Thiên Sứ

Thái Ất Và Việt Sử 5000 Năm Văn Hiến

41 bài viết trong chủ đề này

Đại Chủ

21-02-2007, 07:18 AM

Tôi chép nguyên văn bài này là kiến thức truyền thụ từ một vị tiền bối (*), không phải kiến thức của tôi, chỉ mong viết ra đây, không dám tranh luận ....

Thái Ất là một bộ môn mà cả ở Trung Hoa Việt Nam lưu truyền mà không rõ tác giả là ai . Sử sách chép lại chỉ có biết : «Thiên Trung Cung, Thiên Cực Tinh, kỳ nhất minh giả Thái Nhất thường cư.» Tức là : nơi trung cung trên trời, sao Thiên Cực, một ngôi sao sáng là nơi Thái Ất thường cư . Tức là sao Thái Ất hay Thái Nhất là thần đứng ở trung tâm vũ trụ cai quản vạn vật, nơi ở của Ngọc hoàng đại đế . Nó đứng trước sao Thái tử (Kochab) trong chòm Tiểu Hùng, giữ quyền của thiên đế, cai quản chốn thiên cung .

Như đã biết Trái đất có chuyển động tuế sai ở trục, cho nên vị trí "thiên trung cung" có chu kỳ 26000 năm , vào khoảng gần 3000 trước công nguyên tức cách đây khoảng 5000 năm thì vị trí trung cung này là sao Thái Ất trên bàu trời thiên văn của phương đông, nó được bao quanh bởi Bắc đẩu Thất Tinh, đạo gia cực kỳ coi trọng Bắc Thần và Thất đẩu tinh, các đạo sĩ khi hành lễ phải bước theo 7 sao này gọi là bộ Cương đạp Đẩu (bước đi theo chòm Thiên Cương ( là sao đẩu tiên trong chòm Thất Tinh bắc đẩu)) , hay là Vũ bộ ( bước đi của Đại Vũ) là nguồn gốc của pháp thuật đạo gia .

Như vậy vào 5000 năm trước, để minh họa cho môn học Thái Ất này mà sao Thái Ất được lấy tên để đặt cho một môn học truyền đến ngày nay . 5000 năm trước, Trung Hoa chưa có văn tự, chưa có thiên quan coi về lịch , vậy làm sao có thể họ biết được điều này . Nó chỉ có thể giải thích một cách hợp lý bằng cách nói rẳng : họ đã thu nhặt được môn Thái Ất từ một nền văn minh khác, họ chỉ biết nó tên là Thái Ất và không để ý rằng vào thời điểm đó vị trí Thiên Cực trung đã thay đổi, và hiện nay là sao Đế trong chòm Tiểu Hùng .

Chính vì thế à tôi suy ra rằng, môn Thái Ất có cái tên xuất phát chính từ nền Văn hóa Việt đã có từ 5000năm trước . Vì thời đó họ đã biết và đặt tên cho môn học này là THÁI ẤT chứ không phải là Thiên Ất hay là Tử Vi hay bất cứ một cái tên nào khác . Sau này nó được lưu truyền vào Hoa Hạ, nhưng chính sựkhông thấu hiểu nó chu đáo và sự tam sao thất bổn khi lưu truyền mà môn Thái Ất được tô vẽ bằng những hình ảnh kỳ bí, một dị nhân trao cho ai đó .... qua đó cũng là một bằng chứng khoa học rất rõ ràng cho sự tồn tại của nền văn minh Lạc việt 5000 năm . Nghiên cứu Thái Ất sẽ cho chúng ta một công cụ mới để tiếp cận và tìm lại những gì đã mất đi của nền văn hiến Lạc Việt .

Viết vào tháng giêng năm Đinh Hợi .

Đại Chủ

25-02-2007, 11:33 PM

Chu kỳ nhỏ 180 năm, chu kỳ lớn 360 năm, Thái Ất 3 năm cư 1 cung, không vào trung cung, đi một vòng hết 24 năm . Sách xưa chỉ chép lại như vậy mà không có một lời giải thích rõ ràng , bản đồ Thái Ất được đem từ Lạc Thư vào - một điều chỉ đựoc ghi lại ngắn gọn là "Thánh dạy rằng " ....

Thật ra, Thái Ất chính là một môn mô tả cho sự sống còn sinh tồn của cả hành tinh này . Nó mô tả các chu kỳ như Tuế Sai, chu kỳ nghiêng của quả đất ,.... những hiệu ứng này được khoa học hiện đại nghiên cứu rất kỹ và đến hiện nay chỉ giải thích được phần nào những thay đổi của khí hậu, cuộc sống trên Trái đất . Một sự giải thích cặn kẽ đến nay vẫn chưa có .

Quan sát chuyển động Tuế sai của trái đất (xem ảnh), trục Trái đất có chuyển động tiến động trong chu kỳ xấp xỉ 24000-26000 năm . Thái Ất chính là mô tả cho sự thay đổi của trung thiên bắc cực , 24000 năm là chu kỳ của Thái Ất, 1 cung cư ngụ 3000 năm . Đó là sự thay đổi ảnh hưởng của toàn vũ trụ, một sự thay đổi lớn . Nhưng mà phương Đông ta quan niệm con người là tiểu vũ trụ, động không ngừng, một năm có cả 4 mùa, 12 tháng là đại diện cho cả Tuế quân, đại diện cho sự thay đổi của Thái Ất trong phạm vi nhỏ . Cho nên có tính đến Kể năm lấy chu kỳ của Thái Ất là 24 năm , 3 năm 1 cung, không vào trung cung .

Sự chuyển động của Thái Ất được dựa vào Tuế sai của trục Trái đất và trên vòng tròn đó là 8 chùm sao tiêu biểu đại diện cho 8 Quái của Bát Quái , và bản đồ của 8 chòm sao này là Lạc Thư , cho nên bản đồ Thái Ất đem Lạc Thư ghép vào mà thành ( về 8 quái này, phải đổi chỗ Tốn Khôn mới hợp lý với chuyển động của Thái Ất - sẽ có bài viết nói rõ hơn nữa về vấn đề này ) .

Từ Tuế sai nhìn ra, khi mà vị trí Trung Thiên Bắc Cực thay đổi 1 độ ( ứng với 180 năm) , tức là Thái Ất thay đổi khỏi vị trí ban đầu 1 độ ta có tiểu chu 180 năm . Đi hết 1800 năm là kết thúc một Tiểu du Thái Ất, có 36 Tiểu Du thì được 1 Đại Du ( phép tính Đại Du xin nhớ lại là 36 năm 1 cung) . Cho nên trong môn Thái Ất , khi Thái Ất bắt đầu động ( di chuyển 1 độ) thì mô tả cho sự chuyển động này, ta có Chủ Mục ( chu kỳ của Chủ Mục là 18 năm), đi qua 18 cung thần, nó đo lường ảnh hưởng của Thái Ất biến chuyển lên 18 cung thần .

Như vậy Thái Ất là môn nghiên cứu ảnh hưởng trên từ vũ trụ bao la, dưới đến từng cá thể con người, nó bao trùm cả những hiệu ứng vật lý mà khoa học hiện đại đã tìm ra trong Thiên Văn học nghiên cứu về trái đất và vũ trụ ) . Thái Ất- một môn học gắn liền với phép Toán số đã mã hóa một cách rất đơn giản và trong sáng mọi hiện tượng của vũ trụ ảnh hưởng lên Trái đất , một môn Khoa học thất truyền của nền Văn hóa Việt ( nên nhớ dân Tàu chưa biết gì về Tuế sai ở khoảng 2500 năm trước CN) .

Dala

02-03-2007, 06:12 PM

Bác Thiên Sứ thân mến

Những cái này là cháu học được từ những tiền bối thôi, không phải kiến thức của mình nghĩ ra, cho nên không dám nhận lời khen tặng .

Đúng như chú Thiên Sứ đã nói : cái gốc của Lý học Phương đông chính là Hà Đồ . Vì thật ra mà nói bản đồ Thái Ất nếu suy nghĩ cho kỹ phải dùng Hà Đồ mới lý giải được cặn kẽ.

Rất cảm ơn chú đã gợi ý nhắc cho . Cháu dạo này bận quá không có thời gian ngồi gõ lên những bài viết về nó, từ từ rồi dần dần cháu sẽ gõ lên hết

============

* Vị tiền bối được nêu ở đây chính là Giáo sư Trần Quang Vũ.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái gốc của Lý học Phương đông chính là Hà Đồ . Vì thật ra mà nói bản đồ Thái Ất nếu suy nghĩ cho kỹ phải dùng Hà Đồ mới lý giải được cặn kẽ.

Hậu Thiên Bát Quái - Hà Đồ: áp dụng cho tất cả các phương pháp, phi ngoại lệ bởi vi rằng Trái đất là gốc tham chiếu.

Thái Ất: Thái là vượt, Ất là Mộc phương đông - mặt trời ---> Tương tác có quy luật từ ngoài hệ mặt trời.

Chu kỳ Thái Ất: 25.920 năm.

Huyền Không phi tinh: nhận thấy rằng nó có mối quan hệ với Thái Ất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quí vị tham khảo thêm bài này để thấy nền Thiên văn cổ Đông phương không thể có nguồn gốc từ văn minh hán. Chỉ là sự sao chép từ văn hiến Việt:

========================

NHỊ THẬP BÁT TÚ

Tam Viên nằm ở khu vực giữa của bầu trời – Bắc Thiên Cực. Khu vực dải nằm giữa con đường mà mặt trăng đi qua ban đêm và mặt trời đi qua ban ngày được phân chia theo 28 chòm – 28 Tòa nhà của sao, tức Nhị thập bát Tú. Trong mỗi chòm có một Ngôi sao là chủ tinh, là ngôi nằm gần nhất Bạch đạo, dù ngôi sao đó có thể không phải là sáng nhất.

Có tài liệu nói rằng ghi chép về Nhị thập bát tú đã được tìm thấy có từ thời Chiến quốc, 400 TCN ở Hồ Bắc, và khẳng định nó có sớm nhất là vào thế kỷ 5 TCN, trong Sử Ký cũng viết về các chòm.

Nhưng việc phân chia thành các cung theo Ngũ hành thì phải đến đời Tần mới có, và việc gán tên các con vật thì còn muộn hơn, có thể là chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, giống như gán các con giáp vào các chi vậy. Điều đáng lưu ý là trong kinh điển Ấn Độ cổ cũng đề cập đến các chòm sao quanh Bạch đạo, và cũng nêu con số 27 hoặc 28. Tuy các chòm không trùng nhau, nhưng trong mối quan hệ giao lưu văn hóa thông qua Phật giáo, chúng cũng được gọi chung là Nhị thập bát Tú.

Quanh Thiên Cực được quy ước chia làm 4 phương Đông Tây Nam Bắc, 28 Tú cũng được chia là 4 cung, mỗi cung 7 chòm, đó là:

Thanh LongRồng xanh - phương Đông - hành Mộc, mùa xuân, gồm:

Giác – Cang – Đê – Phòng – Tâm – Vĩ – Cơ.

Bạch Hổ - Hổ trắng - phương Tây - hành Kim, mùa thu, gồm:

Khuê – Lâu – Vị - Mão – Tất – Chủy – Sâm.

Chu Tước Chim đỏ - phương Nam - hành Hỏa, mùa hạ, gồm:

Tỉnh – Quỷ - Liễu – Tinh – Trương – Dực – Chẩn.

Huyền VũRùa, rắn đen (1) – phương Bắc, hành Thủy, mùa đông, gồm:

Đẩu – Ngưu – Nữ - Hư – Ngụy – Thất – Bích.

Nếu xếp theo vòng Đông – Tây – Nam – Bắc thì như vậy.

Có thể theo Xuân – Hạ – Thu – Đông thì xuôi chiều kim đồng hồ là Thanh LongChu Tước Bạch Hổ - Huyền Vũ.

Tuy nhiên thường 28 Tinh tú được xếp theo vòng vận động trời đất là Đông – Bắc – Tây – Nam, ngược chiều kim đồng hồ, tức Thanh Long – Huyền Vũ – Bạch Hổ - Chu Tước, vì vậy thứ tự các Tinh tú là : Giác – Cang – Đê – Phòng – Tâm – Vĩ – CơĐẩu – Ngưu – Nữ - Hư – Nguy – Thất – BíchKhuê – Lâu – Vị - Mão – Tất – Chủy – SâmTỉnh – Quỷ - Liễu – Tinh – Trương – Dực – Chẩn.

Việc đặt tên các Tinh tú cũng đặc biệt. Mỗi tên gồm 3 chữ, chữ đầu là tên gọi tắt như trên, không thống nhất. Trong đó có bộ phận cơ thể (sừng, cổ, tim,…), có đồ vật (đấu, giỏ, lưới, xe), có con người (nữ), con vật (trâu), có kiến trúc (phòng, tường, giếng,…,), có cả các khái niệm (gốc, hư,…). Dường như không có quy tắc. Việc này có lẽ phản ánh tư duy phóng khoáng không gò bó cổ đại.

Chữ thứ 2 là một trong Thất chính lần lượt theo thứ tự: Mộc - Kim - Thổ - Nhật - Nguyệt - Hỏa - Thủy, tinh tú nào có chữ tương ứng sẽ là phù trợ cho Hành tinh ấy. Thuyết Ngũ hành đời Tần đã đem một khuôn khổ quy luật vào đây.

Chữ cuối cùng là tên 1 con vật, gồm cả vật nuôi, vật hoang, và thần thoại.

Con số 7 cũng là một cơ số quan trọng đối với người Trung Hoa. Có học giả cho rằng thời cổ đại người Trung Hoa chưa dùng cơ số 10, mà mới dùng cơ số 7, nên để lại một số dấu vết như tục cúng bảy bảy bốn chín ngày. Con số 7 được dùng trong Đạo giáo nhiều hơn.

Các chòm này có số sao không giống nhau, ít nhất là 2 và nhiều nhất là 22, nằm trong phạm vi những chòm sao khác nhau của Thiên văn phương Tây. Bản dưới đây là tên đầy đủ, số sao, và thống kê đối chiếu với các chòm phương Tây.

Vị trí cụ thể các chòm Nhị thập bát tú trong các bản đồ sau, trong đó ngôi màu trắng là chủ tinh. Đường màu đỏ ở giữa là Thiên xích đạo, đường cong màu xanh là Hoàng đạo.

Chòm Thanh Long – phía Đông, mùa Xuân

Chòm Huyền Vũ – phía Bắc, mùa Đông

Chòm Bạch Hổ - phía Tây, mùa Thu

Chòm Chu Tước – phía Nam, mùa Hạ

Việc phân chia 28 chòm sao này có từ thời cổ đại, và người Trung Hoa không muốn thay đổi những kiến thức của người đi trước, nên họ chấp nhận nó đến hàng ngàn năm sau. Trên thực tế việc dùng 28 chòm có một cái tiện lợi là xác định đường đi của mặt trăng, nhưng có nhiều bất tiện. Trước hết là các chòm không chiếm những cung bằng nhau; có cung như Tỉnh góc lớn hơn 30 độ, trong khi cung Chủy chưa đến 3 độ. Điều này là do độ lớn các chòm chênh lệch quá nhiều, có chòm chỉ có 2 sao, trong khi chòm khác 22 sao. Độ sáng biểu kiến cũng rất khác nhau, rồi có chòm như Chủy gần như nằm lọt vào giữa chòm Sâm, nên không mang tính khoa học.

Trong văn hóa Ấn Độ cũng có 27 hoặc 28 chòm sao nằm trong khu vực mặt trời và mặt trăng đi qua, nhưng không trùng với nhị thập bát tú. Các chòm sao của Ấn Độ mang tính khái quát nhiều hơn, tượng trưng cho tất cả các vì sao trên bầu trời. Vì vậy trong kinh Phật giáo cũng nói đến các chòm sao, và khi sang Trung Quốc, được các hòa thượng biên dịch là Nhị thập bát tú luôn, để thống nhất với quan sát, khoa học và truyền thống bản địa.

Nhị thập bát tú đã đi vào Văn hóa của Trung Quốc và các nước Hán hóa, mang nhiều ý nghĩa Văn hóa. Chẳng hạn chòm sao Khuê tượng trưng cho Văn học, và ở Văn miếu Hà Nội có Khuê Văn Các (gác sao Khuê) tượng trưng cho vẻ đẹp, cao quý của văn học, trong chòm Khuê có 2 ngôi sáng nữa là Đông và Bích (không phải chòm Bích), nên Đông Bích cũng để chỉ văn học. Nhà Đường lập thư viện hoàng cung đặt tên là Đông Bích phủ. Lê Thánh Tông lập ra Tao đàn nhị thập bát tú gồm 28 người cũng mang tên các chòm sao. Hoặc như Mão cũng tượng trưng cho ánh sáng, vì gà báo trời sáng. Trong hình tượng truyền thống Trung hoa, Tinh chủ của các Tú là các vị thần mang đặc tính của các con vật, hay đúng hơn là con vật mang hình người, khi cần họ có thể biến thành các con vật tương ứng dễ dàng. Các Tú trở thành tín ngưỡng dân gian. Nhị thập bát tú không chỉ phát triển trong đời sống văn hóa, mà còn đi vào tôn giáo.

Hơn thế nữa, nhị thập bát tú đi vào đời sống, đến mức khi nói đến vật cứng rắn thì ví với sừng của Cang Kim Long, nói đến chỗ rộng mà trống thì ví với Hư Nhật Thử. Mỗi tú còn gắn với Ngũ hành, kết hợp tạo nên những phạm trù đặc biệt.

Trong cuốn sách Y thuật cổ “Hoàng Đế nội kinh”, Nhị thập bát tú ứng với 28 mạch trong cơ thể, trời xoay một vòng qua hết 28 Tú thì cúng tương ứng với mạch vận động 1 chu trình trong cơ thể con người.

Cái gốc của Lý học Phương đông chính là Hà Đồ . Vì thật ra mà nói bản đồ Thái Ất nếu suy nghĩ cho kỹ phải dùng Hà Đồ mới lý giải được cặn kẽ.

Hậu Thiên Bát Quái - Hà Đồ: áp dụng cho tất cả các phương pháp, phi ngoại lệ bởi vi rằng Trái đất là gốc tham chiếu.

Thái Ất: Thái là vượt, Ất là Mộc phương đông - mặt trời ---> Tương tác có quy luật từ ngoài hệ mặt trời.

Chu kỳ Thái Ất: 25.920 năm.

Huyền Không phi tinh: nhận thấy rằng nó có mối quan hệ với Thái Ất.

Nếu "Thái" là vượt; "Ất" là mặt trời thì Thái Ất là vượt ra khỏi mặt trời - cho nên tương tác ngoài hệ mặt trời? Vậy trong hệ mặt trời có tương tác không? nếu có thì cách giải thích sai hay sao?
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu "Thái" là vượt; "Ất" là mặt trời thì Thái Ất là vượt ra khỏi mặt trời - cho nên tương tác ngoài hệ mặt trời? Vậy trong hệ mặt trời có tương tác không? nếu có thì cách giải thích sai hay sao?

Trong hệ măt trời vẫn có tương tác theo quy luật của nó, cũng giống như mặt trăng, trong một chu kỳ của nó đã làm biến động thủy triều và vận động khí trong hệ kinh mạch của cơ thể người.

Tương tác "Hệ nào đó" ngoài hệ mặt trời, dĩ nhiên có trường khí áp đảo, nhưng phối hợp với trường khí từ hệ mặt trời mà gia tăng hay tiết giảm. Không nghi ngờ gì nữa, sự gia tăng này mang tính bội số, chẳng hạn khí từ ngoài hệ mặt trời gây ảnh hưởng xấu tới phương Tây Bắc, thì nếu đặc tính khí trùng với khí của hệ mặt trời trong năm thì sự gia tăng nguy hiểm này là bội số.

Việc phân chia 28 chòm sao này có từ thời cổ đại, và người Trung Hoa không muốn thay đổi những kiến thức của người đi trước, nên họ chấp nhận nó đến hàng ngàn năm sau. Trên thực tế việc dùng 28 chòm có một cái tiện lợi là xác định đường đi của mặt trăng, nhưng có nhiều bất tiện. Trước hết là các chòm không chiếm những cung bằng nhau; có cung như Tỉnh góc lớn hơn 30 độ, trong khi cung Chủy chưa đến 3 độ. Điều này là do độ lớn các chòm chênh lệch quá nhiều, có chòm chỉ có 2 sao, trong khi chòm khác 22 sao. Độ sáng biểu kiến cũng rất khác nhau, rồi có chòm như Chủy gần như nằm lọt vào giữa chòm Sâm, nên không mang tính khoa học.

Bao gồm cả điểm xuân phân của mặt trời.

Trong văn hóa Ấn Độ cũng có 27 hoặc 28 chòm sao nằm trong khu vực mặt trời và mặt trăng đi qua, nhưng không trùng với nhị thập bát tú. Các chòm sao của Ấn Độ mang tính khái quát nhiều hơn, tượng trưng cho tất cả các vì sao trên bầu trời. Vì vậy trong kinh Phật giáo cũng nói đến các chòm sao, và khi sang Trung Quốc, được các hòa thượng biên dịch là Nhị thập bát tú luôn, để thống nhất với quan sát, khoa học và truyền thống bản địa.

Sai, từ Văn Lang phổ biến khắp thế giới, Ấn Độ du nhập nhưng bị mã khóa, chỉ còn 27 chòm sao hàm ý "thiếu".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu "Thái" là vượt; "Ất" là mặt trời thì Thái Ất là vượt ra khỏi mặt trời - cho nên tương tác ngoài hệ mặt trời? Vậy trong hệ mặt trời có tương tác không? nếu có thì cách giải thích sai hay sao?

Trong hệ măt trời vẫn có tương tác theo quy luật của nó, cũng giống như mặt trăng, trong một chu kỳ của nó đã làm biến động thủy triều và vận động khí trong hệ kinh mạch của cơ thể người.

Tương tác "Hệ nào đó" ngoài hệ mặt trời, dĩ nhiên có trường khí áp đảo, nhưng phối hợp với trường khí từ hệ mặt trời mà gia tăng hay tiết giảm. Không nghi ngờ gì nữa, sự gia tăng này mang tính bội số, chẳng hạn khí từ ngoài hệ mặt trời gây ảnh hưởng xấu tới phương Tây Bắc, thì nếu đặc tính khí trùng với khí của hệ mặt trời trong năm thì sự gia tăng nguy hiểm này là bội số.

Bên ngoài hệ mặt trời gọi là Thái Ất. Vậy tương tác bên trong hệ mặt trời gọi là gì?

Tôi đã nói như ve sầu trên diễn đàn về ý nghĩa của Thái Ất và Độn Giáp, mà không chịu nghiên cứu tham khảo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bên ngoài hệ mặt trời gọi là Thái Ất. Vậy tương tác bên trong hệ mặt trời gọi là gì?

Tôi đã nói như ve sầu trên diễn đàn về ý nghĩa của Thái Ất và Độn Giáp, mà không chịu nghiên cứu tham khảo.

Không chắc chắn, bởi khả năng giữa Hệ Mặt Trời và Thái Ất có một Hệ khác thì sao?

Độn Giáp chưa chắc là Hệ mặt trời, bởi chu kỳ tính vượt qua 1 năm.

Kỳ Môn Ðộn Giáp là gì?

Kỳ Môn Ðộn Giáp nguyên gọi là Tam Nguyên Kỳ Môn Ðộn Giáp. Tam Nguyên tức là Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên (có nơi còn gọi là Thiên Nguyên, Nhân Nguyên, Ðịa Nguyên dựa trên cơ sở Tam Tài là Thiên Ðịa Nhân rồi tìm ra Thiên Thời Ðịa Lợi Nhân Hòa).

Kỳ là Tam kỳ và Lục Nghi trong 10 Thiên can thì Ất, Bính, Ðinh được gọi là Tam Kỳ, còn Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí được gọi là Lục Nghi. Con giáp được ẩn đọng trong Lục Nghi nên gọi là Ðộn Giáp.

Môn là Bát Môn, tức là tám cửa. Gồm có Hưu Môn, Sinh Môn, Thương Môn, Ðỗ Môn, Cảnh Môn, Kinh Môn, và Khai Môn. Tám cửa này là từ tám phương vị của Bát Quái mà ra. Trong quân sự còn có tên khác là Bát Trận Ðồ mà Gia Cát Khổng Minh đã sử dụng để nhốt Lục TỐn. Tên trong Bát Trận Ðồ là Thiên Môn, Ðịa Môn, Phong Môn, Vân Môn, Long Môn, Hổ Môn, Ðiểu Môn, và Xà Môn.

Bát Trận Ðồ này xem thì rất đơn giản, dễ dàng nhưng kỳ thực thì thiên biến vạn hóa, cao siêu

thần diệu. Cái kỳ diệu đó có lẽ cũng chỉ có một số nhà quân sự vĩ đại như Gia Cát Khổng Minh, Tôn Tử, Thái Công, Trương Lương, Lưu Bá Ôn mới hiểu hết được cái thần diệu vĩ đại của nó. Ở Việt Nam chỉ có cụ Trạng Trình là thấu hiểu được môn khoa học này. Vậy Bát Môn thực tế là tám loại cảm ứng điện từ của hệ Mặt Trời và Trái Ðất đối với con người ta.

Kỳ Môn Ðộn Giáp là một khoa học về phương - vị dựa trên cơ sở nguyên lý Cảm Ứng Ðiện Từ.

Ta đều biết trái đất là một từ trường lớn, chịu ảnh hưởng của hệ Mặt Trời, tức chịu ảnh hưởng của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hệ sao khác. Con người là một vật mang điện (nhân điện). Khi một vật mang điện mà di động trong một từ trường nó sẽ bị từ trường ảnh hưởng, cảm ứng và tác động. Mà từ trường của trái đất lại chịu sự ảnh hưởng của cả Hệ Mặt Trời. Mặt Trời, Mặt Trăng, và các hệ sao khác luôn luôn di chuyển, do đó sự cảm ứng và tác động điện từ vào con người ta cũng luôn luôn thay đổi theo từng ngày, từng giờ, từng phút. Làm cho con người ta lúc khỏe lúc yếu, lúc tốt lúc xấu.

Kỳ Môn Ðộn Giáp là môn khoa học cho ta biết được thời điểm nào, phương vị nào sự ảnh hưởng của điện từ trường đó sẽ có lợi cho ta và phương vị nào sẽ bất lợi cho ta, rồi ta có thể dựa vào đó cải thiện vận mệnh của ta cho từng thời điểm.

Kỳ Môn Ðộn Giáp là một môn cổ học tinh hoa của người Trung Hoa được phát minh vào khoảng 5 ngàn năm trước đây. Từ thời Hoàng Ðế lập quốc đã được sử dụng trong trận chiến với Si Vưu. Sau này, được các Thánh hiền khác như Thái Công, Lã Vọng, Trương Lương, Gia Cát Lượng Khổng Minh, Lưu Bá Ôn, . phát triển và hoàn chỉnh thêm. Thời xưa, chủ yếu được dùng trong đấu tranh chính trị và quân sự. Hiệnnay, Kỳ Môn Ðộn Giáp đã được áp dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh vực trong đời sống hàng ngày.

Kỳ Môn Ðộn Giáp nguyên gọi là Tam Nguyên Kỳ Môn Ðộn Giáp. Tam Nguyên tức là Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên (có nơi còn gọi là Thiên Nguyên, Nhân Nguyên, Ðịa Nguyên dựa trên cơ sở Tam Tài là Thiên Ðịa Nhân rồi tìm ra Thiên Thời Ðịa Lợi Nhân Hòa).

Kỳ là Tam kỳ và Lục Nghi trong 10 Thiên can thì Ất, Bính, Ðinh được gọi là Tam Kỳ, còn Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí được gọi là Lục Nghi. Con giáp được ẩn đọng trong Lục Nghi nên gọi là Ðộn Giáp.

Môn là Bát Môn, tức là tám cửa. Gồm có Hưu Môn, Sinh Môn, Thương Môn, Ðỗ Môn, Cảnh Môn, Kinh Môn, và Khai Môn. Tám cửa này là từ tám phương vị của Bát Quái mà ra. Trong quân sự còn có tên khác là Bát Trận Ðồ mà Gia Cát Khổng Minh đã sử dụng để nhốt Lục TỐn. Tên trong Bát Trận Ðồ là Thiên Môn, Ðịa Môn, Phong Môn, Vân Môn, Long Môn, Hổ Môn, Ðiểu Môn, và Xà Môn.

Bát Trận Ðồ này xem thì rất đơn giản, dễ dàng nhưng kỳ thực thì thiên biến vạn hóa, cao siêu thần diệu. Cái kỳ diệu đó có lẽ cũng chỉ có một số nhà quân sự vĩ đại như Gia Cát Khổng Minh, Tôn Tử, Thái Công, Trương Lương, Lưu Bá Ôn mới hiểu hết được cái thần diệu vĩ đại của nó. Ở Việt Nam chỉ có cụ Trạng Trình là thấu hiểu được môn khoa học này. Vậy Bát Môn thực tế là tám loại cảm ứng điện từ của hệ Mặt Trời và Trái Ðất đối với con người ta.

Ngoài ra còn có Cửu Cung Tinh tức là chín cung màu. Là 1 - Trắng, 2 - Ðen, 3 - Biếc, 4 - Lục, 5 - Vàng, 6 - Trắng, 7 - Ðỏ, 8 - Trắng, và 9 - Tím. Là chín loại bức xạ của tuyến Vũ Trụ, chúng xuyên qua lớp khí quyển tới mặt đất và ảnh hưởng đến sinh lý, hành vi của sinh vật trên trái đất.

Cửu Thiên Tinh là 9 ngôi sao gồm có 7 ngôi sao của hệ sao Bắc Ðẩu và 2 ngôi sao phụ. Chúng có tên là Thiên Bồng, Tiên Nhuế, Thiên Xung, Thiên Phụ, Thiên Cầm, Thiên Tâm, Thiên Trụ, Thiên Nhiệm và Thiên Anh. 9 ngôi sao của hệ sao Bắc Ðẩu này có ảnh hưởng tới con người ta trên Trái Ðất đã được biết từ ngàn xưa.

Bát Thần là 8 ông thần có tên Trực Phù, Ðằng Xà, Thái Âm, Lục Hợp, Câu Trần, Chu Tước, Cửu Ðịa, và Cửu Thiên.

Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng tới trái đất theo năm, tháng, ngày, giờ và thời tiết, gây nên những cảm ứng khác nhau cho vạn vật trên trái đất trong đó có con người chúng ta, hình thành tốt (cát) hay xấu (hung). Sự biến hóa thay đổi đó được thể hiện trên 9 cung của Bàn Ðồ Kỳ Môn Ðộn Giáp như một mạch điện từ, nó thay đổi biến hóa theo sự vận chuyển của trái đất và Thái Dương Hệ theo năm, tháng, ngày, giờ và tiết khí. Vậy Tam Nguyên Kỳ Môn Ðộn Giáp chính là một "Phương vị học" được dùng để tuyển cát, tức dùng để chọn một thời điểm một hướng tốt, thời điểm đó và hướng đó ta có thể có được thiên thời, địa lợi, nhân hòa, để htực hiện mục đích riêng của ta, và biến vận xấu thành vận tốt.

Tam Nguyên Kỳ Môn Ðộn Giáp xưa kia được dùng trong đấu tranh chính trị quân sự, sau này mới phát triển và được dùng trong mọi lĩnh vực cả về tướng mệnh học, địa lý bói toán, .

Việc ứng dụng Kỳ Môn Ðộn Giáp trong đời sống hàng ngày.

Như phần trên đã nó, ngoài quân sự và chính trị, Kỳ Môn Ðộn Giáp còn được ứng dụng rất rộng rãi trong các vấn đề đời sống hàng ngày như sự nghiệp, nghiệp vụ, quan trường, thưng mại, tổ chức xí nghiệp, du lịch, kiện tụng, bệnh tật, thi cử, vay mượn, sinh đẻ, mua bán nhà đất, xây cất hay sửa chữa nhà, mở tiệm, tổ hợp kinh doanh, tình yêu, và hôn nhân, di chuyển chỗ ở, dấu ấn, số mệnh học, và chọn ngày giờ tốt ch mọi vấn đề, . (sau này bút giả sẽ dành thì giờ để soạn tiếp các mục).

Riêng về vấn đề chọn ngày giờ tốt và hướng tốt, nếu như ta dựa trên những cuốn lịch để chọn, nhiều lúc không thể phù hợp với vấn đề cụ thể của ta được, vì lịch dựa trên cơ sở bất động để chọn, ví dụ như chọn ngày giờ theo tuổi của ta, nếu xung là xấu nếu hợp là tốt, rồi xem gặp vị thần nào, lành hay dữ thì quyết định là tốt hay xấu. Còn việc chọn ngày giờ theo Kỳ Môn Ðộn Giáp là dựa theo cơ sở động, mà con người ta cũng có thể di chuyển, không phải ngồi yên một chỗ, một khi di chuyển như vậy thì không gian và thời gian cũng thay đổi theo, các vấn đề tốt hay xấu đều thay đổi theo từng giờ từng phút. Do đó, Kỳ Môn Ðộn Giáp có dạy ta là bất kỳ một ngày nào, giờ nào hay hướng nào đều có thể sử dụng được, chủ yếu là phương pháp sử dụng của ta như thế nào để có lợi và tránh được cái bất lợi mà thôi.

Kỳ Môn Ðộn Giáp đầu tiên thời Hoàng Ðế lập thành 1080 cục. Ðến Thái Công rút gọn thành 72 cục. Sau đó Trương Lương rút gọn lại nữa thành 18 cục cơ bản, gồm có 9 cục dương và 9 cục âm. Nếu ta sử dụng hết 1080 cục kết hợp với sự biến hóa của Bát Môn, Cửu Thiên Tinh, Bát Thần, Cửu Cung Tinh và tiết khí thì ta có hàng triệu cách biến hóa. Do sự thiên biến vạn hóa như vậy đã đưa tới sự bách chiến bách thắng của Thái Công, Trương Lương, Gia Cát Khổng Minh, Lưu Bá Ôn lưu danh muôn đời.

Cái khó của Kỳ Môn Ðộn Giáp là ở chỗ thiếp lập các đồ bàn sao cho chính xác. Một khi đã lập xong các đồ bàn thì việc xét đoán lại rất dễ. Nhằm vào cái khó khăn đó, bút giả dã dày công nghiên cứu và đã lập thành các bảng biểu để tra, và tính sẵn thành lịch Ðộn Giáp để độc giả dễ bề sử dụng được nhanh chóng. Cần nói thêm là lịch Ðộn Giáp ở đây bút giả đã chuyển đổi theo lịch Thiên Nhiên và sử dụng Dương Lịch để độc giả tiên việc tra cứu.

Khi lập bàn đồ Ðộn Giáp, độc giả chỉ cần chuẩn bị như sau:

  • 1 tấm bản đồ
  • 1 cái la bàn
  • 1 cuốn lịch Ðộn Giáp
  • Một số kiến thức cơ bản về Can, Chi, Ngũ Hành sinh khắc và tiết khí là đủ.
Sưu tầm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Vô Trước có một sự nghiên cứu rất kỹ Độn Giáp, Bác có thể cho góp ý chăng!.

Độn Giáp + Thái Ất = Giáp, Ất thuộc Thiên Can, Thiên Can là quy luật tương tác của bội số 10. Địa chi quy luật của 12, tạo thành Lục thập hoa giáp 60.

Độn: mang ý nghĩa "trung gian".

Thân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề tôi hỏi anh: Ngoài hệ mặt trời là Thái Ất theo anh nói thì trong hệ mặt trời gọi là gì?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề tôi hỏi anh: Ngoài hệ mặt trời là Thái Ất theo anh nói thì trong hệ mặt trời gọi là gì?

Trong Hệ mặt trời gọi là Mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Trong các phương pháp tính toán cổ, hiện chắc có rất nhiều người đang từng bước tháo gỡ những "phân lớp Âm Dương Ngũ Hành".

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cách lập quẻ

Tính số cục bao gồm niên cục, nguyệt cục, nhật cục và thời cục.

Số niên cục

Mỗi nguyên tý có 72 năm. Niên cục là số từ 1 đến 72 trong mỗi nguyên tý. Người ta dùng mốc tính tích niên từ Thượng cổ, năm Giáp Tý đời Thiên hoàng, cách năm CN 10.153.917 năm. Để tính số niên cục của một năm, sử dụng công thức:

  • Tính Tích niên (Tuế tích) = (số của năm xem) + 10.153.917
  • Tích niên chia 3.600
  • Phần dư của phép chia trên chia 360
  • Phần dư của phép thứ 2 chia 72 số dư của phép chia này chính là số niên cục.
Có một số thuyết tính mốc tích niên từ Trung cổ, năm Giáp Dần đến năm tuổi Việt (tuổi Việt lấy năm dương lịch là năm 2879 TCN cộng với năm xem)

Từ Thượng cổ, năm Giáp Tý đời Thiên hoàng đến Trung cổ, năm Giáp Dần cách nhau 10.141.310 năm.

Nếu dùng mốc Trung cổ, năm Giáp Dần, những vì sao xuất phát từ Thượng cổ, năm Giáp Tý thì phải thêm số doanh sai, tính toán phiền phức.

Ví dụ năm 2006 (Bính Tuất), dương cục là: Tích niên = 2006 + 10.153.917 = 10.155.923, chia tích niên cho 3.600 được số dư 323, phần dư lại chia tiếp 360 dư 323, phần dư này chia tiếp cho 72 được số dư 35. Vậy được số niên cục dương 35.

Số nguyệt cục

Cục tương ứng với tháng gọi là nguyệt cục. Cách tính là lấy số tích tháng từ Thượng cổ, năm Giáp Tý đến tháng xem, cộng thêm hai tháng Tý, Sửu vì người ta dùng lịch kiến Dần; hai tháng này gọi là Thiên Chính, Ðịa Chính.

Công thức tính:

  • Tính số tích tháng từ định tính so với mốc = (10.153.917 + [năm trước năm có tháng xem])*12 + 2 + [số của tháng xem]
  • Chia số Tích tháng tính được cho 360
  • Phần dư của phép chia trên chia tiếp cho 72, số dư là nguyệt cục.
Ví dụ: Tính nguyệt cục của tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000)

Từ Thượng cổ Giáp Tý đến năm trước năm có tháng xem (năm 1999) có: 10.153.917 + 1999 = 10.155.916 năm, 10.155.916 * 12 = 121.870.992 tháng. Số tháng Thiên Chính, Ðịa Chính và tháng cần xem (1) là 3, nghĩa là phải cộng thêm 3 được tổng số tháng = 121.870.992 + 3 = 121.870.995. Lấy số này : 360 dư 195, 195 : 72 dư 51. Như vậy tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000) thuộc nguyên Nhâm Tý, có Nguyệt cục dương 51.

Một số thuyết tính gốc Nguyệt cục là ngày mồng một (Mậu Ngọ) tháng 11 (Bính Tý), năm Giáp Tý, năm đầu niên hiệu Nguyên Gia, vua Tống Văn Ðế nhà Tống(420-479) ở Trung Quốc thời kỳ Nam-Bắc triều (Tương ứng với ngày 7 tháng 12 năm 424). Sách Thái Ất dị giản lục có ghi cách tính này.

Ví dụ: Tính Nguyệt cục của tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000)Từ tháng Bính Tý năm Giáp Tý (năm 424) đến tháng Ất Hợi (tháng trước tháng Bính Tý) năm Kỷ Mão (năm 1999) có: (2000-1) – 423 = 1.576 năm. Lấy số năm (1.576) * 12 được 18.912 tháng (mỗi năm 12 tháng). Từ tháng tháng Bính Tý năm Kỷ Mão (1999) đến tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000) có 3 tháng. Vậy số Tích tháng = 18.912 + 3 = 18.915. Lấy số này chia cho 360 dư 195. Lấy dư số chia cho 72 dư 51. Như thế tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000) thuộc nguyên Nhâm Tý, dương có Nguyệt cục dương 51.

Nguyên tắc: niên cục dương thì nguyệt cục cũng dương; niên cục âm thì nguyệt cục cũng âm.

Số nhật cục

Phương pháp tính:

  • Sau tiết Đông chí, tìm ngày Giáp Tý đầu tiên gần nhất sau Ðông chí năm trước, lấy đó làm gốc đếm trở đi, tích cho đến ngày xem, được bao nhiêu là số tích ngày.
  • Chia số tích ngày đó cho 360 phần dư lại tiếp tục chia cho 72, còn dư lại bao nhiêu chính là nhật cục.
  • Theo sách Thái Ất thần kinh, chỉ có thời kế là có phân biệt âm cục, dương cục.
Một số thuyết áp dụng cục âm dương trong Thái Ất kể ngày. Cục âm, dương tính như sau: Từ Đông chí đến trước ngày Hạ chí, là dương cục; từ Hạ chí đến trước ngày Đông chí, thuộc âm cục (chú ý tính ngày phải xét đến cả giờ chuyển tiết, khí)

Thí dụ: Tính nhật cục ngày 14 tháng 12 năm 1992 dương lịch.

Tính Nhật cục theo Thái Ất thần kinh:

Ngày Ðông chí năm trước: 22 tháng 12 năm 1991

Ngày Giáp Tí đầu tiên gần nhất sau Ðông chí năm trước là ngày 18 tháng 02năm 1992 (Ngày Giáp Tí (15) tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Thân)

Số ngày tích lại: 14/12/1992 - 18/02/1992 + 1 = 301 đem chia cho 360 được số dư 301. Số dư chia tiếp cho 72 được số dư là 13.Vậy ngày 14/12/1992 có Nhật cục 13.

Có thuyết tính mốc tích ngày là ngày Giáp Tí (01) tháng Giáp Tí (11), năm Quý Hợi thuộc niên hiệu Cảnh Bình đời Tống tương ứng với ngày 19 tháng 12 năm423 theo dương lịch.

Trước hết tính số ngày từ gốc là ngày 19 tháng 2 năm 423 tới ngày 18 tháng 2 trước ngày xét và tính được tròn số từ năm 423 tới năm xét.

Tiếp đó người ta sử dụng công thức tính làm tròn ngày tích 365,2425 ngày/năm với số năm.

Bước tiếp theo tính số ngày lẻ từ ngày 19 tháng 2 tới ngày xét.Lấy tổng số ngày (số tích ngày) chia 360 lấy dư. Lại chia tiếp 72 lấy dư làm số Nhật cục.

Có thuyết quy định tính Tích Nhật dựa vào Tích Nguyệt. Sách Thái Ất dị giản lục có ghi cách tính này.

Số thời cục

Cách tính:

  • Cục âm dương của thời cục cũng tính như Nhật cục
  • Số giờ từ ngày Giáp Tí hoặc Giáp Ngọ gần nhất sau Ðông chí năm trước đến ngày, giờ muốn tính
  • Chia số giờ đó cho 360, số dư lại chia tiếp 72 số dư chính là Thời cục.
Ví dụ: Tính thời cục giờ Nhâm Tý, ngày Mậu Tuất (23 tháng 1 năm 1992)

Ngày Giáp Ngọ gần nhất sau Ðông chí là 19 tháng 1 năm 1992. Số ngày tích lại = 23/01/1992 - 19/01/1992 = 4. Số tích giờ 4*12 = 48 giờ. Cộng thêm 1 giờ của ngày Mậu Tuất là 49 giờ. 49 chia 360 dư 49, lại chia 49 cho 72 dư 49. Ngày 23 tháng 1 năm 1992 sau Đông chí thuộc dương cục. Vậy tính được Thời cục 49 Dương.

Cách tính số Niên cục, Nguyệt cục, Nhật cục, Thời cục gọi là Tứ kế (Tuế kế, Nguyệt kế, Nhật kế, Thời kế)

"Người ta dùng mốc tính tích niên từ Thượng cổ, năm Giáp Tý đời Thiên hoàng, cách năm CN 10.153.917 năm": Chúng ta chưa rõ con số này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lịch pháp bách Việt

Nguyễn Thiện Nhơn

Cộng đồng các dân tộc Việt ( Diệt , Yiệt ) đã có Lịch.

Cổ sử Trung hoa đã nhiều lần xác nhận qua việc dân Việt thường đem Lịch Rùa biếu cho vua Nghiêu khoảng 2357 năm trước công nguyên mà ai cũng biết, nên hôm nay chúng ta cùng nhau phát hoạ lại nó để xiển dương công đức của tổ tiên là một việc đáng làm vậy !

Về lịch thì có Lịch năm, Lịch tháng, Lịch ngày, Lịch giờ nhất quán trong cùng một hệ thống, nhưng ở đây chỉ trình bày riêng về Lịch năm vì trong một bài viết ngắn gọn thì không thể ôm đồm hết tất cả được….

1) CÁCH ĐẶT TÊN :

Nói tới Lịch thì trước tiên là việc đặt tên gọi cho những quãng thời gian nào đó, nhưng như ta đã biết Thời gian và Không gian luôn là một Thái cực tượng, luôn là hợp nhất, không thể phân ly được, nên khác với các Lịch của những dân tộc khác thường lấy số hoặc tên các vị thần làm tên gọi, cộng đồng Bách Việt đã luôn dùng 2 từ đi liền: một không gian và một thời gian để làm tên gọi như : Giáp Tý, Ât Sửu …v.v…

Không gian dương thì được chia làm 10 Trường : Giáp, Ât, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Con số 10 là con số nhân đôi của con số Tâm 5 trong bảng Lạc thư hợp nhất Không -Thời gian về số ( và quẻ ) mà số 5 với số 6 là một cặp Dương –Âm nên Thời gian âm phải được chia làm 12 quãng ( nhân đôi của số 6 ) tương ứng để hợp nhất với 10 trường không gian vừa nêu trên. Chúng là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Hợp nhất các tên gọi Không- Thời gian theo thứ tự lần lượt ta sẽ có được 60 tên kép từ Giáp Tý, Ât Sửu, Bính Dần ..cho đến Quý Hợi mà đời sau gọi là Lục thập Hoa giáp dùng làm tên gọi cho các quãng thời gian đều nhau của Năm , Tháng, Ngày, Gìơ như Năm này Giáp Tý thì năm sau là Ât Sửu, năm thứ 60 là Quý Hợi và quay trở lại tiếp tục năm thứ 61 là Giáp Tý …v.v…

( Dân tộc ta ngày xưa chia 1 ngày-đêm làm 11 quãng : “Đêm 5 canh, Ngày 6 khắc” hoặc ngày nay vẫn còn tồn tại cách tính “12 ăn 1 chục” tức là 12 đơn vị thì chỉ tính bằng 10 đối với các vật phẩm thuộc Âm như trái cây, hoa quả v.v…là đã đưa các con số trên vào thực tế đời sống hằng ngày ! )

Tới đây một thắc mắc được đưa ra là : Tại sao với Bảng Lạc thư ( về số ) thì số 10 của Không gian hợp nhất với số 0 của Thời gian , còn với Lịch pháp thì 10 trường không gian lại hợp nhất với 12 quãng của Thời gian ? Có mâu thuẫn gì không ? Đào sâu vào học thuyết Thái cực ta tìm được câu trả lời sau : Bảng Lạc thư là bảng nguyên lý gốc của dương - âm Không-Thời gian nên người xưa đã lấy số hiện tượng của Không gian là 10 với số bản chất của Thời gian là 0 để hợp nhất tức là họ đã vận dụng tính hợp nhất 2 Nghi ( tính thống nhất của 2 mặt đối lập trong Biện chứng học ) dương – âm của một Thái cực hoàn toàn chuẩn xác vậy, còn với Lịch pháp thì chỉ thuộc về Hiện tượng nên họ đã dùng 10 Trường không gian thuộc về hiện tượng hợp nhất với 12 Quãng thời gian cũng thuộc về hiện tượng thì cũng là chuẩn xác vậy ! ( Cách thành lập bảng số Lạc thư xin xem ở bài trước ! )

Câu hỏi tiếp theo là tại sao Không gian thì luôn đứng trước Thời gian trong cách hợp nhất ? Bảng Lạc thư được hình thành với mục đích là phục vụ sự sống của con người mà Không gian là cái Có, sự sống của muôn loài cũng là cái Có nên khi vận dụng nguyên lý bảng Lac thư vào Lịch pháp thì Không gian thuộc Dương phải được làm chính đứng trước Thời gian là phù hợp và chỉ với cách hợp nhất này thì người xưa mới dễ dàng tính toán được các dạng năng lượng từ 10 trường không gian tác động đến sự sống muôn loài theo thời gian như trong các thuật số Lạc thư : Kỳ môn độn giáp và Thái ất thần kinh sau này…

(Nếu hợp nhất ngược lại như Tý Giáp, Sửu Ât, Dần Bính…v.v…thì không biết có cách nào để họ tính toán được chăng ?.... )

2) MỐC KHỞI ĐẦU ( Lịch Năm ):

Theo sách vở người Trung hoa sau này thì mốc khởi đầu cho Lịch năm, tháng, ngày, giờ đều lấy thời điểm Thất tinh hợp bích hay còn gọi là Thất diệu tề nguyên cách nay ( năm Tân mão ) là 10.155.928 năm ( con số Tích tuế trong Thuật số Thái ất ) vậy hiện tượng này là thế nào, có phải người Việt xưa đã chọn nó làm điểm khởi đầu cho Lịch pháp hay không ?

Thất tinh hợp bích là hiện tượng nhìn từ mặt đất lên bầu trời thấy 7 tinh gồm: Mặt trời, Mặt trăng và 5 hành tinh mang tên ngũ hành là Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ xếp thẳng hàng cách nay 10155928 năm. Lúc hiện tượng này xảy ra cho tới khi Mặt trời quay đủ 1 vòng Hoàng đạo thì được tính là năm thứ nhất : Giáp Tý 00.000.001 của Lịch năm và cứ thế tiếp tục cho đến năm Tân Mão 10.155.928 này…

Ta thấy rằng các hành tinh quay xung quanh Mặt trời mỗi cái nằm trên một mặt phẳng quỹ đạo riêng với một bán kính riêng, nên không có một thời điểm nào mà chúng có thể thẳng hàng được ( tức là chúng cùng nằm thẳng hàng trên một mặt phẳng mới khác với các mặt phẳng quỹ đạo của chúng.) Còn với Mặt trời thì cũng không thể nào cùng nằm trên đường thẳng hàng ấy nếu có, mà từ nó đến Sao Thuỷ ( hành tinh đầu tiên ) phải là một đường gãy vì nếu nó cũng nằm trên đường thẳng hàng của các hành tinh thì các hành tinh phải có cùng một mặt phẳng quỹ đạo mà Tâm là Mặt trời thì mới được, nên khi đứng từ mặt đất ta nhìn thấy 7 tinh xếp thẳng hàng thì chỉ là một thẳng hàng ảo không có trong thực tế. dù ta chưa cần bàn thêm về vệ tinh Mặt trăng nữa !

Hơn nữa ngoài 5 hành tinh ngũ hành ra, thì Hệ Mặt trời còn nhiều hành tinh khác, nên 5 hành tinh trên chưa thể đại diện cho cả phần Âm của Hệ Mặt trời được . Lúc này Hệ Mặt trời và đặc biệt là Quả đất là nơi chứa sự sống đang ở trong tình trạng như thế nào ? Lịch là để phục vụ sự sống con người vì rõ ràng người xưa đã đưa tính hợp nhất của không - thời gian vào nó như đã biết. Chẳng có câu trả lời nào cho rõ ràng và hợp lý ở đây. Rồi thì dùng phương pháp nào, căn cứ vào gì, để tính ra con số cách đây tới 10.155.928 năm là thời gian 7 tinh hợp bích vì lúc ấy chưa có loài người thì lấy ai quan sát thấy hiện tượng chúng hợp bích.?

Tóm lại là người VIỆT xưa không thể chọn hiện tượng Thất tinh hợp bích ảo ( có thể do các nhà ngũ hành đời sau dựng lên ) để làm Mốc khởi đầu cho Lịch pháp được,mà họ phải có cách hiểu khác về thời điểm cách nay 10.155.928 năm như suy luận dưới đây :

Thái cực tượng Không-Thời gian với 2 phần dương –âm là không gian và thời gian, vậy Tâm của lưỡng Nghi này là gì ? Theo người xưa thì Sự Sống muôn loài chính là Tâm của thái cực tượng không thời gian trên (* xin được không chứng minh điều này ở đây ) còn sự sống thì chỉ có mặt tại quả đất ( thuộc trường không gian Giáp ) nên ta có thể nói nó là nơi tiếp thụ các dạng năng lượng âm dương tương đối cân bằng nhất từ 9 trường không gian còn lại mà gần nhất là của 3 trường Ât, Bính, Đinh thuộc 2 Nghi dương – âm của Hệ mặt trời. Vào thời điểm quả đất tiếp thu các dang năng lượng vào mình nó cân bằng nhất thì chắc chắn quỹ đạo quay quanh mặt trời của nó phải là tròn nhất, tức là quỹ đạo biểu kiến của mặt trời quay quanh quả đất khi ta coi quả đất là đứng yên ( gọi là vòng Hoàng đạo ) cũng phải tròn nhất và đây cũng phải là thời điểm sự sống bắt đầu tiến lên để hình thành con người vì con người là sinh vật hội tụ âm dương của vũ trụ cân bằng nhất, vậy nên thời điểm “tròn nhất” chắc chắn phải được chọn làm Mốc khởi đầu cho Lịch pháp ( nói chung ) mà thôi, không thể khác được !

Thế còn làm thế nào họ đã tính được cách nay 10.155.928 năm là thời điểm 2 quỹ đạo trên là tròn nhất ? Có thể họ đã tìm ra nó bằng cách sau : Quan sát vòng Hoàng đạo hằng năm họ luôn thấy nó luôn chuyển sang hình bầu dục nhiều hơn từng năm một, rồi lấy độ chênh lệch hằng năm này tính lui dần cho đến khi vòng hoàng đạo tròn nhất thì họ sẽ tìm ra con số trên ngay. Điều chú ý là nếu độ chênh lện này có gia tốc mang số dương thì cũng không mấy khó khăn trong tính toán là mấy, họ vẫn có thể tìm ra con số cách đây 10.155.928 năm thôi !

Kết luận:

Người Việt xưa đã tạo ra Lịch Không - Thời gian với chu kỳ từng 60 hoa giáp…..mà mốc khởi đầu là Giáp tý 00.000.001 cách nay 10.155.928 năm theo nguyên lý Thài cực hoàn toàn khoa học của họ, không dính dáng gì với hiện tượng Thất tinh hợp bích có xen ngũ hành của người Trung hoa đời sao cà !

Nguyễn thiện Nhơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm hiểu về BỘ SÁCH KỲ BÍ

Posted Image

Xưa nay khi nói đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, đa phần ai cũng nhắc đến Sấm ký và bộ Thái Ất Thần kinh. Đồng thời ai cũng bảo Thái Ất Thần kinh là sách do Bảng nhãn Lương Đắc Bằng đem từ Bắc quốc về truyền cho trò yêu. Nhưng cụ thể câu chuyện đó ra sao thì mỗi người kể một kiểu nên nó cũng kỳ bí như chính môn “Dự đoán học”. Với dòng họ Lương bộ sách này liên quan trên nhiều góc độ và tôi cũng từng hiểu như mọi người. Song qua nhiều năm tìm hiểu, nhất là những tháng ngày rảnh việc “chờ hưu” càng tìm kỹ càng ngẫm ra rằng “thế nhưng không phải thế”!. Nhân tháng có ngày “Nhà giáo Việt Nam”, tưởng nhớ cặp Cha-Con thầy giáo (Lương Hay-Lương Đắc Bằng) đào tạo cho đất Việt hai Trạng nguyên xuất chúng (Lương Thế Vinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm), thử tìm hiểu về hậu trường bộ sách Kỳ bí “Thái Ất Thần kinh”.

1. Bí hiểm của sách “Thái Ất Thần kinh”:

Thái Ất thần kinh 太乙神经 hay Thái Ất là một mô thức thuật số cơ bản trong tam thức (Thái Ất, Độn giáp, Lục nhâm đại độn) của lý số Đông phương, chủ yếu nghiên cứu các tính toán liên quan đến sự hưng vong của các triều đại, các trận pháp ở tầm cỡ chiến lược. Trong đó, Thái Ất thiên về Thiên, nó nghiên cứu sự chuyển động của các tinh tú ảnh hưởng đến Trái Đất, đến con người.

Tương truyền sách này từ rất xưa, lâu lắm rồi, Thái Ất Chân Nhân 太乙真人[1] ban xuống trần thế nếu hiểu được có thể biết thiên cơ, họa phúc cõi trần, nhìn thấu tương lai, thông thiên địa hầu cứu nhân gian. Nếu cuốn sách này vào tay người hiền tài thì có thể bảo hộ và cứu giúp nhân gian tránh được nạn kiếp; còn nếu như rơi vào tay kẻ gian thần thì nhân gian sẽ xẩy ra đại loạn.

Lai lịch bộ sách lưu hành một cách bí ẩn từng có hai giả thuyết:

- “Thái Ất Thần kinh” là bộ sách rất quý, dạy về các môn địa lý, chiêm tinh, chỉ cách xét đoán những việc kiết hung. Có người nói Quốc sư nhà Thục Hán (蜀漢, 221-263) thời Tam Quốc là Gia Cát Lượng (諸葛亮, 181–234) được người đời sau tôn sùng và mến phục tài trí, một phần lớn nhờ nghiên cứu “Thái Ất Thần kinh”. Bộ sách này chỉ có hai bản mà Cụ Lương Ðắc Bằng may mắn có một bản sau truyền lại cho Nguyễn Bỉnh Khiêm, còn một bản nữa ở bên Bắc quốc. Bộ sách này, cũng theo thuyết trên đây, rất khó hiểu nên người đọc kém, không có trí thông minh siêu việt không thể lãnh hội được dù có sách quý trong tay. Đến thời Tống (宋朝, 960-1279), một đạo sĩ rất nổi tiếng là Triệu Nga cũng đã đúc kết kinh nghiệm cổ truyền viết thành sách nhưng chưa có lời giải vì lời giải còn lưu lạc ở một phương khác.

- Nhưng cũng có người cho rằng bộ sách đó không có gì là kỳ diệu và thần bí cả. Đó là sách Thái Huyền của Dương Hùng 楊雄, một danh nho sinh vào khoảng đời Hán Tuyên đế (漢宣帝, 91 -49 tCn) và mất khoảng cuối đời Vương Măng (王莽,45 tCn-23). Dương Hùng thuở nhỏ thông minh, thích học, nhưng ghét lối từ chương, ưa tìm những điển tích sâu xa uyên bác, chuyên nghiên cứu về dịch học. Chính ông đã làm ra sách Thái Huyền để giảng thuyết âm dương vũ trụ, nhưng với lối văn cầu kỳ khó hiểu, nhiều người không phục, cho là lập dị. Sở dĩ bộ “Thái Ất Thần kinh” được xem như loại sách quý là vì người ta muốn quan trọng hóa, thần bí hóa vấn đề.

2. Hình thành “Thái Ất Thần kinh” của người Việt:

Tương truyền rằng trong một lần đi sứ sang Minh quốc (明朝, 1368- 1644), Thượng thư Bảng nhãn Lương Đắc Bằng (尚書榜眼梁得朋, 1472 – 1516)[2],do cơ duyên gặp người đồng tộc[3] mách bảo, thành ý nên cụ có được bộ “Thái Ất Thần kinh” mang về, nhưng đọc cũng không hiểu mấy. Những năm cuối thời Lê Tương Dực (黎襄翼, 1495 – 1516), nhận thấy dù đem hết tâm sức ra giúp nước cũng không thể vãn hồi được tình thế ông cáo quan về quê Thanh Hóa dạy học. Bởi mến, tin người trò yêu là Nguyễn Bỉnh Khiêm (阮秉謙, 1491-1585) có cha hiền lành đức độ[4], người mẹ xinh đẹp thông minh, giỏi tướng số văn thơ[5] và bản thân trò đặc biệt thông minh hơn người nên ông hết lòng truyền thụ kiến thức.

Một hôm, cụ Lương Đức Bằng ốm, biết rằng mình không sống lâu được nữa bèn gọi Nguyễn Bỉnh Khiêm đến căn dặn:

- Nay thày sắp sửa xa rời các con, thày không có điều gì dặn lại các con chỉ khuyên các con: kẻ ra làm quan thì luôn nhớ ba chữ “thanh, thận, cần”, kẻ về ẩn dạy học thì luôn nhớ bốn chữ “an bần, lạc đạo”.

Nghỉ một lát, cụ Bảng nhãn nói tiếp:

- Thày có chút việc riêng muốn nhờ cậy con: do muộn mằn đến nay thầy mới có con đang còn trong bụng mẹ nó và ta đã dặn nếu sinh con trai đặt tên là Hữu Khánh. Sau này, nhờ con thay thầy mà dạy bảo và dìu dắt nó đi theo con đường ngay. Ðược như vậy, dù thầy có ở suối vàng được mãn nguyện lắm.

Ngừng lời, Lương Đắc Bằng chỉ một cái tráp nhỏ, đặt ở đầu giường rồi bảo Nguyễn Bỉnh Khiêm:

- Con hãy mang tráp đến đây, mở ra lấy một bộ sách mà ta đã gói kỹ vào để sẵn trong ấy.

Nguyễn Bỉnh Khiêm vâng lời, làm theo ý thầy. Cụ Bằng lại bảo tiếp:

- Thầy cho con quyển sách này, vì thầy nghĩ chỉ có con mới có thể hiểu nổi, nhưng con phải hứa với thầy là phải giữ gìn sách cẩn thận, đọc kỹ, khi hiểu mang ra giúp đời, làm việc thiện. Quyển sách này được một dị nhân đồng tộc trao cho trên đường đi sứ sang Minh quốc trở về. Cụ ấy còn dặn ta: Chừng nào trong tâm linh muốn cho ai thì người ấy sẽ được phần. Nay, thầy giao quyển sách này lại cho con, ấy là con có phần.

Người học trò đất Trung Am lạy tạ nhận lời. Khi Lương Đắc Bằng tạ thế[6], Nguyễn Bỉnh Khiêm ở lại chịu tang 3 năm. Sau đó, ông về quê, tự học và đến khoa thi năm Đại Chính thứ 6 (大正六年,Ất Mùi, 1535) ông đi thi đỗ Trạng nguyên 狀元. Làm quan dưới triều Mạc, ông được bổ dụng Tả thị lang bộ Lại 吏部左侍郎,sau thăng Thượng thư 吏部尚書 kiêm Đông các Đại học sĩ 東閣大學士,được phong tước Trình Tuyền Hầu 程璿侯 rồi thăng tới Trình Quốc Công 程國公 và do ông đỗ Trạng nên dân gian gọi là Trạng Trình 狀程.

Lúc rảnh, nhất là sau khi cáo quan về quê năm 1542, nhớ lời thầy, Nguyễn Bỉnh Khiêm mang sách đọc thấy không lĩnh hội được gì mấy, ông bèn mang sách cất đi, thỉnh thoảng lại lấy ra đọc, đọc xong rồi lại cất, cứ như thế mãi. Cho tới một hôm, có một người khách đến cho Nguyễn Bỉnh Khiêm một bài thơ. Ông mở ra xem thì thấy ý tứ bài thơ có phần liên hệ với những câu trong bộ sách của thầy Bằng trao, mà ông đã cất công sức đọc nhiều lần nhưng chưa thông được. Ông hiểu đây là một phần của bộ sách bí ẩn kia và ông đã gộp chúng để nghiền ngẫm.

Nhờ kiến thức từ thầy và mẹ truyền thụ lại thấu hiểu bộ sách này mà về sau Nguyễn Bỉnh Khiêm tinh thông lý số, hiểu về quá khứ, đoán được tương lai, thế cuộc. Vì vậy mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đưa ra lời khuyên hữu ích với Nguyễn Hoàng (阮潢, 1525 - 1613), Trịnh Kiểm (鄭檢, 1503- 1570), con cháu Mạc Mậu Hợp (莫茂洽, 1560-1592) đồng thời viết ra được những lời tiên tri cho hàng trăm năm sau. Những lời tiên tri ấy tập hợp trong tập Sấm Ký Nguyễn Bỉnh Khiêm mà dân gian quen gọi là Sấm Trạng Trình 狀程讖 tiên đoán việc đời sau, gắn với nhiều giai thoại kỳ thú.

Cũng cần nhắc lại là: ngoài việc nghiền ngẫm sách, áp dụng để đưa ra những lời khuyên với các thế lực Nguyễn, Trịnh, Mạc nên đã giữ yên đất nước một thời gian dài, cụ Trạng còn nuôi dạy người con trai duy nhất của ân sư là Lương Hữu Khánh[7] nên người theo đúng ý nguyện của thầy. Đồng thời cũng chính cụ Trạng đã cưu mang một người cháu thầy Bằng là Lương Đắc Cam梁贵公諱甘字三郎 từ Thanh ra, đưa sang lập nghiệp bên xã Lao Chữ 牢渚, tổng Dương Áo 陽襖, huyện Tân Minh 新縣, phủ Nam Sách 南策, trấn Hải Dương 海陽 (nay là thôn Chử Khê, xã Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng), lập ra nhiều chi phái họ Lương ở Tiên Lãng, An Lão (thuộc tf Hải Phòng) ngày nay.

Như vậy, từ sách quý do thầy tin tưởng giao phó, do cơ duyên lại được tiếp thu kiến thức y lý từ người thầy tài năng đức độ và trí thông minh thiên bẩm với kinh nghiệm bản thân, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã soạn ra bộ “Huyền Phạm” và sau này Phạm Đình Hổ (范廷琥, 1768-1840) dựa vào đó soạn ra bộ là “Huyền Phạm tiết yếu”. Theo một số tác giả thì đây là một công trình nghiên cứu công phu. Nó tổng hợp nguyên lý Âm dương, Ngũ hành, Bát quái của Triết học cổ truyền, gộp được các cách khoa dự đoán Kỳ Môn tản mát trong dân gian; nó là sự tổng hợp sức mạnh chuẩn xác của triết học toán rút ra từ vũ trụ, là nguồn tri thức hữu thể để hiện thực mệnh sống của con người với môi trường cảm ứng giữa người và trời đất cùng vạn vật.

Những giá trị đó trong sách của Dương Hùng thời Hán, Triệu Nga thời Tống chưa đạt được. Như vậy phải chăng yếu tố “đem từ Bắc quốc về” chỉ là do đời sau đặt ra để tăng giá trị bộ sách bởi tính “tự ti” của người Việt hồi ấy! Bộ sách ấy do cụ Trạng đất Vĩnh Lại soạn ra, dựa vào quan điểm lý dịch Việt, có tham khảo các sách viết về chủ đề này bên Hán, Tống. Chính người Trung Hoa đã khen “An Nam lý học hữu Trình Tuyền”!

3. Sách quý ra với công chúng:

Bộ sách này lưu hành bí ẩn trong dân gian, chưa được khắc in nên luôn trong tình trạng “tam sao thất bản”. Sang Thế kỷ XX, do cơ duyên, Nguyễn Ngọc Doãn (1912-1989) với bút hiệu là Thái Quang Việt tiếp cận và dịch ra quốc ngữ năm 1972 gồm 5 cuốn, được Nhà Xuất bản Văn Hoá Dân tộc phát hành với tên gọi Thái Ất Thần kinh ghi tên tác giả là Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 2002, Nhà Xuất bản Văn Hoá Dân tộc cho tái bản sách Thái Ất Thần kinh được sửa chữa, bổ sung thêm những phần thiếu sót.

Sách quý đã tìm thấy (tuy chưa đầy đủ), đã được dịch, đã in và phát hành (có chú dẫn đàng hoàng) nhiều người tìm đọc nhưng mấy ai đã hiểu. Cái tâm lý “đồn thổi” của người Việt làm tăng tính ly kỳ của những lời Tiên tri nhưng làm bí hiểm hơn những gì cụ Trạng để lại. Sinh thời, Trạng Trình cũng thấy Thái Ất thực là khó mà khó nhất trong các môn toán của tiền nhân. Bởi thế cụ có soạn bộ “Du Lỗ” và viết bài tựa về “Ngọc Tướng Huyền Cơ” để giúp riêng những ai kém thông minh vẫn có thể hiểu được. Thời Nguyễn, chỉ có các quan làm việc tại triều đình mới biết và bí mật truyền lại cho con cháu nên nó chỉ là sách chép tay nên càng kỳ bí.

4. Tâm nguyện:

Nay sách in ra, phổ biến rộng là lợi thế của thời hiện đại nhưng tính “nguyên bản” chắc chi đảm bảo. Trong thời @ mấy ai tinh thông thực học như thời chữ Nho lên ngôi và tư duy kỹ thuật thời nay cũng khác xưa nên mọi lý thuyết trong bộ sách Thái Ất Thần kinh cũng như Sấm ký chỉ nên coi là tài liệu tham khảo. Coi nó là “mê tín” là sai nhưng sử dụng nó như là lá bùa lý giải, dự đoán tất cả cũng không đúng.

Là người bụng chứa một phần “Ngũ xa thư” 五車書 và chỉ sô IQ chẳng đến nỗi nào nhưng đọc đi đọc lại Phần mở đầu và 7 Cuốn với 466 trang khổ A4 mà chẳng hiểu gì nhiều bởi lời văn cổ lại đầy những thuật toán bí hiểm (tuy đã được người dịch chú giải đề đáp), chỉ hiểu rằng: đây không phải sách dạy xem bói!. Thế mà có người “giấu giấu diếm diếm”, bảo lĩnh hội được và bỗng dưng trở nên “thầy” phán đủ các lĩnh vực. Phục thật! Hay mình dốt mà không biết?

Thôi kệ họ! Ngưỡng mộ, kính trọng cụ Trạng quê hương, người gắn với Viễn tổ và Thượng tổ dòng họ Lương xã Chiến Thắng huyện An Lão (gốc từ Tiên Lãng sang khoảng năm 1750) tôi tìm hiểu và biên soạn lại chuyện này.

Cũng là một nén tâm hương dâng lên tiền nhân, lưu giữ lại cho bà con ai quan tâm thì đọc, tự rèn mình, tìm cách ứng nhân xử thế hợp nhất chứ không mong trở thành “nhà nghiên cứu”, nhất là “Chiêm tinh gia” chi cả!

-Lương Đức Mến, tháng 11/2013-

[1] là sư phụ của Na Tra 哪吒 ở trên thượng giới và là người rất nghiêm khắc với các học trò của mình. Một vị tiên tốt bụng, ông lúc nào cũng luôn theo em gái đồng thời cũng là vợ của Phục Hi 伏羲 là Nữ Oa 女娲 có tính tình lôi thôi và rất ít khi cưỡi mây.Mà lúc nào Thái Ất chân nhân cũng cưỡi chim hạc tiên Tiểu Hắc Bạch (chim hạc), đây cũng là thú cưng của ông.

[2] Có tài liệu viết 1477-1526, tức cụ mất năm Bính Tuất, 1526 đời Lê Cung Hoàng vào dịp Trần Cảo đã kéo quân uy hiếp kinh thành.

[3] Con cháu Lương Nhữ Hốt (梁汝笏, ?-1428). Ông người xã Trác Vinh, huyện Cổ Đằng, thuộc tỉnh Thanh Hóa, đỗ Thái Học sinh thời nhà Trần. Lương Nhữ Hốt là tướng nhà Hồ nhưng năm 1406, khi quân Minh kéo sang, theo lời chiêu dụ của tướng Minh là Hoàng Phúc, ông ra làm việc cho quân Minh và được cử làm tri phủ Thanh Hoa. Cũng vì vậy, khoảng 1407-1409 ông đến lập ấp tại Triều Hải trang và đổi tên trang này thành xã Hội Triều. Cuối năm 1427, khi viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạnh bị đánh tan, Vương Thông buộc phải giảng hoà rút về, Lương Nhữ Hốt đầu hàng Nghĩa quân Lam Sơn, được Lê Lợi xá tôi. Nhưng sau đó, ông vẫn không phục, liên kết với những người từng hợp tác với quân Minh trước đây như Trần Phong, Đỗ Như Trung mưu chống lại nhà Lê. Lê Thái Tổ bèn bắt 3 người cầm đầu này giết chết vào ngày 24/11/1428, sau đó hạ chiếu tha hết cho các thủ hạ. Để giữ hòa khí với nhà Minh, vua Lê Thái tổ không tru lục đến thân thích các đầu lĩnh. Những người con của Lương Nhữ Hốt di cư sang tỉnh Vân Nam còn Lương Nhữ Hốt được nhà Minh truy phong tước Lãng Lăng Đại Vương.

[4] Giám sinh Nguyễn Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên ở làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng).

[5] Bà Nhữ Thị Thục (? - ?), con gái út của quan Tiến sĩ Thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan (1443-1523) triều Lê Thánh Tông ở làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương (nay là thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng). Nội ngoại đôi bên thuộc hai phủ nhưng thực ra chỉ cách con sông Hàn (Tuyết Giang) và ở bên này nhìn rõ cây đa đầu làng bờ bên kia.

[6] Có nhiều tài liệu viết khác nhau về năm mất của cụ Bảng nhãn. Kết hợp lại có thể nhận xét Cụ thọ hơn 50 tuổi nên mất Bính Tý 1516 hay Bính Tuất 1526 hoặc khoảng giữa 2 mốc đó.

[7] 梁有慶 (1517 – 1590) là con Bảng nhãn Lương Đắc Bằng với người “dắng thiếp (媵妾, tức vợ bé và bà này là em Chính thất Hoàng Thị Phục) sau khi cụ Thượng mất 5 tháng và sau này theo họ Nguyễn Bỉnh Khiêm từ năm 18 tuỏi. Lương Hữu Khánh là bậc Danh thần khai nghiệp nhà Lê Trung Hưng. Bởi “trong vạch kế, ngoài chống giặc” nên mưu lược, văn võ của ông được tôn trọng, nhiều lần lập công lớn và được cử làm Thượng thư bộ Lại 吏部尚書, kiêm Tổng tài Quốc sử Quán 國史館總裁, tước Thái tể 太宰- Đạt quận công 達郡公.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm hiểu về BỘ SÁCH KỲ BÍ

Posted Image

Xưa nay khi nói đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, đa phần ai cũng nhắc đến Sấm ký và bộ Thái Ất Thần kinh. Đồng thời ai cũng bảo Thái Ất Thần kinh là sách do Bảng nhãn Lương Đắc Bằng đem từ Bắc quốc về truyền cho trò yêu. Nhưng cụ thể câu chuyện đó ra sao thì mỗi người kể một kiểu nên nó cũng kỳ bí như chính môn “Dự đoán học”. Với dòng họ Lương bộ sách này liên quan trên nhiều góc độ và tôi cũng từng hiểu như mọi người. Song qua nhiều năm tìm hiểu, nhất là những tháng ngày rảnh việc “chờ hưu” càng tìm kỹ càng ngẫm ra rằng “thế nhưng không phải thế”!. Nhân tháng có ngày “Nhà giáo Việt Nam”, tưởng nhớ cặp Cha-Con thầy giáo (Lương Hay-Lương Đắc Bằng) đào tạo cho đất Việt hai Trạng nguyên xuất chúng (Lương Thế Vinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm), thử tìm hiểu về hậu trường bộ sách Kỳ bí “Thái Ất Thần kinh”.

1. Bí hiểm của sách “Thái Ất Thần kinh”:

Thái Ất thần kinh 太乙神经 hay Thái Ất là một mô thức thuật số cơ bản trong tam thức (Thái Ất, Độn giáp, Lục nhâm đại độn) của lý số Đông phương, chủ yếu nghiên cứu các tính toán liên quan đến sự hưng vong của các triều đại, các trận pháp ở tầm cỡ chiến lược. Trong đó, Thái Ất thiên về Thiên, nó nghiên cứu sự chuyển động của các tinh tú ảnh hưởng đến Trái Đất, đến con người.

Tương truyền sách này từ rất xưa, lâu lắm rồi, Thái Ất Chân Nhân 太乙真人[1] ban xuống trần thế nếu hiểu được có thể biết thiên cơ, họa phúc cõi trần, nhìn thấu tương lai, thông thiên địa hầu cứu nhân gian. Nếu cuốn sách này vào tay người hiền tài thì có thể bảo hộ và cứu giúp nhân gian tránh được nạn kiếp; còn nếu như rơi vào tay kẻ gian thần thì nhân gian sẽ xẩy ra đại loạn.

Lai lịch bộ sách lưu hành một cách bí ẩn từng có hai giả thuyết:

- “Thái Ất Thần kinh” là bộ sách rất quý, dạy về các môn địa lý, chiêm tinh, chỉ cách xét đoán những việc kiết hung. Có người nói Quốc sư nhà Thục Hán (蜀漢, 221-263) thời Tam Quốc là Gia Cát Lượng (諸葛亮, 181–234) được người đời sau tôn sùng và mến phục tài trí, một phần lớn nhờ nghiên cứu “Thái Ất Thần kinh”. Bộ sách này chỉ có hai bản mà Cụ Lương Ðắc Bằng may mắn có một bản sau truyền lại cho Nguyễn Bỉnh Khiêm, còn một bản nữa ở bên Bắc quốc. Bộ sách này, cũng theo thuyết trên đây, rất khó hiểu nên người đọc kém, không có trí thông minh siêu việt không thể lãnh hội được dù có sách quý trong tay. Đến thời Tống (宋朝, 960-1279), một đạo sĩ rất nổi tiếng là Triệu Nga cũng đã đúc kết kinh nghiệm cổ truyền viết thành sách nhưng chưa có lời giải vì lời giải còn lưu lạc ở một phương khác.

- Nhưng cũng có người cho rằng bộ sách đó không có gì là kỳ diệu và thần bí cả. Đó là sách Thái Huyền của Dương Hùng 楊雄, một danh nho sinh vào khoảng đời Hán Tuyên đế (漢宣帝, 91 -49 tCn) và mất khoảng cuối đời Vương Măng (王莽,45 tCn-23). Dương Hùng thuở nhỏ thông minh, thích học, nhưng ghét lối từ chương, ưa tìm những điển tích sâu xa uyên bác, chuyên nghiên cứu về dịch học. Chính ông đã làm ra sách Thái Huyền để giảng thuyết âm dương vũ trụ, nhưng với lối văn cầu kỳ khó hiểu, nhiều người không phục, cho là lập dị. Sở dĩ bộ “Thái Ất Thần kinh” được xem như loại sách quý là vì người ta muốn quan trọng hóa, thần bí hóa vấn đề.

2. Hình thành “Thái Ất Thần kinh” của người Việt:

Tương truyền rằng trong một lần đi sứ sang Minh quốc (明朝, 1368- 1644), Thượng thư Bảng nhãn Lương Đắc Bằng (尚書榜眼梁得朋, 1472 – 1516)[2],do cơ duyên gặp người đồng tộc[3] mách bảo, thành ý nên cụ có được bộ “Thái Ất Thần kinh” mang về, nhưng đọc cũng không hiểu mấy. Những năm cuối thời Lê Tương Dực (黎襄翼, 1495 – 1516), nhận thấy dù đem hết tâm sức ra giúp nước cũng không thể vãn hồi được tình thế ông cáo quan về quê Thanh Hóa dạy học. Bởi mến, tin người trò yêu là Nguyễn Bỉnh Khiêm (阮秉謙, 1491-1585) có cha hiền lành đức độ[4], người mẹ xinh đẹp thông minh, giỏi tướng số văn thơ[5] và bản thân trò đặc biệt thông minh hơn người nên ông hết lòng truyền thụ kiến thức.

Một hôm, cụ Lương Đức Bằng ốm, biết rằng mình không sống lâu được nữa bèn gọi Nguyễn Bỉnh Khiêm đến căn dặn:

- Nay thày sắp sửa xa rời các con, thày không có điều gì dặn lại các con chỉ khuyên các con: kẻ ra làm quan thì luôn nhớ ba chữ “thanh, thận, cần”, kẻ về ẩn dạy học thì luôn nhớ bốn chữ “an bần, lạc đạo”.

Nghỉ một lát, cụ Bảng nhãn nói tiếp:

- Thày có chút việc riêng muốn nhờ cậy con: do muộn mằn đến nay thầy mới có con đang còn trong bụng mẹ nó và ta đã dặn nếu sinh con trai đặt tên là Hữu Khánh. Sau này, nhờ con thay thầy mà dạy bảo và dìu dắt nó đi theo con đường ngay. Ðược như vậy, dù thầy có ở suối vàng được mãn nguyện lắm.

Ngừng lời, Lương Đắc Bằng chỉ một cái tráp nhỏ, đặt ở đầu giường rồi bảo Nguyễn Bỉnh Khiêm:

- Con hãy mang tráp đến đây, mở ra lấy một bộ sách mà ta đã gói kỹ vào để sẵn trong ấy.

Nguyễn Bỉnh Khiêm vâng lời, làm theo ý thầy. Cụ Bằng lại bảo tiếp:

- Thầy cho con quyển sách này, vì thầy nghĩ chỉ có con mới có thể hiểu nổi, nhưng con phải hứa với thầy là phải giữ gìn sách cẩn thận, đọc kỹ, khi hiểu mang ra giúp đời, làm việc thiện. Quyển sách này được một dị nhân đồng tộc trao cho trên đường đi sứ sang Minh quốc trở về. Cụ ấy còn dặn ta: Chừng nào trong tâm linh muốn cho ai thì người ấy sẽ được phần. Nay, thầy giao quyển sách này lại cho con, ấy là con có phần.

Người học trò đất Trung Am lạy tạ nhận lời. Khi Lương Đắc Bằng tạ thế[6], Nguyễn Bỉnh Khiêm ở lại chịu tang 3 năm. Sau đó, ông về quê, tự học và đến khoa thi năm Đại Chính thứ 6 (大正六年,Ất Mùi, 1535) ông đi thi đỗ Trạng nguyên 狀元. Làm quan dưới triều Mạc, ông được bổ dụng Tả thị lang bộ Lại 吏部左侍郎,sau thăng Thượng thư 吏部尚書 kiêm Đông các Đại học sĩ 東閣大學士,được phong tước Trình Tuyền Hầu 程璿侯 rồi thăng tới Trình Quốc Công 程國公 và do ông đỗ Trạng nên dân gian gọi là Trạng Trình 狀程.

Lúc rảnh, nhất là sau khi cáo quan về quê năm 1542, nhớ lời thầy, Nguyễn Bỉnh Khiêm mang sách đọc thấy không lĩnh hội được gì mấy, ông bèn mang sách cất đi, thỉnh thoảng lại lấy ra đọc, đọc xong rồi lại cất, cứ như thế mãi. Cho tới một hôm, có một người khách đến cho Nguyễn Bỉnh Khiêm một bài thơ. Ông mở ra xem thì thấy ý tứ bài thơ có phần liên hệ với những câu trong bộ sách của thầy Bằng trao, mà ông đã cất công sức đọc nhiều lần nhưng chưa thông được. Ông hiểu đây là một phần của bộ sách bí ẩn kia và ông đã gộp chúng để nghiền ngẫm.

Nhờ kiến thức từ thầy và mẹ truyền thụ lại thấu hiểu bộ sách này mà về sau Nguyễn Bỉnh Khiêm tinh thông lý số, hiểu về quá khứ, đoán được tương lai, thế cuộc. Vì vậy mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đưa ra lời khuyên hữu ích với Nguyễn Hoàng (阮潢, 1525 - 1613), Trịnh Kiểm (鄭檢, 1503- 1570), con cháu Mạc Mậu Hợp (莫茂洽, 1560-1592) đồng thời viết ra được những lời tiên tri cho hàng trăm năm sau. Những lời tiên tri ấy tập hợp trong tập Sấm Ký Nguyễn Bỉnh Khiêm mà dân gian quen gọi là Sấm Trạng Trình 狀程讖 tiên đoán việc đời sau, gắn với nhiều giai thoại kỳ thú.

Cũng cần nhắc lại là: ngoài việc nghiền ngẫm sách, áp dụng để đưa ra những lời khuyên với các thế lực Nguyễn, Trịnh, Mạc nên đã giữ yên đất nước một thời gian dài, cụ Trạng còn nuôi dạy người con trai duy nhất của ân sư là Lương Hữu Khánh[7] nên người theo đúng ý nguyện của thầy. Đồng thời cũng chính cụ Trạng đã cưu mang một người cháu thầy Bằng là Lương Đắc Cam梁贵公諱甘字三郎 từ Thanh ra, đưa sang lập nghiệp bên xã Lao Chữ 牢渚, tổng Dương Áo 陽襖, huyện Tân Minh 新縣, phủ Nam Sách 南策, trấn Hải Dương 海陽 (nay là thôn Chử Khê, xã Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng), lập ra nhiều chi phái họ Lương ở Tiên Lãng, An Lão (thuộc tf Hải Phòng) ngày nay.

Như vậy, từ sách quý do thầy tin tưởng giao phó, do cơ duyên lại được tiếp thu kiến thức y lý từ người thầy tài năng đức độ và trí thông minh thiên bẩm với kinh nghiệm bản thân, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã soạn ra bộ “Huyền Phạm” và sau này Phạm Đình Hổ (范廷琥, 1768-1840) dựa vào đó soạn ra bộ là “Huyền Phạm tiết yếu”. Theo một số tác giả thì đây là một công trình nghiên cứu công phu. Nó tổng hợp nguyên lý Âm dương, Ngũ hành, Bát quái của Triết học cổ truyền, gộp được các cách khoa dự đoán Kỳ Môn tản mát trong dân gian; nó là sự tổng hợp sức mạnh chuẩn xác của triết học toán rút ra từ vũ trụ, là nguồn tri thức hữu thể để hiện thực mệnh sống của con người với môi trường cảm ứng giữa người và trời đất cùng vạn vật.

Những giá trị đó trong sách của Dương Hùng thời Hán, Triệu Nga thời Tống chưa đạt được. Như vậy phải chăng yếu tố “đem từ Bắc quốc về” chỉ là do đời sau đặt ra để tăng giá trị bộ sách bởi tính “tự ti” của người Việt hồi ấy! Bộ sách ấy do cụ Trạng đất Vĩnh Lại soạn ra, dựa vào quan điểm lý dịch Việt, có tham khảo các sách viết về chủ đề này bên Hán, Tống. Chính người Trung Hoa đã khen “An Nam lý học hữu Trình Tuyền”!

3. Sách quý ra với công chúng:

Bộ sách này lưu hành bí ẩn trong dân gian, chưa được khắc in nên luôn trong tình trạng “tam sao thất bản”. Sang Thế kỷ XX, do cơ duyên, Nguyễn Ngọc Doãn (1912-1989) với bút hiệu là Thái Quang Việt tiếp cận và dịch ra quốc ngữ năm 1972 gồm 5 cuốn, được Nhà Xuất bản Văn Hoá Dân tộc phát hành với tên gọi Thái Ất Thần kinh ghi tên tác giả là Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 2002, Nhà Xuất bản Văn Hoá Dân tộc cho tái bản sách Thái Ất Thần kinh được sửa chữa, bổ sung thêm những phần thiếu sót.

Sách quý đã tìm thấy (tuy chưa đầy đủ), đã được dịch, đã in và phát hành (có chú dẫn đàng hoàng) nhiều người tìm đọc nhưng mấy ai đã hiểu. Cái tâm lý “đồn thổi” của người Việt làm tăng tính ly kỳ của những lời Tiên tri nhưng làm bí hiểm hơn những gì cụ Trạng để lại. Sinh thời, Trạng Trình cũng thấy Thái Ất thực là khó mà khó nhất trong các môn toán của tiền nhân. Bởi thế cụ có soạn bộ “Du Lỗ” và viết bài tựa về “Ngọc Tướng Huyền Cơ” để giúp riêng những ai kém thông minh vẫn có thể hiểu được. Thời Nguyễn, chỉ có các quan làm việc tại triều đình mới biết và bí mật truyền lại cho con cháu nên nó chỉ là sách chép tay nên càng kỳ bí.

4. Tâm nguyện:

Nay sách in ra, phổ biến rộng là lợi thế của thời hiện đại nhưng tính “nguyên bản” chắc chi đảm bảo. Trong thời @ mấy ai tinh thông thực học như thời chữ Nho lên ngôi và tư duy kỹ thuật thời nay cũng khác xưa nên mọi lý thuyết trong bộ sách Thái Ất Thần kinh cũng như Sấm ký chỉ nên coi là tài liệu tham khảo. Coi nó là “mê tín” là sai nhưng sử dụng nó như là lá bùa lý giải, dự đoán tất cả cũng không đúng.

Là người bụng chứa một phần “Ngũ xa thư” 五車書 và chỉ sô IQ chẳng đến nỗi nào nhưng đọc đi đọc lại Phần mở đầu và 7 Cuốn với 466 trang khổ A4 mà chẳng hiểu gì nhiều bởi lời văn cổ lại đầy những thuật toán bí hiểm (tuy đã được người dịch chú giải đề đáp), chỉ hiểu rằng: đây không phải sách dạy xem bói!. Thế mà có người “giấu giấu diếm diếm”, bảo lĩnh hội được và bỗng dưng trở nên “thầy” phán đủ các lĩnh vực. Phục thật! Hay mình dốt mà không biết?

Thôi kệ họ! Ngưỡng mộ, kính trọng cụ Trạng quê hương, người gắn với Viễn tổ và Thượng tổ dòng họ Lương xã Chiến Thắng huyện An Lão (gốc từ Tiên Lãng sang khoảng năm 1750) tôi tìm hiểu và biên soạn lại chuyện này.

Cũng là một nén tâm hương dâng lên tiền nhân, lưu giữ lại cho bà con ai quan tâm thì đọc, tự rèn mình, tìm cách ứng nhân xử thế hợp nhất chứ không mong trở thành “nhà nghiên cứu”, nhất là “Chiêm tinh gia” chi cả!

-Lương Đức Mến, tháng 11/2013-

[1] là sư phụ của Na Tra 哪吒 ở trên thượng giới và là người rất nghiêm khắc với các học trò của mình. Một vị tiên tốt bụng, ông lúc nào cũng luôn theo em gái đồng thời cũng là vợ của Phục Hi 伏羲 là Nữ Oa 女娲 có tính tình lôi thôi và rất ít khi cưỡi mây.Mà lúc nào Thái Ất chân nhân cũng cưỡi chim hạc tiên Tiểu Hắc Bạch (chim hạc), đây cũng là thú cưng của ông.

[2] Có tài liệu viết 1477-1526, tức cụ mất năm Bính Tuất, 1526 đời Lê Cung Hoàng vào dịp Trần Cảo đã kéo quân uy hiếp kinh thành.

[3] Con cháu Lương Nhữ Hốt (梁汝笏, ?-1428). Ông người xã Trác Vinh, huyện Cổ Đằng, thuộc tỉnh Thanh Hóa, đỗ Thái Học sinh thời nhà Trần. Lương Nhữ Hốt là tướng nhà Hồ nhưng năm 1406, khi quân Minh kéo sang, theo lời chiêu dụ của tướng Minh là Hoàng Phúc, ông ra làm việc cho quân Minh và được cử làm tri phủ Thanh Hoa. Cũng vì vậy, khoảng 1407-1409 ông đến lập ấp tại Triều Hải trang và đổi tên trang này thành xã Hội Triều. Cuối năm 1427, khi viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạnh bị đánh tan, Vương Thông buộc phải giảng hoà rút về, Lương Nhữ Hốt đầu hàng Nghĩa quân Lam Sơn, được Lê Lợi xá tôi. Nhưng sau đó, ông vẫn không phục, liên kết với những người từng hợp tác với quân Minh trước đây như Trần Phong, Đỗ Như Trung mưu chống lại nhà Lê. Lê Thái Tổ bèn bắt 3 người cầm đầu này giết chết vào ngày 24/11/1428, sau đó hạ chiếu tha hết cho các thủ hạ. Để giữ hòa khí với nhà Minh, vua Lê Thái tổ không tru lục đến thân thích các đầu lĩnh. Những người con của Lương Nhữ Hốt di cư sang tỉnh Vân Nam còn Lương Nhữ Hốt được nhà Minh truy phong tước Lãng Lăng Đại Vương.

[4] Giám sinh Nguyễn Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên ở làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng).

[5] Bà Nhữ Thị Thục (? - ?), con gái út của quan Tiến sĩ Thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan (1443-1523) triều Lê Thánh Tông ở làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương (nay là thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng). Nội ngoại đôi bên thuộc hai phủ nhưng thực ra chỉ cách con sông Hàn (Tuyết Giang) và ở bên này nhìn rõ cây đa đầu làng bờ bên kia.

[6] Có nhiều tài liệu viết khác nhau về năm mất của cụ Bảng nhãn. Kết hợp lại có thể nhận xét Cụ thọ hơn 50 tuổi nên mất Bính Tý 1516 hay Bính Tuất 1526 hoặc khoảng giữa 2 mốc đó.

[7] 梁有慶 (1517 – 1590) là con Bảng nhãn Lương Đắc Bằng với người “dắng thiếp (媵妾, tức vợ bé và bà này là em Chính thất Hoàng Thị Phục) sau khi cụ Thượng mất 5 tháng và sau này theo họ Nguyễn Bỉnh Khiêm từ năm 18 tuỏi. Lương Hữu Khánh là bậc Danh thần khai nghiệp nhà Lê Trung Hưng. Bởi “trong vạch kế, ngoài chống giặc” nên mưu lược, văn võ của ông được tôn trọng, nhiều lần lập công lớn và được cử làm Thượng thư bộ Lại 吏部尚書, kiêm Tổng tài Quốc sử Quán 國史館總裁, tước Thái tể 太宰- Đạt quận công 達郡公.

Đúng là truyền thuyết, rất ly kỳ hấp dẫn. Có thể viết thành một kịch bản phim được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong Đạo giáo có vị tiên Thái Ất Chân Nhân hay còn gọi là Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn, đã được "giải mã" ra, đó chính là vua Đế Minh - cha của vua Kinh Dương Vương: xem 2012 Cuộc Chuyển Thế Vĩ Đại.

Ngài cũng chính là Hoàng Đế trong lịch sử Trung Quốc (tên nước Trung Quốc trước và sau khi vua Đế Minh chia đôi: một nửa giao cho Lộc Tục Kinh Dương Vương, nửa còn lại giao cho vua Đế Nghi (bao hàm cả Triều Tiên, Đại Hàn, Nhật Bản).

Ngài cũng chính là Phật A Di Đà, đã giải như trên.

Trong chính sử Trung Quốc có sự nhầm lẫn giữa vua Đế Minh và vua Đế Nghi, lăng mộ vọng Hoàng Đế tại Trung Quốc là nói về vua Đế Nghi - Ngài cũng là một Đại Bồ Tát, ngài chính là ông tổ của Đạo giáo - Thái Thượng Lão Quân, chứ không phải Lão Tử.

Qua đó, chúng ta thấy bộ Thái Ất gắn liền với Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn - vua Đế Minh - một vị thần Vô Hình.

Tranh Thái Ất Chân Nhân

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong Đạo giáo có vị tiên Thái Ất Chân Nhân hay còn gọi là Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn, đã được "giải mã" ra, đó chính là vua Đế Minh - cha của vua Kinh Dương Vương: xem 2012 Cuộc Chuyển Thế Vĩ Đại.

Ngài cũng chính là Hoàng Đế trong lịch sử Trung Quốc (tên nước Trung Quốc trước và sau khi vua Đế Minh chia đôi: một nửa giao cho Lộc Tục Kinh Dương Vương, nửa còn lại giao cho vua Đế Nghi (bao hàm cả Triều Tiên, Đại Hàn, Nhật Bản).

Ngài cũng chính là Phật A Di Đà, đã giải như trên.

Trong chính sử Trung Quốc có sự nhầm lẫn giữa vua Đế Minh và vua Đế Nghi, lăng mộ vọng Hoàng Đế tại Trung Quốc là nói về vua Đế Nghi - Ngài cũng là một Đại Bồ Tát, ngài chính là ông tổ của Đạo giáo - Thái Thượng Lão Quân, chứ không phải Lão Tử.

Qua đó, chúng ta thấy bộ Thái Ất gắn liền với Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn - vua Đế Minh - một vị thần Vô Hình.

Tranh Thái Ất Chân Nhân

Posted Image

Bài này nên đưa vào mục: Tiềm năng con người và tâm linh để nghiên cứu. Vớ vẩn qúa đi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích của DALA

Thái Ất Thần Kinh đúng tương truyền là của cụ Trạng Trình ( Thần Kinh không phải là quyển kinh sách, mà Thần Kinh là tiếng ngày xưa để chỉ Việt Nam, Thần Châu là Trung Quốc). Dòng Thái Ất này là của riêng cụ Trạng, bản thân quyển Thái Ất Thần Kinh cũng có nhiều chỗ khác với Thái Ất thống tông bảo giám, Thái Ât thông tông đại toàn của Tàu, đúng sai thì phải dựa vào 1 yếu tố khác hoàn toàn khoa học đó là.........

Tại sao lại có con số 10153917 để cộng vào tìm Tuế kể? Liệu có chính xác không? Căn cứ của nó ở đâu. Tự dưng cụ Trạng Trình được quả táo rơi vào đầu rồi nghĩ ra Đại chu là 3600 đơn vị thời gian, tiểu chu là 360, rồi chia tiếp 72, chu kỳ của Thái Ất là 24 năm???? Một câu hỏi lớn đấy... và cũng chỉ có thể giải thích cặn kẽ nhờ........

Thái Ất là môn học thống tất cả đạo học vì nó bao gồm cả Tinh Đẩu, Quẻ Dịch, Kỳ Môn Độn Giáp. Có dạy cách điều binh khiển tướng, xem cát hung mưa nắng, quyết định sự an nguy của cả một quốc gia. Cho nên ngày xưa sách về Thái Ât thuộc dạng CẤM THƯ chỉ truyền trong Hoàng Tộc. Ở Việt Nam ta, thư tịch của cụ Trạng sau khi mất chỉ có Vua chúa mởi được xem. Chính vì thế đến nay môn học đấy thành ra tam sao thất bổn... Tàu bảo Tàu đúng, Việt bảo Việt không sai... không thể biết được. Bước đầu tiên để xác định lại cơ sở cho nó là bằng cách dùng.............Posted Image, chỉ mới là bước đầu chưa thể nói khơi lại được cả học thuyết Thái Ất.

Trích KARAJANAi:

cũng biết môn Thái Ất và môn Độn Giáp có những liên quan mật thiết đến nhau , và như vô tình hai môn này có rất nhiều điểm tương đồng. Bản thân tôi cũng luôn có ý tưởng phải chẳng Thái Ất và Độn Giáp chính có cùng một nguồn, phải chăng Thái Ất nó chính là phần bao quát hơn , tổng quát hơn của Độn Giáp... phải chăng Thái Ất chính là đứng đầu trong Tam Thức thống nhất đạo của mọi nhà...???

Những câu hỏi như vậy làm tôi băn khoăn và day dứt hàng chục năm nay. Sách Tàu sách Ta về Thái Ất và Độn Giáp tương đối ít nhưng xin thưa bản thân tôi KHÔNG TIN vào sách của mấy ông Tàu, kẻ cứ tự coi mình là chân lý... nếu sách Tàu về Thái Ất mà đúng thì Tứ Khố Toàn Thư, Thái Ất Thông Giải,... đầy ra đấy sao chẳng có ông nào dùng nó để luận đoán... xin đừng nói rằng : "Thái Ất khó, ít có ai thông hiểu "... câu này vô lý lắm... chẳng nhẽ dân tộc 1,3 tỷ dân như Tàu lại không tìm nổi một người thông hiểu Thái Ất và Độn Giáp.

Những truyền thuyết của cụ Trạng Trình về bộ Thái Ất Thần Kinh có thể cho ta thấy... dân Tàu dù có là Gia Cát Lượng cũng chỉ thông hiểu được phần nào của Thái Ất mà thôi, người thực sự có thể nói thấu hiểu được Thái Ất chắc trong lịch sử chỉ có cụ Trạng Trình - một người VIỆT NAM....

Với môn Thái Ất, phương châm nghiên cứu của tôi là : "Khoan đã, tại sao Thánh lại dạy như thế? Lão Thánh này dạy đúng hay dạy bậy??? ", sách Tàu hay sách ta đều có giá trị ngang nhau hết, chủ yếu là mình phải tự mày mò, tìm hiểu để nó biến thành của mình , của riêng mình không phụ thuộc gì vào sách vở cả. Hơn nữa Thái Ất là một môn KHOA HỌC cho nên xuất phát điểm của nó phải là một nền tảng rất tự nhiên, hiển nhiên trong cuộc sống chứ không phải là một thứ gì đó NHÂN TẠO. Và con đường mà tôi chọn là con đường THIÊN VĂN.

Nếu lấy sao Bắc Thần làm tâm và dựa vào Nhị Thập Bát Tú để phân định ra 4 hướng chính , 8 phương. Quan sát chùm Bắc Đẩu Thất Tinh, theo Thiên Văn Hiện Đại thật ra là 8 sao do 1 sao là sao kép , và đứng giữa chùm Bắc Đẩu Thất Tinh với sao Bắc Thần là 1 ngôi sao cũng rất sáng... gọi là sao Thái Ất. Thái Ất này cộng với 8 sao trong chòm Bắc Đẩu để tạo nên cái gọi là Cửu Tinh Quý Thần. Bằng quan sát với một cái kính Thiên Văn các bạn có thể dễ kiểm chứng là sao Thái Ất này sau xấp xỉ 2 ngày (24 h : 1h âm lịch = 2h Dương lich) thì quay về đúng vị trí cũ. Cái này nó chính khẳng định cho câu nói : "Thái Ất hành 3 giờ, 3 ngày, 3 tháng, 3 năm ở 1 cung , hành qua 8 cung , không vào cung giữa ". Thái Ất không bao giờ đi vào cung giữa ( vị trí của sao Bắc Thần chiếm đóng ).

Thái Ất thì vậy... như vậy Đại Tướng Khách Tướng mà vào trung cung hết thì sao??? Sách Thái Ất Thần Kinh không hể nhắc đến chuyện này mà chỉ nói là Đại Tướng Chủ ở trung cung cho nên Không Toán.... thật ra cái này có đúng không??? Nhất là khi dùng Thái Ất cho việc dùng binh ( Kể Giờ) vị trí của các Đại Tướng và Tham Tướng vô cùng quan trọng... nó mà vào cung giữa thì thế nào???

Thái Ất hành 3 năm một cung, qua 8 cung = 24 năm. Đây chính là chu kỳ của một hành trên Hà Đồ theo qui luật Cách bát sinh tử - Sinh Vượng Mộ - (Ba giai đoạn), mỗi giai đoạn tám năm = 24 năm .Sau đó chuyển sang hành khác . Đi ngược trên Hà Đồ thành Lục thập Hoa giáp theo sách Hán cổ . Đi thuận trên Hà Đồ thành Lạc thư Hoa giáp theo văn minh Lạc Việt . Chu Kỳ 24 năm của Sao Thái Ất, trùng chu kỳ 24 năm của 2 vòng (Âm Dương)Thái Tuế (Sao Mộc).

Nếu biết đích xác sao Thái Ất là sao nào, hoặc là cái gì, thì chúng ta đã cầm được cái chìa khoá .

Như đã nếu ở trên, Thái Ất không bao giờ vào trung cung bởi vì Thái Ất không bao giờ đồng cung , hay nói khác đi là đi vào địa phận của sao Bắc Thần.

Người xưa tin tưởng rằng : sao Bắc Thần luôn cố định trên bầu trời cho nên nó là hình ảnh của Thượng Đế chí tôn. Còn chòm Bắc Đẩu Thất Tinh là thần của Thiên Đế , nó trấn giữ ngay cửa ra vào Tử Vi Viên. Bắc Đẩu Thất Tinh này là nơi chuyên giữ sổ sinh tử coi xét về vận mệnh của con người, quản từ đời sống thường ngày cho đến công danh bổng lộc, sống chết. Chính vì thế mà Gia Cát Lượng khi muốn xin thêm tuổi thọ phải đặt 7* 7 = 49 ngọn đèn theo 7 phương vị khác nhau của chòm Bắc Đẩu Thất Tinh, trong đó ngọn đèn bổn mệnh đặt ngay tại vị trí của sao Thiên Quyền của chòm Bắc Đẩu Thất Tinh.

Và chòm Bắc Đẩu Thất Tinh này cùng các thần khác đựơc cai quản bởi thần Thái Ất. Thái Ất đứng ngay giữa sao Bắc Thần và chòm Bắc Đẩu, nó thay trời đứng đầu 16 thần. Nắm ngôi vị chủ tể.

Khi Thái Ất bị xung với Thái Tuế, Thái Tuế tượng là Vua dưới hạ giới. Vua bị xung với Thái Ất thì chắc chắn là không có gì tốt đẹp, thường là băng vong , và cứ khi nào Thái Ất xung Thái Tuế là có sao chổi ( bất kể lớn nhỏ ) phạm vào địa phận của toà Tử Vi Viên. Lịch sử ghi chép rất rõ ràng : Năm thứ 8 đời Lữ Hậu, sao chổi rất lớn hiện ra đi vào địa phận toà Tử Vi Viên, chạy sát sang toà Thái Vi , Lữ Hậu nói : " Đó là điềm vì ta ". Tháng 8 năm đó Lữ Hậu băng. Và còn nhiều nhiều nữa mà các bạn có thể tìm đọc trong chính sử.

Bàn về các Đại Tướng, Tham Tướng Chủ và Khách. Đại Tham Tướng Chủ an theo Chủ Mục , Đại Tham Tướng Khách an theo Khách Mục. Bất cứ 1 trong 4 tướng này mà vào trung cung ( lưu ý : 4 vị tướng này không hề có trên bầu trời, họ đặt ra với mục đích sâu xa nhất là dùng binh.) , tức là 4 Tướng phạm vào địa phận của sao Bắc Thần. Bắc Thần là Thượng Đế chí tôn , cho nên bất cứ Tướng nào phạm vào thì đó đều là điềm không hay, nếu Toán lại không hoà thì tối hung. Cho nên khi hành quân , cứ thấy Đại Tướng Chủ Khách mà vào trung cung là Toán Chủ Khách không tính và án binh bất động ( nên nhớ là dùng binh phải xem KỂ GIỜ).

Kể Đại Tướng là an theo Kể Thần, nó đo độ số u minh của Thái Ất... nhưng U Minh là cái gì?? Trong TH cả Toán Chủ và Khách đều không hoà, việc ra quân bất lợi thì phải xem đến Kể Đại Tướng... Kế Đại Tướng không ép, cách, Toán Kể hoà, Cửa Kể đủ thì mai phục chờ tiến binh sẽ lợi cho chủ, ngược lại thì nên án binh bất động.

Định Đại Tướng được an từ Định Mục nó đóng vai trò trợ giúp cho Thái Tuế ( Định Mục an dựa vào Thần Hợp).

Trong môn Thái Ất có một thần tối cao đó là thần Ngũ Phúc. Ngũ Phúc chính là chòm Tiểu Hùng gồm 5 sao , trong đó sao Bắc Thần đứng đầu. Ngũ Phúc đi đến đâu thì giáng phúc đến đấy.... chỉ trừ hai cung Dần Mão là nơi hãm địa. Ngũ Phúc vào trung cung thì giáng phúc cho bốn phương, dù có chiến tranh cũng ít thiệt hại, chết người. Do Ngũ Phúc là Bắc Thần tối cao cho nên quyền giải hạn của nó rất lớn , Thái Tuế xung Thái Ất nhưng có Ngũ Phúc thì tai hoạ không còn. Đại Du hành sát đến đâu, nơi đấy binh lửa rợp trời, nếu có Ngũ Phúc tai hoạ giảm đi một nửa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích KARAJANA:

Ngày xưa quan sát bầu trời, người cổ đã phát hiện ra rằng, có một ngôi sao luôn cố định trên bầu trời , đó là sao Bắc Đẩu (Polaris) ( dĩ nhiên Trái Đất của chúng ta có chuyển động Tuế Sai cho nên vị trí sao Polaris thay đổi sau cỡ 12000 năm, vị trí hiện nay là ở sao Alpha trong chòm Tiểu Hùng).

Người xưa nhận thấy rằng xung quanh Polaris có một số chòm sao chỉ chuyển động xung quang nó mà không bao giờ đi xuống dưới đường chân trời. Với thế giới quan trong chế độ Phong Kiến, các nhà Thiên văn đã phân bầu trời ra nhiều chòm sao và 3 khu vực gọi là TAM VIÊN lấy sao Polaris là Trung Tâm.

Tam Viên bao gồm Tử Vi Viên ở giữa, Thái Vi Viên ở phía đông và Thiên Thị Viên nằm ở phía nam tòa Tử Vi Viên.

Đề định ra 4 hướng, các nhà Thiên Văn xưa đã lấy sao Bắc Thần làm trung tâm, và chọn 4 chòm sao rất lớn là Thanh Long ( hướng Đông), Chu Tước (hướng Nam), Bạch Hổ (hướng Tây) và Huyền Vũ (hướng Bắc). Bốn chòm sao lớn này bao gồm 28 vị Tinh Tú xét theo chu kỳ chuyển động của Mặt Trăng, mà ngày nay chúng ta gọi là Nhị Thập Bát Tú.

Ngoài Tam Viên, Nhị Thập Bát Tú các nhà Thiên văn xưa còn nhận thấy 7 Đại Diệu Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ Nhật Nguyệt là sáng nhất trên bầu trời ( dĩ nhiên là với mắt thường). Do sự du nhập của Phạn Lịch mà có thêm hai sao La Hầu và Kế Đô. Chín sao này được gọi là Cửu Diệu.

Ngoài những sao kể trên, bầu trời còn hàng hà sa số các vì sao khác nữa, mà các nhà Thiên Văn gọi chung là Thiên Cương và Địa Sát.

Chúng ta sẽ đi lần lượt từ Tam Viên đến Nhị Thập Bát Tú , Cửu Diệu , Thiên Cương Địa Sát và cuối cùng là ứng dụng.

về cách phân chia bầu trời, chúng ta nên biết qua về Ngũ Phục ( cách phân chia đất ngày xưa của các Hoàng Đế Trung Hoa).

Từ Trung Ương ( Hoàng Cung) tính ra xa bán kính 500 dặm gọi là Triều Phục tức nơi của Vua , Hoàng Hậu, Thái Tử, Vương Hầu,...

Tiếp thêm ra xa 500 dặm nữa gọi là Hầu Phục tức nơi ở của các quan lại, hầu gia, đại thần, chư hầu.

Tiếp thêm ra xa 500 dặm nữa là Tuy Phục nơi dành cho dân cư, và quân lính, quân sự.

Xa hơn nữa là Y Phục và Hoàng Phục là các ùng ngoài nơi sự cai trị của Vua đã trở nên rất lỏng lẻo, hoang vu hẻo lánh.

Bầu trời cũng được phân chia như vậy với sao Bắc Thần ( Bắc Cực) là trung tâm.

SAO BẮC THẦN

Ngày xưa các Hoàng Đế Trung hoa xem Hoàng Cung là trung tâm của thế giới trần gian. Ứng với Sao Bắc Thần trên Trời là Trung Tâm của Thượng Giới, nơi cư ngụ của Ngọc Hoàng Thượng Đế, chúa tể của muôn loài. Cho nên họ xem Trục nối giữa sao Bắc Thần và Hoàng Cung là Trục Trời Đất, vạn vật sinh linh phải xoay quanh nó. Hoàng Đế xưng là Thiên Tử ( con trời). Xin các bạn lưu ý, việc xem Hoàng Cung là trung tâm của thế giới không chỉ có ở Trung Hoa mà ở tất cả các dân tộc khác. Người Hồi Giáo họ xem Thánh địa Mecca là trung tâm của Thế Giới, người Thiên Chúa họ xem thánh địa Jerusalem là trung tâm của Thế Giới, Louis XIV tự ví mình như Hoàng Đế Mặt Trời, mọi nơi phải xoay quanh Paris,...

Chính vì thế mà sao Bắc Thần trong tín ngưỡng người Trung Hoa vô cùng thiêng liêng, nó là nơi có Linh Tiêu Bảo Điện với 10000 phòng ( vạn tuế), còn Tử Cấm Thành của Hoàng Đế luôn luôn xây theo trục Bắc Nam, Vua ngồi quay mặt về hướng Nam xưng Trẫm là con của Trời, khi tế Trời thì chắp tay quay mặt về hướng Bắc mà lạy, đó chính là hướng về sao Bắc Thần vậy.

Tử Cấm Thành thời Minh Thanh bao gồm 9999 phòng, không có một nơi nào dám xây thành 10000 hay ứng với con số 10. Vì con số 10 là con số của Trời, chỉ có Ngọc Hoàng được sử dụng. Vua là con Trời nên phải kém đi, cho nên con số 9 ngày xưa là con số tốt nhất ở trần gian.

Ngọc Hoàng Thượng Đế ngự trên sao Bắc Thần tôn hiệu đầy đủ là : " Cao Thiên Thượng Thánh Đại Từ Nhân Giả Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn Huyền Khung Cao Thượng Đế". Cho nên mỗi một triều đại chỉ có vị Vua khai sáng mới được tôn xưng là Thái Tổ Cao Hoàng Đế ( tức thụy hiệu lấy trùng chữ CAO với Ngọc Hoàng) để ghi nhận công lao to lớn thay trời dẹp loạn. Cũng có nhiều Hoàng Đế vì khiêm cung mà không dám lấy Thụy hiệu là CAO mà lấy chữ khác ví dụ Ngụy Thái Tổ Vũ Hoàng Đế ( Tào Tháo).

Ở đây xin lưu ý một chú ý quan trọng. Có nhiều sách ghi rằng sao Bắc Thần chính là Vua dưới hạ giới, điều này là SAI. Không có vị Vua nào dám to gan thế cả. Biểu tượng cho vua là sao Tử Vi. Tử Vi là sao nào xin nói rõ hơn trong phần Tử Vi viên. Posted Image

Chính giữa là Tam viên, xung quang là Nhị Thập Bát Tú, ngoài ra còn lại là vô vàn các sao và chúm sao được gộp chung là Thiên Cương và Địa Sát.

ử Vi Viên là khu vực trung tâm hình tròn bao quanh Thiên Cực ( sao Bắc Thần) cách một góc 40 độ. Tử Vi Viên bao gồm 160 sao và được chia thành 30 chùm sao lớn nhỏ. Tử Vi Viên mang nghĩ là Khu Tường Vây Quanh (viên), Tử là màu đỏ tía màu của sự huyền bí thiêng liêng, Vi là Hoa ( sách sử chép có một loại hoa sắc đỏ tía gọi là hoa Tử hay Hán gọi là Tử Vi). Như vậy Tử Vi Viên chính như là khu Hoàng Thành màu đỏ tía ( Tử Cấm Thành), là nơi ở của Ngọc Hoàng Thượng Đế, tổng quản trời đất và các thần. Chính vì vậy người xưa khi quan sát Thiên Văn đã chia Tử Vi Viên thành các chòm sao có hình tượng từ Vua, Thái Tử,... cho đến chợ búa... cách tưởng tượng này tạo nên hình ảnh một xã hội trên thượng giới cũng như xã hội loài người nơi trần gian. Riêng Tử Vi Viên là hình tượng của Tử Cấm Thành dưới hạ giới nơi ở của Vua.

Chú thích các sao chính trong bản đồ trên:

1. Bắc Cực (gồm 5 sao trong chòm Tiểu Hùng Tinh)

1.1 Thái Tử sao Gamma

1.2 Hoàng Đế sao Kschi

1.3 Hoàng Tử ( Thứ Tử) sao Epsilon

1.4 Hậu cung sao Delta

1.5 Thiên Cực ( sao Bắc Thần) sao Alpha

(ghi bên trái là tên Thiên Văn cỗ Trung Hoa, ghi bên phải là theo Thiên Văn Hiện Đại)

2.Tứ Phụ (4 sao)

3.Câu Trần (6 sao)

a. Thiên Hoàng Đại Đế

4.Thiên Trụ ( 5 sao)

5.Ngự Nữ (4 sao)

b.Nữ Sử

c.Trụ Sử

6.Thượng Thư (5 sao)

7.Thiên Sàng (6 sao)

8.Đại Lý (2 sao)

9.Âm Đức (2 sao)

10.Lục Giáp (6 sao)

11.Ngũ Đế nội tọa (5 sao)

12.Hoa Cái (7 sao)

13.Cống (9 sao)

14.Tử Vi Tả Viên ( 8 sao) bao gồm

i. Tả Xu

ii.Thượng Tể

iii.Thiếu tể

iv.Thượng bật

v.Thiếu Bật

vi.Thượng Vệ

vii. Thiếu Vệ

viii.Thiếu Thừa

15.Tử Vi Hữu Viên (7 sao) bao gồm

i.Hữu Xu

ii.Thiếu Úy

iii.Thượng Phụ

iv.Thiếu Phụ

v.Thượng vệ

vi.Thiếu Vệ

vii.Thượng Thừa

d.Thiên Ất

e.Thái Ất

16.Nội Trù ( 2 sao)

17.Bắc Đẩu ( gồm 7 sao chính là chòm sao Đại Hùng Ursa major)

i.Thiên Xu sao Alpha-Duth

ii.Thiên Toàn sao Beta-Merak

iii.Thiên Cơ sao Gamma-Phecda

iv.Thiên Quyền sao Delta-Megrez

v.Ngọc Hoành sao Epsilon-Alioth

vi.Khai Dương sao Kschi-Mizar

vii.Dao Quang sao Nuy-Alkaid

Ngoài ra chùm Bắc Đẩu còn có 1 phụ tinh mà bằng mắt thường không nhìn thấy được ( sẽ nói rõ hơn về chùm Bắc Đẩu trong phần tiếp theo)

18.Thiên Thương (3 sao)

h.Huyền Qua

19.Tam Công

k.Tướng Quốc.

20.Thiên Lý

m.Thái Dương Thủ

n.Thái Tôn

21.Thiên Lao (6 sao)

22.Thế (4 sao)

23.Văn Xương ( 6 sao)

24.Nội Cấp (6 sao)

25.Tam Sư( 3 sao)

26.Bát Cốc (8 sao)

27.Phó Xá (9 sao)

28.Thiền Trù (6 sao)

29.Thiên Bồi ( 5 sao)

Nhìn tổng quan chúng ta có thể thấy ngay hình ảnh một Hoàng Cung với Vua, Hậu Cung Thái Tử ở giữa có Ngự Nữ , Đầu bếp( Thiên Trù) hầu hạ. Hai bên là hai hàng Cấm vệ Quân ví như tường thành bảo vệ ( Tử Vi tả Hữu Viên), được đứng đầu bởi các vị Đại Thần ( Thượng tể, Thái Úy,....) Ngoài cấm thành là nơi Trường Quốc Tử Giám ( Văn Xương), các nơi làm việc của toàn bộ Triều đình.

Qua đó chúng ta thấy sự thiêng liêng của Tử Vi Viên mà người xưa gán cho nó. SAO thứ hai của chòm Tiểu Hùng có tên là ĐẾ , sao này có sắc sáng đỏ tía là sáng thứ hai trong chùm Tiểu Hùng (sau sao Bắc Thần), cho nên nó có tên là sao TỬ VI, và đây chính là sao TỬ VI trong môn Tử Vi của chúng ta.

Tiếp theo xin nói về Bắc Đẩu Thất Tinh

Bắc Đẩu Thất Tinh nằm ngay tại cửa ra vào Tử Vi Viên, cho nên nó được ví như vị thấn thay mặt Trời nhìn xuống trần gian cai quản cuộc sống của muôn dân, xem xét người tốt xấu để định công hay phat.

Bắc Đẩu Thất Tinh bao gồm 7 sao : Thiên Xu, Thiên Toàn, Thiên Cơ, Thiên Quyền, Ngọc Hoành, Khai Dương, Dao Quang.

Trong 7 sao này thì sao Thiên Quyền là mờ nhất nhưng lại ở vị trí trung tâm, thành ra lại là quan trọng nhất , nó được xem như nơi ở của Trung Thiên Bắc Đẩu, người chuyên giữ bản mệnh của mọi người trên trần gian.

Ngày xưa khi làm lễ cúng sao giải hạn , thường sắp 7 ngọn đèn theo hướng chòm Bắc Đẩu, trong đó ngọn ở vị trí sao Thiên Quyền là ngọn đèn bản mệnh.

Người xưa đã thấy rõ vai trò rất quan trọng của chòm Bắc Đẩu trong việc xác định thời tiết, làm lịch ( sẽ nói rõ hơn trong phần ứng dụng).

Ngoài ra bên cạnh 7 sao chính chòm Bắc Đẩu còn có 1 phụ tinh nằm cạnh sao Khai Dương. Nó hợp với sao Thái Ất ở trên thành Cửu Tinh Quý Thần trong môn Thái Ất.

Xin được nói thêm vài dòng với anh Thái Ất

Chùm Bắc Đẩu Thất Tinh bao gồm 2 phần, phẩn Khôi gồm 4 sao Thiên Toàn Thiên Cơ Thiên Xu Thiên Quyền, phần tiêu gồm 3 sao Ngọc Hoành, Khai Dương , Dao Quang. Riêng sao Khai Dương có một phụ tinh quay quanh nó nữa để tạo nên một sao kép.

Trong Tử Vi sao Thiên Xu là sao Tham Lang, Thiên Toàn là sao Cự Môn, sao Dao Quang chính là sao Phá Quân.

THÁI VI VIÊN

Ngày xưa các nhà Thiên Văn phương đông gọi đường chuyển động của Mặt Trời là Hoàng Đạo, của Mặt Trăng là Bạch Đạo. Nhưng do Bạch Đạo không có tâm là ở Bắc Thiên Cực cho nên khi chia ra Tử Vi Viên thì hai phía Đông và Nam vẫn còn có khoảng trống và khoảng trống phía Đông gọi là Thái Vi Viên.

Tử Vi Viên là nơi cung cấm của Thiên Đế thì Thái Vi

Các bạn hẳn đã thấy rõ, trong Thái Vi Viên cũng có hình ảnh của một triều đình thu nhỏ nhưng mà là của Chư hầu và thêm vào đó các sao Tam Công, CỬu Khanh chính là các đại thần trụ cột đầu triều ngày xưa tại trung ương.

Trong môn Tử Vi của chúng ta liên hệ đến Thái Vi Viên rất ít, cho nên không nói kỹ đến ở đây. Nhưng trong môn Thái Ất khi xét đến họa hại của Thủy Kích, Thái Vi Viên đóng một vai trò rất quan trọng.

THIÊN THỊ VIÊN :

Thiên Thị Viên nằm ở phía Đông Tử Vi Viên, nó tượng trưng cho chốn thị tứ, chợ búa, buôn bán. Một khung cảnh đời sống hết sức thường ngày dưới hạ giới.

Chính vì thế, khi nghiên cứu về Thái Ất có sao Dân Cơ , nó chính là 5 sao nằm ở Trung Tâm chòm Thiên Thị Viên. Và do đó tính chất của Dân Cơ chủ về tài lộc, giàu có, buôn bán, là sao tụ tài, chứ không phải là sao chủ công danh quyền chức như Quân Cơ ( nằm trong Tử Vi Viên) và Thần Cơ ( nằm trong Thái Vi Viên).

NHỊ THẬP BÁT TÚ

Xung quanh TRUNG THIÊN có các hướng của nó Đông Tây Nam Bắc được đại diện bởi 4 chòm sao rất lớn là THANH LONG, BẠCH HỔ, CHU TƯỚC, và HUYỀN VŨ.

Phương Đông đại diện bở chòm THANH LONG ( rồng xanh), chính vì thế Phương Đông tượng trưng cho Mộc và có màu xanh. bao gồm:

1.Giác Mộc Giảo( cá sấu)

2.Cang Kim Long(rồng)

3.Đế Thổ Bức(dơi)

4.Phòng Nhật Thố (thỏ)-> đứng chính giữa chòm Thanh Long là MÃO

5.Tâm Nguyệt Hồ (Cáo)

6.Vĩ Hỏa Hổ (Hổ)

7.Cơ Thủy Báo(Báo)

Posted Image

Phương Bắc đại diện bởi chòm HUYỀN VŨ (Rùa Đen), chính vì thế Phương Bắc tượng trưng cho Thủy có màu đen, bao gồm:

1.Đẩu Mộc Giải( con giải)

2.Ngưu Kim Ngưu(trâu)

3.Đề Thổ Lạc(nhím)

4.Hư Nhật Thử(chuột)->đứng chính giữa chòm Huyền Vũ là TÝ

5.Ngụy Nguyệt Yến ( chim yến)

6.Thất Hóa Trư (lợn)

7.Bích Thủy Dư(cừu)

Posted Image

Phương Tây đại diện bởi chòm BẠCH HỔ(Hổ Trắng), do vậy phương Tây tượng trưng cho Kim khí có màu trắng, bao gồm:

1.Khuê Mộc Lang(chó sói)

2.Lâu Kim Cẩu(chó nhà)

3.Vị Thổ Trệ (chim trĩ)

4.Mão Nhật Kê (gà)->đứng giữa chòm Bạch Hổ là DẬU

5.Tất Nguyệt Ô( quạ)

6.Chủy Hỏa Hầu(khỉ)

7.Sâm Thủy Viên(vượn)

Posted Image

Phương Nam đại diện bởi chòm Chu Tước( chim sẻ đỏ), do vậy phương Nam tượng trưng cho Hỏa có màu đỏ, bao gồm:

1.Tỉnh Mộc Hãn(bò)" có sách ghi Tỉnh Mộc Ngạn"

2.Quỷ Kim Dương(dê)

3.Liễu Thổ Chương(cheo)

4.Tinh Nhật Mã(ngựa)->đứng giữa chòm Chu Tước là Mã

5.Trương Nguyệt Lộc(hươu)

6.Dực Hỏa Xà(rắn)

7.Chân Thủy Dẫn( giun)

Posted Image

28 vị sao trên sách xưa gọi là Nhị Thập Bát Tú chia làm 4 khu vực quanh Hoàng Đạo. Người Trung Quốc tin rằng mỗi một vị thần coi giữ 1 sao, quyền năng ảnh hưởng mạnh mẽ lên con người phàm trần. Dựa vào đó họ đã chọn ra 12 con Địa Chi để thể hiện sự ảnh hưởng này. Trong 12 con này, những con tôi gạch chân ở trên, đứng giữa chòm sao tượng cho CHÍNH Đông, Tây, Nam, Bắc. Do vậy mà Tý Ngọ Mão Dậu chính là Tứ Chính vậy

Nhị Thập Bát Tú dựa trên chu kỳ của Mặt Trăng, chính xác ra là 29,24 ngày. Nhưng do họ xác định được 28 sao, thành ra mỗi 1 ngày Mặt Trăng đi qua xấp xỉ 1 sao. Và họ coi chu kỳ của Mặt Trăng xấp xỉ 28 ngày.

Xuất phát từ những sai số Thiên Văn này mà Âm Lịch của tổ tiên chúng ta càng tính về sau càng sai, và việc chỉnh sửa Lịch là điều bắt buộc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái Ất hành 3 năm một cung, qua 8 cung = 24 năm. Đây chính là chu kỳ của một hành trên Hà Đồ theo qui luật Cách bát sinh tử - Sinh Vượng Mộ - (Ba giai đoạn), mỗi giai đoạn tám năm = 24 năm .Sau đó chuyển sang hành khác . Đi ngược trên Hà Đồ thành Lục thập Hoa giáp theo sách Hán cổ . Đi thuận trên Hà Đồ thành Lạc thư Hoa giáp theo văn minh Lạc Việt . Chu Kỳ 24 năm của Sao Thái Ất, trùng chu kỳ 24 năm của 2 vòng (Âm Dương)Thái Tuế (Sao Mộc).

Nếu biết đích xác sao Thái Ất là sao nào, hoặc là cái gì, thì chúng ta đã cầm được cái chìa khoá .

Như đã nếu ở trên, Thái Ất không bao giờ vào trung cung bởi vì Thái Ất không bao giờ đồng cung , hay nói khác đi là đi vào địa phận của sao Bắc Thần.

Người xưa tin tưởng rằng : sao Bắc Thần luôn cố định trên bầu trời cho nên nó là hình ảnh của Thượng Đế chí tôn. Còn chòm Bắc Đẩu Thất Tinh là thần của Thiên Đế , nó trấn giữ ngay cửa ra vào Tử Vi Viên. Bắc Đẩu Thất Tinh này là nơi chuyên giữ sổ sinh tử coi xét về vận mệnh của con người, quản từ đời sống thường ngày cho đến công danh bổng lộc, sống chết. Chính vì thế mà Gia Cát Lượng khi muốn xin thêm tuổi thọ phải đặt 7* 7 = 49 ngọn đèn theo 7 phương vị khác nhau của chòm Bắc Đẩu Thất Tinh, trong đó ngọn đèn bổn mệnh đặt ngay tại vị trí của sao Thiên Quyền của chòm Bắc Đẩu Thất Tinh.

Và chòm Bắc Đẩu Thất Tinh này cùng các thần khác đựơc cai quản bởi thần Thái Ất. Thái Ất đứng ngay giữa sao Bắc Thần và chòm Bắc Đẩu, nó thay trời đứng đầu 16 thần. Nắm ngôi vị chủ tể.

Khi Thái Ất bị xung với Thái Tuế, Thái Tuế tượng là Vua dưới hạ giới. Vua bị xung với Thái Ất thì chắc chắn là không có gì tốt đẹp, thường là băng vong , và cứ khi nào Thái Ất xung Thái Tuế là có sao chổi ( bất kể lớn nhỏ ) phạm vào địa phận của toà Tử Vi Viên. Lịch sử ghi chép rất rõ ràng : Năm thứ 8 đời Lữ Hậu, sao chổi rất lớn hiện ra đi vào địa phận toà Tử Vi Viên, chạy sát sang toà Thái Vi , Lữ Hậu nói : " Đó là điềm vì ta ". Tháng 8 năm đó Lữ Hậu băng. Và còn nhiều nhiều nữa mà các bạn có thể tìm đọc trong chính sử.

Bàn về các Đại Tướng, Tham Tướng Chủ và Khách. Đại Tham Tướng Chủ an theo Chủ Mục , Đại Tham Tướng Khách an theo Khách Mục. Bất cứ 1 trong 4 tướng này mà vào trung cung ( lưu ý : 4 vị tướng này không hề có trên bầu trời, họ đặt ra với mục đích sâu xa nhất là dùng binh.) , tức là 4 Tướng phạm vào địa phận của sao Bắc Thần. Bắc Thần là Thượng Đế chí tôn , cho nên bất cứ Tướng nào phạm vào thì đó đều là điềm không hay, nếu Toán lại không hoà thì tối hung. Cho nên khi hành quân , cứ thấy Đại Tướng Chủ Khách mà vào trung cung là Toán Chủ Khách không tính và án binh bất động ( nên nhớ là dùng binh phải xem KỂ GIỜ ).

Kể Đại Tướng là an theo Kể Thần, nó đo độ số u minh của Thái Ất... nhưng U Minh là cái gì?? Trong TH cả Toán Chủ và Khách đều không hoà, việc ra quân bất lợi thì phải xem đến Kể Đại Tướng... Kế Đại Tướng không ép, cách, Toán Kể hoà, Cửa Kể đủ thì mai phục chờ tiến binh sẽ lợi cho chủ, ngược lại thì nên án binh bất động.

Định Đại Tướng được an từ Định Mục nó đóng vai trò trợ giúp cho Thái Tuế ( Định Mục an dựa vào Thần Hợp).

Trong môn Thái Ất có một thần tối cao đó là thần Ngũ Phúc. Ngũ Phúc chính là chòm Tiểu Hùng gồm 5 sao , trong đó sao Bắc Thần đứng đầu. Ngũ Phúc đi đến đâu thì giáng phúc đến đấy.... chỉ trừ hai cung Dần Mão là nơi hãm địa. Ngũ Phúc vào trung cung thì giáng phúc cho bốn phương, dù có chiến tranh cũng ít thiệt hại, chết người. Do Ngũ Phúc là Bắc Thần tối cao cho nên quyền giải hạn của nó rất lớn , Thái Tuế xung Thái Ất nhưng có Ngũ Phúc thì tai hoạ không còn. Đại Du hành sát đến đâu, nơi đấy binh lửa rợp trời, nếu có Ngũ Phúc tai hoạ giảm đi một nửa.

Mỗi năm cầm quyển lịch vạn niên lên, điều đầu tiên mà hàng triệu hàng tỷ người chúng ta xem chắc chắn là rà tìm xem năm nay chúng ta bị hạn sao gì chiếu. Theo kiến thức ít ỏi của tôi thì sách Lịch Vạn Niên đưa ra 9 sao hạn : Thái Dương, Thái Âm, La Hầu, Kế Đô, Thổ Tú, Mộc Đức, Hoả Đức, Thuỷ Diệu và Thái Bạch.

Những sao trên các sách Lịch Vạn Niên đưa ra có sao xấu, sao tốt, tốt cho nữ, xấu cho nam hay ngược lại và cách cúng hoá giải. Nhưng thật sự có đúng là như vậy không? Nguyên nhân từ đâu mà có những sao này?

Để đi sâu phân tích về 9 sao hạn này chúng ta cần biết về Thiên Văn, tính chất của nó. Thực tế ra thì những gì mà Lịch Vạn Niên nói về 9 sao này quả thật là một mớ hổ lốn, chẳng đâu vào đâu, chỉ để lường gạt mà thôi. Họ không hiểu gì về những kiến thức của Phương Đông ngày xưa.

Bài viết này xin phân tích lần lượt 9 tinh đẩu trên, nó là sao nào trên bầu trời, ảnh hưởng ra sao theo 2 quan niệm Cổ điển và Hiện đại nhằm cung cấp một cái nhìn đúng đắn về 9 tinh đẩu này.

Quan sát Thiên Văn từ xa xưa, ông cha ta đã để ý đến 7 tinh đẩu sáng nhất mà chúng ta nhìn thấy trên bầu trời là Mặt Trời, Mặt Trăng, và 5 hành tinh Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ. 7 tinh đẩu này được gọi là Thất Đại Diệu và người xưa tin rằng cai quản nó là 7 vị Tinh Quân , có quyền năng rất lớn và ảnh hưởng cực mạnh lên số phận con người.

THÁI DƯƠNG

Thái Dương là Mặt Trời là tinh hoa của ban ngày, là tinh hoa của tạo hoá, ban phát sư sống cho muôn loài, được cai quản bởi Thái Dương Đế Quân, ngự tại cung Quang Minh, cầm đầu trong Thất Đại Diệu. Không một ai là không được hưởng ân huệ của Thái Dương. Chính vì thế mà hạn đến sao Thái Dương là hạn rất tốt nhưng sách Lịch Vạn Niên lại nói tốt cho nam mà xấu cho nữ... thật là vô lý quá.

Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh, sự ảnh hưởng của Mặt Trời lên con người chúng ta là lớn nhất trong tất cả các tinh đầu. Khi Mặt Trời vào chu kỳ hoạt động mạnh thì chúng ta được tác dụng rất tích cực của nó , các nhà khoa học còn chứng minh được rõ ràng, những nhà khoa học tài năng của thế kỷ 20 này đều được sinh ra vào đúng chu kỳ hoạt động mạnh của Mặt Trời.

Đó là hiện đại, còn ngày xưa chưa có khoa học như thời nay cho nên họ mới tin là Thái Dương Đế Quân chiếu Mệnh thì rất may mắn và phải cúng để giải hạn. Thực tế ra Mặt Trời tác động lên chúng ta là bằng Lực Hấp dẫn và Từ Trường của nó, có cầu cúng thì Định Luật Newton cũng vẫn thế, chẳng giải quyết được gì.

THÁI ÂM

Thái Âm là Mặt Trăng , là tinh hoa của ban đêm, được cai quản bởi Thái Âm thần quân ngự tại cung Quảng Hàn. Thái Âm ban phát ân huệ của nó cho mọi người , người xưa tin rằng Thái Âm tượng cho người mẹ , là sự dịu dàng, phú quý. Hạn đến sao Thái Âm là rất tốt... hic thế nhưng sách Lịch Vạn Niên lại nói tốt cho nam không tốt cho nữ... thật tôi chẳng thể hiểu được.

Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh, ảnh hưởng về lực hấp dẫn của Mặt Trăng lên chúng ta chỉ đứng sau Mặt Trời , về Từ Trường chỉ thua Mặt Trời và Mộc Tinh. Người xưa thì tin rằng, Thái Âm mang lại sự quyền quý cao sang , và khoa học hiện đại cũng chỉ ra sự ảnh hưởng của Thái Âm lên mỗi chúng ta. Và Lực Hấp Dẫn hay Từ Trường của nó dù có cầu cúng thì nó vẫn được tính bằng Định luật của Newton và các phương trình của Maxwell... như vậy cầu cúng để làm gi?????

MỘC ĐỨC

Mộc Đức chính là sao Mộc , sách xưa gọi là Đông Chấn Cửu Khí Mộc Đức tinh quân. Vượng ở hướng chính đông, là Tuế Quân, đứng đầu cai quản các thần. Người Phương Đông xưa cũng đã tin tưởng rằng Thái Tuế ảnh hưởng cực mạnh lên con người, ảnh hưởng này có cả tốt và xấu. Người Phương Tây thì tin rằng sao Mộc là nơi ngự của thần Jupiter ( Goethe) vị thần tối cao của các thần, thần sấm sét đầy quyền năng. Chính vì thế mà hạn đến sao Mộc Đức thì có cả tốt và xấu.

THỔ TÚ

Thổ Tú chính là sao Thổ , sách xưa gọi là Trung Ương Nhất Khí Thổ Tú tinh quân. Phương Đông nghiên cứu thấy nó chuyển động rất chậm chạp cho nên tin rằng nó là thần của Thiên Đế đi tuần vòng quanh để kiểm tra công việc của các thần. Cho nên hạn đến sao này là sao xấu vì gặp THANH TRA có vui vẻ bao giờ Posted Image... ngay ở Phương Tây họ cũng gán sao Thổ là nơi ngự trị của thần Saturn ( cha của Jupiter, bị con lật đổ) tưởng trưng cho sự già nua chết chóc. Như vậy hạn đến sao này đa phần là xấu , khoa học hiện đại cũng khẳng định sao Thổ làm triết giảm ảnh hưởng của Mộc Tinh lên Trái Đất.

THUỶ DIỆU

Thuỷ Diệu chính là sao Thuỷ, sách xưa gọi là Bắc Khảm Lục Khí Thuỷ Diệu Tinh Quân. Sao này chuyển động rất nhanh, cho nên phương Tây gán nó cho thần Mercury , thần truyền tin, buôn bán và lường gạt. Còn Phương Đông dựa vào đó để an sao Thiên Mã. Chính vì thế hạn đến sao này chủ yếu thiên về kinh doanh buôn bán, nhưng cẩn thận bị lừa, nói chung là tốt có xấu có.

HOẢ ĐỨC

Hoả Đức chính là sao Hoả, sách xưa gọi là Nam Ly Thất Khí Hoả Đức Tinh Quân. Sao này ở Châu Âu tượng trưng cho thần chiến tranh, còn Phương Đông ta thì đó là thần Huỳnh Hoặc. Ảnh hưởng của nó là xấu, hạn đến sao Hoả Đức là hạn sự việc bất ngờ đến, nhưng kết quả không rõ ràng, tốt không ra tốt, xấu kh6ng ra xấu ( do sự nhập nhằng của Huỳnh Hoặc )

THÁI BẠCH

Thái Bạch chính là sao Kim , sách xưa gọi là Tây Đoài Ngũ Khí Thái Bạch Kim Tinh hoặc là Trường Canh Tinh, do sao này mãi đến gần sáng mới tắt, sáng một mình khi những sao khác đã tắt. Từ quan sát đó mà người xưa tin rằng Thái Bạch tượng cho sự cô độc, là tài tinh quyền tinh. Hạn đến sao Thái Bạch là chủ sự việc kéo dài nhưng rồi cũng thành công, và đặc điểm nổi bật của nó là cô độc.

LA HẦU - KẾ ĐÔ

Hai sao này là hai sao không có thực trên bầu trời. Nó xuất phát từ việc quan sát Nhật Thực, Nguyệt Thực. Người xưa không thể giải thích về hai hiện tượng này cho nên họ nghĩ Mặt Trời Mặt Trăng bị ăn mất và rất sợ hãi. Tại Ấn Độ họ tin rằng có hai vị ác thần đã che mất Mặt Trời Mặt Trăng , vị thần che mất Mặt Trời là Rahu và che Mặt Trăng là Kethu.

Sau này sự du nhập của Phạn Lịch vào Trung Hoa, tên được hán hoá thành ra La Hầu và Kế Đô. La Hầu tối hung cho Nam vì nó che mất Mặt Trời, Kế Đô tối hung cho Nữ vì nó che mất Mặt Trăng. Cho nên hai vị tinh đẩu này tuy không có thật nhưng cũng được xếp ngang hàng với 7 vị Tinh Quân ở trên thành Cửu Đại Diệu.

Hạn đến sao này là xấu, nhưng thực tế ra nó chẳng có ảnh hưởng gì đến chúng ta cả. Một sự lo lắng thừa.

Bài này tôi có gắng trình bày dễ hiểu, không dám đả kích ai, chỉ mong đem lại một cái nhìn khoa học hơn về 9 vị sao hạn này, giúp chúng ta bớt lo lắng để tập trung vào việc khác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích từ tác giả KARAJAN:

1. Thái Ất Nhật Kể nhập cục:

1.1Dẫn Nhập:

Phép xem Nhật Kể tức là tính toán số ngày tích lại đến ngày sinh để vào cục.

Sách Tàu họ chép Nhật Kể có mốc tính là vào ngày mồng 1 tháng Giáp Tý năm thứ nhất niên hiệu Cảnh Bình ( đời Tống Phế Đế Lưu Huệ (423-424)), nhằm ngày

19/2 năm 423 sau Công Nguyên - Dương Lịch.

Còn Thái Ất Thần Kinh chép là sau Đông Chí chọn ngày Giáp Tý gần nhất để làm mốc tính.

Thực tế ra phép Thái Ất là phép đếm rồi chia lấy số dư gọi là TOÁN, đếm thì phải có MỐC để đếm giống như Vật Lý phải có Hệ Quy Chiếu.

Tôi chọn theo Thái Ất Thần Kinh, sau này tôi sẽ chứng minh hai cách tính trên là gần như là như nhau bằng Đồng Dư thức và Lịch Pháp.

Còn một vấn đề nữa là sách Tàu họ ghi sau Hạ Chí đến trước Đông Chí thì dùng Cục Âm. Từ Đông Chí sang đầu Hạ Chí thì dùng Cục Dương cho Nhật Kể.

Thái Ất Thần Kinh chép ngoài Thời Kể thì không dùng Cục Âm cho các Kể khác. ( Chỉ có một ngoại lệ duy nhất là dùng Nhật Kể để xem ngày ra quân thì có chia ra Độn Âm Cục và Độn Dương Cục).

Về Thiên Văn và Khí Hậu thì bắt đầu từ Đông Chí đến đầu Hạ Chí khí dương bắt đầu sinh và phát triển đến cực thịnh. Hạ Chí đến đầu Đông Chí thì khí Âm bắt đầu hình thành và phát triển đến cực thịnh. Cho nên mới có cái lý chia ra xen hai kiểu Độn Cục Âm hay Dương như trên.

Riêng về cái này, tôi không dám bảo ai đúng ai sai, chỉ xin lần lượt trình bày cả hai cách để mọi người cùng suy nghĩ, tự đoán cho mình xem cái nào đúng hơn.

1.2 Cách tính:

Cách tính như sau từ sau tiết Đông Chí của năm trước đó chọn ngày Giáp Tý gần nhất để làm mốc tính. Đếm từ ngày Giáp Tý đó đến NGÀY SINH của mình được bao nhiêu ngày gọi là số TÍCH NHẬT.

Ví dụ:

Nam sinh ngày 17 tháng 1 năm 1980 ( Âm Lịch) - Bát Tự sẽ là :

Canh Thân Mậu Dần N.Ất Hợi Đinh Hợi

+Đổi ra Dương Lịch là ngày 3 tháng 3 năm 1980.

+Ta thấy ngày ĐÔNG CHÍ gần nhất trước ngày 3/3 năm 1980 là ngày 22 tháng 12 năm 1979. Từ ngày Đông Chí này ta tìm ngày Giáp Tý gần nhất là ngày 23/12 năm 1979.

+Như vậy ngày 23/12 năm 1979 là mốc để tính Tích Nhật.

Ta tính từ ngày 23/12 đến ngày 3/3 thì có tất cả là 72 ngày. Như vậy TÍCH NHẬT là 72.

+Lấy TÍCH NHẬT chia cho 72, số thành cộng với 1 là số Nguyên, số dư là số Cục.

Như trường hợp trên, 72 chia 72 được 0 dư 72 -> như vậy là vào cục 72 - Nguyên thứ nhất.

TÍCH NHẬT là nòng cốt của phép Nhật kể để an các sao trong Quẻ Ất, phải tính rất cẩn thận, nếu sai coi như toàn bộ sai.

Một lá số Thái Ất bao gồm 16 cung: có 12 cung Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất , Hợi và thêm 4 cung Càn nằm chen giữa Tuất và Hợi, Cấn nằm giữa Sửu và Dần. Tốn nằm giữa Thìn và Tỵ, Khôn nằm giữa Mùi và Thân.

Bốn cung Càn, Cấn, Tốn , Khôn chính là bốn góc của Lá Số Thái Ất. Trên 16 cung này lần lượt ghi tên 16 Thần của môn Thái Ất ( tên của 16 Thần, cũng như vị trí đóng xin xem Hình Vẽ).

16 cung này được chia ra làm các cung Chính Thần vị và các cung Gián Thần vị.

Chính Thần Vị gốm 8 cung : CÀN được phối số 1, NGỌ ( ứng quẻ LY) được phối số 2, CẤN được phối số 3, MÃO ( ứng quẻ CHẤN) được phối số 4, cung chính giữa được phối số 5, cung DẬU ( ứng quẻ ĐOÀI) được phối số 6, cung KHÔN được phối số 7, cung TÝ ( ứng quẻ KHẢM) được phối số 8, cung TỐN được phối số 9. ( Xin xem thêm hình vẽ)

Các cung Chính Thần Vị cần phải nhớ kỹ đó là các cung nào và được phối với con số nào.

Gián Thần Vị gồm các cung Dần, Thìn, Tỵ, Mùi, Thân, Tuất, Hợi và Sửu. Các cung Gián Thần Vị không được phối với số nào cả.Một lá số Thái Ất bao gồm 16 cung: có 12 cung Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất , Hợi và thêm 4 cung Càn nằm chen giữa Tuất và Hợi, Cấn nằm giữa Sửu và Dần. Tốn nằm giữa Thìn và Tỵ, Khôn nằm giữa Mùi và Thân.

Bốn cung Càn, Cấn, Tốn , Khôn chính là bốn góc của Lá Số Thái Ất. Trên 16 cung này lần lượt ghi tên 16 Thần của môn Thái Ất ( tên của 16 Thần, cũng như vị trí đóng xin xem Hình Vẽ).

16 cung này được chia ra làm các cung Chính Thần vị và các cung Gián Thần vị.

Chính Thần Vị gốm 8 cung : CÀN được phối số 1, NGỌ ( ứng quẻ LY) được phối số 2, CẤN được phối số 3, MÃO ( ứng quẻ CHẤN) được phối số 4, cung chính giữa được phối số 5, cung DẬU ( ứng quẻ ĐOÀI) được phối số 6, cung KHÔN được phối số 7, cung TÝ ( ứng quẻ KHẢM) được phối số 8, cung TỐN được phối số 9. ( Xin xem thêm hình vẽ)

Các cung Chính Thần Vị cần phải nhớ kỹ đó là các cung nào và được phối với con số nào.

Gián Thần Vị gồm các cung Dần, Thìn, Tỵ, Mùi, Thân, Tuất, Hợi và Sửu. Các cung Gián Thần Vị không được phối với số nào cả.

Bốn cung Chính Thần Vị là CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN có tình thông thần:

+Cung CÀN thông thần với hai cung kẹp hai bên là cung Tuất và cung Hợi

+Cung KHÔN thông thần với hai cung Mùi và Thân

+Cung CẤN thông thần với hai cung Dần và Sửu

+Cung TỐN thông thần với hai cung Tỵ và Thìn.

Thế nào là THÔNG THẦN? Nó có nghĩa là bốn cung CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN thông với các cung đã kể trên, sau này ví dụ Mệnh an tại cung THÂN hay cung MÙI thì phải xem cả các Sao đóng tại cung KHÔN vì đó là cung Thông Thần của bản Mệnh, quan trọng như các sao Tọa Thủ trong mệnh không kém tý nào cả.

Hay ví dụ như cung xung chiếu của cung Dần là cung Thân không chưa đủ mà nó chính là hai cung THÂN + KHÔN.

Xin mọi người lưu ý kỹ, việc về các cung Thông Thần rất dễ thiếu sót khi xem lá số và dể sai vì Tam Hợp và Xung Chiếu nó hơi khác so với Tử Vi.

Trong môn Thái Ất không xét đến cung Nhị Hợp.

Sau khi đã hình dung rõ ràng về hình ảnh một Lá Số Thái Ất như thế nào, xung chiếu, tam hợp chiếu và đặc biệt là khái niệm về các cung Thông Thần, chúng ta mới có thể đi vào an các sao của Thái Ất và bắt đầu luận đo

Phép an cung Mệnh Thân:

Sau khi in ra Tứ Trụ của Giờ, Ngày Tháng Năm sinh, ta lấy CHI của Tháng Sinh trỏ lên CHI của Năm Sinh đếm theo chiều THUẬN đến CHI của Giờ Sinh, dừng lại ở đâu thì an cung Mệnh tại đó, khi đếm bỏ qua 4 cung CÀN CẤN TỐN KHÔN không kể.

Ví dụ như Lá Số đã nói ở trên (17 tháng 1 năm Canh Thân, giờ Hợi)

đổi ra Tứ Trụ sẽ là :

Canh Thân Mậu Dần N.Ất Hợi Đinh Hợi

Lấy CHI của Tháng Sinh là DẦN để lên cung THÂN ( CHI của Năm Sinh). Từ cung Thân kể là DẦN, đếm theo chiều thuận Dần ở cung Thân, Mão ở cung Dậu, Thìn ở cung Tuất, Tỵ ở cung Hợi ( bỏ qua cung CÀN), Ngọ ở cung Tý, Mùi ở cung Sửu, Thân ở cung Dần ( bỏ qua cung CẤN), Dậu ở cung Mão, Tuất ở cung Thìn, Hợi ở cung Tỵ (bỏ qua cung TỐN)-> Mệnh an tại cung TỴ.

Sau đó lần lượt Dương Nam, Âm Nữ theo chiều thuận; Âm Nam Dương Nữ theo chiều nghịch lần lượt an 12 cung ( cũng bỏ qua 4 cung CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN không tính).

1.Mệnh

2.Huynh Đệ

3.Phu Thê

4.Tử Tức

5.Tài Bạch

6.Điền Trạch

7.Quan Lộc

8.Nô Bộc

9.Tật Ách

10.Phúc Đức

11.Tướng mạo

12.Phụ Mẫu

Cung an THÂN được an như sau:

Xem NGÀY SINH có CHI gì thì an cung THÂN vào cung có ĐỊA CHI tương ứng trong Lá Số Thái Ất.

Ví dụ như Lá Số trên sinh ngày Ất Hợi cho nên cung An THÂN an ở cung Hợi.

Khác với Tử Vi, cung an THÂN trong môn Thái Ất có thể an tại bất kỳ 1 trong 12 cung.

Phép an sao Thái Ất:

Thái Ất hành 3 ngày thì qua một cung, lần lượt qua 8 cung Chính Thần Vị , tổng là 24 ngày thì hết một chu trình.

Sao Thái Ất được an như sau:

+Lấy TÍCH NHẬT chia cho 24 lấy SỐ DƯ

+SỐ DƯ này là Số Bị Chia đem chia cho 3, ta thu được Thương Số và Số Dư.

+Bắt đầu khởi từ cung CÀN ( cho Dương Cục) chuyển theo chiều thuận và từ cung TỐN ( cho Âm Cục) chuyển theo chiều ngược, lần lượt đi qua các cung CHÍNH THẦN VỊ theo đúng thứ tự số phối của các cung CHÍNH THẦN, không vào cung GIỮA, mổi cung kể 1 lần, đếm đến THƯƠNG SỐ + 1 thì dừng lại và an sao Thái Ất ở đó.

Ví dụ

TÍCH NHẬT 12.

+12 / 24 được 0 dư 12

+Số dư 12 chia 3 được 4 dư 0

Như vậy là Thái Ất đã đi qua 4 cung trong tổng số 8 cung Chính Thần ( chưa hết 1 chu kỳ) và đang ở cung thứ 4 được 3 ngày ( tức ngày cuối cùng). Ta khởi từ cung CÀN ( vì được phối số 1), sau đó đếm đến cung NGỌ ( phối số 2), cung CẤN ( phối số 3) cung CHẤN ( phối số 4) -> an Thái Ất ở cung CHẤN ( tức cung Mão). cho Dương Cục

Nếu là Âm Cục chúng ta khởi từ cung TỐN ( phối số 9 ) đếm ngược lại cung có số 8 là cung TÝ, cung có số 7 là cung KHÔN, cung có số 6 là cung DẬU -> đã đi được 4 cung vậy Thái Ất an tại DẬU.

Ví dụ 2

TÍCH NHẬT 31

+Lấy 31 chia 24 được 1 dư 7

+Lấy 7 chia 3 được 2 dư 1

như vậy Thái Ất đã đi hết 1 Chu Kỳ 24 ngày và đang ở ngày thứ 7 của Chu kỳ thứ 2.

7 chia 3 được 2 dư 1, như vậy Thái Ất đã ở cung 1 được 3 ngày, cung 2 củng 3 ngày và đang ở cung thứ 3 mới được 1 ngày ( còn 2 ngày nữa mới sang cung thứ 4).

Dương Cục : cung thứ nhất là cung CÀN, cung 2 là cung NGỌ -> như vậy Thái Ất đang ở cung CẤN được 1 ngày

Âm Cục: cung thứ nhất là cung TỐN, cung 2 là cung TÝ-> như vậy Thái Ất đang ở cung KHÔN được 1 ngày.

An sao Văn Xương ( hay còn gọi là THIÊN MỤC)

Văn Xương được an như sau:

+Tích Nhật chia cho 18 lấy số dư.

+Khởi từ cung Thân ( cho Dương Cục) hoặc cung Dần ( cho Âm Cục) chuyển xuôi 16 thần ( nghĩa là đi theo chiều xuôi lần lượt qua 16 cung) , nếu gặp Càn Khôn thì lưu 2 Toán ( cho Dương Cục) , gặp Cấn Tốn thì lưu 2 toán ( cho Âm Cục).

Ví dụ: Tích Nhật 82

+ 82 chia 18 được dư 10.

+Từ cung Thân bắt đầu đếm 1, Dậu là 2, Tuất là 3 , đến cung CÀN phải lưu 2 Toán cho nên đếm 4 và 5, Hợi là 6, Tý là 7, Sửu là 8, Cấn là 9, Dần là 10-> an Văn Xương tại cung DẤN

+Nếu là Âm Cục thì từ cung Dần đếm là 1, Mão là 2, Thìn là 3, TỐN phải lưu hai Toán cho nên đếm 4 và 5, Tỵ là 6, Ngọ là 7, Mùi là 8 , Khôn là 9, Thân là 10 -> an Văn Xương tại THÂN

An sao Kể Thần ( hay còn gọi là Văn Kể hoặc Kể Mục)

Kể Thần được an như sau:

+Tích Nhật chia cho 12 lấy số dư.

+Khởi cung Dần ( cho Dương Cục), cung Thân ( cho Âm Cục) lần lượt đi theo chiều nghịch qua 12 cung ( bỏ 4 cung Càn Khôn Cấn Tốn), đi hết số dư dừng lại thì an Kể Thần.

Ví dụ: Tích Nhật 82 ( như trên)

+82 chia 12 dư 10

+Khởi từ cung Dần kể là 1, đếm theo chiều nghịch đến Sửu là 2, Tý là 3, Hợi là 4, Tuất là 5, Dậu là 6, Thân là 7, Mùi là 8, Ngọ là 9, Tỵ là 10 -> an Kể Thần tại Tỵ.

+Nếu là Âm Cục khởi từ cung Thân là 1, đếm theo chiều nghịch đến Mùi là 2, Ngọ là 3, Tỵ là 4, Thìn là 5, Mão là 6, Dần là 7, Sửu là 8, Tý là 9 , Hợi là 10-> an Kể Thần tại Hợi

An sao Thủy Kích ( hay còn gọi là KHÁCH MỤC)

Sao Thủy Kích an dựa vào hai sao Văn Xương và Kể Thần.

+Tìm trên Lá số xem Văn Xương và Kể Thần ở cung nào.

+Từ cung có Kể Thần đếm theo chiều thuận đến cung có Văn Xương xem tất cả có bao nhiêu cung ( khi đếm phải tính luôn cả 4 cung Càn Khôn Cấn Tốn).

+Khởi từ cung Cấn đếm theo chiều thuận đến số cung đã tính ở bước 2, dừng lại ở đâu an Thủy Kích ( ở đó) -> dùng cho Dương Cục

+Khởi từ cung Thân đếm theo chiều nghịch đến số cung đã tính ở bước 2, dừng lại ở đâu an Thủy Kích ở đó -> dùng cho Âm Cục

Ví dụ : như trên Tích Nhật 82 , ta đã tìm được Văn Xương an ở cung Dấn. Và Kể Thần an ở cung Tỵ.

+Từ cung Tỵ đếm theo chiều thuận đến cung Dần thì có tất cả là 13 cung. Tỵ, Ngọ, Mùi, Khôn, Thân, Dậu, Tuất, Càn, Hợi, Tý, Sửu, Cấn, Dần.

+Từ cung Cấn chuyển theo chiều thuận 13 cung sẽ đến cung CÀN-> an Thủy Kích ở CÀN

Đối với Âm Cục ta cũng làm tương tự như trên, nhưng Thuỷ Kích khởi từ cung THÂN chuyển ngược.

An sao Kể Định ( hay còn gọi là Định Mục):

Muốn xác định Kể Định phải dựa vào Văn Xương, Thái Tuế và Thần Hợp:

+Sinh vào NGÀY nào thì an Thái Tuế tại cung có ĐỊA CHI tương ứng trong Lá Số.

+Tìm ngày NHỊ HỢP với NGÀY SINH và an vào cung đó Thần Hợp.

+Từ cung an Thần Hợp đếm theo chiều thuận đến cung an sao Văn Xương xem có bao nhiều cung ( khi đếm phải đếm luôn cả 4 cung CÀN KHÔN CẤN TỐN).

+Từ cung an Thái Tuế đếm đi theo chiều thuận bấy nhiêu cung như đã tính ở bước 2 , dừng lại ở đâu thì an Định Mục ở đấy.

Ví dụ : Tích Nhật 82 tức sinh ngày Ất Dậu

+An Thái Tuế tại Dậu

+Cung Nhị Hợp với cung Dậu là cung Thìn-> an Thần Hợp tại Thìn

+Như đã biết, Văn Xương an ở cung Thần.

+Từ cung Thìn đến cung Thân theo chiều thuận gồm có 7 cung

+Khởi từ cung Dậu theo chiều thuận 7 cung sẽ đến cung Cấn-> an Định Mục tại Cấn

Toán Chủ và hai sao Đại Tướng Chủ, Tham Tướng Chủ:

Đại Tướng Chủ và Tham Tướng Chủ là hai tướng phụ tá của Chủ Mục. Nó nắm quyền binh sinh sát trong nội phủ, cai quản binh quyền ở gần Vua.

Để an hai vị Tướng này phải tính Toán Chủ.

Toán Chủ được tính như sau:

+Xác định Thái Ất và Văn Xương đang ở các cung nào cung nào.

+Đi theo chiều thuận từ Văn Xương đến cung CHÍNH THẦN gần Thái Ất nhất, và cộng toàn bộ những chữ số được gán cho các cung CHÍNH THẦN ( xem ảnh lá số) lại, được bao nhiêu đó là Toán Chủ. Lưu ý nếu Văn Xương đứng ở cung CHÍNH THẦN thì chỉ tính cung Chính Thần, các cung Gián Thần bỏ qua. Nếu Văn Xương đứng ở cung GIÁN THẦN thì chỉ cung Gián Thần nơi Văn Xương đứng tính là 1 rồi cộng với các cung CHÍNH THẦN khác, các cung GIÁN THẦN còn lại cũng bỏ qua.

Ví dụ như trên ta tính được Thái Ất an ở Tốn, Văn Xương ở Thân

( Nhật Kể 72)

+Theo chiều thuận từ Văn Xương đến Thái Ất thì cung CHÍNH THẦN gần Thái Ất nhất là cung MÃO có biệt số là 4.

+Văn Xương ở Thân là cung GIÁN THẦN như vậy tính là 1, sau đó các cung CHÍNH THẦN còn lại từ THÂN -> MÃO là DẬU có biệt số 6, CÀN có biệt số 1, TÝ có biệt số 8 CẤN có biệt số 3.

+Cộng hết lại : 1 + 6 + 1 + 8 + 3 + 4 = 23.

Như vậy Toán Chủ là 23.

Sau khi tính được Toán Chủ nếu lớn hơn 10, 20, 30 thì bỏ chứ số hàng chục chỉ lấy chữ số hàng đơn vị. Xem chữ số này là số mấy thì an Đại Tướng Chủ vào cung có số tương ứng.

Ví dụ Toán chủ được 15 , bỏ số 1 đi còn lại số 5, số 5 là số của cung Giữa-> an Đại Tướng Chủ ở cung giữa.

Toán chủ được 27, bỏ đi số 2 còn lại số 7, số 7 là số của cung KHÔN-> an Đại Tướng Chủ ở KHÔN

Toán chủ được các số tròn chục như 10, 20, 30, 40 ,... thì bỏ chữ số hàng đơn vị mà lấy chữ số hàng chục.

Ví dụ Toán chủ được 10, bỏ số 0 đi còn lại số 1, số 1 là số của cung CÀN-> an Đại Tướng chủ ở cung CÀN

Sau khi an Đại Tướng Chủ, ta lấy số của cung an Đại Tướng Chủ nhân 3 lên, nếu lớn hơn 10 thì bỏ đi chữ số hàng chục, chỉ lấy chữ số hàng đơn vị, xem chữ số này ứng với cung nào thì an Tham Tướng Chủ vào cung đó.

Ví dụ Đại Tướng Chủ ở cung giữa mang số 5. Lấy 5 * 3 = 15, bỏ 1 còn số 5-> Tham Tướng Chủ cũng ở cung giữa.

Đại Tướng Chủ ở cung Khôn mang số 7. Lấy 7* 3= 21, bỏ số 2 còn số 1-> an Tham Tướng Chủ ở cung CÀN.

Toán Khách và hai Khách Tướng : Đại Tướng Khách, Tham Tướng Khách:

Toán Khách được xác định như sau:

+Xem trên bản đồ Thái Ất thấy Thuỷ Kích đóng ở cung nào, kể từ cung này theo chiều thuận, đếm đến cung CHÍNH THẦN gần Thái Ất nhất.

+Cộng toàn bộ những số ở các cung CHÍNH THẦN đã đi qua, bỏ qua các cung GIÁN THẦN, nếu Thuỷ Kích nằm tại cung Gián Thần thì chỉ tính cung Gián Thần này 1, các cung Gián Thần khác đều bỏ qua. Kết quả được bao nhiêu chính là Toán Khách.

Ví dụ:

Thuỷ Kích đóng tại cung Khôn, Thái Ất đóng tại cung Tốn. Theo chiều thuận ta thấy cung CHÍNH THẦN gần cung TỐN nhất là cung CHẤN ( Mão).

Thuỷ Kích đóng tại cung Chính Thần cho nên bỏ qua hết các cung Gián Thần, đi từ cung KHÔN đến cung CHẤN sẽ đi qua các cung CHÍNH THẦN sau ĐOÀI, CÀN, KHẢM, và CẤN. Cộng hết các số phối tại các cung Chính Thần lại ta được: 7+6+1+8+3+4=19-> Toán Khách là 19.

Cũng như trên nhưng nếu Thuỷ Kích nằm ở cung Mùi, thì do Mùi là cung Gián Thần nên tính thêm là 1, còn các cung Gián Thần khác đều bỏ qua hết, và chúng ta được Toán Khách là 20.

Sau khi tính được Toán Khách chúng ta an hai vị Khách Tướng là Đại Tướng Khách và Tham Tướng Khách.

Toán Khách nếu lớn hơn 10 thì bỏ chữ số hàng chục chỉ lấy chữ số hàng đơn vị. Nếu Toán Khách được các số tròn chục 10, 20, 30,... thì bỏ chữ số hàng đơn vị mà lấy chữ số hàng chục. Sau đó an Đại Tướng Khách vào cung Chính Thần có số tương ứng.

Ví dụ nhu trên ta tính được Toán Khách 19, bỏ 1 còn 9 như vậy Đại Tướng Khách an tại cung mang số 9 là cung TỐN.

Lấy số cung của cung an Đại Tướng Khách nhân 3, nếu lớn hơn 10 thì bỏ chữ số hàng chục chỉ lấy chữ số hàng đơn vị, an Tham Tướng Khách vào cung có số tương ứng vừa tính được.

Ví dụ ta thấy ở trên Khách Đại Tướng an ở cung 9, lấy 9 nhân 3 = 27, bỏ 2 còn 7-> an Tham Tướng Khách tại cung mang số 7 là cung KHÔN

Toán Kể - Kể Đại Tướng, Kể Tham Tướng:

Bắt đầu từ cung an Kể Thần đi theo chiều thuận đến cung CHÍNH THẦN gần Thái Ất nhất:

+Nếu Kể Thần đóng tại cung Chính Thần thì cộng tất cả các số gán cho các cung CHÍNH THẦN kể từ cung Kể Thần đóng đến cung Chính Thần gần Thái Ất nhất, các cung Gián Thần bỏ qua.

+Nếu Kể Thần đóng tại cung Gián Thần thì tính cung Gián Thần này là 1 , các cung Gián Thần khác bỏ qua và làm như bước trên.

Ví dụ: Thái Ất đóng tại cung CẤN, Kể Thần đóng tại cung Tuất.

+Theo chiều thuận thì cung Chính Thần gần Thái Ất nhất là cung KHẢM biệt số 8.

+Cung Tuất là cung Gián Thần, cho nên tính là 1, sau đó cung CÀN là Chính Thần được 1, cung Khảm được 8-> Toán kể là 1+1+8=10.

Khi tính được Toán Kể , nếu là các số tròn chục như 10,20,30,40 thì bỏ hàng đơn vị lấy hàng chục, nếu là số không tròn chục thì bỏ hàng chục lấy hàng đơn vị.

An Kể Đại Tướng và cung CHÍNH THẦN có biệt số tương ứng vừa tìm được ở bước trên.

Lấy biệt số cung Kể Đại Tướng nhân 3, nếu lớn hơn 10 thì bỏ đi hàng chục chỉ lấy hàng đơn vị, và an Kể Tham Tướng vào cung CHÍNH THẦN tương ứng với số vừa tìm được.

Ví dụ: + Ở trên ta tính Toán Kể la 10, như vậy bỏ 0 lấy 1, 1 là biệt số của cung CÀN-> an Kể Đại Tướng vào cung CÀN

+ Lấy 1*3 = 3, như vậy an Kể Tham Tướng vào cung có mang biệt số 3 là cung CẤN.

Toán Định - Định Đại Tướng - Định Tham Tướng:

Tìm Định Mục an tại cung nào, đếm theo chiều thuận đến cung CHÍNH THẦN gần Thái Ất nhất. Công toàn bộ biệt số của các cung CHÍNH THẦN vị khi đi qua, nếu Định Mục ở cung Gián Thần thì tính là 1, các cung Gián Thần khác bỏ qua, nếu Định Mục ở cung Chính Thần thì bỏ toàn bộ các cung Gián Thần không kể.

Ví dụ:

+Định Mục đóng tại cung Dần, Thái Ất đóng tại cung Khôn.

+Theo chiều thuận từ cung Dần thì cung CHÍNH THẦN gần Thái Ất nhất là cung Ngọ (LY) có số 2.

+Định Mục ở cung Gián Thần ( Dần) cho nên tính là 1, lần lượt đi qua Mão (Chấn) (3), TỐN (9) , NGỌ (LY) (2)-> Toán Định là 1+3+9+2=15

Tính Toán Định xong nếu lớn hơn 10 thì bỏ hàng chục chỉ dùng hàng đơn vị, nếu là số tròn chục thì bỏ hàng đơn vị mà lấy hàng chục. An Định Đại Tướng vào cung tương ứng với số vừa tìm được.

Lấy số cung của Định Đại Tướng nhân với 3, lớn hơn 10 thì chỉ dùng hàng đơn vị, bỏ hàng chục, an Định Tham Tướng vào cung tương ứng với số vừa tìm được.

NGŨ PHÚC:

Ngũ Phúc là đệ nhất phúc tinh, đi đến đâu nơi đấy không binh cách, có nó nơi Thân Mệnh thì Phúc, Lộc, Thọ, Khang Ning.

Ngũ Phúc ở trong tòa Tử Vi Viên, đi lần lượt qua 5 cung là CÀN, CẤN, TỐN, KHÔN và cung GIỮA. Mỗi cung lưu trú 45 ngày. Dùng 225 ngày để đi hết một chu kỳ

Muốn an sao Ngũ Phúc ta làm theo các bước sau đây:

+Tích Nhật cộng với doanh sai là 115.

+Lấy kết quả tìm được chia cho 225 , lấy số dư.

+Lấy số dư vừa tìm được chia 45, tìm Thương Số.

Thương số bằng 1 -> Ngũ Phúc ở cung CẤN

Thương số bằng 2 -> Ngũ Phúc ở cung TỐN

Thương số bằng 3 -> Ngũ Phúc ở cung KHÔN

Thương số bằng 4 -> Ngũ Phúc ở cung Giữa

Thương số bằng 5 hoặc 0 -> Ngũ Phúc ở cung CÀN

Ví dụ: Tích Nhật 255

+Lấy 255 + 115 = 370

+370=225 * 1 + 145-> Số dư của phép chia 370 cho 225 là 145

+Lấy 145 đem chia cho 45 được 3 dư 10.

+Thương số là 3-> Ngũ Phúc an tại cung KHÔN.

TAM CƠ ( hay là Quân Cơ, Thần Cơ, Dân Cơ)

Quân Cơ, Thần Cơ, Dân Cơ đi qua 12 cung ( Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi), không đóng tại 4 cung CÀN, KHÔN, CẤN , TỐN.

Quân Cơ khởi từ cung Ngọ, ở mỗi cung 30 ngày, mất 360 ngày để đi hết một chu kỳ. Thần Cơ khởi từ cung Ngọ, ở mỗi cung 3 ngày, mất 36 ngày để đi hết một chu kỳ. Dân Cơ ở cung Tuất, mỗi một cung ở một ngày, mất 12 ngày để đi hết một chu kỳ.

Đế an Tam Cơ, chúng ta làm một bước chung như sau: Lấy Tích Nhật thêm doanh sai 250.

+Với Quân Cơ: lấy số vừa tính được ở trên chia cho 360 lấy số dư. Đem số dư này chia cho 30 lấy Thương Số. Khởi từ cung Ngọ tính là 1, đếm theo chiều thuận đến (Thương Số + 1), dừng lại ở cung nào thì an sao Quân Cơ tại cung đó.

+Với Thần Cơ: lấy số Tích Nhật thêm 250, chia 36 lấy số dư. Đem số dư này chia cho 3 lấy Thương Số. Khởi từ cung Ngọ tính là 1, đếm theo chiều thuận đến (Thương Số + 1) , dừng lại ở cung nào thì an sao Thần Cơ tại cung đó.

+Với Dân Cơ: lấy Tích Nhật thêm 250, chia 12 lấy số dư, khởi từ cung Tuất là 1, đếm theo chiều thuận đến Số Dư, dừng lại ở cung nào thì an Dân Cơ ở cung đó. __________________

4 vị Thần hung : Tứ Thần, Thiên Ất, Địa Ất, Trực Phù:

+Bốn vị Thần hung này lần lượt đi qua 9 cung Chính Thần, Giáng Cung, Minh Đường, Ngọc Đường. Sách Thái Ất Thần Kinh chép : Giáng Cung ở cung Tỵ, Minh Đường ở cung Thân, Ngọc Đường ở cung Dần; sách của Tàu chép Giáng cung là cung 9 TỐN, Minh Đường là cung 1, Ngọc Đường là cung 7. Tôi chọn theo Thái Ất Thần Kinh.

+Bốn vị Thần Hung này hành qua 12 cung, mỗi cung ở 3 năm, như vậy cần 36 năm để đi hết một chu kỳ.

+Để an chính xác bốn vị Thần Hung chúng ta làm như sau:

.Các bạn nên viết ra tờ giấy theo thứ tự sau: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tỵ Thân Dần

.Lấy Tích Nhật chia cho 36 lấy số dư.

.Số dư đem chia cho 3 lấy Thương số và Dư số (2)

.Tứ Thần khởi từ cung 1 và đếm là 1, theo chiều thuận lần lượt đi qua các cung đã viết theo thứ tự như trên, đến (Thương số +1) dừng lại ở cung nào an Tứ Thần vào cung đó.

.Thiên Ất khởi cung 6, Địa Ất khởi cung 9, Trực Phù khởi cung 5 và cũng đếm hoàn toàn như vậy, hết vòng thì quay lại.

Ví dụ : Tích Nhật được 39

+Lấy 39 chia 36 dư 4

+3 chia 3 được 0 dư 3

+Như vậy Tứ Thần an ở cung 2, Thiên Ất ở cung 7, Địa Ất cung Tỵ, Trực Phù cung 6. __________________

Tiểu Du và Tiểu Du Thiên Mục:

Riêng trong phép Thái Ất Nhật Kể, Tiểu Du luôn đồng cung Thái Ất, và nó chính là Thái Ất.

Tiểu Du Thiên Mục cũng chính là Văn Xương, nhưng vị trí đứng thì khác:

+Tích Nhật chia 18 lấy số dư

+Khởi từ cung KHÔN đếm theo chiều thuận đến hết số dư, dừng lại ở đâu, an Tiểu Du Thiên Mục ở đó. (Khi qua CÀN hay KHÔN phải tính 2 lần).

Sau này khi luận về Mệnh, Tiểu Du Thiên Mục cũng chính là Văn Xương, có nó nhập miếu ở Mệnh, mà trong 4 Trụ chính , Thân Mệnh lại có thêm Văn Xương nữa là cách hai Văn Xương đi cùng nhau. Nếu cả hai sao này đều nhập miếu thì tài năng vượt trội hẳn người thường, học một biết mười, sau này là trụ đá của nhà nước. __________________

Ngoài những sao đã an ở trên, còn có một sao nữa là PHI PHÙ nó là ác thần, sao này chỉ có bảng liệt kê vị trí đứng của nó, chứ cách an ra sao thì không thấy nói đến ( tài liệu gốc bị mất mấy trang nói về cách an sao Phi Phù), cho nên bạn nó có điều kiện thì tìm bảng này ở trong Thái Ất Thần Kinh để tự an sao PHI PHÙ cho mình.

Như vậy sau khi an xong chúng ta thấy: Sao chủ là THÁI ẤT và TIỂU DU. Đi theo nó có tất cả 4 Mục ( 4 Mắt)

+ Văn Xương ( và Tiểu Du Thiên Mục) hay là Chủ Mục nó là phụ tướng của Thái Ất, soái lãnh binh quyền ở gần Vua. Theo hầu nó có Đại Tướng Chủ và Tham Tướng Chủ

+Kể Thần hay là Kể Mục là con rồng đuốc của Thái Ất, đo độ số của Thái Ất ở chốn U Minh, là thần hiệu lệnh truyền đạt ý chỉ của Trời. Nó dùng để trợ CHỦ, nắm quyền giám sát. Theo hầu nó có Kể Đại Tướng và Kể Tham Tướng.

+Thuỷ Kích hay là Khách Mục giữ vai trò khích bác bên ngoài, đến Thượng Đế cũng phải e dè. Là Hung Thần chủ tai hoạ binh đao hạn hán. Nắm giữ uy quyền sinh sát và huỷ diệt. Theo hầu nó có Đại Tướng Khách và Tham Tướng Khách.

+Kể Định hay là Định Mục là phụ tướng của Thái Tuế, đo lường độ số hiện tại của Thái Ất, nó nắm vai trò trợ khách. Theo hầu nó có Định Đại Tướng và Định Tham Tướng.

Như vậy Thái Ất là Vua thống cả bầu trời, đứng trước sao Bắc Thần thụ mệnh của Thiên Đế cai quản về thiên tai lũ lũt dịch bệnh..... liên quan đến nó có 4 MỤC, mỗi Mục chia nhau nắm giữ những phận sự khác nhau, tương hỗ hoặc tương phản nhau. Hoà thì CÁT mà không HOÀ thì hung. Cho nên thuật Thái Ất chú trọng nhất vào con TOÁN, Toán Hoà thì Cát, Toán không hoà thì Hung. Toán Hoà dầu có bị Yểm, Bách, Tù, Giam, Kích cũng ít tai nạn, Toán Không Hoà dầu Mệnh có quý thần cũng không bền lâu.

Ngũ Phúc là chòm sao Thiên Hoàng Đại Đế nằm trong Tử Vi Viên, chủ ban ân, giáng phúc. Nơi nào gặp Thuỷ Kích hay Đại Du hình sát nếu có Ngũ Phúc thì tai ương bay sang phương đối xung. Mệnh Thân có nó chủ Phúc Lộc Thọ Khang Ninh.

Quân Cơ nằm gần sao Bắc Thần trong Toàn Tử Vi Viên ( trong Quân Cơ có sao Tử Vi của chòm Tiểu Hùng) chủ phúc đức, quyền hành, phú quý. Thân Mệnh, hay 4 trụ chính có nó là tối quý.

Thần Cơ nằm trong toà Thái Vi Viên, chủ về phúc đức, thông minh, tài năng an bang định quốc. Nhập miếu ở Mệnh Thân hay bốn trụ chính là quan đến Tam Công.

Dân Cơ nằm trong toàn Thiên Thị Viên, có nó ở Mệnh Thân hay 4 trụ chính tuy không làm quan Thanh Hiển xong cũng là phú gia địch quốc ít ai bì. Cung Tài Bạch có Dân Cơ là tối quý.

Sau đây tôi chấm dứt về phần an sao. Bắt đầu từ lần sau xin nói về thế thức Yếm, Tù Bách Cách, về con Toán của Thái Ất.

Hy vọng khi đọc xong các bạn đã có thể tự an cho mình một Lá Số Thái Ất __________________

Thái Ất và các thể thức biến hóa:

Thần Thái Ất động không ngừng, cứ 3 đơn vị thời gian rời 1 cung, hành 1 chu kỳ hết 24 đơn vị thời gian. Trong quá trình di chuyển tất không thể không gặp các cách sau đây:

YẾM:

+ Thủy Kích cùng cung Thái Ất gọi là Yểm. Gặp Thái Tuế thì cha con dễ ly tán hoặc bất hòa không ở chung với nhau. Hạn Dương Cửu mà gặp thì nhà dễ bị trộm cắp hoặc có việc liên quan đến pháp luật hình ngục.

+ Nếu trong lá số bị Yểm thì khi hạn đến cung đó nếu rơi vào lúc tuổi trẻ sẽ bị nhọt sảy, khó nuôi, đời sống cực khổ, rượu chè. Rơi vào lúc trung tuần (từ ngoài 40) thì phá tán sản nghiệp, lúc tuổi già thì bệnh tật ốm đau nặng.

KÍCH:

+Thủy Kích ở trước cung Thái Ất là Ngoại Kích, Thủy Kích ở sau cung Thái Ất là Nội Kích.

+Nếu Thủy Kích nằm ở cung CHÍNH THẦN và cách Thái Ất 1 cung GIÁN THẦN thì gọi là CUNG KÍCH.

+Nếu Thủy Kích nằm ở cung GIÁN THẦN và sát ngay cung Thái Ất thì gọi là THỜI KÍCH.

+Thái Tuế mà gặp thì gia đạo xảy ra lục đục, nhà cửa đất đai bị cháy, bị mất cắp.

+Số hạn mà gặp thì quan chức mất hết, tính mạng nguy, bệnh tật liên miên.

+Cung Kích tai nạn đến chậm, Thời Kích tai nạn đến nhanh.

BÁCH

+Thủy Kích cùng 8 Tướng ở trước hay sau Thái Ất gọi là BÁCH.

+Thái Tuế mà gặp tai họa đều phát. Hạn gặp thì tổ nghiệp tan tành, phá gia bại sản.

CÁCH

+Thủy Kích ở cung Xung chiếu với Thái Ất gọi là CÁCH, Thủy Kích cùng với 4 Tham Tướng ở cung xung chiếu với Thái Ất cũng gọi là CÁCH.

+Thân, Mệnh bị Cách là có họa lớn. HẠN mà gặp tai họa hình ngục đếu phát. Nếu Thủy Kích lại cùng Thái Tuế xung Thái Ất thì thê thiếp không vẹn toàn.

+Người già mà gặp hạn này tất phải đoán là hạn chết.

+Tám Tướng cùng Văn Xương hoặc chỉ Tám Tướng cùng cung Thái Ất gọi là TÙ.

+Hạn Dương Cửu mà gặp nếu lại ở 4 cung Tý Ngọ Mão Dậu, Tốn, Càn thì tất phát bệnh điên cuồng loạn trí.

+Hạn Bách Lục mà gặp cùng Thái Tuế, Toán lại không hòa tất tật bệnh kinh quái, hại vợ hại con.

TÍNH

+Văn Xương cùng Thái Ất cùng cung gọi là TÍNH ( Chặn). Hai tướng Khách cùng cung Văn Xương, hoặc hai Tướng Chủ gọi là Khách chặn chủ, hai tướng Chủ ở cùng cung Thủy Kích hoặc hai Tướng Khách gọi là Chủ chặn Khách.

+Ngày giờ mà gặp lục thân không hòa, gia đình bất an.

+Số hạn mà gặp nếu rơi vào cung Mệnh là hạn chết, rơi cung Cha Mẹ là mất cha mẹ, vào cung Thê Thiếp mà mất vợ mất chồng, vào cung Quan là mất quyền.

ĐỐI

+THái Ất và Văn Xương đối nhau gọi là ĐỐI, Khách Chủ 4 Tướng mà đối cung Thái Ất cũng là ĐỐI

+Thủy Kích đối cung Văn Xương gọi là GIAM.

+Hạn mà gặp nếu Toán không hòa thì bệnh nặng, có khi mạng vong. __________________

TOÁN HOÀ - TOÁN KHÔNG HOÀ :

Trong môn Thái Ất Nhật Kể, Toán tuy không đóng vai trò quan trọng sống còn như trong Thái Ất thời kể, nhưng không thể xem thường nó được.

Mệnh Thân rất tốt nhưng Toán không hoà, hạn đến các cung có Yểm, Kích, Cách, Bách thì hoạ đến thân, quan chức mất hết, có khi vong mạng.

Toán hoà, Mệnh Thân tốt dù có bị Yểm Kích Cách Bách cũng là tai nạn nhỏ dễ tránh.

1. Toán như đã trình bày từ trước gồm Toán Chủ, Toán Kể, Toán Khánh và Toán Định. Để xem xét HOÀ hay không HOÀ cần phải để ý bốn Mục : Chủ Mục ( Văn Xương) cho Toán Chủ, Kể Mục (Kể Thần) cho Toán Kể, Khách Mục ( Thuỷ Kích) cho Toán Khách, Định Mục cho Toán Định.

+Khi các MỤC đóng ở cung CHÍNH THẦN thì ta gọi là các MỤC đóng ở cung Dương, đóng ở các cung GIÁN THẦN thì ta gọi là các MỤC đóng ở cung Âm.

+Chủ Mục đóng tại cung Dương, Toán Chủ là số CHẴN; Chủ Mục đóng tại cung Âm, Toán Chủ được số LẺ thì ta gọi Toán Chủ HOÀ. Chủ Mục đóng tại cung Âm , Toán chủ được Chẵn; hay là Chủ Mục đóng tại cung Dương mà Toán Chủ được Lẻ thì ta gọi TOÁN CHỦ không HOÀ. Đối với Kể Mục, Khách Mục, Định Mục xét hoàn toàn tương tự như trên.

2. Sau khi đã xem xét hết 4 MỤC, thì xem đến Thái Ất. Thái Ất đóng cung Dương, Toán được Chẵn hay Thái Ất đóng cung Âm, Toán được Lẻ ta nói Toán Hoà, nếu không như thế thì là Toán Không Hoà. Lần lượt xét qua Toán Chủ, Toán Kể, Toán Khách, Toán Định để biết Hoà hay không Hoà

Toán nếu thoả mãn được cả 2 điều kiện trên là rất tốt, nếu chỉ thoả điều kiện 1 mà không thoả 2 thì vẫn coi là TOÁN HOÀ, điều kiện 1 bị vi phạm là Toán không HOÀ. Cho nên Điều Kiện 1 là quan trọng hơn điều kiện 2.

Khi Toán đã HOÀ, lại chia ra 3 loại: Thượng Hoà, Trung Hoà, Hạ Hoà

+Thượng Hoà là các Toán mang số 14, 18 : cả đời vinh hiển, làm quan cao, giàu có, đời sống phong thịnh, đất trời khánh hội.

+Trung Hoà là các Toán mang số 23,29,32,36: phúc lộc dày, tai nạn không gặp.

+Hạ Hoà là các Toán mang số 12,16,21,27,34,38: tài lộc đầy đủ, ít tai nạn

Được 3 loại Toán Hoà này thì dù có vận hạn xấu, cũng ít lo tai nạn, đổi hung hoá cát.

Khi Toán không HOÀ, ta chia ra xét những trường hợp sau:

+Toán được 13,19,31,37 gọi là toán tạp trùng dương. Gặp phải Toán này là người tẹp nhẹp, chậm chạp, gặp Vận Hạn xấu, hạn Dương Cửu, hạn Bách Lục chắc chắn gặp kiện cáo, hình ngục tù tội. Nếu không cũng phải gió cắn răng mà chết.

+Toán được 24,28 gọi là toán tạp trùng âm. Gặp phải Toán này là người phiêu lưu, gặp vận số xấu thì mất của, mất việc, nếu hạn quá xấu có thể mạng vong.

+Toán được 11,17 gọi là toán nội âm trùng dương. Gặp phải Toán này là người cuộc đời gặp nhiều trở ngại. Nếu bị Ép, Yếm tất phát cuồng, lâm vào hình ngục. Hạn Dương Cửu, Bách Lục tất không tránh khỏi tai hoạ.

+Toán được 33, 39 gọi là toán thuần dương. Gặp phải Toán này là người hung bạo. Gặp hạn Dương Cửu, Bách Lục tất tai nạn tổn hao điền sản của cải mạnh mẽ, nếu hạn quá xấu tất chết nơi tù ngục.

+Toán được 22, 26 gọi là toán thuần âm. Gặp phải Toán này là người quá nhu nhược, vận hạn xấu tất vướng vào tranh cãi, kiện tụng. Người nữ mà gặp là phường đa dâm, bất chính.

+Toán vô thiên: nghĩa là Toán được số từ 1 đến 9 ( chưa tròn chục) : khắc hại cha, lúc bé ở gần khiến cho cha phá sản, mất nghiệp.

+Toán vô địa: nghĩa là toán được 1-> 4; 11->14; 21->24; 31->34 ( chữ số hàng đơn vị nhỏ hơn 5): khắc hại mẹ, sau này lớn lên khắc hại vợ, phá bỏ hết sản nghiệp.

+Toán vô nhân: nghĩa là toán được các số tròn chục 10, 20, 30, 40: có nghịêp nhưng phá bỏ hết, có quan không chính, việc làm hư dối, dai dẳng, ăn mặc không đủ.

Chú thích:

+ 1-> 4 nghĩa là 1, 2, 3, 4. 11->14: 11,12,13,14;.....

+Khi xem xét Toán Hoà hay không hoà phải xem xét cẩn thận từng bước như trên lần lượt cho Toán Chủ, Toán Kể, Toán Khách, Toán Định. Nếu Toán Hoà, phải xem mình được Thượng, Trung hay Hạ Hoà, nếu không nằm trong số đó thì chỉ là bình thường. Nếu Toán không hoà, phải xem mình bị vướng vào những loại nào, nếu không vào các loại đã kể trên thì củng chỉ là bình thường, không đáng lo lắm.

+Toán vô thiên, vô địa, vô nhân gọi chung là Toán TAM TÀI KHÔNG, nếu vận hạn đến cung có Yểm, Kích, Cách, Tính lại có Sát Thần hãm là những người lục thân xa lìa, phá tán tổ nghiệp, làm điều bất chính. Mệnh dù có Cát Thần, Phúc Thần đến cứu giúp cũng vẫn không khỏi gian nan vất vả, khắc hại mẹ cha, sau này lìa xa bản quán. __________________

VẬN HẠN

Vận Hạn trong môn Thái Ất rất phức tạp, cho nên tôi sẽ trình bày từ từ từng bước một các loại Vận Hạn, và phân tích kỹ lưỡng ảnh hưởng của nó.

Vận Hạn trong môn Thái Ất bao gồm Hạn Dương Cửu, Hạn Bách Lục, Hạn Lưu Niên, Hạn Lộc và Hạn Mã. Trong đó quan trọng nhất phải kể đến Hạn Dương Cửu và Hạn Bách Lục. Để luận đoán vận hạn đòi hỏi phải có kiến thức về Kinh Dịch và 64 Quẻ Dịch. Cho nên điều kiện là đã biết và hiểu 64 quẻ Dịch. Nếu không thì không xem nổi Vận Hạn trong môn Thái Ất.

1. Hạn Dương Cửu

Để tính hạn Dương Cửu chúng ta làm theo các bước sau:

+Tìm CAN của NGÀY SINH và xem CAN này hoá thành HÀNH nào trong Ngũ Hành

. Giáp Kỷ hoá Thổ

. Ất Canh hoá Kim

. Bính Tân hoá Thuỷ

. Đinh Nhâm hoá Mộc

. Mậu Quý hoá Hoả

+Sau đó tìm vị trí TRƯỜNG SINH của HÀNH này đóng ở cung nào thì dùng cung đó để khởi tính Hạn. Trong HÀ ĐỒ: Trời lấy 1 mà sinh Thuỷ, lấy 2 mà sinh Hoả, lấy 3 sinh Mộc, lấy 4 sinh Kim và lấy 5 sinh Thổ. Cho nên khi đã định được vị trí cung Trường Sinh của Hành hợp hoá Can Ngày, ta khởi như sau:

. Hành Thổ thì Trường Sinh ở Ngọ, ở cung Ngọ ghi số 5

. Hành Kim thì Trường Sinh ở Tỵ, ở cung Tỵ ghi số 4

. Hành Thuỷ thì Trường Sinh ở Thân, ở cung Thân ghi số 1

. Hành Mộc thì Trường Sinh ở Hợi, ở cung Hợi ghi số 3

. Hành Hoả thì Trường Sinh ở Dần, ở cung Dấn ghi số 2

Ví dụ: Nam, sinh ngày Mậu Dần.

+Mậu hoá HOẢ, Hoả Trường Sinh ở Dần

+Bắt đầu từ cung Dần theo chiều THUẬN ( cho con trai), theo chiều NGHỊCH ( cho con gái). Đây là con trai ( trong ví dụ) cho nên sẽ đi theo chiều thuận.

Chúng ta ghi ở Dần số 2 ( tức là năm 2 tuổi bắt đầu vào hạn Dương Cửu và hạn ở cung Dần), sang cung Mão ghi số 4 ( tức là từ năm 4 tuổi hạn Dương Cửu bắt đầu đi vào cung Mão),.... cứ tính như vậy lần lượt đi qua 12 cung ( không tính các cung CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN).

Ví dụ: Nữ, sinh ngày Giáp Tý.

+Giáp hoá Thổ, Thổ Trường Sinh ở Ngọ.

+Ghi ngay ở cung Ngọ số 5. Do là con gái nên đi theo chiều nghịch. Như vậy cung Tỵ ghi số 10,..... tức là ( bắt đầu từ năm 5 tuổi hạn Dương Cửu ở Ngọ), bắt đầu từ năm 10 tuổi hạn Dương Cửu ở Tỵ ,....

* Ghi chú: bản thân tôi nghi ngờ vị trí Trường Sinh của hành Thổ ở Ngọ, đúng ra là nên ở DẦN, nhưng sách ghi nguyên bản như vậy nên tôi chép ra y nguyên không dám sửa chữa. Các bạn dùng kiểm tra Vận Hạn rồi tự điều chỉnh.

+ Hạn Dương Cửu đến cung nào, nếu gặp Cát Thần Phúc Thần thì đời hoạnh phát. Toán Hoà lại không bị Yểm Kích Cách Bách Tính thì đường lối thênh thang, làm gì cũng suôn sẻ. Trái lại nếu gặp Hung Thần, lại ở 4 cung sau Tý Ngọ Mão Dậu, thì rất hung. Toán Hoà thì tai hoạ đến nhanh mà qua cũng nhanh, Toán không hoà tất thân mang hoạ, rơi vào cung nào cung đó chịu.

Như gặp cả Hung Thần và Cát Thần phải chia ra xem Hung Thần đóng ở cung đó là nơi Sinh Vượng hay Tử Tuyệt, nếu đóng nơi Sinh Vượng thì tai hoạ to, đóng nơi Tử Tuyệt thì Hung Thần hết lực không thành hoạ. Cát Thần cũng vậy nếu Vượng Tướng mới hoạnh phát được, chứ còn bị Tử Tuyệt cũng chỉ là cái vỏ không có chất, hữu danh vô thực, không tác dụng cứu giải. __________________

HẠN BÁCH LỤC

Để tính hạn Bách Lục chúng ta cần biết sơ về Hà Đồ và số của Ngũ Hành phối trong Hà Đồ.

Trong Hà Đồ chúng ta có:

+Trời lấy 1 sinh Thuỷ và Đất lấy 6 để thành Thuỷ, như vậy Tổng số SINH THÀNH cho Thuỷ là 6+1=7.

Thiên Can Nhâm, Quý; Địa Chi Tý, Hợi thuộc Thuỷ cho nên được phối với số 7.

+Trời lấy 2 sinh Hoả và Đất lấy 7 để thành Hoả, như vậy Tổng số SINH THÀNH cho Hoả là 2+7=9.

Thiên Can Bính, Đinh; Địa Chi Tỵ, Ngọ thuộc Hoả cho nên được phối với số 9.

+Trời lấy 3 sinh Mộc và Đất lấy 8 để thành Mộc, như vậy Tống số SINH THÀNH của Mộc là 3+8=11

Thiên Can Giáp Ất; Địa Chi Dần, Mão thuộc Mộc cho nên được phối với số 11.

+Trời lấy 4 sinh Kim và Đất lấy 9 để thành Kim, như vậy Tống số SINH THÀNH của Kim là 4+9=13

Thiên Can Ật, Canh; Địa Chi Thân, Dậu thuộc Kim cho nên được phối với số 13

+Trời lấy 5 sinh Thổ và Đất lấy 10 để thành Thổ, như vậy Tổng số SINH THÀNH của Thổ là 5+10=15

Thiên Can Mậu, Kỷ; Địa Chi Thìn Tuất Sửu Mùi thuộc Thổ cho nên được phối với số 15.

Để tính hạn Bách Lục, chúng ta dùng CAN CHI của Giờ Sinh và Ngày Sinh.

+Dùng ngày sinh và giờ sinh đổi ra số theo như số phối đã chỉ ở trên cho Địa CHi và Thiên Can cùng ngũ hành nạp âm của Can Chi Ngày, Giờ. Cộng hết tất cả các số lại.

+Sau khi tìm ra đem Tổng số trên công với 55 ( số Trời Đất).

+Lấy số vừa tìm được đem chia cho 60 lấy phần dư , phần dư này gọi là SỐ CHỊU KHÍ.

+Từ NGÀY SINH kể là số 1 chuyển ngược vòng Lục Thập Hoa Giáp đến Số Chiu Khí, dừng lại ở đâu đó là Ngày Chịu Khí. Xem Ngày Chịu Khí có CAN CHI gì và tìm xem CAN của Ngày Chịu Khí hoá hợp thành Ngũ Hành nào và mang số mấy ( về Thiên Can hợp hoá - xin xem lại phần Hạn DƯƠNG CỬU )

+Xem Ngũ Hành hợp hoá của CAN Ngày Chịu Khí Trường SInh ở cung nào thì cung đó là cung khởi tính Hạn Bách Lục. Đại Hạn 10 năm 1 cung ( không tính 4 cung Càn Khôn Cấn Tốn) đi theo chiều thuận cho Nam, chiều nghịch cho Nữ. Tiểu Hạn 1 năm 1 cung ( không tính 4 cung Càn Khôn Cấn Tốn) đi theo chiều nghịch cho Nam và chiều thuận cho Nữ.

Ví dụ :

Nam, sinh ngày Mậu Dần, giờ Canh Thân. Phải tìm hạn Bách Lục??

+Đổi hết CAN CHI của Ngày Giờ Sinh ra số :

Mậu là Thổ -> 15

Dần là Mộc -> 11

Mậu Dần nạp âm là Thổ -> 15

Canh là Kim ->13

Thân là Kim -> 13

Canh Thân nạp âm là Mộc -> 11

Lập tổng: 15+11+15+13+13+11=78

+Cộng với số Trời Đất 55 : 78+55=133.

+Đem 133 chia cho 60 lấy số dư. 133 =60*2 + 13-> số dư là 13

+Từ Ngày Sinh là Mậu Dần tính là 1 chuyển ngược vòng Lục Thập Hoa Giáp như vậy là Đinh Sửu mang số 2, Bính Tý mang số 3 ,.... cho đến Bính Dần thì thấy mang số 13 = SỐ CHỊU KHí thì dừng lại -> Ngày CHịu Khí là BÍNH DẦN.

+BÍNH, TÂN hoá Thuỷ, mang số 1. Thuỷ Trường Sinh ở THÂN.

+Như vậy từ cung Thân khởi 1 Tuế. Do là con trai cho nên Đại hạn đi theo chiều thuận và Tiểu Hạn đi theo chiều nghịch. Như vậy từ 1 - 10 tuổi , Đại Hạn Bách Lục ở cung Thân , 11-20 tuổi ở cung Dậu, 21-30 tuổi ở cung Tuất, 31-40 tuổi ở cung Hợi,.....

Tiểu Hạn năm 1 tuổi ở cung Thân, 2 tuổi ở cung Mùi, 3 tuổi ở cung Ngọ,..... __________________

PHI LỘC - PHI MÃ

Để Tính hạn Phi Lộc và Phi Mã căn cứ vào CAN của Năm Sinh. Xem CAN Năm Sinh hợp hoà thành Hành nào, Hành này Trường Sinh ở đâu thì đó là nơi khởi tính Hạn.

Hạn Lộc đi xuôi, hạn Mã đi ngược , cứ 10 năm đi qua 1 cung.

Ví dụ :

Sinh Năm Quý Hợi.

Mậu Quý hoá Hoả , khởi 2 ở cung Trường Sinh của Hoả là Dần. Như vậy từ lúc 2 tuổi đến 11 tuổi hạn Mã ỡ Dần. Từ 12-21 tuổi ở Sửu ,....

Từ 2 đến 11 tuổi hạn Lộc ở Dần, từ 12-21 tuổi ở Mão ,....

Hạn Lộc chủ về phát tài, có lộc. Lộc rơi vào đâu, ở cung đó sẽ có Lộc ăn.Nếu đi với Hung Thần sẽ biểu hiện cho việc mất của ( nếu ở cung Tài), mất nhà đất ( nếu ở cung Điền). Cân nhác Cát Hung để rõ được Lộc hay mất Lộc.

Hạn Mã chủ về hanh thông, di chuyển. Nếu cung nhập hạn xấu là chủ tai nạn. __________________

Tôi chỉ trình bày ở đây hạn Dương Cửu , Bách Lục, Phi Mã, Phi Lộc... ngoài ra nhiều dị bản còn có cả Đại Hạn, Tiểu Hạn,.... thực tế ra là chỉ làm cho Thái Ất thêm rắc rối.

Bắt đầu từ bài sau, tôi sẽ luận về tính chất các sao của Thái Ất __________________

THÁI ẤT

Thái Ất là tôn thần của Thiên Đế, đứng đầu 16 Thần. Nó ở hành 3 năm , 3 tháng, 3 ngày, 3 giờ 1 cung Thần. Chỉ đóng tại 8 cung Chính Thần và không vào Trung Cung. 3 khoảng đơn vị thời gian này lại chia ra Lý Thiên, Lý Địa, Lý Nhân.

Thái Ất hành Lý Thiên thì tạo ra mưa gió, bão lụt , trời trăng đổi vần; hành Lý Địa thì gây ra động đất , sâu bệnh, mùa màng thất bát; hành Lý Nhân thì gây ra tật bệnh, chết người số lượng lớn. Đó là khi xem về Tuế Kể , dựa vào điềm trời báo này mà Vua phải nghiêm chỉnh sửa mình , sửa sang Pháp Luật, thì mưa thuận gió hoà, dân sống yên vui.

Ở Kể Ngày, Mệnh Thân có sao Thái Ất chủ công danh, quyền lực, có tư cách lớn với đời.

Thái Ất nhập miếu tại Dần, Mão, Hợi, Mùi ; đắc địa tại Tý, Hợi, Thìn, Tuất; hãm tại Thân, Dậu, Ngọ, Tỵ. Thái Ất cư Hợi là Khoa Danh, ở Dần là nơi Vượng địa, ở Mão là nhập miếu. Ví Mệnh Thân ở các cung trên có Thái Ất lại thêm Kể Thần, Quân Cơ, Thần Cơ, Dân Cơ là người học nghiệp tinh thông, thi cử đỗ đạt, trên đời hiếm có.

Thái Ất nhập miếu mà gặp phải Thuỷ Kích là phá cách chủ cuộc đời lận đận khắc hại cha mẹ, duy có hai tuổi Mậu Quý Thái Ất + Thuỷ Kích tại hai cung Dần , Tuất là bậc chân nhân Thiên Tử.

Thái Ất gặp Thiên Ất là chủ về văn chương sắc cạnh, hùng hổ chứ không cẩm tú trau chuốt.

Thái Ất gặp Ngũ Phúc là bậc anh linh tuấn kiệt, sinh con quý tử, công huân sự nghiệp rạng rỡ. Nhưng nếu ở hai cung Ngọ, Dậu là nơi hãm của Ngũ Phúc và Thái Ất thì cuộc đời thất bại, hoàn toàn là phá cách, chỉ trông mong vào vận hạn để mát mặt một thời gian , kết cục cũng không toàn vẹn.

Thái Ất đi cùng Thần Cơ là người có hình dung thần thái, tướng mạo hiền, là bậc siêu quần, nếu có đi tu cũng là bậc chân nhân tiên giả. Nếu có thêm Đại Tướng Chủ và Đại Tướng Khách từ các cung Xung Chiếu và Tam Hợp chiếu vào là bậc sang nơi điện các, không ở ngôi Vua nhưng quyền nghiêng thiên hạ, nắm giữ binh quyền.

Thái Ất đi cùng Quân Cơ là bậc văn võ toàn tài , nhưng ăn về Hậu vận, thưở thiếu thời khó khăn.

Thái Ât đi với Phi Phù ở cung hãm là người cả đời lêu lổng, hại vợ con. Nếu có Ngũ Phúc thì cuộc đời dễ chịu hơn nhưng vợ con cũng không toàn vẹn.

Tóm lại chúng ta thấy THÁI ẤT cũng như Tử Vi, Thái Tuế trong Tử Vi rất cần các Cát Thần đồng cung sẽ là người có tư cách lớn, nắm quyền trong thiên hạ. Ngược lại nếu gặp các Hung Thần thì cũng lẹt đẹt, vướng vào luật pháp tù tội.

Ví dụ như Ngày Sinh xung đối với cung an Thái Ất thì ta gọi là Thái Tuế bị xung. Thái Tuế tượng Vua, xung Vua chẳng yên bao giờ , cho nên mệnh bị Xung Thái Tuế là cách cuộc đời gặp nhiều bất mãn, phải đấu tranh cực khổ

Ngoài ra khi xem Lá Số Thái Ất phải chú ý kỹ đến 4 Trụ : Năm, Tháng, Ngày, Giờ. Ví dụ: Nhâm Tý Nhâm Tý N.Đinh Sửu Quý Sửu

Khi tính toán sẽ thấy Mệnh an ở Sửu, cung an Thân cũng ở Sửu. Ngoài việc xem xét kỹ cung Mệnh Thân phải chú ý rất kỹ cung Tý nữa ( vì nó là Trụ Năm và Trụ Tháng). Tầm quan trọng của nó không kém gì Mệnh Thân. Phép xem Thái Ất do chú ý cả Mệnh Thân và Bốn Trụ đồng thời Vận Hạn cho nên rất phức tạp. __________________

NGŨ PHÚC

Ngũ Phúc nằm trong Tòa Tử Vi Viên hầu Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ngũ Phúc nhập miếu tại Thân, Dậu, Thìn, Tuất.

Mệnh, Thân có Ngũ Phúc mà Mệnh Thân lại đóng ngay trên ngôi Ngày Giờ , cho hai tuổi Đinh Nhâm là bậc chân nhân xuất thế, điềm báo của Thiên Tử xuất hiện. Các tuổi khác cũng phú quý hội đủ Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh.

Ngũ Phúc cho hai tuổi Đinh, Nhâm là sao đầu trời Lộc , cư Thìn, Tuất là đáy lộc, cư Thân là khoa danh.

Ngũ Phúc đồng cung Quân Cơ, Thần Cơ, Dân Cơ thì lộc trập trùng, xuất tướng nhập tướng. Ngũ Phúc ở Thân đồng cung có Văn Xương là trụ đá của nhà nước, đồng cung Đại Tướng Chủ là tướng nơi nội phủ, nắm giữ binh quyền, quý không nói hết.

Ngũ Phúc ngoài tác dụng công danh, lộc, quyền nó còn là đệ nhất giải thần trong môn Thái Ất. Nó gặp hung thần cũng chế bớt cái hung của hung thần, gặp nhiều hung thần một lúc thì đời vất vả nhưng cũng không đến nỗi tuyệt mệnh.

Kỵ đồng cung với Thái Ất, Phúc giảm đi một nửa, đời nhiều lận đận. Đồng cung Thủy Kích ở Mệnh Thân, năm tháng ngày giờ thì tai họa bay sang phương đối xung.

Duy ở hai cung Dần Mão là nơi Ngũ Phúc hãm cho nên mất hết tính cứu giải, công danh. Mệnh Thân có Ngũ Phúc hãm thì cả đời tập tễnh, nếu cung Tật Ách đóng vào đây thì sức khoẻ yếu như sên.

Ngũ Phúc rơi vào trung cung thì không được hưởng gì từ sao Ngũ Phúc, thật là đáng tiếc lắm.

Ngoài ra Ngũ Phúc còn là sao chủ thiện, là đài các thần, có nó ở Mệnh Thân là người lương thiện , dáng vẻ cao sang.

Ngũ Phúc là đệ nhất phúc thần nhưng rất ngại gặp Phi Phù và Thủy Kích. Chỉ trừ khi gặp Thủy Kích ở Tuất mà phải là hai tuổi Mậu Quý thì đại phát phúc, nếu gặp vận hạn tốt sẽ là Vua sáng nghiệp thời thái bình.

Các bạn khi học Thái Ất với tôi, nên đọc thật lỹ bài SƠ LƯỢC VỀ THIÊN VĂN mà tôi đã nhờ BCH chuyển vào mục này cho chúng ta.

Thái Ất trong Tam Thức thiên về Thiên do nó nghiên cứu sự chuyển động của các Tinh Tú ảnh hưởng lên Trái Đất, lên con người khác hẳn với Độn Giáp vốn bản chất là Địa Lý. Cho nên học Thái Ất mà Thiên Văn không biết 1 tý gì thì e có học đến già cũng chỉ biết KINH dạy rằng.... chứ không thể hiểu được bản chất sâu sắc của nó là gì.

Ngoài ra phải nói trước phép xem Thái Ất cái thần diệu không phải là xem MỆNH cho con người, các bạn có thể xem bằng Tử Vi đơn giản hơn nhiều. Thái Ất thần diệu ở chỗ xem xét cho cả 1 dân tộc quyết thịnh suy bĩ thái cho 1 quốc gia và để dùng binh.

Có một số tác giả họ cứ cố quy hết Thái Ất ra quẻ để luận đoán, làm như vậy có một lợi thế lớn là đơn giản hoá được Thái Ất, nhưng lại đánh mất đi cái thần là THIÊN VĂN.

Tôi xem Thái Ất chú trọng vào các Thần và Toán, sau đó mới dùng quẻ để bổ sung cho nó, chứ không dùng quẻ làm cái chính.

Thái Ất có nhiều chỗ rất khó hiểu, bản thân tôi cũng chỉ dám nhận là người đứng ở ngoài cửa và nhìn vào 1 khu vườn mênh mông chứ chưa dám nhận là người đặt chăn lên ngưởng cửa đó, nói chi đến chuyện bước vào khu vườn đó. Cho nên khi tôi trình bày mọi người nên suy nghĩ cho kỹ đừng vội tin ngay, phải sửa chữa cho tôi để chúng ta cùng nhau khai mở được một chút gì đó về môn đệ nhất Tam Thức này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

CÁC PHÉP TÍNH CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT THÁI ẤT

Nguyên Vũ

Thái ất là một trong ba môn học xếp vào tam thức( Thái ất, Độn giáp, Lục nhâm đại độn).Hiện nay trên diễn đàn ít người bàn về Thái ất chính vì vậy tôi muốn trình bày lại toàn bộ các phép tính Thái ất một các có hệ thống làm cơ sở về sau cho phần luận giải Thái ất . Mong được các bạn tham gia cổ vũ .

Các phép tính TA chia làm 2 phần các phép tính về hệ thống các sao trong TA và phần 2 diễn quái Thái ất .

Tôi bắt đầu bài viết bằng đoạn bài viết trả lời của tôi về cách đọc Thái ất thần kinh trong trang TVLS.

Ðôi nét về Học thuyết Thái ất

I. Tài liệu nghiên cứu

Phần tiếng Việt

- Thái ất giản dị lục của Lê quí Ðôn

- Thái ất thần kinh tương truyền của Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Thái ất diễn quái bí lục của Nguyễn Xuân Quang

Phần tiếng hán

- Thái ất kim kính thức kinh

- Thái ất thống tông bảo giám

- Thái ất thống tông ðại toàn

Dân gian biết ðến Thái ất và công dụng của nó phần nhiều qua các truyền thuyết về trạng trình Ngyễn Bỉnh Khiêm. Liên quan ðến các câu sấm ký , tài tiên tri của ông lúc sinh thời, ðến cả người Trung quốc cũng phải coi trọng “ An nam lý học hữu trình tuyền”. kể từ khi ông trạng này có kỳ duyên với thái ất do cụ Lương ðắc Bằng truyền lại sách cho ðến việc cụ khuyên nhà Mạc, nhà Nguyễn cách ứng xử ðể có thể trường tồn là những câu chuyện hy hữu trong lịch sủ VN.

Ở Trung quốc các cao sĩ như Trương Lương, Khương tử Nha, Lưu bá Ôn…vv những nhà thuật số trứ danh này ðã sử dụng Thái ất ðể phò vua giúp nước, lập nên công trạng hiển hách, sau tính ðến ðường tiến thoái của chính họ. Ngoài ra học còn ðóng góp rất nhiều công sức vào môn Thái ất.

Gần ðây ngýời Việt hay tiếp cận với Thái ất thông qua cuốn Thái ất giản dị lục của bảng nhãn Lê Quí Ðôn. Bảng nhãn ðánh giá rất cao Thái ất, ông cho rằng:” Thuyết Thái Ất phân nhiều nói về binh pháp. Ðịch ta, chủ khách, lợi hại ðược mất các cõ thịnh suy, trị loạn, cái thế thắng thua, yên nguy ðều ðược diễn giải rõ ràng…:

Những thực ra cuốn sách này chỉ ở mức dị giản lục, chưa ðủ các thông số tính toán về thái ất.

Còn về cuốn sách tương truyền của trạng trình cũng thiếu chưa thiết lập ðủ phương trình tính toán, lời văn rườm rà khó hiểu không hợp với phong cách của cụ trạng (Bác học có ðủ, dân dã có thừa- Ý kiến các nhân tôi)

Cuốn thứ ba tiếng Việt của TG Vũ xuân Quang(3 cuốn), quyển sách này dừng ở mức nghiên cứu Lý thuyết nhưng tương ðối ðủ thông số tính toán. Tiếc rằng sách có nhiều lỗi chính tả do in ấn.

Ðôi ðiều về Lương y Vũ xuân Quang:

Ngươi say mê các môn thuật số, Y học cổ truyền và ðã bỏ ra nhiều nãm NC các môn thuật sô một cách hết sức công phu, sáng tạo nhưng theo cá nhân tôi quan trọng là “ thông” về Lý thuyết, khiến cho chúng có ðầu ðuôi , tạo cơ sở ðể trở thành những môn hoc. Tất cả các môn học thuật số ðều ðược cụ diễn quái , bởi lẽ Kinh dịch là “Quần thư vi chi thủ”, lục hào là “ Chư thuật vi chi thủ”. Do vậy khi nghiên cứu T/A Phải có kiến thức về Lục hào, Kinh Dịch, Lịch pháp …vv . Ðôí với những người tự NC Phải xây dựng lộ trình kiến thức thích hợp trýớc khi NC T/ A có bước chuẩn bị về lục hào, Ðộn giáp ðể dễ tiếp cận T/A…vv

Một số ðiều lýu ý cần tránh:

-Không có ðủ tài liệu gốc và chú ý quá nhiều ðến thực dụng ( cách thức thục hành) và coi thực hành là tiêu trí cơ bản . Quan niện này không sai nhưng trở nên nguy hiểm nếu người NC chýa ðủ và ðúng lý thuyết, không biết PP thực hành KH dẫn người ta rơi vào chủ nghĩa Kinh nghiệm

- Vội vã xét lại lý thuyết của cổ nhân, muốn học tắt.

Như chúng ta biết cõ bản các nghành thuật số xuất phát từ TQ, nơi nền vãn minh Hoa Hạ phát triển rực rỡ. Thuật số là một bộ phận trong nền VH ấy cũng theo quy luật chung hàm chứa nhiều giá trị VH tinh hoa, rất khó nắm bắt.

Một số quan ðiểm khi NC Thuật số nói chung và T/A nói riêng

1.Các môn thuật số ra đời theo qui luật từ đơn giản đến phức tạp, mang tính kế thừa và do công sức của nhiều người góp phần đặc biệt là các nhà NC hàng đầu . Như Chu công, Thiệu khang tiết, Khổng tử ...vv.

2.Cùng một vấn đề có nhiều phương pháp khác nhau để tiếp cận, tạo nên rất nhiều nhiều trường phái. Trong mỗi một trường phái cũng có nhiều nhà NC khác nhau tạo nên những nét riêng độc đáo của họ. Đôi khi hình thành các phái gia truyền của một số giòng họ không được truyền ra ngoài. khiến cho nhiều môn thuật số trở nên bí truyền .

3.Các môn thuật số đều được Xây dựng theo các mô hình cụ thể, nhưng đều xử dụng các công cụ là các qui luật phổ biến ( Tiên thiên, hậu thiên, âm dương, ngũ hành) và các qui luật đặc thù của môn và từng mô hình của môn, các qui tắc suy diễn của từng môn mà đưa ra khả năng đoán định. Thông thường là kết quả của rất nhiều phép tính đơn lẻ.

4.Bất kỳ mô hình môn nào đều có sai số hệ thống ( nội tại) và sai số chủ quan. Các môn học của phương đông thường một Hàm có thể ứng với nhiều giá trị (các qui tắc suy diễn) kèm theo những điều kiện cụ thể với từng giá trị. Mà điều kiện này thường khó làm sáng tỏ. Một phần do lý thuyết một phần do người sử dụng. Do vậy muốn sử dụng tốt phải làm sáng tỏ lý thuyết một cách tương đối sau mới ứng dụng và kiểm nghiệm. Nhưng phải chấp nhậnmột điều bất kỳ môn nào cũng tồn tại sai số. Các trường phái khác nhau khi giải quyết cùng một vấn đề thì điều có những thế mạnh riêng. đương nhiên biết nhiều trường phái xử dụng mền dẻo là con đường tốt nhất để đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên khó thực hiện và đôi khi xét thừa. Vậy thái độ của người NC ứng dụng là nhìn rõ giới hạn của môn, trong một số trường hợp sáng tạo bù thêm để giảm bớt giới hạn, sai số của môn.

Cách tiếp cận Thái ất qua cuốn Thái ất thần kinh

Xem ngay cuốn 2,3 ( Gom góp hạt châu ngoài biển) Xem tính chất từng sao và các sao kết hợp lại với nhau thì ý nghĩa tính chất ra sao. Thông thường trong phần này sẽ có giá trị của các sao có thể được nhận. đọc đến sao nào tìm đọc Q5 để tìm khoảng giá trị mà sao đó có thể nhận. Chính là "tiểu chu" mà sao đó có thể nhận.

Tiếp đến xem lại kỹ cuốn 5 phần các phép tính toán các sao.

Sau đó NC đến quyển 2,3,4 tiếp đến 6.

Trong phần phép tính sao Chú ý đến mốc thời gian tính sao, Doanh sai, và tính gần đúng của tích tháng, năm, ngày, giờ. Đa số các phép toán đều là lấy phần dư của phép chia tích niên, tháng, ngày , giờ cho đại, tiểu chu... thực chất là các chu kỳ vận động của sao, nhằm tìm ra vị trí của sao trong những chu kỳ nào.

5.Các môn thuật số dành một vị trí ðáng kể cho phần tâm linh, ở ðây tôi muốn nhấn mạnh ðến phần linh giác trên cõ sở học thuật sẽ hỗ trợ tốt hơn cho các phép tính chứ không thay thế các phép tính. Nên phân biệt giữa phần Tâm linh không liên hệ gì với các môn thuật số ví như một người có khả nãng ðặc biệt chãng hề biết gì về thuật số vẫn cứ dự ðoán ðược như các nhà thuật số, thậm trí lại có phần tinh vi hơn.

6. Ðừng vội tán ðồng cũng như phủ nhận kiến thức của ngýời xưa. Bởi sự ra ðời và tồn tại của bất kỳ ðiều gì cũng có lý của nó. Do vậy việc ðầu tiên là phải hiểu ðuợc cái lý ðó, sau mới xét ðến tính phù hợp mang tính thời ðiểm. Hõn nữa các môn thuật số cổ còn tồn tại khá nhiều qui tắc dưới dạng các câu khẩu quyết, khó làm rõ bản chất. nhiều kiến thức hết sức tinh vi, phức tạp. Ðây cũng là một trong những lý do cơ bản khiến các môn thuật số phương ðông chưa ðủ tiêu trí ðược coi là khoa học. (Tất nhiên ðể tiến ðến nhận thức thế giới thì KH cũng không thể là Người phán xét hết thảy mọi việc)

7.Nên tiếp cận với các môn thuật số môt cách khoa học, và kèm theo ðó là một tri giác linh mẫn , có người hướng dẫn, trao ðổi. Một trong những khâu rất quan trọng của vấn ðề học tập và NC ðó là tài liệu, gần như nó quyết ðịnh toàn bộ sự thành bại, vậy phải ðặt lên quan tâm hàng ðầu.

8. Ðọc kỹ lưỡng vãn bản nhiều lần, vì cùng một khái niệm có nhiều tầng nhận thức khác nhau, phụ thuộc vào vấn ðề ta tìm hiểu. Ví dụ về ngũ hành nếu cõ bản chi cần biết qui luật sinh khắc, tinh vi hơn cần biết nịch , kháng ,thiết…vv.Ví dụ như nạp âm, ðõn giản ta chỉ cần học các tra bảng, tinh vi hơn ta phải hiểu ý nghĩa nạp âm, cách thức nạp âm, ứng dụng.

-Những quy định về thời gian trong Thái ất

Vận: là một đơn vị thời gian quy định 360đơn vị nhỏ hơn nữa( "có thể là năm, tháng, ngày giờ" )

Một vận lại được chia ra làm 5 phần, mỗi phần gọi là một "Nguyên tý". Như vậy mỗi nguyên tý có 72 đvtg. Tên của các nguyên tý như sau:

+ Giáp tý

+ Bính tý

+ Mậu tý

+ Canh tý

+ Nhâm tý

Mỗi vận cũng có thể chia làm 6 phận . Mỗi phần lại có 60 đvtg

+ Hai phần đầu của 60đvtg gọi là " Thượng nguyên"

+ Hai phần giữa của 60đvtg gọi là " Trung nguyên"

+ Hai phần cuối của 60đvtg gọi là " Hạ nguyên

Thời gian được chia ra làm thời gian dương và thời gian âm. theo quy định từ năm 1324 đến năm 2403 thuộc dương. Thừ năm 2404 đến năm 3483 thuộc ậm hiện nay chúng ta đang sống trong khoảng tg dượng Khoảng thời gian của bán chu kỳ thời gian âm, dương này là 1080 năm. Như vậy ta có thể suy ra thời gian từ 3484 đến ( 3483+1080) thuộc khoảng thời gian âm. Khoảng tg từ (1324-1808) đến 1323 thuộc tg âm.

Như vậy bán chu kỳ 1080 năm có (1080:72), tức là 15 nguyên tý.

Cục: là con số thuộc 72 nguyên tý .Trong cục chia ra âm cục và dương cuc.Tính chất âm dương phị thuộc vào đơn vị thời gian của cục. Tức là niên cục, nhật cục, hay nhật cục, thời cục .

Bốn loại cục trên còn gọi là "tứ kế". Niên kế, Nguyệt kế, Nhật kế, Thời kế.

Theo sách Thái ất giản dị lục

Xem thái ất có 4 phép xem:

+ Một là tuế kế, để xem sự lành dữ của quốc gia . Đó là việc của vua và hoàng hậu làm, để sáng chính hoá, sửa đức giáo, xét cơ động, tĩnh.

+ Hai là nguyệt kế : Để xem lành dữ . Đó là bậc công khanh xem, để xét biện được hay mất mà điều hoà sự goà gay trị .

+ Ba là nhật kế : để đo lường hoạ phúc trong nhân gian, để sử dụng cho mọi người, để xét lớn hay nhỏ, hưng hay suy, để cư sử đúng với Tam cương, đủ với ngũ luân .

+ Bốn là thời kế: để vận trù mưu kế, sách lược, xác định về chủ khách, thắng thua, đó là bậc tướng soái phải rõ .Phàm thiên văn đổi khác, các nước xung quanh động hay tĩnh, thế trận hai bên có tương đương nhau không, xã hội có bình thường hay có giặc cướp, đều dùng thời kế mà xẹm

re: CÁC PHÉP TÍNH CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT THÁI �

Các bảng dưới đây tương ứng với năm thuộc chu kỳ âm, dương

Số nguyên tý từ năm 1324 đến năm 2403( 1080) Thuộc dương

Nguyên Giáp tý 1324-1395 1684-1755 2044-2115

Nguyên Bính tý 1396-1467 1756-1827 2116-2187

Nguyên Mậu tý 1468-1539 1828-1899 2188-2259

Nguyên Canh tý 1540-1611 1900-1971 2260-1331

Nguyên Nhâm tý 1612-1683 1972-2043 2332-2403

Số nguyên tý từ năm 2404 đến năm 3483 ( 1080) thuộc âm

Nguyên Giáp tý 2404-2475 2764-2835 3124-3195

Nguyên Bính tý 2476-2547 2836-2907 3196-3267

Nguyên Mậu tý 2548-2619 2908-2979 3268-3339

Nguyên Canh tý 2620-2691 2980-3051 3340-3411

Nguyên Nhâm tý 2692-2763 3052-3123 3412-3483

Số nguyên tý từ năm 244 đến năm 1323 ( 1080) thuộc âm

Nguyên Giáp tý 244-315 604-675 964-1035

Nguyên Bính tý 316-387 676-747 1036-1107

Nguyên Mậu tý 388-459 748-819 1108-1179

Nguyên Canh tý 460-531 820-891 1180-1251

Nguyên Nhâm tý 532-603 892-963 1252-1323

SỐ NIÊN CỤC

Mỗi nguyên tý có 72 năm. Niên cục là số từ 1 đến 72 trong mỗi nguyên tý

Để tính số niên cục của một năm ta sử dụng công thức

1. Tích niên chia 3600

2. Phần dư của phép chia trên chi 360

3. Phần dư của phép thứ 2 chia 72 số dư chủa phép chia này chính là số niên cục

Tích niên được định nghĩa =số năm hiện tại + 10.153917

Tức là người ta dung mốc tính tích niên từ năm giáp tý đời Thiên hoàng. Có một số thuyết tính cộng với số khác 10.153.917 sau này khi viết CT thì kiểm nghiệm lại điều này là việc làm trước đây tiền nhân rất khó làm.

Ví dụ năm 2004 (Giáp thân)

Tra bảng thuộc năm dương cho nên là dương cục

Tích niên=2004+10.10.153.917

Chia tích niên cho 3600, phần dư lại chi tiếp 360, phần dư lại chia tiếp 72 được 33

Vậy là số niên cục dương 33

SỐ NGUYỆT CỤC

Cục tương ứng với tháng gọi là nguyệt cục.

Công thức:

1.Tính số tháng từ định tính so với mốc

2.Chia số tháng tính được cho 360

3. Phần dư của phép chi trên chia tiếp cho 72 Dư bao nhiêu chính là nguyệt cục

Gốc tính nguyệt cục là ngày mồng một tháng giáp tý, năm giáp tý thuộc triều đại nguyên gia thời nhà Tống Trung quốc (Tương ứng với ngày 7 tháng 12 năm 424 sau công nguyên)

Ví dụ:

Tính nguyệt cụ của tháng mậu dần năm canh thìn (2000)

Từ tháng Giáp tý năm giáp tý ( năm 424) đến tháng quý hợi ( trước tháng giáp tý) năm kỷ mão ( năm 1999)

Ta có: 1999-424= 1575 năm

12*1575=18.900 tháng ( 1 năm 12 tháng)

Từ tháng giáp tý năm kỷ mão(1999) đến tháng mậu đần năm canh thìn (2000) có 3 tháng

Vậy số tổng tháng =18.900+3=18.903

18.903:360 dư 183

183 :72 dư 39.

Vậy ta nói Năm 2000 thuộc nguyên Nhâm tý dương tháng bính dần có nguyệt cục dương 39

Nguyên tắc:niên cụ dương thì nguyệt cục cũng dương.

re: CÁC PHÉP TÍNH CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT THÁI �

(tiếp) Niên cục âm thì nguyệt cục cũng âm.

Số nhật cục

Phương pháp tính:

1. tính số ngày Từ mốc của nhật cục đến ngày ta định tính

2.Chia số ngày đó cho 360 phần dư lại tiếp tục chia cho 72, còn dư lại bao nhiêu chính là nhật cục.

3. Cục âm, dương tính như sau: Từ Đông chí đến trước ngày Hạ chí,là dương cục.Từ Hạ chí đến trước ngày Đông chí, thuộc âm cục (chú ý tính ngày phải xét đến cả giờ chuyển tiết, khí)

Mốc tính ngày cho nhật cục: ngày mồng 1 tháng giáp tý, năm quý hợi thuộc triều đại Cảnh bình đời Tống ( TQ) tương ứng với ngày 19/2/423 dương lịch.

Thí dụ: Tính nhật cục ngày 14/12/1992 dương lịch.Đầu tiên ta tính số ngày từ gốc 19/2/423 đến 18/1/1992 trước. vậy ta tính tròn số năm phải xét 1992-423 =1569 năm

Tiếp đó ta sử dụng công thức tính ngày làm tròn ngày

(1569*365,2422)-10=573.055 ngày

Bước tiếp theo ta tính số ngày từ 19/1/1992 đến ngày 14/12/1992.

Từ 19/1/92 đến 31/1/92 có 13 ngày. Tháng 2 có 29 ngày

Tháng 3 có 31 ngày, tháng 4 có 30 ngày, tháng 5 có 31 ngày, tháng 6 có 30 ngày, tháng 7 có 31 ngày, tháng 8 có 31 ngày, tháng 9 có 30 ngày, tháng 10 có 31 ngày, tháng 11 có 30 ngày.

Từ 1/12/92 đến 14/12/92 có 14 ngày

Cộng lại 331 ngày

Tổng số ngày là 573.055+331=573.386 ngày chia 360 dư 266

,lại chia tiếp 72 dư 50. Vậy ngày 14/2/1992 sau đông chí nên có dương cục 50.

Số thời cục

Cách tính:

1.Cục âm dương của thời cục cũng tính như Nhật cục

2.Số giờ từ ngày giáp tý gần nhất đến ngày, giờ muốn tính

3. Chia số giờ đó cho 360, số dư lại chia tiếp 72 số dư chính là Thời cục.

Ví dụ:

Tính thời cục giờ Giáp tý, ngày giáp thìn (23/1/1992)

Trước giáp thìn là quý mão. Từ Ngày giáp tý gần nhất đến quý mão có 40 ngày, có 40*12=480 giờ.

Cộng thêm 1 giờ của ngày giáp thìn là 481 giờ

481 chia 360 dư 121, lại chia 121 cho 72 dư 49

Ngày 31/1/1992 sau Đông chí thuộc dương cục. vậy dương cục 49 là Thời cục.

Cách tính số niên cục, Ngyệt cục, Nhật cục, Thời cục gọi là Tứ kế ( Tuế kế, Nguyệt kế, Nhật kế, Thời kế)

e: CÁC PHÉP TÍNH CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT THÁI �

Các sao cơ bản trong Thái ất gồm:

Sao Thái ất

Sao Kế thần

Sao văn xương

Sao thuỷ kích

Độn giáp là can giáp ẩn đi. Đứng về phương diện sử dụng thì khi gặp can giáp ta phải thay bằng can ất( đối với trường phái thông dụng Nhật gia kỳ môn độn giáp, ta thay can ngày gặp TH giáp bằng ất).Còn với Thái ất thì lại giống với Tử vi ở chỗ môn TV lấy sao đứng đầu trong môn làm tên cho môn, vậy là Thái ất là lấy tên sao quan trong bậc nhất của TA Làm tên môn, chứ không suy luận như độn giáp, về phần chức năng của từng môn đã được giới thiệu ở trên.

Công thức tính sao Thái ất:

1. Lấy tích niên chia 3600

2. Phần dư của phép tính trên chia 240

3. Phần dư của phép tính (2) chia 24

4. Chia phân dư của phép tính (3) cho 3

Sao thái ất vận hành qua 8 cung của bát quái hậu thiên đồ không vào trung cung. Tại mỗi cung thái ất cư trú 3 năm. Năm thứ nhất gọi là lý thiên, năm thứ hai gọi là lý địa, năm thứ ba gọi là lý nhân.

Độ số của hậu thiên đồ dùng trong TA có sự khác biệt liệt kê dưới đây:

Càn - 1

Ly - 2

Cấn - 3

Chấn - 4

( không vào 5)

Đoài- 6

Khôn- 7

Khảm- 8

Tốn - 9

Cứ ba năm thì chuyển vị trí mới, trong ba năm, năm thứ nhất lý thiên, năm thứ 2 lý địa, năm thứ ba lý nhân.Thực chất là ta xét chu kỳ 24 năm của TA tính từ mốc thời gian tính tích niên.

Ví dụ tính sao thái ất của năm 2000.

Tích niên= 2000 +10.153.917=10.155.487 năm chia 3600

dư 247 chia 360 vẫn dư 247 chia 240 dư 7

7 chia 3 được 2 lần dư 1 tức là vào cung thứ 3 năm thứ nhất ứng với lý thiên.

Các bạn thử tính sao TA năm nay?

re: CÁC PHÉP TÍNH CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT THÁI �

Trước đây ở ví dụ trên ta đã tính năm 2004 ( Giáp thân) là dương cục 33, ta lấy 33 chia 24 dư 9,

9/3 3 lần dư 0. Tức là ứng Thái ất nằm ở cấn cung, lý nhân.

giải thích hai cách tính toán trên là tương đương, rất có giá trị trong việc hiểu sử dụng trong thái ất. ta biết rằng, Tính cục thực chất là tính chu kỳ của đơn vị thời gian ta muốn tính từ mốc thời quy định với chu kỳ của cục là 72, đáng lẽ ta chia luôn cho 72 lấy phần dư, nhưng tiền nhân chia 3600, rồi lại chia tiếp 360, và gọi 3600 là Đại chu, 360 là tiểu chu-Tức là chu kỳ lớn và chu kỳ bé. Con số 360 cũng là bội của 72, con số 3600 gấp 10 lần 360.Để tìm chu kỳ của sao thái ất 24 năm hết một vòng ở 8 cung mô tả ở trên,theo đn ta cũng chia cho đại tiểu chu, sau còn chia 240, rồi chia 24. tất cả các phép toán này đều lấy phần dư, chỉ có phép toán cuối cùng mới chú ý đến cả phần nguyên và phần dư của phép chia. vì 72 là bội của 24 vì vậy mà nói chung các phép toán về sau của sao nếu chu kỳ vận động mà 72 chia hết( ví dụ 18) thì ta cứ việc tính từ cục ra.

Để tiện cho việc trước an các sao, sau là phân tích, tôi xin phép mô tả bản đồ thái ất:

Chúng ta vẽ 3 vòng trong đồng tâm, vòng 1,2 tính từ trong ra khẩu độ bằng nhau, vòng thứ 3 khẩu độ gấp từ 4 đến 5 lần. Chia ba vòng tròn này thành 16 cung đều nhau. Ta điền vào vòng trong cùng bắt đầu từ: càn, hợi , tý(khảm),sửu, cấn, dần, mão(chấn),thìn, tốn, tỵ, ngọ( ly),mùi, khôn, thân, dậu(đoài), tuất.Độ số của các cung như sau:Càn :1,khảm:8,cấn:3, chấn:4, tốn:9,ly:2, khôn:7,Đoài:6.

Phương vị và tiết khí tương ứng như sau:

Ngọ(ly) nam, hạ chí;

Mùi, khôn, Thân: Tây nam, lập thu;

Dậu(đoài): Tây,thu phân

Tuất, càn, hợi :Tây bắc , lập đông

Tý(khảm): Bắc, đông chí

Sửu, cấn, dần: Đông bắc, lập xuân

Mão(chấn) :Đông, xuân phân

Thìn, tốn, tị:Đông nam, lập hạ

An ở vòng thứ 2 như sau: càn:Ân đức, Hợi:Đại nghĩa, Tý:Địa chu, Sửu:Dương đức,Cấn:Hoà đức, Dần:La hầu, Mão:Cao tùng, Thìn:Thái dương, Tốn:Đại trắc, Tị:Đại thần, Ngọ:Thiên uy, Mùi:Thiên đạo, Khôn:Đại vũ, Thân:Vũ đức, Dậu: Thái thốc, Tuất:Âm chủ

Vòng thứ 3 để an các sao tính sau.

re: CÁC PHÉP TÍNH CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT THÁI �

Trong một số sách hay sử dụng niên hiệu các triều đại Phong kiến cả Việt nam, TQ

Một số niên hiệu trích trong sách của cố GS Hoàng Phương

Năm thứ nhất Triều Đại Năm dương lịch tương ứng

Mậu ngọ Chính Trị 1558

Canh thân Cảnh Hưng 1740

Quý sửu Cảnh Thịnh 1793

Quý mão Cảnh Trị 1663

canh thân Chính Hoà 1680

Quý sửu long Khánh 1373

Quý mùi Phúc Thái 1643

Mậu thìn Quang Thái 1383

mậu dần Quang Hưng 1578

Ất mão Vĩnh Hựu 1735

Kỷ dậu Vĩnh Khánh 1729

Ất dậu Vĩnh Thịnh 1705

Kỷ mùi Vĩnh Tộ 1619

Ví dụ khi người nói Năm Vĩnh Tộ thứ 3 thì túc là năm (1619-1) + 3,Tân dậu .Vì năm đầu tính từ 1619.

Năm Phúc Thái thứ 6, tức là năm 1643-1+6, Mậu Tý.

Sao Kế thần

Công thức tính: Tích niên chia 12, lấy phần dư

Chu kỳ của Kế thần là 12 . Kế thần đóng (nằm) ở Gián thần vị.

Gián thần vị cung gồm: Tý, sửu, dần, mão, thìn,tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi.

Chính thần vị: Càn, khôn, cấn, tốn cũng là tứ ngung ( bốn góc).

Sử dụng số dư sau phép chia tích niên cho 12 như sau:

Giả sử số dư là :A ( A lớn hơn hoặc bằng 0, nhỏ hơn 12)

Ta lấy mốc từ cung dần, tính nghịch, đếm 1, mão sửu đếm 2... đến A, ở cung nào thì kế thần đóng tại cung đó.Vì ta biết mốc tính tích niên từ năm Tý, do đó số A cũng chính là số thứ tự của chi trong 12 chi, cũng chính là chi năm ta đang tính.

Ví dụ 1:

Tìm kế thần của năm canh ngọ, niên hiệu Chính Trị thứ 13 triều Lê.

Tích niên=1558 + 12 +10.153.917=10.155487 năm, chia 12, dư 7. tính từ dần là 1 tính ngược đến 7 thấy Canh ngọ ở cung Thân, vậy kế thần đóng tại cung Thân.

Tích cục của năm Canh ngọ nói trên được 31 nguyên canh tý dương.

Lấy 31 chia 12 dư 7 cũng là một cách tính.

Ví dụ 2

Tìm kế thần năm 1592

Tích niên 10.155.509, cục 53 chia 12 dư 5

Kế thần đóng tại Tuất cung.

Ví dụ 3 Tìm kế thần năm 1599

Tích niên 10.155.516

Niên cục 60 chia 12 dư 0

Kế thần đóng tại cung mão

re: CÁC PHÉP TÍNH CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT THÁI �

Đơn giản nhất không cần tính toán gì vẫn có thể biết vị trí Kế thần đóng. Ta chi cần biết chi năm cần tính. Tính từ dần khởi Tý, tính nghịch đến chi của năm muốn tính.

Ví dụ năm G.thân(2004), Khởi từ dần đếm tý, sửu đếm sửu, tý đếm dần, hợi đếm mão, tuất đếm thìn,dậu đếm tị,...ngọ đếm thân. tức là kế thần của năm gthân đóng ở ngọ cung.

Sao văn xương

Sao văn xương còn gọi là "Thiên mục"

Công thức tính:

Tích niên chia cho 18 dư bao nhiêu an trên bản đồ Thái ất, khởi từ "Thân" tính "thuận" đến số dư, ở cung nào thì đó là cung văn xương đóng.

Chú ý: riêng hai cung Càn, Khôn tính 2 lần.

Như vậy là chu kỳ của Văn xương là 18, đóng ở tất cả các vị trí trên bản đồ Thái ất ( cả chính thần vị và gián thần vị). Riêng hai cung Càn, Khôn tính hai lần.

Ví dụ:

Năm 1570 dương lịch. Được số tích niên là 10.155.487 chia 18 dư 13.

Khởi từ thân đếm 1, dậu đếm 2,tuất đếm 3,càn đếm 3,4,hợi đếm 5,...Tốn đếm 13. Vậy tốn là cung văn xương đóng

Ví dụ 2:

Tìm văn xương năm 1592 dương lịch

Tích niên 10.155.509 chia 18 dư 17

Khởi từ thân đếm 1, đến 13 ở tốn, 14 ở tị,...,17 ở khôn. Văn xương đóng ở khôn.

Ta cũng có thể tính từ cục chia 18 ra vị trí đóng của văn xương ( Thiên mục)

Sao khách mục thuỷ kích ( Thuỷ kích)

Khách mục thuỷ kích còn có tên là "Địa mục"

Công thức tính:

1. Đếm theo chiều thuận trên bản đồ Thái ất, từ cung Kế thần đóng đến vị trí của sao văn xương có bao nhiêu vị trí.

2. Khởi từ cung "Cấn" tính "thuận" đến số vừa đếm được ở bước 1, dừng ở cung nào cung ấy là vị trí đóng của Thuỷ kích.

Ví dụ:

Tìm vị trí của Thuỷ kích năm 1570 dương lịch ( năm Chính Trị thứ 13)

Như ở phần trên ta tính được vị trí của kế thần nằm ở "Thân". Văn xương đóng ở cung Khôn. Tính thuận từ thân đến khôn có 12 vị trí. Ta khởi từ "Cấn" tính 1, dần tính 2,...Tuất tính 12. Như vậy Thuỷ kích đóng tại Tuất cung.

Ví dụ 2: Tìm sao thuỷ kích năm 1592 dương lịch.

Kế thần ở Tuất

Văn xương ở khôn

Đếm được 14 vị trí. Khởi từ "Cấn" tính thuận 14 vị trí thì Hợi là vị trí của Văn xương.

Ví dụ 3: Tìm vị trí sao thuỷ kích năm 1599 dương lịch

Kế thần đóng tại mão

Văn xương đóng tại hợi

Đếm được 12 vi trí. vậy thuỷ kích đóng tại tuất cung.

re: CÁC PHÉP TÍNH CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT THÁI �

Tìm chủ khách từng năm

1. Chủ toán

Công thức tính:

1.Xác định vị trí của Văn xưng, và Chính thần trước Thái ất 1 cung tính theo chiều “ Thuận”

2.Nếu văn xưng ở gián thần vị tính =1, nếu ở chính thần vị tính luôn số của của vị trí đó theo bn đồ Thái ất

3. Cộng tất c các số từ Văn xưng đến trước Thái ất đóng 1 cung theo chiều thuận. chỉ tính “chính thần vị trừ vị trí ban đầu của văn xưng”

Ví dụ 1: tính chủ toán của năm 1570

Ta biết: văn xung đóng tại tốn 9

Cấn là cung thái ất đóng. khm là cung trước cung thái ất đóng

9( tốn)+2(ly)+7(khôn)+6(đoài)+1(càn)+8(khm)=33

2.Khách toán

Công thức tính:

1.Xác định vị trí của Thuỷ kích, và Chính thần trước Thái ất 1 cung tính theo chiều “ Thuận”

2.Nếu Thuỷ kích ở gián thần vị tính =1, nếu ở chính thần vị tính luôn số của của vị trí đó theo bn đồ Thái ất

3. Cộng tất c các số từ Thuỷ kích đến trước Thái ất đóng 1 cung theo chiều thuận. chỉ tính “chính thần vị trừ vị trí ban đầu của Thuỷ kích”

Thí dụ:

tính chủ toán, khách toán của năm 1599 dưng lịch. Dưng niên cục 60, nguyên canh tý dưng, trung nguyên.

Thái ất đóng tại cung Chấn 4

Văn xưng đóng ở hợi

Thuỷ kích đóng tại tuất

1. Chủ toán

1(hợi)+8(khm)+3(cấn)=12

2.khách toán

1(tuất)+1(càn)+8(khm)+3(cấn)=13

Tìm chủ, khách Đại tướng tham tướng

có các sao dưới đây liên quan đến chủ toán, khách toán

1.Liên quan đến chủ toán có: Chủ đại tướng, Chủ tham tướng

2.Liên quan đến Khách toán có : Khách đại tướng, Khách tam tướng

Cách tính:

a,Chủ đại tướng(CĐT)= chủ toán nhân 3 lấy số lẻ ( trường hợp chủ toán 10 tính 1 nhân 3)

b,Chủ tham tướng(CTT)= CĐT nhân 3 lấy số lẻ

c,Khách đại tướng(KĐT)= Khách toán nhân 3 lấy số lẻ ( trường khách toán 10 tính 1 nhân 3)

d,Khách tham tướng(KTT)= KĐT nhân 3 lấy số lẻ

Ví dụ:

Năm 1570 dưng lịch. Dưng niên cục 31

+Chủ toán được 33 lấy phần dư 3 là chủ đại tướng

+Chủ tham tướng = 3*3 =9 lấy số lẻ vẫn là 9

Khách tham tuớng 10 lấy 1

+Khách đại tướng 1*3 lấy phần lẻ vẫn là 3

+Khách tham tướng 3*3 lấy phần lẻ vẫn là 9

Sau khi tính được chủ đại tướng ,chủ tham tướng, khách đại tướng, khách tham tướng, tuy theo giá trị mà chúng nhận an trên bn đồ thái ất

Tìm định kế mục (Định mục)

Công thức tính

1. Gia năm hợp thần với năm đang tính trên Bản đồ Thái ất, đề "Hợp thần"

2. Xác định số cung cách giữa "Tuế niên" với hợp thần=a

Chú ý chiều thuận, nghịch

3.Từ Văn xương đếm số cung cách a theo chiều thuận hay nghịch dừng ở đâu chính là định kế mục

Nếu (2) thuận thì tính theo chiều nghịch

Nếu (2) nghịch thì tính theo chiều thuận

-Hợp thần tính như sau:

Tý hợp sửu

Dần hợp hợi

........

Theo quan hệ nhị hợp của 12 địa chi

-Tuế niên ( Thái tuế) chính là chi năm đang tính ghi trên bản đồ thái ất

Số của định mục được tính như sau:

Từ cung có "Định mục" tính thuận đến cung trước Thái ất một cung dừng tính tổng số giá trị của các cung chính thần, nếu TH định mục nằm ở gián thần vị cộng thêm 1.

Tính định kế mục đại tướng(Định đại tướng)

Định đại tướng=Định mục*3 lấy phần lẻ

Tính định kế mục tham tướng (Định tham tướng)

Định tham tướng=*Định đại tướng *3 lấy phần lẻ

Tìm bát môn trong tuế kế

Bát môn dùng trong Thái ất có cả những điểm chung và riêng so với độn giáp. Tôi sẽ trình bày trong phần tính chất. Ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến cách an bát môn như thế nào thôi.

Bát môn có hai loại trong độn giáp học

+ Chuyển bàn có thứ tự như sau:

1.Hưu

2.Sinh

3.Thương

4.Đỗ

5.Cảnh

6.Tử

7.Kinh

8.Khai

Phi bàn Có thứ tự như sau:

1.Hưu

2.Tử

3.Thương

4.Đỗ

5.Khai

6.Kinh

7.Sinh

8.Cảnh

Trong phần này chúng ta tạm chỉ quan tâm đến chuyển bàn.

Trực sứ:Định nghĩa ngắn gọn là "Môn" trực ban

Trực phù: Thiên tinh trực ban

Có nghĩa là Môn và tinh được chọn làm mốc để gia vào một cung rồi các tinh, môn khác tiếp tục an vào các cung khác theo thứ tự xác định.

Cách tìm bát môn trong tuế kế:

Tích niên chia 2400 (Đại chu)

Dư chia 240(tiểu chu)

Dư chia 30, tìm phần nguyên, và dư để xác định trực sứ là môn nào trong bát môn

Tìm trực sứ:

Thuận từ Khai, hưu, sinh, thương...trong trường hợp "Dương cục"

Nghịch từ Khai, Kinh, Tử, cảnh... trong trường hợp âm cục

Dùng phần nguyên và dư của phép chia cuối cùng ở trên để xác định trực sứ.

Gia trực sứ vào vị trí của Thái ất an tiếp tục các môn còn lại chú ý âm, dương cục.

Ví dụ minh hoạ

Năm Tân mùi, niên hiệu Chính trị năm thứ 14 (1571),Tìm trực sứ tương ứng.

Số tích niên được 10.155.488 năm chia 2400 dư 128, nhỏ hơn 240 nên lấy 128 chia 30 được 4 lần dư 8, tức là 5 lần thiếu.

Thuận từ 1.Khai, 2.hưu, 3.sinh, 4.thương,5.đỗ,6.Cảnh, 7.tử, 8.kinh trong trường hợp "Dương cục"

Vậy Trực sứ chính là "Đỗ môn"

Thái ất tính được ở cung Cấn (3). Ta lấy Đỗ gia vào Cấn tiếp tục an cảnh ở Chấn (4),Tử ở Tốn 9, Kinh ở Ly 2, khai ở Khôn 7,Hưu ở Đoài 6,Sinh ở Càn 1, Thương ở Khảm 8.

Ví dụ 2:

Năm 1924, Giáp tý.

Tích niên 10.155.841 năm chia 2400 dư 1441 chia tiếp 240 dư 1

Thái ất ở càn cung, thì Khai môn trực sứ lâm Càn cung, Ddương cục nên tiếp tục an thuận, Hưu gia Khảm, sinh gia Cấn...

Chín sao thuộc Thái ất

Chín sao thuộc Thái ất là các sao trong vùng sao Bắc đẩu, 16 năm một lần đổi ngôi đi trong khoảng Can chi.

90 năm là một tiểu chu, 900 năm là một đại chu

1 là chính tinh, còn gọi là Khu, tên là Thiên anh

2 là Pháp tinh, còn gọi là Toàn, tên là Thiên nhậm

3 là Hội tinh, còn gọi là Cơ, tên gọi Thiên trụ

4 là Phạt tinh, còn gọi là Quyền, tên gọi Thiên tâm

5 là Sát tinh, còn gọi là Hoành, tên gọi thiên cầm

6 Là Nguy tinh, còn gọi Khai dương, tên gọi Thiên phụ

7 là Bộ tinh, còn gọi Dao quang, tên gọi Thiên xung

8 là Huyền qua, còn gọi Thiên nhuế

9 là Chiêu dao, còn gọi Thiên bồng

Cách tính:

1.Lấy tích niên chia cho đại chu 900, dư chia cho tiểu chu 90 dư chia 10 . Số tìm được là vị trí của Trực phù ( tức là vị trí đầu của thiên tinh biến).

Tínhtừ 1 là Thiên bồng, đi thuận theo 9 sao. Dưới đây là thứ tự của 9 sao khi chưa Biến:

1.Thiên Bồng là Lục mậu tinh( sáu năm có can mậu đứng đầu), đóng cung Càn 1

2.Thiên Nhuế là Lục Kỷ tinh( sáu năm có can kỷ đứng đầu), đóng cung Ly 2

3.Thiên Xung là Lục Canh tinh( sáu năm có can Canh đứng đầu), đóng cung Cấn 3

4.Thiên Phụ là Lục Tân tinh( sáu năm có can Tân đứng đầu), đóng cung Chấn 4

5.Thiên Cầm là Lục Nhâm tinh( sáu năm có can Nhâm đứng đầu), đóng cung giữa 5

6.Thiên Tâm là Lục Quý tinh( sáu năm có can Quý đứng đầu), đóng cung Đoài 6

7.Thiên Trụ là Lục Đinh tinh( sáu năm có can Đinh đứng đầu), đóng cung Khôn 7

8.Thiên Nhậm là Lục Bính tinh( sáu năm có can Bính đứng đầu), đóng cung Khảm 8

9.Thiên Anh là Lục ất tinh( sáu năm có can Ất đứng đầu), đóng cung Tốn 9

Cách tính sao biến:

Như định nghĩa ở trên Trực phù là Thiên tinh trực ban, cũng có nghĩa là phải tìm vị trí của thiên tinh nào làm mốc để an voà vị trí xác định sau đó tiếp tục an các thiên tinh khác.

Trên ta đã biết cách tìm vị trí an Trực phù, bây giờ ta tìm Trực phù:

"Tích niên chia 2400 lấy dư chia 240, dư chia 9. Phần dư của phép chia cuối chính là Trực phù."

Thí dụ tính Trực phù năm 1570 ( Năm canh ngọ âm lịch trung nguyên)

Tích niên:10.155.487

Lấy 10.155.487/90 dư 67

67/10 được 6 lần dư 7( Bảy lần thiếu)

Trực phù ở cung thứ 7 năm thứ 7, tương ứng với lục đinh

Năm canh ngọ thuộc nguyên canh tý dương tính "thuận"

Thiên bồng đóng tại Giáp tý mậu đóng cung Khôn số 7

CT tam kỳ, lục nghi:

M7 T1 D4

K8 N2 B5

C9 Q3 A6

Giáp tý mậu 7 Thiên bồng Thiên phụ

Giáp tuất kỷ 8 Thiên nhuế Thiên cầm

Giáp thân canh 9 thiên xung Thiên Tâm

Giáp ngọ tân 1 Thiên phụ (Trực phù) Thiên trụ

giáp thìn nhâm 2 Thiên cầm Thiên Nhậm

Giáp dần quý 3 Thiên tâm Thiên Anh

Đinh kỳ 4 Thiên trụ Thiên Bồng

bính kỳ 5 Thiên nhậm Thiên nhuế

Ất kỳ 6 Thiên anh Thiên xung

Thí dụ 2:

Tìm Trực phù năm 2404 dương lịch, năm giáp tý, nguyên giáp tý âm, thượng nguyên

Tích niên 10.156.321 năm chia 90 dư 1

1/9 dư 1 Trực phù là Thiên bồng

1/10 =0 dư 1, 1 lần thiếu. Vậy trực phù ở cung thứ nhất năm thứ nhất, ứng với lục mậu

Thiên bồng đóng tại giáp tý mậu 1 Thuộc nguyên giáp tý âm do vậy CT lục nghi, tam kỳ theo chiều nghịch:

M1 T7 D4

K9 N6 B3

C8 Q5 A2

Giáp tý mậu 1 Thiên bồng (Trực phù)

Giáp tuất kỷ 9 Thiên nhuế

Giáp thân canh 8 thiên xung

Giáp ngọ tân 7 Thiên phụ

giáp thìn nhâm 6 Thiên cầm

Giáp dần quý 5 Thiên tâm

Đinh kỳ 4 Thiên trụ

bính kỳ 3 Thiên nhậm

Ất kỳ 2 Thiên anh

Cột thứ hai giống cột 1

Chú thích : Cột 1 Địa bàn nguyên cục

Cột 2 Thiên tinh biến, Nhớ là nạp mã M,K,C, T...Đ ở hai cột giống nhau.

Chín sao thuộc Văn xương

Chín sao thuộc Văn xương (khi chưa động)

1.Văn xương ở cung Càn 1 có can Nhâm

2.Huyền phượng ở cung 2 Ly, có can Đinh

3.Minh ly ở cung cấn có can Giáp

4.Âm đức ở cung 4 chấn có can ất

5. Chiêu dao ở cung 5 TW có can mậu kỷ

6.Hoà âm ở cung 6 đoài có can Tân

7.Huyền vũ ở cung 7 khôn có can Canh

8.Huyền minh ở cung 8 Khảm có can quý

9.Hùng minh ở cung 9 Tốn có can Bính

Ở sách Thái ất thống tông Bảo giám và thống tông đại toàn tên sao có hơi khác so với tên các sao viết ở trên.

Phương pháp tính

1. Tính tích niên chia cho đại chu 2700, phần dư chia tiếp cho tiểu chu 270

2.Dùng phần nguyên của phép chia ở trên cộng với 1 (nếu phần dư khác không), nếu dư =0 không cộng 1 để xác định vị trí của sao trực sự.

3.Lấy phần dư ở (1) chia 9, phần dư chính là sao trực sự tra ở trên thứ tự 9 sao

4.An 8 sao còn lại vào 8 cung, chú ý chiều thuận nghịch.Dương cục thuận, âm cục nghịch

Ví dụ 1:

Tìm trực sự năm 1570, tương ứng với can chi năm Canh ngọ âm lịch, thuộc nguyên Canh tý dương, trung nguyên.

niên 10.155.487 năm

Lấy số 10.155.487 chia 270. Được số dư là 247

247/30 được 8 lần dư 7, chín lần thiếu. vậy Trực sự vào cung thứ 9 tốn

Lại lấy 247 chia cho 9 được số dư là 4, vậy ta có Trực sứ là Âm đức 4 đóng ở cung 9 tốn. 8 sao còn lại an như sau:

Dương cục an thuận ( có nghĩa là 9,1,2..)

2. Chiêu dao ở cung 1

3. Hoà âm ở cung 2

4. Huyền vũ ở cung 3

5. Huyền minh ở cung 4

6. Hùng minh ở cung giữa

7. Văn xương ở cung 6

8. Huyền phượng ở cung 7

9. Minh ly ở cung 8

ví dụ 2:

tìm trực sự năm 2404 dương lịch ( năm giáp tý, nguyên giáp tý thượng nguyên)

Thuộc âm cục

Số tích niên 10.156.321 năm chia 270 dư 1

1/30 được 0 dư 1 . Trực sự đóng vào cung 1 càn

1/9 dư 1 vậy trực sự là Văn xương 1

An tiếp 8 sao còn lại ( âm cục theo thứ từ 1, 9,8,7,...)

2. Huyền phượng ở cung 9

3. Minh ly ở cung 8

4. Âm đức ở cung 7

5. Chiêu dao ở cung 6

6. Hoà âm ở cung 5

7. huyền vũ ở cung 4

8. Huyền minh ở cung 3

9. Hùng minh ở cung 2

Để thuận tiện cho việc NC Thái ất tôi đưa lên mạng một số tư liệu của tàu

Thái ất kim kính tiểu đào kim ca

Thái ất nhị thập tứ trừ tích số

Nhất cung trì lưu tại tam thần

Dương tùng nhất thượng hành tuỳ thuận

Âm hướng cửu cung nghịch khứ luân

Thập bát trừ chi khởi Vũ đức

Càn khôn trùng toán thiên mục thần

Dần cơ thân ngẫu giai hành nghịch

Thử thị kế thần sở tại thần

Kế gia Hoà đức Văn xương hạ

Khách mục chí thử khả dung thân

Chủ khách chi toán tùng cung số

Thái ất cung hậu số kỳ chân

Chính cung hoàn y cung số toán

Gián thần nhất số tựu cung thần

Hợp thần gia chi văn xương hạ

Định kế hoàn tu tùng thử luận

Tựu tùng Định kế khởi Định toán

Du qua thái Ất cung nhất trần

Tam tướng tựu tuỳ linh số vị

Tham tướng tái hoàn nhân tam nhân

Thất thập nhị cục giai tùng thử

Thuyết dữ sư gia tử tế tầm

Các bạn có thể dùng bài ca này thẩm định lại cách tính toán nói ở trên. Học thuộc nó để tính toán.Sở dĩ tôi phải bám sát vào tài liệu tàu vì khi đọc kỹ tôi thấy tất cả các tài liệu tiếng việt đều có vấn đề cả, tôi sẽ quay lại một số phép toán để đánh giá lại tính bất ổn khi dùng tài liệu tiếng việt sau

Cách tính Trực phù, Trực sự ở trên là theo sách Thái ất diễn quái bí lục(TADQBL)

Theo sách Thái ất thống tông thì cách tính Trực phù và trực sự như sau:

Trực phù: Trí "dần" thượng cổ thượng nguyên giáp tý, chí sở cầu tích niên, dĩ cửu tinh đại chu pháp cửu bách khử chi, bất tận, dĩ tiểu chu pháp cửu thập khử chi,bất tận vi tinh chu dư, dĩ tinh suất thập ước chi, nhi nhất sở đắc vi tinh cung chi số, bất mãn vi nhập tinh cung, dĩ lai niên số kỳ tinh mệnh khởi "Thiên bồng" thuận hành cửu tinh toán ngoại, tức cửu tinh Trực phù sở tại kỳ niên số.

Trực sự: Trí thượng cổ thượng nguyên giáp tý, chí sở cầu tích niên, dĩ Văn xương đại chu pháp nhị thiên thất bách trừ chi, bất tận, dĩ tiểu chu pháp nhị bách thất thập khử chi,bất mãn vi cung chu dư, dĩ Cung suất tam thập ước chi, nhi nhất sở đắc vi tinh cung chi số, bất tận vi nhập cung, dĩ lai niên số kỳ cung mệnh khởi nhất cung "Văn xương" thuận hành cửu tinh toán ngoại, tức đắc nhập cung "Trực sự" sở tại kỳ niên số.

Tôi xin trích một đoạm trong mô tả 9 sao thuộc Văn xương, và 9 sao thuộc Thái ất.

Văn xương cửu tinh giả, thái ất chi dư," mỗi tinh tam thập niên hàng nhất cung" vi trực sự

Thái ất cửu tinh nãi đẩu trung chi tinh, "thập niên nhất dịch hành "can chi chi gian, cửu thập niên vi nhất tiểu chu, cửu bách niên vi nhất đại chu.

Vậy chứng tỏ cách tính trong sách TADQBL sai vì quan niệm trong thời gian tiểu chu( 10, 30) 9 sao luân phiên nhau thay đổi từng năm.

Tính trực phù Từ "Dần" thượng cổ giáp tý thì tất cả các sách tiếng việt sai.Vì tích niên tính từ thượng cổ giáp tý= Số năm + 10.153.917, nếu tính từ Dần thượng cổ giáp tý thì phải lấy tích niên trừ 2, vì mốc từ tý đến dần cánh 2.Trong các phép tính thái ất tính từ dần thượng cổ giáp tý sách tiếng việt thì đều tính giống thương cổ giáp tý( Chú ý dần thượng cổ giáp tý khác với trung cổ giáp dần). Mặc dù tôi đã xem khá kỹ nhưng vẫn đề phòng sai mong các bạn kiểm tra lại.

Còn nhiều phép tính khác tiếp theo tôi thấy các sách tiếng việt đều bị sai lạc so với bản tiếng tàu, cuốn Thái ất giản dị lục là sai lạc ít nhất.

Quân cơ: Trí thượng nguyên Giáp tý chí sở cầu tích niên ,gia bang doanh sai nhị bách ngũ thập(250),dĩ quân cơ đại chu pháp tam thiên lục bách trừ chi, bất tận dĩ tiểu chu pháp tam bách lục thập khử chi, bất tận vi bang chu dư, dĩ hành bang suất tam thập ước chi nhi nhất sở đắc vi bang số bất mãn vi nhập bang, dĩ lai niên số mệnh khởi ngọ bang thuận hành thập nhị thần , thứ toán ngoại nhi đắc quân cơ.

Thần cơ: Trí thượng nguyên giáp tý chí sở cầu tích niên, gia bang doanh sai nhị bách ngũ thập,dĩ thần cơ đại chu pháp tam bách lục thập trừ chi, bất tận dĩ tiểu chu pháp tam thập lục khử chi, bất tận vi bang chu dư, dĩ hành bang suất tam ước chi, nhi nhất sở đắc vi bang số, bất mãn vi nhập bang, dĩ lai niên số mệnh khởi ngọ bang thuận hành thập nhị thần thứ toán ngoại nhi đắc thần cơ.

Dân cơ: Trí thượng nguyên giáp tý chí sở cầu tích niên, gia bang doanh sai nhị bách ngũ thập,dĩ dân cơ đại chu pháp tam bách lục thập trừ chi, bất tận dĩ tiểu chu pháp thập nhị khử chi, bất tận vi bang chu dư, Tựu mệnh vi khởi tuất bang thuận hành thập nhị thần toán ngoại tức đắc dân cơ.

Ngũ phúc:Trí thượng nguyên Giáp tý chí sở cầu tích niên ,gia bang doanh sai nhất bá nhất thập ngũ(115),dĩ Ngũ phúc đại chu pháp nhị thiên nhị bách ngũ thập(2250) trừ chi, bất tận dĩ tiểu chu pháp nhị bách nhị thập ngũ khử chi, bất tận vi bang chu dư, dĩ hành cung suất tứ thập ngũ ước chi nhi nhất sở đắc vi cung số bất mãn vi nhập cung, dĩ lai niên số kỳ cung mệnh khởi Càn, cấn, tốn, khôn, trung cung, tức đắc ngũ phúc.

Doanh sai của Ngũ phúc trong TATK là 125. tôi không thấy có bất cứ sách nào đề như vậy, sách thái ất thống tông đại toàn ghi doanh sai 250, các sách còn lại 115, theo tôi là 115.

Tiểu du thái ất:

Trực Dần thượng nguyên giáp tý chí sở cầu tích niên, dĩ tiểu kỷ nguyên chu pháp tam bách lục thập trừ chi, bất tận, dĩ cung pháp nhị thập tứ khử chi, bất tận vi cung chu dư, dĩ hành cung suất tam ước chi, nhi nhất sở đắc vi cung số, bất mãn vi nhập cung, dĩ lai niên số mệnh khởi nhất cung, thuận hành bát cung bất nhập trung ngũ, toán ngoại tức đắc tiểu du Thái ất.

Chú ý: dần thượng nguyên giáp tý.

Đại du thái ất:

Trực thượng nguyên giáp tý chí sở cầu tích niên, gia cung doanh sai tam thập tứ, dĩ đại du đại chu pháp nhị thiên bát bách thập trừ chi, bất tận dĩ tiểu chu pháp nhị bách bát thập bát khử chi, bất tận vi cung chu dư, dĩ hành cung suất tam thập lục ước chi nhi nhất sở đắc vi cung số, bất mãn vi nhập cung số, lai niên số kỳ cung mệnh khởi thất cung thuận hành bát cung bất nhập trung ngũ, toán ngoại đắc đại chu thái ất.

Thiên ất:

Trực thượng nguyên giáp tý chí sở cầu tích niên, dĩ thiên ất đại chu pháp tam bách lục thập trừ chi, bất tận tiểu chu pháp tam thập lục khử chi, bất tận vi cung chu dư, dĩ hành cung suất tam ước chi, nhi nhất sở đắc vi cung số, bất mãn vĩ nhập cung, dĩ lai niên số mệnh khởi lục cung thuận hành cửu cung, thứ tiếp Giáng cung, Minh đường, Ngọc đường, tam cung toán ngoại tức đắc thiên ất thái ất.

Địa ất:

Trí thượng nguyên giáp tý chí sở cầu tích niên, dĩ địa ất đại chu pháp tam bách lục thập trừ chi, bất tận tiểu chu pháp tam thập lục khử chi, bất tận vi cung chu dư, dĩ hành cung suất tam ước chi, nhi nhất sở đắc vi cung số, bất mãn vĩ nhập cung, dĩ lai niên số mệnh khởi cửu cung , thứ tiếp Giáng cung, Minh đường, Ngọc đường, tam cung tiếp chi cập vu nhất cung thuận hành cửu cung toán ngoại tức đắc địa ất thái ất.

Tứ thần:

Trí thượng nguyên giáp tý chí sở cầu tích niên, dĩ tứ thần đại chu pháp tam bách lục thập trừ chi, bất tận tiểu chu thiên tam thập lục khử chi, bất tận vi cung chu dư, dĩ hành cung suất tam ước chi, nhi nhất sở đắc vi cung số, bất mãn vĩ nhập cung, dĩ lai niên số mệnh khởi nhất cung thuận hành cửu cung , thứ dĩ Giáng cung, Minh đường, Ngọc đường, tam cung tiếp chi toán ngoại tức đắc tứ thần sở tại cập niên số.

Trực phù:

Trí thượng nguyên giáp tý chí sở cầu tích niên, dĩ tứ thần đại chu pháp tam bách lục thập trừ chi, bất tận tiểu chu pháp tam thập lục khử chi, bất tận vi cung chu dư, dĩ hành cung suất tam ước chi, nhi nhất sở đắc vi cung số, bất mãn vĩ nhập cung, dĩ lai niên số mệnh khởi ngũ cung thuận hành cửu cung, thứ dĩ , Minh đường,giáng cung, Ngọc đường, cập thập nhất y thứ.

Thập nhị bát tú:

có thứ tự sau: Giốc,Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ, Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, Khuê,Lâu, Vị, Mão,Tất, Chuỷ, Sâm, Tỉnh,Quỷ, Liễu, Tinh, Trương,Dực, Chẩn.

Tính sao quản theo năm theo CT: Tích niên chia 28 lấy phần dư, dư 1 ứng với tất , 2 chuỷ...

Thái âm:

" Cư thái tuế hậu nhị thần".

Trong sách TADGL thì

Tứ thần trung nguyên khởi cung 9

Hạ nguyên khởi 5

Không nói thượng nguyên

Thiên ất :

Thượng nguyên khởi 6

Trung nguyên khởi 2

Hạ nguyên giáng cung

Địa ất:

Thượng nguyên khởi 9

Trung nguyên khởi 5

Hạ nguyên khởi 1

Trực phù:

Thượng nguyên khởi 5

Trung nguyên khởi 1

Hạ nguyên khởi 9

Sách TATK

Tị=Giáng cung

Thân= Minh đường

Dần = Ngọc đường

Sách tàu

Giáng cung = 9

Ngọc đường =7

Minh đường= 1

Tôi chọn theo sách tàu.

Trong TATTBG ghi cách tính Địa ất khởi 9 nhưng khi lập cục họ lại khởi từ 5

Trên đây là các phép tính cơ bản về thái ất, hy vọng phần nào giúp các bạn mới NC thái ất vượt qua được cửa ải khó khăn đầu tiên của thái ất.

Các sao chính của Thái Ất gồm có:

Thái Ất

Văn Xương

Kể Thần

Thuỷ Kích

Thần Hợp

Kể Định

Tương ứng với Thái Ất có Đại Du và Tiểu Du cũng là Thái Ất nhưng có chỗ khác nhau rất căn bản.

Văn Xương còn có tên là Chủ Mục , theo sau nó có hai sao

Chủ Đại Tướng

Chủ Tham Tướng

Thuỷ Kích còn có tên là Khách Mục, theo sau nó cò hai sao

Khách Đại Tướng

Khách Tham Tướng

Kể Thần còn có tên là Kể Mục, theo sau nó cò hai sao

Kể Đại Tướng

Kể Tham Tướng

Kể Định còn có tên Định Mục, theo sau nó có hai sao

Định Đại Tướng

Định Tham Tướng

Thêm vào các sao chính trên, môn Thái Ất còn kể đến các thần ( sao ) sau cũng không kém phần quan trọng

Ngũ Phúc

Quân Cơ

Thần Cơ

Dân Cơ

Tứ Thần

Thiên Ất

Địa Ất

Trực Phù __________________

Các Thần ở trên có vai trò điều hoà trời đất, trên thì điều chỉnh Âm Dương gây ra mưa gió sấm chớp, lũ lụt. Dưới điều chỉnh sông núi mùa màng, quyết định thịnh suy bĩ thái, trị loạn của cả một thời đại, một vương triều.

Khi dùng nó đề dùng xem về Số mệnh cần cân nhắc nặng nhẹ thịnh suy thì cho biết thịnh suy sướng khổ, Phúc Hoạ của cả một đời người.

Khi dùng vào việc binh nó cho phép xem ngày khởi binh, xem cách hành quân, xem địch đến nhiều hay ít, xem xét thắng bại, lợi hại rõ ràng. Cần cân nhắc kỹ càng khi áp dụng.

Ngoài ra nó còn dùng để tiên đoán về thiên tai, giặc giã, ốm đau bệnh tật.

Môn Thái Ất khi tinh thông có thể xem xét thịnh suy bĩ thái của cả Trời Đất Người, không gì là thoát khỏi bàn tay của nó. __________________

Phép xem Thái Ất gồm 4 kiểu:

-Niên kể: dùng để tiên đoán hoạ hại, phúc đức, thịnh suy, thiên tai của một quốc gia. Vua chúa dùng nó để sửa đức cho đúng với điềm trời báo.

-Nguyệt kể: dùng cho các bậc Tể Phụ, để an dân trị quốc, báo mưa nắng, trị loạn giúp Vua trị dân, giúp dân thu hoạch mùa màng, phòng chống thiên tai

-Nhật kể: dùng cho mỗi người chúng ta để tự đoán định cuộc đời mình.

-Thời Kể: chuyên dùng cho việc dùng binh

Ngoài ra cón có hai kiểu xem là

-Thần kể: dùng nó để trợ chủ.

-Định Kể: dùng nó để trợ khách.

Hai phép sau cùng rất khó, bản thân tôi nghĩ chắc không có một ai hiện nay có thể nói là biết dùng ( một phần cũng vì tài liệu ghi chép rất mù mờ và thất lạc kể cả Hán và Việt).

Ở đây xin nhấn mạnh vào Nhật Kể để xem số mệnh cuộc đời của mỗi người.

Thái Ất không chú trọng vào số mệnh mà mình phải gánh, nó thiên về điềm báo của trời ứng trên lá số của anh mà anh phải sống làm sao để tai ương ít, phúc đức nhiều. Chính vì thế nhiều khi hai lá số Thái Ất giống nhau nhưng lại hai số phận khác hẳn nhau.

Mấu chốt của Nhật kể là an được quẻ Ất để xem xét tổng quát về cuộc đời Vận Hạn, sau đó nhập Quẻ để biết cuộc đời thịnh suy. Quẻ và Hào sẽ dạy chúng ta cách sống phải như thế nào để gặp Phúc thoát Hoạ. __________________

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đã kiểm tra lại Độn giáp, đây là phương pháp tính quy luật tương tác là từ Hệ mặt trời, độ chính xác ở cấp độ nhỏ nhất là "giờ" (1 ngày có 12 giờ).

Từ Độn giáp, chúng ta sẽ điều chỉnh được các sai lệch của Huyền không phi tinh, chẳng hạn điểm bắt đầu phi tinh nên vận (phi tinh năm) - theo quy tắc năm Giáp Tý thượng nguyên thì nam phi tinh nghịch, Thủy tinh nhất bạch nhập trung cung, trong khi đó nữ phi cung thuận Ngũ Hoàng nhập trung cung và như vậy sẽ áp dụng "nam Khôn nữ Cấn" theo cổ thư. Qua Độn giáp, thì sẽ điều chỉnh không phải Ngũ Hoàng nhập trung cung cho nữ mạng mà vẫn là Nhất bạch thủy tinh nhập trung cung cho nữ mạng, đồng thời khi Ngũ Hoàng nhập trung cung thì áp dụng quy tắc tương hợp "nam hợp cung dương và nữ hợp cung âm", tùy theo cấp độ phi tinh như 20 năm, 1 năm... không có phi tinh 60 năm. Từ đó, chúng thấy khi Ngũ hoàng nhập trung cung thì "nam Khôn nữ Càn".

Một điểm lưu ý mối quan hệ chặt chẽ giữa lịch sử và độn giáp, trong thiên văn ngày Đông chí cũng là một lễ hội và phải được xác định chính xác cho từng năm để giúp cho tính toán Độn giáp, Đông y... được hiệu chỉnh, suy đoán tốt hơn.

"Người ta dùng mốc tính tích niên từ Thượng cổ, năm Giáp Tý đời Thiên hoàng, cách năm CN 10.153.917 năm" Chúng ta chưa rõ con số này: có khả năng đã tìm ra cơ sở xây dựng nên con số này, nhưng thực sự về lý thuyết cho các nhà nghiên cứu để tìm ra nó là "rất, rất... rất khó" nhưng khi giải thích thì lại rất dễ hiểu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đã kiểm tra lại Độn giáp, đây là phương pháp tính quy luật tương tác là từ Hệ mặt trời, độ chính xác ở cấp độ nhỏ nhất là "giờ" (1 ngày có 12 giờ).

Qua Độn giáp, thì sẽ điều chỉnh không phải Ngũ Hoàng nhập trung cung cho nữ mạng mà vẫn là Nhất bạch thủy tinh nhập trung cung cho nữ mạng,

Nhận định náy rất có khả năng đúng. Cấn nghiên cứu nghiêm túc và có ý kiến phản biện.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích từ bài viết của VinhL:

Sau nhiều năm truy tìm nguyên lý tại sao:

Giáp Kỷ hóa Thổ

Ất Canh hóa Kim

Bính Tân hóa Thủy

Đinh Nhâm hóa Mộc

Mậu Quý hóa Hỏa

Nay tình cờ đã thấu hiểu được nguyên nhân, xin chia sẻ cùng các bạn.

Thiên Can ngũ hợp cũng chính là Ngũ Vận Hóa Khí trong thuyết Ngũ Vận Lục Khí. Xem ra vấn đề này quá đơn giản có lẽ vì vậy mà lâu nay cứ đào bới mấy kho kinh thư cổ để truy nguyên, vẫn không thấy dấu vết!!!

Những năm Giáp Kỷ thì:

tháng 01 Bính Dần, 02 Đinh Mão

tháng 03 Mậu Thìn, 04 Kỷ Tỵ

tháng 05 Canh Ngo, 06 Tân Mùi

tháng 07 Nhâm Thân, 08 Quý Dậu

tháng 09 Giáp Tuất, 10 Ất Hợi

tháng 11 Bính Tý, 12 Đinh Sửu

trong 12 tháng có 2 can Bính, 2 can Đinh, tức 4 can Hỏa, tức 1/3 là Hỏa Can

Hỏa vượng nên sinh Thổ. Vì vậy Năm Giáp Kỷ hóa Thổ Vận.

Củng tương tự như vậy

Những năm Ất Canh, tháng 01 là Mậu Dần, 02 Kỷ Mão, 11 Mậu Tý, 12 Kỷ Sửu

4 Can Thổ, Thổ Vượng nên sinh Kim. Vì vậy năm Ất Canh hóa Kim

Những năm Bính Tân, tháng 01 là Canh Dần, 02 Tân Mão, 11 Canh Tý, 12 Tân Sửu, 4 Can Kim, Kim Vượng nên sinh Thủy. Vì vậy năm Bính Tân hóa Thủỵ

Những năm Đinh Nhâm, tháng 01 là Nhâm Dần, 02 Quý Mão, 11 Nhâm Tý, Quý Sửu, 4 Can Thủy, Thủy Vượng nên sinh Mộc. Vì vậy năm Đinh Nhâm hóa Mộc.

Những năm Mậu Quý, tháng 01 là Giáp Dần, 02 Ất Mão, 11 Giáp Tý, 12 Ất Sửu, 4 Can Mộc, Mộc Vượng nên sinh Hỏa. Vì vậy năm Mậu Quý hóa Hỏa.

Nếu có sai sót, mong các tiền bối chỉ giáo!

Người xưa đã "số hóa" học thuyết ADNH, "Thiên can phối Hà đồ" chỉ ra cái lý "Giáp hợp Kỷ hóa Thổ" trên như Hà đồ trong văn minh Lạc Việt, tuy nhiên bản chất chính cho tới nay, mặc dù nhìn vào thuyết Ngũ vận lục khí thực sự vẫn chưa thấy rõ về mặt bản chất của nó - chúng ta có câu hỏi:

"Hóa cho cái gì hay đối tượng bị hóa" tức khách thể và chủ thể được xác định như thế nào và miền xác định của nó ra sao!

Bảng vận khí theo Đông y:

Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hợp hóa giữa các CAN

Giáp - Kỷ hóa Thổ

Ất - Canh hóa Kim

Bính - Tân hóa Thủy

Đinh - Nhâm hóa Mộc

Mậu - Quý hóa Hỏa

Những trường hợp trên có khi hóa thật, có lúc hóa giả, tùy theo Chi. Nếu Can được thông gốc thì hóa thật, ngoài ra là hóa giả. Khi 2 can được yểm trợ đúng từ gốc thì sự hợp hóa hữu tình, thuận lý; hóa giả là chỉ có bề ngoài. Khi can đại vận hợp hóa với 1 can trong tứ trụ mà hóa giả, nên cẩn thận trong quan hệ với nhau, vì hình thức bề ngoài sẽ không phản ánh đúng bản chất đối xử. Mức độ nặng nhẹ tùy theo tứ trụ, tùy theo hóa ra dụng thần hay kỵ thần, hóa ra Quan hay Tài.

Cụ thể hóa hợp thật và giả như sau:

1- Giáp Kỷ

Giáp phải có chi thuộc Thổ hay Hỏa. Quan hệ được sinh ra là hành Thổ, thuộc tính trung chính, tiến triển vững mạnh. Thí dụ: Giáp Tuất và Kỷ Mùi: hóa thật

Nếu Giáp có chi thuộc thủy, mộc hay kim thì Giáp sẽ chú ý đến các quan hệ của cha mẹ, bạn bè hoặc sự nhọc nhằn của công việc và mối quan hệ với Kỷ sẽ lỏng lẻo gượng ép. Thí dụ: Giáp Tí với Kỷ Tỵ: hóa giả

2- Ất Canh

Ất cần có gốc là Thổ hay Kim để hỗ trợ hành hóa là Kim. Nếu hóa thật, Ất sẽ hết lòng phụ trợ cho Canh, gọi là có nhân có nghĩa thật sự. Thí dụ: Ất Sửu và Canh Thìn.

Hóa giả là khi Ất có chi thuộc mộc hay thủy. Thí dụ như Ất Mão và Canh Tí. Đấy là "giả nhân giả nghĩa".

3- Bính Tân

Bính và Tân đều phải có cùng chi thuộc thủy, kim hoặc Thìn. Nếu hóa thật thì hành thủy sẽ được tận dụng khả quan. Đây là hóa uy lực, vào vận cần có Quan hay Sát thì quyền uy vào bậc nhất. Thí dụ Bính Thìn và Tân Hợi.

Bính mà gặp chi thuộc hỏa sẽ khắc Tân kim. Tân mà không có thủy hoặc kim làm gốc thì Tân sẽ phản lại Bính. Thí dụ Bính Ngọ và Tân Sửu. Khi gặp vận này hoặc ngay chính tứ trụ thì làm việc tầm thường, kém thế, phận mỏng.

4- Đinh Nhâm

Đinh và Nhâm cả hai đều phải có mộc hay thủy trợ lực cho hành hóa là Mộc. Quan hệ sẽ rất sâu đậm. Thí dụ như Đinh Hợi và Nhâm Dần.

Hóa giả tạo là khi Nhâm gặp chi thủy và Đinh gặp chi hỏa. Cả hai ngược lại sẽ đấu đá nhau sau một thời gian có hấp lực ngắn ban đầu. Thí dụ Đinh Tỵ và Nhâm Tí.

5- Mậu Quý

Mậu thổ và Quý thủy phải có chi mộc hoặc hỏa làm gốc. Như vậy hành hóa là Hỏa sẽ được mạnh mẽ. Thí dụ Mậu Ngọ với Quý Tỵ.

Cả Mậu lẫn Quý đều gặp chi thủy thì ngược lại, hành thủy quá nhiều, quá hàn lạnh nên hành hóa là hành Hỏa sẽ sớm nguội tan. Vì thế mới nói rằng quan hệ hóa giả này là quan hệ vô tình.

Qua các thí dụ và kiểm nghiệm thực tế sẽ hiểu được tính chất thật của quan hệ hợp hóa; không giống như trong sách chỉ viết ngắn gọn và không giải thích tại sao. Tóm lại, quan trọng là có Chi trợ đúng lực nên Can mới vững. Sự hợp hóa nào cũng thành, tức là có xảy ra, nhưng chỉ khác nhau ở sự phân biệt hóa hữu tình hay hóa vô tình mà thôi.

Đồ hình Thiên Can phối Hà Đồ:

Lý thuyết căn bản

Âm và Dương là 2 cực khác nhau, như Sáng và Tối...

10 thiên can, 12 địa chi chia ra thành nửa phần đối đãi nhau.

Can và Chi được giải thích là những giai đoạn sinh trưởng có trật tự cố định trong trời đất, từ lúc nẩy mầm, vươn lên, trưởng thành, thuần thục, kết hoa trái, thành quả, sinh hạt, suy tàn và chết.

- Can dương: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm (+)

- Can âm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quí (-)

- Chi dương: Dần, Ngọ, Thìn, Tuất, Thân, Tí (+)

- Chi âm: Mão, Tỵ, Sửu, Mùi, Dậu, Hợi (-)

Ngũ hành là 5 khí tương tác lẫn nhau làm cho sự vật ra đời: Thổ, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa. Ngũ hành cũng chia 2 loại Dương và Âm.

- Giáp= Can Dương Mộc

- Ất = Can Âm Mộc

- Bính = Can Dương Hỏa

- Đinh = Can Âm Hỏa

- Mậu = Can Dương Thổ

- Kỷ = Can Âm Thổ

- Canh = Can Dương Kim

- Tân = Can Âm Kim

- Nhâm = Can Dương Thủy

- Quý = Can Âm Thủy

- Thìn, Tuất = Chi Dương Thổ

- Sửu, Mùi = Chi Âm Thổ

- Thân = Chi Dương Kim

- Dậu = Chi Âm Kim

- Tí = Chi Dương Thủy

- Hợi = Chi Âm Thủy

- Dần = Chi Dương Mộc

- Mão = Chi Âm Mộc

- Ngọ = Chi Dương Hỏa

- Tỵ = Chi Âm Hỏa

Tính chất của các Can và Chi cùng khí chất kể trên có quan hệ với nhau theo nguyên lý của Dịch, chúng ta chỉ cần nắm vững các nguyên tắc này:

1. Đồng hành, đồng cực thì đẩy nhau (kỵ nhau nhưng không hại nhau):

- Thìn Tuất (cùng là +Thổ); Sửu Mùi (cùng là -Thổ)

2. Đồng hành mà khác cực thì hút nhau (tương trợ cho mạnh lên):

- Giáp Ất (+ - Mộc)

- Bính Đinh (+ - Hỏa)

- Mậu Kỷ (+ - Thổ)

- Canh Tân (+ - Kim)

- Nhâm Quý (+ - Thủy)

- và các Chi: Tý Hợi, Tỵ Ngọ, Dần Mão, Thân Dậu

3. Khác hành mà nghịch nhau (hành này hủy diệt hành kia):

- Thủy khắc Hỏa

- Hỏa # Kim

- Kim # Mộc

- Mộc # Thổ

- Thổ # Thủy

4. Khác hành mà tương sinh (hành này sinh lợi cho hành kia):

- Thủy sinh cho Mộc

- Mộc > Hỏa

- Hỏa > Thổ

- Thổ > Kim

- Kim > Thủy

5. Khác hành mà đồng cực thì càng sinh hoặc khắc mạnh hơn! Nếu là tương sinh thì hành đi sinh lợi sẽ bị hao tổn khí lực, hành được sinh sẽ vững mạnh. Nếu là tương khắc thì hành đi khắc cũng hao mòn rất nhiều và hành bị khắc đã yếu lại còn yếu hơn, mau chóng lụi tàn!

6. Khác hành mà khác cực: Tốt hay Xấu thì tùy theo tính âm dương của 2 đối tượng.

- Nếu chủ thể là dương mà bị thể là âm thì sự sinh hay khắc bình thường, thuận lý âm dương.

- Nếu chủ thể là âm, bị thể là dương thì sinh/khắc yếu đuối. Đôi khi chủ thể âm trường hợp này còn đau đầu xứt trán là khác nếu không có cứu giúp!

Các thí dụ thì phải tìm trong các bảng Can/Chi hợp/xung/hình/hại

Chủ yếu biết đó là những trường hợp cần chú ý nhất khi chọn dụng thần sau này. Trong tử bình có nhiều từ ngữ riêng, thí dụ như "chế"; "hóa"..., nhưng đơn giản để hiểu là như Hỏa mà yếu thì không chế được Kim mạnh (lửa của cây đèn cầy làm sao đúc được một thanh kiếm?); Mộc âm thì sinh thế nào cho Hỏa dương (gỗ ướt nhẹm làm sao đốt thành lửa?)...

6 trường hợp trên sẽ gặp phải trong những cách xung, hợp, khắc, hại của Can và Chi như sau:

* CAN hợp nhau:

- Giáp +mộc hợp Kỷ -thổ (hóa Thổ)

- Ất -mộc hợp Canh -kim (hóa Kim)

- Bính +hỏa hợp Tân -kim (hóa Thủy)

- Đinh -hỏa hợp Nhâm +thủy (hóa Mộc)

- Mậu +thổ hợp Quý -thủy (hóa Hỏa)

Những cặp trên gặp nhau có HỢP nhưng không phải lúc nào cũng HÓA được (tức là 2 hành hợp lại chỉ còn 1 hành và rất mạnh). Cũng vậy, khi Chi gặp nhau mà tương hợp cũng sẽ có khi hóa được nếu gặp điều kiện đúng:

* CHI hợp nhau - Có 2 trường hợp khác biệt cần chú ý vì hay nhầm lẫn:

1)- Lục hợp âm dương (1 âm và 1 dương khác hành, hợp nhau gặp đúng điều kiện sẽ hóa chung lại thành 1 hành):

- Tí +thủy hợp Sửu -thổ (hóa Thổ)

- Hợi -thủy hợp Dần +mộc (hóa Mộc)

- Mão -mộc hợp Tuất +thổ (hóa Hỏa)

- Thìn +thổ hợp Dậu -kim (hóa Kim)

- Tỵ -hỏa hợp Thân +kim (hóa Thủy)

- Riêng Ngọ +hỏa là Thái Dương và Mùi -thổ là Thái Âm có hợp mà không bao giờ hóa.

2)- Nhị hợp âm dương (1 âm và 1 dương cùng hành):

- Tý Hợi (+ - thủy)

- Dần Mão (+ - mộc)

- Tỵ Ngọ (+ - hỏa)

- Thân Dậu (+ - kim)

- Cặp Thìn Tuất và cặp Sửu Mùi (+ - thổ)

* CAN xung khắc (theo cơ chế đồng cực mà khác hành):

- Giáp Mậu (+mộc +thổ)

- Ất Kỷ (-mộc -thổ)

- Bính Canh (+hỏa +kim)

- Đinh Tân (-hỏa -kim)

- Mậu Nhâm (+thổ +thủy)

- Kỷ Quý (-thổ -thủy)

- Canh Giáp (+kim +mộc)

- Tân Ất (-kim -mộc)

- Nhâm Bính (+thủy +hỏa)

- Quý Đinh (-thủy -hỏa)

Khi Can xung khắc nhau mà ở giữa có Can hóa giải theo lý "tham sinh kỵ khắc" thì không còn xảy ra xung khắc nữa. Thí dụ: Giáp can năm khắc Mậu can ngày, nhưng có can tháng là Bính hỏa thì Giáp sinh cho Bính, không khắc Mậu nữa. Để ý là Bính dương hỏa mới tốt, chứ Đinh âm hỏa lại không cứu giải được trường hợp này.

* CHI xung nhau là các chi trên biểu đồ đối nghịch nhau và có hành tương phản tạo thành "lục xung" rất mạnh:

1)- Tứ Xung (đồng cực khác hành)

- Tý Ngọ (cùng là dương, thủy khắc hỏa)

- Tỵ Hợi (cùng là âm, thủy khắc hỏa)

- Mão Dậu (cùng là âm, kim khắc mộc)

- Dần Thân (cùng là dương, kim khắc mộc)

2)- Nhị xung (đồng cực đồng hành; chỉ có Thổ; nhưng xung mà không có khắc):

- Thìn Tuất

- Sửu Mùi

Ngoài ra còn có loại HẠI nhau, như ỷ mạnh hiếp yếu vậy, cho dù là tương sinh như Ngọ hỏa sinh cho Sửu thổ; Ngọ là dương, Sửu là âm, nhưng Ngọ và Sửu đứng đối nhau trên đồ hình tính theo cực âm-dương nên hại nhau chứ không sinh cho nữa. Điều này không theo cơ chế Khác Hành Sinh Khắc (điểm 4 bài đầu tiên), nên chú ý, loại tương hại này chỉ để tham khảo thêm mà thôi:

- Tí Mùi

- Sửu Ngọ

- Dần Tỵ

- Mão Thìn

- Thân Hợi

- Dậu Tuất

Trong lý luận: Thiên còn được hiểu là "Trước, Can, dương, cao, tĩnh..." và Địa là "Sau, Chi, âm, thấp, động...". So sánh giữa Thiên - Địa còn có các trạng thái: Thiên - Địa - Nhân - Nhân con... hoặc Thiên 1 - (Thiên 2 - (Địa 1 - (Địa 2 - (Nhân 1 - Nhân 2...))))

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Muốn tìm hiểu "Hóa" phải quay về bộ môn Tứ Trụ:

Thiên địa nhân của tứ trụ

I – Thiên địa nhân

Các Can và Chi trong tứ trụ tượng trưng cho khí âm dương của ngũ hành của trời và đất.

Thiên tức là thiên can chủ về trời, là Thiên nguyên (tức là các nguyên nhân này do ông trời quyết định – tức bởi 10 vật thể lớn nhất trong hệ mặt trời gây ra). Chúng chính là các can đã lộ ra trong tứ trụ của từng người.

Địa tức là địa chi chủ về xã hội mà con người đang sống trên mặt đất, là Địa nguyên.

Nhân tức là con người được tạo ra trong trời và đất, do vậy trong mỗi địa chi của tứ trụ có chứa từ 1 đến 3 can, đó chính là các thần đặc trưng cho khả năng chủ quan của người có tứ trụ, là Nhân nguyên.

Sự dự đoán tổng hợp của tam nguyên (Thiên Địa Nhân) là một thể thống nhất trong mệnh lý học, nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì nó có thể chỉ ra toàn bộ tiền đồ, cát, hung, họa, phúc ....của cả một đời người. Nếu kết hợp tứ trụ với tướng tay và tướng mặt để dự đoán thì điều dự đoán có thể đạt đến sự chính xác, chi tiết đến kỳ diệu.

II – Thiên nguyên

Thiên nguyên trong tứ trụ chính là các can của trụ năm, tháng và giờ, đó là ba thần. Đối với tứ trụ có một tổ hợp trong sáng và đẹp thì ba thần này thường sẽ là : Thực hay Thương sinh Tài, Tài sinh Quan hoặc Sát, Quan hay Sát sinh Ấn, Thực thần chế Sát, Thương quan hợp Sát, Thương quan hoặc Thực thần mang Ấn, Tài Quan Ấn đều có... Những tổ hợp này thường là các yếu tố báo hiệu những mệnh phú quý.

1 – Ngũ hợp của thiên can

Vì các thiên can là khí của ngũ hành nên chúng có hai tính chất tương sinh và tương khắc với nhau (như đã nói ở trên) ngoài ra chúng còn có các tính chất hợp và biến đổi để tạo ra các hóa cục.

Thiên can chỉ có thể hợp với nhau khi chúng ở gần nhau. Gần ở đây có nghĩa là can trụ năm với can trụ tháng, can trụ tháng với can trụ ngày, can trụ ngày với can trụ giờ, các can trong tứ trụ với can đại vận và lưu niên, can đại vận và can lưu niên với can tiểu vận.

2 – Tính chất của ngũ hợp

Giáp hợp với Kỷ, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp trung chính.

Ất hợp với Canh, tức là hợp với người hay sự việc là hợp nhân nghĩa.

Bính hợp với Tân, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp có uy lực để chế ngự.

Đinh hợp với Nhâm, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp dâm loạn.

Mậu hợp với Quý, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp vô tình.

5 tổ hợp này được gọi là ngũ hợp.

3 - Thiên can hợp với nhau có thể hóa cục

Giáp hợp với Kỷ có thể hóa được thành Thổ.

Ất hợp với Canh có thể hóa được thành Kim.

Bính hợp với Tân có thể hóa được thành Thủy.

Đinh hợp với Nhâm có thể hóa được thành Mộc.

Mậu hợp với Quý có thể hóa được thành Hỏa.

Các hóa cục này có khả năng sinh, phù hay khắc chế Thân.

4 – Quy tắc hợp và hóa của các thiên can trong tứ trụ

Các thiên can trong tứ trụ hợp được với nhau chỉ khi chúng ở gần nhau. Cần phân biệt hai trường hợp, các can hợp với nhau hóa được hay chỉ hợp mà không hóa.

a – Can ngày chỉ hợp được với can tháng và can giờ. Nếu can ngày chỉ hợp với can tháng hay can giờ thì chúng không thể hóa được cục nếu trong tứ trụ xuất hiện hành quan-sát của hóa cục này (nghĩa là hành khắc hành của hóa cục này, kể cả hành quan-sát này chỉ có các can tàng phụ (?)) mặc dù có hành của chi tháng hay hành của hóa cục của chi tháng là hành dẫn hóa, còn nếu 2 can hợp với 1 can thì ngũ hợp này không bao giờ có thể hóa được cục.

b – Ngũ hợp của can trụ năm với can trụ tháng có thể hóa cục chỉ khi hành của chi tháng hay hành hóa cục của chi tháng là hành dẫn hóa hay còn được gọi là thần dẫn (nó giống như chất xúc tác trong các phản ứng hóa học).

Ví dụ : Mậu ở trụ năm hợp với Quý ở trụ tháng hóa thành Hỏa cục chỉ khi chi tháng (chi của trụ tháng) là Tị, Ngọ (vì hành của Tị và Ngọ là Hỏa) hay chi tháng đã hóa thành Hỏa cục, vì vậy các chi Tị, Ngọ hay Hỏa cục ở chi của trụ tháng được gọi là các thần dẫn cho các hóa cục của các thiên can.

5 – Quy tắc hợp và hóa của các can giữa tứ trụ, tuế vận và tiểu vận

a – Ngũ hợp chỉ có 2 can

1 - Ngũ hợp của các can trong tứ trụ (kể cả can ngày bởi vì khi nó hợp với tuế vận, nó được xem như các can khác và nó không làm cho hành của Thân thay đổi khi nó hóa thành các hành khác nếu hành của Thân chỉ có can ngày) với can đại vận hóa cục chỉ khi hành của chi tháng hay chi đại vận (mặc dù các chi này đã hóa cục có hành khác với hành của các chi này) cũng như hành của hóa cục của chi tháng hay chi đại vận (nếu chúng hóa cục) có khả năng dẫn hóa cho ngũ hợp này (nghĩa là hành của thần dẫn giống với hành của ngũ hợp này).

2 - Ngũ hợp của can trong tứ trụ với can lưu niên hóa cục...nó tương tự như câu trên khi thay đại vận thành lưu niên, chỉ có khác là hành của chi lưu niên cũng có khả năng dẫn hóa nếu chi lưu niên là động (khi nó bị xung, khắc hay hợp hóa cục hay không hóa cục bởi các chi khác).

3 – Ngũ hợp của can đại vận với can tiểu vận hóa cục.... nó tương tự như can trong tứ trụ hợp với can đại vận nhưng có thêm chi tiểu vận (nghĩa là hành của chi tiểu vận) cũng có khả năng dẫn hóa như chi đại vận nếu nó là động (tức là nó bị xung, khắc hay hợp hóa cục hay không hóa cục bởi các chi khác).

4 - Can lưu niên hợp với can tiểu vận hóa cục tương tự như can trong tứ trụ hợp với can lưu niên hóa cục nhưng có thêm chi tiểu vận cũng có khả năng dẫn hóa như chi đại vận nếu nó là đông (tức là nó bị xung, khắc hay hợp hóa cục hay không hóa cục bởi các chi khác.

5 – Can đại vận hợp với can lưu niên hóa cục chỉ khi hành của các chi trụ tháng, đại vận hay lưu niên (riêng chi lưu niên phải động) cũng như hóa cục của các chi này (nếu chúng hóa cục) là thần dẫn.

b – Ngũ hợp có từ 3 can trở lên

Các ngũ hợp này được gọi là tranh hợp nên chúng không có khả năng hóa cục. Do vậy các can của chúng luôn luôn khắc nhau nếu là tranh hợp giả và không khắc được nhau nếu là tranh hợp thật.

1 - Tranh hợp thật của thiên can chỉ xẩy ra khi có 2 can giống nhau có hành là chủ khắc ở tuế vận hợp với can tiểu vận hay hợp với 1 hay nhiều can giống nhau trong tứ trụ hoặc hợp với can tiểu vận và các can giống với can tiểu vận ở trong Tứ Trụ.

2 - 2 can là chủ khắc giống nhau ở trong tứ trụ hợp với 1 can của tuế vận hay 2 can của tuế vận nếu chúng giống nhau.

Giải thích về tranh hợp thật của thiên can giống như tranh hợp thật của địa chi (xem phía dưới).

Khi các thiên can hợp với nhau hóa cục có hành mới thì ta phải lấy hành mới này để luận, như vậy thì hành cũ của các can trong hóa cục này đã hoàn toàn mất đi tác dụng của chúng, còn nếu chúng hợp với nhau mà không hóa thì chỉ có các can trong tổ hợp mới có khả năng tác dụng được với nhau nhưng chúng không có khả năng tác dụng với các can khác ngoài tổ hợp này (trừ các chi cùng trụ với chúng sẽ nói sau).

III - Địa nguyên

Các địa chi trong tứ trụ là địa nguyên. Địa nguyên đại diện cho xã hội của con người nên rất phức tạp. Đủ thứ phát sinh trong cái xã hội này, như đâm, chém, giết nhau... người ta gọi là xung, khắc. Tụ tập thành từng nhóm, từng hội thành các đảng phái, tôn giáo... khác nhau người ta gọi là hội, hợp. Người này lừa đảo, hãm hại người kia người ta gọi là hình, hại. Tự mình làm khổ mình người ta gọi là tự hình,…..Sự hình, xung, khắc, hại, hội và hợp của các địa chi có ảnh hưởng rất lớn đối với Thân.

Giữa các địa chi với nhau các sách cổ chỉ nói đến hình, xung, khắc, hóa, hội, hợp và hại mà không nói đến sự tương sinh (phải chăng địa chi không có khả năng sinh cho nhau (?)).

Tôi đã chứng minh được thiên can và địa chi trong cùng trụ có thể sinh cho nhau và một ví dụ có thể chứng minh được các thiên can cũng có thể sinh được cho nhau (?) (xem ví dụ số 148).

1 - Lục hợp của địa chi

Tý....hợp với Sửu có thể hóa thành Thổ cục.

Ngọ...........Mùi..................Thổ cục.

Dần...........Hợi..................Mộc cục.

Mão...........Tuất.................Hỏa cục.

Thìn..........Dậu..................Kim cục.

Tị............Thân.................Thủy cục.

Sáu tổ hợp trên được gọi là lục hợp chỉ có khi các chi của chúng ở gần nhau (gần của địa chi tương tự như gần của thiên can). Lục hợp chủ yếu đại diện cho quan hệ vợ chồng hay giữa nam với nữ.

2 – Tam hợp của địa chi

Thân Tý Thìn hợp với nhau có thể hóa thành Thủy cục.

Hợi..Mão Mùi ..........................................Mộc cục.

Dần..Ngọ Tuất..........................................Hỏa cục.

Tị..Dậu Sửu............................................Kim cục.

Tam hợp không cần các chi của chúng phải gần nhau. Tam hợp chủ yếu đại diện cho các tổ chức, đoàn thể, đảng phái chính trị....

3 - Các bán hợp của địa chi

Thân bán hợp với Tý hay Tý bán hợp với Thìn có thể hóa thành Thủy cục.

Hợi......................Mão hay Mão............Mùi.......................Mộc cục.

Dần......................Ngọ hay Ngọ............Tuất......................Hỏa cục.

Tị.........................Dậu hay Dậu............Sửu.......................Kim cục.

Bán hợp chỉ có khi các chi của chúng ở gần nhau. Bán hợp chủ yếu đại diện cho các tổ chức nhỏ phi chính trị.

Trong tứ trụ có lục hợp, tam hợp hay bán hợp là chủ về người đó có dung nhan đẹp, tính cách thanh lịch, thần khí ổn định, yêu cuộc sống, lòng dạ thẳng thắn, linh lợi, thông minh hoạt bát (xét về hợp). Nếu các tổ hợp này hóa thành (cục) hỷ dụng thần là tốt (trừ chúng gây ra Đại Chiến), còn hóa thành kỵ thần là xấu (xét về hành của hóa cục).

4 – Tam hội của địa chi

Tam hội của Dần Mão Thìn..về phương Đông có thể hóa thành Mộc cục.

Tam.............Tị Ngọ Mùi....về phương nam..có thể hóa thành Hỏa cục.

Tam.............Thân Dậu Tuất.về phương Tây..có thể hóa thành Kim cục.

Tam.............Hợi Tý Sửu....về phương Bắc..có thể hóa thành Thủy cục.

Tam hội không cần các chi của chúng phải gần nhau. Tam hội chủ yếu đại diện cho các tổ chức tôn giáo.

Vì khí của tam hội cục sẽ hội tụ về một phương (tôn thờ một vị thánh), cho nên khí âm dương ngũ hành của nó là vượng nhất, sau đó mới đến tam hợp, bán hợp rồi mới đến lục hợp. Các sách cổ thường nói trong tứ trụ có từ 3 tổ hợp trở lên thường là người có tài đối với nam, còn là dâm loạn đối với nữ (thời nay câu này là sai với nữ).

5 - Lục xung của địa chi

Tý....với..Ngọ...là tương xung

Mão........Dậu................

Dần........Thân...............

Tị...........Hợi................

Thìn.......Tuất...............

Sửu.........Mùi................

Trong đó:

Tý với Ngọ, Tị với Hợi là sự xung-khắc của Thủy với Hỏa.

Dần với Thân, Mão với Dậu là sự xung-khắc của Kim với Mộc.

Duy chỉ có thìn với Tuất và Sửu với Mùi là giống nhau về hành, vì vậy chỉ nói đến xung không nói đến khắc.

Trong đó:

Các lực xung-khắc của Tý với Ngọ và Dậu với Mão là các lực xung-khắc mạnh nhất, vì chúng đại diện cho các lực xung-khắc chính phương là Đông (Mão) với Tây (Dậu) và Nam (Ngọ) với Bắc (Tý). Sau đó mới đến lực xung-khắc của Dần với Thân và Tị với Hợi vì phương xung-khắc của nó không đúng chính phương, cuối cùng mới là lực xung của Thìn với Tuất và Sửu với Mùi.

6 – Tương hại của địa chi

a - Tý.....và...Mùi...hại với nhau, tức là Tý....hại...Mùi, .Mùi...hại...Tý

b - Sửu...............Ngọ........................Sửu.........Ngọ, .Ngọ.........Sửu

c - Dần.................Tị...........................Dần...........Tị,.....Tị..........Dần

d - Mão................Thìn.......................Mão.........Thìn, Thìn........Mão

e - Thân...............Hợi........................Thân........Hợi,..Hợi.........Thân

f - Dậu.................Tuất.......................Dậu ........Tuất,.Tuất........Dậu

Lục hại trên được sinh ra từ lục hợp :

Ví dụ 1: Lục hợp (gia đình) của Ngọ với Sửu bị phá tan khi có Tý đến xung Ngọ, vì vậy Tý đã hại Mùi (làm cho gia đình của Ngọ với Mùi bị tan vỡ).

Ví dụ 2 : Lục hợp của Tý với Sửu có thể bị phá tan khi có Mùi đến xung Sửu, vì vậy Mùi đã hại Tý (làm cho gia đình của Tý với Sửu có thể bị tan vỡ).....

Người gặp các hại trên, sợ nhất ở trụ ngày và trụ giờ. Thường đối với người như vậy thì về già hay bị tàn tật hoặc không có nơi nương tựa. Nếu còn gặp Kình dương thì không chúng phải mũi tên, hòn đạn cũng dễ gặp phải hổ (?). Hình, tự hình và hại nói chung là xấu nhưng nếu bị hợp hóa cục, hoặc bị khắc có thể giải được, còn bị xung (kể cả thổ) thì chỉ giảm đi một phần.

7 – Tương hình của địa chi

Tý hình Mão, Mão hình Tý là hình phạt do vô lễ mà dẫn đến.

Dần hình Tị, Tị hình Thân, Thân hình Dần là hình phạt do đặc quuyền đặc lợi dẫn đến.

Sửu hình Mùi, Mùi hình Tuất, Tuất hình Sửu là hình phạt do cậy quyền cậy thế gây lên .

Tương hình chủ yếu được gây ra từ tam hợp, nó nghĩa là những người trong cùng hay khác các đoàn thể, đảng phái chính trị lừa đảo, hãm hại nhau.

8 - Tự hình của địa chi

Thìn tự hình Thìn, Dậu tự hình Dậu, Ngọ tự hình Ngọ, Hợi tự hình Hợi là do tự mình gây lên. Các sách cổ có viết: “Tự hình sợ nhất là năm và tháng lại có thêm sát thì nhất định bị tổn thương, hoặc không bị giam cầm thì cũng bị chết cháy, hay gặp nạn binh đao mất đầu “.

9 - Tứ hình của địa chi

Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi được gọi là tứ hình. Trong tứ trụ phải có ít nhất 3 chi khác nhau của tứ hình và đến năm có thái tuế là chi thứ 4 thiếu thì tứ hình này mới được coi là xấu, còn ngoài ra cho dù tứ trụ với tuế vận có đủ tứ hình cũng không có tác dụng gì cả.

10 - Tứ trự hình của địa chi

Tứ Tự Hình là phải có ít nhất 4 chi giống nhau của Tự Hình là Thìn, Dậu, Ngọ hay Hợi.

(Cách giải cứu cho tất cả các loại hình, tự hình và hại này là giống nhau.)

11 – Quy tắc hợp và hóa của các địa chi trong tứ trụ

Ta gọi các tổ hợp của các can chi trong tứ trụ chưa có tuế vận vẫn hóa được cục là hóa cục có từ khi mới sinh.

a - Các bán hợp hay lục hợp của các địa chi trong tứ trụ hợp được với nhau chỉ khi 2 chi này phải ở gần nhau trong tứ trụ, trừ tam hợp và tam hội. Các bán hợp, lục hợp, tam hợp hay tam hội hóa thành cục chỉ khi trong tứ trụ hay ở tuế vận có thần dẫn.

Các thần dẫn cho các tổ hợp của các địa chi hóa cục chính là các can lộ trong tứ trụ hay ở tuế vận cũng như các hóa cục của thiên can có hành giống với hành của hóa cục mà các tổ hợp của các địa chi đó sẽ hóa thành (chú ý can tiểu vận chỉ dẫn hóa được cho tổ hợp của chi tiểu vận).

Ví dụ: Trong tứ trụ có Tý trụ năm và Sửu trụ tháng ở gần nhau, vì vậy chúng có thể hợp được với nhau và tổ hợp này được gọi là lục hợp, nhưng lục hợp này hóa được Thổ cục chỉ khi có thần dẫn là các can lộ xuất hiện trong tứ trụ hay ở tuế vận như Mậu, Kỷ hoặc các Thổ cục của các can (nếu gặp Tý hay Sửu ở tuế vận thì Thổ cục này được xem là mạnh hơn).

b - Nếu bán hợp hay lục hợp có 3 chi liền nhau mà 2 chi bên ngoài giống nhau hợp với chi ở giữa thì được coi là tranh hợp nên không thể hóa cục được (trừ khi 1 liên kết của chúng bị phá).

c - Nếu bán hợp hay lục hợp có 3 chi liền nhau trong đó 2 có chi liền nhau là giống nhau thì chỉ có chi ở gần chi thứ 3 mới có thể hợp với nó và hóa cục.

12 – Quy tắc hợp và hóa giữa các địa chi giữa Tứ Trụ với tuế vận và tiểu vận

a - Tất cả các tổ hợp của các địa chi giữa tứ trụ, tuế vận và tiểu vận có thể hợp được với nhau và hóa cục nếu có thần dẫn.

b – Các chi trong tứ trụ hợp với chi đại vận hay thái tuế (được xem như hợp gần) nhưng chúng không thể hợp trực tiếp được với chi tiểu vận.

c – Chi tiểu vận chỉ hợp được với chi đại vận và thái tuế (cũng được xem là hợp gần) hay nó cùng với các chi giống nó ở trong tứ trụ hợp với các chi tuế vận thì can tiểu vận cũng có thể làm thần dẫn cho tổ hợp này hóa cục, nhưng chi tiểu vận không thể hợp trực tiếp được với các chi trong tứ trụ.

f – Địa chi tranh hợp thật :

1 - Nếu chỉ có 2 chi giống nhau mang hành chủ khắc cùng ở trong tứ trụ hợp với chi đại vận hay thái tuế hoặc hợp với cả chi đại vận và thái tuế (nếu chúng giống nhau) thì tổ hợp này được gọi là tranh hợp thật nên chúng không thể hóa được cục.

2 – Nếu chi đại vận và thái tuế giống nhau có hành là chủ khắc hợp với chi tiểu vận hay hợp với một hay với nhiều chi giống nhau trong Tứ Trụ cũng như hợp với chi tiểu vận và các chi trong Tứ Trụ giống với chi tiểu vận thì tổ hợp này cũng được gọi là tranh hợp thật nên nó cũng không thể hóa được cục.

Giải thích :

Nếu trong tứ trụ có 2 Thìn hợp với Tý ở đại vận hay thái tuế thì 2 Thìn là Thổ khắc được Tý là Thủy nên 2 Thìn mang hành chủ khắc, còn chi Tý mang hành bị khắc. Hiểu đơn giản như 2 ông làm sao lấy chung một bà bao giờ đâu. Nhưng 2 Tý trong tứ trụ hợp với Thìn ở đại vận hay Thìn thái tuế vẫn có thể hóa Thủy được (nếu có thần dẫn), vì thực tế có nhiều bà vẫn lấy chung 1 ông.

Vì sao 2 chi chủ khắc này phải cùng ở tuế vận hay cùng ở trong Tứ Trụ ? Bởi vì chỉ có như vậy thì thế lực của chúng mới tương đương với nhau để cho cuộc chiến mới không phân thắng bại, chính vì vậy mà chúng mới không có thì giờ rảnh để hợp với cô gái kia hòng tạo ra được sản phẩm (hóa cục).

3 - Nếu 4 chi hợp với 1 chi, trong đó chỉ có 2 chi giống nhau ở trong tứ trụ hợp với chi ở đại vận hay thái tuế là tranh hợp thật thì tổ hợp của 5 chi này không hóa cục được (?) (ví dụ 155).

4 - Nếu có từ 3 chi giống nhau trở lên (trừ câu 2) là chủ khắc hợp với 1 hay nhiều chi giống nhau thì không phải là tranh hợp thật nên vẫn có thể hóa cục (?) (xem ví dụ 165).

Giải thích :

Bởi vì khi 2 thằng đàn ông đánh nhau thì thằng thứ 3 được tự do có thể “hợp” với cô gái đó..., vì vậy cả 3 thằng này đều có cơ hội để “hợp” được với cô gái đó tạo ra… (điều này khác với thiên can, vì người trần mắt thịt khác với các vị thần ở trên trời chăng ?)

13 - Thiên Khắc Địa Xung

A - Thiên khắc địa xung

Có 3 loại thiên khắc địa xung (TKĐX):

1 – TKĐK và TKĐX có chi không phải là Thổ.

2 – TKĐX có chi là Thổ.

3 – TKĐK* và TKĐX* có chi là Thìn và Tý chỉ khi các chi của chúng ở gần nhau.

TKĐK là trong 1 trụ có cả can và chi đều là chủ khắc, còn TKĐX thì trong 1 trụ chỉ có can chủ khắc còn chi chỉ là chủ xung.

B – Các can và chi là chủ xung hay chủ khắc

1 - Các can chủ khắc, nó nghĩa là can đó phải khắc được can khác như :

Giáp....khắc...Mậu..............Ất......khắc....Kỷ

Bính...............Canh.............Đinh............Tân

Mậu................Nhâm.............Kỷ..............Quý

Canh ..............Giáp.............Tân..............Ất

Nhâm...............Bính.............Quý.............Đinh.

2 - Các chi chủ khắc, nó nghĩa là chi đó phải khắc được chi khác như:

Tý.....khắc....Ngọ

Dậu..............Mão

Hợi...............Tị

Thân..............Dần

Thìn..............Tý

3 - Các chi chủ xung, nó nghĩa là chi đó chỉ xung được chi khác như :

Ngọ....xung....Tý................Thìn....xung.....Tuất

Mão...............Dậu...............Tuất.............Thìn

Tị...................Hợi...............Sửu..............Mùi

Dần...............Thân..............Mùi..............Sửu

Tý...................Thìn.

Ta thấy số trường hợp TKĐX nhiều hơn TKĐK, do vậy ở đây chúng ta gọi chung hai loại này là TKĐX và ở đây quy ước nói trụ nào trước cũng được vì lực của TKÐX được tính cả 2 chiều.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites