôi sao phía bắc là chủ về đàn ông, thứ đến một ngôi sao phía bắc là chủ về phi tần, các ngôi sao tiếp sau đều là thứ phi. Phía nam ngôi sao chủ đàn bà có một ngôi sao nhỏ là sao Ngự Nữ; phía trái có một ngôi sao là sao Thiếu Dân, tượng trưng cho họ hàng của thứ phi; phía phải có một ngôi sao là sao Đại Dân, tượng trưng cho họ hàng của Thái hậu. Nếu sao nhỏ sáng màu vàng là tốt; lớn sáng là điềm hậu cung tranh giành; nếu chuyển động là điềm báo người trong nước tan chạy; phía đông tây có tia sáng phát ra là điềm báo họ hàng của hậu cung bị thua vỡ; sao Thủy-Hỏa-Kim phạm vào cung Hiên Viên là điều mà đàn bà ghét. Trước có một ngôi sao lớn tượng trưng cho Thái hậu; bên cạnh có ngôi sao nhỏ tượng trưng cho bọn hậu cung người hầu. Nếu Mặt Trăng, ngũ tinh phạm vào nó thì xét điềm báo cũng như xét chòm sao Hành.

Chòm sao Đông Tỉnh chủ về việc nước lụt. Sách ẩn: Nguyên mệnh bao chép: "Chòm sao Đông Tỉnh có tám ngôi sao, chủ việc cân bằng nước ngập." Phần khúc gấp phía tây nó có ngôi sao gọi là sao Việt. Chính nghĩa: Chòm sao Đông Tỉnh có tám ngôi sao, một ngôi sao gọi là sao Việt, có bốn ngôi sao gọi là chòm sao Dư Quỷ, có một ngôi sao gọi là sao Chất tượng trưng cho đầu chim thuần, theo địa chi thuộc cung mùi, đều tại phân dã của nước Tần. Có một sao lớn nằm trên đường hoàng đạo, tượng trưng cho đình chờ của nhà trời, chủ việc nước lụt, cân bằng việc pháp lệnh. Nếu đế vương dùng pháp lệnh cân bằng thì chòm sao Tỉnh sáng mà xếp thẳng. Có sao Việt liền ở phía trước chòm sao Tỉnh, chủ việc coi xét kẻ hoang dâm mà chém kẻ đó. Thường không sáng rõ, nếu sáng mà ngay thẳng, hoặc dao động thì có điềm báo thiên tử dùng búa rìu phạt đại thần; Mặt Trăng phạm vào chòm sao này thì có nổi mưa gió. Phía bắc sao Việt có chòm sao Bắc Hà; phía nam là chòm sao Nam Hà; Chính nghĩa: Chòm sao Nam Hà có ba ngôi sao, chòm sao Bắc Hà có ba ngôi sao, chia ra ở phía nam bắc của của chòm sao Đông Tỉnh, đặt thành cái gông, chòm sao Nam Hà là cái gông phía nam, còn gọi là chòm sao Dương Môn, cũng gọi là chòm sao Việt Môn; chòm sao Bắc Hà là cái gông phía bắc, còn gọi là chòm sao Âm Môn, cũng gọi là chòm sao Hồ Môn. Giữa hai cái gông là đường đi của tam quang. Nếu chòm sao phía nam không rõ là chính đạo miền nam không thông, nếu phía bắc thì cũng vậy; nếu dao động hoặc có sao Hỏa phạm vào là điềm báo Trung Quốc có dấy binh. Lại nói nếu dao động là người Hồ-Việt gây loạn, hoặc liên kết cận thần để gây biến. giữa chòm sao Nam-Bắc Hà, chòm sao Thiên Khuyết tượng trưng cho cửa khuyết. Sách ẩn: Tống Quân nói: "Xem sáu ngôi sao của hai chòm sao Nam-Bắc Hà là biết tốt xấu. Là nói cái tận cùng của cửa cầu, biết được thật giả." Chính nghĩa: Hai sao Khuyết-Khâu ở phía nam chòm sao Nam Hà tượng trưng cho cửa khuyết của của thiên tử, cửa sổ của chư hầu, cũng tượng trưng cho gác treo bảng chính lệnh. Nếu sao Kim-Hỏa phạm vào là điềm báo có việc binh ở dưới cửa khuyết. Chòm sao Dư Quỷ chủ việc thờ quỷ; trong đó có ngôi sao sáng trắng tên là sao Chất. Tập giải: Tấn chước chép: "Chòm sao Dư Quỷ có năm ngôi sao, trong đó có một ngôi sao sáng trắng là sao Chất." Chính nghĩa: Chòm sao Dư Quỷ có bốn ngôi sao, chủ việc cúng tế, là mắt của trời, chủ việc xem xét rõ kế gian. Ngôi sao phía đông bắc chủ việc chứa ngựa, ngôi sao phía đông nam chỉ việc chứa quân, ngôi sao phía tây nam chủ việc chứa vải lụa, ngôi sao phía tây bắc chủ việc chứa vàng ngọc, tùy theo nó chuyển động mà đoán. Một ngôi sao giữa chủ việc chứa xác chết, còn có tên là sao Chất, chủ việc tang ma cúng tế. Chòm sao Quỷ sáng rõ là điềm báo được mùa thóc; không sáng là điềm báo trăm họ li tán. Sao Chất thường mờ không sáng, nếu sáng là có dấy binh, đại thần bị giết, người dưới cũng chết theo. Nếu sao Hỏa phạm vào chòm sao Nam-Bắc Hà thì có dấy binh, lúa không được mùa. Cho nên xét đức thì xem ở chòm sao Hành, xem ở chòm sao Hoàng, xét có thương tổn hay không thì xem ở sao Việt, Tập giải: Tấn chước chép: Xét có thương tổn thì xem hình ở sao Việt." Sách ẩn: Xét: Xét đức xem chòm sao Hành, chòm sao Hành cân bằng mọi vật, cho nên đức được công bình, thành hình ở ở chòn sao Hành. Xem ở chòm sao Hoàng, tượng trưng cho chỗ để xe của nhà vua, nói là nhà vua đi xem, thành hình ở chòm sao Hoàng. Thương tổn thì xem hình ở sao Việt, nếu nhà vua đức kém thì cũng hiện rõ ở sao Việt, ý nói nếu tổn kém thì dùng rìu búa mà chém đi. xét hoạ thì xem ở chòm sao Tỉnh, Tập giải: Tấn chước chép: "Chòm sao Đông Tỉnh chủ việc nước lụt, nếu sao Hỏa phạm vào thì bên cạnh thì thiên tử sẽ có họa về lửa cháy, cho nên nói là họa." xét có bị bắt giết hay không thì xem ở sao Chất. Tập giải: Tấn chước chép: "Sao Huỳnh Hoặc phạm vào chòm sao Dư Quỷ, sao Chất thì đại thần bị bắt giết."

Chòm sao Liễu có hình cái mỏ chim, chủ về cây cỏ. Chính nghĩa: Chòm sao Liễu có tám ngôi sao, chòm sao Tinh có bảy ngôi sao, chòm sao Trương có sáu ngôi sao, là phần bụng của chim, theo địa chi thuộc cung ngọ, đều tại phân dã của nhà Chu. Chòm sao Liễu là phần mỏ của cung Chu Điểu, chủ việc bếp núc của nhà trời, chủ việc món ăn, trộn mùi vị. Nếu sáng rõ là lành, nếu sao Kim-Hỏa phạm vào là điềm báo trong nước có dấy binh lớn. Chòm sao Thất Tinh là phần cổ chim, tượng trưng cho ống tròn, chủ việc nguy cấp. Chính nghĩa: Chòm sao Thất Tinh tượng trưng cho cái cổ chim, còn có tên là chòm sao Thiên Đô, chủ việc áo quân gấm thêu, chủ việc nguy cấp. Nếu sáng thì tốt, tối là xấu; nếu sao Kim-Hỏa phạm vào là trong nước có việc binh lớn. Chòm sao Trương là cái nang, tượng trưng cho nhà bếp, chủ về khách mời ăn uống. Chính nghĩa: Chòm sao Trương có sáu ngôi sao xếp thành hình cái nang, chủ việc bếp núc ăn uống mời đãi khách. Nếu sáng thì tốt, tối là xấu. Sao Kim-Hỏa phạm vào là trong nước có dấy binh lớn. Chòm sao Dực là lông cánh, chủ về khách phương xa. Chính nghĩa: Chòm sao Dực có hai mươi hai ngôi sao; chòm sao Chẩn có bốn ngôi sao, có một sao Trường Sa, chòm sao Hạt có hai ngôi sao, hợp lại là sao Chẩn có bảy ngôi sao đều là phần đuôi chim, theo địa chi thuộc cung tị, phân dã của nước Sở. Chòm sao Dực có có hai mươi hai ngôi sao tượng trưng cho phủ nhạc của nhà trời, chủ về người Di-Địch, cũng chủ về khách phương xa. Nếu sáng rõ là lễ nhạc được nổi lên, người Di bốn phương thần phục; nếu chuyển động là điềm báo thiên tử phát binh để dẹp loạn.

Chòm sao Chẩn là cái xe, chủ về gió. Sách ẩn: Tống Quân nói: "Chòm sao Chẩn có bốn ngôi sao ở trong, lại có hai ngôi sao làm cái chốt trục trái phải, tượng trưng cho cái xe." Chính nghĩa: Chòm sao Chẩn có bốn ngôi sao, chủ về bầy tôi phụ tá, lại chủ về xe cưỡi, cũng chủ về gió. Nếu sáng rõ là dùng được xe cưỡi, nếu sao Thái Bạch phạm vào là điềm báo việc học trong thiên hạ vỡ lở, văn nho mất nghiệp, binh cách trỗi lên; nếu sao Huỳnh Hoặc phạm vào là điềm báo phương nam có nước không vâng lệnh, nên phát binh đánh nước đó; nếu sao Thần phạm vào là miền sông Tứ, đất Từ có chết chóc. Bên cạnh có nó có một ngôi sao nhỏ là sao Trường Sa, Chính nghĩa: Sao Trường Sa là một ngôi sao trong chòm sao Chẩn, chủ về tuổi thọ. Nếu sáng thì tuổi thọ dài, con cháu đông đúc. các ngôi sao thuộc chòm sao này thường không sáng; nếu bốn ngôi sao sáng đều và ngũ tinh phạm vào chòm sao Chẩn thì có binh cách dấy lên. Sách ẩn: Tống Quân nói: "Ngũ tinh chủ việc đi sứ. Đi sứ động thì binh cách cũng động." Các ngôi sao phía nam chòm sao Chẩn họp thành chòm sao Thiên Khố Lâu; Chính nghĩa: Có chòm sao Thiên Khố, chủ về đánh giết, phân dã của nước Tần, tại chòm sao Ngũ Xa. trong đó có chòm sao Ngũ Xa. Chòm sao Ngũ Xa có tia sáng lại nhiều ngôi sao hoặc không đủ là điềm xe ngựa không đặt yên. [chỉ việc động xe ngựa là có binh loạn]

4. Cung tây: Sách ẩn: Văn diệu câu chép: "Cung tây là chỗ của Bạch Đế, có thần là con hổ trắng."

Tên là cung Hàm Trì, Chính nghĩa: Cung Hàm Trì có ba ngôi sao, tại giữa chòm sao Ngũ Xa, phía nam chòm sao Thiên Hoàng, là chỗ mà chim cá dựa vào. Nếu sao Kim phạm vào là điềm báo dấy binh. Nếu sao Hỏa phạm vào là điềm báo có tai họa. còn gọi là chòm sao Thiên Ngũ Hoàng. Chòm sao Thiên Ngũ Hoàng là chỗ để xe của Ngũ Đế. Sách ẩn: Xét: Nguyên mệnh bao chép: "Cung Hàm Trì chủ về ngũ cốc, có năm ngôi sao đều chủ về một loại cây lúa. Cung Hàm Trì là nói lúa mọc ở nước, đều mọc đều ra hạt, chủ về cuối mùa thu, cho nên còn gọi là chỗ để xe của Ngũ Đế, lấy xe chở lúa mà bán vậy." Chính nghĩa: Chòm sao Ngũ Xa có năm ngôi sao, chòm sao Tam Trụ có chín ngôi sao, tại phía đông bắc chòm sao Tất, là chỗ để xe của năm thứ quân của thiên tử. Phía tây bắc nó có một ngôi sao lớn là chòm sao Thiên Khố, chủ sao Thái Bạch, là phân dã của nước Tần. Tiếp đến phía đông bắc là chòm sao Thiên Ngục, chủ sao Thần, phân dã của nước Yên-Triệu. Tiếp đến phía đông là chòm sao Thiên Thương, chủ sao Tuế, phân dã của nước Vệ-Lỗ. Tiếp đến phía đông nam là chòm sao Tư Không, chủ sao Trấn, phân dã của nước Sở. Tiếp đến phía tây nam là chòm sao Khanh, chủ sao Huỳnh Hoặc, phân dã của nước Ngụy. Nếu các sao của chòm sao Ngũ Xa cùng sáng, đều thấy chòm sao Tam Trụ là điềm báo kho tàng đầy; nếu không thì nhà nước hết lương thực, có dấy binh. Nếu chòm sao Ngũ Xa-Tam Trụ có biến thì đều dựa vào phân dã của nước nào mà xét điềm báo. Nếu chòm sao Tam Trụ ra vào một tháng thì gạo đầy gấp ba lần, trong hai năm mà ra ba tháng thì đầy gấp chục lần, trong ba năm mà chòm sao Tam Trụ ra không gần nhau với chòm sao Thiên Thương là điềm báo xuất quân, gạo đầy, chuyển thóc đi ngàn dặm; chòm sao Trụ ra ngược lại càng hơn. Nếu sao Hỏa phạm vào là điềm báo thiên hạ có khô hạn; nếu sao Kim phạm vào là điềm báo có dấy binh; nếu sao Thủy phạm vào là điềm báo có nước lụt. Nếu sao Hỏa phạm vào là có khô hạn; sao Kim phạm vào là có dấy binh; sao Thủy phạm vào là có nước lụt. Sách ẩn: Là nói sao Hỏa-Kim-Thủy phạm vào chòm sao Thiên Ngũ Hoàng, đều dẫn đến các tai họa. Xét: Tống Quân nói: "Không nói đến sao Mộc-Thổ, là vì sao Mộc-Thổ là sao có đức, không có hại ở đấy vậy." Giữa có chòm sao Tam Trụ; chòm sao Tam Trụ không thấy là có dấy binh.

Chòm sao Khuê còn gọi là chòm sao Phong Thỉ, chủ về kênh rạch. Chính nghĩa: Khuê, đọc là 'khổ khuê phiên', có mười sáu ngôi sao. Chòm sao Lâu có ba ngôi sao, còn gọi là chòm sao Giáng Lâu, theo địa chi thuộc cung tuất, phân dã của nước Lỗ. Chòm sao Khuê là phủ khố của nhà trời, còn gọi là chòm sao Thiên Thỉ, cũng gọi là chòm sao Phong Thỉ, chủ về kênh rạch. Phía tây nam có một ngôi sao lớn, gọi là sao Thiên Thỉ Mục. Nếu sáng là điềm lành. Chòm sao này thường không thấy đầy đủ, nếu đầy đủ là có dấy binh. Nếu mờ là điềm báo bầy tôi chuyên quyền. Thường cũng không mở cửa không định sẵn, nếu vậy sẽ có kẻ áo vải xưng mệnh ở hang núi. Nếu ngũ tinh phạm vào chòm sao Khuê là điềm báo nhà vua kém đức, đại thần chuyên quyền, không ai ngăn được. Nếu đế vương không sửa việc cúng tế thì chòm sao Khuê dao động. Nếu có nếu long lanh có ánh sáng là điềm báo cận thần có mưu tiếm ngôi vua, cũng là điềm báo người dân thiếu đói. Nếu sao Thái Bạch phạm vào chòm sao Khuê là điềm báo người Hồ-Mạch có loạn, có thể đánh được họ. Nếu sao Huỳnh Hoặc phạm vào là nạn nước lụt liên miên ba năm. Nếu sao Trấn-Tuế phạm vào là điềm báo có lợi cho Trung Quốc, có thể dấy binh động quân, chém diệt kẻ vô đạo. Chòm sao Lâu chủ việc tụ họp dân chúng. Chính nghĩa: Chòm sao Lâu có ba ngôi sao, chủ vườn, chăn nuôi muông thú để làm đồ cúng tế, cũng chủ việc tụ họp dân chúng. Nếu dao động là có quân dân tụ họp; sao Kim-Hỏa phạm vào là có dấy binh. Chòm sao Vị chủ về kho tàng. Chính nghĩa: Chòm sao Vị có ba ngôi sao, chòm sao Mão có bảy ngôi sao, chòm sao Tất có tám ngôi sao, họp lại thành chòm sao Đại Lương. Theo địa chi thuộc cung dậu, phân dã của nước Triệu. Chòm sao Vị chủ về kho tàng, là chỗ chứa ngũ cốc. Nếu sáng thì thiên hạ hòa bình, ngũ cốc đầy đủ; nếu không là trái lại. Có chòm sao phía nam nó là chòm sao Quái Tích. Tập giải: Như Thuần nói: "Chỗ chứa cỏ gọi là 'quái'." Chính nghĩa: Chòm sao Sô có sao ngôi sao, tại phía tây chòm sao Thiên Uyển, chủ việc chứa cỏ. Nếu không thấy là điềm báo bò ngựa bị bệnh chết, sao Hỏa phạm vào là có tai họa.

Chòm sao Mão gọi là chòm sao Mao Đầu, Chính nghĩa: Chòm sao Mão có bảy ngôi sao, gọi là chòm sao Mao Đầu, chủ về người Hồ, cũng là việc tù ngục. Nếu sáng là việc xét tù ngục trong thiên hạ yên ổn; mờ là hình phạt rườm rà. Sáu ngôi sao sáng ngang với ngôi sao lớn là điềm báo nước lụt sắp lên, có quân lớn dấy lên; dao động như nhảy múa là điềm báo quân rợ Hồ dấy lên mạnh mẽ; có một sao không thấy là điềm xấu có binh cách. là chòm sao chủ về người Hồ, chủ về việc tang. Chòm sao Tất còn gọi là chòm sao Hãn Xa, Chính nghĩa: Chòm sao Tất có tám ngôi sao, gọi là chòm sao Hãn Xa, chủ về quân ở biên ải, chủ về việc săn bắt. Có ngôi sao lớn trong đó là sao Thiên Cao, chủ về tướng ở biên ải, chủ về việc vỗ về người rợ ở bốn phương. Nếu chòm sao này sáng to là thiên hạ yên, người rợ phương xa đến cống; nếu sắc kém là biên ải có loạn. Đều dao động là có dấy binh; nếu Mặt Trăng phạm vào thì mưa nhiều. chủ về quân ở biên ải, chủ về việc săn bắt. Cạnh ngôi sao lớn của nó có một ngôi sao nhỏ là sao Phụ Nhĩ. Chính nghĩa: Một ngôi sao tên là sao Phụ Nhĩ ở dưới sáu ngôi sao của chòm sao Tất, ở góc đông nam sao Thiên Cao, chủ về việc nhà vua nghe lời được mất, dò xét lỗi lầm. Nếu sao này sáng là Trung Quốc suy yếu, biên ải có giặc cướp; nếu di động là có kẻ xu nịnh; si chuyển vào chòm sao Tất là điềm báo trong nước có dấy binh. Sao Phụ Nhĩ dao động là có bầy tôi gièm pha làm loạn ở bên. Giữa chòm sao Mão-Tất có chòm sao Thiên Nhai. Sách ẩn: Nguyên mệnh bao chép: "Chòm sao Tất là bậc thềm của nhà trời." Nhĩ nhã chép: "Trong chòm sao Đại Lương có chòm sao Mão." Tôn Viêm nói: "Giữa chòm sao Mão-Tất là con đường chính để Mặt Trời, Mặt Trăng, Ngũ Tinh chuyển động ra vào, ví như cầu bến vậy." Chính nghĩa: Chòm sao Thiên Nhai có hai ngôi sao, ở giữa chòm sao Tất-Mão, chủ về ranh giới của nhà nước. Phía nam chòm sao Thiên Nhai là phân dã của nước Hoa-Hạ, phía bắc là phân dã của nước Di-Địch. Sao Thổ-Kim phạm vào là điềm báo quân rợ Hồ lấn vào. Phía nam nó là phân dã của nước âm; phía bắc nó là phân dã của nước dương. Tập giải: Mạnh Khang nói: "Âm là phía tây nam, thuộc cung quẻ Khôn, là nước từ sông Hà núi Hoa về phía bắc; dương là nước từ sông Hà núi Hoa về phía nam."

Chòm sao Sâm tượng trưng cho con hổ trắng. Chính nghĩa: Chòm sao Tuy có ba ngôi sao, chòm sao Sâm có ba ngôi sao, ngoài có bốn ngôi sao nữa họp lại thành chòm sao Thực Trầm, theo địa chi thuộc cung thân, phân dã của nước Ngụy, có hình con hổ trắng. Sâm, đọc là 'sắc lâm phiên'. Ba ngôi sao xếp thẳng hàng gọi là chòm sao Hành Thạch. Tập giải: Mạnh Khang nói: "Chòm sao Sâm có ba ngôi sao, trong cung Bạch Hổ, đông tây thẳng hàng như cái cân. Dưới có ba ngôi sao, hình như cái dùi, gọi là chòm sao Phạt, Tập giải: Mạnh Khang nói: "Ở giữa chòm sao Sâm, trên nhỏ dưới lớn, cho nên nói là hình cái dùi." Tấn chước chép: "Ba ngôi sao này xếp thành hình hơi vẹo, không phải hình cái dùi." chủ việc chặt chém. Ngoài nó có bốn ngôi sao, là vai trái phải, đùi trái phải. Bên cạnh có ba ngôi sao nhỏ, gọi là chòm sao Tuy Huề, tượng trưng cho đầu con hổ, chủ việc giữ quân. Chính nghĩa: Chòm sao Tuy Huề là đầu hổ, chủ việc thu giữ quân lính. Nếu sao Kim-Thủy phạm vào là nhà nước thay đổi chính lệnh, có tai họa. Phía nam nó có bốn ngôi sao, gọi là chòm sao Thiên Xí. Chính nghĩa: Chòm sao Thiên Xí có bốn ngôi sao, ở phía đông sao Bính, chủ về chuồng xí. Nếu màu vàng là tốt; màu xanh và trắng là đều xấu; không thấy là có bệnh tật. Dưới chòm sao Thiên Xí có một ngôi sao gọi là sao Thiên Thỉ. Chính nghĩa: Một ngôi sao Thiên Thỉ ở phía nam chòm sao Thiên Xí, xem đoán giống với chòm sao Thiên Xí. Sao Thiên Thỉ có màu vàng là tốt; màu xanh, trắng, đen là xấu. Phía tây nó có chín ngôi sao xếp hình gấp khúc, chia làm ba phần: một phần gọi là chòm sao Thiên Kì, Chính nghĩa: Chòm sao Thiên Kì có chín ngôi sao ở phía tây chòm sao Sâm, tượng trưng cho lá cờ trời, chỉ việc vẫy gọi gần xa đến nghe lệnh. Nếu bậc đế vương chặt chém đúng lẽ thì chòm sao Thiên Kì thẳng cong đúng lối; nếu không thì có dấy binh ở ngoài, là việc đáng lo. Nếu sáng mà ít sao thì có nhiều người chết. hai là chòm sao Thiên Uyển, Chính nghĩa: Chòm sao Thiên Uyển có mười sáu ngôi sao hình vòng tròng, ở phía nam chòm sao Tất, là chỗ mà thiên tử nuôi nấng cầm thú. Nếu mờ ít sao thì có nhiều người chết. ba là chòm sao Cửu Du. Chính nghĩa: Chòm sao Cửu Du có chín ngôi sao, ở phía nam chòm sao Ngọc Tỉnh, là cờ quân của thiên tử, dùng để vẫy lệnh quân lính tiến lùi, cũng ra lệnh cho các châu quận. Thường không hay dao động, nếu dao động là chín châu chia rẽ, người dân mất mùa, hiệu lệnh đều không thông, có rối ren trong nước. Nếu sao Kim-Hỏa phạm vào là có loạn. Phía đông nó có một ngôi sao lớn là sao Lang. Chính nghĩa: Một ngôi sao Lang ở pphía đông nam chòm sao Sâm. Sao Lang tượng trưng cho tướng ở ngoài bãi, chủ về việc cướp chiếm. Nếu không đúng vị trí thì có người dân ăăn thịt lẫn nhau; có mày vàng trắng lại sáng là điềm lành; nếu có tia sáng màu đỏ là có dấy binh, sao Kim-Mộc-Hỏa phạm vào cũng như vậy. Nếu tia sáng sao Lang đổi màu là có nhiều giặc cướp. Dưới có bốn ngôi sao gọi là chòm sao Hồ, Chính nghĩa: Chòm sao Hồ có chín ngôi sao, ở phía đông nam sao Lang, là cây cung của trời vậy, dùng để đánh kẻ phản loạn trốn tránh, lại chủ việc ngăn giặc cướp và trị kẻ gian tà. Nếu chòm sao Hồ dao động hướng về sao Thiên Thỉ thì có nhiều giặc cướp; nếu sáng mà đổi màu cũng như vậy. Sao Thiên Thỉ không thẳng với sao Lang lại có nhiều giặc; nếu dãn hết cỡ là thiên hạ hết dấy binh. thẳng hướng với sao Lang. Gần mặt đất kề với sao Lang có một ngôi sao lớn gọi là sao Nam Cực Lão Nhân. Chính nghĩa: Một ngôi sao Lão Nhân ở phía nam chòm sao Hồ, còn gọi là sao Nam Cực, chủ về tuổi thọ dài ngắn của con người, thường vào buổi sớm ngày thu phân thì xuất hiện ở cung bính, buổi tối ngày xuân phân xuất hiện ở cung đinh. Nếu xuất hiện là nhà nước kéo dài, gọi là là sao Thọ Xương, thiên hạ yên ổn; nếu không thấy là điềm báo nhà vua có việc lo lắng. Sao Nam Cực Lão Nhân hiện là yên ổn; không hiện là có dấy binh. Thường vào ngày thu phân thấy được nó ở ngoài thành phía nam.

Nếu sao Phụ Nhĩ phạm vào giữa chòm sao Tất là có dấy binh.

5. Cung bắc:

Tên là cung Huyền Vũ, Sách ẩn: Văn diệu câu chép: "Cung bắc là chỗ của Hắc Đế, có thần tên là Huyền Vũ." Chính nghĩa: Chòm sao Nam Đẩu có sáu ngôi sao, chòm sao Khiên Ngưu có sáu ngôi sao, đều ở cung bắc, gọi là cung Huyền Vũ. có chòm sao Hư, chòm sao Nguy. Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Huyền Hiêu là chòm sao Hư." Lại chép: "Bắc Lục là chòm sao Hư." Chính nghĩa: Chòm sao Hư có hai ngôi sao, chòm sao Nguy có ba ngôi sao, còn gọi là chòm sao Y Hieê, theo địa chi thuộc cung tí, phân dã của nước Tề. Chòm sao Hư chủ việc chết tang, khóc lóc, lại chủ về việc cúng tế cầu đảo ở miếu đường nơi thành ấp, là quan Trủng tể của nhà trời, chủ việc trông coi thiên hạ, cất chứa muôn vật. Nếu động là có điềm báo chết tang khóc lóc; sao Hỏa phạm vào là thiên tử sắp đem quân đi đánh; sao Thủy phạm vào là người dân đói kém; sao Kim phạm vào là bầy tôi dấy binh. Chòm sao Nguy chủ về việc cúng tế tông miếu, chủ về chợ búa, khung nhà. Nếu động là có việc đắp đất; sao Hỏa phạm vào là thiên hạ có binh cách; sao Thủy phạm vào là bầy tôi dưới mưu lấn nhà vua. Chòm sao Nguy chủ về nóc nhà; Sách ẩn: Tống Quân nói: "Phần trên của chòm sao Nguy là một ngôi sao ở vị trí cao, bên cạnh là hai ngôi sao ở dưới có hình như cái nóc nhà." Chính nghĩa: Hai ngôi sao nóc nhà ở phía nam của chòm sao Nguy, chủ về cung điện mà thiên tử ở. Sao Kim-Hỏa phạm vào là trong nước có dấy binh; nếu có sao chổi xẹt qua lại càng xấu. chòm sao Hư chủ về việc tang khóc. Sách ẩn: Họ Diêu xét Kinh

châu chiêm cho rằng chòm sao này có hai ngôi sao, ngôi sao phía nam chủ việc tang khóc. Giữa chòm sao Hư có sáu ngôi sao, thường không sáng, nếu sáng là có tang lớn.

Phía nam nó có chòm sao gọi là chòm sao Vũ Lâm Thiên Quân. Chính nghĩa: Chòm sao Vũ Lâm có bốn mươi lăm ngôi sao, tụ thành nhóm ba ngôi sao, phân tán tại phía nam chòm sao Lũy Bích Trận, là quân của trời, cũng là quân lính túc vệ của nhà trời. Nếu không thấy là thiên hạ loạn; sao Kim-Hỏa-Thủy phạm vào là có dấy binh. Phía tây nó là chòm sao Lũy, Chính nghĩa: Chòm sao Lũy Bích Trận có mười hai ngôi sao, xếp ngang tại phía nam chòm sao Doanh Thất, là rào lũy của quân nhà trời. Nếu ngũ tinh phạm vào đều là có dấy binh, tướng quân chết., còn gọi là chòm sao Việt. Bên cạnh có một ngôi sao lớn là sao Bắc Lạc. Nếu sao Bắc Lạc hơi mờ nhạt, mà chòm sao Vũ Lâm Thiên Quân dao động có tia sáng ít sao và ngũ tinh phạm vào sao Bắc Lạc, Chính nghĩa: Một ngôi sao Bắc Lạc ở phía tây nam chòm sao Vũ Lâm, là cửa quân của nhà trời. Cửa Bắc Lạc ở thành Tràng An cũng tượng trưng như vậy. Chủ việc khác thường, để coi xét quân lính. Nếu sáng là quân yên; mờ tối là có dấy binh; sao Kim-Hỏa phạm vào là có binh cách, có quân địch phạm vào cửa ải; nếu sao Thổ-Mộc phạm vào thì lành. phạm vào chòm sao Vũ Lâm Thiên Quân thì có dấy binh. Nếu sao Kim-Hỏa-Thủy phạm vào lại càng xấu. Sao Hỏa phạm vào thì việc binh có lo lắng. Sao Thủy phạm vào thì có tai họa. Sao Mộc-Thổ phạm vào thì việc quân tốt. Tập giải: Hán thư âm nghĩa chép: "sao Mộc, sao Hỏa phạm vào sao Bắc Lạc là lành." Phía đông chòm sao Nguy có sáu ngôi sao, xếp thành từng cặp giống nhau, gọi là chòm sao Tư Không. Chính nghĩa: Phía đông chòm sao Nguy có từng cặp giống nhau là chòm sao Tư Mệnh. Chỉ có một sao Tư Không mà thôi, lại không phải ở phía đông chòm sao Nguy, e rằng chữ 'Mệnh' lầm thành chữ 'Không'. Chòm sao Tư Mệnh có hai ngôi sao ở phía bắc chòm sao Hư, chủ việc tống tang; chòm sao Tư Lộc có hai ngôi sao pử phía bắc chòm sao tư Mệnh, chủ việc quan lại; chòm sao Nguy có hai ngôi sao ở phía bắc chòm sao Tư Lộc, chủ về nguy vong; chòm sao Tư Phi có hai ngôi sao ở phía bắc chòm sao Nguy, chủ việc lỗi lầm, đều là chức quan sắp đặt. Nếu sáng to là vua có nỗi lo; sáng thường là lành.

Chòm sao Doanh Thất là miếu thờ tổ tiên, Sách ẩn: Nguyên mệnh bao chép: "Chòm sao Doanh Thất có mười ngôi sao, chủ về các loại đất gốm, bắt đầu lập rường mối, nặn đất xây nhà." Nhĩ nhã chép: "Chòm sao Doanh Thất còn gọi là chòm sao Định." Quách Phác nói: "Định là chính. Thiên hạ làm cung thất, đều lấy giữa chòm sao Doanh Thất làm chính." gọi là cung Li, cung Các Đạo. Sách ẩn: Xét: Kinh châu chiêm xét: "Cung Các Đạo là cung Vương Lương Kì, có sáu ngôi sao." Giữa sông Ngân Hán có bốn ngôi sao gọi là chòm sao Thiên Tứ. Sách ẩn: Xét: Nguyên mệnh bao chép: Giữa sông Ngân Hán có bốn ngôi sao gọi là chòm sao Kị, còn gọi là chòm sao Thiên Tứ. Bên cạnh có một ngôi sao gọi là sao Vương Lương. Sách ẩn: Xuân thu hợp thành đồ chép: "Sao Vương Lương chủ về ngựa của nhà trời." Chính nghĩa: Chòm sao Vương Lương có năm ngôi sao, ở giữa sông chòm sao Khuê-Bắc Hà, tượng trưng cho quan Phụng ngự của thiên tử. Nếu dao động là ruổi ngựa, là điềm quân kị đầy đồng; nếu có sao lạ phạm vào là cầu bến không thông; sao Kim-Hỏa phạm vào đều là điềm có nạn binh cách. Cạnh sao Vương Lương là sao Sách Mã, Chính nghĩa: Một ngôi sao Sách ở phía trước sao Vương Lương, chủ người đánh xe của thiên tử. Nếu dao động đến trước sao Vương Lương hoặc đến sao sao Mã, tên khác là sao Sách Mã, ruổi ngựa là động binh. Xét: Có người quận Dự Chương tên là Chu Đằng, tên chữ là Thúc Đạt, người huyện Nam Xương, làm quan Ngự sử. Vào lúc Hoàn Đế sắp đến chỗ ngoài thành phía nam, Đằng ngẩng xem thiên văn, nói: "Đế vương ứng với tượng trên trời, nay các sao cung giữa và sao Sách Mã đều không dao động, hôm sau nhà vua chắc chẳng đi ra." Đến canh tư, Hoàng thái tử chết, nhà vua bèn thôi. dao động là điềm xe ngựa đầy đồng. Bên cạnh có tám ngôi sao bắc ngang qua sông Ngân Hán, gọi là chòm sao Thiên Hoàng. Sách ẩn: Nguyên mệnh bao chép: "Chòm sao Thiên Hoàng chủ về kênh sông Hà, để cho các vị thần qua sông, đi khắp bốn phương." Tống Quân nói: "Chòm sao Thiên Hoàng là bến sông trên trời." Bên cạnh chòm sao Thiên Hoàng là chòm sao Giang Tinh. Chính nghĩa: Chòm sao Giang Tinh có bốn ngôi sao, ở phía bắc chòm sao Vĩ, chủ Thái Âm. Thường không sáng, nếu sáng và dao động là có nước ngập; nếu chòm sao này sáng rõ thì không ngăn được nước lụt. Chòm sao Giang Tinh dao động là điềm người dân phải lội nước.

Chòm sao Xử Cữu có bốn ngôi sao ở phía nam chòm sao Nguy. Chính nghĩa: Chòm sao Xử có ba ngôi sao, ở bên cạnh sao Trượng Nhân, chủ về lương thực của quân lính. Nếu thẳng với chòm sao Cữu là tốt, không ngang nhau với chòm sao Cữu là quân lính bị hết lương. Chòm sao Cữu ở phía nam, chủ việc giã dạo. Nếu ngược là năm đó đói to, ngưỡng lên là được mùa lớn. Có chòm sao Bào Qua, Sách ẩn: Xét: Kinh châu chiêm chép: "Chòm sao Bào Qua còn có tên là Thiên Kê, ở phía đông chòm sao Hà Cổ. Nếu chòm sao Bào Qua sáng thì năm đó được mùa to." Chính nghĩa: Bào, đọc là 'bạch bao phiên'. Chòm sao Bào Qua có năm ngôi sao, ở phía bắc chòm sao Li Châu, là vườn quả của thiên tử. Nếu sáng sủa rõ ràng là năm đó được mùa, nếu không thì quả hạt không được mùa; nếu sao lạ phạm vào thì cá muối sẽ đắt. có ngôi sao ánh sáng màu xanh đen phạm vào thì cá muối sẽ đắt.

Chòm sao Nam Đẩu Chính nghĩa: Chòm sao Nam Đẩu có sáu ngôi sao ở phía nam. là miếu của trời, phía bắc nó là chòm sao Kiến Tinh. Chính nghĩa: Chòm sao Kiến có sáu ngôi sao, ở phía bắc chòm sao Đẩu, gần đường hoàng đạo, [1] là cửa đô của nhà trời. Giữa chòm sao Đẩu-Kiến là đường đi của thất diệu, [2] cũng chủ về xe cờ. Nếu dao động là người dân bị mệt, nếu không thì không sao; Mặt Trăng có quầng là điềm báo giao long xuất hiện, bò ngựa bị bệnh dịch; nếu Mặt Trăng, ngũ tinh phạm vào thì đại thần sắp mưu loạn, cửa cầu không thông và có nước ngập. Chòm sao Kiến Tinh là cờ cắm ở miếu. Chòm sao Khiên Ngưu là đồ cúng tế. Chính nghĩa: Chòm sao Khiên Ngưu là đồ cúng tế, cũng là cửa cầu. Phía bắc nó có hai ngôi sao, một là sao Tức Lộ, hai là sao Tụ Hỏa. Lại trên nó có một ngôi sao, chủ về đường đi; thứ đến có hai ngôi sao, chủ về cửa cầu; thứ đến có hai ngôi sao chủ nước Nam Việt. Nếu sáng rõ là cửa cầu thông suốt; nếu không sáng là không thông suốt, bò trong thiên hạ bị bệnh chết; nếu chuyển động vào dòng Ngân Hán thì thiên hạ sẽ loạn. Phía bắc nó là chòm sao Hà Cổ. Sách ẩn: Tôn Viêm nói: "Cờ của chòm sao Hà Cổ có mười hai ngôi sao, ở phía bắc chòm sao Khiên Ngưu, có người nói chòm sao Hà Cổ là thuộc chòm sao Khiên Ngưu." Có ngôi sao lớn trong chòm sao Hà Cổ là sao Thượng Tướng; bên trái phải là sao Tả Tướng- Hữu Tướng. Chính nghĩa: Chính nghĩa: Chòm sao Hà Cổ có ba ngôi sao ở phía bắc chòm sao Khiên Ngưu, chủ việc cờ quân. Có lẽ là tượng trưng cho ba vị tướng quân của thiên tử. Ngôi sao lớn ở giữa là Đại tướng quân, phía nam là sao bên trái là Tả tướng quân, phía bắc là sao bên phải là Hữu tướng quân, chủ về sắm sửa cửa cầu và ngăn tai họa. Nếu sáng suốt rõ ràng thì tướng quân lành, dao động là gặp xấu, có quân dấy loạn; thẳng hàng là tướng lập được công; cong thì tướng lầm kế. Từ ngày xưa truyền lại chòm sao Khiên Ngưu-Chức Nữ vào ngày bảy tháng bảy gặp nhau là chòm sao ấy. Chòm sao Vụ Nữ, Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Chòm sao Tu Nữ gọi là chòm sao Vụ Nữ." Chính nghĩa: Chòm sao Tu Nữ có bốn ngôi sao, cũng gọi là chòm sao Vụ Nữ, là quan Thiếu phủ của nhà trời. Chòm sao Nam Đẩu-Khiên Ngưu-Vụ Nữ đều thuộc cung Tinh Kỉ, theo địa chi thuộc cung sửu, phân dã của nước Việt, nhưng chòm sao Đẩu-Ngưu là phân dã của nước Ngô. Tu Nữ là tên gọi của vợ lẽ, hạng thấp trong bọn đàn bà, chủ về vải lụa may vá cưới gả. Nếu sao Thủy phạm vào là muôn vật không tốt; sao Hỏa phạm vào là vải lụa có đầy, nhiều người chết; sao Thổ phạm vào thì có người đàn bà chết; sao Kim phạm vào thì có dấy binh. phía bắc có chòm sao Chức Nữ. Chính nghĩa: Chòm sao Chức Nữ có ba ngôi sao ở phía đông chòm sao Thiên Kỉ phía bắc sông Ngân Hán, là con gái của nhà trời, chủ về hạt quả vải lụa vật báu. Nếu đế vương có lòng hiếu thông đến thần minh thì ba ngôi sao này cùng sáng; nếu không thì mờ mà nhỏ, việc làm của đàn bà trong thiên hạ bị bỏ trễ; nếu sáng thì được tốt; nếu sao sáng to mà có tia thì vải lụa đắt lên; nếu không thấy thì có dấy binh. Tấn thư thiên văn chí chép: "Thái sử lệnh của nhà Tấn tên là Trần Trác xét sách chép về các ngôi sao mà ba nhà Cam-Thạch-Vu soạn, có cả thảy hai trăm tám mươi ba quan, một ngàn bốn trăm sáu mươi tư ngôi sao, lấy đó làm rường cột. Nay nói sơ qua như vậy để sắp đặt thiên quan." Chòm sao Chức Nữ là cháu gái của nhà trời. Sách ẩn: Chòm sao Chức Nữ là cháu của trời. Xét: Kinh châu chiêm chép: "Chòm sao Chức Nữ còn có tên là chòm sao Thiên Nữ, là con gái của thiên tử."

Thái sử công tìm cái biến đổi của vòm trời thời xưa nhưng chưa có cái xét được ở ngày nay. Xét qua khoảng hai trăm bốn mươi hai năm chép trong kinh Xuân thu có thấy Mặt Trời bị che ba mươi sáu lần, sao chổi xuất hiện ba lần, Chính nghĩa: Tháng bảy năm thứ mười bốn thời Văn Công có sao phạm vào chòm sao Bắc Đẩu; mùa đông năm thứ mười bảy thời Chiêu Vương có sao chổi xẹt vào chòm sao Đại Thần; năm thứ mười ba thời Ai Công có sao chổi xuất hiện ở khoảng trời phía đông. vào thời Tương Công nước Tống có sao rơi như mưa. Chính nghĩa: Là nói ngày đầu mậu thân tháng giêng năm thứ mười sáu thời Hi Công, có năm khối đá vụn rơi xuống nước Tống. Bấy giờ thiên tử suy yếu, chư hầu dùng sức đánh dẹp, ngũ bá thay nhau nổi lên, Chính nghĩa: Triệu Kì chú giải Mạnh Tử chép: "Đấy là Hoàn Công nước Tề, Văn Công nước Tấn, Mục Công nước Tần, Tương Công nước Tấn, Trang Vương nước Sở." đổi làm chủ mệnh, từ đó về sau người ta lấy đông hiếp ít, nước lớn chiếm nước nhỏ. Các nước Tần, Sở, Ngô, Việt là nước Di-Địch nhưng mạnh lên xưng bá. Chính nghĩa: Tổ tiên của vua nước Tần là Phi Tử lúc đầu được phong ở nước Tần, đất ấy tại chỗ rợ Nhung phía tây. Vua nước Sở tên là Dục Hùng lúc đầu được phong ở đất Đan Dương, là chỗ rợ Man châu Kinh. Vua nước Ngô là Thái Bá trú ở nước Ngô, nhà Chu nhân đó phong cho ở nước Ngô, hiệu là Câu Ngô. Tổ tiên vua nước Việt là con của vua Thiếu Khang lúc đầu được phong ở nước Việt để coi việc cúng tế vua Vũ, đất ấy là đất Việt phía đông. Đều là đất của người Nhung-Di, cho nên nói là nước Di-Địch. Sau này Mục Công nước Tần, Trang Vương nước Sở, vua Hạp Lư nước Ngô, vua Câu Tiễn nước Việt đều được phong làm bá. Họ Điền cướp ngôi vua nước Tề, Chính nghĩa: Năm thứ hai mươi ba thời An Vương nhà Chu thì Khang Công nước Tề chết, nhân đó Điền Hòa chiếm nước Tề mà lập làm vua nước Tề. ba nhà chia nước Tấn, Chính nghĩa: Năm thứ hai mươi sáu thời An Vương nhà Chu thì Vũ Hầu nước Ngụy, Văn Hầu nước Hàn, Kính Hầu nước Triệu cùng diệt Tĩnh Công nước Tấn mà chia nước Tấn làm ba nước. vào thời Chiến quốc. Tranh nhau ở việc đánh chiếm, cùng nổi binh cách, nhiều thành ấp bị phá, do đó đói kém, bệnh dịch khổ sở, vua tôi cùng lo lắng, việc cúng tế xem xét sao trời để đoán tốt xấu lại càng sốt sắng. Gần đây bảy nước mười hai chư hầu thay nhau xưng vương. Chính nghĩa: Vào năm thứ ba thời Hiếu Cảnh nhà Hán có Ngô Vương tên là Tị, Sở Vương tên là Mậu, Triệu Vương tên là Toại, Hoài Nam Vương tên là Tịch Quang, Truy Xuyên Vương tên là Hòên, Giao Đông Vương tê là Hùng Cừ. những kẻ nêu thuyết 'tung hoành' nối theo, mà những người như Cao, Đường, Cam, Thạch lại dựa vào việc xảy ra ở thời ấy để bàn về thư truyện của mình, cho nên việc bói đoán ấy lẫn lộn như gạo muối. Chính nghĩa: Lẫn lộn là lộn xộn. Gạo muối là lặt vặt. Ý nói là bọn Cao, Đường, Cam-Thạch dựa theo việc xảy ra ở thời mình mà bàn về những việc quái lạ mà thư truyện chép, cho nên việc bói đoán của họ lộn xộn lặt vặt. Có chép tại Hán thư ngũ hành chí.

Hai mươi tám chòm sao chủ mười hai châu, Chính nghĩa: Hai mươi tám chòm sao trên vòm trời là nói phía đông có Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ; phía bắc có Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích; phía tây có Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Tủy, Sâm; phía nam có Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn. Tinh kinh chép: "Giác-Cang là phân dã của nước Trịnh, chủ châu Duyện; Đê-Phòng-Tâm là phân dã của nước Tống, chủ châu Dự; Vĩ-Cơ là phân dã của của nước Yên, chủ châu U; Nam Đẩu-Khiên Ngưu là phân dã của nước Ngô-Việt, chủ châu Dương; Tu Nữ-Hư là phân dã của nước Tề, chủ châu Thanh; Nguy-Thất-Bích là phân dã của nước Vệ, chủ châu Tinh; Khuê-Lâu là phân dã của nước Lỗ, chủ châu Từ; Vị-Mão là phân dã của nước Triệu, là châu Kí; Tất-Tủy-Sâm là phân dã của nước Ngụy, chủ châu Ích; Đông Tỉnh-Dư Quỷ là phân dã của nước Tần, chủ châu Ung; Liễu-Tinh-Trương là phân dã của nhà Chu, chủ miền Tam Hà; Dực-Chẩn là phân dã của nước Sở, chủ châu Kinh." chòm sao Bắc Đẩu chủ hai mươi tám chòm sao này đã có từ xưa nay đã lâu rồi. Chính nghĩa: Ý nói chòm sao Bắc Đẩu dựng nên mười hai cung sao, chủ mười hai châu, hai mươi tám chòm sao, đã dùng từ xưa, đến nay đã lâu lắm rồi. Muốn xét điềm báo của nước Tần thì xem ở sao Thái Bạch, đoán ở sao Lang, chòm sao Hồ. Chính nghĩa: Sao Thái Bạch, sao Lang, chòm sao Hồ đều là những ngôi sao ở phía tây, cho nên xem để đoán về nước Tần. Muốn xét điềm báo của các nước Ngô-Sở thì xem ở sao Huỳnh Hoặc, đoán ở chòm sao Điểu Hành. Chính nghĩa: Sao Huỳnh Hoặc, chòm sao Điểu Hành, đều là các ngôi sao ở phía nam, cho nên xét về nước Ngô-Sở. Chòm sao Điểu Hành là chòm sao Liễu. Còn chép là chòm sao Chú Trương. Xét điềm báo về nước Yên-Tề thì xem ở sao Thần, đoán ở chòm sao Hư-Nguy. Chính nghĩa: Sao Thần, chòm sao Hư-Nguy đều là các ngôi sao ở phía bắc, cho nên xem xét nước Yên-Tề. Xét điềm báo về nước Tống-Trịnh thì xem ở sao Tuế, đoán ở chòm sao Phòng-Tâm. Chính nghĩa: Sao Tuế, chòm sao Phòng-Tâm đều là các ngôi sao ở phía đông, cho nên xem xét nước Tống-Trịnh. Xét điềm báo về nước Tấn cũng xem ở sao Thần, đoán ở chòm sao Sâm, sao Phạt. Chính nghĩa: Sao Thần, chòm sao Sâm, sao Phạt đều là các ngôi sao ở phía bắc, phía tây, cho nên xem xét nước Tấn.

Kịp lúc nước Tần chiếm lấy nước Tam Tấn, nước Yên, nước Đại, từ sông-núi về phía nam là đất Trung Quốc. Chính nghĩa: Sông là sông Hà. Núi là núi Hoa. Từ núi Hoa và sông Hà về phía nam là đất Trung Quốc. Trung Quốc đối với trong bốn cõi là hướng về phía đông nam, là phía dương; Chính nghĩa: Nhĩ nhã chép: "Cửu Di, Bát Địch, Thất Nhung, Lục Man là ở trong bốn cõi." Trung Quốc từ sông núi hướng về phía đông nam là phía dương. Phía dương là Mặt Trời, sao Tuế, sao Huỳnh Hoặc, sao Trấn; Chính nghĩa: Mặt Trời là dương. Sao Tuế chủ ở phía đông, sao Huỳnh Hoặc chủ ở phía nam, sao Trấn chủ ở phía giữa, đều tại phía nam và phía đông, là phía dương. đoán ở các ngôi sao phía nam chòm sao Thiên Nhai, chòm sao Tất phía ấy. Chính nghĩa: Chòm sao Thiên Nhai có hai ngôi sao, chủ chòm sao Tất-Mão, chủ về ranh giới của đất nước. Phía nam chòm sao Thiên Nhai là nước của người Hoa-Hạ, phía bắc chòm sao Thiên Nhai là nước của người Di-Địch, vậy là chòm sao Tất chủ phía dương. Phía tây bắc là các nước người Hồ, Mạch, Nguyệt Chi, là dân mặc áo choàng da đeo cung tên, là phía âm; Chính nghĩa: Mạch, đọc là 'mạch'. Chi, đọc là 'chi'. Từ sông-núi về phía tây bắc là các nước Tần-Tấn, là phía âm. Phía âm là Mặt Trăng, sao Thái Bạch, sao Thần; Chính nghĩa: Mặt Trăng là âm. Sao Thái Bạch chủ phía tây, sao Thần chủ phía bắc, đều tại phía bắc và phía tây, là phía âm. đoán ở các ngôi sao phía bắc chòm sao Thiên Nhai, chòm sao Mão chủ phía ấy. Chính nghĩa: Phía bắc chòm sao Thiên Nhai là nước của người Di-Địch, vậy thì chòm sao Mão làm chủ phía ấy, là phía âm. Cho nên sông núi ở Trung Quốc thường chảy về phía đông bắc, đầu nguồn của nó là ở đất Lũng-Thục, phía cuối ngọn là ở miền Bột-Kiệt. Chính nghĩa: Ý nói sông và núi ở Trung Quốc chảy về phía đông bắc, như đầu núi Nam ở núi Thông dãy núi Côn Lôn chạy theo phía đông bắc liền núi Lũng mà đến núi Nam, núi Hoa, qua sông Hà lên phía đông bắc đến tận núi Đãng Thạch. Nguồn nước sông Hà chảy từ dãy núi Côn Lôn; sông Vị, sông Mân có nguồn từ núi Lũng, đều chảy về phía đông-đông bắc vào biển Bột. Cho nên người Tần-Tấn ưa dùng binh, Tập giải: Vi Chiêu nói: "Nước Tần-Tấn ở

góc tây nam lên phía bắc là phía âm, vẫn giống với dân đeo cung tên là người Hồ-Mạch, cho nên ưa dùng binh. cũng xem ở sao Thái Bạch, sao Thái Bạch chủ Trung Quốc, mà người Hồ-Mạch nhiều lần xâm lấn Trung Quốc, Chính nghĩa: Tinh kinh chép: "Nếu sao Thái Bạch ở phía bắc, Mặt Trăng ở phía nam thì Trung Quốc thua; nếu sao Thái Bạch ở phía nam, Mặt Trăng ở phía bắc thì Trung Quốc không thua." chỉ xem sao Thần, sao Thần chuyển động ra vào nhanh chóng, cho nên sao này thường chủ người Di-Địch, đây là lẽ thường. Đây là thay làm khách và chủ. Chính nghĩa: Tinh kinh chép: "Sao Thần không ra thì sao Thái Bạch là khách, sao Thần ra thì sao Thái Bạch là chủ. Sao Thần, sao Thái Bạch không theo nhau, dẫu là chủ việc quân nhưng không đánh. Sao Thần mọc ở phía đông, sao Thái Bạch mọc ở phía tây, nếu sao Thần mọc ở phía tây thì sao Thái Bạch mọc ở phía đông ngăn cách, trên bãi dấu có binh nhưng không đánh, vào chòm sao nào thì mới đánh. Nếu sao Thần vào giữa sao Thái Bạch năm ngày, vào rồi ra lên phía trên thì mất quân tổn tướng, khách thắng. Nếu không ra thì khách thua. Xem cờ phất về phía nào. Sao Huỳnh Hoặc đổi màu, ngoài thì trị binh, trong thì sửa lệnh, cho nên nói: "Dẫu có thiên tử sáng suốt cũng phải xem sao Huỳnh Hoặc mọc ở đâu." Sách ẩn: Đây là dựa vào Xuân thu văn diệu câu, cho nên nói là "cho nên nói". Chư hầu thay nhau mạnh lên, bấy giờ có ghi lại những việc quái lạ nhưng không chép lại được.

Vào thời Thủy Hoàng nhà Tần, trong mười lăm năm có sao chổi xuất hiện bốn lần, có lần xuất hiện lâu đến tám chục ngày, dài suốt cả vòm trời. Sau đó nhà Tần bèn đem binh diệt sáu nước, chiếm cả Trung Quốc, ngoài đánh người rợ bốn phía, người chết ngổn ngang, do đó bọn vua Trương Sở [1] cùng nổi dậy, trong vòng ba chục năm, Chính nghĩa: Từ năm thứ mười sáu thời Thủy Hoàng nhà Tần dấy binh diệt nước Hàn đến năm thứ năm thời Cao Tổ nhà Hán diệt Hạng Vũ là ba mươi năm. quân lính dẫm xéo lẫn nhau không sao kể hết. Từ thời đánh Si Vưu [2] đến nay chưa từng có như vậy.

Vào lúc Hạng Vũ cứu thành Cự Lộc, sao Uổng Thỉ xẹt về phía tây, chư hầu miền Sơn Đông bèn hợp tung, sang phía tây chôn quân Tần, giết sạch người thành Hàm Dương.

Nhà Hán nổi lên, ngũ tinh tụ [3] ở chòm sao Đông Tỉnh. Lúc bị vây ở huyện Bình Thành, Sách ẩn: Năm thứ bảy thời Cao Tổ nhà Hán. Mặt Trăng có bảy vòng quầng sáng ở chòm sao Sâm-Tất. Xét: Thiên văn chí chép: "Đoán rằng giữa chòm sao Tất-Mão là chòm sao Thiên Nhai. Phía bắc chòm sao Thiên Nhai là chủ rợ Hồ. Phía nam chòm sao Thiên Nhai là chủ Trung Quốc. Chòm sao Mão là chủ nước Hung Nô, chòm sao Sâm là chủ nước Triệu; chòm sao Tất là chủ quân ở biên giới. Năm đó Cao Tổ tự đem quân đánh nước Hung Nô, đến huyện Bình Thành, bị Mặc Đốn vây bảy ngày mới thoát." Vậy thì vòm trời có dấu hiệu báo trước. Bảy vòng quầng sáng là điềm báo bị vây bảy ngày. Vào lúc họ Lữ làm loạn, Mặt Trời bị che lấp, buổi ngày trời tối. Bảy nước Ngô-Sở phản nghịch, sao chổi xuất hiện dài mấy trượng, sao Thiên Cẩu xẹt qua phân dã của nước Lương; kịp lúc dấy binh, rút cuộc thây phơi máu chảy ở nước ấy. Các năm Nguyên Quang, Nguyên Thú, cờ Si Vưu hai lượt xuất hiện, dài đến nửa vòm trời, sau đó ở kinh sư xuất quân đi đánh bốn lần, Chính nghĩa: Năm Nguyên Quang thứ nhất, bọn Thái trung đại phu tên là Vệ Thanh đánh nước Hung Nô; năm Nguyên Thú thứ hai, bọn Quán quân Hầu tên là Khứ Bệnh đánh rợ Hồ; năm Nguyên Đỉnh thứ năm, bọn Vệ úy tên là Lộ Bác Đức phá nước Nam Việt; kịp lúc bọn Hàn Thuyết phá nước Đông Việt và phá rợ Di miền tây nam, đặt ra hơn chục quận; năm Nguyên Phong thứ nhất, Lâu thuyền tướng quân tên là Dương Bộc đánh nước Triều Tiên. hơn chục năm đánh rợ Di-Địch, mà đánh rợ Hồ lại càng gắt hơn. Điềm báo nước Việt mất là sao Huỳnh Hoặc phạm vào chòm sao Nam Đẩu; Chính nghĩa: Chòm sao Nam Đẩu là phân dã của Ngô-Việt. điềm báo nước Triều Tiên bị diệt là sao chổi xẹt qua chòm sao Nam Hà; Sách ẩn: Xét: Thiên văn chí chép: "Giữa năm Nguyên Phong thời Vũ Đế, sao chổi xẹt vào chòm sao Hà Thú, đoán rằng: 'Chòm sao Nam Thú là cửa của người Việt, chòm sao Bắc Thú là cửa của người Hồ'. Sau đó quân Hán đánh diệt nước Triều Tiên, lập nên quận Lạc Lãng-Huyền Thố. Nước Triều Tiên ở ngoài biển là biểu tượng như nước Việt, lại ở phía bắc là ứng với đất của rợ Hồ." Chòm sao Hà Thú là chòm sao Nam Hà-Bắc Hà. đem quân đánh nước Đại Uyển, có sao chổi xẹt vào sao Chiêu Dao. Chính nghĩa: Một ngôi sao Chiêu Dao ở sao phần chuôi của chòm sao Bắc Đẩu, chủ quân rợ Hồ. Nếu tia sáng đổi mài thì có binh cách nổi lên. Đấy là những dấu hiệu lớn rõ ràng, còn như những dấu hiệu nhỏ lặt vặt khác thì không thể kể hết. Do đó thấy rằng không có dấu hiệu nào xuất hiện trước mà không ứng với các việc xảy ra theo nó.

Xem đường chuyển động của Mặt Trăng-Mặt Trời Chính nghĩa: Tấn chước chép: "Sao Thái Tuế chuyển đến ngày tứ trọng [1] thì sao Tuế chuyển đến ba chòm sao; sao Thái Tuế chuyển đến ngày tứ mạnh-tứ quý [2] thì sao Tuế chuyển đến hai chòm sao. Hai chòm sao nhân tám ngày mạnh-quý là mười sáu chòm sao. Ba chòm sao nhân bốn ngày trọng là mười hai chòm sao, cả thảy sao Tuế chuyển qua hai mươi tám chòm sao, mười hai năm thì tròn một vòng vòm trời." để đo sao Tuế chuyển động thuận hay nghịch. Sách ẩn: Họ Diêu xét: Thiên quan chiêm chép: "Sao Tuế còn gọi là sao Ứng, sao Kinh, sao Kỉ." Vật lí luận chép: "Mỗi năm chuyển đến một chòm sao, gọi là sao Tuế, vậy mười hai năm thì tròn một vòng vòm trời." Chính nghĩa: Thiên quan chép: "Sao Tuế là vị thần phương đông chủ hành mộc, tượng trưng cho Thương Đế. Màu sắc của nó sáng mà bên trong có màu vàng là thiên hạ yên ổn. Sao Tuế thường sáng mà không dao động, nếu dao động thì nghề làm ruộng bị mất mùa. Sao Tuế chuyển động nhanh chậm thì không nên đánh nước tương ứng với nó, có thể đánh nước khác; chuyển động sai đường thì nhiều người dân bị bệnh; thấy sẽ có việc vui. Vị vua của nước ở tương ứng với nó có may mắn thì nó sẽ không dao động. Nếu vua nước đó hay cáu giận thì nó sẽ tỏa tia sáng, là không có lòng nhân; sao Tuế vận chuyển ngược đường thì vua nươc đó càng nhân đức. Sao Tuế chủ nghề nông, chủ về ngũ cốc." Thiên văn chí chép: "Chủ về mùa xuân, chủ những ngày giáp-ất, chủ mùa xuân trong bốn mùa. Chủ về lòng nhân trong ngũ thường, chủ về tướng mạo trong ngũ sự. Nếu nhà vua có lỗi là tướng mạo bị lầm, khiến cho pháp lệnh trái ngược, làm tổn hại hành mộc, sẽ có sao Tuế phạt tội." Chủ về hành mộc ở phương đông, chủ mùa xuân, chủ ngày giáp-ất. Nếu nhà vua làm mất lẽ phải thì sao Tuế xuất hiện phạt tội. Sao Tuế chuyển động có lúc nhanh lúc chậm, Sách ẩn: Xét: Thiên văn chí chép: "Ngũ tinh hễ mọc sớm gọi là chuyển động nhanh, chuyển động nhanh ứng với người khách; mọc muộn gọi là chuyển động chậm, ứng với chủ nhà. Ngũ tinh chuyển động nhanh hay chậm, tất có dấu hiệu trên vòm trời hiện ra."[.color] chuyển động đến chòm sao nào thì ứng với nước đó. Chuyển đến phân dã của nước nào thì không nên đánh nước đó, chỉ nên đánh nước khác. Nó chuyển động hơi nhanh về phía trước gọi là 'nhanh', hơi chậm gọi là 'chậm'. Nếu nhanh thì nước ứng với nó có nạn binh cách không được nghỉ ngơi; nếu chậm thì nước ứng với nó sẽ có việc lo lắng, tướng chết, quân nước đó thua vỡ. Nó chuyển đến đâu, ngũ tình đều chuyển theo mà hội tụ ở cùng một chòm sao, Sách ẩn: Xét: Năm đầu thời Cao Đế nhà Hán, ngũ tinh đều tụ ở chòm sao Đông Tỉnh. Xét Thiên văn chí cũng chép là năm đó sao Tuế mọc ở chòm sao Đông Tỉnh, cho nên bốn ngôi sao chuyển theo mà tụ ở đấy. là điềm báo nước tương ứng dưới nó có lẽ phải mà có được thiên hạ.

...

[www.sidneyluo.net]

______________________

Chú giải:

[1] Tứ trọng: chỉ bốn ngày trọng xuân là giữa mùa xuân, trọng hạ là giữa mùa hạ, trọng thu là giữa mùa thu, trọng đông là giữa mùa đông.

[2] Tứ mạnh-tứ quý: chỉ bốn ngày mạnh xuân là đầu mùa muân, mạnh hạ là đầu mùa hạ, mạnh thu là đầu mùa thu, mạnh đông là đầu mùa đông; bốn ngày quý xuân là cuối mùa xuân, quý hạ là cuối mùa hạ, quý thu là cuối mùa thu, quý đông là cuối mùa đông.

Xem đường chuyển động của Mặt Trăng-Mặt Trời Chính nghĩa: Tấn chước chép: "Sao Thái Tuế chuyển đến ngày tứ trọng [1] thì sao Tuế chuyển đến ba chòm sao; sao Thái Tuế chuyển đến ngày tứ mạnh-tứ quý [2] thì sao Tuế chuyển đến hai chòm sao. Hai chòm sao nhân tám ngày mạnh-quý là mười sáu chòm sao. Ba chòm sao nhân bốn ngày trọng là mười hai chòm sao, cả thảy sao Tuế chuyển qua hai mươi tám chòm sao, mười hai năm thì tròn một vòng vòm trời." để đo sao Tuế chuyển động thuận hay nghịch. Sách ẩn: Họ Diêu xét: Thiên quan chiêm chép: "Sao Tuế còn gọi là sao Ứng, sao Kinh, sao Kỉ." Vật lí luận chép: "Mỗi năm chuyển đến một chòm sao, gọi là sao Tuế, vậy mười hai năm thì tròn một vòng vòm trời." Chính nghĩa: Thiên quan chép: "Sao Tuế là vị thần phương đông chủ hành mộc, tượng trưng cho Thương Đế. Màu sắc của nó sáng mà bên trong có màu vàng là thiên hạ yên ổn. Sao Tuế thường sáng mà không dao động, nếu dao động thì nghề làm ruộng bị mất mùa. Sao Tuế chuyển động nhanh chậm thì không nên đánh nước tương ứng với nó, có thể đánh nước khác; chuyển động sai đường thì nhiều người dân bị bệnh; thấy sẽ có việc vui. Vị vua của nước ở tương ứng với nó có may mắn thì nó sẽ không dao động. Nếu vua nước đó hay cáu giận thì nó sẽ tỏa tia sáng, là không có lòng nhân; sao Tuế vận chuyển ngược đường thì vua nươc đó càng nhân đức. Sao Tuế chủ nghề nông, chủ về ngũ cốc." Thiên văn chí chép: "Chủ về mùa xuân, chủ những ngày giáp-ất, chủ mùa xuân trong bốn mùa. Chủ về lòng nhân trong ngũ thường, chủ về tướng mạo trong ngũ sự. Nếu nhà vua có lỗi là tướng mạo bị lầm, khiến cho pháp lệnh trái ngược, làm tổn hại hành mộc, sẽ có sao Tuế phạt tội." Chủ về hành mộc ở phương đông, chủ mùa xuân, chủ ngày giáp-ất. Nếu nhà vua làm mất lẽ phải thì sao Tuế xuất hiện phạt tội. Sao Tuế chuyển động có lúc nhanh lúc chậm, Sách ẩn: Xét: Thiên văn chí chép: "Ngũ tinh hễ mọc sớm gọi là chuyển động nhanh, chuyển động nhanh ứng với người khách; mọc muộn gọi là chuyển động chậm, ứng với chủ nhà. Ngũ tinh chuyển động nhanh hay chậm, tất có dấu hiệu trên vòm trời hiện ra." chuyển động đến chòm sao nào thì ứng với nước đó. Chuyển đến phân dã của nước nào thì không nên đánh nước đó, chỉ nên đánh nước khác. Nó chuyển động hơi nhanh về phía trước gọi là 'nhanh', hơi chậm gọi là 'chậm'. Nếu nhanh thì nước ứng với nó có nạn binh cách không được nghỉ ngơi; nếu chậm thì nước ứng với nó sẽ có việc lo lắng, tướng chết, quân nước đó thua vỡ. Nó chuyển đến đâu, ngũ tình đều chuyển theo mà hội tụ ở cùng một chòm sao, Sách ẩn: Xét: Năm đầu thời Cao Đế nhà Hán, ngũ tinh đều tụ ở chòm sao Đông Tỉnh. Xét Thiên văn chí cũng chép là năm đó sao Tuế mọc ở chòm sao Đông Tỉnh, cho nên bốn ngôi sao chuyển theo mà tụ ở đấy. là điềm báo nước tương ứng dưới nó có lẽ phải mà có được thiên hạ.

1. Vào năm Nhiếp Đề Cách: Sách ẩn: Sao Thái Tuế [1] ở cung dần, vào buổi sáng tháng giêng, sao Tuế mọc ở phía đông. Xét: Nhĩ nhã chép: "Sao Tuế ở cung dần gọi là Nhiếp Đề Cách." Lí Tuần nói: "Ý nói là muôn vật nhận khí dương mà mọc lên, cho nên gọi là Nhiếp Đề Cách. Cách là mọc lên."

Sao Tuế Âm chuyển từ bên trái sang ở cung dần. Sao Tuế chuyển từ bên phải sang ở cung sửu. Tháng giêng sao Tuế mọc ở chòm sao Nam Đẩu-Khiên Ngưu ở phía đông, gọi là sao Giám Đức. Sách ẩn: Là tên gọi của sao Tuế mọc ở phía đông vào buổi sáng tháng giêng. Từ đoạn chép dưới là xuất từ lời văn Tinh kinh của họ Thạch. Lại chép: "Sao Tuế ở chòm sao Nam Đẩu-Khiên Ngưu, nếu chuyển sai đường thì mọc ở phần chuôi của chòm sao Bắc Đẩu." Hán thư thiên văn chí chép lời của họ Thạch và lịch Thái Sơ có chỗ không giống. Màu sắc xanh sẫm có tia sáng. Nếu chuyển sai đường thì mọc ở chòm sao Liễu. Nếu mọc sớm thì năm đó có nước lụt, mọc muộn thì có khô hạn.

Sao Tuế mọc, chuyển về phía đông mười hai độ, được trăm ngày mới thôi, lại chuyển ngược; chuyển ngược tám độ, được trăm ngày lại chuyển về phía đông. Một năm chuyển được ba mươi độ bảy phần mười sáu phân, mỗi ngày chuyển được một phần mười hai phân, mười hai năm thì chuyển tròn một vòng vòm trời. Thường mọc vào buổi sáng ở phía đông, lặn vào lúc chập tối ở phía tây.

2. Vào năm Thiền Át: Sách ẩn: Tại cung mão. Vào buổi sáng tháng hai, sao Tuế mọc ở phía đông. Nhĩ nhã chép: "Tại cung mão gọi là năm Thiền Át." Lí Tuần nói: "Khí dương đẩy muôn vậy mà mọc lên, cho nên gọi là Thiền Át. Thiền là hết. Át là dừng."

Sao Tuế Âm tại cung mão, sao Tuế ở cung tí. Vào buổi sáng tháng hai thì mọc ở chòm sao Vụ Nữ-Hư-Nguy, gọi là sao Giáng Nhập. Sao lớn có tia sáng. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở chòm sao Trương, năm đó sẽ có nước lụt to.

3. Vào năm Chấp Từ: Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Tại cung thìn là năm Chấp Từ." Lí Tuần nói: "Những loài ẩn nấp đều thong thả mà mọc lên, cho nên gọi là Chấp Từ. Chấp là ẩn náu. Từ là thong thả."

Sao Tuế Âm ở cung thìn, sao Tuế ở cung hợi. Vào buổi sáng tháng ba mọc ở chòm sao Doanh Thất-Đông Bích, gọi là sao Thanh Chương. Sao Thanh Chương rất sáng. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở chòm sao Chẩn. Nếu mọc sớm thì năm đó trời khô hạn, mọc muộn thì có nước lụt.

4. Vào năm Đại Hoang Lạc: Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Tại cung tị là năm Đại Hoang Lạc." Họ Diêu nói: "Muôn vật đều phơi phới mà mọc lên, rồi chợt rời rạc, cho nên gọi là Hoang Lạc."

Sao Tuế Âm ở cung tị, sao Tuế ở cung tuất. Vào buổi sáng tháng tư, sao Tuế mọc ở chòm sao Khuê-Lâu-Vị-Mão, gọi là sao Biền Chủng. Tập giải: Từ Quảng nói: "Còn gọi là sao Lộ Chương." Sách ẩn: Thiên văn chép chép là Lộ Chủng. Chính nghĩa: Biền, đọc là 'bạch biên phiên'. Chủng, đọc là 'chi dũng phiên'. Sáng rừng rực màu đỏ, có tia sáng. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở chòm sao Cang.

5. Vào năm Đôn Tang: Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Tại cung ngọ là năm Đôn Tang." Tôn Viêm nói: "Đôn là đầy. Tang là là khỏe. Ý nói muôn vật tươi tốt." Vi Chiêu nói: "Đôn, đọc là 'đốn'."Sao Tuế Âm ở cung ngọ, sao Tuế ở cung dậu. Vào buổi sáng tháng năm mọc ở chòm sao Vị-Mão-Tất, gọi là sao Khai Minh. Tập giải: Từ Quảng nói: "Còn gọi là sao Thiên Tân." Sách ẩn: Thiên văn chí chép là sao Khải Minh. Màu sáng sực rỡ là năm đó ngưng việc quân, chỉ có lợi cho vương hầu, không có lợi cho việc quân. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở chòm sao Phòng. Nếu mọc sớm thì năm đó có khô hạn, mọc muộn là có nước lụt.

6. Vào năm Diệp Hiệp: Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Tại cung mùi là năm Diệp Hiệp." Lí Tuần nói: "Khí dương nuôi nấng muôn vật, cho nên gọi là Hiệp Hiệp. Hiệp là hòa. Hiệp là hợp."

Sao Tuế Âm ở cung mùi, sao Tuế ở cung Thân. Vào buổi sáng tháng sáu thì sao Tuế mọc ở chòm sao Tuỷ Huề-Sâm, gọi là sao Trường Liệt. Màu sáng rõ ràng là năm đó dùng binh có lợi. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở chòm sao Cơ.

...

[www.sidneyluo.net]

_________________

Chú giải:

[1] Thái Tuế: còn gọi là sao Tuế Âm-Thái Âm, là một ngôi sao giả được đặt ra xem như chuyển động ngược với sao Tuế. Sao Tuế chuyển động ngược với Mặt Trời, cho nên đặt ra sao Thái Tuế chuyển động cùng chiều với Mặt Trời.

7. Vào năm Thôn Than: Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Tại cung thân là năm Thôn Than." Lí Tuần nói: "Thôn Than là nói về dáng vẻ muôn vật trổ lên rồi rạp xuống." Thôn, đọc là 'tha côn phiên'. Than, đọc là 'tha đan phiên'.

Sao Tuế Âm ở cung thân, sao Tuế ở cung mùi. Vào buổi sáng tháng bảy, sao Tuế mọc ở chòm sao Đông Tỉnh-Dư Quỷ, gọi là năm Đại Âm. Màu sắc sáng trắng. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở chòm sao Khiên Ngưu.

8. Vào năm Tác Ngạc: Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Tại cung dậu là năm Tác Ngạc." Lí Tuần nói: "Tác Ngạc là nói về dáng vẻ muôn vật đâm lên mà mọc." Ngạc, đọc là 'ngạc'. Thiên văn chí chép là Tác Ngạch, đọc là 'ngũ ngạch phiên'. So với Sử kí-Nhĩ nhã đều khác.

Sao Tuế Âm ở cung dậu, sao Tuế ở cung ngọ. Vào buổi sáng tháng tám, sao Tuế mọc ở chòm sao Liễu-Thất Tinh-Trương, gọi là sao Trường Vương. Sáng rõ có tia thì nước ứng với nó việc lành, lúa chín. Nếu chuyển sai đường thì có thấy mọc ở chòm sao Nguy. Năm đó có khô hạn nhưng việc lành, có tang về đàn bà, người sân bị bệnh.

9. Vào năm Yêm Mậu: Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Tại cung tuất gọi là năm Yêm Mậu." Tôn Viêm nói: "Mọi vật đều bị che lấp, cho neê gọilà Yêm Mậu. Yêm là che. Mậu là lấp." Thiên văn chí chép là Yểm Mậu.

Sao Tuế Âm ở cung mậu, sao Tuế ở cung tị. Vào buổi sáng tháng chín, sao Tuế mọc ở chòm sao Dực-Chẩn, gọi là sao Thiên Huy. Sách ẩn: Họ Lưu đọc là 'huy duy phiên'. Sáng rõ màu trắng. Nếu chuyển sai đường thì có thấy ở chom sao Đông Bích. Năm đó có nước lụt, có tang về đàn bà.

10. Vào năm Đại Uyên Hiến: Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Tại cung hợi là năm Đại Uyên Hiến." Tôn Viêm nói: "Uyên là sâu. Đẩy vạn vật vào chỗ sâu, nói là che lấp ở ngoài."

Sao Tuế Âm ở cung hợi, sao Tuế ở cung thìn. Vào buổi sáng tháng mười, sao Tuế mọc ở chòm sao ở chòm sao Giác-Cang, gọi là sao Đại Chương. Tập giải: Từ Quảng nói: "Còn gọi là sao Thiên Hoàng." Sách ẩn: Xét: Thiên văn chí cũng chép là Thiên Hoàng. Màu xanh sẫm, buổi sáng sao Tuế như nhảy nhót hoặc ẩn dấu thì gọi là sao Chính Bình. Năm đó nên dấy binh được, tướng soái tất có công; nếu vua nước ứng với nó có đức thì sẽ thu lấy bốn cõi. Nếu chuyển sai đường thì sẽ thấy mọc ở chòm sao Lâu.

11. Vào năm Khốn Đôn: Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Ở cung tí là năm Khốn Đôn." Tôn Viêm nói: "Khốn Đôn là lẫn lộn. Ý nói muôn vật mới mọc, lẫn lộn ở dưới suối vàng."

Sao Tuế Âm ở cung Tí, sao Tuế ở cung mão. Vào buổi sáng tháng mười một, sao Tuế mọc ở chòm sao Đê-Phòng-Tâm, gọi là sao Thiên Tuyền. Rất sáng có màu vàng là có việc lành ở sông hồ, không lợi cho việc dấy binh. Nếu chuyển sai đường thì có thấy ở chòm sao Mão.

12. Vào năm Xích Phấn Nhược: Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: " Tại cung sửu là năm Xích Phấn Nhược." Lí Tuần nói: "Ý nói khí dương bốc lên. Nhược là thuận."

Sao Tuế Âm ở cung sửu, sao Tuế ở cung dần. Vào buổi sáng tháng mười hai, sao Tuế mọc ở chòm sao Vĩ-Cơ, gọi là sao Thiên Hạo. Sách ẩn: Hạo, đọc là 'hạo'. Đen bóng, màu đen rất sáng. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở choò sao Sâm.

Sao Tuế phải mọc đúng chỗ của nó mà lại không đúng chỗ, mọc đúng chỗ nhưng lại dao động sang bên phải hoặc sang bên trái, không nên chuyển đi lại chuyển đi, hoặc hội với sao khác thì nước ứng với nó sẽ gặp việc xấu. Nếu mọc lâu ở nước nào là điềm báo vua nước đó có đức dày. Nếu tỏa tia sáng hoặc dao động lúc to lúc nhỏ, nhiều lần đổi màu thì vua nước ứng với nó sẽ có việc buồn.

Nếu sao Tuế chuyển động sai chỗ như sau: Chuyển về phía đông bắc được ba tháng thì xuất hiện chòm sao Thiên Bảng, Chính nghĩa: Bảng, đọc là 'bồ giảng phiên'. Phần cốt của sao Tuế sẽ tan ra thành chòm sao Thiên Thương-Thiên Bồi-Thiên Xung-Thiên Hoạt-Quốc Tinh-Thiên Sàm và chòm sao Đăng Thiên-Kinh Chân và chòm sao Thiên Viên, Thiên Viên, Thương Tổi, đều là điềm báo tai họa. Chòm sao Thiên Bảng còn gọi là chòm sao Giác Tinh, phần đầu giống ngôi sao mà phần đuôi lại nhọn, dài bốn trượng, mọc ở phía đông bắc, phía tây. Nếu nó mọc thì thiên hạ có nạn binh cách. dài bốn trượng, Sách ẩn: Xét: Thiên văn chí chép lời văn trên đều xuất từ Tinh kinh của họ Cam, mà Thiên văn chí cũng chép cả lời của họ Thạch, nhưng đây không chép. Họ Thạch tên là Thân, họ Cam tên là Đức. đuôi nhọn, tiến về phía đông nam, được ba tháng thì sinh ra sao chổi, Chính nghĩa: sao chổi trên bầu trời còn có tên là sao quét, phần đầu giống ngôi sao, phần đuôi giống cái chổi, nhỏ thì dài mấy thước, lớn thì suốt cả bầu trời, nhưng nó vốn không tỏa sáng, phải mượn ánh sáng của Mặt Trời mà tỏa sáng, cho nên xuất hiện vào buổi đêm thì chuyển về phía đông, xuất hiện vào buổi sáng thì chuyển về phía tây, như phía nam hoặc phía bắc của Mặt Trời đều hướng theo ánh sáng của Mặt Trời. Tỏa ra tia sáng về phía nào thì gây tai họa ở phía đó, nếu xuất hiện sẽ có dấy binh, thay cũ đổi mới, nước mà sao chổi hướng về sẽ suy yếu. dài hai trượng giống sao chổi. Nếu lùi về phía tây bắc thì ba tháng sau sinh ra chòm sao Thiên Sàm, Chính nghĩa: Sàm, đọc là 'sở hàm phiên'. Chòm sao Thiên Sàm mọc ở phía tây nam, dài bốn trượng, đuôi nhọn. Kinh Phòng nói: "Chòm sao Thiên Sàm là biểu tượng của binh cách, máu đỏ chảy trên mặt đất trải ngàn dặm, xương khô phơi la liệt." Thiên văn chí chép: "Chòm sao Thiên Thương chủ về binh loạn." dài bốn trượng, đuôi nhọn. Lùi về phía tây nam được ba tháng thì mọc ra chòm sao Thiên Thương, Chính nghĩa: Thương, đọc là 'sở hàng phiên'. Chòm sao Thiên Thương dài mấy trượng, hai đầu nhọn, mọc ở phía tây nam. Nếu nó xuất hiện thì không quá ba tháng sẽ có nạn nước loạn mất, vua nằm chết. Thiên văn chí chép: "Vào thời Hiếu Văn, vào buổi đêm có chòm sao Thiên Thương mọc ở phía tây nam, đoán rằng là điềm báo có binh loạn. Tháng mười một năm thứ sáu, người Hung Nô vào quận Thượng-Vân Trung, nhà Hán phát binh để giữ kinh sư." dài mấy trượng, hai đầu nhọn. Xem kĩ nó xuất hiện ứng với nước nào thì nước đó không nên làm việc dùng binh. Nó xuất hiện nổi rồi lại chìm thì nước ứng với nó sẽ có việc đắp đất; nếu xuất hiện chìm rồi lại nổi thì nước ứng nó sẽ mất. Nếu màu đỏ mà có tia thì nước ứng với nó sẽ có việc lành, chống giữ mà đánh nước khác sẽ không thắng được. Nếu màu đỏ vàng mà đậm thì nước ứng với nó sẽ được mùa to. Nếu màu xanh trắng hoặc đỏ thẫm thì nước ứng với nó sẽ có việc buồn. Nếu sao Tuế chuyển vào Mặt Trăng thì nước ứng với nó sẽ cách chức quan Tể tướng; nếu phạm với sao Thái Bạch thì nước ứng với nó sẽ vỡ quân.

Sao Tuế còn gọi là sao Nhiếp Đề, sao Trung Hoa, sao Ứng, sao Kỉ. Chòm sao Doanh Thất là thanh miếu, sao Tuế là miếu.

Sao Quốc Hoàng, Chính nghĩa: Sao Quốc Hoàng lớn mà màu đỏ như sao Nam Cực Lão Nhân, cách mặt đất ba trượng, hình như bó đuốc lửa. Nếu xuất hiện thì trong ngoài sẽ có nạn binh cách. lớn mà màu đỏ, hình như sao Nam Cực. Tập giải: Từ Quảng nói: "Là sao Lão Nhân." Xuất hiện ở đâu là ở đó có dấy binh, binh mạnh, nếu đánh chỗ ấy sẽ không có lợi.

Sao Chiêu Minh, Sách ẩn: Xét: Xuân thu hợp thành đồ chép: "Là thần của Xích Đế, hình như sao Thái Bạch, có bảy tia sáng." Thích danh chép là sao Bút, có một dải khí, đuôi nhọn như cái bút, cũng gọi là sao Bút. lớn mà màu trắng, không có tia sáng lúc lên lúc xuống. Tập giải: Mạnh Khang nói: "Hình như cái khung cửi va chân, trên khung có chín cái chổi hướng lên, là cốt của sao Huỳnh Hoặc. Xuất hiện ở nước nào thì nước đó có binh cách, nhiều việc.

Sao Ngũ Tàn, Sách ẩn: Mạnh Khang nói: "Ngoài sao có khí màu xanh như quầng sáng, có tua, là cốt của sao Trấn." Chính nghĩa: Sao Ngũ Tàn còn gọi là sao Ngũ Phong xuất hiện ở phân dã phía chính đông miền đông. Hình như sao Thần, cách mặt đất khoảng sáu-bảy trượng. Nếu xuất hiện là điềm báo ngũ phân hủy hoại, đại thần bị bắt giết. Xuất hiện ở phân dã phía chính đông miền đông. Hình sao này giống sao Thần, cách mặt đất khoảng sáu trượng.

Sao Đại Tặc, Tập giải: Mạnh Khang nói: "Hình như cái chổi, dài chín thước, là cốt của sao Thái Bạch." Chính nghĩa: Sao Đại Tặc còn gọi là sao Lục Tặc, mọc ở phía chính nam, phân dã ở phương nam. Sao này cách mặt đất khoảng sáu trượng, lớn mà màu đỏ, nhiều lần dao động có tia sáng, nếu xuất hiện thì tai họa khắp thiên hạ. Xuất hiện ở phân dã phía chính nam phương nam. Sao này cách mặt đất khoảng sáu trượng, lớn mà màu đỏ, nhiều lần dao động, có tia.

Sao Tư Nguy, Tập giải: Mạnh Khang nói: "Sao này lớn mà có đuôi, hai sừng, là cốt của sao Huỳnh Hoặc." Chính nghĩa: Sao Tư Nguy mọc ở phân dã phía chính tây phương tây. Lớn như sao Thái Bạch, cách mặt đất khoảng sáu trượng. Xuất hiện là điềm báo thiên tử làm việc bất nghĩa mất nước mà hào kiệt nổi lên. Mọc ở phân dã phía chính tây miền tây. Sao này cách mặt đất khoảng sáu trượng, lớn mà màu trắng, giống sao Thái Bạch.

Sao Ngục Hán, Tập giải: Mạnh Khang nói: "Giữa màu xanh ngoài màu đỏ, dưới có hai cái chổi dọc ngang, là cốt của sao Trấn." Hán thư thiên văn chí chép sao Ngục Hán còn gọi là sao Hàm Hán. mọc ở phân dã phía chính bắc phương bắc. Sao này cách mặt đất khoảng sáu trượng, lớn mà màu đỏ, nhiều lần dao động, xem kĩ phía trong có màu xanh.

Trên là sao xuất hiện ở bốn phân dã, không chỉ xuất hiện ở một phương, ứng với dưới nó sẽ có binh cách, đánh không được lợi.

Mạch đất có ánh sáng, xuất hiện ở bốn góc, cách mặt đất khoảng ba trượng, ánh sáng như Mặt Trăng mới mọc. Nếu xuất hiện ở đâu thì ở đấy có loạn; nếu loạn tất diệt, nếu có đức thì mới yên.

Sao Chúc, hình như sao Thái Bạch, Tập giải: Mạnh Khang nói: "Trên sao này có ba cái chổi hướng lên trên, là cốt của sao Trấn." Đã xuất hiện rồi không chuyển động. Xuất hiện rồi sẽ tự mất, ứng với thành ấp nào thì nơi đó có loạn.

Giống sao mà không phải sao, như mây mà chẳng phải mây gọi là dải Quy Tà. Tập giải: Lí Kì nói: "Tà, đọc là 'xà'." Mạnh Khang nói: "Sao này có hai đầu chổi màu đỏ hướng lên trên, trên có nắp như dải khí, dưới có các sao liền kề nhau." Nếu dải Quy Tà xuất hiện thì có kẻ theo hàng.

Sao là khí tan của kim, gốc của nó là lửa. Nếu sao nhiều thì tốt, sao ít thì xấu.

Dòng Ngân Hán cũng là khí tan của kim, Sách ẩn: Xét: Nước sinh từ kim, khí tan là khí hơi. Hà đồ quát địa tượng chép: "Dòng Hà Tinh là dòng Thiên Hán." gốc của nó là nước. Nếu dòng Ngân Hán có nhiều sao thì có nhiều nước ngập, ít sao thì khô hạn, Tập giải: Mạnh Khang nói: "Dòng Thiên Hán là dòng Hà Hán. Nước sinh từ kim. Nhiều hay ít là nói sao trong dòng Thiên Hán nhiều hay ít." đấy là lẽ thường.

Tiếng Thiên Cổ là tiếng như sấm mà không phải sấm, tiếng phát ra từ đất mà không phải từ đất. Tiếng nó phát ở đâu là có binh cách ở đó

  

Sao Thiên Cẩu, hình như dải sao băng lớn, Tập giải: Mạnh Khang nói: "Sao này có đuôi, bên cạnh có cái chổi ngắn, dưới có hình như con chó, là cốt của sao Thái Bạch." có tiếng, khi xẹt xuống mặt đất thì có hình như con chó. Xẹt xuống có lửa sáng, nhìn từ xa như có lửa cháy rừng rực suốt đến bầu trời. Phần dưới nó tròn như mấy khoảnh ruộng, trên nhọn thì có màu vàng, là điềm trong ngàn dặm việc quá quân giết tướng.

Sao Cách Trạch, Sách ẩn: Còn đọc là Hạc Đạc, lại đọc là Cách Trạch. Cách, đọc là 'hồ khách phiên'. như hình lửa cháy. Màu vàng trắng, mọc từ đất lên. Dưới lớn, trên nhọn. Nếu xuất hiện là điềm không cần trồng mà gặt được, không có việc đắp đất thì có cái hại lớn.

Cờ Si Vưu, Tập giải: Mạnh Khang nói: "Là cốt của sao Huỳnh Hoặc." Tấn chước chép: "Lữ thị xuân thu chép nó có màu vàng ở trên, màu trắng ở dưới." hình giống cái chổi nhưng đuôi cong, giống cái cờ. Xuất hiện thì bậc đế vương sẽ đánh dẹp bốn phương.

  

Sao Tuần Thủy mọc ở cạnh chòm sao Bắc Đẩu, Tập giải: Từ Quảng nói: "Là tượng trưng cho Si Vưu." Tiần, còn chép là 'Doanh'. hình như con gà trống. Lúc lớn là màu xanh đen, hình như con miết nằm.

  

Sao Uổng Thỉ, hình như dải sao băng lớn, hình rắn lượn mà màu xanh đen, nhìn từ xa như có lông tua.

Sao Trường Canh, hình như một bó vải treo trên bầu trời. Sao này xuất hiện thì có dấy binh.

Sao rơi xuống đất là đá. Chính nghĩa: Xuân thu chép: "Sao rơi như mưa." Ở phía tây quận Ngô ngày nay còn có sao đá rơi xuống, loại đá này có nhiều ở trong thiên hạ. Giữa vùng sông Hà-Tế thường có sao rơi.

Vào lúc trời tạnh thường có sao Cảnh. Tập giải: Mạnh Khang nói: "Có đám khí vuông màu đủ và đám khí vuông màu xanh liền nhau, trong đám khí vuông màu đỏ có hai ngôi sao màu vàng, trong đám khí vuông màu xanh có một ngôi sao màu vàng, ba ngôi sao này hợp lại thành sao Cảnh." Chính nghĩa: Sao Cảnh hình như Mặt Trăng nửa, xuất hiện vào lúc đầu-cuối tháng, giúp Mặt Trăng thêm sáng. Nếu xuất hiện là điềm báo nhà vua có đức, phẩm cách sáng suốt. Sao Cảnh là sao Đức. Hình của nó không có sẵn, xuất hiện ở nước có đạo đức.

Xem khí dương Tập giải: Từ Quảng nói: "Dương, còn chép là phạt." Sách ẩn: Xét: Họ Diêu dẫn Nhĩ nhã chép: "Sao Huỳnh Hoặc chủ việc coi giữ hình pháp." Thiên quan chiêm chép: "Sao Huynh Hoặc chủ về người đứng đầu một vùng, coi xét kẻ yêu nghiệt." Vậy thì lời văn phải là: "Xét khí phạt." để xét sao Huỳnh Hoặc. Sách ẩn: Xuân thu vĩ văn diệu câu chép: "Là thần lửa cháy của Xích Đế, có vẻ chập chờn, ở tại phương nam, nếu thất lễ thì xuất hiện." Tấn chước chép: "Thường vào tháng mười thì mọc vào cung Thái Vi, vâng mệnh từ Thiên Đế mà chuyển động qua các chòm sao, coi xét kẻ vô đạo, ra vào khác thường." Thuộc hành hỏa phương nam, chủ mùa hạ, chủ ngày bính-đinh. Nếu người thất lễ thì trời phạt sẽ có sao Huỳnh Hoặc xuất hiện, sao Huỳnh Hoặc chuyển sai chỗ vậy. Nếu xuất hiện là có binh cách, ẩn nấp là thôi binh cách. Xuất hiện ở phân dã của nước nào thì nước đó sẽ có họa. Sao Huỳnh Hoặc chủ về gây loạn, giặc cướp, bệnh tật, chết chóc, đói kém, binh cách. Chính nghĩa: Thiên quan chiêm chép: "Sao Huynh Hoặc là sao chỉ việc hình pháp, chuyển động khác thường, nếu chuyển đến chỗ ứng với phân dã của nước nào thì nước đó sẽ có giặc cướp, bệnh tật, chết chóc, đói kém, binh cách. Chuyển động hình móc câu, có tia sáng, lung lay, lúc tiền lúc lùi, là điềm báo tai họa rất nặng. Sao Huỳnh Hoặc chủ về chết chóc, là tượng trưng cho quan Đại hồng lư; chủ về giáp binh, tượng trưng cho quan Đại tư mã; coi xét kẻ kiêu căng loạn nghịch, chủ về quan coi giữ hình pháp. Cốt của nó là thần gió, có trẻ coi hát vè đùa vui." Chuyển ngược qua hai chỗ trở lên, rồi dừng lại trong ba tháng, sẽ có tai họa, trong năm tháng thì có binh cách, trong bảy tháng thì nước ứng với nó sẽ mất nửa đất, trong chín tháng thì mất hơn nửa đất, nhân đó cùng mọc lặn thì nước đó diệt mất. Xuất hiện, họa đến nhanh thì dẫu lớn nhưng nhỏ, họa đến chậm thì dẫu nhỏ nhưng lớn. Sách ẩn: Xét: Chậm là thong thả, như vậy họa nhỏ thành lớn, ý nói như thuốc độc thấm lâu ngày. Mọc ở phía nam thì đàn ông bị họa, phía bắc là đàn bà gặp tang. Sách ẩn: Xét: Tống Quân nói: "Sao Huỳnh Hoặc phạm vào phía nam chòm sao Dư Quỷ thì đàn ông bị họa; phía bắc thì đàn bà gặp việc xấu." Nếu có tia dao động vòng quanh nó, hoặc có lúc tiền hoặc lùi, sang bên trái, qua bên phải thì họa càng lớn. Nếu phạm với sao khác, Chính nghĩa: "Hễ ngũ tinh phạm vào nhaui thì đều là điềm báo đánh trận, nếu không có dấy binh ở ngoài thì cũng có gây loạn ở trong. Phạm vào là nói tia sáng chiếu vào nhau. tia sáng chiếu nhau là có hại; không chiếu vào nhau là không có hại. Ngũ tinh đều theo mà tụ ở một chòm sao, Chính nghĩa: Nếu ba sao hội nhau là điềm đứng động đi xa, trong ngoài nước ứng với nó sẽ có binh cách và chết chóc, người dân đói thiếu, thay lập vương hầu. Bốn sao cùng tụ là loạn lớn, nước ứng với nó sẽ có nhiều binh cách chết chóc, nhà vua lo buồn, người dân vất vơ. Năm sao tụ hội là đổi ngôi vua, kẻ có đức thì nhận điềm lành, có được bốn cõi, kẻ không có đức thì chịu họa dẫn đến thua mất. nước ứng với nó có thể dùng lễ mà có thiên hạ.

Sao Huỳnh Hoặc thường chuyển về phía đông qua mười sáu chòm sao rồi dừng; chuyển ngược qua hai chòm sao được sáu tuần lại chuyển về phía đông, tự chuyển qua hơn mấy chục chòm sao được mười tháng thì lặn ở phương tây; đi náu năm tháng, Tập giải: Tấn chước chép: "Náu không mọc." lại mọc ở phương đông. Nó mọc ở phương tây gọi là sao Phản Minh, người làm vua ghét sao này. Nó chuyển về phía đông nhanh, mỗi ngày chuyển được một độ rưỡi. Nó chuyển về phía đông, tây, nam, bắc đều có hại, đều có binh cách ở nước ứng với nó; nếu đánh trận thì thuận nó sẽ thắng, ngược nó sẽ thua. Nếu sao Huỳnh Hoặc mọc theo sao Thái Bạch thì việc quân có lo lắng; rời xa sao Thái Bạch thì rút quân; chuyển ở phía bắc sao Thái Bạch thì chia quân; chuyển phía nam sao Thái Bạch thì có tướng đi riêng ra đánh. Nếu lúc nó chuyển động mà có sao Thái Bạch chuyển theo sau là điềm phá quân giết tướng. Sách ẩn: Tống Quân nói: "Sao Thái Bạch chủ về quân đến đánh chống." Nếu nó phạm bào cung Thái Vi, Tập giải: Mạnh Khang nói: "Phạm vào trong bảy tấc thì có tia sáng chiếu vào nhau." cung Hiên Viên, chòm sao Doanh Thất là điều người làm vua ghét. Chòm sao Tâm là minh đường, là triều miếu của sao Huỳnh Hoặc. Nên xem kĩ nó.

Xem khí dương Tập giải: Từ Quảng nói: "Dương, còn chép là phạt." Sách ẩn: Xét: Họ Diêu dẫn Nhĩ nhã chép: "Sao Huỳnh Hoặc chủ việc coi giữ hình pháp." Thiên quan chiêm chép: "Sao Huynh Hoặc chủ về người đứng đầu một vùng, coi xét kẻ yêu nghiệt." Vậy thì lời văn phải là: "Xét khí phạt." để xét sao Huỳnh Hoặc. Sách ẩn: Xuân thu vĩ văn diệu câu chép: "Là thần lửa cháy của Xích Đế, có vẻ chập chờn, ở tại phương nam, nếu thất lễ thì xuất hiện." Tấn chước chép: "Thường vào tháng mười thì mọc vào cung Thái Vi, vâng mệnh từ Thiên Đế mà chuyển động qua các chòm sao, coi xét kẻ vô đạo, ra vào khác thường." Thuộc hành hỏa phương nam, chủ mùa hạ, chủ ngày bính-đinh. Nếu người thất lễ thì trời phạt sẽ có sao Huỳnh Hoặc xuất hiện, sao Huỳnh Hoặc chuyển sai chỗ vậy. Nếu xuất hiện là có binh cách, ẩn nấp là ngừng binh cách. Xuất hiện ở phân dã của nước nào thì nước đó sẽ có họa. Sao Huỳnh Hoặc chủ về gây loạn, giặc cướp, bệnh tật, chết chóc, đói kém, binh cách. Chính nghĩa: Thiên quan chiêm chép: "Sao Huynh Hoặc là sao chỉ việc hình pháp, chuyển động khác thường, nếu chuyển đến chỗ ứng với phân dã của nước nào thì nước đó sẽ có giặc cướp, bệnh tật, chết chóc, đói kém, binh cách. Chuyển động hình móc câu, có tia sáng, lung lay, lúc tiền lúc lùi, là điềm báo tai họa rất nặng. Sao Huỳnh Hoặc chủ về chết chóc, là tượng trưng cho quan Đại hồng lư; chủ về giáp binh, tượng trưng cho quan Đại tư mã; coi xét kẻ kiêu căng loạn nghịch, chủ về quan coi giữ hình pháp. Cốt của nó là thần gió, có trẻ coi hát vè đùa vui." Chuyển ngược qua hai chỗ trở lên, rồi dừng lại trong ba tháng, sẽ có tai họa, trong năm tháng thì có binh cách, trong bảy tháng thì nước ứng với nó sẽ mất nửa đất, trong chín tháng thì mất hơn nửa đất, nhân đó cùng mọc lặn thì nước đó diệt mất. Xuất hiện, họa đến nhanh thì dẫu lớn nhưng nhỏ, họa đến chậm thì dẫu nhỏ nhưng lớn. Sách ẩn: Xét: Chậm là thong thả, như vậy họa nhỏ thành lớn, ý nói như thuốc độc thấm lâu ngày. Mọc ở phía nam thì đàn ông bị họa, phía bắc là đàn bà gặp tang. Sách ẩn: Xét: Tống Quân nói: "Sao Huỳnh Hoặc phạm vào phía nam chòm sao Dư Quỷ thì đàn ông bị họa; phía bắc thì đàn bà gặp việc xấu." Nếu có tia dao động vòng quanh nó, hoặc có lúc tiền hoặc lùi, sang bên trái, qua bên phải thì họa càng lớn. Nếu phạm với sao khác, Chính nghĩa: "Hễ ngũ tinh phạm vào nhau thì đều là điềm báo đánh trận, nếu không có dấy binh ở ngoài thì cũng có gây loạn ở trong. Phạm vào là nói tia sáng chiếu vào nhau. tia sáng chiếu nhau là có hại; không chiếu vào nhau là không có hại. Ngũ tinh đều theo mà tụ ở một chòm sao, Chính nghĩa: Nếu ba sao hội nhau là điềm đứng động đi xa, trong ngoài nước ứng với nó sẽ có binh cách và chết chóc, người dân đói thiếu, thay lập vương hầu. Bốn sao cùng tụ là loạn lớn, nước ứng với nó sẽ có nhiều binh cách chết chóc, nhà vua lo buồn, người dân vất vơ. Năm sao tụ hội là đổi ngôi vua, kẻ có đức thì nhận điềm lành, có được bốn cõi, kẻ không có đức thì chịu họa dẫn đến thua mất. nước ứng với nó có thể dùng lễ mà có thiên hạ.

Sao Huỳnh Hoặc thường chuyển về phía đông qua mười sáu chòm sao rồi dừng; chuyển ngược qua hai chòm sao được sáu tuần lại chuyển về phía đông, tự chuyển qua hơn mấy chục chòm sao được mười tháng thì lặn ở phương tây; đi náu năm tháng, Tập giải: Tấn chước chép: "Náu không mọc." lại mọc ở phương đông. Nó mọc ở phương tây gọi là sao Phản Minh, người làm vua ghét sao này. Nó chuyển về phía đông nhanh, mỗi ngày chuyển được một độ rưỡi. Nó chuyển về phía đông, tây, nam, bắc đều có hại, đều có binh cách ở nước ứng với nó; nếu đánh trận thì thuận nó sẽ thắng, ngược nó sẽ thua. Nếu sao Huỳnh Hoặc mọc theo sao Thái Bạch thì việc quân có lo lắng; rời xa sao Thái Bạch thì rút quân; chuyển ở phía bắc sao Thái Bạch thì chia quân; chuyển phía nam sao Thái Bạch thì có tướng đi riêng ra đánh. Nếu lúc nó chuyển động mà có sao Thái Bạch chuyển theo sau là điềm phá quân giết tướng. Sách ẩn: Tống Quân nói: "Sao Thái Bạch chủ về quân đến đánh chống." Nếu nó phạm bào cung Thái Vi, Tập giải: Mạnh Khang nói: "Phạm vào trong bảy tấc thì có tia sáng chiếu vào nhau." cung Hiên Viên, chòm sao Doanh Thất là điều người làm vua ghét. Chòm sao Tâm là minh đường, là triều miếu của sao Huỳnh Hoặc. Nên xem kĩ nó.

Xem chỗ hội của chòm sao Nam Đẩu để xét vị trí của sao Trấn. Sách ẩn: Tấn chước chép: "Thường vào ngày đầu năm giáp thân thì mọc ở chòm sao Đẩu. Mỗi năm sao Trấn chuyển đến ở một chòm sao, hai mươi tám năm thì tròn một vòng vòm trời." Quảng nhã chép: "Sao Trấn còn gọi là sao Địa Hầu." Văn diệu câu chép: "Sao Trấn là thần Hàm Xu Nữu của Hoàng Đế, thân là sao Tuyền-Cơ, ở chòm sao giữa." Là hành thổ ở chính giữa, chủ cuối mùa hạ, chủ ngày mậu-kỉ, chủ Hoàng Đế, chủ đức, người chủ đàn bà. Mỗi năm sao Trấn chuyển đến một chòm sao, đến chỗ ứng với nước nào thì nước ấy có việc tốt. Không đáng dừng mà dừng, như đã chuyển đi mà lại chuyển về, chuyển về rồi dừng thì nước ứng với nó sẽ có đất, nếu không thì có con gái. Nếu đáng dừng mà lại không dừng, sau rồi lại dừng, lại chuyển đi từ đông sang tây thì nước ứng với nó sẽ mất đất, nếu không thì mất con gái, không nên làm việc dấy binh. Nếu nó dừng lại lâu thì nước ứng với nó phúc lớn, dừng lại ít thì phúc nhỏ.

Sao Trấn còn có tên là sao Địa Hầu, chủ về mùa màng. Mỗi năm chuyển được mười hai độ năm phần một trăm mười hai phân, mỗi ngày chuyển được một phần hai mươi tám phân, cứ hai mươi tám năm thì chuyển tròn một vòng vòm trời. Nó mọc đâu thì ngũ tinh đều theo mà tụ ở một chòm sao, nước ứng với nó có thể tỏ đức dày mà có được thiên hạ. Chủ về lễ, đức, nghĩa, giết hại. Nếu hình pháp có sai thì sao Trấn sẽ vì vậy mà dao động.

Mọc sớm thì người làm vua không yên. Nếu mọc muộn thì việc quân không nghỉ. Sao Trấn có màu vàng, chín tia, về âm nhạc là chủ về cung hoàng chung. Nó chuyển sai trên hai-ba chòm sao là mọc sớm, nguời chủ mệnh không thành công, nếu không thì có nước lụt to. Chuyển sai dưới hai-ba chòm sao thì hậu cung có việc buồn, năm đó không được mùa, nếu không thì trời long và đất lở.

  

Chòm sao Nam Đẩu là cái phòng lớn của thái miếu, miếu của sao Trấn, là sao chủ thiên tử.

Nếu sao Mộc hội với sao Thổ thì trong nước có loạn, đói Chính nghĩa: Tinh kinh chép: "Trong ngũ tinh, hễ sao Mộc hội với sao Thổ là trong nước có loạn, đói; hội với sao Thủy là có biến mưu, đổi việc; hội với sao Hỏa thì có khô hạn; hội với sao Kim thì có tang tóc." nhà vua không nên dùng binh, nếu dùng binh sẽ thua; hội với sao Thủy thì có biến mưu mà đổi việc; hội với sao Hỏa thì có khô hạn; hội với sao Kim thì có tang tóc và nước lụt. Sao Kim ở phía nam, sao Tuế ơở phía bắc như đực cái, [colỉ=red]Sách ẩn: Chính nghĩa: "Sao Kim ở phía nam, sao Mộc ở phía bắc, gọi là như đực cái, năm đó được mùa to; sao Kim ở phía bắc, sao Mộc ở phía nam thì có năm được mùa cũng có năm không được mùa." năm đó được mùa; sao Kim ở phía bắc, sao Tuế ở phía nam thì không được mùa. Sao Hỏa hội với sao Thủy thì sùi, Tập giải: Tấn chước chép: "Lửa gặp nước thì sùi hơi, cho nên nói là sùi." Sách ẩn: Xét: Là nói sao Hỏa và sao Thủy cùng theo hội với sao Trấn. Chính nghĩa: Tinh kinh chép: "Trong ngũ tinh, hễ sao Hỏa hội với sao Thủy là sùi, làm việc dùng binh sẽ thua to; hội với sao Kim là nóng chảy, có tang tóc, không nên làm việc lớn, dùng binh theo quân sẽ có lo lắng; rời xa nhau thì lui quân; hội với sao Thổ là có lo lắng, bầy tôi bị hại; hội với sao Mộc là có đói, thua trận. hội với sao Kim là nóng chảy, tang tóc, đều không nên làm việc lớn, nếu dùng binh sẽ thua to. Hội với sao Thổ là có lo lắng, bầy tôi có hại, Sách ẩn: Xét: Văn diệu câu chép: "Nước gặp đất là rèn thành sắt, rèn thành sắt thì nổi lửa, nổi lửa thì còn của đất bị nung, sắt bị nấu chảy, nấu chảy thì đất như con không giúp cha, không có con giúp cha thì càng tai hại." đói to, thua trận, là quân thua, quân khốn, làm việc vỡ lở. Sao Thổ hội với sao Thủy thì được mùa mà dồn ứ, quân bị thua, nước ứng với nó không nên làm việc lớn. Nếu mọc thì mất đất; lặn thì được đất. Hội với sao Kim sẽ có bệnh tật, trong nước có dấy binh, mất đất. Nếu ba sao hội thì trong ngoài của nước ứng với chòm sao mà nó chuyển đến sẽ có binh cách, tang tóc, thay lập vương hầu. Bốn sao hội thì cùng bị binh cách, tang tóc, nhà vua lo lắng, người dân vất vơ. Năm sao hội là dễ đổi ngôi, kẻ có đức thì nhận ngôi vua, thay lập kẻ lớn, thu lấy bốn cõi, chon cháu sinh sôi; nếu không có đức thì bị họa gặp hại. Năm sao đều lớn thì việc ứng với nó cũng lớn; đều nhỏ thì việc cũng nhỏ.

Mọc sớm là chuyển nhanh, chuyển nhanh là khách. Mọc muộn là chuyển chậm, chuyển chậm là người chủ, sẽ có điềm trời xuất hiện ở phần chuôi sao Bắc Đẩu. Cùng ở một chòm sao là hội họp, phạm vào nhau là đấu, gần trong vòng bảy thước tất có hại.

Ngũ tinh thường hình tròn màu trắng, là biểu tượng của tang tóc; màu đỏ hình tròn là trong nước không yên, có binh cách; màu xanh hình tròn là có nạn nước ngập, bệnh tật, nhiều người chết; màu vàng hình tròn là tốt. Màu đỏ có tia là quân địch phạm vào thành ấp; màu vàng có tia là có tranh đất; màu trắng có tia là có tang tóc; màu xanh có tia là quân có việc lo; màu đen có tia là nước lụt; màu đỏ có tia nhân lúc cùng đường mà dừng quân. Ngũ tinh cùng màu là thiên hạ ngừng binh, trăm họ yên vui. Ngày gió mát mùa xuân, ngày mưa mùa thu, đem lạnh mùa đông, đêm nóng mùa hạ, hường dao động vào lúc ấy.

Sao Trấn xuất hiện hai mươi ngày thì chuyển ngược về phía tây, chuyển về phía tây được hai mươi ngày lại chuyển ngược về phía đông. Mọc ba trăm ba mươi ngày lại lặn, lặn na mươi ngày rồi lại mọc ở phương đông. Sao Thái Tuế ở năm giáp dần thì sao Trấn mọc pử chòm sao Đông Bích, cho nên nói mọc ở chòm sao Doanh Thất.

Xem khí mây là ngẩng mà nhìn nó, cách ba-bốn trăm dặm; nhìn ở đất bằng, ở tầm trên cây du-cây dâu, cách khoảng hơn hai ngàn dặm; nếu lên cao mà nhìn thì thấy nó ở dưới liền với mặt đất, cách ba ngàn dặm. Vùng khí mây có loài thú ở trên đó là tốt. Chính nghĩa: Khí mây mưa đều nhau. Binh thư chép: "Có đám mây như con gà trống đến gần thành là kẻ giữ thành sẽ hàng."

Từ núi Hoa về phía nam, khí dưới màu đen trên màu đỏ. Ở vùng núi Sùng Cao-miền Tam Hà, khí màu đỏ thuần. Phía bắc núi Hằng, khí dưới màu đen trên màu xanh. Miền Bột-Kiệt-Hải-Đại, khí đều màu đen. Vùng sông Giang-Hoài, khí đều màu trắng.

Ở chỗ có lao dịch thì khí màu trắng. Ở chỗ có việc đắp đất thì khí màu vàng. Ở chỗ có xe đi thì khí lúc lên cao khi xuống thấp, lan man mà tụ. Ở chỗ có quân kị thì khí thấp mà phân tán. Ở chỗ có lính bộ thì khí tụ hợp. Ở chỗ có khí trước thấp mà sau cao là đi nhanh; trước vuông mà sau cao là quân mạnh; rồi hạ thấp là rút lui; khí ngang bằng là quân đi thong thả. Khí trước cao mà sau thấp là không ở lại mà quay về. Khí gặp nhau là thấp hơn cao, nhọn thắng vuông. Khí hướng xuống thấp mà men theo vết xe đi thì không quá ba-bốn ngày, cách năm-sáu dặm sẽ thấy địch. Khí hướng lên cao bảy-tám thước, không quá năm-sáu ngày, cách hơn chục dặm sẽ thấy địch; khí hướng lên cao hơn hai trượng, không quá ba-bốn chục ngày, cách khoảng năm-sáu chục dặm sẽ thấy địch.

Phần ngọn của khí màu trắng trong là tướng cứng cỏi, quân yếu kém. Phần gốc của khí lớn mà trải dài ra phía trước là đang có đánh nhau. Khí màu xanh trắng, phía trước hướng xuống thấp là đánh thắng; phía trước màu đỏ mà hướng lên trên là đánh không thắng; khí dàn ra như lập thành lũy, khí hình như cái thoi, Sách ẩn: Họ Diêu xét: Binh thư chép: "Trên trại địch có khí mây như cờ xí thì không nên đánh với địch." khí cuộn tụ nhọn hai đầu; khí dãn ra như dây thừng, trải về phía trước đến tận trời, một nửa cũng đến nửa vòm trời, hình như cầu vồng giống cờ khuyết. Khí cũng có hình móc câu gấp khúc. Những khí trên xuất hiện thì dựa vào năm màu sắc để đoán. Lại khí nhẵn mà rậm, Chính nghĩa: Cổ kim chú của Thôi Báo chép: "Hoàng Đế đánh với Si Vưu ở cánh đồng Trác Lộc, thường có khí mây năm màu, cành vàng lá ngọc tụ ở trên người Hoàng Đế, có hình hoa nở, do đó làm nên nên lọng hoa." Dịch triệu hậu của Kinh Phòng chép: "Xem bốn phía nếu thường có mây lớn đủ năm màu, chỗ ấy có người hiền ở ẩn. Khí màu xanh nhẵn bóng che cả Mặt Trời ở phía tây bắc là người hiền được chọn dùng." có hình xuất hiện là có biến động; khi xem được là tất có dấy binh, đánh nhau ở chỗ ấy.

Vương Sóc xem khí thường nhìn khí ở cạnh Mặt Trời. Khí mây cạnh Mặt Trời là chủ về nhà vua. Chính nghĩa: Lạc thư chép: "Có mây như hình người mặc áo xanh không có tay ở phía tây của Mặt Trời là khí của thiên tử." Đều dựa vào hình của nó để xét.

Cho nên khí của người rợ miền bắc như hình bầy gia súc lều rạp. Khí của người rợ miền nam giống tấm buồm thuyền chèo. Ở chỗ có nước ngập là nơi quân thua, vùng phá nuớc; chỗ có chứa tiền, ở trên vàng ngọc đều có khí, không nên không xét. Khí mây cạnh biển giống đài lầu, khí ở bãi đất rộng có hình giống cung khuyết. Khí mây đều giống người dân sông núi tụ hội ở đó. Chính nghĩa: Hoài Nam Tử chép: "Đất đai đều theo từng nơi mà sinh ra người khác nhau, cho nên khí ở miền núi thì phần lớn sinh ra người mạnh mẽ, khí nhẵn thì nhiều người câm; khí nhiều gió thì nhiều người điếc; khí từ rừng thì nhiều người khèo chân; khí từ nhiều cây thì nhiều người gù lưng; khí từ nhiều đá thì nhiều người có sức khỏe; khí hiểm trở thì nhiều người sống thọ; khí từ hang thì nhiều người bại liệt; khí từ gò thì nhiều người điên; khí từ miếu thì nhiều người có lòng nhân; khí từ lăng thì nhiều người tham, đất nhẹ thì chân nhanh, đất nặng thì chân chậm; nước trong thì nói tiếng nhỏ, nước đục thì nói tiếng to, nước chảy xiết thì người nặng; miền đất giữa có nhiều thánh nhân, đều là từ khí của đất mà ứng với muôn vật ở đó."

Cho nên người xét thừa tổn thì khi vào đất nước nào đó thì xem cái ngay ngắn của ruộng đất bờ cõi, cái nhẵn bóng của cửa ngõ nhà cửa thành quách, thứ đến là xem cái cốt lõi của gia súc xe áo. Nếu đầy đủ là tốt, hao tổn là xấu.

Như khói mà chẳng phải khói, như mây mà chẳng phải mây, sáng sáng rõ rõ, lởn vởn uốn lượn, gọi là mây khanh. Mây khanh xuất hiện là khí lành. Như mây mù mà chẳng phải mây mù, Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Khí trời xuống đất không hợp là mây mù." Ý nói mờ mịt không sáng. không thấm ướt vào áo mũ, xuất hiện là chỗ ấy bị binh giáp mà chạy dài.

Sấm chớp điện, cầu vồng, sét đánh, tia sáng buổi đêm là khí dương chuyển động, mùa xuân-hạ thì phát ra, mùa thu-đông thì náu vào, cho nên người xem khí không thể không xét nó.

Một bản dịch thiên văn hết sức giá trị, Sử ký Tư Mã Thiên đã dịch tại Việt Nam hiên nay còn thiếu quá nhiều phần so với bản gốc, chúng đều có liên quan đến mọi mặt xã hội tới Văn Lang.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sử ký - Lỗ Chu Công thế gia

Dịch giả: Đông Hải Tiểu Sinh

Hán - Tư Mã Thiên soạn

Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải

Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa

Chu Công Đán là em trai của Chu Vũ Vương. Khi Văn Vương còn sống, Đán làm con có hiếu, trung hậu và nhân ái, khác hẳn những con người con khác. Đến khi Vũ Vương lên ngôi, Đán luôn giúp rập Vũ Vương, xử lý nhiều chính sự. Vũ Vương năm thứ 9, sang phía đông đánh đến Minh Tân, Chu Công đi theo giúp đỡ. Năm thứ 11, đánh Trụ, đến Mục Dã, Chu Công phò tá Vũ Vương, làm thiên “Mục Thệ”. Đánh bại quân Ân, tiến vào Thương cung. Giết Trụ xong, Chu Công cầm đại việt, Thiệu Công cầm tiểu việt, ở hai bên tả hữu kèm cặp Vũ Vương, lấy máu súc sinh tế thần Đất, báo cáo tội trạng của Trụ cho Trời và dân Ân. Thả tù Cơ Tử. Phong cho con Trụ là Vũ Canh Lộc Phủ, sai Quản Thúc và Sái Thúc giúp đỡ hắn, để tiếp tục việc tế tự của nhà Ân. Phong cho tất cả công thần, người cùng họ và thân thích. Phong Chu Công Đán ở đất cũ của Thiếu Hạo là Khúc Phụ, đó là Lỗ Công. Chu Công không về đất phong, ở lại phò tá Vũ Vương.

Vũ Vương đánh bại nhà Ân được hai năm, thiên hạ chưa thống nhất, Vũ Vương có bệnh, không vui, quần thần lo sợ, Thái Công và Thiệu Công bèn cung kính bói rùa. Chu Công nói:

- Không thể để tiên vương ta đau buồn.

Chu Công bèn tự mình làm con tin, lập ba đàn tế, Chu Công đứng quay mặt về phía bắc, nâng ngọc bích, cầm ngọc khuê, cầu khấn Thái Vương, Vương Quý, Văn Vương. Sử quan khấn theo sách thư: “Nguyên tôn của các ngài là Vương Phát, vất vả sinh bệnh. Nếu Tam Vương các ngài nợ trời một người con, xin hãy lấy Đán thay Vương Phát. Đán thông minh tài cán, lại đa tài đa nghệ, có thể phụng sự quỷ thần. Mà Vương Phát không đa tài đa nghệ như Đán, không thể phụng sự quỷ thần. Vương Phát thụ mệnh ở đế đình, che chở khắp bốn phương, lại có thể an định con cháu các ngài ở dưới nhân gian, dân chúng bốn phương không ai không kính trọng, nể phục. Chỉ mong các ngài đừng làm mất bảo mệnh trời ban, mà tiên vương tôi cũng có nơi nương nhờ mãi mãi. Nay tôi theo mệnh lệnh ở con rùa lớn, nếu các ngài đồng ý với tôi, tôi sẽ lấy ngọc bích và ngọc khuê này kính dâng lên, còn nếu các ngài không đồng ý với tôi, tôi sẽ cất ngọc bích và ngọc khuê đi.” Chu Công sau khi ra lệnh cho sử quan cầu khấn Thái Vương, Vương Quý, Văn Vương theo sách thư, muốn thay Vương Phát, bèn đến chỗ đàn tế Tam Vương bói rùa. Thầy bói đều nói tốt, lại mở sách bói ra xem, quả nhiên tốt. Chu Công mừng, mở cái thược thì cũng thấy ghi tốt. Chu Công vào bên trong chúc mừng Vũ Vương rằng:

- Vương không có tai họa gì đâu. Đán vừa mới thụ mệnh ở Tam Vương, vương chỉ cần lo cho sự lâu dài của cơ đồ nhà Chu. Điều đấy nói lên trời cao vẫn còn nhớ đến dư nhất nhân.

Chu Công bèn giấu kín sách thư trong rương vàng, dặn người trông giữ không được tiết lộ. Ngày hôm sau, Vũ Vương khỏi bệnh.

Sau đó Vũ Vương băng, Thành Vương nhỏ, còn nằm trong địu. Chu Công sợ thiên hạ nghe tin Vũ Vương băng mà làm phản, Chu Công bèn lên ngôi thay Thành Vương xử lý chính sự, cai quản quốc gia. Quản Thúc cùng các em phao tin đồn trong nước rằng: “Chu Công sẽ gây bất lợi cho Thành Vương.” Chu Công bèn nói với Thái Công Vọng và Thiệu Công Thích rằng:

- Tôi sở dĩ không tránh né mà xử lý chính sự là vì sợ thiên hạ phản Chu, không có cách nào báo cáo lên tiên vương ta là Thái Vương, Vương Quý, Văn Vương. Tam Vương vì thiên hạ mà lo lắng, vất vả rất lâu, đến nay mới thành công. Vũ Vương chết sớm, Thành Vương còn nhỏ, chỉ vì hoàn thành đại nghiệp của nhà Chu nên tôi mới làm như thế.

Rút cuộc giúp đỡ Thành Vương, mà sai con là Bá Cầm thay mình đến đất phong ở Lỗ. Chu Công răn Bá Cầm rằng:

- Ta là con của Văn Vương, em của Vũ Vương, chú của Thành Vương, ta so với thiên hạ cũng không phải thấp hèn. Nhưng ta mỗi lần gội đầu thì ba lần nắm chặt tóc, mỗi lần ăn cơm thì ba lần nhổ thức ăn ngậm trong miệng, đứng dậy tiếp đãi kẻ sĩ, còn sợ mất hiền nhân của thiên hạ. Con đến Lỗ, chớ vì có nước phong mà kiêu ngạo với người.

Bọn Quản, Sái, Vũ Canh quả nhiên chỉ huy Hoài Di mà làm phản. Chu Công bèn phụng mênh Thành Vương, dấy quân đông phạt, làm thiên “Đại Cáo”. Rồi giết Quản Thúc và Vũ Canh, đầy ải Sái Thúc. Thu phục những người dân còn lại của Ân, mà phong Khang Thúc ở Về, phong Vi Tử ở Tống, để phụng thờ việc tế tự nhà Ân. Dẹp yên Hoài Di ở đông thổ, sau hai năm thì ổn định hoàn toàn. Chư hầu đều quy phục Chu thất.

Trời ban phúc lành, Đường Thúc có được thứ lúa, khác gốc nhưng cùng một ngọn lúa, dâng lên Thành Vương, Thành Vương sai Đường Thúc đem tặng Chu Công ở đông thổ, làm thiên “Quỹ Hòa”. Chu Công nhận lúa xong, khen mệnh lệnh của thiên tử, làm thiên “Gia Hòa”. Đông thổ đã ổn định, Chu Công quay về báo cáo Thành Vương, bèn làm thơ tặng vương, đặt tên cho bài thơ ấy là “Si Hào”. Vương cũng chưa dám dạy bảo Chu Công.

Thành Vương năm thứ 7, tháng 2, ngày Ất Mùi, vương ở Chu rồi đi bộ đến Phong, sai thái bảo Thiệu Công đến Lạc trước để kiểm tra địa hình. Tháng 3 năm ấy, Chu Công đến xây dựng Thành Chu Lạc Ấp, bói rùa việc sống ở đấy, quẻ bói nói tốt, bèn đóng đô ở đấy.

Thành Vương đã lớn, có thể nghe chính sự. Do đó Chu Công bèn trao lại chính sự cho Thành Vương, Thành Vương lâm triều. Lúc Chu Công thay Thành Vương cai trị, quay mặt về phía nam, quay lưng về phía bình phong để triều kiến chư hầu. Bảy năm sau, trao lại chính sự cho Thành Vương, quay mặt về phía bắc trở lại ngôi thần tử, cung cung kính kính như có điều sợ hãi.

Ngày trước, lúc Thành Vương còn nhỏ, bị bệnh, Chu Công bèn tự mình cắt móng tay rồi ngâm vào sông Hà, mà khấn với thần linh rằng: “Vương còn nhỏ chưa có hiểu biết, mạo phạm mệnh lệnh của thần linh chính là Đán.” Cũng giấu kín sách thư ở kho chứa. Thành Vương quả nhiên khỏi bệnh. Đến khi Thành Vương lâm triều, có người gièm pha Chu Công, Chu Công chạy đến Sở. Thành Vương mở kho chứa, thấy sách thư của Chu Công, bèn khóc, đón Chu Công quay về.

Chu Công quay về, sợ Thành Vương còn trẻ tuổi, trị quốc có những thói dâm dật, bèn làm thiên “Đa Sĩ”, làm thiên “Vô Dật”. “Vô Dật” nói: “Là người làm cha mẹ, phải trải qua dài lâu mới khai sáng được gia nghiệp, con cháu kiêu xa quên đi điều ấy, đánh mất gia nghiệp, là người làm con có thể không cẩn thận hay sao! Cho nên ngày xưa, thời Ân Vương Trung Tông, nghiêm trang, cung kính, sợ sệt thiên mệnh, dựa vào phép tắc cai trị dân chúng, sợ hãi không dám bỏ bê, an nhàn, cho nên Trung Tông hưởng nước 75 năm. Thời Cao Tông, vất vả lâu ngày ở bên ngoài, làm việc cùng tiểu nhân, sau khi lên ngôi thì phải ở tang, ba năm không nói chuyện, một lời nói ra thì khiến dân chúng vui mừng, lại không dám bỏ bê an nhàn, yên ổn nước Ân, từ nhỏ đến lớn không một ai oán trách, cho nên Cao Tông hưởng nước 55 năm. Thời Tổ Giáp, cho rằng mình làm vương là bất nghĩa, làm việc lâu ngày với tiểu nhân ở bên ngoài, biết được thứ tiểu dân cần nương tựa, có thể vỗ về tiểu dân, không coi thường người góa chồng, cho nên Tổ Giáp hưởng nước 33 năm.”. “Đa Sĩ” nói: “Từ Thang cho đến Đế Ất, không ai là không tuân theo lễ chế để tế tự, tỏ rõ đức chính, đức độ của các đế vương không ai là không sánh ngang với trời. Hiện nay con cháu đời sau là Vương Trụ, hoang dâm vô độ, không đoái hoài đến sự tuân theo của trời và dân. Dân chúng đều cho rằng Trụ đáng giết.” “Văn Vương mỗi ngày, vào lúc mặt trời xế bóng vẫn không nhàn rỗi ăn cơm, hưởng nước 50 năm.” Làm những thiên này để răn Thành Vương.

Thành Vương ở Phong, thiên hạ đã yên ổn, chế độ quan chức của nhà Chu chưa được sắp xếp, do đó Chu Công làm thiên “Chu Quan”, các chức quan được phân rõ chức trách của mình, làm thiên “Lập Chính”, để làm lợi cho bách tính, bách tính vui mừng.

Chu Công ở Phong, bị bênh, sắp qua đời, nói:

- Nhất định phải chôn ta ở Thành Chu, để tỏ rõ ra không dám rời Thành Vương.

Chu Công đã qua đời, Thành Vương cũng khiêm nhường, chôn Chu Công ở ấp Tất, theo Văn Vương, để tỏ rõ dư tiểu tử không dám coi Chu Công là bề tôi.

Sau khi Chu Công chết, mùa thu còn chưa thu hoạch, một trận mưa to gió lớn, lúa má đổ rạp, cây to bật rễ. Người trong kinh thành rất lo. Thành Vương cùng đại phu mặc triều phục để mở sách trong rương vàng, vương bèn tìm được sách thư khi Chu Công tự mình làm con tin thay Vũ Vương. Hai công và vương bèn hỏi sử quan và các viên quan chấp sự, sử quan và các viên quan chấp sự nói:

- Quả thực có việc này, ngày trước Chu Công ra lệnh cho chúng tôi không được tiết lộ.

Thành Vương cầm sách thư mà khóc, nói:

- Sợ rằng sau này không còn có ai thành kính bói rùa như thế này nữa! Ngày xưa Chu Công vì vương thất siêng năng chịu khó, chỉ có ta trẻ con là không biết đến. Nay trời ra uy để tuyên dương đức của Chu Công, trẫm tiểu tử sẽ nghênh đón thần linh, tương xứng với lễ nghi của quốc gia ta.

Vương ra ngoài thành tế giao, trởi liền đổ mưa, gió đổi hướng, lúa má đứng dậy. Hai công ra lệnh cho người trong nước, phàm cây to đã đổ, đều phải vực dậy rồi đắp thêm đất. Năm đó mùa màng bội thu. Do đó Thành Vương bèn cho Lỗ được tế giao Văn Vương. Lỗ có lễ nhạc giống thiên tử để khen ngợi đức của Chu Công.

Chu Công qua đời, con là Bá Cầm từ lúc trước đã nhận đất phong, đó là Lỗ Công. Lỗ Công Bá Cầm lúc đầu nhận đất phong ở Lỗ, sau ba năm thì quay lại báo cáo chính sự cho Chu Công. Chu Công hỏi:

- Sao chậm trễ vậy?

Bá Cầm đáp:

- Thay đổi phong tục của họ, sửa đổi lễ nghi của họ, để tang ba năm mới được bỏ, cho nên chậm trễ.

Thái Công cũng được phong ở Tề, sau 5 tháng thì quay lại báo cáo chính sự cho Chu Công. Chu Công hỏi:

- Sao lại nhanh vậy?

Nói:

- Tôi đơn giản lễ nghi quần thần của họ, thuận theo phong tục của họ mà làm việc.

Về sau nghe Bá Cầm báo cáo chính sự chậm trễ, bèn than rằng:

- Ô hô, đời sau của nước Lỗ quay mặt về phía bắc thờ Tề rồi! Chính sự không đơn giản, không dễ thi hành thì dân không gần gũi; đơn giản, dễ thi hành và gần gũi dân, dân nhất định theo về.

Bá Cầm sau khi lên ngôi, có bọn Quản, Sái làm phản, Hoài Di và Từ Nhung cũng đồng loạt dấy quân làm phản. Do đó Bá Cầm chỉ quy quân đội đánh chúng ở Hật, làm “Hật Thệ”, nói: “Chuẩn bị giáp trụ của các ngươi, chớ dám không thích. Chớ dám làm hỏng chuồng nhốt ngựa bò. Ngựa bò chạy mất, nô bộc trốn chạy, chớ dám bỏ chức trách mà đuổi theo, ắt tự quay về. Chớ dám cướp bóc quấy nhiễu, trèo tường. Người Lỗ ở tam giao và tam toại, hãy tích trữ rơm cỏ, lương khô, trinh cán, chớ dám không đủ. Ngày Giáp Tuất quân ta sẽ xây dựng công sự để chinh phạt Từ Nhung, chớ dám không đến, nếu không sẽ dùng đại hình.” Sau khi làm thiên “Hật Thệ” này, bèn dẹp yên Từ Nhung, an định nước Lỗ.

Lỗ Công Bá Cầm chết, con là Khảo Công Tù lên ngôi. Khảo Công năm thứ 4 chết, lập em là Hi, đó là Dương Công. Dương Công dựng cửa Mao Khuyết. Năm thứ 6 chết, con là U Công Tể lên ngôi. U Công năm thứ 14, em U Công là Phí giết U Công mà tự lập, đó là Ngụy Công. Ngụy Công năm thứ 50 chết, con là Lệ Công Trạc lên ngôi. Lệ Công năm thứ 37 chết, người Lỗ lập em Lệ Công là Cụ, đó là Hiến Công. Hiến Công năm thứ 32 chết, con là Chân Công Tị lên ngôi.

Chân Công năm thứ 14, Chu Lệ Vương vô đạo, bỏ chạy đến Trệ, Chu Công và Thiệu Công cùng nhau chấp chính. Năm thứ 29, Chu Tuyên Vương lên ngôi.

Năm thứ 30, Chân Công chết, em là Ngao lên ngôi, đó là Vũ Công.

Vũ Công năm thứ 9, mùa xuân, Vũ Công cùng con trưởng là Quát, con út là Hí, sang phía tây triều kiến Chu Tuyên Vương. Tuyên Vương yêu Hí, muốn lập Hí làm thái tử của Lỗ. Phiền Trọng Sơn Phụ của Chu can Tuyên Vương rằng:

- Phế trưởng lập nhỏ, không phù hợp với lễ; không phù hợp với lễ thì nhất định mạo phạm vương mệnh; mạo phạm vương mệnh thì nhất định phải giết: cho nên mệnh lệnh ban ra không thể không phù hợp với lễ. Mệnh lệnh thi hành khó khăn thì vương chính không được xác lập; thi hành mà không phù hợp với lễ thì dân sẽ không phục tùng bên trên. Dưới thờ trên, nhỏ thờ trưởng, như thế mới phù hợp với lễ. Nay thiên tử lập chư hầu, lại đi lập con út của họ, đó là dạy dân làm trái lễ vậy. Nếu nước Lỗ làm theo, chư hầu bắt chước Lỗ thì vương mệnh sẽ có chỗ bị tắc nghẽn; nếu không làm theo mà giết đi, đó là tự mình giết vương mệnh vậy. Giết cũng sai, không giết cũng sai, vương hãy suy tính việc ấy.

Tuyên Vương không nghe, rút cuộc lập Hí làm thái tử của Lỗ. Mùa hạ, Vũ Công quay về thì chết, Hí lên ngôi, đó là Ý Công.

Ý Công năm thứ 9, con của anh Ý Công là Quát là Bá Ngự cùng người Lỗ đánh giết Ý Công, mà lập Bá Ngự làm vua. Bá Ngự lên ngôi được 11 năm, Chu Tuyên Vương đánh Lỗ, giết vua Lỗ là Bá Ngự, rồi hỏi trong các công tử của Lỗ ai có thể dạy bảo chư hầu, để làm người người kế tục nước Lỗ. Phiền Mục Trọng nói:

- Em của Lỗ Ý Công là Xưng, cung kính thần linh, kính trọng người già; việc thuế má, hành hình, nhất định tra hỏi di huấn và cố sự, không mạo phạm những điều đã tra hỏi trong di huấn và cố sự.

Tuyên Vương nói:

- Tốt, có thể dạy bảo và cai trị dân Lỗ được rồi.

Bèn lập Xưng ở Di Cung, đó là Hiếu Công. Kể từ sau đó, chư hầu nhiều kẻ làm trái vương mệnh.

Hiếu Công năm thứ 25, chư hầu phản Chu, Khuyển Nhung giết U Vương. Tần bắt đầu được liệt làm chư hầu.

Năm thứ 27, Hiếu Công chết, con là Phất Hoàng lên ngôi, đó là Huệ Công.

Huệ Công năm thứ 30, người Tấn giết vua mình là Chiêu Hầu. Năm thứ 45, người Tấn lại giết vua mình là Hiếu Hầu.

Năm thứ 46, Huệ Công chết, trưởng thứ tử liền cai trị quốc gia, nắm giữ việc quân, đó là Ẩn Công. Lúc đầu, đích phu nhân của Huệ Công không có con, tiện thiếp của công tên là Thanh Tử sinh con là Tức. Tức lớn lên, lấy vợ ở Tống. Người con gái nước Tống đến Lỗ, lại đẹp, Huệ Công đoạt lấy làm vợ của mình. Sinh con là Doãn. Thăng người con gái nước Tống làm phu nhân, cho Doãn làm thái tử. Đến khi Huệ Công chết, vì Doãn còn nhỏ, người Lỗ cùng ra lệnh cho Tức thay Doãn trị nước, không gọi là lên ngôi.

Ẩn Công năm thứ 5, xem bắt cá ở ấp Đường. Năm thứ 8, cùng Trịnh trao đổi hai ấp Banh và Hứa Điền, Banh là ấp ở Thái Sơn thiên tử ban cho Trịnh, người quân tử chê cười việc ấy.

Năm thứ 11, mùa đông, công tử Huy siểm nịnh Ẩn Công rằng:

- Bách tính cho rằng ngài làm vua là thích hợp, ngài hãy lên ngôi đi. Tôi xin vì ngài giết Tử Doãn, còn ngài cho tôi làm tướng quốc.

Ẩn Công nói:

- Đã có di mệnh của tiên quân rồi. Ta vì Doãn còn nhỏ, cho nên thay Doãn trị nước. Nay Doãn lớn rồi, ta đang xây dựng đất Thố Cừu để dưỡng già, đem việc chính sự trao lại cho Tử Doãn.

Huy sợ Tử Doãn nghe được mà quay ra giết mình, bèn quay ra gièm pha Ẩn Công với Tử Doãn rằng:

- Ẩn Công muốn lên ngôi, trừ khử ngài, ngài hãy suy tính việc đó. Xin vì ngài giết Ẩn Công.

Tử Doãn đồng ý. Tháng 11, Ẩn Công tế Chung Vu, trai giới ở Xã Phố, nghỉ ngơi ở nhà họ Ngụy. Huy sai người giết Ẩn Công ở nhà họ Ngụy, rồi lập Tử Doãn làm vua, đó là Hoàn Công.

Hoàn Công năm đầu, Trịnh lấy ngọc bích để trao đổi Hứa Điền là ấp thiên tử ban cho Lỗ. Năm thứ 2, đem cái đỉnh Tống hối lộ vào trong Thái miếu, người quân tử chê cười việc đó.

Năm thứ 3, sai Huy đón người con gái nước Tề về làm phu nhân. Năm thứ 6, phu nhân sinh con, cùng ngày sinh với Hoàn Công, cho nên đặt tên là Đồng. Đồng lớn lên, làm thái tử.

Năm thứ 16, hội với Tào, đánh Trịnh, đưa Lệ Công về nước.

Năm thứ 18, mùa xuân, công sắp có việc phải đi, bèn cùng phu nhân tới Tề. Thân Nhu can ngăn, công không nghe, rút cuộc tới Tề. Tề Tương Cong tư thông với phu nhân của Hoàn Công. Công giận phu nhân, phu nhân đem việc ấy nói với Tề Hầu. Mùa hạ, tháng 4, ngày Bính Tí, Tề Tương Công thết đãi công, công say, sai công tử Bành Sinh ôm Lỗ Hoàn Công, rồi sai Bành Sinh bẻ gãy xương sườn của Hoàn Công, công chết ở trên xe. Người Lỗ nói với Tề rằng:

- Vua của chúng tôi sợ uy của ngài, không dám an cư, đến Tề học tập lễ nghi tốt đẹp. Lễ nghi đã hoàn thành nhưng không quay về, tội lỗi không có cách nào truy cứu, chỉ mong tìm được Bành Sinh để rửa đi tiếng xấu trước mặt chư hầu.

Người Tề giết Bành Sinh để làm vừa lòng người Lỗ. Lập thái tử Đồng, đó là Trang Công. Mẹ của Trang Công là phu nhân, nhân đó ở lại Tề, không dám quay về Lỗ.

Trang Công năm thứ 5, mùa đông, đánh Vệ, đưa Vệ Huệ Công về nước.

Năm thứ 8, công tử của Tề là Củ chạy đến. Năm thứ 9, Lỗ muốn đưa Tử Củ về Tề, nhưng chậm hơn Hoàn Công, Hoàn Công đem quân đánh Lỗ, Lỗ nguy cấp, giết Tử Củ. Thiệu Hốt chết. Tề nói với Lỗ giữ mạng sống của Quản Trọng. Người Lỗ là Thi Bá nói:

- Tề muốn Quản Trọng sống, không giết hắn, nhất định sẽ dùng hắn, dùng hắn thì đó sẽ là nỗi lo của Lỗ. Chẳng bằng giết đi, đem xác hắn đưa cho Tề.

Trang Công không nghe, bèn áp giải Quản Trọng đến Tề. Người Tề cho Quản Trọng làm tướng quốc.

Năm thứ 13, Lỗ Trang Công cùng Tào Mạt hội với Tề Hoàn Công ở Kha, Tào Mạt ép Tề Hoàn Công, xin lại những đất đã xâm chiếm của Lỗ, ăn thề xong thì thả Hoàn Công. Hoàn Công muốn bội ước, Quản Trọng can, cuối cùng trả lại những đất đã xâm chiếm của Lỗ. Năm thứ 15, Tề Hoàn Công bắt đầu làm bá. Năm thứ 23, Trang Công tới Tề xem tế thần Đất.

Năm thứ 32, lúc đầu, Trang Công xây một cái đài bên cạnh nhà họ Đảng, nhìn thấy Mạnh Nữ, rất vui mừng rồi yêu, đồng ý lập làm phu nhân, cắt cánh tay để thề. Mạnh Nữ sinh con là Ban. Ban lớn lên, thích người con gái họ Lương, đến xem mặt. Người nuôi ngựa tên là Lạc từ bên ngoài tường cùng người con gái họ Lương đùa bỡn. Ban giận, đánh roi Lạc. Trang Công nghe được, nói:

- Lạc là người có sức lực, nhất định phải giết, người đó không thể đánh roi rồi thả được.

Ban chưa giết được. Gặp lúc Trang Công bị bệnh. Trang công có ba người em, trưởng là Khánh Phụ, thứ là Thúc Nha, thứ nữa là Quý Hữu. Trang Công lấy người con gái nước Tề làm phu nhân, tên là Ai Khương. Ai Khương không có con. Em cùng chồng của Ai Khương là Thúc Khương, sinh con là Khai. Trang Công không có con đích nối dõi, yêu Mạnh Nữ, muốn lập con của Mạnh Nữ là Ban. Trang Công bị bệnh, bèn hỏi em là Thúc Nha về việc kế vị. Thúc Nha nói:

- Cha chết thì con làm vua, anh chết thì em làm vua, đó là phép thường của nước Lỗ. Khánh Phụ còn sống, có thể làm người kế vị, bệ hạ còn lo lắng điều gì?

Trang Công sợ Thúc Nha muốn lập Khánh Phụ, cho Thúc Nha lui rồi hỏi Quý Hữu. Quý Hữu nói:

- Xin lấy cái chết để lập Ban.

Trang Công nói:

- Vừa rồi Thúc Nha muốn lập Khánh Phụ, nên làm thế nào?

Quý Hữu dùng mệnh lệnh của Trang Công sai Nha đợi ở nhà họ Châm Vu, sai Châm, sai Châm Quý ép Thúc uống rượu độc, nói:

- Uống rượu này thì sau này sẽ có người phụng thờ; nếu không, sẽ phải chết mà không còn con cháu.

Nha bèn uống rượu độc rồi chết, Lỗ lập con của Thúc Nha làm họ Thúc Tôn. Tháng 8, ngày Quý Hợi, Trang Công chết, Quý Hữu cuối cùng lập Tử Ban làm vua, theo di mệnh của Trang Công. Lo việc tang, nghỉ ngơi ở nhà họ Đảng.

Lúc trước, Khánh Phụ cùng Ai Khương tư thông, muốn lập con của người em là Khai. Đến khi Trang Công chết mà Quý Hữu lập Ban, tháng 10 ngày Kỷ Mùi, Khánh Phụ sai người trông ngựa là Lạc giết Lỗ Công Tử Ban ở nhà họ Đảng. Quý Hữu chạy đến Trần. Khánh Phụ cuối cùng lập con Trang Công là Khai, đó là Mẫn Công.

Mẫn Công năm thứ 2, Khánh Phụ càng hay qua lại với Ai Khương. Ai Khương và Khánh Phụ âm mưu giết Mẫn Công mà lập Khánh Phụ. Khánh Phụ sai Bốc Nghĩ đánh úp rồi giết Mẫn Công ở Vũ Vi. Quý Hữu nghe tin, từ Trần cùng em của Mẫn Công là Thân tới Trâu, yêu cầu Lỗ cho Thân về nước. Người Lỗ muốn giết Khánh Phụ. Khánh Phụ sợ, chạy đến Cử. Do đó Quý Hữu đưa Tử Thân về nước, lập lên, đó là Hi Công. Hi Công cũng là con út của Trang Công. Ai Khương sợ, chạy đến Trâu. Quý Hữu đem lễ vật tới Cử tìm bắt Khánh Phụ, Khánh Phụ quay về, sai người giết Khánh Phụ, Khánh Phụ xin được chạy ra nước ngoài, không nghe, bèn sai đại phu Hề Tư đến khóc. Khánh Phụ nghe tiếng của Hề Tư, bèn tự sát. Tề Hoàn Công nghe tin Ai Khương và Khánh Phụ làm loạn để nguy hại nước Lỗ, bèn triệu Ai Khương ở Chu về rồi giết đi, đem xác của Ai Khương đưa về Lỗ, rồi bêu xác ở Lỗ. Lỗ Hi Công xin được chôn cất Ai Khương.

Mẹ Quý Hữu là người con gái nước Trần, nên Quý Hữu trốn ở Trần, Trần giúp đỡ, hộ tống Quý Hữu và Tử Thân. Quý Hữu lúc sắp chào đời, cha là Lỗ Hoàn Công sai người bói rùa, nói:

- Đây là một bé trai, tên của nó là “Hữu”, ở trong khoảng giữa hai đàn xã, là phụ tá của công thất. Quý Hữu chết thì Lỗ sẽ suy.

Đến khi chào đời, ở bàn tay có chữ “Hữu”, bèn lấy đó làm tên, hiệu là Thành Quý. Đời sau của Quý Hữu là họ Quý, đời sau của Khánh Phụ là họ Mạnh.

Hi Công năm đầu, lấy Vấn Dương và Phí phong cho Quý Hữu. Quý Hữu làm tướng quốc.

Năm thứ 9, Lí Khắc nước Tấn giết vua mình là Hề Tề và Trác Tử. Tề Hoàn Công chỉ huy Hi Công dẹp loạn của Tấn, đến Cao Lương rồi quay về, lập Tấn Huệ Công. Năm thứ 17, Tề Hoàn Công chết. Năm thứ 24, Tấn Văn Công lên ngôi.

Năm thứ 33, Hi Công chết, con là Hưng lên ngôi, đó là Văn Công.

Văn Công năm đầu, thái tử nước Sở là Thương Thần giết vua mình là Thành Vương, lên thay. Năm thứ 3, Văn Công triều kiến Tấn Tương Công.

Năm thứ 11, tháng 10, ngày Giáp Ngọ, Lỗ đánh bại Địch ở Hàm, bắt được Kiều Như của Trường Địch, Phú Phụ Chung Sanh đâm yết hầu của Kiều Như, dùng qua giết chết, chôn đầu ở cửa Tử Câu, lấy hai chữ Kiều Như đặt tên cho Tuyên Bá.

Ngày trước, vào thời của Tống Vũ Công, Sưu Man đánh Tống , tư đồ Hoàng Phụ chỉ huy quân đội chống lại, đánh bại người Địch ở Trường Khâu, bắt được Duyên Tư của Trường Địch. Tấn diệt Lộ, bắt được em Kiều Như là Phần Như. Tề Huệ Công năm thứ 2, Sưu Man đánh Tề, vương tử Thành Phụ của tề bắt được em Kiều Như là Vinh Như, chôn đầu ở cửa bắc. Người Vệ bắt được người em út là Giản Như. Sưu Man từ đó diệt vong.

Năm thứ 15, Quý Văn Tử đi sứ tới Tấn.

Năm thứ 18, tháng 2, Văn Công chết. Văn Công có hai người phi: trưởng phi là người con gái nước Tề là Ai Khương, sinh Tử Ác và Thị; thứ phi là Kính Doanh, được sủng ái, sinh con là Thối. Thối ngầm làm Tương Trọng lung lạc, Tương Trọng muốn lập Thối, Thúc Trọng nói không thể. Tương Trọng thỉnh cầu Tề Huệ Công, Huệ Công vừa mới lên ngôi, muốn kết thân với Lỗ, bèn đống ý. Mùa đông, tháng 10, Tương Trọng giết Tử Ác và Thị rồi lập Thối, đó là Tuyên Công. Ai Khương quay về Tề, đi qua chợ than khóc, nói:

- Trời ơi! Tương Trọng làm việc bất đạo, giết đích lập thứ!

Người ở chợ đều khóc, nên người Lỗ gọi bà ta là “Ai Khương”. Lỗ từ đấy công thất suy vi, Tam Hoàn mạnh lên.

Tuyên Công Thối năm thứ 12, Sở Trang Vương mạnh, vây Trịnh. Trịnh Bá hàng, sau lại tha cho Trịnh.

Năm thứ 18, Tuyên Công chết, con là Thành Công Hắc Quang lên ngôi, đó là Thành Công. Quý Văn Tử nói:

- Kẻ khiến nước ta phải giết đích lập thứ, mất đi sự viện trợ lớn chính là Tương Trọng.

Tương Trọng lập Tuyên Công, Công Tôn Quy Phụ được sủng ái. Tuyên Công muốn trừ bỏ Tam Hoàn, cùng Tấn mưu đánh Tam Hoàn. Gặp lúc Tuyên Công chết, Quý Văn Tử oán Quy Phụ, Quy Phụ chạy đến Tề.

Thành Công năm thứ 2, mùa xuân, Tề đánh và lấy ấp Long của Lỗ. Mùa hạ, công cùng Khích Khắc nước Tấn đánh bại Tề Khoảnh Công ở An, Tề trả lại Lỗ những đất đã xâm chiếm. Năm thứ 4, Thành Công tới Tấn, Tấn Cảnh Công bất kính với Lỗ Công. Lỗ Công muốn phản Tấn hợp với Sở, có người can, nhưng không nghe. Năm thứ 10, Thành Công tới Tấn. Tấn Cảnh Công chết, nhân đó giữ Thành Công ở lại tống tang, Lỗ giấu việc này. Năm thứ 15, lần đầu tiên cùng Ngô Vương Thọ Mộng hội ở Chung Li.

Năm thứ 16, Tuyên Bá nói với Tấn, muốn giết Quý Văn Tử. Văn Tử là người có nghĩa, người Tấn không đồng ý.

Năm thứ 18, Thành Công chết, con là Ngọ lên ngôi, đó là Tương Công. Lúc đó Tương Công mới ba tuổi.

Tương Công năm đầu, Tấn lập Điệu Công. Mùa đông năm trước, Loan Thư nước Tấn giết vua mình là Lệ Công. Năm thứ 4, Tương Công triều kiến Tấn. Năm thứ 5, Quý Văn Tử chết. Trong nhà không có thê thiếp mặc lụa, trong chuồng không có ngựa được ăn thóc, trong kho không có vàng ngọc. Người quân tử nói: “Quý Văn Tử thật liêm trung.”

Năm thứ 9, cùng Tấn đánh Trịnh. Tấn Điệu Công làm lễ đội mũ cho Tương Công ở Vệ, Quý Vũ Tử đi theo, giúp vua hành lễ.

Năm thứ 11, Tam Hoàn chia quân đội làm ba.

Năm thứ 12, triều kiến Tấn. Năm thứ 16, Tấn Bình Công lên ngôi. Năm thứ 21, triều kiến Tấn Bình Công.

Năm thứ 22, Khổng Khâu chào đời.

Năm thứ 25, Thôi Trữ nước Tề giết vua mình là Trang Công, lập em Trang Công là Cảnh Công.

Năm thứ 29, Diên Lăng Quý Tử nước Ngô đi sứ tới Lỗ, hỏi về âm nhạc nhà Chu, hiểu hết ý nghĩa bên trong, người Lỗ kính trọng ông ta.

Năm thứ 31, tháng 6, Tương Công chết. Tháng 9 năm ấy, thái tử chết. Người Lỗ lập con của Tề Quy là Trù làm vua, đó là Chiêu Công.

Chiêu Công lúc đó 19 tuổi, vẫn còn có suy nghĩ của trẻ con. Mục Thúc không muốn lập, nói:

- Thái tử chết, nếu còn có em cùng mẹ thì có thể lập, nếu không còn thì lập con trưởng trong các con khác mẹ. Nếu cùng tuổi thì lựa chọn theo tài năng, cùng tài năng thì bói rùa. Nay Trù không phải dòng đích, vả lại lúc ở tang trong lòng không đau buồn, trái lại có vẻ mừng rỡ, nếu quả thực lập lên, nhất định sẽ là nỗi lo của họ Quý.

Quý Vũ Tử không nghe, rút cuộc lập Trù. Đến khi chôn cất, Chiêu Công ba lần thay đổi tang phục. Người quân tử nói: “Người đó chết không yên.”

Chiêu Công năm thứ 3, triều kiến Tấn, đến sông Hà, Tấn Bình Công từ chối quay về, Lỗ lấy làm hổ thẹn. Năm thứ 4, Sở Linh Vương hội chư hầu ở Thân, Chiêu Công cáo bệnh không đến. Năm thứ 7, Quý Vũ Tử chết. Năm thứ 8, Sở Linh Vương dựng xong đài Chương Hoa, gọi Chiêu Công đến. Chiêu Công đến chúc mừng, ban cho Chiêu Công vật quý; sau đó hối hận, lại lấy trộm về. Năm thứ 12, triều kiến Tấn, đến sông Hà, Tấn Bình Công từ chối quay về. Năm thứ 13, công tử nước Sở là Khí Tật giết vua mình là Linh Vương, lên thay. Năm thứ 15, triều kiến Tấn, Tấn giữ công ở lại để chôn theo Tấn Chiêu Công, Lỗ lấy làm hổ thẹn. Năm thứ 20, Tề Cảnh Công cùng Án Tử đi săn ở biên cảnh, nhân đó vào Lỗ hỏi về lễ. Năm thứ 21, triều kiến Tấn đến sông Hà, Tấn từ chối quay về.

Năm thứ 25, mùa xuân, chim sáo đến làm tổ. Sư Kỉ nói:

- Thời Văn, Thành có bài đồng dao nói “Chim sáo đến làm tổ, công ở Kiền Hầu. Chim sáo đến ở, công ở ngoài đồng.”

Họ Quý cùng họ Hậu chọi gà, họ Quý mặc giáp cho gà, họ Hậu lấy vàng bọc móng gà. Quý Bình Tử nổi giận mà xâm phạm họ Hậu, Hậu Chiêu Bá cũng giận Bình Tử. Em của Tang Chiêu Bá là Hội đặt điều nói xấu họ Tang, trốn ở trong nhà họ Quý, Tang Chiêu Bá bắt giam người nhà họ Quý. Quý Bình Tử nổi giận, bắt giam đại thần của họ Tang. Hai họ Tang, Hậu do đó cáp cấp Chiêu Công. Tháng 9, ngày Mậu Tuất, Chiêu Công đánh họ Quý, bèn vào trong nhà họ Quý. Bình Tử leo lên đài cầu xin rằng:

- Bệ hạ tin lời gièm pha mà không xét tội của thần, lại khiển trách thần, xin được dời đến bờ sông Nghi.

Không đồng ý. Xin được giam ở Phí, không đồng ý. Xin được lấy năm cỗ xe để lưu vong, không đồng ný. Tử Gia Câu nói:

- Bệ hạ hãy đồng ý cho ông ta. Chính sự ở trong tay họ Quý đã lâu, đồ đảng rất nhiều, bọn chúng sẽ hợp mưu.

Không nghe. Họ Hậu nói:

- Nhất định phải giết hắn.

Bề tôi của họ Thúc Tôn là Lệ nói với đồ đảng của mình rằng:

- Không có họ Quý và có họ Quý, cái gì có lợi?

Đều nói:

- Không có họ Quý thì không có họ Thúc Tôn.

Lệ nói:

- Phải, hãy cứu họ Quý!

Bèn đánh bại quân đội của công. Mạnh Ý Tử nghe nói họ Thúc Tôn đánh thắng, cũng giết Hậu Chiêu Bá. Hậu Chiêu Bá là sứ giả công phái đến nhà Mạnh, cho nên họ Mạnh mới giết được. Ba nhà cùng đánh công, công bèn bỏ chạy. Ngày Kỷ Hợi, công đến Tề. Tề Cảnh Công nói:

- Xin cấp 1000 xã để tiếp đãi nhà vua.

Tử Gia nói:

- Tề Cảnh Công không đáng tin, chẳng bằng sớm đến Tấn.

Không nghe theo. Thúc Tôn đến Tề gặp công, quay về Lỗ gặp Bình Tử, Bình Tử khấu đầu. Lúc đầu muốn đón Chiêu Công, Mạnh Tôn và Quý Tôn sau lại hối hận, bèn thôi.

Năm thứ 26, Tề đánh Lỗ, lấy ấp Vận mà cho Chiêu Công sống ở đấy. Mùa hạ, Tề Cảnh Công định đưa công về nước, ra lệnh không được nhận hối lộ của Lỗ. Thân Phong và Nhữ Cổ cho bề tôi của Tề là Cao Hột và Tử Tướng 5000 dữu thóc. Tử Tướng nói với Tề Hầu rằng:

- Quần thần không thể thờ vua Lỗ, là vì có điều quái dị. Tống Nguyên Công vì Lỗ tới Tấn để cầu xin Tấn đưa Chiêu Công về nước, thì chết giữa đường. Thúc Tôn Chiêu Tử cầu xin đưa vua mình về nước, không bệnh mà chết. Không hiểu trời đã quên nước Lỗ hay tại vua Lỗ đắc tội với quỷ thần? Xin bệ hạ hãy đợi.

Tề Cảnh Công nghe theo.

Năm thứ 28, Chiêu Công tới Tấn, xin được lưu vong. Quý Bình Tử hối lộ lục khanh của Tấn, lục khanh nhận của cải của họ Quý, can vua Tấn, vua Tấn bèn thôi, cho Chiêu Công sống ở Kiền Hầu. Năm thứ 29, Chiêu Công tới Vận. Tề Cảnh Công sai người ban cho Chiêu Công một bức thư, trong thư gọi Chiêu Công là “chủ quân”. Chiêu Công lấy làm sỉ nhục, giận rồi đến Kiền Hầu. Năm thứ 31, Tấn muốn đưa Chiêu Công về nước, bèn gọi Quý Bình Tử. Bình Tử mặc áo vải, đi chân đất, nhờ lục khanh tạ tội giúp mình. Lục khanh thay Bình Tử nói rằng:

- Tấn mua đưa Chiêu Công về nước nhưng dân Lỗ không nghe theo.

Người Tấn bèn thôi. Năm thứ 32, Chiêu Công chết ở Kiền Hầu. Người Lỗ cùng lập em Chiêu Công là Tống làm vua, đó là Định Công.

Định Công lên ngôi, Triệu Giản Tử hỏi Sử Mặc rằng:

- Họ Quý sẽ bị diệt vong chăng?

Sử Mặc đáp rằng:

- Không thể bị diệt vong. Quý Hữu có đại công với Lỗ, nhận ấp Phí làm thượng khanh, đến Văn Tử, Vũ Tử, cơ nghiệp nối đời tăng lên. Lỗ Văn Công chết, ở cửa đông bèn giết đích lập thứ, vua Lỗ từ đó mất quốc chính. Chính sự năm trong tay họ Quý, tới nay đã bốn đời rồi. Dân không biết vua, vua làm sao có được nước! Do đó làm vua phải coi trọng lễ khí và tước hiệu, không thể để người khác mượn.

Định Công năm thứ 5, Quý Bình Tử chết. Dương Hổ vì tư thù mà nổi giận, bỏ tù Hoàn Tử, cùng Hoàn tử ăn thề, rồi mới thả. Năm thứ 7, Tề đánh Lỗ, chiếm Vận, Dương Hổ lấy đó làm ấp của mình mà xử lí chính sự ở đó. Năm thứ 8, Dương Hổ muốn giết hết con đích của Tam Hoàn, mà đổi lập những con thứ có quan hệ mật thiết với mình để thay những con đích; Dương Hổ định cho xe đến đón Quý Hoàn Tử rồi giết đi, Hoàn Tử dùng mưu nên thoát được. Tam Hoàn cùng đánh Dương Hổ, Dương Hổ đến sống ở Dương Quan. Năm thứ 9, Lỗ đánh Dương Hổ, Dương Hổ chạy đến Tề, rồi chạy đến họ Triệu ở Tấn.

Năm thứ 10, Định Công cùng Tề Cảnh Công hội ở Giáp Cốc, Khổng Tử đi theo giúp việc. Tề muốn đánh úp vua Lỗ, Khổng Tử dựa theo lễ đi lên các bậc thềm, dẹp dâm nhạc của Tề, Tề Hầu sợ, bèn thôi, trả lại Lỗ những đất đã xâm chiếm rồi tạ tội. Năm thứ 12, sai Trọng Do phá hủy thành của Tam Hoàn, thu giữ giáp trụ, binh khí của họ. Họ Mạnh không đồng ý phá hủy thành của mình, đánh họ Mạnh, không thắng, bèn dừng. Quý Hoàn Tử nhận nhạc nữ của Tề, Khổng Tử bỏ đi.

Năm thứ 15, Định Công chết, con là Tương lên ngôi, đó là Ai Công.

Ai Công năm thứ 5, Tề Cảnh Công chết. Năm thứ 6, Điền Khất nước Tề giết vua mình là Nhụ Tử.

Năm thứ 7, Ngô Vương Phù Sai mạnh, đánh Tề, đến Tăng, đòi Lỗ bách lao. Quý Khang Tử sai Tử Công khuyên Ngô Vương và thái tể Phỉ, lấy lễ khuất phục họ. Ngô Vương nói:

- Ta là kẻ săm mình, không thể dùng lễ yêu cầu ta.

Bèn thôi.

Ngô giúp Trâu đánh Lỗ, đến dưới chân thành, thề rồi bỏ đi. Tề đánh Lỗ, lấy 3 ấp. Năm thứ 10, đánh biên giới phía nam của Tề.

Tề đánh Lỗ. Họ Quý dùng Nhiễm Hữu có công, nghĩ đến Khổng Tử, Khổng Tử từ Vệ quay về Lỗ. Điền Thường nước Tề giết vua mình là Giản Công ở Thư Châu. Khổng Tử xin đánh Điền Thường, Ai Công không nghe.

Năm thứ 15, sai Tử Phục Cảnh Bá làm sứ thần, Tử Cống làm phó sứ, đến Tề, Tề trả lại Lỗ những đất đã xâm chiếm. Điền Thường lần đầu tiên làm tướng quốc, muốn kết thân chư hầu.

Năm thứ 16, Khổng Tử chết.

Năm thứ 22, Việt Vương Câu Tiễn diệt Ngô Vương Phù Sai.

Năm thứ 27, mùa xuân, Quý Khang Tử chết. Mùa hạ, Ai Công lo Tam Hoàng, muốn nhờ chư hầu uy hiếp họ, Tam Hoàn cũng lo công gây khó dễ cho mình, cho nên vua tôi có nhiều hiềm khích. Công đi chơi ở Lăng Phản, trên đường gặp Mạnh Vũ Bá, nói:

- Xin hỏi ta sắp chết chưa?

Đáp rằng:

- Không biết.

Công muốn dựa vào Việt đánh Tam Hoàn. Tháng 8, Ai Công tới nhà họ Hình. Tam Hoàn đánh công, công chạy đến Vệ, rồi bỏ tới Trâu, cuối cùng tới Việt. Người Lỗ lại đón Ai Công về, chết ở nhà họ Hữu Sơn. Con là Ninh lên ngôi, đó là Điệu Công.

Thời Điệu Công, Tam Hoàn cường thịnh, còn vua Lỗ giống như tiểu hầu, địa vị thấp hơn Tam Hoàn.

Năm thứ 13, Tam Tấn diệt Trí Bá, chia đất của Trí Bá rồi chiếm lấy.

Năm thứ 37, Điệu Công chết, con là Gia lên ngôi, đó là Nguyên Công. Nguyên Công năm thứ 21 chết, con là Hiển lên ngôi, đó là Mục Công. Mục Công năm thứ 33 chết, con là Phấn lên ngôi, đó là Cung Công. Cung Công năm thứ 22 chết, con là Truân lên ngôi, đó là Khang Công. Khang Công năm thứ 9 chết, con là Yển lên ngôi, đó là Cảnh Công. Cảnh Công năm thứ 29 chết, con là Thúc lên ngôi, đó là Bình Công. Lúc đó sáu nước đều xưng vương.

Bình Công năm thứ 12, Tần Huệ Vương chết. Năm thứ 20, Bình Công chết, con là Cổ lên ngôi, đó là Văn Công. Văn Công năm đầu, Sở Hoài Vương chết ở Tần. Năm thứ 23, Văn Công chết, con là Thù lên ngôi, đó là Khoảnh Công.

Khoảnh Công năm thứ 2, Tần lấy được Dĩnh của Sở, Sở Khoảnh Vương dời đô sang phía đông tới Trần. Năm thứ 19, Sở đánh Lỗ, lấy Từ Châu. Năm thứ 24, Sở Khảo Liệt Vương đánh và diệt Lỗ. Khoảng Công chạy trốn, dời tới ấp Hạ, làm thường dân, Lỗ tuyệt tự. Khoảnh Công chết ở Kha.

Lỗ bắt đầu từ Chu Công đến Khoảnh Công, tổng cộng 34 đời.

Thái Sử Công nói: Tôi nghe Khổng Tử nói rằng “Đạo của Lỗ suy vi lắm rồi! Ở miền sông Thù, sông Tứ người ta tranh biện không dứt.” Xem thời Khánh Phụ, Thúc Nha và Mẫn Công, đấy chẳng phải là loạn hay sao? Việc của đời Ẩn, Hoàn; Tương Trọng giết đích lập thứ; ba nhà quay mặt về phía bắc xưng thần, tự mình đánh Chiêu Công, Chiêu Công phải bỏ chạy. Họ vái nhường thì tuân theo lễ, nhưng làm việc sao lại trái với lễ vậy?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sử ký - Tam đại Hạ - Ân - Chu bản kỉ

Dịch giả: Tích Dã

Hán - Tư Mã Thiên soạn

Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải

Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa

Hạ bản kỉ

Vua Vũ của nhà Hạ, Thụy pháp chép: "Nhận ngôi vua thành công gọi là 'Vũ'". Chính nghĩa: Hạ là tên nước phong của vua Vũ. Đế vương kỉ chép: "Vũ nhận đất phong làm Hạ Bá, ở phía nam cõi ngoài châu Dự, là huyện Dương Trạch quận Hà Nam ngày nay". tên là Văn Mệnh. Sách ẩn: Thượng thư chép: "Đức của Văn Mệnh truyền đến bốn cõi". Khổng An Quốc nói: "Truyền văn hóa đức mệnh ra ngoài". Không nói (Văn Mệnh) là tên của vua Vũ. Thái sử công đều cho là Phóng Huân, Trùng Hoa, Văn Mệnh là tên của Nghiêu, Thuấn, Vũ, đấy chưa hẳn là đúng. Khổng Tử nói: "Họ Ngu, tên Thuấn", vậy thì Nghiêu, Vũ, Thang đều là tên gọi. Có lẽ thời xưa hiệu của đế vương đều lấy từ tên gọi, đời sau lại theo đức hạnh của mỗi vua mà đặt tên thụy. Thực ra Vũ là tên. Cho nên Trương Yến nói: "Từ thời vua Thiếu Hạo về trước, hiệu của thiên hạ lấy theo tên đức của vua, từ thời vua Chuyên Húc về sau, hiệu của thiên hạ lại lấy theo tên gọi của vua". Lại xét: Hệ bản chép: "Cổn có lấy người con gái họ Tân tên là Nữ Chí, sinh ra vua Cao Mật". Tống Suy nói: "Cao Mật là nước phong của vua Vũ". Chính nghĩa: Đế vương kỉ chép: "Vợ của Cổn tên là Tu Kỉ thấy sao băng xuyên qua sao mão, nằm mơ cảm thai, lại nuốt hạt ngọc ý dĩ thần, ngực tách ra mà sinh ra Vũ, đặt tên là Văn Mệnh, tên chữ là Mật, thân dài chín thước hai tấc, vốn là người Di miền tây". Đại đái lễ chép: "Cháu của Cao Dương, con của Cổn, tên là Văn Mệnh". Thục vương bản kỉ của Dương Hùng chép: "Vũ vốn là người huyện Quảng Nhu quận Vấn Sơn, sinh ở núi Thạch Nữu". Quát địa chí chép: "Núi Thạch Nữu huyện Vấn Xuyên châu Mậu tại phía tây huyện bảy mươi ba dặm". Hoa Dương quốc chí chép: "Nay người Di cùng giữ đất ấy, trong khoảng trăm dặm không ai dám làm nhà ở đấy, đến nay vẫn không dám thả lục súc". Xét: Huyện Quảng Nhu, nhà Tùy đổi tên là huyện Vấn Xuyên. Cha của Vũ là Cổn, cha của Cổn là vua Chuyên Húc, Sách ẩn: Hoàng Phủ Mật chép: "Cổn là con của vua Chuyên Húc, tên chữ là Hi". Lại nữa Liên sơn dịch chép: "Cổn được phong ở núi Sùng", cho nên Quốc ngữ chép: "Sùng Bá tên là Cổn". Hệ bản cũng cho rằng Cổn là con của Chuyên Húc. Hán thư luật lịch chí lại chép: "Sau vua Chuyên Húc năm đời thì sinh ra Cổn". Xét: Cổn đã làm quan cho vua Nghiêu, chênh lệnh với thời vua Thuấn, mà Thuấn là cháu đời thứ sáu của Chuyên Húc, vậy thì Cổn chẳng phải là con của Chuyên Húc. Có lẽ lời của họ Ban gần với sự thật. cha của Chuyên Húc là Xương Ý, cha của Xương Ý là Hoàng Đế. Vũ là cháu chút của Hoàng Đế và cháu của vua Chuyên Húc. Ông nội của Vũ là Xương Ý và cha là Cổn đều không được nắm ngôi vua, làm bầy tôi. Ở vào thời vua Nghiêu, nước lụt tày trời, mênh mông ngập núi tràn gò, dân chúng lo sợ. Vua Nghiêu tìm người biết ngăn nước lụt, bầy tôi tứ nhạc đều nói là Cổn làm được. Nghiêu nói: "Cổn là người trái lệnh diệt tộc, không được". Tứ nhạc nói: "Chúng tôi chẳng ai giỏi bằng Cổn, mong vua thử hắn". Do đó Nghiêu nghe lời tứ nhạc, dùng Cổn ngăn lụt. Cổn làm chín năm mà nướt lụt không ngừng, công lao chẳng thành. Do đó vua Nghiêu lại tìm người, lại được Thuấn. Thuấn được chọn, nắm chính sự của thiên hạ, tuần thú, di xem chỗ Cổn trị thủy không có công trạng, bèn giết chết Cổn là núi Vũ. Chính nghĩa: Cổn ở núi Vũ hóa thành con hùng vàng, chạy vào suối ở núi Vũ, hạ ba tay xuống thành ba cái chân". Phát mông kí của của Đông Thệ chép: "Con miết có ba chân gọi là 'hùng'". Thiên hạ đều cho rằng Thuấn giết Cổn là phải. Do đó Thuấn chọn con Cổn là Vũ và sai thay nghiệp của Cổn.

Nghiêu băng, vua Thuấn hỏi tứ nhạc rằng: "Ai giúp việc cho Nghiêu thành công mà làm quan được"? Tứ nhạc đều nói: "Bá Vũ làm Tư không, có thể thành công đẹp của Nghiêu". Thuấn nói: "Ồ, được"! Lệnh cho Vũ nói: "Mi dẹp bằng đất nước, phải cố gắng lên". Vũ bái tạ cúi đầu, nhường cho Tiết, Hậu Tắc, Cao Dao. Thuấn nói: "Mi đến xem việc ấy đi thôi".

Vũ là người nhanh nhẹn chăm chỉ, đức của Vũ không trái, có nhân mà dễ gần, lời nói đáng tin, tiếng ra như âm luật, thân mình như phép tắc. Đã ra làm thì hăng hăng hái hái, đúng lề đúng thói.

Vũ bèn cùng với Ích, Hậu Tắc vâng mệnh vua, sai chư hầu trăm họ cho người đến để chia coi đất đai, lên núi chặt gỗ, sửa định núi cao sông lớn. Tập giải: Mã Dung nói: "Sắp đặt lại việc cúng tế sai sót mà mình thấy". Vũ thương tiên nhân là Cổn làm không thành công mà bị giết, bèn lao thân khổ tứ, ở ngoài mười ba năm, qua cửa nhà không dám vào. Ăn cơm ít mặc áo mỏng, tỏ đạo hiếu với quỷ thần. Tập giải: Mã Dung nói: "Cúng tế sạch đẹp". Làm nhà cửa thấp bé để dốc của cải làm kênh rãnh. Tập giải: Họ Bao nói: "Cách một dặm thì làm một cái giếng, trong giếng có rãnh, rãnh sâu rộng bốn thước. Cách mười dặm lại đắp thành, trong thành có rạch, rạch sâu rộng tám thước". Đi bộ thì ngồi xe, đi sông thì cưỡi thuyền, lướt bùn thì dẫm khiêu, đi núi thì xỏ hài, bên trái nắm dây, bên phải cầm khuôn, dựa theo bốn mùa để mở chín châu, thông chín đường, đắp chín đầm, qua chín núi. Sai người cấp thêm lúa cho dân chúng, trồng được nơi ẩm ướt. Lại sai Hậu Tắc cấp những đồ ăn khó tìm. Đồ ăn ít, đem những đồ thừa phát cho nhau để chia đều cho chư hầu. Vũ lại đi xem từng vùng đất để đặt ra phép cống nạp cho đúng hợp và chọn những chỗ tiện lợi của sông núi.

Do đó chín châu hòa đồng, bốn góc được yên, chín núi được thờ, Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Các ngọn núi trong chín châu đã được mở đường mà đến cúng tế". chín sông chảy suốt, Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Sông trong chín châu đã chín đầm được vét và không ứ tắc".. Bốn cõi chung hội. Sáu vật được sửa. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Lục phủ là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, lúa". Đất đai bằng phẳng, thuế cống vừa phải, đều theo luật tam nhưỡng mà cống nạp. Tập giải: Trịnh Huyền nói: "Tam nhưỡng là đất có ba bậc thượng, trung, hạ". Người Trung Quốc được phong họ, đất. Chư hầu nghe theo, không trái mệnh vua. Tập giải: Trịnh Huyền nói: "Trung Quốc là chín châu. Thiên tử đã dựng nước, chư hầu được phong đất, được ban họ, kính theo đức hạnh của thiên tử, lại không làm trái chính giao của thiên tử".

Vua Thuấn cử Vũ với trời, làm người nối ngôi. Năm thứ mười bảy thì vua Thuấn băng. Để tang ba năm xong, Vũ nhường ngôi cho con của Thuấn là Thương Quân ở Dương Thành. Tập giải: Lưu Hi nói: "Là huyện Dương Thành quận Dĩnh Xuyên ngày nay". Chư hầu thiên hạ đều bỏ Thương Quân mà theo Vũ. Do đó Vũ bèn lên ngôi thiên tử, Tập giải: Hoàng Phủ Mật nói: "Đóng đô ở Bình Dương, có người nói là ở An Ấp, có kẻ nói là ở Tấn Dương". ngoảnh mặt về phía nam mà nhìn về thiên hạ, gọi tên nước là Hạ Hậu họ là họ Tự. Lễ vĩ chép: "Tổ tiên vì nuốt quả ý dĩ mà sinh ra Vũ".

Vua Vũ đã lập rồi cử lấy Cao Dao, lại trao chính sự cho Cao Dao, nhưng vừa lúc Cao Dao chết. Chính nghĩa: Đế vương kỉ chép: "Cao Dao sinh ở Khúc Phủ. Khúc Phụ là chỗ cong (hình trăng khuyết), cho nên vua Nghiêu nhân đó ban cho Cao Dao lấy họ Yển. Vua Nghiêu truyền ngôi cho Thuấn, sai làm quan Sĩ (chủ việc hình pháp). Vua Thuấn truyền cho Vũ, Vũ lên ngôi vua, vì thấy Cao Dao là người hiền nhất, cử Cao Dao với trời, sắp có ý truyền ngôi cho. Chưa kịp truyền ngôi thì vừa lúc Cao Dao chết". Quát địa lí chép: "Mộ của Cao Dao ở phía đông thành Lục phía nam huyện An Phong châu Thọ một trăm ba mươi dặm, là ngôi mộ lớn ở trong bờ Đông Đô". Phong dòng dõi của Cao Dao ở đất Anh, đất Lục, Tập giải: Từ Quảng nói: "Sử kí chép là 'Anh', do đó Anh Bố là dòng dõi của họ". Sách ẩn: Địa lí chí chép: "Huyện Lục quận Lục An là chỗ mà dòng dõi Cao Dao họ Yển được phong. Còn đất Anh thì khuyết, không biết ở đâu, cho rằng Kình Bố là dòng dõi của họ". Chính nghĩa: "Huyện Cố Thủy châu Quang vốn là nước Lục thời Xuân thu, họ Yển, dòng dõi của Cao Dao". Tả truyện chép: "Vua Sở tên là Tiếp diệt nước Lục". Thái Khang địa chép: "Nước Lục lúc đầu ở huyện cũ Nam Dương, là thành Hồ cũ thuộc huyện Yển châu Dự, sau dời đến đấy". Quát địa chí chép: "Nước Lục xưa tại phía nam huyện An Phong châu Thọ một trăm ba mươi hai dặm. Theo kinh Xuân thu chép rằng vào mùa thu năm thứ năm thời Lỗ Văn Công thì Sở Thành Vương đại diệt nước Lục". có người được phong ở đất Hứa. Tập giải: Hoàng lãm chép: "Mộ của Cao Dao ở huyện Lục quận Lư Giang". Sách ẩn: Quát địa chí chép: "Thành Hứa cũ tại phía nam huyện Hứa Xương châu Hứa ba mươi dặm, vốn là huyện Hứa thời Hán, là nước Hứa cũ". Rồi sau đó cử Ích nắm chính sự.

Năm thứ mười, vua Vũ đi tuần thú miền đông, đến tại núi Cối Kê thì băng. Tập giải: Hoàng Phủ Mật nói: "Vũ thọ hơn trăm tuổi". trao thiên hạ cho Ích. Để tang ba năm xong, Ích nhường ngôi cho con Vũ là Khải, rồi tránh đến ở tại phía nam núi Kì. Tập giải: Mạnh Tử chép 'phía nam núi' là 'phía bắc núi'. Lưu Hi nói: "Ở phía bắc núi Sùng Cao". Chính nghĩa: Xét phía bắc núi là đất Dương Thành. Quát địa chí chép: "Huyện Dương Thành ở phía bắc núi Kì ba mươi dặm". Lại sợ rằng chữ 'Kì' là lầm, vốn là chữ 'Tung', vì chữ giống nhau. Huyện Dương Thành ở phía nam núi Tung hai mươi ba dặm, tức là phía nam núi Tung". Con vua Vũ là Khải hiền, thiên hạ liền theo ý. Kịp lúc vua Vũ băng, dẫu truyền ngôi cho Ích nhưng Ích giúp vua Vũ ngày càng kém, thiên hạ chưa hòa. Cho nên chư hầu đều bỏ Ích mà theo Khải, nói: "Vua ta là con của vua Vũ". Do đó Khải bèn lên ngôi thiên tử, đấy là vua Khải nhà Hạ Hậu.

Vua Khải nhà Hạ Hậu là con của vua Vũ, mẹ là con gái của họ Đồ Sơn.

Họ Hữu Hỗ không phục, Tập giải: Địa lí chí chép: "Huyện Hộ quận Phù Phong là nước Hỗ xưa". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Huyện Hộ phía nam châu Ung là nước Hỗ xưa". Địa lí chí chép: "Huyện Hộ là nước Hỗ xưa, có đình Hộ". Huấn toản chép: "Ba chữ Hộ, Hỗ, Hô đều là chỉ một nước, vì xưa nay dùng chữ không giống nhau mà thôi". Khải đánh họ, đại chiến ở đất Cam. Tập giải: Mã Dung nói: "Đất Cam là chỗ ngoài phía nam của họ Hữu Hỗ". Sách ẩn: Chỗ mà vua Khải nhà Hạ đánh là đình Cam phía nam huyện Hộ ngày nay. Sắp đánh, vua Khải tác bài văn 'Cam thệ', lại gọi lục khanh đến bày tỏ. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Sáu quân của thiên tử, tướng của chúng đều gọi là khanh". Vua Khải nói: "Hê! Những kẻ coi sáu việc, Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Đều nắm việc quân, cho nên nói là 'sáu việc'. ta thề báo cho các ngươi rằng: họ Hữu Hỗ uy hiếp ngũ hành, vứt bỏ tam chính, Tập giải: Trịnh Huyền nói: "Ngũ hành là cái thịnh đức của bốn mùa luân chuyển. Uy hiếp là làm trái ngũ hành. Tam chính là đạo chính của trời, đất, người". Thiên tử phải cắt đứt mạng nó. Nay ta cùng các ngươi thay trời phạt nó. Nếu kẻ bên trái không đánh địch bên trái, kẻ bên phải không đánh địch bên phải là kẻ đó không vâng mệnh. Nếu kẻ đánh xe ngựa mà không khiển ngựa thì kẻ đó không vâng mệnh. Nếu vâng mệnh thì thưởng ở miếu tổ. Nếu không vâng mệnh thì giết ở miếu xã, ta cũng giết cả vợ con kẻ đó". Rút cuộc diệt họ Hữu Hỗ. Thiên hạ đều theo về.

Vua Khải nhà Hạ Hậu băng, Tập giải: Từ Quảng nói: "Hoàng Phủ Mật cho rằng vua Khải nhà Hạ lên ngôi vào ngày giáp thìn, ngày quý sửu năm thứ mười thì băng". con là vua Thái Khang lập. Vua Thái Khang mất nước, Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Vui chơi săn bắt ở ruộng, không lo việc dân, bị Hậu Nghệ đuổi, không về nước được". năm người anh em dừng ở đất Lạc Nhuế, tác bài hát 'Ngũ tử'. Tâp giải: Khổng An Quốc nói: "Năm anh em của vua Thái Khang cùng mẹ mình đợi vua Thái Khang ở phía bắc sông Lạc, oán mình không về được, cho nên tác bài ca này".

Vua Thái Khang băng, em giữa là Trung Khang lập, đấy là vua Trung Khang. Vào thời vua Trung Khang, Hi-Hòa say đắm, bỏ bê việc chép ngày tháng. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Họ Hi, họ Hòa là quan coi bốn mùa trời đất. Sau thời vua Thái Khang, Hi-Hòa say đắm bởi rượu, làm loạn lịch trời, ruồng bỏ giáp ất". Dận vâng mệnh đánh Hi-Hòa, tác bài văn 'Dận chinh'. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Vua của nước Dận vâng mệnh đến đánh Hi-Hòa". Trịnh Huyền nói: "Dận là tên một bầy tôi".

Vua Trung Khang băng, con là vua Tương lập. Vua Tương băng, con là vua Thiếu Khang lập. Sách ẩn: Tả truyện chép Ngụy Trang Tử nói: "Ngày xưa vào buổi nhà Hạ suy, Hậu Nghệ từ ấp Tư dời sang ấp Cùng Thạch, dựa vào nhà Hạ thay ngôi nhà Hạ. Hậu Nghệ dựa vào tài bắn tên của mình, không sửa việc dân mà lại tin nghe lời kẻ gièm pha họ Bá Minh tên là Hàn Trác. Trác giết Nghệ, nấu chín cho con của Nghệ ăn, con không nỡ ăn, bèn giết ở cửa Cùng. Trác nhân đó lấy vợ của Nghệ sinh ra Kiêu và Ế, sai Kiêu diệt họ Châm Quán và họ Châm Tầm, còn Tương bị Kiêu giết, vợ là Hậu Mân chạy về nước Hữu Nhưng, sinh ra Thiếu Khang. Có bầy tôi nhà Hạ tên là Mĩ từ nước Hữu Cách thu dân còn sót của hai nước để giết Trác mà lập Thiếu Khang. Thiếu Khang giết Kiêu ở ấp Quá; Hậu Trữ giết Ế ở ấp Qua. Nước Hữu Cùng bèn mất". Vậy thì vua Tương tự bị soán ngôi mà bị giết, trung gian còn qua hai đời là Nghệ , Trác, có lẽ khoảng ba chục năm. Mà bản kỉ này không chép ra, lại chép thẳng là 'vua Tương băng, con là Thiếu Khang lập', thật là quá sơ sài. Chính nghĩa: Đế vương kỉ chép: "Hậu Nghệ họ Hữu Cùng không biết tổ tiên họ gì, từ đời vua Khốc về trước thì nắm chức Xạ chính (dạy bắn tên). Đến đời vua Khốc, ban cho cung đỏ tên trắng, phong ở ấp Tư, làm quan Tư xạ của vua Khốc. Trải qua thời nhà Ngu đến nhà Hạ, bấy giờ Nghệ học nghề bắn tên từ Cát Phủ, tay Nghệ dài, cho nên bắn tên giỏi mà nổi tiếng. Kịp lúc nhà Hạ suy, Nghệ từ ấp Tư dời đến ấp Cùng Thạch, dựa vào người Hạ mà lấy ngôi vua nhà Hạ. Vua Tương dời đến ấp Thương Khâu, nương vào chư hầu cùng họ là Châm Tầm. Nghệ ỷ vào tài bắn tên, không sửa việc dân, chìm đắm trong việc săn bắn ở ngoài ruộng, bỏ bầy tôi giỏi là Vũ La, Bá Nhân, Hùng Khôn, Bàng Ngữ mà tin Hàn Trác. Hàn Trác là kẻ nịnh nọt của họ Bá Minh. Họ Bá Minh sau đó vì Hàn Trác hay nịnh mà bỏ hắn, nhưng Nghệ dùng Hàn Trác làm Tể tướng của mình. Hàn Trác giết Nghệ ở ấp Đào Ngô rồi nấu chín cho con Nghệ ăn, con Nghệ không nỡ ăn thịt cha mình, chết ở cửa Cùng. Trác bèn chiếm lấy nhà Hạ, lập làm vua. Hàn Trác lấy hiệu nước là Hữu Cùng, lấy vợ của Nghệ sinh ra Ngạo và Ế. Ngạo sức khỏe, có thể đi thuyền trên đất đá, sai Ngạo đem quân diệt Châm Quán, Châm Tầm, giết vua Tương nhà Hạ, phong Ngạo ở ấp Quá, phong Ế ở ấp Qua. Hàn Trác cậy trí lực, không lo việc dân. Lúc trước vào buổi Ngạo giết vua Tương, có vợ của vua Tương là con gái họ Hữu Nhưng tên là Hậu Mân chạy về ấp Hữu Nhưng, sinh ra Thiếu Khang. Buổi đầu có bầy tôi cũ của nhà Hạ tên là Mĩ giúp Nghệ , sau khi Nghệ chết, trốn về ấp Hữu Cách, thu dân còn sót của hai nước Châm-Tầm mà đi giết Hàn Trác, lập Thiếu Khang, diệt Ngạo ở ấp Quá; Hậu Trữ giết Ế ở ấp Qua, nước Hữu Cùng bèn mất". Xét: Vua Tương bị cướp ngôi, trải hai đời Nghệ - Trác là bốn mươi năm mà bản kỉ không chép, cũng là chỗ mà Tư Mã Thiên chép sơ lược. Ngạo, âm là 'ngũ cáo phiên'. Ế, âm là 'hứa khí phiên'. Quát địa chí chép: "Ấp Tư cũ tại phía đông huyện Vi châu Hoạt mười dặm". Tấn địa kí chép: "Quận Hà Nam có hang Cùng, có lẽ vốn là chỗ mà họ Hữu Cùng chuyển đến ở". Quát địa chí chép: "Ấp Thương Khâu thuộc châu Tống ngày nay. Ấp Châm Quán xưa tại phía đông huyện Thọ Quang châu Thanh năm mươi tư dặm. Ấp Châm Tầm xưa là huyện Bắc Hải châu Thanh ngày nay. Đình Quá Hương tại phía tây bắc huyện Dịch châu Lai hai mươi dặm vốn là nước Quá xưa. Ấp Hữu Cách cũ tại huyện Mật châu Lạc. Đỗ Dự nói là tên nước, là huyện Cách quận Bình Nguyên ngày nay". Nước Qua tại vùng Tấn-Trịnh. Nước Hàn là đình Hàn ở phía đông huyện Bình Thọ quận Bắc Hải. Họ Bá Minh là vua nước Hàn. Thần Toản nói: "Ấp Châm Tầm tại quận Hà Nam, có lẽ sau này dời đến quận Bắc Hải. Có bài văn cổ trong ngôi mộ ở huyện Cấp chép rằng: "Vua Thái Khang cư ở ấp Châm Tầm, Nghệ cũng trú ở đó, vua Kiệt cũng ở đây". Thượng thư chép: "Thái Khang mất nước, năm người anh em đợi ở Lạc Nhuế". Tức là vua Thái Khang ở chỗ gần sông Lạc. Lại nữa Ngô Khởi đáp Ngụy Vũ Hầu rằng: "Chỗ ở của vua Kiệt nhà Hạ, bên trái là sông Hà, sông Tế, bên phải là núi Thái Hoa, cửa Y ở phía nam, núi Dương Tràng ở phía bắc". Lại nữa Chu thư độ ấp biên chép: "Ta chọn chỗ dựa vào nơi ở cua vua Kiệt nhà Hạ". Tức là quận Hà Nam. Quát địa chí chép: "Ấp Tầm cũ tại phía tây nam huyện Củng châu Lạc năm mươi tám dặm, có lẽ là chỗ vua Kiệt ở. Huyện Dương Trạch lại là chỗ Vũ được phong, làm Hạ Bá.

Vua Thiếu Khang băng, con là vua Trữ lập. Sách ẩn: Đọc là 'trữ'. Tả truyện chép: "Trữ diệt Ế ở ấp Qua". Quốc ngữ chép: "Trữ có thể noi theo Vũ". Vua Trữ băng, con là vua Hòe lập. Vua Hòe băng, con là vua Mang lập. Vua Mang băng, con là vua Tiết lập. Vua Tiết băng, con là vua Bất Giáng lập. Vua Bất Giáng băng, em là vua Quynh lập. Vua Quynh băng, con là vua Cận lập. Vua Cận băng, lập con của vua Bất Giáng là Khổng Giáp, đấy là vua Khổng Giáp.

Vua Khổng Giáp lập, chuộng thờ quỷ thần, làm việc dâm loạn. Họ Hạ Hậu đức suy, chư hầu phản lại. Trời giáng hai con rồng, có con cái con đực, nhưng Vua Khổng Giáp không cho ăn, cũng không tìm họ Hoạn Long. Tập giải: Giả Quỳ nói: "Hoạn là nuôi". Nhà Đào Đường đã suy nhưng dòng dõi còn có người tên là Lưu Luy, Tập giải: Phục Kiền nói: "Sau này Lưu Luy làm chư hầu, nhà Hạ Hậu ban cho họ Lưu Luy". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Thành cũ Lưu Luy tại phía nam huyện Câu Thị châu Lạc năm mươi lăm dặm, là đất cũ của Lưu Luy". học nuôi rồng ở chỗ họ Hoạn Long để giúp vua Khổng Giáp. Vua Khổng Giáp ban cho Lưu Luy là họ Ngự Long, Tập giải: Phụng Kiền nói: "Ngự cũng là nuôi". nhận đất phong của dòng dõi họ Thỉ Vi. Tập giải: Bùi Nhân xét Giả Qùy nói: "Dòng giõi của Lưu Luy đến đời nhà Thương không dứt, nối thay dòng dõi của họ Thỉ Vi. Dòng dõi của họ Chúc Dung được phong ở ấp Thỉ Vi. Vua Vũ Đinh nhà Ân diệt họ Thỉ Vi, lấy dòng dõi của Lưu Luy thay họ Thỉ Vi". Sách ẩn: Hệ bản chép Thỉ Vi là họ Phòng. Một con rồng cái chết, Lưu Luy đem cho vua nhà Hạ Hậu ăn. Ăn rồi vua nhà Hạ Hậu lại sai sứ đến đòi nữa, Lưu Luy sợ mà bỏ trốn. Tập giải: Giả Qùy nói: "Nhà Hạ Hậu đã ăn rồi lại sai sứ đòi đem thịt rồng đến, Lưu Luy không có nữa mà sợ". Tả truyện chép rằng Lưu Luy trốn đến huyện Lỗ.

Vua Khổng Giáp băng, con là vua Cao lập. Vua Cao băng, Tập giải: Tả truyện chép: "Mộ của vua Cao ở lăng phía nam núi Hào". con là vua Phát là vua Phát lập. Vua Phát băng, con là Lí Qúy lập, đấy là vua Kiệt. Sách ẩn: Kiệt là tên. Xét Hệ bản chép rằng vua Phát sinh Phát và Kiệt. Đây lại chép Phát sinh Kiệt. Hoàng Phủ Mật cũng như vậy. Vào thời vua Kiệt, từ thời vua Khổng Giáp đến lúc này thì có nhiều chư hầu phản nhà Hạ, vua Kiệt không tu đức mà lại dùng võ làm hại trăm họ, trăm họ chẳng chịu được. Bèn gọi Thang về mà giam ở ngục Hạ Đài, Sách ẩn: Nhà Hạ cũng gọi là ngục Quân Đài. Hoàng Phủ Mật nói: "Chỗ ấy tại huyện Dương Trạch". rồi lại thả Thang. Thang tu đức, chư hầu đều theo Thang, Thang bèn đem quân đến đánh vua Kiệt nhà Hạ. Vua Kiệt chạy đến ấp Minh Điều, Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Chỗ ấy ở phía tây huyện An Ấp". rồi bị đuổi đi mà chết. Tập giải: Từ Quảng nói: "Từ đời vua Vũ đến đời vua Kiệt trải qua mười bảy đời vua, có mười bốn vua". Bùi Nhân xét Cấp trủng kỉ niên chép: "Có vua và không vua, trải bốn trăm bảy mươi mốt năm". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Huyện Sào châu Lư có hồ Sào, tức là chỗ mà Thượng thư chép 'Thành Thang đánh Kiệt, đuổi Kiệt đến ấp Nam Sào'. Hoài Nam Tử chép: "Thang đánh bại Kiệt ở núi Lệ, cùng với Muội Hỉ ngồi cùng thuyền bơi sông, trốn đến núi Nam Sào rồi chết". Quốc ngữ chép: "Vua Kiệt nhà Hạ đánh nước Hữu Thi, người Hữu Thi dâng người con gái tên là Muội Hỉ". Vua Kiệt bảo người ta rằng: "Ta hối không giết Thang ở ngục Hạ Đài cho nên đến nỗi này". Thang bèn lên ngôi thiên tử, thay nhà Hạ trị thiên hạ. Thang phong đất cho dòng dõi của nhà Hạ, Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Thành cũ nhà Hạ tại phía đông bắc huyện Giáp Thành châu Nhữ năm mươi tư dặm. Có lẽ là chỗ mà họ Hạ Hậu được phong". đến đời nhà Chu được phong ở ấp Kỉ. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Huyện Ung Khâu châu Biện là thành nước Kỉ xưa. Chu Vũ Vương phong dòng dõi của vua Vũ, hiệu là Đông Lâu Công".

Thái sử công nói: Vua Vũ lấy họ Tự, dòng dõi phân phong, lấy tên nước làm tên họ, cho nên có họ Hạ Hậu, họ Hữu Hỗ, hoh Hữu Nam, họ Châm Tầm, Tập giải: Từ Quảng nói: "Có sách chép là họ Châm, họ Tầm". họ Đồng Thành, họ Bao, họ Phí, Sách ẩn: Hệ bản không chép họ Đồng Thành và họ Bao. Xét thấy nhà Chu có Đồng Bá, có lẽ là dòng dõi họ Đồng Thành. Địa lí kí của Trương Ngao chép: "Huyện Bình Thọ quận Nhữ Nam là nước Châm Tầm xưa". họ Kỉ, họ Tăng, họ Tân, họ Minh, họ Châm. Vào lúc Khổng Tử sửa lịch nhà Hạ, nhiều học giả học chương 'Tiểu chính' của nhà Hạ. Tập giải: Lễ vận dẫn lời Khổng Tử rằng: "Ta muốn xem đạo của nhà Hạ cho nên đến nước Kỉ, nhưng không tìm được đủ, ta chỉ tìm được lịch của nhà Hạ". Trịnh Huyền nói: "Khổng Tử tìm được lịch bốn mùa của nhà Hạ, nay còn có chương 'Tiểu chính'". Sách ẩn: 'Tiểu chính' là chương của sách Đại đái lễ. Từ thời nhà Ngu, nhà Hạ việc nạp cống phú đã có. Có người nói vua Vũ hội chư hầu ở phía nam sông Giang, kể công rồi băng, nhân đó táng ở đấy, mệnh gọi là núi Cối Kê. 'Cối Kê' là 'hội họp kể công' vậy. Tập giải: Hoàng lãm chép: "Mộ của vua Vũ ở trên núi Cối Kê huyện Sơn Âm. Núi Cối Kê vốn có tên là núi Miêu, tại phía nam huyện Sơn Âm, cách huyện này bảy dặm". Việt truyện chép: "Vua Vũ đến đất Đại Việt, lên núi Miêu, đại hội chư hầu kể công, phong tước kẻ có đức, phong đất người có công, nhân đó mà đổi tên núi Miêu thành núi Cối Kê. Rồi bệnh chết, táng ở đấy, lấy lá sậy làm áo quan, đào huyệt sâu bảy thước, trên không đắp bùn lầy, dưới không chứa nước, vun đàn cao ba thước, có ba lớp đất, vòng quanh một mẫu". Lữ thị xuân thu chép: "Vũ táng ở núi Cối Kê, không làm phiền nhiều người". Mặc Tử chép: "Vũ táng ở núi Cối Kê, áo khoác ba lớp, áo quan bằng gỗ cây đồng dày ba thước". Địa lí chí chép: "Trên núi Cối Kê có giếng của Vũ, miếu thờ Vũ, tương truyền cho rằng ở đấy có bầy chim làm sạch cỏ ruộng". Sách ẩn: Lấy sậy làm áo quan, ý nói là lấy lau sậy mà bọc thây, là sai. Vũ dẫu tiết kiệm, nhưng há là vua của muôn nước mà bầy tôi chỉ lấy lây sậy bọc thây sao? Mặc Tử chép là áo quan bằng gỗ đồng dày ba thước, có lẽ đúng với ý người. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Lăng vua Vũ tại phía nam huyện Cối Kê châu Việt mười ba dặm. Miếu vua Vũ tại phía đông nam huyện mười một dặm".

Vào thời vua Kiệt, Tập giải: Thụy pháp chép: "Hay giết hại người khác gọi là 'Kiệt'". từ thời vua Khổng Giáp đến lúc này thì có nhiều chư hầu phản nhà Hạ, vua Kiệt không tu đức mà lại dùng võ làm hại trăm họ, trăm họ chẳng chịu được.

[www.sidneyluo.net]

-----------------

ở trên cơ bản xong Hạ bản kỉ, Tích mỗ lược bỏ một số đoạn văn kể về công cuộc tung hoành chín châu có vẻ huyền hoặc của Vũ và đối thoại giữa Thuấn và Vũ, Ích, Qùy không cần thiết lắm, đợi khi khác sẽ dịch trọn...

Ân bản kỉ

(Hán - Tư Mã Thiên soạn

Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải

Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa)

Ân Tiết, Sách ẩn: Tiết lúc trước phong ở đất Thương, dòng dõi là Bàn Canh chuyển đến đất Ân, đất Ân ở phía nam huyện Nghiệp, bèn lấy tên Ân làm tên hiệu của thiên hạ. Tiết là ông tổ đầu tiên của nhà Ân, cho nên gọi là Ân Tiết. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Huyện An Dương châu Tương vốn là chỗ mà Bàn Canh đóng đô, tức đất Bắc Mông. Đất Ân Khư phía nam cách thành Triều Ca một trăm bốn mươi sáu dặm". Trúc thư kỉ niên chép: "Bàn Canh từ đất Yểm dời đến đất Bắc Mông, gọi là Ân Khư, phía nam cách huyện Nghiệp bốn mươi dặm". Phía tây nam thành huyện Nghiệp cũ ba mươi dặm có sông Hoàn, cách bờ nam ba dặm có thành An Dương, phía tây có thành gọi là thành Ân Khư, là chỗ gọi là đất Bắc Mông. Nay xét thấy sông Hoàn tại phía bắc châu Tương bốn dặm, thành An Dương là thành ngoài châu Tương. mẹ là Giản Địch, Sách ẩn: Địch, âm là 'thổ lịch phiên'. là con gái họ Hữu Tung, Tập giải: Hoài Nam Tử chép: "Đất Hữu Tung tại phía bắc núi Bất Chu". Chính nghĩa: Xét Lễ kí chép: "Kiệt thua ở gò Hữu Tung". Hữu Tung tại châu Bồ ngày nay. làm vợ lẽ của vua Khốc. Ba người Giản Địch đi tắm, thấy con chim đen thả quả trứng xống, Giản Địch nhặt nuốt nó, nhân đó có thai sinh ra Tiết. Sách ẩn: Tiếu Chu nói: "Tiết sinh vào thời vua Nghiêu, vua Thuấn bắt đầu cử Tiết, vậy Tiết chắc không phải là con của vua Khốc. Vì cha Tiết không có cho nên không chép. Mẹ Tiết là con gái họ Hữu Tung, cùng ba người đàn bà họ hàng tắm ở sông, có con chim đen thả quả trứng, Giản Địch nuốt trứng, vậy thì rõ rằng Giản Địch không phải là vợ lẽ của vua Khốc". Tiết lớn lên thì giúp Vũ trị thủy có công. Vua Thuấn bèn lệnh Tiết rằng: "Trăm họ chẳng thân, ngũ phẩm chẳng dạy, ngươi làm quan Tư đồ mà kính theo ngũ giáo, ngũ giáo cốt ở khoan dung". Phong Tiết ở ấp Thương, Tập giải: Trịnh Huyền nói: "Nước Thương ở phía nam núi Thái Hoa". Hoàng Phủ Mật nói: "Đất Thượng Lạc ngày nay là đất Thương xưa". Sách ẩn: Vua Nghiêu phong Tiết ở ấp Thương, tức Thi Thương tụng chép: "Họ Hữu Tung đang lớn, trời cho con sinh Thương". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Phía đông châu Thương tám mươi dặm là huyện Thương Lạc, vốn là ấp Thương, nước Thương thời xưa, là chỗ mà con của vua Khốc là Tiết được phong". ban cho họ Tử. Tập giải: Lễ vĩ chép: "Tổ tiên được chim đen sinh con". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Thành Tử cũ tại phía đông bắc huyện Hoa Thành châu Vị tám mươi dặm, có lẽ là ấp riêng của họ Tử". Tiết nổi lên ở thời Đường, Ngu, Đại Vũ, công nghiệp vang khắp trăm họ, trăm họ được yên.

Tiết chết, con là Chiêu Minh lập. Chiêu Minh chết, con là Tương Thổ lập. Tập giải: Tống Trung nói: "Tương Thổ nối nghiệp Tiết được phong ở ấp Thương". Xuân thu Tả thị truyện chép: "Át Bá cư ở ấp Thương Khâu, Tương Thổ theo đó". Sách ẩn: Tương Thổ giúp nhà Hạ, công nổi ở ấp Thương. Thi tụng chép: "Tương Thổ hiển hách, ngoài cõi cung kính". Tả truyện chép: "Ngày xưa vào thời họ Đào Đường có quan Hỏa chính là Át Bá cư ở ấp Thương Khâu, Tương Thổ nối theo". Đấy là bắt đầu phong ở ấp Thương. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Huyện Tống Thành châu Tống là ấp của Át Bá ngày xưa, tức ấp Thương Khâu, lại là đất mà Hậu Nghệ được phong". Tương Thổ chết, con là Xương Nhược lập. Xương Nhược chết, con là Tào Ngữ lập. Sách ẩn: Hệ bản chép là 'Lương Ngữ'. Tào Ngữ chết, con là Minh lập. Tập giải: Tống Trung nói: "Minh làm quan Tư không, chăm làm việc quan, chết ở giữa sông, người Ân tế Minh". Sách ẩn: Lễ kí chép: "Minh chăm việc quan mà chết ở sông". Người Ân có tổ là Tiết và dòng dõi là Minh. Minh chết, con là Chấn lập. Chấn chết, con là Vi lập. Sách ẩn: Hoàng Phủ Mật nói: "Vi, tên chữ là Thượng Giáp, vì mẹ Vi ngày giáp sinh Vi mà đặt tên ấy". Nhà Thương sinh con lấy tên ngày làm tên gọi, có lẽ bắt đầu từ Vi. Tiếu Chu cho là ngày chết

Ân Tiết, Sách ẩn: Tiết lúc trước phong ở đất Thương, dòng dõi là Bàn Canh chuyển đến đất Ân, đất Ân ở phía nam huyện Nghiệp, bèn lấy tên Ân làm tên hiệu của thiên hạ. Tiết là ông tổ đầu tiên của nhà Ân, cho nên gọi là Ân Tiết. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Huyện An Dương châu Tương vốn là chỗ mà Bàn Canh đóng đô, tức đất Bắc Mông. Đất Ân Khư phía nam cách thành Triều Ca một trăm bốn mươi sáu dặm". Trúc thư kỉ niên chép: "Bàn Canh từ đất Yểm dời đến đất Bắc Mông, gọi là Ân Khư, phía nam cách huyện Nghiệp bốn mươi dặm". Phía tây nam thành huyện Nghiệp cũ ba mươi dặm có sông Hoàn, cách bờ nam ba dặm có thành An Dương, phía tây có thành gọi là thành Ân Khư, là chỗ gọi là đất Bắc Mông. Nay xét thấy sông Hoàn tại phía bắc châu Tương bốn dặm, thành An Dương là thành ngoài châu Tương. mẹ là Giản Địch, Sách ẩn: Địch, âm là 'thổ lịch phiên'. là con gái họ Hữu Tung, Tập giải: Hoài Nam Tử chép: "Đất Hữu Tung tại phía bắc núi Bất Chu". Chính nghĩa: Xét Lễ kí chép: "Kiệt thua ở gò Hữu Tung". Hữu Tung tại châu Bồ ngày nay. làm vợ lẽ của vua Khốc. Ba người Giản Địch đi tắm, thấy con chim đen thả quả trứng xống, Giản Địch nhặt nuốt nó, nhân đó có thai sinh ra Tiết. Sách ẩn: Tiếu Chu nói: "Tiết sinh vào thời vua Nghiêu, vua Thuấn bắt đầu cử Tiết, vậy Tiết chắc không phải là con của vua Khốc. Vì cha Tiết không có cho nên không chép. Mẹ Tiết là con gái họ Hữu Tung, cùng ba người đàn bà họ hàng tắm ở sông, có con chim đen thả quả trứng, Giản Địch nuốt trứng, vậy thì rõ rằng Giản Địch không phải là vợ lẽ của vua Khốc". Tiết lớn lên thì giúp Vũ trị thủy có công. Vua Thuấn bèn lệnh Tiết rằng: "Trăm họ chẳng thân, ngũ phẩm chẳng dạy, ngươi làm quan Tư đồ mà kính theo ngũ giáo, ngũ giáo cốt ở khoan dung". Phong Tiết ở ấp Thương, Tập giải: Trịnh Huyền nói: "Nước Thương ở phía nam núi Thái Hoa". Hoàng Phủ Mật nói: "Đất Thượng Lạc ngày nay là đất Thương xưa". Sách ẩn: Vua Nghiêu phong Tiết ở ấp Thương, tức Thi Thương tụng chép: "Họ Hữu Tung đang lớn, trời cho con sinh Thương". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Phía đông châu Thương tám mươi dặm là huyện Thương Lạc, vốn là ấp Thương, nước Thương thời xưa, là chỗ mà con của vua Khốc là Tiết được phong". ban cho họ Tử. Tập giải: Lễ vĩ chép: "Tổ tiên được chim đen sinh con". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Thành Tử cũ tại phía đông bắc huyện Hoa Thành châu Vị tám mươi dặm, có lẽ là ấp riêng của họ Tử". Tiết nổi lên ở thời Đường, Ngu, Đại Vũ, công nghiệp vang khắp trăm họ, trăm họ được yên.

Tiết chết, con là Chiêu Minh lập. Chiêu Minh chết, con là Tương Thổ lập. Tập giải: Tống Trung nói: "Tương Thổ nối nghiệp Tiết được phong ở ấp Thương". Xuân thu Tả thị truyện chép: "Át Bá cư ở ấp Thương Khâu, Tương Thổ theo đó". Sách ẩn: Tương Thổ giúp nhà Hạ, công nổi ở ấp Thương. Thi tụng chép: "Tương Thổ hiển hách, ngoài cõi cung kính". Tả truyện chép: "Ngày xưa vào thời họ Đào Đường có quan Hỏa chính là Át Bá cư ở ấp Thương Khâu, Tương Thổ nối theo". Đấy là bắt đầu phong ở ấp Thương. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Huyện Tống Thành châu Tống là ấp của Át Bá ngày xưa, tức ấp Thương Khâu, lại là đất mà Hậu Nghệ được phong". Tương Thổ chết, con là Xương Nhược lập. Xương Nhược chết, con là Tào Ngữ lập. Sách ẩn: Hệ bản chép là 'Lương Ngữ'. Tào Ngữ chết, con là Minh lập. Tập giải: Tống Trung nói: "Minh làm quan Tư không, chăm làm việc quan, chết ở giữa sông, người Ân tế Minh". Sách ẩn: Lễ kí chép: "Minh chăm việc quan mà chết ở sông". Người Ân có tổ là Tiết và dòng dõi là Minh. Minh chết, con là Chấn lập. Chấn chết, con là Vi lập. Sách ẩn: Hoàng Phủ Mật nói: "Vi, tên chữ là Thượng Giáp, vì mẹ Vi ngày giáp sinh Vi mà đặt tên ấy". Nhà Thương sinh con lấy tên ngày làm tên gọi, có lẽ bắt đầu từ Vi. Tiếu Chu cho là ngày chết xưng ở chủ miếu gọi 'Giáp'. Vi chết, con là Báo Đinh lập. Báo Đinh chết, con là Báo Ất lập. Báo Ất chết, con là Báo Bính lập. Báo Bính chết, con là Chủ Nhâm lập. Chủ Nhâm chết, con là Chủ Qúy lập. Chủ Qúy chết, con là Thiên Ất lập, đấy là Thành Thang. Tập giải: Trương Yến nói: "Vũ, Thang đều là tên chữ. Hai vua ấy bỏ phép của nhà Đường-Ngu, theo thói của Cao Dương, cho vua của nhà Hạ-Ân đều lấy tên làm hiệu". Thụy pháp chép: "Trừ tàn diệt ngược gọi là 'Thang'". Sách ẩn: Thang có tên là Lí. Thượng thư chép: "Con nhỏ của ta là Lí". Lại gọi Thang là Thiên Ất. Tiếu Chu nói: "Theo lễ của nhà Hạ-Ân, sống gọi tên vua, chết gọi tên chủ miếu, đều lấy tên vua ghép vào. Trời cũng là vua, người Ân tôn thờ Thang, cho nên gọi là Thiên Ất". Từ đời Tiết đến đời Thang cả thảy mười bốn đời, cho nên Quốc ngữ chép: "Vua đen sinh Thương, mười bốn đời hưng". Vua đen là Tiết.

Thành Thang, từ đời Tiết đến đời Thang là tám đời dời chỗ ở. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Mười bốn đời cả thảy tám lần dời đô thành". Thang bắt đầu cư ở ấp Bạc, Tập giải: Hoàng Phủ Mật nói: "Huyện Cốc Thục nước Lương là đất Nam Bạc, là đô của Thang". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Phía tây nam huyện Cốc Thục châu Tống ba mươi lăm dặm là thành cũ Nam Bạc, là đô của Thang. Phía bắc châu Tống năm mươi dặm là thành Đại Mông, là đất Cảnh Bạc, là nơi mà Thang thề, có núi Cảnh cho nên đặt tên ấy. Huyện Yển Sư quận Hà Nam là đất Tây Bạc, là chỗ mà vua Khốc và Thang đóng đô, Bàn Canh cũng dời đô đến đấy". theo chỗ tiên vương mà ở, Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Cha Tiết là vua Khốc đô ở đất Bạc, Thang từ ấp Thương Khâu dời đến đấy, cho nên nói là 'theo chỗ tiên vương mà ở'". Chính nghĩa: Xét thấy đất Bạc là thành Yển Sư. Thương Khâu là châu Tống. Thang lên ngôi, đô ở Nam Bạc, sau dời đến Tây Bạc. Quát địa chí chép: "Thành cũ ấp Bạc tại phía tây huyện Yển Sư châu Lạc mười bốn dặm, vốn là đô của vua Khốc, cũng là đô của vua Thang nhà Thương". tác bài văn 'Đế cáo'. Sách ẩn: Khổng An Quốc cho răng tác bài văn cáo cho tiên vương là mình đến ở đất Bạc.

Thang đánh chư hầu. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Làm phương bá của nhà Hạ, được quyền đánh dẹp". Cát Bá không phục, Thang bắt đầu đánh Cát Bá. Tập giải: Mạnh Tử chép: "Thang ở đất Bạc, kề với Cát Bá". Địa lí chí chép: "Ấp Cát là làng Cát huyện Ninh Lăng nước Lương ngày nay". Thang nói: "Ta có nói rằng: người ta nhìn vào mặt nước thì thấy hình, nhìn dân thì biết nước ấy có được trị hay không"? Y Doãn nói: "Rõ thay! Nói nghe được, đạo mới truyền. Trị nước an dân, làm cho người tốt đều làm quan cho vua. Gắng lên, gắng lên"! Thang nói: "Mi không vâng mệnh được, ta phải đánh phạt mi, không có tha cho". Tác vài văn 'Thang chinh'.

Y Doãn tên là A Hành. Tập giải: Tôn Tử binh thư chép: "Y Doãn tên là Chí". Khổng An Quốc nói là 'Y Chí', còn có người giải thích A Hành là tên chức quan. Xét: 'A' là nương dựa, 'Hành' là ngang bằng. Ý nói dựa vào mà ngang bằng. Thượng thư chép: "Chỉ là vua nối ngôi không hợp với A hành". Cũng nói là 'Bảo hành', đều là tên chức quan của Y Doãn, không phải là tên gọi. Hoàng Phủ Mật nói: "Y Doãn là dòng dõi của Lực Mục, sinh ở ấp Không Tang". Lại nữa Lữ thị xuân thu chép: "Có người con gái họ Hữu Sân hái lá dâu gặp được đứa trẻ con ở ấp Không Tang, mẹ cư ở sông Y, đặt tên là Y Doãn". Doãn là sửa. Ý nói Thang sai Y Doãn sửa trị thiên hạ. A Hành muốn gặp Thang mà không có cớ gì, bèn làm người hầu đưa cô dâu họ Hữu Sân, Tập giải: Liệt nữ truyện chép: "Vợ Thang là con gái họ Hữu Sân". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Nước Sân xưa tại phía đông huyện Trần Lưu châu Biện năm dặm, là thành nước Sân cũ". Trần Lưu phong tục truyện chép: "Huyện Ngoại Hoàng quận Trần Lưu có đình Sân Xương, vốn thuộc nước Tống, là ấp của họ Sân". mang mâm lễ đến nói lời hay để thuyết phục Thang, kể đạo làm vua. Có người nói Y Doãn là kẻ sĩ ở ẩn, Thang sai người rước đón, sau năm lần rồi mới chịu đến theo Thang, nói về việc làm của tố vương và cửu chủ. Tập giải: Biệt lục của Lưu Hướng chép: "Cửu chủ là vua hình pháp, vua chuyên quyền, vua nương dựa, vua chăm làm, vua công bằng, vua gửi gắm, vua phá nước, vua giữ thành, vua ba tuổi chủ xã tắc, cả thảy chín vị, vẽ hình dáng của họ". Sách ẩn: Xét 'tố vương' là vua thời xa xưa, phép tắc chất phác, cho nên gọi là 'tố vương'. Cửu chủ là Tam hoàng, Ngũ đế và vua Vũ nhà Hạ. Có người nói cửu chủ là Cửu hoàng. Nhưng xét thấy tên gọi cửu chủ mà Lưu Hướng nói trong Biệt lục rất lạ, không biết dựa vào đâu mà nói vậy. Vua hình pháp là vua dùng hình pháp nghiêm ngặt như Tần Hiếu Công và Tần Thủy Hoàng. Vua chăm làm là vua chăm chỉ giúp thiên hạ, như Vũ-Tắc. Vua công bằng là vua đặt thứ bậc khen thưởng ngang nhau, như Hán Cao Tổ phong công thần, ban tước Hầu cho Ung Xỉ. Vua nương dựa là vua không tự nắm việc được mà trao cho bầy tôi, như Yên Vương tên là Khoái dựa vào con, như Vũ trao quyền cho Ích. Vua chuyên quyền là vua tự mình xử đoán, không nghe hiền thần, như Hán Tuyên Đế. Vua phá nước là vua khinh địch dẫn giặc đến, nước mất thân diệt, như Sở Vương tên là Mậu, Ngô Vương tên là Tị. Vua gửi gắm là vua bị bầy tôi gây khó, chủ kiêu ở trên, đợi ngày đổ vỡ, cho nên Mạnh Kha mới nói là 'vua gửi gắm'. Vua giữ thành là vua ở trong thành, cậy vào giáp binh sắc bén mà không tu đức, như Tam Miêu, Trí Bá. Vua ba tuổi chủ xã tắc, là vua còn mang tã địu mà làm chủ xã tắc, như Chu Thành Vương, Hán Chiêu Đế, Hán Bình Đế. Lại có chú thích cửu chủ là vua hình pháp, vua chăm làm, vua công bằng, vua chuyên quyền, vua nương dựa, vua phá nước, vua giữ thành, lấy vua ba tuổi, vua chủ xã tắc làm hai, sợ rằng sai. Thang cử Y Doãn sửa chính sự. Y Doãn bỏ Thang sang nhà Hạ. Rồi nhà Hạ suy, lại về ở đất Bạc, từ cửa bắc đi vào, gặp Nữu Cưu, Nữ Phòng, tác bài văn 'Nữ Cưu', 'Nữ Phòng'. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Hai người Cưu-Phòng là hiền thần của Thang, hai bài văn có ý nói là nhà Hạ suy cho nên quay về".

Thang ra săn, thấy lưới giăng bốn bề trên cánh đồng, có kẻ chúc rằng: "Bốn bề thiên hạ đều chui vào lưới ta". Thang nói: "Hê, hết thảy rồi"! Bèn bỏ ba mặt lưới, có kẻ chúc nói: "Muốn bên trái thì giăng bên trái. Muốn bên phải thì giăng bên phải. Nếu không nghe thì cho vào lưới ta". Chư hầu nghe tin, nói: "Đức của Thang rộng lắm, trùm cả cầm thú".

Thời bấy giờ, vua Kiệt nhà Hạ bạo ngược dâm hoang, cho nên chư hầu là họ Côn Ngô làm loạn. Chính nghĩa: Côn Ngô là con cả của Lục Chung thời vua Khốc, ở đây là dòng dõi họ Côn Ngô. Thế bản chép: "Côn Ngô là tổ của họ Vệ". Thang bèn dấy binh lĩnh chư hầu, Y Doãn theo Thang, Thang tự cần rìu đến đánh Côn Ngô, rồi đánh vua Kiệt. Thang nói: "Dân chúng các ngươi, đến đây, các ngươi hãy nghe lời trẫm: không phải kẻ hèn này dám đến làm loạn mà là nhà Hạ lắm tội. Ta nghe qua lời các ngươi nói là nhà Hạ có tội, ta sợ thượng đế cho nên không dám không trị.Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Không dám không trị tội của Kiệt mà giết hắn". Nay nhà Hạ lắm tội, trời sai giết hắn. Nay dân chúng của hắn nói: 'Vua ta không không giúp dân ta, bỏ việc cày ruộng lại vứt chính sự'. Chúng còn nói:'Có tội thì phải làm sao'? Vua quan nhà Hạ ngăn sức dân, cướp đoạt nhà Hạ. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Vua tôi Kiệt cùng nhau ngăn chặn sức dân, khiến cho dân không được cày cấy, cùng nhau cắt xén đất đai của nhà Hạ". Dân chúng lười nhác không hòa đồng, nói: 'Ngày nào là ngày mất, ta với vơi đều chết'! Tập giải: Thượng thư đại truyện chép: "Vua Kiệt nói: 'Trời có mặt trời như ta có người dân. Mặt trời mất được sao? Mặt trời mất thì ta mất vậy'". Đức nhà Hạ như thế, nay trẫm phải đánh. Các ngươi hãy cùng ta như một thay trời trị tội, ta sẽ thưởng cho các ngươi. Các ngươi chớ có không tin, trẫm không nói bừa. Nếu các ngươi không theo lời ta thì ta giết chết các ngươi, không có tha cho". Lại bao cho quân, tác bài văn 'Thang thệ'. Do đó Thang nói: "Ta rất oai vũ". Hiệu là 'Vũ Vương'. Tập giải: Thi chép: "Vũ Vương phất cờ, lẫy lừng tay búa". Mao truyện chép: "Vũ Vương là Thang".

Kiệt thua ở gò Hữu Tung, Kiệt lại chạy đến Minh Điều, Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Bãi Cao Nhai tại cửa Nam Bản phía bắc huyện An Ấp châu Bồ ba mươi dặm là bãi Minh Điều thời xưa. Chỗ xảy ra trận Minh Điều tại phía tây huyện An Ấp". quân Hạ thua vỡ, Thang bèn đánh nước Tam Tông, lấy được ngọc báu, Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Tam Tông là tên nước, Kiệt chạy đến giữ ở đấy, là huyện Định Đào ngày nay". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Huyện Tế Âm châu Tào là đất Định Đào thời xưa, phía đông có đình Tam Tông". Nghĩa Bá, Trọng Bá tác bài văn 'Điển bảo'. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Hai vị tác một bài văn 'Điển bảo', nói là bài văn thường có của đất nước".. Thang đã thắng nhà Hạ, muốn dời miếu xã của nhà Hạ nhưng không được, Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Muốn đổi đặt miếu xã tắc nhưng người đời sau không ai bằng Câu Long, cho nên không được mà dừng". tác bài văn 'Hạ xã'. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Ý nói về nghĩa chẳng nên chuyển miếu xã của nhà Hạ". Y Doãn báo cho chư hầu biết, do đó chư hầu đều theo mệnh, thiên hạ bình định.

Thang đi về đến ấp Thái Quyển, Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Tên đất. Thang từ Tam Tông về đến đấy". Trọng Hôi tác bài văn cáo. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Trọng Hôi là Tả tướng của Thang, dòng dõi của Hề Trọng". Bỏ lệnh của nhà Hạ, về đất Bạc, tác bài văn 'Thang cáo' rằng: "Tháng ba, nhà vua tự đến miền đông, báo cho chư hầu bầy tôi, nói: 'Chớ không được lập công giúp dân, gắng sức làm làm việc. Nếu không ta đánh phạt các ngươi, lúc ấy chớ oán ta'. Nói: 'Ngày xưa Vũ, Cao Dao chăm chỉ ở ngoài, họ có công với dân, dân mới được yên. Phía đông vét sông Giang, phía bắc vét sông Tế, phía tây vét sông Hà, phía nam vét sông Hoài, bốn sông đã sửa, muôn dân mới ở được. Hậu Tắc gieo trồng vun xới trăm cây, ba vị ấy đều có công với dân, cho nên dòng dõi được lập. Ngày trước Si Vưu cùng các đại phu làm loạn trăm họ, đế mới không cho, có tội. Sách ẩn: Đế là trời. Ý nói Si Vưu làm loạn, trời cao không giúp, cho nên không cho. Có tội, ý nói Si Vưu tội lớn mà tỏ rõ, cho nên Hoàng Đế diệt Si Vưu. Những vị vua thời trước nói là không thể không gắng'. [sách ẩn: Những vị vua thời trước là Hoàng Đế, vua Nghiêu, vua Thuấn. Vũ, Cao Dao vì chăm chỉ lâu ngày ở ngoài cho nên dòng dõi được lập. Còn như Si Vưu làm loạn, trời không giúp Si Vưu, mới có Hoàng Đế diệt đi. Đều là những vị vua thời trước thưởng kẻ có công, phạt kẻ có tội, nói là không thể không gắng. Đây là lời Thang răn bày tôi. Nói: "Nếu không có đạo lí thì không cho ở nước, các ngươi chớ oán ta". Đem lệnh chư hầu. Y Doãn tác bài văn 'Hàm hữu nhất đức'. Tập giải: Vương Túc nói: "Ý nói vua tôi cùng một ý". Sách ẩn: Theo Thượng thư chép Y Doãn tác bài văn 'Hàm hữu nhất đức' vào thời vua Thái Giáp, mà Thái sử công chép ở đây, cho là vào thời Thành Thang, lời nay lại sai thứ tự. Cữu Đan tác bài văn 'Minh cư'. Tập giải: Mã Dung nói: "Cữu Đan là quan Tư không của Thang. Bày cách cho dân ở yên".

Thang bèn đổi lịch pháp, thay màu áo, chuộng màu trắng, chọn buổi sáng đến chầu hội.

Thang băng, Tập giải: Hoàng lãm chép: "Mộ vua Thang tại thành đông huyện Bạc quận Tế Âm, cách huyện ba dặm. Mộ có bốn góc, mỗi góc đều dài mười bước, cao bảy thước, bề mặt trên bằng, nơi đất bằng. Năm Kiến Bình thứ nhất thời Ai Đế nhà Hán, quan Đại tư không ngự sử là Ngự Trường Khanh đi xét nạn nước lụt, nhân đó đi qua mộ của Thang". Lưu Hướng nói: "Vua Thang nhà Ân không có đất mộ". Hoàng Phủ Mật nói: "Lên ngôi vua được mười bảy năm thì lên ngôi thiên tử, làm thiên tử mười ba năm, thọ hơn trăm tuổi thì băng". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Bãi đất phẳng ở thành đông phía bắc huyện Bồ Thành ba dặm có mộ của Thang". Xét: Tại đất Mông, tức đất Bắc Bồ. Lại chép: "Phía đông huyện Yển Sư châu Lạc sáu dặm có mộ của Thang, gần với cung Đồng, có lẽ ở đấy". thái tử là Thái Đinh chưa lập thì chết, do đó bèn lập em của Thái Đinh là Ngoại Bính, đấy là vua Ngoại Bính. Vua Ngoại Bính lên ngôi ba năm thì băng, lập em của Ngoại Bính là Trung Nhâm, đấy là vua Trung Nhâm. Vua Trung Nhâm lên ngôi bốn năm thì băng, Y Doãn bèn lập con của Thái Đinh là Thái Giáp. Chính nghĩa: Thượng thư Khổng Tử tự chép: "Thành Thang đã chết, là năm đầu đời vua Thái Giáp". Không nói có vua Ngoại Bính, vua Trung Nhâm, vậy mà Thái sử công chọn ở Hệ bản mới có chép Ngoại Bính, Trung Nhâm, hai sách không giống nhau, vậy nay tín thì truyền tín, nghi thì truyền nghi. Thái Giáp là cháu cả lớn của Thành Thang, đấy là vua Thái Giáp. Năm đầu thời vua Thái Giáp, Y Doãn tác bài văn 'Y huấn', tác bài 'Tứ mệnh', tác bài 'Tồ hậu'. Tập giải: Trịnh Huyền nói: "Bài văn 'Tứ mệnh' bày điều mà chính giáo nên làm. Bài văn 'Tồ hậu' nói về pháp lệnh của vua Thang".

Vua Thái Giáp đã lập ba năm, không sáng, bạo ngược, không theo phép tắc của vua Thang, loạn đức, do đó Y Doãn đuổi đến ở tại cung Đồng. Tập giải: Khổng An Quốc nói :"Là chỗ mộ của Thang". Trịnh Huyền nói: "Là tên đất có cung khác của vua". Chính nghĩa: Tấn Thái Khang địa kí chép: "Phía nam làng Thi có bãi Bạc, phía đông có thành, là chỗ Thái Giáp bị đuổi đến". Được ba năm, Y Doãn nắm lấy chính sự đất nước, để coi chư hầu.

Vua Thái Giáp ở cung Đồng ba năm, hối lỗi tự trách, theo thiện, do đó Y Doãn liền đón vua Thái Giáp về mà trao chính sự. Vua Thái Giáp tu đức, chư hầu đều theo nhà Ân, trăm họ được yên. Y Doãn khen Thái Giáp, bèn tác bài văn 'Thái Giáp huấn' có hai chương, khen vua Thái Giáp, xưng là Thái Tông.

Thái Tông băng, con là Ốc Đinh lập. Vào thời vua Ốc Đinh thì Y Doãn chết. Đã táng Y Doãn ở đất Bạc, Tập giải: Hoàng lãm chép: "Mộ của Y Doãn tại làng Bình Lợi huyện Kỉ Thị quận Tế Âm, đất Bạc gần huyện Kỉ Thị". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Mộ của Y Doãn tại phía tây bắc huyện Yển Sư châu Lạc tám dặm". Lại chép: "Phía tây bắc huyện Sở Khâu châu Tống mười lăm dặm có mộ của Y Doãn". Sợ là không phải. Đế vương thế kỉ chép: "Y Doãn tên là Chí, làm tể tướng của vua Thang, hiệu là A Hành, sống hơn trăm tuổi thì chết, lúc chết có sương mù đặc ba ngày ngày, Ốc Đinh lấy lễ thiên tử mà táng Y Doãn". Cữu Đan bèn giảng việc của Y Doãn, tác bài văn 'Ốc Đinh'.

Vua Ốc Đinh băng, em là Thái Canh lập, đấy là vua Thái Canh. Vua Thái Canh băng, con là vua Tiểu Giáp lập. Tập giải: Từ Quảng nói: "Thế biểu chép vua Tiểu Giáp là em của Thái Canh". Vua Tiểu Giáp băng, em là Ung Kỉ lập, đấy là vua Ung Kỉ. Nhà Ân đạo suy, chư hầu có kẻ không đến chầu.

Vua Ung Kỉ đã băng, em là Thái Mậu lập, đấy là vua Thái Mậu. Vua Thái Mậu lập Y Trắc làm tể tướng. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Y Trắc là con của Y Doãn". Ở đất Bạc có việc lạ là cây dâu cây dó cùng mọc ở miếu, một tối thì lớn lên xoắn vào nhau. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Việc lạ là yêu quái. Hai cây cùng mọc là điềm chẳng thuận". Sách ẩn: Đây nói 'một tối thì lớn lên xoắn vào nhau', nhưng Thượng thư đại truyện chép là 'bảy ngày thì lớn lên xoắn vào nhau'. So với đây không giống. Vua Thái Mậu sợ, hỏi Y Trắc. Y Trắc nói: "Thần nghe nói yêu quái không thắng được người có đức. Chính sự của nhà vua có chỗ thiếu kém sao? Nhà vua nên tu đức". Vua Thái Mậu nghe theo, do đó cây dâu lạ kia khô chết mà bỏ đi. Sách ẩn: Lưu Bá Trang nói: "Cây lạ kia khô chết mà bỏ đi không thấy nữa, nay là vì vua tu đức cho nên yêu quái bỏ đi". Y Trắc khen vua Thái Mậu với Vu Hàm. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Khen là báo cho biết. Vu Hàm là tên một bầy tôi". Chính nghĩa: Xét rằng Mộ của Vu Hàm và con là Hiền đều tại trên núi Ngu phía tây huyện Thường Thục châu Tô, có lẽ người này đều là người đất Ngô. Vu Hàm giúp nhà vua có công, tác bài văn 'Hàm nghệ', Tập giải: Mã Dung nói: "Nghệ là trị". tác bài văn 'Thái Mậu'. Vua Thái Mậu khen Vu Hàm ở miếu, nói là không đối đãi như bầy tôi, Y Trắc nhường, tác bài văn 'Nguyên mệnh'. Tập giải: Mã Dung nói: "Nguyên là tên một bầy tôi. Nói những việc mà đạo của Vũ, Thang nên sửa". Nhà Ân lại hưng, chư hầu theo về, cho nên xưng Thái Mậu là Trung Tông.

Trung Tông băng, con là vua Trung Đinh lập. Vua Trung Đinh chuyển đến đất Ngao. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Tên đất". Hoàng Phủ Mật nói: "Có kẻ nói là huyện Ngao Thương quận Hà Nam". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Thành cũ Huỳnh Dương tại phía tây nam huyện Huỳnh Trạch châu Trịnh mười bảy dặm là đất Ngao thời Ân". Hà Đản Giáp cư ở đất Tương. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Tên đất, tại miền Hà Bắc". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Thành nhà Ân cũ ở phía đông nam huyện Nội Hoàng châu Tương mười ba dặm, là chỗ mà Hà Đản Giáp đắp đô, cho nên gọi là thành nhà Ân". Tổ Ất chuyển đến đất Hình. Sách ẩn: Hình, đọc là 'cảnh'. Gần đây cũng chép là 'Cảnh'. Huyện Bì Thị quận Hà Đông có làng Cảnh. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Phía đông nam huyện Long Môn châu Giáng mười hai dặm có thành Cảnh, là nước Cảnh cũ". Vua Trung Đinh băng, em là Ngoại Nhâm lập, đấy là vua Ngoại Nhâm. Sách chép về vua Trung Đinh đã khuyết không còn. Sách ẩn: Có lẽ Thái sử công biết lúc trước có sách chép về vua Trung Đinh, nhưng naty đã lạc mất không còn. Vua Ngoại Nhâm băng, em là Hà Đản Giáp lập, đấy là vua Hà Đản Giáp. Thời vua Hà Đản Giáp, nhà Ân lại suy.

Vua Hà Đản Giáp băng, con là vua Tổ Ất lập. Vua Tổ Ất lập, nhà Ân lại hưng, Vu Hàm nhậm chức.

Vua Tổ Ất băng, con là vua Tổ Tân lập. Vua Tổ Tân băng, em là Ốc Giáp lập, đấy là vua Tổ Giáp. Sách ẩn: Hệ bản chép là vua Khai Giáp. Vua Ốc Giáp băng, lập con của Tổ Tân (anh của Ốc Giáp) là Tổ Đinh, đấy là vua Tổ Đinh. Vua Tổ Đinh băng, lập con của Tổ Giáp là Nam Canh, đấy là vua Nam Canh. Vua Nam Canh băng, lập con của Tổ Đinh là Dương Giáp, đấy là vua Dương Giáp. Vào thời vua Dương Giáp, nhà Ân suy.

Từ thời vua Trung Đinh đến đây, vua nhà Ân bỏ con cả mà lập con của các em, con các em có kẻ tranh nhau thay lập, chín đời vua loạn, do đó chư hầu chẳng theo.

Vua Dương Giáp băng, em là Bàn Canh lập, đấy là vua Bàn Canh. Vào thời vua Bàn Canh, nhà Ân đã đóng đô ở phía bắc sông Hà; Bàn Canh vượt sông Hà về phía nam, ở lại tại chỗ ở cũ của Thành Thang, bèn dời lần thứ năm, không ở cố định. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Từ đời vua Thang đến đời vua Bàn Canh là năm lần dời đô". Chính nghĩa: Từ lúc Thang ở đất Nam Bạc dời đến đất Tây Bạc; Trọng Đinh dời đến đất Ngao, Hà Đản Giáp trú ở đất Tương; Tổ Ất cư ở đất Cảnh; Bàn Canh vượt sông Hà về phía nam cư ở đất Tây Bạc, cả thảy là năm lần dời đô. Dân nhà Ân than thở đều oán, không muốn dời. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Dân không muốn đi, đều thở thở than lo buồn, cùng nhau oán vua của mình". Vua Bàn Canh bèn cáo dụ đại thần chư hầu rằng: "Ngày xưa cao tổ là Thành Thang cùng tổ tiên các ngươi cùng bình định thiên hạ, còn sửa phép tắc. Nếu bỏ mà không sửa, lấy gì để thành đức"! Rồi bèn vượt sông về phía nam, trị ở đất Bạc, Tập giải: Trịnh Huyền nói: "Trị ở đất cũ nhà Ân nơi đất Bạc, nhà Thương từ nơi ấy dời đi, cho nên đổi hiệu là Ân Bạc". Hoàng Phủ Mật nói: "Là huyện Yển Sư ngày nay". Làm theo chính sách của Thang, sau đó trăm họ yên ổn, đạo nhà Ân lại hưng. Chư hầu đến chầu, vì họ tôn đức của Thành Thang vậy.

Vua Bàn Canh băng, em là Tiểu Tân lập, đấy là vua Tiểu Tân. Vua Tiểu Tân lập, nhà Ân lại suy. Trăm họ nhớ Bàn Canh, bèn tác bài văn 'Bàn Canh' có ba chương. Sách ẩn: Thượng thư chép: "Bàn Canh muốn đóng đô ở đất Bạc, dân nhà Ân cùng nhau than oán, tác bài văn 'Bàn Canh'". Còn đây chép "vua Bàn Canh băng, em là Tiểu Tân lập, trăm họ nhớ Bàn Canh, bèn tác bài văn 'Bàn Canh'" là do không đọc đoạn văn cổ này. Vua Tiểu Tân băng, em là Tiểu Ất lập, đấy là vua Tiểu Ất lập.

Vua Tiểu Ất băng, con là vua Vũ Đinh lập. Vua Vũ Đinh lên ngôi, nghĩ cách phục hưng nhà Ân nhưng chưa được người giúp. Ba năm không nói, chính sự quyết định bởi Trủng Tể, Tập giải: Trịnh Huyền nói: "Trủng Tể là vị quan trông coi thiên văn giúp nhà vua". để xem phong tục của đất nước. Vua Vũ Đinh buổi đêm nằm mơ gặp được thánh nhân tên là Thuyết. Đem việc mà mình nằm mơ gặp để nhìn trăm quan bầy tôi, đều không phải. Do đó bèn sai trăm quan đi tìm ở ngoài đồng, tìm được Thuyết ở trong vách Phó. Tập giải: Từ Quảng nói: "Thi Tử chép: 'Vách Phó tại bãi sông quận Bắc Hải'". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Vách Phó là chỗ Phó Thuyết đắp nên, cái hang mà Phó Thuyết ẩn náu gọi là 'hang thánh nhân', tại phía bắc huyện Hà Bắc châu Thiểm bảy dặm, tại chỗ của nước Ngu, nước Quắc. Lại có miếu thờ Phó Thuyết". Thủy kinh chú chép: "Sông Sa Giản ở phía bắc chảy ra từ núi Ngu, phía đông nam chảy qua vách Phó, qua phía trước hang ở ẩn của Thó Thuyết, tục gọi là hang thánh nhân". Bấy giờ Thuyết là kẻ phạm tội, đắp đường ở vách Phó. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Vách của họ Phó tại cõi Ngu-Quắc, chỗ mà con đường trải qua có đoạn đường lở bên sông Giản, nhà vua thường sai người phạm tội đắp sửa con đường này. Thuyết là người hiền nhưng giấu kín, làm kẻ phạm tội đắp đường để tự cấp ăn. Cho gặp với vua Vũ Đinh, vua Vũ Đinh nói là phải. Rồi cùng nói chuyện với Thuyết, quả là thánh nhân, cử làm tể tướng, nhà Ân được sửa. Do đó bèn lấy tên vách Phó làm tên họ, gọi là Phó Thuyết.

Vua Vũ Đinh tế Thành Thang, buổi sáng, có con chim trĩ bay đến đậu trên tai đỉnh mà kêu, Chính nghĩa: Thi chép: "Chim trí đến kêu". vua Vũ Đinh sợ. Tổ Kỉ nói: "Nhà vua chớ lo, nên tu chính sự trước". Tổ Kỉ bèn giảng cho vua rằng: "Trời xem xét cái nghĩa của người dưới mà ban cho tuổi thọ dài và không dài, không phải là trời làm cho dân chết sớm, nửa đời dứt mạng người ta. Nếu dân không có đức, không nhận tội thì trời đã hạ lệnh sửa đức của họ, mới nói: 'Làm thế nào'? Ô hê! Nhà vua nối ngôi phải kính dân, không làm trái lẽ trời, cúng tế nên theo phép thường mà không bỏ". Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Người làm vua trị dân phải kính làm việc dân. Việc dân thường không được không theo điều mà trời cho người nối ngôi. Cúng tế có thường, không được bày vật lễ nhiều". Sách ẩn: Tế tự có thường, không được dùng lễ giết nhiều mà bỏ đi đạo thường. Vua Vũ Đinh sửa đạo tu đức, thiên hạ đều mừng, nhà Ân lại hưng.

Vua Vũ Đinh băng, con là vua Tổ Canh lập. Tổ Kỉ lấy điềm chim trĩ kêu sửa đức mà khen vua Vũ Đinh, lập miếu xưng là Cao Tông, rồi tác bài văn 'Cao Tông dung nhật' và 'Cao Tông huấn'.

Vua Tổ Canh băng, em là Tổ Giáp lập, đấy là vua Giáp. Vua Giáp dâm loạn, nhà Ân lại suy. Sách ẩn: Quốc ngữ chép: "Vua Giáp làm dâm, bảy đời thì suy".

Vua Giáp băng, con là vua Lẫm Tân lập. Sách ẩn: Hán thư cổ kim nhân biểu cùng Đế vương đại kỉ đều chép là 'Phùng Tân'. Vua Lẫm Tân băng, em là Canh Đinh lập, đấy là vua Canh Đinh. Vua Canh Đinh băng, con là vua Vũ Ất lập. Nhà Ân lại bỏ đất Bạc, dời sang phía bắc sông Hà.

Vua Vũ Ất vô đạo, làm người tượng, Chính nghĩa: Lấy đất gỗ làm người, đối tượng như hình người. gọi là 'thần trời', cùng nó chơi bài, sai người làm cho nó chơi, 'thần trời' không thắng, bèn làm nhục nó. Làm bao cỏ, đổ đầy máu vào, tung lên mà bắn nó, gọi là 'bắn trời'. Vua Vũ Ất săn ở miền sông Hà-Vị gặp sấm lớn, Vũ Ất kinh sợ mà chết. Con là vua Thái Đinh lập. Vua Thái Đinh băng, con là vua Ất lập. Vua Ất lập, nhà Ân càng suy.

Con cả của vua Vũ Ất là Vi Tử tên Khải, Sách ẩn: Vi là tên nước, tước là Tử; Khải là tên. Khổng Tử gia ngữ chép là 'Vi', có sách chép là 'Ngụy', đọc là 'vi'. mẹ Khải hèn mọn, cho nên Khải không được nối ngôi. Sách ẩn: Đây là Khải và Trụ khác mẹ, mà Trịnh Huyền nói là cùng mẹ, xét Lữ thị xuân thu chép là lúc mẹ Khải sinh Khải vẫn chưa chính vị, kịp lúc sinh Trụ mới chính làm phi, cho nên Khải là con cả mà lại ngôi thứ, Trụ là em mà lại ngôi đích. Con út là Tân, mẹ Tân là vợ cả, cho nên Tân được nối ngôi. Vua Ất băng, con là Tân lập, đấy là vua Tân, thiên hạ gọi Tân là Trụ. Tập giải: Thụy pháp chép: "Tàn nghĩa tổn thiện gọi là 'Trụ'".

Vua Trụ lời lẽ nhanh nhẹn, nghe nhìn rất mau, sức khỏe hơn người, tay bắt thú dữ; Chính nghĩa: Đế vương thế kỉ chép: "Trụ vật đổ chín con bò, rút cầu nhổ cột". trí đủ để ngăn chặn lời can gián, lời đủ để bao biện điều sai trái, cậy tài năng mà kiêu ngạo với bầy tôi, dựa danh tiếng mà tự cao với thiên hạ, cho là mọi thứ đều ở dưới thân mình. Ưa rượu thích nhạc, thích với đàn bà, yêu Đát Kỉ, Tập giải: Hoàng Phủ Mật nói: "Là người con gái đẹp họ Hữu Tô". Sách ẩn: Quốc ngữi chép: "Người con gái nước Hữu Tô, tên chữ là Đát, họ Kỉ". Đát Kỉ nói gì thì nghe theo. Do đó sai thầy nhạc chọn tác bài hát dâm mới, điệu múa thô bỉ, lời nhạc ẻo lả. Tăng phú thuế để chất thừa đài Lộc, Tập giải: Như Thuần nói: "Tân tự chép là đài Lộc to rộng ba dặm, cao nghìn thước". Toản nói: "Đài Lộc là tên đài, nay tại trong thành Triều Ca". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Đài Lộc tại phía tây nam huyện thuộc chây Vệ ba mươi hai dặm". lại chứa đầy thóc ở kho Cử Kiều. Tập giải: Phục Kiền nói: "Cự Kiều là tên kho. Hứa Thận nói: "Cây cầu lớn bắc ngang sông Cự Lộc có thóc lúa". Thu thêm chó ngựa vật lạ, lúc nhúc cung thất. Làm rộng thêm đài vườn Sa Khâu, Tập giải: Nhĩ nhã chép: "Sa Khâu miên man". Địa lí chí chép: "Sa Khâu tại phía đông bắc quận Cự Lộc bảy mươi dặm". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Đài Sa Khâu tại phía đông bắc huyện Bình Hương châu Hình hai mươi dặm". Trúc thư kỉ niên chép: "Từ thời Bàn Canh dời nhà Ân đến lúc Trụ diệt là hai trăm năm mươi ba năm lại không dời đô, bấy giờ Trụ có vẻ mở rộng ấp của mình, phía nam kề đất Triều Ca, phía bắc tiếp đất Hàm Đan và Sa Khâu, đều là cung riêng quán khác". lấy nhiều chim chóc thú hoang thả ở trong ấy. Coi nhẹ quỷ thần. Đặt bày chơi nhạc ở Sa Khâu, đổ rượu làm ao, Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Ao rượu tại phía tây huyện Vệ châu Vệ hai mươi ba dặm. Thái công lục thao chép: "Trụ làm ao rượu, họp bọn vây thuyền gò cặn mà uống như bò chừng hơn ba nghìn người". treo thịt làm rừng, sai trai gái cởi trần, đuổi nhau trong đó, mở tiệc uống rượu thâu đêm.

Trăm họ oán hờn mà chư hầu có kẻ phản, do đó Trụ lại chuộng hình phạt, phạt có phép phạt 'bào cách'. Tập giải: Liệt nữ truyện chép: "Bôi mỡ lên cột đồng, dưới đặt thêm than, sai kẻ có tội trèo lên, liền rơi xuống giữa than, Đát Kỉ cười, gọi là hình phạt 'bào cách'". Sách ẩn: Trâu Đản Sinh nói: "Thấy kiến bò trong chén đồng, chân gãy mà chết, do đó làm cành đồng, thổi than ở dưới, sai kẻ có tội đi trên đó". So với Liệt nữ truyện có khác chút ít. Lấy Tây Bá tên là Xương, Cửu Hầu, Tập giải: Từ Quảng nói: "Có sách chép là 'Qủy Hầu'. Huyện Nghiệp có thành Cửu Hầu". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Phía tây nam huyện Phũ Dương châu Tương năm mươi dặm có thành Cửu Hầu, cũng có tên là thành Qủy Hầu, có lẽ là thành Cửu Hầu thời nhà Ân". Ngạc Hầu Tập giải: Từ Quảng nói: "Có sách chép là 'Vu', đọc là 'vu'. Huyện Dã Vương có thành Vu". làm Tam công. Cửu Hầu có người con gái hiếu, dâng cho vua Trụ. Con gái Cửu Hầu không thích dâm, vua Trụ giận, giết đi rồi băm Cửu Hầu. Ngạc Hầu ra sức can ngăn, lời lẽ gay gắt, lại chém Ngạc Hầu. Tây Bá tên là Xương nghe tin, than ngầm. Sùng Hầu tên là Hổ biết được, báo cho vua Trụ, vua Trụ nhân đó bắt giam Tây Bá ở thành Dũ Lí. Tập giải: Địa lí chí chép: "Huyện Thang Âm quận Hà Nội có thành Dũ Lí, là chỗ mà Tây Bí bị bắt". Vi Chiêu nói: "Đọc là 'dậu'.". Chính nghĩa: Thành Dũ tại phía bắc huyện Thang Âm châu Tương chín dặm, là thành vua Trụ giam Tây Bá. Đế vương thế kỉ chép: "Vua Trụ giam Văn Vương, con cả của Văn Vương là Bá Ấp Khảo làm con tin ở nhà Ân, làm quan khanh của vua Trụ, vua Trụ nấu Bá Ấp Khảo làm canh, ban cho Văn Vương, nói: "Thánh nhân chẳng nên ăn canh con mình". Văn Vương ăn canh. Vua Trụ nói: "Ai nói Tây Bá là thánh? Ăn canh con mình mà không biết". Bầy tôi của Tây Bá là bọn Hoành Yểu tìm gái đẹp vật lạ ngựa tốt để dâng vua Trụ, vua Trụ mới thả Tây Bá. Tây Bá được thả rồi dâng đất phía tây sông Lạc, Chính nghĩa: Sông Lạc còn có tên là sông Tất Thư, tại đất Lạc Tây châu Đồng, là các châu Đan, Phòng miền Lạc Tây. xin bỏ hình phạt 'bào cách'. Vua Trụ liền ưng ý, ban cho cung tên búa rìu, sai được đánh dẹp, làm Tây Bá. Lại dùng Phí Trung coi chính sự. Chính nghĩa: Phí là họ, Trung là tên. Phí Trung ưa nịnh, hám lợi, người Ân chẳng thân. Vua Trụ lại dùng Ác Lai. Sách ẩn: Con của Phi Liêm, tổ tiên của vua Tần. Ác Lai hay gièm pha, do đó chư hầu thêm bỏ.

Tây Bá về, bèn ngầm tu đức sửa thiện, nhiều chư hầu phản vua Trụ mà theo về Tây Bá. Tây Bá thế lớn, do đó vua Trụ càng mất quyền trọng. Vương tử là Bỉ Can can ngăn, vua Trụ không nghe. Thương Dung là người hiền, trăm họ mến ông, Trụ lại bỏ ông. Kịp lúc Tây Bá đánh nước Kì, diệt nước này. Bầy tôi của vua Trụ là Tổ Y Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Là dòng dõi của Tổ Kỉ, bầy tôi hiền". nghe tin mà ghét nhà Chu, sợ, chạy nhanh báo cho vua Trụ rằng: "Trời đã dứt mệnh nhà Ân ta, người ta bói rùa già, không có điều lành, Tập giải: Mã Dung nói: "Rùa già là rùa lớn, dài một thước hai tấc". Khổng An Quốc nói: "Người ta dựa vào việc người làm để xem nhà Ân, rùa lớn có linh thần mà xét, đều không có được điềm lành". không phải tiên vương không giúp người đời sau ta, chỉ là nhà vua dâm ngược tự hại thân, cho nên trời bỏ ta, không được ăn ngon, không biết được lẽ trời, không theo phép thường. Tập giải: Trịnh Huyền nói: "Vua bạo ngược với dân, khiến cho dân không ăn ngon, nghịch loạn âm dương, không vâng mệnh trời, trái với đức sáng, không sửa pháp giáo". Nay dân ta không ai không muốn mất, nói: 'Trời sao không tỏ oai, phép lớn sao không đến'? Nay nhà vua làm sao"? Vua Trụ nói: "Ta sinh ra không có mệnh từ trời vậy"! Tổ Y về, nói: "Không can ngăn được vua Trụ rồi". Tây Bá đã chết, Vũ Vương nhà Chu sang đánh miền đông, đến bãi Minh Tân, có tám trăm chư hầu phản nhà Ân theo nhà Chu. Chư hầu đều nói: "Nên đánh Trụ thôi"! Vũ Vương nói: "Các ngươi chưa biết mệnh trời". Rồi quay về.

Vua Trụ ngày càng dâm loạn không dứt. Vi Tử nhiều lần can mà không nghe, bèn mưu với Đại sư, Thiếu sư, rồi bỏ đi. Bỉ Can nói: "Là bầy tôi là không nên không can ngăn đến chết". Liền gắng can vua Trụ. Vua Trụ giận nói: "Ta nghe nói tim của thánh nhân có bảy lỗ". Phanh Bỉ Can, xem tim của ông. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Bỉ Can thấy Vi Tử bỏ đi, Cơ Tử điên, bèn than rằng: 'Vua sai không can là bất trung. Sợ chết không nói là bất dũng. Thấy sai thì can, không nghe thì chết, đấy là cái trung lớn nhất vậy'. Đến can ba ngày không đi. Vua Trụ hỏi: 'Sao lại tự chống ta'? Bỉ Can nói: 'Tu thiện hành nhân, lấy nghĩa tự giữ'. Vua Trụ giận, nói: 'Ta nghe nói tim thánh nhân có bảy lỗ, vậy sao'? Liền giết Bỉ Can, xem tim của ông". Cơ Tử sợ, bèn giả cuồng làm kẻ nô bộc, vua Trụ lại bắt giam ông. Thái sư, Thiếu sư của nhà Ân lại đem các đồ cúng tế lễ nhạc trốn sang nhà Chu. Do đó Vũ Vương nhà Chu bèn lĩnh chư hầu đánh vua Trụ. Vua Trụ cũng phát binh chống ở đồng Mục Dã. Tập giải: Trịnh Huyền nói: "Mục Dã là tên đất ngoài thành nam của vua Trụ". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Thành châu Vệ ngày nay là đất Mục Dã thời nhà Ân, Vũ Vương nhà Chu đánh vua Trụ đắp nên". Ngày giáp tí, quân của vua Trụ thua, vua Trụ chạy vào giữ đài Lộc, mặc áo ngọc báu, nhảy vào lửa mà chết. Chính nghĩa: Chu thư chép: "Trụ lấy năm chuỗi ngọc diễm thiên trí quấn vào người để tự đốt". Vũ Vương nhà Chu bèn chém đầu vua Trụ, treo lên cờ trắng, giết Đát Kỉ. Cởi trói cho Cơ Tử, đắp mộ cho vua Trụ và Bỉ Can, nêu khen trước cổng làng của Thương Dung. Sách ẩn: Hoàng Phủ Mật nói: "Thương Dung cùng người Ân xem quân Chu đi vào". Vậy thì Thương Dung là tên người. Trịnh Huyền nói: "Thương Dung là quan coi nhạc của nhà Chu, biết nghi lễ, cho nên chỗ tế lễ gọi là 'đài dung'". Phong con của vua Trụ là Vũ Canh, Lục Phụ để nối dõi tế lễ nhà Ân. Tập giải: Tiếu Chu nói: "Nhà Ân trải ba mươi mốt đời vua, được hơn sáu trăm năm". Cấp trủng kỉ niên chép: "Từ lúc Thang diệt nhà Hạ đến đây là được hai mươi chín đời vua, trải bốn trăm chín mươi sáu năm". sai tu hành chính giáo của Bàn Canh. Người Ân cả mừng. Do đó Vũ Vương nhà Chu làm thiên tử. Người đời sau biếm hiệu đế, hiệu làm vương. Sách ẩn: Xét: Thiên tử nhà Hạ, Ân cũng đều xưng đế, đời sau thấy đức mỏng không bằng Ngũ đế, bắt đầu biếm hiệu đế, hiệu gọi là vương, cho nên Bản kỉ đều gọi là đế, nhưng đời sau gọi chung là 'Tam vương'. Lại phong dòng dõi nhà Ân làm chư hầu, thuộc nhà Chu. Chính nghĩa: Là Vũ Canh, Lục Phụ.

Vũ Vương nhà Chu băng, Vũ Canh cùng Quản Thúc, Sái Thúc làm loạn, Thành Vương sai Chu Công đánh Vũ Canh mà lập Vi Tử ở đất Tống để nối dõi nhà Ân.

Thái sử công nói: Ta dựa vào Thi tụng để chép việc của Tiết, từ đời Thành Thang về sau lại chọn ở Thư-Thi. Tiết lập họ Tử, dòng dõi phân phong, lấy tên nước làm tên họ, có họ Ân, họ Lai, họ Tống, họ Không Đồng, họ Trĩ, Sách ẩn: Xét Hệ bản chép họ Tử không có họ Trĩ. họ Bắc Ân, Sách ẩn: Hệ bản chép là 'họ Mao'. Lại có họ Thì, họ Tiêu, họ Lê. Nhưng họ Bắc Ân có lẽ là dòng dõi vua ấp Bạc mà Tần Ninh Công đánh, là dòng dõi của Thang vậy. họ Mục Di. Khổng Tử nói: "Người Ân giỏi đi xe đường, lại chuộng màu trắng". Sách ẩn: Luận ngữ Khổng Tử nói: "Ngồi xe nhà Ân". Lễ kí chép: "Người Ân chuộng màu trắng". Thái sử công chép lời tán không lấy câu văn trọn, mới chép lời này, cũng sơ lược vậy.

Chu bản kỉ

(Hán - Tư Mã Thiên soạn

Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải

Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa)

Tổ tiên nhà Chu hiệu là Hậu Tắc, tên là Khí. Chính nghĩa: Nhân nơi mà Thái Vương ở tên là bãi Chu, cho nên gọi là Chu. Địa lí chí chép: "Làng Trung Thủy phía tây bắc núi Kì huyện Mĩ Dương quận Hữu Phù Phong là nơi mà Thái Vương nhà Chu ở". Quát địa chí chép: "Thành nhà Chu xưa còn có tên là thành Mĩ Dương, tại phía tây bắc huyện Vũ Công châu Ung hai mươi lăm dặm, tức thành của Thái Vương". mẹ là con gái họ Hữu Thai, tên là Khương Nguyên. Tập giải: Hàn thi chương câu chép: "Khương là họ, Nguyên là tên chữ". Có sách chép Khương Nguyên là thụy hiệu. Chính nghĩa: Thai, âm là 'thiên lai phiên'. Thuyết văn chép: "Thai là dòng dõi Viêm Đế, họ Khương, phong ở đất Thai, là nhà họ ngoại của Khí nhà Chu". Khương Nguyên là vợ cả của vua Khốc. Sách ẩn: Tiếu Chu cho rằng Khí là tên gọi của vua Khốc, cha của Khốc cũng không rõ, so với bản kỉ có khác. Khương Nguyên ra ngoài bãi, thấy dấu chân người lớn, lòng hớn hở vui mừng, muốn dẫm lên, dẫm lên liền động lòng như có thai. Đến kì thì sinh con, cho là không lành, vứt nó ở ngõ hẻm, Sách ẩn: Chép dưới đây đều là điều mà Thi đại nhã sinh dân chép là: "Đặt nó ở ngõ hẻm, bò dê mớm hít nó, đặt nó ở rừng rậm, lại chặt rừng rậm, vứt nó ở băng giá, chim lại ấp che nó". bò ngựa đi qua đều tránh mà không dẫm; dời đặt nó ở trong rừng, gặp lúc rừng núi có nhiều người, chuyển mà vứt nó ở trên băng trong rạch, chim bay lại đến ôm ấp lót cỏ cho nó. Khương Nguyên cho là thần, bèn đưa về nuôi nó lớn, lúc đầu muốn vứt nó, nhân đó đặt tên là Khí.

Vào lúc Khí là trẻ con, có chí chót vót như người lớn. Khí đi chơi, ưa gieo trồng cây gai, cây đậu; cây gai, cây đậu mọc tốt. Kịp khi thành người lớn, lại ưa cày cấy, chọn chỗ đất hợp, hợp với cây lúa liền gieo trồng lúa. Dân đều noi theo Khí. Vua Nghiêu nghe tin, cử Khí làm thầy nông, thiên hạ được cái lợi này, có công. Vua Nghiêu nói: "Khí, dân đen lúc trước đói, sau đó ngươi treo trồng các giống cây lúa". Phong Khí ở đất Thai, Tập giải: Từ Quảng nói: "Là làng Li tại quận Phù Phong ngày nay". Thi sinh dân chép: "Nhà họ Hữu Thai". Thai tức Li, xưa nay chép chữ khác. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Thành Li cũ còn có tên là thành Vũ Công, tại phía tây nam huyện Vũ Công châu Ung hai mươi hai dặm, là nước Thai cổ, là chỗ mà Hậu Tắc được phong. Có miếu thờ Hậu Tắc và Khương Nguyên". Mao Trường nói: "Nước Thai là nước của Khương Nguyên, là nơi mà Hậu Tắc được sinh, cho nên phong ở nước Thai". hiệu là Hậu Tắc, họ riêng là họ Cơ. Tập giải: Lễ vĩ chép: "Tổ tiên vì dẫm lên vết chân lớn mà sinh". Hậu Tắc hưng nghiệp vào thời Đào Đường, Ngu, Hạ, đều có đức tốt.

Hậu Tắc chết, Tập giải: Sơn hải kinh đại hoang kinh chép: "Giữa miền sông Hắc sông Thanh có bãi Quảng Đô, là nơi táng Hậu Tắc". Hoàng Phủ Mật nói: "Mộ của Hậu Tắc cách Trung Quốc ba vạn dặm". con là Bất Truất lập. Sách ẩn: Đế vương thế kỉ chép: "Hậu Tắc lấy con gái họ Cô, sinh ra Bất Truất". Tiếu Chu xét Quốc ngữ chép: "Hậu Tắc làm việc vào thời Ngu-Hạ". Nói là nối chức coi việc làm nông, vậy là sai với lịch đời. Nếu cho rằng Bất Truất là con của Khí, đến đời Văn Vương là hơn ngàn năm với mười bốn đời, thật là chẳng hợp sự tình. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Thành cũ của Bất Truất tại phía nam huyện Hoằng Hóa châu Khánh ba dặm. Là thành mà Bất Truất cơ tại đất rợ nhung địch". Mao thi sớ chép: "Đời nhà Ngu cùng Hạ, Ân cộng là một ngàn hai trăm năm. Mỗi đời làm vua đều là tám mươi năm mới đủ được số năm. Mệnh vua dài ngắn xưa nay là một, mà nếu mười lăm đời vua giữ ngôi đều tám mươi năm, con phải sắp già mới sinh, thật là không hợp nhân tình. Theo lí mà suy thì thật khó tin được". Cuối đời Bất Truất, nhà Hạ Hậu đạo suy, bỏ quan chủ nghề nông mà không dùng, Tập giải: Vi Chiêu nói: "Vua Thái Khang nhà Hạ mất nước, bỏ quan coi nghề nông, không chăm nghề nông nữa". Sách ẩn: Ý nói nhà Hạ đạo suy, Bất Truất bị bãi chức coi nghề nông, không làm nghề nông nữa. Bất Truất vì mất chức mà chạy sang miền rợ nhung địch. Bất Truất chết, con là Cúc lập. Cúc chết, con là Công Lưu lập. Công Lưu dẫu ở giữa miền rợ nhung địch nhưng sửa lại nghề của Hậu Tắc, chăm cày trồng, tìm đất hợp, từ sông Tất-Thư qua sông Vị mà lấy gỗ dùng, Chính nghĩa: Công Lưu từ sông Tất huyện Tất về phía nam qua sông Vị, đến núi Nam lấy cây gỗ mà dùng. Quát địa chí chép: "Huyện Tân Bình châu Bân là huyện Tất thời Hán. Sông Tất chảy từ suối Tất trên núi Kì phía đông nam huyện Nhuận châu Kì, chảy về phía đông vào sông Vị". người đi đường có cái dùng, người ở nhà có cất chứa, dân nhờ cái hay này. Trăm họ vui ý, nhiều người dời đến mà đi theo. Nhà Chu bắt đầu hưng từ đấy, cho nên nhà thơ ca hát nhớ đức của Công Lưu. Sách ẩn: Thi đại nhã chép: "Công Lưu dốc sức". Công Lưu chết, con là Khánh Tiết lập, dựng nước ở đất Bân. Tập giải: Từ Quảng nói: "Phía đông bắc huyện Tất huyện Tân Bình có đình Bân". Sách ẩn: Bân tức Phân, xưa nay chép khác chữ. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Huyện Tân Bình châu Bân là huyện Tất thời Hán. Là nước Bân mà Thi kinh nói đến, là đất mà Công Lưu ở".

Khánh Tiết chết, con là Hoàng Bộc lập. Hoàng Bộc chết, con là Sai Phất lập. Sai Phất chết, con là Hủy Du lập. Sách ẩn: Hệ bản chép là 'Ngụy Du'. Hủy Du chết, con là Công Phi lập.[sách ẩn: Hệ bản chép: "Công Phi Tịch Phương". Hoàng Phủ Mật nói: "Công Phi, tên chữ là Tịch Phương". Công Phi chết, con là Cao Ngữ lập. Tập giải: Tống Suy nói: "Cao Ngữ biết noi Hậu Tắc, người Chu báo đền". Sách ẩn: Hệ bản chép: "Cao Ngữ Hầu Mâu". Cao Ngữ chết, con là Á Ngữ lập. Thế bản chép: "Á Ngữ Vân Đô". Hoàng Phủ Mật nói: "Vân Đô là tên chữ của Á Ngữ". Sách ẩn: Hán thư cổ kim biểu chép: "Vân Đô là em Á Ngữ". Xét rằng như vậy thì Tịch Phương, Hầu Mâu cũng là tên của hai người, thật là chưa rõ được. Á Ngữ chết, con là Công Thúc Tổ Loại lập. Sách ẩn: Hệ bản chép: "Thái Công tên là Tổ Cám Chư Trưu". Tam đại thế biểu xưng là Thúc Loại, cả thảy bốn tên. Hoàng Phủ Mật nói: "Công Tổ còn có tên là Tổ Cám Chư Trưu, tên chữ là Thúc Loại, hiệu là Thái Công". Công Thúc Tổ Loại chết, con là Cổ Công Đản Phụ lập. Cổ Công Đản Phụ sửa lại nghề của Hậu Tắc, Công Lưu, tích đức hành nghĩa, người trong nước đều noi theo. Người nhung địch Huân Dục đánh Cổ Công Đản Phụ, muốn được của cải, bèn ban cho họ. Rồi lại đánh, muốn được dân và đất. Dân đều oán, muốn đánh lại. Cổ Công nói: "Dân chúng lập vua là muốn làm lợi cho mình. Nay rợ nhung địch tới đánh là vì muốn có dân và đất của ta. Lòng dân theo ta, trao dân cho bên nó thì có khác chi? Dân muốn vì ta mà đánh, làm cho cha con người ta bị giết mà còn làm vua nữa, ta chẳng nỡ làm". Rồi liền cùng người thân bỏ đất Bân, qua sông Tất-Thư, Tập giải: Từ Quảng nói: "Sông này tại núi Kì huyện Đỗ Dương. Huyện Đỗ Dương tại quận Phù Phong". vượt núi Lương, Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Núi Lương tại phía tây bắc huyện Hảo Chỉ châu Ung mười tám dặm". Trịnh Huyền nói: "Núi Kì tại phía tây nam núi Lương". Vậy thì núi Lương ngang dài, phía đông là đất Hạ Dương, phía tây bắc kề sông Hà, phía tây là mé đông bắc núi Kì. Từ đất Bân đến đất Chu phải qua núi ấy. dừng ở dưới núi Kì. Tập giải: Từ Quảng nói: "Núi Kì tại phía tây bắc huyện Mĩ Dương quận Phù Phong, phía nam núi có bãi Chu". Bùi Nhân xét Hoàng Phủ Mật nói: "Lập ấp ở đất Chu, cho nên bắt đầu đổi tên nước là Chu". Người đất Bân cả thảy dắt già cũng trẻ theo về Cổ Công ở dưới núi Kì. Bấy giờ người các nước kề bên nghe tin Cổ Công nhân từ, cũng nhiều người theo Cổ Công. Do đó Cổ Công bèn bỏ tục nhung địch mà đắp dựng nhà cửa thành quách, lại lập ấp chia riêng nơi ấy. Tập giải: Từ Quảng nói: "Chia ra mà làm thành ấp xóm". lập ra năm chức quan. Tập giải: Lễ kí chép: "Năm chức quan của thiên tử là Tư đồ, Tư mã, Tư không, Tư sĩ, Tư khấu, trông coi quản trị trăm họ". Trịnh Huyền nói: "Đấy là phép chế thời nhà Thương". Dân đều vui ca tụng đức của Cổ Công. Sách ẩn: Thi tụng chép: "Cháu của Hậu Tắc, sinh ta Thái Vương, phía nam núi Kì, thay bỏ nhà Thương".

Cổ Công có con cả là Thái Bá, con thứ là Ngu Trọng. Thái Khương sinh ra con út là Qúy Lịch, Chính nghĩa: Quốc ngữ chú chép: "Vua bốn nước Tề, Hứa, Thân, Lữ đều họ Khương, dòng dõi của Tứ nhạc, con nhà Thái Khương. Thái Khương là vợ của Thái Vương, mẹ của Qúy Lịch". Qúy Lịch lấy Thái Nhâm, Tập giải: Liệt nữ truyện chép: "Thái Khương là con gái họ Hữu Thai. Thái Nhâm là con gái giữa của họ Chí Nhâm". Chính nghĩa: Quốc ngữ chú chép: "Vua hai nước Chí-Trù họ Nhâm. Hề Trọng là dòng dõi của Trọng Hôi, họ nhà Thái Nhâm. Thái Nhâm là vợ của Qúy Lịch, mẹ của Văn Vương". đều là vợ hiền, Chính nghĩa: Liệt nữ truyện chép: "Thái Khương được Thái Khương cưới làm vợ, sinh ra Thái Bá, Trọng Ung, Qúy Lịch. Thái Khương có đẹp lại trinh thuận, dạy dỗ các con, đến lúc thành lớn, chưa có sai sót. Thái Vương mưu việc đều tại Thái Khương, dời chuyển tất hưng. Thái Nhâm được Qúy Lịch lấy làm vợ. Tính của Thái Nhâm thì đứng đắn thành thật, làm theo đức hạnh. Kịp lúc mang thai, mắt không nhìn màu xấu, tai không nghe tiếng dâm, miệng không nói lời kiêu, dạy được con lúc có thai, rồi sinh ra Văn Vương". Đấy đều có đức hạnh. sinh ra Xương, có điềm là thánh. Chính nghĩa: Thượng thư đế mệnh nghiệm chép: "Vào ngày giáp tí tháng cuối thu, có con chim tước đỏ ngậm tờ văn mà son bay vào đất Phong. Tờ văn ấy chép: 'Kính thắng khinh thì lành, khinh thắng kính thì diệt, nghĩa thắng dục thì thuận, dục thắng nghĩa thì xấu. Làm không chắc thì cong, không kính thì không đúng, kẻ cong thì diệt, kẻ kính thì được. Lấy nhân mà được, lấy nhân mà giữ, trải đến trăm đời. Lấy bất nhân mà được, lấy nhân mà giữ, trải đến mười đời. Lấy bất nhân mà được, lấy nhân mà giữ, chẳng được đời nào". Có lẽ đây là điềm thánh. Cổ Công nói: "Đời ta chắc có kẻ hưng, ở tại Xương chăng"? Con cả là Thái Bá, Ngu Trọng biết Cổ Công muốn lập Qúy Lịch để truyền cho Xương, hai người bèn bỏ sang đất Kinh Man, Chính nghĩa: Thái Bá sang đất Ngô, thành mà mình ở là thôn Mai Lí huyện Vô Tích châu Thường cách phía bắc châu Tô năm mươi dặm, thành và mộ Thái Bá vẫn còn. Còn nói "bỏ sang đất Kinh Man" là vì Sở diệt Việt, đất Việt thuộc Sở; Tần diệt Sở, đất Sở thuộc Tần, vua Tần húy là Sở, đổi gọi là Kinh, cho nên gọi đất Ngô-Việt là 'Kinh'. Kịp lúc người miền bắc soạn sử thì chép thêm là 'Man', là điều đương nhiên. xăm mình cắt tóc, Tập giải: Ứng Thiệu nói: "Thường ở giữa nước, cho nên cắt tóc, xăm lên mình để giống con rồng, cho nên không bị thương hại". để nhường Qúy Lịch.

Cổ Công chết, Qúy Lịch lập, đấy là Công Qúy. Công Qúy sửa đạo truyền của Cổ Công, chăm chỉ hành nghĩa, chư hầu thuận theo.

Công Qúy chết, Tập giải: Hoàng Phủ Mật nói: "Táng ở núi phía nam huyện Hộ". con là Xương lập, đấy là Tây Bá. Tây Bá là Văn Vương, Chính nghĩa: Đế vương thế kỉ chép: "Văn Vương mặt rồng vai hổ, thân dài mười thước, ngực có bốn vú". Lạc thư linh chuẩn thính chép: "Thương Đế là Cơ Xương, trán vuông mũi chim, thân cao tám thước hai tấc, thánh trí từ lí". noi nghiệp của Hậu Tắc, Công Lưu, theo thói của Cổ Công, Qúy Công, hành nhân, kính già, yêu trẻ. Lấy lễ nhún nhường với người hiền, giữa ngày không rỗi ăn cơm để tiếp đãi kẻ sĩ, do đó nhiều kẻ sĩ theo Văn Vương. Bá Di, Thúc Tề tại nước Cô Trúc, Tập giải: Ứng Thiệu nói: "Tại huyện Linh Chi quận Liêu Tây". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Thành cũ Cô Trúc tại phía nam huyện Lư Long châu Bình mười hai dặm, là nước Cô Trúc chư hầu thời nhà Thương, vua họ Mặc Thai". nghe nói Tây Bá giỏi nuôi người già, cùng đến theo Tây Bá. Bọn đại phu Thái Điên, Hoành Yểu, Tán Nghi Sinh, Dục Tử, Tân Giáp đều đến theo Tây Bá. Tập giải: Biệt lục của Lưu Hướng chép: "Dục Tử tên là Hùng, phong ở đất Sở. Tân Giáp là bầy tôi cũ của nhà Ân, thờ vua Trụ, bảy mươi lăm lần can ngăn mà không nghe, bỏ đến nhà Chu, nói chuyện với Triệu Công, cho là người hiền, báo cho Văn Vương, Văn Vương tự đến đón Tân Giáp, lấy làm công khanh, phong tước cho con cả". Con cả được phong ở chỗ trị huyện của quận Thượng Đảng ngày nay.

Sùng Hầu tên là Hổ gièm Tây Bá với vua Trụ nhà Ân rằng: "Tây Bá tích thiện tu đức, chư hầu đều hướng về, sắp gây bất lợi cho nhà vua". Vua Trụ bèn giam Tây Bá ở ngục Dũ Lí. Bọn Hoành Yểu lo lắng, liền tìm người con gái họ Hữu Sân, Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Thành nước Sân cũ tại phía nam huyện Hà Tây châu Đồng hai mươi dặm". Thế bản chép: "Vua nước Sân, họ Tự, dòng dõi vua Vũ nhà Hạ. Bọn Tán Nghi Sinh tìm người con gái đẹp nước Hữu Sân dâng cho vua Trụ". ngựa vằn của người Li Nhung, Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Thành cũ Li Nhung tại phía đông nam huyện Tân Phong châu Ung mười sáu dặm, là thành nước Li Nhung thời Ân-Chu". Xét loài ngựa khỏe này bờm đỏ, thân trắng, mắt như vàng ròng, Văn Vương đem dâng vua Trụ. chín cỗ xe ngựa của họ Hữu Hùng, Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Huyện Tân Trịnh châu Trịnh vốn là đất của họ Hữu Hùng". Xét chín cỗ xe ngựa có ba mươi sáu con ngựa. các vật lạ khác, nhờ viên sủng thần của nhà Ân là Phí Trung mà dâng cho vua Trụ. Vua Trụ cả mừng, nói: "Một vật này là đủ để thả Tây Bá, Sách ẩn: 'Một vật này' là chỉ người con gái đẹp họ Hữu Sân. Vì vua Trụ nhà Ân hiếu dâm ưa sắc cho nên biết vậy. huống chi lại nhiều thế này"! Bèn thả Tây Bá, ban cho cung tên rìu búa, sai Tây Bá được đánh dẹp, nói: "Kẻ gièm Tây Bá là Sùng Hầu tên Hổ vậy". Tây Bá liền dâng đất phía tây sông Lạc, lại xin vua Trụ bỏ hình phạt 'bào cách'. Vua Trụ nghe theo.

Tây Bá thầm hành thiện, chư hầu đều đến xin xử công bằng. Do đó người nước Ngu-Nhuế có tranh kiện mà không quyết được, Tập giải: Địa lí chí chép: "Nước Ngu tại huyện Đại Dương quận Hà Đông, nước Nhuế tại huyện Lâm Tấn quận Phùng Dực". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Thành Ngu cũ tại trên núi Ngu phía đông bắc huyện Hà Bắc châu Thiểm năm mươi dặm, là nước Ngu thời xưa. Thành Nhuế cũ tại phía tây huyện Nhuế Thành, là nước Nhuế thời xưa". Tấn Thái Khang địa kí chép: "Phía tây thành Ngu một trăm bốn mươi dặm có thành Nhuế". Quát địa chí lại chép: "Bãi đất trống tại phía tây huyện Hà Bắc sáu mươi lăm dặm". Thi chép: "Ngu-Nhuế hỏi mà xong". Mao Trường nói: "Vua hai nước Ngu-Nhuế cùng nhau tranh ruộng, lâu ngày mà không xong, bèn bảo nhau rằng: 'Tây Bá là người nhân từ, đến đấy hỏi xem". Liền cùng nhau đến nhà Chu. Vào đất Chu thì thấy người cày nhường bờ ruộng, người đi nhường đường. Vào thành ấp thì trai gái đi lối riêng, trắng đen không dìu dắt. Vào triều đình, quan sĩ nhường cho đại phu, đại phu lại nhường cho công khanh. Vua hai nước bảo nhau nói: 'Chúng ta tiểu nhân, không đáng vào triều đình của quân tử'. Rồi nhường nhau đất mà mình tranh lấy làm đất bỏ trống". Đến nay vẫn còn. bèn đến nhà Chu. Vào cõi, thấy người cày đều nhường bờ ruộng, tục dân đều nhường người già. Hai người nước Ngu-Nhuế không gặp Tây Bá, đều thẹn, bảo nhau rằng: "Cái mà ta tranh là điều mà người Chu cho là xấu hổ, còn đến làm chi mà tự chuốc lấy nhục"! Rồi về, cùng nhường rồi thôi. Chư hầu nghe tin, nói: "Tây Bá có lẽ là vua vâng mệnh từ trời".

Năm sau, đánh rợ Khuyển Nhung. Tập giải: Sơn hải kinh chép: "Có người nhưng mặt người thân thú, tên là Khuyển Nhung". Chính nghĩa: Lại chép: "Hoàng Đế sinh Miêu Long, Miêu Long sinh Dung Ngô, Dung Ngô sinh Tịnh Minh, Tịnh Minh sinh Bạch Khuyển. Bạch Khuyển có hai giống, đấy là Khuyển Nhung". Thuyết văn chép: "Xích Địch vốn là loài chó". Chữ 'Địch' gồm chữ 'khuyển'. Hậu Hán thư lại chép: "Khuyển Nhung là dòng dõi của Bàn Hồ". Ở chỗ quá nửa huyện Vũ Lâm quận Trường Sa". Mao thi sớ chép: "Khuyển Nhung, Côn Di". Năm sau, đánh nước Mật Tu. Tập giải: Ứng Thiệu nói: "Mật Tu là nước của vua họ Cô". Toản nói: "Tại huyện Âm Mật quận An Định". Chính nghĩa: "Thành cũ Âm Mật tại phía tây huyện Thuần Cô châu Kính, phía đông tiếp thành huyện, là nước Mật xưa". Năm sau, phá nước Kì. Chính nghĩa: Là nước Lê. Trâu Đản Sinh nói có sách chép là nước Lê. Khổng An Quốc nói: "Nước Lê tại phía đông bắc quận Thượng Đảng". Quát địa chí chép: "Thành Lê cũ là nước của Lê Hầu, tại phía đông bắc huyện Thành Lê châu Lộ mười tám dặm". Tổ Y là bầy tôi của nhà Ân, sợ, đem việc này báo chó vua Trụ, vua Trụ nói: "Ngươi không có mệnh trời sao? Thì làm được chi"! Năm sau, đánh nước Vu. Tập giải: Từ Quảng nói: "Thành Vu tại phía tây bắc huyện Dã Vương, đọc là 'vu'". Tả truyện chép: "Vua các nước Vu, Tấn, Ứng, Hàn là họ hàng của Vũ Vương". Năm sau, đánh Sùng Hầu tên là Hổ. Chính nghĩa: Hoàng Phủ Mật nói: "Là chỗ mà ông Cổn nhà Hạ được phong. Thời Ngu, Hạ, Thương, Chu đều là nước Sùng, nước Sùng có lẽ ở giữa đất Phong-Hạo. Thi chép: 'Đã đánh đến nước Sùng, lập ấp ở đất Phong'. Là đất của nước ấy". Lại dựng ấp Phong. Tập giải: Từ Quảng nói: "Ấp Phong tại phía đông huyện Hộ quận Kinh Triệu. Ấp Hạo tại phía bắc Côn Minh vườn Thượng Lâm, có ao Hạo, cách ấp Phong hai mươi lăm dặm, đều tại phía nam thành Tràng An mấy chục dặm". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Cung ấp Phong là cung của Văn Vương nhà Chu, tại phía đông huyện Hộ châu Ung ba mươi lăm dặm. Ấp Hạo tại phía tây nam châu Ung ba mươi hai dặm". Từ dưới núi Kì mà dời đô đến ấp Phong. Năm sau, Tây Bá băng, Tập giải: Từ Quảng nói: "Văn Vương thọ chín mươi bảy tuổi thì băng". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Mộ của Văn Vương nhà Chu trên bãi tại phía tây nam huyện Vạn Niên châu Ung hai mươi tám dặm". thái tử tên là Phát lập, đấy là Vũ Vương.

Tây Bá có lẽ ở ngôi năm mươi năm. Lúc bị tù ở Dũ Lí, có lẽ chồng thêm tám quẻ của kinh Dịch mà thành sáu mươi tư quẻ. Chính nghĩa: Càn tạc độ chép: "Người bày ra cách bói cỏ thi là Phục Hi, người chồng quẻ diễn giải là Văn Vương, người dẫn thành mệnh là Khổng Tử". Dịch chính nghĩa chép: "Phục Hi chế tám quẻ, Chu Công tác hào từ, Khổng Tử tác thập dực". Xét Thái sử công nói là "có lẽ" là có ý còn ngờ vực. Văn Vương có công diễn giải kinh Dịch, tác Chu bản kỉ mà khen cái hay của ông, không dám tự ý chắc chắn là chồng quẻ, cho nên nói là "có lẽ" vậy". Nhà thơ khen Tây Bá, có lẽ vào lúc chịu mệnh làm vua là lúc xử vụ kiện của Ngu-Nhuế. Chính nghĩa: Sau khi vua hai nước nhường nhau, có hơn bốn mươi nước chư hầu theo Tây Bá, đều tôn Tây Bá làm vương. Có lẽ năm ấy là năm chịu mệnh xưng xương. Đế vương thế kỉ chép: "Văn Vương lên ngôi được bốn mươi hai năm, sao tuế ở tại sao thuần hỏa, là năm đầu Văn Vương đổi hiệu chịu mệnh, bắt đầu xưng vương". Mao thi sớ chép: "Văn Vương thọ chín mươi bảy tuổi thì mất, lúc mất đã chịu mệnh chín năm, vậy thì năm đầu chịu mệnh là lúc tám mươi chín tuổi". Mười năm sau thì băng. Chính nghĩa: 'Mười năm', đáng là 'chín năm'. thụy là Văn Vương. Thụy pháp chép: "Dọc ngang trời đất gọi là 'Văn'". Nhà Chu đổi pháp độ, chế chính sóc, truy tôn Cổ Công là Thái Vương, truy tôn Công Qúy là Vương Qúy. Chính nghĩa: Dịch vĩ chép: "Văn Vương chịu mệnh, đổi chính sóc, báo hiệu vương cho thiên hạ". Trịnh Huyền tin mà chép theo, nói là Văn Vương xưng vương, đã đổi chính sóc báo hiệu vương. Xét: Trời không có hai mặt trời, đất không có hai vương, há vua Trụ nhà Ân vẫn còn mà nhà Chu xưng vương chăng? Nếu Văn Vương tự xưng vương đổi chính sóc thì công nghiệp đã thành, cớ sao Vũ Vương còn nói là công lớn chưa lập, muốn cho xong công nghiệp của cha vậy? Lễ kí đại truyện chép: "Sau trận Mục Dã thì Vũ Vương làm xong việc lớn rồi rút, truy tôn Thái Vương tên là Đản Phụ, Vương Qúy tên là Qúy Lịch, Văn Vương tên là Xương". Xét lời văn này thì truy tôn Văn Vương, sao lại chép Văn Vương tự xưng vương đổi chính sóc được? Có lẽ nghiệp vương bắt đầu từ thời Thái Vương nổi lên vậy. Chính nghĩa: Cổ Công tại đất Phân, bị rợ Nhung Địch đánh chiếm lấy dân. Cổ Công nói: "Lòng dân theo ta, cho họ khác chi? Giết cha con người ta mà làm vua người ta, ta không nỡ làm". Bèn rời xa đất Phân, dừng ở dưới núi Kì. Hết thảy người đất Phân theo Cổ Công. Người nước khác nghe tin Cổ Công nhân từ, cũng nhiều người theo về. Lại bỏ tục Nhung Địch, làm nhà cửa thôn ấp mà chia ra ở đấy. Qúy Lịch lại sinh ra Xương, có điềm thánh. Có lẽ là nghiệp vương bắt đầy từ thời Thái Vương mà nổi lên. Nhưng từ đoạn văn "Tây Bá có lẽ ở ngôi năm mươi năm" xuống đến đoạn văn "Thái Vương nổi lên" vào lúc sau khi Tây Bá băng thì kể lại việc ấy, là không giống với kinh truyện, không thể bỏ hết, nên chép sơ qua, dẫn ở dưới đây, việc này chắc đáng ngờ, cho nên nhiều lần nói là "có lẽ".

Vũ Vương lên ngôi, Chính nghĩa: Thụy pháp chép: "Đánh dẹp họa loạn gọi là 'Vũ'". Xuân thu nguyên mệnh bao chép: "Vũ Vương răng biền, đấy là cứng cỏi". Thái Công Vọng làm thái sư, Chu Công tên là Đán làm tể phụ, bọn Triệu Công, Tất Công làm Tả hữu vương, sửa trị công nghiệp của Văn Vương.

Năm thứ chín, Vũ Vương dâng tế ở đất Tất. Tập giải: Mã Dung nói: "Tất là tên đất mộ của Văn Vương". Sách ẩn: Xét "Văn Vương dâng tế ở đất Tất", vậy thì 'Tất' là tên sao trời. Sao Tất chủ việc binh, cho nên xuất quân mà tế sao Tất. Chính nghĩa: Thượng thư Vũ Thành biên chép: "Cha ta là Văn Vương, sinh ứng mệnh trời để vỗ về trăm họ, năm thứ chín rồi mà đại thống chưa nối". Thái thệ biên tự chép: "Vào năm thứ mười một, Vũ Vương đánh nhà Ân". Thái thệ biên chép: "Mùa xuân năm thứ mười ba, đại hội ở Mạnh Tân". Đại đái lễ chép: "Văn Vương mười lăm tuổi sinh Vũ Vương". Vậy thì Vũ Vương ít hơn Văn Vương mười bốn tuổi. Lễ kí Văn Vương thế tử chép: "Văn Vương thọ chín mươi bảy tuổi thì mất". Xét Văn Vương băng thì Vũ Vương đã tám mươi ba tuổi rồi, tám mươi tư tuổi thì lên ngôi, đến chín mươi ba tuổi thì băng, Vũ Vương ở ngôi không quá được mười năm. Mà đây chép năm thứ mười ba đánh vua Trụ, nối Văn Vương chịu mệnh, muốn làm rõ sự nghiệp của cha. Kim đằng biên chép: "Vua đánh nhà Ân ba năm, vua có bệnh, không vui". Xét Văn Vương chịu mệnh chín năm thì băng, năm thứ mười một Vũ Vương để tang xong, giễu binh ở Mạnh Tân, năm thứ mười ba thì đánh vua Trụ, năm thứ mười lăm thì có bệnh, Chu Công xin lệnh, vua khỏi bệnh, bốn năm sau thì băng, vậy thì Vũ Vương thọ chín mươi ba tuổi. Thế mà Thái sử công chép là năm thứ chín vua giễu binh, năm thứ mười một đánh vua Trụ, vậy thì số năm Vũ Vương lên ngôi có khác với Thượng thư rất xa. Giễu binh sang miền đông, đến tại Mạnh Tân. Làm bài vị Văn Vương, lấy xe chở ở trong quân. Vũ Vương tự xưng là Thái tử Phát, nói là vâng mệnh Văn Vương đến đánh, không dám tự ý. Lại báo cho các quan Tư mã, Tư đồ, Tư không, các tướng rằng: "Ngay ngắn, nghe đây! Ta không có trí, nhờ tổ tiên có đức thần, con nhỏ nhận công nghiệp của tổ tiên, phải đặt thưởng phạt để nối được công ấy". Rồi dấy binh. Sư Thượng Phủ gọi rằng: "Thu tập quân sĩ cùng thuyền chèo của các ngươi, kẻ đến sau thì chém". Vũ Vương qua sông Hà, giữa dòng có con cá trắng nhảy lên giữa thuyền của vua, Tập giải: Mã Dung nói: "Cá là loài có vảy che, là biểu tượng của binh giáp. Màu trắng là màu ưa thích của nhà Ân, có ý nói quân dân nhà Ân giúp nhà Chu". Sách ẩn: Dưới đây đến chỗ nói có lửa rơi xuống nhà Chu tạo thành con chim, đều thấy chép ở Chu thư và Văn thái thệ. Vũ Vương cúi lấy để tế. Đã qua sông, có lửa từ trên lại rơi xuống, đến tại chỗ của vua, chuyển thành con chim màu đỏ, kêu tiếng phanh phách. Tập giải: Trịnh Huyền nói: "Màu đỏ là màu ưa thích của nhà Chu". Sách ẩn: Xét Văn thái thệ chép: "Chuyển thành con điêu". Điêu là chim kền kền. Mã Dung nói: "Ý nói Vũ Vương đánh Trụ được". Trịnh Huyền nói: "Con chim kia là chim hiếu, nói rằng Vũ Vương tất xong công nghiệp của cha". Bấy giờ chư hầu không hẹn mà hội ở Mạnh Tân có đến tám trăm chư hầu. Chư hầu đều nói: "Đánh vua Trụ được rồi". Vũ Vương nói: "Các ngươi chưa biết mệnh trời, chưa nên". Rồi đem quân về.

Được hai năm, nghe tin vua Trụ càng thêm hôn loạn bạo ngược, giết Vương tử tênlà Bỉ Can, cầm tù Cơ Tử. Thái sư tên là Tì, Thiếu sư tên là Cương ôm đồ lễ nhạc của mình mà trốn sang nhà Chu. Do đó Vũ Vương báo khắp chư hầu rằng: "Nhà Ân tội nặng, không thể không nên đến đánh". Rồi theo phép của Văn Vương, liền phát ba trăm cỗ xe trận, ba nghìn lính hổ bôn, Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Hổ bôn là hiệu của dũng sĩ. Như hổ vồ thú, nói đến sự dũng mãnh". bốn vạn năm nghìn quân giáp sĩ, đến phía đông đánh vua Trụ. Ngày mậu ngọ tháng mười hai năm thứ mười một, quân qua Mạnh Tân hết, chư hầu đều hội, Vũ Vương nói: "Hăng hái chớ lười"! Vũ Vương lại tác bài văn 'Thái thệ' báo với mọi người rằng: "Nay vua Trụ nhà Ân lại nghe lời của người vợ, tự dứt với trời, hủy hoại tam chính, Tập giải: Mã Dung nói: "Đảo ngược trời, đất, người". Chính nghĩa: Xét tam chính là tam thống. Nhà Chu lấy tháng kiến tí là thiên thống. Nhà Ân lấy tháng kiến sửu là địa thống. Nhà Hạ lấy tháng kiến dần là nhân thống. rời xa anh em thân tộc của mình, lại vứt bỏ đồ lễ nhạc của tổ tiên, tác nhạc tiếng dâm, làm biến loạn tiếng hay, cho hợp ý vợ. Cho nên nay ta cùng các người vâng mệnh trời đến phạt tội. Gắng lên các phu tử, Tập giải: Trịnh Huyền nói: "Phu tử là tên gọi của đàn ông". không đánh lần hai, không đánh lần ba"!

Tảng sáng ngày giáp tí tháng hai, Tập giải: Từ Quảng nói: "Có sách chép là tháng giêng. Đấy là tháng kiến sửu, tháng giêng theo lịch của nhà Ân, tháng hai theo lịch của nhà Chu". Vũ Vương buổi sáng đến tại bãi Mục Dã ngoài thành nhà Thương, lại thề. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Buổi tối ngày quý hợi bày binh, buổi sáng ngày giáp tí cáo thề". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Thành châu Vệ, người già cũ nói là Vũ Vương nhà Chu đánh vua Trụ đến bãi Mục Dã ngoài thành nhà Thương có đắp thành ấy. Thủy kinh chú của Lịch Đạo Nguyên chép: "Từ huyện Triều Ca xuống phía nam đến sông Thanh, đất đai rộng phẳng, đầm bãi miên man, đều là chỗ chăn thả được". Quát địa chí chép: "Vua Trụ đô ở Triều Ca tại phía đông bắc châu Vệ hai mươi ba dặm là thành cũ Triều Ca". Vốn là ấp Muội, vua Vũ Đinh nhà Ân lúc đầu đô ở đấy". Đế vương thế kỉ chép: "Vua Ất lại qua sông Hà lên phía bắc, dời đến Triều Ca, con là vua Trụ vẫn đô ở đấy". Vũ Vương tay trái cầm rìu vàng, tay phải nắm cờ trắng để xua quân. Nói: "Xa rồi hỡi những người con miền tây"! Vũ Vương nói: "Hầy! Những vị vua lớn của ta, các quan Tư đồ, Tư mã, Tư không, Á lữ, Sư thị, Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Á là thứ. Lữ là các đại phu, ngôi vị sau quan khanh. Sư thị là quan đại phu, đem binh giữ cửa". Thiên phu trưởng, Bách phu trưởng cùng người các nước Dung, Thục, Khương, Mao, Vi, Lô, Bành, Bộc, Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Tám nước đều là người Man-Di-Nhun-Địch. Khương ở phía tây. Thục, Tẩu, Mao, Vi tại miền Ba-Thục. Lô-Bành tại miền tây bắc. Dung-Bộc tại phía nam sông Giang-Hán". Mã Dung nói: "Vũ Vương lĩnh quân các nước ấy đi đến đánh vua Trụ". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Huyện Trúc Sơn châu Phòng và châu Kim là nước Dung cổ. Châu Ích và các châu Ba, Lợi đều là nước Thục cổ. Các châu Mân, Thao, Tùng miền Lũng Hữu về phía tây là nước Khương. Từ Diêu Phủ về phía nam là đất của nước Mao. Phía nam Nhung Phủ là đất của ba nước Vi, Lô, Bành cổ. Nước Bộc tại phía tây nam nước Sở. Có châu Mao, châu Vi, châu Bộc. Vũ Vương đem người rợ miền tây nam đi đánh vua Trụ". giương qua lên, bày can ra, tựa mâu thẳng, nghe ta thề". Vũ Vương nói: "Người xưa có nói: 'Gà mái không báo sáng, gà mái báo sáng thì nhà trơ trọi'. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Trơ trọi là hết. Ví đàn bà làm việc ngoài thì như gà mái thay gà trống gáy sáng, thì nhà tan hết". Nay vua Trụ nhà Ân theo lời đàn bà là đáng dùng, tự vứt đồ tế tự của tổ tiên mà không hỏi, bỏ đi nhà nước của mình, không dùng anh em họ hàng, chỉ chuộng những kẻ có tội trốn tránh trong bốn cõi, tin dùng chúng nó, lại làm bạo ngược với trăm họ, gây việc gian tà ở nhà Thương. Nay ta phát binh cùng vâng mệnh trời phạt tội. Việc ở hôm nay không quá sáu bước bảy bước là dừng lại sửa sang, các ngươi gắng lên! Không quá bốn nhát, năm nhát, sáu nhát, bảy nhát chém, lại dừng lại sửa sang, các ngươi gắng lên! Hãy hăng hăng như hổ như gấu, như sói như li, ở ngoài thành nhà Thương không phải chặn đánh quân địch bỏ chạy, cho họ theo về quân miền tây. Gắng kên các ngươi! Nếu các ngươi không gắng, ta sẽ bị giết các ngươi". Thề xong, bốn nghìn cỗ xe của quân chư hầu hội lại bày trận ở bãi Mục Dã.

Vua Trụ nghe tin Vũ Vương đến, cũng phát bảy mươi vạn quân lính chống Vũ Vương. Vũ Vương sai Sư Thượng Phủ cùng trăm người lên đánh, Tập giải: Trịnh Huyền nói: "Lên đánh, phải có ý cùng đánh. Thời xưa lúc sắp đánh, sai quân dũng mãnh lên trước phạm vào quân địch". Xuân thu truyện chép: "Vua Sở sai Hứa Bá lái xe ngựa, Nhạc Bá-Nhiếp Thúc ở bên phải để xông vào quân Tấn. Hứa Bá nói: 'Ta nghe nói lên đánh là lấy được cờ tinh, phá lũy rồi về'. Nhạc Bá nói: 'Ta nghe nói lên đánh là phải tay trái bắn tên nhọn, thay người lái xe ngựa cầm dây cương, nắm lấy hau con ngựa, kéo dây cương lôi mà về'. Nhiếp Thúc nói: 'Ta nghe nói lên đánh là bên phải vào lũy, chém đầu bắt địch mà về'. Đều làm theo những điều mà mình nghe rồi quay về". đem đại tốt đuổi quân của vua Trụ. Chính nghĩa: Đại tốt là ba trăm năm mươi cỗ xe ngựa, hai vạn sáu ngàn hai trăm năm mươi quân lính, có ba ngàn quân hổ bôn. Quân vua Trụ dẫu đông nhưng đều không có ý đánh, ý muốn Vũ Vương vào nhanh. Quân vua Trụ đều cầm ngược giáo mà để đánh để đón Vũ Vương. Vũ Vương xua vào, quân vua Trụ đều vỡ phản lại vua Trụ. Vua Trụ chạy quay về lên trên đài Lộc, mặc trùm châu ngọc lên người, Chính nghĩa: Chu thư chép: "Buổi đêm ngày giáp tí, vua Trụ lấy năm chuỗi ngọc thiên trí quấn người để tự đốt". Chú: Ngọc thiên trí là ngọc tốt, quấn quanh người cho tự coi trọng. Đốt cả thảy bốn nghìn viên ngọc, các thứ ngọc khác đều tiêu, còn ngọc thiên trí không tiêu, cả thân vua Trụ không cháy hết. tự đốt trong lửa mà chết. Vũ Vương cầm cờ trắng to để hiệu chư hầu, chư hầu đều bái Vũ Vương, Vũ Vương bèn lĩnh chư hầu, chư hầu đều theo. Vũ Vương vào thành nhà Thương, Chính nghĩa: Nói là vào thành Triều Ca. trăm họ nhà Thương đều đợi ở ngoài thành. Do đó Vũ Vương sai bầy tôi cáo dụ trăm họ nhà Thương rằng: "Thiên tử ban lành"! Người nhà Thương đều cúi đầu bái lạy, Vũ Vương cũng bái lại. Sách ẩn: Vũ Vương dẫu là tôi mà đánh vua, vả lại có ý thẹn, không ưng nhận bái lạy của người nhà Thương. Thái sử công không chép. Xét lời trên thì chư hầu đều chúc mừng Vũ Vương, Vũ Vương còn đang vái chào, không rỗi xuống bái người nhà Ân. Rồi vào, đến chỗ vua Trụ chết. Vũ Vương tự bắn vào đấy, sau ba phát thì xuống xe, lấy kiếm nhẹ đâm vào, Chính nghĩa: Chu thư chép: "Lấy kiếm khinh lữ chém vào". Khinh lữ là tên kiếm. lấy rìu vàng chém đầu vua Trụ, treo ở cờ trắng to. Rồi lại đến chỗ hai người thiếp yêu của vua Trụ, hai người thiếp đều treo cổ tự sát, lấy kiếm ngắn đâm, dùng rìu đen chém, Tập giải: Tư mã pháp chép: "Nhà Hạ cầm rìu đen". Tống Quân nói: "Rìu đen làm bằng sắt, không mài nhẵn". treo đầu ở cờ trắng nhỏ. Rồi Vũ Vương lại xuất quân ra.

Hôm sau đó, trừ đường, sửa miếu xã và cung thất của vua Trụ nhà Thương. Đến hẹn, trăm tên lính vác cờ xí để đi trước. Tập giải: Độc đoán của Sái Ung chép: "Đi trước có quân cầm chín lá cờ xí hình đám mây". Em của Vũ Vương là Thúc Chấn cầm lắc bày xe thường, Chu Công Đán cầm rìu lớn, Tất Công cầm rìu nhỏ. Tán Nghi Sinh, Thái Điên, Hoành Yểu đều cầm kiếm ngắn để hộ vệ Vũ Vương. Đã vào, dừng ở phía nam miếu xã, tả hữu đại tốt đều đi theo. Mao Thúc tên là Trịnh dâng nước trong, Vệ Khang Thúc trải chiếu bố tư, Triệu Công tên là Thích dâng vải màu, Sư Thượng Phủ dắt vật tế đến, Y Dật dâng biểu mừng nói: "Cháu đời cuối của nhà Ân tên là Qúy Trụ, cắt bỏ đức sáng của tổ tiên, khinh nhờn thần linh mà không tế, bạo ngược trăm họ nhà Thương, tội này đã nêu rõ tới thượng đế thiên hoàng". Do đó Vũ Vương bái lạy cúi đầu, nói: "Nhận lấy mệnh lớn mà thay nhà Ân, vâng mệnh của trời". Vũ Vương bái lạy cúi đầu nữa rồi ra.

Bá Di liệt truyện

(Hán - Tư Mã Thiên soạn

Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải

Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa)

Các học giả xem rộng sách vở còn phải tin xem ở lục nghệ (sáu kinh Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân thu, Dịch). Thi-Thư dẫu khuyết nhưng lời văn chép về thời Ngu-Hạ vẫn biết được. Vua Nghiêu muốn thoái ngôi, nhường cho Ngu Thuấn. Giữa thời vua Thuấn-Vũ, các quan đều chọn, bèn thử họ ở ngôi, coi việc mấy chục năm, Chính nghĩa: Thuấn-Vũ đều nắm chức vụ hơn hai chục năm rồi mới lên ngôi vua. công lao đã lập, sau đó truyền ngôi. Nêu rõ thiên hạ là của nặng, đế vương là người nối dõi lớn nhất, trao thiên hạ khó như thế. Vậy nên có người nói rằng vua Nghiêu nhường thiên hạ cho Hứa Do,Chính nghĩa: Cao sĩ truyện của Hoàng Phủ Mật chép: "Hứa Do tên chữ là Vũ Trọng. Vua Nghiêu nghe tin mà nhường thiên hạ cho ông, nhưng ông lại lui về ở phía bắc sông Dĩnh miền trung nhạc (núi Tung), ở dưới núi Kì mà ẩn náu. Vua Nghiêu lại gọi làm người đứng đầu chín châu, Do không muốn nghe lời ấy, rửa tai ở bờ sông Dĩnh. Bấy giờ có Sào Phủ dắt bê muốn cho nó uống nước ở đấy, hỏi vì sao. Đáp rằng: 'Vua Nghiêu muốn gọi ta làm người đứng đầu chín châu, ta ghét nghe lời ấy, cho nên rửa tai'. Sào Phủ nói: 'Nếu ngài ở chỗ khe sâu vực cao, không qua lại với người đời thì ai biết ngài? Đấy là vì ngài còn phù du, muốn tìm nghe danh dự của mình. Bẩn miệng bê ta"! Dắt bê lên dòng trên mà cho nó uống. Hứa Do chết, táng ở núi ấy, cũng gọi là núi Hứa Do". Tại phía nam huyện Dương Thành châu Lạc mười ba dặm. nhưng Hứa Do không nhận, hổ thẹn mà bỏ trốn. Kịp vào thời nhà Hạ, có Biện Tùy, Vụ Quang cũng như vậy. Sao lại không khen họ? Sách ẩn: Xét: 'Có người nói' là bảo các bản chép của các nhà. Còn việc vua Nghiêu nhường ngôi cho Hứa Do, kịp đến thời nhà Hạ lại có bọn Biện Tùy, Vụ Quang; vua Thang nhà Ân nhường thiên hạ cho họ nhưng đều không nhận mà trốn đi, việc này đều chép tại Trang Chu nhượng vương biên. Chính nghĩa: Kinh sử chỉ khen Bá Di, Thúc Tề mà không nói đến Hứa Do, Biện Tùy, Vụ Quang, không chỉ thiếu mà còn ít thấy, sao lại thế? Cho nên mới nói 'sao lại không khen họ' là không khen nói về họ vậy.

Thái sử công nói: Ta lên núi Kì, trên núi ấy có lẽ có mộ của Hứa Do. Khổng Tử xếp bày người hiền thánh nhân từ, bàn về những người như Ngô Thái Bá, Bá Di là rõ rồi. Ta nghe nói bọn Do-Quang có nghĩa cao lắm, Sách ẩn: Nói là Thái sử công Nghe Trang Chu nói về bọn Hứa Do, Vụ Quang vậy. Nhường thiên hạ cho Hứa Do, Do bèn trốn ở núi Kì, rửa tai ở sông Dĩnh; Biện Tùy tự nhảy xuống sông Đồng; Vụ Quang cõng đã tự chìm ở sông Lô; đấy là nghĩa cao lắm. văn chép về họ không chỉ ít mà còn ít thấy, sao vậy?

Khổng Tử nói: "Dá Di, Thúc Tề không màng thù cũ, ít nói lời oán". "Tìm ý nhân từ thì được ý nhân từ, sao lại oán nhỉ"? Ta buồn cho ý của Bá Di, xem qua lời thơ thì thấy đáng cho là lạ thật đấy! Sách ẩn: Nói 'buồn' là việc anh em họ nhường nhau, lại khen cho việc không ăn thóc nhà Chu mà chết đói. Còn nói 'lạ thật đấy', xét Luận ngữ chép "tìm ý nhân từ thì được ý nhân từ, sao lại oán nhỉ", mà nay lời thơ chép "ta biết về đâu nhỉ, ô hô chết rồi, mạng ta hết rồi", là lời oán, cho nên nói là 'lạ thật đấy'. Truyện về họ rằng:

Bá Di, Thúc Tề là hai con của vua nước Cô Trúc. Sách ẩn: Xét: Nói 'truyện chép về họ' có lẽ là sách Hàn thi ngoại truyện và Lữ thị xuân thu. Truyện này chép rằng: "Vua Cô Trúc được vua Thang nhà Ân phong nước vào ngày bính dần tháng ba. Truyền nhau đến đời cha của Di-Tề tên là Sơ, tên chữ là Từ Triều. Bá Di tên là Doãn, tên chữ là Công Tín. Thúc Tề tên là Trí, tên chữ là Công Đạt". Xét: Địa lí chí chép: "Thành Cô Trúc tại huyện Linh Chi quận Liêu Tây". Ứng Thiệu nói: "Là nước của Bá Di, vua nước này họ Mặc Thai". Chính nghĩa: Quát địa lí chí chép: "Thành cũ nước Cô Trúc tại phía nam huyện Lư Long mười hai dặm, thời nhà Ân là nước chư hầu Cô Trúc". Cha muốn lập Thúc Tề, kịp lúc cha chết, Thúc Tề nhường Bá Di. Bá Di nói: "Là mệnh của cha vậy". Rồi bỏ đi. Thúc Tề cũng không chịu lập mà trốn đi. Người trong nước lập con giữa của vua. Do đó Bá Di, Thúc Tề nghe nói Tây Bá tên là Xương giỏi nuôi người già, bèn theo về với. Kịp lúc đến nơi, Tây Bá chết, Vũ Vương chở bài vị Tây Bá, hiệu là Văn Vương, sang đông đánh vua Trụ. Bá Di, Thúc Tề lôi ngựa mà can rằng: "Cha chết mà không chôn, lại dùng đến can qua, có thể nói là hiếu không? Là tôi mà giết vua, có thể nói là nhân không"? Tả hữu muốn đánh hai người. Thái Công nói: "Đấy là người có nghĩa vậy". Cho người ôm mà đẩy ra. Vũ Vương đã bình loạn nhà Ân, thiên hạ thờ nhà Chu, nhưng Bá Di, Thúc Tề cho là xấu hổ, không chịu ăn thóc của nhà Chu, náu ở núi Thủ Dương, Tập giải: Mã Dung nói: "Núi Thủ Dương tại giữa chỗ gập khúc sông Hà phía bắc núi Hoa huyện Bồ Bản quận Hà Đông". Chính nghĩa: Tào Đại Gia chú U thông phú nói: "Di Tề chết đói ở núi Thủ Dương, tại đầu quận Lũng Tây". Tây chinh kí của Đái Diên Chi chép: "Núi Thủ Dương ở phía đông bắc thành Lạc Dương có miều thờ Di-Tề". Nay tại phía tây bắc huyện Yển Sư. Mạnh Tử chép: "Di-Tề tránh vua Trụ, cư ở bờ sông miền Bắc Hải". Núi Thủ Dương, theo Thuyết văn chép: "Núi Thủ Dương tại quận Liêu Tây". Sử truyện và các sách chép Di-Tề đói ở núi Thủ Dương, cả thảy có năm chỗ, đều có chứng cứ, trước sau không rõ. Trang Tử chép: "Bá Di, Thúc Tề về phía tây đến chỗ phía nam núi Kì, thấy Vũ Vương nhà Chu đánh nhà Ân, nói: 'Ta nghe nói kẻ sĩ thời xưa gặp thời trị không tránh việc làm quan, gặp thời loạn không làm việc sống cho qua. Nay thiên hạ tăm tối, nhà Chu đức suy, nếu theo nhà Chu thì làm bẩn thân ta, không bằng tránh nhà Chu để cho đức ta trong sạch'. Hai người lên phía bắc đến núi Thủ Dương, rồi đói bụng mà chết". Lại nữa phần dưới có thơ là rằng: "Lên núi tây này", là núi Thủ Dương huyện Thanh Nguyên ngày nay, tại phía tây bắc huyện Kì Dương, rõ là chỗ Di-Tề chết đói. hái rau vi mà ăn. Chính nghĩa: Mao thi thảo mộc sớ của Lục Cơ chép: "Rau vi là rau mọc trên núi, cành lá đều như cây đậu nhỏ, mọc leo, mùi nó như mùi lá đậu nhỏ, nấu canh được, cũng ăn sống được". Kịp lúc đói sắp chết, tác bài hát, lời hát rằng: "Lên núi tây này, Xét 'núi tây' là núi Thủ Dương. hái lấy rau vi. Lấy bạo để thay bạo, không biết đấy là sai. Sách ẩn: Nói là tôi bạo Vũ Vương thay vua bạo Ân Trụ mà không tự biết mình sai. Thần Nông-Ngu-Hạ, xưa đã qua đi, ta biết về đâu nhỉ? Sách ẩn: Nói là thời Phục Hi, Thần Nông, Ngu, Hạ có cái đạo nhường ngôi chân phác, đã qua lâu rồi, mất hết rồi. Nay gặp lúc vua tôi tranh cướp, cho nên nói 'ta biết về đâu'? Ô hô chết rồi, mạng ta hết rồi"! Sách ẩn: Nói là đến nay chết đói cũng là vận mệnh suy bạc, không gặp thời có đạo lớn, đến nỗi u uất mà chết đói. Cuối cùng chết đói ở núi Thủ Dương.

Chu bản kỉ

(Hán - Tư Mã Thiên soạn

Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải

Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa)

Vũ Vương đem dân còn lại của nhà Ân phong cho con vua Trụ là Lộc Phủ. Vì nhà Ân mới định dân chưa an tập cho nên Vũ Vương sai em mình là Quản Thúc tên là Tiên, Sái Thúc tên là Độ cùng Lộc Phủ trị ở đất Ân. Chính nghĩa: Địa lí chí chép: "Quận Hà Nội là đô cũ của nhà Ân. Nhà Chu đã diệt nhà Ân, chia kinh kì nhà Ân làm ba nước, kinh Thi chép là ba nước Bội, Dong, Vệ. Lấy nước Bội phong cho con vua Trụ tên là Vũ Canh, lấy nước Dong phong cho Quản Thúc giữ, lấy nước Vệ phong cho Sái Thúc giữ; để trông coi dân nhà Ân; gọi là 'Tam giám'". Đế vương thế kỉ chép: "Từ đô nhà Ân về phía đông là nước Vệ, cho Quản Thúc trông coi; từ đô nhà Ân về phía tây là nước Dong, cho Sái Thúc trông coi; từ đô nhà Ân lên phía bắc là nước Bội, cho Hoắc Thúc trông coi; đấy là 'Tam giám'". Xét: Hai thuyết đều khác, không rõ. Rồi lại sai Triệu Công cởi trói cho Cơ Tử, sai Tất Công cỏi trói cho trăm họ, khen Thương Dung ở cổng ngõ; sai Nam Cung Quát chia tiền ở đài Lộc, phát thóc ở kho Cự Kiều để cấp cho người dân nghèo yếu; sai Nam Cung Quát, quan Thái sử tên là Dật bày ngọc báu cửu đỉnh; sai Hoành Yểu đắp mộ của Bỉ Can; sai quan Tông chúc cúng tế cho quân sĩ. Rồi bãi binh về miền tây. Đi tuần thú, ghi chính sự, tác bài văn 'Vũ thành'. Phong cho chư hầu, ban cho họ đồ tế tông miếu, chia các đồ vật của nhà Ân cho họ. Vũ Vương truy xét những vị vua hiền thời trước, bèn thưởng phong dòng dõi Thần Nông ở nước Tiêu, Tập giải: Địa lí chí chép: "Huyện Thiểm quận Hoằng Nông có thành Tiêu, là nước Tiêu xưa"., phong dòng dõi Hoàng Đế ở nước Chúc, Chính nghĩa: Phục Kiền nói: "Quận Đông Hải có huyện Chúc Kì". phong dòng dõi vua Nghiêu ở đất Kế, Tập giải: Địa lí chí chép: "Nước Yên có huyện Kế". phong dòng dõi vua Thuấn ở nước Trần, Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Trong thành Trần tại huyện Uyển Khâu châu Trần là nước Trần xưa. Dòng dõi vua Thuấn tên là Át Phủ làm quan Đào chính của Vũ Vương nhà Chu, Vũ Vương được nhờ vào đồ dùng của Át Phủ, bèn phong cho con của Át Phủ tên là Quy Mãn ở nước Trần, đô ở bên huyện Uyển Khâu". phong dòng dõi vua Vũ ở nước Kỉ. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Huyện Ung Khâu châu Biện là nước Kỉ xưa". Địa lí chí chép: "Đô của nước Kỉ xưa là thành ấy. Vũ Vương nhà Chu phong dòng dõi vua Vũ ở nước Kỉ, hiệu là Đông Lâu Công, truyền hai mươi mốt đời thì bị nước Sở diệt". Do đó phong cho công thần mưu sĩ, mà Sư Thượng Phủ được phong trước; phong Sư Thượng Phủ ở ấp Doanh Khâu, gọi là nước Tề; Chính nghĩa: Nhĩ nhã chép: "Sông chảy từ phía trước đất ấy rồi rẽ sang trái gọi là Doanh Khâu". Quách Phác nói: "Ấp Doanh Khâu của nước Tề ngày nay có sông Truy chảy qua mé nam và mé đông". Chính nghĩa: Thủy kinh chú chép: "Trong thành Lâm Truy có gò. Huyện Lâm Truy châu Thanh là ấp Doanh Khâu thời xưa. Là kinh đô nước Tề mà Lữ Vọng được phong. Ấp Doanh Khâu tại giữa ngoài thành phía bắc huyện trăm bước". Dư địa chí chép: "Nhà Tần lập thành huyện, thành này kề sông Truy cho nên đặt tên là Lâm Truy". phong em là Chu Công tên là Đán ở ấp Khúc Phụ, gọi là nước Lỗ; Tập giải: Ứng Thiệu nói: "Ấp Khúc Phụ tại giữa thành Lỗ, thế đất uốn cong dài bảy, tám dặm". Chính nghĩa: Đế vương thế kỉ chép: "Viêm Đế từ đất Trần đến dựng đô ở ấp Khúc Phụ nước Lỗ. Hoàng Đế lên ngôi vua ở đất Cùng Tang, sau dời đến Khúc Phụ. Thiếu Hạo dựng ấp ở Cùng Tang, sau đó lên ngôi vị, đóng đô ở Khúc Phụ. Vua Chuyên Húc lúc đầu đô ở Cùng Tang, sau lại dời đến ấp Thương Khâu". Đất Cùng Tang tại phía bắc nước Lỗ, có người nói Cùng Tang là Khúc Phụ, lại là nước cũ của họ Đại Đình, lại là đất Yểm thời nhà Thương. Hoàng Phủ Mật nói: "Hoàng Đế sinh ở Thọ Khâu, tại phía bắc cửa đông thành Lỗ; trú ở gò Hiên Viên, theo Sơn hải kinh chép là giữa đất Cùng Tang, phía nam đất Tây Xạ". Quát địa chí chép: "Thành ngoài huyện Khúc Phụ châu Duyện là thành nước Lỗ cũ do con của Chu Công Đán tên là Bá Li đắp". phong Triệu Công tên là Thích ở nước Yên; Chính nghĩa: Thủy kinh chú chép: "Góc tây bắc trong thành Kế có gò Kế, nhân đó mà đặt tên ấy". Quát địa chí chép: "Núi Yên tại phía đông nam huyện Ngư Dương châu U sáu mươi dặm". Tông quốc đô thành kí của Từ Tài chép: "Vũ Vương nhà Chu phong Triệu Công tên là Thích ở nước Yên, đất ấy tại cánh đồng ven núi Yên, cho nên đặt làm tên nước". Xét: Nhà Chu lấy năm bậc tước mà phong chư hầu, hai nước Kế, Yên đều do Vũ Vương phong, dựa vào núi Yên, gò Kế mà đặt tên, đất ấy đủ tự dựng nước. Kịp lúc nước Kế suy nước Yên thịnh, bèn chiếm cả nước Kế, tên nước Kế bèn mất. Huyện Kế châu U ngày nay là nước Yên xưa. phong em tên là Tiên ở đất Quản; Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Thành ngoài huyện Quản Thành châu Trịnh là nước Quản xưa, là chỗ mà em của Vũ Vương nhà Chu tên là Tiên được phong". phong em tên là Độ ở đất Sái; Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Phía bắc châu Dự bảy mươi dặm có huyện Thượng Sái, là nước Sái cũ, Vũ Vương phong em tên là Độ ở đất Sái. Phía đông huyện mười dặm có đồi Sái, nhân đó đặt tên nước". các chư hầu còn lại lần lượt cũng được phong.

Chu bản kỉ

(Hán - Tư Mã Thiên soạn

Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải

Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa)

Vũ Vương đem dân còn lại của nhà Ân phong cho con vua Trụ là Lộc Phủ. Vì nhà Ân mới định dân chưa an tập cho nên Vũ Vương sai em mình là Quản Thúc tên là Tiên, Sái Thúc tên là Độ cùng Lộc Phủ trị ở đất Ân. Chính nghĩa: Địa lí chí chép: "Quận Hà Nội là đô cũ của nhà Ân. Nhà Chu đã diệt nhà Ân, chia kinh kì nhà Ân làm ba nước, kinh Thi chép là ba nước Bội, Dong, Vệ. Lấy nước Bội phong cho con vua Trụ tên là Vũ Canh, lấy nước Dong phong cho Quản Thúc giữ, lấy nước Vệ phong cho Sái Thúc giữ; để trông coi dân nhà Ân; gọi là 'Tam giám'". Đế vương thế kỉ chép: "Từ đô nhà Ân về phía đông là nước Vệ, cho Quản Thúc trông coi; từ đô nhà Ân về phía tây là nước Dong, cho Sái Thúc trông coi; từ đô nhà Ân lên phía bắc là nước Bội, cho Hoắc Thúc

trông coi; đấy là 'Tam giám'". Xét: Hai thuyết đều khác, không rõ. Rồi lại sai Triệu Công cởi trói cho Cơ Tử, sai Tất Công cỏi trói cho trăm họ, khen Thương Dung ở cổng ngõ; sai Nam Cung Quát chia tiền ở đài Lộc, phát thóc ở kho Cự Kiều để cấp cho người dân nghèo yếu; sai Nam Cung Quát, quan Thái sử tên là Dật bày ngọc báu cửu đỉnh; sai Hoành Yểu đắp mộ của Bỉ Can; sai quan Tông chúc cúng tế cho quân sĩ. Rồi bãi binh về miền tây. Đi tuần thú, ghi chính sự, tác bài văn 'Vũ thành'. Phong cho chư hầu, ban cho họ đồ tế tông miếu, chia các đồ vật của nhà Ân cho họ. Vũ Vương truy xét những vị vua hiền thời trước, bèn thưởng phong dòng dõi Thần Nông ở nước Tiêu, Tập giải: Địa lí chí chép: "Huyện Thiểm quận Hoằng Nông có thành Tiêu, là

nước Tiêu xưa"., phong dòng dõi Hoàng Đế ở nước Chúc, Chính nghĩa: Phục Kiền nói: "Quận Đông Hải có huyện Chúc Kì". phong dòng dõi vua Nghiêu ở đất Kế, Tập giải: Địa lí chí chép: "Nước Yên có huyện Kế". phong dòng dõi vua Thuấn ở nước Trần, Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Trong thành Trần tại huyện Uyển Khâu châu Trần là nước Trần xưa. Dòng dõi vua Thuấn tên là Át Phủ làm quan Đào chính của Vũ Vương nhà Chu, Vũ Vương được nhờ vào đồ dùng của Át Phủ, bèn phong cho con của Át Phủ tên là Quy Mãn ở nước Trần, đô ở bên huyện Uyển Khâu". phong dòng dõi vua Vũ ở nước Kỉ. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Huyện Ung Khâu châu Biện là nước Kỉ xưa". Địa lí chí chép: "Đô của nước

Kỉ xưa là thành ấy. Vũ Vương nhà Chu phong dòng dõi vua Vũ ở nước Kỉ, hiệu là Đông Lâu Công, truyền hai mươi mốt đời thì bị nước Sở diệt". Do đó phong cho công thần mưu sĩ, mà Sư Thượng Phủ được phong trước; phong Sư Thượng Phủ ở ấp Doanh Khâu, gọi là nước Tề; Chính nghĩa: Nhĩ nhã chép: "Sông chảy từ phía trước đất ấy rồi rẽ sang trái gọi là Doanh Khâu". Quách Phác nói: "Ấp Doanh Khâu của nước Tề ngày nay có sông Truy chảy qua mé nam và mé đông". Chính nghĩa: Thủy kinh chú chép: "Trong thành Lâm Truy có gò. Huyện Lâm Truy châu Thanh là ấp Doanh Khâu thời xưa. Là kinh đô nước Tề mà Lữ Vọng được phong. Ấp Doanh Khâu tại giữa ngoài thành phía bắc huyện trăm bước". Dư địa chí chép: "Nhà Tần lập thành huyện, thành này kề sông Truy

cho nên đặt tên là Lâm Truy". phong em là Chu Công tên là Đán ở ấp Khúc Phụ, gọi là nước Lỗ; Tập giải: Ứng Thiệu nói: "Ấp Khúc Phụ tại giữa thành Lỗ, thế đất uốn cong dài bảy, tám dặm". Chính nghĩa: Đế vương thế kỉ chép: "Viêm Đế từ đất Trần đến dựng đô ở ấp Khúc Phụ nước Lỗ. Hoàng Đế lên ngôi vua ở đất Cùng Tang, sau dời đến Khúc Phụ. Thiếu Hạo dựng ấp ở Cùng Tang, sau đó lên ngôi vị, đóng đô ở Khúc Phụ. Vua Chuyên Húc lúc đầu đô ở Cùng Tang, sau lại dời đến ấp Thương Khâu". Đất Cùng Tang tại phía bắc nước Lỗ, có người nói Cùng Tang là Khúc Phụ, lại là nước cũ của họ Đại Đình, lại là đất Yểm thời nhà Thương. Hoàng Phủ Mật nói: "Hoàng Đế sinh ở Thọ Khâu, tại phía bắc cửa đông thành Lỗ;

trú ở gò Hiên Viên, theo Sơn hải kinh chép là giữa đất Cùng Tang, phía nam đất Tây Xạ". Quát địa chí chép: "Thành ngoài huyện Khúc Phụ châu Duyện là thành nước Lỗ cũ do con của Chu Công Đán tên là Bá Li đắp". phong Triệu Công tên là Thích ở nước Yên; Chính nghĩa: Thủy kinh chú chép: "Góc tây bắc trong thành Kế có gò Kế, nhân đó mà đặt tên ấy". Quát địa chí chép: "Núi Yên tại phía đông nam huyện Ngư Dương châu U sáu mươi dặm". Tông quốc đô thành kí của Từ Tài chép: "Vũ Vương nhà Chu phong Triệu Công tên là Thích ở nước Yên, đất ấy tại cánh đồng ven núi Yên, cho nên đặt làm tên nước". Xét: Nhà Chu lấy năm bậc tước mà phong chư hầu, hai nước Kế, Yên đều do Vũ Vương phong, dựa vào núi Yên, gò Kế mà đặt tên, đất ấy đủ tự

dựng nước. Kịp lúc nước Kế suy nước Yên thịnh, bèn chiếm cả nước Kế, tên nước Kế bèn mất. Huyện Kế châu U ngày nay là nước Yên xưa. phong em tên là Tiên ở đất Quản; Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Thành ngoài huyện Quản Thành châu Trịnh là nước Quản xưa, là chỗ mà em của Vũ Vương nhà Chu tên là Tiên được phong". phong em tên là Độ ở đất Sái; Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Phía bắc châu Dự bảy mươi dặm có huyện Thượng Sái, là nước Sái cũ, Vũ Vương phong em tên là Độ ở đất Sái. Phía đông huyện mười dặm có đồi Sái, nhân đó đặt tên nước". các chư hầu còn lại lần lượt cũng được phong.

Vũ Vương gọi quân trưởng ở khắp chín châu đến, trèo lên gò Bân để nhìn ấp của nhà Ân. Vũ Vương về đến nhà Chu, suốt đêm không ngủ. Chính nghĩa: Nhà Chu là thành Hạo. Vũ Vương đánh vua Trụ, về đến thành Hạo, lo nghĩ chưa yên định được thiên hạ, cho nên suốt đêm không ngủ được. Chu Công tên là Đán đến chỗ Vũ Vương nói: "Sao lại không ngủ"? Vũ Vương nói: "Nói cho ngươi biết: Trời không giúp nhà Ân, từ lúc Phát chưa sinh đến nay là sáu mươi năm, hưu nai ở ven thành, Tập giải: Từ Quảng nói: "Việc này chép từ Chu thư và Tùy Sào Tử, chép rằng: "Di dương tại mục". Mục là ven thành. Di dương là vật quái gở. phỉ hồng bay đầy đồng. Sách ẩn: Xét: Cao Dụ nói: "Phỉ hồng là sâu mối". Nói là sâu mối bay lấp ruộng đầy đồng, cho nên gây hại, không phải là chim hồng. Tùy Sào Tử chép là 'phi thập', phi thập là con sâu. Chính nghĩa: Phỉ đọc là 'phi' là chữ 'phi' cổ. 'Đến nay là sáu mươi năm' là từ năm thứ mười thời vua Ất đến năm đánh vua Trụ. 'Hươu nai ở ven thành' là chỉ kẻ tiểu nhân nịnh bợ ở triều đình. 'Phỉ hồng bay đầy đồng' là chỉ kẻ quân tử trung hiền bị xua đuổi. Nói là sau khi cha vua Trụ là vua Ất lên ngôi, nhà Ân càng suy, đến lúc đánh vua Trụ là trong vòng sáu mươi năm. Cho nên kinh Thi chép: "Hồng nhạn bay lên, cánh đập phành phạch, quân tử đến đánh, siêng năng ở đồng". Mao Trường nói: "Quân tử là hầu bá khanh sĩ". Trịnh Huyền nói: "Chim hồng nhạn biết tránh nóng lạnh âm dương, như dân biết bỏ kẻ vô đạo mà theo người có đạo". Trời chẳng giữ nhà Ân, nên nay mới thành công. Sách ẩn: Nói là trời giúp đỡ nhà Ân cho nên gặp tai họa, nhà Chu ta mới thành công. Trời dựng nhà Ân, tin dùng ba trăm sáu mươi kẻ sĩ, không hiển hách cũng không đến nỗi diệt vong, Sách ẩn: Ý nói là trời mới dựng nhà Ân, cũng chọn được có ba trăm sáu mươi người hiền, dẫu chẳng phải là đại hiền, chưa vực dậy được giáo hóa, cho nên nhà Ân không được sáng rõ lắm, nhưng cũng không đến nỗi bị diệt bỏ, truyền cho đến nay. truyền đến nay. Ta chưa được mệnh trời giữ, ngủ sao được"! Vũ Vương lại nói: "Muốn được mệnh trời phải theo ý trời, phải trách kẻ ác, phạt lỗi ngang như vua nhà Ân. Ngày đêm chăm chỉ giữ miền tây ta, tỏ rõ việc ta, truyền đức sáng khắp. Từ bến sông Lạc trải đến bến sông Y, đất đai chẳng vững, là nơi ở của nhà Hạ. Tập giải: Từ Quảng nói: "Nhà Hạ đóng đô ở Hà Nam, lúc đầu tại huyện Dương Thành, sau trú ở huyện Dương Trạch". Sách ẩn: Nói là từ bến sông Lạc đến bến sông Y, đất đai bằng phẳng không chắc chắn, là chỗ ở cũ của nhà Hạ. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Từ vua Vũ đến vua Thái Khang so với thời Đường-Ngu đều không đổi thành đô". Vậy thì ở Dương Thành là lúc vua Vũ tránh Thương Quân, không phải đô ở đây. Đế vương thế kỉ chép: "Vũ được phong làm Hạ Bá, ở huyện Dương Trạch quận Hà Nam ngày nay". Cấp trủng cổ văn chép: "Vua Thái Khang cư ở Châm Tầm, Hậu Nghệ cũng ở đó, vua Kiệt cũng trú ở đây". Ta phía nam nhìn núi Tam Đồ, phía bắc nhìn núi Nhạc Bỉ, cúi xem sông Hà, Sách ẩn: Đỗ Dự nói: "Núi Tam Đồ tại phía nam huyện Lục Hồn. Nhạc, có lẽ là núi Thái Hàng ở phía bắc sông Hà. Bỉ là đất ven đô, là ấp gần núi lớn". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Núi Thái Hàng, núi Hằng nối liền, phía đông bắc tiếp núi Kiệt Thạch, phía tây bắc tiếp núi Nhạc". Nói là phía bắc nhìn núi Thái Hàng, đô ấp ở ven núi Hằng. Lại chép: "Núi Hoắc ở châu Tấn còn có tên là núi Thái Nhạc, tại phía tây bắc ấp Lạc. Núi Hằng tại phía đông bắc ấp Lạc". ngẫm ngắm sông Lạc-Y, không xa kinh đô. Bèn dựng nhà Chu ở ấp Lạc, sau lại bỏ. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Thành cũ của Vũ Vương còn có tên là thành Hà Nam, vốn là ấp Giáp Nhục, do Chu Công đắp mới, tại góc tây bắc trong vườn phía bắc huyện Hà Nam châu Lạc chín dặm. Từ đời Bình Vương về sau là mười hai đời vua đều đô ở thành này, đến đời Kính Vương mới dời đô ở ấp Thành Chu, đến đời Noản Vương lại đô ở thành cũ của Vũ Vương". Địa danh của Kinh Tương Phan chép: "Giáp là tên núi, Nhục là tên ấp". Thả ngựa ở phía nam núi Hoa, lùa bò vào gò rừng Đào; Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Rừng Đào tại phía đông núi Hoa". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Rừng Đào tại phía tây huyện Đào Lâm châu Thiểm". Sơn hải kinh chép: "Ở núi Khoa Phụ, phía bắc núi có rừng, tên là rừng Đào, vuông rộng ba trăm dặm, trong rừng có nhiều ngựa, sông Hồ chảy ra từ đấy, phía bắc vào sông Hà". bỏ can qua, bãi binh giải giáp, cho thiên hạ biết không dùng đến nó nữa.

Vũ Vương đã thắng nhà Ân, hai năm sau, hỏi Cơ Tử nguyên nhân nhà Ân mất. Cơ Tử không nỡ nói nhà Ân xấu, lấy lẽ được mất của nhà nước mà đáp. Chính nghĩa: Cơ Tử là người nhà Ân, không nỡ nói cái xấu của nhà Ân, nói những điều nên làm của nhà Chu mà đáp Vũ Vương, tác bài 'Hồng phạm' có chín mục, Vũ Vương lấy từng mục để hỏi đạo trời. Vũ Vương cũng thẹn, cho nên lấy đạo trời để hỏi.

Vũ Vương bệnh. Thiên hạ chưa yên tập, bầy tôi lo, bèn chiêm bói. Chu Công lại cầu cúng, Chính nghĩa: Cúng trừ điều chẳng lành mà cầu phúc. tự làm tin, Chính nghĩa: Chu Công cầu cúng, tự lấy vật lễ cáo Tam vương, xin bị bệnh thay Vũ Vương, bệnh Vũ Vương mới đỡ. Muốn bệnh thay Vũ Vương, Vũ Vương có đỡ bệnh. Sau thì băng, Tập giải: Từ Quảng nói: "Phong thiện thư chép: 'Vũ Vương đánh nhà Ân được hai năm, thiên hạ chưa yên thì băng'". Hoàng Phủ Mật nói: "Vũ Vương lên ngôi năm đầu ất dậu, năm thứ sáu canh dần thì băng". Bùi Nhân xét: Hoàng lãm chép: "Mộ của Văn Vương, Vũ Vương, Chu Công đều tại trong xã phía đông ấp Hạo huyện Trường An quận Kinh Triệu". thái tử tên là Tụng thay lập, đấy là Thành Vương.

Chu bản kỉ

(Hán - Tư Mã Thiên soạn

Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải

Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa)

Thành Vương còn nhỏ, nhà Chu vừa định thiên hạ, Chu Công sợ chư hầu phản nhà Chu, Chu Công bèn nắm lấy làm việc nước. Các em là Quản Thúc, Sái Thúc ngờ Chu Công, cùng Vũ Canh làm loạn, phản nhà Chu. Chu Công vâng lệnh Thành Vương, đánh giết Vũ Canh, Quản Thúc, đuổi Sái Thúc; lấy Vi Tử tên là Khải thay làm dòng dõi nhà Ân, dựng nước ở đất Tống. Chính nghĩa: Là châu Tống ngày nay. Lại thu nạp dân còn lại của nhà Ân để phong cho em út của Vũ Vương, phong Khang Thúc ở nước Vệ. Chính nghĩa: Thượng thư Lạc cáo chép: "Ta chọn đất phía đông sông Triền, cũng tính ở bên sông Lạc để cho dân các nước Bội, Dong, Vệ ở". Đa sĩ biên tự lại chép: "Thành Thành Chu đã dựng xong, dời dân cứng đầu nhà Ân". Xét: Đấy là nhà Chu phía đông, là thành Lạc Dương cũ. Quát địa chí chép: "Thành Lạc Dương cũ tại phía đông bắc huyện Lạc Dương châu Lạc hai mươi sáu dặm, là thành mà Chu Công đắp, tức thành Thành Chu". Dư địa chí chép: "Vì đất Chu tại phía đông thành của vua, cho nên gọi là nhà Chu phía đông. Kính Vương tránh loạn Tử Triều, từ ấp Lạc sang phía đông ở đấy, cho nên vét suối Địch mà mở rộng nó". Xét: Vũ Vương diệt nhà Ân chia làm các nước Bội, Dong, Vệ, đặt Tam giám giữ lấy. Vũ Canh làm loạn, Chu Công diệt đi, dời dân của Tam giám đến thành Thành Chu, thu lấy dân còn sót ấy để phong Khang Thúc làm Vệ Hầu, là châu Vệ ngày nay. Khổng An Quốc nói: "Lấy dân còn lại của Tam giám phong cho Khang Thúc làm Vệ Hầu dựng nước. Chu Công giận họ mấy lần làm phản, cho nên sai em ruột hiền mà trị dân ấy". Tấn Đường Thúc được lúa tốt, Tập giải: Trịnh Huyền nói: "Hai cây cùng một bông lúa". dâng cho Thành Vương, Thành Vương đem cho Chu Công đặt ở nhà binh. Chu Công đưa cây lúa sang miền đông, nêu rõ mệnh của thiên tử. Lúc đầu, Quản-Sái phản nhà Chu, Chu Công đánh Quản-Sái, ba năm thì bình xong, cho nên mới làm bài văn 'Đại cáo', lại tác bài văn 'Vi Tử chi mệnh', nữa là 'Quy hòa', nữa là 'Gia hòa', nữa là 'Khang cáo', nữa là 'Tửu cáo', 'Tể tài', việc này ở chương chép về Chu Công. Chu Công làm việc nước bảy năm, Thành Vương lớn, Chu Công trả lại việc nước cho Thành Vương, ngoảnh mặt về phía bắc ở ngôi bầy tôi.

Thành Vương ở đất Phong, sai Triệu Công dựng lại ấp Lạc như ý chỉ của Vũ Vương. Chu Công lại bói xem đất, rút cuộc đắp dựng, đặt chín đỉnh ở đấy, nói: "Đây là nơi giữa của thiên hạ, người bốn phương nạp cống đều vào đây". Tác bài văn 'Triệu cáo', 'Lạc cáo'. Thành Vương đã dời dân còn lại của nhà Ân đi, Chu Công vâng mệnh vua tuyên cáo, tác bài văn 'Đa sĩ', 'Vô trật'. Triệu Công làm Thái bảo, Chu Công làm Thái sư, sang đông đánh người Hoài Di, diệt nước Yểm, Tập giải: Trịnh Huyền nói: "Nước Yểm tại phía bắc nước Hoài Di". Chính nghĩa: Yểm, âm là 'ư hiểm phiên'. Quát địa chí chép: "Phía bắc huyện Từ Thành châu Tứ ba mươi dặm là nước Từ cổ, tức nước Hoài Di. Làng Yểm huyện Khúc Phụ châu Duyện là đất của nước Yểm". dời vua nước này đến ấp Bạc Cô. Tập giải: Mã Dung nói: "Thuộc đất Tề". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Thành Bạc Cô cũ tại phía đông bắc huyện Bạc Xương châu Thanh sáu mươi dặm. Họ Bạc Cô là chư hầu của nhà Ân, được phong ở đấy, nhà Chu diệt nước ấy". Thành Vương từ nước Yểm quay về, đến tại đất Tông Chu, Chính nghĩa: Đánh nước Yểm rồi về ấp Hạo. tác bài văn 'Đa phương'. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Tuyên cáo chư hầu thiên hạ các phương". Đã trừ bỏ lệnh của nhà Ân, đánh úp người Hoài Di, về tại đất Phong, tác bài văn 'Chu quan'. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Nói là nhà Chu bày cách đặt quan phân chức dùng người". Sửa lại lễ nhạc, đổi đặt pháp chế, do đó dân hòa mục, cất tiếng ca tụng. Thành Vương đã đánh Đông Di, người Tức Thận đến chúc mừng, Thành Vương sai Vinh Bá tác bài văn 'Hối Tức Thận chi mệnh'. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Hối là ban tặng'. Mã Dung nói: "Vinh Bá là người cùng họ nhà Chu, là chư hầu trong nước, làm Khanh đại phu".

Thành Vương sắp băng, sợ Thái tử tên là Chiêu không nhận ngôi, bèn lệnh Triệu Công, Tất Công lĩnh chư hầu để giúp Thái tử mà lập ngôi. Thành Vương đã băng, hai vị suất chư hầu, đem Thái tử Chiêu đến gặp ở miếu của tiên vương, tự tuyên cáo rằng Văn Vương, Vũ Vương lập nên nghiệp vương là không dễ, chăm ở việc tiết kiệm, chớ có tham dục, dốc lòng làm việc nước, tác bài văn 'Cố mệnh'. Thái tử Chiêu bèn lập, đấy là Khang Vương. Khang Vương lên ngôi, tuyên cáo khắp chư hầu, nói rõ sự nghiệp của Văn-Vũ để coi xét, tác bài văn 'Khang cáo'. Cho nên vào thời Thành-Khang, thiên hạ yên ổn, hơn bốn chục năm không dùng hình phạt. Khang Vương sai Tất Công phát sách lệnh phân chia chỗ ở, đặt vùng ngoài thành nhà Chu, Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Phân chia chỗ ở của dân, để rạch ròi thiện ác. Đặt thành cõi ngoài thành nhà Chu, để có giữ gìn". tác bài văn 'Tất Công'.

Khang Vương chết, con là Chiêu Vương tên là Hà lập. Vào thời Chiêu Vương, vương đạo suy kém. Chiêu Vương tuần thú miền nam không về, chết ở sông Giang. Vương chết mà không cáo tang, kị việc này vậy. Chính nghĩa: Đế vương thế kỉ chép: "Chiêu Vương đức kém, đánh miền nam, qua sông Hán, người chèo thuyền ghét vương, lấy thuyền dán keo dâng vua, vua ngồi thuyền đến giữa dòng, keo rời thuyền vỡ, vương và Tế Công đều chìm ở giữa sông mà băng. Tả hữu của vương thương xót, nhờ tay dài lại sức khỏe bơi xuống vớt vương, người nhà Chu kị việc này". Lập con của Chiêu Vương tên là Mãn, đấy là Mục Vương. Mục Vương lên ngôi, tuổi đời đã năm mươi rồi. Vương đạo suy kém, Mục Vương xót đạo của Văn-Vũ suy, bèn sai Bá Quýnh xét làm quan Thái bộc coi việc nước, Tập giải: Ứng Thiệu nói: "Thái bộc, là chức quan mà Mục Vương nhà Chu đặt, có lẽ là viên quan đứng đầu các quan Thái ngự, là quan Trung đại phu". tác bài văn 'Quýnh mệnh'. Chính nghĩa: Thượng thư tự chép: "Mục Vương sai Bá Quýnh làm Thái bộc sửa việc nước". Thiên hạ lại yên.

Mục Vương sắp đánh người Khuyển Nhung, Tế Công tên là Mưu Phủ Tập giải: Vi Chiêu nói: "Tế là nước trong kinh kì, dòng dõi của Chu Công, làm khanh sĩ của nhà vua, Mưu Phủ là tên chữ". Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Thành Tế cũ tại phía đông bắc huyện Quản Thành châu Trịnh mười lăm dặm, là ấp của viên Đại phu nước Trịnh tên là Tế Trọng". Thích liệt chép: "Thành Tế tại quận Hà Nam, trong thành có kho Ngao, là chỗ mà dòng dõi Chu Công được phong". can rằng: "Không nên. Tiên vương nêu đức chẳng giễu binh. Binh nghỉ thì tùy lúc mà dấy, dấy thì ra oai, giễu thì dạo chơi, dạo chơi thì người ta chẳng sợ. Cho nên có lời khen Chu Văn Công rằng: 'Ngừng nghỉ can qua, bọc cất cung tên, ta tìm đức sáng, truyền khắp cõi Hạ, nghiệp vương được giữ'. Tiên vương đối với dân, sửa lại đức của dân mà khiến cho tính nết của họ được tốt, làm cho dân chất đầy của cải mà tìm cái lợi đồng dùng cho dân, nêu rõ cái việc lợi hại, để tu nghiệp văn, sai dân làm việc lợi mà tránh làm việc hại, làm cho dân nhớ đức mà sợ oai, cho nên giữ được sự nghiệp lâu dài. Ngày xưa tiên vương ta ở đời làm thầy nông để giúp việc cho nhà Ngu-Hạ. Kịp lúc nhà Hạ suy, bỏ nghề nông mà hông chăm việc này. Tiên vương ta là Bất Truất bị mất chức quan, nhưng tự náu ở giữa người Nhung Địch, không dám bỏ nghề, thường nêu đức mình, tu sửa nghề mình, sửa theo pháp độ, sớm tối chăm chỉ, giữ tính thật thà, vâng đức tung tín. Đời sau giữ đức, không trái ý người trước. Đến thời Văn Vương, Vũ Vương, nêu rõ đức sáng thời trước mà thêm cái tính nhân hòa, thờ thần giúp dân, không gì không vui mừng. Vua nhà Thương là vua Tân gây ác với dân, dân thường không chịu được, đi theo Vũ Vương, dẫn đến dấy binh ở bãi Mục Dã. Đấy là tiên vương không thích dùng binh, mà là chăm việc giúp dân, thương dân mà trừ hại cho dân vậy. Theo phép tắc của tiên vương, trong nước là điện phục, ngoài nước là hầu phục, hầu vệ là tân phục, Man Di là yêu phục, Nhung Địch là hoang phục. Kẻ điện phục thì tế, kẻ hầu phục thì cúng, kẻ tân phục thì nạp, kẻ yêu phục thì cống, kẻ hoang phục thì mỗi ngày tế một lần, mỗi tháng cúng một lần, mỗi quý nạp một lần, mỗi năm cống một lần, mỗi năm chầu nhà vua một lần. Theo phép chế của tiên vương, nếu có kẻ không tế thì ta tỏ ý, nếu có kẻ không cúng thì ta tỏ lời, nếu có kẻ không nạp thì ta sử phép tắc, nếu có kẻ không cống thì ta sửa chức phận, nếu có kẻ không chầu thì ta sử đức, nếu có những điều trên mà có kẻ không đến thì ta dùng hình phạt. Cho nên phạt kẻ không tế, đánh kẻ không cúng, trị kẻ không nạp, nhường kẻ không cống, tuyên cáo kẻ không chầu. Do đó mới có luật hình phạt, có quân đánh dẹp, có sắm sửa đánh dẹp, có lệnh ra oai, có lời văn tuyên cáo. Có lệnh truyền báo mà vẫn có kẻ không đến thì ta sửa thêm đức, không làm cho dân vất vả đi xa. Cho nên kẻ gần không ai không nghe, kẻ xa không ai không phục. Nay từ khi Đại Tất, Bá Sĩ chết, người Khuyển Nhung giữ phận đến chầu nhà vua. Chính nghĩa: Giả Qùy nói: "Đại Tất, Bá Sĩ là hai vị vua của người Khuyển Nhung. Sói trắng, hươu trắng là vật cống của người Khuyển Nhung". Xét: Sau khi Đại Tất, Bá Sĩ chết, người Khuyển Nhung thường giữ chức phận mà đến chầu. Thiên tử nói: 'Ta chắc nếu các người không nạp thì ta đánh các người, lại giễu binh cho các người xem'. Không nên bỏ lời dạy của tiên vương, mà vương lại xuất quân ư? Ta nghe nói người Khuyển Nhung dốc lòng thật thà, noi theo đức sáng của người xưa mà giữ vững chức phận. Họ vẫn có cớ để chống lại ta vậy". Mục Vương rút cuộc đánh người Khuyển Nhung, bắt được bốn con sói trắng, bốn con hươu trắng đem về. Từ đó kẻ hoang phục không đến.

Chu bản kỉ

(Hán - Tư Mã Thiên soạn

Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải

Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa)

Có chư hầu không hòa thuận, Phủ Hầu bẩm với vua, sửa sang hình pháp. Tập giải: Trịnh Huyền nói: "Kinh Thư chép Mục Vương nhà Chu lấy Phủ Hầu làm tể tướng." Vua nói: "Này, đến đây, những kẻ có tước có ấp kia, ta báo cho các ngươi biết hình pháp hay tốt. Ngày nay các ngươi vỗ về trăm họ, há chẳng chọn người hiền, há chẳng noi theo hình pháp, há chẳng dùng hình pháp đúng đắn sao? Hai bên đã đủ, quan coi ngục xem xét ngũ từ. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Hai bên là chỉ người bị giam và người làm chứng. Hai bên đã đủ thì quan coi ngục xem xét kẻ đó thuộc vào hình phạt nào." Chính nghĩa: Hán thư hình pháp chí chép: "Có năm cách xem xét, một là xét lời lẽ, hai là xem sắc mặt, ba là xem hơi thở, bốn là xem tai nghe, năm là xem mắt nhìn." Chu lễ chép: "Lời lẽ không thẳng thắn thì nói nhiều, mắt không nhìn thẳng thì nhìn lỏm, tai không nghe thẳng thì đối đáp dối gạt, sắc mặt không thẳng thắn thì thẹn thùng, hơi thở không thẳng thắn hổn hển." Đã xem xét ngũ từ rồi mới đặt định ngũ hình. Ngũ hình không hợp thì đặt định ngũ phạt. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Đã xem xét ngũ từ có chứng cứ phạm tội đặt định ngũ hình." Ngũ phạt không hợp thì đặt định ngũ quá. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Không hợp là không đáng tội. Đặt định ngũ quá là nhân đó mà tha cho." Cái xấu của việc đặt định ngũ quá là quan coi ngục có sắp đặt bên trong, bao che kẻ có tội, hình phạt ngang nhau. Nếu ngũ hình đáng ngờ thì tha, ngũ phạt đáng ngờ cũng tha, xem xét định đoạt hình phạt. Phải xem xét kĩ càng, noi theo phép tắc. Nếu không có chứng cứ thì không được trị tội, nên tỏ rõ oai trời. Nếu tội khắc chữ lên mặt có chỗ đáng ngờ thì tha, phạt chuộc một trăm xâu tiền, Tập giải: Từ Quảng nói: "Xâu là hoàn." Khổng An Quốc nói: "Sáu lạng là một hoàn. Hoàn là đồng thau." nếu xét có tội thật thì mới phạt. Nếu tội cắt mũi có chỗ đáng ngờ thì tha, phạt chuộc gấp đôi tiền, nếu xét có tội thật thì mới phạt. Nếu tội chặt xương đầu gối có chỗ đáng ngờ thì tha, phạt chuộc gấp đôi tiền nữa, nếu xét có tội thật thì mới phạt. Nếu tội thiến có chỗ đáng ngờ thì tha, phạt chuộc năm trăm xâu tiền, nếu xét có tội thật thì mới phạt. Nếu tội lớn chém đầu có chỗ đáng ngờ thì tha, phạt chuộc một ngàn xâu tiền, nếu xét có tội thật thì mới phạt. Có một điều luật của tội khắc chữ lên mặt, một ngàn điều luật của tội cắt mũi, năm trăm điều luật của tội xắt xương đầu gối, ba trăm điều luật của tội thiến, hai trăm điều luật của tội chém đầu. Cả thảy có ba ngàn điều luật của ngũ hình." Gọi hình pháp ấy là 'Phủ hình'.

Mục Vương làm vua được năm mươi năm thì băng, con là Cộng Vương tên là Ê Hỗ lên thay. Sách ẩn: Hệ bản chép tên là 'Y Hỗ'. Cộng Vương đi chơi ở trên sông Kính, có Khang Công nước Mật đi theo, Tập giải: Vi Chiêu nói: "Khang Công là vua của nước Mật, cũng thuộc họ Cơ." Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Thành cũ huyện Âm Mật tại phía tây huyện Thuần Cô châu Kính, phía đông kề thành huyện là nước Mật xưa." Có ba người con gái đến theo Khang Công nước Mật. Mẹ của Khang Công nói: "Phải đem ba đứa con gái ấy cho nhà vua. Ba con thú họp thành bầy, ba con người họp thành nhóm, ba đứa con gái họp thành phe. Không nên bắt bầy thú ở ruộng của vua, chư hầu đi chơi cũng không nên cho nhiều người theo cùng. Không nên lấy ba đứa con con gái cùng một họ của nhà vua. Ba đứa con gái ấy là người đẹp. Ba đứa con gái đẹp ấy theo về ngươi, ngươi có đức gì mà được lấy? Nhà vua còn không lấy được, huống chi ngươi là một chư hầu nhỏ nhoi đây! Chư hầu nhỏ nhoi mà lấy được người đẹp ấy thì tất mất nước thôi." Khang Công không dâng cho vua, quả nhiên được một năm thì Cộng Vương diệt nước Mật. Cộng Vương băng, con là Ý Vương tên là Hàn lên ngôi. Sách ẩn: Hệ bản chép tên là 'Kiên'. Vào thời Ý Vương, nhà Chu suy yếu, nhà thơ làm thơ chê chọc. Sách ẩn: Tống Trung nói: "Ý Vương dời đô từ ấp Hạo đến ấp Khuyển Khâu, còn gọi là ấp Phế Khâu, là huyện Hòe Lí ngày nay."

Chu bản kỉ

(Hán - Tư Mã Thiên soạn

Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải

Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa)

Ý Vương băng, em của Cộng Vương tên là Tích Phương lên thay, đấy là Hiếu Vương. Hiếu Vương băng, chư hầu lại lập thái tử của Ý Vương tên là Tiếp lên ngôi, đấy là Di Vương. Chính nghĩa: Kỉ niên chép: "Năm thứ ba, gọi chư hầu đến họp, nấu Ai Công nước Tề ở đỉnh." Đế vương thế kỉ chép: "Năm thứ mười sáu thì băng."

Di Vương băng, con là Lệ Vương tên là Hồ lên ngôi. Lệ Vương lên ngôi được mười ba năm, ham lợi, gần gũi Vinh Di Công. Đại phu là Nhuế Lương Chính can ngăn Lệ Vương rằng: "Nhà Chu sắp suy rồi chăng? Vinh Công chỉ ham lợi mà không biết họa lớn sắp đến. Món lợi là thứ mà muôn vật sinh ra, có kẻ ham nó là có hại nhiều. Muôn vật trong trời đất đều chia cho mọi người hưởng lấy, sao lại chỉ riêng mình lấy được? Rất nhiều người oán việc ấy mà không ngăn ngừa họa lớn ấy đi. Lấy cái lợi mà dạy nhà vua, nhà vua sao mà giữ ngôi lâu được? Người làm vua là phải đem cái lợi ban cho những kẻ trên dưới. Nếu muôn vật thần người không gì là không được đâu vào đấy thì như gây ra sợ hãi xót xa vậy. Cho nên có lời Tụng rằng: 'Hậu Tắc có đức, công cao tày trời, dạy dỗ dân ta, chẳng ai không theo.', có lời Đại nhã rằng: 'Ban lợi dựng Chu'. Tập giải: Đường Cố nói: "Ý nói Văn Vương ban phát của lợi để dựng nên nhà Chu." Đấy là nếu không ban của lợi thì sợ rằng sẽ có họa, cho nên dựng nhà Chu đến ngày nay. Nay nhà vua chỉ chăm đòi lợi, có nên không? Vinh Công làm như thế, nhà Chu tất suy." Lệ Công không nghe, rút cuộc lấy Vinh Công làm Khanh sĩ, nắm việc.

Nhà vua làm việc bạo ngược xa xỉ, người trong nước giễu chọc nhà vua. Thiệu Công Tập giải: Vi Chiêu nói: "Dòng dõi Khang Công nước Thiệu là Mục Công tên là Hổ, làm Khanh sĩ của nhà vua." can ngăn rằng: "Dân không vâng mệnh rồi." Nhà vua giận, tìm được thầy mo nước Vệ, sai coi xét những kẻ giễu chọc, kẻ nào giễu chọc thì giết kẻ đó. Do đó kẻ giễu chọc ít dần, chư hầu không đến chầu. Năm thứ mười bốn, nhà vua càng nghiêm ngặt, người trong nước chẳng ai dám nói, đi trên đường chỉ liếc mắt nhìn nhau. Lệ Vương mừng, bảo Thiệu Công rằng: "Ta biết ngăn lời giễu chọc nên chẳng ai dám nói." Thiệu Công nói: "Đấy là cấm thôi. Chặn miệng của dân con hơn chặn nước sông. Nước ông đã bị chặn thì sẽ tràn, làm nhiều người bị thương, người dân cũng như thế. Cho nên dẫn nước thì phải khơi dòn, dạy dân làm điều phải thì phải cho dân nói. Thhiên tử coi việc để cho công khanh đến kẻ sĩ được dâng thơ, bày kế sách, quan Thái sử được chép sách, quan Thái sư được nói lời khuyên răn, người mù được ngâm vịnh, kẻ lòa được hát tụng, những người thợ được can gián, người dân thường được truyền lời, cận thần được mưu toan, thân thích được xem xét, quan coi nhạc được răn lỗi, quan Thái phó được tu sửa, nhà vua sau này nên noi theo, cho nên làm việc mà không loạn. Người dân có miệng như đất có sông núi, đồ dùng đều sinh ra từ đó, đất cũng có đồng lầy bãi trũng, cơm áo sinh ra từ đó. Miệng nên được nói, tốt hay xấu cũng sinh ra từ đó. Làm việc tốt thì ngăn việc xấu cũng như sinh ra đồ dung cơm áo vậy. Người dân lo nghĩ ở trong lòng mà thốt ra lời nói ở miệng, rồi mới làm theo lời nói. Nếu ngăn miệng nói của dân thì giữ được bao lâu?" Nhà vua không nghe. Do đó người trong nước chẳng ai dám nói ra, được ba năm bèn cùng nhau nổi loạn, đánh úp Lệ Vương, Lệ Vượng trốn ra đến ở ấp Trệ. Tập giải: Vi Chiêu nói: "Ấp Trệ ở nước Tấn, là huyện thời Hán, thuộc quận Hà Đông, nay là huyện Vĩnh An." Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Huyện Hoắc Ấp châu Tấn vốn là huyện Trệ thời Hán, sau đổi tên huyện Trệ thành huyện Vĩnh An. Lệ Vương từ ấp Hạo chạy đến nước Tấn."

Thái tử của Lệ Vương tên là Tĩnh náo ở nhà của Thiệu Công, người trong nước nghe tin, bèn đến vây thái tử. Thiệu Công nói: "Lúc trước ta xúm lại can ngăn nhà vua nhưng nhà vua không nghe, cho nên mới có nạn ấy. Nay nếu giết thái tử của nhà vua thì nhà vua sẽ coi ta như kẻ thù mà oán giận ta đấy! Đạo thờ chúa là chúa có gây hại mà không báo thù, gây oán mà không báo oán, huống chi với nhà vua đây!" Bèn lấy thái tử của nhà vua lên thay, thái tử mới thoát được.

Hai tể tướng là Thiệu Công-Chu Công nắm việc, hiệu là 'Cộng Hòa'. Sách ẩn: Cấp trủng kỉ niên chép: "Cộng Bá tên là Hòa soán ngôi vua." Cộng, đọc là 'cung'. Cộng là tên nước, Bá là tước, Hòa là tên. Soán là đoạt lấy. Ý nói là Cộng Bá nắm lấy việc của nhà vua, cho nên nói là 'soán ngôi vua'. Chính nghĩa: Cộng đọc là 'cự dụng' phiên. Vi Chiêu nói: " Vào thời xảy ra loạn nhà vua trốn đến ở ấp Trệ, công khanh cùng với nhau sửa lại việc nước, hiệu là 'Cộng Hòa'." Lỗ Liên Tử chép: "Huyện Cộng Thành châu Vệ vốn là nước của Cộng Bá thời nhà Chu. Cộng Bá tên là Hòa, ưa làm việc nhân nghĩa, chư hầu cho là người hiền. Lệ Vương nhà Chu vô đạo, người trong nước làm loạn, Lệ Vương trốn đến ở ấp Trệ, chư hầu tôn Hòa làm việc của thiên tử, hiệu là 'Cộng Hòa'. Được mười bốn năm thì Lệ Vương chết ở ấp Trệ, Cộng Bá sai chư hầu đón con của Lệ Vương tên là Tĩnh làm Tuyên Vương, rồi Cộng Bá lại về nước ở nước Vệ." Vệ thế gia chép: "Năm thứ mười ba thời Li Hầu, Lệ Vương nhà Chu trốn đến ở ấp Trệ, chư hầu Cộng Hòa nắm lấy việc nước. Năm thứ hai mươi tám, Tuyên Vương nhà Chu lên ngôi. Năm thứ bốn mươi hai, Li Hầu chết, thái tử là Cộng Bá tên là Dư lên ngôi. Em của Cộng Bá tên là Hòa đánh úp Cộng Bá ở trên mộ Li Hầu, Cộng Bá vào hầm mộ của Li Hầu tự sát, người nước Vệ nhân đó táng Cộng Bá bên cạnh mộ Li Hầu, đặt tên thụy là Cộng Bá, rồi lập Hòa làm vua của nước Vệ, đấy là Vũ Công." Xét: Lời văn này chép Cộng Bá không được lập làm vua mà Hòa được lập làm Vũ Công. Vũ Công được lập sau khi Cộng Bá chết, số năm lại không giống nhau, mà niên biểu cũng chép giống. Rõ là kỉ niên và Lỗ Liên tử chép sai. Năm thứ mười bốn thời Cộng Hòa (năm 828 TCN), Lệ Vương chết ở ấp Trệ, thái tử tên là Tĩnh lớn lên ở nhà của Thiệu Công, hai vị tể tướng bèn cùng lập Tĩnh làm vua, đấy là Tuyên Vương. Tuyên Vương lên ngôi, hai vị tể tướng giúp việc, sửa chính sự, noi theo cách trị nước truyền lại của các đời vua Văn-Vũ-Thành-Khang, do đó chư hầu lại chầu nhà Chu. Năm thứ mười hai (năm 816 TCN), Vũ Công nước Lỗ đến chầu.

Tuyên Vương không cày ruộng ở bãi Thiên Mẫu, Chính nghĩa: Ứng Thiệu nói: "Thiên tử thời xưa cày ruộng ở ấp Thiên Mẫu để làm gương cho thiên hạ." Xét: Tuyên Vương không tự làm lễ cày ruộng. Quắc Văn Công Tập giải: Giả Quỳ nói: "Văn Công là dòng dõi của người em cùng mẹ của Văn Vương là Quắc Trọng, làm Khanh sĩ của Tuyên Vương." Vi Chiêu nói: "Văn Công là dòng dõi của Quắc Thúc, là vua nước Quắc ở phía tây. Tuyên Vương đóng đô ở ấp Hạo, nước Quắc thuộc miền trong kinh kì." Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Thành cũ nước Quắc tại phía đông huyện Trần Thương châu Kì chục dặm. Lại chép: "Bãi Thiên Mẫu tại phía bắc huyện Nhạc Dương châu Tấn chín chục dặm." can gián là không nên, Sách ẩn: Quốc ngữ chép: "Quắc Văn Công can gián rằng: 'Việc lớn của người ta là làm ruộng, đĩa xôi cúng Thượng Đế cũng sinh ra từ đó, người dân cũng sống được từ đó, những đồ dùng làm việc cũng sinh ra từ đó'." Nhà vua không nghe. Năm thứ mười chín (năm 789 TCN), đánh trận ở bãi Thiên Mẫu, Sách ẩn: Là tên đất, tại huyện Giới Hưu quận Tây Hà. quân của nhà vua bị người Nhung họ Khương đánh thua vỡ. Tập giải: Vi Chiêu nói: "Là một nhóm người rợ phía tây, dòng dõi của Tứ nhạc."

Tuyên Vương đã mất quân của miền nam, bèn gọi dân ở miền Thái Nguyên. Tập giải: Vi Chiêu nói: "Mất quân vào lúc bị người Nhung họ Khương đánh thua. Miền nam là miền sông Giang-Hán." Đường Cố nói: "Miền nam là quận Nam Dương." Trọng Sơn Phủ can gián nói: "Không nên gọi dân." Tuyên Vương không nghe, rút cuộc gọi dân.

Năm thứ bốn mươi sáu (năm 782 TCN), Tuyên Vương băng, Chính nghĩa: Chu xuân thu chép: "Tuyên Vương vô cớ mà giết Đỗ Bá, ba năm sau thì hội chư hầu đi săn ở vườn, giữa trưa, Đỗ Bá nhảy ra ở góc trái đường, mặc áo mũ màu đỏ, cầm cung tên màu đỏ, bắn Tuyên Vương, trúng tim xuyên qua lưng mà chết." Quốc ngữ chép: "Đỗ Bá bắn chết Tuyên Vương ở ấp Hạo." con là U Vương tên là Cung Niết lập làm vua. Năm thứ hai thời U Vương, ba con sông ở đất Tây Chu đều rúng động. Tập giải: Từ Quảng nói: "Là sông Kính, sông Vị, sông Lạc." Bùi Nhân xét: Vi Chiêu nói rằng đất động ở ấp Hạo của nhà Tây Chu cho nên ba con sông cũng động." Chính nghĩa: Hai sông Kính-Vị ở phía bắc châu Ung. Sông Lạc còn có tên là sông Tất Thư, ở phía đông bắc châu Ung, chảy về phía nam vào sông Vị. Bấy giờ gọi thành của vua ở là đất Đông Chu, ấp Hạo là đất Tây Chu. Bá Dương Phủ nói: "Nhà Chu sắp mất rồi. Tập giải: Vi Chiêu nói: "Bá Dương Phủ là quan Đại phu của nhà Chu." Đường Cố nói: "Bá Dương Phủ là quan Trụ hạ sử của nhà Chu, là Lão Tử." Khí của trời đất không được làm mất trật tự, nếu sai trật tự thì dân có loạn. Khí dương náu mà không xổ ra được, khí âm ép mà không bay bốc được, cho nên đất có rúng động. Nay ba con sông động mạnh, đấy là khí dương tụ sai chỗ mà bị khí âm chèn ép. Khí dương sai chỗ ở tại chỗ khí âm, Tập giải: Vi Chiêu nói: "Ở dưới khí âm." nguồn nước sông tất bị nghẽn; nguồn nước nghẽn thì nhà nước sẽ mất. Đất nước trôi chảy thì dân mới có đồ dùng. Đất không được tưới tắm thì dân thiếu đồ dùng, nhà nước mất còn đợi khi nào! Ngày xưa sông Y-Lạc cạn thì nhà Hạ mất, Tập giải: Vi Chiêu nói: "Vua Vũ đóng đô ở huyện Dương Thành, ở gần sông Y-Lạc." sông Hà cạn thì nhà Thương mất. Tập giải: Vi Chiêu nói: "Nhà Thương đóng đô ở nước Vệ, là chỗ sông Hà chảy qua." Nay đức của nhà Chu như thời cuối của hai nhà Hạ-Thương, nguồn nước sông của nhà Chu lại cạn, đấy là điềm báo mất nước vậy. Sông cạn íât có núi lở. Tập giải: Vi Chiêu nói: "Nước sông không chảy thì cây khô mà đổ xuống." Nước mất không quá chục năm nữa, đấy là một kỉ trong vận số. Trời bỏ nhà Chu không quá một kỉ nữa." Năm đó, ba con sông cạn, núi Kì lở.

Năm thứ ba (năm 779), U Vương tin yêu Bao Tự. Sách ẩn: Bao là tên nước, người nước này cùng họ với nhà Hạ. Họ Tự. Theo kinh Lễ thì gọi phu nhân của nhà vua xưng tên nước và họ. Người con gái ấy là người con gái đẹp sinh ra từ nước dãi của con rồng, có người nhặt được, người nước Bao dâng cho U Vương, cho nên gọi là Bao Tự. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Thành cũ nước Bao tại phía đông huyện Bao Thành châu Lương hai trăm bước, là nước Bao xưa." Bao Tự sinh con tên là Bá Phục. U Vương muốn phế thái tử. Mẹ của thái tử là con gái của Thân Hầu được làm Thân Hậu. Sau khi U Vương có được Bao Tự, yêu Bao Tự, muốn phế Thân Hậu cùng bỏ thái tử tên là Nghi Cữu, lấy Bao Tự làm Bao Hậu, lấy Bá Phục làm thái tử. Quan Thái sử của nhà Chu là Bá Dương Phủ chép sử rằng: "Nhà Chu mất rồi." Ngày xưa vào lúc họ Hạ Hậu suy yếu có hai con rồng thần sà xuống nghỉ ở sân của vua nhà Hạ mà nói rằng: "Ta là hai vị chúa của nước Bao." Vua nhà Hạ bói xem nên giết hay là nên bỏ hay nên giữ lại, bói là chẳng lành. Thầy bói nói là lấy nước dãi của hai con rồng mà cất giữ thì mới lành. Tập giải: Vi Chiêu nói: "Nước dãi là nước bột mà rồng thổ ra. Nước bọt là khí tốt của con rồng." Do đó bày tiền và thẻ cầu đảo hai con rồng, Tập giải: Vi Chiêu nói: "Khắc chữ lên thẻ tre để báo cho rồng biết, xin rồng nhả nước bọt." Rồng chết thì còn nước dãi, bỏ vào rương mà cất giấu. Nhà Hạ mất, truyền thứ ấy cho nhà Ân. Nhà Ân mất, lại truyền thứ ấy cho nhà Chu. Nay là ba đời, chẳng nhà nào dám bỏ nó, đến cuối thời Lệ Vương thì mở ra mà xem. Nước dãi chảy vào sân, không rửa được. Lệ Vương sai đàn bà cởi truồng mà reo mừng. Nước dãi hóa thành con giải đen, Sách ẩn: Cũng chép là con sam. Con sam đen, là con thằn lằn. đem vào hậu cung của U Vương. Có đứa con gái trẻ đang thay răng sữa gặp được nó, Tập giải: Vi Chiêu nói: "Thay răng non gọi thay răng sữa. Con gái bảy tuổi thì thay răng." đến tuổi cài trâm thì mang thai, Chính nghĩa: Lễ kí chép: "Con gái đến tuổi lấy chồng thì được cài trâm." không có chồng mà sinh con, sợ mà vứt đứa con đi. Vào thời Tuyên Vương có đứa con gái trẻ hát rằng: 'Túi cơ cung dâu, bắn diệt nhà Chu'. Tập giải: Vi Chiêu nói: "Cây dâu núi gọi là cây yểm. Cung làm từ cây dâu núi. Cơ là tên cây. Túi đựng tên làm từ cây cơ." Do đó Tuyên Vương nghe tin, có vợ chồng nhà nọ đem bán thứ ấy, U Vương sai người bắt mà giết đi, vợ chồng nhà nọ trốn ở bên đường, vừa lúc thấy người trong làng là đứa con gái trẻ bỏ đứa con nhỏ ở trên đường, Chính nghĩa: Vợ chồng nhà nọ bán cây cung làm bằng gỗ cây dâu, Tuyên Vương muốn bắt giết đi, bèn trốn ở bên đường, gặp được đứa con nhỏ, thương mà lấy về nuôi. buổi đêm nghe tiếng đứa trẻ con ấy khóc, thương mà nhặt lấy. Vợ chồng nhà nọ bèn trốn sang ở nước Bao. Người nước Bao có tội, xin lấy đứa trẻ con mà đứa con gái trẻ vứt đi dâng cho U Vương để tạ tội. Chính nghĩa: Quốc ngữ chép: "U Vương nhà Chu đánh nước Bao, người nước Bao đem người con gái họ Tự dâng cho U Vương, được tin yêu ngang với Quắc Thạch Phủ." Đứa con gái bị vứt đi ấy lớn lên ở nước Bao, đấy là Bao Tự. Vào năm thứ ba thời U Vương, U Vương vào hậu cung gặp mà yêu Bao Tự, sinh con là Bá Phục, bèn bỏ Thân Hậu và thái tử, lấy Bao Tự làm Bao Hậu, lấy Bá Phục làm thái tử. Thái sử là Bá Dương Phủ nói: "Họa đã thành, không sao cứu được!"

Bao Tự không thích cười, U Vương muốn bày muôn cách cho nàng cười, nhưng nàng cũng không cười. U Vương bèn đốt đuốc lửa, bày trống lớn, Chính nghĩa: Buổi ngày đốt đuốc lửa để nhìn khói lửa, buổi đêm đốt đuốc lửa để nhìn ánh lửa. Đều đặt ở trên núi, có giặc đến thì đốt lên. có giặc đến thì đốt đuốc lửa. Chư hầu đều đến, đến nơi mà không có giặc. Bao Tự mới cười lớn. U Vương mừng rỡ, nhiều lần đốt đuốc lửa. Sau đó chư hầu không tin, cũng dần dần không đến.

U Vương lấy Quắc Thạch Phủ làm Khanh sĩ, coi việc nước, người trong nước đều giận. Thạch Phủ là người nịnh bợ, giỏi nói gièm ham lợi. U Vương tin dùng hắn, lại phế Thân Hậu, bỏ thái tử. Thân Hầu giận, cùng người nước Tăng, Tập giải: Tăng là tên nước, người nước này cùng họ với nhà Hạ. Chính nghĩa: Tăng, đọc là 'tự lăng' phiên. Quốc ngữ chép: "Vua nước Tăng họ Tự, dòng dõi của vua Vũ nhà Hạ." Quát địa chí chép: "Huyện Tăng ở huyện Thừa châu Nghi, là nước có vua tước hầu, dòng dõi của vua Vũ." người Khuyển Nhung phía tây đánh U Vương. U Vương đốt đuốc lửa gọi quân, quân chẳng đến. Cuối cùng giết U Vương ở dưới núi Li, Sách ẩn: Tại phía nam huyện Tân Phong là nước Li Nhung xưa. Li, trước đọc là 'lê'. Từ Quảng đọc là 'lực tri' phiên. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Núi Li tại phía nam huyện Tân Phong châu Ung mười sáu dặm." Thổ địa kí chép: "Núi Li là núi Lam Điền." Xét: Phía nam núi Li là núi Lam Điền. bắt lấy Bao Tự, lấy hết của cải của nhà Chu rồi đi. Tập giải: Cấp trủng kỉ niên chép: "Từ khi Vũ Vương diệt nhà Ân đến thời U Vương cả thảy là hai năm năm mươi bảy năm." Chính nghĩa: Xét: Sách ở ngôi mộ ở huyện Cấp là sách cổ gồm bảy mươi lăm quyển, lấy được ở ngôi mộ của Tương Vương nước Ngụy ở huyện Cấp quận Cấp vào năm Hàm Hòa thứ năm thời nhà Tấn. Do đó chư hầu bèn theo Thân Hầu mà cùng lập thái tử cũ của U Vương tên là Nghi Cữu làm vua, đấy là Bình Vương để coi việc cúng tế tổ tiên của nhà Chu.

hu bản kỉ

(Hán - Tư Mã Thiên soạn

Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải

Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa)

Bình Vương lên ngôi, dời đô sang phía đông đến ở ấp Lạc để tránh người Nhung đánh cướp. Chính nghĩa: "Là thành của vua, từ thời Bình Vương về trước gọi là đông đô, từ thời Kính Vương về sau đến thời Chiến quốc là đất Tây Chu. Vào thời Bình Vương, nhà Chu suy yếu, các nước chư hầu lớn nuốt bé, các nước Tề, Sở, Tần, Tấn bắt đầu mạnh, chính lệnh do chư hầu đứng đầu. Tập giải: Chu lễ chép: "Chín lần hiệu lệnh chư hầu thì đứng đầu." Trịnh Huyền nói: "Chư hầu lớn làm chủ một phương."

Năm thứ bốn mươi chín (năm 722 TCN), Ẩn Công nước Lỗ lên ngôi.

Năm thứ năm mươi mốt (năm 720 TCN), Bình Vương băng, thái tử tên là Tiết Phủ chết sớm, lập con của thái tử tên là Lâm làm vua, đấy là Hoàn Vương. Hoàn Vương là cháu của Bình Vương.

...

Share this post


Link to post
Share on other sites
Liệt nữ truyện
Dịch giả: Tích Dã

Mẫu nghi

Hữu Ngu nhị phi


(Hán - Lưu Hướng soạn)



Hai người vợ của nhà Hữu Ngu là hai con gái của vua Nghiêu, cả là Nga Hoàng, thứ là Nữ Anh. Cha của Thuấn thì ngu dốt, mẹ của Thuấn thì đần độn, cha của Thuấn là Cổ Tẩu. Em của Thuấn là Tượng, hay rong chơi mà hỗn xược, Thuấn biết cách dỗ dành em, lại đem lòng hiếu để thờ Cổ Tẩu. Mẹ ghét Thuấn mà yêu Tượng nhưng Thuấn vẫn làm các việc trong nhà, không có ý xấu. Các quan Tứ nhạc bèn tiến cử Thuấn cho vua Nghiêu, vua Nghiêu bèn đem hai con gái gả cho Thuấn để trông việc trong nhà. Hai con gái giúp Thuấn làm việc ở đồng ruộng, không vì là con gái của thiên tử mà kiêu ngạo lười nhác, lại nhún nhường tiết kiệm, dốc hết đạo làm vợ.

Cổ Tẩu cùng Tượng mưu giết Thuấn, sai Thuấn sửa kho, Thuấn về bảo hai người vợ rằng: "Cha mẹ sai ta sửa kho, ta phải đến." Hai người vợ nói: "Đến đi!" Thuấn đã sửa kho xong, người ở dưới bèn bỏ thang, Cổ Tẩu đốt kho, Thuấn bèn nhảy ra. Tượng lại cùng cha mẹ bày mưu sai Thuấn đào giếng. Thuấn lại bảo hai người vợ, hai người vợ nói: "Ừ, đến đi!" Thuấn đến đào giếng, người ở trên bèn xét chỗ chỗ ra vào mà bịt lại, Thuấn bèn ngầm trèo ra. Bấy giờ bọn Cổ Tẩu đã không giết được Thuấn, lại mời Thuấn uống rượu, đợi Thuấn say thì giết, Thuấn bảo với hai người vợ, hai người vợ bèn đem thuốc giải rượu cho Thuấn uống, rồi đến, Thuấn uống rượu cả ngày không say. Em gái của Thuấn có ý thương xót Thuấn, bảo cho hai chị dâu biết. Cha mẹ muốn giết Thuấn, mà Thuấn vẫn không oán, nhưng vẫn ghét Thuấn không thôi. Thuấn đến chỗ ruộng mà kêu khóc, hằng ngày gào lên trời xanh, kêu với cha mẹ. Cha mẹ chỉ muốn hại Thuấn như thế nhưng Thuấn vẫn thương yêu cha mẹ không thôi, cũng không oán em mình, chăm sóc không mỏi.

Thuấn đã được chòn làm các việc nước, làm khách ở bốn cửa của nhà vua, vào chỗ chân núi mà chọn lấy cây rừng, vua Nghiêu bày các việc để thử dùng Thuấn, hễ Thuấn có việc gì thường bày mưu với hai người vợ. Cuối cùng Thuấn đã nối ngôi vua, lên làm thiên tử, lấy Nga Hoàng làm hậu, Nữ Anh làm phi. Phong cho Tượng ở ấp Hữu Bí, thờ Cổ Tẩu vẫn như trước. Thiên hạ khen hai người vợ là người sáng suốt có lòng nhân. Thuấn đi tuần thú, chết ở ấp Thương Ngô, gọi là Trùng Hoa. Hai người vợ chết ở giữa miền sông Giang-Tương, người đời gọi là thần sông Tương. Quân tử nói: "Hai người vợ có đức tốt mà làm việc chăm chỉ." Kinh Thi chép: "Nêu rõ cái đức tốt của mình thì chư hầu bắt chước theo." Là nói về hai người vợ ấy vậy.

Tụng rằng: "Hai người vợ này, con của vua Nghiêu, gả cho Hữu Ngu, theo giúp cho Thuấn, lấy tôn thờ ti, chịu đựng vất vả, vỗ về Cổ Tẩu, rút cuộc hưởng phúc."

 

 

 

Mẫu nghi

Khí mẫu Khương Nguyên


(Hán - Lưu Hướng soạn)


Mẹ của Khí là Khương Nguyên, là con gái của vua nước Thai. Vào thời vua Nghiêu, Khương Nguyên đi chơi thấy vết chân người lớn, thích mà dẫm lên, về nhà thì có thai, bụng ngày càng lớn, có ý lạ mà ghét việc ấy, xét bói cầu đảo để không sinh con, nhưng rút cuộc sinh con. Cho là không tốt mà vứt con ở ngõ hẻm, bò dê tránh mà không dẫm. Lại đem bỏ con ở trong rừng sâu, sau có kẻ chặt cây ở rừng sâu lót cỏ mà che cho nó. Lại đem con đặt ở trên băng lạnh, chim lại bay đến ấp ủ cho nó. Khương Nguyên cho là lạ, bèn lấy đem về, nhân đó đặt tên là Khí.

Khương Nguyên có tính trong sạch chất phác, ưa trồng trọt làm ruộng. Kịp lúc Khí lớn lên, bèn dạy cho Khí trồng cây dâu-cây gai. Khí có tính sáng suốt lại có lòng nhân, biết học theo mẹ, rút cuộc nổi danh. Vua Nghiêu sai Khí làm quan coi việc việc trồng lúa, phong cho ở ấp Thai, hiệu là Hậu Tắc. Kịp lúc vua Nghiêu băng, Thuấn lên ngôi, bèn lệnh cho Khí rằng: "Khí! Dân đen đói kém, ngươi làm quan coi việc làm ruộng, theo các mùa mà trồng ngũ cốc." Dòng dõi đời sau nối nhau làm quan coi việc làm ruộng, đến thời vua Văn-Võ của nhà Chu thì nổi lên làm thiên tử. Quân tử khen Khương Nguyên có tính trong sạch mà biết dạy dỗ con. Kinh Thi chép: "Khương Nguyên sáng suốt, đức tốt không xấu, vua trời ban phúc." Lại chép: "Hậu Tắc có đức, cúng tế trời xanh, nuôi dưỡng lũ dân." Là nói về Khương Nguyên vậy.

Tụng rằng: "Người mẹ Khương Nguyên, trong sạch chăm chỉ, dẫm chân có thai, vứt con ở đồng, chim thú ôm ấp, bèn thu về nuôi, cuối cùng làm quan, trọn đạo làm mẹ."

 

 

Tiết mẫu Giản Địch


(Hán - Lưu Hướng soạn)


Mẹ của Tiết là Giản Địch, là con gái cả của vua nước Hữu Nhưng. Vào thời vua Nghiêu, Giản Địch cùng em gái tắm ở sông Huyền Khâu, có con chim đen ngậm quả trứng bay qua mả thả quả trứng xuống, có năm màu rất đẹp, Giản Địch cùng em gái tranh nhan đến nhặt lấy trứng. Giản Địch lấy được mà nuốt trứng, lỡ rồi có thai, rút cuộc sinh ra Tiết.

Giản Địch có tính ưa làm việc đời, trên biết thiên văn, vui vẻ ở việc ban ân huệ. Kịp lúc Tiết lớn lên, bèn lần lượt dạy Tiết học các đạo lí. Tiết là người sáng suốt lại có lòng nhân, biết học theo mẹ, rút cuộc nổi danh. Vua Nghiêu sai Tiết làm quan Tư đồ, phong cho ở ấp Bạc. Kịp lúc vua Nghiêu băng, vua Thuấn lên ngôi, bèn lệnh cho Tiết rằng: "Tiết! Trăm họ không hòa thân, ngũ phẩm không vững, ngươi làm quan Tư đồ, hãy kính theo ngũ phẩm mà tỏ lòng rộng rãi." Dòng dõi đời sau nối nhau ở ấp Bạc, đến thời vua Thang nhà Ân thì nổi lên làm thiên tử. Quân tử khen Giản Địch đã có lòng nhân mà có lễ. Kinh Thi chép: "Hữu Nhưng sắp nổi, sinh con dựng nghiệp." Lại chép: "Trời sai chim đen, xuống sinh nhà Thương." Là nói về Giản Địch vậy.

Tụng rằng: "Người mẹ Giản Địch, nhân nghĩa chất phác, nuốt trứng sinh con, rồi tự tu sửa, dạy dỗ các việc, có đức ban ân, Tiết đã làm quan, là do mẹ giúp."

 

 

Khải mẫu Đồ Sơn


(Hán - Lưu Hướng soạn)


Mẹ của Khải là con gái cả của vua nước Đồ Sơn. Vua Vũ nhà Hạ lấy con gái cả của vua nước Đồ Sơn làm vợ, sinh ra Khải, suốt ngày tân-nhâm-bính-giáp, Khải khóc oa oa, Vũ phải đi ngăn nước lụt, chỉ nghĩ đến việc đo đạc đắp đất, ba lần qua nhà mà không vào cửa. Con gái vua nước Đồ Sơn là người sáng suốt dạy dỗ con học các đạo lí.

Kịp lúc Khải lớn lên, học theo đức mà bắt chước cái đức của mẹ, rút cuộc nổi danh. Vũ làm thiên tử, lấy Khải làm người nối ngôi. Cậy vào công của Vũ mà không làm tổn hại. Quân tử khen con gái vua nước Đồ Sơn giỏi dạy dỗ con. Kinh Thi chép: "Trao cho trai gái, sinh sôi con cháu." Là nói về con gái vua nước Đồ Sơn vậy.

Tụng rằng: "Người mẹ Đồ Sơn, gả cho vua Vũ, suốt ngày suốt tháng, Vũ đi ngăn lụt, Khải khóc oa oa, riêng mẹ dạy dỗ, dạy cho lẽ phải, rồi nối nghiệp cha."

 

 

Sử kí

Ngoại thích thế gia


Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa


Ngoại thích là hậu phi, người trong họ của hoàng hậu cũng có người được phong tước. Hán thư thì chép trong phần liệt truyện. Vương Ẩn thì xếp vào phần bản kỉ, lại ở đầu của phần liệt truyện. Quan hệ vợ chồng là phép lớn của đạo làm người.

Từ xưa đế vương vâng mệnh trời và các vị vua nối thay pháp lệnh không chỉ vì dòng họ của mình có đức tốt, mà cũng có dòng họ ngoại giúp đỡ. Nhà Hạ nổi lên cũng nhờ con gái của vua nước Đồ Sơn, Sách ẩn: Vi Chiêu nói: "Đồ Sơn là tên nước, là nước có con gái mà vua Vũ lấy làm vợ, tại quận Cửu Giang ngày nay." Ứng Thiệu nói: "Huyện Đương Đồ quận Cửu Giang có nền cũ của vua Vũ. Đại đái lễ chép: 'Vua Vũ lấy con gái của vua nước Đồ Sơn, tên là Kiều. Kiều sinh ra Khải'." còn vua Kiệt bị đuổi là vì yêu Mạt Hỉ. Sách ẩn: Quốc ngữ chép: "Vua Kiệt đánh nước Hữu Thi, người nước Hữu Thi đem dâng Muội Hỉ." Vi Chiêu nói: "Con gái của vua nước Hữu Thi, họ Hỉ." Nhà Ân nổi lên cũng nhờ con gái của vua nước Hữu Nhưng, Sách ẩn: Vi Chiêu nói: "Mẹ của Tiết là Giản Địch là con gái của vua nước Hữu Nhưng." mà vua Trụ bị giết cvũng vì yêu Đát Kỉ. Sách ẩn: Quốc ngữ chép: "Vua Tân nhà Ân đánh nước Hữu Tô, người nước Hữu Tô đem dâng người con gái là Đát Kỉ." Xét: Hữu Tô là tên nước, Kỉ là tên họ. Đát là tên chữ. Nhà Chu nổi lên cũng nhờ Khương Nguyên và Đại Nhâm, Sách ẩn: Hệ bản chép: "Vợ cả của Đế Khốc là con gái của vua nước Hữu Thi, tên là Khương Nguyên." Trịnh Huyền chú giải kinh Thi nói: "Họ Khương, tên Nguyên, dẫm lên vết chân người lớn mà sinh ra Hậu Tắc." Đại Nhâm là mẹ của Văn Vương. Kinh Thi chép: "Con gái nước Chí." Mao thi chép: "Con gái giữa của nhà họ Nhâm nước Chí." mà U Vương bị bắt là vì dâm đãng với Bao Tự. Sách ẩn: Quốc ngữ chép: "U Vương đánh nước Hữu Bao, người nước Hữu Bao dâng con gái là Bao Tự." Xét: Bao là tên nước, tự là họ của vua nước ấy, Bao Tự là người con sinh ra từ nước dãi của rồng, người nước Bao nuôi lớn mà đem dâng cho U Vương. Cho nên kinh Dịch có nền là hai quẻ càn-khôn, kinh Thu mở đầu là bài Quan thư, kinh Thư khen việc gả con gái, kinh Xuân thu cợt việc không tự mình đến đón dâu. Sắp đặt lễ nghi, riêng việc cưới gả là lớn lao nhất. Bày nhạc lên phải hợp theo bốn mùa, hai khí âm-dương biến chuyển là đầu mối của muôn vật vậy. Sách ẩn: Ý nói như nhạc tấu lên thì có thể hòa hợp với bốn mùa, còn âm-dương biến chuyển thì sinh ra muôn vật. Âm-dương là vợ-chồng vậy. Vợ chồng hòa hợp thì mới làm được các việc. Muôn vật là gốc của người, cho nên nói là 'đầu mối của muôn vật'. Không đáng cận thẩn ư? Người có thể nêu cao đạo làm người, còn đối với mệnh trời thì thế nào? Lớn lao thay cái tình yêu của vợ chồng! Nhà vua còn không bắt ép được bầy tôi, người cha còn không bắt ép được người con, huống chi là kẻ thấp kém đây? Sau khi vợ chồng giao hợp, có thai thì sinh ra con cái, sinh ra con cái rồi thì cũng không biết được rút cuộc ra sao. Há chẳng phải là mệnh trời sao? Cho nên Khổng Tử ít nói về mệnh trời, có lẽ là khó nói được. Nếu không biết cái biến chuyển của âm-dương thì há biết được tính người và mệnh trời?

Thái sử công nói: "Từ thời nhà Tần về trước thì cũng xa, không rõ mà không ghi chép hết được. Nhà Hán nổi lên, Lữ Nga Hủ Sách ẩn: Tên chữ của Lữ Hậu. Xét: Hán thư chép Lữ Hậu tên là Trĩ. làm hoàng hậu của Cao Tổ, con trai làm thái tử. Kịp lúc tuổi già vẻ mặt suy xấu kém đẹp thì Thích phu nhân được sủng ái, con của Thích phu nhân là Như Ý mấy lần suýt được thay làm thái tử. Kịp lúc Cao Tổ băng, Lữ Hậu diệt họ Thích, giết vua nước Triệu, cho nên trong các hậu cung của Cao Tổ thì riêng những người không được sủng ái mới được yên ổn.

Con gái của của Lữ Hậu là vợ của Tuyên Bình Hầu tên là Trương Ngao, con gái của Ngao làm hoàng hậu của Hiếu Huệ Đế. Lữ thái hậu vì là thân thuộc của hoàng hậu, bày muôn cách để hoàng hậu sinh con, nhưng rút cuộc hoàng hậu không có con, liền lừa lấy con của cung nữ làm con của hoàng hậu. Kịp lúc Hiếu Huệ Đế băng, thiên hạ mới định chưa lâu, người nối ngôi chưa được nêu rõ là ai. Do đó Lữ thái hậu tôn quý họ ngoại, phong vương cho những người họ Lữ để giúp đỡ, lại lấy con gái của Lữ Lộc làm hoàng hậu của vua nhỏ, rất muốn để làm vững chắc gốc rễ nhưng không ích gì.

Lữ thái hậu băng, hợp táng ở Trường Lăng. Tập giải: Quan Trung kí chép: "Lăng Cao Tổ ở phía tây, lăng Lữ Hậu ở phía đông. Hoàng đế, hoàng hậu của nhà Hán táng cùng mộ thì gọi là hợp táng, không cùng lăng. Chư hầu đều như thế." Bọn Lộc-Sản sợ bị tội, mưu làm loạn. Đại thần nhà Hán đánh chúng, trời giúp nhà Hán, rút cuộc diệt họ Lữ. Bèn đặt riêng hoàng hậu của Hiếu Hiếu Đế ở cung phía bắc. Cung này tại phía bắc cung Vị Ương, cho nên gọi là cung phía bắc. Đón lập vua nước Đại, đấy là Hiếu Văn Đế, cúng tế tông miếu của nhà Hán, đấy há chẳng phải là mệnh trời sao? Nếu chẳng phải mệnh trời thì ai nắm được ngôi ấy?"

 

 

Ngoại thích thế gia


Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa


Bạc thái hậu, cha là người quận Ngô, mang họ Bạc. Vào thời nhà Tần, cha của Bạc thái hậu thông hợp với con gái của họ hàng vua nước Ngụy là Ngụy Ảo mà sinh ra Bạc thái hậu. Cuối cùng cha của Bạc thái hậu chết ở huyện Âm Sơn, nhân đó táng ở đấy. Kịp lúc chư hầu phản nhà Tần, Ngụy Báo lập làm vua nước Ngụy, cho nên Ngụy Ảo đem con gái của mình vào cung của vua nước Ngụy, Ngụy Ảo đến chỗ Hứa Phụ xem tướng, xem tướng cho Bạc Cơ, nói là sẽ sinh ra thiên tử. Bấy giờ Hạng Vũ đang chống nhau với vua Hán ở thành Huỳnh Dương, thiên hạ chưa biết lúc nào yên. Báo lúc đầu cùng vua Hán đánh vua nước Sở, kịp lúc nghe được lời của Hứa Phụ, trong lòng mừng, nhân đó làm quay lưng lại với vua Hán mà làm phản, đứng ở giữa, rồi liên hòa với vua nước Sở. Vua Hán sai bọn Tào Tham đánh bắt được vua nước Ngụy là Báo, lấy nước ấy đặt thành quận, chở Bạc Cơ vào sở quan. Báo đã chết, vua Hán vào sở quan, thấy Bạc Cơ có vẻ đẹp, cho vào hậu cung nhưng hơn một năm không đến gặp. Lúc trước Bạc Cơ còn nhỏ, thân nhau với Quản phu nhân, Triệu Tử Nhi, thề rằng: "Sau này tôn quý thì đừng quên nhau." Rồi đến lúc Quản phu nhân, Triệu Tử Nhi được vua Hán sủng ái trước. Bấy giờ vua Hán ngồi ở đài Thành Cao trong cung Hà Nam, ở đây hai người đẹp cùng cười đùa với nhau về việc lúc trước thề với Bạc Cơ. Vua Hán nghe nói, hỏi việc cũ, hai người cùng kể việc này cho vua Hán biết. Vua Hán có lòng thương cảm, nhớ đến Bạc Cơ, hôm đó gọi đến mà sủng ái Bạc Cơ. Bạc Cơ nói: "Buổi tối hôm qua thiếp nằm mộng gặp rồng đen quấn vào bụng thiếp." Cao Tổ nói: "Đấy là điềm lành, ta vì nàng sẽ có con." Một lần gặp ấy rút cuộc sinh ra con trai, đấy là vua nước Đại. Sau đó Bạc Cơ ít gặp Cao Tổ.

Cao Tổ băng, những hậu cung được sủng ái như Thích phu nhân đều bị Lữ thái hậu ghét, đều bị giam trong cung sâu, không được ra khỏi cung, còn Bạc Cơ vì ít gặp cho nên được ra, theo con đến ở nước Đại, làm thái hậu của vua nước Đại. Em trai của Bạc thái hậu là Bạc Chiêu cũng theo đến nước Đại.

Vua nước Đại lập được mười bảy năm thì Lữ thái hậu băng, sau khi đại thần bàn việc lập ngôi vua, ghét thế mạnh của nhà ngoại là họ Lữ, đều khen họ Bạc có lòng nhân, cho nên đón vua nước Đại về lập làm Hiếu Văn Hoàng Đế, do đó Bạc thái hậu đổi hiệu là Hoàng thái hậu, em là Bạc Chiêu được phong làm Chỉ Hầu. Xét: Địa lí chí chép có huyện Chỉ tại quận Hà Nội, sợ rằng đất ấy xa không phải là chỗ phong. Phía đông thành Tràng An có đình Chỉ Đạo, chắc là chỗ được phong.

Mẹ của Bạc thái hậu cũng chết trước, táng ở phía bắc huyện Lịch Dương. Do đó bèn truy tôn cha của Bạc thái hậu làm Linh Văn Hầu. Ở quận Cối Kê đặp ra vườn ấp có ba trăm nhà ở đấy, các quan từ bậc Trưởng-Thừa trở xuống coi giữ mộ ở đấy, trên miếu thờ như phép tắc. Lại nữa phía bắc huyện Lịch Dương cũng đặt ra vườn phu nhân của Linh Văn Hầu như vườn của Linh Văn Hầu. Bạc thái hậu cho rằng mẹ mình là dòng dõi củ vua nước Ngụy, mình lại sớm mất cha mẹ, người họ Ngụy có kẻ ra sức giúp Bạc thái hậu, do đó gọi người họ Ngụy đến mà ban thưởng đều tùy vào họ gần xa mà được nhận thưởng. Nhà họ Bạc chỉ có một người được phong tước hầu.

Bạc thái hậu băng sau Văn Đế hai năm, vào năm Tiền Nguyên thứ hai thời Cảnh Đế thì băng, táng ở Nam Lăng. Sách ẩn: Miếu kí chép: "Tại phía nam Bá Lăng chục dặm, cho nên gọi là Nam Lăng." Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Huyện cũ Nam Lăng tại phía đông nam huyện Vạn Niên châu Ung hai mươi tư dặm. Huyện Nam Lăng thời Hán vốn là ấp lăng của Bạc thái hậu. Lăng ở phía đông bắc, cách huyện sáu dặm." Vì Lữ Hậu hợp táng ở Trường Lăng, cho nên được tự dựng lăng gần Bá Lăng của Hiếu Văn Hoàng Đế.

 

 

Hậu Hán thư

Liệt nữ truyện


Lưu Tống - Phạm Diệp soạn
Đường - Lí Hiền chú


Vợ của người quận Trần Lưu là Đổng Tự, là con gái của người cùng quận là Sái Ung, tên là Diễm, tên chữ là Văn Cơ. Liệt nữ hậu truyện chép Diễm tên chữ là Chiêu Cơ. Học rộng có tài biện luận, lại giỏi ở âm nhạc. Ấu đồng truyện của Lưu Chiêu chép: "Ung buổi đêm gảy đàn, dây đàn bị đứt, Diễm nói: 'Là dây thứ hai.' Ung nói: 'Đoán mò mà đúng thôi.' Rồi cắt đứt một dây nữa mà hỏi Diễm. Diễm nói: 'Là dây thứ tư.' Đều không sai lầm." Lúc đầu gả cho người quận Hà Đông là Vệ Trọng Đạo. Chồng mất không có con, bèn quay về nhà. Giữa năm Hưng Bình (năm 194 - năm 195), thiên hạ tang loạn, Văn Cơ bị quân kị rợ Hồ bắt đi, lạc vào chỗ Tả Hiền Vương của nước Nam Hung Nô, ở giữa chỗ rợ Hồ mười hai năm, sinh được hai người con. Tào Tháo vốn thân với Sái Ung, thương Ung không có người nối dõi, bèn sai sứ giả đem vàng ngọc đến chuộc lại Văn Cơ, rồi gả lại cho Đổng Tự.

Tự làm Đồn điền đô úy, phạm tội đáng chết, Văn Cơ đến chỗ Tào Tháo xin tha cho Tự. Bấy giờ công khanh kẻ sĩ cùng sứ giả phương xa đang ngồi đầy sân nhà, Tháo bảo tân khách rằng: "Con gái của Sái Bá Giai đang ở ngoài, nay cho các ông gặp người ấy." Kịp lúc Văn Cơ đến, xõa tóc đi chân trần, cúi đầu chịu tội, lời nói trong trẻo, ý rất đau xót, mọi người đều biến sắc mặt. Tháo nói: "Thật là đáng thương, nhưng hiệu lệnh đã ban ra, làm sao?" Văn Cơ nói: "Minh công có vạn con ngựa trong chuồng, quân sĩ nhiều như rừng, sao lại tiếc một quân kị mà không cứu giúp kẻ có tính mạng sắp chết thế!" Tháo cảm lời ấy, bèn xét kĩ tội của Tự. Bấy giờ trời đang lạnh, ban khăn đội giày tất cho Văn Cơ. Tháo nhân đó hỏi rằng: "Nghe nói tổ tiên nhà phu nhân có nhiều sách vở, phu phân còn nhớ được gì không?" Văn Cơ nói: "Ngày xưa người cha đã mất có hơn bốn ngàn quyển sách, nay đã tán lạc thành bùn tro, chẳng còn quyển nào. Nay thiếp còn nhớ được khoảng hơn bốn trăm chương mà thôi." Tháo nói: "Nay sẽ sai mười viên quan đến nhà phu nhân chép lại." Văn Cơ nói: "Thiếp nghe nói trai gái riêng biệt, theo lễ không được ở gần trao cho nhau. Xin cấp cho bút giấy, sẽ vâng mệnh chép lại." Do đó chép sách trao cho Tháo, lời văn không sai sót.

Sau đó cảm thương thời li loạn, nhớ thời xưa mà đau xót, bèn làm hai bài thơ. Lời thơ rằng:

"Nhà Hán mất quyền bính,
Đổng Trác loạn lẽ thường.
Chí muốn cướp ngôi trên,
Trước giết những kẻ hiền.
Bắt ép về kinh cũ,
Kẹp vua để tự cường.
Trong nước bèn dấy binh,
Cùng nhau dẹp nhiễu nhương.
Quân Trác sang miền đông,
Áo giáp tỏa sáng loáng.
Người Trung Nguyên yếu kém,
Lính tới rặt Hồ-Khương.
Rong ruổi vây thành ấp,
Đến đâu đều tan hoang.
Giết sạch không để sót,
Xác chết nằm ngổn ngang.
Bên ngựa treo đầu trai,
Sau ngựa chở con gái.
Ruổi dài vào cửa ải,
Đường về hiểm lại ghềnh.
Ngoảnh nhìn xa mờ mịt,
Ruột gan đã nát tan.
Hàng vạn người bị bắt,
Chẳng được cùng xúm tụ.
Có kẻ là thân thích,
Cũng không dám chuyện riêng.
Trái ý một chút thôi,
Liền nói: 'Kẻ tù kia,
Nếu muốn mũi đao này,
Chúng tao chẳng chùn tay!'
Há còn tiếc tính mệnh,
Không chịu bị mắng mỏ.
Liền bị thêm gậy đánh,
Đau đớn giáng xuống người.
Sớm vừa đi vừa khóc,
Tối thì ngồi than van.
Muốn chết mà không được,
Muốn sống chẳng cách gì.
Ta nào gây tội lỗi,
Sao bị tai vạ này!
Cõi hoang khác cõi ta,
Thói người ít nghĩa lí.
Nơi này nhiều sương tuyết,
Gió thổi suốt xuân-hạ.
Phiêu phiêu phất tà áo,
Lồng lộng thổi vào tai.
Những khi nhớ cha mẹ,
Kêu than mãi không thôi.
Có khách từ ngoài tới,
Nghe tin thường mừng vui.
Ra đón hỏi tin tức,
Liền chẳng phải cùng quê.
Không hẹn mà thỏa nguyện,
Người thân đến đón về.
Đã được tự thoát thân,
Lại khó bỏ con nhỏ.
Trời cố nối lòng người,
Chia xa không hẹn gặp
Còn mất mãi xa cách,
Sao nỡ nói chia tay.
Con nhỏ ôm cổ ta,
Hỏi rằng: 'Mẹ muốn đi?
Người bảo mẹ sẽ đi,
Há còn có ngày về?
Mẹ thường hay yêu thương,
Sao nay chẳng như trước?
Ta còn chưa thành người,
Nỡ chẳng nghĩ đến ư!"
Thấy thế lòng tan nát,
Hoảng hốt như cuồng điên.
Kêu khóc tay xoa xuýt,
Sắp đi lại ngậm ngùi.
Người cùng nhóm lúc trước,
Cùng ra tiễn chia tay.
Thấy ta được trở về,
Than thở tiếng nỉ non.
Ngựa đứng đấy chần chừ,
Xe dừng chẳng chuyển lăn.
Người đứng nhìn sùi sụt,
Người đi cũng nấc nghẹn.
Đi rồi cách tình duyên,
Mỗi ngày càng thêm xa,
Dằng dẵng ba ngàn dặm,
Gặp nhau biết khi nào?
Nhớ con đứt ruột đẻ,
Lòng đau tựa đứt lìa.
Về đến nhà trống không,
Trong ngoài chẳng còn ai.
Thành quách hóa rừng rú,
Sân nhà mọc bụi gai.
Xương trắng nào biết ai,
Ngang dọc không che đậy.
Ra cửa không tiếng người,
Chó sói kêu lại hú.
Trơ trọi cảnh vắng tanh,
Buồn bã nẫu ruột gan.
Lên cao nhìn xa xăm,
Hồn phách bỗng bay tan.
Chợt như là mạng hết,
Người bên phải vỗ về.
Mới như được thở lại,
Dẫu sống cậy vào ai?
Thân nay gửi người mới,
Dốc lòng tự gắng gỏi.
Trôi dạt nên thấp rẻ,
Thường sợ lại vứt đi.
Đời người có mấy khi,
Lo buồn suốt năm tháng."

Bài thứ hai rằng:

"Gặp thời loạn, than cho phận mỏng,
Họ hàng mất, cửa nhà vắng không.
Thân bị bắt, lạc vào cõi tây,
Vào nơi xa, ở chỗ Khương-Man.
Khe núi hiểm, đường đi xa xăm,
Ngoảnh về đông, lòng ta nấc nghẹn.
Tối đáng ngủ, mà chẳng yên giấc,
Đến bữa ăn, mà chẳng nuốt được.
Thường khóc lóc, kẽ mắt chẳng khô.
Chí mòn mỏi, nghĩ đến cái chết,
Dẫu sống thừa, chẳng còn hình dáng.
Lạc vào đây, xa khỏi cõi sáng,
Khí âm u, tuyết rơi lác đác.
Bãi cát che, bụi bay mùi mịt,
Có cây cỏ, mùa đông chẳng tươi.
Người như thú, ăn đồ hôi thối,
Tiếng líu lo, ở nơi xăm xăm.
Vào mùa đông, đi săn nơi xa,
Đến đêm về, cài đóng cửa nhà.
Không ngủ được, ngồi dậy hoảng hốt,
Lên điện cao, ngắm nhìn sân rộng.
Mây đen tụ, che lấp trăng sao,
Gió bắc lùa, thổi tạt hiu hiu.
Kèn Hồ réo, ngựa bên lại hí,
Chim nhạn về, tiếng kêu lanh lảnh.
Người tấu nhạc, đàn cầm đàn tranh.
Tiếng hòa vào, điệu buồn lại trong.
Lòng ngỏ ý, ngực đầy sầu muộn,
Muốn thở nhẹ, sợ hãi kinh hoàng.
Mang nỗi buồn, lệ rơi đẫm cổ,
Người đến đón, sắp được trở về.
Trên đường dài, xa con mình sinh,
Con khóc mẹ, tiếng kêu nấc nghẹn.
Ta bịt tai, chẳng còn nỡ nghe,
Níu kéo ta, chạy theo nức nở.
Ngã lại dậy, dáng người tiều tụy,
Ngoảnh đầu nhìn, cõi lòng tan nát.
Lòng đau xót, như chết lại sống."

 

 

Hậu Hán thư

Liệt nữ truyện


Lưu Tống - Phạm Diệp soạn
Đường - Lí Hiền chú


Vợ của người quận Phù Phong là Tào Thế Thúc là con gái của người cùng quận là Ban Bưu, tên là Chiêu, tên chữ là Huệ Ban, còn có tên là Cơ. Học rộng tài cao. Thế Thúc chết sớm, giữ tiết hạn theo pháp độ. Anh của Chiêu là Cố soạn sách Hán thư, tám phần biểu và phần thiên văn chí chưa kịp xong thì chết, Hòa Đế bèn gọi Chiêu đến phòng chứa sách ở quán Đông chép tiếp mà soạn thành sách. Hòa Đế nhiều lần gọi Chiêu vào cung, sai hoàng hậu và các quý nhân theo học Chiêu, gọi là Đại Gia. Hễ có dâng cống vật lạ liền sai Chiêu làm phú tụng. Kịp lúc Đặng thái hậu nắm chính lệnh, cho Chiêu cùng bàn việc, cho tự ý ra vào, phong riêng cho con của Chiêu là Thành làm Quan Nội Hầu, ban chức đến Thừa tướng của nước Tề. Bấy giờ sách Hán thư mới ra, nhiều người không hiểu được, người cùng quận là Mã Dung nép ở dưới phòng sách, theo Chiêu tập đọc, sau lại hạ chiếu sai anh của Dung là Tục thay Chiêu mà soạn thành. Anh của Dung tên là Tục, xem ở Mã Viện truyện.

Giữa năm Vĩnh Sơ (năm 107 - năm 114), anh của Thái hậu là Đại tướng quân tên là Đặng Chất vì mẹ mất mà dâng thư xin về nghỉ, Thái hậu không muốn cho phép, đem việc này hỏi Chiêu, Chiêu nhân đó dâng sớ nói: "Cúi nghĩ Hoàng thái hậu bệ hệ có cái đức đẹp tốt, nêu rõ pháp lệnh của thời Đường-Ngu, mở bốn cửa mà đón nghe lời nói của người bốn phương, chọn lời của kẻ chơi nhạc, lựa mưu kế của những kẻ kiếm củi cắt cỏ. Thiếp là Chiêu dùng cái tài kém mà thân được rạng rỡ, dám không phơi bày ruột gan để mưu báo đáp cái ân ấy? Thiếp nghe nói tính nhún nhường là cái đức chẳng gì lớn hơn, cho nên sách cũ khen là hay, thần minh ban phúc vậy. Kinh Dịch chép: "Nhún nhường là tôn quý mà rạng rỡ." Lại chép: "Qủy thần gây hại kẻ kêu căng mà ban phúc cho kẻ nhún nhường." Tả truyện chép: "Nhún nhường là cái gốc của kẻ có đức." Ngày xưa Di-Tề bỏ nước, thiên hạ khen là có đức cao, Thái Bá trốn ra ngoài, Khổng Tử khen là có ba lần nhún nhường. Cho nên nêu rõ đức tốt, truyền danh đến đời sau. Luận ngữ chép: 'Nếu biết dùng lễ nhún nhường mà trị nước thì đối với việc hiệu lệnh có khó gì?' Do đó mà nói, nếu mà nhún nhường là việc rất sâu xa. Nay bốn cậu giữ vững lòng trung hiếu, Bốn cậu là Chất, Khôi, Hoằng, Xương. duỗi thân tự rút về, thế mà bệ hạ vì việc biên giới chưa yên mà ngăn lại không cho phép, nếu sau này có việc mảy may còn hơn ngày nay thì sợ rằng việc nhún nhường chẳng còn được làm nữa. Nay có cơ hội vừa đến, cho nên dám liều chết để dốc hết tấm lồng. Tự biết nói ra không đáng để nghe dùng, chỉ là nêu ra tấm lòng son của loài sâu kiến." Thái hậu nghe theo mà cho phép, do đó bọn Chất đều về quê cũ.

Chiêu soạn sách Nữ giới có bảy chương, có ích cho việc trong nhà. Mã Dung khen hay, sai vợ con học theo. Em chồng của Chiêu là Tào Phong Sinh cũng có tài năng, soạn sách để gạt hỏi sách ấy, lời lẽ cũng đáng xem.

Chiêu vào lúc hơn bảy chục tuổi thì chết, Hoàng thái hậu mặc áo trắng phát tang, sai sứ giả đến coi xét việc tang. Những bài phú, tụng, minh, lụy, vấn, chú, từ, thư, luận, sớ, lệnh mà Chiêu soạn có cả thảy là mười sáu chương, cháu ngoại của Chiêu là người họ Đinh thu tập thành sách, lại làm bài Đại gia tán.

 

 

Hậu Hán thư

Liệt nữ truyện


Lưu Tống - Phạm Diệp soạn
Đường - Lí Hiền chú


Người con gái có hiếu là Tào Nga, người huyện Thượng Ngu quận Cối Kê. Cha là Hu, biết đàn hát, làm thầy mo. Ngày năm tháng năm năm Hán An thứ hai (năm 143), ở huyện đi ngược sông để đón cầu đảo thần Bà Bà, chết đuối, không tìm được xác. Bấy giờ Nga mười bốn tuổi, bèn đi dọc bờ sông kêu khóc, ngày đêm không dứt tiếng, sau một tuần bảy ngày (là mười bảy ngày), cuối cùng nhảy xuống sông mà chết. Nga ném áo xuống sông, thề rằng: "Nếu xác cha ở đâu thì áo chìm ở đó." Áo trôi theo dòng nước đến một chỗ thì chìm, Nga bèn nhảy xuống chìm theo áo. Xem ở Liệt nữ truyện của Hạng Nguyên. Đến năm Nguyên Gia thứ nhất (năm 151), huyện trưởng là Độ Thượng đổi táng Tào Nga ở bên đường phía nam sông Giang, lại dựng bia vậy. Cối Kê điển lục chép: "Học trò của quan trưởng huyện Thượng Ngu tên là Độ Thượng là Hàm Đan Thuần, tên chữ là Tử Lễ. Bấy giờ đang tuổi nhược quan (con trai hai mươi tuổi thì đội mũ) mà có tài lạ. Thượng trước sai Ngụy Lãng làm bia Tào Nga, lời văn chưa xong, kịp lúc Lãng gặp Thượng, Thượng cùng hội uống rượu với Lãng, còn Tử Lễ đang rót rượu. Thượng hỏi Lãng là văn bia đã xong chưa? Lãng từ chối là mình không có tài, nhân đó xin sai Tử Lễ làm văn, liền lấy bút viết văn, không cần sửa lại, Lãng tấm tắc không thôi, bèn hủy bài văn của mình. Sau đó Sái Ung lại đề thêm tám chữ là 'hoàng viên ấu phụ, ngoại tôn tê cữu'."

Người con gái có hiếu là Thúc Tiên Hùng, người quận Kiền Vi. Cha là Nê Hòa, đầu năm Vĩnh Kiến làm quan Công tào trong huyện. Huyện trưởng sai Nê Hòa làm văn đến gặp Thái thú quận Ba, đi thuyền ngã xuống nước xiết mà chết, không đem xác về được. Hùng thương cảm đau xót, kêu khóc ngày đêm, có ý không muốn sống, thường có lòng tự chìm. Sinh được hai người con đều được mấy tuổi, Hùng liền đều làm túi đựng ngọc châu đeo vào cho con nhỏ, nhiều lần nói lời chia biệt. Người trong nhà thường ngăn cấm lại, qua hơn trăm cách sau mới dần dần nguôi ý. Hùng nhân đó cưỡi thuyền nhỏ đến chỗ cha mình chết đuối mà kêu khóc, cuối cùng tự nhảy xuống sông để chết. Em của Hùng là Hiền buổi đêm nằm mộng gặp Hùng bảo rằng: "Đợi sáu ngày nữa sẽ cùng cha nổi lên." Đến hẹn ra xem, quả nhiên cùng ôm lấy cha nổi ở trên sông. Người trong quận khen ngợi, vì Hùng mà dựng bia, vẽ hình của Hùng vậy.

...

Share this post


Link to post
Share on other sites
Hán thư chú - Địa lý chí
 

(Hán - Ban Cố soạn,
Đường - Nhan Sư Cổ chú)

Nhà Chu đặt tước có năm bậc, kẻ được phong đất có ba bậc: tước công, hầu thì nước rộng trăm dặm; tước bá thì đất rộng bảy mươi dặm; tước tử, nam thì nước rộng năm mươi dặm; không đủ rộng như trên thì làm nước phụ dung, cả thảy có một nghìn tám trăm nước. Còn dòng dõi của Thái Hạo, Hoàng Đế là Ngu hầu, Đường bá vẫn còn, đế vương có bản đồ nối nhau mà biết được. Kịp lúc nhà Chu đã yếu, lễ nhạc chinh phạt tự chư hầu đặt ra, thay nhau chiếm diệt; trong mấy trăm năm, các nước giảm cả. Đến thời xuân thu, vẫn còn mấy chục nước, ngũ bá lần lượt nổi lên làm chủ hội thề.Sư Cổ nói: "Ngũ bá đấy là Tề Hoàn công, Tống Tương công, Tấn Văn công, Tần Mục công, Sở Trang công. Bá, đọc là 'bá'". dây dưa đến thời chiến quốc, thiên hạ chia ra còn bảy nước, Sư Cổ nói: "Là các nước Tần, Hàn, Ngụy, Triệu, Yên, Tề, Sở". hợp tung liên hoành, trải mấy chục năm. Vua Tần rút cuộc chiếm trọn bốn cõi, cho rằng pháp chế của nhà Chu yếu kém cho nên cuối cùng mới bị diệt, do đó không đặt phép chế phong đất, chia thiên hạ thành quận huyện, trừ diệt dòng dõi của các bậc vua hiền ngày trước, chẳng ai có con cháu được truyền đất nữa.

Nhà Hán lên thay, theo chế độ của nhà Tần, chuộng ân đức, làm điều giản dị để vỗ về trong nước. Đến đời Vũ Đế đánh dẹp rợ Hồ, Việt, mở đất lấn cõi, phía nam đặt châu Giao Chỉ, phía bắc đặt châu Sóc Phương, Sư Cổ nói: "Hồ Quảng kí chép rằng nhà Hán bình đất Nam Việt đặt ra Thứ sử Giao Chỉ, khác với các châu khác, sai cầm cờ lệnh trị ở quận Thương Ngô, lại chia châu Ung đặt ra Thứ sử Sóc Phương". ôm trọn các châu Từ, Lương, U, noi theo chế độ của nhà Hạ-Chu, đổi châu Ung thành châu Lượng, đổi châu Lương thành châu Ích, cả thảy mười ba bộ, đặt quan Thứ sử. Dấu vết của các vị vua đời xưa đã tàn, tên đất lại nhiều lần thay đổi, cho nên gom nhặt lời trước, xét tìm Thi-Thư, suy đoán hình sông núi để nối liền chương sách Vũ cống, Chu quan, Xuân thu về sau đến thời chiến quốc, Tần, Hán vậy. Sư Cổ nói: "Từ thời trung cổ đến nay, những sách chép về địa lí cũng có nhiều, có sách thì giải thích kinh điển, cóp sách lại soạn giảng phương chí, tranh chép ra những điều mới lạ, xằng nữa còn xuyên tạc, thản nhiên gặp nhau, có phần làm mất sự thật. Những người học hành đời sau theo đó mà kể lại, thêm nữa không xét lời sai, chẳng ai tìm được cái gốc rễ nữa. Nay đều không chép ra, chắc cũng chẳng lầm".

Kinh Triệu doãn, là quan Nội sử thời nhà Tần, năm đầu thời Cao Đế thuộc nước Tái; năm thứ hai đổi lại thành quận Vị Nam, năm thứ chín thì bỏ, lập lại Nội sử. Năm đầu đến năm thứ sáu thời Vũ Đế chia làm Hữu nội sử; năm Thái Sơ thứ nhất lại đổi làm Kinh Triệu doãn. năm Nguyên Thủy thứ hai có mười chín vạn năm ngàn bảy trăm lẻ hai hộ, sáu mươi tám vạn hai ngàn bốn trăm sáu mươi tám người. Sư Cổ nói: "Hộ khẩu của nhà Hán vào năm Nguyên Thủy là phồn thịnh nhất, cho nên chương Địa lí chí này lấy số hộ khẩu ở năm này. Phần chép sau đều như vậy". Có mười huyện:

- Tràng An. Cao Đế đặt, năm đầu thời Huệ Đế bắt đầu đắp thành ở đấy, đến năm thứ sáu thì đắp xong. Có tám vạn tám trăm hộ, hai mươi tư vạn sáu ngàn hai trăm khẩu. Vương Mãng gọi là huyện Thường An. Sư Cổ nói: "Vương Mãng cướp ngôi, đổi tên quận huyện của nhà Hán, phần nhiều đã đổi, phần chép dưới đây cũng vậy".

- Tân Phong. Có núi Li ở phía nam, là nước Li Nhung ngày xưa, nhà Tần gọi là ấp Li. Năm thứ bảy thời Cao Tổ đặt ra huyện này. Ứng Thiệu nói: "Thái thượng hoàng nhớ quê muốn về miền đông, do đó Cao Đế đổi đắp nên thành nhà ngõ xóm giống huyện Phong, dời dân ở huyện Phong đến ở đây, cho nên gọi là Tân Phong".

- Thuyền Tư Không. Vương Mãng gọi là huyện Thuyền Lợi. Sư Cổ nói: "Vốn là ở đấy có quan coi thuyền, bèn đặt tên huyện".

- Lam Điền. Núi có ngọc đẹp, có miếu thờ ở núi Hổ Hầu, do Tần Hiếu Công dựng.

- Hoa Âm. Là huyện Âm Tấn cũ, năm thứ năm thời Tần Huệ Văn Vương đổi tên là Ninh Tần, năm thứ tám thời Cao Đế đổi tên là Hoa Âm. Có núi Thái Hoa ở phía nam, có miếu thờ ở núi Dự Châu. Có cung Tập Linh do Vũ Đế dựng. Vương Mãng gọi là huyện Hoa Đàn.

- Trịnh. Là ấp của em Chu Tuyên Vương là Trịnh Hoàn Công. Có chức quan coi sắt. Ứng Thiệu nói: "Là chỗ mà em khác mẹ của Tuyên Vương tên là Hữu được phong. Con họ và Bình Vương dời sang miền đông, đổi gọi là ấp Tân Trịnh". Thần Toản nói: "Nhà Chu từ thời Mục Vương về sau đóng đô ở ấp Tây Trịnh, không phong được cho Trịnh Hoàn Công. Lúc trước Trịnh Hoàn Công làm quan Tư đồ của nhà Chu là lúc nhà Chu sắp loạn, cho nên mưu với Sử Bá là đút tiền của mà đến nương dựa ở các nước Quắc-Cối. U Vương đã bại, năm thứ hai thì Trịnh Hoàn Công diệt nước Cối, năm thứ tư thì diệt nước Quắc, trú ở gò Trịnh Phụ, cho nên không có lời nào chép là Trịnh Hoàn Công được phong ở đất Kinh Triệu". Sư Cổ nói: "Xuân thu ngoại truyện chép là Chu U Vương đã bại thì Trịnh Hoàn Công chết, con của Hoàn Công là Vũ Công cùng Chu Bình Vương dời sang miền đông. Cho nên Tả thị truyện chép là 'nhà Chu ta dời sang miền đông là nhờ vào Tấn-Trịnh giúp'. Lại nữa Trịnh Trang Công nói là 'tiên quân ta lập ấp mới ở đấy'. Có lẽ nói đến ấp Tân Trịnh. Từ thời Chu Mục Vương về sau không có việc đóng đô ở ấp Tân Trịnh. Cho nên Toản nói sai. Cối, đọc là công ngoại phiên."

- Hồ. Có hai miếu thờ thiên tử nhà Chu.

- Hạ Khuê. Ứng Thiệu nói: "Tần Vũ Công đánh người Nhung ở ấp Khuê, có đặt huyện Thượng Khuê, cho nên đặt thêm huyện Hạ Khuê". Sư Cổ nói: "Khuê, đọc là 'khuê', bắt người Nhung ở ấp Khuê dời đến huyện này".

- Nam Lăng. Năm thứ bảy thời Văn Đế đặt ra huyện này. Có sông Nghi chảy ra từ hang Lam Điền, sông Bá cũng chảy ra từ hang Lam Điền, lên phía bắc chảy vào sông Vị. Sông Bá trước tên là sông Tư, Tần Mục Công đổi tên để nêu nghiệp bá, cho con cháu xem. Sư Cổ nói: "Nghi, đọc là tiên lịch phiên".

- Phụng Minh. Tuyên Đế đặt ra huyện này.

- Đỗ Lăng. Là nước của Đỗ Bá ngày xưa. Tuyên Đế đổi tên. Có bốn miếu thờ Hữu tướng quân của nhà Chu là Đỗ Chủ. Vương Mãng gọi là huyện Nhiêu An.

 

 

Sử kí - Nam Việt liệt truyện

戈船下厲將軍兵及馳義侯所發夜郎兵未下南越已平矣遂為九郡

Quân của Qua thuyền tướng quân, Hạ lại tướng quân và quân nước Dạ Lang mà Trì Nghĩ Hầu đem đi chưa xuống đến nơi (thành Phiên Ngu) thì đã dẹp được nước Nam Việt rồi, rồi đặt thành chín quận.

___________________


Hán thư - Võ Đế kỉ

元鼎六年春至汲新中鄉得呂嘉首以為獲嘉縣馳義侯遺兵未及下上便令征西南夷平之遂定越地以為南海蒼梧鬱林合浦交阯九真日南珠厓儋耳郡

Mùa xuân năm Nguyên Đỉnh thứ sáu (năm 111 TCN), nhà vua đến làng Tân Trung huyện Cấp, lấy được đầu của Lữ Gia, do đó đặt ra huyện Hoạch Gia. Quân của Trì Nghĩa Hầu chưa kịp xuống đến nơi, nhà vua bèn sai đánh người Di miền tây nam, dẹp được chúng. Rồi đặt nước Việt thành các quận Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Nhai, Đam Nhĩ.

元封五年夏四月初置刺史部十三州師古曰漢舊儀云初分十三州假刺史印綬有常治所常以秋分行部御史為駕四封乘傳到所部郡國各遣一吏迎之界上所察六條。」

Năm Nguyên Phong thứ năm (năm 106 TCN), mùa hạ, tháng tư, bắt đầu đặt chức Thứ sử trông coi mười ba châu. Sư Cổ nói: "Hán cựu nghi chép là bắt đầu chia cả nước thành mười ba châu, trao cho ấn thao cho quan Thứ sử, có chỗ thường làm việc. Thường đến ngày thu phân thì quan Thứ sử đi coi xét trong châu, sai quan Ngự sử làm bốn gói thư cưỡi ngựa chở đi, đến sở quan nào thì quận quốc đều sai một viên quan đón ở trên cõi, quan Thứ sử coi xét sáu việc."

_____________________


Hán thư - Chiêu Đế kỉ

元鳳五年秋罷象郡分屬鬱林牂牁

Năm Nguyên Phượng thứ năm (năm 76 TCN), mùa thu, bỏ quận Tượng, chia gộp vào các quận Uất Lâm, Tang Kha.

__________________


Hán thư - Cao Đế kỉ


五年春正月詔曰故衡山王吳芮與子二人兄子一人從百粵之兵以佐諸侯誅暴秦有大功諸侯立以為王項羽侵奪之地謂之番君其以長沙豫章象郡桂林南海立番君芮為長沙王。」臣瓚曰茂陵書象郡治臨塵去長安萬七千五百里。」

Năm thứ năm (năm 202 TCN), mùa xuân, tháng giêng, vua nước Hành Sơn là Ngô Nhuế cùng hai con, một con chú theo quân của vua người Bách Việt đo giúp chư hầu, diệt nhà Tần bạo, có công lớn, chư hầu lập lên làm vua. Lại bị Hạng Vũ cướp lấy đất ấy (nước Hành Sơn), gọi là Bà Quân (chúa của ấp Bà). Nay lấy các quận Tràng Sa, Dự Chương, Tượng, Quế Lâm, Nam Hải lập Bà Quân tên Ngô Nhuế làm vua nước Tràng Sa." Thần Toản nói: "Mậu Lăng thư chép quận Tượng đặt sở trị ở huyện Lâm Trần, cách thành Tràng An một vạn bảy ngàn năm trăm dặm."

__________________


Hán thư - Giả Quyên Chi truyện

武帝征南越元封元年立儋耳珠厓郡皆在南方海中洲居廣袤可千里合十六縣戶二萬三千餘其民暴惡自以阻絕數犯吏禁吏亦酷之率數年壹反殺吏漢輒發兵擊定之自初為郡至昭帝始元元年二十餘年間凡六反叛至其五年罷儋耳郡并屬珠厓至宣帝神爵三年珠厓三縣復反反後七年甘露元年九縣反輒發兵擊定之元帝初元元年珠厓又反發兵擊之諸縣更叛連年不定

Trước đây, Võ Đế đánh nước Nam Việt, đến năm Nguyên Phong thứ nhất (năm 110 TCN) đặt ra các quận Đam Nhĩ, Chu Nhai, đều ở trên đảo giữa biển miền nam, dài rộng hoảng một ngàn dặm, cả thảy là mười sáu huyện, hơn hai vạn ba ngàn hộ. Người dân ở đấy bạo ác, tự cậy vào nơi hiểm trở, nhiều lần phạm cấm, quan lan lại cũng làm việc tàn khốc, cứ vài năm lại một lần phản, giết quan lại, nhà Hán phải phát binh đánh dẹp. Từ lúc bắt đầu đặt quận đến năm Thủy Nguyên thứ nhất (năm 86 TCN) thời Chiêu Đế là trong hơn hai chục năm mà có cả thảy sáu lần làm phản. Đến năm Thủy Nguyên thứ năm (năm 82 TCN) bèn bỏ quận Đam Nhĩ cho gộp vào quận Châu Nhai. Đến năm Thần Tước thứ ba thời Tuyên Đế, ba huyện quận Châu Nhai lại làm phản, bảy năm sau khi làm phản là năm Cam Lộ thứ nhất thì chín huyện làm phản, nhà Hán liền phát binh đi đánh dẹp. Năm Sơ Nguyên thứ nhất (năm 48 TCN) thời Nguyên Đế, người quận Châu Nhai lại làm phản, nhà Hán phát binh đi đánh. Các huyện lại làm phản, nhiều năm không yên.

_______________


Hán thư - Tuyên Đế kỉ

始元五年夏六月罷儋耳真番郡

Năm Thủy Nguyên thứ năm (năm 82 TCN), mùa hạ, tháng sáu, bỏ các quận Đam Nhĩ, Chân Phiên.

________________


Hán thư - Nguyên Đế kỉ

初元三年春珠厓郡山南縣反博謀群臣待詔賈捐之以為宜棄珠厓救民飢饉乃罷珠厓

Năm Sơ Nguyên thứ ba (năm 46 TCN), mùa xuân, người huyện Sơn Nam quận Châu Nhai làm phản, hỏi kế bầy tôi, quan Đãi chiếu là Giả Quyên Chi cho rằng nên bỏ quận Châu Nhai, cứu dân đói kém. Bèn bỏ quận Châu Nhai.

______________________


Ba quận Tượng, Châu Nhai, Đam Nhĩ có liên quan đến nước Nam Việt thuộc châu Giao bị bỏ thời Chiêu Đế, Tuyên Đế, Nguyên Đế cho nên tác giả Hán thư không chép trong chương Địa lí chí.

 

 

交止郡武帝元鼎六年開屬交州戶九萬二千四百四十口七十四萬六千二百三十七縣十有羞官孟康曰羸音蓮音受土簍。」師古曰簍二字並音來口反。」安定苟屚師古曰屚與漏同。」麊泠都尉治應劭曰麊音彌。」孟康曰音螟蛉。」師古曰音麋零。」曲昜師古曰古陽字。」比帶稽徐師古曰稽音古奚反。」西于龍編師古曰編音鞭。」朱䳒

Quận Giao Chỉ, Đặt ra vào năm Nguyên Đỉnh thứ sáu (năm 111 TCN) thời Võ Đế, thuộc châu Giao có chín vạn hai ngàn bốn trăm bốn chục hộ, bảy mươi tư vạn một ngàn hai trăm ba mươi bảy khẩu. Có mười huyện:

- Liên Thổ Có quan coi về món ăn ngon. Mạnh Khang nói: "Liên, đọc là 'liên'. Thổ, đọc là 'thụ thổ phiên'. Sư Cổ nói: "Hai chữ thổ, lâu đều đọc là 'lai khẩu' phiên."

- An Định

- Câu Lậu

- Mi Linh Là chỗ đặt sở trị của quan Đô úy. Ứng Thiệu nói: "Mi, đọc là 'mi'." Mạnh Khang nói: "Đọc là Minh Linh." Sư Cổ nói: "Đọc là Mi Linh."

- Khúc Dương

- Bỉ Đái

- Kê Từ

- Tây Vu

- Long Biên

- Chu Diên.

_____________________


九真郡武帝元鼎六年開有小水五十二并行八千五百六十里戶三萬五千七百四十三口十六萬六千一十三有界關縣七胥浦莽曰驩成居風都寵應劭曰寵音龍。」師古曰音聾。」餘發咸驩無切都尉治無編莽曰九真亭

Quận Cửu Chân, Đặt ra vào năm Nguyên Đỉnh thứ sáu thời Võ Đế, có năm mươi hai dòng sông nhỏ, cộng cả dòng là chín ngàn năm trăm sáu chục dặm. có ba vạn năm ngàn bảy trăm bốn mươi ba hộ, mười sáu vạn sáu ngàn một trăm mười ba khẩu. [colo=red]Có cửa ải trong cõi.[/color] Có bảy huyện:

- Tư Phố Vương Mãng gọi là huyện Hoan Thành.

- Cư Phong

- Đô Lung Ứng Thiệu nói: "Lung, đọc là 'lung'." Sư Cổ nói: "Đọc là 'lung'".

- Dư Phát

- Hàm Hoan

- Vô Thiết Có sở trị của quan Đô úy.

- Vô Biên. Vương Mãng gọi là huyện Cửu Chân Đình.

___________________


日南郡故秦象郡武帝元鼎六年開更名有小水十六并行三千一百八十里屬交州師古曰言其在日之南所謂開北戶以向日者。」戶萬五千四百六十口六萬九千四百八十五縣五朱吾比景如淳曰日中於頭上景在已下故名之。」盧容西捲水入海有竹可為杖莽曰日南亭孟康曰音卷。」師古曰音權。」象林

Quận Nhật Nam, Là quận Tượng của nhà Tần thời trước, đặt ra vào năm Nguyên Đỉnh thứ sáu thời Võ Đế, đổi tên, có mười sáu dòng sông nhỏ, cộng cả dòng là ba ngàn một trăm tám chục dặm, thuộc châu Giao. Sư Cổ nói: "Ý nói quận này ở phía nam của Mặt Trời, vốn gọi là chỗ mở cửa quay mặt về phía bắc hướng về Mặt Trời." có một vạn năm ngàn bảy trăm bốn mươi ba hộ, mười sáu vạn sáu ngàn một trăm mười ba khẩu. Có năm huyện:

- Chu Ngô,

- Bỉ Cảnh Như Thuần nói: "Giữa ngày Mặt Trời ở trên đầu, bóng ở dưới chân mình, cho nên đặt tên ấy.

- Lô Dung

- Tây Quyển Sông đổ vào biển, có tre làm gây được. Vương Mãng gọi là huyện Nhật Nam Đình. Mạnh Khang nói: "Đọc là 'quyển'." Sư Cổ nói: "Đọc làn 'quyền'."

- Tượng Lâm.


[www.sidneyluo.net]

____________________


零陵郡武帝元鼎六年置莽曰九疑屬荊州戶二萬一千九十二口十三萬九千三百七十八縣十零陵陽海山湘水所出北至酃入江過郡二行二千五百三十里又有離水東南至廣信入鬱林行九百八十里營道九疑山在南莽曰九疑亭始安夫夷營浦都梁侯國路山資水所出東北至益陽入沅過郡二行千八百里泠道莽曰泠陵應劭曰泠水出丹陽宛陵西北入江。」臣瓚曰宛陵在豫章北界相去三千里又隔諸水不得從下逆至泠道而復入江也。」師古曰瓚說是泠音零。」泉陵侯國莽曰溥閏洮陽莽曰洮治如淳曰洮音韜。」鍾武莽曰鍾桓應劭曰今重安。」

Quận Linh Lăng, Đặt ra vào năm Nguyên Đỉnh thứ sáu thời Võ Đế. Vương Mãng gọi là quận Cửu Nghi, thuộc châu Kinh. có hai vạn một ngàn chín mươi hai hộ, mười ba vạn chín ngàn ba trăm bảy mươi tám khẩu. Có mười huyện:

- Linh Lăng

- Doanh Đạo

- Thủy An

- Phù Di

- Doanh Phố

- Đô Lương

- Linh Đạo

- Tuyền Lăng

- Thao Dương

- Chung Võ.

 

Hán thư - Địa lí chí


本秦京師為內史分天下作三十六郡漢興以其郡太大稍復開置又立諸侯王國武帝開廣三邊故自高祖增二十六景各六武帝二十八昭帝一訖於孝平凡郡國一百三縣邑千三百一十四道三十二侯國二百四十一地東西九千三百二里南北萬三千三百六十八里提封田一萬萬四千五百一十三萬六千四百五頃其一萬萬二百五十二萬八千八百八十九頃邑居道路山川林澤羣不可墾其三千二百二十九萬九百四十七頃可墾不可墾定墾田八百二十七萬五百三十六頃民戶千二百二十三萬三千六十二口五千九百五十九萬四千九百七十八漢極盛矣師古曰漢之戶口當元始時最為殷盛故志舉之以為數也後皆類此。」

Kinh sư của nhà Tần vốn gọi là quận Nội Sử, nhà Tần chia thiên hạ đặt ra ba mươi sáu quận. Nhà Hán nổi lên, các quận lại càng nhiều, dần dần lại đặt thêm ra, lại đặt ra các nước của các chư hầu. Võ Đế mở đặt rộng thêm ba cõi, cho nên từ thời Cao Tổ tăng thêm hai mươi sáu quận, thời Văn-Cảnh đều tăng sáu quận, thời Võ Đế tăng thêm sai mươi tám quận, thời Chiêu Đế tăng thêm một quận, đến thời Hiếu Bình Đế có cả thảy một trăm lẻ ba quận quốc, một ngàn ba trăm mười bốn huyện ấp, ba mươi hai con đường, hai trăm bốn mươi mốt hầu quốc... Có một ngàn hai trăm hai mươi ba vạn ba ngàn sáu mươi hai hộ dân, năm ngàn chín trăm năm mươi chín vạn bốn ngàn chín trăm bảy mươi tám khẩu. Là nhiều nhất của nhà Hán vậy. Sư Cổ nói: "Hộ khẩu của nhà Hán vào năm Nguyên Thủy (năm 1 - năm 5 Công nguyên)là phồn thịnh nhất, cho nên chương Địa lí chí này lấy số hộ khẩu ở năm này. Phần chép sau đều như vậy".

 

粵地牽牛婺女之分壄也今之蒼梧鬱林合浦交阯九真南海日南皆粵分也

其君禹後帝少康之庶子云封於會稽臣瓚曰自交阯至會稽七八千里百越雜處各有種姓不得盡云少康之後也按世本越為羋姓與楚同祖故國語曰羋姓夔然則越非禹後明矣又羋姓之越亦句踐之後不謂南越也。」師古曰越之為號其來尚矣少康封庶子以主禹祠君於越地耳故此志云其君禹後豈謂百越之人皆禹苗裔瓚說非也。」文身斷髮以避蛟龍之害應劭曰常在水中故斷其髮文其身以象龍子故不見傷害也。」後二十世至句踐稱王與吳王闔廬戰敗之雋李師古曰雋音醉字本作檇其旁從木。」夫差立句踐乘勝復伐吳吳大破之棲會稽師古曰會稽山名登山而處以避兵難言若鳥之棲。」臣服請平後用范蠡大夫種計遂伐滅吳兼并其地度淮與齊晉諸侯會致貢於周周元王使使賜命為伯諸侯畢賀後五世為楚所滅子孫分散君服於楚師古曰事楚為君而服從之。」後十世至閩君搖佐諸侯平秦漢興復立搖為粵王是時秦南海尉趙佗亦自王傳國至武帝時盡滅以為郡云

處近海多犀毒冒珠璣布之湊韋昭曰果謂龍眼離支之屬葛布也。」師古曰毒音代冒音莫內反璣謂珠之不圜者也音祈又音機布謂諸雜細布皆是也。」中國往商賈者多取富焉番禺其一都會也

自合浦徐聞南入海得大州東西南北方千里武帝元封元年略以為儋耳珠厓郡民皆服布如單被穿中央為貫頭師古曰著時從頭而貫之。」男子耕農種禾稻紵麻女子桑蠶織績亡馬與虎民有五畜師古曰。」山多麈麖師古曰麈似鹿而大嗷似鹿而小麈音主麖音京。」兵則矛木弓弩竹矢或骨為鏃師古曰矢鋒音子木反。」自初為郡縣吏卒中國人多侵陵之故率數歲壹反元帝時遂罷弃之

自日南障塞徐聞合浦船行可五月有都元國又船行可四月有邑盧沒國又船行可二十餘日有諶離國師古曰諶音士林反。」步行可十餘日有夫甘都盧國師古曰都盧國人勁捷善緣高故張衡西京賦云烏獲扛鼎都盧尋橦又曰非都盧之輕趫孰能超而究升夫音扶。」自夫甘都盧國船行可二月餘有黃支國民俗略與珠厓相類其州廣大戶口多多異物自武帝以來皆獻見有譯長屬黃門與應募者俱入海巿明珠璧流離竒石異物齎黃金雜繒而徃所至國皆稟食為耦師古曰給也媲也給其食而侶媲之相隨行也。」蠻夷賈船轉送致之亦利交易剽殺人師古曰劫也音頻妙反。」又苦逢風波溺死不者數年來還大珠至圍二寸以下平帝元始中王莽輔政欲燿威德厚遺黃支王令遣使獻生犀牛自黃支船行可八月到皮宗船行可二月到日南象林界云黃支之南有已程不國漢之譯使自此還矣

Đất Việt ở phân dã của chòm sao Khiên Ngưu, Vụ Nữ. Các quận Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nam Hải, Nhật Nam ngày nay đều là phân dã của đất Việt.

Có quân trưởng của đất ấy là dòng dõi của vua Vũ, đấy là con thứ của vua Thiếu Khang được phong ở núi Cối Kê, Thần Toản nói: "Từ quận Giao Chỉ đến quận Cối Kê dài bảy, tám ngàn dặm có các nhóm người Bách Việt ở lẫn, đều có nhánh họ, không nên nói đều là dòng dõi của vua Thiếu Khang. Xét sách Thế bản chép vua nước Việt mang họ Mị, cùng tổ với vua nước Sở, cho nên Chiến quốc sách chép 'họ Mị có vua nước Qùy, vua nước Việt', vậy thì vua nước Việt không phải là dòng dõi của vua Vũ là rõ rồi. Lại nữa vua nước Việt họ Mị cũng là dòng dõi của vua Câu Tiễn, không phải là vua nước Nam Việt vậy." Sư Cổ nói: "Vua nước Việt xưng hiệu đã từ lâu rồi, vua Thiếu Khang phong con thứ để lo việc thờ cúng vua Vũ, làm vua ở đất Việt vậy. Cho nên phần chí này nói quân trưởng của đất này là dòng dõi của vua Vũ, há phải là nói người Bách Việt đều là dòng dõi của vua Vũ đâu? Toản nói sai vậy." xăm mình cắt tóc để tránh cái hại của loài giao long. Ứng Thiệu nói: "Thường ở giữa nước, cho nên cắt tóc xăm mình cho giống loài rồng để không bị làm thương hại." Đến hai mươi đời sau thì đến đời vua Câu Tiễn xưng vương, đánh với vua nước Ngô là Hạp Lư, đánh bại vua Ngô ở ấp Túy Lí. Sư Cổ nói: "Túy, đọc là 'túy'." Vua nước Ngô là Phù Sai lên ngôi, Câu Tiễn thừa thắng lại đánh nước Ngô, vua nước Ngô đại phá quân nước Việt. Vua nước Việt náu ở núi Cối Kê, thần phục xin hòa, sau dùng kế của Phạm Lãi, Đại phu là Chủng, rút cuộc đánh diệt Phù Sai, chiếm lấy hết nước Ngô, vượt sông Hoài cùng vua nước Tề, nước Tấn hội chư hầu, đem vật cống cho nhà Chu. Nguyên Vương nhà Chu sai sứ ban lệnh làm bá, chư hầu đều chúc mừng. Năm đời sau thì bị vua nước Sở diệt, con cháu phân tán, thần phục vào nước Sở. Sư Cổ nói: "Làm quân trưởng mà theo phục vào vua nước Sở." Mười đời sau thì đến đời quân trưởng đất Mân tên là Dao giúp chư hầu dẹp nhà Tần. Nhà Hán lập, lập lại Dao làm vua nước Việt. Bấy giờ quan Úy quận Nam Hải của nhà Tần là Triệu Đà cũng tự xưng vương, truyền quốc đến thời Võ Đế thì đất Việt mới bị diệt hết đặt làm quận.

Đất Việt kề biển, có nhiều đồ sừng tê, ngà voi, đồi mồi, châu cơ, bạc, đồng, trái cây, vải vóc. Vi Chiêu nói: "Trái cây là chỉ long nhãn, lệ chi. Vải là chỉ vải sắn."

Từ phía nam huyện Từ Văn quận Hợp Phố vào biển thì gặp đảo lớn, chiều đông tây nam bắc rộng một ngàn dặm, vào năm Nguyên Phong thứ nhất thời Võ Đế cướp lấy đặt ra các quận Đam Nhĩ, Châu Nhai. Người dân ở đấy đều mặc vải như quàng chăn đơn, làm cổ áo chui vào giữa. Đàn ông thì cày bừa, trồng lúa lúa nước, cây gai sợi, đàn bà thì trông cây dâu nuôi tằm thêu dệt. Không có ngựa và hổ, người dân chỉ nuôi năm loài vật. Sư Cổ nói: "Là chỉ loài bò, dê, heo, gà, chó." Trong núi có nhiều loài chủ kinh. Sư Cổ nói: "Loài chủ giống hươi mà lớn, tiếng kêu cũng giống hươu mà nhỏ. Chủ, đọc là 'chủ', kinh, đọc là 'kinh'." Binh khí thì có mâu, thuẫn, đao, cung nỏ gỗ, mũi tên tre, hoặc lấy xương thú làm mũi tên. Lúc lúc bắt đầu lập quận huyện, quan quân là người Trung Quốc phần nhiều xâm xâm lấn người dân ở đấy, cho nên cứ vài năm lại làm phản một lần. Đến thời Nguyên Đế bèn vứt bỏ đất ấy.

Từ ải lũy quận Nhật Nam, huyện Từ Văn quận Hợp Phố đi thuyền khoảng năm tháng thì đến nước Đô Nguyên, lại đi thuyền khoảng bốn tháng thì đến nước Ấp Lô Một, lại đi thuyền khoảng hơn hai chục ngày thì đến nước Kham Li, đi bộ khoảng hơn chục ngày thì đến nước Phù Cam Đô Lô. Sư Cổ nói: "Người nước Cam Đô Lô nhanh nhẹn giỏi trèo cao, cho nên Tây kinh phú của Trương Hành chép 'Ô Hoạch vác đỉnh, Đô Lô trèo cây', lại chép 'nếu chẳng có cái nhanh nhẹn của người nước Đô Lô thì ai treo lên đến chỗ tột cùng được?'." Từ nước Phù Cam Đô Lô đi thuyền khoảng hơn hai tháng thì đến nước Hoàng Chi, người dân ở đây có phong tục giống với người quận Châu Nhai, đất này rộng lớn, hộ khẩu nhiều, nhiều vật lạ, từ thời Võ Đế đến nay đều đến dâng tặng. Có quan chủ việc phiên dịch thuộc quyền quan Hoàng môn với người ứng mộ cùng vượt biển tìm mua ngọc minh châu, ngọc lưu li, vật lạ, đá quý, đem vàng ròng, vải vóc mà đi, đến nước nào đều được trao cho đồ ăn xin làm bạn bè cùng đi. Nhà thuyền buôn người Man Di đem chở dẫn đi. Cũng có kẻ vì được lợi trao đổi mà cướp giết người ta. Lại nữa khổ sở gặp sóng gió mà chết đuối, không đến vài năm lại quay về. Ngọc châu lớn tròn từ hai tấc trở xuống. Giữa năm Nguyên Thủy thời Bình Đế là lúc Vương Mãng phụ chính, muốn nêu rõ oai đức, ban tặng rất nhiều cho vua nước Hoàng Chi, sai phải dâng tê ngưu sống đến. Từ nước Hoàng Chi đi thuyền khoảng tám tháng thì đến nước Bì Tông, từ đây đi thuyền khoảng hai tháng thì đến huyện Tượng Lâm quận Nhật Nam. Phía nam nước Hoàng Chi có nước Dĩ Trình Bất, sứ giả của nhà Hán từ đấy mà về nước mình vậy.

 

Hậu Hán thư - Mã Viện liệt truyện

援好騎善別名馬於交阯得駱越銅鼓乃鑄為馬式裴氏廣州記曰俚獠鑄銅為鼓鼓唯高大為貴面闊丈餘初成懸於庭剋晨置酒招致同類來者盈門豪富子女以金銀為大釵執以叩鼓叩竟留遺主人也。」還上之

Viện ham cưỡi ngựa, giỏi biết ngựa tốt, khi ở quận Giao Chỉ có lấy được trống đồng của người Lạc Việt bèn đúc thành hình ngựa, Quảng châu kí của họ Bùi chép: "Người Lí-Liêu đúc đồng làm trống, trống chỉ cao lớn là quý, mặt trống rộng hơn một trượng. Mới xong, treo ở sân, hẹn sáng sớm bày cỗ rượu, mời người trong họ đến, kẻ đến đầy cửa. Con trai con gái nhà giàu có lấy vàng ngọc làm cái dùi lớn, cầm dùi để gõ trống, gõ xong thì để lại cho chủ trống. lúc về bèn dâng lên nhà vua.

_______________


Trần Thư - Âu Dương Ngôi truyện

歐陽頠字靖世長沙臨湘人也梁左纫將軍蘭欽之少也與頠相善故頠常隨欽征討欽為衡州仍除清遠太守欽南征夷獠擒陳文徹所獲不可勝計獻大銅鼓累代所無頠預其功時頠弟盛為交州刺史次弟邃為衡州刺史合門顯貴名振南土又多致銅鼓生口獻奉珍異前後委積頗有助於軍國焉

Âu Dương Ngôi tên chữ là Tịnh Thế, người huyện Lâm Tương quận Tràng Sa. Vào thời viên Tá nhân tướng quân của nhà Lương là Lam Khâm còn trẻ thường chơi thân nhau với Ngôi, cho nên Ngôi thường theo Khâm đi đánh dẹp. Khâm làm Thứ sử châu Hành, lại sai Ngôi làm Thái thú Thanh Viễn. Khâm xuống phía nam đánh người Di-Lão, bắt được Trần Văn Triệt, thu lấy không sao kể hết, (người Di-Lão) dâng trống đồng lớn nhiều đời không có, Ngôi cũng có công ấy. (Sau khi bình loạn Hầu Cảnh) Bấy giờ em của Ngôi là Thịnh làm Thứ sử châu Giao, em thứ là Thúy làm Thứ sử châu Hành, cả nhà đều hiển quý, tiếm tăm lừng lẫy miền nam, lại đem nhiều trống đồng, sinh khẩu, dâng nạp vật lạ, trước sau cất chứa, cũng có giúp ích cho việc quân việc nước.

_____________________


Trống đồng đã có từ thời Tần-Hán ở người Lạc Việt, đến thời Nam bắc triều như Tống, Tề, Lương, Trần vẫn còn có ở người Di-Lão.

 

Sử kí - Bình chuẩn thư

漢連兵三歲誅羌滅南越番禺以西至蜀南者置初郡十七且以其故俗治毋賦稅南陽漢中以往郡各以地比給初郡吏卒奉食幣物傳車馬被具而初郡時時小反殺吏漢發南方吏卒往誅之閒歲萬餘人費皆仰給大農大農以均輸調鹽鐵助賦故能贍之然兵所過縣為以訾給毋乏而已不敢言擅賦法矣

Nhà Hán dùng binh ba năm liền (từ năm Nguyên Đỉnh thứ sáu đến năm Nguyên Phong thứ hai), đánh người Khương, diệt nước Nam Việt, từ thành Phiên Ngu về phía tây đến phía nam quận Thục đặt ra mười bảy quận mới, Tập giải: Từ Quảng nói: "Diệt nước Nam Việt chia thành chín quận." Bùi Nhân xét: Tấn chước chép: "Năm Nguyên Đỉnh thứ sáu thì bình nước Việt đặt thành các quận Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Nhai, Đam Nhĩ; bình người Di miền tây nam đặt ra các quận Võ Đô, Tang Kha, Việt Tủy, Thẩm Lê, Vấn San; và theo Địa lí chí, Tây nam Di truyện chép thì đặt các quận Kiền Vi, Linh Lăng, Ích Châu, cả thảy là mười bảy quận." tạm theo tục cũ của họ để trị, không thu tô thuế. Các quận Nam Dương-Hán Trung trở đi đều tùy theo gần quận mới nào mà cấp tiền lương, đồ dùng, đồ xe ngựa cho quan quân của quận mới đó. Nhưng người các quận mới ấy có lúc lại làm phản, giết quan lại, mỗi năm nhà Hán phải phát mấy vạn quan quân ở miền nam đến đánh dẹp, tiền phí đều do quan Đại nông cung cấp. Quan Đại nông sai quan Quân thâu lệnh trông coi muối-sắt để thu thuế, cho nên mới đủ tiền của. Nhưng các huyện có quan quân đi qua chỉ cung cấp sao cho không thiếu mà thôi, không dám nói là làm theo phép tắc thu thuế bình thường.

_________________


Giao Chỉ, Cửu Chân so với nhiều quận quốc khác chỉ là quận nhỏ, lại ở xa là đất hoang phục nên sử sách xưa của Trung Quốc ít nói đến lắm bạn ạ. Theo lí mà nói, thời Hán giao thông chưa được thuận lợi như đời sau, do đó việc thu thuế lúa gạo và lao dịch thì không được tiện vì chi phí chuyển chở, mà lúa gạo thì ở các quận ven sông Trường Giang cũng là nhiều rồi, nhà Hán cần gì phải tốn công chuyển chở từ Giao Chỉ nữa? Có chăng chỉ ham các loại đồ vật lạ như vàng bạc, sừng tê, ngà voi mà thôi.

Mười bảy quận mới mà nhà Hán lập nên ở đất Khương, Việt ấy có dân nổi lên làm phản tin chắc không phải ở Giao Chỉ, mà là các quận phía trên gần các quận Hán Trung, Nam Dương mà thôi. Giao Chỉ sau này đến thời vua Quang Võ mới có cuộc nổi dậy của Trưng Trắc vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các bản dịch khác của dịch giả Tích Đã

 

Ngụy thư

Tự kỉ


Bắc Tề - Ngụy Thu soạn


昔黃帝有子二十五人或內列諸華或外分荒服昌意少子受封北土國有大鮮卑山因以為號其後世為君長統幽都之北廣漠之野畜牧遷徙射獵為業淳樸為俗簡易為化不為文字刻木紀契而已世事遠近人相傳授如史官之紀錄焉黃帝以土德王北俗謂土為托謂后為跋故以為氏其裔始均入仕堯世逐女魃於弱水之北民賴其勤帝舜嘉之命為田祖爰歷三代以及秦漢獯鬻獫狁山戎匈奴之屬累代殘暴作害中州而始均之裔不交南夏是以載籍無聞焉積六十七世至成皇帝諱毛立
Tích Hoàng Đế hữu tử nhị thập ngũ nhân, hoặc nội liệt Chư Hạ, hoặc ngoại phân Hoang Phục, Xương Ý thiếu tử thụ phong bắc thổ, quốc hữu Đại Tiên Ti sơn, nhân dĩ vi hiệu. Kì hậu, thế vi quân trưởng, thống U Đô chi bắc, quảng mạc chi dã, súc mục thiên tỉ, xạ liệt vi nghiệp, thuần phác vi tục, giản dị vi hóa, bất vi văn tự, khắc mộc kỉ khế nhi dĩ, thế sự viễn cận, nhân tương truyền thụ, như sử quan chi kỉ lục yên. Hoàng Đế dĩ thổ đức vương, bắc tục vị thổ vi thác, vị hậu vi bạt, cố dĩ vi thị. Kì duệ Thủy Quân nhập sĩ Nghiêu thế, trục Nữ Bạt ư Nhược thủy chi bắc, dân lại kì cần, Đế Thuấn gia chi, mệnh vi Điền tổ. Viên lịch Tam đại, dĩ cập Tần Hán, Huân Dục, Hiểm Duẫn, Sơn Nhung, Hung Nô chi thuộc, lũy đại tàn bạo, tác hại Trung Châu, nhi Thủy Quân chi duệ bất giao nam Hạ, thị dĩ tái tịch vô văn yên. Tích lục thập thất thế, chí Thành Hoàng Đế húy Mao lập.

(Ngày xưa Hoàng Đế [họ Hữu Hùng, tên Hiên Viên] có hai mươi lăm người con, có người được phong ở đất Chư Hạ [chỉ Trung Quốc], có người được phong ở đất Hoang Phục [chỉ đất ngoài Trung Quốc], con út của Xương Ý được phong ở miền bắc, nước có núi Đại Tiên Ti, nhân đó đặt tên hiệu. Dòng dõi nhiều đời làm quân trưởng, nắm giữ miền bắc cõi U Đô [chỉ miền phía bắc xa Mặt Trời nên bầu trời mùa đông tối năm], miền bãi cỏ rộng, chăn nuôi di dời, làm nghề săn bắn, phong tục thuần phác, lối sống đơn giản, không có chữ viết, chỉ khắc phù khế lên gỗ mà thôi. Những việc xa gần đều tự truyền bảo cho nhau như quan sử ghi chép vậy. Hoàng Đế có điềm lành của hành thổ mà làm vua, tục người phương bắc gọi đất là 'thác', gọi vua là 'bạt', cho nên lấy đó làm tên họ [gọi là họ Thác Bạt]. Có dòng dõi tên là Thủy Quân làm quan ở thời vua Nghiêu, đuổi Nữ Bạt đến ở phía bắc sông Nhược, dân được cậy vào công ấy, do đó Đế Thuấn khen, cho làm quan Điền tổ [chức quan coi việc làm ruộng]. Trải qua thời Tam đại cho đến thời Tần-Hán, người Huân Dục, Hiểm Duẫn, Sơn Nhung, Hung Nô nhiều đời gây hại Trung Châu [chỉ Trung Quốc], nhưng dòng dõi của Thủy Quân không qua lại với người Hạ [chỉ người Trung Quốc], cho nên không thấy chép tróng sách vở. Qua sáu mươi bảy đời thì đến đời Thành Hoàng Đế tên là Mao lập làm vua [vua nhà Bắc Ngụy thời Nam bắc triều].

 

Chu thư

Đế kỉ


Đường - Lệnh Hồ Đức Phân soạn


太祖文皇帝姓宇文氏諱泰字黑獺代武川人也其先出自炎帝神農氏為黃帝所滅子孫遯居朔野有葛烏菟者雄武多算略鮮卑慕之奉以為主遂總十二部落世為大人其後曰普回因狩得玉璽三紐有文曰皇帝璽普回心異之以為天授其俗謂天曰宇謂君曰文因號宇文國幷以為氏焉

Thái Tổ Văn Hoàng Đế tính Vũ Văn thị, húy Thái, tự Hắc Thát, Đại Vũ Xuyên nhân dã. Kì tiên xuất tự Viêm Đế Thần Nông thị, vi Hoàng Đế sở diệt, tử tôn độn cư sóc dã. Hữu Cát Ô Đồ giả hùng vũ đa toán lược, Tiên Ti mộ chi, phụng dĩ vi chủ, toại thống thập nhị bộ lạc, thế vi đại nhân. Kì hậu viết Phổ Hồi, nhân thú đắc ngọc tỉ tam nữu hữu văn viết Hoàng đế tỉ, Phổ Hồi tâm dị chi, di vi thiên thụ. Kì tục vị thiên viết vũ, vị quân viết văn, nhân hiệu Vũ Văn quốc, tịnh dĩ vi thị yên.

(Thái Tổ Văn Hoàng Đế họ Vũ Văn, tên húy là Thái, tên chữ là Hắc Thát, là người huyện Vũ Xuyên quận Đại. Tổ tiên xuất từ Viêm Đế họ Thần Nông [thời vua Du Võng họ Thần Nông] bị Hoàng Đế diệt, con cháu trốn đến ở miền bắc. Có dòng dõi tên là Cát Ô Đồ là người hùng võ mưu lược, người Tiên Ti thích bèn bầu lên làm chủ, trông coi mười hai bộ lạc, nhiều đời làm cừ súy. Có dòng dõi là Phổ Hồi nhân đi săn lấy được một cái ấn ngọc ba núm có khắc chữ là 'ấn của hoàng đế', Phổ Hồi trong lòng lấy làm lạ, nghĩ là trời cho. Tục người ở đây [người Tiên Ti] gọi trời là 'vũ', gọi vua là 'văn', cho nên gọi là nước Vũ Văn, lại lấy làm tên họ vậy.)
 

 

Thái bình ngự lãm

Hoàng vương bộ

Viêm Đế Thần Nông thị


Tống - Lí Phưởng soạn


Đế vương thế kỉ chép: "Vua Thần Nông họ Khương. Mẹ là Nhâm Tự, là con gái của họ Hữu Kiều tên là Nữ Đăng, làm vợ của Thiếu Điển, khi đi chơi ở phía nam núi Hoa có đầu rồng thần cảm vào Nữ Đăng mà có thai sinh ra Viêm Đế, thân người đầu bò, lớn lên ở bên sông Khương, có đức thánh. Lấy hành hỏa dựa theo hành mộc, vị tại phương nam, chủ về mùa hạ, cho nên gọi là Viêm Đế, đóng đô ở đất Trần, làn cây đàn năm dây. Có cả thảy là tám đời, truyền cho Đế Thừa, Đế Lâm, Đế Minh, Đế Nghi, Đế Lai, Đế Ai, Đế Du Võng. Lại có người nói vốn nổi lên ở núi Liệt, có kẻ nói là người đời khen ngợi, còn gọi là họ Khôi Ngôi, đấy là Nông Hoàng, hoặc gọi là Đế Viêm. Bấy giờ chư hầu là họ Túc Sa làm phản không vâng mệnh, Viêm Đế bèn rút lui mà tu đức, người nước Túc Sa tự đánh vua của mình mà theo Viêm Đế, dựng đô ở đất Lỗ. Chồng đặt tám quẻ, tám nhân tám là sáu mươi tư quẻ. Làm vua một trăm hai mươi năm thì băng, táng ở Trường Sa."

Dịch hạ hệ chép: "Vua Thần Nông lên ngôi, đẽo gỗ làm cày, vót gỗ làm bừa, nêu cái lợi của cày bừa để dạy cho thiên hạ, hãy xem ở quẻ ích."

Lễ hàm văn gia chép: "Thần là tín, Nông là nồng. Bắt đầu làm nên cày bừa, dạy dân làm ruộng, đức của người ấy nồng hậu như thần, cho nên gọi là Thần Nông."

Cổ sử khảo chép: "Viêm Đế có điềm lửa, cho nên đặt quan coi việc đều lấy lửa làm tên gọi."

Truyện chép: "Vua nước Đàm nói: 'Viêm Đế lấy lửa làm tên gọi, cho nên quan theo lửa mà đặt tên theo lửa'." Đỗ Dự chú rằng: "Thần Nông là tổ tiên của họ Khương. Có điềm lửa, cho nên lấy lửa mà đặt tên quan."

Xuân thu mệnh lịch tự chép: "Có người thần tên là Thạch Nhĩ, mặt xanh mày lớn, đeo thẻ ngọc, cưỡi xe có sáu con rồng, xuất từ dưới đất, hiệu là Hoàng Thần Nông. Bắt đầu dựng thế đất, xét đo bốn cõi, đông tây chín chục vạn dặm, nam bắc tám mươi mốt vạn dặm." Nói như thế là vì cách làm của người này như thần, treo trồng cây cỏ, làm cho dân được ăn gạo, cho nên thiên hạ gọi là Hoàng Thần Nông. Xét đếm thế đất gần xa, chỗ đến núi rừng sông đầm.

Hiếu kinh câu mệnh quyết chép: "Nhâm Tị cảm rồng mà sinh ra Đế Khôi." Nhâm Tị là mẹ của Đế Khôi. Khôi là tên của vua Thần Nông. Nhâm Tị, còn chép là Nhâm Tự.

Điển lược chép: "Vũ Vương đánh vua Trụ xong, phong dòng dõi của Thần Nông ở nước Tiêu."

Văn Tử chép: "Xích Đế gây nạn lửa, cho nên Hoàng Đế bắt lấy."

Việt tuyệt thư chép: "Thần Nông không tham của thiên hạ mà thiên hạ cùng làm cho giàu, không dựa vào cái trí của mình để tự cao với người mà thiên hạ tôn sùng."

Trang Tử chép: "A Hà Cam cùng Thần Nông học theo Lão Long Cát, Thần Nông tựa ghế, đóng cửa tối om. A Hà Cam giữa ngày mở cửa vào, nói: 'Lão Long chết rồi!' Thần Nông tựa ghế cầm gậy mà đứng lên, chợt nhiên quẳng gậy mà cười nói: 'Trời biết ta hèn kém lười láo cho nên bỏ ta mà chết rồi'."

Thi Tử chép: "Vua Thần Nông chồng cõng vợ kéo để trị thiên hạ. Vua Nghiêu nói: 'Trẫm so với Thần Nông như buổi đêm so với ban ngày'."

"Họ Thần Nông bảy mươi đời có thiên hạ, há chẳng giỏi trên đời sao? Trị dân dễ vậy."

Hoài Nam Tử chép: "Thời xưa người dân ăn rau uống nước, hái quả ở trên cây, ăn thịt loài sâu bọ, bấy giờ có nhiều cái hại độc bệnh tật. Do đó Thần Nông bèn dạy dân gieo trồng ngũ cốc, tìm chọn chỗ đất tốt, ẩm khô tốt xấu cao thấp ra sao, nếm mùi vị của các cây cỏ, uống mùi ngọt đắng của sông suối, làm cho dân biết được cái nên tránh nên đùng. Vào thời bấy giờ, mỗi ngày bị bảy mươi lần trúng độc."

"Vào lúc Thần Nông trị thiên hạ, Thần Nông rong ruổi ở trong nước, không ra đến bốn cõi, mang lòng nhân ái của mình, đợi thời mưa nhuần để gieo trồng ngũ cốc, mùa xuân mọc, mùa hạ lớn, mùa thu gặt, mùa đông cất, mỗi tháng xem xét, cuối năm cống nạp, đem thóc gặt được để tế ở minh đường. Minh đường dựng nên, mưa gió không tạt được, ẩm khô không xóa được. Nêu công bằng để dạy dân, người dân chất phác hòa thuận, không tranh giành mà đầy đủ, không vất vả mà thành công, dựa theo của cải của trời đất trao cho hòa đều. Do đó không tỏ đến oai nghiêm, không dùng đến hình phạt, không phiền đến phép cấm, giáo hóa như thần. Đất đai phía nam đến Giao Chỉ, phía bắc đến U Đô, phía đông đến Dương Cốc, phía tây đến Tam Nguy, chẳng ai không nghe theo. Vào thời bấy giờ, hình pháp nới lỏng, nhà tù trống không mà thiên hạ cùng lòng, chẳng ai mang ý ác."

"Hoàng đế Thần Nông xem chín phương trời, ngắm chín miền đất."

Thần Nông bản thảo chép: "Thần Nông cúi đầu vái lạy mà hỏi Thái Nhất Tiểu Tử rằng: 'Từng nghe vào thời xưa thọ quá trăm tuổi thì phải chết đi, là do chỉ hít khí mới như thế chăng?' Thái Nhất Tiểu Tử nói: "Trời có chín cửa, cửa giữa là tốt nhất.' Thần Nông bèn theo người ấy nếm thuốc để cứu giúp mạng người."

Chu thư chép: "Vào thời Thần Nông, trời mưa thóc, Thần Nông bèn cày ruộng mà trồng thóc. Nặn gốm làm búa rìu, làm cày bừa, cuốc xới để vỡ lùm cỏ, rồi bèn trồng ngũ cốc."

Lữ thị xuân thu chép: "Thần Nông dạy rằng: 'Đàn ông cả năm mà không cày ruộng thì thiên hạ có kẻ bị đói. Đàn bà cả năm mà không dệt vải thì thiên hạ có kẻ bị rét, cho nên chồng tự cày ruộng, vợ tự dệt vải'."

Giả Nghị thư chép: "Thần Nông cho rằng đuổi thú dữ để nuôi dân lâu dài, bèn tìm các đồ ăn được, nếm qua trăm cây cỏ, xét vị mặn đắng, dạy dân ăn lúa."

Điển lược của Lục Cảnh chép: "Thần Nông nếm trăm cây cỏ, ăn ngũ cốc, dân chúng mới biết ăn gạo."

Kinh châu đồ kí chép: "Phía tây bắc huyện Vĩnh Dương hai trăm ba chục dặm có núi Lệ Hương, phía đông núi có hang đá. Ngày xưa Thần Nông sinh ra ở núi Lệ Hương. Do đó Lễ kí chép là họ Liệt Sơn. Thời Xuân thu là nước Lệ. Hang cao ba chục trượng, dài hai trăm trượng, gọi là hang Thần Nông."

 

Thái bình ngự lãm

Hoàng vương bộ

Thiếu Hạo Kim Thiên thị


Tống - Lí Phưởng soạn


Đế vương thế kỉ chép: "Vua Thiếu Hạo tên là Chí, tên chữ là Thanh Dương, họ Cơ. Mẹ là Nữ Tiết. Vào thời Hoàng Đế có sao lớn như cầu vồng rơi xuống ở đất Hoa Chử. Bấy giờ Nữ Tiết nằm mộng gặp phải mà sinh ra Thiếu Hạo, đấy là Huyền Hiêu, được phong ở bên sông Giang, có đức thánh, dựng ấp ở đất Cùng Tang, rồi lên ngôi vua, đóng đô ở đất Khúc Phụ, cho nên có người gọi là vua Cùng Tang, lấy hành kim thay hành thổ, là vua mà Đế đồ sấm chép là Bạch Đế tên là Chu Tuyên. Cho nên xưng là Thiếu Hạo, hiệu là họ Kim Thiên. Làm vua một trăm năm thì băng."

Hà đồ chép: "Có sao lớn như cầu vồng rơi xuống ở đất Hoa Chử. Nữ Tiết hút lấy mà sinh ra Bạch Đế tên là Chu Tuyên. Tống Quân chú rằng: "Chu Tuyên là vua Thiếu Hạo."

Cổ sử khảo chép: "Vua Cùng Tang họ Doanh. Có điềm lành của hành kim mà làm vua, cho nên gọi là họ Kim Thiên. Có người nói bắt chước phép tắc của vua Thái Hạo [họ Phục Hi] cho nên gọi là vua Thiếu Hạo."

Độn giáp khai sơn đồ chép: "Vua Thiếu Hạo chép, táng ở núi Vân Dương."

Truyện chép: "Năm thứ mười bảy thời Chiêu Công nước Lỗ, vua nước Đàm đến chầu, Chiêu Tử hỏi chuyện nói: 'Vua Thiếu Hạo đặt chức quan theo tên chim, sao thế?' Vua nước Đàm nói: 'Tổ tiên thời xưa của ta là vua Thiếu Hạo, tên là Chí đã lên ngôi thì có chim phương bay đến, cho nên làm việc thờ chim, đặt chức quan theo tên chim, đấy là họ Phượng Điểu thị là quan Tư lịch, Huyền Ô thị là quan Tư phân, Bá Triệu thị là quan Tư chí, Thanh Điểu thị là quan Tư khải, Đan Điểu thị là quan Tư bế, Chúc Cưu thị là quan Tư đồ, Thư Cưu thị là quan Tư mã, Thi Cưu thị là quan Tư không, Sảng Cưu thị là quan Tư khấu, Hộc Cưu thị là quan Tư sự. Năm quan 'Cưu' coi việc trị dân. Năm quan 'Trĩ' coi về làm thợ nghề, sửa các đồ dùng, xét đo đếm, làm lợi cho dân. Có quan Cửu hỗ coi việc làm ruộng, người dân không làm việc dâm loạn'."

Thiếu Hạo tán của Tào Thực nhà Ngụy chép: "Tổ là Hiên Viên, đến thời Thanh Dương, lấy kim thay thổ, chim phượng bay đến, đặt quan tên chim, mỗi chức mỗi việc, nắn sửa dân chúng, đều có phép tắc."

 

Ngụy lược:

昔箕子之後朝鮮侯見周衰燕自尊
��欲東略地朝鮮侯亦自稱為王

Tích Cơ Tử chi hậu Triều Tiên
hầu, kiến Chu suy, Yên tự tôn vi
vương, dục đông lược địa, Triều
Tiên hầu diệc tự xưng vi vương.
(Ngày xưa dòng dõi của Cơ Tử làm
vua Triều Tiên, gặp lúc nhà Chu suy,
vua nước Yên tự xưng vương, muốn
lấn sang phía đông, vua Triều Tiên
cũng tự xưng làm vương.)

高辛氏有老婦居王室得耳疾
��,乃得物大如繭婦人盛瓠中覆之
以槃俄頃化為犬其文五色因名

Cao Tân thị hữu lão phụ, cư vương
thất, đắc nhĩ tật, khiêu chi, nãi
đắc vật đại như kiển. Phụ nhân
thịnh hồ trung, phục chi dĩ bàn, nga
khoảnh hóa vi khuyển, kì văn ngũ
sắc, nhân danh Bàn Hồ.
(Họ Cao Tân có bà vợ già ở trong
nhà của vua, có bệnh ở tai, khều ra
được một vật lớn như cái kén.
Người vợ cho cái kén vào trong quả
bầu, lấy nắp đậy, chốc lát hóa
thành con chó, thân có năm màu, nhân
đó đặt tên là Bàn Hồ.)

______________


Sử kí - Hung Nô liệt truyện:

匈奴其先祖夏后氏之苗裔也曰淳維
��唐虞以上有山戎獫狁葷粥居于
北蠻隨畜牧而轉移
Hung Nô kì tiên tổ Hạ Hậu thị chi
miêu duệ dã, viết Thuần Duy.
Đường Ngu dĩ thượng hữu Sơn Nhung,
Hiểm Duẫn, Huân Dục, cư vu Bắc Man,
tùy súc mục nhi chuyển di.
(Tổ tiên người Hung Nô là dòng dõi
họ Hạ Hậu, tên là Thuần Duy. Thời
Đường-Ngu về trước có Sơn Nhung,
Hiểm Duẫn, Huân Dục trú ở chỗ
người Man miền bắc, theo vật nuôi
mà di chuyển.)

_____________

Hoa Dương quốc chí - Ba Thục chí:

武王既克殷以其宗姬封於巴爵之
��
Vũ Vương kí khắc Ân, dĩ kì tông
Cơ phong ư Ba, tước chi dĩ tử.
(Vũ Vương đã diệt nhà Ân, dùng
người họ Cơ phong ở đất Ba, cho
lấy tước tử.)

蜀之為國肇於人皇與巴同囿
��為其子昌意娶蜀山氏之女生子
高陽是為帝嚳封其支庶於蜀
侯伯歷夏武王伐紂
��
Thục chi vi quốc, triệu ư Nhân Hoàng,
dữ Ba đồng hữu. Chí Hoàng Đế, vi
kì tử Xương Ý thú Thục Sơn thị chi
nữ, sinh tử Cao Dương , thị vi đế
Khốc. Phong kì chi thứ ư Thục, thế
vi hầu bá. Lịch Hạ, Thương, Chu, Vũ
Vương phạt Trụ, Thục dữ yên.
(Người Thục dựng nước có từ
thời Nhân Hoàng, cùng chỗ với
người Ba. Đến thời Hoàng Đế, cho
con tên là Xương Ý lấy con gái họ
Thục Sơn, sinh con tên là Cao Dương,
đấy là Đế Khốc. Phong con thứ
của mình ở đất Thục, thay nhau làm
hầu bá. Trải qua thời Hạ, Thương,
Chu. Vũ Vương đánh vua Trụ, người
Thục cũng đi theo.)

 

Lương thư - Oa truyện

倭者自云太伯之後俗皆文身
Oa giả, tự vân Thái Bá chi hậu, tục giai văn thân.
(Người Oa tự nói là dòng dõi của Thái Bá, tục đều xăm mình.)

Tam quốc chí - Thần Hàn truyện

辰韓在馬韓之東其耆老傳世自言古之亡人避秦役來適韓國馬韓割其東界地與之
Thần Hàn tại Mã Hàn chi đông, kì kì lão truyền thế tự ngôn cổ chi vong nhân tị Tần dịch lai thích Hàn quốc, Mã Hàn cát kì đông giới địa dữ chi.
(Nước Thần Hàn ở phía đông nước Mã Hàn, người già cả nước này bảo nhau tự nói là trốn tránh việc lao dịch của nhà Tần mà đi đến nước Hàn, người nước Mã Hàn cắt vùng đất phía đông của mình cho họ.)

 

Thập lục quốc xuân thu - Tiền Yên lục (Bắc Ngụy- Thôi Hồng soạn)

慕容廆字奕落瑰昌黎棘城人昔高辛氏游於海濱留少子厭越以君北夷世居遼左號曰東胡秦漢之際為匈奴所敗分保鮮卑山因復以為號
Mộ Dung Ngôi, tự Dịch Lạc Khôi, Xương Lê Cức Thành nhân. Tích Cao Tân thị du ư hải tân, lưu thiếu tử Yếm Việt dĩ quân bắc di, thế cư Liêu tả, hiệu viết Đông Hồ. Tần Hán chi tế vi Hung Nô sở bại, phân bảo Tiên Ti sơn, nhân phục dĩ vi hiệu.
(Mộ Dung Ngôi, tên chữ là Dịch Lạc Khôi, người huyện Cức Thành quận Xương Lê. Ngày xưa họ Cao Tân [Đế Khốc] đi chơi ở bờ biển, cho con út là Yếm Việt ở lại đấy trông coi người rợ miền bắc, nhiều đời ở mé trái sông Liêu [phía đông sông Liêu], gọi là người Đông Hồ. Vào thời Tần-Hán, bị người Hung Nô [thời thiền vu Mặc Đốn] đánh bại, chia ra giữ ở núi Tiên Ti, nhân đó lấy làm tên hiệu.)


_________________


Thập lục quốc xuân thu - Tiền Tần lục (Bắc Ngụy- Thôi Hồng soạn)


苻洪字廣世畧陽臨渭氐人其先有扈氏之苗裔子孫強盛世為氐酋其後家池生蒲長五丈節如竹形時咸異之謂之蒲家因以為氏焉
Phù Hồng, tự Quảng Thế, Lược Dương Lâm Vị Đê nhân. Kì tiên Hữu Hỗ thị chi miêu duệ, tử tôn cường thịnh, thế vi Đê tù. Kì hậu gia trì sinh bồ, trường ngũ trượng, tiết như trúc hình, thời hàm dị chi, vị chi Bồ gia, nhân dĩ vi thị yên.
(Phù Hồng, tên chữ là Quảng Thế, là người Đê ở huyện Lâm Vị quận Lược Dương. Tổ tiên là dòng dõi của họ Hữu Hỗ [là chư hầu thời nhà Hạ bị vua Khải đánh diệt], con cháu lớn mạnh, nhiều đời làm tù trưởng của người Đê. Sau đó có cái ao trước nhà mọc một cây bồ [cây bồ liễu] cao năm trượng, có đốt như hình cây tre, người thời ấy đều cho là lạ, gọi là nhà có cây bồ, nhân đó đặt tên họ.)

_____________


Thập lục quốc xuân thu - Hậu Tần lục (Bắc Ngụy- Thôi Hồng soạn)

姚弋仲南安赤亭羌人也其先有虞氏之苗裔昔夏禹封舜少子于西戎世為羌長其後燒當雄於洮罕之間
Diêu Dặc Trọng, Nam An Xích Đình Khương nhân. Kì tiên Hữu Hỗ thị chi miêu duệ. Tích Hạ Vũ phong Thuấn thiếu tử vu tây nhung, thế vi Khương trưởng, kì hậu Thiêu Đương hùng ư Thao Hãn chi gian.
[Diêu Dặc Trọng là người Khương ở huyện Xích Đình quận Nam An. Tổ tiên là dòng dõi của họ Hữu Hỗ. Ngày xưa vua Vũ nhà Hạ phong con út của vua Thuấn ở chỗ người rợ phía tây, nhiều đời làm tù trưởng của người Khương. Sau đó có bộ lạc Thiêu Đương xưng hùng ở miền sông Thao-Hãn.)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các bản dịch của tác giả Dong Yi

 

Sử kí - Ngô Thái Bá thế gia:

太伯之犇荊蠻自號勾吳荊蠻義之從而歸之千餘家立為吳太伯
Thái Bá chi bôn Kinh Man, tự hiệu Câu Ngô. Kinh Man nghĩa chi, tòng nhi quy thiên dư gia, lập vi Ngô Thái Bá.
(Thái Bá bỏ trốn đến đất Kinh Man, tự hiệu là Câu Ngô. Người Kinh Man khen nghĩa, có hơn nghìn nhà theo về ông, lập làm Ngô Thái Bá.)

___________

Sử kí - Việt Vương Câu Tiễn thế gia:

夏后帝少康之庶子也封於會稽以奉守禹之祀
Hạ Hậu đế Thiếu Khang chi thứ tử dã, phong ư Cối Kê, dĩ phụng thủ Vũ chi tự.
(Con thứ của vua Thiếu Khang nhà Hạ Hậu được phong ở đất Cối Kê để trông coi việc cúng tế vua Vũ.)

____________


Ngụy lược:

昔箕子之後朝鮮侯見周衰燕自尊為王欲東略地朝鮮侯亦自稱為王
Tích Cơ Tử chi hậu Triều Tiên hầu, kiến Chu suy, Yên tự tôn vi vương, dục đông lược địa, Triều Tiên hầu diệc tự xưng vi vương.
(Ngày xưa dòng dõi của Cơ Tử làm vua Triều Tiên, gặp lúc nhà Chu suy, vua nước Yên tự xưng vương, muốn lấn sang phía đông, vua Triều Tiên cũng tự xưng làm vương.)

高辛氏有老婦居王室得耳疾挑之乃得物大如繭婦人盛瓠中覆之以槃俄頃化為犬其文五色因名槃瓠
Cao Tân thị hữu lão phụ, cư vương thất, đắc nhĩ tật, khiêu chi, nãi đắc vật đại như kiển. Phụ nhân thịnh hồ trung, phục chi dĩ bàn, nga khoảnh hóa vi khuyển, kì văn ngũ sắc, nhân danh Bàn Hồ.
(Họ Cao Tân có bà vợ già ở trong nhà của vua, có bệnh ở tai, khều ra được một vật lớn như cái kén. Người vợ cho cái kén vào trong quả bầu, lấy nắp đậy, chốc lát hóa thành con chó, thân có năm màu, nhân đó đặt tên là Bàn Hồ.)

______________


Sử kí - Hung Nô liệt truyện:

匈奴其先祖夏后氏之苗裔也曰淳維唐虞以上有山戎獫狁葷粥居于北蠻隨畜牧而轉移
Hung Nô kì tiên tổ Hạ Hậu thị chi miêu duệ dã, viết Thuần Duy. Đường Ngu dĩ thượng hữu Sơn Nhung, Hiểm Duẫn, Huân Dục, cư vu Bắc Man, tùy súc mục nhi chuyển di.
(Tổ tiên người Hung Nô là dòng dõi họ Hạ Hậu, tên là Thuần Duy. Thời Đường-Ngu về trước có Sơn Nhung, Hiểm Duẫn, Huân Dục trú ở chỗ người Man miền bắc, theo vật nuôi mà di chuyển.)

_____________

Hoa Dương quốc chí - Ba Thục chí:

武王既克殷以其宗姬封於巴爵之以子
Vũ Vương kí khắc Ân, dĩ kì tông Cơ phong ư Ba, tước chi dĩ tử.
(Vũ Vương đã diệt nhà Ân, dùng người họ Cơ phong ở đất Ba, cho lấy tước tử.)

蜀之為國肇於人皇與巴同囿至黃帝為其子昌意娶蜀山氏之女生子高陽是為帝嚳封其支庶於蜀世為侯伯歷夏武王伐紂蜀與焉
Thục chi vi quốc, triệu ư Nhân Hoàng, dữ Ba đồng hữu. Chí Hoàng Đế, vi kì tử Xương Ý thú Thục Sơn thị chi nữ, sinh tử Cao Dương , thị vi đế Khốc. Phong kì chi thứ ư Thục, thế vi hầu bá. Lịch Hạ, Thương, Chu, Vũ Vương phạt Trụ, Thục dữ yên.
(Người Thục dựng nước có từ thời Nhân Hoàng, cùng chỗ với người Ba. Đến thời Hoàng Đế, cho con tên là Xương Ý lấy con gái họ Thục Sơn, sinh con tên là Cao Dương, đấy là Đế Khốc. Phong con thứ của mình ở đất Thục, thay nhau làm hầu bá. Trải qua thời Hạ, Thương, Chu. Vũ Vương đánh vua Trụ, người Thục cũng đi theo.)

_______________

 

Đế Vương thế kỉ của Hoàng Phủ Mật thời nhà Tấn (thế kỉ 3) chép họ Thần Nông truyền được tám đời (khoảng trên dưới 500 năm):

神農氏 Thần Nông Thị
帝承 Đế Thừa
帝臨 Đế Lâm
帝明 Đế Minh
帝直 Đế Trực (còn chép là 帝宜 Đế Nghi)
帝來 Đế Lai (còn chép là 帝釐 Đế Li)
帝哀 Đế Ai
帝榆罔 Đế Du Võng.

 

Sử kí - Ngũ đế bản kỉ:

(Hán - Tư Mã Thiên soạn; Đường - Trương Thủ Tiết chính nghĩa)

黃帝居軒轅之丘而娶於西陵之女正義西陵國名也是為嫘祖
Hoàng Đế cư Hiên Viên chi khâu, nhi thú ư Tây Lăng chi nữ, Chính nghĩa: Tây Lăng, quốc danh dã. thị vi Luy Tổ.
(Hoàng Đế ở tại gò Hiên Vi, lại lấy con gái họ Tây Lăng, Chính nghĩa: Tây Lăng là tên nước. đấy là Luy Tổ.

____________


Thông giám ngoại kỉ:

(Bắc Tống - Lưu Thứ soạn)

西陵氏之女嫘祖爲帝之妃始教民育蠶治絲繭以供衣服
Tây Lăng thị chi nữ Luy Tổ vi Đế chi phi, thủy giáo dân dục tàm, trị ti kiển dĩ cung y phục.
(Con gái họ Tây Lăng tên là Luy Tổ là vợ của [Hoàng] Đế, bắt đầu dạy dân nuôi tằm lấy xe tơ kén để làm áo mặc.)

 

Sơn hải kinh - Đại hoang bắc kinh:

蚩尤作兵伐黃帝黃帝乃令應龍攻之冀州之野應龍畜水蚩尤請風伯雨師縱大風雨黃帝乃下天女曰魃雨止遂殺蚩尤魃不得復上所居不雨叔均言之帝後置之赤水之北叔均乃為田祖魃時亡之所欲逐之者令曰:「神北行!」先除水道決通溝瀆
Si Vưu tác binh phạt Hoàng Đế, Hoàng Đế nãi lệnh ứng long công chi Kí châu chi dã. Ứng long súc thủy, Si Vưu thỉnh phong bá vũ sư, túng đại phong vũ. Hoàng Đế nãi hạ thiên nữ viết Bạt, vũ chỉ, toại sát Si Vưu. Bạt bất đắc phục thượng, sở cư bất vũ. Thúc Quân ngôn chi đế, hậu trí chi Xích thủy chi bắc. Thúc Quân nãi vi điền tổ. Bạt thời vong chi. Sở dục trục chi giả, lệnh viết: "Thần bắc hành!" Tiên trừ thủy thủy đạo, quyết thông câu độc.
(Si Vưu dấy binh đánh Hoàng Đế, Hoàng Đế bèn sai ứng long [rồng có cánh] đánh Si Vưu ở cánh đồng châu Kí. Ứng long chứa nước, Si Vưu xin thần mưa thần gió đến tung ra mưa gió lớn. Hoàng Đế liền cho người con gái trên trời tên là Bạt xuống, mưa ngớt, cuối cùng giết Si Vưu. Bạt không lên trời được nữa, ở đâu thì nơi đó không có mưa. Thúc Quân nói với Hoàng Đế, sau đó cho Bạt đến ở phía bắc sông Xích. Thúc Quân lại làm thần ruộng. Bấy giờ Bạt cũng không cho mưa xuống. Có kẻ muốn đuổi bạt đi, lệnh rằng: "Thần hãy về phía bắc đi!" Liền sửa đường thủy trước, vét thông ngòi rãnh.)

_______________


Ngư hà đồ:

黃帝攝政有蚩尤兄弟八十一人並獸身人語銅頭鐵額食沙石子造立兵仗刀戟大弩威振天下誅殺無道不慈仁萬民欲令黃帝行天子事黃帝以仁義不能禁止蚩尤乃仰天而歎天遣玄女下授黃帝兵信神符制伏蚩尤帝因使之主兵以制八方蚩尤沒後天下復擾亂黃帝遂畫蚩尤形像以威天下天下咸謂蚩尤不死八方萬邦皆為弭服。」
Hoàng Đế nhiếp chính, hữu Si Vưu huynh đệ bát thập nhất nhân, tịnh thú thân nhân ngữ, đồng đầu thiết ngạch, thực sa thạch tử, tạo lập binh trượng đao kích đại nỗ, uy chấn thiên hạ, tru sát vô đạo, bất từ nhân. Vạn dân dục lệnh Hoàng Đế hành thiên tử sự, Hoàng Đế dĩ nhân nghĩa bất năng cấm chỉ Si Vưu, nãi ngưỡng thiên nhi thán. Thiên khiển huyền nữ hạ thụ Hoàng Đế binh tín thần phù, chế phục Si Vưu, Đế nhân sử chi chủ binh, dĩ chế bát phương. Si Vưu một hậu, thiên hạ phục ưu loạn, Hoàng Đế toại họa Si Vưu hình tượng dĩ uy thiên hạ, thiên hạ hàm vị Si Vưu bất tử, bát phương vạn bang giai nhị phục.
(Hoàng Đế nhiếp chính, có tám mươi mốt anh em của Si Vưu, đều mình thú mà nói tiếng người, đầu đồng trán sắt, ăn hòn cát đá, chế tạo nỏ lớn đao kích binh trượng, oai chấn thiên hạ, đánh giết vô đạo, không có lòng nhân từ. Muôn dân muốn cho Hoàng Đế làm việc thiên tử. Hoàng Đế làm việc nhân nghĩa nên không ngăn ngừa được Si Vưu, bèn ngẩng mlên trời mà than. Trời sai huyền nữ [nữ thần mặc áo đen] xuống trao bùa thần ấn tín cho Hoàng Đế, chế phục Si Vưu, Đế nhân đó sai Si Vưu chủ việc binh để ngăn chế tám phương. Sau khi Si Vưu chết, thiên hạ lại nhiễu loạn, Hoàng Đế bèn vẽ hình tượng Si Vưu để uy hiếp thiên hạ, thiên hạ đều bảo là Si Vưu không chết, cho nên muôn nước tám phương đều chịu phục.)

 

Các ngôi sao, chòm sao không phải lấy tên từ một nhân vật có thật, mà có thể là tên chung của một người phụ nữ, hay tên chung của đàn ông, hay đơn giản là tên một loài vật, sự việc nào đó. Ví dụ sao Đẩu là ngôi sao trong chòm sao Bắc đẩu, có hình giống cái đẩu (thìa, muôi), chòm sao Cự giải 巨蟹 là chom con cua lớn...

Sao Vụ nữ 婺女 ở phía nam trên bầu trời, ứng với địa phận nước Ngô-Việt, thời Tùy-Đường có đặt ra Vụ châu 婺州 trị ở huyện Kim Hoa tỉnh Chiết Giang ngày nay, đều là dựa vào thiên văn học cả.

Tư Mã Trinh sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Tu nữ còn gọi là Vụ nữ". Còn chép là 'vụ'. Trương Thủ Tiết chính nghĩa: Tu nữ là ngôi sao thứ tư, cũng là sao Vụ nữ, thiên thiếu phủ. Nam đẩu, Khiên ngưu, Tu nữ đều là tên ngôi sao. Vào cung thần tại giờ sửu, thuộc địa phận nước Việt, còn sao Đẩu ngưu thuộc địa phận nước Ngô. Tu nữ là tên gọi của người hầu thiếp, địa vị thấp trong giới phụ nữ, chủ việc làm vải lụa cưới hỏi.

索隱爾雅云須女謂之務女是也一作」。【正義須女四星亦婺女天少府也南斗牽牛須女皆為星紀於辰在丑越之分野而斗牛為吳之分野也。,須女賤妾之稱婦職之卑者主布帛裁製嫁娶

 

九天玄女 Cửu thiên huyền nữ là tên gọi xuất hiện từ thời Đường-Tống về sau khi đạo giáo đã phát triển, trong sách 墉城集仙錄 của Đỗ Quang Đình thời Đường có chép vị tiên từ Tây Vương Mẫu về sau, trí tưởng tượng thật là tuyệt luân!

Chung quy lại cũng xuất từ thời Xuân thu - Chiến quốc, có chép một vị nữ thần mặc áo đen (trong Sơn hải kinh) từ trên trời sa xuống giúp Hoàng Đế Hiên Viên đánh Si Vưu. Suy xa hơn có lẽ là từ tín ngưỡng thờ vật tổ (tô tem) là loài chim đen (chim én) của người Đông Di, như "huyền điểu sinh Thương".

 

神農 Thần Nông hoặc là 神農氏 Thần Nông Thị, là danh từ viết hoa, chứ không phải là 'thần nông' hay 'nông thần'. Thần Nông là một nhân vật lịch sử truyền thuyết, được xem là ông tổ của họ Khương, ông sinh ở Liệt Sơn 列山, cho nên còn gọi là 列山氏 Liệt Sơn Thị.

Tôi đã thử tra từ 'nông thần' 農神, thật ngạc nhiên, trong cổ sử chẳng có sách nào dùng từ này với nghĩa như trên. Ngược lại người ta thờ Hậu Tắc 后稷 - tên là Khí, ông tổ của nhà Chu, với nghĩa là 'thần lúa', xem như là 'thần nông', vị thần chủ quản nghề nông, như trong từ 社稷xã tắc tức là thần đất và thần lúa, chỉ cái gốc của quốc gia là đất và lúa vậy.

Như vậy đã rõ nghĩa Thần Nông 神農 là "người cày ruộng giỏi như thần", một người họ Liệt Sơn giỏi cày ruộng, dạy dân trồng lúa, như Ban Cố trong Hán thư - Luật lịch chí đã nói: 教民耕農故天下號曰神農氏 (Dạy dân cày cấy, cho nên thiên hạ gọi là họ Thần Nông)

Văn phạm từ Thần Nông giống các từ:

thần thoại (lời thần),
thần oai (oai thần),
thần nhân (người thần),
thần thông
thần toán
thần kì...

 

 

Tôi dẫn sách thời Tiên Tần, thời Tần-Hán nói về Thần Nông cho bác xem, bác sẽ có quan điểm rõ thôi:

Thần Nông 神農
Thần Nông Thị 神農氏
Liệt/Lệ Sơn Thị 列山氏 厲山氏
Viêm Đế 炎帝
Xích Đế 赤帝



Lễ kí - Tế pháp:

厲山氏之有天下也其子曰農能殖百穀夏之衰也周棄繼之故祀以為稷
Lệ Sơn Thị chi hữu thiên hạ dã, kì tử viết Nông, năng thực bách cốc. Hạ chi suy dã, Chu Khí kế chi, cố tự dĩ vi Tắc.
(Vào thời họ Lệ Sơn có thiên hạ, con của họ tên là Nông, biết trồng các cây lúa. Vào lúc nhà Hạ suy thì có tổ tiên của nhà Chu tên Khí lên thay, cho nên lấy thờ làm thần lúa.)
鄭玄注:“厲氏炎帝也起于厲山或曰有烈山氏。”
Trịnh Huyền chú: "Lệ thị, Viêm Đế dã, khởi vu Lệ Sơn, hoặc viết hữu Liệt Sơn thị".
(Trịnh Huyền chú: "Họ Lệ (Sơn) là Viêm Đế, nổi lên ở Lệ Sơn, có sách chép là có họ Liệt Sơn".

_______________


Quốc ngữ - Lỗ ngữ:

昔烈山氏之有天下也其子曰柱能殖百穀百蔬夏之興也周棄繼之故祀以為稷
Tích Liệt Sơn thị chi hữu thiên hạ dã, kì tử viết Trụ, năng thực bách cốc bách sơ. Hạ chi hưng dã, Chu Khí kế chi, cố tự dĩ vi Tắc.
(Ngày xưa họ Liệt Sơn có thiên hạ, con của họ tên là Trụ, biết trồng các cây lúa cây rau. Vào thời nhà Hạ nổi lên, có tổ tiên của nhà Chu tên là Khí, cho nên lấy thờ làm thần lúa.)
韋昭注:“烈山氏炎帝之號也起於烈山禮祭法以烈山為厲山也。”
Vi Chiêu chú: "Liệt Sơn thị, Viêm Đế chi hiệu dã, khởi ư Liệt Sơn. Lễ - Tế pháp dĩ Liệt Sơn vi Lệ Sơn dã".
(Vi Chiêu chú: "Họ Liệt Sơn là hiệu của Viêm Đế, nổi lên ở Liệt Sơn. Lễ - Tế pháp cho rằng Liệt Sơn là Lệ Sơn".)


____________


Tả truyện - Chiêu Công:

烈山氏之子日柱為稷自夏以上祀之周棄亦為稷自商以來祀之
Liệt Sơn thị chi tử viết Trụ, vi Tắc, tự Hạ dĩ thượng tự chi. Chu Khí diệc vi Tắc, tự Thương dĩ lai tự chi.
(Có người con của họ Liệt Sơn tên là Trụ, làm quan Tắc, từ thời nhà Hạ về trước thờ ông. Tổ tiên của nhà Chu tên là Khí cũng làm quan Tắc, từ thời nhà Thương về sau thờ ông.)

_________


Chu dịch - Hệ từ:

包犧氏沒神農氏作斲木為耜揉木為耒耒耨之利以教天下蓋取諸益日中為市致天下之民聚天下之貨交易而退各得其所蓋取諸噬嗑
Bào Hi thị một, Thần Nông thị tác, trác mộc vi tỉ, nhu mộc vi lỗi, lỗi nậu chi lợi, dĩ giáo thiên hạ, cái thủ chư ích. Nhật trung vi thị, trí thiên hạ chi dân, tụ thiên hạ chi hóa, giao dịch nhi thối, các đắc kì sở, cái thủ chư phệ hạp.
(Họ Bào Hi mất, họ Thần Nông thay, đẽo gỗ làm cuốc, uốn gỗ làm cày, dạy thiên hạ biết cái lợi của việc cày bừa, chọn các vật có lợi. Giữa ngày họp chợ, cho dân trong thiên hạ đến, tụ các đồ dùng trong thiên hạ ở đấy, trao đổi rồi về, đều đâu vào đó, chọn lấy các vật hợp lại.)

_____________


Dật Chu thư - Dật văn:

神農之時天雨粟神農耕而種之作陶冶斤斧破木為耜鉏耨以墾草莽然後五穀興以助果蓏之實
Thần Nông chi thời thiên vũ túc, Thần Nông canh nhi chủng chi, tác đào trị cân phủ, phá mộc vi tỉ sừ nậu, dĩ khẩn thảo mãng, nhiên hậu ngũ cốc hưng, dĩ trợ quả lỏa chi thực.
(Vào thời Thần Nông trời có mưa thóc, Thần Nông cày ruộng mà trồng thóc, nặn gốm làm rìu búa, chặt gỗ làm cày bừa cuốc để khẩn bãi cỏ, sau đó các cây lúa mọc để bù cho các loài quả hạt.)

_________


Trang Tử - Đạo chích:

神農之世臥則居居起則于于民知其母不知其父與麋鹿共處耕而食織而衣無有相害之心此至德之隆也
Thần Nông chi thế, ngọa tắc cư cư, khởi tắc vu vu. Dân tri kì mẫu, bất tri kì phụ, dữ mi lộc cộng xứ, canh nhi thực, chức nhi y, vô hữu tương hại chi tâm. Thử chí đức chi long dã. Nhiên nhi Hoàng Đế bất năng trí đức, dữ Si Vưu chiến ư Trác Lộc chi dã, huyết lưu bách lí.
(Vào thời Thần Nông, người dân nằm thì khu khu, đi thì vu vu. Dân chỉ biết đến mẹ, không biết đến cha, ở với chỗ hươu nai, cày ruộng mà làm ăn, dệt vải mà làm áo, không có ý hại nhau. Cái đức ấy thật lớn.)


_______


Quản Tử - Khinh trọng mậu:

神農作樹五穀淇山之陽九州之民乃知穀食而天下化之
Thần Nông tác, thụ ngũ cốc Kì sơn chi dương, cửu châu chi dân nãi tri cốc thực, nhi thiên hạ hóa chi.
(Thần Nông thay, trồng các cây lúa ở phía nam núi Kì, dân trong chín châu mới biết ăn lúa, mà thiên hạ học theo.)

 

 

Tả truyện - Chiêu Công thập thất:

昔者黃帝氏以雲紀故為雲師而雲名炎帝氏以火紀故為火師而火名共工氏以水紀故為水師而水名大皞氏以龍紀故為龍師而龍名我高祖少皞摯之立也鳳鳥適至故紀於鳥為鳥師而鳥名
Tích giả Hoàng Đế thị dĩ vân kỉ, cố vi vân sư nhi Vân danh. Viêm Đế thị dĩ hỏa kỉ, cố vi hỏa sư nhi hỏa danh. Cộng Công thị dĩ thủy kỉ, cố vi thủy sư nhi Thủy danh. Thái Hạo thị dĩ long kỉ, cố vi long sư nhi long danh. Ngã cao tổ Thiếu Hạo Chí chi lập dã, phượng ô thích chí, cố kỉ ư ô, vi ô sư nhi ô danh.
(Ngày xưa họ Hoàng Đế lấy tên mây, cho nên lập nên vân sư mà lấy tên mây. Họ Viêm Đế lấy tên lửa, cho nên lập nên hỏa sư mà lấy tên lửa. Họ Cộng Công lấy tên nước, cho nên lập nên thủy sư mà lấy tên nước. Họ Thái Hạo lấy tên rồng, cho nên lập nên long sư mà lấy tên rồng. Tổ tiên ta là Thiếu Hạo tên là Chí đã lập, có chim phượng bay đến, cho nên lấy tên chim, lập nên ô sư mà lấy tên chim.)

________________


Thi Tử - Thần minh:

神農氏治天下欲雨則雨五日為行雨旬為穀雨旬五日為時雨正四時之制萬物咸利故謂之神神農氏夫負妻戴以治天下堯曰:“朕之比神農猶旦與昏也。” 神農氏七十世有天下豈每世賢哉牧民易也
Thần Nông thị trị thiên hạ, dục vũ tắc vũ. Ngũ nhật vi hành vũ, tuần vi cốc vũ, tuần ngũ nhật vi thời vũ. Chính tứ thời chi chế, vạn vật hàm lợi, cố vị chi thần. Thần Nông thị phu phụ thê tải, dĩ trị thiên hạ. Nghiêu viết: "Trẫm chi tỉ Thần Nông, do đán dữ hôn dã". Thần Nông thị thất thập thế hữu thiên hạ, khởi mỗi thế hiền tai! Mục dân dị dã.
(Họ Thần Nông trị thiên hạ, muốn mưa thì có mưa. Năm ngày liền làm mưa, một tuần liền làm mưa thóc, một tuần năm ngày liền trời mưa. Sửa trật tự của bốn mùa, vạn vật đều lợi, cho nên gọi là thần. Họ Thần Nông chồng gánh vợ chở để trị thiên hạ. Nghiêu nói: "Ta sánh với Thần Nông như buổi đêm với buổi sáng". Họ Thần Nông bảy mươi đời có thiên hạ, há chỉ giỏi một thời ư! Trị dân dễ vậy.)

___________________


Dật Chu thư - Thường mạch:

昔天之初誕作二后乃設建典命赤帝分正二卿命蚩尤宇于少昊以臨四方□□上天未成之慶蚩尤乃逐帝爭于涿鹿之阿九隅無遺赤帝大懾乃說于黃帝執蚩尤殺之于中冀以甲兵釋怒用大正順天思序紀于大帝用名之曰絕轡之野
Tích thiên chi sơ, đản tác nhị hậu, nãi thiết kiến điển, mệnh Xích Đế phân chính nhị khanh, mệnh Si Vưu vũ vu Thiếu Hạo, dĩ lâm tứ phương, tư [??] thượng thiên vị thành chi khánh, Si Vưu nãi trục Đế, tranh vu Trác Lộc chi a, cửu ngung vô di, Xích Đế đại nhiếp, nãi thuyết vu Hoàng Đế, chấp Si Vưu sát chi vu Trung Kí, dĩ giáp binh thích nộ, dụng đại chính, thuận thiên tư tự, kỉ vu đại đế, dung danh chi viết Tuyệt Bí chi dã.
(Ngày xưa vào thời đầu, bắt đầu lập Nhị hậu (Hoàng Đế, Xích Đế), rồi mới đặt pháp điển, sai Xích Đế trông coi Nhị khanh (Si Vưu, Thiếu Hạo), sai Xi Vưu đến ở với Thiếu Hạo để coi bốn phương, trông giữ vào buổi thiên hạ chưa yên, Si Vưu bèn đuổi [Xích] Đế, tranh ở bãi Trác Lộc, chín cõi chẳng yên, Xích Đế lo lắm, bèn nói với Hoàng Đế, bắt giết Si Vưu ở đất Trung Kí, lấy giáp binh mà rửa hận, dùng Đại chính thuận theo ý trời, ghi chép công lớn, đặt tên nơi ấy là bãi Tuyệt Bí.)

______________


Văn Tử - Tự nhiên

神農形悴堯瘦臞舜黧黑禹胼胝伊尹負鼎而干湯呂望鼓刀而入周百里奚傳賣管仲束縛孔子無黔突墨子無煖席非以貪祿慕位將欲事起於天下之利除萬民之害也
Thần Nông hình tụy, Nghiêu sấu cù, Thuấn lê hắc, Vũ biền tri, Y Doãn phụ đỉnh nhi can Thang, Lữ Vọng cổ đao nhi nhập Chu, Bách Lí Hề truyền mại, Quản Trọng thúc phược, Khổng Tử vô kiềm đột, Mặc Tử vô noãn tịch, phi dĩ tham lộc mộ vị, tương dục sự khởi ư thiên hạ chi lợi, trừ vạn dân chi hại dã.
(Thần Nông tiều tụy, Nghiêu gầy gò, Thuấn đen sạm, Vũ chai phồng, Y Doãn cõng vạc mà gặp Thang, Lữ Vọng mài dao mà vào nhà Chu, Bách Lí Hề đi buôn, Quản Trọng trói mình, Khổng Tử không vào nơi khói đen, Mặc Tử không nằm chiếu ấm, không phải là tham lộc hám vị, đấy là muốn làm việc có lợi cho thiên hạ, trừ cái hại cho vạn dân.)


Thương Quân thư - Hoạch sách:

神農之世男耕而食婦織而衣刑政不用而治甲兵不起而王
Thần Nông chi thế, nam canh nhi thực, phụ chức nhi y, hình chính bất dụng nhi trị, giáp binh bất khởi nhi vương.
(Vào thời Thần Nông, đàn ông cày ruộng mà làm ăn, đàn bà dệt vải mà làm áo, không dùng hình pháp mà trị, không dấy binh giáp mà làm vua.)

______________


Lữ thị xuân thu - Thận thế:

神農十七世有天下與天下同之也
Thần Nông thập thế hữu thiên hạ, dữ thiên hạ đồng chi dã.
(Thần Nông mười bảy đời có thiên hạ, cùng làm với thiên hạ.)

 

Hậu Hán thư - Tang Cung truyện:

(Phạm Diệp soạn, Nhan Sư Cổ chú)

十一年將兵至中盧屯駱越中盧縣名屬南郡故城在今襄州陽縣南蓋駱越人徙於此因以為名是時公孫述將田戎任滿與征南大將軍岑彭相拒於荊門彭等戰數不利越人謀畔從蜀宮兵少力不能制會屬縣送委輸車數百乘至宮夜使鋸斷城門限令車聲回轉出入至旦越人候伺者聞車聲不絕而門限斷相告以漢兵大至其渠帥乃奉牛酒以勞軍營宮陳兵大會擊牛釃酒饗賜慰納之越人由是遂安
Thập nhất niên, tương binh chí Trung Lư, đồn Lạc Việt. Trung Lư, huyện danh, thuộc Nam quận, cố thành tại kim Tương châu Dương huyện nam. Cái Lạc Việt nhân tỉ ư thử, nhân dĩ vi danh. Thị thời Công Tôn Thuật tướng Điền Nhung, Nhâm Mãn dữ Chinh nam tướng quân Sầm Bành tương cự ư Kinh môn, Bành đẳng chiến sổ bất lợi, Việt nhân mưu bạn tòng Thục. Cung binh thiểu, lực bất năng chế. Hội thuộc huyện tống ủy du xa sổ bách thặng chí, Cung dạ sử cứ đoạn thành môn hạn. Lệnh xa thanh hồi chuyển xuất nhập chí đán. Việt nhân hậu tư tí giả văn thanh bất tuyệt, nhi môn hạn đoạn, tương cáo dĩ Hán binh đại chí. Kì cừ súy nãi phụng ngưu tửu dĩ lạo quân doanh. Cung trần binh đại hội, kích ngưu si tửu, hưởng tứ ủy nạp chi, Việt nhân do thị toại an.

Năm thứ mười một [năm 35], đem quân đến Trung Lư, đóng quân ở Lạc Việt. Trung Lư là tên huyện, thuộc quận Nam, thành cũ tại phía nam huyện Dương châu Tương. Có lẽ người Lạc Việt dời đến ở đấy. Bấy giờ tướng của Công Tôn Thuật là Điền Nhung, Nhâm Mãn cự nhau với Chinh nam tướng quân tên là Sầm Bành ở cửa Kinh, bọn Bành́đánh mấy trận không được lợi, người Việt mưu phản theo quân Thục. Cung ít quân, không ngăn được. Kịp lúc quan thuộc huyện đem chở mấy trăm cỗ xe đến, Cung buổi đêm sai người cưa đứt then cửa thành, sai tiếng xa chuyển qua ra vào đến sáng. Kẻ dò thám người Việt nghe tiếng xe không dứt, mà then cửa lại đứt, bảo nhau là quân Hán kéo đến nhiều. Cừ súy của họ liền đem bò rượu đến dâng ở trại quân. Cung bày binh hội lớn, giết bò rót rượu, ban tặng an ủi họ, do đó người Việt bèn yên.


______________


Quận Nam gần quận Vũ Lăng, Trường Sa, ba quận đều là đất Sở cũ, ít nhiều vẫn có người Man Di trước khi nhà nhà Hán lập thành quận huyện. Hoặc người Lạc Việt đây là một nhánh của người Man Di ở Ngũ Khê (quận Vũ Lăng) mà thôi, dù gọi là Lạc Việt nhưng chẳng quan hệ gì với người Lạc Việt ở Giao Chỉ. Thật khó mà tin được người Lạc Việt ở Giao Chỉ lại dời đến ở huyện Trung Lư cách xa vạn dặm như vậy, trong lịch sử chẳng có biến cố nào khiến họ phải đi xa đến thế, ngoài việc sau đó Mã Viện có đày 300 cừ súy người Lạc Việt ở Giao Chỉ đến quận Linh Lăng, cũng gần quận Nam. Dù vậy cũng không loại trừ khả năng người Lạc Việt ở phía nam dời đến như lời chú của Nhan Sư Cổ.

 

Thông điển - Châu quận

自嶺而南當唐三代為蠻夷之國是百越之地亦謂之南越或云南越之君亦夏禹之後按甌越閩越禹後少康之庶子所封之地即南越非其種也故輿地志云東南有二越其義詳矣
Tự Lĩnh nhi nam, đương Đường Ngu Tam Đại vi Man Di chi quốc, thị Bách Việt chi địa, diệc vị Nam Việt. Hoặc vân Nam Việt chi quân diệc Hạ Vũ chi hậu. Án Âu Việt, Mân Việt, Vũ hậu Thiếu Khang chi thứ tử sở phong chi địa. Tức Nam Việt, phi kì chủng dã. Cố Dư địa chí vân đông nam hữu nhị Việt, kì nghĩa tường hĩ.
(Từ dải núi Ngũ Lĩnh về phía nam, vào thời Đường-Ngu-Tam đại là nước của người Man Di, là đất của người Bách Việt, cũng gọi là người Nam Việt. Có người nói vua của người Nam Việt cũng là dòng dõi của vua Vũ nhà Hạ. Xét thấy Âu Việt, Mân Việt là đất mà con thứ của vua Thiếu Khang dòng dõi vua Vũ được phong, vậy thì người Nam Việt không phải chủng này. Cho nên sách Dư địa chí chép là miền đông nam có hai chủng Việt [Nam Việt và Đông Việt], nghĩa này rõ rồi.)

 

Quốc ngữ - Tấn ngữ:

昔少典娶于有蟜氏生黃帝炎帝黃帝以姬水成炎帝以姜水成成而異德故黃帝為姬炎帝為姜二帝用師以相濟也異德之故也
Tích Thiếu Điển thủ vu Hữu Kiểu thị, sinh Hoàng Đế, Viêm Đế. Hoàng Đế dĩ Cơ thủy thành. Viêm Đế dĩ Khương thủy thành. Thành nhi dị đức, cố Hoàng Đế vi Cơ, Viêm Đế vi Khương, nhị Đế dụng sư nhi tương tế, dị đức cố dã.
(Ngày xưa Thiếu Điển lấy con gái họ Hữu Kiểu sinh ra Hoàng Đế, Viêm Đế. Hoàng Đế lớn lên ở sông Cơ, Viêm Đế lớn lên ở sông Khương. Lớn lên thì khác đức, cho nên Hoàng Đế là họ Cơ, Viêm Đế là họ Khương. Hai Đế dùng binh để đánh nhau, do đức khác nhau vậy.)
賈侍中云:“少典黃帝炎帝之先有蟜諸侯也炎帝神農也。”昭謂神農三皇也在黃帝前黃帝滅炎帝滅其子孫耳明非神農可知也言生者謂二帝本所生出也
Giả thị trung vân: "Thiếu Điển, Hoàng Đế, Viêm Đế chi tiên. Hữu Kiểu, chư hầu dã. Viêm Đế, Thần Nông dã". Chiêu vị: Thần Nông, Tam Hoàng dã, tại Hoàng Đế tiền. Hoàng Đế diệt Viêm Đế, diệt kì tử tôn nhĩ, minh phi Thần Nông khả tri dã. Ngôn sinh giả, vị nhị Đế bản sở sinh xuất dã.
(Giả thị trung nói: "Thiếu Điển là tổ tiên của Hoàng Đế, Viêm Đế. Họ Hữu Kiểu là chư hầu. Viêm Đế là Thần Nông". Vi Chiêu nói: "Thần Nông là Tam Hoàng, trước thời Hoàng Đế. Hoàng Đế diệt Viêm Đế là diệt con cháu của Viêm Đế, không phải diệt Thần Nông là có thể rõ vậy. Nói người sinh là nói nơi mà hai Đế sinh ra.)


______________



Liệt Tử - Thiên thụy:

庖犧氏女媧氏神農氏夏后氏蛇身人面牛首虎鼻此有非人之狀而有大聖之德夏桀殷紂魯桓楚穆狀貌七竅皆同於人而有禽獸之心而衆人守一狀以求至智未可幾也黃帝與炎帝戰於阪泉之野帥熊虎為前驅鳶為旗幟此以力使禽獸者也
Bào Hi thị, Nữ Oa thị, Thần Nông thị, Hạ Hậu thị, xà thân nhân diện, ngưu thủ hổ tị, thử hữu phi nhân chi trạng, nhi hữu đại thánh chi đức. Hạ Kiệt, Ân Trụ, Lỗ Hoàn, Sở Mục, trạng mạo thất khiếu, giai đồng ư nhân, nhi hữu cầm thú chi tâm. Nhi chúng nhân thủ nhất trạng dĩ cầu chí trí, vị khả cơ hồ dã. Hoàng Đế dữ Viêm Đế chiến ư Phản Tuyền chi dã, suất hùng, bi, lang, sài, báo, khu, hổ vi tiền khu, điêu, hạt, ưng, diên vi kì xí, thử lực sử cầm thú giả dã.
(Họ Bào Hi, họ Nữ Oa, họ Thần Nông, họ Hạ Hậu, thân rắn mặt người, đầu bò mũi hổ, đấy không có dáng người mà có đức đại thánh. Hạ Kiệt, Ân Trụ, Lỗ Hoàn, Sở Mục dáng vẻ đủ cả, đều giống với người mà có lòng cầm thú. Cho nên mọi người giữ một dáng để cầu cái trí lớn nhất, cũng chẳng được vậy. Hoàng Đế đánh với Viêm Đế ở cánh đồng Phản Tuyền, đem gấu, bi, sói, lang, báo, khu, hổ đi trước trận, lấy chim điêu, hạt, ưng, diều làm cờ xí, đấy là người biết dẫn dắt cầm thú vậy.)


______________


Sơn hải kinh - Bắc hải, hải nội kinh:

發鳩之山其上多柘木有鳥焉其狀如烏文首白喙赤足名曰精衛其鳴自詨是炎帝之少女名曰女娃女娃遊于東海溺而不返故為精衛常銜西山之木石以堙于東海
Phát Cưu chi sơn, kì thượng đa chá mộc. Hữu điểu yên, kì trạng như ô, văn thủ, bạch uế, xích túc, danh viết tinh vệ, kì minh tự hiệu. Thị Viêm Đế chi thiếu nữ, danh viết Nữ Khuê, Nữ Khuê du vu Đông hải, nịch nhi bất phản, cố vi tinh vệ, thường hàm tây sơn chi mộc thạch, dfix điền Đông hải.
(Có núi Phát Cưu, trên núi này có nhiều cây chá, có một loài chim, dáng nó như con quạ, đầu vằn, mỏ trắng, chân đỏ, tên là tinh vệ, nó kêu tự than, đấy là con gái út của Viêm Đế tên là Nữ Khuê, Nữ Khuê đi chơi ở biển Đông, chết đuối mà không về được, cho nên hóa thành chim tinh vệ, thường ngậm gỗ đá ở núi phía tây để lấp biển Đông.)

炎帝之孫伯陵伯陵同吳權之妻阿女緣婦緣婦孕三年是生鼓始為侯延是始為鍾為樂風
Viêm Đế chi tôn Bá Lăng, Bá Lăng đồng Ngô Quyền chi thê A Nữ Duyên Phụ, Duyên Phụ phu tam niên, thị sinh Cổ, Diên, Thù. Thủy vi hầu, Cổ, Diên thị thủy vi chung, vi nhạc phong.
(Cháu của Viêm Đế là Bá Lăng, Bá Lăng tư thông với vợ của Ngô Quyền tên là A Nữ Duyên Phụ, Duyên Phụ mang thai ba năm, sinh ra Cổ, Diên, Thù. Bắt đầu làm cái đích bắn, Cổ, Diên bắt đầu làm ra cái chuông, bày khúc nhạc.)

炎帝之妻赤水之子聽訞生炎居炎居生節並節並生戲器戲器生祝融祝融降處于江水生共工共工生術器術器首方顛是復土穰以處江水共工生后土后土生噎鳴噎鳴生歲十有二
Viêm Đế chi thê, Xích thủy chi tử Thính Yêu sinh Viêm Cư, Viêm Cư sinh Tiết Tinh, Tiết Tinh sinh Hí Khí, Hí Khí sinh Chúc Dung, Chúc Dung giáng xứ vu Giang thủy, sinh Cộng Công, Cộng Công sinh Thuật Hiêu, Thuật Hiêu thủ phương điên, thị phục thổ nhưỡng, dĩ xứ Giang thủy. Cộng Công sinh Hậu Thổ, Hậu Thổ sinh Ế Minh, Ế Minh sinh tuế thập hữu nhị.
(Vợ của Viêm Đế là con gái của họ Xích Thủy tên là Thính Yêu, sinh ra Viêm Cư, Viêm Cư sinh ra Tiết Tinh, Tiết Tinh sinh ra Hí Khí. Hí Khí sinh ra Chúc Dung, Chúc Dung đến ở tại bờ sông Giang, sinh ra Cộng Công. Cộng Công sinh ra Thuật Khí, Thuật Khí đỉnh đầu vuông, thu lại đất đai, đến ở sông Giang. Cộng Công sinh ra Hậu Thổ. Hậu Thổ sinh ra Ế Minh, Ế Minh mười hai tháng mới sinh.)

 

Các bản dịch của tác giả Tích Dã

 

Tam quốc chí - Thục thư quyển 08 Hứa Tĩnh truyện (bản dịch tiếng Việt của Weingarten)
[www.tangthuvien.vn]

會稽傾覆景興失據三江五湖皆為虜庭臨時困厄無所控告便與袁沛鄧子孝等浮涉滄海南至交州經歷東歐閩越之國行經萬里不見漢地漂薄風波絕糧茹草饑殍荐臻死者大半
Cối Kê khuynh phúc, Cảnh Hưng thất cứ, Tam Giang Ngũ Hồ giai vi lỗ đình. Lâm thời khốn ách, vô sở khống cáo. Tiện dữ Viên Bái, Đặng Tử Hiếu phù thiệp thương hải, nam chí Giao châu. Kinh lịch Đông Âu, Mân Việt chi quốc, hành kinh vạn lí, bất kiến Hán địa, phiêu bạc phong batuyệt lương như thảo, cơ biễu tiến trăn, tử giả đại bán.

(Quận Cối Kê ngả nghiêng, Cảnh Hưng [tức Vương Lãng, tên chữ là Cảnh Hưng, bấy giờ làm Thái thú quận Cối Kê] mất chỗ, miền Tam Giang-Ngũ Hồ đều là đất địch. Ở vào lúc khốn quẫn, không có cách gì biện bá. Liền cùng bọn Viên Bá, Đặng Tử Hiếu vượt qua biển xanh, đi xuống phía nam đến châu Giao. Đi qua các nước Đông Âu, Mân Việt, trải đến vạn dặm, không thấy đất Hán, trôi dạt giữa sóng gió, lương thảo cạn kiệt, chịu đói nhiều phen, chết mất quá nửa.)

 

Sử kí

Ngũ đế bản kỉ


Hoàng Đế là con của Thiếu Điển 少典, họ Công-tôn 公孫, tên Hiên Viên 軒轅; từ lúc mới sinh ra đã là thần đồng, sớm biết nói. Khi bé ông thông minh, nhạy bén; lớn lên thành thật, sáng suốt; đến tuổi già dặn rồi thì thông tuệ uyên bác.

01b. Vào thời Hiên Viên, thế nhà Thần Nông 神農 đã suy đồi. Chư hầu đánh phá lẫn nhau, tàn hại trăm họ, nhà Thần Nông không ngăn phạt được. Hiên Viên bèn trau dồi binh cụ, tiến đánh những nơi không triều thuận, các chư hầu vì thế đều chịu phục tùng; duy có kẻ hung bạo nhất là Xi Vưu 蚩尤 vẫn chưa chinh phạt được. Viêm Đế 炎帝muốn xâm lăng chư hầu, các chư hầu đều về với Hiên Viên. Hiên Viên bèn tu sửa đạo đức; chấn chỉnh binh bị; tùy thời tiết trồng ngũ cốc, cây cỏ; phủ dụ chúng dân, thăm hỏi bốn phương; huấn luyện các loài cầy, gấu đen, gấu trắng, hổ, báo đánh nhau với Viêm Đế tại cánh đồng Phản Tuyền 阪泉之野. Sau ba trận, ông được đắc chí.

01c. Xi Vưu nổi loạn, không tuân đế mệnh. Hoàng Đế bèn thống lĩnh chư hầu cùng đánh Xi Vưu tại đồng Trác Lộc 涿鹿之野, bắt Xi Vưu giết đi. Chư hầu bèn cùng tôn Hiên Viên lên làm Thiên Tử thay nhà Thần Nông, tức Hoàng Đế. Thiên hạ có ai không theo, Hoàng Đế lập tức chinh phạt -- bình định được rồi mới đi, phá núi mở đường, không hề an nhàn ngồi không.

02a. Hoàng Đế thăm phía đông đến biển, lên núi Hoàn 丸, núi Đại Đồng 岱宗; thăm phía Tây đến Không Động 空桐, lên núi Kê Đầu 雞頭; thăm phía Nam đến sông [Trường] Giang 江, lên núi Hùng 熊, Tương 湘; lên phía Bắc đuổi tộc Huân Dục 葷粥, cùng chư hầu chế, khắc ấn phù trên núi Phủ Sơn 釜山, và xây đô ấp ở gò Trác Lộc 涿鹿之阿.

02b. Vì di chuyển luôn luôn không ngừng, nên nơi ở [của ông] là trại lính. Quan hàm đều có chữ "vân" (雲:mây) trong tên, nên gọi là "đạo quân mây". Ông lại phong những người thân cận làm Đại Giám 大監 để giám sát tất cả mọi nước. Các nước đều hòa bình, nên [thời này] việc tế cúng quỷ thần sông núi nhiều hơn bao giờ hết.

02c. Ông tìm được đỉnh báu, dựa vào mặt trời bói chuyện tương lai; dùng những người như Phong Hậu 風後, Lực Mục 力牧, Thường Tiên 常先, Đại Hồng 大鴻 cai trị dân chúng dựa theo quy luật trời đất, lẽ sáng tối, nỗi sinh tử, và sự tồn vong. Theo thời tiết ông gieo trồng trăm loài cây cỏ, thuần hóa chim, thú, tằm, ngài; quan sát, tìm hiểu đặc tính của mặt trời, trăng, sao, thủy triều, nước, đất, đá, kim loại, và ngọc. Ông cần mẫn dùng hết tâm lực tìm hiểu, xác định tính khả dụng của nước, lửa, gỗ cùng các vật liệt. Vì ông mang thổ đức, nên có hiệu là Hoàng Đế.

03a. Hoàng Đế có 25 người con. [Trong số ấy], 14 người được đặt họ.

04a. Hoàng Đế ở gò Hiên Viên, cưới vợ là người con gái của Tây Lăng 西陵 -- tức Luy Tổ 嫘祖. Luy Tổ là vợ chính của Hoàng Đế, sinh hạ 2 con, con cháu 2 người này đều làm chủ thiên hạ. Người đầu tên Huyền Hiêu 玄囂, tức Thanh Dương 青陽, Thanh Dương sống ở vùng Trường Giang; người kế tên Xương Ý 昌意, sống ở Nhược Thủy 若水. Xương Ý cưới con gái họ Thục Sơn 蜀山, tên Xương Bộc 昌僕, sinh ra Cao Dương 高陽. Cao Dương có thánh đức. Hoàng Đế mất, chôn ở Kiều Sơn 橋山. Cháu Hoàng Đế, con Xương Ý, là Cao Dương kế vị, tức đế Chuyên Húc 顓頊.

Nguyên văn cổ Hán ngữ:

01a. 黃帝者少典之子姓公孫名曰軒轅生而神靈弱而能言幼而徇齊長而敦敏成而聰明

01b. 軒轅之 時神農氏世衰諸侯相侵伐暴虐百姓而神農氏弗 能征於是軒轅乃慣用干戈以征不享諸侯咸來賓從而蚩尤最為暴莫能伐炎帝欲侵陵諸侯諸侯咸歸軒轅軒轅乃修德振兵治五氣蓺五種撫萬民度 四方教熊羆貔貅貙虎以與炎帝戰於阪泉之野三戰然後得其志

01c. 蚩尤作亂不用帝命於是黃帝乃徵師諸侯與蚩尤戰於涿鹿之野遂禽殺蚩尤而諸侯咸尊 軒轅為天子代神農氏是為黃帝天下有不順者黃帝從而征之平者去之披山通道未嘗甯居

02a. 東至於海登丸山及岱宗西至於空桐登雞頭南至於江登熊北逐葷粥合符釜山而邑于涿鹿之阿

02b. 遷徙往來無常處以師兵為營衛官名皆以雲 命為雲師置左右大監監于萬國萬國和而鬼神山川封禪與為多焉

02c. 獲寶鼎迎日推筴舉風後力牧常先大鴻以治民順天地之紀幽明之占死生之 說存亡之難時播百穀草木淳化鳥獸蟲蛾旁羅日月星辰水波土石金玉勞勤心力耳目節用水火材物有土德之瑞故號黃帝

03a. 黃帝二十五子其得姓者十四人

04a. 黃帝居軒轅之丘而娶於西陵之女是為嫘祖嫘祖為黃帝正妃生二子其後皆有天下其一曰玄囂是為青陽青陽降居江水其二曰昌意降居若水昌意娶蜀山氏女曰昌僕生高陽高陽有聖德焉黃帝崩葬橋山其孫昌意之子高陽立是為帝顓頊也



[suluc.blogspot.com]


_______________________



Hoàng Đế có phải là thủ lĩnh của các bộ lạc du mục không?

Điều gì khiến Hà Văn Thùy nói là người du mục Mông Cổ xâm lấn người Bách Việt phương nam thời Thần Nông? Một sai lầm nghiêm trọng, xuyên tạc lịch sử nhằm mục đích của mình.

Có thể nói lưu vực sông Hoàng Hà thời Thần Nông là nơi có nhiều bộ lạc sinh sống, có nền văn minh nông nghiệp bắt đầu phát triển, trong đó nghề chăn nuôi kết hợp với trồng trọt, không phải là du mục đâu nhé! Trong quá trình đó đã xảy ra các xung đột giữa các bộ lạc để tranh giành ngôi vị thủ lĩnh, xảy ra trận Trác Lộc, Phản Tuyền, với việc Hoàng Đế lên ngôi vua. Xuyên suốt lịch sử, người du mục ra sao hãy đọc Hung Nô liệt truyện, thế lực người du mục chỉ được nói từ thời nhà Chu khi các bộ lạc Khuyển Nhung, Sơn Nhung vào xâm lấn vào vùng sông Y, Lạc, từng đánh phá nhà Chu, khiến nhà Chu phải dời sang miền đông, hay các xung đột với các nước Tần, Yên, Triệu với người Hồ thời Chiến quốc. Khi này đã có văn tự để ghi chép lại. Nói đến du mục thời này thường nói đến con ngựa như là thế mạnh trên chiến trường. Nhưng thời Hoàng Đế không có ngựa, người du mục không thể có thế mạnh mà tranh giành được với người định cư trồng trọt. Đó là một điều không tưởng. Hoàng Đế có huấn luyện loài cầy, gấu đen, gấu trắng, hổ, báo đánh nhau với Viêm Đế tại cánh đồng Phản Tuyền. Những loài cầy, gấu, hổ, báo là những loài có nhiều ở miền đồng bằng có núi hơn là ở bãi cổ nơi sa mạc, cũng cho thấy nguồn gốc nông nghiệp của Hoàng Đế. Người du mục truyền thống hay cổ xưa thường di săn và chăn nuôi dê, ngựa, bò hơn vì chúng cung cấp thịt, sữa thường xuyên hơn. Vả chăng, những loài hổ, báo, gấu là thú dữ săn mồi hơn là chăn nuôi, sao mà ăn thịt uống sữa chúng được?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bàn Cổ - Nữ Oa - Thần Nông

 

Dịch giả: Lý Nhĩ Chân

 

BÀN CỔ 盤古


藝文類聚
Nghệ văn loại tụ

唐 歐陽詢 
Đường - Âu Dương Tuân soạn


天部
Thiên bộ

"Tam ngũ lịch kỉ" của Từ Chỉnh [thời Tam quốc] chép: Trời đất hỗn độn như quả trứng gà, Bàn Cổ sinh ra ở trong đó, sống đến một vạn tám nghìn tuổi thì trời đất mở mang, khí dương trong suốt thì tạo thành trời, khí âm đục nặng thì tạo thành đất. Bàn Cổ ở trong ấy, mỗi ngày biến chín lần, thông với trời, liền với đất. Trời mỗi ngày cao thêm một trượng, đất mỗi ngày dày thêm một trượng, Bàn Cổ mỗi ngày lớn thêm một trượng. Như thế một vạn tám nghìn năm thì trời đã rất cao, đất đã rất sâu, Bàn Cổ đã rất lớn. Sau đó có Tam Hoàng, số bắt đầu từ số một, lập ở số ba, thành từ năm, thịnh ở số bảy, cuối ở số chín. Do đó trời cách đất chín vạn dặm.

Từ Chỉnh Tam ngũ lịch kỉ viết: Thiên địa hỗn độn như kê tử, Bàn Cổ sinh kì trung, vạn bát thiên tuế, thiên địa khai tịch, dương thanh vi thiên, âm trọc vi địa. Bàn Cổ tại kì trung, nhất nhật cửu biến, thần ư thiên, thánh ư địa. Thiên nhật cao nhất trượng, địa nhật hậu nhất địa, Bàn Cổ nhật trương nhất trượng. Như thử vạn bát thiên tuế, thiên số cực cao, địa số cực thâm, Bàn Cổ cực trương. Hậu nãi hữu Tam Hoàng, số khởi ư nhất, lập ư tam, thành ư ngũ, thịnh ư thất, xứ ư cửu. Cố thiên khứ địa cửu vạn lí.

徐整三五曆紀曰天地混沌如雞子盤古生其中萬八千歲天地開闢陽清為天陰濁為地盤古在其中一日九變神於天聖於地天日高一丈地日厚一丈盤古日長一丈如此萬八千歲天數極高地數極深盤古極長後乃有三皇數起於一立於三成於五盛於七處於九故天去地九萬里

[zh.wikisource.org]



图画见闻志
Đồ họa kiến văn chí

北宋 郭若虚
Bắc Tống - Quách Nhược Hư soạn


《Ích Châu học quán kí》 chép: Năm Hưng Bình thứ nhất thời Hiến Đế [nhà Đông Hán], người quận Trần Lưu là Cao Trẫm làm Ích Châu Thái thú, sửa lại nhà đá gian ngọc ở Thành Đô. Dựng riêng một nhà đá ở phía đông, tự làm nhà lễ của Chu Công. Trên vách nhà vẽ tranh các vị thần Lí Lão [tức Lão Tử], Bàn Cổ thời xa xưa và các vị Đế Vương qua các đời. Trên cột nhà lại vẽ hình bảy mươi hai học trò của Trọng Ni [tức Khổng Tử], các vị danh thần từ thời Tam Hoàng về sai. Người già cả nói rằng: "Là do Ích Châu Thứ sử Trương Thu vẽ vào giữa năm Thái Khang thời Tây Tấn".

《Ích Châu học quán kí》 vân: Hiến Đế Hưng Bình nguyên niên, Trần Lưu Cao Trẫm vi Ích Châu Thái thú, canh tập Thành Đô ngọc đường thạch thất. Đông biệt sáng nhất thạch thất, tự vi Chu Công lễ điện. Kì bích thượng đồ họa thượng cổ Bàn Cổ, Lí Lão đẳng thần, cập lịch đại Đế Vương chi tượng. Lương thượng hựu họa Trọng Ni thất thập nhị đệ tử, Tam Hoàng dĩ lai danh thần. Kì lão vân: "Tây Tấn Thái Khang trung, Ích Châu Thứ sử Trương Thu bút".

 《益州学馆记献帝兴平元年陈留高朕为益州太守更葺成都玉堂石室东别创一石室自为周公礼殿其壁上图画上古盘古李老等神及历代帝王之像梁上又画仲尼七十二弟子三皇以来名臣。”耆旧云西晋太康中益州刺史张收笔。”


[www.lotus-eater.cc]


欽定四庫全書   
Khâm định tứ khố toàn thư

述異記卷上  
Thuật dị kí quyển thượng 

任昉撰   
(Lương) Nhậm Phưởng soạn


Ngày xưa vào lúc Bàn Cổ thị chết, đầu tạo thành bốn quả núi, mắt tạo thành Mặt trời, Mặt trăng, máu mỡ tạo thành sông biển, lông tóc tạo thành cây cỏ. Người vùng Tần Hán [miền sông Vị, sông Hán] nói rằng đầu của Bàn Cổ tạo thành Đông Nhạc [tức núi Thái Sơn], bụng tạo thành Trung Nhạc [tức núi Tung Sơn], tay trái tạo thành Nam Nhạc [tức núi Hành Sơn], tay phải tạo thành Bắc Nhạc [tức núi Hằng Sơn], chân tạo thành Tây Nhạc [tức núi Hoa Sơn]. Bậc nhà Nho thời xưa nói rằng Bàn Cổ thị khóc thì tạo thành sông ngòi, thở thì tạo thành gió, thét thì tạo thành sấm, mắt nhìn tạo thành sét. Người xưa nói rằng Bàn Cổ vui thì trời sáng tạnh, giận thì trời tối mưa. Người vùng Ngô Sở [vùng lưu vực sông Dương Tử] nói rằng Bàn Cổ là khởi đầu của âm dương, vợ chồng vậy. Ngày nay ở quận Nam Hải có mộ của Bàn Cổ, vòng quanh hơn ba trăm dặm. Người đời nói rằng là người đời sau truy táng hồn của Bàn Cổ vậy. Ở quận Quế Lâm có miếu thờ Bàn Cổ, người đời nay cúng tế. Ở giữ biển Nam Hải có nước Bàn Cổ, người đời nay đều lấy tên Bàn Cổ làm họ. Phưởng xét rằng Bàn Cổ thị là tổ của vạn vật trong đời đất, vậy thì vạn vật có gốc từ Bàn Cổ vậy.

Tích Bàn Cổ thị chi tử dã, đầu vi tứ nhạc, mục vi nhật nguyệt, chi cao bi giang hải, mao phát vi thảo mộc. Tần Hán gian tục thuyết Bàn Cổ thị đầu vi Đông Nhạc, phúc vi Trung Nhạc, tả tí vi Nam Nhạc, hữu tí vi Bắc Nhạc, túc vi Tây Nhạc. Tiên Nho thuyết Bàn Cổ thị khấp vi giang hà, khí vi phong, thanh vi lôi, mục đồng vi điện. Cổ thuyết Bàn Cổ thị hỉ vi tình, nộ vi âm. Ngô Sở gian thuyết Bàn Cổ thị phu thê âm dương chi thủy dã. Kim Nam Hải hữu Bàn Cổ thị mộ, hoàn tam bách dư lí. Tục vân hậu nhân truy táng Bàn Cổ thi hồn dã. Quế Lâm hữu Bàn Cổ thị miếu, kim nhân chúc tự. Nam Hải trung Bàn Cổ quốc, kim nhân giai dĩ Bàn Cổ vi tính. Phưởng án Bàn Cổ thị thiên địa vạn vật chi tổ dã, nhiên tắc vạn vật thủy ư Bàn Cổ.

昔盤古氏之死也頭為四岳目為日月脂膏為江海毛髮為草木秦漢間俗説盤古氏頭為東岳腹為中岳左臂為南岳右臂為北 岳足為西岳先儒説盤古氏泣為江河氣為風聲為雷目瞳為電古説盤古氏喜為晴怒為隂吳楚間説盤古氏夫妻隂陽之始也今南海有盤古氏墓亘三百餘里俗云後人追葬盤古之 魂也桂林有盤古氏廟今人祝祀南海中盤古國今人皆以盤古為姓昉按盤古氏天地萬物之祖也然則生物始於盤古


[club.xilu.com]

 

image004.jpg

 

NỮ OA 女媧




楚辭
Sở từ

Chiến quốc - Khuất Nguyên soạn


天問
Thiên vấn

Nữ Oa cũng có thân thể, ai tạo ra bà ấy?

Nữ Oa hữu thể, thục chế tượng chi?

女媧有體孰制匠之


[ctext.org]



淮南子
Hoài Nam Tử

Tây Hán - Lưu An soạn


覽冥訓
Lãm minh huấn

Vào thời xa xưa, bốn cột chống trời bị đổ, chín châu chia cắt, trời chẳng che trùm, đất chẳng xoay quanh; lửa cháy rừng rực mà chẳng thôi, nước ngập cuồn cuộn mà chẳng ngừng; thú dữ ăn thịt dân lanh, chim ác quắp bắt người già yếu. Do đó Nữ Oa luyện đá năm màu để vá trời xanh, chặt bốn chân của con ngao để dựng lại bốn cột chống, giết rồng đen để giúp Kí Châu, chất cỏ lau để ngăn nước lũ. Trời xanh được vá, bốn cột được dựng; nước lũ được cạn, Kí Châu được yên; trùng độc bị chết, dân lành được sống; lại nằm dựa lưng vào đất vuông, tay ôm lấy trời tròn; điều hòa mùa xuân, dương nóng mùa hạ, tiêu điều mùa thu, lạnh giá mùa đông, nằm thẳng kê gối; có âm dương tắc nghẽn không thông thì xoi sửa; có khí chướng vật độc, làm thương hại đến người dân thì ngăn chặn. Vào thời bấy giờ, nằm thì thoải mái, dậy thì ngơ ngác; thấy kia cho là con ngựa, nhìn nọ cho là con trâu; đi lại lảo đảo, nhìn ngó dọc ngang; thản nhiên đều được hòa hợp, chẳng ai biết vì sao mình được sinh, vất vưởng chẳng biết tìm cầu cái gì, lởn vởn chẳng biết về đâu. Vào thời lúc ấy, cầm thú rắn rết, chẳng con gì không cất móng vuốt, thu ẩn nọc độc, không có ý cắn quắp. Xét công lao của bà ấy, trên thấu chín tầng trời, dưới khắc vào đất vàng; tiếng tăm lừng đời sau, sáng chói trùm vạn vật. Đi xe tuyết, ngồi lưng rồng cánh, cưỡi lưng rồng xanh, cầm hòn ngọc đẹp, trải chiếu tranh, xõa mây vàng, trước có con li trắng dẫn đường, sau có con rắn chạy theo; ngao du dạo chơi, giao lưu với quỷ thần, trèo lên chín tầng trời, chầu Ngọc Đế ở cửa Linh Môn, chầu nghỉ dưới cửa Thái Nghi. Nhưng không nêu rõ công của mình, không tỏ ra tiếng tăm, ẩn cái đạo của bậc thần tiên để theo cái đạo tự nhiên của trời đất. Vì sao? Là vì đức trên thông với trời thì trí xảo tự tiêu trừ vậy.

Vãng cổ chi thì, tứ cực phế, cửu châu liệt, thiên bất kiêm phúc, địa bất chu tải, hỏa lạm viêm nhi bất diệt, thủy hạo dương nhi bất tức, mãnh thú thực chuyên dân, chí điểu quắc lão nhược, ư thị Nữ Oa luyện ngũ sắc thạch dĩ bổ thương thiên, đoạn ngao túc dĩ lập tứ cực. Sát hắc long dĩ tế Kí Châu, tích lô hôi dĩ chỉ dâm thủy. Thương thiên bổ, tứ cực chính, dâm thủy hạc, Kí Châu bình, giảo trùng tử, chuyên dân sinh. Bối phương châu, bão viên thiên, hòa xuân dương hạ, sát thu ước đông, chẩm phương tẩm thằng, âm dương chi sở ủng trầm bất thông giả, khiếu lí chi; nghịch khí lệ vật, thương dân hậu tích giả, tuyệt chỉ chi. Đương thử chi thì, ngọa cư cư, hưng miện miện, nhất tự dĩ vi mã, nhất tự dĩ vi ngưu, kì hành điên điên, kì thị minh minh, đồng nhiên giai đắc kì hòa, mạc tri sở do sinh, phù du bất tri sở cầu, võng lượng bất tri sở vãng. Đương thử chi thì, cầm thú phúc xà, vô bất nặc kì trảo nha, tàng kì thích độc, vô hữu quắc phệ chi tâm. Khảo kì công liệt, thượng tế cửu thiên, hạ khế hoàng lô, danh thanh bỉ hậu thế, quang huy trùng vạn vật. Thừa lôi xa, phục giá ứng long, tham thanh cầu, viên tuyệt thụy, tịch la đồ, hoàng vân lạc, tiền bạch li, hậu bôn xà, phù du tiêu dao, đạo quỷ thần, đăng cửu thiên, triều Đế ở Linh Môn, mật mặc hưu ư Thái Nghi chi hạ. Nhiên nhi bất chương kì công, ẩn chân nhân chi đạo, dĩ tòng thiên địa chi cố nhiên. Hà tắc? Đạo đức thượng thông, nhi trí cô tiêu diệt dã.

往古之時四極廢九州裂天不兼覆地不周載火爁炎而不滅水浩洋而不息猛獸食顓民鷙鳥攫老弱於是女媧煉五色石以補蒼天斷鼇足以立四極殺黑龍以濟冀州積蘆灰以止淫水蒼天補四極正淫水涸冀州平狡蟲死顓民生背方州抱圓天和春陽夏殺秋約冬枕方寢繩陰陽之所壅沈不通者竅理之逆氣戾物傷民厚積者絕止之當此之時臥倨倨興眄眄一自以為馬一自以為牛其行蹎蹎其視瞑瞑侗然皆得其和莫知所由生浮游不知所求魍魎不知所往當此之時禽獸蝮蛇無不匿其爪牙藏其螫毒無有攫噬之心考其功烈上際九天下契黃壚名聲被後世光暉重萬物乘雷車服駕應龍驂青虯援絕瑞席蘿圖黃雲絡前白螭後奔蛇浮游消搖道鬼神登九天朝帝於靈門宓穆休於太宜之下然而不彰其功不揚其聲隱真人之道以從天地之固然何則道德上通而智故消滅也


[zh.wikisource.org]


論衡
Luận hành

Đông Hán - Vương Sung soạn


談天篇
Đàm thiên thiên

Sách của nhà Nho nói rằng: Cộng Công tranh ngôi Đế với Chuyên Húc không thắng, giận mà húc đầu vào núi Bất Chu, khiến cho cột chống trời gãy, cắt đứt với đất. Do đó Nữ Oa nung chảy đá năm màu để vá trời, chặt chân của con ngao để dựng bốn cột chống, trời không đủ ở phía tây bắc, cho nên Mặt trời, Mặt trăng chuyển về phía ấy, đất không đủ ở phía đông nam, cho nên trăm sông đổ về phía ấy. Đấy là lời xa xưa rồi, là lời của người đời truyền tụng vậy. Đối với người văn nhã, thấy lạ mà chẳng cho là sai, mà nếu cho là sai thì cũng chẳng biết lấy gì mà bác bỏ được, lại e rằng đấy là đúng, không dám sửa lại. Theo đạo lí của trời người mà luận thì chắc chắn đấy là sai vậy.

Nho thư ngôn: Cộng Công dữ Chuyên Húc tranh vi Thiên tử bất thắng, nộ nhi xúc Bất Chu chi sơn, sử thiên trụ chiết, địa duy tuyệt. Nữ Oa tiêu luyện ngũ sắc thạch dĩ bổ thương thiên, đoạn ngao túc dĩ lập tứ cực, thiên bất túc tây bắc, nhật nguyệt di yên; địa bất túc đông nam, cố bách xuyên chú yên. Thử cửu viễn chi văn, thế gian thị chi ngôn dã. Văn nhã chi nhân, quái nhi vô dĩ phi, nhược phi nhi vô dĩ đoạt, hựu khủng kì thực nhiên. Dĩ thiên đạo nhân luận chi, đãi hư ngôn dã.

儒書言共工與顓頊爭為天子不勝怒而觸不周之山使天柱折地維絕女媧銷煉五色石以補蒼天斷鰲足以立四極天不足西北故日月移焉地不足東南故百川注焉此久遠之文世間是之言也文雅之人怪而無以非若非而無以奪又恐其實然不敢正議以天道人事論之殆虛言也



說文解字
Thuyết văn giải tự

Đông Hán - Hứa Thận soạn


女部
Nữ bộ: Oa

Vị nữ thần thánh thời cổ, là người tạo ra vạn vật vậy. Theo bộ 'nữ', thanh 'qua'. 'Qua', theo thể chữ trứu thì 'oa' theo bộ 'qua'. Cổ oa thiết.

Cổ chi thần thánh nữ, hóa vạn vật giả dã. Tòng nữ qua thanh. Qua, trứu văn qua tòng qua. Cổ oa thiết.

古之神聖女化萬物者也从女咼聲籒文媧从古蛙切


[www.zdic.net]



山海經海經新釋
Sơn hải kinh hải kinh tân thích


大荒西經
Đại hoang tây kinh

Có vị thần mười thân, gọi là ruột của Nữ Oa [1], hóa thành thần, ở tại cánh đồng Túc Quảng [2], chặn ngang đường mà ở [3].

[1] Quách Phác [người thời Tây Tấn] nói: "Có người núi là bụng của Nữ Oa".

[2] Quách Phác nói: "Nữ Oa là vị thần nữ mà làm vua thời xưa, mặt người thân rắn, trong một ngày biến bảy mươi lần, bụng của bà ấy hóa thành vị thần ấy. Túc Quảng là tên một cánh đồng. Oa, đọc là 'qua'". Kha [tức Viên Kha, người thời Dân quốc] xét: Quách chú: "Bụng của bà ấy hóa thành vị thần ấy", giống với quyển bảy mươi tám của sách Thái bình ngự lãm dẫn.

Hữu thần thập nhân, danh viết Nữ Oa chi tràng [1], hóa vi thần, xứ Túc Quảng chi dã [2], hoàng đạo nhi xứ [3].

[1] Quách Phác vân: "Hoặc tác Nữ Oa chi phúc".

[2] Quách Phác vân: "Nữ Oa, cổ thần nữ nhi đế giả, nhân diện xà thân, nhất nhật trung thất thập biến, kì phúc hóa vi thử thần. Túc Quảng, dã danh. Oa âm qua". Kha án: Quách chú: "Kì phúc hóa vi thử thần", Thái bình ngự lãm quyển thất bát dẫn đồng.

有神十人名曰女媧之腸化為神處栗廣之野橫道而處

 郭璞云或作女媧之腹。」

 郭璞云女媧古神女而帝者人面蛇身一日中七十變其腹化為此神栗廣野名音瓜。」珂案郭注其腹化為此神藏經本腹作腸太平御覽卷七八引同


[www.yasue.cc]



藝文類聚
Nghệ văn loại tụ


帝女媧氏
Đế Nữ Oa thị

Đế Vương thế kỉ [của Hoàng Phủ Mật thời Tây Tấn soạn] chép: Đế Nữ Oa thị, cũng thuộc dòng Phong tính, làm ra lưỡi khèn, còn gọi là Nữ Hi, đấy là Nữ Hoàng. Vào thời cuối chư hầu là Cộng Công thị dùng việc giết chóc gây bạo, làm bá mà chẳng làm vua.

Đế Vương thế kỉ viết: Đế Nữ Oa thị, diệc Phong tính, tác sinh hoàng, diệc xà thân nhân thủ, nhất viết Nữ Hi, thị vi Nữ Hoàng, kì mạt chư hầu Cộng Công thị, nhậm trí hình dĩ cường, bá nhi bất vương.

帝王世紀曰帝女媧氏亦風姓也作笙簧亦蛇身人首一曰女希是為女皇其末諸侯共工氏任知刑以強伯而不王


[zh.wikisource.org]


独异志
Độc dị chí

唐 李亢撰
Đường - Lí Kháng soạn

Ngày xưa vào thời vũ trụ mới mở, chỉ có hai anh em Nữ Oa ở tại núi Côn Lôn mà thiên hạ chưa có người dân, bèn bàn nhau lấy làm vợ chồng, lại tự cho vậy là đáng hổ thẹn. Anh liền cùng em gái lên đỉnh núi Côn Lôn, người anh nói: "Nếu trời sai hai anh em ta làm vợ chồng thì đám mây kia tụ lại; nếu không sai thì đám mây kia tan ra". Do đó đám mây liền tụ lại, em gái liền đến chỗ anh, rồi buộc cỏ làm quạt để che mặt. Người thời nay lấy vợ thì cầm quạt là bắt chước việc ấy vậy.

Tích vũ trụ sơ khai chi thì, chỉ hữu Nữ Oa huynh muội nhị nhân tại Côn Lôn sơn, nhi thiên hạ vị hữu nhân dân, nghị dĩ vi phu thê, hựu tự sai xỉ. Huynh tức dữ kì muội thượng Côn Lôn sơn, huynh viết: "Thiên nhược khiển ngã huynh muội nhị nhân vi phu thê nhi yên tất hợp; nhược bất sử, yên tán". Vu thị yên tức hợp, kì muội tức lai tựu huynh, nãi kết thảo vi phiến, dĩ chướng kì diện. Kim thì nhân thủ phụ chấp phiến, tượng kì sự dã.

昔宇宙初开之时只有女娲兄妹二人在昆仑山而天下未有人民议以为夫妻又自羞耻兄即与其妹上昆仑山兄曰天若遣我兄妹二人为夫妻而烟悉合若不使烟散。”于是烟即合其妹即来就兄乃结草为扇以障其面今时人取妇执扇象其事也


[book.guqu.net]



太平御览
Thái bình ngự lãm

Tống - Lí Phưởng soạn


女娲氏
Nữ Oa thị

Phong tục thông [của Ứng Thiệu thời Đông Hán soạn] chép: Người đời nói rằng vào thủa trời đất mới mở mang, bấy giờ chưa có người dân, Nữ Oa bèn lấy đất vàng để tạo ra con người, việc nhiều, sức chẳng thảnh thơi, bèn dẫn dây xuống trong bùn lầy để đưa lên làm thành con người. Cho nên người giàu có thì làm bằng đất vàng, người nghèo hèn tầm thường thì do dây kéo bùn lên làm ra vậy.

Phong tục thông viết: Tục thuyết thiên địa khai tịch, vị hữu nhân dân, Nữ Oa chuyển hoàng tác nhân, kịch vụ, lực bất hạ cung, nãi dẫn thằng ư hoàn ni trung vu cử dĩ vi nhân. Cố phú quý giả hoàng thổ nhân dã, bần tiện phàm dung giả hoàn nhân dã.

风俗通俗说天地开辟未有人民女娲抟黄土作人剧务力不暇供乃引绳於縆泥中于举以为人故富贵者黄土人也贫贱凡庸者縆人也


[www.guoxue123.com]


____________________



Hình, tượng của Nữ Oa


ctrinity_Nuwa.jpg

f_2141390_1.gif

xinsrc_3620404220926750245088.jpg

 

Thần Nông


Thần Nông thị là một trong vị vua thời xa xưa của người Hoa Hạ, theo truyền thuyết là người phát minh ra nghề trồng trọt và làm thuốc chữa bệnh, ông ta từng nếm qua trăm loại cỏ, dạy người khác chữa bệnh và cày bừa. Cũng vì hai cống hiến trọng yếu ấy mà được người đời tôn xưng là "vị vua làm thuốc chữa bệnh", "vị vua trồng ngũ cốc", "vị vua đầu tiên trồng ngũ cốc", "vị vua lớn trồng trọt như thần", là vị thần coi giữ việc làm thuốc chữa bệnh và trồng trọt, không chỉ giúp đỡ việc trồng trọt thành công, người dân khỏe mạnh, mà còn được thầy thuốc, thầy chữa bệnh xem là vị thần bảo hộ.

Theo truyền thuyết, Thần Nông thị có tướng mạo rất kì dị, thân thể gầy gò, thân thể ngoài bốn tay chân và đầu ra thì còn lại đều trong suốt, do đó thấy được nội tạng rõ ràng. Thần Nông thị từng nếm hết trăm loại cỏ, chỉ cần cỏ thuốc có độc thì nội tạng của ông ở trong bụng sẽ bị hiện ra màu đen. Do đó cỏ thuốc rất nhỏ nhưng đối với một bộ phận của thân người cũng có ảnh hưởng, vì thế dễ dàng biết được. Sau này, vì Thần Nông thị nếm uống rấy nhiều loại thuốc độc, chứa độc rất nhiều, cuối cùng mất mạng.

Gần đây khảo cổ các di chỉ văn hóa Bùi Lí Cương, văn hóa Giả Hồ, khoảng vào 7.000 năm đến 10.000 năm trước, tại vùng đất Trung Nguyên lưu vực sông Hoàng Hà đã xuất hiện xã hội trồng trọt.

Vì thời kì xa xưa chưa có chữ viết hoàn chỉnh, cho nên phần lớn là truyền thuyết tai miệng truyền chau. Nhưng có có không ít truyền thuyết liên quan đến Thần Nông thị. Cũng có sách cũ dùng hình thức thần thoại đề cập đến một số sự việc về Thần Nông thị:

Dịch kinh - Hệ từ: "Thần Nông thị nổi lên, chặt gốc làm cái cuốc, đẽo gỗ làm cái cày, nêu rõ cái lợi của cày cuốc để dạy thiên hạ".

Bạch hổ thông: "Người thời xưa đều ăn thịt cầm thú. Đến thời Thần Nông, người dân đông nhiều, cầm thú không đủ, đến đây Thần Nông dựa vào thời tiết của trời, chia lợi ích của đất, tạo ra cày cuốc, dạy dân trồng trọt".

Thái bình ngự lãm dẫn Chu thư: "Thần Nông trồng trọt và làm ra đồ gốm".

Sử kí - Bổ tam hoàng bản kỉ: "Thần Nông bắt đầu nếm trăm loại cỏ, bắt đầu làm thuốc chữ bệnh".

Thế bản: "Thần Nông trộn thuốc cứu người".

Hoài Nam Tử: "Nếm nị ngon của trăm loại cỏ, vị ngọt đắng của sông suối... một ngày mà nếm qua bảy mươi vị độc".

Dạy dân trồng trọt

Tương truyền là Thần Nông phát minh ra cách thức trồng trọt, ông sai trăm họ thu nhặt các loại lúa, sau đó gieo trên ruộng đất đã được khai khẩn. Tứ đó trăm họ liền noi theo cách ấy mà trồng trọt ngũ cốc, tên gọi Thần Nông thị có gốc như thế.

Phát minh cày cuốc

Thần Nông thị bắt đầu làm ra cày cuốc bằng gỗ, được cho là người đầu tiên phát minh ra nghề nông.

Nếm trăm loại cỏ

Tương truyền Thần Nông thị để phân biệt các loại cỏ thuốc, liền tự mình nếm qua, sau đó nếm thử một loại cỏ thuốc có độc mạnh mà không có cách gì giải độc được, cuối cùng hi sinh tính mạng. Thần Nông thị có một cái roi thần, dùng để giã các loại hoa cỏ, biết được đặc tính thuốc, độc, nóng, lạnh của hoa cỏ. Theo truyền thuyết, loại cỏ thuốc độc mạnh là "cỏ cắt ruột".

Phát minh đồ gốm

Thần Nông thị còn phát minh đồ gốm, đồ gốm xuất hiện cùng thời với nghề nông, được xem là một sáng tạo lớn sau khi biết dùng lửa.

Dòng dõi của Thần Nông

Tương truyền vào thời Viêm - Hoàng, Viêm Đế và Hoàng Đế đều là dòng dõi của Thần Nông thị, hai bộ lạc liên hợp hình thành dân tộc Hoa Hạ

Viêm Đế bị Hoàng Đế đánh bại, Hoàng Đế làm thiên tử, một phần bộ lạc của Viên Đế rời khỏi lưu vực sông Hoàng Hà.

Xi Vưu cũng là dòng dõi của Thần Nông thị, sau khi bộ lạc của Xi Vưu thua trận ở lưu vực sông Hoàng Hà, một phần nhập vào bộ lạc của Hoàng Đế, một phần chuyển về phía nam, sau lại sang phía tây. Ở vùng Ngạc, Tương, Quý đều có người Miêu sinh sống, là dòng dõi của Xi Vưu, vì tổ tiên làm nghề nông, cho nên có tên ấy. Xi Vưu là dòng dõi của Thần Nông thị, trình độ văn minh của bộ lạc của Xi Vưu vốn tương đối cao, chỉ vì sau khi thua trận mà dòng dõi phải chuyển cư ở vùng núi non xa cách, lâu ngày văn hóa đều không tiến bộ, lại thoái hóa, trở thành dân ở ngoài vòng giáo hóa.

Chỗ ở của Thần Nông

Tương truyền Thần Nông thị sinh ra ở núi Liệt Sơn, có người dựng "nhà cũ của Thần Nông" ở động Thần Nông tại núi Liệt Sơn thuộc thị trấn Lệ Sơn, cách phía bắc thành phố Tùy Châu tỉnh Hồ Bắc 40 km.

"Nhà cũ của Thần Nông", có dựng hai chỗ ở động Thần Nông (một chỗ là cất giữ thóc lúa cỏ thuốc, một chỗ là nhà ở), còn có đình Thần Nông, tháp Thần Nông, miếu Thần Nông; ở phía nam núi dựng phòng trà Thần Nông, vườn hoa Thần Nông, đình Cửu Long và phía bắc núi có làm mấy chục chỗ như vườn trồng các loài cỏ, ao tắm của mẹ của Thần Nông là bà An Đăng.

Vùng núi phía tây của tỉnh Hồ Bắc cũng có một chỗ gọi là "giá Thần Nông", cũng có quan hêh với Thần Nông thị, vì theo truyền thuyết Thần Nông thị từng từng đến chỗ ấy đặt giá làm thuốc.

Động Thần Nông và bia Thần Nông

Rời khỏi thành phố Tùy Châu 55 km đến trên núi Liệt Sơn, trong động vốn có bàn đá, ghế đá, bát đá và giường đá, theo truyền thuyết là đồ vật mà Thần Nông dùng. Núi Liệt Sơn còn có kiến trúc cổ như giếng Thần Nông, nhà Thần Nông, gác Thần Nông. Phía bắc thị trấn Lệ Sơn có một tấm bia "Viêm Đế Thần Nông thị", còn giữ được đến ngày nay.

 

Từ ngữ chủ yếu

神農氏 Thần Nông thị: họ Thần Nông, ông Thần Nông, có nghĩa là "người làm nông giỏi như thần".


裴李岗文化 Bùi Lí Cương văn hóa: văn hóa Bùi Lí Cương là nền văn hóa thời kì đồ đá mới, niên đại: 9.000 - 7.000 năm trước, di chỉ tại thôn Bùi Lí Cương - thành phố Tân Trịnh - tỉnh Hà Nam - Trung Quốc mà có tên ấy. Con người thời này đã biết trồng cây lúa tắc (còn gọi là lúa khô, tiểu mễ) và chăn nuôi heo, bắt đầu biết làm đồ gốm.

贾湖文化 Giả Hồ văn hóa: văn hóa Giả Hồ là nên văn hóa thời kì đồ đá mới, niên đợi: muộn hơn văn hóa Bùi Lí Cương một chút, di chỉ tại thôn Giả Hồ - cách phía tây bắc thị trấn Vũ Độ - huyện Vũ Dương - thành phố Tháp Thị - tỉnh Hà Nam - Trung Quốc 1.5 km. Biết trồng lúa tắc, lúa nước, nấu rượu từ gạo, nho, làm sáo từ xương thú, khắc phù hiệu...
 
 
Phả hệ của Viêm Đế Thần Nông thị

- Đời thứ nhất là Thần Nông thị: gọi là Viêm Đế, Cũng gọi là Xích Đế, Liệt Sơn thị, sinh tại bờ sông Khương (một dải thành phố Bảo Kê - tỉnh Thiểm Tây - Trung Quốc ngày nay) hoặc ở núi Liệt Sơn (thành phố Tùy Châu - tỉnh Hồ Bắc ngày nay) cách nay khoảng hơn 4.000 năm. Lúc chết táng tại Trường Sa (tỉnh Hồ Nam ngày nay). Hậu duệ nổi danh là Hoàng Đế Hữu Hùng thị, Xi Vưu, Cộng Công, Bá Di.

- Đời thứ hai là Đế Khôi: là con cả của Thần Nông thị, làm vua 80 năm.

- Đời thứ ba là Đế Thừa: làm vua 60 năm.

- Đời thứ tư là Đế Minh: làm vua 49 năm.

- Đời thứ năm là Đế Trực: làm vua 45 năm.

- Đời thứ sáu là Đế Lai: làm vua 48 năm.

- Đời thứ bảy là Đế Ai: làm vua 42 năm.

- Đời thứ tám là Đế Du Võng: làm vua 55 năm. Bị Hoàng Đế Hữu Hùng thị đánh bại, mất ngôi thủ lĩnh.

- Đời thứ chín tên là Khí: con của Đế Du Võng.

- Đời thứ mười tên là Chúc Dung: con của Khí, lúc chết được táng ở núi Hành Sơn (thuộc tỉnh Hồ Nam ngày nay).

- Đời thứ mười một tên là Thuật Hiêu: con của Chúc Dung.

- Đời thứ mười hai tên là Câu Long: con của Thuật Hiêu.

- Đời thứ mười ba tên là Thùy: con của Câu Long.

- Đời thứ mười bốn tên là Cộng Công: tranh ngôi vua với Chuyên Húc không được, húc đầu vào núi Bất Chu.

- Đời thứ mười lăm tên là Bá Di: giúp vua Nghiêu coi giữ bốn ngọn núi lớn, giúp vua Vũ trị thủy, xét công được phong ở ấp Lữ, trở thành tổ tiên của họ Lữ. Khương thái công Lữ Thượng là hậu duệ.


Trận đánh ở cánh đồng Trác Lộc

Theo truyền thuyết, Viêm Đế là thủ lĩnh của bộ lạc họ Khương thời xưa. Tương truyền mẹ của ông tên là Nữ Đăng, một lần đi chơi ở phía nam núi Hoa, bị rồng thần quấn lấy thân, cảm ứng mà có thai, sinh ra Viêm Đế tại hang đá ở núi Liệt Sơn, thân người đầu bò, trên đầu có sừng, lớn lên ở bên sông Khương, có thánh đức, dựa vào hỏa đức mà làm vua, cho nên gọi là Viêm Đế. Lúc đầu bộ lạc của Viêm Đế sinh sống ở lưu vực sông Khương, sau đó đi vào giữa lưu vực sông Hoàng Hà, nảy sinh xung đột nhiều lần với bộ lạc Cửu Lê. Bấy giờ là thời Viêm Đế tên là Du Võng, thủ lĩnh của bộ lạc Cửu Lê tên là Xi Vưu, cũng là dòng dõi của Thần Nông thị, thân thú mặt người, đầu đồng chân sắt, trên tai mọc lông cứng như đao kiếm, có thể ăn được sỏi đá, lấy một số loài thú dữ làm vật tổ, có 81 thị tộc, là bộ lạc dũng mãnh thiện chiến. Xi Vưu đuổi Viêm Đế đế cánh đồng Trác Lộc (lưu vực sông Tang Can phía tây bắc tỉnh Hà Bắc ngày nay), Viêm Đế bèn đến chỗ Hoàng Đế cầu cứu, đánh Xi Vưu ở Trác Lộc. Hoàng Đế đánh bại Xi Vưu, được bầu làm thiên tử. Giới sử học còn theo một truyền thuyết khác, bấy giờ cuối thời Thần Nông thị suy yếu, Viêm Đế tên là Du Võng không hiệu lệnh được chư hầu, Hoàng Đế bắt đầu nuôi dưỡng lực lượng, đánh bại Du Võng ở Bản Tuyền. Sau đó Xi Vưu không thần phục, lại đánh Xi Vưu ở Trác Lộc, thống nhất chư hầu.
 
 
Có một thông tin có liên quan tới dân Lạc Việt mà Lí tiên sinh chưa đề cập.

Đó là Viêm Đế Lăng ở huyện Viêm Lăng, thuộc Chu Châu thị, tỉnh Hồ Nam 湖南省株洲市炎陵县. Nằm ở khoảng giữa lưu vực sông Tương, xưa được gọi là "cổ Lạc Việt chi địa", xem thông tin ở đây: [www.12edu.cn]

Vùng này mãi đến cuối thời Chiến Quốc mới thuộc về nước Sở, lúc Khuất Nguyên (屈原 340 TCN - 278 TCN) bị đầy đến đất này thì vùng này vẫn còn bị coi chỗ rừng rú man di.

Bản thân người Sở lúc đầu lập quốc cũng không nhận mình là "Hoa hạ", vua Sở Hùng Cừ từng nói: "Ta là dân man, ta không chịu nhận thụy hiệu của vua nhà Chu"

Như vậy hơn hai ngàn năm lăng Viêm Đế ở trên đất Lạc Việt thì thị tộc nào đã giữ gìn coi sóc nó ? Hay có một nhóm người Hán giữ vùng lăng này hơn 2 ngàn năm, lọt vào giữa các nhóm Lạc Việt ? họ nói ngôn ngữ gì, phong tục tập quán có gì khác với dân lạc Việt không ?

Lại thêm chuyện Tang Cung trong Hậu Hán thư cho biết người Lạc Việt từng cư trú ở huyện Trung Lư (nay là Nam Chương), lỵ phủ là Tương Dương - Phàn Thành, chỉ cách Liệt Sơn, quê hương Thần Nông khoảng 60km đường chim bay. Đây có phải là chuyện tình cờ không ?

Đồng ý rằng Lạc Việt có nhiều nhóm tộc, nhưng tộc lớn nhất là Kinh tộc, gần gấp đôi tất cả các nhóm tộc kia cộng lại. Trong các nhóm tộc đó, ngoài Kinh tộc thì còn nhóm tộc nào có truyền thuyết tự xưng dòng dõi Thần Nông không ?
 
Theo truyền thuyết Viêm Đế Thần Nông thị vì nếm phải cỏ độc mà chết, táng ở Trường Sa. Vậy thì nơi Thần Nông thị nếm phải cỏ độc là ở Trường Sa, cho nên táng ở đấy. Lăng ở đây hiểu theo nghĩa cổ là "gò đất lớn". Lăng Viêm Đế kể từ thời nhà Tống, năm Càn Đức thứ năm (năm 967 Công nguyên) cho "lập lăng miếu, làm tượng để tế", từ đó không ngừng tu sử mới có như ngày nay có tổng thể cả miếu, đền, đài, điện, bia, chùa...

Khi chưa có sách vở chữ viết thì có "bia miệng". Những thị tộc, bộ lạc ở đất Tương đã làm cái bia miệng đó, để người đời sau biết rằng Viêm Đế đã mất và được táng ở đấy. Người Kinh và người Hán ra thì không một nhóm tộc nào thuộc Bách Việt nhận mình là dòng dõi Thần Nông cả. Bời vì những bộ lạc thuộc Bách Việt ấy dẫu thuộc vào bản đồ Trung Quốc từ thời Tần - Hán về sau, nhưng vẫn ở nơi rừng rú, không có Nho sĩ học theo văn hóa Tàu các Nho sĩ người Kinh từ thời Lí - Trần - Lê.
 
20071031_3.gif
Bản đồ khái quát cương vực thời kì đồ đá mới ở Trung Quốc


新石器時代
Thời kì đồ đá mới

公元前 6000 裴李崗文化誕生遺址在今河南北部
Năm 6000 TCN Khai sinh văn hóa Bùi Lí Cương, di chỉ ở phía bắc
tỉnh Hà Nam ngày nay

公元前 5100 紅山文化誕生遺址遍佈遼河流域北部
Năm 5100 TCN Khai sinh văn hóa Bùi Lí Cương, di chỉ phổ biến
ở phía bắc lưu vực sông Liêu


公元前 5000 仰韶文化北辛文化河姆渡文化相繼誕生遺址分布於黃河流域及長江下游
Năm 5000 TCN Khai sinh các nền văn hóa Ngưỡng Thiều,
văn hóa Bắc Tân, văn hóa Hà Mẫu Độ kế tiếp nhau,
di chỉ phân bố ở lưu vực sôn Hoàng Hà và
hạ du sông Trường Giang

公元前 4500 馬家窯文化誕生遺址在長江三角洲
Năm 4500 TCN Khai sinh văn hóa Mã Gia Diêu, di chỉ ở
vùng tam giác châu sông Trường Giang

公元前 4000 大汶口文化大溪文化相繼誕生遺址分布於黃河下游及長江中游
Năm 4000 TCN Khai sinh các nền văn hóa Đại Vấn Khẩu,
văn hóa Đại Khê văn kế tiếp nhau, di chỉ phân bố ở
dụ du sông Hoàng Hà và trung du sông Trường Giang

公元前 3000 屈家嶺文化石峽文化誕生遺址分別在今湖北及廣東境內
Năm 3000 TCN Khai sinh văn hóa Khuất Gia Lĩnh, văn hóa Thạch Hiệp,
di chỉ phân bố ở các tỉnh Hồ Bắc và Quảng Đông
ngày nay

公元前 2600 龍山文化誕生遺址遍佈於黃河流域中國古史傳說的黃帝時代開始
Năm 2600 TCN Khai sinh văn hóa Long Sơn, di chỉ phân bố ở
lưu vực sông Hoàng Hà; mở ra thời kì Hoàng Đế
truyền thuyết cổ sử Trung Quốc

公元前 2500 良渚文化誕生遺址在今浙江及江蘇南部境內
Năm 2500 TCN Khai sinh văn hóa Lương Chử,
di chỉ ở các tỉnh Chiết Giang và phía nam
tỉnh Giang Tô ngày nay
 
 
新石器時代
Thời đại đồ đá mới


Thời đại đồ đá mới ở Trung Quốc (khoảng 3500 - 1500 TCN) bắt đầu có xuất hiện một số xã hội nông nghiệp, bởi vì con người thời kì này theo đuổi việc làm nghề trồng trọt và chăn nuôi, tương đối giữ gìn được tính ổn định, do đó cởi bỏ được sức lao động trong xã hội để theo đuổi hoạt động công nghệ, khiến cho văn hóa phát triển nhanh chóng. Di chỉ thời kì đồ đá mới phát hiện được ở Trung Quốc rất nhiều, các vùng trong cả nước đều có phát hiện, theo đó mà nói thì phân bố chủ yếu ở xung quanh lưu vực sông Hoàng Hà. Bấy giờ khí hậu ở vùng sông Hoàng Hà có ẩm ướt ấm áp hơn so với ngày nay, rừng cây sum suê, có nhiều loài động vật hoang dã, hồ và đầm ao có khắp miền bắc Trung Quốc. Cây trồng chủ yếu ở thời kì đồ đã mới là lúa tắc, lúa nếp; đồ vật đại biểu là đồ gốm.


仰韶文化(公元前4000-2000)
Văn hóa Ngưỡng Thiều (năm 4000-2000 TCN)

Vì phát hiện sớm nhấy ở di chỉ thôn Ngưỡng Thiều - huyện Yểm Trì - tỉnh Hà Nam mà có tên ấy, là văn hóa giữa thời đại đồ đá mới. Một phái cho rằng tiền thân của văn hóa Ngưỡng Thiều là văn hóa Lão Quan Đài, văn hóa Lí Gia Thôn, Văn hóa Từ Sơn, văn hóa Bùi Lí Cương. Văn hóa Ngưỡng Thiều phân bố chủ yếu ở trung tâm vùng đất Trung Nguyên nơi hội tụ của lưu vực sông Hoàng Hà là các nhánh sông Vị, sông Phân, sông Lạc. Nền móng ở cùng tây bắc và miền Quan Trung có văn hóa đặc trưng không giống nhau, lại chia thành văn hóa Ngưỡng Thiều ở vùng Trung Nguyên và văn hóa Ngưỡng Thiều ở vùng Cam Túc.

紅山文化 (公元前4000-3000)
Văn hóa Hồng Sơn (năm 4000-3000 TCN)

Di chỉ ở thành phố Xích Phong - tỉnh Nội Mông Cổ, là văn hóa cuối thời đại đồ đá mới, phân bố chủ yếu ở phía đông nam tỉnh Nội Mông Cổ, phía tây tỉnh Liêu Ninh, phía bắc tỉnh Hà Bắc. Phát hiện khá nhiều đồ vật làm bằng ngọc, không có nhiều các loại đồ gốm nhưng có vẻ đặc trưng.

馬家窯文化( 公元前3300-2650)
Văn hóa Mã Gia Diêu (năm 3300-2650 TCN)

Vì phát hiện ở thôn Mã Gia Diêu - huyện Lâm Thao - tỉnh Cam Túc mà có tên ấy, thuộc văn hóa cuối thời đại đồ đá mới. Phân bố chủ yếu tại vùng thượng du sông Hoàng Hà.

良渚文化(公元前3300-2200)
Văn hóa Lương Chử (năm 3300 - 2200 TCN)

Vì phát hiện ở thị trấn Lương Chử - huyện Dư Hàng - tỉnh Chiết Giang mà có tên ấy, thuộc văn hóa cuối thời đại đồ đá mới, phân bố chủ yếu ở vùng Thái Hồ. Đồ gốm đặc trưng là đồ gốm màu đen, chế tác sáng đẹp. Đồ ngọc điêu khác cũng tinh xảo, có nhiều chủng loại.

山東龍山文化(公元前2500-2000
Văn hóa Long Sơn - tỉnh Sơn Đông (năm 2500 - 2000 TCN)

Vì phát hiển ở thị trấn Long Sơn - huyện Chương Khâu - tỉnh Sơn Đông mà có tên ấy, thuộc văn hóa cuối thời đại đồ đá mới. Phân bố chủ yếu ở giữa và phía đông tỉnh Sơn Đông, vùng phía bắc sông Hoài của tỉnh Giang Tô. Cư dân ở đây lấy việc trồng cây lúa tắc trên ruộng khô, chăn nuôi các loài gia súc như heo, bò, dê, chó và đánh bắt cá là chủ yếu. Kế thừa kĩ thuật chế tác đồ gốm của văn hóa Đại Vấn Khẩu, chế tác thành đồ gốm màu đen, vỏ gốm sáng mỏng như vỏ trứng.
 
 
Ta nên chú ý, thời đại Thần Nông thị cho đến thời vua Nghiêu-Thuấn còn là thời đại đồ đá mới, dùng công cụ bằng đồ đá và đồ gốm; con người dẫu đã định canh định cư trồng trọt nhưng về quản lí xã hội (nhà nước) là chưa có chặt chẽ, nếu không muốn nói chưa có nhà nước, tức là chưa có chữ viết và con ngựa. Vậy thì làm gì có tri thức chính trị này kia? Cùng lắm chỉ là những kinh nghiệm mắt thấy tai nghe rồi truyền miệng cho nhau theo lối "thắt gút" mà thôi.

Chuyện di cư vì chiến tranh hay chính trị thời xưa rất ít, mà có thì cũng chẳng đi được bao xa, bởi vì phương tiện không có (xe ngựa, thuyền lớn và quan trọng là con đường), chưa kể thời ấy đất rộng người thưa, nhiều vùng đồng bằng chưa được khai phá, rừng rậm, ao hồ và thú dữ còn nhiều, dễ làm "chùn bước" của những đoàn di dân.

Chuyện dòng dõi Thần Nông là Lạc Long Quân chạy xuống Ngũ Lĩnh rồi Việt Nam là khó xảy ra. Họ không có động cơ để chạy xa như thế. Bấy giờ Hoàng Đế đánh Xi Vưu ở Trác Lộc (thuộc miền Hà Bắc), một bộ phận người Cửu Lê phải thiên di về phía nam, vượt sông Hoài, đến thời nhà Chu, ở vùng sông Hoài vẫn có nhóm dân gọi là 淮夷 Hoài Di, xa hơn chỉ đến vùng hồ Động Đình và hồ Bà Dương. Vào thời vua Thuấn, người Miêu ở đây làm loạn, vua Thuấn đi dẹp, chỉ đến núi Cửu Nghi mà thôi.

Thực ra, theo truyền thuyết chép trong Lĩnh Nam chích quái, chẳng có cái gọi là "thiên di" về chiến tranh hay chính trị gì cả. Câu chuyện chỉ giải thích nguồn gốc dân Bách Việt là con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau khi sinh 100 trứng và sự thành lập nước Văn Lang. Câu chuyện này chỉ là thần thoại có chủ ý của một nhóm tác giả Hán học từ thời Lí Trần về sau mà thôi. Nó hoàn toàn vô lí và không có cơ sở, nó phủ nhận hoàn toàn văn minh của người bản địa là do người bản địa tạo dựng từ sớm, ít ra cũng ngang ngửa với thời đại Thần Nông ở lưu vực sông Dương T
 
 
zhyg01.gif

中國新石器時代文化遺址分布示意圖

Bản đồ biểu thị phân bố di chỉ văn hóa thời đại đồ đá mới ở Trung Quốc
 
 

Bàn Cổ - Nữ Oa - Thần Nông

 

Dịch giả: Lý Nhĩ Chân

 

0102pic01916.gif

中國舊石器時代考古遺址分布圖

Bản đồ phân bố di chỉ khảo cổ thời đại đồ đá cũ ở Trung Quốc


[hk.chiculture.net]


Người đứng thẳng

元謀人  約公元前170萬年
Người Nguyên Mưu khoảng 170 vạn năm TCN

藍田人  約公元前80 - 50萬年
Người Lam Điền khoảng 80 - 50 vạn năm TCN

北京猿人  約公元前50 - 20萬年
Người vượn Bắc Kinh khoảng 50 - 20 vạn năm TCN

大洞文化  約公元前30 萬年
Đại Động văn hóa khoảng 30 vạn năm TCN

金牛山人  約公元前28 萬年
Người Kim Ngưu Sơn khoảng 28 vạn năm TCN


Người tinh khôn thời kì sớm

大荔人  約公元前20 萬年
Người Đại Lệ khoảng 20 vạn năm TCN

馬壩人  約公元前20 - 10萬年
Người Mã Bá khoảng 20 - 10 vạn năm TCN

丁村人  約公元前12 萬年
Người Đinh Thôn khoảng 20 - 10 vạn năm TCN


Người tinh khôn thời kì muộn

柳江人  約公元前5 萬年
Người Liễu Giang khoảng 5 vạn năm TCN

河套人  約公元前5 - 3.7萬年
Người Hà Sáo khoảng 5 - 3.7 vạn năm TCN

下川文化  約公元前3.6 - 1.3萬年
Văn hóa Hạ Xuyên khoảng 3.6 - 1.3 vạn năm TCN

山頂洞人  約公元前1.8 萬年
Người Sơn Đính Động khoảng 1.8 vạn năm TCN

 

 

Bổ sử kí


Tam hoàng bản kỉ



(Đường - Tư Mã Trinh soạn chú)


Tiểu Tư Mã thị [1] nói: Thái sử công soạn Sử kí, chép những việc thích đáng của vua tôi, những việc từ thủa khai tịch đến đương đại, cho là trước sau một nhà. Nay bỏ Tam hoàng mà lấy Ngũ đế làm đầu, đấy là vì Đại Đái lễ có Ngũ đế đức biên, lại vì các thế hệ của Đế vương đều theo thứ tự từ Hoàng Đế về sau, cho nên lấy Ngũ Đế bản kỉ làm đầu. Thật ra, thời Tam hoàng về trước, sách vở ít chép. Nhưng cái gốc của vua tôi, cái nguồn của giáo hóa, đã được bàn đến trong sử xưa, nhưng cũng không trọn vẹn. Gần đây, Hoàng Phủ Mật soạn Đế vương thế kỉ, Từ Chỉnh soạn Tam ngũ lịch, đều luận các việc từ thời Tam hoàng về sau. Đấy cũng là một bắng chứng của thời xưa, nay chọn mà tập hợp lại soạn thành Tam hoàng bản kỉ, dẫu còn nông cạn, nhưng tạm bổ khuyết vậy.

Thái Hạo Bào Hi thị, họ Phong, thay Toại Nhân thị, theo trời mà làm vua. Mẹ là Hoa Tư, dẫm vào vết chân của người lớn [2] ở Lôi Trạch mà sinh ra Bào Hi ở Thành Kỉ. Thân rắn đầu người. Xét: Phục Hi họ Phong, được chép ở Quốc ngữ. Từ đoạn chép về Hoa Tư về sau xuất từ Đế vương thế kỉ. Còn Lôi Trạch là tên đầm, là chỗ mà vua Thuấn bắt cá, tại huyện Tế Âm. Thành Kỉ cũng là tên đất. Xét quận Thiên Thủy có huyện Thành Kỉ. Có thánh đức, ngẩng thì xem tượng ở trời, cúi thì xét hình ở đất, bên thì nhìn vết chân của chim thú, theo cái quy luật của trời đất. Gần thì tìm ở mọi người, xa thì tìm ở các vật, bắt đầu vẽ ra bát quái để thông cái đức của thần linh, để biết cái tính của vạn vật. Tạo thư khế [3] để thay lối thắt gút. Do đó bắt đầu định ra phép cưới hỏi, lấy da hươu làm lễ. Xét: Cổ sử khảo của Tiếu Chu chép: Phục Hi đặt ra phép cưới hỏi, lấy da hươu làm lễ. Kết lưới võng để dạy dân bắt cá, cho nên gọi là Mật Hi thị. Xét: Việc này xuất từ Hán thư - Lịch chí. Mật, đoc là 'phục'. Lấy nhà bếp dể nuôi gia súc, cho nên gọi là Bào Hi. Có điềm rồng, lấy rồng để đặt tên quan coi việc, gọi là Long sư. Làm ra cây đàn sắt có ba mươi lăm dây. Vua của mộc đức, chủ mùa xuân, cho nên Dịch chép là 'đế xuất ở quẻ chấn'. Trong chương Nguyệt lệnh - Mạnh xuân là Đế Thái Hạo vậy. Xét: Làm vua ở miền đông, nhìn sự sáng rỡ của Mặt trời, cho nên gọi là Thái Hạo. Hạo là sáng rỡ vậy. Đóng đô ở đất Trần, đến phía đông phong thiện ở núi Thái Sơn, làm vua một trăm mười một năm thì bằng. Xét: Hoàng Phủ Mật nói Phục Hi được táng ở Nam Quận, có người nói mộ ở phía tây huyện Cao Bình quận Sơn Dương. Dòng dõi ở vào thời Xuân thu là vua của các nước Nhâm, Túc, Tu, Câu, Chuyên Du, đều là con cháu họ Phong.

Nữ Oa thị cũng họ Phong, thân rắn đầu người, có đức thần thánh, thay Mật Hi mà làm vua, hiệu là Nữ Hi thị. Không có sáng tạo gì ngoài làm ra khèn sinh hoàng,Xét: Lễ kí - Minh đường và Hệ bản đều chép Nữ Oa làm ra khèn hoàng. cho nên Dịch không chép, không nối theo ngũ hành. Có người nói Nữ Oa cũng là vua của mộc đức, có lẽ là dòng dõi của Mật Hi đã qua được mấy đời rồi. Kim mộc luân chuyển một vòng lại về lúc đầu. Nêu riêng Nữ Oa ở đây là vì có công cao, xếp vào Tam hoàng, cho nên là vua của mộc đức vậy. Vào cuối thời ấy, chư hầu là Cộng Công thị dùng trí hình, làm việc cường bạo mà không theo phục. Lấy thủy thay mộc, bèn đánh với Chúc Dung, không thắng mà giận, rồi húc đầu vào núi Bất Chu, núi lở, cột trời gãy, mạch đất sụt. Nữ Oa bèn luyện đá năm màu để vá trời, chặt chân con ngao [4] để dựng bốn cột, tụ cây lau để ngăn nước lụt, để giúp Kí châu. Xét việc này xuất từ Hoài Nam Tử. Do đó đất bằng trời tròn, không đổi vật cũ.

Nữ Oa thị mất, Thần Nông thị thay. Xét: Những người chép về Tam hoàng không giống nhau. Tiếu Chu lấy Toại Nhân là hoàng. Tống Quân lấy Chúc Dung là hoàng. Trịnh Huyền dựa theo Xuân thu vĩ lấy Nữ Oa là hoàng, thay Phục Hi. Hoàng Phủ Mật cũng như thế. Nay tôi theo đó mà nói. Viêm Đế Thần Nông thị, họ Khương, mẹ là Nữ Đăng, con gái của Hữu Oa thị, làm vợ của Thiếu Điển. Cảm rồng thần mà sinh ra Viêm Đế, thân người đầu bò, lớn lên ở bên sông Khương, nhân đó đặt làm họ. Xét: Quốc ngữ chép: Viêm Đế, Hoàng Đế đều là con của Thiếu Điển, mẹ của họ đều là con gái của Hữu Oa thị. Xét các sách và Cổ sử khảo, từ thời Viêm Đế về sau cả thảy là tám đời, được hơn năm trăm năm, đến đây Hiên Viên thị nổi lên. Há có việc Viêm Đế, Hoàng Đế đều là anh em cùng hẹ sao? Hoàng Phủ Mật cho rằng Thiếu Điển, Hữu Oa thị là quốc hiệu của chư hầu, nhưng hai vua họ Cơ và Khương cùng xuất từ Thiếu Điển, vậy thì mẹ của Hoàng Đế chỉ là con gái đời sau của mẹ của Thần Nông thị, đều là con gái của Hữa Oa thị vậy. Là vua của hỏa đức, cho nên gọi là Viêm Đế. Lấy lửa để đặt tên quan coi việc. Đẽo gỗ làm quốc, chặt gỗ làm cày, làm các đồ cày cuốc để dạy muôn người. Vì dạy trồng trọt, cho nên gọi là Thần Nông thị. Do đó đặt ra lễ tế chạp, lấy roi đỏ để khoa cây cỏ. Bắt đầu nếm trăm loại cỏ, mới có thuốc chữa bệnh. Lại làm đàm sắt có năm dây. Dạy dân vào giữa ngày họp chợ, trao đổi xong thì về, đều đâu vào đấy. Rồi chồng bát quái đơn thành 64 quẻ. Lúc đầu đóng đô ở đất Trần, sau lại trú ở Khúc Phụ. Xét: Huyện Hoài Dương ngày nay có giếng Thần Nông. Lại theo Tả truyện chép nước Lỗ có kho của Đại Đình thị. Làm vua một trăm hai mươi năm thì băng, táng ở Trường Sa. Thần Nông vốn nổi lên ở núi Liệt Sơn, cho nên Tả thị gọi là con của Liệt Sơn thị gọi là Trụ, cũng gọi là Lệ Sơn thị có thiên hạ vậy. Xét: Trịnh Huyền nói: Lệ Sơn là chỗ Thần Nông sinh ra, cũng gọi là Liệt Sơn. Hoàng Phủ Mật nói: Lệ Sơn thuộc làng Lệ Hương huyện Tùy Châu ngày nay.

Thần Nông thị lấy con gái của Bôn Thủy thị, gọi là Thính Bạt làm vợ, sinh ra Đế Ai, Đế Ai sinh ra Đế Khắc, Đế Khắc sinh ra Đế Du Võng, cả thảy tám đời, được năm trăm ba mươi năm thì Hiên Viên thị nổi lên. Xét: Từ thời Thần Nông về sau là tám đời, việc này thấy chép trong Đế vương thế kỉ và Cổ sử khảo. Nhưng sách cũ lại không chép. Huống cho hai họ Tiếu-Hoàng đều là người quân tử nổi danh thời trước, khảo xét sách cũ mà soạn? Há đến nay lại xuyên tạc sao? Cho nên tôi theo đó mà nói. Dịch chép là Thần Nông thị mất, tức Du Võng vậy. Du Võng cũng nối hiệu của Thần Nông. Dòng dõi có vua của các nước Châu, Phủ, Cam, Hứa, Hi, Lộ, Tề, Kỉ, Thai, Hướng, Thân, Lữ, đều là hậu duệ của họ Khương, đều làm chư hầu, hoặc chia ra làm Tứ nhạc. Vào thời nhà Chu có Phủ Hầu, Thân Bá, là Tướng quốc giỏi của nhà vua. Các nước Tề, Hứa xếp làm chư hầu, làm bá ở Trung Quốc. Có lẽ là vì đức của thánh nhân rộng lớn, cho nên hậu duệ được hưng thịnh lâu dài vậy.

Có người nói Tam hoàng là Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng làm Tam hoàng. Vì vào buổi đầu khai tịch, mới có vua tôi. Điều mà các sách xưa chép, không nên bỏ hết, cho nên hợp vào đây theo trình tự.

Trời đất mới lập, có Thiên Hoàng thị, thân có mười hai đầu. Đơn sơ chẳng làm gì cả mà tục tự hóa. Làm vua của mộc đức, tính năm kể từ sao Nhiếp đề. Có mười hai người anh em, mỗi vị đều sống đến một vạn tám nghìn tuổi. Có lẽ trời đất mới lập, có người thần xuất hiện hành hóa, cho nên niên đại lâu dài. Nhưng nói là có mười hai đầu, đấy chẳng phải là thân của một người có mười hai đầu vậy. Có lẽ là thời xưa sánh với số đầu của chim thú.

Địa Hoàng có mười một đầu, làm vua của hỏa đức, có mười một người anh em, nổi lên ở các núi Hùng Nhĩ, Long Môn, mỗi vị cũng đều sống đến một vạn tám nghìn tuổi.

Nhân Hoàng có chín đầu, cưỡi xe mây cắm sáu lông chim, ra từ cửa hang. Có chín anh em, chia ra làm vua của chín châu, đều dựng thành ấp, cả thảy một trăm năm mười đời, hợp lại là bốn vạn năm nghìn sáu trăm năm.
Từ thời Thiên Hoàng về sau, đều chép ở Hà đồ và Tam ngũ lịch.

Từ thời Nhân Hoàng về sau có Ngũ Long thị, Ngũ Long thị, có năm người anh em, cùng cưỡi rồng lên xuống, cho nên gọi là Ngũ Long thị Toại Nhân thị, Xét: Vua này dùi gỗ tạo ra lửa, dạy dân nấu chín đồ ăn, ở trước thời Phục Hi thị. Tiếu Cho lấy Toại Nhân làm đầu của Tam hoàng Đại Đình thị, Bách Hoàng thị, Trung Ương thị, Quyển Tu thị, Lật Lục thị, Li Liên thị, Hách Tư thị, Tôn Lô thị, Hồn Độn thị, Hạo Anh thị, Hữu Sào thị, Chu Tương thị, Cát Thiên thị, Âm Khang thị, Vô Hoài thị, đấy có lẽ là hiệu của những vị có được thiên hạ sau thời Tam hoàng, Xét: Hoàng Phủ Mật cho rằng từ thời Đại Đình thị về sau có mười lăm vị vua, đều nối hiệu Phục Hi. Việc này không thấy qua, khó mà dựa theo. Nhưng xét những vị vua từng phong thiện ở núi Thái Sơn, trước thì có Hữu Hoài thị là trước thời Thái Hạo; chẳng lẽ đúng như lời mà Mật nói? nhưng sách vở không chép, chẳng biết họ, niên đại, chỗ mà các vị ấy đóng đô. Nhưng Hàn thi cho rằng từ xưa có hơn vạn vị phong thiện ở đỉnh Lương Phủ núi Thái Sơn. Trọng Ni xem xét cũng không thể biết hết. Quản Tử cũng nói có bảy mươi hai vị phong thiện ở núi Thái Sơn. Di Ngô cũng nói là có mười hai vị. Lúc đầu thì có Vô Hoài thị, vậy thì trước thời Vô Hoài thị, từ thời Thiên Hoàng về sau, niên đại xa xăm, các Đế vương làm sao mà lên mà tế cáo được! Nhưng sách cổ đã mất, không thể luận được, há bảo là không có đế vương sao? Cho nên Xuân thi vĩ nói là từ thủa khai tịch rất là rực rỡ, cả thảy ba trăm hai mươi bảy vạn sáu nghìn tuổi, chia làm mười kỉ. Cả thảy chín đời, một vạn sáu trăm năm: một là kỉ Cửu Đầu, hai là kỉ Ngũ Long, ba là là Nhiếp Đề, bốn là kỉ Hợp Lạc, năm là kỉ Liên Thông, sáu là kỉ Tự Mệnh, bảy là lẻ Tu Phi, tám là kỉ Hồi Đề, chín là kỉ Chiến Thông, mười là kỉ Lưu Cật. Có lẽ kỉ Lưu Cật ứng vào thời Hoàng Đế, đặt ở trong chín kỉ , cho nên nên chép ở đây, bổ thêm vào vậy.


[www.sidneyluo.net]


____________________


Chú thích:


[1] Tiểu Tư Mã thị: tức Tư Mã Trinh tự gọi mình, nghĩa là người họ Tư Mã hèn kém.

[2] Người lớn: chỉ người khổng lồ, to lớn khác thường.

[3] Thư khế: một dạng chữ viết cổ theo lối tượng hình.

[4] Con ngao: theo truyền thuyết là một con rùa lớn.

 

 

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Sử ký - Hóa thực liệt truyện
 
Dịch giả: Tích Dã

Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân Tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa
Đoan Hùng, Phan Quốc Sơn, Tích Dã chuyển ngữ chú giải


Sách ẩn: Luận ngữ chép: "Tứ [1] không theo mệnh trời mà làm ra hóa thực." Quảng nhã chép: "Thực là lập nên." Khổng An Quốc chú giải Thượng thư nói: "Thực là làm ra. Làm ra của cải hàng hóa."

Lão Tử nói: "Cách trị nước tốt nhất là người nước bên cạnh nhìn được nhau, nghe được tiếng gà chó của nhau, dân đều ngon miệng khi ăn đồ ăn của mình, thấy đẹp khi mặc cái áo của mình, quen thuộc theo lề thói của mình, vui vẻ làm cái nghề của mình, đến lúc già chết đi cũng không qua lại lẫn nhau." Nếu phải làm việc như vậy thì đến gần thời nay như bịt tai che mắt người dân, có lẽ không làm được vậy.

Thái sử công nói: "Ta chẳng biết từ thời Thần Nông về trước. Đến như điều mà Thi-Thư chép về thời Ngu-Hạ về sau thì thấy tai mắt người dân muốn nghe tiếng nhạc nhìn sắc đẹp, miệng muốn nếm mùi thịt ngon, thân thì muốn nhàn rỗi, lòng thì muốn được cái lợi quyền thế nổi tiếng. Cái thói ấy ngấm vào người dân đã lâu rồi, dẫu đến từng nhà mà khuyên dụ thì cũng không đổi được. Cho nên cách tốt nhất là nhân theo cái thói ấy, thứ đến là dùng cái lợi để dẫn dắt người dân, thứ nữa là dạy dỗ người dân, thứ nữa là nắn sửa người dân, cách kém nhất là tranh lợi với người dân."

Miền Sơn Tây [2] nhiều gỗ, tre, cây cốc, cây lô, Sách ẩn: Từ Quảng nói: "Cây lô là cây gai, dùng để dệt thành vải." Sách ẩn: Cốc là tên cây, vỏ dùng làm giấy. Cây lô là cây gai trên núi, dùng để dệt vải. lông bò, đá ngọc; miền Sơn Đông nhiều cá, muối, sơn, sợi tơ, con hát, gái đẹp; miền Giang Nam có cây nam, cây tử, cây gừng, cây quế, vàng, thiếc, quặng chì, đan sa, sừng tê, đồi mồi, ngọc trai, ngà voi; phía bắc núi Long Môn, núi Kiệt Thạch Chính nghĩa: Núi Long Môn tại huyện Long Môn châu Giáng. Núi Kiệt Thạch tại huyện Lư Long châu Bình. có nhiều ngựa, bò, dê, lông, gân, sừng bò; còn mỏ đồng, sắt thì có ở các quả núi trải dài ngàn dặm như quân cờ. Sách ẩn: Nói là như quân cờ trên bàn cờ, khắp nơi
đều có. Chính nghĩa: Ý nói núi có đồng, sắt rộng ngàn dặm, sắp đặt như quân cờ vây. Quản Tử chép: "Trong thiên hạ có năm ngàn hai trăm bảy mươi quả núi lớn, có bốn trăm sáu mươi bảy quả núi có mỏ đồng, có ba ngàn sáu trăm lẻ chín quả núi có mỏ sắt. Trên núi có đất đỏ thì dưới núi có quặng sắt. Trên núi có chì thì dưới núi có bạc. Trên núi có bạc thì dưới núi có đất đỏ. Trên núi có đá từ thì dưới núi có vàng."
Đại loại như vậy đó. Đấy đều là cái mà người dân Trung Quốc ưa thích, người đời dùng các đồ ấy để ăn, uống, mang, mặc, lo cuộc sống và lúc chết. Cho nên dựa vào người cày ruộng mà ăn lúa, người hái củi mà thổi lửa, người chài lưới mà ăn cá, người thợ nghề mà có đồ dùng, nhà buôn mà trao đổi hàng hóa. Đấy há phải dạy bảo mời gọi hẹn gặp sao? Người dân đều làm theo tài năng của mình, dốc hết sức của mình để làm được cái mà mình muốn. Cho nên hàng hóa rẻ thì đòi đắt, hàng hóa đắt thì đòi rẻ, đều gắng theo nghề của mình, vui làm việc của mình, như nước chảy về chỗ thấp, ngày đêm không ngừng nghỉ, không gọi mà tự đến, không tìm mà dân tự làm ra. Há chẳng phải là điều hợp với lẽ thường, kết quả vốn có hay sao?

Chu thư chép: "Người cày ruộng không làm việc thì thiếu lúa ăn, người thợ nghề không làm việc thì thiếu đồ dùng, nhà buôn không làm việc thì hết hàng hóa, người hái cúi chài lưới không làm việc thì thiếu tiền của." Thiếu tiền của thì cái lợi của núi đầm không được dùng hết. Bốn cái ấy là cái nguồn cơm áo của người dân. Nguồn lớn thì nhiều, nguồn ít thì thiếu. Trên thì làm giàu cho nước, dưới thì làm giàu cho nhà. Cái lẽ giàu hay nghèo chẳng phải cho hay cướp mà có, mà là khôn khéo thì giàu có, vụng về thì không đủ. Cho nên Thái Công Vọng [3] được phong ở ấp Doanh Khâu là nơi đất ngập mặn, nguời dân ít, do đó Thái Công Vọng khuyến khích đàn bà làm việc, trổ hết khéo léo, trao đổi cá, muối; do đó người dân và hàng hóa đều đổ về đấy như xâu tiền quấn quanh trục xe. Cho nên người nước Tề làm ra dây, mũ, giày, áo cho thiên hạ, người miền Hải-Đại [4] thu góp của cải mà hướng về đấy. Sách ẩn: Ý nói nước Tề đã giàu có, cấp dải mũ cho thiên hạ, sự no đủ trùm cả nước khác, cho nên người miền Hải-Đại thu góp tiền của mà đến nước Tề, ý nói là ham lợi vậy. Sau đó nước Tề suy yếu, Quản Tử [5] sửa lại, đặt tiền của ở chín phủ, Chính nghĩa: Quản Tử chép: "Khinh trọng." là nói về tiền của. Cách trị dân có phép tắc trông coi tiền của. Nhà Chu có Đại phủ, Ngọc phủ, Nội phủ, Ngoại phủ, Tuyền phủ, Thiên phủ, Chức nội, Chức kim, Chức tệ, đều là quan lại trông coi tiền của, cho nên gọi là 'chín phủ'. do vậy Hoàn Công làm nên nghiệp bá, chín lần hội chư hầu, giúp đỡ thiên hạ; mà Quản Tử cũng có ấp Tam Quy, ngôi vị đến bậc bồi thần, [6]giàu có ngang với vua của các chư hầu. Cho nên nước Tề giàu mạnh ở thời Uy Vương, Tuyên Vương.

Cho nên mới nói: "Kho lẫm đầy thì biết lễ tiết, cơm áo đủ mới biết nhục vinh." Lễ có ở lúc giàu mà bỏ ở lúc nghèo. Cho nên quân tử giàu thì ưa trổ ra cái đức của mình; tiểu nhân giàu thì làm vừa ý cái sức của mình. Ao sâu thì cá mới ở, núi cao thì thú mới tới, người giàu thì càng thêm nhân nghĩa. Người giàu thì quyền thế càng nổi lên, người thất thế thì khách không đến, cho nên không vui. Với người Di-Địch lại càng phải lắm. Người đời nói: "Đứa con nhà có ngàn vàng không chết ở chợ." Đấy chẳng phải là lời suông. Cho nên nói: "Thiên hạ ồn ào, đều vì lợi mà lại; thiên hạ rối rít, đều vì lợi mà đi." Bậc vương có ngàn cỗ xe, bậc hầu có vạn nhà, bậc quân có trăm nóc còn vẫn lo nghèo, nói chi đến người dân bình thường được chép tên trong sổ hộ đây!

...

________


Chú giải:

[1] Tứ: tức Đoan Mộc Tứ, tên chữ là Tử Cống, người nước Vệ, một trong bảy mươi hai học trò giỏi của Khổng Tử.
[2] Sơn Tây: tức miền phía tây núi Thái Hàng, đối với Sơn Đông.
[3] Thái Công Vọng: tức Lữ Thượng, theo giúp nhà Chu hiệu là Thái Công Vọng, được phong ở ấp Doanh Khâu lập nên nước Tề.
[4] Hải-Đại: miền giữa biển Bột và núi Đại.
[5] Quản Tử: tức Quản Trọng, làm tướng quốc giúp Hoàn Công nước Tề làm nên nghiệp bá, có chép sách gọi là Quản Tử.
[6] Bồi thần: bầy tôi của chư hầu. Quản Trọng là bầy tôi của Hoàn Công nước Tề. Hoàn Công lại là bầy tôi của vua nhà Chu.

 

 

Sử kí

Hóa thực liệt truyện


Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân Tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa
Đoan Hùng, Phan Quốc Sơn, Tích Dã chuyển ngữ chú giải


Ngày xưa vua nước Việt tên là Câu Tiễn bị vây khốn ở trên núi Cối Kê bèn dùng kế của Phạm Lãi, Kế Nhiên. Tập giải: Từ Quảng nói: "Kế Nhiên là thầy của Phạm Lãi, tên là Nghiên. Cho nên người đời nói: "Kế của Nghiên là kế tằm ăn dâu." Bùi Nhân xét: Phạm Tử chép: "Kế Nhiên là người miền sông Bộc ấp Qùy Khâu, họ Tân, tên chữ là Văn Tử, tổ tiên là con vua trốn tránh của nước Tấn, từng dạo chơi phía nam đến nước Việt. Phạm Lãi theo học Kế Nhiên." Sách ẩn: Vi Chiêu nói: "Kế Nhiên là thầy của Phạm Lãi." Sái Mô nói: "Có cuốn sách mà Lãi soạn tên là 'Kế nhiên'." Có lẽ không phải. Từ Quảng cũng cho là thầy của Phạm Lãi tên là Nghiên, cho nên nói: "Kế của Nghiên là kế tằm ăn dâu." Ngô Việt xuân thu chép là Kế Nghê. Kế Nhiên nói: "Biết sẽ đánh nhau thì sắm sửa trước, theo từng thời mà biết dùng cái gì. Hai điều này rõ thì xem xét mà biết được đồ dùng ra sao. Cho nên lúc sao tuế vào khoảng sao kim là sẽ được mùa; sao tuế vào khoảng sao thủy thì mất mùa; vào khoảng sao mộc thì đói kém; vào khoảng sao hỏa thì khô hạn. Lúc khô hạn thì sắm thuyền, lúc nước lụt thì sắm xe, Sách ẩn: Quốc ngữ chép: "Đại phu tên là Chủng nói: 'Nhà buôn lúc khô hạn thì sắm thuyền, lúc nước lụt thì sắm xe để đợi'." Đấy là cái lẽ của vạn vật. Sáu năm thì mất mùa một lần, sáu năm thì khô hạn một lần, mười hai năm thì đói kém một lần. Bán giá lúa hai mươi tiền thì người làm ruộng thiệt, bán giá lúa chín mươi tiền thì nhà buôn thiệt. Nhà buôn thiệt thì không đổi tiền, người làm ruộng thiệt thì không cày ruộng cắt cỏ nữa. Giá cao không quá chín mươi tiền, giá rẻ không dưới hai mươi tiền thì người làm ruộng và nhà buôn đều được lợi, giá lúa bình thường thì hàng hóa sẽ ngang bằng, chợ búa không thiếu đồ dùng, đấy là cái đạo trị nước vậy. Còn như thuật cất chứa hàng hóa thì chọn hàng hóa tốt, không cất chứa tiền. Sách ẩn: Cất chứa hàng hóa lâu ngày thì không được lợi. Dùng hàng hóa dễ trao đổi lẫn nhau, hàng hóa dễ mục nát và đồ ăn thì không nên cất giữ lâu, chớ nên dám bán giá đắt. Xét cái thừa và không đủ của hàng hóa thì biết được đắt hay rẻ. Nếu đắt quá thù phải hạ rẻ xuống, nếu rẻ quá thì lại nâng đắt lên. Bán đắt thì bán nhanh quét đất, mua rẻ thì mua lấy ngay như mua ngọc trai. Sách ẩn: Hàng hóa đắt quá thì tất rẻ xuống, rẻ quá thì tất đắt lên. Giá đắt thì bán ra như quét đất, sau khi đắt quá rồi thì sợ tất rẻ xuống, cho nhân lúc đó mà bán ra nhanh như quét đất. Còn giá rẻ thì mua nhanh như lấy ngọc trai là sau khi giá rẻ quá thì sợ tất lại đắt lên, cho nên lúc lúc ấy mà mua như mua ngọc trai. Đấy gọi là cách làm ra hàng hóa. Hàng hóa tiền của trao đổi phải như nước chảy." Làm theo cách ấy được mười năm, nước giàu, ban thưởng cho quân sĩ, quân sĩ dấn thân vào tên đạn như kẻ khát gặp nước, cuối cùng trả thù người Ngô mạnh, diễu binh ở Trung Quốc, xưng hiệu trong ngũ bá. [1]

Phạm Lãi đã rửa được nỗi nhục thua trận ở núi Cối Kê, lại bùi ngùi mà than rằng: "Bảy kế của Kế Nhiên, người Việt chỉ dùng năm kế mà được ý. Đã dùng cho việc nước rồi, ta muốn dùng cho việc nhà." Bèn cưỡi thuyền dẹt Sách ẩn: Quốc ngữ chép: "Phạm Lãi cưỡi thuyền nhẹ." bơi vào sông hồ, Chính nghĩa: Quốc ngữ chép: "Câu Tiễn diệt nước Ngô, quay về đến hồ Ngũ, [2] Phạm Lãi từ biệt vua rằng: 'Nhà vua tha cho thần, thần không quay về nước nữa.' Bèn cưỡi thuyền nhẹ để bơi vào hồ Ngũ, chẳng ai biết kết cục ra sao." đổi tên thay họ, đến nước Tề lấy tên là Si Di Tử Bì, Sách ẩn: Đại Nhan nói: "Như cái bầu đựng rượu gọi là 'si di', dùng nó thì chứa được nhiều, không dùng thì cất mà mang theo cũng không sao cả." Xét: Hàn Tử chép: "Si Di Tử Bì giúp Điền Thành Tử, kịp lúc Điền Thành Tử bỏ nước Tề đến nước Yên thì Si Di Tử Bì cũng đi theo." Có lẽ đấy là Phạm Lãi. đến đất Đào làm Chu Công. Sách ẩn: Phục Kiền nói: "Đất Đào là huyện Định Đào ngày nay." Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Là núi Đào, tại phía nam núi Đào phía đông huyện Bình Dương châu Tề ba mươi lăm dặm. Phía nam núi Đào năm dặm ngày nay vẫn còn gò của Chu Công." Lại chép: "Phía đông nam huyện Tế Dương châu Tào có gò của Đào Chu Công." Lại chép: "Tại phía tây huyện Hoa Dung quận Nam." Chưa rõ ra sao. Chu Công cho rằng đất Đào ở giữa thiên hạ, bốn bề thông với chư hầu, là nơi mà hàng hóa trao đổi, bèn làm ra của cải cất chứa hàng hóa. Tùy thời mà tìm lợi mà không đòi hỏi ở người khác. Vốn giỏi việc làm nên của cải, lại biết chọn người mà dùng theo từng thời, cho nên trong mười chín năm mà ba lần làm nên của cải đến ngàn vàng, lại phân chia cho người nghèo, bạn bè, anh em. Đấy gọi là giàu có thì ưa tỏ cái đức của mình vậy. Sau đó tuổi già thì trao nghề cho con cháu, con cháu theo nghề mà cất giữ của cải, rút cuộc có đến cự vạn tiền. Tập giải: Từ Quảng nói: "Cự là hàng vạn." Cho nên nói người giàu có đều khen Đào Chu Công.

...


[www.sidneyluo.net]


______________


Chú giải:

[1] Ngũ bá: năm vị bá thay nhà Chu hội chư hầu.
[2] Hồ Ngũ: chỉ hồ Thái, hồ lớn ở nước Việt, nay là hồ Tây ở tỉnh Chiết Giang.

 

Sử kí

Hóa thực liệt truyện


Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa
Đoan Hùng, Phan Quốc Sơn, Tích Dã chuyển ngữ
Tích Dã chú giải


Tử Cống đã học ở Trọng Ni, quay về làm quan ở nước Vệ, cất chứa bán hàng hóa ở vùng nước Tào, nước Lỗ. Trong bảy mươi học trò, Tứ là người giàu có nhất. Nguyên Hiến nghèo đến nỗi ăn bã hèm cũng không no, náu ở ngõ hẻm. Tử Cống ngồi xe có bốn con ngựa kéo, lấy tiền lụa để dâng tặng chư hầu, đến đâu thì vua nước đó không ai không chia phòng làm lễ ngang hàng. Khiến cho tiếng tăm của Khổng Tử truyền khắp thiên hạ, trước sau là do ở Tử Cống. Đấy gọi là người giàu có lại càng lẫy lừng chăng?

Bạch Khuê là người nhà Chu. Vào thời Văn Hầu nước Ngụy, Lí Khắc chăm làm việc dùng hết cái lợi của đất, Sách ẩn: Xét: Hán thư thực hóa chí chép: "Lí Khôi vào thời Văn Hầu nước Ngụy bày cách dùng hết cái lợi của đất để làm cho nước giàu. Nay đây và Hán thư nói là Lí Khắc, đều sai. Biệt Lục của Lưu Hướng chép là Lí Khôi. còn Bạch Khuê lại thích xem thời biến theo cách người ta vất đi thì ta lấy lại, người ta lấy thì ta bán đi. Vào lúc lúa chín thì mua thóc, bán sơn, sợi tơ; vào lúc tằm nhả kén thì mua tơ lụa, bán thóc lúa. Vào lúc sao thái âm [1] ở khoảng sao mão là được mùa, năm sau sẽ mất mùa. Sao thái âm ở khoảng sao ngọ thì trời khô hạn, năm sau sẽ được mùa. Sao thái âm ở khoảng sao dậu thì được mùa, năm sau sẽ mất mùa. Sao thái âm chuyển đến sao tí thì khô hạn, năm sau sẽ được mùa, có nước lên. Vào lúc sao thái ẩm chuyển về sao mão, cất chứa hàng hóa nhiều hơn gấp bội năm ngoái, muốn lấy nhiều tiền thì mua thóc giá rẻ; muốn thóc chất đầy thạch, đấu thì mua lấy giống lúa tốt. Là người ăn uống dè sẻn, giảm ham muốn, bớt quần áo, cùng làm việc vui khổ với nô bộc, nếu gặp thời thì như thú dữ chim tợn vồ mồi. Từng nói: "Ta mua bán như mưu của Y Doãn, Lữ Thượng, như Tôn-Ngô [2] dùng binh, Thương Ưởng làm luật. Cho nên nếu có trí mà không biết xem thời biến, có dũng mà không biết quyết đoán đúng lúc, có nhân mà không biết cho nhận, có sức mà không biết giữ cái gì thì dẫu học thuật của ta thì ta không dạy cho." Có lẽ thiên hạ nói rằng cách mua bán có nguồn từ Bạch Khuê. Cái thuật của Bá Khuê đã dùng thử, dùng thử có chỗ được, không phải làm ẩu mà thành vậy.

Y Đốn theo nghề làm muối mà nổi lên. Tập giải: Khổng Tùng Tử chép: "Y Đốn là kẻ sĩ khèo khó ở nước Lỗ. Cày ruộng thì thường đói, nuôi tằm thì thường rét. Nghe nói Đào Chu Công giàu, đến mà hỏi cách làm giàu. Chu Công bảo cho rằng: 'Ngài muốn giàu nhanh thì nuôi lục súc giống cái.' Do đó bèn đến miền Tây Hà, nuôi nhiều bò dê ở phía nam đất Y Thị, trong khoảng mười năm, cất chứa không biết bao nhiêu mà kể. Của cải ngang vương hầu, tiếng nổi thiên hạ. Vì làm giàu ở đất Y Thị, cho nên gọi là Y Đốn." Chính nghĩa: Xét: Y Thị là huyện Bồ Châu ngày nay. Đầm muối ở quận Hà Đông là muối cất. Trời mưa xuống thì muối mặn trong đầm đều tan, liền làm rãnh dẫn nước trong đầm vào trong ruộng, sâu khoảng một thước, đợi năm, sáu ngày nắng to thì thành muối, muối như đá phèn trắng, lớn nhỏ như song lục. Kịp chiều tối thì lấy muối. Lại có muối hoa, có tám, chín đầm muối ven sông Hoàng, mà ở châu Diêm có đầm đen, xuất ra muối ba màu, có muối giếng, muối ruộng, muối hoa. Trong đầm ấy đào giếng sâu đến một, hai thước, bỏ lớp đất bùn thì đến lớp muối, đào lấy lớp muối sâu đến một trượng, đến lớp đá bằng thì không còn muối nữa. Màu muối hoặc trắng hoặc xanh đen, gọi là muối giếng. Muối ruộng có ở quận Hà Đông. Muối hoa là muối ở trong đầm, khi mưa xuống, theo nước mưa mà thành hạt muối lớn nhỏ, hạt muối hạng thấp thì vuông nhỏ, hạt muối hạng cao thì hạt theo mước mưa vào giữa hồ, kết thành muối nổi lên như hình cái tháp, gọi là muối hoa, là lúc đã thành muối. Ở giữa đầm có giếng nước ngầm, nước có vị mặn, người ngựa làm giếng đều lấy muối ở giếng ấy. Muối lấy ở đấy, bốn phần thì thu vào phủ quan lại, một phần thì trăm họ thu lấy dùng. Trong đầm lại đào được tảng muối, rộng hơn một thước, cao hai thước, màu trắng trong sáng lóng lánh, hằng năm cống nạp. Còn có người quận Hàm Đan tên là Quách Túng làm nghề rèn sắt mà thành nghiệp, giàu có ngang với vương hầu.

Người huyện Ô Thị tên là Lỏa chăn nuôi, Tập giải: Vi Chiêu nói: "Ô Thị là tên huyện, thuộc quận An Định. Lỏa là tên người." Chính nghĩa: Hán thư chép là 'Lỏa'. Ô Thị là họ. Thị, đọc là 'chi'. Lỏa, đọc là 'lỗ khả phiên'. Chính nghĩa: Tên huyện, thành cũ tại phía đông huyện An Định châu Kính bốn mươi dặm. Lả là tên người. kịp lúc nhiều, đem bán, rồi mua vải lụa, đem dâng tặng vua người Nhung. Vua người Nhung liền thưởng cho gấp bội, ban cho gia súc, gia súc nhiều đến nỗi phải dùng hang núi mà đếm bò, ngựa. Tập giải: Lùa vào đầy hang núi thì đủ không cần đếm nữa." Thủy Hoàng Đế nhà Tần sai phong tước cho Lỏa, hẹn lúc cùng bầy tôi vào chầu gặp.

Lại có người đàn bá góa người đất Ba-Thục tên là Thanh, tổ tiên có được hang đan sa, Tập giải: Từ Quảng nói: "Huyền Bồi Lăng có đan sa." Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Núi đài của người đàn bà góa tên là Thanh, thường gọi là núi Trinh Nữ, tại phía đông bắc huyện Vĩnh An châu Bồi bảy mươi dặm." liền nắm lấy mối lợi ấy đến mấy đời, tiền của cũng không kể hết. Chính nghĩa: Nói là tiền của đầy nhiều, không kể hết được. Có người nói là Thanh đem nhiều tiền của ban tặng khắp nơi để giữ lấy cơ nghiệp, cho nên tiền của cũng không cất giữ nhiều. Thanh là người đàn bà góa mà giữ được nghề của mình, không bị xâm phạm. Thủy Hoàng nhà Tần cho là người đàn bà giữ trinh tiết mà đối đãi làm khách, vì Thanh mà đựng đài Nữ Hoài Thanh. Lỏa là kẻ chăn nuôi quê kệch, Thanh là người đàn bà góa làng hẻm, thế mà được dùng lễ ngang với chư hầu có vạn cỗ xe, tiếng lừng thiên hạ, há chẳng phải vì giàu có sao?

...


[www.sidneyluo.net]


______________________


Chú giải:

[1] Sao thái âm: còn gọi là sao thái tuế.
[2] Tôn-Ngô: chỉ Tôn Vũ và Ngô Khởi, đều là tướng giỏi thời Xuân thu.

 

 

Nhà Hán nổi lên, trong nước hợp làm một, mở cửa ải, nới lỏng lệnh cấm tìm kiếm mối lợi của núi đầm, cho nên nhà buôn giàu kẻ bán lớn đi khắp thiên hạ. Hàng hóa được trao đổi, không gì là không có, được cái mà mình muốn, lại dời những chư hầu, nhà giàu, hào kiệt đến ở kinh sư.

Miền Quan Trung [1] từ huyện Khiên, huyện Ung về phía đông đến sông Hà, núi Hoa có đồng lầy tốt dài ngàn dặm, từ thời Ngu-Hạ đặt cống nạp đã xem là ruộng hạng đầu. Kịp lúc Công Lưu đến đất Phân, Đại Vương, Vương Qúy ở tại dưới núi Kì, Văn Vương dựng ấp Phong, Vũ Vương đắp ấp Hạo, cho nên dân ở đấy dẫn có cái thói cũ của các vị vua thời trước, ưa thóc lúa, trồng ngũ cốc, coi trọng ruộng đất, ghét gian dối. Chính nghĩa: Ý nói miền Quan Trung đất đai tốt đẹp, dân cũng tốt, khó làm việc gian dối. Đến thời vua Văn, Hiếu, Mâu nước Tần đóng đô ở đất Ung, là chỗ cửa ngõ, có nhiều hàng hóa của miền Lũng-Thục, cho nên có nhiều nhà buôn. Hiến Công dời đô đến ấp Lịch, Tập giải: Từ Quảng nói: "Tại quận Phùng Dực.", phía bắc ấp Lịch kề rợ Nhung-Địch, phía đông thông miền Tam Tấn, [2] cũng có nhiều nhà buôn lớn. Chiêu Vương đóng đô ở thành Hàm Dương, nhà Hán nhân đó làm kinh đô, các vùng lăng quanh thành Tràng An [3]và bốn miền đều đổ đến mà tụ tội, đất chật người đông, cho nên người dân càng khôn khéo theo nghề buôn bán. Phía nam nối liền đất Ba-Thục. Đất Ba-Thục cũng là nơi đồng lầy, ruộng tươi tốt, có các loại cây gừng, đan sa, đá, đồng, sắt, tre, gỗ. Phía nam kề rợ Điền-Bặc, rợ Bặc bán nô bộc. Phía tây gần rợ Cung-Tạc, rợ Tạc có ngựa, bò lông dài. Nhưng bốn về hiểm trở, phải làm đường sàn [4] dài ngàn dặm, nhưng không có chỗ nào là không qua lại, riêng cửa đường Bao Tà chật hẹp chỉ vừa xe đi, đem nhiều đồ dùng đến chỉ đổi được lấy được ít đồ dùng. Thói tục người dân các quận Thiên Thủy, Lũng Tây, Bắc Địa, Thượng giống với miền Quan Trung, nhưng phía tây có mối lợi của miền Khương Trung, [5] phía bắc có gia súc của rợ Nhung-Địch, làm nghề chăn nuôi mà giàu có trong thiên hạ. Nhưng đất cũng xa hiểm, chỉ có đường đến kinh sư. Cho nên đất miền Quan Trung chiếm tới một phần ba đất thiên hạ. mà người dân không quá ba phần mười, nhưng nói về sự giàu có thì chiếm tới sáu phần mười rồi.

...


[www.sidneyluo.net]


_______________



Chú giải:

[1] Quan Trung: miền trong cửa Hàm Cốc, là nước Tần thời xưa, phía đông cửa Hàm Cốc là miền Quan Đông.
[2] Tam Tấn: chỉ ba nước Hàn, Triệu, Ngụy thuộc nước Tấn xưa.
[3] Vùng lăng quanh thành Tràng An: chỉ vùng đất có lăng mộ của các vị vua ở ngoài thành Tràng An.
[4] Đường sàn: làm bằng tre gỗ treo trên sườn núi hiểm trở ở đất Ba-Thục.
[5] Khương Trung: chỉ miền đất của người Khương.

 

 

Sử kí

Hóa thực liệt truyện


Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa
Đoan Hùng, Phan Quốc Sơn, Tích Dã chuyển ngữ
Tích Dã chú giải


Ngày xưa người nhà Đường đóng đô ở quận Hà Đông, Tập giải: Từ Quảng nói: "Vua Nghiêu đóng đô ở huyện Tấn Dương." người nhà Ân đóng đô ở quận Hà Nội, Chính nghĩa: Bàn Canh đóng đô ở đất Ân, đất này thuộc quận Hà Nội. người nhà Chu đóng đô ở quận Hà Nam. Chính nghĩa: Nhà Chu từ thời Bình Vương về sau đóng đô ở thành Lạc Dương. Ba quận 'Hà' ở giữa của thiên hạ như chân vạc, là nơi mà các vị vua thời xưa ở, dựng nước đều dài đến mấy trăm, ngàn năm, đất đai nhỏ hẹp, người dân đông, là kinh đô mà chư hầu tụ họp, cho nên người dân có thói tiết kiệm, hiểu việc. Người ấp Dương, ấp Bình Dương phía tây buôn bán với người các nước Tần, người Địch, Dương, Bình Dương là tên hai ấp, tại phía tây của nước Triệu. Nói là người của hai ấp đều sang phía tây mua bán với người nước Tần, người Địch. Chính nghĩa: Người nước Tần ở trong cửa ải. Người Địch là các bộ lạc ở các châu Thấp, Thạch ngày nay. Ba châu Diên, Tuy, Ngân đều là chỗ mà người Bạch Địch ở. phía bắc mua bán với người ấp Chủng, ấp Đại. Chính nghĩa: Ấp Chủng tại phía bắc huyện Thạch Ấp châu Hằng, có lẽ là châu Uất ngày nay. Ấp Đại là châu Đại ngày nay.. Ấp Chủng, ấp Đại ở phía bắc huyện Thạch, Tập giải: Từ Quảng nói: "Là huyện Thạch Ấp, thuộc quận Thường Sơn.", ấp này kề rợ Hồ, nhiều lần bị cướp, người dân có thói hăng hái, cứng cỏi, làm việc hào hiệp, không làm nghề cày ruộng, buôn bán; nhưng phía bắc kề rợ miền bắc, quân lữ thường qua, hàng hóa từ Trung Quốc chuyển đến, cho nên cũng có dư thừa. Dân ở đây hung hăng không thuần. Từ thời nước Tấn còn trọn vẹn [1] vốn đã lo sự hung hăng ấy, cái thói ấy đến thời Vũ Linh Vương lại càng hơn, nhưng người dân vẫn có cái tính nết của người nước Triệu. Cho nên người ấp Dương, ấp Bình Dương đến buôn bán ở đấy, có được hàng hóa mà mình muốn. Người huyện Ôn, huyện Chỉ phía tây buôn bán với người quận Thượng Đảng, phía bắc buôn bán với người nước Triệu, nước Trung Sơn. Nước Trung Sơn đất cằn dân đông, vẫn có dân còn sót lại từ thời vua Trụ dâm loạn ở ấp Sa Khâu, Chính nghĩa: Ấp Sa Khâu tại châu Hình. người dân có thói sốt sắng, làm ăn rình chờ chộp lợi. Đàn ông thì tụ nhau chơi bời, ca hát rầu rĩ, ngày thì theo nhau giết cướp, Sách ẩn: Giết cướp là đánh giết người mà cướp lấy của cải. đêm thì đi làm việc xấu đào mộ lấy đồ. Có nhiều con trai đẹp làm con hát. Con gái thì gảy đàn, đánh trống, đi giày đến chơi lả lơi ở nhà người giàu có, có nhiều người được chọn vào hậu cung của các chư hầu.

Nhưng thành Hàm Đan cũng là một nơi đô hội ở giữa vùng sông Chương, sông Hà. Phía bắc thông nước Yên, quận Trác, phía nam liền nước Trịnh, nước Vệ. Tính nết người nước Trịnh, nước Vệ giống với người nước Triệu, nhưng gần nước Lương, nước Lỗ cho nên tính cẩn thận lại trộng lễ tiết. Người miền phía trên sông Bộc dời đến ở huyện Dã Vương, Tập giải: Từ Quảng nói: "Vua nước Vệ tên là Giác dời đến ở huyện Dã Vương." Chính nghĩa: Quân Tần đánh lấy đất Bộc Dương của nước Vệ, dời vua nước Vệ đến ở huyện Dã Vương châu Hoài ngày nay. Người huyện Dã Vương hăng hái hào hiệp, có tính nết của người nước Vệ.

Nước Yên cũng là một nơi đô hội ở giữa biển Bột, núi Kiệt. Chính nghĩa: Biển Bột, núi Kiệt Thạch tại phía tây bắc. Phía nam thông nước Tề, nước Triệu; phía đông bắc kề rợ Hồ. Từ quận Thượng Cốc đến quận Liêu Đông là đất xa xôi, người dân ít, nhiều lần bị cướp, tính nết đại khái giống với người nước Triệu, đất Đại, nhưng tính nết người dân hăng hái mà không nghĩ kĩ. Sách ẩn: Ý nói tính hung hăng như chim điêu. Có nhiều cá, muối, cây táo, cây dẻ. Phía bắc kề người Ô Hoàn, Phù Dư; phía đông nối liền mối lợi của rợ Uế, Mạch, nước Triều Tiên, nước Chân Phiên.

Người thành Lạc Dương phía đông buôn bán với người nước Tề, nước Lỗ; phía nam buôn bán với người nước Lương, nước Sở. Ngày xưa, phía nam núi Thái là nước Lỗ, phía bắc núi Thái là nước Tề.

...


[www.sidneyluo.net]


_____________



Chú giải:

[1] Nước Tấn còn trọn vẹn: nước Tấn ngày trước chưa chia làm ba nước Hàn, Triệu, Ngụy.

 

 

Nước Tề liền núi biển, Tập giải: Từ Quảng nói: "Tề thế gia chép: 'Nước Tề từ núi Thái liền đến núi Lang Da, phía bắc liền với biển, đất tốt trải hai ngàn dặm, người dân có tính rộng rãi mà chất chứa sự khôn khéo'." đất tốt rộng ngàn dặm, hợp với cây dâu, cây gai, người dân làm ra nhiều tơ lụa thiêu, cá, muối. Thành Lâm Truy cũng là một nơi đô hội ở giữa miền Hải-Đại. Người dân có thói rộng rãi khoan dung mà nhiều trí, ưa biện luận, coi trọng ruộng đất, khó bị lay chuyển, sợ đánh ở chỗ đông người nhưng liều ở lúc đâm lén, cho nên có nhiều lần cướp đoạt kẻ khác, có tính nết của nước lớn. Trong nước đủ cả năm thứ dân. Tập giải: Phục Kiền nói: "Là kẻ sĩ, người làm ruộng, nhà buôn, thợ nghề, kẻ bán hàng."

Còn nước Trâu, nước Lỗ gần sông Thù, sông Tứ, người dân vẫn có cái thói truyền lại của Chu Công, tính ưa đạo Nho, coi trọng lễ tiết, cho nên người dân cẩn thận, cũng có nghề trồng dâu, gai, không có nhiều rừng, đầm. Đất nhỏ người đông, tính dè sẻn, sợ phạm tội mà tránh làm việc xấu, ưa buôn bán kiếm lời hơn cả người nhà Chu.

Từ kênh Hồng về phía đông, Tập giải: Từ Quảng nói: "Tại huyện Huỳnh Dương." từ núi Mang, núi Đãng về phía bắc, Tập giải: Từ Quảng nói: "Nay là huyện Lâm Hoài." liền với đầm Cự Dã, Chính nghĩa: Thuộc huyện Cự Dã châu Vận, là đầm Cự Dã. đấy là nước Lương, nước Tống. Đất Đào, đất Tuy Dương cũng là một nơi đô hội. Tập giải: Từ Quảng nói: "Đất Đào là huyện Định Đào ngày nay." Ngày xưa vua Nghiêu nổi lên ở ấp Thành Dương, vua Thuấn câu cá ở đầm Lôi, Chính nghĩa: Đầm này tại phía tây bắc huyện Lôi Trạch. vua Thang đóng đô ở ấp Bạc. Người dân ở đấy vẫn có thói truyền lại của các vị vua thời trước, tính nồng hậu, có nhiều bậc quân tử, ưa làm ruộng, dù không có nhiều mối lợi của sông núi, nhưng biết giảm ăn mặc để cất chứa của cải.

 

 

Đất Sở-Việt thì có ba miền. Chính nghĩa: Người Việt diệt nước Ngô thì có miền Giang-Hoài về phía bắc, người Sở diệt nước Việt lại có đất Ngô-Việt, cho nên nói là Sở-Việt. Từ phía bắc sông Hoài đến đất Bái, đất Trần, quận Nhữ Nam, quận Nam là miền Tây Sở. Chính nghĩa: Đất Bái là huyện Bái châu Từ. Đất Trần là châu Trần ngày nay. Quận Nhữ Nam là châu Nhữ ngày nay. Quận Nam là châu Kinh ngày nay. Ý nói từ đất Bái về phía tây đến châu Kinh đều là đất Tây Sở. Tính người dân mạnh mẽ, dễ phát giận, đất cằn, ít có cất chứa. Huyện Giang Lăng là thành Dĩnh ngày trước Chính nghĩa: Huyện Giang Lăng châu Kinh ngày trước là thành Dĩnh, kinh đô của nước Sở. Phía tây thông với quận Vu, quận Ba, Chính nghĩa: Quận Vu, quận Ba tại phía tây huyện Giang Lăng., phía đông có cái lợi của đầm Vân Mộng. Tập giải: Từ Quảng nói: "Tại huyện Hoa Dung." Đất Trần tại giữa nước Sở, nước Hạ, Chính nghĩa: Nhà Hạ đóng đô ở ấp Dương Thành. Nói phía nam đất Trần là nước Sở, phía tây và phía bắc nước Trần là đất người Hạ, cho nên nói là 'ở giữa nước Sở, nước Hạ'." trao đổi các loại cá, muối, có nhiều người dân làm nghề buôn bán. Người huyện Từ, huyện Đồng, huyện Thủ Lư Tập giải: Từ Quảng nói: "Đều tại quận Hạ Bi." Chính nghĩa: Huyện Từ là thành Từ, là nước Từ ngày xưa. thì ngay thẳng, giữ ý mình.

Từ huyện Bành Thành về phía đông đến quận Đông Hải, quận Ngô, quận Quảng Lăng là đất Đông Sở. Chính nghĩa: Bành Thành huyện trị của châu Từ. Quận Đông Hải là châu Hải ngày nay. Quận Ngô là châu Tô. Quận Quảng Lăng là châu Dương. Nói là từ huyện Bành Thành châu Từ qua châu Dương đến châu Tô đều là đất Đông Sở. Người dân có thói như người huyện Từ, huyện Đồng. Người từ huyện Cù, huyện Tăng về phía bắc thì có thói giống người nước Tề. Chính nghĩa: Cù, đọc là 'kì cụ phiên'. Huyện Cù tại châu Hải. Huyện Tăng cũ tại huyện Thừa châu Nghi. Nói là từ hai huyện này lên phía bắc, tính nết giống với người nước Tề. Phía nam sông Chiết là nước Việt. Nước Ngô từ thời ba người Hạp Lư, Xuân Thân Quân, Vương Tị [1] mời gọi những người ưa dạo chơi trong thiên hạ đến nay, phía đông có cái lợi của muối biển, cái lợi của mỏ đồng ở núi Chương, cái lợi của ba con sông, năm cái, [2] cũng là một nơi đô hội ở miền phía đông sông Giang.

Các quận Hành Sơn, Tập giải: Từ Quảng nói: "Trị ở huyện Chu. Huyện Chu thuộc quận Giang Hạ. Chính nghĩa: Thành huyện Chu cũ tại phía đông nam châu Đàm hai mươi dặm., quận Cửu Giang, Chính nghĩa: Quận Cửu Giang trị ở huyện Âm Lăng. Thành huyện Âm Lăng cũ tại phía tây huyện Định Viễn châu Hào sáu mươi lăm dặm. đất Giang Nam, Tập giải: Từ Quảng nói: "Là quận mà Cao Đế đặt. Đất Giang Nam là quận Đan Dương. Nhà Tần đặt làm quận Chương, thời Vũ Đế đổi tên là Đan Dương." Chính nghĩa: Xét: Từ Quảng nói sai. Nhà Tần đặt quận Chương tại phía tây nam huyện Trường Thành châu Hồ tám mươi dặm, là thành cũ của quận Chương. Nhà Hán đổi tên thành quận Đan Dương, dời quận này trị huyện Uyển Lăng, là đất châu Tuyên ngày nay. Phía trên nói nước Ngô có đồng ở núi Chương, đó là đất của miền Đông Sở. Đây nói phía nam sông Giang là hai quận Dự Chương, Trường Sa, là đất của miền Nam Sở. Từ Quảng, Bùi Nhân cho rằng quận Giang Nam, quận Đan Dương thuộc miền Nam Sở là rất lầm vậy. quận Dự Chương, quận Trường Sa, Chính nghĩa: Thập tam châu chí chép: "Có bãi cát dài vạn dặm, lại phía tây từ châu Tương đến quận Đông Lai dài vạn dặm, cho nên gọi là Trường Sa." Phía nam sông Hoài là hai quận Hành Sơn, Cửu Giang và phía nam sông Giang là hai quận Dự Chương, Trường Sa đều là đất Nam Sở. là miền Nam Sở. Tính nết người dân phần lớn giống người miền Tây Sở. Sau khi dời đô từ thành Dĩnh đến thành Thọ Xuân, Chính nghĩa: Năm thứ hai mươi hai, Khảo Liệt Vương nước Sở từ đất Trần dời đô đến ở thành Thọ Xuân, cũng gọi là thành Dĩnh, cho nên nói 'từ thành Dĩnh đến thành Thọ Xuân'. cũng là một nơi đô hội. Mà huyện Hợp Phì hai phía nam, bắc kề sông. Chính nghĩa: Châu Lư trị ở huyện Hợp Phì. Nói là nước từ sông Giang, sông Hoài từ hai miền nam, bắc đều đổ về châu Lư. là nơi tụ góp da thú, cá ướp, gỗ. Người dân có tính nết xen lẫn với người đất Mân Trung, Vu Việt. [3] Cho nên người miền Nam Sở ưa biện luận, khéo nói mà kém tín. Miền phía nam sông Giang ẩm ướt, đàn ông chết sớm. Có nhiều tre, gỗ. Quận Dự Chương có vàng ròng; Tập giải: Từ Quảng nói: "Có ở huyện Bà Dương." Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Huyện Tầm Dương châu Giang có núi Hoàng Kim, núi này có mỏ vàng." quận Trường Sa có quặng chì, thiếc, nhưng những thứ này có ít ỏi, thu lấy không đủ để bù phí tổn. Từ núi Cửu Nghi, quận Thương Ngô về phía nam đến quận Đam Nhĩ, Chính nghĩa: Châu Đam ngày nay ở giữa biển. Miền nam châu Quảng cách kinh sư hơn bảy ngàn dặm. Nói là từ miền Lĩnh Nam đến đất Đam Nhĩ, thói dân giống với miền phía nam sông Giang, lại ở phía nam của châu Dương, có nhiều người Việt. tính nết người dân giống với phía nam sông Giang, mà có nhiều người Dương Việt. Thành Phiên Ngu cũng là một nơi đô hội, Chính nghĩa: Đọc hai âm là Phiên Ngu, Phan Ngu. Thuộc châu Quảng ngày nay. là nơi thu góp ngọc trai, sừng tê, đồi mồi, trái cây, vải. Tập giải: Vi Chiêu nói: "Trái cây là long nhãn, li chi. [4] Vải là vải sắn."

Quận Dĩnh Xuyên, quận Nam Dương là chỗ của người nhà Hạ. Từ Quảng nói: Vua Vũ ở tại huyện Dương Trạch." Chính nghĩa: Vua Vũ ở tại huyện Dương Thành. Quận Dĩnh Xuyên, quận Nam Dương đều là đất của nhà Hạ. Người nhà Hạ trung hậu thật thà, vẫn có cái thói truyền lại của các vị vua thời trước. Người quận Dĩnh Xuyên hiền hòa. Cuối thời nhà Tần, dời dân không theo phép tắc đến ở quận Nam Dương. Quận Nam Dương phía tây thông cửa Vũ, cửa Vân. Chính nghĩa: Cửa Vũ tại châu Thương. Địa lí chí chép: "Huyện Uyển phía tây thông cửa Vũ." Không nói có cửa Vân. Có lẽ cửa Vân phải là sông Tuân. Phía trên sông Tuân có cửa ải, tại huyện Tuân Dương châu Kim. Phía đông nam kề sông Hán, sông Giang, sông Hoài. Huyện Uyển cũng là một nơi đô hội. Thói dân lẫn lộn, ưa việc. Phần nhiều làm nghề buôn bán, làm việc hào hiệp qua lại với người quận Dĩnh Xuyên, cho nên đến nay gọi họ là người nhà Hạ.

Hàng hóa trong thiên hạ có chỗ ít có chỗ nhiều, thói quen của người dân cũng khác nhau, người miền Sơn Đông ăn muối biển, người miền Sơn Tây ăn muối mỏ, Chính nghĩa: Nói là miền tây có đất mặn, cứng lại mặn, là có muối đá và muối đầm. miền Lĩnh Nam, Sa Bắc Chính nghĩa: Nói là phía bắc sông Hán. cũng là chỗ nơi nơi đều có muối. Đại khái là như vậy.

Tóm lại, ở đất Sở-Việt, đất rộng người thưa, ăn lúa nước, canh cá, có chỗ đốt lửa trên ruộng, [5] có chỗ dẫn nước vào ruộng, Tập giải: Từ Quảng nói: "Để diệt cỏ vậy.". Chính nghĩa: Cỏ dại là loài mọc thấp. Cây lúa mọc cao mà cây cỏ mọc thấp, dẫn nước vào ruộng thì cây cỏ chết mà cây lúa không tổn hại. mò bắt ốc, hến, không đợi buôn bán mà đủ ăn, Chính nghĩa: Ý nói miền Sở-Việt có nhiều đồ ăn, không phải mua bán mà tự đủ, không có nỗi lo đói kém. không có lo đói kém, cho nên người dân dặt dẹo uể oải, Chính nghĩa: Xét: Người dân ăn các loại ốc, hến, cho nên phần nhiều gầy yếu mà mang bệnh. Hoài Nam Tử chép: "Ngày xưa người dân các loại ốc, bọ, phần nhiều bị độc hại." không cất chứa cho nên phần nhiều là nhà nghèo. Chính nghĩa: Ý nói người miền Giang-Hoài về phía nam có nhiều cái lợi của sông nước, người dân phần nhiều ăn từ đấy, sớm tối lấy ăn để sống qua ngày mà thôi, không lo cất chứa, cho nên phần lớn là nhà nghèo. Cho nên từ miền Giang-Hoài về phía nam không có người đói rét, cũng không có nhà giàu có ngàn vàng. Từ sông Nghi, sông Tứ về phía bắc hợp với ngũ cốc, [6] cây dâu, cây gai, lục súc, [7] đất hẹp người đông, nhiều phen bị cái hại nước lụt, khô hạn, cho nên người dân ưa cất chứa. Cho nên người các nước Tần, Hạ, Lương, Lỗ ưa làm ruộng mà coi trọng người làm ruộng. Người ở ba quận 'Hà', huyện Uyển, đất Trần cũng vậy, lại làm thêm nghề buôn bán. Người các nước Tề, Triệu thì ưa khôn khéo, ham tìm mối lợi. Người nước Yên, Đại thì vừa làm ruộng vừa chăn nuôi lại nuôi tằm.

...


[www.sidneyluo.net]


____________________



Chú giải:

[1] Vương Tị: chỉ Ngô Vương tên là Lưu Tị.
[2] Ba con sông, năm cái hồ: chỉ nhiều sông hồ ở miền Đông Sở, là đất Ngô-Việt ngày trước.
[3] Vu Việt: còn gọi là người Âu Việt ở phía nam sông Chiết, thời Hán là nước Đông Âu.
[4] Li chi: còn gọi là lệ chi, quả vải.
[5] Đốt lửa trên ruộng: đốt lửa trên ruộng để diệt cỏ.
[6] Ngũ cốc: năm loại cây lương thực là như các loại lúa, đậu.
[7] Lục súc: sáu loài vật nuôi là bò, dê, ngựa, chó, gà, heo.

 

 

Do đó thấy rằng: Người giỏi bày mưu ở triều đình, bàn kế ở sân chầu, kẻ sĩ tiết tháo ẩn náu ở hang núi để giữ tiếng cao thì hướng về đâu? Đều hướng về sự giàu có vậy. Cho nên kẻ làm quan trong sạch nhiều năm, nhiều năm sẽ giàu có, nhà buôn cũng sẽ giàu có. Tập giải: Hướng về là tìm lợi mà không ngừng mua bán hàng hóa. Muốn giàu có là tính nết của con người, đấy là điều mà người ta không cần học cũng đều muốn như vậy. Cho nên tráng sĩ ở trong quân, trèo lên tước đánh thành, vào trận đẩy lui quân địch, chém tướng chặt cờ, xông vào tên đạn, không ngại cái nạn của nước lửa, là vì được thưởng lớn. Những kẻ trẻ tuổi ở ngõ xóm chặn đường đánh giết, gây việc cướp của, đào mộ lấy đồ, cũng làm nhậm hiệp, [1] giao kèo trả thù, ẩn nấp lấy trộm, không sợ lệnh cấm, chạy vào chỗ chết như lồng lộn. Đấy thật là đều vì tiền của. Bọn con gái nước Triệu, đàn bà nước Trịnh ngày nay tô vẽ mày mặt, gảy đàn cầm, vén áo dài, đi giày thon, liếc mắt đưa tình, ra ngoài không quá chỗ ngàn dặm lả lơi đàn ông, không nề già hay trẻ, miễn là đến nhà giàu có. Những bọn con nhà quyền quý, đeo kiếm đội mũ, ngồi xe cưỡi ngựa, cũng vì làm ra vẻ giàu có. Những kẻ săn thú chài cá, rong ruổi sớm tối, dầm sương tuyết, chui hang hốc, không nề cái hại của thú dữ là để tìm đồ ăn ngon. Những kẻ qua lại đánh bạc, chọi gà đua chó, vênh mặt khoe nhau, tranh giành phần thắng, là vì lo thua mất. Những kẻ bốc thuốc, làm ăn bằng nghề kĩ thuật [2] thì trổ hết suy nghĩ, cũng vì muốn có cơm gạo. Quan lại chép văn bày luật, sửa ấn chữa sách, không sợ bị xét tội đao chém, cũng vì thu lấy tiền của hối lộ. Người làm ruộng, nhà buôn bán cất chứa nhiều hàng hóa vốn là vì muốn giàu thêm. Đấy là dốc hết khôn khéo để tìm lợi, không thừa sức đâu mà tranh lấy tiền của.

...


[www.sidneyluo.net]


_______________



Chú giải:

[1] Nhậm hiệp: chỉ người dùng sức mạnh bắt ép kẻ khác.
[2] Kĩ thuật: chỉ nghề làm việc bằng suy nghĩ, ít dùng sức chân tay như bói toán, sửa chữa, làm thuốc, hát xướng.

 

Người đời nói: "Trong trăm dặm không mua củi, trong ngàn dặm không mua thóc." Ở trong một năm thì phải trồng lúa, ở trong mười năm thì phải trồng cây, ở trong trăm năm thì phải trồng đức. Đức là nói về người và đồ dùng. Nay có người không được hưởng bổng lộc, không thu lấy thuế của ấp phong mà giàu có sánh với những người được hưởng lấy những thứ ấy, gọi là người 'tố phong'. Sách ẩn: Tố là không. Chính nghĩa: Ý nói người không làm quan nhưng tự có gặt hái lấy cái lợi của ruộng vườn thì sự giàu có của họ sánh với những người được phong ấp, cho nên gọi là 'tố phong'. Người được phong ấp thì thu lấy tô thuế, mỗi năm một hộ thu được hai trăm tiền, một ngàn hộ thì thu được hai mươi vạn tiền, Sách ẩn: Mỗi hộ nạp hai trăm tiền thì một ngàn hộ nạp hai mươi vạn tiền. còn lấy trong số đó để cống nạp cho triều đình. Người dân thường là người làm ruộng, thợ nghề, nhà buôn bán thì mỗi năm một hộ có vốn là một vạn tiền thì cũng lời hai ngàn tiền, một hộ có vốn là trăm vạn tiền thì cũng lời hai mươi vạn tiền, Sách ẩn: Đã lời hai ngàn tiền, nếu hộ có trăm vạn tiền thì lời hai mươi vạn tiền. lại lấy trong số đó để nạp tô thuế thay lao dịch. Muốn cơm áo thế nào thì tùy vào cái mà người ta ưa thích. Cho nên nói ở trên bãi cỏ muôi hai trăm chân ngựa, Tập giải: Hán thư âm nghĩa chép: "Là năm mươi con ngựa." Sách ẩn: Xét: Ngựa có bốn chân, vậy hai trăm chân thì có năm mươi con ngựa. một ngàn sừng chân bò, Sách ẩn: Hán thư âm nghĩa chép: "Là một trăm sáu mươi bảy con. Ngựa đắt mà bò rẻ, lấy đó để sánh." một ngàn chân dê, trong đầm nuôi một ngàn chân heo, Tập giải: Vi Chiêu nói: "Là hai trăm năm mươi con." trong nước nuôi một ngàn thạch ao cá, Tập giải: Từ Quảng nói: "Dùng lạng, cân để đếm cá." Chính nghĩa: Nói là nuôi cá ở ao đầm, mỗi năm thu bán được một ngàn thạch cá. trên núi chặt được một ngàn cây gỗ. Huyện An Ấp có một ngàn cây táo; nước Yên, nước Tần có một ngàn cây dẻ; đất Thục, đất Hán, quận Giang Lăng có một ngàn cây quýt; từ sông Hoài lên phía bắc, từ quận Thường Sơn về phía nam, vùng giữa sông Hoài, sông Tế có một ngàn cây thu; đất Trần, đất Hạ có ngàn mẫu cây sơn; đất Tề, đất Lỗ có ngàn mẫu cây dâu, cây gai; miền sông Vị có ngàn mẫu cây tre; còn các thành quách, ấp vạn hộ, nước lớn có một ngàn mẫu ruộng mỗi mẫu thu một chung thóc, Tập giải: Từ Quảng nói: "Một chung là sáu hộc bốn đấu.", có nhà trồng một ngàn mẫu cây chi, cây thiến; Tập giải: Từ Quảng nói: "Còn có tên là cây hồng lam, hoa của nó dùng để nhuộm vải thành màu vàng." có nhà trồng một ngàn huề cây gừng, cây hẹ, Tập giải: Từ Quảng nói: "Một ngàn huề là hai mươi lăm mẫu." Bùi Nhân xét: Vi Chiêu nói: "Huề như luống." những nhà này đều giàu có ngang với nhà được phong tước hầu ăn lộc một ngàn hộ. Đấy là cái vốn để làm nên giàu có, không phải ra dò xét ở chợ búa, chẳng cần đi đến nơi khác, ngồi mà đợi thu gặt, thân có cái tiếng của kẻ ở ẩn mà tự thu gặt được của cải vậy. Còn như kẻ nhà nghèo mẹ già, vợ con thiếu đói, mỗi năm chẳng có đồ gì để cúng tế tổ tiên, ăn uống mang mặc không đủ để tự dùng, như thế còn không xấu hổ thì chẳng có gì đáng nói. Cho nên không có của cải thì phải dùng sức, thiếu tiền của thì mưu nghĩ, Chính nghĩa: Ý nói là ít tiền của thì mưu nghĩ mà tìm của cải. đã giàu có thì mới chờ thời chụp lợi được, Chính nghĩa: Đã giàu đủ tiền của rồi mới chờ thời kiếm lời được. Đấy là lẽ thường. Ngày nay người ta kiếm sống không đợi đến lúc thân nghèo rồi mới tìm lấy của cải, đấy là điều người giỏi cố làm. Cho nên làm giàu bằng nghề gốc [1] là hàng đầu, làm giàu bằng nghề ngọn [2] là hàng sau, làm giàu bằng cách làm việc gian là thấp nhất. Không có cái đức của kẻ sĩ ở ẩn nơi hang núi, lại nghèo hèn suốt đời mà hay nói chuyện nhân nghĩa thì cũng đáng thẹn.

...


[www.sidneyluo.net]


______________



Chú giải:


[1] Nghề gốc: là nghề làm ruộng, trong năm thứ dân thì người làm ruộng là hàng đầu.
[2] Nghề ngọn: là nghề sau nghề làm ruộng như nghề kĩ thuật, buôn bán, săn bắt.

 

 

Với những người dân được chép tên trong sổ hộ thì gặp những kẻ giàu có hơn mình mười lần thì nhún xuống dưới kẻ đó, gặp kẻ giàu có hơn mình trăm lần thì kiêng sợ kẻ đó, gặp kẻ giàu có hơn mình ngàn lần thì làm thuê cho kẻ đó, gặp kẻ giàu có hơn mình vạn lần thì làm nô bộc cho kẻ đó, đấy lẽ thường vậy. Người nghèo muốn giàu có thì làm ruộng không bằng làm thợ nghề, làm thợ nghề không bằng buôn bán, ở nhà thêu thùa không bằng ở nơi cổng chợ, đấy là nói làm nghề ngọn là cái vốn làm giàu của người nghèo. Trao đổi hàng hóa ở nơi thành ấp lớn thì mỗi năm có một ngàn vò rượu, một ngàn chum giấm ngâm, một ngàn vại tương; Tập giải: Từ Quảng nói: "Chum là cái vại dài cổ." giết mổ một ngàn con bò, dê, heo; bán một ngàn chung thóc lúa, một ngàn xe củi khô, một ngàn cái thuyền tay chèo dài, một ngàn cây gỗ, một vạn cây tre, trong đó có bán một trăm cỗ xe nhỏ, Tập giải: Từ Quảng nói: "Là xe ngựa." một ngàn cỗ xe bò, một ngàn chiếc đồ gỗ sơn, một ngàn quân đồ đồng, Tập giải: Từ Quảng nói: "Một quân bằng ba mươi cân." một ngàn thạch đồ gỗ trắng, đồ sắt, đố sơn nhuộm, Tập giải: Từ Quảng nói: "Một trăm hai mươi cân bằng một thạch." Bùi Nhân xét: Hán thư âm nghĩa chép: "Gỗ trắng là gỗ nguyên chất." một ngàn chân miệng ngựa, Sách ẩn: Tiểu Nhan nói: "Cộng lại là một ngàn chân và miệng ngựa, là hai trăm con ngựa." một ngàn chân bò, một ngàn đôi dê, bò, một ngàn nô lệ, một ngàn cân đan sa, gân sừng, trong đó có một ngàn quân vải mịn, tơ lụa, một ngàn bó vải màu, một ngàn thạch da thú, vỏ cây, vải thô, Tập giải: Bùi Nhân xét: Hán thư âm nghĩa chép: "Vải thô là vải nhiều lớp màu trắng." Chính nghĩa: Nhan Sư Cổ nói: "Là vải thô dày. Vải này giá rẻ ngang với vỏ cây, da thú, không phải nhiều lớp màu trắng. Xét: Vải nhiều lớp màu trắng là vải dệt bằng sợi vỏ cây, ở Trung Quốc không có. một ngàn đấu nước sơn, một ngàn vại bã rượu, muối, đậu, một ngàn cân cá đài, cá tễ, Chính nghĩa: Thuyết văn chép: "Cá đài là loài cá ở biển." Tễ, đọc là 'tề lễ phiên', là cá kiếm. một ngàn thạch cá nhỏ, một ngàn quân cá ướp, ba ngàn thạch quả táo, quả dẻ, một ngàn cái áo da cáo, da sóc, một ngàn cái áo da dê, một ngàn cái chiếu da, một ngàn chung quả, hạt. Chính nghĩa: Quả, hạt là các loại quả khác, hái nhặt nó ở bãi núi. Có một ngàn xâu tiền vàng cho vay, người làm mối lái [1] trao đổi và nhà buôn tham lời thì lời ba phần mười, nhà buôn ngay thẳng thì lời năm phần mười, Tập giải: Hán thư âm nghĩa chép: "Nhà buôn tham lời chưa nên bán lại bán, chưa nên mua lại mua, cho nên lời ít, chỉ được ba phần mười. Nhà buôn ngay thẳng thì giá đắt mà bán, giá rẻ mà mua, cho nên lời năm phần mười." Đấy cũng là người giàu có sánh với nhà có ngàn cỗ xe. [2] Đại khái như thế. Còn có những người làm nghề khác mà không lời hai phần mười thì không phải là người giàu có mà ta nói đến.Chính nghĩa: Ý nói là các nghề khác, nếy không lời được hai phần mười thì không phải là nghề làm giàu trên đời.

Trên là ta kể qua cách mà người giỏi làm trở thành giàu có ở miền trong khoảng một ngàn dặm thời nay để cho người đời sau xem xét được.

...


[www.sidneyluo.net]


_______________



Chú giải:


[1] Mối lái: chỉ người đứng giữa mối lái cho nhà buôn và khách mua hàng hóa, hoặc chỉ người cho vay tiền lấy lời.
[2] Nhà có ngàn cỗ xe: chỉ bậc vương, hầu.

 

 

Với những người dân được chép tên trong sổ hộ thì gặp những kẻ giàu có hơn mình mười lần thì nhún xuống dưới kẻ đó, gặp kẻ giàu có hơn mình trăm lần thì kiêng sợ kẻ đó, gặp kẻ giàu có hơn mình ngàn lần thì làm thuê cho kẻ đó, gặp kẻ giàu có hơn mình vạn lần thì làm nô bộc cho kẻ đó, đấy lẽ thường vậy. Người nghèo muốn giàu có thì làm ruộng không bằng làm thợ nghề, làm thợ nghề không bằng buôn bán, ở nhà thêu thùa không bằng ở nơi cổng chợ, đấy là nói làm nghề ngọn là cái vốn làm giàu của người nghèo. Trao đổi hàng hóa ở nơi thành ấp lớn thì mỗi năm có một ngàn vò rượu, một ngàn chum giấm ngâm, một ngàn vại tương; Tập giải: Từ Quảng nói: "Chum là cái vại dài cổ." giết mổ một ngàn con bò, dê, heo; bán một ngàn chung thóc lúa, một ngàn xe củi khô, một ngàn cái thuyền tay chèo dài, một ngàn cây gỗ, một vạn cây tre, trong đó có bán một trăm cỗ xe nhỏ, Tập giải: Từ Quảng nói: "Là xe ngựa." một ngàn cỗ xe bò, một ngàn chiếc đồ gỗ sơn, một ngàn quân đồ đồng, Tập giải: Từ Quảng nói: "Một quân bằng ba mươi cân." một ngàn thạch đồ gỗ trắng, đồ sắt, đố sơn nhuộm, Tập giải: Từ Quảng nói: "Một trăm hai mươi cân bằng một thạch." Bùi Nhân xét: Hán thư âm nghĩa chép: "Gỗ trắng là gỗ nguyên chất." một ngàn chân miệng ngựa, Sách ẩn: Tiểu Nhan nói: "Cộng lại là một ngàn chân và miệng ngựa, là hai trăm con ngựa." một ngàn chân bò, một ngàn đôi dê, bò, một ngàn nô lệ, một ngàn cân đan sa, gân sừng, trong đó có một ngàn quân vải mịn, tơ lụa, một ngàn bó vải màu, một ngàn thạch da thú, vỏ cây, vải thô, Tập giải: Bùi Nhân xét: Hán thư âm nghĩa chép: "Vải thô là vải nhiều lớp màu trắng." Chính nghĩa: Nhan Sư Cổ nói: "Là vải thô dày. Vải này giá rẻ ngang với vỏ cây, da thú, không phải nhiều lớp màu trắng. Xét: Vải nhiều lớp màu trắng là vải dệt bằng sợi vỏ cây, ở Trung Quốc không có. một ngàn đấu nước sơn, một ngàn vại bã rượu, muối, đậu, một ngàn cân cá đài, cá tễ, Chính nghĩa: Thuyết văn chép: "Cá đài là loài cá ở biển." Tễ, đọc là 'tề lễ phiên', là cá kiếm. một ngàn thạch cá nhỏ, một ngàn quân cá ướp, ba ngàn thạch quả táo, quả dẻ, một ngàn cái áo da cáo, da sóc, một ngàn cái áo da dê, một ngàn cái chiếu da, một ngàn chung quả, hạt. Chính nghĩa: Quả, hạt là các loại quả khác, hái nhặt nó ở bãi núi. Có một ngàn xâu tiền vàng cho vay, người làm mối lái [1] trao đổi và nhà buôn tham lời thì lời ba phần mười, nhà buôn ngay thẳng thì lời năm phần mười, Tập giải: Hán thư âm nghĩa chép: "Nhà buôn tham lời chưa nên bán lại bán, chưa nên mua lại mua, cho nên lời ít, chỉ được ba phần mười. Nhà buôn ngay thẳng thì giá đắt mà bán, giá rẻ mà mua, cho nên lời năm phần mười." Đấy cũng là người giàu có sánh với nhà có ngàn cỗ xe. [2] Đại khái như thế. Còn có những người làm nghề khác mà không lời hai phần mười thì không phải là người giàu có mà ta nói đến.Chính nghĩa: Ý nói là các nghề khác, nếy không lời được hai phần mười thì không phải là nghề làm giàu trên đời.

Trên là ta kể qua cách mà người giỏi làm trở thành giàu có ở miền trong khoảng một ngàn dặm thời nay để cho người đời sau xem xét được.

...


[www.sidneyluo.net]


_______________



Chú giải:


[1] Mối lái: chỉ người đứng giữa mối lái cho nhà buôn và khách mua hàng hóa, hoặc chỉ người cho vay tiền lấy lời.
[2] Nhà có ngàn cỗ xe: chỉ bậc vương, hầu.

 

 

Tổ tiên họ Trác đất Thục là người nước Triệu, rèn sắt làm giàu. Người Tần phá nước Triệu, dời người họ Trác. Người họ Trác bị bắt đày, chỉ còn vợ chồng kéo xe đến chỗ bị đày đến. Những người bị bắt đày cũng có ít của thừa, tranh nhau dâng tặng quan lại để xin đến chỗ gần ở huyện Gia Manh. Tập giải: Từ Quảng nói: "Thuộc quận Quảng Hán." Riêng người họ Trác nói: "Đất ấy chật cằn. Ta nghe nói ở dưới núi Vấn có đồng lầy, dưới có củ cú mèo, Tập giải: Bùi Nhân xét: Hán thư âm nghĩa chép: "Miền ven sông nước có nhiều chim cú mèo, dưới núi ấy có đồng lầy ngập nước." Chính nghĩa: Củ cú mèo là củ khoai. Nói là ở huyện Lâm Cung châu Cung đất tốt lại lầy, bãi phẳng có các củ khoai. Hoa dương quốc chí chép: "Huyện Đô An quận Vấn Sơn có củ khoai lớn như chim cú mèo." đến lúc chết cũng không lo đói. Người dân làm nghề ở chợ, dễ mua bán." Bèn xin đến chỗ xa, đến ở huyện Lâm Cung, mừng lắm, liền rèn sắt ở trong núi làm đồ dùng, bày nghĩ cách làm giàu, hơn cả dân đất Điền, đất Thục, Chính nghĩa: Hán thư cũng chép là đất Điền Trì. Quận Ích Châu ngày nay có châu Thục, cũng nhân tên cũ và tên sông Hán mà đặt tên. Sông này ở quận Ích Châu, phía nam đổ vào sông Giang, không phải là sông Hán ở quận Hán Trung. Giàu có một ngàn nô bộc. Vui vẻ săn bắn ở ruộng đầm ngang với vua chúa.

Trình Trịnh là kẻ bị bắt đày người miền Sơn Đông cũng rèn sắt, bán cho dân búi tóc, [1] giàu có ngang họ Trác, đều ở huyện Lâm Cung.

Tổ tiên họ Khổng huyện Uyển là người nước Lương, cũng làm nghề rèn sắt. Người Tần đánh nước Ngụy, dời người họ Khổng đến ở quận Nam Dương. Rèn đúc nhiều đồ dùng, làm ao đầm, ngồi xe ngựa, gặp chư hầu, nhân đó mua bán kiếm lời, có cái tiếng tăm của của con nhà quyền quý giàu có. Nhưng được tiền lời rất nhiều, hơn cả nhà buôn sè sẻn, Chính nghĩa: Ý nói họ Khổng ngồi xe ngựa, đi gặp chư hầu, đem tặng cho họ cùng lúc mua bán kiếm lời, mới được cái tiếng tăm là con nhà giàu có, nhưng tính ra kiếm lời được hơn cả số vốn đem dâng tặng, vẫn có cái vẻ ung dung của con nhà giàu có, lại lời hơn cả nhà buôn bủn xỉn. nhà giàu có mấy ngàn vàng. Cho nên nhà buôn ở quận Nam Dương đều bắt chước vẻ ung dung của họ Khổng.

Tính người nước Lỗ dè sẻn, mà người họ Tào Bính còn hơn, nổi lên rèn sắt, Tập giải: Từ Quảng nói: "Huyện Lỗ có quặng sắt." giàu có đến cự vạn tiền. Nhưng người nhà từ cha anh con cháu đều tiết kiệm, cúi thu góp, ngẩng kiếm lời, cho vay, đi buôn khắp các quận ấp. Do đó nhiều người nước Trâu, nước Lỗ bỏ nghề học văn mà đổ đi kiếm lời là có từ thời nhà họ Tào Bính.

Tính người nước Tề coi rẻ nô lệ, nhưng riêng Điêu Gian coi trọng họ. Nô lệ hung hăng là kẻ mà người ta thường sợ, riêng Điêu Gian thu nhận họ, sai họ đi mua bán cá, muối kiềm lời, hoặc cho họ đi xe ngựa đi gặp các quan thú-tướng, [2] lại càng thêm tin dùng họ. Rút cuộc được sức của họ, làm giàu đến mấy ngàn, vạn tiền. Cho nên nói: "Tìm quan tước không ai bằng họ Điêu." Tập giải: Hán thư âm nghĩa chép: "Nô lệ tự bảo nhau rằng: 'Ai muốn bỏ cảnh làm dân thường mà tìm quan tước? Nên đến nhà họ Điêu mà làm nô lệ chăng?" Là nói người biết dùng nô lệ giỏi tự kiếm lời và dùng hết sức của họ.

...


[www.sidneyluo.net]


________________



Chú giải:


[1] Dân búi túc: chỉ người Di miền tây nam có thói búi tóc hình cái vồ.
[2] Thú-tướng: chỉ quan Thái thú của quận huyện và quan Thừa tướng của nước chư hầu thời nhà Hán.

 

 

Tính người nhà Chu vốn dè sẻn, mà Sư Sử lại hơn, chuyển đến mấy trăm cỗ xe thóc đi bán ở các quận ấp, không chỗ nào là không đến. Thành Lạc Dương ở giữa các nước Tề, Tần, Sở, Triệu, Chính nghĩa: Thành Lạc Dương tại giữa các nước Tề, Tần, Sở, Triệu, người nghèo ở ngõ phố theo làm ở nhà giàu, khoe nhau là đi buôn lâu ngày ở các nước, đều nhiều lần qua làng ấp mà không vào nhà mình, cho nên trước có chép: 'Người thành Lạc Dương phía đông mua bán với người nước Tề, nước Lỗ, phía nam mua bán với người nước Lương, nước Sở'. người nghèo theo làm ở nhà giàu, khoe nhau là đi buôn lâu ngày, Tập giải: Hán thư âm nghĩa: "Nói về người dân ở ngõ phố không có ruộng đất đều khoe nhau đi buôn lâu ngày ở các nước ấy." nhiều lần qua dưới ấp mà không vào nhà, liền dùng những người ấy, cho nên Sư Sử mới có đến bảy ngàn, vạn tiền.

Tổ tiên họ Nhâm ở đất Tuyên Khúc, Tập giải: Từ Quảng nói: "Công thần thời Cao Tổ có Tuyên Khúc Hầu." Sách ẩn: Thượng lâm phú chép: "Phía tây ruổi đến đất Tuyên Khúc", có lẽ ở quanh kinh sư, nay không có huyện ấy. làm quan coi kho lương ở huyện Đốc Đạo. Tập giải: Vi Chiêu nói: "Đốc Đạo là huyện biên giới thời Tần." Vào lúc nhà Tần đổ, bọn hào kiệt đều tranh lấy vàng ngọc, nhưng riêng người họ Nhâm đào hố chôn thóc trong kho. Tập giải: Từ Quảng nói: "Đào đất để cất thóc." Vào lúc hai quân Hán-Sở đánh nhau ở huyện Huỳnh Dương, dân không được trồng trọt, một thạch gạo giá vạn tiện, do đó vàng ngọc của bọn hào kiệt đều về nhà họ Nhâm, nhà họ Nhâm vì đó giàu có. Nhà giàu tranh nhau tiêu xài nhưng nhà họ Nhâm nhún ý dè sẻn, chăm làm ruộng, chăn nuôi. Người làm ruộng, chăn nuôi tranh nhau mua giá rẻ, Sách ẩn: Tấn chước chép: "Tranh mua rẻ vàng ngọc." riêng nhà họ Nhâm mua giá đắt tốt, Sách ẩn: Nói là mua đồ tất lấy đồ đắt và tốt, không tranh mua đồ rẻ. giàu có đến mấy đời. Nhưng nhà họ Nhâm dè sẻn, cơm áo không phải do mình làm ra thì không dùng, làm việc chưa xong thì thân không được ăn thịt uống rượu. Do đó được người làng ngõ khen, cho nên giàu có mà được nhà vua coi trọng.

Ở nơi biên ải, riêng Kiều Diêu đã có đến một ngàn con ngựa, bò có gấp đôi ngựa, vạn con dê, có một vạn chung thóc. Tập giải: Hán thư âm nghĩa chép: "Là người trông coi lính thú ở biên ải. Cho nên người này mới giàu có như thế." Sách ẩn: Mạnh Khang nói: "Không phải. Tương Như liệt truyện chép: 'Biên ải càng rộng.' Họ Kiều, tên Diêu. Ý nói Kiều Diêu nhân lúc mở rộng biên ải mà có của cải ấy." Vào thời bảy nước Ngô-Sở [1] dấy binh, những người được phong tước quân-hầu [2] ở thành Trường An đi theo quân lữ, phải vay tiền lấy lời. Những kẻ cho vay tiền cho rằng những người được phong hầu ở miền Quan Đông, mà miền Quan Đông chưa rõ thắng thua, chẳng ai chịu cho vay. Riêng có họ Vô Diêm đem cho vay một ngàn vàng, lấy lời gấp mười lần. Ba tháng sau, quân Ngô-Sở bị dẹp, trong khoảng một năm, họ Vô Diêm lấy lời gấp mười lần, do đó giàu có ngang với người miền Quan Trung.

Nhà buôn lớn giàu có ở miền Quan Trung phần lớn đều là người họ Điền như Điền Sắc, Điền Lan. Họ Lật ở huyện Vi Gia, họ Đỗ ở huyện An Lăng, huyện Đỗ cũng có cự vạn tiền. Từ Quảng nói: "An Lăng và Đỗ là tên hai huyện, đều có người họ Đỗ. Tuyên Đế đổi tên Đỗ là Đỗ Lăng."

...


[www.sidneyluo.net]


_________________



Chú giải:


[1] Bảy nước Ngô-Sở: chỉ bảy nước chư hầu thời Cảnh Đế nhà Hán là Ngô, Sở, Triệu, Giao Đông, Giao Tây, Tế Nam, Truy Xuyên nổi lên làm phản nhà Hán.
[1] Quân-hầu: chỉ những người họ hàng nhà vua thì được phong tước quân, những người có công khác họ thì được phong tước hầu.

 

Trên đây là những kẻ nổi tiếng hơn người, đều không phải là có tước ấp, bổng lộc, phạm pháp, làm gian mà giàu có, đều suy nghĩ thiệt hơn, tùy thời ngẩng cúi mà thu được mối lợi, làm nghề ngọn mà có tiền của, dùng nghề gốc mà giữ tiền của, trổ sức mà thu lấy, dùng lẽ mà giữ lấy, biến hóa có lúc, cho nên chép đủ. Còn như những kẻ dốc sức làm ruộng, chăn nuôi, làm thợ nghề, làm rừng, đào ao, buôn bán, dùng quyền lợi để làm giàu, kẻ lớn thì hơn một quận, kẻ vừa thì hơn một huyện, kẻ nhỏ thì làng ấp, không kể hết được.

Dè sẻn và chăm làm là cái cách kiếm sống ngay thẳng, nhưng người giàu có phải dùng đến cách lạ. Làm ruộng là nghề thật, thế nhưng Tần Dương nhờ đó mà giàu có trùm cả một châu. Sách ẩn: Phục Kiền nói: "Giàu có hàng đầu trong một châu." Đào mộ là nghề gian, thế mà Điền Thúc nhờ đó mà nổi tiếng. Đánh bạc là nghề xấu, thế mà Hoàn Phát do đó mà giàu có. Sách ẩn: Hán thư chép là Kê Phát. Đi buôn là cái nghề thấp hèn của người đàn ông, thế mà Ung Lạc thành người lắm của. Bán mỡ Chính nghĩa: Thuyết văn chép: "Loài có sừng gọi là mỡ, loài không có sừng gọi là cao." là nghề nhục, thế mà Ung Bá có ngàn vàng. Sách ẩn: Ung, đọc là 'ư ung phiên'. Hán thư chép là Ông Bá. Bán tương là nghề nhỏ, thế mà nhà họ Trương có ngàn vạn tiền. Mài dao là nghề kém khéo, thế mà họ Chí thừa đủ. Làm lòng khô là việc dễ dàng, thế mà người họ Trọc ngồi xe ngựa. Sách ẩn: Tấn chước chép: "Thái quan thường đến tháng mười thì luộc nấu canh lòng dê, lấy hạt tiêu, bột gừng cho vào, nấu cho kĩ thì lòng khô, cho nên đem bán mà làm giàu." Chính nghĩa: Lòng khô là trộn thêm năm mùi mà thành món ngon, cho nên dễ bán. Chữa bệnh cho ngựa là nghề kém, thế mà Trương Lí giàu có đến nỗi lúc ăn cũng có tiếng chuông. Đấy đều là do chăm chỉ mà có được.

Do đó thấy rằng: Làm giàu không phải chỉ có một nghề, tiền của không đến với chỉ một người, người giỏi thì tiền đến như xâu bánh xe, kẻ không giỏi thì như ngói vỡ. Nhà có ngàn vàng sánh với vua của một thành, nhà có cự vạn tiền thì sướng ngang với người làm vua của một nước. Hãy gọi những kẻ ấy là 'tố phong' chăng? Không phải sao?

 

 

Sử kí - Mông Điềm, Bạch Khởi, Vương Tiễn liệt truyện
 
Dịch giả: Tích Dã
Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa


Tổ tiên của Mông Điềm là người nước Tề. Ông nội Điềm là Mông Ngao, Sách ẩn: Ngao, đọc là 'ngao'. Họ Trâu lại đọc là 'ngũ đáo phiên'. từ nước Tề sang giúp Chiêu Vương nước Tần, làm quan đến bậc thượng khanh. Năm đầu thời Trang Tương Vương nước Tần (năm 248 TCN), Mông Ngao làm tướng nước Tần đánh nước Hàn, lấy các huyện Thành Cao-Huỳnh Dương, đặt thành quận Tam Xuyên. Năm thứ hai, Mông Ngao đánh nước Triệu, lấy ba mươi bảy tòa thành. Năm thứ ba thời Thủy Hoàng (năm 244 TCN), Mông Ngao đánh nước Hàn, lấy mười ba tòa thành. Năm thứ năm, Mông Ngao đánh nước Ngụy, lấy hai mươi tòa thành, đặt ra quận Đông. Năm thứ bảy thời Thủy Hoàng, Mông Ngao chết. Con của Ngao là Vũ, con của Vũ là Điềm. Điềm từng làm quan coi ngục, coi xét văn học.

Năm thứ hai mươi ba thời Thủy Hoàng (năm 224 TCN), Mông Vũ làm Bì tướng quân của nước Tần, cùng Vương Tiễn đánh nước Sở, đại phá quân Sở, giết tướng nước Sở là Hạng Yên. Năm thứ hai mươi tư, Mông Vũ lại đánh nước Sở, bắt được vua nước Sở. Em của Mông Điềm tên là Nghị.

Năm thứ hai mươi sáu thời Thủy Hoàng (năm 221 TCN), Mông Điềm nhân là con nhà tướng mà làm tướng nước Tần, đánh nước Tề, đại phá quân Tề, bái làm Nội sử. Vua Tần đã chiếm cả thiên hạ, bèn sai Mông Điềm đem ba mươi vạn quân lên phía bắc đuổi người Nhung-Địch, thu lấy miền phía nam sông Hà, đắp thành dài, men mạch đất mà làm nên lũy hiểm, bắt đầu từ huyện Lâm Thao Tập giải: Từ Quảng nói: "Thuộc quận Lũng Tây." đến quận Liêu Đông, Chính nghĩa: Quận Liêu Đông ở phía đông sông Liêu. Thủy Hoàng đắp thành dài về phía đông đến sông Liêu, lại về phía tây nam đến miền bở biển. trải dài hơn vạn dặm. Do đó qua sông Hà, dựa vào núi Âm, mon men lên phía bắc, dùng binh ở ngoài hơn mười năm, trú ở quận Thượng. Bấy giờ Mông Điềm oai động rợ Hung Nô. Thủy Hoàng rất tôn sủng họ Mông, tin dùng mà khen Mông Điềm, lại thân cận Mông Nghị, cho làm quan đến bậc thượng khanh, ra thì cùng ngồi xe, vào thì hầu trước mặt. Điềm làm việc ở ngoài còn Nghị thường bày mưu ở trong, có tiếng là trung tín, cho nên các quan tướng quân chẳng ai dám tranh với họ.

Triệu Cao là họ hàng xa xôi của họ Triệu. Triệu Cao có mấy anh em đều sinh ở trong cung. Tập giải: Từ Quảng nói: "Là quan hoạn." Sách ẩn: Họ Lưu nói: "Có lẽ cha hắn phạm tội bị thiến, cho nên vợ con bị bắt làm nô tì trong cung, sau đó vợ lại lấy chồng khác mà sinh con đều nối dòng họ Triệu, đều thiến hết, cho nên nói là 'anh em đều sinh ở trong cung'. Nói sinh ở trong cung là nói về quan hoạn." Mẹ hắn bị tội phạt, đời đời hèn kém. Vua Tần nghe nói Cao có sức khỏe, thạo ở việc hình ngục, chọn lấy làm Trung xa phủ lệnh. Cao đã giúp riêng công tử là Hồ Hợi, dạy Hồ Hợi xử hình ngục. Cao mắc tội lớn, vua Tần sai Mông Nghị dùng hình pháp trị tội Cao. Nghị không dám trái pháp, xử Cao tội chết, trừ khỏi sổ quan hoạn. Thủy Hoàng vì thấy Cao chăm làm việc nên tha cho, trao tước quan như cũ.

Thủy Hoàng muốn dạo khắp thiên hạ, làm đường từ quận Cửu Nguyên Chính nghĩa: Quận Cửu Nguyên là huyện Liên Cốc châu Thắng ngày nay. thẳng đến cung Cam Tuyền, Chính nghĩa: Cung này ở châu Ung ngày nay. bèn sai Mông Điềm mở đường, từ quận Cửu Nguyên đến cung Cam Tuyền, đào núi lấp hang trải dài một ngàn tám trăm dặm. Con đường này không làm xong.

Mùa đông năm thứ ba mươi bảy (năm 210 TCN), Thủy Hoàng ra đi chơi ở quận Cối Kê, men theo bờ biển lên phía bắc đến quận Lang Da. Trên đường đi bị ốm, sai Mông Nghị về cầu đảo sông núi, chưa kịp về.

Thủy Hoàng đến huyện Sa Khâu thì băng, việc này bị giấu, bầy tôi chẳng ai biết. Bấy giờ Thừa tướng là Lí Tư, công tử là Hồ Hợi, Trung xa phủ lệnh là Triệu Cao thường đi theo nhà vua. Cao vốn được Hồ Hợi tin dùng, muốn lập Hồ Hợi, nhưng sợ Mông Nghị dùng hình pháp trị tội nên không làm gì được. Nhân đó có ý xấu, bèn cùng Thừa tướng là Lí Tư, công tử là Hồ Hợi mưu ngầm, lập Hồ Hợi làm Thái tử. Đã lập Thái tử, sai sứ giả kể tội bắt công tử là Phù Tô và Mông Điềm phải chết. Phù Tô đã chết, Mông Điềm ngờ việc ấy mà xin xét lại. Sứ giả trao Mông Điềm cho quan thuộc, xử lại. Hồ Hợi lấy người nhà của Lí Tư làm Hộ quân. Sứ giả về báo, Hồ Hợi nghe tin Phù Tô đã chết, lại muốn tha cho Mông Điềm. Triệu Cao sợ họ Mông được tôn quý mà làm việc như trước, oán việc này.

Nghị về đến, Triệu Cao nhân đó bày kế để tỏ lòng trung với Hồ Hợi, muốn để diệt họ Mông, bèn nói rằng: "Thần nghe nói tiên đế muốn lấy người hiền lập mà làm Thái tử lâu rồi, nhưng Nghị can là 'không nên'. Nếu biết là người hiền mà trù trừ không lập, đấy là bất trung lại mê hoặc nhà vua vậy. Theo ý mọn của thần, không bằng giết hắn đi." Hồ Hợi nghe theo mà sai người bắt trói Mông Nghị ở quận Đại. Chính nghĩa: Là châu Đại ngày nay. Nhân lúc Nghị cầu đảo sông núi đến quận Đại mà bắt lấy. Lúc trước đã bắt giam Mông Điềm ở huyện Dương Chu. Kịp lúc đưa tang Thủy Hoàng về đến thành Hàm Dương, rồi đã táng, Thái tử lập làm Nhị Thế Hoàng Đế, mà Triệu Cao được thân cận, ngày đêm ganh ghét họ Mông, tìm tội lỗi mà bới móc họ.

Tử Anh đến can rằng: "Thần nghe nói vua nước Triệu tên là Thiên lúc trước giết bầy tôi giỏi tên là Lí Mục mà dùng Nhan Tụ, vua nước Yên tên là Hỉ ngầm dùng mưu của Kinh Kha mà làm trái lời ước với vua nước Tần, vua nước Tề tên là Kiến giết trung thần thời trước mà nghe lời bàn của Hậu Thắng. Ba vị vua ấy đều cùng vì gây biến mà làm mất nước và tự hại thân mình. Ngày nay họ Mông là mưu sĩ đại thần của nhà Tần, vậy mà nhà vua muốn một sớm vứt bỏ họ. Thần trộm nghĩ cho là không nên. Thần nghe nói rằng người nghĩ kém thì không nên dùng để giúp nước, chỉ có người có trí mới giúp được nhà vua. Bắt giết trung thần mà lập kẻ không có tiết hạnh, đấy là khiến cho bầy tôi không tin nhau ở trong mà tướng sĩ có ý rời bỏ ở ngoài vậy. Thần trộm nghĩ cho là không được."

Hồ Hợi không nghe, lại sai quan Ngự sử là Khúc Cung đi xe đến quận Đại, lệnh cho Mông Nghị rằng: "Tiên đế muốn lập Thái tử mà khanh can ngăn việc ấy. Nay quan Thừa tướng cho rằng khanh là kẻ bất trung, phạt tội đến cả họ hàng. Nhưng rẫm không nỡ, chỉ ban cho khanh tội chết, cũng là may lắm rồi. Khanh tự xử đi"! Nghị đáp nói: "Cho rằng thần không biết được ý của tiên đế, thế mà thần thủa trẻ làm quan, được tin dùng đến cuối đời nhà vua. Đấy có thể gọi là biết ý vậy. Cho rằng thần không biết cái tài của Thái tử, thế mà chỉ có Thái tử được đi theo dạo khắp thiên hạ, bỏ các công tử khác ở nơi xa, đấy là điều mà thần không nghi ngờ vậy. Tiên đế cử dùng Thái tử là mưu kế nhiều năm rồi, thần sao lại dám nói lời can ngăn, sao dám mày mưu lo việc ấy! Thần không dám nói lời ngoa để tránh cái chết, là vì sợ làm nhục đến danh tiếng của tiên đế, mong đại phu vì đó mà nghĩ kĩ, khiến cho thần được chết đúng tội. Vả lại thuận lí là cái đạo giúp nước vốn quý, dùng hình pháp giết người là cái mà đạo giúp nước vốn vứt bỏ. Ngày xưa Mục Công nước Tần giết ba người hiền cho chết, xử tội Bách Lí Hề mà không kể được tội của người đó, cho nên bị đặt hiệu là 'Mậu'. Chiêu Tương Vương giết Vũ An Quân là Bạch Khởi, Bình Vương nước Sở giết Ngũ Xa, vua Ngô là Phù Sai giết Ngũ Tử Tư, bốn vị vua ấy đều làm điều sai lớn, bị thiên hạ cho là lầm, cho là vua ấy không sáng suốt, cho nên tiếng xấu truyền đến tai chư hầu, cho nên nói: 'Người dùng đạo mà trị thì không giết kẻ vô tội, lại không phạt kẻ không có lỗi'. Mong đại phu chú ý!" Sứ giả biết ý của Hồ Hợi, không nghe lời của Mông Nghị, rút cuộc giết Mông Nghị.

Nhị Thế lại sai sứ giả đến huyện Dương Chu, lệnh Mông Điềm rằng: "Tội của khanh nhiều rồi, mà em khanh là Nghị cũng có lỗi lớn, theo hình phát phải phạt đến quan Nội sử." Điềm nói: "Từ thời tiên nhân ta cho đến con cháu, góp công tín cho nhà Tần được ba đời rồi. Nay thần dẫn hơn ba mươi vạn quân, thân dẫu bị trói, nhưng kẻ tay chân của thần cũng đủ để làm phản, nhưng thần tự biết phải chết mà giữ nghĩa, không dám làm nhục cái đạo của tiên nhân là không quên ơn của tiên đế. Ngày xưa Thành Vương nhà Chu mới lập, thân chưa rời tã địu, Chu Công tên là Đán cõng vua lên chầu, rút cuộc định được thiên hạ. Kịp lúc Thành Vương có bệnh rất nặng, Chu Công tên là Đán tự cắt móng tay đem nhấn chìm ở sông, nói: 'Vua chưa biết gì, đấy là do Đán nắm việc. Nếu có lỗi gì, Đán xin tự nhận điều không hay'. Bèn viết chữ cất ở kí phủ, có thể nói là đáng tin. Kịp lúc vua biết coi việc nước, có tặc thần nói: 'Chu Công tên là Đán muốn làm loạn lâu rồi, nếu vua không phòng bị thì tất có họa lớn'. Vua bèn cả giận, Chu Công tên là Đán chạy mà trốn sang nước Sở. Thành Vương xem ở kí phủ, lấy được sách cất của Chu Công tên là Đán, mới rơi nước mắt nói: 'Ai nói Chu Công Đán muốn làm loạn vậy?' Bèn giết kẻ nói xằng mà đón Chu Công tên là Đán quay về. Cho nên Chu thư chép: 'Phải bàn việc kĩ càng.' Nay họ hàng Điềm ở đời không có hai lòng, mà lại bị như vậy, đấy tất là do nghịch thần gây loạn, có mưu hại ở trong vậy. Thành Vương mắc lỗi mà biết sửa sai thì cuối cùng hưng thịnh, vua Kiệt giết Quan Long Phùng, vua Trụ giết vương tử là Bỉ Can thì hối không kịp, thân chết mà nước mất. Cho nên thần cho rằng có lỗi thì sửa được, có lời can thì nghĩ lại được. Xét việc kĩ càng là phép tắc của vua hiền. Những gì thần nói không phải là để tìm cách tránh tội, đem lời can gián mà chết, mong bệ hạ vì muôn dân mà nghĩ theo phép thường." Sứ giả nói: "Thần nhận chiếu lệnh đến xử tội tướng quân, không dám để tướng quân nói với nhà vua." Mông Điềm bùi ngùi thở dài nói: "Ta có lỗi gì với trời, không có tội mà chết sao"? Hồi lâu, lại nói: "Tội của Điềm vốn đáng chết. Bắt đầu từ huyện Lâm Thao liền đến quận Liêu Đông, nối thành dài hơn vạn dặm, giữa chỗ ấy há chẳng không cắt đứt mạch đất sao? Đấy là cái tội của Điềm vậy." Rồi nuốt thuốc độc tự sát.

Thái sử công nói: Ta đến miền biên giới phía bắc, từ con đường thẳng quay về, đi qua xem bờ rào lũy thành dài mà Mông Điềm giúp nhà Tần đắp nên, việc đào núi lấp hang để mở con đường lớn này vốn là coi rẻ sức lực của trăm họ. Nhà Tần mới diệt chư hầu, lòng người trong thiên hạ chưa yên, kẻ bị thương bệnh chưa khỏi, mà Điềm là tướng to, không vì cái thời như vậy mà hết sức can ngăn, cứu cái nguy cấp của trăm họ, nuôi già giữ trẻ, tu sửa việc tốt của dân chúng, thế mà lại hùa theo ý nhà vua đòi lập công, dẫn đến anh em bị giết, cũng chẳng phải sao! Sao lại đổ lỗi tại phá mạch đất đây?

Sách ẩn: Thuật tán: Họ Mông tướng Tần, Nội sử trung hiền, đắp dựng thành dài, vạn dặm giữ biên, Triệu Cao chuyên quyền, Phù Tô bị giết. Đất đứt tội gì? Lỗi ở dân khổ. Kêu trời muốn hỏi, ba đời trung lương.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Đất đai nhà Tần phía nam đến miền "cửa nhà quay mặt về hướng bắc"?
 
Dịch giả: Dong Yi
 
 

Sử kí - Tần Thủy Hoàng bản kí có đoạn chép:

地東至海曁朝鮮西至臨洮羌中南至北嚮戶
(Năm thứ hai mươi mưoi sáu - 221 TCN) Đất đai (của nhà Tần) chạy dài phía đông đến biển và đất Triều Tiên, phía tây đến Lâm Thao, Khương Trung, phía nam đến miền cửa nhà quay mặt quay mặt về hướng bắc. (*)

(*) Theo bản dịch Sử kí của Phan Ngọc kèm chú thích là "Tức là Nhật Nam (miền Quảng Nam). Ý nói miền phía nam mặt trời cố nhiên phải mở cửa về phía bắc mới có mặt trời".


集解吳都賦曰:「開北戶以向日。」劉逵曰:「日南之北戶猶日北之南戶也。」
Bùi Nhân tập giải dẫn từ sách Ngô đô phú chép: "Mở cửa hướng bắc để hướng về mặt trời". Lại dẫn từ lời Lưu Qùy nói: "Ở phía nam mặt trời thì mở cửa quay mặt về hướng bắc, tựa như ở phía bắc mặt trời thì mở cửa quay mặt về hướng nam".


Lại theo Nhan Sư Cổ chú giải quận Nhật Nam trong Hán thư - Địa lí chí rằng:

師古曰:「言其在日之南所謂開北戶以向日者。」
Sư Cổ nói: "Nói là phía nam của mặt trời, cho nên nói là mởi cửa về hướng bắc để hướng về mặt trời".

Lịch Đạo Nguyên trong Thủy kinh chú có dẫn Lâm Ấp kí chép:

區粟建八尺表日影度南八寸自此影以南在日之南故以名郡

Theo bài viết "Dùng thiên văn kiến giải các thuật ngữ Nam Giao, Giao Chỉ, Tượng Quận, Cửu Chân, Nhật Nam" của Trương Thái Du cũng dẫn tương tự:

Quận Nhật Nam tiếp nối Cửu Chân, vậy Nhật Nam có phải tương đương với Bán Cầu Nam trong thiên văn?

Nhật Nam nghĩa là phía nam mặt trời. Sử ký viết: … 南至北乡户 (Nam chí bắc hương hộ). Tạm dịch: “(Đất đai nước Tần)… phía nam đến miền cửa nhà quay mặt về hướng bắc”. (集解吴都赋曰:“开北户以向日”): Sách tập giải Ngô Đô Phú chú: “Khai bắc hộ dĩ hướng nhật – Mở cửa hướng bắc để đón ánh mặt trời." (刘逵曰:“日南之北户犹日北之南户也”). Lưu Quỳ chú: "Nhật nam chi bắc hộ , do nhật bắc chi nam hộ dã - Phía nam mặt trời thì làm cửa quay mặt về hướng bắc, cũng như phía bắc mặt trời thì cửa nhà quay mặt về hướng nam vậy”.

Tư Mã Thiên viết câu trên chứng tỏ ngành thiên văn biết vậy nhưng sự thực người Trung Quốc chưa bao giờ đặt chân đến vùng Nhật Nam. Nghĩa Nhật Nam với triều Tây Hán là khu vực nằm dưới Nam chí tuyến (vĩ độ 23 độ 27 phút), đi qua thành phố Rockhamton Bang Queensland Australia. Trong khi đó Nam Bán Cầu phải được tính từ vĩ độ 0 độ, từ mép phía nam của eo Malacca trở xuống.

Xin lưu í, phần lớn đất nước Trung Quốc ở trên Bắc Chí Tuyến (vĩ độ 23 độ 27 phút, ngang qua thành phố Quảng Châu), do đó mặt trời với họ luôn ở về phía nam, mọc phương đông nam và lặn phương tây nam. Rõ nhất trong ngày Đông Chí đêm dài ngày ngắn, mặt trời lẩn quẩn hẳn về phía nam. Vì vậy khi tế trời (cúng mặt trời) thiên tử - con trời phải quay mặt về phương nam. Có lẽ muộn nhất là thời Tần, người Trung Quốc đã chế tạo được Hỗn Nghi, một bộ máy đo đạc thiên văn khá đơn giản nhưng thể hiện đầy đủ vòng tròn xích đạo, hoàng đạo (quĩ đạo biểu kiến của mặt trời trên thiên cầu). Về cơ bản đường xích đạo trên Hỗn Nghi và đường xích đạo của con người thế kỉ 21 tương đồng về bản chất.


________________________



Miền "cửa nhà quay mặt về hướng bắc" trong thực tế là quận Nhật Nam thời nhà Hán sau này, tương đương với miền Quảng Nam ở miền trung Việt Nam ngày nay. Nhưng thực tế đất đai nhà Tần đến đấy không? Để trả lời ta hãy xem ngữ cảnh của từ "cửa nhà quay mặt về hướng bắc".

"Cửa nhà quay mặt về hướng bắc" - 北嚮戶 - bắc hướng hộ, câu này Tư Mã Thiên dùng thực ra là từ 北戶 - bắc hộ có từ trước đó. Trong 瑯邪臺刻石 - Lang Da đài khắc thạch.

Lang Da đài khắc thạch là bia đá có khắc chữ tiểu triện. Năm thứ hai mươi tám (năm 219 TCN), Thủy Hoàng nhà Tần đi tuần thú miền đông, đến núi Lang Da (tỉnh Sơn Đông ngày nay), sai Thừa tướng là Lí Tư khắc bia đá này để ca tụng công đức, lời văn có phóng đại. Trong đó đoạn văn như sau:

六合之內皇帝之土西涉流沙南盡北戶東有東海北過大夏人跡所至無不臣者
Lục hợp chi nội, hoàng đế chi thổ. Tây thiệp Lưu Sa, nam tận bắc hộ. Đông hữu đông hải, bắc quá Đại Hạ. Nhân tích sở chí, vô bất thần giả.

Ở trong sáu cõi đều là đất của hoàng đế. Phía tây vượt bãi cát Lưu Sa, phía nam đến tận miền cửa nhà quay mặt về hướng bắc. Phía đông có biển đông, phía bắc qua đất Đại Hạ. Nơi nào có vết chân người đi đến, không nơi nào là không thần phục.

Như vậy rõ ràng "bắc hộ" 北戶 "miền cửa nhà quay mặt về hướng bắc" là một từ chỉ chung cho vùng đất ở phía nam mặt trời, nơi này nhà Tần chưa chắc đã áp đặt được sự thống trị của mình được. Có thể là bấy giờ danh tiếng nhà Tần đã truyền khắc bốn biển, những nước ở "miền cửa nhà quay mặt về hướng bắc" nghe tiếng tăm mà đến quan hệ mà thôi, cho nên mới nói "nơi nào có vết chân người đi đến, không nơi nào là không thần phục".

Vả lại năm thứ hai mươi tám (năm 219 TCN), nhà Tấn mới chỉ thống nhất được Trung Nguyên, phía nam tận cùng là nước Sở cũ, lấy dãy núi Ngũ Lĩnh làm ranh giới, nơi này không phải là nơi ở phía nam mặt trời. Sau đó đến năm thứ ba mươi ba (năm 214 TCN) nhà Tấn đánh lấy đất Dương Việt ở phía nam dãy núi Ngũ Lĩnh đặt ra ba quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng, cũng chỉ đến khoảng bắc chí tuyến 23, nơi này mặt trời vẫn ở phía nam.


KẾT LUẬN:

Đất đai nhà Tần phía nam thực tế chưa đến miền "cửa nhà quay mặt về hướng bắc". Chỉ là "ảo vọng" về sự lớn mạnh của nhà Tần trong bia khắc đá ở núi Lang Da của Lí Tư, đến đời Hán thì Tư Mã Thiên lấy từ ấy mà chép vào Sử kí, đó là "nơi nào có vết chân người đi đến, không nơi nào là không thần phục", trong đó có miền "cửa nhà quay mặt về hướng bắc"!

 

 

Lâm Ấp kí:

區粟建八尺表日影度南八寸自此影以南在日之南故以名郡望北辰星落在天際日在北故開北戶以向日此其大較也
Khu Túc kiến bát xích biểu, nhật ảnh độ nam bát thốn, tự thử an ảnh dĩ nam, tại nhật chi nam, cố dĩ danh quận. Vọng bắc thần tinh, lạc tại thiên tế, nhật tại bắc, cố khai bắc hộ dĩ hướng nhật, thử kì đại giảo dã.
(Ở thành Khu Túc [khoảng thành Huế ngày nay] dựng cây nêu cao tám thước, thấy bóng của của mặt trời lệch về phía nam tám tấc, từ bóng này về phía nam là miền phía nam của mặt trời, cho nên đặt tên quận [Nhật Nam]. Nhìn sao bắc thần [sao bắc cực] thấy ở thấp phía chân trời, mặt trời ở phía bắc, cho nên mở cửa về phía bắc để đón mặt trời, đấy đại khái như vậy.)


________________


Vậy quận Nhật Nam thời Hán về sau là miền đất từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân, là "xứ phía nam của mặt trời" đã nói, dân ở đây thường làm nhà mở cửa về phía bắc để đón mặt trời.

Thời Tần có thể các nhà buôn Trung Quốc đã đến "xứ phía nam của mặt trời" này, nhưng chưa lập thành quận, người thời Tần gọi nơi này là "bắc hộ" 北戶 - miền cửa nhà quay mặt về hướng bắc để đón mặt trời.

 

 

Sử kí - Tần Thủy Hoàng bản kỉ

二十五年王翦遂定荊江南地降越君,【正義閑江反楚威王已滅其餘自稱君長今降秦置會稽郡
Năm thứ hai mươi lăm [năm 222 TCN], Vương Tiễn rút cuộc bình đất phía nam sông Giang của nước Kinh; ép hàng vua nước Việt, Giáng, đọc là 'nhàn giang phiên'. Uy Vương nước Sở đã diệt [vua nước Việt], dòng dõi còn lại tự xưng quân trưởng, nay hàng nước Tần. đặt quận Cối Kê.

二十六年分天下以為三十六郡,【集解三十六郡者三川河東南陽南郡九江鄣郡會稽潁川碭郡泗水薛郡東郡琅邪齊郡上谷漁陽右北平遼西遼東代郡鉅鹿邯鄲上黨太原雲中九原鴈門上郡隴西北地漢中巴郡蜀郡黔中長沙凡三十五與內史為三十六郡。【正義風俗通云:「周制天子方千里分為百縣縣有四郡故左傳云上大夫受縣下大夫受郡秦始皇初置三十六郡以監縣也。」郡置守
Năm thứ hai mươi sáu [năm 221 TCN], chia thiên hạ lập thành ba mươi sáu quận, Tập giải: Ba mươi sáu quận ấy là: Tam Xuyên, Hà Đông, Nam Dương, Nam, Cửu Giang, Chương, Cối Kê, Dĩnh Xuyên, Đãng, Tứ Thủy, Tiết, Đông, Lang Da, Tề, Thượng Cốc, Ngư Dương, Hữu Bắc Bình, Liêu Tây, Liêu Đông, Đại, Cự Lộc, Hàm Đan, Thượng Đảng, Thái Nguyên, Vân Trung, Cửu Nguyên, Nhạn Môn, Thượng, Lũng Tây, Bắc Địa, Hán Trung, Ba, Thục, Kiềm Trung, Trường Sa, cả thảy là ba mươi lăm quận, cùng với quận Nội sử là ba mươi sáu quận. Chính nghĩa: Phong tục thông chép: "Theo phép tắc của nhà Chu, đất của thiên tử vuông một ngàn dặm, chia làm trăm huyện, mỗi huyện có bốn quận, cho nên Tả truyện chép quan Thượng đại phu thì nhận huyện, quan Hạ đại phu thì nhận quận. Thủy Hoàng nhà Tần mới đặt ba mươi sáu quận để coi xét huyện." mỗi quận đặt quan Thú, Úy, Giám.

二十八年作琅邪臺立石刻頌秦德明德意
Năm thứ hai mươi tám [năm thứ 219 TCN], làm đài Lang Da, dựng bia đá khắc lời ca tụng đức của nhà Tần, nêu rõ đức.

[維二十八年皇帝作始端平法度萬物之紀以明人事合同父子聖智仁義顯白道理東撫東土以省卒士事已大畢乃臨于海皇帝之功勸勞本事上農除末黔首是富普天之下摶心揖志器械一量同書文字日月所照舟輿所載皆終其命莫不得意應時動事是維皇帝匡飭異俗陵水經地憂恤黔首朝夕不懈除疑定法咸知所辟方伯分職諸治經易舉錯必當莫不如畫皇帝之明臨察四方尊卑貴賤不踰次行瑯邪不容皆務貞良細大盡力莫敢怠荒遠邇辟隱專務肅莊端直敦忠事業有常皇帝之德存定四極誅亂除害興利致福節事以時諸產繁殖黔首安寧不用兵革六親相保終無寇賊驩欣奉教盡知法式六合之內皇帝之土西涉流沙南盡北戶東有東海北過大夏人跡所至無不臣者功蓋五帝澤及牛馬莫不受德各安其宇

維秦王兼有天下立名為皇帝乃撫東土至于瑯邪列侯武城侯王離列侯通武侯王賁倫侯建成侯趙亥倫侯昌武侯成倫侯武信侯馮毋擇丞相隗林丞相王綰卿李斯卿王戊五大夫趙嬰五大夫楊樛從與議於海上:「古之帝者地不過千里諸侯各守其封域或朝或否相侵暴亂殘伐不止猶刻金石以自為紀古之五帝三王知教不同法度不明假威鬼神以欺遠方實不稱名故不久長其身未歿諸侯倍叛法令不行今皇帝并一海內以為郡縣天下和平昭明宗廟體道行德尊號大成群臣相與誦皇帝功德刻于金石以為表經。]

三十三年發諸嘗逋亡人贅婿賈人略取陸梁地為桂林象郡南海以適遣戍西北斥逐匈奴自榆中并河以東屬之陰山以為四十四縣城河上為塞又使蒙恬渡河取高闕陽山北假中筑亭障以逐戎人徙謫實之初縣
Năm thứ ba mươi ba [năm thứ 214 TCN], phát những kẻ từng trốn tránh, ở rể, nhà buôn đi đánh lấy đất Lục Lương, đặt thành quận Quế Lâm, quận Tượng, quận Nam Hải, đem lính thú đến giữ. Phía tây bắc xua đuổi rợ Hung Nô, từ huyện Du Trung men theo sông Hà về phía đông liền với núi Âm, đặt thành bốn mươi mươi bốn huyện, đắp thành trên sông Hà làm lũy. Lại sai Mông Điềm qua sông Hà đánh lấy ải Cao, núi Dương, đất Bắc Giá, đắp đình lũy để đuổi người Nhung. Dời kẻ có tội đến ở các huyện mới.


________________________



20091005_df986616e51f596b04eajqdERTEhJmw
Bản đồ ba mươi sáu quận thời Tần (năm 221 TCN)

20091005_959574ae27f220b77ca365xBPorWyQZ
Bản đồ bốn mươi tám quận thời Tần (năm 214 TCN)

[Theo 秦始皇三十六郡新考 (Biên khảo mới về ba mươi sáu quận thời Thủy Hoàng nhà Tần) của Tân Đức Dũng]

 

 

Vấn đề đất đai phía Nam của nhà Tần đến đâu, có đúng là đến miền nhà cửa quay mặt về phía Bắc không ? thì phải xét đến vị trí Tượng quận. Vấn đề Tượng quận được bàn rất nhiều từ mấy ông Tây đến ông Tàu, qua ông Việt. Gần đây nhất Trần Việt Bắc cũng có bài phân tích khá chặt chẽ, nhưng tất cả vẫn không thấu đáo. Ta có thể tìm hiểu rõ hơn vấn đề này qua nguyên nhân nhà Tần tấn công Bách Việt.
Theo Hoài Nam Tử thì nhà Tần ham ngọc cơ, ngà voi, chim trả của đất Việt nên động binh. Có thể thấy rằng sau khi diệt nước Sở năm 223TCN, quân Tần thu được sản vật từ nước Sở và qua những nhà buôn nhà Tần biết phía Nam nước Sở có các sản vật này. Về ngọc trai thì quận Nam Hải mà cụ thể là vùng Hợp Phố sau này nổi tiếng với nghề nuôi và chế biến ngọc trai. Còn ngà voi ở đâu có nhiều ? Ở Quảng Tây cũng có, ở Bắc Việt cũng có Ở Vạn Tượng (Lào ngày nay) và miền Trung Việt Nam thì có nhiều hơn. Vùng đất mà nhà Tần gọi là Tượng quận tương đương với vùng này. Có lẽ việc đặt tên cho các quận mới này là dựa vào đặc điểm nổi bật của các vùng đất ấy và trước khi đưa quân xâm chiếm thì ở Trung ương, các bọn Như Lí Tư,... đã đặt tên sẵn cho các quận mới này rồi. Cho nên mặc dù không với tới được vùng đất có nhiều voi nhưng quận ấy vẫn có tên là Tượng quận và trong suy nghĩ của vua Tần cùng các quan ở Hàm Dương vẫn nghĩ rằng Tượng quận là vùng đất mà họ đã biết được, tức là nơi có nhà cửa quay mặt về phía Bắc chứ không hề biết rằng thực tế nó chie dừng lại ở Quảng Tây. Không phải các nhà sử học TQ nhầm lẫn mà họ nói như vậy là có ý đồ muốn tiếp tục thực hiện ước mơ còn dở dang của Tần Thủy Hoàng: Nơi nào có dấu chân của người TQ thì nơi đó là lãnh thổ của nhà Tần.

 

 

Sử kí chép: "Năm Nguyên Đỉnh thứ 6 bình xong Nam Việt chia làm chín quận". Hán thư chép rõ hơn chín quận ấy là: Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Chu Nhai, Đam Nhĩ, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam".

Nhưng mới đây suy nghĩ lại, chín quận ấy phải là: "Tượng, Linh Lăng, Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam". Bởi những quận này đều là quận cũ của nhà Tần và được lập nên vào năm Nguyên Đỉnh thứ sáu. Còn quận Chu Nhai, quận Đạm Nhĩ lập nên vào năm Nguyên Phong thứ hai, có vẻ trước đó không thuộc nước Nam Việt.

Nhà Hán dùng binh ba năm liền từ năm Nguyên Đỉnh thứ sáu đến năm Nguyên Phong thứ hai, từ Phiên Ngu về phía tây đến đất Thục lập nên 17 quận mới: Tượng, Linh Lăng, Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Chu Nhai, Đam Nhĩ, Tường Kha, Ích Châu, Việt Tủy, Thẩm Lê, Vấn Sơn, Vũ Đô. Trước đó 17 quận này là quận cũ thời nhà Tần và đất của các nước Nam Việt, Tây Nam Di và ngoài đảo.

 

 

Bác Tích Dã hiểu sai ý của tôi rồi. Tượng quận của nhà Tần là một quận có thật chứ không phải cái bánh vẽ, bàng cớ là Quận trị hẳn hoi là Lâm Trần và đến năm Nguyên Phượng thứ 5 được tách ra làm 2 phần để nhập vào 2 quận Quế Lâm và Tường Kha. Thế thì hà cớ gì Ban Cố phải chép Nhật Nam cố Tần Tượng quận.... Ban Cố chép như thế là có lý của ông, bởi trước đó Lí Tư khắc bia để ca tụng công đức của Tần Thủy Hoàng: "Ở trong sáu cõi đều là đất của hoàng đế. Phía tây vượt bãi cát Lưu Sa, phía nam đến tận miền cửa nhà quay mặt về hướng bắc. Phía đông có biển đông, phía bắc qua đất Đại Hạ. Nơi nào có vết chân người đi đến, không nơi nào là không thần phục." Đây là lời xác định cương vực, cũng là quan điểm của triều đình nhà Tần lúc bấy giờ. Sách Lâm Ấp kí có chép việc đo bóng mặt trời ở thành Khu Túc (Theo Đào Duy Anh thì thành Khu Túc nằm ở Sông Gianh, thuộc Hà Tĩnh ngày nay) thì thấy bóng mặt trời lệch về phía Nam tám tấc, chứng tỏ điều ấy là có thật. Ngày nay ta biết chính xác rằng vùng nằm phía Nam mặt trời phải nằm dưới Chí tuyến Nam, còn các vùng từ Chí tuyến Bắc đến Chí Tuyến Nam tùy theo từng mùa mà có lúc nằm phía Bắc hoặc phía Nam mặt trời. Nên nhớ rằng ở miền trung Việt Nam thì mùa đông ít khi có nắng, vì vậy việc đo bóng mặt trời chủ yếu thực hiện vào mùa hè. Vì vậy thấy bóng mặt trời lệch về phía Nam tám tấc là có thât.
Kết luận: Sau khi diệt nước Sở năm 223TCN, thông qua những người đi buôn, nhà Tần biết được phía Nam nước Sở có nhiều ngọc trai, chim trả, ngà voi, và đặc biệt vùng đất phía Nam mặt trời có nhiều voi nên đã phát binh đánh chiếm (Theo quan điểm của nhà Tần bấy giờ các vùng đất này đã thuộc về nhà Tần vì có người Trung Quốc biết đến). Theo đặc điểm của các vùng đất ấy nhà Tần đặt tên ba quận đó là Quế Lâm, Nam Hải và Tượng. Nhưng khi tiến xuống đến phía Nam tỉnh quảng Tây ngày nay, đạo quân của Đồ Thư đại bại phải dừng lại để chờ quân tiếp viện. Gặp lúc Tần Thủy Hoàng mất công việc đánh chiếm phải dừng lại nên Tượng quận chỉ có vùng đất ở Quảng Tây còn phía Nam thì chưa chiếm được. Năm 179TCN, Triệu Đà thần phục được Âu Lạc chia thành 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân (Trên thực tế vẫn do người Việt quản lý, Âu Lạc chỉ thần phục thôi chứ không bị sáp nhập vào Nam Việt như mọi người vẫn nghĩ. Quận Quế Lâm mai đến năm 111TCN vẫn do người Việt cai quản nữa là). Sau khi diệt Nam Việt, nhà Hán lập thêm quận Nhật Nam (Lập khống theo sử sách nhà Tần, thực tế lúc bấy giờ cả ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam đều do người bản dịa cai quản)
Vậy nếu theo quan điểm của nhà Tần là nơi nào có dấu chân người TQ là nơi đó thuộc lãnh thổ nhà Tần thì quả thật phía Nam của nhà Tần đến vùng nhà cửa quay mặt về phía Bắc thật (Bởi bọn lái buôn người Sở - lúc này đã thành người Tần, đã đến vùng đất nhà cửa quay mặt về phía Bắc rồi)còn trên thực tế thì phía nam nhà Tần chỉ đến tỉnh Quảng Tây ngày nay thôi.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites
Sử ký - Trọng Ni đệ tử liệt truyện
 
Dịch giả: Tích Dã

Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa


Khổng Tử chép văn, học trò theo học, đều làm sư phó, chuộng nhân yêu nghĩa. Cho nên chép chương liệt truyện thứ bảy là Trọng Ni đệ tử.

Khổng Tử nói: "Theo học đạo thấu suốt có bảy mươi bảy người." Sách ẩn: Khổng Tử gia ngữ cũng chép là bảy mươi bảy người, riêng Khổng miếu đồ của Văn Ông chép là bảy mươi hai người. đều là kẻ sĩ có tài hơn người. Nổi tiếng đức hạnh có Nhan Uyên, Mẫn Tử Khiên, Nhiễm Bá Ngưu, Trọng Cung; giỏi việc nước có Nhiễm Hữu, Quý Lộ. Giỏi về nói năng có Tể Ngã, Tử Cống; Sách ẩn: Luận ngữ chép một là đức hạnh, hai là nói năng, ba là việc nước, bốn là văn chương. Nay lời này lại chép việc nước ở trên nói năng, lời chép này có khác. giỏi về văn chương có Tử Du, Tử Hạ. Sư thì qụanh co; Tập giải: Mã Dung nói: "Tử Trương có tài hơn người nhưng lại quanh co che giấu lỗi lầm." Sâm thì đần độn; Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Đần độn là chậm chạp. Tăng Tử chậm chạp. Sài thì thật thà; Do thì quê mùa; Tập giải: Trịnh Huyền nói: "Việc làm của Tử Lộ có chỗ kém là quê mùa." Hồi thì thường túng thiếu; Tứ thì không chịu vâng mệnh trời mà làm ra của cải, nghĩ thường đúng việc. [colur=red]Tập giải: Hà Yến nói: "Ý nói Hồi gần như đạt đến đạo của thánh nhân, dẫu của cải thường túng thiếu nhưng lại có niềm vui ở trong lòng. Tứ không vâng lời dạy, chỉ lo làm ra của cải, suy đoán được mất. Có lẽ là khen Hồi là để khuyến khích Tứ. Có người nói túng thiếu là trống rỗng. Gần như đem hết cái đạo tốt đẹp của thánh nhân dạy cho học trò nhưng vẫn không đạt đến bậc biết đạo, mỗi người đều có cái kém. Nhưng chỉ có Hồi là gần như không có chỗ kém, hiểu đạo sâu xa. Đấy là nếu không để cho tấm lòng trống rỗng thì không biết đạo. Tử Cống dẫu không phải là học trò có chỗ kém nhưng cũng không phải người biết đạo, dẫu không biết hết đạo nhưng lại gặp may, dẫu không vâng mệnh trời mà lại giàu có, cũng là vì không để cho tấm lòng trống rỗng vậy."[/color]

Những người mà Khổng Tử tôn kính là: ở nhà Chu thì có Lão Tử; ở nước Vệ thì có Cừ Bá Ngọc; Sách ẩn: Xét: Đại đái lễ chép: "Ngoài rộng rãi mà trong thẳng thắn, tự vui ở trong khuôn khổ, tự nắn thẳng mình mà không nắn thẳng người, miệt mài làm việc nhân, làm việc tốt đến cùng, có lẽ đấy là việc làm của Cừ Bá Ngọc." ở nước Tề thì có Án Bình Trọng; Tập giải: Đái đái kí chép: "Vua chọn tôi mà sai khiến, tôi chọn vua mà theo giúp, vua có đạo thì tôi nghe lệnh, vua vô đạo thì tôi chống lệnh, có lẽ đấy là việc làm của Án Bình Trọng." ở nước Sở thì có Lão Lai Tử; Sách ẩn: Đại đái kí chép: "Cung kính mà đáng tin, suốt ngày không nói lời oán giận, nghèo mà vui, có lẽ là việc làm của Lão Lai Tử." ở nước Trịnh thì có Tử Sản; ở nước Lỗ thì có Mạnh Công Xước. Khổng Tử thường khen Tang Văn Trọng, Liễu Hạ Huệ, Sách ẩn: Đại đái kí chép: "Hiếu kính nhân từ, tu đức chuộng nghĩa, Đồng Đề Bá Hoa, Giới Sơn Tử Nhiên, Khổng Tử đều ở sau họ, nghèo khó không giận, có lẽ là việc làm của Liễu Hạ Huệ." không ở cùng thời. Tập giải: Đại đái lễ chép: "Khổng Tử nói: 'Nhà nước có đạo, lời nói đủ để hưng thịnh; nhà nước vô đạo, im lặng đủ để yên thân, có lẽ là việc làm của Đồng Đề Bá Hoa. Đi khắp bốn phương, không quên người thân; nhớ đến người thân, không hưởng hết niềm vui, có lẽ là việc làm của Giới Sơn Tử Nhiên'." Thuyết uyển chép: "Khổng Tử than rằng: 'Nếu Đồng Đề Tử Hoa không chết thì thiên hạ sẽ yên rồi'." Tấn Thái Khang địa kí chép: "Huyện Đồng Đề là ấp của viên Đại phu của nước Tấn là Dương Thiệt Xích, người đời gọi Xích là Đồng Đề Bá Hoa." Sách ẩn: Xét: Từ Tang Văn Trọng trở xuống thì Khổng Tử đều ở sau, không ở cùng thời. Những người mà Khổng Tử tôn kính từ Lão Tử và Mạnh Công Xước trở đều là người cùng thời với Khổng Tử. Xét: Đại đái lễ có tám mươi lăm chương, bốn mươi bảy chương đã mất, ngày nay còn có ba mươi tám chương. Nay họ Bùi dẫn lên tại chương Vệ tướng quân. Khổng Tử khen lời của Kì Hề đáp Bình Công nước Tấn, nêu việc làm của hai người Đồng Đề-Giới Sơn. Gia ngữ chép: "Không ác không ghét, không màng oán cũ, có lẽ là việc làm của Bá Di-Thúc Tề. Vâng mệnh trời mà kính người, chuộng nghĩa mà đáng tin, có lẽ là việc làm của Triệu Văn Tử. Thờ vua mà không thích vua chết, giúp mình mà không truyền cho bạn, có lẽ là việc làm của Tùy Vũ Tử." Địa lí chí chép: "Huyện Đồng Đề thuộc quận Thượng Đảng."

 

 

Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa


Nhan Hồi là người nước Lỗ, tên chữ là Tử Uyên, kém Khổng Tử ba chục tuổi. Nhan Uyên hỏi về lòng nhân, Khổng Tử nói: "Nắn sửa mình làm cho đúng lễ, thiên hạ sẽ cho là có lòng nhân." Khổng Tử nói: "Hồi là người hiền thay! Tập giải: Vệ Quán nói: "Nếu không phải là bậc đại hiền vui đạo thì không được như thế, cho nên khen Hồi." Sách ẩn: Vệ Quán, tên chữ là Bá Ngọc, làm Thái bảo thời nhà Tấn, cũng chú giải Luận ngữ, cho nên họ Bùi dẫn lời. Ôm một giỏ cơm, cầm một bầu nước, ngồi ở ngõ hẻm, người ta không chịu được nỗi buồn ấy nhưng Hồi lại không đổi niềm vui ấy." Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Nhan Hồi vui với đạo, dẫu ôm giỏ cơm ở ngõ hẻm nhưng không đổi niềm vui ấy." "Hồi là kẻ khờ, Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Theo lời của Khổng Tử thì Hồi im lặng mà biết đạo, như kẻ khờ." lùi về mà xét tính nết của Hồi thì cũng đủ để nêu đạo học, Hồi cũng chẳng phải là kẻ khờ." Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Xét Hồi lui về nói chuyện đạo nghĩa với một vài học trò khác thấy có nêu rõ được phần lớn, biết là Hồi không khờ." "Dùng thì giúp việc, bỏ thì náu mình, riêng ta với Hồi cùng có ý đấy!" Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Ý nói đáng làm thì làm, đáng dừng thì dừng, riêng ta giống với Nhan Hồi." Nhạc Triệu nói: "Dùng mình thì sẽ làm, không rỗi náu mình để tự cao, không giấu đạo để nêu danh, người thời ấy không biết được tính tốt ấy, riêng ta cùng giống với Hồi." Chính nghĩa: Triệu, tên chữ là Vĩnh Sơ, người quận Cao Bình, làm Thượng thư lang thời nhà Tấn, soạn Luận ngữ nghi thích có chục quyển, Luận ngữ bác có hai quyển." Hồi hai chín tuổi thì tóc bạc cả, chết sớm. Sách ẩn: Xét: Gia ngữ cũng chép: "Hồi hai mươi chín tuổi thì tóc bạc, ba mươi hai tuổi thì chết." Vương Túc nói: "Sách ấy xa xưa, số tuổi sai lầm, chưa biết rõ được. Xét năm Nhan Hồi chết là lúc Khổng Tử sáu mươi mốt tuổi. Vậy thì Bá Ngư năm chục tuổi chết trước Khổng Tử, Khổng Tử sắp bảy chục tuổi. Nay truyện này chép Nhan Hồi chết trước Bá Ngư, Nhan Lộ xin lấy xe của Khổng Tử, Khổng Yử nói: 'Lí chết rồi, đóng quan mà không đóng quách.' Có lẽ là lời đặt thêm." Xét: Nhan Hồi chết trước Bá Ngư, cho nên Luận ngữ chép thêm lời này. Khổng Tử khóc Hồi rất thảm rằng: "Từ lúc ta có Hồi, học trò vào cửa nhà càng gần gũi." Tập giải: Vương Túc nói: "Nhan Hồi là người bạn gần gũi của Khổng Tử, làm cho học trò vào nhà ngày càng gần gũi Khổng Tử." Ai Công nước Lỗ hỏi rằng: "Trong các học trò thì ai ham học hơn?" Khổng Tử đáp nói: "Có Nhan Hồi là người ham học, không giận lây kẻ khác, không gây lỗi lần nữa. Không may mệnh vắn chết rồi. Nay cũng chẳng còn ai hơn." [/color]Tập giải: Hà Yến nói: "Người tầm thường theo ý mình, vui giận trái lẽ. Nhan Hồi theo đạo, giận không gây lỗi. Giận lây là giận sang kẻ khác, giận phải đúng lẽ, không giận lây kẻ khác. Không gây lỗi lần nữa là có việc không tốt thì không làm lần nữa."[/color]

 

 

Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa


Mẫn Tổn tên chữ là Tử Khiên, Tập giải: Trịnh Huyền nói: "Khổng Tử đệ tử mục lục chép là người nước Lỗ." Sách ẩn: Gia ngữ cũng chép là người nước Lỗ, kém Khổng Tử mười lăm tuổi. kém Khổng Tử mười lăm tuổi. Khổng Tử nói: "Hiếu thay, Mẫn Tử Khiên! Người ta không có lời chê chọc việc mình làm với cha mẹ anh em. Tập giải: Trần Quần nói: "Ý nói Tử Khiên trên thờ cha mẹ, dưới thuận anh em, động tĩnh đều tốt, cho nên người khác không có lời chê trách." Không ra làm quan, không ăn lộc của vua kém. Sách ẩn: Luận ngữ chép: "Họ Quý sai Mẫn Tử Khiên làm quan đứng đầu ấp Phí, Tử Khiên nói: 'Xin cho ta từ chối'." Nếu gọi mời ta làm quan, ta tất đến bên sông Vấn."Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Bỏ đến bên sông Vấn là muốn sang phía bắc đến nước Tề."

Nhiễm Canh tên chữ là Bá Ngưu. Tập giải: Trịnh Huyền nói là người nước Lỗ. Sách ẩn: Gia ngữ cũng chép là người nước Lỗ. Khổng Tử cho là người có đức hạnh. Bá Ngưu có bệnh nặng, Khổng Tử đến thăm hỏi, tự nắm tay qua cửa sổ, Tập giải: Họ Bao nói: "Bá Ngưu có bệnh nặng, không muốn gặp người khác, Khổng Tử luồn qua cửa sổ cầm tay." nói: "Là mệnh trời sao! Người này mà cũng có bệnh nặng, là mệnh trời sao!"

Nhiễm Ung tên chữ là Trọng Cung. Tập giải: Trịnh Huyền nói là người nước Lỗ. Sách ẩn: Gia ngữ chép: "Là họ hàng của Bá Ngưu, kém Khổng Tử hai mươi chín tuổi." Trọng Cung hỏi về việc nước, Khổng Tử nói: "Ra cửa gặp ai cũng coi như khách quý, dùng lễ lớn đối đáp với người dân. Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Chẳng gì tốt bằng kính người." Làm cho trong nước không có lời oán, trong nhà không có lời oán." Khổng Tử cho rằng Trọng Cung có đức hạnh, nói: "Ung đáng được ngôi ngoảnh mặt về phía nam." Tập giải: Họ Bao nói: "Đáng được ngoảnh mặt về phía nam là nói làm quan như chư hầu." Cha của Trọng Ung là người hèn kém, Khổng Tử nói: "Con của con bò lông vằn loang mà có lông đỏ mà sừng dài thẳng, dù người ta không muốn dùng để tế, nhưng thần núi thần sông có bỏ nó?" Tập giải: Hà Yến nói: "Ý nói: "Dẫu cha không đẹp nhưng chẳng làm hại gì đến cái đẹp của con."

Nhiễm Cầu tên chữ là Tử Hữu, Tập giải: Trịnh Huyền nói là người nước Lỗ. kém Khổng Tử hai mươi chín tuổi, làm quan giúp việc trong nhà họ Quý. Quý Khang Tử hỏi Khổng Tử rằng: "Nhiễm Cầu có lòng nhân chăng?" Đáp nói: "Ấp có ngàn nhà, nhà có trăm cỗ xe, Khổng An Quốc nói: "Ấp có ngàn nhà là ấp của Khanh đại phu, Khanh đại phu gọi là nhà. Chư hầu có ngàn cỗ xe, nhà của Khanh đại phu có trăm cỗ xe." Cầu cũng thu được thuế ở đấy. Có lòng nhân hay không thì ta không biết." Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Thuế là thuế quân. Lòng nhân có khuôn khổ rất lớn, không thể nói hết." Lại hỏi rằng: "Tử Lộ có lòng nhân chăng?" Khổng Tử nói: "Giống Cầu." Cầu hỏi: "Nghe vậy là nên làm nhanh chăng?" Khổng Tử nói: "Làm nhanh." Tử Lộ hỏi: "Nghe vậy là nên làm nhanh chăng?" Khổng Tử nói: "Cha anh còn đó, nghe vậy rồi sao mà làm nhanh được!" Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Nên nói rõ cho cha anh biết, không nên tự ý làm." Tử Hoa cho là lạ, hỏi: "Hám hỏi sao hỏi giống mà đáp khác?" Khổng Tử nói: "Cầu là người rụt rè, cho nên khuyến khích. Do là người nôn nóng, cho nên ngăn giảm." [/color]Tập giải: Trịnh Huyền nói: "Ý nói Nhiễm Tử Hữu có tính rụt rè, Tử Lộ có tính háo thắng hơn người, đều tùy vào cái tính xấu của mỗi người mà sửa lại."[/color]

 

 

Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa


Trọng Do tên chữ là Tử Lộ, người ấp Biện, Tập giải: Từ Quảng nói: "Thi Tử chép Tử Lộ là người quê mùa ở ấp Biện." Sách ẩn: Gia ngữ chép tên chữ là Quý Lộ, cũng chép là người ấp Biện. kém Khổng Tử chín tuổi. Tử Lộ tính thô lỗ, ưa dùng sức, chí cứng cỏi, đội mũ mào gà trống, đeo kiếm da heo đực. Tập giải: Mũ mào gà trống, kiếm da heo đực. Hai thứ này đều dữ tợn, Tử Lộ ưa dùng sức cho nên đeo đội nó. lấn hiếp Khổng Tử. Khổng Tử dùng lễ dần dần khuyên dụ Tử Lộ, Tử Lộ sau cũng đem vật lễ đến, nhờ qua người nhà Khổng Tử xin làm học trò. Tử Lộ hỏi về việc nước, Khổng Tử nói: "Làm trước rồi sai dân làm." Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Nêu đức để dạy dỗ trước, làm cho người dân tin theo, rồi mới sai người dân làm. Cho nên kinh Dịch chép: 'Làm cho dân vui lòng thì dân quên cái mệt của mình'." Xin giảng thêm, đáp nói: "Đừng chán." Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Tử Lổ ngờ thầy giảng còn ít, cho nên xin giảng thêm. Đáp: 'Đừng chán.' Ý nói làm việc ấy không được chán nản thì được." Tử Lộ hỏi: "Quân tử chuộng dùng sức chăng?" Khổng Tử nói: "Lấy việc nghĩa làm đầu. Quân tử ưa dùng sức mà không làm việc nghĩa là gây loạn. Tập giải: Lí Sung nói: "Đã gọi là quân tử mà không theo chức phận mà làm loạn phép tắc thì như nhà vua vô đạo, nhà nước rối ren, dấn thân cứu nạn mà không biết nắn sửa việc nghĩa thì cũng như dấn thân gây loạn mà bị tiếng là bất nghĩa vậy." Sách ẩn: Xét: Sung tên chữ là Hoằng Độ, làm Trung thư thị lang thời nhà Tấn, cũng soạn sách Luận ngữ giải. Tiểu nhân ưa dùng sức mà không làm việc nghĩa thì gây hại." Tử Lộ nghe qua, cũng chưa làm theo, chỉ sợ có lỗi ấy. Khổng Tử nói: "Nghe một phía mà xét được kẻ phạm tội, đấy là Do ư!" Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Một phía là lệch một bên. Nghe lời tranh tụng tất phải nghe lời hai bên để xét đúng sai, còn như nghe một bên để xét kẻ phạm tội, chỉ có Tử Lộ làm được." "Do ưa dùng sức hơn ta, chẳng hợp dùng việc gì." "Như Do thì chẳng được chết theo ý mình." Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Không được hưởng trọn tuổi trời." "Mặc áo vải gai xấu nát đứng với kẻ mặc áo da chồn da hạc mà không thẹn, đấy là Do ư!" Do cũng lên nhà, nhưng chưa đáng được vào phòng học." Tập giải: Mã Dung nói: "Lên nhà ta rồi, chưa vào phòng học." Quý Khang Tử hỏi rằng: "Trọng Do có lòng nhân không?" Khổng Tử nói: "Người có thể sai đi thu thuế ở nước có ngàn cỗ xe, ta không biết là có lòng nhân hay không." Tử Lộ thích theo Khổng Tử đi chơi, gặp những người già chống gậy là Trường Thư, Kiệt Nịch, Hà Điệu. Tử Lộ làm quan giúp việc trong nhà họ Quý, Quý Tôn hỏi: "Tử Lộ có thể gọi là bầy tôi lớn chăng?" Khổng Tử nói: "Có thể nói là bầy tôi cho đủ có thôi." Tử Lộ làm quan Đại phu của ấp Bồ, Sách ẩn: Ấp Bồ là ấp của nước Vệ, Tử Lộ đến làm quan ở đấy. từ biệt Khổng Tử. Khổng Tử nói: "Ấp Bồ có nhiều tráng sĩ lại khó trị, cho nên ta bảo ngươi hãy cẩn thận cung kính mới trị được kẻ có sức, làm việc nới lỏng mới vừa lòng mọi người, yên lặng vâng mệnh mới báo được ơn vua." Lúc trước, Linh Công nước Vệ có vợ yêu là Nam Tử. Thái tử của Linh Công là Quỹ Hội có lỗi với Nam Tử, sợ bị giết nên bỏ ra ngoài. Kịp lúc Linh Công chết thì phu nhân là Nam Tử muốn lập công tử tên là Dĩnh. Dĩnh không chịu nhận ngôi, nói: "Con của thái tử bỏ trốn tên là Triếp vẫn còn sống." Do đó người nước Vệ lập Triếp làm vua, đấy là Xuất Công. Xuất Công lập được mười hai năm mà cha là Quỹ Hội vẫn ở ngoài, không được về nước. Tử Lộ làm quan giúp việc của quan Đại phu nước Vệ là Khổng Khôi. Quỹ Hội bèn cùng Khổng Khôi làm loạn, Sách ẩn: Xét: Tả truyện chép: "Quỹ Hội vào nhà Khổng Khôi, mẹ Khôi là Bá Cơ bắt ép Khôi ở nhà xí, buộc thề với mình mà lập Quỹ Hội, không phải là Khôi vốn có ý tự làm loạn. mưu vào nhà Khổng Khôi, rồi cùng phe đảng đánh úp Xuất Công. Xuất Công chạy sang nước Lỗ, do đó Quỹ Hội vào lập làm vua, đấy là Trang Công. Vào lúc Khổng Khôi làm loạn thì Tử Lộ đang ở ngoài, nghe tin liền chạy nhanh về, gặp Tử Cao đã ra khỏi cửa thành nước Vệ, bảo Tử Lộ rằng: "Xuất Công bỏ đi rồi, mà cửa thành đã đóng, ông nên về đi, nếu không gặp họa đấy!" Tử Lộ nói: "Ăn lộc của người ta thì không sợ tránh nạn của người ta." Tử Cao bèn đi. Có sứ giả vào thành, cửa thành mở, Tử Lộ theo mà vào, đến gặp Quỹ Hội. Bấy giờ Quỹ Hội cùng Khổng Khôi lên đài. Tử Lộ nói: "Ngài sao lại dùng Khổng Khôi? Xin bắt giết hắn đi." Quỹ Hội không nghe. Do đó Tử Lộ muốn đốt đài, Quỹ Hội sợ, bèn sai Thạch Khất, Hồ Yểm đánh Tử Lộ, chặt đứt dải mũ của Tử Lộ, Tử Lộ nói: "Quân tử chết nhưng mũ không cởi." Rồi buộc dây mũ mà chết. Khổng Tử nghe nói nước Vệ có loạn, nói: "Ô hô! Do chết mất!" Rồi quả nhiên chết. Chp nên Khổng Tử nói: "Từ khi ta có Do, lời xấu không vẳng đến bên tai." Tập giải: Vương Túc nói: "Tử Lộ làm người hộ vệ cạnh Khổng Tử, cho nên những kẻ ngang bướng không dám nói lời xấu, cho nên lời xấu không đến tai Khổng Tử." Bấy giờ Tử Cống làm sứ giả của nước Lỗ đến nước Tề. Sách ẩn: Xét: Tả truyện chép Tử Cống làm sứ giả cỉa nước Lỗ đến nước Tề vào năm thứ mười lăm thời Ai Công, có lẽ lời văn này sai.

 

 

Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa


Tể Dư tên chữ là Tử Ngã. Tập giải: Trịnh Huyền nói là người nước Lỗ. Sách ẩn: Gia ngữ cũng chép là người nước Lỗ. Miệng lưỡi lời nói sắc sảo. Đã theo học Khổng Tử, hỏi rằng: "Để tang ba năm không dài quá sao? Quân tử ba năm không làm lễ thì lễ hỏng, ba năm không soạn nhạc thì nhạc hủy. Lúa cũ đã ăn, lúa mới lại mọc, đuốc lửa xoay chuyển, Tập giải: Mã Dung nói: "Chu thư nguyệt lệnh có chép cách đổi đuối lửa. Mùa xuân thì đốt lửa bằng củi cây du cây liễu, mùa hạ thì đốt lửa bằng củi cây táo cây hạnh, cuối mùa hạ thì đốt lửa bằng củi cây dâu cây chá, mùa thu thì đốt lửa bằng củi cây tạc cây do, mùa đông thì đốt lửa bằng củi cây hòe cây đàn. Trong vòng một năm đốt lửa đều khác cây củi, cho nên nói là đuốc lửa xoay chuyển." một năm cũng được rồi." Khổng Tử nói: "Với ngươi có yên lòng không?" Đáp: "Yên lòng." Khổng Tử nói: "Ngươi yên lòng thì làm đi. Quân tử để tang thì không ăn món ngon, không nghe khúc nhạc hay, cho nên không làm những việc ấy." Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Có ý trách Tử Ngã không có lòng nhân với người thân, cho nên nói 'ngươi yên lòng thì làm đi'." Tể Ngã đi ra, Khổng Tử nói: "Dư là kẻ không có lòng nhân! Con sinh được ba năm rồi mới rời khỏi vòng tay cha mẹ. Tập giải: Mã Dung nói: "Trẽ con sinh ra chưa được ba tuổi thì được cha mẹ ôm ấp." Để tang ba năm là lẽ thường trong thiên hạ." Tể Ngã nghỉ ngày, Khổng Tử nói: "Gỗ mục không thể đẽo được, vách dựng trên đất phân thì không trát được." Tể Ngã hỏi về đức của Ngũ đế, Khổng Tử nói: "Dư không được như những người ấy." Tập giải: Vương Túc nói: "Ý nói không đáng để bàn về đức của Ngũ đế." Tể Ngã làm quan Đại phu ở thành Lâm Truy, Sách ẩn: Xét: Là nói làm quan ở nước Tề, nước Tề đóng đô ở thành Lâm Truy. cùng Điền Thường làm loạn, do đó bị diệt tộc, Khổng Tử lấy làm thẹn. Sách ẩn: Xét: Tả thị truyện không có chép Tể Ngã cùng Điền Thường làm loạn, nhưng có chép về Khám Chỉ tên chữ là Tử Ngã, vì tranh được tin dùng mà bị Trần Hằng giết. E rằng tên chữ giống nhau với Tể Dư, cho nên chép lầm vậy.

 

 

Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa


Đoan Mộc Tứ là người nước Vệ, tên chữ là Tử Cống, kém Khổng Tử ba mươi mốt tuổi. Tử Cống nói năng sắc bén. Khổng Tử thường gạt lời của Tử Cống, hỏi rằng: "Ngươi so với Hồi thì ai hơn?" Đáp: "Tứ sao dám sánh với Hồi! Hồi thì nghe một mà biết mười, Tứ thì nghe một chỉ biết hai." Tử Cống đã học đạo của Khổng Tử, hỏi: "Tứ là người thế nào?" Khổng Tử nói: "Như đồng dùng của ngươi." Tử Cống hỏi: "Là đồ gì?" Đáp: "Cái hồ liễn." Tập giải: Họ Bao nói: "Hồ liễn là đồ đựng thóc lúa. Thời nhà Hạ gọi là hồ, thời nhà Ân gọi là liễn, thời nhà Chu gọi là phủ quỹ. Là vật báu của tông miếu." Trần Tử Cầm hỏi Tử Cống rằng: "Trọng Ni học gì?" Tử Cống nói: "Cái đạo của Văn-Võ chưa đổ xuống đất, người hiền trong đời vẫn biết phần lớn, người không hiền vẫn biết phần ít, chẳng ai không biết cái đạo của Văn-Võ. Phu tử há không học, Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Cái đạo của Văn-Võ chưa đổ xuống đất, người hiền và không hiền đều biết được, phu tử không ai là không theo học." mà cũng há thường học một thầy!" Lại hỏi rằng: "Khổng Tử đến nước nào tất nghe việc nước ấy. Xin người ta bảo cho hay là đòi người ta bảo cho biết?" Tử Cống nói: "Phu tử hiền lành tiết kiệm, nhún nhường mà được. Phu tử đến xin nghe, có khác với cách người người ta đến xin nghe vậy." Tử Cống hỏi rằng: "Giàu mà không kiêu, nghèo mà không nịnh, là thế nào?" Khổng Tử nói: "Cũng được; nhưng không bằng nghèo mà vui với đạo, giàu mà ưa dùng lễ." Tập giải: Trịnh Huyền nói: "Vui với đạo là nói dốc ý theo đạo, không vì nghèo mà buồn rầu."

Điền Thường muốn làm loạn ở nước Tề, sợ bọn họ Cao-Quốc-Bào-Án, cho nên đem quân đi muốn đến đánh nước Lỗ. Khổng Tử nghe tin, hỏi các học trò rằng: "Nước Lỗ là chỗ có phần mộ của tổ tiên chúng ta, là nước có cha mẹ của chúng ta, nước nguy như thế, hai ba học trò trong đây ai dám đi ra?" Tử Lộ xin đi, Khổng Tử ngăn lại. Tử Trương, Tử Thạch xin đi, Khổng Tử cũng chẳng cho. Tử Cống xin đi, Khổng Tử cho đi. Rồi đi, đến nước Tề, dụ Điền Thường rằng: "Ngài đánh nước Lỗ là lầm. Lỗ là nước khó đánh, thành nước này mỏng lại thấp, đất nước này hẹp lại . Vua nước này dốt nát lại bất nhân, bầy tôi dối trá lại vô dụng. Quan dân nước này lại ghét việc binh giáp, nước này không đáng đến đánh. Không bằng ngài nên đánh nước Ngô. Nước Ngô thành cao lại dày, rất rộng lại sâu, áo giáp cứng lại mới, quân lính từng trải lại nhiều, quânh mạnh đồ quý đều ở nước ấy, nếu sai một viên Đại phu giỏi đến giữ nước ấy thì cũng dễ đánh." Điền Thường chợt giận ra mặt nói: "Điều mà ngài cho là khó thì người ta cho là dễ; điều mà ngài cho là dễ thì người ta cho là khó; mà lại đem dạy Thường, sao vậy?" Tử Cống nói: "Thần nghe nói có nỗi lo ở trong thì đánh kẻ mạnh, có nỗi lo ở ngoài thì đánh kẻ yếu. Nay ngài có nỗi lo ở trong vậy. Thần nghe nói ngài ba lần được phong mà ba lần không thành là vì có đại thần không vâng lệnh. Nay ngài phá nước Lỗ để mở rộng nước Tề, đánh thắng nước Lỗ để làm vua kiêu ngạo, phá nước Lỗ để bầy tôi được tôn quý, mà công của ngài cũng không được thêm, khiến cho ngài càng xa với vua. Đấy là ngài trên thì làm vua kiêu ngạo, dưới thì làm cho bầy tôi chuyên quyền, muốn làm vậy để nên việc lớn, thật khó. Vả lại vua kiêu tất phóng túng, bầy tôi kiêu tất tranh giành, là làm cho ngài trên có hiềm khích với vua, dưới có tranh giành với bầy tôi. Như thế thì ngôi vị của ngài ở nước Tề bị nguy. Cho nên nói là không bằng đánh Ngô. Nếu đánh không thắng nước Ngô thì người dân chết ở ngoài, đại thần túng thiếu ở trong, lúc ấy ngài trên không có đại thần kèn cựa, dưới không có người dân gây họa, chỉ có ngài là nắm nước Tề giữ vua lẻ." Điền Thường nói: "Hay. Vậy nhưng quân ta đã đến sang nước Lỗ rồi, nếu bỏ mà sang nước Ngô thì đại thần ngờ ta, làm sao?" Tử Cống nói: "Ngài ém binh không đánh. Thần xin đi sứ đến gặp vua nước Ngô, sai bên ấy cứu nước Lỗ đánh nước Tề, ngài nhân đó đem binh đón đánh." Điền Thường nghe theo, sai Tử Cống xuống phía nam gặp vua nước Ngô.

Tử Cống dụ rằng: "Thần nghe nói kẻ làm vua không làm dứt dòng dõi người ta, kẻ làm bá không có nước địch mạnh. Vật nặng ngàn quân thêm vài thù cũng đã khác rồi. Nay đem nước Tề có vạn cỗ xe để đánh nước Lỗ có vạn cỗ xe, tranh mạnh với nước Ngô, thần trộm cho là vua bị nguy rồi. Vả lại vua cứu nước Lỗ sẽ nổi danh, đánh nước Tề sẽ có lợi lớn, nhân đó vỗ về chư hầu miền ven sông Tứ, phạt tội người Tề bạo mà ép buộc người Tấn mạnh, chẳng lợi gì hơn." Vua Ngô nói: "Hay. Vậy nhưng ta từng đánh với người Việt, người nước Việt nghỉ ở núi Cối Kê. Vua nước Việt tu thân nuôi quân, có ý báo thù ta. Ngài đợi ta đánh nước Việt xong sẽ nghe lời ngài." Tử Cống nói: "Nứơc Việt mạnh không hơn được nước Lỗ, nước Ngô khỏe không quá được nước Tề. Vua bỏ nước Tề mà đánh nước Việt là để cho người nước Tề đánh nước Lỗ. Vả lại vua đang lấy tiếng là 'cứu nước mất được còn', đánh nước Việt nhỏ để uy hiếp nước Tề mạnh, không phải là dũng. Vả chăng người có dũng là không tránh khó, người có lòng nhân không dồn người ta đến đường cùng, người có trí không làm mất thời cơ, kẻ làm vua không làm mất dòng dõi người ta, đấy là để nêu việc nghĩa. Nay để cho nước Việt còn là tỏ lòng nhân với chư hầu, cứu nước Lỗ đánh nước Tề là để ra oai với nước Tấn, lúc ấy chư hầu sẽ theo nhau hướng về nước Ngô, nghiệp làm bá sẽ thành. Vả lại nếu vua ghét nước Việt thì thần xin về phía đông gặp vua nước Việt, sai bên ấy xuất binh đi theo, thật là làm cho nước Việt trống không, mượn tiếng là theo chư hầu đánh nước Tề." Vua Ngô cả mừng, liền sai Tử Cống sang nước Việt.

Vua Việt sửa đường ra đón ở ngoài thành, tự ngồi xe đến nhà nghỉ mà hỏi rằng: "Đây là nước Man-Di, đại phu sao lại nghiễm nhiên chịu nhục mà đến đây?" Tử Cống nói: "Nay ta dụ vua Ngô đến cứu nước Lỗ đánh nước Tề, ý vua Ngô cũng muốn nhưng còn sợ người Việt, nói rằng: 'Đợi ta đánh nước Việt xong mới được.' Như thế vua Ngô tất đánh nước Việt. Vả chăng không có ý báo thù người mà làm cho người nghi ngờ là vụng về. Có ý báo thù người mà để cho người biết được là nguy hiểm. Việc chưa làm mà cho người nghe biết là họa hại. Ba cái ấy là cái hại lớn của việc dấy binh vậy." Câu Tiễn cúi đầu vái lạy nói: "Ta từng không liệu sức mình mới đánh với người Ngô, bị khốn ở núi Cối Kê, nỗi đau vào xương tủy, ngày đêm miệng khô luỡi sém, chỉ muốn đuổi theo đánh với vua Ngô mà chết, là ý nguyện của ta." Rồi hỏi Tử Cống. Tử Cống nói: "Vua Ngô là người mạnh bạo, bầy tôi không chịu nổi, nhà nước khổ vì đánh trận, quân lính không kham nổi, trăm họ oán giận, đại thần gây biến ở trong; Tử Tư vì can gián mà chết, Sách ẩn: Vương Thiệu xét: Gia ngữ, Việt tuyệt thư đều không chép Tử Tư ở đây. Bấy giờ Tử Tư chưa chết. Thái tể là Phỉ nắm việc, theo lỗi vua để yên thân riêng, đấy là mầm mối mất nước vậy. Nay vua nếu phát quân lính để giúp vua Ngô, làm cho chí vua bên ấy thêm hăng, tặng nhiều vật báu để bên ấy vui lòng, nói lời nhún nhường để bên ấy thêm tôn quý, bên ấy chắc đánh nước Tề thôi. Nếu bên ấy đánh không thắng là phúc của vua vậy. Đánh thắng tất đem binh đến nước Tấn. Thần xin lên phía bắc gặp vua nước Tấn, cùng sai đánh nước Ngô, tất làm cho nước Ngô suy yếu. Quân khỏe để hết ở nước Tề, giáp cứng khốn ở nước Tấn, lúc ấy vua đánh chỗ yếu của nước ấy, tất diệt được nước Ngô. Vua Việt mừng rõ, hứa được, tặng trăm dật vàng, một thanh kiếm, hai cây mâu sắc cho Tử Cống. Tử Công không nhận, rồi đi.

Báo cho vua Ngô rằng: "Thần kính đem lời của đại vương báo cho vua Việt, vua Việt cả giận nói: 'Ta không may, trẻ tuổi đã mất người thân, trong không biệt tự lượng sức, gây tội với vua Ngô, quân thua thân nhục, náu ở núi Cối Kê, nước thành bãi trống, may nhờ đại vương ban tặng, khiến cho được dâng mâm cỗ để cúng tế tổ tiên, chết không dám quên, sao dám mưu nghĩ này khác'!" Năm ngày sau, vua Việt sai Đại phu là Chủng cúi đầu nói với vua Ngô rằng: "Bầy tôi lẻ loi theo phục ở miền đông là Câu Tiễn sai cận thần là Chủng dám sửa chức phận đến làm tả hữu. Nay trộm nghe đại vương săp nêu cao nghĩa lớn, đánh mạnh cứu yếu, ép khốn nước Tề bạo mà vỗ về nhà Chu, thần xin đem hết ba ngàn quân lính trong nước đi giúp, xin tự cầm dáo nhọn mặc giáp cứng để xông vào tên đạn trước. Cho bầy tôi thấp kém là Chủng đem đồ dùng cất giấu có từ thời tổ tiên là hai chục áo giáp, rìu, mâu khuất lô, kiếm bộ quang đến cấp cho quan quân." Vua Ngô cả mừng, đem báo cho Tử Cống nói: "Vua Việt muốn tự theo quả nhân đánh nước Tề, được chăng?" Tử Cống nói: "Không nên. Nước ấy đã không còn người, đem hết quân đi, lại cho vua nước ấy theo là không có nghĩa. Vua nên nhận lấy tiền, cho quân nước ấyđi, từ chối vua nước ấy đi." Vua Ngô hứa theo, rồi báo đáp vua Việt. Do đó vua Ngô bèn liền phát quân của chín quận đi đánh nước Tề.

Tử Cống đi rồi về nước Lỗ. Vua Ngô quả nhiên đánh với quân Tề ở ấp Ngải Lăng, Sách ẩn: Xét: Tả truyện chép là vào năm thứ mười một thời Ai Công. đại phá quân Tề, bắt được quân lính của bảy tướng quân nước Tề mà không về, lại đem quân đến nước Tấn, gặp nhau với vua nước Tấn ở ấp Hoàng Trì. Sách ẩn: Tả truyện chép hội thề Hoàng Trì vào năm thứ mười ba thời Ai Công, người Việt vào gặp vua Ngô, vua Ngô hòa bình với người Việt. Hai vua Ngô-Tấn tranh mạnh, quân Tấn đánh quân Ngô, quân Ngô thua to. Vua Việt nghe tin, vượt sông Giang đánh úp nước Ngô, đóng quân cách thành nước Ngô bảy dặm. Vua Ngô nghe tin, bỏ nước Tấn mà về, đánh với quân Việt ở hồ Ngũ, ba trận không thắng, không giữ được cửa thành, quân Việt bèn vây cung của vua Ngô, giết vua Ngô là Phù Sai rồi giết tể tướng của vua Ngô. Sách ẩn: Xét: Tả truyện chép người Việt diệt nước Ngô vào năm thứ hai mươi hai thời Ai Công, vậy thì việc này đều khác số năm. Có lẽ lời này muốn nói gọn lại việc ấy, cho nên lời lẽ thông nhau. Vua Việt phá nước Ngô được ba năm, làm bá ở miền đông.

Rút cuộc Tử Cống một lần đi ra du thuyết mà giữ được nước Lỗ, gây loạn nước Tề, phá nước Ngô, làm cho nước Tấn mạnh mà vua Việt xưng bá. Tử Cống một lần đi sứ mà làm cho các nước đánh nhau, trong khoảng mười năm, năm nước đều có biến. Sách ẩn: Xét: Tả truyện chép là các nước Lỗ, Tề, Tấn, Ngô, Việt, cho nên nói Tử Cống đi ra mà giữ được nước Lỗ, gây loạn nước Tề, phá nước Ngô, làm cho nước Tấn mạnh mà vua Việt xưng bá. Tử Cống ưa cất chứa, tùy thời chuyển chở hàng hóa đem mua bán. Tập giải: Hàng hóa rẻ thì mua vào mà cất trữ, giá đắt thì theo thời mà chở đi đem bán mà thu lời. Ưa nêu khen cái hay của người khác, cũng không che giấu lỗi của người khác. Thường làm tể tướng ở các nước Lỗ-Vệ, nhà có chứa ngàn vàng, cuối cùng chết ở nước Tề.

 

 

Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa


Ngôn Yển là người nước Ngô, Sách ẩn: Gia ngữ chép là người nước Lỗ. Xét: Yển làm quan đứng đầu ấp Vũ Thành ở nước Lỗ. Nay quận Ngô có mộ của Ngôn Yển, có lẽ đúng là người nước Ngô. tên chữ là Tử Du, kém Khổng Tử bốn mươi lăm tuổi. Tử Du đã theo học đạo rồi, làm quan đứng đầu ấp Vũ Thành. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Tại châu Duyện, là huyện Nam Thành. Dư địa chí chép huyện Nam Vũ Thành là ấp Vũ Thành của nước Lỗ, Tử Du làm quan đứng đầu ở đấy, ấp ấy thuộc quận Thái Sơn." Khổng Tử qua ấp Vũ Thành, nghe được tiếng đàn hát, mủm mỉm mà cười rằng: "Mổ gà sao lại dùng dao mổ bò?" Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Ý nói trị ấp nhỏ sao phải dùng đạo lớn." Tử Du nói: "Ngày trước Yển nghe các thầy nói rằng quân tử học đạo thì yêu người, tiểu nhân học đạo thì dễ sai khiến." Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Đạo là lễ nhạc. Nhạc làm cho người ta hòa thuận, người ta hòa thuận thì dễ sai khiến." Khổng Tử nói: "Hai ba người trong các học trò, có Yển nói đúng. Lời trước là ta nói đùa thôi." Tập giải: Khổng An Quốc nói: "Đùa là nói trị huyện nhỏ mà dùng đạo lớn." Khổng Tử cho rằng Tử Du thạo ở việc học văn chương.

Bốc Thương tên chữ là Tử Hạ, Tập giải: Gia ngữ chép là người nước Vệ. Trịnh Huyền nói Bốc Thương là người nước Ôn. Sách ẩn: Nước Ôn thuộc quận Hà Nội ngày nay, vốn thuộc nước Vệ. kém Khổng Tử bốn mươi bốn tuổi. Tử Hạ hỏi: "'Có câu thơ 'cười duyên đẹp thay, mắt liếc đẹp thay, thêu tơ sặc sỡ thay', là ý gì?" Tập giải: Mã Dung nói: "Hai câu trên là hai câu trong bài thơ Thạc nhân chương Vệ phong, một câu dưới câu thơ ẩn dấu." Khổng Tử nói: "Sau khi vẽ các màu thì tô màu trắng." Tập giải: Trịnh Huyền nói: "Vẽ trên trên lụa trước phải vẽ các màu, rồi mới tô màu trắng đến các chỗ để tạo ra hoa văn, ý nói người con gái đẹp có mặt mũi xinh đẹp cũng phải có lễ mới được." Hỏi: "Lễ ở sau là sao?" Tập giải: Hà Yến nói: "Khổng Tử nói sau khi vẽ các màu thì tô màu trắng, Tử Hạ nghe xong mới biết là lấy màu trắng ví với lễ, cho nên hỏi lễ ở sau là sao." Khổng Tử nói: "Thương bắt đầu biết nói về kinh Thi với ta rồi." Tập giải: Họ Bao nói: "Có thể biết rõ ý ta, có thể nói về kinh Thi với ta." Tử Hạ hỏi: "Sư và Thương thì ai hiền hơn?" Khổng Tử nói: "Sư có chỗ kém, Thương cũng không theo kịp." Hỏi: "Vậy thì Sư hơn chăng?" Đáp: "Có chỗ kém cũng không theo kịp." Khổng Tử bảo Tử Hạ rằng: "Ngươi là nhà Nho quân tử, không phải là nhà Nho tiểu nhân." Tập giải: Hà Yến nói: "Quân tử học đạo Nho để nêu rõ cái đạo của mình, tiểu nhân học đạo Nho để nêu cao tiếng tăm của mình." Khổng Tử đã chết, Tử Hạ náu ở miền Tây Hạ giảng dạy đạo của Khổng Tử, Sách ẩn: Miền tây của quận Hà Đông, có lẽ gần sông Long Môn. Họ Lưu nói: "Huyện Hà Tây châu Đồng ngày nay có trường học nhà đá của Tử Hạ." Chính nghĩa: Là quận Tây Hà, là châu Phần ngày nay. Nhĩ nhã chép: "Vùng giữa hai quận Hà là châu Kí." Lễ kí chép: "Từ miền Đông Hà đến tại miền Tây Hà." Hà Đông trước gọi là sông Long Môn là miền Tây Hà, nhà Hán nhân đấy đặt thành quận Tây Hà, là châu Phần ngày nay, là chỗ mà Tử Hạ dạy học. Quát địa chí chép: "Núi Yết Tuyền còn gọi là núi Ẩn Tuyền tại phía bắc huyện Thấp Thành châu Phần bốn chục dặm." Thủy kinh chú chép: "Núi này có năm bờ vách, nửa vách có một hang nhà đá, cách mặt đất năm chục trượng, trên đỉnh có đất bằng khoảng chục khoảnh." Tùy quốc tập kí chép: "Đấy là nhà đá của Tử Hạ, về già náu ở quận Tây Hà là đấy." Có miếu thờ Bốc Thương, nay vẫn còn. làm thầy của Văn Hầu nước Nguỵ. Sách ẩn: Tử Hạ giỏi về văn chương nổi rõ tứ đức, đặt lời tựa cho kinh Thi, nêu truyện cho kinh Dịch. Lại nữa Khổng Tử đem kinh Xuân thu dạy cho Thương. Lại dạy cho kinh Lễ, có chép tại Lễ chí. Mà đây sách sử đều không bàn đến, chỉ chép việc nhỏ có từ Luận ngữ, cũng là sơ qua. Chính nghĩa: Văn Hầu đóng đô ở thành An Ấp. Sau khi Khổng Tử chết, Tử Hạ dạy đạo ở miền Tây Hà, Văn Hầu theo học Tử Hạ, hỏi đáp về việc nước. Lúc con của Tử Hạ chết, Tử Hạ khóc đến nỗi mắt chẳng còn sáng.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Sử ký - Mân Việt truyện
 
Dịch giả: Tích Dã
 

Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa

 

Mân Việt truyện

餘善刻武帝璽自立詐其民為妄言上遣橫海將軍韓說出句章浮海從東方往樓舩將軍僕出武林中尉王溫舒出梅領粵侯為戈舩下瀨將軍出如邪白沙元封元年冬咸入東粵東粵素發兵距嶮使徇北將軍守武林敗樓舩軍數校尉殺長史樓舩軍卒錢唐榬終古斬徇北將軍為語兒侯自兵未往

故粵衍侯吳陽前在漢漢使歸諭餘善不聽及橫海軍至陽以其邑七百人反攻粵軍於漢陽及故粵建成侯敖與繇王居服謀俱殺餘善以其衆降橫海軍封居股為東成侯萬戶封敖為開陵侯封陽為卯石侯橫海將軍說為按道侯橫海校尉福為繚嫈侯福者城陽王子故為海常侯坐法失爵從軍亡功以宗室故侯及東粵將多軍漢兵至棄軍降封為無錫侯故甌駱將左黃同斬西于王封為下鄜侯

Dư Thiện khắc ấn 'Võ Đế' tự lập làm vua nước Đông Việt (chỉ nước Mân Việt), lừa dân của mình, nói lời xằng bậy. Nhà vua sai Hoành hải tướng quân là Hàn Thuyết xuất tù huyện Câu Chương vượt biển từ phương đông đến; sai Lâu thuyền tướng quân là Dương Bộc xuất từ huyện Võ Lâm, sai Trung úy là Vương Ôn Thư xuất từ huyện Mai Lĩnh, sai tước hầu người Việt làm Qua thuyền tướng quân, Hạ lại tướng quân xuất từ huyện Như Tà, huyện Bạch Sa. Mùa đông năm Nguyên Phong thứ nhất (năm 110 TCN), các cánh quân Hán đều vào nước Đông Việt; vua nước Đông Việt phát binh giữ chỗ hiểm, sai Tuẫn bắc tướng quân giữa huyện Võ Lâm, đánh bại mấy viên hiệu úy của Lâu thuyền tướng quân, giết quan trưởng lại. Có tên lính của Lâu thuyền tướng quân người huyện Tiền Đường tên là Viên Chung Cổ chém Tuẫn bắc tướng quân, được phong làm Ngữ Nhi Hầu, từ lúc quân Hán chưa đến nơi.

Có viên Diên Hầu người Việt trước kia tên là Ngô Dương lúc đầu ở tại nhà Hán, nhà Hán sai về dụ Dư Thiện, nhưng Dư Thiện không nghe, kịp lúc Hoành hải tướng quân đến, Dương bèn đem bảy trăm người của ấp mình làm phản, đánh quân Đông Việt ở huyện Hán Dương. Kịp lúc đó có viên Kiến Thành Hầu người Việt trước kia tên là Ngao mưu với Dao Vương tên là Cư Cổ cùng giết Dư Thiện, đem quân của mình hàng Hoành hải tướng quân. Nhà Hán phong Cư Cổ làm Đông Thành Hầu, thực ấp vạn hộ; phong Ngao làm Khai Lăng Hầu; phong Dương làm Mão Thạch Hầu; phong Hoành hải tướng quân là Hàn Thuyết làm Án Đạo Hầu, phong viên hiệu úy của Hoành hải tướng quân tên là Phúc làm Liễu Oanh Hầu. Phúc là con của Thành Dương Vương, trước kia được phong làm Hải Thường Hầu, vì bị tội nên mất tước, đến đây theo quân đi đánh cũng không có công, nhưng vì là tông thất cho nên được phong hầu. Kịp lúc đó tướng của nước Đông Việt là Đa Quân, nghe tin quân Hán đến, bèn bỏ quân hàng, được phong làm Vô Tích Hầu. Có viên tướng của nước Âu Lạc là Tả Hoàng Đồng chém Tây Vu Vương, được phong làm Hạ Phu Hầu.

______________


Cảnh Vũ Chiêu Tuyên Nguyên Thành công thần biểu

下鄜侯左將黃同以故甌駱左將斬西于王功侯七百戶四月丁酉封

Hạ Phu Hầu Tả tướng tên là Hoàng Đồng vì là Tả tướng của nước Âu Lạc trước kia chém Tây Vu Vương có công được phong hầu, thực ấp bảy trăm hộ, phong vào ngày đinh dậu tháng tư.


______________________


Sử kí - Kiến Nguyên dĩ lai hầu giả niên biểu

下酈以故甌駱左將斬西于王功侯
Hạ Li (Phu) Hầu vì làm Tả tướng của nước Âu Lạc chém Tây Vu Vương có công được phong hầu.



*****************


Sách sử chép chỉ có vậy, có một viên Tả tướng của nước Âu Lạc tên là Hoàng Đồng chém Tây Vu Vương được phong hầu, thực ấp bảy trăm hộ. So với quan Giám quận Quế Lâm của nước Nam Việt tên là Cư Ông được tám trăm ba chục hộ, cũng gần ngang nhau không hơn nhiều.

西于王 Tây Vu Vương là vua của nước (ấp/huyện) Tây Vu. Xét Hán thư địa lí chí thì quận Giao Chỉ có huyện Tây Vu, nhưng đúng như mạch truyện Mân Việt thì ấp Tây Vu phải ở đâu đó của nước Mân Việt. Bởi vua nước Mân Việt là Dư Thiện bắt chước vua nước Nam Việt khắc ấn 'Võ Đế' tự lập, trong nước có phong vương cho chư hầu thì Tây Vu Vương có thể là một chư hầu của Mân Việt thì cũng không có chi lạ.

故甌駱左將 cố Âu Lạc Tả tướng là viên Tả tướng của nước Âu Lạc trước kia. Âu Lạc là nước ở phía tây Phiên Ngu, khi quân Hán đến, quan Giám quận Quế Lâm đã dụ hơn 40 vạn dân nước Âu Lạc hàng nhà Hán. Xét mạch truyện thì Hoàng Đồng từng làm Tả tướng của nước Âu Lạc trước khi chém Tây Vu Vương. Vậy có thể suy Hoàng Đồng là Tả tướng của nước Âu Lạc hàng quân Hán khi quân Hán diệt nước Nam Việt rồi sau đó theo quân Hán đi đánh nước Mân Việt vậy.

 

 

Sử kí - Đông Việt liệt

閩越王無諸及越東海王搖者其先皆越王句踐之後也姓騶氏。【集解徐廣曰一作』。」【索隱徐廣云一作是上云歐駱不姓騶

Vua nước Mân Việt tên là Vô Chư cùng vua nước Đông Hải người Việt tên là Dao có tổ tiên đều là dòng dõi của vua nước Việt tên là Câu Tiễn, mang họ Sô. Tập giải: Sách ẩn: Từ Quảng nói: "'Sô', có sách chép là 'Lạc'. Sách ẩn: Từ Quảng nói có sách chép là 'Lạc' là trên nói 'Âu Lạc', không phải họ Sô.

Sử kí - Thái sử công tự tự

吳之叛逆甌人斬濞集解徐廣曰今之永寧是東甌也。」葆守封禺為臣。【索隱葆音保言東甌被越攻破之後保封禺之山今在武康縣也作東越列傳第五十四

Vua nước Ngô (tên là Lưu Tị) phản nghịch, người nước Âu chém Tị, Tập giải: Từ Quảng nói: "Là huyện Vĩnh Ninh ngày nay, là nước Đông Âu, giữ gìn ở núi Phong Ngu làm bầy tôi. Cho nên chép Đông Việt liệt truyện thứ năm mươi tư.

___________________


Sô và Lạc mặt chữ gần giống nhau dễ nhầm lẫn, có lẽ câu 甌駱相攻南越動搖 Âu Lạc đánh nhau, Nam Việt dao động phải là 甌騶相攻南越動搖 Âu Sô đánh nhau, Nam Việt dao động. Do đời sau sao chép nhầm lẫn nên như thế. Xét Nam Việt và Mân Việt truyện thì chỉ có người Mân Việt và Đông Âu đánh nhau mà thôi, vua Mân Việt bấy giờ tên là Dĩnh thừa thắng Đông Âu rồi đánh biên giới của Nam Việt vào năm 135 TCN.

 

 

Hán thư - Hạ Hầu Thắng truyện

宣帝初即位欲襃先帝詔丞相御史曰朕以眇身蒙遺德承聖業奉宗廟夙夜惟念孝武皇帝躬仁誼厲威武北征匈奴單于遠遁南平氐羌昆明甌駱兩越師古曰甌駱皆越號。」東定薉朝鮮廓地斥境立郡縣百蠻率服款塞自至珍貢陳於宗廟協音律造樂歌薦上帝封太山立明堂改正朔易服色明開聖緒尊賢顯功興滅繼絕襃周後備天地之禮廣道術之路上天報況符瑞並應寶鼎出白麟獲海效鉅魚神人並見山稱萬歲功德茂盛不能盡宣而廟樂未稱朕甚悼焉其與列侯二千石博士議。」

Tuyên Đế mới lên ngôi, muốn khen tiên dế, hạ chiếu sai Thừa tướng ngự sử rằng: "Trẫm là kẻ non dại, được nhờ ân đức để lại của đời trước, nối gót cơ nghiệp của bậc thánh hiền, trông coi tông miếu, ngày đêm thường lo nghĩ việc ấy. Hiếu Võ Hoàng Đế tự làm việc nhân nghĩa, gắng tỏ sự oai võ, phía bắc đánh rợ Hung Nô, thiền vu phải chạy dài, phía nam dẹp rợ Đê, Khương, Côn Minh, Âu, Lạc, hai nước Việt, Âu, Lạc đều là tên gọi của người Việt. phía đông định rợ Uế, Mạch, Triều Tiên, mở đất lấn cõi, lập nên quận huyện, các giống người rợ theo phục, vào ải chầu gặp, bày vật cống nạp ở tông miếu, sửa âm luật, chữa ca nhạc, thờ Thượng Đế, tế trời ở núi Thái, dựng minh đường, đổi chính sóc, thay màu áo, tỏ rõ nghiệp lớn, tôn hiền nêu công, nối lại nước đã mất, dựng lại ấp đã diệt, khen dòng dõi của nhà Chu. Sắm đủ lễ của trời đất, mở rộng con đường đạo thuật. Do đó trời cao báo mừng, điềm lành cùng ứng, vạc báu nổi lên, bắt được lân trắng, cá lớn trồi lên ngoài biển, người thần xuất hiện ở núi xưng là 'muôn tuổi'. Công đức tươi đầy không thể nói hết, vậy mà lời nhạc hát ở tông miếu chưa xứng, trẫm rất lấy làm xót. Nay sai các liệt hầu, quan nhị thiên thạch, bác sĩ bàn việc này."

 

 

Thủy kinh chú

交州外域記越王令二使者典主交趾九真二郡民後漢遣伏波將軍路博德討越王路將軍到合浦越王令二使者齎牛百頭酒千鍾及二郡民戶口簿詣路將軍乃拜二使者爲交趾九真太守諸雒將主民如故交趾郡及州本治於此也州名爲交州後朱䳒雒將子名詩索泠雒將女名徵側爲妻側爲人有膽勇將詩起賊攻破州郡服諸雒將皆屬徵側爲王治泠縣得交趾九真二郡民二歲調賦後漢遣伏波將軍馬援將兵討側詩走入金溪究三歲乃得爾時西蜀竝遣兵共討側等悉定郡縣爲令長也

Giao châu ngoaị vực kí chép: "Vua nước (Nam) Việt sai hai sứ giả trông coi dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân, sau nhà Hán sai Phục ba tướng quân là Lộ Bác Đức đánh vua nước Việt, Lộ tướng quân đến quận Hợp Phố, vua nước Việt sai hai sứ giả đem một trăm con bò, một ngàn vò rượu cùng sổ hộ khẩu dân hai quận đến gặp Lộ tướng quân, bèn bái hai sứ giả làm Thái thú của hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân, các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ. Sở trị của quận Giao Chỉ và châu vốn ở đấy vậy (huyện Mi Linh). Đặt tên châu là châu Giao. Sau có con trai của Lạc tướng huyện Chu Diên tên là Thi lấy con gái của Lạc tướng huyện Mi Linh tên là Trưng Trắc làm vợ. Trắc là người gan dũng, giúp Thi nổi dậy, đánh phá châu quận, bắt các Lạc tướng theo phục, đều thuộc quyền Trưng Trắc, làm vua, đóng đô ở huyện Mi Linh, thu thuế của dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân được hai năm. Sau nhà Hán sai Phục ba tướng quân là Mã Viện đánh Trắc-Thi, chạy vào khe hang Kim, ba năm mới bắt được. Bấy giờ quận Thục phía tây cũng đem binh cùng đánh bọn Trắc, dẹp yên cả các quận huyện, đặt ra quan Lệnh, Trưởng ở đấy."

____________________


Hán thư - Cảnh Vũ Chiêu Tuyên Nguyên Thành công thần biểu

湘成侯監居翁以南越桂林監聞漢兵破番禺諭甌駱民四十餘萬降八百三十戶五月壬申封侯益昌嗣五鳳四年坐為九真太守盜使人出買犀奴婢臧百萬以上不道

Tương Thành Hầu trước làm quan Giám tên là Cư Ông làm quan Giám quận Quế Lâm của nước Nam Việt nghe tin quân Hán phá thành Phiên Ngu, dụ hơn bốn chục vạn dân Âu-Lạc hàng nhà Hán, được phong tước hầu, thực ấp tám trăm ba chục hộ. Phong vào ngày nhâm thân tháng năm (năm 111 TCN). Tước hầu tên là (Cư) Ích Xương nối tước, đến năm Nguyên Phượng thứ tư (năm 54 TCN) mắc tội khi làm Thái thú Cửu Chân lén sai người ra mua tê ngưu, nô tì (người hầu gái), tôi tớ (người hầu trai) từ trăm vạn người trở lên, làm việc vô đạo, bị tội chết.

_________________


Hán thư - Tuyên Đế kỉ

神雀元年春正月行幸甘泉郊泰畤三月行幸河東祠后土詔曰朕承宗廟戰戰栗栗惟萬事統未燭厥理迺元康四年嘉穀玄稷降于郡國神爵仍集金芝九莖產于函德殿銅池中九真獻竒獸南郡獲白虎威鳳為寶朕之不明震于珍物飭躬齋精祈為百姓東濟大河天氣清靜神魚舞河幸萬歲宮神爵翔集朕之不德懼不能任其以五年為神爵元年賜天下勤事吏爵二級民一級女子百戶牛酒鰥寡孤獨高年帛所振貸物勿收行所過毋出田租。」

Năm Thần Tước thứ nhất (năm 61 TCN) mùa xuân, tháng giêng, nhà vua đến cung Cam Tuyền, tế trời ở đài Thái Chỉ. Tháng ba, đi đến quận Hà Đông, tế thần Hậu Thổ, hạ chiếu rằng: "Trẫm nối nghiệp trông coi tông miếu, run run rẩy rẩy nghĩ đến đầu mối của mọi việc nhưng chưa soi sáng được việc ấy. Mới rồi năm Nguyên Khang thứ tư (năm 62 TCN) có lúa tốt, thóc đen mọc ở quận quốc, chim thần tước lại bay đến đậu, chín cọng năm vàng mọc giữa đầm Đông điện Hàm Đức, người quận Cửu Chân dâng thú lạ, người quận Nam bắt được hổ trắng, phượng hoàng làm vật báu. Trẫm làm việc không sáng suốt cho nên làm động đến vật báu, bèn gắng tỏ lòng thành trong trắng để cầu phúc cho trăm họ. Phía đông vượt sông lớn, khí trời trong lành, cá thần vẫy ở sông. Lại đến cung Vạn Tuế, chim thần tước bay đến đậu. Trẫm là kẻ không có đức, sợ rằng không làm được việc, nay đổi năm (Nguyên Khang) thứ năm làm năm Thần Tước thứ nhất, thăng tước hai cấp cho quan lại chăm làm việc, thêm một cấp cho dân, ban trăm con bò rượu cho con gái con gái, ban lụa cho người cao tuổi cô độc gúa bụa, không thu những đồ cứu chẩn, chỗ mà trẫm đi qua không cần nạp thuế ruộng."

_________________________



Nhà Hán đánh diệt nước Nam Việt đặt chín quận, dựa vào tục cũ để thống trị, không thu thuế, ở Giao Chỉ và Cửu Chân thực tế chỉ có quan Thái thú và Thứ sử là được bổ nhiệm từ kinh đô, còn các huyện vẫn do các hào trưởng (Lạc tướng) trông coi, thường phải cống nạp sản vật cho Thái thú, Thứ sử vậy.

 

 

Hậu Hán thư - Quang Võ Đế kỉ

建武五年冬十二月交阯牧鄧讓率七郡太守遣使奉貢

Năm Kiến Võ thứ năm (năm 29) mùa đông, tháng mười hai, quan Mục bộ Giao Chỉ là Đặng Nhượng dẫn đầu các Thái thú của bảy quận sai sứ đến nạp cống.

______________________


Hậu Hán thư - Sầm Bành liệt truyện

彭與交阯牧鄧讓厚善與讓書陳國家威德又遣偏將軍屈充移檄江南班行詔命於是讓與江夏太守侯登武陵太守王堂長沙相韓福桂陽太守張隆零陵太守田翕蒼梧太守杜穆交阯太守錫光等相率遣使貢獻悉封為列侯或遣子將兵助彭征伐於是江南之珍始流通焉

Trước đây, Bành thân thiết với quan Mục bộ Giao Chỉ là Đặng Nhượng, gửi thư nêu rõ oai đức của nhà nước, lại sai Thiên tướng quân là Khuất Sung gửi hịch đến các quận miền phía nam sông Giang, ban bố chiếu lệnh, do đó Nhượng cùng bọn Thái thú Giang Hạ là Hầu Đăng, Thái thú Võ Lăng là Vương Đường, Thừa tướng Tràng Sa là Hàn Phúc, Thái thú Quế Dương là Trương Long, Thái thú Linh Lăng là Điền Hấp, Thái thú Thương Ngô là Đỗ Mục, Thái thú Giao Chỉ là Tích Quang cùng nhau sai sứ nạp cống, đều được phong làm liệt hầu. Có kẻ sai con đem binh đến gúp Bành đánh dẹp. Do đó miền phía nam sông Giang bắt đầu gửi vật báu đến.

 

 

Tam quốc chí - Ngô thư - Tiết Tống truyện

呂岱從交州召出綜懼繼岱者非其人上疏曰昔帝舜南巡卒於蒼梧秦置桂林南海象郡然則四國之內屬也有自來矣趙佗起番禺懷服百越之君珠官之南是也漢武帝誅呂嘉開九郡設交阯刺史以鎮監之山川長遠習俗不齊言語同異重譯乃通民如禽獸長幼無別椎結徒跣貫頭左袵長吏之設雖有若無自斯以來頗徙中國罪人雜居其間稍使學書粗知言語使驛往來觀見禮化及後錫光為交阯任延為九真太守乃教其耕犂使之冠履為設媒官始知聘娶建立學斆導之經義由此已降四百餘年頗有似類。...」

Lữ Đại từ châu Giao được gọi về, Tiết Tống sợ người thay Đại không được như Đại, dâng sớ nói: "Ngày xưa vua Thuấn đi tuần miền nam chết ở quận Thương Ngô. Nhà Tần đặt ra các quận Quế Lâm, Nam Hải, Tượng, vậy thì bốn quận đã nội thuộc có từ đấy đến nay rồi. Triệu Đà nổi lên ở thành Phiên Ngu, vỗ về chinh phục quân trưởng của người Bách Việt, là những nước ở phía nam quận Châu Quan (trước là quận Hợp Phố, sau nhà Đông Ngô đổi tên ấy). Võ Đế nhà Hán đánh diệt Lữ Gia, đặt ra chín quận, đặt quan Thứ sử bộ Giao Chỉ để trông coi chín quận. Sông núi xa xôi, tập tục không thuần, tiếng nói cùng khác, nhiều lần phiên dịch mới hiểu, dân như cầm thú, không phân biệt già trẻ, búi tóc, đi chân trần, quấn khăn quanh đầu, cài vạt áo bên trái, dù có đặt ra quan trưởng lại mà như không có. Từ đó đến nay, có dời người có tội từ Trung Quốc đến ở lẫn giữa chỗ ấy, dần dần sai học chữ, biết qua được tiếng nói, sứ giả qua trạm dịch qua lại, xem qua được lễ nghĩa. Kịp sau đó Tích Quang làm Thái thú Giao Chỉ, Nhâm Diên làm Thái thú Cửu Chân, bèn dạy dân cày bừa, sai phải đội mũ đi giày, đặt ra quan mai mối, bắt đầu biết lễ cưới gả, lại dựng nên trường học, dạy dân biết kinh nghĩa. Do đó đến nay đã hơn bốn trăm năm có phần giống với Trung Quốc..."

_______________________


Vậy thời Triệu Đà đã chinh phục được An Dương Vương ở Giao Chỉ, bắt đầu thống trị ki mi ở đấy, đến thời Hán cũng theo chế độ ấy, trưởng lại tuy đặt ra mà như không, chỉ có danh nghĩa là quan lại đứng đầu là Thứ sử và Thái thú. Các huyện ấp vẫn do hào trưởng người Việt thống trị dân. Đây là quan hệ phụ thuộc giữa nhà Hán và hào trưởng người Việt. Các quan lại nhà Hán là Thứ sử, Thái thú thay mặt nhà Hán đến 'dạy dân' theo chế độ quân chủ và thu gom các sản vật, còn các hào trưởng người Việt vẫn chiếm giữ ruộng đất trị dân, hằng năm phải cống sản vật cho Thứ sử, Thái thú. Có thể có thu thuế và lao dịch nhưng chỉ là thu thuế thóc gạo và lao dịch đắp thành trì và nuôi các quan lại và binh lính chiếm đóng ở cấp quận. Đổi lại các Thứ sử, Thái thú sẽ người Việt biết lễ nghĩa của nhà Hán. Cùng với đó là quan hệ trao đổi mua bán với nhau. Nhà Hán cần vàng ngọc, tê ngưu, thú lạ, vật báu, đổi lại người Việt lại cần đồ dùng bằng sắt, tơ lụa của nhà Hán, cũng giống các nước Tây Vực, Tây nam Di cũng như thế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

NƯỚC VIỆT THƯỜNG

 

Dịch giả: Tích Dã

 

汉书

王莽传第六十九上


风益州令塞处蛮夷献白雉元始元年正月莽白太后下诏以白雉荐宗庙群臣因奏言太后:“委任大司马莽定策定宗庙故大司马霍光有安宗庙之功益封三万户畴其爵邑比萧相国莽宜如光故事。”太后问公卿曰:“诚以大司马有大功当著之邪将以骨肉故欲异之也?”于是群臣乃盛陈:“莽功德致周成白雉之瑞千载同符圣王之法臣有大功则生有美号故周公及身在而托号于周莽有定国安汉家之大功宜赐号曰安汉公益户畴爵邑上应古制下准行事以顺天心。”太后诏尚书具其事

______________


Hán thư

Vương Mãng truyện


Lúc đầu, ra lệnh cho quan lại ở Ích Châu [thuộc đất Tây Nam Di] sai người Man Di ở ngoài biên giới đến dâng chim trĩ trắng, tháng giêng năm Nguyên Thủy đầu tiên, Mãng khuyên Thái hậu ban chiếu lệnh đem chim trĩ trắng cúng tế ở tông miếu. Quần thần nhân đó tấu lên Thái hậu nói: "Giao cho Đại Tư mã Mãng đặt kế sách làm yên ổn tông miếu. Đại Tư mã Hoắc Quang ngày trước có công làm yên ổn tông miếu, phong thêm ba vạn hộ, thêm tước ấp, sánh với Tiêu Tướng quốc [Tiêu Hà]. Mãng nên như việc cũ của Hoắc Quang". Thái hậu hỏi các quan hàng công khanh nói: "Quả thực Đại Tư mã có công sáng rõ chăng? Sẽ cho là vì tình cốt nhục mà ban tặng đặc biệt cho ông ta?". Do đó quần thần lại bày tỏ nói: "Công đức của Mãng có điềm chim trĩ thời Chu Thành Vương, nghìn năm cùng giống nhau. Phép tắc của bậc thánh Vương là thần có công thì ban cho tên hiệu đẹp, cho nên Chu Công tự mình giúp nhà Chu. Mãng có công lớn đặt yên đất nước, làm ổn nhà Hán, nên ban cho hiệu là An Hán Công, phong thêm hộ, tước ấp, trên ứng phép tắc ngày trước, dưới theo mà làm việc, để thuận với lòng trời". Thái hậu gọi Thượng thư ghi chép việc này.


[www.guoxue.com]

 

 

资治通鉴

汉纪二十七

孝哀皇帝下元始元年辛酉公元一年


正月王莽风益州令塞外蛮夷自称越裳氏重译献白雉一黑雉二莽白太后下诏以白雉荐宗庙于是群臣盛陈莽功德致周成白雉之瑞周公及身在而托号于周莽宜赐号曰安汉公益户畴爵邑太后诏尚书具其事

______________


Tư trị thông giám

Hán kỉ

Hiếu Ai Hoàng Đế hạ Nguyên Thủy nguyên niên (Tân dậu, Công nguyên nhất niên)


Xuân, chính nguyệt, Vương Mãng phong Ích Châu, lệnh tắc ngoại Man Di tự xưng Việt Thường thị trùng dịch hiến bạch trĩ nhất, hắc trĩ nhị. Mãng bạch Thái hậu hạ chiếu, dĩ bạch trĩ tiến tông miếu. Vu thị quần thần thịnh trần Mãng công đức, chính Chu Thành bạch trĩ chi thụy, Chu Công cập thân tại nhi thác hiệu vu Chu, Mãng nghi tứ hiệu An Hán Công, ích hộ trù tước ấp. Thái hậu triệu Thượng thư cụ kì sự.

_________________


Tư trị thông giám

Hán kỉ

Hiếu Ai Hoàng Đế, năm Nguyên Thủy đầu tiên (Tân dậu, năm thứ một Công nguyên)


Mùa xuân, tháng giêng, Vương Mãng đến chơi ở Ích Châu, ra lệnh cho người Man Di ở ngoài biên giới tự xưng là họ Việt Thường qua nhiều lần phiên dịch dâng một con chim trĩ trắng, hai con chim trĩ đen. Mãng khuyên Thái hậu ra lệnh, đem chim trĩ trắng đến cúng tế ở tông miếu. Do đó quần thần kể rõ công đức của Mãng, ứng với điềm chim trĩ thời Chu Thành Vương, Chu Công tự thân được nhà Chu ban hiệu, Mãng nên ban cho hiệu là An Hán Công. Thái hậu gọi Thượng thư đến chuẩn bị việc này.


[www.guoxue.com]

 

 

白虎通德論

卷五

封禪

嘉禾者大禾也成王時有三苗異畝而生同為一穗大幾盈車長几充箱民有得而上之者成王訪周公而問之公曰:“三苗為一穗天下當和為一乎!”以是果有越裳氏重九譯而來矣

______________


Bạch hổ thông đức luận

Quyển ngũ

Phong thiện


Gia hòa giả, đại hòa dã, Thành Vương thời hữu tam miêu dị mẫu nhi sinh, đồng vi nhất tuệ đại ki doanh xa, trường kỉ sung sương. Dân hữu đắc nhi thượng chi giả, Thành Vương phỏng Chu Công nhi vấn chi, Công viết: "Tam miêu vi tam tuệ, thiên hạ đường hòa vi nhất hồ!". Dĩ thị Việt Thường thị trùng cửu dịch nhi lại hĩ.


__________________


Bạch hổ thông đức luận

Quyển thứ năm

Phong thiện

Hán - Ban Cố

Lúa đẹp là lúa to vậy, thời Thành Vương có ba cây lúa trồng ở đất lạ mới mọc ra, đều là một bông lớn nhỏ chở đầy xe, dài chất đầy rương. Dân lấy được thì dâng lên vua, Thành Vương thăm hỏi Chu Công mà hỏi về cái này, Công nói: "Ba cây lúa non làm một bông, thiên hạ đang hòa thuận làm một chăng!". Sau đó quả nhiên họ Việt Thường qua chín trạm dịch mà đến.


[chinese.dsturgeon.net]

 

水經注/36


林邑記九德九夷所極故以名郡郡名所置周越裳氏之夷國。《周禮》,九夷遠極越裳白雉象牙重九譯而來

______________


Thủy kinh chú

Quyển thứ 36

Bắc Ngụy - Lịch Đạo Nguyên soạn


Sách "Lâm Ấp kí" nói: Cửu Đức là chỗ tận cùng của người Cửu Di, cho nên quận lấy tên ấy. Đặt ra tên quận, là nước của người Di họ Việt Thường thời Chu. Sách "Chu lễ", người Cửu Di ở chỗ xa tận cùng là họ Việt Thường. Đem chim trĩ trắng, ngà voi, qua nhiều trạm dịch mà đến.

 

文选卷第三


幽荒九州外谓四夷也北燮素颊丁令南谐越裳皆和也越裳南蛮今九真是也丁令国名善曰汉书曰匈奴北服丁令也韩诗外传曰成王之时越裳氏重九译而至献白雉于周公西包大秦东过乐浪音郎善曰司马彪续汉书曰大秦国名犁鞮鞬在西海之西汉书有乐浪郡重舌之人九译佥稽首而来王重舌谓晓夷狄语者九译九度译言始至中国者也善曰国语曰夫戎狄坐诸门外而使舌人体委与之韦昭曰舌人能达异方之志象胥之官也韩诗外传曰成王之时越裳氏重九译而至献白雉于周公晋灼汉书注曰远国使来因九译言语乃通也说文曰传四夷之语者尚书曰禹拜稽首四夷来王

__________________

Văn tuyển

Quyển thứ ba

Lương - Tiêu Thống chủ biên

Đường - Lí Thiện chú


Cõi u hoang là vùng ngoài của chín châu. Phía bắc tiếp tố với Đinh Lệnh, phía nam hài hòa đến Việt Thường. Tiếp, hài đều là hòa hợp vậy. Việt Thường tức là người Man phương nam, nay là Cửu Chân vậy. Đinh Lệnh là tên nước. Thiện [Lí Thiện] nói: Sách "Hán thư" nói: Phía bắc Hung Nô bao trùm nước Đinh Lệnh. "Hàn thi ngoại truyện" nói: Thời Thành Vương, họ Việt Thường qua nhiều lần phiên dịch mà đến, dâng chim trĩ trắng cho Chu Công. Phía tây bao quát Đại Tần. Phía tây quá Lạc Lãng, âm là Lang.
Thiện nói: Tư Mã Bưu kế tục "Hán thư" nói: Tên nước Đại Tần là Lê Đê Kiện, tại phía tây của biển lớn. Xét "Hán thư" có quận Lạc Lãng. Người
trùng thiệt là người nhiều lần phiên dịch, đều cúi đầu mà đến gặp Vương. Trùng thiệt là chỉ tiếng nói của người Di Địch. Cửu dịch là dịch tiếng nói mới được như người Trung Quốc. Thiện nói: "Quốc ngữ" nói: Người Nhung Địch ngồi ở ngoài cửa, cho nên sai người phiên dịch [thiệt nhân] ra vỗ về, trao đổi với họ. Vi Chiêu nói: Người phiên dịch có thể hiểu ý của người cõi khác, tức là quan Tượng tư vậy. "Hàn thi ngoại truyện" nói: Thời Thành Vương, họ Việt Thường qua nhiều lần phiên dịch mà đến, dâng chim trĩ trắng cho Chu Công. Tấn Chước chú giải "Hán thư" nói: Người của nước xa đến, do đó phải nhiều lần phiên dịch mới hiểu. "Thuyết văn" nói: Dịch là người truyền đạt tiếng nói của người Di bốn phương. "Thượng thư" nói: Vua Vũ bái nhường cúi đầu, người Di bốn phương đến gặp Vương.

 

嶺南摭怪

白雉傳

武瓊校正)、喬富刪定

周成王時雄王命其臣稱越裳氏獻白雉於周其言語不通周公使人重譯然後相通周公問曰:「何為而來?」越裳氏應曰:「今天無淫雨海不揚波三年矣意者中國有聖人矣故來。」周公嘆曰:「政令不施君子不臣其人德澤不加君子不享其物及記黃帝所誓曰:『交趾方外無得侵犯。』」賞以重物教戒放回越裳使忘其歸路周公命賜之駢車五乘皆為向南之制越裳氏載之由扶南林邑海渚期年而至其國故指南車常為先導

後孔子作春秋》,以文郎國為要荒之地文物未備故置之而不載焉舊本曰周公問曰:「交趾短髮文身露頭跣足黑齒何由若是也?」越裳氏應曰:「短髮以便山林之入文身以為龍君之形游泳於河蛟龍不犯跣足以便緣木刀耕火種露頭以避炎熱食檳榔以除污穢故黑齒。」

______________________


Lĩnh Nam trích quái

Truyện chim trĩ trắng

Trần - Trần Thế Pháp soạn

Lê - Vũ Quỳnh sửa chữa, Kiều Phú san định [sửa lại để in sách cố định]


Thời Chu Thành Vương, Hùng Vương ra lệnh quần thần của mình xưng là họ Việt Thường, dâng chim trĩ trắng cho nhà Chu, Chu Công sai người phiên dịch nhiều lần, sau mới hiểu nhau. Chu Công hỏi nói: "Cớ sao lại đến?". Họ Việt Thường đáp nói: "Nay trời không có mưa lớn, biển không dậy sóng ba năm rồi. Nghĩ là Trung Quốc có thánh nhân chăng, cho nên đến". Chu Công than nói: "Chính lệnh không đến, người quân tử không bắt người khác thần phục; ân đức không ban cho, người quân tử không nhận đồ dâng cống. Ghi nhớ lời thề của Hoàng Đế nói: 'Giao Chỉ là cõi ngoài, không được xâm lấn'". Thượng cho vật qúy, khuyên bảo trở về chỗ cũ. Sứ giả Việt Thường quên đường về, Chu Công ra lệnh ban cho năm cỗ xe ngựa đôi, đều chỉ về hướng nam. Họ Việt Thường ngồi xe theo bờ biển Phù Nam, Lâm Ấp, một năm thì về đến nước mình, nguyên nhân là xe chỉ hướng nam luôn dẫn đường trước.

Sau Khổng Tử viết sách "Xuân thu", vì nước Văn Lang là đất yêu hoang, văn vật chưa đầy đủ, cho bên bỏ đi mà không ghi chép vào. Cựu bản nói: Chu Công hỏi nói: "Người Giao Chỉ cắt tóc vẽ mình, đầu trần, chân không, răng đen, cớ sao như vậy?". Họ Việt Thường đáp nói: "Cắt tóc để dễ vào rừng núi. Vẽ mình để làm hình của vua rồng, bơi lội ở sông, giao long không làm hại. Chân không để dễ leo cây. Lấy đao mà cày ruộng, đốt lửa rồi mới gieo trồng, đầu trần để nắng nóng bức. Ăn cau để rửa nhơ bẩn, cho nên răng đen".

 

Hàn thi ngoại truyện (Hán - Hàn Anh soạn)

成王之時有三苗貫桑而生同爲一秀大幾滿車長幾充箱民得而上諸成王成王問周公曰:"此何物也?"周公曰:"三苗同爲一秀意者天下殆同一也。"比幾三年果有越裳氏重九譯而至獻白雉於周公:"道路悠遠山川幽深恐使人之未達也故重譯而來。"周公曰:"吾何以見賜也?"譯曰:"吾受命國之黃髪曰:'久矣天之不迅風疾雨也海之不波溢也三年於茲矣意者中國殆有聖人盍往朝之。'於是來也。"周公乃敬求其所以來

Thành Vương thi thời hữu tam miêu quán tang nhi sinh, đồng vi nhất tú, đại ki mãn xa, trường ki sung tương, dân đắc nhi thượng chư Thành Vương. Thành Vương vấn Chu Công viết: "Thử hà vật dã?" Chu Công viết: "Tam miêu đồng vi nhất tú, ý giả thiên hạ đãi đồng nhất dã." Bí ki tam niên, quả hữu Việt Thường thị trùng cửu dịch nhi chí, hiến bạch trí ư Chu Công, viết: "Đạo lộ du viễn, sơn xuyên u thâm, khủng sứ nhân chi vị đạt dã, cố trùng dịch nhi lai." Chu Công viết: "Ngô hà dĩ kiến tứ dã?" Dịch viết: "Ngô thụ mệnh quốc chi hoàng phát viết: 'Cửu hĩ thiên chi bất tấn phong tật vũ dã, hải chi bất ba dật, tam niên ư tư hĩ. Ý giả Trung Quốc đãi hữu thánh nhân, hạp vãng triều chi.' Ư thị lai dã." Chu Công nãi kính cầu kì sở dĩ lai.

Vào thời Thành Vương có ba mầm lúa thấu qua cây dâu mà mọc, hợp cùng một bông, lớn gần đầy xe, dài gần dủ cái rương, người dân lấy mà đem dâng lên Thành Vương. Thành Vương hỏi Chu Công rằng: "Vật ấy là gì?" Chu Công nói: "Ba mầm lúa mọc cùng một bông, có lẽ là thiên hạ sắp hợp làm một vậy." Kịp gần ba năm sau, quả nhiên có sứ giả nước Việt Thường qua chín lần phiên dịch mà đến, tặng chim trĩ trắng cho Chu Công, nói: "Đường lối xa xăm, sông núi sâu kín, sợ sứ giả không truyền lời được, cho nên nhiều lần phiên dịch mà đến đây." Chu Công nói: "Ta cớ gì được nhận vật tặng?" Sứ giả nói: "Ta nhận lệnh ông già tóc vàng của nước ta nói: 'Lâu rồi trời không có mưa to gió lớn, biển không dậy sóng cao, ba năm như thế rồi! Nghĩ rằng Trung Quốc sắp có thánh nhân, sao không đến chầu ở đấy!" Cho nên đến vậy." Chu Công bèn kính theo ý mà sứ giả đến.


[www.guoxue123.com]

________________


Hậu Hán thư - Nam Man liệt truyện (Lưu Tống - Phạm Diệp soạn, Đường - Lí Hiền chú)

交阯之南有越裳國周公居攝六年制禮作樂天下和平越裳以三象重譯而獻白雉:「道路悠遠山川岨深音使不通故重譯而朝。」成王以歸周公公曰:「德不加焉則君子不饗其質政不施焉則君子不臣其人吾何以獲此賜也!」其使請曰:「吾受命吾國之黃耇爾雅曰:「黃髮鮐背耇老壽也。」:『乆矣天之無烈風雷雨尚書大傳作烈風淫雨」。意者中國有聖人乎有則盍往朝之。』」周公乃歸之於王事見尚書大傳稱先王之神致以薦于宗廟周德旣衰於是稍絕

Giao Chỉ chi nam hữu Việt Thường quốc. Chu Công cư nhiếp lục niên, chế lễ tác nhạc, thiên hạ hòa bình, Việt Thường dĩ tam tượng trùng dịch nhi hiến bạch trĩ, viết: "Đạo lộ du viễn, sơn xuyên trở thâm, âm sứ bất thông, cố trùng dịch nhi triều." Thành Vương dĩ quy Chu Công. Công viết: "Đức bất gia yên, tắc quân tử bất hưởng kì chí; chính bất thi yên, tắc quân tử bất thần kì nhân. Ngô hà dĩ hoạch thử tứ dã!" Kì sứ thỉnh viết: "Ngô thụ mệnh ngô quốc chi hoàng củ Nhĩ nhã viết: "Hoàng phát, thai bối, củ lão, thọ dã." viết: 'Cửu hĩ, thiên chi vô liệt phong lôi vũ, Thượng thư đại truyện tác 'liệt phong chú vũ'. Ý giả Trung Quốc hữu thánh nhân hồ? Hữu tắc hạp vãng triều chi.'" Chu Công nãi quy chi ư vương, Sự kiến Thượng thư đại truyện. xưng tiên vương chi thần trí, dĩ tiến vu tông miếu. Chu đức kí suy, ư thị sảo tuyệt.

Phía nam đất Giao Chỉ có nước Việt Thường. Chu Công nắm chính lệnh đã được sáu năm, đặt lễ soạn nhạc, thiên hạ hòa bình, sứ giả nước Việt Thường đến qua ba lần phiên dịch liên tiếp rồi tặng chim trĩ trắng, nói: "Đường lối xa xăm, sông núi ngăn cách, tiếng nói không thông, cho nên nhiều lần phiên dịch mà chầu." Thành Vương đem chim trĩ cho Chu Công, Chu Công nói: "Đức không truyền đến nước người thì quân tử không hưởng vật tặng của nước người, chính lệnh không ban đến nước người thì quân tử không bắt nước người thần phục. Ta cớ gì lại lấy vật tặng ấy!" Sứ giả xin rằng: "Ta nhận lệnh ông già tóc vàng của nước ta Nhĩ nhã chép: "Tóc vàng, lưng còng, chỉ người già, nhiều tuổi." nói: 'Lâu rồi trời không có mưa giật gió lớn, Thượng thư đại truyện chép là 'gió lớn mưa dầm'. nghĩ rằng đất Trung Quốc có bậc thánh nhân chăng? Nếu có thì sao không đến chầu ở đấy?'" Chu Công lại đem về cho Thành Vương, Việc này thấy ở Thượng thượng thư đại truyện. cho là cái đức thần của tiên vương dẫn đến như thế, đem chim trĩ tế ở tông miếu. Kịp lúc nhà Chu đã suy, do đó sứ giả nước Việt Thường dần dần dứt qua lại.

[www.sidneyluo.net]

______________________


Hán thư - Giả Quyên Chi truyện (Hán - Ban Cố soạn, Đường - Nhan Sư Cổ chú)

武丁成王周之大仁也師古曰:「武丁殷之高宗。」然地東不過江西不過氐南不過蠻荊北不過朔方是以頌聲並作視聽之類咸樂其生越裳氏重九譯而獻晉灼曰:「遠國使來因九譯言語乃通也。」張晏曰:「越不著衣裳慕中國化遣譯來著衣裳也故曰越裳也。」師古曰:「張說非也越裳自是國名非以襲衣裳始為稱號王充論衡作越甞此則不作衣裳之字明矣。」此非兵革之所能致

Võ Đinh, Thành Vương, Ân, Chu chi đại nhân dã, nhiên địa đông bất quá Giang, Hoàng, tây bất quá Đê, Khương, nam bất quá Man Kinh, bắc bất quá Sóc Phương. Thị dĩ tụng thanh tịnh tác, thị thính chi loại hàm lạc kì sinh, Việt Thường thị trùng cửu dịch nhi hiến, Tấn chước viết: "Viễn quốc sứ lai, nhân cửu dịch ngôn ngữ nãi thông dã." Trương Yến viết: "Việt bất trước y thường, mộ Trung Quốc hóa, khiển dịch lai trước y thường dã, cố viết Việt Thường dã." Sư Cổ viết: "Trương thuyết phi dã. Việt Thường tự thị quốc danh, phi dĩ tập y thường thủy vi xưng hiệu. Vương Sung Luận hành tác 'Việt Thường', thử tắc bất tác y thường chi tự minh hĩ." Thử phi binh cách chi sở năng trí.

Võ Đinh, Thành Vương là các vị vua có lòng nhân của nhà Ân, nhà Chu, mà đất về phía đông không quá sông Giang-Hoàng, phía tây không qua chỗ người Đê-Khương, phía nam không quá đất Man Kinh. Thế mà tiếng ca tụng cùng réo lên, đều vui với những thứ mắt thấy tai nghe của mình, sứ giả nước Việt Thường đến qua nhiều lần phiên dịch mà tặng, Tấn chước chép: "Sứ giả nước xa đến, qua chín lần phiên dịch tiếng nói mới hiểu thông." Trương Yến nói: "Người Việt không mặc xiêm áo, theo thói của người Trung Quốc, sai sứ giả đến mới mặc xiêm áo, cho nên gọi là Việt Thường." Sư Cổ nói: "Trương Yến nói sai. Việt Thường tự là tên nước, không phải vì mặc xiêm áo mới có tên gọi ấy. Luận hành của Vương Sung chép là 'Việt Thường', chữ ấy không phải là chỉ cái xiêm là rõ rồi." Đấy chẳng phải do cái mà binh cách dẫn đến.


[www.sidneyluo.net]

____________________________________



Thái Bình ngự lãm (Tống - Lí Phưởng soạn)


任昉述異記陶唐之世越裳國獻千歲神龜方三尺余背上有文皆科斗書記開辟已來命錄之龜曆

Nhâm Phưởng Thuật dị kí viết: "Đào Đường chi thế, Việt Thường quốc hiến thiên tuế thần quy, phương tam xích dư, bối hữu văn giai khoa đẩu thư, kí khai tịch dĩ lai, mệnh lục chi quy lịch.

Thuật dị kí của Nhâm Phưởng chép: "Vào thời nhà Đào Đường, người nước Việt Thường tặng rùa thần ngàn tuổi, vuông hơn ba thước, trên lưng có chữ, đều là lối chữ khoa đẩu, ghi từ thủa mở mang về sau, (vua Nghiêu) sai chép lại gọi là lịch rùa."

 

Diêm thiết luận (Hán - Hoàn Khoan soạn)

昔周室之盛也越裳氏來獻百蠻致貢
Tích Chu thất chi thịnh dã, Việt Thường thị lai hiến, bách man trí cống.

Ngày xưa vào lúc nhà Chu thịnh, người nước Việt Thường đến tặng, các giống người rợ đến cống.

周公修德而越裳氏來
Chu Công tu đức nhi Việt Thường thị lai.

Chu Công tu đức thì người nước Việt Thường đến.

昔周公處謙以卑士執禮以治天下辭越裳之贄見恭讓之禮也
Tích Chu Công xử khiêm dĩ ti sĩ, chấp lễ dĩ trị thiên hạ, từ Việt Thường chi chí, kiến mộ nhượng chi lễ dã.

Ngày xưa Chu Công nhún nhường để đãi kẻ sĩ, giữ lễ để trị thiên hạ, từ chối vật tặng của người nước Việt Thường, tỏ lễ khiêm nhường vậy.

_____________________________

Hán thư (Hán - Ban Cố soạn, Đường - Nhan Sư Cổ chú)

Bình Đế kỉ

元始元年春正月越裳氏重譯獻白雉一黑雉二師古曰:「越裳南方遠國也譯謂傳言也道路絕遠風俗殊隔故累譯而後乃通。」詔使三公以薦宗廟群臣奏言大司馬莽功德比周公賜號安漢公及太師孔光等皆益封語在莽傳
Nguyên Thủy nguyên niên xuân chính nguyệt, Việt Thường thị trùng dịch hiến bạch trĩ nhất, hắc trĩ nhị, Sư Cổ viết: "Việt Thường, nam phương viễn quốc dã. Dịch vị truyền ngôn dã. Đạo lộ tuyệt viễn, phong tục thù cách, cố lũy dịch nhi hậu nãi thông."Chiếu sử Tam công dĩ tiên tông miếu. Quần thần tấu ngôn Đại tư mã Mãng công đức tỉ Chu Công, tứ hiệu An Hán Công, cập Thái sư Khổng Quang đẳng giai ích phong. Ngữ tại Mãng truyện.

Năm Nguyên Thủy thứ nhất (năm 5), mùa xuân, tháng giêng, người nước Việt Thường qua nhiều lần phiên dịch tặng một con chim trĩ trắng, hai con chim trĩ đen, Sư Cổ nói: "Nước Việt Thường là nước xa ở miền nam. Phiên dịch là truyền lời. Dường lối xa cách, thói tục khác lạ, cho nên phiên dịch nhiều lần sau mới hiểu được." Hạ chiếu sai Tam công đem tế ở tông miếu. Bầy tôi tấu nói là công đức của quan Đại tư mã tên là Mãng sánh ngang Chu Công, xin ban hiệu là An Hán Công, kịp lúc đó bọn quan Thái sư là Khổng Quang đều được phong thêm. Lời nói chép ở Vương Mãng truyện.


Vương Mãng truyện

風益州令塞外蠻夷獻白雉元始元年正月莽白太后下詔以白雉薦宗廟
Thủy, phúng Ích châu lệnh tắc ngoại Man Di hiến bạch trĩ, Nguyên Thủy nguyên niên chính nguyệt, Mãng tự Thái hậu hạ chiếu, dĩ bạch trĩ tiến tông miếu.

Lúc trước, (Vương Mãng) sai quan lại châu Ích sai người Man Di ở ngoài ải đến tặng chim trĩ trẵng, vào tháng giêng năm Nguyên Thủy thứ nhất thì Mãng từ lúc Thái hậu hạ chiếu bèn đem chim trĩ trắng tế ở tông miếu.

______________________


Tích Dã cho rằng: Vào thời Thành Vương nhà Chu hưng thịnh, Chu Công tu đức, phía nam Giao Chỉ (thuộc tỉnh Hà Tĩnh ngày nay) có sứ giả nước Việt Thường nghe tiếng mà đến tặng chim trĩ. Các học giả thời Hán thường lấy chuyện này để khen Chu Công. Kịp lúc nhà Hán suy, Vương Mãng soán ngôi, bày trò sai quan lại biên giới châu Ích (thuộc tỉnh Vân Nam - Trung Quốc ngày nay) lệnh người Man Di mạo xưng là người nước Việt Thường đến tặng chim trĩ dể sánh với việc cũ sánh với Chu Công vậy.

 

 

Cổ kim chú (Tấn - Thôi Báo soạn)

大駕指南車起黃帝與蚩尤戰於涿鹿之野蚩尤作大霧兵士皆迷於是作指南車以示四方遂擒蚩尤而即帝位故後常建焉舊說周公所作也周公治致太平越裳氏重譯來貢白雉一黑雉二象牙一使者迷其歸路周公錫以文錦二匹軿車五乘皆為司南之制使越裳氏載之以南緣扶南林邑海際期年而至其國
Đại giá chỉ nam xa, khởi Hoàng Đế dữ Xi Vưu chiến ư Trác Lộc chi dã. Xi Vưu tác đại vụ, binh sĩ giai mê, ư thị tác chỉ nam xa dĩ thị tứ phương, toại cầm Xi Vưu nhi tức đế vị. Cố hậu thường kiến yên. Cựu thuyết Chu Công sở tác dã. Chu Công trị chính thái bình, Việt Thường thị trùng dịch lai cống bạch trĩ nhất, hắc trĩ nhị, tượng nha nhất, sứ giả mê kì quy lộ. Chu Công tứ dĩ văn cẩm nhị thất, bình xa ngũ thặng, giai vi tư nam chi chế. Sử Việt Thường thị tải chi dĩ nam, duyên Phù Nam, Lâm Ấp hải tế, ki niên nhi chí kì quốc.

Xe lớn chỉ đường về phía nam có từ thời Hoàng Đế đánh với Xi Vưu ở cánh đồng Trác Lộc. Xi Vưu bày ra sương mù lớn, quân lính đều lạc đường, do dó làm ra xe chỉ nam để chỉ bốn phía, rút cuộc bắt được Xi Vưu mà lên ngôi vua. Cho nên đời sau thường làm ra xe này. Người thời xưa nói là do Chu Công làm nên. Chu Công trị thiên hạ thái bình, người nước Việt Thường qua nhiều lần phiên dịch cống một con chim trĩ trắng, hai con chim trĩ đen, một cái ngà voi, sứ giả lạc đường về, Chu Công ban cho hai bó gấm thêu, năm cỗ xe giăng màn, đều theo chỉ đường về phía nam. Sai người nước Việt Thường nhân đó kéo về phía nam, men bờ biển nước Phù Nam, Lâm Ấp, một năm thì đến nước của mình.


[zh.wikisource.org]

____________________


Tích Dã cho rằng: Lời trên thật là không đáng tin. Xe chỉ nam làm nên thời nào còn không rõ, nói chi đến việc sứ giả nước Việt Thường kéo xe chỉ nam men theo bờ biển nước Phù Nam, Lâm Ấp mà về nước? Hoặc giả nếu Việt Thường là nước xa xôi ở cạnh nước Phù Nam, Lâm Ấp thì sứ giả phải đi thuyền bằng đường biển là tiện nhất như sứ giả nước Hoàng Chi dâng tê ngưu (hà mã, tê giác) thời nhà Hán vậy.
 
Tấn thư - Địa lí chí (Đường - Phòng Huyền Linh soạn)

九德郡吳置周時越常氏地
Cửu Đức quận Ngô trí, Chu thời Việt Thường thị địa.

Quận Cửu Đức đặt ra từ thời nhà Ngô, là đất nước Việt Thường thời nhà Chu. Lĩnh tám huyện: Cửu Đức (九德), Hàm Hoan (咸驩), Nam Lăng (南陵), Dương Toại (陽遂), Phù Linh (扶苓), Khúc Tư (曲胥), Phố Dương (浦陽), Đô Hào (都洨).
___________________


Tống thư - Địa lí chí (Lương - Thẩm Ước soạn)

九德太守故屬九真吳分立何志領縣七今領縣十一戶八百九越常長何志吳立太康地志無
Cửu Đức thái thú, cố thuộc Cửu Chân, Ngô phân lập. Hà chí lĩnh huyện thất, kim lĩnh huyện thập nhất. Việt Thường trưởng, Hà chí Ngô lập, Thái Khang địa chí vô.

Quận Cửu Đức vốn thuộc quận Cửu Chân, nhà Ngô chia lập nên. Hà chí chép là lĩnh bảy huyện, nay (thời Lưu Tống) lĩnh mười một huyện, tám trăm lẻ chín hộ. Có huyện Việt Thường (越常), theo Hà chí chép là do nhà Ngô đặt ra, Thái Khang địa chí không chép. Các huyện khác là: Cửu Đức (九德), Hàm Hoan (鹹驩), Đô Yên (都禋), Tây An (西安), Nam Lăng (南陵), Tống Thái (宋泰), Tống Xương (宋昌), Hi Bình (希平).

_____________________


Nam Tề thư - Địa lí chí (Lương - Tiêu Tử Hiển soạn)

九德郡九德咸驩浦陽南陵都洨越常西安
Cửu Đức quận Cửu Đức, Hàm Hoan, Phố Dương, Nam Lăng, Đô Hào, Viêt Thường, Tây An.

Quận Cửu Đức lĩnh các huyện Cửu Đức, Hàm Hoan, Phố Dương, Nam Lăng, Đô Hào, Viêt Thường, Tây An.
 
 
Thông điển - Châu quận điển (Đường - Đỗ Hữu soạn)


驩州今理九德縣古越裳氏國重九譯者也秦屬象郡二漢屬九真郡吳分置九德郡齊因之隋置驩州後為日南郡大唐為驩州或為日南郡領縣四九德晉舊縣越裳吳舊縣懷驩音歡浦陽晉舊縣

Châu Hoan nay trị ở huyện Cửu Đức. Là nước Việt Thường thời xưa có sứ giả qua chín lần phiên dịch. Thời Tần thuộc quận Tượng. Thời hai nhà (Tiền-Hậu) Hán thuộc quận Cửu Chân. Nhà Ngô chia đặt ra quận Cửu Đức, nhà Tấn, Tống, Tề nhân theo nhà Ngô. Thời nhà Tùy đặt ra châu Hoan, sao lại đặt thành quận Nhật Nam. Nhà Đường là châu Hoan, có khi gọi là quận Nhật Nam. Lĩnh bốn huyện:

- Cửu Đức, là huyện cũ thời nhà Tấn.

- Việt Thường, là huyện cũ thời nhà Ngô.

- Hoài Hoan, Hoan, đọc là 'hoan'.

- Phố Dương, là huyện cũ thời nhà Tấn.
 
 
Tùy thư - Địa lí chí (Đường - Ngụy Trưng soạn)


日南郡梁置德州開皇十八年改曰驩州統縣八戶九千九百一十五九德帶郡咸驩浦陽越常金甯梁置利州開皇十八年改為智州大業初州廢交谷梁置明州大業初州廢安遠光安舊曰西安開皇十八年改名焉

Quận Nhật Nam, thời Lương đặt thành châu Đức. Năm Khai Hoàng thứ mười tám (năm 598) đổi thành châu Hoan, lĩnh tám huyện, chín ngàn chín trăm mười lăm hộ.

- Cửu Đức, là sở trị của quận.

- Hàm Hoan.

- Phố Dương.

- Việt Thường.

- Kim Ninh, nhà Lương đặt ra châu Lợi, năm Khai Hoàng thứ mười tám đổi thành châu Trí, đầu năm Đại Nghiệp lại bỏ châu này.

- Giao Cốc, nhà Lương đặt ra châu Minh, đầu năm Đại Nghiệp lại bỏ châu này.

- An Viễn.

- Quang An, trước gọi là Tây An, năm Khai Hoàng thứ mười tám đổi tên này.
Cựu Đường thư - Địa lí chí (Hậu Tấn - Lưu Hú soạn)


驩州 陳日南郡武德五年置南德州總管府領德海八州南德州領六縣八年改為德州貞觀初改為驩州以舊驩州為演州二年置驩州都督府領驩海八州十二年廢明海三州天寶元年改為日南郡乾元元年複為驩州也舊領縣六戶六千五百七十九口一萬六千六百八十九天寶領縣四戶九千六百一十九口五萬八百一十八至京師陸路一萬二千四百五十二裏水路一萬七千里至東都一萬一千五百九十五裏水路一萬六千二百二十裏東至大海一百五十裏南至林州一百五十裏西至環王國界八百里北至愛州界六百三裏南至盡當郡界四百里西北到靈跋江四百七十裏東北至辯州五百二裏

  九德 州所治古越裳氏國秦開百越此為象郡漢武元鼎六年開交趾已南置南郡治於硃吾領比景盧容西扌卷象林五縣吳分日南置九德郡齊因之隋改為驩州廢九德郡為縣今治也後漢遣馬援討林邑蠻援自交趾循海隅開側道以避海從蕩昌縣南至九真郡自九真至其國開陸路至日南郡又行四百餘裏至林邑國又南行二千餘裏有西屠夷國鑄二銅柱于象林南界與西屠夷分境以紀漢德之盛其時以不能還者數十人留於其銅柱之下至隋乃有三百余家南蠻呼為馬留人」。其水路自安南府南海行三千余裏至林邑計交趾至銅柱五千里

  浦陽 晉置

  懷驩 隋為鹹驩縣屬九真郡武德五年於縣置驩州領安人扶演相景西源四縣治安人貞觀九年改為演州十三年省相景縣入扶演十六年廢演州其所管四縣廢入鹹驩後改為懷驩

  越裳 吳置武德五年於縣置明州析置萬安明弘明定三縣隸之又分日南郡文谷金寧二縣置智州領文穀新鎮闍員金寧四縣貞觀十三年廢明州越裳屬智州後又廢智州以越裳屬驩州

Châu Hoan, vào thời nhà Trần là quận Nhật Nam. Năm Võ Đức thứ năm (năm 622) đặt ra Nam Đức châu tổng quản phủ, lĩnh tám châu là Đức, Minh, Trí, Hoan, Lâm, Nguyên, Cảnh, Hải. Châu Nam Đức lĩnh sáu huyện, năm thứ tám (năm 625), đổi thành châu Đức. Đầu năm Trinh Quan, đổi thành châu Hoan, lấy châu Hoan cũ đặt thành châu Diễn. Năm thứ hai (năm 628) đặt ra Hoan châu đô hộ phủ, lĩnh tám châu là Hoan, Diễn, Minh, Trí, Lâm, Nguyên, Cảnh, Hải. Năm thứ mười hai (năm 638) bỏ ba châu Minh, Nguyên, Hải. Năm Thiên Bảo thứ nhất (năm 742) đổi thành quận Nhật Nam. Năm Càn Nguyên thứ nhất (năm 758), lập lại châu Hoan. Lúc trước lĩnh sáu huyện, sáu ngàn năm trăm bảy mươi chín hộ, một vạn sáu ngàn sáu trăm tám mươi chín khẩu. Vào năm Thiên Bảo lĩnh bốn huyện, chín ngàn sáu trăm mười chín hộ, năm vạn tám trăm mười tám khẩu. Đến kinh sư theo đường bộ là một vạn hai ngàn bốn trăm năm mươi hai dặm, đường thủy là một vạn sáu ngàn hai trăm hai mươi dặm. Đến đông đô theo đường bộ là một vạn một ngàn năm trăm chín mươi lăm dặm, đường thủy là một vạn sáu ngàn hai trăm hai mươi dặm. Phía đông cách biển lớn một trăm năm mươi dặm, phía nam cách châu Lâm một trăm năm mươi dặm, phía tây cách nước Hoàn Vương tám trăm dặm, phía bắc cách châu Ái sáu trăm lẻ ba dặm, phía nam cách quận Tận Đương bốn trăm dặm, phía tây bắc đến sông Linh Bạt bốn trăm bảy mươi dặm, phía đông bắc đến châu Biện năm trăm lẻ hai dặm.

- Cửu Đức (九德), là huyện trị của châu, là nước Việt Thường thời xưa. Nhà Tần mở đất Bách Việt, đây là quận Tượng. Năm Nguyên Đỉnh thứ sáu (năm 111 TCN) thời Võ Đế nhà Hán đặt quận Giao Chỉ về phía nam, đặt ra quận Nhật Nam, lĩnh năm huyện là Tỉ Cảnh, Lô Dung, Tây Quyển, Tượng Lâm. Nhà Ngô chia quận Nhật Nam đặt ra quận Cửu Đức, nhà Tấn, Tống, Tề noi theo. Nhà Tùy đổi thành châu Hoan, bỏ quận Cửu Đức đặt thành huyện, nay trị ở đây. Thời nhà Hậu Hán sai Mã Viện đánh người Man nước Lâm Ấp, Viện từ quận Giao Chỉ men bờ biển mở đường nhỏ để tránh biển, từ phía nam huyện Đãng Xương đến quận Cửu Chân, lại từ quận Cửu Chân mới đến nước Lâm Ấp, đấy là mở đường bộ đến quận Nhật Nam, lại đi hơn bốn trăm dặm thì đến nước Lâm Ấp. Lại đi về phía nam hơn hai ngàn dặm có nước Tây Đồ Di, đúc hai cột đồng ở phía nam huyện Tượng Lâm, chia ranh giới với nước Tây Đồ Di để nêu cái đức lớn của nhà Hán. Bấy giờ có mấy chục người không về được, ở lại dưới cột đồng ấy, đến thời nhà Tùy đã có hơn trăm nhà, người Man miền nam gọi họ là người Mã Lưu. Đường thủy thì từ phủ An Nam đi biển về phía nam hơn ba ngàn dặm thì đến nước Lâm Ấp, tính từ quận Giao Chỉ đến cột đồng thì cách năm ngàn dặm.

- Phố Dương (浦陽), nhà Tấn đặt.

- Hoài Hoan (懷驩), nhà Tùy gọi là huyện Hàm Hoan, vốn thuộc quận Cửu Chân. Năm Võ Đức thứ năm, ở huyện này đặt ra châu Hoan, lĩnh bốn huyện là An Nhân, Phù Diễn, Tương Cảnh, Tây Nguyên, trị ở huyện An Nhân. Năm Trinh Quan thứ chín (năm 635), đổi thành châu Diễn. Năm thứ mười ba (năm 639), bỏ huyện Tương Cảnh nhập vào huyện Phù Diễn. Năm thứ mười sáu (năm 642) bỏ châu Diễn, cắt bốn huyện thuộc châu này nhập vào huyện Hàm Hoan, sau đổi tên là Hoài Hoan.

- Việt Thường (越裳), nhà Ngô đặt. Năm Võ Đức thứ năm ở huyện này đặt thành châu Minh, chia đặt ba huyện Vạn An, Minh Hoằng, Minh Định thuộc vào châu ấy. Lại chia hai huyện Văn Cốc, Kim Ninh của quận Nhật Nam đặt ra châu Trí, lĩnh bốn huyện là Văn Cốc, Tân Trấn, Xà Viên, Kim Ninh. Năm Trinh Quan thứ mười ba, bỏ châu Minh, lấy huyện Việt Thường thuộc vào châu Trí, sau lại bỏ châu Trí, lấy huyện Việt Thường thuộc châu Hoan.
 
Nước Việt Thường

Cái tên Việt được thịnh hành khi Câu Tiễn xưng bá, nhưng nó vốn đã có từ trước. Lần đầu tiên người ta thấy nó xuất hiện trong thư tịch xưa là ở sách Thượng thư đại truyện: "Ở phía Nam Giao có nước Việt Thường dùng nhiều lớp thông ngôn đến hiến chim trĩ trắng (...)" (Chuyện ấy sách Hậu Hán thư có chép lại ở chương Nam Man truyện.)

Sách Thượng thư đại truyện là của Phục Thắng (thường gọi là Phục Sinh) ở đầu thời Hán, đọc cho học trò chép thành. Nếu chúng ta xét rằng, Phục Thắng vốn là một vị bác sĩ thời Tần sống sót lại, đã từng sống trước cuộc đốt sách của nhà Tần thì chúng ta có thể tin rằng chuyện Việt Thường hiến trĩ trắng chép đó không phải là Phục Thắng bịa đặt, mà tất đã từng được đọc ở trong sách xưa. Như vậy thì trước thời Tần Hán, hẳn rằng ở Trung Hoa đã có thuyết Việt Thường hiến trĩ trắng mà cái tên Việt Thường hẳn là tên một nước xưa ở thời nhà Chu.

(...) Các sách xưa (...) đều chỉ chép Việt Thường là nước ở miền nam Giao Chỉ. Nhan Sư Cổ ở thời Ðường chú giải Tiền Hán thư cũng chỉ nói Việt Thường là một nước xa ở phương nam, chứ không chỉ rõ chỗ nào, mãi đến sách Cựu Ðường thư ở thời Hậu Tấn (thế kỷ thứ X) mới chỉ nước Việt Thường là ở miền quận Cửu Ðức, tức là miền từ Hà Tĩnh, Quảng Bình trở vào. Về sau, sách Văn hiến thông khảo ở thời Nguyên (thế kỷ thứ XIV) lại chú rõ thêm rằng nước Việt Thường xưa, tức là nước Lâm Ấp, sau là Chiêm Thành. Các tác giả đời sau đều theo thuyết ấy, cho đến các nhà Trung Hoa học người Tây phương như Legge (...) và Pelliot cũng (...) cho Việt Thường xưa là Lâm Ấp đời sau.

Ý kiến các nhà sử học xưa của nước ta thì khác. Sách Việt sử lược là sách sử xưa nhất của ta, ở cuối thế kỷ thứ XIV, cùng các sách sử cũ khác thì chép tên Việt Thường trong số mười lăm bộ của nước Văn Lang. Sách Ðại Việt sử ký toàn thư thì chép An Dương Vương xây Loa thành ở đất Việt Thường, tức đặt đất ấy ở lưu vực sông Nhị. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì đặt tên Việt Thường ở miền An Bang, tức Quảng Yên ngày nay.

Chúng tôi tưởng rằng đối với những thuyết trên, chúng ta không cần phải biện bác nhiều lời, chỉ biết rằng các nhà đều dựa theo vị trí mà họ đặt cho Giao Chỉ để đặt vị trí của Việt Thường, thì khi vị trí của Giao Chỉ người ta đặt sai, tất vị trí của Việt Thường người ta không thể đặt đúng được.

Chúng tôi cũng theo sách xưa mà đặt Việt Thường ở phía nam Giao Chỉ. Ðã ức đoán Giao Chỉ ở lưu vực sông Dương Tử thì phải tìm vị trí Việt Thường ở khoảng miền ấy thôi.

Ðem so sánh chữ Việt Thường viết trong các sách (...) Những điều sai dị ấy khiến chúng ta có thể đoán rằng chữ Việt Thường là người Hán tộc dùng chữ Hán mà phiên âm một tên địa phương. Nhà Trung Hoa học Ed. Chavannes ngờ rằng Việt Chương nơi vua Sở Hùng Cừ phong cho con út là Chấp Tỳ, có lẽ đất Việt Thường xưa, vì hai tên ấy đồng âm, nhưng không chỉ rõ vị trí Việt Chương là nơi nào. Chúng ta thấy Sử ký chép rằng đất Cú Ðàn (nay là Giang Lăng), đất Ngạc (nay là Vũ Xương) và đất Việt Chương (?) là những nơi vua Sở phong cho các con, đều là đất ở miền Sở Man, nghĩa là đất châu Kinh và châu Dương. Phân tích đoạn sách ấy ra thì chúng ta có thể đoán rằng, đất Cú Ðàn và đất Ngạc đã là thuộc đất châu Kinh (Sở) thì đất Việt Chương tất là thuộc đất châu Dương hay Dương Việt (Man). Tán thành ý kiến của Ed. Chavannes về Việt Chương với Việt Thường chúng tôi tưởng nên tìm Việt Thường ở đất châu Dương (...)

Ông Lê Chí Thiệp cho rằng ở miền ấy, cũng trong lưu vực Dương Tử (...) thời Hán có quận Dự Chương trong đất tỉnh Giang Tây (ở miền Nam Xương), theo tiếng Trung Quốc là Yu Tchang, cũng gần với âm Yue Tchang, và ngờ rằng đất Việt Thường xưa là đất Việt Chương ở thời Sở, là đất Dự Chương ở thời Hán. Chúng tôi nhận thấy ý kiến rất có lý. (Riêng đoạn này trích từ tr. 215-217)

(...) Chúng tôi ngờ rằng nước Việt Thường xưa (...) vốn cũng là (...) chư hầu của nhà Chu, nhưng vì ở xa không hay đi lại triều cống nên sử nhà Chu không chép đến. Nước ấy ở trong phạm vi mà chúng ta đã ức đoán là phạm vi của người Việt tộc, thì dân nước ấy tức là người Việt tộc.

(...) Sau khi nước Sở đã thành một nước cường thịnh ở miền Hồ Nam, thì nước ấy ở khoảng giữa nước Sở và nước Việt (của Câu Tiễn), suy dần, cho đến khi vua Sở là Hùng Cừ đánh đất Dương Việt thì chinh phục được hẳn nước ấy mà đem phong cho con là Chấp Tỳ (...) Nếu chúng ta bằng vào thiên "Vũ cống" nói rằng miền hồ Bành Lãi (tức Phiên Dương) có các giống chim hậu điểu đến ở, và đất châu Dương có cống lông chim, thì có thể ngờ rằng việc nước Việt Thường hiến chim trĩ trắng cho vua nhà Chu là việc có thể có được.

(...) sách Tiền Hán thư (q. 12) chép việc nước Việt Thường hiến chim trĩ cho nhà Hán (...) với tất cả các chi tiết (...) giống hệt việc Việt Thường hiến chim trĩ cho nhà Chu (...) có lẽ ở đời Bình Ðế nhà Hán (...) có một nước ở phương nam đem chim trĩ đến dâng vua Hán. Các triều thần bấy giờ (...) muốn nịnh Vương Mãng (...) bèn tô điểm thêm mà chép vào sử là nước Việt Thường hiến chim trĩ, để nhân đó so sánh Vương Mãng với Chu công (...)


(Trong Lịch sử cổ đại Việt Nam, Ðào Duy Anh, nxb. Văn Hóa - Thông Tin, VN, 2005. Nhan đề phần trích tạm đặt.)

(Sách Lịch sử cổ đại Việt Nam này là tập hợp ba tác phẩm khác nhau của Đào Duy Anh: Cổ sử Việt Nam (1957), Lịch sử cổ đại Việt Nam (1957), Vấn đề hình thành của dân tộc Việt Nam (1957). Trích văn ở đây chủ yếu là từ tác phẩm thứ nhất (tr. 35-37), nhưng có theo sự đính chính của ĐDA trong tác phẩm thứ hai mà sửa lại chỗ nói về quận Dự Chương.)
 
Tân ngữ (Hán - Lục Giả soạn)

周公躬行禮義郊祀后稷越裳奉貢而至麟鳳白雉草澤而應
Chu Công cung hành lễ nghĩa, giao tự Hậu Tắc, Việt Thường phụng cống nhi chí, lân phượng bạch trĩm thảo trạch nhi ứng.

Chu Công chăm làm lễ nghĩa, tế Hậu Tắc ở ngoài thành, người nước Việt Thường đem vật cống mà đến, lân, phượng, trĩ trắng, cỏ đầm hòa theo.

_____________


Giao châu mục châm (Hán - Dương Hùng soạn)

交州荒裔水與天際越裳是南荒國之外爰自開闢不羈不絆周公攝祚白雉是獻昭王陵遲周室是亂越裳絕貢荊楚逆叛
Giao châu hoang duệ, thủy dữ thiên tế. Việt Thường thị nam, hoang quốc chi ngoại. Viên tự khai tịch, bất ki bất bán. Chu Công nhiếp tộ, bạch trĩ thị hiến. Chiêu Vương lăng di, Chu thất thị loạn. Việt Thường tuyệt cống, Kinh Sở nghịch phản.

Châu Giao xa xôi, nước liền với trời. Việt Thường phía nam, nước ngoài tít tắp. Từ thủa mở mang, không gò không buộc. Chu Công lên ngôi, dâng chim trĩ trắng. Chiêu Vương suy kém, nhà Chu bèn loạn, Việt Thường bỏ cống, Kinh Sở phản nghịch.
 
Dịch lâm (Hán - Tiêu Cống soạn)

咸旦奭輔王周德孔明越裳獻雉萬國咸寧
Hàm: Đán Thích phụ vương, Chu đức khổng minh. Việt Thường hiến trĩ, vạn quốc hàm ninh.

Quẻ hàm: Đán (Chu Công), Thích (Thiệu Công) giúp vua (Thành Vương), đức nhà Chu sáng rõ. Người nước Việt Thường tặng chim trĩ, muôn nước đều yên.

___________________


Luận hành (Hán - Vương Sung soạn)


成王之時越常獻雉倭人貢暢幽厲歷衰微戎狄攻周平王東走以避其難至漢四夷朝貢孝平元始元年越常重譯獻白雉一黑雉二夫以成王之賢輔以周公越常獻一平帝得三
Thành Vương chi thời, Việt Thường hiến trĩ, Oa nhân cống sướng. U Lệ suy vi, Nhung Địch công Chu, Bình Vương đông tẩu dĩ tị kì nạn. Chí Hán, tứ Di triều cống. Hiếu Bình Nguyên Thủy nguyên niên, Việt Thường trùng dịch hiến bạch trĩ nhất, hắc trĩ nhị. Phù dĩ Thành Vương chi hiền, phụ dĩ Chu Công, Việt Thường hiến nhất, Bình Đế tắc tam.

Vào thời Thành Vương, người Việt Thường tặng chim trĩ, người Oa cống lúa nếp. Vào thời U-Lệ suy kém, người Nhung Địch đánh nhà Chu, Bình Vương chạy sang miền đông để tránh nạn ấy. Đến thời nhà Hán, người Di bốn phương chầu cống. Vào năm Nguyên Thủy thứ nhất (năm 5) người Việt Thường qua nhiều lần phiên dịch tặng một con chim trĩ trắng, hai con chim trĩ đen. Vậy là Thành Vương là vua hiền được Chu Công giúp, mà người Việt Thường chỉ cống một con, còn Bình Đế được ba con.
 
Nguyên Hòa quận huyện đồ chí (Đường - Lí Cát Phủ soạn)


驩州日南下府開元戶六千六百四十九鄉十四元和戶三千八百四十二鄉六

古越地九夷之國越裳氏重九譯者也在秦為象郡漢平南越又置九真吳歸命侯天紀二年分九真之鹹縣置九德縣屬交州梁武帝於此置德州隋開皇十八年改為驩州取鹹驩縣為名也大業三年改為日南郡武德五年改為南德州仍置總管府貞觀元年改為驩州兼管羈縻州六

州境東西南北

八到北至上都六千八百七十五裏東北至東都六千六百一十五裏東至海一百裏南至林邑國界一百九十裏北至演州一百五十裏開元貢象牙沈香翠毛犀角金箔黃屑

管縣二九德越裳

九德縣西至州五裏本吳所立屬九德郡後改屬驩州

越裳縣西至州七十裏本吳所置因越裳國以為名也屬九德郡武德初屬智州後屬驩州

Châu Hoan, còn gọi là quận Nhật Nam, là quận nhỏ. Vào năm Khai Nguyên có sáu ngàn sáu trăm bốn mươi chín hộ, mười bốn hương. Vào năm Nguyên Hòa có ba ngàn tám trăm bốn mươi hai hộ, sáu hương. Là đất Việt xưa, nước của người Cửu Di có người nước Việt Thường qua chín lần phiên dịch. Thời Tần đặt ra quận Tượng. Nhà Hán diệt nước Nam Việt, bèn đặt ra quận Cửu Chân. Năm Thiên Kỉ thứ hai (năm 278) thời Quy Mệnh Hầu (Tôn Hạo) nước Ngô chia huyện Hàm Hoan đặt ra huyện Cửu Đức, thuộc châu Giao. Võ Đế nhà Lương đặt ra châu Đức ở đây. Năm Khai Hoàng thứ mười tám thời nhà Tùy đổi thành châu Hoan, lấy tên huyện Hàm Hoan mà có tên ấy vậy. Năm Đại Nghiệp thứ ba (năm 607) đổi thành quận Nhật Nam. Năm Võ Đức thứ năm (năm 622) đổi thành châu Nam Đức, vẫn đặt phủ tổng quản. Năm Trinh Quan thứ nhất (năm 627), đổi thành châu Hoan, kiêm quản sáu châu ki mi.

Cõi châu: Đông, tây, nam, bắc.

Tám hướng: Phía bắc đến thượng đô sáu ngàn tám trăm bảy mươi lăm dặm. Phía đông bắc đến đông đô sáu ngàn sáu trăm mười lăm dặm. Phía đông đến biển một trăm dặm. Phía nam đến cõi nước Lâm Ấp một trăm chín mươi dặm. Phía bắc đến châu Diễn một trăm năm mươi dặm.

Cống phú: Năm Khai Nguyên cống ngà voi, trầm hương, lông chim, sừng tê, rèm vàng, mạt vàng.

Quản hai huyện: Cửu Đức, Việt Thường.

- Huyện Cửu Đức là huyện nhỏ, phía tây đến châu năm dặm, vốn do nhà Ngô đặt ra, thuộc quận Cửu Đức, sau đổi thuộc châu Hoan.

- Huyện Việt Thường là huyện nhỏ, phía tây đến châu bảy mươi dặm, vốn do nhà Ngô đặt, lấy từ tên nước Việt Thường mà có tên ấy, thuộc quận Cửu Đức. Đầu năm Võ Đức thuộc châu Trí, sau thuộc châu Hoan.
 
Kim bản trúc thư kỉ niên (Chiến quốc - Khuyết danh soạn)

成王十年王命唐叔虞為侯越裳氏來朝周文公出居於豐
Thành Vương thập niên, vương mệnh Đường Thúc Ngu vi hầu. Việt Thường thị lai triều. Chu Văn Công xuất cư ư Phong.

Năm thứ mười thời Thành Vương (ất mùi, 1106 TCN), vua phong Đường Thúc Ngu lấy tước hầu. Người nước Việt Thường đến chầu. Chu Văn Công ra ở ấp Phong.
 
 
Thủy kinh chú (Bắc Ngụy - Lịch Đạo Nguyên soạn)

林邑記九德九夷所極故以名郡郡名所置周越裳氏之夷國。《周禮》,九夷遠極越裳白雉象牙重九譯而來自九德通類口水源從西北遠荒逕寧州界來也九德浦內逕越裳究九德究南陵究晉書地道記》,九德郡有南陵縣晉置也竺枝扶南記》:山溪瀨中謂之究
Lâm Ấp kí viết: "Cửu Đức Cửu Di sở cực, cố dĩ danh quận. Quận danh sở trí, Chu Việt Thường thị chi Di quốc. Chu lễ Cửu Di viễn cực Việt Thường. Bạch trĩ, tượng nha, trùng cửu dịch nhi lai. Tự Cửu Đức Thông Loại khẩu, thủy nguyên tòng tây bắc viễn hoang, kính Ninh châu giới lai dã. Cửu Đức phố nội kinh Việt Thường cứu, Cửu Đức cứu, Nam Lăng cứu. Án Tấn thư địa đạo kí Cửu Đức quận hữu Nam Lăng huyện, Tấn trí dã. Trúc Chi Phù Nam kí sơn khê lại trung vị chi cứu."

Quận Cửu Đức là chỗ tận cùng của người Cửu Di, cho nên lấy tên quận ấy. Tên quận được đặt có gốc từ nước của người Di là nước Việt Thường thời nhà Chu. Chu lễ có chép đến chỗ tận cùng của người Cửu Di là nước Việt Thường. Đem chim trĩ trắng, ngà voi, qua chín lần phiên dịch mà đến. Từ cửa Thông Loại quận Cửu Đức nguồn nước từ chỗ xa ở phía tây bắc chảy qua cõi châu Ninh đến đấy. Từ giữa bến Cửu Đức có khe Việt Thường, khe Cửu Đức, khe Nam Lăng chảy đến. Xét Tấn thư địa đạo kí chép quận Cửu Đức có huyện Nam Lăng, do nhà Tấn đặt ra. Phù Nam kí của Trúc Chi chép dòng nước nhỏ chảy trong núi gọi là khe.


[zh.wikisource.org]
 
 
 
論衡巻十九
倭人来献鬯艸成王時越裳献雉倭人貢鬯
Theo sách Luận hành của Vương Sung (27-97), đời Chu Thành Vương, Việt Thường đến cống trĩ.

/新校本後漢書/列傳/卷四十下 班彪列傳第三十下/ 子固 ... 1373
孝 經 援 神 契 曰 : 「 周 成 王 時 越 裳 獻 白 雉 . 」

/新校本後漢書/列傳/卷六十上 馬融列傳第五十上 ... 1967
尚 書 大 傳 曰 : 「 周 成 王 時 越 裳 氏 重 九 譯 而 貢 白 雉 . 」
Hậu Hán Thư (viết vào thế kỷ 5) dẫn sách Hiếu kinh và Thượng Thư đại truyện cho biết vào đời Chu Thành Vương có sự kiện Việt Thường qua nhiều lần dịch đến cống chim trĩ.

Như vậy, ghi chép trong Luận hành của Vương Sung nhiều khả năng cũng căn cứ vào Hiếu kinh và Thượng thư đại truyện. Đây là những sách sớm nhất về Việt Thường, cho biết thông tin vào đời Chu Thành Vương, Việt thường qua nhiều lần dịch - chuyển ngữ (Có thuyết nói là trạm dịch nhưng trạm dịch chỉ xuất hiện sớm nhất vào đời Hán) ngoài ra "cửu dịch" có thể dịch là "9 lần chuyển ngữ", nhưng con số 9 có lẽ nên hiểu theo ý nghĩa tương dối là "nhiều" chứ không phải chính xác là 9 lần.

Ngoài ra, sách Hán Thư của Ban Cố thời Hậu Hán chép:
元 始 元 年 春 正 月 越 裳 氏 重 譯 獻 白 雉 一 黑 雉 二 ,[]詔 使 三 公 以 薦 宗 廟
Năm Nguyên Sơ nguyên niên nhà Hán (107), Việt Thường qua nhiều lần dịch đến cống chim trĩ trắng một con, chim trĩ đen một con.
Tuy nhiên, có thật là vào đầu Công nguyên có sự kiện Việt Thường đến nhà Hán cống chim trĩ hay không?
Đọc tiếp Hán Thư chuyện Vương Mãng
/新校本漢書/列傳/卷九十九上 王莽傳第六十九上 ... 4046
太 后 乃 下 詔 曰 : 「 大 司 馬 新 都 侯 莽 三 世 為 三 公 典 周 公 之 職 建 萬 世 策 功 德 為 忠 臣 宗 化 流 海 內 遠 人 慕 義 越 裳 氏 重 譯 獻 白 雉
Có thể thấy 2 điểm:
1.Ghi chép của Hán Thư rất giống với ghi chép của Hiếu kinh và Thượng thư đại truyện.
2.Sự kiện Việt thường cống trĩ được nhắc đến trong chiếu của Thái Hậu dùng để ca ngợi tài năng của Vương Mãng.
-> Có khả năng rất lớn là sự kiện Việt Thường đến cống trĩ vào đời Hán là không có thực. Nó được thái hậu nhà Hán sử dụng để so sánh công đức của Vương Mãng với Chu Thành Vương.
師 古 曰 : 「 越 裳 南 方 遠 國 也 譯 謂 傳 言 也 道 路 絕 遠 風 俗 殊 隔 故 累 譯 而 後 乃 通 . 」
Ngoài ra, trong phần chú về Việt Thường của Hán Thư, Việt thường chỉ là một nước xa ở phương Nam chứ không định nghĩa một cách cụ thể, cho thấy vào đời Hậu Hán chưa có xác định cụ thể vị trí của Việt Thường.

/新校本後漢書/列傳/卷八十六 南蠻西南夷列傳第七十六/南蠻 ... 2835
交 阯 之 南 有 越 裳 國 周 公 居 攝 六 年 制 禮 作 樂 天 下 和 平 越 裳 以 三 象 重 譯 而 獻 白 雉 : 「 道 路 悠 遠 山 川 岨 深 音 使 不 通 故 重 譯 而 朝 . 」 成 王 以 歸 周 公 公 曰 : 「 德 不 加 焉 則 君 子 不 饗 其 質 ;[]政 不 施 焉 則 君 子 不 臣 其 人 吾 何 以 獲 此 賜 也 ! 」 其 使 請 曰 : 「 吾 受 命 吾 國 之 黃 耇[]: 『 久 矣 天 之 無 烈 風 雷 雨 ,[]意 者 中 國 有 聖 人 乎 有 則 盍 往 朝 之 . 』 」 周 公 乃 歸 之 於 王 ,[]稱 先 王 之 神 致 以 薦 于 宗 廟 周 德 既 衰 於 是 稍 絕
Đến tận thế kỷ 5, Hậu Hán Thư mới định nghĩa Việt Thường nằm ở phía Nam Giao Chỉ.
Có hai câu hỏi ở đây:
Tại sao Hậu Hán Thư có thể định nghĩa một cách cụ thể như vậy?
Nếu Việt thường thực sự ở phía Nam Giao Chỉ tức là phần Trung Bộ Việt Nam hiện nay, thì vào đời Chu Thành Vương làm thế nào Việt thường có thể vượt qua được một khoảng cách địa lý xa xôi, qua lãnh thổ của Bách Việt tiếp cận với nhà Chu ở phía Bắc sông Trường Giang được.
Câu trả lời là:
Vì người biên soạn Hậu Hán Thư suy đoán dựa vào ghi chép sai lầm của Hán Thư. Theo Hán Thư, Việt Thường là một nước ở phương Nam đến cống nhà Hán. Mà vào đời Hán, Giao Chỉ đã thuộc Hán, như vậy người viết Hậu Hán Thư cho rằng Việt Thường là một nước "độc lập" ở phương Nam đến cống, vậy thì Việt thường phải ở phía Nam Giao Chỉ.
Lưu ý là đến giai đoạn này không hề nhắc đến Lâm Ấp.

新校本梁書/列傳/卷五十四 列傳第四十八/諸夷/海南諸國/林邑國 ... 784
林 邑 國 者 本 漢 日 南 郡 象 林 縣 古 越 裳 之 界 也
Đến Lương Thư lại xuất hiện một định nghĩa cụ thể hơn, tức là Việt Thường là Lâm Ấp. Đó là vì đến nhà Lương xuất hiện thế lực của Lâm Ấp. Cũng giống như Hậu Hán Thư, Lương Thư lại căn cứ vào ghi chép của Hán Thư, Việt Thường là một nước ở phía Nam của biên giới nhà Hán là quận Nhật Nam và Tượng Lâm.

Như vậy, Việt Thường với các định nghĩa như là ở phía Nam của Giao Chỉ, Lâm Ấp trong Hậu Hán Thư hay các tư liệu sau này thực ra là suy đoán của người đời sau dựa vào một tư liệu "giả" của Hán Thư, sao chép lại từ Hiếu kinh và Thượng thư đại truyện để ca ngợi Vương mãng.

Việt thường đến đời Hậu Hán cũng chỉ có thể định nghĩa một cách tương đối là một nước xa xôi ở phương Nam được thôi.
 
 
太平御览

卷九百三十一



任昉述异记陶唐之世越裳国献千岁神龟方三尺馀背上有文皆科斗书记开辟已来命录之龟历。(伏滔述帝贡月铭胡书龟历之文。)

______________


Thái Bình ngự lãm

Quyển cửu bách tam thập nhất

Quy


Nhậm Phưởng "Thuật dị kí" viết: Đào Đường chi thế, Việt Thường quốc hiến thiên tuế thần quy, phương tam xích dư. Bối thượng hữu văn, giai khoa đẩu thư, kí khai tịch dĩ lai mệnh lục chi quy lịch. (Phục Thao "Thuật Đế cống nguyệt minh" viết: Hồ thư quy lịch chi văn.)

_________________


Thái Bình ngự lãm

Quyển thứ một trăm ba mươi mốt

Rùa

[Tác giả: Lí Phưởng (thời Tống)]


"Thuật dị kí" của Nhậm Phưởng [thời Nam Bắc Triều] nói: Thời Đào Đường, nước Việt Thường dâng rùa thần nghìn tuổi, rộng hơn ba thước. Trên lưng [mai] có hoa văn, đều là chữ khoa đẩu, ghi lịch rùa từ thủa mới mở mang đến nay. ("Thuật Đế cống nguyệt minh" của Phục Thao nói: Văn lịch rùa là chữ của người Hồ [đều ý chỉ là chữ khoa đẩu].)
 
汉书

平帝纪第十二


元始元年春正月越裳氏重译献白雉一黑雉二诏使三公以荐宗庙

及群臣奏言大司马莽功德比周公赐号安汉公及太师孔光等皆益封语在莽传》。赐天下民爵一级吏在位二百石以上一切满秩如真

___________________


Hán thư

Bình Đế kỉ đệ thập nhị


Nguyên Thủy nguyên niên chính nguyệt, Việt Thường thị trùng dịch hiến bạch trĩ nhất, hắc trĩ nhị, chiếu sử tam công dĩ tiến tông miếu.

Quần thần tấu ngôn Đại Tư mã Mãng công đức tỉ Chu Công, tứ hiệu An Hán Công, cập Thái sư Tôn Quang đẳng giai ích phong. Ngữ tại "Mãng truyện". Tứ thiên hạ dân tước nhất cấp, lại tại vị nhị bách thạch dĩ thượng, nhất thiết mãn trật như chân.

__________________


Hán thư

Bình Đế kỉ

Hán - Ban Cố


Tháng giêng năm Nguyên Thủy đầu tiên [năm thứ 1 Công nguyên], họ Việt Thường qua nhiều lần phiên dịch dâng một con chim trĩ trắng, hai con chim trĩ đen, chiếu lệnh các quan hàng tam công đem cúng tế ở tông miếu.

Quần thần tấu lên nói là công đức của Đại Tư mã Mãng [Vương Mãng] sánh ngang với Chu Công [Cơ Đán thời Chu], ban hiệu là An Hán Công, cùng bọn Thái sư Tôn Quang đều được phong thêm. Lời nói tại "Mãng truyện". Ban cho dân trong thiên hạ chức tước một cấp, quan lại tại chức vị có bổng lộc hai trăm thạch trở lên, tất cả đều có bổng lộc như lúc đầu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cựu đường thư - Địa lí chí

邕州宣化州所治漢嶺方縣地屬鬱林郡秦為桂林郡地驩水在縣北本牂柯河俗呼鬱林江即駱越水也亦名溫水古駱越地也

Huyện Tuyên Hóa của châu Ung là sở trị của châu. Là huyện Lĩnh Phương thuộc quận Uất Lâm thời nhà Hán. Thời Tần thuộc quận Quế Lâm. Có sông Hoan ở phía bắc huyện, vốn là sông Tang Kha, tục gọi là sông Uất Lâm, cũng là sông Lạc Việt, cũng có tên là sông Ôn. Là đất của người Lạc Việt thời xưa.

貴州鬱平漢廣鬱縣地屬鬱林郡古西甌駱越所居後漢谷永為鬱林太守降烏滸人十萬開七縣即此也烏滸之俗男女同川而浴生首子食之云宜弟娶妻美讓兄相習以鼻飲秦平天下始招慰之置桂林郡漢改為鬱林郡

Huyện Uất Bình của châu Quý là huyện Quảng Uất thuộc quận Uất Lâm thời nhà Hán. Là chỗ mà người Tây Âu, Lạc Việt ở. Người thời nhà Hậu Hán là Cốc Vĩnh làm Thái thú Uất Lâm đã dụ chục vạn người Ô Hử hàng nhà Hán, đặt ra bảy huyện là chỗ ấy. Tục của người Ô Hử là trai gái cùng sông mà tắm, sinh con đầu thì ăn thịt nó, gọi là 'nghi đệ', lấy vợ đẹp rồi nhường cho anh, tụ tập uống rượu bằng mũi. Vào thời nhà Tần dẹp cả thiên hạ, bắt đầu vỗ về dân ấy, đặt ra quận Quế Lâm, đến thời nhà Hán đổi thành quận Uất Lâm.

潘州茂名州所治古西甌駱越地秦屬桂林郡漢為合浦郡之地

Huyện Mậu Danh của châu Phan là sở trị của châu. Là đất của người Tây Âu, Lạc Việt thời xưa. Thời Tần thuộc quận Quế Lâm, thời nhà Hán là đất của quận Hợp Phố.

________________


Phương ngôn (Hán - Dương Hùng soạn, Đông Tấn - Quách Phác chú)

信也齊魯之間曰允燕代東齊曰訦宋衞汝潁之間曰恂荊吳淮汭之間曰展西甌毒屋黃石野之間曰穆西甌駱越別種也音嘔

Các từ doãn, kham, tuân, triển, lượng, mục là nói về 'tín'. Vùng nước Tề-Lỗ gọi là 'doãn'; vùng nước Yên-Đại, Đông Tề gọi là 'kham'; vùng nước Tống-Vệ, Nhữ-Dĩnh gọi là 'tuân'; vùng nước Kinh-Ngô, Hoài-Nhuế gọi là 'triển'; vùng Tây Âu, Độc Thất, Hoàng Thạch Dã gọi là 'mục'. Tây Âu là một chủng khác của người Lạc Việt, đọc là 'âu'.

 

 

Sử kí - Nam Việt liệt truyện

高后崩即罷兵佗因此以兵威邊財物賂遺閩越西甌役屬焉,【集解漢書音義曰:「駱越也。」【索隱鄒氏云又有駱越」。姚氏案廣州記云交趾有駱田仰潮水上下人食其田名為駱人』。有駱王駱侯諸縣自名為駱將』,銅印青綬即今之令長也後蜀王子將兵討駱侯自稱為安陽王治封溪縣後南越王尉他攻破安陽王令二使典主交阯九真二郡人」。尋此駱即甌駱也東西萬餘里

Cao Hậu băng (năm 180 TCN), nhà Hán liền bãi binh, Triệu Đà nhân đó đem quân uy hiếp nơi biên giới, dùng tiền của hối lộ vua các nước Mân Việt, Tây Âu, Lạc, bắt họ theo phục, Tập giải: Hán thư âm nghĩa chép: "Người Lạc là một nhóm khác của người Việt." Sách ẩn: Họ Trâu nói: "Lại có người Lạc Việt". Họ Diêu xét: Quảng châu kí chép: "Quận Giao Chỉ có ruộng Lạc, người dân trông nước thủy triều lên xuống mà trồng ruộng ấy, gọi là 'người Lạc'. Có Lạc vương, Lạc hầu. Các huyện tự gọi thủ lĩnh là Lạc tướng, đeo ấn đồng dải xanh, là quan Lệnh-Trưởng ngày nay vậy. Sau con vua Thục đem quân đánh Lạc hầu, tự xưng là An Dương Vương, trị ở huyện Phong Khê. Sau có vua nước Nam Việt trước làm quan Úy là Đà đánh phá An Dương Vương, sai hai sứ giả trong coi người hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân". Xem thế người Lạc là người Âu Lạc. đất đông tây dài hơn một vạn dặm.

_______________


Hậu Hán thư - Nhâm Diên truyện


九真俗以射獵為業不知牛耕東觀漢記曰:「九真俗燒草種田。」前書曰搜粟都尉趙過敎人牛耕民常告糴交阯每致困乏延乃令鑄作田器敎之墾闢田疇歲歲開廣百姓充給又駱越之民無嫁娶禮法各因淫好無適對匹適音丁歷反不識父子之性夫婦之道延乃移書屬縣各使男年二十至五十女年十五至四十皆以年齒相配其貧無禮娉令長吏以下各省奉祿以賑助之同時相娶者二千餘人是歲風雨順節穀稼豐衍其產子者始知種姓

Tục người quận Cửu Chân làm nghề săn bắn, không biết cày ruộng bằng sức bò, Đông quan Hán kí chép: "Tục người quận Cửu Chân đốt cỏ làm ruộng." Tiền Hán thư chép: "Sưu lật đô úy là Triệu Quá dạy dân cày ruộng bằng sức bò." người dân thường phải mua gạo ở quận Giao Chỉ, luôn bị thiếu thốn. Diên bèn sai đúc rèn đồ làm ruộng, dạy dân cách cày xới. Ruộng đất mỗi năm lại thêm rộng, trăm họ no đủ. Lại nữa người Lạc Việt không có lễ cưới gả, đều nhân đó mà dâm dật, không kết thành đôi lứa, không biết đến tình cha con, đạo của vợ chồng. Diên lại gửi thư đến các thuộc huyện, đều sau con trai từ hai chục đến năm mươi tuổi, con gái từ mười lăm đến bốn chục tuổi đều theo lứa tuổi mà lấy nhau. Những người nghèo không có sính lễ thì sai trưởng lại trở xuống đều bớt bổng lộc để giúp đỡ họ. Bấy giờ có hơn hai ngàn người cùng lúc lấy nhau. Năm đó mưa gió thuận hòa, thóc lúa tươi tốt. Những kẻ sinh con ra mới bắt đầu biết được họ thuộc.

____________________


Hậu Hán thư - Mã Viện liệt truyện

條奏越律與漢律駮者十餘事與越人申明舊制以約束之自後駱越奉行馬將軍故事駱者越別名

Tấu kể luật của người Việt khác với luật của người Hán đến hơn mười điều, liền nêu rõ phép tắc cũ với người Việt để gò buộc họ, từ đó về sau người Lạc Việt làm theo phép cũ của Mã tướng quân. Lạc là tên nhóm khác của người Việt.

 

 

 

Các dân tộc Lạc Việt
Posted by: Tam Vo (---.socal.res.rr.com)
Date: October 22, 2014 09:09PM
Trên trang web Lạc Việt của người Zhuang tại Quãng Tây có 1 bài viết nói về các dân tộc Lạc Việt . Bác nào rành chữ Hán làm ơn dịch sang tiếng Việt . Xin cám ơn rất nhiều .

[luoyue.org]

骆越后裔包括哪些民族


中国南方的汉族和岭南的少数民族大部分具有古骆越人血统现在学术界公认为骆越后裔的民族有岭南讲粤语和平话的汉族壮族侗族布依族水族仫佬族毛南族黎族傣族越南的岱布依热依山斋拉基布标10个民族老挝的佬普泰赛克6个民族泰国的泰佬族缅甸的掸族印度的阿洪人等也是骆越人的后裔现代分子人类学认为M119C这一SNP 突变是百越民族的特色上海人的M119C突变为26.67%,浙江人的M119C突变为26%,从血统上来说也是古骆越人的后裔
 
Trung quốc nam phương đích Hán tộc hoà Lĩnh nam đích thiếu sổ dân tộc đại bộ phân cụ hữu cổ Lạc Việt nhân huyết thống, hiện tại học thuật giới công nhận vi Lạc Việt hậu duệ đích dân tộc hữu Lĩnh nam giảng Việt ngữ hoà bình thoại đích Hán tộc, Tráng tộc, Đồng tộc, Bố Y tộc, Thuỷ tộc, (Mục?) Lão tộc, Mao Nam tộc, Lê tộc, Thái tộc. Việt nam đích Đại (Tày), Nông (Nùng), Thái, Bố Y, Nhiệt Y, Lão, Lặc, Sơn Trai, Lạp Cơ, Bố Tiêu 10 cá dân tộc, Lão Qua đích Lão (Lào), Phổ Thái, Lặc, Nhuận, Ương, Tái Khắc 6 cá dân tộc, Thái Quốc đích Thái, Lão tộc, Miến Điện đích Đàm tộc, Ấn Độ đích A Hồng nhân đẳng dã thị Lạc Việt nhân đích hậu duệ. Hiện đại phân tử nhân loại học nhận vi M119C giá nhất SNP đột biến thị Bách Việt dân tộc đích đặc sắc, Thượng Hải nhân đích M119C đột biến vi 26.67%, Chiết Giang nhân đích M119C đột biến vi 26%, tòng huyết thống thượng lai thuyết dã thị cổ Lạc Việt nhân đích hậu duệ.

Chẳng cần để ý cũng nhận ra là "giới học thuật" Tàu đã lờ tịt không nói gì đến người Việt (Kinh tộc).
Trong khi chính sử Tàu thì đã khẳng định Lạc Việt là ở Giao Chỉ !
Số liệu dân số Lĩnh Nam thời Hán theo Hán thư cho biết dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân (Bắc Việt Nam) đông gần gấp 2.5 lần các quận Nam Hải, Hợp Phố, Uất Lâm, Thương Ngô (Quảng Đông, Quảng Tây) nên sử Tàu lấy Giao Chỉ làm đại diện cho Lạc Việt cũng không có gì lạ.

---
Dư Địa Chí vân: Giao Chỉ, Chu thời vi Lạc Việt, Tần thời viết Tây Âu
Sác Dư Địa Chí là của Cố Dã Vương 顧野王(518-581)
 
 
Re: Các dân tộc Lạc Việt
Posted by: Tích Dã (1.55.99.---)
Date: October 24, 2014 06:51PM
Dòng dõi của người Lạc Việt bao gồm một số dân tộc nào?

Người dân tộc thiểu số của vùng Lĩnh Nam và người Hán miền nam Trung Quốc phần lớn đều có dòng máu của người Lạc Việt. Giới học thuật hiện nay công nhận các dân tộc dòng dõi của người Lạc Việt có các dân tộc là dân tộc Hán, dân tộc Tráng, dân tộc Đồng, dân tộc Bố Y, dân tộc Thủy, dân tộc Ma Lão, dân tộc Mao Nam, dân tộc Lê, dân tộc Thái nói tiếng Việt (tiếng Quảng Đông) và tiếng Bình (phương ngôn tiếng Hán ở các tỉnh miền nam Trung Quốc); 10 dân tộc là dân tộc Tày, dân tộc Nùng, dân tộc Thái, dân tộc Bố Y, dân tộc Nhiệt Y, dân tộc Lão, dân tộc Lặc, dân tộc Sơn Trai, dân tộc Lạp Cơ, dân tộc Bố Tiêu của nước Việt Nam; 6 dân tộc là dân tộc Lão, dân tộc Phổ Thái, dân tộc Lặc, dân tộc Nhuận, dân tộc Ương, dân tộc Tái Khắc; dân tộc Thái, dân tộc Lão của nước Thái; dân tộc Đàn của nước Miến Điện; dân tộc A Hồng của nước Ấn Độ đều là dòng dõi của người Lạc Việt. Phân tử nhân loại học hiện nay cho rằng đột biến chuỗi M119C - NSP là đặc trưng của của các dân tộc Bách Việt. Đột biến chuỗi M119C của người thành phố Thượng Hải là 26.6%, đột biến chuỗi M119C của người tỉnh Chiết Giang là 26%, trên khía cạnh dòng máu mà nói thì họ cũng là dòng dõi của người Lạc Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Sử kí - Bình chuẩn thư
 
Dịch giả: Tích Dã

Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa
Nhữ Thành chuyển ngữ, Tích Dã chú giải


Tập giải: Hán thư bách quan biểu chép: "Quan thuộc của quan Đại tư nông có Bình chuẩn lệnh." Sách ẩn: Quan thuộc của Đại tư nông có Bình chuẩn lệnh thừa, để chia đều của cải của các quận ấp trong thiên hạ, đắt thì bán ra, rẻ thì mua vào, làm cân bằng phú thuế để thu chở vào kinh đô, cho nên gọi là 'bình chuẩn'.

Nhà Hán nổi lên tiếp nhận thói xấu của nhà Tần, đàn ông theo quân lữ, kẻ già yếu chuyển tiền lương. Làm việc nhiều mà tiền của thiếu, đến thiên tử cũng không có đi cỗ xe kéo bốn con ngựa cùng màu, Sách ẩn: Thiên tử ngồi cỗ xe có bốn con ngựa kéo, màu đều phải giống nhau. Nay nói là nhà nước nghèo, thiên tử không có đi cỗ xe kéo bốn con ngựa cùng màu. mà tướng quân, tướng quốc có người phải ngồi xe bò, dân thường không có cất chứa. Tập giải: Như Thuần nói: "Người dân ngang nhau không kể cao thấp, cho nên gọi là dân thường." Tô Lâm nói: "Không có của cải gì cất chứa được." Do đó vì tiền nhà Tần nặng khó dùng, Sách ẩn: Họ Cố xét: Cổ kim chú chép: "Tiền nhà Tần gọi là tiền 'nửa lạng', rộng một tấc hai phân, nặng mười hai thù." bèn cho dân được đúc tiền, Tập giải: Hán thư thực hóa chí chép: "Đúc tiền 'du giáp'." Sách ẩn: Thực hóa chí chép: "Đúc tiền 'giáp'." Xét: Tiền 'du giáp' nặng ba thù. lại đúc vàng ròng nặng một cân, Sách ẩn: Xét: Như Thuần nói: "Bấy giờ lấy tiền làm hàng hóa, một cân vàng ròng giá một vạn tiền." Không phải. Lại có Thần Toản chú giải rằng: "Nhà Tần lấy một dật là một vàng, nhà Hán lấy một cân là một vàng." Nghĩa là vậy. giảm cấm bớt luật. Nhưng những người dân chụp lợi không vâng lệnh, cất chứa dư thừa để giữ của cải, làm cho giá cao, Tập giải: Như Thuần nói: "Xem xét giá cả lúc đất khi rẻ ở chợ." Tấn chước chép: Nói là thấy giá hàng hóa ở ở chợ rẻ thì cất chứa thêm. Đến lúc giá đắt thì đem bán ra, cho nên giá hàng hóa rất cao." một thạch gạo giá một vạn tiền, một con ngựa giá trăm cân vàng.

Thiên hạ đã yên, Cao Tổ lại ra lệnh nhà buôn không được mặc áo tơ, ngồi xe, đặt tô thuế nặng để làm khốn nhục họ. Vào thời Hiếu Huệ, Lữ Hậu là lúc thiên hạ mới định, lại nới lỏng lệnh cấm buôn bán, nhưng con cháu của nhà buôn cũng không được tiến cử làm quan. Đo đếm bổng lộc, đồ dùng của quan lại để thu thuế ở người dân. Còn tô thuế thu vào của sông núi, vườn ao, giếng chợ Chính nghĩa: Người xưa chưa có chợ và giếng cho nên tụ hội ở giếng múc nước, lại đem hàng hóa đến ở bên cạnh giếng mà mua bán, cho nên gọi là 'giếng chợ'. thì từ thiên tử cho đến những người được phong quân ở ấp thang mộc [1] đều tự lấy riêng để tiêu dùng, không nhận từ kinh phí của thiên hạ. Sách ẩn: Ý nói từ bậc được phong quân trở xuống đều lấy tô thuế của ấp thang mộc để tự tiêu dùng riêng, cho nên không nhận lấy tô thuế của thiên hạ, là tiền tiêu dùng trong một năm. Cho nên việc lấy thuyền chuyển thóc để cấp cho quan lại trong kinh sư mỗi năm không có quá vài chục vạn thạch.

...


[www.sidneyluo.net]


_____________________________



Chú giải:


[1] Ấp thang mộc: là ấp của những người họ hàng, anh em của nhà vua được phong tước quân, khác với với ấp phong của chư hầu khác.

 

 

Bình chuẩn thư


Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa
Nhữ Thành chuyển ngữ, Tích Dã chú giải


Đến thời Hiếu Văn, tiền 'giáp' [1] càng có nhiều vì nhẹ, Tập giải: Như Thuần nói: "Như tiền 'du giáp'." bèn lại đúc tiền nặng bốn thù, trên tiền có khắc chữ là 'nửa lạng', ra lệnh người dân được tự ý đúc tiền. Cho nên Ngô Vương là chư hầu mà lấy đồng ở núi để đúc tiền, Sách ẩn: Xét: giàu ngang thiên tử, sau đó rút cuộc vì vậy lại làm phản. Trịnh Thông làm Đại phu, vì đúc tiền mà có của cải nhiều hơn bậc vương. Cho nên tiền của Ngô Vương, họ Trịnh có khắp thiên hạ, cho nên mới ra lệnh cấm tự đúc tiền.

Người Hung Nô nhiều lần vào cướp biên giới phía bắc, nhiều lính thú đóng giữ, thóc ở biên giới không đủ để cấp cho người ở đấy ăn. Do đó gọi những người dân nào nộp và chuyển thóc được thì phong tước, tước được đến bậc Đại thứ trưởng. Sách ẩn: Xét: Hán thư thực hóa chí chép: "Văn Đế nghe lời của Triều Thố rằng: 'Ra lệnh người nào nộp sáu trăm thạch thóc cho biên giới thì phong tước Thượng tạo; nếu lên đến bốn ngàn thạch thì làm Ngũ đại phu; một vạn hai ngàn thạch thì làm Đại thứ trưởng; đều xét số thóc nhiều ít mà phong cho'."


Vào thời Hiếu Cảnh, từ quận Thượng về phía tây khô hạn, cũng lại ra lệnh bán chức tước nhưng đặt giá rẻ để dụ dân, đến cả những kẻ bị tội đi đày cũng được đem thóc đến sở quan huyện để xóa tội. Làm thêm vườn ngựa để dùng nhiều, Sách ẩn: Nói là làm thêm vườn tược, dựng chuồng mà nuôi ngựa để dùng nhiều, vì ngựa là đồ dùng cho việc quân việc nước. lại sửa làm thêm cung thất, quán xá, xe ngựa.

Đến thời nhà vua ngày nay [2] lên ngôi được mấy mấy, bấy giờ nhà Hán nổi lên được khoảng hơn bảy mươi năm rồi, nhà nước không có việc gì, không kể lúc gặp cái hại của nước lụt, khô hạn thì người dân được no đủ, kho tàng ở kinh sư quận huyện đều đầy, mà phủ chứa cũng thừa tiền của. Tiền ở kinh sư có đến hàng vạn, đến nỗi xâu tiền mòn mà không đếm được. Thóc bày đặt ở kho lớn chồng lên nhau, chất chứa đầy tràn ra ở ngoài, đến nỗi mục nát không ăn được. Ở ngõ làng người dân có ngựa ở giữa bờ bãi họp thành bầy, đến nỗi kẻ cưỡi ngựa cái bị xua gạt mà không được tụ họp. Tập giải: Hán thư âm nghĩa chép: "Mọi người đều cưỡi ngựa đực, nếu có kẻ cưỡi ngựa cái xen vào giữa thì đá gạt ra, cho nên xua đuổi ra khỏi hội." Kẻ coi cổng làng ăn thịt ngon, kẻ làm quan thì lâu năm đến thời con cháu. Tập giải: Như Thuần nói: "Bấy giờ không có việc gì, quan lại không bị chuyển, đến thời con cháu lớn rồi mà không bị chuyển chức tước." Cho nên người người tự yêu mình mà sợ phạm pháp, trước làm việc nghĩa, sau tránh sỉ nhục. Vào thời bấy giờ, luật lệ nới lỏng mà người dân giàu có, nhiều tiền của mà thêm kiêu, có kẻ đến nỗi lấn chiếm cả bọn hào phú, dùng sức ra oai ở làng ấp. Sách ẩn: Nói là bọn hào phú ở làng ấp không có chức quan, nhưng lấy thế oai để nắn cong uốn thẳng, cho nên nói là 'dùng sức ra oai'. Từ họ hàng nhà vua, sĩ công khanh, đại phu trở xuống đều tranh nhau tiêu xài xa xỉ, đến nỗi nhà cửa, xe, áo đẹp hơn cả nhà vua, không giảm bớt. Việc đời thịnh rồi suy, vốn là lẽ biến đổi của nó vậy.

...


[www.sidneyluo.net]


___________________



Chú giải:

[1] Tiền 'giáp': còn gọi là tiền 'du giáp', là loại tiền đúc bằng đồng mỏng nhẹ, chỉ nặng ba thù, hình dạng như lá cây du, cây giáp.
[2] Nhà vua ngày nay: chỉ vua Vũ Đế nhà Hán.

 

Bình chuẩn thư


Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa
Nhữ Thành chuyển ngữ, Tích Dã chú giải


Đến thời Hiếu Văn, tiền 'giáp' [1] càng có nhiều vì nhẹ, Tập giải: Như Thuần nói: "Như tiền 'du giáp'." bèn lại đúc tiền nặng bốn thù, trên tiền có khắc chữ là 'nửa lạng', ra lệnh người dân được tự ý đúc tiền. Cho nên Ngô Vương là chư hầu mà lấy đồng ở núi để đúc tiền, giàu ngang thiên tử, sau đó rút cuộc vì vậy lại làm phản. Trịnh Thông làm Đại phu, vì đúc tiền mà có của cải nhiều hơn bậc vương. Cho nên tiền của Ngô Vương, họ Trịnh có khắp thiên hạ, cho nên mới ra lệnh cấm tự đúc tiền.

Người Hung Nô nhiều lần vào cướp biên giới phía bắc, nhiều lính thú đóng giữ, thóc ở biên giới không đủ để cấp cho người ở đấy ăn. Do đó gọi những người dân nào nộp và chuyển thóc được thì phong tước, tước được đến bậc Đại thứ trưởng. Sách ẩn: Xét: Hán thư thực hóa chí chép: "Văn Đế nghe lời của Triều Thố rằng: 'Ra lệnh người nào nộp sáu trăm thạch thóc cho biên giới thì phong tước Thượng tạo; nếu lên đến bốn ngàn thạch thì làm Ngũ đại phu; một vạn hai ngàn thạch thì làm Đại thứ trưởng; đều xét số thóc nhiều ít mà phong cho'."

Vào thời Hiếu Cảnh, từ quận Thượng về phía tây khô hạn, cũng lại ra lệnh bán chức tước nhưng đặt giá rẻ để dụ dân, đến cả những kẻ bị tội đi đày cũng được đem thóc đến sở quan huyện để xóa tội. Làm thêm vườn ngựa để dùng nhiều, Sách ẩn: Nói là làm thêm vườn tược, dựng chuồng mà nuôi ngựa để dùng nhiều, vì ngựa là đồ dùng cho việc quân việc nước. lại sửa làm thêm cung thất, quán xá, xe ngựa.

Đến thời nhà vua ngày nay [2] lên ngôi được mấy mấy, bấy giờ nhà Hán nổi lên được khoảng hơn bảy mươi năm rồi, nhà nước không có việc gì, không kể lúc gặp cái hại của nước lụt, khô hạn thì người dân được no đủ, kho tàng ở kinh sư quận huyện đều đầy, mà phủ chứa cũng thừa tiền của. Tiền ở kinh sư có đến hàng vạn, đến nỗi xâu tiền mòn mà không đếm được. Thóc bày đặt ở kho lớn chồng lên nhau, chất chứa đầy tràn ra ở ngoài, đến nỗi mục nát không ăn được. Ở ngõ làng người dân có ngựa ở giữa bờ bãi họp thành bầy, đến nỗi kẻ cưỡi ngựa cái bị xua gạt mà không được tụ họp. Tập giải: Hán thư âm nghĩa chép: "Mọi người đều cưỡi ngựa đực, nếu có kẻ cưỡi ngựa cái xen vào giữa thì đá gạt ra, cho nên xua đuổi ra khỏi hội." Kẻ coi cổng làng ăn thịt ngon, kẻ làm quan thì lâu năm đến thời con cháu. Tập giải: Như Thuần nói: "Bấy giờ không có việc gì, quan lại không bị chuyển, đến thời con cháu lớn rồi mà không bị chuyển chức tước." Cho nên người người tự yêu mình mà sợ phạm pháp, trước làm việc nghĩa, sau tránh sỉ nhục. Vào thời bấy giờ, luật lệ nới lỏng mà người dân giàu có, nhiều tiền của mà thêm kiêu, có kẻ đến nỗi lấn chiếm cả bọn hào phú, dùng sức ra oai ở làng ấp. Sách ẩn: Nói là bọn hào phú ở làng ấp không có chức quan, nhưng lấy thế oai để nắn cong uốn thẳng, cho nên nói là 'dùng sức ra oai'. Từ họ hàng nhà vua, sĩ công khanh, đại phu trở xuống đều tranh nhau tiêu xài xa xỉ, đến nỗi nhà cửa, xe, áo đẹp hơn cả nhà vua, không giảm bớt. Việc đời thịnh rồi suy, vốn là lẽ biến đổi của nó vậy.

...


[www.sidneyluo.net]


___________________



Chú giải:

[1] Tiền 'giáp': còn gọi là tiền 'du giáp', là loại tiền đúc bằng đồng mỏng nhẹ, chỉ nặng ba thù, hình dạng như lá cây du, cây giáp.
[2] Nhà vua ngày nay: chỉ vua Vũ Đế nhà Hán.

 

Bình chuẩn thư


Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa
Nhữ Thành chuyển ngữ, Tích Dã chú giải


Đến thời Hiếu Văn, tiền 'giáp' [1] càng có nhiều vì nhẹ, Tập giải: Như Thuần nói: "Như tiền 'du giáp'." bèn lại đúc tiền nặng bốn thù, trên tiền có khắc chữ là 'nửa lạng', ra lệnh người dân được tự ý đúc tiền. Cho nên Ngô Vương là chư hầu mà lấy đồng ở núi để đúc tiền, giàu ngang thiên tử, sau đó rút cuộc vì vậy lại làm phản. Trịnh Thông làm Đại phu, vì đúc tiền mà có của cải nhiều hơn bậc vương. Cho nên tiền của Ngô Vương, họ Trịnh có khắp thiên hạ, cho nên mới ra lệnh cấm tự đúc tiền.

Người Hung Nô nhiều lần vào cướp biên giới phía bắc, nhiều lính thú đóng giữ, thóc ở biên giới không đủ để cấp cho người ở đấy ăn. Do đó gọi những người dân nào nộp và chuyển thóc được thì phong tước, tước được đến bậc Đại thứ trưởng. [/color=red]Sách ẩn: Xét: Hán thư thực hóa chí chép: "Văn Đế nghe lời của Triều Thố rằng: 'Ra lệnh người nào nộp sáu trăm thạch thóc cho biên giới thì phong tước Thượng tạo; nếu lên đến bốn ngàn thạch thì làm Ngũ đại phu; một vạn hai ngàn thạch thì làm Đại thứ trưởng; đều xét số thóc nhiều ít mà phong cho'."

Vào thời Hiếu Cảnh, từ quận Thượng về phía tây khô hạn, cũng lại ra lệnh bán chức tước nhưng đặt giá rẻ để dụ dân, đến cả những kẻ bị tội đi đày cũng được đem thóc đến sở quan huyện để xóa tội. Làm thêm vườn ngựa để dùng nhiều, Sách ẩn: Nói là làm thêm vườn tược, dựng chuồng mà nuôi ngựa để dùng nhiều, vì ngựa là đồ dùng cho việc quân việc nước.lại sửa làm thêm cung thất, quán xá, xe ngựa.

Đến thời nhà vua ngày nay [2] lên ngôi được mấy mấy, bấy giờ nhà Hán nổi lên được khoảng hơn bảy mươi năm rồi, nhà nước không có việc gì, không kể lúc gặp cái hại của nước lụt, khô hạn thì người dân được no đủ, kho tàng ở kinh sư quận huyện đều đầy, mà phủ chứa cũng thừa tiền của. Tiền ở kinh sư có đến hàng vạn, đến nỗi xâu tiền mòn mà không đếm được. Thóc bày đặt ở kho lớn chồng lên nhau, chất chứa đầy tràn ra ở ngoài, đến nỗi mục nát không ăn được. Ở ngõ làng người dân có ngựa ở giữa bờ bãi họp thành bầy, đến nỗi kẻ cưỡi ngựa cái bị xua gạt mà không được tụ họp. Tập giải: Hán thư âm nghĩa chép: "Mọi người đều cưỡi ngựa đực, nếu có kẻ cưỡi ngựa cái xen vào giữa thì đá gạt ra, cho nên xua đuổi ra khỏi hội." Kẻ coi cổng làng ăn thịt ngon, kẻ làm quan thì lâu năm đến thời con cháu, Tập giải: Như Thuần nói: "Bấy giờ không có việc gì, quan lại không bị chuyển, đến thời con cháu lớn rồi mà không bị chuyển chức tước." người làm quan lấy tên kho tàng đó làm tên họ. Tập giải: Như Thuần nói: "Là họ Thương, họ Dữu." Cho nên người người tự yêu mình mà sợ phạm pháp, trước làm việc nghĩa, sau tránh sỉ nhục. Vào thời bấy giờ, luật lệ nới lỏng mà người dân giàu có, nhiều tiền của mà thêm kiêu, có kẻ đến nỗi lấn chiếm cả bọn hào phú, dùng sức ra oai ở làng ấp. Sách ẩn: Nói là bọn hào phú ở làng ấp không có chức quan, nhưng lấy thế oai để nắn cong uốn thẳng, cho nên nói là 'dùng sức ra oai'. Từ họ hàng nhà vua, sĩ công khanh, đại phu trở xuống đều tranh nhau tiêu xài xa xỉ, đến nỗi nhà cửa, xe, áo đẹp hơn cả nhà vua, không giảm bớt. Việc đời thịnh rồi suy, vốn là lẽ biến đổi của nó vậy.

Từ đó về sau, bọn Nghiêm Trợ, Chu Mãi Thần vẫy gọi người nước Đông Âu, Chính nghĩa: Đọc là 'ư hầu phiên. Là huyện Vĩnh Ninh châu Đài ngày nay. dụ người hai nước Việt, Chính nghĩa: Nam Việt và Mân Việt. Nam Việt là huyện Nam Hải châu Quảng ngày nay. Mân Việt là huyện Kiến An châu Kiến ngày nay. Miền giữa sông Giang, sông Hoài rầu rĩ tốn kém. Bọn Đường Mông, Tư Mã Tương Như mở đường đến chỗ người Di miền tây nam, đào núi thông đường dài hơn ngàn dặm để mở rộng đất Ba-Thục, dân đất Ba-Thục mệt mỏi. Bành Ngô đến diệt nước Triều Tiên, Sách ẩn: Bành Ngô mở đường mà đến diệt nước ấy. đặt ra quận Thương Hải, do đó miền giữa nước Yên, nước Tề lướt theo xáo động. Kịp lúc Vương Khôi bày mưu ở thành Mã Ấp, người Hung Nô bèn dứt hòa thân, xâm lấn biên giới phía bắc, dùng binh liên miên không nghỉ, thiên hạ khổ vì lao dịch, mà việc can qua ngày càng nhiều. Người đi thì mang vác, kẻ ở thì đưa chở, trong ngoài rối ren mà cấp cho nhau, trăm họ khốn đốn, luồn lách luật pháp, của cải hao tổn mà không đầy đủ. Kẻ nộp tiền thì được làm quan, người dâng của thì được xóa tội, việc tuyển chọn bỏ bê, thật giả lẫn lộn, kẻ có sức mạnh được chọn dùng, pháp lệnh nghiêm ngặt. Những bầy tôi bày mưu kiếm lời có từ đấy vậy. Tập giải: Vi Chiêu nói: "Là bọn Tang Hoằng Dương, Khổng Cận."

Sau đó tướng của nhà Hán hằng năm lại đem mấy vạn quân kị ra đánh rợ Hồ, kịp lúc Xa kị tướng quân tên là Vệ Thanh đánh lấy đất phía nam sông Hà của người Hung Nô, Chính nghĩa: Là đất ba châu Linh, Hạ, lấy vào năm Nguyên Sóc thứ hai. đắp thành Sóc Phương. Chính nghĩa: Là châu Hạ ngày nay. Quát địa chí chép: "Châu Hạ thuộc quận Thượng thời Tần. Nhà Hán chia đặt quận Sóc Phương, nhà Ngụy đông đổi, nhà Tùy đặt ra châu Hạ. Vào thời ấy, nhà Hán mở đường đến chỗ người Di miền tây nam, có mấy vạn người làm đường, ngàn dặm gồng gánh lương thực, đem hơn chục chung mà đến nơi chỉ còn một thạch, phát tiền cho người đất Cung, đất Bặc để chiêu tập họ. Sách ẩn: Ứng Thiệu nói: "Đất Lâm Cung thuộc quận Thục, đất Bặc thuộc quận Kiền Vi." Nhưng mấy năm đường không thông, người Man-Di nhân đó nhiều lần chặn đánh, quan lại phát binh đánh họ. Dốc hết tô thuế của người đất Ba-Thục cũng không đủ để cấp cho quân ấy, bèn mời dân nhà giàu đến làm ruộng ở chỗ người Di miền tây nam mà thu thóc cấp cho quan huyện, lại nạp tiền về cho kinh đô. Phía đông làm đường đến quận Thương Hải, tiền xài của bọn này cũng ngang với việc làm đường đến chỗ người Di miền tây nam. Lại phát hơn chục vạn người đắp giữ thành Sóc Phương, dùng thuyền chở rất xa xôi, người miền Sơn Đông đều bị vất vả, hao phí đến mấy chục trăm cự vạn tiền, kho tàng càng trống rỗng. Lại dụ người dân nào nộp nô tì thì được miễn tô thuế suốt đời, nếu làm quan Lang thì thêm bổng lộc, cho đến việc nạp dê được làm quan Lang cũng bắt nguồn từ đấy.

...


[www.sidneyluo.net]


___________________



Chú giải:

[1] Tiền 'giáp': còn gọi là tiền 'du giáp', là loại tiền đúc bằng đồng mỏng nhẹ, chỉ nặng ba thù, hình dạng như lá cây du, cây giáp.
[2] Nhà vua ngày nay: chỉ vua Vũ Đế nhà Hán.

 

Bình chuẩn thư


Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa
Nhữ Thành chuyển ngữ, Tích Dã chú giải


Sau đó tướng của nhà Hán hằng năm lại đem mấy vạn quân kị ra đánh rợ Hồ, kịp lúc Xa kị tướng quân tên là Vệ Thanh đánh lấy đất phía nam sông Hà của người Hung Nô, Chính nghĩa: Là đất ba châu Linh, Hạ, lấy vào năm Nguyên Sóc thứ hai. đắp thành Sóc Phương. Chính nghĩa: Là châu Hạ ngày nay. Quát địa chí chép: "Châu Hạ thuộc quận Thượng thời Tần. Nhà Hán chia đặt quận Sóc Phương, nhà Ngụy đông đổi, nhà Tùy đặt ra châu Hạ. Vào thời ấy, nhà Hán mở đường đến chỗ người Di miền tây nam, có mấy vạn người làm đường, ngàn dặm gồng gánh lương thực, đem hơn chục chung mà đến nơi chỉ còn một thạch, phát tiền cho người đất Cung, đất Bặc để chiêu tập họ. Sách ẩn: Ứng Thiệu nói: "Đất Lâm Cung thuộc quận Thục, đất Bặc thuộc quận Kiền Vi." Nhưng mấy năm đường không thông, người Man-Di nhân đó nhiều lần chặn đánh, quan lại phát binh đánh họ. Dốc hết tô thuế của người đất Ba-Thục cũng không đủ để cấp cho quân ấy, bèn mời dân nhà giàu đến làm ruộng ở chỗ người Di miền tây nam mà gặt thóc cấp cho quan huyện, lại về nhận tiền ở trong kinh đô. Phía đông làm đường đến quận Thương Hải, tiền xài của bọn này cũng ngang với việc làm đường đến chỗ người Di miền tây nam. Lại phát hơn chục vạn người đắp giữ thành Sóc Phương, dùng thuyền chở rất xa xôi, người miền Sơn Đông đều bị vất vả, hao phí đến mấy chục trăm cự vạn tiền, kho tàng càng trống rỗng. Lại dụ người dân nào nộp nô tì thì được miễn tô thuế suốt đời, nếu làm quan Lang thì thêm bổng lộc, cho đến việc nạp dê được làm quan Lang cũng bắt nguồn từ đấy.

Bốn năm sau đó, Tập giải: Từ Quảng nói: "Vào năm Nguyên Sóc thứ năm." nhà Hán sai Đại tướng quân đem sáu vị tướng quân, hơn mười vạn lính đi đánh Hữu hiền vương, bắt chém hơn một vạn năm ngàn đầu giặc. Năm sau, Đại tướng quân đem sáu vị tướng quân vẫn lại ra đánh rợ Hồ, bắt chém hơn một vạn chín ngàn đầu giặc. Quân lính bắt chém được đầu giặc được ban cho hơn hai mươi vạn cân vàng ròng, hơn một vạn quân giặc đến hàng cũng được thưởng lớn, cơm áo trông vào quan huyện cấp cho; mà người ngựa của quân Hán chết đến hơn mười vạn người, con, không kể tiền phí chuyển chở bằng xe thuyền cho quân lính trong đó. Do đó tiền của trong kho của quan Tư nông hao giảm, dốc hết tô thuế mà vẫn không đủ để cấp cho quân lính. Quan coi việc ấy nói: "Thiên tử nói: 'Trẫm nghe nói pháp lệnh của ngũ đế không lặp lại nhau mà nước yên, phép tắc của vua Vũ, vua Thang không giống nhau mà nước mạnh, đi con đường khác nhau nhưng lập đức là một. Biên giới phía bắc chưa yên, trẫm rất lo lắng. Vừa rồi Đại tướng quân đánh rợ Hung Nô, chém một vạn chín ngàn đầu giặc, dồn chứa không có gì ăn. Sách ẩn: Xét: Nói là người giàu cất chứa thóc lúa thì người nghèo không có gì ăn. Bàn rằng ra lệnh cho dân được mua chức quan và lấy tiền chuộc để miễn giảm tội'. Xin đặt lệnh thưởng quan, gọi là tước võ công. Tập giải: Toản nói: "Mậu Lăng trung thư có chép tước võ công, cấp thứ một là 'Tạo sĩ', cấp thư hai là 'Nhàn dư vệ', cấp thứ ba là 'Lương sĩ', cấp thứ bốn là 'Nguyên nhung sĩ', cấp thứ năm là 'Quan thủ', cấp thứ sáu là 'Bỉnh đạc', cấp thứ bảy là 'Thiên phu', cấp thứ tám là 'Nhạc khanh', cấp thứ chín là 'Chấp nhung', cấp thứ mười là 'Tả thứ trưởng', cấp thứ mười một là 'Quân vệ'. Đấy là tước mà Vũ Đế đặt ra để ban cho người có công về việc quân." Mỗi cấp giá mười bảy vạn tiền, cả thảy là hơn ba mươi vạn cân cân vàng. Sách ẩn: Đại Nhan nói: "Một cân vàng giá vạn tiền. Tính ra mười một cấp, mỗi cấp mười bảy vạn tiền, tổng là một trăm tám mươi bảy vạn cân vàng." Mà đây nói là "hơn ba mươi cân vàng", số này tất có sai. Họ Cố xét: Có kẻ giải thích là lúc đầu mỗi cấp là mười bảy vạn tiền, từ đấy trở lên mỗi cấp thêm hai vạn tiền, đến mười một cấp, tổng là ba mươi bảy vạn. Những kẻ mua tước võ công đến cấp 'Quan thủ' thì được dùng thử làm quan, cho nhậm chức trước; mua đến cấp 'Thiên phu' thì như bậc Ngũ đại phu; Sách ẩn: Thiên phu là cấp thứ bảy của tước võ công; Ngũ đại phu là tước thứ chín trong hai mươi tước. Nói là bổng lộc của cấp Thiên phu ngang với bổng lộc của tước thứ chín trong hai mươi tước là Ngũ đại phu, cho nên Dương Bộc lấy cấp Thiên phu mà làm quan. Kẻ có tội lại bị giảm hai bậc, tước chỉ đến cấp 'Nhạc khanh'. Tập giải: Bùi Nhân xét: Hán thư âm nghĩa chép: "Từ tước thứ mười là Tả thứ trưởng đến tước thức mười tám là Đại thứ trưởng, tên là Lạc khanh. Lạc khanh châu ở ngôi vị cửu khanh, thêm chữ Lạc để phân biệt tước Chính khanh. Lại có tước thứ mười chín là Nhạc công, ăn bổng lộc như công khanh mà không có chức quyền gì." Xét: Đây là nói tước võ công chỉ đến được bậc Nhạc khanh. Mậu Lăng thư mà Thần Toản dẫn có lẽ là người đời sau chép tước ấy sai thứ tự. để nếu rõ công của quân sĩ." Quân sĩ được thưởng công phần nhiều hơn bậc ấy, lớn thì phong hầu, khanh, đại phu; nhỏ thì làm quan Lang, quan Lại. Phép tắc chọn quan lại rườm rà mà nhiều cách, cho nên quan chức này bỏ bê.

Từ lúc Công Tôn Hoằng đem nghĩa của kinh Xuân thu bó buộc bầy tôi mà làm Thừa tướng của nhà Hán, Trương Thang dùng pháp lệnh nghiêm ngặt mà làm Đình úy, do đó sinh ra luật 'thấy biết', Tập giải: Trương Yến nói: "Quan lại thấy biết mà không nói ra thì bị xét tội." lại dùng hình phạt đến cùng với những kẻ ngăn trở chê bai nhà vua. Tập giải: Như Thuần nói: "Ngăn trở pháp lệnh của thiên tử, khiến cho không làm được. Chê bai là cho rằng việc mà nhà vua làm là sai, như Nhan Dị phản bác." Sách ẩn: Xét: Những kẻ ngăn trở pháp lệnh của thiên tử mà không làm và chê bai nói xấu nó thì đều bị phạt đến cùng, cho nên nói là 'dùng hình phạt đến cùng với những kẻ ngăn trở chê bai nhà vua'. Năm sau đó, Hoài Nam Vương, Hành Sơn
Vương, Giang Đô Vương mưu phản bị lộ, cho nên công khanh tìm tội mà phạt họ, xét lỗi cả phe đảng của họ, cho nên có mấy vạn người bị khép tội chết. Các quan trưởng lại càng khắc nghiệt mà pháp lệnh rạch ròi.

Vào thời bấy giờ, nhà vua ưa chọn kẻ sĩ văn học ngay thẳng, hiền lành, có người làm đến công khanh, đại phu. Công Tôn Hoằng làm Thừa tướng của nhà Hán, mặc áo vải, ăn không hai món, làm gương trước thiên hạ, nhưng không ích chi cho thói tục, dần dần người ta hùa theo việc lập công tìm lợi.

Năm sau đó, Phiếu kị tướng quân vẫn lại ra đánh rợ Hồ, bắt chém bốn vạn đầu giặc. Mùa thu năm đó, Hồn Da Vương đem mấy vạn người đến hàng, do đó nhà Hán phát hai vạn cỗ xe đi đón. Đã đến nhận thưởng, lại ban tặng cho quân sĩ có công. Năm đó tiêu tốn cả thảy hơn một trăm cự vạn tiền.

Lúc trước vào hơn mười năm trước vỡ đê sông Hà ở huyện Quan, Tập giải: Từ Quảng nói: "Quan là tên huyện, thuộc quận Đông, vua Quang Vũ Đế đổi tên là huyện Vệ, là nước của người được phong tước công. miền nước Lương, nước Sở vốn đã nhiều lần bị khốn, mà đê ngăn sông Hà ở các quân ven sông Hà lại vỡ đổ, tiêu phí không sao kể hết được. Sau đó Phan Hạ muốn muốn giảm việc chở bằng thuyền vòng qua núi Để Trụ, bày cách đào kênh dẫn nước sông Phần, sông Hà vào ruộng, có đến mấy vạn người làm; Trịnh Đương Thời vì chở bằng thuyền theo kênh sông Vị xa vòng, bày cách đào kênh thẳng từ thành Trường An đến phía bắc núi Hoa, có mấy vạn người làm; ở quận Sóc Phương cũng đào kênh, có mấy vạn người làm; đều trải hai, ba năm mà chưa thành công, cũng đều tiêu phí đến mấy chục cự vạn tiền.

Thiên tử vì việc đánh rợ Hồ mà nuôi nhiều ngựa, có mấy vạn con ngựa cho đến ăn ở thành Trường An, lính chăn nuôi ngựa ở miền Quan Trung không đủ, bèn gọi lính ở các quận gần bên đến. Lại có người Hồ đến hàng đều trông chờ quan huyện cấp cho cơm áo nhưng quan huyện không cấp đủ, thiên tử bèn giảm đồ ăn, bớt ngựa xe cưỡi, dốc tiền của trong kho phủ của mình để cấp cho họ.

Năm sau đó, miền Sơn Đông bị nạn nước lụt, nhiều người dân thiếu đói, do đó thiên tử sai sứ giả dốc hết kho lúa của quận ấp để cứu dân nghèo. Nhưng không đủ, lại dụ người giàu có đem cho vay. Vẫn không cứu nhau được, bèn dời dân nghèo đến ở từ cửa quan đến phía tây và đến quận Sóc Phương về phía nam đến miền Tân Tần Trung, Tập giải: Phục Kiền nói: "Tên đất, ở miền bắc ngàn dặm." Như Thuần nói: "Từ thành Trường An lên phía bắc, từ thành Sóc Phương về phía nam." Toản nói: "Nhà Tần đuổi rợ Hung Nô để lấy miền phía nam sông Hà, dời dân đến ở đấy, gọi là đất Tân Tần. Nay đã thành đất trống, cho nên lại dời dân đến ở đấy." có hơn bảy mươi vạn người, cơm áo đều trông vào quan huyện. Trong mấy năm, phát cho của cải, sứ giả chia ra giúp đỡ họ, mũ lọng nối nhau, tiêu phí đến hàng ức tiền, không kể hết được. Do đó quan huyện hết sạch tiền của. Nhưng nhà buôn bán lớn giàu có kẻ dồn trữ hàng hóa để ép người nghèo, chở mấy trăm xe thóc, cất chứa ở ấp, Bùi Nhân xét: Như Thuần nói: "Chứa hàng hóa rẻ ở trong ấp để đợi giá đắt." Sách ẩn: Phục Kiền nói: "Chứa thóc ở trong ấp." những người được phong quân đều cúi đầu trông họ cấp cho. Tập giải: Phục Kiền nói: "Trông nhà buôn cấp cho." Sách ẩn: Xét: Phục Kiền nói: "Trông nhà buôn cấp cho." Nhưng Lưu Bá Trang cho rằng: "Những người được phong tước quân cùng nhà buôn lớn đều cúi đầu mua bán riêng để tự cấp, không giúp thiên tử." Vậy không phải. Có kẻ đúc sắt nấu muối, tiền của đến một vạn cân vàng mà không giúp cái khó của nhà nước, dân đen càng khốn. Do đó thiên tử bàn với công khanh, đổi tiền làm tệ để chi dùng, lại xét tội bọn chiếm đoạt hoang phí. Bấy giờ trong vườn cấm có nuôi hươu trắng mà ở phủ quan Thiếu phủ có nhiều bạc, thiếc. Từ thời Hiếu Văn làm mới tiền bốn thù đến năm nay là hơn bốn mươi năm, từ năm Kiến Nguyên đến nay dùng ít, quan huyện nơi nơi lại có nhiều núi đồng mà đúc tiền, người dân cũng lẻn trộm đúc tiền, không sao kể hết. Tiền càng nhiều mà nhẹ, Tập giải: Như Thuần nói: "Mài tiền lấy vụn vậy." Toản nói: "Nhiều người đúc tiền cho nên tiền bị coi nhẹ. Coi nhẹ là rẻ." hàng hóa càng ít mà đắt. Tập giải: Như Thuần nói: "Chỉ đúc làm tiền mà không làm ra hàng hóa." Quan coi việc nói: "Ngày xưa lấy da làm tệ, chư hầu lấy để dâng nạp. Vàng có ba loại, vàng ròng là hạng đầu, vàng trắng là hạng trung, vàng đỏ là hạng cuối. Tập giải: Hán thư âm nghĩa chép: "Vàng trắng là bạc. Vàng đỏ là đồng sáng đỏ." Sách ẩn: Thuyết văn chép: "Đồng là vàng đỏ." Chú giải rằng: "'Đồng sáng đỏ' là theo Thần dị kinh chép: 'Núi vàng miền tây có đồng sáng đỏ'." Nay luật là tiền 'nửa lạng' nhưng nặng có bốn thù, Tập giải: Vi Chiêu nói: "Trên tiền khắc chữ 'nửa lạng', nhưng thực chỉ nặng bốn thù." lại có kẻ gian hoặc kẻ trộm mài tiền để lấy vụn, tiền càng mỏng nhẹ mà hàng hóa lại đắt, do đó người phương xa dùng tiền ấy ruờm rà mà không tiện." Bèn lấy da hươu trắng vuông một thước, viền thêu tua tía, làm tệ da, giá bốn mươi vạn tiền. Họ hàng, vương hầu chầu gặp cống nạp, phải lấy miếng ngọc đặt lên tệ da rồi mới được vào.

Lại đúc bạc, thiếc làm vàng trắng. Tập giải: Như Thuần nói: "Đúc lẫn thiếc, bạc làm vàng trắng." Cho rằng trời dùng không gì bằng con rồng, Sách ẩn: Dịch chép: "Bay leê mây đi giữa trời chẳng gì bằng con rồng." đất dùng chẳng gì bằng con ngựa, Sách ẩn: Dịch chép: "Đi trên đất chẳng gì bằng con ngựa." người dùng chẳng gì bằng con rùa, Sách ẩn: Lễ chép: "Chư hầu lấy mai rùa làm vật báu." cho nên vàng trắng có ba loại: một là nặng tám lạng, hình tròn, trên có khắc hình con rồng, Sách ẩn: Họ Cố xét: Tiền phổ chép: "Trên có khắc hình con rồng, nửa ẩn nửa hiện, viền lỗ đều tròn, lại có khắc hình đám mây." tên là 'bạch tuyển', Sách ẩn: Thượng thư đại truyện chép: "Họ Hạ Hậu không dùng hình phạt giết người có tội, kẻ bị tội chết thì phạt hai ngàn tuyển tiền." Mã Dung nói: "Một tuyển là sáu lạng." giá ba ngàn tiền; hai thì làm nặng ít hơn, hình vuông, khắc hình con ngựa, giá năm trăm tiền; ba thì nhỏ hơn nữa, hình hẹp vuông, Sách ẩn: Nói là dài mà vuông. khắc hình con rùa, giá ba trăm tiền. Ra lệnh quan huyện hủy tiền 'nửa lạng', lại đúc tiền nặng ba thù, khắc chữ như cân nặng. Kẻ lẻn đúc các loại tiền vàng đều bị tội chết, nhưng vẫn có quan dân trộm đúc vàng trắng không kể hết được.

Do đó lấy Đông Quách Hàm Dương, Sách ẩn: Đông Quách là họ, Hàm Dương là tên. Xét: Phong tục thông có chép Đông Quách Nha là quan Đại phu của nước Tề. Hàm Dương là dòng dõi của người ấy. Khổng Cận làm Đại nông thừa, coi việc thu muối, sắt; Tang Hoằng Dương lấy coi việc tính đếm, làm Thị trung. Hàm Dương là người nấu muối lớn ở nước Tề, Khổng Cận là kẻ nấu sắt ở quận Nam Dương, đều giàu có đến ngàn cân vàng, cho nên Trịnh Đương Thời tiến cử với nhà vua. Hoằng Dương là con nhà buôn ở thành Lạc Dương, đếm trong lòng, mười ba tuổi làm Thị trung. Cho nên ba người nói về việc kiếm lợi thì kể ra từng kẽ lông. Sách ẩn: Xét: Ý là mọi vật nhỏ bé đến mùa thu đều mịn đẹp. Nay nói ba người bọn Hoằng Dương nói việc kiếm lời kín kẽ, có thể bới móc đến tận kẽ lông chim vào mùa thu.

 

Bình chuẩn thư


Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa
Nhữ Thành chuyển ngữ, Tích Dã chú giải


Pháp lệnh càng nghiêm, nhiều quan lại bị bãi truất. Nhiều lần động binh cách, nhiều người dân mua chức tước để tránh lao dịch, làm đến chức Ngũ đại phu, càng ít quân lính bị gọi phát. Do đó cho bọn tước Thiên phu, Ngũ đại phu làm quan, nếu kẻ nào không muốn làm thì nạp ngựa; những quan lại cũ đều bị bãi, sai chặt cây cức ở vườn Thượng Lâm, Tập giải: Vi Chiêu nói: "Muốn sai nạp ngựa, nhưng những kẻ không có ngựa thì sai đi chặt cây cức." Sách ẩn: Những quan lại cũ đều bị chuyển đi chặt cây cức. Là nói quan lại cũ bị bãi trước, đều dời đi chặt cây cức ở vườn thượng lâm, không nói kẻ không có ngựa. Họ Vi nói sai. làm ao Côn Minh. Sách ẩn: Xét: Hoàng đồ chép: "Ao Côn Minh bao quanh bốn mươi dặm, để tập đánh trên nước." Lại theo Tuân Thuyết nói: "Bấy giờ vua rợ Côn Minh ở giữa ao Điền, cho nên tập trận trên nước để đánh nó."

Năm sau đó, Đại tướng quân, Phiếu kị tướng quân đem quân lớn ra đánh rợ Hồ, Tập giải: Từ Quảng nói: "Vào năm Nguyên Thú thứ tư." bắt chém tám, chín vạn đầu địch, thưởng cho năm mươi vạn cân vàng. Quân Hán chết đến hơn mười vạn người ngựa, không kể tổn phí xe thuyền chuyển chở trong đó. Bấy giờ của cải thiếu, nhiều quân lính không được cấp lương.

Quan coi việc nói tiền ba thù nhẹ, dễ làm gian, bèn lại xin các quận ấp đúc tiền năm thù, có viền bao quanh để không mài lấy vụn được.

Quan Đại nông tấu lời của quan coi muối, sắt là Khổng Cận, Hàm Dương rằng: "Núi biển là kho chứa của trời đất, đều nên cho đặt ở phủ quan Thiếu phủ, Sách ẩn: Vi Chiêu nói: "Là chỗ mà thiên tử lấy dùng riêng. Dùng việc công thuộc vào quan Đại tư nông." bệ hạ không lấy riêng để cho quan Đại nông thu thuế. Xin dụ người dân tự cấp phí, lấy đồ dùng của quan lại mà nấu muối, quan lại cấp cho đồ chậu. Tập giải: Như Thuần nói: "Chậu là cái chậu để nấu muối." Những kẻ mải miết ăn bám Sách ẩn: Kẻ ăn bám là chỉ chư hầu, không phải là bọn buôn bán, thợ nghề, cho nên nói là 'ăn bám'. muốn giữ lấy cái lợi của núi biển để dẫn đến giàu có, Tập giải: Trương Yến nói: "Là như nắm giữ then cửa kho tàng." kiềm lời ép dân đen. Lời bàn ngăn việc này của chúng. Tập giải: Bọn Cận nói là kho tàng của núi biển nên cho vào sở quan Đại nông, bọn ăn bám muốn giữ lợi tất có lời bàn ngăn việc ấy, cho nên không nên nghe theo chúng. không nên nghe theo. Kẻ dám lén đúc sắt nấu muối riêng thì cùm chân trái, Vi Chiêu nói: "Cùm là cái lấy sắt làm nên, gông chân trái để thay hình phạt chặt chân." Sách ẩn: Xét: Tam thương chép: "Cùm, là cái kìm gông chân." Hán thư luật tự của Trương Phỉ chép: "Hình như cái ủng chân, để gông chân, dưới chân nặng sáu cân để thay hình phạt chặt đầu gối, thời Vũ Đế nhà Ngụy đổi thay hình phạt chặt chân." thu lấy đồ dùng. Quận nào không có sắt thì đặt chức Tiểu thiết quan, cho thuộc vào huyện của quận đó." Sai bọn Khổng Cận, Đông Quách Hàm Dương ngôi xe đi xét muối, sắt trong thiên hạ, làm phủ quan, cho nhà giàu nhờ làm nghề nấu sắt làm muối làm quan. Con đường làm quan càng lẫn lộn, không cần tuyển chọn, cho nên có nhiều nhà buôn làm quan vậy.

Nhà buôn vì tiền thường đổi cho nên cất chứa nhiều hàng hóa để kiếm lời. Do đó công khanh nói: "Nhiều quận ấp bị nạn nước lụt, người nghèo không còn của cải thì cho dời đến chỗ đất rộng tốt. Bệ hạ giảm ăn bớt xài, phát tiền trong cung cấm để giúp dân đen, nới lỏng thuế nợ, nhưng người dân không phải đều là từ kẻ làm ruộng, mà nhà buôn cũng nhiều. Người nghèo không có cất chứa, đều trông vào quan huyện. Thời trước đặt thuế cho kẻ đi xe nhỏ Sách ẩn: Phó Tử chép: "Thời Hán đánh thuế rẻ với người đi xe nhỏ, nay đánh thuế cao lên." Nói là đánh thuế kẻ đi xe nhỏ, kẻ có xe nhỏ thì phải nạp thuế một toán, hai toán tiền. thì xâu tiền của nhà buôn đều có ít, Lí Phỉ nói: Xâu làm sợi tơ để xâu tiền. Một xâu có ngàn tiền, là hai mươi toán. Kinh Thi chép: 'Người dân thật thà, lấy vải đổi tơ'. Cho nên nói là xâu." xin đặt thuế như cũ. Những nhà buôn làm nghề ngọn cho vay bán, cất chứa các hàng hóa ở ấp và những kẻ mua bán kiếm lời, dẫu không có tên trong sổ chợ, cũng đều phải xét đếm hàng hóa của mình, Sách ẩn: Xét: Quách Phác nói: "Nói là xét đếm hàng hóa nhiều ít mà làm sổ bạ nạp cho quan lại. Nếu không xét đếm không hết thì thu vào sở quan." lời được mỗi xâu hai ngàn tiền phải nạp một toán. Những kẻ làm thợ nghề và thợ rèn đúc Tập giải: Như Thuần nói: "Dùng sức tay mà làm ra hàng hóa để bán." thì lời mỗi xâu bốn ngàn tiền phải nộp một toán. Những kẻ không thuộc hàng quan lại là 'tam lão', quân kị ở biên giới phía bắc, Tập giải: Như Thuần nói: "Không phải quan lại mà được sánh với quan lại, gọi là tam lão, là quân kị ở biên giới phía bắc. Lâu thuyền tướng quân chọn những kẻ nhà giàu ở các quận biên giới phía bắc làm quân kị đi xe." kẻ có xe nhỏ phải nộp một toán, nhà buôn bán có xe nhỏ phải nộp hai toán; Tập giải: Như Thuần nói: "Nhà buôn bán có xe nhỏ thì nộp thuế hai toán là đánh thuế nặng." kẻ có thuyền dài năm trượng trở lên thì nạp một toán. Kẻ nào giấu không tự xét đếm hoặc xét đếm không hết thì bắt đi lính thú ở biên giới một năm, thu lấy một xâu tiền. Kẻ nào báo lên thì được thưởng một nửa tiền của của kẻ bị phạt. Nhà buôn có tên trong sổ chợ cùng với người nhà đều không được có sổ ruộng để làm lợi cho người làm ruộng. Sách ẩn: Nói là nhà buôn có tên trong sổ chợ thì không được mua lấy ruộng. Kẻ dám trái lệnh thì thu lấy ruộng, nô tì.

 

Bình chuẩn thư


Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa
Nhữ Thành chuyển ngữ, Tích Dã chú giải


Thiên tử lại nhớ đến lời của Bốc Thức, gọi đến bái Thức làm Trung lang, tước Tả thứ trưởng, ban cho mười khoảnh ruộng, báo khắp thiên hạ để mọi người biết rõ.

Trước đây có người quận Hà Nam tên là Bốc Thức, làm nghề làm ruộng, chăn nuôi. Cha mẹ chết, Thức có em nhỏ, kịp lúc em lớn, Thức rời nhà ra ngoài, chỉ lấy nuôi hơn trăm con dê, còn ruộng nhà, tiền của đều cho em. Thức vào trong núi nuôi dê hơn chục năm, có đến hơn một ngàn con dê, mua lấy ruộng nhà. Nhưng em Thức lại phá hết của cải của nó, Thức lại nhiều lần chia cấp cho em. Bấy giờ nhà Hán đang nhiều lần sai tướng đánh rợ Hung Nô; Bốc Thức dâng thư muốn đem nửa tiền của nhà mình cho quan huyện để giúp biên giới. Thiên tử sai sứ hỏi Thức rằng: "Muốn làm quan chăng?" Thức nói: "Thần thủa nhỏ chăn nuôi, không quen làm quan, không muốn." Sứ giả hỏi: "Nhà có nỗi oan nà muốn việc chi không?" Thức nói: "Thần sinh ra không có tranh giành với người ta. Kẻ nghèo ở ấp thì Thức cho họ vay, kẻ không tốt thì Thức dạy dỗ họ, người ở đây đều theo Thức, cớ chi Thức bị người ta gây nỗi oan! Không có chi muốn nói vậy." Sứ giả nói: "Nếu thư vậy, ông há muốn cái chi?" Thức nói: "Thiên tử đánh rợ Hung Nô, kẻ hèn này cho rằng người hiền nên liều chết ở biên giới, kẻ có tiền của thì nên chuyển chở đến, như thế thì mới diệt được rợ Hung Nô." Sứ giả đem lời ấy về báo lên. Thiên tử đem lời ấy nói với Thừa tướng tên là Hoằng. Hoằng nói: "Đấy chẳng hợp tình người, là bầy tôi không theo pháp lệnh, không nên đem làm thế mà gây rối pháp lệnh. Xin bệ hạ đừng nghe." Do đó nhà vua lâu ngày không báo cho Thức. Được mấy năm, lại đuổi Thức. Thức về, lại làm ruộng, chăn nuôi. Hơn một năm, gặp lúc nhiều lần phát quân ra đánh, bọn Hồn Da Vương hàng, quan huyện tiêu tốn nhiều tiền của, kho tàng trống rỗng. Năm sau đó, dời nhiều dân nghèo, đều trông quan huyện cấp lương, không sao cấp hết được. Bốc Thức mang hai mươi vạn tiền trao cho quan Thái thú quận Hà Nam để cấp cho dân đi dời. Thái thú quận Hà Nam dâng sổ kể tên người giàu giúp người nghèo, thiên tử thấy có tên Bốc Thức, biết được, nói: "Là kẻ trước đây muốn đem nửa tiền nhà giúp biên giới." Bèn ban bốn trăm người lao dịch ở ngoài cho Thức. Tập giải: Hán thư âm nghĩa chép: "Lao dịch ở ngoài là nói lính thú ở biên giới. Mỗi người nộp ba trăm tiền, gọi là thay lao dịch. Thức mỗi năm được mười hai vạn tiền. Có kẻ nói là bốn trăm kẻ được miễn trừ lao dịch ở ngoài." Thức lại đem hết cho quan huyện. Bấy giờ nhà giàu có đều tranh cất giấu tiền của, riêng Thức lại muốn chuyển giúp tiêu xài. Do đó thiên tử cho rằng Thức là bậc hơn người, nêu rõ để làm thói tục cho trăm họ.

Trước đây, Thức không muốn làm quan Lang. Nhà vua nói: "Ta có nuôi dê ở vườn Thượng Lâm, muốn sai ngươi nuôi chúng." Thức bèn bái làm Lang, mặc áo vải đi dép cỏ mà chăn dê. Hơn một năm, dê nhiều béo. Nhà vua qua xem dê ấy, khen hay. Thức nói: "Không chỉ chăn dê, trị dân cũng như vậy đó. Tùy lúc nghỉ dậy, con xấu thì nhanh bỏ đi, không cho làm hại cả đàn." Nhà vua cho Thức là lạ, bái Thức làm quan Lệnh huyện Hầu Thị để thử Thức, người dân huyện Hầu Thị được lợi. Lại chuyển làm quan Lệnh huyện Thành Cao, coi việc chở bằng thuyền rất tốt. Nhà vua cho là Thức trung thực, bái làm Thái phó của Tề Vương.

Còn Khổng Cẩn đi sứ khắp thiên hạ để đúc đồ dùng, trong ba năm được bái làm Đại nông, xếp vào hàng cửu khanh. Tập giải: Từ Quảng nói: "Bấy giờ là năm Nguyên Đỉnh thứ hai, vào năm bính dần." Còn Tang Hoằng Dương làm Đại nông thừa, trông coi các việc tính đếm, dần dần đặt quan Quân thâu để chuyển chở hàng hóa. Tập giải: Mạnh Khang nói: "Nói là những hàng hóa nên chở đến sở quan, đều sai chở từ chỗ nào có nhiều, cân bằng giá tiền ở chỗ ấy, quan lại chuyển sang bán ở chỗ khác. Kẻ chở đã tiện mà quan lại cũng có lợi. Hán thư bách quan biểu chép quan thuộc của quan Đại tư nông có Quân thâu lệnh."

Bắt đầu ra lệnh quan lại nào nạp thóc thì được tăng chức, làm quan Lang được bổng lộc sáu trăm thạch thóc.

 

Bình chuẩn thư


Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa
Nhữ Thành chuyển ngữ, Tích Dã chú giải


Năm năm sau khi đúc vàng trắng, tiền năm thù, bèn tha tội chết cho mấy chục vạn quan dân lén đúc tiền vàng. Những kẻ không bị phát giác thì có kẻ giết nhau, không biết bao nhiêu mà kể. Có đến hơn trăm vạn người tự nạp tiền để được tha. Nhưng có một nửa không tự nạp tiền được, phần lớn người trong thiên hạ không lo làm việc khác mà đều đúc tiền vàng. Sách ẩn: Xét: Phần lớn không lo làm việc khác là nói phần lớn đều theo việc đúc tiền, lại không lo làm việc khác. Nhiều người phạm tội, quan lại không bắt giết hết được, do đó sai quan Bác sĩ là bọn Chử Đại, Từ Yển chia nhóm đi xem xét các quận ấp, Tập giải: Phục Kiền nói: "Chia nhóm ra đi xét tội." kết tội bọn làm quan thú-tướng chiếm đoạt tiền của. Lại nữa Ngự sử đại phu tên là Trương Thang đang được tôn quý dùng việc, bọn Giảm Tuyên, Đỗ Chu làm Trung thừa, bọn Nghĩa Tung, Doãn Tề, Vương Ôn Thư dùng hình pháp khắc nghiệt nặng nề làm quan đến hàng cửu khanh, lại đặt ra quan Trực chỉ như bọn Hạ Lan.

Rồi quan Đại nông tên là Nhan Dị bị tội chết. Tập giải: Từ Quảng nói: "Vào năm Nguyên Thú thứ tư, bấy giờ là năm nhâm tuất." Lúc đầu, Dị làm đình trưởng ở nước Tế Nam, vì trong sạch mà dần chuyển làm quan đến hàng cửu khanh. Nhà vua và Trương Thang đã làm tệ da hươu trắng, hỏi Dị. Dị nói: "Nay vương hầu đem ngọc xanh giá mấy ngàn tiền đến chầu mừng mà tệ da ấy chỉ là bốn mươi vạn tiền, vậy là gốc ngọn không xứng nhau." Thiên tử không vui. Trương Thang lại có hấn với Dị, kịp lúc có người đem việc bàn luận khác của Dị báo cho nhà vua, việc này giao cho Trương Thang xét tội Dị. Dị từng nói với người khách, người khách nói là pháp lệnh mới ban ra có chỗ không tiện. Dị không đáp, hơi bĩu môi. Thang tấu là Dị đang làm quan hàng cửu khanh, thấy pháp lệnh không tiện mà không nói ra, lại chê bai trong bụng, xét tội chết. Từ đó về sau, có đặt tội 'chê bai trong bụng', do đó công khanh, đại phu phần nhiều xu nịnh để yên thân.

...

 

Bình chuẩn thư


Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa
Nhữ Thành chuyển ngữ, Tích Dã chú giải


Thiên tử đã ra lệnh xâu tiền mà coi trọng Bốc Thức, trăm họ rút cuộc chẳng ai chia tiền của giúp quan huyện, do đó Dương Khả tấu việc xúi xét xâu tiền.

Người các quận ấp phần nhiều trộm đúc tiền, tiền nhiều mà nhẹ, do đó công khanh xin ra lệnh quan Chung quan lệnh đúc tiền viền đỏ ở kinh sư, [coưor=red]Tập giải: Như Thuần nói: "Lấy đồng đỏ làm viền bao quanh. Nay tiền cũng thấy có viền đỏ, không biết cách làm ra sao." Sách ẩn: Chung quan lệnh coi việc đúc tiền viền đỏ.[/color] một tiền này bằng năm tiền thường, nếu không dùng tiền viền đỏ cho việc quan thu thuế thì không được làm. Tập giải: Hán thư âm nghĩa chép: "Người đời quen gọi là tiền xanh đỏ." Vàng trắng ngày càng rẻ, dân không chuộng dùng, quan huyện ra lệnh cấm nhưng không ích gì. Hơn một năm, rút cuộc bỏ vàng trắng không dùng nữa.

Năm đó, Tập giải: Từ Quảng nói: "Là năm Nguyên Đỉnh thứ ba." gặp lúc Trương Thang chết nhưng dân không nghĩ. Sách ẩn: Nhạc Sản nói: "Nắm các việc cất lên đẩy xuống, cậy trên nẹt dưới, đều là từ Thang, cho nên dân không tiếc nhớ hắn."

Hai năm sau đó, tiền viền đỏ cũng rẻ, người dân lách luật dùng nó, tiền này không tiện, lại bỏ. Do đó cấm hết các quận ấp không cho đúc tiền, sai chỉ có ba quan ở vườn Thượng Lâm mới được đúc. Tập giải: Hán thư bách quan biểu chép: "Năm Nguyên Đỉnh thứ hai thời Vũ Đế mới đặt chức Thủy hành đô úy, coi việc ở vườn Thượng Lâm, quan thuộc có Quân thâu lệnh, Chung quan lệnh, Biện đồng lệnh." Vậy thì ba quan ở vườn Thượng Lâm là ba quan lệnh này chăng? Đúc tiền đã nhiều, mới ra lệnh không phải tiền của ba quan ấy đúc thì không được dùng, những tiền trước mà các quận ấp đúc đều đem hủy bỏ, chở đồng ấy đến chỗ ba quan. Do đó người dân càng ít đúc tiền, vì tính ra cái lợi không bằng phí tổn, chỉ có thợ giỏi, kẻ gian lớn mới trộm đúc nó.

 

Bình chuẩn thư


Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa
Nhữ Thành chuyển ngữ, Tích Dã chú giải


Bốc Thức làm Thừa tướng ở nước Tề là lúc việc Dương Khả tố cáo nhà buôn cất giấu tiền của đã lan khắp thiên hạ, Tập giải: Toản nói: "Là nhà làm nghề thợ và nhà buôn cất chứa hàng hóa, không phải là người làm nghề làm ruộng trồng dâu, gọi những kẻ ấy là 'mân'. Mậu Lăng trung thư có chép đến nô tì, ruộng của nhà 'mân'." Sách ẩn: Họ Dương, tên Khả. Phần lớn những nhà giàu có từ hạng trung trở lên đều bị tố cáo. Đỗ Chu trị tội những kẻ ấy, ít kẻ phạm tội thoát được. Tập giải: Như Thuần nói: "Trị tội những nhà buôn cất giấu tiền của, những người này ít có kẻ thoát được án phạt." Lại sai các quan Ngự sử-Đình úy-Chính giám chia quan thuộc đi đến các quận ấp để trị tội những nhà buôn cất giấu của cải, thu được tiền của trong dân chúng đến hàng ức, bắt thu hàng ngàn-vạn nô tì, thu lấy hàng trăm khoảnh ruộng ở huyện lớn, hơn một trăm khoảnh ruộng ở huyện nhỏ, thu được nhà cửa cũng như thế. Do đó phần lớn trong những nhà buôn từ hạng trung trở lên đều bị phá sản, người dân lo ăn ngon mặc đẹp, không màng đến việc cất chứa của cải, mà các quan huyện vì có việc đi thu muối-sắt và tố cáo nhà buôn mà càng giàu có.

Bấy giờ mở thêm miền trong cửa Hàm Cốc, đặt hai quận phụ tả-hữu của kinh sư. Tập giải: Từ Quảng nói: "Năm Nguyên Đỉnh thứ ba là năm Đinh Mão, dời thêm cửa Hàm Cốc sang phía đông huyện Tân An.

Trước đây, quan Đại nông trông coi nhiều đồ muối, sắt, vải, đặt quan Thủy hành đô úy để trông coi đồ muối, sắt; kịp lúc Dương Khả tố cáo nhà buôn thì vườn Thượng Lâm cất chứa càng nhiều tiền của, bèn sai quan Thủy hành đô úy trông coi vườn Thượng Lâm. Vườn Thượng Lâm chất đầy của cải, càng thêm rộng. Bấy giờ người Việt muốn dùng thuyền để tranh đua với nhà Hán, nhà vua bèn sửa sang ao Côn Minh, dựng lầu gác quanh ao, lại làm thuyền lầu cao mấy chục trượng, cắm cờ xí ở trên thuyền rất to đẹp. Sách ẩn: Có lẽ lúc trước xuyên ao Côn Minh là muốn đánh với vua nước Điền, đến đây lại vét ao rộng thêm là muốn tranh đua với Thừa tướng của nước Nam Việt là Lữ Gia, cho nên làm thuyền lầu, đấy là hiệu của tướng quân là Dương Bộc. Bên ao Côn Minh có gác Dự Chương. Dự Chương vốn là tên quận, là nói sẽ xuất quân ở quận Dự Chương đi đánh. Do đó thiên tử ưa việc đắp dựng, bèn làm đài Bách Lương cao đến mấy chục trượng. Việc đắp sửa cung thất cũng ngày càng to đẹp.

Nhà vua lại chia tiền của nhà buôn cho các quan lại, các quan Thủy hành đô úy-Thiếu phủ-Đại nông-Thái bộc đều đặt ra quan coi việc làm ruộng, những khoảnh ruộng ở các quận huyện bị thu lấy đều được trồng trọt. Những nô tì bị thu lấy đều chia ra các vườn để chăn nuôi chó, ngựa, cầm thú hoặc cấp cho các quan lại. Các quan lại mới đặt càng nhiều, do đó dời nô tì đến cấp cho các quan mới ấy cũng nhiều theo, do đó thuyền chở trên sông Hà mỗi năm có đến bốn trăm vạn thạch lương đến cấp và quan lại tự mua thêm gạo mới đủ dùng. Sách ẩn: Xét: Là nói thiên tử cấp lương ăn rất nhiều, cho nên quan lại cũng phải tự mua thêm mới đủ dùng.

Sở Trung Sách ẩn: Là họ tên người. Phục Kiền nói: "Làm quan Chưởng cố, đấy lấy sách ở nhà Tư Mã Tương Như. Phong thiện thư chép là Công Tôn Khanh nhân lời của Sở Trung mà nói về cái vạc báu." nói: "Con em nhà quyền thế giàu có có kẻ chọi gà, đua chó ngựa, săn bắt, đánh bạc làm loạn dân thường." Bèn trị tội kẻ phạm lệnh cấm, kéo nhau đi có đến mấy trăm người, gọi là 'bọn chọi gà bị bắt đi'. Những kẻ nộp tiền phạt thì được làm quan Lang, việc chọn quan Lang nay kém như thế. Sách ẩn: Văn loại chép: "Kẻ chọi gà thắng gọi là 'chu'."

Bấy giờ miền Sơn Đông bị nước sông Hà gây lụt, lại thêm mấy năm không được mùa, trong khoảng một-hai ngàn dặm có người dân thịt lẫn nhau. Thiên tử xót việc ấy, hạ chiếu rằng: "Người miền Giang Nam làm ruộng theo lối đốt lửa dẫn nước ngập, Tập giải: Ứng Thiệu nói: "Đốt cỏ, dẫn nước vào để trồng lúa, cỏ cùng mọc với lúa cao đến bảy-tám tấc, do đó cắt bỏ cỏ, lại dẫn nước vào ruộng thì cỏ chết, chỉ còn cây lúa mọc, cho nên gọi là 'đốt lửa dẫn nước ngập'." hạ lệnh cho dân đói được đến làm ăn ở miền Giang-Hoài, nếu muốn thì cho ở lại đấy." Sai sứ giả đi mũ lọng liền nối nhau trên đường để giúp đỡ, hạ lệnh quận Ba-Thục phát thóc đến để cứu đói.

Năm sau đó, thiên tử bắt đầu đi tuần các quận ấp. Qua sông Hà đi về phía đông, Thái thú Hà Đông không ngờ nhà vua đến, không kịp sắm sửa, tự sát. Lại vượt núi Lũng đi về phía tây, Thái thú Lũng Tây cũng vì nhà vua đến thình lình, không cấp đủ đồ ăn cho quan lại đi theo thiên tử, Thái thú Lũng Tây cũng tự sát. Do đó nhà vua lên phía bắc ra khỏi cửa Tiêu, dẫn mấy vạn quân kị đi săn ở miền Tân Tần Trung để khuyến khích quân lính ở biên giới rồi về. Bấy giờ ở miền Tân Tần Trung có nơi trong khoảng một ngàn dặm không có đình lũy, Tập giải: Toản nói: "Đã không có chòi gác, lại không có đình lũy, không có sắm sửa phòng bị ở biên giới." do đó bắt giết từ quan Thái thú trở xuống của quận Bắc Địa, lại sai dân được chăn nuôi ở các huyện biên giới, Tập giải: Toản nói: "Trước đó, miền Tân Tần Trung trong khoảng một ngàn dặm không có dân ở, sợ giặc nên không dám chăn thả, nay sai đặt đình lũy, cho nên dân được chăn thả." lệnh quan lại cho dân mượn ngựa cái, được ba năm lại trả lại, đẻ thêm chục con thì nộp một con, lại bỏ tố cáo cất chứa tiền của, để làm giàu có cho miền Tân Tần Trung.

Bấy giờ nhà vua đã có được cái vạc báu, bèn dựng miếu thờ Hậu Thổ-Thái Nhất, Tập giải: Từ Quảng nói: "Năm Nguyên Đỉnh thứ tư thì dựng miếu thờ Hậu Thổ, năm thứ năm thì dựng miếu thờ Thái Nhất. Công khanh bàn việc phong thiện, do đó các quận ấp trong thiên hạ đều làm sẵn cầu đường, sửa các cung cũ và những con đường sẽ đi qua ở các huyện, các huyện cũng cất chứa sắm sửa sẵn đồ dùng để đợi đón nhà vua đi đến.

Năm sau đó (năm 112 TCN), người Nam Việt làm phản, người Khương phía tây vào biên giới gây hại. Do đó thiên tử vì miền Sơn Đông không có đủ, bèn tha những kẻ có tội trong thiên hạ, phát hơn hai chục vạn quân lính đi thuyền lầu ở miền nam đi đánh nước Nam Việt, lại phát mấy vạn quân kị ở từ miền Tam Hà về phía tây đi đánh người Khương phía tây, lại phát mấy vạn người qua sông Hà đi đắp thành ở huyện Linh Cư.Linh, đọc là 'linh'. Họ Diêu đọc là 'liên'. Vi Chiêu nói: "Huyện thuộc quận Kim Thành." Bắt đầu đặt các quận Trương Dịch-Tửu Tuyền. Lại đặt ruộng công ở các quận Thượng-Sóc Phương-Tây Hà-Hà Tây, phát hơn sáu chục vạn lính thú ở biên ải đến làm ruộng ở đấy. Người Trung Quốc sửa đường, chở lương, xa thì đi hai ngàn dặm, gần thì đi hơn một ngàn dặm, đều trông vào quan Đại nông cấp cho lương ăn. Binh khí ở biên giới không đủ, bèn phát binh khí ở phủ khố quan lại để cấp cho. Xe ngựa cưỡi cũng thiếu hết, quan huyện lại ít tiền khó mua được ngựa, bèn hạ lệnh sai những kẻ được phong tước quân trở xuống cho đến những quan lại có bổng ba trăm thạch lương trở lên theo cấp bậc phải nộp ngựa cái cho các đình trong thiên hạ, trong đình có nuôi ngựa cái, mỗi năm càng đẻ thêm.

 

Bình chuẩn thư


Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa
Nhữ Thành chuyển ngữ, Tích Dã chú giải


Thừa tướng nước Tề là Bốc Thức dâng thư nói: "Thần nghe nói vua lo thì tôi nhục. Người Nam Việt làm phản, cha con thần xin cùng những người nước Tề quen dùng thuyền đến liều chết với chúng." Thiên tử hạ chiếu rằng: "Bốc Thức dẫu tự thân cày ruộng chăn nuôi nhưng không lấy làm lợi, có của thừa liền cho giúp quan huyện. Nay thiên hạ không may có việc gấp, mà cha con Thức tự nguyện liều chết vì việc ấy, dẫu chưa đánh nhưng có thể nói là cái nghĩa đã tỏ ở trong rồi. Nay phong cho tước Quan nội hầu, ban cho sáu chục cân vàng, mười khoảnh ruộng." Bố cáo thiên hạ, người trong thiên hạ chẳng ứng theo. Có mấy trăm người được phong tước Liệt hầu đều chẳng ai xin theo quân đánh người Khương-Việt. Kịp lúc mở hội uống rượu, quan Thiếu phủ xét vàng, Tập giải: Như Thuần nói: "Xem xét vàng của chư hầu có cái nặng cái nhẹ. Hoặc có kẻ cho rằng đến lúc mở hội uống rượu ở tông miếu, quan Thiếu phủ xét vàng của chư hầu bị thiếu." do đó có mấy trăm Liệt hầu bị tội dâng thiếu vàng mà bị cắt tước. Tập giải: Như Thuần nói: "Hán nghi chép là con của vua chư hầu được phong tước hầu, mỗi năm phải đem vàng ròng cho nhà Hán. Hoàng đế đến nhận vàng dâng để cúng tế. Vào ngày lễ tế lớn thì mở hội uống rượu, lúc uống rượu thì nhận vàng. Vàng ít không đến nửa cân, màu xấu, lại mài bớt, bèn bị mất tước hầu." Lại bái Thức làm Ngự sử đại phu.

Bốc Thức làm quan, thấy phần nhiều quận ấp không tiện cho quan huyện làm muối-sắt, đồ sắt thô xấu, giá đắt, có kẻ còn bắt ép người dân mua bán đồ sắt. Mà làm thuyền cũng bị đánh thuế, người mua ít mà giá lại đắt, bèn nhân lời Khổng Cận mà nói về thuế làm thuyền. Do đó nhà vua không ừa ý với Bốc Thức.

Nhà Hán dùng binh ba năm liền, đánh người Khương, diệt nước Nam Việt, từ thành Phiên Ngu về phía tây đến phía nam quận Thục đặt ra mười bảy quận mới, Tập giải: Từ Quảng nói: "Diệt nước Nam Việt chia thành chín quận." Bùi Nhân xét: Tấn chước chép: "Năm Nguyên Đỉnh thứ sáu thì bình nước Việt đặt thành các quận Nam Hải-Thương Ngô-Uất Lâm-Hợp Phố-Giao Chỉ-Cửu Chân-Nhật Nam-Châu Nhai-Đam Nhĩ; bình người Di miền tây nam đặt ra các quận Vũ Đô-Tang Kha-Việt Tủy-Thẩm Lê-Vấn San; và theo Địa lí chí, Tây nam Di truyện chép thì đặt các quận Kiền Vi-Linh Lăng-Ích Châu, cả thảy là mười bảy quận." tạm theo tục cũ của họ để trị, không thu tô thuế. Các quận Nam Dương-Hán Trung trở đi đều tùy theo gần quận mới nào để cấp tiền lương, đồ dùng, đồ xe ngựa cho quan quân của quận mới đó. Nhưng người các quận mới ấy có lúc lại làm phản, giết quan lại, mỗi năm nhà Hán phải phát mấy vạn quan quân ở miền nam đến đánh dẹp, tiền phí đều do quan Đại nông cung cấp. Quan Đại nông sai quan Quân thâu lệnh trông coi muối-sắt để thu thuế, cho nên mới đủ tiền của. Nhưng các huyện có quan quân đi qua chỉ cung cấp sao cho không thiếu mà thôi, không dám nói là làm theo phép tắc nạp thuế bình thường.

 

Bình chuẩn thư


Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa
Nhữ Thành chuyển ngữ, Tích Dã chú giải


Năm sau đó là năm Nguyên Phong thứ nhất (năm 110 TCN), Bốc Thức bị giáng xuống làm Thái tử thái phó, còn Tang Hoằng Dương làm Trị túc đô úy, lĩnh chức Đại nông, thay Khổng Cận trông coi hết muối-sắt trong thiên hạ. Hoằng Dương cho rằng các quan đều tư buôn bán, tranh lẫn nhau, cho nên giá cả tăng vọt, mà tiền thuế thu trong thiên hạ cũng không đủ để bù cho chi phí chuyển chở, bèn xin nhà vua đặt đặt mấy chục viên quan thuộc quan Đại nông, chia ra coi việc ở các quận ấp, các huyện đặt ra quan trông coi về chuyển chở hàng hóa và trông coi muối-sắt, hạ lệnh nhà buôn phương xa khi đem hàng hóa đi bán đều phải đem hàng hóa quý để nộp thuế, rồi mới cho mua bán lẫn nhau. Đặt quan Bình chuẩn lệnh ở kinh sư, đều thu nhận hàng hóa chở đến trong thiên hạ. Những thợ nghề làm các đồ dùng xe cộ ở phủ quan đều được quan Đại nông cung cấp cho chi phí. Các qụan thuộc của quan Đại nông nắm hết hàng hóa của thiên hạ, đắt thì bán ra, rẻ thì mua vào. Cho nên những nhà buôn lớn giàu có không thu được nhiều tiền lời, liền quay về làm nghề gốc, mà giá của hàng hóa cũng không tăng vọt, đè giá hàng hóa của thiên hạ được cân bằng, gọi là 'bình chuẩn'. Thiên tử cho là phải, nghe theo. Do đó thiên tử lên phía bắc đến quận Sóc Phương, sang phía đông đến núi Thái, đi tuần miền bờ biển, rồi men theo biên giới phía bắc đi về, đi qua đâu cũng dùng đến hơn trăm vạn bó lụa, hàng cự vạn tiền vàng để ban thưởng, đều có quan Đại nông chi đủ.

Hoằng Dương lại xin nhà vua sai quan lại được thu thóc vào phủ quan và thu tiền chuộc của những kẻ phạm tội. Lại hạ lệnh người dân được nạp thóc vào kho ở cung Cam Tuyền, đều theo thứ bậc mà được miễn lao dịch. Lại không còn tố cáo nhà buôn. Các quận ấp khác đều chở thóc đến nơi cần gấp, những người làm ruộng cũng đều phải đem thóc đến nộp thuế. Ở miền Sơn Đông Mỗi năm chở thêm sáu vạn thạch thóc đến kinh sư, do đó trong vòng một năm, kho Lớn và kho ở cung Cam Tuyền đều đầy. Ở miền biên giới cũng thừa thóc và đồ dùng, mỗi năm chở năm trăm vạn bó lụa nạp vào phủ quan Quân thâu lệnh. Dân không phải nạp thêm thuế mà đồ dùng trong thiên hạ được đầy đủ. Do đó Hoằng Dương được phong tước Tả thứ trưởng, ban cho hai trăm cân vàng ròng.

Năm đó hơi khô hạn, nhà vua sai quan lại làm lễ tế cầu mưa, Bốc Thức nói rằng: "Các quan huyện chỉ nên ăn lấy tô thuế mà thôi, nay Hoằng Dương sai quan lại ngồi ở chợ bày đặt quầy quán, bán hàng hóa kiếm lời. Cứ nấu Hoằng Dường để tế thì trời sẽ mưa."

Thái sử công nói: "Các nhà buôn, thợ nghề, người làm ruộng trao đổi hàng hóa qua lại thì nảy sinh ra các loại tiền làm bằng mai rùa, tiền vàng, mảnh đao, mảnh vải, những cái ấy đã có thời xa xưa, từ trước thời họ Cao Tân rồi, không sao mà ghi lại được. Cho nên kinh Thư chỉ chép được các việc từ thời họ Đường-Ngu, kinh Thi kể được các việc từ thời nhà Ân-Chu. Vào thời yên ổn thì thường mở trường học, trọng nghề gốc bỏ nghề ngọn, làm việc lễ nghĩa để ngăn ngừa việc kiếm lời. Vào thời biến đổi nhiều việc thì làm trái lại như vậy. Cho nên muôn vật thịnh rồi lại suy, đến cùng cực sẽ chuyển đổi, khi mộc mạc lúc văn hoa, đấy là cái lẽ biến đổi trước sau vậy. Thời vua Vũ đặt cách cống nạp cho chín châu đều dựa vào muôn vật mà vùng đất đó đó được, người dân tùy vào muôn vật nhiều hay ít mà cống nạp. Đến thời vua Thang-Võ tiếp nhận cái xấu của thời trước bèn sửa đổi, khiến cho người dân không phải vất vả, đều làm việc cẩn thận, cho nên yên ổn. Thế rồi đời sau dần dần suy yếu sút kém. Hoàn Công nước Tề dùng mưu của Quản Trọng, bày cách dùng tiền nặng nhẹ, thu lấy cái lợi của miền núi biển mà hội họp chư hầu, khiến cho nước Tề nhỏ nhoi được nổi danh xưng bá. Vua nước Ngụy dùng Lí Khắc thu lấy hết mối lợi của đất đai mà thành nước mạnh. Từ đó về sau, thiên hạ đánh đấu tranh giành, coi trọng sức mạnh mà coi rẻ nhân nghĩa. Xem nặng chuyện giàu có có xem nhẹ chuyện nhún nhường. Cho nên trong dân chúng có kẻ giàu có đến hàng cự vạn tiền mà có người lại nghèo đến nỗi bã hèm còn chẳng đủ mà ăn; trong thiên hạ có nước mạnh chiếm lấy các nước nhỏ để bắt chư hầu làm bầy tôi, mà vua các nước nhỏ đến nỗi bị dứt việc cúng tế mà mất dòng dõi. Cho đến thời nhà Tần bèn lấy hết các nước. Tiền vàng thời Ngu-Hạ có ba loại là màu vàng, màu trắng, màu đỏ; Sách ẩn: Màu vàng kà vàng ròng, màu trắng là bạc trắng, màu đỏ là đồng đỏ, xem ở Thực hóa chí. có khi gọi là 'tiền', có khi gọi là 'đao'. Hoặc làm từ mai rùa, vỏ sò. Sách ẩn: Xét: Tiền vốn gọi là 'tuyền', ý nói hàng hóa trao đổi như nước suối chảy, cho nên nhà Chu có quan Tuyền phủ. Kịp đến thời Cảnh Vương mới đúc tiền lớn. Gọi là 'bố' là trao đổi vải, cho nên Chu lễ có chép vải của hai vị Đại phu. Thực hóa chí chép đầu của 'bố' dài sáu phân, nhánh chjân dài tám phân. Gọi là 'đao' cũng là tiền. Thực hóa chí có chép 'khế đao', 'thác đao', hình giống lưỡi đao, dài hai tấc, giá ngang năm ngàn tiền. Lại nữa thời xưa vỏ sò, mai rùa. Thực hóa chí chép mười bằng là năm vỏ sò, đều dùng làm hàng hóa, đều có ít hoặc nhiều. Một mai rùa có giá mười vỏ sò, có giá hai ngàn một trăm sáu mươi tiền. Kịp đến thời nhà Tần, trong cả nước chia tiền làm ba loại, vàng ròng là tiền hạng trên, tính theo từng 'dật'; Tập giải: Mạnh Khang nói: "Mười hai lạng là một dật." tiền đồng là tiền hạng dưới, trên mặt tiền khắc chữ là 'nửa lạng', cân nặng như chữ khắc; còn các loại ngọc trai, mai rùa, bạc, thiếc để gắn lên đồ dùng vật báu, không làm tiền. Nhưng đều tùy vào từng thời mà có giá đắt hay rẻ khác nhau. Do đó nhà Tần ở ngoài thì đánh người Di-Địch, ở trong thì đắp dựng lập công, người đàn ông trong nước ra sức cày ruộng cũng không đủ thóc ăn, đàn bà thêu dệt cũng không đủ áo mặc. Thời xưa thường vét hết của cải trong thiên hạ để dâng cho vua trên, vua trên vẫn tự cho là không đủ, cũng không khác như vậy. Việc ấy như nước chảy xô vào nhau, co chi đáng lạ?"

Sách ẩn: Thuật tán rằng:

"Lập quan Bình chuẩn,
Trao đổi hàng hóa,
Chuyển vào phủ quan,
Cấp chẩn Hoa-Hạ,
Làm bằng vàng đồng,
Khắc hình rồng ngựa,
Tố cáo nhà buôn,
Lấy giàu cho nghèo,
Hoằng Dương bày kế,
Bốc Thức dựng nên,
Kinh sư được đủ,
Lấy cho quận ấp."

Share this post


Link to post
Share on other sites
Sử ký: Sở - Ngô - Việt thế gia
Dịch giả: Tích Dã
 
Sử ký - Sở thế gia (Hán - Tư Mã Thiên soạn, Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải, Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa)


Tổ tiên của vua nước Sở xuất từ vua Chuyên Húc hiệu là Cao Dương. Cao Dương là cháu của Hoàng Đế, con của Xương Ý. Cao Dương sinh ra Xứng. Chính nghĩa: Đọc là 'xích chứng' phiên. Xứng sinh ra Quyển Chương. Quyển Chương sinh ra Trùng Lê. Tập giải: Từ Quảng nói: "Thế bản chép Lão Đồng sinh ra Trùng Lê và Ngô Hồi." Tiếu Chu nói: "Lão Đồng là Quyển Chương." Sách ẩn: Quyển Chương tên là Lão Đồng, cho nên Hệ bản chép Lão Đồng sinh ra Trùng Lê." Hai họ nhà Trùng-Lê thay nhau coi việc về trời-đất, Trùng làm Mộc chính, Lê làm Hỏa chính. Xét: Tả thị truyện chép con của vua Thiếu Hạo tên là Trùng, con của vua Chuyên Húc là Lê. Nay lấy Trùng Lê là một người, lại là con cháu của vua Chuyên Húc. Họ Lưu nói: "Dòng dõi của vua Thiếu Hạo là Trùng, dòng dõi của vua Chuyên Húc là Trùng Lê. Đối với Trùng này thì gọi riêng là Lê, như tự nói nhà kia thì xưng là Trùng Lê. Cho nên nói vua nước Sở và họ Tư Mã đều là dòng dõi của Trùng Lê, không liên quan đến dòng dõi của vua Thiếu Hạo tên là Trùng." Kẻ hèn này cho rằng lời giải ấy là phải. Trùng Lê làm quan Hỏa chính của vua Khốc hiệu Cao Tân, Sách ẩn: Trùng Lê này làm Hỏa chính, dòng dõi của vua Thiếu Hạo là Trùng kia làm Mộc chính, biết rằng Trùng Lê này là dòng dõi của vua Chuyên Húc là Lê vậy. rất có công, nổi rõ ở thiên hạ, vua Khốc ban cho hiệu là Chúc Dung. Tập giải: Ngu Phiên nói: "'Chúc' là lớn, 'dung' là sáng." Vi Chiêu nói: "'Chúc' là bắt đầu.". Vua nước Cung Công làm loạn, vua Khốc sai Trùng Lê đánh diệt đi nhưng không dứt, vua Khốc vào ngày canh dần bèn giết Trùng Lê, lại lấy em của Trùng Lê là Ngô Hồi làm dòng dõi của Trùng Lê, cho làm lại quan Hỏa chính, vẫn hiệu là Chúc Dung.

Ngô Hồi sinh ra Lục Chung. Lục Chung sinh ra sáu người con, đều mổ rạch mà sinh ra. Tập giải: Can Bảo nói: "Nhiều học sĩ nhà Nho thời xưa nghi ngờ việc này. Tiếu Doãn Nam tài cao học rộng, tinh thông môn lí số, soạn sách Cổ sử khảo, cho rằng là người soạn sách chép bậy, bèn bỏ đi mà không bàn đến. Ta cũng cho là cách sinh ra ấy là lạ. Nhưng xét thế phả của sáu người con ấy thì con cháu của họ có nước, lên xuống sáu đời trong khoảng mấy ngàn năm, làm đến nghiệp bá vương, trời giúp cho họ nổi lên, tất phải có vật lạ chăng? Như những sách cũ chép lại có chuyện Tu Kỉ rạch lưng mà sinh ra vua Vũ, Giản Địch mổ bụng mà sinh ra Khiết, thế đại lâu dài, chẳng đáng làm chứng. Nhưng gần đây vào năm Hoàng Sơ thứ năm thời nhà Ngụy có người vợ họ Vương của người quận Nhữ Nam là Khuất Ung sinh con trai, nước từ bụng dưới nách phải tràn ra, thế mà yên ổn như không có gì, mấy tháng sau thì vết thương tự lành, mẹ con không bị gì, đấy là việc đáng tin gần đây vậy. Lấy việc đời này để suy việc đời xưa, cho nên biết những ghi chép ấy làn không bậy vậy. Trời đất xoay vần, âm dương biến hóa, há lại chỉ có một mối, đại khái là lẽ thường chăng? Kinh Thi chép 'không mổ không rạch, không tai không hại' là ý của nhà thơ thời xưa nói đàn bàn thời xưa từng có chuyển mổ rạch mà sinh con vậy. Lại có chuyện vì sinh con mà bị tai hại, cho nên khen chuyện ấy (không mổ không rạch) là không có hại." Sách ẩn: Hệ bản chép: "Lục Chung lấy em gái vua nước Quỷ Phương tên là Nữ Khoái."
Con cả trong đó là Côn Ngô; Tập giải: Ngu Phiên nói: "Côn Ngô tên là Phàn, mang họ Kỉ, được phong ở ấp Côn Ngô." Thế bản chép: "Côn Ngô thuộc nước Vệ." Sách ẩn: Con cả là Côn Ngô. Hệ bản chép: "Một trong đó tên là Phàn, được phong ở ấp Côn Ngô." Lại chép: "Côn Ngô thuộc nước Vệ." Tống Trung nói: "Côn Ngô là tên ấp, vua nước ấy họ Kỉ." Tả truyện chép: "Vua nước Vệ nằm mơ thấy có người xõa tóc lên đài Côn Ngô." Xét: Trong thành Bộc Dương ngày nay có đài Côn Ngô. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Huyện Bộc Dương là nước Côn Ngô thời xưa. Thành cũ Côn Ngô tại phía tây huyện ba chục dặm, có đài tại phía tây huyện một trăm bước, là làng Côn Ngô vậy." thứ hai là Tham Hồ; Tập giải: Thế bản chép: "Tham Hồ thuộc nước Hàn." Sách ẩn: Hệ bản chép: "Thứ hai là Huệ Liên, được phong ở ấp Tham Hồ. Tham Hồ thuộc nước Hàn." Tống Trung nói: "Tham Hồ là tên nước, vua nước ấy họ Châm, không có dòng dõi." thứ ba là Bành Tổ; Tập giải: Ngu Phiên nói: "Tên là Tiễn, mang họ Bành, được phong ở ấp Đại Bành." Thế bản chép: "Bành Tổ là huyện Bành Thành." Sách ẩn: Hệ bản chép: "Thứ ba là Tiên Khanh, được phong ở ấp Bành Tổ. ẤpBành Tổ là huyện Bành Thành." Ngu Phiên nói: "Tên là Tiễn, mang họ Bành, được phong ở ấp Đại Bành." Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Bành Thành là nước Bành Tổ xưa. Ngoại truyện chép cuối thời nhà Ân diệt nước Bành Tổ. Ngu Phiên nói tên là Tiễn. Thần tiên truyện chép người ấp Bành Tổ là Tiên Khanh, là cháu đời sau của vua Chuyên Húc, sống đến năm cuối thời nhà Ân đã bảy trăm sáu mươi bảy tuổi mà không già yếu, rút cuộc đến phía tây miền Lưu Sa cũng không chết đi vậy." thứ tư là Cối Nhân; Tập giải: Thế bản chép: "Cối Nhân thuộc nước Trịnh." Sách ẩn: Hệ bản chép: "Thứ tư là Cầu Ngôn, được phong ở ấp Cối Nhân. Cối Nhân thuộc nước Trịnh." Tống Trung nói: "Tên là Cầu Ngôn, vua nước Cối mang họ Vân." Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Thành nước Cối xưa tại phía đông bắc huyện Tân Trịnh châu Trịnh hai mươi hai dặm. Mao thi phả chép là đất của vua Cao Tân ngày xưa, là ấp phong của Chúc Dung, trải từ thời nhà Đường đến thời nhà Chu là đất phong của dòng dõi Trùng Lê có vua họ Vân, đấy là vua nước Cối, bị Võ Công nước Trịnh đánh diệt." thứ năm là Tào Tính; Tập giải: Thế bản chép: "Tào Tính thuộc nước Trịnh." Sách ẩn: Hệ bản chép: "Thứ năm tên là An, được phong ở ấp Tào Tính. Tào Tính thuộc nước Trịnh." Tống Trung nói: "Tên là An, ấp Tào Tính mà nơi gốc của các họ Tào." Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Nước Chu xưa tại phía đông nam huyện Hoàng Cương châu Hoàng một trăm hai mươi mốt dặm, sách sử xưa chép vua nước Chu họ Tào vậy." thứ sáu là Quý Liên, mang họ Mị, vua nước Sở là dòng dõi họ Mị ấy vậy. Sách ẩn: Hệ bản chép: "Thứ sáu là Quý Liên, được phong ở ấp Mị Tính. Quý Liên là tổ tiên của vua nước Sở." Tống Trung nói: "Tên là Quý Liên, tổ tiên của vua nước Sở mang họ Mị." Mị, đọc là 'mi thị' phiên. 'Mị', là tiếng dê kêu. Vua nước Côn Ngô vào thời nhà Hạ thường làm hầu bá, vào thời vua Kiệt bị vua Thang đánh diệt. Vua nước Bành Tổ và thời nhà Â thường làm hầu bá, cuối thời nhà Ân diệt vua nước Bành Tổ.

Quý Liên sinh ra Phụ Tự. Tập giải: Tôn Kiểm nói: "Còn chép là Tổ." Sách ẩn: Tự, đọc là 'tài tự' phiên. Phụ Tự sinh ra Huyệt Hùng, dòng dõi đời sau suy yếu, có kẻ ở Trung Quốc, có kẻ ở Man-Di, không chép được thế đại.

Vào thời Văn Vương nhà Chu có dòng dõi của Quý Liên tên là Dục Hùng. Con của Dục Hùng giúp Văn Vương, chết sớm, có con là Hùng Li. Hùng Li sinh ra Hùng Cuồng. Hùng Cuồng sinh ra Hùng Dịch.

Vào thời Thành Vương nhà Chu tiến cử dòng dõi của người có lao công giúp Văn Vương-Võ Vương, do đó phong Hùng Dịch ở miền Sở Man, ban cho ruộng thuộc bậc tước tử-nam, mang họ Mị, đóng giữ ở thành Đan Dương. Tập giải: Từ Quảng nói: "Tại huyện Chi Giang quận Nam." Chính nghĩa: Truyện lệ của Dĩnh Dung chép: "Vua nước Sở đóng đô ở thành Đan Dương, là thành cũ huyện Chi Giang ngày nay vậy." Quát địa chí chép: "Thành cũ Quy ở phía đông nam huyện Ba Đông châu Quy bốn dặm là nước cũ của vua nước Sở là Hùng Dịch. Lại có mộ của Hùng Dịch ở huyện Tỉ Quy châu Quy. Dư địa chí chép phía đông huyện Tỉ Quy có thành Đan Dương, chu vi tám dặm, là chỗ Hùng Dịch được phong." Vua nước Sở là Hùng Dịch với vua nước Lỗ là Bá Cầm, con của Khang Thúc nước Vệ là Mâu, vua nước Tấn là Tiếp, con của Thái Công nước Tề là Lữ Cấp cùng giúp Thành Vương.

...

[www.sidneyluo.net]

Share this post


Link to post
Share on other sites
 
Một số tên gọi và nội dung sách tham khảo
 
Dịch giả: Tích Dã
 
 
20140211131132-1627309375.jpg

Tui rất tán thành cách phân tách các nhóm Bách Việt như bản đồ trên, dựa theo sử liệu thời Tần-Hán và Tiên Tần gồm các nhóm:

吳越 Ngô Việt: là nhóm người nói phương ngữ Ngô-Thượng Hải ngày nay, vùng đất màu xanh nhạt trên bản đồ.

邗越 Can Việt: là nhóm người nói phương ngữ Can ngày nay, vùng đất màu vàng trên bản đồ.

揚越 Dương Việt: là nhóm người nói phương ngữ Cống ngày nay, vùng đất mà tím trên bản đồ.

甌越 Âu Việt: là nhóm người nói phương ngữ Âu-Ôn Châu ngày nay, vùng đất màu xanh da trời trên bản đồ.

閩越 Mân Viêt: là nhóm người nói phương ngữ Mân ngày nay, vùng đất màu hồng trên bản đồ.

南越 Nam Việt: là nhóm người nói phương ngữ Việt ngày nay, vùng đất màu xanh đậm trên bản đồ.

西甌 Tây Âu: là nhóm người nói ngữ hệ Tráng-Đồng ngày nay, vùng đất màu sẫm trên bản đồ.

駱越 Lạc Việt: là nhóm người ngữ hệ Việt-Mường ngày nay, vùng đất màu đỏ trên bản đồ.
 
 
Dật Chu thư - Vương hội giải

(Tiên Tần - Khuyết danh soạn)



Hội chư hầu ở thành Thành Chu, trên đàn giăng trướng đỏ thêu lông chim đen, thiên tử đứng ngoảnh mặt về phía nam, đội mũ cổn không rủ dải hạt châu, mặc áo thêu tám màu, tay cầm thẻ ngọc. Đường Thúc, Tuân Thúc, Chu Công đứng bên trái, Thái Công Vọng đứng bên phải, đều đội mũ cổn không rủ dải hạt châu, mặc áo thêu bảy màu, cầm thẻ tre, đứng cạnh thiên tử ở trên đài. Bên phải đài là Đường Công, Ngu Công đứng ngoảnh mặt về phía nam, bên trái đài là Ân Công, Hạ Công đều ngoảnh mặt về phía nam, đội mũ cổn không rủ dải hạt châu, mặc áo thêu năm màu, đều cầm thẻ tre. Để giúp chư hầu bị bệnh tật thì có quan Thái chúc họ Hoài, họ Vinh đứng ở bậc thềm cầm ngọc khuê-toản để thăm khám, đều ngoảnh mặt về phía tây; quan Mi tông đứng cạnh quan Thái chúc, coi việc cấp thuốc hữa cho chư hầu bị bệnh tật. Bọn quan tiếp khách là quan Thái sử tên là Ngư, quan Đại hành nhân đều mặc triều phục, đội mũ có rủ dải hạt châu. Đứng ngoảnh mặt về phía đông bên dưới đài là Quách Thúc giúp thiên tử thu nhận vật cống, đội mũ cổn không rủ dải hạt châu.
 
 
Dật Chu thư - Vương hội giải

(Tiên Tần - Khuyết danh soạn)



Dứng ở phía tây hướng về phía bắc đài giữa là Ứng Hầu, Tào Thúc, Bá Cữu, Trung Cữu, kế đó là chư hầu bậc 'bỉ phục', kế đó là chư hầu bậc 'yêu phục', kế đó là chư hầu bậc 'hoang phục'. Đứng ở phía đông hướng về phía bắc là Bá Phủ, kế đó là Trung Tử. Chư hầu trong vòng ngàn dặm là 'bỉ phục', trong vòng hai ngàn dặm là 'yêu phục', trong vòng ba ngàn dặm là 'hoang phục', đấy đều là chư hầu chầu ở trong kinh kì. Phía đông bắc sau đàn giăng trướng đỏ, có bồn tắm ở trong đó, phía tây đàn đặt cỗ xe có sáu con ngựa kéo của thiên tử, trên xe cắm cờ gắn long chim le màu xanh đen. Đứng phía ngoài đài giữa, ở phía trái đài là quan Thái sĩ, ở phía bên phải đài là quan Mi sĩ, có tám người thu nhận vật cống, trong đó bốn người ở phía đông, bốn người ở phía tây. Bày vật cống ở đài ngoài, có mười hai con ngựa có bờm lông màu đen, mười hai tấm ngọc bích màu xanh đen, mười hai tấm da hổ-báo thêu sợi màu đen hạng ba, mười hai tấm ngọc bích thêu sợi màu đen hạng bốn. Bốn góc đài ngoài cũng giăng trướng đỏ để cho chư hầu nào muốn nghỉ ngơi thì đều nghỉ ngơi ở đấy, gọi là 'hào lư'.

Chu Công tên là Đán đứng ra chủ việc thu nhận những vật cống của chư hầu miền đông, vật cống có ngựa lông xanh bờm đen, gọi là 'mẫu nhi', sai quân lính đắp tường, mặc áo xanh đeo cung tên cầm mâu để canh giữ.

Phía đông đài có chư hầu hướng về phía tây và phía bắc cống các vật như sau:

- Người nước Tắc Thận cống con nai lớn.

- Người nước Uế cống con cá nghê đen, con cá nghê đen này như con khỉ vượn, biết đứng biết đi, tiếng kêu như tiếng trẻ con.

- Người nước Lương Di cống con 'tại tử', con tại tử này có thân giống con ba ba, đầu giống đầu người, bụng trơn nhẫy, bôi mỡ vào bụng nó, lấy lá đậu ướp rồi nướng thì kêu tiếng là 'tại tử'.

- Người nước Dương Châu cống con cá 'ngung', ngung là tên một loài cá.

- Người nước Giải cống con 'du quán'.

- Người nước Phát cống con 'bào bào', giống con hươu, chạy nhanh.

- Người nước Du cống con ngựa khỏe.

- Người nước Thanh Khâu cống con cáo chín đuôi.

- Người nước Chu Đầu cống con 'huy đê', huy đê là một loài dê.

- Người nước Hắc Xỉ cống con hươu trắng, ngựa trắng.

- Người nước Bạch Dân cống con 'thừa hoàng', thừa hoàng giống con cáo, trên lưng nó có hai cái sừng.

- Người nước Đông Việt cống con sò biển.

- Người nước Âu cống con cá lươn, cá lươn làm món ăn ngon.

- Người nước Ư Việt cống vải sợi.

- Người nước Cô Muội cống vật lạ.

- Người nước Cụ Khu cồng con sò vằn.

- Người nước Công cống vỏ sò đen.

- Người nước Hải Dương cống con cua lớn.

- Người nước Tự Thâm cống vỏ quế.

- Người nước Cối Kê cống cá 'đà'.

Đều hướng về phía tây.
 
 
Dật Chu thư - Vương hội giải

(Tiên Tần - Khuyết danh soạn)



Phía tây đài có chư hầu hướng về phía đông và phía bắc cống các vật như sau:

- Người nước Nghĩa Cừ cống con 'từ bạch', con từ bạch là con ngựa từ bạch, có hàm răng như cái cưa, ăn được hổ báo.

- Người nước Ương Lâm cống con 'tù nhĩ', con tù nhĩ mình giống hổ báo, đuôi dài có ba chỏm, ăn được hổ báo.

- Người nước Bắc Đường cống con lừa, con lừa giống con 'du quan'.

- Người nước Cừ Tẩu cống con chó 'câu', chó câu giống chó lộ, biết nhảy, ăn được hổ báo.

- Người nước Lâu Phiền cống cái 'tinh thi', cái tinh thi giống cái cờ hình vòng đeo tai.

- Người nước Bộc Lô cống bò 'cừu', bò cừu là một giống bò nhỏ.

- Người nước Khu Dương cống con 'miết phong', con miết phong giống con heo, mình trước sau có đầu.

- Người nước Quy Quy cống con lân, lân là một loài thú có tình người.

- Người nước Tây Thân cống con chim phượng, chim phượng là loài chim có tình người có nghĩa có tín.

- Người Đê Khương cống chim loan.

- Người nước Ba cống chim 'bỉ dực'.

- Người nước Phương Dương cống chim hoàng.

- Người nước Thục cống con gà vằn, gà vằn giống gà 'cao'.

- Người nước Phương Nhân cống chim khổng tước.

- Người nước Bộc Nhân cống đá đan sa.

- Người nước Di Dụng cống gỗ lan.

- Người nước Khang Dân cống cây 'phù dĩ', cây phù dĩ có quả như quả mận, ăn vào dễ sinh con.

- Người nước Châu Mi cống con 'phí phí', mình như mình người, nhảy ngược tự cười, cười thì vểnh môi lên ch cả mắt, ăn được người, người phương bắc gọi là con ếch đất.

- Người nước Đô Quách cống con 'sinh sinh', chim 'khi vũ', con sinh sinh giống con chó lông vàng, mặt người biết nói.

- Người nước Kì Cán cống con 'thiện phương', con thiện phương có đầu giống đầu con gà trống, nếu đeo nó vào người thì người không mê sảng.

Đều hướng về phía đông.
 
 
Dật Chu thư - Vương hội giải

(Tiên Tần - Khuyết danh soạn)



Phía bắc đài ngoài, ở góc phía đông, có các chư hầu đến cống như sau:

- Người nước Cao Di cống con dê 'khiêm', con dê khiêm giống dê mà có bốn cái sừng.

- Người nước Độc Lộc cống con 'cung cung', con cung cung là giống thú chạy khỏe.

- Người nước Cô Trúc cống con 'cự khư'.

- Người nước Bất Linh Chi cống cái cờ đen.

- Người nước Bất Đồ Hà cống con gấu xanh.

- Người nước Đông Hồ cống con gấu vàng.

- Người nước Sơn Nhung cống cây đậu nhung

Phía bắc đài ngoài, ở góc phía tây, có các chư hầu đến cống như sau:

- Người nước Bà Ngô cống hổ trắng vằn đen.

- Người nước Đồ Châu cống báo đen.

- Người nước Ngung Thị cống con 'đào đồ'.

- Người nước Đại Hạ cống con bò 'từ bạch', bò từ bạch là loài thú hoang, thân giống bò mà răng giống ngà voi.

- Người nước Khuyển Nhung cống ngựa vằn, ngựa vằn lông đỏ xõa thân, mắt sáng như vàng ròng, gọi là 'cỗ xe cát hoàng'.

- Người nước Số Sở cống bò 'môi', bò môi là một loài bò nhỏ.

- Người nước Hung Nô cống chó 'giảo', chó giảo mình to, bốn chân lõa (không có lông).

Đều hướng về phía nam.
 
 
Dật Chu thư - Vương hội giải

(Tiên Tần - Khuyết danh soạn)



Phía nam đài ngoài, ở góc phía đông, có các chư hầu đến cống như sau:

- Người nước Quyền Phù cống mắt ngọc.

- Người nước Bạch Châu cống cây 'bỉ lư', hoa của nó như lông chim, chặt lấy gỗ nó để làm xe, đi suốt không hỏng.

- Người nước Li Nhân cống cỏ may.

- Người nước Lộ Nhân cống cây tre lớn.

- Người nước Tràng Sa cống con ba ba.

Phía nam đài ngoài, ở góc phía tây, có các chư hầu đến cống như sau:

- Người nước Ngư Phúc cống bò 'chung chung'.

- Người nước Dương Man cống lông chim trĩ.

- Người nước Thương Ngô cống chim phỉ thúy, chim phỉ thúy bắt để lấy lông.

Các chư hầu khác đều đến cống, chỉ chép được đến thế để biết được đấy là phép tắc từ xưa. Người phương nam đến cống đều hướng về phía bắc.

...
 
 
Dật Chu thư - Vương hội giải

(Tiên Tần - Khuyết danh soạn)


Y Doãn triều hiến, Thương thư chép:


Vua Thang hỏi Y Doãn rằng: "Chư hầu đến dâng, có kẻ không dâng những thứ mà do bò ngựa sinh ra, mà lại dâng những vật ở phương xa, sự thật trái nhau. Nay ta muốn chư hầu dựa theo đồ vật mà mình có để dâng lên, tất dễ có được mà lại không đắt, sai ông đặt ra phép tắc dâng cống của chư hầu bốn phương." Y Doãn vâng mệnh, do đó đặt ra phép tắc dâng cống của chư hầu bốn phương rằng: "Ta đòi các chư hầu miền đông như các nước Phù Lâu, Cừu Châu, Y Lư, Âu Thâm, Cửu Chi, Thập Man, Việt Âu, các nước 'cắt tóc vẽ mình', hãy đem vảy da ca, thịt cá khô, thuẫn bọc da cá, kiếm sắc đến cống. Các chư hầu phía nam như các nước Âu Đặng, Quế Quốc, Tổn Tử, Sản Lí, Bách Bộc, Cửu Khuẩn, hãy đem đồi mồi, ngà voi, sừng tê, chim phỉ thúy, chim hạc, chó con đến cống. Các chư hầu phía tây như các nước Côn Lôn, Cẩu Quốc, Quỷ Thân, Chỉ Dĩ, Hấp Nhĩ, Quán Hung, Điêu Đề, Li Khâu, Tất Xỉ, hãy đem đá đan thanh, cờ mao trắng, sợi lông, rừng rồng, rùa thần đến cống. Các chư hầu phía bắc như các nước Không Đồng, Đại Hạ, Sa Cô, Cô Tha, Đán Lược, Báo Hồ, Đại Địch, Hung Nô, Lâu Phiền, Nguyệt Chi, Tiêm Lê, Kì Long, Đông Hồ, hãy đem con lạc đà, ngọc trắng, ngựa hoang, con đào đồ, con quyết đề, cung tốt đến cống." Vua Thang nói: "Được."
 
Các tác giả thời Tiên Tần cho ta biết có các dân tộc (hoặc là các nước chư hầu phương xa) ở miền đông nam Trung Quốc từng đến cống nạp các sản vật địa phương cho nhà Thuơng-Chu.

Thời nhà Thương có:

符婁 Phù Lâu

仇州 Cừu Chân

伊慮 Y Lư

漚深 Âu Thâm

九夷 Cửu Di

十蠻 Thập Man

越漚 Việt Âu

鬋髮文身 Tiễn Phát - Văn Thân (các dân cắt tóc vẽ mình)

甌鄧 Âu Đặng

桂國 Quế Quốc

損子 Tổn Tử

產里 Sản Lí

百濮 Bách Bộc

九菌 Cửu Khuẩn


Thời nhà Chu có:

- 稷慎 Tắc Thận

- 穢人 Uế Nhân

- 良夷 Lương Di

- 揚州 Dương Châu

- Giải

- 俞人 Du Nhân

- 青丘 Thanh Khâu

- 周頭 Chu Đầu

- 黑齒 Hắc Xỉ

- 白民 Bạch Dân

- 東越 Đông Việt

- 歐人 Âu Nhân

- 於越 Ư Việt

- 姑妹 Cô Muội

- 具區 Cụ Khu

- 共人 Cộng Nhân

- 海陽 Hải Dương

- 自深 Tự Thâm

- 會稽 Cối Kê

- 權扶 Quyền Phù

- 白州 Bạch Châu

- 禽人 Li Nhân

- 路人 Lộ Nhân

- 長沙 Tràng Sa

- 揚蠻 Dương Man

- 魚復 Ngư Phúc

- 倉吾 Thương Ngô


*************************


Có thể nói thời Thương-Chu (từ thời nhà Thương cho đến thời Xuân thu) chưa có khái niệm Bách Việt. Bấy giờ chỉ có các nước Đông Việt, Ư Việt, Việt Âu ở miền đông, theo suy đoán là miền bờ biển từ Thượng Hải đến Chiết Giang. Lại có nước Việt Thường (越常) ở phía nam Giao Chỉ từng đến tặng chim trĩ cho nhà Chu.
 
Lữ thị xuân thu - Bản vị

(Tiên Tần - Lữ Bất Vi soạn)



魚之美者洞庭之鱄東海之鮞醴水之魚名曰朱鱉六足有珠百碧雚水之魚名曰鰩其狀若鯉而有翼常從西海夜飛游於東海菜之美者崑崙之蘋壽木之華指姑之東中容之國有赤木玄木之葉焉餘瞀之南南極之崖有菜其名曰嘉樹其色若碧陽華之芸雲夢之芹具區之菁浸淵之草名曰土英和之美者陽樸之薑招搖之桂越駱之菌鱣鮪之醢大夏之鹽宰揭之露其色如玉長澤之卵
Trong các loài cá đẹp thì có cá 'chuyên' ở hồ Động Đình, cá 'nhi' ở biển Đông. Có một loài cá ở sông Lễ tên là cá 'chu miết', có sáu chân, có trăm vảy bọc như hạt châu. Có loài cá ở sông Quán tên là cá 'diêu', mình nó giống cá chép mà có cánh, thường vào buổi đêm từ biển Tây bay lại dạo chơi ở biển Đông. Trong các loài rau cỏ đẹp thì có cỏ 'tần' ở núi Côn Lôn, hoa của cây 'thọ mộc'. Ở nước Trung Dung phía đông núi Chỉ Cô có lá của cây 'xích mộc', cây 'huyền mộc'. Ở mé cực nam phía nam núi Dư Mậu có loài cỏ tên là cỏ 'gia thụ', màu như màu ngọc bích. Có cỏ 'vân' ở đầm Dương Hoa, rau cần ở đầm Vân Mộng, rau hẹ ở đầm Cụ Khu. Có loài cỏ ở đầm Tẩm Uyên tên là cỏ 'thổ anh'. Trong những món ăn vị ôn hòa thì có củ gừng ở huyện Dương Phác, có vỏ quế ở núi Chiêu Dao, có măng ở nước Việt Lạc, có mắm cá 'triên', cá 'vĩ', có muối ở nước Đại Hạ. Có sương ngọt ở núi Tể Yết, màu nó như ngọc. Có trứng cá ở đầm Trường Trạch.
 
Lữ thị xuân thu - Thị quân

(Tiên Tần - Lữ Bất Vi soạn)



非濱之東穢之鄉大解陵魚鹿野搖山揚島大人之居多無君漢之南百越之際敝凱諸夫風餘靡之地縛婁陽禺驩兜之國多無君呼唐離水之西僰人野人篇笮之川舟人送龍突人之鄉多無君鴈門之北鷹隼所鷙須窺之國饕餮窮奇之地叔逆之所儋耳之居多無君此四方之無君者也其民麋鹿禽獸少者使長長者畏壯有力者賢暴傲者尊日夜相殘無時休息以盡其類聖人深見此患也故為天下長慮莫如置天子也為一國長慮莫如置君也置君非以阿君也置天子非以阿天子也置官長非以阿官長也德衰世亂然後天子利天下國君利國官長利官此國所以遞興遞廢也亂難之所以時作也故忠臣廉士內之則諫其君之過也外之則死人臣之義也
Ở phía đông bến Phi Tân, chỗ người Di-Uế, chỗ người Đại Giải, Lăng Ngư, Kì, Lộc Dã, Dao Sơn, Dương Đảo, Đại Nhân, phần nhiều không có quân trưởng; ở phía nam miền Dương-Hán, chỗ người Bách Việt, chỗ người Tệ Khải Chư, Phù Phong, Dư Mi, chỗ người Phược Lâu, Dương Ngung, Hoan Đâu, phần nhiều không có quân trưởng; chỗ người Đê-Khương, Hô Đường, ở phía tây sông Li, chỗ người Bộc Nhân, Dã Nhân, Biên Tạc, chỗ người Chu Nhân, Tống Long, Đột Nhân, phần nhiều không có quân trưởng; ở phía bắc ải Nhạn Môn, chỗ người Ưng Chuẩn, Sở Chí, Tu Khuy, chỗ người Thao Thiết, Cùng Kì, chỗ người Thúc Nghịch, chỗ người Đam Nhĩ, phần nhiều không có quân trưởng; đấy là những chỗ không có quân trưởng trong bốn phương, dân ở đấy ăn ở như hươu nai cầm thú, kẻ nhỏ sai khiến kẻ lớn, kẻ lớn sợ kẻ mạnh, kẻ có sức thì được xem trọng, kẻ bạo ngược thì được tôn quý, ngày đêm đánh nhau, không lúc nào ngơi cho đến diệt hết giống nòi mới thôi. Thánh nhân thấy sâu xa mối hại ấy, cho nên nghĩ kế lâu dài giúp cho thiên hạ, cho rằng chẳng gì bằng đặt ra thiên tử vậy. Nghĩ kế lâu dài giúp cho một nước, chẳng gì bằng đặt ra quân trưởng vậy. Đặt ra quân trưởng không phải là a dua theo quẩn trưởng, đặt ra thiên tử không phải là a dua theo thiên tử, đặt ra quan lại không phải là a dua theo quan lại. Sau đó thời loạn đức suy, thiên tử mưu lợi ở thiên hạ, quân trưởng mưu lợi ở các nước, quan lại mưu lợi ở việc quan, do đó các nước từ hưng thịnh thành ra vỡ lở, do đó gây ra loạn lạc. Cho nên trung thần khiêm sĩ thì phải can gián quân trưởng gây họa, ngoài thì phải dốc hết nghĩa của bầy tôi.


[ctext.org]


****************************


Bấy giờ là thời Chiến quốc, phía nam miền Dương-Hán có người Bách Việt, phần nhiều trong số họ không đặt ra quân trưởng như các chư hầu ở Trung Quốc vậy.
 
Sơn hải kinh - Hải nội nam kinh

(Tiên Tần - Khuyết danh soạn)



甌居海中閩在海中其西北有山一曰閩中山在海中
Người Âu ở giữa sông biển (ở chỗ đảo/cù lao). Người Mân ở giữa sông biển (ở chỗ đảo/cù lao), phía tây bắc xứ ấy có núi. Có người nói núi Mân Trung ở giữa sông biển.

三天子鄣山在閩西海北一曰在海中
Có núi Tam Thiên Tử Chương ở phía bắc biển tây đất Mân. Có người nói tại giữa sông biển.

桂林八樹在番隅東
Có tám cây rừng quế tại phía đông đất Phan Ngu.

伯慮國離耳國雕題國北朐國皆在鬱水南鬱水出湘陵南海一曰相慮
Có nước Bách Lư, nước Li Nhĩ, nước Điêu Đề, nước Bắc Cù, đều tại phía nam sông Uất. Sông Uất chảy ra từ bờ nam đất Tương Lăng. Có người nói (nước Bách Lư) là nước Tương Lư.

梟陽國在北朐之西其為人人面長脣黑身有毛反踵見人笑亦笑左手操管
Có nước Kiêu Dương tại phía tây nước Bắc Cù, người dân nước ấy mặt người môi dài, mình đen có lông, chân khạng, thấy người cười cũng cười, tay trái cầm ống tre.

兕在舜葬東湘水南其狀如牛蒼黑一角
Có loài thú ở phía đông mộ vua Thuấn, chỗ phía nam sông Tương, dáng của nó như con bò, mình đen thẫm, có một sừng.

蒼梧之山帝舜葬于陽帝丹朱葬于陰
Có núi ở đất Thương Ngô, mộ vua Thuấn ở phía nam núi, mộ vua Đan Chu ở phía bắc núi.


[www.yasue.cc]


*********************************


Bấy giờ miền nam một dải từ Cối Kê, Mân Trung đến Quế Lâm, Nam Hải có các nước/bộ tộc:

Âu

Mân

番隅 Phan Ngu

伯慮 Bách Lư

離耳 Li Nhĩ

雕題 Điêu Đề

北朐 Bắc Cù

梟陽 Kiêu Dương

蒼梧 Thương Ngô
 
Sử kí - Kiến Nguyên dĩ lai hầu giả niên biểu


太史公曰匈奴絕和親攻當路塞閩越擅伐東甌請降二夷交侵當盛漢之隆以此知功臣受封侔於祖考矣何者自詩書稱三代戎狄是應荊荼是徵」,齊桓越燕伐山戎武靈王以區區趙服單于秦繆用百里霸西戎吳楚之君以諸侯役百越況乃以中國一統明天子在上兼文武席卷四海內輯億萬之衆豈以晏然不為邊境征伐哉自是後遂出師北討彊胡南誅勁越將卒以次封矣
Thái sử công nói: Người Hung Nô dứt hòa thân, đánh phá ải lối, người Mân Việt tự tiện đánh dẹp, người Đông Âu xin hàng. Hai người rợ ấy xâm lấn ở vào thời nhà Hán đang thịnh, do đó biết công thần nhận tước phong sánh ngang với thời tổ tiên vậy. Sao thế? Từ thời kinh Thi-Thư khen việc 'chống đỡ Nhung-Địch, đánh dẹp Kinh-Gia' về sau, bấy giờ Tề Hoàn Công qua nước Yên đánh người Sơn Nhung, Võ Linh Vương lấy nước Triệu cỏn con chinh phục Thiền vu, Tần Mục Công dùng sức lực của một nước rộng có trăm dặm mà làm bá ở miền người Nhung phía tây, vua các nước Ngô-Sở dẫn quân chư hầu bắt người Bách Việt theo phục còn được nữa là. Huống chi ngày nay Trung Quốc đã theo về một mối, có thiên tử sáng suốt ở trên, tài kiêm văn võ, ôm trọn bốn cõi, trong sửa trị hàng ức vạn dân chúng, há lại ở yên mà không đánh dẹp ngoài biên ải chăng! Từ đó về sau, bèn phát binh lên phía bắc đánh rợ Hồ mạnh, xuống phía nam dẹp người Việt cứng, tướng sĩ lần lượt được phong tước vậy.


[www.sidneyluo.net]



********************

Đấy là Tư Mã Thiên nói về người Hồ ở phía bắc, từ thời Xuân thu đã từng vào đánh cướp biên ải, từng bắt giết U Vương nhà Chu, các nước Yên, Triệu từng phải đắp thành dài để ngăn chống. Kịp đến thời nhà Hán đang thịnh, Mặc Đốn ở phía nam thống nhất các bộ lạc người Hồ thành nước Hung Nô, vây Hán Cao Tổ bảy ngày ở Bình Thành, nhà Hán phải gả công chúa để xin hòa thân, sau đó lại bội ước, đánh phá biên ải phía bắc, do đó nhà Hán sai các tướng Vệ-Hoắc đi đánh đuổi. Bấy giờ người Việt ở phía nam tiếp kề các nước Ngô-Sở, sai Ngô Khởi chinh phục Bách Việt, lại chinh phục nước Việt, giáng vua làm quân trưởng, đến thời Hán phong dòng dõi vua nước Việt làm vua các nước Đông Âu, Mân Việt, phong tướng lại cũ nhà Tần làm vua nước Nam Việt, rồi lần lượt sai bọn tướng quân Phục ba, Lâu thuyền, Hoành hải đi đánh diệt. Do đó đất Việt một dải từ Cối Kê đến Giao Chỉ đều thành quận huyện.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một số từ cổ dịch từ các tác giả

 

Người ta thường nhắc tới tập An Nam dịch ngữ ( ANDN ) được biên soạn vào thế kỷ 15-16.

Đây là tập từ vựng Hán-Việt đối chiếu do người Trung Quốc đời Minh soạn nhằm mục đích hổ trợ các sứ thần Trung Quốc trong việc thông hiểu và phiên dịch ngôn ngữ tiếng nước khác khi giao tiếp.

ANDN có 716 mục từ được sắp theo 17 môn : Thiên văn, Địa lý, Thời lệnh, Hoa mộc, Điểu thú, Cung thất, Khí dụng, Nhân vật, Nhân sự, Thân thể, Y phục, Ẩm thực, Trân bảo, Văn sử, Thanh sắc, Số mục, Thông dụng.

Theo ông Vương Lộc , người nghiên cứu sách An Nam Dich Ngữ , ( Hà Nội-Đà Nẵng, Nhà xb Đà Nẵng -1995 ) , tiếng Việt trong ANDN là phương ngữ Bắc Bộ.

Một vài thí dụ theo thiển ý , cho thấy sự giống nhau giữa tiếng Mường ngày nay và tiếng Việt ở thế kỷ 15 , 16 :

1-Sách ANDN ghi âm tiếng chỉ ( lá ) DÂU bằng chữ ( Đô ) .
Như thế có nghĩa là ở thế kỷ 15 , 16 , người Việt vẫn còn gọi ( lá ) DÂU là TÔ giống như người Mường ngày nay , cho nên Tầu nó mới dùng chữ ĐÔ để ghi âm .

Người Mường ngày nay vẫn còn nói : / thảm ăn lá tô / = tằm ăn lá dâu

2-Sách ANDN ghi âm tiếng chỉ HÀ ( = SÔNG ) bằng chữ KHÔNG 空 .

Như thế có nghĩa là ở thế kỷ 15 , 16 , người Việt vẫn còn gọi SÔNG là KHÔNG giống như người Mường ngày nay , cho nên Tầu nó mới dùng chữ KHÔNG để ghi âm .

3- Sách ANDN ghi âm tiếng chỉ ( con ) TRÂU bàng 2 chữ 革蔞 CÁCH LÂU ,phương ngôn Mường ngày nay có nơi vẫn gọi con K'LU là con TRU , con TRÂU .

 

 

"...họ Hồng Bàng(鴻鴻氏)( SIC ), với ý nghĩa là họ thời hồng hoang vĩ đại mở nước..."

Cứ theo webside :[www.hanviet.org]
nghĩa của từ ghép HỒNG BÀNG/LONG là :

hồng
1. (Danh) Chim hồng, một loài chim ở ven nước, to hơn con mòng, lưng và cổ màu tro, cánh đen bụng trắng, mỏ giẹt, chân ngắn, khi bay sắp thành hàng. ◇Tô Thức 蘇軾: Nhân sinh đáo xứ tri hà tự, Ưng tự phi hồng đạp tuyết nê 人生到處知何似, 應似飛鴻踏雪泥 (Hoài cựu 懷舊) Cuộc nhân sinh, rồi đây biết sẽ như thế nào? Hãy coi như một chim hồng giẫm chân lên bãi tuyết.
2. (Danh) Họ Hồng.
3. (Tính) Lớn. § Thông hồng 洪. ◎Như: hồng hi 鴻禧 phúc lớn.
4. (Tính) Cao lớn. ◎Như: bàng đại 龐大 to lớn.

bang
1. (Tính) Cao lớn. ◎Như: bàng đại 龐大 to lớn.
2. (Tính) Rối ren, ngổn ngang, tạp loạn. ◎Như: bàng tạp 龐雜 bề bộn.
3. (Danh) Mặt mày, diện mạo. ◎Như: diện bàng 面龐 diện mạo. ◇Tây sương kí 西廂記: Y quan tế sở bàng nhi tuấn 衣冠濟楚龐兒俊 (Đệ nhị bổn 第一本) Áo mũ chỉnh tề mặt mày tuấn tú.
4. (Danh) Họ Bàng.

 

 

 

渾然宏大古人以天體未形成之前宇宙渾沌一體稱為龐鴻”。
漢 張衡 靈憲》: “道根既建自無生有太素始萌萌而未兆并氣同色渾沌不分故道志之言云, ‘有物渾成先天地生’, 其氣體固未可得而形其遲速固未可得而紀也如是者又永久焉斯謂龐鴻。”
晉 皇甫謐 帝王世紀》: “太素始萌萌而未兆謂之龐洪。”

Hỗn độn lớn lao. Người xưa cho rằng trước khi bầu trời chưa thành hình thì vũ trụ là một mớ hỗn độn gọi là 'bàng hồng'.

Linh hiến của người thời Hán là Trương Hành chép: "Gốc đạo đã dựng, từ không thành có. Vật đầu tiên bắt đầu mọc, mọc nhưng chưa nảy ra, chỉ là một bọc khí cùng màu, hỗn độn không phân biệt, cho nên sách đạo có nói 'có vật sinh ra từ mớ hỗn độn, bắt đầu sinh ra trời đất', mớ khí ấy vốn chưa thành hình được, nó khi nhanh khi chậm chưa thể thành hình được. Như thế lại lâu dài, ấy gọi là 'bàng hồng'."

Đế vương thế kỉ của người thời Tấn là Hoàng Phủ Mật chép: "Vật đầu tiên bắt đầu mọc ra, mọc nhưng chưa nảy ra, gọi là 'bàng hồng'."


[tw.ichacha.net]

___________________


鴻龐 hồng bàng cũng như 龐鴻 bàng hồng

hồng thông với hồng

Vậy các sử gia thời xưa gọi dòng họ của Hùng Vương là dòng họ mở đầu dựng nên nước ta là họ Hồng Bàng (鴻龐氏), giống họ Hỗn Độn (渾沌氏) vậy. Đây là từ chỉ chung cho thời dựng nước.

 

 

鴻龐 Hồng Bàng còn chép là 鴻厖/洪厖 Hồng Mang/Hồng Mông nghĩa là rộng lớn, dày đậm, hồng hoang, hỗn độn...

Lô sơn cao (Tống - Âu Dương Tu soạn)

上摩青蒼以晻靄下壓后土之鴻厖
Thượng ma thanh thương dĩ yểm ái, hạ áp hậu thổ chi hồng mang.

Trên chạm vào trời xanh với mây phủ, dưới đè lên đất dày liền chân rộng.

__________________


Không còn nghi ngờ gì nữa: 鴻龐氏 Hồng Bàng thị là thời kì hồng hoang hỗn độn, mới dựng nước, sơ khai của nước ta, theo ý của sử gia thời xưa là vậy đó.

 

 

Lĩnh Nam Trích Quái , Toàn Thư - Ngoại Kỷ có thấy nói gì đến họ 鴻厖/洪厖 Hồng Mang/Hồng Mông bao giờ đâu ?

 

 

Nước Văn Lang và cương vực của nó qua tài liệu ngôn ngữ học
Hoàng Thị Châu

Trước đây, trong một bản báo cáo khoa học học đăng 1963 về mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông, chúng tôi đã có dịp trình bày về một hệ thống tên sông được hình thành trên một cơ sở ngôn ngữ chung cho cả miền Đông Nam Á. Tiêu biếu cho hệ thống đó là sự trùng tên hai con sông lớn nhất trong vùng: sông Dương Tử và sông Mê-kông (cả hai đều có tên là Công). Hệ thống tên sông này có thể cắt nghĩa bằng ngôn ngữ của các dân tộc hiện đang sống ở đây. Điều này chứng minh rằng: những ngôn ngữ ở đây đã được phát triển liên tục. Trong quá trình phát triển lịch sử ở đây không xảy ra viện thay thế những ngôn ngữ khác nhau (1 Trường Đại học Tổng hợp: Thông báo khoa học, Tập Ngôn ngữ-Văn học Hà Nội, 1966).

Tuy nhiên tên sông là loại địa danh cổ nhất, nó ứng với thời kỳ các tộc người chưa phân hóa rõ rệt thành những dân tộc cụ thể, với những tên gọi và những đặc trưng nhiều mặt khác nhau chưa hình thành rõ nét. Hệ thống tên sông ở Đông Nam Á chỉ giúp chúng ta hình dung được phần nào địa bàn sinh sống và nền tảng ngôn ngữ của những dân tộc kế tục phát triển trên đó. Nhưng trên cái nền bao quát đó, tổ tiên người Việt ở đâu? Đâu là nơi tổ tiên chúng ta dựng làng, lập nước, khởi đầu cho một dân tộc có truyền thống vẻ vang ngày nay?

Muốn trả lời câu hỏi trên, chúng ta phải lần lượt xét đến nhưng loại địa danh gần gũi với chúng ta hơn như: tên nước, tên làng...
Về tộc danh này đã có nhiều ý kiến giải thích như: “Văn Lang là nước của những quan lang xăm mình” Đào Duy Anh, “Văn Lang là do chép nhầm từ tên Dạ Lang” (Ma-xpê-rô).

R.Xtai-nơ, tác giả cuốn Nước Lâm Ấp đặt tên Văn Lang vào trong một hệ thống tộc danh và địa danh có yếu tố “Lang” như Bạch Lang (Tứ Xuyên), Việt Lang (Quảng Đông), Dạ Lang (Quảng Tây), Mơ-ran, Mơ-ren, Mơ-nông, Tchang-lang, Khang lang... và đối chiếu yếu tố lang trong danh từ riêng với những danh từ chung chỉ ao, hồ, làng, đầm ở các địa phương trên. Xtai-nơ có ý muốn giải thích tộc danh Văn Lang bằng những từ này.

Chúng tôi tán thành phương pháp làm việc của Xtai-nơ trong khi nghiên cứu vấn đề này, vì đó là một phương pháp ngôn ngư học, đúng hơn là phương pháp của các tác giả khác. Không theo giải thích tộc danh bằng cách phán đoán tùy tiện và hơn nữa lại tách một tên gọi ra làm hai phần và mỗi phần giải thích bằng một thứ ngôn ngữ khác nhau. Tên Văn Lang không đứng một mình mà nằm trong một hệ thống tộc danh có yêu tố chung là “-Lang”. Ở Đông Nam Á (cũng như ở nhiều nơi khác trên the giới) chúng ta có thề tìm thấy nhiều hệ thống tộc danh kiểu này. Chẳng hạn hệ thống tộc danh có yêu tố “pu” “phu”: Phu Xai là tên người Lào tự xưng, Phu Thung: tên một dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Thái mà người ta còn gọi là Mường Cửa Rào. Pu Y (Bố Y) là tên người Choang tự xưng ở các huyệt Long An, Điền Lâm, Tam Giang thuộc Quảng Tây. Pú Thủ (Bố Thổ): tên gọi người Choang ở huyện Điền Dương, Bách Sắc.

Hệ thống tộc danh Mon, Moe, Mọi là tên tự xưng của nhiều dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơ-me sinh sống dọc Trường Sơn và rải rác ở vài nơi trên đất Miến Điện.

Hệ thống tộc danh Thái, Xai, Đay, Tày... là tên tự xưng của nhiều dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Thái.

Và hệ thống tộc danh có yếu tố “Lang” chúng ta có thể bổ sung một vài tài liệu cho danh sách mà Xtai-nơ đã thống kê. Theo sử cũ chép lại thì có nhóm người Dạ Lang sinh sống ở bắc Quảng Trị. Theo các sách viết vào đời Minh ở Trung Quốc, như Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư, thì ở tỉnh Quảng Tây có nhiều người Lang (Lang nhân), đâu đâu cũng thấy, do đó thổ bình vùng này được gọi là Lang binh. Thế là người Choang, cách đây đến 4, 5 thế kỷ vẫn còn được gọi là người Lang. Tên Choang tộc hiện nay đọc theo âm Hán Việt là Chàng tộc, chẳng qua chỉ là biến thể ngữ âm của tên Lang, cũng như cách phát âm khác nhau giữa tên lang Hán Việt và chàng trong tiếng Việt.
Vậy những yếu tố được lắp đi lắp lại ở những địa danh trên là gì. Từ phu, phu trong hệ thống tộc danh thứ nhất tìm thấy trong các ngôn ngữ nhóm Thái với nghĩa là “người đàn ông”. Chính từ phu này đã thâm nhập vào tiếng Hán và với nghĩa là “đàn ông” “chồng” như: nông phu, thất phu, phu quân... Từ này còn tìm thấy trong những ngôn ngữ ở cực nam Trung Bộ như trong tiếng Bi-at, Stiêng thì bu có nghĩa là “Người”. Các từ môn, mol, mọi trong nhiều ngôn ngữ thuộc nhóm Môn Khơ-me dọc Trường Sơn và trong tiếng Mơ-nông đều có nghĩa là “người”. Trong tiếng Dao, từ mun cũng có nghĩa là người.

Thông thường tộc danh và nhất là những tộc danh cổ đều xuất phát từ những danh từ chung có nghĩa là “người”. Trên thế giới loại tộc danh như thế, hiện nay còn gặp được rất nhiều, nhấl là ở những dân tộc thiểu sổ sống ở miền rừng núi.

Vậy Lang có nghĩa là gì? Chúng ta thấy từ Lang xuất hiện trong tiếng Hán rất muộn, mãi đến đời Đường trong sách vở mới có từ này, với nghĩa là “đàn ông” đối lập với chữ “nương” là nàng. Trong tiếng Việt có những từ tương đương là chàng và nàng. Những từ này hiện nay không còn dùng với vẻ tôn kính như xưa. Nhưng nếu chúng ta đi thăm lại các di tích thờ cúng cũ như những nơi thờ nhân thần và thiên thần thời Hùng Vương như thờ Tản Viên và các vị quan lang con các Vua Hùng chẳng hạn thì chúng ta sẽ được nghe tên những vị thần đại loại như sau: Đức Chương Nhị đại vương, Đức Chương Út đại vương, Đức Cương Trực đại vương-tên 3 vị thánh thờ ở đình Bảo Đà, Việt Trì.

Xã Hồng Hà (Lâm Thao, Vĩnh Phú) có đình thờ nữ thần tên là Non Trang da nàng... Những tên này được kiêng cữ rất kỹ, chỉ có cụ tiên chỉ và ông từ biết để khấu khi cúng hèm mà thôi.

Như thế là trong tên nôm húy, các vị thần đều được gọi bàng chàng và nàng.

Theo Lĩnh Nam chích quái thì các con trai Hùng Vương gọi là quan lang, con gái gọi là mỵ nương. Nhiều học giả cho rằng chính từ quan lang này đã lưu lại ở người Mường và về sau vẫn dùng để gọi giai cấp quý tộc phong kiến: quan lang là người đứng đầu một mường. Nhưng như chúng ta đã thấy ở trên, những từ lang và nàng (nương) dùng để gọi con trai con gái Hùng Vương vẫn được ghi lại trong các đình miếu người Việt và được phát âm theo kiểu hiện nay là chành và làng (sau này chúng ta sẽ trở lại những từ quan lang và mị nương).

Vậy những từ lanq và nương đã từ những ngôn ngữ phía nam Trung Quốc thâm nhập vào tiếng Hán, cũng như từ giang là “sòng” đã được phân tích ở trên. Đi thêm vào các ngôn ngữ phương Nam, chúng ta sẽ gặp từ drang-lô trong tiếng Ba-na có nghĩa là “đàn ông”, trong tiếng, Ê-đê a-rang là “người”, trong tiếng Chàm u-rang, trong các ngôn ngữ In-đô-nê-xi-a, Mã Lai o-ranq đều có nghĩa là người.
Vậy những tộc danh Lang, Văn Lang, Dạ Lang... đã bắt nguồn từ một danh từ có nghĩa là “đàn ông”, “người” với những hình thái biến đổi khác nhau tùy theo ngôn ngữ, phương ngữ và tùy theo từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Những tộc danh như Văn Lang, Việt Lang, Bạch Lang, xét về cách phát âm tiếng Việt cổ và tiếng Hán cổ (vì dùng tiếng Hán để phiên âm tiếng địa phương), đều bắt đầu bằng bán nguyên âm môi “w” hay phụ âm môi “p” và theo với quy luật biến âm thì những âm này thông vớt các nguyên âm trên môi, như o, u tức là có thể chuyển âm lẫn cho nhau từ trạng thái nọ sang trạng thái kìa, cũng như hai phụ âm l và r cùng thông với nhau. Những từ như Văn Lang, Việt Lang với u-rang, o-rang cũng như Dạ Lang với drang (trong drang-lô) vẫn được xem là những từ giống nhau trong phương pháp so sánh của ngôn ngữ học lịch sử. Hơn nữa, trong tiếng Hán, trong khoảng 2.000 năm trở lại đây, không có phụ âm r, do đó những từ có phụ âm r trong các ngôn ngữ khác đều được phiên âm sang chữ Hán bằng l. Chữ nôm của ta cũng phản ánh điều này.

Nếu chúng ta chiếu trên bản đồ thì sẽ thấy khu vực có tộc danh Lang dài ra từ sông Dương Tử cho đến miền Trung Bộ Việt Nam, tập trung nhất ở vùng Lưỡng Quảng và Bắc Bộ và bắc Trung Bộ Việt Nam. Còn những danh từ chung chỉ “người” có dạng tương tự: lang, drang-lô, o-rang... chiếm một địa bàn lớn hơn: cả vùng đồng bằng duyên hải và các hải đảo bao quanh và tạo thành Nam Hải. Nếu vì vai trò của Nam Hải trong lịch sử các dân tộc Đông Nam Á với Địa Trung Hải đối với các nước Nam Âu và Bắc Phi thì cũng không có gì quá đáng.

Mộl lần nữa, chúng ta lại bắt gặp sự liên quan về nguồn gốc giữa tên riêng với danh từ chung. Xét về phương diện địa lý thì vùng các dân tộc danh Lang nằm gọn trong lõi của địa bàn có danh từ chung tương tự. Thông thường, tên riêng gắn liền với quê hương cũ, nơi đó được sinh ra, còn danh từ chung theo với sự trao đổi, tiếp xúc giữa các tộc người và giữa các ngôn ngữ có thể đi xa hơn.
Sự xuất hiện tộc danh đánh dấu thời kỳ bắt đầu phân hoá, cá tính hóa giữa các tộc người để hình thành các dân tộc (hiểu theo nghĩa rộng). Vậy tộc danh Văn Lang, đúng như truyền thuyết đã lưu lại, có thể là một trong những tộc danh cổ nhất của dân ta, đồng thời nó cũng chỉ cho chúng ta mối quan hệ chặt chẽ về họ hàng, về ngôn ngữ với những tộc người xung quanh và địa bàn sinh sống của họ. Theo Lĩnh Nam chích quái về các sách sử của nước ta như: Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư thì Hùng Vương hưng khởi ở “bộ” Văn Lang, tức là đất Phong Châu cũ, bao gồm các tỉnh Vĩnh Phú, Hà Tây, Hà Nội hiện nay, và từ đây thu phục các “bộ” khác xung quanh gồm cả thảy 15 bộ (con số theo truyền thuyết), chiếm cả một phần miền Lưỡng Quảng, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Xem thế thì khu vực chúng ta tìm thấy các tộc danh Lang khá ăn khớp vớt cương vực nước Văn Lang trong sử sách.

Bây giờ chúng ta chuy ển sang một loại tài liệu địa danh khác có thể xác minh thêm về cương vực nước Văn Lang: tên xã thôn.
Với phương pháp thống kê địa danh học có thể vạch một cách khái quát ngay trên bản đồ những vùng dân cư có nguồn gốc khác nhau. Tây Bắc là vùng tập trung tên nơi cư trú với từ mường, chiền.

Vùng Việt Bắc thì tập trung địa danh với từ bản, nà.

Địa danh ở Tây Nguyên được chia thành hai cụm:
-trên cao nguyên Đắc Lắc là cụm địa danh với từ buôn
-ở cao nguyên Côn Tum lại là cụm địa danh với từ plây.

Những từ như mường, bản, buôn, plây đều là những danh từ chung trong các ngôn ngữ dân tộc để chỉ những đơn vị cư trú tương đương với xã thôn. Bên cạnh những cụm địa danh ấy là một mảng rộng lớn những địa danh Hán Việt trải dài từ Bắc đến Nam. Nhưng đấy chỉ là quan sát địa danh theo sự phân bố hiện nay. Nhưng nếu chúng ta thử đào sâu xuống mảng địa danh Hán Việt đang trùm kín hầu như khắp nơi vùng người Việt ở thì có thể thấy, phía dưới còn có một lớp địa danh cổ hơn, đây là lớp tên nôm với yếu tố cấu thành là từ Kẻ.

Không phải đi xa, chỉ cần ra ngoại thành Hà Nội, chúng ta có thể nghe các ông già, bà cả hay trong nhưng câu chuyện thân mật giữa những người cùng làng, những tên nôm như Kẻ Mẩy (tên Hán Việt là Mễ Trì, Kẻ Cót (tức là làng Yên Quyết), Kẻ Vọng (Dịch Vọng)… Những tên nôm như thế rất nhiều và có thể nói rằng hầu hết các xã thôn Việt Nam ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, bắc Trung Bộ (Khu 4 cũ) đều có. Nhưng đi quá hơn nữa vào nam Trung Bộ và Nam Bộ thì không thấy nữa. Ở vùng thượng du Bắc Bộ và miền núi bắc Trung Bộ cũng không có.

Tên nôm hiện nay đang bị quên dần vì ít được dùng đến, nhưng nó đã tồn tại rất lâu và trước đây trong một thời gian dài đó lồn tại song song với tên Hán Việt, với sự phân công khá rõ ràng, tên nôm dùng để gọi, tên Hán Việt dùng để viết. Do đó, mà tên Hán Việt còn được gọi là tên chữ. Như chúng ta đều biết, tên đặt ra trước tiên để gọi, và khi xã hội phát triển ở mức độ khá cao mới nảy sinh ra nhu cầu ghi chép. Hơn nữa, xét tương quan ngữ âm giữa cặp tên nôm và những tên chữ thì chúng ta thấy rất rõ là tên chữ được đặt ra bằng cách phiên âm tên nôm (và trong một vài trường hợp riêng biệt, bằng cách dịch nghĩa). Điều này một lần nữa, khẳng định nhu cầu ghi chép là điều kiện xuất hiện của tên Hán Việt.

Sự tồn tại lâu đời của tên nôm còn có thể hiện ra ở bản thân nó là những từ khó hiểu, nhiều từ không tìm thấy trong từ vựng tiếng Việt hiện đại. Vì nhưng từ này càng cổ thì càng khó hiểu. Đọc thơ của Nguyễn Trãi, cách chúng ta có năm thế kỷ mà cũng lắm từ rất xa lạ với tiếng Việt ngày nay. Và cuối cùng cái biên giới mà lớp tên nên dừng lại, như đã nói ở trên, không vượt quá phía nam vùng Trị Thiên, cũng chứng tỏ rằng lớp địa danh này gắn bó với địa bàn sinh tụ của người Việt từ cổ cho đến đời Lý, Trần. Những miền đất đai người Việt đến ở về sau chỉ thấy có tên Hán Việt, không có tên nôm đi với từ kẻ nữa. Như thế tức là việc đặt tên nôm vời từ kẻ bây giờ bắt đầu lỗi thời và kiệu địa danh đặt bằng từ Hán Việt đã trở thành hợp thời, và từ kẻ từ sau thời Lý, Trần trở đi bị đẩy ra khỏi vốn từ vựng tích cực và đã trở thành từ cổ. Đến nay thì không ai biết đến nghĩa của nó nữa. Tuy nhiên xét vị trí và chức năng của chúng trong địa danh, chúng ta có thể hiệu được.

-Từ kẻ đặt trước tên nôm để gọi một địa điểm cư trú tương đương với xã thôn hiện nay. Từ kẻ có thể thay thế bằng từ làng. Hiện nay từ kẻ không thấydùng một mình ngoài tên nôm nữa, vì nó là một bộ phận của tên nôm.

Trong tiếng Mường cũng có một từ tương tự về nghĩa và âm với từ “kẻ”, đó là từ “ku-el”. Ku-el là một đơn vị hành chính cơ sở trong tổ chức xã hội người Mường tương đương với xã thôn của người Việt và cùng có một nội dung như từ kẻ. Ở thế kỷ thứ 17, còn thỉnh thoảng gặp từ “kẻ” trong tiếng Việt, và có nghĩa là “quê hương”, “xứ sở”. Từ quê có thể cũng là một dạng biến đổi của từ kẻ trong quá trình sinh sôi nảy nở danh từ chung trong vốn từ vựng tiếng Việt.

Về vùng địa danh có từ “kẻ”, nhiều học giả còn chỉ thêm rằng, những từ có âm tương tự với từ “kẻ” Việt Nam như “cô”, “cổ”, “qua”, “quá“ là đặc điểm của tên nơi cư trú vùng Lưỡng Quảng (Từ Tùng Thạch, R.Xtai-nơ). Trong nhiều tên làng Việt Nam, từ “kẻ” trong tên nôm cũng được phiên âm ra tên Hán Việt bằng từ “cổ” như: Kẻ Trai thành Cổ Trai (ở Thừa Thiên), Kẻ Nưa thành Cổ Ninh (ở Thanh Hóa), Kẻ Noi thành Cổ Nhuế (ở ngoại thành Hà Nội), Kẻ Giai thành Cổ Trai (ở Duyên Hà, Thái Bình), Kẻ Nét thành Cổ Niệt (ở Hải Phòng, vùng Kiến An). Đào Duy Anh cũng cho rằng từ “Cổ” trong tên Cổ Loa có lẽ được chuyển âm từ kẻ mà ra. Tuy nhiên Từ Tùng Thạch lại nghĩ rằng có, cổ, qua, quá, trong địa danh vùng Lưỡng Quảng là chuyển âm từ danh từ cá có nghĩa là “người”, cũng như Đào Duy Anh đã giải thích từ kẻ trong địa danh cổ Viểt Nam bằng một từ của tiếng Việt hiện đại, kẻ tức là “người”.

Như thế là tên nơi cư trú có từ kẻ và những dạng tương tự như: cô, cổ, qua, quá... chiếm một khu vực bao gồm miền Lưỡng Quảng nối liền với vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ và bắc Trung Bộ Việt Nam.

Vậy một lần nữa, lần thứ ba, chúng ta lại tìm thấy một địa bàn, được vẽ lên bằng hệ thống tên xã thôn, cấu tạo với yếu tố “kẻ, cổ...” hoàn toàn khớp với địa bàn các tộc danh Lang và với cương vực nước Văn Lang được ghi lại trong truyền thuyết dựng nước.

Có một điều đáng chú ý là trong địa danh bằng tiếng dân tộc chỉ nơi cư trú của người Việt, người Thái, người Tày, người Khơ-me, người Ba-na, Xtiêng, Ê-đê, Gia-rai và những dân tộc khác trên đất nước Việt Nam đều phản ánh một đơn vị tổ chức xã hội duy nhất và giống nhau ở mọi nơi. Đây là kẻ, là bản, là mường, là srok, là buôn, là plây... tức là đơn vị cơ sở, tương đương với xã thôn hiện nay. Những địa danh này không hề phản ánh những đơn vị tổ chức ở các cấp bậc cao hơn như quận, huyện, tỉnh mà như chúng ta biết, việc phân chia quận huyện ở nước ta đã có từ lâu, lúc bắt đầu thời kỳ Hán thuộc.

Xét sự phát triển nghĩa của danh từ chung, chúng ta cũng thấy kẻ, mường, srok là những danh từ có nghĩa ban đầu là “làng, xóm” chuyển thẳng thành nghĩa “xứ, nước” mà không qua các cấp bậc trung gian: quận huyện, tỉnh. Trong tiếng Việt cũng như trong các ngôn ngữ dân tộc anh em không hề có danh từ để gọi các đơn vị ở các cấp bậc cao hơn mà chỉ có danh từ gọi “làng” mà thôi, chúng ta phải vay mượn từ Hán để gọi những đơn vị kia. Ngôn ngữ dân tộc không chịu đặt tên cho chúng.

Tất cả những sự việc vừa kể trên đều nói lên rằng kẻ hay bản, buôn, plây là những tổ chức cơ sở và đồng thời là tổ chức duy nhất-không có một tổ chức nào khác nữa-trong xã hội người Việt cổ và ở các dân tộc anh em gần đây.

Hiện tượng khác biệt thổ ngữ giữa những thôn xã ở đồng bằng và Trung du Bắc bộ, Bắc Trung bộ Việt Nam rất đáng cho chúng ta chú ý. Ở đây, có khi hai thôn chỉ cách nhau một con đường hai một hàng cây mà thổ ngữ của hai bên rất khác nhau, nghe qua giọng nói có thể phân biệt ra người thôn nọ với người thôn kia. Trái lại, ở vùng thượng du Bắc Bộ, vùng nam Trung Bộ và Nam Bộ không có nhiều thổ ngữ phức tạp đến thế. Ở đây, tiếng Việt trong những vùng rộng lớn gồm đến hai ba tỉnh, cũng rất ít khác nhau, nhất là ở Nam Bộ khó tìm ra được những nét khác biệt trong tiếng nói các tỉnh.

Hiện tượng thổ ngữ đa dạng, phức lạp nói trên ở nông thôn miền Bắc, một mặt phản ánh cội rễ lâu đời và bền vững, mặt khác cũng nói lên tính chất biệt lập của tổ chức xã thôn ở đấy. Vì những nét khác biệt này là kết quả của tập quán ngôn ngữ được hình thành dần dần từ thế hệ này qua thế hệ khác và chỉ có thể được tạo ra trong điều kiện gần như cô lập với những địa phương xung quanh. Chính thổ ngữ là sản phẩm trực liếp của các tổ chức gọi là “kẻ”, là con đẻ của cái “bầu trời riêng” đó-nếu ta dùng cách nói của Mác. Sau khi được hình thành, thổ ngữ lại trở thành một trong những đặc trưng khu biệt chủ yếu giữa các “kẻ”. Vì thế, chúng ta không lấy làm lạ khi thấy vùng thố ngữ đa dạng miền Bắc Việt Nam hoàn toàn khớp với khu vực địa danh có tử kẻ. Ở những miền khác không có “kẻ” thì không có hiện tượng thổ ngữ khác biệt giữa những xã thôn liền nhau.

Vậy tính chất của “kẻ” phù hợp vời tính chất của những “công xã kiểu châu Á” mà Mác rất chú ý nghiên cứu khi Người chuẩn bị viết cuốn “Tư bản”.

Kết luận

Thế là lần đầu tiên chúng ta đã áp dụng ngôn ngữ học để nghiên cứu một cách có hệ thống một vấn đề lịch sử lớn: thời kỳ lịch sử Hùng Vương và đã thu được vài kết quả bước đầu trong việc xác minh vùng đất đai cư trú cổ của người Việt.

Như trên tôi đã lưu ý, không nói về từ kẻ, khả năng của ngôn ngữ học góp được phần soi sáng lịch sử cả về tổ chức xã hội và chính trị nữa. Chúng tôi cũng đã bước đầu nghiên cứu những từ cổ chỉ chức vị, thân phận xã hội, từ đó đã có một số kết luận đầu tiên về mặt này. Xin sẽ có dịp khác trình bày.

Ở đây, xin kết luận về cương vực nước Văn Lang:
1.Về mối quan hệ ngôn ngữ và dân tộc với người Việt cổ.-Hệ thống tên sông đã chỉ ra khu vực, trên đó hình thành các nhóm ngôn ngữ cùng ngữ tộc ở Đông Nam Á. Sau đó, các hệ thống tộc danh và tên xã thôn giúp chúng ta thu dần địa bàn và thời điểm thăm dò từ khu vực rộng đến hẹp, từ lúc chưa hình thành các tộc người đến lúc tổ tiên ta dựng làng, lập nước: thời kỳ nước Văn Lang.

Có một điều đáng chú ý là tộc danh, địa danh của ta ở thời kỳ này (cũng như một số từ xưng hô trong xà hội Văn Lang) được truyền thuyết lưu lại đều tìm thấy trong nhiều ngôn ngữ nhóm Thái và nhóm Mã-lai (như Chàm, Ê-đê, Gia-rai, Mã-lai, In-đô-nê-xi-a), tức là ngôn ngữ của những dân tộc ở miền duyên hải và hải đảo bao quanh Nam Hải, vùng Địa Trung Hải của châu Á. Điều này cho thấy rằng: ý kiến của Bê-nê-đích và sau đó của Ô-đri-cua về quan hệ gần gũi giữa hai nhóm ngôn ngữ Thái và Mã Lai là có cơ sở.

2.Đất đai “nước Văn Lang” của Hùng Vương nằm trong vùng có hệ thống tộc danh-Lang và tên xã thôn Kẻ, Cổ bao gồm một phần Lưỡng Quảng và miền Bắc nước ta hiện nay.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

KHỞI NGHĨA TÂY VU VƯƠNG

Một số sử gia xác quyết rằng: Tại Giao Chỉ và Cửu Chân vào năm 111Tcn, xảy ra cuộc nổi dậy của nhân dân, chống lại sự xâm lược của nhà Tây Hán, do thủ lĩnh Tây Vu lãnh đạo. Nhà sử học Trần Quốc Vượng còn cho rằng: Tây Vu Vương đã thiết lập được một thái ấp hay chính quyền tại Cổ Loa. Căn cứ để khẳng định điều này là dựa vào câu: “Viên tả tướng của Âu Lạc cũ là Hoàng Đồng chém Tây Vu Vương” được chép trong Sử ký cũng như Hán thư và câu: “Quận Giao Chỉ, có chín vạn hai ngàn bốn trăm bốn chục hộ, bảy mươi tư vạn một ngàn hai trăm ba mươi bảy khẩu. Có mười huyện: Liên Thổ; An Định; Câu Lậu; Mi Linh; Khúc Dương; Bỉ Đái; Kê Từ; Tây Vu; Long Biên; Chu Diên” được chép trong Hán thư.
Thế nhưng khi xem xét lại thì chúng ta thấy những nghi vấn sau:
1. Sử ký chép: “Quân của Qua thuyền tướng quân – Hạ lệ tướng quân và quân của nước Dạ Lang mà Trì Nghĩa Hầu đem đi chưa xuống đến nơi thì đã bình nước Nam Việt rồi. Bèn đặt thành chín quận. Từ lúc quan Úy tên là Đà làm vua về sau là năm đời được chín mươi ba năm thì mất nước”.
Như vậy là theo như Sử ký chép thì, chia nước Nam Việt thành chín quận, nhưng không cho biết tên của chín quận này. Trong khi đó;
Hán thư chép: “Mùa xuân năm Nguyên Đỉnh thứ sáu (năm 111Tcn), nhà vua đến làng Tân Trung huyện Cấp, lấy được đầu của Lữ Gia, do đó đặt ra huyện Hoạch Gia. Quân của Trì Nghĩa Hầu chưa kịp xuống đến nơi, nhà vua bèn sai đánh người Di miền tây nam, dẹp được chúng. Rồi đặt nước Việt thành các quận Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Nhai, Đam Nhĩ”.
Như vậy theo như Hán thư chép thì, nước Việt cũng được chia thành chín quận, đồng thời còn cho biết tên của chín quận ấy.
Trong khi đó, Sử ký được Tư Mã Thiên soạn từ năm 109Tcn đến năm 91Tcn, còn Hán thư được Ban Cố soạn từ năm 58 đến năm 62. Như thế, cho thấy 2 tác phẩm này cách nhau khoảng 150 năm. Một điều cần hết sức lưu ý là, sự kiện nam chinh của Mã Viện kết thúc năm 43, đánh dấu việc thực tế Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam thuộc nhà Hán, diễn ra trước khi Hán thư được soạn.
Như đã thấy, Hán thư đã làm rõ hơn tên của chín quận, nhưng tên của chín quận mà Hán thư đã kể, có phải là tên của chín quận ở thời điểm năm 111Tcn. Tên của chín quận mà Tư Mã Thiên biết nhưng không ghi trong Sử ký có trùng với tên của chín quận mà Ban Cố viết trong Hán thư.
Hãy xem những bằng chứng sau đây để thấy rõ:
Sử ký chép: “Năm thứ ba mươi ba(năm 214Tcn), phát những kẻ từng trốn tránh, ở rể, nhà buôn đi cướp lấy đất Lục Lương, đặt thành các quận Quế Lâm, Tượng, Nam Hải đem lính thú đến giữ”.
Hán thư chép: “Năm Nguyên Phượng thứ năm(năm 76Tcn), mùa thu, bỏ quận Tượng, chia gộp vào các quận Uất Lâm, Tang Kha”.
Như vậy là tới năm 76Tcn, tức là sau Tư Mã Thiên soạn xong Sử ký 16 năm, quận Tượng vẫn tồn tại, trong khi chín quận được Hán thư viết đến, không có tên quận này. Điều này chứng tỏ: Tên chín quận mà Hán thư đã kể, không phải là tên chín quận ở thời điểm 111Tcn. Tuy nhiên điều này chỉ cho phép chúng ta nghi ngờ thời điểm Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam thuộc Hán, chứ không cho phép chúng ta khẳng định.
2. Về sự kiện Hoàng Đồng chém Tây Vu Vương, thì:
Trong Sử ký phần Nam Việt Úy Đà liệt truyện không hề có bất cứ ghi chép nào về sự kiện này, tuy nhiên có ghi chép sự kiện Cư Ông dụ dân Âu Lạc, thậy vậy, Sử ký chép: “Quan Giám quận Quế Lâm của nước Nam Việt tên là Cư Ông dụ người Âu Lạc theo nhà Hán”. Trong khi đó;
Hán thư chép: “Tương Thành Hầu làm chức Giám tên là Cư Ông trước làm chức Quế Lâm Giám [quan giám sát quận Quế Lâm của nước Nam Việt ngày trước] nghe tin quân Hán phá thành Phan Ngu, dụ hơn bốn mươi vạn dân Âu Lạc hàng nhà Hán, phong tước Hầu, thực ấp tám trăm ba mươi hộ. Ngày nhâm thân tháng năm [năm Nguyên Đỉnh thứ sáu thời Vũ Đế (năm thứ 111 trước Công nguyên)] phong” và “Hạ Phu Hầu Tả tướng Hoàng Đồng làm Tả tướng của Âu Lạc ngày trước chém Tây Vu Vương, có công phong tước Hầu, thực ấp bảy trăm hộ. Ngày đinh dậu tháng tư [năm Nguyên Phong đầu tiên thời Vũ Đế (năm thứ 110 trước Công nguyên)] phong”.
Như vậy, theo Hán thư thì, công lao của Cư Ông và Hoàng Đồng, cũng tương đương nhau mà thôi. Thế nhưng, tại sao Sử ký lại chỉ nhắc tới sự kiện Cư Ông dụ người Âu Lạc, mà lại không nhắc tới sự kiện Hoàng Đồng chém Tây Vu Vương trong Nam Việt Úy Đà liệt truyện. Một lưu ý nữa cần chú ý là, năm Cư Ông được phong hầu là năm 111Tcn, tức là sau khi nhà Hán diệt Nam Việt, còn Hoàng Đồng thì được phong hầu năm 110Tcn, tức là sau khi nhà Hán thôn tính Mân Việt. Nếu Hoàng Đồng chém Tây Vu Vương năm 111Tcn, ở Giao Chỉ(Nam Việt) thì hẳn là ông phải được phong hầu cũng năm với Cư Ông.
Sử ký chỉ cung cấp cho chúng ta thông tin về sự kiện Hoàng Đồng chém Tây Vu Vương trong phần biểu, thật vậy, Sử ký - Kiến Nguyên dĩ lai hầu giả niên biểu chép: “Hạ Li Hầu vì làm Tả tướng của nước Âu Lạc chém Tây Vu Vương có công được phong hầu”.
Trong khi Hán thư cung cấp thông tin cho chúng ta không chỉ trong phần biểu, Hán thư - Cảnh Vũ Chiêu Tuyên Nguyên Thành công thần biểu chép: “Hạ Phu Hầu Tả tướng Hoàng Đồng làm Tả tướng của Âu Lạc ngày trước chém Tây Vu Vương, có công phong tước Hầu, thực ấp bảy trăm hộ. Ngày đinh dậu tháng tư [năm Nguyên Phong đầu tiên thời Vũ Đế (năm thứ 110 trước Công nguyên)] phong. Hạ Phu Hầu tên Phụng Hán nối nghiệp, ba năm sau, phạm tội chửi rủa Nhà vua, bắt chém ngang lưng. Huyền tôn ở quận Nam Dương”.
Mà còn trong cả phần truyện, nhưng điều thú vị lại nằm trong chính thông tin mà phần truyện này cung cấp, Hán thư - Mân Việt truyện(Tây Nam Di-Lưỡng Việt-Triều Tiên truyện) chép: “Kịp lúc đó tướng của nước Đông Việt là Đa Quân, nghe tin quân Hán đến, bèn bỏ quân hàng, được phong làm Vô Tích Hầu. Có viên tướng của nước Âu Lạc là Tả Hoàng Đồng chém Tây Vu Vương, được phong làm Hạ Phu Hầu”.
Theo như thông tin trên mà Hán thư chép, thì sự kiện Hoàng Đồng chém Tây Vu Vương xảy ra tại Mân Việt vào năm 110Tcn, chứ không phải tại Giao Chỉ năm 111Tcn.
Tổng kết: Như vậy là có cơ sở để khẳng định, sự kiện Hoàng Đồng chém Tây Vu Vương xảy ra tại Mân Việt vào năm 110Tcn, đồng thời khẳng định không có cuộc khởi nghĩa Tây Vu Vương nào ở Giao Chỉ, Cửu Chân vào năm 111Tcn.

ÂU LẠC VÀ TÂY ÂU TRONG SỬ KÝ

1. Âu Lạc
Sử ký - Nam Việt Úy Đà liệt truyện chép: “Thái sử công nói: Quan Úy tên là Đà làm vua vốn bắt nguồn từ Nhâm Ngao. Gặp lúc nhà Hán mới định, được xếp vào bậc chư hầu. Long Lư Hầu gặp khí ướt bệnh, cho nên Đà được thế càng kiêu. Người Âu Lạc đánh nhau làm nước Nam Việt dao động. Quân Hán vào cõi thì Anh Tề vào chầu. Sau đó mất nước là có gốc từ người con gái họ Cù; Lữ Gia giữ lòng trung nhỏ mọn, khiến cho Đà không còn dòng dõi. Lâu thuyền tướng quân theo ý muốn riêng mà khinh nhờn lầm lỗi; Phục ba tướng quân bị khốn cùng mà tỏ rõ trí khôn, biến họa thành phúc. Sự biến chuyển của thắng thua ví như tơ vò”.
Như vậy thì, căn cứ vào mạch truyện, Âu Lạc trong câu “Người Âu Lạc đánh nhau làm nước Nam Việt dao động” là chỉ Mân Việt.
Hán thư - Nam Việt truyện chép: "Vả lại đất phía nam ẩm ướt, ở giữa Man Di, phía tây có nước Tây Âu, dân chúng ở đây nửa yếu, ngoảnh mặt về phía nam xưng Vương; phía đông có nước Mân Việt, dân chúng ở đây có vài nghìn người, cũng xưng Vương; phía tây bắc có nước Trường Sa, dân chúng của nước ấy một nửa là người Man Di, cũng xưng Vương. Lão phu tự ý hiệu xưng Đế, để tự làm vui. Lão phu tự dẹp yên đất của trăm ấp, phía đông, tây, phía nam, bắc có mấy vạn, mấy nghìn dặm, quân mang giáp có hơn trăm vạn, nhưng ngoảnh mặt về phía bắc mà xưng thần theo nhà Hán, vì sao vậy ? Là vì không dám quên việc của người trước".(Thư gửi Hán Văn Đế của Triệu Đà).
Sử ký - Nam Việt Úy Đà liệt truyện chép: “Lục Giả đến nước Nam Việt, Đà sợ lắm, soạn thư tạ lỗi nói rằng: "Thần là kẻ già cả người Man Di tên là Đà. Ngày trước Cao Hậu ngăn cách nước Nam Việt, thần trộm ngờ vua nước Trường Sa gièm thần, lại nghe đồn rằng Cao Hậu giết hết họ hàng, đào đốt mộ tổ tiên của Đà, ho nên tự ý đánh vào biên giới nước Trường Sa. Vả lại miền nam ẩm thấp, người Man-Di ở giữ, phía đông có nước Mân Việt có ngàn người hiệu xưng làm vương, phía tây có nước Âu Lạc là nước của dân cởi trần mà cũng xưng vương. Kẻ bầy tôi già này tự trộm xưng hiệu đế là tạm để tự làm vui, há dám để vua trên nghe nói đến sao!". Lại rập đầu tạ tội, nguyện mãi làm bầy tôi phên dậu, vâng chức cống”.
Như vậy thì, Tư Mã Thiên đã đổi Tây Âu(của Triệu Đà) thành Âu Lạc. Nên Âu Lạc trong câu “phía tây có nước Âu Lạc là nước của dân cởi trần mà cũng xưng vương” là chỉ Tây Âu.
Sử ký - Kiến Nguyên dĩ lai hầu giả niên biểu chép: “Hạ Li Hầu vì làm Tả tướng của nước Âu Lạc chém Tây Vu Vương có công được phong hầu”.
Như phần trên chúng ta đã chứng minh sự kiện này xảy ra tại Mân Việt, nên Âu Lạc trong câu này có thể là chỉ Mân Việt hoặc có thể là chỉ Nam Việt.
Tổng kết: Như vậy là Âu Lạc trong Sử ký được sử dụng để chỉ vùng rộng lớn gồm: Mân Việt, Tây Âu, Nam Việt. Chúng ta có thể mở rộng: Âu Lạc là chỉ vùng rộng lớn, mà nhà Tần đã sai Đô Thư đem 50 vạn quân đi xâm chiếm.
2. Tây Âu
Hoài nam tử chép: “Truyện xưa viết: "Nhà Tần vong, tại sao vậy". Nguyên nhân là sai Mông công (Mông Điềm) và Tương ông đưa 50 vạn quân xây trường thành. Phía tây thì chiếm Lưu Sa, phía bắc thì đánh Liêu, phía đông thì liên kết với Triều Tiên, các quận của Trung quốc phải kéo xe đi chinh chiến. Lại ham những món lợi như sừng tê giác, ngà voi, ngọc phỉ thúy, trân châu, nên sai quan úy là Đồ Thư mang 50 vạn quân, chia làm 5 đạo đi xâm chiếm (Bách Việt). Một đạo đóng ở Đàm Thành, một đạo phòng thủ ở Cửu Nghi là chỗ hiểm yếu, một đạo đóng ở Phiên Ngung làm đô thành, một đạo đóng ở Nam Dã là nơi biên giới, một đạo đóng ỡ sông Dư Can. Ba năm quân không cởi giáp, lúc nào cũng phải mang theo cung nỏ. Sử Lộc không tìm được hướng (để tiến quân), mới tuyển lính đào kinh để chuyển binh lương đánh người (Bách) Việt, giết vua Tây Âu là Dịch Hu Tống. Vì vậy người (Bách) Việt vào rừng rậm sống chung cùng muông thú, không chịu để quân Tần bắt làm tù binh. Ho kén chọn ngưòi tài trí và kiệt tuấn làm tướng, cứ đến đêm tối tấn công quân Tần, đạt được chiến thắng lớn, giết quan úy Đồ Thư, quân Tần chết cả chục vạn”.
Chúng ta biết rằng: Đàm Thành là một huyện của quận Vũ Lăng, Cửu Nghi là một vùng núi ở quận Linh Lăng, Phiên Ngung thuộc quận Nam Hải, Nam Dã là một huyện của quận Dự Chương, Dư Hãn(Dư Can) là một huyện của quân Dự Chương (theo Hậu hán thư). Và kênh Linh Cừ chảy theo hướng đông sang tây, nối Tương Giang (một chỉ lưu của sông Dương Tử) với Ly Giang (một chỉ lưu của sông Tây Giang).
Như vậy: Hầu hết các đạo quân Tần đều đóng ở khu vực rặng núi Ngũ Lĩnh.
Thêm vào đó, Hoài Nam Tử cũng cho chúng ta biết thêm, quân Tần đã giết được vua nước Tây Âu, tuy nhiên người Việt không chịu hàng, nên bầu thủ lĩnh mới và tiếp tục cuộc kháng chiến.
Sử ký chép: “Lại sai quan Úy là Đồ Thư đem quân thuyền lầu xuống phía nam đánh người Bách Việt, sai quan Giám tên là Lộc đào kênh chở lương, vào sâu đất Việt, người Việt bỏ trốn. Ngày dài chờ đợi, lương thực thiếu hết, người Việt ra đánh, quân Tần thua to. Nhà Tần mới sai quan Úy tên là Đà đem quân đến đóng ở đất Việt. Lúc bấy giờ, nhà Tần phía bắc gây họa binh đao với người Hồ, phía nam kết oán với người Việt, đóng quân ở đất vô dụng, tiến không được mà lui cũng không được. Trong hơn mười năm, đàn ông mặc giáp, đàn bà chuyển chở, khổ chẳng muốn sống, tự treo cổ trên cây bên đường, tuyệt vọng nhìn nhau. Đến lúc Tần Hoàng Đế băng, thiên hạ nổi lên chống” và “Năm thứ ba mươi ba (năm 214 TCN) phát những kẻ từng trốn tránh, ở rể, nhà buôn đi cướp lấy dất Lục Lương, đặt thành các quận Quế Lâm, Tượng, Nam Hải, đem lính thú đến giữ”.
Hán thư chép: “Năm Nguyên Phượng thứ năm(năm 76 TCN), mùa thu, bỏ quận Tượng, chia gộp vào các quận Uất Lâm, Tang Kha”.
Như vậy là theo như Sử ký chép thì quân Tần chiếm được đất Lục Lương đặt ra ba quận là Quế Lâm, Tượng, Nam Hải. Cũng theo như Hán thư chép thì quận Tượng nằm giữa Uất Lâm và Tang Kha. Lại theo như Sử ký thì quân Tần đóng ở đất vô dụng, tiến không được mà lui cũng không được, như vậy là cuộc nam chinh của quân Tần dừng lại ở Tây Âu. Không có cơ sở để khẳng định, quân Tần tiến xuống Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
Sử ký chép: “Hơn một năm thì Cao Hậu chết(năm 180Tcn), liền rút quân. Đà nhân đó đem quân uy hiếp nơi biên giới, dùng tiền của trao tặng cho vua các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc, bắt vua các nước ấy theo phục”.
Theo như Sử ký chép thì, vị thế của Tây Âu Lạc cũng tương tự như Mân Việt trong mối quan hệ với Nam Việt. Sử ký lại chép: “Đến năm Kiến Nguyên thứ sáu(năm 135Tcn), vua nước Mân Việt đánh nước Nam Việt”. Thông tin thú vị này cho thấy việc”bắt vua các nước ấy theo phục” dừng lại ở mức độ nào. Thực tế Mân Việt cũng như Tây Âu Lạc hoàn toàn độc lập với Nam Việt.
Một điểm cũng cần làm rõ ở đây là: nước Tây Âu Lạc được hiểu như thế nào? Ở phần trên chúng ta đã biết Âu Lạc là một vùng rộng lớn, bao gồm Mân Việt, Nam Việt, Tây Âu. Nên Tây Âu Lạc là Âu Lạc ở phía Tây hay chính là nước Tây Âu.
Thêm một sự kiện nữa, Sử ký chép: “Quan giám quận Quế Lâm của Việt tên là Cư Ông dụ dân Âu Lạc đi theo nhà Hán”. Sự kiện này củng cố việc Tây Âu hoàn toàn độc lập tới khi Hán diệt Nam Việt năm 111Tcn. Âu Lạc trong câu này là chỉ vùng Quế Lâm, có thể cả Tượng.
Tổng kết: Nhà Tần sai Đô Thư nam chinh, chiếm đất Lục Lương, đặt ba quận Nam Hải, Tượng, Quế Lâm. Quân Tần vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của người Tây Âu ở Quế Lâm và Tượng, sau khi Sử Lộc đào xong kênh Linh Cừ, quân Tần giết được quân trưởng và chiếm được đất của người Tây Âu, nhưng đó cũng là thời điểm bắt đầu nhà Tần bị sa lầy ở Tây Âu, cho tới khi diệt vong. Nam Việt hình thành sau đó, tồn tại song song và độc lập với Tây Âu cho tới khi nhà Hán thôn tính năm 111Tcn.

GIAO CHỈ, CỬU CHÂN, NHẬT NAM (CỔ VIỆT)

1. Trong Sử ký
Sử ký không cung cấp bất kỳ thông tin nào về ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam(Cổ Việt). Chẳng hạn như:
Sử ký – Nam Việt Úy Đà liệt truyện chép: “Quân của Qua thuyền tướng quân – Hạ lệ tướng quân và quân của nước Dạ Lang mà Trì Nghĩa Hầu đem đi chưa xuống đến nơi thì đã bình nước Nam Việt rồi. Bèn đặt thành chín quận. Từ lúc quan Úy tên là Đà làm vua về sau là năm đời được chín mươi ba năm thì mất nước”. Hay
Sử ký – Bình chuẩn thư chép: “Nhà Hán dùng binh ba năm liền (từ năm Nguyên Đỉnh thứ sáu đến năm Nguyên Phong thứ hai), đánh người Khương, diệt nước Nam Việt, từ thành Phiên Ngu về phía tây đến phía nam quận Thục đặt ra mười bảy quận mới tạm theo tục cũ của họ để trị, không thu tô thuế. Các quận Nam Dương-Hán Trung trở đi đều tùy theo gần quận mới nào mà cấp tiền lương, đồ dùng, đồ xe ngựa cho quan quân của quận mới đó”. Đáng chú ý nhất là:
Sử ký – Hóa thực liệt truyện chép: “Các quận Hành Sơn, quận Cửu Giang, đất Giang Nam, quận Dự Chương, quận Trường Sa, là miền Nam Sở. Tính nết người dân phần lớn giống người miền Tây Sở. Sau khi dời đô từ thành Dĩnh đến thành Thọ Xuân, cũng là một nơi đô hội. Mà huyện Hợp Phì hai phía nam, bắc kề sông là nơi tụ góp da thú, cá ướp, gỗ. Người dân có tính nết xen lẫn với người đất Mân Trung, Vu Việt. Cho nên người miền Nam Sở ưa biện luận, khéo nói mà kém tín. Miền phía nam sông Giang ẩm ướt, đàn ông chết sớm. Có nhiều tre, gỗ. Quận Dự Chương có vàng ròng; quận Trường Sa có quặng chì, thiếc, nhưng những thứ này có ít ỏi, thu lấy không đủ để bù phí tổn. Từ núi Cửu Nghi, quận Thương Ngô về phía nam đến quận Đam Nhĩ, tính nết người dân giống với phía nam sông Giang, mà có nhiều người Dương Việt. Thành Phiên Ngu cũng là một nơi đô hội, là nơi thu góp ngọc trai, sừng tê, đồi mồi, trái cây, vải”.
Rõ ràng, chúng ta có cơ sở để nghi ngờ Cổ Việt bị bắc thuộc, hay theo như Sử ký thì không có bằng chứng, chứng minh Cổ Việt bị bắc thuộc. Đó là ít nhất tới năm Tư Mã Thiên soạn xong Sử ký năm 91Tcn.
2. Trong Hán thư
Khoảng 150 năm sau khi Sử ký hoàn thành, thì Hán thư cũng được viết. Chúng ta có thể dẫn ra những trích dẫn khá rõ ràng về Cổ Việt:
Hán thư chép: “Mùa xuân năm Nguyên Đỉnh thứ sáu (năm 111 TCN), nhà vua đến làng Tân Trung huyện Cấp, lấy được đầu của Lữ Gia, do đó đặt ra huyện Hoạch Gia. Quân của Trì Nghĩa Hầu chưa kịp xuống đến nơi, nhà vua bèn sai đánh người Di miền tây nam, dẹp được chúng. Rồi đặt nước Việt thành các quận Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Nhai, Đam Nhĩ”. Hay
Hán thư lại chép: “Tước hầu tên là (Cư) Ích Xương nối tước, đến năm Nguyên Phượng thứ tư (năm 54 TCN) mắc tội khi làm Thái thú Cửu Chân lén sai người ra mua tê ngưu, nô tì(người hầu gái), tôi tớ(người hầu trai) từ trăm vạn người trở lên, làm việc vô đạo, bị tội chết”.
Vậy là theo như Hán thư thì Cổ Việt thuộc Hán từ những năm 111Tcn, một sự kiện rất rõ ràng được biết tới ở Cổ Việt là Thái thú Cửu Chân tên Cư Ích Xương bị tội chết, năm Nguyên Phượng thứ tư (năm 54Tcn).
3. Trong Thủy kinh chú
Thủy kinh chú do Lịch Đạo Nguyên viết cách Hán thư khoảng trên dưới 500 năm, tuy nhiên tác giả trích dẫn lại Giao châu ngoại vực ký, đã bị thất lạc, cách Hán thư khoảng trên dưới 300 năm.
Giao châu ngoại vực ký chép: "Vua nước (Nam) Việt sai hai sứ giả trông coi dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân, sau nhà Hán sai Phục ba tướng quân là Lộ Bác Đức đánh vua nước Việt, Lộ tướng quân đến quận Hợp Phố, vua nước Việt sai hai sứ giả đem một trăm con bò, một ngàn vò rượu cùng sổ hộ khẩu dân hai quận đến gặp Lộ tướng quân, bèn bái hai sứ giả làm Thái thú của hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân, các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ”.
Trong khi như Sử ký chép: “Mùa thu năm Nguyên Đỉnh thứ năm (năm 112 TCN), lấy Vệ úy là Lộ Bác Đức làm Phục ba tướng quân, xuất từ quận Quế Dương, xuống sông Hối; lấy Chủ tước đô úy là Dương Bộc làm Lâu thuyền tướng quân, xuất từ quận Dự Chương, xuống cửa Hoành Phố; hai người Việt ngày trước được phong làm Quy Nghĩa Hầu làm Qua thuyền tướng quân, Hạ lệ tướng quân, xuất từ quận Linh Lăng, có nguời xuống sông Li, có người đến nước Thương Ngô; sai Trì Nghĩa Hầu đem người có tội đất Ba-Thục đến phát quân của nước Dạ Lang, xuống sông Tang Kha. Đều hẹn gặp ở thành Phiên Ngu.
Mùa đông năm Nguyên Đỉnh thứ sáu (năm 111 TCN), Lâu thuyền tướng quân đem quân mạnh đánh vào vách núi Tầm, phá cửa đá, lấy được thóc trên thuyền của người Việt, nhân đó lên phía trước, đánh gãy mũi nhọn của người Việt, đem vài vạn người đợi Phục ba tướng quân. Phục ba tướng quân đem kẻ có tội đi đường xa, hẹn gặp sau, rồi chỉ có mấy ngàn người hội với Lâu thuyền tướng quân, bèn cùng đi. Lâu thuyền tướng quân đi trước đến thành Phiên Ngu. Kiến Đức-Lữ Gia cùng giữ thành. Lâu thuyền tướng quân tự chọn chỗ lợi, đóng quân ở mé đông nam; Phục ba tướng quân đóng quân ở mé tây bắc. Kịp lúc trời tối, Lâu thuyền tướng quân đánh bại người Việt, phóng lửa đốt thành. Người Việt vốn nghe nói về tiếng tăm của Phục ba tướng quân, lại trời tối không biết quân kia nhiều hay ít. Phục ba tướng quân liền đóng trại, sai sứ giả đến gọi kẻ hàng đến, ban cho ấn, lại tha về sai dụ nhau. Lâu thuyền tướng quân ra sức đốt địch, quân địch quay lại vào trong trại của Phục ba tướng quân. Kịp lúc trời mờ sáng, người trong thành đều hàng Phục ba tướng quân. Lữ Gia-Kiến Đức từ buổi đêm đã cùng mấy trăm thuộc hạ trốn vào sông lớn, lấy thuyền đi về phía tây. Phục ba tướng quân lại nhân đó hỏi những kẻ có chức cao đã hàng mình, biết chỗ mà Lữ Gia chạy đến, sai người đuổi theo. Do đó viên Hiệu úy tư mã là Tô Hoằng bắt được Kiến Đức, được phong làm Hải Thường Hầu; quan Lang người Việt là Đô Kê bắt được Gia, phong làm Lâm Sái Hầu”.
Theo như Sử ký thì vua Việt là Kiến Đức và thừa tướng Lữ Gia ngay từ đầu đã chống lại nhà Hán, quyết giữ thành và đánh nhau với Lộ tướng quân, không hề có chuyện sai 2 sứ giả trông coi hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân tới gặp Lộ Bác Đức.
3. Trong Hậu Hán thư
Hậu Hán thư được Phạm Diệp soạn vào thế kỷ thứ 5, cũng cách Hán thư tương đối xa, tuy nhiên đây là cuốn sử cung cấp nhiều thông tin về Cổ Việt, cũng như những đánh giá cao về giá trị của nó.
Sử ký chép: “Nhà Hán dùng binh ba năm liền (từ năm Nguyên Đỉnh thứ sáu đến năm Nguyên Phong thứ hai), đánh người Khương, diệt nước Nam Việt, từ thành Phiên Ngu về phía tây đến phía nam quận Thục đặt ra mười bảy quận mới tạm theo tục cũ của họ để trị, không thu tô thuế. Các quận Nam Dương-Hán Trung trở đi đều tùy theo gần quận mới nào mà cấp tiền lương, đồ dùng, đồ xe ngựa cho quan quân của quận mới đó”.
Theo như đó, giả như Cổ Việt có bị nhà Hán thôn tính năm 111Tcn, thì ở Cổ Việt, vẫn sử dụng tục cũ của người Việt để trị, chứ không theo luật của người Hán. Đồng thời cũng không thu tô thuế. Đến thời Vương Mãng thì như.
Hậu hán thư chép: “Thời Bình Đế (năm 1Tcn - năm 5), người quận Hán Trung là Tích Quang làm Thái thú Giao Chỉ, dạy bảo dân chúng dần dần theo lễ nghĩa. Tên tuổi sánh ngang với Diên. Cuối thời Vương Mãng, đóng bờ cõi tự giữ. Đầu năm Kiến Vũ, sai sứ giả nạp cống, phong làm Diêm Thủy Hầu. Phong tục ở đất Lĩnh Nam bắt đầu từ hai quan Thái thú ấy”.
Chúng ta biết được phong tục Hán, được truyền bá đầu tiên ở đất Lĩnh Nam, bởi hai viên quan Thái thú là Tích Quang và Nhâm Diêm. Nhưng đến năm 34, khi Tô Định làm Thái Thú Giao Chỉ đã:
“Trưng Trắc là con gái của Lạc tướng Mi Linh, gả làm vợ của người huyện Chu Diên là Thi Sách, rất hùng dũng. Thái thú Giao Chỉ là Tô Định lấy pháp luật ép buộc, Trắc oán giận, cho nên làm phản”. (Lời chú của Lý Hiền trong Mã Viện liệt truyện – Hậu Hán thư).
Theo đó, chính Tô Định đã áp dụng luật Hán ở Cổ Việt, thay thế cho tục Việt, việc này đã góp phần nổ ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà, để rồi nhà Hán cử Mã Viện dẫn quân xuống phương nam để đàn áp. Và như Viện tâu
Hậu Hán thư chép: “Tấu kể luật của người Việt khác với luật của người Hán đến hơn mười điều, liền nêu rõ phép tắc cũ với người Việt để gò buộc họ, từ đó về sau người Lạc Việt làm theo phép cũ của Mã tướng quân”.
Như vậy thì, theo như Hậu Hán thư, thì ít nhất là sau năm 43, người Việt mới chịu tuân theo luật Hán, còn trước đó họ vẫn sử dụng luật Việt.
Chúng ta đã thấy và sẽ thấy, hình thức tô thuế không được áp dụng tại Cổ Việt, ít nhất cho tới năm 34, mà chỉ tồn tại hình thức cống nạp. Có sự khác nhau tương đối giữa hai hình thức này, nếu như hình thức tô thuế, mang tính phổ quát trong toàn xã hội, chính quyền tại địa phương, cấp quận huyện chỉ là cơ quan trung gian, thực hiện mối quan hệ giữa triều đình và dân chúng, nó khẳng định sự tồn tại của quan hệ quản lý. Thì hình thức cống nạp mang tính cục bộ, thể hiện mối quan hệ mà chủ đạo là giữa triều đình với chính quyền địa phương, thường là cấp quận, mà ở đây là giữa Hán triều với Thái thú các quận. Nên trên thực tế chưa thể nói gì về mối quan hệ giữa triều đình với người dân, khi không xác định được nguồn gốc của đồ cống nạp, nó có thể là đồ nộp của người dân để cống triều đình hoặc có thể do quan lại có được(để cống triều đình), nhưng không phải từ người dân.
Hán thư chép: “Tước hầu tên là (Cư) Ích Xương nối tước, đến năm Nguyên Phượng thứ tư (năm 54 TCN) mắc tội khi làm Thái thú Cửu Chân lén sai người ra mua tê ngưu, nô tì(người hầu gái), tôi tớ(người hầu trai) từ trăm vạn người trở lên, làm việc vô đạo, bị tội chết”.
Theo như đó, Cư Ích Xương được ghi nhận là Thái thú ở Cổ Việt đầu tiên được biết tới.
Hậu hán thư chép: “Thời Bình Đế (năm 1Tcn - năm 5), người quận Hán Trung là Tích Quang làm Thái thú Giao Chỉ, dạy bảo dân chúng dần dần theo lễ nghĩa. Tên tuổi sánh ngang với Diên. Cuối thời Vương Mãng, đóng bờ cõi tự giữ. Đầu năm Kiến Vũ, sai sứ giả nạp cống, phong làm Diêm Thủy Hầu. Phong tục ở đất Lĩnh Nam bắt đầu từ hai quan Thái thú ấy”.
Hậu hán thư chép: “Trước đây, Bành thân thiết với quan Mục bộ Giao Chỉ là Đặng Nhượng, gửi thư nêu rõ oai đức của nhà nước, lại sai Thiên tướng quân là Khuất Sung gửi hịch đến các quận miền phía nam sông Giang, ban bố chiếu lệnh, do đó Nhượng cùng bọn Thái thú Giang Hạ là Hầu Đăng, Thái thú Võ Lăng là Vương Đường, Thừa tướng Tràng Sa là Hàn Phúc, Thái thú Quế Dương là Trương Long, Thái thú Linh Lăng là Điền Hấp, Thái thú Thương Ngô là Đỗ Mục, Thái thú Giao Chỉ là Tích Quang cùng nhau sai sứ nạp cống, đều được phong làm liệt hầu” và “Năm Kiến Võ thứ năm (năm 29) mùa đông, tháng mười hai, quan Mục bộ Giao Chỉ là Đặng Nhượng dẫn đầu các Thái thú của bảy quận sai sứ đến nạp cống”.
Tiếp theo, người được biết tới là Tích Quang, làm Thái thú Giao Chỉ, từ thời Bình Đế(năm 1Tcn – năm 5). Theo Hoa dương quốc chí do Thường Cừ soạn thời nhà Tấn (năm 266 – năm 420) chép: “Quận Ngụy Hưng vốn là huyện Tây Thành quận Hán Trung. Vào thời Ai-Bình, người huyện là Tích Quang tên chữ là Trường Xung làm Thứ sử châu Giao (bộ Giao Chỉ), chuyển làm Thái thú Giao Chỉ. Kịp lúc Vương Mãng cướp ngôi, bèn chiếm quận không chịu theo. Bấy giờ Mãng đang có việc trong nước, chưa chú ý đến quận. Kịp lúc trong nước dấy binh, rút cuộc tự giữ quận. Vua Canh Thủy lên ngôi, cho làm quan cũ. Thế Tổ (vua Quang Võ) khen lòng trung ấy, gọi về bái làm Đại tướng quân, Triều hầu tế tửu, phong tước Diêm Thủy Hầu”.
Căn cứ vào sự kiện Tích Quang được gọi về, bái làm Đại tướng quân, Triều hầu tế tửu, phong tước Diêm Thủy Hầu, thì Tích Quang thôi giữ chức Thái thú quận Giao Chỉ năm 29. Như thế tới khi có Thái thú thay thế là Tô Định năm 34, thì cũng đến 5 năm Giao Chỉ không có Thái thú.
Chúng ta cũng thấy, Bành không những gửi thư cho Nhượng, mà còn phải sai Sung gửi hịch ban bố chiếu lệnh, đồng thời việc quan Mục bộ Giao Chỉ cùng Thái thú bảy quận sai sứ đi cống, cho thấy sự tự chủ của các quận.
Hậu Hán thư chép: “Nhâm Diên tự Trường Tôn, người huyện Uyển, quận Nam Dương. Năm mười hai tuổi làm học trò, học ở thành Trường An, hiểu rõ kinh "Thi", "Dịch", "Xuân thu", tên tuổi lẫy lừng ở nhà Thái học” và “Đầu năm Kiến Vũ (năm 25 đến năm 56), Diên dâng thư lên nhà vua muốn xin về quê, quỳ bái ở triều đình. Chiếu lệnh đi làm Thái thú Cửu Chân. Quang Vũ sai dẫn đến gặp, ban cho ngựa, lụa, ra lệnh cho vợ con ở lại thành Lạc Dương”.
Chúng ta thấy, trong các quận cử sứ đi cống nạp, không có quận Cửu Chân và Nhật Nam. Xem, chiếu lệnh cho quan văn Nhâm Diên, hiểu rõ sách kinh, sang làm Thái thú quận Cửu Chân, sau khi nhóm Đặng Nhượng quy thuận năm 29, đã khẳng định, quận Cửu Chân không có Thái thú. Ít nhất là suốt thời kỳ nhà Tân.
Hậu hán thư chép: “Năm Kiến Vũ thứ mười hai(năm 36), người Man Lí ở vùng Kiếu Ngoại quận Cửu Chân là Trương Du thống lĩnh người của bộ lạc mình yêu thích lễ nghĩa xin nội thuộc, phong làm Quy Hán Lí Quân. Năm sau, người Man Di ở vùng Kiếu Ngoại đất Nam Việt dâng chim trĩ trắng, thỏ trắng. Đến năm thứ mười sáu(năm 40), người con gái ở quận Giao Chỉ là Trưng Trắc cùng em gái của mình là Trưng Nhị làm phản, đánh quận”.
Hậu Hán thư chép: “Diên coi việc được bốn năm, nhà vua gọi về thành Lạc Dương, bị bệnh ở lại đấy, rồi chuyển làm quan Lệnh huyện Tuy Dương, quan dân quận Cửu Chân dựng đền thờ sống Diên”.
Năm 36 thủ lĩnh Man Lí ở quận Cửu Chân xin được nội thuộc, nghĩa là trước đó, quận Cửu Chân tự chủ. Hay Nhâm Diên làm Thái thú Cửu Chân được 4 năm, đến năm 33, thì bị thủ lĩnh Man Lí tên Trương Du, chống lại, nên đành bỏ về phương bắc, có thể vì thế mà năm 34 nhà Đông Hán cử võ tướng Tô Định sang. Dưới áp lực ấy, hai năm sau Trương Du phải xin nội thuộc. Nhưng xuất hiện câu hỏi thú vị: Nhân vật Trương Du này có vai trò không trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà và cuộc chiến giữa Mã Viện với Đô Dương. Như Hậu hán thư chép: “Viện đem hơn hai ngàn chiếc thuyền lầu lớn nhỏ, hơn hai vạn chiến sĩ đi đánh bè đảng của Trưng Trắc là bọn Đô Dương ở quận Cửu Chân, từ huyện Vô Công đến huyện Cư Phong”.
Như vậy có thể thấy, vai trò của các Thái thú là không có, đối với xã hội Cổ Việt, việc Giao Chỉ tới 5 năm, Cửu Chân thì ít nhất là thời kỳ nhà Tân không có Thái thú, mà xã hội chẳng hề có chút xáo trộn nào cả. Có lẽ là bởi, cái hệ thống thực sự điều hành xã hội Cổ Việt nằm ở chỗ khác, chứ không phải nằm ở chức Thái thú, cái hệ thống ấy, chính là Chế độ Lạc tướng mà đã có lần Giao Châu ngoại vực ký đề cập đến “các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ”.
Chế độ Lạc tướng này có từ khi nào? Chắc chắn không phải thời Hán rồi, vì trước khi Lộ tướng quân tới năm 111Tcn, thì cái chế độ này đã có rồi và chính ông để các Lạc tướng trị dân như cũ. Cũng chắc chắn không phải từ thời Nam Việt, vì vua Nam Việt chỉ đặt 2 viên điểm sứ trông coi Giao Chỉ và Cửu Chân mà thôi. Khi quân Tần tiến đánh Tây Âu, đã giết được quân trưởng của Tây Âu tên Dịch Hu Tống. Vậy có thể khẳng định, chế độ Lạc tướng vốn là chế độ nguyên bản của xã hội Cổ Việt và nó vẫn giữ được vai trò quyết định đối với xã hội Cổ Việt trước khi diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà.
Như vậy: Trong suốt thời kỳ từ Nam Việt đến Đông Hán(năm 34). Các triều đại phương bắc, coi Cổ Việt là lãnh thổ của mình và chia thành các quận huyện, đặt các chức quan quản lý song chỉ dừng lại trên danh nghĩa. Thực tế, Cổ Việt vẫn hoàn toàn tự chủ, với chế độ hành chính-quyền lực(chế độ Lạc tướng) và luật pháp(tục Việt) riêng biệt, vốn là chế độ nguyên bản của xã hội Cổ Việt.
Trước thời điểm năm 34 không hề có sự xâm phạm lợi ích của Cổ Việt trên tầm phổ quát, nhưng thực tế đã thay đổi khi võ tướng Tô Định được cử sang làm Thái thú Giao Chỉ. Nhà Tây Hán cũng như Nam Việt trước đây đã sử dụng kế sách Hòa hợp Bách Việt. Thông qua Tô Định, nhà Đông Hán chuyển từ kế sách này sang chính sách Khai thác thuộc địa. Sự xâm phạm quyền lợi của Cổ Việt xuất hiện, đồng thời hình thành ý thức rõ rệt về sự xâm lược này. Để rồi
Hậu hán thư chép: “Đến năm thứ mười sáu (năm 40) có người con gái quận Giao Chỉ là Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị làm phản, đánh quận. Do đó người Man-Lí các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều ứng theo, đánh cướp cả thảy sáu mươi lăm thành, tự lập làm vua”.
Một điểm khá thú vị ở trích dẫn trên là, ngoài hai quận Cửu Chân và Nhật Nam hưởng ứng cuộc khởi nghĩa là điều có thể hiểu được, thì còn có quận Hợp Phố. Từ đó phỏng đoán, Hợp Phố là lãnh thổ của người Tây Âu, nên Thương Ngô và Uất Lâm là lãnh thổ của Nam Việt. Tây Âu và Cổ Việt gần gũi về địa lý, người Tây Âu và người Cổ Việt(Lạc Việt) gần gũi về tập tục, văn hóa, ngôn ngữ, xã hội. Mỗi tộc người sống tập trung tại những khu vực nhất định, là trung tâm của từng tộc người và về cơ bản mỗi tộc người có lãnh thổ riêng tương đối ổn địn, song tồn tại ít nhiều việc sống xen kẽ với nhau, giữa hai tộc Tây Âu và Lạc.
Tổng kết: Cho tới năm 34 Cổ Việt vẫn độc lập, tự chủ. Có chế độ chính trị(Chế độ Lạc tướng), có Luật pháp(Luật Việt) từ thời vua Hùng. Những chính sách của bắc triều chỉ là hình thức. Tuy nhiên Cổ Việt cũng bước đầu tiếp xúc với hình thái khác. Từ năm 34, sự áp đặt về nhiều mặt từ nhà Đông Hán thông qua Tô Định, khiến cấu trúc xã hội Cổ Việt biến đổi, sự xâm lược được ý thức ngày càng rõ ràng, cho tới năm 40, ý thức ấy được cụ thể hóa bằng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trương. Đây là cuộc khởi nghĩa(kháng chiến) rộng khắp, thành công và vĩ đại. Năm 34 là năm bắc triều chuyển từ chính sách Hòa hợp Bách Việt(Cơ sở) sang Khai thác thuộc địa, từ [Tự nhận] Cai trị danh nghĩa sang Cai trị thực chất(xâm phạm lãnh thổ).

Kẻ Kiếm Tìm

 

 

Thủy kinh chú (Bắc Ngụy - Lịch Đạo Nguyên soạn)


交州外域記交阯昔未有郡縣之時土地有雒田其田從潮水上下民墾食其田因名為雒民設雒王雒侯主諸郡縣縣多為雒將雒將銅印青綬後蜀王子將兵三萬來討雒王雒侯服諸雒將蜀王子因稱為安陽王後南越王尉佗舉眾攻安陽王安陽王有神人名皋通下輔佐為安陽王治神弩一張一發殺三百人南越王知不可戰卻軍住武寧縣晉太康記縣屬交趾越遣太子名始降服安陽王稱臣事之安陽王不知通神人遇之無道通便去語王曰能持此弩王天下不能持此弩者亡天下通去安陽王有女名曰眉珠見始端正珠與始交通始問珠令取父弩視之始見弩便盜以鋸截弩訖便逃歸報越王南越進兵攻之安陽王發弩弩折遂敗安陽王下船逕出於海今平道縣後王宮城見有故處。《晉太康地記縣屬交阯越遂服諸雒將

Giao châu ngoại vực kí chép: Đất đai quận Giao Chỉ thời xưa chưa đặt thành quận huyện có 'ruộng Lạc', ruộng này theo nước triều lên xuống, người dân làm lụng ruộng này nhân đó có tên là 'dân Lạc'. Đặt ra 'Lạc vương', 'Lạc hầu' làm chủ các quận huyện. Ở huyện có nhiều Lạc tướng, Lạc tướng đeo ấn đồng dải xanh. Sau có con 'vua Thục' đem ba vạn quân đến đánh Lạc vương, Lạc hầu, chinh phục các Lạc tướng. Con vua Thục nhân đó xưng là 'An Dương Vương'. Sau đó vua nước Nam Việt là Úy Đà đem quân đánh An Dương Vương. An Dương Vương có 'người thần' tên là Cao Thông xuống giúp đỡ, bày cho An Dương Vương làm một cái 'nỏ thần' bắn một phát giết ba trăm người. Vua nước Nam Việt biết không đánh được, rút quân đóng ở huyện Võ Ninh. Xét Tấn Thái Khang kí thì huyện (Võ Ninh) thuộc quận Giao Chỉ. Vua nước Nam Việt sai Thái tử tên là Thủy hàng phục An Dương Vương, xưng thần mà thờ An Dương Vương. An Dương Vương không biết Thông là người thần, đối đãi Thông không phải đạo, Thông bèn bỏ đi, bảo An Dương Vương rằng: "Giữ được nỏ này thì làm vương trong thiên hạ, không giữ được nỏ này thì mất thiên hạ." Thông đã đi, An Dương Vương có con gái tên là Mị Châu thấy Thủy đoan chính, Châu bèn thông giao với Thủy, Thủy hỏi Châu sai lấy nỏ của cha cho mình xem. Thủy thấy nỏ liền lén lấy cưa cắt lẫy nỏ rồi trốn về báo cho vua Nam Việt biết. Vua nước Nam Việt tiến binh đánh An Dương Vương, An Dương Vương bắn nỏ, nỏ gãy, bèn thua. An Dương Vương xuống thuyền đi tắt ra ở biển. Phía sau huyện Bình Đạo ngày nay còn thấy vết cũ thành cung của An Dương Vương. Xét Tấn Thái Khang kí thì huyện (Bình Đạo) thuộc quận Giao Chỉ.. Vua nước Nam Việt bèn chinh phục các Lạc tướng.


__________________________



Lại xét Sử kí, Hán thư thì vua nước Nam Việt sau khi Lữ Hậu chết (năm 180 TCN) nhân đó đem binh uy, tài vật chinh phục các nước Mân Việt, Tây Âu, Lạc, bắt vua các nước ấy theo phụcc. Lạc là Âu Lạc, là quận Giao Chỉ sau này vậy. Bấy giờ Giao Chỉ chưa đặt thành quận huyện, dưới quyền thống trị của các Lạc tướng, trung tâm là thành Cổ Loa dưới quyền của An Dương Vương. Dễ thường vua nước Nam Việt là Triệu Đà tiến quân chắc không có sự chống giữ đáng kể ngoài thành Cổ Loa, do đó đóng quân ở huyện Võ Ninh, sai Thái tử tên là Thủy làm con tin. Sử cũ chép vua Nam Việt đánh An Dương Vương sau khi nhà Tần diệt (năm 206 TCN) là không có cơ sở nào. Sao vậy? Bấy giờ Triệu Đà chỉ là quan Úy quận Nam Hải đánh chiếm lấy ba quận xưng vương, mới đến đất Việt từ năm 214 TCN đến năm 206 TCN là chưa đến 10 năm thì làm sao mà lấy vợ sinh con và lập Thái tử tên là Thủy được? Vả lại từ năm 206 TCN đánh lấy ba quận xưng vương đến năm 180 TCN là khoảng hơn 20 năm là đủ để lấy vợ sinh con (Thái tử tên là Thủy) vậy, cũng có cháu ẵm là vừa hợp vậy.

 

 

Đông quan Hán kí (Hán - Lưu Trân soạn)


馬援平交阯上言太守蘇定張眼視錢䁋目討賊怯於戰功宜加切敕後定果下獄

Mã Viện bình quận Giao Chỉ, dâng thư nói Thái thú là Tô Định trương mắt nhìn tiền, chỉ liếc mắt đánh giặc, nhút nhát ở việc đánh dẹp, nên ban lệnh nghiêm trị. Sau đó Định quả nhiên bị bắt vào ngục.\

 

 

Diêm thiết luận - Địa quảng (Hán - Hoàn Khoan soạn)

文學曰:「秦之用兵可謂極矣蒙恬斥境可謂遠矣今踰蒙恬之塞立郡縣寇虜之地地彌遠而民滋勞朔方以西長安以北新郡之功外城之費不可勝計非徒是也司馬唐蒙鑿西南夷之塗蜀弊於邛橫海征南夷樓船戍東越楚罷於甌左將伐朝鮮開臨屯齊困於穢張騫通殊遠納無用府庫之藏流於外國非特斗辟之費造陽之役也由此觀之非人主用心好事之臣為縣官計過也。」
Văn học chép: "Nhà Tần dùng binh có thể nói là cùng cực rồi, Mông Điềm mở cõi có thể nói là dài rồi. Nay (nhà Hán) còn vượt cả lũy thời Mông Điềm, cướp lấy đất địch đặt quận huyện, đất dài ra mà dân khổ sở. Từ quận Sóc Phương về phía tây, từ thành Tràng An lên phía bắc, công sức để đặt quận mới, phí tổn để đắp thành ngoài cõi thì không thể kể hết. Cũng không chỉ có vậy, bọn Tư Mã (Tương Như), Đường Mông mở đường đến chỗ người Di miền tây nam, do đó người miền Ba-Thục vất vả vì người Cung-Tạc; Hoàng hải tướng quân (Hàn Thuyết) đánh người Di (Việt) miền nam, Lâu thuyền tướng quân (Dương Bộc) đóng giữ ở đất Đông Việt, do đó người miền Kinh-Sở khổ sở vì người Âu-Lạc; Tả tướng quân (Tuân Trệ) đánh nước Triều Tiên, đặt ra quận Lâm Đồn, người miền Yên-Tề khốn đốn vì người Uế-Mạch; Trương Khiên đi sứ qua lại miền xa lạ (các nước Đại Uyển, Đại Hạ) thu lấy những đồ vật vô dụng, khiến cho đồ vật trong kho phủ đem ra nước ngoài, không chỉ là phí tổn cho miền xa xôi, lao dịch cho miền Tạo Dương vậy. Do đó thấy rằng: Đấy không phải là chủ ý của nhà vua, mà là do từ bầy tôi ham việc (lập công) chuốc họa cho nhà nước vậy."

_________________


Sử kí - Nam Việt liệt truyện (Hán - Tư Mã Thiên soạn)

甌駱相攻南越動搖
Âu-Lạc đánh nhau, Nam Việt dao động


****************


Âu-Lạc đánh nhau là Đông Việt (Mân Việt) và Nam Việt đánh nhau, chỉ việc vua Đông Việt là Dĩnh đánh cướp biên giới Nam Việt, tập đoàn thống trị các nước Việt này có thể là người gốc Trung Quốc nhưng dân chúng và binh lính chủ thể là người Âu-Lạc.
 
 
Hán thư - Cao Đế kỉ (Hán - Ban Cố soạn)


十一年夏五月詔曰:「粵人之俗好相攻擊前時秦徙中縣之民南方三郡使與百粵雜處會天下誅秦南海尉它居南方長治之甚有文理中縣人以故不耗減粵人相攻擊之俗益止俱賴其力今立它為南粵王。」使陸賈即授璽綬它稽首稱臣
Năm thứ mười một (năm 196 TCN), mùa hạ, tháng năm, hạ chiếu rằng: "Tục của người Việt là ưa đánh đấu nhau, thời trước nhà Tần dời dân Trung Quốc đến ở ba quận miền nam (Quế Lâm, Nam Hải, Tượng Quận), sai ở lẫn với người Bách Việt, kịp lúc thiên hạ diệt nhà Tần, quan Úy quận Nam Hải là (Triệu) Đà ở miền nam đứng đầu trị dân ấy, rất có văn lí, do đó người Trung Quốc không hao tổn, tục ưa đánh đấu nhau của người Việt càng giảm, đều nhờ vào sức ấy. Nay lập Đà làm vua nước Nam Việt." Sai Lục Giả đến trao ấn thao, Đà cúi đầu xưng thần.


************************


Tục người Việt ưa đánh nhau, bấy giờ như thời Xuân thu - Chiến quốc, đánh nhau vì tranh cướp đất đai của nhau, muốn xưng bá ở miền nam vậy.
 
 
Theo sách Bắc đường thư sao (北堂書鈔) của Ngu Thế Nam thời nhà Tùy và Khổng Quảng Đào hiệu chú các sao chép nhầm lẫn mặt chữ (kiểu như chữ tác chữ tộ) trong Hán thư công thần biểu:


卷十七景武功臣表陳俞本同斬西子王封下鄜侯閩越傳雲故甌駱左黃同斬西千王封為下鄜侯今案見漢書卷九十五閩越傳又見卷十七景武功臣表俱作西于王本鈔於誤子已照訂陳俞本亦作于
Quyển mười bảy Cảnh Võ công thần biểu thì Trần Du chép vốn giống câu "chém 'Tây Tử Vương' phong Hạ Phu Hầu". Mân Việt truyện chép: "Tướng của Âu Lạc là Tả Hoàng Đồng chém 'Tây Thiên Vương' phong làm Hạ Phu Hầu". Nay xét thấy quyển chín muô lăm Hán thư Mân Việt truyện, lại thấy quyển mười bảy Cảnh Võ công thần biểu đều chép là 'Tây Vu Vương', bản chép lầm chữ thành chữ 'Tử', đã xét sửa lại thấy bản chép của Trần Du cũng chép là chữ 'Vu'.


[www.guoxue123.com]


_________________________



Tui đã tra thấy các bản chép 西于王 (Tây Vu Vương) có khi chép là 西子王 (Tây Tử Vương) 西千王 (Tây Thiên Vương), lại có khi lại chép là 西干王(Tây Can Vương), các chữ vu tử thiên can nhìn qua giống nhau, nhất là thời xưa viết tay hoặc khắc in trên gỗ thường dễ nhầm lẫn. Có lẽ Tả tướng Hoàng Đồng chém 'Tây Vu Vương' không phải là ở huyện Tây Vu quận Giao Chỉ đâu, mà có lẽ là 'Tây (...) Vương' gì đấy ở Mân Việt.

Về việc nhầm lẫn các chữ trên, có thể lấy ví dụ vua khai sáng nước Tân La của Hàn Quốc là 赫居世 (Hách Cư Thế) hiệu là 居西干 (Cư Tây Can) nhưng các sách xưa nay có khi lại chép là 居西千 (Cư Tây Thiên), 居西于 (Cư Tây Vu).
 
 
 
16069664569_9b10ab8284_c.jpg

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thuồng luồng & giao long

 

'... Phương Ngôn đã ghi nhận Giao là con thuồng luồng (giao )

[揚子·方言] 衿謂之交。 又同蛟
[Dương Tử, Phương Ngôn] câm vị chi giao, hựu đồng giao

Tiếng Mường (Bi) còn gọi con thuồng luồng là khủ, và khủ cũng có nghĩa là sấu ...

 

 

水经注/37
Thủy kinh chú

北魏郦道元? — 527
Lịch Đạo Nguyên ? — 527 thời Bắc Ngụy soạn


叶榆水...
又东迳龙渊县故城南又东左合北水建安二十三年立州之始蛟龙蟠编于南北二津故改龙渊以龙编为名也

Sông Diệp Du...
Lại chảy về phía đông qua phía nam thành cũ của huyện Long Uyên, lại chảy về phía đông, phía trái hợp với nước sông phía bắc. Năm Kiến An thứ hai mươi ba bắt đầu lập châu, giao long chiếm cứ ở hai bờ nam, bắc, cho nên đổi tên Long Uyên, lấy tên Long Biên làm tên vậy.


[zh.wikisource.org]

________________


Ít nhất đến năm Kiến An thứ hai mươi ba (năm 222 Công nguyên) thời Hán Hiến Đế vẫn còn giao long (cá sấu) ở huyện Long Biên của Giao Chỉ, tức Hà Nội ngày nay.

 

 

平吳大誥
Bình Ngô đại cáo


黎阮廌(1380 – 1442)
Nguyễn Trãi (1380 – 1442) thời Lê soạn


開 金 場 塞 冒 嵐 瘴 而 斧 山 淘 沙,
採 明 珠 則 觸 蛟 龍 而 緪 腰 汆 海
Khai kim trường, tắc mạo lam chướng nhi phủ sơn đào sa,
Thái minh châu, tắc xúc giao long nhi căng yêu tù hải.

Mở bãi tìm vàng, xông nơi lam chướng mà đục núi đãi cát,
Tìm lấy ngọc châu, xông nơi cá sấu mà buộc eo bơi biển.


[vi.wikisource.org]


Nguyên văn là 蛟龍 giao long. Tác giả nói giao long ở biển là sai, phải nói 鯨鯢 kinh nghê hợp hơn.

 

 

1. Tục xăm mình không chỉ hiện diện trong đời sống người Việt Cổ, nhưng cũng có trong các dân tộc khác - theo kinh Lễ

-王制東方曰夷 被發文身 又曰 南方曰蠻 雕題交趾 (A) 西方曰戎 被發衣皮 北方曰狄 衣羽毛穴居
《Lễ - Vương Chế》 viết “Đông phương viết dibị phát văn thânhựu viếtNam phương viết manđiêu đề giao chỉTây phương viết nhungbị phát y bìBắc phương viết địchy vũ mao huyệt cư

Một cách hiểu câu trên là Nam phương xăm hình trên trán (hình con giao, con thuồng luồng) - và Đông phương (vùng biển đông hay Mân Việt) cũng có tục xăm mình ...

2. Chữ giao khi chỉ sinh vật, có ít nhất 11 nghĩa như sau
2.1 giao là loài (chim) CÒ - giao thanh là cò xanh
2.2 giao là loài thuồng luồng (con CÙ)
2.3 giao là loài rồng nước
2.4 giao là loài cá sấu
2.5 giao là rồng mẹ
2.6 giao là rồng con
2.7 giao là rồng không sừng
2.8 giao là rồng có vẩy
2.9 giao là loài cá mập
2.10 giao là loài cá đuối
2.11 giao là loài người cá
...v.v...

(xem thêm chi tiết trang [www.viethoc.org])
Rõ ràng là các học giả Trung Quốc không nhất trí về loài giao này, điều này khá dễ hiểu vì có thể âm giao là phiên âm lại từ một tiếng khác vùng ('ngoại ngữ'). Vấn đề sẽ sáng tỏ hơn khi xem qua tiếng Mường (Bi), mà một số âm và nghĩa Việt Cổ (lâu đời) vẫn còn hiện diện

3. khủ (Mường Bi) là con thuồng luồng (con cù - HV cư u thiết, *khu - khứ cửu thiết) trong huyền thoại người Mường - nhưng khủ cũng có nghĩa là sấu (quả sấu) so với dạng khlu (rồng, tiếng Pọong) - liên hệ Mường Việt kh-s rất rõ nét khi so sánh

khảo - sáo
khan - san
khách - sách
khăc - sặc
khap - sắp
khầm - sầm
khét - sét
khot - sọt
khủ - sấu
không - sông
...v.v...

Do đó ta có cơ sở giải thích khủ (con sấu) cũng chính là con thuồng luồng. Quá trình biến âm có thể từ dạng cổ *krau thành *ku (cù) và khủ, tuy nhiên phụ âm r/l thường nhược hoá (Bà La Môn > Phạm/Phạn, crème > kà lem > kem gần đây hơn chẳng hạn) để *krau thành *kau (giao < keo kẻ cổ cò ...). Không những thế, tiếng Mường (Bi) có dạng nhao (giao ước) cho thấy kết quả của quá trình ngạc cứng hoá cũng như giao thành nhau tiếng Việt (như gian 閒 &gt; nhàn, giao 跤 &gt; nhào, ngã nhào, gia 家 &gt; nhà ... phản ánh một lớp từ rất lâu đời trong tiếng Việt).

Vài ý mọn cùng đóng góp


(A) không chắc kinh Lễ nguyên thuỷ viết Chỉ là hay 阯, 址, 沚 (ba dạng sau chỉ địa danh, thông với ). Tuy nhiên Giao có thể chỉ Nam Giao, Giao Chỉ cho thấy cho thấy chức năng chữ này quan trọng hơn là Chỉ (bàn về chữ Giao )

州名 南越地 漢置交州。《 · 堯典申命羲叔宅南交。《 蔡傳南交 南方交趾地 châu danhNam Việt địaHán trí Giao Châu。 《Thư·Nghiêu điển》 thân mệnh hy thúc trạch Nam Giao。 《Thái truyện》 Nam Giaonam phương Giao Chỉ địa

 

 

Như đã ghi nhận ở trên, Giao và âm giao (âm trung cổ) khi chỉ sinh vật (thường dùng chung với các từ khác như long, hổ ...) có phạm trù nghĩa rất rộng


2.1 giao là loài (chim) CÒ - giao thanh là cò xanh
2.2 giao là loài thuồng luồng (con CÙ)
2.3 giao là loài rồng nước
2.4 giao là loài cá sấu
2.5 giao là rồng mẹ
2.6 giao là rồng con
2.7 giao là rồng không sừng
2.8 giao là rồng có vẩy
2.9 giao là loài cá mập
2.10 giao là loài cá đuối
2.11 giao là loài người cá (sống ở Nam Hải)
...v.v...

Các bạn có thể xem vài hình ảnh 'phục nguyên' về loài hổ giao trang này [www.hudong.com] - nhắc lại: hổ giao 虎蛟 được ghi trong Sơn Hải Kinh, phần Nam Sơn Kinh

山海经南山经》… 泿水 出焉而南流注于海其中有虎蛟其状鱼身而蛇尾其音如鸳鸯食者不肿可以已痔
《San Hải Kinh•Nam Sơn Kinh》 “… Ngân thủy xích yênnhi nam lưu chú ư hải。Kỳ trung hữu hổ giaokì trạng ngư thân nhi xà vĩkì âm như uyên ương。Thực giả bất thũngkhả dĩ dĩ trĩ。” 

 

 

Nhân đây cũng nêu ra một tương quan ngữ âm về chữ đà (loài sấu)(A), Thuyết Văn Giải Tự/TVGT không ghi các chữ ngạc 鶚, 鰐, 鱷 nhưng lại có chữ đà cho thấy chữ này đã hiện diện rất lâu

Trích TVGT, biên hiệu 8956

[ 徒何切 ] 水蟲似蜥易 長大從黽單聲
Đà[đồ hà thiết ]thủy trùng。Tự tích dịchtrưởng đại。Tùng mãnh đơn/đan thanh

Rõ ràng là tả loài sấu là động vật sống dưới nước, giống như thằn lằn (tích dịch) nhưng to và dài ... Đặc biệt chú ý đến âm đọc là đan/đơn
Đà hiện diện trong kinh Thi, kinh Lễ ... hay

魚鱉黿鼉墨子 · 公輸

Ngư miết ngoan đà《Mặc Tử·Công Thâu》
...v.v...

Thành phần hài thanh/HT đan/đơn (thiền, thiện) lại có các tương quan sau


đan/đơn - TRơn (đơn giản, không có phức tạp như tay trơn, trống trơn...)
thiện - đất TRơn (dọn trống để giã gạo hay tế lễ ...)
đàn - TRọn (làm hết, làm trọn ...)
thiện - con LUƠN (hay )
...

Do đó có khả năng đàn (đà) có liên hệ đến *TRan hay *tlan (con trăn) của các ngôn ngữ phương Nam (cool.gif - xem thêm chi tiết trong bài viết [www.khoahoc.net]. Đây là một liên hệ tương thích với giang-*kr(l)ung mà nhiều người biết đến hơn ... Phản ánh quá trình giao lưu văn hoá ngôn ngữ thời Tiên Tần giữa các dân tộc đã từng hiện diện ở khu vực Dương Tử và phía Nam mà bác fanzung luôn nhắc đến trong phần Hán Việt (chủ đề Thuyết Văn Giải Tự online và phần Lịch Sử ....).

Vài hàng vắn tắt gợi ý và cùng đóng góp


(A) đà còn được gọi là Dương Tử ngạc 揚子鱷, đà long 鼉龍, trư bà long 豬婆龍 ... Đà có cách đọc trung cổ là đồ hà thiết 徒何切 (ĐV), đường cán thiết 唐幹切 (TV), thời chiến thiết 時戰切 và đồ duyên thiết 徒沿切 (âm điền 音田). Trong các cách ghi âm trên, đồ còn là TRÒ và điền còn có thể đọc là TRẦN (sách Xuân Thu ghi Trần Hoàn 陳完 thì Luận Ngữ ghi Điền Hoàn 田完 ...).

(cool.gif ngoài ra, xem qua các liên hệ

Đồng (tử) - tròng mắt

Đuốc - chúc

Đột (nhiên) - chợt

Đầm - chằm - chèm

Đìa - trì

Đỏ - chu (màu đỏ)

Đò - chu (thuyền nhỏ)

Đố - chú

Đũa - trợ

Đuổi - truy

Đản - trần

Đản - trứng

Định chính chánh - trán

Đoàn - tròn

Đoàn - truyền cùng thanh phù chuyên 専, so với chuyên/đoàn (vo tròn)...

Điền Hoàn 田 完 (trong ‘Luận Ngữ’) - Trần Hoàn 陳 完 (trong ‘Xuân Thu’)4

Đục - trọc4

Độc (độc lâu, đầu lâu) - trốc

Đồn - truyền - chuyền (loan)

Đốn - truân - xuân

Độn - trốn

Đinh (bộ trùng + chữ đinhhài thanh/HT) - chuồn (chuồn)

Đìa - trì

Điểm (chữ chiêm HT) - chấm

Điệp - chập, chắp, chất

Đuốc - chúc

Đúng - trúng (trung HT)

Đổng - Trọng – Gióng/thánh Dóng/Gióng là Phù Đổng thiên vương - một trong Tứ Bất Tử. So sánh với chủng - giống, giồng - trồng cũng có thanh phù trọng重. Chữ Nôm dỏng (giỏng) còn dùng bộ khẩu hợp với chữ Đổng 董: theo Truyền Kỳ Mạn Lục 'dỏng môi mà rao lời gièm chê'



Đồng - Tráng (Choang)

...

Đồ - chè – trà/chà (xem hình vẽ so sánh phạm trù nghĩa bên dưới)

 

 

Có lẽ phải dài dòng giải thích thêm về Thuyết Văn Giải Tự/TVGT để thấy tầm quan trọng của tài liệu này - thí dụ như chữ giang chẳng hạn - theo TVGT (biên hiệu 6953)



[ 古雙切 ] 齣蜀湔氐徼外崏山 入海從水工聲
Giang[cổ song thiết ]thủy。Xích thục tiên để kiêu ngoại Dân (Mân) sannhập hải。Tùng thủy công thanh。

*kông tương ứng với các âm địa phương (Quảng Đông, Triều Châu ...) bây giờ - xem các cách đọc địa phương bên TQ trang này [www.zdic.net] - chính vì vậy mà một dạng âm cổ phục nguyên của giang là *krong với khả năng phụ âm r nhược hoá để cho ra dạng *kong hay gong1 bây giờ ... So sánh với các ngôn ngữ khác trong vùng


klong (tiếng Bru), khlông (Miến Cổ), krung (Môn Cổ), krun (Môn), kron (Bahna), khlon (Mường Hung), krong (Chăm), karung (Katu), rong (Mnông, Kơho), kroung (Brou), Xrong (Sơđăng), khong (Mường Bi), krông (Riang), sungai (Inđônêsia), klang (Palaung) khung (Thái) ...v.v...(A)


Rõ ràng là *krong có gốc phương Nam như nhận xét của Jerry Norman và Mei Tsu-Lin (1976), Paul Benedict (1976) ... Ở VN thì Hoàng Thị Châu, Trần Quốc Vượng ... cũng nêu ra nhận xét trên.

 

 

Các học giả TQ cũng bắt đầu nhận ra quá trình giao lưu văn hoá ngôn ngữ thời cổ đại (khác hắn với định kiến 'nguồn gốc Hán')(A) - như bàn về cách dùng giang và hà như sau:

南方的河流多称”,如:珠江”、“沅江”;北方的河流多称”,如:洛河”、“渭河”、“漳河
Nam phương đích hà lưu đa xưng“ giang”, như:“ Châu giang” 、“ Nguyên giang”; Bắc phương đích hà lưu đa xưng“ hà”, như:“ Lạc hà” 、“ Vị hà” 、“ Chương hà”

xem chi tiết trang [www.zdic.net]

Vài hàng gợi ý

(A) khuynh hướng này càng ngày càng rõ nét khi các dữ kiện ngôn ngữ (các dân tộc ở phía Nam như Choang, Di ...), khảo cổ ... được công bố (so với các dữ kiện lịch sử)

 

 

(thêm chi tiết về âm LUƠN cho rõ ý)

[ 徒何切 ] 水蟲似蜥易 長大從黽單聲
Đà[đồ hà thiết ]thủy trùng。Tự tích dịchtrưởng đại。Tùng mãnh đơn/đan thanh

Rõ ràng là tả loài sấu là động vật sống dưới nước, giống như thằn lằn (tích dịch) nhưng to và dài ... Đặc biệt chú ý đến âm đọc là đan/đơn
Đà hiện diện trong kinh Thi, kinh Lễ ... hay

魚鱉黿鼉墨子 · 公輸

Ngư miết ngoan đà《Mặc Tử·Công Thâu》
...v.v...

Thành phần hài thanh/HT đan/đơn (thiền, thiện) lại có các tương quan sau


đan/đơn - TRơn (đơn giản, không có phức tạp như tay trơn, trống trơn...)
thiện - đất TRơn (dọn trống để giã gạo hay tế lễ ...)
đàn - TRọn (làm hết, làm trọn ...)
thiện - con LUƠN (hay ) - một dạng chữ Nôm cổ hơn viết TRƠN bằng chữ liên so với chữ lươn thường viết dựa vào âm phù liên

 

 

Bác T. viết : ' ... Tên "Thuồng luồng" cũng chỉ là đồng âm khác của "thằn lẳn" = t'lăn trong ngữ hệ các tiếng Đông Nam Á mà thôi, đề chỉ con sấu. Từ âm "t'tăn" phái sinh ra các âm: rắn, rồng, long, trăn, lươn, chằn.... (Có thể tìm đọc lại một bài viết giá trị của HGS Huỳnh Sanh Thông về vấn đề này)
"Giao long" là biểu tượng vật tổ hai con cá sấu giao nhau do dân Lạc Việt xâm lên mình hoặc khắc trên các hiện vật như trống đồng, rìu...'


Quá trình giao lưu văn hoá và ngôn ngữ thời Tiên Tần còn để lại vết tích trong các chữ Hán chỉ loài sấu. Đà hay đàn là loài cá sấu đặc biệt ở TQ, đà có thể đọc là đàn thiền thiện điền và liên hệ đến dạng *tlan *tlon hay LUƠN - THUỒNG LUỒNG (đơn âm hoá) - THẰN LẰN (A) tiếng Việt hiện đại. Tiếng Trung (Quốc) hiện nay dùng ngạc hay 鶚, 鰐, 鱷 ... (è Bắc Kinh, ngok6 QĐ...). Xem lại Thuyết Văn Giải Tự, biên hiệu 8956:


[ 徒何切 ] 水蟲似蜥易 長大從黽單聲
Đà[đồ hà thiết ]thủy trùng。Tự tích dịchtrưởng đại。Tùng mãnh đơn/đan thanh

Rõ ràng là tả loài sấu là động vật sống dưới nước, giống như thằn lằn (tích dịch) nhưng to và dài ... Đặc biệt chú ý đến âm đọc là đan/đơn
Đà hiện diện trong kinh Thi, kinh Lễ ... hay

魚鱉黿鼉墨子 · 公輸

Ngư miết ngoan đà《Mặc Tử·Công Thâu》
...v.v...

Đàn hay đà còn được gọi là Dương Tử ngạc 揚子鱷, đà long 鼉龍, trư bà long 豬婆龍 ... Đà có cách đọc trung cổ là đồ hà thiết 徒何切 (ĐV), đường cán thiết 唐幹切 (TV), thời chiến thiết 時戰切 và đồ duyên thiết 徒沿切 (âm điền 音田). Trong các cách ghi âm trên, đồ còn là TRÒ và điền còn có thể đọc là TRẦN (sách Xuân Thu ghi Trần Hoàn 陳完 thì Luận Ngữ ghi Điền Hoàn 田完 ...).



Thành phần hài thanh/HT đan/đơn (thiền, thiện, điền) lại có các tương quan sau


đan/đơn - TRơn (đơn giản, không có phức tạp như tay trơn, trống trơn...)
thiện - đất TRơn (dọn trống để giã gạo hay tế lễ ...)
đàn - TRọn (làm hết, làm trọn ...)
thiện - con LUƠN (hay ) - một dạng chữ Nôm cổ hơn viết TRƠN bằng chữ liên so với chữ lươn thường viết dựa vào âm phù liên
thiền - còn để lại vết tích của tổ hợp phụ âm tl- trong cách dùng chùa chiền: Việt Bồ La ghi chùa chiền, chùa TRIỀN ... Chữ Nôm còn dùng dạng triền để ký âm (Cư Trần Lạc Đạo, Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập ...)
....v.v...

Như vậy ta có cơ sở vững chắc để liên hệ trực tiếp âm đàn (đà) và các dạng tlan/klan trăn lươn ... tiếng Việt. Cũng như chữ giang có nguồn gốc phương Nam, tương quan đàn (đà)-*tlan là một khám phá quan trọng phản ánh giao lưu ngôn ngữ thời cổ đại của các dân tộc từng sinh sống ở vùng Dương Tử Giang và phía Nam, trước khi văn hoá Hán khởi sắc (thời Tần, Hán và Đường) và ảnh hưởng mạnh mẽ các nước láng giềng.

Vài hàng rất vắn tắt gợi ý

(A) để ý định nghĩa SẤU (< khu/khau < *krau - keo/giao) theo tự điển Việt Bồ La : con thằn lằn, con rắn mối

 

 

Hai học giả Jerry Norman và Mei Tsu-Lin viết tiếp trong bài và chứng minh từ HV giang là mượn từ ngôn ngữ phương Nam (Nam Á) qua dạng cổ phục nguyên *krong (tiếng Việt hiện nay là sông). Kết quả này thoạt tiên là một cái sốc cho các học giả TQ hay những nhà văn hoá bảo thủ - nhưng sau 40 năm khuynh hướng tổng quát là được đa số các nhà ngôn ngữ chấp nhận (ở VN thì có Hoàng Thị Châu, Trần Quốc Vượng ...).

Ngoài ra, sinh vật cổ đại sống trên sông (cá sấu) mà người Hán gọi là đàn (đà, tuó giọng BK) cũng có nhiều tương quan ngữ âm với *dran/klan trăn rắn chằn lươn (đơn tiết) và thuồng luồng thằn lằn (song tiết) như đã ghi nhận ở các trang trên: như chú trọng vào âm lươn mà tiếng HV tương ứng là thiện:

thiện - con LUƠN (hay ) - một dạng chữ Nôm cổ hơn viết TRƠN bằng chữ liên so với chữ lươn thường viết dựa vào âm phù liên 連. Thiện từng dùng như đàn (đà): 《Sử Kí•thái sử công tự tự》 ngoan thiện dữ xứ。 《Chú》 tác ẩn viết thiện âm đà 《 史記 太史公自序黿鱓與處。《 索隱曰 鱓音鼉; Thiện còn đọc là đàn (đà) theo 《Tập vận》 đường hà thiếtâm đà。Dữ đà đồng《 集韻唐何切 音駝與鼉同. Qua dạng *tlan (trăn, lươn … đan/đà) ta có thể giải thích liên hệ ngữ âm của ‘đan’ cá sấu (thằn lằn, thuồng luồng - song tiết) và ‘lươn’ (đơn tiết); Dựa vào ngữ âm Hán thì rất khó giải thích và hiểu tại sao shàn (giọng BK hiện nay) lại liên hệ đến tuó (đà)! Âm thiện HV (thường diễn thiết/ĐV 常演切) thì lại là âm Hán trung cổ nhập vào tiếng Việt và là kết quả của nhiều quá trình biến âm nên rất khác biệt với dạng (gần) nguyên thuỷ lươn mà khẩu ngữ vẫn còn duy trì.

 

 

Đây là các vết tích của cách gọi hay hiểu dân dã:

1. trích tự điển Việt Bồ La (1651)

SẤU con thằn lằn, con rắn mối
...v.v...


2. trích thư tịch cổ TQ

集韻唐何切 音駝與鼉同
< Tập Vận > đường hà thiết, âm đà - dữ nghĩa đồng

Tập Vận (khoảng năm 1037) ghi rằng thiện (lươn) cũng là đà (sấu)
...v.v...

Từ góc độ 'cách phân loại' dân gian, ngay tiếng dragon (rồng) Tây phương cũng từng có nghĩa là rắn lớn - dragon có gốc Hi Lạp δράκων là con rắn nước, rắn lớn (serpent) ...v.v...

Tóm lại, không nên ngạc nhiên về cách gọi hay phân loại dân dã về các loài sinh vật, nhất là khi văn hoá ngôn ngữ còn thô sơ ...

 

 

Vấn đề trở nên lý thú hơn khi xem chữ ngạc cổ Unicode 2729C (bộ trùng + chữ nghịch HT)- Thuyết Văn Giải Tự/TVGT biên hiệu 8875


[吾各切 ]似蜥易長一丈水潛吞人卽浮出日南从虫屰聲
ngạc[ngô các thiết ]tự tích dịchtrường nhất trượngthủy tiềmthôn nhân tức phùxuất Nhật Nam。Tùng trùng nghịch (ngược/ngạc) thanh


Nhận xét thêm: định nghĩa của TVGT của ngạc là tựa tích dịch (giống như con thằn lằn) y như đan/đà - cả hai dùng dài (nhưng tại sao diễn tả sấu phương Nam lại chi tiết hơn con sấu Dương Tử ở ngay trong nhà mình?)(A). Nhật Nam thời Hán có lẽ là từ đèo Ngang (Quảng Bình) đến Quảng Ngãi, Bình Định.

Vài hàng gợi ý


(A) khả năng thông tin từ Giao Chỉ có lẽ rất hữu hiệu? (như Bụt hay Phật chẳng hạn) hay tài liệu góp nhặt và 'bị' đem về từ Giao Chỉ ???

Trong các chữ chỉ loài sấu, đan/đà hiện diện trong giáp văn, kim văn, triện văn (cổ nhât) - còn chữ ngạc cổ Unicode 2729C chỉ có triện văn và khải thể so với các dạng 鶚, 鰐, 鱷 chỉ có khải thể (gần đây nhất) - âm ngạc theo một số tài liệu thì liên hệ đến ác (è BK, giọng Quảng Đông còn có thể đọc là ngok3)... Điều này cho thấy một lớp từ rất cổ (giang/sông, đan-đa/*dran-trăn-lươn ... sống trên sông) còn tồn tại trong tiếng Hán, vết tích của giao lưu ngôn ngữ của các dân tộc đã từng cư ngụ ở khu vực Dương Tử Giang (do đó đan-đà là Dương Tử ngạc) và phía Nam.

 

 

Phần sau bài viết chứng minh khả năng giang có nguồn gốc phương Nam (Nam Á - Austroasiatic) và nơi giao lưu văn hoá khi tộc Hán di thiên và gặp các dân tộc phương Nam ở khu vực Hồ Bắc (湖北):

'...(3) **krong/kang/chiang ‘Yangtze River’, ‘river’
“river” in Mon-Khmer: VN sông; Bahnar, Sedang krong; Katu karung; Bru klong; Gar, Koho rong; La¬ven
dakhom; Biat n’hong; Hre khroang; Old Mon krung. Cf. Tib. Klu ‘river’; Thai khl¬ : ŋ‘canal’.
Chiang has a Second Division final in MC, and according to the Yakhontov-Pulleyblank theory, this implies a
model –r- or –l- in OC.** The OC reading for this word in Li Fang-kuei’s system is *krung.* * Further
evidence for –r- consists of the fact that some words with as their phonetic have disyllabic doublets, whose first
syllable has a velar initial and whose second syllable is lung: =窟窿 ‘hole, empty,’ =喉咙 ‘neck, throat,’
鸿=屈龙 ‘wild goose.’** The final has been reconstructed as –ung by Karlgren and Tung T’ung-ho, -awng by
Pulleyblank, and –ong by Yakhontov.** In spite of these minor differences, it is clear that the final had a
rounded back vowel in OC.
It is immediately clear that the Mon-Khmer forms are related to the Chinese form. What remains to be
discussed is the direction of the loan.
There are reasons for thinking that the Chinese borrowed this word from the AA’s. OC has four common
words for names for rivers: shui, ch’uan, chiang, ho. The first two are general words; the last two are
proper names, chiang ‘Yangtze River’ and ho ‘Yellow River.’ On the other hand, krong etc. is a general word
for ‘river’ in AA. In borrowing, a general word for a descriptive term often becomes a proper name in the
receiving language; witness Mississippi and Wisconsin, ‘big river’ and ‘big lake’ in Algonquin, which became
proper names in American English.
The two general words for ‘water’ and ‘river’ in OC, shui and ch’uan, occur in the oracle bones and can be
traced to Sino-Tibetan: ‘water’ Tib. ch’u; Bara, Nago dui; Kuki-chin tui; Chinese * siwər/świ/shui, *
t’iwen/tś’iwän/ch’uan. The nasal final in ch’uan probably represents the vestigial form of a plural ending, and
there is a phonological parallel in the sound gloss in the Shuo-wen 准也(**ń*wən); shui and ch’uan
are therefore cognaes. OC ¬ɑ/g’*earlier * g’al or *g’*r, we suspect, is a borrowing from Altaic. **
Chiang is of relatively late origin. It did not occur in the oracle bones.** The bronze inscriptions contain one
occurrence of this word, and the Book of Odes, nine occurrences, in five poems. When the word chiang
acquired the general meaning of ‘river,’ its use as names of rivers was limited to south of the Yangtze. Both
these facts again suggest that chiang was a borrowed word.
Other etymologies for chiang are less plausible. Tibetan had klu‘river.’ But a Sino-Tibetan origin of klu/krong
is ruled out because chiang is a late word with a restricted geographic distribution, and because MC 2nd
Division generally corresponds to Tib. –r- but not to –l-. Similarly, the basic word for ‘river’ and ‘water’ in Tai
is na:m; khl¬:ŋ is a secondary word restricted in its meaning to ‘canal’, with limited distribution in the Tai
family; it is unlikely to be the source of Chinese * krong. The most plausible explanation is that both Tibetan
and Thai also borrowed klu* and khl¬:ŋ from AA.
We will now try to show that the Chinese first came into contact with the Yangtze in Hupei, anciently part of
the Ch’u Kingdom. This must be region where the Chinese first came into contact with AA’s and borrowed
chiang from them.
The Han River has its source in Shensi whence it passes through Honan and joins the Yangtze in Hupei. As the
Chinese came down from their homeland in the Yellow River valleys, it was natural for them to follow the
course of the Han River. This general conclusion is also supported by textual evidence. The word chiang
‘Yangtze River’ occurs in five poems in the Book of Odes. In Ode 9,204,262, and 263, chiang occurs in
conjunction with han ‘Han River, ’ either in the compound chiang-han or in an antithetical construction wit han
in the other part. The only poem containing chiang but not han is Ode 22. But his poem belongs to the section
Chao-nan 召南, and this term is also what the Chou people used for the region which formerly belonged to
Ch’u.** Moreover, according to several authorities, the term 江南(literally ‘south of the River’) as used during
the Han dynasty refers to Ch’ang-sha 长沙 and Y-chang 豫章, in present Hunan and Kiangsi.** The
implication is that chiang in chiang-nan refers to the middle section of the Yangtze and not the entire river.
The notion that the Chinese met the AA’s in the Middle Yangtze region of course does not exclude their
presence elsewhere; it just gives a precise indication of one of their habitats. It is perhaps pertinent to mention
that the Vietnamese believed that their homeland once included the region around the Tung-t’ing Lake 洞庭湖
which is in that general area.** Another Vietnamese legend states that their forefather married the daughter of
the dragon king of Tung-t’ing Lake.**
Textual and epigraphic evidence indicates that the word chiang came into the Chinese language between 500
and 1000 B.C. Mao Heng’s Commentary to the Odes also assigned all poems celebrating the southern conquest
to the reign of King Hsan (827-781 B.C.). The first half of the first millennium B.C. can therefore be taken as a
tentative date for the AA presence in the Middle Yangtze region. Recently, however, archaeologists are
increasingly inclined to the view that contact between North China and South China occurred as early as the
Shang dynasty: artifacts showing strong Shang and early Chou influence have been discovered in the lower
Yangtze region, and according to some scholars, also in the Han River region.** If further investigations show
that pre-Chou traffic between the North and the South was extensive and bi-directional, we may have to revise
the date for chiang upward...' hết trích.

Trường hợp chữ đan/đà là loài sinh vật cổ đại ở sông Dương Tử - cũng như ở những vùng khí hậu ôn hoà hơn (phương Nam) cũng không thể tách hẳn tên sông (giang - nơi cư trú) và nếu giang (sông) có nguồn gốc phương Nam (vd. Nam Á) thì chẳng ngạc nhiên gì khi đan/đà cũng cùng một nguồn gốc! Chính vì thế mà ta có những tương quan mà tôi đã ghi nhận về đan (đà ) và *dran/tlan (thuồng luồng/sấu), trăn, rắn, lươn, chằn, chình ... (chú ý đến thành phần hài thanh đơn/điền ):


đan/đơn - TRơn (đơn giản, không có phức tạp như tay trơn, trống trơn...)
thiện - đất TRơn (dọn trống để giã gạo hay tế lễ ...)
đàn - TRọn (làm hết, làm trọn ...)
thiện - con LUƠN (hay ) - một dạng chữ Nôm cổ hơn viết TRƠN bằng chữ liên so với chữ lươn thường viết dựa vào âm phù liên 連. Thiện (lươn) từng được viết là 蟬, 蟺 ...
thiền - còn để lại vết tích của tổ hợp phụ âm tl- trong cách dùng chùa chiền: Việt Bồ La ghi chùa chiền, chùa TRIỀN ... Chữ Nôm còn dùng dạng TRiền để ký âm (Cư Trần Lạc Đạo, Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập ...)
đan - rán RAN (giọng Bắc xát hoá cao độ > zán, so với rán, ran giọng Nam và chiên). Dựa vào các biến âm đ-l/r và ch- ta có thể giải thích được các dạng rán/ran và chiên đều cùng một gốc là đan hay *dran/tlan. Để ý ran cơm, cá ... đều hàm ý LĂN qua lăn lại ...
đạn/điền/triền - RĂN (răn dạy, Thuyết Văn: đề trì dã 《說文提持也)- một dạng chữ Nôm dùng bộ khẩu + chữ LÂN 粦. Bây giờ tiếng Trung (Quốc) không còn nghĩa cổ RĂN (dạy) nữa, mà là phẩy/quét bụi

 

 

Cách đây hơn 60 năm, học giả Nguyễn Bạt Tuỵ cũng nhận ra liên hệ giữa các từ thằn lằn, rắn và trăn và cho rằng chúng cùng một gốc Khme là tlan (A). Học giả An Chi lại cho rằng chúng có gốc Hán lân 鱗 : trước là vẩy cá, sau 'đặc dụng' thành rắn (lân > rắn) (cool.gif. An Chi nhắc lại cách giải thích của Lê Trung Hoa về thằn lằn là do lần lần (từ từ) biến âm thành: lần lần > thần lần > thằn lằn ©; Tuy nhiên An Chi bác bỏ cách giải thích này và cho rằng thằn lằn là dạng đơn âm hoá của tlan: tôi đồng ý với AC ở đây! Với dạng cổ *dran/tlan, ta có thể giải thích được dạng đơn tiết đan/đà có từ thời giáp văn, kim văn ... và trăn, chằn, rắn, lân, chình, lươn ... và song tiết (đơn âm hoá) thằn lằn, thuồng luồng (D).

Vài hàng gợi ý và cùng đóng góp


(A) Nguyễn Bạt Tuỵ - "Chữ và vần Việt Nam" (1949) và in lại trong "Ngôn ngữ học Việt Nam" (1959)
(cool.gif trang 107-112 Tập 4 "chuyện đông chuyện tây" - NXB Trẻ TP HCM (2006)
© "Nguồn gốc của các từ thằn lằn, bồ nhìn" Lê Trung Hoa, trong Ngôn Ngữ & Đời Sống - 12, 1997 trang 26.

(D) không phải chỉ có tiếng Việt mới còn giữ vết tích của các dạng đơn âm hoá từ dạng cổ *dran/tlan ~ klan mà chính tiếng Hán Cổ vẫn còn vài vết tích này: từ thời Lễ Ký

月令蚯蚓出
《Lễ•Nguyệt lệnh》 khâu dẫn xuất。 (khâu dẫn là con trùn, giun/earthworm)

本草蚯蚓 一名曲蟺 一名土龍 入藥用白頸是其老者
《Bản Thảo》 khâu dẫnnhất danh khúc thiệnnhất danh thổ longnhập dược dụng。Bạch cảnh thị kì lão giả (để ý cách gọi con giun/trùn là khúc thiện/lươn và thổ long ~ *t-long)

爾雅謂之螼螾 巴人謂之朐䏰
《Nhĩ Nhã》 vị chi khẩn dẫnBa nhân vị chi cầu nhẫn
(người nước Ba gọi giun là cầu nhẫn)

Các dạng song tiết khâu dẫn, cầu nhẫn, khẩn nhẫn ... đều có thể được phục hồi một dạng âm cổ là *k-lan

Điều đáng chú ý là dẫn (âm cổ *lơn/lan, l- ngạc hoá thành d- nh-) còn liên hệ đến một loài RẮN

正字通蛇名大如蚓 有鱗 其尾如首
《Chính tự thông》 xà danh。Đại như dẫnhữu lânkì vĩ như thủ

 

 

Tiếp tục chủ đề thuồng luồng và giao long - một vấn đề quan trọng mà không thiếu nhiều nghi vấn là địa danh Giao Chỉ - như đã ghi nhận trong phần Tiếng Việt, chủ đề "Địa danh - Kẻ Chợ, Cái Dăm, Cổ Lãm, Cửa Hàn?" Giao còn có nghĩa là con cù (khũ Mường Bi, thuồng luồng) (A). Có lẽ nên nhắc lại ở đây vết tích xưa nhất của cụm từ Giao Chỉ là trong Lễ Ký phần Vương chế (dù rằng đã bị nhuận sắc bởi các học giả thời Hán):

-王制東方曰夷 被發文身 又曰 南方曰蠻 雕題交趾 (A) 西方曰戎 被發衣皮 北方曰狄 衣羽毛穴居
《Lễ - Vương chế》 viết “Đông phương viết dibị phát văn thânhựu viếtNam phương viết manđiêu đề giao chỉTây phương viết nhungbị phát y bìBắc phương viết địchy vũ mao huyệt cư

Rõ ràng là đoạn này diễn tả phong tục tập quán của các giống dân trước thời Tần Hán: phương Nam thì có phong tục xăm vào trán (điêu đề) giao chỉ: giao ở đây là con cù (thuồng luồng): Khang Hy giải thích về chữ giao này là

又同蛟。【 前漢 · 高帝紀則見交龍於上。【 史記作蛟
Hựu đồng giao。 【Tiền Hán·Cao đế kỉ】 tắc kiến giao long ư thượng。 【Sử Kí】 tác giao。

Và chỉ viết bằng dạng trong Sử Ký Tư Mã Thiên, Hán Thư nhưng lại là dạng trong các thư tịch đời sau như Hậu Hán thư, Từ Nguyên, Từ Hải ... Chỉ còn có các dạng khác như 址, 沚. Ba trong bốn dạng chỉ ở trên đều có nghĩa địa danh (hay bờ sông).

Tóm lại, trong ngữ cảnh của đoạn trích từ Lễ Ký, Giao Chỉ không thể là hai (ngón) chân giao nhau như mà là hình hai con thuồng luồng (hay cá sấu sau này) giao nhau (đối xứng). Sách Lĩnh Nam chích quái (phần Hồng Bàng thị truyện) viết như sau:

'...Bấy giờ, dân trên núi xuống nước đánh bắt cá thường bị thuồng luồng gây thương tổn, bèn cùng nhau tâu việc ấy với Vua. Vua nói:

- Các giống ở trên núi khác với các loài ở dưới nước. Các loài ở dưới nước chỉ ưa những gì giống với mình và ghét những gì khác mình, vì vậy, ta mới bị gây hại.

Nói rồi, Vua bèn ra lệnh cho ai nấy cũng phải lấy màu xăm hình thuỷ quái vào người. Từ đó, không bị thuồng luồng gây thương tich nữa. Tục vẽ mình của dân Bách Việt bắt đầu có kể từ đấy...' - trích [vi.wikipedia.org] - cũng trong trang này, một tộc trưởng của bộ lạc Maori cũng cho thấy phong tục xăm mặt và trán những hình đối xứng nhau. Ngay hiện tại ở miền nam TQ cũng còn một số giống dân xăm mặt ...

Vài hàng cùng đóng góp


(A) có thể Khang Hy đã đổi thành theo khuynh hướng (miệt thị) sau này!

 

 

là chân, "Giao chỉ 交趾" đúng nghĩa tiếng Hán phải hiểu là "bắt chéo chân", có lẽ nói về kiểu ngồi bệt xuống đất, khoanh chân bằng tròn xếp lên nhau giống tư thế Phật ngồi tòa sen ấy, hay là ngồi trên ghế nhưng gác chân lên nhau (đắc chí ngồi rung đùi!), nói chung chẳng có nghĩa gì xấu cả.
Nhưng chả hiểu từ đời nào có người dịch nhăng cuội, bảo chỉ là ngón chân cái, giao chỉ là ngón chân giao nhau, thật nực cười! hãy xem toàn văn mục từ trong Khang Hy TĐ, không có chổ nào giải là ngón chân cả: 【廣韻】【集韻】【韻會諸市切正韻諸氏切音止。【爾雅·釋言足也。【釋名止也言行一進一止也。【·賁卦賁其趾。【·豳風四之日舉趾。【·曲禮請袵何趾。 左傳·宣十一年略基趾。【城足也。 ·王制南方曰蠻雕題交趾。【前漢·地理志交趾郡屬交州。 又通作止。【前漢·法志當斬左止者笞五百。【師古曰止足也

---

Dầu sao thì Giao Chỉ = Kẻ Chợ vẫn là cách giải thích phù hợp nhất nếu căn cứ vào các khảo sát ngữ âm học lịch sử:

交, phục nguyên âm thượng cổ theo Bernhard Karlgren: ko ̆g , theo Vương Lực: keô

趾, phục nguyên âm thượng cổ theo Karlgren: ȶi ̯əg , Vương Lực: tɕiə, , theo William Baxter: tjəʔ , cả ba cách phục nguyên đó đều gần với âm "chợ" của tiếng Việt.

 

Lễ kí viết về đặc điểm phong tục của bốn nhóm dân: Di, Man, Nhung, Địch. Nhóm Man là "xăm trán" 雕題, "giao chân" 交趾. "Giao chân" chính là cách ngồi xổmn như Fanzung nói, khác với cách ngồi bó chân của người Hán thời xưa.

Nói thêm, cũng từ phong tục ngồi xổm, giao chân 交趾 của dân Man miền nam nên trong sách vở thời Tiên Tần đã dùng từ 交趾 Giao Chỉ để chỉ dân miền nam. Dân Giao Chỉ thì có đất Giao Chỉ, cho nên dùng từ thông với với ý chỉ địa danh đại biểu cho phương nam giống các địa danh U Đô 幽都 ở phía bắc. Do đó nếu nói về phong tục giao chân thì phải viết là 交趾, còn viết về vùng đất hoặc tên dân tộc thì dùng 交趾 交趾 đều được, sách vở xưa có viết như thế. Tuy nhiên dùng từ 交趾 là chuẩn xác với ý nghĩa ban đầu nhất.

[www.viethoc.org]

Như vậy 交趾 không phải là con giao long, con cá sấu vậy.


Còn từ 交龍 thông với 蛟龍 là khác. Đây là từ ghép quá rõ ràng, đi kèm với chữ để chỉ loài thuộc họ rồng, chữ đồng âm cho nên dùng qua lại mà không sợ người đọc hiểu sai. Nếu chỉ dùng chữ để chỉ con rồng thì chẳng ai hiểu cả, phải dùng dùng chữ 蛟. Đây là tùy vào ngữ cảnh thôi. Chữ với ý nghĩa là con giao long chỉ khi nó đi kem với chữ 龍. Tương tự ví dụ từ "giao tiếp", "giao hảo"... phải viết là 交接, 交好 mà không thể viết 蛟接, 蛟好 được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dòng dõi của Thần Nông như sau:


Sử kí - Chu bản kỉ
[www.guoxue.com]

武王追思先圣王乃襃封神农之後於焦集解地理志弘农陕县有焦城故焦国也
Vũ Vương truy tư tiên thánh Vương, nãi bao phong Thần Nông chi hậu ư Tiêu, [Tập giải: Địa lí chí: "Hoằng Nông Thiểm huyện hữu Tiêu thành, cố Tiêu quốc dã".]

Vũ Vương ghi nhớ các bậc vua đời trước, bèn khen ngợi phong dòng dõi của Thần Nông ở đất Tiêu, [Tập giải: Địa lí chí viết: "Huyện Thiểm [1] thuộc quận Hoằng Nông có thành Tiêu, là nước Tiêu xưa vậy".]


[1] Thuộc huyện Thiểm tỉnh Hà Nam ngày nay (今河南陕县).


______________________



Sử kí - Tề Thái Công thế gia
[www.guoxue.com]

太公望吕尚者东海上人。◇集解吕氏春秋曰东夷之土。”○索隐谯周曰姓姜名牙炎帝之裔伯夷之後掌四岳有功封之於吕子孙从其封姓尚其後也。”後文王得之渭滨吾先君太公望子久矣故号太公望盖牙是字尚是其名後武王号为师尚父也

Thái Công Vọng Lữ Thượng giả, đông hải thượng nhân dã. [Tập giải: Lữ thị Xuân thu viết: "Đông Di chi thổ". Sách ẩn: Tiếu Chu viết: "Tính Khương, danh Nha. Viêm Đế chi duệ, Bá Di chi hậu, chưởng tứ nhạc hữu công, phong chi ư Lữ, tử tôn tòng kì phong tính, Thượng kì hậu dã". Án: Hậu Văn Vương đắc chi Vị tân, vân: "Ngô tiên quân Thái Công vọng tử cửu hĩ", cố hiệu Thái Công Vọng. Cái Nha thị tự, Thượng thị kì danh, hậu Vũ Vương hiệu vi Sư Thượng Phủ dã.]

Thái Công Vọng Lữ Thượng là người vùng ven biển phía đông. [Tập giải: Lữ thị Xuân thu viết: "Là đất của người Di phia đông". Sách ẩn: Tiếu Chu nói: "Tính Khương, tên Nha. Là hậu duệ của Viêm Đế, dòng dõi của Bá Di, trông coi bốn phương có công, phong họ ở đất Lữ [1], con cháu dựa theo đất phong mà đặt tính, Thượng là dòng dõi của họ vậy". Xét: Vũ Vương gặp được Thượng ở bến sông Vị, nói: "Vua cha ta là Thái Công mong gặp ngài lâu rồi" cho nên gọi là Thái Công Vọng. Có lẽ Nha là tự, Thượng là tên, sau Vũ Vương gọi là Sư Thượng Phủ vậy.]


[1] Tập giải: Từ Quảng nói: "Đất Lữ tại phía tây huyện Uyển thộc quận Nam Dương". (集解徐广曰吕在南阳宛县西。”) Tức thuộc huyện Nam Dương tỉnh Hà Nam ngày nay. (今河南南阳县)

__________


Dòng dõi của Thần Nông thời Chu được phong ở đất Lữ, Tiêu đều thuộc đất Hà Nam ngày nay, sau này phân tán ra khắp nơi như họ Lữ làm vua ở nước Tề (dòng dõi Lữ Vọng).

 

 

Trong chủ đề thuồng luồng & giao long, một chữ đáng chú ý là thận viết bằng bộ trùng hợp với chữ Thìn/Thần hài thanh 辰:

1. thận có nghĩa là loài sò hến (clams)
2. thận còn có nghĩa là con giao (thuồng luồng) và khả năng biến dạng thành ảo tượng (mirage, thận lâu): nghĩa này ít người biết hơn được Bản Thảo (Từ Trách 592-667 soạn) cũng như đại thi hào đời Đường Dương Cự Nguyên nhắc đến:

本草 蛟之屬 [bản Thảo] thận, giao chi thuộc

Một tương quan đặc biệt là chính âm thận-thần-thìn (chi thứ 5 trong 12 con giáp) lại liên hệ đến thuồng luồng (hay rồng huyền thoại) - vết tích của phương Nam trong tên gọi 12 con giáp (văn hoá Hán không thể giải thích như vậy được). Theo Thuyết Văn Giải Tự

(thần/thìn) Unicode 278E8 : 【 說文與觶同 dữ chí đồng

Rõ ràng âm thần/thìn có thể thay thế bởi âm *dran/tlan - một lần nữa cho thấy liên hệ giữa Thần/Thìn (chi thứ 5 trong 12 con giáp) với âm *dran/tlan hay thuồng luồng thằn lằn ... trăn rắn rồng/long chình ...

Tóm lại chủ đề thuồng luồng & giao long không chỉ đơn giản chỉ một loài vật huyền thoại, nhưng đã để lại nhiều vết tích trong văn hoá ngôn ngữ Việt cổ cũng như vết tích trong tiếng Hán cổ (dầu rằng bị đào thải hay 'chìm sâu' trong thư tịch cổ cần phải được gạn lọc ra!)

 

 

'... Tra các chữ hiếm trong vốn từ Hán như chữ Hợi (Unicode 8C65) viết bằng bộ thỉ hợp với chữ Hợi hài thanh mà ta có thể phục nguyên một dạng âm cổ là *kui - đây cũng chính là dạng củi (cúi, lợn/heo) của tiếng Mường (Bi) - như các cách dùng củi cải (cúi cái, heo nái), củi tậc (heo đực), củi té (heo đẻ) ...

(b) Một chữ hiếm nữa là hôi/khôi viết bằng bộ thỉ hợp với chữ thổ (Unicode 4745) nghĩa là con heo; Một dạng âm cổ phục nguyên của hôi/khôi là *kui hỗ trợ cho dạng Hợi ở trên

Tóm lại các âm cổ phục nguyên của Hợi có dạng *kui chỉ con heo: người Hán hoàn toàn không hiểu nghĩa nhưng người Việt và Mường đều có thể hiểu là loài heo cúi (khi đọc lên) chứng tỏ nguồn gốc Việt (Mường Cổ) của tên gọi 12 con giáp. Ngay cả khi truy tìm các vết khắc/viết cổ (giáp văn, kim văn, triện văn) trong thư tịch Hán cổ ta cũng không thấy liên hệ trực tiếp nào giữa Hợi và con heo ... '
...v.v...

 

 

Về tên gọi con cúi (heo) chỉ là vô tình đọc giống hoặc là người Mường ảnh hưởng của văn hóa Kinh (mà văn hóa Kinh lại chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán) thôi.


hợi
[www.zdic.net]

爾雅·釋獸豕四蹢皆白

"Nhĩ nhã - Thích thú" viết: Lợn có bốn móng đều màu trắng, gọi là hợi.

Con lợn (heo) nói chung người Hán thường dùng từ thỉ 豕, trư 猪, trệ 彘.


_______________


Còn nữa liên hệ giữa hợi thỉ:


(象形甲骨文字形,与的写法相似,象猪形古代很容易写混,成语:鲁鱼亥豕讲的就是这种误写现象本义:猪)
(Tượng hình. Hình chữ văn giáp cốt, hình vẽ giống chữ "thỉ", vẽ theo hình con lợn. Chữ "hợi" và chữ "thỉ" ngày xưa rất dễ viết lẫn lộn, cho nên câu thành ngữ "Lỗ ngưa hợi thỉ" nói về hiện tượng viết nhầm. Nghĩa gốc: con lợn)

豕与亥相似。——《吕氏春秋·慎行论
Chữ thỉ giống với chữ hợi. - "Lữ thị Xuân thu - Thận hành luận"

亥,豕也。——《论衡·物势
Hợi là lợn vậy - "Luận hành - Vật thế"

亥即豕,故曰首曰身也。——《左传·襄公三十年
Hợi là lợn, cho nên gọi là đâu, gọi là thân - "Tả truyện - Tương Công tam thập niên".

 

 

Chữ thần có nhiều nghĩa, một trong những nghĩa gốc được dùng sớm nhất nhất là chỉ Mặt trời, Mặt trăng, sao nói chung. Sau đó là tên 1 trong 12 địa chi để ghi ngày, tháng, năm.


thần
[www.zdic.net]

(象形金文字形,是蛤蚌壳之类软体动物的形象,的本字后经假借而产生了其他用法本义;蛤蚌之类的软体动物)
(Tượng hình. Là hình chữ kim văn, là hình vẽ động vật thân mềm có vỏ thuộc loài hàu, hến, là chữ gốc của chữ "thần". Sau này vay mượn nên sinh ra cách viết khác. Nghĩa gốc: động vật thân mền thuộc loài hàu, hến)

______________


Chữ thần

(形声从虫,辰声本义:大蛤)
(Hình thanh. Theo bộ trùng, âm thần. Nghĩa gốc: con sò lớn)

蜃,雉入海化为蜃。——《说文
Thần, chim trĩ nhảy vào biển hóa thành sò. - "Thuyết văn"

蜃,大蛤也。——《周礼·掌蜃
Thần, loài sò lớn vậy. - "Chu lễ - Chưởng thần" chú

小曰蛤,大曰蜃皆介物,蚌类也。——《国语·晋语
Nhỏ thì gọi là cáp, lớn thì gọi là thần. Đều là vật có vỏ, loài sò vậy. - "Quốc ngữ - Tấn ngữ" chú

旦瓯文蜃。——《周书·王会
Người Đán (Thả) Âu khắc hình con sò. - "Chu thư - Vương hội"

激女之山多蜃珧。——《东山经
Núi vùng Kích Nữ có nhiều vỏ hàu hến. - "Đông sơn kinh"


春献鳖蜃。——《周礼·天官·鳖人
Mùa xuân thì dâng ba ba, sò. - "Chu lễ - Thiên quan - Miết nhân"


_______________


Liên hệ với từ thằn lằn. Nghĩa này xuất hiện muộn hơn, là chữ hình thanh, mượn âm đọc là thần, không liên quan đến con giáp là con rồng.

本草蛟之屬其狀亦似蛇而大有角如龍狀紅鬣腰以下鱗盡逆食燕子能吁氣成樓臺城郭之狀將雨卽見名蜃樓亦曰海市其脂和蠟作燭香凡百步烟中亦有樓臺之形
"Bản thảo": Thần, thuộc loài giao long, hình dạng cũng giống con rắn nhưng lớn, có sừng như hình con rồng, bờm đỏ, từ eo trở xuống đều là vảy, ăn chim én. Có thể thổi hơi tạo thành hình lầu đài thành quách, sắp mưa thì xuất hiện, tên là thần lâu, cũng gọi là hải thị. Mỡ và sáp của nó dùng làm nến, mùi thơm tỏa khắp trăm bước, trong khói cũng có hình dạng lầu đài.

 

 

Tư duy 'ô vuông' (A) làm cho tôi liên tưởng đến loài vẹt với vốn từ giới hạn và chỉ lặp đi lặp lại cái gì đã được dạy cho (không biết cái mình học đúng hay sai). Cần phải nhìn vấn đề thuồng luồng và giao long từ các góc cạnh khác nhau mới thấy rõ vấn đề hơn cũng như tăng mức độ khác quan hơn. Trở lại với chữ thận 蜃, người Hán không thể nào hiểu được tương quan sâu xa đến loài rồng huyền thoại (tôi đã dẫn Bản Thảo: thận 蜃, giao thuộc) của phương Nam nên tư duy 'ô vuông' bắt đầu sơn son trét phấn vào loài giao (khũ, cù là các dạng biến âm cổ hơn - là thuồng luồng, thằn lằn song tiết hay trăn, rắn, rồng đơn tiết: chúng đều có liên hệ ít nhất từ góc độ ngữ âm)


..."Bản thảo": Thần 蜃, thuộc loài giao 蛟, hình dạng cũng giống con rắn nhưng lớn, có sừng như hình con rồng, bờm đỏ, từ eo trở xuống đều là vảy, ăn chim én. Có thể thổi hơi tạo thành hình lầu đài thành quách, sắp mưa thì xuất hiện, tên là thần lâu, cũng gọi là hải thị. Mỡ và sáp của nó dùng làm nến, mùi thơm tỏa khắp trăm bước, trong khói cũng có hình dạng lầu đài.... Đọc cách giải thích này tôi trở nên nửa tỉnh nửa mê - lại càng không hiểu loài sò hến gì mà kỳ lạ như thế?


Tôi để ý bác LNC cũng đã hơi tiến bộ từ lúc lên diễn đàn đến nay (như bắt đầu trích các giọng địa phuơng TQ, dùng các từ như 'xát hoá' ...) nhưng vẫn chưa thoát ra khỏi cái tư duy ô vuông: phải thêm chữ long khi dịch giao 蛟. Giao là thuồng luồng đấy (chủ đề phần này), xem các lời bàn chi tiết hơn về phạm trù nghĩa của chữ này trang [www.viethoc.org] . Thật ra, cách dịch giao long cũng không nằm ngoài phạm trù nghĩa của loài rồng (có vẩy, Quảng Nhã: hữu lân viết giao long). Chữ Giao cũng liên hệ đến Giao Chỉ đấy: như tôi đã viết nhiều lần trên diễn đàn. Tư duy ô vuông lại hiển thị rất rõ khi thấy các tương quan ngữ âm và cho đó chỉ là sự trùng hợp (và tư duy ô vuông đóng lại, vấn đề đã được giải quyết). Hãy nghe tư duy ô vuông trăn trở (cũng chỉ trong giới hạn ô vuông)



'...Nhiều từ giống nhau, liên hệ về ngữ âm, có thể là vay mượn hoặc vô tình đọc giống nhau. Tựa như đặt tên cùng một sự vật nhưng mỗi người, mỗi nhóm dân lại đặt tên khác nhau vậy. Như người miền nam gọi sông là giang, người miền bắc gọi là hà. Vè xét về tên gọi từ giang giống tiếng Đông Nam Á, nhưng không có nghĩa là vay mượn của Đông Nam Á. Có lẽ chỉ là tiếp nối từ xa xưa mà thôi, con người gắn bó với sông nước, do đó nhiều nhóm dân gọi sông là giang, sông/krung... Tương tự nhiều từ khác, giống nhau cũng có lịch sử như thế. Nếu không chỉ là vay mượn của nhau...' - bác LNC kính, các học giả 'ngoài ô vuông' như Jerry Norman, Mei Tsu-Lin, E G Pulleyblank, P Benedict ... Hoàng Thị Châu, Trần Ngọc Vượng ...v.v... đều kết luận là giang (sông) có nguồn gốc phương Nam (Austroasiatic chẳng hạn, không phải gốc Hán) - có lẽ tốt nhất cho tư duy ô vuông là tham dự các hoạt động như dịch tiểu thuyết TQ như Hồng Lâu Mộng, Tây Du Ký ... chứ không nên trăn trở về ngôn ngữ và mạch nguồn văn hoá một cách sai lạc như vậy! Chính các học giả TQ, chỉ những năm gần đây mà thôi, mới bắt đầu so sánh các ngôn ngữ khác nhau và dẫn đến nhận xét


南方的河流多称”,如:珠江”、“沅江”;北方的河流多称”,如:洛河”、“渭河”、“漳河
Nam phương đích hà lưu đa xưng“ giang”, như:“ Châu giang” 、“ Nguyên giang”; Bắc phương đích hà lưu đa xưng“ hà”, như:“ Lạc hà” 、“ Vị hà” 、“ Chương hà”

xem thêm chi tiết trang [www.zdic.net]


Viết đến đây thì đhơi mỏi tay, xin tạm ngưng để khi khác viết tiếp - vài hàng tâm tình và cùng đóng góp



(A) tư duy 'ô vuông' : như học chữ Hán cả đời (kể cả các chữ hiếm) và không thoát ra khỏi các giới hạn của thư tịch cổ ... Dẫn đến phương pháp từ chương thiếu sáng tạo và bảo thủ (không chấp nhận các dữ kiện trái với những gì mình bị nhồi sọ qua bao ngàn năm).

 

 

Các hệ luận từ tư duy ô vuông

1. Đổi âm thanh để phù hợp với hệ thống âm thanh hay ngôn ngữ của tộc thống trị

Đà rất khác biệt (Hán hoá cao độ) với âm cổ *dran/tlan (gốc phương Nam) - hay thiện, đàn, điền - đây là hiện tượng dấu đầu lòi đuôi
...v.v...

2. Đổi hay nâng cấp (phạm trù nghĩa) từ cụ thể lên trừu tượng (hệ thống ghi thời gian, lý luận, bói toán ...)

Định - âm và nghĩa cổ TRÁN (cụ thể) thành ra làm cho yên, quyết định ... xem chi tiết trang này [www.viethoc.org]

Tên gọi 12 con giáp:

Mão Mẹo (mèo) thành thỏ
Ngọ (ngựa)
Sửu - âm cổ là *dru/tlu hay trâu
Tý (*chút - chuột)
Thần/Thìn - một dạng âm cổ phục nguyên là *klian/tlan - thuồng luồng ... rồng (Hán hoá cao độ)
Hợi - âm cổ là *kui (cúi là heo/lợn), các dạng 'thuần Hán' như thỉ 豕, trư 猪, trệ 彘 ... đã thay thế tên cổ (trở thành huyền thoại) hợi (loài heo)...
...v.v...


3. Hoàn toàn đào thải trong vốn từ tiếng Hán hiện đại


Hàm hồm, hờm, hùm (TVGT - loài hổ) - xem chi tiết trang này [www.viethoc.org]
...v.v...


Kết quả của các khuynh hướng trên là duy trì quân bình cho tư duy 'ô vuông', để tương thích với các thư tịch cổ (gốc Hán); Ngay cả chữ Phật cũng có cách giải thích hoàn toàn theo hệ thống Hán (<bất - là không -
tính không ...v.v...) chứ chẳng phải là ký âm (mượn) từ tiếng nước ngoài!

 

Không phủ nhận có nhiều phương ngữ ở Trung Quốc. Thời trước tiếng phổ thông của kẻ thống trị được dùng chuẩn cho cả nước. Mà tiếng phổ thông người Hán vốn là đơn âm, theo lối Xuân thu trọng ở lời văn ngắn gọn. Do đó các tiếng song âm của một số phương ngữ được nói gọn (điều này được Nhan Sư Cổ thời Đường ghi lại, người Ngô Việt nói thành hai âm, người Trung Nguyên chỉ nói 1 âm thôi). Đấy là điều dễ hiểu, vẫn lặp lại cách phiên âm tiếng Anh, tiếng Âu Mĩ, nước ngoài của người Trung Quốc ngày nay. Đấy không phải là cố tình dấu diếm làm gì? Ghi âm lại đầy đủ âm tiết cho tốn giấy mực, đọc mỏi mắt! Cái hay của chữ Hán có thể trong một chữ có thể thêm các bộ thủ chỉ ý là đủ rồi, ví dụ như chữ Đà/Điền chỉ cần thêm chữ chỉ âm là đan, thêm bộ trùng nữa là đủ rồi, cần gì phải kí âm đầy đủ là dran/tlan (đờ ran). Chữ hình thanh là biết là chữ kí âm rồi, dấu làm sao được.

Nếu tiên sinh đi sâu nghiên cứu nên tìm hiểu lịch sử của từng chữ, nghĩa nào là phổ biến và dùng sớm nhất, từ thời nào, sách nào dùng chữ ấy, từ thời nào, do ai viết, người ở đâu. Như chữ định 定, nghĩa gốc là yên định là đúng rồi, nghĩa là trán chỉ là mượn âm âm, hình chữ để ghi âm tiếng địa phương nào đó mà thôi. Nếu xét hình chữ là chữ hội ý, trên có bộ miên ở trên, dưới có bộ chính chỉ âm (chính/định). Được ở dưới mái nhà (bộ miên) sao chẳng yên định chứ!

Tiên sinh đọc giải chữ định ở đây
[www.zdic.net]

Còn 12 con giáp tôi đã nói rồi. Tiên sinh cũng nên tìm hiểu lịch sử của từng chữ. Ví dụ chữ mão - 1 trong 12 địa chi, cũng là 1 trong 12 con giáp. Nghĩa gốc là chữ tượng hình, vẽ hai cánh cửa mở ra.
Xem giải chữ:
[www.zdic.net]

Chứ không phải là ghi âm mèo, mão chỉ con mèo. Người Hán dùng chữ miêu (chữ hình thanh) chỉ con mèo.

Các chữ khác cũng nên tìm hiểu như thế.

Nói thêm tôi cho rằng, người Việt Nam thời xưa vốn ít tiếp xúc với ngựa. Khi 12 con giáp truyền vào chữ ngọ ứng với ngựa/mã馬, do đó mượn âm ngọ/ngựa luôn chứ không phải ngược lại.

Nhiều chữ đào thải, không dùng nữa là chuyện thường. Ngày nay tiếng Bắc Kinh làm tiếng phổ thông thì các phương ngữ khác cũng bị lép vế. Tùy vào chính trị từng thời. Như chữ hàm là chữ hình thanh, chỉ có chữ hổ là còn dùng rộng rãi, gọn nhẹ vẫn hơn.

 

 

Đồng ý với bác về '...Nếu tiên sinh đi sâu nghiên cứu nên tìm hiểu lịch sử của từng chữ, nghĩa nào là phổ biến và dùng sớm nhất, từ thời nào, sách nào dùng chữ ấy, từ thời nào, do ai viết, người ở đâu ...' - bác có rảnh thì mời xem khoảng 16 bài viết (A) về từng chữ một (Tý Sửu Dần ... Tuất Hợi) trang này [www.chineseetymology.org] Điều này lại càng chứng tỏ âm TRÁN nguyên thuỷ (định ) đã có từ trước - xem trang này về các cách khắc/vẽ cổ [www.chineseetymology.org] và sau đó bộ hiệt được thêm vào chữ định để cho người Hán hiểu rõ hơn!

Tóm lại, định có âm cổ hơn là TRÁN (gốc phương Nam) đã bị đào thải vì không phù hợp với âm vận của người Hán (cool.gif. Hiện tượng này cũng tương thích với cách gọi tên 12 con giáp (gốc phương Nam) bị đào thải (không còn liên hệ rõ ràng với tên gọi 12 con vật nữa).

Vài hàng cùng đóng góp


(A) có lẽ nên thêm một nhận xét là chữ định (Unicode 815A) còn có nghĩa là mông đít, hay cái TRÔN

(cool.gif đề có phạm trù nghĩa rộng hơn với tần số dùng là 321289 trên 369369126 so với ngạch 13329 trên 369369126 và tảng 17 trên 237243358 - các dạng định đỉnh là có tần số dùng thấp nhất

 

 

Đọc lại cả bài "Thi- Chu nam" ta sẽ rõ hơn:

麟之趾振振公子於嗟麟兮
麟之定振振公姓於嗟麟兮
麟之角振振公族於嗟麟兮

Lân chi chỉ, chân chân Công tử, ư ta lân hề.
Lân chi định, chân chân Công tính, ư ta lân hề.
Lân chi giác, chân chân Công tộc, ư ta lân hề.

Chân của lân, con cái của vua đông đúc, ô kìa lân kìa!
Trán cua lân, trăm họ của vua đông đúc, ô kìa lân kìa!
Sừng của lân, họ hàng của vua đông đúc, ô kìa lân kìa!


[zh.wikisource.org]

_______________


Rõ ràng chữ định được viết gọn (dùng qua lại) của chữ định mà không sợ bị hiểu sai, chữ định trên phải hiểu là định, cái trán chứ không hiểu theo nghĩa chữ định nghĩa gốc là yên định được. Tựa như chữ giao trong 交龍 giao long vậy.

Chữ định được ít dùng, chữ này là chữ hình thanh gồm chữ định biểu âm, chữ hiệt biểu nghĩa. Mà hai chữ chữ định và hiệt đều được giải chữ trong Thuyết văn rồi, cho nên không giải nữa cũng dễ hiểu thôi. Có lẽ "Thi - Chu nam" là một trong những bài hiếm hoi dùng chữ định (thông định) để chỉ cái trán. Kim văn, giáp cốt văn không có cũng vì nó hiếm dùng, mà giáp cốt, kim văn từ thời rất xưa, không phải chữ nào cũng được ghi lại.

Share this post


Link to post
Share on other sites