hoangnt

Sử Sách Và Các Bài Liên Liên Quan Đế Nước Văn Lang Cổ

31 bài viết trong chủ đề này

Phù Nam nhìn lại: Giải cổ tác gia (I)

 

Michael Vickery

Người dịch: Hà Hữu Nga

 

Trong một bài giảng đầu tiên của tôi cho một lớp sinh viên nghiên cứu khảo cổ học năm thứ tư tại Đại học Nghệ thuật Hoàng gia ở Phnom Penh, tôi đề xuất thảo luận về Phù Nam, mà hầu hết đều tin là đã tồn tại ở Nam Cambodia và Việt Nam, phát triển dọc theo Vịnh Thái Lan đến bán đảo Mã Lai và có niên đại từ thế kỷ 1-7, bằng cách hỏi sinh viên xem họ biết gì về những khởi đầu của chính thể đó. Một sinh viên nhanh nhẩu trả lời: “Preah Thong và Neang Neak”1. Câu trả lời đó tất nhiên thuộc địa hạt dã sử, và hai cái tên đó không hề thấy trong bất cứ văn liệu nào liên quan đến Phù Nam, còn thong, một từ tiếng Thái có nghĩa là “vàng”, cho đến thế kỷ 14 vẫn chưa hề xuất hiện trong vốn từ vựng Khmer. Không còn nghi ngờ gì rằng đó là việc người Cambodia đã cải biên huyền thoại lập nước Ayutthaya [Hà Hữu Nga: từ nguyên अयोध्य* Ayodhya, không thể cưỡng chống nổi*; riêng tôi, còn suy nghĩ và liên hệ đến hai từ nguyên khác là आयुधीय Ayudhiya, chiến sỹ, người chiến binh; và अयुध्य Ayudhya, bất khả chinh phục*?] gắn liền với hoàng tử U Thong, “chiếc nôi vàng”; về nhân vật này, ít nhất cũng có tới 6 phiên bản lý giải các nguồn gốc khác nhau, trong đó có một phiên bản nói về cội rễ Cambodia của ông 2.   

 

Có lẽ những người thực sự tin vào dã sử sẽ trả lời rằng việc quay trở lại vấn đề Phù Nam chỉ là cái tên mới của một tích truyện cũ mà thôi. Đó có lẽ là một ý tưởng ẩn sau một tiết mục múa tại buổi lễ Hành trình Văn hóa Dân tộc ngày 3 tháng Tư năm 1999 tại Phnom Penh, được giới thiệu là “Hôn lễ Khmer truyền thống ...biểu tượng và phản ánh sự thống hợp của Preah Thong và Neang Neak, hoặc Preah Bat Kaundyn và Neang Soma [sic Somâ] [सोम* soma, mặt trăng, nước, không khí, chân không, trời, bầu trời, gió, rượu tiên, rặng núi*], hoặc Preah Bat Hun Tien và Neang Liv Yi". Mớ bòng bong dã sử này đã biến cải trật tự niên đại khởi nguồn các tích truyện. Tên nhân vật của cặp thứ ba thực sự được tìm thấy trong một số văn liệu Trung Quốc viết về Phù Nam; cặp thứ hai được đề cập sớm nhất trong bi ký Champa về Bhavapura [भावपुर* Đô thành Vũ trụ*] tại Cambodia vào thế kỷ thứ 7, và một vài thế kỷ sau đó trong các bi ký giai đoạn Angkor, còn cặp đầu tiên có thể chỉ bắt nguồn từ giai đoạn hậu Angkor. Tất nhiên các tước vị hoàng gia thì hoàn toàn sai niên đại. Các tước vị Preah Bat/brah [ब्र* brah bản thể, thần thánh, linh thiêng, mênh mông, bao la, rộng lớn*] pada [पद* pada, bảo hộ, che chở*] không được biết đến ở Phù Nam. Trong thực tế thì thậm chí nó còn không được sử dụng trong văn khắc giai đoạn Chân Lạp thế kỷ 7-8, và mặc dù thông thường tại Angkor không hề thấy cái tên Kaundinya [Hà Hữu Nga: trong văn liệu Ấn Độ, có một người nổi tiếng, mang tên अज्ञात कौण्डिन्य* Ajnata Kaundinya, đó là một trong 24 vị La Hán đầu tiên trong tăng đoàn của Đức Phật thế kỷ 6 TCN] “từ Ấn Độ hoặc từ bán đảo Mã Lai, hoặc các đảo phương nam [nhấn mạnh thêm]” trong bất kỳ bi ký nào 3.

 

Hơn nữa, các tích truyện lại đều khác nhau. Neang Neak, nửa người, nửa rắn naga, là một nhân vật siêu nhiên, Soma là một nữ thần, nhưng Liv Yi, Liu-ye, Liễu Diệp thì hoàn toàn là một nữ thủ lĩnh cộng đồng người của mình. 4 Dã sử có thể vô hại, gây cười, và thậm chí mang tính khai trí, nếu có phương pháp nhiên cứu đúng, nhưng nếu áp đặt nghiên cứu lịch sử một cách khoa học vào các tư liệu gốc thì chí ít cũng là mất thời gian, và sẽ thật tồi tệ nếu áp đặt nghiên cứu khoa học với mục đích làm tăng thêm các định kiến dân tộc, sắc tộc thì thật là nguy hiểm.5

 

Phù Nam: Một tổng hợp chuẩn mực

 

Bộ Les États Hindouisés, Các quốc gia Ấn Độ hóa, trong đó có lịch sử đại cương Phù Nam thuộc loại thông sử Đông Nam Á, của George Coedès được người đọc biết đến rộng rãi, là một bộ sách mang tính lý tưởng và chuẩn mực để những công trình đi sau học hỏi 6. Nó không bỏ qua các yếu tố dã sử, ngay cho dù là một bộ sách đậm chất dã sử, như chúng ta sẽ thấy, nhưng loại dã sử đó chắc chắn trở thành một bộ phận trong hành trang tri thức của nhiều nhà Đông phương học cổ điển 7.    

 

Trong bộ sách này chúng ta biết được rằng Funan/Fou-nan/b’iu nậm, một cái tên có thể có nghĩa là “núi” trong tiếng Khmer (hiện đại là phnom, cổ đại là vnam) được thành lập khi một người Bà La Môn ब्रह्मन्* braman tên là कौण्डिन्य* Kaundinya “từ Ấn Độ hoặc từ bán đảo Mã Lai, hoặc các đảo phương nam [nhấn mạnh thêm]”, căn cứ vào một giấc mơ, đã được trao một cây cung thần thông và dong buồm ra đi, cuối cùng cập bến ở Cambodia, tại đây ông gặp một nữ thủ lĩnh có tên là Liu-ye/Lieou-ye/Ljêu Iap. Đầu tiên bà ta tìm cách kháng cự, nhưng không thể đối địch được với chiếc cung thiêng của người Bà La Môn, nữ thủ lĩnh đã phải quy phục, rồi họ cưới nhau, và thành lập triều đại đầu tiên của các thủ lĩnh Phù Nam 8.   

 

Tích truyện này thể hiện cái mà Coedès gọi là cuộc “Ấn Độ hóa Đầu tiên” 9. Sau đó Phù Nam của Coedès tiếp tục phát triển như một chính thể ven biển quan trọng, mà các chi tiết về chính thể này được biết tới nhờ các văn liệu Trung Quốc, thông qua một số thủ lĩnh địa phương mà một kẻ tiếm quyền Ấn Độ, một Kaundinya thứ hai, cũng từ Ấn Độ và theo Coedès thì là người đem lại một cuộc “Ấn Độ hóa lần hai”, cho đến cuối thế kỷ thứ 6 hoặc đầu thế kỷ thứ 7 thì Phù Nam đã bị nước chư hầu của mình là Chân Lạp ở phía bắc đánh bại, và theo một số giải thích, mặc dù không rõ ràng theo cách của Coedès thì cỗ chiến xa của người Khmer đã bắt đầu chống lại nước Phù Nam phi-Khmer 10. 

 

Tiếp tục với Coedès, thủ đô của Phù Nam mang tên tiếp Phạn là व्याधपुर* Vyâdhapura 獵人城* Liệp nhân thành, Đô thành thợ săn, và một tên gọi khác theo tiếng địa phương mà người Trung Quốc gọi là 特牧城* T’e-mu Đặc Mục thành ở gần Ba Phnom. Khi nước chư hầu Chân Lạp ở phía bắc tấn công, các thủ lĩnh Phù Nam đã bỏ chạy đến một nơi mới mà tiếng Trung Quốc gọi là na-fu-na, được Coedès dịch là नरवरनगर* naravaranagara, 優秀人城 [Ưu tú nhân thành*] thành xa hơn về phía nam, và Coedès cho là ở Angkor Borei.

 

Các sử liệu Trung Quốc rất mơ hồ trong việc giải thích về tổ chức nội tại Phù Nam, và ngày nay chúng ta không còn bất cử nguồn sử liệu nào khác, vì vậy chắc chắn là nhiều kết quả lịch sử chuẩn mực từ các giả thuyết đều ít nhiều dựa trên chút bằng chứng nhỏ nhoi còn lại. Các thủ lĩnh đầu tiên có các tước vị bắt đầu bằng các từ hun/houen/ yuơn. Vào thế kỷ thứ ba, đã có các thủ lĩnh mang tước vị fan/b’jơm đứng trước những cái tên có một hoặc hai âm tiết bằng ngôn ngữ địa phương. Vào các thế kỷ 5-6 người Trung Quốc ghi được hai cái tên वर्मन्* varman người bảo vệ*, phù hợp với bi ký bằng tiếng Phạn được định niên đại cùng thời. Ở đây, chí ít chúng ta cũng có đôi chút cơ sở, nên dù sao thì chúng cũng rất đáng giá.

 

Trong một số sử liệu cuối cùng của Trung Quốc đề cập đến Phù Nam vào thời nhà Đường, có nói rằng vào thời Tùy (581-618) các thủ lĩnh Phù Nam được gọi là Koulong, dễ dàng liên hệ với tước vị cao của người Khmer là kuruň, một loại thủ lĩnh địa phương, mặc dù tước vị này không thấy trong bất kỳ bi ký nào cùng thời. Nếu trong trường hợp đó sử liệu Trung Hoa chính xác thì có thể thấy rằng kuruň  có một vị thế cao hơn vào thế kỷ 7, khi các tên vua và các tước vị đã được ghi trong các bi ký. Louis Finot biện luận rằng các vua Phù Nam có tước vị kuruň bnam, vua núi, nhưng như Claude Jacques đã chỉ rõ điều đó là không có cơ sở. Trong thực tế, chúng ta không hề biết gì về các tước vị của các thủ lĩnh Phù Nam ngoài Hun, Fan và वर्मन्* varman12.  Sử liệu đời Đường cũng chỉ cho ta biết một cái tên thủ đô Phù Nam 特牧* T’e-mu mà các thủ lĩnh Phù Nam đã rời bỏ khi bị quân của vua Chân Lạp चित्रसेन* Citrasena13 [Người có ngọn lao sáng*] tấn công. Một điều rất quan trọng cần phải ghi nhận là các diễn giải của các sử liệu Trung Quốc sớm về Phù Nam không hề nhắc đến tên kinh đô, mà chỉ nói nó cách biển 500 hải lý (200km) mà thôi 14.

 

Coedès là một nhà tổng hợp vĩ đại – ông thực sự là một tài năng lớn nhất với tư cách là một tác gia diễn giải lịch sử; và ông phải tìm ra hoặc tưởng tượng, một mối nối giữa mỗi chi tiết với một chi tiết nào đó khác ở mọi lúc mọi nơi 15. Pelliot, chịu trách nhiệm về những nghiên cứu chủ yếu về Phù Nam, cũng là một nhà tổng hợp đầy nghị lực, dù còn thua Coedès nhiều, nhưng ông lại không sợ giật lùi mà tuyên bố rằng một số chi tiết lại không ăn nhập với nhau 16. Trong bài viết kinh điển Le Fou-nan,  mà toàn bộ các công trình khác đều dựa vào đó, thì rõ ràng là người Trung Quốc, hết thế hệ này đến thế hệ khác và từ lịch sử triều đại này đến triều đại khác đều lặp lại cũng vẫn những tích truyện đó, không hề có cách nào để tiếp cận với các nguồn sử liệu mới, và thêm vào hoặc bớt đi các chi tiết theo những ý thích bất chợt của người biên soạn 17. Ông cũng cho thấy rằng các đoạn cóp đi cóp lại này đôi khi dẫn đến sự lẫn lộn cách kết ghép các chữ Hán với nhau theo những nghĩa, những âm hoàn toàn khác, dẫn đến các thông tin sai lạc, vô nghĩa trong các văn bản cuối cùng 18.  

 

Trong tổng hợp của mình khoảng 40 năm trước công trình đầu tiên của Coedès, Pelliot nhấn mạnh tính chất đáng tin cậy của một số công trình nghiên cứu có quy mô rộng lớn hơn về ảnh hưởng của Ấn Độ, nhưng ngược lại với quan điểm sau này của Coedès, ông cho rằng kinh đô 特牧* Đặc Mục của Phù Nam có lẽ ở Angkor Borei, đối với ông, hàm ý là na-fu-na नरवरनगर* naravaranagara, 優秀人城 * [Ưu tú nhân thành*] phải nằm trong vùng Kampot 19. Cho dù Pelliot là một nhà khoa học giỏi hơn nhà khoa học Coedès, nhưng cả hai đều nhìn Phù Nam và Đông Nam Á thông qua lăng kính Ấn Độ học; và các giả thuyết dựa vào những gì mà những người Ấn Độ đã phải thực hiện, hoặc những gì mà văn hóa Ấn Độ đã làm ở Đông Nam Á, đã đến với họ một cách tự nhiên bất cứ khi nào có một chi tiết lạ cần phải diễn giải 20.     

 

Những điều mà tôi muốn giải gỡ lại không phải chỉ là Coedès và Pelliot, mà còn là các sử liệu Trung Hoa về Phù Nam, như đã được Pelliot dịch và thảo luận, để tìm kiếm những giải pháp khác cho một số vấn đề có liên quan. Một nhiệm vụ tương tự như vậy đã được Eveline Porée-Maspero thực hiện, nhưng công trình của bà đã bị bỏ qua, rõ ràng là vì các kết luận của bà đôi khi khác với các kết luận của tôi, là một phần của sự ủng hộ cho lý thuyết về xã hội Khmer được chia thành hai nhóm hôn nhân 21.
______________________________

Còn nữa...

 

Nguồn: Funan Reviewed : Deconstructing the Ancients. In: Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient. Tome 90-91, 2003. pp. 101-143.

* Ghi chú của người dịch: Các từ có đánh dấu sao [*] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn, tiếng Hán, và tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định nghĩa của từ mà thôi.

Chú thích

1. Câu truyện này diễn ra trong thời gian 1999- 2002 khi tôi đang giảng dạy môn Lịch sử Cambodia tại Khoa Khảo cổ của Đại học Hoàng gia Nghệ thuật, Phnom Penh, Cambodia.

2. Xem Charnvit 1976, chapter 4; Vickery 1979, pp. 145-151. Bản tiếng Thái tôi nghiên cứu viết “kamphut”, Charnvit và những người khác hầu hết đều đồng nhất với cái tên “Kamboja”, xuất hiện trong các truyện huyền thoại khác bằng tiếng Thái, và được coi là thuộc miền trung Thái Lan. Tuy nhiên, như tôi đã diễn giải trong Vickery 1977, pp. 369-377, hai cái tên kambujd, 'kamphuť, đều có nghĩa là “bắt nguồn từ kambu/và kamboja”, tên của một quốc gia trong địa lý học huyền thoại thời cổ đại Ấn Độ, sau đó được thay bằng các bộ phận thuộc Mianma và Thái Lan, là hoàn toàn khác nhau, kể cả về nguồn gốc lẫn từ nguyên. Về nghĩa của từ Thong và ảnh hưởng của tiếng Thái trong huyền thoại Cambodia, xem Coedes 1951b, p. 118. 

3. Các bi ký đề cập đến Kaundinya gồm có K. 263, K. 268, K. 483, K. 528, K. 669, K. 806. Kaundinya chỉ xuất hiện trong một bi ký thuộc giai đoạn Phù Nam, K.5 Gunavarman [गुण वर्मन्*người bảo vệ có công lao, tài năng, đức hạnh*]. Bi ký Champa trong công trình của Finot 1904, tr.923. Các tài liệu tham khảo bi ký Cambodia có thể tìm trong mục K công trình Coedès 1966.

4. Sự khác nhau giữa Liv Yi và Somâ đã được Porée-Maspero 1950, p. 247 chú thích rõ ràng, tuy nhiên bà vẫn cảm thấy rằng mối liên hệ quan trọng giữa toàn bộ các tích truyện là “tầm quan trọng của người phụ nữ” với tư cách là thủ lĩnh, hoặc người sáng lập một triều đại. Bà cũng không nhận ra được nguồn gốc rất muộn của các tích truyện về Preah Thong, mặc dù vẫn ghi chú ở trang 252 rằng cái tên Thoň rất gần gũi với tên Toň trong một huyền thoại tương tự của người Lào, có nghĩa là vàng. Tất nhiên trong thời gian Porée-Maspero viết công trình trên, việc những người nói tiếng Thái xuất hiện muộn tại vùng bây giờ gọi là trung Thái Lan, nơi có thể tác động ảnh hưởng đến Khmer, vẫn chưa được thừa nhận. Porée-Maspero đã có những nhận xét rất hữu ích về thông sử Phù Nam, vốn chưa được chú ý đầy đủ, và còn thiếu độ tin cậy, không nghi ngờ gì nữa, rõ ràng là các nhận xét đó không lẫn với lý thuyết không thể chấp nhận được của bà về hôn nhân hoàng gia liên tộc giữa hai thị tộc với hơi hướng hoàng gia được truyền qua người phụ nữ, cho dù đó là mẹ, vợ hay chị em gái. Coedès 1951b đã phê phán rất hay về vấn đề này.

5. Nhiều nỗi kinh hoàng của các cuộc chiến mới đây tại Yugoslavia cũ là kết quả của những áp đặt hệt như vậy của dã sử như là những diễn giải chính thức về quá khứ. Các hiện tượng tiêu cực như vậy không phải không được biết đến ở Đông Nam Á, kể cả Cambodia.

6. Coedès 1964a, và bản dịch tiếng Anh trong Coedès 1968; Vickery 1999b.

7. Một số học giả châu Á hiện đại, mà cách gọi “các nhà Đông phương học” không còn chính xác về phương diện chính trị vẫn còn chịu ảnh hưởng mạnh như vậy. Có thể xem một ví dụ tiêu biểu trong Reynolds 1995, p. 421.

8. Coedès 1964a, p. 76; Coedès 1968, p. 37. Những cái tên chính xác chỉ người và địa danh trong lịch sử Phù Nam sẽ được dẫn trước theo bản tiếng Anh của Coedès, tiếp theo là bản tiếng Pháp trong công trình về Phù Nam của Pelliot (xem ở dưới), và được nhắc lại trong nguyên bản tiếng Pháp của Coedès, cũng như ở những chỗ hữu dụng bằng các âm tiếng Hán cổ, có nghĩa là theo trật tự Anh/Pháp/âm cổ. Vì vậy, các âm Liu-ye/LieouFunan yd*lidu-iap được ghi cả bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và âm Hán cổ. Sau trích dẫn đầu tiên đến bản tiếng Anh. Những cố gằng liên hệ các tên cổ với các tên hiện đại phải được tiến hành thông qua ngữ âm cổ, đặc biệt liên quan đến những dấu chấm câu đã bị mất đi trong các văn bản tiếng Trung Quốc hiện đại, nhưng nó lại đặc trưng cho cả tiếng Khmer cổ và hiện đại cũng như các ngôn ngữ khác của Đông Nam Á. Ngữ âm cổ được dẫn từ công trình của Pelliot 1925 và của Wheatley 1983. Đôi khi chữ Hán cổ cũng được gọi là chữ Hán Trung đại, là âm thời đại Đường, từ các năm 618 – 906, do Karlgren 1923 [1974] khôi phục thông qua việc so sánh giữa một vài phương ngữ Trung Hoa, và cho phép khoi phục các phụ âm đầu tiên đã thay đổi và các dấu chấm câu đã biến mất trong tiếng Hán hiện đại. Toàn bộ các phần dịch từ tiếng Pháp, trừ Coedès 1968,  trong bài viết này đều là của tôi.

9. Trong bản dịch tiếng Anh từ hinduization của Coedès đã được thay đổi thành indianization, một loại hiệu chỉnh mang tính chính trị trước chữ viết hoa; nhưng chúng ta không nên quên rằng Coedès viết và suy nghĩ về Hinduization, và các quốc gia Hindu ở Đông Nam Á.

10. Để biết chi tiết về phê bình các truyện cổ Phù Nam – Chân Lạp, xem Vickery 1994, và Vickery 1998, chương 2.

11. Coedès 1964a, p. 130; Coedès 1968, p. 68; và Coedès 1943-46, pp. 3-4. Để có một cái nhìn khác nhau về việc xác định địa điểm Naravaranagara, dựa nhiều vào bi ký có cái tên này, xem Vickery 1998, tr. 352-353, và thảo luận ở đoạn dưới.

12. Pelliot 1903, pp. 274, 283. Không có bi ký tiền Angkor nói về một vị thủ lĩnh tối cao là kuruň, còn trong thời nhà Tùy thì không có bi ký Khmer nào có tên một vị vua. Các thủ lĩnh tối cao và một số thủ lĩnh cấp thấp hơn, trong thế kỷ thứ 7 mang tước vị Khmer là vrah kamratáň, chỉ thấy trong tiếng Khmer, không thấy trong chữ Phạn; và tước vị thủ lĩnh duy nhất rõ ràng được gọi là kuruň là kuruň Malen, có lẽ là một vị trí ở Battambang hoặc Pursat, trong bi ký K. 451/A.D. 680. Xem Vickery 1998, tr. 36, 44, 138, 188-189, 196-197, 249-250, 361. Về kuruň bnam, xem Finot 191 1, tr. 203 và Jacques 1979, tr. 375.

13. Pelliot 1903, tr. 274.

14. Pelliot 1903, tr. 262, 290; và xem thảo luận bên dưới.

15. Để biết được đánh giá thêm về khía cạnh này trong công trình của Coedès, xem Maurel 1998, tr. 235-238.

16. Pelliot 1903, tr. 248-303. Xem thêm Pelliot 1925.

17. Để nắm được các nhận xét rõ ràng về vấn đề này, xin xem Wheatley 1983, p. 120; "Không may là không thể hoàn toàn phân lập được một số lớp thông tin liên quan đến Phù Nam đã bị tan chảy lẫn nhau trong các văn liệu Trung Quốc"; "khó mà đảm bảo chắc chắn về nguồn gốc của bất kỳ hạng mục thông tin nào, vì các nhà phân tích Trung Quốc ... rất dễ kết hợp ... bất kỳ tư liệu nào thích hợp dễ dàng có được, tuy nhiên có thể xác định được niên đại"; và tr. 153, chú thích 12 "một ví dụ cực đoan nhất của thực tiễn thấy trong ... [một công trình] năm 1609, nhưng vẫn duy trì những tư liệu không thay đổi từ ... thế kỷ 3 SCN [trong đó] đến đoạn viết về Đốn Tốn ... [tác giả] đã bổ sung một bức tranh về một cư dân được ấn định bằng cách phù hợp với vùng Trung Quốc hơn là đối với Đông Nam Á". 

18. Các ví dụ ở đây là 4 cái tên khác nhau đã được dùng để gọi người sáng lập huyền thoại Phù Nam, và cái tên Ấn Độ Chan-t'an, được thảo luận ở dưới.

19. Pelliot 1903, p. 295.

20. Ở đoạn cuối, Coedès (1951) đã lúng túng trong việc phê phán lý thuyết của Porée-Maspero bằng cách tuyên rằng “ở Phù Nam giống như ở Cambodia chúng ta đang đề cập đến các quốc gia Ấn Độ hóa”, và “việc truyền ngôi...chỉ là một trong những khía cạnh của vấn đề thâm nhập của nền văn minh Ấn Độ và các nền văn minh bản địa trong các quốc gia Ấn Độ hóa, và sự chú ý trong nghiên cứu của bà đã vượt ra khỏi cái khung lịch sử địa phương”. Như tôi đã chỉ ra trong Vickery 1998, chương 6, chính các tước vị Hoàng gia Cambodia và các đẳng cấp cao khác đã cho thấy các địa vị của họ đã được tạo thành trước khi thấm nhập bất cứ một cái gì từ Ấn Độ. Porée-Maspero đã đúng khi nghiên cứu lý giải bằng “khuôn khổ lịch sử địa phương”, ngay cả khi diễn giải của bà bị hiểu sai.

21. Porée-Maspero 1969, pp. 791-799. Tôi không biết tiếng Trung Quốc, và vì vậy trong lĩnh vực này tôi dựa vào công trình của các học giả khác, mà hầu hết là các công trình trước đây. Đã đến lúc những người thạo tiếng Hán phải xem xét lại toàn bộ các ghi chép của người Trung Quốc về Đông Nam Á thời gian đó, nhạy bén với các vấn đề về sử ký Đông Nam Á, và quen thuộc với các công trình học thuật mới trong vòng 30 năm gần đây. Thực ra đã có người có đủ các điều kiện và đã bắt tay vào công việc này, đó là Tatsuo Hoshino, nhưng mặc dù đã đưa ra một số gợi ý hữu ích, nhưng phương pháp luận của ông làm cho các tổng hợp trở nên khó chấp nhận, thiếu các luận giải cụ thể, cách đó nhiều chuyên gia khác cũng làm được. Tuy nhiên ở một số vấn đề, ông đã chỉ ra các lỗi lầm trong việc đọc, hoặc diễn giải khiên cưỡng của các học giả đi trước. Ở những chỗ thích hợp, tôi sẽ trích dẫn những gì mà tôi cho là hữu ích; cũng xin thông báo trước rằng về tổng thể, tôi không chấp nhận các diễn giải của ông. Xem Appendix I.

Tài liệu dẫn

Anderson, John 1981, English Intercourse with Siam in the Seventeenth Century, Bangkok, Chalemmit Bookshop.

Aymonier, Etienne 1903, Le Fou-nan, Journal Asiatique 10/1 (janv.-fév. 1903), pp. 109-150.

Bellwood, Peter 1992, Southeast Asia Before History, The Cambridge History of Southeast Asia, vol. I, pp. 55-136.

Bergaigne, Abel 1882, Les inscriptions sanscrites du Cambodge, Journal Asiatique, pp. 1-56.

Blust, Robert 1992, The Austronesian Settlement of Mainland Southeast Asia, in Papers from the Second Annual Meeting of the Southeast Asian Linguistics Society, edited by Karen L. Adams and Thomas John Hudak, pp. 25-83. Arizona State University, Program for Southeast Asian Studies, Tempe, Arizona, 1994.

Brown, Robert L. 1996, The Dvaravati Wheels of the Law and the Indianization of South East Asia, Leiden, Brill.

Boisselier, Jean 1963, La statuaire du Champa, Paris, École française d'Extrême-Orient.

Boisselier, Jean  1965, Nouvelles données sur l'histoire ancienne de la Thaïlande, Conférence, Alliance française/Centre culturel [bangkok]. Seven pages, no pagination, introduction by Marie-Jean Vinciguerra, Attaché culturel.

Boisselier, Jean 1966, Le Cambodge, 1. 1, in Asie du Sud-Est, première partie, Manuel d'Archéologie d'Extrême-Orient, Paris, Éditions A. et J. Picard et Cie.

Charnvit Kasetsiri 1976, The Rise of Ayudhya, Kuala Lumpur, Oxford University Press.

Coedès, George 1928 E.C. 21, La tradition généalogique des premiers rois d'Angkor d'après les inscriptions de Yaçovarman et de Râjendravarman, BEFEO 28, pp. 124-40.

Coedès, George 1931 E.C. 25, Deux inscriptions sanskrites du Fou-Nan, BEFEO 3 1 , pp. 1 - 1 2.

Coedès, George 1938, Le fondateur de la royauté angkorienne et les récentes découvertes archéologiques au Phnom Kulên, Cahiers de l'École française d'Extrême-Orient 14, pp. 40-48; republished in George Coedès, Articles sur le pays khmer, Tome II, pp. 277-284.

Coedès, George 1942, Inscriptions du Cambodge, Vol. 2, Hanoi, EFEO.

Coedès, George 1943-46, Quelques précisions sur la fin du Fou-nan, BEFEO 43, pp. 1-8.

Coedès, George 1948, Les États hindouisés d'Indochine et d'Indonésie, Paris, Ed. de Boccard

Coedès, George 1951a, Inscriptions du Cambodge, Vol. 3, Paris, E. de Boccard.

Coedès, George 1951b, Les règles de la succession royale dans l'ancien Cambodge, Bulletin de la Société des Études Indochinoises, nouvelle série no. 26 (2), pp.l 17- 130.

Coedès, George 1952, Inscriptions du Cambodge, Vol. 4, Paris, E. de Boccard

Coedès, George 1954, Inscriptions du Cambodge, Vol. 6., Paris, École française d'Extrême-Orient.

Coedès, George 1962, Les peuples de la Péninsule indochinoise, Paris, Dunod.

Coedès, George  1964a, Les États hindouisés d'Indochine et d'Indonésie, Paris, Ed. de Boccard.

Coedès, George 1964b, Inscriptions du Cambodge, Vol. 7, Paris, École française d'Extrême-Orient.

Coedès, George 1966, Liste générale des inscriptions du Cambodge, In Inscriptions du Cambodge, Vol. 8, pp. 76-225.

Coedès, George 1968, The Indianized States of Southeast Asia, Edited by Walter F. Vella, Translated by Susan Brown Cowing, Honolulu, University of Hawaii Press.

Dowling, Nancy H. 1999, A New Date for the Phnom Da Images and Its Implications for Early Cambodia, Asian Perspectives, Volume 38, Number 1, pp. 51-61.

Dupont, Pierre 1941, Variétés archéologiques, BEFEO 41, pp. 233-254.

Dupont, Pierre 1943-46, La dislocation de Tchen-la et la formation du Cambodge angkorien, BEFEO 43, pp. 17-55.

Dupont, Pierre 1949, Tchen-La et Panduranga", Bulletin de la Société des Études Indochinoises 24/1, pp. 9-25.

Dupont, Pierre 1952-54, Les débuts de la royauté angkorienne, BEFEO 46, pp. 1 19-76

Ferlus, Michel 1977, Étude d'une strate de changements phonétiques dans l'ancien Cambodge, Mon-Khmer Studies 6, pp. 59-67.

Filliozat, Jean 1969, L'inscription dite de Võ-cạnh, BEFEO 55, pp. 107-1 16.

Finot, Louis 1904, Les inscriptions de Mi-son, BEFEO 4, pp. 897-977.

Finot, Louis 1911, Sur quelques traditions indochinoises, In Mélanges d'indianisme offerts par ses élèves à M. Sylvain Levi, Paris, Ernest Leroux, pp. 193-212.

Finot, Louis 1927, Séance du 14 janvier, Journal Asiatique 210 (janv.-mars), p. 186.

Friedman, Jonathan 1987, Review Essay on Islands of History by Marshall Sahlins, in History and Theory, Vol. 13, pp. 72-99.

Groslier, Bernard Philippe 1985-86, For a geographic history of Cambodia, Seksa Khmer 8-9, pp. 3 1 -76.

Hall, D. G. E. 1955, A History of South-East Asia, New York, St. Martin's Press, [reed. 1981].

Hall, Kenneth R. 1985, Maritime Trade and State Development in Early Southeast Asia, Honolulu, University of Hawaii Press.

Higham, Charles and Rachanie Thosarat 1998, Prehistoric Thailand: From Early Settlement to Sukhothai, Bangkok, River Books.

Hoshino, Tatsuo 1986, Pour une histoire médiévale du moyen Mékong, Bangkok, Editions Duang Kamol.

Hoshino, Tatsuo 1991, Wen Dan and its Neighbours: The Central Mekong Valley in the Seventh and Eighth Centuries, typescript, n.p.

Hoshino, Tatsuo 1993, Puram; earliest Chinese sources on Sri Thep and Lopburi, Paper presented to the Symposium sur les sources de l'histoire du pays khmer, Paris.

Hoshino, Tatsuo 1995, Reappraisal of the Chinese texts on Shi li Fo Shi: Dvaravati and Sri Buddha Sei (?), In Southeast Asian Studies, Tokyo University of Foreign Studies.

Hoshino, Tatsuo  1996a, The Kingdom of Red Earth (Chitu Guo) in Cambodia and Vietnam from the sixth to the eighth centuries, Paper presented to the 14th I.A.H.A. conference, Bangkok, May 1996.

Hoshino, Tatsuo 1996b, Chang Zhou (Elephant/Master Province) and Sakolnakhon site in Northeast Thailand, Paper presented to the 6th International conference on Thai Studies, Chiang Mai, October 1996.

Jacques, Claude 1972, La carrière de Jayavarman II, BEFEO 59, pp. 205-20.

Jacques, Claude 1979, Funan, Zhenla. The Reality Concealed by These Chinese Views of Indochina, In Early South East Asia. Essays in Archaeology, History and Historical Geography, Ed. By R. B. Smith and W. Watson, New York/Kuala Lumpur, Oxford University Press, pp. 371-389.

Jacques, Claude  1986a, Le pays khmer avant Angkor, Journal des Savants, janv.-fév., pp. 59-95.

Jacques, Claude  1986b, Cours Année 1985-1986, Paris, École pratique des hautes études, IVe section, typescript.

Jacques, Claude 1987, L'Empire angkorien: mythe ou réalité, typescript, Conférence à Tokyo, 25 June 1987.

Jacques, Claude 1995a, Funan, Zhenla, Srîvijaya, In Les apports de l'archéologie à la connaissance des anciens États en Thaïlande, 3e Symposium franco-thaï, 11-13 décembre 1995, Bangkok, Silpakon University, pp. 14-23.

Jacques, Claude, éd. 1995b, Études épigraphiques sur le pays cham, [Reprint], Paris, École française d'Extrême-Orient (Réimpressions 7).

Karlgren, Bernhard 1923, Analytical Dictionary of Chinese and Sino-Japanese, Dover/New York, [Reprint, 1 974].

Karlgren, Bernhard 1957, Grammata Serica Recensa, Museum of Far Eastern Antiquities Bulletin 29, Stockholm.

Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải 1995, Văn hóa Óc Eo, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Loofs, H. H. E.  1979, Problems of Continuity the pre-Buddhist and Buddhist Periods in Central Thailand, with Special Reference to U-Thong, in R. B. Smith and W. Watson, eds, Early South East Asia: Essays in Archaeology, History, and Historical Geography, New York, Oxford University Press.

Mabbet, Ian and David Chandler 1995, The Khmers, Oxford (UK) / Cambridge (US A),Blackwell.

Mabbet, Ian and David Chandler 1980, The Southeast Asian Ship: An Historical Approach, Journal of Southeast Asian Studies 11/2, pp. 266-276.

Mabbet, Ian and David Chandler 1985, Sewn-Plank Craft of South-East Asia, a Preliminary Survey, in Sewn Plank Boats, Archaeological and Ethnographic papers based on those presesented to a conference at Greenwich in November 1984, ed. by Sean McGrail and Eric Kentley, Greenwich, National Maritime Museum (Archaeological Series No. 10, BAR International Series 276).

Mabbet, Ian and David Chandler 1991, The Merchant and the King: Political Myths of Southeast Asian Coastal Polities, Indonesia 52, pp. 41-54.

Mabbet, Ian and David Chandler 1993, Palembang and Sriwijaya: An Early Malay Harbour-City Rediscovered, Journal of the Malaysian Branch of the Royal Asiatic Society 66/1, pp. 23-46.

Mabbet, Ian and David Chandler 1996, Southeast Asian Shipping in the Indian Ocean During the First Millenium A.D.", in H. P. Ray & J.-F. Salles (eds.), Tradition and Archaeology. Early Maritime Contacts in the Indian Ocean, Lyon / New Delhi, Manohar (Maison de l'Orient méditerranéen / NISTADS), pp. 181-198.

Mabbet, Ian and David Chandler 1999, Srivijaya dans l'oeuvre de George Coedès, in Colloque George Coedès aujourd'hui, Bangkok, Centre d'Anthropologie Sirindhorn, 9-10 September.

Mabbet, Ian and David Chandler 2002, From Funan to Srivijaya: Cultural Continuities and Discontinuities in the Early Historical Maritime States of Southeast Asia", in 25 Tahun Kerjasama Pusat Penelitian Artkeologi dan École française d'Extrême-Orient, Makalah Seminar Dimensi Budaya dalam Membangun Persatuan Bangsa-Bangsa di Asia Tenggara, Palembang, 16-18 July 2001, Jakarta, 2002, pp. 59-82.

Maspero, Georges 1928, Le royaume de Champa, Paris/Bruxelles, Éditions G. Van Oest, [reprint. EFEO, 1988].

Mauger, Henri 1935, Angkor Borei, BEFEO 35, p. 491.

Mauger, Henri 1936, Asram Maha Rosei, BEFEO 36, pp. 65-95.

Maurel, Frédéric 1998, The work of George Coedès: views of a young man, Journal of the Siam Society 86/1-2, pp. 235-238.

Népote, Jacques 1999, Mythes de fondation et fonctionnement de l'ordre social dans la basse vallée du Mékong accompagnés de considérations sur l'indianisation, Péninsule 38(1), pp. 33-64.

Paris, Pierre 1952-54, Quelques dates pour une histoire de la jonque chinoise, BEFEO 46, pp. 267-278.

Pelliot, Paul 1903, Le Fou-Nan, BEFEO 3, pp. 248-303.

Pelliot, Paul 1904, Deux itinéraires de Chine en Inde à la fin du vine siècle, BEFEO 4, pp. 13 1-385.

Pelliot, Paul 1925, Quelques textes chinois concernant l'Indochine Hindouisée, EFEO Études Asiatiques II, pp. 243-263.

Porée-Maspero, Éveline 1950, Nouvelle étude sur la Nâgï Somâ, Journal Asiatique, pp. 237-267.

Porée-Maspero, Éveline 1962-69, Étude sur les rites agraires des Cambodgiens, 3 Vol., Paris/La Haye, Mouton & Co. Pou, Saveros

Porée-Maspero, Éveline 2001, Nouvelles inscriptions du Cambodge, vol. II & III, Paris, EFEO.

Reid, Anthony 1993, Southeast Asia in the Age of Commerce 1450-1680, Vol. 2, Chiang Mai, Silkworm Books.

Reynolds, Craig J. 1995, A New Look at Old Southeast Asia, Journal of Asian Studies 54/2, pp. 419-446.

Sanderson, D. С W., et. al. 2003, Luminescence dating of anthropogenically reset canal sediments from Angkor Borei, Mekong Delta, Cambodia, Quaternary Science Reviews 22, pp. 1111-1121.

Shorto, H. L. 1963, The 32 myos in the medieval Mon kingdom, Bulletin of the School of Oriental and African Studies 26/3 (London), pp. 572-591.

Stargardt, Janice 1986, Hydraulic Works and South East Asian Polities, In Southeast Asia in the 9th to 14th Centuries, ed. by David G. Marr and A. C. Milner, Canberra, Australian National University / Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, pp. 23-48.

Stark, Miriam T. 1998, The Transition to History in the Mekong Delta: A view from Cambodia, International Journal of Historic Archaeology 2/3, pp. 175-204.

Stark, Miriam T., et. al. 1999, Results of the 1995-1996 Archaeological Field Investigations at Angkor Borei, Cambodia", Asian Perspectives 38/1, pp. 7-36.

Stein, R. A. 1947, Le Lin-Yi, sa localisation, sa contribution à la formation du Champa, et ses liens avec la Chine, Han-Hiue Bulletin du Centre d'études sinologiques de Pékin 2, pp. 1-335.

Stuart-Fox, Martin 1998, The Lao Kingdom of Lan Xâng: Rise and Decline, Bangkok, White Lotus Press.

Syafei, Soewadji 1977, The Relation Between Cambodia and Indonesia in the 8th to 9th Century" [sic], Majalah Arkeologi, Indonesia, pp. 14-18.

Thurgood, Graham 1999, From Ancient Cham to Modern Dialects, Two Thousand Years of Language Contact and Change, Honolulu, University of Hawaii.

Vickery, Michael 1972, The 'Kalpana' documents in a review of three collections of Thai historical documents, Journal of the Siam Society 60/1, pp. 397-410.

Vickery, Michael 1977, Cambodia after Angkor, the Chronicular Evidence for the Fourteenth to Sixteenth Centuries, Ph.D. Yale University, dec. 1977 [Ann Arbor: University of Michigan, University Microfilms].

Vickery, Michael 1979, A New Tâmnàn About Ayudhya, Journal of the Siam Society 67/2, pp. 1 23- 1 86.

Vickery, Michael 1986, Some Remarks on Early State Formation in Cambodia, In Southeast Asia in the 9th to 14th Centuries, ed. by David G. Marr and A. C. Milner, Canberra/Singapore, Australian National University (Research School of Pacific Studies) / Institute of Southeast Asian Studies, pp. 95-115.

Vickery, Michael 1987, Review of K. R. Hall, Maritime Trade and State Development in Early Southeast Asia, in Journal of Asian Studies 1987, pp. 21 1-213.

Vickery, Michael 1994, Where and What was Chenla?, In Recherches nouvelles sur le Cambodge, dir. By F. Bizot, Paris, EFEO (Études thématiques I), pp. 197-212.

Vickery, Michael 1998, Society, Economies, and Politics in Pre-Angkor Cambodia: the 7th-8th Centuries, Tokyo, The Centre for East Asian Cultural Studies for Unesco/The Toyo Bunko.

Vickery, Michael 1999a, The Khmer Inscriptions of Roluos (Preah Ko and Lolei): Documents from a Transitional Period in Cambodian History, Seksa Khmer n. s. 1 (jr- 1999), pp. 47-93.

Vickery, Michael 1999b, Coedès' Histories of Cambodia, in Colloque George Coedès aujourd'hui, Bangkok, CEDREFT, 9-10 September 1999.

Vickery, Michael 2001, Resolving the Chronology and History of 9th-Century Cambodia", SiksucakrZ (Newsletter of the Center for Khmer Studies, CKS, Siemreap, July 2001), pp. 17-23.

Wang Gungwu 1958, The Nanhai Trade, Journal of the Malaysian Branch Royal Asiatic Society 3 1/2, pp. 1-135.

Wheatley, Paul 1961, The Golden Khersonese, Kuala Lumpur, University of Malaya Press.

Wheatley, Paul  1974,  The Mount of the Immortals: A note on Tamil cultural influence in fifth-century Indochina, Oriens Extremis, Vol. 21, part 1, pp. 97-108.

Wheatley, Paul 1983, Nagara and Commandery: Origins of the Southeast Asian Urban Traditions, University of Chicago (Research Paper Nos. 207-208, Department of Geography).

Wheatley, Paul 1966, A Note on the Capital of Srivijaya During the Eleventh Century, In Ba Shin, J. Boisselier & A. B. Griswold, eds., Essays Offered to G. H. Luce, Ascona, Artibus Asiae (Supplementum 23), I, pp. 225 -239.

Wheatley, Paul 1967, Early Indonesian Commerce, Ithaca, Cornell University Press.

Wright, Michael 1999, The Nation, section Cl "Focus", "The Quest for Bronze", Bangkok, 28 June.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phù Nam nhìn lại: Giải cổ tác gia (II)

 

Michael Vickery

Người dịch: Hà Hữu Nga

 

Tiền sử Phù Nam

 

Chúng ta hãy bắt đầu với tiền sử Phù Nam theo các văn liệu Trung Quốc. Có nghĩa là thông tin về quá khứ cổ đại của mình đã được người Phù Nam cung cấp cho các sứ bộ đầu tiên của Trung Quốc là 康泰* Khang Thái và 朱應* Chu Ứng, đã đến Phù Nam giai đoạn 245 – 250 SCN. Các tích truyện này là những truyền thống truyền khẩu, hoàn toàn khác về giá trị bằng chứng lịch sử thu được từ các quan sát của những người khác đến Phù Nam, hoặc các báo cáo đương thời mà người Trung Quốc có được về Phù Nam 22. 

 

Dã sử của người Phù Nam cũng giống như dã sử của nhiều dân tộc khác, cả ở châu Á lẫn châu Âu, đều bắt đầu bằng một truyền thuyết khai sáng; và cũng giống như các truyền thuyết khai sáng khác nó liên quan đến một anh hùng có nguồn gốc ngoại quốc 23. Các sứ bộ Trung Quốc đầu tiên vào thế kỷ thứ ba đã nghe kể về truyền thuyết này, và nó đã được kể lại trong các cuộc tiếp xúc sau đó giữa Phù Nam và Trung Quốc, và được ghi lại trong một số văn liệu lịch sử Trung Quốc. Ngoài ra còn có 4 phiên bản khác nhau về cách thức thú vị này.

 

- Phiên bản đầu tiên có được từ báo cáo của 康泰* Khang Thái vào thế kỷ 3 SCN và được lưu giữ trong các ghi chép về sau. Thủ lĩnh Phù Nam đầu tiên là một phụ nữ có tên là 柳葉 Liễu Diệp Liu-ye/Lieouye/liǝu-iäp. Còn 混填* Hỗn Điền Hun/ Ƴuǝn/ Houen-chen/ là người thờ một vị thần, có xuất sứ từ 摸趺國* Mạc Phu quốc, nhờ được ban chiếc cung thần, đã khuất phục được 柳葉* Liễu Diệp và trở thành vị vua đầu tiên của Phù Nam [Pelliot 1925- 3[6].24 .

 

- Phiên bản 2, văn liệu III-(3[6]): nữ thủ lĩnh người Phù Nam là 柳葉* Liễu Diệp. Còn 混填[潰]* Hỗn Điền [Hội] là một người nước ngoài thờ các thần linh nên có được cây cung thần, theo thương thuyền đến Phù Nam, khuất phục Liễu Diệp rồi cưới bà làm vợ 25.

 

- Phiên bản 3, văn liệu V-(4[6]): nữ thủ lĩnh người Phù Nam là 柳葉* Liễu Diệp. Còn 混填* Hỗn Điền là một người 激國* Kích quốc, có cây cung thần, đến Phù Nam, cưới Liễu Diệp 26.

 

- Phiên bản 4, văn liệu VI-(6[7]): nữ thủ lĩnh người Phù Nam là 柳葉* Liễu Diệp. Còn 混填* Hỗn Điền là một người 徼国* Kiếu quốc ở phương Nam, thờ các thần linh nên có cây cung thần, đến Phù Nam, cưới Liễu Diệp. Họ cùng cai trị vương quốc và chia 7 thành cho các con trai 27.

 

Như Pelliot đã nhấn mạnh, trong vài thế kỷ, một số tích truyện về Phù Nam đã được kể đi kể  lại, nên thay đổi một số chi tiết trong một số bộ sử Trung Quốc. Điều đó rất đúng với các tích truyện từ thời tiền sử; và đó cũng là các tích truyện có ảnh hưởng nhất đến các nhà tổng hợp hiện đại về lịch sử Phù Nam. Trong sự kiện tiền sử đầu tiên này, việc hình thành hoàng tộc đầu tiên, không có bằng chứng cho thấy người chinh phục đầu tiên có nguồn gốc Ấn Độ, cũng không có gì rõ ràng về việc ông là một người Bà La Môn, và hầu như chắc chắn tên ông chỉ được ghi bằng tiếng Trung Quốc chứ không phải là कौण्डिन्य* Kaundinya, như chúng tôi sẽ giải thích dưới đây.

 

Về vấn đề thứ nhất Pelliot đã đồng ý. Ông không thể đưa ra bất cứ gợi ý nào cho 激國* Kích quốc, 徼国* Kiếu quốc, mà chỉ coi chúng là những biến thể của một cái tên duy nhất, và lưu ý rằng 徼国* Kiếu quốc ở phía nam Phù Nam. Còn về trường hợp 摸趺國* Mạc Phu quốc, theo báo cáo của Khang Thái, thì trong một đoạn khác của văn liệu này quê hương của người lạ ấy lại có tên là Heng-tie, trong khi đó theo Pelliot thì những chữ Hán Mo/Heng và Fu/Tie hoàn toàn tương đồng và được người đi sau, không biết gì về các địa phương đó, đã chép thế cho nhau. Để quyết định xem chữ nào giống với nguyên mẫu nhất, Pelliot đã sử dụng phương pháp chọn “các chữ đã được sử dụng trong việc chuyển dịch [các tên nước ngoài]” và ông đã chọn để kết hợp Mo-tie/mâk-d'iet 28. Cách kết hợp đó có thể không chính xác, nhưng báo cáo dẫn hai từ “Heng-tie” cho rằng nó nằm ở đông nam Yeou-po, cách Ấn Độ về phía đông nam 5000 hải lý. Trong trường hợp đó thì nới mà Hỗn Điền khởi hành để đến Phù Nam có thể thuộc bờ biển phía đông của bán đảo Mã Lai. Vì vậy mới có chuyện Coedès rất mù mờ trong việc định vị địa điểm này như đã nói ở trên. Sự mơ hồ đó lại kèm theo với các huyền thoại chính trị Indonesia trong đó “nhấn mạnh ...là...ở “bên kia biển” chứ không có một địa điểm xác định” 29.

 

Còn về cái tên của vị khách có âm tiết đầu là Hun/Ƴuǝn, còn âm tiết thứ hai thì Pelliot vá víu với các chữ Hán trong bốn phiên bản trên thành Tien hoặc D’ien để có thể chấp nhận được về phương diện ngữ âm học nhằm thể hiện một cách hợp lý âm tiết thứ hai của cái tên Kaundinya. Tuy nhiên nếu đó là cái tên gốc thì thật đáng ngạc nhiên là không hề có một văn bản nào nhắc đến âm tiết thứ ba, vì như các nghiên cứu Hán tự đã nhấn mạnh, người Trung Quốc đã rất tài năng trong việc chuyển âm một cách hệ thống ở nhiều khu vực tại châu Á, đặc biệt là các vùng sử dụng ngôn ngữ Ấn Độ 30.     

 

Về phương diện định hướng tôn giáo cho Hun/Ƴuǝn các nguồn gốc trên bán đảo Mã Lai của ông nói riêng mà Pelliot cho là có thể không muộn hơn thế kỷ I, đã gây khó dễ cho việc chấp nhận ông thờ cúng một vị thần, hoặc các vị thần, thì là người Ấn Độ. Hơn nữa, như đã chỉ ra bên dưới, bản thân người Phù Nam thời gian đó không chắc chắn quen thuộc Ấn Độ. Trừ phiên bản thứ nhất, cả ba phiên bản đều tiếp tục tích truyện bằng những cung cách khác nhau như sau:  

 

- Phiên bản 2 III-(3[6]): dòng dõi của Liễu Diệp và Hỗn Hội cai trị.

 

- Phiên bản 3 V-(4[6]): con cháu của Liễu Diệp và Hỗn Điền cai trị đến khi 混盤況* Hun Pan huang Hỗn Bàn Huống chết 31.

 

- Phiên bản 4, VI-(6[7]): Hỗn Điền và Liễu Diệp có một con trai và họ đã phân phong cho người này một thái ấp gồm 7 thành. Một hậu duệ là 混盤況* Hun Pan huang Hỗn Bàn Huống đã kiểm soát toàn bộ các thành, sau đó phân phong cho con cháu cai trị 32. 

 

Tiếp đó, giai đoạn thứ ba trong ba phiên bản trên là:

 

-III-(3[6]): các hậu duệ của Liễu Diệp và Hỗn Hội suy yếu và mất quyền thống trị. Sau đó viên tướng 範熊* Fan Hsiun/Siun Phạm Hùng bắt đầu một triều đại mới.

 

-V-(4[6]): sau khi 混盤況* Hun Pan huang Hỗn Bàn Huống chết, người ta chọn viên tướng tài 范師蔓* Fan Shih man Phạm Sư Mạn lên làm vua. Khi ông chết thì 范旃* Fan chan, Phạm Chiên, người cháu con chị gái của ông giết chết con cả của 范師蔓* Fan Shih man Phạm Sư Mạn và lên làm vua; sau đó một người con khác của 范師蔓* Fan Shih man Phạm Sư Mạn, là  范長* Fan chang Phạm Trường, giết chết 范旃* Fan chan, Phạm Chiên. Rồi viên tướng của 范旃* Fan chan Phạm Chiên là 范金* Fan hsin Phạm Kim giết chết 范長* Fan chang Phạm Trường, và người dân nước này chọn ông làm vua. Điều đó xảy ra vào thời Ngô (222-280), và Tấn (265 - 419) 33.

 

- VI-(6[7]): người con thứ hai của 混盤況* Hun P’an huang Hỗn Bàn Huống là 盤盤* P’an P’an Bàn Bàn nối ngôi và trao công việc quốc gia cho viên tướng 范蔓* Fan man Phạm Mạn [cũng chính là 范師蔓* Fan Shih man Phạm Sư Mạn hoặc Sri Mara trong các tích truyện khác]. Sau khi 盤盤* P’an P’an Bàn Bàn chết, người dân tôn 范蔓* Fan man Phạm Mạn lên làm vua. 范蔓* Fan man Phạm Mạn đóng những con tàu lớn và chinh phục các quốc gia láng giềng, gồm cả Tun sun Đốn Tốn. Ông được tôn là “Vị vua Vĩ đại của Phù Nam”. Sau đó là các cuộc giết tróc nội tộc, rồi 范金* Fan hsin Phạm Kim, viên tướng của 范旃* Fan chan Phạm Chiên lên ngôi 34.

 

Trong các văn liệu Trung Quôc, còn một tình tiết khác trước khi bước vào giai đoạn lịch sử cùng thời với các sứ bộ đầu tiên của Trung Quốc.

 

- X-(3[5]): Trong thời 范旃* Fan chan Phạm Chiên [cháu của 范師蔓* Fan Shih man Phạm Sư Mạn], một người nước T'an Yang đến Ấn Độ, sau đó đến Phù Nam và ông ta đã kể cho 范旃* Fan chan Phạm Chiên về các phong tục, sự giàu có và vĩ đại của Ấn Độ 35.

 

- VI-(6[7]), 范旃* Fan chan Phạm Chiên phái một sứ bộ đến Ấn Độ. Ông ta đi dọc ven biển [phía tây của bán đảo] sau đó đến con sông Ấn Độ [Hằng Hà?], mất một năm để tới được thành phố nơi vua Ấn Độ trị vì. Vua Ấn Độ ngạc nhiên gặp ông, vì nhà vua không biết gì về Phù Nam. Ông cử một phái bộ đến Phù Nam mang theo 4 con ngựa; phái bộ Ấn Độ cùng về với phái bộ Phù Nam, và họ từ Ấn Độ về đến Phù Nam sau 4 năm kể từ khi phái bộ Phù Nam được gửi đi Ấn Độ. Đó cũng chính là thời gian mà các phái bộ đầu tiên của Trung Quốc đến Phù Nam. Họ hỏi những người Ấn Độ rất kỹ về đất nước Ấn Độ 36. Với tình tiết này, chúng ta đang ở trong thời đoạn lịch sử cùng các sứ bộ đầu tiên của Trung Quốc đến Phù Nam khi 范金* Fan hsin Phạm Kim lên làm vua. Vì vậy hai vụ sát hại nội tộc cuối cùng trong triều đại Fan của 范旃* Fan chan Phạm Chiên do 范長* Fan chang Phạm Trường gây ra, và sau đó là do 范金* Fan hsin Phạm Kim gây ra, đã diễn ra trong 4 năm khi phái bộ đi Ấn Độ. 

 

Trong các diễn giải này chúng ta thấy trước hết là một triều đại Hun với số thế hệ không thể xác định được, tiếp theo đó là triều đại Fan rất ngắn rõ ràng là thuộc thế hệ thứ ba, nói là “rõ ràng” bởi vì mối quan hệ giữa 范金* Fan hsin Phạm Kim với những người kế thừa trực tiếp không được ghi lại, đã trị vì Phù Nam khi người Trung Quốc tới vào các năm 245 – 250 SCN 37.

 

Mặc dù Pelliot muốn thấy cái tên Hỗn Điền mà trong thực tế là một hỗn hợp bốn cái tên khác nhau (trong âm tiết thứ hai) trong bốn văn bản khác nhau, khi người Trung Quốc dịch hai âm tiết đầu tiên [kaun-diri] từ cái tên Kaundin[ya], thì việc diễn giải này được chuyển dịch có vẻ không hợp lý bằng tên tước vị hậu duệ của ông là 混盤況* Hun P’an huang Hỗn Bàn Huống, trong đó âm tiết thứ hai và thứ ba không ăn nhập với âm tiết thứ nhất để có được bất kỳ một cái tên hoặc một tước vị nào của Ấn Độ đã biết; còn riêng từ kaun không được dùng làm đại diện cho cái tên 'Kaundinya' hoặc bất cứ cái tên nào khác được. Chúng ta phải kết luận rằng Hun/Ƴuǝn là một tên thị tộc hoặc một tước vị tiền sử Austronesian hoặc Mon-Khmer mà trong huyền thoại gốc của Phù Nam chính là tước hiệu của các thủ lĩnh, có lẽ là huyền thoại, đầu tiên38. Dưới đây chúng tôi sẽ đưa thêm bằng chứng khác cho thấy Hun/Ƴuǝn không hề có liên hệ gì với cái tên 'Kaundinya' cả. Các tích truyện kể về vị thủ lĩnh Hun đầu tiên đã trao cả 7 thành cho các con trai ông cũng quá mơ hồ đối với một nghiên cứu nghiêm túc, và các tích truyện đó thuộc về một truyền huyền thoại rất phổ biến ở Đông Nam Á. Vì vậy trong các truyền thống Lào những người sáng lập đầu tiên của vương quốc này đã cử các con trai họ đi lập 7 chính thể khác nhau, được gọi là Mường trong tiếng Thái và tiếng Lào 39. Pelliot chắc chắn cũng hiểu rõ tính chất mong manh trong sáng tạo của ông, nhưng vẫn phải bảo vệ nó với một chút khẩn nài riêng biệt. Trong công trình nghiên cứu đầu tiên của mình, ông thừa nhận rằng “nguồn thông tin duy nhất về khởi đầu lịch sử của vương quốc cổ này mà chúng ta có được lại mang đặc trưng huyền thoại”; và ông đã dịch hai từ tiếng Hán 柳葉 Liu ye/Lieouye/liǝu-iäp là “người trị vì mơ hồ Lá Liễu”. Hai mươi hai năm sau ông đã lưu ý về tính chất không chắc chắn của các tên địa danh và vị trí của chúng khi nói rằng tích truyện về Kaundinya rành rành là có đặc tính truyền thuyết, và chi tiết về chiếc cung thần không là cái gì khác ngoài một đặc trưng dân gian. Nhưng ông vẫn biện hộ rằng “tuy nhiên cũng đã có một thời, khi đó các vị Bà La Môn đầu tiên xuất hiện ở Phù Nam, và khi đó nền văn minh Ấn Độ đã bén rễ. Tại sao lại là vô lý khi một Kaundinya thực sự là một trong những tác nhân chủ yếu của quá trình Ấn Độ hóa đó?” 40.

 

Trước hết, ngay cả khi không có bất cứ lợi ích gì của sự nhận thức muộn màng dưới dạng các nghiên cứu sau này về quá trình “Ấn Độ hóa”, thì cái thời được gán cho Hỗn Điền, thế kỷ I SCN cũng là quá sớm. Không hề có bằng chứng về quá trình Ấn Độ hóa [tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc, các khái niệm về nhà nước] ở bất cứ nơi nào tại Đông Nam Á vào thời điểm đó. Hơn nữa, bản thân người Phù Nam cũng không hề thừa nhận Hỗn Điền là người đem đến cho họ văn hóa Ấn Độ, mà họ cho rằng họ hoàn toàn mù tịt về Ấn Độ trước thời 范旃* Fan chan Phạm Chiên trị vì, rõ ràng là vào đầu thế kỷ III SCN. Pelliot biết rõ về điều này và bị rắc rối với chính nó, nhưng ông đã gạt nó sang một bên bằng cách nói “có lẽ chúng ta không nên hiểu văn bản chỉ theo nghĩa đen” 41.

 

Và với sự nhận thức học thuật muộn màng, tôi nghĩ một số ít người sẽ không còn biện hộ cho ảnh hưởng của Ấn Độ là do các Bà La Môn vào bất kỳ thời gian nào, hoặc cho rằng “Nền văn minh Ấn Độ đã được cấy vào”. Đây là các yếu tố học thuật của văn hóa dân gian sớm ở Đông Nam Á cần phải được thay thế bằng các cấu trúc mới. Như Pierre-Yves Manguin đã lưu ý “Không gì có thể ít chính xác hơn quan điểm của Coedès về tính chất lạc hậu của Đông Nam Á trước khi có người Ấn Độ giáo tới]. Các nghiên cứu khảo cổ học trong vòng ba mươi năm nay đã chứng minh rằng quá trình “Ấn Độ hóa” [Đông Nam Á] trong thế kỷ I SCN đã diễn ra sau khoảng một thiên niên kỷ giao lưu đều đặn với Ấn Độ, trong đó các nhóm cư dân Đông Nam Á bắt đầu tự tổ chức thành các hệ thống chính trị với mức độ phức hợp ngày càng tăng, đã đóng vai trò quyết định, đặc biệt là trong việc hình thành mạng lưới thương mại biển khai thác vàng và thiếc” 42.  

 

Tích truyện về người anh hùng khai sáng đến từ bên kia biển là một thành tố của các huyền thoại khai sáng phổ biến rộng rãi, trong đó một vị vua hoặc một anh hùng từ nước ngaoif tới cưới con gái của một thủ lĩnh địa phương, mà trong thực tế không ai lại coi đó là một diễn giải lịch sử có thật 43. Bên cạnh hoàn cảnh mà những cái tên Hun/Ƴuǝn không cho phép phục hồi lại thành “Kaundinya”, thì tên của người nữ thủ lĩnh Phù Nam bị Hun/Ƴuǝn khuất phục cũng vẫn còn được để ngỏ cho việc diễn giải tiếp. Cái tên Liu ye/Lieou ye/liǝu-iäp đã được các sử gia lấy lại của Pelliot năm 1903 theo nghĩa đen, Lá Liễu [feuille-de-saule]. Tuy nhiên Pelliot đã bị rắc rối với vấn đề này, vì ở Cambodia làm gì có cây liễu. Ông gợi ý rằng đã có một chuỗi nhầm lẫn trong việc chuyển dịch ra tiếng Hán, vì vậy mà một từ gốc là 椰子* da tử, dừa đã được dịch thành 柳* liễu vì hai chữ này rất giống nhau. Nếu đúng như vậy, ông nói, thì có thể ở Phù Nam có thị tộc dừa “giống như thị tộc dừa mà chúng ta đã biết ở Champa cổ” 44.

 

Quan điểm này có vẻ mâu thuẫn bởi việc mổ xẻ vô cùng kỹ lưỡng niên đại công trình của người Pháp về bi ký Cham của Jean Boisselier. Theo Boisselier “việc đề cập đến các bộ tộc क्रमुकवंश* Kramukavamša Cau và नारिकेलवंश* Narikelavamša Dừa xuất hiện rất muộn [thế kỷ 11], và hầu như ngẫu nhiên trong bi ký Chăm...trong bất kỳ trường hợp nào cũng không cho phép đưa các ý tưởng này lui về đến thế kỷ 8”; và “Các bộ tộc này, chẳng liên quan gì đến điều mà G. Maspero đã nói về họ, chắc chắn không là gì khác hơn những gia đình thủ lĩnh địa phương, dường như không có bất kỳ vai trò quan trọng nào trước...Ông hoàng Than” (thế kỷ 11) 45.

 

Nếu đúng như vậy thì có lẽ cần phải tính đến một cách diễn giải mới về “Lá Liễu”.  Mặc dù Pelliot chắc chắn rằng Liǝu-iäp không phải là một cách chuyển âm một cái tên địa phương thành các chữ Hán, nhưng thay vì cố gắng đi tìm để phục hồi nghĩa đen của cái tên địa phương, tôi cho rằng có lẽ chúng ta nên xem xét khả năng ngược lại, có thể Liǝu-iäp chỉ là một cách mà người Trung Quốc diễn đạt ngữ âm học cái tên đó mà không hề quan tâm gì đến nghĩa đen của nó khi thể hiện bằng các chữ Hán. Điều đó có nghĩa là cái tên gốc có thể là một cái tên nào đó như “Liv/liu-eap”, hoặc “Liv/liu-yeap/yàp”. Ngữ âm này không gợi lên bất cứ một mối liên quan trực tiếp nào, nhưng nó lại là một cái tên có nghĩa tương tự với những cách chuyển dịch cái tên Chenla/ Ts'iën-lâp [眞臘*], Lin-i/ Liǝm-iǝp [林邑*] sang chữ Hán, v.v...trong đó người Trung Quốc cổ cho thấy rằng những cái tên địa phương có âm tiết cuối là /p/, một đặc trưng ngữ âm học thông dụng trong tiếng Khmer và các ngôn ngữ Đông Nam Á khác 46.
_____________________________

Còn nữa...

Nguồn: Funan Reviewed : Deconstructing the Ancients. In: Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient. Tome 90-91, 2003. pp. 101-143.

* Ghi chú: Các từ có đánh dấu sao [*] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định nghĩa của từ mà thôi.

Chú thích

22. Từ “contemporaneity” cùng thời, đương thời được sử dụng trong trường hợp này rất lỏng lẻo. Các bộ sử Trung Quốc trong đó các tư liệu như vậy về nước ngoài còn lưu giữ lại thường được soạn muộn hơn nhiều so với niên đại của các tư liệu gốc; vì vậy khi kể lại trong các bộ sử về sau, thì thông tin thường trở nên xa lạ đối với ác sử gia Trung Quốc khi các câu truyện truyền miệng lần đầu được nghe các sứ bộ đến Phù Nam kể lại vào thế kỷ thứ ba SCN. Lần cuối cùng Pelliot lựa chọn niên đại mà sứ bộ đến Phù Nam là khoảng năm 245 - 250, trong khi lần đầu tiên ông xác định là năm 225 – 230, xem Pelliot 1903, pp. 303 and 292-293.  

23. Vì sợ rằng người châu Âu giễu cợt các huyền thoại châu Á, nên hãy để họ không quên tích truyện Romulus và Remus đã được một con chó sói nuôi dưỡng; Brut, cháu của Aeneas, người sáng lập đất của dân Brestons, Anh quốc; hoặc Frankon, con trai Hector là tổ tiên của dân Franks. Xem Vickery 1979, pp. 129-130; and Friedman 1987. Còn loại truyền thuyết kiểu này ở Indonesia, có thể xem Manguin 1991.

24. Pelliot 1925, pp. 245-246. Vì tiếp theo tôi đã đập vụn các phiên bản ra để so sánh theo từng giai đoạn, nên tôi đã gán cho chúng những cái nhãn phân loại. Nhãn phân loại được tạo ra như sau: các tài liệu trong đó có chứa các phiên bản [thế kỷ gốc soạn thảo phiên bản đó]. Phiên bản đầu tiên chỉ có duy nhất trong Pelliot 1925. Đối với các phiên bản trong Pelliot 1903, việc đánh dấu tư liệu đầu tiên được sử dụng bằng các số La Mã đã được chính Pelliot sử dụng. Phiên bản cổ nhất này không có trong Pelliot 1903; và ở đây Pelliot đã sửa đổi các quan điểm trước đó của ông về tôn giáo của người khách ngoại quốc kia. Trong Pelliot 1903, tr. 254, n.5, ông cho rằng việc thực hành “thờ cúng các thần linh”, “thêm vào ý nghĩa thông dụng của nó ...thường được dùng để định danh là dòng Bà La Môn”, nhưng trong Pelliot 1925, tr. 245-246, n.5, ông xác định rằng từ chữ Hán 神 thần, trong tất cả các ngữ cảnh này cần phải được dịch là số ít chứ không phải là số nhiều, và thêm vào chữ thần thì “dùng chữ Thiên là đúng”. Điều đó chưa chắc đã thể hiện đó là Đạo Bà La Môn, mặc dù Pelliot vẫn kiên trì rằng “ngay trong trường hợp này tôi vẫn tin rằng đó là một câu hỏi về một dòng Bà La Môn”.  Những nhận xét hữu ích về vấn đề này có thể thấy trong Porée-Maspero 1969, tr. 954-955. Để biết thêm về ngữ âm học cổ đại Hun/Ƴuǝn xem Wheatley, tr. 121; những vấn đề khác, xem Pelliot 1925. Để có thêm thảo luận về các huyền thoại sáng tạo và các nguồn tư liệu tiếng Trung Quôc mà tôi chưa kịp xem để thảo luận rốt ráo tại đây, và với các nguồn này tôi không đồng ý về nhiều chi tiết, xin xem Népote 1999.

25. Pelliot 1903, tr. 254, trong đó Pelliot gợi ý rằng chữ 潰 houei Hội là viết nhầm của từ gốc 填 T’ien, Điền. Tôi không có bản tiếng Anh dịch chữ houei, và cũng không có phiên âm cổ của từ này.  

26. Pelliot 1903, p. 256.

27. Pelliot 1903, p. 265.

28. Pelliot 1925, pp. 247-248.

29. Manguin 1991, tr. 49. Một khác biệt rõ ràng giữa các huyền thoại Indonesia và các huyền thoại Phù Nam, trong huyền thoại Indonesia thì các thủ lĩnh địa phương là đàn ông và họ là những người chiến thắng người khách lạ, thường là một thương nhân, nhưng chúng ta cũng không được quên rằng huyền thoại Phù Nam được các nhà biên niên sử Trung Quốc ghi nhận và có lẽ đã chịu ảnh hưởng của các định kiến của chính họ (nhờ đó người Phù Nam có thể coi Liễu Diệp đã thắng), còn huyền thoại Indonesia thì được định niên đại từ “cuộc bùng nổ kinh tế thế kỷ 15-17” [Manguin 1991, p. 53].

30. Xem Wheatley 1974, tr. 97, chú thích 2, và tr. 100; Wheatley 1983, tr. 147, chú thích 2.

31. Pelliot 1903, tr. 257.

32. Pelliot 1903, tr. 265-266; với cổ âm do Wheatley phục hồi, tr. 121.

33. Pelliot 1903, tr. 257. Để có thêm nhận xét về một vấn đề liên quan đến bản tính của Fan-shih-man, xem “Phù Nam ở đâu?” bên dưới.

34. Pelliot 1903, tr. 265-267. Hai tên địa danh khác do Fan Shih man chinh phục là K'iu touk'ouen và Kieou-Tche được ghi trong văn bản, nhưng Pelliot không thể cắt nghĩa được. Để biết thêm các cố gắng ngoạn mục về phương diện này, xin xem Wheatley 1961, tr. 21 (Ch'i-tu-k'un) và tr. 23 (Chiu-chih), cũng như Stein (1947: 1 17-120), là người có thể đã bị hiểu sai bởi việc xác định không thể chấp nhận được về Srï Mаrа, bia Võ Cạnh, với Fan Shih Man. Tuy nhiên Tun-sun Đốn Tốn sẽ được giải thích rõ bên dưới, vì rất quan trọng về phương diện xác định tộc thuộc.

35. Pelliot 1903, tr. 277-278. Pelliot 1903, tr. 292, cho rằng T'an Yang "có thể nằm ở Tây Ấn Độ”.

36. Pelliot 1903, tr. 271. Chi tiết cho rằng phái bộ Trung Quốc thời Fan Hsiin được ghi nhận trong Pelliot 1903, tr. 268. Jacques 1995a cho rằng con sông ở Ấn Độ phải là sông Ấn hà.

37. Trong một công trình nghiên cứu khác tôi đã gợi ý rằng tước vị fan/biǝm chính là một tước vị quan đầu huyện rất phổ biến trong các bi ký Khmer thế kỷ 7. Xem Vickery 1998, tr. 190-204, 446. Nếu điều đó là đúng thì Fan Hstin có lẽ là một người anh em hoặc cháu của Chan. Coedès 1962, tr. 73, n. 2 viết rằng “cái tên Fan này...được viết bằng cùng một chữ được dùng để ghi tên thần Brahma” khi ám chỉ rằng đó là một dấu hiệu chứng tỏ ảnh hưởng Ấn Độ. Trong trường hợp này Coedès đã nhầm lẫn. Chữ này có ký hiệu 626e trong Karlgren 1957, theo Karlgren lại không được sử dụng cho bất kỳ khái niệm Ấn Độ nào. Một chữ fan khác, tiết 18, chữ thứ tư, trong Karlgren 1974, tr. 40, đã được sử dụng bằng chữ Hán để chỉ tiếng Phạn là tiếng “fan”, Brahma là vua “fan”, Ấn Độ là nước “fan”, và thậm chí trong một số trường hợp thì Phật giáo cũng được gọi là “fan” viện, có nghĩa là Phật viện. Nó được sử dụng để thể hiện cả Brahma và Brahman, còn Từ điển Từ nguyên tiếng Hán thì ghi chú đây là phần đầu của biểu tượng đơn vị âm học Brahma”. Thông tin này có được là nhờ Tiến sĩ Geoff Wade thuộc Đại học Singapore. Sự khác biệt được lưu giữ trong tiếng Việt trong đó chữ đầu tương đương với chữ fan của Phù Nam được viết là phạm, còn chữ thứ hai có nghĩa Sanskrit thì được viết là phạn. Coedès tiếp tục “Điều đó liên tục được coi là cách chuyển dịch chữ “braman”, sau đó là varman...cuối cùng là tên bộ tộc xác định yếu tố bản địa của hoàng gia ngược lại với yếu tố Ấn Độ” [stein 1947, pp. 252, ff., 319]”. Trong ba cái tên đó chỉ có cái tên cuối cùng là có lý, nhưng trong thời gian đó, như cần phải rõ ràng ở đây, có lẽ vẫn không hề có một “yếu tố Ấn Độ” nào trong hoàng tộc. Varman luôn luôn là yếu tố cuối cùng trong các tước vị, trong khi fan luôn luôn đứng trước tên. Cách thức tốt nhất là giả định rằng fan là một tước hiệu thể hiện cấp bậc, và cho dù mức độ tương hợp không đủ để thỏa mãn các nhà ngôn ngữ học thuần túy, nhưng poň là khả năng duy nhất thấy trong bi ký học. Địa vị tương ứng cũng thích hợp. Người Trung Quốc gọi fan là tướng trước khi trở thành vua, còn poň khi xuất hiện trong bi ký thế kỷ thứ 7, ở dưới vua một bậc [Vickery 1998, tr. 190-204]. 

38. Xem Porée-Maspero 1969, tr. 795-796 về việc định danh mơ hồ cái tên Kaundinya, nhưng trong đó bà đã cố lạm dụng để kết nối với một huyền thoại không tương hợp về “một người anh hùng đã sống qua cơn hồng thủy”. Hoshino 1993, tr. 19 cũng nhận ra vấn đề này khi cho rằng “Tôi ngờ là cái tên Kaundinya đã được gán ghép từ những chữ khác nhau. Hun có thể so sánh với tước vị Fan của các vị vua và tướng lĩnh Phù Nam” và có thể đó là một từ có gốc Nam Á, Nam phương ...kể cả Nam Đảo”. Với quan điểm đó, nếu Hoshino có ý định cho rằng hun và fan có thể là những cách chuyển dịch khác nhau của cùng một tước vị địa phương thì có lẽ tôi không đồng ý.

39. Để có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn này, xem Martin Stuart-Fox 1998, pp. 25-26. Cần nhớ rằng còn có một tích truyện như vậy trong các truyện cổ Lào, tối thiểu là với hai cách xác định khác nhau về việc người khai sáng có 7 con trai, đó là Khun Bulom/Borom, và Khun Lô Kham. Cũng cần lưu ý thêm là Bulom/Borom, trong một số phiên bản được viết là bolomensuvan, परमेश्वर* paramešvara, Thần vương, thụy hiệu của Jayavarman II, người sáng lập Angkor, có một tiểu sử mơ hồ chẳng khác gì Khun Bulom. Người khai sáng truyền thống Malacca cũng là một người nước ngoài và cũng được gọi là परमेश्वर paramešvara, Thần vương, đến từ bên kia biển [Wheatley 1961, tr. 307-308].

40. Pelliot 1903, tr. 290-291; Pelliot 1925, tr. 249.

41. Pelliot 1903, tr. 291. Hãy so sánh điều này với sự cực kỳ miễn cưỡng của ông trong Pelliot 1903, tr. 300, để hiệu chỉnh văn bản tiếng Hán, nếu có thể.

42. Xem Vickery 1998, tr. 51-60; Manguin 1999, dịch từ tiếng Pháp. Đặc trưng huyền thoại của tích truyện Hun-t'ien/Kaundinya cũng được Mabbet và Chandler [1995, tr. 71] đề cập.

43. Chẳng hạn, xem Friedman 1987.

44. Pelliot 1903, tr. 245, n. 2.

45. Boisselier 1963, tr. 61-62, trong đó Boisselier xác quyết rằng các ghi chú G. Maspero liên quan đến các bộ tộc này là "assez aventureuses" khá mạo hiểm, và tr. 230.

46. Ngữ âm học Hán cổ của Wheatley 1983. Các cách thể hiện những cái tên Đông Nam Á bằng chữ Hán gồm có hai loại, một loại thì cố gắng dịch âm tên nước ngoài bằng các chữ Hán, còn một loại thì dịch nghĩa các tên gọi đó. Chen-la [眞臘*] , Lin-i [林邑*] rõ ràng thuộc loại đầu, trong khi Chi-tu [赤土*] Xích Thổ vẫn được coi là bán đảo Mã Lai thì thuộc loại thứ hai. Xem Wheatley 1961, tr. 26-36.

Tài liệu dẫn

Anderson, John 1981, English Intercourse with Siam in the Seventeenth Century, Bangkok, Chalemmit Bookshop.

Aymonier, Etienne 1903, Le Fou-nan, Journal Asiatique 10/1 (janv.-fév. 1903), pp. 109-150.

Bellwood, Peter 1992, Southeast Asia Before History, The Cambridge History of Southeast Asia, vol. I, pp. 55-136.

Bergaigne, Abel 1882, Les inscriptions sanscrites du Cambodge, Journal Asiatique, pp. 1-56.

Blust, Robert 1992, The Austronesian Settlement of Mainland Southeast Asia, in Papers from the Second Annual Meeting of the Southeast Asian Linguistics Society, edited by Karen L. Adams and Thomas John Hudak, pp. 25-83. Arizona State University, Program for Southeast Asian Studies, Tempe, Arizona, 1994.

Brown, Robert L. 1996, The Dvaravati Wheels of the Law and the Indianization of South East Asia, Leiden, Brill.

Boisselier, Jean 1963, La statuaire du Champa, Paris, École française d'Extrême-Orient.

Boisselier, Jean  1965, Nouvelles données sur l'histoire ancienne de la Thaïlande, Conférence, Alliance française/Centre culturel [bangkok]. Seven pages, no pagination, introduction by Marie-Jean Vinciguerra, Attaché culturel.

Boisselier, Jean 1966, Le Cambodge, 1. 1, in Asie du Sud-Est, première partie, Manuel d'Archéologie d'Extrême-Orient, Paris, Éditions A. et J. Picard et Cie.

Charnvit Kasetsiri 1976, The Rise of Ayudhya, Kuala Lumpur, Oxford University Press.

Coedès, George 1928 E.C. 21, La tradition généalogique des premiers rois d'Angkor d'après les inscriptions de Yaçovarman et de Râjendravarman, BEFEO 28, pp. 124-40.

Coedès, George 1931 E.C. 25, Deux inscriptions sanskrites du Fou-Nan, BEFEO 3 1 , pp. 1 - 1 2.

Coedès, George 1938, Le fondateur de la royauté angkorienne et les récentes découvertes archéologiques au Phnom Kulên, Cahiers de l'École française d'Extrême-Orient 14, pp. 40-48; republished in George Coedès, Articles sur le pays khmer, Tome II, pp. 277-284.

Coedès, George 1942, Inscriptions du Cambodge, Vol. 2, Hanoi, EFEO.

Coedès, George 1943-46, Quelques précisions sur la fin du Fou-nan, BEFEO 43, pp. 1-8.

Coedès, George 1948, Les États hindouisés d'Indochine et d'Indonésie, Paris, Ed. de Boccard

Coedès, George 1951a, Inscriptions du Cambodge, Vol. 3, Paris, E. de Boccard.

Coedès, George 1951b, Les règles de la succession royale dans l'ancien Cambodge, Bulletin de la Société des Études Indochinoises, nouvelle série no. 26 (2), pp.l 17- 130.

Coedès, George 1952, Inscriptions du Cambodge, Vol. 4, Paris, E. de Boccard

Coedès, George 1954, Inscriptions du Cambodge, Vol. 6., Paris, École française d'Extrême-Orient.

Coedès, George 1962, Les peuples de la Péninsule indochinoise, Paris, Dunod.

Coedès, George  1964a, Les États hindouisés d'Indochine et d'Indonésie, Paris, Ed. de Boccard.

Coedès, George 1964b, Inscriptions du Cambodge, Vol. 7, Paris, École française d'Extrême-Orient.

Coedès, George 1966, Liste générale des inscriptions du Cambodge, In Inscriptions du Cambodge, Vol. 8, pp. 76-225.

Coedès, George 1968, The Indianized States of Southeast Asia, Edited by Walter F. Vella, Translated by Susan Brown Cowing, Honolulu, University of Hawaii Press.

Dowling, Nancy H. 1999, A New Date for the Phnom Da Images and Its Implications for Early Cambodia, Asian Perspectives, Volume 38, Number 1, pp. 51-61.

Dupont, Pierre 1941, Variétés archéologiques, BEFEO 41, pp. 233-254.

Dupont, Pierre 1943-46, La dislocation de Tchen-la et la formation du Cambodge angkorien, BEFEO 43, pp. 17-55.

Dupont, Pierre 1949, Tchen-La et Panduranga", Bulletin de la Société des Études Indochinoises 24/1, pp. 9-25.

Dupont, Pierre 1952-54, Les débuts de la royauté angkorienne, BEFEO 46, pp. 1 19-76

Ferlus, Michel 1977, Étude d'une strate de changements phonétiques dans l'ancien Cambodge, Mon-Khmer Studies 6, pp. 59-67.

Filliozat, Jean 1969, L'inscription dite de Võ-cạnh, BEFEO 55, pp. 107-1 16.

Finot, Louis 1904, Les inscriptions de Mi-son, BEFEO 4, pp. 897-977.

Finot, Louis 1911, Sur quelques traditions indochinoises, In Mélanges d'indianisme offerts par ses élèves à M. Sylvain Levi, Paris, Ernest Leroux, pp. 193-212.

Finot, Louis 1927, Séance du 14 janvier, Journal Asiatique 210 (janv.-mars), p. 186.

Friedman, Jonathan 1987, Review Essay on Islands of History by Marshall Sahlins, in History and Theory, Vol. 13, pp. 72-99.

Groslier, Bernard Philippe 1985-86, For a geographic history of Cambodia, Seksa Khmer 8-9, pp. 3 1 -76.

Hall, D. G. E. 1955, A History of South-East Asia, New York, St. Martin's Press, [reed. 1981].

Hall, Kenneth R. 1985, Maritime Trade and State Development in Early Southeast Asia, Honolulu, University of Hawaii Press.

Higham, Charles and Rachanie Thosarat 1998, Prehistoric Thailand: From Early Settlement to Sukhothai, Bangkok, River Books.

Hoshino, Tatsuo 1986, Pour une histoire médiévale du moyen Mékong, Bangkok, Editions Duang Kamol.

Hoshino, Tatsuo 1991, Wen Dan and its Neighbours: The Central Mekong Valley in the Seventh and Eighth Centuries, typescript, n.p.

Hoshino, Tatsuo 1993, Puram; earliest Chinese sources on Sri Thep and Lopburi, Paper presented to the Symposium sur les sources de l'histoire du pays khmer, Paris.

Hoshino, Tatsuo 1995, Reappraisal of the Chinese texts on Shi li Fo Shi: Dvaravati and Sri Buddha Sei (?), In Southeast Asian Studies, Tokyo University of Foreign Studies.

Hoshino, Tatsuo  1996a, The Kingdom of Red Earth (Chitu Guo) in Cambodia and Vietnam from the sixth to the eighth centuries, Paper presented to the 14th I.A.H.A. conference, Bangkok, May 1996.

Hoshino, Tatsuo 1996b, Chang Zhou (Elephant/Master Province) and Sakolnakhon site in Northeast Thailand, Paper presented to the 6th International conference on Thai Studies, Chiang Mai, October 1996.

Jacques, Claude 1972, La carrière de Jayavarman II, BEFEO 59, pp. 205-20.

Jacques, Claude 1979, Funan, Zhenla. The Reality Concealed by These Chinese Views of Indochina, In Early South East Asia. Essays in Archaeology, History and Historical Geography, Ed. By R. B. Smith and W. Watson, New York/Kuala Lumpur, Oxford University Press, pp. 371-389.

Jacques, Claude  1986a, Le pays khmer avant Angkor, Journal des Savants, janv.-fév., pp. 59-95.

Jacques, Claude  1986b, Cours Année 1985-1986, Paris, École pratique des hautes études, IVe section, typescript.

Jacques, Claude 1987, L'Empire angkorien: mythe ou réalité, typescript, Conférence à Tokyo, 25 June 1987.

Jacques, Claude 1995a, Funan, Zhenla, Srîvijaya, In Les apports de l'archéologie à la connaissance des anciens États en Thaïlande, 3e Symposium franco-thaï, 11-13 décembre 1995, Bangkok, Silpakon University, pp. 14-23.

Jacques, Claude, éd. 1995b, Études épigraphiques sur le pays cham, [Reprint], Paris, École française d'Extrême-Orient (Réimpressions 7).

Karlgren, Bernhard 1923, Analytical Dictionary of Chinese and Sino-Japanese, Dover/New York, [Reprint, 1 974].

Karlgren, Bernhard 1957, Grammata Serica Recensa, Museum of Far Eastern Antiquities Bulletin 29, Stockholm.

Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải 1995, Văn hóa Óc Eo, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Loofs, H. H. E.  1979, Problems of Continuity the pre-Buddhist and Buddhist Periods in Central Thailand, with Special Reference to U-Thong, in R. B. Smith and W. Watson, eds, Early South East Asia: Essays in Archaeology, History, and Historical Geography, New York, Oxford University Press.

Mabbet, Ian and David Chandler 1995, The Khmers, Oxford (UK) / Cambridge (US A), Blackwell. Manguin, Pierre- Yves

Mabbet, Ian and David Chandler 1980, The Southeast Asian Ship: An Historical Approach, Journal of Southeast Asian Studies 11/2, pp. 266-276.

Mabbet, Ian and David Chandler 1985, Sewn-Plank Craft of South-East Asia, a Preliminary Survey, in Sewn Plank Boats, Archaeological and Ethnographic papers based on those presesented to a conference at Greenwich in November 1984, ed. by Sean McGrail and Eric Kentley, Greenwich, National Maritime Museum (Archaeological Series No. 10, BAR International Series 276).

Mabbet, Ian and David Chandler 1991, The Merchant and the King: Political Myths of Southeast Asian Coastal Polities, Indonesia 52, pp. 41-54.

Mabbet, Ian and David Chandler 1993, Palembang and Sriwijaya: An Early Malay Harbour-City Rediscovered, Journal of the Malaysian Branch of the Royal Asiatic Society 66/1, pp. 23-46.

Mabbet, Ian and David Chandler 1996, Southeast Asian Shipping in the Indian Ocean During the First Millenium A.D.", in H. P. Ray & J.-F. Salles (eds.), Tradition and Archaeology. Early Maritime Contacts in the Indian Ocean, Lyon/New Delhi, Manohar (Maison de l'Orient méditerranéen / NISTADS),pp. 181-198.

Mabbet, Ian and David Chandler 1999, Srivijaya dans l'oeuvre de George Coedès, in Colloque George Coedès aujourd'hui, Bangkok, Centre d'Anthropologie Sirindhorn, 9-10 September.

Mabbet, Ian and David Chandler 2002, From Funan to Srivijaya: Cultural Continuities and Discontinuities in the Early Historical Maritime States of Southeast Asia", in 25 Tahun Kerjasama Pusat Penelitian Artkeologi dan École française d'Extrême-Orient, Makalah Seminar Dimensi Budaya dalam Membangun Persatuan Bangsa-Bangsa di Asia Tenggara, Palembang, 16-18 July 2001, Jakarta, 2002, pp. 59-82.

Maspero, Georges 1928, Le royaume de Champa, Paris/Bruxelles, Éditions G. Van Oest, [reprint. EFEO, 1988].

Mauger, Henri 1935, Angkor Borei, BEFEO 35, p. 491.

Mauger, Henri 1936, Asram Maha Rosei, BEFEO 36, pp. 65-95.

Maurel, Frédéric 1998, The work of George Coedès: views of a young man, Journal of the Siam Society 86/1-2, pp. 235-238.

Népote, Jacques 1999, Mythes de fondation et fonctionnement de l'ordre social dans la basse vallée du Mékong accompagnés de considérations sur l'indianisation, Péninsule 38(1), pp. 33-64.

Paris, Pierre 1952-54, Quelques dates pour une histoire de la jonque chinoise, BEFEO 46, pp. 267-278.

Pelliot, Paul 1903, Le Fou-Nan, BEFEO 3, pp. 248-303.

Pelliot, Paul 1904, Deux itinéraires de Chine en Inde à la fin du vine siècle, BEFEO 4, pp. 13 1-385.

Pelliot, Paul 1925, Quelques textes chinois concernant l'Indochine Hindouisée, EFEO Études Asiatiques II, pp. 243-263.

Porée-Maspero, Éveline 1950, Nouvelle étude sur la Nâgï Somâ, Journal Asiatique, pp. 237-267.

Porée-Maspero, Éveline 1962-69, Étude sur les rites agraires des Cambodgiens, 3 Vol., Paris/La Haye, Mouton & Co. Pou, Saveros

Porée-Maspero, Éveline 2001, Nouvelles inscriptions du Cambodge, vol. II & III, Paris, EFEO.

Reid, Anthony 1993, Southeast Asia in the Age of Commerce 1450-1680, Vol. 2, Chiang Mai, Silkworm Books.

Reynolds, Craig J. 1995, A New Look at Old Southeast Asia, Journal of Asian Studies 54/2, pp. 419-446.

Sanderson, D. С W., et. al. 2003, Luminescence dating of anthropogenically reset canal sediments from Angkor Borei, Mekong Delta, Cambodia, Quaternary Science Reviews 22, pp. 1111-1121.

Shorto, H. L. 1963, The 32 myos in the medieval Mon kingdom, Bulletin of the School of Oriental and African Studies 26/3 (London), pp. 572-591.

Stargardt, Janice 1986, Hydraulic Works and South East Asian Polities, In Southeast Asia in the 9th to 14th Centuries, ed. by David G. Marr and A. C. Milner, Canberra, Australian National University / Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, pp. 23-48.

Stark, Miriam T. 1998, The Transition to History in the Mekong Delta: A view from Cambodia, International Journal of Historic Archaeology 2/3, pp. 175-204.

Stark, Miriam T., et. al. 1999, Results of the 1995-1996 Archaeological Field Investigations at Angkor Borei, Cambodia", Asian Perspectives 38/1, pp. 7-36.

Stein, R. A. 1947, Le Lin-Yi, sa localisation, sa contribution à la formation du Champa, et ses liens avec la Chine, Han-Hiue Bulletin du Centre d'études sinologiques de Pékin 2, pp. 1-335.

Stuart-Fox, Martin 1998, The Lao Kingdom of Lan Xâng: Rise and Decline, Bangkok, White Lotus Press.

Syafei, Soewadji 1977, The Relation Between Cambodia and Indonesia in the 8th to 9th Century" [sic], Majalah Arkeologi, Indonesia, pp. 14-18.

Thurgood, Graham 1999, From Ancient Cham to Modern Dialects, Two Thousand Years of Language Contact and Change, Honolulu, University of Hawaii.

Vickery, Michael 1972, The 'Kalpana' documents in a review of three collections of Thai historical documents, Journal of the Siam Society 60/1, pp. 397-410.

Vickery, Michael 1977, Cambodia after Angkor, the Chronicular Evidence for the Fourteenth to Sixteenth Centuries, Ph.D. Yale University, dec. 1977 [Ann Arbor: University of Michigan, University Microfilms].

Vickery, Michael 1979, A New Tâmnàn About Ayudhya, Journal of the Siam Society 67/2, pp. 1 23- 1 86.

Vickery, Michael 1986, Some Remarks on Early State Formation in Cambodia, In Southeast Asia in the 9th to 14th Centuries, ed. by David G. Marr and A. C. Milner, Canberra/Singapore, Australian National University (Research School of Pacific Studies) / Institute of Southeast Asian Studies, pp. 95-115.

Vickery, Michael 1987, Review of K. R. Hall, Maritime Trade and State Development in Early Southeast Asia, in Journal of Asian Studies 1987, pp. 21 1-213.

Vickery, Michael 1994, Where and What was Chenla?, In Recherches nouvelles sur le Cambodge, dir. By F. Bizot, Paris, EFEO (Études thématiques I), pp. 197-212.

Vickery, Michael 1998, Society, Economies, and Politics in Pre-Angkor Cambodia: the 7th-8th Centuries, Tokyo, The Centre for East Asian Cultural Studies for Unesco/The Toyo Bunko.

Vickery, Michael 1999a, The Khmer Inscriptions of Roluos (Preah Ko and Lolei): Documents from a Transitional Period in Cambodian History, Seksa Khmer n. s. 1 (jr- 1999), pp. 47-93.

Vickery, Michael 1999b, Coedès' Histories of Cambodia, in Colloque George Coedès aujourd'hui, Bangkok, CEDREFT, 9-10 September 1999.

Vickery, Michael 2001, Resolving the Chronology and History of 9th-Century Cambodia", SiksucakrZ (Newsletter of the Center for Khmer Studies, CKS, Siemreap, July 2001), pp. 17-23.

Wang Gungwu 1958, The Nanhai Trade, Journal of the Malaysian Branch Royal Asiatic Society 3 1/2, pp. 1-135.

Wheatley, Paul 1961, The Golden Khersonese, Kuala Lumpur, University of Malaya Press.

Wheatley, Paul  1974,  The Mount of the Immortals: A note on Tamil cultural influence in fifth-century Indochina, Oriens Extremis, Vol. 21, part 1, pp. 97-108.

Wheatley, Paul 1983, Nagara and Commandery: Origins of the Southeast Asian Urban Traditions, University of Chicago (Research Paper Nos. 207-208, Department of Geography).

Wheatley, Paul 1966, A Note on the Capital of Srivijaya During the Eleventh Century, In Ba Shin, J. Boisselier & A. B. Griswold, eds., Essays Offered to G. H. Luce, Ascona, Artibus Asiae (Supplementum 23), I, pp. 225-239.

Wheatley, Paul 1967, Early Indonesian Commerce, Ithaca, Cornell University Press.

Wright, Michael 1999, The Nation, section Cl "Focus", "The Quest for Bronze", Bangkok, 28 June.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phù Nam nhìn lại: Giải cổ tác gia (III)

 

Michael Vickery

Người dịch: Hà Hữu Nga

 

Phù Nam: Giai đoạn lịch sử

 

Mặc dù những người trị vì Fan đầu tiên thuộc giai đoạn tiền sử theo nghĩa chặt chẽ của từ đó, nhưng mầm mống của họ là thủ lĩnh của cái mà người Trung Quốc gọi là Phù Nam khi họ tới đó, và đã tìm về cội nguồn của người trị vì đó không quá ba đời, không quá xa đối với truyền thống truyền khẩu, nếu đúng là như vậy, nhằm có được một chút chính xác.  Nếu có chút nào chính xác thì Phù Nam, cũng giống như các vùng khác của Đông Nam Á là một chính thể ven biển đã khá phát triển trước khi có các mối quan hệ với Trung Quốc hoặc Ấn Độ. Mặc dù không đề cập đến Phù Nam, nhưng Manguin cũng nhấn mạnh rằng “Mạng lưới thương mại – mà một số tham gia vào các mô thức trao đổi đường dài – đã được người Đông Nam Á thực hiện rất lâu trước khi có các ảnh hưởng Ấn Độ thì đó chính là vùng này...” 47.

 

Nếu tích truyện về người trị vì đầu tiên Hỗn Điền phân 7 thành ấp cho con trai ông còn rất mơ hồ đối với một nghiên cứu nghiêm túc, thì ngược lại, tích truyện về các cuộc chinh phục của 范師蔓* Fan Shih man Phạm Sư Mạn lại thực sự đáng quan tâm. Ông cho đóng những chiếc tàu lớn và chinh phục các quốc gia láng giềng, kể cả 頓孫*, tuǝn suǝn Đốn Tốn và mang tước hiệu Đại vương Phù Nam. Ngày nay người ta cần khắc ghi một sự kiện của lịch sử Đông Nam Á, đó là  các nhà hàng hải vĩ đại của thời đó không phải là người Ấn Độ, cũng không phải là người Trung Quốc, mà là người Đông Nam Á, nhất là những người nói tiếng Nam Đảo. Sự trải rộng của họ từ nội đảo Đài Loan qua Philippines, Indonesia, đến các đảo Polynesia của Thái Bình Dương, và đi xa tới tận Madagascar, cũng như các cộng đồng người Chăm lục địa, đã chứng tỏ rằng các cư dân này đã rất giỏi nghề đóng thuyền và có các kỹ năng định hướng tuyệt vời trong thời tiền sử. Trong thực tế các văn bản Hán cổ về giai đoạn Phù Nam đều thống nhất rằng khi vượt khỏi vùng bờ biển bắc và trung Việt Nam ngày nay, họ đều lên các con thuyền của người Đông Nam Á 48.

 

Về vấn đề này, Pelliot đã tỏ rõ định kiến Đông phương học và Ấn Độ học cổ cho rằng Đông Nam Á lạc hậu đã phải tiếp nhận mọi thứ tiên tiến từ các nền văn minh Trung Quốc, Ấn Độ, hoặc phương Tây.  Khi viết về những chiếc thuyền buồm lớn của Phù Nam, mà ông gọi là grandes jonques, có thể chuyên chở vài trăm hành khách được các sứ bộ Trung Quốc mô tả, Pelliot nói đó là “tàu Ba Tư, Ấn Độ, Trung Quốc, còn  vào thời nhà Đường [618 – 906] các thủy thủ đều là người Mã Lai”, nhưng các sứ bộ Trung Quốc đều ghi nhận tất cả các con thuyền này là của người 崑崙* K’un-lun [舊唐書卷一九七林邑傳云: 自林邑以南,捲髮黑身,通號崑崙* Cựu Đường thư, Quyển nhất cửu thất, Lâm Ấp truyện vân: tự lâm ấp dĩ nam, quyển phát hắc thân, thông hiệu côn lôn – Sách Cựu Đường thư, quyển 197 nói: Từ Lâm Ấp trở về phía nam [man di] tóc quăn, thân đen đều gọi là Côn Lôn*], một tộc người Đông Nam Á 49, nhưng tất nhiên trong thời Pelliot không đời nào người ta chấp nhận rằng người Mã Lai hoặc những người Đông Nam Á khác lại là những người đóng được các con thuyền lớn hoặc là các nhà hàng hải. Các kỹ thuật đóng thuyền đã được mô tả kỹ - một số lớp ván mỏng được cuốn dây thừng tết bằng sơ dừa rồi trám kín nhựa cây, một kỹ thuật hoàn toàn đáng tin của Đông Nam Á, tuy nhiên Pelliot lại quy cho là thuộc về Vịnh Ba Tư, trong khi đó nguồn thông tin ấy có niên đại thế kỷ XII. Porée-Maspero cũng hiểu một cách chính xác tầm quan trọng của nghề đóng thuyền ở Đông Nam Á trong quá trình tiếp xúc đầu tiên với Ấn Độ, nhưng lại phá hỏng bằng cách đưa ra quan điểm cho rằng có bằng chứng khẳng định Đông Dương đã được Phạn hóa thông qua các tiếp xúc trên đất liền ở phía Bắc trước khi họ biết dùng thuyền tới Ấn Độ 50.    

 

Tiếp đó một chuyên gia lịch sử hàng hải khẳng định rằng các thuyền mành Kun lun lớn rất sớm đều là của người Đông Nam Á, và đó là “những con tàu khổng lồ được đóng liên tục giống như những con tàu đã được mô tả sau này [nhấn mạnh thêm] tại Ấn Độ Dương”; và “chính vì vậy các thuyền mành đi biển xa của Trung Quốc có lẽ không tồn tại đến thế kỷ thứ IX, và chắc chắn không tồn tại đến thế kỷ XII” 51. Vậy thì liệu chúng ta, theo một câu truyện học thuật dân gian hơi cổ, có nên cho rằng các đặc điểm văn hóa đã từng một lần được khẳng định về phương diện tộc thuộc, rằng người Phù Nam là người Nam Đảo, chứ không phải là người Khmer, hay Mon-Khmer? 52 Điều này, theo bất cứ nghĩa nào, cũng đều không thể quyết định được khi chúng ta còn không có bất kỳ một văn bản bản ngữ nào của giai đoạn đó, trong khi các tích truyện về người Đốn Tốn lại chỉ đem đến những đầu mối nhỏ nhoi. Ngay trong thời Pelliot người ta chấp nhận Đốn Tốn ở đâu đó trên bán đảo Mã Lai, với các quan điểm khác nhau về vĩ độ chính xác, gần Malacca (Pelliot) hoặc Tenasserim ở phía bắc bán đảo (Schlegel) 53.   

 

Trong số các chi tiết mô tả về Đốn Tốn nói ở đó có năm ông vua, và tiếng nói “hơi khác với tiếng Phù Nam” 54. Một lần tôi đã viết rằng nếu các nghiên cứu lịch sử sớm của Cambodia chiếm ưu thế bởi các nhà ngôn ngữ học Môn – Khmer, chứ không phải là các nhà Ấn Độ học và Phạn học, thì sự tiến bộ trong lĩnh vực này có lẽ đã khác đi nhiều, và trường hợp này chính là ví dụ điển hình. Giờ đây dường như chắc chắn rằng “hai chữ Hán 頓孫* Đốn Tốn là chuyển dịch các từ Proto-Mon duň sun, có nghĩa là “năm thành” [dịch từng từ là thành năm], và nếu ngôn ngữ này chỉ khác biệt đôi chút với ngôn ngữ Phù Nam, thì ngôn ngữ Phù Nam, nếu không phải là tiếng Khmer thì ít ra đó cũng là một loại ngôn ngữ Mon-Khmer 55. Quan điểm này đặt Đốn Tốn thuộc phần bắc của bán đảo, có lẽ gần Tenasserim, nơi tập trung đầu mối quan trọng của các tuyến đường thủy từ vịnh Bengal đến Ayutthaya, tối thiểu là cho đến tận thế kỷ XVII 56. 

 

Mục đích của sứ bộ Trung Quốc đầu tiên đến Phù Nam là khai thác một tuyến đường xuyên Đông Nam Á để kiếm các sản phẩm giá trị của Ấn Độ và Trung Đông dưới thời nhà Ngô tại vùng Nam Trung Quốc khi đó bị chia cắt bởi các cuộc nổi loạn trên tuyến đường bộ truyền thống. Vì vậy sau khi phái đoàn Khang Thái đến Phù Nam các bộ sử Trung Quốc đều ghi chép về những năm tháng mà các phái bộ ngoại giao/triều cống của Phù Nam đến Trung Quốc. Tình cờ có một nguồn thông tin khác về nội tình tại Phù Nam. Một tình tiết lịch sử đáng quan tâm đầu tiên là năm 357, “T'ien-chu” Thiên trúc Phù Nam dâng cống voi đã thuần hóa cho Trung Quốc” 57.

 

Loại cống vật này là tình cờ vì sự xét đoán thông suốt của các nhà Ấn Độ học thời Pelliot, và ông cũng đã thực hiện trôi chảy việc dội nước lạnh vào lòng nhiệt tình mang tính truyền bá luận của họ. Coedès đã đưa ra một tóm tắt về các xét đoán theo đó “vào năm 357 ... Phù Nam rơi vào ách thống trị của một người nước ngoài” tên là Chan-t’an [छन्दन* Chandana 竺旃檀* Zhuzhantan, Chúc Chiên Đàn, người có bùa phép*] người 天竺* T’ien-chu Thiên Trúc, Ấn Độ và hơn nữa cái tước vị Chan – t’an của ông hình như kết nối ông với cùng dòng dõi của Kanishka”, của người Indo-Scythians, hoặc người Kushans. “Chúng ta cũng biết rằng người Kushans mở rộng quyền cai trị của họ trên khắp lưu vực sông Hằng Hà, ít nhất là đến tận Benares”, nhưng “vào năm 357 ... toàn bộ miền Bắc Ấn Độ đã quy phục triều đại Gupta; quân xâm lược Scythian đã rút lui. Có thể một chi của gia đình Kushan ... đã tìm kiếm vận may bên kia Vịnh Bengal”, có nghĩa là tại Phù Nam 58. Đây là một ví dụ khác về sự bịa đặt lịch sử hào hiệp – cái ý tưởng cho rằng một loại tinh hóa phát tiết hoàng gia nào đó có khả năng sản sinh ra một vài quý tộc di cư, và được chấp nhận trong một số xã hội mà ở đó họ không có cội rễ hoặc những người bảo lưu trung thành đối với truyền thống. Điều đó cũng phản ánh quan điểm lỗi thời cho rằng Đông Nam Á vẫn còn hoàn toàn nguyên thủy cho đến khi người Ấn Độ xuất hiện ở đó. Trước hết, Pelliot nói rằng việc dịch theo nghĩa đen của đoạn văn có vấn đề đó phải là “Chan-t’an của T’ien-chu của Phù Nam”; nhưng “cái danh hiệu như vậy nghĩa là gì?”  

 

Thứ hai, Pelliot nhận xét rằng các sử liệu Trung Quốc khác ghi về sự kiện này chỉ gọi ông là "Chu Chan-t'an", theo phong tục Trung Quốc về tên họ của những người có nguồn gốc nước ngoài, có lẽ chỉ có thể nghĩ rằng Chan-t'an là thuộc một gia đình có nguồn gốc Ấn Độ. Hơn nữa, ông không phải là trường hợp duy nhất trong các ghi chép của Trung Quốc về Phù Nam và Đông Nam Á. Năm 517 có một đại sứ Phù Nam tên là Chu/Tchou Tang-pao-lao; và trước đó đã có các đại sứ của “nhà vua Đông Dương khác là P’o-houng”, Chu/Tchou Na-p’o-tche vào năm 456, và Chu/Tchou Siulo-ta năm 466. Thực ra đoạn đầu đề cập đến Chan-t’an thậm chí còn không gọi ông là vua, mà chỉ để lộ ra rằng ông là một sứ bộ, trong khi đoạn thứ hai lại nói “ông mang tước vị vua”, mà về điều này thì hình như người Trung Quốc đã có những nghi ngờ, vì họ từ chối các cống vật. Tuy nhiên bản thứ ba được biên soạn một thế kỷ sau đó đã gọi ông là “vua”, nhưng vẫn lưu ý rằng sứ bộ của ông đã bị từ chối 59.**

 

Vẫn còn một nhân vật nữa với tên họ Chu, là Chu/Tchou Tche, người Trung Quốc đã chu du đến vùng biển phương nam, và viết một cuốn sách trong đó có một mục về Phù Nam. Pelliot nói rằng chúng ta biết không nhiều về ông, ngoại trừ một điều là “ông có nguồn gốc Ấn Độ, với bằng chứng tên họ Chu” 60. Có lẽ như sau này trong vùng Đông Nam Á biển, những nhân vật có nguồn gốc gia đình ngoại quốc thường được sử dụng trong các dịch vụ thương mại và ngoại giao, không còn nghi ngờ gì, vì nhờ vào năng lực ngôn ngữ của họ, và có lẽ vì với tư cách là người nước ngoài, nằm ngoài mạng lưới các gia đình, họ tộc quyền lực địa phương nên người ta cho rằng họ trung thành hơn với các nhân vật quyền lực trung ương 61. Vì vậy toàn bộ các nghiên cứu trước đây về nhân vật Chan – t’an “Ấn Độ” đại diện cho một loại Ấn Độ hóa mới cần phải được gạt ra ngoài, ngay cả khi gia đình ông đã từ Ấn Độ tới, và cuối cùng ông đã là thủ lĩnh của Phù Nam. Vẫn còn một khả năng khác không nên hoàn toàn bị gạt bỏ, mặc dù Pelliot đã chối bỏ nó. Đó là từ “chu” được viết bằng chữ Hán cổ với âm chok hoặc tok [竺* Khang Hy Tự điển chú âm: Việt ngữ: zuk1; Mân Nam ngữ: tiok4] và đã được sử dụng làm âm tiết đầu để dịch tên thành phố Ấn Độ ताक्षशिल* Taksašila. Vậy thì nó có thể được dùng cho trường hợp của các sứ bộ, hoặc nhà vua để thể hiện một tước vị của nước này 62.  

Hoshino đã đưa ra một nhận xét đáng lưu ý về chi tiết này. Tuy nhiên điều đó tùy thuộc vào một khẳng định không dẫn nguồn, cho rằng “các học giả Trung Quốc gần đây đã bác bỏ cách đọc truyền thống về tên gọi Tian Zhu Zhan Tan ...như là một biến thể muộn hơn”, có nghĩa là ẩn ý của Hoshino là họ bác bỏ cách đọc từ ở đầu tian với nghĩa là người Ấn Độ. Trong trường hợp đó thì zhu (chu), được phát âm khác nhau /chuk, dzuk, chiku, ...v.v./ theo phương ngữ, “có thể là cách chuyển dịch một từ Đông Nam Á” chẳng hạn như trường hợp Jiao ...( /khich/gik/geki/) có nghĩa là người nước ngoài, đất nước ngoài ở vùng châu Á nhiệt đới”, như “Khaek trong tiếng Thái, Lào hiện nay để gọi người Mã Lai, người Ấn Độ và người Hồi giáo”; còn nhân vật đã đưa voi đến Trung Quốc “có thể là một người nói tiếng Tày-Thái hoặc Tạng-Miến [sic] sống ở đâu đó trong lãnh địa Phù Nam, nơi voi đã được thuần dưỡng” 63.

 

Mặc dù Hoshino đã nhận ra vấn đề trong các diễn giải truyền thống, nhưng ông cũng giống như nhiều trường hợp khác, đã cố giải quyết những vấn đề đó bằng cách tham chiếu hệ thống từ mà đến bây giờ mọi người đều biết là thực sự hiện đại. Hạng mục lịch sử chính trị tiếp theo trong các báo cáo của người Trung Quốc: vào cuối thời Tống 420-478, tên họ vua Phù Nam là 僑陳如* Kaundinya Kiều Trần Như [Chiao Chen-ju]/K'iao-tch'enjou (Kaundinya), còn tên riêng là 闍耶跋摩* [she-yeh-pa-mo]/Cho-ye-pa-mo/ Jayavarman/ Đồ Da Bạt Ma*]. Nếu các cách chuyển âm này thực sự thể hiện kaundinya và thậm chí không biết cách phát âm cổ thì có vẻ điều đó không phải là vô lý, đó là bằng chứng vững chắc để nói rằng các tước vị hun? của tiền sử truyền khẩu Phù Nam thế. Điều đó dường như đã làm Coedès băn khoăn khi ông tin vào một quá trình “Ấn Độ hóa” của huntian – Kaundinya, vì ông nói “có lẽ cái tên này là kết quả của một sự sửa đổi làm sai lạc cái tên đầu tiên Kaundinya” 64.

 

Một tích truyện y hệt cũng được kể lại trong lần soạn thảo báo cáo sau, nhưng có vẻ lộn xộn hơn. Trước hết, không xác định niên đại, câu truyện kể rằng một hậu duệ của Chu Chan-t'an là 僑陳如* Chiao Chen-ju, Kiều Trần Như, có bổ sung thêm chi tiết cho rằng ông “có gốc gác Bà La Môn người Ấn Độ” đã nghe thấy một giọng thần linh mách bảo đến trị vì tại Phù Nam. Khi đến Bàn Bàn ở phương Nam, người Phù Nam đã đến đón ông và đưa ông lên làm vua, rồi "ông lại [sic] thay đổi toàn bộ lề lối theo Ấn Độ”. Một hậu duệ của ông là श्रीइन्द्रवर्मन्* 持梨陀跋摩* She-yeh-pa-mo/ Sri Indravarman*/ Trì Lê Đà Bạt Ma*] (pa-mo dịch từ varman sang chữ Hán) lên làm vua trong giai đoạn từ 424-453 thời nhà Tống, và sau đó vào giai đoạn 483 – 493, vua Phù Nam là 闍耶跋摩* Chô-sie-pa-mo Đồ Da Bạt Ma* (Jayavarman)65.

 

Các khác biệt này cho thấy phiên bản đầu tiên đã đúc kết lại hoặc thành hai, ba cá nhân, hoặc phiên bản thứ hai đã phát triển tích truyện một cách giả tạo. Một phiên bản chứa nhiều sự thật hơn hoặc phiên bản kia không hề có ý nghĩa gì, vì (tôi hy vọng có thể được bỏ qua cho việc đánh nát nhừ quan điểm đó vì một độc giả của thế kỷ XXI) chắc chắn rằng chưa hề có một Kaundinya thật đã từ Ấn Độ đến Phù Nam, hoặc từ bất cứ đâu khác đến Phù Nam vào bất cứ thời gian nào, còn cái gọi là Kaundinya thứ hai này đã đơn giản chỉ cho chúng ta thấy vào thế kỷ IV – V, sau hai thế kỷ tiếp xúc với Ấn Độ, những người trị vì Phù Nam đã tiếp nhận cách ăn mặc của Ấn Độ, và đã chấp nhận truyền thuyết Kaundinya Ấn Độ như là của riêng họ, bằng cách cập nhật truyền thuyết gốc của họ để tích hợp vào các yếu tố của các truyền thuyết gốc của Ấn Độ 66.  

  

Một Gunavarman nào đó, thuộc giới tinh hoa Phù Nam được ghi trong bi ký K.5, đầu thế kỷ V, được gọi là con trai của “mặt trăng thuộc dòng tộc Kaundinya”. Điều này dễ vì các tich truyện về Kaundinya tương đồng với huyền thoại gốc tiền Ấn (Hỗn Điền/Liễu Diệp). Nó cần được sử dụng để chứng tỏ rằng một Kaundinya Ấn Độ thật đã đến Phù Nam vào thế kỷ thứ IV. Tuy nhiên thực sự đã có một vua Jayavarman trong khoảng thời gian đó, và ông có lẽ đã lấy Kaundinya làm tước vị để xác định dòng dõi được giả định. Các niên đại thuộc phiên bản thứ hai có lẽ chính xác nhất, vì nó tiếp tục nói rằng ông chết năm 514 và được người con trai tên là 留陁跋摩 Liu-t'o-pa-mo/Lieou-t'o-pa-mo Lưu Đà Bạt Ma, Rudravarman kế thừa. Ông này đã cử các sứ bộ đến Trung Quốc vào năm 517, trong đó có một người tên Chu, 519, 530, 535 và 539. Chi tiết này dường như được khẳng định bởi hai trong ba tấm bia tương đối chắc chắn thuộc về Phù Nam, K.5, đã được dẫn ở trên, và K.40 có các tên vua Rudravarman, con trai của một ông vua có tên Jayavarman. Cả hai tấm bia này đều bằng chữ Phạn và không có niên đại, nhưng Coedès cho là loại chữ viết ấy phải thuộc cùng giai đoạn có các báo cáo của các sứ bộ Trung Quốc 67.

 

Coedès cũng rất phóng khoáng trong một tổng hợp hơi liều bằng cách đưa thêm những cái tên cho câu truyện chữ Hán cho rằng Rudravarman, con trai của một hầu thiếp là một kẻ tiếm quyền, đã giết người em trai của mình, là một người thừa kế chính thống hơn, vì mẹ của người em trai đó là hoàng hậu. Coedès cho rằng người em trai đó là Gunavarman, được ghi tên trong tấm bia K.5, còn mẹ của ông ta chính là hoàng hậu कालप्रप्रभावती Kulaprabhâvatï đã được đề cập trong tấm bia K.875 thuộc giai đoạn Phù Nam. Tuy nhiên các tấm bia K.5 và K.875 bị vỡ nhiều nên rất khó tin hoàn toàn vào việc phục dựng, và những loại chữ khác nhau (K.5 sớm hơn K.875) đã thực sự buộc Coedès phải ra công biện hộ 68. Jayavarman đã được hưởng đặc ân của Trung Quốc; chính hoàng đế đã ban tước cho ông là 安南將軍,扶南王* An Nam tướng quân, Phù Nam vương. Trong khi đó cách phiên âm của Pelliot là một ví dụ rất rõ ràng cho thấy thỉnh thoảng các nhà Đông Phương học xưa đã né tránh vấn đề như thế nào. Pelliot cũng đưa ra các chữ Hán, nhưng lại không phiên âm cụm từ đọc là An Nam tướng quân, Phù Nam vương. Tất nhiên đây có thể được coi là cách làm cho cách nhìn chuẩn mực trở nên mâu thuẫn, như Pelliot đã viết trong một tiểu luận nổi tiếng khác “Xứ An Nam bị bảo hộ, theo đúng nghĩa các chữ Hán ấy chính là bắc Việt Nam”, “đã được tạo ra dưới thời nhà Đường năm 679, và sau đó cái tên An Nam ... đã thể hiện điều đó” 69.

 

Hơn nữa, cũng trong khoảng thời gian ấy, những năm 490, người Trung Quốc đã ban tước hiệu 安南將軍,林邑王* An Nam tướng quân, Lâm Ấp vương cho vua Lâm Ấp Phạm Chư Nông với các từ đứng trước là 持節都督縁海諸軍事* trì tiết, đô đốc duyên hải chư quân sự, hàm trì tiết, đô đốc toàn bộ các lực lượng quân đội duyên hải, và tước phong này được tiếp tục trao cho các vua Lâm Ấp sau đó cho đến giữa thế kỷ thứ VI 70. Đối với người Trung Quốc, trong sử sách viết về Phù Nam và Lâm Ấp thuộc các thế kỷ V – VI thì An Nam nghĩa là gì? Đây chính là một câu hỏi cho các nhà Trung Quốc học Đông Nam Á 71.
____________________________________

Còn nữa...

Nguồn: Funan Reviewed: Deconstructing the Ancients. In: Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient. Tome 90-91, 2003. pp. 101-143.

* Ghi chú của người dịch: Các từ có đánh dấu sao [*] là do tôi trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định nghĩa của từ mà thôi.

** Đây là những cái tên được Michael Vickery nói là ông "không có tư liệu để xác định" trong note 59 ở dưới; trong khi đó bất cứ ai có đôi chút kiến thức lịch sử Phù Nam, đặc biệt là lịch sử Phật giáo thì đều biết rằng họ là những cao tăng nổi tiếng đã góp phần phát triển Phật giáo Đại thừa Trung Quốc : सुभूति* Subhūti 须菩提* Xūputi Tu Bồ Đề*; नागसेन* Nāgasena 那伽仙* Nàqiéxiān Na Già Tiên; मन्द्रसेन* Mandrasena 曼陀羅仙* Mantuolouxian Mạn Đà La Tiên*; सङ्घभार* Saṅghabhara 僧伽婆羅* Sengjiapoluo Tăng Già Bà La*. Thật buồn cho Vickery!].

Chú thích

47. Manguin 1996, p. 182.

48. Wang Gungwu 1958; Paris 1952-54; Wolters 1967; Manguin 1996; Vickery 1998, pp. 51-60; và xem ở dưới.

49. Cá biệt, Porée-Maspero 1969, tr. 788-789, đã tìm cách liên hệ K'ouen-louen Đông Nam Á với một nhóm người có tên tương tự ở Trung Á, và tìm cách kết luận rằng người Đông Dương đã được Phạn hóa theo hướng đó, chứ không phải theo tuyến đường biển từ Ấn Độ tới, và ngược lại với tất cả các bằng chứng trước đến nay vẫn cho rằng các loại chữ Ấn Độ của Đông Nam Á đều phát triển từ các loại chữ ở nam Ấn Độ.

50. Pelliot 1925, pp. 257-261, 262 (K'ouen-louen). Để biết thêm về âm tiếng Anh và các âm cổ, xem Wheatley 1983, pp. 130, 267. See also Manguin 1980, 1985, 1996; Porée-Maspero 1969, pp. 797, 799, 811.

51. Paris 1952-54, pp. 276, 277-278 (các trích dẫn).

52. Trong số các gợi ý cho rằng Phù Nam không phải là Khmer, xem Dupont 1943-46, p. 43; Dupont 1952-54, pp. 139-141; Ferlus 1977, pp. 65, 67; Hall 1985, pp. 53, 54, 64, 70, 74; Loofs 1979; Stargardt 1986; Thurgood 1999, và các thảo luận ở dưới.

53. Pelliot 1903, p. 263, and n. 1.

54. Pelliot 1903, pp. 263-264.

55. Wheatley 1983, p. 213, dẫn chuyên gia ngôn ngữ Mon H. L. Shorto 1963, p. 583.

56. Anderson 1981, pp. 6-7. Xem bên dưới để biết thêm các thảo luận về vị trí và vấn đề ngôn ngữ Phù Nam.

57. Pelliot 1903, pp. 252-253, and 269.

58. Coedès 1964a, p. 92; Coedès 1968, p. 46.

59. Để có được diễn giải đầy đủ của Pelliot, xem Pelliot 1903, p. 253-253, n. 4. Hai đoạn khác liên quan đến Chan-t'an là ở tr. 255 và 269. Tôi không có tư liệu để xác định bản tiếng Anh hoặc các văn bản cổ các tên tiếng Hán khác được dẫn ở đây.

60. Pelliot 1903, tr. 277. Tên thứ hai của hai sứ bộ đầu tiên của Trung Quốc đến Phù Nam Chu Ứng được viết bằng một từ khác, và vì vậy mà không có mối liên hệ gì với Ấn Độ. Xem Pelliot 1903, p. 275.

61. Reid 1993, Vol. 2, pp. 120-121, 307.

62. Pelliot 1903, p. 252-253, n. 4, bác bỏ gợi ý của Schlegel cho rằng tước vị Malayo-Polynesian da đã lờ đi bằng chứng là âm cổ của chu là chok hoặc tok. Trong trường hợp này lập luận của Pelliot không đứng vững được nếu một tước vị thích hợp của địa phương được tìm ra có thể khôi phục được bằng chữ Hán theo cách đó.

63. Hoshino 1993, p. 21.

64. Pelliot 1903, p. 257, tài liệu V-(5[6]); Coedès 1964a, p. 97, note 1; Coedès 1968, p. 284, note 81.

65. Pelliot 1903, p. 269, tài liệu VI-(6[7]. Coedès 1964a, p. 97/1968, tr. 56, gợi ý rằng Shih-lit'o-pa-mo/Tch'e-li-t'o-pa-mo có thể là Šrí Indravarman hoặc Šresthavarman. Tối thiểu thì shih-lilsri và pamolvarma là chắc chắn.

66. Wheatley 1961, p. 192, cho rằng chí ít ở mức độ nói rằng "cả Kaundinya thứ nhất và thứ hai đều có cái tên gọi một thị tộc Brahman ở bắc Ấn Độ, một chi của thị tộc này rất có ảnh hưởng tại Mysore vào thế kỷ thứ II SCN".

67. Coedès 1931. Bia thứ ba là K. 875 của Hoàng hậu Kulaprabhâvatï. Bia Võ Cạnh, [Champa] C.40 không còn được coi là phù hợp nữa (xem ghi chú 93 ở dưới). Để có thêm chỉ dẫn về các bia Chăm quan trọng nhất, xem Jacques 1995b, Các phụ lục "Index des inscriptions chames étudiées", pp. I-III.

68. Coedès 1964a, p. 1 17, n. 4; 1968, p. 286, note 105.

69. Pelliot 1904, tr. 133 và 134 để biết các đoạn trích dẫn.

70. Maspero 1988 [1928], pp. 78-81. Mặc dù công trình này của Maspero đã bị phê phán liên quan đến tổng hợp các nguồn tư liệu khác nhau của ông thành một lịch sử Champa thống nhất, nhưng dường như không có lý do để nghi ngờ những trích dẫn này từ các ghi chép của người Trung Quốc, vì ông đã đưa ra những chữ Hán thích hợp trong ghi chú 4, tr. 78.

71. Một thủ đoạn tương tự của Coedès thấy trong việc ông dịch tên पूर्वदेश* purvadisa vùng đất phía đông* trong một tấm bia ở bắc Cambodia là quận đông thay cho việc sử lý nó với tư cách là một địa danh chính xác Purvadisa Xứ đông* của bản thân nó như ông đã làm trong các văn cảnh khác. Có thể mục đích của ông là để tránh việc nhấn mạnh đến lý thuyết của mình cho rằng Purvadisa “thật” là một địa danh khác, ở xa đó và là một yếu tố quyết định trong diễn giải của ông về công nghiệp của Jayavarman II (Xem Vickery 1998, tr. 401).

Coedès, George 1928 E.C. 21, "La tradition généalogique des premiers rois d'Angkor d'après les inscriptions de Yaçovarman et de Râjendravarman", BEFEO 28, pp. 124-40.

Coedès, George  1931 E.C. 25, "Deux inscriptions sanskrites du Fou-Nan", BEFEO 31 , pp. 1 - 1 2.

Coedès, George 1938 "Le fondateur de la royauté angkorienne et les récentes découvertes archéologiques au Phnom Kulên", Cahiers de l'École française d'Extrême-Orient 14, pp. 40-48; republished in George Coedès, Articles sur le pays khmer, Tome II, pp. 277-284.

Coedès, George 1942 Inscriptions du Cambodge, Vol. 2, Hanoi, EFEO.

Coedès, George 1943-46 "Quelques précisions sur la fin du Fou-nan", BEFEO 43, pp. 1-8.

Coedès, George 1948 Les États hindouisés d'Indochine et d'Indonésie, Paris, Ed. de Boccard

Coedès, George 1951a Inscriptions du Cambodge, Vol. 3, Paris, E. de Boccard.

Coedès, George 1951b "Les règles de la succession royale dans l'ancien Cambodge", Bulletin de la Société des Études Indochinoises, nouvelle série no. 26 (2), pp.l 17- 130.

Coedès, George 1952 Inscriptions du Cambodge, Vol. 4, Paris, E. de Boccard

Coedès, George 1954 Inscriptions du Cambodge, Vol. 6., Paris, École française d'Extrême-Orient.

Coedès, George 1962 Les peuples de la Péninsule indochinoise, Paris, Dunod.

Coedès, George 1964a Les États hindouisés d'Indochine et d'Indonésie, Paris, Ed. de Boccard.

Coedès, George 1964b Inscriptions du Cambodge, Vol. 7, Paris, École française d'Extrême-Orient.

Coedès, George 1966 "Liste générale des inscriptions du Cambodge", In Inscriptions du Cambodge, Vol. 8, pp. 76-225.

Coedès, George 1968 The Indianized States of Southeast Asia, Edited by Walter F. Vella, Translated by Susan Brown Cowing, Honolulu, University of Hawaii Press.

Tài liệu dẫn

Anderson, John 1981, English Intercourse with Siam in the Seventeenth Century, Bangkok, Chalemmit Bookshop.

Aymonier, Etienne 1903, Le Fou-nan, Journal Asiatique 10/1 (janv.-fév. 1903), pp. 109-150.

Bellwood, Peter 1992, Southeast Asia Before History, The Cambridge History of Southeast Asia, vol. I, pp. 55-136.

Bergaigne, Abel 1882, Les inscriptions sanscrites du Cambodge, Journal Asiatique, pp. 1-56.

Blust, Robert 1992, The Austronesian Settlement of Mainland Southeast Asia, in Papers from the Second Annual Meeting of the Southeast Asian Linguistics Society, edited by Karen L. Adams and Thomas John Hudak, pp. 25-83. Arizona State University, Program for Southeast Asian Studies, Tempe, Arizona, 1994.

Brown, Robert L. 1996, The Dvaravati Wheels of the Law and the Indianization of South East Asia, Leiden, Brill.

Boisselier, Jean 1963, La statuaire du Champa, Paris, École française d'Extrême-Orient.

Boisselier, Jean  1965, Nouvelles données sur l'histoire ancienne de la Thaïlande, Conférence, Alliance française/Centre culturel [bangkok]. Seven pages, no pagination, introduction by Marie-Jean Vinciguerra, Attaché culturel.

Boisselier, Jean 1966, Le Cambodge, 1. 1, in Asie du Sud-Est, première partie, Manuel d'Archéologie d'Extrême-Orient, Paris, Éditions A. et J. Picard et Cie.

Charnvit Kasetsiri 1976, The Rise of Ayudhya, Kuala Lumpur, Oxford University Press.

Coedès, George 1928 E.C. 21, La tradition généalogique des premiers rois d'Angkor d'après les inscriptions de Yaçovarman et de Râjendravarman, BEFEO 28, pp. 124-40.

Coedès, George 1931 E.C. 25, Deux inscriptions sanskrites du Fou-Nan, BEFEO 3 1 , pp. 1 - 1 2.

Coedès, George 1938, Le fondateur de la royauté angkorienne et les récentes découvertes archéologiques au Phnom Kulên, Cahiers de l'École française d'Extrême-Orient 14, pp. 40-48; republished in George Coedès, Articles sur le pays khmer, Tome II, pp. 277-284.

Coedès, George 1942, Inscriptions du Cambodge, Vol. 2, Hanoi, EFEO.

Coedès, George 1943-46, Quelques précisions sur la fin du Fou-nan, BEFEO 43, pp. 1-8.

Coedès, George 1948, Les États hindouisés d'Indochine et d'Indonésie, Paris, Ed. de Boccard

Coedès, George 1951a, Inscriptions du Cambodge, Vol. 3, Paris, E. de Boccard.

Coedès, George 1951b, Les règles de la succession royale dans l'ancien Cambodge, Bulletin de la Société des Études Indochinoises, nouvelle série no. 26 (2), pp.l 17- 130.

Coedès, George 1952, Inscriptions du Cambodge, Vol. 4, Paris, E. de Boccard

Coedès, George 1954, Inscriptions du Cambodge, Vol. 6., Paris, École française d'Extrême-Orient.

Coedès, George 1962, Les peuples de la Péninsule indochinoise, Paris, Dunod.

Coedès, George  1964a, Les États hindouisés d'Indochine et d'Indonésie, Paris, Ed. de Boccard.

Coedès, George 1964b, Inscriptions du Cambodge, Vol. 7, Paris, École française d'Extrême-Orient.

Coedès, George 1966, Liste générale des inscriptions du Cambodge, In Inscriptions du Cambodge, Vol. 8, pp. 76-225.

Coedès, George 1968, The Indianized States of Southeast Asia, Edited by Walter F. Vella, Translated by Susan Brown Cowing, Honolulu, University of Hawaii Press.

Dowling, Nancy H. 1999, A New Date for the Phnom Da Images and Its Implications for Early Cambodia, Asian Perspectives, Volume 38, Number 1, pp. 51-61.

Dupont, Pierre 1941, Variétés archéologiques, BEFEO 41, pp. 233-254.

Dupont, Pierre 1943-46, La dislocation de Tchen-la et la formation du Cambodge angkorien, BEFEO 43, pp. 17-55.

Dupont, Pierre 1949, Tchen-La et Panduranga", Bulletin de la Société des Études Indochinoises 24/1, pp. 9-25.

Dupont, Pierre 1952-54, Les débuts de la royauté angkorienne, BEFEO 46, pp. 1 19-76

Ferlus, Michel 1977, Étude d'une strate de changements phonétiques dans l'ancien Cambodge, Mon-Khmer Studies 6, pp. 59-67.

Filliozat, Jean 1969, L'inscription dite de Võ-cạnh, BEFEO 55, pp. 107-1 16.

Finot, Louis 1904, Les inscriptions de Mi-son, BEFEO 4, pp. 897-977.

Finot, Louis 1911, Sur quelques traditions indochinoises, In Mélanges d'indianisme offerts par ses élèves à M. Sylvain Levi, Paris, Ernest Leroux, pp. 193-212.

Finot, Louis 1927, Séance du 14 janvier, Journal Asiatique 210 (janv.-mars), p. 186.

Friedman, Jonathan 1987, Review Essay on Islands of History by Marshall Sahlins, in History and Theory, Vol. 13, pp. 72-99.

Groslier, Bernard Philippe 1985-86, For a geographic history of Cambodia, Seksa Khmer 8-9, pp. 3 1 -76.

Hall, D. G. E. 1955, A History of South-East Asia, New York, St. Martin's Press, [reed. 1981].

Hall, Kenneth R. 1985, Maritime Trade and State Development in Early Southeast Asia, Honolulu, University of Hawaii Press.

Higham, Charles and Rachanie Thosarat 1998, Prehistoric Thailand: From Early Settlement to Sukhothai, Bangkok, River Books.

Hoshino, Tatsuo 1986, Pour une histoire médiévale du moyen Mékong, Bangkok, Editions Duang Kamol.

Hoshino, Tatsuo 1991, Wen Dan and its Neighbours: The Central Mekong Valley in the Seventh and Eighth Centuries, typescript, n.p.

Hoshino, Tatsuo 1993, Puram; earliest Chinese sources on Sri Thep and Lopburi, Paper presented to the Symposium sur les sources de l'histoire du pays khmer, Paris.

Hoshino, Tatsuo 1995, Reappraisal of the Chinese texts on Shi li Fo Shi: Dvaravati and Sri Buddha Sei (?), In Southeast Asian Studies, Tokyo University of Foreign Studies.

Hoshino, Tatsuo  1996a, The Kingdom of Red Earth (Chitu Guo) in Cambodia and Vietnam from the sixth to the eighth centuries, Paper presented to the 14th I.A.H.A. conference, Bangkok, May 1996.

Hoshino, Tatsuo 1996b, Chang Zhou (Elephant/Master Province) and Sakolnakhon site in Northeast Thailand, Paper presented to the 6th International conference on Thai Studies, Chiang Mai, October 1996.

Jacques, Claude 1972, La carrière de Jayavarman II, BEFEO 59, pp. 205-20.

Jacques, Claude 1979, Funan, Zhenla. The Reality Concealed by These Chinese Views of Indochina, In Early South East Asia. Essays in Archaeology, History and Historical Geography, Ed. By R. B. Smith and W. Watson, New York/Kuala Lumpur, Oxford University Press, pp. 371-389.

Jacques, Claude  1986a, Le pays khmer avant Angkor, Journal des Savants, janv.-fév., pp. 59-95.

Jacques, Claude  1986b, Cours Année 1985-1986, Paris, École pratique des hautes études, IVe section, typescript.

Jacques, Claude 1987, L'Empire angkorien: mythe ou réalité, typescript, Conférence à Tokyo, 25 June 1987.

Jacques, Claude 1995a, Funan, Zhenla, Srîvijaya, In Les apports de l'archéologie à la connaissance des anciens États en Thaïlande, 3e Symposium franco-thaï, 11-13 décembre 1995, Bangkok, Silpakon University, pp. 14-23.

Jacques, Claude, éd. 1995b, Études épigraphiques sur le pays cham, [Reprint], Paris, École française d'Extrême-Orient (Réimpressions 7).

Karlgren, Bernhard 1923, Analytical Dictionary of Chinese and Sino-Japanese, Dover/New York, [Reprint, 1 974].

Karlgren, Bernhard 1957, Grammata Serica Recensa, Museum of Far Eastern Antiquities Bulletin 29, Stockholm.

Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải 1995, Văn hóa Óc Eo, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Loofs, H. H. E.  1979, Problems of Continuity the pre-Buddhist and Buddhist Periods in Central Thailand, with Special Reference to U-Thong, in R. B. Smith and W. Watson, eds, Early South East Asia: Essays in Archaeology, History, and Historical Geography, New York, Oxford University Press.

Mabbet, Ian and David Chandler 1995, The Khmers, Oxford (UK) / Cambridge (US A), Blackwell. Manguin, Pierre- Yves

Mabbet, Ian and David Chandler 1980, The Southeast Asian Ship: An Historical Approach, Journal of Southeast Asian Studies 11/2, pp. 266-276.

Mabbet, Ian and David Chandler 1985, Sewn-Plank Craft of South-East Asia, a Preliminary Survey, in Sewn Plank Boats, Archaeological and Ethnographic papers based on those presesented to a conference at Greenwich in November 1984, ed. by Sean McGrail and Eric Kentley, Greenwich, National Maritime Museum (Archaeological Series No. 10, BAR International Series 276).

Mabbet, Ian and David Chandler 1991, The Merchant and the King: Political Myths of Southeast Asian Coastal Polities, Indonesia 52, pp. 41-54.

Mabbet, Ian and David Chandler 1993, Palembang and Sriwijaya: An Early Malay Harbour-City Rediscovered, Journal of the Malaysian Branch of the Royal Asiatic Society 66/1, pp. 23-46.

Mabbet, Ian and David Chandler 1996, Southeast Asian Shipping in the Indian Ocean During the First Millenium A.D.", in H. P. Ray & J.-F. Salles (eds.), Tradition and Archaeology. Early Maritime Contacts in the Indian Ocean, Lyon/New Delhi, Manohar (Maison de l'Orient méditerranéen/NISTADS),pp. 181-198.

Mabbet, Ian and David Chandler 1999, Srivijaya dans l'oeuvre de George Coedès, in Colloque George Coedès aujourd'hui, Bangkok, Centre d'Anthropologie Sirindhorn, 9-10 September.

Mabbet, Ian and David Chandler 2002, From Funan to Srivijaya: Cultural Continuities and Discontinuities in the Early Historical Maritime States of Southeast Asia", in 25 Tahun Kerjasama Pusat Penelitian Artkeologi dan École française d'Extrême-Orient, Makalah Seminar Dimensi Budaya dalam Membangun Persatuan Bangsa-Bangsa di Asia Tenggara, Palembang, 16-18 July 2001, Jakarta, 2002, pp. 59-82.

Maspero, Georges 1928, Le royaume de Champa, Paris/Bruxelles, Éditions G. Van Oest, [reprint. EFEO, 1988].

Mauger, Henri 1935, Angkor Borei, BEFEO 35, p. 491.

Mauger, Henri 1936, Asram Maha Rosei, BEFEO 36, pp. 65-95.

Maurel, Frédéric 1998, The work of George Coedès: views of a young man, Journal of the Siam Society 86/1-2, pp. 235-238.

Népote, Jacques 1999, Mythes de fondation et fonctionnement de l'ordre social dans la basse vallée du Mékong accompagnés de considérations sur l'indianisation, Péninsule 38(1), pp. 33-64.

Paris, Pierre 1952-54, Quelques dates pour une histoire de la jonque chinoise, BEFEO 46, pp. 267-278.

Pelliot, Paul 1903, Le Fou-Nan, BEFEO 3, pp. 248-303.

Pelliot, Paul 1904, Deux itinéraires de Chine en Inde à la fin du vine siècle, BEFEO 4, pp. 13 1-385.

Pelliot, Paul 1925, Quelques textes chinois concernant l'Indochine Hindouisée, EFEO Études Asiatiques II, pp. 243-263.

Porée-Maspero, Éveline 1950, Nouvelle étude sur la Nâgï Somâ, Journal Asiatique, pp. 237-267.

Porée-Maspero, Éveline 1962-69, Étude sur les rites agraires des Cambodgiens, 3 Vol., Paris/La Haye, Mouton & Co. Pou, Saveros

Porée-Maspero, Éveline 2001, Nouvelles inscriptions du Cambodge, vol. II & III, Paris, EFEO.

Reid, Anthony 1993, Southeast Asia in the Age of Commerce 1450-1680, Vol. 2, Chiang Mai, Silkworm Books.

Reynolds, Craig J. 1995, A New Look at Old Southeast Asia, Journal of Asian Studies 54/2, pp. 419-446.

Sanderson, D. С W., et. al. 2003, Luminescence dating of anthropogenically reset canal sediments from Angkor Borei, Mekong Delta, Cambodia, Quaternary Science Reviews 22, pp. 1111-1121.

Shorto, H. L. 1963, The 32 myos in the medieval Mon kingdom, Bulletin of the School of Oriental and African Studies 26/3 (London), pp. 572-591.

Stargardt, Janice 1986, Hydraulic Works and South East Asian Polities, In Southeast Asia in the 9th to 14th Centuries, ed. by David G. Marr and A. C. Milner, Canberra, Australian National University/ Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, pp. 23-48.

Stark, Miriam T. 1998, The Transition to History in the Mekong Delta: A view from Cambodia, International Journal of Historic Archaeology 2/3, pp. 175-204.

Stark, Miriam T., et. al. 1999, Results of the 1995-1996 Archaeological Field Investigations at Angkor Borei, Cambodia", Asian Perspectives 38/1, pp. 7-36.

Stein, R. A. 1947, Le Lin-Yi, sa localisation, sa contribution à la formation du Champa, et ses liens avec la Chine, Han-Hiue Bulletin du Centre d'études sinologiques de Pékin 2, pp. 1-335.

Stuart-Fox, Martin 1998, The Lao Kingdom of Lan Xâng: Rise and Decline, Bangkok, White Lotus Press.

Syafei, Soewadji 1977, The Relation Between Cambodia and Indonesia in the 8th to 9th Century" [sic], Majalah Arkeologi, Indonesia, pp. 14-18.

Thurgood, Graham 1999, From Ancient Cham to Modern Dialects, Two Thousand Years of Language Contact and Change, Honolulu, University of Hawaii.

Vickery, Michael 1972, The 'Kalpana' documents in a review of three collections of Thai historical documents, Journal of the Siam Society 60/1, pp. 397-410.

Vickery, Michael 1977, Cambodia after Angkor, the Chronicular Evidence for the Fourteenth to Sixteenth Centuries, Ph.D. Yale University, dec. 1977 [Ann Arbor: University of Michigan, University Microfilms].

Vickery, Michael 1979, A New Tâmnàn About Ayudhya, Journal of the Siam Society 67/2, pp. 1 23- 1 86.

Vickery, Michael 1986, Some Remarks on Early State Formation in Cambodia, In Southeast Asia in the 9th to 14th Centuries, ed. by David G. Marr and A. C. Milner, Canberra/Singapore, Australian National University (Research School of Pacific Studies) / Institute of Southeast Asian Studies, pp. 95-115.

Vickery, Michael 1987, Review of K. R. Hall, Maritime Trade and State Development in Early Southeast Asia, in Journal of Asian Studies 1987, pp. 21 1-213.

Vickery, Michael 1994, Where and What was Chenla?, In Recherches nouvelles sur le Cambodge, dir. By F. Bizot, Paris, EFEO (Études thématiques I), pp. 197-212.

Vickery, Michael 1998, Society, Economies, and Politics in Pre-Angkor Cambodia: the 7th-8th Centuries, Tokyo, The Centre for East Asian Cultural Studies for Unesco/The Toyo Bunko.

Vickery, Michael 1999a, The Khmer Inscriptions of Roluos (Preah Ko and Lolei): Documents from a Transitional Period in Cambodian History, Seksa Khmer n. s. 1 (jr- 1999), pp. 47-93.

Vickery, Michael 1999b, Coedès' Histories of Cambodia, in Colloque George Coedès aujourd'hui, Bangkok, CEDREFT, 9-10 September 1999.

Vickery, Michael 2001, Resolving the Chronology and History of 9th-Century Cambodia", SiksucakrZ (Newsletter of the Center for Khmer Studies, CKS, Siemreap, July 2001), pp. 17-23.

Wang Gungwu 1958, The Nanhai Trade, Journal of the Malaysian Branch Royal Asiatic Society 3 1/2, pp. 1-135.

Wheatley, Paul 1961, The Golden Khersonese, Kuala Lumpur, University of Malaya Press.

Wheatley, Paul  1974,  The Mount of the Immortals: A note on Tamil cultural influence in fifth-century Indochina, Oriens Extremis, Vol. 21, part 1, pp. 97-108.

Wheatley, Paul 1983, Nagara and Commandery: Origins of the Southeast Asian Urban Traditions, University of Chicago (Research Paper Nos. 207-208, Department of Geography).

Wheatley, Paul 1966, A Note on the Capital of Srivijaya During the Eleventh Century, In Ba Shin, J. Boisselier & A. B. Griswold, eds., Essays Offered to G. H. Luce, Ascona, Artibus Asiae (Supplementum 23), I, pp. 225-239.

Wheatley, Paul 1967, Early Indonesian Commerce, Ithaca, Cornell University Press.

Wright, Michael 1999, The Nation, section Cl "Focus", "The Quest for Bronze", Bangkok, 28 June.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phù Nam nhìn lại: Giải cổ tác gia (IV)

 

Michael Vickery

Người dịch: Hà Hữu Nga

Tính liên tục chính trị và sự thay đổi triều đại

Như chúng ta đã thấy trong các báo cáo vắn tắt của người Trung Quốc trình bày ở trên, các truyền thống truyền khẩu tiền sử đã cho thấy thời gian tồn tại của triều đại không thể xác định rõ được, sau đó là một giai đoạn ngắn của năm người trị vị có tước vị Fan, trong số đó người cuối cùng đã từng tiếp sứ bộ đầu tiên của Trung Quốc vào giữa thế kỷ III, ba thế kỷ tiếp theo, trong đó người Trung Quốc không cho chúng ta biết được những thông tin rõ ràng về tính liên tục của các triều đại đó, cũng như các mối quan hệ giữa những người trị vì Phù Nam có tên gọi, nhưng lại cho thấy quá trình Ấn Độ hóa ngày càng tăng thông qua các tên gọi hoàng gia, cho đến khi xuất hiện phương thức kế vị cha – con của जयावर्मन्* Jayavarman- रुद्रावर्मन्* Rudravarman [闍耶跋摩* [she-yeh-pa-mo]/Cho-ye-pa-mo/ Jayavarman/ Đồ Da Bạt Ma* - 留陁跋摩* Liu-t'o-pa-mo/Lieou-t'o-pa-mo Lưu Đà Bạt Ma, Rudravarman] vào thế kỷ 5-6, trong đó có một tích truyện đáng chú ý về cái mà người Trung Quốc nhìn nhận là sự tiếm quyền của một vị hoàng tử sau khi người này đã giết người anh em cùng cha khác mẹ có vị thế kế thừa chính thống hơn của mình.

Một chút mực quý được sử dụng để dựng lại sự kiện đó, nhưng chỉ có Porée-Maspero mới thực sự chú ý đến toàn bộ chuỗi sự kiện như là một bằng chứng cho nền văn hóa chính trị Cambodia, và nỗ lực đó thật sự xứng đáng. 

Cả người Trung Quốc và Pelliot đều cho rằng trong triều đại Hun, việc thừa kế là theo dòng cha. Thực sự thì một số cái tên được ghi lại sau cặp khai sáng là nam, và trừ trường hợp các bản dịch của Pelliot có khiếm khuyết, còn thì việc kế thừa đều là trực tiếp từ các tổ tiên của họ. Tuy nhiên Porée-Maspero, theo tuyến lý thuyết chung của bà về chế độ cai trị mẫu hệ trong dòng hoàng tộc Cambodia, cho rằng các sử liệu Trung Quốc có thể được giải thích là các hậu duệ của cặp khai sáng có thể đều là nữ. Tuy nhiên các hậu duệ thuộc hai thế hệ cuối cùng có tên gọi, 混盤況* Hun Pan huang Hỗn Bàn Huống và con trai 盤盤* Pan Pan Bàn Bàn là nam, và cũng có thể người Phù Nam tin rằng các tổ tiên họ đã truyền ngôi vị theo phụ hệ, hoặc người Trung Quốc đương nhiên coi điều đó là bình thường, nên khi ghi chép đã bỏ qua mọi thông tin trái ngược. Đề xuất của Porée-Maspero, thông quan việc ấn một lý thuyết vào bằng chứng nên trong thời gian đó và chính thể đó đã không nhận được bất cứ sự ủng hộ nào để được coi là chính thống 72.

Tuy nhiên trong giai đoạn tiếp theo người trị vì Fan đã thay thế các thủ lĩnh Hun đúng vào giai đoạn chuyển tiếp từ thời tiền sử huyền thoại sang giai đoạn lịch sử, thì rõ ràng là một cái gì đó khác với việc kế thừa phụ hệ trực tiếp thì thực sự hợp thời. Một Fan đầu tiên, Fan Shi-man 范師蔓* Phạm Sư Mạn được biết là một vị tướng tài ba đã được người dân chọn làm người cai trị khi dòng tộc Hun bắt đầu suy yếu. Mô thức kế thừa trong số các hậu duệ của ông là như sau:

Như người Trung Quốc đã ghi lại thì người kế vị Fan Shih-man đã được thực hiện theo đúng “lệ thường”, đó là con trai của anh cả ông, và sau đó người này đã bị con trai của chị cả Fan Shih-man giết chết và tiếm vị. Ngay sau đó con trai út của Fan Shih-man đã giết chết “kẻ tiếm vị” kia, giành ngai vàng, nhưng đến lượt mình lại bị 范金* Fan Hsin Phạm Kim, một vị tướng trung thành với con trai của người chị gái đoạt ngôi, vì vậy mà lặp lại mô thức kế vị của Fan Shih-man 73. Đó là Fan Shi-man – chị gái cả; sau Fan Shi-man là người con trưởng hoặc người con út; còn sau người chị gái cả là Chan-mon**.

Porée-Maspero hoàn toàn có lý khi chú ý đến tình thế này, và khi gợi ý rằng người thừa kế “chính thống” của Fan Shih-man có lẽ phải là con trai của người chị gái, là người đã phản đối nỗ lực của Fan Shi-man nhằm đảm bảo cho việc kế thừa của con trai mình, ngược lại với tục lệ thời đó. Tuy nhiên Porée-Maspero đã nhầm lẫn và còn cho thấy rằng nỗ lực của bà nhằm nhét lý thuyết ào bằng chứng, bằng việc xác quyết rằng đây là một ví dụ điển hình về chế độ “kế thừa mẫu hệ”, trong đó Fan Shih-man đã có được quyền kế vị từ người chị gái của mình.

Trong một nghiên cứu của tôi về poň thuộc thế kỷ VII, mà tôi tin là một nhóm thủ lĩnh cổ được người Trung Quốc ghi lại là Fan, tôi nhận ra rằng việc kế vị poň dường như là từ người đàn ông truyền lại cho con trai của chị gái, một loại kế vị theo dòng mẹ được minh họa một cách rõ ràng trong một số bi ký Angkor của các gia đình quan phương, nhưng lại khác với chế độ kế vị do Porée-Maspero đặt ra liên quan đến hôn nhân liên tộc. Khi xem xét các nguyên tắc của chế độ kế vị poň, tôi thấy quyền của Fan Shih-man đối với vị trí của ông có lẽ không phải có được từ chị gái ông, mà là từ người anh của mẹ ông, và người kế vị hợp pháp của ông lại không phải là con trai ông, mà là người cháu, con trai của chị gái ông 74.       

Còn đối với Fan Hsin, thì các bản dịch của Pelliot không thể hiện rõ các mối quan hệ của gia đình ông đối với Fan khác, còn nhận định của Porée cho rằng ông xuất thân từ một bàng hệ của gia tộc đó thì đã đi quá xa khỏi cách diễn giải hợp thức.  

Về sau, trong vòng trên hai thế kỷ, người Trung Quốc đã không ghi chép rõ ràng về các quan hệ của triều đại đó, mà chỉ thấy có hai cái tên thủ lĩnh, một người có lẽ là Chan fan, có thể là một người kế vị không chính thống, và một varman không rõ tên đầy đủ 75, và chúng ta không biết tại sao, hoặc liệu những người trị vì Fan có mối quan hệ với những người trị vì sau này hay không, các mối quan hệ đó là như thế nào cho đến khúc quanh của thế kỷ 5-6 và các vị vua Jayavarman và Rudravarman, với các tích truyện của họ lại cung cấp bằng chứng cho các nguyên tắc kế vị đương thời. Porée cũng không đưa ra giải thích nào cho giai đoạn này. Tuy nhiên ngay lập tức xuất hiện một câu hỏi là liệu có phải các thủ lĩnh Fan đã trở thành các vị vua varman hay là những nhóm khác đã hoàn toàn thay thế các Fan đó bằng cách sử dụng tước vị varman để khẳng định vị thế cao của họ?  

Trong thế kỷ VII, khi nhiều bi ký đương thời được phát hiện, tôi đã đề xuất một ý tưởng cho rằng poň, một đẳng cấp thủ lĩnh địa phương, mà tôi tin rằng người Trung Quốc ghi là Fan, đã duy trì mô thức kế vị từ người chú/bác cho con trai của chị/ em gái mình. Tuy nhiên trong thời gian đó, họ đều là phụ tá cho các vị “vua” thường với tước vị vra kamrataň aň, chứ không phải luôn luôn là -varman, là tước vị dường như kế thừa trực tiếp theo dòng cha, còn tước vị poň đã bị thay thế ở cấp địa phương bởi một nhóm thủ lĩnh khác, nhóm mratáň, không hề cho thấy có bằng chứng của tục lệ kế vị bác/cậu – đến – cháu, và là người có thể đã hành động với tư cách là những tác nhân của nhóm vrah kamrataň aň chống lại nhóm poň 76.  

Vì vậy sự thay đổi trong thực tế từ tước vị fan thế kỷ thứ III đến -varman thế kỷ V – VI đã song hành cùng những khác biệt giữa tước vị poň và vrah kamrataň aň trong các bi ký thế kỷ VII. Bởi vì các tên ghi trong bi ký đều bằng Phạn ngữ, trong đó lại không hề thấy các tước vị như vậy, nên tôi không biết liệu có phải Jayavarman và Rudravarman có tước vị vrah kamrataň aň hay không. Nhìn bằng cặp mắt Trung Quốc thì Rudravarman là con của một hầu thiếp, nên không thể đứng cùng hàng với Jayavarman, và để đảm bảo cho ngai vàng của mình nên ông đã giết chết người em có vị thế cao hơn mình, vì là con trai của hoàng hậu.

Từ đó có thể kết luận một cách hợp thức rằng người con trai thứ thực sự là người kế vị, nhưng có phải chỉ vì mẹ của ông có vị thế cao hơn? Thực tiễn hoàng gia Cambodia sau này, trong các giai đoạn mà tôi có nhiều thông tin hơn, lại không hề ủng hộ cho cách diễn giải đó. Tương tự như vậy, có lẽ cùng là hợp thức khi luận rằng việc ưu tiên quyền kế vị thuộc về con trai út,chứ không phải là bất kỳ vị thế nào của các bà mẹ thì khả thi hơn nhiều. Một số trường hợp trong giai đoạn sau này đã cho thấy điều đó. Quay lại với Porée-Maspero, khi chấp nhận cách diễn giải Trung Quốc là hiện thực, bà đã nhận ra ở đó sự phê chuẩn lý thuyết của mình về tầm quan trọng của parenté féminine***, chế độ nữ tộc của các vị vua vì người kế vị chủ yếu là con trai của người “vợ đích” 77. Nhưng bất cứ người con trai nào được người cha yêu quý hơn thì rõ ràng đó sẽ là người được kế vị trực tiếp theo dòng cha. Nhưng sẽ không có chuyện cấp nhận điều khoản giải thoát của Porée-Maspero khi bà cho rằng bất cứ khi nào một người con trai kế vị cha ông ta thì đó là vì cả hai đều là người có quyền thừa kế từ cùng một người phụ nữ, đặc biệt là khi căn cước của hầu hết các vị nữ hoàng đang được đề cập ở đây lại rất khó mà biết được. Nếu vai trò của họ với tư cách là những người mang giữ tinh hoa cho hoàng tộc như Porée-Maspero đã khẳng định, thì có lẽ người ta cũng nghĩ rằng họ đã được đề cập đến trong sử sách, bi ký 78.   

Phù Nam ở đâu?

Cả Aymonier lẫn Pelliot đều đồng ý rằng Phù Nam chủ yếu nằm ở phía nam Cambodia và Việt Nam, và được mở rộng đến bán đảo Mã Lai nhờ kết quả của các cuộc chinh phục, và về phương diện này, Coedès và hầu như tất cả các sử gia đi sau đều ủng hộ. Tuy nhiên, Jean Boisselier đã xác định trung tâm Phù Nam tại Uthong, thuộc trung tây Thái Lan, và Tatsuo Hoshino thì kiên trì khẳng định một vị trí ở đông bắc Thái Lan 79. Mới đây vẫn còn một quan điểm của Claude Jacques cho rằng Phù Nam “dường như đã xuất hiện vào thế kỷ đầu SCN tại Nam Cambodia và Việt Nam, nơi đã từng là thủ đô của nó ở đó”. Sau đó nó đã mở rộng “xa đến tận vùng Kra, nơi mà tầm quan trọng kinh tế của nó chắc chắn lớn hơn nhiều so với địa bàn gốc”. “Vì vậy, các cảng của Phù Nam đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế có lẽ lại không phải là các cảng tìm thấy ở Nam Việt Nam” 80. Tuy nhiên các nghiên cứu khảo cổ học tại Nam Việt Nam và Cambodia lại không ủng hộ cho quan điểm này; và Jacques dường như đã đặt Đốn Tốn không đúng chỗ, đã được thảo luận ở trên, và có lẽ hầu như là ở Bắc bán đảo, tại Kra 81.   

Ý kiến của Boisselier là dựa vào bằng chứng khảo cổ học. Mặc dù chấp nhận rằng văn hóa Óc Eo cho thấy một vị trí tại Phù Nam, nhưng ông vẫn thêm “vì tại vùng châu thổ sông Mê Kông, chỉ có bằng chứng duy nhất được phát hiện trong một khu vực hạn hẹp, còn bằng chứng tại lưu vực sông Mê Nam thì phân bố trên một vùng rất rộng lớn, hầu như phát hiện được trên toàn bộ lưu vực, bao gồm cả những phần mở rộng quan trọng, theo các trục lớn về phía bắc theo hướng Lamphun qua Nakhon Sawan và Tak, về phía đông theo hướng Mahasarakham qua cao nguyên Korat, theo hướng Aranya Prathet, và có lẽ thậm chí cả Battambang, qua vùng Prachinburi, và theo hướng nam qua Petchburi, đến bán đảo Mã Lai với một điểm cực nằm ở vùng Surat-Thai [sic Thani]-Cheding Pra..." 82. 

Có nghĩa là trong vùng mênh mông này các nghiên cứu khảo cổ học cho thấy quá trình cư trú liên tục từ thời tiền sử đến cuối thời द्वारावती* Dvaravati Đa Môn Thành*,  堕罗钵底* Đọa La Bát Để, 陀羅缽地* Đà La Bát Địa, vào đầu thế kỷ 11 tại Uthong, và vào cuối thế kỷ 12 đối với các địa điểm khác; còn theo quan điểm của Boisselier thì bằng chứng khảo cổ học là ở chỗ các di chỉ này đều có quan hệ với Phù Nam, và vì khu vực rộng lớn tại thung lũng sông Mê Nam ấy trái ngược với một vùng nhỏ bé quanh Óc Eo, nên trung tâm của phù Nam phải được coi là nằm trong vùng lưu vực sông Mê Nam. Tại vùng châu thổ sông Mê Kông, chỉ có ba hoặc bốn thành thị có thể liên hệ với văn hóa Phù Nam, nhưng tại Mê Nam thì có tới khoảng 15 thành thị.

Khi chấp nhận rằng cả hai lưu vực sông Mê Kông và Mê Nam đều là những vùng đất thuộc Phù Nam, quan điểm của Boisselier về khảo cổ học đã đưa ông đến tái diễn giải tích truyện về những cuộc chinh phục của Fan-shih-man, bằng cách gợi ý rằng họ từ phương Tây đến phương Đông, từ cái nôi của Phù Nam ở vùng lưu vực sông Mê Nam đến một vùng đất chinh phục được tại châu thổ sông Mê Kông. Tuy nhiên, Boisselier lại cho rằng “khi Phù Nam sụp đổ, đồng thời với cuộc giải phóng của Chân Lạp, trong nửa thứ hai của thế kỷ VI, trung tâm chính trị của cái đế quốc cổ ấy có thể đã chuyển đến vùng châu thổ sông Mê Kông”. Một trong những lập luận của Boisselier về mối quan tâm thực sự, mặc  dù theo quan điểm của tôi đó không phải là sự ủng hộ cho chủ đề chính của ông, là “không hề có một đặc trưng nào của văn hóa Phù Nam tại Óc Eo được bảo lưu lại ở Chân Lạp, mà sự xuất hiện của nó đã kết thúc một sự đoạn tuyệt tổng thể với các truyền thống trước đó”. Để minh họa, Boisselier lưu ý rằng “đồ châu báu bằng vàng và thiếc, vô số ngọc trai của Óc Eo, các loại hình đồ gốm không hề thấy ở Chân Lạp”, nhưng lại được phát hiện ở Dvaravati. 

Thực ra thì Dvaravati có vẻ là một xã hội và chính thể rất khác với Chân Lạp, và nếu cả hai đều đã phát triển lên từ nền văn hóa Phù Nam trước đó thì cần phải đề xuất một cách diễn giải nào đó. Những khác biệt thể hiện rất rõ trong các yếu tố vĩ mô về các di tích khảo cổ học, các công trình tôn giáo, bi ký và tục thờ cúng. Rất khác thường là Dvaravati lại không thấy trong các bi ký, so với hơn 200 bi ký được ghi lại trong thế kỷ đầu tiên [thế kỷ VII SCN] của Chân Lạp, và việc không hề có địa điểm Dvaravati đã cho thấy sự phong phú của các công trình kiến trúc ईशानपुर* Isanapura Thiên thành* 伊賞那補羅城* Y Thưởng Na Bổ La thành, nay là Sambor Prei Kuk, tỉnh Kompong Thorn. Dvaravati còn là đất Phật, như là những kẻ kế nghiệp tại lưu vực sông Mê Nam của nó vậy, ngược lại với quá trình Ấn Độ giáo ngày càng tăng của Phù Nam vùng Mê Kông, và đặc biệt là Chân Lạp, khi ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đã được tiếp thu nhiều hơn kể từ thế kỷ III trở đi. Về phần các yếu tố vi mô được Boisselier nhấn mạnh, trước hết chúng ta cần lưu ý rằng dưới thời ông chưa có các nghiên cứu di chỉ khảo cổ học Chân Lạp giống như các công trình nghiên cứu đã được thực hiện tại các di chỉ Dvaravati của Thái Lan. Chỉ đến ngày nay mới bắt đầu có các nghiên cứu này, với các cuộc khai quật ở Angkor Borei, và các công trình nghiên cứu của các nhà khảo cổ học Việt Nam ở bên kia biên giới, thuộc vùng châu thổ sông Mê Kông. Vì vậy, nếu chỉ tính về số lượng nhiều di chỉ, thì lập luận của Boisselier đã mất đi sức nặng, và các công trình nghiên cứu tiếp tục ở vùng châu thổ sông Mê Kông, cả ở Cambodia lẫn Việt Nam cũng như riêng trong vùng Angkor Borei ở nam Cambodia, thuộc tỉnh Takeo, cũng có thể làm cho các lý lẽ của ông về sự thiếu tính liên tục của di vật tại Chân Lạp trở nên lỗi thời 83.  

Angkor Borei trước thế kỷ VII, chí ít trên bề mặt, dựa trên các công trình nghiên cứu đã được thực hiện cho đến hiện nay, đã cho thấy có nhiều tương đồng với các di chỉ Dvaravati điển hình, và đó chính là sự liên tục về kiến trúc và chính trị nơi này cũng như tại Chân Lạp nói chung, từ giai đoạn Phù Nam đến giai đoạn Angkor (Prasat Phnom Da từ giai đoạn giữa Angkor bao gồm cả các di tích tiền Angkor, bi ký K.53 cho thấy rõ tính liên tục của tầng lớp trị vì từ vị vua Phù Nam cuối cùng đến Chân Lạp vào giữa thế kỷ VII, và bi ký K.549 của Phnom Da được Coedès xác định niên đại muộn hơn Jayavarman VII, có nghĩa là thuộc thế kỷ XIII 84. Giống như một vài bi ký Dvaravati, một ít bi ký phát hiện được trong các cuộc khai quật mới đây tại vùng Óc Eo là Phật giáo, và quan trọng nhất là bằng lối viết của thế kỷ VIII – IX và bằng phương ngữ lai Pali, tức là pha trộn với Phạn ngữ 85.

Hai quan điểm cuối cùng của Boisselier chắc chắn phải bị loại bỏ vì không hợp lý. Trước hết, ông nói, và có lẽ như là một vấn đề đơn giản là đúng, bất chấp tầm quan trọng của các phát hiện tại Óc Eo, đó là không phải ở đó, mà là ở lưu vực sông Mê Nam, “chúng ta phát hiện được bằng chứng đầu tiên về ảnh hưởng Ấn Độ chính cống ... trong các công trình tạo tác địa phương cho thấy ảnh hưởng Ấn Độ thế kỷ IV – V”.   

Đây chính là một phần của định kiến Đông Phương học cổ cho rằng toàn bộ tiến trình văn hóa tại Đông Nam Á phải được bắt đầu bằng việc nhập khẩu từ Ấn Độ. Không có các định kiến như vậy, người ta sẽ cho rằng việc thiếu ảnh hưởng của Ấn Độ tại di chỉ Phù Nam sớm nhất, Óc Eo, đã cho thấy rằng đó là di chỉ sớm nhất bắt đầu phát triển dựa trên thương mại biển, với ảnh hưởng Ấn Độ rõ ràng ở đó mà không phải là đến tận thế kỷ IV – V 86.

Quan điểm thứ hai, gắn liền với quan điểm thứ nhất, cho thấy có sự hiểu lầm về các mối quan hệ biển quốc tế trong thời gian đó. Boisselier tin rằng trong giai đoạn Phù Nam sớm và Dvaravati hàng hải vẫn chưa phát triển, người ta chưa biết rõ về gió mậu dịch và các dòng hải lưu, và vì vậy mà tuyến tiếp xúc chủ yếu giữa Ấn Độ và Đông Nam Á là trên đất liền, trước hết đến vùng lưu vực sông Mê Nam, sau đó mới đến vùng châu thổ sông Mê Kông. Tuy nhiên ngày nay nói chung người ta đều thừa nhận rằng người Đông Nam Á, đặc biệt là người Nam Đảo đã sở hữu một cấp độ công nghệ và kỹ năng cao về hàng hải trong thời tiền sử, và không hề có chướng ngại công nghệ nào trong việc tiếp xúc trực tiếp bằng đường biển với Ấn Độ 87. 

Hoshino, khi trích dẫn Boisselier để hỗ trợ đã dựa trên diễn giải của ông về việc đọc kỹ càng một số đoạn trong các văn liệu Trung Quốc. Vì vậy, “Phù Nam cách Lâm Ấp hơn 3000 dặm về phía tây, theo đúng nghĩa đen, từ vị trí Lâm Ấp ở bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay, không còn nghi ngờ gì về việc đặt Phù Nam tại vị trí trung hoặc đông bắc Thái Lan 88. Tuy nhiên hiện có quá nhiều nhận định khác đến mức mâu thuẫn với hai ngữ cảnh này, là thứ mà chúng ta phải thừa nhận, như Pelliot rõ ràng cũng thừa nhận là một số tác giả Trung Quốc đã lơi lỏng trong việc ghi lại hoặc chép lại các hướng dẫn như vậy; và chúng ta không được quên rằng hầu hết các tác giả ấy đã không có hiểu biết trực tiếp về chủ đề mà mình bàn đến.

Nhận định đầu tiên được trích dẫn ở trên tiếp tục cho rằng Phù Nam “nằm trong một vịnh biển lớn”, là thứ đã xóa bỏ bất cứ một vị trí nào trong nội địa, và tư liệu đó còn đi xa hơn nữa khi nói rằng “ở phía Nam Lâm Ấp tiếp giáp với Phù Nam”. Tư liệu khác cũng nói “Phù Nam là nam Nhật Nam [bắc Việt Nam] nằm trong vịnh phía tây của vùng biển lớn”, còn một văn bản khác thì nói “Phù Nam ở phía nam của ...Nhật Nam, trong một vịnh lớn nằm ở phía tây của biển, ...cách Lâm Ấp 3000 dặm về phía tây nam”. Một mô tả khác liên quan đến một vịnh biển ở Lâm Ấp mà từ đó “người ta đi về phía nam đến các vương quốc Phù Nam và các vương quốc khác”. Cuối cùng nhà tu hành Nghĩa Tĩnh, là người đã du hành đến Đông Nam Á vào năm 671 – 695 sau khi Phù Nam kết thúc đã viết rằng “rời khỏi Champa, đi tiếp một tháng về phía Tây Nam thì đến nước Pa-nan trước kia gọi là Phù Nam” 89. Toàn bộ các đoạn trích dẫn trên đều thống nhất trong việc xác định Phù Nam gần biển và ở phía nam hoặc tây nam của các vị trí ngày nay thuộc trung bộ Việt Nam; và “vịnh biển lớn” khó mà có bất cứ ý nghĩa gì khác ngoài Vịnh Thái Lan.    

Tuy nhiên Hoshino lại phát hiện ra các bất nhất khác, và chúng thực sự đáng để bình luận. Ông chỉ ra rằng trong văn bản V của mình, Pelliot buộc phải sửa lỗi văn bản chữ Hán để giữa cho Phù Nam ở vị trí mà ông muốn. Vì vậy sau khi viết rằng Phù Nam là nam Nhật Nam, Pelliot tiếp tục “có một con sông lớn [ngầm chỉ Tonle Sap và sông Mê Kông] chảy từ phía tây và đổ vào biển”, tuy nhiên lại ghi chú rằng “đoạn dịch thật nhất có lẽ là “con sông chảy về phía tây và đổ vào biển”. Hoshino kiên trì rằng việc đọc theo nghĩa đen như vậy là cách tốt nhất, và cho rằng đó là bằng chứng cho thấy Phù Nam có thể không nằm ở Cambodia. Tuy nhiên cách đọc văn bản này của ông cũng không thể giúp được gì cho trường hợp mà ông mong muốn có. Hoshino nói rằng Pelliot đã không dịch từ 水 thủy “nước” ngay trước các từ có nghĩa là “chảy về hướng tây”, và ông còn cho rằng 水 thủy “trong trường hợp này có nghĩa là sông cũng như nước vậy”; và Hoshino dịch là “có một con sông lớn có một chi lưu chảy về hướng tây còn con sông thì đổ ra biển”. Đoạn dịch này phù hợp tuyệt hảo với trường hợp hệ thống Tonle Sap-Mê Kông trong một số tháng mỗi năm, lúc đó hồ Tonle Sap quay ngược dòng nước về thượng nguồn, hướng tây bắc, trong khi sông Mê Kông vẫn đưa nước ra biển; và điều đó thuận lợi hơn nhiều cho đề xuất của Hoshino khi đoạn văn được gắn với sông Chao Phraya và sông Pa Sak ở trung Thái Lan 90. Tuy nhiên người ta vẫn có thể đặt vấn đề về mức độ chính xác của việc Hoshino hiệu chỉnh Pelliot, một vấn đề mà tôi xin nhường quyết định cuối cùng cho các nhà Hán học.

Tôi vẫn thích cách bào chữa của Pelliot cho việc hiệu chỉnh của ông bằng cách tham chiếu với một đoạn song hành trong văn bản VI của ông, trong đó có một nhận định rõ ràng hơn nhiều “có một con sông lớn chảy từ hướng Tây Bắc về phía Đông và đổ vào biển”, là đoạn dịch ăn khớp với sự kết hợp thành hệ thống Tonle Sap và sông Mê Kông ở nơi mà cả sông và hồ gặp nhau ở gần Phnom Penh hiện nay. Hơn nữa, khi Hoshino đối diện với các văn bản chữ Hán thực sự buộc phải thừa nhận Phù Nam trong vùng châu thổ sông Mê Kông, thì ông phải xoay trở vấn đề đó bằng cách đặt ra hai nửa Phù Nam, một ở vùng lưu vực sông Mê Nam, còn “nửa kia của Kaundinya” thì ở vùng châu thổ sông Mê Kông 91.  

Cuối cùng cách kiểm tra tốt nhất vị trí thuộc vùng trung tâm Phù Nam lại chỉ có một hạng mục duy nhất là khoa nghiên cứu bi ký địa phương tương thích với các sử liệu Trung Quốc trong một giai đoạn khi bi ký hầu như không tồn tại. Đây là bi ký K.40, được viết bằng cách viết vào giữa thế kỷ thứ VI, và được phát hiện tại Tonle Bati, cách Phnom Penh 30 km về phía tây nam. Ngay cả trường hợp nó được di chuyển đến đó từ một địa điểm khác thì chúng ta vẫn có thể cho rằng nó không thể bị di chuyển đến từ một địa điểm bên ngoài khu vực nam Cambodia. Bi ký đó ghi tên hai vị vua, Jayavarman và con trai ông là Rudravarman, hoàn toàn phù hợp với các sử liệu chữ Hán ghi lại cái chết của Jayavarman vào năm 514 và các sứ bộ của Rudravarman được cứ đi Trung Quốc trong các năm 517, 519, 530, 535, và 539 92. Mặc dù Boisselier có thể đáp trả là sử thay đổi khả dĩ trung tâm Phù Nam từ vùng Mê Nam đến châu thổ sông Mê Kông mà ông muốn chấp nhận vào cuối thế kỷ VI, thực sự có thể đã xảy ra vào cuối thế kỷ V, thì đó có lẽ là một sự khẩn nài đặc biệt, và một sự thay đổi kịch tích như vậy không lẽ nào lại bị người Trung Quốc bỏ qua, vì đối với họ thì Phù Nam là một mối nối quan trọng để tiếp xúc với Ấn Độ.   

Mặc dù Phù Nam bao gồm cả một phần nào đó của vùng đất giờ đây thuộc về nam Việt Nam, thì giờ đây không còn có thể chấp nhận được rằng thủ lĩnh Fan Shi man của Phù Nam là Sri Mara trong tấm bia Phạn ngữ C.40 ở Võ Cạnh, như Louis Finot đề xuất đầu tiên sau đó được Pierre Dupont và Coedès chấp nhận, cho rằng Phù Nam đã thống trị toàn bộ nam Trung bộ Việt Nam cho đến tận Nha Trang. Cần phải nhấn mạnh điều này vì ý tưởng cho rằng Fan-shih-man = Sri Mara dường như đã trở nên thịnh hành trong những môi trường nhất định và có nguy cơ không thể kiểm soát được nữa. Từ khi có công trình nghiên cứu của Filliozat người ta đã bắt đầu chấp nhận rằng Mara có thể là một tước vị Pandyan không liên quan gì đến bất cứ chính thể địa phương nào ở Đông Dương. Hơn nữa, việc phiên âm chữ Hán từ Sri Mara  có lẽ là có bốn âm tiết/chữ. Người ta thường xử lý sri thành hai âm tiết, và dễ dàng thể hiện các âm tiết ma/mā và ra/la bằng các ngôn ngữ Ấn Độ hoặc Đông Nam Á 93. 
____________________________________

Còn nữa...

Nguồn: Funan Reviewed: Deconstructing the Ancients. In: Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient. Tome 90-91, 2003. pp. 101-143.

* Ghi chú của người dịch: Các từ có đánh dấu sao [*] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định nghĩa của từ mà thôi.

** Không biết cái tên Chan-mon này Vickery lấy ở đâu? Nói về ai? Có phải ông định nói về 范蔓* Fan man Phạm Mạn?

*** Theo tôi, các nhà dân tộc khảo người Pháp là những học giả giỏi nhất thế giới về lĩnh vực này, vì vậy để hiểu được tường tận về thể chế kế vị được đề cập ở trên, có thể đọc hai tài liệu rất hay dưới đây: i) Nicole, Marie-Claire et Jacques Nicole 2011. Parente et traduction - Généralités et langues bibliques, SIL International®2011, SIL Electronic Working Papers 2011-010, October 2011; và ii) Yoyotte, Jean 1958. Le dénommé Mosou: A propos de la parenté féminine du roi Teti (VIe dynastie, BIFAO 57, 1958, pp. 81-89.

Ghi chú

72. Porée-Maspero 1950, p. 254, n. 4. See the criticism in Coedès 1951b.

73 Coedès 1964a, pp. 77, 81-84; 1968, pp. 38, 40-41.

74. Vickery 1998, pp. 68-69.

75. Above, pp. 113-114.

76. Vickery 1998, pp. 190-205; và về việc thừa kế các triều đại hoàng gia trong thế kỷ VII, mà về điều này Porée-Maspero đã thông tin sai, xem ở dưới, tr. 134-135.

77. Porée-Maspero 1950, p. 255.

78. Porée-Maspero 1950, p. 254. Điều này được thảo luận triệt để trong Coedès 1951b. Trong giai đoạn Angkor, khi các dữ liệu tốt nhất đường như ủng hộ cho các giả thuyết của Porée-Maspero thì cái tên Dharanïndradevï, người được cho là mẹ của Jayavarman III, con trai và người kế vị Jayavarman II lại chỉ được phát hiện trong một bi ký ở Preah Ko, nơi mà địa vị của bà không được biết chi tiết, nhưng được các sử gia giả định vì bà được điêu khắc trên tháp làm thành một cặp để tưởng nhớ Paramešvara- Jayavarman II; căn cước bà mẹ của hai người con trai Yašovarman kế vị ông thì lại hoàn toàn không được biết đến, như người mẹ của Jayavarman V, là người kế vị cha ông là Râjendravarman. Tuy nhiên trong trường hợp Jayavarman II, Porée-Maspero 1950, p. 258 đã có những nhầm lẫn, hoặc khá hơn thì là nạn nhân của những hiểu lầm mà ngày nay đã được thanh toán. Khi giả định rằng quyền của Jayavarman đối với ngai vàng “có lẽ là không đủ”, bà đã dẫn một nghiên cứu trước kia của Bergaigne (1882) cho rằng Jayavarman đã “củng cố” các quyền của ông bằng hôn nhân, và điều đó được đã chứng minh bằng một thực tế là con ông đã được kế vị ngai vàng của ông. Tuy nhiên Bergaigne cho rằng Jayavarman đã cưới một bà hoàng hậu của Šambhupura, và về việc này ông bị lẫn lộn với một Mahïpativarman nào đó, là người mà ông cho là tên cũ của Jayavarman. Năm 1950 Porée-Maspero đã biết điều này từ công trình của Coedès. Mặc dù phê phán chi tiết này của Porée-Maspero, nhưng Coedès [1951b] lại không đưa ra các chi tiết. Công trình ấy đã thực cho rằng Jayavarman II đã cưới một hoàng hậu Šambhupura, nhưng trong các hoàn cảnh hoàn toàn khác với những gì được Bergaigne hoặc Porée-Maspero hình dung (xem Jacques 1972; Vickery 1998, pp. 398-399).

79. Pelliot 1903, pp. 288-289, “Tôi ... hoàn toàn đồng ý với ông Aymonier: Phù Nam về nguyên tắc chỉ có thể tương hợp với Cambodia hiện đại và vùng Hạ Nam Kỳ [nay là nam Sài Gòn Việt Nam, mà tiếng Khmer gọi là Nam Kampuchea]”; Boisselier 1965; Hoshino 1993, trong đó Phù Nam được định vị gần Sri Thep thượng lưu Pasak. Gần đây hơn một tác giả viết những bài hời hợt phổ biến cho đại chúng trên tờ Bangkok tiếng Anh, Michael Wright [The Nation 28 June 1999, section Cl, "The Quest for Bronze"] đã lấy quan điểm của Hoshino về Phù Nam và thêm thắt rằng vào thời Sri Thep “gần như là đầu não của Vịnh Thái Lan trong các thời cổ”, vì vậy bằng cách bổ sung tính hợp lý cho các lý thuyết của Hoshino vốn bỏ qua các nhận định rõ ràng của người Trung Quốc cho rằng Phù Nam là một vùng ven biển. Sri Thep ngày nay cách bờ biển khoảng 200 km theo đường chim bay. Tuy nhiên tất cả những người viết về địa lý Đông Nam Á đều đồng ý rằng mực nước biển đã không thay đổi đáng kẻ trong vòng 2000 năm nay, và trong thời Phù Nam, vị trí của Sri Thep có lẽ cũng cách xa biển tương tự như bây giờ. Xem Higham và Thosarat 1998, đặc biệt là các bản đồ tr. 66 và 134.

80. Jacques 1995a, pp. 14-23, quotations on pages 18-19.

81 . On recent archaeological evidence see below.

82. Boisselier 1965, no pagination.

83. Để có thêm thông tin khảo cổ học phía Việt Nam, xem Lê Xuân Diệm, et al. 1995; còn Angkor Borei thì xem ghi chú 128 ở dưới.

84. Để biết về Prasat Phnom Da, xem Boisselier 1966, tr. 118, 120; để biết về bi ký K. 53, xem Vickery 1998, tr. 41, 45, 109, 261, và ở dưới, tr. 38; còn bi ký K. 549, xem Vickery 1998, tr. 45-46.

85. Lê Xuân Diệm, et. al. 1995, tr. 439 và một bản không đánh số tiếp theo đến hết.

86. Một nhà sử học nghệ thuật cùng thế hệ lại có một quan điểm khác. Dupont 1941, p. 244, viết rằng “nghệ thuật Dvaravati, về tổng thể, không bao gồm bất kỳ sự sản sinh liên tục nào các hình tượng Bà La Môn, và việc so sánh các hình tượng Phật cũng không làm mất đi các chi tiết có thể so sánh”.  

87. Vickery 1998, pp. 51-60; Manguin 1980, 1985, 1996, 1999.

88. Pelliot 1903, p. 254, document III-(4[7]), and p. 282, XIV-(3[10]).

89. Pelliot 1903, pp. 254: document III-(4[7]), 256: V-(5[7]), 263: VI-(6[7]), 278: X-(6[10]), 284: XXI.

90. Hoshino 1993, p. 17; Pelliot 1903, p. 256.

91. Pelliot 1903, p. 256 and note 2, 263; Hoshino 1993, pp. 22, 26, 27-28 ("the biggest river in Fu Nan: the Mekong river").

92. Coedès 1931, pp. 8-9. Theo ý kiến của ông thì bi ký K. 40 về nguồn gốc là một phần của một chiếc rầm cửa, nhưng khi phát hiện thì nó được dùng làm một rầm đỡ tại ngôi đền Ta Prohm ở Tonle Bati thuộc thế kỷ XII.

93. Finot 1927, tr. 186; Dupont 1949, tr. 19-20; Porée-Maspero 1950, tr. 265; Coedès 1964a, tr. 81, 110; Filliozat 1969; Wheatley 1983, tr. 120, ghi chú 5, 125, 297, 309 đã chỉ ra sự lẫn lộn trong việc chấp nhận cả mối liên hệ của Phù Nam ở bia Võ Cạnh và đề xuất của Filliozat liên quan đến tước vị. Để biết các phiên âm tiếng Hán, xem Wheatley 1983, p. 239, *Si-lji for srï, và tr. 237, *Muât-lâ-ieu cho 'Malayu'. Cũng cần lưu ý đến Coedès 1964a, tr. 81, tr. 82, ghi chú 1; 1968, tr. 40, các ghi chú 38, 41. Từ kinh nghiệm giảng dạy của riêng tôi tại khoa Khảo cổ Đại học Hoàng gia Phnom Penh, tôi thấy rằng việc đồng nhất Fan Shih man - Sri Mâra và mở rộng Phù Nam đến vùng đó đã làm cho các bài viết trở thành vật làm tin.

94. Stargardt 1986, pp. 23, 25.


Tài liệu dẫn

Anderson, John 1981, English Intercourse with Siam in the Seventeenth Century, Bangkok, Chalemmit Bookshop.

Aymonier, Etienne 1903, Le Fou-nan, Journal Asiatique 10/1 (janv.-fév. 1903), pp. 109-150.

Bellwood, Peter 1992, Southeast Asia Before History, The Cambridge History of Southeast Asia, vol. I, pp. 55-136.

Bergaigne, Abel 1882, Les inscriptions sanscrites du Cambodge, Journal Asiatique, pp. 1-56.

Blust, Robert 1992, The Austronesian Settlement of Mainland Southeast Asia, in Papers from the Second Annual Meeting of the Southeast Asian Linguistics Society, edited by Karen L. Adams and Thomas John Hudak, pp. 25-83. Arizona State University, Program for Southeast Asian Studies, Tempe, Arizona, 1994.

Brown, Robert L. 1996, The Dvaravati Wheels of the Law and the Indianization of South East Asia, Leiden, Brill.

Boisselier, Jean 1963, La statuaire du Champa, Paris, École française d'Extrême-Orient.

Boisselier, Jean  1965, Nouvelles données sur l'histoire ancienne de la Thaïlande, Conférence, Alliance française/Centre culturel [bangkok]. Seven pages, no pagination, introduction by Marie-Jean Vinciguerra, Attaché culturel.

Boisselier, Jean 1966, Le Cambodge, 1. 1, in Asie du Sud-Est, première partie, Manuel d'Archéologie d'Extrême-Orient, Paris, Éditions A. et J. Picard et Cie.

Charnvit Kasetsiri 1976, The Rise of Ayudhya, Kuala Lumpur, Oxford University Press.

Coedès, George 1928 E.C. 21, La tradition généalogique des premiers rois d'Angkor d'après les inscriptions de Yaçovarman et de Râjendravarman, BEFEO 28, pp. 124-40.

Coedès, George 1931 E.C. 25, Deux inscriptions sanskrites du Fou-Nan, BEFEO 3 1 , pp. 1 - 1 2.

Coedès, George 1938, Le fondateur de la royauté angkorienne et les récentes découvertes archéologiques au Phnom Kulên, Cahiers de l'École française d'Extrême-Orient 14, pp. 40-48; republished in George Coedès, Articles sur le pays khmer, Tome II, pp. 277-284.

Coedès, George 1942, Inscriptions du Cambodge, Vol. 2, Hanoi, EFEO.

Coedès, George 1943-46, Quelques précisions sur la fin du Fou-nan, BEFEO 43, pp. 1-8.

Coedès, George 1948, Les États hindouisés d'Indochine et d'Indonésie, Paris, Ed. de Boccard

Coedès, George 1951a, Inscriptions du Cambodge, Vol. 3, Paris, E. de Boccard.

Coedès, George 1951b, Les règles de la succession royale dans l'ancien Cambodge, Bulletin de la Société des Études Indochinoises, nouvelle série no. 26 (2), pp.l 17- 130.

Coedès, George 1952, Inscriptions du Cambodge, Vol. 4, Paris, E. de Boccard

Coedès, George 1954, Inscriptions du Cambodge, Vol. 6., Paris, École française d'Extrême-Orient.

Coedès, George 1962, Les peuples de la Péninsule indochinoise, Paris, Dunod.

Coedès, George  1964a, Les États hindouisés d'Indochine et d'Indonésie, Paris, Ed. de Boccard.

Coedès, George 1964b, Inscriptions du Cambodge, Vol. 7, Paris, École française d'Extrême-Orient.

Coedès, George 1966, Liste générale des inscriptions du Cambodge, In Inscriptions du Cambodge, Vol. 8, pp. 76-225.

Coedès, George 1968, The Indianized States of Southeast Asia, Edited by Walter F. Vella, Translated by Susan Brown Cowing, Honolulu, University of Hawaii Press.

Dowling, Nancy H. 1999, A New Date for the Phnom Da Images and Its Implications for Early Cambodia, Asian Perspectives, Volume 38, Number 1, pp. 51-61.

Dupont, Pierre 1941, Variétés archéologiques, BEFEO 41, pp. 233-254.

Dupont, Pierre 1943-46, La dislocation de Tchen-la et la formation du Cambodge angkorien, BEFEO 43, pp. 17-55.

Dupont, Pierre 1949, Tchen-La et Panduranga", Bulletin de la Société des Études Indochinoises 24/1, pp. 9-25.

Dupont, Pierre 1952-54, Les débuts de la royauté angkorienne, BEFEO 46, pp. 1 19-76

Ferlus, Michel 1977, Étude d'une strate de changements phonétiques dans l'ancien Cambodge, Mon-Khmer Studies 6, pp. 59-67.

Filliozat, Jean 1969, L'inscription dite de Võ-cạnh, BEFEO 55, pp. 107-1 16.

Finot, Louis 1904, Les inscriptions de Mi-son, BEFEO 4, pp. 897-977.

Finot, Louis 1911, Sur quelques traditions indochinoises, In Mélanges d'indianisme offerts par ses élèves à M. Sylvain Levi, Paris, Ernest Leroux, pp. 193-212.

Finot, Louis 1927, Séance du 14 janvier, Journal Asiatique 210 (janv.-mars), p. 186.

Friedman, Jonathan 1987, Review Essay on Islands of History by Marshall Sahlins, in History and Theory, Vol. 13, pp. 72-99.

Groslier, Bernard Philippe 1985-86, For a geographic history of Cambodia, Seksa Khmer 8-9, pp. 3 1 -76.

Hall, D. G. E. 1955, A History of South-East Asia, New York, St. Martin's Press, [reed. 1981].

Hall, Kenneth R. 1985, Maritime Trade and State Development in Early Southeast Asia, Honolulu, University of Hawaii Press.

Higham, Charles and Rachanie Thosarat 1998, Prehistoric Thailand: From Early Settlement to Sukhothai, Bangkok, River Books.

Hoshino, Tatsuo 1986, Pour une histoire médiévale du moyen Mékong, Bangkok, Editions Duang Kamol.

Hoshino, Tatsuo 1991, Wen Dan and its Neighbours: The Central Mekong Valley in the Seventh and Eighth Centuries, typescript, n.p.

Hoshino, Tatsuo 1993, Puram; earliest Chinese sources on Sri Thep and Lopburi, Paper presented to the Symposium sur les sources de l'histoire du pays khmer, Paris.

Hoshino, Tatsuo 1995, Reappraisal of the Chinese texts on Shi li Fo Shi: Dvaravati and Sri Buddha Sei (?), In Southeast Asian Studies, Tokyo University of Foreign Studies.

Hoshino, Tatsuo  1996a, The Kingdom of Red Earth (Chitu Guo) in Cambodia and Vietnam from the sixth to the eighth centuries, Paper presented to the 14th I.A.H.A. conference, Bangkok, May 1996.

Hoshino, Tatsuo 1996b, Chang Zhou (Elephant/Master Province) and Sakolnakhon site in Northeast Thailand, Paper presented to the 6th International conference on Thai Studies, Chiang Mai, October 1996.

Jacques, Claude 1972, La carrière de Jayavarman II, BEFEO 59, pp. 205-20.

Jacques, Claude 1979, Funan, Zhenla. The Reality Concealed by These Chinese Views of Indochina, In Early South East Asia. Essays in Archaeology, History and Historical Geography, Ed. By R. B. Smith and W. Watson, New York/Kuala Lumpur, Oxford University Press, pp. 371-389.

Jacques, Claude  1986a, Le pays khmer avant Angkor, Journal des Savants, janv.-fév., pp. 59-95.

Jacques, Claude  1986b, Cours Année 1985-1986, Paris, École pratique des hautes études, IVe section, typescript.

Jacques, Claude 1987, L'Empire angkorien: mythe ou réalité, typescript, Conférence à Tokyo, 25 June 1987.

Jacques, Claude 1995a, Funan, Zhenla, Srîvijaya, In Les apports de l'archéologie à la connaissance des anciens États en Thaïlande, 3e Symposium franco-thaï, 11-13 décembre 1995, Bangkok, Silpakon University, pp. 14-23.

Jacques, Claude, éd. 1995b, Études épigraphiques sur le pays cham, [Reprint], Paris, École française d'Extrême-Orient (Réimpressions 7).

Karlgren, Bernhard 1923, Analytical Dictionary of Chinese and Sino-Japanese, Dover/New York, [Reprint, 1 974].

Karlgren, Bernhard 1957, Grammata Serica Recensa, Museum of Far Eastern Antiquities Bulletin 29, Stockholm.

Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải 1995, Văn hóa Óc Eo, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Loofs, H. H. E.  1979, Problems of Continuity the pre-Buddhist and Buddhist Periods in Central Thailand, with Special Reference to U-Thong, in R. B. Smith and W. Watson, eds, Early South East Asia: Essays in Archaeology, History, and Historical Geography, New York, Oxford University Press.

Mabbet, Ian and David Chandler 1995, The Khmers, Oxford (UK) / Cambridge (US A),Blackwell.

Manguin, Pierre- Yves 1980, The Southeast Asian Ship: An Historical Approach, Journal of Southeast Asian Studies 11/2, pp. 266-276.

Manguin, Pierre- Yves 1985, Sewn-Plank Craft of South-East Asia, a Preliminary Survey, in Sewn Plank Boats, Archaeological and Ethnographic papers based on those presesented to a conference at Greenwich in November 1984, ed. by Sean McGrail and Eric Kentley, Greenwich, National Maritime Museum (Archaeological Series No. 10, BAR International Series 276).

Manguin, Pierre- Yves 1991, The Merchant and the King: Political Myths of Southeast Asian Coastal Polities, Indonesia 52, pp. 41-54.

Manguin, Pierre- Yves 1993, Palembang and Sriwijaya: An Early Malay Harbour-City Rediscovered, Journal of the Malaysian Branch of the Royal Asiatic Society 66/1, pp. 23-46.

Manguin, Pierre- Yves 1996, Southeast Asian Shipping in the Indian Ocean During the First Millenium A.D.", in H. P. Ray & J.-F. Salles (eds.), Tradition and Archaeology. Early Maritime Contacts in the Indian Ocean, Lyon/New Delhi, Manohar (Maison de l'Orient méditerranéen/NISTADS),pp. 181-198.

Manguin, Pierre- Yves 1999, Srivijaya dans l'oeuvre de George Coedès, in Colloque George Coedès aujourd'hui, Bangkok, Centre d'Anthropologie Sirindhorn, 9-10 September.

Manguin, Pierre- Yves 2002, From Funan to Srivijaya: Cultural Continuities and Discontinuities in the Early Historical Maritime States of Southeast Asia", in 25 Tahun Kerjasama Pusat Penelitian Artkeologi dan École française d'Extrême-Orient, Makalah Seminar Dimensi Budaya dalam Membangun Persatuan Bangsa-Bangsa di Asia Tenggara, Palembang, 16-18 July 2001, Jakarta, 2002, pp. 59-82.

Maspero, Georges 1928, Le royaume de Champa, Paris/Bruxelles, Éditions G. Van Oest, [reprint. EFEO, 1988].

Mauger, Henri 1935, Angkor Borei, BEFEO 35, p. 491.

Mauger, Henri 1936, Asram Maha Rosei, BEFEO 36, pp. 65-95.

Maurel, Frédéric 1998, The work of George Coedès: views of a young man, Journal of the Siam Society 86/1-2, pp. 235-238.

Népote, Jacques 1999, Mythes de fondation et fonctionnement de l'ordre social dans la basse vallée du Mékong accompagnés de considérations sur l'indianisation, Péninsule 38(1), pp. 33-64.

Paris, Pierre 1952-54, Quelques dates pour une histoire de la jonque chinoise, BEFEO 46, pp. 267-278.

Pelliot, Paul 1903, Le Fou-Nan, BEFEO 3, pp. 248-303.

Pelliot, Paul 1904, Deux itinéraires de Chine en Inde à la fin du vine siècle, BEFEO 4, pp. 13 1-385.

Pelliot, Paul 1925, Quelques textes chinois concernant l'Indochine Hindouisée, EFEO Études Asiatiques II, pp. 243-263.

Porée-Maspero, Éveline 1950, Nouvelle étude sur la Nâgï Somâ, Journal Asiatique, pp. 237-267.

Porée-Maspero, Éveline 1962-69, Étude sur les rites agraires des Cambodgiens, 3 Vol., Paris/La Haye, Mouton & Co. Pou, Saveros

Porée-Maspero, Éveline 2001, Nouvelles inscriptions du Cambodge, vol. II & III, Paris, EFEO.

Reid, Anthony 1993, Southeast Asia in the Age of Commerce 1450-1680, Vol. 2, Chiang Mai, Silkworm Books.

Reynolds, Craig J. 1995, A New Look at Old Southeast Asia, Journal of Asian Studies 54/2, pp. 419-446.

Sanderson, D. С W., et. al. 2003, Luminescence dating of anthropogenically reset canal sediments from Angkor Borei, Mekong Delta, Cambodia, Quaternary Science Reviews 22, pp. 1111-1121.

Shorto, H. L. 1963, The 32 myos in the medieval Mon kingdom, Bulletin of the School of Oriental and African Studies 26/3 (London), pp. 572-591.

Stargardt, Janice 1986, Hydraulic Works and South East Asian Polities, In Southeast Asia in the 9th to 14th Centuries, ed. by David G. Marr and A. C. Milner, Canberra, Australian National University/Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, pp. 23-48.

Stark, Miriam T. 1998, The Transition to History in the Mekong Delta: A view from Cambodia, International Journal of Historic Archaeology 2/3, pp. 175-204.

Stark, Miriam T., et. al. 1999, Results of the 1995-1996 Archaeological Field Investigations at Angkor Borei, Cambodia", Asian Perspectives 38/1, pp. 7-36.

Stein, R. A. 1947, Le Lin-Yi, sa localisation, sa contribution à la formation du Champa, et ses liens avec la Chine, Han-Hiue Bulletin du Centre d'études sinologiques de Pékin 2, pp. 1-335.

Stuart-Fox, Martin 1998, The Lao Kingdom of Lan Xâng: Rise and Decline, Bangkok, White Lotus Press.

Syafei, Soewadji 1977, The Relation Between Cambodia and Indonesia in the 8th to 9th Century" [sic], Majalah Arkeologi, Indonesia, pp. 14-18.

Thurgood, Graham 1999, From Ancient Cham to Modern Dialects, Two Thousand Years of Language Contact and Change, Honolulu, University of Hawaii.

Vickery, Michael 1972, The 'Kalpana' documents in a review of three collections of Thai historical documents, Journal of the Siam Society 60/1, pp. 397-410.

Vickery, Michael 1977, Cambodia after Angkor, the Chronicular Evidence for the Fourteenth to Sixteenth Centuries, Ph.D. Yale University, dec. 1977 [Ann Arbor: University of Michigan, University Microfilms].

Vickery, Michael 1979, A New Tâmnàn About Ayudhya, Journal of the Siam Society 67/2, pp. 1 23- 1 86.

Vickery, Michael 1986, Some Remarks on Early State Formation in Cambodia, In Southeast Asia in the 9th to 14th Centuries, ed. by David G. Marr and A. C. Milner, Canberra/Singapore, Australian National University (Research School of Pacific Studies) / Institute of Southeast Asian Studies, pp. 95-115.

Vickery, Michael 1987, Review of K. R. Hall, Maritime Trade and State Development in Early Southeast Asia, in Journal of Asian Studies 1987, pp. 21 1-213.

Vickery, Michael 1994, Where and What was Chenla?, In Recherches nouvelles sur le Cambodge, dir. By F. Bizot, Paris, EFEO (Études thématiques I), pp. 197-212.

Vickery, Michael 1998, Society, Economies, and Politics in Pre-Angkor Cambodia: the 7th-8th Centuries, Tokyo, The Centre for East Asian Cultural Studies for Unesco/The Toyo Bunko.

Vickery, Michael 1999a, The Khmer Inscriptions of Roluos (Preah Ko and Lolei): Documents from a Transitional Period in Cambodian History, Seksa Khmer n. s. 1 (jr- 1999), pp. 47-93.

Vickery, Michael 1999b, Coedès' Histories of Cambodia, in Colloque George Coedès aujourd'hui, Bangkok, CEDREFT, 9-10 September 1999.

Vickery, Michael 2001, Resolving the Chronology and History of 9th-Century Cambodia", SiksucakrZ (Newsletter of the Center for Khmer Studies, CKS, Siemreap, July 2001), pp. 17-23.

Wang Gungwu 1958, The Nanhai Trade, Journal of the Malaysian Branch Royal Asiatic Society 3 1/2, pp. 1-135.

Wheatley, Paul 1961, The Golden Khersonese, Kuala Lumpur, University of Malaya Press.

Wheatley, Paul  1974,  The Mount of the Immortals: A note on Tamil cultural influence in fifth-century Indochina, Oriens Extremis, Vol. 21, part 1, pp. 97-108.

Wheatley, Paul 1983, Nagara and Commandery: Origins of the Southeast Asian Urban Traditions, University of Chicago (Research Paper Nos. 207-208, Department of Geography).

Wolters, O. W. 1966, A Note on the Capital of Srivijaya During the Eleventh Century, In Ba Shin, J. Boisselier & A. B. Griswold, eds., Essays Offered to G. H. Luce, Ascona, Artibus Asiae (Supplementum 23), I, pp. 225-239.

Wolters, O. W. 1967, Early Indonesian Commerce, Ithaca, Cornell University Press.

Wright, Michael 1999, The Nation, section Cl "Focus", "The Quest for Bronze", Bangkok, 28 June.


Phù Nam nhìn lại: Giải cổ tác gia (V)

 

Michael Vickery

Người dịch: Hà Hữu Nga

 

Dân tộc tính của Phù Nam

 

Cuộc tranh cãi về phạm vi địa lý của Phù Nam có những tác động đến vấn đề dân tộc tính của nó; và ngược lại với giả định ngầm ẩn của các học giả Pháp trước đây đã coi tên gọi Phù Nam có nghĩa là “núi” trong tiếng Khmer, còn các nhà nghiên cứu quốc tế không phải là chuyên gia ngôn ngữ Khmer sau này đều nhất trí cho rằng dường như Phù Nam không phải là vùng ngôn ngữ Khmer.

Uthong, nơi mà Boisselier cho là trung tâm Phù Nam có thể thời đó là một khu vực thuộc ngôn ngữ Mon, và có lẽ ảnh hưởng từ những hình dung của Boisselier đã khiến cho những người khác mở rộng khu vực ngôn ngữ Mon ra toàn bộ vùng ven biển Việt Nam. Vì vậy Boisselier đã chuyển trung tâm Phù Nam đến trung Thái Lan, và sau đó ngôn ngữ Mon cổ của vùng trung Thái Lan đã được chuyển quay trở lại nơi đã được coi là khu vực Phù Nam.

Janice Stargardt, không dẫn bất cứ một chuyên gia uy tín nào đã xác quyết về các mô hình cư trú của người Mon tại “Trung và Nam Thái Lan và các cư dân cổ (có lẽ là người Mon) của đồng bằng Xuyên Bassac tại Nam Việt Nam”; và không có bất kỳ một lập luận hoặc nguồn tư liệu nào, đã quy cho “những người Mon ở Satingpra” tại bán đảo nam Thái Lan gần Songkhla 94. Quan điểm sau đặc biệt lầm lạc vì cái tên “Satingpra” trong tiếng Khmer thuần túy (stu'n prah, ftjufti:) “sông-thiêng/ chúa tể”, và có nhiều bằng chứng để tiếp tục sử dụng tiếng Khmer không xa đến tận phía bắc của vùng đó (Pattalung, Nakhon Sri Thammarat) cho đến thế kỷ 17 95.

Helmut Loofs đưa ra một nhận định tương tự cho rằng đã có một nền văn minh “trải từ vùng hạ Mianma xuyên qua hầu hết Thái Lan và Cambodia đến tận cực nam của bán đảo Đông Dương, nền văn minh của người Mon sớm (hoặc Proto-Mon, Nguyên – Mon)”, vậy là bất cứ cái gì là Proto-Mon thì vào thời Phù Nam đều có thể có nghĩa Mon còn Khmer thì rõ ràng phải được phân biệt ra 96.

B. P. Groslier dường như cũng đã nghi ngờ việc coi Phù Nam là Khmer. Trong thời tiền sử, theo Groslier “một nền văn minh Đá mới rộng lớn trải quanh vùng ven biển nam An Nam, từ Sa Huỳnh đến tận phía nam khu vực Bắc Bộ, và thậm chí còn xuất hiện cả ở vùng Xuyên-Bassac trong các di chỉ có trước Phù Nam...rõ ràng là những cư dân đầu tiên này có các vấn đề chung với các vấn đề của Borneo và Java. Mọi thứ đều cho thấy các cư dân nguyên – Indonesian, là tổ tiên của người Chăm 97.  

Ngược lại với điều đó Groslier lại xác quyết rằng người Khmer “đầu tiên đã phát triển ở vùng đông bắc Thái Lan ngày nay, dọc theo sông Mun. Chân Lạp, quốc gia Khmer Ấn Độ hóa đầu tiên tiếp giáp với vùng Trung lưu Mê Kông về phía Đông giữa Champassak và đặc biệt là Kraces”. Chân Lạp theo sông Mê Kông “tiến chiếm Phù Nam vào khoảng năm 550 SCN”, một niên đại không được biện minh bằng bất cứ sử liệu nào còn được ghi lại, vì trong thời đó, chỉ sau niên đại cuối cùng của Rudravarman một vài năm, người Trung Quốc vẫn chưa nhận ra bất cứ thay đổi chính trị nào tại Phù Nam, nhưng đó lại là một niên đại trở nên cần thiết bởi nền văn hóa Khmer rõ ràng nổi trội trong các bi ký vào đầu thế kỷ VII.  

Ngay cả việc xử lý truyền thống của Coedès, nếu đọc kỹ, mặc dù cách diễn giải về cái tên “Phù Nam” là “núi” trong tiếng Khmer thì nó vẫn chứng tỏ sự mù mờ trong kịch bản về người Kambuja Chân Lạp vượt khỏi các dải núi Dangrek nhào xuống chinh phục nam Phù Nam, sau đó bắt đầu xuất hiện các bi ký Khmer. Những cách diễn giải tương tự thấy trong công trình của các sử gia D. G. E. Hall và Kenneth R. Hall; còn hiện nay một nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về các ngôn ngữ Nam Đảo, Graham Thurgood, lại không hề nghi ngờ gì rằng Phù Nam là một khu vực Nam Đảo 98.   

D. G. E. Hall nói rằng người Phù Nam là Mã Lai, họ “thuộc chủng Mã Lai, và vẫn còn ở trình độ nhà nước bộ lạc trong buổi bình minh lịch sử”, mặc dù ông có thể không sử dụng từ “Malay” theo nghĩa ngôn ngữ học cụ thể 99. Chí ít ông cũng không sử dụng thuật ngữ “Nam Đảo” và cũng không hề sử dụng bất cứ một chỉ định từ ngôn ngữ học nào, trong bối cảnh đó. Hơn nữa Hall lại không phải là một chuyên gia về các vấn đề này, mà chỉ theo một số phán đoán khá lỏng lẻo của những người khác, và quan trọng là trong ghi chú số 3 của trang đó, tối thiểu bắt đầu trong lần xuất bản thứ ba năm 1968, đã bổ sung “từ Malay, để thể hiện chủng tộc Mã Lai] được sử dụng ở đây theo nghĩa rộng nhất”.  

Vậy thì với cách diễn giải đó, ông định nói gì? Ngày nay chắc chắn không ai hiểu cụm từ “chủng tộc Mã Lai theo nghĩa rộng nhất” có ý định tương đương với “những người nói tiếng Nam Đảo”. Trong thảo luận về chủng tộc ở trang 7-11, ông đã chỉ ra tính chất lỗi thời của quan điểm cho rằng toàn bộ các cư dân Đông Nam Á, kể cả người Mã Lai và người Indonesian đã mở rộng địa bàn từ Trung Quốc xuống phía Nam, và sau đó ra các đảo, và dường như ông sử dụng cụm từ “chủng tộc Mã Lai theo nghĩa rộng nhất” theo cách các nhà tiền sử hiện đại, chẳng hạn như Bellwood sử dụng thuật ngữ “Mongoloid phương Nam” bao gồm cả người nói tiếng Khmer lẫn tiếng Mã Lai, và hầu hết các cư dân Đông Nam Á 100.

Chí ít thì công trình của D.G.E. Hall cũng không có gì để ủng hộ quan điểm cho rằng người Phù Nam, mà sử liệu Trung Quốc ghi lại, là người nói tiếng Nam Đảo trước khi trở thành Khmer vào thế kỷ VI. Sau đó K.R. Hall khẳng định rằng các mô tả của sử liệu Trung Quốc tối thiểu cũng cho thấy sự hiện diện của người Nam Đảo tại Phù Nam và dọc ven biển về phía Nam, vì năm 240 người Trung Quốc “đã tấu trình Hoàng đế rằng quyền lực của Phù Nam trải rộng từ hạ lưu Châu thổ Mê Kông đến thượng nguồn bán đảo Mã Lai, bao gồm các dải đất hầu như chắc chắn thuộc về các lãnh thổ thương mại của người nói tiếng Nam Đảo” 101.

K. R. Hall đã chính xác khi trích dẫn một báo cáo của các sứ bộ Trung Quốc nói rằng Phù Nam đã chinh phục một khu vực cảng trên bán đảo Mã Lai, có lẽ thuộc phía bắc, nhưng không hề bổ sung thêm là “Phù Nam đã kiểm soát nhiều trung tâm thương mại dọc bờ biển Mã Lai”. Như vậy không có nghĩa đó là tiếng Mã Lai hay tiếng Nam Đảo. Như đã lưu ý ở trên, các chuyên gia về ngôn ngữ Mon cho rằng tun sun [đốn tốn] là tiếng Mon có nghĩa là “các thành – năm”, và nếu ngôn ngữ Đốn Tốn** chỉ khác đôi chút với ngôn ngữ Phù Nam, thì Phù Nam phải là Mon – Khmer 102.

K. R. Hall cũng khẳng định rằng các di chỉ khảo cổ học tại Óc Eo cho thấy con người đã cư trú tại vùng ven biển vào đầu thế kỷ I SCN, đó là các nhóm săn bắt và đánh cá người Mã Lai, và “các cột hiến tế có chạm trổ phát hiện được ở đây chính là các yupas” ở Borneo “đã chứng tỏ mối liên hệ văn hóa giữa Borneo và Phù Nam” 103.

Trước hết các di tích tại Óc Eo cho thấy một trung tâm cảng thị với kiến trúc đá và gạch và sự tinh khéo trong nghề làm đồ trang sức, chứ không phải là các nhóm săn bắt và đánh cá. Còn về các yupas của Borneo, thì đó chính là các bi ký chữ Phạn, có phải để phục vụ cho hiến tế hay không thì vẫn chưa rõ, và chúng không thuộc về những gì không liên quan đến Phù Nam. Chúng chỉ cho thấy những nhóm bất kỳ nào đó ở Borneo, như người Java, người Chăm, người Khmer, ...v.v., vào những thế kỷ đầu CN, đã học viết chữ Phạn và sử dụng nó làm bi ký trên đá.

Thurgood, trong công trình nghiên cứu các ngôn ngữ Chăm đã dẫn cả hai tác giả Halls và chuyên gia ngôn ngữ Nam Đảo Blust để hỗ trợ cho thiên hướng coi Phù Nam thuộc ngôn ngữ Nam Đảo. Các cụm từ “những cuộc xâm nhập đầu tiên của người Nam Đảo vào Đất liền” phải là “ở Phù Nam ... trong vòng 500 năm TCN, hoặc có lẽ thậm chí còn sớm hơn – tại di chỉ Óc Eo, cảng thị của người Khmer”, “Vào giữa thế kỷ VI, Phù Nam đã bị người Khmer chinh phục, nhưng cả Hall ... và Blust ... đều gợi ý rằng Phù Nam sớm hơn là người nói tiếng Nam Đảo” 104.

Đoạn dẫn nhà ngôn ngữ học Blust của Thurgood đều mang tính suy đoán, “Nếu Phù Nam là một cộng đồng nói tiếng Nam Đảo, thì các thế kỷ đầu kỷ nguyên Thiên chúa giáo một chuỗi phương ngữ duy nhất đã mở rộng ... từ mũi cực nam của bán đảo Mã Lai đến Champa”, từ đó Thurgood ngoại suy “thậm chí nếu Hall và Blust không đúng” thì người ta vẫn có thể suy đoán về một chuỗi thương điếm dọc ven biển chừng nào “bờ biển phía đông của bán đảo Mã Lai hiện đại còn được thống trị bởi các thương nhân nói tiếng Nam Đảo”. Tuy nhiên nếu Hall và Blust không đúng thì bờ biển Phù Nam có lẽ là Mon-Khmer chứ không phải là Nam Đảo.

Cũng không có gì chắc chắn rằng trong thời Phù Nam khu vực Mã Lai hiện đại là của người Nam Đảo. Nó rất có thể đã do tổ tiên Mon-Khmer của những người nói ngôn ngữ Aslian [ngôn ngữ gốc của người Orang Asli, cư dân bản địa của bán đảo Mã Lai và Thái Lan, là một ngành của ngôn ngữ Mon-Khmer*] thống trị, tạo ra một chuỗi liên tục trên bán đảo Mã Lai từ vùng Mon-Khmer thuộc trung và nam Thái Lan xuống. Chắc chắn họ là những cứ dân cổ nhất còn sống sót trên bán đảo, nơi mà những người nói tiếng Mã Lai chính là những người mới đến về sau 105.

Có lẽ chúng ta có thể giả định rằng vì Phù Nam là một cường quốc biển, và những nhà hàng hải vĩ đại thời đó chính là người Nam Đảo, nên Phù Nam cũng phải là người Nam Đảo chẳng? Không nghi ngờ gì nữa, giống như hầu hết các xã hội biển, các cảng thị rất hỗn hợp, và người Mon, Chăm, và Mã Lai có lẽ là những nhóm chính thêm vào đó là người Khmer, nhưng căn cứ vào bằng chứng hiện nay thì không thể khẳng định rằng Phù Nam là một khu vực và các nhóm thống trị của nó là bất cứ nhóm nào, nhưng lại không phải là Khmer. Hầu hết những bi ký ngôn ngữ Khmer đầu tiên được phát hiện xa về phía Nam, bao gồm Angkor Borei, trong thế kỷ VII; chúng cho thấy một xã hội có các cấu trúc tôn giáo và xã hội có cội rễ sâu xa; và việc phân tích sự phân bố của chúng trong suốt thế kỷ VII cho thấy sự vận động dần dần về phía bắc. Ý tưởng về một sự truyền thừa nhanh chóng của người Khmer từ một nước Chân Lạp vượt khỏi biên giới Khmer – Lào hiện nay thuộc về lĩnh vực của các thuyền thoại học thuật, mặc dù niên đại của việc người Khmer đến miền Nam đã không được xác định, và các cuộc khai quật khảo cổ học tại Angkor Borei có thể cho thấy quá trình cư trú của các dân cư vùng này ngược lên vài thế kỷ trước CN đã không được phân tích 106.

Khi không có bất kỳ một bằng chứng chữ viết nào bằng ngôn ngữ địa phương, thì cần phải nhấn mạnh rằng việc xác định ngôn ngữ Phù Nam là không thể, nhưng bằng chứng gián tiếp về Đốn Tốn, thêm vào bằng chứng về nhiều bi ký Khmer đầu thế kỷ VII, trong khu vực rõ ràng đã từng là lãnh thổ Phù Nam thì chắc chắn đó là cư dân Khmer, cho dù các cảng thị ấy đầy các nhóm cư dân khác, đặc biệt là người Nam Đảo. Trong lĩnh vực khảo cổ học thì “Công trình khai quật tại Óc Eo cho thấy không có sự đứt đoạn thực sự giữa các lớp Phù Nam và Tiền-Angkor trong các truyền thống gốm và tượng, hoặc trong các trật tự địa tầng, nó có khuynh hướng thiên về giả định sự thống trị của ngôn ngữ Mon-Khmer trong vùng dưới sự kiểm soát của Phù Nam (có lẽ gồm cả bán đảo Thái-Mã Lai)” 107.   
____________________________________

Còn nữa...

Nguồn: Funan Reviewed: Deconstructing the Ancients. In: Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient. Tome 90-91, 2003. pp. 101-143.

* Ghi chú của người dịch: Các từ có đánh dấu sao [*] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định nghĩa của từ mà thôi.

** Thêm vài tư liệu về Đốn Tốn: 頓遜國,在海崎上,地方千里,城去海十里。有五王,並羈屬扶南。頓遜之東界通交州,其西界接天竺,安息,徼外諸國,往還交市。所以然者,頓遜回入海中千餘里,漲崖岸,船舶未曾得徑過也。其市,東西交會,日有萬餘人。珍物寶貨,無所不有。又有酒樹,似安石榴,採其花汁停甕中,數日成酒 [梁書-諸夷]*。Nước Đốn Tốn gập ghềnh trên biển, đất rộng ngàn dặm, thành cách biển mười dặm. Có năm vua, gắn buộc với Phù Nam. Phía đông Đốn Tốn thông với Giao châu, tây giáp Thiên Trúc, An Tức, thu đón ngoại quốc qua lại giao thương. Sở dĩ được như vậy là vì Đốn Tốn nằm sâu vào hơn nghìn dặm, núi nhô ra biển, đến thuyền hàng lớn cũng chưa từng bỏ qua không ghé. Cảng thị nước ấy đông tây giao hội, mỗi ngày tới hơn vạn người. Vật quý, hàng hiếm, không gì là không có. Lại còn loại tửu thụ, tựa như thạch lựu, hái hoa ấy đem ủ trong vò vài ngày thành rượu”* [Lương thư – Chư di]. 其南界三千餘里有頓遜國...其人言語,小異扶南* [南史卷七十八,列傳第六十八] Cách biên giới phía nam ba nghìn dặm là nước Đốn Tốn... Người ở đó ngôn ngữ khác Phù Nam chút ít* [Nam sử quyển thất thập bát, Liệt truyện đệ lục thập bát]*. 

Ghi chú

95. Các từ Mon tương đương là krôn (sông') kyâk (linh thiêng, chúa tể). Để biết được ngôn ngữ Khmer trên bán đảo này, xem Vickery 1972, pp. 397-410. Cũng trong bài viết đó Stargardt đã xuyên tạc một so sánh Mon-Khmer khác, bằng cách trích dẫn nghiên cứu của tôi về “vai trò quan trọng của plofl [sic, poň] gắn liền với các hồ nước”, và “Vickery nghi ngờ cả Christian Bauer [một chuyên gia ngôn ngữ Mon] khẳng định plofl [lại sic] có nguồn gốc Mon, là cái hỗ trợ cho giả thuyết của tôi cho rằng vùng hạ và trung đồng bằng Bassac về nguồn gốc là vùng cư trú của người Mon”. Trước hết tôi không gợi ý rằng poň có nguồn gốc Mon, mà là poň Khmer và baňa Mon có thể là các những từ cùng gốc, và thứ hai, như tôi nhắc lại, Bauer lúc đó không “khẳng định” điều này, mà chỉ thừa nhận về khả năng đó. Toàn bộ, xin nhắc lại toàn bộ, các ghi chép về poň đều bằng tiếng Khmer. Xem Stargardt 1986, tr. 35, 39, ghi chú 16; Vickery 1986; Vickery 1998, tr. 190-205. 

96. Loofs 1979, được dẫn trong Brown 1996, tr. 43 tỏ ra là chấp nhận điều này. Có lẽ việc phân biệt ở một mức độ nào đó về hai ngôn ngữ này không bao hàm lẫn nhau là rất rõ ràng trong các bi ký sớm nhất – thế kỷ VII bằng ngôn ngữ Khmer, và có lẽ sớm hơn chút ít trong ngôn ngữ Mon.

97. Groslier 1985-86, tr. 34. Chỉ có duy nhất bản dịch này của tiếng Anh. Điều đó đôi khi bất tiện, và có thể không hoàn toàn thể hiện tư tưởng của Groslier như lúc đầu bằng tiếng Pháp, nhưng chí ít thì nó cũng được Groslier lấy làm căn cứ.

98. D. G. E. Hall 1955, 1981; K. R. Hall 1985; Vickery 1987 (review of K. R. Hall); Thurgood 1999.

99. D. G. E. Hall 1955, 1968, 1981, p. 25.

100. Bellwood 1992, p. 73.

101. K. R. Hall 1985, p. 38; Vickery 1987.

102.Wheatley 1983, p. 213, citing the Mon specialist Shorto 1963, p. 583.

103. K. R. Hall 1985, p. 40.

104. Thurgood 1999, p. 17; Blust 1992.

105. Bellwoodl992,p. 114.

106. Vickery 1998, chapters 5, 6, and Table 2, p. 100; Vickery 1994.

107. Manguin 2002, p. 60, n. 3.

Tài liệu dẫn

Anderson, John 1981, English Intercourse with Siam in the Seventeenth Century, Bangkok, Chalemmit Bookshop.

Aymonier, Etienne 1903, Le Fou-nan, Journal Asiatique 10/1 (janv.-fév. 1903), pp. 109-150.

Bellwood, Peter 1992, Southeast Asia Before History, The Cambridge History of Southeast Asia, vol. I, pp. 55-136.

Bergaigne, Abel 1882, Les inscriptions sanscrites du Cambodge, Journal Asiatique, pp. 1-56.

Blust, Robert 1992, The Austronesian Settlement of Mainland Southeast Asia, in Papers from the Second Annual Meeting of the Southeast Asian Linguistics Society, edited by Karen L. Adams and Thomas John Hudak, pp. 25-83. Arizona State University, Program for Southeast Asian Studies, Tempe, Arizona, 1994.

Brown, Robert L. 1996, The Dvaravati Wheels of the Law and the Indianization of South East Asia, Leiden, Brill.

Boisselier, Jean 1963, La statuaire du Champa, Paris, École française d'Extrême-Orient.

Boisselier, Jean  1965, Nouvelles données sur l'histoire ancienne de la Thaïlande, Conférence, Alliance française/Centre culturel [bangkok]. Seven pages, no pagination, introduction by Marie-Jean Vinciguerra, Attaché culturel.

Boisselier, Jean 1966, Le Cambodge, 1. 1, in Asie du Sud-Est, première partie, Manuel d'Archéologie d'Extrême-Orient, Paris, Éditions A. et J. Picard et Cie.

Charnvit Kasetsiri 1976, The Rise of Ayudhya, Kuala Lumpur, Oxford University Press.

Coedès, George 1928 E.C. 21, La tradition généalogique des premiers rois d'Angkor d'après les inscriptions de Yaçovarman et de Râjendravarman, BEFEO 28, pp. 124-40.

Coedès, George 1931 E.C. 25, Deux inscriptions sanskrites du Fou-Nan, BEFEO 3 1 , pp. 1 - 1 2.

Coedès, George 1938, Le fondateur de la royauté angkorienne et les récentes découvertes archéologiques au Phnom Kulên, Cahiers de l'École française d'Extrême-Orient 14, pp. 40-48; republished in George Coedès, Articles sur le pays khmer, Tome II, pp. 277-284.

Coedès, George 1942, Inscriptions du Cambodge, Vol. 2, Hanoi, EFEO.

Coedès, George 1943-46, Quelques précisions sur la fin du Fou-nan, BEFEO 43, pp. 1-8.

Coedès, George 1948, Les États hindouisés d'Indochine et d'Indonésie, Paris, Ed. de Boccard

Coedès, George 1951a, Inscriptions du Cambodge, Vol. 3, Paris, E. de Boccard.

Coedès, George 1951b, Les règles de la succession royale dans l'ancien Cambodge, Bulletin de la Société des Études Indochinoises, nouvelle série no. 26 (2), pp.l 17- 130.

Coedès, George 1952, Inscriptions du Cambodge, Vol. 4, Paris, E. de Boccard

Coedès, George 1954, Inscriptions du Cambodge, Vol. 6., Paris, École française d'Extrême-Orient.

Coedès, George 1962, Les peuples de la Péninsule indochinoise, Paris, Dunod.

Coedès, George  1964a, Les États hindouisés d'Indochine et d'Indonésie, Paris, Ed. de Boccard.

Coedès, George 1964b, Inscriptions du Cambodge, Vol. 7, Paris, École française d'Extrême-Orient.

Coedès, George 1966, Liste générale des inscriptions du Cambodge, In Inscriptions du Cambodge, Vol. 8, pp. 76-225.

Coedès, George 1968, The Indianized States of Southeast Asia, Edited by Walter F. Vella, Translated by Susan Brown Cowing, Honolulu, University of Hawaii Press.

Dowling, Nancy H. 1999, A New Date for the Phnom Da Images and Its Implications for Early Cambodia, Asian Perspectives, Volume 38, Number 1, pp. 51-61.

Dupont, Pierre 1941, Variétés archéologiques, BEFEO 41, pp. 233-254.

Dupont, Pierre 1943-46, La dislocation de Tchen-la et la formation du Cambodge angkorien, BEFEO 43, pp. 17-55.

Dupont, Pierre 1949, Tchen-La et Panduranga", Bulletin de la Société des Études Indochinoises 24/1, pp. 9-25.

Dupont, Pierre 1952-54, Les débuts de la royauté angkorienne, BEFEO 46, pp. 1 19-76

Ferlus, Michel 1977, Étude d'une strate de changements phonétiques dans l'ancien Cambodge, Mon-Khmer Studies 6, pp. 59-67.

Filliozat, Jean 1969, L'inscription dite de Võ-cạnh, BEFEO 55, pp. 107-1 16.

Finot, Louis 1904, Les inscriptions de Mi-son, BEFEO 4, pp. 897-977.

Finot, Louis 1911, Sur quelques traditions indochinoises, In Mélanges d'indianisme offerts par ses élèves à M. Sylvain Levi, Paris, Ernest Leroux, pp. 193-212.

Finot, Louis 1927, Séance du 14 janvier, Journal Asiatique 210 (janv.-mars), p. 186.

Friedman, Jonathan 1987, Review Essay on Islands of History by Marshall Sahlins, in History and Theory, Vol. 13, pp. 72-99.

Groslier, Bernard Philippe 1985-86, For a geographic history of Cambodia, Seksa Khmer 8-9, pp. 3 1 -76.

Hall, D. G. E. 1955, A History of South-East Asia, New York, St. Martin's Press, [reed. 1981].

Hall, Kenneth R. 1985, Maritime Trade and State Development in Early Southeast Asia, Honolulu, University of Hawaii Press.

Higham, Charles and Rachanie Thosarat 1998, Prehistoric Thailand: From Early Settlement to Sukhothai, Bangkok, River Books.

Hoshino, Tatsuo 1986, Pour une histoire médiévale du moyen Mékong, Bangkok, Editions Duang Kamol.

Hoshino, Tatsuo 1991, Wen Dan and its Neighbours: The Central Mekong Valley in the Seventh and Eighth Centuries, typescript, n.p.

Hoshino, Tatsuo 1993, Puram; earliest Chinese sources on Sri Thep and Lopburi, Paper presented to the Symposium sur les sources de l'histoire du pays khmer, Paris.

Hoshino, Tatsuo 1995, Reappraisal of the Chinese texts on Shi li Fo Shi: Dvaravati and Sri Buddha Sei (?), In Southeast Asian Studies, Tokyo University of Foreign Studies.

Hoshino, Tatsuo  1996a, The Kingdom of Red Earth (Chitu Guo) in Cambodia and Vietnam from the sixth to the eighth centuries, Paper presented to the 14th I.A.H.A. conference, Bangkok, May 1996.

Hoshino, Tatsuo 1996b, Chang Zhou (Elephant/Master Province) and Sakolnakhon site in Northeast Thailand, Paper presented to the 6th International conference on Thai Studies, Chiang Mai, October 1996.

Jacques, Claude 1972, La carrière de Jayavarman II, BEFEO 59, pp. 205-20.

Jacques, Claude 1979, Funan, Zhenla. The Reality Concealed by These Chinese Views of Indochina, In Early South East Asia. Essays in Archaeology, History and Historical Geography, Ed. By R. B. Smith and W. Watson, New York/Kuala Lumpur, Oxford University Press, pp. 371-389.

Jacques, Claude  1986a, Le pays khmer avant Angkor, Journal des Savants, janv.-fév., pp. 59-95.

Jacques, Claude  1986b, Cours Année 1985-1986, Paris, École pratique des hautes études, IVe section, typescript.

Jacques, Claude 1987, L'Empire angkorien: mythe ou réalité, typescript, Conférence à Tokyo, 25 June 1987.

Jacques, Claude 1995a, Funan, Zhenla, Srîvijaya, In Les apports de l'archéologie à la connaissance des anciens États en Thaïlande, 3e Symposium franco-thaï, 11-13 décembre 1995, Bangkok, Silpakon University, pp. 14-23.

Jacques, Claude, éd. 1995b, Études épigraphiques sur le pays cham, [Reprint], Paris, École française d'Extrême-Orient (Réimpressions 7).

Karlgren, Bernhard 1923, Analytical Dictionary of Chinese and Sino-Japanese, Dover/New York, [Reprint, 1 974].

Karlgren, Bernhard 1957, Grammata Serica Recensa, Museum of Far Eastern Antiquities Bulletin 29, Stockholm.

Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải 1995, Văn hóa Óc Eo, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Loofs, H. H. E.  1979, Problems of Continuity the pre-Buddhist and Buddhist Periods in Central Thailand, with Special Reference to U-Thong, in R. B. Smith and W. Watson, eds, Early South East Asia: Essays in Archaeology, History, and Historical Geography, New York, Oxford University Press.

Mabbet, Ian and David Chandler 1995, The Khmers, Oxford (UK) / Cambridge (US A),Blackwell.

Manguin, Pierre- Yves 1980, The Southeast Asian Ship: An Historical Approach, Journal of Southeast Asian Studies 11/2, pp. 266-276.

Manguin, Pierre- Yves 1985, Sewn-Plank Craft of South-East Asia, a Preliminary Survey, in Sewn Plank Boats, Archaeological and Ethnographic papers based on those presesented to a conference at Greenwich in November 1984, ed. by Sean McGrail and Eric Kentley, Greenwich, National Maritime Museum (Archaeological Series No. 10, BAR International Series 276).

Manguin, Pierre- Yves 1991, The Merchant and the King: Political Myths of Southeast Asian Coastal Polities, Indonesia 52, pp. 41-54.

Manguin, Pierre- Yves 1993, Palembang and Sriwijaya: An Early Malay Harbour-City Rediscovered, Journal of the Malaysian Branch of the Royal Asiatic Society 66/1, pp. 23-46.

Manguin, Pierre- Yves 1996, Southeast Asian Shipping in the Indian Ocean During the First Millenium A.D.", in H. P. Ray & J.-F. Salles (eds.), Tradition and Archaeology. Early Maritime Contacts in the Indian Ocean, Lyon/New Delhi, Manohar (Maison de l'Orient méditerranéen/NISTADS),pp. 181-198.

Manguin, Pierre- Yves 1999, Srivijaya dans l'oeuvre de George Coedès, in Colloque George Coedès aujourd'hui, Bangkok, Centre d'Anthropologie Sirindhorn, 9-10 September.

Manguin, Pierre- Yves 2002, From Funan to Srivijaya: Cultural Continuities and Discontinuities in the Early Historical Maritime States of Southeast Asia", in 25 Tahun Kerjasama Pusat Penelitian Artkeologi dan École française d'Extrême-Orient, Makalah Seminar Dimensi Budaya dalam Membangun Persatuan Bangsa-Bangsa di Asia Tenggara, Palembang, 16-18 July 2001, Jakarta, 2002, pp. 59-82.

Maspero, Georges 1928, Le royaume de Champa, Paris/Bruxelles, Éditions G. Van Oest, [reprint. EFEO, 1988].

Mauger, Henri 1935, Angkor Borei, BEFEO 35, p. 491.

Mauger, Henri 1936, Asram Maha Rosei, BEFEO 36, pp. 65-95.

Maurel, Frédéric 1998, The work of George Coedès: views of a young man, Journal of the Siam Society 86/1-2, pp. 235-238.

Népote, Jacques 1999, Mythes de fondation et fonctionnement de l'ordre social dans la basse vallée du Mékong accompagnés de considérations sur l'indianisation, Péninsule 38(1), pp. 33-64.

Paris, Pierre 1952-54, Quelques dates pour une histoire de la jonque chinoise, BEFEO 46, pp. 267-278.

Pelliot, Paul 1903, Le Fou-Nan, BEFEO 3, pp. 248-303.

Pelliot, Paul 1904, Deux itinéraires de Chine en Inde à la fin du vine siècle, BEFEO 4, pp. 13 1-385.

Pelliot, Paul 1925, Quelques textes chinois concernant l'Indochine Hindouisée, EFEO Études Asiatiques II, pp. 243-263.

Porée-Maspero, Éveline 1950, Nouvelle étude sur la Nâgï Somâ, Journal Asiatique, pp. 237-267.

Porée-Maspero, Éveline 1962-69, Étude sur les rites agraires des Cambodgiens, 3 Vol., Paris/La Haye, Mouton & Co. Pou, Saveros

Porée-Maspero, Éveline 2001, Nouvelles inscriptions du Cambodge, vol. II & III, Paris, EFEO.

Reid, Anthony 1993, Southeast Asia in the Age of Commerce 1450-1680, Vol. 2, Chiang Mai, Silkworm Books.

Reynolds, Craig J. 1995, A New Look at Old Southeast Asia, Journal of Asian Studies 54/2, pp. 419-446.

Sanderson, D. С W., et. al. 2003, Luminescence dating of anthropogenically reset canal sediments from Angkor Borei, Mekong Delta, Cambodia, Quaternary Science Reviews 22, pp. 1111-1121.

Shorto, H. L. 1963, The 32 myos in the medieval Mon kingdom, Bulletin of the School of Oriental and African Studies 26/3 (London), pp. 572-591.

Stargardt, Janice 1986, Hydraulic Works and South East Asian Polities, In Southeast Asia in the 9th to 14th Centuries, ed. by David G. Marr and A. C. Milner, Canberra, Australian National University/ Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, pp. 23-48.

Stark, Miriam T. 1998, The Transition to History in the Mekong Delta: A view from Cambodia, International Journal of Historic Archaeology 2/3, pp. 175-204.

Stark, Miriam T., et. al. 1999, Results of the 1995-1996 Archaeological Field Investigations at Angkor Borei, Cambodia", Asian Perspectives 38/1, pp. 7-36.

Stein, R. A. 1947, Le Lin-Yi, sa localisation, sa contribution à la formation du Champa, et ses liens avec la Chine, Han-Hiue Bulletin du Centre d'études sinologiques de Pékin 2, pp. 1-335.

Stuart-Fox, Martin 1998, The Lao Kingdom of Lan Xâng: Rise and Decline, Bangkok, White Lotus Press.

Syafei, Soewadji 1977, The Relation Between Cambodia and Indonesia in the 8th to 9th Century" [sic], Majalah Arkeologi, Indonesia, pp. 14-18.

Thurgood, Graham 1999, From Ancient Cham to Modern Dialects, Two Thousand Years of Language Contact and Change, Honolulu, University of Hawaii.

Vickery, Michael 1972, The 'Kalpana' documents in a review of three collections of Thai historical documents, Journal of the Siam Society 60/1, pp. 397-410.

Vickery, Michael 1977, Cambodia after Angkor, the Chronicular Evidence for the Fourteenth to Sixteenth Centuries, Ph.D. Yale University, dec. 1977 [Ann Arbor: University of Michigan, University Microfilms].

Vickery, Michael 1979, A New Tâmnàn About Ayudhya, Journal of the Siam Society 67/2, pp. 1 23- 1 86.

Vickery, Michael 1986, Some Remarks on Early State Formation in Cambodia, In Southeast Asia in the 9th to 14th Centuries, ed. by David G. Marr and A. C. Milner, Canberra/Singapore, Australian National University (Research School of Pacific Studies) / Institute of Southeast Asian Studies, pp. 95-115.

Vickery, Michael 1987, Review of K. R. Hall, Maritime Trade and State Development in Early Southeast Asia, in Journal of Asian Studies 1987, pp. 21 1-213.

Vickery, Michael 1994, Where and What was Chenla?, In Recherches nouvelles sur le Cambodge, dir. By F. Bizot, Paris, EFEO (Études thématiques I), pp. 197-212.

Vickery, Michael 1998, Society, Economies, and Politics in Pre-Angkor Cambodia: the 7th-8th Centuries, Tokyo, The Centre for East Asian Cultural Studies for Unesco/The Toyo Bunko.

Vickery, Michael 1999a, The Khmer Inscriptions of Roluos (Preah Ko and Lolei): Documents from a Transitional Period in Cambodian History, Seksa Khmer n. s. 1 (jr- 1999), pp. 47-93.

Vickery, Michael 1999b, Coedès' Histories of Cambodia, in Colloque George Coedès aujourd'hui, Bangkok, CEDREFT, 9-10 September 1999.

Vickery, Michael 2001, Resolving the Chronology and History of 9th-Century Cambodia", SiksucakrZ (Newsletter of the Center for Khmer Studies, CKS, Siemreap, July 2001), pp. 17-23.

Wang Gungwu 1958, The Nanhai Trade, Journal of the Malaysian Branch Royal Asiatic Society 3 1/2, pp. 1-135.

Wheatley, Paul 1961, The Golden Khersonese, Kuala Lumpur, University of Malaya Press.

Wheatley, Paul 1967, Early Indonesian Commerce, Ithaca, Cornell University Press.

Wheatley, Paul  1974,  The Mount of the Immortals: A note on Tamil cultural influence in fifth-century Indochina, Oriens Extremis, Vol. 21, part 1, pp. 97-108.

Wheatley, Paul 1983, Nagara and Commandery: Origins of the Southeast Asian Urban Traditions, University of Chicago (Research Paper Nos. 207-208, Department of Geography).

Wolters, O. W. 1966, A Note on the Capital of Srivijaya During the Eleventh Century, In Ba Shin, J. Boisselier & A. B. Griswold, eds., Essays Offered to G. H. Luce, Ascona, Artibus Asiae (Supplementum 23), I, pp. 225-239.

Wolters, O. W. 1967, Early Indonesian Commerce, Ithaca, Cornell University Press.

Wright, Michael 1999, The Nation, section Cl "Focus", "The Quest for Bronze", Bangkok, 28 June.


Phù Nam nhìn lại: Giải cổ tác gia (VI)

 

Michael Vickery

Người dịch: Hà Hữu Nga

 

Phù Nam – Tên gọi và Kinh đô

Quan điểm truyền thống và không bị thách thức nghiêm trọng cho rằng fu nan/*b'ḽu-nậm là một cố gắng của người Trung Quốc trong việc ghi âm từ “núi” vnaṃ/bnaṃ trong ngôn ngữ Khmer cổ. Cách lý giải này đã ảnh hưởng đến việc tìm kiếm, thảo luận về vị trí của kinh đô, các tước vị của nhà vua (vua núi), và đã dẫn đến việc tiếng Khmer hiện đại sáng tạo ra cái tên ānācakr bhnam, “vương quốc núi”, một cái tên hàm ý một vùng rộng lớn hơn, mà hầu hết các sử gia Cambodia có thể chấp nhận.

Một vấn đề trong việc khôi phục lại một cái tên Khmer là ở chỗ hầu hết những cái tên có chữ nan/nam trong các văn bản Trung Quốc cổ về Đông Nam Á mà chữ này được hiểu theo nghĩa đen là “phương nam” và những cái tên đều mang đặc điểm địa lý. Các ví dụ tiêu biểu là 南越 Nam Việt, 南海 Nam Hải, 安南 An Nam, 日南 Nhật Nam. Vậy thì tại sao lại không giải thích 扶南 Phù Nam tương tự là 扶 phù + 南 nam? Aymonier đã làm như vậy và gợi ý là “phương nam được bảo hộ”. Pelliot đồng ý có thể là như vậy, nhưng có ý coi 扶南 Phù Nam là hai từ phiên âm, vì trong một số văn bản chữ Hán nó được viết vần bằng hai chữ khác nhau cho âm tiết thứ nhất, một là chữ fu và chữ khác là pa. [108]         

Như đã lưu ý ở trên, trong giới học thuật nghiêm túc, có hai giả thuyết đề cập đến vị trí của kinh đô Phù Nam, giả thuyết đầu tiên là Angkor Borei của Aymonier và Pelliot, còn giả thuyết thứ hai là Ba Phnom của Coedès, mà mãi gần đây khi có các công trình khai quật Angkor Borei nhưng không hề phát hiện được các di tích nào như thế thì giả thuyết này mới buộc phải thay đổi.   

Vấn đề là ở chỗ, việc xem xét loại toàn bộ các quan điểm trong một số công trình của Coedès và những người khác mà chỉ có các chuyên gia mới thực hiện được sẽ là một công việc rất hữu ích. Sự đồng thuận của Aymonier-Pelliot về Angkor Borei với tư cách là di chỉ kinh đô Phù Nam đứng vững mãi cho đến năm 1928, khi Coedès, thảo luận về các phả hệ của các vua Angkor nào đó (sau thế kỷ IX), đã cho rằng thủ đô của Phù Nam là ở Ba Phnom, chứ không phải là Angkor Borei. [109]

Bình luận về kết luận của Aymonier, được Pelliot ủng hộ, cho rằng một bi ký ở Battambang đã chứng tỏ rằng Vyādhapura [व्याधपुर* Vyādhapura 獵人城 * Liệp nhân thành, Đô thành thợ săn], tin là cái tên chữ Phạn của Kinh đô Phù Nam gần với Angkor Borei, Coedès cho rằng Aymonier, “khi đọc tên của một quan chức cấp tỉnh là Loñ Vrai Krapās Vyādhapura...và từ đó mà kết luận rằng Vyādhapura nằm ở tỉnh Prei Krebas hiện đại, và ông đã đồng nhất nó với Angkor Borei...là di chỉ đã sản sinh ra các tác phẩm điêu khắc thuộc một phong cách rất cổ”. [110] Nhưng theo Coedès, “Trong bi ký Khmer, việc chỉ định cho cùng một vị trí bằng hai cái tên đặt bên cạnh nhau [có nghĩa là hai địa danh vrai krapās và vyādhapura], thì không đúng với thông lệ, còn về phần tôi, thì tôi thiên về khả năng dịch nhân vật có tên là Loň Vrai Krapās Vyādhapura là 'Loñ của xứ Vrai Krapās và của thành Vyādhapura', hoặc thậm chí là 'Loñ của xứ Vrai Krapās ở (lãnh thổ) Vyādhapura'". 

Coedès chắc chắn đã đúng trong việc sửa đổi cách dịch của Aymonier, cho dù không phải vì lý do là ông đã viện dẫn bằng chứng, và hai lựa chọn mà ông đưa ra là hợp lý hơn, vì tước vị loñ đứng trước một địa danh đã xác định rõ là vị loñ ấy đã có một chức năng hành chính nào đó ở khu vực ấy, và tước vị loñ không đủ cao cho người có tước vị đó có những trách nhiệm cả ở vrai krapās lẫn vyādhapura nếu đó là hai nơi khác nhau. [111] Tuy nhiên Vrai Krapās ở Vyādhapura không nhất thiết phải chuyển Vyàdhapura khỏi Angkor Borei.

Trong công bố của ông về các bi ký Bantãy Prãv (К. 220-К. 222), Coedès vẫn kiên định: “Người ta biết rằng đoạn này [chữ Khmer, dòng 18, tr.62 "loñ vrai krapâs vyādhapura" được dịch là “Loñ Vrai Krapās ('rừng cây bông'), của Vyādhapura"] khiến cho Aymonier (Cambodge I, pp. 197, 201) đồng nhất Vyādhapura với Prei Krabas thuộc tỉnh Tà Kèv hiện đại...Trong bất kỳ một trường hợp nào cũng không thể có mối quan hệ hành chính hoặc địa lý giữa hai cái tên này, còn Vrai Krapās thì chỉ đơn giản là tên riêng của vị loñ ở đó là thôi. Ngược lại với những cái tên theo các tước vị khloň vala và khloň viṣaya..., những cái tên theo sau việc chỉ định tước vị loñ thì là những tên riêng: vậy là trong bi ký có trước (1.11) thì hai vị loñ khác có nguồn gốc Vyādhapura đều có các tên riêng là Ňaṃ Thmur và Jeṇ Khter”. [112]

“Tấm bi ký có trước” mà Coedès gọi là K. 221, ibid., pp. 54-61, ở dòng 11 (chữ Khmer, tr.58 viết “Ioñ ñaṃ thmur nu Ioñ jeṇ khter anak vyādhapura", dịch, tr. 59, là “Loñ Ňam Thmur và Loñ Jen Khter, các nhân vật của Vyādhapura'). Các khảo sát của Coedès không hoàn toàn thích hợp. Việc rút ra các kết luận về những cái tên riêng hoặc các tước vị của một cá nhân [loñ tự thân nó là một tước vị về cấp bậc hoặc vị thế] trên cơ sở những cái tên về các thực thể địa lý/hành chính (sruk, srok) không mang tính chính thống tiên thiên. Ở mức độ giải thích của Coedès cho rằng những cái tên loñ thường là tên người, thì đó là đúng. Nhưng những cái tên đó gần như luôn luôn là một từ đơn, có tính dạng thức, so với các ngữ cảnh khác, thì hầu như chắc chắn đó là một tên người. Chẳng hạn trong bi ký K.222, dòng 10, loñ gno và dòng 19 loñ pvār.

Ví dụ, trong các bi ký Bantãy Prãv, К. 222, dòng 2, "Ioñ ayak nāgapura", trong đó chữ cuối cùng chắc chắn là tên địa danh, còn Coedès thì dịch ở trang 62 là “Loñ Ayak của Nāgapura”. Tuy nhiên chữ “ayak” không chỉ để thể hiện tên riêng, không phải là một địa danh, theo các ngữ cảnh khác (chẳng hạn váp ayak [của] chdiṅ jrau, ở dòng 13 của bi ký К. 222, trong đó chdiṅ jrau, “sông sâu” hiện vẫn là một địa danh, nhưng ở đoạn sau của chính bi ký đó chúng ta thấy "Ioñ ayak mān saṃvandhi nu kaṃsteṅ", được Coedès dịch là “Loñ Ayak, người liên quan đến gia đình Kaṃsteṅ".

Ba cái tên dẫn ra ở trên từ bi ký K. 221 và K. 222 là rất bất bình thường trong văn tập bi ký. Một cái tên tương tự ở bi ký K.221, dòng 13, là loñ kuti ruṅ, được Coedès giải thích ở tr. 60 là "Loñ Kuti của Ruṅ", có nghĩa là Loñ (tước vị), tên riêng Kuti, của Ruṅ (địa danh). Nhưng trong trường hợp này có một bằng chứng khác trong một bi ký khác ở miền bắc, K.380/1037 (Preah Vihear) có tên là sruk kuti ruṅ, trong đó kuti ruṅ không phải là một tên người, mà bản thân nó là một địa danh, tên của một srok [làng]. Ví dụ này ủng hộ cho cách giải thích của Aymonier về vị loñ ở Vyādhapura. Một ví dụ tương tự khác của bi ký Bantãy Prãv là loñ stuk antek, “vị loñ ao [stuk] rùa [antek] [113]. 

Các ngữ cảnh đầy đủ trong hầu hết các trường hợp, cho phép ta phân biệt giữa các tên riêng và tên hành chính/địa danh, và sẽ an toàn khi nói rằng vrai krapās có thể không phải là tên riêng của một vị loñ. Còn về ñam thmur và jeṇ khter, thì cái tên thứ hai, tùy thuộc vào cách hiểu chữ khter, vẫn chưa được biết, có lẽ cần được giải thích như là một địa danh ở Vyādhapura, còn cái tên đầu tiên lại tùy thuộc vào cách hiểu thực sự về ñam [thmur là một giống bò], cũng là một địa phương hoặc một chức năng của loñ.      

Vậy là chỉ riêng cách dịch mới của Coedès thì vẫn không đủ để loại bỏ Vyādhapura khỏi Angkor Borei, vì Vyādhapura thời đó có thể vẫn còn là một thực thể rộng lớn hơn với trung tâm của nó là Angkor Borei, và bao gồm cả Vrai Krapās. Như Coedès đã lưu ý “Việc đồng nhất Vyādhapura với một địa phương nhất định ... cần phải dựa vào một văn bản có nguồn gốc từ địa phương đó và chỉ định rõ cái tên Vyādhapura”. Và ông thêm “Có văn bản ấy: đó chính là một bi ký ở Vat Cakret, tỉnh Bà Phnoṃ, được viết vào thế kỷ X” [114].

Đồ cung tiến hoàng gia được khắc trên bi ký bằng chữ Phạn này là thuộc về [अद्रिव्याधपुरईश*] adrivyādhapureṡa, "thần Çiva [Īṡa] trên núi [adri] của Vyādhapura", đó chắc chắn phải là núi Ba Phnom. Vậy là vị trí Vyādhapura phải được tìm kiếm ở chân núi này. Tuy nhiên, Coedès tỏ ra rất thận trọng khi nói rằng cần phải đợi đến khi phát hiện ra các từ Khmer hoặc Phạn có nghĩa tương đương với Đặc Mục, kinh đô cổ Phù Nam, và việc đồng nhất thành Na Phú Na, phía nam Phù Nam, và các vua Phù Nam buộc phải chạy tỵ nạn về đó trong cuộc xâm lăng của Chân Lạp. Sau đó ông cũng không hề gợi ý rằng đô thành xa về phương nam ấy có thể không phải là Angkor Borei. 

Rất đáng chú ý là Coedès thêm rằng “Điều đó không hề mâu thuẫn với bi ký Bantãy Prãv. Nếu Vrai Krapās thực sự tương hợp với Prei Krebās, còn Ba Phnom thì chỉ bị ngăn cách Prei Krebās bởi con sông Mê Kông, và rất có thể trong số các địa phương thuộc vùng đó còn bao gồm cả Angkor Borei”. Điều đó còn đúng chừng nào chúng ta chưa biết gì thêm, nhưng không được quên rằng tấm bi ký đang được nói đến có niên đại thế kỷ 5-6 sau thời kỳ hưng thịnh nhất của Phù Nam, khi các địa phương và quy mô của các đơn vị hành chính có thể đã thay đổi. [115]
   
Sau đó Coedès, để nỗ lực củng cố quan điểm của ông, lại đã thực sự làm cho nó suy yếu đi. Ông viết “tên núi Ba Phnom là một tên cổ, và đã được làm chứng trong thế kỷ X dưới dạng Vraḥ Vnaṃ trong một bi ký phát hiện được tại Phum Mien, cách đó khoảng 50 km về phía bắc...Chắc chắn là ngọn “núi thiêng” này là nơi mà bi ký Vat Cakret xác định bằng cái tên adri...”. Liên quan đến vấn đề này, sẽ là khá liều lĩnh khi khăng khăng rằng một tấm bi ký phải thuộc về một vị trí cách xa 50 km; và sau này khi Coedès nghiên cứu về tấm bi ký đang được đề cập đến ông đã phát hiện ra rằng cụm từ vraḥ vnaṃ không hề là một ngọn núi, mà là một dinh thự, “một ngọn tháp [vraḥ vnaṃ] bằng đá ong. [116]      

Việc xem xét lại của Coedès về sự đồng thuận tồn tại cho đến tận lúc đó đã dẫn đến một quan niệm đặc biệt nào đó của những người khác. Vì vậy Mauger, người hướng dẫn việc phục dựng Asram Moha Rosei, một ngôi đền nhỏ có lẽ thuộc giai đoạn Phù Nam trên sườn đồi Phnom Da, một ngọn đồi gần Angkor Borei, đã cho rằng Angkor Borei là “một ngôi thành vững chắc đã từng được coi là đồng nhất với Vyādhapura, cho đến tận công trình nghiên cứu bi ký mới đây của ông Coedès" trong Bulletin de l'École française d'Extrême-Orient 1928. [117] Một năm sau Mauger đã mở rộng vấn đề này bằng cách nói rằng sau khi Mahendravarman chinh phục Vyādhapura – Ba Phnom, thì thủ đô của Phù Nam đã chuyển về [那弗那城*] Na Phất Na (“vẫn chưa được xác định”), và [ईशानवर्मन्*] Īṡānavarman đã hoàn thành cuộc chinh phục Phù Nam năm 627. “Và, trong thời gian đó có một ngôi thành có tường bao lớn...ở Angkor Borei,...như đã thể hiện trong [bi ký K.600] ...được phát hiện trong năm vừa qua”. [118]

Cần phải lưu ý rằng cho dù sự tồn tại một “ngôi thành lớn có tường bao” ở Angkor Borei không có gì phải nghi ngờ, và đã được thừa nhận từ thời Aymonier và Pelliot, nhưng bi ký  K. 600 vẫn không chứng tỏ điều đó. Bi ký cổ nhất (niên đại 611) bằng tiếng Khmer được phát hiện cho đến ngày nay ấy không hề nói gì về ngôi thành và cũng không ghi tên của một vị vua nào. Nó ghi lại những quyên cúng về sức lao động, đất đai, gia súc của hai quan chức vùng, một poñ có tên là Uy, và một mratāñ tên là Antār. Vì vậy mà không có bằng chứng về vị thế của Angkor Borei trong thời gian đó, cũng không có bằng chứng hỗ trợ hay phản bác về mức độ bao trùm của quyền lực một vị vua, cũng như không có bằng chứng ủng hộ hay phản bác về việc vùng này có thuộc về chính thể được coi là “Phù Nam” hay “Chân Lạp”. Cái mà nó chứng minh, và đó là điều quan trọng, chính là ở chỗ ngôn ngữ của vùng này chắc chắn là một phần của Phù Nam, vào đầu thế kỷ VII, trước niên đại mà sử liệu Trung Quốc cung cấp về cuộc chinh phục cuối cùng của Chân Lạp đối với Phù Nam, chính là tiếng Khmer. Vì vậy, một thành cổ, đã được thừa nhận dựa vào các hiện vật trên mặt đất, trở thành một điều gây bối rối, được đồng nhất không phải với thành phố chính của Phù Nam, cũng không phải với thành phố vẫn được hiểu là các thủ lĩnh Phù Nam lẩn trốn khi bị Chân Lạp tấn công.    

Coedès chỉ nắm bắt được vấn đề này vào những năm 1940. Bắt đầu với “di chỉ Na Phú Na vẫn còn bí ẩn”, ông đã đọc bi ký K.49, có niên đại 664, trong thời Jayavarman I [जयावर्मन्*], và được phát hiện gần Ba Phnom. Bi ký nói về một nhóm thành viên hoàng gia đã được đưa đến đó bởi vị sadhu [साधु* bậc thánh, hiền nhân] sống ở Naravaranagara [नरवरनगर* naravaranagara, 優秀人城 Ưu tú nhân thành*], vì đó là cội nguồn của một nhóm hoàng gia, nên nó phải là kinh đô của Jayavarman I, và cái tên đó rất khớp, hệt như cái tên navanagara [नवनगर*新城* Tân Thành] không được chứng thực của Pelliot ăn khớp với các chữ phiên âm Na Phất Na [那弗那城*] trong tiếng Hán vậy. Do đó kinh đô của Jayavarman I “có lẽ ở Angkor Borei, một di chỉ khảo cổ học rất quan trọng, mà ở gần đó đã phát hiện được vài bi ký [Jayavarman I]”, và là nơi mà có lẽ ông đã xây dựng kinh đô của mình sau triều đại [ईशानवर्मन्*] Īṡānavarman, và kinh đô của vị vua này thì ở Sambor Prei Kuk thuộc tỉnh Kompong Thorn ở miền trung của đất nước [119].    

Tuy nhiên Claude Jacques đã nghi ngờ cách dịch và giải thích của Coedès khi cho rằng Naravaranagara ở gần di chỉ của tấm bi ký, chỉ khoảng 20 km về phía nam Ba Phnom, khi vẫn không giải thích về Angkor Borei [120].

Paul Wheatley vẫn tiếp tục lẫn lộn. Không vượt khỏi bài viết năm 1928 của Coedès, ông vẫn giữ quan niệm sai lầm cho rằng vraḥ vnaṃ thuộc về một ngọn núi thiêng, và đã dâng hiến một bài viết để thể hiện rằng cái tên của ngọn núi thiêng đó được ghi bằng các âm tiếng Hán vào thế kỷ V là Mo-tan [Muâ-tậm cổ, thể hiện cách phát âm /ma-tam/] là Mahendraparvata trong phiên bản tiếng Tamil là Mayentiram. [121] Tuy nhiên sau khi giải thích loanh quanh về các nguồn ấy, điều hay nhất mà Wheatley có thể làm cho tương hợp /ma-tam/ = Mayentiram chính là “cái điều mà hình thái Muâ-tâm có khuynh hướng chuyển tải không chỉ cái tên Mayentiram, mà còn cả ý nghĩa của [vị trí mà ở đó] Ma[hesvara] vẫn còn rớt lại”. Nói cách khác, chỉ có âm tiết đầu tiên của cái tên chữ Hán là tương hợp với âm tiết đầu của cái tên chữ Ấn Độ - vẫn không đủ sức thuyết phục; và chúng ta có thể gạt bỏ lý thuyết Tamil của Wheatley, ngay cả khi các vấn đề khác trong lập luận của ông liên quan đến các luận thuyết Śivaitic, có thể có một số công lao nào đó.      

Hơn nữa, Wheatley còn công nhận rằng ngọn núi thiêng của ông cũng chỉ có thể ăn khớp với địa lý Angkor Borei và Phnom Da là khu vực địa lý của Ba Phnom. [122] Độ cao tối thiểu của ngọn đồi gần Angkor Borei là không tương hợp. Như Wheatley đã nhận xét một cách thích đáng khi cho rằng Ba Phnom là kinh đô của Phù Nam, ở vùng hạ lưu sông Mê Kông thì bất cứ ngọn đồi nào cũng được gọi là “núi”. Cần lưu ý rằng trên bản đồ tự nhiên của Cambodia của Boisselier 1966, thì cả ngọn đồi ở Angkor Borei và ngọn đồi ở Ba Phnom là quá thấp không cần đánh dấu, và hình dạng của nó là đất bằng.   

Rốt cuộc thì Coedès tin rằng ông đã thành công trong việc phát hiện ra những tương đồng giữa chữ Khmer và chữ Phạn của cái tên Đặc Mục, và vì vậy mà đã giải quyết được vấn đề về kinh đô Phù Nam. Các sử liệu Trung Quốc không đưa ra được một cái tên cho kinh đô Phù Nam cho đến tận lúc kết thúc, khi họ nói nó được gọi là T'e-mu/T'ö-mou/*d'ǝk-miuk, [特牧城* T’e-mu Đặc Mục thành], nhưng khoảng cách tính từ biển theo sử liệu Trung Quốc là 500 lí, nếu hiểu theo nghĩa đen là 200 km, lại không hề ăn khớp với cả Angkor Borei lẫn Ba Phnom. [123] Coedès kết luận rằng người Trung Quốc đã phiên âm một từ Khmer dmāk hoặc dalmak/dalmāk thực ra có nghĩa là “thợ săn”, tương đương với từ Khmer hiện đại /tromeak/ 'mahout', có lẽ là từ Khmer được dịch từ vyādha trong cái tên chữ Phạn vyādhapura mà Coedès tin là kinh đô của Phù Nam và nằm ở Ba Phnom. Cái tên vyādhapura được phát hiện vài lần trong các bi ký thuộc giai đoạn Angkor là tên của một trong ba vương quốc cổ mà các vua Angkor đầu tiên khẳng định là hậu duệ, và được Coedès cho là có nghĩa Phù Nam. Có thể có ích khi tóm tắt lập luận của Coedès trong đó tối thiểu có ba điểm yếu. [124]
   
Trước hết, nếu các từ Khmer dmāk hoặc dalmak/dalmāk thực sự có nghĩa là “thợ săn”, thì nghĩa của nó là “người bắt sống thú bằng dây thòng lọng” hoặc “người bắt sống thú bằng bẫy”, chẳng hạn như voi, trong khi tiếng Phạn vyādha có nghĩa là đâm bằng một vật sắc. Thứ hai, cho đến cuối thế kỷ IX, không có bằng chứng cho các từ dalmak/dalmāk và trong bi ký thế kỷ XI (K.158) mà Coedès khẳng định, lại không hề có dấu hiệu nào về nghề đi săn chuyên đến mức có tên gọi riêng; và thứ ba, nơi mà dalmak xuất hiện nhiều lần, trong các bi ký đã bị bỏ quên lâu ngày của Roluos, bao gồm các nhóm người lớn, đàn ông, phụ nữ và trẻ em, và điều đó cũng không thể xác định được các chức năng của họ. Tối thiểu là không hề có bất cứ mối liên hệ rõ ràng nào với việc săn voi. [125]    

Ngữ âm cổ của từ *d'ǝk-miuk, mà người Trung Quốc cho là tên gọi của kinh đô Phù Nam cho thấy rằng âm tiết thứ nhất là từ Mon-Khmer để gọi “nước” /dik, dek, dak/ (Mod. Khmer /tǝk/), một từ thường thấy trong các tên địa danh Cambodia. Tuy nhiên khó mà đưa ra được một cách giải thích thuyết phục về từ *miuk bằng một cái tên gắn liền với “nước”, và việc suy diễn thêm về từ *d'ǝk-miuk có nghĩa gì thì hãy còn hấp tấp [126].    

Còn về Vyādhapura thì mặc dù có các bi ký thế kỷ X, dường như gắn kết nó với cả Angkor Borei và Ba Phnom, thì cái tên đó chỉ được phát hiện một lần trong bi ký tiền Angkor, K.109 được định niên đại là năm 655, nằm gần Banteay Prei Nokor ở huyện Thbaung Khmum, tỉnh Kompong Cham, về phía đông của cả Ba Phnom hoặc Angkor Borei. Trong các nghiên cứu trước đây, tôi đã cho rằng tầm quan trọng của Vyādhapura trong các bi ký Angkor là vì nó chính là quê hương của Jayavarman II, và nó không có mối quan hệ gì với các di chỉ tiền Angkor Ba Phnom, Angkor Borei, hoặc Funan. Việc sử dụng Vyādhapura gợi ý rằng sau này nó đã trở thành một tỉnh rộng lớn bao gồm cả Angkor Borei và Ba Phnom, có lẽ cũng như địa phương gốc của nó. [127] 

Đối với các sử gia, lựa chọn cuối cùng giữa Ba Phnom và Angkor Borei, hoặc có lẽ rốt cục lại, một vị trí nào đó khác sẽ phải dựa vào khảo cổ học, và hiện nay các di tích ở Angkor Borei được coi là vị trí ưu tiên. Tuy nhiên có lẽ chúng ta không bao giờ có thể khẳng định được cái tên cổ của di chỉ đó cũng như cái tên *d'ǝk-miuk trong tiếng Hán có nghĩa gì. Hoàn toàn có thể là trong sự tồn tại như người Trung Quốc đã biết thì trung tâm quyền lực của Phù Nam đã thay đổi, thậm chí nhiều hơn một lần, như đã được giả thuyết cho vùng biển Đông Nam Á khác, đã được biết rõ là [श्रीविजय*] Srïvijaya, và giờ đây nói chung đã được các chuyên gia chấp nhận. [128]

Khi Pelliot thảo luận về vị trí kinh đô ông ước lượng nó cách cửa sông Mê Kông khoảng 500 dặm hoặc 200km và phát hiện ra đó là vùng giữa Châu Đốc và Phnom Penh, có nghĩa là xấp xỉ tại Angkor Borei, cũng tương tự bằng đến Ba Phnom. [129] Tuy niên Pelliot đã viết trước khi các di tích Oc Eo và các con kênh chạy từ đó đến Angkor Borei được phát hiện, và ông cho rằng chỉ có các tuyến đường thủy mới thông tới sông Mê Kông hoặc sông Bassac. Chỉ có cách đó thì khoảng cách giữa cửa sông và Angkor Borei theo đường thủy quanh co mới có thể được xác định là khoảng 200 km. Cho dù như vậy thì khoảng cách đó cũng quá lớn, và Pelliot đã tỏ rõ sự lúng túng trong khi ám chỉ đến “một vùng” “giữa Châu Đốc và Phnom Penh”. Nếu, như ngày nay có vẻ thích hợp hơn, một tuyến kênh từ vùng ven biển gần Oc Eo được giả định thì khoảng cách 200 km vượt xa Angkor Borei, vốn chỉ cách biển 90 km, và chúng ta cũng phải giả định rằng cách ước lượng của người Trung Quốc là nhầm lẫn, hoặc họ đã quy chiếu vào một vị trí nào đó hoàn toàn khác. Theo đường thẳng 200 km từ Oc Eo có lẽ gần đến Kongpong Cham. [130]  
____________________________________

Còn nữa...

Nguồn: Funan Reviewed: Deconstructing the Ancients. In: Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient. Tome 90-91, 2003. pp. 101-143.

* Ghi chú của người dịch: Các từ có đánh dấu sao [*] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định nghĩa của từ mà thôi.

Ghi chú

108. Pelliot 1903, p. 279, có dẫn Aymonier 1903, tr. 109. Còn Porée-Maspero [1962, tr. 171] cũng nghi ngờ cái tên Phù Nam không phải là “núi”, mà vì một lý do chưa đầy đủ, bà cho rằng đó là “một cái tên dường như đáng sửng sốt đối với vương quốc của người Naga”, cùng với lý thuyết của bà, đặc biệt biện hộ cho việc không có gì trong các sử liệu Trung Quốc viết về Phù Nam hoặc trong các bi ký chứng minh cho cách gọi Phù Nam là một “vương quốc Naga”.

109. Coedès 1928.

110. Coedès 1928, p. 127.

111 . Về vị thế của loñ vẫn cần phải có thêm nhiều công trình nghiên cứu về các bi ký giai đoạn tiền Angkor, xem Vickery 1998, pp. 145, 402, 404, 406.

112. Coedès 1951a, pp. 54-64, quotations from p. 64.

113. Coedès 1954, pp. 261, 267; Coedès 1951a, p. 61.

114. Coedès 1928, p. 128. Bi ký này sau đó đã được Coedès công bố là K. 61, "Stèle de Prāh Vihār Kuk" (Coedès 1964b, pp. 20-22), trong đó rất đáng chú ý là ông đã không nói gì về ý nghĩa của nó đối với việc định vị thủ đô Phù Nam, và dịch adrivyādhapuresa as “Seigneur de Vyādhapura”. Có lẽ vào năm 1964 Coedès đã thay đổi quan điểm của ông về vai trò của Vyādhapura, nhưng lại không muốn thay đổi cuộc thảo luận về Phù Nam trong các ngữ cảnh khác.   

115. Một số người đọc có thể vẫn bối rối vì công trình của Coedès 1952, tr. 16, đã cho rằng bi ký K. 441 là ở Sambor Prei Kuk, trong đó ông viết rằng cái tên Giriça thời Phù Nam đã đực sử dụng để gọi Ba Phnom, gần kinh đô Vyādhapura. Tất nhiên không hề các các nguồn tư liệu đương thời Phù Nam cho cái tên gọi ngọn núi này, và điều này phải được coi là một nhầm lẫn của Coedès.  

116. Tấm bi ký K. 105. Xem Coedès 1954, tr. 183-186, trong đó, tr. 183, chú thích 4, khi cho là thuộc đoạn trích ở đây, Coedès đã điệu đà nhận xét “Và không phải lãnh thổ của Vraḥ Vnaṃ = Bà Phnom, như Aymonier đã tin tưởng", và như bản thân Coedès đã tin vào công trình Études cambodgiennes 21 (Coedès 1928) của chính ông. Trong thực tế, trong tiếng Khmer Cổ, mặc dù vnaṃ là “núi”, vraḥ vnaṃ =  “vnaṃ thiêng” luôn là việc xây dựng một ngôi đền. Để biết các ví dụ khác về bi ký Cambodia của Coedès, xem К. 263/A.D. 984; К. 344/A.D. 985; К. 33/A.D. 1017.  

117. Mauger 1935, tr. 491, dẫn Coedès 1928. Cho dù kỳ cục hơn, mặc dù không phù hợp với cuộc thảo luận hiện nay, nhưng Mauger lại bị quá mê mẩn bởi ý tưởng về các quốc gia hoàn toàn riêng biệt Phù Nam và Chân Lạp, mà ông tin Asram Moha Rosei, được ông định niên đại đầu thế kỷ VI, nhưng ông nghĩ phải là một công trình xây dựng của Chân Lạp, phải là công trình đầu tiên được xây dựng giữa Kompong Cham và Kratie, nơi đã tìm thấy đá basalt được sử dụng để xây dựng, sau đó đã được tháo dỡ và xây lại gần Angkor Borei sau khi Chân Lạp đã chinh phục được Phù Nam. 

118. Mauger 1936, p. 93.

119. Coedès 1943-46, pp. 1-8.

120. Jacques 1986b, p. 14; Vickery 1998, pp. 352-353.

121. Wheatley 1974, pp. 97-108 and Wheatley 1983, p. 124.

122. Wheatley 1974, p. 108.

123. Pelliot 1903, p. 273, citing the New Tang History (A.D. 619-906), composed in the 11th century.

124. Coedès 1942, p. 110, n. 5.

125. Vickery 1998, "Appendix", dalmak/dalmāk; Vickery 1999a, trong đó, tr. 74, tôi đã bỏ mất hai ghi chép về dalmak K. 256/A.D. 979, và K. 158/A.D. 1003. Hệt như một gợi ý đầy khám phá, nhưng lại là một gợi ý mà tôi không ủng hộ, vì vậy có lẽ chúng ta tư biện rằng dalmak là một nhóm nghề nghiệp cha truyền con nối chuyên về voi. Điều đó giải thích cho việc có cả phụ nữ và trẻ em trong nhóm này, và giải thích cho việc xuất hiện của dalmak trong các tình huống không liên quan gì đến nghề voi.    

126. See the comment on Hoshino's treatment of this in the Appendix below.

127. Vickery 1998, pp. 395-398; Vickery 2001.

128. Xem Vickery 1998, các tr. 28-29, 36-37, 395-398. Cả Palembang và Jambi đều là kinh đô trong những giai đoạn khác nhau của Srïvijaya. Xem Manguin 1993, tr. 30-31, dẫn Wolters 1966, 1967. Về khảo cổ học Angkor Borei, xem Dowling 1999; Stark 1998; Stark et al. 1999; Sanderson et al. 2003.

129. Pelliot 1903, tr. 290. Khoảng cách 500 lý từ biển vào được ghi trong Lương sử (502-556), biên soạn vào thế kỷ VII (Pelliot, ibid., pp. 262-263).

130. Coedès 1964a, tr. 75, thậm chí còn thiếu nghiêm nhặt khi nói rằng “cách biển” 200 km “là khoảng cách tương đối tách Ba Phnom khỏi di chỉ Oc Eo”; nhưng theo đường thẳng thì chỉ có 120 km, và đi theo hệ thống kênh cũng không xa hơn nhiều, và sau đó cắt qua các con sông Bassac và Mê Kông.

Tài liệu dẫn

Anderson, John 1981, English Intercourse with Siam in the Seventeenth Century, Bangkok, Chalemmit Bookshop.

Aymonier, Etienne 1903, Le Fou-nan, Journal Asiatique 10/1 (janv.-fév. 1903), pp. 109-150.

Bellwood, Peter 1992, Southeast Asia Before History, The Cambridge History of Southeast Asia, vol. I, pp. 55-136.

Bergaigne, Abel 1882, Les inscriptions sanscrites du Cambodge, Journal Asiatique, pp. 1-56.

Blust, Robert 1992, The Austronesian Settlement of Mainland Southeast Asia, in Papers from the Second Annual Meeting of the Southeast Asian Linguistics Society, edited by Karen L. Adams and Thomas John Hudak, pp. 25-83. Arizona State University, Program for Southeast Asian Studies, Tempe, Arizona, 1994.

Brown, Robert L. 1996, The Dvaravati Wheels of the Law and the Indianization of South East Asia, Leiden, Brill.

Boisselier, Jean 1963, La statuaire du Champa, Paris, École française d'Extrême-Orient.

Boisselier, Jean  1965, Nouvelles données sur l'histoire ancienne de la Thaïlande, Conférence, Alliance française/Centre culturel [bangkok]. Seven pages, no pagination, introduction by Marie-Jean Vinciguerra, Attaché culturel.

Boisselier, Jean 1966, Le Cambodge, 1. 1, in Asie du Sud-Est, première partie, Manuel d'Archéologie d'Extrême-Orient, Paris, Éditions A. et J. Picard et Cie.

Charnvit Kasetsiri 1976, The Rise of Ayudhya, Kuala Lumpur, Oxford University Press.

Coedès, George 1928 E.C. 21, La tradition généalogique des premiers rois d'Angkor d'après les inscriptions de Yaçovarman et de Râjendravarman, BEFEO 28, pp. 124-40.

Coedès, George 1931 E.C. 25, Deux inscriptions sanskrites du Fou-Nan, BEFEO 3 1 , pp. 1 - 1 2.

Coedès, George 1938, Le fondateur de la royauté angkorienne et les récentes découvertes archéologiques au Phnom Kulên, Cahiers de l'École française d'Extrême-Orient 14, pp. 40-48; republished in George Coedès, Articles sur le pays khmer, Tome II, pp. 277-284.

Coedès, George 1942, Inscriptions du Cambodge, Vol. 2, Hanoi, EFEO.

Coedès, George 1943-46, Quelques précisions sur la fin du Fou-nan, BEFEO 43, pp. 1-8.

Coedès, George 1948, Les États hindouisés d'Indochine et d'Indonésie, Paris, Ed. de Boccard.

Coedès, George 1951a, Inscriptions du Cambodge, Vol. 3, Paris, E. de Boccard.

Coedès, George 1951b, Les règles de la succession royale dans l'ancien Cambodge, Bulletin de la Société des Études Indochinoises, nouvelle série no. 26 (2), pp.l 17- 130.

Coedès, George 1952, Inscriptions du Cambodge, Vol. 4, Paris, E. de Boccard.

Coedès, George 1954, Inscriptions du Cambodge, Vol. 6., Paris, École française d'Extrême-Orient.

Coedès, George 1962, Les peuples de la Péninsule indochinoise, Paris, Dunod.

Coedès, George  1964a, Les États hindouisés d'Indochine et d'Indonésie, Paris, Ed. de Boccard.

Coedès, George 1964b, Inscriptions du Cambodge, Vol. 7, Paris, École française d'Extrême-Orient.

Coedès, George 1966, Liste générale des inscriptions du Cambodge, In Inscriptions du Cambodge, Vol. 8, pp. 76-225.

Coedès, George 1968, The Indianized States of Southeast Asia, Edited by Walter F. Vella, Translated by Susan Brown Cowing, Honolulu, University of Hawaii Press.

Dowling, Nancy H. 1999, A New Date for the Phnom Da Images and Its Implications for Early Cambodia, Asian Perspectives, Volume 38, Number 1, pp. 51-61.

Dupont, Pierre 1941, Variétés archéologiques, BEFEO 41, pp. 233-254.

Dupont, Pierre 1943-46, La dislocation de Tchen-la et la formation du Cambodge angkorien, BEFEO 43, pp. 17-55.

Dupont, Pierre 1949, Tchen-La et Panduranga", Bulletin de la Société des Études Indochinoises 24/1, pp. 9-25.

Dupont, Pierre 1952-54, Les débuts de la royauté angkorienne, BEFEO 46, pp. 1 19-76.

Ferlus, Michel 1977, Étude d'une strate de changements phonétiques dans l'ancien Cambodge, Mon-Khmer Studies 6, pp. 59-67.

Filliozat, Jean 1969, L'inscription dite de Võ-cạnh, BEFEO 55, pp. 107-1 16.

Finot, Louis 1904, Les inscriptions de Mi-son, BEFEO 4, pp. 897-977.

Finot, Louis 1911, Sur quelques traditions indochinoises, In Mélanges d'indianisme offerts par ses élèves à M. Sylvain Levi, Paris, Ernest Leroux, pp. 193-212.

Finot, Louis 1927, Séance du 14 janvier, Journal Asiatique 210 (janv.-mars), p. 186.

Friedman, Jonathan 1987, Review Essay on Islands of History by Marshall Sahlins, in History and Theory, Vol. 13, pp. 72-99.

Groslier, Bernard Philippe 1985-86, For a geographic history of Cambodia, Seksa Khmer 8-9, pp. 3 1 -76.

Hall, D. G. E. 1955, A History of South-East Asia, New York, St. Martin's Press, [reed. 1981].

Hall, Kenneth R. 1985, Maritime Trade and State Development in Early Southeast Asia, Honolulu, University of Hawaii Press.

Higham, Charles and Rachanie Thosarat 1998, Prehistoric Thailand: From Early Settlement to Sukhothai, Bangkok, River Books.

Hoshino, Tatsuo 1986, Pour une histoire médiévale du moyen Mékong, Bangkok, Editions Duang Kamol.

Hoshino, Tatsuo 1991, Wen Dan and its Neighbours: The Central Mekong Valley in the Seventh and Eighth Centuries, typescript, n.p.

Hoshino, Tatsuo 1993, Puram; earliest Chinese sources on Sri Thep and Lopburi, Paper presented to the Symposium sur les sources de l'histoire du pays khmer, Paris.

Hoshino, Tatsuo 1995, Reappraisal of the Chinese texts on Shi li Fo Shi: Dvaravati and Sri Buddha Sei (?), In Southeast Asian Studies, Tokyo University of Foreign Studies.

Hoshino, Tatsuo  1996a, The Kingdom of Red Earth (Chitu Guo) in Cambodia and Vietnam from the sixth to the eighth centuries, Paper presented to the 14th I.A.H.A. conference, Bangkok, May 1996.

Hoshino, Tatsuo 1996b, Chang Zhou (Elephant/Master Province) and Sakolnakhon site in Northeast Thailand, Paper presented to the 6th International conference on Thai Studies, Chiang Mai, October 1996.

Jacques, Claude 1972, La carrière de Jayavarman II, BEFEO 59, pp. 205-20.

Jacques, Claude 1979, Funan, Zhenla. The Reality Concealed by These Chinese Views of Indochina, In Early South East Asia. Essays in Archaeology, History and Historical Geography, Ed. By R. B. Smith and W. Watson, New York/Kuala Lumpur, Oxford University Press, pp. 371-389.

Jacques, Claude  1986a, Le pays khmer avant Angkor, Journal des Savants, janv.-fév., pp. 59-95.

Jacques, Claude  1986b, Cours Année 1985-1986, Paris, École pratique des hautes études, IVe section, typescript.

Jacques, Claude 1987, L'Empire angkorien: mythe ou réalité, typescript, Conférence à Tokyo, 25 June 1987.

Jacques, Claude 1995a, Funan, Zhenla, Srîvijaya, In Les apports de l'archéologie à la connaissance des anciens États en Thaïlande, 3e Symposium franco-thaï, 11-13 décembre 1995, Bangkok, Silpakon University, pp. 14-23.

Jacques, Claude, éd. 1995b, Études épigraphiques sur le pays cham, [Reprint], Paris, École française d'Extrême-Orient (Réimpressions 7).

Karlgren, Bernhard 1923, Analytical Dictionary of Chinese and Sino-Japanese, Dover/New York, [Reprint, 1 974].

Karlgren, Bernhard 1957, Grammata Serica Recensa, Museum of Far Eastern Antiquities Bulletin 29, Stockholm.

Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải 1995, Văn hóa Óc Eo, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Loofs, H. H. E.  1979, Problems of Continuity the pre-Buddhist and Buddhist Periods in Central Thailand, with Special Reference to U-Thong, in R. B. Smith and W. Watson, eds, Early South East Asia: Essays in Archaeology, History, and Historical Geography, New York, Oxford University Press.

Mabbet, Ian and David Chandler 1995, The Khmers, Oxford (UK) / Cambridge (US A),Blackwell. Manguin, Pierre- Yves.

Mabbet, Ian and David Chandler 1980, The Southeast Asian Ship: An Historical Approach, Journal of Southeast Asian Studies 11/2, pp. 266-276.

Mabbet, Ian and David Chandler 1985, Sewn-Plank Craft of South-East Asia, a Preliminary Survey, in Sewn Plank Boats, Archaeological and Ethnographic papers based on those presesented to a conference at Greenwich in November 1984, ed. by Sean McGrail and Eric Kentley, Greenwich, National Maritime Museum (Archaeological Series No. 10, BAR International Series 276).

Mabbet, Ian and David Chandler 1991, The Merchant and the King: Political Myths of Southeast Asian Coastal Polities, Indonesia 52, pp. 41-54.

Mabbet, Ian and David Chandler 1993, Palembang and Sriwijaya: An Early Malay Harbour-City Rediscovered, Journal of the Malaysian Branch of the Royal Asiatic Society 66/1, pp. 23-46.

Mabbet, Ian and David Chandler 1996, Southeast Asian Shipping in the Indian Ocean During the First Millenium A.D.", in H. P. Ray & J.-F. Salles (eds.), Tradition and Archaeology. Early Maritime Contacts in the Indian Ocean, Lyon/New Delhi, Manohar (Maison de l'Orient méditerranéen/NISTADS),pp. 181-198.

Mabbet, Ian and David Chandler 1999, Srivijaya dans l'oeuvre de George Coedès, in Colloque George Coedès aujourd'hui, Bangkok, Centre d'Anthropologie Sirindhorn, 9-10 September.

Mabbet, Ian and David Chandler 2002, From Funan to Srivijaya: Cultural Continuities and Discontinuities in the Early Historical Maritime States of Southeast Asia", in 25 Tahun Kerjasama Pusat Penelitian Artkeologi dan École française d'Extrême-Orient, Makalah Seminar Dimensi Budaya dalam Membangun Persatuan Bangsa-Bangsa di Asia Tenggara, Palembang, 16-18 July 2001, Jakarta, 2002, pp. 59-82.

Maspero, Georges 1928, Le royaume de Champa, Paris/Bruxelles, Éditions G. Van Oest, [reprint. EFEO, 1988].

Mauger, Henri 1935, Angkor Borei, BEFEO 35, p. 491.

Mauger, Henri 1936, Asram Maha Rosei, BEFEO 36, pp. 65-95.

Maurel, Frédéric 1998, The work of George Coedès: views of a young man, Journal of the Siam Society 86/1-2, pp. 235-238.

Népote, Jacques 1999, Mythes de fondation et fonctionnement de l'ordre social dans la basse vallée du Mékong accompagnés de considérations sur l'indianisation, Péninsule 38(1), pp. 33-64.

Paris, Pierre 1952-54, Quelques dates pour une histoire de la jonque chinoise, BEFEO 46, pp. 267-278.

Pelliot, Paul 1903, Le Fou-Nan, BEFEO 3, pp. 248-303.

Pelliot, Paul 1904, Deux itinéraires de Chine en Inde à la fin du vine siècle, BEFEO 4, pp. 13 1-385.

Pelliot, Paul 1925, Quelques textes chinois concernant l'Indochine Hindouisée, EFEO Études Asiatiques II, pp. 243-263.

Porée-Maspero, Éveline 1950, Nouvelle étude sur la Nâgï Somâ, Journal Asiatique, pp. 237-267.

Porée-Maspero, Éveline 1962-69, Étude sur les rites agraires des Cambodgiens, 3 Vol., Paris/La Haye, Mouton & Co. Pou, Saveros

Porée-Maspero, Éveline 2001, Nouvelles inscriptions du Cambodge, vol. II & III, Paris, EFEO.

Reid, Anthony 1993, Southeast Asia in the Age of Commerce 1450-1680, Vol. 2, Chiang Mai, Silkworm Books.

Reynolds, Craig J. 1995, A New Look at Old Southeast Asia, Journal of Asian Studies 54/2, pp. 419-446.

Sanderson, D. С W., et. al. 2003, Luminescence dating of anthropogenically reset canal sediments from Angkor Borei, Mekong Delta, Cambodia, Quaternary Science Reviews 22, pp. 1111-1121.

Shorto, H. L. 1963, The 32 myos in the medieval Mon kingdom, Bulletin of the School of Oriental and African Studies 26/3 (London), pp. 572-591.

Stargardt, Janice 1986, Hydraulic Works and South East Asian Polities, In Southeast Asia in the 9th to 14th Centuries, ed. by David G. Marr and A. C. Milner, Canberra, Australian National University/ Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, pp. 23-48.

Stark, Miriam T. 1998, The Transition to History in the Mekong Delta: A view from Cambodia, International Journal of Historic Archaeology 2/3, pp. 175-204.

Stark, Miriam T., et. al. 1999, Results of the 1995-1996 Archaeological Field Investigations at Angkor Borei, Cambodia", Asian Perspectives 38/1, pp. 7-36.

Stein, R. A. 1947, Le Lin-Yi, sa localisation, sa contribution à la formation du Champa, et ses liens avec la Chine, Han-Hiue Bulletin du Centre d'études sinologiques de Pékin 2, pp. 1-335.

Stuart-Fox, Martin 1998, The Lao Kingdom of Lan Xâng: Rise and Decline, Bangkok, White Lotus Press.

Syafei, Soewadji 1977, The Relation Between Cambodia and Indonesia in the 8th to 9th Century" [sic], Majalah Arkeologi, Indonesia, pp. 14-18.

Thurgood, Graham 1999, From Ancient Cham to Modern Dialects, Two Thousand Years of Language Contact and Change, Honolulu, University of Hawaii.

Vickery, Michael 1972, The 'Kalpana' documents in a review of three collections of Thai historical documents, Journal of the Siam Society 60/1, pp. 397-410.

Vickery, Michael 1977, Cambodia after Angkor, the Chronicular Evidence for the Fourteenth to Sixteenth Centuries, Ph.D. Yale University, dec. 1977 [Ann Arbor: University of Michigan, University Microfilms].

Vickery, Michael 1979, A New Tâmnàn About Ayudhya, Journal of the Siam Society 67/2, pp. 1 23- 1 86.

Vickery, Michael 1986, Some Remarks on Early State Formation in Cambodia, In Southeast Asia in the 9th to 14th Centuries, ed. by David G. Marr and A. C. Milner, Canberra/Singapore, Australian National University (Research School of Pacific Studies) / Institute of Southeast Asian Studies, pp. 95-115.

Vickery, Michael 1987, Review of K. R. Hall, Maritime Trade and State Development in Early Southeast Asia, in Journal of Asian Studies 1987, pp. 21 1-213.

Vickery, Michael 1994, Where and What was Chenla?, In Recherches nouvelles sur le Cambodge, dir. By F. Bizot, Paris, EFEO (Études thématiques I), pp. 197-212.

Vickery, Michael 1998, Society, Economies, and Politics in Pre-Angkor Cambodia: the 7th-8th Centuries, Tokyo, The Centre for East Asian Cultural Studies for Unesco/The Toyo Bunko.

Vickery, Michael 1999a, The Khmer Inscriptions of Roluos (Preah Ko and Lolei): Documents from a Transitional Period in Cambodian History, Seksa Khmer n. s. 1 (jr- 1999), pp. 47-93.

Vickery, Michael 1999b, Coedès' Histories of Cambodia, in Colloque George Coedès aujourd'hui, Bangkok, CEDREFT, 9-10 September 1999.

Vickery, Michael 2001, Resolving the Chronology and History of 9th-Century Cambodia", SiksucakrZ (Newsletter of the Center for Khmer Studies, CKS, Siemreap, July 2001), pp. 17-23.

Wang Gungwu 1958, The Nanhai Trade, Journal of the Malaysian Branch Royal Asiatic Society 3 1/2, pp. 1-135.

Wheatley, Paul 1961, The Golden Khersonese, Kuala Lumpur, University of Malaya Press.

Wheatley, Paul  1974,  The Mount of the Immortals: A note on Tamil cultural influence in fifth-century Indochina, Oriens Extremis, Vol. 21, part 1, pp. 97-108.

Wheatley, Paul 1983, Nagara and Commandery: Origins of the Southeast Asian Urban Traditions, University of Chicago (Research Paper Nos. 207-208, Department of Geography).

Wheatley, Paul 1966, A Note on the Capital of Srivijaya During the Eleventh Century, In Ba Shin, J. Boisselier & A. B. Griswold, eds., Essays Offered to G. H. Luce, Ascona, Artibus Asiae (Supplementum 23), I, pp. 225-239.

Wheatley, Paul 1967, Early Indonesian Commerce, Ithaca, Cornell University Press.

Wolters, O. W. 1966, A Note on the Capital of Srivijaya During the Eleventh Century, In Ba Shin, J. Boisselier & A. B. Griswold, eds., Essays Offered to G. H. Luce, Ascona, Artibus Asiae (Supplementum 23), I, pp. 225-239.

Wolters, O. W. 1967, Early Indonesian Commerce, Ithaca, Cornell University Press.

Wright, Michael 1999, The Nation, section Cl "Focus", "The Quest for Bronze", Bangkok, 28 June.


Phù Nam nhìn lại: Giải cổ tác gia (VII)

 

Michael Vickery

Người dịch: Hà Hữu Nga

 

Chung cục Phù Nam

Như Pelliot đã tóm tắt các sử liệu Trung Quốc về Phù Nam, kết cục của nó đã đến khi xuất hiện Chân Lạp, mà lần đầu tiên người Trung Quốc nghe được là vào năm 616-617. Các sử liệu cho hay Chân Lạp vốn là chư hầu của Phù Nam, và “họ của vua nước này là क्षत्रिय* Ksatriya còn tên là चित्रसेन* Citrasena...tổ tiên của ông dần dần phát triển sức mạnh của đất nước, và Citrasena đã buộc [Phù Nam] phải quy phục...Con trai ông là ईशानसेना* Īṡānasena đã kế vị ngai vàng và sống tại thành ईशान* Īṡāna”. Một phiên bản khác viết rằng “bỗng nhiên đô thành đã bị Chân Lạp buộc phải quy phục, và ông đã chạy về phía nam, đến thành 那弗那* Na Phất Na”. Còn một phán đoán khác cho rằng “vua Ksatriya Īṡāna buổi đầu, vào giai đoạn ...627-649, đã đánh bại Phù Nam và kiểm soát được lãnh thổ này. Tuy nhiên trong các triều đại Trung Quốc từ 618 đến 649 “họ [người Phù Nam] lại củng cố được triều đình” [131].

Vì vậy trong vòng hơn 30 năm đầu thế kỷ VII, người Trung Quốc đã ghi nhận cả Phù Nam lẫn Chân Lạp. Khi cho rằng Pelliot dịch tên các vị trị vì Chân Lạp chính xác, không bị ảnh hưởng bởi điều mà các nhà Phạn học tin là họ đã xác định được về Cambodia sớm, các sử liệu Trung Quốc về giai đoạn này cũng nhất quán với bi ký địa phương ghi nhận về nhân vật có tên là चित्रसेन* Citrasena với các tước vị bằng tiếng Phạn có thể hợp lý khi dịch là “vua”, và ông có một người con trai ईशानवर्मन्* Īṡānavarman, trị vì vào khoảng thời gian 616-637, đã được ghi trong các bi ký chữ Phạn và chữ Khmer, và có lẽ ông cũng chính là người đã xây dựng “kinh đô” của mình tại Sambor Prei Kuk, thành ईशानपुर* Īṡānapura [132]. 

Vậy thì đâu là nơi mà vào các thập niên 620 và 630 có một chính thể đã cử các sứ bộ đến Trung Quốc với tên gọi Phù Nam? Pelliot cho rằng 那弗那* Na Phất Na, nơi mà vua Phù Nam đã chạy nạn khi bị Chân Lạp tấn công phải là Kampot. Sau này, khi Coedès thuyết phục được cộng đồng học thuật quan tâm đến vấn đề ấy rằng kinh đô Phù Nam, 特牧城* thành Đặc Mục phải ở Ba Phnom, gần sông Mê Kông, thuộc tỉnh Prey Veng ngày nay, thì người ta cho rằng那弗那* Na Phất Na có thể ở Angkor Borei, một vị trí khó nhận được sự đồng thuận vì đó là một đô thành được biết là nguy nga nhất trong giai đoạn Phù Nam, mặc dù ở Ba Phnom chẳng hề có gì chứng tỏ điều đó. Không có gợi ý nào được đưa ra về điều bất thường này, và quan điểm về sự đồng tồn tại, có lẽ trong vòng 30 năm, của cả Phù Nam và Chân Lạp đã phải gạt qua một bên cùng những ghi chú mù mờ vớ vẩn, mong rằng không còn ai nhắc đến nữa [133].    

Công trình kinh điển của Coedès [Coedès 1964a/1968] chỉ sau Pelliot, nhấn mạnh rằng “Sứ bộ cuối cùng của Rudravarman (vua Phù Nam cuối cùng) đến Trung Quốc ... vào năm 539, và trong khi đề cập đến các mối quan hệ tiếp tục giữa Phù Nam và Trung Quốc trong “nửa đầu của thế kỷ VII”, đã không cho thấy bất cứ tầm quan trọng nào, cũng không hề cố gắng lý giải về các quan hệ đó. Thay vào đó, chúng ta thấy có sự nhào trộn lạ lùng huyền thoại Angkor muộn và sự suy đoán liên quan đến các nguồn gốc của Chân Lạp và sự vượt thắng của nó đối với Phù Nam [134].

Vẫn còn nhiều suy đoán khác về số phận của hoàng gia Phù Nam đã được đưa ra, và có lẽ tốt hơn cả là nên gạt bỏ chúng đi để tránh sinh ra những suy đoán khác nữa. Trong lần biên tập đầu tiên công trình États hindouisés [1948, p. 154], Coedès đã tự hỏi liệu có phải Šailendras (Vua Núi) của xứ Java “đã không cố làm sống lại cái tước vị của các vị quốc chủ Phù Nam cổ”; và trong lần biên tập thứ hai của chính cuốn sách đó [Coedès 1964a, p. 168] ông lại tái kcungr cố quan điểm này “vì J. G. de Casparis đã nhận ra cái tên Naravaranagara [नरवरनगर* 秀人城* Tú nhân thành*], kinh đô cuối cùng của Phù Nam ở phía nam bán đảo Đông Dương, dưới dạng Varanara [वरनारी* 秀女* Tú nữ*] trong một bi ký thuộc thế kỷ IX” ở Java, vì vậy mà đã gián tiếp gợi ra rằng hoàng gia Phù Nam đã chạy đến Java và bằng cách nào đó đã hưng khởi triều đại शैलइइन्द्र* Śailendras ở đó.  

Đó không chỉ là một mớ suy đoán mơ hồ về một vấn đề khác, nhưng nếu có thật là “cái tên chữ Hán của một nhà vua thế kỷ V của nước干陁利 Can Đà Lợi [có lẽ ở Sumatra] có thể được khôi phục là श्री वरनारीइन्द्र* Sri Varanarendra, “Vua của Varanara”, vậy thì không có mối liên hệ khả thể giữa một Varanara được cho là của Indonesia và một Naravaranagara [नरवरनगर* 秀人城* Tú nhân thành*] Phù Nam, dù cho rằng việc khôi phục từ các chữ Hán là chính xác. Tất nhiên việc minh xác cái tên Naravaranagara trong bi ký Cambodia K.49 (664 SCN) đã hỗ trợ cho việc khôi phục đặc biệt đó, mặc dù không xác định được vị trí của nó, cũng như không xác định được sự tương hợp của nó với giai đoạn Phù Nam [135].

Coedès [1962, tr. 95] tiếp tục tuyến suy đoán này khi giải thích rằng Java đã xâm lược Cambodia, mà rõ ràng ông coi là huyền thoại, có thể được quy cho vương triều Šailendras, “các vua núi, mà tước vị của họ gợi lại quốc chủ Phù Nam”. Các Šailendras, “các Phật tử giống như những vị vua Phù Nam cuối cùng...có lẽ có những nguyên do xác đáng...để can thiệp vào Cambodia, trong đó có lý do đòi lại các quyền của vị quốc chủ xưa của “các vua núi” Phù Nam đối với đất nước này. Như đã lưu ý ở trên, không hề có bằng chứng về tước vị “vua núi” đối với các thủ lĩnh Phù Nam, cũng như không hề có những vị vua cuối cùng chỉ theo Phật giáo mà không theo Ấn Độ giáo. Ý tưởng đó có thể đã được phát triển từ một cách đọc thiếu cẩn trọng đối với bi ký K.40 có ghi tên hai vị vua cuối cùng được biết của Phù Nam, जयावर्मन्* Jayavarman và con trai ông là रुद्रावर्मन्* Rudravarman. Khi công bố công trình này, Coedès viết rằng “hai khổ thơ đầu tiên là để tán thán Đức Phật...hai khổ tiếp theo dành ngợi ca Vua रुद्रावर्मन्* Rudravarman”, mà tên ông chính là một trong những cái tên của Šiva; và “khổ thơ thứ năm nói rằng ...vua जयावर्मन्* Jayavarman đã đích thân bổ nhiệm con của một người brahman [nhấn mạnh thêm] làm giám quan tài sản hoàng gia”.  Với tư cách là một kết luận khái quát, Coedès cho rằng bi ký này cho thấy “thiên hướng của Ấn Độ giáo và [nhấn mạnh thêm] Phật giáo” [136].

Vẫn chỉ là một ẩn ý đầy cám dỗ, nhưng khăng khăng hơn, xuất hiện trong các nhận xét của Coedès về जयावर्मन्* Jayavarman II. Sự thừa nhận được gợi lên trước đó bởi triều đại Šailendras được cho là tước vị Phù Nam cổ “vua núi” giúp lý giải cái cách thức mà Jayavarman II, trở về từ Java, đã thiết lập quyền lực của ông đối với Cambodia”, có nghĩa là, với các nghi lễ cụ thể, được làm cho trở thành thiết yếu đối với các triều đại Šailendras của Java khi tự cho mình là những người thừa kế của các quốc chủ cổ xưa của vùng đất này [tức là các vua Phù Nam]”. [137]  

Các ẩn ý này của Coedès cho rằng các vị trị vì đã bị đánh bại của Phù Nam có thể đã chạy sang Java, ở đó họ đã lập ra một triều đại Šailendra đã trở thành một hình thức cực đoan trong công trình của Syafei [1977, tr. 14], khi tác giả khẳng định “Coedès cho rằng gia đình जयावर्मन्* Jayavarman II...chạy tỵ nạn ở Java trong giai đoạn rối loạn về quyền thừa kế”. Ở đây, có lẽ Syafei bị ảnh hưởng bởi một quan điểm cực đoan của Coedès năm 1938 mà ông đã không nhắc lại trong các công trình thông sử sau này, đó là “Gia đình जयावर्मन्* Jayavarman II rõ ràng là đã chạy tỵ nạn về phương Nam [indonesia?] trong lúc xẩy ra các rắc rối [có lẽ vào đầu thế kỷ VIII], trừ phi họ bị bọn cướp biển buộc phải đến đó, như đã đề cập ở trên [trong các năm 774 và 778, và trên bờ biển Champa, vì vậy mà mâu thuẫn với giả thuyết đầu tiên]”.  [138]

Sau đó, trong phần kết luận về lịch sử Java, Syafei cho là vào thế kỷ VIII đã có một cuộc chia rẽ trong hoàng tộc Java về tôn giáo, đó là nhóm lựa chọn Šaivaism và nhóm lựa chọn Phật giáo Đại thừa. Mặc dù đó không phải là một ý tưởng mới, và nó rất phổ biến đối với giới học giả châu Âu sớm khi họ cho rằng các tôn giáo khác nhau thì phải thù địch nhau, nên người ta tin vào mức độ cực khoan dung giữa Ấn giáo và Phật giáo tại Java. Kết quả của sự chia tách này, được Syafei cho rằng một hoàng tử Java thoát ra khỏi ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa đã đến Cambodia, “đánh chiếm” vùng Sambhupura (Sambor thuộc tỉnh Kratie), xa về thường nguồn sông Mê Kông, và lấy tên là Jayavarman để Khmer hóa bản thân, và đã để lại bi ký K.103/ AD.770 tại Thbaung Khmum và bi ký K. 134/A.D. 781 ở Sambhupura. Mặc dù các sử gia đôi khi phải đưa ra các giả thuyết, nhưng giả thuyết này đã vượt quá xa những gì cho phép. [139] 

Trước hết, hoàng tử Java được đề cập ở đây đã được ghi trong bi ký 907 A.D. là Śrī Mahārāja Rakai Panunggalan", nhân vật thứ hai trong danh mục 9 Śrī Mahārāja [Đại vương Lẫy lừng] sau người sáng lập vương triều rakai [một tước vị] matarām [một địa danh] sang ratu [vì vua linh thiêng] Sañjaya. Vì vậy Panunggalan là một vị thủ lĩnh tối cao, không phải là một hoàng tử hạng hai đi tìm kiếm vận may. Thứ hai, các vị vua ở सम्भुपुर* Śambhupura vào thế kỷ thứ VIII đã được dẫn giải rất rõ ràng trong bi ký K.124/A.D. 803, bắt đầu với cái tên hoàng gia được truy tặng Indraloka, tiếp theo là ba hoàng hậu theo chuỗi trực hệ mẹ - con gái, và rõ ràng là bao quát tối thiểu là 80 năm cuối cùng của thế kỷ VIII. Như Pierre Dupont đã lưu ý, nếu một vị vua Jayavarman có thể dựng được một bi ký hoàng gia của riêng mình tại Śambhupura vào năm 781, thì ông ta phải cưới một vị hoàng hậu, mặc dù Dupont cho rằng जयावर्मन्* Jayavarman này là số Ibis [i lặp], mà không phải là जयावर्मन्* Jayavarman II như sau này Claude Jacques đã xác định. Một vấn đề thứ ba ít quan trọng hơn đối với lập luận của Syafei cho rằng “hoàn toàn có thể vào năm 770 Panunggalan đã đánh chiếm सम्भुपुर* Śambhupura”, tức là K. 103/A.D. 770 không ở Śambhupura, mà phải xa về phía nam Kompong Cham. Bi ký đó cho thấy vùng này chính là quê hương của जयावर्मन्* Jayavarman II trẻ tuổi, bắt đầu sự nghiệp của mình từ đó - một giả thuyết bắt đầu được xác lập trong công trình của Claude Jacques. [140] Thứ tư, toàn bộ quan niệm về một chiến thuyến Indonesia chinh phục xa về thượng nguồn sông Mê Kông đến Karatie vào thế kỷ VIII chỉ là điều kỳ quặc, và các cuộc tấn công chớp nhoáng thắng lợi ở vùng bờ biển Việt Nam và Champa mà Syafei đã dẫn không hề ủng hộ cho quan điểm của mình, mà thậm chí còn trái lại.

Và cuối cùng, Syafei mặc dù không nhận ra điều đó, nhưng vẫn phủ nhận bất cứ mối liên hệ nào giữa Phù Nam và vương triều Śailendras bằng cách thừa nhận rằng tên của họ có nguồn gốc từ một từ thuần túy Indonesia, selendra thấy trong tước vị của các thủ lĩnh dapunta selendra trong một bi ký sớm và trong cách nói rằng “hoàn toàn có khả năng là các Śailendras nổi tiếng có nguồn gốc tên gọi gia đình họ từ cá nhân họ”. [141] Nếu đúng như vậy thì cái tên sailendra có lẽ là một sáng tạo thuần túy Indonesia, dưới ảnh hưởng của Ấn Độ, và có lẽ không có mối liên hệ nào với Phù Nam. 

Hơn nữa, vì Phù Nam, trong các mối quan hệ với Trung Quốc, kéo dài cho đến những năm 630, thì रुद्रावर्मन्* Rudravarman, một thủ lĩnh đã trưởng thành vào năm 539 không thể là “vị vua cuối cùng”; và những vị vua cuối cùng có lẽ đã không chạy sang Java vì sự xuất hiện của Chân Lạp. Có thể không loại trừ trường hợp ईशानर्मन्* Īṡānavarman, theo bi ký K.53 (xem ở dưới), đại diện cho tính liên tục triều đại từ रुद्रावर्मन्* Rudravarman, đã tiếp tục cử các sứ bộ đã được Trung Quốc nhận là “Phù Nam”.      

Hoshino dẫn một sử liệu đời Đường, rõ ràng đã bị Pelliot bỏ qua, nói rằng “Chân Lạp bắt đầu hợp nhất hoặc xâm chiếm Phù Nam (lãnh thổ) từ năm 大同 Đại Đồng (535 – 546) triều Nam Lương”. Mặc dù tính chất đáng tin cậy của nguồn sử liệu này cần phải được sự đồng thuận của giới Hán học, nhưng nhận định này vẫn rất phù hợp với chiều hướng suy tàn dần của Phù Nam khi tuyến thương mại biển bị thay thế bằng con đường hàng hải trực tiếp nối liền Indonesia với Trung Quốc, và với sự liên tục hành chính từ Phù Nam đến Chân Lạp được hàm ý trong các bi ký vào thế kỷ VII. [142]

Tính liên tục này có thể thấy rõ ràng nhất trong một bi ký nổi tiếng nhất của cái gọi là giai đoạn “Chân Lạp”, K.53, có niên đại năm 667 SCN, được phát hiện ở gần Ba Phnom. Nó cho thấy rất rõ 4 thế hệ của một gia đình quan chức cao cấp phục vụ cho 5 đời vua, रुद्रावर्मन्* Rudravarman, “vị vua Phù Nam cuối cùng”, भावर्मन्* Bhavavarman I, चित्रसेन-महेन्द्रर्मन्* Citrasena-Mahendravarman, ईशानर्मन्* Īṡānavarman, và जयावर्मन्* Jayavarman I. [143] Vì giờ đây chúng ta đã biết rằng भावर्मन्* Bhavavarman I có thể là cháu nội của रुद्रावर्मन्* Rudravarman, còn vị vua thế kỷ VII không có trong danh mục này, भावर्मन्* Bhavavarman II, là con trai của ईशानर्मन्* Īṡānavarman, जयावर्मन्* Jayavarman I là chắt của ईशानर्मन्* Īṡānavarman theo một tuyến khác, mà ईशानर्मन्* Īṡānavarman và các con trai ông भावर्मन्* Bhavavarman và शिवादत्त* Śivadatta, đều rất năng động trong việc duy trì quyền kiểm soát tối thiểu là đối với hai vùng bờ biển, ở Tây Bắc và ở phía Nam, thì có lẽ chúng ta có thể giả định rằng các lãnh thổ được ईशानर्मन्* Īṡānavarman kiểm soát, đối với người Trung Quốc đều đại diện cho cả Phù Nam và Chân Lạp. [144]         

Một bằng chứng khác về tính liên tục Phù Nam – Chân Lạp là các bi ký K. 44 và K. 1036. Bi ký K.44 là của जयावर्मन्* Jayavarman I, tại Kampot và được định niên đại là năm 674. Nó được coi là một cơ sở cho vraḥ kamratāṅ añ [vua] रुद्रावर्मन्* Rudravarman, có lẽ là रुद्रावर्मन्* Rudravarman của Phù Nam. Nếu Chân Lạp đã chinh phục Phù Nam thì có vẻ bất thường là vua Chân Lạp जयावर्मन्* Jayavarman lại bày tỏ sự tôn kính đối với một vị vua già của Phù Nam. Bi ký K. 1036 được viết vào thời सूर्यर्मन्* Suryavarman II [thế kỷ XII] tại Svay Rieng, một vùng phía nam khác có lẽ đã được gộp vào Phù Nam gốc bởi một gia đình khẳng định là quan chức cao cấp dưới thời tất cả các vị vua từ रुद्रावर्मन्* Rudravarman qua जयावर्मन्* Jayavarman II tới सूर्यर्मन्* Suryavarman II. Mặc dù chúng ta không thể chắc chắn về tính chính xác của các khẳng định liên quan đến thời gian 600 năm trong quá khứ, nhưng gia đình này tối thiểu cũng không thấy bất cứ sự đứt đoạn nào trong tính liên tục của các thế kỷ VI – VII. [145]    

Sự ủng hộ ngầm cho quan điểm về tính liên tục Phù Nam – Chân Lạp thể hiện trong bi ký Baksei Chamkrong của राजेन्द्रर्मन्* Rājendravarman. Nó không cho thấy dấu hiệu gì về việc vua Kambuja राजेन्द्रर्मन्* Rājendravarman và các học giả của ông biết rõ về bất kỳ sự đứt đoạn nào giữa Phù Nam – Chân Lạp, vì danh mục các vị vua của ông có lẽ trải từ श्रुतर्मन्* Śrutavarman đến रुद्रावर्मन्* Rudravarman, trong đó gọi là tuyến thứ nhất, sau đó đến जयावर्मन्* Jayavarman II, và ngầm bao gồm toàn bộ các vua Angkor khác cho đến tận bản thân राजेन्द्रर्मन्* Rājendravarman. [146] 
     
Gờ đây đến diễn giải của Coedès về bi ký Ta Prohm thế kỷ XII, biến hoàng tử Phù Nam भावर्मन्* Bhavavarman I trở thành một ông vua Chân Lạp thông quan hôn nhân với một công chúa Chân Lạp, đã bị Claude Jacques đảo ngược, các bi ký Dangrek của भावर्मन्* Bhavavarman và người anh em trai महेन्द्रर्मन्* Mahendravarman của ông có thể được thấy, vẫn theo Claude Jacques, là các cuộc đột nhập của các hoàng tử từ xa ở phương nam về phía bắc, rõ ràng là các hậu duệ, có lẽ là những người cháu nội, như bi ký K.53 ẩn ý, của vị vủa Phù Nam रुद्रावर्मन्* Rudravarman mà sau đó người con trai của महेन्द्रर्मन्* Mahendravarman là ईशानर्मन्* Īṡānavarman đã tự gây dựng mình tại “kinh đô” mới ईशानपुर* Īṡānapura [sambor Prei Kuk] trở thành vị vua đầu tiên của cái mà người Trung Quốc gọi là “Chân Lạp”. [147]       

Điều đó có nghĩa là các diễn giải của người Trung Quốc về sự chuyển tiếp Phù Nam – Chân Lạp đơn giản là nhầm lẫn, không còn nghi ngờ gì nữa, bởi vì người Trung Quốc chủ yếu chú ý đến thương mại và các cảng, đã có rất ít thông tin về nội tình của chính thể. Một ngày nào đó nếu chúng ta có thể phát hiện được nguồn gốc tên gọi “Chân Lạp” là gì thì chúng ta có thể hiểu được nguyên do sự lầm lẫn của họ.
_____________________________

Còn nữa...

Nguồn: Funan Reviewed: Deconstructing the Ancients. In: Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient. Tome 90-91, 2003. pp. 101-143.

* Ghi chú của người dịch: Các từ có đánh dấu sao [*] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định nghĩa của từ mà thôi.

Ghi chú

131. Pelliot 1903, pp. 272, 274-275.

132. For the terminal date of Īsānavarman' s reign, see Vickery 1998, pp. 340-342.

133. Coedès 1964a, p. 125; Coedès 1968, p. 1, and n. 1; Pelliot 1903, p. 274. See also Mauger 1936, p. 93, and the discussion above.

134. For a critical treatment of this see Vickery 1994.

135. Coedès 1964a, p. 108; Vickery 1998, pp.40, 45, 110, 352-353. For Kan-T'o-Li see Wolters 1967, pp. 210-212, 220-22, passim.

136. Coedès 1931, pp. 8, 12. One should note other inconsistencies in Coedès' treatment of Funan religion. Although the Chinese seemed to emphasize the importance of Buddhism in early Funan, Coedès 1964a, p. 119, wrote, "the two Kaundinyas who hinduized the country were brahmans; they must have implanted Śivaite rites, which were certainly flourishing in the 5th century". This ignores two of the three 5th-century inscriptions, K. 5 and K. 875, both Visnuite, and K. 40 in which Coedès saw Buddhism as important.

137. Coedès 1964a, pp. 188-189.

138. See Coedès 1938, p. 41 [278].

139. Syafei 1977, p. 17.

140. Dupont 1943-46, pp. 31-32 ; Vickery 1998, p. 399; Jacques 1972; Jacques 1987, p. 10, "around 770 a young prince... seized the kingdom of Vyādhapura in the Southeast of Cambodia... this prince was Jayavarman II". Although Jacques avoided the detailed evidence, it can only be K. 103/A.D. 770 naming Jayavarman Ibis > Jayavarman II, and K. 109/655 naming Vyādhapura and its second-level chief, both inscriptions found near Banteay Prei Nokor in the Southeast of Kompong Cham Province. Since his 1972 article, the conclusions of which I accept, Jacques has modified his descriptions of the career of Jayavarman II more than once. See Vickery 2001.

141. Syafei 1977, p. 15.

142. Hoshino 1993, p. 10, citing "the Tang Hui Yao [volume 98, Zhen la guo] encyclopedia containing historical references unused by the annal editors". In favor of its reliability is another passage quoted by Hoshino, "that Zhen La was north of the Xiao Hai ... (Small Sea) meaning Tonle Sap" (in contrast to 'Great Sea' for the Gulf), which is accurate for the later T'ang period, after the 7th century. Hoshino 1993, p. 6.

143. On K. 53 see note 84 above. The numbers of the kings with common names are in brackets because no such distinction is made in the original sources.

144. For Īsānavarman's control over coastal areas, and the genealogical details see Vickery 1998, pp. 338-339, 343-372.

145. On K. 1036 see Vickery 1998, pp. 145-146, 364-365, and its recent publication in Pou 2001, pp. 156-163.

146. The Baksei Chamkrong inscription is K. 286, published in Coedès 1952, pp. 88-101.

147. Coedès 1964a, p. 128; Jacques 1979, pp. 372-373; Jacques 1986a, pp. 68-70. Although it is outside the subject of Funan, it may be useful, since the details have not yet percolated into textbooks or popular histories, to note that both Porée-Maspero 1950 and Coedès 1951b were on some points mistaken because the genealogy of the 7th-century kings was not completely understood. Bhavavarman II was not an outsider, as they imagined, but a younger son of Īsānavarman, and Jayavarman I was not son of Bhavavarman II, but great-grandson of Īsānavarman in another line (Vickery 1998, pp. 348-349). Thus, in line with Coedès' argument, and contra Porée-Maspero, there were five generations of direct patrilineal descent: Rudravarman-Vīravarman-Mahendravarman-Īsānavarman-Bhavavarman II, and in two of them, Mahendravarman rather than Bhavavarman I (as interpreted by Jacques), and Bhavavarman II rather than Śivadatta, it was a younger son who succeeded.


Tài liệu dẫn

Anderson, John 1981, English Intercourse with Siam in the Seventeenth Century, Bangkok, Chalemmit Bookshop.

Aymonier, Etienne 1903, Le Fou-nan, Journal Asiatique 10/1 (janv.-fév. 1903), pp. 109-150.

Bellwood, Peter 1992, Southeast Asia Before History, The Cambridge History of Southeast Asia, vol. I, pp. 55-136.

Bergaigne, Abel 1882, Les inscriptions sanscrites du Cambodge, Journal Asiatique, pp. 1-56.

Blust, Robert 1992, The Austronesian Settlement of Mainland Southeast Asia, in Papers from the Second Annual Meeting of the Southeast Asian Linguistics Society, edited by Karen L. Adams and Thomas John Hudak, pp. 25-83. Arizona State University, Program for Southeast Asian Studies, Tempe, Arizona, 1994.

Brown, Robert L. 1996, The Dvaravati Wheels of the Law and the Indianization of South East Asia, Leiden, Brill.

Boisselier, Jean 1963, La statuaire du Champa, Paris, École française d'Extrême-Orient.

Boisselier, Jean  1965, Nouvelles données sur l'histoire ancienne de la Thaïlande, Conférence, Alliance française/Centre culturel [bangkok]. Seven pages, no pagination, introduction by Marie-Jean Vinciguerra, Attaché culturel.

Boisselier, Jean 1966, Le Cambodge, 1. 1, in Asie du Sud-Est, première partie, Manuel d'Archéologie d'Extrême-Orient, Paris, Éditions A. et J. Picard et Cie.

Charnvit Kasetsiri 1976, The Rise of Ayudhya, Kuala Lumpur, Oxford University Press.

Coedès, George 1928 E.C. 21, La tradition généalogique des premiers rois d'Angkor d'après les inscriptions de Yaçovarman et de Râjendravarman, BEFEO 28, pp. 124-40.

Coedès, George 1931 E.C. 25, Deux inscriptions sanskrites du Fou-Nan, BEFEO 3 1 , pp. 1 - 1 2.

Coedès, George 1938, Le fondateur de la royauté angkorienne et les récentes découvertes archéologiques au Phnom Kulên, Cahiers de l'École française d'Extrême-Orient 14, pp. 40-48; republished in George Coedès, Articles sur le pays khmer, Tome II, pp. 277-284.

Coedès, George 1942, Inscriptions du Cambodge, Vol. 2, Hanoi, EFEO.

Coedès, George 1943-46, Quelques précisions sur la fin du Fou-nan, BEFEO 43, pp. 1-8.

Coedès, George 1948, Les États hindouisés d'Indochine et d'Indonésie, Paris, Ed. de Boccard.

Coedès, George 1951a, Inscriptions du Cambodge, Vol. 3, Paris, E. de Boccard.

Coedès, George 1951b, Les règles de la succession royale dans l'ancien Cambodge, Bulletin de la Société des Études Indochinoises, nouvelle série no. 26 (2), pp.l 17- 130.

Coedès, George 1952, Inscriptions du Cambodge, Vol. 4, Paris, E. de Boccard.

Coedès, George 1954, Inscriptions du Cambodge, Vol. 6., Paris, École française d'Extrême-Orient.

Coedès, George 1962, Les peuples de la Péninsule indochinoise, Paris, Dunod.

Coedès, George  1964a, Les États hindouisés d'Indochine et d'Indonésie, Paris, Ed. de Boccard.

Coedès, George 1964b, Inscriptions du Cambodge, Vol. 7, Paris, École française d'Extrême-Orient.

Coedès, George 1966, Liste générale des inscriptions du Cambodge, In Inscriptions du Cambodge, Vol. 8, pp. 76-225.

Coedès, George 1968, The Indianized States of Southeast Asia, Edited by Walter F. Vella, Translated by Susan Brown Cowing, Honolulu, University of Hawaii Press.

Dowling, Nancy H. 1999, A New Date for the Phnom Da Images and Its Implications for Early Cambodia, Asian Perspectives, Volume 38, Number 1, pp. 51-61.

Dupont, Pierre 1941, Variétés archéologiques, BEFEO 41, pp. 233-254.

Dupont, Pierre 1943-46, La dislocation de Tchen-la et la formation du Cambodge angkorien, BEFEO 43, pp. 17-55.

Dupont, Pierre 1949, Tchen-La et Panduranga", Bulletin de la Société des Études Indochinoises 24/1, pp. 9-25.

Dupont, Pierre 1952-54, Les débuts de la royauté angkorienne, BEFEO 46, pp. 1 19-76.

Ferlus, Michel 1977, Étude d'une strate de changements phonétiques dans l'ancien Cambodge, Mon-Khmer Studies 6, pp. 59-67.

Filliozat, Jean 1969, L'inscription dite de Võ-cạnh, BEFEO 55, pp. 107-1 16.

Finot, Louis 1904, Les inscriptions de Mi-son, BEFEO 4, pp. 897-977.

Finot, Louis 1911, Sur quelques traditions indochinoises, In Mélanges d'indianisme offerts par ses élèves à M. Sylvain Levi, Paris, Ernest Leroux, pp. 193-212.

Finot, Louis 1927, Séance du 14 janvier, Journal Asiatique 210 (janv.-mars), p. 186.

Friedman, Jonathan 1987, Review Essay on Islands of History by Marshall Sahlins, in History and Theory, Vol. 13, pp. 72-99.

Groslier, Bernard Philippe 1985-86, For a geographic history of Cambodia, Seksa Khmer 8-9, pp. 3 1 -76.

Hall, D. G. E. 1955, A History of South-East Asia, New York, St. Martin's Press, [reed. 1981].

Hall, Kenneth R. 1985, Maritime Trade and State Development in Early Southeast Asia, Honolulu, University of Hawaii Press.

Higham, Charles and Rachanie Thosarat 1998, Prehistoric Thailand: From Early Settlement to Sukhothai, Bangkok, River Books.

Hoshino, Tatsuo 1986, Pour une histoire médiévale du moyen Mékong, Bangkok, Editions Duang Kamol.

Hoshino, Tatsuo 1991, Wen Dan and its Neighbours: The Central Mekong Valley in the Seventh and Eighth Centuries, typescript, n.p.

Hoshino, Tatsuo 1993, Puram; earliest Chinese sources on Sri Thep and Lopburi, Paper presented to the Symposium sur les sources de l'histoire du pays khmer, Paris.

Hoshino, Tatsuo 1995, Reappraisal of the Chinese texts on Shi li Fo Shi: Dvaravati and Sri Buddha Sei (?), In Southeast Asian Studies, Tokyo University of Foreign Studies.

Hoshino, Tatsuo  1996a, The Kingdom of Red Earth (Chitu Guo) in Cambodia and Vietnam from the sixth to the eighth centuries, Paper presented to the 14th I.A.H.A. conference, Bangkok, May 1996.

Hoshino, Tatsuo 1996b, Chang Zhou (Elephant/Master Province) and Sakolnakhon site in Northeast Thailand, Paper presented to the 6th International conference on Thai Studies, Chiang Mai, October 1996.

Jacques, Claude 1972, La carrière de Jayavarman II, BEFEO 59, pp. 205-20.

Jacques, Claude 1979, Funan, Zhenla. The Reality Concealed by These Chinese Views of Indochina, In Early South East Asia. Essays in Archaeology, History and Historical Geography, Ed. By R. B. Smith and W. Watson, New York/Kuala Lumpur, Oxford University Press, pp. 371-389.

Jacques, Claude  1986a, Le pays khmer avant Angkor, Journal des Savants, janv.-fév., pp. 59-95.

Jacques, Claude  1986b, Cours Année 1985-1986, Paris, École pratique des hautes études, IVe section, typescript.

Jacques, Claude 1987, L'Empire angkorien: mythe ou réalité, typescript, Conférence à Tokyo, 25 June 1987.

Jacques, Claude 1995a, Funan, Zhenla, Srîvijaya, In Les apports de l'archéologie à la connaissance des anciens États en Thaïlande, 3e Symposium franco-thaï, 11-13 décembre 1995, Bangkok, Silpakon University, pp. 14-23.

Jacques, Claude, éd. 1995b, Études épigraphiques sur le pays cham, [Reprint], Paris, École française d'Extrême-Orient (Réimpressions 7).

Karlgren, Bernhard 1923, Analytical Dictionary of Chinese and Sino-Japanese, Dover/New York, [Reprint, 1 974].

Karlgren, Bernhard 1957, Grammata Serica Recensa, Museum of Far Eastern Antiquities Bulletin 29, Stockholm.

Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải 1995, Văn hóa Óc Eo, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Loofs, H. H. E.  1979, Problems of Continuity the pre-Buddhist and Buddhist Periods in Central Thailand, with Special Reference to U-Thong, in R. B. Smith and W. Watson, eds, Early South East Asia: Essays in Archaeology, History, and Historical Geography, New York, Oxford University Press.

Mabbet, Ian and David Chandler 1995, The Khmers, Oxford (UK) / Cambridge (US A),Blackwell. Manguin, Pierre- Yves.

Mabbet, Ian and David Chandler 1980, The Southeast Asian Ship: An Historical Approach, Journal of Southeast Asian Studies 11/2, pp. 266-276.

Mabbet, Ian and David Chandler 1985, Sewn-Plank Craft of South-East Asia, a Preliminary Survey, in Sewn Plank Boats, Archaeological and Ethnographic papers based on those presesented to a conference at Greenwich in November 1984, ed. by Sean McGrail and Eric Kentley, Greenwich, National Maritime Museum (Archaeological Series No. 10, BAR International Series 276).

Mabbet, Ian and David Chandler 1991, The Merchant and the King: Political Myths of Southeast Asian Coastal Polities, Indonesia 52, pp. 41-54.

Mabbet, Ian and David Chandler 1993, Palembang and Sriwijaya: An Early Malay Harbour-City Rediscovered, Journal of the Malaysian Branch of the Royal Asiatic Society 66/1, pp. 23-46.

Mabbet, Ian and David Chandler 1996, Southeast Asian Shipping in the Indian Ocean During the First Millenium A.D.", in H. P. Ray & J.-F. Salles (eds.), Tradition and Archaeology. Early Maritime Contacts in the Indian Ocean, Lyon/New Delhi, Manohar (Maison de l'Orient méditerranéen/NISTADS),pp. 181-198.

Mabbet, Ian and David Chandler 1999, Srivijaya dans l'oeuvre de George Coedès, in Colloque George Coedès aujourd'hui, Bangkok, Centre d'Anthropologie Sirindhorn, 9-10 September.

Mabbet, Ian and David Chandler 2002, From Funan to Srivijaya: Cultural Continuities and Discontinuities in the Early Historical Maritime States of Southeast Asia", in 25 Tahun Kerjasama Pusat Penelitian Artkeologi dan École française d'Extrême-Orient, Makalah Seminar Dimensi Budaya dalam Membangun Persatuan Bangsa-Bangsa di Asia Tenggara, Palembang, 16-18 July 2001, Jakarta, 2002, pp. 59-82.

Maspero, Georges 1928, Le royaume de Champa, Paris/Bruxelles, Éditions G. Van Oest, [reprint. EFEO, 1988].

Mauger, Henri 1935, Angkor Borei, BEFEO 35, p. 491.

Mauger, Henri 1936, Asram Maha Rosei, BEFEO 36, pp. 65-95.

Maurel, Frédéric 1998, The work of George Coedès: views of a young man, Journal of the Siam Society 86/1-2, pp. 235-238.

Népote, Jacques 1999, Mythes de fondation et fonctionnement de l'ordre social dans la basse vallée du Mékong accompagnés de considérations sur l'indianisation, Péninsule 38(1), pp. 33-64.

Paris, Pierre 1952-54, Quelques dates pour une histoire de la jonque chinoise, BEFEO 46, pp. 267-278.

Pelliot, Paul 1903, Le Fou-Nan, BEFEO 3, pp. 248-303.

Pelliot, Paul 1904, Deux itinéraires de Chine en Inde à la fin du vine siècle, BEFEO 4, pp. 13 1-385.

Pelliot, Paul 1925, Quelques textes chinois concernant l'Indochine Hindouisée, EFEO Études Asiatiques II, pp. 243-263.

Porée-Maspero, Éveline 1950, Nouvelle étude sur la Nâgï Somâ, Journal Asiatique, pp. 237-267.

Porée-Maspero, Éveline 1962-69, Étude sur les rites agraires des Cambodgiens, 3 Vol., Paris/La Haye, Mouton & Co. Pou, Saveros

Porée-Maspero, Éveline 2001, Nouvelles inscriptions du Cambodge, vol. II & III, Paris, EFEO.

Reid, Anthony 1993, Southeast Asia in the Age of Commerce 1450-1680, Vol. 2, Chiang Mai, Silkworm Books.

Reynolds, Craig J. 1995, A New Look at Old Southeast Asia, Journal of Asian Studies 54/2, pp. 419-446.

Sanderson, D. С W., et. al. 2003, Luminescence dating of anthropogenically reset canal sediments from Angkor Borei, Mekong Delta, Cambodia, Quaternary Science Reviews 22, pp. 1111-1121.

Shorto, H. L. 1963, The 32 myos in the medieval Mon kingdom, Bulletin of the School of Oriental and African Studies 26/3 (London), pp. 572-591.

Stargardt, Janice 1986, Hydraulic Works and South East Asian Polities, In Southeast Asia in the 9th to 14th Centuries, ed. by David G. Marr and A. C. Milner, Canberra, Australian National University/ Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, pp. 23-48.

Stark, Miriam T. 1998, The Transition to History in the Mekong Delta: A view from Cambodia, International Journal of Historic Archaeology 2/3, pp. 175-204.

Stark, Miriam T., et. al. 1999, Results of the 1995-1996 Archaeological Field Investigations at Angkor Borei, Cambodia", Asian Perspectives 38/1, pp. 7-36.

Stein, R. A. 1947, Le Lin-Yi, sa localisation, sa contribution à la formation du Champa, et ses liens avec la Chine, Han-Hiue Bulletin du Centre d'études sinologiques de Pékin 2, pp. 1-335.

Stuart-Fox, Martin 1998, The Lao Kingdom of Lan Xâng: Rise and Decline, Bangkok, White Lotus Press.

Syafei, Soewadji 1977, The Relation Between Cambodia and Indonesia in the 8th to 9th Century" [sic], Majalah Arkeologi, Indonesia, pp. 14-18.

Thurgood, Graham 1999, From Ancient Cham to Modern Dialects, Two Thousand Years of Language Contact and Change, Honolulu, University of Hawaii.

Vickery, Michael 1972, The 'Kalpana' documents in a review of three collections of Thai historical documents, Journal of the Siam Society 60/1, pp. 397-410.

Vickery, Michael 1977, Cambodia after Angkor, the Chronicular Evidence for the Fourteenth to Sixteenth Centuries, Ph.D. Yale University, dec. 1977 [Ann Arbor: University of Michigan, University Microfilms].

Vickery, Michael 1979, A New Tâmnàn About Ayudhya, Journal of the Siam Society 67/2, pp. 1 23- 1 86.

Vickery, Michael 1986, Some Remarks on Early State Formation in Cambodia, In Southeast Asia in the 9th to 14th Centuries, ed. by David G. Marr and A. C. Milner, Canberra/Singapore, Australian National University (Research School of Pacific Studies) / Institute of Southeast Asian Studies, pp. 95-115.

Vickery, Michael 1987, Review of K. R. Hall, Maritime Trade and State Development in Early Southeast Asia, in Journal of Asian Studies 1987, pp. 21 1-213.

Vickery, Michael 1994, Where and What was Chenla?, In Recherches nouvelles sur le Cambodge, dir. By F. Bizot, Paris, EFEO (Études thématiques I), pp. 197-212.

Vickery, Michael 1998, Society, Economies, and Politics in Pre-Angkor Cambodia: the 7th-8th Centuries, Tokyo, The Centre for East Asian Cultural Studies for Unesco/The Toyo Bunko.

Vickery, Michael 1999a, The Khmer Inscriptions of Roluos (Preah Ko and Lolei): Documents from a Transitional Period in Cambodian History, Seksa Khmer n. s. 1 (jr- 1999), pp. 47-93.

Vickery, Michael 1999b, Coedès' Histories of Cambodia, in Colloque George Coedès aujourd'hui, Bangkok, CEDREFT, 9-10 September 1999.

Vickery, Michael 2001, Resolving the Chronology and History of 9th-Century Cambodia", SiksucakrZ (Newsletter of the Center for Khmer Studies, CKS, Siemreap, July 2001), pp. 17-23.

Wang Gungwu 1958, The Nanhai Trade, Journal of the Malaysian Branch Royal Asiatic Society 3 1/2, pp. 1-135.

Wheatley, Paul 1961, The Golden Khersonese, Kuala Lumpur, University of Malaya Press.

Wheatley, Paul  1974,  The Mount of the Immortals: A note on Tamil cultural influence in fifth-century Indochina, Oriens Extremis, Vol. 21, part 1, pp. 97-108.

Wheatley, Paul 1983, Nagara and Commandery: Origins of the Southeast Asian Urban Traditions, University of Chicago (Research Paper Nos. 207-208, Department of Geography).

Wheatley, Paul 1966, A Note on the Capital of Srivijaya During the Eleventh Century, In Ba Shin, J. Boisselier & A. B. Griswold, eds., Essays Offered to G. H. Luce, Ascona, Artibus Asiae (Supplementum 23), I, pp. 225-239.

Wheatley, Paul 1967, Early Indonesian Commerce, Ithaca, Cornell University Press.

Wolters, O. W. 1966, A Note on the Capital of Srivijaya During the Eleventh Century, In Ba Shin, J. Boisselier & A. B. Griswold, eds., Essays Offered to G. H. Luce, Ascona, Artibus Asiae (Supplementum 23), I, pp. 225-239.

Wolters, O. W. 1967, Early Indonesian Commerce, Ithaca, Cornell University Press.

Wright, Michael 1999, The Nation, section Cl "Focus", "The Quest for Bronze", Bangkok, 28 June.


Phù Nam nhìn lại: Giải cổ tác gia (VIII)

 

Michael Vickery

Người dịch: Hà Hữu Nga

 

Phù Nam là gì?

Sau khi xem xét và mổ xẻ các bằng chứng, có lẽ cũng cần phải nhắm đến một vấn đề cơ bản. Phù Nam có phải là một quốc gia hoặc một đế chế thống nhất như các học giả Trung Quốc cổ trung đại và các tác giả châu Âu thời hiện đại tin tưởng không, hay đó chỉ là một nhóm các cảng ven biển hoặc gần ven biển, như Śrīvijaya ở Indonesia, thay lân nhau xuất hiện nổi bật?  

Mặc dù quan điểm thứ hai đang ngày càng được chấp nhận, nhưng đối với Phù Nam thì điều đó lại không rõ ràng như đối với Śrīvijaya. Các sử liệu Trung Quôc sau này, kết hợp với bi ký địa phương vào cuối thế kỷ VII, tối thiểu đã chỉ ra hai sự biến đổi về vị trí của “kinh đô” (hoàn toàn trừu xuất từ việc sử dụng từ này), từ Palembang đến Jambi, và sau đó lại quay về Palempang. Đối với Phù Nam thì các ghi chép sớm không hề nói gì về trung tâm quyền lực của nó, nhưng sau này có ghi chú rằng nó cách biển 200 km, và chỉ đến thế kỷ VII mới thấy có tên gọi 特牧* Đặc Mục, Te-mu/*i/ 'dk-miuk cho đến nay, như đã nói ở trên, vẫn chưa thể đọc được một cách chính xác. Cho đến nay khảo cổ học mới chỉ làm phức tạp thêm vấn đề, đối với di chỉ này bằng sự khẳng định mạnh mẽ nhất về Angkor Borei, nơi chỉ cách di chỉ 90 km, được cho là cảng chính Óc Eo.      

Chắc chắn là toàn bộ vùng mà người Trung Quốc biết với tư cách là Phù Nam bao gồm vài cảng, từ các vùng ven biển Việt Nam – Cambodia đến Đốn Tốn là một nơi nào đó trên bán đỏ Thái Lan – Malay, nhưng toàn bộ các sử liệu này của Trung Quốc liên quan đến chủ đề này lại đặt các cảng xa xôi héo lánh dưới cái mà họ coi là vùng trung tâm, mà ngày nay là nam Cambodia và giáp giới với Việt Nam. Tuy nhiên đó là một tiên nghiệm không có vẻ gì là một số cảng lại cấu thành một nhà nước, ít nhiều là một “đế quốc” mở rộng bằng một số cách xử lý trên toàn bộ Cambodia và xa về đông bắc Thái Lan.  

Phụ lục I: Công trình của Tatsuo Hoshino

Trong các công trình của mình Hoshino đã tái sắp xếp một cách quyết đoán hầu như mọi chi tiết của địa lý Đông Nam Á tìm được từ các nguồn sử liệu Trung Quốc, bao gồm cả các nguồn sử liệu được đồng thuận của học giới trong nhiều năm trời. Tất nhiên không có gì là sai lầm khi làm đổ vỡ sự đồng thuận, trong thực tế lại là cần thiết, nhưng các phương pháp của Hoshino có thể là bất cứ cái gì, chỉ có điều là không đem lại được cho người ta sự tin cậy. Các lựa chọn của ông thường võ đoán, không có đủ bằng chứng khi khẳng định rằng Śrīvijaya là ở miền trung Thái Lan, và không bao giờ là ở Sumatra (Hoshino 1993, p. 13, Hoshino 1995, pp.32, 39); và trong cách xử lý của ông về những cái tên Trung Quốc đối với Tonle Sap và biển Nam Hải. Vì vậy trong Hoshino 1993, tr. 6, ông viết rằng "Chân Lạp nằm ở phía bắc biển Tiểu Hải, có nghĩa là Tonle Sap, vì Đại Hải có nghĩa là biển Nam Trung Hoa, bao gồm cả vùng vịnh. Có nghĩa là Chân Lạp ở “phía bắc hồ Tonle Sap”. Sau đó, trong Hoshino 1996a, tr. 17, khi nhận định rằng Xích Thổ nằm ở  Banteay Prei Nokor, thuộc tỉnh Kompong Cham, chứ không phải ở nam Cambodia và ở bán đảo Malay như mọi người vẫn tin tưởng, ông viết người Trung Quốc chép rằng “Xa về phía bắc [của Xích Thổ] là Đại Hải, trong trường hợp này Biển Hồ [Tonle Sap] không phải là Đại Hải”.

Những lý giải của ông về các tên gọi địa danh Đông Nam Á bằng chữ Hán đôi khi dựa vào cách phát âm tiếng Hán cổ (do ông tự) đặt ra, nhưng đôi khi lại dựa vào cách phát âm bạch thoại ngày nay, cho những trường hợp các âm phù hợp nhất với giải pháp mà ông muốn áp đặt. Có nghĩa là đối với mỗi cái tên cổ bằng chữ Hán, Hoshino chỉ ra cách phát âm theo chuẩn bạch thoại hiện đại, cũng như những cách phát âm bằng tiếng Hán – Việt, Quảng Đông, và Hán – Nhật. Phương pháp so sánh như vậy đã được Karlgren sử dụng, nhưng Karlgren đã rút ra những kết luận nghiêm túc và nhất quán, ngược lại Hoshino chỉ đơn giản cho rằng cách phát âm cổ có thể có các phụ âm được gợi lại một hoặc một vài phương ngữ nào đó. Tình trạng ỡm ờ đó đã tạo điều kiện để ông dựa vào những gì khớp với trường hợp mà ông mong muốn trong thoáng chốc. Ví dụ điển hình là ông cách ông xử lý cái tên 'Wen Dan', vẫn được mọi người tin là ở một nơi nào đó dọc theo sông Mê Kông thuộc trung Lào. Trong một ngữ cảnh khác (Hoshino 1991, tr. 15-16) Hoshino cho rằng hai từ đó có nghĩa là làng [Wen] Siêm [Dan]. Đó là cách phát âm được cho là cổ của Wen, *man = người, và một âm bạch thoại hiện đại Dan là /shan/, hơn nữa ông còn khẳng định rằng vì “làng” [thông thường gọi là /baan/ (bản*)] trong tiếng Vân Nam và Miến Điện”. Điều đó là đúng, nhưng cách phát âm /man/ cho “làng” chỉ hạn chế trong ngôn ngữ Shan, vì vậy mà không sớm hơn thế kỷ XII, nhưng lại không phù hợp với cách giải thích “Wen Dan”. [148]     

Nhưng sau đó, khi người đọc sửa lại với hàm ý là “cho đến thế kỷ IX, các nhóm người Thái không bao giờ sử dụng từ ... “Siêm” để nói về bản thân mình” (Hoshino 1991, tr. 48), Hoshino 1993, tr. 3 đã sửa lại cách diễn giải của ông về hai từ 'Wen Dan' thành “các làng Siêm hoặc các làng đá sema” với từ sema được coi là những tấm bia phù điêu ở  Mường Pha Det thuộc đông bắc Thái Lan, còn tên gọi ban đầu thì vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, còn cách phát âm /sim/, /sem/, /shan/ cho của từ Dan là cách hiện đại. Vào thế kỷ thứ VII nó được bắt đầu bằng một âm răng. [149]

Một ví dụ khác mà ông đã chỉ ra một cách rõ ràng là cách phát âm cổ của địa danh được cho là kinh đô Phù Nam vào thế kỷ VI-VII (*d'dk-miuk), có lẽ gồm có hai âm tiết, âm tiết đầu tiên bắt đầu bằng âm răng và mỗi âm đều kết thúc bằng âm yết hầu. Còn việc xác định vị trí thì Hoshino dựa vào cách phát âm hiện đại của các từ tiếng Hán, / t'emu/, gợi lên từ Khmer là “đá”, và có lẽ “đồi”  (tiếng Khmer là tmo, thmo), để xác đồng nhất một vị trí ở đông bắc Thái Lan với một cái tên hiện đại, Thamorat gần Sri Thep, gồm có “thamo” (trong tiếng Mon-Khmer là “đá”). Xem Hoshino 1993, tr. 7, 9, 11 và các chữ tr. 40. Trong một ngữ cảnh khác, ông cho rằng Mo Dan (âm cổ *muâ-tâm) phải được đảo ngược thành Dan Mo và nó cũng có nghĩa là “thamo”. Rõ ràng là cả  *d'dk-miuk và *tâm-muâ  đều không thể dịch nghĩa là “thamo”, và có lẽ không nên làm như vậy. [150]    

Các công trình của ông thừa mứa những giả định cho rằng các tên hiện đại cũng thực sự là các tên cổ đại, và có thể đối sánh với tiếng Hán cổ. Chẳng hạn, Hoshino 1995, tr. 24, cho rằng Po Li là Angkor Borei, với lý do là /poli/ là các viết bằng chữ Hán của /borei/ từ cổ là purï. Nhưng cái tên Angkor Borei lại là một cái tên hiện đại của một vị trí cổ mà tên gốc của nó hoàn toàn không được biết.

 

 

Phù Nam (I)

 

Paul Pelliot

Người dịch: Hà Hữu Nga

 

Thông qua Trung Á vào thế kỷ II TCN, sứ bộ 張騫 Trương Khiên lần đầu tiên đã bắt đầu đặt mối quan hệ chính thức giữa Trung Quốc và phương Tây. Nhưng khi đến Bactria, Trương Khiên đã trông thấy đồ tre và vải vóc quần áo có nguồn gốc từ các vùng thuộc tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên ngày nay. Ông hỏi người dân địa phương và được biết họ có được các hàng hóa ấy thông qua một đất nước giàu có gọi là Ấn Độ, nhờ thế, khi suy nghĩ về những khó khăn hiểm nguy của con đường phương bắc thường xuyên bị những sắc dân du mục Trung Á cắt đứt, Trương Khiên đã nảy sinh ý tưởng mở một tuyến đường từ Trung Quốc đến phương Tây từ phía Nam. Đồ tre nứa và vải vóc đã đến đây bằng cách nào? Trong khi đó ở Trung Quốc thì lại rất sẵn? Thật khó nói. Thực tế thì những dữ kiện mà Trương Khiên thu được đã tác động sâu sắc đến một phương thức hành động mới đối với việc mở đường về phương nam của người Trung Quốc. Bắc Kỳ lúc đó, sau nhiều thăng trầm đã trở thành châu quận của đế chế Hán. Nằm ở tâm điểm của cơn lốc dẫn đến sự sụp đổ của nhà Hậu Hán, vào nửa sau của thế kỷ II SCN, Bắc Kỳ lại là chốn nương thân yên bình của đế chế. Đồng thời nó còn là con đường thương mại chủ đạo giữa Tiểu Á và Viễn Đông, nơi mà vào năm 166 SCN, sứ bộ của Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius đã cập bến.  Và chính điều đó đã đặt Trung Quốc vào mối quan hệ với một loạt quốc gia trung gian nằm trên tuyến đường nối giữa Bắc Kỳ với Đông La Mã. Trong số các quốc gia đó, vượt qua Lâm Ấp cư chiếm bờ biển đông An Nam, có một nơi mà người Trung Quốc không đóng vai trò gì đáng kể trong những thế kỷ đầu SCN, đó chính là Phù Nam. Từ thế kỷ III đến thế kỷ VII, người Trung Quốc thường nói về quốc gia Ấn Độ hóa này, nơi dường như mọi khách hải hành buộc phải dừng nghỉ trên con đường dài giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Nhưng vào thế kỷ VII, cái tên Phù Nam đã biến mất không để lại dấu vết. Từ đó người Trung Quốc cũng không thể xác định được đất nước này, còn các nhà Trung Quốc học thì lại chuyển Bắc Kỳ đến Malaysia, và chuyển Malaysia đến Miến Điện. Tuy nhiên, các phát hiện khảo cổ học 35 năm qua đã bắt đầu làm sáng tỏ lịch sử bán đảo này. Các dữ liệu của Trung Quốc đã dần dần được tinh lọc. Mới đây một số nhà Trung Quốc học đã thử đặt Phù Nam vào khu vực Thái Lan; đối với một số nhà nghiên cứu khác thì nó thậm chí còn là tiền thân của Cambodge, nhưng với một khoảng cách quá xa về phía tây, có thể đến tận vùng biển Ấn Độ Dương. Cuối cùng ông Aymonier cũng bắt đầu dành bài viết đầu tiên trên tạp chí Journal Asiatique [1] cho một bài viết đặc biệt để xác định Phù Nam. Ông đưa vào đó các tri thức của mình về Cambodge và dẫn Mã Đoan Lâm do Hervey de Saint-Denys dịch, đưa quan điểm của Rosny về các tộc người phía đông được coi là người Trung Quốc cổ, và dẫn thông tin về các cuộc khảo sát Đông Dương [2] từ các văn bản Trung Quốc. Ông Aymonier tuyên bố “Cuối cùng chúng tôi không chạy theo quan điểm của các tác giả nói rằng trí thức Trung Quốc chỉ đưa ra sự ganh đua vô nghĩa cho các giải pháp về vấn đề xác định Phù Nam”. 

Thật ra sẽ rất đáng chú ý khi biết các nhà khoa học mưu trí đã tưởng tượng cái gì để đơn giản hóa vấn đề Phù Nam, xóa bỏ các văn bản chỉ khi đất nước được đặt tên. [3] Nhưng vấn đề không phải ở chỗ đó, vì ông Aymonier không phân loại quan điểm của họ, và không từ bỏ, mà “vẫn” sử dụng các nguồn sử liệu Trung Quốc. Điều này chủ yếu là vì ông nghĩ rằng các nguồn đó đem lại “bằng chứng tích lũy được có sức thuyết phục...tính đồng nhất Chân Lạp (Cambodge) và Phù Nam”.  Đó thực sự là kết luận về ký ức kinh đô của nó. Ông Aymonier đã bỏ qua, không nói một lời nào khi thể hiện quan điểm trong cuốn Cambodge (tr.1, 113) của ông, và việc người Phù Nam mở rộng Bắc Kỳ đến Thái Lan; giờ đây đối với ông, Phù Nam là một nước khác về lịch sử và địa lý, so với Chân Lạp (Cambodge), và hai cái tên khác nhau mà người Trung Quốc dùng để gọi cùng một nước trong trường hợp này vẫn không đảm bảo được cho việc xảy ra các bước ngoặt chính trị quốc gia. Có những sử liệu chính thức khẳng định: “Citrasena (vua Chân Lạp) đã tấn công Phù Nam và buộc họ phải quy phục”. Aymonier nghĩ rằng người ta không thể thắng được vô số luận cứ về điều đó. Ngược lại, tôi tin rằng chúng ta có thể đưa ra một cách lý giải khác về các sự kiện, và tôi cũng muốn khẳng định rằng nếu Phù Nam xâm chiếm lãnh thổ, bành trướng xa về phía tây của cái sau đó là Cambodge lịch sử, mặt khác Chân Lạp trước khi trở thành Cambodge lịch sử vốn đã là một hầu quốc vào cuối thế kỷ VI, đầu thế kỷ VII, sau đó đã chinh phục được nước tôn chủ của mình. Trước hết tôi sẽ đưa ra tất cả các nguồn sử liệu liên quan đến Phù Nam mà tôi có ở đoạn cuối và tôi sẽ cố gắng sắp xếp để có thể đọc ra một điều gì đó.   

I. Trước hết, để tách bạch cho rõ ràng thì cũng cần phải đề cập đến một truyền thống là Phù Nam đã cử sứ bộ đến triều đình Trung Quốc vào năm 1110 TCN. Sau đó lịch sử hoặc truyền thuyết về đoàn sứ bộ đến Đông Dương khá sớm trong các sử liệu Trung Quốc. [4] Sử cũ đầu công nguyên đã ghi rằng các sứ bộ nước Việt Thường đã đến triều đình Thành Vương nhà Chu dâng cống vật lên quan Nhiếp chính liêm trực Chu Công vào thế kỷ XII TCN; và Chu Công được cho là người đã sáng tạo ra la bàn. Lâu nay nước Việt Thường vẫn được cho là thuộc Đông Dương, là nơi theo truyền thuyết Hùng Vương, có 15 bộ phân bố ở vùng nam Trung Quốc và bắc Việt Nam, trong số đó có bộ Việt Thường, và truyền thống lịch sử đồng nhất địa vực của bộ này với vùng Huế ngày nay. [5] Theo truyền thuyết trên, có lẽ chúng ta khó mà lần lại được sự việc giữa Trung Quốc và Đông Dương như vậy có thể xảy ra trong thiên niên kỷ I TCN hay không. Legge [6] đã cho thấy rất khó mà tin được công lao sáng tạo ra la bàn là thuộc về Chu Công. Lẽ ra ông có thể đi xa hơn để hoàn toàn bác bỏ câu truyện bịa đặt về sứ bộ Việt Thường. Tư Mã Thiên đã không hề nhắc đến câu truyện này. [7] Những nguồn sử liệu cổ nhất không đề cập đến câu truyện này, thậm chí không có công trình nào thuộc thế kỷ III và các biên niên sử được viết trên thẻ tre [8] nhắc đến. Sử liệu đầu tiên nói về sứ bộ ấy là Tiền Hán Thư (k. 44 下, p. 6 v0] và Hậu Hán Thư (k. 161, p. 3). Dù sao thì cũng chỉ có vấn đề đó, mà không hề có vấn đề về Phù Nam. Chỉ đến lúc có những tấu sớ thực sự liên quan đến Phù Nam trong những thế kỷ đầu SCN thì tên ông mới được trộn lẫn với sứ bộ Việt Thường. Văn bản đầu tiên ghi về truyện này, theo hiểu biết của tôi, là 古今注 Cổ kim chú do Legge dẫn; ông đã khẳng định là đã chép lại bằng chứng thời Hậu Hán (25 – 220 SCN) [9]; cũng cần phải thêm là Cổ Kim chú được định niên đại vào thế kỷ IV đã qua nhiều chỉnh sửa. [10] Một thế kỷ rưỡi sau đó, các chương viết về âm nhạc** của cuốn Lịch sử nhà Tiền Tống (420 - 478) [11]** đã chép lại một bài hát của 張華  Trương Hoa*** (232-300), người đời Tấn. Trong đó có viết: “Phù Nam sử dụng rất nhiều người phiên dịch*** và sứ bộ 肅愼 Túc Thận thì phải mượn*** quần áo?”. Tuy nhiên câu này rõ ràng là nói về sứ bộ Phù Nam*** dưới thời Tấn, nhưng đồng thời tiếp theo đó nó lại nói sứ bộ 肅愼 Túc Thận thường được dẫn khi đề cập đến Chu Công thời Việt Thường, dường như ẩn ý khoản cống vật này cho nhà Tấn cũng do chính những sắc dân dâng cống vật cho bậc hiền Chu Công ngày xưa thực hiện; và ngày nay, kẻ thực sự thay thế truyền thống Việt Thường đã nhập cuộc dâng cống vật chính là Phù Nam***. Các tác giả về sau đã chấp nhận một cách vô điều kiện huyền thoại về các sứ bộ từ Việt Thường qua Lâm Ấp (Champa), và Phù Nam; và đó cũng chính là cung cách của Việt sử Thông giám Cương mục. [12] Đến lượt mình người An Nam cũng chấp nhận huyền thoại Trung Quốc. [13] Le P. Legrand de la Liraye đã tập hợp dữ liệu từ biên niên sử Trung Quốc và từ phần ghi chú của tập Voyage d'exploration en Indo-Chine. [13] Nhưng ông Aymonie lại để mắt đến một nguyên do đáng ngờ; chúng ta có thể nói một cách chắc chắn rằng không hề có chuyện Việt Thường gửi sứ bộ đến Trung Quốc vào năm 1110 TCN cung cấp thông tin cho người Trung Quốc về Phù Nam.

II. Theo tôi, trước 三國志 Tam Quốc chí dường như chính sử không cho biết gì về cái tên Phù Nam ở đâu mà ra. Tam Quốc chí bao quát khoảng thời gian từ năm 220-280, được 陳壽 Trần Thọ viết vào cuối thế kỷ III. Au k. 60 là tiểu sử của呂岱 Lữ Đại, tướng dưới quyền thái tử nhà Ngô vào nửa đầu thế kỷ III, làm Giao Châu mục cai quản Quảng Đông và Bắc Kỳ. Truyện viết: 曹丕延康元年,呂岱繼為交州刺史.呂岱除使交州得到安定外,“又遣從事南宜國化**,暨徼外扶南,林邑,堂明諸王,各遣使奉貢*”. Ngụy Văn đế (曹丕 Tào Phi), Diên Khang nguyên niên (220), Lữ Đại kế nhiệm Thứ sử Giao Châu, làm cho vùng đất này được yên ổn “lại khiến tòng sự khai hóa phương nam, vượt ngoài Phù Nam, Lâm Ấp, Đường Minh; quốc chủ các nước này đều sai sứ tiến cống”. Sau đó, vào năm 231, Lữ Đại được bổ nhiệm vào một vị trí khác, thì hầu như chắc chắn rằng các sự kiện này liên quan đến những năm trước đấy. Sử liệu này nhất quán với hai đoạn trích mà có lẽ tự thân chúng không phải là hoàn toàn đáng tin cậy và tôi sẽ cung cấp thêm trong No XVIII. Cuối cùng cũng cần phải lưu ý rằng trong đoàn sứ bộ đến Phù Nam vào thời Thái tử Ngô, sẽ được thảo luận ở N0 X, có một người có chức vụ 宣化從事 Tuyên hóa Tòng sự, điều đó có nghĩa là người 從事 tòng sự ấy làm nhiệm vụ khai hóa văn minh, và đó có lẽ chính là sứ bộ mà Lữ Đại, nhân danh nhà Ngô đã cử họ đi, chứ không phải do Ngô chúa trực tiếp bổ cử, và vì vậy mà sứ bộ chắc chắn phải lên đường vào các năm 225 – 230, khi Lữ Đại còn cai quản phương nam. 
___________________________________________

Nguồn: Paul Pelliot 1903. Le Fou-nan, Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient. Tome 3, 1903. pp. 248-303.

Tác giả: Paul Pelliot (和伯希和 Hòa bá Hy hòa) (1878 – 1945) là nhà Hán học nổi tiếng người Pháp, học trò của Sylvain Lévi và Édouard Chavannes. Ông làm việc tại Viện Viễn đông Bác cổ Pháp - École Franҫaise d’Extrême Orient tại Hà Nội, và năm 1900 ông đã được gửi đi Bắc Kinh tìm kiếm sách cho thư viện của Viện. Thời gian ở Bắc Kinh ông đã bị bắt giữ trong Phong trào 義和團 Nghĩa Hòa Đoàn, và bị kẹt trong giai đoạn phong tỏa các tòa công sứ ngoại quốc.  Pelliot đã thực hiện hai vụ đột phá lãnh thổ đối phương trong thời gian bị phong tỏa. Vì hành động dũng cảm đó, ông đã được thưởng huân chương cao quý nhất Bắc đẩu Bội tinh của Cộng hòa Pháp. Năm 22 tuổi ông trở về Hà Nội và nhận ghế giáo sư Hán học tại Viện, sau đó trở thành giáo sư Hán học tại Collège de France, là nơi tập trung những học giả lỗi lạc và danh giá nhất của nước Pháp. Le Fou-nan là một trong số những tác phẩm lớn nhất, đã được viết ra khi Pelliot chỉ mới 25 tuổi.

Ghi chú của người dịch: ** Trong phần tài liệu dẫn số [11], Pelliot có nói về bộ L'Histoire des Song antérieurs, tiếng Hán ghi là 宋書 Tống thư, một trong Nhị thập Tứ sử của Trung Quốc, do 沈約 Thẩm Ước (441-513) phụng chiếu của Tề Vũ Đế biên soạn. Tống thư không chỉ là một bộ sử mà nó còn là một nguồn sử liệu bao gồm các chiếu, lệnh, tấu nghị, trát thư, văn chương, thi phú đều có giá trị cao, kể cả về lý thuyết âm nhạc. Có điều rất thú vị là cho đến tận bây giờ lý thuyết âm nhạc của Thẩm Ước vẫn được đánh giá rất cao. Mới đây, trong các công trình nghiên cứu liên quan đến lý thuyết âm nhạc cổ của Trung Quốc [chẳng hạn như: Tứ thanh Tam vấn [四聲三問; 作者:陳寅恪; 來源:北京:生活•讀書•新知三聯書店; 年卷期: 2001 - Tứ thanh Tam vấn, Tác giả: Trần Dần Khác, Lai nguyên: Bắc Kinh: Sinh hoạt• Độc thư• Tân tri Tam liên Thư điếm, Niên quyển kì: 2001; hoặc 中國佛教文化大觀 Trung Quốc Phật giáo văn hóa đại quan 方廣錩 Phương Quảng Xương chủ biên, 北京大學出版社,出版 Bắc Kinh Đại học xã, Xuất bản năm 2001], dù có hơi cường điệu, nhưng các  học giả đã phần nào có lý khi cho rằng Thẩm Ước đã dựa trên lý thuyết âm nhạc Ấn Độ để xây dựng lý thuyết âm thanh của mình. Tuy nhiên, thực tế lại có một khoảng cách không thể vượt qua nổi về cơ sở lý thuyết âm nhạc Trung Quốc và lý thuyết âm nhạc Ấn Độ. Đối với cơ sở lý thuyết âm nhạc Ấn Độ, khác với âm nhạc thế tục hoặc cách thể hiện tình cảm dân dã kiểu Trung Quốc, nguyên bản âm nhạc truyền thống Ấn Độ được cho là do thần linh sáng tạo ra để tự tiêu khiển, và sau này thần linh đã ban tặng cho con người để chúng vừa làm phương tiện tiêu khiển, vừa làm phương tiện giải thoát khỏi khả tử. Âm nhạc được coi là có phẩm chất linh thánh bẩm sinh; nốt nhạc (स्वर svara) và nhịp phách (मात्रा mātrā) đều phản ánh các năng lượng của vũ trụ. Huyền thoại Ấn Độ nói về việc thần linh ban tặng âm nhạc cho con người để đáp lại lời nguyện cầu hoặc khẩn nài khi tối cần thiết. Đấng Tuyệt đối  ब्रह्म Brahma chỉ ban tặng âm nhạc cho con người sau khi đã thiền định nhiều ngàn năm và các bậc thánh nhân khẩn cầu Người tế độ trần gian khổ não. Vì vậy việc sử dụng âm nhạc trong các tôn giáo ở Ấn Độ là để thể hiện địa hạt của thần linh. Sāma Veda  सामवेद, (sāman =  giai điệu, veda = tri thức) là những lời tụng ca gồm có 3 – 7 स्वर svaras nốt, trong đó mỗi nốt có một मुद्रा mudra thế ngón tay cụ thể là क्रुष्ट kruṣṭa (Pa); प्रथम prathama (Ma), द्वितीय dvitīya (Ga), त्रितीय tritīya (Ri), चतुर्थ caturtha (Sa), मन्द्र mandra (Dha), अतिस्वार्य atisvārya (Ni), अनुदात्त anudātta (Pa). Các tụng ca trong ऋग्वेद Rig Veda nguyên bản được tụng bằng các nốt प्रथम prathama (Ma), द्वितीय dvitīya (Ga), và त्रितीय tritīya (Ri). Các nốt này kết nối với ba giọng अनुदात्त anudātta trầm, उदात्त udātta giọng trung, và स्वरित svarita giọng cao. Trong âm nhạc Ấn Độ, khi hát không có chuyện nhịp phách tách rời như kiểu âm nhạc truyền thống Trung Quốc.

*** Dù là một giáo sư Hán học danh giá và lừng lẫy, nhưng Pelliot đã hiểu sai hoàn toàn các kiến thức liên quan trong toàn bộ đoạn này: i) ca từ ở đây không phải là của Trương Hoa mà là của 傅玄 Phó Huyền (217-278); ii) câu 扶南假重譯,肅慎襲衣裳 Phù Nam giả trọng dịch, Túc Thận tập y thường cũng bị dịch ngô nghê ra tiếng Pháp là “Le Fou-nan s'est servi d'interprètes multiples et les 肅慎 Sou-chen ont emprunté les vêtement?” - “Phù Nam sử dụng nhiều người phiên dịch, còn sứ bộ Túc Thận thì phải mượn áo quần”? iii) vì không rõ thể loại 食舉東西廂樂詩 Thực cử đông tây sương nhạc thi này, và lại càng không biết sứ bộ Túc Thận người ở đâu, sống vào thời nào, nên Pelliot đoán mò rằng nội dung ca từ nói về sứ bộ Phù Nam, thì đương nhiên Túc Thận cũng là người Phù Nam. Vì thấy vấn đề này rất có ý nghĩa, đặc biệt là trong quan hệ "Di - Hoa" nên tôi (Hà Hữu Nga) sẽ dành phần nói về Túc Thận cho một bài viết kỹ hơn vào một dịp nào đó.

Tài liệu dẫn

1. Journal Asiatique, janvier-février 1903, p. 109-150.

2. M. Aymonier doit beaucoup au Voyage ďexploration en Indo-Chine; par inadver tance,il a oublié d'avertir, que partout où il n'indique pas d'autre référence, il faut se reporter au monumental travail de Francis Gamier.

3. M. Aymonier doit faire allusion à une phrase de M. de Rosny dans Les peuples orientaux connus des anciens Chinois, p. 189, mais il la dénature en la généralisant.

4. Cf. Legge, Chinese Classics, III. II. 536-537.

5. Cf. 欽定越史通鑑綱目 Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Tiền biên, I. 3-4.

6. loc. laud.

7. C'est tout à fuit à tort que le Cương mục annamite {k. l, t. (i) cherche ici à se couvrir de l'autorité du Che ki.

8. Legge, dans son historique de cette tradition, parait avoir oublié le passage des Annales écrites sur bambou ffue lui-mime avait traduit ailleurs (Chinese Classics, J, i, Prolégomènes, p. 146).

9. Legge, loc. laud., p. 536 ; il y a une inexactitude dans la traduction à propos des noms du Lin-yi (Champa) et du Fou-nan.

10. (XVVylie, Notes on Chinese literature, p. 128.

11. к. 20, p. 16. L'Histoire des Song antérieurs a été compilée par 沈約 Thẩm Ước (141-513).

12. Cf. la trad, du P. de Mailla dans Y Histoire générale de la Chine, 1. 316-318. Le V. de Mailla n'a pas reconnu le nom du Lin-yi.

13. 欽定越史通鑑綱目 Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, I. fi ; Des Michels, Annales impériales de VAnnam, p. 8.

14. Francis (iarniei1, Voyage ď exploration en Indo-Chine., I. i 13.

15. Ce pays n'est pas identifié.


Phù Nam (II)

 

Paul Pelliot

Người dịch: Hà Hữu Nga


III. Bộ chính sử của những triều đại sớm có một phần riêng ghi về Phù Nam là Tấn thư [nhà Tấn kéo dài từ 265 – 410 SCN]. Người biên soạn Tấn thư là 房玄齡 Phòng Huyền Linh [sống qua các thời Nam Bắc Triều – Tùy - Đường 578-648]. Dưới đây là một số sự kiện rải rác trong các Biên niên sử chủ yếu:

K. 3, tr. 4. Năm 泰始 Thái Thủy thứ tư (268), “Phù Nam và Lâm Ấp gửi sứ bộ triều cống”.

K. 3, tr. 10. Năm 太康 Thái Khang thứ sáu (285) “mùa hạ, tháng Tư [1] lục quốc, trong đó có Phù Nam gửi sứ bộ triều cống”.

K. 3, tr. 10. Năm 太康 Thái Khang thứ bảy (286) “21 nước, có cả Phù Nam và 11 nước, cùng 馬韓 Mã Hàn [2] gửi sứ bộ đến triều cống”.  

K. 3, tr. 10. Năm 太康 Thái Khang thứ tám (287) “Phù Nam, các rợ Hải Nam quốc và rợ Tây Nhung 康居 Khang Cư [sogdian] [3] đều gửi sứ bộ đến triều cống”.

K. 8, tr. 昇平 Thăng Bình Nguyên niên (357), tháng Giêng,  “扶南天竺旃檀 Phù Nam Thiên Trúc Chiên Đàn) [4] dâng voi nhà làm cống vật. Hoàng đế truyền chiếu: “Các đời hoàng đế xưa vẫn thường coi thú lạ từ các đất nước xa xôi là cội nguồn gây ra đau khổ cho người dân, nên đã cấm, vì vậy ngày nay mới không có các loài thú lạ ở đây; truyền đưa chúng trở về bản quán”**.

Đoạn giành riêng cho Phù Nam** (k.97, tr.7 vo) viết: Phù Nam cách Lâm Ấp trên ba ngàn dặm, nằm trong một vịnh biển lớn, chiều dài, chiều rộng ước ba ngàn dặm, có thành ấp, cung điện, nhà cửa. Hết thảy chúng nhân nước đó đều đen xấu, tóc quăn, ở trần, chân đất; tính người thẳng thắn, không trộm cắp, chuyên tâm trồng cấy; gieo một năm, gặt ba năm. Họ cũng rất thích điêu khắc, chạm trổ; đồ dùng trong ăn uống hầu hết làm bằng bạc; vật phẩm cống phú thì dâng vàng, bạc, ngọc trai, trầm hương. Họ cũng có kho phủ xử lý, lưu trữ sách vở, văn thư [5]. Chữ viết họ dùng tương tự như chữ của người Hồ [6]. Lễ thức tang ma, cưới xin đại để giống Lâm Ấp. Quốc chủ nước ấy vốn là một nữ tử tên 葉柳 Diệp Liễu [7]. Khi ấy có một người ngoại quốc tên 混潰 Hỗn Hội [8], trước thờ thần [9], mộng thấy thần linh trao cho cây cung, lại truyền phép đi thuyền ra biển. Ngày nọ Hỗn Hội đến viếng đền, quả được cung thần, thuận lòng theo thương thuyền lênh đênh biển cả, rồi cập bến đất lạ Phù Nam [10]. Diệp Liễu kéo người ra chống cự. Hỗn Hội giương cung, Diệp Liễu sợ nể, bèn thuận lòng tuân phục. Vì vậy Hỗn Hội bèn lấy làm vợ, và có được nước đó. Đời sau suy vi, con cháu không kế nghiệp được, viên tướng của ông là 范尋 Phạm Tầm tự lập làm vua Phù Nam vậy. Kịp đến niên hiệu Thái Thủy năm 265 (晉武帝 Tấn Vũ Đế) Phù Nam đã sai sứ sang dâng cống vật. Từ thời 太康 Thái Khang (280-289) lại càng thường xuyên hơn. Đầu năm 昇平 Thăng Bình (357) thời 穆帝 Mục đế, 竺旃檀 Trúc Chiên Đàn lên làm vua [11], đã sai sứ sang cống voi nhà. Nhân đó Mục đế truyền rằng xứ sở nào muông thú nấy, cống thú làm cho người dân khổ sở, bèn truyền chiếu trả về”**.

Ở k.57 Tấn thư có chép truyện 陶璜 Đào Hoàng, ông vốn là thứ sử Giao Châu thời nhà Ngô và vẫn tiếp tục làm châu mục sau khi nhà Ngô sụp đổ và nhà Tấn chiến thắng (280). Vào thời gian này, toàn bộ đế chế đã trở nên thanh bình hơn, nên Hoàng đế muốn giảm bớt các chi tiêu quân sự. Sau đó Đào Hoàng dâng biểu trình bày: không nên giải giáp đội quân dưới quyền ông ở Giao Châu, vốn ban đầu có hơn 7000 người, sống ở nơi lam chướng lại thêm nhiều năm chinh chiến, đến nay chỉ còn lại 2420 người. Hơn nữa “Giao Châu ở trơ trọi một nơi, liền núi sát biển, cách nước Lâm Ấp ở ngoài chỉ độ 700 dặm. Tướng người Di ở Lâm Ấp là 范熊 Phạm Hùng, suốt đời làm kẻ cướp lẩn lút...Hắn lại còn kết giao với Phù Nam là giặc cướp phá các quận huyện, giết hại quan dân”. Đoạn này được trích trong sách Cương mục của người An Nam (k.3, p.15 vo).***    

IV. Tống thư giai đoạn đầu nhà Tống (420 – 478) do 沈約 Thẩm Ước [441-513] biên soạn.

K. 5, p. 5 r°, Năm 元嘉 Nguyên Gia thứ mười một (434), “các nước Lâm Ấp, Phù Nam và 訶羅單 Ha La Đan [12] gửi sứ bộ đến hiến phương vật”.

K. 5, p. 5 v°. Năm 元嘉 Nguyên Gia thứ mười hai (435), ngày 己酉 Kỷ Dậu, nước闍婆婆達 Đồ Bà Bà Đạt [13] và Phù Nam gửi sứ bộ đến hiến phương vật”.

K. 5, p. 6 r°. Năm 元嘉 Nguyên Gia thứ mười lăm (435), “các nước Triều Tiên, Nhật Bản, Phù Nam, Lâm Ấp gửi sứ bộ đến hiến phương vật”.

Trong chương 夷蠻 Di man Tống thư, Quyển cửu thập thất Liệt truyện, Đệ ngũ thập thất có đoạn viết: 扶南國,太祖元嘉十一,十二,十五年,國王持黎跋摩遣使奉獻。Nước Phù Nam, đời Thái tổ năm Nguyên Gia thứ 11, 12, và 15, quốc vương Trì Lê Bạt Ma sai sứ phụng hiến phương vật. Ở chương Lâm Ấp (K.97, p.1) có viết vào năm 432 hoặc 434 “Lâm Ấp muốn đánh Giao Châu, và mượn quân của Phù Nam, nhưng Phù Nam không ưng thuận”****. 

Ở đây cần phải nhắc lại một bài hát của 張華 Trương Hoa (232-300) ở K.20, trong đó có viết: “Phù Nam sử dụng rất nhiều người phiên dịch và sứ bộ 肅愼 Túc Thận thì phải mượn quần áo”.

V. Sách 南齊書 Nam Tề thư (479 - 501) có phần K.58, p.4 với một đoạn dài viết về Phù Nam nói về lời khải bạch quan trọng của vua Jayavarman dâng lên Hoàng đế Trung Quốc*****.  Bộ sách này do 蕭子顯 Tiêu Tử Hiển biên soạn vào đầu thế kỷ VI SCN.

Nước Phù Nam nằm ở phía nam quận Nhật Nam, trong một vịnh biển lớn phía tây [14]. Chiều rộng hơn ba ngàn dặm***.  Có một con sông lớn chảy từ tây sang đông đổ ra biển [15]. Xưa kia nước này có một nữ quốc chủ tên là 柳葉 Liễu Diệp. Sau đó có một người đàn ông người nước 激 Kích [16], tên là 混填 Hỗn Điền mộng thấy thần linh cho hai*** chiếc cung [17] và lệnh cho ông lên thuyền vượt biển ra đi. Vào một buổi sáng, Hỗn Điền đến ngôi đền thờ thần và ông phát hiện ra chiếc cung dưới một gốc cây. Được cung thần, ông lên thuyền nhắm hướng Phù Nam. Liễu Diệp thấy thuyền lạ nên đưa lính ra kháng cự. Nhưng từ xa Hỗn Điền đã giương cung lên bắn, mũi tên xuyên qua vách thuyền, trúng một người. Liễu Diệp sợ hãi, chịu quy phục. Hỗn Điền cưới nàng làm vợ. Không vui vì thấy nàng lõa thể, Hỗn Điền đã dùng chiếc khăn của mình choàng kín người nàng. Sau đó Hỗn Điền trị vì vương quốc ấy. Con cháu Hỗn Điền thừa kế ngai vàng cho đến khi vua 混盤況 Hỗn Bàn Huống qua đời. Người trong nước ấy bèn đưa vị đại tướng của ông là 范師蔓 Phạm Sư Mạn lên ngôi. Phạm Sư Mạn bị ốm. Con trai của người chị gái cả là 旃慕 Chiên Mộ [18] thừa kế ngai vàng, và đã giết chết người con trai cả của Phạm Sư Mạn là 金生 Kim Sinh. Mười năm sau, người con trai út của Phạm Sư Mạn là 長 Trường, đã nổi loạn và đã dùng dao đâm vào bụng Chiên Mộ cho đến chết và nói: “Ngươi đã giết chết anh trai ta, giờ đây, ta giết ngươi để trả thù cho anh trai ta”. Sau đó viên đại tướng 范尋 Phạm Tầm đã giết chết Trường. Người dân trong nước tôn ông lên làm vua. Những sự kiện này xảy ra dưới thời nhà Ngô (222-280) và Tấn (265 – 419).       
__________________________________________

Nguồn: Paul Pelliot 1903. Le Fou-nan, Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient. Tome 3, 1903. pp. 248-303.

Tác giả: Paul Pelliot (1878 – 1945) là nhà Hán học nổi tiếng người Pháp, học trò của Sylvain Lévi và Édouard Chavannes. Ông làm việc tại Viện Viễn đông Bác cổ - École Frnaҫaise d’Extrême Orient tại Hà Nội, và năm 1900 ông đã được gửi đi Bắc Kinh tìm kiếm sách cho thư viện của Viện. Thời gian ở Bắc Kinh ông đã bị bắt giữ trong Phong trào 義和團 Nghĩa Hòa Đoàn, và bị kẹt trong thời gian phong tỏa các tòa công sứ ngoại quốc.  Pelliot đã thực hiện hai vụ đột phá lãnh thổ đối phương trong thời gian bị phong tỏa. Vì hành động dũng cảm đó, ông đã được thưởng huân chương cao quý nhất Bắc đẩu Bội tinh của Cộng hòa Pháp. Năm 22 tuổi ông trở về Hà Nội và nhận ghế giáo sư Hán học tại Viện, sau đó trở thành giáo sư Hán học tại Collège de France, là nơi tập trung những học giả lỗi lạc và danh giá nhất của nước Pháp.


Ghi chú của người dịch:

** Nguyên văn đoạn này trong Tấn thư, Liệt truyện của Phòng Huyền Linh:

扶南西去林邑三千餘裡,在海大灣中,其境廣袤三千里,有城邑宮室。人皆醜黑捲髮,裸身跣行。性質直,不為寇盜,以耕種為務,一歲種,三歲穫。又好雕文刻鏤,食器多以銀為之,貢賦以金銀珠香。亦有書記府庫,文字有類於胡。喪葬婚姻略同林邑。其王本是女子,字葉柳。時有外國人混潰者,先事神,夢神賜之弓,又教載舶入海。混潰旦詣神祠,得弓,遂隨賈人汎海至扶南外邑。葉柳率眾禦之,混潰舉弓,葉柳懼,遂降之。於是混潰納以為妻,而據其國。後胤衰微,子孫不紹,其將範尋復世王扶南矣。武帝泰始初,遣使貢獻。太康中,又頻來。穆帝昇平初,復有竺旃檀稱王,遣使貢馴象。帝以殊方異獸,恐為人患,詔還之。

*** Nguyên văn đoạn này trong Tấn thư, Liệt truyện của Phòng Huyền Linh:

吳既平,普減州郡兵,璜上言曰:「交土荒裔,斗絕一方,或重譯而言,連帶山海。又南郡去州海行千有餘里,外距林邑纔七百里。夷帥范熊世為逋寇,自稱為王,數攻百姓。且連接扶南,種類猥多,朋黨相倚,負險不賔。往隸吳時,數作寇逆,攻破郡縣,殺害長吏。臣以尪駑,昔為故國所採,偏戍在南,十有餘年。雖前後征討,翦其魁桀,深山僻穴,尚有逋竄。又臣所統之卒本七千餘人,南土溫溼,多有氣毒,加累年征討,死亡減秏,其見在者二千四百二十人。今四海混同,無思不服,當卷甲消刃,禮樂是務。而此州之人,識義者寡,厭其安樂,好為禍亂。又廣州南岸,周旋六千餘里,不賔屬者乃五萬餘戶,及桂林不羈之輩,復當萬戶。至於服從官役,纔五千餘家。二州脣齒,唯兵是鎮。

**** Nguyên văn Tống thư, Quyển cửu thập thất Liệt truyện, Đệ ngũ thập thất: 

南夷林邑國,高祖永初二年,林邑王范陽邁遣使貢獻,卽加除授。太祖元嘉初,侵暴日南,九德諸郡,交州刺史杜弘文建牙聚衆欲討之,聞有代,乃止。七年,陽邁遣使自陳與交州不睦,求蒙恕宥。八年,又遣樓船百餘寇九德,入四會浦口,交州刺史阮彌之遣隊主相道生三千人討,攻區粟城不剋,引還。林邑欲伐交州,借兵於扶南王,扶南不從。十年,陽邁遣使上表獻方物,求領交州,詔答以道遠,不許。十二,十五,十六,十八年,頻遣貢獻,而寇盜不已,所貢亦陋薄。

*****Trong tiếng Phạn cổ thì चन्द्र Candra có nhiều nghĩa như: mặt trăng, nước, số một, vàng, cây long não, ...v.v; còn từ छन्दन* Chandana thì có nghĩa là hấp dẫn, làm say mê, có phép thuật, ...v.v.

Tài liệu dẫn

1. Đây là ngày tháng mà các sứ bộ được yết kiến Hoàng đế.

2. Văn bản của các sử gia mà tôi dẫn ra ở đây được lấy từ ấn bản của  được công bố năm 1888 tại Thượng Hải có đề cập đến bài học 馬韋 Mã Vi; Nhưng chắc đây là sự nhầm lẫn trong ấn loát. Trong thực tế tôi không thấy có nước nào tên gọi Mã Vi; thay vào đó, chỉ có thể là 馬韓, được xác định chắc chắn là Triều Tiên. Ở một đoạn khác, k.97, tr.2 cho biết năm Thái Khang (286) Mã Hàn đã gửi sứ bộ đến triều đình Tấn Vũ Đế. 

3. Sogdiane.

4. Ông S. Levi khi xem xét đoạn này trong Mélanges Charles de Harlez, Leyde, in-4°, p. 176 et ss., đã có nhận xét là cần phải: i) coi 旃檀 tchan-ťan chiên đàn là tước vị của vua Ấn Độ; ii) đến lượt चीनस्तान* cīnasthāna [vùng đất Trung Quốc*] được sử dụng tương tự như देवपुत्र* devaputra [thiên tử] là một tước vị của các hoàng tử Indo-Scythian. Tôi thấy khó có thể chấp nhận cả hai giả thiết này.

Liên quan đến các văn bản khác có đề cập đến sứ bộ năm 昇平 Thăng Bình Nguyên niên (357) chúng ta có thể thấy rằng trong thực tế không bao giờ có vấn đề về một sứ bộ của Ấn Độ đến Trung Quốc. Đoạn đầu tiên liên quan đến ghi chú này, thì lại hơi mơ hồ, vì nó đặt kề bên nhau mà không hề xác định các yếu tố liên quan: Phù Nam + Thiên Trúc + Chiên Đàn, mà rất lạ là nếu chúng ta nghe thấy “Phù Nam và Chiên Đàn của Thiên Trúc (có nghĩa là Ấn Độ) thì hai từ này lại hoàn toàn đi liền với nhau mà không cần một từ nối 及 cập “và” để đối lập mối tương quan giữa Thiên Trúc và Chiên Đàn theo cách xếp đặt đơn giản Phù Nam và Thiên Trúc. Nếu không có bất cứ từ nối nào thì phải hiểu rằng Chiên Đàn của Thiên Trúc của Phù Nam. Liệu có tồn tại một cái tên như vậy không? Điều này có lẽ rất đơn giản vì đó là một người Ấn Độ có tên Chiên Đàn sống ở Phù Nam. Ở đây văn bản cũng nói là Thiên Trúc Chiên Đàn, nhưng ở một đoạn khác (văn bản 111 chữ nhỏ, văn bản VI) lại chỉ viết竺旃檀 Chúc Chiên Đàn. Vậy thì giờ đây rõ ràng việc đặt một tước hiệu là tên thị tộc trước tên riêng của một người chính là thói quen của Trung Quốc – còn đối với một người nước ngoài thì điều đó cũng có đôi chút khó hiểu. Cái tên Indo-Scythian của người có tên họ là 支 (được tạo thành từ cái tên 月支 Nguyệt Chi) người Ấn Độ có tên họ là 竺 Trúc (được tạo thành từ cái tên 天竺 Thiên Trúc), người Sogdiane có tên họ 康 Khang (được tạo thành từ cái tên 康居 Khang Cư Sogdiane) cũng đã đủ rõ ràng để chứng minh và không cần phải nhắc đi nhắc lại thêm nữa. Tương tự như vậy, ở Phù Nam, chúng tôi phát hiện thấy vào năm 517 có một vị sứ bộ tên là Trúc Tang Pao Lao. Tương tự như vậy là 竺那婆智 Trúc Na Bà Trí năm 456, 竺須羅達 Trúc Tu La Đạt năm 466 đã được vua Đông Dương 婆皇 Bà Hoàng cử đi sứ Trung Quốc. Thực ra thì ông M. Schlegel (Toung pao, 1, x, p. 39-40) đã khôi phục lại không phải là một từ xa lạ cho âm Trúc một cách phát âm không chắc chắn là Da, có lẽ là một tước vị của người Malayo-Polynesian, nhưng đã không cho chúng ta biết tại sao ông lại phản đối cách phát âm cổ mà không gợi ý các phương ngữ cho từ jou-cheng, cụ thể là tchok hoặc tok (竺 trúc là phiên âm âm tiết đầu của ताक्षशिल* Takṣaçila, Kinh đô của vương quốc गन्धार Gandhara*) không thể tính đến cho giả thuyết của ông. Vì vậy tôi nghĩ là một người Ấn Độ (Trúc) có tên là Chantan [Chiên Đàn]. Các văn bản đều không đề cập đến điều đó của Phù Nam.  Ông Lévi đã dẫn một đoạn về Ấn Độ trong Tou chou tsi tch'eng, trong đó Annales principal đã được sửa đổi bằng cách bỏ cái tên Phù Nam đi, mà theo ông thì có một thực tế không thể chối cãi là những người biên soạn bộ Tou chou tsi tch'eng đã được thấy sứ bộ Ấn Độ. Nhưng rõ ràng là Tou chou tsi tch'eng được soạn vào thế kỷ XVII,  và những người biên soạn đã cắt xén những đoạn chính của Annals để lưu trữ bằng rất nhiều tên gọi mà không đưa ra các phê phán sử liệu của riêng họ; có thể đưa ra rất nhiều ví dụ: họ không hề đối sánh thông tin từ các bản gốc của Biên niên sử trong các phần viết riêng về Phù Nam, và đã mắc phải mâu thuẫn.  Không nghi ngờ gì rằng những đoạn viết về Phù Nam đã không coi viên sứ bộ Trúc Chiên Đàn là người Phù Nam; khi nói đến các sứ bộ của nước này, văn bản III (chữ nhỏ) viết: “Đầu niên hiệu 昇平 Thăng Bình (từ 357 và sau đó) Mục đế đã phong tước vương cho một Trúc Chiên Đàn mới, và Phù Nam vương đã gửi sứ bộ đến cống voi đã thuần hóa”. Cũng văn bản đó có kê tên các sứ bộ Phù Nam và viết rằng năm 昇平 Thăng Bình (357) “vua Trúc Chiên Đàn dâng khẩn biểu và gửi sứ bộ sang cống voi đã thuần hóa”. Không thấy bất cứ chỗ nào nói đến sứ bộ Ấn Độ sang triều cống; hoàng tử hoặc ngụy danh, kẻ tiếm ngôi hoặc nhà vua chính trực, Chiên Đàn Ấn Độ, người có cái tên đầu là चन्द्र*Candra cũng như छन्दन* Candana, có lẽ đều sống ở Phù Nam.

Tôi cho rằng nếu như trong trường hợp này Chiên Đàn là một tước vị thì tôi hoàn toàn không tin rằng cần phải coi đó như là देवपुत्र* devaputra [thiên tử], chí ít là theo cách ông Sylvain Lévi đề xuất. Luận điểm của ông Sylvain Lévi là như sau: “Hoàng đế Trung Quốc được gọi là 天子 Con Trời và khoa nghiên cứu bi ký thì xác định đó là bắt chước các vua Indo-Scythian gọi là देवपुत्र* devaputra [con của thần linh]. Mặt khác, trong một số tích truyện được dịch từ tiếng Phạn sáng tiếng Hán thì cái tên कनिष्क* Kanishka* đứng trước 旃檀 Chiên Đàn hoặc 眞檀 Chân Đàn, phải là một tước vị. Ngày nay Chiên Đàn lại để thể hiện चीनस्तान* Cīnasthāna, tức là Trung Quốc. Nhưng mặt khác, về nguyên tắc ngữ pháp tiếng Phạn thì trong trường hợp này chúng ta có thể sử dụng cho quốc chủ cái tên của nước đó; vì vậy चीनस्तान* Cīnasthāna cũng có nghĩa là Hoàng đế Trung Quốc. Nhưng Hoàng đế Trung Quốc là Con trời, và vì vậy mà 旃檀 Chiên Đàn hoặc 眞檀 Chân Đàn thể hiện cho Cīnasthāna và do đó có thể xác định là Hoàng đế Trung Quốc, kẻ xem mình là Con trời, thì देवपुत्र* devaputra [con của thần linh] đã được sử dụng từ tương tự devaputra trong nghi thức của các vua Indo-Scythian. Nếu cách giải thích này là chính xác thì người Ấn Độ là một dân tộc quả là tinh tế. Nhưng điểm xuất phát thì lại rất có vấn đề. 旃檀 Chiên Đàn có thể đại diện cho Cīnasthāna, nhưng cũng còn có thể đại diện cho một cái gì khác, và trong thực tế luôn luôn được phiên âm là छन्दन* Candana. Không đặt nặng vào những cách phiên âm truyền thống, rất cần phải lưu ý rằng không phải Cīnasthāna luôn luôn được dịch là 眞丹 Chân Đan hoặc 震旦 Chấn Đán. Hơn nữa không phải là tôi không muốn nói những gì trái ngược với uy tín của ông Lévi, thì từ “Cīnasthāna” có vẻ vẫn khó để được coi là nói về Hoàng đế Trung Quốc, hơn là để xác định cho từ “Cīna”. Nhưng dường như tôi cũng thấy không có lý do gì để loại trừ khả năng về một từ tương đương thứ ba vẫn chưa được biết, mà tước vị ấy được chính các vua Indo-Scythian sử dụng lại là của chủng tộc này. Bản dịch bộ kinh mà ông Lévi đã dẫn, Sutralamkara 大乗荘厳経論 Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận của अश्वघोष* Asvaghosa Mã Minh có lẽ thuộc về bộ Mātṛceta trong Tandjour [Kinh] bằng tiếng Tây Tạng; trong trường hợp này thì vấn đề vẫn không giải quyết được. Trong khi đó, tôi chú ý đến một cách sử dụng khác cũng với đầu đề đó, được áp dụng cho Hoàng đế कनिष्क* Kaniska, trong bộ 僧伽羅剎所集經 Tăng Già La Sát Sở Tập Kinh (Tripit. jap. 藏 VII, 94; Nanjio, no 1352); ở đây có đề cập đến một vấn đề là 700 năm sau khi nhập niết bàn, Sangharaksa nguyên là người सौराष्ट्र * Surāstra, đã đến毽陀越 Kiến Đà Việt (Gandhàra) với vua 甄陀罽貳 Chân Đà Kế Nhị (Tchen-t'o Kanaka). Chúng ta thấy rằng trong thời gian này, tước vị ấy khác xa cách phiên âm thông thường của từ Cīnasthāna. Tước vị Chiên Đàn dường như đã tồn tại đủ dài nếu đó chính là ông thì ông đã phải tìm lại được trong 栴檀忽哩 Chiên Đàn Hốt Lý của Wou-k'ong (J.A. sept.-oct. 1895, p. 356).

5. 府庫 Phủ Khố doit indiquer toute sorte de dépôts et de magasins, et non pas seulement des bibliothèques.

6. Les Hou sont proprement les gens d'Asie centrale, mais toute écriture apparentée aux alphabets de l'Inde rentre aussi en gros dans les écritures Hou.

7. Ye-lieou est sans doute fautif pour I.ieoii-ye, « Feuille de saule », que donnent pres que tous les textes.

8. 混潰 Hỗn Hội parait fautif pour 混滇 Hỗn Điền, correspondant au 混填 Hỗn Điền des autres textes.

9. En pins de son sens naturel, l'expression事神 Sự Thần sort souvent à désigner le »:ulte brahmanique, par abřévation de 事天神 Sự Thiên Thần.

10.  扶南外邑 Phù Nam Ngoại Ấp. J'entends qu'il arriva par eau aux faubourgs de la capitale qui bordaient la rive.

11. 稱王. Xứng Vương.

12. Pays hindouisé de l'Inde Transgangétique, d'identification incertaine.

13. 1-е nom de ce pays hindouisé est óciit  闍婆婆達 Đồ Bà Bà Đạt k. U7, p. 3 v«, et, dans le 南史 Nam Sử (k. 78, p. G). 闍婆達 Đồ Bà Đạt. Il n'y a pas en core d'identification probable.

14. Le texte du 南史 Nam sử thư donne 蠻 man, barbares du Sud, et non 灣 Loan, baie. Il n'est pas douteux que ce soit une faule.

15. Văn bản này viết: 西流入海 Tây lưu nhập hải. Cách dịch thông thường nhất sẽ là: “dòng sông chảy về phía tây và đổ ra biển”. Nghĩa của hai từ 西流 tây lưu [chảy về phía tây] này chúng ta sẽ xem xét sau [văn bản số 10]. Nhưng đoạn tương tự trong Lương thư (xem ở dưới) 西北流東入在海 Tây bắc lưu đông nhập tại hải, thì nghĩa lại có vẻ nước đôi, và phải được dịch một cách rõ ràng là “[con sông] chảy từ phía tây bắc và theo hướng đông chảy ra biển”. Vậy là một cái tên của đoạn chính trước từ 流 chảy, nếu cần, có thể được sử dụng theo nghĩa nơi con sông chảy về. Đoạn dịch có vẻ bất bình thường khó mà áp dụng vào trường hợp này được. Tôi không thấy cách đặt câu này là để bắt buộc phải giải thích rằng với người Trung Quốc thì biển là ở phía đông, nên không thể nghĩ rằng một con sông nào đó lại có thể chảy về phía tây mà lại đổ ra biển được. Có nhiều câu trong tiếng Hán nổi tiếng là nước đôi. Cần nhớ rằng trong Thủy kinh có viết: “Con sông Kính đổ vào sông Vị thì trở nên đục” [Nguyên văn đoạn này trong Thiên Vũ cống của sách Thượng thư ghi như sau: 黑水到西河之間是雍州:弱水疏通已向西流,涇河流入渭河之灣,漆沮水已經會合洛水流入黃河,灃水也向北流同渭河會合 - Hắc thủy đáo Tây hà chi gian thị Ung châu: Nhược thủy sơ thông dĩ hướng tây lưu, Kính hà lưu nhập Vị hà chi loan, tất tự thủy dĩ kinh hội hợp Lạc thủy lưu nhập Hoàng hà, Phòng thủy dã hướng bắc lưu đồng vị hà hội hợp- Hà Hữu Nga ghi chú]; ở đây chúng ta phân biệt theo nghĩa, một số người cho rằng sông Vị làm đục sông Kính, còn một số khác thì lại cho rằng nước đục của sông Kính được thể hiện rõ bởi nước trong của sông Vị, và hoàng đế đã phải cử người đến để phân giải vấn đề này.

16. Je ne connais pas de pays de 激國 Kích quốc; Y Histoire des Leang (texte VI) donne 徼 Kiểu, qui ne va pas mieux, à moins qu'on n'entende 徼国 Kiểu quốc au sens de 徼外諸国 Kiếu ngoại chư quốc, «les royaumes de l'extrême lointain», mais cette interprétation me parait forcée.

17. “Deux” 二 doit être fautif pour  “un” 一. La suite du texte ne parle plus de deux arcs.

18. Le texte porte en effet Tchan-mou, mais comme plus loin le personnage est appeléseulement Tchan, il est évident qu'il faut, avec le Leang chou, corriger en 旃慕 Chiên Mộ. «Tchan par usurpation...”.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Champa Nhìn lại (I)

 

 

Michael Vickery

Người dịch: Hà Hữu Nga

 

Như đầu đề của bài viết muốn nói, tôi cho rằng lịch sử Champa, với tư cách là một tổng thể hầu như chưa có một nghiên cứu phê phán nào, kể từ khi cuốn sách1 của Georges Maspéro xuất bản năm 1928, nay cần phải được nhìn lại với các vấn đề sau: i) Nguồn gốc của người Chăm nói tiếng Nam Đảo hiện sinh sống tại Việt Nam và Cambodia; ii) Vấn đề Lâm Ấp; có phải Lâm Ấp chính là Champa do những hồ sơ đầu tiên liên quan đến vấn đề này, hay là do được xác định về sau, còn nếu Lâm Ấp không phải là Champa thì đó là gì?2 ; iii) Các quan hệ với Việt Nam, đặc biệt là quan niệm cho rằng Champa, bao gồm cả Lâm Ấp thường xuyên là nạn nhân của tệ bành trướng của người láng giềng phía bắc; iv) Cách kể về lịch sử Champa của Maspéro. Mặc dù cuốn sách của ông lập tức thu hút sự xét đoán của độc giả ngay sau khi xuất bản và càng ngày càng thấu đáo hơn kể từ Rolf Stein, nhưng các kết luận chủ yếu của ông lại được trao truyền theo nghĩa đen vào công trình tổng hợp nổi tiếng của Georges Coedès, và đã tiếp tục tác động ảnh hưởng mạnh mẽ đến các công trình nghiên cứu khác, kể cả việc chấp nhận chung của một số nhà ngôn ngữ cho đến tận thập kỷ vừa qua 3.

 

Bài viết này bao gồm cả việc xem xét lại vị thế chính trị - hành chính của các vùng người Chăm sinh sống được xác định căn cứ vào các di tích kiến trúc và bi ký trải dài từ Quảng Bình đến nam Phan Rang. Có nghĩa là nhìn lại xem liệu có phải Champa là một nhà nước/vương quốc thống nhất duy nhất như mô tả trong các công trình nghiên cứu kinh điển đã có hay đó là một loại liên chính thể do người Chăm nói tiếng Nam Đảo thống trị, hay cả hai, hoặc đó là những chính thể hoàn toàn riêng biệt, thỉnh thoảng có tranh chấp? 4

Các nguồn tư liệu: Có ba loại nguồn tư liệu cho lịch sử Champa: (1) các di tích vật chất – kiến trúc gạch vẫn được coi là hệ thống đền tháp đi liền với các công trình điêu khắc, và các tư liệu thu được từ các cuộc khai quật khảo cổ học; (2) các bi ký bằng tiếng Chăm cổ và tiếng Phạn; và (3) các sử liệu chữ Hán và tiếng Việt về mối quan hệ giữa các quốc gia đó và các chính thể khác thuộc các vùng phía nam Trung Quốc, trong đó có bắc Việt Nam, và vùng lãnh thổ thuộc nam Việt Nam ngày nay.

 

Các di tích vật chất: Các di tích vật chất trên mặt đất, hệ thống đền tháp thông qua các công trình kiến trúc đã cho thấy tối thiểu có ba vùng bắt đầu phát triển vào cùng một thời gian – khoảng các thế kỷ 8 – 9. Tuy nhiên, chắc chắn là đã có các kiến trúc sớm hơn giờ đây không còn nữa và niên đại khởi đầu thực sự thì sớm hơn. Kể từ Bắc vào Nam, các vùng đó là (1) Quảng Nam, nhất là lưu vực sông Thu Bồn, khu vực Mỹ Sơn, Trà Kiệu và Đồng Dương; (2) vùng Nha Trang với phức hợp Po Nagar, và (3) vùng Phan Rang, trong đó các bộ phận thuộc di tích Hòa Lai có thể có niên đại vào thế kỷ 8, và có lẽ có thể gồm cả các kiến trúc Pô Dam và Phan Thiết xa hơn về phía Nam.5

 

Một vùng khác, ở đó có số lượng lớn các di tích đền tháp, đó chính là khu vực Quy Nhơn, nhưng các kiến trúc ở đó lại có niên đại thế kỷ 11 – 13, mà không có các di tích sớm hơn. Toàn bộ các vùng này đều nằm ở các cảng rất thuận tiện thuộc các cửa sông, hoặc trên các con sông, không xa biển. Một di chỉ cổ tại lưu vực Thu Bồn ở đó toàn bộ các công trình kiến trúc trên mặt đất đã biến mất theo thời gian, là đề tài thu hút rất nhiều mối quan tâm, nhưng ở đó các công trình điêu khắc ấn tượng thì lại vẫn còn, đó là Trà Kiệu, cách Mỹ Sơn khoảng 20 – 30 km; tầm quan trọng của nó có lẽ từ thế kỷ thứ nhất đã được khảo cổ học phát lộ 6.

 

Hai con sông có tầm quan trọng hơn cả trong lịch sử sớm Champa, mặc dù cho đến bây giờ vẫn chưa được chú ý đúng mức. Một là – tôi sẽ chỉ rõ, con sông chưa bao giờ được quan tâm đến – sông Trà Kúk ở Quảng Ngãi với hai ngôi thành cổ Châu Sa (rõ ràng là một thành lũy lớn) và Cổ Lũy (nơi này đã phát hiện được một số công trình điêu khắc quan trọng, có lẽ niên đại từ thế kỷ 7 – 8). Cả hai ngôi thành này đều nằm gần cửa sông, cùng với các di tích của ngôi tháp Chánh Lộ có các công trình điêu khắc rất đáng chú ý, có niên đại thế kỷ 11. Việc gần như bỏ qua thành Châu Sa của các nhà khảo sát trước đây có lẽ do họ không phát hiện được hệ thống đền tháp ấn tượng, mà lại chỉ có một bi ký 7. Còn con sông kia là Đà Rằng - Sông Ba, đổ vào biển ở Tuy Hòa, giữa Quy Nhơn và Nha Trang; đó là một lưu vực rộng nhất ở Việt Nam. Các di tích của các giai đoạn khác nhau đã được phát hiện dọc triền sông, một bi ký Phạn thế kỷ XV ở vùng cửa sông, và Thành Hồ rộng hơn thành Châu Sa, cách biển khoảng 15 km. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là một tuyến đường thủy quan trọng vào nội địa 8.

 

Một vùng khác cũng bị bỏ qua, đó là vùng phía cực bắc của Champa ở Quảng Trị và Quảng Bình, rõ ràng là thuộc thế kỷ 9 – 10, khi Indrapura và khu vực đền tháp Đồng Dương hưng thịnh và khi các di chỉ Phật giáo Đại thừa phát triển tại Ròn/Bắc Hạ, Đại Hữu, Mỹ Đức và Hà Trung 9. Vùng này có lẽ được đưa vào phạm vi “triều vua thứ sáu” của Maspéro, nhưng các công trình tưởng niệm của nó đã không được nghiên cứu trong thời gian ông đang viết về vấn đề này, và tầm quan trọng của vùng này chưa bao giờ được đánh giá đúng mức. Hơn nữa, ý nghĩa to lớn của nó lại bị lu mờ đi trong các văn liệu với việc quy cho các công trình đó thuộc “phong cách” được đặt tên cho các trung tâm xa hơn về phía nam, chẳng hạn như Đồng Dương, Mỹ Sơn, v.v...10. Việc chú ý thiết yếu đến vùng này buộc chúng ta phải diễn giải lại lịch sử các sự kiện trong các thế kỷ 10 – 11.

 

Cần phải nhấn mạnh rằng việc định niên đại nhiều di tích kiến trúc và việc phát hiện các công trình điêu khắc trên mặt đất vẫn cần phải được nghiên cứu kỹ hơn, vì người ta đã không còn chấp nhận các diễn giải cũ là hợp lý nữa. Các mẫu bao gồm Mỹ Sơn E-1, được định niên đại bằng cách so sánh với điêu khắc Cambodia cách xa 700 km với một bi ký mơ hồ đi kèm; cụm tháp Hòa Lai, Phan Rang được định niên đại theo Damrei Krap ở Phnom Kulen, Cambodia, căn cứ vào một mẩu huyền thoại trên bi ký Cambodia Sdok Kak Thom; phong cách Tháp Mắm, Bình Định thì dựa vào cách xử lý nặng tính hư cấu của Maspéro; còn phong cách Mỹ Sơn A1 trước hết dựa trên một định kiến của Henri Parmentier cùng một bi ký bị lạm dụng và giờ đây không còn được phân biệt rõ ràng khỏi Trà Kiệu mà ngày nay rất ít người đồng ý vì những phong cách Trà Kiệu khác nhau được khảo cổ học thực địa phát hiện11. Vì vậy trong giai đoạn nghiên cứu này thì việc định niên đại các công trình kiến trúc và điêu khắc của lịch sử Champa đều khá lỏng lẻo.

 

Bi ký: Bi ký Champa được thể hiện bằng hai ngôn ngữ, Chăm và Phạn. Bi ký Chăm được coi là cổ nhất chính là bia Võ Cạnh được phát hiện tại một di chỉ gần Nha Trang. Nó được định niên đại vào khoảng thế kỷ 2 – 4, và càng ngày người ta càng có những ý kiến khác nhau về việc nó có thuộc Champa hay thuộc về một thủ lĩnh Phù Nam đã từng chinh phục vùng đất sau đó đã trở thành một phần của Champa. Quan điểm cuối cùng của Coedès được Maspéro ủng hộ cho rằng bia đó thuộc Phù Nam, và vị thủ lĩnh được xác định rõ ràng, có tên श्री मार* Śrī Māra, được viết bằng chữ Hán là 范師蔓* Fan Shih man Phạm Sư Mạn, còn tôn giáo thời kỳ đó là Đạo Phật. Quan điểm đó được thịnh hành đến tận năm 1969, khi Jean Filliozat cho rằng tước vị Māra có lẽ có nguồn gốc từ một tước vị hoàng gia पाण्ड्य* Pandyan, còn nội dung của tấm bi ký có thể cũng chỉ ẩn ý Ấn Độ giáo như là Phật giáo mà thôi. Cách xử lý như vậy dường như cho thấy bia Võ Cạnh có thể không được coi là thuộc Phù Nam, hoặc Champa, và chắc chắn không thuộc Lâm Ấp 12. 

 

Tuy nhiên ngày nay William Southworth đã lôi cuốn sự chú ý đến những đặc điểm nhất định của nội dung bi ký, có vẻ thể hiện xã hội Nam Đảo; nếu lập luận ấy đứng vững thì có thể hoàn trả lại cho một thực thể Chăm tấm bi ký đầu tiên đó, mặc dù nó không thuộc Lâm Ấp. Như Southworth đã lưu ý, đoạn dịch dưới đây của Filliozat và Claude Jacques: “Tác giả của tấm bi ký này có lẽ không hề là hậu duệ của Śrī Māra, mà là một người con rể đã kết hôn với dòng tộc mẫu hệ thống trị. Trọng tâm then chốt của dòng tộc này rõ ràng là người con gái của cháu nội Śrī Māra, mà tác giả của tấm bi ký xuất thân từ gia đình đó, còn nội dung tấm bi ký đã cho thấy tôn ty mẫu hệ này”. 

 

Có nghĩa là loại vật quyên cúng này được mô tả trong bi ký là “rất thông thường trong các xã hội mẫu hệ”, và tấm bi ký “chủ yếu được thúc đẩy bởi các mối quan tâm xã hội bản địa”. Cái tên Śrī Māra có thể vẫn thuộc về nguồn gốc Tamil như Filliozat đề xuất – mà người Chăm học được trong các chuyến hải hành đến Ấn Độ và sử dụng cái tên đó một thời gian cho đến khi tước vị phạn वर्मन्* varma che chở, bảo vệ* trở thành phổ biến vào giai đoạn sau. Nha Trang, như Southworth đã mô tả, là một cảng “trên tuyến thương mại chính qua Đông Nam Á” từ Ấn Độ đến bắc Việt Nam và nam Trung Quốc, “tạo ra một bối cảnh lịch sử và địa lý hợp lý cho việc dựng bia Võ Cạnh” 13. Tấm bia được coi là cổ xưa thứ hai, thế kỷ IV, sau Võ Cạnh là một văn bản cổ ngữ Chăm thuộc Đông Yên Châu, gần Trà Kiệu. Được phát hiện tại vùng Thu Bồn, không xa Mỹ Sơn, đây cũng là loại văn bản cổ nhất của bất cứ cổ ngữ Nam Đảo hoặc Đông Nam Á nào 14.  

 

Cả hai tấm bia sớm này đều biệt lập và có thể không thuộc vào số còn lại, những tấm bia còn sót lại không được phân bố hoàn toàn phù hợp với các di tích vật chất. Nhóm bia có nội dung mạch lạc nhất gắn liền với sự phát triển sớm của lưu vực sông Thu Bồn, di chỉ Mỹ Sơn, đồng thời chỉ có những văn bản biệt lập ở nơi khác. Từ thế kỷ V-VIII có 20 bi ký tất cả đều bằng chữ Phạn, trừ hai bia ở Mỹ Sơn hoặc gần đó. Theo các thống kê của Southworth thì 19 bi ký với 279 dòng văn bản ở Quảng Nam, với 12 bi ký và 258 dòng ở Mỹ Sơn, nhưng chỉ có ba bi ký với 13 dòng ở nơi khác 15. Sau đó từ giữa thế kỷ VIII đến giữa thế kỷ IX, khoảng 774 đến 854, có một nhóm 8 bia mạch lạc nhất ở phía Nam. Hầu hết các bia này đều ở Phan Rang, chỉ có vài cái ở Nha Trang; 5 tấm bia hòan toàn, hoặc một phần, viết bằng chữ Chăm. Tiếp theo, từ 875 (hoặc sớm hơn tý chút) đến 965, có 25 bi ký được coi là thuộc triều इन्द्रपुरा* Indrapura/Đồng Dương, lại ở phía bắc vùng Thu Bồn, nhưng riêng biệt khỏi Mỹ Sơn. Các bi ký này đều phác họa một khu vực rõ ràng từ Quảng Nam đến Quảng Bình và chỉ có loại cổ tự trong các văn tập đã được công bố phát hiện ở phía bắc Huế. Bốn bi ký nhóm này ở phía Nam và 16 bi ký hoàn toàn hoặc một phần thuộc chữ Chăm 16. Một bi ký có nhiều cổ tự Chăm hơn cả, và có lẽ liên quan là bia Mỹ Sơn, có niên đại 991 (xem bên dưới).

 

Về sau các bi ký này phân bố khá đồng đều giữa Bắc và Nam cho đến đầu thế kỷ XIII, sau đó có 32 bia được phát ở phía Nam, và chỉ có sáu bia ở Mỹ Sơn, niên đại muộn nhất là 1263. Sau năm 991, trong số 75 bia đã biết cho đến cái cuối cùng năm 1456 thì chỉ có 5 cái bằng chữ Phạn, tất cả đều trước năm 1263, và số còn lại là chữ Chăm. Trong cùng giai đoạn có 18 bia Mỹ Sơn tính đến chiếc cuối cùng được định niên đại 1263 và một bia khác từ cuối thế kỷ शक* śaka XII, hai trăm năm sau khi các vua Champa, theo Maspéro, được cho là chuyển về phía nam đến विजय* Vijaya do sức ép của người Việt, một hoàn cảnh buộc phải xem xét lại các mối quan hệ giữa hai chính thể này.   

 

Thật khác thường là Bình Định/Quy Nhơn mặc dù rõ ràng có tầm quan trọng như hệ thống tháp gạch đã chứng tỏ và rõ ràng các nguồn tư liệu Champa và Cambodia đều chú ý đến nó, nhưng ở đây lại chỉ thấy có 7 bi ký rất ngắn – tất cả đều muộn màng, và chỉ có một bi ký có nhiều giá trị lịch sử hơn cả (C53 and C54/1178-1278, C58/1259, C55/1265, C52/thế kỷ ś., C47/1401, C56/1456). Tất cả các bi ký chủ yếu của các nhà cai trị được cho là đã kiểm soát Bình Định trước thế kỷ XIII đều được chạm khắc tại Mỹ Sơn. [Về vấn đề này, xin xem ở dưới, trong phần nói về Vijaya.

 

Một tập hợp các bi ký chi tiết và mạch lạc nhất, chí ít là có một chục văn bản, liên quan đến các mối quan hệ của các thế kỷ XI – XIII, hầu như hoàn toàn là chiến tranh với Cambodia. Việc thảo luận chi tiết về các bi ký này được trình bày tại mục về lịch sử tự sự ở phía dưới. Công trình đầu tiên về các bi ký Champa bắt đầu vào cuối thế kỷ XIX. Abel Bergaigne bắt đầu tổng hợp các thông tin từ các bi ký từ năm 1888, và công bố các văn bản Phạn ngữ năm 1893. Công trình đầu tiên về các bi ký Chăm ngữ là của Étienne Aymonier năm 1891. Sau đó, trong một loạt bài viết, Louis Finot đã xử lý cả các bi ký Chăm ngữ và Phạn ngữ, bằng cách biến đổi một số vấn đề diễn giải về sau của Aymonier. Édouard Huber cũng đã thực hiện một công trình nghiên cứu quan trọng liên quan 17.

 

Vẫn còn những vấn đề về việc giải thích theo nghĩa đen một số văn bản Chăm ngữ. Vì hầu hết các bi ký được Aymonier xử lý trong bài viết năm 1891, nhưng ông đã không công bố chính văn bản đó, và cũng không hề đưa ra một bản dịch đầy đủ, mà chỉ tóm tắt các chi tiết quan trọng. Rõ ràng là một số bi ký vẫn cần có những diễn giải mới, để rồi cuối cùng, nó đã thu hút được sự chú ý của một nhà Chăm học tài năng. Khi Louis Finot tiếp tục công việc công bố và dịch các bi ký Chăm, ông luôn chọn các văn bản mà Aymonier không xử lý; và vì ông không phải là một chuyên gia về ngôn ngữ, nên không thể chấp nhận toàn bộ các bản dịch của ông mà không đặt câu hỏi.  Vì chất lượng không chắc chắn của các bản dịch cổ ngữ Chăm, nhất là công trình của Aymonier, và của cả Finot nữa, nên tất cả các diễn giải về các sự kiện lịch sử dựa vào đó đều phải được trình bày bằng cách thông báo trước rằng để có được những bản dịch tốt hơn thì buộc phải xem xét lại một số chi tiết.

 

Giờ đây đã có một công trình mới của Anne-Valérie Shweyer về các bi ký Champa được sử dụng làm hướng dẫn cho tất cả các xuất bản phẩm. Nó có ý liệt kê toàn bộ các bi ký đã được công bố theo trật tự niên đại, đã được hiệu chỉnh với các cột ghi số đăng ký, vị trí, tên người và tên các thần được đề cập và các công bố khác liên quan 18. Ngoài công trình của Shweyer, không có một nghiên cứu nguyên bản nào mới về các bi ký Chăm trước năm 1920, và danh mục tư liệu chuẩn về các bi ký Champa, cả Chăm ngữ và Phạn ngữ, đều có niên đại từ 1923 19.
____________________________

Còn nữa...

 

Nguồn: Michael Vickery 2005. Champa revised, Asia Research Institute Working Paper Series No. 37, 2005. The ARI Working Paper Series is published electronically by the Asia Research Institute of the National University of Singapore.

Tác giả: Chân thành cảm ơn Bruce Lockhart đã giúp chuẩn bị bản thảo để công bố trong ARI Working Papers Series.

Ghi chú của người dịch: Các từ có đánh dấu sao [*] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định nghĩa của từ mà thôi.

1. Georges Maspéro, Le Royaume de Champa (Paris: École Française d’Extrême-Orient reprint, 1988); ấn bản gốc là Paris and Brussels: Éds. G. Van Oest, 1928.

2. Tôi quyết định đọc vần này là Linyi. Cách viết ở Việt Nam ngày nay đã bỏ đi dấu gạch nối giữa hai từ tên địa danh. Trước đây nó được viết là Lin-I hoặc Lin-Yi, như trong Rolf Stein, Le Lin-Yi, sa localisation, sa contribution à la formation du Champa et ses liens avec la Chine, in Han-Hiue, Bulletin du Centre d’Études Sinologiques de Pékin, 2 (1947). [Lâm Ấp, định vị và đóng góp của nó cho quá trình hình thành Champa và các mối quan hệ của chúng với Trung Quốc]. Các địa danh và tên đền tháp Champa cũng được ghi theo cách đọc vần trong các văn liệu tiếng Việt hiện nay.

3. Louis Finot, nhìn lại Maspéro, Le Royaume de Champa, Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient (henceforth BEFEO), 28 (1928): 285-92; in lại năm bản năm 1988 của Maspéro, Royaume de Champa; George Coedès, Histoire ancienne des états hindouisés d’Extrême-Orient (Hanoi: Imprimerie d’Extrême-Orient, 1944); Coedès, Les états hindouisés d’Indochine et d’Indonésie (Paris: Éditions E. de Boccard,1948); Coedès, Les états hindouisés d’Indochine et d’Indonésie, rev. edn (Paris: Éditions E. de Boccard, 1964); Coedès, The Indianized states of Southeast Asia, ed. Walter F. Vella, tr. Sue Brown Cowing (Honolulu: University of Hawaii, 1968); Graham Thurgood, From ancient Cham to modern dialects, two thousand years of language contact and change (Honolulu: University of Hawaii, 1999).

4. Đối với các sử gia và các bi ký học Champa trước đây nó được coi là có một một Champa duy nhất từ khi xuất hiện Lâm Ấp. Xem Étienne Aymonier, ‘Première étude sur les inscriptions tchames’, Journal Asiatique (henceforth JA), série 8, 17 (1891): 5-86; Louis Finot, Bia Śambhuvarman [शम्भुवर्मन्* Fan Fan-tche 范梵志* Phạm Phạm Chí] ở Mĩ Sơn - ‘Stèle de Śambhuvarman à Mi-so’n’, BEFEO, 3 (1903): 206-11; Louis Finot, ‘Notes d’épigraphie VI: Inscriptions de Quảng Nam’, BEFEO, 4 (1904): 83-115 (see p. 113); Finot, ‘Notes d’épigraphie XI: Les inscriptions de Mi-so’n’, BEFEO, 4 (1904): 897-977; Finot, ‘Les inscriptions du Musée de Hanoi’, BEFEO, 15 (1915): 1-19; Paul Pelliot, ‘Deux itinéraires de Chine en Inde à la fin du VIIIe siècle’, BEFEO, 4 (1904): 131-385; và các nguồn tư liệu dẫn trong ghi chú ở trên. Các nghiên cứu gần đây coi Champa là một liên chính thể có thể thấy trong Actes du séminaire sur le Campā, organisé à l’Université de Copenhague le 23 mai 1987 (Paris: Centre d’Histoire et Civilisations de la Péninsule Indochinoise, 1988).

5. William Aelred Southworth, The origins of Campā in Central Vietnam, a preliminary review (Ph.D. diss., School of Oriental and African Studies, University of London, 2001), pp. 416-7. Bảng 3 cho thấy chuỗi kiến trúc do Philippe Stern đề xuất trong L’art du Champa (ancien Annam) et son évolution (Paris: Adrien-Maisonneuve, 1942), và Bảng 4, đề xuất xem xét lại của Southworth. Ông đã bỏ qua mọi tham chiếu với Pô Nagar of Nha Trang, cho dù Bảng đề xuất của ông có tiêu đề là Chuỗi định vị kiến trúc Campa đến đầu thế kỷ 11 SCN, trong khoảng thời gian đó, sao lại có thể bỏ qua Pô Nagar được.

6. Ibid., dẫn công trình trước đây của Claeys và Glover.

7. Đây là trường hợp bi ký C61 được trích dẫn, như trong Édouard Huber, ‘L’épigraphie de la dynastie de Đồng Dương’, BEFEO, 11 (1911) 282; Finot, ‘Inscriptions du Musée’, p. 11; Southworth, ‘Origins of Campā’, pp. 149, 151. For Chánh Lộ see Jean Boisselier, La statuaire du Champa (Paris: Publications de l’École Française d’Extrême-Orient, 1963, p. 214.

8. Charles Higham, The archaeology of mainland Southeast Asia (Cambridge: Cambridge University Press,1989), pp. 304-5; Ngô Văn Doanh, Chămpa ancient towers: Reality & legend (Hanoi: Institute for South-East Asian Studies, 2002), pp. 281-92.

9. Boisselier, Statuaire du Champa, pp. 118, 101, 133-9, 141, 147-8, 276.

10. Examples are L’Association Française des Amis de l’Orient, Le Musée de sculpture Caü de Đà Nẵng (Paris: Éditions de l’AFAO, 1997), p. 142, no. 121, from Hà Trung (Mỹ Sơn style); p. 144, no. 124, from Đại An (Mỹ Sơn style); and p. 175, no. 192, from Mỹ Đức (Đồng Dương style).

11. Stern, Art du Champa, p. 70, mặc dù không khẳng định sử dụng bất cứ bi ký nào trong việc định niên đại các công trình tưởng niệm thì việc Damrei Krap được xác định niên đại đầu thế kỷ IX, khoảng 802, trên cơ sở tích truyện Jayavarman II trong bi ký Sdok Kak Thom, Cambodia (AD 1052), nhưng với niên đại 802 được qui cho Jayavarman là từ các bi ký sau này. Đối với Mỹ Sơn A1, Stern chỉ rõ, tr. 94, rằng Parmentier “làm việc theo nguyên tắc các hình thái nghệ thuật hoàn hảo hơn thì cổ hơn”. Đó là định kiến nảy sinh ra cách định niên đại sai lầm cho Mỹ Sơn A-1, sau đó hình như đã được hỗ trợ bởi một bi ký sớm được phát hiện gần đó nhưng thực ra lại không có liên hệ gì quần thể khu tưởng niệm. Vì cách xử lý Tháp Mắm của Boisselier quá vụng về, có lẽ vì ông quá tòng phục theo cách xác định của Stern đối với phong cách Bình Định. Trước hết Boisselier gợi ý rằng phong cách đó xuất hiện sớm ngay sau khi thủ đô được cho là đã chuyển về Bình Định, khoảng năm 1000, theo Maspéro, nhưng sau đó khi thấy không ổn, ông đã vẫn tiếp tục vụng về đặt nó vào thế kỷ XII, chắc chắn không ăn nhập gì với quần thể tưởng niệm chính ở khu vực đó, các đền tháp xung quanh Quy Nhơn (Boisselier, Statuaire du Champa, pp. 223, 256-274, 308-9). Những điêu khắc loài quỷ được bảo tồn tốt tại Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng cho thấy ảnh hưởng Việt Nam/Trung Quốc [boisselier, pp. 291-3] và phải muộn hơn, có thể thế kỷ XIV hoặc thậm chí XV. Như William Southworth, thông tin riêng ngày 10 tháng 11 năm 2004, đã lưy ý “Toàn bộ giai đoạn này và toàn bộ chuỗi lịch sử nghệ thuật và điêu khắc Bình Định cần phải được xem lại một cách chi tiết hơn ... [và] bản thân di chỉ Tháp Mắm thực sự cũng có thể có niên đại từ cuối thế kỷ XIV đến thế kỷ XV”.  

12. Coedès, Các nhà nước Ấn Độ hóa, Indianized states, p. 40; Jean Filliozat Bi ký được gọi là “Vỏ [sic]-Cạnh”, ‘L’inscription dite de “Vỏ [sic]-Cạnh”’, BEFEO, 55 (1969): 107-16; Claude Jacques, Ghi chú về phong cách “Vỏ [sic]-Cạnh” Notes sur la stèle de “Vỏ [sic]-Cạnh”’, pp. 117-24 cũng có cùng vấn đề; Michael Vickery, ‘Funan reviewed: Deconstructing the ancients’, BEFEO, 90-91 (2003-4): 101-43; và thảo luận của Southworth, ‘Origins of Campā’, ghi chú ở dưới.

13. Ibid., pp. 204-5.

14. Bi ký Chăm sớm nhất này là C174, mà Maspéro vẫn chưa biết và Anne-Valérie Schweyer đã bỏ qua trong Niên đại bi ký Champa đã công bố - Chronologie des inscriptions publiées de Campā, Études d’épigraphie cam-1, BEFEO, 86 (1999): 321-44. Xem George Coedès Bi ký Chăm ngữ cổ nhất ‘La plus ancienne inscription en langue chame’, in Eastern and Indian Studies in honour of F. W. Thomas, C. I. E. (Bombay: New Indian Antiquary Extra Series I, No. 48), pp. 39-52..

15. Southworth, Các cội nguồn Champa ‘Origins of Campā’, 241.

16. Anne-Valérie Schweyer, Triều vương Indrapura Quảng Nam, Việt Nam - Le dynastie d’Indrapura (Quảng Nam, Viet Nam)’, Southeast Asian Archaeology 1998: Proceedings of the 7 International Conference of the European Association of Southeast Asian Archaeologists, ed. Wibke Lobo and Stefanie Reimann (Hull: University of Hull Centre for South to East Asian Studies, 1998), pp. 205-17; Schweyer, Niên đại các bi ký - Chronologie des inscriptions. Schweyer – Nghề làm đồ bạc thời triều vương Indrapura Quảng Nam, Việt Nam -  La vaisselle en argent de la dynastie d’Indrapura (Quảng Nam, Việt Nam), Études d’épigraphie cam - II’, BEFEO, 86 (1991): 345-55 cho rằng khu vực có các bi ký là thuộc quyền kiểm soát cảu triều vương này. William Southworth cực kỳ phản đối việc sử dụng Indrapura ngoài di chỉ Đồng Dương, và rõ ràng ông không chấp nhận quan điểm của Schweyer về một triều đại; xem Southworth Ghi chú về địa chính trị Champa ở miền trung Việt Nam trong các thế kỷ 8-9 SCN - Notes on the political geography of Campā in central Vietnam during the late 8 and early 9 centuries AD’ trong Lobo and Reimann ed., Southeast Asian Archaeology 1998, pp. 237-44.

17. Aymonier, ‘Première étude’; Finot, các bài viết dẫn trong chú thích 4; Abel Bergaigne,  Vương quốc Champa cổ ở Đông Dương, theo các bi ký - L’ancien royaume de Campā dans l’Indochine, d’après les inscriptions’, in lại từ Journal Asiatique (Paris: Imprimerie Nationale, 1888); Bergaigne, Bi ký Phạn ngữ Champa, Bi ký Phạn ngữ Cambodge - Inscriptions sanscrites de Campā, Inscriptions sanscrites du Cambodge (Paris: Imprimerie Nationale, 1893); Huber, Nghiên cứu văn bia Vương triều ‘Épigraphie de la dynastie’.

18. Schweyer, như lưu ý ở trên, đã bỏ qua bi ký Chăm ngữ sớm nhất, C174 from Ðông Yên Châu, do Coedès công bố trong ‘Plus ancienne inscription’. Bi ký này cũng bị quên trong danh mục Nghiên cứu văn bia xứ Chăm - Études épigraphiques sur le pays cham, ed. Claude Jacques (Paris: École Française d’Extrême-Orient, 1995). Schweyer cũng đã chuẩn bị một số bản dịch mới về các bi ký Chăm Pô Nagar, Nha Trang, sẽ in trong Aséanie, 14 (2004): 109-40 và 15 (2005), sắp tới. Các đoạn dịch được dẫn ở đây chính là ‘Po Nagar’. Xin chân thành cảm ơn cô vì đã cung cấp các đoạn dịch đó cho tôi.

19. Đây là danh mục trong công trình của George Coedès và Henri Parmentier, Danh mục tổng hợp về bi ký và công trình đền tháp Champa và Cambodge - Listes générales des inscriptions et des monuments du Champa et du Cambodge (Hanoi, Ecole Française d’Extrême-Orient, 1923).

Bibliography

L’Association française des amis de l’orient (AFAO), 1997 Le Musée de sculpture Ca∝ de Đà Nẵng, Editions de l’AFAO, Paris.

Aymonier, Étienne 1880 “Chronique des anciens rois du Cambodge”.

Excursions et Reconnaissances, IV, 2 (1880), pp. 149-80.

1891 “Première étude sur les inscriptions tchames”, Journal Asiatique, janvier-février 1981, pp. 5-86.

1901, 1904 Le Cambodge. Vol I: Le royaume actuel. Paris: Ernest Leroux. Editeur, 1900. Vol. II: Les provinces siamoises. Paris: Ernest Leroux, Editeur, 1901. Vol III: Le Groupe d’Angkor et l’histoire. Paris: Ernest Leroux, Editeur, 1904.

1911 “L’inscription came de Po Sah”, Bulletin de la Commission Archéologique de l’Indochne, pp. 13-19.

Aymonier, Étienne et Antoine Cabaton 1906 Dictionnaire Čam-Français, Paris, Imprimerie Nationale, Ernest Leroux, Éditeur.

Bellwood, Peter 1985 Prehistory of the Indo-Malaysian Archpelago, Orlando, Academic Press.

1992 “Southeast Asia Before History”, The Cambridge History of Southeast Asia Volume I, pp. 53-136.

1993 "Cultural and Biological Differentiation in Peninsular Malaysia: The Last 10,000 Years", Asian Perspectives Vol. 32, No. 2 (Fall 1993), pp. 37-59.

Bergaigne, Abel 1888 “L’Ancien royaume de Campā dans l’Indochine, d’après les inscriptions”, Extrait du Journal Asiatique, Paris, Imprimerie Nationale.

1893 Inscriptions sanscrites de Campa, Inscriptions sanscrites du Cambodge. Notices et extraits des manuscrits de la Bibliothèque Nationale, Tome 27, (1ere partie), 2e fascicule, Paris, Imprimerie Nationale.

Blust, Robert A. 1988 "The Austronesian Homeland: A Linguistic Perspective", Asian Perspectives 26, pp. 45-67.

1992 “The Austronesian Settlement of Mainland Southeast Asia”, in Papers From the Second Annual Meeting of the southeast Asian Linguistics Society 1992, Edited by Karen L. Adams and Thomas John Hudak Arizona Sate University, Program for Southeast Asian Studies, Tempe,
Arizona, 1994.

Coedès, George 1918 “Le royaume de Çrī Vijaya", BEFEO 18, 6 (1918), pp. 1-28

1928 “La date du Bayon”, BEFEO 28, pp. 81-103

1929 “Nouvelles données chronologiques et généalogiques sur la dynastie de Mahīdharapura”, BEFEO 29, pp. 297-330, including the inscription of Banteay Chhmar, pp. 309-315.

1932 “Quelques sugestions sur la méthode à suivre pour interpreter les bas-reliefs de Bantãy Chmàr et de la galérie extérieure du Bàyon”, BEFEO 32, pp. 71-81.

1939 “La plus ancienne inscription en langue chame”, in Eastern and Indian Studies in honour of F.W. Thomas, C.I.E., pp. 46, ff.

1942. Inscriptions du Cambodge Vol. 2. École Française d’Extrême-Orient. Collection de textes et documents sur l’Indochine III. Hanoi: Imprimerie d’Extrême-Orient.

1944 Histoire ancienne des états hindouisés d’extrême-orient. Hanoi. Imprimerie d’extrême-orient.

1964a Les états hindouisés d’Indochine et d’Indonésie. Nouvelle édition revue et mise à jour. Paris: Éditions E. de Boccard.

1964b Inscriptions du Cambodge Vol. 7. École Française d’Extrême-Orient. Collection de textes et documents sur l’Indochine III. Paris: École Française d’Extrême-Orient.

1966 Inscriptions du Cambodge Vol. 8. Paris, École Française d’Extrême-Orient.

1968 The Indianized States of Southeast Asia, edited by Walter F. Vella, translated by Sue Brown Cowing. Honolulu, University of Hawaii Press.

Coedès, George et Pierre Dupont 1943-46 "Les stèles de Sdòk Kak Thom, Phnom Sandak et Prá.h Vihãr.” BEFEO 43:56-154.

Coedès, George et Henri Parmentier 1923 Listes générales des inscriptions et des monuments du Champa et du Cambodge, Hanoi, Ecole Française d’Extrême-Orient, 1923.

Copenhagen 1988 Actes du séminaire sur le Campā, organisé à l’Université de Copenhague le 23 mai 1987, Paris, Travaux du centre d’histoire et civilisations de la péninsule indochinoise. 1988

Damais, L[ouis]-C[harles] 1957 Review of Prof. Dr. Poerbatjaraka. Riwajat Indonesia, djilid 1 (Histoire de l’Indonésie, vol. 1). Djakarta. Jajasan Pembangunan. Bulletin de L’École Française d’Extrême- Orient 48 (1957), pt. 2, pp. 607-49.

Demiéville, Paul 1951 “R.A. Stein, ‘Le Lin-yi, sa localisation, sa contribution à la formation du Champa et ses liens avec la Chine’”, T’oung Pao 40:336-351.

Diffloth, Gérard 1992 “Vietnamese as a Mon-Khmer Language”, in Papers from the 1st Annual Meeting of the South to East Asisan Linguistivcs Society. M. Ratliff and E. Schiller, eds., Tucson, Arizona State University Press, pp. 125-139.

1995 Paper presented in Hanoi, cited in Nguyễn Hữu Hoành, Tiêng Katu, 21-22, 219.

ÉÉPC 1995 Études Épigraphiques sur le Pays Cham, réunies par Claude Jacques. Paris: Presses de l’École Française d’Extrême- Orient, Réimpression No 7.

Filliozat, Jean 1969 ‘L’inscription dite de ‘Vỏ [sic! Võ]-Cạnh’”, Bulletin de L’École Française d’Extrême-Orient 55 (1969), pp. 107-116.

Finot, Louis 1902 “Deux nouvelles inscriptions de Bhadravarman Ier”, Bulletin de L’École Française d’Extrême-Orient II, pp. 185-191.

1903 “Stèle de Śambhuvarman à Mi-so’n”, Bulletin de L’École Française d’Extrême-Orient III (1903), pp. 206-211

1904a “Notes d’épigraphie VI: Inscriptions de Quảng Nam”, Bulletin de L’École Française d’Extrême-Orient IV (1904), pp. 83-115

1904b “Notes d’épigraphie XI: Les inscriptions de Mi-so’n”, Bulletin de L’École Française d’Extrême-Orient IV (1904), pp. 897-977

1915 "Les inscriptions du Musée de Hanoi, BEFEO XV (1915), pp. 1-19

1915 b ‘Les inscriptions du Jaya Parameśvaravarman I roi du Champa’, Bulletin de L’École Française d’Extrême-Orient, 15/2, pp. 39-43.

1915c ‘Errata et Addenda’, Bulletin de L’École Française d’Extrême-Orient, 15/2, pp. 185-192.

1928 Review of Maspéro, Le royaume de Champa, BEFEO XXVIII, pp. 285-292. Reprinted in Maspéro 1928.

Glover, Ian 1997 "The Excavations of J.-Y. Claeys at Trà Kiệu , Central Vietnam, 1927- 28: from unpublished archives of the EFEO, Paris, and records in the possession of the Claeys family", Journal of the Siam Society, Volume 85, Parts 1&2, pp. 173-186.

Groslier, Bernard Philippe 1973 Inscriptions du Bayon, in Jacques Dumarçay, Le Bayon histoire
architecturale du temple, Publications de l’Ecole Française d’Extrême-Orient, Mémoires Archéologiques III-2, Paris, l’Ecole Française d’Extrême-Orient, 1973, pp. 83-306.

Hall, Kenneth R. 1985 Maritime Trade and State Development in Early Southeast Asia. Honolulu: University of Hawaii Press, 1985

Huber, Edouard 1905 "Le clan de l’aréquier", Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient V,1905, pp. 170-5.

1911 “L’épigraphie de la dynastie de Đồng Dương”, BEFEO 11, pp. 268-311.

Jacques, Claude 1969 “Notes sur la stèle de ‘Vỏ [sic! Võ]-Cạnh’”, Bulletin de L’École Française d’Extrême-Orient 55 (1969), pp. 117-124.

1995 Études Épigraphiques sur le Pays Cham, réunies par Claude Jacques. Paris: Presses de l’École Française d’Extrême-Orient, Réimpression No 7.

1996 "Le Bayon et l’épigraphie", in First Symposium on the Bayon, Final Report – Volume I, pp. 78-86.

Lafont, Pierre-Bernard 1979 “Études Cam III. Pour une réhabilitation des chroniques rédigées en Ca∝ moderne”, BEFEO 1979, pp. 105-111.

1988 “Avant Propos”, Actes du séminaire sur le Campā, organisé à l’Université de Copenhague le 23 mai 1987, Paris, Travaux du centre d’histoire et civilisations de la péninsule Li Tana

1998 Nguyễn Cochinchina, Southern Vietnam in the Seventeenth and Eighteenth Centuries, Ithaca: Cornell Southeast Asia Program Publications.

Pierre-Yves Manguin 1979 "L’Introduction de l’Islam au Campā", BEFEO, LXVI, 1979, pp. 255-287.

Maspéro, Georges 1928 [1988] Le royaume de Champa, réimpression de l’École Française d’Extrême-Orient, Paris.

Moussay, Gerard 1971 Dictionnaire Căm-Vietnamien-Français, Phanrang, Centre Culturel Căm.

Népote, Jacques 1993 (1-2) “Champa, propositions pour une histoire de temps long”, Péninsule, Nouvelle série, 26-27.

Pelliot, Paul 1903 “Le Fou-Nan”, Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient III, 1903, Hanoi, pp. 248-303.

1904 “Deux itinéraires de Chine en Inde à la fin du VIIIe siècle”, Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient IV, Hanoi, pp. 131-385.

Po Dharma 1987 (I-II) Le Pa∂urajga (Campa) 1802-1835, tomes I-II. Paris, Publications de l’École Française d’Extrême-Orient.

1988 "Etat des dernières recherches sur la date de l’absorption du Campā par le Vietnam", Actes du séminaire sur le Campā, organisé à l’Université de Copenhague le 23 mai 1987, Paris,
Travaux du centre d’histoire et civilisations de la péninsule indochinoise, pp. 58-69.

1999 Quatre lexiques malais-can anciens rédigés au Campā, Presses de l’École française d’Extrême-Orient, Paris.

Reid, Anthony 1999 Changing the Shape of Early Modern Southeast Asia, Chiang Mai, Silkworm Books 1999

Roveda, Vittorio 2000 Khmer Mythology, Secrets of Angkor. Bangkok, River Books.

Schweyer, Anne-Valérie 1998 “Le dynastie d’Indrapura (Quảng Nam, Viet Nam)”, Southeast Asian Archaeology 1998, Proceedings of the 7th International Conference of the Europezan Association of Southeast Asian Archaeologists, Berlin, 31 August – 4 September 1998, Wibke Lobo and Stefanie Reimann Editors, Centre for South to East Asian Studies, University of Hull,
Special Issue & Ethnologisches Museum, Staatliche Museen zu Berlin, Stiftung Preussischer Kulturbesitz, pp. 205-217.

1999a “Chronologie des inscriptions publiées de Campa, Études d’épigraphie cam-1”, Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient 86, pp. 321-344.

1999b "La vaisselle en argent de la dynastie d’Indrapura (Quảng Nam, Việt Nam, Études d’épigraphie cam - II", Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient 86, pp. 345-355.

2004 ‘Po Nagar de Nha Trang’, Aséanie, 14, pp. 109-40.

2005 ‘Po Nagar de Nha Trang’, deuxième partie, Aséanie, 15, forthcoming.

Southworth, William Aelred 2001 “The Origins of Campā in Central Vietnam, A Preliminary Review”, Ph.D. thesis, Archaeology, SOAS, University of London, 2001

Stern, Philippe 1927 Le Bayon d’Angkor Thom et l’évolution de l’art khmer. Paris: Annales du Musée Guimet, Bibliothèque de vulgarisation, no. 47. Librairie orientale Paul Geuthner.

1942 Philippe Stern, L’Art du Champa (Ancien Annam) et son Evolution, Toulouse.

Stein, Rolf 1947 Le Lin-Yi, sa localisation, sa contribution à la formation du Champa et ses liens avec la Chine. In Han-Hiue, Bulletin du

Taylor, Keith W. 1983 The Birth of Vietnam, Berkeley, University of California Press.

1998 “Surface Orientations in Vietnam: Beyond Histories of Nation and Region”, Journal of Asian Studies, vol. 57, no. 4, 1998, pp. 949–978.

Thurgood, Graham 1999 From Ancient Cham to Modern Dialects, Two Thousand Years of Language Contact and Change. Honolulu, University of Hawaii.

Vickery, Michael 1998 Society, Economics and Politics in Pre-Angkor Cambodia: The 7th to eighth Centuries. Tokyo.The Centre for East Asian Cultural Studies for Unesco, The Toyo Bunko.

2003 “Funan Reviewed: Deconstructing the Ancients”, publication pending in BEFEO.

2004a “Two Historical Records of the Kingdom of Vientiane”, in Christopher E. Goscha and Sören Ivarsson (eds.), Contesting Visions of the Lao Past Lao Historiography at the Crossroads, Richmond: Curzon Press.

2004b Cambodia and its Neighbors in the 15th Century, Asia Research Institute Working Paper Series No. 27, Singapore. www.ari.nus.edu.sg/pub/wps.htm

Wade, Geoff 2005 Champa in the Song hui-yao: A Draft Translation, Asia Research Institute Online Working Paper Series, No. 53, Singapore.

Vietnamese histories.

Cm = Khâm Ðịnh Việt Sử Thông Giám Cương Mục
Tt  =   Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư
Vsl = Việt Sử Lược

Share this post


Link to post
Share on other sites

Champa Nhìn lại (II)

 

Michael Vickery

Người dịch: Hà Hữu Nga


Sử sách Trung Quốc và Việt Nam

Các nguồn sử liệu Trung Quốc được Maspéro sử dụng là các bộ sử sách chính thức của các triều đại dẫn từ 文獻通考* Văn hiến Thông khảo của 馬端臨* Mã Đoan Lâm, do Hervey de Saint-Denys dịch ra tiếng Pháp với tựa đề Ethnographie des peuples étrangers Man tộc khảo và đã được Maspéro trích dẫn bằng từ Méridionaux 20, Nam man. Mới đây Geoff Wade đã dịch một số phần của một văn bản viết về Champa khác, 宋會要* Song huiyao Tống Hội yếu*, không được Maspéro sử dụng, văn bản này về nhiều tình tiết quan trọng lại khác hẳn với 宋史* Tống sử được Maspéro trích dẫn, sẽ được chú thích ở dưới. Đối với một số giai đoạn của lịch sử Champa thì các sử sách này được biên soạn muộn hơn nhiều so với thời điểm diễn ra các sự kiện, và rõ ràng là các nguồn tài liệu gián tiếp. Như Wade đã mô tả, 宋會要* Song huiyao Tống Hội yếu được biên soạn “trong một quá trình trải từ đầu thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XIII ... nhưng chưa bao giờ được in ra”. Sau đó nó đã được sử dụng làm một nguồn sử liệu cho việc biên soạn Tống sử vào thế kỷ XIV 21. Với những điều kiện này, người ta cần phải trì tín để đảm bảo rằng mọi chi tiết về Champa trong các thế kỷ X – XI cần được chấp nhận là thực sự, và những bất nhất về sử liệu cần phải được xem xét kỹ càng.     

Các nguồn sử liệu Việt Nam đã được sử dụng để viết lịch sử Champa gồm có Ðại Việt sử ký Toàn thư (Tt), Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục (Cm), and Việt sử lược (Vsl) 22. Trong việc sử dụng các nguồn sử liệu Việt Nam của Maspéro có một vấn đề còn mơ hồ và không được các công trình sau này để ý đến, đó là sự tồn tại của hai truyền thống biên niên sử chủ yếu khác nhau về một số sự kiện liên quan đến Champa, và cả các chính thể khác nữa. Trước hết, đó là Toàn thư được Cương mục đi theo, và thứ hai là Việt sử lược. Maspéro đã sử dụng phiên bản này hoặc phiên bản khác, rõ ràng là theo quyết định võ đoán của ông về sự kiện “cần diễn ra” như vậy. Các ví dụ về vấn đề này sẽ được chỉ ra ở phần sau.   

Đối với khu vực đang được đề cập, các sử sách Trung Quốc và Việt Nam thường bắt đầu bằng việc tham chiếu vào một chính thể có tên gọi là Lâm Ấp, nằm ở phía nam Giao Chỉ, các tỉnh của Việt Nam được coi là dưới quyền quản lý của Trung Quốc; trước hết nó được ghi chú bằng cái tên đó vào những năm 220 – 230, và dẫn chiếu cuối cùng xuất hiện năm 757. Lâm Ấp là một vùng có vấn đề vì các hoạt động gây hấn chống lại Giao Châu ở phía bắc. Sau khi Lâm Ấp biến mất khỏi các ghi chép của Trung Quốc thì các sử sách chính thức của Trung Quốc trong một thế kỷ thỉnh thoảng có nhắc đến một chính thể có tên gọi là Hoàn Vương, rõ ràng là thuộc vùng Lâm Ấp, cho đến giữa thế kỷ thứ 9 người ta vẫn nhận là Champa bằng tên gọi Chiêm Thành, “Thành  của người Chăm”.

Xuyên suốt thời kỳ Lâm Ấp cho đến giữa thế kỷ VII, tức là một thế kỷ trước khi cái tên đó biến mất – các thủ lĩnh Lâm Ấp trong các sử sách Trung Quốc có tước vị Fan và sau đó là những cái tên có từ một đến ba âm tiết, với thủ lĩnh cuối cùng, 范鎭龍* Fan Zhenlong Phạm Trấn Long, xuất hiện trong khoảng năm 645 [舊唐書* Cựu Đường thư cxcvii, 32a; 新唐書* Tân Đường thư ccxxii, 下 19a; 文獻通考* Văn hiến Thông khảo xxiv, 46b]. Nói chung không thể đồng nhất một cách hợp lý những cái tên Fan với tên của những người trị vì trong các bi kí Champa đương thời, mặc dù Maspéro đã thử và sau đó các nhà sử học đã đi theo. Vào giữa thế kỷ thứ VIII đến cuối thế kỷ IX, khi tất cả các bi ký đều ở phía Nam thì người Trung Quốc không ghi các tước vị Fan và các tham chiếu của họ về Hoàn Vương không cho biết tên những người trị vì của chính thể đó dưới bất kỳ dạng thức nào.

Những cái tên trong các sử sách Trung Quốc và Việt Nam rõ ràng có thể quy vào những người trị vì Champa bắt đầu từ những năm 860 và tiếp tục – dù có khoảng trống lớn – đến cuối thế kỷ XII, sau đó trong khoảng gần một trăm năm dưới sự can thiệp của người Angkor vào Champa, rõ ràng là người Việt và người Trung Quốc đã ít chú ý đến nó. Các nguồn sử liệu đó bắt đầu lại cho thấy những cái tên của những người trị vì Champa từ đầu thế kỷ XIV và tiếp tục qua một vài thập kỷ cho đến khi không còn bi ký Champa nữa. Như Stein đã nhấn mạnh, không thể đồng nhất hầu hết những cái tên trong các văn bản Trung Quốc và Việt Nam với những cái tên trong các bi ký. Hầu hết những cái tên trong các bi ký là các tước vị có chữ varma, mà cách dịch chuẩn sang chữ Hán là 跋摩 ba mo bạt ma. Trong toàn bộ lịch sử Champa từ वर्मन्* varma đầu tiên, có lẽ vào thế kỷ thứ tư, đến năm 1471, chỉ có bốn trường hợp được phiên âm bằng chữ Hán 跋摩 ba mo bạt ma, mà tất cả đều thuộc thế kỷ VI-VII, và rất ít thấy trường hợp trong đó các yếu tố phiên âm chữ Hán khác có thể đồng nhất với một tước vị địa phương nào; một trong những ngoại lệ hiếm hoi là các âm Hán 庐陀罗lu tuo luo Lư Đà La và 庐陀 lu tuo Lư Đà cho रुद्रवर्मन्* Rudra-[varman] vào giữa thế kỷ thứ VIII. Còn có một trường hợp phiên âm Hán và âm Việt đáng tin cậy cho một tước vị Chăm yāï po ku vijaya śrī (xem bên dưới). Như tôi đã đề cập liên quan đến một trường hợp trong một bài viết trước đây, và sẽ tiếp tục đề cập đến trong bài viết này, lý do cho sự bất nhất này có lẽ là do người Trung Quốc và người Việt không quan tâm đến cái chính thể Champa đã được ghi trong các bi ký 23.  

Nhìn lại lịch sử Champa

I. Các cội nguồn Champa và dân Chăm: Mãi cho đến gần đây, người Chăm vẫn được coi là một bộ phận của những “làn sóng” di chuyển dân cư ra khỏi Trung Quốc để đến Đông Nam Á lục địa, trong đó có một số nhóm tiếp tục di chuyển đến vùng đảo Nusantara. Các nhóm dân cư nói chung được xác định trong khuôn khổ thể chất về phương diện nhân học. Trước hết người Australoid-Melanesoid xuất hiện, tương đồng với các thổ dân Úc và các nhóm người Papua New Guinea,  sau đó hai nhóm Indonesians, Proto- và Deutero- kế tiếp. Người Chăm – vì họ nhận ngôn ngữ của mình là Indonesian, bây giờ gọi là Austronesian, một nhánh, trong thời gian đó nhìn chung không được chấp nhận – được coi là những tàn dư của những người Indonesians vẫn còn trên lục địa này, sau khi số còn lại đã tiếp tục di chuyển đến các đảo dưới sức ép của làn sóng di dân mới nhất lúc đó là người Mon – Khmer. Theo quan điểm này, toàn bộ các cuộc vận động ấy có lẽ đã được hoàn thành trước khi bắt đầu Kỷ nguyên Thiên chúa. Vậy là Champa hoàn toàn là một cường quốc nội địa, và theo quan điểm đó, thì người láng giềng Phù Nam ở phương nam cũng vậy. Với những biến thể ngẫu nhiên thứ yếu, tất cả các học giả trước đây đều chấp nhận điều này, kể cả Coedès, Maspéro và Stein; nguồn gốc lục địa của người Chăm gần đây nhất vẫn còn được Jacques Népote duy trì và được ẩn trong “các bài viết cho Hội thảo về Champa tại Đại học Copenhagen” ngày 23/5/1987 24. Người ta cũng công nhận rằng người Tày/ Thái đã di cư đến các môi trường sống ngày nay muộn hơn nhiều so với các cuộc di dân đã phác họa ở trên, và người ta cũng tin rằng người Việt, được cho là một nhánh Sinitic (thuộc các nhóm Hoa ngữ), đã di chuyển đến vùng bắc Việt Nam ngày nay một cách độc lập so với các cuộc di dân kia.

Bắt đầu vào khoảng 30 năm trước, khi việc tập hợp thành các nhóm nhân học thể chất không còn thịnh hành nữa, và ngôn ngữ học ngày càng tiến bộ thì người ta quyết định rằng các ngôn ngữ Nam Đảo, kể cả tiếng Chăm phát triển không phải thông qua các tộc người di cư ra khỏi Trung Quốc theo con đường Đông Nam Á lục địa, sau đó đi ra các đảo nữa, mà là theo đường biển – có lẽ bắt đầu tại Đài Loan, sau đó đến Philippines, Indonesia, các đảo Thái Bình Dương, Madagascar, và trong các cuộc di cư cuối cùng, các tổ tiên của nười Chăm từ Borneo đến bờ biển Việt Nam ngày nay vào khoảng 500 năm TCN và những năm đầu của Kỷ nguyên Thiên chúa, mặc dù các xác định niên đại như vậy vẫn chỉ rất tương đối 25. Một số nhà khảo cổ học cho rằng Văn hóa Sa Huỳnh thuộc ven biển miền trung Việt Nam chính là bằng chứng vật chất đầu tiên của người Chăm, mặc dù những nghiên cứu tới sẽ thay đổi quan điểm này, và có thể không phải chỉ có một cuộc đổ bộ duy nhất của những người Chăm có nguồn gốc biển đầu tiên 26. Tuy nhiên không nghi ngờ gì rằng tiếng Chăm là một ngôn ngữ Nam Đảo, có mối quan hệ gần gũi với ngôn ngữ Ache, Malay và xa hơn với các ngôn ngữ của người Indonesia, Philippines, Polynesia và Madagascar.

Như nhà tiền sử học Peter Bellwood đã xác định, “tư tưởng cũ, vì vậy thường được lặp lại trong các công trình phổ biến ngày nay là người Nam Đảo di cư từ châu Á lục địa qua bán đảo Malay hoặc Việt Nam là hoàn toàn sai lầm”. Hơn nữa Bellwood còn cho rằng các di tích khảo cổ học Sa Huỳnh có thể đồng nhất với người Chăm đầu tiên, là những người có lẽ đã đến đó vào thiên niên kỷ thứ nhất TCN. Hoặc, dẫn lại Bellwood, “Heine Geldern [1932] rõ ràng đã nhầm lẫn ... khi ông gợi ý rằng những người Nam Đảo đầu tiên đã di cư từ Châu Á lục địa qua bán đảo Malay đến Indonesia. Hành trình thực sự của cuộc di chuyển của người Nam Đảo là đi theo một hướng khác 27. Tất nhiên, có thể đã không chỉ có một cuộc đổ bộ duy nhất dọc ven biển trung Việt Nam, mà những di tích Champa sớm nhất được biết cho đến nay đã cho thấy có lẽ đó là những di tích ở phía nam của Huế. Khi họ đến đó, vùng này đã có các cư dân nói tiếng Mon – Khmer. Trong thực tế, về phương diện ngôn ngữ, Đông Nam Á lục địa thời đó có lẽ là một khối Mon – Khmer thuần nhất 28.     

Rolf Stein, trong một nghiên cứu chủ chốt về Lâm Ấp đã bất đồng một cách mạnh mẽ với Maspéro về nhiều chi tiết và dường như đã chỉ ra một cách dứt khoát rằng trước thế kỷ thứ V, chí ít thì Lâm Ấp và Champa có thể đã khác biệt nhau, và ông cũng xem xét bằng chứng về vị trí ngôn ngữ của Lâm Ấp, mà ông tin là thuộc Mon-Khmer. Chúng ta cần phải nhấn mạnh lại là Stein vẫn tin rằng người Chăm đã di cư trên đất liền và vì vậy mà họ đã từng ở trong vùng nam Trung Quốc – bắc Việt nam hàng trăm năm hoặc thậm chí hàng ngàn năm. Stein không nói về điều này một cách dứt khoát, nhưng qua các ghi chú của ông thì rõ ràng là ông chấp nhận điều đó như một thực tiễn cơ bản không cần gì phải khẳng định lại một lần nữa. Vì vậy khi cho rằng người Chăm đã tiếp xúc với người Trung Quốc trong một thời gian quá lâu dài, ông đã phân tích ngữ âm thái cổ (thế kỷ VIII – III TCN) và ngữ âm cổ (thế kỷ VI SCN) của các chữ Hán được sử dụng để gọi Lâm Ấp và Chăm, cuối cùng đã phát hiện ra rằng chúng gần như đồng nhất, bắt đầu bằng nhóm phụ âm “KR” HOẶC “PR”. Thông qua phân tích này, ông đã tìm cách phát hiện ra cách phát âm gốc của các từ tiếng Hán thích hợp, và ông cho rằng Lâm Ấp và Chăm đều là Mon-Khmer 29.  

Tuy nhiên giờ đây người ta hiểu rằng người Chăm không đến bờ biển miền trung Việt Nam trước thiên niên kỷ I TCN, và trong một vùng có lẽ đã có ít hoặc không có tiếp xúc với người Trung Quốc vào thời gian mà người Trung Quốc đang chú ý đến họ và viết về họ. Vì vậy chữ Hán được sử dụng để chỉ về họ đã có một cái gì đó gần với cách phát âm hiện đại của chính chữ đó, và có lẽ đã đại diện – như Stein và sau đó là Bergaigne đã nhận ra – cho một sự thể hiện một cái tên nào đó mà người Chăm đã sử dụng cho chính bản thân họ, nhưng về điều đó, giờ đây chúng ta không thể biết được. Vì vậy, nghiên cứu của Stein về các cách phát âm thái cổ của các chữ đó là không thích hợp, như đã được Paul Demiéville 30 lưu ý. Hiểu biết mới này về các cội nguồn Chăm dựa trên cơ sở ngôn ngữ có nghĩa là người Chăm phải được hiểu như là một trong những dân tộc đi biển vĩ đại của Đông Nam Á tiền sử, và vì vậy mà vị thế kinh tế-chính trị của Champa cũng cần phải được nhìn nhận lại. Ngày nay đã có một sự đồng thuận cho rằng đến thế kỷ XII, nghề đi biển và thương mại biển trong vùng Đông Nam Á và giữa Đông Nam Á với Trung Quốc và Ấn Độ là do các nhóm địa phương chi phối, nổi bật trong số đó là những người nói tiếng Nam Đảo, kể cả người Chăm. Diễn giải này về nguồn gốc người Chăm và niên đại tương đối của sự kiện họ cập bến tại khu vực thuộc Việt Nam ngày nay đã đánh gục sự ngờ vực lòng kiên định của một số nhà nghiên cứu về tính đa tộc thuộc của Champa cổ, tối thiểu là trong việc mô tả các nhóm tộc người gồm có các nhóm riêng rẽ (nhưng lại liên hệ gần gũi) là Chăm, Jarai, Rhadé, Churu và Raglai cũng như các nhóm Mon – Khmer khác nhau. Ngày nay người ta hiểu rằng các ngôn ngữ Jarai, Rhadé, Churu, Raglai và các ngôn ngữ Nam Đảo khác tại Champa và Việt Nam về sau đã phát triển vượt ra khỏi ngôn ngữ Chăm, và có lẽ không phải là các ngôn ngữ riêng biệt trong giai đoạn Champa cổ điển cho đến tận thế kỷ XV. Từ khi người Chăm đầu tiên chen vào lãnh thổ Mon-Khmer, không nghi ngờ gì nữa, các chính thể Champa luôn luôn bao gồm một số nhóm ngôn ngữ tộc người và vì Champa gồm có các cảng thị ở cửa các con sông chính, nên một số lãnh thổ xem cài nào đó có thể dân cư Mon-Khmer luôn luôn đông hơn dân cư Nam Đảo 31.

Như chuyên gia về ngôn ngữ Mon-Khmer Gérard Diffloth đã mô tả quá trình ấy:

“Bằng chứng ngôn ngữ cho thấy rằng những gì thực sự đã diễn ra chính là cái mà những người nói tiếng Chăm (Cổ) đã chuyển đến một lãnh thổ (Tây Nguyên) mà lúc đó toàn bộ do người nói ngôn ngữ Mon-Khmer (đặc biệt là những người nói các loại hình ngôn ngữ Bahnar, Sre, Mnong, và có lẽ cả Sedang và các ngôn ngữ khác) cư chiếm, đã xác lập việc kiểm soát chính trị đối với họ, và cuối cùng đã làm cho họ chuyển đổi ngôn ngữ, từ bỏ ngôn ngữ Mon-Khmer gốc của họ và chấp nhận một loại ngôn ngữ Chăm để giờ đây đã trở thành Jarai, Rhade, ...v.v. Điều này đã được thực hiện một cách rất rõ ràng bằng một thực tế là các loại ngôn ngữ Chăm đó chính là loại hình ngôn ngữ Bahna về phương diện cấu trúc, chứ không phải là Nam Đảo, và ngữ vựng của họ có chứa hàng trăm hạng mục từ Bahnaric không phải là những từ vay mượn, mà là những gì còn giữ lại được từ các ngôn ngữ trước đây. Cơ tầng Mon-Khmer trong ngôn ngữ Chăm Núi là rất rõ ràng và buộc ta phải giật mình vì nó đã đánh lừa được các nhà nghiên cứu trước đây, kể cả Schmidt là người đã đưa các nhóm Chamic vào tiểu hệ Mon-Khmer [xem thêm Stein, Lâm Ấp, ở dưới], khi cho rằng các nhóm đó là “các ngôn ngữ pha trộn”, một khái niệm không còn được sử dụng nữa” 32.

Đám Copenhagen cũng đã duy trì một ý tưởng cũ của Finot cho rằng thuật ngữ “Cham/Cam” không phải là tên của một nhóm tộc người, mà chỉ là một apocope hiện tượng mất âm chủ của “Champa”. Đây là một vị trí đặc biệt phải giữ. Cái tên Champa có thể được hiểu là một sự mô phỏng cái tên  चम्प* Champa ở Ấn Độ, nhưng việc chọn cái tên đó cho một khu vực trên bờ biển Đông Nam Á, như Stein thừa nhận, có lẽ vì cái tên của nhóm người ở đây có cái gì đó giống thế /cam/. Cái tên đó có lẽ do chính họ lựa chọn sau các chuyến hải hành đến Ấn Độ chứ không phải là bị buộc phải dùng cái tên đó do những người Ấn Độ đem đến, như Finot tin tưởng một cách chắc chắn. Từ điển của Aymonier và Antoine Cabaton năm 1906 đã đưa ra chữ čaü như là cái tên hiện nay cho họ, bằng ngôn ngữ của họ, như từ điển năm 1971 của Gérard Moussay, đánh vần trong bản chữ viết Chăm, phiên âm là căm. Những người láng giềng hiện đại của họ, không nghi ngờ gì nữa đã rất ngây thơ về các định kiến Ấn Độ học, nên đã gọi họ là čam (Rade), cam (Jarai, Chru), cap (Raglai), ...v.v; còn cái được gọi là Chiêm tiếng Việt để diễn giải lịch sử Champa cổ, nhưng phiên bản Cham của họ, hệt như cách định danh chính thức của người Trung Quốc đối với Champa sau thế kỷ thứ IX (占城 Zhancheng Chiêm Thành) là thành của người Chăm, chứ không phải là thành của Champa? Ngay bản thân Po Dharma là người Chăm, khi không đề cập gì đến ý thức hệ nhóm Paris của ông, cũng có thể đặt tên cho cuốn sách của mình một cách vô thức là Quatre lexiques malais-cam anciens Bốn từ điển Mã Lai – Chăm cổ, khi không xem xét đến ngôn ngữ Chăm cổ thực sự, mà là ngôn ngữ Chăm thế kỷ XIX 33.
_______________________________________

Nguồn: Michael Vickery 2005. Champa revised, Asia Research Institute Working Paper Series No. 37, 2005. The ARI Working Paper Series is published electronically by the Asia Research Institute of the National University of Singapore.

Tác giả: Chân thành cảm ơn Bruce Lockhart đã giúp chuẩn bị bản thảo để công bố trong ARI Working Papers Series.

Ghi chú của người dịch: Các từ có đánh dấu sao [*] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định nghĩa của từ mà thôi.

Tài liệu dẫn

20. Ma Duanlin, Ethnographie des peuples étrangers à la Chine, tr. Léon Hervey de Saint-Denys (Farnborough: Gregg, 1972 reprint); the original edition was published in 1876 by H. Georg in Geneva.

21. See Geoff Wade’s chapter in Lockhart and Tra (eds.), New Scholarship on Champa, 2006.

22.  Ngô Sĩ Liên, Ðại Việt sử ký Toàn thư (henceforth Tt), tr. Hoàng Văn Lâu, ed. Hà Văn Tấn (Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội, 1993); Quốc sử quán Triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục (henceforth Cm) (Hà Nội: NXB Giáo dục, 1998); Việt sử lược (henceforth Vsl), ed. Trần Quốc Vượng (Hà Nội: NXB Văn Sử Địa, 1960).

23. Michael Vickery, ‘Cambodia and its neighbors in the fifteenth century’, National University of Singapore Asia Research Institute Working Paper Series No. 27, www.ari.nus.edu.sg/docs/wps/wps04_027.pdf, ‘Appendix to note 15’, pp. 49-52.

24. Jacques Népote, ‘Champa, propositions pour une histoire de temps long’, Péninsule, nouvelle série, 26 (1993): 3-54 and 27 (1993): 65-119. For the ‘Copenhagen papers’, see Actes du séminaire, notably Tâm Quach-Langlet, ‘Le cadre géographique de l’ancien Campā’, pp. 28-47, who treats Champa as a land-based economy and shows no awareness of its maritime background or activity.

25. Peter Bellwood, ‘Southeast Asia before history’, in The Cambridge history of Southeast Asia, ed. Nicholas Tarling, Vol. I, pp. 53-136; see also Bellwood, ‘Cultural and biological differentiation in Peninsular Malaysia: The last 10,000 years’, Asian Perspectives, 32, 2 (1993): 50, where he refers to the ‘differentiation of Malayo-Chamic [still in southeast Kalimantan] commencing in the third or fourth century BCE’; Robert Blust, ‘The Austronesian homeland: A linguistic perspective’, Asian Perspectives, 26 (1984-5): 45-67; Blust comments elsewhere that ‘probably during the last two or three centuries before the Christian era, the Chamic languages and Malay became established in mainland Southeast Asia along the coasts of the South China Sea’; Blust, ‘The Austronesian settlement of mainland Southeast Asia’, in Papers from the second annual meeting of the Southeast Asian Linguistics Society 1992, ed. Karen L. Adams and Thomas John Hudak (Tempe, AZ: Arizona Sate University Program for Southeast Asian Studies, 1994), p. 30. Graham Thurgood posits a Chamic arrival on the mainland about 2000 years ago (From ancient Cham, p. 5).

26. Peter Bellwood, Prehistory of the Indo-Malaysian Archipelago (Orlando: Academic Press, 1985); Bellwood, ‘Southeast Asia’; Higham, Archaeology of mainland Southeast Asia, pp. 230-97.  

27. Bellwood, Prehistory, pp. 124, 275; Bellwood, ‘Cultural and biological’, p. 53. The ‘old idea’ is still repeated in some scholarly work, such as Népote, ‘Propositions’.

28. ‘Peninsular Malaysia is one of the few places in the Austronesian world (the other major ones being southern Viet Nam and western Melanesia) where Austronesian settlers found agriculturalists, in this case Austroasiatic speakers, in prior occupation’ (Bellwood, ‘Cultural and biological’, p. 51).

29.  Stein, Lin-Yi, p. 221 gives definitions of Ancient and Archaic Chinese.  

30. Ibid., p. 234, n. 223, citing Bergaigne, ‘Ancien royaume’ ; Paul Demiéville, ‘R.A. Stein, “Le Lin-yi, sa localisation, sa contribution à la formation du Champa et ses liens avec la Chine”’, T’oung Pao, 40 (1951): 345, quoted in Southworth, ‘Origins of Campā’, p. 373.

31. Bernard Gay, ‘Vue nouvelle sur la composition ethnique du Campā’ in Actes du séminaire, pp. 49-57; Gay is also obsolete (p. 51) in his treatment of the Vat Luang Kau inscription as showing Champa expansion up to the Mekong near Vat Phu in the fifth century, and in his acceptance of old Cambodian legends without historical value. On Vat Luang Kau see Claude Jacques, ‘Notes sur l’inscription de la stèle de Vǎt Luong Kǎu’, JA, 250 (1962): 249-56 and the discussion in Michael Vickery, Society, economics and politics in Pre-Angkor Cambodia: The seventh to eighth centuries (Tokyo. Centre for East Asian Cultural Studies for Unesco, Toyo Bunko, 1998), pp. 73-4.

32. Gérard Diffloth, ‘The outward influence of Chamic into Mon-Khmer speaking areas’, Symposium on New Scholarship on Champa, Asia Research Institute, National University of Singapore, 5-6 August 2004 ; and personal communication.

33. Finot, review of Maspéro, p. 286; Gay, ‘Vue nouvelle’; Étienne Aymonier and Antoine Cabaton, Dictionnaire čam-français (Paris: Ernest Leroux, 1906), p. 116; Gérard Moussay, Dictionnaire cǎm-vietnamien-français (Phan Rang: Centre Culturel Cǎm, 1971), p. 39; Thurgood, From ancient Cham, pp. 2, 336; Po Dharma, Quatre lexiques malais-cam anciens rédigés au Campā (Paris: École Française d’Extrême-Orient, 1999).


Champa Nhìn lại (III)

 

Michael Vickery

Người dịch: Hà Hữu Nga

 

II. Vấn đề Lâm Ấp

Đối với những người châu Âu đầu tiên quan tâm đến vấn đề này thì lịch sử Champa được bắt đầu bằng một chính thể có tên gọi Lâm Ấp (âm cổ là Liem-.iep) lần đầu tiên được ghi trong sử liệu Trung Quốc là đã dấy loạn chống lại chính quyền Giao Chỉ vào thế kỷ thứ III SCN. Trong suốt các thế kỷ tiếp theo cho đến khi cái tên Lâm Ấp biến mất khỏi các sử sách Trung Quốc (và sau này là cả sử sách Việt Nam) sau năm 757, thì nó được mô tả là một thực thể hiếu chiến thường gây sức ép về phía bắc chống lại các tỉnh do người Trung Quốc cai quản, mà ngày nay là bắc Việt Nam. Vì vậy các ghi chép đầu tiên bằng chữ Hán xác định nó thuộc phía Bắc, nhưng các sử gia chẳng hạn như Maspéro thì lại tin rằng bia Võ Cạnh gần Nha Trang là thuộc về chính thể này, và vì vậy mà Lâm Ấp gốc mở rộng từ xa về phía Bắc cho đến tận vùng Nam Trung bộ Việt Nam ngày nay. Các bi ký bằng chữ Phạn và chữ Chăm thấy có từ thế kỷ V tại vùng lưu vực sông Thu Bồn, trong số đó quan trọng nhất là bia Mỹ Sơn, và tiếp tục phát triển về số lượng và tầm quan trọng cho đến thế kỷ VIII đều được coi là thuộc chính thể mà người Trung Quốc gọi là Lâm Ấp này, và giả thuyết đó đã củng cố cho quan điểm coi Lâm Ấp và Champa là một.   

Sử sách Trung Quốc không diễn giải gì về Lâm Ấp, tối thiểu như đã mô tả trong các văn liệu hiện thời, chẳng hạn như việc cung cấp các chỉ dẫn cụ thể về tộc thuộc hoặc ngôn ngữ. Nếu các di tích khảo cổ học về Sa Huỳnh thực sự đại diện cho người Chăm thì các di tích xa về phía Nam của vùng này dường như lại được phản ánh trong các sử liệu Trung Quốc viết về Lâm Ấp. Hơn nữa, ngoài các di tích khảo cổ học ra thì không có ghi chép đương thời nào khác của địa phương (chẳng hạn bi ký) cho đến khi có tấm bia chữ Chăm đầu tiên có niên đại giả định thuộc thế kỷ IV, và muôn hơn đôi chút là các bi ký chữ Phạn gắn liền với Champa, nhưng toàn bộ các bi ký này dường như cũng là phía nam Lâm Ấp như các văn liệu Trung Quốc mô tả. Stein cũng đã lưu ý về các vấn đề này, và sau khi đọc kỹ các nguồn tư liệu Trung Quốc liên quan, ông cho rằng trung tâm của Lâm Ấp sớm là ở Qusu [區鷫* Khu Túc?]/Ba Đồn, phía bắc của cái có vẻ được coi là trung tâm chủ yếu của người Chăm, và cho rằng sự hợp nhất giữa hai vùng – nếu điều đó đã xảy ra – không phải mãi cho đến thế kỷ thứ VI. Tuy nhiên ông cũng nhận rằng, thủ đô của Lâm Ấp mà người Trung Quốc đã cướp phá năm 605 có lẽ là Trà Kiệu, nơi mà các phát hiện khảo cổ học dường như cho thấy là thuộc về Champa, và có thể là trung tâm của Champa từ thế kỷ I hoặc thế kỷ II 34.

Trong một xuất bản phẩm trước đây, tôi cho rằng Lâm Ấp về mặt ngôn ngữ là thuộc Mon – Khmer, nhưng có lẽ tôi thấy rằng một bộ phận của nó có thể bị hấp thu vào Champa trong thời gian người Trung Quốc vẫn còn đang sử dụng cái tên Lâm Ấp, và điều đó được thể hiện trong cuộc xâm chiếm năm 605 như đã được Stein phân tích 35. Có lẽ tôi vẫn thiên về ý kiến cho rằng nhóm ngôn ngữ-tộc người chủ yếu của Lâm Ấp là Mon-Khmer, có lẽ thuộc ngành Katu, hoặc thậm chí thuộc ngành Việt hoặc Việt Mường chuyển về phía bắc khi người Trung Quốc lần đầu tiên biết về họ, cho đến khi họ hợp nhất thành cái mà cuối cùng trở thành Việt Nam đầu tiên. Giờ đây các nhà ngôn ngữ cho rằng địa bàn gốc của các ngôn ngữ Việt – Mường là Nghệ An, và Urheimat [Nguyên quán*] của ngành Katu là ở Trung Lào 36. Cùng với quá trình này, người Chăm, mà trung tâm đầu tiên có nhiều khả năng nhất là Trà Kiệu, cũng đã mở rộng về phía bắc đến cái được gọi là lãnh thổ Lâm Ấp cổ, mà người Trung Quôc không biết hoặc không quan tâm đến nó, chính là các phức hợp ngôn ngữ-tộc người được tiếp tục gọi là “Lâm Ấp” cho đến giữa thế kỷ VIII.

Gợi ý buổi đầu của tôi là Lâm Ấp là Mon-Khmer căn cứ vào tước vị Fan được người Trung Quốc sử dụng cho cả thủ lĩnh Lâm Ấp lẫn một số thủ lĩnh sớm của Phù Nam, và đối với Phù Nam, tôi thấy tương ứng với tước vị poñ được sử dụng cho thủ lĩnh địa phương, vẫn thường thấy trong các bi ký Khmer thế kỷ VII, nhưng lại không bao giờ thấy kể từ giữa thế kỷ VIII. Poñ là tước vị Khmer duy nhất hoàn toàn tương đồng về nghĩa với Fan, cách phát âm cổ là b’iwAm 37. Fan đầu tiên ở Lâm Ấp là Fan Xiong/Phạm Hùng [范 熊* Phạm Hùng] được ghi lại vào thế kỷ IV còn Fan cuối cùng là thế kỷ VII. Về sau không thấy Fan xuất hiện trong danh mục sử liệu Trung Quốc và Việt Nam viết về các thủ lĩnh Lâm Ấp và Champa nữa. Hệt như một Fan nào đó trong sử liệu Trung Quốc về Phù Nam đã được mô tả là “tướng” nhưng lại không phải là các thủ lĩnh trị vì, còn các poñ nào đó trong các bi ký Khmer thế kỷ VII lại là những hình tượng tối cao khác trong vùng của họ, vì vậy tại Lâm Ấp cũng có Fan, không được coi là những người trị vì. Một Văn nào đó, xuất thân nghèo khổ nhưng cuối cùng đã trở thành Fan, được mô tả là đã trở thành thủ lĩnh tại Tây Quyển, nhưng lại không phải là người trị vì Lâm Ấp, có tên là Fan Chui [范神成* Phạm Chút, Phạm Trần Thành] ; có một nhân vật Fan Jian 范健* [Phạm Kiện] , là tướng của thủ lĩnh Lâm Ấp Fan Huda [范胡達* Phạm Hồ Đạt]; hai Fan khác không phải là vua cũng thấy dưới triều Fan Yang Mah [范陽邁* Phạm Dương Mại]; một sứ thần của Fan Yang Mah II đã được phong tước Fan Long Pa; và một Phạm (= Fan) nào đó tên Côn Sa Đạt ... không được Maspéro đề cập đến, nhưng lại được ghi trong chính sử Việt. Còn có một Fan Xiong [范 熊* Phạm Hùng] thứ hai dường như đã cạnh tranh với người trị vì Lâm Ấp Fan Huda [范胡達* Phạm Hồ Đạt] bằng việc gửi một sứ thần đến Trung Quôc, khiến cho Maspéro đã có đôi chút hư cấu lịch sử 38. 

Từ thế kỷ thứ V đến giữa thế kỷ VIII có hai tập hợp sử liệu – các bi ký bằng chữ Chăm và các bi ký chữ Phạn ghi lại các hoạt động (thường là gây chiến) của Lâm Ấp dưới sự lãnh đạo của các Fan. Đối với Maspéro, và đối với hầu hết các sử gia sau này, hai tập ghi chép ấy liên quan đến cùng một chính thể, và những cái tên Ấn Độ trong các bi ký được đồng nhất với những cái tên Fan như đã thấy qua các sử liệu Trung Quốc. Các di tích kiến trúc thế kỷ VII – VIII phía nam Huế, thuộc lưu vực sông Thu Bồn rõ ràng thuộc về một chính thể có thể có lý để gọi là “Champa”, bổ sung cho các bi ký, trong khi các nguồn sử liệu Trung Quốc và sau này là Việt Nam tiếp tục cho biết những cái tên mà Maspéro đồng nhất với cùng các nhân vật trị vì thường với nhiều tưởng tượng.     

Lẫn lộn nghiêm trọng trong cách xử lý của Maspéro về các sử liệu Trung Quốc và các bi ký Champa bắt đầu từ sớm, trong “triều đại thứ hai” (336 - 420) của mình, ông đã kê ra cái tên Bhadravarman [भद्रवर्मन्*] đầu tiên (rõ ràng là thấy trong ba bi ký được định niên đại dựa vào khoa nghiên cứu cổ bản thuộc thế kỷ V) được tiếp tục bởi một गंगाराज* Gaïgārāja nào đó mà ông đã đồng nhất với một Di Zhen nào đó trong văn liệu Trung Quốc ghi chép về Lâm Ấp; tuy nhiên गंगाराज* Gaïgārāja chỉ được đề cập theo cách hồi tưởng trong bi ký C96 năm 658 của Vikrāntavarman [विक्रान्तवर्मन्*]. Sau đó trong toàn bộ giai đoạn từ đầu thế kỷ V đến thế kỷ VII ngay cả bi ký C96 cũng không có bi ký nào, vì vậy mà cái tên chữ Phạn không chắc chắn, có thể được phân tích để thể hiện một Fan trị vì cho đến रुद्रवर्मन्* Rudravarman I, lại được đặt tên theo cách hồi tưởng trong bi ký năm 658 và cái tên đó đã được phiên âm một cách đáng tin cậy bằng chữ Hán là Lu-tuo-luo-ba-mo [庐陀罗跋摩* Lư Đà La Bạt Ma*] trong một sử liệu ghi năm 529 39. Một cái tên वर्मन्* varma (chữ Hán là ba-mo 跋摩*) khác Pi-cui-ba-mo [范弼毳跋摩* Phạm Bật Thuế Bạt Ma*] xuất hiện sớm hơn đôi chút trong sử liệu Trung Quốc, được Maspéro định niên đại 526-7 và dịch ra chữ Phạn không phải là không có lý विजयवर्मन्* Vijayavarman – nhưng lại không hề thấy trong bi ký. Tuy nhiên cái tên của người kế vị Vijayavarman được khôi phục lại - Devavarman देववर्मन्* từ Fan Tiankai [范天凱* Phạm Thiên Khải*] thì lại không thể chấp nhận được, cho dù Pelliot hoàn toàn không phản đối 40. Vì vậy, đối với cái mà Maspéro gọi là “triều đại thứ ba” (420 – 530), tôi sẽ nói rằng cái mà chúng ta có là Lâm Ấp theo sử liệu Trung Quốc , nhưng có lẽ lại không hề có gì về Champa. Đối với “triều đại thứ tư” (529 – 757), toàn bộ những cái tên tiếng Phạn đều là của những người kế vị trong bi ký Vikrāntavarman năm 658, ngoại trừ रुद्रवर्मन्* Rudravarman đệ nhị.

Cách xử lý mới mẻ và triệt để nhất về chủ đề này là Southworth. Ông chấp nhận các bằng chứng văn bản Trung Quốc cho rằng Lâm Ấp gốc là ở phía bắc Huế và trình bày một phát hiện mới từ các nguồn Trung Quốc – “một trong những điều ngạc nhiên nhất của đề tài này”, cụ thể là “có các tư liệu nói về mười vương quốc dọc ven biển Việt Nam, bao gồm cả vương quốc Tây Đồ...[通典,卷一八八林邑國條,又注引,林邑國記之西屠國* - Sách Thông điển quyển nhất bát bát Lâm Ấp điều, hựu chú dẫn Lâm Ấp quốc ký chi Tây Đồ quốc* - Sách Thông điển, quyển 188, hạng mục Lâm Ấp, có chú dẫn Lâm Ấp quốc ký nói về nước Tây Đồ*]...là nước đầu tiên trong số các quốc gia độc lập cách Lâm Ấp 200 dặm (100 – 120km) về phía nam, “cho thấy một cách khá chắc chắn vị trí của quốc gia này nằm trong hệ thống lưu vực sông Thu Bồn” 41. Sau đó vào các thế kỷ V-VI (giai đoạn mà cả Stein và Boisselier đều đồng ý là Lâm Ấp gốc có thể đã hợp nhất với Champa sớm), “sự phân biệt giai đoạn đầu giữa Lâm Ấp và Tây Đồ trong các sử liệu Trung Quốc đã dần dần trở nên lẫn lộn và các ghi chép về lịch sử của họ đã hợp nhất lại”. Điều này thấy rõ trong các mâu thuẫn giữa hai bộ sử Trung Quốc khác nhau cùng ghi về giai đoạn này. Trong Nam sử thì vua Lâm Ấp   Fan Hu-da, tài liệu muộn nhất xác định niên đại là năm 413, đã nhường ngôi cho người con trai Fan Yang-mai, mà niên đại đầu tiên của vị này lại là niên đại mà một phái bộ được gửi đến Trung Quốc, năm 421. Tuy nhiên trong Lương thư, Fan Hu-da lại truyền ngôi cho con là Di-zhen, là người đã thoái vị để nhường cho ngôi cho một người cháu, rồi người này bị giết, sau đó một người anh em của Di-zhen [敵真* Địch Chân] đã lên ngôi có tên gọi là Wen-di [文敵 Văn Địch]. Đến lượt mình, ông lại bị người con trai của vua Phù Nam giết chết; một Fan khác là Fan Zhou-nong, [范諸農* Phạm Chư Nông] đã trở thành vua và con trai ông là Fan Yang-mai [范陽邁* Phạm Dương Mại] kế vị, rồi gửi sứ bộ sang Trung Quốc vào năm 421 42. [文敵後為扶南王子當根純所殺,大臣范諸農平其亂,而自立為王. 諸農死,子陽邁立*. Văn Địch hậu vi Phù Nam vương tử đương căn thuần sở sát, đại thần Phạm Chư Nông bình kỳ loạn, nhi tự lập vi vương. Chư Nông tử, tử Dương Mại lập – Sau đó Văn Địch bị con của Phù Nam vương là Đương Căn Thuần giết, đại thần Phạm Chư Nông dẹp xong loạn ấy, tự lập làm vua. Chư Nông chết, con là Dương Mại kế vị*].

Như Southworth đã lưu ý, khó mà có đủ thời gian cho bấy nhiêu sự kiện xảy ra trong vòng từ năm 413 – 421, và người Trung Quốc chắc chắn đã đưa nhầm câu truyện của một chính thể khác vào đó. Cái tước vị Di/Địch trong tiếng Hán và tiếng Việt hoàn toàn không có trong truyền thống Lâm Ấp như cách ghi của người Trung Quốc, còn báo cáo của họ thì ghi lại rằng Di Zhen/Ðịch Chân đã từ bỏ ngai vàng và đi hành hương đến sông Hằng tại Ấn Độ đã đồng nhất ông với Gaïgārāja trong bi ký C96 Mỹ Sơn. Vậy là người có tên Địch là thuộc lưu vực sông Thu Bồn, có thể là Tây Đồ, và đó được gọi là “sự trùng hợp rõ ràng sớm nhất giữa một vị vua Lâm Ấp được sử sách Trung Quốc cung cấp với một người trị vì được ghi trong bi ký thuộc lưu vực sông Thu Bồn” 43. Có lẽ tôi vẫn muốn coi Gaïgārāja không phải là một vị vua lịch sử, mà là tổ tiên huyền thoại của dòng dõi Thu Bồn đầu tiên, không chỉ được đề ập đến trong bi ký C96, mà còn cả trong bi ký C73A là Gaïgeśa, còn trong bi ký C81 là Gaïgeśvara. Vậy là người Trung Quốc, trong tích truyện về Di-zhen đã ghi lại một huyền thoại Thu Bồn. Nó đã không làm giảm giá trị kết luận của Southworth về sự trùng hợp giữa các nguồn sử liệu Trung Quốc về Lâm Ấp và bi ký Thu Bồn.

Kể từ đó, theo Southworth, cái tên Lâm Ấp có thể được coi là để chỉ vùng lưu vực sông Thu Bồn thuộc Champa; và ông kết luận rằng cái nhà nước Tây Đồ được công nhận trước đây đã  hấp thụ “lãnh thổ, các truyền thống chính trị cũ, và hấp thụ cả các nhượng địa thương mại của người láng giềng phía bắc là Lâm Ấp” 44. Tuy nhiên điều đó lại không có ích gì với tám thủ lĩnh Fan được người Trung Quốc ghi lại từ khoảng năm 420 đến giữa thế kỷ VI, khi không hề có bi ký Champa; và nếu sự thật là Lâm Ấp và tước vị Fan là Mon-Khmer thì khó mà chấp nhận rằng Fan bị người Cham thay thế khi họ đã chấp nhận sử dụng các tước vị Phạn varman và dharma. Tất nhiên sự thật thì yang (một tước vị để chỉ thần hoặc hoàng gia) mai/mah (vàng) nghe có vẻ Nam Đảo, và bi ký C96 – được cho là quay trở lại với thế kỷ V – đã cho thấy rằng người Chăm không thể hoàn toàn chấp nhận một truyền thống những cái tên varma (chữ Hán là ba-mo 跋摩*) cho những người trị vì của họ.

Southworth không quan tâm đến sự khác biệt khả dĩ về ngôn ngữ-tộc người giữa Lâm Ấp và Champa. Ông thừa nhận rằng chúng có thể là một – tức là ngôn ngữ - tộc người Nam Đảo – nhưng lại không hề chú ý chút nào đến vấn đề này, mà chỉ nói rằng khi người Trung Quốc cướp phá thủ đô Lâm Ấp vào năm 605, họ đã phát hiện được những cuốn sách bằng chữ Côn Lôn, “có vẻ là một loại phương ngữ Chăm hoặc Nam Đảo” 45. Điều đó không chắc đúng. Những gì liên quan đến Côn Lôn đều chỉ cho biết rằng đó có nghĩa là một ngôn ngữ nào đó thuộc Đông Nam Á hải đảo mà thôi, và cũng có thể ám chỉ đến Mon-Khmer cũng hệt như đối với Nam Đảo vậy. Thật ra thì nếu Côn Lôn là cách thể hiện theo kiểu Trung Quốc của kuruï, như ai đó đã nói thì hầu như chắc chắn đó là Mon-Khmer hơn là Nam Đảo. Southworth cho rằng thủ đô bị cướp phá chính là Trà Kiệu, một di chỉ văn hóa Chăm được nghiên cứu sớm nhất về khảo cổ học.     

Trường hợp đầu tiên trong đó các sử liệu Trung Quốc ghi về Lâm Ấp dường như thống nhất từng chữ với một cái tên thủ lĩnh Champa trong một bi ký là 庐陀罗跋摩* Lu-tuo-ba-mo, Lư Đà La Bạt Ma* cho रुद्रवर्मन्* Rudravarman ngay từ thế kỷ VI. Sau đó các sử liệu Trung Quôc có ghi ba cái tên Fan nữa, nhưng những cái tên này, pace [xin mạn phép] Maspéro, lại không hề phù hợp với các bi ký Champa. Sau đó, ngoại trừ ba cái tên được đề cập ở trên, thì không hề còn bất cứ Fan nào khác nữa tại Lâm Ấp hoặc Champa, nhưng cái tên Phạm (dịch âm tiếng Việt từ chữ Hán Fan) lại rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Cho đến thế kỷ thứ VII toàn bộ Fan/ Phạm, với một ngoại lệ khả dĩ, là những người trị vì, các vị tướng hoặc quan chức cao cấp Lâm Ấp. Vua Lâm Ấp cuối cùng có cái tước vị đó là Fan Zhenlong [范鎮龍* Phạm Trấn Long] vào giữa thế kỷ VII; từ đó tước vị này không bao giờ được dùng trong lịch sử Việt viết về Champa, nhưng chỉ đối với tiếng Việt. Một trường hợp không rõ ràng duy nhất được sử dụng để chứng minh cho quan điểm này là vào giữa thế kỷ VII, Phạm Tu, một vị tướng của cuộc nổi loạn Lý Bí (Lý Bôn) được Maspéro mô tả là một Annamite, là người đã lật đổ thứ sử Tiêu Tư của Trung Quốc. Phạm Tu đã đánh bại một cuộc tấn công của vua Lâm Ấp Rudravarman 46. Phạm Tu rất có thể là một người nào đó của Lâm Ấp cũ đã trở thành bè cánh của người Việt, kiên định với cuộc bắc tiến của Lâm Ấp cũ, trong khi người Trung Quốc lại sử dụng cái tên Lâm Ấp cho một trung tâm quyền lực khác là Champa 47. Theo tôi thì vào thời Rudravarman, các thủ lĩnh Mon-Khmer (Katu hoặc Việt Mường) của Lâm Ấp đã bắc tiến và hợp nhất với các tộc Việt của Giao Chỉ, và tự tồn tại với tư cách là một nhóm có vị thế cao 48.

Sau đó, từ giữa thế kỷ VIII, Lâm Ấp biến mất, bi ký mới xuất hiện ở phía Nam, và không có các sử liệu Trung Quốc ghi về những người trị vì ở đó hoặc ở nơi được gọi là Hoàn Vương. Giai đoạn này sẽ được thảo luận ở phần dưới. Trong phần giới thiệu, Tống Hội yếu (đã có bản dịch tiếng Anh của Geoff Wade) nói rằng “trong các triều địa trước, đất nước này [Chiêm Thành] hiếm khi tiếp xúc với Trung Quốc”, điều đó dường như cho thấy rằng các sử gia Trung Quốc đời Tống đã không coi Champa là Lâm Ấp, mà lịch sử về quốc gia này lại hoàn toàn dựa vào các ghi chếp về các mối quan hệ với Trung Quốc 49. Một điều đáng ngờ khác về sự đồng nhất giữa Champa sớm và Lâm Ấp ngầm ẩn trong các ghi chép của Huyền Trang và Nghĩa Tĩnh, trong đó có nói về “Chiêm Bà” rõ ràng là cố gắng dịch âm “Champa” sang Hán ngữ. Điều đó cho thấy rằng các bộ sử chính thức của Trung Quốc, sau đó chỉ viết về Lâm Ấp, đã bỏ qua Champa đã tồn tại và tách riêng, có lẽ vì các trung tâm Champa chưa đủ phát triển để bắt đầu thu hút được mối quan tâm của người Trung Quốc với tư cách là các đối tác thương mại hoặc các chính thể thần thuộc 50.     

Tất cả các sử gia buổi đầu đồng nhất Lâm Ấp với Champa sớm đều tin tưởng rằng người Chăm đã di chuyển trên đất liền đến các khu sinh cư mới và vì vậy mà đã có mặt ở vùng được gọi là bắc bộ và trung bộ Việt Nam ngày nay trong hàng trăm năm, thậm chí có thể là hàng ngàn năm. Sự đồng thuận mới dựa trên ngôn ngữ học cho rằng người Chăm chỉ đến đó bằng đường biển vào các thế kỷ cuối cùng TCN, có lẽ với số lượng tương đối nhỏ, trong một vùng đã có người của các nhóm ngôn ngữ-tộc người khác cư trú, và sau đó đã phát triển về phía tây, đến vùng Tây Nguyên, dường như khó mà tin được rằng vào các thế kỷ đầu SCN họ đã có thể thống trị một vùng xa hơn về phía bắc mà các lý giải của người Trung Quốc về Lâm Ấp ngụ ý. Mãi về sau này họ đã thực sự mở rộng sang các lãnh thổ của của lâm Ấp tại Quảng Trị và Quảng Bình và có thời người Trung Quốc dường như đã phải sử dụng cái tên cũ “Lâm Ấp” cho cái thực sự là “Chiêm Bà” mới.  
___________________________________


Nguồn: Michael Vickery 2005. Champa revised, Asia Research Institute Working Paper Series No. 37, 2005. The ARI Working Paper Series is published electronically by the Asia Research Institute of the National University of Singapore.

Tác giả: Chân thành cảm ơn Bruce Lockhart đã giúp chuẩn bị bản thảo để công bố trong ARI Working Papers Series.

Ghi chú của người dịch: Các từ có đánh dấu sao [*] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định nghĩa của từ mà thôi.

Tài liệu dẫn

34. Southworth, ‘Origins of Campā’; Stein, Lin-yi, pp. 317-8.

35. Vickery, Society, economics and politics.

36. Về Việt-Mường và Katu, xem Gérard Diffloth, ‘Vietnamese as a Mon-Khmer language’, in Papers from the first annual meeting of the Southeast Asian Linguistics Society, ed. Martha Ratliff and Eric Schiller (Tempe, AZ , Arizona State University Press, 1992), pp. 125-39 và một bài của cùng tác giả trình bày tại Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội, dẫn trong Nguyễn Hữu Hoành, Tiếng Katu cấu tạo từ (Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội, 1995), tr. 21-2, 219.

37. Vickery, Society, economics and politics; Vickery, ‘Funan reviewed’; Paul Pelliot, ‘Le Fou-Nan’, BEFEO, 3 (1903): 248-303, có cung cấp âm cổ.

38. Maspéro, Royaume de Champa, pp. 54-55, 62, 72, 74, 61 respectively; Phạm Côn Sa Đạt có trong Tt, Ngoại kỷ, 4:11b (v. 1, p. 175).

39. Có những bi ký khác thuộc thế kỷ VII không có niên đại theo năm, có kê têm một số trong bi ký C96 (Schweyer, ‘Chronologie des inscriptions’, p. 326).

40. Maspéro, Royaume de Champa, pp. 245-6; Pelliot ‘Deux itinéraires’, p. 384, n. 3; trong trường hợp đặc biệt này họ cho rằng thuật ngữ Trung Quốc đã thể hiện một từ dịch chứ không phải là phiên âm của cái tên Chăm đó.

41. Southworth, ‘Origins of Campā’, pp. 335, 292-3, 291 respectively.

42. Ibid., pp. 303-4. Xem tóm tắt các sự kiện này và các nguồn trong Pelliot, ‘Deux itinéraires’, pp. 382-3, n. 9, trong đó các mối quan hệ gia đình thể hiện rõ ràng hơn trong Southworth.

43. Southworth, ‘Origins of Campā’, pp. 302-4. Maspéro, Royaume de Champa, pp. 63-5 đã nhận thấy sự đồng nhất Địch Chân (‘Ti Tchen’) với Gaïgārāja, nhưng vì ông tin rằng Lâm Ấp và Champa là một nên không bàn luận gì đáng kể về việc này.

44. Southworth, ‘Origins of Campā’, p. 318.    ịch

45. Ibid., p. 312.

46. Maspéro, Royaume de Champa, p. 81; Keith W. Taylor, The birth of Vietnam (Berkeley: University of California Press, 1983), pp. 136ff. Maspéro sử dụng chữ ‘Lý Bổn’, một cách đọc khác, vì một số vùng ở bắc Việt Nam kiêng âm “Bí” để tỏ lòng kính ngưỡng ông.

47. Southworth, ‘Origins of Campā’, p. 309, trong đó ông đã dịch nhầm Maspéro liên quan đến kết quả cuộc chiến giữa Rudravarman và Phạm Tu, khi viết rằng Rudravarman là thắng lợi và điều đó đánh dấu chiến thắng chung cuộc của Tây Đồ với Lâm Ấp. Trong khi đó Maspéro (Royaume de Champa, p. 81) viết: "Il [Rudravarman] y rencontre un général de Ly Bon, Phạm Tu, est défait et réintegre son royaume" (Ông chạm trán tướng của Lý Bổn, là Phạm Tu, bị đánh bại và lui về vương quốc của mình”. Còn Southworth (p. 309) thì lại dịch là: “Rudravarman ...[đã] tấn công một trong những vị tướng của Lý Bôn có tên ... Phạm Tu, đánh chiếm lãnh thổ của vị này và gộp vào Lâm Ấp”. Taylor, Birth of Vietnam, p. 138, đã ghi chú chính xác rằng “Quân đội Lâm Ấp đã bị đánh bại và phải rút lui”.

48. Cần phải nhấn mạnh rằng các thuật ngữ “Mon-Khmer”, “Vietic”, và “Việt-Mường” là các thuật ngữ của ngành ngôn ngữ và các nhà ngôn ngữ gộp vào đó toàn bộ nhóm ngôn ngữ Mon – Khmer. Điều đó có nghĩa là nếu cái tên “Việt” có nguồn gốc từ “Yue” của vùng Nam Trung Quốc cổ thì người “Mường” lại không phải là các tổ tiên ngôn ngữ học của Việt Nam ngày nay, các ngôn ngữ và phương ngữ của nó (ngoại trừ nhóm Tai ở Tây Bắc và vài nhóm nhỏ Tibeto-Burman và Kadai) có các nguồn gốc tại Nghệ An và các vùng xung quanh Lào. Không nghi ngờ gì nữa, nếu tiếp cận từ phương diện này thì tiền sử Việt Nam chắc chắn phải được xem xét lại.

49. Geoff Wade, bản dịch Song Huiyao Tống Hội yếu. Như Wade đề xuất, “các tên gọi  chính thể sớm mà ngày nay gắn liền với Champa, chẳng hạn như Lâm Ấp và Hoàn Vương lại không được các trụ cột của SHYJG gắn với chính thể này của Chiêm Thành”. Cần không được quên rằng hiện nay việc gắn những cái tên Lâm Ấp và Hoàn Vương với các niên đại Champa chỉ mới có trong các nghiên cứu của giới học giả Châu Âu.

50. Stein, Linyi, pp. 234-5.


Champa Nhìn lại (IV)

 

Michael Vickery

Người dịch: Hà Hữu Nga

 

Các mối quan hệ với Giao Chỉ và Việt Nam

Quan điểm thông thường về các mối quan hệ giữa Champa và những người láng giềng phía bắc của nó (gồm cả Lâm Ấp) đều cho rằng phương bắc thường xuyên gây chiến. Như Nayan Chanda dẫn Paul Mus, người Việt tràn khắp Đông Dương giống như một cơn lũ cuốn theo những dân tộc khác ở bất cứ nơi đâu họ khai thác các cánh đồng lúa nước hoặc bất cứ nơi nào có thể cắm được cây lúa”. Trong nhiều năm trời, Michael Cotter đã nghiên cứu cuộc Nam tiến và coi đó như một chuẩn mực 51. Cho đến rất gần đây, khi có sự tiến triển trong số các nhà nghiên cứu Việt Nam, vẫn không có một sử gia nào có cái nhìn phê phán về मान्त्र* mantra câu thần chú kinh tế chính trị Việt Nam cổ này 52. Ngược lại, chỉ có các ghi chép gốc của người Trung Quốc về Lâm Ấp mới luôn luôn than phiền về tình trạng Lâm Ấp gây hấn chống lại Giao Chỉ, một cuộc Bắc tiến thực sự, hơn là cuộc Nam tiến bị quy cho người Việt như là chính sách hằng xuyên của họ. Như sẽ thấy dưới đây, tình hình đó tiếp diễn cho đến khi có cuộc nổi dậy giành độc lập đầu tiên của Lý Bí, và cuộc chiến đầu tiên giữa một Việt Nam hoàn toàn độc lập vào thế kỷ X và Champa bắt đầu với sự can thiệp của Champa vào chính trị nội bộ của Việt Nam.    

Sau các cuộc xung đột giữa hai phe hầu như ngang sức nhau, và trong phần tư cuối cùng của thế kỷ XIV (1360-90) người Chăm gần như đã chinh phục được toàn bộ Việt Nam. Chỉ sau thất bại của cuộc phiêu lưu mà Đại Việt rõ ràng là ưu trội; vì vậy mà thuật ngữ Nam tiến, nếu có gì đó chính xác, mới có thể được áp dụng từ đầu thế kỷ XV. Thực ra thì một thế hệ học giả mới nghiên cứu về Việt Nam hoàn toàn phản đối khái niệm Nam tiến. Như Li Tana đã đưa ra, đó là “một loạt những tình tiết khác nhau phản ứng lại với các sự kiện hoặc các cơ hội”; và Keith Taylor, một sử gia hàng đầu về Việt Nam đã viết “Tôi không tin rằng một sự kiện như vậy [Nam tiến] đã xảy ra”. Giống như Li Tana, ông viết một cách chi tiết hơn về hàng loạt tình tiết 53.  

Lịch sử Tự sự Champa

Phần này liên quan đến một phê phán về lịch sử các sự kiện như đã được Maspéro mô tả, một loại lịch sử được hầu hết những người đi sau chấp nhận. Người đưa ra cảnh báo sớm về Maspéro là Rolf Stein, ông đã nói: “Các sử gia không phải là các nhà Hán học và chỉ có lối tiếp cận duy nhất với công trình của Maspéro có thể dễ dàng bị dẫn đến lầm lạc, không chỉ bởi một số sai lầm trong các bản dịch của ông, mà quan trọng nhất là bởi vì các mô tả của Maspéro luôn luôn là những sản phẩm tái dựng: các văn bản sử liệu Trung Quốc luôn luôn không hoàn thiện và luôn mâu thuẫn. Maspéro đã lấy các phần khác nhau [của các văn bản này] và không có bất cứ sự đối sánh mang tính phê phán nào, rồi kết hợp vào một tích truyện liên tục dường như được ủng hộ bởi văn bản khi trong thực tế [chính là trường hợp này] lại chỉ ủng hộ cho những yếu tố khác nhau xuất phát từ các nguồn khác nhau của những niên đại khác nhau mà thôi” 54. Và điều đó có nghĩa là lịch sử tự sự của Maspéro về Champa đôi khi lại là lịch sử hư cấu.      

Mặc dù sau đó Stein chỉ nghiên cứu về vấn đề Lâm Ấp, nhưng phê bình Maspéro của ông rất giá trị đối với toàn bộ công trình Le royaume de Champa Vương quốc Champa, không chỉ về khía cạnh Maspéro sử dụng các nguồn chữ Hán, mà còn cả cách thức xử lý các bi ký của ông; một trong những mục tiêu ở đây là lọc ra các bằng chứng đằng sau tổng hợp quá nhiệt huyết của Maspéro. Tuy nhiên ngoại trừ vấn đề Lâm Ấp tôi sẽ chỉ quan tâm đến các giai đoạn lịch sử Champa nào có đủ bằng chứng từ các bi ký Champa để so sánh với các tổng hợp của Maspéro căn cứ vào việc sử dụng các nguồn sử liệu Trung Quốc và Việt Nam. Có những giai đoạn dài, ví dụ như chương 8 Cuộc chiến đấu với quân Mông trong công trình của Maspéro và phần lớn trong chương 9 Thiên đỉnh, chẳng hạn cuộc xâm lấn Việt Nam của người Chăm vào cuối thế kỷ XIV và các sự kiện dẫn đến trận đánh chiếm Vijaya năm 1471 không hề có trong bi ký và lịch sử để định niên đại đã được biên soạn hoàn toàn dựa vào các bộ sử Trung Quốc và Việt Nam, kể cả việc phải dựa vào các công trình biên soạn mới đây. Cũng không có gì phải nghi ngờ về những sai lầm ở đó, nhưng việc hiệu chỉnh sẽ tùy thuộc vào đội ngũ chuyên gia có năng lực xem xét lại một cách triệt để các nguồn tư liệu ấy.     

Đặc biệt tôi muốn chỉ ra rằng không có một vương quốc hoặc một quốc gia Champa duy nhất, và các vùng được phân biệt bởi khoa nghiên cứu bi ký (đã được thảo luận ở trên) và tương hợp với phạm vi địa lý của chúng, thường là nhưng chính thể hoàn toàn riêng biệt, thậm chí thù địch. Như đã được thảo luận ở trên, tôi coi việc Lâm Ấp không phải Champa là đương nhiên – ngoại trừ khả năng từ đầu thế kỷ thứ VII, khi một chính thể Champa mở rộng đã chiếm được lãnh thổ Lâm Ấp cũ và nó đã được cho là tên mà sử liệu Trung Quốc nói về vùng này. Phản đối đầu tiên đối với cách giải thích này trong một công trình lịch sử đáng tin cậy mà tôi đã đọc của Keith W. Taylor: “Champa là một thuật ngữ chung để chỉ ác chính thể được các cư dân nói tiếng Nam Đảo tổ chức dọc theo ven biển miền trung Việt Nam...một không gian chính trị - văn hóa biển đảo”. Khẳng định của Taylor là dựa vào việc nghiên cứu và viết lách của Nora Taylor, với “lập luận cơ bản cho rằng Champa chưa bao giờ là một vương quốc thống nhất, mà đúng ra là những nhóm quyền lực riêng biệt cạnh tranh với nhau” – quan điểm ấy được chấp nhận ở đây. Trong số các chuyên gia về Champa năng động hiên nay, William Southworth cũng đã tuyên bố một cách không hề e dè rằng “Champa” bao gồm các thực thể độc lập 55.      

Như đã lưu ý ở trên, hai bi ký đầu tiên – Võ Cạnh gần Nha Trang và Đông Yên Châu – là những hồ sơ biệt lập, không thể gộp vào lịch sử Champa được, và Champa đầu tiên trong đó sự phát triển liên tục đã được thể trong các bi ký được phát hiện tại lưu vực sông Thu Bồn tập trung ở Mỹ Sơn, trong tỉnh Quảng Nam ngày nay.

Các vua đầu tiên có tên trong các bi ký

Ngoại trừ việc đồng nhất một cách sai lầm với các thủ lĩnh Lâm Ấp và các diễn giải thêm, sau đó thì vẫn có một chút gây tranh cãi về cách xử lý của Maspéro đối với các thủ lĩnh Champa sớm nhất. Ba bi ký tiếp theo được định niên đại dựa vào cổ tự dạng trong thế kỷ thứ V dâng lên thần भद्रस्वरस्वामिन्* Bhadreśvarasvāmin; tác giả của hai trong ba bi ký đó là một भद्रवर्मन्* Bhadravarman, cũng được cho là tác giả của cả bi ký thứ ba. Mặc dù hai bi ký đầu được viết bằng tiếng Phạn và không đặt tên là “Champa”, nhưng các vị trí phát hiện được bia theo bằng chứng bi ký Đông Yên Châu, cho phép đồng nhất chúng với Champa. Một bi ký được phát hiện tại Mỹ Sơn, cái thứ hai ở gần đó, còn cái thứ ba ở cửa sông Đà Rằng, gần Tuy Hòa, cách Mỹ Sơn khá xa về phương Nam. Sự phân bố ấy rất phù hợp với việc xác định Champa là một xã hội chuyên đi biển, tuy nhiên cho dù không đúng với kết luận của Finot cho rằng “cả ba bi ký có tên của Bhadravarman đã chứng tỏ thêm rằng người Chăm đã tạo dựng một nhà nước thống nhất chứ không phải là một loạt tiểu quốc độc lập” 56. Finot đã chắc chắn sai lầm về sự thống nhất của Champa.  

Một hồ sơ quan trọng tiếp theo của hoàng tộc Champa sớm được coi là bi ký C96 bằng tiếng Phạn, được xác định niên đại là năm 658; điều đáng chú ý không chỉ đối với lịch sử Champa, mà còn đối với cả sự lưu trú tạm thời của một hoàng tử Champa tại đô thành chính của Cambodia vào thế kỷ VII, ở đó ông đã cưới con gái của nhà vua Īśānavarman, một trường hợp hiếm hoi của mối quan hệ thân tình giữa các vùng sau đó thường xuyên gây chiến với nhau. Đây là ghi chép đầu tiên của địa phương cái tên Champa (chữ Phạn ghi là Campāpura [चम्पापुर* và Campānagara चम्पानगर*) và nó tương đối đồng đại với bi ký chữ Phạn K.54 của Cambodia ghi lại sự kiện vào năm 667 đã gửi một sứ bộ đến người trị vì Campa (चम्पास्वर* Campeśvara). Bi ký C96 bắt đầu với một vị vua गंगाराज* Gaïgārāja, là người đã thoái vị để hành hương sông Hằng. Sau đó có những vị vua có tên là Manorathavarman (मनोरथवर्मन्*?, một cái tên được Coedès phục dựng giả định), Rudravarman, सम्भुर्मन्* Śambhuvarman, कन्दर्पधर्म* Kandharpadharma và những cái tên khác nữa, mà cuối cùng là प्रकाशधर्म* Prakāśadharma 諸葛地* Chư Cát Địa - विक्रान्तवर्मन्* Vikrāntavarman, tiếp theo là tích truyện chen ngang liên quan đến Cambodia 57.

Một phần của chính phả hệ hoàng tộc Champa ấy dường như được phát hiện trên bi ký Mỹ Sơn C73A, bị vỡ nát và không dịch có kê tên गङ्गासा* Gaïgeśa, Rudravarman, Śambhuvarman, Kandharpadharma, và Prakāśadharma, cùng với dẫn chiếu rõ ràng là hồi tưởng về Bhadravarman (không có tên trong bi ký C96) 58. Những ánh xạ của cùng một tích truyện còn thấy trong chính bi ký vỡ vụn C81 ở Mỹ Sơn, trong đó một vua Champa có tên là Prakāśadharma, có lẽ còn có tên là Vikrāntavarman, có vẻ được gọi là dòng dõi गङ्गास्वर* Gaïgeśvara’ (Gaïgeśvaravaïśajaþ). Ngoài ra cũng còn có hai cái tên Bhadravarman và Rudravarman 59.      

Điều này tất nhiên mâu thuẫn với đề xuất đáng chú ý của Southworth, đã lưu ý ở trên cho rằng tích truyện Trung Quốc về một Địch Chân nào đó đã từ bỏ ngai vàng và hành hương đến Hàng Hà tại Ấn Độ đã đồng nhất ông với Gaïgārāja trong bi ký C96 Mỹ Sơn, và là sự trùng hợp đầu tiên của một cá nhân được sử liệu Trung Quốc ghi lại với một vị vua trong một bi ký Champa. Maspéro cũng đã đồng nhất như vậy, nhưng đối với ông, điều đó không có ý nghĩa đặc biệt đối với giả thuyết đồng nhất Champa-Lâm Ấp của ông. Đối với Maspéro thì Bhadravarman là thủ lĩnh Lâm Ấp Phạm Hồ Đạt còn Địch Chân – Gaïgārāja là con trai của ông 60. Tuy nhiên tôi lại thấy rằng sự trùng hợp ấy cũng quan trọng như cách nhìn của Southworth, nhưng những gì mà sử liệu Trung Quốc ghi lại về truyền thống Champa trong con mắt họ - thì có lẽ lại là huyền thoại và không nhất thiết đã là những sự kiện có thật trong đời sống của một vị vua.   

Ngược lại với Maspéro, đồng nhất Bhadravarman với Phạm Hồ Đạt của Lâm Ấp, khi đặt Gaïgārāja lên trước, Southworth cho rằng “nội dung tôn giáo, tước vị hoàng gia, và khoa nghiên cứu cổ tự các bi ký về Bhadravarman đã không ủng hộ cho cách định niên đại sớm như vậy” và “triều đại của ông có thể đã bị đặt sai mốc thời gian giữa Manorathavarman và … Rudravarman”. Điều đó không thống nhất với các cách đọc rõ ràng các bi ký bị vỡ C73A và C81, đã không được cả Maspéro hoặc Southworth lưu ý, và bi ký (nhất là C73A) dường như lại thuộc về Bhadravarman với tư cách là tổ tiên và người đã xây dựng khu đền miếu श्रीसनभद्रास्वर Śrīśānabhadreśvara ở Mỹ Sơn 61.

Một số công trình kiến trúc và điêu khắc quan trọng đã được xác định niên đại trong giai đoạn này; về phương diện này, Trà Kiệu mà tầm quan trong của nó đã được khảo cổ học chỉ ra có lẽ còn ấn tượng hơn cả Mỹ Sơn, mặc dù không còn công trình xây dựng nào tồn tại đến bây giờ, và mặc dù nơi đây chưa phát hiện được bi ký. Tiếp theo giai đoạn dài nổi trội của lưu vực Thu Bồn, mà đối với người Trung Quốc vẫn thuộc Lâm Ấp, thì bối cảnh lịch sử thay đổi đột ngột phải chuyển về phương Nam, Phan Rang (Pāõóuraïga ) và Nha Trang mà Maspéro đã sử dụng thuật ngữ không chính xác, như tôi sẽ nói rõ – “Hoàn Vương và Bá chủ Pāõóuraïga 62.  

Hoàn Vương

Hoàn Vương [環王國*] xuất hiện trong các bộ sử Trung Quốc vào giữ thế kỷ VIII, ngay sau khi cái tên Lâm Ấp không còn được sử dụng nữa; trong thực tế, một số bộ sử chính thống đã cho thấy rõ ràng là cái tên “Hoàn Vương” được dùng thay cho cái tên “Lâm Ấp”. Cái tên này chưa bao giờ được diễn giải cho thấu đáo, nhưng nghĩa đen của nó thì rõ ràng là “vòng tròn”, “phạm vi” cuả “nhà Vua” 63. Vì 環王國 Hoàn Vương chỉ xuất hiện khi khoa nghiên cứu bi ký kết thúc ở phía bắc Champa và tiếp tục trong vòng 100 năm ở phương Nam (Phan Rang và Nha Trang), các nhà nghiên cứu vùng này trước đây (đặc biệt là Maspéro), vẫn tiếp tục tin rằng Lâm Ấp và Champa là một và duy nhất, đã đồng nhất Hoàn Vương với Champa, và đặc biệt là với “Bá chủ Pāõóuraïga”, mặc dù khoảng cách lớn giữa Pāõóuraïga và cái tỏ ra là khu vực Hoàn Vương trong các sử liệu Trung Quốc.      

Pelliot nhìn vào việc xác định vị trí của環王國 Hoàn Vương trong nghiên cứu của ông về tuyến đường Jiadan đã đi, và suy luận rằng ranh giới của nó là ở Đồng Hới, với cuộc hành trình hơn sáu ngày thì đến kinh đô. Tuy nhiên Stein vẫn cho rằng cái ranh giới mà Pelliot đặt ở Đồng Hới là xa hơn về phía bắc trên bờ sông Gianh. Họ cũng không thống nhất với nhau về kinh đô Hoàn Vương, đi một vài ngày về phương Nam thì đến. Pelliot tin rằng Hoàn Vương là Champa, nên muốn đặt nó ở Quảng Nam trên cơ sở những cái tên kinh đô Chăm mà Aymonier đã phát hiện được trong biên niên sử của hai chính thể đó. Stein cũng thận trọng – khi có vẻ như thiên về định vị nó giữa Quảng Trị và Huế. Tuy nhiên cả hai đều quá quan tâm đến việc đồng nhất giả định Hoàn Vương với Lâm Ấp và việc liệu kinh đô của chính thể này cũng là của chính thể kia, và là của Champa hay không 64. Việc chấp nhận rằng Hoàn Vương là một vùng ở phía Bắc, hoàn toàn riêng biệt với Pāõóuraïga Chăm, có nghĩa là có rất ít thứ để có thể nói về điều đó, vì những ghi chép của người Trung Quốc về nó rất thưa thớt và quá vắn tắt, không có tên thủ lĩnh, nhưng lại xác định rằng Hoàn Vương là một nguồn gây rắc rối, giống như Lâm Ấp sớm và các vùng bắc Champa vậy. Cả trong trường hợp đó thì điều này cũng có thể làm cho 環王國 Hoàn Vương phù hợp với vùng “triều đại thứ sáu” sau này của Maspéro, đó là Đồng Dương/Indrapura, nơi vẫn còn các công trình đền tháp quan trọng cho đến tận Quảng Bình (xem ở dưới).

Các bộ sử chính thống của Trung Quốc không sử dụng cái tên Hoàn Vương vào năm 877, khi cho rằng nó được thay thế bằng Chiêm Thành (thành của người Chăm), không phải cách dịch âm Chiêm Bà có từ thế kỷ bảy; tuy nhiên theo một nguồn sử liệu Trung Quốc việc thay thế đó đã được thực hiện vào năm 809. Khi lưu ý về ghi chú của Tống Hội yếu lưu ý đã dẫn ở trên về sự tiếp xúc ít ỏi giữa Trung Quốc và Champa trong những thế kỷ đầu, có thể phỏng đoán rằng Hoàn Vương, mặc dù có thể là Chăm về phương diện ngôn ngữ lại không đồng nhất với cái chính thể mà người Trung Quốc gọi là “Chiêm Bà” ngay từ thế kỷ VII 65.

Như Boisselier đã đề xuất một cách thuyết phục: “Maspéro đã kết nối khá giả tạo cái “triều đại” mới [Panduranga] với “thị tộc Cau” ... bằng cách đối lập nó với “thị tộc Dừa”, mà các triều đại phía Bắc đã được cho là xuất thân từ đó “một cách trực tiếp hơn”, ông tin rằng giai đoạn 環王國 Hoàn Vương này trùng hợp với “Bá chủ Panduranga” ... Trong bất cứ trường hợp nào thì cũng không có bất cứ cho thấy rằng Panduranga…thực thi bất cứ loại bá chủ nào trong giai đoạn Hoàn Vương” 66.

Ở đây Boisselier đã quy chiếu vào một niềm tin vững chắc của Maspéro cho rằng các gia tộc thống trị Champa được chia thành hai, thị tộc Cau và thị tộc Dừa; “hai thị tộc này”, Maspéro gợi ý “tranh giành địa vị tối cao qua nhiều thế kỷ ... Thị tộc Cau cai trị nhà nước Panduranga trong khi thị tộc Dừa cai trị phía Bắc”. Ông triệu vời họ trong vài bối cảnh lịch sử Champa – khi tuyên bố, chẳng hạn “các bi ký ám chỉ các truyền thống huyền thoại ... có hai truyền thống, mà một trong hai truyền thống đó dường như thuộc về đất nước của “thị tộc Cau”, còn truyền thống kia thì thuộc về đất nước của “thị tộc Dừa”. Uroja, Maspéro thêm, là “tổ tiên huyền thoại” của thị tộc Dừa 67. Tuy nhiên trong thực tế chỉ có một bi ký đề cập đến các thị tộc này, bi ký C90A Mỹ Sơn, có niên đại năm 1080, trong đó có nói rằng một vị vua Harivarman, là Hoàng tử Thãï, hậu duệ của cả hai thị tộc, thị tộc Dừa phía cha và thị tộc Cau phía mẹ. Trong các bi ký này không hề có bằng chứng nào về vị trí địa lý của cả hai thị tộc này. Như Huber đã lưu ý “các bi ký ấy không cung cấp cho chúng ta thông tin về thị tộc Cau và thị tộc Dừa ấy; và như Boisselier đã nhấn mạnh lại rằng “các tham chiếu vào các thị tộc “Cau” ... và “Dừa”... chỉ xuất hiện khá muộn trong bi ký Chăm và hầu như là tình cờ” 68. Vì vậy, cùng với giả định rằng 環王國 Hoàn Vương đại diện cho bá chủ Pāõóuraïga, thì toàn bộ ghi chú  của Maspéro về tầm quan trọng của các thị tộc này trong các mối liên hệ nội tại của Champa phải bị từ bỏ.

Panduranga

Trái ngược với việc diễn giải theo thông lệ, chúng ta đã thấy rằng có lẽ Hoàn Vương đã không đại diện cho toàn thể Champa, và và việc cung ứng nhất định trong thời gian đó, sẽ là sai lầm khi cho rằng Hoàn Vương, rõ ràng là ở phía Bắc theo các ghi chép của Trung Quốc, không thể đồng nhất với Pāõóuraïga [पाण्डुराग**] ở tận phía Nam. Hoàn Vương có thể được người Trung Quốc nhìn nhận là thay thế cái tên Lâm Ấp. Tuy nhiên, mục đích chính trong trường hợp ở đây là để thể hiện rằng Lâm Ấp không phải là Champa và vì vậy mà cũng không phải là Hoàn Vương nếu đó chỉ là một sự thay thế cho Lâm Ấp.    

Toàn bộ số bi ký Champa thuộc giai đoạn này (có niên đại từ năm 774 – 854) đều ở phía Nam, (hầu hết) thuộc vùng Phan Rang hoặc ở đền Po Nagar tại Nha Trang. Mặc dù ba vị thủ lĩnh có tên được khẳng định là họ trị vì toàn bộ Champa (Pçthivīndravarman và Indravarman ở Phan Rang) hoặc Campa-pura (Harivarman tại Nha Trang), mà sự vắng bóng của toàn bộ các di tích thời này ở phía Bắc, đã cho thấy không cần phải tin rằng họ đã kiểm soát một cách hiệu quả đối với vùng lãnh thổ vượt xa khỏi Nha Trang, người ta cũng không còn cần phải tin vào khẳng định về các vị vua Angkor cho rằng họ đã cai trị cho đến tận Trung Quốc. Tất cả những gì mà chúng ta có thể chấp nhận về những khẳng định về những người cai trị Pāõóuraïga là họ coi khu vực của họ là một bộ phận của Champa, như đã thấy trong bi ký của Harivarman trong Campa-pura của ông ở Nha Trang, bằng cách giao phó Pāõóuraïga –pura (có lẽ là vùng Phan Rang) cho con trai ông là Vikrāntavarman [विक्रान्तवर्मन्*].

Maspéro bắt đầu chương này, sau khi liệt kê tên các vị vua với một phần viết thêm bổ sung cho phần hư cấu lịch sử, trong thời kỳ thay đổi trung tâm quan trọng của Champa từ Mỹ Sơn về phía Nam. Ông viết rằng “về cái chết của Rudravarman”, vào khoảng năm 757, các thủ lĩnh đã trao vương miện cho một người của họ”. Tuy nhiên trước hết cái tên  Rudravarman không hề thấy có trong bất cứ bi ký nào. Những bi ký cuối cùng ở Mỹ Sơn là thuộc về mọt vị vua có tên Vikrāntavarman (C77, C80, C97, C99 toàn bộ đều được định niêm đại chỉ trong thế kỷ śaka [शक***] thứ VII [AD 678-778], and C74/741. Bi ký đầu tiên ở phía Nam là C38/774, 784, thuộc về सत्यर्मन्* Satyavarman và một Vikrāntavarman – được cho là có phả hệ không phải là Vikrāntavarman [विक्रान्तवर्मन्*] Mỹ Sơn. Khoảng năm 749, người Trung Quốc xác định một Luduoluo or Luduo [रुद्रवर्मन्* Rudravarman, 庐陀罗跋摩* Lư Đà La Bạt Ma*], có thể có lý khi diễn giải là Rudra, trị vì Lâm Ấp, rõ ràng là người cuối cùng được họ ghi nhận 69. Niên đại 757 trong công trình của Maspéro chỉ là một phỏng đoán, rõ ràng dựa vào sự kiện là sau năm 758 thì người Trung Quốc không còn sử dụng cái tên Lâm Ấp nữa. 

Vị Thủ lĩnh sau đó được trao vương miện và là người mà Maspéro cho là có nguồn gốc từ phương Bắc, là Pçthivīndravarman [प्रीतिइन्द्रवर्मन्*] cái tên của một vị tổ tiên mà các bi ký Pāõóuraïga lấy làm mở đầu phả hệ của họ. Maspéro đã viết rằng “đó có lẽ [sic] sau cái chết của [रुद्रवर्मन्* Rudravarman] khiến cho [प्रीतिइन्द्रवर्मन्*] Pçthivīndravarman chuyển hoàng tộc về phương Nam. Thủ lĩnh mới, Maspéro tin rằng “có lẽ [sic] thuộc về gia đình thái tử [पाण्डुराग*] Pāõóuraïga, “thị tộc Cau”, và ông tiếp tục sống ở phương Nam” 70. Tất nhiên không có ghi chép gì về việc [प्रीतिइन्द्रवर्मन्*] Pçthivīndravarman thuộc thị tộc Cau, cũng không có bất cứ dẫn chiếu nào về các thị tộc như vậy trong giai đoạn đó; và trước đó cũng không hề có thông tin gì về một “gia đình thái tử Pāõóuraïga” cả. Toàn bộ văn bản tưởng tượng của Maspéro theo giả định của ông là có một sự thống nhất của Lâm Ấp và Champa cho đến tận Phan Rang; vì vậy mà người kế vị của vị vua Lâm Ấp cuối cùng được người Trung Quốc ghi lại phải bao gồm cả quyền lực ở phương Bắc; và đó phải là quê gốc của người kế vị đó [प्रीतिइन्द्रवर्मन्*] Pçthivīndravarman, được ghi ở đó là bác (Bergaigne) hoặc cha (Maspéro) của vị vua thứ hai đã để lại một bi ký, đó là [इन्द्रवर्मन्*] Indravarman.  

Maspéro tiếp tục về vị thế của [प्रीतिइन्द्रवर्मन्*] Pçthivīndravarman, bằng một lối biện minh kỳ dị giả định rằng ông không thừa kế ngai vàng, nhưng lại được các thủ lĩnh ghi danh – bằng cách trích dẫn bi ký triều đại đầu tiên sau triều đại Đồng Dương được định niên đại là năm 875. Tuy nhiên ở đây có thể ông đã bỏ qua một giải thích của Finot. Bi ký này là để vinh danh một [इन्द्रवर्मन्*] Indravarman khác muộn hơn một thế kỷ, nhưng ở một chỗ đã quy cho ông là [प्रीतिइन्द्रवर्मन्*] Pçthivīndravarman, hệt như một [इन्द्रवर्मन्*] Indravarman khác nữa được ghi tên ở một nơi là राजइन्द्रवर्मन्*] Rājendravarman, Rāja-Indravarman 71.   

Vấn đề này cần phải được xử lý tỷ mỷ. Bi ký C66 này – “tấm bia đầu tiên của Đồng Dương” theo Finot được vua [इन्द्रवर्मन्*] Indravarman dựng lên để tự vinh danh bản thân và vinh danh tổ tiên ông. Giống như các hồ sơ về triều đại này nói chung và các di tích kiến trúc của di chỉ, nó cho thấy một nghi lễ cúng dường một loại Phật giáo Đại thừa, không giống với các hồ sơ của Mỹ Sơn sớm hoặc Pāõóuraïga. Cũng có một bản kê các tổ tiên bắt đầu với   Bhrigu, khác với truyền thống của các tiền bối và tối thiểu có hại vị hoàn toàn là huyền thoại là Parameśvara (Śiva) và उरोज* Uroja (bầu vú), sau đó là धर्मराज* Dharmarāja, रुद्रवर्मन्* Rudravarman, भद्रार्मन्* Bhadravarman (con của Rudravarman) và इन्द्रवर्मन्* Indravarman (con của Bhadravarman). Finot nhận xét rằng cái tên उरोज* Uroja mặc dù là Phạn ngữ, nhưng lại xa lạ đối với huyền thoại Champa và không được biết ở Ấn Độ, còn धर्मराज* Dharmarāja thì lại có vẻ kỳ cục đối với tên riêng của một vua Champa. Ông cho rằng cả hai đều là hư cấu và triều đại इन्द्रवर्मन्* Indravarman chỉ bắt đầu với người cháu của ông là रुद्रवर्मन्* Rudravarman. Chắc chắn उरोज* Uroja là huyền thoại, nhưng धर्मराज* Dharmarāja thì lại không hề xa lạ trong một chính thể tôn sùng Đạo Phật.

Dù là một Phật tử, nhưng इन्द्रवर्मन्* Indravarman lại không tán dương लिङ्ग lingam truyền thống ở Mỹ Sơn của Śaübhubhadreśvara. Finot ngạc nhiên là ông đã không nhắc lại cái “tích truyện thực” của ngôi đền đó và thay vào đó bằng một dòng dõi huyền thoại mới, và vì vậy mà ông đã mô tả इन्द्रवर्मन्* Indravarman là một “kẻ tiếm quyền”. Đó là vì Finot, giống như Maspéro sau này, cho rằng một nước Champa duy nhất thống nhất từ Lâm Ấp trở đi, cho nên các vị vua nào không gắn bó với các nhà cai trị trước đó sẽ phải bị mất ngai vàng. Cái mà chúng ta thấy trong bi ký C66 là một huyền thoại mới của một gia đình gán cho một vị trí đã trở thành truyền thống. Nếu chúng ta thay vì chấp nhận rằng Champa không bao giờ là một chính thể thống nhất nên không có vấn đề gì với các thủ lĩnh ở Đồng Dương – mà tôn giáo và các huyền thoại tiền sử của họ khác nhau – trở nên quan trọng tách biệt khỏi các vị vua khác ở phương Nam. Không cần phải tiếp tục với ý tưởng của Finot cho rằng “ở đây có lẽ chúng ta thấy lại sự giao động của một kẻ tiếm ngôi khi tuyên bố cấm các công trình của một triều đại mà ông ta đã tiếm ngôi” (ở đây muốn nói đến triều đại Mỹ Sơn sớm), hoặc ông ngạc nhiên khi thấy rằng इन्द्रवर्मन्* Indravarman “đề cập đến tên của प्रीतिइन्द्रवर्मन्* Pçthivīndravarman ở đây như là thuộc về इन्द्रवर्मन्* Indravarman của Đồng Dương vào khoảng năm 875, chứ không phải là प्रीतिइन्द्रवर्मन्* Pçthivīndravarman của पाण्डुराग** Pāõóuraïga.           

Quay trở lại với vấn đề của पाण्डुराग** Pāõóuraïga, Maspéro rõ ràng đã dấn sâu vào việc hư cấu lịch sử trong việc đồng nhất Hoàn Vương với पाण्डुराग** Pāõóuraïga và trong việc cắt dán các báo cáo về Hoàn Vương của Trung Quốc với các bi ký Champa xa về phía Nam (Phan Rang và Nha Trang). “Việc giành giật quyền lực vừa mới xảy ra”, ông bắt đầu, हरिवर्मन्*  Harivarman (người kế vị của Indravarman theo các bi ký) năm 803 đã xâm lấn các châu Hoan,  Ái hiện nay là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Đó là vì các nguồn sử liệu Trung Quốc ghi rằng Hoàn Vương đã tấn công, nhưng lại không đề cập đến bất kỳ cái tên người trị vì nào. Thực sự thì bi ký Phạn ngữ của हरिवर्मन्*  Harivarman nói rằng ông “đã thiêu người Trung Quốc”, nhưng trong bối cảnh đó, lời ấy phải được coi là phép ngoa dụ như đã thấy trong các tuyên bố cường điệu của các vị vua Angkor về việc mở rộng biên giới và các quốc gia thần thuộc của họ (trong một bi ký của Jayavarman VII có cả Việt Nam và Java). Các khả năng cung cấp hậu cần trong thời gian đó có lẽ đều không cho phép Pāõóuraïga mở cuộc tấn công vào châu Hoan, châu Ái, trừ khi đó là một cuộc thám hiểm bằng đường biển. Bên cạnh vấn đề về khoảng cách không gian, Pāõóuraïga còn tách biệt khỏi các tỉnh đó bởi ba rào cản vật lý dọc theo đường biển Việt Nam là Mũi Đại Lãnh; Ðèo Hải Vân bắc Đà Nẵng; và Ðèo Ngang giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh. Tuy nhiên các sử liệu Trung Quốc về các cuộc xâm lấn của Hoàn Vương đều được Maspéro trích dẫn đều ngụ ý là các cuộc tấn công bằng đường bộ 73.     

Vậy thì sau đó chúng ta có thể nói gì về Pāõóuraïga thế kỷ VIII – IX dựa trên cơ sở các bi ký của nó? Rất ít, ngoại trừ một danh mục những người trị vì, và sự nổi lên của một tổ tiên dòng dõi huyền thoại mới विचित्रसागर* Vicitrasagara. Boisselier nhận xét rằng các bi ký Phan Rang của giới quan lại, trong khi các bi ký Pô Nagar là thuộc Hoàng tộc 74. Điều này có vẻ không chính xác. Các bi ký C38/774, 784 thực sự là của Hoàng tộc, còn các bi ký C25/799, C24/801 cũng vậy, còn bi ký C14/854 thì thuộc vùng Phan Rang. Các bi ký đặc biệt quan trọng đối với một quan chức - C19/ thế kỷ VII saka*** (Phan Rang), C37/813 (Pô Nagar), C31/817 (Pô Nagar) – liên quan đến các chiến công của một chiến binh nổi tiếng, सेनापति* Senāpati Pār (Tướng Pār*), đã có nhiều trận thắng quân Cambodia, nhưng về thể thức thì đó cũng là các bi ký Hoàng tộc.      

Tên các thần, các vị vua và các tổ tiên dòng dõi huyền thoại cho thấy rõ ràng là Pāõóuraïga không thể hiện một cuộc di cư của Hoàng tộc từ Bắc vào Nam. Các hồ sơ cho thấy sự xuất hiện của một giới tinh hoa địa phương – có thể, như Southworth đã mô tả, vì sự sụp đổ của thương mại đời sơ Đường và việc thụt lùi của Quảng Châu vào giữa thế kỷ VII cũng đã phá hủy địa vị thống trị thương mại của hệ thống lưu vực Thu Bồn, và khi thương mại Nam Trung Quốc được chuyển giao cho hệ thống cảng châu thổ sông Hồng vào cuối thế kỷ VIII, thì đã xuất hiện một mô thức thương mại hoàn toàn mới...[Có một] sự chuyển đổi chủ yếu trong sự thay thế của sự phồn thịnh thương mại về phía nam Trung Bộ Việt Nam, đặc biệt là đến các cảng Nha Trang và Phan Rang, trên tuyến đường biển từ Java đến bắc Việt Nam”...[và] các quốc gia độc lập Kauñhāra và Pāõóuraïga...ở đây đã trở nên hưng thịnh vào cuối thế kỷ thứ VIII, đầu thế kỷ IX 75.    
___________________________________

Nguồn: Michael Vickery 2005. Champa revised, Asia Research Institute Working Paper Series No. 37, 2005. The ARI Working Paper Series is published electronically by the Asia Research Institute of the National University of Singapore.

Tác giả: Chân thành cảm ơn Bruce Lockhart đã giúp chuẩn bị bản thảo để công bố trong ARI Working Papers Series.

Ghi chú của người dịch: Các từ có đánh dấu sao [*,**,***] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định nghĩa của từ mà thôi.

** पाण्डुराग panduraïga = Artemesia Indica 艾子 = ngải tử = rau ngải; sắc trắng, màu bạc; xanh mướt. 

*** शक lịch Saka bắt đầu bằng năm 0 vào năm 78 SCN, năm nhuận được tính bằng cách thêm 78 vào năm Saka, nếu kết quả là một năm nhuận theo Dương lịch thì năm Saka cũng là một năm nhuận.

TT 
Tháng Saka

Độ dài

Ngày tháng
bắt đầu

Ngày tháng
Dương lịch
1

चैत्र Caitra

30/31

22/3

22/3-20/4
2

वैशाख Vaishakha

31

21/4

21/4-21/5
3

ज्येष्ठामूल Jyaishthamula

31

22/5

22/5-22/6
4

आषाढक Āshādhaka

31

22/6

22/6-22/7
5

श्रावण Shrāvana

31

23/7

23/7-22/8
6

भाद्रपद Bhādrapada

31

23/8

23/8-22/9
7

आश्वयुज् Āshvayuj

30

23/9

23/9-22/10
8

कार्त्तिक Kārtika

30

23/10

23/10-21/11
9

अग्रहायण Agrahayana

30

22/11

22/11-21/12
10

पौष Pausha

30

22/12

22/12-20/1
11

माघ Māgha

30

21/1

21/1 -19/2
12

फाल्गुन Phālguna

30

20/2

20/2-21/3


Tài liệu dẫn

51. Nayan Chanda, Brother enemy (New York: Harcourt Brace Jovanovich, 1986), p. 49, quoting Paul Mus, Viêt-nam: sociologie d’une guerre (Paris: Éditions du Seuil, 1952), p. 17; Michael G. Cotter, ‘Towards a social history of the Vietnamese Southward Movement’, Journal of Southeast Asian History, 9, 1 (1968): 12–24.

52. Để có thêm thông tin về cuộc thảo luận mở rộng về vấn đề này và các vấn đề khác, chẳng hạn như thần chú, xem Michael Vickery, ‘Two historical records of the Kingdom of Vientiane’, in Contesting visions of the Lao past: Lao historiography at the crossroads, ed. Christopher E. Goscha and Søren Ivarsson (Richmond: Curzon Press, 2004), pp.3-35.

53. Li Tana, Nguyễn Cochinchina, Southern Vietnam in the seventeenth and eighteenth centuries (Ithaca: Cornell Southeast Asia Program, 1998), pp. 19, 21, 28; Keith W. Taylor, ‘Surface orientations in Vietnam: Beyond histories of nation and region’, Journal of Asian Studies, 57, 4 (1998): 951, 960.

54. Stein, Linyi, p. 72. Further critiques of Maspéro are found throughout Stein’s study, and, where relevant, will be noted below.

55. See Keith W. Taylor,‘The early kingdoms’, in Tarling ed., Cambridge History of Southeast Asia, p. 153 and Southworth, ‘Notes on the political geography’; the quotation on Nora Taylor’s argument is from a personal communication with her.

56. Louis Finot, ‘Deux nouvelles inscriptions de Bhadravarman Ier’, BEFEO, 2 (1902): 185-91.

57. Coedès’ reconstruction is in his ‘Note sur deux inscriptions du Champa’, BEFEO, 12, 8 (1908): 15-7.

58. The correspondence is improved by Finot’s redating of the inscription from fifth century to sixth century śaka; Finot, ‘Stèle de Śambhuvarman’, p. 207 and Finot, ‘Inscriptions du Musée’, p. 5.

59. For Inscription C81, see Jacques ed., Études épigraphiques, pp. 110-1, where it is numbered “VI’.

60. Maspéro, Royaume de Champa, pp. 64-5.

61. Finot, ‘Stèle de Śambhuvarman’, pp. 206-11; Finot, ‘Notes d’épigraphie XI’, pp. 928-9.

62. Maspéro, Royaume de Champa, ch. IV.

63. See ibid., p. 95, n. 1 for some of the sources. The literal translation of ‘Huanwang’ is from Geoff Wade, personal communication.

64. Pelliot, ‘Deux itinéraires’, pp. 184-6; Stein, Linyi, pp. 79-81. Pelliot, of course, did not know of the inscriptions which give importance to Pāõóuraïga (Nha Trang and Phan Rang) in the eighth century.

65. Về niên đại 809, xem Stein, Linyi, p. 234 and Pelliot, ‘Deux itinéraires’, p. 196. Chi tiết này thu hút sự chú ý của tôi nhờ Népote, ‘Champa, propositions’, part 2, p. 87. Cùng với các trích dẫn về “Chiêm Bà” thế kỷ VII của Huyền Trang và Nghĩa Tĩnh, Stein bổ sung thêm ‘Tôi đã thôi không cố giải thích cái tên quá độ nhưng chỉ tồn tại ngắn ngủi Hoàn Vương”.

66. Boisselier, Statuaire du Champa, pp. 61-2.

67. Maspéro, Royaume de Champa, pp. 18, 43, 154.

68. Về bi ký này, xem Finot, ‘Notes d’épigraphie XI’, pp. 933-40; Jacques ed., Études épigraphiques, pp. 115-22. Các trích dẫn này từ Édouard Huber, ‘Le clan de l’aréquier’, BEFEO, 5 (1905): 170-5; and Boisselier, Statuaire du Champa, pp. 61-2.

69. Maspéro, Royaume de Champa, p. 93 and note 3 and p. 246, table. Về các bi ký này, xem Bergaigne, ‘Ancien royaume’, pp. 242-60. Maspéro quy về Vikrāntavarman II và III.

70. Maspéro, Royaume de Champa, pp. 96-7 and note 7. Xem các thị tộc Cau và thị tộc Dừa ở trên.

71. Xem bi ký C25 trong Bergaigne, ‘Ancien royaume’, number XXII, A, ii: ‘Srīmān Rājendra(va)rmmā’, do Bergaigne dịch là ‘Vua Śrī Indravarman này’. Loại tên kép này được Schweyer thừa nhận là metri causa dùng làm chuẩn (‘Dynastie d’Indrapura’, p. 207).

72. For inscription C66 see Finot, ‘Notes d’épigraphie VI’, pp. 84-99.

73.  Maspéro, Royaume de Champa, p. 105.

74. Boisselier, Statuaire du Champa, p. 62.


Champa Nhìn lại (V)

 

Michael Vickery

Người dịch: Hà Hữu Nga


Từ Pānduranga trở về phía Bắc

Một điển hình về các vấn đề không cần thiết xuất hiện từ giả định về một Champa đơn nhất có thể thấy rõ trong cuộc tranh cãi Maspéro-Finot về sự khởi đầu của cái mà Maspéro gọi là “triều đại thứ sáu”: triều đại Đồng Dương, cũng lại ở Thu Bồn, nhưng không phải là ở Mỹ Sơn, vào cuối thế kỷ IX tiếp theo “chúa tể Pāõóuraïga” [पाण्डुराग*]. Đối với Maspéro thì triều đại này bắt đầu với một vị vua Indravarman  [इन्द्रवर्मन्*] được đề cập đến trong cái gọi là “bi ký đầu tiên” của Đồng Dương (C66 dated 875) là vua Champa. Ông trở thành vua vì “Vikrāntavarman [विक्रान्तवर्मन्*] [vị vua cuối cùng của triều đại phương Nam ở Pāõóuraïga”, niên đại cuối cùng C14/854] không con đã đích thân chọn ông làm người kế vị” [76]. Không hề có bất cứ ghi chép nào về việc Vikrāntavarman thực sự có con hay không; ở đây Maspéro đã buông thả mình trong hư cấu lịch sử thuần túy. Tuy nhiên bi ký đang được đề cập đến (C66) ghi rằng Indravarman là con của Bhadravarman [भद्रार्मन्*] và cháu của Rudravarman [रुद्रवर्मन्*], đều được gọi là “vua”, mặc dù theo Maspéro thì họ không hề trị vì. Lý do không được bộc lộ của ông cho niềm tin đó là ở chỗ trong thời đại của mình, vị vua Champa vẫn ở Pāõóuraïga. Tổ tiên Indravarman có lẽ cũng lần ngược trở lại đến một vị vua khác tên là Dharmarāja [धर्मराज*].  

Mặt khác, Finot cho rằng họ không trị vì, và đối với Bhadravarman niền tin này được củng cố bởi bi ký An Thái có niên đại 902 – từ triều đại Indravarman, nhưng lại coi Bhadravarman là một vị vua tiền nhiệm. Tuy nhiên trong một phê bình của Finot về Maspéro, có một nhận định lạ kỳ về ý kiến của Maspéro cho rằng Indravarman đã vinh phong các hư vị cho các tổ tiên của ông. Finot viết “Đối với giả định cho rằng một thủ lĩnh Chăm có thể truy phong tước vị "vua" cho tổ tiên...chắc chắn ông ta không thể gọi họ là các vị vua Champa, và mọi người cũng đều biết là không phải”. Theo quan điểm của Finot, giống như Maspéro, thì các vị vua Champa thực sự trong thời Bhadravarman và Rudravarman đều ở Pāõóuraïga” [77]. Tất nhiên giữa niên đại cuối cùng (854) của Vikrāntavarman ở Pāõóuraïga và niên đầu tiên (875) của Indravarman đã xuất hiện một khoảng trống cho cả hai tổ tiên của Indravarman ở phía Bắc và có lẽ sẽ được giả định là trước ông, ở vùng lưu vực sông Thu Bồn tối thiểu cũng đã có hai vị tổ tiên có tên cùng thời với các vị vua cuối cùng được biết đến ở Pāõóuraïga.    

Cuộc luận chiến có lẽ đã không xảy ra nếu người ta thừa nhận rằng “Champa” vùng Đồng Dương là một chính thể hoàn toàn tách biệt khỏi Pāõóuraïga, và cái triều đại của Indravarman có lẽ đã bắt đầu với cha, ông, và cụ của ông, cho dù không hề tìm được các bi ký ghi về sự trị vì của họ [78]. Thế có nghĩa là pace [Latin: tuyến đường*] Finot, Maspéro và Schweyer đã đi theo, lại không có sự dời đô từ Bắc về Nam vào thế kỷ thứ VIII, cũng lại không phải là từ Nam ra Bắc vào thế kỷ thứ IX; mà là đã diễn ra một cuộc khởi dựng kinh tế chính trị mới ở phía Bắc, có lẽ liên quan đến những biến đổi trong các tuyến hàng hải quốc tế thời đó. Giống như sự hưng thịnh của Pāõóuraïga và sự tàn lụi rõ ràng của vùng Thu Bồn trong các thế kỷ VIII – IX, thì sự tái hưng khởi của phía Bắc rõ ràng gắn liền với sự biến đổi của các tuyến hàng hải quốc tế từ Trung Quốc đến Indonesia và Ấn Độ.           

Maspéro mở đầu các sự kiện trị vì của Indravarman thứ nhất của Đồng Dương với một mẩu lịch sử thuần túy hư cấu dựa trên một hiểu biết nhầm lẫn về lịch sử Cambodia vẫn còn mơ hồ mãi cho đến tận năm 1927 bởi Philippe Stern và coup de grâce [Pháp: ân tử, phát súng kết liễu*] định mệnh của Coedès năm 1928, đối với việc tin rằng các quần thể di tích và một số bi ký đã được định niên đại từ Jayavarman VII (1181-1220?) thuộc vào thế kỷ IX. Vậy là dựa vào giải thích nhầm lẫn của Aymonier về bi ký Banteay Chhmar, Maspéro đã xuyên tạc một cách giải thích về sự can thiệp của Cambodia vào Champa trong cái mà ông cho là vào cuối thế kỷ IX hoặc đầu thế kỷ X, nhưng thực ra lại thuộc vào thế kỷ XII, như sau này Coedès đã chứng minh [79].    

Từ sự trị vì của vị vua được Maspéro gọi là Indravarman III, Schweyer thì gọi là Indravarman II vào giữa thế kỷ X, còn các sử liệu Trung Quốc cũng cho biết những cái tên của các thủ lĩnh Champa, thì không hề có cái tên nào có từ vĩ varma trong các bi ký [80]. Một khía cạnh rất đáng chú ý của giai đoạn này được gọi là “triều đại Đồng Dương, hoặc Indrapura” đã bành trường về phía bắc cho đến tận Quảng Bình, như có thể thấy rất rõ căn cứ vào một thực tế là gần nửa số bi ký đều dựng ở phía bắc Huế - một vấn đề không hề được Maspéro chạm đến, nhưng lại có tầm quan trọng rõ ràng trong các nghiên cứu riêng về giai đoạn này của Schweyer [81]. Hơn nữa, như Boisselier đã lưu ý, trong hai vị trí ở cực bắc này đều có những thánh địa gợi lại bản thân Đồng Dương: ở Đại Hữu, và đặc biệt là ở Mỹ Đức. Theo Boisselier thì “quần thể khá rộng lớn này [Mỹ Đức] đã làm nên mặt tiền của ba thánh địa, kế tiếp một ngọn tháp có ba cửa và một công trình xây dựng ở phía nam, trong một vòng tường quây tách một căn phòng rộng lớn...” Những cách thức bố trí như vậy đều gợi lại Đại Hữu, Đồng Dương và, như Huber đã lưu ý “bia lớn Lạc Thành” (xa về phía nam Quảng Nam), được ông mô tả là “cùng với bia lớn Hà Trung ở Quảng Trị, đó là di tích bi ký đẹp nhất còn lại của triều đại này”. Danh mục của Bảo tàng Đà Nẵng cũng thgoongs kê một số hiện vật từ một di chỉ khác ở Quảng Trị có tên là Đa Nghi [82].  

Một điều rất quan trọng cần lưu ý vì vào những năm 980 đã nổ ra cuộc chiến tranh đầu tiên với Việt Nam, kết cục là Champa thất bại, triều đại thay đổi, và – trong cách diễn giải thông thường – thì đó là cuộc dời “đô” về phía nam. Tích truyện ấy đã được kể hầu hết dựa trên các sử liệu Trung Quốc với tên các vị vua Champa được ghi trong bi ký được lắp ghép một cách rất tùy tiện; kết quả, theo tôi,  đã để lại những hiểu lầm nghiêm trọng về văn liệu cho đến bây giờ. Chúng ta hãy bắt đầu với tấm bi ký của một vị vua Jaya Indravarman ở Pô Nagar, Nha Trang, được định niên đại là 965 (C38D2), tấm bi ký duy nhất cho đến nay được coi là thuộc về triều đại Đồng Dương ở phía Nam. Theo Schweyer đây có lẽ là Indravarman II trị vì từ khoảng năm 916 đến năm 972 và là tác giả của tấm bi ký (C148) tại Trung Lai (Thừa Thiên), không xa Huế. Ông có lẽ còn là tác giả của một bi ký khác ở Pô Nagar (C39) có thể có niên địa thuộc năm nào đó trong cùng thế kỷ. Maspéro cùng đề cập đến một Jaya Indravarman như vậy, nhưng lại là người kế vị của Indravarman III của ông (và là Indravarman II của Schweyer), rõ ràng là vì có sự thay đổi nhỏ trong cách định danh của sử liệu Trung Quốc; điều đó có lẽ khiến cho Maspéro, một người đã sử dụng mọi cái tên Trung Quốc theo nghĩa đen, đã sáng tạo ra một vị vua không tồn tại. Schweyer dường như thừa nhận cái tên này bằng cách coi đó là sự nhầm lẫn về biên niên sử khi thay đổi triều đại ở Trung Quốc [83].

Theo Maspéro, hoàn toàn dựa vào nguồn Trung Quốc và Việt Nam, người Chăm đã xúc phạm người Việt bằng cách bắt giữ viên sứ thần của họ lại. Việt Nam đã tấn công Champa năm 982, và vị vua (trị vì từ năm 972) chúng ta tạm gọi là vua A, vì ông không được đề cập đến trong bi ký và phiên âm Hán thì không thể hiểu được – đã bị giết. Quân Việt đã cướp phá kinh đô Champa (đối với Maspéro thì đó là Indrapura/Đồng Dương) và vua Chăm kế tiếp – dựa trên phiên âm Hán, vua B – bỏ chạy, “có lẽ về Phan Rang” – một giả định không hề được chứng minh bằng nguồn sử liệu Trung Quốc lẫn Việt Nam hoặc trong bất cứ một bi ký đã biết nào.  Maspéro đã thừa nhận rằng vì các sự kiện thuộc giai đoạn này, “các cuộc chiến tranh này...không hoàn toàn rõ ràng” và thừa nhận vào năm 987, khi vua A có lẽ vẫn còn sống, thì các sử liệu Trung Quốc ghi là một vị vua Champa ‘Ji-nan-da-zhi’, khác với cả A hoặc B, đã sai người sang cống [84]. Đó không phải là một vấn đề chừng nào người ta vẫn thừa nhận rằng  không hề có một nước Champa duy nhất.

Rất đáng chú ý là cuốn Đại Việt Sử ký Toàn thư chỉ viết rằng quân Việt đã tấn công “Chiêm Thành) (kinh thành của người Chăm) và thu được nhiều chiến lợi phẩm; không hề có từ nào xác định kinh đô ở đâu. Sau đó, vào năm 983, Toàn thư viết rằng “Trước kia vua đi đánh Chiêm Thành, quản giáp Lưu Kế Tông trốn ở lại nước ấy. Đến đây, vua sai người con nuôi (không rõ tên) đi bắt được Kế Tông, đem chém”. Câu tiếp theo là “Kênh mới trên đường biển làm xong (chưa rõ ở chỗ nào). Khi vua đi đánh Chiêm Thành, qua núi Đồng Cổ (Đan Nê, Thiệu Yên, Thanh Hóa) đến sông Bà Hòa (xã Đồng Hòa, Tĩnh Gia, Thanh Hóa), đường núi hiểm trở khó đi”. Trong đoạn chú của văn bản, hai địa phương đó đều thuộc Thanh Hóa, điều đó cho thấy rằng, cái Chiêm Thành được nói đến ấy là ở rất xa về phía bắc của Champa – thì rõ ràng là trong thời gian đó các thủ lĩnh Chăm đã bành trường về phía bắc [85].     

Maspéro, dựa vào các nguồn sử liệu Trung Quốc, nói rằng cho đến tận năm 988 Lưu Kế Tông (được phiên âm không chính xác là Lưu Ký Tông) vẫn không hề biến mất. Dưới cái tên “kẻ tiếm quyền” này nhiều người đã phải bỏ chạy ra đảo Hải Nam, trong khi những kẻ khác lại “tụ họp xung quanh một kẻ ngấp nghé ngai vàng và đưa ông ta đến Vijaya vào năm 988”, và ở đó ông lấy tên là Harivarman II. Tuy nhiên trong một đoạn ghi chú dài, Maspéro viết rằng “chí ít thì đây dường như cũng là cái vượt qua được những thông tin mơ hồ do các cuốn biên niên sử cung cấp”. Ông thêm rằng theo các nguồn sử liệu Trung Quốc thì năm 988, một Băng Vuong La nào đó của Champa đã tự lập ở Phật thành (nghĩa đen là “Thành Đức Phật”) và Maspéro muốn giải nghĩa các tước vị của vua thông qua tiếng Hán (Ju-shi-li-he-shen-pai-ma-luo; Việt: Câu Thi Lị Ha Thân Bài Ma La) là để chỉ người trị vì mà ông cho là Indravarman IV [86]. Bi ký không hề ghi chép về một nhân vật như vậy, hơn nữa việc xác định bằng nguồn chữ Hán là không thể chấp nhận được.

Vậy thì “Phật thành” ở đâu mà một vị vua Champa chạy về sau khi bị quân Việt đánh bại ở một vị trí mà các nguồn tư liệu đều không cho biết rõ ràng?. Có nhiều khả năng nhất là vị trí được gọi “Phật thành” trong thời đó chính là Đồng Dương, nổi tiếng với những di tích là một di chỉ Đại thừa rất rộng lớn. Tuy nhiên đối với những người theo thuyết truyền thống thì điều đó là không thể giải thích được vì họ tin rằng Đông Dương là kinh đô của cái mà Maspéro gọi là “triều đại thứ sáu” (875 – 991) mà quân Việt tấn công và cướp bóc năm 982. Theo cách xử lý thông thường kể từ Maspéro thì Phật thành hoặc Phật thế thành (Foshicheng) được coi là Vijaya, Quy Nhơn hiện nay. Cách giải thích Phật thành là Vijaya còn thấy trong một đoạn khác của Đại Việt sử ký tiền biên viết về năm 988, khi dẫn biên niên sử cổ [Trung Quốc? Việt Nam?] nói rằng vào năm 1000, một vị vua Champa có tước hiệu ‘yaï po ku vijaya’ được dịch là Phật thệ thành, “cách kinh đô cũ 700 lý” [87]. 

Trong địa danh học Đông Nam Á, người ta bắt đầu chấp nhận nghiên cứu của Coedès về Śrī Vijaya mà người Trung Quốc ghi là ‘Fo-shi’ (Việt dịch là Phật thệ) có thể để chỉ ‘vijaya’ – mặc dù trong thời Pelliot, cách giải thích này không được chấp nhận, khi ông phiên âm nó là ‘bhoja’ – còn Vijaya cho đến nay vẫn được giải thích là Phật Thệ thành ở Champa thời gian đó. Tuy nhiên trong trường hợp này, có thể lưu ý rằng những tước hiệu của các vị vua liên quan được biết thông qua bi ký là yāï po ku vijaya śrī là những từ được khôi phục lại từ các phiên âm Hán – Việt. Các chữ sau có thể hợp lý khi được hiểu là ‘yāï po ku’, từ tiếp theo của phần phiên âm là bì-sà-xà, lại không hợp lý với vijaya. Nhưng vậy thì tại sao các sử gia Trung Quốc và Việt Nam lại không phiên âm tên của cái đô thành theo cách đó? Chúng ta đều biết rằng họ có cách phiên âm hợp lý cho từ tiếng Phạn vijaya, nhưng lại không hề biết gì về chính thể Vijaya của Champa là cái tên mà họ buộc phải phiên âm theo cách gọi “Phật thành” (Buddha city) [88]. 
__________________________________________

Nguồn: Michael Vickery 2005. Champa revised, Asia Research Institute Working Paper Series No. 37, 2005. The ARI Working Paper Series is published electronically by the Asia Research Institute of the National University of Singapore.

Tác giả: Chân thành cảm ơn Bruce Lockhart đã giúp chuẩn bị bản thảo để công bố trong ARI Working Papers Series.

Ghi chú của người dịch: Các từ có đánh dấu sao [*] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định nghĩa của từ mà thôi.

* पाण्डुराग panduraïga = Artemesia Indica 艾子 = ngải tử = rau ngải; sắc trắng, màu bạc; xanh mướt.

Chú thích

76.  Maspéro, Royaume de Champa, pp. 109-11. ‘First’ has been the traditional designation of this inscription, also discussed above, although Schweyer, ‘Chronologie des inscriptions’ precedes it with two newly discovered and undated texts from that period (C205 and 206) which refer to Rudravarman, a predecessor of Indravarman; she has published these texts in ‘Vaisselle en argent’.

77. Finot, review of Maspéro, p. 290.

78. The two inscriptions (C205, C206) on silver objects published by Schweyer (see footnote 75) and attributed to Đồng Dương, naming a Rudravarman whom she accepts as grandfather of Indravarman, are small movable objects in a private collection, and the attribution can only be hypothetical.

79. Maspéro, Royaume de Champa, p. 113; Philippe Stern, Le Bayon d’Angkor Thom et l’évolution de l’art khmer (Paris: Librairie Orientale Paul Geuthner; George Coedès, ‘La date du Bayon’, BEFEO, 28 (1928): 81-103; Coedès, ‘Nouvelles données chronologiques et généalogiques sur la dynastie de Mahīdharapura’, BEFEO, 29 (1929): 297-330, including the inscription of Banteay Chhmar (pp. 309-315).

80. Schweyer is quite right to say that ‘it seems impossible to me to use continuous numbering for the kings of Campā as Maspéro does…for [they] belong to different dynasties, each of which must have had its own internal numbering system’ (‘Dynastie d’Indrapura’, p. 205, n.1). This statement, however, implicitly negates her acceptance elsewhere of a single Champa with kings shifting capitals between very distant locations.

81. Ibid. and Schweyer, ‘Vaisselle en argent’.

82. Boisselier, Statuaire du Champa, pp. 133,136; Huber, ‘Épigraphie de la dynastie’, pp. 285 and 298-9 (in Jacques ed., Études épigraphiques, pp. 259 and 272-3); Association Française des Amis de l’Orient, Musée de sculpture, p. 179. Note that in the latter source Hà Trung is erroneously placed in Quảng Nam.
83. Schweyer, ‘Dynastie d’Indrapura’, p. 208.

84.  Maspéro, Royaume de Champa, pp. 122-4. Maspéro (p. 121, note 1) wished to read the Chinese transcriptions (variously Bo-mei-shui, Xi-li-tuo-ban-yin-cha, Bo-mei-shui-he-yin-cha and Bo-mei-shui-yang-bu-yin-cha) as ‘Parameśvaravarman’, and this has been accepted by Schweyer, ‘Dynastie d’Indrapura’, p. 208, but this requires a large input of imagination.

85. TT, Bản kỷ, 1: 16a-b, v. 1, p. 222 and notes 2, 3. 

86. Maspéro, Royaume de Champa, pp. 125-6 and 126 note 3; emphasis added.

87. Viện Nghiên Cứu Hán Nôm, Đại Việt sử ký tiền biên (Hanoi: Khoa học Xã hội, 1997), bản ký, 1:25a, p. 172.

88. Maspéro, Royaume de Champa, p. 126, n. 3.This true Chinese rendition of the title vijaya is also seen at that time in the Song huiyao (see Wade translation).

Share this post


Link to post
Share on other sites