Thiên Sứ

Thái Ất Và Việt Sử 5000 Năm Văn Hiến

41 bài viết trong chủ đề này

Trong sách Can Chi Thông Luận có đoạn trích về Thiên can ngũ hợp, xin chép lại.

Hóa hợp thế nào thì lấy ngày can làm chủ, tháng can và giờ can kế bên ngũ hợp lại, có tháng chi cùng một ngũ hành hóa hợp mới gọi là hóa hợp. Thiên can hóa hợp gọi là tứ khí. Địa chi hóa hợp là phúc đức.

1.Giáp kỷ hợp hóa thổ :

Gọi là hợp trung chính, chủ về an phận thủ thường, trọng tín nghĩa. Nếu mệnh cục không có hành thổ hợp hóa, lại mang thất sát thì bạc tình, tính nóng giận hay biện bác.

Giáp kỷ trung ương hóa thổ thần

Giờ gặp thìn tỵ thoát trần ai

Trong cục năm tháng thế viêm địa

Mới hiển công danh phú quý này

Giáp kỷ can này sinh mùa xuận

Bình sinh công việc gian lao có

Long đong lật đật nếm đắng cay

Khéo tính rồi thành ra vụng cả

a. Ngày Can Giáp hợp kỷ gặp

Ất mộc : Vợ tài có tổn. Đinh Hỏa: Vất vả kiếm ăn rồi thành công. Tân kim: Thanh cao quý hiển. Mậu thổ: gia đình giàu có. Quý Thủy: Bình sinh làm phúc. Canh Kim: nhà tranh vách đất. Bính Hỏa : hưởng phúc lộc tồn.

b. Ngày can kỷ hợp giáp gặp

Đinh hỏa: Bị người ức hiếp. Tân kim: gia đình giàu có. Canh kim: an phận nghèo hèn. Quý thủy: quan chức thêm vinh. Bính hỏa: tàng tân tất được phú quý. Trong mậu ẩn quý không đến nỗi nghèo.

2. Ất Canh hợp hóa kim

Gọi là nhân nghĩa, lịch sự lễ phép trọng nhân thủ nghĩa. Nếu có thiên quan hoặc tọa ở vận tử, tuyệt, mộ vận yếu. Ngược lại hay cố chấp mà dẫn đến có thiên kiến.

Ất Canh kim cục vượng ở tây

Giờ gặp tòng khôi ấy nguyệt kỳ

Thìn tuất sửu mùi như tương trợ

Kẻ ấy danh cao có tướng quan

Ất CAnh cực sợ hỏa viêm dương

Trí khí tiêu ma chủ bất lương

Dần ngọ gặp phải là hạ cách

Nhân duyên lật đật đủ mọi đường

a. Ngày can ất hợp canh

Bính hỏa: vất vả. Nhâm thủy: vinh hoa. Đinh hỏa : hoa nở mùa xuân. Kỷ Thổ: Châu báu đầy nhà. Tân kim: như cỏ thu gặp sương, Mão mộc: gạo thóc đầy kho.

b. Ngày can canh hợp ất gặp

Tân kim: đề phòng tổn thất. Đinh hỏa: vận hãm. Quý thủy: Điền trạch thất bát. Nhâm thủy : tài lộc tăng tiến. Mậu thổ: không thành phú quý. gặp Nhâm thủy trợ lực trường thọ.

3. Bính tân hợp hóa thủy : Gọi là hợp uy nghiêm

Dáng mạo uy nghiêm, là người có trí tuệ tướng mạo thông minh. Nếu mang thất sát hoặc tọa tử tuyệt, ngược lại tính ác vô tình. Mệnh nữ Bính Tân hóa thủy gặp chi xung thì tình cảm phóng túng

Bính tân hóa thủy sinh mùa đông

Được người trợ giúp trên lộ trình

Gặp thổ quá nhiều bần lại tiện

Lênh đênh thân thế kiếp trầm luân

Bính tân hóa hợp thích gặp giáp

Anh hùng chí khí thỏa phong trần

Nếu có thấy ở năm và tháng

Là kẻ trốn đời muốn nhàn thân

a. Ngày can bính hợp tân gặp

Mậu thổ: thành danh, ất mộc: quan tước phú quý. Quý thủy kỷ thổ: nhà cửa thanh cao. Nhâm thủy thìn thổ: có họa đại bại

b. Ngày can tân hợp bính gặp

Mậu thổ canh kim : Công danh phú quý

4. Đinh nhâm hợp hóa mộc : gọi là nhân thọ hợp

Tâm địa nhân từ mệnh thọ. Mệnh nữ gặp mệnh cục thủy quá vượng làm hao tiết mộc thì gọi là hợp phóng đãng. Nếu tọa tử, tuyệt thì tửu sắc tán bại gia sản.

Bính Đinh hóa thổ thích gặp dần

Văn chương cái thế lại tiếng tăm

Khúc trực lại quy nơi năm tháng

Thiếu niên dễ đạt chút công danh

Đinh Nhâm hóa mộc kỵ nơi kim

Tiền đồ danh vọng chẳng ra gì

Cuộc đời hay gặp nhiều tai nạn

Anh em trục trặc chẳng thuận hòa.

a. Ngày can Đinh hợp nhâm gặp

Bính Hỏa : cuộc đời bình an. tân kim: phú quý song toàn. Tân thủy : sinh kế khó khăn. Ất mộc nhiều trong trụ tài lộc khó thành. Canh kim thái quá công danh mờ mịt. Thích giáp gặp thìn phúc lộc đẹp đẽ. Thích kỷ và dậu phúc lộc đẹp đẽ.

b. ngày can nhâm hợp đinh gặp

tân kim: ruộng vườn rộng rãi. Bính hỏa: anh hùng hào kiệt. Quý thủy: làm ăn vất vả. Kỷ thổ: chí khí hiên ngang. Mậu thổ: gặp việc lo sợ. Canh kim: việc khó thành.

5. Mậu quý hóa hợp hỏa : gọi là hợp vô tình

Tướng mạo thanh tú, bạc tình bạc nghĩa. Nam thích trang trải việc thế sự. Nữ thì lấy chồng đẹp trai

Mậu Quý phương nam hỏa trên cao

Chói chang tỏa sáng hiển anh hào

Trong cục không thủy thương năm tháng

Tài cao giật giải tiếng danh truyền

Mậu quý thiên nguyên chi thàng thủy

Bại hoại gia phong phiền phức nhiều

Hành vận lại gặp sinh thủy vượng

Thương vợ khắc con khởi ba đào

a. Ngày can mậu hợp quý gặp

Ất mộc : cuối đời hiển đạt. Nhâm thủy: tự thân lập danh. Bính hỏa: Khó tìm phúc lộc. canh kim: dễ dàng thông thuận. Kỷ thổ: Vợ con có tổn. Tân Kim : mưu sự hơn người nhưng vụng thành.

b. Ngày can quý hợp mậu gặp

Bính tân : một đời đa thành đa bại. Giáp kỷ : cuộc đời hao tâm tổn sức. Đinh hỏa : thóc gạo đầy kho. Canh kim : ruộng vườn nhà cửa phong túc. Ất mộc : quan tước vinh hoa. Nhâm thủy : tài nguyên phong phú. Tân kim: tiền tài có mất. Kỷ thổ : tiền đồ long đong.

Tương hợp giữa các thiên can và địa chi

Tương hợp giữa 2 Can, hoặc khi 2 hay 3 Chi hợp với nhau, môn dự đoán qua tứ trụ nói đến sự liên đới của chúng như một tuần hoàn tự nhiên đại diện cho các khía cạnh của đời sống con người. Những khía cạnh đó được phân loại qua 10 thần (ten gods). Những "vị thần" này không phải Chúa, Thượng đế hoặc thần thánh nào cả, mà chỉ những đại diện cho các mặt đời sống của con người qua sự liên hệ từ Can ngày mà ra.

Những điều cần nắm căn bản về sự hợp lại của Can hoặc Chi:

  • Chỉ có 2 Can hợp với nhau hoặc hợp giữa 2 hoặc 3 Chi.
  • Không có việc Can hợp Chi hoặc Chi hợp Can.
  • CHI hợp mạnh hơn Can hợp.
  • CAN hợp với nhau chỉ thành khi có chi thuộc hành mà nó hóa thành có ở địa chi.
  • Trong tứ trụ và vận hạn, khi xảy ra vừa có Chi hợp và Can hợp, sức mạnh nghiêng về loại Chi hợp.
  • Tam hội của Chi và Tam hợp mạnh hơn Lục hợp.
  • Sự tương hợp giữa các chi hoặc can không phải lúc nào cũng tốt. Nếu nhật chủ không thể chuyển sức mạnh của chúng thành hiện thực thì sẽ lĩnh hậu quả tai hại, bị lạm dụng, quấy rầy không yên. Đó là nói đến thân quá nhược hoặc ngũ hành của sự hợp hóa kia có tác hại đến dụng thần.
  • Gọi là bán tam hợp hay bán tam hội khi chỉ có 2 chi trong tam hợp hoặc tam hội được hình thành và chỉ có tác dụng khi chi thứ ba xuất hiện trong đại vận hoặc lưu niên. Khi có lực Xung xảy ra đồng thời trong tứ trụ, bán tam hợp không chế ngự được Xung hoàn toàn, trừ khi ngũ hành của sự hợp hóa là vượng khí làm cản trở lực Xung.
  • Sự hợp hóa của thiên can và địa chi nếu không có gốc là khí vượng trong mùa sinh thì sự hợp hóa yếu kém, không thành tựu. Giải thích dễ hiểu nhất cho việc hợp hóa có gốc hay không này là thành ngữ "mưu sự tại thiên, thành sự tại nhân". Có nghĩa là nhân tố quyết định cho mọi sự thành công, dù là chính hay thiên, đều nằm ở nhân nguyên là Can tàng trong Chi.
1. Tam hợp dụng ngũ hành mạnh nhất. Chỉ có 4 hành hội tụ, không có hành Thổ.

  • Thân-Tí-Thìn, hợp hóa thành Thủy
  • Hợi-Mão-Mùi, hợp hóa thành Mộc
  • Dần-Ngọ-Tuất, hợp hóa thành Hỏa
  • Tỵ-Dậu-Sửu, hợp hóa thành Kim

2. Tam hội dụng mùa mạnh nhất.

  • Dần-Mão-Thìn, mùa Xuân
  • Tỵ-Ngọ-Mùi, mùa Hạ
  • Thân-Dậu-Tuất, mùa Thu
  • Hợi-Tý-Sửu, mùa Đông
3. Lục hợp dụng sức mạnh của thiên can có thể hóa ngũ hành được hợp nhất trừ 2 chi Ngọ-Mùi

  • Tý-Sửu > Thổ
  • Dần-Hợi > Mộc
  • Mão-Tuất > Hỏa
  • Thìn-Dậu > Kim
  • Tỵ-Thân > Thủy
  • Ngọ-Mùi
Các sự hợp và hóa tìm thấy trong tứ trụ gọi là Nội hợp. Nếu xảy ra giữa tứ trụ và đại vận, hoặc lưu niên thì xem là Ngoại hợp. Vì xảy ra ở vận hạn nên ngoại hợp không nhất thiết có tác động lên chính bản thân mà phải xem 10 thần đại diện. Đôi khi cha mẹ, vợ chồng, con cái là những đối tượng của sự tác hợp đó.Thiên can hợp hóa dụng sức mạnh của ngũ hành:

  • Giáp-Kỷ hợp hóa Thổ
  • Ất-Canh hợp hóa Kim
  • Bính-Tân hợp hóa Thủy
  • Đinh-Nhâm hợp hóa Mộc
  • Mậu-Quý hợp hóa Hỏa
Sự hợp hóa của thiên can biểu lộ một sự kết hợp nghiêng về một ngũ hành, một sự hội họp hay liên doanh khi xảy ra trong vận. Ý nghĩa của Can hợp chính là tâm tính của bản thân, như một "thiên mệnh" hoặc "nghiệp báu".>* Đinh-Nhâm hợp trung kiên, nghĩa khí.>Mỗi một loại hợp trên đều có thể hóa khí mới trong điều kiện cho phép của mùa sinh và tâm tính hợp hóa đó chỉ xảy ra khi trải qua đại vận mang hành hóa mới. Thí dụ Ất-Canh hợp hóa Kim thành công trong trụ, đến vận Canh, Tân là cao điểm để thực nghiệm lòng vị tha và trung thành. Ngược lại, đối với hôn nhân lại có thể là thời điểm gãy đổ, ly thân hoặc ly dị.Các chi hợp hóa thành công hay không cũng do mùa sinh. Thìn hợp Tỵ chỉ hóa Thủy vào mùa đông hàn khí tụ. Nếu có lục hợp này trong mùa hạ thì khi vào vận Nhâm, Quý, sự hóa hợp mới thành hình. Hỏa khí mới của Dần-Ngọ-Tuất rất yếu trong mùa đông, nhưng không phải là sự hình thành này không có ích lợi. Đến vận Bính, Đinh sẽ phát triển được sức mạnh này.Khi kết hợp thành công sẵn trong tứ trụ, hành hóa khí mới sẽ đại diện cho 10 thần (Tài, Quan, Ấn, Tỷ, Thực). Vấn đề là khía cạnh nào của đời sống được thăng hoa hay bị xâm phạm tùy vào sự vượng hay nhược hay nhật chủ.Chủ chốt của vấn đề hợp hóa còn do trụ mà Can hay Chi hợp. Nếu là trụ năm và trụ tháng thì việc xảy ra đối với gia đình, ông bà, cha mẹ, anh em ruột. Xảy ra ở trụ ngày là nói đến chồng, vợ, nhà ở và chính bản thân. Tại trụ giờ là liên hệ đến công việc, sự nghiệp và con cái.Nếu Kiêu, Ấn bị ảnh hưởng bởi sự hợp hóa, vấn đề sức khỏe của bản thân hay cha mẹ ông bà sẽ xảy ra. Tỷ hoặc Kiếp được hình thành thì vào vận hóa sẽ có nhiều cuộc hội họp và bạn bè mới. Tài vận mà gặp hóa hợp thuận lợi thì sẽ có cơ hội phát tài. Nhưng phải nghĩ rằng nếu hành hóa mới là kỵ thần phá hoại thì có nguy cơ phá sản, các dự án không thành hình hoặc tang chế trong gia đạo.

Tử Vi Đẩu Số Tứ Hóa

Luận Tứ Hóa

Hóa là một loại hiện tượng động , Kinh Dịch nói : một động có 4 loại kết quả , đó là do năng lượng chuyển hóa , cho nên không động chẳng luận , không hỏi thì không luận . Đã hỏi thì tất Trời nhìn xuống mách cho rõ ràng còn gì không biết . Hóa Tinh tại Mệnh cung biểu tượng cho khuynh hướng Tâm Chí biến hóa , tại các cung khác biểu thị các nguyên nhân dẫn dụ bên ngoài . Hóa Lộc là nguyên nhân Dục Vọng , Hóa Kỵ là kết quả của mê chấp .

Hóa Tinh Luận Pháp

1. Năm sinh có Hóa : là Tiên Thiên Mệnh với cái cuộc sống đem đến , xem sự dẫn dắt của nghiệp lực , xem thể chất khí chất mạnh yếu , thì luận Tiên Thiên cách cục cao thấp . Thuộc về phong thái trầm tĩnh .

2. Mệnh Cung có Hóa : là Hậu Thiên có do hành động của bản thân đưa đến , là do dựa vào nỗ lực của chính mình mà có được , xem nơi hành vận . Đại Hạn cung mệnh có Hóa có ý nghĩa sự tốt xấu nhập chiếu trong 10 năm rất lớn , Tiểu Hạn Tuế Vận cần xem thêm xung chiếu . Không có đủ Khoa , Lộc , Quyền thì trước hết phải dựa vào nỗ lực hậu thiên của mình cũng sự trợ giúp của người khác .

3. Tuế Hạn có Hóa thì lực biến hóa của cung đó rất mạnh , nên xem lưu niên có lực hay không có lực . Cùng xem Lưu Nguyệt , Lưu Nhật , Lưu Thời tất cả mà đoán định sự biến hóa .

4. Hóa Vào Nơi Trọng Yếu Xưng Là Hóa Nhập . Lộc chủ bị lừa tiền , Quyền chủ có thực quyền , Khoa chủ có quý nhân xuất hiện , Kỵ chủ giữ tiền . Cung nào có Hóa Nhập luận trong ngoài mọi sự liên quan để luận đoán tốt xấu , đó là sự minh bạch rõ ràng của bộ môn Tử Vi .

5. Cách Xem Hóa Tinh : Hóa vào Cung Phụ Mẫu tất ứng vào cha mẹ trưởng bối , Hóa vào Huynh tức ứng vào đồng lứa hoặc anh , Hóa vào Phu Thê khả năng là người phối ngẫu hoặc khác phái , Hóa nhập Tử Tức tất là liên quan đến trẻ trong nhà …….

6. Đại Hạn Hóa Là Chủ : Bản Mệnh Hóa là giúp cho . Như đại Quyền gặp Bản Kỵ thì hóa quyền tất khắc được tất kháng cự được Kỵ , Đại Kỵ gặp bản quyền tất Quyền lhoong sợ Hóa Kỵ chỉ tăng phiền não không đu thành tai họa .

7. Xem Lưu Niên thì lấy năm làm chủ , Đại hạn thành ra khách , bản mệnh thành ra tham khảo .

8. Tại năm Canh luận Khoa Kỵ chỉ có luận cách Thiên Phủ , Hóa Khoa , Thiên Tướng , Hóa Kỵ . Tuy nhiên trong thực tế có lúc xuất hiện tượng Thiên Đồng với Thái Âm cùng Hóa Khoa , Thái Âm và Thiên Đồng với Hóa Kỵ . Rất nhiều người nói khẳng định đó là mâu thuẫn , thực tế không hẳn như thế . Cốt yếu phải xem Dương , Vũ , Phủ , Tướng , Âm ,Đồng mà luận , xem xem tác dụng của các sao này ra sao , mọi sự tốt xấu yếu mạnh đều từ Đồng , Âm hai sao này . Mọi thứ khác đều không trở ngại .

Phép Xem Tứ Hóa

1. Luận Hóa Lộc :

Trong Dịch Số Tiên Thiên là 4, 9 , ngũ hành thuộc Kim , chỗ tại Tây , Thu , Âm thổ , phúc đức chủ tốt , là bận rộn , thu hoạch , đắc lợi , tài lộc , lộc ăn , thông minh tài nghệ , nguyên gốc là tốt . Do duyên khởi là đại biểu cho tiền tài , trong lộc chứa tài , Lộc tùy Kỵ tẩu . Tuy nhiên nếu lúc nào cũng khẳng định Hóa Lộc là tốt thì cũng không hẳn , nó còn tùy theo sự vượng hàm khi nhập bản cung , động cung mới nói rõ được , tốt nhất là tùy thời sử dụng .

2. Luận Hóa Quyền :

Dịch Số tiên thiên là 2, 7 , ngũ hành thuộc hỏa , vị tại nam , hạ , viêm tính , thế lực , không phục tùng , nắm quyền trong tay , có tài hoa tất thành tựu , hay tham gia vào các việc , ưa dùng sức lực để tranh giành , thích ở chỗ cao , cố chấp , khoe khoang , tự đánh bóng , hay bị sự tổn thương bên ngoài đưa đến , bị bỏng , sinh sát đại quyền , Hóa Quyền miếu hãm sinh ra tác dụng khác nhau , cho nên tốt xấu theo đó mà phán đoán .

3. Luận Hóa Khoa :

Tiên Thiên Dịch Số là 3, 8 , ngũ hành thuộc mộc , vị tại đông , xuân , dương mộc , là sự học vấn sau này , là do mình học tập mà tạo thành , tiền bạc thì ít , nên phù hợp với những người làm kế hoạch , bút mực , danh tiếng , tốt cho văn thư tin tức . Một Hóa Khoa với Hóa Kỵ vì là Thủy sinh Mộc , năm 35 tuổi có người trên giúp cho , về sau nên giúp cho người khác nếu không sẽ giảm phúc đức , chủ sự tương trợ người khác .

4. Luận Hóa Kỵ :

Dịch số Tiên Thiên là 1, 6 , ngũ hành thuộc thủy , vị tại bắc , mùa đông , dương thủy , năm sinh Kỵ là nghiệp lực , mệnh cung có Kỵ là tự đi tìm kiếm , tuế hạn có kỵ là phải vận động . Kỵ đúng là sự cảnh cáo , là biến động bất an , chuyển công việc , muốn không được , tự ty , lục thân hình khắc , quan phi , không thuận , thiếu thốn , không lộc , tử vong . Chắc chắn là không bao giờ thừa ăn . Tiền tài thất thường . Hóa Kỵ cũng không nhất định là không tốt , mà còn phải xem nó ở vào cung nào cũng sao nào đất nào ngũ hành ra sao hoặc miếu hãm rồi mới tốt xấu vậy .

TỨ HÓA LỘC –QUYỀN – KHOA – KỴ

Định nghĩa chữ HÓA Lộc Quyền Khoa Kỵ đều có chữ HÓA ở trước. Hóa là chuyển biến, chuyển động, chuyển hóa. Cho nên Tứ hóa không thể xem là một tinh diệu và tứ hóa chỉ là hiện tượng biến hóa. Tỉ dụ, Liêm Trinh đứng với Hóa Lộc, làm Hóa Lộc có thể làm biến hóa khí chất của Liêm Trinh. Cũng như năng lượng mặt trời ra 4 mùa xuân hạ thu đông. Tứ hóa lấy thứ tự xuân hạ thu đông vì vậy chúng đi theo thứ tự Lộc – Quyền – Khoa – Kỵ, không thể đặt lộn Kị Khoa Quyền Lộc.

Luận về Hóa Lộc Hóa Lộc thuộc Mộc ví như mùa xuân hướng ra bốn phía mà phát triển. Xuân là mùa sinh sôi nảy nở, vậy thì Hóa Lộc tương trưng mùa xuân cũng sinh sôi nảy nở. Xuân tượng vạn vật đều phát triển, mọi sự tốt tươi nên Hóa Lộc cũng mang tính hài hòa, tiêu đi những tranh chấp, chế hóa tai nạn. Sách viết: “Hóa lộc, thực lộc bất khuyết, phát triển thuận lợi” vậy nên đặc tính cơ bản của Hóa Lộc là phát triển. Người Hóa Lộc ko nhất định là thông tuệ chỉ có khả năng hài hòa phát triển cũng không nhất định là người tài hoa.

Luận về Hóa Quyền Hóa quyền thuộc Hỏa đới Thổ, ví như mùa hè, như lửa bốc, tính chất mãnh liệt. Mùa hè ngũ hành thuộc Hỏa, vạn vật đến hè thì xanh tốt vinh vượng. Mùa xuân mới chỉ là mầm mống, nếu không đủ sức sống tất nhiên bị đào thải, còn tồn tại tức là sức mạnh. Bởi thế, Hóa quyền chủ về tự tín và làm việc đắc lực. làm việc đắc lực đi đôi với vất vả gian khổ cho nên Hóa quyền cũng tượng trưng cho vất vả chiến đấu. Ngoài ra, đôi khi Hóa quyền trở thành tự phụ vì tự tín tâm quá cao. Mùa hè nắng chói chang, quang minh do đó tính tình Hóa quyền chính trực. Hỏa chủ Lễ cho nên Hóa quyền khi đối xử tỏ ra lịch lãm, khuôn phép tuy nhiên cũng lại dễ xung động.

Luận về Hóa khoa Hóa khoa thuộc Kim, mùa thu là mùa của thâu liễm với ý nghĩa nội liễm hàm súc mang ý vị văn chương và trí tuệ, tài hoa tiềm ẩn mà ko lộ, bởi vậy nên tâm cơ không gian trá. Hóa khoa tượng thu Kim trong ngũ thường là chữ Nghĩa. Bởi vậy, người có Hóa Khoa thường liêm khiết, một lòng một dạ, khuynh hướng bảo thủ nên ít khi hoạnh phá, nhưng được kính nể.

Luận về sao Hóa kị Hóa Kị trong ngũ hành là Thủy, tượng về sự tuyệt diệt của vạn vật trong thời kỳ phải ẩn tàng. Hóa kị ví như mùa đông, bề ngoài cây cối trơ trụi nhưng bên trong là sức sống mãnh liệt để tạo biến đổi, thay thế đợi mùa xuân tới bung ra. Hóa kị là lúc phải chịu sự thanh toán triệt để, thoát thai hoán cốt. Vì phải biến hóa nên thông minh linh xảo. Mùa đông ngũ hành thuộc thủy. Thủy chủ về trí tuệ. Mùa đông chủ về ẩn tàng. Trí tuệ mà ẩn tàng thì ý nghĩ khó đoán ra, bởi vậy người Hóa kị thường hay mưu mô, đôi lúc gian trá, đầu óc quyền biến vô thường. Thủy chủ động nên thường xuyên xoay chuyển, xoay chuyển quá độ thành ra bội phản.

Tác động của Tứ Hóa Tứ Hóa tác dụng rất lớn đối với các chủ tinh đến mức có thể làm biến đổi luôn tính chất của chủ tinh mà chúng đứng cùng. Thái dương đi với Hóa Quyền khác hẳn Thái dương đứng với Hóa Khoa hay Hóa Lộc. Trên lá số có Tứ Hóa cố định. Nhưng tiểu hạn mỗi năm cũng phải tính cả ảnh hưởng phụ của Tứ Hóa do hàng can của năm tiểu hạn. Như vậy, người Trung Quốc cũng tính luôn cả lưu Tứ Hóa. Hóa Lộc trong tử vi khoa kể như một sao trọng yếu về tiền bạc dù nó đứng với sao nào thì tính chất tài lộc vẫn thế, chỉ thay đổi theo mức độ hơn kém nhiều ít. Sao tiền bạc còn có Lộc Tồn nữa, được Lộc Tồn thành ra “Điệp Lộc” hay “Song Lộc”, tiền bạc thêm sức lưu thông để phấn phát, nếu chỉ Hóa Lộc không thôi thì chỉ là tích súc. Hóa Quyền mang tính chất quyền lực, quyền lực ưa đi đôi với địa vị, có địa vị rồi mới có quyền lực. Địa vị ở đây xin đừng hiểu đơn thuần như chức vị. Hóa Quyền ở đại hạn, hay Hóa Quyền ở tiểu hạn, hay Hóa Quyền ở mệnh cung mà được thêm Hóa Quyền lưu thêm tiểu hạn càng tốt. Hóa Quyền ngoài tính chất quyền lực còn có tác dụng gây chí phấn đấu, tạo tính tích cực và tính ổn định. Tỉ dụ, Thiên Cơ vốn là sao hiếu động không ổn định nhưng một khi gặp Hóa Quyền thì tình trạng động trên giảm hẳn thành ra linh hoạt phát huy với kế hoạch rõ ràng. Hóa Quyền cũng mang đến khả năng quản lý vững chắc. Hóa Quyền hợp với Hóa Lộc, Hóa Khoa. Hóa Quyền đứng với Hóa Kị dễ bị chiêu oán ganh ghét. Trường hợp có thêm những sao khác để biến ra quyền uy tuyệt đối dù kẻ ganh ghét oán hận cũng chẳng làm gì được lại khác. Hóa Khoa cơ bản tính chất là danh dự và tham vọng. Vì thế Hóa Khoa cần Văn Xương Văn Khúc để thành cái thế “Khoa danh đồng hội” bảng vàng ghi tên, nhất là đối với xã hội ưa chuộng khoa bảng. Còn xã hội thương nghiệp thì Thái Âm Hóa Khoa hay Vũ Khúc Hóa Khoa hay Thiên Phủ Hóa Khoa cũng tạo nên thanh vọng. Xã hội thương nghiệp, những tài tinh Vũ Khúc, Thái Âm, Thiên Phủ đứng bên Hoá Khoa đẹp hơn Xương Khúc. Hóa Khoa ở một vị thế nào đó hoặc một sự kết hợp với các sao khác có thể chỉ là hư danh và tự mãn thôi. Hóa Kị trong tử vi khoa tính chất rất phức tạp, Hóa kị có 2 mặt tốt và xấu rõ rệt và khi tác dụng cũng ác liệt. Tỉ dụ Thái Dương dễ gây tiếng tăm, nổi đình nổi đám nhưng đứng với Hóa Kị thì sự ganh ghét đố kị cũng thật ghê gớm.

Share this post


Link to post
Share on other sites


Ngũ vận Lục khí ...



Posted Image


1. Khoa dự báo có giá trị nhất:

Lâu nay, khi nói đến khoa lý số, phương thuật, dự trắc cổ đại, người ta thường chỉ hay nhắc tới "Tử vi", "Bát tự", "Tử bình", "Kỳ môn độn giáp", "Thái ất thần số", ... Thực ra, còn có một bộ môn hết sức quan trọng nằm trong Hệ thống lý luận cơ bản của Đông y, đó là "Ngũ vận Lục khí", thường hay gọi tắt là "Vận Khí học".
Trong các phương pháp dự trắc cổ đại, "Vận Khí học" được giới học thuật xưa và nay công nhận là phương pháp dự báo có độ chính xác và giá trị thực tiễn cao nhất.

Ngũ vận Lục khí học lấy "Thiên nhân hợp nhất" làm tư tưởng chủ đạo. Nghĩa là công nhận: "Có một số phép tắc chung, có tính phổ quát, chi phối tất cả các biến động trong vũ trụ, từ sự vận hành của thiên thể, biến động của thời tiết khí hậu, cho đến những biến đổi của sinh vật và phi sinh vật".
Ngay từ khi bắt đầu hình thành, Đông y học đã được xây dựng theo mô thức "Tự nhiên - Sinh học - Xã hội". Đó không phải là mô thức "Y học sinh học" thuần túy của Tây y trong thuở sơ khai, cũng không phải là mô thức "Sinh học - Tâm lý - Xã hội" của Y học hiện đại ngày nay.
Do được xây dựng trên cơ sở "Thiên nhân hợp nhất", nên trong mô thức y học của Đông y còn có thêm nhân tố sinh thái.
Đông y luôn nhìn nhận cơ thể con người như một "Hệ thống mở". Con người là một thành phần trong giới tự nhiên. Con người và thiên nhiên là một thể thống nhất. Mọi hoạt động sinh mệnh của con người đều gắn liền với những biến đổi của môi trường, sinh thái chung quanh.
Sức khỏe là một trạng thái cân bằng động: Cân bằng giữa nhân thể với môi trường bên ngoài và cân bằng giữa các bộ phận bên trong nhân thể. Sự vận động và biến đổi của Ngũ vận và Lục khí có ảnh hưởng rất lớn đối với các hoạt động sinh mệnh và sự hình thành, diễn biến của bệnh tật. Do đó, trong dưỡng sinh phòng bệnh cũng như trong chữa trị bệnh tật, Đông y luôn tuân theo nguyên tắc tổng quát: "Nhân thời, nhân địa, nhân nhân chế nghi" - căn cứ vào điều kiện thời tiết khí hậu trong từng thời điểm (nhân thời), hoàn cảnh địa lý (nhân địa) và đặc điểm cụ thể của từng người (nhân nhân) để lập ra phương án phòng trị thích hợp.
Chính vì Đông y là một khoa "Y học sinh thái", do đó muốn thành thầy thuốc theo đúng nghĩa thì cần phải "Thượng tri thiên văn, hạ tri địa lý, trung tri nhân sự".


2. Vận khí học với Đông y học:

"Vận Khí" là tên gọi tắt của "Ngũ vận" và "Lục khí".
Theo nghĩa rộng, đó là lý thuyết về mối quan hệ vĩ mô giữa những biến động của vũ trụ với những biến động của vạn vật. "Vạn vật" nói theo ngôn ngữ ngày nay, đó là "hệ sinh thái", bao gồm toàn bộ sinh vật (thực vật, đông vật, vi sinh vật) và phi sinh vật trong môi trường (ánh sáng mặt trời, ôn độ, nước, không khí, thổ nhưỡng).
Theo nghĩa hẹp, Vận Khí là một bộ môn trong Đông y học chuyên tính toán, dự báo về sự biến đổi của thời tiết khí hậu hàng năm và tác động của những biến đổi đó đối với tổ chức kết cấu, chức năng sinh lý và bệnh lý của con người, để chỉ đạo dưỡng sinh, phòng bệnh và chữa bệnh có hiệu quả nhất.
Vận Khí học là bộ phận không tách rời của Đông y học và từ xưa đến nay luôn được y gia các thời đại coi trọng. Chính như Hải Thượng Lãn Ông đã nhận định: "
Không thông Ngũ vận Lục khí thì đọc hết các sách cũng chẳng làm được việc gì". Còn sách Nội Kinh thì có câu: "Không hiểu Lục khí gia lâm hàng năm, sự thịnh suy của tiết khí, bệnh khí hư thực, không thể coi là lương y".
Giáo sư Dương Lực ở Viện nghiên cứu Trung y Bắc Kinh (Trung Quốc) đã so sánh: "Nếu nói "Hoàng Đế Nội Kinh" là chiếc vương niệm của Đông y, thì Vận Khí học là viên ngọc sáng đính trên vương niệm đó. Có điều, viên ngọc đó chỉ dành cho những người không sợ khó khăn và nguy hiểm, dám dũng cảm vươn tới những đỉnh cao của khoa học. Nói cách khác, Vận Khí học là bộ phận tinh túy, uyên thâm nhất trong Đông y học, song cũng là một lý luận rất bí áo, hết sức khó hiểu".
Ngay bậc kiệt xuất như Lãn Ông khi nghiên cứu Vận Khí học cũng phải than rằng: "... khi đọc đến quyển Vận Khí, cảm thấy mờ mịt như người đi đêm, chẳng khác nào trăng dưới nước, hoa trong gương, chỉ trông thấy mà không cầm lấy được, ... khiến người trong cuộc phải thèm rỏ dãi".
Sau nhiều năm khổ công nghiên cứu và vài lần "toan cất làm của riêng", cuối cùng Lãn Ông đã quyết định "tiết lộ thiên cơ" và viết cuốn
Vận Khí bí điển (sẽ đăng chi tiết trong phần sau) để cho môn Vận Khí học "trở thành vật báu chung của trăm họ".

3. Ứng dụng lâm sàng:

Trong quá trình chẩn đoán và điều trị trên lâm sàng, ngoài việc sử dụng tư liệu thu được qua chẩn đoán ở từng người bệnh để tiến hành biện chứng luận trị theo "Bát cương" - "Âm Dương, Biểu Lý, Hàn Nhiệt, Hư Thực", người thầy thuốc Đông y còn chú ý đến thời gian và hoàn cảnh phát bệnh, nghĩa là còn luôn luôn tính đến mối quan hệ thống nhất giữa cơ thể con người với hoàn cảnh, môi trường sinh thái chung quanh.
Thí dụ, ngay cả khi chữa trị cảm mạo một chứng bệnh rất thường gặp, Đông y cũng luôn luôn căn cứ vào tình hình cụ thể mà áp dụng những biện pháp, vị thuốc chữa trị khác nhau: Mùa đông bị cảm lạnh thì sử dụng những vị thuốc cay nóng để "phát tán phong hàn" như ma hoàng, quế chi, tế tân, kinh giới, tử tô, ... Mùa hè bị cảm nóng thì sử dụng những vị thuốc cay mát để "phát tán phong nhiệt" như trúc diệp (lá tre), cát căn (rễ sắn dây), bạc hà, tang diệp (lá dâu tằm), cúc hoa, ...
Một ví dụ khác: Năm 1955 khi ở Thạch Gia Trang (Trung Quốc) bùng phát dịch viêm não B, các thầy thuốc đã sử dụng bài thuốc "Thạch cao thang" chữa trị đạt kết quả tốt. Tới năm 1956 ở Bắc Kinh cũng phát sinh dịch viêm não B, người ta cũng dùng "Thạch cao thang" nhưng không kết quả. Về sau phải cải tiến, dùng các bài thuốc giải trừ thấp nhiệt và phương hương hóa thấp thì mới có kết quả tốt. Lý do: Cùng là một bệnh viêm não B nhưng bệnh dịch phát tác trong các mùa khác nhau (thời gian hoàn cảnh khác nhau). Tại Thạch Gia Trang bệnh dịch phát sinh vào giữa mùa hè, khí hậu viêm nhiệt, tính chất của bệnh thiên về "nhiệt". Còn ở Bắc Kinh phát sinh trong mùa trưởng hạ, trời mưa liên miên, tính chất của bệnh thiên về "thấp", nên phương pháp chữa trị và vị thuốc cũng phải khác đi. Đây cũng là một thí dụ hết sức tiêu biểu thể hiện tính ưu việt của phương pháp chữa bệnh theo quan điểm sinh thái "Thiên nhân hợp nhất" của Đông y học.
(Lương y HƯ ĐAN.)

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thuyết Vận khí của Hải Thượng Lãn Ông xin được sơ lược trình bày qua các điểm dưới đây: – Ngũ vận lục khí được gọi tắt là vận khí, đây là một trong những học thuyết quan trọng của y học cổ truyền phương Đông, học thuyết vận khí, giải thích sự biến hoá khí hậu thiên thời của giới tự nhiên. Người xưa cho rằng, mọi sự biến hoá của khí hậu thiên thời đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến vạn vật trong vũ trụ, đặc biệt là con người. Trên quan điểm chỉnh thể của y học cổ truyền, học thuyết vận khí lấy học thuyết âm dương ngũ hành làm trung tâm “thiên nhân tương ứng”, “nhân thân chi tiểu thiên địa”. Con người là vũ trụ thu nhỏ… Mọi sự biến đổi phức tạp của vũ trụ đều có thể xảy ra những biến đổi trong cơ thể con người. – Ngũ vận: là thuỷ, kim, thổ, mộc, hoả (ngũ hành) phối hợp với thiên can trong quá trình vận động để suy đoán tuế vận của mỗi năm. – Lục khí: là phong, nhiệt, hoả, thấp, táo, hàn phối hợp với địa chi để suy đoán tuế khí của mỗi năm (tính chất của khí hậu từng năm phụ thuộc vào khí của năm đó). – Vận khí: là kết hợp cả hai “ngũ vận” và “lục khí”. Học thuyết vận khí được vận dụng làm sáng tỏ mọi sự liên quan, ảnh hưởng qua lại trong giới tự nhiên cũng như trong cơ thể con người. – Học thuyết vận khí được vận dụng vào y học người xưa cho rằng: Con người luôn có sự quan hệ rất mật thiết với giới tự nhiên, mọi sự sinh hoạt của con người nhất thiết phải thích ứng với mọi biến hoá của giới tự nhiên, vì vậy các nhà Y học xưa thường lấy con người so sánh đối chiếu với giới tự nhiên để suy đoán. – Nội dung học thuyết vận khí: gồm ba vấn đề lớn luôn chuyển dịch và biến đổi: thiên (trời), địa (đất), nhân (con người). – Mục đích: nghiên cứu học thuyết vận khí (trên phương diện y học) là nắm chắc quy luật biến hoá của thời khí (khí hậu thiên thời) để suy đoán dự đoán nguyên nhân sinh bệnh của ngoại cảm (tà khí lục dâm). Vì vậy lấy biến hoá khí hậu của các tiết quý trong mỗi năm để suy đoán việc phát sinh bệnh tật trong năm đó, để tham khảo trong chẩn đoán và điều trị các bệnh trên lâm sàng. Khi nghiên cứu học thuyết vận khí cần phải nắm vững hai vấn đề. Một là nắm chắc học thuyết âm dương ngũ hành, chủ yếu là quan hệ ngũ hành sinh khắc. – Hai là nắm vững tên gọi ngũ hành can chi để vận dụng. Can chi là gọi tắt của thiên can và địa chi. Thiên can có 10 (gọi là thập can) là: giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý. Địa chi có 12 (gọi là thập nhị chi) là: tý, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi. Can chi trong ngũ vận lục khí đều sử dụng tên đại diện để suy đoán. – Thuộc tính âm dương của thiên can: thiên can và địa chi đều có thuộc tính âm dương khác nhau. Giữa can và chi thì can thuộc trời (thuộc dương), chi thuộc đất (thuộc âm), trong chi cũng có chi âm chi dương khác nhau. Theo tuần tự số lẻ là dương, số chẵn là âm (dương là thái quá, âm là bất cập), ta có:

(9) Nhâm

(7) Canh

(5) Mậu

(3) Bính

(1) Giáp

– Dương can:

– Âm can: (2) Ất (4) Đinh (6) Kỷ (8) Tân (10) Quý

(11) Tuất

(9) Tân

(7) Ngọ

(3) Dần (5) Thìn

(1) Tý

– Dương chi:

(12) Hợi

(10) Dậu

(8) Mùi

(4) Mão (6) Tị

(2) Sửu

– Âm chi:

+ Ngũ vận – Lục khí – Can chi – Ngũ hành – Thiên can phối hợp với ngũ vận.

5 – Mậu

4 – Đinh

3 – Bính

2 – Ất

1 – Giáp

Đại vận:

6 – Kỷ 7 – Canh 8 – Tân 9 – Nhâm 10 – Quý

Thổ Kim Thuỷ Mộc Hoả – Địa chi phối hợp với ngũ hành. Tuế hội: 3 – Dần 6 – Tị 9 – Thân 12 – Hợi 5 – Thìn 2 – Sửu

8 – Mùi

11 – Tuất

1 – Tý

10 – Dậu

7 – Ngọ

4 – Mão

↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓

Thổ

Thổ

Thuỷ

Kim

Hoả

Mộc

– Địa chi phối hợp với tam âm, tam dương và lục khí, khách khí.

6 – Tị

5 – Thìn

4 – Mão

3 – Dần

2 – Sửu

1- Tý

7 – Ngọ 8 – Mùi 9 – Thân 10-Dậu 11-Tuất 12-Hợi

↓ ↓ ↓ ↓

Dương

Thiếu

Quyết

Thái

Thái

Thiếu

Âm

Dương

Âm

Dương

Âm

Minh

Hàn

Táo

Tương

Phong

Thấp

Quân

Mộc

Thuỷ

Kim

Hoả

Thổ

Hoả

+ Ứng dụng ba phương thức trên – Ứng dụng khi suy đoán đại vận, đại vận chủ soái của một năm dùng để giải thích sự biến đổi khí hậu của cả năm và là cơ sở để suy đoán khách vận. – Ứng dụng để suy đoán tuế hội (trong 60 năm có 8 tuế hội) – Ứng dụng khi suy đoán khách khí – Phương pháp suy đoán được ứng dụng cụ thể: theo y văn y học cổ truyền Trung Quốc, phương pháp ghi năm dựa theo can chi kết hợp có vào khoảng thế kỷ thứ 2 – 3 sau công nguyên, trước thời Đông Hán chỉ được dùng để ghi ngày còn sau đời vua Quang Vũ mới được dùng để ghi ngày, tháng, năm. Phương pháp này hiện nay trong âm lịch vẫn còn dùng.

Quý

Nhâm

Tân

Canh

Kỷ

Mậu

Đinh

Bính

Ất

Giáp

(1)

Dậu

Thân

Mùi

Ngọ

Tỵ

Thìn

Mão

Dần

Sửu

(2)

Mùi

Ngọ

Tỵ

Thìn

Mão

Dần

Sửu

Hợi

Tuất

Tỵ

Thìn

Mão

Dần

Sửu

Hợi

Tuất

Dậu

Thân

Mão

Dần

Sửu

Hợi

Tuất

Dậu

Thân

Mùi

Ngọ

Sửu

Hợi

Tuất

Dậu

Thân

Mùi

Ngọ

Tị

Thìn

Hợi

Tuất

Dậu

Thân

Mùi

Ngọ

Tỵ

Thìn

Mão

Dần

(1): Thiên can (2): Địa chi Tên mỗi năm đều có cấu tạo một thiên can, một địa chi kết hợp. Ví dụ: Giáp Tý (Giáp là thiên can, Tý là địa chi) Ất Sửu: (Ất là thiên can, Sửu là địa chi) Phương pháp này ngoài ra còn được áp dụng cho ngày, tháng, giờ. * Chuyển dịch của ngũ vận: di chuyển, vận động không ngừng (không dừng lại), ngũ vận được chia ra thành: đại vận, chủ vận, khách vận. – Đại vận: chủ về biến hoá khí hậu của cả năm. Theo thiên can chúng ta có: Giáp, Kỷ đại vận là thổ vận Ất, Canh đại vận là kim vận Bính, Tân đại vạn là thuỷ vận Đinh, Nhâm đại vận là mộc vận Mậu, Quý đại vận là hoả vận Mỗi vận chủ suốt cả năm, chu kỳ của nó là 5 năm. Theo ngũ hành tương sinh thì trong 30 năm mỗi kỷ, mỗi vận chủ 6 năm, trong 60 năm mỗi vận chủ 12 năm (theo ngũ hành, cứ mỗi hành trong vòng giáp tý (60) năm có 12 năm chủ về biến hoá khí hậu của cả năm). Đại vận của cả năm có thái quá và có bất cập. Quy luật chung: năm dương thái quá khí của năm ấy lưu hành. Năm âm bất cập thì khí tương khắc, khí của năm ấy lưu hành. – Chủ vận là chỉ sự biến đổi bình thường của các vận quý (một năm có 5 giai đoạn) trong một năm. Suy đoán chủ vận bắt đầu từ ngày tiết Đại hàn, mỗi vận quý chiếm khoảng 73 ngày lẻ 5 khắc. Theo ngũ hành tương sinh: Mộc thuộc sơ vận Hoả thuộc nhị vận Thổ thuộc tam vận Kim thuộc tứ vận Thuỷ thuộc cuối vận Khí hậu bình thường của chủ vận lấy thuộc tính ngũ hành của lục khí. Sơ vận: mộc khí chủ phong, nhị vận hoả khí chủ thử nhiệt, tam vận hoả khí chủ thấp, tứ vận kim khí chủ táo, cuối vận thuỷ khí chủ hàn (khí hậu ở các giai đoạn của mỗi năm là giống nhau). – Khách vận: chỉ sự biến đổi khí hậu khác thường trong 5 vận quý của mỗi năm. Suy đoán khách vận dựa theo năm thiên can đại vận là sơ vạn, khách vận kết hợp với 5 tiết quý và 5 bước suy đoán.

Cuối vận

Tứ vận

Tam vận

Nhị vận

Sơ vận

Giáp Kỷ Thổ Kim Thuỷ Mộc Hoả

Thổ

Hoả

Mộc

Thuỷ

Kim

Ất Canh

Kim

Thổ

Hoả

Mộc

Thuỷ

Bính Tân

Đinh Nhâm Mộc Hoả Thổ Kim Thuỷ

Mộc

Thuỷ

Kim

Thổ

Hoả

Mậu Quý

Tóm lại: – Đại vận là suy đoán biến hoá khí tượng của các năm, 10 năm một vòng theo thiên can (5 năm thái quá, 5 năm bất cập). – Chủ vận là chủ biến hoá khí hậu bình thường của 5 giai đoạn trong một năm. – Khách vận là suy đoán khí hậu khác thường của năm giai đoạn (tiết quý) của mỗi năm. * Chuyển dịch của lục khí: là sáu khí trong vũ bao gồm: phong, nhiệt, hoả, thấp, táo, hàn. Mỗi năm lục khí được chia làm hai loại: chủ khí và khách khí. – Chủ khí là chỉ biến đổi khí hậu bình thường – Khách khí là chỉ khí hậu biến đổi thất thường Khách chủ gia lãm (khách khí thêm chủ khí) phân tích sâu thêm sự biến hoá phức tạp của khí hậu. – Chủ khí: là khí chủ thời dùng để chỉ rõ quy luật khí hậu bình thường trong mỗi năm, có ý nghĩa giống như vận chủ tứ thời. Lục khí chủ thời cố định hay biến đổi được gọi là chủ khí. – Phương pháp suy đoán chủ khí: chủ khí chủ thời được chia làm sáu giai đoạn. Sáu giai đoạn này lại được chia làm 24 tiết tự. Bắt đầu từ ngày tiết Đại hàn thuộc sơ vận (quyết âm phong mộc) qua bốn tiết khí chuyển dịch một bước. Thứ tự của nó từ sơ khí đến cuối khí. Liên quan 6 giai đoạn 6 khí và 24 tiết khí:

Cuối (lục)

Ngũ

Tứ

Tam

Nhị

Lục bộ

Lục khí Quyết – Âm

Thiếu – Âm

Thái – Dương

Thiếu Dương

Thái – Âm

Dương minh

Hàn – Thuỷ

Táo – Kim

Thấp – Thổ

Tướng – Hoả

Quân – Hoả

Phong – Mộc

Tiểu – tuyết

Thu – phân

Đại – thử

Tiểu – mãn

Xuân – phân

Tiết tự Đại – hàn

Cốc – vũ

Hạ – chí

Đông – chí

Lập – xuân

Xử – thử

Sương giáng

Thanh minh

Đại – tuyết

Vũ – thuỷ

Mang chủng

Lập – thu

Hàn – lộ

Tiểu – hàn

Lập – đông

Bạch – lộ

Tiểu – thử

Lập – hạ

Kinh – trập

Chủ khí nói rõ biến hoá khí hậu bình thường trong một năm, mỗi khí chủ 60 ngày và 78 khắc rưỡi, tuy nhiên cũng như ý nghĩa chủ vận tứ thời, nhưng trong thời gian chủ khí có khác nhau. Ví dụ: khí hậu bốn mùa nói chung: xuân ôn (phong), hạ nhiệt (hoả), thu lương (táo), đông hàn và hạ trưởng chủ thấp (bảng trên là lục khí: phong, thử, thấp, hoả, táo, hàn chia ra 6 bước là chuyển dịch cụ thể). – Khách khí: khách khí để giải thích khí hậu biến hoá khác thường hàng năm có thay đổi, khác với chủ khí cố định. “Khách ở lại là không bình thường” vì (khách là đi qua) nên gọi là khách khí. – Phương pháp suy đoán khách khí: khách khí chuyển dịch là do khí âm dương nhiều hay ít và thứ tự chuyển dịch là: quyết âm (âm), thiếu âm (âm), thái âm (âm), thiếu dương (dương), dương minh (dương), thái dương (dương). Mỗi năm có một khí chủ lĩnh, từng năm chuyển dịch tuần toàn không ngừng đó là khách khí chủ quản một năm. – Những năm khách khí chủ lĩnh suy đoán thế nào? Khí tự nhiên theo địa chi làm cơ sở. Năm Tý Ngọ trên thấy thiếu âm, năm Sửu Mùi trên thấy thái âm, năm Dần Thân thấy thiếu dương, năm Mão Dậu thấy dương minh, năm Thìn Tuất thấy thái dương, năm Tý Hợi thấy quyết âm. Địa chi mỗi năm phàm là trùng Tý Ngọ không chuyển đến thiên can. Tý và Ngọ khách khí đều thuộc thiếu âm tư thiên, Sửu và Mùi khách khí đều thuộc thái âm tư thiên… Mỗi tuần hoàn 6 năm 6 khí, mỗi tuần hoàn của địa chi là 12 năm (6 âm chi và 6 dương chi). Trong 60 năm chuyển dịch 5 vòng, lục khí tuần hoàn 10 vòng. Quy luật năm chi với tư thiên tại tuyền. Năm chi Tư thiên Tại tuyền Tý Ngọ Thiếu âm – Quân hoả Dương minh – Táo kim

Thái dương – Hàn thuỷ

Thái âm – Thấp thổ

Sửu Mùi

Dần Thân Thiếu dương – Tướng hoả Quyết âm – Phong mộc Mão Dậu Dương minh – Táo kim Thiếu âm – Quân hoả

Thái âm – Thấp thổ

Thái dương – Hàn thuỷ

Thìn Tuất

Tỵ Hợi Quyết âm – Phong mộc Thiếu dương – Tướng hoả

+ Dựa theo quy luật biến hoá, thắng phục của khách khí; khách chủ gia lâm; chủ khách thuận nghịch; thuận nghịch chủ khách với biến đổi khí hậu. Biểu hiện sự thịnh suy của vận khí được ứng dụng để suy đoán theo thập nhị quái. Tổng hợp bảng thịnh suy của vận khí tương hợp để suy đoán bệnh tật và trạng thái thiên thắng, yếu tố bản tạng (yếu tố cơ địa của từng người bệnh) trên cơ sở đó đề ra phương pháp điều trị và dự phòng (có bảng phụ lục kèm theo). + Ứng dụng bảng lục thập niên vận khí tương hợp. – Thiên văn can chi và tạng phủ. Giáp Kỷ hoá thổ ? Thiên văn ngày nay cho rằng Giáp Kỷ hoá thổ là do lực tương hỗ (lực điện trường trong vũ trụ), khi mặt trời (định tinh trên thiên không) chiếu vào sao thổ ánh sáng khúc xạ lên nền trời xuất hiện quang phổ màu kiềm, cổ nhân gọi “kiềm thiên kiến vận”. Năm mậu quý hoá hoả khi mặt trời chiếu vào sao hoả, khúc xạ có quang phổ mầu đỏ cổ nhân gọi “đan thiên kiến vận” mậu quý hoá hoả. – Khi mặt trời chiếu vào sao Thuỷ cổ nhân gọi: “huyền thiên kiến vận. Bính Tân hoá thuỷ”. – Khi mặt trời chiếu vào sao Mộc, quang phổ màu xanh cổ nhân gọi: “thanh thiên kiến vận, Đinh Nhâm hoá mộc” – Khi mặt trời chiếu vào sao Kim cổ nhân gọi: “bạch thiên kiến vận, Ất Canh hoá kim”. Trong thập Can có âm Can và dương Can (dương Can thuộc số lẻ thường thái quá, âm Can thuộc số chẵn thường bất cập). – Địa chi từng năm liên quan đến tạng phủ kinh lạc. – Như đã nói ở trên (mục địa chi phối hợp lục khí) ta có:

Tý Ngọ

thuộc thiếu âm quân hoả

→ thuộc thái âm thấp thổ

Sửu Mùi Thìn Tuất

Dần Thân

thuộc thiếu dương tướng hoả

Mão Dậu

thuộc dương minh táo kim

Tỵ Hợi

thuộc quyết âm phong mộc Chủ khí là đại biểu ngũ tạng Khách khí là đại biểu lục kinh (tam âm tam dương). Khách khí khi thì hoạt động trên vũ trụ (thuộc tư thiên). Khi thì vận động trong khí quyển và sâu trong lòng đất gọi là tại tuyền (tuyền đài). Những năm có tương khắc, khách khí thường gia lâm vào chủ khí tác động vào chủ vận và chủ khí. Vận khí khách hành khác loại thì ít bệnh tật. Vận khí cùng hành cùng loại tai hại vô cùng. Năm Vận hoả, khí tư thiên cũng hỏa thì gọi là thiên phù. Hoả cộng hoả là lưỡng hoả làm theo thời tiết nóng gấp đôi trạng thái thiên thắng thuộc về nhiệt, rêu lưỡi hình lưỡi chất lưỡi đều biểu hiện nhiệt. Năm vận hoả, năm chi cùng là hoả (Tý Ngọ) gọi là tuế hội thời tiết nắng nóng bệnh tật hoả thịnh tăng cao, hình thể lưỡi thon gọn khô, chất lưỡi ráng đỏ rêu vàng, trạng thái thiên nhiệt, thực nhiệt. Năm vận hoả, tư thiên hoả, năm chi cũng hoả gọi là thái ất thiên phù. Tử vong rất cao, hình lưỡi thuộc cực nhiệt. Năm vận hoả tư địa (tại tuyền) hoả gọi là đồng thiên phù. Năm vận hoả năm chi của khí tư thiên là hoả gọi là đồng tuế. – Thiên văn được vận dụng trong y học. Một đêm ngày: quả đất tự quay quanh trục của mình một vòng. Một tháng: mặt trăng quay quanh quả đất một vòng theo hình số tám (bát quái). Một năm: quả đất quay xung quanh mặt trời một vòng 10 thiên can (góc trời) 12 địa chi (cành đất). – Thiên can liên quan đến tạng phủ Giáp (1) Dương mộc

Đởm Kỷ (6) Âm thổ

Tỳ

Đại trường

Dương kim

Canh (7)

Can

Âm mộc

Ất (2)

Phế

Âm kim

Tân (8)

Tiểu trường

Dương hoả

Bính (3)

Đinh (4) Âm hoả

Bàng quang

Tâm Nhâm (9) Dương thuỷ →

Mậu (5) Dương thổ

Vị Quý (10) Âm thuỷ

Thận

* Địa chi liên quan đến ngũ hành (đã giải thích rõ ở phần trên) Địa chỉ: Tý Hợi (Â – D) Thuỷ Thìn Tuất (D) Thổ

Sửu Mùi (A) Thổ

Dần Mão (D – Â) Mộc

Tý Ngọ (Â – D) Hoả Thân Dậu (D – A) Kim Cơ chế sinh bệnh theo ngũ vận lục khí có liên quan đến trạng thái thiên thắng. Chủ yếu là khí hậu khắc cơ quan và tạng phủ. Tuỳ theo bản tạng thiên thắng mà phát ra bệnh khác nhau liên quan đến kinh mạch, lạc mạch. – Do thuộc tính khác nhau của nguyên nhân gây bệnh, và yếu tố thể chất khác nhau của mỗi người mà có sự khác nhau về chứng trạng và cơ quan phát bệnh. Việc phát bệnh phụ thuộc vào biến hoá khí hậu “ngũ vận lục khí”. Ngũ vận thái quá hay bất cập. Lục khí tư thiên hay tại tuyền mà dẫn đến bệnh tật khác nhau. Ví dụ: năm Đinh Nhâm là năm thuộc vận mộc, Đinh là vận mộc bất cập thì Nhâm là vận mộc thái quá, mộc bất cập tức là táo khí lưu hành, Mộc thái quá tức là phong khí lưu hành. Khi táo khí lưu hành: phát sinh kỳ bệnh, da xanh, đau sườn, đau bụng dưới, dễ đi lỏng, bệnh hàn nhiệt khái thấu. Trong đó xuất hiện triệu chứng của ba tạng: tỳ, can, phế tất nhiên trong trạng thái thiên thắng sẽ có biểu hiện ở lưỡi về rêu lưỡi, chất lưỡi, hình thể ở vùng giữa lưỡi, hai bên rìa lưỡi và 1/3 trước lưỡi, các chỉ tiêu lượng hoá pH, nhiệt độ lưỡi, soi mao mạch lưỡi (thiệt chẩn) sẽ bị chi phối nhất là trên cơ thể bình thường mà có trạng thái thiên thắng trùng với sự biến đổi của khí hậu và ngũ vận lục khí. Nếu như năm mộc thái quá phong khí lưu hành kỳ bệnh, ăn uống kém, không ngon miệng, gầy gò, mệt mỏi, thường đau ngực sườn, hay giận dữ, bụng chướng đầy, các triệu chứng tập trung vào tỳ, vị, can trạng thái thiên thắng sẽ biểu hiện bằng biến đổi rêu lưỡi, chất lưỡi và hình thể lưỡi theo sự phân vùng của tạng phủ trên lưỡi, cụ thể là giữa lưỡi và hai bên rìa lưỡi. Năm Tý Ngọ (địa chi) tại tuyền là thiếu âm quân hoả. Tư tiên là dương minh táo kim, khí tư thiên chủ nửa năm đầu, khí tại tuyền chủ nửa năm sau, như vậy thì việc phát bệnh trong năm cũng khác nhau. Thiếu âm quân hoả tư thiên nhiệt (dâm) thiên thắng lại gặp trạng thái thiên thắng về nhiệt lại càng nhiệt thái quá. Kỳ bệnh: trong ngực tức nóng, họng khô, hồi hộp, sườn phải đầy đau, hàn nhiệt, khái nhiệt khái thấu, nôn máu, ỉa máu, đái máu. Bệnh biểu hiện chủ yếu tâm, phế, can, các hình thể lưỡi ở trạng thái thiên thắng biểu hiện biến đổi nhiều ở đầu lưỡi và hai bên rìa lưỡi. Nếu dương minh tại tuyền táo (dâm) thiên thắng, kỳ bệnh hay nôn, miệng đắng, tâm, sườn, ngực đau, bệnh biểu hiện phế và can, biểu hiện hình thể lưỡi và các chỉ tiêu lượng hoá trong các trạng thái thiên thắng sẽ thay đổi. – Vận dụng trong dự phòng và điều trị. Biện pháp không dùng thuốc. + Châm cứu theo cấu trúc thời gian (Tý Ngọ lưu trú và linh quy bát pháp hay linh quy phi đăng) + Bấm huyệt, chích nhể theo cấu trúc thời gian – Khí công xoa bóp trong dưỡng sinh phòng bệnh – Dùng thuốc + Thu hái thuốc uống thuốc theo cấu trúc thời gian (thời dược học). + Dựa vào mối liên quan chặt chẽ giữa biến đổi khí hậu (học thuyết vận khí) với việc phát sinh phát triển và các trạng thái thiên thắng ở người khoẻ, có lợi cho biện chứng dự phòng và điều trị lâm sàng. Cụ thể là việc lập ra các phương thuốc chính xác. Ví dụ: khí phong thiên thắng thì dùng thuốc tân lương để phát tán trừ phong, khi hoả nhiệt thiên thắng thì dùng thuốc tả hoả, khi thấp thiên thắng thì dùng thuốc thông hạ nhuận táo. Hàn thiên thắng thì dùng thuốc ôn nhiệt táo hàn. Vì vậy cần phải dựa vào yếu tố bản tạng trạng thái thiên thắng ở người khoẻ bình thường cũng như mắc bệnh để có hướng dự phòng và điều trị bằng cách sử dụng phương dược để thay đổi bản tạng của người bệnh. – Hải Thượng Lãn Ông cho rằng: “tiên học Dịch hậu học Y” Dịch với Y phải hiểu đúng nghĩa là: thượng tri thiên văn, hạ tri địa lý, trung tri nhân sự. Thượng chi thiên văn nghĩa là phải xem yếu tố bản tạng và trạng thái thiên thắng của người bệnh: thiên hàn, thiên thấp, thiên nhiệt hoặc là thiên thấp nhiệt liên quan đến vận và khí (là bản mệnh – đã nói ở trên) hạ tri địa lý nghĩa là xem xét về khí hậu về thiên thời về môi trường của địa danh mà người bệnh đang sống; trung tri nhân sự nghĩa là phải xem xét nội bộ gia đình mối quan hệ với bè bạn hoàn cảnh và điều kiện sống, nghề nghiệp, buôn bán, lỗ lãi thất thường đều ảnh hưởng đến tính chất nặng nhẹ sự thăng trầm của tất cả trạng thái bệnh lý. Thông báo Hán Nôm học 2002, tr.75-92

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong sách Can Chi Thông Luận có đoạn trích về Thiên can ngũ hợp, xin chép lại.

...............

Tác động của Tứ Hóa Tứ Hóa tác dụng rất lớn đối với các chủ tinh đến mức có thể làm biến đổi luôn tính chất của chủ tinh mà chúng đứng cùng. Thái dương đi với Hóa Quyền khác hẳn Thái dương đứng với Hóa Khoa hay Hóa Lộc. Trên lá số có Tứ Hóa cố định. Nhưng tiểu hạn mỗi năm cũng phải tính cả ảnh hưởng phụ của Tứ Hóa do hàng can của năm tiểu hạn. Như vậy, người Trung Quốc cũng tính luôn cả lưu Tứ Hóa. Hóa Lộc trong tử vi khoa kể như một sao trọng yếu về tiền bạc dù nó đứng với sao nào thì tính chất tài lộc vẫn thế, chỉ thay đổi theo mức độ hơn kém nhiều ít. Sao tiền bạc còn có Lộc Tồn nữa, được Lộc Tồn thành ra “Điệp Lộc” hay “Song Lộc”, tiền bạc thêm sức lưu thông để phấn phát, nếu chỉ Hóa Lộc không thôi thì chỉ là tích súc. Hóa Quyền mang tính chất quyền lực, quyền lực ưa đi đôi với địa vị, có địa vị rồi mới có quyền lực. Địa vị ở đây xin đừng hiểu đơn thuần như chức vị. Hóa Quyền ở đại hạn, hay Hóa Quyền ở tiểu hạn, hay Hóa Quyền ở mệnh cung mà được thêm Hóa Quyền lưu thêm tiểu hạn càng tốt. Hóa Quyền ngoài tính chất quyền lực còn có tác dụng gây chí phấn đấu, tạo tính tích cực và tính ổn định. Tỉ dụ, Thiên Cơ vốn là sao hiếu động không ổn định nhưng một khi gặp Hóa Quyền thì tình trạng động trên giảm hẳn thành ra linh hoạt phát huy với kế hoạch rõ ràng. Hóa Quyền cũng mang đến khả năng quản lý vững chắc. Hóa Quyền hợp với Hóa Lộc, Hóa Khoa. Hóa Quyền đứng với Hóa Kị dễ bị chiêu oán ganh ghét. Trường hợp có thêm những sao khác để biến ra quyền uy tuyệt đối dù kẻ ganh ghét oán hận cũng chẳng làm gì được lại khác. Hóa Khoa cơ bản tính chất là danh dự và tham vọng. Vì thế Hóa Khoa cần Văn Xương Văn Khúc để thành cái thế “Khoa danh đồng hội” bảng vàng ghi tên, nhất là đối với xã hội ưa chuộng khoa bảng. Còn xã hội thương nghiệp thì Thái Âm Hóa Khoa hay Vũ Khúc Hóa Khoa hay Thiên Phủ Hóa Khoa cũng tạo nên thanh vọng. Xã hội thương nghiệp, những tài tinh Vũ Khúc, Thái Âm, Thiên Phủ đứng bên Hoá Khoa đẹp hơn Xương Khúc. Hóa Khoa ở một vị thế nào đó hoặc một sự kết hợp với các sao khác có thể chỉ là hư danh và tự mãn thôi. Hóa Kị trong tử vi khoa tính chất rất phức tạp, Hóa kị có 2 mặt tốt và xấu rõ rệt và khi tác dụng cũng ác liệt. Tỉ dụ Thái Dương dễ gây tiếng tăm, nổi đình nổi đám nhưng đứng với Hóa Kị thì sự ganh ghét đố kị cũng thật ghê gớm.

Theo TL được hiểu thì tứ hóa được an kèm với một số chính và phụ tinh thực ra đây chính là hóa khí của các tinh này nó mang tính chất bổ trợ trong cung đó Ví dụ:năm nay năm Giáp thì Vũ Khúc hóa khí thành Hóa Khoa đi kèm trong cung và cũng theo như KN nghiệm của TL thì vào tháng Giáp , ngày Giáp Vũ Khúc hóa khí rất mạnh lúc này tính chất của Khoa là hoàn toàn ( như vậy thì không thể nói Khúc đi với Khoa, mà phải nói là Khúc thành Khoa, nghĩa là tính chất của Khúc lúc này được bổ trợ thêm Khoa)

Thứ nữa là Thiên Phủ không hóa khí thành Khoa ( Thiên Phủ Hóa Khoa cũng tạo nên thanh vọng...)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo TL được hiểu thì tứ hóa được an kèm với một số chính và phụ tinh thực ra đây chính là hóa khí của các tinh này nó mang tính chất bổ trợ trong cung đó Ví dụ:năm nay năm Giáp thì Vũ Khúc hóa khí thành Hóa Khoa đi kèm trong cung và cũng theo như KN nghiệm của TL thì vào tháng Giáp , ngày Giáp Vũ Khúc hóa khí rất mạnh lúc này tính chất của Khoa là hoàn toàn ( như vậy thì không thể nói Khúc đi với Khoa, mà phải nói là Khúc thành Khoa, nghĩa là tính chất của Khúc lúc này được bổ trợ thêm Khoa).

Thứ nữa là Thiên Phủ không hóa khí thành Khoa ( Thiên Phủ Hóa Khoa cũng tạo nên thanh vọng...)

Qua hàng loạt dẫn chứng và những phân tích từ Đông y, Dịch lý, Tử vi, Tứ trụ... thực ra, vẫn chưa rõ "Khí hóa" là cái gì, cho nên đây chính là một "mắt xích" hết sức phức tạp, mà hảo thủ VinhL cũng đã nghiên cứu nhiều năm về vẫn đề này.

Tôi nhận thấy rằng: "Hóa" phải có đối tượng với các thuộc tịnh bị "hóa" tức chuyển đổi có quy tắc, điều này giống như khoa học hiện đại có khả năng nhiệt năng chuyển thành cơ năng, hay điện chuyển thành nhiệt năng ánh sáng, sóng chuyển thành hình ảnh âm thanh của ti vi. Đối tượng bị "hóa" trong thuyết Âm Dương Ngũ Hành đó là con người và động vật.

Nguyên lý "Giáp hợp Kỷ hóa Thổ": những năm có can Giáp hay Kỷ, con người bị trường khí "mộc - Giáp" hay "Thổ - Kỷ" chuyển hóa thành "khí Thổ" lên sự vận động của mỗi con người, trong đó "Chi" cũng bị "hóa" như "Can" theo Đông y.

Sự hóa này, có lẽ tương hợp với sự vận động ADNH trong một năm, tức "hóa" ứng với Mộc, Hỏa, Kim và Thủy. Điều này sẽ liên kết trong Tử vi về 4 sao hóa. Tuy nhiên, Tử vi còn nói đến tương tác có quy luật từ ngoài hệ mặt trời, đồng nghĩa sự "hóa" vượt ra khỏi "Can" ở trên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo TL được hiểu thì tứ hóa được an kèm với một số chính và phụ tinh thực ra đây chính là hóa khí của các tinh này nó mang tính chất bổ trợ trong cung đó Ví dụ:năm nay năm Giáp thì Vũ Khúc hóa khí thành Hóa Khoa đi kèm trong cung và cũng theo như KN nghiệm của TL thì vào tháng Giáp , ngày Giáp Vũ Khúc hóa khí rất mạnh lúc này tính chất của Khoa là hoàn toàn ( như vậy thì không thể nói Khúc đi với Khoa, mà phải nói là Khúc thành Khoa, nghĩa là tính chất của Khúc lúc này được bổ trợ thêm Khoa)

Thứ nữa là Thiên Phủ không hóa khí thành Khoa ( Thiên Phủ Hóa Khoa cũng tạo nên thanh vọng...)

Về định hướng nghiên cứu thì tôi ủng hộ ý kiến của Lão Say. Tuy nhiên vấn đề còn lại là: Sao gì hóa ra cái gì? Hiện nay có nhiều sách khác nhau viết về Tứ Hóa.

Nhiều chiện gấp hơn, nên Lão gàn chưa có thời gian hoàn thiện được Tử Vi Lạc Việt chính vì còn bộ Tứ Hóa này. Bởi vậy, cứ tạm dùng sách của ngài Thái Thứ Lang.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bảo Quốc Công Dân: Sau sáu năm rưỡi ở Á Châu, người viết học hỏi được một số bí quyết tử vi mới lạ, cần trình bày rõ trước khi bàn các lá số. Trong số này xin nhấn mạnh bí quyết của sao tự hóa.

Sao tự hóa nghĩa là sao hóa do ảnh hưởng ngay trong cung nó đóng. Cách định các sao tự Hóa gồm hai bước như sau:

Bước 1: Định can của mỗi cung

Coi Giáp = 1, Ất= 2, Bính = 3, Đinh= 4, Mậu= 5, Kỷ= 6, Canh= 7, Tân= 8, Nhâm= 9, Quý= 10... Lấy can năm sinh nhân hai cộng 1 thì được can của cung Dần, rồi từ can cung Dần theo thuận chiều kim đồng hồ mà định can các cung khác.

Như trường hợp Bill Clinton năm sinh là Bính Tuất (1946) nên can là Bính = 3. Ta được 3´2+1 = 7 = Canh, do đó các cung là Canh Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tỵ, Giáp Ngọ, vân vân...

Bước 2: Định sao tự hóa cho mỗi cung

Sau khi lấy xong lá số tử vi theo phương pháp bình thường (hoặc sau khi định xong 14 chính tinh và Xương Khúc Tả Hữu) thì định được sao tự Hóa theo y hệt như bài thơ Lộc Quyền Khoa Kỵ dưới đây (các bạn nghiên cứu tử vi nên ráng thuộc lòng):

Giáp Liêm Phá Vũ Dương

Ất Cơ Lương Tử Nguyệt

Bính Đồng Cơ Xương Liêm

Đinh Nguyệt Đồng Cơ Cự

Mậu Tham Nguyệt Hữu Cơ

Kỷ Vũ Tham Lương Khúc

Canh Nhật Vũ Âm Đồng

Tân Cự Nhật Khúc Xương

Nhâm Lương Vi Phụ Vũ

Quý Phá Cự Âm Tham

Chú ý: Hữu=Hữu Bật, Vi=Tử Vi, Phụ=Tả Phụ

Điểm khác biệt là 1. Dùng can của cung (tính từ bước 1) thay vì can của năm 2. Sao phải ở trong cung mới có thể hóa được. Các sao ngoài cung không kể. Thí dụ: Lá số của Bill Clinton. Cung phụ mẫu can Quý, trong cung lại có sao Thái Âm nên Thái Âm tự hóa Khoa (ta viết t-Khoa cạnh Thái Âm). Chú ý rằng cùng cung không có sao nào tự hóa Lộc, Quyền, hoặc Kỵ. Ngoài ra 11 cung còn lại không có cung nào có sao tự hóa.

Sao tự hóa là yếu tố "cùng tắc biến" của khoa tử vi, nên hết sức quan trọng. Xem chúng y hệt như sao hóa bình thường (t-Lộc như Hóa Lộc, t-Quyền như Hóa Quyền, t-Khoa như Hóa Khoa, t-Kỵ như Hóa Kỵ).

Thiên can có 5 hành Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ, trong khi đó chỉ có 4 sao Hóa, không rõ chúng có mối quan hệ ra sao khi theo quy tắc an sao hay???.

Tử vi là lá số cá nhân, biệt nghiệp của mỗi cá nhân nhưng khi xét đến cộng nghiệp của tập thể, quốc gia... rõ ràng nó phải phụ thuộc vào cái chung. Chẳng hạn, các lá số tử vi của các đương sự có hóa khoa, hóa lộc, hóa quyền có thể tiền tỷ đô nhưng nếu đặt vào thế "Triệt" của Trường Sa và Hoàng Sa mà "đuối" thì những lá số này vẫn chỉ được gọi là "lá số tầm thường", tức dưới mức người bình thường, đây cũng một là sự lạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bảo Quốc Công Dân: Sau sáu năm rưỡi ở Á Châu, người viết học hỏi được một số bí quyết tử vi mới lạ, cần trình bày rõ trước khi bàn các lá số. Trong số này xin nhấn mạnh bí quyết của sao tự hóa.

Sao tự hóa nghĩa là sao hóa do ảnh hưởng ngay trong cung nó đóng. Cách định các sao tự Hóa gồm hai bước như sau:

Bước 1: Định can của mỗi cung

Coi Giáp = 1, Ất= 2, Bính = 3, Đinh= 4, Mậu= 5, Kỷ= 6, Canh= 7, Tân= 8, Nhâm= 9, Quý= 10... Lấy can năm sinh nhân hai cộng 1 thì được can của cung Dần, rồi từ can cung Dần theo thuận chiều kim đồng hồ mà định can các cung khác.

Như trường hợp Bill Clinton năm sinh là Bính Tuất (1946) nên can là Bính = 3. Ta được 3´2+1 = 7 = Canh, do đó các cung là Canh Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tỵ, Giáp Ngọ, vân vân...

Bước 2: Định sao tự hóa cho mỗi cung

Sau khi lấy xong lá số tử vi theo phương pháp bình thường (hoặc sau khi định xong 14 chính tinh và Xương Khúc Tả Hữu) thì định được sao tự Hóa theo y hệt như bài thơ Lộc Quyền Khoa Kỵ dưới đây (các bạn nghiên cứu tử vi nên ráng thuộc lòng):

Giáp Liêm Phá Vũ Dương

Ất Cơ Lương Tử Nguyệt

Bính Đồng Cơ Xương Liêm

Đinh Nguyệt Đồng Cơ Cự

Mậu Tham Nguyệt Hữu Cơ

Kỷ Vũ Tham Lương Khúc

Canh Nhật Vũ Âm Đồng

Tân Cự Nhật Khúc Xương

Nhâm Lương Vi Phụ Vũ

Quý Phá Cự Âm Tham

Chú ý: Hữu=Hữu Bật, Vi=Tử Vi, Phụ=Tả Phụ

Điểm khác biệt là 1. Dùng can của cung (tính từ bước 1) thay vì can của năm 2. Sao phải ở trong cung mới có thể hóa được. Các sao ngoài cung không kể. Thí dụ: Lá số của Bill Clinton. Cung phụ mẫu can Quý, trong cung lại có sao Thái Âm nên Thái Âm tự hóa Khoa (ta viết t-Khoa cạnh Thái Âm). Chú ý rằng cùng cung không có sao nào tự hóa Lộc, Quyền, hoặc Kỵ. Ngoài ra 11 cung còn lại không có cung nào có sao tự hóa.

Sao tự hóa là yếu tố "cùng tắc biến" của khoa tử vi, nên hết sức quan trọng. Xem chúng y hệt như sao hóa bình thường (t-Lộc như Hóa Lộc, t-Quyền như Hóa Quyền, t-Khoa như Hóa Khoa, t-Kỵ như Hóa Kỵ).

Theo tôi, đây cũng là một phát hiện rất cần quan tâm. Trong nghiên cứu và phục hồi bản chât của Lý học Đông phương thì vấn đề đầu tiên mà tôi rất chú ý là tính quy luật và sự hợp lý trong các vấn đề liên quan. Việc đặt vấn đề của tác giả có tính quy luật.

Cảm ơn tác giả và Hoangnt đã sưu tầm bài này.

===================

PS: Cách trình bày của Hoangnt khiến người đọc khó phân biệt đâu là chính văn của tác giả, đâu là bài viết của người khác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong bộ tứ hóa người coi tử vi thường trọng tam hóa (Khhoa, Quyền, Lộc ) còn Hóa Kỵ thhường được gán cho rất nhiều tính xấu.

Quả thực là bộ tứ hóa này có rất nhiều tranh cãi TL xin đơn cử ra đây 1 vài ví dụ về Hóa Kị :

"Nhật nguyệt miếu Hóa kỵ vi phúc" hay " Nhật Nguyệt hãm Hóa kỵ đại hung" " Chư tinh hãm địa Hóa Kỵ thậm kỵ" "Liêm Trinh hãm địa Hóa Kỵ cánh kỵ"; "Thủy mệnh nhân phùng kỵ bất kỵ" - (Tử vi tinhh điển -Vũ Tài Lục tr 287)

Và sau đây là đoạn viết về Hóa Kỵ của cụ Thái Thứ Lang:

Hóa Kỵ thuộc Thủy đắc địa ở Thìn Tuất Sửu Mùi .Độc hiểm ghen ghét hay nhầm lẫn , gây bệnh tật, tai họa , Thị phi, kiện cáo giữ của cải bền vững,

- Đắc địa đỡ lo ngại bệnh tật, tai họa.

Tọa thủ tạị sửu mùi gặp Nhật Nguyệt đồng cung làm cho nhật nguyệt thêm rực rỡ, tốt đẹp ,được ví như mây ngũ sắc chầu nhật nguyệt.

Tọa thủ tại tỵ hợi Tham Liêm đồng cung chế được tính hung của Tham Liêm triệt tiêu được rủi ro của Tham liêm....

Như vậy : chúng ta sẽ thấy ngay mâu thuẫn trong các đoạn trên .

1- Nhật Nguyệt hãm hóa kị vi phúc : nếu Nhật nguyệt đồng Sửu Mùi thì đương nhiên có một Nhật hoặc 1 Nguyệt không được đắc địa vậy về nhận định của cụ Thái Thứ Lang là ở Sửu mùi làm cho Nhật Nguyệt thêm rực rỡ ?? có đúng hay không?

2- Hóa Kỵ thuộc Thủy theo cụ Thái Thứ Lang khi đóng tại Thìn Tuất Sửu Mùi thì đắc địa, thì vô can, phải chăng cụ cho là 4 cung thổ khắc được cái hắc ám của (Hóa Kỵ) Thủy nên "đắc địa đỡ lo ngại bệnh tật" . Và nếu như theo như cụ Vũ Tài Lục thì Thủy mệnh nhân phùng kỵ bất kỵ, và cụ Thái lại cho rằng Liêm Tham tỵ, hợi thì Kỵ khắc chế được tù tính của Liêm Tham , như vậy lại mâu thuẫn với câu phú trên là "Liêm trinh hãm địa Hóa Kỵ cánh kỵ" (vì Liêm Tham tỵ hợi là Hãm địa cho cả 2 sao). Thêm nữa là Hóa Kỵ chỉ đắc địa ở thìn tuất sửu mùi thì tại sao tại Tỵ Hợi lại chế được Liêm Tham nói như vậy chẳng hóa ra là còn đắc địa ở Tỵ Hợi nữa sao??

Theo như Lão Say thì Lão say cũng đã va vào lá số có mệnh Hóa kỵ cũng kha khá, điều Lão Say công nhận là Hóa Kỵ chiêu lấy thị phi thì đúng là vô địch, nhưng ko phải người có mệnh Hóa Kỵ là thực xấu xa như sách (của các bậc tiền bối) đã dẫn.

Người có Hóa Kỵ tại thân mệnh có tính đua chen , ganh đua rất cao, trong tình cảm họ thường hay ghen mát, và người Hóa Kỵ đúng là tâm họ rất động.

Tuy nhiên với KN của Lão say thì xét hóa kỵ LS không xét đến đắc hay hãm địa bởi Hóa Kỵ đã là hóa khí thì sẽ ko có sự đắc hãm , xét hóa kỵ ta nên xét nó đi với tinh nào và phương vị nào? LS đã gặp 1 lá số Nhật nguyệt ở Sửu có Hóa Kỵ đồng cung tạm thời thì người này chưa có gì nếu ko nói là quá thường. 1 lá số Nhật nguyệt ở Mùi H.Kỵ ở sửu thì người này rất thông minh và khá thành đạt.

Với Lão Say thì Hóa Kỵ cần gặp Thanh Long, hoặc Long trì, Phượng các, Lưu Hà đó là những bộ dung được Kỵ

Việc Liêm Tham tỵ hợi có Kỵ thì chưa chắc chắc đã tốt vì Liêm trinh tối kỵ gặp Kỵ (đây là đúng)...

vài điều chia sẻ cùng mọi người về cái anh Hóa Kỵ tai tiếng này. Bạn nào thấy mệnh mình có Hóa Kỵ cũng chớ nên lo, Hóa kỵ là do tâm động mà nên, và Hóa Kỵ cũng ko phải giữ được của như sách nói... nhưng Thủy tai thì Hóa Kỵ rất dễ xảy ra nếu thêm Thiên Hình , hoặc Phục Binh.

Láo Say loạn bàn!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

.

Như vậy : chúng ta sẽ thấy ngay mâu thuẫn trong các đoạn trên .

Lão Say loạn bàn!

Theo tôi - và cũng là một chuẩn mực của tôi, là: Để phục hồi một hệ thống lý thuyết thì không được phép có mâu thuẫn trong nội hàm của lý thuyết đó.

Do đó, việc Lão Say chỉ ra mâu thuẫn nội hàm là tôi hoàn toàn ủng hộ. Còn chi tiết nội dung của Lão Say đưa ra về nội dung của Tứ hóa của Lão Say thì Lão Gàn còn phải ngẫm đã.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như đã phân tích, có sự tương ứng các Sao trong Tử vi và các chòm sao trên bầu trời.

Sự thay thế sao Lộc Tồn sẽ bằng sao Thái Dương, lúc này vòng sao Lộc Tồn sẽ được gọi là vòng sao Thái Dương.

Cùng với nó, chúng ta có vòng sao Thái Tuế. Ngoài ra, còn một vòng khác là vòng Trường Sinh, riêng vòng này tôi nghi ngờ do có vòng Thái Dương và Thái Tuế, cho nên sao Trường Sinh sẽ phải thay bằng sao Thái Âm, để tạo ra ba vòng sao "Thái Dương, Thái Tuế - Thái Âm".

Trong 3 vòng, có một đặc biệt đó là: vòng Thái Tuế theo chiều thuận, không có vấn đề tùy thuộc dương nam hay dương nữ, ai cũng như ai! Đây phải chăng chính là mấu chốt để hiểu ý nghĩa chính xác 3 vòng sao ở trên?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong 3 vòng, có một đặc biệt đó là: vòng Thái Tuế theo chiều thuận, không có vấn đề tùy thuộc dương nam hay dương nữ, ai cũng như ai! Đây phải chăng chính là mấu chốt để hiểu ý nghĩa chính xác 3 vòng sao ở trên?

Vòng Thái Tuế chính là định vị bản mệnh của đương sự nam hay nữ và dương hay âm, tức chính là Lục thập hóa giáp, cho nên như vậy.

Từ đó, khả năng suy ra vòng Tràng Sinh (hay Thái Âm) chính là tương tác từ Mặt trăng?

Vòng Thái Dương (Lộc tồn cũ) là tương tác từ trái đất tự quay hay từ ngoài Hệ mặt trời?

Share this post


Link to post
Share on other sites

BÀN VỀCUNG THÂN MỆNH TRONG LÁ SỐ TỬ VI

(Bài viết có tính chất nghiên cứu)

Hôm nay TL muốnbàn về cung mệnh của con người trong lá số tử vi của mình.

Người ta thườngnói mệnh ngồi cung....và cách an cung mệnh như chúng ta đã biết lấy cung Dầnlàm làm cung Tý tính thuận tháng sinh đến tháng nào lấy tháng đó làm giờ Týtính nghịch giờ sinh dừng ở cung nào lấy cung đó làm cung Mệnh.Với cung THÂNthì thuận khởi từ cung cuối của tháng sinh.

Với cách tínhnhư trên chúng ta rất dễ hiểu nhầm là cung mệnh một người tự xoay theo thángsinh và giờ sinh vòng quanh 12 cung thiên bàn trên lá số. Nay TL thử đi tìm lờigiải cho vị trí cung mệnh trên lá số để xem cung mệnh và thân thực chất là gì??

Bây giờ ta thử cáctrường hợp một người sinh giờ Tý và lần lượt cho các tháng biến theo nhưvậy ta quán xét việc cung mệnh thân tọa ở đâu khi lần lượt là các tháng sinhvào tháng giêng tháng 2, tháng 3, tháng 4.

Ta sẽ có : Ngườisinh tháng giêng giờ tý thì cung Mệnh Thân đồng cung tại Dần (như cách an mệnhở trên)

Người sinh tháng2 giờ tý thì cung Mệnh ở Mão, tháng 3 thì ở Thìn , tháng 4 ở Tỵ

Ta có đồ hìnhsau:

HÌNH SỐ1file:///C:/DOCUME~1/NGUYEN~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image002.jpgNếu giả sử ta kéo dài trụcquaycủa trái đất ( Biểu tượng cho saoBắc cực ) và tháng giêng là đầu mùa xuân vị trí trái đất ở thẳng với trục tungtừ phía mặt trời chiếu vào ( giờ Tý luônlà thẳng góc đối diện với tia chiếu từ mặt trời ) thì khi này đường chiếu vuônggóc của trục quay trái đất chiếu thẳng xuống cung Dần (như hình số 2) . Ứng với thánggiêng giờ tý cung mệnh tại Dần

Khi trái đất quay thêm 30 độ (vào giờ Tý tháng 2. ) lúc này trục quaytrái đất hơi nghiêng về phía mặt trời và vẫn là người sinh giờ Tý ( nửa đêm ) nhưng lúc này hình chiếu của trụcquay đã chuyển sang cung Mão (hình số 2). Ứng với tháng 2 sinh giờ tý cung mệnhtại mão

file:///C:/DOCUME~1/NGUYEN~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image004.jpgHÌNH SỐ 2.

Tương tự như vậy đến tháng 3 âmlịch (trái đất đã quay thêm 30độ nữa ) cuối mùa xuân lúc này trục quay (vô hình)của trái đất đã dần nghiêng hẳn về phíamặt trời . (hình số 3)

file:///C:/DOCUME~1/NGUYEN~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image006.jpgHÌNH SỐ 3.

Nên người sinh giờ tý nhằm tháng 3 thì cung Mệnh an tại Thìn cũng chínhlà hình chiếu của trục quay trái đất lên cung Thìn.

Tháng 4 (mùa hạ) : khi này trục quay trái đất đã nghiêng hẳn về phía mặttrời sinh giờ tý nửa đêm thì hình chiếutrục quay trái đất đã vào cung Tỵ . (Cung Mệnh tại Tỵ ) (Hình số 4)

file:///C:/DOCUME~1/NGUYEN~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image008.jpg

HÌNH SỐ 4.

Từ đây ta thấy các giờ sinh khác do trái đất quay theo múi giờ 12giờ thì sẽ làm cho hình chiếu của trụctrái đất xuống các các cung chuyển dịchđi . và ta thấy ngay 1 điều là cung Mệnhchính là sự chiếu của thiên cực bắc xuống trái đất và nó ko tự dịch chuyển cáccung, mà sự dịch chuyển là do trái đất quay mà tạo thành.

Về cung Thân ta cũng nhận thấycung Thân chính là đánh dấu thời điểm giờ sinh ở 1 điểm cố định trên Trái đất.

Nếu sinh tháng giêng giờ Tý cung mệnh thân đồng cung tại Dần . Nếu sinhgiờ Sửu thì cung mệnh lúc này tại Sửu và cung Thân tại Mão . Đây là lý do tráiđất đã quay thêm một canh giờ nên trục chiếu của thiên cực bắc vào cung Sửu thìđiểm cung Thân (cố định trên mặt đất ) tiến lên 1 canh giờ . Và một bên tiến 1bên lùi nên luôn có khoảng cách là +2 cung vì vậy cung THÂN chỉ đóng trên 6cung. Cũng chính vì thế từ giờ sinh ta có thể suy ra thân nằm ở cung nào trênlá số.

Share this post


Link to post
Share on other sites

BÀN VỀ CUNG THÂN MỆNH TRONG LÁ SỐ TỬ VI

Hình ảnh không đọc được, bác Túy Lão có thể load ảnh mới lại giùm, thanks.

 

Tử vi xây dựng từ Thái Ất, Độn Giáp và...

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đưa ảnh hình lên bằng cáh nào vậy Hoangnt?? vì đây là hình vẽ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình như từ máy tính cá nhân dùng phần mềm chuyển qua PDF, rồi cắt dán lên thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites