Thiên Luân

Định Luật Murphy

5 bài viết trong chủ đề này

Định luật Murphy

Định luật Murphy là một nguyên tắc triết học hài hước, nó được hiểu như sau: nếu một điều gì xấu có khả năng xảy ra thì chắc chắn nó sẽ xảy ra một cách tồi tệ nhất.

Posted Image


Đây là một vài ví dụ về định luật Murphy:

1) Đồng phục chia làm 2 loại: 1 loại quá bé và 1 loại quá to.

2) Khi cần phải làm một việc gì đó rất gấp, bạn luôn phải nhờ một người bận nhất.

3) Ngày mà bạn quyết định nghỉ học/làm để ngủ nướng thì bạn dậy sớm nhất nhà.

4) Khi đi trên đường thì trời mưa to, thời tiết xấu, lúc về đến nhà thì mưa tạnh.

5) Những đồ dùng cần thiết nếu làm rơi sẽ lăn vào cái xó khó moi ra nhất.

6) Nếu bạn chẳng may bấm nhầm số điện thoại, bạn sẽ không bao giờ thấy số bận và sẽ luôn có người lạ nhấc máy trả lời.

7) Khi bạn cố gắng chứng minh cho người khác rằng cái máy không hoạt động, nó sẽ tự nhiên hoạt động.

8) Khi bạn chuẩn bị ngồi xuống để thưởng thức ly cà phê nóng, người khác sẽ nhờ bạn một việc mà bạn sẽ phải làm cho đến khi ly cà phê nguội đi.

9) Khi bạn đang xếp hàng, hàng người bên cạnh bạn luôn di chuyển về phía trước nhanh hơn.

10) Ai cười cuối cùng là người chậm hiểu.

11) Bạn không bao giờ có đủ 1 là tiền, 2 là thời gian.

12) Đến lúc bạn cắt móng tay xong thì vài tiếng sau bạn lại cần cạy mở hoặc bóc thứ gì đó.

13) Mọi công việc bất kỳ đều dễ đối với những người không phải làm nó.

14) Tưởng chừng ném viên sỏi qua cửa sổ rất dễ, nhưng lần đầu bạn luôn ném trúng cái song sắt và viên sỏi bật lại.

15) Một vật đang rơi luôn tiếp đất bằng phần dễ bị vỡ
nhất.


16) Không cần biết bạn tìm mua một thứ đồ bất kỳ lâu và mệt mỏi đến thế nào, sau khi quyết định mua nó xong thì bạn sẽ thấy một cửa hàng nào đó bán với giá rẻ hơn.

17) Kỷ lục và những màn trình diễn tuyệt vời nhất luôn xảy ra khi bạn làm một mình và không ai thấy cả.

18) Những lúc bạn muốn biển diễn cho mọi người là những lúc bạn sẽ phải mắc sai lầm nhỏ hoặc khiến khán giả cười nhạo.

19) Nói với một đứa trẻ rằng số sao trên trời bằng số tóc trên đầu thì nó sẽ tin bạn. Nói rằng chiếc ghế vừa mới sơn vẫn còn ướt thì nó sẽ sờ vào xem có đúng không.

20) Bắt buộc phải có thứ gì đó xung quanh quấy rối không cho phép bạn lập kỷ lục Flappy Bird.

Định luật Murphy mở rộng: Nếu một điều xấu có khả năng xảy ra nhưng đã không xảy ra thì những hậu quả của việc điều xấu đó không xảy ra sẽ tồi tệ hơn rất nhiều so với trường hợp điều xấu đó đã xảy ra.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Định luật này đã nhận đươc giải Ig Nobel. Hì.

Nhưng có một định luật khác tương tự trong lý học Đông phương là "Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai".

Trong những nguyên lý tương tác được mô tả phân loại theo thiên can, địa chi và vận khí, không thể có tuyệt đối tốt. Nhưng năm xấu lại đeo đẳng con người: nào là Tứ xung, lục bại, tứ tuyệt, tam tai, Ngũ hành sinh khắc. Đấy là chưa kể còn ngay giờ tốt xấu...vv....

Đức Phật nói: "Trần gian này là một bể khổ. Kẻ sung sướng nhất cũng chỉ lênh đênh trên mặt bể khổ mà thôi".

9 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Định luật này đã nhận đươc giải Ig Nobel. Hì.

Nhưng có một định luật khác tương tự trong lý học Đông phương là "Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai".

Trong những nguyên lý tương tác được mô tả phân loại theo thiên can, địa chi và vận khí, không thể có tuyệt đối tốt. Nhưng năm xấu lại đeo đẳng con người: nào là Tứ xung, lục bại, tứ tuyệt, tam tai, Ngũ hành sinh khắc. Đấy là chưa kể còn ngay giờ tốt xấu...vv....

Đức Phật nói: "Trần gian này là một bể khổ. Kẻ sung sướng nhất cũng chỉ lênh đênh trên mặt bể khổ mà thôi".

Cám ơn Sư phụ rất nhiều,

Thưa Sư phụ, trước đây con chỉ học một cách máy móc, thụ động và không có tư duy lý thuyết, tư duy trừu tượng nhưng từ khi được theo học Sư phụ, con đã thấy mình lớn hơn nhiều trong học tập, trong tư duy đồng thời tự bản thân đã phần nào nhận thức cuộc sống một cách chủ động. và con đã phần nào hiểu tại sao nhiều khi Sư phụ bức xúc và nhìn thấy xã hội, con người trên đời này sao đáng thương đến thế, hết thế hệ này, đến thế hệ khác nghiên cứu, tranh cãi nhau những lý thuyết mà các Thiên tài đã nghiên cứu cách đây nhiều thế kỷ mà mãi vẫn không hiểu hết? cứ người sau học người trước và nhận thức một cách máy móc, thụ động và ngày dần sai lệch một cách tiêu cực, do đó không những không phát triển mà còn kém đi so với gốc gác của vấn đề. (ngoại trừ những người giỏi và các Thiên tài)

Con nhận thấy một điều mấu chốt trên cõi đời này đều xuất phát từ: Tư tưởng

Con đang hiểu như vậy có đúng không Sư phụ? xin SP chỉ dạy.!

Kính Sư phụ ạ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn Sư phụ rất nhiều,

Thưa Sư phụ, trước đây con chỉ học một cách máy móc, thụ động và không có tư duy lý thuyết, tư duy trừu tượng nhưng từ khi được theo học Sư phụ, con đã thấy mình lớn hơn nhiều trong học tập, trong tư duy đồng thời tự bản thân đã phần nào nhận thức cuộc sống một cách chủ động. và con đã phần nào hiểu tại sao nhiều khi Sư phụ bức xúc và nhìn thấy xã hội, con người trên đời này sao đáng thương đến thế, hết thế hệ này, đến thế hệ khác nghiên cứu, tranh cãi nhau những lý thuyết mà các Thiên tài đã nghiên cứu cách đây nhiều thế kỷ mà mãi vẫn không hiểu hết? cứ người sau học người trước và nhận thức một cách máy móc, thụ động và ngày dần sai lệch một cách tiêu cực, do đó không những không phát triển mà còn kém đi so với gốc gác của vấn đề. (ngoại trừ những người giỏi và các Thiên tài)

Con nhận thấy một điều mấu chốt trên cõi đời này đều xuất phát từ: Tư tưởng

Con đang hiểu như vậy có đúng không Sư phụ? xin SP chỉ dạy.!

Kính Sư phụ ạ!

Cảm ơn Phamhung có lời khen ngợi.

Thực tế hiện nay trừ những nhà khoa học đầu bảng, còn phần lớn vẫn là nhận thức trực quan. Có điều những nhận thức đó thông qua phương tiện kỹ thuật, nên họ lầm tưởng đó là tư duy khoa học và tri thức khoa học. Thí dụ: Đưa con tàu Tò Mò lên sao Hỏa, nhìn thấy bề mặt sao Hỏa thì đó cũng chỉ là nhận thức trực quan qua phương tiện kỹ thuật, mà trước đây, bằng mắt thường con người không nhận thức được. Đấy thực chất là nhận thức trực quan được phát triển ra ngoài trái Đất. Vậy thôi.

Vấn đề là từ những nhận thức trực quan trải rộng trong vũ trụ đó, con người có thể tổng hợp thành một hệ thống lý thuyết mô tả những quy luật tương tác, để giải thích mọi hiện tượng với khả năng tiên tri hay không?

Nền văn minh hiên nay chưa đủ khả năng làm việc này.

Nhưng Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - chính là một lý thuyết tổng hợp tất cả những quy luật phát triển trong lịch sử vũ trụ, giải thích từ sự khởi nguyên của vũ trụ đến sự vận động của các thiên hà khổng lồ , cho đến tận các hạt vật chất nhỏ nhất, mô tả thiên nhiên, xã hội, cuộc sống cho đến từng hành vi của con người với khả năng tiên tri.

Chính vì lý thuyết này, nên tôi mới khẳng định: "Không có Hạt của Chúa" (Theo nghĩa một điều kiện duy nhất tạo ra các dạng hạt có khối lượng); "không có sự sống trên sao Hỏa". ....

Tôi rất tự tin vào những gì tôi đã biết. Cho nên tôi mới khẳng định những nhận xét của tôi trước công đồng khoa học quốc tế và chờ đợi từ năm 2008 đến khi họ xác định: Hạt tìm được chỉ là một trong 18 hạt cơ bản.

Tất nhiên tôi phải biết rất rõ tôi đang sở hữu cái gì, mới có thể tự tin như vậy trước những tri thức mũi nhọn của nền văn minh hiện đại. Nhưng một đám lôm côm, dốt nát cho rằng tôi gặp may. Híc!

Tôi có cần họ công nhận đâu mà phải nhận xét kiểu mạt hạng vậy. Đám lôm côm này không đủ tư cách để thẩm định một lý thuyết khoa học loại vớ vẩn , chưa nói đến một lý thuyết thống nhất. Còn Lý thuyết thống nhất - do trình độ vượt trội - nên thẩm định rất nhanh, "nghịch lý Cantor" và thuyết Vonfram, cũng như "Hạt của Chúa" và có hay không sự sống trên sao Hỏa....

Tôi có thể gặp may trong những dự báo. Nhưng tôi không thể gặp may trong việc phục hồi cả một hệ thống lý thuyết cổ xưa. Bởi vậy, cái đám đầu đất sét đó, cho dù có cố tính xuyên tạc một cách hợm hĩnh và ngạo mạn từ thứ tư duy của những con ếch, cũng không thể phủ nhận được điều này.

Đúng là muốn đạt tới sự hiểu biết cần phải tư duy. Nhưng phải là "chính tư duy", như Đức Phật dạy.

Như thế nào là "Chính tư duy"?. Nói theo ngôn ngữ khoa học tức là tính khách quan. Như thế nào để xác định tính khách quan? (Vì ai cũng tưởng mình đúng. "Những con ếch luôn có chứng lý khi mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó"). Cho nên phải có chuẩn mực để thẩm định tính chân lý khách quan. Chuẩn mực đó chính là tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng.

Cả cái vũ trụ và thế giới này, cho đến từng hành vi của con người, nếu không có chuẩn mực thì sẽ rối loạn.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiểu như "khi điều không may xảy ra thì nó sẽ xảy ra" vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay