Tâm Giao

Xin Hỏi Về Cách Hóa Giải Ngày Xấu?

7 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Chào các bác, các cô các chú, các anh chị em tham gia diễn đàn!

Khi năm mới đến, diễn đàn thường có bài viết về các ngày tốt hàng tháng của năm, với phương pháp sử dụng là loại bỏ tất cả những ngày xấu được truyền lại tới giờ. Quả thực TG thấy đó là một cách tính hợp lý. Tuy nhiên, xã hội hiện đại luôn bận rộn, mọi việc cứ liên tục tiếp diễn nhau nên không phải lúc nào cũng có thể kén ngày chọn giờ được. Vậy nên TG muốn hỏi liệu chăng có những cách nào để hóa giải nếu việc buộc phải triển khai công việc vào những ngày không tốt?

Edited by Tâm Giao

Share this post


Link to post
Share on other sites

Loại suy tất cả những ngày xấu là phương cách tính ngày của TTNC Lý học Đông phương. Còn lại những ngày cho là xấu vì những ngày này còn phạm các tiêu chí mà cổ thư đã nêu, tuy nhiên cứ máy mốc và cứng nhắc thì có thể sẽ hư việc cho nên những "ngày xấu" ấy nếu không phạm những ngày Nguyệt Kỵ, Tam nương sát thì cứ tiến hành.

Những việc trọng yếu thì nên làm vào "ngày tốt" như bài đã đăng.

Nếu không còn những ngày tốt, thì chẳng đặng đừng phải chọn "ngày xấu" và tránh tiêu chí kiêng kỵ. Vd: định làm việc xây sửa vào ngày A, nhưng truy cập lại ngày A kiêng xây sửa thì bỏ đi, chọn ngày tương đối khác.

Đã là ngày xấu thì ít nhất phải chọn được giờ tốt. Mặc dù chưa chắc tốt hẳn hay hết xấu.

Thiên Đồng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Loại suy tất cả những ngày xấu là phương cách tính ngày của TTNC Lý học Đông phương. Còn lại những ngày cho là xấu vì những ngày này còn ppham5 các tiêu chí mà cổ thư đã nêu, tuy nhiên cứ máy mốc và cứng nhắc thì có thể sẽ hư việc cho nên, còn lại nhưng "ngày xấu" ấy nếu không phạm những ngày Nguyệt Kỵ, Tam nương sát thì cứ tiến hành.

Những việc trọng yếu và thì nên làm vào "ngày tốt" như bài đã đăng.

Nếu không còn những ngày tốt, thì chẳng đặng đừng phải chọn ngày xấu và tránh tiêu chí kiêng kỵ. Vd: định la2vie65c xây sửa vào ngày A, nhưng truy cập lạy ngày A kiêng xây sửa thì bỏ đi, chọn ngày tương đối khác.

Đã là ngày xấu thì ít nhất phải chọn được giờ tốt. Mặc dù chưa chắc tốt hẳn hay hết xấu.

Thiên Đồng

Rất cám ơn anh đã cho ý kiến, nếu em hiểu không sai thì ý anh là:

1. Những việc trọng yếu thì nên làm vào những ngày tốt

2. Nếu ngày định chọn không rơi vào ngày tốt thì cần phải tránh ngày Tam Nương và Nguyệt Kỵ

3. Nếu không tránh được ngày xấu tổng quát thì tránh ngày xấu theo tiêu chí

4. Nếu bắt buộc vẫn phải dùng ngày xấu thì phải chọn được giờ tốt.

Nếu ý anh đúng là như vậy thì em thấy vẫn chưa thỏa mãn cho thắc mắc của mình, vì những gợi ý anh đưa ra vẫn dừng lại ở việc kén chọn, tức cá nhân con người chưa can thiệp được vào ngày tốt xấu. Em vấn biết rằng, con người bị ảnh hưởng của những tương tác hiển nhiên, sắn có, rất mạnh và vô cùng bao trùm, bởi thế việc can thiệp vào những thế lực đó không phải là đơn giản. Ý em ở đây là liệu có cách nào đi giữa trời nắng to mà ít nhiều giảm được tác hại của ánh nắng như việc mang ô chẳng hạn?

Edited by Tâm Giao

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói tóm lại và cực kỳ đơn giản là "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành" và "Không biết không có tội"

Đi giữa trời nắng ngoại trừ mang mũ, nón, mang ô dù ra còn có thể chọn cách đi vào chỗ có bóng cây, bóng mát, hoặc ở nhà khỏi đi, hoặc kêu em út nó mang ô nó che cho mình. Và nói chung nó vẫn phụ thuộc vào việc kén chọn và không có cách nào can thiệp khi anh có kiến thức nhất định về cái gọi là "ngày giờ tốt xấu" - phụ thuộc vào "ý thức" và "trí tuệ".Anh đi ngoài nắng mà muốn giảm tác hại của ánh nắng mặt trời thì phải lựa chọn đội nón/mũ mang ô/dù hay không. hoặc là anh đi và chịu tác hại của ánh nắng mặt trời, hoặc là anh không đi thì chả phải chịu gì cả.

Ví du: Anh đã biết qua những ngày nào là ngày tốt, giờ xấu... thì khi làm bất cứ việc gì, dù ít hay nhiều nó đều có những tác động và ảnh hưởng nhất đinh đến quyết đinh của anh. Và một hệ lụy hoặc kết quả tất yếu là anh sẽ chọn ngày tốt, giờ tốt cho những công việc trọng đại của mình.

Ngược lại một người không quan tâm đến những gì gòi là ngày, giờ tốt xấu thì họ làm việc không bị chi phối.

Một anh Việt Nam xây nhà sẽ phải đi xem tuổi, xem ngày xem giờ, xem hướng nhà, xem phong thủy trước khi xây, còn anh tây thì chỉ cần xem có đủ tiền hay không và xây nhà vào thời điểm ít mưa bão trong năm mà thôi.

Một ví dụ trực quan là những người có vấn đề bất thường về trí óc (người điên, tâm thần....) tôi không biết họ có thấy nắng không, nhưng đi ngoài trời nắng họ thường không đội nón, mũ ô dù gì cả.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói tóm lại và cực kỳ đơn giản là "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành" và "Không biết không có tội"

Đi giữa trời nắng ngoại trừ mang mũ, nón, mang ô dù ra còn có thể chọn cách đi vào chỗ có bóng cây, bóng mát, hoặc ở nhà khỏi đi, hoặc kêu em út nó mang ô nó che cho mình. Và nói chung nó vẫn phụ thuộc vào việc kén chọn và không có cách nào can thiệp khi anh có kiến thức nhất định về cái gọi là "ngày giờ tốt xấu" - phụ thuộc vào "ý thức" và "trí tuệ".Anh đi ngoài nắng mà muốn giảm tác hại của ánh nắng mặt trời thì phải lựa chọn đội nón/mũ mang ô/dù hay không. hoặc là anh đi và chịu tác hại của ánh nắng mặt trời, hoặc là anh không đi thì chả phải chịu gì cả.

Ví du: Anh đã biết qua những ngày nào là ngày tốt, giờ xấu... thì khi làm bất cứ việc gì, dù ít hay nhiều nó đều có những tác động và ảnh hưởng nhất đinh đến quyết đinh của anh. Và một hệ lụy hoặc kết quả tất yếu là anh sẽ chọn ngày tốt, giờ tốt cho những công việc trọng đại của mình.

Ngược lại một người không quan tâm đến những gì gòi là ngày, giờ tốt xấu thì họ làm việc không bị chi phối.

Một anh Việt Nam xây nhà sẽ phải đi xem tuổi, xem ngày xem giờ, xem hướng nhà, xem phong thủy trước khi xây, còn anh tây thì chỉ cần xem có đủ tiền hay không và xây nhà vào thời điểm ít mưa bão trong năm mà thôi.

Một ví dụ trực quan là những người có vấn đề bất thường về trí óc (người điên, tâm thần....) tôi không biết họ có thấy nắng không, nhưng đi ngoài trời nắng họ thường không đội nón, mũ ô dù gì cả.

Rất cám ơn anh BK đã cho ý kiến đóng góp, em rất đồng ý và rất mong muốn "Đi giữa trời nắng ngoại trừ mang mũ, nón, mang ô dù ra còn có thể chọn cách đi vào chỗ có bóng cây, bóng mát, hoặc ở nhà khỏi đi, hoặc kêu em út nó mang ô nó che cho mình", tất nhiên!!!

Tuy nhiên anh nói là "một người không quan tâm đến những gì gọi là ngày, giờ tốt xấu thì họ làm việc không bị chi phối" thực ra nói chính xác phải là họ không bị chi phối trong tâm trí, trong ý thức hệ của họ thôi. Chứ thực tế chắc chắn họ sẽ bị ảnh hưởng, chẳng qua họ không biết, hoặc không nhận ra mà thôi, đúng không ạ?!

Nếu em hiểu không nhầm thì về cơ bản quan điểm của anh cho rằng, việc ứng phó với ngày xấu nói chung chỉ dừng ở cách "kén chọn" và "không có cách nào can thiệp được". Nếu đúng sự thực đúng là như vậy thì nghiễm nhiên chủ đề em đưa ra tự nhiên sẽ vô nghĩa. Bởi nếu một sự thực là không có cách hóa giải- ít nhất về mặt lý thuyết, thì cố gặng hỏi có cần thiết hay không!

Em thì nghĩ rằng, nếu dựa trên quan điểm về một lý thuyết thống nhất vũ trụ như SP vẫn nói, thì chắc chắn rằng, hoặc chí tí về mặt lý thuyết sẽ phải có một cách nào đó để hóa giải, khắc phục được vấn đề này... Bởi về cơ bản thì em cũng nghĩ, mọi vật tồn tại ắt sẽ có sự biến đổi, có cái sinh nó và có cái khắc nó. Nếu đúng là như vậy thì vấn đề ngày tốt xấu cũng không ngoại lệ. Chẳng qua là con người đã tìm ra hay chưa. Bởi thế em mới xin mọi người vào chia sẻ ý kiến, góp ý, chỉ dạy thêm cho!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi người ta không biết thì kể cả thực tế lẫn tâm trí lẫn ý thức hệ của người ta cũng không bị chi phối. Phân biệt rõ ràng Biết - bị chi phối và Không Biết - không bị chi phối. Còn việc thực tế kết quả những việc họ làm trong ngày xấu đó, chỉ có chúng ta mới cho rằng nó là hệ quả/ ảnh hưởng của ngày xấu, còn người đó thì không. Họ có những lý giải khác cho kết quả việc làm của họ. Chúng ta khác họ vì chúng ta đã có khái niệm về ngày, giờ tốt xấu.

Cho rằng khi trao đổi đến đây chúng ta đã có nhận thức về ngày Tốt - Xấu

Một ngày đã gọi là xấu thì dù có cố gắng cách mấy cũng không thể hóa giải hoàn toàn, nếu không thì sau khi hóa giải được ngày xấu thì nó trở thành ngày bình thường và không

còn là ngày xấu nữa. Trong ngày xấu đó, có thể chọn giờ tốt để giảm/tránh tác hại của cái xấu. Cũng như việc đi nắng, bạn có thể chọn không đội mũ/nón (chịu 100% tác hại) hoặc đội nón/mũ để giảm tránh. Hoặc thôi, không đi nữa để tránh 100% tác hại.

Những cái được gọi là "ngày, giờ tốt xấu" là những đúc kết qua nhiều thế hệ, tổng hợp từ nhiều trường phái, nhiều nghiên cứu khác nhau... chứ chưa có một lý thuyết hoàn chỉnh và được công nhận nào về ngày tốt xấu cả.

Nếu có điều kiện, bạn nên đọc cuốn "Định mệnh có thật hay không" thì sẽ có cái nhìn rộng hơn

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Khi người ta không biết thì kể cả thực tế lẫn tâm trí lẫn ý thức hệ của người ta cũng không bị chi phối. Phân biệt rõ ràng Biết - bị chi phối và Không Biết - không bị chi phối. Còn việc thực tế kết quả những việc họ làm trong ngày xấu đó, chỉ có chúng ta mới cho rằng nó là hệ quả/ ảnh hưởng của ngày xấu, còn người đó thì không. Họ có những lý giải khác cho kết quả việc làm của họ. Chúng ta khác họ vì chúng ta đã có khái niệm về ngày, giờ tốt xấu.

Cho rằng khi trao đổi đến đây chúng ta đã có nhận thức về ngày Tốt - Xấu

Một ngày đã gọi là xấu thì dù có cố gắng cách mấy cũng không thể hóa giải hoàn toàn, nếu không thì sau khi hóa giải được ngày xấu thì nó trở thành ngày bình thường và không

còn là ngày xấu nữa. Trong ngày xấu đó, có thể chọn giờ tốt để giảm/tránh tác hại của cái xấu. Cũng như việc đi nắng, bạn có thể chọn không đội mũ/nón (chịu 100% tác hại) hoặc đội nón/mũ để giảm tránh. Hoặc thôi, không đi nữa để tránh 100% tác hại.

Những cái được gọi là "ngày, giờ tốt xấu" là những đúc kết qua nhiều thế hệ, tổng hợp từ nhiều trường phái, nhiều nghiên cứu khác nhau... chứ chưa có một lý thuyết hoàn chỉnh và được công nhận nào về ngày tốt xấu cả.

Nếu có điều kiện, bạn nên đọc cuốn "Định mệnh có thật hay không" thì sẽ có cái nhìn rộng hơn

Cám ơn anh BK đã cho thêm ý kiến, em viết tiếp những dòng này không phải để tranh luận hơn thua gì cả đâu, nếu có gì không đúng thì anh cứ bỏ qua cho. Thực ra nó là quan điểm cá nhân của anh BK về vấn đề này thôi, không liên quan trực tiếp lắm đến thắc mắc của em trong chủ đề. Nhưng phải nói thế này

Nếu anh cho rằng

"Khi người ta không biết ( đến việc có ngày xấu) thì kể cả thực tế lẫn tâm trí lẫn ý thức hệ của người ta cũng không bị chi phối. Phân biệt rõ ràng Biết - bị chi phối và Không Biết - không bị chi phối." thì tự anh đã ngầm nói lên rằng không có ngày tốt xấu, hoặc nếu có thì vấn đề về ngày tốt xấu nói chung và chọn ngày tốt xấu nói riêng không phải là vấn đề, một đối tượng, một giả thuyết, một lý thuyết có tính khoa học (đúng không ạ?) bởi một điều đơn giản nó vi phạm một tiêu chí khoa học để nhận định vấn đề, một giả thuyết, một lý thuyết được coi là đúng, đó chính là tính khách quan. Như SP vẫn hay nói" một giả thuyết, một lý thuyết được coi là đúng thì nó phải có khả năng giải thích hầu hết một vấn đề liên quan tới nó một cách hoàn chỉnh, thống nhất, khách quan, có tính quy luật và khả năng tiên tri".

Đó là em đưa vài quan điểm cá nhân vậy thôi, chưa chắc đã đúng. Còn ý chính của chủ đề em đưa ra vẫn là tìm cách hóa giải ảnh hưởng của ngày xấu nên con người, biết đâu có người lại biết được và phổ biến cho mọi người cùng áp dụng. Chỉ đơn giản vậy thôi.

Edited by Tâm Giao

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay