Posted 21 Tháng 3, 2014 Vén sương mù phủ trên lịch sử Bách Việt Bài của 张天韵Trương Thiên Vận 张天韵01-08-2013 W: Quảng Tây tân văn 广西日报数字报刊 - 广西新闻网 (lược dịch) Vào những năm 70 thế kỷ trước tại huyện Điền Đông tỉnh Quảng Tây phát hiện được 8 ngôi mộ cổ thời Xuân Thu, cổ vật dưới mộ toàn là đồ đồng và đồ ngọc, chủ yếu là trống đồng và dao găm đồng. Trống đồng là totem của các tộc người vùng Tây Nam TQ và Đông Nam Ấ, có ngôn ngữ và tập tục gần gụi nhau, họ là hậu duệ cùng tông tộc của tiên nhân Bách Việt. Người Việt cổ đã từ Lĩnh Nam phát triển, đem ngôn ngữ và văn hóa đi bốn hướng Đông Tây Nam Bắc trong thời gian vài ngàn năm, hình thành nên Bách Việt.《汉书•地理志》曾说:“自交趾至会稽七八千里,百越杂处,各有种姓” Hán thư địa lý chí từng nói: Tự Giao Chỉ đến Cối Kê bảy tám ngàn dặm, Bách Việt tạp ở, các hữu chủng tính. 广西、广东、云南、贵州、福建、台湾、浙江、安徽、上海、湖北、湖南、江西等地区,当年都生活着百越族人. Theo sử thư ghi chép, tại các nơi của TQ ngày nay như Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Phúc Kiến, Đài Loan, Triết Giang, An Huy, Thượng Hải, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây v.v. thời đó đều là người dân tộc Bách Việt sinh sống. Giáo sư Phạm Hoằng Qúi 范宏贵 Đại học dân tộc Quảng Tây nghiên cứu khảo cổ nhiều năm cho rằng các tộc người có totem trống đồng là có cùng cội nguồn Bách Việt, hậu duệ của họ như ngày nay phân bố rất rộng 今,百越族的后裔分布非常广泛,从广西、广东、云南、贵州、湖南、海南等省区,到东南亚的越南、老挝、泰国、缅甸等国家,远至印度东北部的阿萨姆邦广大地区 từ Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Qúi Châu, Hồ Nam, Hải Nam v.v. đến các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Thái Lan, Miến Điện, xa đến tận bang A Sam ở đông bắc Ấn Độ. Những năm 80 thế kỷ trước, khảo cổ Quảng Tây khai quật di chỉ thành cổ bằng đất tại thôn Bách Ngân, Tường Châu, huyện Điền Đông, gọi di tích đó là “thành cổ Bách Ngân”. Thành xây bằng đất, móng rộng 12 mét, đoạn di tích thành cao 4 mét, quanh thành có hào nước bảo vệ, đây là thành quân sự. Di tích này minh chứng cho cuốn sách Lĩnh Ngoại Đại Đáp do Châu Khứ Phi soạn năm 1178 thời Nam Tống, kể rất kỹ về kinh tế, phong tục, sinh hoạt, sản vật , tài nguyên của vùng Lĩnh Nam tức Lưỡng Quảng ngày nay, là một trước tác quan trọng cho nghiên cứu lịch sử dân tộc 成书于1178年的《岭外代答》由南宋周去非所撰,记载了宋代岭南地区即今天两广一带的社会经济﹑少数民族的生活风俗,以及物产资源﹑山川﹑古迹等情况,成为民族历史研究非常重要的著作. Theo sách này ghi, đương thời vùng Quế Tây ngoài các con sông đường thủy còn có tất cả bốn con đường bộ, nối liền Vân Nam, Qúi Châu, Quảng Tây, Quảng Đông và vùng Đông Nam Á. Trong sách có địa danh Hoàng Sơn Trại, quyển ba viết: Trung Quốc thông đạo Nam Man tất phải từ Hoàng Sơn Trại. Năm 2011 giới khảo cổ Quảng Tây tiến hành khai quật một di tích cổ thành, thu được tiền bằng đồng thời Tống như Hoàng Tống Thông Bảo, Thánh Tống Thông Bảo, Nguyên Phong Thông Bảo…Sau đó ở khu vực lân cận còn thu được nơi tích tụ bát sứ chứng tỏ đây là khu phố buôn bán, đây chính là trung tâm thương mại mà trong sách Lĩnh Ngoại Đại Đáp nói cái tên Hoàng Sơn Trại. Giao thông thời đó đã khá phát triển, có bốn con đường qui tụ tại Hoàng Sơn Trại là đường từ Điền Đông đến Nam Ninh, đường đến Trinh Phong Qúi Châu, đường đến Miến Điện, đường qua Bảo Đức đến Việt Nam. Thời đó Tống Cao Tông đang chống kịch liệt quân Kim, lùi đến Hàng Châu khôi phục Tống triều, gọi là Nam Tống. Lịch sử Nam Tống chủ yếu là chống quân Kim xâm lăng, nhưng quân Tống thiếu ngựa chiến vì con đường lên Tứ Xuyên, Cam Túc, Thiểm Tây mua ngựa đã bị quân Kim chặn. Bởi vậy phải mua ngựa từ Đại Lý cách xa một nghìn km đưa lên, thời đó dân gian gọi ngựa đó là “quảng mã”. Lái ngựa dong được ngựa từ Vân Nam đến Điền Đông thì ngựa đã gầy còm. Họ buộc chân ngựa lại, cho ăn hai cân muối, rồi thả chăn vỗ béo lại rồi mới bán. Gần Hoàng Sơn Trại có thôn tên là Bình Mã chính là nơi xưa tập kết chọn ngựa. Lại có thôn Thượng Pháp mà tiếng Choang có nghĩa là Thợ Sắt, có di tích nhiều vũ khí, đó là nơi rèn khí giới và móng ngựa để giao cho quân đội nhà Tống. Sách trên có nói: ngựa Mán đến, rồi hàng hóa khác cũng đến ùn ùn. Hoàng Sơn Trại đúng là trung tâm giao dịch thương mại thời bấy giờ, nó tồn tại sầm uất được 300 năm. Đến năm 1259 vó ngựa kỵ binh Mông Cổ kéo đến, 6 vạn quân Tống ở Hoàng Sơn Trại chống quân Mông Cổ, thương vong nặng nề, thành phố nổi tiếng một thời Hoàng Sơn Trại bị san bằng thành bình địa, chỉ còn lại dấu tích ngày nay là những đoạn vỡ vụn rời rạc. Từ đó nó bị chôn vùi dưới lớp bụi đất. Nhưng con đường “Bách Việt cổ đạo” thì vẫn còn tồn tại. Ngày nay nó hồi sinh bằng hình thức mới, là hệ thống giao thông hiện đại kết nối các nền kinh tế, kết nối các dân tộc gần gụi huyết thống, ngôn ngữ, văn hóa. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites